ĐÀ NẴNG (NV) - Không chịu nổi việc bị chèn ép khiến quyền lợi, đời sống bị ảnh hưởng, hàng chục công nhân Công Ty Môi Trường Đô Thị Đà Nẵng, đã kéo đến trụ sở thành ủy phản đối và cầu cứu.
Công nhân kéo đến trụ sở thành ủy Đà Nẵng yêu cầu gặp lãnh đạo để phản ánh khiếu nại sáng 10 tháng 8, 2015 (Hình: Người Lao Động)
Người Lao Động đưa tin, khoảng 10 giờ ngày 10 tháng 8, 2015, hàng chục công nhân Công Ty Môi Trường Đô Thị Đà Nẵng, đã kéo đến trụ sở thành ủy Đà Nẵng yêu cầu được gặp trực tiếp lãnh đạo để kêu cứu, nhờ can thiệp vụ việc liên quan đến quyền lợi của công nhân.
Công nhân phản ánh từ năm 2004, khi ông Phạm Minh Thắng lên làm tổng giám đốc công ty đến nay, đã bổ nhiệm cho con, rể, anh em ruột và thông, sui gia nắm quyền điều hành chủ chốt tại các phòng ban và các xí nghiệp trực thuộc, biến công ty nhà nước thành công ty “gia đình trị” để thâu tóm tư lợi về cho cá nhân.
Cụ thể, ông Phạm Minh Chiến, con trai ông Thắng làm phó Phòng Kế Hoạch-Nghiệp Vụ; bà Phạm Mỹ Hoa, con gái ông Thắng làm giám đốc Xí Nghiệp Môi Trường Ngũ Hành Sơn; ông Phạm Sau, em trai ông Thắng làm giám đốc Xí Nghiệp Dịch Vụ Môi Trường Số 1; ông Lê Văn Nhựt, con rể ông Thắng làm giám đốc Xí Nghiệp Đoàn Xe Cơ Giới Và Sửa Chữa... Điều này đã đẩy đời sống của công nhân đến cảnh khổn cùng vì đồng lương ít ỏi, trong khi công sức lao động bỏ ra quá nhiều.
Công nhân Phạm Minh Quân, bất bình cho biết, công ty chi trả cào bằng 120,000 đồng (khoảng $6) người/ngày, kể cả Chủ Nhật, Lễ, Tết, cho tất cả mọi người không phân biệt mới làm hay người đã gắn bó vài chục năm.
Đặc biệt gần đây, công ty cổ phần hóa nên hối thúc công nhân đóng tiền mua cổ phiếu, hạn chót vào ngày 10 tháng 3, 2015. Buộc công nhân phải vay mượn tiền để đóng vì sợ mất quyền lợi. Thế nhưng, đến nay đã 5 tháng mà chưa thấy công ty tổ chức đại hội cổ đông.
Bà Nguyễn Thị Thanh, một công nhân quét rác cho biết, rất nhiều công nhân vay mượn để đóng cổ phần mong kiến lời nhưng bây giờ họ phải lấy tiền lương để trả nợ, trả lãi tiền vay nên rất khốn khó.
Trao đổi với phóng viên báo Người Lao Động, chiều 10 tháng 8, ông Nguyễn Thanh Hùng, phó tổng giám đốc Công Ty Môi Trường Đô Thị Đà Nẵng cho rằng, thành phố có giao đại hội cổ đông vào cuối tháng 5. Tuy nhiên, sau đó thành phố yêu cầu Ban Chỉ Đạo Giãn Tiến Độ Đại Hội Cổ Đông để công ty và ban chỉ đạo giải quyết một số vấn đề còn vướng mắc. Hiện các thủ tục chuẩn bị cho đại hội đã chuẩn bị xong, chỉ còn chờ ý kiến của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng.
Ông Hùng cũng cho rằng, “Có thể nhiều xí nghiệp lãnh đạo chưa truyền đạt hết ý nên công nhân không hiểu và phản ứng. Còn việc người thân ông Thắng vào làm việc ở công ty và giữ các chức danh giám đốc các xí nghiệp trực thuộc là có, nhưng việc bổ nhiệm đúng với quy định của luật, chứ không phải bổ nhiệm không có năng lực mà công nhân phản ánh.”
Tin cho hay, trước đó vào tháng 12, 2013, Kiểm Toán Nhà Nước Khu Vực 3 đã kết luận một số sai phạm tại Công Ty Môi Trường Đô Thị Đà Nẵng. Cụ thể, tại thời điểm kiểm toán, hồ sơ thanh toán tiền nhân công thuê ngoài không chứng minh đầy đủ với số tiền trên 8.9 tỷ đồng; Chứng từ thanh toán, chữ ký của một số người trên hợp đồng lao động và bảng thanh toán tiền công qua các lần nhận tiền không giống nhau...
Trong khi đó, đơn kiến nghị của công nhân ngày 6 tháng 8, 2015, gởi lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, công nhân tố cáo lãnh đạo công ty này đã làm danh sách ma để lấy 9 tỷ đồng/năm, trong khi thực tế không có người làm. (Tr.N)
08-10- 2015 2:20:59 PM
Monday, August 10, 2015
Nông dân Việt càng ngày càng bần cùng
HÀ NỘI (NV) - Đó là kết quả một cuộc khảo sát do Viện Nghiên Cứu Quản Lý Kinh Tế của Việt Nam (CIEM) thực hiện và công bố.
Theo kết quả cuộc khảo sát vừa kể thì dù bộ mặt của nông thôn Việt Nam sáng sủa hơn song có nhiều gia đình nay nghèo hơn trước. Đói nghèo hiện vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở nông thôn Việt Nam. GDP tính trên đầu người ở khu vực nông thôn của Việt Nam hiện chỉ hơn Cambodia.
Những chiếc xe hơi trị giá hàng chục tỷ đồng mỗi ngày một nhiều và số nông dân ly hương, buôn gánh, bán bưng cũng ngày một nhiều hơn. (Hình: Tuổi Trẻ)
CIEM cho biết, suốt thập niên vừa qua, giá trị gia tăng trong nông nghiệp tính trên mỗi lao động ở Việt Nam vẫn “giậm chân tại chỗ,” không tương xứng với tăng trưởng kinh tế.
Ông Ngô Trí Long, cựu Viện phó Viện Nghiên cứu Thị Trường-Giá Cả, nhận định, tụt hậu không còn là nguy cơ nữa mà đang hiện hữu! Đầu ra cho các loại nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản dẫu hết sức quan trọng nhưng vẫn là vấn đề nan giải trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn.
Không riêng ông Long mà ai cũng thấy, đến giờ, “được mùa, mất giá” vẫn là điệp khúc lặp đi, lặp lại. Nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản bị đổ bỏ xảy ra thường xuyên tại khắp mọi nơi. Nông dân không thể sống được bằng nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản do họ làm ra. Đầu tư càng nhiều, làm việc càng cật lực thì thua lỗ càng lớn.
Vào lúc này, 40 ký chanh chỉ bán được 6,000 đồng, vừa đủ mua nửa ổ bánh mì thịt. Bán hai ký khoai lang chỉ đủ tiền mua được một ly trà đá ở Sài Gòn. Đó cũng là lý do khiến khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, giữa giàu với nghèo càng ngày càng rộng.
Ông Long cho rằng, bức tranh về khu vực nông thôn đang rất ảm đạm, chưa đạt mục tiêu đặt ra, chưa xứng với tiềm năng, vì vậy nông dân rất khổ!
Một chuyên gia kinh tế khác tên là Huỳnh Thế Du, hiện đang là giảng viên chương trình giảng dạy Kinh Tế Fulbright, cảnh báo, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp rất cao nhưng các chính sách không phù hợp với thực tế, ưu đãi không đến được với nông dân. Cộng với tỷ lệ lao động có kỹ năng nhưng thất nghiệp cao là những trục trặc lớn của nền kinh tế.
Ông Lưu Đức Khải, trưởng ban Chính Sách Phát Triển Nông Thôn của CIEM, nhìn nhận, nông dân Việt Nam chiếm 2/3 dân số nhưng giá trị GDP trong nông nghiệp chỉ dao động trong khoảng 20%. Điều đó cho thấy năng suất lao động nông nghiệp rất thấp.
Theo ông Khải thì sự tin cậy lẫn nhau trong sản xuất đang có vấn đề, chưa có sự chia sẻ lợi ích - rủi ro giữa nông dân và các tác nhân khác như doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.
Ông Long nhấn mạnh, phải thấy thủ tục hành chính, các loại phí đang cản trở đầu tư vào nông nghiệp. Cũng vì vậy, những lao động trẻ, khỏe, có trình độ di chuyển từ nông thôn ra thành thị chứ không chịu ở lại nông thôn. Điều đó làm bối cảnh nông thôn vốn đã trì trệ càng thêm ảm đạm.
Ông Khải thừa nhận, niềm tin, sự hài lòng của nông dân về cuộc sống tiếp tục suy giảm. Đó là lý do họ không yên tâm để trồng trọt, chăn nuôi như trước nữa. (G.Đ)
08-09- 2015 2:50:12 PM
Theo kết quả cuộc khảo sát vừa kể thì dù bộ mặt của nông thôn Việt Nam sáng sủa hơn song có nhiều gia đình nay nghèo hơn trước. Đói nghèo hiện vẫn là một vấn đề nghiêm trọng ở nông thôn Việt Nam. GDP tính trên đầu người ở khu vực nông thôn của Việt Nam hiện chỉ hơn Cambodia.
Những chiếc xe hơi trị giá hàng chục tỷ đồng mỗi ngày một nhiều và số nông dân ly hương, buôn gánh, bán bưng cũng ngày một nhiều hơn. (Hình: Tuổi Trẻ)
CIEM cho biết, suốt thập niên vừa qua, giá trị gia tăng trong nông nghiệp tính trên mỗi lao động ở Việt Nam vẫn “giậm chân tại chỗ,” không tương xứng với tăng trưởng kinh tế.
Ông Ngô Trí Long, cựu Viện phó Viện Nghiên cứu Thị Trường-Giá Cả, nhận định, tụt hậu không còn là nguy cơ nữa mà đang hiện hữu! Đầu ra cho các loại nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản dẫu hết sức quan trọng nhưng vẫn là vấn đề nan giải trong sản xuất nông nghiệp ở nông thôn.
Không riêng ông Long mà ai cũng thấy, đến giờ, “được mùa, mất giá” vẫn là điệp khúc lặp đi, lặp lại. Nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản bị đổ bỏ xảy ra thường xuyên tại khắp mọi nơi. Nông dân không thể sống được bằng nông sản, sản phẩm chăn nuôi, thủy sản do họ làm ra. Đầu tư càng nhiều, làm việc càng cật lực thì thua lỗ càng lớn.
Vào lúc này, 40 ký chanh chỉ bán được 6,000 đồng, vừa đủ mua nửa ổ bánh mì thịt. Bán hai ký khoai lang chỉ đủ tiền mua được một ly trà đá ở Sài Gòn. Đó cũng là lý do khiến khoảng cách giữa nông thôn với thành thị, giữa giàu với nghèo càng ngày càng rộng.
Ông Long cho rằng, bức tranh về khu vực nông thôn đang rất ảm đạm, chưa đạt mục tiêu đặt ra, chưa xứng với tiềm năng, vì vậy nông dân rất khổ!
