02/09/2015 - 14:06 — ledienduc
Năm 2015 bắt đầu với các diễn biến chính trị từ hội nghị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 10, khoá 11, trong các ngày 5 đến 12 tháng 01 năm 2015.
Tại hội nghị này, theo báo chí trong nước, ĐCSVN đã quy hoạch 22 Uỷ viên Bộ Chính Trị và 290 Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương cho khoá tới, sẽ diễn ra trong Đại hội đảng 12 vào đầu năm 2016.
Đã có rất nhiều bình luận, phân tích và dự đoán nhân sự cho ĐCSVN và nhà nước CSVN, cũng như những biến động đối với tình hình dân chủ trong bối cảnh đó.
Tin ở phép mầu
Nhiều người dựa vào sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm để tiên đoán những biến chuyển chinh trị ở Việt Nam trong năm 2015 và năm 2016. Các ý kiến chủ yếu dựa trên bốn câu thơ sau:
"Long vĩ xà đầu khởi chiến tranh
Can qua xứ xứ khổ đao binh
Mã đề dương cước anh hùng tận
Thân dậu niên lai kiến thái bình".
Thực tế, không phải trong năm Rồng, năm Tỵ (1940, 1941) thì bắt đầu có chiến tranh. Chiến tranh thế giới II đã bắt đầu trước đó, vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, khi quân Đức tấn công xâm lược Ba Lan.
"Can qua xứ xứ khổ đao binh", tức là khắp nơi đều khổ vì đao binh trong hai năm từ 1940, 1941 nhưng còn tiếp tục các năm sau đó nữa.
"Mã đề dương cước anh hùng tận" vào năm Ngọ (1942) và đến cuối năm Mùi (1943) cũng không chính xác, vì tuy nhiều triệu người chết vì chiến tranh, nhưng anh hùng không bao giờ tận.
Đến năm Thân (1943) trên các mặt trận khắp thế giới vẫn nóng bỏng, và tới năm Dậu (1945) thì phát xít Đức, rồi phát xít Nhật mới đầu hàng đồng minh, một phần nhân loại được hưởng thái bình, nhưng chế độ thực dân vẫn còn hiện diện ở châu Á, châu Phi và châu Mỹ Latin.
Với Việt Nam, năm 1946 Pháp quay lại Đông Dương và cuộc kháng chiến chống Pháp 9 năm tiếp diễn đến năm 1954 khi ký kết hiệp định Geneve.
Người ta suy diễn những biến cố lịch sử và tưởng tượng sự tái diễn một cách gượng ép, hy vọng sấm truyền ứng nghiệm.
Người ta tin cũng tin rằng năm Ngọ (2014) Năm Mùi (2015) là năm sẽ có nhiều thay đổi lớn tại Việt Nam và trong năm Thân (2016) và năm Dậu 2017 sẽ có thái bình, tức là không còn chế độ Cộng sản!
Trông chờ "minh chủ"
Dư luận có vẻ trông chờ vào nhân vật Nguyễn Tấn Dũng, vốn xuất thân từ một y tá miệt vườn, không có học thức.
Trong 9 năm Nguyễn Tấn Dũng giữ chức Thủ tướng, từ năm 2006, kinh tế Việt Nam là một đồ thị đi xuống, tăng truởng suy giảm chỉ còn hơn 5%, các tập đoàn và tổng công ty nhà nước nợ nần khủng khiếp (khoảng 1,5 triệu tỷ đồng) mà chủ yếu là nợ khó đòi, các dự án đầu tư lớn chập chạp về thời gian bàn giao công trình, bê bối về chất lượng, nợ công chồng chất, nền kinh tế sa lầy trong vòng lệ thuộc Trung Quốc, đặc biệt về nguyên liệu...
Về xã hội, đạo đức xuống cấp nghiêm trọng, tình trạng tham nhũng càng ngày càng phổ biến, tinh vi hơn, trở thành những đường dây có tổ chức.
Về chủ quyền lãnh thổ, ngoài những câu tuyên bố mị dân của ông Dũng, thực chất Biển Đông vẫn không ngừng bị Trung Quốc khiêu khích, đe doạ. Tàu thuyền của ngư dân Việt Nam vẫn bị xua đuổi, đập phá trên vùng biển Hoàng Sa. Trung Quốc vẫn ngang nhiên tiến hành xây dựng các cơ sở quân sự, hậu cần ở Trường Sa và Hoàng Sa.
Rõ ràng, di sản "thành tích" của ông Nguyễn Tấn Dũng trong những năm qua là một bức tranh đen tối. Tuy vậy, như một ngôi sao sáng, ông ta vẫn củng cố được vị trí của mình nhờ có chỗ dựa của sân sau là an ninh và quân đội, hai khu vực mà trong 9 năm qua ông ta đã ban phát khá nhiều ân huệ, lợi ích.
Nếu quyền lực tập trung vào một con người không có trình độ học thức và mưu mô xảo quyệt như ông Dũng thì là thảm hoạ cho Việt Nam như tôi đã viết trong bài "Thảm hoạ của độc đoán, chuyên quyền".
Cho rằng ông Nguyễn Tấn Dũng là một người có tư tưởng cải cách dân chủ là một sai lầm lớn.
Ông Dũng là người đã thực hiện nhiều chính sách đàn áp dân chủ, nhân quyền, cấm tự do báo chí và quyết không để hình thành lực lượng đối lập tại Việt nam. Ông ta là một người ham quyền cố vị, ở tuổi 65 vẫn đeo đuổi tham vọng quyền lực, cài cắm hai con trai vào bộ máy công quyền chuẩn bị cho tương lai và tạo điều kiện cho con gái trúng thầu những dự án kinh tế lớn.
Tuy nhiên, chiếc ghế Tổng Bí thư mà ông ta nhắm tới không phải dễ dàng. Bởi vì ông ta không có thế mạnh tuyệt đối trong tương quan quyền lực của nội bộ lãnh đạo cao nhất. Tham vọng trở thành Tổng Bí thư như ông Dũng còn có Phạm Quang Nghị, Lê Hồng Anh, Đinh Thế Huynh...
Thất bại của Nguyễn Phú Trọng- Trương Tấn Sang trong cuộc xung đột với Nguyễn Tân Dũng tại hội nghị 6 và 7 vẫn còn là ẩn số của một bài toán dài hạn. Không dễ gì Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang để Nguyễn Tấn Dũng "lên ngôi" một cách suôn sẻ.
Hơn nữa, hiến pháp của VNCS xác định quyền lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN. Cấu trúc tổ chức tập quyền hiện tại của ĐCSVN còn mạnh. Cho nên, khả năng Nguyễn Tấn Dũng nắm chức Tổng Bí thư, kiêm Chủ tịch nuớc, rồi sẽ cải cách thể chế, tức là thay đổi Hiến pháp, để trở thành một Tổng thống toàn năng, rất khó xảy ra.
Từ nay đến năm 2016, tất nhiên, cuộc tranh đua quyền lực sẽ còn quyết liệt. Nhưng cuối cùng, ai nắm quyền thì cũng thế, cục diện chinh trị sẽ không thay đổi.
Hy vọng vì bất lực
Mặc dù dân chúng Việt Nam cảm nhận đuợc sự phản bội của ĐCSVN, chán chường trước một xã hội bị băng hoại kỷ cương, chuẩn mực, nhưng sự phản kháng chỉ nằm ở một thiểu số rất nhỏ. Đa phần cam phận "sống chung với lũ". Xuất phát từ tâm lý đã trải qua một cuộc chiến tranh gian khổ, người ta sợ một sự xáo trộn bất ổn, ảnh huởng đến miếng cơm, manh áo hàng ngày.
Do bị nhồi sọ, dân chúng tưởng tượng sự tranh giành quyền lực trong một xã hội đa đảng sẽ rất phức tạp. Họ không hề có khái niệm về bầu cử tự do và các nguyên tắc của cuộc chơi dân chủ là quyền lực sẽ do lá phiếu quyết định chứ không phải bằng bạo lực cấu xé nhau.
Những người mong muốn Việt Nam dân chủ, có tư tưởng chán ghét chế độ cộng sản, một số nhóm dân sự ra đời, hoạt động phần nhiều mang tính tự phát, tổ chức kém. Cần một thời gian dài nữa họ mới có thể trưởng thành và thu hút sự ủng hộ của số đông trong một xã hội còn vô cảm về chính trị.
Trong bối cảnh như trên, lộ trình dân chủ hoá của Việt Nam còn rất xa vời và mờ mịt. Từ cái nhìn bất lực này, phát sinh ra tâm lý chờ đợi phép mầu, mong xuất hiện "minh chủ", khả dĩ có thể làm thay đổi đất nước.
Lịch sử đã cho thấy "minh chủ" không tự nhiên sinh ra mà được tạo nên từ phong trào xã hội. Không một nhà độc tài nào lại muốn ban phát dân chủ cho dân chúng. Tự do và dân chủ phải tranh đấu để giành lấy chứ nó không từ trên trời rơi xuống. Không có cuộc cách mạng nào tự dưng từ trên xuống mà không có áp lực từ dưới lên. Các cuộc cách mạng dân chủ đều phải đổi bằng tổn thất và xương máu, kể cả những cuộc cách mạng được cho là hoà bình.
Bức tường Berlin sẽ không sụp đổ nếu như không có hàng trăm ngàn người Đông Đức xuống đường đòi dân chủ liên tục, nếu không có 4 triệu công dân Đông Đức xin ra khỏi nước vĩnh viễn và hàng trăm người bị bắn chết khi chạy sang Tây Đức.
Sẽ không có một Thein Sein nếu như không có hàng ngàn sinh viên, phật tử MIến Điện bị đàn áp đẫm máu trong các cuộc biểu tình năm 1988 và sự hoạt động phản kháng của Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ, đứng đầu là nhà hoạt động đối lập nổi tiếng Aung San Suu Kyi.
Tóm lại, năm 2015, 2016, theo tôi, sẽ chẳng có chuyển biến chính trị nào mang tính bước ngoặt. ĐCSVN tiếp tục tồn tại, cầm quyền và trên đất nước Việt Nam vẫn kéo dài sự ngự trị chế độ độ độc tài toàn trị cộng sản.
© Lê Diễn Đức - RFA
Monday, February 9, 2015
Cuối Năm Nói (Chơi) Về Chuyện Cuối Đời
02/08/2015 - 20:07 — tuongnangtien
S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Tố Hữu
Có bữa, đang ngồi hớt tóc, tôi chợt nhìn thấy vài đốm tóc trắng (li ti) chen lẫn với tóc đen trên chiếc khăn choàng. “Cái ông thợ cúp này làm biếng, không thay khăn mới, cũng không rũ sạch cái cũ nên nên mới còn sót lại tóc tai tùm lum của người khách trước – một khứa lão (mắc dịch) nào đó,” tôi nghĩ vậy.
Vài phút sau, tôi hốt hoảng nhận ra rằng: những vụn tóc đen, lấm tấm cùng với tóc trắng xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Té ra, đó là tóc bạc của chính mình chớ còn “khứa lão” (mắc dịch) nào vô đó nữa!
Chèn ơi, vậy mà tui cứ tưởng là mình còn trẻ. Mái tóc của tôi, cách đây chưa lâu, chừng vài tuần hay vài năm gì đó, vẫn còn xanh (xanh) mà. Chớ tụi nó bạc hồi nào vậy, Trời? Sao kỳ cục vậy, mấy cha? Khi khổng, khi không cái tất cả chúng ta đều già cái rụp, và già (ngang) hết như vậy sao?
Mà tuổi già thì như chuối chín, càng chín nó càng mềm. Muốn cương cũng không được nữa, đành phải yên phận chịu (già) thôi.
- Ủa, mà già thì đã sao kìa? Làm gì mà nẫy giờ cứ chối đây đẩy, và cứ rẫy nẩy lên – như đỉa phải vôi – vậy cha nội?
- Ý, đừng có tưởng chuyện giỡn chơi à nha. Già thì lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và lôi thôi (luôn) cho đến chết. Coi: tuổi già đâu có khi nào chịu tới mình ên. Nó đi cặp kè với đủ thứ những chuyện (rất) bà rằn và lằng nhằng khác nữa: bệnh tật, chán chường, cô đơn, thiếu hụt...
Đã vậy, cuối năm, ông bạn Huy Phương kể chuyện (nghe) sao mà rầu muốn chết luôn:
“Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại. Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn. Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ...”
Thiệt là ớn chè đậu!
Tui biết chắc là ông Huy Phương không đặt chuyện để hù em út nhưng, cùng lúc, tôi cũng biết rõ rằng cái cảnh “tầng đầu địa ngục” – vừa được mô tả – không phổ biến lắm ở Hoa Kỳ hay Gia Nã Đại. Cách phân chia chia tuổi già, và những công trình nghiên cứu khoa học, ở hai quốc gia này, cho chúng ta những con số tương đối khả tín và khả xác hơn – về vấn đề này.
Người ta chia ra tuổi già làm ba loại:
Chớm già (young - old) là nhóm lớn nhất, chiếm 70 %.
Già (old-old) 20 %, kém hơn năng động hơn lớp trên thấy rõ.
Già quá cỡ thợ mộc (oldest-old) chừng 10 %. Trong số này chỉ có 4 % – chớ không phải là 20 %, như nhiều người vẫn nghĩ – đang sống ở nursing home hay bệnh viện (Palmore et al. 2005 Encyclopedia of ageism, Binghamton, NY: Haworth).
Như vậy, chính xác, chỉ có 4 % người già – thuộc nhóm cuối cùng – sống ở viện dưỡng lão thôi. Đa phần còn lại đều có cuộc sống bình thường trong cộng đồng. Nhưng khách quan mà nói thì sống ở đâu chăng nữa thì khi đời đã về chiều cũng khó mà vui.
Xã hội, rõ ràng, chưa bao giờ chuẩn bị chu đáo cho những công dân lão hạng để họ bước vào giai đoạn (hụt hẫng) còn lại của kiếp người. Đến tuổi nghỉ hưu, chúng ta bỗng dưng trở nên một người nào khác, không còn vai trò gì rõ rệt nữa trên cuộc đời này. Và hoàn cảnh sống (rồi) cũng khác luôn, thời giờ thì dư mà tiền thì thường thiếu. Đôi khi, lơ ngơ không biết làm gì cho nó hết một ngày. Nói chi tới một tuần, một tháng, hay cả một (hay hai) ... chục năm sắp tới!
Làm sao sống an vui và có ý nghĩa, cho những năm tháng còn lại, là một câu hỏi khó – đối với phần lớn những công dân lão hạng – ở những quốc gia phú túc. Những định chế xã hội hiện hữu không có câu trả lời, và cũng không có những chức năng hổ trợ, cho sự an lạc của tuổi già.
Đây là chuyện riêng của từng cá nhân. Vị tha hay vị kỷ? Thủ cho nó chắc ăn hay xả láng, sáng về sớm là tùy ý mỗi người. Không có tổ chức, cũng không có cá nhân nào – kể cả vợ chồng con cái – có thể đóng góp gì nhiều, cho bất cứ ai, vào giai đoạn cuối cùng của kiếp nhân sinh.
Ở nước ta thì khác. Câu hỏi thiết thân của tuổi già không phải là sống ra sao mà làm sao để sống? Vấn đề, xem chừng, có vẻ giản dị hơn nhưng vẫn là một câu hỏi khó đối với rất nhiều người dân cao tuổi – ở Việt Nam.
Những định chế xã hội (cơ quan, ban ngành, đoàn thể, hội hè ... thổ tả gì đó) thì có rất nhiều và cũng rất thừa. Chúng hoàn toàn vô can, cũng như vô trách nhiệm, với cuộc sống của những công dân lão hạng.
Đảng, Nhà Nước và Nhân Dân là ba phạm trù luôn luôn đi liền, và gắn bó mật thiết với nhau, khi có nhu cầu tuyên truyền hay đóng góp. Đâu cần nhân dân có, đâu khó có nhân dân. Khó trăm lần, dân liệu cũng xong. Nhưng chuyện sống còn và an sinh của mỗi công dân – vào lúc cuối đời – lại là chuyện thuần túy có tính cá nhân. Đảng và Nhà Nước tuyệt đối không dính dáng gì (ráo) vào chuyện đời của Nhân Dân khi trăm họ đến giai đoạn sức cùng, lực kiệt.
