Sunday, February 10, 2019

Hết Tết, hàng trăm ngàn người kẹt trên Quốc Lộ 1 phía Nam

Hàng ngàn người đi xe máy nối đuôi nhau qua cầu Bến Lức để trở lại Sài gòn sau kỳ nghỉ Tết. (Hình: Thanh niên)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Về quê ăn Tết xong, hàng trăm ngàn người từ các tỉnh phía Nam cùng lúc quay lại nơi kiếm cơm hàng ngày ở các khu công nghệ Sài Gòn, Bình Dương, gây nên cảnh kẹt xe kinh hoàng.
Tranh thủ dịp nghỉ Tết Kỷ Hợi kéo dài tới 10 ngày, những người kiếm được việc làm ở các khu công nghệ quanh Sài Gòn, Bình Dương quay về nhà ở các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Bây giờ, bắt đầu phải đi làm từ ngày Thứ Hai, 11 Tháng Hai, mọi người lại ùn ùn trở về thành phố, khiến các ngả đường đổ đồn về Sài Gòn từ các tỉnh phía Nam dày đặc người và xe.
Kẹt xe tại nhiều khu vực từ các ngả đường dẫn đến cầu Mỹ Thuận bắc ngang sông Tiền nối liền Vĩnh Long với tỉnh Tiền Giang, đến cửa ngõ ngoại ô thành phố Sài Gòn. Theo sự mô tả của tờ Tuổi Trẻ, nạn kẹt xe nghiêm trọng đến nỗi “Đến hơn gần 21 giờ tối ngày Chủ Nhật, 10 Tháng Hai, hàng ngàn phương tiện vẫn nối đuôi nhau tại tỉnh Vĩnh Long chờ qua cầu Mỹ Thuận để lên Sài Gòn. Nhiều người dân đã tính đến phương án thuê phòng trọ tá túc qua đêm.”
Từ các hướng phía nam, người ta phải leo lên cầu Mỹ Thuận mới quay lại được Sài Gòn, cho nên nạn kẹt xe qua thành phố Vĩnh Long để vòng ra cầu Mỹ Thuận “cũng kẹt cứng, xếp thành hàng từ nội ô ra cửa ngõ dài hơn 10 km.”
Đại đa số người dân tại Việt Nam sử dụng xe máy làm phương tiện di chuyển hàng ngày. Cho nên về quê ăn Tết rồi quay trở lại chỗ làm cũng ngồi trên xe máy bất kể thời tiết thế nào.
Theo sự mô tả của tờ Kiến Thức “Cầu Bến Lức, thuộc địa bàn tỉnh Long An hướng về cửa ngõ Sài Gòn ‘thất thủ’ từ giữa trưa đến chiều Mùng 6 Tết. Các phương tiện ùn ứ nghiêm trọng. Dự báo tình trạng kẹt xe ở cửa ngõ từ các tỉnh miền Tây về lại Sài Gòn trong cuối ngày hôm nay sẽ còn diễn biến phức tạp do người dân các tỉnh trở lại thành phố để bắt đầu làm việc kể từ ngày đầu tuần 11 Tháng Hai.”
Tờ Thanh Niên thì kể “Đoạn ùn tắc kéo dài gần 1 km từ ngã tư Bình Nhựt đến ngã tư Long Kim (huyện Bến Lức). Các phương tiện di chuyển với mật độ đông từ các tỉnh: Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ… đều đổ dồn cùng lúc về khu vực cầu Bến Lức. Phần lớn phương tiện di chuyển là xe máy.
Khi chưa đến chân cầu Bến Lức đã có hàng ngàn phương tiện nối đuôi nhau, di chuyển từng chút một. Đến đoạn chân cầu, các xe phải chạy thật chậm mới có thể chạy qua cầu. Các phương tiện xe máy phải mất từ 15-20 phút mới có thể qua khỏi đoạn đường dài khoảng 300 mét.”
Vẫn theo sự mô tả của tờ Thanh Niên, quãng đường 38 km từ Cần Thơ đi Vĩnh Long vì phải nhúc nhích từng chút nên người ra đã phải ngồi trên quãng đường đó gần 4 giờ đồng hồ. Tờ báo dẫn lời một người địa phương nói rằng cảnh kẹt xe này “chưa từng có” suốt 35 năm qua.
Tại miền Bắc, theo sự mô tả của tờ Lao Động “Ngày Mùng 6 Tết, người dân đổ về Hà Nội sau kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi 2019 khiến cửa ngõ phía Nam Thủ đô xảy ra ùn tắc, tại nhiều điểm, các phương tiện không thể di chuyển.” (TN)

Khổ qua, mồng tơi hơn $10/dĩa gây phẫn nộ ở Nha Trang

Nhà hàng Tháp Bà Làng Chài ở Nha Trang. (Hình: nld.com)
NHA TRANG, Việt Nam (NV) – Việc nâng giá vô tội vạ tại một số nhà hàng ở Nha Trang nhân dịp Tết tiếp tục gây phẫn nộ trong dư luận khi mới đây có thêm nhà hàng tính giá mỗi đĩa khổ qua xào, mồng tơi đến 250 ngàn (gần $12).
Nhà hàng vừa bị cộng đồng mạng ca thán có tên là nhà hàng Tháp Bà Làng Chài ở số 32-33 Phạm Văn Đồng, phường Vĩnh Thọ, thành phố Nha Trang, theo báo Người Lao Động.
Nếu nhà hàng Hưng Phát – nay đã phải tháo bỏ bảng hiệu, đóng cửa – có hóa đơn với mức giá “cắt cổ” như: món trứng xào cà chua giá đến 500,000 đồng/phần (khoảng $23), cơm trắng 200,000 đồng/phần (gần $9), đậu bắp luộc 300,000 đồng/phần (khoảng $13)… thì nhà hàng Tháp Bà Làng Chài tính khổ qua xào giá 500,000 đồng cho 2 phần (khoảng $23), mồng tơi giá 250,000 đồng/phần (gần $12)…
Phía nhà hàng Tháp Bà Làng Chài cho rằng 2 món rau xào là mồng tơi và khổ qua đều xào bò với dĩa to nên mới có giá như vậy. Còn cháo 400,000 đồng/tô (khoảng $18) là cháo tôm hùm. Do khách đông nên thu ngân ghi vắn tắt trên hóa đơn.
Hóa đơn của nhà hàng Tháp Bà Làng Chài gây phẫn nộ trong dư luận. (Hình: nld.com)
Dư luận cho rằng án nạn “chặt chém” này quả thực làm xấu xí nền du lịch.
Bạn đọc Thao Nguyen trên báo Người Lao Động cho rằng: “Làm dịch vụ kiểu này chẳng khác nào đuổi khách du lịch khỏi Nha trang.”
Một bạn đọc khác bày tỏ: “Ngành du lịch các địa phương nên đăng công khai tất cả các quán ăn, nhà hàng chặt chém lên mạng để mọi du khách trong, ngoài nước biết có như vậy họ mới sợ. Ngoài ra còn phải phạt thật nặng về kinh tế.”
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Lan, Chánh Thanh Tra Sở Tài chính Khánh Hòa, thì hiện nay hai vụ việc kể trên đang được Cục Quản Lý Thị Trường tỉnh Khánh Hòa kiểm tra, làm rõ và củng cố hồ sơ đầy đủ. Căn cứ vào kết luận này Thanh tra sở sẽ có bước xử lý tiếp theo. (N.L)