Một chuyên gia kinh tế khác tên là Huỳnh Thế Du, hiện đang là giảng viên chương trình giảng dạy Kinh Tế Fulbright, cảnh báo, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp rất cao nhưng các chính sách không phù hợp với thực tế, ưu đãi không đến được với nông dân. Cộng với tỷ lệ lao động có kỹ năng nhưng thất nghiệp cao là những trục trặc lớn của nền kinh tế.
Ông Lưu Đức Khải, trưởng ban Chính Sách Phát Triển Nông Thôn của CIEM, nhìn nhận, nông dân Việt Nam chiếm 2/3 dân số nhưng giá trị GDP trong nông nghiệp chỉ dao động trong khoảng 20%. Điều đó cho thấy năng suất lao động nông nghiệp rất thấp.
Theo ông Khải thì sự tin cậy lẫn nhau trong sản xuất đang có vấn đề, chưa có sự chia sẻ lợi ích - rủi ro giữa nông dân và các tác nhân khác như doanh nghiệp trong chuỗi giá trị.
Ông Long nhấn mạnh, phải thấy thủ tục hành chính, các loại phí đang cản trở đầu tư vào nông nghiệp. Cũng vì vậy, những lao động trẻ, khỏe, có trình độ di chuyển từ nông thôn ra thành thị chứ không chịu ở lại nông thôn. Điều đó làm bối cảnh nông thôn vốn đã trì trệ càng thêm ảm đạm.
Ông Khải thừa nhận, niềm tin, sự hài lòng của nông dân về cuộc sống tiếp tục suy giảm. Đó là lý do họ không yên tâm để trồng trọt, chăn nuôi như trước nữa. (G.Đ)
08-09- 2015 2:50:12 PM
Thầy Đồ bấm quẻ đòi: “đa nguyên đa đảng”
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - “Kiên quyết đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, bịa đặt của các thế lực thù địch, lợi dụng tự do dân chủ đòi đa nguyên đa đảng” - Nguyễn Phú Trọng, ngày Báo Chí 9/8/2015 tại Hà Nội).
Nếu không “lú” một người có tri thức thì “thầy đồ” Nguyễn Phú Trọng phải biết rằng khi “đồ” nói ra từ ngữ “đòi” (đòi hỏi, đòi lại) tất nhiên phải là thứ mà người dân Việt Nam đã từng có và biết mình bị ai đó ăn cắp, ăn cướp, ăn trộm thì mới “đòi” được, chứ không biết ai ăn cướp thì làm sao mà đòi.
Lời nói trên của “đồ Trọng” phát ra tại Ngày Báo Chí cũng có nghĩa dân ta có quyền “đòi” lại thứ mình bị mất là tự do báo chí, một cái quyền mà hàng thế kỷ trước thực dân Pháp đô hộ đã cho nhân dân Việt Nam tự do xuất bản báo chí từ Nam ta Bắc cả chục tờ báo tư nhân, rồi dưới thời VNCH miền Nam (dù Mỹ Ngụy kềm kẹp?) nhưng không biết thoát ra từ ngỏ nào mà có tới hàng trăm tờ báo do tư nhân chủ biên tự do xuất bản bày bán công khai - Nhưng dưới chế độ nhà nước CSVN văn minh “đậm đà bản sắc dân tộc” của dân, do dân, vì dân, thì dân không có tờ báo nào của dân được tự do xuất bản? Vì vậy cái quyền này từng có đã bị “đảng ta” trộm mất thì nhân dân phải “đòi” lại đó là logic của cái “đòi” mà “đồ Trọng” nói.
Còn “đồ Trọng” phát biểu linh tinh: (luận điệu xuyên tạc, bịa đặt) thì “đồ” bấm quẻ lại coi có phải 9 quốc gia trong khối Asean (trừ CSVN và Lào) toàn bộ người dân 9 quốc gia ấy họ đang sống dưới chế độ “đa nguyên,đa đảng” hay không... vậy thì người dân VN tại sao lại không được đòi cái thứ mà mình củng phải có như thiên hạ, nhưng bị ăn cắp, thì phải “đòi”?
“Đồ Trọng” bấm quẻ coi lại đi, chẳng lẻ chính phủ và nhân dân 90% các quốc gia “đa nguyên đa đảng” trên thế giới hiện nay đều là “các thế lực thù địch”? Đa nguyên đa đảng là xú thế văn minh dân chủ của nhân loại trên toàn thế giới hiện nay, mà “đồ Trọng” tham quan chứng kiến và xin xỏ viện trợ nhiều lần, lý ra một nhà nước của dân thì “nhà nước đảng ta” phải có trách nhiệm cập nhật, du nhập, vào để nhân dân ta hội nhập cùng thế giới chứ sao dấu nhẹm phải để nhân dân “đòi”?
Và xin “đồ Trọng” bấm quẻ vuốt mu rùa xem lại, Quyền Tự Do Dân Chủ là quyền đòi hỏi của toàn bộ người dân, chủ nhân đất nước, đó là quyền lực đương nhiên Hiến Pháp Việt Nam và Liên Hiệp Quốc qui định không cần phải “lợi dụng tự do dân chủ” gì cả “đồ Trọng” phát biểu linh tinh: “Kiên quyết đấu tranh chống lại”thì coi chừng nhân dân xem thầy là “đồ” gì chứ không phải “đồ Trọng” thì thật là chí nguy.
Bố cáo Thất tung
Vợ tôi tên Nguyễn Thị Nộc, cùng con trai là Phù Quân Nam Hải, đã bỏ nhà đi biệt tăm biệt tích từ ngày tôi đi mổ u bò, à quên, u phổi, tính đến nay đã gần hai tháng.
Số là ngày19/6 vừ qua, sau khi bắt tay xong với Ngài Bộ trưởng Quốc phòng Pháp, tôi bị trở chứng vết thương do ngày xưa đi chống Mỹ cứu nước Tàu bị dập mật, à quên (dạo này tôi ngơ ngơ ngáo ngáo, như người mất hồn, nên hay bị quên) - dập phổi, tôi phải khẩn trương đáp chuyến bay tốc hành của Việt Nam Ẻ Vô Lái về nước để cho Ban bảo vệ sức khoẻ yếu nhân khám khẩn trương, có sự chứng kiến của Sứ quán Pháp.
Sau khi cân đo đong đếm, Bác sĩ Phạm Gia Khải đã không cần họp hội chẩn, quyết định phải giải phẩu ngay cục u và đẩy tôi lên tàu bay gấp rút trở lại chỗ ngày xưa bác Hồ nạp đơn xin học Trường Thuộc địa, mà không cho tôi sang nước bên kia biên giới cũng là quê hương mổ u giỏi nghe đâu còn hơn thằng Tây theo nguyện vọng của tôi.
Trước khi mổ tôi, vợ tôi phải ký giấy cam đoan không kiện tụng nếu chẳng may xảy ra sự cố chết chồng, nhưng y tá kiếm khắp nhà thương chả thấy vợ con tôi đâu cả, tôi phải tự ký lấy, cam đoan nếu tôi có đi gặp “ông cụ”, sẽ không làm khó dễ bệnh viện.
Cứ tưởng, vì lúc đó khẩn trương quá, vợ con tôi không kịp đi, nhưng mổ xong, chờ mãi cả hai mươi ngày cho đến khi xuất viện, cũng chẳng thấy tăm hơi vợ con đâu cả, mặc dầu báo Tuổi Trẻ có đưa tin vợ tôi dẫn cháu sang Pháp đưa tôi về nước.
Rồi đến khi tôi về, cũng chẳng thấy vợ con mình ra đón. Tôi phải thui thủi một mình với mớ hành lý, như hình chụp tôi đứng xớ rớ sau cốp xe nơi Phi trường Gia Lâm mà người ta nhìn kỹ, ai cũng bảo đó là Phù Quang Giả, chứ không phải Phù Quân Thanh.
Thấy tôi cô đơn quá, Trung ương thương tình, tổ chức cho đêm “Khát vọng Đoàn tụ”. Tôi cứ đinh ninh trong cái đêm 27/7 ấy, khát vọng đoàn tụ với vợ con sau hai tháng trời xa cách thế nào cũng được toại nguyện. Nhưng tưởng được đoàn tụ với vợ con, nào ngờ lại đoàn tụ với đồng chí Tòng Thị Phóng, là người xưa nay tôi có phóng lao chị bao giờ đâu mà phải theo lao.
Người ta nói, “Vợ chồng sống chết có nhau”, thế mà tôi đang sống giở chết giở suốt hai tháng trời nay, mà chẳng thấy tăm hơi vợ con tôi đâu cả. Như vậy là vợ con tôi đã biến đâu mất rồi! Rõ ràng là như thế, chứ còn gì nữa.
Do đó, hôm nay tôi đăng bố cáo thất tung này đối với vợ con tôi, và kể từ này về sau, tôi hoàn toàn không chịu trách nhiệm gì với bà Nguyễn thị Nộc, và tên Phù Quân Nam Hải nữa.
Làm tại số nhà Hơi Hơi Thấy, Đường Không Không Nghe, Hà Nội Ngày 9/8/2015
Ký tên,
Phù Quân Thanh
Việt Nam: Thế hệ 'đẩy' và 'kéo'
Nguyễn HùngBBC Tiếng Việt9 tháng 8 2015
Thế hệ trẻ thích tự chọn thông tin thay vì bị nhồi nhét
Bạn có phải là người thích đọc tin trên Facebook nhất rồi đến nghe nhạc, và tìm kiếm video trên YouTube?
Nếu đúng vậy, bạn có nhiều điểm chung với 'thế hệ Z ' của những người sinh ra ngay trước hoặc sau năm 2000.
Khảo sát được công bố hồi đầu tháng Tám của hãng thăm dò ý kiến qua mạng OMD cũng nói một nửa trong số những người từ 13-21 tuổi tham gia khảo sát cho biết họ xem video trên YouTube là chính.
Chỉ có 30% nói họ xem TV truyền thống.
Kết quả khảo sát này có thể làm cho những người thuộc thế hệ già hơn vò đầu bứt tai.
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng vừa phát biểu tại Đại hội X của Hội Nhà báo Việt Nam rằng "mỗi người làm báo là một chiến sỹ cách mạng" và "Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đối với hoạt động báo chí".
Ông Trọng hẳn muốn nói tới các "chiến sỹ" của loại hình truyền thông, trong đó có truyền hình và phát thanh, hoạt động theo nguyên tắc "đẩy" thông tin qua mặt báo, màn hình TV, đài phát thanh ... tới công chúng.
Nhưng thế hệ Z lại không chuộng các loại hình truyền thông truyền thống này mà thích "kéo" thông tin từ các kênh họ tự chọn vào lúc họ muốn, ở nơi họ thấy tiện và thường là trên thiết bị mà họ coi là vật bất ly thân - điện thoại di động.
Và trên hai 'hệ sinh thái' truyền thông xuyên biên giới Facebook và YouTube với số người dùng gộp lại lên tới gần 2,5 tỷ, Đảng Cộng sản cũng không thể giữ quyền "lãnh đạo tuyệt đối".
Tuyên truyền và dư luận viên
Việt Nam hiện có khoảng hơn 20.000 nhà báo và ít nhất 80.000 " tuyên truyền viên miệng", theo thống kê trên báo chí Việt Nam.
Đảng Cộng sản muốn đội quân 10 vạn người này là các "chiến sỹ" trong cả không gian thật lẫn ảo.
