Thursday, June 5, 2014

Đơn xin đánh bắt cá

( HNPĐ ) Chúng tôi là những ngư phủ, sinh quán tại miền Trung, nước Việt, có chung một tàu đánh cá. Xin liệt kê tên tuổi như sau: Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944: Trưởng tàu Trương Tấn Sang, sinh năm 1949: Trưởng phó tàu 



Kính gởi đảng Cộng Sản Trung Quốc quang vinh
Đồng kính gởi chính phủ Trung Quốc anh minh.
Kính thưa quý vị:
Chúng tôi là những ngư phủ, sinh quán tại miền Trung, nước Việt, có chung một tàu đánh cá. Xin liệt kê tên tuổi như sau:
Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944: Trưởng tàu
Trương Tấn Sang, sinh năm 1949: Trưởng phó tàu
Nguyễn Tấn Dũng, sinh năm 1949: Điều hành tàu
Nguyễn Sinh Hùng, sinh năm 1946: Chủ tàu (trên nguyên tắc)
Phùng Quang Thanh, sinh năm 1949: Bảo vệ tàu
Nguyễn Chí Vịnh, sinh năm 1957: Phó trưởng bảo vệ
Trần Đại Quang, hình như sinh năm 1956: An ninh.
Phạm Bình Minh, sinh năm 1959: Phụ trách khâu "quan hệ."
Kính thưa đảng và chính phủ Trung Quốc: Chúng tôi, những đứa con sinh ra trên biển, như những đứa con của nông dân, sinh ra trên gốc rạ. Nông dân sống nhờ ruộng đồng, chúng tôi nương náu sông biển mưu sinh, từ bao đời nay đã như thế. "Thời Mỹ Ngụy kèm kẹp", chúng tôi đánh bắt rất thoải mái, chưa hề có bất cứ ai dám xúc phạm. Nhưng gần mười năm trở lại đây, tình cảnh chúng tôi hết sức ngặt nghèo. Hễ cứ ra biển là gặp tàu thuyền của đại quốc, cứ y như gặp bọn hải tặc. Sản phẩm bị cưỡng chế, dông thuyền chạy không kịp, sẽ bị thu hồi, thường xuyên họ đánh đập, họ xem chúng tôi như những kẻ ăn trộm, ăn cướp. Tàu bè chẳng những phải chắt chiu, mà còn vay mượn mới có, khổ nỗi gặp tàu qúy thượng quốc, bị đập nát tương. Chúng tôi đã nghèo đói, lại thêm cảnh nợ nần chồng chất. Nỗi thống khổ ngập tràn, kêu trời không thấu.
Sở dĩ chúng tôi viết đơn này lên đảng và chính phủ Trung Quốc, vì thân phận bé nhỏ của người dân cần mưu sinh, và qúa tuyệt vọng, qúa chán ngán, khi đảng và chính phủ nước tôi, không hề có bất cứ một động thái nào đáng tin cậy, ngoài những lời nói hòng bịp bợm thế giới. Xin đơn cử:
Ngày 2/5/2014 qúy quốc đặt giàn khoan HD 981, đảng CS nước tôi họp bàn 14 ngày ròng, mà không đề cử được bất cứ ai lên tiếng cho sự kiện này. Đầu tiên Tổng Bí Thư, đề nghị Chủ Tịch, CT thoái thác, viện cớ đảng lãnh đạo toàn diện, TBT lên tiếng mới đúng, TBT trả lời: Tôi lên tiếng sợ mai này sinh ra oán thù, hơn nữa Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, lãnh thổ, thuộc phạm vi nhà nước, chứ có xâm phạm gì tới đảng ta đâu!? TBT cấn qua CT, rồi cả hai đề cử Thủ Tướng, TT cười khảy, trả lời: Ở đời chỉ có ăn và nói, tôi ăn rồi, tôi ngồi đây hết nhiệm kỳ, tôi nghỉ, ai nói gì cứ nói, tôi không biết, hội nghị đề cử Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng, BQP bụm dái, mặt xanh lè như đít nhái, lắc đầu nguậy nguậy. Bộ Tổng Tham Mưu thì nói: "Việt Nam kiên quyết xử dụng biện pháp hòa bình, kiên quyết không liên hiệp với bất cứ nnước nào chống lại Trung Quốc (hoặc nước khác)." Cuối cùng họ giải tán, sau đó chia lẻ từng nhóm, gọi là "đi gặp cử tri" để phân trần, gặp cử tri họ nói lạt như nước hến.
Như vậy, vì nhu cầu mưu sinh, sống còn từng ngày trên biển, chúng tôi không làm đơn đến đảng CS Trung Quốc, chúng tôi biết van xin vào ai?
Ký thỉnh nguyện thư, yêu cầu Mỹ đánh, hay áp lực Trung Quốc, rút tàu bè ra và giàn khoan khỏi vùng lãnh hải Việt Nam, chuyện viễn vông, đáng buồn cười.
Chúng tôi làm đơn đến đảng CS TQ, vì chỉ mới hơn một tháng qua, theo lời ông Ngô Ngọc Thu, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Cảnh sát biển, cho biết đã có 24 tàu chấp pháp của Việt Nam bị đâm hỏng, trong khi đó phía thượng quốc, chưa có một tàu nào bị móp!? Tàu của đảng CSVN, còn bị thê thảm như thế. Lại nữa giàn khoan HD 982 sắp sửa hoàn thiện, nghe nói sẽ đặt trên biển Tiên Sa Đà Nẵng!? Chúng tôi không viết đơn đến đảng và chính phủ Trung Quốc, còn chần chờ gì nữa, chúng tôi không viết đơn đến đảng CSTQ, biết trông cậy vào đâu?
Con chim khôn, còn chọn cây để đậu, làm người há không biết ai mạnh, ai nhược ru!
Tình trạng tàu thuyền cấp nhà nước như thế, ngư dân chúng tôi qúa thê thảm, gần đây tàu đánh bắt cá của Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẳng liên tục bị tấn công, bị hiếp đáp, từ chết tới bị thương, sau sự kiện giàn khoan 981, thiết tưởng tình hình trong trạng thái báo động, nhưng CSVN vẫn làm ngơ, mặc tình cho số phận thân cô, thế yếu của ngư dân chúng tôi, họ chỉ rặc ròng một phường ăn hại và nói láo, mới đây tên Lê Hải Bình, phát ngôn nhân bộ Ngoại Giao, trâng tráo trước họp báo thế giới nói rằng:
"Ông Lê Hải Bình: Đảng, nhà nước, Chính phủ Việt Nam trân trọng mọi sự biểu thị tình cảm yêu nước của người dân Việt Nam. (Ảnh: Hữu Nghị)"
Thưa quý thượng quốc, hiện nay trại tù VN, đầy nhóc những nhà ái quốc, giữa ban ngày Công An man rợ đánh đập người biểu tình. Ra nước ngoài đảng CSVN kêu gọi cờ Vàng, cờ đỏ đoàn kết, ở trong nước lá cờ VNCH nhỏ xíu xiu, Công An một đám, hè vào đánh người đến kinh khủng, không từ nan đàn bà, hay học sinh. Thưa quý vị. Thủ đoạn đảng CSVN không dừng lại bất cứ đâu. Họ đang ra sức lập đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, khắp nước Mỹ, đối tượng chính là Du Học Sinh, bị đầu độc, làm phên dậu cho cường quyền, tay sai bán nước.
Phát xuất từ những thực tế bi đát trên đây, vì đảng CSVN còn tồn tại, bằng những thủ đoạn, bằng những mưu đồ nham hiểm, thì quyền lợi và sinh mạng của người dân chúng tôi, không có gì bảo đảm. Tốt hơn hết làm đơn đến qúy thượng quốc. Xin cho chúng tôi được hành nghề đánh bắt cá, trong vùng biển của nước Việt Nam. Xin cho chúng tôi được bình yên mưu sinh, trước là trả nợ, sau đó trang trải cho nhu cầu tối thiểu cuộc sống.
Chúng tôi xin cam đoan:
 Không xâm phạm vùng biển Trung Quốc, nếu lỡ vi phạm, chúng tôi tự giác mang cá, tôm, mực trả lại quý quốc, dù chỉ một cái vảy cá, hay râu tôm, râu mực.
Khi hành nghề trên biển, tàu chúng tôi cắm cờ lục tinh, giống y như cờ Trương Tấn Sang, chào đón chủ tịch Tập Cận Bình vỹ đại. (Cờ 1 sao bự và 5 sao bé chầu rìa)
Nếu gặp tàu của thượng quốc đi ngang qua, dù ở xa tít, khuất tầm nhìn, chúng tôi cho trưởng con thuyền Nguyễn Phú Trọng, quỳ xuống lạy tàu của quý quốc bốn lạy, để biểu thị tinh thần thượng kính quý quốc, kỳ dư bọn còn lại trên thuyền, xin đứng phủ phục sau lưng Nguyễn Phú Trọng, bởi thuyền nhỏ, sóng to, nếu đồng quỳ lạy, lỡ thuyền chao lượn, ụp đầu hết xuống biển, còn ai cứu ai?! Xin đảng và chính phủ Trung Quốc, rộng mở lượng hải hà cho chúng tôi được thể hiện như vậy, một mình trưởng con tàu Nguyễn Phú Trọng quỳ lạy mà thôi, chúng tôi đồng đứng phủ phục phía sau lưng.
Đó là hình ảnh trên biển, đơn này viết trong đất liền, chúng tôi xin hướng về phương Bắc khấu đầu dâng lục bái, mỗi bái ứng cho nhất tinh trên cờ đỏ, sáu sao vàng.
Một lần nữa, kính mong đảng CSTQ, chính phủ nhà nước Trung Quốc, sớm cứu xét đơn, cho bà con ngư dân chúng tôi được hành nghề truyền thống, trên vùng biển của cha ông chúng tôi.
Trong khi chờ cứu xét đơn, kính gởi đến quý vị lãnh đạo cao cấp nhất, lời biết ơn sâu xa của ngư dân Việt Nam.
Đơn làm tại miền Trung Việt Nam, ngày 5 tháng 6 năm 2014.
Đồng kính bái đơn:
Nguyễn Phú Trọng: Trưởng tàu
Trương Tấn Sang: Trưởng phó tàu
Nguyễn Tấn Dũng: Điều hành tàu
Nguyễn Sinh Hùng: Chủ tàu (trên nguyên tắc)
Phùng Quang Thanh: Bảo vệ tàu
Nguyễn Chí Vịnh: Phó trưởng bảo vệ
Phạm Bình Minh: Phụ trách khâu "quan hệ"
Xin bổ túc Lê Hải Bình phó trưởng khâu "quan hệ"


Ông Bút (viết hộ)

( HNPĐ )

Luồn trôn thoát hán(g) hay muốn chống Tàu cộng phải dẹp Việt cộng?


