Tuesday, July 15, 2014
Việt Nam, Philippines và Nhật coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất
RFI-Trọng Nghĩa
Các hành động của Bắc Kinh dùng sức mạnh áp đặt yêu sách chủ quyền trên biển ngày càng khiến cho các láng giềng của Trung Quốc lo ngại. Theo kết quả thăm dò dư luận của một trung tâm điều tra có uy tín được công bố hôm qua, 14/07/2014, Việt Nam, Nhật Bản và Philippines là ba quốc gia nơi dân tình coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất, và xem Mỹ là đồng minh đáng tin cậy nhất.
Trong bản nghiên cứu thường niên về dư luận toàn cầu Global Attitudes Project, Trung tâm nghiên cứu Mỹ Pew Research Center đã thăm dò dư luận ở 44 nước trên thế giới, trong đó có 11 nước châu Á : 3 quốc gia Nam Á là Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, nước Đông Bắc Á là Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản, cùng với 5 nước Đông Nam Á là Indonesia, Malaysia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam.
Cuộc thăm dò năm nay được tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng Ba đến tháng Sáu năm 2014, vào lúc tình hình khu vực châu Á đặc biệt căng thẳng do các hành động quyết đoán của Trung Quốc nhằm áp đặt các đòi hỏi chủ quyền của họ trên hai vùng Biển Hoa Đông – chống lại Nhật Bản - và Biển Đông – chống lại Việt Nam, Philippines, Malayasia và Brunei, Đài Loan, cũng như trên vùng lãnh thổ thuộc bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ.
Kết quả thăm dò tại 11 nước châu Á kể trên đã nêu bật hai điểm : Tâm lý lo ngại trước nguy cơ các tranh chấp lãnh thổ và biển đảo giữa Trung Quốc với các láng giềng bùng lên thành chiến tranh ngày càng tăng, trong lúc đa số cư dân các nước bị Trung Quốc trực tiếp lấn lướt đều xem Bắc Kinh là mối đe dọa lớn nhất, và Hoa Kỳ là một đồng minh đáng tin cậy nhất.
Về câu hỏi là nước nào được xem là mối đe dọa nguy hiểm nhất, Trung Quốc bị nêu bật tại 3 nước Việt Nam, Nhật Bản và Philippines. Theo kết quả thăm dò tại Việt Nam, có đến 74% người được hỏi coi Trung Quốc là một nước nguy hiểm, tại Nhật Bản tỷ lệ cũng gần như vậy (68%), kế đến là Philippines (58%).
Điểm được Trung tâm Pew đặc biệt ghi nhận là thiện cảm của người Việt Nam đối với Mỹ, cho dù hai bên từng trải qua một cuộc chiến. Kết quả thăm dò cho thấy là Washington đã được người Việt Nam xếp vào vị trí số một của các đồng minh đáng tin cậy trong tương lai, với một tỷ lệ 30%.
Hoa Kỳ không chỉ được người Việt coi là đồng minh số một. Tại 11 nước được thăm dò, Mỹ được xem là đồng minh khả tín nhất tại 8 quốc gia, với tỷ lệ tán đồng cao nhất tại Philippines (83%), Hàn Quốc (68%), Nhật Bản (62%), ba nước có hiệp định an ninh với Hoa Kỳ.
Chỉ có ba nước không chọn Mỹ là đồng minh : Trung Quốc – vốn thích Nga hơn và xem Mỹ là mối đe dọa nghiêm trọng nhất – và Malaysia, Pakistan, hai nước Hồi giáo, đã xem Trung Quốc là đồng minh hàng đầu, và xếp Mỹ vào diện nước nguy hiểm nhất cho họ.
Về vấn đề mang tính chất thời sự nóng bỏng là cuộc tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải giữa Trung Quốc và các láng giềng, nỗi lo ngại về nguy cơ tranh chấp biến thành xung đột quân sự tồn tại ở mọi nước, kể cả tại Trung Quốc với 62% người được hỏi xác định là họ lo ngại, so với 34% dửng dưng.
Lo lắng hơn cả dĩ nhiên là dân chúng tại Việt Nam, Nhật Bản và Philippines, ba nước đang là đối tượng của các hành động lấn lướt của Trung Quốc. Lo ngại nhất chính là Philippines với 93% người được hỏi có thái độ quan ngại, theo sau là Nhật Bản, với 85%, và Việt Nam, 84%. Hai nước khác cũng sợ chiến tranh nổ ra là Hàn Quốc 83%, và Ấn Độ 72%.
Trung tâm Pew đặc biệt ghi nhận là 61% người được hỏi tại Philippines, và 51% tại Việt Nam đã khẳng định rất lo ngại về nguy cơ chiến tranh.
Trung tâm nghiên cứu Mỹ đã giải thích thái độ quan ngại kể trên bằng thực tế trên hiện trường : Căng thẳng lên cao giữa Hà Nội và Bắc Kinh từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào vùng biển của Việt Nam, trong lúc giữa Trung Quốc và Philippines, quan hệ trở nên gay gắt từ ngày Trung Quốc giành quyền kiểm soát trong thực tế bãi Scarborough trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines.
Với Nhật Bản, đó là tranh chấp dai dẳng về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông. Riêng với Ấn Độ, hồ sơ gây căng thẳng là vùng Aranuchal Pradesh ở miền Đông bắc mà Trung Quốc cho là của họ.
Cần làm sáng tỏ các tư liệu Trung Quốc về Hồ Chí Minh
Hồ sơ của Hồ Tập Chương/ Hồ Chí Minh được lưu trữ tại Quân ủy Trung ương và tình báo Hoa Nam Trung Quốc - DR
RFI-Thanh Phương
Cuộc đời của cố lãnh tụ Việt Nam Hồ Chí Minh cho tới nay vẫn còn nhiều bí ẩn và vẫn còn gây nhiều tranh luận. Cứ thỉnh thoảng lại có những tài liệu mới được công bố liên quan đến ông Hồ Chí Minh, chẳng hạn như gần đây, trang Thông Luận ở Pháp có đăng một loạt bài của tác giả Huỳnh Tâm, tựa đề "Giặc Hán đốt phá nhà Nam", trong đó khẳng định rằng Hồ Chí Minh thật ra là người Trung Quốc.
Ngoài việc khẳng định ông Hồ Chí Minh là người Trung Quốc, tên thật là Hồ Tập Chương, loạt bài viết này còn cho biết ông Nguyễn Tất Thành đã qua đời tại nhà tù Hương Cảng năm 1932, hưởng dương 40 tuổi. Hồ sơ của Hồ Tập Chương/Hồ Chí Minh được lưu trữ tại Quân ủy Trung ương và tình báo Hoa Nam Trung Quốc.
Trước đó, cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh.” của tác giả Hồ Tuấn Hùng, người Đài Loan, cũng đã khẳng định ông Nguyễn Ái Quốc đã mất năm 1932, còn người được gọi là Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người Đài Loan, cùng họ tộc với tác giả.
Thế nhưng, cựu đại tá Phạm Quế Dương, cựu tổng biên tập Tạp chí Lịch sử Quân sự, cho rằng rất khó tin vào những tư liệu đó và ông yêu cầu Đảng và Nhà nước Việt Nam phải làm rõ những chi tiết do các tài liệu của Trung Quốc đưa ra liên quan đến cuộc đời ông Hồ Chí Minh.
Trong một bài đề ngày 10/06/2014, ông Phạm Quế Dương viết : « Tôi rất quý trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn tự hào 45 năm được làm “Người lính Bác Hồ”. Tôi đã nhiều lần vào Nghệ An thăm quê Bác và lễ mộ thân mẫu Bác. Đọc quyển sách của Hồ Tuấn Hùng đã rất bất bình. Nay lại đọc tập tài liệu này của Huỳnh Tâm, tôi càng bức xúc. Tại sao Trung Quốc cho phổ biến công khai những tài liệu này! Ý đồ của họ là gì?
Thời nay là thời đại thông tin, trẻ già trong nước ngoài nước rất nhiều người biết, chắc hẳn bộ máy của Đảng và Nhà nước cũng phải biết rõ. Nhưng, sao lại lặng im vô trách nhiệm đến thế. Tôi đề nghị các vị lãnh đạo và cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ và công bố rộng rãi để sự thực được bảo vệ và tôn trọng. »
Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn cựu đại tá Phạm Quế Dương qua điện thoại từ Hà Nội :
Trước đó, cuốn sách “Tìm hiểu về cuộc đời Hồ Chí Minh.” của tác giả Hồ Tuấn Hùng, người Đài Loan, cũng đã khẳng định ông Nguyễn Ái Quốc đã mất năm 1932, còn người được gọi là Chủ tịch Hồ Chí Minh chính là người Đài Loan, cùng họ tộc với tác giả.
Thế nhưng, cựu đại tá Phạm Quế Dương, cựu tổng biên tập Tạp chí Lịch sử Quân sự, cho rằng rất khó tin vào những tư liệu đó và ông yêu cầu Đảng và Nhà nước Việt Nam phải làm rõ những chi tiết do các tài liệu của Trung Quốc đưa ra liên quan đến cuộc đời ông Hồ Chí Minh.
Trong một bài đề ngày 10/06/2014, ông Phạm Quế Dương viết : « Tôi rất quý trọng Chủ tịch Hồ Chí Minh, luôn tự hào 45 năm được làm “Người lính Bác Hồ”. Tôi đã nhiều lần vào Nghệ An thăm quê Bác và lễ mộ thân mẫu Bác. Đọc quyển sách của Hồ Tuấn Hùng đã rất bất bình. Nay lại đọc tập tài liệu này của Huỳnh Tâm, tôi càng bức xúc. Tại sao Trung Quốc cho phổ biến công khai những tài liệu này! Ý đồ của họ là gì?
Thời nay là thời đại thông tin, trẻ già trong nước ngoài nước rất nhiều người biết, chắc hẳn bộ máy của Đảng và Nhà nước cũng phải biết rõ. Nhưng, sao lại lặng im vô trách nhiệm đến thế. Tôi đề nghị các vị lãnh đạo và cơ quan chức năng cần làm sáng tỏ và công bố rộng rãi để sự thực được bảo vệ và tôn trọng. »
Sau đây mời quý vị nghe phần phỏng vấn cựu đại tá Phạm Quế Dương qua điện thoại từ Hà Nội :
Tranh cãi việc bỏ tiền 'mua tin' tố tham nhũng
YÊN BÁI (NV) - Cán bộ lãnh đạo tỉnh Yên Bái cho hay, đã chính thức ban hành qui định “Mua tin phục vụ công tác phòng chống tham nhũng” tại địa phận mình.