Nhưng đội ngũ này dường như cũng không được phép đăng hoặc không được trang bị những thông tin chính xác vào những thời điểm thích hợp nhất mà thế hệ Z cũng như các thế hệ khác muốn thấy.
Trong vụ sức khỏe hai chính trị gia tên Thanh, Nguyễn Bá Thanh và Phùng Quang Thanh, đội ngũ "chiến sỹ" vạn người thường bỏ "mặt trận" vào những lúc quan trọng nhất dù sau đó đã lên tiếng.
Điều quan trọng hơn có lẽ là điều được coi là sự thiếu vắng tính minh bạch, thẳng thắn và chính xác khi cung cấp thông tin khiến niềm tin của người đọc càng bị thách thức.
Trong các khủng hoảng cây xanh, lấp sông Đồng Nai hay mới đây nhất là vụ người dân bị máy xúc " chèn qua người", nhiều công dân mạng đã chỉ ra những tuyên bố sai trái của chính chính quyền địa phương.
Khoảng cách giữa nói và làm
Một lý do khác khiến nhiều người trẻ tuổi và cả thế hệ già hơn ngày càng mất niềm tin vào truyền thông chính thống là khoảng cách giữa lời nói, câu chữ với những gì diễn ra trong thực tế.
Cách đây ít lâu một blogger nói anh đã tranh luận với các nhân viên an ninh rằng ngay cả tên nước, Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, cũng là điều không thỏa đáng vì bản chất của xã hội hiện nay chưa phải là "xã hội chủ nghĩa".
Khi được trả lời tên nước được đặt như vậy là vì Việt Nam đang hướng tới "chủ nghĩa xã hội", blogger lại chất vấn vậy nếu anh đang hướng tới vị trí thủ tướng thì có thể ghi trên danh thiếp hai chữ 'thủ tướng' trước tên anh không.
Thực tế tên khai sinh ngày 2/9/1945 của Việt Nam là 'Việt Nam Dân chủ Cộng hòa' và tên hiện nay chỉ bắt đầu được dùng từ năm 1976, giai đoạn kinh tế Việt Nam bắt đầu cuộc trượt dốc kéo dài tới cuối thập niên 80.
Ông Kiệt đã cảnh báo Việt Nam có thể "mất tất cả" nếu không cố gắng rút ngắn thời gian "hiện đại hóa"
Trong Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dẫn cả Tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791 khi nói về "quyền tự do" và "quyền mưu cầu hạnh phúc".
Ngày nay các bạn trẻ chỉ ra rằng ở Việt Nam có hơn 100 tượng đài Hồ Chí Minhnhưng GDP chỉ đạt chưa tới 190 tỷ đô la trong năm ngoái.
Trong khi đó, các bạn nói, Singapore chưa có tượng Lý Quang Diệu nào nhưng tổng sản phẩm quốc nội của đất nước 5,6 triệu dân đạt 309 tỷ đô la trong năm 2014.
'Thế hệ Facebook' cũng thiếu kiên nhẫn và sẵn sàng đưa ra những chỉ trích gay gắt.
Khi BBC Tiếng Việt nhắc lại câu nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cách đây tròn 20 năm rằng Việt Nam cần "rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá xuống còn vài ba thập kỷ như một số "con rồng" ở châu Á đã thực hiện" nếu không muốn để "mất thời cơ và mất tất cả", một người dùng Facebook bình luận: "Giờ còn tư tưởng [M]ác [L]ê thì bay sao nổi, giờ thành con ruồi châu [Á] rồi."
Nhưng thế hệ Z bao gồm cả những người đang ở vào độ tuổi của "anh Ba" khi "ra đi tìm đường cứu nước".
Và họ cũng là hy vọng để Việt Nam có thể trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo hiện nay mà trong đó một "anh Ba" khác đang có khả năng vẫn phải đua với ít nhất bốn người cùng tuổi 66 để ở lại thêm năm năm nữa vào Đại hội 12 trong năm 2016.
Việt-Trung đối thoại chiến lược quốc phòng
Theo BBC-9 giờ trước
Đây là cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng lần thứ 5 giữa Việt Nam và Trung Quốc
Quan chức quốc phòng Việt Nam và Trung Quốc vừa có cuộc đối thoại chiến lược thường niên lần thứ 5 ở Hà Nội.
Một trong những nội dung chính của đối thoại lần này là "phản bác lại những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch về những vướng mắc trong quan hệ hai nước thời gian qua".
Báo Việt Nam cho hay đoàn Việt Nam do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng làm trưởng đoàn. Trưởng đoàn Bộ Quốc phòng Trung Quốc là Thượng tướng Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng Giải phóng quân Trung Quốc.
Ông Nguyễn Chí Vịnh được dẫn lời nói tại cuộc đối thoại rằng "đây là hoạt động nhằm tạo sự tin cậy chiến lược, thu hẹp bất đồng, phát huy điểm tương đồng, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa quân đội và nhân dân hai nước".
Theo Bộ Quốc phòng Việt Nam, "hai bên đã trao đổi các nội dung, biện pháp nhằm đưa quan hệ quốc phòng song phương giữa hai nước đi vào chiều sâu, hiệu quả thiết thực".
"Qua đó, góp phần củng cố, phát triển mối quan hệ hữu nghị, truyền thống lâu đời giữa quân đội và nhân dân hai nước", theo thông tin từ Bộ Quốc phòng.
An ninh chiến lược
Đây là lần thứ 5 Bộ Quốc phòng hai bên có đối thoại chiến lược.
Bắt đầu từ năm 2010, các cuộc đối thoại chiến lược quốc phòng an ninh được giới chức Việt-Trung thực hiện định kỳ hàng năm nhằm thúc đẩy hiểu biết giữa hai quân đội và thúc đẩy hợp tác quốc phòng hai bên.
Trong chuyến thăm làm việc từ 10/8-14/8, ngoài việc chủ trì đối thoại quốc phòng, Thượng tướng Tôn Kiến Quốc cũng có một số hoạt động khác, trong đó có cuộc chào xã giao với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phùng Quang Thanh.
Được biết cuộc gặp với Tướng Thanh kéo dài chừng nửa tiếng và ông Tôn Kiến Quốc là vị khách nước ngoài đầu tiên mà ông Phùng Quang Thanh tiếp sau khi ông chữa bệnh trở về.
Cơ chế đối thoại chiến lược quốc phòng được Việt Nam thực hiện với nhiều nước, trong đó quan trọng nhất là Hoa Kỳ và Trung Quốc.
Bắt đầu từ năm nay, Việt Nam và Trung Quốc còn bắt đầu cơ chế đối thoại an ninh cấp thứ trưởng, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Bộ Công an Việt Nam và Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc.
TQ bác bỏ chỉ trích của Mỹ về tự do đi lại ở Biển Đông
Chiến đấu cơ Super Hornet AF / A-18F của Mỹ chuẩn bị cất cánh từ boong tàu sân bay USS George Washington trong cuộc diễn tập hải quân thường niên trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
VOA-10.08.2015
Phản bác những lời chỉ trích của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry hồi tuần trước về những hạn chế của Trung Quốc đối với tự do hàng hải và không lưu trong khu vực, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay nói với hãng tin Reuters rằng tự do hàng hải và tự do bay ngang qua không có nghĩa là tàu chiến và máy bay chiến đấu nước ngoài có thể vi phạm chủ quyền lãnh thổ và an ninh của họ.
Bắc Kinh nói tự do hàng hải trong khu vực là điều thiết yếu bởi vì đây là một tuyến đường biển quan trọng.
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói trước một hội nghị quy tụ các nhà lãnh đạo khu vực ở Kuala Lumpur rằng việc xây cất những cơ sở trên những đảo tân tạo cho ‘những mục tiêu quân sự’ đang làm tăng căng thẳng và khiến cho các nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn quân sự hoá khu vực này.
Ông Kerry còn chỉ trích những ‘sự hạn chế’ mà Trung Quốc đã thiết lập trong mấy tháng gần đây, nói rằng Hoa Kỳ sẽ không chấp chận bất kỳ sự hạn chế nào đối với quyền tự do hàng hải và tự do bay ngang qua khu vực.
Các giới chức quân sự Philippines nói rằng Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh cáo phi cơ quân sự của Philippines phải rời khỏi vùng không phận gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây tại quần đảo Trường Sa.
Hải quân Trung Quốc cũng đã 8 lần cảnh cáo phi hành đoàn của một máy bay trinh sát Poseidon của Mỹ khi máy bay này bang ngang qua khu vực hồi tháng 5, theo tin của phóng viên CNN có mặt trên máy bay của Mỹ.
Những động thái này đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Mới đây Ấn độ cũng đã lên tiếng bênh vực lập trường của Việt Nam và Philippines và các nước khác trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Báo Business Insider của Ấn Độ hôm nay dẫn lời Quốc vụ Khanh đặc trách Ngoại vụ, người có mặt tại cả hai hội nghị Đông Á và Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN ở Malaysia, nói rằng : “Chúng tôi chia sẻ các quan tâm do các đồng nghiệp của chúng tôi trong khối ASEAN nêu lên về những diễn tiến trong tình hình Biển Đông. Quyền tự do hàng hải và bay trên không phận các vùng biển quốc tế, kể cả ở Biển Đông, các hoạt động thương mại và tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 là những vấn đề quan tâm của tất cả chúng tôi.”
Các nguồn tin chính thức nói rằng những lý do gọi là lịch sử mà Trung Quốc viện ra để tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông là ‘không có cơ sở’ và những hoạt động cải tạo đất xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại đây là bất hợp pháp, đi ngược lại các chuẩn mực và luật pháp quốc tế.
Theo Reuters, Business Insider.
VOA-10.08.2015
Phản bác những lời chỉ trích của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry hồi tuần trước về những hạn chế của Trung Quốc đối với tự do hàng hải và không lưu trong khu vực, Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay nói với hãng tin Reuters rằng tự do hàng hải và tự do bay ngang qua không có nghĩa là tàu chiến và máy bay chiến đấu nước ngoài có thể vi phạm chủ quyền lãnh thổ và an ninh của họ.
Bắc Kinh nói tự do hàng hải trong khu vực là điều thiết yếu bởi vì đây là một tuyến đường biển quan trọng.
Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói trước một hội nghị quy tụ các nhà lãnh đạo khu vực ở Kuala Lumpur rằng việc xây cất những cơ sở trên những đảo tân tạo cho ‘những mục tiêu quân sự’ đang làm tăng căng thẳng và khiến cho các nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn quân sự hoá khu vực này.
Ông Kerry còn chỉ trích những ‘sự hạn chế’ mà Trung Quốc đã thiết lập trong mấy tháng gần đây, nói rằng Hoa Kỳ sẽ không chấp chận bất kỳ sự hạn chế nào đối với quyền tự do hàng hải và tự do bay ngang qua khu vực.
Các giới chức quân sự Philippines nói rằng Bắc Kinh đã nhiều lần cảnh cáo phi cơ quân sự của Philippines phải rời khỏi vùng không phận gần các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây tại quần đảo Trường Sa.
Hải quân Trung Quốc cũng đã 8 lần cảnh cáo phi hành đoàn của một máy bay trinh sát Poseidon của Mỹ khi máy bay này bang ngang qua khu vực hồi tháng 5, theo tin của phóng viên CNN có mặt trên máy bay của Mỹ.
