Wednesday, December 10, 2014

Phát hoảng với "gà mía" Trung Quốc luộc sẵn

Chỉ với 130.000 đồng/con, người tiêu dùng đã có 1 con gà mía luộc sẵn chỉ việc thưởng thức. Tuy nhiên, nhiều tiểu thương buôn gà có kinh nghiệm nghi ngờ đây là loại gà nhập từ Trung Quốc, để bảo quản về đến Việt Nam sẽ cần rất nhiều loại ‘hương liệu’.

Sáng chủ nhật, nhà có khách nhưng do bận có con nhỏ, chị Nguyễn Thị Hoa (Định Công Hạ, Hoàng Mai, Hà Nội) đi chợ vội theo kiểu mua đồ ăn sẵn.

Ngoài món khoái khẩu lòng lợn, chị mua ngay 1 con gà đã luộc sẵn mà chủ quán gọi đó là “gà mía” với giá 130.000 đồng/con. Tủ kính chứa 10 con gà đã luộc, khách có thể chọn bất cứ một con nào ưng ý.

Tuy nhiên, vừa ra khỏi cửa hàng, chị được 1 người chuyên buôn gà cảnh báo: “Hiện gà sống trong nước giá trung bình 130.000 đồng/kg chưa tính chi phí chế biến. Loại gà được gọi là gà mía đã luộc có giá đó thì phải xem lại”.

Phát hoảng với "gà mía" Trung Quốc luộc sẵn - Ảnh 1
Giá gà mía nguyên con luộc lên bán chỉ với giá 130.000 đồng (ảnh minh họa).

Để xác định thực hư, chị Hoa mang ra cửa hàng quen thì chủ cửa hàng cho biết: “Loại gà này là được dân buôn gọi là gà mía và nghi là nhập từ Trung Quốc. Hiện có thể hỏi mua loại gà này khi đã sơ chế và ướp đá. Giá tại chợ đầu mối khoảng 60.000-70.000 đồng/con. Thậm chí có thể rẻ hơn nếu lấy nhiều”.

Cũng như chị Hoa, chị Hoàng Bằng Thủy (Xa La, Hà Đông, Hà Nội) vẫn mua gà luộc sẵn ở chợ. Tuy nhiên, sau một lần được thăm trại gà đồi Bắc Giang của người bà con mới biết: “Gà tre sau khi làm thịt chỉ to hơn nắm tay, làm gì có loại hơn cân.

Gà Mía thì càng hiếm, tại vùng chuyên nuôi đặc sản còn thiếu chứ chưa nói gì bán tràn lan giá rẻ tại Hà Nội”.

Thông tin đáng ngờ này khiến chị Thủy rất lo lắng. Sáng 7/12, khi mang gà ở quê ra quán nhờ làm dịch vụ với giá 20.000 đồng/con chị Thủy được người bán gà ở đây khẳng định: chẳng có gà Mía, gà Tre đặc sản nào mà giá rẻ luộc bán tràn lan giá rẻ thế cả. Đây chắc phải là loại gà khác, có nguồn gốc không rõ ràng. Và tất nhiên, với loại gà đã qua sơ chế, để vận chuyển bảo quản thì phải có các loại hóa chất hỗ trợ.

Một vài lần ăn thử, nhiều người cho biết, loại gà mía này có da dai, giòn tuy nhiên thịt không thơm, nước không ngọt. Đặc biệt, hỏi về xuất xứ thì mỗi cửa hàng một cách giải thích: khi thì gà mía, nơi thì gà Bắc Giang có nơi bảo là gà quê đẻ nhiều lứa...

Phát hoảng với "gà mía" Trung Quốc luộc sẵn - Ảnh 2
Gà thải loại Trung Quốc vẫn ngày đêm được nhập về VN.

Anh Ngô Duy Hải - một tiểu thương chợ đầu mối Long Biên, cho biết: Gà mía Trung Quốc có giá 45.000-50.000 đồng/kg. Gà công nghiệp lông ít, mỡ nhiều, nấu lên nhiều nước, thịt bở nên rất dễ phân biệt với gà ta. Còn gà mía Trung Quốc da giòn, thịt dai, trọng lượng lại thấp rất giống với đặc điểm gà ta nên người tiêu dùng khó phân biệt được. Đến cuối ngày, giá loại gà này chỉ còn khoảng 40.000 đồng/kg.

Đáng lo ngại hơn là loại gà đã qua sơ chế này được nhập khẩu và bảo quản thời gian dài trước khi bán cho người dùng. Vì thế, nhiều nghi vấn đã được đặt ra là nó có được sử dụng hóa chất không.

Nghi vấn này chưa được khẳng định, tuy nhiên theo kinh nghiệm của nhiều chuyên gia thực phẩm thì phải cảnh giác với một số hóa chất thường được dùng để bảo quản khá phổ biến như hàn the, thậm chí cả chất chống thối.

Được biết, trên Thị trường hàn the vẫn được bán phô biến với giá: hàn theTrung Quốc được bán với giá 4.000-5.000 đồng/kg, còn giới thiệu là hàn the Mỹ giá cao hơn, khoảng 8.000 đồng/kg.
Đến nay, hàn the không nằm trong danh mục 247 chất phụ được Bộ Y tế cho phép lưu hành. Đây là chất bị cấm sử dụng trong việc bảo quản và chế biến thực phẩm.

Trong khi đó, qua thực tế một số vụ bắt các loại thực phẩm nhập lậu không rõ nguồn gốc gần đây. Các đơn vị quản lý nghi ngờ về một loại hóa chất được sử dụng để bảo quản gà và nội tạng. Theo kinh nghiệm của dân buôn thực phẩm nhập lậu thì đó có thể là các loại hóa chất giúp tẩy thâm, chất chống thối để bảo quản thực phẩm dài ngày.
09:48 AM, 10-12-2014
THEO VIETNAMNET

Dư luận xôn xao về clip thầy chùa 'đóng sex' ở Nha Trang

12-10- 2014 2:12:37 PM
NHA TRANG (NV) - Một clip sex với những đoạn video cảnh khỏa thân, ân ái của một đôi nam nữ
được cho là của vị đại đức chùa Từ Tôn ở Nha Trang, đang gây sóng dư luận mạnh tại Việt Nam.

Hình cắt từ clip mà nhân vật nam được cho là sư thầy Thích Chúc Minh. (Hình: Phụ Nữ Sài Gòn)

Theo tờ Phụ Nữ Sài Gòn, trên trang Facebook “Chùa Từ Tôn-Nha Trang” do một Phật tử lập và “bỏ hoang” từ năm 2013, dù chỉ đăng một bức ảnh bìa nhưng trong phần bình luận bên dưới, một nickname đã chèn rất nhiều hình ảnh cắt từ clip và đường dẫn để thóa mạ. Kèm theo đó là lời bình của nhiều nickname khác bày tỏ nghi ngờ hoặc thất vọng.

Báo này cho hay, chùa Từ Tôn-Hòn Đỏ ở Nha Trang do những hoạt động “không giống ai” của thầy Thích Chúc Minh (tên tục là Hồ Nguyễn Xuân Linh), thời gian qua trở nên rất nổi tiếng. Vào Google, gõ từ khóa “Chùa Hòn Đỏ Nha Trang” sẽ cho 394,000 kết quả trong 0,33 giây.

Nổi tiếng bởi Hòn Đỏ là thắng cảnh cấp Quốc gia mà tỉnh Khánh Hòa đã đồng ý giao quyền sử dụng đất 900m2 cho chùa. Thế nhưng người trụ trì không nhận, liên tục xây dựng trái phép lấn ra ngoài khuôn viên được giao. Đồng thời, chùa còn nổi tiếng bởi những đại lễ cầu siêu mà nhiều vị cán bộ CSVN đã nghỉ hưu từ khắp nơi lặn lội về tham dự...

Hiện nay những gì liên quan đến chùa Từ Tôn, đến đại đức Thích Chúc Minh còn “nổi tiếng” hơn nữa, bởi sự lan truyền với tốc độ chóng mặt một clip về những “hành vi hoang dâm” được coi là của ông.

Về clip sex trên, hiện vẫn chưa xác định được có sự cắt ghép hay không. Nhân vật nữ trong clip trên được xác định là một nữ Việt kiều tên H.

Riêng về thầy Thích Chúc Minh, ông Trần Sơn, phó thư ký ban trị sự Giáo Hội Phật Giáo tỉnh Khánh Hòa, cho biết, chỉ là tăng chúng chứ không phải trụ trì chùa Từ Tôn. Trong 2 ngày qua, vị này đã tắt điện thoại nên không thể liên lạc được.

Hòa thượng Thích Nguyên Quang, phó ban thư ký Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa cho biết, thời gian qua, ông cũng đã có nghe qua một số Phật tử phản ánh về chuyện thầy Minh xuất hiện trong một clip nhạy cảm trên mạng, nhưng chưa thể xác minh cụ thể được đó có phải là thầy Minh hay không.

Đến chiều 9 tháng 12, clip sex này đã bị xóa khỏi trang YouTube. Tuy nhiên, trên nhiều diễn đàn, hình ảnh về nhân vật được cho là đại đức Chúc Minh vẫn còn. (Tr.N)

Người giàu ở Hà Nội tìm đường sang Mỹ

HÀ NỘI (NV) - Trong bối cảnh nợ công của Việt Nam sắp vượt trần, phân hóa giàu-nghèo ngày càng cách biệt, đời sống xã hội có nhiều rủi ro, giới giàu có ở Hà Nội đang ráo riết tìm đường định cư ở Mỹ để bảo toàn khối tài sản.


Sự chênh lệch giàu nghèo thể hiện rõ trên đường phố Hà Nội như trong hình một người buôn gánh bán bưng đi ngang qua cửa hàng thời trang nổi tiếng thế giới Louis Vuitton. (Hình: Getty Images)

* Hào nhoáng và bất an

Có mặt tại Hà Nội trong những ngày này, người ta không khó để bắt gặp những chiếc xe BMW, Bentley, Roll-Royce bóng lộn, trị giá cả vài trăm ngàn đô la xuất hiện ngạo nghễ trên những con phố chật hẹp. Nhưng trong tầm mắt của du khách cũng có cả những người buôn thúng, bán bưng chật vật với chuyện kiếm được dăm ba chục ngàn đồng mỗi ngày. Quang cảnh khiến người ta nhớ đến khái niệm “phồn vinh giả tạo” mà một nhà thơ đã dùng để miêu tả thời thế.

Con đường dẫn vào khu Ciputra ở phía Tây Bắc của Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km, khiến tôi có cảm giác như mình mới lạc vào một vương quốc của người giàu. Những chiếc xe hơi hạng sang như Roll Royce đậu trước mỗi nhà. Được biết mỗi khu là một tập thể nhà giàu có cùng điểm chung: cùng là “soái Nga” (từng làm ăn lớn ở Nga) hoặc dân Mộc Châu-Lạng Sơn, hoặc cùng ngành công an, thuế vụ...

An ninh của khu này được bảo đảm với những vòng bảo vệ nghiêm ngặt nên không có chuyện xe sang để ngoài đường bị bẻ kính chiếu hậu, ăn cắp vặt.

Người bạn dẫn đường là thổ địa tiết lộ, giá nhà biệt thự ở đây bét nhất từ 45 tỷ đồng, tức hơn $2 triệu/căn. Chuyện một cư dân Ciputra sở hữu cùng lúc ba, bốn căn biệt thự, chưa kể một, hai căn nhà ở phố cổ trị giá triệu Mỹ kim là việc hết sức bình thường.

Mà Hà Nội bây giờ không chỉ có mình Ciputra, người ta có thể kể thêm một loạt những The Manor, Indochina, Pacific Palace, Golden West Lake... như là minh chứng về đẳng cấp của giới thượng lưu tại thủ đô.

Nhưng đằng sau vẻ hào nhoáng ấy có khi là tâm thế bất an trước thời cuộc. Rất kín kẽ khi đề cập đến chuyện làm ăn, nhưng một nhà giàu mà tôi có dịp tiếp xúc bộc lộ mối quan ngại về rủi ro mà nguyên văn lời ông ta là “báo động đỏ.”

“Nói thật với chú, tôi có nhiều tiền mà chẳng biết làm gì cho hết, tiền nhà cho thuê tại các con phố trung tâm lại dùng để mua đất và tích lũy. Hai đứa con đi học ở Canada, vợ chồng tôi có đi du lịch Châu Âu mỗi năm vài ba chuyến cũng chẳng hết tiền,” vị này nói.