Vật vã ba ngày Tết Huy Phương


Người dân đổ về Sài Gòn sau Tết, kẹt xe kinh khủng ở cửa ngõ thành phố. (Hình: Zing.vn)
Không phải chỉ theo cách nói thông thường “ba ngày Tết” mà người Việt Nam mình “ăn Tết” đến 9 ngày. Theo lịch năm 2019 thì ngày Mùng Một Tết sẽ vào Thứ Ba, 5 Tháng Hai, 2019, lịch nghỉ Tết Nguyên Đán là 5 ngày, từ ngày 29 Tháng Chạp đến hết Mùng Ba Tết hoặc từ ngày 30 Tháng Chạp đến hết ngày Mùng 4 Tết. Nhưng năm nay, ngày 28, 29 Tháng Chạp rơi đúng vào hai ngày nghỉ cuối tuần là Thứ Bảy và Chủ Nhật, nên xí nghiệp công ty, công sở, cơ quan chính phủ được nghỉ thêm 4 ngày, nâng tổng số ngày “ăn Tết” lên 9 ngày.
Chín ngày để chen, chạy, chồm, chực… ngoài phố, trong đình chùa, nơi các lễ hội, “đổ mồ hôi, sôi con mắt,” tiêu hao biết bao nhiêu năng lực, đến Mùng Năm đi làm lại thì còn uể oải, dật dờ, miệng còn hơi men, nhâm nhi trà lá chờ giờ tan sở, như con tàu đứng ở sân ga, bây giờ bắt đầu chạy lại, chắc phải thở hào hễn, “nghìn đời không đủ sức đi mau!”
Một kỳ lễ dài không phải là thời gian để nghỉ ngơi du lịch như ở các nước khác, mà ở đất nước ta là phải sống hết mình, cướp thời cơ, chụp giật, không nghỉ ngơi, mà phải tìm cách chen chúc nhau đến chỗ đông người. Muốn kịp chen thì phải chạy cho kịp, chạy nhanh thì gây ra lắm tai nạn, nhưng chuyện này tôi sẽ nói về sau.
Cứ vào tin tức Việt Nam mà xem, chưa đến Tết thiên hạ đã chen nhau. Nghẹt thở, vật vạ chen nhau ở sân bay đón “Việt kiều” về quê ăn Tết. Chen nhau ở máy ATM rút tiền tiêu Tết, chen nhau chờ khai mạc chợ hoa Nguyễn Huệ (50,000 người,) và xem chợ hoa đêm Giao Thừa, chen nhau đi xem chợ Lồng Đèn Lương Nhữ Học (Chợ Lớn), chen nhau đi chùa xin xăm, hái lộc, cầu tài, cầu lộc. Chen nhau ở bến xe về quê, rồi chen nhau trở lại thành phố làm việc. Ở Hà Nội dân chen nhau qua cầu Thê Húc Hà Nội ngày Mùng Một, thì ở Huế dân “đồng bóng” chen nhau qua đò đến Điện Hòn Chén, nơi thờ Nữ Thần Po Nogar!
Chín ngày Tết người ta tạm bỏ “bác Hồ” ra ngoài cuộc sống, mà nhân vật cần phải tin tưởng, nhờ cậy là Ông Thần Tài, ông Thổ Địa, Ông Thần, Ông Thánh, kẻ khuất mặt khuất mặt ở cây Đa, cây Đề… và chưa lúc nào loại văn hóa xin xỏ thịnh hành như thời nay.
Ông Phật, Ông Thánh Trần trở thành những kẻ ban phát mơ hồ, ai cũng ráng cầu xin, không cầu xin Thần Thánh nào biết đến mà chứng giám. Đời nay những ai còn “cầu vừa đủ xài,” là quá lạc hậu, vì thế nào là đủ? Trong khi thiên hạ nằm bên, người thì xây lâu đài bảy tầng, mua xe hơi hảo hạng, có con du học, đi du lịch hằng năm, hạng bét thì cũng chưng diện bằng cái xe gắn máy đắt tiền, cái ví mấy chục nghìn đô la hay cái phone đời mới.
“Ba cô đội gạo lên Chùa” không phải cúng dâng bất vụ lợi cho chùa mà mong được Ông Phật đổi lại cho cái vé trúng tuyển đi Đài Loan, phỏng vấn du học êm xuôi, hay vào được Top 10 Hoa Hậu Ao Làng trót lọt.
Bởi vậy trong thế giới cho và nhận hối lộ, người ta nhét tiền hay xoa tiền cả vào nách, vào tay vào vai tượng Phật, bất cứ chỗ nào có thể rải, gài, nhét… tiền lẻ, đều được khách hành hương tận dụng. Thậm chí, tiền còn được rải lên tận mái chùa, hoặc nhét vào vách, khe tường… mong lòng thành được chứng giám và được trả lại bằng mười, bằng trăm số vốn đã bỏ ra.
Không chỉ có nơi chùa chiền, trong những ngày đầu năm nay, tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám, cũng  tái diễn tình trạng rải tiền lẻ và xoa đầu rùa của giới người được cho là có ăn học. Sinh viên trèo qua rào sắt để có dịp xoa tay vào đầu rùa. Đầu rùa đội hạc ở nhà Đại Bái bóng loáng vì ước vọng đỗ đại học của nhiều sĩ tử. Khi học sinh không tin vào sức mình, không tin vào chế độ khoa cử, mà tin vào cái đầu  rùa thì văn hóa và trí tuệ đất nước đi về đâu?
Ba ngày Tết, người ta giẫm đạp, chồm lên đầu lên vai nhau để xin hoặc cướp lộc ở chốn đền chùa, hy vọng đời mình sẽ tươi sáng hơn. Trong khi thiên hạ chạy tiền mà có được ghế, có đứa con là “hạt nhân đỏ” nên được nâng đỡ, còn mình thân yếu thế cô, chỉ có cách đi xin, không xin được thì cướp, trong một xã hội toàn cướp thì đâu có gì lạ. Không còn ai còn tin vào chính khả năng mình, tin vào bộ máy chính quyền chí công vô tư.
Cứ lấy một chuyện cướp lộc đền Trần hằng năm, một biến cố thuộc loại “văn hóa” thì thấy rõ. Mặc dù thời tiết lạnh buốt nhưng cả không gian đền Trần trong đêm khai ấn là của một bọn người hung hãn. Người ta phải chen lấn, xô đẩy nhau, đến lúc này người cởi trần, người mặc áo cộc tay, từ trẻ con đến người lớn cố sức xông vào “trận địa.” Ở bên trong đền Thiên Trường người chen chật ních đến nỗi không xe dịch nổi.
Ngày Tết cũng là thời gian cho một số hoạt động mang nặng tính chất mê tín, dị đoan bộc phát mạnh mẽ với những lễ hội, bùa phép, những buổi cúng sao giải hạn, đăng đàn cầu phước, khai ấn, dâng hương, hái lộc đầu năm… ngày càng nhiều hơn, số lượng người tham gia đông hơn, từ vài ngàn lên đến hàng chục rồi hàng trăm ngàn, chen lấn xô đẩy.
Vì tệ nạn rượu bia không được kiểm soát, dân Việt Nam nhậu nhẹt trong ba ngày Tết, gây nên ba thảm trạng: ngộ độc rượu, xô xát đánh nhau và tai nạn giao thông.
-Mỗi ngày khoa cấp cứu bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận hơn 200 bệnh nhân ngộ độc, xuất huyết tiêu hóa, suy gan, thận… liên quan đến rượu.
-Tờ Thanh Niên dẫn phúc trình nhanh của Bộ Y Tế ngày 7 Tháng Hai, 2019, cho biết chỉ trong 5 ngày Tết Kỷ Hợi (từ 28 Âm lịch đến sáng Mùng Ba Tết) đã có 4,100 vụ đánh nhau phải vào bệnh viện. Trong đó có 1,820 ca phải nhập viện điều trị và 11 người thiệt mạng.
Riêng ngày Mùng Hai Tết, tổng số ca đến cấp cứu do say xỉn đánh nhau đến khám là 734 trường hợp, trong đó có 1 trường hợp tử vong và số ca nặng phải nhập viện điều trị, theo dõi là 435 người.
-Theo RFA thì chỉ mấy ngày Tết mà ở Việt Nam có tới và hơn 37,000 ca cấp cứu vì tai nạn giao thông, làm chết 135 người, bị thương 189 người.
Tết là thời gian để đáng lẽ chúng ta được thảnh thơi, nghỉ ngơi, sum họp gia đình, phát triển tình gia tộc, bằng hữu, thì lại là một thời gian gây ra những thảm cảnh cho gia đình, đem đến sự chết chóc, hỗn loạn cho xã hội. Trách nhiệm của ai và từ đâu nên nỗi? (Huy Phương)

https://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-little-saigon/vat-va-ba-ngay-tet/