Những động thái này đã làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Mới đây Ấn độ cũng đã lên tiếng bênh vực lập trường của Việt Nam và Philippines và các nước khác trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông.
Báo Business Insider của Ấn Độ hôm nay dẫn lời Quốc vụ Khanh đặc trách Ngoại vụ, người có mặt tại cả hai hội nghị Đông Á và Hội nghị các Ngoại trưởng ASEAN ở Malaysia, nói rằng : “Chúng tôi chia sẻ các quan tâm do các đồng nghiệp của chúng tôi trong khối ASEAN nêu lên về những diễn tiến trong tình hình Biển Đông. Quyền tự do hàng hải và bay trên không phận các vùng biển quốc tế, kể cả ở Biển Đông, các hoạt động thương mại và tiếp cận các nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 là những vấn đề quan tâm của tất cả chúng tôi.”
Các nguồn tin chính thức nói rằng những lý do gọi là lịch sử mà Trung Quốc viện ra để tuyên bố chủ quyền trên hầu hết Biển Đông là ‘không có cơ sở’ và những hoạt động cải tạo đất xây đảo nhân tạo của Trung Quốc tại đây là bất hợp pháp, đi ngược lại các chuẩn mực và luật pháp quốc tế.
Theo Reuters, Business Insider.
Biển Đông trong ván cờ của các cường quốc
Kính Hòa, phóng viên RFA-2015-08-10
Ngoại trưởng Vương Nghị (Wang Yi) của Trung Quốc tại một cuộc họp báo chung tại kỳ họp về an ninh ASEAN tổ chức tại Kuala Lumpurngày 05 tháng 8 năm 2015. AFP
Tại kỳ họp về an ninh ASEAN tổ chức tại Kuala Lumpur trong đầu tháng 8/2015, người ta thấy Hoa Kỳ lên tiếng mạnh mẽ không chấp nhận những hành động ngăn trở hàng hải và hàng không trên biển Đông. Đồng thời người ta cũng thấy những động thái của Nhật bản trong việc liên kết nhiều hơn với một số quốc gia Đông Nam Á.
Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, chuyên gia về quan hệ quốc tế hiện đang làm việc cho Trung tấm nghiên cứu Đông Nam Á của Singapore dành cho Kính Hòa bài phỏng vấn sau đây liên quan tới tình hình Đông Nam Á. Đầu tiên ông nhận định về những tiếng nói mạnh mẽ của Hoa kỳ tại hội nghị an ninh ASEAN vừa qua.
TS Lê Hồng Hiệp: Trong thời gian qua sự cạnh tranh giữa Mỹ và Trung quốc gia tăng, và trong bối cảnh đấy thì tranh chấp biển Đông đã trở thành một vấn đề liên quan đến quan hệ Mỹ-Trung, và trở thành một địa bàn mà ở đấy hai bên có những sự cạnh tranh nhất định. Chính vì vậy quan điểm của Mỹ là phản đối sự mở rộng của Trung quốc ở biển Đông, đặc biệt là việc xây đảo nhân tạo của Trung quốc ở Trường sa. Đây không phải là quan điểm mới của Mỹ, Mỹ muốn sử dụng các cơ hội để mà trình bày quan điểm này với Trung quốc.
Những nước trong khu vực cần quan tâm theo dõi, vì đây không đơn thuần là tranh chấp biển Đông, về tự do hàng hải nữa mà là vấn đề có liên quan đến hai siêu cường ở khu vực và có ảnh hưởng lâu dài tới tình hình an ninh khu vực.
Kính Hòa: Về phía Trung quốc thì ông Vương Nghị có nói là họ đã dừng xây dựng rồi. Vậy có thể hiểu đó là một bước lùi của họ không?
TS Lê Hồng Hiệp: Tôi không nghĩ đây là một bước lùi. Trung quốc không dừng lại vì áp lực của Mỹ hay các nước khác xung quanh khu vực biển Đông. Họ dừng vì họ đã hoàn thành việc xây dựng cơ bản ở đó rồi, bây giờ chỉ là việc lắp đặt các trang thiết bị ở đấy.
Kính Hòa: Trở lại với các quốc gia ASEAN, ông có nhận xét gì về tuyên bố chung của họ về biển Đông?
TS Lê Hồng Hiệp: Tôi nghĩ rằng Malaysia với vai trò chủ tịch ASEAN lần này, họ đã có những nổ lực. Lâu nay lập trường của Malaysia đối với biển Đông và Trung quốc là khá nhúng nhường, muốn giữ gìn quan hệ với Trung quốc. Tuy nhiên, vừa quan trong vai trò chủ tịch ASEAN thì Malaysia rất là thành công trong vai trò xử lý các vấn đề biển Đông và với Trung quốc. Họ đã có vai trò điều phối các bước liên quan để mà có thể đưa ra được các tuyên bố khá là cứng rắn, nhất là tuyên bố của họ về việc xây đảo của Trung quốc chẳng hạn. Đấy là điều thể hiện sự đoàn kết của ASEAN ở một mức độ nào đấy. Mặc dù một số nước trong khu vực vẫn còn có thái độ rất là ngập ngừng trong cái việc nêu ra hoặc lên án hành động của Trung quốc.
Trong chuyến viếng thăm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tới Malaysia, thì Việt nam cũng tuyên bố là sẽ Việt nam và Malaysia sẽ thiết lập quan hệ đối tác chiến lược. Điều này cho thấy phần nào là trong bản thân quan điểm của Malaysia trong vấn đề biển Đông và quan hệ với Trung quốc, họ đã có sự điều chỉnh ít nhiều. Và tôi cho rằng việc này có phần thuận lợi cho Việt nam trong hồ sơ biển Đông.
Kính Hòa: Ông vừa nói đến sự ngần ngại của một số quốc gia trong việc lên án Trung quốc. Trong một bản tin của phương Tây, họ nói đến các quốc gia đó và chỉ đích danh Cam Pu Chia, Lào, và Miến Điện. Họ dùng từ là các đồng minh của Trung quốc trong khu vực. Ông nhận xét gì về từ này?
TS Lê Hồng Hiệp: Tôi nghĩ rằng dùng từ đồng minh thì là thổi phồng quan hệ giữa các nước này và Trung quốc, bởi vì đồng minh thì nó không chỉ là chỉ có sự ủng hộ mà còn là những cam kết khác nữa, như là về quốc phòng, về an ninh. Nếu gọi Cam Pu Chia, Lào hay Myanmar là đồng minh của Trung quốc thì tôi nghĩ là chưa phù hợp, nhưng rõ ràng là các nước này họ mềm mỏng trong hồ sơ biển Đông, dặc biệt là còn ủng hộ Trung quốc nữa. Trong số ba nước này thì Cam Phu Chia là có sự ủng hộ mạnh mẽ nhất đối với Trung quốc.
Còn Lào thì dẫu sao họ cũng có sự giằng co trong việc xử lý quan hệ của họ với Trung quốc và Việt nam. Họ không có thái độ ủng hộ Trung quốc ra mặt, tuy nhiên họ cũng không ủng hộ Việt nam, họ muốn giữ một thái độ trung lập.
Myanmar cũng tương tự như Lào, mặt dù trước đây họ có nghiêng về Trung quốc nhiều hơn. Trong thời gian gần đây họ cũng cố gắng giảm sự phụ thuộc vào Trung quốc. Quan điểm của họ về Trung quốc cũng không phải là ủng hộ quá mức, nhưng cũng như Lào, họ ngần ngại trong việc dùng lời lẽ cứng rắn với Trung quốc, bởi vì ảnh hưởng của Trung quốc đối với họ hãy còn quan trọng.
Kính Hòa: Có những bản tin của các hãng thông tấn quốc tế trước khi bản tuyên bố chung ra đời thì họ nói rằng họ có thấy bản nháp, trong đó Việt nam và Philippines đòi hỏi nên có ngôn ngữ cứng rắn hơn đối với Trung quốc. Vậy thì có phải lần này Việt nam có một thái độ mạnh mẽ hơn hay không?
TS Lê Hồng Hiệp: Tôi nghĩ rằng kịch bản đó đã diễn ra nhiều lần chứ không phải chỉ là lần này. Vì Việt nam và Phi là hai nước tiền tuyến trong chuyện biển Đông, phải đối mặt với một Trung quốc hung hãn, trực tiếp nhất trên biển Đông, họ là người cảm nhận được sức ép từ sự cưỡng ép của Trung quốc trên biển Đông, chính vì vậy mà lâu nay Việt nam và Phi đều cố gắng lôi kéo sự ủng hộ để có cái sự đáp trả sức ép của Trung quốc. Tuy nhiên, họ cũng bị áp lực ít nhiều bởi vì có những nước trong khu vực có những lợi ích khác biệt không muốn lên án, hoặc có những lời lẽ cứng rắn với Trung quốc.
Kính Hòa: Trong lúc hội nghị diễn ra thì có tin là Nhật bản sẽ viện trợ không hoàn lại cho Philippines các máy bay tuần thám, rồi Phi sẽ cho người Nhật sử dụng những căn cứ quân sự của họ. Thế thì ông đánh giá thế nào về vai trò hiện nay và tương lai của Nhật bản ở biển Đông?
TS Lê Hồng Hiệp: Dưới thời Thủ tướng Shinzo Abe thì Nhật đang cố gắng tìm lại hoặc phục hồi vai trò của mình trong an ninh khu vực. Một trong những động lực để Nhật bản làm điều đó chính là sự trỗi dậy của Trung quốc.
Trong lịch sử thì Trung quốc và Nhật bản là hai đại kình địch của nhau. Trong thời chiến tranh lạnh thì việc kình địch đó được hạn chế phần nào do vai trò của Mỹ, đặc biệt là hiệp ước đồng minh Nhật Mỹ nó vừa kìm chế chủ nghĩa dân tộc cùng vai trò an ninh của Nhật ở châu Á, đồng thời nó trấn an Trung quốc không phải lo sợ trước sự trỗi dậy của chủ nghĩa quân phiệt Nhật bản.
Thời gian gần đây trong bối cảnh cạnh tranh Mỹ Trung quốc thì Mỹ muốn Nhật có vai trò tích cực hơn và bản thân chính giới Nhật, đặc biệt với Thủ tướng Shinzo Abe, họ cũng muốn có vai trò và tiềm lực quân sự mạnh hơn, không phụ thuộc quá nhiều vào Mỹ, đặc biệt trong bối cảnh sự trỗi dậy của Trung quốc.
Trong chiến lược lớn của họ, họ không chỉ tăng cường quan hệ với Mỹ, tăng cường vai trò an ninh của mình, mà họ còn muốn hỗ trợ các quốc gia khác trong khu vực, đặc biệt ở Đông Nam Á để tăng cường năng lực của họ, đồng thời tạo ra một thế trận về mặt chiến lược để cân bằng sự trỗi dậy của Trung quốc. Thì người Nhật đã chọn hai quốc gia chủ chốt, hai đối tác là Philippines và Việt nam vì hai quốc gia này có vai trò quan trọng trong việc kềm chế sức mạnh của Trung quốc, đặc biệt trong hồ sơ biển Đông.
Tôi nghĩ rằng sự trợ giúp đó phù hợp với lợi ích của cả Nhật cùng Phi và Việt nam. Đây là một điều mà hai quốc gia này hoan nghênh.
