Saturday, December 19, 2015

Hãi hùng chợ “tử thần”

Theo NLĐO-20/12/2015 07:00

Hóa chất, phụ gia chế biến thực phẩm độc hại bày bán công khai, tấp nập tại chợ Kim Biên. Người dân TP HCM muốn xóa sổ ngôi chợ này nhưng từ nhiều năm qua, nó vẫn cứ tồn tại

Chợ Kim Biên (quận 5, TP HCM) từ lâu được mệnh danh là chợ “tử thần” hay là “kho bom giữa lòng TP”. Có đến cả trăm cửa hàng kinh doanh hóa chất, phụ gia chế biến thực phẩm công nghiệp mà bất kỳ ai nấu món gì cũng được đáp ứng.
Thịt thối thành tươi ngon
Vừa bước vào đường Phùng Hưng (bên hông chợ), mùi hóa chất xộc thẳng vào mũi. Chỉ 8 giờ sáng, đã có hàng chục xe máy “cà tàng” đứng đầy các sạp hàng phía ngoài chợ để bốc dỡ hóa chất. Rất nhiều thùng, can, chai nhựa chứa hóa chất bao quanh khu chợ. Đa phần mặt hàng ở đây đều không nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ. Trên các sản phẩm chỉ ghi dòng chữ nguệch ngoạc: “Mùi dâu”, “Mùi vani”, “bột rục xương”, “viên pha rượu XO”… Tại một số cửa hàng, nhiều sản phẩm nằm trong danh mục hạn chế sử dụng hoặc cấm sử dụng vẫn được bày bán.
Hóa chất, phụ gia chế biến thực phẩm bày bán ở chợ Kim Biên
Hóa chất, phụ gia chế biến thực phẩm bày bán ở chợ Kim Biên
Trong vai một người muốn mua phụ phẩm về kinh doanh quán bún, chúng tôi vào sạp hàng P.L đối diện chợ Kim Biên. Khi hỏi mua phụ gia cô đặc chế biến món bún bò Huế, một phụ nữ tên Lan vội chạy vào phía trong lấy ra bao bột màu trắng. Trước khi đưa sản phẩm, bà Lan khẽ giọng: “Mua ở đây lần nào chưa?”. Chúng tôi đáp: “Có người anh mua thường xuyên nên giới thiệu qua địa chỉ của chị”. Nghe vậy, bà Lan cười tươi, báo giá gói làm ngọt nước thịt chỉ 40.000 đồng/100 g. Nếu thịt thối muốn tươi ngon thì chọn loại 80.000 đồng/100 g… “Mỗi lần nấu, bỏ một ít bột màu trắng để tạo độ ngọt, còn thịt chỉ rải như hạt nêm lên bề mặt!” - bà Lan chỉ dẫn.
Chúng tôi đưa gói bột lên mũi ngửi, lập tức mùi nồng, tanh xộc tới óc. Bà Lan trấn an: “Không vấn đề chi đâu! Đây là hàng Trung Quốc chất lượng cao. Dân bán bún, hủ tiếu lấy hàng của chị thường xuyên. Chị bán ở đây mấy chục năm, có chuyện gì cứ tới đây mắng vốn, chị đền đủ”.
“Phù phép” thực phẩm bẩn
Vào sạp hàng kế bên sạp P.L, chúng tôi được ông chủ tên Hùng giới thiệu từng loại sản phẩm: hương liệu pha sữa đậu nành, chất tạo mùi cà phê, hương thịt gà, hương thịt bò… Thấy khách lưỡng lự về sản phẩm, ông Hùng nói ngay: “Ở Sài Gòn có hàng ngàn cửa hàng phở, hủ tiếu, bún…, làm gì đủ xương bò, heo mà nấu. Muốn nồi nước lèo ngon nhưng cho lời nhiều thì chỉ cần chút xíu bột này là đủ”. Ông Hùng còn tận tình hướng dẫn mỗi lần nấu nồi phở bò 20 lít, chỉ cho vào 1 muỗng bột hương thịt bò. Còn muốn có màu nước đẹp thì cho thêm bột màu sa tế, bảo đảm nồi nước lèo đỏ au, thơm, béo. Trao tận tay chúng tôi mấy thứ phụ gia trên, ông Hùng mời chào mua thêm ít chất tạo mùi cà phê để về bán quán nước giải khát nhằm tăng thu nhập. Giá mà ông đưa ra cho gói bột màu đen có mùi na ná cà phê rang chỉ 250.000 đồng/kg.
Theo ghi nhận của chúng tôi, các cửa hàng kinh doanh hóa chất ở khu vực chợ Kim Biên còn bán khá nhiều nước xả quần áo, nước rửa chén nhái thương hiệu nổi tiếng. Giá cả của các mặt hàng này chỉ dao động từ 50.000-100.000 đồng/can 10 lít, rẻ hơn sản phẩm chính gốc 10 lần. Đa phần người mua khá thân quen với người bán. Họ chỉ cần dừng xe máy trước sạp, chủ hàng đã biết muốn mua gì. Nhìn chung, mỗi cửa hàng có cả trăm sản phẩm hóa chất, phụ gia. Nhiều nhất là những sản phẩm dùng vào việc pha chế thực phẩm.
Người ta gọi chợ Kim Biên là “chợ tử thần” cũng có lý. Mỗi khi muốn “phù phép” các loại thực phẩm bẩn, chỉ cần tìm đến đây! Nói như lời của bà Lan: “Muốn kinh doanh lời thì tới đây mua hàng giá rẻ. Hàng trăm quán ăn, cửa hàng tới đây mua ở sạp chị mỗi ngày”.
Nổi tiếng… xấu
Theo thống kê của UBND quận 5, hiện khu vực chợ Kim Biên có đến 76 doanh nghiệp và 36 cá thể kinh doanh hóa chất. Trong đó, bên trong chợ có 14 sạp hàng, số còn lại nằm bên ngoài, ở các tuyến đường Gò Công, Vạn Tượng, Kim Biên, Phan Văn Khỏe… Nơi đây không chỉ cung cấp nguồn hàng cho TP HCM mà còn phân phối toàn miền Nam.
Ông Trần Ngọc Hiệp, Trưởng Ban Quản lý chợ Kim Biên, cho biết đến nay chỉ mới vận động được tiểu thương kinh doanh mặt hàng cháy nổ từ bên trong chợ ra bìa ngoài chợ. Trong khi đó, dù nhiều lần vận động bà con tiểu thương dừng hẳn việc kinh doanh hóa chất để di dời đi nơi khác thì họ không chịu nên cũng chưa biết tính sao. UBND quận 5 cũng xác nhận đã nhiều lần vận động tiểu thương, chủ doanh nghiệp dời việc kinh doanh sang địa chỉ mới nhưng họ không đồng ý. “Chủ trương di dời đã được UBND quận đề ra cách đây 5 năm nhưng không thực hiện được. Đã nhiều lần quận cử cán bộ xuống kiểm tra, quản lý về việc kinh doanh hóa chất, bảo đảm PCCC. Hầu hết các doanh nghiệp, cá thể kinh doanh đều xuất trình được giấy phép kinh doanh” - một lãnh đạo UBND quận 5 nói.
Theo Sở Công Thương TP HCM, trước đây, sở ủy quyền cho Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH một thành viên (SATRA) tìm vị trí mới di dời chợ Kim Biên. Ban đầu, SATRA chọn chợ đầu mối nông sản thực phẩm Bình Điền nhưng do địa điểm này không thích hợp nên chọn địa điểm mới gần KCX Linh Trung (quận Thủ Đức). Dù vậy, các phương án và kế hoạch di dời chợ Kim Biên đến nay vẫn chưa hoàn thành.
Trong khi chính quyền, cơ quan chức năng vẫn đang “loay hoay” thì ngôi chợ nổi tiếng xấu về kinh doanh hóa chất, phụ gia thực phẩm bẩn này vẫn cứ tồn tại trong sự lo lắng của người dân.
Chỉ bán cho khách quen
Không khó để mua hóa chất trôi nổi, phụ gia, hương liệu chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc tại khu vực chợ Kim Biên. Tuy nhiên, khi trả lời câu hỏi vì sao việc mua bán này lại diễn ra công khai, tấp nập như thế thì một vị lãnh đạo UBND quận 5 lại nói: “Mấy mặt hàng đó họ giấu nơi khác. Chỉ có khách quen mới bán, người lạ họ không đưa ra đâu. Đó cũng là cái khó cho việc quản lý, xử lý vi phạm”.

