Monday, July 24, 2017

Một thời hoa đỏ... lòm!

Tư nghèo (Danlambao) - Từ hôm qua tới giờ cả cái chợ trên trời lẫn dưới đất lùm sùm vụ cha nội thủ tướng lộ cái bản mặt tưởng thú bất nhơn - cho mấy bà anh hùng thấy mẹ cúm rúm phơi mưa, còn mình thì đệ tử ô dù che đầu cho tóc hói thôi rơi. 

Nhân cái vụ... dân chơi mà sợ mưa rơi khi vinh danh bà mẹ nó anh hùng của chú Phúc dẹo, Tư tui lôi lại một bài báo cũ của bút nô Làng Để, để hâm nóng lại sự nghiệp anh hùng mà đẻng ta vinh danh ướt nhẹp.


Anh hùng cỡ dzậy mà không vinh danh thì chẳng khác gì cho bác của tui uống thuốc cường dương dược thảo rừng rú xong rồi biểu bác tui đi ngủ! Chịu sao thấu hở trời! Bà mẹ nó! anh hùng kiểu này vinh danh mỗi năm một lần là còn ít nghen. Phải mỗi lần mưa rơi xách mẹ ra phơi mới khai thác triệt để tấm gương anh hùng của mẹ ta.

Mà đọc xong cái sự tích anh hùng đòn gánh này, Tư tui phải hỏi một câu lăn tăn như ri: mấy thèng Tây nó dỏm như vậy thì trong trận Điện Biên đại tướng cầm quần Võ Nguyên Giáp cần cóc gì phải mời cái đám thổ phỉ Vi Quốc Thanh bên Tàu sang mần cố vấn. Chỉ cần vài trăm nữ anh hùng Nguyễn Thị Chiên, mỗi mợ một cái đòn gánh là xong ngay sự nghiệp đánh cho Pháp cút đánh cho Thực nhào. Quân đội ta chỉ cần các chị, mang tên Quân đội Nhăn răng giơ Đòn Gánh ra là nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng...!

Thôi, trở lại chuyện bà mẹ nó anh hùng. 

Mẹ đòn gánh này có tên là Nguyễn Thị Chiên. "Tôi sinh năm 1927, nhưng anh em làm lý lịch là sinh năm 1930 để tôi có thể đi du kích".

Hổng phải em Chiên hồi đó tự khai mà anh em khai à nghe. Mà cái cha nội viết tiểu thuyết Chị Chiên Đòn Gánh này đang phê nên viết lộn. Phải viết "giùm" cho em Chiên là "Tôi sinh năm 1930, nhưng anh em làm lý lịch là sinh năm 1927 để tôi có thể đi du kích" mới đúng chớ cha. Em còn nhỏ, khai cho già hơn để xách đòn gánh đánh Tây chớ.

Coi:


Cho Tư tui khỏi bàn thêm nghe. Mấy chả viết tiểu thuyết hay như vậy thì bàn thêm chi cho má nó khi! Bà con ai muốn phê và tự phê cái dzụ em tui 10 tuổi đã là o du kích thì cứ thoải mái há.

Xin hát tiếp khúc huyền sử ca Chiên Đòn Gánh:

Bà con thấy không! Anh hùng kiểu Chiên Đòn Gánh này mà không nhân rộng ra cả nước, vinh danh ít nhất mỗi tháng một lần, bất kể nắng mưa thì uổng thấy mẹ (anh hùng) luôn. 

Và mẹ anh hùng cỡ đó, dù năm tháng đã già, thì nhằm nhò gì cái dzụ mưa rơi. Dân chơi (thứ thiệt) không sợ mưa rơi!

Sau cùng, Tư tui cũng thân thương cảnh báo mấy chú, đặc biệt là chú phỉnh Phúc đầu dẹo, chú Lịch đang lo làm kinh tế, vinh danh thì vinh danh nhưng coi chừng phản tác dụng. "Bè lũ" nhân dân phản động, tính luôn những bà mẹ bị dán nhãn anh hùng sẽ ngẩng cổ lên trời và đào mả ba đời chín kiếp các chú rằng: cả lũ hèn tụi bây bây giờ tất cả cộng lại không đứng quá cái lai quần của chị Chiên Đòn Gánh!

24.07.2017

Xã hội VN, niềm tin giữa người dân với chế độ bị mất trắng

Kông Kông (Danlambao) - Xem mấy phút đoạn clip được phát tán rộng trên mạng xã hội, ngày 22/7/2017, xảy ra tại thôn Thái Phù, xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, Hà Nội thấy 2 người đàn bà nhà quê bị đánh bầm dập thật nao lòng. Lý do 2 bà bị đánh vì nghi ngờ “bắt cóc trẻ em”. Không cần phải suy nghĩ lâu, người làng chỉ cần vài chục giây bình tĩnh thôi, chắc chắn kết quả sẽ khác. Khác hẳn! Vì, nếu 2 bà thực sự bắt cóc trẻ em họ sẽ đem em bé đi bằng cách nào? 2 bà đang đi bộ, mang dép lẹp xẹp, không có ô tô hoặc xe máy. Mà nếu có, thì xe phải đang nổ máy để chộp được thì nhanh chân tẩu thoát. Đó là chưa kể việc 2 bà vô làng xóm chứ không phải giữa đám đông. Vì bắt cóc thường chỉ giữa đám đông xô bồ để dễ lẩn trốn.

Hình ảnh kế tiếp là khi công an xuất hiện, người trong đám đông vẫn tiếp tục đánh, còn công an thì lớ ngớ. Thái độ nầy cho thấy, hoặc công an không biết nghiệp vụ lúc cần phải cứu người trước sự phẫn nộ của đám đông, hoặc công an đồng tình với đám đông nên cứ nhẫn nha. Tiếp theo là cảnh 2 bà bị ném lên xe như con vật chứ không phải được giải cứu!

