Wednesday, January 13, 2016

Vai trò của tổ chức xã hội dân sự trên chính trường Việt Nam

Lê Dủ Chân (Danlambao) - ...Một tổ chức chính trị sinh hoạt dưới dạng một tổ chức xã hội dân sự chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi đối tượng của nó là những tập thể quần chúng chiếm số đông trong xã hội, hoặc nhắm vào những mặt tiêu cực phổ thông của xã hội... Chúng ta và ngay chính đảng cộng sản điều biết rằng trận chiến hôm nay là trận chiến giữa độc tài toàn trị và tự do, dân chủ. Trong trận chiến này yếu tố quyết định thắng lợi cuối cùng là lòng dân... 


Đảng cộng sản Việt Nam (CSVN) và nhà nước của nó tất nhiên không sớm thì muộn sẽ bị đào thải và sụp đổ bởi vì nó đi ngược lại trào lưu tiến hóa và văn minh của nhân loại nói chung và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam nói riêng.

Đảng cộng sản bị đào thải như thế nào, nhà nước của nó sụp đổ ra sao, và vào thời điểm nào thì còn tùy thuộc vào nhận thức của chính bản thân của đảng, thái độ của 90 trệu dân Việt Nam và sự đòi hỏi của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam trong nhu cầu hội nhập ngày nay.

Những sự kiện đấu đá tranh giành quyền lực một mất một còn trong sinh hoạt chính trị nội bộ đảng cộng sản xảy ra vào cuối năm 2015 đầu năm 2016, sự gia tăng hành động xâm lược một cách thô bạo và trắng trợn của nhà cầm quyền Trung cộng trên Biển Đông cùng với sự bất mãn của người dân trong cả nước trước đại hội toàn thể 12 của đảng là những chỉ dấu cho chúng ta thấy sự tồn tại của đảng và nhà nước CSVN sẽ không còn bao lâu nữa.

Để đáp ứng được tình hình trên, vấn đề khẩn thiết của 90 triệu dân hôm nay là cần một hay nhiều tổ chức có tầm vóc, có khả năng về chất lẫn lượng để đối trọng với CSVN một khi tình hình đã chín mùi. Hoặc cạnh tranh quyền lực với đảng cộng sản trong quốc hội, trong nhà nước hoặc thay thế đảng cộng sản để điều hành đất nước, xã hội tùy theo tiến trình dân chủ hóa của đất nước đi theo kịch bản nào, tiệm tiến hay tức thời. Chúng ta ai cũng hiểu được rằng một nước không thể có một ngày không có vua, một quốc gia không thể có một ngày không có chính phủ.

Thử bình tâm mà đặt ra một tình huống như sau: Nếu vào một thời điểm nào đó, một ngày nào đó người dân hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội, phẫn uất vì một vấn đề nào đó, vùng dậy xuống đường biểu tình lật đổ chế độ cộng sản và nếu họ thành công thì ai, cá nhân nào, tập thể nào sẽ là người thay mặt cho họ đứng ra thay thế đảng cộng sản và nhà nước của nó để điều hành đất nước? Hoặc mai đây, một khi đảng cộng sản nằm trong thế chẳng đặng đừng phải dân chủ hóa chế độ, mở rộng quốc hội thì ai, tổ chức nào, đảng phái nào có đủ nhân lực ra ứng cử làm đối trọng với đảng viên đảng cộng sản trong nghị trường để tranh thủ những đường lối, chính sách có lợi cho dân, cho nước như đảng Liên đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD) của bà Aung San Suu Kyi ở Cộng Hòa Liên Bang Myanmar (Miến Điện) hoặc như Công Đoàn Đoàn Kết của ông Lech Walesa ở Ba Lan.

Đảng cộng sản dĩ nhiên không bao giờ muốn kết quả tất yếu này xảy ra, do đó chủ trương của họ là đàn áp không nương tay đối những tổ chức mà họ cho là mối đe dọa trực tiếp đối với quyền lực mà họ đang có. Các vụ bắt bớ Trung tá Trần Anh Kim, Luật sư Nguyễn Văn Đài gần đây, cũng như Linh Mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Anh Nguyễn Phong thuộc đảng Thăng Tiến, Kỷ sư Trần Huỳnh Duy Thức, Luật sư Lê Công Định, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung, Doanh nhân Lê Thăng Long của nhóm nghiên cứu Chấn trước đây đã nói lên điều đó.

Mặc dù đang nắm quyền lực và thủ đắc một lực lượng đàn áp bao trùm xã hội, nhưng đảng cộng sản không phải không có những yếu điểm để chúng ta khai thác làm lợi cho phong trào dấu tranh dân chủ. Một trong những yếu điểm đó là hiến pháp và luật pháp hiện hành của đảng và nhà nước CSVN. 

Từ thập niên 1990 đến nay vì muốn hội nhập vào cộng đồng thế giới để tồn tại, đảng CSVN đã nhiều lần bị bắt buộc phải thay đổi hiến pháp và luật pháp cho phù hợp với thế giới bên ngoài. Phong trào dân chủ trong nước cũng đã thấy và lợi dụng được điểm này do đó trong vài năm trở lại đây đã tự động thành lập được trên 20 tổ chức Xã Hội Dân Sự hoạt động công khai mà không bị đảng cộng sản triệt để tiêu diệt mặc dù đảng vẫn xem những tổ chức đó là cái gai trước mắt của mình. 

Từ đó chúng ta thấy được rằng, cơ hội để được công khai hoạt động và hóa giải được phần nào sự trấn áp thô bạo của đảng cộng sản và công cụ của nó, con đường khả dĩ an toàn cho phong trào dân chủ trong nước là dùng hiến pháp, luật pháp của cộng sản để chống cộng sản. 

Với phương thức đó chúng ta có thể thành lập một tổ chức chính trị dưới ngụy tích một tổ chức xã hội dân sự và sinh hoạt dân sự với mục đích chính trị trong đó mục đích chính trị là chủ chốt. Không ai bắt buộc một tổ chức làm chính trị nhất thiết phải có danh xưng và cương lĩnh mang màu sắc chính trị và cũng không ai có thể vạch được lằn ranh giữa sinh hoạt thuần túy dân sự và sinh hoạt chính trị trong xã hội.

Một tổ chức chính trị sinh hoạt dưới dạng một tổ chức xã hội dân sự chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi đối tượng của nó là những tập thể quần chúng chiếm số đông trong xã hội, hoặc nhắm vào những mặt tiêu cực phổ thông của xã hội. Cụ thể như các hội, đoàn: Công Đoàn Độc Lập nhắm vào lực lượng công nhân (đang trên đà vận động), Hội Thầy Giáo Chu Văn An nhắm vào lực lượng sinh viên học sinh (đã có), Hội Tương Trợ Pháp Lý Dân Oan nhắm vào dân oan bị mất đất mất nhà (chưa có), Hội Bài Trừ Thực Phẩm Độc Hại nhắm vào thực phẩm độc hại từ Trung cộng nhập vào Việt Nam (chưa có), Hội Hoàng Sa, Trường Sa Trong Tim Tôi nhắm vào những người quang tâm đến sự tồn vong của dân tộc, chủ quyền của quốc gia (chưa có)... v.v...

Trên quan điểm đó chúng ta không cần phải có nhiều tổ chức Xã Hội Dân Sự nhưng cần có những tổ chức Xã Hội Dân Sự lớn, có tầm về chất lẫn lượng để có thể sinh hoạt sâu rộng trên khắp các tỉnh thành của đất nước. Trong điều kiện hiện nay, để làm được điều này trước mắt chúng ta nên:

- Về tổ chức: Bỏ cái nhỏ, hoặc gom nhiều cái nhỏ để có cái lớn.

- Về cá nhân: Vì mục đích chung, hy sinh cái tôi để hội nhập với bạn bè.