Cách đây chưa lâu, báo chí trong nước đồng loạt đăng tin (Cụ ông gần trăm tuổi đạp xích lô) của phóng viên Văn Nguyễn:
“98 tuổi, cụ Đặng Huyền vẫn được người dân quen gọi là cụ Huần, ngày ngày vẫn đạp xích lô chở khách kiếm sống. Cụ thường bắt đầu một ngày làm việc từ khi trời còn mù sương.Trong hội thi diễu hành xích lô ở Festival làng nghề truyền thống Huế 2007, cụ Huần được vinh danh là người lái xích lô có tuổi nghề nhiều nhất tại Huế.”
“Con trai duy nhất bỏ quê vào Nam làm ăn, hơn 30 năm nay mất liên lạc, giờ cuộc sống gia đình cụ chỉ biết nhờ vào đồng công đạp xích lô và sự đùm bọc của làng xóm...Ngoài kiếm tiền nuôi bản thân, cụ Huần còn nuôi cụ bà Trần Thị Lặc, 86 tuổi, thường xuyên đau ốm.”
Kiểu “vinh danh” của những vị tổ chức Festival làng nghề truyền thống Huế 2007, xem ra, hơi lạ. Phản hồi của độc giả Lê Thu Hiền, dưới bài báo thượng dẫn, cũng lạ lùng không kém:
“ Cụ Huần thực sự là người đáng khâm phục vì sức khỏe, sự bền bỉ và dẻo dai của mình. Cuộc sống thêm lần nữa được minh chứng rằng không cần sự giàu sang phú quý, nghèo mà vẫn bền bỉ lao động vẫn tạo ra cuộc sống có ý nghĩa, sức khỏe niềm tin và hạnh phúc cho riêng mình.”
Cụ Phạm Đờn, một công dân Việt Nam lão hạng khác, lại ở vào một hoàn cảnh sống khác, kém “ý nghĩa” hơn. Bà cụ, xem chừng, đã không có khả năng tạo được “niềm tin và hạnh phúc cho riêng mình” – theo như tường thuật của ký giả Hải Luận:
“Đêm mùa đông rét như cắt da cắt thịt, cụ Phạm Thị Đờn, 76 tuổi, thôn Quảng Hội, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cơ thể chỉ như da bọc xương, thức dậy từ 1 giờ khuya, lọ mọ xuống ngâm mình dưới biển mò cua bắt ốc kiếm gạo ăn qua ngày... Từ 1 giờ sáng đến gần 11 giờ trưa trong bụng không có hột cơm, ngâm mình trong giá rét... nhưng chỉ bán được 17.000 đồng. Giá trị cả ngày lam lũ chỉ thu được 10.000-20.000 đồng, gặp lúc sóng to gió lớn chỉ được 5.000-7.000 đồng.”
Cụ Phạm Đờn cũng không được đoàn thể, hay tổ chức nào, “vinh danh” hết trơn hết trọi. Lý do, có lẽ, vì “mò cua bắt ốc” không phải là loại hình lao động được coi là vinh quang – theo tiêu chuẩn văn hoá của dân làng Ba Đình, Hà Nội.
Ông Nguyễn Văn Thành, còn có tên gọi là Lão Thành – một người mù, đang bán vé số để làm kế sinh nhai – cũng rơi vào trường hợp (không nằm trong tiêu chuẩn được vinh danh) tương tự. Phóng viên Giang Uyên – báo Bưu Điện Việt Nam – đã không quá lời khi dùng từ ngữ “quăng quật” để mô tả cuộc sống vất vả (ngoài sức tưởng tượng) của người đàn ông khuyết tật, xấu số này:
“... đến giờ tên tuổi của cụ cũng chỉ còn là ký ức... mỗi ngày ông vẫn phải tự đi kiếm ăn qua tấm vé số và cuộc sống ‘tự lập’ nơi đầu đường xó chợ... Dù đã già yếu lắm rồi nhưng ngày ngày lão Thành vẫn phải lê bước đi khắp nơi để bán vé số tự nuôi thân. Có những hôm lão ốm nằm một chỗ nhiều ngày liền. Bụng đói không chịu đựng nổi, lão lại lọ mọ dậy bước liêu xiêu ra đường tìm đến đại lý vé số lấy vé đem bán."
Tương tự như hai bài phóng sự viết về cuộc đời của cụ Phạm Đờn và cụ Đặng Huần, bên dưới bài viết về ông Thành cũng có những dòng chữ cuối – chỉ dẫn cách giúp đỡ đương sự – như sau:
“Mọi sự hỗ trợ của cộng đồng, độc giả đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Thành có thể chuyển đến tận tay ông trước cửa Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn, thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai, địa chỉ số 14, Bùi Văn Hòa, phường Hòa Bình - TP Biên Hòa.”
Không thấy ông nhà báo gì đến sự hổ trợ của Đảng, Nhà Nước, hay những ban ngành hội hè vớ vẩn gì đó – của Mặt Trận Tổ Quốc. Trong cả ba bài phóng sự thượng dẫn cũng đều có không một chữ nào đề cập đến nguyên nhân, và trách nhiệm – của bất cứ ai – về những mảnh đời te tua và bầm dập của những công dân lão hạng kể trên. Cứ như thể họ là những người thuộc một quốc gia hay hành tinh nào khác, chứ không phải là những công dân của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Tôi chợt nghĩ: lỡ sáng mai bà Phạm Đờn hay ông Nguyễn Văn Thành khi mở mắt ra và (bỗng) thấy mình đang sống trong một cái nursing home ở California – giường êm nệm ấm, cơm bưng nước rót, cam tươi sữa hộp cạnh bên, cả đống y tá bác sĩ lăng xăng kế cận – mà không dưng muốn... rơi nước mắt! Hai vị dám tưởng là mình đã lên tới thiên đường dù thực sự là họ vừa lạc vào tầng đầu địa ngục, theo như cách nhìn của nhiều người đang sống ở những quốc gia không có Độc Lập -Tự Do - Hạnh Phúc – như ở Việt Nam.
tuongnangtien's blog
S.T.T.D. Tưởng Năng Tiến
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Tố Hữu
Có bữa, đang ngồi hớt tóc, tôi chợt nhìn thấy vài đốm tóc trắng (li ti) chen lẫn với tóc đen trên chiếc khăn choàng. “Cái ông thợ cúp này làm biếng, không thay khăn mới, cũng không rũ sạch cái cũ nên nên mới còn sót lại tóc tai tùm lum của người khách trước – một khứa lão (mắc dịch) nào đó,” tôi nghĩ vậy.
Vài phút sau, tôi hốt hoảng nhận ra rằng: những vụn tóc đen, lấm tấm cùng với tóc trắng xuất hiện mỗi lúc một nhiều. Té ra, đó là tóc bạc của chính mình chớ còn “khứa lão” (mắc dịch) nào vô đó nữa!
Chèn ơi, vậy mà tui cứ tưởng là mình còn trẻ. Mái tóc của tôi, cách đây chưa lâu, chừng vài tuần hay vài năm gì đó, vẫn còn xanh (xanh) mà. Chớ tụi nó bạc hồi nào vậy, Trời? Sao kỳ cục vậy, mấy cha? Khi khổng, khi không cái tất cả chúng ta đều già cái rụp, và già (ngang) hết như vậy sao?
Mà tuổi già thì như chuối chín, càng chín nó càng mềm. Muốn cương cũng không được nữa, đành phải yên phận chịu (già) thôi.
- Ủa, mà già thì đã sao kìa? Làm gì mà nẫy giờ cứ chối đây đẩy, và cứ rẫy nẩy lên – như đỉa phải vôi – vậy cha nội?
- Ý, đừng có tưởng chuyện giỡn chơi à nha. Già thì lôi thôi lắm, lôi thôi lâu, và lôi thôi (luôn) cho đến chết. Coi: tuổi già đâu có khi nào chịu tới mình ên. Nó đi cặp kè với đủ thứ những chuyện (rất) bà rằn và lằng nhằng khác nữa: bệnh tật, chán chường, cô đơn, thiếu hụt...
Đã vậy, cuối năm, ông bạn Huy Phương kể chuyện (nghe) sao mà rầu muốn chết luôn:
“Trước ngày Giáng Sinh tôi có dịp vào viếng thăm một người bạn sắp qua đời trong một nursing home. Trên hành lang dẫn vào phòng người bạn, và ngay trước chỗ làm việc của nhân viên ở đây, tôi thấy nhiều ông bà cụ ngồi trên những chiếc xe lăn, nhìn những người qua lại. Các cô y tá đã sắp xếp cho các cụ ra ngồi trên hành lang đối điện với văn phòng làm việc, một phần để trông chừng các cụ, một phần cho các cụ đỡ buồn. Nhưng các cụ nhìn sự vật một cách dửng dưng, đôi mắt đờ đẫn, có người đã gục đầu xuống ngủ...”
Thiệt là ớn chè đậu!
Tui biết chắc là ông Huy Phương không đặt chuyện để hù em út nhưng, cùng lúc, tôi cũng biết rõ rằng cái cảnh “tầng đầu địa ngục” – vừa được mô tả – không phổ biến lắm ở Hoa Kỳ hay Gia Nã Đại. Cách phân chia chia tuổi già, và những công trình nghiên cứu khoa học, ở hai quốc gia này, cho chúng ta những con số tương đối khả tín và khả xác hơn – về vấn đề này.
Người ta chia ra tuổi già làm ba loại:
Chớm già (young - old) là nhóm lớn nhất, chiếm 70 %.
Già (old-old) 20 %, kém hơn năng động hơn lớp trên thấy rõ.
Già quá cỡ thợ mộc (oldest-old) chừng 10 %. Trong số này chỉ có 4 % – chớ không phải là 20 %, như nhiều người vẫn nghĩ – đang sống ở nursing home hay bệnh viện (Palmore et al. 2005 Encyclopedia of ageism, Binghamton, NY: Haworth).
Như vậy, chính xác, chỉ có 4 % người già – thuộc nhóm cuối cùng – sống ở viện dưỡng lão thôi. Đa phần còn lại đều có cuộc sống bình thường trong cộng đồng. Nhưng khách quan mà nói thì sống ở đâu chăng nữa thì khi đời đã về chiều cũng khó mà vui.
Xã hội, rõ ràng, chưa bao giờ chuẩn bị chu đáo cho những công dân lão hạng để họ bước vào giai đoạn (hụt hẫng) còn lại của kiếp người. Đến tuổi nghỉ hưu, chúng ta bỗng dưng trở nên một người nào khác, không còn vai trò gì rõ rệt nữa trên cuộc đời này. Và hoàn cảnh sống (rồi) cũng khác luôn, thời giờ thì dư mà tiền thì thường thiếu. Đôi khi, lơ ngơ không biết làm gì cho nó hết một ngày. Nói chi tới một tuần, một tháng, hay cả một (hay hai) ... chục năm sắp tới!
Làm sao sống an vui và có ý nghĩa, cho những năm tháng còn lại, là một câu hỏi khó – đối với phần lớn những công dân lão hạng – ở những quốc gia phú túc. Những định chế xã hội hiện hữu không có câu trả lời, và cũng không có những chức năng hổ trợ, cho sự an lạc của tuổi già.
Đây là chuyện riêng của từng cá nhân. Vị tha hay vị kỷ? Thủ cho nó chắc ăn hay xả láng, sáng về sớm là tùy ý mỗi người. Không có tổ chức, cũng không có cá nhân nào – kể cả vợ chồng con cái – có thể đóng góp gì nhiều, cho bất cứ ai, vào giai đoạn cuối cùng của kiếp nhân sinh.
Ở nước ta thì khác. Câu hỏi thiết thân của tuổi già không phải là sống ra sao mà làm sao để sống? Vấn đề, xem chừng, có vẻ giản dị hơn nhưng vẫn là một câu hỏi khó đối với rất nhiều người dân cao tuổi – ở Việt Nam.
Những định chế xã hội (cơ quan, ban ngành, đoàn thể, hội hè ... thổ tả gì đó) thì có rất nhiều và cũng rất thừa. Chúng hoàn toàn vô can, cũng như vô trách nhiệm, với cuộc sống của những công dân lão hạng.
Đảng, Nhà Nước và Nhân Dân là ba phạm trù luôn luôn đi liền, và gắn bó mật thiết với nhau, khi có nhu cầu tuyên truyền hay đóng góp. Đâu cần nhân dân có, đâu khó có nhân dân. Khó trăm lần, dân liệu cũng xong. Nhưng chuyện sống còn và an sinh của mỗi công dân – vào lúc cuối đời – lại là chuyện thuần túy có tính cá nhân. Đảng và Nhà Nước tuyệt đối không dính dáng gì (ráo) vào chuyện đời của Nhân Dân khi trăm họ đến giai đoạn sức cùng, lực kiệt.
Cách đây chưa lâu, báo chí trong nước đồng loạt đăng tin (Cụ ông gần trăm tuổi đạp xích lô) của phóng viên Văn Nguyễn:
“98 tuổi, cụ Đặng Huyền vẫn được người dân quen gọi là cụ Huần, ngày ngày vẫn đạp xích lô chở khách kiếm sống. Cụ thường bắt đầu một ngày làm việc từ khi trời còn mù sương.Trong hội thi diễu hành xích lô ở Festival làng nghề truyền thống Huế 2007, cụ Huần được vinh danh là người lái xích lô có tuổi nghề nhiều nhất tại Huế.”
“Con trai duy nhất bỏ quê vào Nam làm ăn, hơn 30 năm nay mất liên lạc, giờ cuộc sống gia đình cụ chỉ biết nhờ vào đồng công đạp xích lô và sự đùm bọc của làng xóm...Ngoài kiếm tiền nuôi bản thân, cụ Huần còn nuôi cụ bà Trần Thị Lặc, 86 tuổi, thường xuyên đau ốm.”
Cụ Đặng Huyền. Nguồn:vnexpress
Kiểu “vinh danh” của những vị tổ chức Festival làng nghề truyền thống Huế 2007, xem ra, hơi lạ. Phản hồi của độc giả Lê Thu Hiền, dưới bài báo thượng dẫn, cũng lạ lùng không kém:
“ Cụ Huần thực sự là người đáng khâm phục vì sức khỏe, sự bền bỉ và dẻo dai của mình. Cuộc sống thêm lần nữa được minh chứng rằng không cần sự giàu sang phú quý, nghèo mà vẫn bền bỉ lao động vẫn tạo ra cuộc sống có ý nghĩa, sức khỏe niềm tin và hạnh phúc cho riêng mình.”
Cụ Phạm Đờn, một công dân Việt Nam lão hạng khác, lại ở vào một hoàn cảnh sống khác, kém “ý nghĩa” hơn. Bà cụ, xem chừng, đã không có khả năng tạo được “niềm tin và hạnh phúc cho riêng mình” – theo như tường thuật của ký giả Hải Luận:
“Đêm mùa đông rét như cắt da cắt thịt, cụ Phạm Thị Đờn, 76 tuổi, thôn Quảng Hội, xã Vạn Thắng, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cơ thể chỉ như da bọc xương, thức dậy từ 1 giờ khuya, lọ mọ xuống ngâm mình dưới biển mò cua bắt ốc kiếm gạo ăn qua ngày... Từ 1 giờ sáng đến gần 11 giờ trưa trong bụng không có hột cơm, ngâm mình trong giá rét... nhưng chỉ bán được 17.000 đồng. Giá trị cả ngày lam lũ chỉ thu được 10.000-20.000 đồng, gặp lúc sóng to gió lớn chỉ được 5.000-7.000 đồng.”
Cụ Phạm Đờn cũng không được đoàn thể, hay tổ chức nào, “vinh danh” hết trơn hết trọi. Lý do, có lẽ, vì “mò cua bắt ốc” không phải là loại hình lao động được coi là vinh quang – theo tiêu chuẩn văn hoá của dân làng Ba Đình, Hà Nội.