Tôi tin là ông ta nói thật, chứ không khoe mẽ như một số vị đại gia nửa mùa khoe khoang ảnh ăn tiệc cá anh vũ với giá 3 triệu đồng, tức $150/kg trên mạng xã hội để chứng tỏ đẳng cấp hơn người.

Vấn đề cấp bách của vị doanh nhân này cũng như nhiều đại gia kín kẽ khác tại Hà Nội là tìm hiểu cách thức chuyển tiền qua Thụy Sĩ và có thẻ xanh vào Mỹ, cũng như bảo toàn khối tài sản của họ.

Người đàn ông ở tuổi trung niên này bày tỏ rằng ông không tin vào hệ thống ngân hàng trong nước, những cuốn sổ tiết kiệm với dãy số hàng chục con số không có nguy cơ trở thành tờ giấy lộn kể cả bất động sản cũng thành bã trong tình hình này.

* Công ty môi giới định cư ăn nên làm ra

Tuy đề nghị không nêu tên thật trên mặt báo nhưng một chuyên gia báo chí làm việc tại đại sứ quán một nước phương Tây ở Hà Nội thẳng thắn cho biết, “Chưa bao giờ khoảng cách giàu nghèo tại Hà Nội trở nên rõ rệt như lúc này. Điều này dễ dàng nhận thấy qua nhà đất, ăn uống và y tế. Người giàu ở nhà to đẹp, có bảo vệ, mỗi mét vuông tính bằng ngàn Mỹ kim. Họ ăn thực phẩm sạch hoặc dùng hàng nhập cảng. Họ đi chữa bệnh ở các bệnh viện quốc tế hoặc ra nước ngoài điều trị.”

“Những người giàu nhờ có chức vụ cao trong chính quyền hoặc tham gia buôn bán chính sách thường cho cho con cái đi học ở nước ngoài chứ không làm thẻ xanh đi Mỹ vì họ phải tỏ ra trung thành với chính quyền.”

Theo chuyên gia nêu trên, những người giàu do làm ăn buôn bán tại Hà Nội có thể chia làm hai nhóm: Một tin rằng các điều kiện ở Việt Nam vẫn tốt và Đảng Cộng Sản sẽ còn tồn tại lâu dài. Nhóm còn lại thì bi quan trước thực tại nên tìm cách lo cho cả gia đình ra nước ngoài thông qua các chương trình đầu tư định cư.


Chơi golf là một trong những thú tiêu khiển mới của người giàu có ở Hà Nội. (Hình: Getty Images)

Bản thân vị chuyên gia này cũng tin rằng nhóm thứ hai mới là nhóm đa số. Bởi trong bối cảnh mỗi ngày mở báo ra đọc là thấy tin chém giết, thực phẩm bẩn, hối lộ, tham nhũng tràn lan, người ta thật khó để bình tĩnh và lạc quan về tương lai của con em mình, nhất là khi họ có điều kiện tài chính để chọn lựa cơ hội đổi đời.

Vị chuyên gia báo chí cũng cho rằng một khi không còn kỳ vọng về sự thay đổi tốt đẹp hơn tại Việt Nam, sẽ ngày càng có nhiều người muốn có cơ hội lấy thẻ xanh vào Mỹ hoặc Canada, nên những công ty môi giới định cư sẽ phát đạt.

* Mỹ là miền đất hứa

Điều này được minh chứng trong thực tế. Gần đây, các buổi hội thảo giới thiệu chương trình đầu tư định cư EB-5 lấy thẻ xanh Mỹ được tổ chức dồn dập ngay tại thủ đô Hà Nội và thường không còn một chỗ trống.

Bình quân sau mỗi buổi hội thảo, công ty định cư làm thủ tục cho hàng chục khách hàng với phí dịch vụ khoảng hơn $40,000/trường hợp.

Tuy vậy, theo một doanh nhân làm lĩnh vực môi giới định cư cho biết thách thức lớn nhất đối với công ty ông và các luật sư đối tác là chứng minh nguồn gốc tài sản của khách hàng.

Thực tế, trong số những người giàu nứt đố đổ vách tại Hà Nội hoặc được tôn vinh trong danh sách doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam hàng năm, sẽ thật khó tìm một nhân vật tay trắng làm nên hoặc làm giàu một cách minh bạch, đóng thuế đầy đủ. Những yếu tố này khiến họ không thể minh bạch nguồn gốc tài sản và nguồn tiền trong quá trình làm thủ tục đầu tư định cư.

Cái khó ló cái khôn, trước khi chính danh tham gia chương trình EB-5 để lấy thẻ xanh tại Mỹ, các đại gia Hà Nội đang được những công ty môi giới định cư mách nước cho chiêu thức đảm bảo tài sản bằng cách tham gia đầu tư sang nước ngoài, chẳng hạn Singapore, Hồng Kông...

Tại thời điểm này, thị trường môi giới định cư đang nở rộ, các công ty làm dịch vụ này phải cạnh tranh gay gắt để thu hút khách hàng. Do vậy, thị phần khách Hà Nội được xem là béo bở tuy không dễ nuốt vì vấn đề “họ giàu thì quá giàu nhưng khó có thể biết nguồn tiền họ kiếm được ở đâu ra.”

* Khi dân Hà Nội không “chịu” dân Hà Nội

Giám đốc một công ty môi giới dịch vụ định cư ở Mỹ có văn phòng tại Sài Gòn tiết lộ, khách hàng tại Hà Nội của ông thường không chịu nhân viên người Hà Nội làm tại chi nhánh ở thủ đô tư vấn với lý do, “Nhìn mặt và nghe giọng không đáng tin cậy!”

Họ đòi nhân viên từ Sài Gòn, nói giọng miền Nam gọi điện ra hoặc họ bay vào Sài Gòn tư vấn trực tiếp. Mặt khác, khi nhân viên tư vấn hỏi về nguồn tiền, câu trả lời quen thuộc của khách hàng tại Hà Nội là, “Tiền do ông bà để lại” hoặc “Hồi trước, tôi đi Nga về.”

Vẫn theo vị giám đốc này, “cách hành xử, thái độ trịch thượng của khách hàng Hà Nội cũng dễ khiến người ta liên tưởng đến tầng lớp trưởng giả Trung Quốc hiện nay.”

12-10-2014 2:43:28 PM
Luke Bùi/Người Việt

Những cái ‘nhất’ kinh dị của Việt Nam so với thế giới

HÀ NỘI ( NV) - Báo Giáo Dục Việt Nam hôm 10 tháng 12 vừa có một bài viết liệt kê ra những cái “nhất” của Việt Nam so với thế giới. Song, những “thành tích kinh dị” này nghe qua sẽ không khỏi rùng mình... 


Dân Việt Nam uống bia thuộc hàng nhất thế giới. (Hình: Gettty Images)

Theo báo này, “Trước tiên về bất động sản. Có thể nói giá nhà đất ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới, lớn hơn gấp 5 lần so với các nước phát triển và gấp 10 lần so với nước chậm phát triển. Chúng tăng lên hơn 100 lần trong vòng 20 năm, cao hơn 25 lần so với thu nhập bình quân hàng năm của người lao động.”

Còn về đường sá, Việt Nam có những đoạn đường đắt nhất hành tinh. Một km đường Kim Liên-Ô Chợ Dừa giá $45 triệu, tương đương gần 100,000 lượng vàng thời điểm đó. Trong khi đó, tổng số phương tiện trên đầu người cũng cao nhất thế giới, đặc biệt là xe máy, kéo theo tai nạn giao thông lên top đầu, trung bình có 31 người chết/ngày vì tai nạn.

Để an toàn hơn, người giàu xài xe hơi phải trả giá đắt nhất thế giới, gấp hơn 2 lần so với các nước phát triển và khoảng 1.5 lần so với các nước trong khu vực.

Vẫn theo bài báo, “Việt Nam đứng top 10 không khí bẩn nhất thế giới. Về ảnh hưởng của phẩm chất không khí, Việt Nam đứng thứ 123 trong bảng xếp hạng, chỉ xếp trên 9 nước khác. Về tổng thể môi trường, Việt Nam đứng vị trí 79. Yếu tố thứ ba, chất lượng nước ảnh hưởng đến sức khỏe, Việt Nam được xếp hạng 80. Lượng khói bụi và mức độ ô nhiễm tại Hà Nội gấp nhiều lần cho phép.”

Về công nghệ thông tin, có thể thấy người Việt Nam tìm chữ “3G” đứng đầu danh sách những nước tìm kiếm. Và thử với chữ “iPhone” thì Việt Nam đứng số 1.

Đặc biệt, Việt Nam đứng top đầu thế giới về vi phạm bản quyền phần mềm, với tỉ lệ vi phạm bản quyền đứng thứ 16 trong năm 2010, tổng giá trị thương mại của phần mềm bất hợp pháp ước đạt khoảng $412 triệu.

Chưa hết, Việt Nam cũng là nước đứng đầu thế giới về nạn gian lận click chuột trong quảng cáo (Click Fraud), tính theo số lượng các cú click chuột để trả tiền, chiếm tới 48.3% trong tổng lượng nhấp chuột, theo khảo sát năm 2009, bỏ xa Canada với 27.7%, Hoa Kỳ với 25.6%.

Về hàng tiêu dùng, Việt Nam là 1 trong 2 nước xuất khẩu cảng nhiều nhất thế giới, nhưng giá gạo lại rẻ nhất trong số 5 nước xuất cảng gạo nhiều nhất thế giới là Thái Lan, Ấn Độ, Việt Nam, Mỹ và Pakistan.

Giá bán lẻ sữa ở Việt Nam đang ở mức cao nhất thế giới, cao gấp đôi Malaysia và gấp 1.5 lần so với Thái Lan, với giá bán lẻ trung bình là $1.4 /lít, trong khi Trung Quốc là $1.1, Ấn Độ: $0.5, các nước Âu-Mỹ từ $0.5-0.9/lít.

Giá thuốc trị bệnh tại Việt Nam thuộc hàng đắt nhất thế giới. Theo khảo sát năm 2010 của Tổ Chức Y Tế Thế Giới Với Nhóm Thuốc Thông Dụng (trong đó có kháng sinh) cho thấy, giá thuốc tại Việt Nam cao gấp từ 5 đến 40 lần so với thế giới.

Vẫn theo lời bài báo liệt kê, thì “Việt Nam được đánh giá là thị trường tiêu thụ sừng tê giác lớn nhất thế giới. Ước tính hơn 100 chiếc sừng tê giác vào Việt Nam mỗi năm. Giá 1kg sừng tê giác dạng bột ở Việt Nam là $60,000. Chính lợi nhuận kếch xù này khiến số lượng tê giác ở Việt Nam gần như tuyệt chủng. Sừng tê giác chưa được chứng minh có bất kỳ tác dụng chữa bệnh nào.”

Trong khi đó thì với mức tiêu thụ 2.7 tỷ lít bia trong năm 2010, khoảng 24 lít trên/đầu người/năm, bằng 1/10 so với Châu Âu, Việt Nam đã trở thành nước thứ ba có sản lượng tiêu thụ bia cao nhất Châu Á, sau Nhật và Trung Quốc. Trong đó 4 thành phố Hà Nội, Sài Gòn, Cần Thơ, Đà Nẵng năm nay dự báo tiêu thụ 300 triệu lít với tổng trị giá 7 ngàn 250 tỷ đồng.

Việt Nam cũng là nơi có giá thuốc lá rẻ nhất và là nơi có thể mua thuốc lá dễ nhất thế giới. Hiện giá bán tối thiểu đối với mỗi bao thuốc lá điếu bao cứng là 4,050 đồng và bao mềm là 3,450 đồng. Tỉ lệ nam giới hút thuốc ở Việt Nam thuộc hàng cao nhất thế giới với 47.8%. Việt Nam có hơn 40,000 người tử vong mỗi năm do thuốc lá. (Tr.N)\

12-10-2014 5:20:54 PM

Cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới?




Cuối tuần rồi, nhật báo Người Việt đăng bản tin “Trung Quốc thành cường quốc kinh tế đứng đầu thế giới.” Tựa đề dùng hai chữ “cường quốc” gây ấn tượng, vì “cường” là mạnh, một sức mạnh có vẻ áp đảo người khác, một “cường quốc” thường đo lường bằng sức mạnh quân sự. Nếu diễn tả một cách khách quan, tựa đề bản tin trên có thể diễn tả bằng một sự kiện thuần túy kinh tế: “Tổng sản lượng Trung Quốc lên cao nhất thế giới.”