Đành rằng với những kẻ dùng luật rừng như đảng cộng sản thì không có một phương pháp nào gọi là tuyệt đối an toàn, nhưng nếu chúng ta đi theo con đường này ít nhất chúng ta sẽ có những lợi điểm như sau:

- Đảng cộng sản phải trả giá rất đắt, bằng sự căm phẩn, trước quần chúng nhân dân và công luận thế giới một khi ra tay đàn áp hay dùng luật rừng để buộc tội các cá nhân hay các tổ chức hoạt động Xã Hội Dân Sự. Cũng vì lý do này mà cực chẳng đã công an nhân dân hóa thân côn đồ.

- Qua sinh hoạt Xã Hội Dân Sự các cá nhân và tổ chức sẽ tạo được uy tín, lòng tin yêu, sự cảm phục của dân đó là yếu tố cần thiết để được nhân dân bảo vệ và ủng hộ cho sự nghiệp chính trị của mình và của tổ chức.

- Qua sinh hoạt Xã Hội Dân Sự, cá nhân và tổ chức mới có thể đi sâu, đi sát, đi rộng vào các tầng lớp nhân dân trên toàn quốc để vận động họ đứng về phía mình.

- Qua sinh hoạt Xã Hội Dân Sự người dân sẽ cảm nhận được trong xã hội này ngoài đảng cộng sản đang cầm quyền còn có rất nhiều cá nhân và tổ chức xứng đáng hơn đảng cộng sản để thay mặt họ điều hành đất nước và quản lý xã hội không giống như sự tuyên truyền của đảng lâu nay rằng chỉ có đảng cộng sản là tổ chức duy nhất xứng đáng để lãnh đạo quốc gia...

Tất cả chúng ta và ngay chính đảng cộng sản điều biết rằng trận chiến hôm nay là trận chiến giữa độc tài toàn trị và tự do, dân chủ. Trong trận chiến này yếu tố quyết định thắng lợi cuối cùng là lòng dân. 

14.01.2016

Khi bác Cả Lú lên cơn lú

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nếu người điên “có quyền” lên cơn điên, thì kẻ lú cũng có quyền lên cơn lú. Bác Cả Lú của “đảng ta” đang lên cơn lú khi tự chửi mình qua những tiêu chí mới bác đề ra cho người nắm chức vụ Tổng Bí thư Đảng của nhiệm kỳ sắp tới.

Để ngăn chặn cho bằng được “Một đồng chí Ủy viên Bộ chính trị” từng làm cho bác cả Lú phải mếu máo sụt sùi trước diễn đàn Quốc hội trước đây hơn 3 năm (Phiên họp thứ 4, Khóa 13, từ 23/10 đến 22/11/2012) lên ngồi ghế chóp bu của “Đảng quang vinh muôn năm” trong nhiệm kỳ 2016-2020 mà “Đồng chí X” đầy triển vọng, bác Cả Lú nhân danh “làm chủ tập thể” đã nhảy lên một tầm cao mới đứng trên cả Cương lĩnh Đảng vốn đang ngồi trên Hiến Pháp, đề ra nhiều tiêu chỉ mới cho chức TBT. Trong đó có ba tiêu chí: Một, phải là người miền Bắc; hai, phải người có lý luận; và ba, không có tham vọng quyền lực.

Chỉ với ba tiêu chí ấy thôi, cũng đủ nói lên cơn nổi lú của đương sự; nó “thăng hoa” vị Tổng Bí thư Đảng CSVN lên hàng Đại Lú:

“Phải là người miền Bắc”! Mới đó, trong lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày mà “có triệu người vui” (lúc đó) gọi là “Giải Phóng” lẫn “có triệu người buồn” gọi là “Phỏng Hai Hòn”. Để cho đỡ ngượng và cho nó có vẻ “hòa giải hòa hợp dân tộc”, bác kêu là “Ngày Thống nhất đất nước”. Mồm bác vừa hô đất nước thống nhất lại vừa hoán phân biệt Nam Bắc, kỳ thị người miền Nam, kẻ cả người miền Nam như “Đồng chí” Nguyễn Tấn Dũng và dòng họ đã “có công” chết và bị thương cho Đảng còn gấp bội “đồng chí” Nguyễn Phú Trọng và dòng họ trên đất Bắc. Ngay tại các nước có tiếng là phân biệt chủng tộc, người ta cũng không dám cấm dân sắc dân này sắc dân kia tham gia vào tổ chức đảng phái, chính quyến, đàng này bác cả ta lại phân biệt đối xử ngay với sắc dân mình, chỉ vì khác miền, mà miền ở đây không phải là miền tầm thường, nhưng là miền Nam “luôn trong tim bác Hồ”.

“Phải là người có lý luận”! Một trong những điều kiện để được làm TBT là phải đương kim Ủy viên Bộ Chính trị (BCT); Nay đòi hỏi một Ủy viên BCT “phải là người có lý luận” mới được làm TBT thì té ra trong số 16 ông vua tập thể ngồi đó có không nhiều thì ít kẻ “nhân bất học, bất tri lý”, dù là cái thứ lý luận “Đập chuột nhưng không để bể bình”, Đòi hỏi đa nguyên đa đảng là “suy thoái đạo đức”, hay “Yêu nước là yêu CNXH”, nhưng chưa biết mặt mũi nó ra răng/nà nàm thao/như thế nào khi “không biết xây dựng đến hết thế kỷ 21 này đã hoàn thiện chưa”.

Tiếp theo hai cơn động cỡn lên cơn lú của bác đương kim TBT/ĐCSVN trên đây là cơn giật thứ ba của bác cả lú: “Không có tham vọng quyền lực”.

Bác lên cơn nổi lú buộc “đồng chí” không được “có tham vọng quyền lực, nhưng chính bác là kẻ có tham vọng quyền lực hơn ai hết. Trong số “Tứ trụ” đã tuổi về hưu, bác cả Lú là lão khứa hơn ai cả, nhưng bác lại là người tiên phong năng nổ nhất vận động bằng mọi thủ đoạn để được hưởng “ngoại lệ” để bám trụ ghế TBT thêm ít ra được nửa nhiệm kỳ, thậm chí một năm nữa.

Bàn là bàn vậy thôi. Không ai trách người mông du đang ngủ ngon giấc bỗng dưng bỏ giường chiếu leo lên mái nhà đi tới đi lui, hay chui vào rừng núi giữa đêm khuya, vì đó là cái bệnh của người ta. 

Cũng thế, chẳng ai huỡn, công đâu mà đi phàn nàn việc làm của kẻ bị bệnh thiểu não, như bác TBT của “tảng ta” đang lên cơn lú.

Chỉ ớn, chỉ tởm một điều. Đó là, trong khi người bị mộng du chẳng hại ai, cùng lắm chỉ hại vợ đêm khuya lo lắng không biết chồng bỏ đi mộng du lúc nào, kẻ đứng đầu một đảng, lãnh đạo cả nước lại, đã bị bệnh lú rồi lại thỉnh thoảng lên cơn lú thì tai hại vô cùng đến vận mệnh của cả một quốc gia dân tộc.

14.01.2016

HNTƯ 14: Theo Tàu: YES, theo Mỹ: YES, theo Dân: NO!!!

Ba Ếch lại... ngựa về ngược!?

Vũ Đông Hà (Danlambao) -  Hội nghị TƯ 14 hạ màn. Kết quả mới của cuộc đấu đá nội bộ là một số đồng chí già nua... "không ham quyền lực" - theo tiêu chuẩn của Tổng bí thư - được xếp vào trường hợp "đặc biệt" (được quyền đam mê quyền lực) tiếp tục tái cử. Danh sách đề cử vào các chức vụ chủ chốt là kết quả biểu quyết của một cụm từ rất lạ và lú: số phiếu rất tập trung.

Trong HNTƯ này, để đáp ứng nhu cầu đặc quyền đặc lợi, bảo vệ nồi... hamburger lẫn nồi vịt tiềm của cả 2 phía, mọi thương thuyết đã dẫn đến con đường đu dây Mỹ-Tàu theo hướng chiến lược làm ăn mới của đảng Cướp-Sạch:

"Mỹ Tàu hữu nghị, hợp tác cả hai, giữ ghế lâu dài, đảm bảo tương lai"
"Láng giềng tốt, Đô la tốt, Đồng chí tốt, Đồng minh tốt".