Cụ Phạm Đờn. Nguồn: Tuổi Trẻ Online
Ông Nguyễn Văn Thành, còn có tên gọi là Lão Thành – một người mù, đang bán vé số để làm kế sinh nhai – cũng rơi vào trường hợp (không nằm trong tiêu chuẩn được vinh danh) tương tự. Phóng viên Giang Uyên – báo Bưu Điện Việt Nam – đã không quá lời khi dùng từ ngữ “quăng quật” để mô tả cuộc sống vất vả (ngoài sức tưởng tượng) của người đàn ông khuyết tật, xấu số này:
“... đến giờ tên tuổi của cụ cũng chỉ còn là ký ức... mỗi ngày ông vẫn phải tự đi kiếm ăn qua tấm vé số và cuộc sống ‘tự lập’ nơi đầu đường xó chợ... Dù đã già yếu lắm rồi nhưng ngày ngày lão Thành vẫn phải lê bước đi khắp nơi để bán vé số tự nuôi thân. Có những hôm lão ốm nằm một chỗ nhiều ngày liền. Bụng đói không chịu đựng nổi, lão lại lọ mọ dậy bước liêu xiêu ra đường tìm đến đại lý vé số lấy vé đem bán."
Ông Nguyễn Văn Thành. Nguồn: ictnews.
Tương tự như hai bài phóng sự viết về cuộc đời của cụ Phạm Đờn và cụ Đặng Huần, bên dưới bài viết về ông Thành cũng có những dòng chữ cuối – chỉ dẫn cách giúp đỡ đương sự – như sau:
“Mọi sự hỗ trợ của cộng đồng, độc giả đối với trường hợp ông Nguyễn Văn Thành có thể chuyển đến tận tay ông trước cửa Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn, thuộc Liên đoàn lao động tỉnh Đồng Nai, địa chỉ số 14, Bùi Văn Hòa, phường Hòa Bình - TP Biên Hòa.”
Không thấy ông nhà báo gì đến sự hổ trợ của Đảng, Nhà Nước, hay những ban ngành hội hè vớ vẩn gì đó – của Mặt Trận Tổ Quốc. Trong cả ba bài phóng sự thượng dẫn cũng đều có không một chữ nào đề cập đến nguyên nhân, và trách nhiệm – của bất cứ ai – về những mảnh đời te tua và bầm dập của những công dân lão hạng kể trên. Cứ như thể họ là những người thuộc một quốc gia hay hành tinh nào khác, chứ không phải là những công dân của nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
Tôi chợt nghĩ: lỡ sáng mai bà Phạm Đờn hay ông Nguyễn Văn Thành khi mở mắt ra và (bỗng) thấy mình đang sống trong một cái nursing home ở California – giường êm nệm ấm, cơm bưng nước rót, cam tươi sữa hộp cạnh bên, cả đống y tá bác sĩ lăng xăng kế cận – mà không dưng muốn... rơi nước mắt! Hai vị dám tưởng là mình đã lên tới thiên đường dù thực sự là họ vừa lạc vào tầng đầu địa ngục, theo như cách nhìn của nhiều người đang sống ở những quốc gia không có Độc Lập -Tự Do - Hạnh Phúc – như ở Việt Nam.
tuongnangtien's blog
Mùa xuân nói chuyện bia rượu
Nam Nguyên, phóng viên RFA2015-02-09
Việt Nam được đánh giá là nước tiêu thụ bia nhiều nhất Đông Nam Á-RFA files
Người Việt Nam uống bia nhiều nhất Đông Nam Á mặc dù thu nhập xếp vào nhóm 4 nước chót bảng. Mùa lễ Tết cũng là một dịp làm thị trường bia rượu sôi động hơn nữa không chỉ riêng với các đệ tử lưu linh.
Rượu bia không thể thiếu trong ngày Tết
Ẩm thực thường thể hiện dân trí, văn hóa, mức sống và thói quen của người tiêu dùng ở bất cứ quốc gia nào. Bia rượu đặc biệt là bia trở thành một thức uống không thể thiếu vắng ở Việt Nam ngày nay. Ông Hai, một cán bộ về hưu ở Phú Yên nói với chúng tôi là tập quán bia rượu ngày Tết là không thể thiếu ở Việt Nam kể cả những gia đình nghèo nhất. Ông nói:
“ Đối với những người khá giả, người ta lúc nào cũng có sẵn bia tại nhà trong dịp Tết, thí dụ người ta mua một hai thùng bia lon. Còn những người tương đối nghèo họ cũng mua hai ba lít rượu để trên bàn thờ để cúng, ai tới thì rót một ly mời như chúc mừng đầu năm vậy. Còn những người khá giả gọi là “quan” hay làm ăn kinh doanh làm ăn thành đạt thì người ta mua rượu ngoại thí dụ như là “Martin” thứ rượu bên Tây giá năm bảy trăm một triệu hay có những chai hai ba triệu.”
Theo thống kê chính thức, riêng trong năm 2014 người Việt Nam đã tiêu thụ đến 3,14 tỷ lít bia sản xuất nội địa trị giá hơn 3 tỷ USD. Đó là chưa kể đến một lượng lớn bia nhập khẩu mà chúng tôi không có số liệu ghi nhận. Trên báo chí đã có nhiều tranh luận về ích lợi kinh tế, thu ngân sách, tạo công ăn việc làm trong công nghiệp sản xuất thức uống và tác dụng ngược lại về y tế sức khỏe, tai nạn giao thông. Những vấn đề này xuất phát từ thói quen uống bia rượu bừa bãi một cách không kiểm soát của không ít người Việt Nam.
Phó Giáo sư Tiến sĩ Ngô Trí Long chuyên gia kinh tế từ Hà Nội nhận định:
Đối với những người khá giả, người ta lúc nào cũng có sẵn bia tại nhà trong dịp Tết, thí dụ người ta mua một hai thùng bia lon. Còn những người tương đối nghèo họ cũng mua hai ba lít rượu để trên bàn thờ để cúng, ai tới thì rót một ly mời như chúc mừng đầu năm vậyÔng Hai
“ Giữa kinh tế và xã hội thì vấn đề ở đây là có mục đích làm sao tránh mâu thuẫn. Với một sự tiêu dùng bia rất lớn như vậy thì có nhiều quan điểm cho là nó cũng có tác động đến công ăn việc làm, thu nhập. Nhưng thực chất chúng ta thấy sản xuất nhiều bia thì phục vụ tiêu dùng là chính mà phục vụ tiêu dùng về bia gây hại nhiều hơn lợi. Thứ nhất nó gây nhiêu hiện tượng như tệ nạn xã hội, hoặc những vấn đề tai nạn giao thông, hoặc những nhu cầu ấy không cần thiết lại ảnh hưởng đến sức khỏe và chính vì vậy giải quyết nó hài hòa như thế nào. Trong thực tế như vậy, cũng như các nước khác hiện nay ở Việt Nam đang có kiến nghị từ Bộ Tài chính, cơ quan chức năng cũng như Bộ Y tế, để chống những mặt trái của nó thì đã nâng tỷ lệ thuế tiêu thụ đặc biệt đối với bia hoặc thí dụ nâng thuế bia lên cao. Đấy cũng là vấn đề hiện nay Chính phủ Việt Nam đặt ra. Nhưng nói tóm lại ngành bia càng phát triển sản xuất bao nhiêu thì theo quan điểm cá nhân tôi là sẽ có hại cho nền kinh tế nhiều hơn là có lợi.”
Trên thế giới, những sản phẩm mà thầy thuốc khuyến cáo sử dụng hạn chế như bia rượu và thuốc lá, lại thường có doanh thu cao và đóng thuế rất nhiều vào ngân sách quốc gia. Việt Nam cũng có tình hình tương tự, báo mạng Dân Trí ngày 28/1/2015 trích lời Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa cho biết, ngành hàng bia rượu nước giải khát có số lao động chỉ chiếm 0,3% số lao động trong các doanh nghiệp cả nước nhưng nộp ngân sách qua thuế tiêu thụ đặc biệt và các loại thuế khác chiếm trên 2,5% tổng mức thu ngân sách Nhà nước. Đặc biệt năng suất lao động đạt trên 600 triệu đồng/người/một năm, điều mà bà Thứ trưởng mô tả là thuộc hàng cao nhất trong tất cả các ngành sản xuất ở Việt Nam.
Khi rượu bia bị lạm dụng
Ở các thành thị của Việt Nam dễ thấy được sự lãng phí thời gian vì hàng quán lúc nào cũng có người lai rai ba sợi. Người ta nhậu bất cứ giờ giấc nào chứ không phải chỉ lúc chiều về sau giờ tan sở. Nhà giáo Đỗ Việt Khoa ở Hà Nội nhận định:
Thói quen lâu nay sử dụng nhiều uống nhiều cho nên vui cũng uống buồn cũng uống, đám ma đám chay cũng uống. Có lẽ riêng Việt Nam mới có, thế giới không có được. Chuyện uống để giải tỏa bức xúc, theo tôi số người uống để giải tỏa cũng cóNhà giáo Đỗ Việt Khoa
“ Không biết so với thế giới thì thế nào, ở Việt Nam bia hơi trung bình là 7.000 đ một cốc. Thói quen lâu nay sử dụng nhiều uống nhiều cho nên vui cũng uống buồn cũng uống, đám ma đám chay cũng uống. Có lẽ riêng Việt Nam mới có, thế giới không có được. Chuyện uống để giải tỏa bức xúc, theo tôi số người uống để giải tỏa cũng có, vui cũng uống cũng đúng mà thói quen rồi không bỏ được. Rất nhiều người Việt hiện nay uống ngày uống đêm, khi tiền chẳng có đồng nào thì uống chịu, uống nợ; uống xong rồi sinh ra càn quấy, không kềm chế được bản thân đánh nhau đâm chém nhau trong các cuộc nhậu. Chuyện này xảy ra rất nhiều trên báo chí.”
Từng là cán bộ chính quyền và có dịp đi nhiều nơi, ông Hai Phú Yên phân tích nạn bia rượu tràn lan ở Việt Nam theo cách nhìn khá đặc biệt của mình:
“ Tình hình rượu bia ở Việt Nam có hai xu hướng, thứ nhất người ta uống vì xã giao tức là không nghiện lắm, có thì uống không có thì thôi. Đó là ‘gói’ thứ nhất, còn ‘gói’ thứ hai là ‘gói’ nghiện, thậm chí người ta nghiện bia rượu cũng như nghiện ma túy vậy; bằng mọi cách trong ngày là phải có. Nếu không đủ tiền mua bia thì người ta lại mua rượu, thực tế rượu ở Việt Nam lúa gạo sẵn nên rượu rẻ, giá trung bình 1 lít khoảng 15 ngàn thôi.
Tôi cũng đi nhiều chỗ nhiều nơi, vấn đề uống bia tôi nghĩ nó như bệnh truyền nhiễm nó đã tồn tại từ lâu rồi. Riêng ở Việt Nam bia còn là thể hiện đẳng cấp, người ta chứng tỏ mình đã giàu có. Họ còn thách đố nhau đọ sức uống, độ tửu lượng, thí dụ khả năng tôi uống 5 chai bia nhưng một người bạn uống 10 chai, 15 chai thì người ta chứng tỏ rằng đẳng cấp của tôi, sức chịu đựng của tôi hay độ chịu chơi của tôi hơn anh. Cho nên vấn đề uống bia là tùy theo dân trí.”
Một người hiểu biết bia rượu nói rằng, những người chưa biết uống bia sẽ thấy bia đắng khi đã quen đã thích thì thấy ngọt. Rượu thì kích thích mạnh hơn rất nhiều nhưng nếu uống nhiều bia thì cũng tạo một mức kích thích chẳng kém rượu.
Sách vở từng khuyến cáo uống bia rượu chừng mực không có hại và trong nhiều trường hợp còn có lợi cho sức khỏe về tiêu hóa hoặc tim mạch. Nhưng mọi sự lạm dụng đều dẫn tới hậu quả nghiêm trọng cho bản thân cũng như xã hội.
Trong số 11 quốc gia Đông Nam Á, Việt Nam xếp hạng 8 về thu nhập nhưng lại giữ kỷ lục đầu bảng về tiêu thụ bia. Trên bảng xếp hạng toàn cầu, Việt Nam nằm trong danh sách 25 quốc gia uống bia nhiều nhất thế giới và xếp thứ 3 toàn Châu Á chỉ sau Trung Quốc và Nhật Bản. Tính trung bình một người Việt Nam uống 32 lít bia mỗi năm.
Năm 2014 Chính phủ Việt Nam bắt đầu áp dụng Chính sách Quốc gia về phòng chống tác hại bia, rượu. Thế nhưng tổng kết cuối năm 2014 cho thấy mức tiêu thụ chỉ riêng về bia là 3,14 tỷ lít tức đã tăng 8,1% so với 2013. Chưa hiểu vấn đề tăng các sắc thuế liên quan đến sản xuất và tiêu thụ bia, cũng như chính sách phòng chống tác hại bia rượu sẽ thay đổi được chút nào về điều gọi là văn hóa bia rượu của Việt Nam hay không?
Thông tin “xấu, độc hại” sao lại thu hút công chúng?
Anh Vũ, thông tín viên RFA2015-02-09
Một số các trang mạng được dân theo dõi thường xuyên-RFA
Gần đây truyền thông nhà nước và một số quan chức kêu gọi dân chúng nên quay lưng lại với các thông tin được cho là “xấu, độc hại”. Tuy vậy, trên thực tế cho thấy các trang mạng nhạy cảm này vẫn thu hút được một số lượng rất lớn người theo dõi.
Gần đây truyền thông nhà nước và một số quan chức kêu gọi dân chúng nên quay lưng lại với các thông tin được cho là “xấu, độc hại”. Tuy vậy, trên thực tế cho thấy các trang mạng nhạy cảm này vẫn thu hút được một số lượng rất lớn người theo dõi.
Vì sao lại có hiện tượng như vậy và lỗi thuộc về ai?
Khi người dân “đói thông tin”
Hiện tượng việc xuất hiện các trang mạng ẩn danh, như Quan Làm Báo hay Chân dung Quyền lực… trước các sự kiện quan trọng của Đảng CSVN, đã trở thành vấn đề mang tính quy luật trong việc tranh chấp quyền lực.
Với các thông tin thâm cung bí sử về các quan chức lãnh đạo cao cấp, đã làm rúng động nội bộ Đảng CSVN và đẩy truyền thông nhà nước lâm vào sự khủng hoảng, do đánh mất lòng tin của dân chúng.
Đánh giá sự nguy hiểm của các trang mạng kể trên, Thứ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nói rằng: " Trên mạng xã hội, có những trang blog chống đối quyết liệt Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, nói xấu nhiều lãnh đạo cao cấp. Những thông tin xấu, độc hại, nếu không kịp thời ngăn chặn, giải quyết sẽ gây tác động rất lớn đến tâm tư nguyện vọng, tình cảm của người dân, gây ra sự hoài nghi trong xã hội.".
Điều đó cho thấy truyền thông nhà nước đã và đang phải đối mặt với một thách thức mới, mà với tư duy truyền thông cũ đã không đáp ứng được. Nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng nhận xét:
Bây giờ người dân họ bảo họ không tin, họ không tin những gì Ban Tuyên huấn nói, Bộ TT&TT nói, cho nên họ phải đi tìm các thông tin trên mạng của CDQL, QLB nói và họ tin vào những cái ấyNhà báo Trần Ngọc Tuấn
“Trang CDQL khi mới ra đời trong một thời gian ngắn đã có hàng chục triệu người vào đọc, điều đó nó gây ra thành một sự kiện khá ồn ào. Trong khi các thông tin nhà nước đưa ra thì không trung thực và toàn bộ 800 tờ báo của nhà nước, mà người ta nói rằng chỉ có một ông tổng biên tập được sự định hướng thông tin của Ban Tuyên giáo TƯ và một luồng thông tin mà Đảng chỉ muốn cho dân nghe. Tức là các thông tin đưa ra ấy chắc chắn nó không có hồn và sức sống. Vì thế, việc truyền thông nhà nước đi theo cái hướng ấy thì chuyện lâm vào khủng hoảng là điều đương nhiên.”