Sau đó được thông báo 2 bà nạn nhân là thành viên của Hợp tác xã Tình Thương đi bán tăm gây quỹ.

Điều mỉa mai, nạn nhân là người có lòng tốt đi gây quỹ Tình Thương!

Trước đó không lâu, ngày 20/7/2017, người dân thôn Đồng Hởi, xã Hồng lạc, Thanh Hà, Hải Dương đánh đập 2 người đàn ông đi xe Forturner đi tìm mua gỗ, dù họ đã vô trong nhà gặp gia chủ. Nhưng bà chủ bỗng bị xây xẩm sao đó nên chạy ra cửa hô hoán là có người “bắt cóc trẻ em”. Rồi xe bị lật đốt.

Vụ khác xảy ra tại Nghệ An, hôm 5/7/2017, 2 người đi xe máy vào làng quảng cáo thuốc xịt muỗi cũng bị đánh vì nghi ngờ bắt cóc trẻ em. Trong 2 tháng xảy ra 4 vụ.

Rất nhiều vụ khác tương tự như vừa kể. Sự việc đã và đang xảy ra như thế chắc chắn không phải bỗng dưng mà cội nguồn là sự mất lòng tin của người dân với công an, nói rộng hơn là với chế độ!

Dùng ngôn ngữ mạng xã hội là “công an nhiều như quân Nguyên” nhưng tại sao không bảo vệ được dân, không tạo được lòng tin nơi dân? Câu trả lời rất đơn giản, vì công an không phải để phục vụ dân mà để bảo vệ chế độ là chính! Câu viết trên pano được chụp ảnh và phổ biến tràn lan trả lời rõ nhất: “Công an còn đảng còn mình”!

Thực tế có cả trăm nạn nhân bị giết trong đồn công an với những lý do rất khôi hài. Như dùng dao rọc giấy cắt cổ, dùng dây giày, dây điện thoại để bàn, kể cả dây thun quần... để thắt cổ! Những lý do công an giải thích trước công luận tự nó xác nhận họ coi sự hiểu biết của dân còn tệ hơn con trẻ!

Vì công an không còn bảo vệ dân thì người dân phải tự vệ! Khi người dân tự vệ thì hẳn nhiên không ở trong tâm trạng bình tĩnh để giải quyết sự việc, mà bị hồi hộp, bị xốc nổi là đương nhiên mà chuyện bất trắc thì có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Nhìn xa hơn thì chính người dân đã bị chế độ lừa phỉnh vô số lần nên không còn ai tin tưởng những gì được hứa. Ví dụ như thảm trạng môi trường do Formosa gây ra. Biển bị ô nhiễm nghiêm trọng đến nỗi chính phát ngôn ngoại giao của Formosa tuyên bố là “chọn sắt hay chọn cá” thì nhà cầm quyền lại đỡ đòn giúp họ, là do “thủy triều đỏ”, “tảo nở hoa”... đến nỗi các quan chức cùng ăn cá biển, tắm biển để chứng tỏ biển đã an toàn! Đã thế, nhà nước lại đi đêm với Formosa nhận tiền đền bù rồi sau đó gọi là tiền “hỗ trợ”! Vì “đền bù” thì người nhận coi đó là đương nhiên. Còn “hỗ trợ” thì người nhận phải “mang ơn”! Trò chơi chữ/nghĩa lại vừa mới được Bộ Tài nguyên & Môi trường dùng sau khi đã cấp giấy phép cho nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân 1 đổ một triệu tấn “vật chất” xuống biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận thay vì đúng phải là một triệu tấn chất thãi! Chữ với nghĩa đã manh động như thế thì ai tin được?

Và còn vô số chuyện lươn lẹo chữ/nghĩa cũng như cãi chày cãi cối của các quan chức tham nhũng cỡ lớn nữa! Ví dụ như “làm thối móng tay”, “nuôi heo, buôn chổi”... để làm giàu bạc ngàn tỉ!

Đó là lý do dân không còn tin nhà cầm quyền!

Khi người dân mất trắng niềm tin vào chế độ thì xã hội đương nhiên sẽ bạo loạn, vô đạo, vô pháp luật... tất cả đều bắt nguồn từ sự vô đạo, vô luật pháp của nhà cầm quyền!

24.07.2017



_________________________________

Chú thích:



Đảng quỳ mọp trước quan thầy

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Mấy ngày nay đảng CSVN đang loay hoay không biết xử trí ra sao khi Tàu Cộng đưa tàu chiến xâm nhập bãi Tư Chính nằm trong lãnh hải VN. Đầu tiên là hơn 40 chiến hạm kéo vào sát bãi Tư Chính ngoài khơi Vũng Tàu, sau đó cả hơn 100 chiến hạm kéo vào bao vây mỏ dầu Rồng Đỏ cách Vũng Tàu 100 hải lý do CSVN hợp đồng với tập đoàn Tây Ban Nha đang thăm dò khai thác dầu khí tại đây.

CSVN được lệnh cho Bộ Đội Biên Phòng, tàu cảnh sát biển giàn hàng ngang có vẻ như sẵn sàng nghênh chiến, dùng chiêu trò này để lấp liếm cái hèn, cái phản bội lại Tổ Quốc, khi qua một đêm dàn trận bắn vu vơ những viên đạn vô thưởng vô phạt để che mắt người dân bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch ra lệnh rút lui để Tàu Cộng chiếm toàn bộ mỏ dầu Rồng Đỏ và chấp nhận bồi thường cho tập đoàn dầu khí Tây Ban Nha khi ký hợp đồng khai thác tại mỏ này. (1)

Rõ ràng đây là âm mưu đầu hàng Tàu Cộng vô điều kiện của CSVN. Trước đó chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tuyên bố như mở màn trước là nếu xảy ra chiến tranh VN chắc chắn sẽ thất bại trước Tàu Cộng.