Trong thời gian tới tôi tin là sự hỗ trợ đấy còn được tiếp tục, được tăng cường, chừng nào mà sự trỗi dậy của Trung quốc tiếp tục đe dọa an ninh của Nhật bản cũng như Việt nam và Philippines.
Kính Hòa: Xin cám ơn ông đã giành thời gian cho cuộc phỏng vấn này.
Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ
Kính Hòa, phóng viên RFA-2015-08-10
Tượng đài Hồ Chí Minh được làm bằng hợp kim đồng có chiều cao là 7,2 m được đặt trước mặt UBND TPHCM. kienthuc.net
Thần kinh khốn nạn
Blogger Nguyễn Tường Thụy ghi lại từ trang mạng của cơ quan tuyên giáo của đảng cộng sản Việt nam rằng hiện ở Việt nam có 158 tượng chủ tịch Hồ Chí Minh, và từ đây cho đến năm 2030 chính phủ Việt nam sẽ cho xây cất thêm 58 tượng ông Hồ Chí Minh nữa.
Tượng đầu tiên trong số 58 tượng này chính là nằm trong công trình quảng trường của tỉnh Sơn La với kinh phí dự trù là 14 ngàn tỉ đồng.
Thông tin về bức tượng tốn kém này làm nổ tung truyền thông Việt nam, không chỉ từ giới blogger độc lập mà cả từ truyền thông chính thống của nhà nước.
Câu bình luận đầy giận dữ của giáo sư Toán học Ngô Bảo Châu được loan truyền trên không gian blog theo tốc độ của ánh sáng:
“Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinh”.
Tác giả Bạch Cúc cũng chia sẻ sự phẫn nộ trên trang Bauxite Việt Nam:
Tôi không hiểu tại sao đến giờ phút này người ta vẫn còn có thể trâng tráo và tàn nhẫn trên nỗi thống khổ của đồng bào mình đến vậy? Thay vì phung phí tiền thuế của dân để xây dựng những tượng đài xa hoa vô tích sự, thì sao người ta không xây dựng trường học, bệnh viện, triển khai những chính sách giúp dân an cư lập nghiệp, giảm thiểu số người buôn bán gánh bưng; người già, người khuyết tật đơn độc được vào nhà an dưỡng chứ không phải là lê la ngoài đường mưu sinh vất vả với xấp vé số!
Tác giả Võ Xuân Sơn viết trên trang của mình với một giọng văn gần như ngơ ngác, ông hỏi rằng tại sao chuyện món nợ công khổng lồ đang treo lơ lững trên đầu quốc gia, bao nhiêu người dân đang sống dưới mức nghèo khổ, ăn cơm không thịt,… mà người ta lại bỏ 14 ngàn tỉ để xây tượng đài?
Trẻ con ăn không đủ no, áo không đủ ấm, sinh hoạt như lũ thú hoang, mà bỏ ra 1400 tỷ để xây tượng đài thì hoặc là khốn nạn, hoặc là thần kinhGiáo sư toán học Ngô Bảo Châu
Theo blogger Nguyễn Tường Thụy thì nếu so sánh với số tiền mà nhóm NO-U, một nhóm dân sự độc lập tại Việt nam, dùng để xây dựng lớp học cho trẻ em nghèo trên vùng núi tỉnh Yên Bái thì số vốn mà tỉnh Sơn La dùng để xây tượng ông Hồ Chí Minh có thể dùng để xây được 14 nghìn lớp học như thế.
Blogger nhà văn Phạm Đình Trọng viết bài Hãy dừng ngay những tượng đài tham nhũng. Sau khi liệt kê những công trình tượng đài tiền tỉ khác đã làm xong như Bà mẹ Việt nam anh hùng tại Quảng Nam, Văn miếu khổng tử tại Vĩnh phúc,… Ông viết:
Chính quyền với những cá nhân từ cấp thấp đến cấp cao dấm dúi tham nhũng, không ai bảo được ai, không ai trị được ai. Đến nay chính quyền tham nhũng đó đã tiến tới tập thể công khai tham nhũng bằng việc ném hàng trăm, hàng ngàn tỉ tiền thuế mồ hôi nước mắt của dân vào những công trình không những vô bổ mà còn phản văn hóa nhân loại, phản đạo lí dân tộc, phản cả sự trung thực của lịch sử đất nước. Tiền đầu tư công trình càng lớn thì tiền lại quả để những người có chức, có quyền chia nhau càng lớn.
GÀ và NGƯỜI dưới chế độ con VẬT
CTV Danlambao - Trong phiên họp cuốc hội, chủ tịch cái hội của đảng con VẬT ngửa mặt nhìn trần nhà mà tưởng là ông trời và than: "một con GÀ thu 14 loại phí, trời đất ơi" (1). Nguyễn Sinh Hùng than đúng việc nhưng nhìn sai cái... trần nhà. Ông trời nào ở đây!? Hãy nhìn ra đằng sau lưng có cái tượng đầu Trần Dân Tiên và biểu ngữ đảng con VẬT muôn năm thì biết ngay vì sao con GÀ vô sản phải cõng 14 loại phí của con VẬT vinh quang!
Tên chủ tịch đảng hội ngửa mặt lên trần nhà, quay sang các bộ trưởng, lấm lét liếc qua phía chính phủ, nhìn lại thân mình là cuốc hội, tìm mọi cách để tìm cho ra con VẬT nào hành hạ con GÀ: “Các đồng chí nhớ hôm chất vấn bộ trưởng Bộ NN&PTNT, đại biểu đã đề cập chuyện con gà, quả trứng bị thu mười mấy loại phí. Bộ trưởng thừa nhận đại biểu nói đúng, thu phí này phí kia là không cần thiết. Một con gà mà bị đè ra thu đến 14 loại phí, trời đất ơi!”
Tuy nhiên, nói qua nói lại, nói tới nói lui thì ai cũng biết rõ là dưới (độc) tài cai trị của đảng Trần Dân Tiên thì: ò ó o, con GÀ cũng chết vì những con VẬT mang tên Sản, huống chi con NGƯỜI.
Và cũng theo ông cộng sản đang ngồi ghế chủ tịt cuốc hội thì con GÀ đâu phải muốn... bị nộp 14 loại phí là được ngay đâu! Nó phải biết bôi trơn như các doanh nghiệp con NGƯỜI phải bôi trơn 1,02 để có 1 đồng lợi nhuận (2)
Nhưng nói vậy thì cũng oan cho đảng con VẬT. Dưới chế độ vinh quang của loài SẢN, con NGƯỜI không cần ăn no, mặc đẹp, chỉ cần có 2 thứ là no nê, ấm áp: đó là PHÁO BÔNG và TƯỢNG ĐÀI. Ai không tin thì đi hỏi Phó trưởng ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long (3) và các quan tham tỉnh nghèo Sơn La.
Trong khi con NGƯỜI đang ấm áp no nê với một trăm mấy chục cái tượng con VẬT thì chỉ còn lại đàn GÀ vùng lên tiếng gáy: Vùng lên hỡi con GÀ khốn cùng!!!
____________________________________
(2) ndanghung.com/bai-viet-lay-tu-bao/2015/08/11/de-co-1-dong-loi-nhuan-phai-mat-102-dong-boi-tron.html/
Đại hội nhà báo đảng: Thuận Hữu chơi Như Phong!?
CTV Danlambao - Thật ra cái vụ bác tổng Trọng lại Lú trong Đại hội lần thứ 10 của các nhà láo đảng là chuyện thường tình dưới ruộng. Trên bờ, chuyện bà con nhà láo thật sự quan tâm là vụ anh Hữu chơi anh Phong trong cuộc đua giựt ghế đệ nhất cao thủ láo - chủ tịch Hội Nhà láo đảng loài sản khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020.
Sau khi ngồi ngủ gà ngủ gật nghe đồng chí Tổng miên man Lú chuyện chống lợi dụng tự do dân chủ đòi đa nguyên, đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đối với hoạt động nói láo và báo chí phải học theo Trần Dân Tiên, C.B Của Bác... bla bla bla, các nhà láo đã bỏ phiếu chọn ra cái đồ gọi là những nhà láo có phẩm chất và năng lực, có uy tín và điều kiện, cũng như tâm huyết, để lãnh đạo các mặt công tác nói láo do đảng giao phó trong nhiệm kỳ tới.
Kết quả là tên có cái mũi dài nhất, là Ủy viên BCH TƯ Đảng, Tổng Biên tập báo Nhăn Răng tên là Thuận Hữu lại được ấm mông thêm 5 năm với chiến ghế chủ tịch hội nhà láo.
11 đệ nhất cao thủ làng láo được cho vào Ban nói láo thường trực là Thuận Hữu, Trương Minh Tuấn, Nguyễn Thế Kỷ, Trần Bình Minh, Nguyễn Đức Lợi, Nguyễn Bé, Phạm Văn Huấn, Phạm Văn Miên, Hồ Quang Lợi, Mai Đức Lập, Nguyễn Quý Hòa.
Ôm đầu máu trong cuộc đua giựt ghế lần này là Nguyễn Như Phong - Tổng biên tập tờ PetroTimes.
Có lẽ vì giựt hụt ghế nên cay cú quá mà trên trang FB PetroTimes của xếp sòng Như Phong, xuất hiện một entry mà người ta đoán 99,99% là của Phong:
Đây chỉ là hình chụp lại sau khi Entry này mới được post lên. Chút xíu sau đó là bị cho biến theo chiêu thức Phùng Quang Thanh.
Tuy nhiên, anh Phong cho lộ hàng một chút cũng đủ để cho dân trên bờ dưới ruộng của làng báo nói láo ăn tiền biết chuyện Thuận Hữu của Nhăn Răn báo gói thịt lợn chơi Như Phong của Pề Trô dầu cặn như thế nào trong cuộc tranh tài ai là đệ nhất cao thủ láo của làng báo cộng sản.
10.08.2015
CTV Danlambao - Thật ra cái vụ bác tổng Trọng lại Lú trong Đại hội lần thứ 10 của các nhà láo đảng là chuyện thường tình dưới ruộng. Trên bờ, chuyện bà con nhà láo thật sự quan tâm là vụ anh Hữu chơi anh Phong trong cuộc đua giựt ghế đệ nhất cao thủ láo - chủ tịch Hội Nhà láo đảng loài sản khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020.
Sau khi ngồi ngủ gà ngủ gật nghe đồng chí Tổng miên man Lú chuyện chống lợi dụng tự do dân chủ đòi đa nguyên, đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện đối với hoạt động nói láo và báo chí phải học theo Trần Dân Tiên, C.B Của Bác... bla bla bla, các nhà láo đã bỏ phiếu chọn ra cái đồ gọi là những nhà láo có phẩm chất và năng lực, có uy tín và điều kiện, cũng như tâm huyết, để lãnh đạo các mặt công tác nói láo do đảng giao phó trong nhiệm kỳ tới.
Kết quả là tên có cái mũi dài nhất, là Ủy viên BCH TƯ Đảng, Tổng Biên tập báo Nhăn Răng tên là Thuận Hữu lại được ấm mông thêm 5 năm với chiến ghế chủ tịch hội nhà láo.
11 đệ nhất cao thủ làng láo được cho vào Ban nói láo thường trực là Thuận Hữu, Trương Minh Tuấn, Nguyễn Thế Kỷ, Trần Bình Minh, Nguyễn Đức Lợi, Nguyễn Bé, Phạm Văn Huấn, Phạm Văn Miên, Hồ Quang Lợi, Mai Đức Lập, Nguyễn Quý Hòa.