Vũ Đông Hà (Danlambao) - Chống độc tài là khó. Vừa chống độc tài vừa cứu nước càng khó hơn. Nhưng sẽ là trăm ngàn lần khó hơn nữa nếu cứu nước bằng sự lãnh đạo bởi một tập đoàn vừa độc tài vừa nô lệ ngoại bang. Con đường mong mỏi đảng độc tài và nô lệ này "thoát trung" là con đường dễ nhất. Dễ nhất vì nó là con đường mang tính đầu hàng. Không phải làm gì hết ngoài việc kêu gọi, vận động và mong chờ "thiện chí" của những kẻ đặt quyền lợi của cá nhân lên trên hết, sẵn sàng bán rẻ tổ quốc trong suốt nhiều thập nên qua trở thành người yêu nước, yêu tự do và tôn trọng nhân quyền, dân chủ, đa nguyên...


*

Dân đen: Làm sao để thoát Tàu cộng?

Trí thức: Trước hết phải thoát được tình trạng nô lệ, gắn chặt vào hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc.

Dân đen: Dạ, bác có đi chợ bao giờ chưa? Không mua hàng Tàu cộng thì còn gì để mua?

Trí thức: Chính xác! Hàng hóa Trung Quốc thống lĩnh thị trường nước ta. Riêng về công trình thì 90% các dự án tổng thầu tại VN đã nằm trong tay các công ty Trung Quốc. Đặc biệt các dự án nhiệt điện.

Dân đen: Sao kỳ dzậy ta, sao cái gì cũng là Tàu cộng hết trơn!? À biết rồi. Nhờ ơn bác và đảng! Nhưng vậy thì làm sao để thoát?

Trí thức: Phải phát triển, chạm ngưỡng các nước phát triển, khi mức thu nhập bình quân đầu người 10.000 USD / năm. Cả nước là 10 ngàn tỷ USD. 

Dân đen: Trên cả tuyệt vời! Từ 1.000 đô 1 năm đến 10.000 đô 1 năm... Quá sướng! Nhưng trong lúc toàn dân phấn đấu làm giàu để đụng đầu ngưỡng cửa mười ngàn thì nhà cháu vẫn mua xì dầu tàu, áo tàu, xe gắn máy tàu, máy quạt tàu, nhà có điện để quạt chạy o o cũng nhờ xăng dầu tàu? Và giàn khoan HD981 thì... hãy đợi đấy!!! chờ khi chúng ông giàu có chúng mày biết tay!?

Rồi ngoài việc làm giàu đụng ngưỡng cửa, còn gì khác?

Trí thức: Còn. Con người phải được tự do.

Dân đen: Tốt quá! Vậy nhà cháu vừa làm giàu vừa xuống đường bày tỏ lòng yêu nước. Các bác trí thức nói đó là quyền gì nhỉ? Quyền thứ nhất là mưu cầu hạnh phúc cá nhân và quyền thứ hai là quyền tự do ngôn luận. Bày tỏ suy nghĩ của mình trước hành động của Tàu cộng cũng là một quyền.

Mà bác này... làm vậy có bị bắt không bác?

Trí thức: Nếu vậy thì "người ta" chưa muốn thoát Trung.

Dân đen: Nếu người ta chưa muốn thoát Tàu cộng thì làm sao nhân dân nhà cháu thoát được.

Trí thức: Thì Tự thân khai sáng, tự cứu mình trước khi trời cứu!

Dân đen: Vậy để tự cứu mình nhà cháu phải thoát "người ta" trước?

Trí thức: Chúng ta hãy thoát khỏi cái tâm lý bị bóng đè của chính người Việt.

Dân đen: Bóng đè này là bóng Tàu đè Việt hay bóng Việt đè Nam? Nhà cháu phải thoát cái bóng đè nào trước?

Trí thức: Ngay từ thời Sĩ Nhiếp sang đây, tuyên truyền trong tầng lớp người Hán di cư sau đó là người Việt quý tộc sau là những tầng lớp khác tâm lý “Nam nhân bắc hướng”. Mong ngóng, sung thượng, thờ phụng, kính ngưỡng đối với những giá trị Trung hoa. Người phương nam nhưng cứ mong ngóng về TQ, và cái giá trị của người phương nam ở mãi tận bên TQ. Căn tính nô lệ hóa, cái kỳ vĩ Trung hoa ở trong mỗi chúng ta mà chúng ta luôn hướng về nó như hướng về một bản giá trị vĩnh hằng. Chúng ta phải tự mình soi cho kỹ và tiêu diệt cái thằng Việt gian trong mình, nghĩa là không trung thành với quốc gia, với cộng đồng, mà luôn mong ngóng đi ra ngoài.

Dân đen: Nhờ có bác trí thức bây giờ nhà cháu mới biết "Nam nhân bắc hướng" là thói tật của tổ tiên mấy chục đời nhà cháu chứ không phải mới đây, chỉ có đảng và nhà nước ta là "Nam nhân bắc hướng". Và cái bóng đè là cái bóng nghìn năm nó đè chứ không phải mới chỉ mới mấy chục năm nay ai đó đem cái bóng sang sông hở bác? Và thế thì trong người nhà cháu cũng có máu Việt gian. Vậy mà nhà cháu cứ nghe nói chỉ có một đám Việt gian nào đó ở Ba Đình. Từ giờ trở đi nhà cháu phải kiên trì phấn đấu tiêu diệt lại thằng Việt gian trong cháu (nếu các bác trí thức quen kiểu nói ít hiểu nhiều, nói trắng hiểu đen, đang ám chỉ ai khác chứ không phải đám dân nhà cháu). 

(Mà bác này, bác muốn thoát ra khỏi cái bóng đè Tàu cộng mà sao một điều bác Trung Quốc, hai điều bác Trung Quốc tức là bác dùng cái tên để ca tụng họ là cái rốn của vũ trụ. Mà thôi, thói quen lâu đời khó bỏ!) Bác tiếp đi, còn gì để thoát nữa không bác?

Trí thức: Còn. Phải thoát khỏi toàn bộ những mặt trái của thiết chế chính trị văn hóa mà người Việt đã du nhập vào ý thức hay vô thức. Đã đến lúc phải tự kiểm điểm xem tốt, xấu, sâu và rộng đến đâu.

Dân đen: Ủa!? nhà cháu có được cái hân hạnh du nhập thiết chế chính trị văn hóa hồi nào đâu cà. Người Việt bác nói đây là cả mấy chục triệu người!? Bây giờ nhờ bác mới biết lỗi này do cả nước xuống hố chứ nào phải chỉ mình đảng ta ép cả nước chui đầu xuống cống!?

Trí thức: Cho nên dân ta phải giáo dục khai phóng bao gồm phát triển kỹ năng, năng lực giải quyết vấn đề thay vì ghi nhớ; phát triển khoa học - công nghệ, thực học, thực nghiệp.

Dân đen: Nhưng nền giáo dục là do đảng và nhà nước... làm chủ từ khuya rồi bác!?

Trí thức: Cho nên phải phát triển xã hội dân sự bao gồm tạo sự năng động, sáng tạo cho xã hội; giảm tải cho nhà nước; giải tỏa căng thẳng, ẩn ức đám đông...)

Dân đen: Vậy thì nhà đảng và nhà nước đụng đâu đánh dân đó, bắt đó, ở tù đó thì sao dân mình giải tỏa căng thẳng hở bác? Hay là cúi đầu vâng lệnh, đảng muốn sao nghe vậy cho nó lành!?

Trí thức: Cho nên phải có nền Hành chính phục vụ bào gồm Giảm thiểu chồng lấn giữa hành chính và chính trị; coi hành chính như một dịch vụ công, phục vụ phát triển chứ không kiểm soát phát triển; Thúc đẩy hành chính điện tử, giảm thiểu thủ tục, hậu kiểm...

Dân đen: À, cái này bác mong đợi ở đảng và nhà nước, nhà cháu không liên quan nhé. Làm hay không là do thiện chí của đảng biết nghe lời các bác. Nhà cháu chỉ băn khoăn là tại sao khi các quan chức nhà nước làm ăn không được thì dân đen chúng cháu chỉ việc tống cổ chúng đi chỗ khác và bầu người khác, giống như các nước văn minh, tiến bộ, mà cứ phải sống nhờ vào niềm hy vọng, nỗi trông chờ vào sự biết điều của các quan chức đảng ta!?

Trí thức: Cho nên phải có dân chủ, nhà nước pháp quyền, tam quyền phân lập.