GÓC NHÌN
Sao khó thế!
Chợ hóa chất Kim Biên được thành lập năm 1960. 55 năm tồn tại, ngôi chợ này khá nổi tiếng với việc kinh doanh hóa chất phục vụ chế biến thực phẩm độc hại. Không chỉ thế, nó còn được mệnh danh là “chợ tử thần” bởi nguy cơ cháy nổ luôn rình rập, đe dọa tính mạng người dân nơi đây.
Từ nhiều năm qua, người dân, cử tri TP nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng di dời chợ Kim Biên, không để tồn tại ngôi chợ độc hại này trong lòng TP. Tại kỳ họp HĐND TP HCM mới đây, cử tri tiếp tục đề nghị TP nhanh chóng di dời “kho bom hóa chất” lớn nhất cả nước ra khỏi khu dân cư.
Lo lắng của người dân là có cơ sở bởi cuối năm 2014 đã xảy ra một vụ nổ hóa chất tại Công ty Phân bón Đặng Huỳnh (quận 12) khiến 3 người thiệt mạng và hư hỏng hơn 150 căn nhà. Ngay sau vụ nổ, Chủ tịch UBND TP Lê Hoàng Quân đã giao Sở Công Thương chủ trì phối hợp cùng các sở, ngành nhanh chóng xây dựng đề án quy hoạch trung tâm kinh doanh hóa chất để di dời các hộ sản xuất, kinh doanh hóa chất ra khỏi khu dân cư ngay trong năm 2014. Theo đó, Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn - TNHH một thành viên (SATRA) được giao sắp xếp xây dựng khu chợ để di dời các cơ sở kinh doanh hóa chất nằm trong khu dân cư ở trên địa bàn TP, trong đó có chợ Kim Biên. Về thời điểm di dời chợ Kim Biên, UBND TP yêu cầu thực hiện từ tháng 2-2015.
Thực hiện chỉ đạo này, UBND quận 5 đưa ra phương án chuyển các cơ sở kinh doanh hóa chất về Trung tâm Thương mại Đông Phương - quận 5 (thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam). Tuy nhiên, các hộ kinh doanh không đồng ý vì lý do chi phí thuê mặt bằng cao, vị trí buôn bán không thuận lợi như ở chợ làm ảnh hưởng đến nguồn thu. Vì thế, cho tới nay việc di dời vẫn chưa được thực hiện.
Đến tháng 7-2015, thêm một lần nữa, UBND TP chỉ đạo các sở Công Thương, y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan; UBND các quận, huyện rà soát, tiến hành quy hoạch khu tập trung kinh doanh hóa chất để di dời cơ sở kinh doanh hóa chất ra khỏi khu dân cư, trong đó có chợ Kim Biên. Mới đây nhất, tháng 9-2015, Sở Công Thương đề nghị SATRA báo cáo tiến độ thực hiện di dời nhưng như đã nói ở trên, đơn vị này vẫn chưa hoàn thành phương án, kế hoạch di dời.
Vấn đề di dời chợ hóa chất Kim Biên tiếp tục giậm chân tại chỗ khiến người dân thấp thỏm bởi chậm di dời thêm ngày nào thì người dân còn đối diện với tử thần thêm ngày đó. Người dân bức xúc vì không biết đến bao giờ, chỉ đạo của UBND TP được các sở ngành, quận, huyện và các bên liên quan thực hiện có hiệu quả.
Đại hội Đảng bộ TP HCM lần thứ X đề ra mục tiêu xây dựng TP HCM có chất lượng sống tốt. Thế nhưng, miếng ăn, sự an toàn vẫn chưa được bảo đảm thì làm sao có chất lượng sống tốt? Phan Anh

Bài và ảnh: LÊ PHONG

Côn đồ đội lốt bảo vệ

Theo NLĐO-20/12/2015 07:00

Đánh người, trộm cắp, đe dọa... là những hành vi của không ít nhân viên bảo vệ đang khoác áo của những công ty cho thuê dịch vụ bảo vệ hiện nay

Điển hình cho hành vi côn đồ của một số bảo vệ là vụ tấn công đến đổ máu đối với cư dân tại chung cư 4S Riverside (phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP HCM) vào ngày 11-12.
Sẵn sàng đánh người
Khi xảy ra tranh chấp với cư dân, Công ty TNHH Xây dựng Thành Trường Lộc (quận 3, TP HCM) - chủ đầu tư chung cư 4S Riverside - đã thuê nhóm bảo vệ của Công ty TNHH DV Trung Nguyên (quận 12, TP HCM) và Công ty TNHH DV Ngự Lâm (quận Bình Thạnh, TP HCM) đến xử lý. Đến nơi, nhóm bảo vệ này manh động và đánh trọng thương một cư dân. Liên quan đến vụ việc trên, Công an quận Thủ Đức đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Quách Minh Thắng (SN 1993, quê tỉnh Thanh Hóa) và Vi Thế Sơn (SN 1994, quê tỉnh Bình Dương) về hành vi “Cố ý gây thương tích”.
Tiếp xúc với phóng viên Báo Người Lao Động tại trụ sở Công an quận Thủ Đức, Sơn thừa nhận cùng Thắng đánh ông Phan Thế Tú (SN 1955) bị thương ở đầu, gãy xương sườn và đuổi đánh nhiều người khác tại chung cư 4S Riverside. Theo Sơn, khi được thuê đến chung cư, bà Vũ Ngọc Hương, Phó Giám đốc Công ty Thành Trường Lộc, tuyên bố: “Ai cản trở thì đánh, có gì chị lo hết”. “Em tưởng đánh cư dân xong sẽ có người lo, không ngờ giờ em bị bắt, họ lại chối, đổ tội lên đầu em” - Sơn trần tình.

Vi Thế Sơn được xác định là đối tượng xịt hơi cay vào mặt cư dân ở chung cư 4S Riverside. (Ảnh do Ban Quản trị chung cư cung cấp)
Vi Thế Sơn được xác định là đối tượng xịt hơi cay vào mặt cư dân ở chung cư 4S Riverside. (Ảnh do Ban Quản trị chung cư cung cấp)
Theo cơ quan điều tra, Sơn và Thắng là 2 đối tượng có tiền án về tội “Cố ý gây thương tích” và “Trộm cắp tài sản”. Một số bảo vệ khác tham gia vào vụ việc trên là Lưu Huỳnh Kim Long (SN 1992, quê Vĩnh Long), Đỗ Văn Đức (SN 1997, quê tỉnh Gia Lai), Nguyễn Chí Hiếu (SN 1991) và Võ Quốc Nhật (SN 1995, cùng ngụ quận Bình Thạnh) cũng bị công an tạm giữ vì dương tính với ma túy.
Từ thông tin do công an cung cấp, chúng tôi tìm đến địa chỉ của Công ty DV Trung Nguyên nhưng người dân nơi đây cho hay công ty chuyển đi nơi khác đã hơn 7 tháng. Công ty này từng bị Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC64) Công an TP HCM xử phạt về hành vi tuyển dụng người không đủ tiêu chuẩn; đình chỉ hoạt động dịch vụ bảo vệ từ ngày 7-10 đến 10-12.
Đây không phải lần đầu tiên bảo vệ của Công ty DV Trung Nguyên đánh người. Vào ngày 3-7-2014, khi xảy ra tranh chấp, chủ đầu tư chung cư Phú Thọ Hòa (quận Tân Phú, TP HCM) thuê nhóm bảo vệ của Công ty DV Trung Nguyên mang hung khí đến tấn công cư dân tại đây, làm nhiều người bị thương.
Kiêm luôn đạo chích
Thời gian gần đây, trên địa bàn TP HCM xảy ra nhiều vụ trộm cắp tài sản liên quan đến các nhóm trộm cắp đội lốt công ty bảo vệ. Điển hình là vào tháng 9-2015, Công an quận 3 đã bắt Nguyễn Văn Phục (SN 1992), Trương Hoàng Kha (SN 1998), Nguyễn Phát Đạt (SN 1996, cùng quê tỉnh Vĩnh Long) sau khi cả nhóm đột nhập 2 cửa hàng FPT Shop (quận 3) lấy cắp nhiều điện thoại, iPad, máy tính…
Kha và Đạt khai được một công ty bảo vệ ở TP HCM điều chuyển đến bảo vệ tại 2 cửa hàng trên. Thiếu tiền tiêu xài, Kha và Đạt liên hệ với Phục dàn cảnh trộm cắp tài sản. Thực hiện ý đồ, Kha, Đạt rủ bảo vệ ca trực của 2 cửa hàng FPT trên đi nhậu và massage để Phục đột nhập cửa hàng. Nguy hiểm hơn, trước khi sa lưới, nhóm này đã lên kế hoạch đột nhập hàng loạt cửa hàng FPT khác ở quận Phú Nhuận và các tỉnh miền Tây.
Một trường hợp khác, giữa năm 2015, anh Hùng (ngụ quận Bình Thạnh) đến tham gia bữa tiệc cùng nhóm bạn tại một quán nhậu trên đường Phạm Văn Đồng (quận Bình Thạnh). Khi đến nơi, một bảo vệ mặc đồng phục màu xanh (quán này ký hợp đồng thuê bảo vệ của một công ty bảo vệ ở tỉnh Bình Dương) đến dắt xe anh đưa đi chỗ khác gửi. Thấy lạ, anh Hùng hỏi thì bảo vệ này nói gửi chỗ nào cũng vậy, chỉ cần giữ thẻ gửi xe. Sau khi tàn tiệc, anh Hùng được thông báo xe anh đã bị trộm. Cho rằng nhóm bảo vệ đã thông đồng với các đối tượng bên ngoài lấy cắp xe, anh Hùng khiếu nại công ty bảo vệ trên. Dằng dai mất mấy tháng, công ty bảo vệ mới chấp nhận bồi thường cho anh Hùng.
Chấn chỉnh hoạt động dịch vụ bảo vệ
Theo luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TP HCM, pháp luật hiện nay quy định cụ thể về trang phục cũng như sử dụng công cụ hỗ trợ đối với nhân viên, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ. Việc các nhân viên bảo vệ lợi dụng đặc điểm của nghề nghiệp để thực hiện những hành vi vượt quá giới hạn công việc hoặc thực hiện sai nhiệm vụ của mình dẫn đến gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe và tính mạng cho người khác là vi phạm pháp luật. Cơ quan thẩm quyền cần có biện pháp chấn chỉnh, quản lý doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ, nhất là trong việc sử dụng trang phục không đúng quy định, gây nhầm lẫn với lực lượng chức năng như Cảnh sát cơ động, 113...

