Wednesday, January 1, 2014

Nỗi buồn ngày cuối năm nơi xóm nghèo có 3 thuyền viên mất tích trên biển



Thứ tư, 2014-01-01 11:28:01 - Nguồn: DanTri.com.vn
Những ngày cuối năm, xóm nghèo Đồng Minh, xã Hải Ninh càng trở nên hiu hắt. Kể từ khi tin ba thuyền viên bị mất tích, người dân nơi đây ai cũng luôn hi vọng và cầu mong một phép màu …
Tôi không nghĩ mình còn sống!
Xóm biển nghèo Đồng Minh, xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) vào buổi chiều cuối năm 2013, ảo não, đau thương. Khác hẳn với không khí náo nhiệt ở những nơi khác, bao trùm cả xóm nghèo này là một không khí buồn thảm và sự chờ đợi trong vô vọng của gia đình có người thân mất tích trên biển. 
Người dân trong làng ngoài xã, chẳng ai bảo ai cứ thay nhau đến những gia đình có người không may bị mất tích những ngày qua để hỏi thăm, động viên, chia sẻ.
 Vợ ông Nguyễn Ngọc Xuân khóc đến ngất đi khi nghe tin chồng bị mất tích.
 Vợ ông Nguyễn Ngọc Xuân khóc đến ngất đi khi nghe tin chồng bị mất tích.
Kể từ khi nghe tin con tàu của gia đình anh Lê Văn Sen bị sóng biển nhấn chìm, kéo theo đó là ba người trên tàu bị mất tích khiến ai cũng xót thương.
Con tàu chìm, một tài sản lớn mất đi nhưng mất mát lớn hơn bội phần chính là ba thuyền viên trên con tàu xấu số vẫn bặt vô âm tín. Đã hai ngày trôi qua, nỗi chờ mong, niềm hi vọng ngày càng vô vọng. Ông Hoàng Văn Lực (người nhà của Hoàng Văn Thành và Hoàng Văn Tuấn, 2 trong số ba người mất tích) thất vọng não nề: “Có lẽ đến giờ phút này hi vọng các cháu sót trở về là điều không tưởng”.
Men theo con đê chắn sóng, chúng tôi tìm đến nhà anh Lê Văn Thành (SN 1994) người may mắn được cứu sống trở về. Cho đến ngày hôm nay, anh Thành vẫn chưa hoàn hồn, tâm trí lúc nào cũng bị hoảng loạn, ám ảnh về con sóng dữ đã nhấn chìm và cuốn đi những người cùng đi trên con tàu đêm hôm đó.
Phải mất một lúc lâu anh Thành mới lấy lại được bình tĩnh để kể về đêm gặp nạn. Nhìn ra phía biển, nơi những con sóng không ngừng vỗ bờ, anh Thành thều thào: “Tôi không nghĩ mình còn sống được để trở về nhà như ngày hôm nay. Vượt qua được cơn sóng dữ, may mắn được thuyền bạn cứu sống. Tôi thật vô cùng may mắn”.
Anh Thành vẫn nhớ như in: “Đêm đó, anh Sen là người lái tàu còn bốn người chúng tôi ngủ. Chú Thành, anh Tuấn, chú Xuân ngủ trong cabin còn tôi ngủ bên ngoài sạp. Khi chúng tôi đang say ngủ thì bỗng nhiên nghe thấy tiếng kêu hốt hoảng của anh Sen: "Tàu chìm mất rồi!".
Lúc này, cả bốn người chúng tôi bật dậy thì thấy mũi tàu đã bị ngập nước. Mọi người tháo chạy khỏi cabin. Anh Sen cầm bộ đàm để xin cứu hộ. Lúc đó tôi chỉ kịp lật sàn thuyền lên lấy cho mỗi người một cái can, rồi cả 5 người đều nhảy xuống biển. Ngay lúc đó tàu bị sóng nhấn chìm”.
Bà Trần Thị Phương (vợ ông Hoàng Văn Thành) khóc nức nở mỗi khi có người đến hỏi tin về chồng mình.
Bà Trần Thị Phương (vợ ông Hoàng Văn Thành) khóc nức nở mỗi khi có người đến hỏi tin về chồng
Nhảy xuống biển, lúc đầu 5 người vẫn bám chặt vào nhau nhưng sau đó bị sóng đánh tan mỗi người một nơi. “Mọi người đều quyết lòng nếu phải chết thì chết cùng nhau nên một tay ôm can còn tay kia chúng tôi nắm chặt lấy nhau. Lúc đó đêm tối mù mịt, cả năm người chúng tôi cứ lênh đênh giữa biển khơi.