Việc TPP được đưa vào nghị trình của hội nghị sau cùng của BCHTƯ trước khi bước vào đại hội đảng XII cho thấy nguyện vọng rất tập trung của đa số ủy viên BCHTƯ là muốn "diversify" - đa dạng hoá portfolio / hồ sơ làm ăn - thay vì để hết trứng vàng vào tổ quạ Bắc Kinh.

Có hai giả thuyết từ chuyện này:

1. Đây là một thắng lợi lớn của Nguyễn Tấn Dũng và đàn em trong BCHTƯ đã đem được TPP vào nghị trình.

2. Đây là nhượng bộ của Nguyễn Phú Trọng đối với những đòi hỏi của nhiều UVTƯĐ sẽ đứng về phe Nguyễn Phú Trọng, phản Dũng nếu TPP được Bộ Chính trị bật đèn xanh.

Giả thuyết nào có xác suất xảy ra cao?

Để rõ hơn, hãy nhìn về "chuyện lớn" thứ 2 trong nghị trình hội nghị. Đó là vấn đề nhân sự.

Về mặt nhân sự, Nguyễn Phú Trọng phát biểu trong diễn văn bế mạc như sau:

"Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận dân chủ, thẳng thắn, trách nhiệm vàbiểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số đồng chí Ủy viên Trung ương khóa XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XII; nhân sự là Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XI thuộc trường hợp "đặc biệt" tái cử khóa XII và danh sách đề cử các đồng chí ứng cử các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ khóa XII với số phiếu rất tập trung."

Điều này cho thấy:

1. Nguyễn Phú Trọng / Bộ Chính trị đương thời đã bị thất bại trong nước cờ dành quyền đề cử ứng viên Bộ Chính trị tương lai (dựa vào Điều 13, quyết định 244-QĐ/TW - Bộ Chính trị dành quyền "cử", BCH TƯ chỉ được "bầu".)

2. Thay vào đó, danh sách đề cử sau cùng là do BCHTƯ biểu quyết thông qua.

3. Đây là một cuộc đối đầu hy hữu giữa BCHTƯ đối với BCT đảng CSVN như blogger Hoàng Trần phân tích trong bài viết Kết thúc hội nghị 14: Ban chấp hành trung ương “đối đầu” bộ chính trị? đăng trên Danlambao.

Chính xác hơn, không những đối đầu mà BCHTƯ đã thắng BCT trong Hội nghị TƯ 14 này.

4. Kết quả chung cuộc của Hội nghị BCHTƯ 14 là một thất bại lớn của Nguyễn Phú Trọng vì ông ta đã đình hoãn việc bổ xung nhân sự "đặc biệt", đáng lẽ phải xong ở Hội nghị TƯ 13, với hy vọng sẽ tìm mọi cách để cho Nguyễn Tấn Dũng không thể qua cửa ải Bộ Chính trị gồm 16 người mà ông Trọng đã thu phục được đa số.

5. Đây là một thắng lợi lớn cho Nguyễn Tấn Dũng vì nếu nằm trong danh sách đề cử và được bầu bán bởi BCHTƯ trong đại hội toàn đảng XII thì phần thắng sẽ nghiêng về ông Dũng - giống như ông đã tranh thủ sự ủng hộ của BCHTƯ và thoát được tai ách kỷ luật của ông Trọng / BCT trong kỳ Hội nghị BCHTƯ 6. 

Tình hình "chiến sự" của các đồng chí đảng ta có thể nào được phản ảnh qua những "bộ mặt" sau đây, được ghi nhận vào thời điểm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn bế mạc: "Hội nghị của chúng ta đã thành công rất tốt đẹp!"

Thành công tốt đẹp mà sao mặt mày của các đồng chí BCT đảng ta lại như thế này?:

Trong khi đó thì Nguyễn Tấn Dũng bên cạnh ngài đại tướng Tâm Tư:


Chỉ còn 1 tuần nữa là bước vào đại hội toàn đảng cộng sản. Từ giờ đến đó vẫn còn nhiều "sự cố" xảy ra - có thể trong Ba Đình Cung, hoặc đến từ Tử Cấm Thành. 

Trước mắt, trang daihoi12.com dùng để đăng tải ý kiến của các đảng viên, lão thành cắt mạng bênh vực đồng chí X được đóng cửa vì đã tạm thời làm xong nhiệm vụ. 

Trước mắt, Nguyễn Tấn Dũng xoa tay. 
Lên gân, lên cốt chuẩn bị cho hiệp cuối. 
Hiệp thứ 12.


Tại sao giá dầu lại tụt dốc

Chu Chi Nam (Danlambao) - Theo tin mới nhất của báo chí ngày 6/1/2016, thì giá 1 thùng dầu xuống còn là 34.32 USD. Nếu chúng ta nhìn vào đường biểu diễn giá dầu từ năm 2011 tới nay, vào năm 2011 cũng như năm 2012, có lúc giá dầu lên trên $120.00/1 thùng mà nay cuối năm 2015 đầu năm 2016 giá dầu xuống dưới $40.00 /1 thùng, như vậy đã xuống hơn gấp 3 lần.

Tại sao như vậy? Để cắt nghĩa sự kiện này có 2 trường phái: 1) Trường phái kinh tế; 2) Trường phái chính trị.

I. Trường phái kinh tế:

Những người theo trường phái này cho rằng giá dầu hỏa xuống dốc là hoàn toàn theo định luật cung cầu, vì trên thị trường số cung lúc nào cũng nhiều hơn số cầu. Cơ quan năng lượng quốc tế (AIE) đã đưa ra 1 bản dự đoán dựa vào quá khứ 2 năm trước (2014-2015) rồi tiên đoán tương lai cho tới năm 2020. Theo đó 2014 số cung (sản xuất) trên thị trường là 98 triệu thùng 1 ngày, trong khi đó số cầu (tiêu thụ) chỉ có 92.4 thùng 1 ngày, như vậy là dư ra 5.6 triệu thùng 1 ngày. Năm 2015 số cung là 98.6 triệu thùng 1 ngày, trong khi đó số cầu là 93.3 triệu thùng 1 ngày, thặng dư là 5.3 triệu thùng 1 ngày. Năm 2016: số cung là 99.7 triệu thùng 1 ngày, số cầu là 94.5 triệu thùng 1 ngày, thặng dư là 5.2 triệu thùng 1 ngày. Và cứ như thế thặng dư mãi cho tới năm 2020 số cung là 103.2 triệu thùng 1 ngày số cầu là 99.1 triệu thùng 1 ngày thặng dư là 4.1 triệu thùng 1 ngày. Những người theo trường phái kinh tế hoàn toàn dựa vào luật cung và cầu để cắt nghĩa sự việc này. Điều này không phải là họ không có lý.

Tuy nhiên tại sao có hiện tượng này. Để cắt nghĩa thì có nhiều nguyên do:

Nguyên do thứ 1: Đó là sự sản xuất dầu hỏa của Hoa Kỳ (HK) mỗi ngày 1 tăng. HK sản xuất dầu vào năm 2006 là 5 triệu thùng 1 ngày cho tới nay số sản xuất đã tăng gấp đôi lên khoảng trên dưới 10 triệu thùng 1 ngày (cuối năm 2015 đầu năm 2016). HK là nước tiêu thụ dầu đứng đầu trên thế giới, tiêu thụ khoảng 20 triệu thùng 1 ngày, ngày xưa phải nhập cảng 15 triệu thùng 1 ngày, nhưng nay chỉ còn nhập cảng 10 triệu thùng 1 ngày.