Sau ngày 30/04/1975 CSVN lúc nào cũng rêu rao là quân đội ta là quân đội anh hùng, trung với đảng, hiếu với dân, kẻ thù nào cũng đánh thắng, nhưng có lẽ chỉ thua mỗi Tàu Cộng, trung với đảng thì nhất định có, nhưng hiếu với dân thì chỉ có nằm mơ, ác với dân là chính xác nhất.

Vì quá khiếp sợ Tàu Cộng phun ra những sự thật về thần tượng HCM, những ký kết làm hòa với Tàu Cộng sau khi Liên Sô sụp đổ, nên CSVN chấp nhận ngậm hột thị để cầu hòa không dám hé răng hé lợi khi Tàu Cộng lấn chiếm biển đảo bên trong thềm lục địa của VN.

Tàu Cộng sẽ còn lấn lướt CSVN dài dài vì cái đường lưỡi bò thè ra bao trùm hết vùng biển của VN. Cái màn kịch này không khéo sẽ được giàn dựng lại trên đất liền sớm hơn 2020 khi Tàu Cộng hối thúc CSVN sát nhập sớm hơn dự định, để quốc tế coi như chuyện đã rồi, và CSVN không mang tiếng là bán nước mà là bại trận nên đành chấp nhận giao biển đảo, Tổ Quốc cho Tàu Cộng.

Đây là thời kỳ rực rỡ và quang vinh nhất của đảng CSVN khi phải ngậm bồ hòn mà khen ngọt với 4 tốt 16 chữ vàng. Từ khi các vua chúa dựng nước đến giờ chưa có triều đại nào lại hèn hạ, cúi đầu nhục nhã để kẻ thù muốn làm gì thì làm, tung hoành cỡ nào cũng mặc kệ không dám hó hé.

Hơn thế nữa ngày mai là ngày xử chị Trần Thị Nga vì bị ghép tội tuyên truyền chống phá nhà nước và âm mưu lật đổ chế độ, theo điều 88 và 258.

Phiên tòa sẽ diễn ra 2 ngày 25 đến 26/07/2017, phiên tòa sẽ không cho phép phóng viên và người nhà chị Nga tham dự. Trong khi CSVN vẫn tuyên bố là phiên tòa công khai.

Trước âm mưu lấn chiếm biển đảo của Tàu Cộng, đảng CSVN còn lấy lòng quan thày bằng cách dựng phiên tòa xét xử chị Trần Thị Nga để làm hài lòng Tàu Cộng. (2)

Biển đảo đã mất, đất liền cũng đang bị Tàu Cộng thao túng. Không biết người dân trong nước đã thức tỉnh chưa hay vẫn còn thờ ơ, mê ngủ với cái luận điệu tuyên truyền đối thoại trong hòa bình của CSVN.

Ngày 25/07/2017


_____________________________________

Chú thích:

Bình Thuận đề nghị dùng bùn thải nhiệt điện Vĩnh Tân làm kè biển

Khu vực cảng của nhiệt điện Vĩnh Tân sẽ nạo vét gần 1 triệu mét khối “vật chất.” (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
BÌNH THUẬN, Việt Nam (NV) – “Để vật chất nạo vét vào trong những kè biển, một mặt chống xói lở, mặt khác giải quyết được chất nạo vét chứ không đưa xuống biển.”
Đó là một trong những nội dung trong văn bản của Tỉnh Ủy Bình Thuận gửi giới lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN xin ý kiến về việc công ty Điện Lực Vĩnh Tân 1 xin nhận chìm 1 triệu mét khối bùn thải sau nạo vét xuống biển Vĩnh Tân.
Chiều 24 Tháng Bảy, ông Nguyễn Mạnh Hùng, bí thư Bình Thuận, cho biết sau khi nhận được thông tin Bộ Tài Nguyên-Môi Trường cấp giấy phép nhận chìm gần 1 triệu mét khối chất nạo vét ở khu vực bến nước trước nhiệt điện Vĩnh Tân 1, đã có nhiều ý kiến khác nhau của các chuyên gia, nhà khoa học nên Tỉnh Ủy Bình Thuận đã có văn bản xin ý kiến của trung ương.
Ông cho hay, Bình Thuận có giới thiệu đến kế hoạch dùng bê tông cốt thép làm kè chắn lấn biển ở những khu vực bị sạt lở ven bờ, sau đó đổ chất nạo vét vào đây.
“Chúng ta để vật chất nạo vét vào trong những kè biển, một mặt chống xói lở, mặt khác giải quyết được chất nạo vét chứ không phải đưa xuống đáy biển, phương án này có nhiều mặt lợi hơn,” bí thư Bình Thuận giải thích với báo điện tử Zing.
Theo báo Tuổi Trẻ, ngoài ra, Tỉnh Ủy Bình Thuận cũng đề nghị chưa vội cấp phép nhận chìm 2.4 triệu mét khối vật chất cho một đơn vị khác ở cụm nhiệt điện Vĩnh Tân (Tổng Công Ty Phát Điện 3 thuộc Tập Đoàn Điện Lực Việt Nam – đại diện chủ đầu tư dự án nhà nhiệt điện Vĩnh Tân 4 và 4 mở rộng) mà Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đang xem xét cấp phép.
“Hiện nay, việc nhận chìm đang có nhiều ý kiến khác nhau nên chúng tôi đề nghị bộ dừng việc cấp phép này lại để xem xét một cách cẩn trọng hơn,” ông nói.
Trả lời báo Tuổi Trẻ về câu hỏi nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước, nguy cơ dẫn đến thiệt hại đối với ngư dân đánh bắt hải sản gần bờ và những doanh nghiệp nuôi tôm giống ở Vĩnh Tân, ông Hùng cho biết tỉnh đã trao đổi lại với Bộ Tài Nguyên-Môi Trường và bộ này nói đã có tính toán.
Tuy nhiên, theo ông Hùng, tính toán cụ thể như thế nào, có phù hợp với thực tế hay không thì phải có kiểm nghiệm cụ thể. Do đó, Bình Thuận đã đề nghị tăng thêm hơn 10 điểm quan trắc nữa (ngoài 10 điểm trước đây theo kế hoạch đã được duyệt) và yêu cầu quan trắc trước, trong và sau khi thực hiện để có các số liệu so sánh, đối chứng (quan trắc là theo dõi, khuyến cáo kịp thời các diễn biến bất thường hay các nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường).
Trước đó, ngày 23 Tháng Sáu, Bộ Tài Nguyên-Môi Trường đã cấp phép cho công ty Điện Lực Vĩnh Tân 1 nhận chìm 1 triệu mét khối bùn cát thu được sau nạo vét, vụ việc đã dấy lên lo ngại ảnh hưởng đến môi trường biển, đặc biệt là khu vực nhận chìm chỉ cách khu bảo tồn biển Hòn Cau 10 km.
Nhiều nhà khoa học đã lên tiếng phản đối dự án trên. Hiệp Hội Nghề Cá Việt Nam cũng đã có công văn kiến nghị chính phủ cho tạm dừng thực hiện khẩn cấp giấy phép của bộ này. (Q.D.)