Được khoảng gần 30 phút sau thì chúng tôi bị sóng xé ra do mọi người đều lạnh cóng. Lúc này, tôi phải dìu chú Xuân, anh Tuấn dìu chú Thành, còn anh Sen thì bị trôi ra xa. Tôi đã cố gắng buộc chiếc can của mình vào người chú Xuân để bơi ra víu vào chiếc tủ lạnh nhưng khi quay lại gọi thì không còn thấy chú Xuân, anh Tuấn, chú Thành đâu nữa….”, anh Thành kể tiếp.
Cứ thế, hơn hai giờ đồng hồ, anh Thành, anh Sen và ba người khác mỗi người một hướng lênh đênh trên biển. Ngay sau khi nhận bộ đàm kêu cứu, tàu anh Vũ Hữu Thông, xã Hải Ninh đã vượt sóng lớn trên biển, đến nơi tàu anh Sen bị chìm và tìm kiếm. May mắn, anh Sen được cứu sống và khoảng 5 giờ sáng thì vớt được anh Lê Văn Thành ở khu vực gần đó. Riêng ba người còn lại vẫn không thấy tung tích.
Sự chờ đợi trong vô vọng
Cả năm thuyền viên trên chuyến tàu xấu số đêm đó đều là anh em họ hàng với nhau. Cả ba thuyền viên mất tích trên biển đều là những ngư dân nghèo, quanh năm phải bám biển mưu sinh. 
Anh Lê Văn Thành, một trong hai ngư dân sống sót trở về kể lại đêm bị sóng lớn đánh lật tàu.
Anh Lê Văn Thành, một trong hai ngư dân sống sót trở về kể lại đêm bị sóng lớn đánh lật tàu
Kể từ khi nghe tin đứa con trai mình - Hoàng Văn Tuấn bị mất tích, ông Hoàng Văn Lương thật sự gục ngã. Ông như người mất hồn, nước mắt sụt sùi cả mấy ngày qua.
Anh Tuấn là lao động chính trong gia đình, vì mẹ ốm nên đã phải sớm bỏ học đi biển giúp bố mẹ nuôi các em ăn học. Tuấn còn có 3 em nhỏ nữa. Sau một thời gian đi đánh cá ở trong vùng biển Nghệ An, Hà Tĩnh nhưng không được, Tuấn lại theo tàu anh Sen ra vùng biển Bạch Long Vĩ để đánh bắt kiếm tiền phụ giúp cùng gia đình tiêu Tết. 
Gia đình ông Hoàng Văn Thành cũng bi đát không kém. Trước khi đi biển, ông Thành và gia đình sống ở xã Các Sơn nhưng không đủ ăn. Mới đây, ông đưa gia đình về quê sinh sống và đi đánh cá thuê cho tàu anh Sen. Một mình ông Thành là lao động chính nuôi vợ và ba con.
Vợ ông - bà Trần Thị Phương từ hai ngày hôm nay khóc khản cả giọng. Đứa con lớn của ông Thành mới học lớp 10, đứa út mới học lớp 4.
Sau khi vào bờ được một ngày, anh Lê Văn Sen (chủ tàu) tuy chưa phục hồi sức khỏe nhưng ngay trong đêm 30/12, anh cũng tất bật ra Hải Phòng thuê tàu đến điểm tàu bị chìm tìm kiếm những người còn lại.
Được biết, hoàn cảnh anh Sen cũng vô cùng éo le, hai vợ chồng quanh năm làm nghề đi biển. Những năm trước đi bằng thuyền nhỏ không đủ sống.  Tích góp mãi, có được chút vốn cộng với số tiền vay mượn được, gia đình đóng mới con tàu mới lớn hơn để đi đánh bắt xa bờ. Từ khi tàu đóng xong và đến ngày gặp nạn vừa tròn hai tháng. Giờ tất cả tài sản chìm xuống biển.
Anh Hoàng Văn Lương thương con chỉ biết ngồi khóc chờ tin.
Anh Hoàng Văn Lương thương con chỉ biết ngồi khóc chờ tin.
Tìm đến căn nhà nhỏ của vợ chồng anh Sen, những người hàng xóm cho chúng tôi biết, trước kia ngôi nhà này đúng là nhà vợ chồng anh Sen, nhưng từ lâu đã bán lại cho người khác để lấy tiền mua tàu. Giờ mất tàu nữa coi như trắng tay.
Một người hàng xóm chỉ tay về chiếc móng nhà đang xây dở cho biết: “Nhà chú Sen đó, vợ chồng mới chỉ xây được cái móng nhà đó thôi, nó đi biển quanh năm, chưa có tiền xây nhà, vợ con thì phải ở nhờ nhà ông bà”.
Được biết, sau khi nhận được tin báo, chính quyền địa phương, lãnh đạo huyện Tĩnh Gia đã đến tận nhà các nạn nhân động viên thăm hỏi. Bên cạnh đó, huyện Tĩnh Gia cũng đã có thông báo đến Ban tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ tỉnh Thanh Hóa nhờ giúp đỡ tìm kiếm các nạn nhân mất tích.
Thái Bá - Duy Tuyên

No comments:

Post a Comment