Trong kỷ nguyên thông tin với phương tiện internet như hiện nay, thì công chúng luôn luôn tin vào các thông tin có bằng chứng thuyết phục. Nhà báo tự do Trần Ngọc Tuấn chia sẻ:
“Bây giờ người dân họ bảo họ không tin, họ không tin những gì Ban Tuyên huấn nói, Bộ TT&TT nói, cho nên họ phải đi tìm các thông tin trên mạng của CDQL, QLB nói và họ tin vào những cái ấy. Truyền thông Nhà nước khủng hoảng từ lâu rồi, khủng hoảng có truyền thống, bởi vì truyền thông trong nước là truyền thông một chiều và với một tư duy cách đây 50 năm – nửa thế kỷ rồi vẫn cái tư duy như vậy, úp úp, mở mở. Nghĩa là một cái tư duy không lành mạnh. Nếu như Đảng CSVN mạnh mẽ, tự tin và khẳng định mình thì hãy đưa thông tin một cách chính xác đi.”
Trả lời câu hỏi, vì sao các trang mạng “xấu, độc hại” này lại thu hút được một số lượng rất lớn người theo dõi?
Nhà báo tự do Trần Ngọc Tuấn thấy rằng, đây là một bài học chua xót trong việc tuyên truyền độc quyền của truyền thông nhà nước. Ông nói với chúng tôi:
“Bởi vì người dân ở trong nước đói thông tin lắm, từ trước đến nay họ chỉ được nghe thông tin một chiều. Nhưng mà họ biết các quan chức các cấp huyện, cấp tỉnh, thành phố tham nhũng thôi, chứ không biết các quan chức ở cấp cao hơn tham nhũng thế nào? Vì thế khi trang thông tin CDQL ra đời và được vào truy cập một cách hết sức dễ dàng, chính những cái đấy đã giúp cho họ hiểu. Và họ bảo vì trang CDQL vô cùng có sức thuyết phục, vì nó đã trưng ra các bằng chứng, bằng hình ảnh, có những thông tin về các HĐ buôn bán. Và lúc đó thì họ mới thấy rằng, té ra tất cả, không phải chỉ là quan huyện, quan tỉnh đâu, mà các quan chức trung ương cũng thế. ”
Bởi vì người dân ở trong nước đói thông tin lắm, từ trước đến nay họ chỉ được nghe thông tin một chiều. Nhưng mà họ biết các quan chức các cấp huyện, cấp tỉnh, thành phố tham nhũng thôi, chứ không biết các quan chức ở cấp cao hơn tham nhũng thế nào?Nhà báo Trần Ngọc Tuấn
Theo VNN online, GS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm, Ủy viên Hội đồng lý luận Trung ương chia sẻ rằng "Nếu không chủ động cung cấp trước thì mặt trận thông tin chính thống sẽ bị bỏ trống. Có khoảng trống thì dân chúng phải nghe ngóng, suy đoán, đồn thổi. Thông tin vỉa hè, mạng xã hội có cơ hội lên ngôi. Các thế lực chống đối cũng nhân đó mà ùa vào tuyên truyền, lũng đoạn thông tin"
Nguyên nhân và lỗi lầm
Do trang CDQL áp dụng cách làm truyền thông với các bằng chứng có sức thuyết phục cao, và đánh trúng vào tâm lý thích tìm kiếm thông tin thâm cung bí sử của số đông. Nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng chia sẻ:
“Ngoài cái bản tính tò mò trong cung đình của mọi người đối với các thông tin được cho là thâm cung bí sử, nó còn một cái nguyên nhân mà chúng ta cần phải nhìn sâu hơn nữa. Đó là Đảng và Nhà nước đang nắm vận mệnh của hàng chục triệu người, những người ăn lương nhà nước như lực lượng vũ trang, các công chức… đang phải chịu sự tác động rất nhiều. Mọi sự thay đổi ở trên đều ảnh hưởng đến họ, thượng tầng kiến trúc có một cái gì xáo động lập tức sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hạ tầng cơ sở ở bên dưới. Nên việc họ quan tâm nhiều đến những thông tin đó tôi nghĩ là điều hợp lý.”
Nói về nguồn gốc và nguyên nhân sâu xa của hiện tượng người dân có xu hướng tin vào các thông tin phi chính thống hơn là các thông tin từ truyền thông nhà nước. Nhà báo tự do Ngô Nhật Đăng nói:
Lỗi trách nhiệm tôi cho là to nhất theo tôi là do Bộ TT&TT, cùng Ban Tuyên giáo vì đã không làm được những việc cần thiết ngoài việc bưng bít. Và họ đã quên đi một điều bây giờ là một thế giới phẳng, người dân có thể truy cập tất cả các thông tinNhà báo Trần Ngọc Tuấn
“Cũng nhờ công nghệ internet làm cho dân trí phát triển nên người ta mới thấy rằng mọi cái ý thức hệ hay mọi thông tin (của Đảng) đều dựa trên những sự cắt xén, sự không trung thực nếu không muốn nói là giả dối. Cho nên mới có cái hiện tượng người ta nói rằng: “Những gì Ban Tuyên giáo nói đúng thì chắc là sai và những gì Ban Tuyên giáo nói sai thì chắc là đúng.” Trước đây trên trang nhất báo Pháp Luật Thành phố HCM trích lời của một lãnh đạo Ban Tuyên giáo có nói rằng “Làm tuyên giáo phải biết nói ngược.”. Vâng, tôi thấy rằng cái câu đó nói rất rõ bản chất của Ban Tuyên giáo.”
Khi được hỏi, lỗi do ai khiến truyền thông nhà nước lâm vào tình trạng khủng hoảng như hiện nay? Nhà báo tự do Trần Ngọc Tuấn khẳng định:
“Lỗi trách nhiệm tôi cho là to nhất theo tôi là do Bộ TT&TT, cùng Ban Tuyên giáo vì đã không làm được những việc cần thiết ngoài việc bưng bít. Và họ đã quên đi một điều bây giờ là một thế giới phẳng, người dân có thể truy cập tất cả các thông tin. Đấy là một sự bất lực của truyền thông. Còn đối với tôi và rất nhiều người thì nghĩ rằng cái Ban Tuyên giáo là cái bọn nhố nhăng và với họ thì tôi phải cám ơn vì họ là những kẻ chống và phá chế đội hiệu quả lắm.”
Không phải ngẫu nhiên mà gần đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã buộc phải lên tiếng và cho rằng: " Vậy làm sao để thông tin đó đúng đắn, chúng ta không ngăn, không cấm được đâu các đồng chí. Phải đưa thông tin chính xác, kịp thời thì người dân mới có lòng tin. Đây là nhiệm vụ mới cần phải làm tốt trong năm nay". Đây có lẽ là một giải pháp đúng đắn và cần thiết cho truyền thông của Đảng trong lúc này.
Lòng tự trọng và những tâm hồn khuyết tật
VRNs (10.02.2015) – FB Bạch Cúc – Tôi ghé vào quán ăn bên đường với cái bụng đói cồn cào, đang hít hà chuẩn bị thưởng thức tô bún nóng hổi thì ông ấy, người đàn ông với đôi chân co quắp và thân hình cũng co quắp, chỉ còn đôi bàn tay là khỏe mạnh dùng để đi thay chân trên hai chiếc dép đã mòn vẹt. Ông mỉm cười nhìn tôi và chìa xấp vé số, tôi vội dừng đôi đũa và hỏi mượn của ông cuốn sổ dò, định ý tứ gửi biếu ông chút đồng bạc lẻ thay vì lấy đi vài tờ vé số kiểu mua dùm. Anh bạn đi bên cạnh chắc sót ruột vì thấy tôi đang đói nên buộc miệng nói hơi gắt với tôi: “Trời đánh tránh bữa ăn, ăn xong rồi mua cũng được mà…”. Người đàn ông vội vàng xin lỗi và lủi ra xa, tôi chỉ kịp nói với theo rằng: “ông ơi chút ông quay lại cháu sẽ mua…”
Tôi không còn cảm thấy muốn ăn nữa, có điều gì đó cứ nghẹn ứ trong cổ họng và trong trái tim mình. Tôi phụng phịu trách nhẹ người bạn và chỉ lo nhìn quanh, mong móng người đàn ông đó quay trở lại. Rồi tôi thấy bóng người nhỏ bé đó lết đi trên đôi bàn tay, lết nhanh ra khỏi quán và không một lần quay nhìn lại…Có vài dịp đi ngang quán đó, tôi chỉ ước được gặp lại ông, để cho mình một cơ hội nói lời xin lỗi và lời cảm ơn ông…
Một người khuyết tật, một con người đủ tự trọng để biết kiếm sống bằng mồ hôi sức lực của chính mình. Con người đó khiếm khuyết gần như toàn bộ cơ thể nhưng không chờ mong sự cưu mang của xã hội hay sống nhờ vào lòng thương hại. Đó có thể là một con người bần cùng, nghèo khó nhưng có trọn vẹn nhân cách của một con người, một tâm hồn không khiếm khuyết! Ông quay đi và để lại cho tôi một bài học đắt giá: bài học về LÒNG TỰ TRỌNG!
Tôi chợt nghĩ đến vụ việc “12 con Dê lạc vào biệt thự Quan xã” hay ” Quan địa phương ăn chặn gói mì của người khuyết tật”…và rất nhiều chuyện ăn chia, bớt xén của những người giàu tiền, giàu chức vụ và quyền hạn nhưng lại thèm khát cả đồng tiền cứu đói, cứu trợ của dân… Tôi tự hỏi LÒNG TỰ TRỌNG của họ ở đâu hay thời buổi bây giờ nếu bắt họ phải có lòng tự trọng chẳng khác gì bắt họ phải thực hiện một điều hoang tưởng!
Tôi có người bạn thân bị bại liệt từ nhỏ. Thật lòng tôi cảm phục và quý mến bạn vô cùng bởi ý chí và nghị lực của bạn. Bạn đã vượt qua mọi khó khăn bằng tinh thần lạc quan vô bờ bến để trở thành Thạc Sỹ IT và nói tiếng Anh như gió. Bạn đi làm trong các Tập đoàn nước ngoài dù bận rộn đến thế nào nhưng luôn cố gắng dành thời gian cho các công tác từ thiện và đóng góp cho việc thiện nguyện. Có một dịp tôi bay cùng chuyến bay với bạn ra Đà Nẵng. Tôi ngạc nhiên khi thấy bạn một mực từ chối nhận sự hỗ trợ của hãng bay dành cho người khuyết tật. Bạn nhất quyết không chịu ngồi xe lăn, bạn bảo bạn có thể tự đi nạng lên máy bay dù có chậm và mệt một chút cũng chẳng sao. Bạn nói với tôi rằng khi người ta nhìn bạn như nhìn một người khuyết tật thì bạn càng phải sống sao cho xứng đáng, bạn khuyết tật thể xác chứ không khuyết tật nhân cách và tâm hồn…
Tôi đang sống trong một xã hội với rất nhiều những con người sáng mắt, có thân thể đẹp đẽ trọn vẹn nhưng lại sở hữu những trái tim mù lòa. Không đánh đồng nhưng phải thừa nhận rằng có những con người càng ngồi ở địa vị cao sang, quyền chức, tiền bạc đầy mình… thì họ càng khiếm khuyết nặng về tâm hồn và trái tim họ thì tràn ngập bóng tối.
Tôi đang sống trong một xã hội với rất nhiều những con người sáng mắt, có thân thể đẹp đẽ trọn vẹn nhưng lại sở hữu những trái tim mù lòa. Không đánh đồng nhưng phải thừa nhận rằng có những con người càng ngồi ở địa vị cao sang, quyền chức, tiền bạc đầy mình… thì họ càng khiếm khuyết nặng về tâm hồn và trái tim họ thì tràn ngập bóng tối.
Một xứ sở được điều hành bởi những con người có tâm hồn khiếm khuyết, thiếu hẳn LÒNG TỰ TRỌNG và sở hữu những trái tim mù lòa thì đến bao giờ xứ sở đó mới thăng hoa và xây dựng được những giá trị nhân bản, nhân văn song hành cùng với sự tiến bộ văn minh của nhân loại?
Đến bao giờ?
Đến bao giờ?
FB Bạch Cúc
Niềm tự hào của người lính quân lực VNCH
VRNs (09.02.2015) – Sài Gòn – 156 Quý thương phế binh VNCH ‘tầm soát sức khỏe’ tại DCCT – Sài Gòn, trong đợt gặp gỡ và khám sức khỏe lần thứ 5 do Quý cha DCCT tổ chức, vào ngày 06.02.2015.
Việc tầm soát sức khỏe là một trong chuỗi các hoạt động “Tri ân Quý thương phế binh VNCH’ của DCCT.
Từ tờ mờ sáng khoảng 5 giờ, rất đông quý ông đã đến sân hiệp nhất của Nhà dòng với tâm trạng náo nức. Có nhiều ông ở xa như Lâm Đồng, Phan Thiết, Vũng Tàu, Đồng Tháp… đi từ trong đêm. Và, cũng có một số ông đã đi trước đó một ngày.
Có những ông không nằm trong danh sách ‘tầm soát sức khỏe’ đợt 5 nhưng vẫn hiện diện, vì thế quý cha cũng giải quyết cho các ông tham dự khám và tầm soát sức khỏe.
Mục tiêu của các đợt ‘Gặp gỡ, kiểm tra và tầm soát bệnh’ nhằm nâng đỡ tinh thần, cùng nhau đồng hành và tri ân những bước đường còn lại của cuộc đời quý ông thương phế binh. Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành chia sẻ:
“Việc tầm soát sức khỏe tưởng là chính nhưng đó chỉ là chuyện phụ, bởi vì anh em có thể khám bệnh và chữa bệnh tại các phòng khám trong các bệnh viện. Cái chính là anh em tìm được một sự an ủi, sự nâng đỡ tinh thần. Cái chính là anh em được công nhận là một con người và sống xứng đáng là một con người. Anh em cảm thấy đời trai trẻ đã đi qua đau đớn trong chiến tranh và bây giờ được mọi người đánh giá cao, công nhận giá trị cuộc sống của họ qua sự thăm hỏi, tiếp đón, gặp gỡ và sự chăm sóc của các y bác sỹ. Có lẽ, chỉ có những người trong cuộc đã từng đi qua chiến tranh, đi qua trong sự mất mát mới hiểu nhau nhiều hơn. Chính vì vậy đây là một món quà tinh thần rất lớn đối với anh em.”
Trong khi chờ đợi tầm soát sức khỏe có một quý ông người mệt lử do yếu, nên bác sĩ trực phải can thiệp ngay. Tình huống này đã được ban tổ chức lường ra trước và có phương án giải quyết, điều dễ hiểu các thương phế binh VNCH là những người nay đã lớn tuổi -ngoài 60 tuổi- bệnh tật, nghèo đói đã đẩy họ phần đông có một thể trạng không khỏe mạnh.
Đặc biệt trong đợt khám lần này, có một nữ quân nhân Quân lực VNCH, cô phục vụ hậu cần trong Bộ chỉ huy Quân đoàn 3, phòng Chiến tranh Chính trị. Cô bị thương tật do đạn pháo kích và giải ngũ trước năm 1975. Người phụ nữ này đã góp vui, chia sẻ những bài hát cùng với các đồng đội cũ trong bữa cơm trưa thân mật.
Ngoài những bài ca tiếng hát dành cho nhau, quý ông còn râm ran những câu chuyện thời lính. Ông thương phế binh Trần Đức Lập bày tỏ rằng, ông không thể vô cảm trước tình cảnh đất nước bị chia đôi: “Tuổi đời của tôi sinh ra và lớn lên nếu không đi lính thì không thể được, bởi vì đa số anh em đã chết do chiến tranh giày xéo, đất nước mất mát, quê hương đau khổ. Mình là một con hạc nhỏ, nhưng vẫn tình nguyện đi lính, vì lý tưởng bảo vệ quê hương đất nước.”
Đa phần quý ông thương phế binh vẫn luôn tự hào là người lính quân lực VNCH cho dù xã hội đã miệt thị và vùi dập họ trong suốt hơn 40 năm qua. Ông thương phế binh Phan Thế Hùng bộc lộ:
“Ông già tôi là lính, chú tôi cũng là lính thuộc sư đoàn 18. Do đó hồi nhỏ tôi ước ao được vào Quân lực VNCH và chọn lính nào cho oai hùng, bởi vì còn đi học tôi được nghe ‘nhất xanh cỏ nhì đỏ ngực’ -nghĩa là một là hy sinh hoặc là lên lon- nên phải đi lính nào cho ‘dữ dằn’. Cho nên tôi đã chọn lính nhảy dù. Đã là lính của quân lực VNCH là không bao giờ hối hận và tiếc nuối thời thanh niên trai trẻ của mình, bởi vì lý tưởng của một người lính Quân lực VNCH là mong một sự yên bình cho hậu phương, cho họ được hòa bình êm ấm, cho con cháu của mình được học hành đến nơi đến chốn. Thành ra tôi rất tự hào là một người lính trong hàng ngũ Quân lực VNCH. Tinh thần dành cho VNCH là bất diệt.”
