Tuesday, October 13, 2015

Sập bẫy buôn người: Hàng ngàn phụ nữ “đi làm ăn xa” bí hiểm

Theo Thanhnien-13/10/2015 05:25
Nhiều phụ nữ ở Nghệ An bị lừa sang Trung Quốc rồi bặt vô âm tín, để lại những đứa trẻ thiếu mẹ, những người chồng lầm lũi trong cảnh gà trống nuôi con.
Bà Vi Thị Hường (xã Yên Na) ngóng con dâu bị đưa sang Trung Quốc lấy chồng - Ảnh: K.Hoan
Bà Vi Thị Hường (xã Yên Na) ngóng con dâu bị đưa sang Trung Quốc lấy chồng - Ảnh: K.Hoan
Theo số liệu thống kê của Công an H.Tương Dương, hiện có 3.014 người rời khỏi huyện đi làm ăn xa, trong đó có 1.301 phụ nữ. Số người đi Trung Quốc làm ăn là 1.243 người.
Tại H.Con Cuông kề bên, thống kê của Hội Phụ nữ huyện cho biết hiện có 1.091 phụ nữ bỏ bản đi làm ăn xa, trong đó có 38 người nghi bị đưa sang Trung Quốc.
Những người chồng ngóng vợ
“Ở bản ta, đi Trung Quốc lấy chồng thì nhiều nhưng có 6 trường hợp đang mất tích. Họ đã bị bán rồi và không về”, ông Vi Xuân Hoàng, Trưởng bản Hồng Điện (xã Đôn Phục, H.Con Cuông) nói.
Ông Hoàng dẫn chúng tôi đến nhà anh Lô Văn Tam, một người đàn ông đang sống trong cảnh gà trống nuôi con vì vợ đã bị bán từ mấy năm nay. Căn nhà lá nằm dưới chân núi đóng cửa. Ông Hoàng đi một vòng quanh nhà gọi cửa nhưng không ai trả lời. Ông Mạc Văn Khay, hàng xóm với anh Tam nói vọng sang: “Nó đi rẫy rồi! Chắc tối mới về”.
Ông Khay là chú họ của anh Tam. Theo ông Khay, năm 2010, anh Tam lấy vợ. Hai năm sau, vợ anh là V.T.Q bỗng dưng mất tích, bỏ lại cho anh đứa con mới hơn 1 tuổi. Anh Tam chạy khắp nơi tìm kiếm vợ nhưng không có kết quả. Mới đây, anh đi dò hỏi thì có người nói chị Q. đã bị lừa sang Trung Quốc và bị bán làm vợ ở bên đó. “Nó rất hiền lành, siêng năng, không rượu chè. Năm ngoái nhà nó ở trên kia bị cháy, tôi gọi nó về bảo dựng nhà gần nhà tôi mà ở. Từ ngày vợ nó đi, nó rất buồn, nó cứ mong cho vợ nó về”, ông Khay kể.
Ông Khay cũng có con gái là M.T.M bị dụ đi khi 17 tuổi. M. bị tật bẩm sinh ở chân, phải đi cà nhắc. Cuối tháng 3.2011, một người phụ nữ trong xã tên Hà đã lấy chồng bên Trung Quốc về thăm nhà, đến rủ M. đi sang trông con cho một người bà con của M. cũng lấy chồng bên đó. Ông Khay kể, sau khi M. được đưa đi, người nhà của bà Hà mang đến cho ông 10 triệu đồng, nói trả tiền công trước cho M. Năm ngoái, người này lại mang đến cho ông 5 triệu đồng nói của M. gửi về. Ông Khay vẫn tin con gái mình đang làm ăn bên Trung Quốc và không dám tin con ông đã bị đem bán làm vợ. Nhưng ông cũng đang lo lắng vì từ khi rời nhà đến nay, M. không một lần liên lạc về nhà.
Cách nhà ông Khay không xa là nhà của Vi Văn Vĩ. Anh Vĩ lấy chị L.T.D, người ở xã Tam Quang (H.Tương Dương). Cách đây chừng 3 tháng, sau một đêm ngủ dậy, anh Vĩ thấy chị D. bỗng dưng bị mất tích. Anh Vĩ cất công đi tìm thì có người nói chị D. đã theo một người trong xã sang Trung Quốc.
Căn nhà hiu quạnh của anh Lô Văn Tam (xã Đôn Phục, H.Con Cuông) - Ảnh: K.Hoan
Căn nhà hiu quạnh của anh Lô Văn Tam (xã Đôn Phục, H.Con Cuông) - Ảnh: K.Hoan
Nhà có 4 con dâu thì 3 đứa biệt tích...
“Nhà ta có 4 đứa con dâu thì 3 đứa bỏ đi Trung Quốc lấy chồng rồi, để lại cho ta 4 đứa cháu”, ông Lô Hữu Nghị ở bản Bón (xã Yên Na, H.Tương Dương) than thở.
Ngồi xếp bằng trên chiếc chiếu trải giữa căn nhà sàn cũ, ông Nghị buồn bã kể, vợ chồng ông có 4 đứa con trai thì 2 đứa nghiện ma túy rồi chết vào năm 2010. Vài tháng sau khi chồng chết, hai con dâu của ông cũng cuốn gói ra đi, để lại cho ông 3 đứa cháu đang tuổi bồng bế. Con trai út bị câm điếc, năm 2010 lấy vợ ở xã Tam Quang, cùng huyện. Một năm sau, chị vợ sinh con nhưng rồi mấy tháng sau cũng bỏ con lại cho chồng đi biệt tăm. Ông Nghị lên xã nhờ thông báo tìm kiếm nhưng đến nay vẫn bặt vô âm tín. “Ta nghe nói cả 3 đứa bị lừa đi làm ăn và bị bán sang Trung Quốc rồi. Trong 3 đứa, chỉ có một đứa thỉnh thoảng có gọi điện về nói đã lấy chồng bên đó, không về nữa, còn 2 đứa không biết chúng sống chết thế nào”, ông Nghị thở dài.
Ôm đứa cháu nội 5 tuổi trong lòng, bà Vi Thị Hường, vợ ông Nghị, nói: “Hồi mẹ nó ra đi, thằng bé mới hơn 1 tuổi. Nó khát sữa cứ khóc suốt. Đêm mô cũng khóc ngằn ngặt đòi mẹ”. Ông Nghị ngồi bên cạnh chen ngang câu chuyện: “Ba đứa kia thì lớn hơn nó nhưng hồi mẹ chúng mới bỏ đi, vợ chồng tui cũng khổ lắm. Giờ chúng còn mẹ mà cũng như mồ côi. Chúng cứ hỏi mẹ đi mô mà lâu rứa, tui phải nói mẹ đi làm ăn, cứ lo học hành đi, rồi mẹ về. Đó là tui lừa mấy đứa cháu thôi chứ không biết mẹ chúng có về nữa hay không”.
Bà Lương Thị Thái ở bản Hồng Điện (xã Đôn Phục) cũng sống hiu quạnh trong căn nhà nằm sát bên con đường đất liên xã. Con trai bà buôn bán ma túy, phải thụ án 19 năm tù. Sau khi chồng đi tù, người vợ là chị M.T.S cùng đứa con hơn 2 tuổi cũng mất tích từ 2 năm nay. Bà Thái đến UBND xã nhờ tìm kiếm để đưa đứa cháu về cho bà nuôi nhưng nghe đâu cả hai mẹ con đã sang Trung Quốc. Hai năm nay, bà Thái sống trong tâm trạng buồn bã, mỏi mòn ngóng cháu. Gặp ai, bà cũng hỏi có thấy con dâu và đứa cháu nội của bà không. (Còn tiếp)
 
Trung tá Lê Tiến Nam, Phó phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội (PC45), Công an Nghệ An, cho biết sau khi bị lừa sang Trung Quốc, các nạn nhân bị bán và rơi vào một trong các hoàn cảnh: bị bắt làm vợ, bị bắt lao động hoặc bị bắt làm gái bán dâm. Trong số những nạn nhân được giải cứu, hầu hết cuộc sống của họ sau khi bị bán là rất khổ cực. Riêng 9 tháng đầu năm nay, PC45 và công an các huyện ở Nghệ An đã phá 13 vụ án buôn bán người sang Trung Quốc, khởi tố 37 bị can, giải cứu 20 nạn nhân.
Khánh Hoan

TQ làm gì nếu Mỹ điều tàu tới các đảo?

Thạc sỹ Lê Thành LâmGửi tới BBC từ London
11 tháng 10 2015

Image copyrightGetty
Image captionTác giả cho rằng Hoa Kỳ đang có nhiều lý do để tiều tàu chiến vào các khu vực trong phạm vi 12 hải lý gần các đảo nhân tạo mà TQ xây trên Biển Đông.
Hôm 8/10, một số tờ báo quốc tế dẫn lời các quan chức quân sự Mỹ cho biết Mỹ có thể sắp triển khai tàu chiến vào trong phạm vi 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Câu hỏi hiện đang đặt ra là liệu Tổng thống Obama có phê chuẩn kế hoạch này? Và Trung Quốc sẽ hành động thế nào nếu Mỹ triển khai kế hoạch trên?
Có bốn lý do được đưa ra để có thể nhận định rằng Mỹ sẽ điều tàu chiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc.
Thứ nhất, việc cử tàu chiến tới khu vực này đã nằm trong kế hoạch của Mỹ khi mà trước đó Mỹ đã cân nhắc việc điều phi cơ hay tàu chiến tới phạm vi 12 hải lý quanh những bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đang tiến hành cải tạo.
Cụ thể vào tháng 5/2015, Mỹ đã điều phi cơ trinh sát P8-A Poseidon tới đá Chữ Thập làm nhiệm vụ tuần tra trên Biển Đông.
Thứ hai, Tổng thống Obama dường như đang phải chịu sức ép từ phía cả hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa về việc cần phải có những hành động cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trên Biển Đông.
Hồi tháng Chín, 29 nghị sỹ Mỹ của cả hai đảng trên đã cùng ký vào một bức thư kêu gọi điều máy bay và tàu hải quân tới các đảo nhân tạo của Trung Quốc nhằm phản đối các hành động gây đe dọa tới tự do hàng hải và an ninh quốc tế của Trung Quốc.
Thứ ba, việc Trung Quốc ngang nhiên bồi đắp các đảo nhân tạo và xây dựng căn cứ quân sự trên các đảo này dường như đang thách thức chính sách xoay trục của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương.
Nếu Mỹ không có hành động cứng rắn với Trung Quốc, vai trò và vị thế của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thế sẽ bị suy giảm đáng kể.
Ngoài ra, giới quan sát cho rằng quan Hoa Kỳ và Trung Quốc đã không đạt được giải pháp cho vấn đề Biển Đông trong chuyến thăm mới đây của Chủ tịch Tập Cận Bình.
Do đó, sẽ không có nhiều rào cản buộc Mỹ phải tuân theo trong việc điều tàu chiến tới khu vực đang có tranh chấp trên Biển Đông.

Đáp trả thế nào?

Vậy Trung Quốc sẽ đáp trả như thế nào nếu Mỹ triển khai kế hoạch điều tàu chiến tới Biển Đông mà Trung Quốc cho rằng thuộc phạm vi lãnh hải của mình?
Nhìn lại sự kiện phi cơ trinh sát P8-A Poseidon của hải quân Mỹ bay qua đá Chữ Thập hồi tháng Năm, Trung Quốc lúc đó được cho rằng đã 8 lần gửi yêu cầu phi cơ Mỹ phải rời khỏi không phận của nước này thông qua sóng radio mà không hề có bất cứ hành động quân sự nào đáp trả.
Image copyrightGetty
Image captionLực lượng hải quân của Trung Quốc được cho là đã có tiến bộ về tiềm lực, song vẫn còn có khoảng cách xa trên thực tế so với hải quân của Hoa Kỳ.
Trước đó, vào hồi tháng 4/2012 hai tàu hải giám của Trung Quốc đã chạm mặt với soái hạm BRP Gregorio Del Pilar của hải quân Philippines trên vùng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông.
Tình trạng đối đầu giữa hai bên được duy trì trong suốt gần một tháng bằng việc hai bên liên tục có những sự điều động tại khu vực này.
Tuy vậy, cả Trung Quốc và Philippines dường như đều tránh đối đầu quân sự và tìm cách giải quyết vấn đề thông qua con đường ngoại giao.
Có thể thấy, có lẽ giải quyết xung đột tranh chấp bằng hành động quân sự không phải là lựa chọn tự động và tối ưu của chính quyền Tập Cận Bình, ngay cả khi Manila còn thua xa Bắc Kinh về tiềm lực quân sự (mà có thể là Bắc Kinh e ngại sự hậu thuẫn của Washington với Minala).
Nếu phải đối đầu với một Hoa Kỳ được cho là có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới, Trung Quốc cũng sẽ đủ tỉnh táo để tránh đối đầu quân sự.
Với tiềm lực vũ khi hạt nhân như hiện nay, cả Trung Quốc và Mỹ đều hiểu rằng xung đột quân sự giữa hai bên có thể dẫn tới những hậu quả khôn lường, lớn hơn.
Hơn nữa, khu vực tranh chấp trên Biển Đông mà Trung Quốc cho rằng thuộc lãnh hải của nước này lại không được Mỹ và quốc tế công nhận.
Trong khi đó, Mỹ lại cho rằng hành động điều tàu chiến tới khu vực này nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải quốc tế.
Do đó, sẽ khó cho Trung Quốc có được sự ủng hộ của quốc tế nếu Bắc Kinh muốn có hành động quân sự đáp trả.
Vì vậy, kịch bản đưa ra nếu Mỹ điều tàu quân sự tới khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc trên Biển Đông là Trung Quốc cũng sẽ triển khai lực lượng hải quân của mình vừa nhằm uy hiếp vừa nhằm thể hiện sức mạnh quân sự với Mỹ.
Và giải quyết xung đột thông qua con đường ngoại giao có lẽ vẫn là giải pháp được cả hai bên ưu tiên.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, nguyên Trưởng Bộ môn Chính trị Ngoại giao, Khoa Quan hệ Quốc tế, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.

VN muốn vay quốc tế 3 tỷ USD 'để đảo nợ'

 Theo BBC-13 tháng 10 2015
Image copyrightGetty
Image captionGiới chuyên gia cảnh báo nợ công Việt Nam có thể chạm trần trong thời gian tới
Chính phủ Việt Nam đề xuất phương án phát hành trái phiếu quốc tế khoảng 3 tỷ USD để giải quyết hàng loạt khó khăn trong nước.
Đề xuất được Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng đưa ra khi báo cáo trước Thường vụ Quốc hội sáng hôm 12/10.
Truyền thông Việt Nam nói Luật Ngân sách không cho phép phát hành trái phiếu quốc tế để đảo nợ.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách Phùng Quốc Hiển thừa nhận điều này mặc dù nói việc phát hành trái phiếu mới "gần như là cách khả thi nhất" khi mà phát hành trái phiếu trong nước từ đầu năm đến nay đang gặp khó, vẫn còn hơn 40% chưa thực hiện được.
“Chính phủ đang đề nghị phát hành trái phiếu quốc tế, tất cả đều giành cho đảo nợ. Nếu Quốc hội bảo không thì Chính phủ phải chấp hành, nhưng khi đó tình hình sẽ hết sức khó khăn,” ông Hiển nói.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng được dẫn lời nói đề xuất này là vì trong giai đoạn 2015-2016 "nguồn vay để bù đắp bội chi còn hạn chế" và "khối lượng trái phiếu đến hạn trong giai đoạn này là tương đối lớn (363.166 tỷ đồng) cần thiết phải thực hiện tái cơ cấu".
“Các nguồn tài chính trong nước khác đã được huy động tối đa nên không thể dùng để tái cơ cấu danh mục nợ này. Vì vậy, Chính phủ trình Quốc hội cho phép trong giai đoạn 2015-2016 được phát hành trái phiếu quốc tế để tái cơ cấu nợ trong nước”, ông Dũng nói.
Đề xuất khối lượng phát hành trái phiếu quốc tế khoảng 3 tỷ USD, kỳ hạn từ 10-30 năm, được nói là để tái cơ cấu các khoản nợ trái phiếu Chính phủ trong nước giai đoạn 2015-2016.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng được dẫn lời mô tả điều ông gọi là việc đi vay bằng trái phiếu lần này sẽ "góp phần giảm áp lực về vốn ngoại tệ của các ngân hàng trong nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, giảm áp lực lên tỷ giá hối đoái và ổn định kinh tế vĩ mô."
Chín tháng đầu năm, nợ phải trả của Chính phủ khoảng 160.000 tỷ, trong khi huy động từ trái phiếu mới đạt hơn 127.000 tỷ.
Đầu tháng Chín năm nay, Bộ Tài chính công bố số liệu cho thấy nợ công của Việt Nam tăng lên hơn 2,36 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2014.
Mức này tương ứng với 59,6% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và cao hơn 5,1% so với cùng kỳ năm 2013.
Hiện trần nợ công của Việt Nam được đặt ở mức 65%.
Image copyrightReuters
Image captionNhiều quyết định về kinh tế được đưa ra trước Đại hội Đảng 12.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo con số này có thể sẽ sớm vượt ngưỡng an toàn vì chính phủ không có khả năng giảm nợ công xuống trong năm nay.
Báo điện tử VietnamNet hôm 10/6 dẫn báo cáo từ Bộ Tài chính trong đó nhận định rằng nợ công trong 4 năm qua "vẫn tăng nhanh chóng mặt," và phần tăng lên chủ yếu là nguồn vay trong nước.
Kinh tế gia Nguyễn Trần Bạt hồi giữa năm nay nói với BBC rằng Việt Nam đang đối mặt với khó khăn từ nhiều mặt.
"Khi nào kinh tế khu vực không có cải thiện đáng kể thì chính phủ vẫn phải tiếp tục sử dụng đầu tư để bù đắp suy thoái kinh tế", ông nói.
"Nợ công là một con ngựa khó cưỡi, nhưng lại có thể chở người Việt ra khỏi tình trạng suy thoái mấy năm vừa rồi."
"Tôi nghĩ rất khó để chính phủ có thể giảm nợ công xuống, nếu kinh tế thế giới không có cải thiện đáng kể."
Ông Bạt cho rằng việc Việt Nam không còn được hưởng các khoản vay ưu đãi của quốc tế và phải tiếp cận vốn vay thương mại nước ngoài nhiều hơn trong thời gian tới là một bất lợi lớn.
"Các chi phí dành cho các khoản vay nợ để đầu tư sẽ lớn hơn. Đi kiếm tiền ra để trả lãi sẽ là một gánh nặng thực sự", ông nói
"Tôi không biết là chính phủ sẽ dựa vào đâu để có thể đi qua gánh nặng hiện nay."
Ông cũng cảnh báo về việc tăng thu chỉ đủ để trả lãi nếu không giảm được nợ công.
"Đó là một nguy cơ có thật. Không có cách giải quyết khác. Nếu không làm ra tiền để trả nợ thì phải vay tiếp và càng ngày tỷ trọng đi vay để trả lãi sẽ càng lớn lên."
Hãng tin Bloomberg hôm 10/6 dẫn lời ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, cho rằng nợ công đang tăng lên "quá nhanh".
Ông Kiên cho biết nợ công có thể tăng lên mức 64% vào cuối năm 2015.
"Nợ công đang tăng ở tốc độ nhanh nhất từ trước đến nay, trong thời điểm mà nền kinh tế tăng trưởng chậm nhất", ông nói trong cuộc phỏng vấn với Bloomberg.
"Chúng tôi cần phải thận trọng hơn trong việc chi tiêu".

Trước ĐH 12: Lo ngại 'cán bộ giàu nhanh'

Theo BBC-13 tháng 10 2015
Image copyrightReuters
Image captionChủ tịch Trương Tấn Sang thừa nhận “công tác chống tham nhũng rất quyết liệt nhưng chưa đạt mục tiêu"
Sau khi kết thúc Hội nghị 12 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thông trong nước tường thuật về phát biểu của các nhà lãnh đạo, trong đó nhắc đến vấn đề "cán bộ giàu lên rất nhanh".
Đại hội toàn quốc lần thứ 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam dự kiến sẽ diễn ra đầu năm 2016.
Trong buổi tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 4 hôm 12/10 trước kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa 13, Chủ tịch Trương Tấn Sang đã trả lời chấn vấn về “một số cán bộ giàu lên rất nhanh, không biết bằng cách nào trong lúc án tham nhũng lớn chưa được xử lý triệt để”.
Báo Tiền Phong hôm 13/10 dẫn lời ông Sang thừa nhận “công tác chống tham nhũng rốt ráo, rất quyết liệt nhưng chưa đạt mục tiêu. Chưa ai thừa nhận đã ngăn chặn, đẩy lùi được tham nhũng”.
Chủ tịch “mong cô bác tiếp tục giám sát và khi biết thông tin gì thì gặp chúng tôi phản ánh, chất vấn”.
Cùng ngày, trong một bài về “chống diễn biến hòa bình”, báo Công an Nhân dânviết: “Trước Đại hội 12, tiêu chuẩn lựa chọn Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương được Đảng nêu ra rất cụ thể, rõ ràng, tỏ rõ thái độ kiên quyết không để lọt vào Trung ương những người “kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính”.
Hôm 13/10, báo Tuổi Trẻ tường thuật lời ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh tại phiên họp trù bị Đại hội đại biểu lần 10 nhiệm kỳ 2015-2020 Đảng bộ TP.
Image copyrightReuters
Image captionÔng Nguyễn Phú Trọng đang là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
“Ông Hải đề nghị các đại biểu chọn những người tiêu biểu về phẩm chất đạo đức, có trí tuệ, có uy tín để bầu vào ban chấp hành Đảng bộ TP khóa 10 cũng như bầu đại biểu dự đại hội Đảng toàn quốc,” báo này viết.
Liên quan đến khái niệm ‘giàu nhanh’, trước đó, phiên bản điện tử của Đài Tiếng nói Việt Nam ghi nhận ý kiến của ông Vũ Quốc Hùng, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương:
“Những quy định về kê khai tài sản ở Việt Nam đã thực hiện nhiều năm nay nhưng vấn đề là làm thế nào nhận biết sự trung thực trong khai báo ấy và tránh kê khai hình thức”.
“Thực tế lâu nay, sau khi kê khai tài sản xong thì một bộ phận biết rồi cất đi, cộng với sự nể nang, né tránh thì không ổn”, ông Hùng được báo này dẫn lời

Thiếu niên bị công an tạm giam qua đời, luật sư đại diện lên tiếng

Mẹ và anh chị của nạn nhân Đỗ Đăng Dư cầm biểu ngữ phản đối. (Facebook: Dung Truong)
Mẹ và anh chị của nạn nhân Đỗ Đăng Dư cầm biểu ngữ phản đối. (Facebook: Dung Truong)
Vụ chết người mới nhất trong lúc bị công an Việt Nam tạm giam đã gây ra phẫn uất trong dư luận mấy ngày qua. Kể từ ngày 10/10 - ngày nạn nhân Đỗ Đăng Dư (17 tuổi) qua đời - một số người dân tại Hà Nội đã đến trước bệnh viện Bạch Mai, nơi nạn nhân được điều trị trong những ngày cuối đời, cùng với nhiều biểu ngữ để lên tiếng phản đối vụ gây chết người mà họ cho là do công an gây ra, đồng thời kêu gọi giúp đỡ cho gia đình nạn nhân. Ban Việt ngữ đài VOA phỏng vấn Luật sư Trần Thu Nam, người đã nhận lời miễn phí bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân Đỗ Đăng Dư trong quá trình điều tra, xét xử vụ án.
Thiếu niên Đỗ Đăng Dư, 17 tuổi, bị Công an huyện Chương Mỹ, Hà Nội, bắt giam hôm 5/8 về hành vi ‘trộm cắp tài sản’, mà gia đình cho biết cụ thể là 2 triệu đồng của nhà hàng xóm.
Sau hai tháng tạm giam, ngày 4/10, gia đình Đỗ Đăng Dư nhận được điện thoại yêu cầu đến bệnh viện Bạch Mai gặp Dư gấp. Thông tin và hình ảnh đưa lên mạng xã hội ngay sau đó cho biết Đỗ Đăng Dư đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng với nhiều vết bầm tím trên cơ thể.
Tối 10/10, Đỗ Đăng Dư đã qua đời tại bệnh viện Bạch Mai.
Cái chết của Đỗ Đăng Dư đã khiến cho nhiều người dân bức xúc. Hình ảnh trên mạng Facebook cho thấy một số người đứng trước bệnh viện Bạch Mai đêm 10/10 với các biểu ngữ ghi ‘Đả đảo công an giết cháu: Đỗ Đăng Dư’ vào đêm em Dư qua đời.
Hôm sau (11/10), báo chí trong nước đồng loạt đưa tin Đỗ Đăng Dư bị bạn tù trong cùng buồng giam đánh vì ‘rửa bát bẩn’, dẫn đến tử vong sau đó.
Gia đình em Đỗ Đăng Dư đã nhờ Luật sự Trần Thu Nam tư vấn, đại diện trước pháp luật ngay khi em Dư còn đang được điều trị ở bệnh viên Bạch Mai. Theo thông tin từ LS. Nam, ông đã cùng với mẹ của em Đỗ Đăng Dư đến làm việc với công an Hà Nội vào cuối tuần qua và các bên đã đồng ý để cho giám định pháp y của quân đội thực hiện khám nghiệm tử thi. Nhưng LS. Nam đã không ký vào biên bản khám nghiệm tử thi vì lý do mà ông cho biết là ‘chỉ ghi những dấu vết bên ngoài thân thể mà không ghi các dấu vết bên trong khi phẫu thuật’.
Trước đó khi Đỗ Đăng Dư mới được đưa vào bệnh viện, một số thông tin trên mạng xã hội cho biết gia đình em Dư bị hạn chế thăm gặp em. Đối với thông tin này, LS. Trần Thu Nam trả lời:
LS. Trần Thu Nam: Cái đó cũng chỉ là nghe lại thôi. Thứ hai, có thể nó rơi vào hoàn cảnh là: Thứ nhất, lúc đó em Dư vẫn đang là bị can của vụ án trước (vụ ‘trộm cắp tài sản’) thì tiếp xúc của gia đình với bị can, theo luật Việt Nam, là bị hạn chế. Tuy nhiên vụ hạn chế tiếp xúc trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh (bị hôn mê, cấp cứu…) thì việc hạn chế cho gia đình tiếp xúc thì tôi cho đó là hành động phi nhân đạo. Bởi vì [trong trường hợp] có thể chết thì gia đình, người mẹ mong muốn được chứng kiến người con, rồi trong lúc cấp cứu chữa bệnh, người mẹ và gia đình cũng mong muốn biết tình trạng của con như thế nào thì đó là những mong muốn hoàn toàn hợp pháp và phải nên đáp ứng.
Chắc là họ sợ khi tiếp xúc sẽ chụp ảnh tung lên mạng, rồi có những cái gào khóc, thương xót gì đó… Nói chung là có một lý do gì đó mà họ hạn chế. Nhưng sau đó tôi biết là họ có cho tiếp xúc nhưng không nhiều, từng người một, không được thoải mái bởi vì nó liên quan đến quy định của bệnh viện.
VOA: Liên quan đến việc khám nghiệm tử thi mà luật sự có hiện diện, luật sư cho biết là đã không ký vào biên bản, xin luật sư giải thích lý do? Khi luật sư không ký, vụ việc sẽ đi tới đâu?
LS. Trần Thu Nam: Thực ra, khi luật sư không ký thì cái đó vẫn được coi là biên bản khám nghiệm. Ở đây có rất nhiều thành phần chứ không phải chỉ luật sư, có 2 người trong gia đình, Viện kiểm sát và điều tra viên, giám định viên, giám định pháp ý. Việc luật sư không ký chỉ thể hiện sự phản đối lại những điều họ chưa ghi đầy đủ vào biên bản đó thôi.
Hôm qua mới chỉ là biên bản khám nghiệm tử thi. Sau khi có biên bản khám nghiệm tử thi rồi thì cơ quan giám định mới rút ra kết luận giám định pháp y. Họ nói kết quả giám định pháp y sẽ nêu đầy đủ những dấu hiệu bên trong và nguyên nhân dẫn đến cái chết. Chúng tôi mong chờ việc đó. Nhưng thực sự mà nói, tôi hy vọng họ sẽ làm đúng bởi vì đây là giám định của quân đội thì kết luận nó khác với biên bản giám định tử thi. Bởi vì biên bản giám định tử thi này không phải do pháp y lập mà pháp y chỉ ký tên thôi. Biên bản khám nghiệm tử thi là do điều tra viên của vụ án lập, phải phân biệt như vậy.
Tuy nguyên nhân cái chết cũng quan trọng, nhưng ai gây ra vết thương đó mới quan trọng hơn.
VOA: Dựa trên những tiến trình đã xảy ra trong vụ việc này, khả năng tìm ra người gây ra cái chết có cao hay không?
LS. Trần Thu Nam: Hiện nay họ đã tìm được rồi, nhưng đúng người đó hay không thì không ai chắc chắn được. Họ đã tìm ra được người tên Bình, sinh năm 1998, bị giam cùng phòng với Đỗ Đăng Dư, là người đánh Dư bằng tay, chân và đập vào đầu. Họ đã tìm được và khởi tố vụ án, khởi tố bị can rồi. Nhưng còn có chính xác người đó đánh hay không thì phải trải qua quá trình điều tra, tranh tụng, xem xét hồ sơ tại tòa thì sẽ đối chất, xem đúng bị can đó đánh hay không.
VOA: Được biết một số luật sư khác cũng lên tiếng về vụ việc này?
LS. Trần Thu Nam: Trong vụ việc này, tôi có cử thêm một luật sư nữa, đó là Luật sư Lê Văn Luân. Bản thân tôi cũng muốn đưa thêm một số luật sư vào nữa để các luật sư quen thuộc với những vụ việc mang tính chất xã hội [cùng tham gia] và để tiếng nói của luật sư nhiều hơn để bảo vệ sự đúng đắn, nghiêm minh và công bằng của pháp luật.
Tôi cũng muốn các luật sư khác tham gia. Luật sư Ngô Ngọc Trai đã liên hệ với tôi cũng đã liên hệ với Luật sư Nguyễn Hà Luân nữa. Có thể sắp tới sẽ có thêm, nhưng việc tham gia có hợp pháp hay không thì phải hỏi ý kiến phía gia đình bị hại là nhà em Đỗ Đăng Dư nữa xem có đồng ý hay không. Nếu họ đồng ý thì các luật sư sẽ tham gia, còn nếu không đồng ý thì tôi sẽ tham gia một mình hoặc cùng với LS. Lê Văn Luân.
VOA: Cám ơn luật sư đã dành thời gian cho đài VOA.

Đệ nhất Dân Oan

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Nói đến dân oan, là nói đến nước CHXHCNCC với hàng triệu nạn nhân khắp ba miền Bắc, Trung, Nam. Nhưng vì mỗi dân oan mỗi cảnh, “mười phân vẹn mười”... oan cả, nên đã mấy chục năm qua, các “Oan gia”, tức các nhà khảo sát về Dân Oan không thể bình chọn ai là kẻ có thành tích oan vượt trội hơn cả để trao giải Dân Oan, một giải thưởng có khi còn khó khăn hơn giải No Beo Toán Bể Đồ.

Phải đợi cho đến sự xuất hiện lá thư không niêm đề ngày 29/9/2015 của bà Nguyễn Thanh Phượng- ái nữ ngài đương chức Thủ tướng nước CHXHCNCC Nguyễn Tấn Dũng gửi ba vị “Gờ Sờ Chấm Tờ Sờ/GS.TS” Lưu Văn Sùng, Đỗ Thế Tùng và Nguyễn Đình Kháng là những nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Chính trị, Khoa trưởng Khoa Kinh tế Chính trị, Viện trưởng Viện Kinh tế Chính trị học, thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, người ta mới gặp được một khuôn mặt dân oan nổi bật hơn hết, để chọn làm Đệ nhất Dân Oan.

Đệ nhất Dân Oan Nguyễn Thanh Phượng!

Căn cứ vào những yếu tố nào để các “Nhà” Dân Oan khẳng định đẳng cấp Dân Oan khôi nguyên, gọi cách bình dân là “Hoa hậu Dân Oan”của một đồng chí Cắt Mạng còn non choẹt về tuổi tác nhưng lão thành về sự nghiệp công danh lẫn thế lực quyền uy, cùng với một di sản không ai có là “Ông nội và ông ngoại cháu là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống ông nội con của cháu. Còn ba cháu là thương binh hạng 2/4, từng bị thương trong chiến đấu dành hai hòn của nhà chồng cháu, hiện trong người còn mang 11 mảnh đạn và nhiều thương tích, nó vẫn đang hành hạ ba cháu hằng ngày, nhưng ba cháu vẫn không về vui thú điền viên như Thánh Gióng, tiếp tục hy sinh đời bố củng cố đời con để cháu đang được như hôm nay”?

Lý do Dân Oan hàng hàng lớp lớp xuống đàng, đi lang thang khắp nước để kêu oan mấy chục năm qua không gì khác hơn là họ bị nhà nước cướp chính quyền, à quên, chính quyền cướp nhà cướp đất, cướp ao hồ, ủi “chòi canh”.

Nhưng chung quy, dân oan, dù bị chính quyền cướp mất ít, mất nhiều, hay mất sạch, thì những mất mát đó chỉ là vật chất. Trong khi dân oan Nguyễn Thanh Phượng, một siêu công dân nước CHXHCNCC với lý lịch như thế, khi không bị có cái quốc tịch Mỹ, là bị xúc phạm đến danh dự đến dường nào.

Nhà cửa, ruộng đất, người ta có thể bị cướp sạch, qua Cải Cách (Ruộng Đất) trước kia, hay do Cưỡng Chế ngày nay, khổ chủ còn có ngày lấy lại hay, tạo dựng lại được, nhưng danh dự của của đệ nhất ái nữ nước CHXHCN Cờ Cờ mất đi vì cái quốc tịch đế quốc kẻ thù thì không bao giờ có thể lấy lại.

Nói về cách “bị cướp” cũng khác. Cải Cách hay Cưỡng Chế tuy là “chủ trương lớn” của “đảng” từ trên, nhưng việc thực hiện là do đám làng nhàng xuống dưới, có khi đưa đến việc “giết lầm” 172.008 khiến bác Hồ khóc hu hu xin lỗi xong rồi vẫn đâu vào đấy.

Đàng này, đám Tố Khổ Viên “xử lý” dân oan Nguyễn Thanh Phượng không phải là loại tầm thường, nhưng là toàn Giáo Sư với Tiến sĩ Viện trưởng, Khoa trưởng. Đọc chưa xong,tưởng Viện Ung bướu, Viện Thẩm Mỹ, còn chút hy vọng “Đấu sai, tố oan”; té ra Viện Hồ Chí Minh.

“Bác (Hồ) có thể sai, nhưng Bác Mao không bao giờ sai”. Cũng vậy Bọn cải cách, bọn cưỡng chế “có thể sai”, nhưng chắc chắn Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh “không bao giờ sai”.

Chân lý ấy càng làm nổi bật cái oan tức tưởi của Nguyễn Thanh Phượng khi nạn nhân có trong tay cái Visa Mỹ mới tinh để bằng chứng …oan.

Viết đến đây, Bá tước Đờ Ba Le nghe vợ lên tiếng “Em cũng Xê Dét/Say Yes Đệ Nhất Dân Oan cho Ếch Cô Nương.”

13.10.2015


Nông dân Việt mất $2 tỷ mỗi năm vì phân bón giả

HÀ NỘI (NV) - Nạn làm phân bón giả đang hoành hành ở khắp nơi, khiến mỗi năm nông dân Việt Nam thiệt hại $2 tỷ vì vấn nạn này, bởi có sự “chống lưng” và có hiện tượng “lợi ích nhóm.”


Hiện trường tiêu hủy lô hàng phân bón giả tại Lâm Đồng.
(Hình: Báo Lao Động)
Tờ Lao Động dẫn phúc trình tại “Hội nghị phòng chống phân bón giả” được tổ chức tại Hà Nội ngày 12 tháng 10, đã khiến không ít người giật mình: “Nhiều cơ sở sản xuất phân bón hiện nay lẽ ra phải dùng bột mì để làm chất kết dính thì đã dùng đất sét, bột đá. Nông dân khi mua những sản phẩm này về bón cho lúa không những làm cho vụ lúa ấy mất mùa mà nguy hiểm hơn, đồng ruộng sẽ bị bê tông hóa.” ông Nguyễn Hạc Thúy, phó chủ tịch thường trực Tổng Thư Ký Hiệp Hội Phân Bón Việt Nam cho biết.
Theo ông Thúy, qua điều tra, một số vụ việc có dấu hiệu vi phạm rõ rệt, nhưng được “chống lưng” và có hiện tượng “lợi ích nhóm,” khiến mỗi năm Việt Nam thiệt hại $2 tỷ vì nạn phân bón giả.
Để qua mắt các cơ quan chức năng, các công ty sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng, phân bón nhái nhãn mác đều áp dụng nhiều trò tinh vi để “qua mặt” cơ quan chức năng. Phải mất rất nhiều thời gian điều tra, bố trí người thăm dò, trà trộn, các cơ quan chuyên ngành mới bắt được.
Cụ thể, tháng 4, 2015, đoàn kiểm tra liên ngành tỉnh Đồng Nai thực hiện kế hoạch của ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả quốc gia kiểm tra công ty Thuận Phong giả mạo sản xuất phân bón Mỹ, nhưng khi kiểm tra, phát hiện thiết bị máy móc chỉ là... chai lọ. Tương tự, công ty Quốc Tế Đông Trung 2 lần bị kiểm tra đều “thoát hiểm,” chỉ đến lần thứ 3 mới bị phát hiện và bị khởi tố.
Trước đó, công ty Tân Trường Sinh sản xuất phân bón giả cũng bị Bộ Công An khởi tố vụ án, khởi tố bị can. Sau đó, Viện Kiểm Sát Tối Cao cũng có quyết định chuyển vụ án hình sự để điều tra. Nhưng không hiểu vì lý do gì, chính quyền đã làm ngơ, gây phẫn nộ trong dư luận.
Rồi nhiều vụ vi phạm khác như: Vụ công ty Vân Điền, ở Sài Gòn có dấu hiệu nhái nhãn mác công ty phân lân Văn Điển và hàm lượng không đúng với quy định, nhưng đến nay, qua 5 tháng, vụ việc vẫn đang “án binh bất động” và lượng phân bón bị bắt giữ đang có dấu hiệu được tẩu tán...
Thậm chí mới đây, người dân tỉnh Lâm Đồng cũng như báo Lao Động có bằng chứng nghi ngờ, chính chi cục quản lý thị trường tỉnh này đã “qua mặt” mọi người trong việc tiêu hủy 13.8 tấn phân bón giả HQ6. Thực chất số phân này không bị tiêu hủy theo chỉ đạo của ủy ban tỉnh, mà đã bị ông Đặng Quốc Khánh, cán bộ quản lý thị trường tỉnh mang ra ký gởi nhờ đại lý S.T tung ra thị trường tiêu thụ.
Một nhân viên bán hàng của đại lý S.T cho biết, lô phân bón 13.8 tấn mà ông Đặng Quốc Khánh mang về ký gởi niêm phong vào ngày 3 tháng 3, 2015 là có thật và tiết lộ đã bán ra thị trường.
Ông Thúy cho biết thêm, sản xuất phân bón giả, phân bón kém chất lượng mang lại cho những kẻ gian lợi nhuận khổng lồ, nhưng khi bị phát hiện thì chỉ bị phạt hành chính, hoặc bị tước giấy phép sản xuất nên không đủ sức răn đe. (Tr.N)
10-12-2015 2:39:10 PM 

Dân khổ sở vì dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi

QUẢNG NAM (NV) - Hơn 800 hộ dân nằm trong diện giải tỏa có nhu cầu tái định cư thuộc dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi qua tỉnh Quảng Nam đang lo lắng cho cuộc sống bấp bênh sắp tới. 


Người dân ở khu tái định cư Xuân Trung đang gấp rút làm nhà khi mùa
mưa bão sắp đến (Hình: Tuổi Trẻ)
Tờ Tuổi Trẻ ngày 12 tháng 10 dẫn tin từ chính quyền tỉnh Quảng Nam trong buổi làm việc với Bộ Giao Thông Vận Tải hồi cuối tháng 9, 2015, cho hay, tỉnh đã bố trí tái định cư (TĐC) hơn 1,030 lô đất cho người dân bị ảnh hưởng bởi tuyến đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Theo đó, huyện Phú Ninh là một trong những nơi có số hộ giải tỏa trắng nhiều với hơn 220 hộ, cần khoảng 300 lô đất. Địa phương này bố trí 217 lô đất và chi trả 52 suất đầu tư hạ tầng ở bốn khu TĐC chính, bốn điểm TĐC nhỏ khác cho người dân làm nhà.
Tuy nhiên, hiện cuộc sống của người dân nơi đây rất bấp bênh, khổ sở: nhà thì xây chưa xong, tiền đền bù thì hạn chế, đất đai nơi ở mới đã bị hoang hóa...
Loay hoay đào móng cho ngôi nhà của mình, ông Huỳnh Dương (58 tuổi), thôn Xuân Trung, xã Tam Đại, huyện Phú Ninh cho hay, nhà ông bị giải tỏa trắng với diện tích hơn 800 mét vuông. Chính quyền địa phương mới cấp cho ông hai lô, mỗi lô 250 mét vuông ở khu TĐC thôn Xuân Trung để làm nhà.
“Mùa mưa bão tới gần mà nhà chưa làm xong cái móng. Dự tính làm xong nhà thì cũng tới tết. Tôi sợ lúc đó thi công nhà mà gặp mưa gió, bão lụt thì khó khăn gấp bội,” ông Dương nói.
Cạnh đó, ông Ngô Thành Trung (36 tuổi), thôn Xuân Trung, cũng cùng nhóm thợ đào móng làm nhà đang lo ngại nơi ở mới sẽ tệ hơn nơi cũ.” Họ bố trí đất làm nhà ở khu đất xấu, xe múc lấy hết lớp đất màu mỡ bề mặt, chẳng trồng trọt được gì... Trước đây mảnh đất nhà tôi rộng hơn 1,000 mét vuông có thể trồng trọt, chăn nuôi. Giờ họ bố trí đất nhỏ hẹp chỉ vừa đủ ở, không có đất canh tác, chăn nuôi thì không biết lấy gì để sống,” ông Trung giãi bày.
Cũng tin từ Tuổi Trẻ, một thực tế khiến người dân đau đầu là đơn vị kê khai, đền bù nhà cửa, kiến trúc, áp giá chi trả cho người dân từ nhiều năm trước nhưng đến giờ mới bố trí đất TĐC, số tiền đền bù lúc trước giờ thiếu hụt vì vật giá, vật liệu xây dựng tăng mạnh.
“Năm 2012 tôi nhận tiền đền bù nhà cửa, vật tư kiến trúc gần 130 triệu. Giờ họ mới bố trí đất thì làm nhà chẳng thấm vào đâu bởi thứ gì cũng lên giá hết,” ông Trung nói thêm.
Theo phóng viên Tuổi Trẻ, tại nhiều khu TĐC như Phong Thử 1, khu TĐC đường 609 thuộc huyện Điện Bàn; khu TĐC Chợ Lò, xã Tam Thái hay Xuân Trung, xã Tam Đàn, huyện Phú Ninh... dù hoàn thành nhưng có nơi vẫn còn thiếu những công trình phụ như điện, nước, cống thoát nước, chợ... Một số khu TĐC khác thì mới được chính quyền bố trí đất, dân vẫn chưa vào làm nhà.
Thế nhưng, trả lời về việc này ông Đinh Văn Thu, chủ tịch tỉnh Quảng Nam cho biết, khi thực hiện việc giải phóng mặt bằng đường cao tốc, vấn đề khó khăn nhất của tỉnh là TĐC cho người dân. Khi thực hiện, kinh phí đưa về chậm nên kéo dài thời gian giao mặt bằng cho người dân. Một số khu TĐC vẫn làm chưa xong do thiếu kinh phí.
Không chỉ có 800 hộ dân kể trên bị đảo lộn cuộc sống, ảnh hưởng đến tương lai, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi dài gần 92 cây số đã gây ảnh hưởng đến hơn 8,200 hộ dân. (Tr.N)
10-12- 2015 2:41:36 PM