Ðồng thời với loan báo này, tỉnh Yên Bái cũng cho biết, đã chi 10 triệu đồng, tương đương 500 đô la để mua tin tố cáo tham nhũng. Theo báo Tiền Phong, loại thông tin được mua bao gồm các văn bản, tin tức cung cấp bằng miệng, các đoạn băng ghi âm, ghi hình cũng như tất cả các loại thông tin, chứng cứ khác có đủ độ chính xác và đáng tin cậy.
Một trong những cuộc hội thảo chống tham nhũng tại Việt Nam, nhưng chỉ có hô hào suông chứ không đi tới đâu. (Hình: báo Dân Trí)
Qui định này, theo báo Tiền Phong, cũng ấn định rằng ai cũng có thể “bán” tin tố cáo tham nhũng, từ cá nhân, tổ chức đến các đơn vị hành chánh của chính quyền Cộng Sản Việt Nam.
Ðây là một trong các phương pháp chống tham nhũng gây nhiều tranh cãi tại Việt Nam. Trước đó, ngày 5 tháng 6, 2014, người đại diện Ban Nội Chính Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Doãn Khánh xác nhận đã chi 10 triệu đồng, tương đương 500 đô la cho người cung cấp, tố giác hoạt động tham nhũng trong một số vụ án lớn như Vinalines.
Ông này nói rằng, việc chi phí trên nhằm mục đích khuyến khích mọi người cung cấp tin tức đầu nguồn, được gọi là các khoản “mật chi.”
Tuy vậy, vẫn theo ông Nguyễn Doãn Khánh, tiền “mật chi” trên không được quá 10 triệu đồng, tương đương 500 đô la. Ông Khanh cũng xác nhận tin nói rằng, đã mua được nhiều thông tin có giá trị, góp phần làm sáng tỏ nhiều vụ án, như vụ Vinalines. Theo ông, có ít nhất vài chục tin tố cáo tham nhũng đã được chuyển đến Ban Nội Chính Trung Ương, có giá trị “tốt” và nhằm mục đích tố cáo để loại trừ kẻ tham nhũng, chứ không quan tâm đến nguồn lợi tài chính.
Phúc trình của Ban Nội Chính Trung Ương cũng cho hay, phần lớn tin tố cáo tham nhũng liên quan đến quản lý đất đai, tài chính, ngân quỹ, nguồn đầu tư, tín dụng,...
Dư luận cũng nói rằng, mức chi thưởng tối đa 10 triệu đồng, tương đương 500 đô la hiện nay chưa thực sự khích lệ người tâm huyết nhiệt tình cung cấp nguồn tin. Theo ông Khánh, nếu người tố cáo tham nhũng được chi đến 30% giá trị tiền được thu hồi từ các vụ án sẽ là yếu tố khích lệ mạnh mẽ hơn nhiều.
Trước đó, báo Tiền Phong cũng cho hay, viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao Việt Nam chống lại việc bỏ tiền mua tin chống tham nhũng.
Chiều ngày 4 tháng 6, 2014, ông Nguyễn Hòa Bình, viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao Việt Nam cho rằng, việc chống tham nhũng là “trách nhiệm của mọi người dân, cho nên không nên đặt vấn đề mua tin.” Ông này khẳng định rằng, việc “dùng tiền để mua tin có vẻ như thiếu tin cậy và thiếu tôn trọng người dân.”
Dẫu vậy, dư luận cho rằng, lập luận của ông Nguyễn Hòa Bình có vẻ không xác thực. Thực tế cho thấy người tố cáo kẻ tham nhũng đôi khi bị đặt trước tình trạng nguy hiểm, phải đối phó với kẻ xấu. Vì vậy, tiền có thể giúp họ “lấy lại những gì có thể bị tiêu hao trong quá trình chống tham nhũng.” Bất chấp lời khuyến cáo của ông viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao Việt Nam, các tỉnh tiếp tục bỏ tiền ra mua tin tố tham nhũng từ phía người dân. (PL)
Ðồng thời với loan báo này, tỉnh Yên Bái cũng cho biết, đã chi 10 triệu đồng, tương đương 500 đô la để mua tin tố cáo tham nhũng. Theo báo Tiền Phong, loại thông tin được mua bao gồm các văn bản, tin tức cung cấp bằng miệng, các đoạn băng ghi âm, ghi hình cũng như tất cả các loại thông tin, chứng cứ khác có đủ độ chính xác và đáng tin cậy.
Một trong những cuộc hội thảo chống tham nhũng tại Việt Nam, nhưng chỉ có hô hào suông chứ không đi tới đâu. (Hình: báo Dân Trí)
Qui định này, theo báo Tiền Phong, cũng ấn định rằng ai cũng có thể “bán” tin tố cáo tham nhũng, từ cá nhân, tổ chức đến các đơn vị hành chánh của chính quyền Cộng Sản Việt Nam.
Ðây là một trong các phương pháp chống tham nhũng gây nhiều tranh cãi tại Việt Nam. Trước đó, ngày 5 tháng 6, 2014, người đại diện Ban Nội Chính Trung Ương đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Doãn Khánh xác nhận đã chi 10 triệu đồng, tương đương 500 đô la cho người cung cấp, tố giác hoạt động tham nhũng trong một số vụ án lớn như Vinalines.
Ông này nói rằng, việc chi phí trên nhằm mục đích khuyến khích mọi người cung cấp tin tức đầu nguồn, được gọi là các khoản “mật chi.”
Tuy vậy, vẫn theo ông Nguyễn Doãn Khánh, tiền “mật chi” trên không được quá 10 triệu đồng, tương đương 500 đô la. Ông Khanh cũng xác nhận tin nói rằng, đã mua được nhiều thông tin có giá trị, góp phần làm sáng tỏ nhiều vụ án, như vụ Vinalines. Theo ông, có ít nhất vài chục tin tố cáo tham nhũng đã được chuyển đến Ban Nội Chính Trung Ương, có giá trị “tốt” và nhằm mục đích tố cáo để loại trừ kẻ tham nhũng, chứ không quan tâm đến nguồn lợi tài chính.
Phúc trình của Ban Nội Chính Trung Ương cũng cho hay, phần lớn tin tố cáo tham nhũng liên quan đến quản lý đất đai, tài chính, ngân quỹ, nguồn đầu tư, tín dụng,...
Dư luận cũng nói rằng, mức chi thưởng tối đa 10 triệu đồng, tương đương 500 đô la hiện nay chưa thực sự khích lệ người tâm huyết nhiệt tình cung cấp nguồn tin. Theo ông Khánh, nếu người tố cáo tham nhũng được chi đến 30% giá trị tiền được thu hồi từ các vụ án sẽ là yếu tố khích lệ mạnh mẽ hơn nhiều.
Trước đó, báo Tiền Phong cũng cho hay, viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao Việt Nam chống lại việc bỏ tiền mua tin chống tham nhũng.
Chiều ngày 4 tháng 6, 2014, ông Nguyễn Hòa Bình, viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao Việt Nam cho rằng, việc chống tham nhũng là “trách nhiệm của mọi người dân, cho nên không nên đặt vấn đề mua tin.” Ông này khẳng định rằng, việc “dùng tiền để mua tin có vẻ như thiếu tin cậy và thiếu tôn trọng người dân.”
Dẫu vậy, dư luận cho rằng, lập luận của ông Nguyễn Hòa Bình có vẻ không xác thực. Thực tế cho thấy người tố cáo kẻ tham nhũng đôi khi bị đặt trước tình trạng nguy hiểm, phải đối phó với kẻ xấu. Vì vậy, tiền có thể giúp họ “lấy lại những gì có thể bị tiêu hao trong quá trình chống tham nhũng.” Bất chấp lời khuyến cáo của ông viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối Cao Việt Nam, các tỉnh tiếp tục bỏ tiền ra mua tin tố tham nhũng từ phía người dân. (PL)
07-15-2014 4:57:36 PM
Việt nam: Mất Biển Đông chỉ còn là vấn đề thời gian?
Giấc mộng bành trướng của Trung quốc đã tồn tại hàng nghìn năm nay chứ không phải là chuyện mới mẻ gì, nhưng việc bành trướng trên Biển Đông trong lúc này của chính quyền Trung quốc được thừa hưởng từ thời Trung hoa Dân quốc của Tưởng Giới Thạch, với đường đứt khúc chín đoạn (đường Lưỡi Bò) cũng chỉ mới xuất hiện đầu năm 1949. Nhưng gần đây, do tầm quan trọng của con đường huyết mạch vận tải đường biển của Trung quốc và sự thèm muốn vùng biển giàu tài nguyên này, nên đã khiến vấn đề Biển Đông đã trở nên nóng bỏng hơn.
Biển Đông theo cách gọi của Việt nam, hay Biển Tây theo cách gọi của Philippines, hoặc Biển Nam Hải theo cách gọi của Trung quốc v.v... mà tên chung lâu nay ta thường thấy xuất hiện trên các bản đồ thế giới nói chung là Biển Nam Trung hoa (South China Sea). Đây là một biển ven lục địa có diện tích khoảng 3triệu 500 ngàn km², trải rộng từ Singapore tới eo biển Đài Loan. Cần phải hiểu vùng biển này và các đảo, quần đảo của nó không thuộc về chủ quyền của một quốc gia cụ thể nào đó, mà hiện nay đang là đối tượng tranh chấp và xung đột giữa nhiều quốc gia trong vùng như Trung quốc, Đài loan, Philippines, Việt nam, Malayxia, Brunei v.v... Tuy nhiên vì quyền lợi nên hầu như các quốc gia kể trên đều tự khẳng định có đầy đủ bằng chứng lịch sử để khẳng định đó là chủ quyền bất khả xâm phạm của mình.
Nói ra điều này để thấy việc Trung quốc ngang ngược tuyên bố hầu hết vùng biển này năm trong đường Lưỡi Bò chín đoạn của họ tự vẽ là của Trung quốc cũng là chuyện hết sức bình thường như các quốc gia khác trong khu vực đã làm. Vấn đề quan trọng nhất bây giờ không phải là quốc gia nào có đầy đủ các bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền thuộc về mình, mà là các đảo hay bãi đá ngầm trong vùng biển này đang thuộc về ai quản lý và liệu nước đó có giữ được hay không trước sự bành trướng ngang ngược và bất chấp luật pháp quốc tế của Trung quốc.