Bảo Lộc: Quốc lộ biến thành sông, kẹt xe trầm trọng

Đoạn đường trên quốc lộ 20 (thuộc xóm Ánh Mai 3, xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc) biến thành sông hơn 10 ngày qua. (Hình: Báo Thanh Niên)
Tại đoạn đường bị ngập, chỉ có xe hơi mới chạy qua. Người chạy xe máy phải leo lên lề đường để qua khu vực này.
Báo Thanh Niên cho hay, theo người dân sống ở khu vực này, tình trạng đoạn đường biến thành sông ở đây đã kéo dài 10 ngày qua. Thậm chí trước đó trời nắng, nhưng khi có một trận mưa lớn kéo dài khoảng 30 phút là đoạn đường này lại ngập chìm trong nước. Do đường ngập liên tục nên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc kinh doanh, buôn bán của nhiều gia đình sống bên cạnh đoạn đường này.
Cũng theo người dân, nguyên nhân đường ngập là do mưa lớn kéo dài, đoạn đường này lại thấp nên nước từ các hướng đổ về gây ngập.
Trong khi đó, hệ thống thoát nước ở đoạn đường này không bảo đảm (cống và mương thoát nước nằm cao hơn mặt đường). Vì vậy, khi mưa lớn xảy ra, nước rút không kịp khiến đường biến thành sông. (Q.D.)

Ngân Hàng Thế Giới ngưng tài trợ cứu phi trường Tân Sơn Nhất ngập nước

Tuyến kênh Hy Vọng hiện hữu luôn tắc nghẽn vì rác. Hình chụp ngày 24 Tháng Bảy. (Hình: Báo Pháp Luật TP.HCM)
SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Ngân Hàng Thế Giới (WB) ngưng tài trợ $400 triệu cho Sài Gòn nên dự án nạo vét kênh Hy Vọng, hướng thoát nước quan trọng của phi trường Tân Sơn Nhất bị ảnh hưởng.
Đó là thông tin được ông Trần Đăng Nghĩa, phó giám đốc Ban Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng Công Trình (thuộc Trung Tâm Chống Ngập Sài Gòn), nói với báo Pháp Luật TP.HCM. Ông giải thích thêm, nguyên nhân dừng tài trợ là do chính sách bồi thường, giải tỏa mặt bằng của WB và của Ủy Ban thành phố Sài Gòn khác nhau, do đó hai bên không đạt được các thỏa thuận về vấn đề này.
Ông cho hay, tuyến kênh Hy Vọng bắt nguồn từ phi trường Tân Sơn Nhất chảy ra kênh Hy Vọng, tổng chiều dài chỉ hơn 1.8 km. Dự án này đã được thành phố Sài Gòn lập kế hoạch nạo vét từ năm 2012 đến 2016, và dự trù sẽ khởi công nạo vét trong năm nay nhưng bất ngờ bị mất nguồn vốn, nên chưa biết khi nào dự án này mới khởi công.
Theo Trung Tâm Chống Ngập Sài Gòn, phi trường Tân Sơn Nhất có ba hướng thoát nước chính gồm hướng thoát ra kênh Hy Vọng, hướng thoát ra kênh A41 và hướng thoát ra tuyến mương Nhật Bản. Trước đây ủy ban quận Tân Bình từng đề nghị lắp cống hộp trên kênh Hy Vọng nhưng không được các sở, ngành liên quan đồng ý vì sẽ gây hạn chế hướng thoát nước của sân bay. Để nạo vét kênh Hy Vọng, kinh phí xây dựng chiếm khoảng 99 tỷ đồng (khoảng $4.36 triệu) nhưng kinh phí giải tỏa mặt bằng hơn 276 tỷ đồng (hơn $12.14 triệu).
Ông Nguyễn Ngọc Công, giám đốc trung tâm này, cho biết việc nạo vét kênh Hy Vọng để giải quyết tình trạng ngập nước cho phi trường Tân Sơn Nhất và khu vực dọc kênh là rất cấp bách và quan trọng. Do đó, ông kiến nghị thành phố tiếp tục thực hiện dự án nạo vét kênh bằng nguồn kinh phí của thành phố.
Ngày 24 Tháng Bảy, nói với báo Pháp Luật TP.HCM, nhiều người dân sống dọc tuyến kênh Hy Vọng (quận Tân Bình, Sài Gòn) rất buồn bã trước thông tin dự án nạo vét kênh nhiều khả năng không thể diễn ra theo kế hoạch.
Ông Phạm Văn Hiếu, nhà gần đoạn kênh thường xuyên bị nghẹt rác, ngao ngán nói: “Cứ mỗi lần mưa lớn, kênh tắc nghẽn do rác là nước dơ tràn vào nhà, hôi thối không chịu nổi. Chúng tôi chờ dự án này đã năm năm rồi, giờ nghe tin dự án không có vốn để thực hiện hỏi sao không thất vọng.”
Nhiều người dân khác sống dọc tuyến kênh Hy Vọng cho rằng con kênh này quá ô nhiễm, cần phải sớm được nạo vét, nhất là khi đây là hướng thoát nước của phi trường Tân Sơn Nhất.
“Tôi không hiểu vì sao ở các quận, huyện khác có rất nhiều tuyến kênh, rạch được nạo vét, còn tuyến kênh Hy Vọng có vai trò quan trọng như thế mà cứ chờ hết năm này đến năm khác,” một người dân sống gần đoạn kênh bày tỏ. (Q.D.)