“Tôi bị thương ở đùi phải nhưng không bị gẫy xương. Tôi bị thương nhẹ hơn so với các bạn bè của tôi”, ông thương phế binh Phan Thế Hùng cho biết về tình trạng thương tật.
Kết quả của đợt kiểm tra sức khỏe và tầm soát bệnh lần này, có một ca bị ung thư máu thể hiện nơi vòm họng, bệnh nhân đã được chuyển đến bệnh viện huyết học để tiếp tục khảo sát. Và, có hơn 50 quý ông được cắt kính tại chỗ. Trong đợt khám lần 4, có một quý ông bị bệnh sơ gan và đã chuyển sang giai đoạn ung thư. Còn trong đợt khám lần 3, cũng có một quý ông phát hiện bệnh ung thư máu giai đoạn cuối.
Được biết, sắp đến ngày Tết theo truyền thống của Dân tộc VN nên Quý cha đã chia sẻ mỗi vị một phong bì lì xì với trị giá 200.000 VNĐ.
Trong tâm tình sẻ chia của Quý cha, Quý ân nhân và các anh chị em tình nguyện viên là một thang thuốc bổ tinh thần cho quý ông. Ông thương phế binh Trần Đức Lập bộc bạch:
“Tuổi chúng tôi đã cao, gần đất xa trời mà nhận được một chút vật chất, sự quan tâm của Nhà Dòng làm tôi rất sung sướng, vì Quý cha đã chia sẻ nỗi đau và sự mất mát của phế binh. Đây là một thang thuốc thần hiệu làm cho chúng tôi khỏe thêm, vui thêm. Đặc biệt là cử chỉ của quý cha quá trọng nể làm cho chúng tôi vui hơn. Chúng tôi mong muốn Nhà Dòng hãy đồng hành với anh em chúng tôi.”
Ông thương phế binh Trần Đức Lập gửi lời chúc Xuân: “Nhân dịp xuân Ất Mùi sắp đến, chúng tôi thành thật và kính chúc Quý cha, Quý y bác sỹ và anh chị em thiện nguyện viên một năm mới mạnh, khỏe, vui để tiếp tục phục vụ xã hội trong đó có anh em Thương phế binh VNCH.”
Mỗi mùa xuân về, những người ở lại không thể nào quên các vị đã nằm xuống hy sinh cho tổ quốc. Ông thương phế binh Phan Thế Hùng ngậm ngùi gửi lời tri ân các vị Tử sỹ VNCH:
“Cuối năm và đầu năm mới, tôi là một người lính trong Quân lực VNCH xin gửi lời chào chúc sức khỏe đến tất cả các anh em trong quân binh chủng Quân lực VNCH còn sống ở VN và Hải ngoại. Tôi cầu xin những bạn bè của tôi, những người bạn không cùng binh chủng đã hy sinh vì đất nước một lời tri ân. Bạn bè đã sát cánh với mình đã ngã xuống để cho mình được sống, tình thương anh em bạn bè đã ra đi mà mình ở lại đây một mình.”
Vì đã là lần khám thứ 5 nên công việc tổ chức khá nhịp nhàng và trôi chảy. Người thương phế binh cuối cùng được trả hồ sơ cùng với những kết luận về sức khỏe từ hội đồng y khoa vào lúc 16 giờ 30 phút cùng ngày. Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành đã có một buổi gặp gỡ với tất cả các y bác sỹ và đại diện cho hơn 50 tình nguyện viên, để lượng giá công việc, cám ơn và chúc tết lẫn nhau.
Buổi gặp gỡ và tầm soát sức khỏe cho quý thương phế binh lần 5 chấm dứt cùng với những cảm xúc yêu thương dâng tràn trong con tim mọi người.
Huyền Trang, VRNs
Chó sủa giữ nhà
Sáng ngày 2 tháng 2 tại Hà Nội, Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) tổ chức lễ kỷ niệm 85 năm ngày thành lập (3/02/1930 - 3/02/2015). Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng đã tới dự và đọc diễn văn trong buổi lễ này.
Trong bài diễn văn có đoạn:
“Ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Ðảng Cộng Sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang.”
Ðây là một kiểu vỗ ngực kiêu ngạo, nói lấy được. Tiếng nói của hệ thống loa phường, không hơn không kém!
Ra đời ngày 3 tháng 2 năm 1930, cầm quyền trên miền Bắc từ năm 1954 và trên cả nước từ năm 1975, ÐCSVN ngày càng lộ nguyên hình là một đảng phái chính trị dối trá, lừa đảo.
Lấy những mục đích tốt đẹp siêu thực của ý thức hệ cộng sản, ÐCSVN đã kích động được tinh thần dân tộc và chủ nghĩa yêu nước của quần chúng ngu ngơ và cả tin, thực hiện hai cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ.
Khi giành được độc lập, họ đã quên ngay mọi hứa hẹn, phản bội lại tức thì lợi ích của giai cấp công-nông “tiên phong,” loại bỏ bầu cử tự do ra khỏi chính sách lãnh đạo, tiếm quyền thống trị và thiết lập một chế độ độc tài, một nhà nước công an trị, duy trì trật tự xã hội bằng bạo lực.
ÐCSVN kiểm soát chặt chẽ mọi sinh hoạt của con người qua mạng lưới an ninh, hệ thống kiểm duyệt, khống chế đời sống của dân chúng bằng nơi ở, miếng ăn, học hành, công ăn việc làm và tước bỏ hoàn toàn quyền tư hữu đất đai.
Tất cả những người có tư tưởng khác với tuyên truyền nhồi sọ của nhà cầm quyền đều bị bắt bớ giam cầm và đàn áp dã man.
Không một lực lượng đối lập nào có thể hình thành trong điều kiện khắc nghiệt ấy.
Hai đảng Dân Chủ và Xã Hội, tham gia chính phủ, dù chỉ hình thức, từ năm 1946, cũng đã bị giải tán sau năm 1975.
Trong một bối cảnh một mình một sân như vậy mà múa gậy vườn hoang tuyên bố “không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài ÐCSVN,” quả thực khôi hài và trơ tráo hết mức.
Lịch sử của nhân loại đã chứng minh rằng, sự độc quyền, tiếm quyền của một chính đảng dựa trên nòng súng, sớm hay muộn cũng sẽ bị nhân dân loại bỏ nếu có bầu cử tự do. Tôi dẫn đây ra vài trường hợp.
Ðảng Công Nhân Thống Nhất Ba Lan, tức Ðảng Cộng Sản Ba Lan, vào năm 1980 có tới 3 triệu 150 ngàn đảng viên, chiếm xấp xỉ 10% dân số Ba Lan (so với ÐCSVN có 4 triệu đảng viên, chiếm khoảng 4% dân số). Sau Chiến Tranh Thế Giới 2, chế độ Cộng Sản thân Liên Xô được thiết lập trên đất Ba Lan và ÐCS Ba Lan chính thức áp đặt quyền cai trị.
Như một kết quả của tình trạng bất ổn xã hội vào năm 1988 khi trên khắp đất nước Ba Lan nổ ra hàng loạt các cuộc đình công làm tê liệt kinh tế cả nước, ÐCS Ba lan đã phải chấp nhận ngồi vào bàn thương lượng với lực lượng đối lập (Công Ðoàn Ðoàn Kết).
Giữa ngày 6 tháng 2 và ngày 5 tháng 4 năm 1989 đã diễn ra trong cuộc hội nghị được gọi là “Bàn Tròn.” Người ta đã đồng ý thay đổi luật bầu cử, thành lập của Thượng Viện và quy định thẩm quyền của tổng thống.
Hai bên cũng thỏa thuận tiến hành một cuộc bầu cử tự do một phần, tức là 35% số ghế (161 ghế) của Quốc Hội hiện hành (560 ghế) và 100% số ghế (100 ghế) của Thượng Nghị Viện.
Nắm bộ máy tuyên truyền khổng lồ từ thành phố đến nông thôn và một xã hội bị nhồi sọ, kìm kẹp trong 45 năm cầm quyền, ÐCS Ba Lan tỏ ra chủ quan kiêu ngạo. Trong khi đó Công Ðoàn Ðoàn Kết không có phương tiện vận động nào, chỉ vỏn vẹn một tờ báo “Gazeta Wyborcza” (báo “Bầu Cử”) phát hành vội vã trong điều kiện thiếu thốn giấy và cơ sở in ấn.
Thế nhưng kết quả thật bất ngờ, làm kinh ngạc những người Cộng Sản.
Ngày 4 tháng 6, 1989, lần đầu tiên trong hệ thống Cộng Sản, một cuộc bầu cử tự do được tiến hành, như giáo sư sử học Antoni Dudek đã viết: “Hàng triệu người Ba Lan đã sử dụng lá phiếu của mình đánh một đòn chí tử vào chế độ độc tài Cộng Sản.”
Công Ðoàn Ðoàn Kết đã giành chiến thắng tuyệt đối 99 ghế thuộc Thượng Viện (một ghế còn lại thuộc thành phần độc lập) và 161 ghế Quốc Hội.
Sự thất bại bầu cử của những người Cộng Sản đã ngăn cản họ thành lập chính phủ và do đó, vào ngày 24 tháng 8 năm 1989 một chính phủ liên minh ra đời với thủ tướng không Cộng Sản Tadeusz Mazowiecki.
Lech Walesa đã nói như sau:
“Trong ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 6 năm 1989 đã có rất nhiều thay đổi. Chúng ta đã chọn một nước Ba Lan mới. Những người Cộng Sản đã bị thẻ đỏ. Thực chất là họ bị ném ra khỏi sân chơi.”
Chiến thắng bầu cử của Công Ðoàn Ðoàn Kết mở ra một lộ trình dân chủ hóa tiếp theo cho đất nước Ba Lan thông qua cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 năm 1990 với thắng lợi của Thủ lĩnh Công Ðoàn Ðoàn Kết Ba lan Lech Walesa và cuộc bầu cử tự do Quốc Hội toàn phần vào năm 1991 với thắng lợi thuộc về phe đối lập.
Một diễn biến tương tự cũng diễn ra trên đất Miến Ðiện, một quốc gia Châu Á gần với Việt Nam.
Ðảng Liên Minh Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD), đứng đầu là nhà hoạt động đối lập nổi tiếng Aung San Suu Kyi, đã giành được đa số đáng kể trong cuộc bầu cử Quốc Hội năm 1990. Tuy nhiên, chính quyền độc tài quân sự từ chối công nhận kết quả. Ðảng NLD cũng bị xem là hoạt động bất hợp pháp và bị nhà cầm quyền quân sự giải tán.
Tháng 11 năm 2011, đảng NLD công bố ý định đăng ký như là một đảng chính trị để tham gia cuộc bầu cử ngày 13 tháng 12, 2011. Ủy Ban Bầu Cử Liên Minh Myanma đã chấp thuận đơn đăng ký của đảng. Trong cuộc bầu cử bổ sung vào ngày 1 tháng 4 năm 2012, NLD đã giành được 44 ghế trong số 45 ghế ở những nơi các cuộc bầu cử được tổ chức. Bà Aung San Suu Kyi đã giành được ghế của khu vực bầu cử Kawhmu phía nam Yangon.
Mặc dù bị giới hạn bởi quy định của nhà cầm quyền, chỉ chiếm một thiểu số nhỏ trong Quốc Hội 664 ghế, nhưng đảng NLD có tiếng nói quan trọng thúc đẩy lộ trình dân chủ của Miến Ðiện.
Campuchia, tuy chưa có mô hình dân chủ đúng nghĩa, nhưng khi Ðảng Nhân Dân Campuchia nới rộng dân chủ, chấp nhận đa đảng và bầu cử tự do, thì Ðảng Funcinpec (đảng bảo hoàng), đã ra tranh cử. Dù chỉ mới đạt 20.8% số phiếu bầu, chiếm 26 đại biểu/123 tổng số đại biểu của Quốc Hội trong cuộc bầu cử năm 2003, họ là một phần của Chính Phủ Liên Hiệp Campuchia.
Cho nên trắc nghiệm chính xác nhất cái điều ông Trọng nói rằng, “ở Việt Nam không có một lực lượng chính trị nào khác, ngoài Ðảng Cộng Sản Việt Nam, có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước” - là một cuộc bầu cử tự do.
Mặc dù hiện tại ở Việt Nam chưa có lực luợng đối lập nào, nhưng nếu được hoạt động hợp pháp, chỉ cần sau một thời gian ngắn, chắc chắn sẽ ra đời một đội ngũ đáng kể để so tài với Ðảng Cộng Sản.
Cái “bến bờ vinh quang” mà ÐCSVN đưa Việt Nam tới sau 40 năm hòa bình (một thời gian đủ dài) là một nước Việt Nam vừa mới qua được ngưỡng thấp trong mức thu nhập trung bình, tụt hậu tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore, tham nhũng đứng thứ nhì thế giới, các chuẩn mực xã hội băng hoại khủng khiếp đến mức phải ra cả nghị quyết để ngăn chặn!
Chính vì sự cầm quyền bất minh, cả hệ thống thối nát vì tham nhũng, dốt nát trong quản lý kinh tế, suy thoái đạo đức, bạc nhược trong chính sách đối ngoại với Trung Quốc, nên ÐCSVN hèn nhát và lo sợ sự cạnh tranh quyền lực của bất cứ một tổ chức chính trị nào.
Cây ngay thì đã chẳng sợ bóng đứng! Nếu ÐCSVN đúng thực sự giỏi giang, độc nhất vô nhị tài cán, không ai có thể thay thế, thì hãy để cho nhân dân quyền lựa chọn.
Ngược lại điều này những phát biểu luyên thuyên trên đấy chỉ là tiếng chó sủa giữ nhà mà thôi.
Theo Người Việt-02-09-2015 2:02:17 PM
Lê Diễn Ðức
Phú Yên: Một tỉnh ủy viên bị tình nghi tham ô tiền tỷ
PHÚ YÊN (NV) - Một tỉnh ủy viên, bí thư đảng ủy, kiêm giám đốc Sở Thông Tin-Truyền Thông tỉnh Phú Yên và hàng loạt cán bộ của sở này bị điều tra vì nghi thụt két tiền dự án.
Theo Người Lao Ðộng, ngày 8 tháng 2, ông Lương Minh Sơn, chủ nhiệm UƯy Ban Kiểm Tra tỉnh Phú Yên cho biết, Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy vừa thống nhất chuyển hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra, công an tỉnh để điều tra những sai phạm trong việc quản lý tài chính đối với ông Lê Thanh Phương, tỉnh ủy viên, giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông Phú Yên.
Ông Lê Thanh Phương, giám đốc Sở Thông Tin-Truyền Thông Phú Yên bị điều tra vì nghi thụt két tiền của một dự án. (Hình: Người Lao Ðộng)
Trước đó, truyền thông Việt Nam đưa tin, ngày 16 tháng 12, 2014, với trách nhiệm là chủ tài khoản đơn vị, chủ đầu tư các dự án công nghệ thông tin, ông Phương đã “có nhiều sai phạm nghiêm trọng về nguyên tắc quản lý tài chính khi thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin năm 2012, 2013; Nghiệm thu và thanh lý khống nhiều hợp đồng kinh tế gây thất thoát số tiền lớn ngân sách của nhà nước.”
Liên quan đến vụ việc còn có 3 cán bộ ở sở này đã bị kỷ luật, khai trừ ra khỏi đảng CSVN là các ông Ðoàn Hùng Thắng, trưởng phòng Quản Lý Công Nghệ Thông Tin; ông Lê Tiến Dĩnh, giám đốc Trung Tâm Tích Hợp Dữ Liệu và bà Nguyễn Thị Hiếu, kế toán Trung Tâm Tích Hợp Dữ Liệu.
Trong đó, ông Thắng đã cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính, cùng với ông Phương nghiệm thu, thanh lý khống nhiều hợp đồng kinh tế để bên B chiếm đoạt, gây thất thoát số tiền lớn của ngân sách tỉnh.