Bối cảnh quốc tế và khu vực
Nếu so sánh về tiềm lực kinh tế và quốc phòng của Trung quốc với tiềm lực của các quốc gia trong khu vực là sự so sánh quá khập khiễng và nếu nói Trung quốc hoàn toàn có đủ khả năng để sẵn sàng chiếm đoạt bất cứ các đảo, cụm đảo hay các bãi ngầm... của bất kỳ quốc gia nào trong vùng bất chấp luật pháp quốc tế là điều không hề ngoa. Nói như vậy để thấy Việt nam nói riêng hay các quốc gia trong khu vực cần phải có một chính sách quốc phòng phù hợp, thông qua việc liên minh, liên kết với các cường quốc khác, hay một tập thể các quốc gia khác có cùng lợi ích để tạo sức mạnh nhằm đối trọng với Trung quốc là việc làm hết sức cần thiết. Vì nếu đơn phương một quốc gia trong khu vực thì hoàn toàn không có khả năng kiềm chế nổi Trung quốc. Đây là một vấn đề hết sức quan trọng.
Trong bối cảnh chính trị thế giới một lần nữa đã và đang dần hình thành xu thế lưỡng cực, một bên là Trung quốc và Nga, còn một bên là Hoa kỳ, EU... Và hầu hết các quốc gia thuộc khu vực Asian (trừ Việt nam) và các nước như Nhật bản, Đài loan, Hàn quốc... hiện nay đều có mối quan hệ tốt với Hoa kỳ ở mức đối tác chiến lược hoặc đồng minh tin cậy. Điều đó cho thấy các quốc gia đó hoàn toàn có thể đứng vững trước hiểm họa bành trướng của Trung quốc nếu có và một điều chắc chắn Hoa kỳ cũng sẽ phải có các các hành động và biện pháp tích cực để đối phó.
Như trường hợp tranh chấp đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện do Nhật quản lý, giữa Nhật bản và Trung quốc thì theo hiệp ước chung giữa Hoa kỳ và Nhật sẽ được phát huy tác dụng cho những trường hợp kiểu này. Do đó nếu trường hợp nếu đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật quản lý bị Trung Quốc tấn công thì lập tức Hoa kỳ sẽ ra tay can thiệp ngay lập tức, vì Hoa kỳ bắt buộc phải có nghĩa vụ bảo vệ những địa điểm mà Nhật đang quản lý theo tinh thần của hiệp ước chung giữa hai quốc gia. Cũng vậy, ở một mức độ khác, như trong quan hệ giữa Philippines và Hoa kỳ cũng thế, đây là hai quốc gia vốn có mối quan hệ giữa hai đồng minh lâu đời, vậy mà trước sức ép của Trung quốc trên Biển Đông gần đây đang gia tăng, thì ngay trước thềm chuyến thăm Philippines trong tháng 4.2014 của Tổng thống Hoa kỳ B. Obama, Hoa kỳ và Philippines đã đạt được một Hiệp ước 10 năm cho phép lính Mỹ tăng cường hiện diện tại quốc gia Đông Nam Á này.
Giới chức Hà nội đang nghĩ gì?
Gần đây, việc Thượng Viện Hoa Kỳ đã ra nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông với số phiếu tuyệt đối yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan HD 981, giữ nguyên hiện trạng và không được cản trở lưu thông hàng hải , điều đó thể hiện rằng Hoa kỳ hiện nay đẫ có một đồng thuận trong các cấp lãnh đạo về chính sách ở Biển Đông. Và điều này đã làm không ít người Việt nam lạc quan khi cho đó là động thái của Quốc hội Hoa Kỳ chính thức ủng hộ các nước tranh chấp trong đó có Việt Nam. Cũng như thế, đa số người dân Việt nam trong lúc này vẫn còn nuôi hy vọng Việt nam sẽ xây dựng với Hoa kỳ mối quan hệ đồng minh chiến lược để làm đối trọng trước áp lực của Trung quốc trên biển và trên bộ. Song họ không biết rằng đây là một chuyện hoàn toàn không dễ và không đơn giản, cho dù đã có ít nhiều dấu hiệu cho thấy chính phủ Hoa kỳ nương nhẹ đối với Việt nam trong vấn đề Nhân quyền hay vấn đề Hiệp ước thương mại đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)... Nên hiểu quan điểm của chính phủ (hành pháp) và quốc hội (lập pháp) Hoa kỳ thường không nhất quán và quan điểm của Quốc hội thường cứng nhắc hơn rất nhiều.
Một điểm mấu chốt nhất hiện nay mà Việt nam khó có thể vượt qua là do Việt nam là một quốc gia cộng sản và các nhân vật chủ chốt trong ban lãnh đạo Đảng CSVN đến lúc này vẫn có mong muốn và hy vọng coi Trung quốc - kẻ thù của mình là chỗ dựa chiến lược và lâu dài. Đồng thời họ luôn nghi ngờ coi Hoa kỳ và các quốc gia dân chủ tiến bộ khác là những thế lực thù địch, luôn có âm mưu xóa bỏ chế độ XHCN do Đảng CSVN lãnh đạo. Vì họ luôn hiểu rằng hai đảng cộng sản Việt nam và Trung quốc có chung đường lối và vận mệnh chính trị không thể tách rời và nếu bỏ hoặc coi Trung quốc là kẻ thù thì không sớm thì muộn sẽ mất Đảng của họ ngay lập tức. Đây cũng chính là tử huyệt của Đảng CSVN mà Trung quốc đã nắm rất rõ từ lâu.
Đặc biệt là theo họ, trong mọi tình huống nếu để chiến tranh xảy ra trên Biển Đông và nhanh chóng trở thành cuộc xung đột trong khu vực lúc nào thì sẽ ảnh hưởng đến sự tồn vong của Đảng CSVN lúc đó. Do vậy Đảng CSVN không có lựa họ nào khác là sự xuống nước và nhân nhượng, thậm chí họ còn công khai xác định Việt nam sẵn sàng chấp nhận đánh đổi một phần quyền lợi của mình để đổi lấy sự hòa bình. Mà theo họ lý giải rằng Việt nam đã trải qua quá nhiều về chiến tranh, đã đến lúc cần hòa bình để phát triển. Đáng tiếc quan điểm đầu hàng này của ban lãnh đạo Đảng CSVN lại được đa số các đảng viên và một bộ phận không nhỏ người dân đồng tình ủng hộ và cho rằng đây là sự lựa chọn đúng đắn.
Điều đó cho thấy Việt nam đang hoàn toàn đơn độc, đây cũng chính là lý do vì sao người ta thấy trong hơn hai tháng qua, kể từ ngày 2.5.2014 khi Trung quốc đưa giàn khoan HD-981 vào sâu trong vùng biển thuộc lãnh hải của Việt nam đến nay và kể cả việc Trung quốc liên tiếp đưa các giàn khoan khác vào sauu vùng vịnh Bắc bộ mà các lãnh đạo đảng CSVN phản ứng rất yếu ớt và chiếu lệ. Và diễn biến thực tế trên biển cho thấy, trong khi giàn khoan HD-981 xâm phạm lãnh hải Việt nam, không những thế các tàu vũ trang, bán vũ trang của Trung quốc đã có các hành động khiêu khích như dùng vòi rồng công suất lớn phun nước và kể cả va, đâm. Song các tàu Cảnh sát Biển, tàu Kiểm ngư vẫn kiên trì "tuyên truyền, giải thích và thuyết phục" và cuối cùng là bỏ chạy. Kể cả việc Trung quốc bắt giữ 13 ngư dân của Việt nam, những người được coi là cột mốc sống trên biển theo chủ trương của chính quyền Việt nam, đến nay cũng không được giải quyết một cách thỏa đáng theo thông lệ quốc tế. Điều đó cho thấy lãnh đạo đảng và chính quyền Việt nam hiện nay đã trở nên bất lực và bế tắc hoàn toàn trong vấn đề giải quyết vấn đề giàn khoan HD-981 nói riêng và vấn đề tranh chấp trên Biển Đông nói chung, chứ đừng nói đến việc đòi lại quần đảo Hoàng sa.
Hà Nội đã 'đầu hàng'?
Ngày 07.7.2014 trong bài "Vietnam suffers from the wobbles" chuyên gia phân tích thời sự Roger Mitton của tờ Myanmar Times, cho biết: việc Bắc Kinh đưa giàn khoan HD981 tới vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam đã làm “rúng động, sợ hãi” đồng thời “gây chia rẽ nghiêm trọng” trong giới chức lãnh đạo hàng đầu của Việt nam. Bài báo cho biết: trong chuyến thăm Việt Nam của Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì vừa qua, họ Ủy viên họ Dương đã nói thẳng với ban lãnh đạo Việt Nam rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục "sử dụng mọi biện pháp có thể" để bảo vệ chủ quyền và hoạt động của dàn khoan dầu, mà theo quan điểm của Bắc Kinh, đang nằm hoàn toàn trong lãnh hải Trung Quốc. Đồng thời ông này cũng cảnh cáo rằng Việt Nam sẽ hứng chịu nặng nề nếu hợp tác với các nước khác, ví dụ như Hoa Kỳ, nhằm chống lại tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc hay tham gia cùng Philippines để khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc. Không những thế, cũng trong thời gian chuyến thăm Việt nam của họ Dương, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố yêu cầu: "Việt Nam cần phải đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả các vụ bạo lực nghiêm trọng gần đây."
Sau sự giận dữ của Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì, cũng nguồn tin trên đã cho biết ban lãnh đạo Hà Nội đã vội mở một cuộc họp Bộ Chính trị bất thường ngay sau khi chuyến thăm của ông Dương kết thúc. Và trong cuộc họp ấy đã xảy ra một cuộc tranh luận nảy lửa. Và tác giả dẫn lời của Edmund Malesky, một chuyên gia quan sát Việt Nam tại Đại học Duke, Hoa Kỳ khi cho rằng: "Ban lãnh đạo Việt Nam bị giằng xé về quan hệ với Trung Quốc". Theo đó tác giả cho biết: "Trong nội bộ ban lãnh đạo Việt nam một nhóm, do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, lập luận rằng Hà Nội cần đứng vững và tiếp tục vận động để Washington trợ giúp. Còn một phái khác, do Tổng BT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng cầm đầu thì chống lại chủ trương đó và kêu gọi duy trì chủ trương để làm sao Bắc Kinh không bị bực bội thêm nữa, và kết quả là quan điểm của phe ông Trọng đã thắng. Với kết quả là, một chuyến thăm dự tính của Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh sang Hoa Kỳ trong tháng 7.2014 đã bị xếp lại."