Thêm nhà hoạt động dân chủ bị công an chặn đường, bắt giữ ở Nghệ An

Nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lượng. (Hình: Facebook Lỗ Ngọc)
NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Nhà hoạt động dân chủ Lê Đình Lượng, tức Facebooker Lỗ Ngọc, vừa bị Cơ Quan An Ninh Điều Tra Công An tỉnh Nghệ An bắt khẩn cấp vào chiều 24 Tháng Bảy với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân,” theo Điều 79 Bộ Luật Hình Sự CSVN.
Theo báo Tuổi Trẻ, chiều tối 24 Tháng Bảy, công an tỉnh Nghệ An đã phát đi thông cáo báo chí về việc công an tỉnh này bắt khẩn cấp ông Lê Đình Lượng (52 tuổi, ngụ xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) vào khoảng 4 giờ chiều cùng ngày.
Báo Tuổi Trẻ trích lời cáo buộc của công an nói rằng ‘thời gian gần đây ông Lê Đình Lượng thường xuyên có các hoạt động nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân và gây phức tạp về tình hình an ninh, trật tự tại địa phương.’
“Công an Nghệ An khẳng định việc thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối với ông Lê Đình Lượng bảo đảm đúng quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự. Hiện công an Nghệ An đang hoàn tất thủ tục, khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam ông Lê Đình Lượng để phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử theo quy định của pháp luật,” bài báo cho hay.
Trong khi đó, đưa tin về việc bắt ông Lượng, báo Nghệ An giật tựa: “Nóng: Công an Nghệ An bắt khẩn cấp đối tượng phản động Lê Đình Lượng.”
Trang Facebook Thanh Niên Công Giáo đưa tin: “Vào lúc 4 giờ chiều 24 Tháng Bảy, trên đường từ nhà anh Nguyễn Văn Oai, xã Quỳnh Vinh, về đến khối 5 phường Quỳnh Xuân, thị trấn Hoàng Mai. Ông Lê Đình Lượng và anh Thái Văn Hòa (anh trai của tù nhân lương tâm Thái Văn Dung) đã bị công an Hoàng Mai chặn bắt đưa đi đâu không rõ.”
Theo trang Facebook này: “Sáng nay các ông này đi thăm và động viên gia đình tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai bị nhà cầm quyền Nghệ An bắt giữ, sắp đưa ra xét xử tại tòa án Hoàng Mai trong Tháng Tám.”
Ông Lê Đình Lượng trong lần đi biểu tình chống Formosa. (Hình: Facebook Tin Mừng Cho Người Nghèo)
Trang này cho hay, đến khoảng 6 giờ 30 phút chiều thì ông Hòa được thả ra tại phòng điều tra công an tỉnh Nghệ An, đến khoảng 7 giờ 30 tối thì được về nhà an toàn.
Tuy nhiên, đối với ông Lê Đình Lượng vẫn bị giam giữ, theo mô tả lúc ông bị chặn bắt tại Hoàng Mai công an giả danh côn đồ cưỡng ép, đánh đập và bắt ông lên xe hơi bảy chỗ.
Tin cho hay, ông Lượng là một tín hữu Công Giáo thuộc giáo xứ Vĩnh Hòa, một người thường xuyên đồng hành và giúp đỡ các gia đình của 14 thanh niên Công Giáo bị cầm tù trước đây. Năm 2015, ông bị đánh đập tàn nhẫn sau khi đi thăm cựu tù nhân lương tâm Trần Minh Nhật.
Trang Facebook này cho hay: “Công an Việt Nam thường bắt người vô cớ mà không cần đưa ra lý do. Nhiều nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam đã từng là nạn nhân của những vụ bắt bớ trái pháp luật bởi cơ quan công lực.”
“Trong một diễn biến khác, ngày 25 Tháng Bảy, tại Hà Nam, nhà cầm quyền sẽ đưa ra xét xử đối với nhà hoạt động Trần Thị Nga theo Điều 88 Bộ Luật Hình Sự. Việc công an bắt bớ các nhà hoạt động tại Nghệ An có liên quan gì đến phiên tòa này?” trang Facebook Thanh Niên Công Giáo đặt nghi vấn.
Trang Facebook Tin Mừng Cho Người Nghèo cho hay: “Việc bắt ông Lượng mà không có lệnh, đọc lệnh, và nếu có lệnh mà không có chữ ký của người có thẩm quyền với đầy đủ ngày tháng, năm, họ tên, chức vụ của người ra lệnh là hoàn toàn sai trái. Việc bắt chùn bắt lén và bất minh là vi phạm Khoản 2 và Khoản 3 Điều 80 Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự. Việc bắt mà không có một mảnh giấy, chỉ dựa theo cảm tính thì đích thị là bắt cóc?”
“Cần nói thêm, ông Lê Đình Lượng là một người Công Giáo thuần thành, sinh sống ở giáo xứ Vĩnh Hòa, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Ông Lê Đình Lượng là họ hàng cùng luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân. Ông tham gia nhiều hoạt đoạt động cổ vũ dân quyền và nhân quyền đặc biệt là phản đối xâm chiếm biển đảo và mộng bá quyền của cộng sản Trung Quốc. Ông cũng nhiệt tâm trong công việc hỗ trợ nạn nhân Formosa và đấu tranh đòi tống cổ Formosa cút khỏi Việt Nam,” trang này cho biết. (Q.D.)

