Saturday, November 17, 2018

Quan hệ Việt Nam – Trung Cộng phải như thời Mao Trạch Đông

Quan hệ Việt Nam – Trung Cộng phải như thời Mao Trạch Đông
Ảnh: Pháp Luật
Ngày 17 tháng 11, tại bộ quốc phòng CSVN, đại sứ Trung Cộng đã nói rằng mối quan hệ giữa đảng CSVN và ĐCS Trung Cộng phải được như thời Chủ tịch Mao Trạch Đông.
Truyền thông trong nước cùng ngày loan tin,  đại sứ Trung Cộng Hùng Ba là người mới nhận nhiệm vụ mới tại Việt Nam nên đã đến trụ sở bộ quốc phòng CSVN để chào xã giao. Trong quá trình tiếp đón ông Hùng Ba, để lấy lòng đại sứ Trung Cộng, thứ trưởng bộ quốc phòng CSVN Nguyễn Chí Vịnh đã nói rằng hợp tác quốc phòng Việt Nam – Trung cộng đang phát triển tốt đẹp, được thể hiện qua các hoạt động gặp gỡ của lãnh đạo bộ quốc phòng hai nước và có nhiều hoạt động khác cùng nhau. Ông Vịnh còn đề nghị ông Hùng Ba trở thành cầu nối quan trọng, để quân hội hai nước, hai đảng CS, chính phủ hai bên có mối quan hệ đậm đà hơn.
Đáp lại đề nghị của tướng CSVN, Hùng Ba tỏ thái độ vui mừng, mong muốn mối quan hệ của hai đảng CS phải như thời Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh. Có nghĩa là, CS Trung cộng nói gì thì CSVN phải nghe theo, hoặc làm gì thì cũng phải chờ chỉ thị từ đảng CS Trung Cộng.
An Nhiên

Giáo xứ Cồn Dầu tiếp tục bị đàn áp

Giáo xứ Cồn Dầu tiếp tục bị đàn áp
Ảnh: FB Hong Thai Hoang
Theo nhiều nguồn tin từ trong nước, ngày 15 và 16 tháng 11, người dân ở Giáo xứ Cồn Dầu thuộc xã Hòa Xuân, huyện Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng tiếp tục bị đàn áp.
Tình hình xung đột lại nóng lên khi nhà cầm quyền CSVN huy động 500 cảnh sát được trang bị vũ trang cơ giới và các phương tiện máy móc để san phẳng mặt bằng nơi 7 hộ gia đình nhất quyết không chịu di rời đến nơi ở mới. Đã có ít nhất 10 người bị cảnh sát bắt đi và đến nay vẫn chưa có thông tin chính xác về họ.
Được biết khu đất bị cưỡng chế thuộc Giáo xứ Cồn Dầu được chính quyền thành phố Đà Nẵng lên dự án xây dựng thành Khu đô thị sinh thái Hòa Sinh vào năm 2008. Cũng tại khu đất này vào tháng 5/2010 đã xảy ra một cuộc xung đột lớn giữa người dân Giáo xứ Cồn Dầu và cảnh sát CSVN. Trong cuộc đàn áp đó, 400 gia đình đã phải di rời trong đó có 100 gia đình đã phải chạy trốn sang Thái Lan xin tỵ nạn trước sự bố ráp gắt gao của chính quyền cộng sản.
Theo những thông tin mới nhất, có 7 gia đình giáo xứ Cồn Dầu không chịu di rời vì lý do chính quyền thành phố Đà Nẵng không đền bù cho họ một cách thỏa đáng.
Thuyết Nguyễn

Người dân Vĩnh Long nửa đem kéo ra đường chặn xe chở chất thải

Người dân Vĩnh Long nửa đem kéo ra đường chặn xe chở chất thải
Ảnh: Người Lao Động
Cho rằng bình điện ắc-quy xe phế thải là loại rác thải gây nguy hại cho sức khoẻ con người, nên hàng chục người dân ở xã Hoà Phú, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long đã kéo ra đường để chặn các xe chở phế thải.
Báo Người Lao Động ngày 17 tháng 11 loan tin, trong hai ngày 15 và 16 tháng 11, nhiều người dân sống gần bãi rác Hoà Phú, thuộc xã Hoà Phú đã bất mãn kéo đến đường vào công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khang Thiên Phát để chặn xe ô tô chở bình ắc-quy phế thải vào trong công ty.
Do nhiều tháng nay, các gia đình sống ở khu vực gần bãi rác đã hít phải mùi hôi giống mùi dây điện, mùi nhựa vỏ xe bị cháy, khiến họ rơi vào tình trạng khó thở. Họ nghi ngờ, những mùi này bắt nguồn từ công ty Khang Thiên Phát thải ra.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Khang Thiên Phát là công ty chuyên giải quyết về chất thải y tế, công nghiệp và nguy hại, với công suất 16,500 tấn/năm. Vài tháng trở lại đây, công ty này đã vận hành thử nghiệm 2 hệ thống tái chế ắc-quy chì thải. Nên đã thải ra môi trường những mùi hôi độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, đời sống của người dân trong khu vực.
Trước tình trạng này, người dân trong khu vực đã nhiều lần phản ánh, làm đơn cầu cứu đến nhiều cơ quan nhà nước nhưng không được giải quyết dứt điểm. Quá bất mãn, những người dân này đã tự cứu lấy mình bằng cách kéo nhau ra đường chặn xe ô tô chở rác thải, không cho xe chạy vào công ty.
An Nhiên

Việt Nam đầu tư 3 tỷ Mỹ kim tiền sách chỉ dùng được một lần

Việt Nam đầu tư 3 tỷ Mỹ kim tiền sách chỉ dùng được một lần
Ảnh: Báo An Ninh
Tiền đầu tư cho chương trình sách giáo khoa hiện hành tại Việt Nam là khoảng 3 tỷ Mỹ kim, số tiền này được lấy từ ngân sách nhà nước, trong đó chủ yếu là tiền vay nước ngoài. Đáng lên án hơn, khi nhiều loại sách được in ra, học sinh chỉ sử dụng được một lần vì chương trình trong sách đều bị thay đổi theo từng năm.
Báo An Ninh ngày 17 tháng 11 loan tin, hàng năm, lượng sách giáo khoa và sách tham khảo được in ra chiếm 85% số lượng in ấn của cả nước, tương đương với 200 triệu bản cho khoảng 2,500 đầu sách. Riêng học sinh lớp 1, mỗi một học sinh đều bắt buộc phải có tới 80 cuốn sách; còn từ lớp 2 đến lớp 12 buộc phải có từ 100 đến 500 cuốn sách.
Số tiền mà các phụ huynh học sinh phải bỏ ra để mua sách cho con hàng năm ở thế kỷ trước là cả trăm triệu Mỹ kim, gần bằng tiền thu thuế nông nghiệp. Đó là chưa tính đến tiền đầu tư cho chương trình sách giáo khoa đang sử dụng hiện nay là khoảng 3 tỷ Mỹ kim, số tiền này được lấy từ ngân sách nhà nước, mà chủ yếu là đi vay nợ nước ngoài.
Theo nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Xuân Hãn, phần lớn các loại sách chỉ dùng được một lần, dẫn đến lãnh phí hơn 1,000 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, việc phân bổ sách cũng gây bất mãn khi bậc học phổ thông học sinh bị bội thực sách, nhưng ở bậc đại học thì cả thầy lẫn trò luôn trong tình trạng thiếu sách triền miên.
An Nhiên

Hệ thống hoả xa Việt Nam lỗ hơn nửa triệu Mỹ kim mỗi năm

Image result for train sapa
Ảnh: VietTimes
Hệ thống hoả xa Việt Nam đang lỗ nặng mặc dù có mặt trên khắp các trục lộ giao thông chính ở miền Bắc, nối Hà Nội với các tỉnh Thái Nguyên, Lạng Sơn và Hạ Long.
VnExpress dẫn lời một số chuyên viên giao thông vận tải Việt Nam nói rằng hệ thống hoả xa hoạt động theo một lộ trình thuận lợi và đầy triển vọng phát triển trong tương lai, nhưng hiện nay không cạnh tranh nổi hệ thống giao thông đường bộ.
Thực tế cho thấy, xe lửa đi từ Hà Nội đến Hạ Long mất 7 tiếng trong khi xe hơi chỉ mất một tiếng rưỡi đồng hồ. Vì vậy mà mặc dù xe lửa bán vé với giá từ 0.86 đến 3.44 Mỹ kim cũng không tìm được khách hàng. Người sử dụng phương tiện hoả xa chỉ gồm một số ít tiểu thương mua bán sản phẩm nông nghiệp và hoặc chuyên chở hàng hoá cồng kềnh.
Theo giám đốc Công ty Vận chuyển Hoả xa Hà Nội, riêng trong năm 2017, các hệ thống hoả xa hoạt động trên các tuyến đường nói trên bị lỗ ít nhất là 245,000 Mỹ kim. Nhiều biện pháp lôi cuốn khách hàng đã được áp dụng nhưng không hữu hiệu. Khách hàng vẫn thưa thớt, số người lên xe lửa ở nơi xuất phát và lên xuống dọc đường đếm được trên đầu ngón tay.
Việt Nam hiện có 3,000 cây số đường hoả xa nhưng chưa có xe lửa tốc hành và sử dụng dầu diesel chạy máy, trong khi các quốc gia láng giềng như Malaysia, Thái Lan, Nam Hàn, Nhật Bản và Hoa Lục đều sử dụng xe chạy điện.
Phụng Linh