Cuối bài viết tác giả đã đi đến kết luận cho rằng "Về cơ bản, Hà Nội đã đầu hàng. Sẽ không có thêm cuộc biểu tình nào cả, cũng chẳng có chuyện khiếu nại gì lên Liên Hiệp Quốc, không có diễn tập quân sự với Hoa Kỳ và cũng không đi đầu một khối ASEAN thống nhất chống lại Bắc Kinh. Trong khi đó, Trung Quốc đã đưa thêm một dàn khoan vào khu vực lãnh hải tranh chấp và nói họ có kế hoạch đưa thêm khoảng 50 dàn khoan nữa trong những năm tới. Và đó là điều Trung Quốc đã và đang làm".
Điều gì sẽ xảy ra đối với chủ quyền của VN trên Biển Đông?
Những phân tích trên đã cho thấy sự phân hóa rõ ràng ở mức sâu sắc trong ban lãnh đạo Đảng CSVN về quan điểm trong vấn đề đối phó với áp lực bành trướng của Trung quốc. Đáng tiếc là xu hướng lấy lòng Bắc kinh thông qua việc duy trì chủ trương để làm sao Bắc Kinh không bị bực bội thêm nữa của phe bảo thủ thân Trung quốc của Tổng BT Nguyễn Phú Trọng lại chiếm đa số áp đảo trong Bộ Chính trị. Vì người ta hy vọng với cái gọi là sự "nhẫn nại và nhún nhường và cần thiết thì nhượng bộ" sẽ có khả năng duy trì được hòa bình và sự tồn vong của Đảng CSVN. Nhưng họ đã quên mất tham vọng bành trướng của chính sách bá quyền Đại Hán của nhà nước Trung hoa từ ngàn đời nay và cho đến nay chính sách này đã quan trở lại trong cái vỏ bọc trỗi dậy trong hòa bình của Đảng CSTQ.
Cần phải khẳng định một cuộc chiến với quy mô lớn trên Biển Đông là điều khó có thể xảy ra vì nó không cho phép đối với Trung quốc, một quốc gia có nền kinh tế khổng lồ đang phát triển, mà việc khu vực Biển Đông lại trấn giữ trên con đường vận chuyển nguyên liệu và hàng hóa xuất nhập khẩu chủ yếu của họ. Đó là lý do không cho phép họ phiêu lưu để xung đột có thể xảy ra, vì những cuộc tấn công đánh chiếm chủ quyền các đảo và bãi ngầm của đối phương mang tính chiến thuật rất dễ trở thành các cuộc xung đột lớn trên biển và trong khu vực. Tuy nhiên không có điều gì là chắc chắn cả, khi mà mới đây nhất Giáo sư Carl Thayer thuộc Học viện Quốc phòng Australia đã bày tỏ sự lo ngại của ông ta khi đặt vấn đề Hoa kỳ và Trung Quốc có thể móc ngoặc trong vấn đề Biển Đông, mà theo ông cho biết ông có cảm giác Trung Quốc đã móc ngoặc với Hoa kỳ, còn Hoa kỳ thì sợ hãi việc phản ứng quá mạnh ở Biển Đông. Người Việt nam đã bị Hoa kỳ bỏ rơi trong vấn đề mất quần đảo Hoàng sa sau cái bắt tay của Mao Trạch Đông và Nixon tại Bắc kinh năm 1972, thì chả có gì có thể đảm bảo điều đó sẽ không xảy ra một lần nữa.
Một trong những nhận định được đánh giá cao của các học giả quốc tế gần đây khi cho rằng "Việt nam sẽ mất trọn Biển Đông nếu như nội bộ ban lãnh đạo của Việt nam không thống nhất được với nhau" và điều đó đã và đang xảy ra. Trong hoàn cảnh Việt nam hiện nay không có chỗ dựa, không có đồng minh tin cậy ngoài kẻ thù của mình chính lại là người đồng chí tốt Trung quốc, do vậy họ đang lúng túng không tìm thấy lối thoát và điều đó đã buộc họ phải đi từ nhân nhượng này đến nhượng bộ khác trước áp lực của Bắc kinh. Và thử hỏi điều gì sẽ xảy ra khi Trung quốc triển khai rất nhiều các dàn khoan di động kiểu như giàn khoan HD-981 trong vùng lãnh hải Việt nam? Và trong trường hợp xấu nhất, khi Trung quốc tiến hành tập kích các đảo và bãi ngầm thuộc chủ quyền Việt nam trên Biển Đông như họ đã từng làm ở Hoàng sa năm 1974, đảo Gạc ma năm 1988 v.v... thì ban lãnh đạo Việt nam sẽ phải làm gì để gìn giữ và bảo vệ chủ quyền? Hay là họ tiếp tục im lặng và nhân nhượng đầu hàng không cho phép binh lính trên đảo nổ súng giữ đảo mà thay bằng lệnh cấm nổ súng như họ đã từng làm năm 1988 ở đảo Gạc ma?
Điều đó cho thấy với chính sách gặm nhấm từ từ từ nhiều chục năm nay của Trung quốc, nay lấn một ít, mai lấn thêm một ít, bằng đủ mọi thủ đoạn thì việc Trung quốc tiến hành tập kích cục bộ các đảo và bãi ngầm thuộc chủ quyền Việt nam trên Biển Đông là điều đã, đang và sẽ tiếp tục xảy ra là điều hoàn toàn có thực. Và từ đó vấn đề Việt nam mất hoàn toàn các đảo và bãi đá ngầm trong khu vực Biển Đông là nguy cơ đã lộ rõ và gần như chắc chắn. Ở đây chỉ còn là vấn đề thời gian nhanh hay chậm, nếu ban lãnh đạo Việt nam không nhanh chóng có những điều chỉnh chiến lược quan trọng.
Lẽ đời, một khi chúng ta càng nhũn nhặn, nhân nhượng đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác thì kẻ thù sẽ càng lấn tới. Trong vấn đề Biển Đông hiện nay cũng vậy, một khi ban lãnh đạo Đảng CSVN và chính quyền của họ đến lúc này cũng chưa phân biệt được rõ ai là bạn, ai là thù để có các đối sách kịp thời có hiệu quả mang tính chiến lược để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia. Nếu như vậy nguy cơ mất trọn Biển Đông là điều hoàn toàn có thể.
Ngoảnh sang nhìn cục diện chính trị của hai nước "đàn em" Lào và Campuchia ngày hôm nay đã bị Trung quốc thao túng ra sao thì không thể không giật mình. Bây giờ mới thấy họa mất nước của Việt nam sẽ rơi vào tay Trung quốc đã cận kề lắm rồi. Và khi đó chuyện Việt nam mất Biển Đông lại là chuyện nhỏ./.
Ngày 15 tháng 7 năm 2014
© Kami
* Đây là trang Blog cá nhân của Kami. Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do RFA
http://www.rfavietnam.com/node/2118
Trung-Đài ráo riết ‘gặm nhấm’ Trường Sa
SM-Trong khi Trung Quốc đang ngày đêm xây dựng tại Trường Sa thì Đài Loan cũng không đứng ngoài cuộc khi đẩy nhanh tốc độ hoàn thành bến tàu tại quần đảo này và tuyên bố sẽ đưa thêm nhiều tàu nữa tới đây nhằm sớm hoàn thiện công trình quân sự ngay trong năm sau.
Hoạt động xây dựng trái phép của Đài Loan tại quần đảo Trường Sa
Theo hãng thông tấn CNA của Đài Loan, việc xây dựng 11 thùng chắn của bến tàu mà đảo này đang hoàn thiện tại đảo Ba Bình trên Trường Sa đang diễn ra nhanh hơn so với dự kiến. Chính vì vậy, chính quyền Đài Bắc đã quyết định chuyển các thùng chắn khác có tổng trọng lượng lên tới 30.000 tấn tới đây ngay trong tháng 11 này – tức sớm hơn 7 tháng so với kế hoạch trước đó đề ra. Cùng với đó, Đài Loan cũng sẽ điều thêm nhiều tàu chở vật liệu ra đảo Ba Bình, dưới sự hộ tống của nhiều tàu quân sự, trong đó có các tàu khu trục nhỏ.
Động thái ráo riết xây dựng của Đài Loan diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc cũng đang cấp tập “bê tông hóa” Trường Sa thông qua kế hoạch xây dựng căn cứ quân sự tại đây. Hiện theo các báo cáo và hình ảnh mới nhất từ Philippines, Bắc Kinh đang triển khai xây dựng tại ít nhất 5 khu vực trên Trường Sa là Tư Nghĩa, Gạc Ma, Đá Châu Viên, bãi Gaven, Đá Én Đất và còn có thể lan sang thêm 3 bãi đá khác là Chữ Thập, đá Su Bi và đá Vành Khăn.
Những hoạt động này đều đang làm thay đổi hiện trạng quần đảo Trường Sa trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông vẫn đang diễn ra căng thẳng trước sự bành trướng của Trung Quốc.
14/07/2014 - 11:45
Chí Đăng
Hiểm họa tiềm ẩn từ các dự án đầu tư Trung quốc
Một công trình trong khu vực dự án Formosa được rào kín chung quanh có gần cả ngàn lao động người Trung Quốc làm việc.Source nld.com
Anh Vũ, thông tín viên RFA 2014-07-15
Việc các nhà đầu tư TQ trúng thầu quá nhiều các công trình trong lúc công tác quản lý về phía VN đã có quá nhiều sơ hở, điều đó không chỉ dẫn đến tình trạng làm cho kinh tế VN phụ thuộc vào kinh tế TQ, mà còn có thể tạo nên những nguy cơ về an ninh quốc phòng . Anh Vũ có thêm chi tiết.