Việt Nam nay mới nhận ra tầm quan trọng của giáo dục dạy nghề

RFA-2019-02-08 
Ảnh minh họa.
 Ảnh minh họa.AFP
Vào hôm 7/2, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (LDTBXH)  khẳng định với báo chí rằng, cần tập trung đổi mới cho giáo dục dạy nghề, đưa chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn thế giới, đào tạo nghề cho nguồn lao động nông thôn, nâng cao trình độ ngoại ngữ và kỹ năng cho học sinh sinh viên trong thời gian tới.
Ngoài ra, ông Đào Ngọc Dung còn nhấn mạnh rằng, để đạt được mục tiêu đó cần thay đổi nhận thức của bậc cha mẹ và học sinh hiểu được vấn đề và coi việc học nghề là xu hướng tất yếu trong cơ chế thị trường hiện nay của Việt Nam.
Lâu nay tại Việt Nam hầu hết giới học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông và cha mẹ luôn nhắm đến cấp đại học với hy vọng con em họ có một tương lai sáng sủa. Tuy nhiên, nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp; trong khi đó thì các nhà tuyển dụng cho rằng qua tuyển dụng họ thấy sinh viên nộp đơn không đạt được yêu cầu của đơn vị.
Thầy giáo Nguyễn Khoa Văn, giảng viên trường đại học tại Sài Gòn trao đổi với chúng tôi rằng giáo dục Việt Nam trước giờ đi theo hai hướng là học thuật và lý thuyết cũ kỹ nó không thiên về hướng thực hành. Thầy giải thích:
 Việc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ra thông tư như vậy nó thể hiện sự yếu kém của ngành giáo dục, bởi vì giáo dục của mình chỉ mang tính định hướng và lý thuyết thôi.
- Nguyễn Khoa Văn
“Ví dụ như đại học kinh tế ở thành phố HCM có khoa là quản trị kinh doanh thì trước giờ nhưng người học quản trị kinh doanh thì chỉ học để biết quản trị là gì còn để làm nó như thế nào thì hầu như không ai dạy. Nên việc Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ra thông tư như vậy nó thể hiện sự yếu kém của ngành giáo dục, bởi vì giáo dục của mình chỉ mang tính định hướng và lý thuyết thôi, mà lý thuyết thì cũ kỹ.”
Ngoài ra, theo thầy Văn thì những bộ ngành chia nhau quản lý chồng chéo nên việc dù có chuyển qua dạy nghề, nghiên cứu thì nó cũng chẳng ra gì.
“Không chỉ riêng Bộ LDTBXH đâu mà lúc trước các đại học và cao đẳng VN mình có rất nhiều bộ quản lý, như trường đại học marketing bây giờ đó, lúc trước là trường cao đẳng vật giá và marketing kết hợp với nhau thì nó thuộc bộ tài chính, sau đó mới thành đại học tài chính marketing rồi sát nhập thêm trường cao đẳng hải quan vô, đến bây giờ vẫn do bộ tài chính quản lý chứ không thuộc Bộ Giáo dục.”
Thầy giáo Đỗ Việt Khoa từ Hà Nội cho biết, kiểu dạy nghề tại Việt Nam hiện nay chỉ mang tính hoàn toàn hình thức và nó không mang lại được kết quả thực sự. Thầy cho biết:
“Từ trung học cơ sở lẫn phổ thông đa số các thầy cô định hướng như học mấy nghề làm vườn, điện và soạn thảo tin học văn phòng họ coi đó là nghề nhưng ở thời đại hiện nay thì nghề điện là nghề gì là lắp ráp mấy bảng điện mà học sinh học 180 tiết rồi đến lúc thi để kiểm tra thì chỉ cần lắp rắp một cái công tắc, nối một cầu chì với một bóng đèn là đậu. Thời đại công nghệ thông tin như hiện nay thì học những thứ đó quá lãng phí vì học sinh học xong chả làm được cái gì hết, sự lãng phí vô cùng về nhân lực, chương trình, thời gian của thầy cô lẫn học trò mà người ta không hề xót và cứ để cho nó tiếp tục tồn tại mấy chục năm rồi, chưa ai lên tiếng là bỏ nó đi.”
Thầy Khoa còn giải thích thêm rằng, thầy công nhận ý tưởng của việc dạy nghề và học nghề đó là mục tiêu quan trọng cả đời người nhưng những cái nghề để đáp ứng được nhu cầu thị trường xã hội hiện nay thì từ trung học lẫn đại học Việt Nam không đáp ứng nổi điều kiện.
Phụ huynh đang chờ đón con tại một trường Đại học. (Ảnh minh họa)
Phụ huynh đang chờ đón con tại một trường Đại học. (Ảnh minh họa)AFP
Theo thống kê được truyền thông trong nước loan đi thì vào năm 2018 Việt Nam có chừng 200.000 lao động tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp.
Thầy Nguyễn Khoa Văn cho rằng con số đó không chính xác bởi vì thực tế nó còn cao hơn rất nhiều. “Các học sinh sinh viên tính từ bậc cao đăng và đại học thuộc nhóm ngành kinh tế và quản trị kinh doanh thì mỗi năm ra trường đâu đó khoảng 480.000 sinh viên tốt nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp trên 50% thì nó đã cao hơn con số đó rồi.”
Còn đối với thầy Đỗ Việt Khoa,
“Sự xuất hiện mọc lên nhan nhãn các trường đại học trên cả nước, nâng cấp các trường vớ vấn trung cấp lên cao đẳng đại học, rồi tuyển sinh đầu vào dễ dãi cấp bằng cũng dễ dãi mà chất lượng đào tạo rất là thấp và những điều thầy dạy trong các trường đại học nó không đáp ứng được nhu cầu xã hội nên bằng học xong chỉ có giá trị điểm thôi chứ không có giá trị thật để vào đời thì các em thất nghiệp là phải thôi.”
Theo nhận định của chuyên gia trong ngành giáo dục, hiện nay các công ty nước ngoài chuyên về công nghệ, kỹ thuật… khi đầu tư vào Việt Nam họ xác định việc tuyển nhân sự dựa trên ba tiêu chí là nhiệt tình cầu tiến, trình độ ngoại ngữ và chịu học hỏi cùng với cam kết làm việc lâu dài, sau đó công ty sẽ tiến hành đào tạo lại từ đầu từ vài tháng đến một năm trước khi chính thức làm việc.
Thầy Khoa cho hay: “Thường các công ty này tuyển công nhân sau đó đào tạo vài tháng thì nhân lực mới đáp ứng được công việc chứ còn chờ đại học Việt Nam đào tạo thì không có đâu. Các cháu sinh viên đại học không được đến các công ty quốc tế để thử và làm thêm nên chúng hầu như không có kỹ năng gì cả, ra ngoài thì không làm việc được thì hiện nay thực tế các doanh nghiệp nước ngoài phải đào tạo từ đầu từ vài tháng thậm chí mất cả năm trời thì nhân lực của mình mới làm việc nổi.”
Ngoài ra theo các thầy giáo, việc chuyển đổi giáo dục sang mô hình dạy nghề và học nghề để đáp ứng nhu cầu xã hội thì điều cần nhất là thay đổi được tư duy, giáo trình nội dung và đội ngũ giảng viên, sau đó loại bỏ bớt các môn học không phù hợp như triết học, chính trị, tư tưởng Mác Lenin… vì những môn đó không thể đáp ứng được các nhu cầu xã hội hiện nay mà lại chiếm nhiều thời gian.