Gần 80,000 bệnh nhân HIV nằm chờ chết

Gần 80,000 bệnh nhân HIV nằm chờ chết
Ảnh: VietnamNet
Tin VNExpress cho hay hiện có ít nhất 79,000 bệnh nhân bị nhiễm virus HIV đang rơi vào tình trạng tuyệt vọng, đành nằm chờ chết vì không có thuốc điều trị.
Theo Tổ chức Ngăn ngừa HIV/AIDS thuộc bộ y tế CSVN, tổng cộng bệnh nhân bị nhiễm HIV có tên trong danh sách hiện nay lên tới 209,000 người. Tuy nhiên, số bệnh nhân được theo dõi đều đặn tình trạng sức khoẻ chỉ vào khoảng 175,000 người và chỉ có 130,000 người được cung cấp thuốc ARV để điều trị. Tổ chức này nói rằng mặc dù không chữa hết bệnh, nhưng ARV vẫn chế ngự được sự phát triển của virus, giúp bệnh nhân kéo dài cuộc sống. Đó là chưa kể tác dụng của ARV là ngăn chận sự lan truyền HIV qua đường tình dục.
Sáu tháng đầu năm nay, thêm 3,500 người nữa bị nhiễm HIV ở Việt Nam, và số tử vong vì HIV ở Việt Nam  cũng trong thời gian này là 814 người.
Theo bộ y tế CSVN thì quỹ ngăn ngừa sự lan truyền bệnh HIV/AIDS sẽ khô cạn vào năm 2020, và nếu không tìm được nhà tài trợ ngoại quốc thì sẽ không có bệnh nhân HIV nào được chữa trị.
Phụng Linh

Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị công an đàn áp

Tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị công an đàn áp
Ảnh: RFA
Sáng  ngày 15 tháng 11, tại thị trấn Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh Kiên Giang, rất nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo bị công an CS ngăn chặn không cho tiến vào ngôi đình Tổ của giáo phái này để làm lễ.
Trước con đường dẫn đến ngôi đình Tổ, công an đứng dàn thành hàng ngăn chặn không cho bất cứ ai đi qua. Rất nhiều an ninh cảnh sát không mặc thường phục trà trộn trong dân, chúng áp sát những người đang dùng điện thoại quay video để cướp và xóa những hình ảnh quay về chúng. Đã có những cuộc xô xát xảy ra giữa công an và những tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.
Kể từ tháng 4 năm 1947, sau khi CS sát hại người sáng lập ra  Phật giáo Hòa Hảo là Đức Huỳnh Giáo chủ, xung đột giữa chính quyền CSVN và tín đồ giáo phái này ngày càng gia tăng. Tín hữu Phật giáo Hòa Hảo không chịu khuất phục trước cường quyền, còn CSVN thì điên cuồng đàn áp và sát hại.
Rất nhiều tín hữu của Phật giáo Hòa Hảo bị bắt và bị sát hại, điển hình là vụ anh Nguyễn Hữu Tấn bị công an CS cắt  cổ chết  trong tù ngày 03/05/2017.
Thuyết Nguyễn

Tướng công an CSVN “rửa tiền” bằng cách đầu tư vào BOT

Tướng công an CSVN “rửa tiền” bằng cách đầu tư vào BOT
Ảnh: Tuổi Trẻ
Vào ngày 12 tháng 11, truyền thông trong nước đưa tin 2 tướng công an Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hoá là người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc đấu tranh với loại tội phạm, nhưng đã giúp “đàn em” làm ăn phạm pháp, rồi “rửa tiền” bằng cách đầu tư vào BOT. Một hình thức kinh tế “móc túi” người dân đang gây phẫn nộ.
Cũng trong cùng ngày, vụ án trùm đường dây đánh bạc ngàn tỉ, đứng đầu là tướng công an Phan Văn Vĩnh, Nguyễn Thanh Hoá đã được toà án tỉnh Phú Thọ mang ra xét xử. Từ năm 2014 đến trước khi bị bắt, hai “ông tướng” này đã giúp đàn em của mình là Phan Sào Nam và Nguyễn Văn Dương tổ chức các loại hình đánh bạc bằng cách dựng lên các công ty, rồi yêu cầu bộ thông tin và truyền thông cấp phép cho họ hoạt động tự do. Số tiền thu lời bất chính là 9,853 tỷ đồng từ 43 triệu tài khoản tham gia đánh bạc. Trong đó có cả 3 nhà mạng Viettel (của quân đội), Vinaphone và Mobifone hưởng lợi hàng trăm tỷ. Để gia tăng số tiền bất chính và tìm cách rửa tiền, Nguyễn Văn Dương đã đầu tư vào hình thức kinh tế BOT dự án đường xa lộ Bắc Giang- Lạng Sơn, với số tiền 893 tỷ đồng vào công ty UDIC.
BOT là hình thức kinh doanh đầu tư tiền vào làm đường giao thông với một số tiền nhỏ, còn lại là vay ngân hàng rồi làm đường với chất lượng thấp kém. Sau đó các doanh nghiệp tự tính toán giá cả, rồi thu tiền của người dân. Đây là hành vi kinh doanh đã và đang gây phẫn nộ người dân Việt Nam trên khắp các tỉnh thành trong nhiều năm qua.
An Nhiên

Anh làm việc cho ai ?


Ban chấp hành Trung ương đảng Việt cộng.
Mình là nạn nhân của vụ cướp. Hàng xóm cướp lấy ao nhà của mình và bắn giết con cái mình khi chúng tiếp cận cái ao đấy. Một liên minh tứ cường được thành lập để kìm hãm sự hung hãn của kẻ cướp. Thế nhưng mình không ủng hộ mà lại phản đối. Lời giải thích nào cho thái độ của kẻ bị cướp đây? Tựa như thú hoang bị bắt về thuần hoá để làm việc cho chủ. Thì chính quyền CS cũng vậy, nó là một con thú bị thuần hóa dưới bàn tay Trung Cộng để quay lại cắn đồng loại.
Thứ nhất, khi Trung Cộng sáng kiến “Một vành đai, một con đường” Việt Nam ủng hộ nhiệt tình thì ta nhìn thấy nó phản phất kẻ thực thi mệnh lệnh rồi. Sáng kiến của Tàu nhìn rộng ra, nó phục vụ âm mưu của Tàu trên bàn cờ thế giới. WTO, APEC, G7, G20 vv.., tất cả đều hiện lên vai trò quan trọng của Mỹ. Trung Quốc muốn thế, muốn mình như Mỹ – là trung tâm trong group chứ không muốn là kẻ ké phần nữa, và Trung Cộng đã lập ra nhóm chơi theo luật của mình “một vành đai, một con đường”. Thực sự đây là một group nguy hiểm, nó là cái bẫy cho nhiều nước tham gia. Cuộc chơi mà kẻ hung đồ cầm trịch thì cuộc chơi chứa đầy rủi ro. Chính quyền Hà Nội ủng hộ sáng kiến này hết mình, họ luôn muốn đưa cổ đất nước vào vòng thòng lọng của Trung Cộng. Tại sao?
Thứ nhì, biển Đông đã bị Trung Cộng chiếm gần hết, nó còn xả súng vào ngư dân Việt. Thế nhưng một nhóm liên minh quân sự Mỹ – Úc – Nhật – Ấn được lập ra để đảm bảo an ninh và ổn định trong khu vực thì lại bị phía Việt Nam lên tiếng phản đối. Nhìn bản đồ, chúng ta thấy, tam giác Úc – Nhật – Ấn là khu vực lưu thông hàng hải rộng lớn trong đó có biển Đông, biển Hoa Đông, vịnh Bengal và một phần Ấn Độ Dương. Khu tam giác này là khu vực Trung Cộng có dã tâm muốn xí phần. Biển Hoa Đông xảy ra tranh chấp với Nhật, vùng Vịnh Bengal nằm trên tuyến đường tơ lụa trên biển của Tàu với cảng Hambantota của Sri Lanka là một bến đỗ đã thuộc Tàu. Vì e ngại sự lộng hành của Trung Cộng, 3 nước này mời Mỹ vào group. Một group có lợi cho tất cả các nước trên khu vực này ngoại trừ Trung Cộng. Đây rõ ràng là một liên minh muốn hạn chế sự lộng hành của Trung Cộng trên biển khu vực, mà đặc biệt là Biển Đông – nơi Trung Cộng đã tuyên bố chủ quyền của nó. Biển đông mất thì Việt Nam thiệt hại nặng nhất, thế mà đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ đã phản đối liên minh tứ cường này. Rất mâu thuẫn nếu xét theo quyền lợi quốc gia.
Câu hỏi đặt ra là, Việt Nam phản đối thế có lợi gì? Chẳng có lợi gì cho Việt Nam, đó là hoàn toàn là vì lợi ích của Trung Quốc. Kẻ bị cướp mà lại lên tiếng bên vực kẻ cướp bao giờ? Điều này chỉ có thể là chính quyền Hà Nội đã và đang làm việc cho Bắc Kinh. Họ là kẻ triển khai tiếng nói Trung Cộng trên đất nước Việt Nam. Cho nên, nhiều người cho rằng “đất nước đã mất rồi” là rất có cơ sở./.

Vì sao con ngoan, trò giỏi tại Việt Nam có xu hướng tự hủy hoại bản thân? (Phần 2)

Hòa Ái, phóng viên RFA-2018-11-16   

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.AFP

Làm thế nào để ngăn chặn xu hướng tự hủy hoại bản thân của thanh thiếu niên?