Ông Dĩnh và bà Hiếu đã cố ý làm trái nguyên tắc quản lý tài chính; chỉ đạo và cùng với kế toán đơn vị lập khống, nâng khống chứng từ của các gói thầu, gây thất thoát và chiếm đoạt hơn 869 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Dĩnh còn ký một số hợp đồng đào tạo, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và các chứng từ khác, tạo điều kiện cho một số cán bộ của Sở Thông Tin-Truyền Thông tỉnh lập khống chứng từ thanh toán, chiếm đoạt hơn 645 triệu đồng của nhà nước. (Tr.N)
02-09- 2015 4:01:19 PM
Theo Người Lao Ðộng, ngày 8 tháng 2, ông Lương Minh Sơn, chủ nhiệm UƯy Ban Kiểm Tra tỉnh Phú Yên cho biết, Ban Thường Vụ Tỉnh Ủy vừa thống nhất chuyển hồ sơ cho cơ quan cảnh sát điều tra, công an tỉnh để điều tra những sai phạm trong việc quản lý tài chính đối với ông Lê Thanh Phương, tỉnh ủy viên, giám đốc Sở Thông Tin và Truyền Thông Phú Yên.
Ông Lê Thanh Phương, giám đốc Sở Thông Tin-Truyền Thông Phú Yên bị điều tra vì nghi thụt két tiền của một dự án. (Hình: Người Lao Ðộng)
Trước đó, truyền thông Việt Nam đưa tin, ngày 16 tháng 12, 2014, với trách nhiệm là chủ tài khoản đơn vị, chủ đầu tư các dự án công nghệ thông tin, ông Phương đã “có nhiều sai phạm nghiêm trọng về nguyên tắc quản lý tài chính khi thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin năm 2012, 2013; Nghiệm thu và thanh lý khống nhiều hợp đồng kinh tế gây thất thoát số tiền lớn ngân sách của nhà nước.”
Liên quan đến vụ việc còn có 3 cán bộ ở sở này đã bị kỷ luật, khai trừ ra khỏi đảng CSVN là các ông Ðoàn Hùng Thắng, trưởng phòng Quản Lý Công Nghệ Thông Tin; ông Lê Tiến Dĩnh, giám đốc Trung Tâm Tích Hợp Dữ Liệu và bà Nguyễn Thị Hiếu, kế toán Trung Tâm Tích Hợp Dữ Liệu.
Trong đó, ông Thắng đã cố ý làm trái nguyên tắc quản lý kinh tế, tài chính, cùng với ông Phương nghiệm thu, thanh lý khống nhiều hợp đồng kinh tế để bên B chiếm đoạt, gây thất thoát số tiền lớn của ngân sách tỉnh.
Ông Dĩnh và bà Hiếu đã cố ý làm trái nguyên tắc quản lý tài chính; chỉ đạo và cùng với kế toán đơn vị lập khống, nâng khống chứng từ của các gói thầu, gây thất thoát và chiếm đoạt hơn 869 triệu đồng.
Ngoài ra, ông Dĩnh còn ký một số hợp đồng đào tạo, nghiệm thu, thanh lý hợp đồng và các chứng từ khác, tạo điều kiện cho một số cán bộ của Sở Thông Tin-Truyền Thông tỉnh lập khống chứng từ thanh toán, chiếm đoạt hơn 645 triệu đồng của nhà nước. (Tr.N)
02-09- 2015 4:01:19 PM
Công an bắt “vua đường” ở An Giang
CHÂU ĐỐC (NV) .- Bộ Công an Việt Nam vừa ra lệnh bắt giữ ông Vi Ngươn Thạnh, ngụ tại Châu Đốc, An Giang, đồng thời niêm phong nhiều kho chứa đường ở Châu Đốc và huyện An Phú do ông Thạnh làm chủ.
Đường Thái Lan nhập lậu được đổi bao bì, biến thành đường do Việt Nam sản xuất để dễ tiêu thụ. (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo báo chí Việt Nam, ông Thạnh còn có biệt danh là “Tỉ đường” và được xem là “vua đường” – chuyên mua đường từ Thái Lan rồi tổ chức vận chuyển vào Việt Nam.
“Vua đường” và các thành viên trong gia đình lập ra Công ty Thiên Thiên Phước tại Châu Đốc, Công ty Hoàng Minh tại huyện An Phú ở tỉnh An Giang và Cơ sở đường cát Minh Minh Long đặt huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Những doanh nghiệp vừa kể có một loạt kho chứa đường nằm dọc biên giới Việt Nam – Campuchia và tại một số tỉnh ở đồng bằng song Cửu Long, cùng với một đội xe vận tải chuyên vận chuyển đường.
Cuộc kiểm tra do Bộ Công an Việt Nam thực hiện từ tối 6 tháng 2 đến sáng 7 tháng 2 tại trụ sở Công ty Thiên Thiên Phước và các kho chứa đường toạ lạc ở Châu Đốc đã tìm thấy hàng ngàn bao tải chứa đường và 15 xe vận tải tham gia vận chuyển đường. Một cuộc kiểm tra khác được thực hiện vào thời điểm tương tự trụ sở Công ty Hoàng Minh và các kho chứa đường ở huyện An Phú đã tìm thấy thêm 200 tấn đường nữa.
Năm ngoái, Công an An Giang tổ chức các đợt kiểm tra xe vận tải vận chuyển đường và đã lập biên bản 17 chiếc xe vận tải, vận chuyển tổng cộng 170 tấn đường cát không có nhãn hang hóa, không rõ nguồn gốc và tìm thấy chủ hàng là các doanh nghiệp có liên quan đến “vua đường”.
Sau đó các chủ hàng xuất trình một số hóa đơn nhằm chứng minh lượng đường đang vận chuyển thì bị tạm giữ là đường được mua của một công ty ở Sơn Tây, Hà Nội. Tuy nhiên Công an An Giang xác định những hóa đơn này là giả. Chính quyền tỉnh An Giang quyết định tịch thu 145 tấn đường, phạt các doanh nghiệp của “vua đường” khoản tiền là 80 triệu vì kinh doanh đường không rõ nguồn gốc và “vua đường” tiếp tục buôn đường.
Đường tiếp tục được đưa từ Thái Lan vào Việt Nam, thay bao bì để loại bỏ nguồn gốc rồi phân phối khắp Việt Nam. Người ta ước đoán, 80% lượng đường đang bày bán tại các chợ ở Sài Gòn là đường nhập cảng lậu từ Thái Lan.
Đường Thái Lan gần như độc chiếm thị trường vì giá quá rẻ: chỉ 12.000 đồng/ký trong khi giá bán đường do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất dao động từ 16.500 đến 17.000 đồng/ký.
Sau sự kiện “vua đường” bị bắt giữ, ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cảnh báo, tệ nạn buôn lậu đường từ Thái Lan vào Việt Nam đã kéo dài nhiều năm ở khu vực có biên giới giáp với Campuchia, đặc biệt là An Giang.
Trung bình, mỗi năm có khoảng 500,000 tấn đường của Thái Lan được vận chuyển lậu vào Việt Nam. Lượng đường này chiếm 1/3 tổng sản lượng đường mà Việt Nam làm ra hang năm và vừa khiến chính quyền Việt Nam mất khoảng 700 tỉ tiền thuế/năm, vừa khiến nông dân trồng mía và các doanh nghiệp sản xuất đường tại Việt Nam điêu đứng.
Ông Long bảo rằng, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã kêu gọi ngăn chặn tệ nạn buôn lậu đường trong nhiều năm nhưng chuyện này không được thực hiện đến nơi, đến chốn. Ông Long hy vọng, lần này, vụ kiểm tra - điều tra về “vua đường” sẽ giúp chuyện ngăn chặn tệ nạn buôn lậu đường trở nên hữu hiệu hơn vì Bộ Công an Việt Nam trực tiếp thực hiện, “không “phối hợp” với Công an An Giang. (G.Đ)
Đường Thái Lan nhập lậu được đổi bao bì, biến thành đường do Việt Nam sản xuất để dễ tiêu thụ. (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo báo chí Việt Nam, ông Thạnh còn có biệt danh là “Tỉ đường” và được xem là “vua đường” – chuyên mua đường từ Thái Lan rồi tổ chức vận chuyển vào Việt Nam.
“Vua đường” và các thành viên trong gia đình lập ra Công ty Thiên Thiên Phước tại Châu Đốc, Công ty Hoàng Minh tại huyện An Phú ở tỉnh An Giang và Cơ sở đường cát Minh Minh Long đặt huyện Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ. Những doanh nghiệp vừa kể có một loạt kho chứa đường nằm dọc biên giới Việt Nam – Campuchia và tại một số tỉnh ở đồng bằng song Cửu Long, cùng với một đội xe vận tải chuyên vận chuyển đường.
Cuộc kiểm tra do Bộ Công an Việt Nam thực hiện từ tối 6 tháng 2 đến sáng 7 tháng 2 tại trụ sở Công ty Thiên Thiên Phước và các kho chứa đường toạ lạc ở Châu Đốc đã tìm thấy hàng ngàn bao tải chứa đường và 15 xe vận tải tham gia vận chuyển đường. Một cuộc kiểm tra khác được thực hiện vào thời điểm tương tự trụ sở Công ty Hoàng Minh và các kho chứa đường ở huyện An Phú đã tìm thấy thêm 200 tấn đường nữa.
Năm ngoái, Công an An Giang tổ chức các đợt kiểm tra xe vận tải vận chuyển đường và đã lập biên bản 17 chiếc xe vận tải, vận chuyển tổng cộng 170 tấn đường cát không có nhãn hang hóa, không rõ nguồn gốc và tìm thấy chủ hàng là các doanh nghiệp có liên quan đến “vua đường”.
Sau đó các chủ hàng xuất trình một số hóa đơn nhằm chứng minh lượng đường đang vận chuyển thì bị tạm giữ là đường được mua của một công ty ở Sơn Tây, Hà Nội. Tuy nhiên Công an An Giang xác định những hóa đơn này là giả. Chính quyền tỉnh An Giang quyết định tịch thu 145 tấn đường, phạt các doanh nghiệp của “vua đường” khoản tiền là 80 triệu vì kinh doanh đường không rõ nguồn gốc và “vua đường” tiếp tục buôn đường.
Đường tiếp tục được đưa từ Thái Lan vào Việt Nam, thay bao bì để loại bỏ nguồn gốc rồi phân phối khắp Việt Nam. Người ta ước đoán, 80% lượng đường đang bày bán tại các chợ ở Sài Gòn là đường nhập cảng lậu từ Thái Lan.
Đường Thái Lan gần như độc chiếm thị trường vì giá quá rẻ: chỉ 12.000 đồng/ký trong khi giá bán đường do các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất dao động từ 16.500 đến 17.000 đồng/ký.
Sau sự kiện “vua đường” bị bắt giữ, ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cảnh báo, tệ nạn buôn lậu đường từ Thái Lan vào Việt Nam đã kéo dài nhiều năm ở khu vực có biên giới giáp với Campuchia, đặc biệt là An Giang.
Trung bình, mỗi năm có khoảng 500,000 tấn đường của Thái Lan được vận chuyển lậu vào Việt Nam. Lượng đường này chiếm 1/3 tổng sản lượng đường mà Việt Nam làm ra hang năm và vừa khiến chính quyền Việt Nam mất khoảng 700 tỉ tiền thuế/năm, vừa khiến nông dân trồng mía và các doanh nghiệp sản xuất đường tại Việt Nam điêu đứng.
Ông Long bảo rằng, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã kêu gọi ngăn chặn tệ nạn buôn lậu đường trong nhiều năm nhưng chuyện này không được thực hiện đến nơi, đến chốn. Ông Long hy vọng, lần này, vụ kiểm tra - điều tra về “vua đường” sẽ giúp chuyện ngăn chặn tệ nạn buôn lậu đường trở nên hữu hiệu hơn vì Bộ Công an Việt Nam trực tiếp thực hiện, “không “phối hợp” với Công an An Giang. (G.Đ)
Cán bộ thuê giang hồ giết người, bị truy tố
HÀ NỘI (NV) - Bực tức vì bạn bị côn đồ quấy rối, đe dọa phó ban tổ chức quận Cầu Giấy đã giúp bạn thuê giang hồ đâm chết người giữa đường phố, gây chấn động dư luận.
Theo tờ Lao Ðộng, ngày 8 tháng 2, công an Hà Nội đã hoàn tất điều tra, đề nghị truy tố 5 bị can (trong đó có ông Lê Trung Kiên (44 tuổi), nguyên phó ban tổ chức quận Cầu Giấy) trong vụ trọng án xảy ra trên đường Phạm Văn Ðồng, Hà Nội, khiến ông Kiều Hồng Thành,(53 tuổi), ở phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm bị đâm chết.
Nơi ông Thanh bị giang hồ đâm chết. (Hình: Báo Lao Ðộng)
Trong vụ án này, có 4 người bị truy tố về tội “giết người” gồm: Nguyễn Kim Bình (44 tuổi), ở quận Cầu Giấy, Hà Nội; Hoàng Anh Tuấn (35 tuổi), huyện Sóc Sơn; Lê Hồng Thuận (23 tuổi), ở quận Thanh Xuân và Lê Trung Kiên (44 tuổi), nguyên phó ban tổ chức quận Cầu Giấy.
Riêng ông Nguyễn Quốc Văn (55 tuổi), ở quận Cầu Giấy, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị công ty tổng hợp và kinh doanh bất động sản bị đề nghị truy tố về tội “Không tố giác tội phạm.”
Theo kết luận điều tra, sáng 5 tháng 8, 2014, ông Thành đang lái xe hơi trên đường Phạm Văn Ðồng. Khi đến gần đoạn đường qua trước cửa Bộ Công An thì va chạm với hai thanh niên đi xe gắn máy.
Sau khi xảy ra va chạm, ông Thành tạt vào lề đường để giải quyết. Tuy nhiên, khi vừa mở cửa xe bước ra ngoài thì liền bị một trong hai người đi xe máy lao tới dùng dao đâm trúng ngực, khiến ông Thành chết tại chỗ. Sau đó, hai thanh niên lên xe bỏ chạy khỏi hiện trường.
Qua điều tra, nạn nhân Thành có quan hệ với ông Văn. Trong quá trình làm ăn, ông Văn nợ ông Thành số tiền khoảng 2 tỷ đồng, bị đòi nhiều lần nhưng chưa trả.
Ðầu tháng 6, 2014, ông Thành được người quen giới thiệu ông Bùi Minh Chuyên để nhờ đòi nợ giúp. Ông Chuyên và ông Thành đã điện thoại, đến công ty của ông Văn nhiều lần và ông Văn hứa trả nợ dần.
Tiếp đó, ông Thành đưa cho ông Chuyên số điện thoại của bà Phan Thị Hồng Minh (44 tuổi), vợ của ông Văn, khi đó là trưởng phòng Tài Chính-Kế Hoạch quận Cầu Giấy, để ông Chuyên nhắn tin gây sức ép đòi tiền. Trong thời gian cuối tháng 6, đầu tháng 7, 2014, ông Chuyên đã nhiều lần nhắn tin, đe dọa vợ chồng ông Văn.
Thấy ông Văn vẫn chưa trả tiền nên ông Thành nói với ông Chuyên cần làm mạnh hơn để ép ông Văn trả tiền. Ông Chuyên đã bày cách ném chất bẩn vào nhà và công ty của ông Văn và đã hai lần làm việc này.
Do bực tức vì bị ném chất bẩn, gia đình bị nhắn tin đe dọa nên ông Văn đã nhờ ông Lê Trung Kiên, bạn của bà Minh tìm người đến nói chuyện với ông Thành thỏa thuận việc trả nợ. Ông Kiên đưa ông Nguyễn Kim Bình đến gặp và nhận lời giúp bà Minh.
Ngày 23 tháng 7, 2014, ông Bình cùng ông Kiên và ông Trần Văn Thọ đến nhà ông Thành để nói chuyện, Kiên ngồi ngoài chờ. Tuy nhiên, ông Thành không hợp tác nên ông Bình và ông Thọ ra về.