Việt Nam – Trung quốc là hai quốc gia láng giềng có chung đường biên giới, do các đặc điểm địa chính trị mang tính đặc thù đã khiến cho hai quốc gia có các quan hệ về kinh tế chính trị khá mật thiết.
Cảnh báo các gói thầu lớn đều vào tay TQ
Hiện tượng hầu hết các gói thầu lớn của Việt Nam đều rơi vào tay các nhà thầu Trung Quốc là biểu hiện hết sức đáng lo ngại. Đáng chú ý, các doanh nghiệp Trung Quốc được ưu đãi đến mức độ biệt đãi, không còn gì để ưu đãi hơn. Một hiện trạng đang bị báo chí trong nước nêu ra là trong khi người Việt thiếu công ăn việc làm, thì các doanh nghiệp Trung Quốc đã không sử dụng lao động VN mà lén lút đưa rất nhiều lao động phổ thông từ nước họ sang.
Đánh giá về thực trạng đầu tư của TQ vào VN hiện nay, T.S Ngô Trí Long thấy rằng sở dĩ nhà thầu TQ trúng thầu nhiều, lý do chính là do phía VN thiếu vốn nên phải vay từ nguồn quỹ vốn xuất khẩu từ phía TQ. Nhưng hầu hết các dự án đều thi công chậm tiến độ, rất nhiều công trình chậm đến 2 - 3 năm, chất lượng thiết bị không đồng đều, một số phải thay thế. Một điểm đáng chú ý là các nhà thầu TQ thường dùng thủ đoạn đút lót các doanh nghiệp VN để trúng thầu.
Từ Hà nội, T.S Ngô Trí Long cho biết:
“Đầu tư trực tiếp và gián tiếp của TQ vào VN không nhiều, đặc biệt, họ hay đưa công nghệ lạc hậu vào VN. Thường thường họ bỏ thầu giá thấp, mà VN trong giai đoạn đầu lại chủ yếu coi trọng về giá, hơn nữa thủ đoạn của TQ làm ăn, theo cách hối lộ, mua chuộc “có nghề” của họ. Thường thường tiền lệ của nhà thầu TQ đối với VN là: bỏ giá thấp, thi công chậm trễ, kéo dài, rồi yêu cầu đội vốn lên, đưa công nghệ lạc hậu vào, đưa lao động phổ thông vào nhiều, gây bất lợi cho VN.”
Đầu tư trực tiếp và gián tiếp của TQ vào VN không nhiều, đặc biệt, họ hay đưa công nghệ lạc hậu vào VN. Thường thường họ bỏ thầu giá thấp, mà VN trong giai đoạn đầu lại chủ yếu coi trọng về giá, hơn nữa thủ đoạn của TQ làm ăn, theo cách hối lộ, mua chuộc “có nghề” của họT.S Ngô Trí Long
Điều đó đã dẫn đến việc các ngành cơ khí, dệt may và ngay cả ngành hàng nông sản xuất khẩu… cũng đang phải gánh chịu hậu quả do phụ thuộc quá nhiều vào TQ. Không chỉ thế, việc đầu tư kinh tế của TQ cũng được dư luận cho là hình thức núp bóng để phục vụ cho các mục tiêu quân sự và quốc phòng đối với VN.
Theo truyền thông của nhà nước cho hay, trung tướng Đồng Sỹ Nguyên một quan chức cao cấp đã từng đặt câu hỏi, vì sao các doanh nghiệp TQ lại chọn thuê đất và đầu tư chủ yếu ở các tỉnh khu vực biên giới phía Bắc, hoặc các vị trí chiến lược trọng điểm như Tây nguyên, Cam ranh… Đặc biệt ở khu vực Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, nơi có trục đường 7, đường 8 sang Lào, đường đi lên Tây Nguyên và họ đưa công nhân của họ vào với số lượng rất lớn?
Những lãnh địa riêng của Trung Quốc trên đất Việt
Cụ thể hàng loạt các cơ sở kinh tế lớn cùng hàng trăm kho bãi của các công ty Trung Quốc chạy dọc bờ sông Ka Long - Móng Cái, một địa điểm quan trọng cho an ninh quốc phòng vùng Đông Bắc. Hay Đặc khu kinh tế Vũng Áng được thuê trong 70 năm, hiện tại Trung Quốc đang biến nó thành một lãnh địa riêng, khi xây tường bao xung quanh, người Việt không thể vào được. Điều đó đã tạo ra một tiền lệ nguy hiểm rằng, ở chỗ nào người Trung Quốc đầu tư, thì người Việt không được vào.
Đáng chú ý, khu vực Vũng Áng nằm đối diện và cách đảo Hải Nam -Trung Quốc chỉ khoảng vài trăm km. Về phía tây, từ cảng Vũng Áng đi qua Lào chỉ có 50km, đây là khu vực có con đường chiến lược do Trung Quốc xây dựng, đồng thời di dân sang ở và phục vụ làm đường. Kết nối con đường này với Vũng Áng và căn cứ quân sự Tam Á trên đảo Hải nam là rất nguy hiểm.
Tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín, mà như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vàoTS. Lê Đăng Doanh
Bình luận về vấn đề này, TS. Lê Đăng Doanh nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế TW bày tỏ sự lo ngại và thấy rằng đây là một mưu đồ có tính toán rất nguy hiểm, đồng thời là hiểm họa rất lớn về lâu dài của TQ. Điều này nếu không được giải quyết sẽ dẫn đến việc bảo vệ kiều dân như trường hợp đã xảy ra ở Ukraina vừa qua.
TS. Lê Đăng Doanh nói:
“Tôi cũng không hiểu tại làm sao mà trên lãnh thổ Việt Nam lại có các đơn vị Trung Quốc kinh doanh đóng kín, mà như người dân ở đấy nói lại, như ở Hà Tĩnh công an vào họ cũng không cho vào.Họ xây một khu riêng và dựng hàng rào lên kín mít và trong đó người dân không biết trong đấy họ làm cái gì và đấy là công nhân hay là lính hay là họ định chuẩn bị cái gì đây. Nếu như vậy ở đấy đã thành ra lãnh địa của Trung Quốc rồi chứ còn gì nữa!”
Nói về thực trạng và các nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng trên, bà Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ cho rằng phía VN đã rất mất cảnh giác. Theo bà công tác quản lý địa bàn của các cơ quan chức năng địa phương hiện rất lỏng lẻo, để mặc người Trung Quốc vào đầu tư hoặc làm việc tại các địa bàn trọng yếu mà không có giấy phép. Điển hình trong số này là vụ việc dân Trung Quốc nuôi tôm rất nhiều năm ở sát cảng Cam Ranh 300m, mà trong một thời gian dài các cơ quan chức năng thành phố này không hề biết.
Bà Phạm Chi Lan nói:
“Thực tế có nhiều doanh nghiệp hoặc cá nhân Trung Quốc vào làm ăn ở Việt Nam theo kiểu không có phép tắc gì cả và gây ra những nhiễu loạn trong xã hội cũng như gây thiệt hại cho người Việt Nam rất nhiều. Như chuyện họ đi nuôi tôm, nuôi cá ở vùng biển Khánh Hòa, hoặc đi thuê người dân trồng khoai lang ở Vĩnh Long hoặc là đi thu mua các loại rễ cây, sừng móng trâu bò v..v.. Những câu chuyện gần như là những câu chuyện thường kỳ trên báo chí rồi.”
Trong bài “Ai nguy hiểm hơn ai ?”, tác giả Nguyễn Hưng Quốc đã cảnh báo hiểm họa không thể lường hết được của lực lượng lao động chui người TQ đang có mặt rất đông từ Bắc chí Nam ở VN và cho rằng : "Đáng nói hơn nữa là những người Trung Quốc này làm gì ở Việt Nam? Nếu họ chỉ làm lậu không thì về phương diện kinh tế và xã hội, hậu quả đã rất đáng lo ngại. Còn nếu họ làm thêm việc gì khác nữa thì hậu quả thật không thể lường hết được. Nhất là khi tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc không còn kìm giữ được nữa. Trong trường hợp ấy, rõ ràng là Trung Quốc đã có sẵn một lực lượng nằm vùng khổng lồ".
Cảnh báo của giới chuyên gia như vừa nêu được đưa ra lâu nay; thế nhưng rồi các nhà thẩu Trung Quốc vẫn nhận được dự án tại Việt Nam. Mới đây là dự án đường cao tốc Đà Nẵng- Quảng Ngãi. Nhiều người thắc mắc tại sao chính quyền Hà Nội vẫn tiếp tục mất cảnh giác đến như thế!
Người Việt ‘lo TQ, muốn Mỹ là đồng minh’
Vai trò của Mỹ và Trung Quốc với thế giới được các nước quan tâm
BBC-13:23 GMT - thứ ba, 15 tháng 7, 2014
Một thăm dò dư luận cho biết đa số ở Việt Nam xem Trung Quốc là đe dọa số một và muốn Mỹ là đồng minh chủ chốt.
Thăm dò của Trung tâm nghiên cứu Pew tại Washington DC về thái độ của người dân tại nhiều nước được công bố hôm 14/7.
Kết quả tại Việt Nam dựa trên thăm dò từ 18/4 đến 8/5 với 1000 người tuổi từ 18 trở lên.
Tại Việt Nam, chỉ có 16% người được hỏi có thiện cảm với Trung Quốc, 67% cho Ấn Độ, 76% cho Mỹ và 77% cho Nhật.
Khi được hỏi nước nào là đe dọa lớn nhất, 74% người Việt chọn Trung Quốc.
30% chọn Mỹ là đồng minh chủ chốt, khiến Mỹ có điểm cao nhất tại Việt Nam cho câu hỏi về đồng minh.
69% người Việt cho rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ thay Mỹ làm siêu cường, trong khi chỉ có 17% tin điều này đã hay sẽ xảy ra.
Đồng minh và đe dọa
Không phải nước nào ở châu Á cũng có thái độ chống Trung Quốc.
Trong 10 nước châu Á được khảo sát, có sáu nước mà ở đó, đa số bày tỏ cảm tình với Trung Quốc. Ví dụ, tại Hàn Quốc là 56%, Indonesia 66%, Thái Lan 72%, Malaysia 74%, Bangladesh 77%, Pakistan 78%.
Nhật Bản nhận được cảm tình của ít nhất một nửa người được hỏi tại bảy nước châu Á – cao nhất là Thái Lan 81% và Philippines 80%.