Nhưng nói vậy rồi vẫn phải hỏi: Trung Quốc có phải là một “cường quốc kinh tế” hay không? Câu trả lời lại khác. Vì có rất nhiều dữ kiện cho thấy còn lâu Trung Quốc mới thực sự thành một “cường quốc kinh tế,” theo nghĩa cường là mạnh, là mạnh lắm. Trước hết, xin coi lại các dữ kiện.

Bản tin trên Người Việt thuật rằng Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) công bố tổng sản lượng kinh tế (GDP) của Trung Quốc năm nay là 17,600 tỷ đô la, đã vượt Hoa Kỳ, với GDP 17,400 tỷ.

Nếu quý vị đọc báo cáo của IMF năm ngoái, 2013, có thể thấy GDP nước Mỹ là 16,768 ngàn tỷ đô la, của Trung Quốc là 9,469 tỷ, chỉ bằng 54%. Xin đừng ngạc nhiên. Con số cũ, 9,469 tỷ đô la này tính theo lối “thông thường.” Vì thông thường muốn ghi GDP của Trung Quốc người ta chỉ dựa vào số thống kê GDP của chính phủ Bắc Kinh, tính bằng đồng tiền họ, thí dụ 56,830 tỷ đồng nguyên. Ðem con số đó chia cho 6 để đổi thành đô la Mỹ, theo hối suất khoảng 6 nguyên ăn một đô la, sẽ có con số gần 9,500 tỷ đô la.

Cách tính thông thường này gọi là “biểu kiến” (nominal), không phản ảnh đúng mức sống của dân các nước, nhất là các nước nghèo, nơi giá sinh hoạt thường rẻ hơn nước giầu. Cho nên các nhà kinh tế bày ra cách tính khác, gọi là PPP (Purchasing-Power Parity), thay tỷ lệ một đô la ăn sáu nguyên bằng một tỷ lệ khác. Tỷ lệ mới này dựa trên mãi lực tương đương của hai đồng tiền. Thí dụ nếu một ký thịt heo ở Mỹ bán giá một đô la, mà ở bên Tàu giá bán là bốn nguyên, thì giá trị một đô la chỉ tương đương với bốn nguyên thôi. Phương pháp PPP tính giá trị tương đối của hai đồng tiền theo lối như vậy. Người ta so sánh giá cả nhiều món hàng hóa hay dịch vụ được tiêu thụ nhiều nhất, rồi tính chung lại ra một hối suất mới phản ảnh đúng mãi lực của dân hai nước. Với cách tính PPP, năm nay kinh tế Mỹ sản xuất ra17,400 tỷ đô la còn dân Trung Hoa trong lục địa tạo ra được 17,600 tỷ. Nếu tính theo hối suất chính thức thì GDP của nước Tàu năm nay vẫn còn thua Mỹ hàng ngàn tỷ.

Mỗi quốc gia tính Tổng sản lượng GDP theo cách của mình, khác nhau chút đỉnh. Ðổi cách tính toán thì kết quả ra con số khác. Chính phủ Bắc Kinh có một cách tính GDP, các tỉnh trong nước họ tính lối khác. Nhiều nhà kinh tế đã ngạc nhiên khi so sánh và thấy con số GDP của cả nước Trung Hoa lại nhỏ hơn tổng số GDP được báo cáo của các tỉnh cộng lại!

Ðiều đáng chú ý, là con số GDP không cho biết người dân trong một nước thực sự giầu hay nghèo. GDP nước Hòa Lan năm ngoái là 854 tỷ đô la, bằng một nửa GDP Trung Quốc năm nay, hơn 17 ngàn tỷ. Nhưng số dân Hòa Lan chưa tới 17 triệu, so với 1 tỷ và hơn 300 triệu người Tàu. Như vậy thì dân Hòa Lan sống khá giả, hay dân Trung Quốc mới giầu có?

Lợi tức bình quân (GDP per capita), lấy GDP chia cho số dân, phản ảnh đúng sự thật hơn. Lợi tức bình quân của dân Mỹ là $53,000 đô1a, so với người dân lục địa Trung Hoa là $11,868, tính theo phương pháp PPP. Nghĩa là một người Mỹ trung bình giầu gấp 5 lần người Tàu. Lợi tức đầu người của dân Trung Hoa đứng hàng thứ 97 trong số 195 nền kinh tế được CIA xếp hạng, thua các nước Tunisia, Thái Lan và Cuba. [Dân Mỹ chưa phải là giầu nhất, họ vẫn nghèo hơn dân các nước như Luxembourg, Na Uy (Norway) và Thụy Sĩ (Switzerland), chưa kể các nước nhỏ mà nhiều dầu lửa].

Chúng ta cần nhớ rằng trong lịch sử, Trung Quốc vẫn là quốc gia đông dân nhất thế giới từ thế kỷ thứ hai trước Tây lịch khi Tần Thủy Hoàng nhất thống lục quốc. Nói đúng ra, suốt lịch sử loài người, kinh tế Trung Quốc lúc nào cũng phải lớn hơn các nước khác vì không nước nào đông dân bằng. Cứ bình thường thì một nước 1 tỷ 300 triệu dân thì phải làm ra nhiều của cải hơn những nước dân số chỉ có hàng trăm triệu. Nếu trong thời gian vừa qua họ bị tụt xuống hàng thứ hai, thứ ba, chẳng qua chỉ vì chính sách kinh tế sai lầm, đi theo chủ nghĩa Cộng Sản làm cho dân ngày càng nghèo hơn.

Một quốc gia chiếm 19% dân số thế giới (1 tỷ 367 triệu chia cho 7.21 tỷ dân toàn cầu), nếu bình thường thì phải sản xuất được 19% GDP của cả thế giới. Nhưng hiện nay, kinh tế nước Tàu chỉ chiếm 16.5% của thế giới mà thôi. Kinh tế Mỹ bằng 16.3% GDP thế giới, mà dân số Mỹ chỉ bằng 4.4% (319 triệu/7,200 triệu). Nếu là người Trung Hoa tôi sẽ đỏ mặt hổ thẹn khi nghe nói nước mình là cường quốc kinh tế nhất thế giới!

Nhưng tôi là người Việt Nam cho nên tôi chỉ thắc mắc điều này: Kinh tế nước láng giềng lớn như vậy thì về chính trị và quân sự họ sẽ mạnh đến mức nào? Có mạnh nhất thế giới hay không?

Trong lịch sử, những nước mạnh nhất, có thể xâm lấn, đè nén các nước khác thường bắt đầu bằng sức mạnh kinh tế. Nhưng không nhất thiết cứ GDP lớn hơn thì mạnh hơn. Vì một “cường quốc kinh tế” chỉ biến thành “cường quốc quân sự” khi người dân có tiền và sẵn sàng đóng thuế đủ để tăng cường guồng máy vũ lực. Chính phủ Mỹ thu được thuế nhiều hơn, vì mỗi gia đình Mỹ kiếm nhiều tiền. GDP Mỹ thua GDP Tàu 200 tỷ đô la, nhưng dân Mỹ góp 3.8% lợi tức cho chi phí quốc phòng, mà dân Tàu chỉ đủ sức góp 2%, thì ngân sách quân sự của Mỹ vẫn lớn hơn Tàu (Trong năm 2013, Mỹ chi 1,747 tỷ đô la so với 640 tỷ bên Tàu). Trong tương lai, chưa biết bao giờ dân Trung Hoa có thể đóng thêm thuế cho chính phủ Bắc Kinh có ngân sách bằng chính phủ Washington! Vài ba chục năm nữa cũng chưa chắc! Biết như vậy, người Việt Nam cũng bớt sợ ông láng giềng khổng lồ phía Bắc. Vì ông ta chưa phải là “vô địch hoàn cầu,” không ai dám ngăn cản ông đi xâm lấn nước khác. Thế giới ngày nay không dễ dãi như thời Nguyên Thế Tổ hay Minh Thành Tổ, các ông ấy mà đánh nước mình thì cả thế giới chẳng ai dám can. Mà ngay vào thời hai ông hoàng đế đó, dân mình đâu có chịu thua các ông Toa Ðô, Ô Mã Nhi, Liễu Thăng?

Cuối cùng, khi nói đến số thống kê GDP của nước Tàu, chúng ta cũng phải dè dặt. Họ làm được trứng vịt giả thì cũng có thể bịa ra nhiều thứ giả khác lắm.

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng như thế nào? Họ nói GDP đã tăng 7% hay 8%. Con số đó tính ra sao? Thí dụ, trong lúc Bắc Kinh thông báo GDP tăng 7.4%, thì người ta cũng biết rằng trong chín tháng đầu năm 2014 số lượng điện tiêu thụ chỉ gia tăng có 3.9% thôi. Thông thường ở nước nào cũng vậy, số lượng điện sử dụng tăng nhanh hơn nền kinh tế nói chung, cao hơn khoảng 2%. Tại sao ở nước Tàu lại có chuyện nghịch thường như thế? Không ai trả lời được.

Lại thêm một chuyện nữa, là cách họ tính số lượng hàng hóa tiêu thụ trong ngành bán lẻ. Họ gồm trong đó cả số hàng còn chứa trong kho của nhà bán lẻ. Cho nên có số thống kê nói rằng hàng tiêu thụ tăng 12% trong chín tháng đầu năm nay. Nhưng các công ty bán lẻ quốc tế, luôn công bố minh bạch số bán, lại nói khác. Chẳng hạn công ty Walmart cho biết trong nửa đầu năm nay số hàng bán của họ gia tăng khắp thế giới, trừ ở nước Trung Hoa. Các công ty quốc tế khác cũng lâm vào cảnh tương tự. Một công ty nghiên cứu kinh tế quốc tế, J Capital Research, báo cáo rằng trong quý thứ hai năm 2014, thu nhập của các công ty sản xuất hàng tiêu thụ ở Trung Quốc đã giảm bớt 6% so với cùng thời gian năm ngoái. Tại sao? Vì các nhà bán lẻ còn chất đầy hàng trong kho, chưa bán được thì họ cũng chưa đặt mua thêm. Các công ty bán lẻ ghi tên trên thị trường chứng khoán Thượng Hải (quy luật thị trường bắt buộc họ phải công bố sổ kế toán) hiện đang tồn kho số hàng lớn phải bán 600 ngày mới hết. Tất nhiên, các công ty sản xuất cũng tồn đọng đầy trong kho, vì dù không ai đặt hàng họ vẫn sản xuất nếu không thì không đi vay được tiền. Mà tiền ở đâu ra? Các ngân hàng do đảng Cộng Sản nắm trong tay theo lệnh của “lãnh đạo” lại sẵn sàng cho vay, để “kích cầu!”

Trong mươi năm qua, Bắc Kinh tung ra hết chương trình kích cầu này đến kế hoạch kích cầu khác. Thay vì bắt các xí nghiệp phải cải tổ để thoát các cơn khủng hoảng, chính phủ và ngân hàng trung ương đem tiền cứu cho qua khỏi một thời gian, chờ tới vận bế tắc mới. Hậu quả là Trung Quốc đang mang một “quả bom nợ” lớn nhất trong lịch sử thế giới, lớn gấp ba, tức 300% tổng sản lượng nội địa; có người tính ra lớn gấp bẩy lần. Tại sao lại khác biệt từ gấp ba lên gấp bảy? Vì Bắc Kinh thường bỏ qua nhiều món nợ không tính, đó là những món nợ ngoài hệ thống ngân hàng. Mà số nợ này nó như ma, không biết lớn nhỏ bao nhiêu. Kinh tế Trung Quốc đang chứa một quả bom nợ vĩ đại, khi nổ vỡ ra sẽ làm cả thế giới khốn đốn.