Dân đen: Trời! giờ bác mới nói! Có vậy mà bác cứ lòng vòng nãy giờ như vũ điệu của loài công trong sàn nhảy vòng tròn xã hội chủ nghĩa! Cứ đơn giản như đang giỡn đi bác: Thoát hán thì phải thoát cộng. Nếu không thì chỉ là lòn trôn thoát hán(g) thôi. Vậy đi nghe!

*

Sự lệ thuộc đến mức nô lệ Tàu cộng về chính trị là do Hồ Chí Minh lẫn nhiều triều đại cộng sản đem đến. Không phải do ông Sĩ Nhiếp hay tầng lớp "Nam nhân bắc hướng" nào cả. Nó là một tiến trình nô lệ được xây dựng bằng đầu người bị cào bằng bởi Cải cách ruộng đất theo đúng chính sách và chỉ đạo của cố vấn tàu, bằng sinh mạng của người dân Việt cả hai miền cho sứ mạng "ta đánh là đánh cho Trung Quốc, cho Liên Xô", và bằng hơn ba mươi năm cai trị toàn cõi Việt Nam thống nhất bởi những đảng viên cộng sản luôn luôn đặt quyền lợi cá nhân và đảng lên trên tổ quốc.

Sự lệ thuộc đến mức nô lệ Tàu cộng về kinh tế là do tập đoàn cộng sản biến thành tư bản đỏ Việt cấu kết với tư bản đỏ Tàu để làm giàu và củng cố quyền lực chính trị. Người dân Việt sẽ không bao giờ chạm ngưỡng cửa 10.000USD trong một nền kinh tế 90% là gói thầu Tàu cộng, bằng một đội ngũ lãnh đạo kinh tế hồng hơn chuyên, bằng một lực lượng con người được đào tạo bởi nền giáo dục khô cứng, lạc hậu, và với một chính sách phát triển vay mượn cũng như bán tống bán tháo tài nguyên để tạo dựng phồn vinh.

Nền giáo dục Việt Nam sẽ không bao giờ khai phóng được 90 triệu người dân khi toàn bộ những thành phần cán bộ giáo dục đều là đảng viên, phục vụ cho những giáo điều mà nhân loại đã quăng vào sọt rác, lãnh đạo đảng và quan chức là "tấm gương" tồi tệ nhất của nạn bằng thật kiến thức giả. Dân tộc Việt Nam sẽ không thể tự khai phóng chính mình dưới ách kiểm duyệt thông tin, định hướng một chiều của đảng và trí thức ăn nói phải lựa lời, phải xào nấu sự thật và giả dối.

Độc lập và toàn vẹn lãnh thổ sẽ không bao giờ có khi đất nước bị lãnh đạo bởi một tập đoàn từng ký công hàm, thỏa thuận dâng đất, đảo, biển, thác, ải... cho tàu, bí mật ký kết nhiều văn kiện mà người dân đến giờ cũng không được biết, bắt giam bỏ tù người yêu nước và đặt quan hệ "hữu hảo" giữa 2 đảng cộng sản lên trên hết - ngay vào những lúc Bắc Kinh xâm lược Việt Nam.

Đảng là thủ phạm ngăn cấm, bóp chết mọi sinh hoạt xã hội dân sự độc lập và là nguyên nhân gây ra những căng thẳng giữa người dân và chính quyền. Đảng là thủ phạm của những đàn áp tôn giáo, cưỡng chế dân oan, bỏ tù bloggers, bắt giam những người bất đồng chính kiến.

Đảng nắm hết quyền lãnh đạo, ăn trùm lên toàn bộ hệ thống tam quyền không phân lập để thao túng trong mọi chính sách quốc gia dẫn đến sự lệ thuộc Tàu cộng toàn diện từ chính trị, kinh tế đến quân sự, ngoại giao...

Chống độc tài là khó. Vừa chống độc tài vừa cứu nước càng khó hơn. Nhưng sẽ là trăm ngàn lần khó hơn nữa nếu cứu nước bằng sự lãnh đạo bởi một tập đoàn vừa độc tài vừa nô lệ ngoại bang. Con đường mong mỏi đảng độc tài và nô lệ này "thoát trung" là con đường dễ nhất. Dễ nhất vì nó là con đường mang tính đầu hàng. Không phải làm gì hết ngoài việc kêu gọi, vận động và mong chờ "thiện chí" của những kẻ đặt quyền lợi của cá nhân lên trên hết, sẵn sàng bán rẻ tổ quốc trong suốt nhiều thập nên qua trở thành người yêu nước, yêu tự do và tôn trọng nhân quyền, dân chủ, đa nguyên.

Muốn chống Tàu cộng xâm lược phải đánh đổ Việt cộng độc tài và bán nước.


Người lính không có số quân

Tối đó, tôi dẫn đại đội tới điểm đóng quân đêm. Ðây là ngày đầu tiên tôi nắm đại đội. Sáng nay có cuộc bàn giao ở tiểu đoàn, người đại đội trưởng tiền nhiệm, cũng là khóa đàn anh của tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa Quân Chánh.

Ra trường được sáu tháng, từ anh thiếu úy mới tò te ra trường, giờ đã lên nắm đại đội, quả là thời gian hơi nhanh so với những đứa bạn cùng khóa ở các binh chủng khác như Nhẩy Dù, Thủy Quân Lục Chiến,... có lẽ họ vẫn còn đang thực tập ở trung đội hay là trung đội trưởng mà thôi. Tôi nắm đại đội hơi nhanh không phải vì mình tài giỏi gì mà năm 67 khi ra trường, như bao đứa bạn khác chọn đi Bộ Binh, các đơn vị rất thiếu sĩ quan, như tiểu đoàn tôi về chẳng hạn, có đại đội xử lý là một chuẩn úy, gọi là xử lý cũng không đúng vì trong cấp số coi đại đội thì tối thiểu phải là thiếu úy, nhưng không hiểu sao vào những năm này, sĩ quan quá thiếu, bởi vậy khi vừa tới trung đoàn, nghe tin có mấy sĩ quan Ðà Lạt mới ra trường là các đơn vị nhao nhao lên xin.

Tôi được đưa về Tiểu Ðoàn 4/46 thì một ông đàn anh khóa 16 đang làm đại đội trưởng xin ngay tôi về. Ông tên Hồ Trang, khóa 16, ở miền Trung bị thuyên chuyển vào Nam vì dính dáng tới vụ Phật Giáo, ngoài đó ông đã là tiểu đoàn phó nên vị tiểu đoàn trưởng cũng có hơi nể, quay quắt vì việc phải thuyên chuyển xa nhà, bị giam lon, giam chức nên ông gắt gỏng như mắm tôm, ông nghiêm khắc với mọi người nhưng rất chí tình trong việc chỉ bảo cho tôi từng ly, từng tí việc chỉ huy mà dầu sao tôi cũng còn quá mới, quân trường dậy là một chuyện, ra đây đụng với thực tế lại là một chuyện khác.

Cứ như vậy, những lần hành quân, ông cho tôi ở cạnh để học hỏi hoặc cho xuống trung đội để thực tập. Sáu tháng sau, khi thấy tôi đã tàm tàm gọi là đủ lông, đủ cánh bay solo được, ông nói với tiểu đoàn trưởng và bàn giao đại đội lại cho tôi. Trước đó, ông đã thu xếp người đại đội phó đi học để tôi coi Ð.Ð. được danh chính ngôn thuận. Nói về tối đầu tiên tôi dẫn Ð.Ð. đi đóng quân đêm, thường tọa độ đóng quân đêm cùng các điểm phục kích do tiểu đoàn chấm. Tối đó đang di chuyển trên đường tôi thấy có một người đàn bà đi lẫn trong toán đại liên, tôi hỏi Thượng Sĩ Hội, thường vụ đại đội, ông ta đi lính hồi tôi còn học tiểu học:

- Ai vậy ông Hội, sao có đàn bà lẫn lộn vào đây?

- Thưa thiếu úy, đó là vợ thằng Nở, xạ thủ đại liên, nó ở với đại đội lâu rồi, hồi còn Trung Úy Trang, ông cũng cấm nhưng chỉ được vài ngày là nó lại lẻn xuống sống với chồng nó.

- Tôi thấy không được rồi đó ông, lỡ đêm Việt Cộng tấn công thì làm sao, thằng Nở chỉ lo cho vợ nó thì còn đánh đấm gì được.

- Thiếu úy đừng lo, vợ nó phụ nó rất đắc lực, chị ta biết sử dụng đại liên, biết tiếp đạn cho chồng, rồi Thiếu Úy coi, hễ rảnh là nó lại lau chùi cây đại liên nữa.

- Nhưng lỡ có chuyện gì làm sao mình báo cáo.

Hôm sau tôi gọi Nở lên trình diện:

- Sao cậu không để cho vợ cậu ở nhà mà cho đi theo đại đội như vậy, lỡ có chuyện gì thì sao?

- Thưa thiếu úy, con Ba nó mồ côi từ nhỏ, không có nhà. Em đã đưa nó về với má em rồi nhưng má em không ưng nó, cứ kiếm chuyện với nó hoài, cho nó theo ÐÐ, thấy cũng bất tiện, em biết chứ.

Nở thực hiện lời “em biết chứ.” Vài ngày sau, tôi không thấy vợ Nở đi chung trong toán đại liên nữa, tôi hỏi Thượng Sĩ Hội, ông ta cho biết Nở đưa vợ ra bến xe về quê mấy bữa nay rồi. Tôi có hơi băn khoăn nhưng nghĩ vậy cũng phải, lỡ có chuyện gì thì làm sao, rồi má con sẽ phải hòa thuận với nhau chứ.