Vài ngày sau, bà Minh báo với ông Kiên về chuyện gia đình tiếp tục bị đe dọa. Tức giận, ông Kiên đã tự ý gọi điện cho ông Bình để nhờ “đàn em” đánh dằn mặt ông Thành. Ông Bình đã nhờ Hoàng Anh Tuấn, bạn tù với mình và Lê Hồng Thuận đánh dằn mặt ông Thành với tiền công 30 triệu đồng. Ông Bình đưa trước 3 triệu đồng và hẹn sau khi xong việc sẽ đưa hết.
Sáng 5 tháng 8, 2014, ông Thuận chở ông Tuấn mang theo một dao nhọn đến rình ở gần nhà ông Thành. Khi ông Thành ra khỏi nhà thì cả hai bám theo, dàn dựng kịch bản va chạm xe để ông Tuấn xuống đâm chết ông Thành.
Gây án xong, cả hai về nhà ông Tuấn và được ông Bình đến trả thêm 27 triệu đồng. Hai người chia nhau mỗi người 15 triệu đồng. Tuy nhiên sau đó ông Thuận đã đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận tội. (Tr.N)
02-09- 2015 3:59:40 PM
Theo tờ Lao Ðộng, ngày 8 tháng 2, công an Hà Nội đã hoàn tất điều tra, đề nghị truy tố 5 bị can (trong đó có ông Lê Trung Kiên (44 tuổi), nguyên phó ban tổ chức quận Cầu Giấy) trong vụ trọng án xảy ra trên đường Phạm Văn Ðồng, Hà Nội, khiến ông Kiều Hồng Thành,(53 tuổi), ở phường Cổ Nhuế, quận Bắc Từ Liêm bị đâm chết.
Nơi ông Thanh bị giang hồ đâm chết. (Hình: Báo Lao Ðộng)
Trong vụ án này, có 4 người bị truy tố về tội “giết người” gồm: Nguyễn Kim Bình (44 tuổi), ở quận Cầu Giấy, Hà Nội; Hoàng Anh Tuấn (35 tuổi), huyện Sóc Sơn; Lê Hồng Thuận (23 tuổi), ở quận Thanh Xuân và Lê Trung Kiên (44 tuổi), nguyên phó ban tổ chức quận Cầu Giấy.
Riêng ông Nguyễn Quốc Văn (55 tuổi), ở quận Cầu Giấy, chủ tịch Hội Ðồng Quản Trị công ty tổng hợp và kinh doanh bất động sản bị đề nghị truy tố về tội “Không tố giác tội phạm.”
Theo kết luận điều tra, sáng 5 tháng 8, 2014, ông Thành đang lái xe hơi trên đường Phạm Văn Ðồng. Khi đến gần đoạn đường qua trước cửa Bộ Công An thì va chạm với hai thanh niên đi xe gắn máy.
Sau khi xảy ra va chạm, ông Thành tạt vào lề đường để giải quyết. Tuy nhiên, khi vừa mở cửa xe bước ra ngoài thì liền bị một trong hai người đi xe máy lao tới dùng dao đâm trúng ngực, khiến ông Thành chết tại chỗ. Sau đó, hai thanh niên lên xe bỏ chạy khỏi hiện trường.
Qua điều tra, nạn nhân Thành có quan hệ với ông Văn. Trong quá trình làm ăn, ông Văn nợ ông Thành số tiền khoảng 2 tỷ đồng, bị đòi nhiều lần nhưng chưa trả.
Ðầu tháng 6, 2014, ông Thành được người quen giới thiệu ông Bùi Minh Chuyên để nhờ đòi nợ giúp. Ông Chuyên và ông Thành đã điện thoại, đến công ty của ông Văn nhiều lần và ông Văn hứa trả nợ dần.
Tiếp đó, ông Thành đưa cho ông Chuyên số điện thoại của bà Phan Thị Hồng Minh (44 tuổi), vợ của ông Văn, khi đó là trưởng phòng Tài Chính-Kế Hoạch quận Cầu Giấy, để ông Chuyên nhắn tin gây sức ép đòi tiền. Trong thời gian cuối tháng 6, đầu tháng 7, 2014, ông Chuyên đã nhiều lần nhắn tin, đe dọa vợ chồng ông Văn.
Thấy ông Văn vẫn chưa trả tiền nên ông Thành nói với ông Chuyên cần làm mạnh hơn để ép ông Văn trả tiền. Ông Chuyên đã bày cách ném chất bẩn vào nhà và công ty của ông Văn và đã hai lần làm việc này.
Do bực tức vì bị ném chất bẩn, gia đình bị nhắn tin đe dọa nên ông Văn đã nhờ ông Lê Trung Kiên, bạn của bà Minh tìm người đến nói chuyện với ông Thành thỏa thuận việc trả nợ. Ông Kiên đưa ông Nguyễn Kim Bình đến gặp và nhận lời giúp bà Minh.
Ngày 23 tháng 7, 2014, ông Bình cùng ông Kiên và ông Trần Văn Thọ đến nhà ông Thành để nói chuyện, Kiên ngồi ngoài chờ. Tuy nhiên, ông Thành không hợp tác nên ông Bình và ông Thọ ra về.
Vài ngày sau, bà Minh báo với ông Kiên về chuyện gia đình tiếp tục bị đe dọa. Tức giận, ông Kiên đã tự ý gọi điện cho ông Bình để nhờ “đàn em” đánh dằn mặt ông Thành. Ông Bình đã nhờ Hoàng Anh Tuấn, bạn tù với mình và Lê Hồng Thuận đánh dằn mặt ông Thành với tiền công 30 triệu đồng. Ông Bình đưa trước 3 triệu đồng và hẹn sau khi xong việc sẽ đưa hết.
Sáng 5 tháng 8, 2014, ông Thuận chở ông Tuấn mang theo một dao nhọn đến rình ở gần nhà ông Thành. Khi ông Thành ra khỏi nhà thì cả hai bám theo, dàn dựng kịch bản va chạm xe để ông Tuấn xuống đâm chết ông Thành.
Gây án xong, cả hai về nhà ông Tuấn và được ông Bình đến trả thêm 27 triệu đồng. Hai người chia nhau mỗi người 15 triệu đồng. Tuy nhiên sau đó ông Thuận đã đến cơ quan công an đầu thú và khai nhận tội. (Tr.N)
02-09- 2015 3:59:40 PM
Không được bồi thường ngộ độc vì thiếu hóa đơn mua bánh mì
TTO - Ông Nguyễn Văn Hoàng bị ngộ độc do ăn bánh mì của tiệm Minh Tuyến nhưng TAND TP Bến Tre bác yêu cầu bồi thường thiệt hại của ông.
Ông Hoàng là một trong số 173 nạn nhân của vụ ngộ độc bánh mì vào tháng 5-2013
Ngày 9-2, Tòa án nhân dân TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre đã bác yêu cầu bồi thường của ông Nguyễn Văn Hoàng (ngụ P.5, TP Bến Tre) đối với chủ tiệm bánh mì Minh Tuyến do không chứng minh được ông bị ngộ độc thực phẩm là do ăn bánh mì của tiệm này.
Ông Hoàng là một trong số 173 nạn nhân của vụ ngộ độc bánh mì vào tháng 5-2013, trong đó có 22 người khởi kiện ra tòa đòi bồi thường.
Mua bánh mì phải lấy hóa đơn
Theo lời kể của ông Hoàng, vào chiều 22-5-2013, trên đường đi làm về ông có mua hai ổ bánh mì của tiệm bánh mì Minh Tuyến (P.Phú Khương, TP Bến Tre) với giá 7.000 đồng/ổ để ăn thay bữa cơm chiều. Ăn xong, cả ông và vợ đều bị đau bụng, tiêu chảy. Ông ăn một ổ rưỡi và ngộ độc nặng hơn.
Sau ba ngày tự mua thuốc uống nhưng không giảm, ông được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu rồi chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Tổng chi phí điều trị ở cả hai bệnh viện hơn 10 triệu đồng. Ông yêu cầu chủ tiệm bánh mì bồi hoàn số tiền này.
“Lúc mua bánh mì đâu có biết trước là sẽ bị ngộ độc để thu thập bằng chứng chứng minh mình có ăn bánh mì. Lúc vào bệnh viện cấp cứu thì lo giữ lại mạng sống chứ đâu biết phải yêu cầu xét nghiệm này nọ để có căn cứ mà đòi bồi thường”, ông Hoàng bức xúc.
Tòa vừa tuyên án xong, ông Hoàng cho biết sẽ tiếp tục theo đuổi vụ kiện tới cùng để đòi quyền lợi của người tiêu dùng.
Ngoài ông Hoàng, 21 nạn nhân khác cũng đâm đơn kiện đòi chủ tiệm bánh mì Kim Tuyến bồi thường thiệt hại với tổng số tiền khoảng 40 triệu đồng.
Kết thúc phiên tòa, bà Trần Thị Sinh, ủy viên thường trực Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh Bến Tre (đơn vị hỗ trợ pháp lý cho 22 người nạn nhân), bức xúc: “Chủ tiệm bánh mì yêu cầu ông Hoàng phải có hóa đơn hay giấy tờ chứng minh có mua bánh mì của tiệm là trái với quy định. Hơn nữa tiệm bánh mì này chỉ bán bánh mì gói bên trong túi nilông, không hề có nhãn hiệu.
Ngoài ra còn yêu cầu phải có mẫu bệnh phẩm để chứng minh ông Hoàng bị nhiễm cùng loại vi khuẩn có trong bánh mì. Trong khi toàn bộ 173 trường hợp bị ngộ độc bánh mì cùng với ông Hoàng chỉ có hơn 10 người có mẫu bệnh phẩm. Nếu vụ ngộ độc nào cũng như vậy thì người tiêu dùng thua thiệt quá”.
Bác yêu cầu đòi bồi thường
Trong khi đó, về mặt chuyên môn, bác sĩ Nguyễn Văn Ân, phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu, cho biết: “Về mặt khoa học, các vụ ngộ độc thực phẩm bệnh viện chỉ lấy mẫu bệnh phẩm một số ca nặng, không bắt buộc phải lấy hết các mẫu bệnh phẩm của các nạn nhân nhập viện. Hơn nữa vấn đề ngộ độc thực phẩm có rất nhiều nguyên nhân, có thể do vi khuẩn hoặc do các độc tố có trong vật liệu sản xuất thực phẩm. Ngay cả nếu do vi khuẩn gây hại thì cũng khó tìm được vi khuẩn trong bệnh phẩm vì chúng có thể chết nhưng để lại độc tố gây bệnh”.
Trước đó, theo báo cáo của Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế tỉnh Bến Tre, từ ngày 22-5 đến 24-5, 173 người bị ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì thịt của tiệm Minh Tuyến. Đa số nạn nhân được điều trị tại Bệnh viện Nguyễn Đình Chiểu. Nguyên nhân vụ ngộ độc cũng được Sở Y tế xác định là do ăn bánh mì của tiệm này.
Ngoài ra, kết quả xét nghiệm của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Bến Tre cũng xác định trong thịt heo, patê gan, chả lụa lấy từ tiệm Minh Tuyến ngày 24-5 đều nhiễm vi khuẩn E-coli và Coli-form.
Ngoài ra, Chi cục an toàn vệ sinh thực phẩm cũng lập danh sách 173 người bị ngộ độc, trong đó có ông Hoàng và 21 nạn nhân còn lại đang theo đuổi vụ kiện.
Kết thúc phiên xử, Tòa án nhân dân TP Bến Tre đã bác yêu cầu bồi thường của ông Nguyễn Văn Hoàng đối với chủ tiệm bánh mì này do không chứng minh được ông bị ngộ độc do ăn bánh mì của tiệm. Riêng 21 trường hợp của các nạn nhân khác sẽ được TAND TP Bến Tre lần lượt đưa ra xét xử trong thời gian tới.
Cuối tháng 5-2013, tiệm bánh mì Minh Tuyến bị xử phạt 11 triệu đồng do vi phạm những quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đến nay tiệm vẫn chưa hoạt động trở lại do chưa khắc phục được những vấn đề mà các ngành chức năng yêu cầu.
09/02/2015 18:50
NGỌC TÀI
Chai Number 1 của Tân Hiệp Phát lại chứa vật thể lạ
Theo nguoiduatin.vn-09.02.2015 | 10:59 AM
Sau vụ "con ruồi giá nửa tỷ", mới đây, Tân Hiệp Phát lại bị người tiêu dùng phản ánh chai Number 1 của doanh nghiệp này chứa vật thể lạ.
Trong khi vụ con ruồi giá 500 triệu trong chai Number One của Tân Hiệp Phát chưa lắng dịu thì trong ngày hôm qua (8/2), qua đường dây nóng, VTC14 tiếp tục ghi nhận tin báo có vật thể lạ trong chai Number 1 khác của một người dân tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Theo phản ánh của anh Nguyễn Xuân Định (Ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, TP Mỹ Tho, Tiền Giang), cách đây 3 tháng, anh Định có mua 1 chai Number 1, hạn sử dụng đến ngày 3/7/2015, bên trong là vật thể lạ màu đen trôi lơ lửng.
Theo anh Định, chai nước vẫn còn nguyên và anh Định chưa hề có tác động gì vào chai nước. Cũng theo anh Định, sau khi nhận được tin báo nhân viên công ty Tân Hiệp Phát đã đến nhà anh để xác minh và anh đã ký vào văn bản xác nhận có vật thể lạ bên trong chai nước.
Tuy nhiên, cho đến nay, doanh nghiệp này vẫn chưa có bất kỳ hỗ trợ hay trả lời cho anh về chai nước bất thường này.
“Tôi nói với họ rằng nếu ở bên công ty anh có muốn nhận lại chai nước có vật thể lạ thì tôi cho nhận lại. Họ hứa hẹn nhưng đến giờ vẫn chưa thấy hồi âm”, anh Minh cho biết thêm.
Trao đổi với VTC 14, anh Định khẳng định đây là lần thử 2 anh phát hiện có điều bất thường trong các sản phẩm nước ngọt của công ty Tân Hiệp Phát. Lần trước là sản phẩm trà xanh không độ và lần này là nước tăng lực Number 1.
Chai Number 1 của Tân Hiệp Phát hạn sử dụng đến ngày 3/7/2015, bên trong là vật thể lạ màu đen trôi lơ lửng. (Ảnh cắt từ clip của VTC 14).
Trước đó, như đã đưa tin, ngày 27/1/ 2015, Cơ quan CSĐT Công an Tỉnh Tiền Giang tạm giữ hình sự Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang) để điều tra và xử lý về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Trước đó, như thông tin đã đưa, ngày 3/1, trong lúc lấy chai nước ngọt Number 1 để bán cho khách, người này đã phát hiện một con ruồi bên trong. Minh liền liên hệ với công ty Tân Hiệp Phát thông báo sự việc.
Minh ra giá cho sự im lặng là 1 tỷ đồng, nếu không sẽ cung cấp thông tin cho báo chí và in tờ rơi phát tán.
Sau 3 lần thỏa thuận, phía công ty Tân Hiệp Phát đồng ý trả cho Minh 500 triệu đồng. Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát cũng đồng thời báo công an.
Khi đến thỏa thuận và nhận tiền, Minh đã bị bắt quả tang với tội danh Tống tiền, Cưỡng đoạt tài sản.
Sau “con ruồi giá nửa tỷ” là “vật thể lạ” xuất hiện trong chai Number 1, những đồ uống không đảm bảo chất lượng như thế này đã không lạ với nhiều người tiêu dùng, niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của Tân Hiệp Phát không còn như trước là điều khó tránh khỏi.
Theo anh Định, chai nước vẫn còn nguyên và anh chưa hề có tác động gì vào chai nước. (Ảnh cắt từ clip của VTC 14).
“Vật thể lạ” có thể lọt vào chai nước của Tân Hiệp Phát ở khâu nào?
Thông tin trên báo Giáo dục Việt Nam, TS Vương Ngọc Tuấn - Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho biết, trước đây khi còn phụ trách vấn đề khiếu nại của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, ông nhận được nhiều phản ánh của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Tuy nhiên kể cả khi Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam phản hồi khiếu nại của người tiêu dùng nhưng Công ty Tân Hiệp Phát chưa có bất kỳ trả lời nào về việc đã gặp gỡ khách hàng hay chưa, đã giải quyết khiếu nại cho khách hàng ra sao.