Nguyên do thứ 2: Đó là số tiêu thụ dầu trên thị trường mỗi ngày 1 giảm. Trường hợp điển hình là TC. Nước này, xưa kia tăng trưởng kinh tế ở 2 con số, tất nhiên cần dầu hơn là ngày hôm nay, tăng trưởng kinh tế chỉ còn 1 con số, theo dự đoán thì tăng trưởng kinh tế dưới 6%. Vào tháng 6/2015, Ngân hàng quốc tế dự đoán tăng trưởng kinh tế của Trung cộng vào năm 2016 là 3,3%, nay qua việc thị trường chứng khoán nước này bị mất giá vào 2 ngày thứ hai (4/1) và thứ năm (8/1), nên đã điều chỉnh, hạ xuống còn 2,9%.

Trước đây 1 năm TC tiêu thụ khoảng 13 triệu thùng dầu 1 ngày, nay chỉ còn 11 triệu thùng 1 ngày, như năm vừa qua Trung cộng sản xuất 5 triệu thùng một ngày, phải nhập cảng 6 triệu thùng. Số tiêu thụ giảm vì hãng xưởng đóng cửa, tất nhiên số nhập cảng dầu giảm. Viết đến đây, tôi cũng phân vân, vì có nhiều nguồn trái ngược nhau: nguồn thì cho rằng sự tiêu thụ dầu của Trung cộng vẫn tăng, có nguồn thì cho rằng đã giảm. Tôi nghiêng về nguồn thứ hai. Đấy là chưa nói những nước buôn bán nhiều với TC, như việc bán cho TC những nguyên liệu như đồng, sắt, thép, kẽm v.v... số bán này cũng giảm. Vì vậy nền kinh tế của những nước này cũng bị chậm lại. Việc tiêu thụ dầu khí cũng bị giảm đi.

Lý do thứ 3: Đó là chiến tranh ở Trung Đông.

Như chúng ta đã biết tổ chức nhà nước Hồi Giáo IS hiện nay vẫn còn chiếm đóng phần phía Bắc của Syria và Iraq. Nơi đây cũng có những giếng dầu, tổ chức này đã khai thác và bán rẻ trên thị trường chỉ vào khoảng $ 20.00/1 thùng; mỗi ngày bán cho tới từ 2 triệu tới 2.5 triệu thùng.

Lý do thứ 4: Đó là, mặc dầu số dầu hỏa trên thị trường bị thặng dư, các nước trong OPEC (các nước sản xuất và bán dầu hỏa trên thế giới) có yêu cầu giảm mức độ sản xuất, trong nhiều cuộc họp của tổ chức này, nhưng trong cuộc họp gần đây nhất, nước sản xuất đứng đầu trước đây là nước thứ nhì hiện nay và cũng là nước xuất cảng đứng đầu thế giới, nước Saudi Arabia. Nước này đã từ chối.

Chính vì vậy mà có người cho rằng việc giá dầu bị tụt dốc không phải chỉ vì lý do kinh tế, mà còn liên quan đến lý do tôn giáo và chính trị.

II. Trường phái chính trị.

Nhất là hiện nay sự tranh chấp giữa 2 nước cùng sản xuất và xuất cảng dầu, cũng là 2 nước theo đạo Hồi Giáo, nhưng theo 2 phái khác nhau. Đó là Iran, theo đạo Hồi giáo Shiite và Saudi Aribia theo đạo Sunni. Hai giáo phái này tranh chấp và muốn tiêu diệt lẫn nhau. Người ta còn nhớ vào thời thập niên 70, Saddam Hussein của nước Iraq, theo giáo phái Sunni, phần lớn dân phía bắc của Iraq trong đó có bộ lạc của gia đình Saddam Hussein, theo chi nhánh Sunni, đã gửi quân sang đánh Iran, phần lớn theo nhánh Shiite của Khomeiny. Cuộc chiến đã diễn ra rất khốc liệt.

Cả hai nước đều có 1 số dự trữ dầu rất lớn, Arabia Saudi với dự trữ là 267 tỉ thùng dầu, đứng thứ nhì chỉ sau Venezuela là 300 tỉ, Iran với 154 tỉ thùng dầu đứng thứ tư, chỉ sau Canada với 173 tỉ thùng dầu. Hai nước Iran và Saudi chỉ sống vào sự xuất cảng dầu, trong khi đó Iran lại có tham vọng chế tạo bom nguyên tử. Điều mà nước Saudia rất sợ. Hơn thế nữa ngân sách quốc gia của Iran được làm ra trong giả thuyết là giá dầu sẽ là $120.00/1 thùng, nay giá dầu chỉ còn trên dưới $35.00/1 thùng, có nghĩa là giết chết kinh tế của Iran, đồng thời giết chết tham vọng chế bom nguyên tử của nước này.

Các cụ ngày xưa có nói: “có thực mới vực được đạo”. Nay kinh tế khó khăn thì làm sao có thể thực hiện được chế bom nguyên tử.

Nhưng người ta cũng có thể đặt câu hỏi đó là nếu giá dầu xuống thấp, cũng gây khó khăn cho nước Saudi. Tuy nhiên với trường hợp nước này, thì không phải vậy, nước này dân số vừa ít khoảng trên 25 triệu dân, với 1 diện tích bao la khoảng hơn 2 triệu cây số vuông, với số dự trữ dầu hỏa đứng thứ nhì trên thế giới như vừa nói. Hơn thế nữa việc khai thác dầu hỏa của nước này lại rất rẻ nhờ ở kỹ thuật khai thác dầu rất hiện đại, do sự giúp đỡ và hợp tác của HK, 1 thùng dầu hỏa khi khai thác ra chỉ mất từ 15 đến 20 USD, trong khi ở những nước khác phải mất từ 30 đến 40 USD/1 thùng.

Với nước Iran, nước này có 1 dân số trên dưới 70 triệu dân, với diện tích là trên 1 triệu 600 ngàn cây số vuông, nước này vì nhiều lý do, trong đó có lý do bị cấm vận của HK, nên kỹ thuật khai thác dầu hỏa còn rất lạc hậu, vì vậy giá thành của 1 thùng dầu hỏa khi được khai thác ra rất cao.

Đó là lý do vừa tôn giáo vừa chính trị của sự tụt giá dầu hỏa.

Đấy là chưa nói đến việc nước Arabia Saudi cũng không có cảm tình với nước Nga, không muốn nước Nga can thiệp vào Trung Đông, cũng như việc nước Arabia Saudi nhìn Nga với con mắt không có thiện cảm, khi nước này chiếm Crimea của Ukrain, một cửa ngõ để Nga tràn xuống Trung Đông và có những liên hệ ngoại giao mật thiết với Iran và với Syria của Assad, kẻ thù của Arabia.

Việc làm của Arabia Saudi về vấn đề hạ giá dầu hỏa cũng nhằm vào việc ngăn cản mộng đế bá của Nga và ngăn chặn việc tái lập đế quốc Liên sô của Putin hiện nay vì kinh tế của Nga hiện nay phần lớn cũng dựa vào việc xuất cảng dầu và khí đốt. Nay giá dầu hỏa bị giảm, lại giảm 1 cách trầm trọng, tất nhiên ảnh hưởng xấu trầm trọng cho kinh tế Nga.

Tất nhiên hành động của Arabia Saudi về vấn đề giá dầu, có người cho rằng phải có sự chấp nhận hay làm ngơ của HK. Điều này không phải là không có lý.

Nhưng cũng có người đưa ra giả thuyết hoàn toàn ngược lai. Theo đó nước Arabie Saudia cố tình giữ giá dầu hỏa ở mức độ thấp, không những chơi Nga, Iran, mà nhằm vào cả Hoa kỳ. Đó là sự sản xuất dầu hỏa của Hoa kỳ từ năm 2006 tới nay tăng gấp đôi, từ 5 triệu thùng một ngày lên tới 10 triệu thùng, phần lớn là nhờ vào khai thác dầu phiến đá. Có những hãng lớn khai thác kiểu này, nhưng cũng có những hãng nhỏ. Cách khai thác mắc mỏ, từ 30 cho tới 40 $ một thùng. Nay giá trên thị trường dưới 40 $ là lỗ, đi đến phá sản. Arabia nhằm giết những hãng xưởng này, để cho bớt cạnh tranh.