Một hôm, hạ sĩ quan Quân Số cầm về xấp thư của ÐÐ đưa cho tôi, trước đó tôi có dặn anh ta là thỉnh thoảng phải kiểm soát thư từ của binh sĩ xem biết đâu có đứa bị móc nối. Tôi giở xấp thư ra coi thấy có một lá đề tên Nở, khi tôi coi ÐÐ thì Nở không biết chữ, sẵn dịp, tôi hỏi các trung đội xem còn ai không biết chữ gom tất cả lại, đâu cũng được 5, 6 người. Tôi nói Trung Sĩ Hiển, Hạ Sĩ Quan CTCT, mua tập vở về dạy họ học. “Ngày mãn khóa,” tôi kêu từng người đưa tờ Chiến Sĩ Cộng Hòa cho đọc, ai đọc được, tôi thưởng cho bốn ngày phép, Hạ Sĩ Nở biết chữ từ ngày đó. Có bốn ngày phép, Nở không đi đâu cả. Anh ta và vợ quanh quẩn chơi ở mấy nhà quen trong xã. Hết bốn ngày, Nở về lại ÐÐ. Tôi mở lá thư của Nở ra đọc:

“Long Xuyên, ngày....
Anh hai thương, em diết thơ nầy cho anh là lúc ba giờ phia, em chờ má ngủ mới dám diết cho anh, anh hai ôi, em nhớ anh quá hà, sao số kiếp cứ đài đọa tụi mình hoài, nhớ những lúc điêm tối cùng anh đi đóng quân, dầu gì vợ chồng được gần nhau cũng hơn há anh, hôm anh tiễn em ra bến xe em buồn quá, lúc xe chạy, em thấy như mất mát cái gì quí báo, em khóc ước cả mắt, em cố chiều chuộng má mà má vẫn hổng thương em, thôi để em lên quỳ xinh với ông thiếu úy để em được đi theo anh, liệu được hôn anh, diết thơ nầy xông, mơi sẽ gởi cho anh, anh hai nhớ trả lời em nghe.
Em, Ba.”

Một tuần lễ sau khi đọc lá thư của Hạ Sĩ Nở, buổi tối dẫn đại đội đi đóng quân, tôi lại thấy cái dáng nhỏ bé ấy đi chung với toán đại liên, lẫn vào hàng quân, không biết anh Hai có trả lời, trả vốn gì không hay nhớ chồng lên đại. Tôi thấy chị ta cố lẩn vào đám đông, chắc sợ tôi nhìn thấy, hoặc có thể biết tôi đã thấy nhưng làm nước liều, có điều hôm nay không mặc bộ bà ba đen thường lệ mà là bộ đồ trận rộng thùng thình, đầu còn đội nón sắt, chị ta tính ngụy trang che mắt tôi. Tôi cười thầm trong bụng khi thấy vợ Nở cuốn nguyên một dây đại liên quanh người và tôi mong chị ta đừng gặp tôi mà xin gì cả, chẳng thà để tôi lờ đi như không biết còn hơn là hợp thức hóa cho khó xử.

Năm 67, các tiểu đoàn bộ binh thường có ba đại đội tác chiến, chia nhau vùng trách nhiệm hoạt động, hành quân lục soát từng ÐÐ chung quanh Bộ Chỉ Huy TÐ, đôi khi có cuộc hành quân cấp tiểu đoàn thường là nhẩy trực thăng và xa hơn. Ba đại đội trưởng tác chiến đều cùng khóa 21 Ðà Lạt gồm Th/Úy Vũ Ðình Hà (ÐÐ.1), Th/Úy Lê Xuân Sơn (ÐÐ.2) và tôi ÐÐ3.

Một tối, Ðại Ðội 1 bị tấn công, ÐÐ 2 tối đó đóng xa, giữ con đường từ Long Thượng về Cần Giuộc, tôi nằm cách Hà (ÐÐ2) khoảng 500 thước. Tiểu đoàn mất liên lạc với Hà nên Hà kêu tôi lên tiếp cứu. Chỗ Hà nằm tôi biết rõ vì đã từng đóng quân ở đây, chắc chắn là địch tấn công từ ngã rạch tấn công ra, tôi dẫn đại đội chạy băng lên vì tình người bạn cùng khóa. Tôi cho đại đội bắn chặn nơi đầu rạch, nhưng vì không liên lạc được với Hà, tôi sợ quân ta bắn lầm quân bạn nên chạy lại cây đại liên, cho chuyển hỏa lực về bên trái. Dưới ánh sáng của pháo binh Cần Giuộc, tôi thấy vợ Nở nằm cạnh chồng, tay nâng dây đạn, Nở đang nghiến răng bóp cò, nhả từng loạt đạn về hướng địch.

Như tôi đã nói ở trên, dạo đó ở Long An VC chưa nhiều, chắc khoảng hai chục tên, đợi mình ơ hờ, liều lĩnh tấn công. Cũng tại nơi con rạch này, ít lâu sau, ÐÐ tôi hành quân lục soát ở đây và đụng nặng, sở dĩ đụng nặng vì địch tụ ở đâu về, ém quân trong đám dừa lá dầy đặc như vùng bất khả xâm phạm, chắc chúng tập trung ở đây, đợi đêm xuông có giao liên dẫn chúng xâm nhập Ðức Hòa, Ðức Huệ rồi qua Campuchia nhưng chúng không ngờ ta lùng sục, chúng buộc phải chống trả.

Ðám dừa nước cao ngất che dọc theo con rạch, hướng ÐÐ tiến vào là đồng trống, suốt vùng Long An này chỗ nào cũng vậy, bất ngờ ban đầu làm ta có ba binh sĩ bị thương và một chết, tôi xin pháo binh và Cobra lên vùng. Hồi đó gọi máy bay ném bom còn là một điều mới mẻ, vũ khí sử dụng là của thời đệ nhị thế chiến, toàn là Garant, Carbin, cả Thompson nữa, ấy vậy mà cây đại liên 30 của Hạ Sĩ Nở cũng có tác dụng.

Nở người hơi thấp nhưng rất khỏe, một mình vác cây đại liên cả với chân ba càng, mỗi lần pháo bắn hay trực thăng phóng rocket là anh ta chạy nhào lên cho gần mục tiêu, lúc đó địch còn lo núp. Khi đã rất gần mục tiêu và có gò đất làm điểm tựa chắc chắn, cây đại liên mới phát huy được hiệu quả của nó, từng loạt đạn bắn ra làm bọn VC không ngóc đầu lên được, cộng thêm pháo và trực thăng bắn liên tục, ÐÐ chiếm được mục tiêu lúc gần tối, địch bỏ lại 6 xác và một số vũ khí. Trận đánh như thế này không đáng kể gì so với sau này khi SÐ 25 rời Long An di chuyển về vùng trách nhiệm mới là Tây Ninh, cuộc hành quân vượt biên năm 1970 cũng như ở Bình Long mùa hè đỏ lửa thì chiến trận lên tới cấp sư đoàn, quân đoàn.

Sáng hôm sau, Tướng Phan trọng Chinh, Tư Lệnh SÐ, xuống quan sát trận đánh và gắn huy chương, tôi đề nghị với tiểu đoàn trưởng thăng cho Nở lên hạ sĩ nhất nhưng Tướng Chinh là người rất ngặt nghèo trong việc ban thưởng huy chương và thăng cấp, Nở chỉ được cái huy chương đồng. Ông bảo huy chương đồng của SÐ 25 bằng huy chương vàng của các nơi khác (!).

Hai ngày sau, ÐÐ còn được nghỉ dưỡng quân, tôi xuống tổ đại liên chơi trong lúc cả toán đang ngồi ăn cơm, tôi thấy vợ Nở đang mân mê cái huy chương của chồng. Thấy tôi, chị có vẻ ngài ngại gật đầu chào rồi bỏ vào trong nhà, tôi nghĩ giá tôi có quyền, tôi sẽ tặng cho chị ấy một cái huy chương của buổi tối yểm trợ cho Vũ Ðình Hà.

Ðầu năm 1968, tôi được đề cử theo học khóa tác chiến trong rừng ở Mã Lai, và tôi còn gắn bó với ÐÐ hơn một tháng nữa. Một buổi sáng, đang đứng trước cửa ÐÐ thì vợ Nở bất chợt ngang qua, chắc đi chợ về. Thấy tôi, chị ta khựng lại muốn thối lui nhưng không kịp. Chị ta làm bạo bước tới và khi ngang qua tôi, vợ Nở mím môi lại và giơ tay chào theo kiểu nhà binh. Tôi ngạc nhiên, trong một phản xạ, tôi chào lại. Chào xong, tôi mới ngẩn người ra nghĩ: “Sao mình lại chào nhỉ, hóa ra ÐÐ này có một nữ quân nhân ư?”

Có lẽ chị ta thấy mọi người trong ÐÐ chào tôi nên khi gặp, chị cũng chào để cho giống như những người kia chăng! Tôi thấy hình như bụng vợ Nở có hơi to ra. Tôi đem điều này hỏi Thượng Sĩ Hội thì ông ta bảo: Có vẻ như vậy. Trung Úy. Tôi gọi Nở lên:

- Vợ cậu có bầu phải không?

- Dạ, thưa trung úy.

- Vậy thì cậu phải đưa cô ta về với bà già đi chứ, bầu bì rồi đi theo ÐÐ mãi sao được, phải lo sức khỏe cho cô ta.

- Dạ, em cũng tính tháng này lãnh lương xong, trung úy cho em cái phép để em đưa nó về gởi bà già.

- Ðược rồi, lúc nào muốn cứ lên đây.