SỸ HƯNG

Sợ... chết ở bệnh viện Quảng Ngãi

Theo NLĐO-20/12/2015 06:30

Rất nhiều người dân Quảng Ngãi đi khám chữa bệnh ở Quảng Nam, Đà Nẵng… chứ không dám vào bệnh viện đa khoa của tỉnh nhà

Trong mấy năm qua, tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi (BV Quảng Ngãi) đã xảy ra hàng chục trường hợp sản phụ, trẻ sơ sinh tử vong. Bên cạnh đó, trình độ và thái độ phục vụ của y - bác sĩ tại đây quá kém đã khiến người bệnh “tẩy chay” BV này.
“Có chuyện gì thì hối hận cả đời”
Theo một cán bộ Khoa Sản của BV Quảng Ngãi, hiện khoa này đang chăm sóc chủ yếu là những sản phụ người thiểu số ở các huyện miền núi. Các sản phụ có điều kiện thì đều đến BV Đa khoa Quảng Nam hoặc Đà Nẵng để sinh. “Trung bình, 20 thai phụ đến khám thì có đến 14 người xin chuyển đi nơi khác” - cán bộ này nói.
Một người cha đau khổ vì con mình mới sinh đã chết tại Bệnh viện Quảng Ngãi
Một người cha đau khổ vì con mình mới sinh đã chết tại Bệnh viện Quảng Ngãi
Đang chuẩn bị đón xe đưa vợ ra Đà Nẵng sinh con, ông Nguyễn Thanh (ngụ TP Quảng Ngãi) cho biết cả 2 con của ông đều sinh ở Đà Nẵng. Người thân trong gia đình ông có bệnh gì cũng đi Đà Nẵng chữa trị. “Nhà tôi rất gần BV Quảng Ngãi nhưng nói thật là không dám đưa vợ đến đó sinh. Ở đây đã xảy ra rất nhiều trường hợp sản phụ, trẻ sơ sinh tử vong do y - bác sĩ tắc trách. Nếu có chuyện gì thì hối hận cả đời” - ông Thanh nói.
Theo thống kê của BV Đa khoa Quảng Nam, mỗi năm BV này tiếp nhận khoảng 40% sản phụ đến từ Quảng Ngãi. Còn trung bình một ngày tại Trung tâm Phụ sản nhi Đà Nẵng tiếp nhận khoảng 17 sản phụ từ Quảng Ngãi đến sinh con.
Không chỉ khoa sản mà hầu hết các khoa tại BV Quảng Ngãi đều bị bệnh nhân chê. “Nhiều người chỉ bệnh thông thường khi đến đây khám nhưng các bác sĩ cũng chẩn đoán không ra bệnh. Đã vậy, thái độ phục vụ thì lơ là, cau có suốt ngày với bệnh nhân thì ai muốn đến” - ông Nguyễn Mạnh Hùng, Trưởng Ban Văn hóa xã hội, HĐND tỉnh Quảng Ngãi, phản ánh.
Cần “thay máu”
Tại kỳ họp lần thứ 18 HĐND tỉnh Quảng Ngãi khóa XI vừa qua, ông Nguyễn Tấn Đức, Giám đốc Sở Y tế Quảng Ngãi, cho rằng việc một số người dân thiếu tin tưởng vào các BV trong tỉnh xuất phát từ các nguyên nhân khách quan. Đà Nẵng có cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị tốt, thu hút được đội ngũ y - bác sĩ đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng, chuyên khoa sâu. Ngoài ra, tinh thần và thái độ phục vụ bệnh nhân và người nhà bệnh nhân của cán bộ y tế ở Quảng Ngãi chưa cao; một số vụ việc tai biến sản khoa xảy ra đã tác động lan tỏa, làm giảm niềm tin của người dân đối với các cơ sở y tế trong tỉnh cũng như BV Quảng Ngãi.
Trái ngược với giải thích của lãnh đạo ngành y tế Quảng Ngãi, nhiều đại biểu HĐND cho rằng trong những năm qua, ngành y tế Quảng Ngãi được đầu tư rất lớn, không thiếu trang thiết bị hiện đại cũng như đội ngũ nhân viên y tế. “Rõ ràng tổ chức hoạt động ở BV có vấn đề. Về việc này, Sở Y tế cần kiểm tra, chấn chỉnh để đội ngũ y - bác sĩ có thái độ phục vụ người bệnh tốt hơn. Nếu không đổi mới được quy trình, sẽ đổi mới con người, đổi mới đội ngũ. Không thể cứ đổ cho thiếu cái này, thiếu cái kia được” - ông Lê Viết Chữ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, nhấn mạnh.
Trong 3 năm qua, Sở Y tế Quảng Ngãi đã kiểm tra 723 cơ sở y tế ngoài công lập, phát hiện 447 cơ sở vi phạm. Cơ quan này đã rút giấy phép 7 cơ sở, phạt tiền 872 triệu đồng. Đối với cơ sở y tế nhà nước, đã kiểm tra 133 lần, qua đó khiển trách 14 cán bộ y tế vi phạm, cảnh cáo 6 người, cách chức và chuyển công tác 1 người. 


Bài và ảnh: TỬ TRỰC

Hà Nội: Rác thải tràn ngập bên con đường nghìn tỷ

(LĐO) VƯƠNG TRẦN 

Tuyến đường Vành đai 2, đoạn đường Bưởi-Xuân La đang được gấp rút thi công, hoàn thiện nhưng hiện nay rác thải đầy đường.

Với đoạn đường gần 2km từ Bưởi-Xuân La đã có tới hàng chục bãi rác lớn nhỏ, ngổn ngang giữa  lòng đường, trên vỉa hè...Đáng chú ý hơn, tuyến đường này nằm trên đường vành đai 2, đoạn Nhật Tân-Xuân La-Bưởi-Cầu Giấy được xem là một trong những tuyến đường trọng điểm với kinh phí vào khoảng 6,4 nghìn tỷ đồng. Nhưng, hiện nay hai bên đường đang trở thành bãi rác công cộng bốcmùi hôi thối, làm mất mĩ quan Thủ đô.

    Hà Nội: Rác thải đầy bên con đường nghìn tỷ
    Tuyến đường Vành đai 2, đoạn đường Bưởi - Xuân La đang được gấp rút thi công, hoàn thiện nhưng hiện nay rác thải đầy đường.
    Tại ngã tư Xuân La của tuyến đường này, có bãi rác còn chiếm gần trọn 1 làn đường đi lại.
    Có những đống rác dài tới vài mét trên con đường đẹp đẽ này, trong đó chủ yếu là rác thải sinh hoạt của người dân, cành cây khô... và một số rác thải do công trình đang xây dựng.
    Ven đường cũng có những đống rác do công trình xây dựng, những đống gạch, đá...của một số hộ gia đình đang xây nhà...Chỉ một cơn gió cũng đủ làm bụi mù mịt
    Một số điểm trên tuyến đường này còn được cắm biển "Cấm đổ rác" nhưng dường như "biển" chỉ mang tính chất minh họa
    Một đống gạch đá vừa được vun gọn lại. Một vài người buôn bán ve chai cũng hay qua lại các đống rác này.
    Tràn lan các loại rác trên mặt đường. Theo một số người dân tại khu tập thể Xuân La cho biết rác thải sinh hoạt chủ yếu do một số hộ gia đình, người dân ở các khu vực bên cạnh mang đến đổ. Những ngày trời nắng nóng hay mưa gió mùi rác bốc lên nồng nặc rất khó chịu.
    Những đống gạch đá bao trọn gần hết vỉa hè
    Đủ thứ các loại rác này đang trở thành nỗi ám ảnh với người dân qua lại đây mỗi ngày
    Trên vỉa hè của đoạn đường này cũng xuất hiện một "hố tử thần" rất lớn. Điều này rất nguy hiểm cho những người đi lại trên vỉa hè, đặc biệt vào ban đêm
    Những đống rác quá nhiều đến nỗi người dân đã phải đốt ngay bên đường, khói bụi mù mịt
    Được biết, tình trạng rác đổ đầy đường trên đã kéo dài nhiều tháng nay nhưng vẫn chưa được xử lý dứt điểm

    Hàng loạt dân nghèo “sập bẫy” lừa đi XKLĐ của một công chức xã

    (LĐĐS) - Số 49 TRẦN TUẤN - TRANTUANCX@GMAIL.COM 

    Vợ chồng ông Thái bức xúc bên hàng loạt đơn thư tố cáo bị ông Hồng lừa đưa đi XKLĐ, nhưng ôm được tiền rồi bỏ trốn. Ảnh: Trần Tuấn

    Tin tưởng vào lời "chào mời" của một công chức xã có thể kết nối đưa người đi XKLĐ sang Singapore với mức lương cao, công việc nhẹ nhàng, rất nhiều người nghèo ở huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) đã "dính bẫy" với số tiền hơn 4 tỉ đồng. Sau khi ôm tiền, đối tượng môi giới đã bỏ trốn.