Dù giả thuyết nào chăng nữa, thực tế là giá dầu bị tụt dốc, có lợi cho chính sách ngoại giao của Obama cuối nhiệm kỳ nhì. Người ta có thể nói, nếu giá dầu không hạ, không ảnh hưởng mạnh đến kinh tế của Iran và Nga, thì còn lâu Iran mới chịu ký hiệp ước về hạn chế nguyên tử. Và Nga còn sừng xổ mạnh hơn ở trên trường quốc tế, nhất là ở Trung Đông và Ukhraine...

Đó là những nguyên do, có thể nói vừa kinh tế, vừa tôn giáo và vừa chính trị, trong chiến tranh dầu, 1 kim loại đen, được các cường quốc dùng để đấu đá lẫn nhau, đã từ lâu.

Cuộc đấu đá này còn kéo dài bao lâu?

Ít nhất trong ngắn hạn cho tới năm 2020, vì số cung dầu hỏa vẫn còn trên số cầu, theo tiên đoán của Cơ quan năng lượng quốc tế (AIE).

Còn về dài hạn thì rất khó nói.

Paris 12/1/2016

Đại Hội của các bô lão lẩm cẩm?

Các quan chức đếm phiếu trong phiên bầu chọn tại Đại hội đảng lần thứ 11 ngày 17/1/2011.
Các quan chức đếm phiếu trong phiên bầu chọn tại Đại hội đảng lần thứ 11 ngày 17/1/2011.
Thế là Đại Hội XII của đảng cộng sản sắp khai mạc. Về nội dung sẽ không có gì thay đổi. Đây là điều nguy hiểm nhất. Vì vẫn là cái cùm Mác-xít đã hoen rỉ, cái cùm chủ nghĩa xã hội viễn vông, cái cùm chủ nghĩa cộng sản bị thế giới gọi là tội ác chống nhân loại, cái cùm độc đảng cổ lỗ trơ trẽn, cái cùm «ruộng đất của toàn dân» thực tế là biến nông dân thành vô sản, cái cùm «quốc doanh là chủ đạo» thực tế là phá hoại nền kinh tế tận gốc.
Một chuyện đau buồn và ô nhục sẽ diễn ra là toàn bộ học thuyết, đường lối chính sách cơ bản kể trên sẽ được thông qua dễ dàng, trôi chảy, khi tất cả các thứ ấy đã bị cả loài người lắc đầu phủ nhận từ lâu, không ai còn nghĩ đến, viết đến, coi là rác rưởi đã thối rữa do loài người đào thải, mà nay lại được hơn 1.500 nhân vật được coi là tinh túy của đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) hân hoan nhai đi nhai lại, nuốt trọn một cách ngon lành.
Phần nội dung chính trị của đại hội sẽ xuôi chiều mát mái, tán thành 100 %, trừ phi có một vài tiếng nói trẻ dũng cảm bộc phát trước sự ngơ ngác của hội trường và sự ủng hộ của tuổi trẻ và toàn thể trí thức dân tộc và toàn dân. Sao lại không như thế được? Tôi xin hỏi và đặt vấn đề với gần 200 đại biểu nam và nữ trẻ, có độ tuổi từ 20, 22 đến 38, 40 có mặt trong đại hội này. Các bạn đâu cả rồi? Ai bịt mồm các bạn?
Tôi hy vọng điều bất ngờ ấy sẽ xảy ra, theo đúng quy luật của tự nhiên và xã hội. Một cây lúa chín mãi ắt phải chết để nhường cho vụ lúa khác. Vì sao trong các Đại hội VII, VIII, IX, đã thảo luận rất nhiều về hạn tuổi vào Trung ương và Bộ Chính trị, 60 tuổi, 65 tuổi coi là hạn tuổi cao nhất, với tinh thần rất tiến bộ, rất khoa học là coi trọng tuổi trẻ đất nước ta, «hậu sinh khả úy», trẻ hóa lãnh đạo. Thế mà nay các bô lão trên 60 tuổi là thiểu số vẫn đóng vai trò quyết định mọi thứ, vẫn áp đặt mọi mặt, từ nội dung đến nhân sự, theo quan điểm già cỗi cổ hủ của họ cho đại hội này, còn nặng nề, trơ tráo hơn cả các đại hội trước nữa.
Trong Đại hội IX đã có lúc trước các ý kiến xin được tiếp tục phục vụ của một số bô lão trên 65 tuổi, đại hội đã quyết là nguyên tắc phải tôn trọng, không có chuyện du di, 9 bỏ làm 10, du di mãi thì các lão già trên 70 hoặc 80 tuổi vẫn sẽ tại vị, vậy thì đề ra hạn tuổi làm gì nữa? Năm nay các bô lão lại đề ra trong một quyết định về du di và châm chước, để cho 5, 6 bô lão trong Bộ Chính trị không chịu về nghỉ hưu, lại còn tại chức trên các cương vị cao nhất.
Vậy thì tại sao một số đại biểu trẻ không nổi giận một cách chính đáng, đòi thay đổi hẳn nội dung các văn kiện cho thật trẻ trung, đổi mới, hợp thời đại, hủy bỏ 5 gông cùm quái ác, và đề ra một dàn lãnh đạo mới thật trẻ từ 50 đến 60 tuổi, kể cả trong độ tuổi 40? Đây sẽ là một đề nghị rất chính đáng, đúng lúc, hợp lòng dân, hợp thời đại, một cuộc cách mạng trong phòng họp, chuyển biến và đột phá lên phía trước, bù đắp bao thời gian đã bỏ phí.
Để hỗ trợ cho ý kiến trên, tôi xin kể một số nhà chính trị trẻ trong thời đại chúng ta.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hiện tại, được bầu tháng 10/2015 khi 44 tuổi. Vậy mà ông cũng không phải là thủ tướng trẻ nhất của Canada: năm 1979, ông Joe Clark lên làm thủ tướng lúc 39 tuổi. Hiện nay nước Estonia có Thủ tướng Taavi Roivas mới 34 tuổi. Ở Georgia năm 2013, ông Irakli Garibashvili nhậm chức thủ tướng lúc 31 tuổi. Thủ tướng Nhật Bản hiện nay là ông Shinzo Abe lên làm thủ tướng khi 58 tuổi. Nước Singapore có ông Lý Hiển Long được bầu làm thủ tướng khi 52 tuổi. Tổng thống Barack Obama nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ ngày 20/1/2009 khi 48 tuổi, năm 2012 lại tái đắc cử khi 51 tuổi. Ở Pháp, có ông Laurent Fabius làm Thủ tướng từ năm 1984, khi mới 36 tuổi; hiện nay ông cũng là ngoại trưởng Pháp. Ở Anh, Thủ tướng hiện nay là ông David Cameron nhậm chức thủ tướng năm 2010, khi 43 tuổi.
Ở gần Việt Nam, Indonesia có ông Joko Widodo làm tổng thống từ tháng 10/2014, khi 53 tuổi. Ngày 16/1/2016 sẽ có cuộc Tổng tuyển cử ở Đài Loan; ứng cử viên Thái Anh Văn là Chủ tịch đảng Dân Tiến khi 51 tuổi, năm nay 58 tuổi, có phần chắc sẽ đánh bại đối thủ là Chủ tịch Quốc Dân Đảng Chu Lập Luân với tỷ lệ 45% trên 39 %, (theo AP, Reuteurs 3/1/2016).
Ở nước ta đến bao giờ giới trẻ và phụ nữ mới được giao trách nhiệm lèo lái con tàu quốc gia như các nước xung quanh? Đảng ra bao nhiêu nghị quyết, bồi dưỡng tuổi trẻ, nhưng chỉ những những người trẻ là con cháu các cụ bô lão mới được chiếu cố. Những người này lười học ham chơi, tư duy già nua, lẩm cẩm hơn cả các cụ, bảo hoàng hơn vua, thì làm sao đất nước tiến lên được!
Lẽ ra theo đúng quy luật, Đại hội XII nên ra quyết định cám ơn giới bô lão từ 60 tuổi trở lên, mời tất cả về nghỉ hưu, để cho giới trẻ thực sự tham gia lãnh đạo đất nước. Như thế mới chấm dứt được tệ bảo thủ, giáo điều, cực đoan và tham nhũng, mới giải thoát cho nhân dân khỏi 5 chiếc cùm học thuyết và đường lối già nua cổ hủ, vốn là nguyên nhân của mọi khổ ải bất công lạc hậu trong xã hộI.
Mong rằng tuổi trẻ trong toàn xã hội ta bật dậy và yêu cầu các đại biểu trẻ trong đại hội cần dứt khoát loại bỏ khỏi lãnh đạo giới bô lão cằn cỗi về tư duy để thay bằng một thế hệ lãnh đạo mới mẻ, năng động, làm động lực cho Tổ quốc VN hồi sinh mạnh mẽ.
Xin đừng để cho đại hội này trở thành diễn đàn riêng của các bô lão trên dưới 60, 70 tuổi, lẩm cẩm hết cỡ, tư duy cằn cỗi như đã phơi bày một cách lộ liễu trước công luận suốt mấy tháng qua.
* Blog của nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi?