Hai ngày sau, đại đội được lệnh đóng quân đêm và tổ chức một cuộc phục kích ở sau lưng quán Năm Ngói, một địa danh nổi tiếng về sự khuấy rối của VC nơi đây. Tối đó, ÐÐ chạm địch. Một tốp nhỏ bọn chúng gặp toán phục kích, hai tên bị bắn hạ, số còn lại nhập qua toán kia thì đụng phải ÐÐ. Nhờ toán phục kích nổ súng trước nên ÐÐ không bị bất ngờ, địch bắn rất rát nhưng không chủ ý tấn công nên sau một hồi, chúng rút lui, hình như có chuyện gì xẩy ra ở cây đại liên vì tôi thấy nó nổ được một chập thì im bặt.

Tôi đảo nhanh vòng quanh tuyến phòng thủ, không có tổn thất nào, nhưng khi tới cây đại liên, tôi thấy có mấy người lố nhố, linh tính cho biết có chuyện không hay, tôi hỏi giật giọng:

- Gì vậy Nở?

Không có tiếng trả lời, tôi bước vội tới, thấy Nở ôm vợ, Y tá Thọ đang loay hoay băng vết thương nơi ngực chị ta. Thấy tôi, Nở nghẹn ngào:

- Vợ em nó chết rồi, Trung Úy ơi!

Tôi ngồi xuống, chị ấy bị trúng đạn ở ngực, máu ướt đẫm cả cái áo trận, Y tá Thọ đứng lên:

- Chết rồi. Trung Úy!

Tiếng thằng Năm trong toán đại liên:

- Súng bị kẹt đạn, thằng Nở kéo mãi đạn không lên, con Ba nó chồm dậy mở nắp cơ bẩm, em la nó nằm xuống nhưng không kịp trung úy.

Tôi thấy nghèn nghẹn ở cổ họng, từng chứng kiến nhiều cái chết nhưng lần này tôi thật xúc động. Thôi, chị Nở, từ nay chị hết cần phải tránh né tôi nữa rồi, sao tôi lại không cứng rắn hơn nữa với chị, giá tôi đừng tình cờ đọc được lá thư chị viết cho chồng, ừ, đáng lẽ tôi phải cứng rắn hơn, nhất định không cho chị đi theo ÐÐ như vậy.Tôi báo với Thiếu Tá Hải, tiểu đoàn trưởng, về sự việc xẩy ra. Ông có biết vợ chồng Nở và cho sĩ quan CTCT/TÐ mua cái hòm, cấp cho Nở một cái xe Dodge để đưa vợ về quê mai táng. Tôi lấy hết tiền có thể có được, cả tiền quỹ ÐÐ đưa cho Nở.

Buổi trưa cuối năm, trời hơi lành lạnh, chiếc xe chở Nở và quan tài vợ đi ngang qua BCH/ÐÐ, tôi đứng nghiêm chào như một lần chị đã chào tôi. Chị chết đi mà cái hòm không có phủ cờ, không được mười hai tháng lương, không cả được lên cấp chỉ vì chị là NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN.

Mười ngày sau, Nở trở lại đơn vị, trước ít ngày tôi về SG để chuẩn bị đi học, rồi Nở đào ngũ. Có lẽ Nở không chịu được cái cảnh mỗi tối vác cây đại liên tới chỗ đóng quân mà không có vợ bên cạnh.

***

Chị Nở thân mến,

40 năm sau ngày chị mất, hôm nay tôi ngồi viết lại chuyện này về chị, chỉ là một sự tình cờ thôi. Hôm nọ tôi đọc loáng thoáng đâu đó người ta nói về những gương chiến đấu của Quân và Dân Miền Nam trong công cuộc chống CS xâm lược trước đây, tôi chợt nhớ tới chị, một người không phải là quân, cũng không hoàn toàn là dân, gọi chị là gì nhỉ, chị lưng chừng ở giữa nhưng đã chiến đấu như một người lính thực thụ và đã hy sinh.Một lý do nữa để tôi viết về chị là vì mới đây, Cộng Sản Việt Nam đã làm ầm ĩ lên câu chuyện về Ðặng Thùy Trâm, một nữ cán binh CS xâm nhập vào Nam và đã chết ở chiến trường Quảng Ngãi. Cô Trâm này chết ở đây nhưng không ai biết nắm xương khô vùi chôn nơi đâu, một người lính Mỹ hành quân qua nơi cô chết và nhặt được cuốn nhật ký của Ðặng Thùy Trâm. Cuốn nhật ký này, như một kỷ niệm chiến tranh của người lính, anh ta đem nó về Mỹ, mấy chục năm sau, nó mới được đưa ra ánh sáng và trao cho mẹ của Ðặng Thùy Trâm ở Hà Nội.

Nhà nước CSVN chụp được cơ hội này cho xuất bản cuốn nhật ký, dĩ nhiên với nhiều thêm thắt để khơi động lòng yêu nước của đám thanh niên càng ngày càng rời xa chủ nghĩa CS. Ðặng Thùy Trâm là một bác sĩ, nhưng không hiểu có được học hành tử tế để thành một bác sĩ không? Tôi đã đọc được một truyện khi ở tù ngoài Bắc là có một anh công nhân được tặng danh hiệu anh hùng lao động vì đã phục vụ 15 năm trong phòng bào chế thuốc, và vì phục vụ hăng say và lâu như vậy, anh được thăng lên làm dược sĩ vì quen với công việc bào chế, phong dược sĩ xong, anh ta mới đi học bổ túc văn hóa vì anh ta viết chữ cũng chưa gọn ghẽ mấy. Bởi vậy, tôi không biết Bác Sĩ Thùy Trâm này trình độ có khá hơn Y Tá Thọ của đại đội mình năm xưa không, hay cũng như mấy bà mụ vườn ở nhà quê.

Thưa chị Nở,

Cả chị và cô Ðặng Thùy Trâm này là hai người đàn bà ở hai chiến tuyến chết trong cùng cuộc chiến, trong cùng thời gian và độ tuổi cũng gần như nhau, nhưng hai cái chết mang hai ý nghĩa khác nhau: Thùy Trâm bị bắt buộc và tự đi tìm cái chết; còn chị, chị bị chết vì người ta ở mãi đâu vô đây tìm để giết chị.

Chị chỉ là tự vệ. Chị không hận thù ai. Không ai dạy chị oán thù, không ai tuyên truyền với chị về chủ nghĩa này, chủ nghĩa nọ và cũng không nhân danh chủ nghĩa để chém giết người khác. Chị rất đôn hậu.

Còn cái cô Thùy Trâm kia đã từ ngoài đó vào đây, mang trong lòng sự thù hận bởi sự tuyên truyền nhồi nhét. Miền Nam này nào có cần ai phải giải phóng đâu, cho mãi nhiều năm sau này, người Miền Nam vẫn khẳng định rằng họ không cần ai giải phóng cả.

Chị Nở có thấy điều buồn cười này không là trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm viết là sao quân Mỹ Ngụy tàn ác, thích chém giết. Chị Nở có thích chém giết ai không hay người ta vào đây tìm giết chị. Từ ngoài đó lần mò vào tận trong này để tìm giết người ta lại còn hô hoán là sao người ta thích chém giết mình, thật kỳ lạ!

Cũng trong cuốn nhật ký, Thùy Trâm than phiền là phấn đấu đã lâu nhưng chưa được kết nạp đảng, đây cũng là lý do vì sao Thùy Trâm đi B, cố gắng trong công tác để chỉ mong được đảng kết nạp. Chị Nở có biết cô ta mong được kết nạp để làm gì không? Thưa là để có cơ hội được làm lớn, có đảng mới được làm lớn, có làm lớn thì mới có quyền và có tiền. Bây giờ, cả cái nước Việt Nam này, đảng Cộng Sản thi nhau vơ vét tiền bạc của người dân, chúng giầu lắm rồi. Hồi trước mỵ dân, chúng đem những người giầu có ra đấu tố, gọi họ là địa chủ, giờ thì ai đấu tố chúng? Thùy Trâm này nếu mà không chết và giả như có ô dù, giờ có thể là Bộ trưởng Y Tế hay làm giám đốc một bệnh viện nào đó thì cũng là những con dòi, con bọ đang tham gia đục khoét thân thể Việt Nam.

Cũng là cái chết nhưng chị chết trong vòng tay người chồng, có mồ yên mả đẹp, có nhang, có khói; tội cho cha mẹ cô Thùy Trâm, không biết nắm xương khô con giờ ở chỗ nào, họa chăng là cái bàn thờ với tấm hình cô ấy mà thôi.

Bốn mươi năm đã qua, bây giờ nhiều thay đổi lắm rồi chị Nở ạ! Ông thiếu úy trẻ năm xưa giờ là ông cụ già rồi, vẫn khó tính như trước và đang phiêu bạt nơi xứ người, Thượng Sĩ Hội đã mất. Nở từ ngày đào ngũ tôi không gặp lại, chắc đã có vợ khác. Chúng tôi xin được tạ lỗi cùng chị là đã không giữ được đất nước để rơi vào tay quân thù, thật không xứng đáng với sự hi sinh của chị. Chúng tôi làm mất nước không phải vì hèn kém, không chiến đấu, mất nước vì bị... phải mất nước!

Quên kể cho chị nghe, mấy tháng sau ngày chị mất, vũ khí được tối tân hóa, những cây Garant cổ lỗ sĩ được thay bằng súng M16, còn cây đại liên 30 nặng chình chịch chị biết đấy, thay thế bằng đại liên M60, nhẹ hơn, bắn nhanh hơn và không hay bị kẹt đạn nữa chị Nở ạ.