Mối lo quả bom nợ mới hiện hình ngày hôm qua, 9 tháng 12 năm 2014, trong thị trường chứng khoán Thượng Hải. Chỉ số chứng khoán đã tụt giảm 5.4%, số tụt mạnh nhất kể từ năm 2009, năm kinh tế toàn cầu suy thoái. Giá các cổ phần tụt xuống vì lo quả bom nợ sắp nổ, sau khi một cơ quan nhà nước ra lệnh không được dùng một số “giấy nợ” làm vật cầm thế khi mua cổ phiếu. Những giấy nợ đó là trái phiếu của các công ty quốc doanh và các chính quyền địa phương, tỉnh hay thành phố. Trong phút chốc, những người đang có các trái phiếu đó tìm cách bỏ chạy, bán cho lẹ, trái phiếu mất giá trị. Thị trường trái phiếu xuống trước, rồi đến thị trường các cổ phiếu. Tại sao cổ phiếu bị ảnh hưởng? Những ngân hàng đang cho ai vay với trái phiếu dùng làm vật thế chấp phải yêu cầu người vay thay thế, dùng thứ khác cầm thế thay vào, hoặc là phải trả nợ. Những nhà đầu tư này phải bán các cổ phần đang giữ để có tiền trả nợ. Bao nhiêu người muốn bán, tự dưng giá các cổ phiếu đều xuống. Ðây mới chỉ là một tiếng chuông báo động về quả bom nợ gài ở Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình biết rằng cần phải cải tổ hệ thống kinh tế dựa trên các ngân hàng nhà nước làm theo lệnh đảng. Nhưng cải tổ khó lắm. Vì cả hệ thống đang chạy với những nhóm có quyền lợi dính chặt vào cách làm ăn kiểu cũ, truyền từ thời Mao Trạch Ðông qua Ðặng Tiểu Bình. Những người đang hưởng thụ nhờ vào hệ thống đó, bảo họ thay đổi nhanh lên làm sao được? Càng chậm cải tổ thì khi quả bong bóng bể vỡ càng kinh hoàng hơn. Nền kinh tế thực đang xuống dốc, vì hiệu năng sử dụng tiền vốn bị thụt lùi. Năm 2007, nếu đầu tư một đồng trong nền kinh tế Trung Hoa thì kết quả sẽ tăng được thêm 83 xu. Năm ngoái, 2013, đầu tư mỗi đồng chỉ đem lại hậu quả 17 xu thôi. Năm nay, có người đoán, một đồng vốn chưa chắc đã sinh ra thêm được mười xu.

Muốn biết tương lai kinh tế Trung Quốc ra sao, cứ nhìn vào hành vi của những người có tiền. Họ đang chạy. Có 47% dân có tiền ở Trung Quốc đã hoặc đang làm thủ tục đi định cư ở các nước Châu Mỹ, Châu Âu và Úc. Năm ngoái di dân Tàu lục địa chi 22 tỷ Mỹ kim mua nhà ở Mỹ. Họ tới các thành phố California, biến cả Detroit thành “Phố Tàu.”

Người Việt Nam mình có cần lo sợ khi nghe tin kinh tế nước Tàu cao nhất thế giới hay không? Nếu có lo thì trước hết nên lo về kinh tế nước mình. Nên lo cảnh mình cứ càng ngày càng tụt hậu so với lân bang. Mức sống và lợi tức bình quân của dân Việt không những đã thua một tỷ dân Trung Hoa mà có ngày có thể thua cả 15 triệu dân Cambodia nữa! Làm thế nào thoát được viễn ảnh hãi hùng đó? Ai cũng biết câu trả lời. Còn đảng Cộng Sản ngự trị trên đầu dân Việt Nam thì không biết bao giờ mới thoát cảnh trì trệ!
12-09- 2014 8:34:52 PM
Ngô Nhân Dụng
Theo Người Việt

Toàn cầu dị biệt

Việt Long & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA 2014-12-10

063_456912140(1).jpg
Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ Quốc tế Christine Lagarde cầm một bản sao về Chính sách toàn cầu trong một cuộc họp báo thường niên hôm 09/10/2014-AFP photo

Tiếp tục loạt tổng kết về kinh tế toàn cầu trong năm 2014 đang kết thúc và cho năm 2015 sắp tới, Diễn đàn Kinh tế nhấn mạnh đến nhiều hoàn cảnh khác biệt của từng khối kinh tế trên thế giới. Xin quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây về đề tài này.
Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, qua chương trình tuần trước của tiết mục chuyên đề này, ông có nói đến những chuyển động lớn của kinh tế thế giới trong năm tới và nhấn mạnh tới việc Mỹ kim lên giá, dầu thô xuống giá và những biến động trái chiều của các nhóm kinh tế, với viễn ảnh đáng ngại là trận chiến về ngoại hối. Kỳ này, chúng tôi xin đề nghị ông phân tích thêm về hoàn cảnh của các nhóm kinh tế đó, dĩ nhiên là bên trong có cả kinh tế của Việt Nam.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Từ đã lâu rồi và cụ thể là suốt năm nay, ai theo dõi tình hình kinh tế thế giới đều có thể thấy ra một số chuyển động lớn sau đây. Thứ nhất là nền kinh tế Hoa Kỳ đã hồi phục mạnh nhất trong nhóm quốc gia đã công nghiệp hóa là Âu-Mỹ-Nhật. Thứ hai là nền kinh tế hạng nhì thế giới về sản lượng là Trung Quốc đang bước qua giai đoạn tăng trưởng thấp hơn với khá nhiều bất trắc ở bên trong vì nhu cầu cải cách để chuyển hướng hầu tránh khỏi khủng hoảng. Thứ ba là kinh tế Nhật Bản chưa ra khỏi nạn suy trầm và còn gặp nhiều rủi ro hơn khi cần cải tổ theo chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe. Thứ tư là kinh tế Âu Châu và riêng khối Euro còn bị nguy cơ khủng hoảng nữa sau khi đã lại bị suy trầm. Và cuối cùng là các nền kinh tế mà chúng ta gọi là "đang lên" với số phận khác biệt khi là quốc gia bán hay mua nguyên nhiên vật liệu và giữ vị trí gì trong luồng trao đổi của thế giới.
Trong nhóm này, tôi nghĩ rằng cũng có cả Liên bang Nga là quốc gia cung cấp năng lượng và nay đang bị suy trầm khi dầu thô sụt giá. Đấy là về đại thể ngày càng rõ nét hơn khi chúng ta bóc những tờ lịch cuối năm.
Việt Long: Nói về đại thể cho rõ nét, thưa ông ngay từ chiều Thứ Hai mùng tám, giờ miền Đông Hoa Kỳ, người ta đã có một số thông tin mới từ Trung Quốc khiến thị trường chứng khoán của xứ này sụt giá mạnh. Qua hôm sau thì thị trường cổ phiếu Mỹ cũng tuột giá khi thông tin ấy cho thấy kinh tế Trung Quốc có quá nhiều vấn đề và Chính quyền Bắc Kinh đang cố ngăn chặn và chấp nhận một đà tăng trưởng chậm hơn trong những năm tới. Ông nghĩ sao về biến động này?
Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cũng lại xác nhận rằng theo cách tính sản lượng kinh tế bằng tỷ giá sức mua của đồng bạc gọi là PPP thì kinh tế Trung Quốc vừa vượt Hoa Kỳ để đứng đầu thế giới.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thiển nghĩ đấy là vài cái chấm nhỏ trong đường tuyến biểu hiện nhiều chuyển động lớn lao hơn nên thật sự không mấy quan tâm đến biến cố này. Một thí dụ là tuần qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cũng lại xác nhận rằng theo cách tính sản lượng kinh tế bằng tỷ giá sức mua của đồng bạc gọi là PPP thì kinh tế Trung Quốc vừa vượt Hoa Kỳ để đứng đầu thế giới. Chẳng mấy ai để ý đến cái tin vớ vẩn ấy cho tới khi cơ quan thông tin của Bắc Kinh có bài xã luận rằng việc đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc sẽ giảm phải được coi như tự nhiên. Những biện pháp chấn chỉnh về tài chính mà họ mới công bố hôm Thứ Hai như cùng lúc với bài xã luận của tờ Nhân Dân đã làm các thị trường chứng khoán trên thế giới tuột giá, nhưng với tôi thì đấy mới là tin vui vì Bắc Kinh biết là họ không thể trì hoãn cải cách được nữa!
Việt Long: Trở về hoàn cảnh riêng của các nhóm kinh tế trong năm tới, ông khởi sự với viễn ảnh sáng sủa hơn của kinh tế Hoa Kỳ. Vì sao như vậy và hậu quả sẽ là thế nào cho các nước khác?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta không quên rằng nhiều người đã cho Hoa Kỳ là thủ phạm hay nguyên nhân của khủng hoảng tài chính rồi Tổng suy trầm trong các năm 2008-2009. Đến năm 2011, nước Mỹ còn bị tai tiếng vì mâu thuẫn chính trị bên trong về ngân sách, thậm chí còn bị hạ điểm tín nhiệm của các công ty lượng giá trái phiếu. Điều ít ai ngờ là cũng từ năm 2011 trở đi, Mỹ kim lặng lẽ lên giá so với các ngoại tệ mạnh khác và ngày nay các nước mới phải đối phó với hiện tượng này. Nghịch lý ít ai nhìn ra là thị trường và xã hội Hoa Kỳ có khả năng tự cải tiến linh động hơn là những lời tường thuật hay nhận định của thiên hạ.
Ngoài việc Mỹ kim lên giá, chuyện thứ hai đang làm thiên hạ vui hay sợ là giá dầu đã và sẽ sụt mạnh. Một trong những nguyên nhân của chuyển động ấy cũng lại xuất phát từ Hoa Kỳ nhờ thị trường đã khai triển công nghệ mới để gạn đá phiến ra dầu. Nguyên nhân kia là số cầu về dầu khí của các khối kinh tế lớn như Âu Châu và Trung Quốc đều sút giảm. Mà Mỹ kim càng lên giá thì dầu thô lại càng hạ vì chủ yếu giao dịch mua bán cũng bằng đô la Mỹ. Hậu quả chung là các nước bán dầu mua xăng và thanh toán bằng đô la, như trường hợp Việt Nam, đều sẽ khốn đốn.
Sau cùng, phải nói thêm rằng trong bảy năm qua, những biến động kinh tế tài chính đã dẫn tới việc sung dụng tài nguyên rất lệch lạc ngay trong thị trường Mỹ, với hậu quả là dị biệt về lợi tức bị đào sâu trong xã hội, cho nên qua mấy năm tới, khi thiên hạ ngợi ca Hoa Kỳ thì cũng là lúc thị trường Mỹ bị giao động mạnh khi tái phân phối tài nguyên cho hợp lý hơn. Có chi tiết lý thú mà đáng ngại là khi chỉ số Công nghiệp Dow Jones chờn vờn với đỉnh cao là 18 ngàn điểm thì cũng là lúc số nợ của nước Mỹ cũng lên tới đỉnh kỷ lục là 18 ngàn tỷ đô la! Người Mỹ thì biết rõ về thông tin đáng sợ này, chứ người Tầu lại chẳng rõ là núi nợ của nhà nước đã lên tới đâu.
Việt Long: Bây giờ, nói về kinh tế Trung Quốc và yêu cầu cải cách để chuyển hướng, thưa ông liệu rằng lãnh đạo xứ này đã lấy quyết định cải cách hay chưa sau khi các giới chức kinh tế và tờ Nhân Dân đều cùng xác nhận rằng đà tăng trưởng của kinh tế sẽ giảm trong thời gian tới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa là về kinh tế Trung Quốc thì ta có vài vấn đề trong bối cảnh mình chẳng nên quên. Thứ nhất, trong cả chục năm, lãnh đạo xứ này đã quảng bá sự mô tả lạc quan của thế giới về kinh tế Trung Quốc vì họ muốn quốc dân coi đây là một thành tích của đảng. Thứ hai là về thực tế thì họ biết rõ những thất quân bình bên trong và muốn sửa sai mà không nổi vì sự cản trở của các nhóm lợi ích, chủ yếu là các tập đoàn kinh tế nhà nước. Thứ ba, khi thế hệ thứ năm lên lãnh đạo từ Đại hội 18 vào cuối năm kia thì họ phải tập trung quyền lực rồi mới có thể xoay, điển hình là việc thanh trừng một nhân vật đầy thế lực như Chu Vĩnh Khang hay các tướng lãnh đã từng ngồi trong Bộ Chính trị của khóa trước.
Bây giờ, may lắm thì họ có thể bước qua việc cải cách và chuẩn bị trước dư luận ở bên trong là từ nay đà tăng trưởng sẽ không còn như xưa. Ta nên chú ý đến việc đó vì mới Tháng Chín vừa qua thôi, Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Lý Khắc Cường còn tuyên bố tại một hội nghị quốc tề ở Thiên Tân là cố duy trì chỉ tiêu tăng trưởng đã đề ra là khoảng 7,4 đến 7,5%. Chúng ta thật chưa biết rằng lãnh đạo xứ này đã có đủ thế lực để chuyển hướng hay không.
Việt Long: Trong giả thuyết là họ muốn và có thực lực xoay chuyển thì kết quả hay hậu quả sẽ ra sao cho các nước khác trong năm nay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi thành thật nghĩ rằng câu hỏi này khó có giải đáp chính xác vì tùy vào nhiều kịch bản hay giả thuyết khác nhau.
... với đà tăng trưởng chậm hơn của kinh tế Trung Quốc đi cùng những nỗ lực cải cách của họ ở bên trong là một cơ hội cho Việt Nam vì giới đầu tư quốc tế sẽ tìm vào thị trường này. Nhưng rủi ro lại to gấp bội vì khả năng quản lý quá thấp khi thế giới có rất nhiều biến động trái chiều.
- Nguyễn-Xuân Nghĩa
Trước hết, nếu cải cách thì họ sẽ phải tái phân phối tài nguyên từ đầu tư đầy tốn kém và ít hiệu năng qua tiêu thụ, giả dụ như một năm lại trút 3-4% của Tổng sản lượng cho thị trường nội địa, và phải tái phối trí cơ cấu kinh tế với luật lệ minh bạch hơn cho khu vực tư nhân có thêm quyền hạn. Đây là việc khó vì hạ tầng cơ sở nội địa còn lạc hậu và chưa yểm trợ được việc phân phối hàng hóa ở bên trong. Với bên ngoài thì dễ gây ra biến động nhưng nếu thành công thì số tiết kiệm rất cao của dân chúng được chuyển qua tiêu thụ sẽ là yếu tố tích cực cho các nền kinh tế khác vì có thêm thị trường xuất khẩu vào Hoa lục.
Nhưng lãnh đạo Bắc Kinh cũng có tham vọng là vừa chuyển hướng kinh tế vừa trút tài nguyên ra ngoài, là đầu tư các các thị trường khác, để gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc với các nước. Đấy là kịch bản mà giới kinh tế gọi là "xuất khẩu tiết kiệm" với kết quả lạc quan là nâng số cung và sản lượng tại các thị trường khác.
Việt Long: Xin đề nghị ông giải thích thêm cho thính giả của về hiện tượng xuất khẩu tiết kiệm này qua vài thí dụ cụ thể cho dễ hiểu.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta có thể mường tượng ra tiền lệ như vậy khi Hoa Kỳ dồn tiền tái thiết Âu Châu sau Thế chiến II, hoặc khi Nhật Bản tung tiền cho vay và đầu tư tại khắp nơi, nhất là Hoa Kỳ này, khoảng 30 năm về trước. Trung Quốc ngày nay cũng trút tiền vào bất động sản tại Mỹ và ráo riết đầu tư vào hạ tầng cơ sở như cầu đường, hải cảng, hay vào các doanh nghiệp và nông trại của nhiều nước Á Phi để bảo đảm nguồn cung cấp nguyên vật liệu và để bành trướng thế lực kinh tế lẫn ngoại giao của họ.
Việt Long: Ông nói như vậy thì thính giả của chúng ta tất nhiên nghĩ đến các dự án của Trung Quốc tại Việt Nam với ít nhiều lo ngại. Ông nghĩ sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tất nhiên các nước khác cũng lo ngại như vậy về ý đồ của Bắc Kinh và nói chung thì lãnh đạo của họ có ý thức và khả năng đối phó khá hơn những người cầm quyền tại Hà Nội! Tuy nhiên, trong kịch bản gọi là lạc quan này của Bắc Kinh, người ta còn cần xét tới khả năng thực tế đã. Dù muốn như vậy, nhưng lãnh đạo Trung Quốc có làm được hay không?
Một thí dụ thực tế và cụ thể là để thi hành chiến lược xuất khẩu tiết kiệm và gia tăng ảnh hưởng thì Bắc Kinh phải sử dụng đồng Nguyên của họ như một ngoại tệ phổ biến, tức là phải chấp nhận chế độ tự do ngoại hối, là thả nổi đồng bạc theo tình hình cung cầu. Đây là điều không dễ và gây rủi ro lớn ngay trong nội địa Trung Quốc khi ta nhớ đến viễn ảnh trước mắt là những trận chiến về ngoại hối sau khi Mỹ kim lên giá.
Ta không quên rằng sau khi là chủ nợ và chủ đầu tư của thế giới vào đầu thập niên 80, Nhật Bản đã phải cải cách và để đồng Yen lên giá theo quy luật thị trường. Hậu quả là thổi lên bong bóng và khi bóng bể cùng với sự sụp đổ của Liên Xô vào năm 90 thì Nhật bị khủng hoảng, ngày nay vẫn chưa ra khỏi hố sâu! Trung Quốc mơ tưởng tung tiền thao túng thiên hạ, có khi lại trôi vào cái hố của Nhật mà lại còn sâu hơn nữa.
Việt Long: Câu hói cuối của một chương trình hấp dẫn này là viễn ảnh của Việt Nam. Thưa ông, giữa các chuyển động lớn của kinh tế thế giới vào năm tới, Việt Nam là một thị trường đang lên thì sẽ xoay trở ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta sẽ tiến dần đến thị trường Việt Nam trong các chương trình tới. Kỳ này có lẽ mình chỉ có thể nói rằng với đà tăng trưởng chậm hơn của kinh tế Trung Quốc đi cùng những nỗ lực cải cách của họ ở bên trong là một cơ hội cho Việt Nam vì giới đầu tư quốc tế sẽ tìm vào thị trường này. Nhưng rủi ro lại to gấp bội vì khả năng quản lý quá thấp khi thế giới có rất nhiều biến động trái chiều.
Việt Long: Xin cảm tạ ông Nghĩa về bài tổng kết kỳ này.