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau cuộc bầu cử Đại hội Đảng lần thứ 11 tại Hà Nội ngày 19 tháng 1 năm 2011.
Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam sau cuộc bầu cử Đại hội Đảng lần thứ 11 tại Hà Nội ngày 19 tháng 1 năm 2011.
Nhân dịp ở Việt Nam người ta đang bầu dàn lãnh đạo cao cấp nhất của đảng và chính phủ, chúng ta thử bàn về vấn đề thế nào là một nhà lãnh đạo giỏi.
Ở Việt Nam, nói đến người lãnh đạo, người ta chỉ hay đề cập một cách chung chung, trong đó, hầu như chỉ có hai yếu tố được nhấn mạnh là lòng yêu nước và sự trung thành đối với đảng cũng như đối với chủ nghĩa cộng sản. Nhưng đó không phải là những phẩm chất thiết yếu đối với một nhà lãnh đạo. Thì đảng viên nào, ngay cả đảng viên thuộc loại thấp nhất, chỉ là những đảng viên quèn, lại không được/bị đòi hỏi phải có tình yêu và những sự trung thành như thế? Nhưng một người lãnh đạo thì khác. Khác với các đảng viên xoàng, một đảng viên được bầu vào vị trí lãnh đạo cần có tài và cần có tâm. Nhưng thế nào là tài và tâm của người lãnh đạo? Tài và tâm có nhiều loại. Tài và tâm của một người hoạt động trong lãnh vực văn học nghệ thuật, chẳng hạn, khác với tài và tâm của một người hoạt động trong lãnh vực chính trị. Trong lãnh vực chính trị, tài và tâm của người làm cố vấn khác với một lãnh tụ.
Vậy thế nào là tài và tâm của một lãnh tụ?
Trước hết, nói về tâm.
Trong cái gọi là tâm của những người lãnh đạo, điều quan trọng nhất là sự lương thiện. Xin nói ngay, theo cách nhận định thông thường, nói đến sự lương thiện của các chính khách cũng giống như việc nói đến trinh tiết của các cô gái điếm. Ở các xứ nói tiếng Anh, người ta thường cho có hai giới bị xem là ít đáng được tin cậy nhất: những người bán xe cũ và những người làm chính trị. Dù vậy, người ta không thể lãnh đạo nếu không được tín nhiệm; và người ta không thể được tín nhiệm nếu không lương thiện. Đó là lý do tại sao ở Tây phương, trong các cuộc điều tra dư luận, người ta hay đặt ra câu hỏi về sự lương thiện (và mức độ khả tín) của các chính khách. Trong chính trị, khái niệm lương thiện ấy được hiểu theo nghĩa: việc làm phải đi đôi với lời nói. Người dân có thể không đồng ý với những gì các chính khách nói nhưng người ta vẫn khâm phục và tin cậy nếu các chính khách ấy hành động đúng với những gì họ nói.
Điểm thứ hai trong cái tâm của người lãnh đạo là phải có lý tưởng, hơn nữa, lý tưởng lớn, kết tinh được những mơ ước chung của cả đất nước. Muốn được vậy, người ta phải hiểu được ý nguyện của dân chúng và có tầm nhìn rộng không những chỉ giới hạn trong những vấn đề cấp bách trước mắt mà còn bao quát cả những vấn đề có tính chiến lược lâu dài. Hơn nữa, lý tưởng ấy phải nhắm đến việc phục vụ cho mọi người. Ở Tây phương có một thông lệ rất hay: sau mỗi cuộc bầu cử, người chiến thắng bao giờ cũng, một mặt, cám ơn các cử tri đã bỏ phiếu cho mình; mặt khác, hứa hẹn sẽ phục vụ cho tất cả mọi người, kể cả các cử tri đã bỏ phiếu cho phe đối lập.
Điểm thứ ba trong cái tâm của người lãnh đạo là phải biết trân trọng tài năng của người khác. Không có một nhà lãnh đạo nào có thể làm được mọi chuyện. Công việc lãnh đạo và quản trị đất nước cần phải có một đội ngũ đông đảo những người vừa có thiện chí vừa có tài năng. Người lãnh đạo phải sáng suốt để phát hiện ra tài năng của người khác, độ lượng chấp nhận những tài năng ấy, và sau đó, biết cách sử dụng những tài năng ấy đúng chỗ.
Về tài, người lãnh đạo càng có nhiều tài càng tốt, nhưng theo tôi, có mấy tài năng cần thiết nhất:
Thứ nhất, nhạy cảm trong việc phát hiện ra ước nguyện của dân chúng cũng như những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước. Thiếu sự nhạy bén này, người ta trở thành, một mặt, xa cách quần chúng; mặt khác, lệch hướng so với xu thế của lịch sử.
Thứ hai, cần có tầm nhìn chiến lược. Nên lưu ý người lãnh đạo khác với người quản trị. Người quản trị chỉ cần khôn khéo giải quyết những vấn đề trước mắt, nhằm đạt đến những quyền lợi trước mắt, trong ngắn hạn. Người lãnh đạo một quốc gia, ngoài tài năng của một người quản trị, cần có một tầm nhìn phóng chiếu đến tương lai để định hướng cho việc phát triển. Bởi vậy người ta mới cho một nhà lãnh đạo giỏi là người đưa ra những dự án cho cả nhiều thế hệ, người thiết kế tương lai của đất nước.
Thứ ba, nhà lãnh đạo giỏi cần có khả năng thuyết phục quần chúng để quần chúng ủng hộ mình. Ở Tây phương, người ta cho một trong những nhiệm vụ quan trọng của nhà lãnh đạo là phải biết cách “bán” các chính sách, nghĩa là làm sao cho dân chúng chấp nhận các dự án mình đưa ra. Song song với việc “bán” các chính sách, nhà lãnh đạo giỏi còn phải biết cách, qua các chính sách ấy, xây dựng một “tự sự” (narrative) cho mình và cho đất nước của mình. Với các “tự sự” ấy, người dân biết rõ mình đang ở đâu và sẽ đi đến đâu.
Ứng dụng những cái tâm và những cái tài nêu trên vào giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay, chúng ta thấy gì?
Trước hết, về cái tâm, giới lãnh đạo Việt Nam hầu như không có bất cứ điểm nào cả. Họ không lương thiện bởi họ thường nói một đàng làm một nẻo. Dân chúng Việt Nam từ lâu đã biết rõ điều đó. Về lý tưởng cũng vậy. Có thể thế hệ lãnh đạo đầu tiên của Việt Nam có chút lý tưởng về chủ nghĩa xã hội, nhưng với các thế hệ về sau, đặc biệt hiện nay, lý tưởng ấy chỉ là một ảo tưởng, được sử dụng như một chiêu bài để tự biện hộ cho sự lãnh đạo độc tôn của đảng mình. Không ai còn vẽ lên bức tranh không tưởng về viễn ảnh một xã hội không có giai cấp nữa. Cuối cùng, người ta cũng không còn biết trân trọng tài năng của nhau. Không những không tôn trọng, người ta còn đố kỵ nhau. Bởi vậy, trong hệ thống đảng, những người sắc sảo nhất thường bị loại trừ rất sớm. Chỉ còn lại những người tài năng xoàng xoàng bậc trung và vô hại.
Về tài năng, không có người nào trong bộ máy lãnh đạo tại Việt Nam hiện nay có thể đáp ứng đầy đủ những tiêu chí cần thiết. Tất cả đều rất thiếu nhạy bén. Người ta không biết ý dân và cũng bịt mắt trước xu thế phát triển của lịch sử khi khăng khăng đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa cho dù nó đã bị vất bỏ ở Liên Xô và Đông Âu cả mấy thập niên về trước. Cũng không có ai có tầm nhìn chiến lược lâu dài. Và cũng không ai có tài năng thuyết phục dân chúng. Người ta chỉ sử dụng lực lượng tuyên truyền để nhồi sọ dân chúng, đánh lạc hướng dân chúng chứ không phải để tìm kiếm sự ủng hộ của dân chúng.
Có thể nói một cách tóm tắt, cho dù, trong cuộc Đại hội đảng tuần tới, ai được bầu lên những chiếc ghế cao nhất, điều hầu như chắc chắn là họ không phải là những nhà lãnh đạo giỏi mà đất nước chúng ta đang cần.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trung ương hoàn tất danh sách ứng viên lãnh đạo chủ chốt