Thôi tất cả đã qua, chúng tôi vẫn không bao giờ quên những người đã hy sinh vì mảnh đất Miền Nam thân yêu, không bao giờ quên được những gương chiến đấu dũng cảm của Quân và Dân trong việc chống lại quân Bắc phương xâm lược. Hôm nay ngồi viết lại những hàng chữ này như được thắp nén hương trang trọng cho chị, thưa chị Nở.
06-02- 2014 1:40:07 PM
Trần Như Xuyên
www.nguoi-viet.com

Trung Quốc vẫn lấn lướt, thế giới khó ngăn

Quyết định đặt giàn khoan HD-981 trong vùng biển của Việt Nam, Trung Quốc đã toan tính sẽ gặp phản ứng dây chuyền. Thế giới bất bình, lo ngại, phê phán gắt gao, thậm chí còn đe dọa và chuẩn bị đối phó. Những điều đó chắc chắn Bắc kinh đã có dự trù. Một khi đã khẳng định và xác quyết chủ quyền của mình trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thì sẽ không vì phản ứng, dù gắt gao hay chiếu lệ, của thế giới mà Trung Quốc e ngại phải rút lui.


 Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Chuck Hagel (trái) và Bộ Trưởng Quốc Phòng Nhật Itsunori Onodera, tại Thượng đỉnh Quốc phòng Shangri-La, Singapore. (Hình: AP/Photo)

Làm như vậy Bắc Kinh sẽ mất hết uy tín và danh dự của một cường quốc có tham vọng trở thành giàu mạnh nhứt về kinh tế và quân sự, thay Mỹ áp đặt một trật tự mới cho sinh hoạt chính trị thế giới. Ðó là chủ trương của chiến lược gia Ðặng Tiểu Bình từ năm 1991. Ông đã công khai đặt việc hiện đại hóa quân sự lên hàng ưu tiên số một. Ông đã bí mật tăng ngân sách quốc phòng ngoài sự hiểu biết và tưởng tượng của Tây phương. Ông được toàn dân sùng kính mãi cho đến ngày nay. Ban lãnh đạo hiện thời của Trung Quốc đang theo đuổi và từng bước thực hiện chiến lược của Ðặng Tiểu Bình.

Ðặt giàn khoan trong vùng biển Hoàng Sa, Trung Quốc biết chắc Việt Nam sẽ không dám phản ứng vì há miệng mắc quai. Ngoài ra Việt Nam còn là một đồng đảng vệ tinh “tốt” của Trung Quốc, nếu không muốn nói là chư hầu. Cộng Sản Bắc Việt không hề liên kết quân sự với bất cứ một quốc gia nào từ khi mới thành lập, ngoại trừ làm tay sai cho cộng sản Liên Xô và Trung Quốc với “nghĩa vụ quốc tế” là cộng sản hóa miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Ðiện, v.v... Hai quan thầy của Việt Nam là Liên Xô, và Trung Quốc luôn luôn đối đầu với các quốc gia tư bản Tây phương suốt thời gian Chiến Tranh Lạnh.

Vậy thì bây giờ ai sẵn sàng bênh vực cho một chư hầu Cộng Sản Việt Nam bị quan thầy Cộng Sản Trung Quốc áp bức. Vả lại Tổng Trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phùng Quang Thanh vừa mới tuyên bố tại Shangri-La: Quan hệ Việt-Trung vẫn “phát triển tốt đẹp” và sự xung đột trên biển Ðông chỉ là “mâu thuẫn gia đình”!

Theo một chuyên gia người pháp, về Trung Quốc và Việt Nam, ông Laurent Guédéon, cho rằng trong toàn bộ cuộc khủng hoảng này, Trung Quốc đã thắng vì họ đã làm được những gì họ muốn trên biển Ðông. Với cách nhìn của ông Guédéon thì đây là chiến thắng của Trung Quốc về mặt chính trị lẫn về mặt ngoại giao. Bởi vì từ năm 1974 Hoàng Sa đã chịu sự trực tiếp quản lý của Trung Quốc, nên một khi họ đưa giàn khoan vào vùng này rồi nếu có rút đi thì chủ quyền của họ đối với vùng này vẫn không thay đổi. Ðiều quan trọng hơn là một hành động thử nghiệm phản ứng của các nước láng giềng với Việt Nam và của Hoa Kỳ.

Sở dĩ Nhật Bản và Philippines lên tiếng ủng hộ Việt Nam vì họ cũng là nạn nhân đồng cảnh ngộ, nên thừa cơ hội, tố cáo Trung Quốc lộng hành. Hai quốc gia này cũng biết chắc Trung Quốc không dám động tới mình vì có đồng minh Hoa Kỳ công khai tuyên bố sẽ bảo vệ nếu họ bị tấn công.

Tóm lại Trung Quốc đang cần tài nguyên khổng lồ dưới đáy biển Hoàng Sa và Trường Sa để vương lên thành cường quốc số một, trong khi Hoa Kỳ đang yếu dần vì hai trận chiến Afganistan và Iraq.

Dù vậy mặc lòng ngày 29 tháng 5, 2014, Tổng Thống Barak Obama vẫn tuyên bố tại học viện quân sự West Point: “Mỹ sẵn sàng đáp trả, hành động gây hấn của Trung Quốc đối với các nước láng giềng trên biển... Mỹ cần phải dứt bỏ chính sách đứng ngoài cuộc và quân đội Mỹ phải chuẩn bị cho những cuộc khủng hoảng... Những hành động gây hấn trong khu vực dù ở miền Nam Ukraine hay biển Nam Trung Hoa, hoặc bất cứ nơi nào khác trên thế giới, cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến các đồng minh của chúng ta và có thể lôi cuốn quân đội chúng ta can dự.” Ông Obama còn nói thêm, “Tôi muốn nhắc lại một nguyên tắc mà tôi đã đặt ra từ khi nhậm chức tổng thống: Hoa Kỳ sẽ sử dụng quân đội, đơn phương nếu cần thiết, nếu cần cho lợi ích cốt lõi của chúng ta.” Ông cả quyết Mỹ sẽ lãnh đạo, tuy nhiên sẽ dựa trên “hành động mang tính tập thể” với đồng minh.

Ngày 30 tháng 5, 2014, bộ trưởng quốc phòng 3 nước Nhật Bản, Australia và Mỹ đưa ra một tuyên bố chung phản đối mưu đồ có mục đích thay đổi hiện trạng bằng vũ lực.

Tại Shangri-La ngày 1 tháng 6, 2014, tổng trưởng Quốc Phòng Mỹ ông Chuch Hagel xác định quan điểm của Tổng Thống Obama. Ông Hagel nói: “Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã thực hiện các hành động đơn phương, gây mất ổn định và đòi hỏi chủ quyền ở biển Ðông. Mỹ sẽ không làm ngơ khi các nguyên tắc cơ bản của trật tự quốc tế bị thách thức.”

Những lời tuyên bố rõ ràng, mạnh dạn của tổng thống và bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ khiến Trung Quốc phải giật mình lo ngại và phản ứng qua lòi tuyên bố của Trung Tướng Vương Quang Trung, phó tổng tham mưu trưởng quân giải phóng Trung Quốc, rằng: “Những lời phát biểu trên đây chứa đầy sự bá quyền, khiêu khích, đe dọa, một sự hăm dọa hoàn toàn không mang tính xây dựng, hơn nữa lại công khai chỉ trích đích danh Trung Quốc. Những kiểu cáo buộc này là hoàn toàn vô căn cứ, không có lý lẽ.” Tướng Vương Quang Trung công khai tố cáo hai nước đồng minh Mỹ-Nhật đã cùng nhau khiêu khích Trung Quốc...

Trong khi đó Thủ Tướng Nhật Bản Shinzo Abe chiếm diễn đàn Shangri-La, đọc diễn văn khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Châu Á, còn gọi là Ðối Thoại Shangri-La lần thứ 13, Ông Abe tuyên bố: “Nhật Bản sẽ đóng vai trò và chủ động lớn hơn trong việc duy trì hòa bình tại Châu Á và thế giới. Nhật Bản và đồng minh Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác cùng ASEAN trong việc thúc đẩy hòa bình tại khu vực.” Ông so sánh những hành động của Trung Quốc ở biển Ðông và việc Nga xâm chiếm bán đảo Crimea, ông cho rằng tình hình giống như trước khi xảy ra Thế Chiến Thứ Nhứt.

Ngoài ra ông cho biết Nhật Bản sẽ đào tạo 250 người Philippines, Indonesia và Malaysia về việc bảo vệ bờ biển. Ðồng thời ông Abe đang thúc đẩy việc chỉnh sửa điều 9 Hiến Pháp Nhật Bản cho phép Tokyo thực hiện quyền tự vệ tập thể và hỗ trợ quân sự cho các nước cần sự giúp đỡ khi bị tấn công. Báo chí Trung Quốc tố cáo thủ tướng Nhật Bản làm loạn ở Châu Á.

Có thể nhận xét một bên là tổng thống Mỹ nói, sẽ “hành động mang tính tập thể” với đồng minh. Một bên khác thủ tướng Nhật tuyên bố, sẽ đóng vai trò và chủ động lớn hơn trong việc duy trì hòa bình tại Châu Á và thế giới. Phải chăng là hai cường quốc Mỹ-Nhật đã thỏa thuận chia nhau vai trò gìn giữ an ninh hòa bình trên thế giới. Nhật Bản là tai mắt và sức mạnh kềm chế Trung Quốc ở Á Châu, Mỹ và đồng minh Âu Châu phụ trách việc đối đầu với Nga, một phần tử chính của công sản Liên Xô còn sót lại. Cái thế của đồng minh Mỹ Nhật ở Á Châu còn có thêm sự hỗ trợ của Ðại Hàn, Úc Châu và Ấn Ðộ.

Riêng phần Trung Quốc chuẩn bị đương đầu với Mỹ chỉ còn cách kết hợp với Nga là đồng minh cộng sản ngày trước. Ðể chứng minh tình hữu nghị đó và đồng thời cũng tỏ cho thế giới biết Nga-Tàu là một, ngày 26 tháng 5, 2014, Bắc Kinh cùng với Moscou diễn tập quân sự chung trên biển Hoa Ðông, bắn đạn thật.