      "Sập bẫy" cay đắng

      Ông Đường Văn Thái (55 tuổi, trú thôn Long Hải, xã Thạch Kim, Lộc Hà) bức xúc kể, tháng 5.2014, ông đến UBND xã Thạch Kim xin xác nhận giấy tờ cho con thì được ông Nguyễn Văn Hồng (46 tuổi, cán bộ văn phòng thống kê xã, trú thôn Giang Hà, xã Thạch Kim) giới thiệu có thể kết nối đưa người đi XKLĐ sang Singapore với chi phí 8.000USD/người (khoảng 170 triệu đồng). Người lao động được bao ăn ở, nhận lương 1.500 USD/tháng, làm việc nhẹ nhàng trong khách sạn và gia hạn visa hàng năm.
      Tin tưởng, ông Thái về vay ngân hàng, thế chấp tài sản để có tiền cho con trai là Đường Văn Thái và con gái Phạm Thị Linh cùng đi. Biết chuyện, 9 người cháu là con dì, cô, cậu... cũng nhờ ông Thái đăng ký giùm. Sau khi đăng ký, ông Hồng yêu cầu đặt cọc trước 5.000USD/người và cam kết sau 2 tháng thu tiền sẽ đưa người lao động sang làm việc. Nếu không, sẽ trả lại tiền đầy đủ. Trước hứa hẹn đó, 11 người đã nộp 55.000USD tiền cọc cho ông Hồng. 

      Quá hạn cam kết 2 tháng, ông Hồng vẫn chưa đưa được người đi. Nhiều người lo lắng, hỏi han thì được trấn an, chịu khó chờ đợi thêm thời gian nữa. Đến tháng 11.2014, ông Hồng thông báo đã có lịch bay, lao động nộp thêm 3.000USD/người. Lúc này, 2 người đã nộp tiền cọc bắt đầu nghi ngờ nên không nộp nữa. 9 người vẫn nộp thêm 27.000 USD cho ông Hồng.

      "Theo thông báo của ông Hồng, ngày 21.12.2014, 9 người đã nộp đủ tiền đi vào Sài Gòn để chuẩn bị bay, nhưng chờ mãi vẫn không đi được. Cuối cùng, ông Hồng nói, đơn hàng Singapore giờ không đi được nữa. Mọi người bức xúc trở về quê và đòi rút lại tiền thì ông ta nói, tiền đã nộp cho đối tác ở nước ngoài, chưa rút được. Sau đó, ông Hồng giới thiệu, giờ có mối đi Hàn Quốc hợp pháp với chi phí 15.000 USD, làm việc thời hạn 2 năm, những người đã nộp tiền mà không đi được Singapore nếu đăng ký sang Hàn Quốc khi sang tới nơi sẽ nộp thêm 7.000USD/người. Có 2 người chấp nhận bay sang Malaysia, nhưng mãi không sang được Hàn Quốc, họ đành về nước. Sau sự việc, mọi người quá bức xúc đến đòi rút lại tiền thì ông Hồng hứa hẹn hết lần này đến lần khác nên chúng tôi đã làm đơn tố cáo hành vi lừa đảo của ông ta lên công an", ông Thái cay đắng kể lại.

      Theo ông Thái, gia đình ông phải trả lãi đến 5 triệu đồng/tháng. Không đòi lại được tiền thì chỉ trả lãi thôi cũng đã chết chứ chưa nói gì đến trả tiền gốc. Bà Trần Thị Mai (51 tuổi, xã Thạch Kim) có người thân là nạn nhân của ông Hồng, bức xúc: “Mỗi tháng tôi nướng cá thuê cũng chỉ kiếm được hơn 1 triệu đồng. Vậy mà phải trả lãi gần 3 triệu đồng/tháng. Thế này thì chịu chi nổi”.
      Một trong số những giấy tờ mà ông Hồng nhận tiền cọc của lao động rồi không đưa được người đi (ảnh trái). Đơn tố cáo về hành vi lừa đảo của ông Hồng.
        
      Bỏ trốn khỏi địa phương

      Ngày 15.12, ông Đinh Ngọc Hùng - Trưởng Công an xã Thạch Kim - cho biết, vụ việc ông Hồng bị tố lừa nhận tiền nhưng không đưa người XKLĐ sang Singapore đã được chuyển hồ sơ cho Công an huyện Lộc Hà điều tra, xử lý. Cũng theo ông Hùng, sau khi bị tố cáo, từ tháng 3.2015, ông Hồng đã bỏ trốn khỏi địa phương.

      Ông Trần Đình Hưng - Phó Bí thư Đảng ủy xã Thạch Kim - cho biết, sau sự việc, ông Hồng đã bị Huyện ủy Lộc Hà ra quyết định cách chức đảng ủy viên, UBND huyện cũng đã có quyết định buộc thôi việc.

      Ông Nguyễn Văn Quyết - Viện trưởng VKSND huyện Lộc Hà - cho biết, qua điều tra ban đầu, số nạn nhân đã đưa tiền cho ông Hồng là 19 người, với tổng số tiền trên 4 tỉ đồng. Cũng theo ông Quyết, kết quả điều tra của cơ quan chức năng cho thấy, ông Hồng chỉ là người môi giới XKLĐ cho Cty TNHH MTV Tư vấn Giáo dục Du lịch Toàn cầu (trụ sở tại quận Phú Nhuận, TPHCM) do bà Nguyễn Thị Hồng Oanh làm Giám đốc. Thực tế, Cty của bà Oanh chỉ được Sở KHĐT TPHCM cấp phép chức năng là tư vấn dịch vụ du học và du lịch.

      Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo của ông Thái, ngày 20.10, Công an huyện Lộc Hà đã có thông báo trả lời "hành vi của ông Nguyễn Văn Hồng không đủ yếu tố cấu thành tội phạm về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" nên đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Ông Thái cho rằng thông báo này không thỏa đáng. Bởi ông Hồng đã lợi dụng là cán bộ xã được nhân dân tin tưởng nên hứa hẹn, gom tiền tỉ, nhưng thực tế không đưa được người đi lao động như cam kết. Khi người dân đòi lại tiền thì không chịu trả mà tắt điện thoại, bỏ trốn khỏi địa phương. "Chúng tôi kính đề nghị các cấp có thẩm quyền, đặc biệt là Công an huyện Lộc Hà xem xét lại vụ việc để xử lý nghiêm kẻ lừa đảo", ông Thái nói.

      Biện pháp nhằm minh bạch tài sản để chống tham nhũng

      Tin Đa Chiều - ngày: 7:06 AM - 19/12/2015
      Một trong những biện pháp nhằm chống tham nhũng được chính phủ đề ra là phải kê khai tài sản, từ năm 2007 đến nay Chính phủ đã ra 3 nghị định kê khai tài sản nhưng đều không mang lại hiệu qua