Tranh chấp lãnh thổ khiến chỉ có 7% tại Nhật, 16% ở Việt Nam, và 38% ở Philippines có cảm tình với Trung Quốc.
Việt Nam và Trung Quốc gia tăng căng thẳng vì vụ giàn khoan
Ngược lại, chỉ có 8% ở Trung Quốc có cảm tình với Nhật, nhưng cũng có 50% người Trung Quốc cảm tình với Mỹ.
Đa số tại châu Á xem Mỹ là quốc gia họ có thể nhờ cậy.
8 trong 11 nước châu Á chọn Mỹ là đồng minh số một, như Hàn Quốc 68%, Nhật 62%, Ấn Độ 33%. Tại Việt Nam, 30% chọn Mỹ là đồng minh.
Có hai nước châu Á trong khảo sát chọn Trung Quốc là đồng minh: Malaysia 27% và Pakistan 57%.
Người Trung Quốc xem Nga là đối tác đáng tin cậy nhất (25%) và Mỹ là đe dọa (36%).
Tranh chấp biển đảo
Nhìn chung, các nước châu Á đều lo ngại về rủi ro chiến tranh do mâu thuẫn biển đảo giữa Trung Quốc và các nước láng giềng.
Đa số người dân tại tám nước châu Á lo lắng tranh chấp có thể dẫn đến chiến tranh.
Tỉ lệ lo ngại này cao nhất ở Philippines 93%, Nhật 85%, Việt Nam 84% và Hàn Quốc 83%.
Tại Trung Quốc, cũng có 62% lo ngại về rủi ro chiến tranh, còn 34% không lo lắng.
Đáng quan tâm là 61% tại Philippines và 51% tại Việt Nam nói họ “rất lo ngại” về khả năng xung đột quân sự với Trung Quốc.
Hai phần ba người Mỹ được hỏi (67%) cũng lo lắng chiến tranh có thể xảy ra vì mâu thuẫn lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước.
Bão Rammasun đổ bộ Philippines, 3 người mất tích
Bão Rammasun tấn công thành phố Legazpi, phía đông nam Manila, Philippines hôm 15 tháng 7 năm 2014. AFP PHOTO
RFA 15.07.2014
Tin sơ khởi cho biết có 3 người mất tích khi trận bão Rammasun đổ bộ vùng duyên hải phía đông Philippines chiều hôm qua và sẽ tiếp cận thủ đô Manila trong sáng nay. Trước đó hàng ngàn người dân đã được sơ tán nhưng bất chấp cảnh báo nhiều người dân vẫn không muốn rời nhà.
Mắt bão đi vào thành phố Legazpi vùng Bicol miền đông Philippines vào chiều qua 15/7 với sức gió 130 km/giờ, quật ngã cây cối, cột đèn, bóc tung các mái nhà lợp tôn hoặc các vật liệu khác. Khu vực duyên hải bão đổ bộ có khoảng 5,4 triệu dân cư làm nghể nông và nghề cá.
Nhiều vùng ở Philippines còn chưa hồi phục sau trận bão Haiyan năm ngoái, từng làm 6.100 người thiệt mạng nhiều thành phố bị san bằng.
Philippines hứng chịu 20 trận bão mỗi năm, phần lớn có sức tàn phá lớn.
Trung Quốc rút giàn khoan HD 981 khỏi Hoàng Sa
ÐÀ NẴNG (NV) - Hôm 15 tháng 7, sau khi phóng thích 13 ngư dân Việt Nam, đến nửa đêm, Tân Hoa Xã loan báo, công ty dịch vụ mỏ dầu trên biển của Trung Quốc quyết định kéo giàn khoan 981 về đảo Hải Nam.
Cảnh Sát Biển Việt Nam cho biết, giàn khoan 981 đã được dịch chuyển khỏi vị trí tọa lạc trước nay khoảng 8 hải lý.
Giàn khoan 981 được đưa đến khu vực quần đảo Hoàng Sa để thăm dò dầu khí và đã tọa lạc ở đó 75 ngày.
Giàn khoan 981 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. (Hình: Tân Hoa Xã)
Theo Tân Hoa Xã thì giàn khoan 981 đã hoàn tất quá trình thăm dò dầu khí ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và nay sẽ được kéo về khu vực Lăng Thủy ở đảo Hải Nam.
Trò chuyện với Tân Hoa Xã, ông Khâu Trung Kiến, một chuyên gia địa chất dầu khí, làm việc tại Viện Kỹ Thuật Trung Quốc, bảo rằng, Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhằm bảo vệ an toàn tính mạng cho công nhân Trung Quốc đang làm việc trên giàn khoan, cũng như các thiết bị của giàn khoan khi mùa bão ở biển Ðông đang đến.
Nhân vật này cho biết, tuy đã phát hiện ra dầu nhưng Trung Quốc chưa cho khai thác vì phải tổng hợp, phân tích và đánh giá những tài liệu về khu vực đó.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến thăm dò dầu khí ở quần đảo Hoàng Sa đã khiến quan hệ Việt-Trung trở thành căng thẳng chưa từng có, kể từ năm 1990, sau khi hai bên “bình thường hóa quan hệ.”
Sự hiện diện của giàn khoan 981 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa còn khiến Trung Quốc bị nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Nhật và một số quốc gia thành viên khối ASEAN chỉ trích kịch liệt.
Việc đưa giàn khoan 981 đến quần đảo Hoàng Sa thăm dò dầu khí được xem là hành động khiêu khích, gây căng thẳng và bất ổn trong khu vực.
Thái độ của Trung Quốc trước phản ứng của cộng đồng quốc tế được xem là nguyên nhân chính khiến đầu tháng này, chính phủ Nhật tuyên bố chấp nhận việc diễn giải hiến pháp hiện hành theo hướng, lực lượng tự vệ của Nhật được phép sử dụng “quyền tự vệ tập thể”, vào hôm 1 tháng 7. “Quyền tự vệ tập thể” cho phép lực lượng phòng vệ của Nhật tham chiến ở ngoại quốc để bảo vệ các đồng minh.
Thái độ đó còn là nguyên nhân khiến Việt Nam xem tình hữu nghị với Trung Quốc là “viển vông,” xích lại gần hơn với Philippines, Nhật và nỗ lực tìm kiếm sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ.
Cũng trong ngày hôm qua, Trung Quốc chính thức lên tiếng về nghị quyết hôm 10 tháng 7 của Thượng Viện Hoa Kỳ.
Nghị quyết này tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với quyền tự do hàng hải và khẳng định, việc sử dụng hải phận, không phận ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Nghị quyết kêu gọi Trung Quốc tránh các hoạt động trái với Công ước Ngăn ngừa Xung đột trên biển và trả biển Ðông về nguyên trạng, giống như trước ngày 1 tháng 5, thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan 981 đến thăm dò dầu khí ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc khuyến cáo Hoa Kỳ đừng can dự vào những tranh chấp ở biển Ðông và hãy để các quốc gia trong khu vực tự giải quyết những tranh chấp này.
Hoa Kỳ cho biết dự định nêu tranh chấp chủ quyền trên biển Ðông ra thảo luận tại cuộc họp của các ngoại trưởng Châu Á ở Miến Ðiện trong tháng tới. Ðồng thời dự trù chi 156 triệu Mỹ kim để la hỗ trợ các quốc gia Ðông Nam Á phát triển khả năng hàng hải trong vòng hai năm tới. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ khẳng định không đứng về phía nào mà chỉ ủng hộ giải pháp hòa bình và quyền tự do hàng hải tại hải lộ quan trọng này. (G.Ð)
07-15 2014 3:05:48 PM
Cảnh Sát Biển Việt Nam cho biết, giàn khoan 981 đã được dịch chuyển khỏi vị trí tọa lạc trước nay khoảng 8 hải lý.
Giàn khoan 981 được đưa đến khu vực quần đảo Hoàng Sa để thăm dò dầu khí và đã tọa lạc ở đó 75 ngày.
Giàn khoan 981 tại khu vực quần đảo Hoàng Sa. (Hình: Tân Hoa Xã)
Theo Tân Hoa Xã thì giàn khoan 981 đã hoàn tất quá trình thăm dò dầu khí ở khu vực quần đảo Hoàng Sa và nay sẽ được kéo về khu vực Lăng Thủy ở đảo Hải Nam.
Trò chuyện với Tân Hoa Xã, ông Khâu Trung Kiến, một chuyên gia địa chất dầu khí, làm việc tại Viện Kỹ Thuật Trung Quốc, bảo rằng, Trung Quốc rút giàn khoan 981 khỏi khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam nhằm bảo vệ an toàn tính mạng cho công nhân Trung Quốc đang làm việc trên giàn khoan, cũng như các thiết bị của giàn khoan khi mùa bão ở biển Ðông đang đến.
Nhân vật này cho biết, tuy đã phát hiện ra dầu nhưng Trung Quốc chưa cho khai thác vì phải tổng hợp, phân tích và đánh giá những tài liệu về khu vực đó.
Việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến thăm dò dầu khí ở quần đảo Hoàng Sa đã khiến quan hệ Việt-Trung trở thành căng thẳng chưa từng có, kể từ năm 1990, sau khi hai bên “bình thường hóa quan hệ.”
Sự hiện diện của giàn khoan 981 ở khu vực quần đảo Hoàng Sa còn khiến Trung Quốc bị nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Úc, Nhật và một số quốc gia thành viên khối ASEAN chỉ trích kịch liệt.
Việc đưa giàn khoan 981 đến quần đảo Hoàng Sa thăm dò dầu khí được xem là hành động khiêu khích, gây căng thẳng và bất ổn trong khu vực.
Thái độ của Trung Quốc trước phản ứng của cộng đồng quốc tế được xem là nguyên nhân chính khiến đầu tháng này, chính phủ Nhật tuyên bố chấp nhận việc diễn giải hiến pháp hiện hành theo hướng, lực lượng tự vệ của Nhật được phép sử dụng “quyền tự vệ tập thể”, vào hôm 1 tháng 7. “Quyền tự vệ tập thể” cho phép lực lượng phòng vệ của Nhật tham chiến ở ngoại quốc để bảo vệ các đồng minh.
Thái độ đó còn là nguyên nhân khiến Việt Nam xem tình hữu nghị với Trung Quốc là “viển vông,” xích lại gần hơn với Philippines, Nhật và nỗ lực tìm kiếm sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ.