Tình hình chính trị quốc tế ngày nay cho thấy hai khối đối đầu nhau không còn là Hoa Kỳ và Liên Xô như thời Chiến Tranh Lạnh trong thế kỷ 20, mà chiến tranh lạnh, hay có thể nóng, trong tương lai sẽ xẩy ra giữa hai tập đoàn Mỹ-Nhật đương đầu với Nga-Tàu, đang giành nhau quyền áp đặt một trận tự thế giới mới cho thế kỷ 21.
04-06- 2014 2:00:38 PM
Võ Long Triều

Trung Quốc biến bãi đá ngầm thành đảo nổi ở Trường Sa

 MANILA (NV) .- Trung Quốc đang có những dấu hiệu mở rộng một số bãi đá ngầm thành những căn cứ cỡ lớn ở quần đảo Trường Sa với các hoạt động xây dựng tấp nập.



Hình lớn: Tàu hút cát của Trung quốc đang hoạt động thổi cát dưới lòng biển lên bồi đáp bãi đá ngầm Gạc Ma thành đảo nhân tạo. Bốn hình nhỏ từ trên xuống dưới từ năm 2012 đến nay cho thấy sự thay đổi hoàn toàn. (Hình: Tạp chí an ninh quốc phòng Jane)

Lâu nay, người ta chỉ thấy Philippines báo động còn Việt Nam tuy tuyên bố chủ quyền toàn thể khu vực quần đảo Trường Sa lại vẫn nín lặng.

Hôm Thứ Năm 5 tháng 6, 2014, tại Hội Nghị Âu-Á (ASEM) tổ chức ở Manila, tổng thống Philippines Benigno Aquino báo động rằng qua các hình ảnh và tài liệu mà ông nhận được, Trung Quốc đang có những hoạt động đáng ngờ vực ở một số bãi đá ngầm ở quần đảo Trường Sa.

Hồi Tháng Tư vừa qua, Philippines đã chính thức phản đối Bắc Kinh đưa những dụng cụ cỡ lớn thổi cát từ dưới lòng biển để biến bãi đá ngầm Johnson South Reef (Việt Nam gọi là đá Gạc Ma, Trung Quốc gọi là Chi Gua Jiao hay Xích Qua Tiêu) thành một căn cứ rộng lớn khoảng 30 hecta. Một số nguồn tin cho rằng Bắc Kinh còn tính xây dựng cả phi trường tại đây.

Nay, các không ảnh mà ông nhìn thấy có các tàu hút cát cỡ lớn có khả năng biến các bãi đá ngầm Cuarteron Reef (Việt Nam gọi là đá Châu Viên, Trung Quốc gọi là Huayang Jiao hay Hoa Dương Tiêu) và Gaven Reefs (Việt Nam gọi là đá Ga Ven và đá Lạc, Trung Quốc gọi là Nanxun Jiao hay Nam Huân Tiêu và Xinan Jiao hay Tây Nam Tiêu) thành các đảo nổi với diện tích lớn.

Tại các bãi đá ngầm này, sau khi cướp được từ Việt Nam và Philippines hồi hơn 20 năm trở về trước, Trung Quốc đã xây dựng mỗi nơi một pháo đài nhỏ trên bãi đá ngầm, có đầy đủ súng phòng không, đại bác chống tàu biển, radar, hệ thống truyền tin viễn thông vệ tinh.

“Chúng tôi lại thấy phiền nhiễu vì có vẻ như đang có các khai phá ở khu vực tranh chấp.” Ông Aquino nói trong cuộc họp báo tại hội nghị nói trên.

Tuy tổng thống Phi Aquino không nói rõ ràng về các hoạt động hút cát biến bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo của Trung Quốc ở các khu vực Trường Sa đang tranh chấp của nhiều nước, nhưng hai sĩ quan quân đội của Philipines xác nhận với hãng thông tấn AP rằng các máy bay tuần tra đã theo dõi các hoạt động của Trung quốc ở các bãi đá ngầm Gaven reefs và Cuarteron reef lâu nay.

Tại Gạc Ma, không ảnh của không quân Philippines chụp được cho thấy có những sự thay đổi rõ rệt của nơi này từ ngày 13/3/2012 đến ngày 11/3/2014. Cho tới ngày 20/2/2013, vẫn chỉ có một pháo đài nhỏ, nổi lên giữa một bãi đá ngầm và biển mênh mông. Nhưng không ảnh chụp ngày 25/2/2014 thì hoàn toàn khác hẳn. Một đảo cát rộng lớn nổi trên biển xuất hiện với máy hút và thổi cát từ dưới lòng biển liên tục hoạt động. Cái pháo đài đã xây dựng từ mấy năm trước chỉ còn là một miếng nhỏ trong đó.

Tháng Ba vừa qua, người ta thấy nhà cầm quyền Việt Nam cho tổ chức lễ tưởng niệm 64 liệt sĩ đã chết khi bị tàu Trung Quốc xả súng bắn ngày 14/3/1988 tại đá Gạc Ma. Lại còn có cả những lời kêu gọi giúp đỡ cho thân nhân gia đình các tử sĩ này.

Trong khi Philippines phản đối Bắc Kinh vi phạm Tuyên bố nguyên tắc ứng xử trên Biển Đông mà họ đã ký với ASEAN năm 2002, người ta chỉ thấy báo chí chính thống của nhà cầm quyền tại Việt Nam đưa tin tường thuật theo báo Philippines. Bộ Ngoại giao Việt Nam không hề lên tiếng việc làm phi pháp của Trung Quốc tại vùng biển đảo mà mình vẫn luôn luôn tuyên bố chủ quyền.

Ngay tại cuộc họp thượng đỉnh ASEAN gần đây ở Miến Điện, tổng thống Philippines Benigno Aquino vẫn đem vụ Gạc Ma ra đả kích Bắc Kinh và không hề thấy Việt Nam nói gì.

Từ 7 bãi đá ngầm và mỗi nơi chỉ có một căn cứ quân sự nhỏ, với những gì đang diễn ra tại 3 nơi, các bãi đá ngầm đang trở thành những đảo nổi nhân tạo và các căn cứ lớn nằm trong phạm vi 200 hải lý đặc quyền kinh tế của Phi, đe dọa an ninh của nước này. Bộ Ngoại Giao Philippines nói rằng hành động của Bắc Kinh dẫn đến nguy cơ mất ổn định ở khu vực. (TN)

06-05-2014 6:01:55 PM

Đại tá Lương Xuân Việt được vinh thăng Chuẩn Tướng

WASHINGTON, DC (NV) – Đại Tá Lương Xuân Việt, tư lệnh phó Sư Đoàn 1 Thiết Kỵ, Fort Hood, Texas, vừa được Tổng Thống Barack Obama đề cử thăng cấp Chuẩn Tướng hôm 20 Tháng Năm và có tên trong danh sách ngày 4 Tháng Sáu, đệ trình Thượng Viện Hoa Kỳ. Theo thông lệ, danh sách này coi như chính thức và đợi ngày Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua. Ông sẽ là sĩ quan cấp tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Hoa Kỳ.

 Đại Tá Lương Xuân Việt phát biểu tại Đại Nhạc Hội Cám Ơn Anh kỳ 5, 2011, tại sân vận động Bolsa Grande High School, Garden Grove. (Hình: Huy Phương/Người Việt)


“Đại Tá Lương Xuân Việt được thăng cấp chuẩn tướng là niềm hãnh diện và vẻ vang cho các anh em quân nhân Mỹ gốc Việt nói riêng và cho cộng đồng người Việt, nói chung. Ông là một ngôi sao sáng của thế hệ chúng tôi,” cựu Trung Tá Ross Nguyễn, chủ tịch hội quân nhân Mỹ gốc Việt (VAAFA) và là sĩ quan gốc Việt phục vụ 28 năm đơn vị công binh tác chiến của quân đội Hoa Kỳ, nói với phóng viên nhật báo Người Việt.

“Ông Lương Xuân Việt từng là tiểu đoàn trưởng Tiểu Đoàn 82 Biệt Kích Dù, rồi nắm chức trung đoàn trưởng Sư Đoàn 101 Không Kỵ. Sau đó, ông là tư lệnh phó Sư Đoàn 1 Thiết Kỵ cho đến nay. Chức vụ này thường phải do sĩ quan cấp tướng đảm nhiệm,” người cựu sĩ quan gốc Việt nói.

“Hồi Tháng Tư năm nay, khi ông về giữ chức tư lệnh phó đơn vị hiện thời, chúng tôi đã thấy xác xuất để Đại Tá Việt lên cấp tướng rất cao. Trong tinh thần chiến hữu, ông là niềm hãnh diện cho các quân nhân người Mỹ gốc Việt. Ông còn là gương sáng và là mẫu người lãnh đạo cho giới trẻ gốc Việt mai sau,” vị chủ tịch hội VAAFA nói.

“Chúng tôi thường đi uống cà phê khi gặp nhau tại Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ. Lúc ấy ông mới thuyên chuyển về Fort Hood, Texas,” Cựu trung Tá Ross Nguyễn nói.

Theo trang nhà của Sư Đoàn 1 Không Kỵ, Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt cùng gia đình tị nạn chính trị và định cư năm 1975 tại Hoa Kỳ. Ông nhập ngũ sau khi tốt nghiệp Đại Học USC.

Đơn vị đầu tiên ông phục vụ là Trung Đoàn 8 Bộ Binh thuộc Sư Đoàn 1 tại Fort Carson, Colorado, với chức vụ trung đội trưởng chống xe tăng và đại đội trưởng bảo trì của sư đoàn.