      Ảnh nld
      Ảnh nld
      Nghị định 37/2007/NĐ-CP ngày 9/3/2007
      Nghị định số 37 ban hành năm 2007 phụ thuộc vào sự trung thực của các cá nhân, do đó hiệu quả tác dụng chẳng được bao nhiêu, đa số còn không thi hành. Các quan chức “ngại công khai tài sản”, người quản lý thì không có cơ chế để xử lý.
      Các cơ quan quản lý chỉ phát hồ sơ kê khai tài sản rồi thu lại chứ không có xác minh việc kê khai có đúng hay không, và các cơ quản quản lý này cũng không có động lực để kiểm tra, vì thế hiệu quả là rất thấp.
      Năm 2007, năm 2008 không hề có công chức nào bị kỷ luật. Từ năm 2009 đến năm 2010 chỉ có 12 công chức bị kỷ luật.
      Nghị định 68/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011
      Trước hiệu quả quá kém việc kiểm tra tài sản, đến năm 2011 chính phủ bàn hành nghị định Nghị định số 68/2011/NĐ-CP
      Theo văn bản này thì người kê khai tài sản phải công khai bản kê ấy ở đơn vị công tác, nơi hay đến làm việc.
      Việc kê khai phải có đầy đủ thông tin biến động cũng như số lượng, giá trị tài sản, thu nhập có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên…
      Thực tế khi triển khai thì việc kê khai phụ thuộc vào ý thức tự giác của người kê khai tài sản, còn người xác minh tài sản lại cũng là người cùng đơn vị, đồng thời tài sản của người kê khai lại được giữ bí mật.
      Người kê khai và người xác minh lại cũng không phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào. Đồng thời người kê khai không muốn tiết lộ tài sản, người xác minh cũng cũng thừa hiểu việc này chả thế chống tham nhũng được nên cũng chỉ làm lấy lệ.
      Việc xác minh tài sản cũng gặp khó khi mà tài sản của các quan chức rất nhiều là do người khác đứng tên.
      Vì thế mà việc minh bạch tài sản để chống tham nhũng hoàn toàn thất bại. Từ năm 2011 đến 2012 chỉ có 5 trường hợp xác minh tài sản và không có một trường hợp nào bị kỷ luật.
      Nghị định 78/2013/NĐ-CP ngày 17/7/2013
      Nghị định này có thay đổi một chút so với trước là chỉ dùng một mẫu kê khai tài sản, bổ sung phần thu nhập cả năm và giải trình phần thu nhập tăng thêm.
      Chính vì thế mà hiệu quả mang lại rất thấp, suối từ 2013 đến 2014 chỉ có 6 công chức bị xử lý kỷ luật.
      ke-khai-tai-san
      Bảng đánh giá kê khai tài sản từ năm 2007 đến năm 2014 (Nguồn: Thanh tra Chính phủ)
      Qua bảng đánh giá kê khai tài sản suốt từ năm 2007 đến hết năm 2014, có 5,55 triệu lượt kê khai tài sản, xác minh 2.632 trường hợp, và chỉ xử lý kỷ luật 18 người, những người bị kỷ luật hầu hết là do bị phát hiện kê khai không trung thực, nhưng đây là con số không thấm tháp gì so với mức độ tham nhũng, cũng như tài sản thất thoát do tham nhũng.
      Thực tế việc kê khai này không mang lại kết quả, điển hình như vụ ông Trần Văn Truyền, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Tổng thanh tra Chính phủ sở hữu một khối tài sản kếch sù nhưng không ai biết, đến khi báo chí phanh phui ra vụ việc thì cơ quan chức năng mới vào cuộc, ông Truyền mới bị kỷ luật và tịch thu tài sản
      Điển hình như năm 2013 có gần 1 triệu người kê khai tài sản, nhưng chỉ có 5 trường hợp xác minh việc có khai có đúng không, phát hiện 1 trường hình thức hợp kê khai không đúng và bị xử lý. Con số này là quá thấp, chỉ có 5 trường hợp xxác minh việc kê khai tài sản cho thấy việc xác minh này như một thủ tục, và dường như là một hình thức nhằm “xử lý nội bộ” khi có mâu thuẫn thì đúng hơn.
      Số lượng xác minh kê khai tài sản là quá thấp, do việc xác minh thuộc đơn vị chủ quản nói người kê khai làm việc, đơn vị chủ quản khi có việc cần mới xác minh, cơ quan khác không xử lý xem vào được. về vấn đề này ông Trần Đức Lượng – Phó Tổng Thanh tra Chính phủ  cho báo Pháp Luật Đời Sống biết: “Chúng tôi cũng rất băn khoăn vì con số đó. Số trường hợp kê khai thì nhiều mà trường hợp xác minh và bị xử lý thì ít quá, nhưng thẩm quyền xác minh hiện nay theo quy định của pháp luật thuộc về người có thẩm quyền quản lý cán bộ. Nên phải chăng tới đây, chính chủ thể xác minh có thể thay đổi được không để bảo đảm tỷ lệ được xác minh sẽ nhiều hơn”.
      Báo Pháp Luật Đời Sống cũng dẫn lời ông Lượng cho rằng: Cần phải thu hẹp đối tượng kê khai lại, công khai một cách rộng rãi hơn, đưa ra một chế định xác minh không điều kiện như một số nước gần chúng ta đã làm
      Cần làm sao đã minh bạch việc sở hửu tài sản
      Việc kê khai tài sản ở Việt Nam hiện nay chỉ là theo thủ tục không thể có hiệu quả.
      Ở nước ngoài có nền tài chính minh bạch, các giao dịch lớn của quan chức đều qua hệ thống ngân hàng chứ không dùng tiền mặt, nên đều có thể kiểm soát được tài sản chứ không cần phải làm thủ công như tự kê khai tài sản như ở Việt Nam.
      Bất cứ một giao dịch nào cũng dễ dàng tra rõ nguồn gốc giao dịch là từ đâu đến. Vì thế mà có thể biết được thu nhập cũng như tài sản của từng người dân trong nước như thế nào.
      Trong khi đó ở Việt Nam không có thể xác định rõ nổi thu nhập của các quan chức. Nhiều người dùng tiền tham nhũng mua bán tài sản nhưng không một ai biết nguồn tiền này từ đâu. Thậm chí khi người tham nhũng bị bắt rồi cũng không thể thu hồi hoặc thu hồi rất ít số tài sản tham nhũng, do không xác định nổi tiền nào là do tham nhũng.
      Để minh bạch tài sản nhằm chống tham nhũng hiệu quả, thiết nghĩ Việt Nam cần phải minh bạch nền tài chính, học tập nền tài chính ở các nước tiên tiến, như thế sẽ kiểm soát được thu nhập cũng như các giao dịch không chỉ của các quan chức, mà cả người dân. Như thế sẽ không cần kê khai tài sản như hiện nay nữa.
      Việc minh bạch tài chính dẫn đến minh bạch về tài sản cũng sẽ là một bước tiến lớn giúp chống lại vấn nạn tham nhũng đang hoành hoành tại Việt Nam.
      Ngọn Hải Đăng
      Theo daikynguyenvn.com

      Biểu tình ở TP Phổ Ninh, Quảng Đông phản đối xây nhà máy đốt rác

      Tin Đa Chiều - ngày: 6:41 PM - 19/12/2015
      Ô nhiễm không khí tại Trung Qước đã quá nặng nề, vì thế gần đây các dự án xây dựng nhà máy đốt rác bị người dân phản đối kịch liệt, do lo sợ khí độc do đốt rác sỡ làm ô nhiễm càng trầm trọng hơn.
      Ngày 15 tháng 12, hàng ngàn người dân ở thị trấn Vân Lạc tỉnh Quảng Đông đã diễu hành thị uy, phản đối động thổ dự án xây dựng nhà máy đốt rác thải quy mô lớn, cuối cùng tập trung tại công trường xây dựng và phá hủy một số thiết bị. (Ảnh: Internet)
      Ngày 15 tháng 12, hàng ngàn người dân ở thị trấn Vân Lạc tỉnh Quảng Đông đã diễu hành thị uy, phản đối động thổ dự án xây dựng nhà máy đốt rác thải quy mô lớn, cuối cùng tập trung tại công trường xây dựng và phá hủy một số thiết bị. (Ảnh: Internet)
      Hàng ngàn người dân Quảng Đông biểu tình phản đối xây nhà máy đốt rác
      Ngày 15/12, hàng ngàn người dân tại thị trấn Vân Lạc thành phố Phổ Ninh tỉnh Quảng Đông đã biểu tình kháng nghị, phản đối chính phủ thực hiện động thổ xây dựng dự án nhà máy đốt rác thải quy mô lớn tại đây.
      Người dân đã diễu hành quanh thị trấn trong vòng vài giờ đồng hồ, cuối cùng tập trung tại công trường xây dựng nhà máy và phá hủy một số thiết bị. Cùng ngày, tại hiện trường đã xảy ra cuộc xung đột giữa hàng trăm cảnh sát và người dân tham gia biểu tình.
      bieu-tinh-2
      Người dân địa phương cho biết, ngày 15 là ngày động thổ xây dựng nhà máy đốt rác thải. 8h sáng, người dân Vân La đã tập trung lại cùng diễu hành qua nhiều tuyến phố, cuối cùng đến hiện trường nơi động thổ. Tại một số thôn, để ngăn chặn người dân tham gia biểu tình, cảnh sát địa phương chặn các ngã đường và tiến hành đe dọa. Vì vậy mà số người biểu tình hôm đó chỉ có vài ngàn người, nếu không số người tham gia sẽ còn lớn hơn nữa.
      Đoàn biểu tình đã diễu hành quanh thôn. Đến khoảng 2h chiều, mới đi tới hiện trường xây dựng nhà máy. Cảnh sát đã bố trí hàng trăm người ở đó, nhưng vẫn không dập tắt được sự phản đối của người dân, chỉ có thể giám sát họ. Mãi cho tới hơn 5h chiều cùng ngày, người dân mới giải tán.
      Tại hiện trường động thổ nhà máy có bảo vệ và một số công nhân. Sau khi bị dân làng phản đối, công nhân đã rời khỏi hiện trường, dân làng cũng đã phá hủy một số thiết bị tại chỗ.
      Người dân cho phóng viên biết, vào lúc nửa đêm ngày 25 tháng trước, công ty này đã mang máy xúc từ nơi khác đến và tiến hành xúc đất. Sau khi bị người dân phát hiện và kháng nghị, họ đã dừng lại nhưng sau đó lại cử 500 – 600 bảo vệ tới hiện trường xây dựng và không cho người dân vào trong.
      Ngoài ra, người dân còn cho biết thêm, mảnh đất để xây nhà máy này bị bán cách đấy mấy năm. Nhưng họ hoàn toàn không biết rõ và cũng không được chia chút tiền nào. Thị trấn Vân Lạc có nhiều thôn, tổng nhân khẩu lên đến vài chục ngàn người. Tại thành phố Phổ Ninh có Triều Châu là địa danh nổi tiếng nhất. Đây cũng là nơi tập trung mật độ dân cư đông đảo nhất và nhiều đặc sản.
      Người dân e rằng nếu xây nhà máy đốt rác tại đây sẽ làm cho cuộc sống của mọi người bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Khí độc làm ảnh hưởng sức khỏe, môi trường bị ô nhiễm làm cho đặc sản địa phương bị ảnh hưởng dẫn đến nền kinh tế địa phương cũng bất ổn.
      Họ cho rằng chính quyền địa phương đã lợi dụng lòng tin của họ và lạm dụng chức quyền, lừa dối mọi người khi đăng thông báo mất con dấu của Ủy ban nhưng lại âm thầm vứt bỏ con dấu cũ, khắc con dấu mới và tự ý đóng dấu đồng ý cho phép xây dựng nhà máy đốt rác trái với ý nguyện của người dân. Mãi cho đến gần đây khi doanh nghiệp động thổ xây dựng thì mọi người mới biết.
      Họ cũng hy vọng các nhà chức trách có thể thu hồi dự án này, đồng thời mong các đơn vị truyền thông đưa tin nhiều hơn, như vậy ý kiến của người dân mới được chú ý, và đề xuất phương án giải quyết.
      Kiên Định dịch từ Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
      Theo daikynguyenvn.com
      Hôm 18/12 Bắc Kinh lần thứ hai ra cảnh báo đỏ về ô nhiễm không khí, khiến người dân Trung Quốc thêm lo lắng vấn nạn ô nhiễm, những dự án thế này chắc chắn sẽ gặp phản ứng kịch liệt của người dân