Ôm đầu máu trong cuộc đua giựt ghế lần này là Nguyễn Như Phong - Tổng biên tập tờ PetroTimes.
Có lẽ vì giựt hụt ghế nên cay cú quá mà trên trang FB PetroTimes của xếp sòng Như Phong, xuất hiện một entry mà người ta đoán 99,99% là của Phong:
Đây chỉ là hình chụp lại sau khi Entry này mới được post lên. Chút xíu sau đó là bị cho biến theo chiêu thức Phùng Quang Thanh.
Tuy nhiên, anh Phong cho lộ hàng một chút cũng đủ để cho dân trên bờ dưới ruộng của làng báo nói láo ăn tiền biết chuyện Thuận Hữu của Nhăn Răn báo gói thịt lợn chơi Như Phong của Pề Trô dầu cặn như thế nào trong cuộc tranh tài ai là đệ nhất cao thủ láo của làng báo cộng sản.
10.08.2015
Phe đối lập nên công khai phản đối đảng CSVN trên đường phố
Nguyễn Trung Lĩnh, Nông Đình Huấn, Nguyễn Thi - Chúng tôi quan sát tình hình thấy cần phải lên tiếng một cách công khai để mọi thành phần dân tộc, các đảng viên ĐCSVN thấy quen dần và trở nên bình thường. ĐCSVN là một tổ chức chính trị với quá nhiều điều vô lý và bất công, mà người dân chúng ta có quyền lên tiếng phản đối. Mọi công dân hay nhóm công dân Việt Nam đều có quyền tụ họp để phản đối bất cứ cá nhân nào và tổ chức nào, kể cả chính phủ và quốc hội, người đứng đầu đất nước một cách ôn hòa và văn hóa, không cần thiết phải xin phép bất cứ ai và bất cứ cơ quan nào? Chúng ta đã đến lúc phải tổ chức biểu tình, kéo xuống đường ở Hà Nội và các thành phố khác phản đối một cách ôn hòa với những khẩu hiệu công khai chỉ trích ĐCSVN như sau:
1- Toàn dân phản đối quốc hội bù nhìn của ĐCSVN!
2- Quốc hội hiện nay là quốc hội của Ban chấp hành Trung ương ĐCSVN, không phải là quốc hội của toàn dân!
3- Đả đảo điều 4 Hiến pháp bất minh, đả đảo ĐCSVN độc quyền toàn trị!
4- Một hiến pháp chuẩn mực, của toàn dân và phục vụ toàn dân là ước nguyện của mọi Người Việt Nam!
5- ĐCSVN đang áp bức và bóc lột nhân dân cả nước. Hãy rút lui khỏi quyền lực!
6- Phe đối lập công khai, bình đẳng với đảng cầm quyền! ĐCSVN phải chia sẻ quyền lực với các đảng đối lập, đừng cuồng tín cực đoan chiếm hết mọi vị trí việc làm có gía trị trên cả nước!
7- Đa đảng, hai đảng cơ bản, bầu cử tự do là ước nguyện của toàn dân Việt Nam!
8- Yêu cầu các Ủy viên Bộ chính trị và ủy viên Trung ương ĐCSVN công khai minh bạch tài sản gia đình cho toàn dân biết!
9- Không lấy tiền ngân sách trả lương cho các vị trí làm việc, chi phí văn phòng và hoạt động của ĐCSVN!
10- Không bắt ép viên chức nhà nước, sỹ quan quân đội và công an ca tụng Đảng cộng sản Việt Nam!
11- Hãy hủy bỏ tất cả chi bộ, đảng bộ của ĐCSVN trong trường học, trong cơ quan nhà nước và trong các công ty kinh tế!
12- Viên chức nhà nước có quyền phản đối những việc làm và chính sách sai trái, bất minh của đảng cầm quyền!
13- Hãy đưa trụ sở của ĐCSVN ra khỏi khu vực UBND xã-phường!
14- Hãy nghiêm cấm các cán bộ cao cấp của ĐCSVN và người nhà họ nhận bất cứ loại tiền, hiện vật hay hình thức ưu đãi gì từ bất cứ ai có tổng giá trị từ 10.000 đồng trở lên!
15- Hãy tịch thu tài sản bất chính của tất cả gia đình các Ủy viên Bộ chính trị và ủy viên Trung ương ĐCSVN, kể cả người đã về hưu hay đã mất!
16- Hãy tối thiểu nhân viên nhà nước từ trên xuống dưới, thế giới đã có mẫu sẵn cho chúng ta học hỏi!
17- Báo chí, truyền hình và người dân được phép phê phán, vạch điều xấu của các cấp lãnh đạo và đảng cầm quyền!
18- Lãnh đạo chính trị phải tài giỏi, trong sạch, vì nhân dân thật sự, làm được việc và tinh túy về trí tuệ, nhân cách!
19- ĐCSVN hiện nay là vật cản lớn nhất đối với sự phát triển của đất nước và dân tộc!
20- Thay đổi cơ chế quản trị đất nước “từng bước một” hay “tức nước vỡ bờ”? Chúng tôi muốn điều thứ nhất!
Chỉ có biểu tình dần từng bước mới làm thay đổi cấu trúc thượng tầng. Chúng ta đã biểu tình nhiều phản đối Trung cộng xâm lược. Trung cộng xâm lược là do ĐCSVN yếu hèn, không có ê-kíp tài giỏi xứng đáng để có đối sách phù hợp. Lãnh đạo ĐCSVN là nguyên nhân của mọi nguyên nhân trên đất nước này. Trong một đất nước dân chủ thật sự thì mọi công dân đều ngang hàng nhau trước vận mệnh chung của quốc gia, vì vậy người dân có quyền tụ tập biểu tình ôn hòa để phản đối này, phản đối kia mà không vi phạm bất cứ điều luật nào, không ai có quyền ngăn cấm. Vì vậy bà con nên mạnh dạn tham gia biểu tình mà không sợ sệt gì.
Xin trân trọng cảm ơn!
10.08.2015
Subscribe to:
Posts (Atom)
ĐĂNG KÝ XEM TIN BẰNG EMAIL
TÌM BÀI TRONG BLOG
LƯU TRỮ
- ► 2019 (1348)
- ► 2018 (4685)
- ► 2017 (3888)
- ► 2016 (8359)
-
▼
2015
(8909)
-
▼
August
(725)
-
▼
Aug 10
(31)
- Đà Nẵng: Bị chèn ép, công nhân môi trường biểu tìn...
- Nông dân Việt càng ngày càng bần cùng
- Thầy Đồ bấm quẻ đòi: “đa nguyên đa đảng”
- Bố cáo Thất tung
- Việt Nam: Thế hệ 'đẩy' và 'kéo'
- Việt-Trung đối thoại chiến lược quốc phòng
- TQ bác bỏ chỉ trích của Mỹ về tự do đi lại ở Biển ...
- Biển Đông trong ván cờ của các cường quốc
- Trăm năm bia đá cũng mòn, ngàn năm bia miệng vẫn c...
- GÀ và NGƯỜI dưới chế độ con VẬT
- Đại hội nhà báo đảng: Thuận Hữu chơi Như Phong!?
- Phe đối lập nên công khai phản đối đảng CSVN trên ...
- Đúng là... Bá Sướng!!!
- Đảng cử dân rầu
- Hải Phòng: Một công dân bị đuổi việc vì ủng hộ Tự ...
- Thần kinh khốn nạn
- Mãn án tù mục sư Dương Kim Khải không còn nhà để về
- Hoàn cảnh người dân Lai Châu sau trận lũ lụt
- Những lời hứa Nhân quyền của Việt Nam với Hoa Kỳ v...
- Tới lượt Mã Lai đối đầu với Trung Quốc?
- Nỗi vinh nhục của tượng đài
- Rỗng tuếch rỗng toác
- Pháp y Việt Nam dối trá về nguyên nhân cái chết
- 'Chất cấm trong thịt heo tăng báo động'
- Kịch liệt phản đối phá rừng phi lao ven biển nuôi ...
- Chủ tịch Quốc hội: "Một quả trứng thu phí 14 lần, ...
- Bắc Giang: Trưởng công an xã bị đánh tử vong
- Lộ ê kíp “ăn bẩn” tiền của công nhân
- Để ốc vít lọt vào tủy gây liệt bệnh nhân
- “Việt Nam là mô hình kỳ lạ nhất thế giới: Nước… kh...
- Những Bức Ảnh Gây Chấn Động Về Phụ Nữ Việt tại Mal...