Hiện có nhiều đồn đoán về khả năng giành “ghế” của các ứng viên hàng đầu hiện nay như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…
Hiện có nhiều đồn đoán về khả năng giành “ghế” của các ứng viên hàng đầu hiện nay như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…
VOA-13.01.2016
Việt Nam vừa bế mạc Hội nghị 14 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI vào chiều 13/1, cho biết đã thông qua việc đề cử các trường hợp ‘đặc biệt’ tái cử và hoàn tất công tác đề cử nhân sự cho các chức danh lãnh đạo chủ chốt cho nhiệm kỳ XII.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong phát biểu bế mạc hội nghị, cho biết Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết thông qua nhân sự đề cử bổ sung một số trường hợp “đặc biệt” tái cử với “số phiếu rất tập trung” và sự “thống nhất cao”.
Tuy nhiên, danh sách những người được đề cử vào các vị trí chủ chốt, đặc biệt là 4 vị trí “tứ trụ” - tổng bí thư, thủ tướng, chủ tịch nước và chủ tịch quốc hội - vẫn chưa được tiết lộ, khiến cho công chúng đưa ra nhiều dự đoán khác nhau về khả năng giành “ghế” của các ứng viên hàng đầu hiện nay như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng…
Việc bầu chọn chính thức sẽ diễn ra tại Đại hội Đảng Cộng sản lần XII tại Hà Nội từ ngày 20 – 28/1.
Trong phát biểu bế mạc hôm 13/1, ông Nguyễn Phú Trọng nói công việc chuẩn bị cho Đại hội XII đã cơ bản hoàn tất theo “đúng mục tiêu, yêu cầu và kế hoạch đề ra”.
Theo TTXVN, VOV.