      Chai Number 1 có ruồi: 7 năm tù cho ông Minh, “án chung thân” cho Tân Hiệp Phát

      HỒNG MINH 19/12/15 07:41
      (GDVN) - Có một bản án vô hình trong lòng người tiêu dùng khi nói đến Tập đoàn Number 1-Tân Hiệp Phát song song với bản án 7 năm tù dành cho ông Võ Văn Minh.
      Mức án ngoài khung
      Chiều qua, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tuyên mức án 7 năm tù giam đối với Võ Văn Minh (ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) vì tội “Cưỡng đoạt tài sản”. 
      Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo Minh đã dùng chai nước ngọt Number 1 chứa con ruồi bên trong để uy hiếp tinh thần của Tân Hiệp Phát, là hành vi nguy hiểm cho xã hội, phạm vào tội cưỡng đoạt tài sản.
      Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang cũng kết luận, hành vi của ông Minh đã cố ý xâm phạm đến quyền tài sản, gây mất ổn định xã hội, cần phải có hình phạt nghiêm khắc.
      Bị cáo Võ Văn Minh tại phiên tòa sáng ngày 17/12 (ảnh: P.L)
      Theo hội đồng xét xử, xét ông Minh chưa có tiền án tiền sự, chưa gây ra thiệt hại, nguyên đơn dân sự xin giảm nhẹ hình phạt nên đã quyết định tuyên phạt ông Minh 7 năm tù.
      Trước mức án được Hội đồng xét xử đưa ra, LS. Trương Anh Tú – Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú nhận định: “Qua 2 ngày xét xử sau khi Viện Kiểm sát đề nghị 12 - 13 năm tù, tòa tuyên án 7 năm tù. Việc này không nằm ngoài dự đoán của chúng tôi mấy”. 
      Theo LS.Tú, khung hình phạt cho tội “cưỡng đoạt tài sản” là 12 - 20 năm, nếu tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ bằng nhau thì tuyên khoảng 14-16 năm. Tình tiết tăng nặng nhiều thì mức án khoảng 18 -20 năm, tình tiết giảm nhẹ nhiều thì khoảng 12-14 năm. 
      “Trong vụ án này tôi không thấy có tình tiết giảm nhẹ nào ngoại trừ việc anh Minh phạm tội lần đầu, nhân thân tốt. Nhưng tình tiết đó không nhìn ra căn cứ nào để tòa tuyên 7 năm.
      Hôm qua có người hỏi tôi, với mức 12 - 20 năm thì tòa sẽ tuyên khoảng bao nhiêu trong số đó, tôi nói luôn "Tòa sẽ không tuyên trong khung, chắc chắn mức rất nhẹ ngoài khung đó". Với mức tuyên 7 năm, tôi cho rằng tòa đã không dám chắc về tính đúng đắn của vụ án này nên phải tuyên theo kiểu thỏa hiệp như vậy”, LS. Tú cho biết.
      Bình luận dưới bài viết độc giả Nguyễn Thu Trang viết: “Đến giờ việc xác định con ruồi tại sao có trong chai nước vẫn chưa được làm sáng tỏ nên không thể nói anh Minh “cưỡng đoạt tài sản”, mức án 7 năm nằm ngoài khung tội “cưỡng đoạt tài sản””.
      Quan tâm đến chất lượng sản phẩm, độc giả Nguyễn Loan cho rằng: “Con ruồi không do ông Minh bỏ vào, do đó phải xem lại quy trình sản xuất của Tân Hiệp Phát”.
      "Bản án chung thân" cho Tân hiệp Phát
      Ngay sau khi Tòa án Nhân dân tỉnh Tiền Giang tuyên mức án 7 năm cho ông Võ Văn Minh, trên khắp diễn đàn mạng xã hội, dưới các bài viết trên các tờ báo có hàng trăm coment chia sẻ của độc giả. 
      Theo đó, rất nhiều ý kiến cho rằng: Khi tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang tuyên án Võ Văn Minh 7 năm tù trong vụ án "con ruồi 500 triệu" thì đó cũng là một "bản án chung thân" cho thương hiệu Number 1 - Tân Hiệp Phát trong lòng người tiêu dùng.
      Không ít ý kiến độc giả bày tỏ bức xúc, kêu gọi đòi tẩy chay các sản phẩm của Tân Hiệp Phát và gắn cho thương hiệu sản phẩm của Tân Hiệp Phát với hình ảnh con ruồi.
      Nhiều độc giả cho rằng, sau bản án của Võ Văn Minh, thương hiệu sản phẩm của Tân Hiệp Phát sẽ bị gắn với hình ảnh con ruồi và Tân Hiệp Phát cũng là doanh nghiệp đầu tiên khiến người tiêu dùng phải vào lao tù vì đã tố chất lượng sản phẩm.
      Nêu quan điểm của mình, ông Vũ Tuấn Anh -  Giám đốc Viện Quản lý Việt Nam cho rằng: "Án tù 7 năm cho Võ Văn Minh cũng là "án chung thân" cho Tân Hiệp Phát trong tâm trí người tiêu dùng vì cái gì đầu tiên sẽ ấn tượng mạnh. Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp đầu tiên khiến cho người tiêu dùng phải vào lao tù vì đã tố chất lượng sản phẩm".

      Cũng theo ông Vũ Tuấn Anh, trong marketing và cuộc sống, tương phản thường được sử dụng như hệ quy chiếu và ngẫu nhiên Tân Hiệp Phát là cực xấu của suy nghĩ người tiêu dùng.
      "Ruồi chứ không phải là vật lạ - các bạn cần nhớ vụ án này liên quan tới ruồi chứ không phải là vật lạ, đối với thực phẩm ruồi là một cái gì đó tối kỵ không thể nào tồn tại song song. Sản phẩm ngày càng sạch xanh và rõ ràng vụ ruồi này là đi ngược với xu hướng tiêu dùng sản phẩm của người tiêu dùng. Cái gì đi ngược xu hướng thì sẽ phá sản và rất gay go", ông Tuấn Anh phân tích.

      Về biểu tượng, vụ án ruồi - Tân Hiệp Phát và Võ Văn Minh không chỉ là giữa hai chủ thể mà nó đã thành biểu tượng giữa thực phẩm bẩn/người tiêu dùng vì thế xử lý nó cần phải suy nghĩ thấu triệt và sâu sắc hơn nhiều.

      Ông Vũ Tuấn Anh cũng nhận định, thời điểm xét xử vụ án hoàn toàn bất lợi cho Tân Hiệp Phát bởi nguyên tắc xử lý khủng hoảng là từ to thành nhỏ và không có, không nên kéo dài theo thời gian. Bản án 7 năm được tuyên cho Võ Văn Minh vào đúng tháng 12, tháng cuối cùng trong năm và chỉ còn vài tuần tới mùa tiêu thụ sản phẩm nước giải khát cao điểm nhất của năm.