Việt Nam ‘đầu hàng’ Trung Quốc: Cá Rồng Đỏ và hơn thế nữa

Tâm Don-24-07-2017
(VNTB) - Việt  Nam có thể bị Repsol kiện ra một tòa quốc tế để đòi bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp đó, Repsol chỉ có thắng kiện chứ không bao giờ thua kiện.
Giàn khoan của hãng Repsol đang khoan thăm dò dầu khí ở mỏ Cá Rồng Đỏ thuộc lô 136 trên thềm lục địa Việt Nam.

Các chuyên gia dầu khí nước ngoài, theo báo chí ngoài nước, đã tỏ ra bất ngờ trước việc chính phủ Việt Nam bất ngờ và nhanh chóng xuống thang (yêu cầu ngừng khoan thăm dò và khai thác) trong vụ việc giàn khoan của hãng Repsol đang khoan thăm dò dầu khí ở mỏ Cá Rồng Đỏ thuộc lô 136 trên thềm lục địa Việt Nam- địa điểm mà Trung Quốc tuyên bố có đường 9 đoạn( hay còn gọi là đường lưỡi bò) đi qua. Theo báo chí nước ngoài, cách đây không lâu, chính quyền Trung Quốc đã gửi đến chính quyền Việt Nam một thông điệp cứng rắn: nếu Việt Nam cứ để cho Repsol khai thác dầu khí ở lô ( block) 136, Trung Quốc sẽ tiến đánh các cứ điểm của Việt Nam ở Trường Sa. Báo chí nước ngoài không đề  cập đến nguyên nhân xuống thang bất ngờ của Việt Nam là do đâu.

BBC News, trong bài của nhà báo Bill Hayton(là một nhà báo, đồng thời cũng là một học giả về tranh chấp Biển Đông, người có xu hướng ủng hộ Việt Nam trong tranh chấp Biển Đông, và cũng là người bị Việt Nam từ chối cấp visa vào Việt Nam để tham dự một hội thảo chuyên đề về Biển Đông vào năm 2011), cho biết Repsol đã đầu tư vào dự án mỏ Cá Rồng Đỏ khoảng 300 triệu USD. Thông tin này sẽ cho ra đời một câu hỏi cần thiết: Repsol mất trắng 300 triệu USD hay nhà nước Việt Nam phải đền bù cho Repsol 300 triệu USD và hơn thế nữa theo các qui định về bảo hộ và bảo vệ đầu tư? Vấn đề này tùy thuộc vào các điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng phân chia sản phẩm dầu khí giữa chính quyền Việt Nam (có thể do PetroVietnam đại diện như trước đây) và hãng Repsol.

Thế nào là bất khả kháng? Trường hợp chính quyền Trung Quốc gây áp lực lên chính quyền Việt Nam để chính quyền Việt Nam yêu cầu Repsol ngưng khoan thăm dò và khai  thác dầu khí ở lô 136  có  được  coi là  trường hợp bất khả kháng trong hợp đồng phân chia sản phẩm hay không? Về lý, chỉ có hợp đồng phân chia sản phẩm giữa Việt Nam và Repsol mới cho ta biết chính xác.

Nhưng,  cũng  chính thực  tiễn  ngành dầu khí Việt Nam cho ta biết  chính xác một  điều  rằng, trong các hợp  đồng phân  chia  sản phẩm  dầu khí  giữa Việt  Nam và các  hãng dầu nước ngoài,  phía hãng dầu  nước ngoài bao giờ cũng đưa ra các hợp đồng rất chi tiết, cụ thể, và các chính sách đột ngột hay yêu cầu bất ngờ của chính phủ không bao giờ là điều kiện bất khả kháng cả.  Qua vụ mỏ Cá Rồng Đỏ, Việt  Nam có thể bị Repsol kiện ra một tòa quốc tế (thường được nêu rõ trong hợp đồng phân chia sản phẩm) để đòi bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp đó, Repsol chỉ có thắng kiện chứ không bao giờ thua kiện.


Áp lực của Trung Quốc đối với các hãng dầu nước ngoài đang thăm  dò, tìm kiếm và khai thác dầu khí ở Việt Nam không phải đến bây giờ mới xuất hiện. Statoil, một hãng  dầu của nhà nước Na Uy vào năm 2000 đã rút lui khỏi Việt Nam sau khi bị áp lực từ phía Trung Quốc mà không nhận được bảo đảm từ phía Việt Nam. Vào năm 2009, đến lượt tập đoàn dầu  khí khổng lồ của Anh Quốc là  BP cũng  đã  rút  lui  khỏi  dự  án  khai  thác mỏ  khí đốt có trữ lượng cực lớn  ngoài khơi Khánh Hòa do áp lực từ Trung Quốc trong khi cũng không nhận  được sự bảo đảm, cam kết bảo vệ từ phía Việt Nam.