Căn nguyên bạo lực







Luân Lê|
ứ thử tưởng tượng rằng, nhiều tay cán bộ, công chức còn hung hãn bắn nhau, đánh nhau tại cơ quan, đánh dân tại trụ sở, nhiều kẻ bảo kê cho những kẻ khác đeo khẩu trang, bịt mặt rồi đánh đập người biểu tình, người đấu tranh với các sai trái của đám thu phí trạm BOT ở nhiều nơi trên cả nước; từ bé đã được dạy học về những hình tượng anh hùng cách mạng bạo lực giết chóc được nhiều người; gia đình và nhà trường giáo dục theo lối dạy bảo cưỡng buộc đến mức thường xuyên dùng ngôn từ mất dạy, thậm chí đánh đập tàn nhẫn, bỏ mặc, ghẻ lạnh; ra ngoài xã hội thì những kẻ côn đồ, lưu manh lại không bị xử lý nghiêm minh, không những vậy còn nhận được bảo kê ngầm của kẻ có quyền; dẫm đạp nhau để cướp, giành giật lễ lộc ngay tại nơi tâm linh, hối lộ cả Thánh, Thần, Phật; giáo dục không đề cao tình yêu thương và cách tranh luận công bằng và xã hội không trọng luật pháp để giải quyết vấn đề…
lehoi_hienquan
dẫm đạp nhau để cướp, giành giật lễ lộc
Nhưng tất cả mọi sự hỗn loạn và mất an ninh trong xã hội, ngoài vấn đề văn hoá (coi bề trên là độc tôn và có quyền dạy dỗ) và lịch sử (chiến tranh liên miên) lẫn giáo dục (cưỡng buộc tư tưởng và hành động, đặt ra các hình tượng anh hùng bạo lực và huấn thị các giá trị giai cấp), rõ ràng có đóng góp phần lớn từ việc quản lý yếu kém của chính quyền. Vì một khi chính quyền đổ đốn, hủ bại và tha hoá, dân chúng không có lý do gì và cũng không có cơ sở nào để tuân thủ luật pháp vì chính những hệ thống công quyền là nơi thực thi và bảo vệ nó đã phá vỡ nó đầu tiên.
Giả dụ về một tình huống rằng: tại một nơi mà (không chỉ một vài mà khá nhiều) công an, cảnh sát đứng bình thản chứng kiến cảnh một đám côn đồ đeo khẩu trang, bịt mặt đánh đập một vài người dân vô tội (có cả phụ nữ có thai) và phá hoại tài sản của họ một cách thản nhiên, dù không có chứng cứ nào của việc bảo kê cho những hành động tội phạm manh động và có tổ chức của những kẻ đang ra tay, nhưng với sự xuất hiện của lực lượng chức năng, những cuộc gọi điện báo tới công an cấp cao hơn, nhưng không một ai đáp lại lời khẩn cầu này của những công dân vô tội đang được bảo hộ bởi luật pháp, mọi người dân đều thấy rõ sự bạc nhược (vì bị xem thường bởi tội phạm) và sự vô pháp (không thực thi chức trách bảo hộ người dân vô tội dù chứng kiến hoặc được báo tới sự việc) của chính những lực lượng có thẩm quyền và nghĩa vụ bảo vệ nhân dân. Trong trường hợp này, nhân dân toàn xã hội không cần biết bọn tội phạm đã tấn công nhân dân một cách bài bản, có kế hoạch và hung hãn kia là những ai, mà nhân dân chỉ nhìn nhận và đánh giá về sự không hoàn thành bổn vụ của lực lượng công quyền đang hiện diện tại khu vực có tội phạm đang hoành hành đó, thậm chí nhân dân còn nghi ngờ sự liên quan hoặc có những mối quan hệ ám muội với bọn tội phạm kia nên chúng mới có thể mặc sức ra tay tàn bạo với người dân vô tội đến như vậy ngay trước mặt hoặc được sự làm lơ của lực lượng công quyền từ xa. Chính quyền lúc này chỉ có thể nhận lấy sự ác cảm và những đánh giá tiêu cực của nhân dân, chứ không thể có điều gì để biện hộ được nữa. Và đó là một sự thách thức đối với cả hai phía.
Và điều đáng sợ hơn cả đối với một đất nước đó là, khi một chính quyền đã không còn đủ khả năng hoặc sự chính danh để đảm bảo công lý, người dân trong xã hội sẽ tự mình thực thi công lý theo cách của mình. Lúc đó, không gì có thể kiểm soát được sự loạn lạc mà nó đưa tới./.Như đã nói, nếu chính quyền chỉ biết dùng vũ lực hoặc để cho các hành động như vậy tiếp diễn để cai quản quốc gia, đất nước đó sẽ không thể đạt được bất kỳ sự văn minh nào mà sẽ nhận lấy được là sự loạn lạc và suy mạt ngày càng trầm trọng. Nên trước hết, chính quyền phải là nơi trong sạch, nghiêm cấm về việc sử dụng vũ lực ngoài luật pháp từ chính mình và phải nhanh tay ngăn chặn mọi hành vi bạo lực từ những kẻ tự cho mình quyền nhân danh nhà nước hoặc lợi ích (cho là chính đáng) của đám có vị thế để ra tay tấn công người dân trong xã hội, nhất là những người có ý chí đấu tranh cho lẽ công bằng và bảo vệ người yếu thế trước các sai trái, bất công của những kẻ có quyền uy, chức vị tham lam, chỉ còn sự bất chính và bất lương làm phương tiện để đạt mục đích tước đoạt lợi ích từ những người khác cho cá nhân bọn chúng hưởng thụ.

Ngôn ngữ của một bức ảnh

Thật ra không phải Nguyễn Phú Trọng không muốn người công nhân quét đường là những con người lam lũ. Ông ta đã 75 tuổi không ngây ngô đến mức mang những em xinh như mộng với đôi bàn tay chưa bao giờ cầm chổi, và khuôn mặt không hề có nét lam lũ nào cả để diễn cảnh lao động cực nhọc. Không có chén sành, ông Trọng dùng chén kiểu để thay thế. Bản chất của việc này đều có nguyên nhân của nó. Đảng đè đầu dân, trong đó tầng lớp cần lao là những người chịu khổ nhiều nhất, chịu thiệt thòi nhiều nhất, và bị mất mát nhiều nhất cho sự “quang vinh muôn năm của Đảng”. Hiện nay họ là tầng lớp căm thù ĐCS nhất, nên người Cộng Sản luôn hô hào “gần dân” nhưng họ luôn né xa tránh tiếp xúc với tầng lớp này.
Công nhân vệ sinh
Tựa như những thông điệp trong bức tranh nghệ thuật, bức ảnh giả tạo của ông Nguyễn Phú Trọng cũng có ngôn ngữ của nó. Nhìn thấu bên trong bức ảnh, người ta sẽ thấy bộ mặt ĐCS trong đó. Ít nhất, trong bức ảnh này nó mách chúng ta 4 điều:
– Điều thứ nhất, đó là nó hiện lên trò bịp thô kệch, trò này nó là thuộc tính trong gene của ĐCS ;
– Điều thứ ba, nó mô tả sự phản bội trắng trợn của ĐCS với tầng lớp công nhân. Những người CS luôn hô hào vì giai cấp vô sản, nhưng thực tế CS lại o ép tầng lớp này nhiều nhất. Đến mức những người CS phải sợ họ tấn công vì căm ghét;– Điều thứ nhì, nó nói lên sự sợ hãi của những người CS với tầng lớp thấp của xã hội – tầng lớp mà chính ĐCS đã hô hào rằng, đảng được sinh ra là phục vụ lợi ích của họ. Vì thế Cộng Sản không dám gần dân thật sự nên phải dựng kịch;
– Điều thứ tư, nó mô tả sự khinh khi ghẻ lạnh của người Cộng Sản với giai cấp cần lao, một giai cấp đáng thương nhất. Muốn dựng một vở kịch gần gũi dân lao động nhưng ông Trọng lại gớm ghiếc những con người lam lũ hàng ngày tiếp xúc với rác rưới dơ bẩn, nên ông chọn những cô gái sạch sẽ đóng giả người lam lũ.
Với vở kịch vụng đó, Cộng Sản hoặc họ nghĩ nhân dân ngu muội, hoặc chính họ suy nghĩ quá nông cạn nên mới dựng nên vở kịch ấy. Lá cờ Đảng của họ có búa là tượng trưng cho giai cấp công nhân, có liềm là đại diện cho giai cấp nông dân, và trong suốt 74 năm qua, họ luôn miệng hô hào như thế. Thế nhưng tự trong suy nghĩ và hành động của họ thì sao? Hành động là họ quá ác với tầng lớp lao công. Và trong suy nghĩ, họ luôn cách li chính họ với giai cấp này vì họ sợ tầng lớp này trút giận.

Vậy qua đây ta thấy gì? Ta thấy bản chất phản bội của ĐCS. CS giương ngọn cờ giai cấp thì phản bội giai cấp. Và tương tự ngọn cờ giai nấp, lâu nay họ cũng giương ngọn cờ tổ quốc thì giờ đây họ đang phản bội tổ quốc khi trao vận mệnh nước Việt cho Trung Cộng./.