Bèo Giạt

01/13/2016 - 07:28 

S.T.T.D Tưởng Năng Tiến 
đều mang gốc gác Việt
liều lĩnh bỏ quê nhà
bằng đường dây người lậu
đi cầu thực phương xa
những con người khốn khó
tâm hồn rách tả tơi
xuất xứ từ nghèo đói
mang giấc mơ đổi đời
Bắc Phong – “Những Người Rơm”
Cuối năm, blogger Hoàng Giang gửi đến độc giả một câu chuyện rất “nhẹ nhàng” và “đáng yêu” ngăn ngắn:
Tôi mới đọc được mẩu tin nho nhỏ, mà chắc chả mấy ai bận tâm, mẩu tin cũng nhẹ nhàng tình “củm” có tựa đề là “How did this Swedish cat turn up in south France?”. Tức là có một chú mèo tên là Glitter sống ở Bromolla, miền nam Thụy Điển mất tích đã 8 tuần. Anh chủ Sammy Karlsson tưởng chừng như sẽ không có hy vọng tìm lại được Glitter nữa thì bỗng dưng vào đúng tuần lễ Thanksgiving, anh nhận được một cuộc gọi từ vùng Nimes tại miền nam nước Pháp hỏi anh về chú mèo lông xù này.
Sammy ngạc nhiên tới mức anh tưởng người ta đang đùa cợt mình, nhưng khi bức hình được gửi đến, thì chú mèo đó chính xác là Glitter của anh. Trong một bài phỏng vẫn, anh nói đùa rằng “Có lẽ Glitter đã phải lòng một cô gái Pháp nào đó, và chàng quyết định đội chiếc mũ bê rê.” Hiện chàng mèo đang được tiêm phòng và làm quốc tịch Pháp sau đó sẽ được gửi trả về với chủ tại Thụy Điển.
Câu chuyện mới đáng yêu làm sao, cứ tưởng tượng một chú mèo thong dong trên khắp nẻo phố châu Âu, chu du hơn 1,700km, mà tự dưng cũng muốn mình được như thế, vô lo vô nghĩ...
Ước muốn được “thong dong trên khắp nẻo phố châu Âu” của Hoàng Giang tuy không có gì là viển vông nhưng vẫn rất xa vời, và mỗi lúc một thêm xa, nếu chúng ta (chả may) sinh ra là ... người Việt Nam – cái xứ sở mà nhiều người dân phải cầm cố nhà cửa/ruộng vườn mới đủ chi trả cho con cái một chuyến đi ra khỏi nước.
Dù giá quá đắt nhưng không phải ai đi (rồi) cũng đến. Hãy nghe qua một mẩu đối thoại giữa một cô gái Việt, và người bạn trai (đồng cảnh) từ hai phòng giam sát cạnh nhau – trong một nhà tù nào đó ở Âu Châu:
Tuyết ho, tôi xót ruột. Ho xong, nó nói:
“Em mơ còn nằm trong cái xe thùng chở em sang đây. Ðứa con gái nằm ngay bên cạnh em chết ngạt.”
“Chết!?”
“Chết. Bị nhốt trong thùng xe hai ngày hai đêm. Khi bọn đầu gấu mở cửa xe ra, thấy bốn người chết từ bao giờ. Con ấy thân với em nhất. Chúng em đã từng chia phiên nhau kề mũi vào cái lỗ nhỏ để thở. 
The Vietnamese girl, believed to be 16, had been crammed into a tiny space behind the dashboard of a car stopped at Dover. Ảnh chú thích:dailymail.co.uk
Thương hại nó hay nhường cho em thở lâu hơn. Dọc đường nó cứ đòi về, không muốn đi nữa. Nhưng em biết về thế nào được với bọn đường dây. Nó mà sống sót cũng bị đường dây hành tới chết về cái tội đòi về... Anh có nghe không đấy?”
“Nghe rõ cả.”
“Nó nói khổ đều quanh năm chịu được, dồn vào một ngày thì chết. Anh nghĩ có đúng không?”
“Chắc đúng.”
“Mẹ nó bán ruộng, bán vườn để chung tiền cho nó đi, cứ mong nó mang đôla về chuộc đất, xây nhà như những người có thân nhân Việt kiều. Bây giờ nó chết, chưa kịp nhìn thấy tờ đôla xanh. Trước khi chết nó tựa vai em lầm bầm 'Mẹ ơi! Con không muốn làm Việt kiều. Con muốn về nhà. Con muốn cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời.' Giọng nó như đứa trẻ con ba tuổi.” (Tâm Thanh – “Người Rơm”). 
Người rơm còn có một tên gọi khác, dễ nghe hơn, theo ngoại ngữ: nouveaux boat people – những thuyền nhân mới. Khác với lớp người tị nạn từ Việt Nam vào cuối thế kỷ trước, những kẻ đến sau không còn được thế giới chào đón nữa.
Nhân loại, xem chừng, đã oải. Không ai còn đủ kiên nhẫn và bao dung với những kẻ khốn cùng, (không vốn liếng, không ngoại ngữ, không nghề nghiệp, không cả một mảnh giấy tùy thân) cứ tiếp tục đến mãi từ một xứ sở… Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc!
Thêm một điều khác biệt nữa là tuy được gọi tên "những thuyền nhân mới" nhưng họ không vượt biên bằng thuyền.   
Trong cuộc hành trình dài bằng phần nửa vòng trái đất, họ thường bám trên các xe vận tải hạng nặng xuyên qua Châu Âu. Trốn trong những thùng chứa hàng trong xe, họ phải ép xác, có khi chịu đựng không ăn uống trong nhiều ngày...”(PhươngVũ Võ Tam Anh, “Người Việt Khốn Khổ Tại Paris”).
Sau khi đặt chân được đến miền đất hứa (Anh Quốc) có một hiện tượng lạ xẩy ra là lớp người rơm, ở tuổi vị thành niên, đều mất biến - theo bài tường thuật (Missing Kids UK) của Sam Judah, qua Tạp Chí Thời Sự BBC:
"Người ta tin rằng hầu hết các trường hợp đều được các băng đảng đưa lậu vào Anh, bị cảnh sát phát hiện và đưa vào các trung tâm chăm sóc.
Các em rõ ràng là không bỏ trốn khỏi những kẻ bắt giữ mình, mà còn thường trốn khỏi các gia đình nhận nuôi dưỡng mình và các trung tâm chăm sóc để trở lại với những kẻ đó, nhằm tìm cách trả các khoản nợ lớn và nhằm để gia đình ở Việt Nam khỏi bị trả thù.
Văn, một cậu bé người Việt 15 tuổi, mà dường như được đăng tải trên trang mạng trẻ mất tích dưới một cái tên khác, đã được đưa lậu vào Anh bằng xe tải và đã bị buộc phải giúp việc nhà cho những kẻ đã đưa cậu vào. Sau đó, cậu được đưa vào làm ‘thợ vườn’ ở một số trại trồng cần sa trên cả nước...
Hồi năm ngoái, 96 thiếu niên người Việt đã được chuyển tới cho cơ quan quản lý tình trạng buôn bán người của chính phủ, khiến Việt Nam trở thành quốc gia có nhiều đối tượng được cho là nạn nhân ở tuổi vị thành niên nhất tại Anh.
BBC, nghe được hôm 18 tháng 2 năm 2014, còn cho biết thêm một khía cạnh tồi tệ khác: “Số liệu từ Cơ quan Tội phạm Quốc gia Anh Quốc (NCA) cho thấy trẻ em từ Việt Nam nằm đầu bảng danh sách bị đưa lậu vào Anh vì mục đích lạm dụng tình dục.”
Người rơm ở rừng Calais, Pháp Quốc. Ảnhradiochantroimoi
Cập nhật hơn, The Guardian, số ra ngày 23 tháng 5 năm 2015, có bài tường thuật (“3,000 children enslaved in Britain after being trafficked from Vietnam”) của hai ký giả Annie Kelly và Mei-Ling McNamara. Xin ghi lại vài đoạn ngắn, theo bản dịch (“3.000 trẻ em bị buôn bán từ ‘đất nước Hồ Chí Minh’ sang Anh làm nô lệ”) của blogger Nguyễn Công Huân:  
Giống như nhiều trẻ em Việt Nam khác, Hiền đã được đưa đến Anh để sống một cuộc đời nô lệ hiện đại. Em cuối cùng phải vào tù về tội trồng cần sa...
Chuyến đi của Hiền tới Anh Quốc bắt đầu khi em bị bắt cóc khỏi làng lúc 5 tuổi bởi một người nói rằng ông ta là chú của em. Như một đứa trẻ mồ côi, em không còn lựa chọn nào khác ngoài làm theo những mệnh lệnh của người khác. Em đã mất năm năm đi qua nhiều quốc gia bằng đường bộ, hoàn toàn không biết mình đã đi qua những đâu, từ Việt Nam qua biên giới giữa Pháp và Anh để tới một căn nhà ở London. Ở đây em phải làm nô lệ trong nhà trong 3 năm, nấu ăn và dọn dẹp cho nhóm những người Việt đi ra vào ngôi nhà em bị giam giữ...
Trong lời khai với cảnh sát, Hiền nói rằng em vẫn không hiểu chính xác loại cây em trồng là cây gì, mặc dù em hiểu rằng nó rất có giá trị. Em chăm sóc đám cây, sử dụng thuốc trừ sâu khiến em bị ốm, và chỉ rời căn hộ khi em giúp chuyển các cây cần sa này tới nơi khác để sấy khô. Em bị khóa trong nhà, bị đe dọa, bị đánh đập và bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài.
Ảnh: theguardian
Ước mơ của đám trẻ con Việt Nam đang bị giam giữ trong những trang trại trồng cần sa, hay những nơi mua bán tình dục - nếu có - hẳn không phải là được "thong dong trên khắp nẻo phố châu Âu" (như chú mèo Glitter trong câu chuyện của Hoàng Giang) mà là được trở lại quê hương. Được “cơ cực ở nhà với mẹ suốt đời,” như nguyên văn tâm sự của một nhân vật (dẫn thượng) của nhà văn Tâm Thanh.
Chuyện hồi hương, buồn thay, cũng không dễ dàng chi – theo tường trình của thông tín viên Lê Hải, từ Luân Đôn:
"Khi đã vào đến nước Anh rồi thì tùy thuộc vào chính quyền Việt Nam có chịu nhận những người này về hay không. Thường thì số lượng người bị trục xuất về Việt Nam gia tăng khi giữa hai nước có các đoàn công tác cấp cao, và chính phủ Anh có thể đề nghị tăng viện trợ để đổi lại bằng chuyện Việt Nam nhận người về."
Cách ứng xử của những người lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay (Luân Đôn phải tăng viện trợ Hà Nội mới chịu nhận người về) dễ làm người ta liên tưởng đến lời lẽ cứng rắn trong bức thư mà ông Lý Quang Diệu gửi cho bà Thủ Tướng Anh, về vấn đề thuyền nhân Việt Nam, vào ngày 5 tháng 6 năm 1979. Xin được trích dẫn đôi dòng, theo bản Việt Ngữ của nhà văn Phạm Thị Hoài:
“Phải nói, phải nhắc đi nhắc lại, cho nhân dân và các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới biết rằng chính quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam chính là kẻ tích cực xúc tiến cuộc di tản ồ ạt này, gây thiệt hại nặng nề cho các nước Đông Nam Á...
 Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời thu về thì rất nhanh.”
(People and leadears throughout the world must be told, again and again, that this is the government of the Socialist Republic of Vietnam which has actively promoted this massive migration, causing havoc to the countries of Southeast Asia...
They have cold, calculating minds, which, whilst incapable of compassion to their own people, are nevertheless most acute in computing cost-benefits.)
Từ 1979 đến nay là gần nửa thế kỷ. Trong khoảng thời gian này  đã có hai đợt di dân tập thể từ Việt Nam: thuyền nhân cũ và những thuyền nhân mới –ancient boat people and nouveaux boat people.
Giữa hai lớp người này có nhiều điểm dị biệt nhưng chính sách của nhà đương cuộc Hà Nội thì trước sau như một, hoàn toàn xuyên suốt và nhất quán: “Họ có đầu óc lạnh lùng tính toán, không hề biết động lòng với chính đồng bào mình, nhưng làm phép tính giữa chi phí và lời lãi thu về thì rất nhanh.”
Nói cho nó gọn thì đây là một hình thức buôn dân của giới lãnh đạo Việt Nam hiện nay. Nước họ còn dám bán thì buôn dân, tất nhiên, chỉ là chuyện nhỏ.