Cơn mưa đã bóc trần sự giả dối, hình thức đến bất nhân đó…

Mẫn Nhi-25-07-2017
(VNTB) Tôi nghĩ ở một khía cạnh nào đó, việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được che ô trong khi mẹ VNAH co ro trong áo mưa… tiện lợi là hình ảnh phản ánh chân thực nhất về sự quan liêu, hình thức của hệ thống Đoàn nhà nước.

Tối 22/7, nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2017), tại Tượng đài Mẹ Việt Nam Anh hùng, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức chương trình nghệ thuật “Khát vọng trẻ” với chủ đề “Một thời hoa đỏ” để vinh danh người có công của tỉnh. Mọi chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như hình ảnh ghi lại được khoảnh khắc Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc được che ô trao tặng danh hiệu cao quý Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng cho 3 Mẹ đang dầm mưa trong… áo mưa tiện lợi!

Dù vô tình hay hữu ý, thì rõ ràng đây là một hình ảnh phản cảm, và nó làm cạn đi một phần ý nghĩa là chương trình “ghi công” đề ra. Thậm chí, những bài nhạc đỏ oai hùng trở nên lạc lõng phần nào trước hình ảnh dầm mưa ấy.

Bài hát “Huyền thoại mẹ” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn bỗng chút vút lên thành một dòng miêu tả đầy sống động về buổi tối ngày 22/07. Khi mà trong thời chiến tranh, cũng như thời bình, Mẹ vẫn, “về đứng dưới mưa /Che đàn con nằm ngủ”.

Và cũng với hình ảnh đó, trong cái thân hình có phần mập mạp đứng cạnh những bà mẹ ốm yếu – gầy mòn co ro trong mưa, bài Khóc Mẹ dân oan bỗng nhiên trở thành một bài hát đồng hành với “Huyền thoại mẹ”, khi mà: “Trời lạnh giá tấm bạc thô không giữ được/Gió lùa mưa vào lạnh thấu cả tâm can/ Tay mẹ run run đôi chân không vững được/Biết bám víu vào đâu khi mẹ tỏ tường đời?”

Giá như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và nhóm trợ lý của ông có Tâm một chút, thì chắc hẳn sẽ không có một hình ảnh gây bão như thế. Như cách mà Tổng thống Putin đã đứng mưa khi đặt vòng hoa trước đài tưởng niệm chiến sĩ ngã xuống trong Thế chiến II.

Tổng thống Putin cho biết, “Tôi thấy chuyện để đầu trần này là bình thường. Chúng ta không phải là đường, chúng ta không tan khi gặp nước”.

Và một việc “rất bình thường” đó đã gây sự cảm tình cho hàng trăm ngàn người. Bản thân nó cũng phác họa một góc họa “đồng tâm, đồng lòng”.

Ở một góc nhìn khác, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là nạn nhân của sự làm màu, hình thức trong việc tổ chức “đền ơn đáp nghĩa” qua chương trình văn nghệ. Một áo mưa 5.000 cũng đủ cho thấy, dù không có sự xuất hiện dưới cái ô của Thủ tướng, thì nó cũng đáng bị lên án, khi trong cơn mưa – các mẹ VNAH vẫn bị bắt lên, đội vào cái áo mưa, và run rẩy nhận “danh hiệu cao quý” của Đảng và nhà nước trao tặng.

Hiện tượng lãnh đạo về thăm, hiện tượng lãnh đạo xuất hiện trao quà đã trở thành một hình ảnh rất hình thức trong thể chế tại Việt Nam. Nó không hẳn là làm màu, hình ảnh, mà nó là cách thức để người ta thỏa mãn lại cái vị trí, vai trò của mình trong hệ thống nhà nước.

Và báo Dân Trí với tiêu đề bài “Thủ tướng đội mưa tri ân người có công cách mạng tiêu biểu” đã thể hiện rõ nét nhất cho thói hư danh đó.

Ngay cả việc cho cả dàn ca sĩ, thậm chí các em sinh viên – đoàn viên đứng dàn hàng trong mưa đã trở thành một thứ gì đó lố lăng hơn bình thường, cho thấy sự cứng nhắc – quan liêu và thiếu tôn trọng của Ban tổ chức trong một ngày “tạ ơn – tri ân” như thế này.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là người đại diện thể chế, vị trí đứng của ông trong đêm 23/07 là vị trí của thể chế. Và thể chế đó mẹ VNAH (70-80 tuổi) cũng phải đội mưa nhận danh hiệu để tuyên truyền!!! 

Giá cơn mưa đừng vô tình đến, thì sự làm màu đã thành công rực rỡ.

Giá cơn mưa đừng vô tình đến, thì hình ảnh Thủ tướng... đã đẹp hơn!


Bởi sự vô tình, cơn mưa đã bóc trần sự giả dối, hình thức đến bất nhân đó.

Rửa tiền bao nhiêu trong số ‘3 tỷ USD mua nhà ở Mỹ’?

Minh Quân-25-07-2017
(VNTB) - Vẫn phải chịu vòng kim cô tuyên giáo trên đầu và ngay trong não trạng, rất nhiều tờ báo nhà nước lao xao bàn về vụ “người Việt bỏ hơn 3 tỷ USD mua nhà ở Mỹ”, thỏ thẻ về “chảy máu ngoại tệ” và “giá như để 3 tỷ USD để đầu tư trong nước thì hay biết mấy”, nhưng tuyệt nhiên không dám đề cập đến vấn nạn rửa tiền.