      "Kết thúc phiên tòa, mặc dù nắm phần thắng nhưng Tân Hiệp Phát vô tình tự biến mình trở thành một biểu tượng không hoàn thiện trong tâm trí người tiêu dùng", ông Vũ Tuấn Anh viết. 
      Chia sẻ dưới bài viết của ông Vũ Tuấn Anh, nickname Thuphuong đồng tình: “7 năm tù sẽ nhanh chóng qua, ông Minh rồi sẽ về với gia đình nhưng “mức án” trong lòng người tiêu dùng dành cho Tân Hiệp Phát là mãi mãi. Tân Hiệp Phát sẽ không lấy lại được niềm tin người tiêu dùng”.
      Ở góc nhìn khác, Blogger Nguyễn Ngọc Long trên trang cá nhân cho rằng, sau bản án 7 năm dành cho ông Minh cái tên Tân Hiệp Phát sẽ được người tiêu dùng nhớ mãi với những ấn tượng về một thương hiệu đưa người tiêu dùng vào cảnh lao tù.
      Dưới chia sẻ của Blogger Nguyễn Ngọc Long, rất nhiều coment nhận định, "bản án lương tâm" mà Tân Hiệp Phát phải trả còn lớn hơn gấp nhiều lần 7 năm tù của ông Minh. Trước mắt Tân Hiệp Phát thắng kiện nhưng sẽ thua về thương hiệu, uy tín trong tâm trí người tiêu dùng.

      Nam sinh bị đánh chết ngay trước mặt cảnh sát

      Minh Hoàng | 20/12/2015 07:40
      Nam sinh bị đánh chết ngay trước mặt cảnh sát


      Cảnh sát chở Danh đến tiệm bida tìm nghi can để điều tra vụ mất trộm xe đạp điện thì bất ngờ bạn học xông vào đánh tới tấp dẫn đến tử vong.

      Theo điều tra ban đầu, trưa 18/12, một nữ sinh Trường THPT Lê Trung Kiên (huyện Đông Hòa) bị mất xe đạp điện. Đến 17h cùng ngày, nhân viên bảo vệ của trường này phát hiện Trần Kim Vũ mang chiếc xe đạp điện đến tiệm cầm đồ.
      Anh bảo vệ này báo tin cho gia đình học sinh bị mất tài sản đến nhận dạng thì trùng khớp với chiếc xe đạp điện bị mất trộm.
      Vũ khai với công an, chiếc xe đạp điện này do Lương Công Danh (16 tuổi, học sinh lớp 11 Trường THPT Lê Trung Kiên) nhờ mình mang đi cầm đồ lấy tiền chứ không biết đây là phương tiện bị đánh cắp.
      Tin lời thú nhận, cảnh sát yêu cầu Vũ đưa đi gặp Danh đang chơi bida ở thị trấn Hòa Vinh (huyện Đông Hòa) để điều tra, làm rõ vụ việc.  
      Cảnh sát chở Vũ vừa đến nơi, anh này nhảy xuống dùng nắm tay liên tục đấm mạnh vào đầu khiến nạn nhân ngã đập đầu vào tường tiệm bida bất tỉnh.
      Dù mọi người cấp tốc đưa nạn nhân đến bệnh viện nhưng nam sinh này đã tử vong trên đường đưa đi cấp cứu.
      Vũ cho rằng, do Danh lừa mình đi cầm đồ xe đạp điện (lấy trộm của người khác chứ không phải tài sản cá nhân) nên đã lao vào đánh cho hả giận.
      Còn cán bộ Công an thị trấn Hòa Vinh thì giải thích, chạy xe máy vừa đến tiệm bida thì Vũ ngồi đằng sau bất ngờ nhảy xuống, lao thẳng vào đánh Danh trong tích tắc nên không ngăn cản kịp.
      Theo zing.vn

      Tự tin đến tội nghiệp của cháu ngoan bác Hồ lưu manh

      Le Nguyen (Danlambao) - Có lẽ không ai là không biết Hồ Chí Minh là một trong nhiều bí danh của tên tình báo cộng sản quốc tế và rất có khả năng Hồ Chí Minh là bí danh chung của nhiều tên tình báo nhập vai thực hiện công tác biến Việt Nam thành một nước chư hầu trong hệ thống nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đọc tiểu sử Hồ Chí Minh do đảng cộng sản biên soạn thì “cu nghệ” Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh là một nhưng nhiều bằng chứng lịch sử ngoài luồng khá thuyết phục của nhiều “nhà Hồ Chí Minh học” chỉ ra Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc với Hồ Chí Minh là hai người khác nhau.

      Nội dung bài viết này không bàn đến Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc mà chỉ nói đến tội ác tố điêu, giết người man rợ của Hồ Chí Minh đã gieo rắc gây hậu quả nghiêm trọng cho dân tộc, tổ quốc Việt Nam. Cụ thể là tội ác trời không dung đất không tha của Hồ trong cải cách ruộng đất vào thập niên 50s của thế kỷ trước mà hiện nay văn nô, bồi bút trong làng Ba Đình đang ra sức chạy tội, tẩy xóa tội cho Hồ.

      Bút tích hai bức thư của Hồ Chí Minh viết tay gửi cho Staline nằm trong cục lưu trữ quốc gia Nga: một bức nói về chương trình cải cách ruộng đất ký tên chữ Việt; một bức có kèm thêm đề mục xin vũ khí ký tên chữ Tàu. Hai bức thư là bằng chứng, chứng minh Hồ Chí Minh là kẻ chủ động, là chính phạm của tội ác cải cách ruộng đất, không thể phủ nhận hay chối bỏ được. Tội ác cải cách ruộng đất khủng khiếp do Hồ gây ra, phá nát tình làng nghĩa xóm, làm đảo lộn luân thường đạo lý, biến dân tộc giàu truyền thống bao dung, yêu thương đùm bọc trở nên dối trá, vô cảm, độc ác, man rợ, rừng rú như thuở loài người mông muội, ăn lông ở lỗ... 

      Những bài viết về sự thật tội ác Hồ Chí Minh trước đây, chỉ nói về sự độc ác, gian manh chung chung chứ chưa trưng dẫn nhiều bằng chứng cụ thể về sự độc ác, gian manh vượt mức suy nghĩ bình thường của con người có cách suy nghĩ thông thường. Do đó bạn đọc khó hình dung ra được trí tưởng tượng quái đản, phong phú rất ghê sợ của con thú đội lốt người Hồ Chí Minh. 

      Cụ thể như trong truyện “Giấc Ngủ Mười Năm” Hồ trong vai Trần Lực tưởng tượng bịa ra “hoạt cảnh” lính của thực dân Pháp “bắt con trai hiếp mẹ... cha hiếp con gái ruột của mình”. Quái đản, ghê tởm hơn nữa là Hồ bịa ra chuyện lính pháp tranh nhau hiếp đàn bà, con gái từ 7 tuổi đến 70 tuổi cho đến chết, nếu không chết thì chúng chặt đầu, mổ bụng, móc mắt, rạch trôn cho chết để làm trò mua vui! 

      Tưởng tượng ra cảnh kinh khủng này chắc chỉ có đầu óc bệnh hoạn như Hồ mới nghĩ ra được thôi. Ý tưởng bệnh hoạn phi nhân tính nhờm tởm đến thế mà Hồ lại được văn nô, bồi bút tụng ca là cha đẻ của trường phái văn học viễn tượng Việt Nam, thật không thể hiểu nổi! (sic)

      Về bài viết “Địa Chủ Ác Ghê” thì Hồ nhập vai tác giả C.B, bịa đặt tố điêu “mụ” đàn bà Nguyễn Thị Năm, Cát Hanh Long, người có công không ít trong kháng chiến chống Pháp, là dâm dục hơn cả bác Hồ Chí Minh, hãm hiếp làm chết 30 người ngay trong trang trại của bà. Cái trang trại từng là nơi nghỉ dưỡng, ăn dầm nằm dề, cơm no bò cưỡi khá lý tưởng cho các cán bộ lãnh đạo đầu não đảng cộng sản Việt Nam như: Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Lê Đức Thọ, Hoàng Quốc Việt, Hoàng Hữu Nhân, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Lê Thanh Nghị... và có cả Hồ trong số đó!

      Hẳn mọi người đều thấy, khi nói đến tội ác cải cách ruộng đất, người Việt Nam thường nhắc đến sự vong ân bội nghĩa, ăn cháo đá bát của Hồ Chí Minh chứ ít chú ý đến tội ác để lại hậu quả nghiêm trọng lâu dài, tồn tại trong tư duy nhận thức, “di truyền” trong máu thịt của đám cháu chắt côn đồ, lưu manh của Hồ tiếp diễn đến tận ngày hôm nay.

      Giờ thì ai cũng biết, tố điêu là sản phẩm do Hồ Chí Minh làm ra, phát tán nhưng tố điêu ra làm sao, ít có người để ý đến. Thậm chí tội ác cải cách ruộng đất có nhiều người nhầm tưởng là do các “ông bà đội cải cách” vượt mặt Hồ Chí Minh, lạm dụng quyền hạn hay do bị cố vấn Tàu cộng dụ dỗ xúi dục gây ra thảm cảnh tố điêu “con tố cha, vợ tố chồng, trò tố thầy, người ở tố chủ...” chấn động lương tâm con người với “khí thế” tố cáo bịa đặt độc ác, dựng chuyện ngang ngược, nói không thành có cùng với nòng súng, nấm đấm buộc người vô tội phải nhận tội, qua các lời lẽ cay nghiệt, vi phạm đạo lý nghiêm trọng, không còn là con người nữa như:

      “...Mày biết tao là ai không?... Mày có nhớ mày đã cưỡng hiếp tao mấy lần rồi không hả?... Đả đảo địa chủ cường hào gian ác ngoan cố... Mày hoạt động cho quốc dân đảng phản động, có nhận tội không?... Đả đảo tên quốc dân đảng phản động...Hoan hô chính sách ruộng đất của đảng, chính phủ... Hồ chủ tịch muôn năm... Mao chủ tịch muôn năm...”