Hành xác



hùa Hương, Đền Trần, Phủ Tây Hồ…đông nghịt người đổ về ngày đầu năm. Nói thật là khổ vô cùng. Xa xôi, chen lấn nhau, chật chội. Người ta đến với những ngôi chùa, ngôi đền ấy chỉ vì một lý do là: Thiêng lắm, linh lắm. Ai nói đi vãn cảnh vào cái dịp đầu năm này thì tôi cho rằng đó là nói phét. Vãn cái gì, toàn người với người, thở còn chẳng nổi thì vãn cái gì?
Tôi không hiểu nổi là chùa nào, đình nào cũng có thần thánh, phật, bà các loại mà sao cứ phải hò nhau về cái chỗ “thiêng lắm” ấy? Gần nhà thiếu gì chùa, đền? Mỗi một nơi có một hội riêng, đặc trưng riêng nhưng tôi cho rằng chúng ta đến đó không phải là để tham gia hội và thưởng lãm những giá trị văn hóa ấy mà chỉ vì mục đích cá nhân là bất chấp mọi gian nan để gửi đến các đấng thần linh lời xin xỏ tiền tài, danh vọng và bình an.
Không thần thánh nào giúp được chúng ta cả đâu. Chỉ là an cái cõi lòng, lừa dối tâm lý nhau mà thôi. Có nhiều tay, nhiều mụ nghe chỗ này thiêng xong đi cầu khấn rồi không toại xong quay ra báng bổ thần thánh với những lời thô tục rồi không quay lại nơi đó. Tai tôi nghe có bà nói rằng: Ôi đéo mẹ chúng nó cứ nói cái chùa X ấy thiêng, tôi chẳng thấy thiêng cái đéo gì. Đấy, thế đấy. Hoặc gần nhà tôi có mụ đi xin quẻ đầu năm, quẻ xấu xong về chỉ có lo nghĩ mà phát ốm dai dẳng. Sau lão chồng cấm cả nhà: từ dày đứa nào mà còn đi xin quẻ về thì bố mày chặt chân.
+) Tiền tài chỉ đến khi chúng ta thực sự cố gắng, biết tính toán làm ăn và chi tiêu hợp lý. Chứ xin được thần thánh mà ra tiền thì lạm phát đến bố anh Phúc sống lại cũng không kiềm chế được.Chúng ta thừa hiểu một điều:
+) Danh vọng cũng vậy: Ở thời đại bây giờ cố gắng để đạt được danh vọng như ý nếu không có tiền bạc và quan hệ là điều rất khó. Thần thánh mà ban cho được danh vọng thì polime với em anh này, cháu ông kia còn có nghĩa lý gì? Thần thánh mà làm được điều ấy thì bên anh Trọng đã chẳng phải đánh nhau chính trị để thanh trừng phe cánh, thâu tóm quyền lực. Cứ đi chùa, lập đàn mà khấn là anh Quang tự chết chứ cần gì phải hạ sát nhau cho mệt công.
+) Sức khỏe: Cũng vậy thôi. Sức khỏe có được là do ta biết bảo vệ chính mình. Chúng nó tẩm hóa chất, hàng nhái, hàng giả tùm lum hết cả thì thần thánh nào biết. Chính cái đồ lễ dâng lên thánh thần khéo còn là đồ đểu, thánh thần thụ nhiều quá khéo còn ung thư như chơi ấy chứ. Thánh thần mà giúp được sức khỏe thì cần bệnh viện làm gì?
Tôi thấy nhiều quan chức rủ nhau đi hội xin ấn Đền Trần nhưng lại không thấy báo chí đưa tin thằng quan chức nào đến hội Minh Thề cả. Đằng nào cũng là kẻ giả nhân giả nghĩa rồi. Ra hội Minh Thề thì mình cũng cứ láo nháo cho xong đi vì thần thánh nào vật chết tươi tại chỗ đâu mà sợ. Dân thường cũng vậy. Đến nơi thanh tịnh mà mang theo tham, sân, si đi thì liệu có ích chi? Chen chúc nhau không khác gì một đàn ong, đàn kiến. Có người lại còn thuê người khác khấn. Thế thì ngồi ở nhà mà tự khấn, khấn thật bằng cả tấm lòng thì thần thánh nghe được cả. Đã là thần thánh thì ở đâu chẳng nghe thấy. Bởi vì thần thánh ở trong tâm mỗi con người chứ không phải ở những nơi tên là “thiêng lắm” kia.
Bình thường đã làm nô lệ cho đồng tiền, nô lệ cho đảng cộng sản, giờ được cái ngày để nghỉ ngơi thì vượt mọi gian nan để làm nô lệ cho thần thánh. Dân tôi khổ thật đấy. Haizzz.

Xuân 2019 và những đống rác

Image result for Xuân 2019 và những đống rác
Nhiều ngày trở lại đây, các tuyến phố ở Hà Nội xảy ra tình trạng rác thải sinh hoạt vứt tràn lan trên vỉa hè, lòng đường, bốc mùi hôi thối nồng nặc.

Rác! Thứ đập vào mắt nhiều nhất trong mùa Xuân 2019 và Tết Nguyên Đán này. Rác có mặt khắp mọi nơi, rác từ thành thị đến nông thôn, những con sông thơ mộng bỗng chốc trở thành sông rác, bầu không khí Tết là một bầu trời mùi rác! Mùi rác vào tận giấc ngủ và đi ra từ não trạng bệnh hoạn Việt Nam.
Cho đến lúc này, dùng cụm từ “não trạng bệnh hoạn Việt Nam” là hoàn toàn chính xác. Bỏi lẽ, chúng ta đi từ tâm thức nông nghiệp sang tư duy thì trường Á Đông. Mà tư duy thị trường Á Đông là gì? Đó là, rõ nét hơn bao giờ, Việt Nam, một quốc gia đậm tâm thức nông nghiệp, được du nhập tư duy thị trường phương Tây và hưởng ứng văn hóa tiêu dùng kiểu Mỹ nhưng lại giới hạn trong thứ văn hóa Cộng sản xã hội chủ nghĩa kiểu Trung Quốc. Hay nói cách khác, Việt Nam nhập vào kiểu Mỹ nhưng xuất ra kiểu Tàu.
Nó gợi nhắc những ông lý trưởng, ông chánh tổng thời xa xưa, trước khi đi ăn cỗ làng thì dắt theo đôi đũa trong lưng quần, để khi ngồi vào mâm mà bọn hầu chưa mang đũa tới kịp thì còn có thứ mà lấy ra gắp. Chứ không thủ theo đũa thì bọn lý, chánh khác chúng có đũa trước, lại gắp hết miếng ngon! Cũng theo tinh thần này mà giới quan lại xưa đúc kết ra câu bất hủ “Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau”! Đó là đường vào, gắp càng nhiều thì càng thành công, bụng càng no, no đến ợ thì mới ngon! Ăn no, hả hê, về đường, đường quê, hương đồng gió nội, nếu lỡ đau bụng vì no thì lại chui vào bụi cây hay tìm một chỗ vắng vẻ nào đó để thải.
Cái sự nhập vào vô tội vạ và thải ra vô tổ chức, vô kỉ luật ấy được tiếp nối một cách có hệ thống cho đến bây giờ. Nghĩa là sau nỗi đói kinh hoàng từ năm 1976 đến 1986, suốt 10 năm, cái bao tử người Việt trở nên sôi sục và gào thét. Khi kinh tế mở cửa, kinh tế thị trường xuất hiện, sau đó không lâu, chủ nghĩa tiêu dùng của Mỹ cũng có mặt tại Việt Nam. Vậy là người Việt tiêu dùng ồ ạt, tiêu dùng cho bõ những tháng năm đói kém.
Điều đáng sợ ở đây là Việt Nam vẫn là quốc gia có nền chính trị đu dây, đâm ra nền kinh tế cũng đu dây và đáng sợ hơn cả là văn hóa ba rọi. Có thể nói người Việt có tâm lý yêu chuộng nước Mỹ hơn Trung Quốc, và cách tiêu xài, ăn uống, người ta cũng học theo phương Tây. Có nghĩa là đầu vào học theo phương Tây, dường như văn hóa tiêu dùng đã có mặt tại Việt Nam. Nhưng đáng sợ hơn cả là nền kinh tế này được định hướng xã hội chủ nghĩa. Được định hướng theo văn hóa Trung Hoa và dường như cách ứng xử cũng như văn hóa Trung Hoa được cổ xúy một cách chính thống và quyết liệt nhất.
Thử tưởng tượng đầu vào theo văn hóa tiêu dùng kiểu Mỹ nhưng đầu ra lại chứa toàn ích kỉ, độc tài, mạnh được yếu thua thì sẽ ra sao? Đương nhiên, kẻ có quyền lực cũng sẽ lượm được miếng ngon nhất trong thứ văn hóa tiêu dùng ở đầu vào và cũng sẽ tự cho họ cái quyền đào thải tùy tiện bởi chẳng ai dám nói gì họ ở đầu ra. Nhà quan thải theo kiểu nhà quan, nhà dân thải theo kiểu nhà dân. Bởi nền kinh tế thị trường chỉ du nhập được một nửa, cái nửa tiêu dùng và mua bán nhưng lại không du nhập, hoặc bị cấm tuyệt đối du nhập văn hóa tiêu dùng của Mỹ nói riêng và phương Tây nói chung.
Chính vì kiểu kinh tế ba rọi này mà người ta rất nhanh tay lẹ mắt trong chuyện đầu vào nhưng lại hết sức man rợ ở đầu ra. Người ta thi nhau ăn và cũng thi nhau thải vào bất cứ thứ gì có thể thải được, thải vô tội vạ, thải bất chấp. Kiểu thải này chỉ có ở Trung Quốc và Việt Nam, ngay cả quốc gia Cộng sản gắt máu như Bắc Hàn cũng không có chuyện này.
Khi người ta được ăn, uống như một người nhà giàu nhưng lại không được dạy cho cách thải ra những thứ đã ăn theo người nhà giàu mà bị bịt mắt, bị thụ động giữ nguyên nếp cũ thì chắc chắn khó mà có được thứ gì cho ra hồn. Nền kinh tế thị trường và tiêu dùng kiểu Mỹ làm cho những dòng sông trên đất Mỹ trong lành và thơ mộng hơn. Bởi thiên nhiên nơi đây được giữ gìn theo những qui chuẩn văn hóa Mỹ. Ngược lại, Việt Nam gần đây cũng học đòi tiêu dùng kiểu Mỹ nhưng lại ứng xử trong phông văn hóa xã hội chủ nghĩa, hậu quả là rác có mặt mọi nơi, rác như một biểu tượng của nền văn hóa ba rọi Việt Nam hiện nay.
Bởi người Việt học cách ăn, ngủ… theo kiểu Mỹ. nhưng người Việt lại bị bắt buộc giữ nếp hành xử khác, trong đó có việc đào thải theo kiểu Trung Hoa. Hệ quả của việc này là các hố rác vĩ đại có mặt mọi nơi, không ngoại trừ cả rừng vàng biển bạc. Bây giờ, mùa Xuân, lên núi thì thấy những núi rác, ra biển thì thấy những biển rác, đi ngược sông thì thấy những sông rác. Với đà này, ngành du lịch Việt Nam sẽ sớm phá sản, và kéo theo hệ lụy kinh tế kiệt quệ, ngành địa ốc lại một lần nửa chết lâm sàn. Lúc đó, không chừng nhà nước Cộng sản sụp đổ. Không phải theo kiểu bị dân nổi dậy hay đảo chính mà vì họ cảm thấy giải thể đi cho nhẹ gánh, họ sợ phải ôm một khối quyền lực rác trong khi bụng đói!

Ngày Tết, nghĩ về một nhà báo vừa bị “mất tích”!


Song Chi – RFA

hững ngày giáp Tết, tin tức về nhà báo Trương Duy Nhất bị mất tích sau khi tới Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (United Nations High Commissioner for Refugees, viết tắt UNHCR) tại Bangkok xin tị nạn chính trị, khiến nhiều người bàng hoàng. Thông tin anh bị bắt cũng đã kịp thời xuất hiện trên một số báo, đài nước ngoài, cả trên trang web của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới.
Trương Duy Nhất là một nhà báo, blogger, nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng. Anh từng có một thời gian dài làm phóng viên báo Công An tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng rồi phóng viên báo Đại Đoàn kết, văn phòng miền Trung. Là chủ nhân của trang blog “Một góc nhìn khác” được thành lập từ năm 2007. Và thực sự là Trương Duy Nhất đã luôn cố gắng để làm được điều mà anh treo ngay trên đầu trang blog này: “Có thể không mới, chưa hẳn đã hay, nhưng là một góc nhìn khác”.
Blog “Một góc nhìn khác” được chia thành nhiều mục, từ bút ký-phóng sự, chân dung-nhân vật, từ tin tức-sự kiện, chính trị-xã hội, du lịch-thể thao, giải trí-thư giãn, góc văn hóa, từ hoạt động bàn tròn trện BBC, ngụ ngôn của Nhất, bình chọn của Nhất, Nhất trong góc nhìn bạn bè cho tới góc bạn đọc…Những bài viết của anh thường, ngắn, sắc, cái nhìn của anh dù có những khi gây tranh cãi, nhưng thường là khác với số đông và thú vị, mang tính phát hiện. Chính vì vậy mà trang blog “Một góc nhìn khác” luôn có số lượng người đọc đông đảo, trên facebook anh cũng có số lượng follower khoảng hơn 62, 000 người, thuộc vào hàng top ten những facebooker bất đồng chính kiến có nhiều người theo dõi, đọc bài. Một trong những chuyên mục thú vị nhất do anh thực hiện từ nhiều năm nay là bình chọn Top ten ấn tượng (của năm), Top ten hình ảnh ấn tượng (của năm), Top ten phát ngôn ấn tượng (của các quan chức, trong năm), Nhân vật của nămBức ảnh của năm v.v…
Ngày 26.05.2013, Bộ Công An cùng với Công an Đà Nẵng đã tiến hành bắt khẩn cấp Trương Duy Nhất. Chiều cùng ngày anh bị di lý ra Hà Nội để phục vụ điều tra về “hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” theo điều 258, Bộ luật Hình sự.Đến năm 2010 thì Trương Duy Nhất bỏ việc tại báo Đại Đoàn Kết và trở thành người viết báo tự do, viết blog, toàn tâm toàn ý cho trang blog “Trương Duy Nhất – Một góc nhìn khác”. Và khá nhiều lần anh đụng chạm không chỉ những vấn đề chính trị xã hội đang diễn ra tại VN, mà những cá nhân quan chức cụ thể như Thủ tướng, Tổng Bí thư…Cho tới lúc bị bắt, Trương Duy Nhất đã viết và đăng tải hàng trăm bài trên trang blog của mình.
Nhiều người vẫn nhớ bức ảnh, không rõ do ai chụp, Trương Duy Nhất thong dong đi giữa hai người lính áp tải ra phi trường đi Hà Nội, mặt mũi tươi tỉnh cứ như đi…du lịch. Và lúc đứng trước tòa, Nhất chắp tay sau lưng, cũng vẫn thái độ ung dung, cứng cỏi, trả lời rành mạch những câu hỏi của Tòa.
Ngày 4.3.2014, Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Trương Duy Nhất 2 năm tù về tội “Lợi dung các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Theo BBC, Trương Duy Nhất bị kết tội do đã viết 11 bài đăng trên trang blog của mình, trong đó nặng nhất, có lẽ là 2 bài “chấm điểm Thủ tướng” và yêu cầu “Tổng bí thư phải ra đi”. Vì những bài công kích trực diện vào Thủ tướng lúc bấy giờ là Nguyễn Tấn Dũng, nhiều người ngờ rằng việc Nhất bị bắt là có bàn tay trả thù của ông Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng trước tòa, đáp lại lời kết tội “Lợi dung các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước”, Trương Duy Nhất cho rằng anh chỉ “chỉ ra những khuyết điểm, sai lầm, những hiện tượng chưa đúng với hy vọng lãnh đạo Đảng và Nhà nước sẽ thấy ra, khắc phục, sửa chữa và rút kinh nghiệm”.