Sự minh bạch cần thiết cho xã hội Việt Nam

Chân Như, phóng viên RFA 2014-12-10
000_Hkg10126245.jpgCông an đứng gác trong một lễ hội bia Hà Nội hôm 7/12/2014-AFP photo
Sự thật, sự minh bạch thường bị coi là "thuốc đắng giã tật, sự thật mất lòng". Chính vì thế , để một xã hội phát triển lành mạnh, thì sự minh bạch là không thể thiếu.
Tại Việt Nam, xã hội có nhiều vấn đề bị cho là "nhạy cảm". Vậy những thứ "nhạy cảm" đó có ảnh hưởng đến tính minh bạch trong xã hội VN hay không, đó là những điều mà chúng ta sẽ thảo luận ngày hôm nay với sự tham gia của 4 bạn trẻ Minh Hiển, Quang Sơn, Đắc Đạt và Trung Dũng
Chân Như: Theo các bạn, sự minh bạch cần thiết như thế nào trong xã hội Việt Nam ngày nay? Vì sao?
Minh Hiển: Xin chào các bạn, để trả lời sự minh bạch cần thiết như thế nào thì thật ra Hiển đang nghĩ đến cách đặt vấn đề ngược lại thay cho câu trả lời.  Đấy là giả sử người dân không cần sự minh bạch từ phía guồng máy nhà nước nữa, tức là đã tự bịt vào mắt mình để trở thành một thứ công cụ chứ không còn khái niệm người dân làm chủ nữa.
Quang Sơn: Sự minh bạch rất cần thiết trong xã hội Việt Nam bởi vì việc chúng ta minh bạch hay không một vấn đề là thể hiện sự công bằng trong xã hội.  Việc thiếu minh bạch trong xã hội Việt Nam sẽ tạo nên sự bất công trong xã hội, sẽ tạo nên sự độc quyền, sự độc tài, sự mập mờ trong thông tin và khiến cho tất cả mọi người đều mù mờ khi những thông tin bị thiếu.
Đặc Đạt: Em xin đưa vấn đề chính : ở bất cứ một tập thể nào cũng thế, không riêng gì một đất nước, đều cần có một sự minh bạch. Bởi, nếu không có sự minh bạch thì mọi thứ sẽ là dối trá và xã hội đấy không có tính chân thực, mọi người không tin tưởng nhau được.
Trung Dũng: Em hoàn toàn đồng tình với các ý kiến trên.  Theo em nếu xã hội không có sự minh bạch sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa con người trong xã hội; Ở trong đấy, sẽ có một số người họ sẽ lợi dụng sự không minh bạch đó để chiếm quyền đoạt lợi, để khiến cho những người khác cũng có hoàn cảnh như thế nhưng họ không được hưởng những thứ mà đáng lẽ họ được hưởng.
Thực trạng xã hội
Chân Như: Qua những chuyện lùm xùm gần đây, đơn cử như chuyện tài sản ông Trần Văn Truyền-nguyên Tổng thanh tra chính phủ- bị báo chí phanh phui, bạn có cho đó là bước chuyển mình của xã hội Việt Nam trong việc hình thành minh bạch hóa xã hội?
Trung Dũng: Theo em nó chỉ là sự đấu đá hạ bệ lẫn nhau thôi chứ chưa phải là sự minh bạch hoá trong xã hội.  Mình muốn minh bạch hoá thì không chỉ gọi là một vụ ông sắp về hưu rồi mới lôi ra.  Mà sự minh bạch hóa cần phải gọi công khai toàn bộ tất cả những tài sản của toàn bộ người lãnh đạo.
Việc phanh phui ra một người đã về hưu chẳng có ý nghĩa gì cả, nó chỉ có ý nghĩa khi chúng ta minh bạch hoá được tất cả những tài sản của các quan chức đang nắm giữ quyền lực bây giờ.
- Quang Sơn
Minh Hiển: Mình cho rằng việc nhận xét đấy nó hơi quá lạc quan bởi vì trong những năm gần đây chúng ta đều thấy ngày càng có nhiều những đại cán tham nhũng được công luận biết đến.  Chúng ta thậm chí cũng được chứng kiến rất nhiều những đợt kèn trống linh đình và các chương trình chống tham nhũng.  Nhưng thực tế cả một bầy sâu lại chả bắt được con sâu nào thậm chí lại còn được gọi là X là Y vân vân.  Vì vậy tôi cho rằng việc minh bạch hoá xã hội không thể đến theo cách gọi là xin, cho hoặc ban phát như vậy được.
Đắc Đạt: Theo ý kiến của em thì em cũng đồng tình với bạn Trung Dũng vừa nói.  Vụ việc như việc ông Truyền vừa xảy ra, em cho rằng đấy là hậu quả của sự đấu đá lẫn nhau và hạ bệ lẫn nhau.  Em cũng cho rằng xã hội Việt Nam ngày nay nó cũng giống như một cơ thể mang rất nhiều những khối u nhọt, đến một lúc nào đấy sẽ vỡ ra mà không làm thế nào để che dấu được thì bắt buộc họ phải công khai.  Cho nên em cũng cho rằng đây thật sự không phải là sự chuyển mình về vấn đề minh bạch hoá trong xã hội Việt Nam
Quang Sơn: Em rất là đồng tình với bạn trả lời đầu tiên (Trung Dũng).  Đúng là chống tham nhũng hiện nay em thấy nó chỉ là một cái sự thanh toán lẫn nhau trong nội bộ và thậm chí người ta thường nói “kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra”. Việc ông Truyền, ông chỉ là một đại diện cho cả một tập đoàn tham nhũng.  Việc chống tham nhũng ở Việt Nam bây giờ bản chất của nó cũng chỉ là cuộc nội chiến tương tàn giữa chính tầng lớp đồng chí của nội bộ đảng, nội bộ nhà nước hoặc là của chính giòng họ có chung một nhóm lợi ích với nhau.  Việc phanh phui ra một người đã về hưu không còn tại chức tại quyền, không còn tiếng nói nhiều lắm trong chính phủ này, nó chẳng có ý nghĩa gì cả, nó chỉ có ý nghĩa khi chúng ta minh bạch hoá được tất cả những tài sản của các quan chức đang nắm giữ quyền lực bây giờ, chứ không phải một người đã về hưu.
000_Hkg10125349-400.jpg
Công việc hàng ngày của người lao động nghèo VN. AFP photo
Chân Như: Trong thực tế của Việt Nam hiện nay, nhiều vấn đề, nhiều lĩnh vực khi ai đó đề cập đến những sai trái, gian dối thì bị gắn cho cái mark “nhạy cảm” hay “ bị các thế lực thù địch lợi dụng chống phá”.  Liệu đó có phải là biểu hiện của việc thiếu minh bạch, ngăn cản việc công khai những sự sai phạm trong xã hội hay không ? Đối với người dân, người ta sẽ có thái độ ra sao trong những vấn đề bị cho là "nhạy cảm" kia ?
Quang Sơn: Đây chính là biểu hiện của việc thiếu minh bạch, bởi vì cứ mỗi lần có ai phanh phui ra bất kỳ vụ gì hay động đến bất kỳ một người nào đang tại chức thì lập tức bị ném đá.  Thậm chí vừa rồi chúng ta có thể biết rằng những người rất nổi tiếng như thầy giáo Vũ Mạnh Hùng, thầy giáo Đỗ Việt Khoa những người phanh phui ra rất nhiều những vụ sai phạm về tham nhũng ở trong xã hội Việt Nam.Dĩ nhiên, đó chỉ là phanh phui những vụ cấp thấp nhưng rõ ràng lập tức bị cơ quan an ninh họ gán cho cái mark là thế lực phản động lợi dụng để chống phá, để làm mất niềm tin vào đảng và nhà nước.  Đây rõ ràng là việc thiếu minh bạch trong xã hội và ngăn cản việc công khai sự thật của một giai đoạn trong xã hội.  Bởi những hành động đó đối với người dân thì thái độ của họ đã quá chán nản và họ coi tham nhũng nó trở thành một thứ chất bôi trơn cho hệ thống này chạy một cách trơn tru hơn. Người dân gần như họ thờ ơ, và coi đây là việc dĩ nhiên phải có.
Nếu xã hội Việt Nam có nhiều phát triển minh bạch hơn thì đương nhiên là vấn đề tham nhũng hoặc là làm quyền sẽ giảm đi.
- Đắc Đạt
Minh Hiển: Chúng ta đang nói đến vấn đề thông tin.  Mỗi chúng ta cần phải hiểu được rằng quyền thông tin là phần không thể thiếu cho các quyền cơ bản của con người.  Điều này đã nằm trong các công ước quốc tế quan trọng về quyền con người rồi.  Vì vậy việc gắn những mark “nhạy cảm” hay “thế lực thù địch lợi dụng” vân vân, là rõ ràng đây là biểu hiện của việc thiếu minh bạch và chụp mũ và coi quyền thông tin vốn là quyền cơ bản của con người như một thứ gì đó do nhà nước có thể ban phát.
Điều này mâu thuẫn với tất cả những lời nói về việc thực thi quyền con người theo công ước quốc tế.  Còn thái độ của người dân như thế nào thì mình cho rằng điều này, người dân nói chung, bất kể nhà nước có tìm cách cất giấu những thông tin mà họ cho là nhạy cảm thì người dân chúng ta cũng bằng cách này hay cách khác cũng tìm cách tiếp cận chúng thôi.  Nói chung là đã qua thời nhà nước có thể bao cấp toàn bộ từ những thông tin cho đến tư tưởng.  Ngày nay mạng xã hội, rồi blogs vân vân thì việc kiểm soát chặt chẽ thông tin đấy là điều nói chung là (chính phủ Việt Nam) không thể thực hiện được ít nhất là về mặt kỹ thuật.