Cũng trong ngày hôm qua, Trung Quốc chính thức lên tiếng về nghị quyết hôm 10 tháng 7 của Thượng Viện Hoa Kỳ.
Nghị quyết này tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với quyền tự do hàng hải và khẳng định, việc sử dụng hải phận, không phận ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương phải tuân thủ luật pháp quốc tế. Nghị quyết kêu gọi Trung Quốc tránh các hoạt động trái với Công ước Ngăn ngừa Xung đột trên biển và trả biển Ðông về nguyên trạng, giống như trước ngày 1 tháng 5, thời điểm Trung Quốc đưa giàn khoan 981 đến thăm dò dầu khí ở khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Trung Quốc khuyến cáo Hoa Kỳ đừng can dự vào những tranh chấp ở biển Ðông và hãy để các quốc gia trong khu vực tự giải quyết những tranh chấp này.
Hoa Kỳ cho biết dự định nêu tranh chấp chủ quyền trên biển Ðông ra thảo luận tại cuộc họp của các ngoại trưởng Châu Á ở Miến Ðiện trong tháng tới. Ðồng thời dự trù chi 156 triệu Mỹ kim để la hỗ trợ các quốc gia Ðông Nam Á phát triển khả năng hàng hải trong vòng hai năm tới. Bên cạnh đó, Hoa Kỳ khẳng định không đứng về phía nào mà chỉ ủng hộ giải pháp hòa bình và quyền tự do hàng hải tại hải lộ quan trọng này. (G.Ð)
07-15 2014 3:05:48 PM
Nhà cầm quyền CSVN âm mưu tiêu diệt đạo Cao Đài độc lập
VRNs (16.07.2014) – Vĩnh Long - Kính Quí Chức Sắc Hội Đông Liên Tôn Việt Nam
Nhà nước CSVN với mục đích muốn diệt những tín đồ Cao Đài tu hành độc lập không chịu dưới sự quản lý của nhà nước, nên liên tục sách nhiểu, khống chế mỗi khi hội họp, cúng kính, Thượng Tượng…..đông người.
Cụ thể vào lúc 9g30 sáng, ngày 17-06-Giáp Ngọ (dl 13-07-2014), tại tư gia H/H Chánh Trị Sự Nguyễn Kim Lân, số 191/8A, Đường Lò Rèn, Khóm I, Phường 4, TPVL, tỉnh Vĩnh Long. Chức việc cùng đồng đạo nơi Tộc Đạo Châu Thành đang hội họp định kỳ 2 tháng một lần, để trao đổi giáo lý và chia sẻ những khó khăn của anh em thì chính quyền, công an đến sách nhiểu, gồm có:
1- Ông Hồ Xuân Truyền – Trưởng khóm I – Phường 4 – VL
1- Ông Hồ Xuân Truyền – Trưởng khóm I – Phường 4 – VL
2- Ô. Nguyễn Tuấn Tiến – Thư Ký văn phòng UBND Phường 4
3- Ô. Nguyễn Phan Hải Trung – Công an khu vực – P4
4- Ô. Thanh – Công an an ninh TPVL – Là người luôn bám sát, theo dõi Huynh CTS Nguyễn Kim Lân và Tỷ Nữ CTS Bạch Phụng hằng ngày để báo cáo.
5- Một số công an và dân phòng đứng bên ngoài. Tổng số khoảng 10 người.
Chính quyền cho rằng không sách nhiểu, chỉ đến hỏi lý do tại sao tụ tập đông người thôi, nếu CTS Kim Lân không đăng ký, xin phép thì họ vẫn cứ tiếp tục đến nữa.
CTS Nguyễn Bạch Phụng góp ý, nếu chính quyền không sách nhiểu thì các anh đến đây để làm gì, có cả công an khu vực, công an an ninh, dân phòng…các anh kéo đến đông để khủng bố tinh thần chúng tôi, nhưng mà các anh biết giữa tôi và các anh đều là con của ông Trời, đồng là người dân Việt Nam, chúng ta không phải là kẻ thù của nhau. Thượng Đế mở đạo để tận độ nhân loại hoàn cầu mà các anh không tin Ngài, chối bỏ Ngài, giết đạo của Ngài.
CTS Kim Lân đưa ra văn bản của Chủ Tịch UBND tỉnh VL, gởi cho CTS Kim Lân trả lời về việc tập thể tín đồ Cao Đài độc lập VL, gởi Bản Tường Trình thưa Cao Ủy Liên Hiệp Quốc về việc chính quyền, công an tỉnh VL xâm phạm quyền tự do tín ngưỡng. Ông Chủ Tịch tỉnh ra Công Văn số 17/UBND –TD, ngày 07-01-2014 hứa sẽ giải quyết, nhưng chúng tôi chờ mãi cho tới nay 7 tháng rồi mà vẫn chưa thấy trả lời.
Tín đồ Cao Đài độc lập Vĩnh Long yêu cầu Chủ Tịch UBND tỉnh Vĩnh Long phải có trách nhiệm giải quyết một cách minh bạch, rốt ráo, nếu không cho hội họp, cúng kính, Thượng Tượng…đông người thì ra văn bản cấm để chúng tôi thực hiện.
Chúng tôi đã gởi cho UBND tỉnh nhiều văn bản từ trước đến nay, nhưng chưa bao giờ nhận được sự hồi đáp. Công an VL cứ tiếp tục sách nhiểu, khống chế liên tục, đảng và nhà nước tìm mọi cách để nhằm tiêu diệt Đạo Cao Đài chính thống do Đức Thượng Đế sáng lập. Đây là chủ trương, chính sách có hệ thống từ trung ương tới địa phương. Khi người dân lên tiếng thưa chính phủ thì Trung ương đổ lỗi cho địa phương, do sự hạn chế về nhận thức của cấp dưới, địa phương thì cho rằng làm theo chỉ thị của cấp trên. Họ cứ đùn đẩy trốn tránh trách nhiệm để thực hiện mục đích diệt Đạo Cao Đài độc lập.
Đã đến lúc chúng tôi báo động cho tất cả đồng đạo, đông bao lương, giáo trong nước và hải ngoại, những cơ quan Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, cùng các quốc gia yêu chuộng tự do dân chủ trên thế giới, hãy sớm can thiệp và thường xuyên đến Việt Nam thăm viếng các tôn giáo độc lập trong nước để giám sát cụ thể.
Yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả lại chủ quyền va tài sản cho Đạo Cao Đài độc lập, dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc.
Nay kính.
Nữ CTS Nguyễn Bạch Phụng
Nữ CTS Nguyễn Bạch Phụng
Angela Merkel, ước gì bà là người Việt
Là phụ nữ giống như đa số bạn bè nữ giới khác tôi không mê đá banh, nhưng mỗi khi có dịp quan trọng như World Cup Brazil 2014 tôi bị cuốn theo bởi sự hưng phấn của ... chồng và bạn bè anh ấy. Nói vậy nhưng hỏi tôi đội bóng nào hay nhất, đội nào sẽ vào chung kết, tứ kết xem thì như tôi là người ngoại đạo.
Nhưng năm nay khác. Từ khi đội tuyển Đức xuất hiện tôi lập tức có cảm tình. Mà thật ra tôi có biết ông nào trong cái đội tuyển ấy là thủ quân hay ‘tiền đạo’. Tôi chỉ thích màu áo cực kỳ thu hút và nhất là ông huấn luyện viên rất sport, rất lạnh tanh trong bất cứ pha bóng nào. Ông chỉ cười khi đội tuyển kết thúc trận đấu. Kết thúc với kết quả đáng mỉm cười.
Nói dông dài nhằm chứng minh một điều khác, tôi không là fan của đội bóng này nhưng tôi yêu nó, ủng hộ nó, ca hát râm ran cho nó và nhất là ‘vui muốn khóc’ khi nó dành ngôi vô địch. Tình yêu bất thường ấy của một người không biết bóng đá dành cho Đức thật ra phát xuất từ tình yêu người lãnh đạo đất nước của họ: Thủ tướng Angela Merkel.
Bà Thủ tướng này là người sót lại từ thời Cộng sản. Từ Đông Đức, bà vật lộn với một giai đoạn lịch sử đau buồn của nước Đức để dần dần tiến tới vị trí mà không một ai trong chế độ cộng sản cũ có thể leo lên. Là một người đàn bà nhưng bà có bản tính của một chiến binh thời La mã: đánh là thắng. Bà không dùng tiểu xảo. Bà dùng trí thông minh của một nhà ngoại giao, lòng cương trực của một lãnh đạo quốc gia, sự khôn khéo của một chính trị gia lọc lõi của thế giới tư bản và hơn hết bà có một trái tim vì nhân dân Đức.
Con đường chinh phục đất nước của bà không phải bằng những lời hoa mỹ, văn chương và hứa hẹn suông như hầu hết các chính trị gia Tây phương. Bà dẫn dắt nước Đức bằng sự tỉnh táo của một nhà khoa học, vì bà vốn là một tiến sĩ Vật Lý. Bà có ưu điểm của một nhà kỹ trị cùng sự dịu dàng của một phụ nữ đơn giản và gần gũi với công chúng. Bà đi chợ xếp hàng trả tiền cho từng bó rau, hộp sữa tại các siêu thị. Người dân đứng gần và nói chuyện với bà như nói với hàng xóm. Họ cười đùa pha trò với nhau trên những đề tài bếp núc, gia đình.
Không có khuôn mặt của một lãnh tụ nhưng bà lại có hầu hết những quyết sách mạnh mẽ từ hệ thống ngân hàng cho tới vấn đề tài chánh của Liên minh EU. Bà là người luôn có quyết định gần như sau cùng và quyết định nào cũng thành công và được thế giới ngưỡng mộ.
Người dân Đức may mắn có một Thủ tướng như thế và họ hãnh diện vì bà chưa bao giờ tỏ ra mềm yếu, hay có những thái độ ngoại giao nước đôi như hầu hết các nhà ngoại giao EU và đôi khi cả Mỹ khi đối diện với Trung Quốc ngay trên sân nhà của họ.
Một mình một đội tuyển quốc gia, bà Angela Merkel mang lá cờ Đức phất phới ngay tại Bắc Kinh nơi bà tới thăm trước khi sang Brazil cùng với đội bóng nhận trái banh vàng World Cup 2014.