-
▼
Aug 10
(31)
-
▼
August
(725)
- ► 2014 (18095)
LOẠI BÀI
30/4/1975-NgayQuocHan
(69)
BANGCAP
(1)
BIEUTINH
(2)
binh
(39)
BinhLuan-XaHoi-PhapLuat-ThamNhung
(6)
ChinhTri-ChienTranh-VietNam
(19)
ChinhTri-CSVN-HCM
(46)
ChinhTri-NgoaiGiao
(40)
ChinhTri-NgoaiGiao-VietNam
(60)
ChinhTri-QuanDiem-BinhLuan
(1792)
ChinhTri-QuanDiem-BinhLuan-VietNam
(144)
ChinhTri-QuanSu-VietNam
(83)
ChinhTri-QuanSu-VietNam-TaiNan
(3)
ChinhTri-ThoiSu-VietNam
(3)
ChinhTri-TranhChap-BienDong
(1186)
ChinhTri-TranhChap-BienDong-TheGioi
(554)
ChinhTri-TranhChap-LanhTho-HSTS
(288)
ChinhTri-VietNam-BoDang
(11)
ChinhTri-VietNam-ChienTranh-MauThan68
(35)
ChinhTri-VietNam-CSVN
(538)
ChinhTri-VietNam-CSVN-CCRD
(2)
ChinhTri-VietNam-HaiNgoai-BieuTinh
(28)
ChinhTri-VietNam-TiNan
(3)
ChinhTri-VNCH
(29)
ChinhTri-XaHoi
(261)
ChinhTri-XaHoi-ThoiSu
(221)
ChinhTri-XaHoi-ThoiSu-VietNam
(5)
congtrinh
(1)
csvn
(1)
cuongche
(1)
dautranh
(1)
diendan
(1)
doisong
(2)
DUAN
(1)
HuongDan
(1)
KhaiThac-KhoangSan-SaiPham
(4)
KinhTe-DauTu-BHXH
(1)
KinhTe-DauTu-ChungKhoan
(31)
KinhTe-DauTu-DoanhNghiep-BatDongSan
(57)
KinhTe-DauTu-NgoaiQuoc
(3)
KinhTe-DauTu-SaiPham
(58)
KinhTe-DauTu-TaiTro
(12)
KinhTe-KhungHoang
(49)
KinhTe-KhungHoang-NganHang
(44)
KinhTe-KhungHoang-NganSach
(30)
KinhTe-NhapSieu
(22)
KinhTe-TaiChinh
(80)
KinhTe-TaiChinh-NganHang
(96)
KinhTe-TaiChinh-NganSach
(67)
KinhTe-XaHoi-ThoiSu
(102)
KinhTe-XaHoi-ThoiSu-VietNam
(189)
KyThuat-DienToan
(1)
KyUc-30/4
(5)
KyUc-40Nam
(65)
LichSu-ChienTranh
(19)
LichSu-ChienTranh-1979
(19)
LichSu-ChienTranh-1988
(27)
LULUT
(1)
MOI
(1)
MungXuan
(1)
NhacDauTranh
(2)
nhanquyen
(1)
PhanTich-BinhLuan
(9)
PhanTich-BinhLuan-BienDong
(8)
PhanTich-BinhLuan-BieuTinh
(6)
su
(1)
SUKIEN
(8)
SuKien-XaHoi-ThoiSu
(460)
SuKien-XaHoi-ThoiSu-COVID-19
(57)
SuKien-XaHoi-ThoiSu-VietNam
(3009)
SuKien-XaHoi-VietNam
(48)
SukKien-30/4/1975
(1)
TaiLieu
(13)
th
(1)
ThienTai-Bao
(2)
ThienTai-BaoDamrey
(1)
ThienTai-BaoRammasun
(19)
thoi
(3)
THOISU
(19)
ThongBao
(15)
THUCPHAM
(1)
TINTUC
(3)
TinTuc-ChinhTri-TrungCong
(41)
TinTuc-TheGioi
(474)
TinTuc-TheGioi-An-Trung
(3)
TinTuc-TheGioi-AnDo
(2)
TinTuc-TheGioi-AnDo-ChinhTri-QuanSu
(3)
TinTuc-TheGioi-AnDo-VietNam
(3)
TinTuc-TheGioi-BacHan
(122)
TinTuc-TheGioi-Bangladesh
(1)
TinTuc-TheGioi-BieuTinh
(30)
TinTuc-TheGioi-BieuTinh-HongKong
(134)
TinTuc-TheGioi-BieuTinh-TrungCong
(3)
TinTuc-TheGioi-BuonLau
(2)
TinTuc-TheGioi-BuonLau-MaTuy
(2)
TinTuc-TheGioi-Campuchia
(50)
TinTuc-TheGioi-Canada
(24)
TinTuc-TheGioi-ChauA
(52)
TinTuc-TheGioi-ChauAu
(4)
TinTuc-TheGioi-ChauMy
(1)
TinTuc-TheGioi-ChinhTri-NgoaiGiao
(10)
TinTuc-TheGioi-Cuba
(7)
TinTuc-TheGioi-DaiLoan
(27)
TinTuc-TheGioi-DauMo
(2)
TinTuc-TheGioi-DichBenh
(53)
TinTuc-TheGioi-Duc-Nga
(1)
TinTuc-TheGioi-HangKhong
(104)
TinTuc-TheGioi-HanQuoc
(3)
TinTuc-TheGioi-HanQuoc-ChinhTri-QuanSu
(4)
TinTuc-TheGioi-HoaKy
(230)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-ChinhTri-NgoaiGiao
(43)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-ChinhTri-QuanSu
(72)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-ChinhTri-ThoiSu
(12)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-LuatPhap-HangKhong
(1)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-VietNam
(10)
TinTuc-TheGioi-HoaKy-VuKhi
(91)
TinTuc-TheGioi-HongKong
(324)
TinTuc-TheGioi-Indonesia
(4)
TinTuc-TheGioi-Iraq
(3)
TinTuc-TheGioi-Jordan
(3)
TinTuc-TheGioi-KhamPha
(7)
TinTuc-TheGioi-KhungBo
(12)
TinTuc-TheGioi-Lao
(1)
TinTuc-TheGioi-Malaysia
(9)
TinTuc-TheGioi-Malaysia-TaiNan-HangKhong
(12)
TinTuc-TheGioi-MienDien
(2)
TinTuc-TheGioi-My
(3)
TinTuc-TheGioi-My-BacHan
(8)
TinTuc-TheGioi-My-Han
(4)
TinTuc-TheGioi-My-Nga-Trung
(1)
TinTuc-TheGioi-My-Nhat
(7)
TinTuc-TheGioi-My-Philippines
(1)
TinTuc-TheGioi-My-Trung
(216)
TinTuc-TheGioi-My-Trung-GianLan
(1)
TinTuc-TheGioi-My-Viet
(27)
TinTuc-TheGioi-NamHan
(16)
TinTuc-TheGioi-Nga
(62)
TinTuc-TheGioi-Nga-ChinhTri-QuanSu
(15)
TinTuc-TheGioi-Nga-My
(28)
TinTuc-TheGioi-Nga-Nhat
(1)
TinTuc-TheGioi-Nga-QuanSu-TaiNan
(1)
TinTuc-TheGioi-Nga-Trung
(4)
TinTuc-TheGioi-Nga-Ukraine
(2)
TinTuc-TheGioi-Nhat
(41)
TinTuc-TheGioi-Nhat-ChinhTri-QuanSu
(32)
TinTuc-TheGioi-Nhat-Phi
(1)
TinTuc-TheGioi-Nhat-QuanSu
(1)
TinTuc-TheGioi-Nhat-ThienTai
(7)
TinTuc-TheGioi-Nhat-VietNam
(6)
TinTuc-TheGioi-Nhat-VuKhi
(26)
TinTuc-TheGioi-Pakistan
(1)
TinTuc-TheGioi-Phap
(14)
TinTuc-TheGioi-Philippines
(53)
TinTuc-TheGioi-Philippines-VietNam
(10)
TinTuc-TheGioi-QuanSu
(46)
TinTuc-TheGioi-QuanSu-HoaKy
(14)
TinTuc-TheGioi-Singapore
(4)
TinTuc-TheGioi-Singapore-ChinhTri-QuanSu
(1)
TinTuc-TheGioi-TaiNan-HangKhong
(2)
TinTuc-TheGioi-TanCuong
(6)
TinTuc-TheGioi-ThaiLan-ChinhTri
(1)
TinTuc-TheGioi-Thailand
(5)
TinTuc-TheGioi-ThienTai
(5)
TinTuc-TheGioi-ThoiSu
(451)
TinTuc-TheGioi-ThoiSu-Uc
(4)
TinTuc-TheGioi-ThuongMai
(8)
TinTuc-TheGioi-TinTac
(19)
TinTuc-TheGioi-Trung-Nhat
(99)
TinTuc-TheGioi-TrungCong
(386)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ChinhTri
(8)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ChinhTri-NgoaiGiao
(5)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ChinhTri-QuanSu
(73)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-HangKhong
(4)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-HoiLo
(3)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-MoiTruong
(8)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-NhanQuyen
(15)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-QuanSu-NgoaiGiao-VietNam
(6)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ThamNhung
(35)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ThucPham
(17)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-ThucPham-SaiPham
(43)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-TonGiao
(5)
TinTuc-TheGioi-TrungCong-XaHoi-DoiSong
(41)
TinTuc-TheGioi-TrungDong
(2)
TinTuc-TheGioi-Uc
(2)
TinTuc-TheGioi-Uc-ChinhTri-QuanSu
(1)
TinTuc-TheGioi-Ukraine
(312)
TinTuc-TheGioi-Ukraine-Malaysia
(42)
TinTuc-TheGioi-Venezuela
(2)
TinTuc-TheGioi-VietNam-Cambodia
(1)
TinTuc-TheGioi-VietNam-TrungCong
(24)
TinTuc-TheGioi-VuKhi
(63)
TinTuc-TheGioi-VuKhi-HoaKy-CamVan
(1)
TinTuc-TheGioi-VuKhi-TrungCong
(24)
TinTuc-ThoiSu-VietNam
(1672)
TinTuc-TienTe-Nga
(1)
TinTuc-TienTe-VietNam
(7)
TinTuc-XaHoi-VietNam
(111)
TinTuc-XaHoi-VietNam-HoaHoan
(323)
Tranh biem hoa
(1)
VanHoc-LichSu
(23)
Video
(4)
VietNam
(1)
XaHoi
(23)
XaHoi--BinhLuan-GiaoDuc-VietNam
(1)
XaHoi--DiemBao
(1)
XaHoi-BaoChi
(5)
XaHoi-BaoChi-ThoiSu
(61)
XaHoi-BaoChi-ThoiSu-VietNam
(3)
XaHoi-BaoChi-VietNam
(32)
XaHoi-BauCu
(1)
XaHoi-BieuTinh
(251)
XaHoi-BinhLuan-GiaoDuc-VietNam
(1)
XaHoi-ChinhTri
(64)
XaHoi-ChinhTri-CongAn
(19)
XaHoi-ChinhTri-CSGT
(15)
XaHoi-ChinhTri-LichSu
(47)
XaHoi-CongTrinh-SaiPham
(9)
XaHoi-DanChu-NhanQuyen
(351)
XaHoi-DanChu-NhanQuyen-DauTranh
(34)
XaHoi-DanOan
(17)
XaHoi-DanOan-BieuTinh
(11)
XaHoi-DoanhNghiep-VietNam
(82)
XaHoi-DoiSong
(1078)
XaHoi-DoiSong-AnHoiLo
(1)
XaHoi-DoiSong-BangGia
(10)
XaHoi-DoiSong-BiemHoa
(2)
XaHoi-DoiSong-BieuTinh
(8)
XaHoi-DoiSong-CanBo-DanhDan
(11)
XaHoi-DoiSong-CanBo-SaiPham
(60)
XaHoi-DoiSong-CongAn
(65)
XaHoi-DoiSong-CongAn-AnHoiLo
(7)
XaHoi-DoiSong-CongAn-BatCoc
(2)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DanApDan
(9)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DanhChetDan
(13)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DanhDan
(308)
XaHoi-DoiSong-CongAn-DaoDuc
(42)
XaHoi-DoiSong-CongAn-GayTaiNan