“Mình đã từng tiếp nhận những khiếu nại mà có liên quan đến Tân Hiệp Phát và gửi đến cho doanh nghiệp nhưng có thể nói chưa một lần Tân Hiệp Phát có cách hành xử đúng”, TS Tuấn cho hay.
Và tuy đại diện phía Công ty Tân Hiệp Phát đã từng khẳng định rằng: “Chúng tôi là doanh nghiệp nước giải khát hàng đầu Việt Nam với hệ thống và quy trình sản xuất khép kín hoàn toàn, tiêu chuẩn quốc tế. Thế thì ruồi ở đâu ra mà ruồi? Chỉ có những doanh nghiệp ăn xổi ở thì mới làm ăn chộp giật, tạo ra những sản phẩm tầm bậy, mất vệ sinh để tổn hại uy tín của chính mình.” Thế nhưng, theo các chuyên gia, việc có “vật thể lạ” lọt vào sản phẩm trong quá trình sản xuất dù rất hiếm xảy ra nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra.
Theo phân tích của những chuyên gia trong lĩnh vực làm đồ uống đóng chai thì dù quy trình có hiện đại đến đâu thì việc xảy ra những lỗi xác suất là điều khó tránh khỏi.
Trên thế giới, hãng nước Pepsi cũng từng dính "phốt" khi trong lon nước có chứa một con ếch hoặc cóc. Điều đó cho thấy, dù dây chuyền sản xuất đồ uống có hiện đại đến đâu cũng không ai dám khẳng định là "không bao giờ xảy ra sự cố".
Thông thường để sản xuất đồ uống, vỏ chai được lấy từ 2 nguồn, một là được sản xuất từ các hạt nhựa - trường hợp này sẽ khó để lọt ruồi.
Nhưng đa số các công ty hiện nay đều sử dụng vỏ chai từ nguồn tái sử dụng. Việc sử dụng này được cấp phép nhưng quy trình làm sách vỏ phải rất nghiêm ngặt. Vỏ chai đã sử dụng, sau khi được thu gom về sẽ được các công nhân kiểm tra bằng mắt thường để phát hiện các chất bẩn, dị vật và cả ruồi trong chai. Tuy nhiên, lượng vỏ chai quá lớn, nên việc công nhân có thể phát hiện 100% là rất khó.
Vỏ chai sau đó sẽ được rửa sạch dưới dòng nước mạnh, nhưng công đoạn này cũng chỉ là để rửa bẩn, còn khó loại bỏ được dị vật. Thông thường công đoạn này được thực hiện bằng máy móc, không có sự giám sát của công nhân.
Tiếp đến công đoạn soi chiếu, nếu công nhân lơ là, đèn soi chai tắt đột ngột, chai sẽ chạy qua nhanh dẫn đến không phát hiện ra được những chai không đạt tiêu chuẩn.
Khi chiết nước ngọt vào chai ruồi vẫn có thể lọt vào nếu nó nằm sẵn trong chai hoặc trong bể nguyên liệu.
Dù xác suất này không lớn, nhưng cũng không thể khẳng định là không thể xảy ra. Ở tất cả các quy trình, lỗi có thể xảy ra do con người hoặc máy móc.
Là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất đồ uống, ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – rượu – nước giải khát Việt Nam cũng khẳng định trên VTC: Dù quy trình sản xuất đồ uống là khép kín, nhưng việc xuất hiện ruồi trong nước đóng chai không thể nói là không thể xảy ra, vì khả năng khép kín đến đâu thì thì xác suất - dù rất nhỏ vẫn có thể xảy ra.
An Nhiên (Tổng hợp)
Sau vụ "con ruồi giá nửa tỷ", mới đây, Tân Hiệp Phát lại bị người tiêu dùng phản ánh chai Number 1 của doanh nghiệp này chứa vật thể lạ.
Trong khi vụ con ruồi giá 500 triệu trong chai Number One của Tân Hiệp Phát chưa lắng dịu thì trong ngày hôm qua (8/2), qua đường dây nóng, VTC14 tiếp tục ghi nhận tin báo có vật thể lạ trong chai Number 1 khác của một người dân tại TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Theo phản ánh của anh Nguyễn Xuân Định (Ấp Bình Phong, xã Tân Mỹ Chánh, TP Mỹ Tho, Tiền Giang), cách đây 3 tháng, anh Định có mua 1 chai Number 1, hạn sử dụng đến ngày 3/7/2015, bên trong là vật thể lạ màu đen trôi lơ lửng.
Theo anh Định, chai nước vẫn còn nguyên và anh Định chưa hề có tác động gì vào chai nước. Cũng theo anh Định, sau khi nhận được tin báo nhân viên công ty Tân Hiệp Phát đã đến nhà anh để xác minh và anh đã ký vào văn bản xác nhận có vật thể lạ bên trong chai nước.
Tuy nhiên, cho đến nay, doanh nghiệp này vẫn chưa có bất kỳ hỗ trợ hay trả lời cho anh về chai nước bất thường này.
“Tôi nói với họ rằng nếu ở bên công ty anh có muốn nhận lại chai nước có vật thể lạ thì tôi cho nhận lại. Họ hứa hẹn nhưng đến giờ vẫn chưa thấy hồi âm”, anh Minh cho biết thêm.
Trao đổi với VTC 14, anh Định khẳng định đây là lần thử 2 anh phát hiện có điều bất thường trong các sản phẩm nước ngọt của công ty Tân Hiệp Phát. Lần trước là sản phẩm trà xanh không độ và lần này là nước tăng lực Number 1.
Chai Number 1 của Tân Hiệp Phát hạn sử dụng đến ngày 3/7/2015, bên trong là vật thể lạ màu đen trôi lơ lửng. (Ảnh cắt từ clip của VTC 14).
Trước đó, như đã đưa tin, ngày 27/1/ 2015, Cơ quan CSĐT Công an Tỉnh Tiền Giang tạm giữ hình sự Võ Văn Minh (Cái Bè, Tiền Giang) để điều tra và xử lý về hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Trước đó, như thông tin đã đưa, ngày 3/1, trong lúc lấy chai nước ngọt Number 1 để bán cho khách, người này đã phát hiện một con ruồi bên trong. Minh liền liên hệ với công ty Tân Hiệp Phát thông báo sự việc.
Minh ra giá cho sự im lặng là 1 tỷ đồng, nếu không sẽ cung cấp thông tin cho báo chí và in tờ rơi phát tán.
Sau 3 lần thỏa thuận, phía công ty Tân Hiệp Phát đồng ý trả cho Minh 500 triệu đồng. Tuy nhiên, Tân Hiệp Phát cũng đồng thời báo công an.
Khi đến thỏa thuận và nhận tiền, Minh đã bị bắt quả tang với tội danh Tống tiền, Cưỡng đoạt tài sản.
Sau “con ruồi giá nửa tỷ” là “vật thể lạ” xuất hiện trong chai Number 1, những đồ uống không đảm bảo chất lượng như thế này đã không lạ với nhiều người tiêu dùng, niềm tin của khách hàng đối với sản phẩm của Tân Hiệp Phát không còn như trước là điều khó tránh khỏi.
Theo anh Định, chai nước vẫn còn nguyên và anh chưa hề có tác động gì vào chai nước. (Ảnh cắt từ clip của VTC 14).
“Vật thể lạ” có thể lọt vào chai nước của Tân Hiệp Phát ở khâu nào?
Thông tin trên báo Giáo dục Việt Nam, TS Vương Ngọc Tuấn - Phó Tổng thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas) cho biết, trước đây khi còn phụ trách vấn đề khiếu nại của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, ông nhận được nhiều phản ánh của người tiêu dùng về chất lượng sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Tuy nhiên kể cả khi Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam phản hồi khiếu nại của người tiêu dùng nhưng Công ty Tân Hiệp Phát chưa có bất kỳ trả lời nào về việc đã gặp gỡ khách hàng hay chưa, đã giải quyết khiếu nại cho khách hàng ra sao.
“Mình đã từng tiếp nhận những khiếu nại mà có liên quan đến Tân Hiệp Phát và gửi đến cho doanh nghiệp nhưng có thể nói chưa một lần Tân Hiệp Phát có cách hành xử đúng”, TS Tuấn cho hay.
Và tuy đại diện phía Công ty Tân Hiệp Phát đã từng khẳng định rằng: “Chúng tôi là doanh nghiệp nước giải khát hàng đầu Việt Nam với hệ thống và quy trình sản xuất khép kín hoàn toàn, tiêu chuẩn quốc tế. Thế thì ruồi ở đâu ra mà ruồi? Chỉ có những doanh nghiệp ăn xổi ở thì mới làm ăn chộp giật, tạo ra những sản phẩm tầm bậy, mất vệ sinh để tổn hại uy tín của chính mình.” Thế nhưng, theo các chuyên gia, việc có “vật thể lạ” lọt vào sản phẩm trong quá trình sản xuất dù rất hiếm xảy ra nhưng không có nghĩa là không thể xảy ra.
Theo phân tích của những chuyên gia trong lĩnh vực làm đồ uống đóng chai thì dù quy trình có hiện đại đến đâu thì việc xảy ra những lỗi xác suất là điều khó tránh khỏi.
Trên thế giới, hãng nước Pepsi cũng từng dính "phốt" khi trong lon nước có chứa một con ếch hoặc cóc. Điều đó cho thấy, dù dây chuyền sản xuất đồ uống có hiện đại đến đâu cũng không ai dám khẳng định là "không bao giờ xảy ra sự cố".
Thông thường để sản xuất đồ uống, vỏ chai được lấy từ 2 nguồn, một là được sản xuất từ các hạt nhựa - trường hợp này sẽ khó để lọt ruồi.
Nhưng đa số các công ty hiện nay đều sử dụng vỏ chai từ nguồn tái sử dụng. Việc sử dụng này được cấp phép nhưng quy trình làm sách vỏ phải rất nghiêm ngặt. Vỏ chai đã sử dụng, sau khi được thu gom về sẽ được các công nhân kiểm tra bằng mắt thường để phát hiện các chất bẩn, dị vật và cả ruồi trong chai. Tuy nhiên, lượng vỏ chai quá lớn, nên việc công nhân có thể phát hiện 100% là rất khó.
Vỏ chai sau đó sẽ được rửa sạch dưới dòng nước mạnh, nhưng công đoạn này cũng chỉ là để rửa bẩn, còn khó loại bỏ được dị vật. Thông thường công đoạn này được thực hiện bằng máy móc, không có sự giám sát của công nhân.
Tiếp đến công đoạn soi chiếu, nếu công nhân lơ là, đèn soi chai tắt đột ngột, chai sẽ chạy qua nhanh dẫn đến không phát hiện ra được những chai không đạt tiêu chuẩn.
Khi chiết nước ngọt vào chai ruồi vẫn có thể lọt vào nếu nó nằm sẵn trong chai hoặc trong bể nguyên liệu.
Dù xác suất này không lớn, nhưng cũng không thể khẳng định là không thể xảy ra. Ở tất cả các quy trình, lỗi có thể xảy ra do con người hoặc máy móc.
Là người có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất đồ uống, ông Nguyễn Văn Việt – Chủ tịch Hiệp hội Bia – rượu – nước giải khát Việt Nam cũng khẳng định trên VTC: Dù quy trình sản xuất đồ uống là khép kín, nhưng việc xuất hiện ruồi trong nước đóng chai không thể nói là không thể xảy ra, vì khả năng khép kín đến đâu thì thì xác suất - dù rất nhỏ vẫn có thể xảy ra.
An Nhiên (Tổng hợp)
DN Nhật thêm một lần lên tiếng vì "phí không chính thức"
(Baodatviet) - Hiện nay, vẫn còn tồn tại những yêu cầu buộc các doanh nghiệp Nhật phải chi trả các khoản “không chính thức”, rất phi lý.
Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JBA) mới đây đã gửi công văn phản ánh một số vấn đề liên quan đến thủ tục hải quan thông qua hệ thống VNACCS (hệ thống thông quan tự động và cơ chế một cửa quốc gia) đến Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
Theo JBA, vừa qua, trên hệ thống thanh toán thuế, vẫn có tình trạng nhiều doanh nghiệp phải tiếp tục xuất trình giấy chứng nhận đã nộp thuế-một thủ tục không cần thiết mà ngành hải quan xác định sẽ bãi bỏ.
Đáng chú ý nhất, theo JBA, hiện nay, vẫn còn tồn tại những yêu cầu buộc các doanh nghiệp Nhật phải chi trả các khoản “không chính thức”, dù khoản chi đã nhỏ hơn so với trước đây, như với mỗi tờ khai xuất khẩu.
JBA cũng phản ánh: “Còn có tình trạng mỗi lần doanh nghiệp sửa tờ khai, nhân viên hải quan lại thu 20-50 USD phí sửa đổi; có nhiều trường hợp hải quan thu phí làm thêm giờ nếu doanh nghiệp phải làm thêm giờ; có trường hợp thu phí với nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng hoặc nhiều trường hợp thu phí không chính thức với tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu…”.
Sự than phiền liên quan đến nhiều chi phí không chính thức khi làm thủ tục thông quan
|
JBA đề nghị Tổng cục Hải quan phải công khai những hạng mục cần trả phí và chi phí tương ứng, cũng như yêu cầu các đơn vị hải quan bên dưới không được yêu cầu chi trả những khoản khác ngoài chi phí đã công khai, và phải phát hành hóa đơn cho những khoản phải chi trả.
Đây cũng không phải lần đầu tiên, Nhật Bản lên tiếng về các khoản phí không chính thức này.
Trước đó, ngày 28/11, tại buổi đối thoại giữa doanh nghiệp Nhật Bản và UBND TP.HCM, cũng đã có nhiều ý kiến phàn nàn không những bị thuế hành, mà còn bị hải quan nhũng nhiễu.
Ông Funamoto Futoshi, phụ trách các vấn đề về thuế của Hiệp hội Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại TP.HCM (JBAH) bức xúc, theo quy định của Kho bạc Nhà nước, khi có lệnh hoàn trả của cơ quan thuế, kho bạc thực hiện hoàn trả bằng chuyển khoản trong vòng 3 ngày làm việc. Nhưng với lý do quỹ hoàn thuế không đủ, nên phải mất hơn 2 tháng mới hoàn tiền cho DN.
Chưa hết, dù xin được hoàn thuế VAT, nhưng cơ quan thuế lại yêu cầu cung cấp những vấn đề không liên quan tới VAT như quyết toán kê khai CIT (thuế thu nhập DN) khiến cho thủ tục hoàn thuế VAT bị đình trệ.
Đại diện JBAH cũng phàn nàn rằng, dù DN đã nộp các giấy tờ xin hoàn thuế VAT nhưng cục thuế hoặc cán bộ thuế phụ trách rất hay bận việc, nên mãi không chuyển sang thủ tục tiếp theo.
Mặt khác, ông cũng than phiền khi DN làm thủ tục thông quan xuất nhập khẩu phải trả nhiều chi phí không chính thức theo yêu cầu từ cán bộ hải quan. Đây là vấn đề mà theo JBAH đã tồn tại từ lâu nhưng đến nay không được khắc phục.
Trong khi đó, ông Seki Kunihiko, phụ trách môi trường kinh doanh của JBAH, cũng quan ngại việc xử lý tình trạng người nước ngoài bị móc túi, cướp giật của cơ quan chức năng ở TP.HCM còn chậm chạp, nhiều khi người nước ngoài không biết phải thông báo sự cố cho ai.
Người phụ trách đường dây nóng thì trình độ tiếng Anh hạn chế, sân bay Tân Sơn Nhất vẫn còn hiện tượng taxi không trung thực, rồi mất cắp đồ đạc trong hành lý ký gửi…
Đã đầu tư vào VN gần 20 năm, nhưng tập đoàn viễn thông công nghệ KDDI Việt Nam vẫn ngần ngại với phong cách làm việc, ông hi vọng: “Chúng tôi mong muốn một môi trường kinh doanh với phong cách làm việc nhanh gọn, sự chính xác và rõ ràng trong các bộ luật tại Việt Nam”.
Phía các DN Nhật Bản “xin” hải quan hãy tích cực định kỳ kiểm tra trong nội bộ ngành, có những biện pháp xử phạt nghiêm đối với những người có yêu cầu hối lộ và xử lý triệt để tình trạng chi phí không chính thức này.
Ngân Giang (Tổng hợp)