Quần đảo Trường Sa, tên quốc tế thường
dùng là Spratly Islands, bao gồm khoảng 750 đảo nhỏ, bãi đá, rạn san
hô, bãi cát, độ cao nhất là 4 thước trên mặt biển, trải dài gần 1000 cây
số và chiều ngang khoảng 500 cây số. Trung Cộng, Đài Loan, Việt Nam, Mã
Lai, Philippines và
Brunei tuyên bố chủ quyền trên một số đảo ở Trường Sa. Bãi đá Johnson
South nằm trong quần đảo Trường Sa có tên Việt Nam là Gạc Ma,
Philippines gọi là Mabini, Trung Cộng gọi là Xích Qua (Chigua). Gạc Ma
là một phần của một chuỗi hình bầu dục dài gồm các rạn san hô và bãi cát
được gọi là "Union Bank", trải dài 38 cây số, tại một số những nơi này
có căn cứ của Trung Cộng hay Việt Nam, trong khi Philippines tuyên bố
Union Bank là khu kinh tế hàng hải của họ. Gạc Ma là nơi 64 chiến binh
VN tử trận năm 1988 trong trận chiến đẫm máu khi Trung Cộng tấn công
đảo, chiếm quyền kiểm soát. Sau khi chiếm Gạc Ma, Trung Cộng đã xây dựng
một đồn phòng thủ bê tông với các thiết bị vô tuyến.
Một vài quan sát viên cho rằng việc
Trung Cộng kéo giàn khoan 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở
Hoàng Sa chỉ là một hành động đánh lạc hướng cho việc xây đảo nhân tạo ở
Gạc Ma vì ở vùng Trung Cộng đặt phi pháp giàn khoan 981 không có nhiều
dấu hiệu là sẽ có mỏ dầu.
Vào giữa tháng 5/2014, tuần san quốc
phòng IHS Jane's ở Anh Quốc công bố một số hình ảnh chứng minh TC đã có
một căn cứ bên tông tại Gạc Ma từ 2013 và qua năm 2014 thì đã xây Gạc Ma
thành đảo lớn, có hẳn một phi đạo tiếp nhận máy bay. Một số nước tuyên
bố chủ quyền tại Trường Sa cũng có sân bay nhỏ ở đó như Việt Nam trên
đảo Trường Sa Lớn (Great Spratly Island) hoặc Đài Loan trên đảo Thái
Bình (Taiping).
Những hình ảnh mà tuần san IHS Jane's
công bố là ảnh do tập đoàn quốc phòng và không gian Airbus Defence and
Space chụp từ vệ tinh. Trong ảnh chụp năm 2012 thì Gạc Ma vẫn còn là rạn
san hô nhỏ chưa có công trình xây dựng nào, trong ảnh chụp vào tháng
2/2013 thì Trung Cộng có một nhà giàn bê tông làm đồn phòng thủ nhưng
một năm sau thì Gạc Ma đang biến thành một đảo nhân tạo. Các không ảnh
cho thấy rằng các rạn san hô bị lấp đầy trong một diện tích lớn hơn với
đá, sỏi và cát, ước lượng khoảng 300.000 thước vuông, bây giờ trạm phòng
thủ nằm ở rìa phía nam của bờ kè. Các không ảnh khác của chính phủ
Philippines cũng chứng minh những điều này. Các bức ảnh trong vài tháng
qua kể cả ảnh có nguồn từ Trung Cộng còn cho thấy tàu vận tải chở xà
bần, tàu hút bùn, tàu chở dầu và khu trục hạm của hải quân Trung Cộng.
Không ảnh của Airbus Defence and Space về đảo nhân tạo tại Gạc Ma, biển Đông, do bộ Ngoại Giao
Philippines phổ biến ngày 15/05/2014 cho thấy tiến trình xây đảo từ 13/03/2012 đến 11/03/2014
(bên trái từ trên xuống dưới, phóng lớn hơn ở dưới)
Philippines phổ biến ngày 15/05/2014 cho thấy tiến trình xây đảo từ 13/03/2012 đến 11/03/2014
(bên trái từ trên xuống dưới, phóng lớn hơn ở dưới)
Ảnh chụp ngày 20/02/2013, Trung Cộng đã xây
một đồn phòng thủ bê tông
Ảnh chụp ngày 13/02/2012, Trung Cộng có một ụ
bê tông phía dưới bên phải trong ảnh
Ảnh chụp ngày 25/02/2014, đồn phòng thủ nằm ở phía nam, bên trái dưới
trong ảnh, Gạc Ma biến thành đảo nhân tạo khoảng 30 hecta và có thêm
một số công trình, trong đó có lẽ có cả phi đạo đón nhận máy bay.
Ở giữa phía trên là tàu hút bùn đất
Ảnh chụp ngày 11/03/2014, việc xây cất đã tiến triển khá nhiều
|
Chính
phủ Philippines đã mạnh mẽ lên án Trung Cộng có hành động gây bất ổn và
vi phạm luật quốc tế. Bộ Ngoại giao Philippines đã gửi công hàm phản
kháng tới Trung Quốc sau khi phát hiện tàu vận tải Trung Quốc tập kết
đất đá, vật liệu trên đảo Gạc Ma và có thể xây dựng một phi đạo quân sự.
Philippines tuyên bố tất cả các bãi san hô nằm ngoài khơi 350 cây số
cách đảo lớn Palawan của Philippines theo
Luật Quốc Tế về Biển đều nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của
Philippines; do đó Philippines độc quyền sử dụng các tài nguyên thiên
nhiên của địa phương cũng như các nguồn tài nguyên biển và coi các bãi
đá là lãnh thổ Philippines.
Ngược lại phát ngôn viên bộ Ngoại giao
Trung Cộng Hoa Xuân Oánh đã xác nhận hoạt động xây dựng của Trung Cộng
tại bãi đá Gạc Ma do họ chiếm đóng phi pháp, đồng thời bác bỏ phản đối
của phía Philippines vì cho rằng “Philippines không liên quan gì đến bãi
đá này”.
Trong
khi đó Mỹ vẫn chỉ phản ứng một cách nhát gừng, phát ngôn viên của Bộ
Ngoại giao Mỹ Marie Harf cho hay Washington đã biết các báo cáo về hòn
đảo nhân tạo này. "Mở rộng lớn hơn hoặc quân sự hoá vùng tranh chấp ở
Biển Đông có thể làm tăng thêm căng thẳng," bà Harf nói.
Về
phía Việt Nam, không thấy nhà cầm quyền Hà Nội lên tiếng gì về vấn đề
này mặc dù bãi đá Gạc Ma của Việt Nam đã bị Trung Cộng cưỡng chiếm bằng
vũ lực năm 1988 và 64 chiến binh Việt Nam bỏ mình trong trận chiến giữa
hai nước XHCN "anh em". Ngược lại ở trong nước một
số báo lề đảng chạy tin với một cái tít rất khôi hài là "Philippines tố
Trung Quốc xây đường băng ở Gạc Ma của Việt Nam", mới thoạt đọc tưởng
như đó là vấn đề của Philippines chứ không liên quan gì đến Việt Nam. Nhiều
người thắc mắc là tại sao không thấy Việt Nam lên tiếng phản đối? Phải
chăng Hà Nội ngậm bồ hòn hay là đã âm thầm nhường chủ quyền cho
Philippines?
No comments:
Post a Comment