Năm 1993, ông được thuyên chuyển đến Fort Bragg, North Carolina, phục vụ Trung Đoàn 325 Không Kỵ, Lữ Đoàn 82 Nhảy Dù, thuộc Sư Đoàn 2, với chức vụ Phụ tá chỉ huy trưởng hành quân của sư đoàn, sau là đại đội trưởng Đại Đội Alpha. Trong khi giữ chức vụ này, ông được chuyển đến Haiti để tham gia cuộc “Hành Quân Vì Dân Chủ” với chức vụ chỉ huy trưởng lực lượng “Theater Quick Reaction Force.”

Sau đơn vị ở Fort Bragg, ông được được chọn gia nhập Trung Tâm Huấn Huyện Liên Quân ở Fort Polk, Louisiana, với chức vụ quan sát viên thanh tra. Ông theo học Trường Cao Đẳng Chỉ Huy và Tham Mưu và được chuyển đến Lực Lượng Đặc Nhiệm Phía Nam Âu Châu (SETAF). Ông là chỉ huy trưởng kế hoạch và sĩ quan hành quân Lữ Đoàn 173 Không Kỵ thuộc Trung Đoàn Nhảy Dù 508 của Sư Đoàn 1, tại Vicenza, Ý. Nơi đây ông được điều đến Kosovo và Bosnia-Herzegovina trong kế hoạch của Lực Lượng Đối Phó Chiến Lược của khối NATO.

Ông tham gia và giữ nhiều chức vụ quan trọng ở Fort Bliss, Texas để hỗ trợ Bộ Nội An. Năm 2005, ông là chỉ huy trưởng Lữ Đoàn 3 Dã Chiến, Trung Đoàn Nhảy Dù 505 của Sư Đoàn 82 Nhảy Dù. Ông tham gia đơn vị hành quân “Operation American Assist,” trợ giúp nạn nhân bão Katrina ở New Orleans, chiến dịc hành quân Freedom 06-08 “War on Terror” ở Iraq.

Năm 2009, Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt chỉ huy Lữ Đoàn 3 Dã Chiến (Rakkasans) thuộc Sư Đoàn Nhảy Dù 101. Năm 2010, Lữ Đoàn 3 tham gia cuộc hành quân “Enduring Freedom 10-11” ở Afghanistan. Sau khi chỉ huy đơn vị này, ông được mời làm thành viên an ninh quốc gia “National Security Fellow” và giám đốc “Pakistan Afghanistan Coordination Cell” thuộc bộ tham mưu hỗn hợp J5.

Chuẩn Tướng Lương Xuân Việt tốt nghiệp đại học USC văn bằng Biological Sciences và bằng cao học Military Arts and Science.

Ông là con trai duy nhất trong gia đình có 7 chị em gái đều thành công trên đất Mỹ. Thân phụ ông là Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, Lương Xuân Đương, đã qua đời năm 1997 tại California. Thân mẫu của ông sinh sống tại Los Angeles. Qua Mỹ năm 1975, khi chưa đầy 10 tuổi, gia đình ông chọn thành phố Mountain View, California để sinh sống.
06-05-2014 5:34:10 PM
Linh Nguyễn/Người Việt

Hàng thật, hàng giả



Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Trong lúc “biển đông không có gì mới” với cái dàn khoan HD 981 của láng giềng Bốn Táp vào cướp dầu của VN, khi đọc thấy mấy chữ hàng thật hàng giả, chắc có người suy đoán rằng người mổ (keyboard) đang bàn đến sản phẩm made in China.

Thưa không phải. Chuyện thằng em bị anh cả nó đục vào mặt là chuyện thường tình dân gian; không có gì phải ầm ỉ lên, vì Đại tướng Phùng Mang chuyên coi việc quốc phòng đã dạy,"Trên thực tế, ngay ở trong quốc gia hay mỗi gia đình cũng còn có những mâu thuẫn bất đồng, huống chi là các nước láng giềng với nhau còn tồn tại tranh chấp về biên giới, lãnh thổ hoặc va chạm là điều khó tránh khỏi. Quan hệ giữa VN và nước bạn láng giềng TQ, về tổng thể trên các mặt đang phát triển tốt đẹp".

Người mổ lại càng không dám lạm bàn đến chuyện “nhạy cảm”, bởi ông cựu Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội là Mèo ướt Mưa (Vũ Mão) phán: “Chúng ta nên nói với nhân dân thế nào về phương châm 16 chữ vàng và 4 tốt trong quan hệ đối ngoại hai nước. Tôi cho rằng, 16 chữ ấy có thể có lúc không đạt được nhưng nó vẫn là cái mong muốn muôn thuở”.

Xin thưa, chữ “hàng” ở đây là đầu hàngđầu hàng thật hay đầu hàng giả. Trong bài này, tác giả chỉ mạo bàn đến hai cặp hàng làm điển hình. Đó là cặp Bùi Tín + Cù Huy Hà Vũ và cặp Nguyễn Phương Hùng + Nguyễn Ngọc Lập. Hai người trước là CS đầu hàng Quốc Gia, hai ngài sau ngược lại.

Trước hết xin bàn về ông Bùi Tín và ông Cù Huy Hà Vũ. Thiển nghĩ khỏi cần dông dài vì ai cũng đã biết nhân thân lý lịch trích dọc trích ngang của hai ông họ Bùi, Cù rồi. Xét về mặt vật chất, địa vị xã hội, thì quả là hai ông đang khi không “lại tìm những chốn đoạn trường mà đi”. Có người bảo hai ông “trá hàng”. Nhưng cứ nghe những gì hai ông làm, viết, nói trên các diễn đàn thì “Địch” (của đảng “ta”) rất cần những kẻ “trá hàng” như thế.

Ông Bùi Tín và ông Cù Huy Hà Vũ đứng trước 
Đài tưởng niệm nạn nhân CS tại Hoa Thịnh Đốn (Ảnh VOA)

Còn hai ông Nguyễn Phương Hùng và Nguyễn Ngọc Lập, ngược lại, sau khi qui hàng đối phương có mòi khởi sắc màu mỡ hơn, nhờ được chiêu đãi tận tình. Hồi xưa cỡ Đại úy BĐQ như Hùng, hoặc Thiếu úy TQLC cỡ Lập sức mấy bén mảng tới gần được hang Thứ trưởng “Ngụy”, nay lại được “đồng du” với Thứ trưởng Ngoại giao “giặc Miền Bắc vô đây bàn tay nhuộm máu anh em” mà tiêu lệnh của Hùng là “Biệt Động Quân, Sát” và của Lập là “Sát Cộng” xâm lên cánh tay, ra thăm Hoàng Sa, được uống rượu Nga Putinka. Đặc biệt ông Lập rất “ấn tượng” với lời phát biểu của ông trước phái đoàn có ông Thứ trưởng Sơn chủ trì:“Ông tôi theo giặc, cha tôi theo giặc, tôi theo giặc” nhưng ông đã không xin “tỵ nạn Tư Bản” ở lại VN, mà sau đó cùng ông Hùng trở lại Mỹ nơi hai ông đã ký vào đơn xin tỵ nạn CS. Chẳng khác gì nói thẳng vào mặt Sơn: “Ông đây vẫn tiếp tục theo giặc đây này!”

Từ phải qua trái hai “hàng thần” Lập, Hùng, Thứ trưởng Sơn 
trong chuyến thăm HSTS là “của China”.

Hàng thật, hàng giả? Ai giả ai thật? Thật hay giả thì, nghĩ cho cùng, cả hai đều đang “ẻ” lên đầu CSVN.


Nhà văn Đặng Phú Phong bị cấm xuất cảnh về lại Mỹ

Lý do: "An ninh quốc gia"

WESTMINSTER, Calif (NV) - Nhà văn Đặng Phú Phong, Việt kiều, tên chính thức là Đặng Kevin Q., hiện đang ở Việt Nam, vừa fax biên bản cấm xuất cảnh của công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất qua California cho một thân hữu báo tin ông bị giữ lại tại phi trường này khi chuẩn bị rời Việt Nam.
Biên bản do công an cửa khẩu Tân Sơn Nhất lập khi cấm nhà văn Đặng Phú Phong xuất cảnh hôm 2 tháng Sáu. (Hình: Người Việt)

Biên bản do Cục Quản Lý Xuất Nhập Cảnh, Đồn Công An Cửa Khẩu Tân Sơn Nhất, lập ngày 2 tháng Sáu, 2014, ghi rõ là nhà văn Đặng Phú Phong, quốc tịch Hoa Kỳ, không được lên chuyến bay BR392 của hãng hàng không EVA, bay đi Taipei (Đài Loan) lúc 11:50 giờ sáng, với lý do thuộc diện tạm hoãn xuất cảnh vì lý do an ninh quốc gia.

Vẫn theo biên bản này, người quyết định cấm nhà văn Đặng Phú Phong rời Việt Nam tên là Phạm Tất Hưng, cấp bậc Thương Tá, chức vụ Phó Trưỏng Đồn công an Cửa Khẩu Tân Sơn Nhất.

Sau năm 1975, nhà văn Đặng Phú Phong bị nhà cầm quyền CSVN cầm tù đến cuối 1982 mới được trả tự do. Ông hiện định cư tại nam California, ông làm thơ, viết văn, viết báo, cộng tác với các trang VanchuongViet.org, Damau.org, và thường sinh hoạt với Hội Ái Hữu Tây Sơn Bình Định.

Cho đến giờ báo lên khuôn, nhật báo Người Việt chưa liên lạc được với nhà văn Đặng Phú Phong hoặc thân nhân của ông. (H.G.)
06-05-2014 5:03:49 PM