Đắc Đạt: Em có một chút bổ sung thêm.  Thật sự đấy là biểu hiện của sự thiếu minh bạch bởi vì xã hội của Việt Nam thời gian trước thì họ có thể che dấu một cách rất tốt  nhưng do xã hội hiện nay mạng internet phát triển nên khó có thể có sự thiếu minh bạch
Trung Dũng: Em cũng hoàn toàn đồng ý với những nhận xét trên thôi và em chỉ muốn nói thêm đặc biệt là điều 258 và điều 88, đó chính là những điều đã hạn chế quyền tự do ngôn luận của mỗi người.  Vì khi có quyền tự do ngôn luận mọi người nói gì họ muốn thì  sẽ tạo ra được sự minh bạch.
Minh bạch và tham nhũng
Chân Như: Vừa qua tổ chức minh bạch quốc tế công bố báo cáo tình hình tham nhũng toàn cầu, theo đó, tình hình tham nhũng tại VN không có biến chuyển. Theo các bạn, nếu xã hội Việt Nam minh bạch hơn, thì tình hình tham nhũng sẽ có biến chuyển thế nào?
d3fe785e-3021-440d-98e5-bce8c5b61d39-400.jpg
Mọi người xếp hàng bên ngoài một cửa hàng điện thoại Nokia ở Hà Nội để mua điện thoại giảm giá vào ngày 03 tháng 12 năm 2014. AFP photo
Đắc Đạt: Theo em nếu xã hội Việt Nam có nhiều phát triển minh bạch hơn thì đương nhiên là vấn đề tham nhũng hoặc là làm quyền sẽ giảm đi. Tuy nhiên, đấy chưa phải là vấn đề mấu chốt mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố nữa, nhưng chắc chắn nó sẽ giảm đi.
Minh Hiển: Đầu tiên chúng ta đang nói đến vấn đề về quan hệ giữa tham nhũng và minh bạch thông tin thì đầu tiên Hiển nghĩ cần phải nói về mối quan hệ giữa tham nhũng với minh bạch thông tin đã.  Việc để xảy ra tham nhũng là do tình trạng thứ nhất là độc quyền cộng bưng bít thông tin và thứ ba là thiếu vắng trách nhiệm giải trình từ các bộ máy cơ quan nhà nước và cả hệ thống nhà nước nói chung.  Ở Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia vừa rồi có thể nói là tụt hạng về nạn tham nhũng. Đặc điểm chung là cả hai quốc gia đều chỉ thực hiện những cuộc phô diễn rầm rộ về chống tham nhũng, mà thiếu hẳn cái minh bạch thông tin độc quyền và các trách nhiệm giải trình.  Vì vậy, nếu chúng ta chỉ nói đến vấn đề về minh bạch thông tin thì nó chỉ là một trong những điều kiện cần mà thôi chứ chưa phải là toàn bộ các điều kiện đủ vì sẽ đến lúc tham nhũng nó lại biến tướng sang một kiểu cách thức khác tinh vi, phức tạp hơn thì tình trạng đấy nó lại tiếp diễn.
Quang Sơn: Em cũng khá đồng tình với quan điểm của anh Hiển và anh Đạt vừa rồi. Tuy vậy, theo quan điểm của riêng em, nếu Việt Nam có minh bạch hơn thì tình hình tham nhũng của Việt Nam có biến chuyển, nhưng sẽ là không đáng kể. Theo suy nghĩ của em, tham nhũng Việt Nam hiện nay nó là văn hoá, là tập quán của người Việt trưởng thành khi đã bước vào một ngưỡng cửa công chức.
Việc này đã làm cho xã hội bị đình trệ quá lâu, nguồn lực nhân lực lớn của đất nước bây giờ họ chỉ có một suy nghĩ là chỉ mong xây dựng cuộc sống của mình gắn liền với quan niệm là phải ổn định, được nhàn hạ, ít phải động não, và họ sẽ làm ra được nhiều tiền từ những trạng thái làm việc rất là mơ hồ.  Và chúng ta thấy rằng một tập thể con người có học lớn trong xã hội Việt Nam bây giờ họ tham gia vào việc hợp thức hoá những việc, đơn cử như việc rửa tiền, họ coi đó như là công việc hằng ngày và không có khái niệm đây là phạm tội.
Với tư duy của người Việt Nam bây giờ, đồng ý là nó sẽ có minh bạch lên nhưng tham nhũng sẽ phát triển ngày càng tinh vi và nguy hại hơn trong nền kinh tế vốn đang bế tắc và thậm chí nợ công ngập đầu của chúng ta. Vì thế chúng ta có thể dễ dàng thấy bẳng một số những cái đơn giản, ví dụ như việc mời thầu trong xây dựng, tỉ lệ ăn chia phần trăm dự án, hoặc những hình thức cung cấp hồ sơ đấu thầu hay chào thầu hay quân xanh quân đỏ vân vân; Nó được bật đèn xanh hết từ những hệ thống điều hành từ bên trên.
Và em thấy rằng không chỉ cơ quan công quyền mà người dân đã có rất nhiều các hình thức tham nhũng và những hình thức tiếp tay khác liên quan đến cuộc sống của chính họ và họ ngoan ngoãn tiếp tay cho những tham nhũng đó có thể là vì lợi ích trước mắt của họ hoặc là những lợi ích lâu dài của họ mà ít ai dám nói ra.  Theo quan điểm của em là kể cả có minh bạch xã hội Việt Nam này lên nhưng sẽ không đáng là bao nhiêu so với tham nhũng ngày càng trở nên tinh vi hơn.
Nhưng thực tế cả một bầy sâu lại chả bắt được con sâu nào thậm chí lại còn được gọi là X là Y vân vân.  Vì vậy tôi cho rằng việc minh bạch hoá xã hội không thể đến theo cách gọi là xin, cho hoặc ban phát như vậy được. 
- Minh Hiển
Trung Dũng: Theo em minh bạch hơn cùng lắm tăng thêm được vài bậc, chứ chưa gọi là  triệt hẳn gốc rễ của vấn đề tham nhũng.  Em đồng ý ý kiến của anh Sơn về tham nhũng này đã ăn vào văn hoá, trong tiềm thức của người Việt rồi, nên muốn làm triệt để sự tham nhũng này thì cần phải có sự thay đổi cả văn hoá nữa.
Chân Như: Theo bạn, để có một xã hội minh bạch và con người Việt Nam có được lòng tự trọng, tự tôn dân tộc thì chúng ta phải làm gì?
Minh Hiển: Tất nhiên đây là câu hỏi có phạm vi rất rộng. Theo Hiển thì là một câu trả lời vắn tắt  sẽ không thể diễn đạt hết được. Vì thế, Hiển muốn nói đến một việc cơ bản mà bản thân mỗi chúng ta mỗi ngày có thể thực hiện được đó là tự nâng cao những nhận thức và hiểu biết của mình về mảng trí thức mà thôi; Tìm hiểu những quyền căn bản của mình theo các tiêu chuẩn quốc tế phổ quát cũng là trong một những việc cần làm.
Quang Sơn: Đúng như anh Hiển nói tự bản thân mỗi người chúng ta phải tự tìm hiểu về những quyền của mình và tự nâng cao trí thức của mình. Mình phải nói cho nhiều người bạn bè xung quanh mình và chính bản thân cũng phải đứng lên, cũng phải chống lại những bất công, chống lại những tham nhũng trong xã hội như bạn Dũng nói. Theo em việc chống tham nhũng chỉ hữu hiệu khi chúng ta phải quán triệt từ tư tưởng chứ không phải chỉ chống tham nhũng mà chúng ta cứ chấp nhận việc tham nhũng bằng cách như lách luật.  Em thấy có câu nói rất hay rằng “Việc lựa chọn đứng giữa hai bên là bất công và chống lại bất công, việc bạn không đứng về phía bên nào thì thực chất bạn đã đứng về phía bất công rồi”. Mỗi người dân chúng ta ai cũng chỉ cần im lặng thôi là đã tiếp tay cho sự tham nhũng, sự không minh bạch rồi. Tất cả mọi người chúng ta ai cũng phải ý thức được quyền lợi,nghĩa vụ, trách nhiệm của mình.
Đắc Đạt: Theo em, bản chất của tham nhũng xuất phát từ vấn đề độc quyền về quyền lực cũng như quyền lãnh đạo.  Nên em nghĩ từ vấn đề ấy nẩy sinh rất nhiều vấn đề khác. Muốn đạt được những điều ấy người dân phải có những quyền tự do cơ bản mình trước đã và trong một xã hội tự do mỗi người dân nhận thức được trách nhiệm của mình với xã hội. Đấy người ta mới có thể có ý thức để xây dựng lên một xã hội tốt đẹp hơn.
Trung Dũng: Em cũng đồng quan điểm với tất cả những ý kiến trên.
Chân Như: Vâng xin cám ơn 4 bạn Đắc Đạt, Minh Hiển, Quang Sơn và Trung Dũng đã dành thời gian để đến với diễn đàn bạn trẻ kỳ này.
Chân Như cũng hy vọng các bạn trẻ đang nghe chương trình cũng sẽ tham gia vào hội luận để hầu nêu lên chính kiến của mình, đó là quyền bày tỏ mà mỗi con người trên trái đất này đều phải có. Các bạn có thể gởi email về cho Chân Như qua hoangc@rfa.org hay theo dõi Chân Như qua facebook tạifacebook.com/Channhu.rfa

Tại Hồng Kông, phong trào chiếc dù ngày càng gần điểm kết

 Maria Kruczkowska - Lê Diễn Đức dịch (*)



Sinh viên có thời gian cho đến thứ Năm để thu dọn các công cụ của mình và rời khỏi địa điểm biểu tình ở trung tâm của đô thị. Nếu họ không thực hiện, chấp hành viên của toà án được hộ tống bởi cảnh sát sẽ dẹp bỏ cả hai thành phố lều bằng bạo lực.