      Bên cạnh việc đạo diễn, tập dợt cho bần nông thất học tố điêu, nhục mạ, đánh đấm buộc người dân vô tội nhận tội không hề phạm, với cái được gọi là đội cải cách do Hồ rập khuôn hình mẫu Nga-Tàu làm ra. Ngoài ra chúng còn dụ dỗ con cháu của thành phần khá giả có học thức bị quy là địa chủ đứng ra đấu tố ông bà, cha mẹ để cho người thân được giảm nhẹ tội, không bị quy kết vào tội chết. Thế cho nên đã có không ít trẻ em nhẹ dạ làm theo trò diễn tố điêu của bác đảng và nhân chứng sống nhà thơ Trần Mạnh Hảo là một điển hình. 

      Không chỉ có thế, lâu la của Hồ còn gợi ý, mớm ý cho những người bị quy chụp là địa chủ “thành khẩn cúi đầu nhận tội” để được hưởng chính sách khoan hồng của bác Hồ và đã có nhiều người ngây thơ sập bẫy nhận tội nên bị ghép tội chết. Thế cho nên đã có một số người khí phách biết chiêu trò dối trá, dơ bẩn của Hồ và đám lâu la thổ phỉ của Hồ nên đã tự tử để lại thư tuyệt mạng cho cháu con - tỏ rõ thái độ là họ muốn tự chết chứ không để cho bọn lâu la, côn đồ của Hồ đụng vào thân thể lương thiện của mình. Hành động của họ thật đáng khâm phục!

      Vai trò số một của đầu sỏ Hồ Chí Minh trong thực hiện cải cách ruộng đất. Nhất là Hồ trực tiếp chỉ đạo vụ án đấu tố người phụ nữ yêu nước Nguyễn Thị Năm, Cát Hanh Long được người dân trong vùng dự đấu tố thì thầm vào tai nhau về những tên cốt cán tố điêu như sau: 

      “...Chúng là bọn lưu manh trong xã hội... Năm đói 1945 còn được ăn cháo phát chẩn của bà Năm nữa đấy... Tôi xin cam đoan là bà Năm không bao giờ thuê mướn bọn lưu manh này làm việc trong các đồn điền của bà ta đâu. Tất cả là bịa đặt, vu khống vì chúng được ông đội trưởng đội cải cách hứa, ai đấu tố càng hăng sẽ được chia càng nhiều quả thực. Thế thôi!...”

      Từ vụ án điểm đấu tố bà Nguyễn Thị Năm ở Thái Nguyên do Hồ “đeo râu bịt mặt” trực tiếp chỉ đạo và đúc kết kinh nghiệm truyền dạy cho các đội cải cách khắp thôn quê miền bắc được các ông đội truyền “huấn thị” xuống các cấp thi hành như sau: 

      “...Bác Hồ đã dạy, nông dân ngày nay phải khôn ngoan, phải can đảm đứng lên dứt khoát đạp đổ giai cấp địa chủ phong kiến. Dù có phải nói quá lên mà có thể đánh đổ được bọn chúng, thì đều đáng được hoan nghênh...”

      Tội ác cải cách ruộng đất long trời lở đất ở miền bắc không chỉ có người dân đen thầm thì vào tai nhau mà nó còn được nhà thơ Xuân Diệu trong chốn riêng tư thố lộ tâm tư về trách nhiệm của Hồ trong cải cách ruộng đất như sau: 

      “...Cụ Hồ biết chứ! Mỗi ngày có tới hàng trăm lá thư kêu oan gửi cho cụ, bọn thư ký đọc rồi báo cáo lại cho cụ nên cụ biết hết! Nhưng cụ Hồ không phản hồi vụ nào cả vì cụ thấy nó đang diễn ra theo ý đồ của cụ. Giả sử cụ Ngô Đức Kế, cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Võ Liêm Sơn.. sống đến giờ, có bị đội cải cách bắn chết thì cụ Hồ cũng sẽ không can thiệp. Vì đối với những kẻ cuồng vọng như Hitler, như Stalin, như Mao Trạch Đông, như Kim Nhật Thành... thì mạng sống của người khác chỉ là như con sâu con kiến mà thôi...”

      Thành thật mà nói, bản chất tay sai và tư tưởng quái đản, tưởng tượng ra tội ảo để vu khống, tố điêu của Hồ đã kinh khủng ngoài sức tưởng tượng của con người. Tuy thế cách tố điêu của Hồ chỉ là chuyện nhỏ như con thỏ so với cách thức giết người do Hồ bày ra, nó còn khủng khiếp hơn nhiều. Có lẽ không ai nghĩ ra được cách chôn sống chừa cái đầu cho lưỡi cày kéo qua, kéo lại cho đến chết hoặc dùng búa đập đầu hay bắt người bỏ vào bao bố thả trôi sông cho chết ngạt... Chắc chắn không ai có trái tim người nghĩ ra được, chỉ có Hồ Chí Minh mà thôi!

      Những cách vu khống tố điêu, giết người man rợ, dã man, rừng rú chính Hồ Chí Minh sáng tác giữ bản quyền là sự thật không thể chối cãi. Mô hình tố điêu, giết người của Hồ đã được các loại cháu ngoan học tập, phát huy nhuần nhuyễn trong cuộc chiến được gọi là kháng pháp, chống Mỹ cứu nước mà bọn cháu ngoan bác Hồ - băng đảng cướp của giết người không gớm tay đã ra tay xỏ xâu, đập đầu, chôn sống người dân Huế năm Mậu Thân 68...

      Hiện nay phương thức tố điêu, giết người do Hồ sáng chế đã trở thành phổ biến trong tư duy hành động của các quan chức, cán bộ đảng viên trong nội bộ đảng, nhà nước cộng sản Việt Nam. Tội ác tố điêu, giết người man rợ do Hồ gây ra trong cải cách ruộng đất rành rành ra đó nhưng vẫn có một bộ phận không nhỏ cháu ngoan văn nô, bồi bút, báo nô, tuyên truyền viên, dư luận viên vào cuộc chạy tội, làm giảm nhẹ tội cho Hồ với lập luận: “...chủ trương của bác là đúng, đội cải cách làm sai...bác bị cố vấn Trung Quốc ép... bác biết lỗi nên bác đã khóc nhận lỗi... chủ trương, đường lối đúng, cấp dưới làm sai v.v...” 

      Âm thanh sấm sét ngang tai, rùng rợn của cải cách ruộng đất “...Hồ chủ tịch muôn năm, Mao chủ tịch muôn năm... Đả đảo bọn địa chủ cường hào gian ác... Ruộng đất phải về tay dân cày... Thà đánh nhầm còn hơn bỏ sót...” như vẫn còn vang dậy đâu đây. Thế nhưng ngày nay người nông dân Việt Nam vẫn không có ruộng cày, quan chức đảng viên thì đất đai cò bay thẳng cánh... và những người nông dân có ít đất đai hương hỏa, những người có ông bà là bần cố nông được “lại quả” từ cải cách ruộng đất năm xưa... Giờ những nông dân này cùng với tầng lớp “nông dân chân chính” bị quan chức đảng viên - bọn cường hào ác bá mới nhân danh “sở hữu toàn dân” ra tay cưỡng cướp, tống tù, đẩy ra lề đường biến họ thành dân oan sống vất vưởng như bóng ma bên lề xã hội của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam!

      Để lấp liếm che đậy tội ác, tiếp tục kế thừa sự nghiệp tội ác tố điêu, giết người cướp của rất man rợ của Hồ Chí Minh. Bọn tuyên giáo và hội đồng lý luận trung ương của cái đảng Mafia cộng sản lu loa ngụy biện rất buồn cười, rất trẻ con - Thật, tội nghiệp cho đám cháu ngoan mù đảng, mê muội Hồ vẫn tự tin, đinh ninh là người dân thời tin học vẫn còn ngây thơ không biết chúng diễn trò như tổ tiên nòi cộng sản từng diễn trò trong thời đại Hồ Chí Minh, được chúng ê a đánh vần rằng thì là...

      “...Tư hữu đất đai ư? Một đòi hỏi thật vô lý! Ông cha ta đã phải bỏ biết bao công sức để xóa bỏ cái chế độ tư hữu đất đai để mọi nông dân có ruộng cày, tránh cho người giàu đầu cơ tích trữ đất đai. Giờ mà lập lại cái chế độ tư hữu không biết sẽ bao nhiêu người không có nhà mà ở, không có đất sản xuất cấm dùi... rồi lại đi làm thân trâu ngựa cho kẻ khác như thời địa chủ bần nông sao?...”

      Thế thì trước di họa tội ác tày trời của tên tình báo cộng sản quốc tế, vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc, đại gian, đại ác Hồ Chí Minh, những người có lòng với tương lai Việt Nam, có để yên cho đám lâu la gian ác không thua kém Hồ lấy tiền thuế của dân lập đền, dựng tượng khắp “đầu đường xó chợ” cho dân nhổ nước bọt, nguyền rủa không?