Vụ “người Việt bỏ hơn 3 tỷ USD mua nhà ở Mỹ” được phát tin đầu tiên trên báo Mỹ và sau đó là đài BBC Việt ngữ, rồi loang ra dư luận và trở thành một đề tài nóng hổi. Chi tiết cần lưu ý là nguồn gốc tin tức này không phải được phát ra từ các cơ quan quản lý hay Hiệp hội bất động sản Việt Nam, mà lại từ Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ (NAR). Ngày 18/7/2017, hiệp hội này đã công bố báo cáo thường niên có tên “Hồ sơ các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực bất động sản ở Mỹ năm 2017".

Theo báo cáo trên, dẫn đầu trong Top 10 quốc gia có công dân mua nhà ở Mỹ trong năm 2017 nhiều nhất là Trung Quốc với 31,7 tỷ USD. Kế tiếp là Canada (19 tỷ USD), Anh (9,5 tỷ USD), Mexico (9,3 tỷ USD) và Ấn Độ (7,8 tỷ USD). Việt Nam tăng 2 bậc (năm 2016 xếp vị trí thứ 8) để "soán" vị trí thứ 6 với 3,06 tỷ USD, bằng với những quốc gia phát triển khác như Đức, Nhật Bản và đang phát triển như Venezuela.

Thống kê của NAR cho thấy 65% người mua Trung Quốc trả bằng tiền mặt, chỉ có 26% vay tiền mua nhà ở Mỹ. Việt Nam là quốc gia mua nhà liên tục đứng trong top 10 ở Mỹ nhiều năm qua.

Những điểm tương đồng về cung cách kiếm tiền và xài tiền giữa người/quan chức Trung Quốc với người/quan chức Việt Nam là giống nhau một cách kỳ lạ.

Hiện tượng các quan tham Trung Quốc chuyển tài sản cho các thành viên trong gia đình mang ra nước ngoài và họ không giữ gì trong tay, sau khi gia đình định cư an toàn ở nước ngoài những quan tham này mới lên kế hoạch thoát thân, đang trở thành phổ biến ở Trung Quốc.

Điểm đến hàng đầu cho các dòng tiền Trung Quốc chảy ra nước ngoài phi pháp là Mỹ, Châu Âu, Australia, Canada... Tại Mỹ, Los Angeles là điểm đến ưa thích nhất của các quan tham Trung Quốc.

Vụ bê bối chính trị của gia đình Bạc Hy Lai - Cốc Khai Lai bị phanh phui khiến dư luận kinh ngạc về mức độ tham nhũng và cách tẩu tán tiền kiếm được từ tham nhũng của các ông quan tham Trung Quốc. “Xách tay” hàng nghìn tỷ USD ra khỏi đất nước, mua bất động sản cao cấp ở nước ngoài, tiêu tiền cho gái, đánh bạc… là những cách thức tẩu tán tiền ra nước ngoài phổ biến của các quan tham Trung Quốc.

Mặc dù từ lâu đã có nhiều dư luận về hiện tượng các quan chức Việt âm thầm tẩu tán tài sản ra nước ngoài, nhưng chỉ đến năm 2016 lần đầu tiên mới bật ra thông tin theo một cách “chẳng giống ai”: sự rò rỉ bất ngờ và sau đó là tiết lộ của vụ Hồ sơ Panama đã lôi ra ánh sáng việc Việt Nam có tới 189 cá nhân và tổ chức với 19 công ty vỏ bọc được thành lập ở nước ngoài, chủ yếu là tại các “thiên đường trốn thuế”. Tổng cộng có đến 92 tỉ USD được chuyển phi pháp từ Việt Nam ra nước ngoài trong những năm qua.

Đến tháng 7/2016, ngay trước thời điểm thông qua lần cuối tư cách của gần 500 đại biểu Quốc hội, Việt Nam mới “bỗng dưng” phát hiện một chuyện cười ra nước mắt: nữ đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Nguyệt Hường có quốc tịch ở… Cộng hòa Malta - một quốc gia chỉ rộng có 300 cây số vuông, nằm ở một xó của châu Âu, tạo ấn tượng nổi bật nhất nhờ vào hai việc: trở thành rổ đựng bóng trong các trận cầu quốc tế, và dễ tránh thuế đánh vào tài sản cá nhân.

Nhưng sau vụ Hồ sơ Panama, mọi chuyện lại trở về khoảng lặng êm đềm trong quá khứ của nó. Không một cơ quan và quan chức nào của Việt Nam muốn tự vạch áo cho người xem lưng. Vì thế đã chẳng có một cuộc điều tra nào, dù chỉ cho có, đối với “Hậu Hồ sơ Panama”.

Con số 3 tỷ USD mà người Việt bỏ ra mua nhà ở Mỹ thật ra chỉ là “của nổi”. Nhưng đặc tính của quan chức Việt luôn là “của chìm”, ẩn dưới dạng ngoại tệ và vàng gửi trong tài khoản các ngân hàng nước ngoài. Giá trị của số “của chìm” này chắc chắn phải cao hơn nhiều lần so với “của nổi”. Đó là cũng là phương cách rửa tiền hiệu quả mà giới chức quản lý Việt Nam luôn như nhắm mắt bỏ qua.

Bằng chứng là cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa có được một cơ chế thu hồi tài sản tham nhũng. Hệ lụy chắc chắn sẽ xảy ra là sau khi đã có “vé”, đến một thời điểm nào đó lớp quan chức “ăn của dân không chừa thứ gì” sẽ nhảy lên máy bay để “chuồn”, bỏ lại một đất Việt cạn kiệt tài nguyên, khủng hoảng chính trị và xã hội tan hoang.