(3)
XaHoi-DoiSong-CongAn-KhungBo
(17)
XaHoi-DoiSong-CongAn-LamQuyen
(172)
XaHoi-DoiSong-CongAn-PhamLuat
(96)
XaHoi-DoiSong-CongAn-SachNhieu
(8)
XaHoi-DoiSong-CongAn-ThamNhung
(36)
XaHoi-DoiSong-CongNhan
(8)
XaHoi-DoiSong-CongNhan-DinhCong
(26)
XaHoi-DoiSong-CongTrinh-SaiPham
(136)
XaHoi-DoiSong-CuuTro
(10)
XaHoi-DoiSong-DanApBieuTinh
(3)
XaHoi-DoiSong-DanhCongAn
(3)
XaHoi-DoiSong-DaoDuc
(167)
XaHoi-DoiSong-DuLich
(62)
XaHoi-DoiSong-GianThuong
(1)
XaHoi-DoiSong-HangHoa
(67)
XaHoi-DoiSong-LePhi
(23)
XaHoi-DoiSong-MeoVat
(1)
XaHoi-DoiSong-MoiTruong
(230)
XaHoi-DoiSong-MoiTruong-SaiPham
(19)
XaHoi-DoiSong-MoiTruong-VietNam
(1)
XaHoi-DoiSong-NongDan
(26)
XaHoi-DoiSong-SaiPham
(224)
XaHoi-DoiSong-SucKhoe
(81)
XaHoi-DoiSong-ThuKhieuNai
(2)
XaHoi-DoiSong-VanHoa
(70)
XaHoi-DoiSong-VietNam
(170)
XaHoi-DoiSong-VNCH
(27)
XaHoi-GiaoDuc
(155)
XaHoi-GiaoDuc-BangCap
(31)
XaHoi-GiaoDuc-BangCap-GianLan
(80)
XaHoi-GiaoDuc-DaoDuc
(95)
XaHoi-GiaoDuc-DuHoc
(5)
XaHoi-GiaoDuc-SaiPham
(102)
XaHoi-GiaoDuc-TreEm
(36)
XaHoi-GiaoDuc-VietNam
(5)
XaHoi-GiaoDuc-VNCH
(3)
XaHoi-GiaoThong
(70)
XaHoi-GiaoThong-TaiNan
(263)
XaHoi-HaiNgoai-CongDong
(157)
XaHoi-HaiNgoai-PhanUu
(9)
XaHoi-HangKhong
(5)
XaHoi-hoiSu-VietNam
(1)
XaHoi-KinhDoanh
(133)
XaHoi-KinhDoanh-SaiPham
(50)
XaHoi-KinhDoanh-VietNam
(132)
XaHoi-KinhTe
(42)
XaHoi-LaoDong
(54)
XaHoi-LaoDong-AnToan
(10)
XaHoi-LaoDong-DinhCong
(67)
XaHoi-LaoDong-SaiPham-HopTac
(34)
XaHoi-LaoDong-TaiNan
(82)
XaHoi-LichSu-DiTich
(5)
XaHoi-LichSu-DiTich-XamPham
(16)
Xahoi-LichSu-QuanDiem-BinhLuan
(298)
XaHoi-LuongThuc-ThucPham
(27)
XaHoi-LuongThuc-ThucPham-SaiPham
(45)
XaHoi-MoiTruong-VeSinh
(175)
XaHoi-NganSach
(8)
XaHoi-NgapUn-LuLut
(206)
XaHoi-NgoaiGiao-HopTac
(17)
XaHoi-NguDan
(74)
XaHoi-NguDan-TranhChap-BienDong
(171)
XaHoi-NguDan-VietNam
(81)
XaHoi-PhanUu
(8)
XaHoi-PhapLuat
(838)
XaHoi-PhapLuat-BaoHanh
(17)
XaHoi-PhapLuat-BieuTinh
(8)
XaHoi-PhapLuat-BieuTinh-VietNam
(1)
XaHoi-PhapLuat-BuonBan-MaTuy
(33)
XaHoi-PhapLuat-BuonLau
(101)
XaHoi-PhapLuat-ChinhTri
(20)
XaHoi-PhapLuat-ChinhTri-SaiPham
(22)
XaHoi-PhapLuat-CuongChe-DatDai
(35)
XaHoi-PhapLuat-DanhDan
(101)
XaHoi-PhapLuat-DanhNguoi
(18)
XaHoi-PhapLuat-DanOan
(84)
XaHoi-PhapLuat-DanOan-BieuTinh
(94)
XaHoi-PhapLuat-DatDai
(63)
XaHoi-PhapLuat-DatDai-CuongChe
(96)
XaHoi-PhapLuat-DauTranh
(18)
XaHoi-PhapLuat-DauTu-SaiPham
(4)
XaHoi-PhapLuat-DauTu-SaiPham-Vinalines
(8)
XaHoi-PhapLuat-DauTu-SaiPham-Vinashin
(4)
XaHoi-PhapLuat-GiaDinh-BaoHanh
(64)
XaHoi-PhapLuat-GianLan
(80)
XaHoi-PhapLuat-GianLan-DoanhNghiep-BatDongSan
(7)
XaHoi-PhapLuat-GiaoThong
(86)
XaHoi-PhapLuat-GietNguoi
(230)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong
(8)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong-BuonLau
(2)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong-TromCap
(29)
XaHoi-PhapLuat-HangKhong-TromCap-NguoiTrungCong
(4)
XaHoi-PhapLuat-HoiLo
(73)
XaHoi-PhapLuat-LamQuyen
(68)
XaHoi-PhapLuat-LuaDao
(142)
XaHoi-PhapLuat-OanSai
(101)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham
(179)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-HangHoa-TrungCong
(93)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-SanXuat-ChanNuoi
(2)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-SanXuat-GianLan
(17)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-ThucPham
(371)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-ThucPham-VeSinh-NgoDoc
(33)
XaHoi-PhapLuat-SaiPham-ToCao
(45)
XaHoi-PhapLuat-ThamNhung
(342)
XaHoi-PhapLuat-ThamNhung-VietNam
(1)
XaHoi-PhapLuat-ToiPham
(19)
XaHoi-PhapLuat-TongTien
(12)
XaHoi-PhapLuat-TromCap
(66)
XaHoi-PhapLuat-TromCap-NguoiTrungCong
(3)
XaHoi-PhapLuat-TuNhan
(15)
XaHoi-PhapLuat-TuToi
(3)
XaHoi-PhapLuat-VietNam
(111)
XaHoi-PhiemDam
(10)
XaHoi-PhongSu-VietNam
(2)
XaHoi-QuanDiem-BinhLuan
(3188)
XaHoi-QuanDiem-BinhLuan-QuanSu
(33)
XaHoi-QuanDiem-BinhLuan-VietNam
(2)
XaHoi-SaiPham
(12)
XaHoi-SaiPham-BoXit
(1)
XaHoi-SaiPham-MoiTruong
(10)
XaHoi-SaiPham-ThucPham
(95)
XaHoi-SanXuat-CongNghiep
(6)
XaHoi-SanXuat-NangLuong
(2)
XaHoi-SanXuat-NongNghiep
(31)
XaHoi-SuKien
(40)
XaHoi-SuKien-BieuTinh-DinhCong
(12)
XaHoi-SuKien-BinhLuan
(6068)
XaHoi-SuKien-BinhLuan-HoaHoan-VietNam
(1)
XaHoi-SuKien-BinhLuan-VietNam
(33)
XaHoi-SuKien-DauTranh-NhanQuyen-DanChu
(21)
XaHoi-SuKien-HoaHoan
(249)
XaHoi-SuKien-LuLut
(7)
XaHoi-SuKien-NhanTai
(1)
XaHoi-SuKien-TaiNan
(209)
XaHoi-SuKien-ThienTai
(33)
XaHoi-SuKien-ThienTai-DongDat
(31)
XaHoi-SuKien-ThienTai-LocXoay
(20)
XaHoi-SuKien-ThienTai-LuLut
(38)
XaHoi-SuKien-ThienTai-SatLo
(64)
XaHoi-SuKien-ThienTai-TrieuCuong-NgapUn
(33)
XaHoi-SuKien-ThienTai-TrieuCuong-NgapUn-VietNam
(1)
XaHoi-SuKien-VietNam
(48)
XaHoi-SuKien-VoDe
(1)
XaHoi-SuKien-VoDe-NgapUn
(6)
XaHoi-TaiNguyen
(4)
XaHoi-TapChi
(61)
XaHoi-TapChi-AmNhacCuoiTuan
(1)
XaHoi-TapChi-DiemBlogs
(64)
XaHoi-TapChi-DienDanBanTre
(36)
XaHoi-TapChi-DienDanKinhTe
(41)
XaHoi-TapChi-DocBaoTrongNuoc
(45)
XaHoi-TapChi-KhoaHocMoiTruong
(18)
XaHoi-TapChi-NguoiVietKhapNoi
(20)
XaHoi-TapChi-ThuTin
(5)
XaHoi-TapChi-TrangPhuNu
(3)
XaHoi-TapChi-VanHoa
(1)
XaHoi-TapChi-VanHoaNgheThuat
(12)
XaHoi-TeNan
(253)
XaHoi-TeNan-BanNhau
(2)
XaHoi-TeNan-BatCoc
(16)
XaHoi-TeNan-BuonNguoi
(77)
XaHoi-TeNan-CoBac
(21)
XaHoi-TeNan-CuongHiep
(52)
XaHoi-TeNan-DanhNhau
(128)
XaHoi-TeNan-GiaoThong
(29)
XaHoi-TeNan-HiepDam
(31)
XaHoi-TeNan-HoiCua
(7)
XaHoi-TeNan-LuaDao
(75)
XaHoi-TeNan-MaiDam
(47)
XaHoi-TeNan-MaTuy
(33)
XaHoi-TeNan-PhaRung
(25)
XaHoi-TeNan-TromCap
(170)
XaHoi-TeNan-TromCuop
(12)
XaHoi-ThiTruong-HangHoa
(54)
XaHoi-ThiTruong-THucPham
(15)
XaHoi-ThoiSu
(99)
XaHoi-ThoiSu-BienDong
(203)
XaHoi-ThoiSu-KhiHau
(1)
XaHoi-ThoiSu-NhanQuyen
(168)
XaHoi-ThoiSu-TinTuc
(297)
XaHoi-ThoiSu-TinTuc-VietNam
(7)
XaHoi-ThoiSu-VietNam
(3359)
XaHoi-ThongTin
(5)
XaHoi-ThongTin-NhanQuyen
(184)
XaHoi-ThongTin-NhanQuyen-TyNan
(6)
XaHoi-ThongTin-TyNan
(6)
XaHoi-ThucPham-VeSinh
(33)
XaHoi-ThucPham-VeSinh-NgoDoc
(21)
XaHoi-TinTuc-VietNam
(1185)
XaHoi-TonGiao
(55)
XaHoi-TonGiao-DanAp
(72)
XaHoi-TonGiao-DanAp-VietNam
(1)
Xahoi-TonGiao-QuanDiem-BinhLuan
(30)
XaHoi-TonGiao-SachNhieu
(13)
XaHoi-TriTue-KhongGian
(1)
XaHoi-TriTue-SangChe
(4)
XaHoi-TrongLongHaNoi
(2)
XaHoi-TruyenNgan
(1)
XaHoi-TruyenThong
(70)
XaHoi-TruyenThong-TrungCong
(43)
XaHoi-TuongTrinhTaiVietNam
(229)
XaHoi-VanHoa-AmThuc
(1)
XaHoi-VanHoa-ThiCa
(15)
XaHoi-VietNam
(56)
XaHoi-VietNam-HangKhong
(123)
XaHoi-VietNam-HangKhong-BuonLau
(2)
XaHoi-VietNam-HangKhong-SaiPham
(63)
XaHoi-VietNam-NhanTai
(6)
XaHoi-VietNam-TuChinhTri
(1)
XaHoi-VietNam-TuNhan
(22)
XaHoi-VietNam-TuNhanChinhTri
(7)
XaHoi-VietNam-TuNhanLuongTam
(135)
XaHoi-VietNam-TuThieu
(6)
XaHoi-XayDung-CongTrinh
(142)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-DuAn
(309)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-SaiPham
(292)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-ThuyDien
(42)
XaHoi-XayDung-CongTrinh-TrungCong
(9)
XaHoi-YTe-DichBenh
(189)
XaHoi-YTe-SaiPham
(270)
XaHoi-YTe-SaiPham-TrungCong
(4)
XaHoi-YTe-SucKhoe
(156)
XaHoi-YTe-ThucPham-SaiPham
(21)
XaHoiThoiSu-VietNam
(77)
MỌI ĐÓNG GÓP XIN GỬI VỀ
Money Order / Cashier Check (US $ Fund only)
P.O. Box 261361
San Diego, CA 92196-1361
Cảm Ơn Sự Đóng Góp Của Quí Vị !
VUI LÒNG ĐỪNG GỬI THƯ BẢO ĐẢM (Certified Mail)
P.O. Box 261361
San Diego, CA 92196-1361
Cảm Ơn Sự Đóng Góp Của Quí Vị !
VUI LÒNG ĐỪNG GỬI THƯ BẢO ĐẢM (Certified Mail)