Hành động trên đây được dân biểu Paul Tse Wai-chun (Tạ Đình Phong) công bố trong ngày thứ Ba, 9 tháng 12, 2014. Theo ông, "nó sẽ  mất khoảng hai giờ". Tất nhiên, với điều kiện sinh viên không cưỡng lại.

Tuy nhiên, trong ngày thứ Năm tình hình có thể trở nên phức tạp. Ngay sau tuyên bố của Tạ, một trong những nhà lãnh đạo của sinh viên từ cuối tháng chín bao vây trung tâm của thành phố 17 triệu dân này, cảnh báo rằng họ có thể sử dụng vũ lực để ngăn chặn bạo lực nếu cảnh sát tấn công đầu tiên.

Tạ Đình Phong là một luật sư, đại diện cho hãng xe buýt tư nhân Kwoon Chung Bus Holdings. Công ty của ông phàn nàn về tình trạng tắc nghẽn giao thông, tòa án công nhận lý lẽ của ông và sẽ gửi chấp hành viên tới để làm sạch đường phố.

Cũng tương tự như thế, hai tuần trước người ta đã giải tán những người biểu tình từ trước các cửa hàng đầy máy móc điện tử và đồ trang sức trong khu vực Mongkok nằm ở phía bên kia của vịnh Victoria, bán đảo Kowloon.

Từ thời điểm đó có thể nhìn thấy một sự kết thúc của cuộc biểu tình đã từng làm Bắc Kinh bối rối khi cho thấy rằng thuộc địa của Anh giao trả cho Trung Quốc vào năm 1997 không hài lòng với sự cai trị của Bắc Kinh, chỉ còn là vấn đề thời gian.

Dân chúng phàn nàn về tình trạng tắc nghẽn giao thông và muốn cuộc sống trở lại bình thường

Phong trào Chiếm Trung tâm muốn dân chủ

Phong trào Chiếm Trung tâm với Love (Tình yêu) và Peace (Hòa bình), bao vây ôn hoà trái tim của một trong những thủ đô tài chính thế giới, để buộc chính quyền tự trị yêu cầu Bắc Kinh thay đổi phương thức bầu chọn người đứng đầu chính quyền địa phương trong năm 2017. Tuy nhiên, vào cuối tháng Tám, Bắc Kinh đã quyết định rằng các ứng viên sẽ được chọn lựa bởi một uỷ ban gồm những người ủng hộ Bắc Kinh.

Ban đầu, một nhóm các giáo sư của phong trào Chiếm Trung tâm muốn bao vây thành phố, nhưng đứng bên cạnh phong trào là những người sinh viên nhìn thấy tương lai của mình gắn kết với dân chủ. Họ đã làm cho các cuộc biểu tình hòa bình lan rộng chưa từng có. Vào lúc đỉnh cao của các cuộc biểu tình có đến 100 ngàn người tham gia.

Được gọi là phong trào chiếc dù (dùng để tránh nắng, mưa, nhưng cũng để chống lại bình xịt hơi cay của cảnh sát) đã đạt được sự đồng tình của toàn thế giới. Tuy nhiên, phong trào đã không làm được gì nhiều để giúp họ.

Bắc Kinh có thể hài lòng

Trên đại lộ tám lằn xe Connaught Road gần khu tổ hợp các cơ quan chính phủ vẫn thấy hàng trăm lều nhỏ. Tuy nhiên, sau 70 ngày nằm ngủ trên đường phố, và chạy khỏi nguy cơ của dùi cui cảnh sát sinh viên đã không đối đầu. Họ bị dồn vào chân tường. Người đứng đầu thuộc địa cũ CY Leung, một người của Bắc Kinh ở Hồng Kông, gần đây nói rằng "cuộc đàm phán là vô nghĩa".

Tổng kết của Phong trào Chiếm Trung tâm như thế nào?

"Lý do chủ chốt cho sự hài lòng của Bắc Kinh mà ba tháng trước đây phải đối mặt với thách thức chính trị lớn nhất kể từ sự kiện ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989. - "Foreign Policy" viết: - Không chùn một bước nào trước đòi hỏi về nguyên tắc bầu cử. Bất chấp những lo ngại ban đầu, Bắc Kinh đã không đưa quân đội tới Hông Kông và làm việc sau hậu trường thông qua đồng minh của họ - một chính quyền đang sợ hãi phong trào lan toả và giới tinh hoa tài chính, mà quan trọng nhất là làm ăn với Trung Quốc. Ông già, như người dân địa phương gọi Bắc Kinh, cho thấy ai là người cai quản ở đây".

Theo tờ báo, thất bại lớn của phong trào chiếc ô là ở chính Hồng Kông: "Chính phủ không được lòng dân, cảnh sát đã mất niềm tin, liên kết xã hội suy yếu" - tác giả của "Foreign Policy" lập luận.

Willy Lam bình luận cho nhật báo "Gazeta Wyborcza"

- Chúng tôi đang đối diện với một tình huống mất-mất (lose-lose) điển hình, trong đó cả hai bên đều thất bại - Nhà bình luận Willy Lam từ Hồng Kông nói với nhật báo "Gazeta Wyborcza" - Sinh viên thất bại vì họ đã không lao đầu vào tường, nhưng khuôn mặt của người đứng đầu chính quyền tự trị CY Leung cũng bị mất. Người lãnh đạo gì mà khước từ đối thoại? - Lam đặt câu hỏi.

- Còn Bắc Kinh một lần nữa cho thấy rằng, không có gì được gọi là tiêu chuẩn và luật pháp quốc tế và không giữ lời hứa của họ. Đơn phương quyết định trong tuyên bố chung được ký kết với Anh quốc trong năm 1984 về tương lai của Hồng Kông, với lời hứa rằng, tương lai người Hồng Kông có thể lựa chọn chính quyền riêng của họ, là trống rỗng và lỗi thời.  Bắc Kinh cũng đã thay đổi mô hình riêng của mình "một đất nước, hai hệ thống" nhằm đảm bảo quyền tự trị cho thuộc địa cũ - Lâm nói thêm. - Một công thức tương tự Trung Quốc đã đề nghị Đài Loan, được xem như một hòn đảo nổi loạn, mà họ muốn sát nhập. Không phải không có lý do, một tuần trước đây, Quốc Dân Đảng, đảng cầm quyền ủng hộ Trung Quốc, bị thất bại nặng nề trong các cuộc bầu cử địa phương.

- Sau các cuộc biểu tình Hồng Kông sẽ trở nên tương tự như Trung Quốc, đó là điều đau khổ cho nhân dân; nhưng hiệu quả sẽ là người giàu sẽ ra đi - Lam nói.

Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức
12/09/2014 - 20:53 — ledienduc
---------------------------------------------------------

(*) Bài của Maria Kruczowska, phóng viên chuyên viết về châu Á của nhật báo Ba Lan Gazeta Wyborcza, đăng ngày 9 tháng 12, 2014 tại link:
http://wyborcza.pl/1,75477,17103221,W_Hongkongu_coraz_blizej_konca_ruchu_parasolek.html 

ledienduc's blog

Bán hàng trên Facebook phải nộp thuế

ban hang tren facebook

Trước quy định bán hàng trên Facebook sẽ phải kê khai, nộp thuế Bộ Công thương vừa ban hành, nhiều người đang kinh doanh qua mạng Facebook tỏ ra vô cùng hoang mang.
Với sự bùng nổ như vũ bão ở Việt Nam, mạng xã hội Facebook đang chiếm lĩnh số lượng thành viên khổng lồ. Nắm bắt được ưu thế, không chỉ những doanh nghiệp mà nhiều người còn tranh thủ lập Fanpage buôn bán với mong muốn kiếm thêm thu nhập thời buổi kinh tế khó khăn. Từ mạng xã hội này, người dùng có thể tham khảo thông tin và đặt mua “thượng vàng hạ cám”  từ cá kho, thịt hộp, thịt tươi, thuốc, mỹ phẩm, quần áo thời trang đến những thứ đắt đỏ như nhà cửa, ô tô...
Nhiều bạn trẻ là học sinh, sinh viên cũng tận dụng mạng xã hội để kinh doanh nhỏ kiếm tiền tiêu vặt từ đồ ăn như chè, thạch, hoa quả...
Đứng trước quy định người kinh doanh, bán hàng trên mạng xã hội như Facebook phải kê khai, nộp thuế, nhiều người đang kinh doanh qua mạng Facebook tỏ ra vô cùng lúng túng.
Ngày 9.12, Bộ Công thương ban hành Thông tư số 47 quy định về quản lý website thương mại điện tử, đáng chú ý, người bán hàng trên mạng xã hội như facebook hiện nay sẽ phải kê khai và nộp thuế. Thông tư sẽ chính thức có hiệu lực vào ngày 20.1.2015.
Chị Vũ Đào Huyền Trang, Chuyên viên Sở Ngoại vụ tỉnh Vĩnh Phúc, một người mới mở shop online chuyên bán hàng “second hand” liên tục gửi link, thuê người “tăng like”, quảng cáo để mở rộng cho nhiều người quan tâm đặt mua. Khi biết thông tin người bán hàng trên Facebook phải kê khai, nộp thuế, chị Trang lo lắng:
“Mua bán trên mạng hiện nay là rất bình thường. Mình có những đồ không dùng đến nữa, rủ bạn bè quyên góp lại rồi mang đi bán thêm chút tiền mua đồ mới thì cũng phải kê khai và nộp thuế sao? Nộp thuế như thế nào? Ai hướng dẫn để biết mà thực hiện? Nói như thế thì thôi mang đem cho còn hơn chứ bán đi rồi nộp thuế có bằng hòa, hết lời".
Anh Nguyễn Văn Trí, chuyên chỉnh sửa, in ảnh lên gỗ ở Giải Phóng, Hà Nội, dịch vụ chủ yếu quảng cáo, nhận đặt hàng trên mạng Facebook cho rằng: “Quản lý không dễ đâu, làm ngay từ đầu không làm giờ đến giữa rồi mới làm nên có rất nhiều vướng mắc và cơ chế quản lý. Mà mình chỉ kinh doanh nhỏ lẻ, giờ mà bảo nộp thuế nữa chắc lỗ chỏng vó. Mà đằng nào cũng đóng thuế thì thôi, em xin luôn mở shop cho oách".