Trong phiên tòa phúc thẩm ngày 26.6.2014 Tòa án Nhân dân tối cao Đà Nẵng vẫn giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với nhà báo Trương Duy Nhất. Nhiều người cũng nhớ lời nói cuối cùng của Trương Duy Nhất, trước khi toà tuyên án: “Có loại tù làm người ta nhục nhã, nhưng có loại tù chỉ khiến họ vinh quang!” Sau này anh còn lặp lại nhiều lần câu này trong một số bài viết.
Ngày 26.5.2015, Trương Duy Nhất được ra tù sau 2 năm thi hành án. Chế độ hèn hạ, còn cố chơi bẩn cú chót, thay vì thả anh tại cổng nhà giam có vợ con, bạn bè đến đón, thì lại áp tải anh lên xe đưa đi và ném ra lề đường cách trại vài km để anh phải vất vả tìm đường về nhà.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi được thả, Trương Duy Nhất tuyên bố mở lại trang “Một góc nhìn khác” và tiếp tục viết, như không hề có bất cứ sự e ngại hay khó khăn nào. Thời gian sau này anh cộng tác với blog RFA, thỉnh thoảng tham gia bàn tròn cuối tuần, bàn tròn thứ Năm trên BBC tiếng Việt. Vẫn một cái nhìn khác với số đông, đôi khi gây tranh cãi, sắc sảo, thú vị và trực diện.
Tôi chưa từng gặp Trương Duy Nhất ngoài đời. Chúng tôi chỉ nghe tên nhau, đọc bài của nhau, một vài lần trò chuyện với nhau khi cùng tham gia một số chương trình bàn tròn Điểm tin của BBC. Và bây giờ nghe tin anh bị mất tích tại Thái Lan. Bài viết cuối cùng đăng trên facebook của anh là vào ngày 23.1
Những người quen Trương Duy Nhất ở Thái Lan cho biết anh bị mất tích vào hôm 26.1 tại một trung tâm mua sắm ở ngoại ô Bangkok. Cảnh sát Thái Lan khẳng định họ không giam giữ Trương Duy Nhất. Đối với tất cả những ai hiểu chuyện, thì đều biết ngay rằng Trương Duy Nhất đã bị “bắt cóc” bởi công an nổi, công an chìm của VN.
Khi tin Trương Duy Nhất bị bắt vừa lan truyền, có người thắc mắc hỏi tôi rằng “tôi không hiểu tại sao giờ này mà Nhất lại đi”, tôi đã trả lời: “Có thể anh Nhất đã nhận được những thông tin hay lời cảnh báo rằng mình sẽ bị bắt lại và lần này sẽ là án dài hạn nên trốn đi trước? Không biết được, nhưng phải có lý do gì đó chứ nếu chỉ đơn thuần là muốn ra đi thì anh ấy đã có thể tìm cách ra đi từ lâu, đâu đợi đến bây giờ!”
Phải, nếu muốn đi thì Trương Duy Nhất đã đi từ lâu, chẳng hạn như anh từng đi Mỹ du lịch, gặp lại cả người bạn tù thân thiết của mình là nhà báo tự do, blogger Điếu Cày tức Nguyễn Văn Hải, bị nhà cầm quyền VN trục xuất thẳng từ nhà tù sang Mỹ! Hoặc anh có thể xin tỵ nạn chính trị tại Canada, nơi con gái đang theo học, an toàn hơn rất nhiều so với trốn sang Thái Lan.
Từ lâu, ai cũng biết, tại Cambodia hay Thái Lan đầy công an chìm, chỉ điểm của nhà cầm quyền VN, sang mấy quốc gia này rất dễ bị nhận mặt, rồi bị nhà cầm quyền cho người tóm. Đã có nhiều trường hợp như vậy mà cụ thể là câu chuyện anh Lê Trí Tuệ, một trong những người sáng lập Công đoàn Độc lập Việt Nam vào năm 2006, đã bị mất tích tại Campuchia vào năm 2007 một cách bí ẩn sau khi được Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) phỏng vấn và cấp giấy! Hơn mười năm qua không ai có tin tức gì về Lê Trí Tuệ, có lẽ anh đã bị cộng sản thủ tiêu!
Ngày 26.5.2015, Trương Duy Nhất được ra tù sau 2 năm thi hành án. Chế độ hèn hạ, còn cố chơi bẩn cú chót, thay vì thả anh tại cổng nhà giam có vợ con, bạn bè đến đón, thì lại áp tải anh lên xe đưa đi và ném ra lề đường cách trại vài km để anh phải vất vả tìm đường về nhà.
Chỉ một thời gian ngắn sau khi được thả, Trương Duy Nhất tuyên bố mở lại trang “Một góc nhìn khác” và tiếp tục viết, như không hề có bất cứ sự e ngại hay khó khăn nào. Thời gian sau này anh cộng tác với blog RFA, thỉnh thoảng tham gia bàn tròn cuối tuần, bàn tròn thứ Năm trên BBC tiếng Việt. Vẫn một cái nhìn khác với số đông, đôi khi gây tranh cãi, sắc sảo, thú vị và trực diện.
Tôi chưa từng gặp Trương Duy Nhất ngoài đời. Chúng tôi chỉ nghe tên nhau, đọc bài của nhau, một vài lần trò chuyện với nhau khi cùng tham gia một số chương trình bàn tròn Điểm tin của BBC. Và bây giờ nghe tin anh bị mất tích tại Thái Lan. Bài viết cuối cùng đăng trên facebook của anh là vào ngày 23.1
Những người quen Trương Duy Nhất ở Thái Lan cho biết anh bị mất tích vào hôm 26.1 tại một trung tâm mua sắm ở ngoại ô Bangkok. Cảnh sát Thái Lan khẳng định họ không giam giữ Trương Duy Nhất. Đối với tất cả những ai hiểu chuyện, thì đều biết ngay rằng Trương Duy Nhất đã bị “bắt cóc” bởi công an nổi, công an chìm của VN.
Khi tin Trương Duy Nhất bị bắt vừa lan truyền, có người thắc mắc hỏi tôi rằng “tôi không hiểu tại sao giờ này mà Nhất lại đi”, tôi đã trả lời: “Có thể anh Nhất đã nhận được những thông tin hay lời cảnh báo rằng mình sẽ bị bắt lại và lần này sẽ là án dài hạn nên trốn đi trước? Không biết được, nhưng phải có lý do gì đó chứ nếu chỉ đơn thuần là muốn ra đi thì anh ấy đã có thể tìm cách ra đi từ lâu, đâu đợi đến bây giờ!”
Phải, nếu muốn đi thì Trương Duy Nhất đã đi từ lâu, chẳng hạn như anh từng đi Mỹ du lịch, gặp lại cả người bạn tù thân thiết của mình là nhà báo tự do, blogger Điếu Cày tức Nguyễn Văn Hải, bị nhà cầm quyền VN trục xuất thẳng từ nhà tù sang Mỹ! Hoặc anh có thể xin tỵ nạn chính trị tại Canada, nơi con gái đang theo học, an toàn hơn rất nhiều so với trốn sang Thái Lan.
Từ lâu, ai cũng biết, tại Cambodia hay Thái Lan đầy công an chìm, chỉ điểm của nhà cầm quyền VN, sang mấy quốc gia này rất dễ bị nhận mặt, rồi bị nhà cầm quyền cho người tóm. Đã có nhiều trường hợp như vậy mà cụ thể là câu chuyện anh Lê Trí Tuệ, một trong những người sáng lập Công đoàn Độc lập Việt Nam vào năm 2006, đã bị mất tích tại Campuchia vào năm 2007 một cách bí ẩn sau khi được Cao Ủy Tỵ Nạn Liên Hiệp Quốc (UNHCR) phỏng vấn và cấp giấy! Hơn mười năm qua không ai có tin tức gì về Lê Trí Tuệ, có lẽ anh đã bị cộng sản thủ tiêu!

Căng thẳng gia tăng tại BOT Bến Thủy, báo nhà nước cho rằng giới tài xế ‘gây rối’

Trạm BOT Bến Thủy. (Hình: Tuổi Trẻ)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Báo Tuổi Trẻ hôm 10 Tháng Hai đăng tin một tài xế xe hơi mang biển kiểm soát Đắk Lắk “cố tình đâm vào barie và cọc tiêu phản quang để vượt trạm thu phí cầu Bến Thủy 2 vào chiều hôm 9 Tháng Hai”.
Hồi Tháng Mười Một, 2018, BOT Bến Thủy, từng bị giới tài xế cáo buộc là trạm thu phí “bẩn”, loan báo tăng giá vé 18% kể từ ngày 1 Tháng Giêng, 2019.
Theo báo Nhà Báo và Công Luận, tuyến đường tránh thành phố Vinh do tập đoàn CIENCO 4 đầu tư theo hình thức BOT dài 25.8 km, từ Bắc thị trấn Quán Hành đến cầu Bến Thủy cũ vào năm 2003, với tổng mức đầu tư 378 tỉ đồng ($16.2 triệu).
Báo nhà nước mô tả “chiếc xe hơi đâm barie, vượt trạm thu phí cầu Bến Thủy 2”. (Hình chụp qua màn hình)
Báo Tuổi Trẻ cho hay: “Trước khi sự việc xảy ra, chi nhánh BOT tuyến tránh thành phố Vinh nhận được tin báo từ các đơn vị quản lý trạm thu phí BOT quốc lộ 1 ở Quảng Đông, tỉnh Quảng Bình và Cầu Rác, tỉnh Hà Tĩnh, thông báo về một nhóm người đi xe hơi có hành vi được cho là gây rối khi cố tình chây ì, kéo dài thời gian trả phí đường bộ tại các trạm. Nhóm người này còn quay video clip phát trực tiếp lên mạng xã hội.”
“Khoảng 3 giờ chiều 9 Tháng Hai, đoàn xe này đi tới trạm thu phí cầu Bến Thủy 2. Lúc này, tài xế xe mang biển số 47A-130… cố tình không mua vé bằng cách lấy các lý do ‘hết tiền và đề nghị ghi nợ’ và ‘quẹt thẻ ATM để trừ phí’. Sau đó, người này lái xe đâm gãy cọc tiêu nhựa phản quang tại làn 5, rồi vượt trạm thu phí. Chi nhánh BOT tuyến tránh TP Vinh đã báo cáo sự việc cho các cơ quan chức năng và đề nghị công an tỉnh Nghệ An vào cuộc, xử lý nghiêm hành vi coi thường pháp luật của tài xế.”
Cũng trong hôm 10 Tháng Hai, phóng viên Trương Châu Hữu Danh của báo Làng Mới xác nhận trên trang cá nhân rằng các báo “đưa hình chiếc xe của tôi”.
Ông Danh cho biết thêm: “Không có việc đâm barie vì tài xế đánh lái qua bên phải. Có một cọc tiêu nhựa bị ngã nhưng cọc nằm ở điểm mù nên không rõ xe có va cọc hay không. Cọc này thường thấy ở quốc lộ và rất dễ ngã, giá trị thấp. Đây là giao dịch dân sự. Nếu có xe vượt trạm thì chủ BOT có thể kiện yêu cầu bồi thường và không phải việc của công an. Nếu chỉ vi phạm giao thông hoặc làm hư hại cọc phản quang thì sao tài xế phải làm việc tại công an huyện Hưng Nguyên rất lâu?”
Trên mạng xã hội, nhiều blogger đặt câu hỏi: “BOT Bến Thủy ở tỉnh Nghệ An là của ai mà được công an Nghệ An và “những người đeo khẩu trang” bảo kê và ra sức bảo vệ đến cùng. Và vì sao lực lượng này kiếm chuyện, vu khống, đánh đập tài xế đến thế?”
Đáng lưu ý, trong lúc vụ căng thẳng tại BOT Bến Thủy diễn ra, giới tài xế cho hay không một lãnh đạo cơ quan nào của tỉnh Nghệ An nghe máy khi nhóm người dân, nhà báo gọi đến cầu cứu.
Hồi Tháng Mười, 2018, sau nhiều đàm tiếu và dị nghị, tin cho hay bà Trương Thị Tâm, vợ của ông Lê Ngọc Hoa, phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Nghệ An đã rút khỏi Hội Đồng Quản Trị Tập Đoàn CIENCO 4.
Trước đó, công luận xôn xao chuyện vợ chồng ông Hoa nắm giữ tổng cộng khoảng 136,000 cổ phiếu CIENCO 4 nên chuyện có “lợi ích nhóm” ở BOT Bến Thủy là điều dễ hiểu. (T.K.)

Ông Châu Văn Khảm, thành viên Việt Tân, bị điều tra với cáo buộc chống lại nhà nước CSVN

Ông Châu Văn Khảm, thành viên Việt Tân, bị điều tra với cáo buộc chống lại nhà nước CSVN. (Hình: Gia đình Châu Văn Khảm)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Gần một tháng sau ngày ông Châu Văn Khảm, 69 tuổi, công dân Úc và là thành viên đảng Việt Tân, bị bắt tại Sài Gòn, trang tin ABC News của Úc cho biết thêm chi tiết: “Ông Khảm bị bắt hôm 15 Tháng Giêng sau khi gặp một nhà hoạt động xã hội dân sự. Ông đang bị điều tra với cáo buộc chống lại nhà nước CSVN. Ông cũng bị từ chối tiếp xúc luật sư. Con trai ông cho biết tin ông Khảm bị giam khiến gia đình đau buồn nhưng vẫn còn an ủi rằng ít nhất ông không mất tích. Gia đình ông Khảm nghi ngờ ông nằm trong danh sách bị theo dõi của CSVN về các hoạt động dân chủ”.
Trong một cuộc họp báo trước đó, bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao CSVN xác nhận rằng ông Châu Văn Khảm “hiện đang bị giam giữ và bị điều tra vì vi phạm luật pháp Việt Nam”, nhưng từ chối xác định cụ thể tội danh mà ông này bị cáo buộc.
ABC News cũng cho hay: “Ông Khảm từ Campuchia nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam “để tìm hiểu thực tế”.
Kênh truyền thông này dẫn lời ông Dennis Chau, con trai của ông Khảm: “Tôi thường hỏi cha mình rằng tại sao ông tiếp tục ủng hộ nhân quyền và dân chủ ở một đất nước mà ông không còn sinh sống. Ông ấy đáp rằng mình làm điều đó là vì người dân Việt Nam không có các quyền tự do cơ bản. Cha tôi luôn đặt quyền lợi của người khác lên trên bản thân.”
Bộ Ngoại Giao và Thương Mại Úc (DFAT) nói với ABC News rằng họ đang trợ giúp lãnh sự cho ông Khảm nhưng “vì lý do riêng tư nên không thể cung cấp thêm thông tin chi tiết”.
Nhưng một biên bản của DFAT gửi cho gia đình ông Khảm sau chuyến thăm lãnh sự đối với ông hôm 28 Tháng Giêng cho thấy ông đang bị điều tra theo Điều 109 Bộ Luật Hình Sự CSVN 2015 với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.
Đây là tội danh theo Điều 79 luật hình sự cũ, với khung án từ 12 đến 20 năm tù hoặc tù chung thân hoặc tử hình.
Ông Châu Văn Khảm và vợ. (Hình: Việt Tân)
Ngoài ra, cũng theo cơ quan truyền thông của Úc Châu, ông Khảm còn đang bị điều tra với cáo buộc “làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” theo Điều 341 Bộ Luật Hình Sự CSVN 2015. Nhà cầm quyền CSVN cho rằng ông đã dùng chứng minh nhân dân Việt Nam giả mạo để nhập cảnh.
Một khi các hành vi của ông Khảm bị khép vào tội danh vi phạm an ninh quốc gia, ông sẽ bị nhà cầm quyền CSVN từ chối có đại diện pháp lý cho đến khi cuộc điều tra dự trù hoàn tất vào cuối Tháng Năm, 2019, nhằm “giữ bí mật trong quá trình điều tra”.
Trong khi đó, gia đình ông Khảm bày tỏ lo ngại về chuyện ông bị giam trong tình trạng cholesterol cao và viêm tuyến tiền liệt.
Vài ngày trước, thư ngỏ của bà Châu Quỳnh Trang, vợ ông Khảm, đăng trên website của đảng Việt Tân viết: “Chồng tôi là một cựu sĩ quan Hải quân VNCH. Sau hơn ba năm bị đi ‘tù cải tạo’ của chế độ, chúng tôi đã tìm đường vượt biên và tị nạn tại Úc từ năm 1983. Kể từ những ngày đầu bỡ ngỡ trên xứ lạ, phải vật lộn với đời sống mới, rồi trở thành một doanh nhân bận rộn với mưu sinh, nhưng chồng tôi không lúc nào nguôi ngoai ấp ủ ước mơ tự do, dân chủ cho quê hương yêu dấu, điều mà anh thường chia sẻ với tôi sau đại nạn 1975 của dân tộc.”
“Hiện nay nhà cầm quyền CSVN còn giữ chồng tôi, chưa biết là bao lâu. Nhưng tôi tin tưởng là với sự yêu thương và tranh đấu của quý vị, chắc chắn sẽ tạo một áp lực lớn để buộc CSVN phải thả chồng tôi trong nay mai. Tôi cũng tin tưởng rằng chồng tôi không làm điều gì sai, nên chế độ CSVN không thể dàn dựng những cáo buộc phi lý để trấn áp những người yêu nước,” bà Trang viết. (T.K.)
Link tham khảo:
https://www.abc.net.au/news/2019-02-10/family-of-australian-detained-in-vietnam-speaks-out/10774824