Một đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ “Hiện tượng hủy hoại bản thân của học sinh trung học cơ sở (THCS) và biện pháp phòng ngừa” được Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện và công bố vào trung tuần tháng 11, với kết quả nghiên cứu cho thấy những học sinh là con ngoan, trò giỏi ở tuổi vị thành niên có xu hướng tự hủy hoại bản thân.

Nguyên nhân

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Hiệu phó trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, trong cuộc phỏng vấn với Báo Tuổi Trẻ Online, vào ngày 14 tháng 11, nhấn mạnh nhóm nghiên cứu đề tài khoa học xác nhận được rằng có mối quan hệ nhất định giữa trầm cảm và hành vi tự hủy hoại bản thân của học sinh cấp THCS.
Qua trao đổi với RFA về hiện tượng các em học sinh có xu hướng tự hủy hoại bản thân, Chuyên gia tâm lý-Tiến sĩ Diệu Thoa Trương, ở Hoa Kỳ khẳng định mặc dù có nhiều yếu tố khác nhau dẫn đến việc các em có hành động như thế, nhưng chủ yếu là tiếng kêu cứu của các em, khi các em ở độ tuổi vị thành niên bị những áp lực mà không biết cách đối phó.
Nhà xã hội học-Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương lên tiếng với RFA rằng bà ghi nhận đề tài nghiên cứu mà trường Đại học Sư phạm TP.HCM thực hiện có lẽ là một khảo sát chính thức lần đầu tiên được công bố và đó là điều đáng mừng vì Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương cho rằng vấn đề tâm lý của thanh thiếu niên trước đây ít được giới chuyên môn quan tâm nhiều. Nhà xã hội học Phạm Quỳnh Hương nói:
“Qua những gì tôi quan sát xã hội thì tôi thấy quả thật trong những năm gần đây, thanh niên nói chung và học sinh ở nhà trường thì có những áp lực thật sự. Áp lực cả về cuộc sống xã hội, cộng thêm áp lực về học hành nữa. Giáo dục tại Việt Nam thì ngày càng áp lực hơn trước đây rất là nhiều.”
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận, trong cuộc phỏng vấn với Báo VTV News Online, hồi trung tuần tháng 4 năm 2018, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Trần Thu Hương, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội nhận định xã hội càng phát triển thì áp lực càng gia tăng, càng có nhiều sự đè nén lên các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ. Bên cạnh áp lực từ xã hội, giáo dục theo như Tiến sĩ Phạm Quỳnh Hương nêu lên, Tiến sĩ Trần Thu Hương còn đưa ra nguyên nhân áp lực từ công nghệ thông tin và từ gia đình, chẳng hạn cha mẹ kỳ vọng vào thành tích học tập của con cái quá nhiều mà bản thân các em không có đủ năng lực để đáp ứng, nhưng các em lại không thể giãi bày.
Cha mẹ có thể phán đoán các em rằng tại sao phải vậy? Nhưng quý vị không biết là cảm xúc của các em đối với vấn đề làm cho các em bị hụt hẫng, đau khổ, tuyệt vọng là một cảm xúc rất thật. Lúc đó đối với các em, những chuyện như vậy rất quan trọng nhưng không có ai ở đó để cho các em có thể tâm sự. Các em cần một người không phán đoán các em. Quý vị nhìn thấy một đứa con ngoannhưng nhiều khi trong lòng của nó bão tố mà nó không dám chống lại
-Tiến sĩ Diệu Thoa Trương
Cô Phương Trương, một bà mẹ trẻ đang theo học các khóa huấn luyện nuôi dạy con ở Trung tâm Đánh giá và Can thiệp Tâm lý Hồn Việt, chia sẻ với RFA rằng có rất nhiều yếu tố cộng hưởng tạo nên áp lực cho trẻ vị thành niên dẫn đến các em bị trầm cảm và có xu hướng tự hủy hoại bản thân, tuy nhiên Chuyên gia tâm lý-Tiến sĩ Hoàng Minh Tố Nga đưa ra nguyên nhân chủ yếu là đến từ gia đình. Cô Phương Trương nói về lớp hướng dẫn sự nối kết của gia đình tại Trung tâm Hồn Việt do Tiến sĩ Hoàng Minh Tố Nga chủ trì:
“Cô này rất chu đáo, có những khóa miễn phí cho người nghèo. Cô có những khóa học dành 2 giờ đồng hồ dành cho phụ huynh chia sẻ. Cô đặt những câu hỏi và phụ huynh phải trả lời. Và sau khi trả lời thì cô sẽ ngẫu nhiên mời một đứa con của gia đình đến. Cô đặt câu hỏi tương tự với người con đó thì đa phần câu trả lời của cha mẹ không trùng với của con 100%. Mức độ kết nối gia đình không có.”
Trong phần 1 của loạt bài phóng sự tìm hiểu vì sao học sinh thanh thiếu niên là con ngoan, trò giỏi lại có xu hướng tự hủy hoại bản thân, bạn trẻ Cẩm Linh tâm sự chính mình và những bạn bè đồng trang lứa bị rơi vào trạng thái tâm lý không biết giải tỏa áp lực cùng ai nên có xu hướng làm tổn thương đến bản thân để người thân chú ý đến hoặc qua đó muốn làm áp lực lại đối với những người xung quanh.
Tiến sĩ Diệu Thoa Trương cho rằng các bậc phụ huynh Việt Nam phần đông là những người thường hay phán đoán và đó là nguyên nhân khiến cho con cái của họ không thể tâm sự và dẫn đến trầm cảm khi các em đối diện với những áp lực trong học tập, tình cảm, trong giao tiếp xã hội…Chuyên gia tâm lý Diệu Thoa Trương lý giải:
“Cha mẹ có thể phán đoán các em rằng tại sao phải vậy? Nhưng quý vị không biết là cảm xúc của các em đối với vấn đề làm cho các em bị hụt hẫng, đau khổ, tuyệt vọng là một cảm xúc rất thật. Lúc đó đối với các em, những chuyện như vậy rất quan trọng nhưng không có ai ở đó để cho các em có thể tâm sự. Các em cần một người không phán đoán các em. Quý vị nhìn thấy một đứa con ngoannhưng nhiều khi trong lòng của nó bão tố mà nó không dám chống lại.”

Dấu hiệu

Áp lực từ công nghệ thông tin là một trong những nguyên nhân tác động đến học sinh bị trầm cảm.
Áp lực từ công nghệ thông tin là một trong những nguyên nhân tác động đến học sinh bị trầm cảm. AFP
Truyền thông quốc nội vào đầu tháng 11 đăng tải số liệu khỏang 3 triệu thanh thiếu niên Việt Nam có vấn đề sức khỏe tâm thần, theo báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) vừa công bố hồi tháng 10. Báo Tuổi Trẻ Online dẫn lời của Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, Bác sĩ Nguyễn Hữu Chiến cho biết mặc dù chưa có khảo sát trên diện rộng nhưng số lượng thanh thiếu niên có vấn đề sức khỏe tâm thần gia tăng, bị rối loạn sức khỏe tâm thần học đường do sức ép học tập…
Theo kết quả khảo sát, được thực hiện từ năm 2003 đến nay ở 10/63 tỉnh, thành của Việt Nam vừa được UNICEF công bố cho thấy dấu hiệu bệnh lý phổ biến nhất của 3 triệu thanh thiếu niên là lo âu, chán nản về cuộc sống, thiếu tự tin, trầm cảm, có ý định tự tử và tự tử; trong đó tỉ lệ thanh thiếu niên có ý định tự tử tăng lên từ 3,4 đến 6,1%.
Một số chuyên gia tâm lý mà Đài RFA trao đổi cho biết các em thanh thiếu niên khi gặp vấn đề về tâm lý và bị trầm cảm thông thường có những biểu hiện như luôn cáu giận, thay đổi thói quen ăn ngủ, luôn thấy mệt mỏi, thích một mình, thậm chí có thái độ thù nghịch với cha mẹ và xã hội. Họ đưa ra lời khuyên khi phụ huynh nhận thấy con em mình có những biểu hiện như thế thì cần hỗ trợ các em để các em sớm được điều trị.