ban hang tren facebook
Anh Nguyễn Văn Trí cho rằng nếu phải nộp thuế thì anh sẽ mở shop luôn
Bàn về vấn đề này, anh Hồ Tự Thông (Đường Tam Trinh, Phường Hoàng Văn Thụ, Q.Hoàng Mai) bình luận: Theo tôi thông tư ban hành về việc kê khai nộp thuế khi kinh doanh trên facebook chỉ giải quyết được phần ngọn còn phần gốc rất khó vì hiện nay facebook vẫn chưa có văn phòng đại diện tại Việt Nam. Ở những nước phát triển, mọi giao dịch mua bán đều được thông qua thẻ tín dụng, ít nhất nó cũng là dấu vết để cơ quan quản lý biết được và lần ra manh mối. Cho nên cơ quan thuế của họ phát hiện và truy thu thuế dễ hơn. Còn ở Việt Nam, thói quen giao dịch bằng tiền mặt thì để truy thuế rất khó.
Giờ lên facebook tràn lan người kinh doanh buôn bán, họ là ai, ở đâu, tên tuổi cụ thể ....rất khó để làm rõ. Họ có thể đăng số điện thoại lên đó nhưng sự thật danh tính là ai thì làm sao mà quản lý được?
Trong khi đó, khi được hỏi những người bán hàng trên Facebook đa số cho biết chưa từng quan tâm đến quy định về quản lý, kê khai và nộp thuế bán hàng qua mạng xã hội. Không ít người tỏ ra lúng túng vì cho rằng quy định chung, chưa biết phải thực hiện thủ tục thông báo, đăng ký, kê khai và nộp thuế như thế nào. 
Chia sẻ sự lo lắng của mình, chị Diệu Thuần (Trung Kính, Từ Liêm, HN) chuyên cung cấp bán đồ ăn đêm cơm, phở, bánh mỳ cho hay: “Từ trước đến nay mình lấy trang Facebook cá nhân để bán hàng, chứ không lập fanpage hay group nào cả. Như vậy, có phải kê khai và nộp thuế không? Luật cần quy định rõ ràng, không thể chỉ chung chung là trang thương mại điện tử. Vì theo mình được biết, hiện nay kinh doanh online có rất nhiều hình thức và nhiều kênh khác nhau”.
Đồng quan điểm với ý kiến trên, chị Kiều Anh, chủ shop thời trang trên mạng xã hội có tên là Cherry Shop băn khoăn: “Tại sao ra quy định mà không có hướng dẫn cho người dân biết về hình thức đăng kí và kê khai và nộp thuế trong những trường hợp nào? Quy định quá chung chung, không rõ ràng khiến nhiều người chẳng biết mình có nằm trong diện phải kê khai, nộp thuế hay không. Đối với những cửa hàng nhỏ, muốn đưa sản phẩm mình lên website thì phải làm thế nào? Hiện nay, nhà nước đã ra quy định rồi thì nên hướng dẫn cụ thể cho người dân chứ đừng để tình trạng thực hiện rồi mà người dân vẫn còn loay hoay không biết mình nằm trong diện nào”. 
15:58 10-12-2014
An Nhiên

Hãy lấy Nam Bắc Hàn để nêu lên hình ảnh Việt Nam



Nguyên Thạch (Danlambao) - Dân ta thường nói "Đất lành chim đậu" hay "Cây cam ở vùng đất tốt sẽ đơn hoa kết trái ngọt ngào, ngược lại cũng cây cam nhưng trên vùng đất xấu sẽ èo uột và chua chát".

Người Đại Hàn (còn gọi là Triều Tiên) dẫu ở Nam hay ở Bắc thì vẫn là người Đại Hàn, nhưng chính vì thể chế vận hành quốc gia của 2 miền đã dẫn đến một sự cách biệt rất lớn về tư duy, đời sống xã hội cũng như kỹ nghệ và kinh tế... sự khác biệt này ví như ngày với đêm, như trắng với đen.
 
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia:

Chiến tranh Triều Tiên là cuộc chiến xảy ra và kéo dài từ giữa năm 1950 đến năm 1953 trên bán đảo Triều Tiên bị chia cắt vì sự chiếm đóng tạm thời của Liên Xô và Hoa Kỳ. Chiến sự được châm ngòi vào ngày 25 tháng 6 năm 1950 khi Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên (Bắc Triều Tiên) tấn công Đại Hàn Dân quốc (Nam Triều Tiên). Quy mô cuộc chiến trở nên lớn khi lực lượng của Liên hiệp quốc được Hoa Kỳ lãnh đạo và sau đó là Chí nguyện quân của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa can thiệp. Chiến cuộc kết thúc khi hai miền đạt được một thỏa hiệp ngừng bắn vào ngày 27 tháng 7 năm 1953.

Lực lượng hỗ trợ chính cho miền Bắc là Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với sự tiếp ứng hạn chế của Liên Xô trong hình thức các cố vấn quân sự, phi công quân sự và vũ khí. Đại Hàn Dân Quốc được lực lượng Liên hiệp quốc, chủ yếu là quân đội Hoa Kỳ, hỗ trợ. Trước cuộc xung đột, CHDCND Triều Tiên và Đại Hàn Dân Quốc tồn tại như hai chính phủ lâm thời đang tranh giành ảnh hưởng kiểm soát toàn bộ Bán đảo Triều Tiên. 
  
Ở Việt Nam, ai cũng biết Hiệp định Genève 1954, lấy sông Bến Hải làm lằn ranh giữa 2 miền, từ vĩ tuyến 17 trở ra Bắc thuộc VNDCCH tức Việt Nam cộng sản, từ vĩ tuyến 17 trở vô Nam thuộc VNCH.

Người cộng sản, cho dẫu ở Bắc Hàn Kim Nhật Thành hay ở Bắc Việt Hồ Chí Minh cũng đều mang những tham vọng giống nhau là phải dùng mọi phương tiện để đánh và cướp cho bằng được đối thủ miền nam, điều đó được xem là chủ trương, là cứu cánh.

Cho bán đảo Triều Tiên, chúng ta hãy đưa ra những "kịch bản" để ước đoán sự việc nó sẽ ra sao, giá như sau 1953, Bắc Hàn tiếp tục thực hiện mưu đồ tấn công và cướp được Nam Hàn thì giờ này (2014) cả Đại Hàn thống nhất dưới thể chế độc đảng toàn trị và thực hiện việc tiến lên XHCN thì cả nước sẽ như thế nào?. Kịch bản này, tác giả xin nhường lại phần suy đoán và bình luận cho bạn đọc.

May thay cho dân Nam Hàn vì trên thực tế, kịch bản đó đã không xảy ra và như phần đông đều biết. Nam Hàn được xem là một trong những con rồng châu Á với mức thu nhập GDP khá cao 25.000 USD vào năm 2007, GDP bình quân 2012: 49.965 USD.


Nam Hàn đạt được vị trí đứng hàng thứ 3 ở châu Á và hàng thứ 10 trên thế giới cùng nền kỹ nghệ điện tử, xe hơi, chiếm được vị thế trên thương trường quốc tế rất sung mãn. Hàng hóa của Nam Hàn khá đạt tiêu chuẩn và cộng đồng nhân loại cũng đã hài lòng.

Thật vinh dự và đáng tự hào, sau Chiến tranh Triều Tiên, kinh tế Hàn Quốc đã phát triển nhanh chóng, từ một trong những nước nghèo nhất thế giới trở thành một trong những nước giàu nhất. Cuối thế kỷ 20, Hàn Quốc là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất trong lịch sử thế giới hiện đại. GDP (PPP) bình quân đầu người của đất nước đã nhẩy vọt từ 100 USD vào năm 1963 lên mức kỉ lục 10.000 USD vào năm 1995 và 25.000 USD vào năm 2007. Bất chấp các ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á 1997, nước này đã khôi phục kinh tế rất nhanh chóng và vững chắc. 

Người ta thường nhắc đến sự phát triển thần kỳ về kinh tế của Hàn quốc như là "Huyền thoại sông Hán", đến nay huyền thoại này vẫn tiếp tục. Hàn Quốc cũng là một nước phát triển có sự tăng trưởng kinh tế nhanh nhất, với tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 5% mỗi năm - một phân tích gần đây nhất bởi Goldman Sachs năm 2007 đã chỉ ra Hàn Quốc sẽ trở thành nước giàu thứ 3 trên thế giới vào năm 2025 với GDP bình quân đầu người là 52.000 USD [1] và tiếp 25 năm sau nữa sẽ vượt qua tất cả các nước ngoại trừ Hoa Kỳ để trở thành nước giàu thứ hai trên thế giới, với GDP bình quân đầu người là 81.000 USD [2].

Hãy đơn cử một vài so sánh giữa Nam và Bắc Hàn:

Sau mấy chục năm, Hàn Quốc trở thành một cường quốc kinh tế, đứng vào hàng ngũ 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới. Hàn Quốc có những công ty nổi tiếng toàn cầu như Samsung, Hyundai, LG...

Miền Bắc trung thành với triết lý tự cung tự cấp, trở thành một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới.

Dưới đây là một số dữ liệu cho thấy sự khác nhau rõ rệt giữa hai miền về kinh tế và xã hội. 

- GDP của Hàn Quốc (sức mua tương đương) là 1,622 tỷ USD. Triều Tiên là 40 tỷ USD. 

- GDP của Hàn Quốc (tỷ lệ tăng trưởng thực tế) là 2,7%. Triều Tiên là 0,8%. 

- GDP bình quân đầu người của Hàn Quốc là 32.400 USD tại Hàn Quốc. Triều Tiên chỉ là 1,800 USD. 

- Xuất khẩu của Hàn Quốc là 552,6 tỉ USD, trong khi của Triều Tiên chỉ là 4,71 tỉ USD. 
  
Trở về với Việt Nam, theo cổng tin điện tử từ văn phòng của Thủ tướng thì thu nhập bình quân đầu người của 2013 là khoảng 1.960 USD. Đây là thống kê của nhà nước VN, còn thực hư như thế nào thì chưa rõ. (3)

Sau khi tham khảo những con số khác biệt giữa Nam Hàn và Bắc Hàn về mọi chi tiết từ cuộc sống cho đến nguồn thu nhập, từ mức sinh hoạt cho đến niềm tự hào, tiếng thơm cũng như tiếng thúi trước cồng đồng thế giới, chúng ta thấy rằng Việt Nam dường như giống hệt Bắc Hàn về nhiều mặt. Tuy nhiên, khi nói thì cũng phải lột cho cạn lời là Việt Nam có phần hơn Bắc Hàn là sách lược "trai đi lao nô, gái đĩ xứ người" hầu mong thu hồi ngoại tệ.

Như đã nêu trên, Nam Hàn hay Bắc Hàn thì cũng là người Đại Hàn. Bắc Việt hay Nam Việt thì cũng đều là người Việt. Người miền Bắc "đã chiến thắng" và cướp được miền Nam, họ biến những con người này thành khối nạn nhân có cùng chung số phận với người miền Bắc trước đó, nghĩa là nghèo khổ, khốn khó, gian manh, lừa dối... giống nhau. Sau 40 năm dưới cái gọi là thống nhất để rồi xuyên suốt 40 cả nước lâm vào cảnh nghèo đói lầm than, dân oan lê thân khắp 2 miền đất nước!

Trước sự thất bại thê thảm hiển nhiên này, đảng và guồng máy cầm quyền luôn ngụy biện cho sự thất bạo não nề dưới bàn tay cai trị của mình bằng cách đổ lỗi cho chiến tranh mà quên rằng Nhật bản, Đại Hàn cũng là những nước đã phải trải qua chiến tranh và thậm chí là một trong những nước nghèo. Vậy mà họ đã vươn lên được ngang tầm với thế giới, trong khi VN vẫn luôn ù lì tụt hậu so với láng giềng hơn cả hằng trăm năm. Giờ đây, VN có nguy cơ thua sút với ngay cả Lào và Campuchea, thế mới đau!.

Họ vẫn luôn cay cú và đổ lỗi cho chất độc da cam vốn đã chìm vào dĩ vãng gần 40 năm về trước mà quên rằng trong hiện tại Tàu cộng đã và đang liên tục hàng ngày hàng giờ tống khứ những thực phẩm, những chất độc hại vào VN nhằm mục đích giết hại dần mòn dân tộc này mà chẳng cần tiếng súng xâm lăng.

Người Việt ở trong hay ngoài nước cũng đều là người Việt, có cùng lịch sử, có cùng chỉ số IQ giống nhau nhưng tại sao người Việt hải ngoại lại siêng năng cần mẫn, thành công rực rỡ, bên cạnh lo liệu cho cuộc sống riêng họ, cho gia đình cơ ngơi của họ, họ còn đã rất quan tâm thương yêu cũng như cưu mang những mảnh đời kém may mắn còn bị kẹt lại ở chốn "thiên đường XHCN" mà hàng năm, hàng chục tỉ đô la được gói ghém gởi về cố quốc, vô tình giúp chế độ kéo dài.

Cái sự khác biệt như ngày với đêm, như đen với trắng, như vườn thơm với địa ngục là do cái thể chế, cái chủ nghĩa. Đây là nguyên nhân chính mà một quốc gia có thể tiến đến Tự Do Dân Chủ Hạnh Phúc Nhân Bản và cường thịnh hay sa vào địa ngục trần gian. Thiết nghĩ người cộng sản không phải họ không biết điều đó nhưng bởi lòng tham hạ đẳng, vì lợi ích riêng tư cho cá nhân và băng đảng nên họ đã đan tâm quên đi cái lợi ích cao cả cho toàn dân tộc. Họ là những con người thấp hèn, thật vậy. 
  


_________________________________

Chú thích: