Sunday, January 10, 2016

Dân nghèo lại sập bẫy vay vốn

Hoài Văn -07:32 ngày 11 tháng 01 năm 2016
TP - Hàng chục hộ nghèo của thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây (huyện Phù Mỹ, Bình Định) đang rất hoang mang khi biết Tổ trưởng tổ vay vốn của thôn ôm hàng tỷ đồng tiền“vay ké” bỏ trốn khỏi địa phương.
Nhiều người dân thôn Trung Hậu rơi vào cảnh khốn đốn sau khi bị sập bẫy vay vốn.Nhiều người dân thôn Trung Hậu rơi vào cảnh khốn đốn sau khi bị sập bẫy vay vốn.
Theo người dân, từ năm 2012, lợi dụng chức danh là đại biểu HĐND xã Mỹ Chánh Tây, Chi hội trưởng Chi hội phụ nữ thôn kiêm Tổ trưởng tổ vay vốn thôn Trung Hậu, bà Nguyễn Thị Hạnh bằng nhiều thủ đoạn dụ dỗ, ép “vay ké” rồi biển thủ số tiền gốc, lãi mà các hộ dân gửi nhờ nộp trả ngân hàng. Tháng 10/2015, bà Hạnh bỏ trốn khỏi địa phương.
Bà Huỳnh Thị Như (56 tuổi) xóm 2, thôn Trung Hậu một trong những nạn nhân, cho biết: Năm 2013, bà Hạnh tới nhà nói đưa sổ hộ khẩu, hộ nghèo và CMND của chồng làm sổ hộ nghèo cho năm tiếp và làm giấy tờ để vay vốn nhưng gia đình bà không có nhu cầu. Đến năm 2014, bà Hạnh một lần nữa lại sang đề cập chuyện mượn sổ vay tiền “Bả nói nếu không vay thì đưa ra khỏi danh sách hộ nghèo. Tôi nghĩ mình hai vợ chồng già cả lại đang nuôi đứa cháu mồ côi nếu bị đưa ra khỏi danh sách thì không có khoản trợ cấp cho cháu nên đồng ý vay 10 triệu. Già cả, ít chữ nên mọi giấy tờ đều do bà Hạnh tự làm, ai ngờ bả kê vay lên tới 30 triệu đồng. Mới đây ngân hàng lại gởi giấy báo nợ tôi mới tá hỏa, giờ biết lấy đâu ra mà trả” - bà Như mếu máo.
Tương tự, bà Đồng Thị Quý (53 tuổi, xóm 2, thôn Trung Hậu, xã Mỹ Chánh Tây), kể: Năm 2013, bà Hạnh buộc gia đình bà phải vay giúp số tiền 30 triệu đồng và hứa sẽ tự trả tiền cả gốc lẫn lãi cho ngân hàng trong thời hạn 3 năm. Ai ngờ bà Hạnh bỏ trốn. “Giờ ngân hàng cứ ráo riết đòi nợ mỗi khi đến hạn mà tài sản trong nhà không có gì đáng giá, biết lấy gì để trả đây” - bà Quý nói. Gia đình bà Quý thuộc hộ cận nghèo, hai vợ chồng thường đi làm thuê làm mướn kiếm ăn và chật vật nuôi con ăn học. Bản thân bà Quý mắc chứng bệnh gai cột sống, bướu cổ mà chưa có tiền chữa trị.
Bà Võ Thị Thu Trinh, Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Chánh Tây, xác nhận việc người dân thôn Trung Hậu phản ánh bị bà Nguyễn Thị Hạnh - Tổ trưởng Tổ vay vốn lừa chiếm đoạt tài sản. Hiện có 18 hộ dân đã gửi đơn kiện lên cơ quan chức năng với số tiền bị chiếm đoạt khoảng 600 triệu đồng. Thực tế hiện còn nhiều người nữa cũng là nạn nhân, tổng số tiền chiếm đoạt lên tới hàng tỷ đồng. “Việc  xảy ra, một phần do sự thiếu trách nhiệm của tổ vay vốn thuộc hội, đoàn thể địa phương đã không sâu sát. Chính quyền địa phương đang làm rõ trách nhiệm, tư cách đại biểu HĐND xã của bà Hạnh nhằm có hướng giải quyết, xử lý kịp thời và phối hợp với các cơ quan chức năng tích cực làm rõ vụ việc, ổn định dư luận địa phương” - bà Trinh nói.
Ông Võ Văn An, Giám đốc NHCSXH huyện Phù Mỹ, cho biết: Theo quy trình, thủ tục vay vốn được xét duyệt kỹ càng từ cấp cơ sở cho đến lúc giải ngân. Người đứng tên đi vay là đối tượng chịu trách nhiệm rõ ràng nhất trong vụ chiếm đoạt tiền này vì họ sử dụng nguồn vốn vay hỗ trợ sai mục đích, cụ thể là cho vay ké hoặc đứng tên để vay giúp bà Hạnh. Cán bộ ngân hàng phụ trách địa bàn, là ông Nguyễn Văn Mến cũng liên đới trách nhiệm vì không sâu sát, nắm bắt tình hình để xảy ra thiệt hại và NHCSXH huyện Phù Mỹ đã có hình thức kiểm điểm đối với cán bộ này.
“Sắp tới, NHCSXH huyện Phù Mỹ sẽ tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương đôn đốc việc trả nợ của các hộ đi vay. Ngân hàng cũng tạo điều kiện cho người dân có thời gian trả nợ bằng cách kéo dài thời hạn trả nợ trong khoảng thời gian nhất định hoặc tiếp tục cho vay sau khi đã đáo hạn xong”, ông An nói.

Thực phẩm bẩn tràn lan tại TPHCM: Dân lo, cơ quan chức năng nói yên tâm

Huy Thịnh-06:48 ngày 11 tháng 01 năm 2016 
TP - Trong khi người dân ngay ngáy nỗi lo về thực trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng gian, hàng giả diễn biến phức tạp, nhất là dịp Tết Bính Thân cận kề, thì cơ quan chức năng nói tình trạng trên “vẫn kiểm soát tốt”.
Thịt heo bẩn từ các tỉnh tuồn về TPHCM bị cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ trong năm 2015.Thịt heo bẩn từ các tỉnh tuồn về TPHCM bị cơ quan chức năng phát hiện, thu giữ trong năm 2015.
Tại chương trình “Lắng nghe và trao đổi” do HĐND TPHCM phối hợp với HTV tổ chức ngày 10/1, cử tri Lê Thị Cẩm Nhung (huyện Bình Chánh) cho biết tại nhiều chợ tự phát ở vùng ven, khu vực nông thôn, chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm bị thả nổi khiến người tiêu dùng lo lắng. Nhiều mặt hàng thiết yếu trong dịp tết như chả giò, lạp xường, trái cây … bán tràn lan nhưng không rõ xuất xứ.
“Cử tri mong muốn các cơ quan chức năng có biện pháp quản lý hàng hóa cả đầu vào và đầu ra để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng”- bà Nhung kiến nghị.
Theo Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TPHCM Nguyễn Văn Lâm, trong quá trình giám sát, Ban này ghi nhận rất nhiều ý kiến người dân bức xúc về chất lượng hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng gian, hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường, đặc biệt là rau có dư lượng thuốc trừ sâu. “Thậm chí có nơi trồng rau muống, người trồng sử dụng nhớt thải phun tưới. Thịt heo các nơi đưa về TPHCM bị bơm nước, chất cấm. Bánh mứt trôi nổi trên thị trường hầu hết không rõ nguồn gốc, chất lượng” - ông Lâm cho biết.
Ông Thái Thành Tâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật TPHCM thừa nhận vẫn còn một số hộ dân sử dụng nhớt tưới cho rau muống tại xã Bình Mỹ (huyện Củ Chi) và phường Thạnh Xuân (quận 12). Còn Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TPHCM Huỳnh Lê Thái Hòa khẳng định tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm thời gian qua đã cải thiện nhưng vẫn tồn tại nhiều bất cập trong công tác quản lý, trong đó có vấn đề về lấy mẫu kiểm nghiệm. 
“Thậm chí có nơi trồng rau muống, người trồng sử dụng nhớt thải phun tưới. Thịt heo các nơi đưa về TPHCM bị bơm nước, chất cấm. Bánh mứt trôi nổi trên thị trường hầu hết không rõ nguồn gốc, chất lượng”.
Phó trưởng Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND TPHCM Nguyễn Văn Lâm
Trong khi đó, ông Thái Thành Tâm khẳng định nguồn hàng sản xuất tại TPHCM cũng như các tỉnh, thành nhập vào các chợ đầu mối tại TPHCM đã được kiểm soát. Vì sao cử tri TPHCM vẫn lo lắng? Ông Phan Xuân Thảo, Chi cục trưởng Chi cục thú y TPHCM giải thích: Công tác thông tin tuyên truyền thường nhấn mạnh về thịt bẩn, không an toàn, kém chất lượng còn thông tin làm tốt an toàn vệ sinh thực phẩm lại chưa được tuyên truyền sâu rộng đến người tiêu dùng.
Ông Thảo nói trong năm 2015, TPHCM đã kiểm soát được nguồn gốc, chất lượng, vệ sinh thực phẩm của trên 90 triệu con gia cầm giết mổ tại thành phố và các tỉnh đưa vào TPHCM tiêu thụ. Gần 5 triệu con heo (lợn) và hàng triệu con trâu, bò giết mổ tại TPHCM và các tỉnh đưa về cung cấp cho người dân TPHCM cũng được kiểm soát hiệu quả.
Theo Phó Chủ tịch HĐND TPHCM Trương Thị Ánh, chất lượng hàng hoá, vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn còn là nỗi lo của chính quyền và người dân TPHCM. Thực phẩm bẩn, không đảm bảo an toàn, hàng gian, hàng giả vẫn còn diễn biến phức tạp. Cơ quan chức năng và chính quyền các cấp cần tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân nhận dạng những sản phẩm không đạt chất lượng và mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa đảm bảo an toàn để người dân an tâm sử dụng trong dịp tết sắp tới.

Ép hơn 200 doanh nghiệp 'cống nạp' để thông quan

Văn Minh - Ngô Bình  06:37 ngày 11 tháng 01 năm 2016 
TP - Muốn hàng hóa được thông quan, Nguyễn Tường Duy, cán bộ Đội Kiểm soát của Cục Hải quan TPHCM đã đặt ra “luật chơi” riêng buộc các doanh nghiệp phải cống nạp từ 2-15 triệu đồng, bất kể hàng hóa nhập về đúng thủ tục và cả “có vấn đề”.
Một lô hàng điện tử nhập lậu bị cơ quan chức năng bắt giữ trước khi thông quan.Một lô hàng điện tử nhập lậu bị cơ quan chức năng bắt giữ trước khi thông quan.
Cục An ninh Tài chính tiền tệ và đầu tư, Bộ Công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với Nguyễn Tường Duy (SN 1968, ngụ quận 1, TPHCM) để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Theo thông tin ban đầu, Nguyễn Tường Duy được bố trí công tác ở Đội Kiểm soát, Cục Hải quan TPHCM với nhiệm vụ kiểm soát hàng hóa và chống buôn lậu qua biên giới. Lợi dụng chức vụ này, Duy đã tìm cách buộc các doanh nghiệp có hàng hóa cần thông quan phải chung chi mới cho qua.
Duy đặt cho một container được thông quan không có dấu hiệu khả nghi là 2 triệu đồng và những container nào chứa hàng hóa “có vấn đề” là 15 triệu đồng. Bằng thủ đoạn trên, Duy đã ép buộc hơn 200 lượt doanh nghiệp phải nộp tiền mới thông quan hàng hóa. Nếu không chịu “luật chơi” mà Duy đặt ra, các container của doanh nghiệp sẽ bị ách ứ lại và phải trả tiền lưu kho để chờ mở cửa kiểm tra. Do lo sợ hàng hóa bị ách ứ, nhiều doanh nghiệp bấm bụng chấp nhập quy định của Duy. Tuy nhiên dư luận vẫn hoài nghi nếu chỉ một mình Nguyễn Tường Duy thì không thể đặt ra “luật chơi” riêng cho mình?
Theo điều tra của Tiền Phong, trước năm 1990, Nguyễn Tường Duy từng làm việc tại Cục Hải quan tỉnh An Giang. Một năm sau, Duy bị kỷ luật buộc thôi việc do có sai phạm. Sau đó, không hiểu bằng con đường nào, Duy được vào làm ở Cục Hải quan TPHCM hơn 20 năm nay.
Trong gia đình 4 anh em của Duy đều làm việc trong ngành Hải quan. Hiện có đến 3 người đã dính vào vòng lao lý (1 người đã là tội phạm, 2 người đang là bị can của những vụ án liên quan đến tội phạm kinh tế). Cuối tháng 12/2015 lại đến lượt Nguyễn Tường Duy bị bắt khi vừa đáp chuyến bay từ Trung Quốc về sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất TPHCM. Khi vừa xuống sân bay làm thủ tục nhập cảnh xong, Duy bị lực lượng công an thực hiện lệnh bắt khẩn cấp. Qua khám xét nơi ở quận 1, công an thu giữ hàng chục phong bì chứa gần 1 tỷ đồng. Đây là số tiền bị tình nghi các doanh nghiệp cống nạp cho ông trong khoảng thời gian 5 ngày đi Trung Quốc.
Không “bôi trơn”, hàng khó thông quan
Sau khi Duy bị bắt, nhiều chủ doanh nghiệp thừa nhận, để có thể thông quan một cách thuận tiện và nhanh chóng, họ phải chấp nhận bỏ ra một khoản “phí bôi trơn”.
Một nhân viên của công ty kinh doanh thực phẩm ngoại nhập ở TPHCM cho biết, hầu như công ty nào muốn thông quan nhanh chóng cũng phải chung chi. Tùy từng loại mặt hàng nhập vào mà số tiền phải dùng để “bôi trơn” có thể cao hay thấp. Theo nhân viên này, các mặt hàng thực phẩm, rau củ quả phải chịu nhiều chi phí như phí bảo quản, lưu kho lạnh… Để tránh việc thực phẩm tồn trong kho của hải quan lâu ngày thì cũng phải chịu một khoản phí cho hải quan cho dù có giấy tờ đầy đủ hay không.
Đối với các mặt hàng như đồ điện tử, phế liệu “có vấn đề”, việc lót tay để được thông quan là chuyện như cơm bữa. “Kinh doanh thì phải chấp nhận, mỗi mặt hàng có một giá khác nhau. Việc sản phẩm nhập về đầy đủ thông tin mà vẫn phải mời họ đi cà phê là chuyện bình thường”, nhân viên này nói.
Theo vị chủ tịch một hội thuộc ngành vận tải TPHCM (xin giấu tên), hiện tại vẫn có nhiều thủ tục còn kẽ hở để cán bộ hải quan làm luật với doanh nghiệp. “Có khi họ không đòi hỏi nhưng doanh nghiệp vẫn phải tự đưa vì không có thì hàng sẽ bị tồn trong kho thời gian dài vừa phải chịu thuế lưu kho, hàng hóa lại có nguy cơ hư hỏng, mất giá. Những mặt hàng mà doanh nghiệp chủ động để “bôi trơn” là những mặt hàng có tên lạ, hàng điện tử hoặc hàng cấm nhập khẩu…”, vị chủ tịch nói.
Theo báo cáo của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan năm 2015 cho thấy, có 28% doanh nghiệp cho biết phải trả thêm chi phí ngoài quy định trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về hải quan. Một số doanh nghiệp cho biết họ e ngại sẽ bị phân biệt đối xử nếu không trả thêm chi phí ngoài quy định.
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường:
“Sẽ chấn chỉnh lại công tác cán bộ”
Chiều 10/1, trao đổi với Tiền Phong, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Hoàng Việt Cường, cho biết: Trước khi cán bộ này (Nguyễn Tường Duy-PV) bị bắt, đơn vị đã nhận được thông tin từ ngành công an và đã xử lý nội bộ bằng cách điều chuyển công tác. “Đơn vị đã nhận được phản ánh về một số người và đã điều chuyển công tác. Các thông tin tiêu cực do doanh nghiệp phản ánh trực tiếp tới ngành công an, sau đó chúng tôi phối hợp để làm rõ”, ông Cường nói.
Ông Cường phụ trách trực tiếp Cục Hải quan TPHCM. Đây là cục đã yêu cầu tất cả cán bộ phải ký cam kết không tiếp tay cho buôn lậu, không nhũng nhiễu người làm thủ tục hải quan. “Ai làm sai thì phải chịu trách nhiệm, không làm gì khác được. Chắc chắn sau đợt này chúng tôi chấn chỉnh lại công tác cán bộ”, ông Cường nói thêm.       
Tuấn Đức

Nghề nhận phong bì

MẠNH QUÂN-08:49 11/01/2016
Xem ra, cam kết “100 % cán bộ ngành không tham nhũng” của Tổng cục Hải quan cũng chỉ là hô hào suông thôi.
 
Nghề nhận phong bì
Ảnh minh họa.
Cách đây không lâu, tôi có dịp ngồi cà phê với một ông trước là Cục trưởng một cục hải quan địa phương, nay đã chuyển công tác khác. Hỏi ông: Sao công việc đó tốt thế, ông lại chuyển ngành? Ông không trả lời vào câu hỏi nhưng cũng thừa nhận, làm nghề hải quan, nhất là ở vị trí của ông, thu nhập rất tốt.
“Nói thật với cậu, cái nghề này nó lạ lắm. Ngay cả khi không làm gì sai, doanh nghiệp vẫn cho tiền như một luật bất thành văn”, ông nói.
Ông kể, hồi ông mới được bổ nhiệm làm cục trưởng hải quan, ngay sáng sớm đầu tiên, khi đánh răng, rửa mặt xong, cậu thư ký đã gửi một cọc tiền 50 triệu đồng, chỉ nói đơn giản là “phần của anh”, dạng như tiền tiêu vặt, lộc thường xuyên vài ngày lại có của người làm sếp một cơ quan mà đương nhiên ông được hưởng.
Công việc sau đó của ông gần như được cấp dưới chuẩn bị hết: một buổi nói chuyện với các doanh nghiệp địa phương, các doanh nghiệp ở các nơi khác có hoạt động xuất nhập khẩu thường xuyên qua các cửa khẩu mà cục của ông phụ trách… như là lễ ra mắt. Sau lần đó còn có những cuộc tiếp xúc riêng và lần nào phong bì cũng dày.
“Rất nhiều doanh nghiệp không làm sai gì đâu, nhưng hàng chục năm nay, nó như một thông lệ, muốn việc thông quan hàng được nhanh chóng, dễ dàng thì hầu như doanh nghiệp nào cũng có chút quà cho hải quan”, ông nói.
Đây cũng không phải là điều lần đầu tôi được nghe. Cho nên, hôm rồi, thông tin về việc bắt một cán bộ đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn, ép doanh nghiệp chung chi để được thông quan, tôi không cảm thấy quá bất ngờ.  
Theo thông tin đã đưa thì khi bị bắt, cán bộ hải quan Nguyễn Tường Duy vẫn đang cầm hàng chục phong bì với tổng số tiền bên trong gần 1 tỉ đồng, là các khoản tiền có doanh nghiệp buộc phải chung chi, có doanh nghiệp chủ động đưa hằng tháng… và chỉ trong thời gian 5 ngày.
Vụ việc này khiến tôi càng thấy điều mà ông cựu Cục trưởng địa phương nọ đã từng nói với tôi là đúng. Với những người bằng lòng thực hiện đúng chức trách, không phải làm khó dễ cho doanh nghiệp thì họ vẫn luôn có phong bì, phong bao… Nhưng với không ít người, khi ở vào vị trí đó, tiền biết như thế nào là đủ? Khi có lòng tham, hoặc họ có nhu cầu có nhiều tiền hơn nữa để lên các chức vụ cao hơn thì các khoản tiền biếu, tặng không điều kiện của doanh nghiệp không còn đủ nữa. Và sẽ có nhiều doanh nghiệp sẽ bị hành, bị làm khó… để buộc phải chung chi với những khoản tiền lớn hơn như với ông cán bộ hải quan TP.HCM vừa bị bắt.
Hai năm nay, Chính phủ liên tục ban hành nghị quyết cải cách thủ tục hành chính, nhất là thủ tục thuế, hải quan, điện… Theo đánh giá, tổng hợp của Bộ Kế hoạch – Đầu tư thì ngành hải quan cũng đã làm được nhiều việc như đã thay thế 128 thủ tục bất hợp lý, bãi bỏ 84 thủ tục không cần thiết, 100% quy trình cơ bản tự động hóa và đa số các doanh nghiệp, qua khảo sát của Phòng Thương mại - Công nghiệp, đều hài lòng với chuyển biến của ngành hải quan. Tuy nhiên, tôi tin rằng có nhiều hoạt động cải cách của ngành hải quan vẫn chưa đụng đến những vấn đề cơ bản nhất nên thực tế, vẫn có không ít nơi, doanh nghiệp vẫn phản ánh phải có “phí bôi trơn”, phong bì, phong bao… cho dù họ không hề làm trái trong hoạt động xuất, nhập khẩu.
Cho dù các quy trình, công nghệ của ngành ngày càng hiện đại, thuận tiện, nhưng xử lý qui trình đó vẫn là những con người và nếu những con người đó vẫn giữ bản chất tham lam, cố tình muốn gây khó khăn, bắt ép doanh nghiệp chung chi như ông cán bộ hải quan Nguyễn Tường Duy mới bị bắt thì không có quy trình nào là hoàn thiện cả. Nhất là khi những cán bộ, nhân viên hải quan đó lại có “ô che”, hàng trăm cuộc thanh tra của trung ương, của thành phố không phát hiện được… thì những cuộc cải cách của ngành hải quan, thực chất vẫn nằm trên giấy. Và cam kết “100 % cán bộ ngành không tham nhũng” mà Tổng cục Hải quan mới đưa ra cũng chỉ là hô hào suông thôi.
Theo Báo Thanh Niên

Cục trưởng PCCC: “Không có chuyện chúng tôi bắt tay với doanh nghiệp”

MẠNH NGUYỄN-16:50 10/01/2016
BizLIVE - "Bình chữa cháy không thể cháy trong xe và không có chuyện bắt tay giữa cơ quan Công an với doanh nghiệp".

Cục trưởng PCCC: “Không có chuyện chúng tôi bắt tay với doanh nghiệp”
Ảnh minh họa.
"Bình chữa cháy không thể cháy trong xe và không có chuyện bắt tay giữa cơ quan Công an với doanh nghiệp". Thiếu tướng Đoàn Việt Mạnh, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ, Bộ Công an đã khẳng định như vậy khi cung cấp thông tin cho báo chí.
Theo Thiếu tướng Mạnh cho biết, cả nước có 2,6 triệu ô tô đang lưu hành và sẽ tiếp tục gia tăng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy nổ. Để tự bảo vệ, nhiều chủ phương tiện đã trang bị bình chữa cháy cho xe của mình.
"Năm 2014 - 2015 xảy ra 253 vụ cháy ô tô, gây thiệt hại nhiều tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do sự cố điện, kỹ thuật và sơ suất, bất cẩn khi sử dụng. Nhiều vụ do không có bình chữa cháy để dập kịp thời, gây thiệt hại nghiêm trọng", ông Mạnh cho biết.
Cũng theo ông Mạnh, đến nay, cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy chưa chính thức ghi nhận một vụ nổ bình chữa cháy nào xảy ra bên trong ô tô và các phương tiện giao thông cơ giới khác.
Nói về cơ sở ban hành thông tư buộc phải trang bị bình chữa cháy trên ô tô, ông Mạnh cho biết đã tham khảo quy định nhiều nước.
"Hiện có 14 quốc gia châu Âu quy định bắt buộc trang bị bình chữa cháy trên xe ô tô. Ở châu Á có Ấn Độ đang đề xuất bắt buộc trang bị bình chữa cháy cho tất cả các loại phương tiện giao thông. Các nước khác như Nam Phi và một số nước châu Phi cũng quy định trang bị bình chữa cháy trên xe buýt và mini buýt", ông Mạnh cho biết.
Cũng theo ông Mạnh, trong thời gian đầu, cơ quan công an chỉ tiến hành tuyên truyền, hướng dẫn và nhắc nhở chứ chưa tiến hành xử phạt.
"Việc tin đồn bắt tay giữa cơ quan Công an với doanh nghiệp như dư luận đề cập, chúng tôi khẳng định là không có. Chúng tôi đề xuất ban hành thông tư này với mục tiêu như đã nêu ở trên, vì sự an toàn của xã hội", ông Mạnh khẳng định.
Trước đó, như tin đã đưa, Bộ Công an đã ban hành Thông tư 57 hướng dẫn về danh mục, định mức trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gồm: Ô tô từ 4 chỗ ngồi trở lên, rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc chở khách được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; phương tiện giao thông cơ giới đường bộ vận chuyển chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ; nguyên tắc, kiểm định, kinh phí bảo đảm trang bị và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Việc trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy đối với các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sau đây được thực hiện theo quy định của pháp luật khác có liên quan.
Thông tư 57 cũng hướng dẫn cụ thể các danh mục, định mức bắt buộc về các trang thiết bị phòng cháy và chữa cháy trên xe ô tô. Theo đó, đáng quan tâm là các loại xe du lịch từ 4 - 9 chỗ bắt buộc phải có một bình cứu hỏa, thuộc một trong những chủng loại sau: bình bột dưới 4kg, bình bọt dưới 5L, bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5L hoặc bình khí CO2 chữa cháy dưới 4kg.
MẠNH NGUYỄN

Những người ở lại

Theo Người Việt - 10-01-2016 1:58:49 PM 
Tạp ghi Huy Phương
Người ta thường nói: “Chúng ta đi mang theo quê hương!” Nhưng quê hương là gì? Phải chăng đó là ngôn ngữ, thói quen trong cuộc sống, câu hò, giọng hát và miếng ăn, thức uống hàng ngày. Nhưng quê hương đâu phải chỉ có vậy, và như vậy là hết!

(Hình minh họa: ijavn.org)

Bước chân lên bờ mà người ta gọi đó là mảnh đất tự do, bước chân xuống đất một phi trường nào đó mà người ta gọi là đất hứa, chẳng mấy chốc mà chúng ta đã quên hết. Mang theo quê hương nhưng chúng ta đã bỏ lại rất nhiều thứ, như người chăn chiên bỏ bầy chiên lại cho lũ sói rừng. Chúng ta bỏ lại người sống lẫn người chết, người chết đã đành, người sống thì cũng như người đã chết. Người sống hôm nay là những anh em thương binh quặt què của chúng ta, những người trong một đất nước tối đen mà mắt mình thì không còn trông thấy ánh sáng, sống đời sống lây lất trong cái thảm cảnh lê lết của những ngày tháng vô vọng còn lại.

Một người tù binh còn lành lặn, còn lại sau chiến tranh, đã mất đơn vị, không còn hàng ngũ, lạc bạn bè trên trận địa, sống giữa thù hận, kỳ thị, sống đã là một chuyện đau khổ. Chúng ta nghĩ thế nào một người thất trận, mù hai mắt, cụt hai chân, không còn hai tay, giữa rừng người thắng trận kiêu ngạo mà vô nhân tính, mà không thể chết.
Không ít người chỉ còn biết sống trong tình thương của người qua đường không quen biết, mà người qua đường cũng không cần biết con người khốn khổ đó là ai, khi chúng ta còn ngồi trong ghế nhà trường, sống hạnh phúc trong một thành phố chan hòa ánh sáng, nơi quán cà phê hay những đêm vũ trường, bên bữa cơm gia đình ấm cúng khi họ còn ba ngày lương khô, hai cấp số đạn, băng rừng lội suối.

Chúng ta có gần 100 vị tướng lãnh, những người mà “cấp bậc là xương máu của thuộc cấp,” (*) được may mắn ra đi trước khi Sài Gòn thất thủ, bỏ lại gần một triệu quân tinh nhuệ, hàng chục nghìn thương binh bị đuổi ra khỏi quân y viện, đã có ai có cái ý nghĩ kêu gọi đồng bào ở hải ngoại nghĩ ra chuyện “lon gạo thương binh.” Phải đợi đến 20 năm sau, mới có những người bạn đồng ngũ, mới ra khỏi nhà tù tập trung, thoát nạn, quần tụ nơi đây, ngồi lại với nhau, nghĩ cách kiếm đồng tiền cho bạn bè. Cho đến bây giờ, mỗi năm, cả thế giới, nhiều lắm là chúng ta mới có khoảng $2 triệu cho thương binh, trong con số $13 tỷ gửi về Việt Nam, mà đã có người kêu la bài bác, hô hào thương binh ngưng nhận tiền cứu trợ, vì đồng tiền gửi về này, giúp cho chế độ Cộng Sản vững mạnh và sống còn!

Có người còn dạy khôn các cơ quan cứu trợ thương binh ngưng gửi tiền giúp cho các thương binh, để dành năng lực ủng hộ cho một cuộc vận động không tưởng. Cũng có người dối trá với chính mình, khi khai tử đồng đội, cho rằng việc cứu trợ thương binh là một việc làm “dối trá,” vì bây giờ, sau 40 năm, làm gì còn có thương binh nữa!

Về việc đối xử với thương binh thua trận của chính phủ Cộng Sản hiện nay, thì chính phóng viên trong nước, Bùi Minh Quốc cũng đã công nhận: “Chính sách của chính quyền Việt Nam lâu nay từ sau 1975 tới nay rất tệ. Tức là họ phân biệt đối xử và họ không quan tâm tới cái quyền sống của số anh chị em thương phế binh của phía VNCH này.”

Việc cởi mở “có giới hạn” như những diễn tiến liên quan đến thương binh VNCH tại chùa Liên Trì hay Dòng Chúa Cứu Thế ở Sài Gòn trong thời gian gần đây, và chưa lúc nào danh xưng Việt Nam Cộng Hòa được nói đến nhiều như hôm qua, hôm nay sau 40 năm bị chôn vùi và lăng mạ. Nhưng những điều này cũng không thay đổi được cuộc sống đen tối của những người đã chịu khổ 40 năm qua, nhất là những anh em ở xa vùng phố thị. Điều đáng buồn hơn là ngoài các chức sắc tôn giáo, một triệu người miền Nam trong 3 triệu người Sài Gòn hôm nay, vì đang chạy theo “cơm áo gạo tiền,” hay ký ức đã xói mòn, như người mất trí, chẳng còn ai lo âu, đoái hoài đến những người anh em năm cũ.

Trước khi nói đến những gì mà những người có lòng ở hải ngoại đang cố gắng tìm con đường sống cho các thương binh, công việc cấp bách hiện nay là tăng cường sự cứu trợ, vì con số thương binh chết càng ngày càng nhiều, vì tuổi tác, bệnh tật và đói nghèo. Hãy nhìn thẳng vào sự thật, anh em thương binh cần chén cơm, viên thuốc hơn là những lời hứa hẹn hão huyền.

Chiến dịch “Một Gia đình-Một Thương Binh” đã được Hội HO Cứu Trợ TPB phát động cách đây vài ba năm, tuy thấy đơn giản, nhưng thật khó khăn. Người có hảo tâm dễ dàng gửi đến hội một số tiền, nhưng thấy phiền phức khi phải có trách nhiệm, cưu mang lấy một gia đình, thường trực vài ba năm, lo lắng cho họ. Đồng tiền bảo trợ giờ đây ấm áp thêm những lời thăm hỏi, thấm đượm tình người.

Chiến dịch này không phải là để trút gánh nặng cho quần chúng, để các hội đoàn thiện nguyện phủi tay, đóng cửa, mà chỉ là lời kêu gọi sự quan tâm của chúng ta đối với từng hoàn cảnh riêng của mỗi một người, mà người cho kẻ nhận gặp nhau trong sự ân cần, gần gũi.

Công việc này đòi hỏi sự kiên nhẫn đầy tình người, lẽ tất nhiên là khó khăn hơn khi chúng ta gửi đến các hội thiện nguyện một số tiền, mà thường là chúng ta chẳng hề quan tâm đến người nhận là ai.

Chỉ tính riêng những gia đình những người cựu quân nhân trong tập thể cựu tù nhân chính trị, hay những quân nhân đã vượt thoát ra đi vào những ngày cuối cùng của cuộc chiến, là những người đã từng chiến đấu bên cạnh anh em thương binh ngày nay, đôi khi còn là cấp chỉ huy, con số này lên đến hằng trăm nghìn. Một trăm nghìn gia đình bảo trợ cho 15,000 hồ sơ thương binh, không phải là chuyện khó khăn không làm được, nhưng cũng phải nói đây là chuyện khó khăn.

Phần lớn, có những chuyện chúng ta hay quên phải có người khác nhắc nhở, phần lớn chúng ta “có lòng” nhưng trong cuộc sống lại thường “vô tâm,” chúng ta đi nhưng thường ít khi quay đầu ngó lại.

Có những người chết cho chúng ta được sống, có những người thương tật cho chúng ta lành lặn, có những người đành ở lại để chúng ta có cơ hội ra đi.

(*) Lời của Tướng Lương Xuân Việt.

Tư pháp Việt Nam hành xử như lưu manh mạt hạng

HÀ NỘI (NV) - Nhiều người nhận định như thế khi cả công an, Viện Kiểm Sát lẫn tòa án dùng đủ thứ thủ đoạn khác nhau để phủi trách nhiệm đối với không ít người bị bắt oan, giam oan, kết án oan.


Ông Nguyễn Tấn Đại với con dại và mẹ già. Ông Đại không được bồi thường thiệt hại do bị hàm oan vì “khai báo gian dối” - vô tội mà lại nhận có tội. (Hình: tamsugiadinh.vn) 

Năm 2005, ông Nguyễn Tấn Đại, lúc đó 17 tuổi, ngụ tại huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, bị công an tỉnh Đồng Nai khởi tố vì “hiếp dâm trẻ em,” Viện Kiểm Sát tỉnh Đồng Nai “thống nhất” với công an tỉnh Đồng Nai về việc ông Đại có tội và truy tố ông Đại ra Tòa. Tòa án tỉnh Đồng Nai phạt ông 9 năm tù.

Ông Đại kêu oan, khi xử phúc thẩm, thấy căn cứ duy nhất để kết tội ông Đại là việc ông “thú tội,” lời thú tội lại mâu thuẫn với các yếu tố khác của vụ án, nên tòa án tối cao hủy bản án sơ thẩm, yêu cầu điều tra lại.

Do công an và Viện Kiểm Sát tỉnh Đồng Nai không tìm thêm được chứng cứ nào khác nên khi đưa ông Đại ra xử sơ thẩm lần thứ hai, tòa án tỉnh Đồng Nai tuyên bố ông Đại vô tội. Viện Kiểm Sát tỉnh Đồng Nai không đồng ý và kháng nghị, yêu cầu tòa án tối cao kết tội ông Đại. Tòa án tối cao bác bỏ yêu cầu này.

Sau ba năm bị giam giữ, ông Đại được trả tự do khi gia đình đã nát bét. Vợ ông bỏ con lại cho cha mẹ ông nuôi rồi bỏ đi đâu không ai rõ. Cha ông vì buồn phiền nên nhồi máu cơ tim, đột tử.

Ông Đại đòi hệ thống tư pháp phải xin lỗi và bồi thường. Tòa án tỉnh Đồng Nai bảo đó là trách nhiệm của Viện Kiểm Sát tỉnh Đồng Nai. Viện Kiểm Sát tỉnh Đồng Nai lờ đi cho đến cuối năm ngoái mới ra một văn bản, từ chối xin lỗi và bồi thường vì dù hệ thống tư pháp bắt-giam-truy tố-kết tội ông oan nhưng lỗi chính dẫn tới oan sai là do ông: Ông đã “khai báo gian dối - nhận tội mình không làm!”
Chuyện ông Đại tố cáo bị tra tấn, buộc nhận tội, đến nay thỉnh thoảng vẫn còn ói ra máu không có nơi nào thèm xem xét!

Ông Đại không phải là trường hợp duy nhất. Tuần trước, tờ Pháp Luật TP.HCM kể chuyện ông Huỳnh Văn Sang, 26 tuổi, ngụ tại tỉnh Bình Thuận, bị bắt-giam-kết án oan nhưng không được bồi thường vì hệ thống tư pháp “đình chỉ vụ án” là do “bị hại rút yêu cầu khởi tố.”

Tháng 6 năm 2007, ông Sang bị bắt với cáo buộc “cưỡng hiếp” một cô gái bị câm điếc. Tuy có nhiều nhân chứng khẳng định vào đêm mà ông Sang bị cáo buộc đã “cưỡng hiếp” nạn nhân, ông Sang nhậu với họ say đến mức phải có người dìu về nhà rồi ngủ cạnh họ, chưa kể kết quả khám nghiệm nạn nhân không tìm thấy tinh trùng. Lời khai của cha nạn nhân bất nhất nhưng công an, Viện Kiểm Sát thị xã Lagi vẫn khẳng định ông Sang có tội, và tòa án thị xã Lagi phạt ông ba năm tù.

Ông Sang kháng cáo, thấy bản án vô lý, khi xử phúc thẩm, tòa án tỉnh Bình Thuận quyết định hủy bản án sơ thẩm, yêu cầu điều tra lại.

Tuy kết quả điều tra lại không loại bỏ được những điểm vô lý nhưng công an, Viện Kiểm Sát thị xã Lagi tiếp tục khẳng định ông Sang có tội. Tháng 9 năm 2008, khi đưa ông Sang ra xử sơ thẩm lần thứ hai, tòa án thị xã Lagi tiếp tục phạt ông ba năm tù.

Đó cũng là lý do khi xử phúc thẩm lần thứ hai, tòa án tỉnh Bình Thuận lại quyết định hủy bản án sơ thẩm lần thứ hai, yêu cầu công an tỉnh Bình Thuận điều tra thay công an thị xã Lagi.

Đầu năm 2010, công an tỉnh Bình Thuận đề nghị Viện Kiểm Sát tỉnh Bình Thuận “đình chỉ điều tra” đối với ông Sang vì hồ sơ vụ án do công an thị xã Lagi thực hiện không vững. Viện Kiểm Sát tỉnh Bình Thuận giao cho Viện Kiểm Sát thị xã Lagi thực hiện yêu cầu vừa kể. Ông Sang được trả tự do sau khi bị giam ba năm.

Kể từ cuối năm 2010 đến nay, ông Sang và thân nhân liên tục đòi minh oan và đòi bồi thường nhưng Viện Kiểm Sát thị xã Lagi từ chối. Cơ quan này bảo rằng, sở dĩ vụ án được đình chỉ điều tra, ông Sang được “miễn trách nhiệm hình sự” là vì “bị hại rút yêu cầu khởi tố!”

Nói cách khác, dù vô tội nhưng ông Sang được tha chỉ vì “bị hại” thấy ông... tội nghiệp chứ không phải hệ thống tư pháp sai.

Tương tự, cuối năm ngoái, Viện Kiểm Sát huyện Cần Giờ, Sài Gòn, mới mời ông Trần Hoàng Minh đến nhận “quyết định đình chỉ vụ án” mà ông Minh, bị bắt, bị giam, bị cáo buộc oan là “trộm cắp.”

Trước nữa, dẫu có đầy đủ chứng cứ cho thấy ông Minh bị bắt-giam-truy tố oan và phải trả tự do cho ông Minh nhưng khi phát hành “quyết định đình chỉ vụ án” mà ông Minh bị cáo buộc là thủ phạm, Viện Kiểm Sát huyện Cần Giờ chọn lý do “đình chỉ vụ án” là vì “sự chuyển biến của tình hình.” Với lý do đó, ông Minh vẫn bị xem là kẻ cắp, hệ thống tư pháp không truy cứu trách nhiệm hình sự của ông Minh chỉ vì “thấy không cần thiết.”

Khi ông Minh đòi Viện Kiểm Sát huyện Cần Giờ phải sòng phẳng thì cơ quan này thản nhiên trả lời là đã hết thời hạn xem xét khiếu nại.

Ông Minh không chịu bỏ cuộc và với sự hỗ trợ của một số tờ báo, do áp lực của dư luận, Viện Kiểm Sát tối cao đã yêu cầu Viện Kiểm Sát thành phố Sài Gòn phải chỉ đạo thuộc cấp xem lại vụ bắt, giam, truy tố oan nhưng không giải oan mà chỉ “tha làm phước.”

Ông Minh mất thêm một năm kêu oan nữa thì Viện Kiểm Sát huyện Cần Giờ mới thu hồi “quyết định đình chỉ vụ án” cũ để ra “quyết định đình chỉ vụ án,” công khai thừa nhận “trong quá trình điều tra, truy tố không chứng minh được ông Minh đã phạm tội” để ông Minh có cơ sở đòi xin lỗi và bồi thường cho mình.

Trò chuyện với tờ Pháp Luật Thành Phố, một số thẩm phán, cựu thẩm phán, luật sư, thừa nhận luật về “Trách nhiệm bồi thường của nhà nước” hiện hành có nhiều điểm bất cập vì Quốc Hội Việt Nam không tiên liệu được những thủ đoạn mà hệ thống tư pháp sử dụng để né tránh việc phải xin lỗi, bồi thường khi gây ra oan sai. (G.Đ)

01-09-2016 5:09:54 PM 

Làm ăn ở VN: Doanh nghiệp nhỏ bị 'hành hạ' nhiều nhất

HÀ NỘI (NV) - Đó là nhận định của giám đốc chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright - FETP (chương trình do Hoa Kỳ viện trợ để ứng dụng lý thuyết kinh tế vào việc soạn thảo và thực thi chính sách).

Các số liệu từ kết quả khảo sát về cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan do VCCI thực hiện hồi cuối năm ngoái. (Đồ họa: Tuổi Trẻ)

Tại hội thảo “Tham vấn kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ giai đoạn 2016 -2020” do Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư tổ chức, ông Nguyễn Xuân Thành, giám đốc FETP, nhận định, các doanh nghiệp vừa và nhỏ là bộ phận bị hệ thống công quyền “hành hạ” nhiều nhất, gặp nhiều rào cản về thể chế nhất. Khi có bất ổn về vĩ mô, các doanh nghiệp vừa và nhỏ bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Đáng lưu ý là giống như cách nay hàng thập niên, một viên thứ trưởng của Bộ Kế Hoạch-Đầu Tư Việt Nam, tiếp tục thừa nhận những hạn chế đó một cách... điềm tĩnh rằng, các chương trình hỗ trợ những các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn rời rạc, không gắn kết được với nhau.

Cho đến nay tại Việt Nam, gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia vẫn tiếp tục dồn hết cho các doanh nghiệp nhà nước. Dù nắm giữ nhiều nguồn lực nhất song hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp nhà nước kém xa doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam. Người ta đã từng ước tính, doanh nghiệp nhà nước phải sử dụng tới 2.2 đồng vốn để tạo ra 1 đồng doanh thu trong khi doanh nghiệp có vốn đầu tư ngoại quốc chỉ cần 1.5 đồng và doanh nghiệp tư nhân chỉ cần 1.2 đồng.

Mặt khác để có thể thu hút đầu tư, hệ thống công quyền tại Việt Nam liên tục nới rộng tay đối với các doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam. Nhờ không phải chịu quá nhiều áp lực của hệ thống công quyền, các doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam nay trở thành nguồn tăng trưởng quan trọng của kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 20% GDP, 22% tổng vốn đầu tư, 2/3 kim ngạch xuất cảng và tạo ra 1/4 việc làm.

Trong khi đó, qua nhiều báo cáo về tình hình kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Thế giới liên tục cảnh báo, số lượng doanh nghiệp tư nhân tại Việt Nam đóng cửa hoặc tạm ngừng hoạt động vẫn tiếp tục gia tăng vì thiếu vốn, mãi lực yếu và môi trường cạnh tranh không bình đẳng.

Bất kể các chuyên gia kinh tế và nhiều tổ chức tài chính quốc tế từng khẳng định, sở dĩ kinh tế Việt Nam tồn tại và phát triển được là nhờ các doanh nghiệp tư nhân mà đa phần thuộc loại vừa và nhỏ, chính sách hỗ trợ phát triển của chính quyền Việt Nam chỉ nhắm vào doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn chỉ đứng bên lề.

Thậm chí, theo kết quả của một số cuộc khảo sát thì ở Việt Nam, trung bình để có một đồng lợi nhuận, doanh nghiệp tư nhân phải mất 1.02 đồng để “bôi trơn.” Chỉ cần tham nhũng ở Việt Nam giảm 50% lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng 50% nhưng mơ ước ấy chưa bao giờ thành hiện thực!

Đó cũng là lý do ông Trần Đình Thiên, Viện Trưởng Viện Kinh Tế Việt Nam, cảnh báo, qui mô của doanh nghiệp Việt Nam đang theo xu hướng... li ti hóa, tức là càng ngày càng nhỏ.

Kết quả một cuộc khảo sát của Phòng Thương Mại-Công Nghiệp Việt Nam thực hiện năm ngoái cho biết, so với cách nay mười năm, quy mô của doanh nghiệp Việt Nam chỉ còn bằng một nửa.

Lúc đó, một chuyên gia kinh tế tên là Phạm Chi Lan giải thích, nguyên nhân chính là phần tham nhũng đã lấy mất lớn hơn so với lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được, thành ra doanh nghiệp chẳng còn gì để tái đầu tư, mở rộng hoạt động? Doanh giới thu hẹp hoạt động là lẽ đương nhiên vì làm được một thì có những “ông” không làm gì cả tước đoạt của họ hơn một. Tội gì họ phải làm nữa.

Bà Lan từng tâm tình rằng, Việt Nam đã nhượng bộ rất nhiều để có thể ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại (FTA), nhằm mở đường cho hàng hóa Việt Nam có thể thâm nhập thị trường của nhiều quốc gia nhưng các doanh nghiệp Việt Nam chỉ mới khai thác được FTA đã ký với Nam Hàn - khoảng 73% chứng nhận xuất cảng sang Nam Hàn được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên phân tích 73% này thì phần lớn doanh nghiệp được hưởng ưu đãi đó là doanh nghiệp Nam Hàn đầu tư vào Việt Nam, chứ không phải doanh nghiệp Việt Nam.

Báo giới Việt Nam liên tục cảnh báo, bởi không được hỗ trợ mà còn bị “đè,” nội lực của doanh nghiệp Việt Nam càng ngày càng kém thành ra các doanh nghiệp ngoại quốc đang đẩy nhanh tiến trình thâu tóm thị trường Việt Nam. Chẳng hạn theo thông báo của Hội Nghề Cá Việt Nam, 80% thị trường thức ăn cho thủy sản đang nằm trong tay các doanh nghiệp ngoại quốc. Các doanh nghiệp ngoại quốc cũng đang làm chủ thị trường giống và thuốc thú y trong lĩnh vực thủy sản. Tình trạng tương tự còn xảy ra trong lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử, xây dựng...

Hồi cuối năm 2014, bà Victoria Kwakwa, giám đốc chi nhánh Việt Nam của ngân hàng thế giới, khuyến cáo, chính quyền Việt Nam phải quan tâm nhiều hơn đến kinh tế tư nhân, cải cách thể chế và đặc biệt là cần thay đổi tương quan lực lượng giữa doanh nghiệp nhà nước - doanh nghiệp ngoại quốc đầu tư vào Việt Nam - doanh nghiệp tư nhân.

Nay, đầu năm 2016, ông Tô Hoài Nam, phó chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, cho biết, có đến 99% thành viên của hiệp hội này không muốn thành doanh nghiệp lớn. Sự thật ấy khác xa so với các tuyên bố của giới lãnh đạo Việt Nam và những chính sách mà họ đã ban hành.(G.Đ)

01-09-2016 5:18:35 PM

Đại hội đảng 12 cần chọn giải pháp khả thi nào để cứu nước và phát triển đất nước?

Cần xác tín rằng:
 1.- Chủ nghĩa cộng sản và các chế độ cộng sản trong đó có chế độ “Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” đã ở “Giờ thứ 25”, sự tiêu vong đã là một tất yếu, và thời gian kết thúc sẽ chẳng còn bao lâu nữa.
 2.- Chủ nghĩa quốc gia và công cuộc đấu tranh cho lý tưởng tự do, dân chủ mà người Việt quốc theo đuổi trong nhiều thập niên qua là chính nghĩa tất thắng, chiến thắng sau cùng khẳng định “chính quốc” tất thắng “tà cộng” sẽ đến nay mai.
Vì vậy, Đảng CSVN, thông qua Đại hội 12 sẽ họp từ 21 đến 28 tháng 1 năm 2016 tới đây, cần chọn lựa dứt khoát một giải pháp khả thi để cứu nước và phát triển toàn diện đất nước. Giải pháp khả thi đó là gì?
Theo chúng tôi, Đảng CSVN chỉ có thể chọn lựa một trong hai cách: Một là đảng CSVN biết thức thời chủ động kết thúc tiến trình chuyển đổi hòa bình từ “độc tài, độc đảng, toàn trị” qua “dân chủ, đa đảng, pháp trị” theo chiều hướng dân chủ hóa và kinh tế thị trường tự do hóa, phù hợp với ý nguyện của toàn dân. Hai là để sức mạnh quần chúng nhân dân vùng lên kết thúc quá trình chuyển thể khi tình hình thực tế phát triển đến biên độ “tức nước vỡ bờ”.
Sự lựa chọn cách thứ nhất sẽ là sự lựa chọn khôn ngoan, đáp ứng được mong muốn của toàn dân, vừa có lợi cho Đất nước, vừa có lợi cho chính đảng CSVN. Nếu đảng CSVN chọn cách chuyển đổi này, sẽ là giải pháp khả thi để cứu nước và phát triển toàn diện đất nước.
Có lợi cho đảng CSVN, vì chế độ độc tài toàn trị dù bị tiêu vong, nhưng Đảng CSVN hiện nay vẫn có cơ hội tồn tại cùng với các chính đảng khác sinh hoạt bình đẳng, hợp pháp để giành quyền lãnh đạo đất nước trong một chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng.Thực tế, đảng CSVN vẫn có nhiều thuận lợi hơn các chính đảng khác, nhờ thế lực và kinh nghiệm sẵn có sau nhiều năm cầm quyền độc tôn, để nắm quyền trở lại. Đồng thời, sẽ tránh được những hậu quả tai hại, bi thảm cho nhân dân, cho đất nước và cho chính đảng CSVN.
Một giả định thực tế, nếu chọn cách chuyển đổi này, khởi đi từ Đại hội 12 , thì đảng CSVN có thể chủ động thực hiện cách thức kết thúc tiến trình chuyển đổi hòa bình êm dịu trên hai bình diện pháp lý và thực tế.
Chuyển đổi trên bình diện pháp lý: Đại hội 12 của đảng CSVN sẽ thảo luận và biểu quyết thông qua một với nội dung đưa ra một tiến trình chuyển đổi đại để như sau:
 1.- Quốc hội, căn cứ trên “Nghị quyết chuyển đổi” của đảng CSVN, thảo luận và thông qua lịch trình tu chỉnh Hiến pháp hiện hành và điều chỉnh hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với chế độ dân chủ pháp trị, đa đảng.
Theo hướng này, để duy trì ổn định trên bình diện pháp lý, chỉ cần sửa đổi những điều khoản căn bản của Hiến pháp liên quan đến danh hiệu chế độ chính trị (Điều 1 và 2 ) và vai trò các chính đảng trong chế độ chính trị dân chủ pháp trị, đa đảng (Điều 4). Còn lại các điều khoản khác vẫn duy trì, chỉ sửa đổi hay bãi bỏ các điều khoản nào không còn phù hợp với chế độ chính trị dân chủ pháp trị,đa đảng.
Thí dụ:
 - Làm luật tu chỉnh hoặc luật mới thay thế những luật lệ trái với Hiến pháp dân chủ pháp trị, đa đảng, mới được hình thành từ Hiến pháp hiện hành được sửa đổi.(Luật Đất Đai, Nhà đất, Luật Hình, Luật Hộ…)
 - Làm “Luật chính đảng” để cho phép các chính đảng được thành lập và tham gia sinh hoạt chính trị hợp pháp.
 - Làm “Luật ứng cử và bầu cử” vào các chức vụ dân cử để thực thị Hiến pháp dân chủ pháp trị,đa đảng,cho phép mọi cá nhân công dân và đại diện các tổ chức chính đảng có thể tham gia hợp pháp trong các cuộc tranh cử và bầu cử tự do vào các chức vụ dân cử các cấp, các ngành trên cả nước.
 - Làm “Luật hòa giải dân tộc”, như nước Cộng hòa Nam Phi đã làm sau khi kết thúc thắng lợi vào đầu thập niên 90, cuộc chiến tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc giữa thiểu số người da trắng thống trị trên tuyệt đại đa số người da đen bị trị.
Luật này sẽ áp dụng nguyên tắc bất hồi tố của luật pháp nhằm miễn tố chung cho những hành động vi phạm luật pháp quốc nội hay quốc tế của cá nhân hay tập thể xẩy ra trước ngày ban hành “Luật hòa giải dân tộc ở cả hai phía Việt cộng cũng như Việt quốc.

Luật này nhằm hóa giải hận thù quá khứ, ngăn ngừa mọi hành vi phục thù chính trị dưới bất cứ hình thức nào, tạo sự hòa giải những mâu thuẫn trong lòng dân tộc, duy trì ổn định chính trị, xã hội để có điều kiện thuận lợi kiện toàn chế độ chính trị dân chủ pháp trị, đa đảng mới hình thành; tạo tiền đề đoàn kết thống nhất được toàn lực quốc gia để xây dựng, củng cố, phát triển toàn diện Đất nước, tạo thế và lực chống ngoại xâm hữu hiệu, bảo vệ Tổ quốc.
2.- Chính phủ, cơ quan hành pháp đương nhiệm, chiếu nhiệm vụ qui định của Hiến pháp sửa đổi, bằng các văn bản lập qui dưới luật, để điều chỉnh theo các luật lệ đã được Quốc Hội sửa đổi một cách phù hợp với thời gian, không gian và tiến trình hoạt động bình thường của guồng máy công quyền quốc gia, để tránh mọi sự xáo trộn, bất ổn chính trị và xã hội, bất lợi cho đại cuộc.
Thí dụ như “Luật ứng cử và bầu cử” Quốc hội hay Hội đồng nhân dân các cấp sẽ được áp dụng trong nhiệm kỳ sắp tới. Nhưng các luật hủy bỏ hoặc thay thế những luật lệ trái với Hiến pháp dân chủ pháp trị, đa đảng, hay “Luật chính đảng”, “Luật hòa giải dân tộc” thì cần có hiệu lực tức thời sau khi ban hành để chứng tỏ thiện chí của đảng CSVN và nhà cầm quyền đương thời muốn thực hiện sự chuyển đổi hòa bình từ “chế độ độc tài, độc đảng” qua “chế độ dân chủ, đa đảng”. Đồng thời giúp cho các cá nhân cũng như các chính đảng thuộc mọi khuynh hướng chính trị khác, có thời gian củng cố, phát triển tổ chức và sinh hoạt, chuẩn bị tham gia ứng cử vào các cơ quan dân cử của cả nước (Quốc hội, Chủ tịch nước hay Tổng Thống, nếu Hiến pháp tu chính là người đứng đầu hành pháp, do dân trực tiếp bầu cử trong các cuộc phổ thông bầu phiếu, thay vì do Quốc hội bầu cử như Hiến pháp hiện hành…) và địa phương (như Hội đồng nhân dân các cấp…).
Chuyển đổi trên bình diện thực tế:
 1.-Mọi cơ cấu tổ chức và nhân sự điều hành chính quyền các ngành, các cấp từ trung ương đến địa phương trên cả nước vẫn duy trì nguyên trạng và hoạt động bình thường.
Sự sửa đối Hiến pháp, sửa đổi luật lệ do Quốc hội đương nhiệm hay các văn bản lập qui dưới luật do Chính phủ đương nhiệm ban hành để điều chỉnh theo sự sửa đổi Hiến pháp và luật lệ của Quốc hội, cần được các cấp, các ngành thực thi nghiêm túc, đồng bộ trên cả nước theo một tiến trình thời gian phù hợp để tránh xáo trộn.
Nếu giả định đảng CSVN chấp nhận chủ động thực hiện cách thức chuyển đổi hòa bình trên đây, từ sau Đại hội 12, Việt Nam sẽ có Quốc hội mới, chính phủ mới hình thành từ Quốc hội Khóa tới dự trù bầu cử vào tháng 5-2016 tới đây và bắt đầu hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp hiện hành sau khi được Quốc hội đương nhiệm sửa đổi theo hướng dân chủ pháp trị, đa đảng.
 2.-Nếu đảng CSVN chủ động thực hiện thì phải có những dấu hiệu chứng tỏ thực tâm bằng các hành động cụ thể thực tế tương tự như chế độ độc tài quân phiệt Miến Điện đã làm và đã thành công
Thí dụ, song song với việc sửa đổi Hiến pháp, luật pháp theo hướng dân chủ pháp trị, đa đảng, nhà cầm quyền CSVN sẽ phải có hành động cụ thể thực tế như: Thả hết các thù nhân chính trị đang bị cầm tù (như Cuba đã và đang làm sau khi tái lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ), chấm dứt mọi hành động theo dõi, trấn áp các nhà bất đồng chính kiến, tìm cách đối thoại với họ và để cho mọi cá nhân công dân cũng như các chính đảng bao lâu nay bị coi là hoạt động bất hợp pháp, thì cần tiến tới hợp pháp hóa tạo điều kiện cho các cá nhân và chính đảng này hoạt động công khai, hợp pháp, có thời gian chuẩn bị đưa người ra tranh cử vào các cơ quan dân cử các cấp trong tương lai, cho thành lập công đoàn độc lập và các tổ chức xã hội dân sự…

Tựu chung, như vậy là giải pháp khả thi để cứu nước và phát triển toàn diện Đất nước thì đã có, Bây giờ chỉ còn vấn đề là đảng CSVN có tự nguyện tự giác chấp nhận thực hiện giải pháp đó hay không; hoặc để sức mạnh của quần chúng nhân dân buộc đảng CSVN phải làm theo ý nguyện của nhân dân.
Tất cả nay chỉ còn là vấn đề thời gian, tùy thuộc vào sự lựa chọn khôn ngoan của những người lãnh đạo đảng CSVN có trách nhiệm. Vì hơn ai hết, những người CSVN, hẳn phải biết đến luận điểm Mác-xít này: “Ở đâu có áp bức, ở đó có đấu tranh” và rằng “cách mạng là sự nghiệp của quần chúng”, có giá trị như một qui luật mà ý chí chủ quan của đảng CSVN không thể cưỡng lại được.
Chúng ta cần chờ thêm thời gian không lâu nữa đâu, để hội đủ các điều kiện cần và đủ, về chủ quan (Việt cộng) và khách quan (trong nước và quốc tế) để cách chuyển đổi giả định “chế độ độc tài, độc đảng” qua chế độ “Dân chủ đa đảng” trong hiện tại, sớm trở thành sự thật trong tương lai không xa tại Việt Nam.

*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Việt - Mỹ sẽ ra sao nếu TPP không được thông qua trong năm 2016?

Sau chuyến công du Washington của TBT Nguyễn Phú Trọng được giới tuyên giáo ca ngợi “thành công vượt trên mong đợi”, giới lãnh đạo Việt Nam lại chìm vào cuộc tranh đấu không ngừng nghỉ để tranh giành những cái ghế tại đại hội đảng 12.
Sau chuyến công du Washington của TBT Nguyễn Phú Trọng được giới tuyên giáo ca ngợi “thành công vượt trên mong đợi”, giới lãnh đạo Việt Nam lại chìm vào cuộc tranh đấu không ngừng nghỉ để tranh giành những cái ghế tại đại hội đảng 12.
Nếu Hội nghị trung ương 14 sắp diễn ra có thể vẫn chẳng đi tới đâu về thỏa hiệp nhân sự cho “tứ trụ’, thì tiến trình TPP cũng chẳng khá gì hơn…
TPP sang 2017?
Khác hẳn với thời điểm cuối những năm trước, cuối năm 2015 là một thời đoạn chẳng vinh quang gì dành cho cho chính thể Việt Nam đang dày công xung đột quyền lực trước đại hội 12: cùng với quyết định “ngưng các khoản vay ưu đãi” của Ngân hàng thế giới cùng số nợ Việt Nam phải trả trong hai năm 2015 - 2016 lên đến 16 tỷ USD, một thất lợi lớn khác đã xảy đến: ngày 10/12/2015, Chủ Tịch Thượng Viện Hoa Kỳ, TNS Mitch McConnell (Cộng Hoà, Kentucky), chính thức công bố sẽ không đưa TPP ra biểu quyết cho đến sau ngày bầu cử Tổng Thống và Quốc Hội vào đầu tháng 11 năm 2016, vì Quốc Hội chỉ làm việc ngắn hạn sau đó, số phận của TPP sẽ phải chờ nhiệm kỳ Hành Pháp và Quốc Hội mới, bắt đầu năm 2017.
Trong quá khứ của nửa cuối năm 2015, lưỡng viện quốc hội Mỹ đã từng “hành” kha khá định chế TPA (quyền đàm phán nhanh) liên quan mật thiết đến TPP, để sau đó chỉ thông qua TPA với một tỷ lệ thuận rất sít sao so với tỷ lệ nghịch.
Nếu khả năng Thượng viện Mỹ  buộc TPP hoãn đến 2017 xảy ra, việc Việt Nam tham gia ký kết vào ngày 4/2/2016 như một thông báo mới đây của Bộ công thương - cơ quan trưởng đoàn đàm phán TPP của Việt Nam - sẽ chẳng mang ý nghĩa nào lớn lao.
Càng chậm càng tệ. Việc kéo lui thời hạn thông qua TPP sẽ càng làm cho cơ hội “Việt Nam là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất trong TPP” trở nên mờ mịt, trong lúc nền kinh tế Việt Nam đã đặt một chân bên bờ vực thẳm. Thậm chí được coi là “nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới”, gạo Việt Nam lại đang có nhiều nguy cơ biến mất tại thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn đang hy vọng chính quyền Obama có thể thuyết phục Thượng nghị viện Hoa Kỳ bỏ phiếu thông qua TPP vào giữa năm 2016, trước khi Tổng thống Obama kết thúc nhiệm kỳ.
Khác hẳn với cơ chế WTO mà Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 một cách khá dễ dàng, TPP là quá trầy trật. Việc lần đầu tiên hiệp định này được gắn với các điều kiện nhân quyền như tự do lập hội, công đoàn độc lập và tự do tôn giáo càng khiến chế độ chưa mấy quen với quyền làm người hết sức lúng túng và khó xử.
Trong thực tế, nếu TPP không được Quốc hội Mỹ thông qua trong năm 2016, đây sẽ là một năm “trống rỗng”, thậm chí làm nguội lạnh thêm mối quan hệ vừa được hâm nóng giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, tính từ mốc chuyến công du Washington của người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7/2015.
Trong bối cảnh TPP bị hoãn, dân chủ và nhân quyền Việt Nam cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Sẽ không thể sớm có việc triển khai định chế Công đoàn độc lập và quyền tự do lập nghiệp đoàn cơ sở của công nhân. Thậm chí giới lãnh đạo và công an Việt Nam có thể gia tăng đàn áp, bắt bớ đối với một số nhà hoạt động nhân quyền trong nước như từng hành xử với luật sư Nguyễn Văn Đài vào tháng 12/2015.
Thời kỳ ‘lu mờ’ Mỹ - Việt?
Gần hai tuần sau khi luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài bị Bộ công an đột ngột khởi tố và bắt giam, Đại sứ Hoa Kỳ ở Việt Nam mới ra thông cáo báo chí về thái độ “quan ngại sâu sắc” và nói vụ bắt bớ này “đe dọa làm lu mờ sự tiến bộ của Việt Nam về nhân quyền trong những năm gần đây”.
Độ trễ khá dài của tuyên bố này có vẻ khác thường so với thái độ phản ứng nhanh chỉ sau vài ba ngày cũng của Đại sứ quán Hoa Kỳ vào những lần Việt Nam bắt giam người bất đồng chính kiến trước đây.
Một cuộc trao đổi giữa Đại sứ quán Hoa Kỳ với bà Vũ Minh Khánh - vợ của luật sư Đài, đã được nữ nhà báo Đoan Trang ghi lại, cho thấy ngay cả Đại sứ Ted Osius cũng tỏ ra bất ngờ trước hành động đàn áp bất đồng chính kiến của Nhà nước Việt Nam ngay vào thời điểm này. Ông Ted Osius còn gọi hành động đó là một sự “phiêu lưu”.
Một năm trước cảnh tượng tống giam luật sư Đài, công an Việt Nam cũng bất thần mở đợt tấn công cao điểm vào giới đấu tranh dân chủ nhân quyền vào tháng 12 năm 2014. Kết quả là có đến ba blogger là Hồng Lê Thọ, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Ngọc Già bị bắt chỉ trong tháng 12 ấy. Không khí cần được mô tả là trước đó vào tháng 10/2014, Trợ lý ngoại trưởng Mỹ đặc trách về dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski đã đến Hà Nội và “kéo” được tù nhân lương tâm nổi tiếng Điếu Cày Nguyễn Văn Hải khỏi nhà tù. Tưởng như tình hình dân chủ đã được cải thiện đáng kể; thế nhưng từ tháng 10/2014 đến tết nguyên đán năm 2015 đã như có một khối băng chắn giữa hai quốc gia Hoa Kỳ và Việt Nam.
Còn vào cuối năm 2015, khối băng đó có vẻ cũng đang phục hình lại. Sau chuyến công du Washington của Nguyễn Phú Trọng được giới tuyên giáo ca ngợi “thành công vượt trên mong đợi”, giới lãnh đạo Việt Nam lại chìm vào cuộc tranh đấu không ngừng nghỉ để tranh giành những cái ghế tại đại hội đảng 12. Từ tháng 9/2015 đến nay, hầu như không có sự kiện đặc biệt nào giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.
Lẽ dĩ nhiên, Hoa Kỳ có lẽ đã làm phần lớn những điều cần thiết để cải thiện quan hệ Mỹ - Việt và cho dân chủ - nhân quyền. Những gì còn lại thuộc về ý thức cùng hành vi của Bộ chính trị Việt Nam. Nhưng thái độ chây ì cố ý của Hà Nội, cùng động lực lôi kéo lẫn đe dọa liên tục từ Bắc Kinh đã khiến giới lãnh đạo Việt Nam một lần nữa trở nên bất nhất.
Khác hẳn với thái độ mềm mỏng có phần quá nhu hòa từ khi nhậm chức đại sứ từ đầu năm 2015, ông Ted Osius đang tỏ ra cứng rắn hơn hẳn. Thậm chí ông còn nói với vợ của luật sư Đài rằng ngoài TPP, Mỹ vẫn còn nhiều thứ để gây áp lực đối với Việt Nam.
Những “thứ” gì?
“Đổi áo” hay “thay ruột”?
Nếu diễn ra đúng “quy luật” như khoảng thời gian cuối 2014 - đầu 2015, quan hệ Mỹ - Việt chỉ “tan băng” trong quý 1 năm 2016. Khi đó đại hội đảng cầm quyền lần thứ 12 cũng đã kết thúc và may ra có thể hình thành một dàn nhân sự được điểm xuyết bởi vài khuôn mặt coi trọng lợi ích với phương Tây và do vậy cũng tỏ ra tôn trọng nhân quyền hơn.
Theo tin mới nhất, Nhà Trắng vừa dự kiến sẽ thông báo lịch trình Tổng thống Obama viếng thăm Cuba của trong vài tháng tới. Nếu chuyến đi này trở nên hiện thực và thúc đẩy thêm tiến trình bình thường hóa quan hệ Mỹ - Cuba, điều này có thể tác động đến giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam, đặc biệt nếu “tứ trụ” mới bao gồm những gương mặt ít bảo thủ hơn và cũng ít lệ thuộc Trung Quốc hơn. Khi đó, có khả năng giới ngoại giao Hà Nội sẽ tiến hành “vận động” Obama sang thăm Việt Nam, để bầu không khí Mỹ - Việt dần ấm lại.
Cũng mới đây, báo chí Mỹ đưa tin Tổng thống Obama có thể đến Việt Nam vào tháng 5/2016.
Tháng Năm năm nay lại trùng với thời điểm Quốc hội Việt Nam bầu cử lại. “Đổi áo” hay “thay ruột”?
Ngay trước mắt, kết quả bầu bán nhân sự đại hội 12 của đảng cầm quyền sẽ phần nào giải mã đường lối đối ngoại của Việt Nam trong năm 2016 và mối quan hệ với TPP hữu cơ đến mức nào.
Càng chậm càng chết. Một trong những ưu tiên trên hết của Bộ chính trị mới tại Việt Nam là phải làm tất cả để TPP được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua càng sớm càng tốt.
*Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.