Giải pháp

Hiệu phó trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Phó Giáo sư-Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho biết nhóm nghiên cứu đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ “Hiện tượng hủy hoại bản thân của học sinh THCS và biện pháp phòng ngừa” đưa ra một số giải pháp nhằm phòng ngừa hiện tượng này; bao gồm nâng cao nhận thức về hành vi tự hủy hoại bản thân cho học sinh, giáo viên, chuyên viên tham vấn học đường, tổ chức các chuyên đề kỹ năng sống nhằm phát triển năng lực ứng phó với hành vi tự hủy hoại bản thân của học sinh, và xây dựng hệ thống kiến thức cùng bài tập hướng dẫn học sinh có dấu hiệu hủy hoại bản thân nhằm điều chỉnh trạng thái tâm lý và đối phó với các tác nhân kích thích của hành vi này.
Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn nói với báo giới ông đánh giá hoạt động tư vấn tâm lý tại trường học trong những năm gần đây đã khởi sắc và có sự thay đổi nhất định và đầu tư từ Bộ Giáo Dục-Đào Tạo, đang chú trọng nhiều đến học sinh trung học. Tuy nhiên, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho rằng vẫn cần có sự đầu tư nhiều hơn về con người, cơ sở vật chất cũng như cần được đảm bảo thực hiện một cách bài bản và có hệ thống.
Giáo viên đông lắm, không có đi học hết được. Có thể là 1, 2 giáo viên hoặc là hiệu trưởng tham gia lớp học rồi về truyền đạt lại giống như cho có vậy thôi. Có hướng dẫn giáo dục tâm lý trẻ em nhưng chỉ cho mình đọc và giáo viên tự thân vận động, thương học trò thế nào thì giáo dục học trò thế đó
-Giáo viên ở Cần Thơ
Trả lời câu hỏi của chúng tôi về công tác liên quan đến việc quan tâm tâm lý học đường của học sinh trung học, một giáo viên giảng dạy tại một trường trung học cơ sở ở Cần Thơ, không muốn nêu tên cho biết chương trình giảng dạy quá tải nên cũng không có thời gian quan tâm tâm lý học sinh:
“Giáo viên đông lắm, không có đi học hết được. Có thể là 1, 2 giáo viên hoặc là hiệu trưởng tham gia lớp học rồi về truyền đạt lại giống như cho có vậy thôi. Có hướng dẫn giáo dục tâm lý trẻ em nhưng chỉ cho mình đọc và giáo viên tự thân vận động, thương học trò thế nào thì giáo dục học trò thế đó.”
Chuyên gia tâm lý Diệu Thoa Trương chia sẻ ở Hoa Kỳ có nhiều chương trình giúp đỡ cho thanh thiếu niên khi các em có vấn đề về tâm lý, đặc biệt là ở trường học:
“Trường lớp ở Mỹ cũng rất hay, có những khóa dạy cho các bác sĩ tâm lý, dạy cho thầy cô hoặc dạy cho bạn bè để giúp để ý thấy những bạn nào có dấu hiệu trầm cảm thì mình tới và nói chuyện. Tức là họ huấn luyện từ người cảnh sát cho tới chuyên gia tâm lý và giáo viên để tìm đến với đứa trẻ. Tại vì đứa trẻ tin vào những người gần gũi, những người không phán đoán mình thì các em cảm thấy an toàn để chúng chia sẻ.”
Tiến sĩ Diệu Thoa Trương nhấn mạnh quan trọng hơn hết là sự nối kết của gia đình với các em thanh thiếu niên và khi các bậc phụ huynh muốn được con em của họ sẻ chia thì trước hết chính bản thân họ phải thay đổi, không tạo áp lực lên con cái của mình, nhất là trong việc học hành.
Chúng tôi xin được kết thúc loạt bài tìm hiểu về xu hướng thanh thiếu niên, đa số là con ngoan, trò giỏi có xu hướng tự hủy hoại bản thân với tâm sự của bạn trẻ Cẩm Linh rằng dù mới tốt nghiệp đại học với tấm bằng cử nhân tài chính, theo ý nguyện của ba mẹ, nhưng bạn thật sự mất phương hướng vì không thể tìm được công việc như ý muốn trong bối cảnh mỗi năm Việt Nam có đến 200 ngàn cử nhân thất nghiệp.
Tham khảo Phần 1: Tiếng kêu cứu lặng thinh của thanh thiếu niên học đường

Phơi bày hành xử của công an

RFA-2018-11-16   

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.AFP

Mạng xã hội giúp dân công khai hành xử

Có thể nêu ra một số vụ việc gần nhất như video clips cho thấy cảnh một thiếu tá công an Phường Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh mạnh mẽ thách thức người dân đòi ‘cởi áo, hẹn địa điểm’ để sát phạt nhau. Sau đó lãnh đạo phường Tân Phú giải thích vị thiếu tá công an có hành xử như thế vì do ‘kích động’ trong lúc làm nhiệm vụ.
Video clips một cảnh sát giao thông làm việc với người vi phạm sau đó bị té ngã và lực lượng chức năng đã bắt giữ đưa người vi phạm về trụ sở để làm việc, các lãnh đạo giải thích với báo chí rằng do người dân tấn công người thi hành công vụ nhưng qua hình ảnh người dân ghi nhận được thì dư luận cho rằng đó là “cú ngã nghiệp vụ”.
Luật sư Hà Huy Sơn từ Hà Nội khẳng định với chúng tôi rằng, mạng xã hội đã giúp người dân có thể công khai hành xử của công an:
“Trong cái tình trạng xã hội Việt nam chưa có tự do báo chí thực sự thì công cụ mạng xã hội cũng là công cụ cần thiết để người dân bày tỏ những chính kiến, cung cấp và phản ánh các thông tin về đời sống xã hội.”
Đồng ý quan điểm đó, nhà báo Võ Văn Tạo từ Nha Trang cũng cho rằng mạng xã hội là công cụ đắc lực để người dân có thể phản ánh những điều sai trái của cơ quan chức năng khi mà báo chính thống không được phép.
 Mỗi người dân là một giám sát viên ở khắp nơi trên đất nước VN này, cho nên những hành vi đó được phản ánh trung thực nhất và các cơ quan nhà nước khó có thể chối cải được.
 - NB. Võ Văn Tạo
Vị nhà báo giải thích do trước đây điều kiện internet tại Việt Nam không thông dụng như bây giờ, nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật nên người dân càng lúc có thể tiếp cận với công nghệ nhiều hơn và nhờ đó có thể phản ánh hình ảnh một cách trung thực nhất.
“Như vậy mỗi người dân là một giám sát viên ở khắp nơi trên đất nước VN này, cho nên những hành vi đó được phản ánh trung thực nhất và các cơ quan nhà nước khó có thể chối cải được. Và cũng nhờ mạng xã hội mà các hê thống báo chí của nhà nước họ tiếp cận, rất nhiều vụ việc nhờ phát hiện ban đầu của người dân đưa lên mạng xã hội và các phóng viên nhà báo họ sẽ đi sâu hơn. Do đó cái hiệu ứng rất tốt của truyền thông và dư luận công chúng bắt buộc các cơ quan quản lý các công chức sai phạm phải xử lý.”

Giải thích từ phía cơ quan chức năng

Hầu hết sau khi có phản ánh từ phía người dân về hành xử sai trái, không đúng chuẩn mực của cán bộ, lực lượng chức năng, cơ quan chủ quản từ phía công quyền luôn có giải trình có lợi cho người Nhà nước, và sai trái thường do từ dân mà ra.
Giải thích điều này, nhà báo Võ Văn Tạo cho biết, sự việc một đằng mà cơ quan nhà nước luôn giải thích một nẻo là có nhưng cũng nhờ mạng xã hội mà rất nhiều vụ việc được giải quyết còn những hiện tượng chày cối thì khó.
“Trong những trường hợp như thế nào cơ quan báo chí nhà nước mà họ không kiên quyết làm ấy, họ bỏ nữa chừng vì sợ thì chỉ có mạng xã hội dân biết với nhau thôi nhưng cái hiệu ứng của nó mang lại cao. Hiện tường cải chày cải cối theo tôi ghi nhận là có nhưng chiếm tỉ lệ không được cao lắm đâu.”
Nhà báo Tạo chia sẻ thêm rằng, có hai vấn đề người ta sẽ xuyên tạc các vụ việc khi muốn ém nhẹ sự việc đó đi. Thứ nhất là nó mang tính chất chính trị và thứ hai theo một cách nghiêm túc thì từ cấp trên xuống cấp dưới thì lực lượng công an không được đào tạo một cách nghiêm túc về đạo đức. Vì vậy khi xảy ra những vụ việc như thế cơ quan công an luôn chối hoặc nói ngược lại với sự việc.

Vì sao lộng quyền

Qua nhiều vụ việc diễn ra, dư luận đặt câu hỏi vì sao lực lượng công an lại có nhiều quyền lực, lộng hành lộng quyền như vậy và không coi trọng luật pháp Việt Nam.
Luật sư Hà Huy Sơn chia sẻ tình trạng lộng quyền của lực lượng thi hành pháp luật bắt nguồn từ tình trạng thiếu độc lập của ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa AFP
“Nói cách khác là các cơ quan tư pháp và lập pháp chưa độc lập, chưa đối trọng với cơ quan hành pháp, chưa phải là cơ quan giám sát cơ quan hành pháp nên tất yếu nó sẽ dẫn đến tình trạng lạm quyền và lộng quyền của cơ quan hành pháp. Cụ thể là lực lượng công lực là lực lượng công an.”
Luật sư Hà Huy Sơn trình bày rõ công an là cơ quan hành pháp nhưng không chịu sự giám sát tương ứng với quyền hành từ phía lập pháp, cho nên thông thường người ta sẽ không muốn nhận cái điều mà cho là không tốt về họ cả và đó là quy luật.
Nhà báo Tạo cho rằng, đây không chỉ riêng Việt Nam mà nó là mô hình chung của các nước độc tài và đặc biệt là trong các nhà nước do Đảng Cộng Sản độc quyền lãnh đạo.
“Bởi vì nguyên lý của chủ nghĩa Mác có nói rằng một quốc gia đi theo chủ nghĩa cộng sản là dứt khoác chỉ có một Đảng lãnh đạo thôi, cho nên chính vì độc quyền đó nên dẫn đến độc tài và độc tài nào cũng dẫn đến tha hóa cả. Thì lực lượng công an nhân dân ấy có thế lực rất là mạnh và chúng ta gọi nôm na là chế độ công an trị đấy, lực lượng công an được cho rất là nhiều quyền lực người dân rất là nghẹt thở, nó theo dõi rình rập bắt bớ vô cớ để duy trì cái quyền lực và bảo vệ nhóm chóp bu trung ương. Vì tình trạng công an trị nên nó mới lộng quyền như thế.”
Còn theo luật sư Sơn thì cho rằng, lãnh đạo Việt Nam luôn coi lực lượng công an là lá chắn, thanh gươm bảo vệ chế độ. Do đó, họ có những quyền hạn mà có thể nói là không thể giám sát được nên sinh ra nhiều tình trạng tiêu cực như phản ánh của người dân.
“Theo hiến pháp VN quy định là Đảng lãnh đạo nhà nước, lãnh đạo xã hội thì hiểu một cách đúng thật chất là Đảng to nhất và quyền lực nhất thì trong điều lệ của công an nhân dân có đặc ra điều là phải trung thành với Đảng trước. Có thể công an có nhiều nhiệm vụ nhưng tôi cho rằng các nhiệm vụ hàng đầu của họ là bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ rồi sau đó mới đến các nhiệm vụ khác.”
Tiêu chuẩn được tuyển vào ngành công an được nói rất khắc khe và chặt chẻ, phải thật sự đáng tin cậy về thành phần xuất thân và nhiều quy định khác của thể chế. Do những quy định của ngành này nên con cái của các quan chức luôn ỷ thế cha mẹ và khi bước vào ngành công an thì nó sẽ xảy ra những thực tế tiêu cực như vậy
Qua trao đổi với hai vị chuyên gia đều khẳng định rằng đạo đức ngành công an Việt Nam có vấn đề, nếu để ý tình hình tại Việt Nam sẽ thấy ngay cả hai tướng lãnh đạo cấp cao của ngành này còn bị xử phạt vi phạm pháp luật thì nói chi đến tá, đến úy và đến binh sĩ.

Việt Nam dùng luật để khống chế xã hội dân sự

Diễm Thi, RFA-2018-11-16  
Ảnh bìa bản báo cáo
 Ảnh bìa bản báo cáo-Screen shot
Hôm 16/11/2018, tổ chức Freedom Now công bố báo cáo về tình trạng chính quyền Việt Nam sử dụng luật như một vũ khí để khống chế, đàn áp Xã hội Dân sự.
Buổi công bố báo cáo được tổ chức tại Washington DC với sự tham gia của các diễn giả đại diện cho Freedom Now; tổ chức Boat People SOS; tổ chức Voice, Văn phòng Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động thuộc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Bản báo cáo được tổ chức Freedom Now và Trường luật Washington thuộc Đại học Hoa Kỳ phối hợp thực hiện. Họ đã phỏng vấn 25 người Việt tị nạn vùng Đông Nam Á cùng một số trường hợp khác và qua đó nêu lên một bức tranh ảm đạm về nhân quyền Việt Nam với những vụ quấy rối, đàn áp, hăm dọa, thậm chí bắt giữ và bỏ tù những nhà hoạt động xã hội.
Cô Anna Nguyễn, Giám đốc chương trình của Voice cho chúng tôi biết một phần trong quá trình hình thành bản báo cáo này:
“Voice với Freedom Now làm việc từ năm 2015. Lúc đó Freedom Now có liên lạc với Voice và muốn có thông tin những người hoạt động từ Việt Nam và muốn viết báo cáo cho Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện. Đầu năm nay, Freedom Now liên lạc với Voice một lần nữa và cho biết họ muốn viết một bản báo cáo cùng với trường Luật ở DC. Freedom Now muốn nhờ Voice giúp liên lạc phỏng vấn một số người tị nạn ở Thái Lan.”
Cô Anna Nguyễn cho biết quá trình phỏng vấn không có gì trở ngại, chỉ có một số người không muốn nêu tên thật của họ mà thôi.
Cô Carol Nguyễn, Điều phối viên chương trình của Tổ chức BPSOS, một trong những tổ chức giúp Freedom Now, là một trong các diễn giả của buổi công bố báo cáo, hôm 16 tháng 11 nói rằng:
"Bất chấp những chỉ trích từ quốc tế này, Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp tôn giáo với Luật tín ngưỡng, tôn giáo được sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 nhằm gia tăng sự kiểm soát của Chính phủ lên các nhóm tôn giáo và dùng luật này để trừng mạnh mạnh tay những người mà họ cho là vi phạm luật tín ngưỡng. Bởi luật có những quy định cụ thể như cấm lợi dụng tự do tôn giáo gây tổn hại đến an ninh quốc gia, trật tự công cộng."
Việt Nam tiếp tục gia tăng đàn áp tôn giáo với Luật tín ngưỡng, tôn giáo được sửa đổi và có hiệu lực từ ngày 1/1/2018 nhằm gia tăng sự kiểm soát của Chính phủ lên các nhóm tôn giáo và dùng luật này để trừng mạnh mạnh tay những người mà họ cho là vi phạm luật tín ngưỡng. - Carol Nguyen
Bản báo cáo cũng chỉ ra hiện nay Việt Nam có hơn 150 tù nhân lương tâm đang bị giam giữ trong các nhà tù ở Việt Nam. Một số được Freedom Now nhắc đến như Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Hữu Quốc Duy, Trần Hoàng Phúc, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Phan Kim Khánh, bác sĩ Hồ Hải, đặc biệt là trường hợp Nguyễn Văn Hóa.
Người tù chính trị chỉ mới 22 tuổi, Nguyễn Văn Hóa vừa được tổ chức Freedom Now và Công ty luật toàn cầu Dechert LLP thay mặt gửi bản kiến nghị đến Nhóm Làm việc của Liên Hiệp Quốc về Bắt giữ tùy tiện và yêu cầu có hành động ngay lập tức về trường hợp này hôm 6/11/2018.
Bà Kate Barth, Giám đốc pháp lý của tổ chức Freddom Now nói với RFA rằng bà hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ có hành động tích cực về trường hợp này:
“Chúng tôi hy vọng chính phủ sẽ có hành động trong trường hợp Nguyễn Văn Hóa.Đó là lý do mà chúng tôi lập hồ sơ về Nguyễn Văn Hóa. Một phần công việc của chúng tôi là chắc chắn rằng chính phủ Việt Nam biết rằng cộng đồng quốc tế và các chính phủ trên thế giới quan tâm đến trường hợp của Nguyễn Văn Hóa. Và Nguyễn Văn Hóa không thể “biến mất” trong nhà tù Việt Nam.”
Khi chúng tôi hỏi rằng nếu Chính phủ Việt Nam vẫn im lặng về trường hợp của Nguyễn Văn Hóa thì bước tiếp theo Freedom Now sẽ làm là gì, bà Barth cho biết:
“Một phần lý do mà chúng tôi lập hồ sơ về đảng cầm quyền để có được những bằng chứng đáng tin về việc chính phủ Việt Nam vi phạm luật quốc tế.. Và khi có đủ bằng chứng, chúng tôi sẽ mang đến cho các thành viên khác nhau của cơ quan luật pháp ở điện Capital cũng như các chính phủ mà chúng tôi nghĩ là có quan tâm để có những áp lực chính trị hữu hiệu lên chính phủ Việt nam. Đó là bước tiếp theo của chúng tôi.”
Hình minh hoạ. Người biểu tình phản đối Trung Quốc đứng trước hàng rào cảnh sát trên đường phố dẫn đến lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/5/2014
Hình minh hoạ. Người biểu tình phản đối Trung Quốc đứng trước hàng rào cảnh sát trên đường phố dẫn đến lãnh sự quán Trung Quốc ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 11/5/2014 AFP
Bà Barth cho biết thêm về những trường hợp mà Freedom Now lên tiếng đã có kết quả:
“Đã có vài trường hợp thành công là các nhà nhà hoạt động đã được phóng thích sớm như blogger Mẹ Nấm hay luật sư Nguyễn Văn Đài. Cũng có những trường hợp chúng tôi cũng xem là đã thành công không phải đơn thuần là các nhà hoạt động được phóng thích sớm mà là họ không bị lãng quên. Tôi nghĩ điều đó là sự khác biệt lớn không chỉ cho những người trong tù mà cho cả những người bên ngoài vì họ có được niềm hy vọng cũng như là những người trong tù được đối xử tử tế. Khá nhiều trường hợp bị bạo hành và bị dùng nhục hình trong tù và chúng tôi cũng đã tìm kiếm áp lực  quốc tế lên những trường hợp đó để giúp  bảo vệ họ và có được những điều kiện tốt hơn trong tù và không bị nhục hình.”
Ngoài các luật được sửa đổi nhằm sử dụng như vũ khí để tấn công các quyền cơ bản của người dân, bản báo cáo còn nêu bật việc sử dụng các hình thức tra tấn trong quá trình điều tra, giam giữ cũng như điều kiện vệ sinh tồi tệ trong các trại giam, nhà tù ở Việt Nam. Bên cạnh đó là việc các tù nhân không được chăm sóc y tế đúng mức.
Ngoài ra còn có tình trạng bắt giam không đúng quy trình pháp luật, thời gian tạm giam kéo dài, các phiên tòa không công bằng.
Freedom Now và Trường Luật thuộc Đại học Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam phải sửa đổi hoặc bãi bỏ một số điều luật nhất định để Việt Nam tuân thủ luật nhân quyền quốc tế và bảo đảm Việt Nam phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều luật đó; Công khai lên án bất kỳ hành vi vi phạm nhân quyền nào với bất cứ một cá nhân nào; Cung cấp các khóa đào tạo về nhân quyền cho người dân trong nước; Phải thả các tù nhân lương tâm.

Phạt hành chính hai người dân trong vụ cảnh sát giao thông bất ngờ ngã

RFA-2018-11-17  
Thiếu uý Đinh Công Hoàng Linh (trái) và người dân trong vụ việc ngày 7/11/2018
 Thiếu uý Đinh Công Hoàng Linh (trái) và người dân trong vụ việc ngày 7/11/2018-Ảnh chụp màn hình
Hai người dân trong video nổi tiếng trên mạng vừa qua liên quan đến vụ một cảnh sát giao thông bất ngờ ngã vừa bị phạt hành chính về hành vi cản trở người thi hành công vụ.
Báo Dân Trí trích lời Trung tá Nguyễn Ngọc Lâm - Phó trưởng công an thành phố Quy Nhơn hôm 17/11 xác nhận đã có quyết định xư phạt hành chính hai người là Phạm Thanh Qua (21 tuổi) và Phạm Trọng Tuyến (22 tuổi), mỗi người 2 triệu đồng.
Dân Trí trích thông tin từ Đội CSGT Công an cho biết hai người bị phạt ngồi trên chiếc xe mô tô gây tại nạn, chiếc còn lại là chiếc bị hại đã bỏ chạy khỏi hiện trường trước khi cảnh sát đến. Vụ việc xảy ra hôm 7/11 tại đường Diên Hồng, thành phố Quy Nhơn.
Theo CSGT Quy Nhơn anh Qua đã dùng cùi chỏ đối với cảnh sát giao thông là Thiếu uý Đinh Công Hoàng Linh. Do bất ngờ và theo phản xạ né tránh cú thúc cùi chỏ, Thiếu uý Linh đã ngã xuống đường. Tuy nhiên anh Qua cho báo chí biết anh không làm như vậy với cảnh sát giao thông nhưng anh đã quá mệt mỏi về câu chuyện và sẵn sàng nộp phạt.
Đoạn video lan truyền trên mạng về cú ngã của cảnh sát giao thông được chia sẻ rộng và nhận nhiều bình luận. Nhiều người cho rằng cú ngã của cảnh sát giao thông là giả để ‘ăn vạ’.
Cảnh sát Giao thông Quy Nhơn cho biết người quay video đoạn ngã và đăng lên mangj cũng bị nhắc nhở nhưng không xử phạt.

Vì sao con ngoan, trò giỏi tại Việt Nam có xu hướng tự hủy hoại bản thân? (Phần 1)

Hòa Ái, phóng viên RFA-2018-11-16  
Ảnh minh họa.

Tiếng kêu cứu lặng thinh của thanh thiếu niên học đường

Một đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ “Hiện tượng hủy hoại bản thân của học sinh trung học cơ sở (THCS) và biện pháp phòng ngừa” được Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) thực hiện và công bố vào trung tuần tháng 11, với kết quả nghiên cứu cho thấy những học sinh là con ngoan, trò giỏi ở tuổi vị thành niên có xu hướng tự hủy hoại bản thân.

Hiện tượng

Hồi trung tuần tháng Giêng năm 2018, dư luận trong nước bàng hoàng trước thông tin một nữ sinh lớp 7 ngoan ngoãn, học giỏi ở Hà Tĩnh tự tử trong lớp học, đã để lại hai bức thư viết bằng tiếng Anh và tiếng Việt gửi lời xin lỗi đến bố mẹ, thầy cô và bạn bè vì kết quả học tập giảm sút, không được như kỳ vọng của mọi người dành cho em.
Truyền thông quốc nội lúc bấy giờ cũng đăng tải nhiều thông tin báo động học sinh bị trầm cảm, tự tử vì áp lực học hành.
Hiện tượng tự tử của một nữ sinh cấp hai vì trầm cảm này chỉ là một trong nhiều trường hợp đã và đang xảy ra ở Việt Nam.
Đại học Sư phạm TP.HCM vào hôm 12 tháng 11 công bố một nghiên cứu có tựa “Hiện tượng hủy hoại bản thân của học sinh THCS và biện pháp phòng ngừa”.
Nhóm tác giả thực hiện đề tài khoa học vừa nêu cho biết đã tiến hành khảo sát thực tế trên 1043 học sinh tại 7 trường THCS ở TP.HCM và tỉnh Bình Dương. Kết quả điều tra cho thấy có gần 62% có hành vi bỏ bê hay thiếu trách nhiệm với bản thân, hơn 38% có suy nghĩ bi quan về cuộc sống, xấp xỉ 32% thừa nhận từng làm đau bản thân mình. Điều đáng chú ý là trong số 1043 em học sinh được khảo sát, khoảng 27% thực hiện hành vi tự hủy hoại bản thân. Đặc biệt trong tỉ lệ 27% này, các em học sinh khá, giỏi lại chiếm số đông.

Hậu quả

Phó Giáo sư-Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Hiệu phó trường Đại học Sư phạm TP.HCM, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, được truyền thông dẫn lời cho biết hiện tại tỷ lệ rối loạn tâm lý học đường càng cao thì học sinh đối diện nhiều khó khăn, và do đó nhiều em chọn hành động tự tổn hại, tự hành hạ mình.
Khi ở lứa tuổi thanh thiếu niên mười mấy tuổi mà không thể tìm được câu trả lời cho những câu hỏi của mình thì thường chỉ nghĩ đến một hướng tiêu cực nhất là giải thoát cho bản thân của họ; đó là kết thúc thôi
-Bạn trẻ Cẩm Linh
Trong cuộc phỏng vấn với Báo Tuổi Trẻ Online, vào ngày 14 tháng 11, Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn nhấn mạnh nhóm nghiên cứu đề tài khoa học xác nhận được rằng có mối quan hệ nhất định giữa trầm cảm và hành vi tự hủy hoại; có nghĩa là từ trầm cảm, học sinh dễ có hành vi tự hủy hoại và khi có hành vi tự hủy hoại thì dễ dẫn đến nguy cơ trầm cảm lâu dài, cũng như nguy cơ gia tăng mức trầm cảm.
Đài Á Châu Tự Do ghi nhận có không ít những trường hợp học sinh ở lứa tuổi thanh thiếu niên tại Việt Nam tự hủy hoại bản thân đến mức tự vẫn mà không một ai biết được nguyên nhân vì sao các em đi đến quyết định như thế.
Bà Ngọc Trân ở Sài Gòn cho RFA biết gia đình của bà gặp một biến cố kinh hoàng khi một người cháu thật ngoan hiền, thật lễ phép, học thật giỏi đã nhảy từ ban công tầng lầu xuống sân nhà và ra đi mãi mãi mà trước đó người cháu này không có một biểu hiện bất thường nào. Bà Ngọc Trân chia sẻ:
“Đây là một mất mát rất lớn, không có gì có thể bù đắp được và bố mẹ của cháu suy sụp hoàn toàn. Những năm tháng còn lại trong cuộc đời thì trong gia đình sẽ cố gắng cho sự việc được trôi qua đi, nhưng nỗi ám ảnh, nỗi nhớ thương, nghĩ về con là khôn nguôi.”
Kết thúc cuộc trò chuyện với bà Ngọc Trân, hình ảnh đọng lại trong lòng chúng tôi là nỗi nghẹn ngào qua tiếng nấc nghẹn mất mát người thân còn quá trẻ với nỗi hụt hẫng không bao giờ tìm được lời đáp chuyện gì đã xảy đến với người cháu yêu dấu của bà.
Thư tuyệt mệnh của một nữ sinh trung học viết trước khi tự vẫn.
Thư tuyệt mệnh của một nữ sinh trung học viết trước khi tự vẫn.Courtesy: Ảnh chụp màn hình tienphong.vn
Để phần nào tìm kiếm câu trả lời, chúng tôi gặp gỡ với bạn trẻ Cẩm Linh, một sinh viên vừa tốt nghiệp đại học và được biết bạn từng trải qua giai đoạn tuổi thiếu niên có hoàn cảnh sống tương tự như cháu của bà Ngọc Trân và bạn cũng từng tự cầm dao cắt vào tay của mình.
Bạn trẻ Cẩm Linh nói với RFA tâm trạng của bản thân cũng như của một số bạn bè đồng trang lứa khi bước vào tuổi mới lớn:
“Họ cảm thấy bị áp lực từ phía gia đình, đặc biệt từ cha mẹ. Cha mẹ lúc nào cũng muốn con cái học thật giỏi nên nhiều khi suy nghĩ đó áp đặt lên người con và người con cảm thấy không có đủ năng lực để đạt được mong muốn của cha mẹ mình mà không thể giải tỏa được với ai. Nói với cha mẹ thì cha mẹ không hiểu. Nói với bạn bè thì bạn bè cũng bị áp lực giống như mình và mối quan hệ bạn bè cũng có những xích mích hàng ngày khi đi học. Nhiều áp lực cộng hưởng lại ảnh hưởng rất nhiều lên tâm lý của một học sinh như vậy và họ có xu hướng làm tổn thương đến bản thân, cơ thể của mình để cha mẹ, gia đình, bạn bè chú ý đến họ nhiều hơn hoặc là qua đó muốn làm áp lực lại đối với những người xung quanh.”
Trả lời câu hỏi của RFA rằng bạn đã nghĩ gì trong giây phút cầm dao cứa vào da thịt, tự làm đau mình; bạn trẻ Cẩm Linh bày tỏ:
“Khi ở lứa tuổi thanh thiếu niên mười mấy tuổi mà không thể tìm được câu trả lời cho những câu hỏi của mình thì thường chỉ nghĩ đến một hướng tiêu cực nhất là giải thoát cho bản thân của họ; đó là kết thúc thôi.”
Đài Á Châu Tự Do nêu vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu vừa công bố của Đại học Sư phạm TP.HCM về “Hiện tượng hủy hoại bản thân của học sinh THCS và biện pháp phòng ngừa” với Chuyên gia Tâm lý-Tiến sĩ Diệu Thoa Trương, một bác sĩ tham gia nhiều chương trình giúp đỡ cho thanh thiếu niên bị trầm cảm ở Bang California, Hoa Kỳ và được bà giải thích:
Những em hay tự cắt mình hay tự hủy hoại bản thân là do nhiều khi các em có những nỗi đau về tình cảm mà các em chịu không được. Ví dụ như những áp lực từ gia đình, từ học đường, từ xã hội mà các em không biết cách để đối phó. Do đó, thà các em đau bằng thể xác. Và khi các em tự cắt mình thì những chất dẫn truyền thông tin trong não bị kích động tạo cảm giác nhẹ nhàng. Các em sợ thì có sợ nhưng cảm thấy như được giải thoát
-Tiến sĩ Diệu Thoa Trương
“Những em hay tự cắt mình hay tự hủy hoại bản thân là do nhiều khi các em có những nỗi đau về tình cảm mà các em chịu không được. Ví dụ như những áp lực từ gia đình, từ học đường, từ xã hội mà các em không biết cách để đối phó. Do đó, thà các em đau bằng thể xác. Và khi các em tự cắt mình thì những chất dẫn truyền thông tin trong não bị kích động tạo cảm giác nhẹ nhàng. Các em sợ thì có sợ nhưng cảm thấy như được giải thoát.”
Kết quả khảo sát do nhóm nghiên cứu của Đại học Sư phạm TP.HCM thực hiện cho thấy biểu hiện tự hủy hoại bản thân của các em học sinh ở nhiều mức độ khác nhau; như tự bứt tóc chiếm hơn 18%, tự cắn mình chiếm hơn 18%, đập đầu vào một vật gì đó chiếm gần 20% và có hành vi tự đánh đấm mình chiếm hơn 35%.
Tiến sĩ Tâm lý học Diệu Thoa Trương nhấn mạnh hành động tự hủy hoại bản thân của thanh thiếu niên do nhiều yếu tố đa dạng khác nhau, có phần nhằm gây sự chú ý của cha mẹ và cũng có thể là muốn biểu hiện với bạn bè theo xu hướng, theo phong trào; nhưng “Chủ yếu đó là tiếng kêu cứu của các em.”
Tham khảo Phần 2: Làm thế nào để ngăn chặn xu hướng tự hủy hoại bản thân của thanh thiếu niên?

Cụ ‘bí chủ’ và Việt Nam ‘chưa giàu đã già’

 Theo VOA-Nguyễn Hùng/16/11/2018
'Bí Chủ' Nguyễn Phú Trọng.
 'Bí Chủ' Nguyễn Phú Trọng.
Mấy ngày qua một số bạn tôi trên Facebook chia sẻ bài viết ‘Việt Nam chưa giàu đã già’ của tạp chí The Economist của Anh. Tờ này viết cũng hơi ẩu vì họ có vẻ nhầm chính sách một con của Trung Quốc với chính sách hai con của Việt Nam thời thập niên 1980. Họ cũng cẩu thả khi dẫn lời một ông lão 78 tuổi mà họ nói tên là ‘Toau’, tên mà tôi nghĩ không phải là tên Việt. Chắc là cụ Toàn nào đó.
Bỏ qua những lỗi không ảnh hưởng tới nội dung cả bài viết này, The Economist nói số người trên 60 tuổi ở Việt Nam hiện chiếm trên 10% dân số nhưng sẽ tăng lên trên 20% vào năm 2040. Điều tích cực là tuổi thọ trung bình tăng từ 60 tuổi hồi năm 1970 lên 76 tuổi vào thời điểm hiện nay. Điều đáng buồn là thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam chỉ mới đạt hơn 5.000 đô la khi lực lượng lao động lên tới đỉnh điểm hồi năm 2013 so với mức gần 10.000 đô la của Trung Quốc và trên 30.000 đô la của cả Nhật Bản và Hàn Quốc. Nói tóm lại đất nước “chưa có bao giờ đẹp như hôm nay” chưa kịp giàu thì đã già mất rồi.
Chẳng phải lấy ví dụ đâu xa, cứ nhìn người được gọi là ‘bí chủ’ Nguyễn Phú Trọng cũng đã thấy điều này đúng. Ông đốt lò năm nay đã 74 tuổi nhưng người ta vẫn nói về sự giản dị và tuềnh toàng của ông. Trông ông ăn mặc cũng có lúc nông dân, điều tôi nghĩ chẳng có gì đáng tự hào. Nhưng ông sướng hơn người nông dân vì ông không phải cày cuốc ngoài đồng nên năng suất lao động của ông về già không bị giảm. Ông còn có vẻ nói rằng ‘gừng càng già càng cay’ nên đã ngồi ngay thêm ghế nữa khi có cơ hội. The Economist nói có tới 40% người Việt trên 75 tuổi ở các vùng quê vẫn phải tiếp tục công việc đồng áng so với con số chỉ chưa tới 5% tại Anh Quốc.
Tạp chí của Anh nói thông thường khi các nước tăng thu nhập bình quân đầu người, họ sẽ hướng tới các ngành năng suất hơn, chẳng hạn như dịch vụ. Nhưng tại Việt Nam, nông nghiệp vẫn chiếm gần một phần năm tỷ trọng của cả nền kinh tế vào thời điểm dân số ở độ tuổi lao động đạt mức cao nhất hồi năm 2013. Trong lúc đó ở cùng thời điểm tại Trung Quốc, nông nghiệp chỉ chiếm 10% tổng sản phẩm quốc nội. The Economist cũng nói chính vì phụ thuộc nhiều vào các ngành như nông nghiệp mà có tới ba phần tư nhân công Việt Nam làm những việc mà năng suất lao động của họ giảm đi khi tuổi của họ cao thêm. Con số tương ứng cho Malaysia chỉ là một nửa lực lượng lao động.
Ở cuối bài viết The Economist nhận định: “Tăng năng suất lao động sẽ là điều khó khăn. Chính quyền vẫn đánh đu với chủ nghĩa nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước thống lĩnh nhiều ngành công nghiệp. Trong khi đó hầu hết sinh viên đại học bỏ phí một năm học lý thuyết của Marx và Lenin.”
Tôi nghĩ có thể The Economist nói hơi quá vì sinh viên đại học giờ ngu gì mà học mấy thứ ngày xưa ông ‘bí chủ’ học. Có thể họ bị bắt phải học và họ trả bài cho có mà thôi. Và có lẽ thời gian họ bỏ ra chỉ vài tuần hay cùng lắm là vài tháng chứ không đến một năm.
Nhưng riêng chuyện Việt Nam vẫn theo đuổi xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ 21 đã cho thấy tư duy nhìn đèn điện lại hỏi sao đèn Hoa Kỳ tây cứ đem treo ngược thế kia. Chỉ còn hai năm nữa Cuộc chiến Việt Nam đã lùi sau 45 năm. Đó là khoảng thời gian quá dài để luẩn quẩn quanh luỹ tre làng.
Ông lão 74 đang mang cái lò ra để làm người dân quên đi những vấn đề muôn thuở. Đó là một xã hội trong đó người dân bị quyền dùng chứ thực ra không được dùng quyền. Họ không có quyền được nói những gì họ nghĩ mà không sợ bị kết tội tuyên truyền chống nhà nước. Họ không có quyền truyền bá tư tưởng tự do nếu không muốn bị cho một phát Chu Hảo. Họ không có quyền cự cãi công an khi vào đồn vì họ sẽ lăn cổ tự tử nếu làm như vậy. Họ thậm chí cũng không có quyền thực sự sở hữu đất đai vì đó là sở hữu toàn dân, tức là của mấy ông cộng sản đỏ, khi nào thích lên thì lấy đất dâng tư bản kiếm hào.
Tuần này tôi gặp một cựu đại sứ Hàn Quốc ở London và là người từng phục vụ trong chính quyền của cố Tổng thống Nam Hàn Kim Đại Trọng. Nghe ông hỏi mấy câu mà tôi thấy buồn quá.
Ông bảo ở Việt Nam có các tổ chức bảo vệ quyền lợi cho người lao động không? Thưa có nhưng họ hơi đâu mà ăn lương nhà nước để đi bảo vệ lũ công nhân làm gì. Ông hỏi có các tổ chức đấu tranh vì dân chủ không? Dạ, thưa có cái Đảng Dân chủ thì đã giải tán từ lâu và giờ ai lập đảng gì họ bỏ tù mọt gông giống thời Pháp thuộc. Ông lại bảo ông biết Việt Nam có huấn luyện viên người Hàn Quốc và dân Việt Nam mê bóng đá lắm. Vậy có thể biến sự đam mê bóng đá đó để thay đổi xã hội không? Dạ, câu này khó trả lời quá ạ.

Chính phủ trốn trả nợ nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước?

Theo VOA-Phạm Chí Dũng/17/11/2018
Hình minh họa.
Khi con số vay nợ nước ngoài của Việt Nam - bao gồm nợ chính phủ, nợ do chính phủ bảo lãnh và nợ của các doanh nghiệp - đã vọt lên ngang bằng với toàn bộ GDP một năm, tức hơn 200 tỷ USD, đã quá muộn để Bộ Chính trị và hai cơ quan được đảng cầm tay chỉ việc - Quốc hội cùng Chính phủ - ra tay ‘siết chặt bảo lãnh cho vay’.
Ai sẽ trả nợ cho nợ nước ngoài của doanh nghiệp?
Kỳ họp quốc hội tháng 10 - 11 năm 2018 đã một lần nữa, trong nhiều lần kể từ sau thời ‘ăn ốc’ của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, cuống cuồng tìm cách chạy làng khỏi nạn ‘đổ vỏ’ bằng chủ trương được ‘gật toàn diện’ ở các cấp trung ương nhưng chưa hề được thông não bởi các tập đoàn kinh tế nhà nước: siết bảo lãnh cho vay.
Vào năm 2017, chính phủ của thủ tướng ‘đổ vỏ’ Nguyễn Xuân Phúc đã phải đề ra hạn ngạch bảo lãnh cho vay chỉ 1 tỷ USD - con số thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Nhưng sang năm 2018, hạn ngạch này thậm chí không còn tồn tại.
“Doanh nghiệp nhà nước vay nước ngoài tăng vọt, ai sẽ trả nợ?”- giới chuyên gia, báo chí và cả quan chức cùng hốt hoảng kêu lên. “Nếu các doanh nghiệp này là doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp nhà nước chiếm cổ phần chi phối không có khả năng trả nợ thì nợ này ai trả, bởi đây đều là các doanh nghiệp nhà nước?”.
Trả lời câu hỏi trên, Bộ trưởng Bộ Thắt Cổ (một tục danh mà dân gian đặt cho Bộ Tài chính - địa chỉ chính yếu ‘kiến tạo’ vô số sắc thuế và đè đầu dân để siết thuế nhằm cứu vãn cho ngân sách đảng sắp vào hồi rỗng ruột và cho cả tỷ lệ chi thường xuyên cho bộ máy gần 3 triệu công chức viên chức chiếm hơn 70% tổng chi ngân sách) - Đinh Tiến Dũng - đã phải thừa nhận đúng là nợ nước ngoài tự vay tự trả của doanh nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây: năm 2016 tăng 25,7% so với 2015; năm 2017 tăng 39,6% so với 2016. Nếu năm 2015, nợ nước ngoài của quốc gia là 42% thì đến cuối năm 2018 đã tăng lên mức 49,7%, sát với ngưỡng 50%.
“Riêng năm 2017, nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp tăng tới 42%,
trong đó có khoản vay của công ty Việt Nam Beverage trị giá 4,8 tỉ USD để mua cổ phần của Sabeco, chúng ta lại cộng vào nợ nước ngoài quốc gia” - cho đến giờ Đinh Tiến Dũng mới thừa nhận và tiết lộ ‘bí mật’.
Nhưng ông Dũng lại cho rằng nợ nước ngoài của doanh nghiệp mới là nguyên nhân chính dẫn đến gia tăng nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP, trong khi không thừa nhận nợ của chính phủ, mà đứng đằng sau là ‘đảng ta’, cũng cống hiến một phần không nhỏ vào gánh nặng nợ nước ngoài, nợ công quốc gia và khiến dân Việt sẽ không biết phải tính bao nhiêu đời con cháu mới trả xong.
Vậy làm thế nào để trả núi nợ nước ngoài của khối doanh nghiệp, chưa tính đến nợ nước ngoài của chính phủ?
“Chính phủ đã chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước chủ trì nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm kiểm soát chặt chẽ hoạt động vay nước ngoài theo phương thức tự vay, tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng; hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới. Chính phủ cũng sẽ không bảo lãnh cho doanh nghiệp để vay vốn nước ngoài và không sử dụng nguồn Chính phủ vay về để cho doanh nghiệp vay lại; không sử dụng ngân sách nhà nước để cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, xử lý nợ xấu của ngân hàng và cấp vốn điều lệ cho các tổ chức tín dụng thương mại” - Bộ trưởng tài chính Đinh Tiến Dũng ‘kiến tạo’ giải pháp.
Còn trước câu hỏi “nếu doanh nghiệp, tổ chức tín dụng vay không trả được thì ai sẽ trả nợ”, ông Dũng trả lời gọn lỏn: người vay sẽ là người trả.
Theo đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị và của Quốc hội là không dùng ngân sách để tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; đồng thời, theo quy định hiện nay, nợ nước ngoài của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, tổ chức tín dụng theo cơ chế tự vay tự trả do bên vay có trách nhiệm tích lũy để trả nợ…
Hết dám bảo lãnh cho vay!
Cần nhắc lại, Chương trình quản lý nợ trung hạn giai đoạn 2016-2018 với mục tiêu nợ công (bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương) được Thủ tướng Phúc phê duyệt vào cuối tháng 4/2017 đã tạm dừng toàn bộ việc cấp mới bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay trong và ngoài nước. Điều đó có nghĩa là Chính phủ sẽ không còn chịu trách nhiệm gì về những khoản nợ vay của các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, cho dù là vay từ các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước.
Trước đó vào đầu tháng 3/2017, Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (Bộ Tài Chính) đã phát ra thông tin Chính phủ chỉ bảo lãnh vay 1 tỷ USD cho doanh nghiệp trong năm 2017.
Mức bảo lãnh chỉ có 1 tỷ USD trên là giảm mạnh so với những năm trước (năm 2015 là 2,5 tỉ USD và 2016 là 1,5 tỉ USD), và giảm rất mạnh so với mức 6,6 tỷ USD của năm 2014.
Nhưng cho đến nay, có vẻ ngay cả con số 1 tỷ USD bảo lãnh cho năm 2017 cũng không còn nữa. Vào lúc này, Chính phủ và Bộ tài chính chỉ còn biết cắm đầu trả nợ.
Những năm trước, hiện tượng nhiều tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước vay nợ tràn lan, đã cho thấy tâm lý vay là cực kỳ vô trách nhiệm. Và thậm chí một số doanh nghiệp còn có biểu hiện “xù nợ” khi làm ăn lỗ lã.
Có đến ít nhất 30% số tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đã rơi vào vòng lỗ lã, và đối mặt với nguy cơ phá sản kể từ năm 2008, khi kinh tế Việt Nam bắt đầu rơi vào giai đoạn suy thoái. Con số cập nhật nhất vào đầu năm 2017 là từ một nhà nghiên cứu độc lập là Tiến sĩ Vũ Quang Việt - cựu vụ trưởng vụ Thống kê Liên hiệp quốc - ngay trên một tờ báo nhà nước là Thời báo Kinh tế Sài Gòn, cho biết các tập đoàn và doanh nghiệp nhà nước đang gánh một khoản nợ công lên đến 231 tỷ USD - vượt hơn rất nhiều số “dự tính” khoảng 25 tỷ USD do một số cơ quan nghiên cứu của chính quyền Việt Nam đưa ra vào thời điểm đó.
Chỉ riêng năm 2016, một số dự án “khủng” như Dự án Đường sắt cao tốc Bắc Nam (ước toán đầu tư đến hơn 50 tỷ USD), Dự án Đường bộ cao tốc Bắc - Nam (hơn 10 tỷ USD), Dự án Điện hạt nhân Ninh Thuận (20 tỷ USD) đã bị Chính phủ và Quốc hội “dũng cảm” đình hoãn vô thời hạn, nhưng ai cũng hiểu lý do thực chất là… hết tiền. Ngay cả dự án xây dựng sân bay Long Thành có ước toán đầu tư đến 15 tỷ USD (khoảng 60- 80% là vay ODA) cũng chưa biết làm cách nào để “xoay” ra tiền…
Nhưng nhiều doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước - vốn đã quen ‘ăn’, không thể nhịn và do đó vẫn tiếp tục tống ra các yêu cầu cần được bão lãnh vay đối với chính phủ.
Vào năm 2017, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã phát ra một đề nghị hoàn toàn mất “thiên thời”: muốn được Chính phủ bảo lãnh vay trong khi chính giới quan chức lãnh đạo của PVN đang lũ lượt tra tay vào còng.
Những đề nghị bảo lãnh trên vẫn được PVN nêu ra như một não trạng cùng thói quen không mấy thay đổi dù “triều đại Nguyễn Tấn Dũng” đã trôi qua từ khá lâu. Trong giai đoạn 2011-2015 của “triều đại” này, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã cấp bảo lãnh vay trong và ngoài nước cho 35 chương trình dự án với tổng số vốn khoảng 15,6 tỉ USD, trong đó vay nước ngoài lên đến 14 tỉ USD.
Một nửa nợ sẽ đáo hạn trong 3 năm tới!
Khách quan mà xét, Nguyễn Xuân Phúc lại là đời thủ tướng “cực hình” nhất trong lịch sử tồn tại của đảng Cộng sản Việt Nam. Trả nợ nhiều nhất, kinh tế be bét nhất, xã hội hỗn tạp nhất, chính trị “tan nát” nhất… Nhưng phải sau nửa năm kế thừa chức thủ tướng từ Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc mới nhận ra được cảnh nạn đó để chính ông phải than “Nợ công nếu tính đủ thì đã vượt trần” và cảnh báo về nguy cơ “sụp đổ tài khóa quốc gia”.
Còn bây giờ, hẳn nhiên ông Phúc không hề mong muốn mình phải trở thành nạn nhân “đổ vỏ” cho quá nhiều hậu quả gầy dựng bởi đời thủ tướng trước.
Trong bối cảnh giật gấu vá vai như thế, Ngân hàng thế giới lại đưa ra một cảnh báo giật mình: trong 3 năm tới, có đến 50% nợ trong nước của Chính phủ sẽ đáo hạn, tức chính phủ này phải đối mặt với nguy cơ rất lớn là không biết lấy đâu ra tiền để trả nợ, trừ việc… in tiền ồ ạt.