Một mình trước cử tọa sinh viên đông đảo của Đại học Thanh Hoa, nơi phát sinh những tinh anh của phong trào Thiên An Môn, bà Thủ tướng nói với sinh viên, cũng với đảng cộng sản Trung Quốc và toàn dân Trung Quốc rằng bà mang kinh nghiệm bản thân vốn là một người sống trong đất nước cộng sản, với những thay đổi căn bản về quyền con người, về nhu cầu đối thoại để tiến tới một xã hội tiến bộ.
Theo Thủ tướng Đức, bên cạnh những yếu tố công nghệ và kinh tế, một quốc gia muốn được ‘phát triển bền vững’ như nước Đức hiện nay cần phải có một ‘hệ thống tư pháp công minh chính trực’. Người dân phải tự tuân thủ pháp luật bằng sự công minh của người thi hành chứ không phải bằng sự đàn áp được gọi là pháp luật.
Đứng giữa Bắc Kinh bà Merkel kể lại kinh nghiệm của mình trong chế độ Xô viết khi chứng kiến chế độ độc tài đàn áp, sách nhiễu người dân chỉ vì một vài tư tưởng khác với chính quyền.
Lời chia sẻ của bà được sinh viên đại học Thanh Hoa truyền nhau trên mạng xã hội và báo chí phương Tây hết lời ca ngợi. Ngọn cờ tự do dân chủ của Đức phất phới trong khuôn viên đại học Thanh Hoa đã làm nhiều người run rẩy cảm phục, trong đó có tôi, một fan thật sự của bà Thủ tướng.
Người dân Đức xem bà là một thần tượng thì cũng bình thường. Chỉ có tôi vốn chưa từng nâng ai lên tới tới hàng thần tượng đã bị bà thu hút và chinh phục, nhất là trong thời gian xảy ra biến cố giàn khoan của Trung Quốc cắm trên đất nước tôi. Lãnh đạo chúng tôi như con giun con dế trong khi bà như một nữ tướng trước bọn giặc cỏ. Tâm lý bù đắp ấy đã làm tôi có những giây phút mừng vui chừng như bà là Thủ tướng nước tôi, một đất nước không may khi quá nhiều lãnh tụ có tham vọng chính trị nhưng lại thiếu trầm trọng một chút tài năng. Tham vọng ấy trở thành tai họa cho đất nước đến nỗi giờ đây tôi phải ‘quàng người làm họ’.
Nhìn bà hân hoan cùng với đội bóng trở về quê hương tôi bỗng nảy sinh câu hỏi: phải chăng đội tuyển Đức thắng giải vì có mặt bà trên khán đài trong trận chung kết? Hào quang của Merkel đã dẫn dắt những chàng trai sung mãn ấy tấn công đối phương không một lần mệt mỏi. Hãy tha thứ cho tôi, Việt Nam, nếu có một lần tôi nhận người nước ngoài làm thần tượng.
Mà nhận bà làm thần tượng chắc không đúng với tâm trạng của tôi hiện nay. Tôi như đứa trẻ còi cọc vì mẹ mất sữa, lâu lâu chạy sang nhà hàng xóm bú nhờ. Nếu hôm nào sữa kiệt thì quay lại với bà ngoại mân mê hai chiếc vú da cho đỡ nhớ. Dòng sữa nuôi lòng yêu nước, tự trọng và xả thân của nhiều người giống tôi hình như đã bị vắt kiệt tự bao giờ. Thôi thì đành tự dối mình, mân mê chiếc vú da của người lạ cho đỡ ức.
07-15-2014 10:24:50 AM
CanhCo
http://www.rfavietnam.com/node/2117
Bạn trẻ ơi, hãy sống thật sung mãn
Gần đây, tôi nhận thấy trên các ly đựng cà phê Starbucks người ta có in một số câu nói thật ngắn gọn của Oprah Winfrey là một người rất nổi danh với chương trình hội thoại trên truyền hình tại Mỹ từ vài ba chục năm gần đây. Ðiển hình như câu phát biểu sau đây của người nghệ sĩ tài ba này: “Cuộc sống của bạn thật to lớn. Hãy tiếp tục vươn tới” - Nguyên văn tiếng Anh: “Your life is big. Keep reaching.”
Câu nói này khiến tôi liên tưởng đến cái khẩu hiệu rất thông dụng trong giới trẻ trên thế giới từ ba bốn chục năm nay. Câu đó chỉ gồm có 4 chữ thế này: “Think Globally, Act Locally.” Xin tạm dịch dài dòng cho rõ nghĩa hơn: “Hãy suy nghĩ toàn cục, Hãy hành động tại địa phương.”
I- Thích nghi với hoàn cảnh mới của xã hội tiến bộ
Ngày nay với sự tiến bộ thần kỳ của khoa học kỹ thuật cũng như sự thịnh vượng về mặt kinh tế tại khắp nơi trên thế giới - và đặc biệt là sự bùng nổ thông tin và giao lưu giữa các dân tộc - thì hiện tượng toàn cầu hóa càng ngày càng mở rộng trên khắp các lãnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như chính trị. Trong một thế giới văn minh phát triển như thế, thì mỗi cá nhân riêng lẻ - cũng như mỗi tập thể dân tộc của một quốc gia - đều phải cố gắng học tập, suy nghĩ, tìm hiểu để mà theo kịp được với những sự chuyển biến lớn lao của xã hội. Như dân gian thường nói, “Mỗi khi nước nổi lên, thì con thuyền cũng phải dâng cao theo.” Ðó là một quy luật trong cuộc tranh đấu sống còn của thiên nhiên cũng như của cộng đồng nhân loại vậy.
Còn về mặt hành động, thì cũng phải thích nghi với hoàn cảnh thực tế tại mỗi địa phương với những đặc thù về văn hóa xã hội cũng như về kinh tế chính trị riêng biệt tại mỗi nơi, mỗi lúc. Cụ thể như tại nhiều nơi trên thế giới kể từ thập niên 1950, người ta thường phát động những chương trình hoạt động gọi là “Phát Triển Cộng Ðồng” (Community Development Projects) nhằm cải thiện môi trường sinh hoạt của từng địa phương. Ðó là những công tác cải tiến xã hội thực tiễn mà được thực hiện với sự tham gia tự nguyện và hăng say phấn khởi của chính người dân địa phương, ngay tại “hạ tầng cơ sở” nơi đó (at the grassroot).
Cũng tại các địa phương, thì thường xảy ra những bất công áp bức do người có quyền thế gây ra làm khổ cực cho người dân “thấp cổ bé miệng, thân cô thế cô.” Vì thế mà cần phải có những người trượng phu quân tử dám ra tay nghĩa hiệp để bênh đỡ cho những nạn nhân của bất công xã hội đó. Như cha ông ta xưa kia đã từng nhắc nhở trong câu, “Anh hùng thấy sự bất bình chẳng tha.” Và chính vì khía cạnh “Hành động nhằm bênh vực sự công bằng xã hội” này, mà tôi muốn khai triển chi tiết hơn trong mục sau đây.
II- Vai trò làm “đối trọng” của xã hội dân sự hiện nay
Như ta đã biết xã hội dân sự đóng hai vai trò chính yếu, đó là vừa làm “đối tác” và vừa làm “đối trọng” đối với Chính Quyền Nhà Nước (Counterpart/Counterbalance). Làm đối tác là cùng sát cánh với nhà nước trong loại công việc từ thiện nhân đạo, giáo dục thanh thiếu niên v.v..., như các hội hồng thập tự, hướng đạo, cứu trợ nạn nhân thiên tai bão lụt. Còn làm đối trọng là tranh đấu bênh vực những nạn nhân của bất công áp bức do cán bộ nhà nước gây ra, điển hình như bênh vực dân oan bị mất nhà mất đất, bảo vệ các nạn nhân bị công an cảnh sát đối xử tàn bạo, chà đạp nhân phẩm v.v...
Từ trên 60 năm nay, kể từ ngày Liên Hiệp Quốc công bố Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền vào năm 1948, thì lần lượt tại khắp nơi trên thế giới đã phát sinh ra một phong trào tranh đấu cho phẩm giá và quyền con người. Cuộc tranh đấu này đã và đang diễn ra hết sức kiên cường sôi nổi nhằm bắt buộc giới cầm quyền cũng như giới tài phiệt tại từng quốc gia phải chấm dứt mọi hành động bất công áp bức đối với người dân sở tại. Và đặc biệt trong vòng 30 năm nay, nhờ sự phổ biến của Internet mà người dân tại nhiều quốc gia đã có thể trao đổi tin tức vừa mau lẹ vừa chính xác cho nhau - để rồi từ đó mà đưa ra những hành động hợp thời, hiệu quả nhằm bênh vực quyền lợi chính đáng của bà con đồng bào ruột thịt của mình.
Riêng ở nước Việt Nam chúng ta hiện nay, thì đang xuất hiện công khai các nhóm, các tổ chức tự phát mà có đủ cả ba tính chất “phi chính phủ,” “bất vụ lợi” và “tự nguyện” của xã hội dân sự nhằm đòi hỏi nhà cầm quyền cộng sản phải thực tâm tôn trọng những quyền tự do căn bản của mỗi người công dân - như đã được ghi rõ trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và các văn bản liên hệ khác cũng do Liên Hiệp Quốc ban hành. Như vậy là cuộc tranh đấu của bà con chúng ta ở trong nước đã đi đúng hướng với phong trào toàn cầu để đòi hỏi mọi chính phủ phải thực thi những cam kết về Bảo Vệ Nhân Quyền từ lúc họ ký kết phê chuẩn các Công ước Quốc Tế về quyền chính trị và dân sự cũng như về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa.
Cụ thể là gần đây, nhiều nhà tranh đấu nhân quyền từ Việt Nam đã có mặt tham gia tại các buổi điều trần công khai về nhân quyền do Liên Hiệp Quốc tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ, hay do tổ chức Cộng Ðồng Âu Châu (EU = European Union) hoặc do chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ mở ra cho công chúng tham dự. Rõ rệt là những đại biểu đó đang cất lên tiếng nói thay cho những nạn nhân của bất công áp bức ở Việt Nam - mà họ luôn bị chính quyền cộng sản bịt miệng không cho phát biểu - điển hình là Linh Mục Nguyễn Văn Lý đã bị công an công khai bịt miệng trước phiên tòa (Voice for the Voiceless in Vietnam).
Như vậy là cuộc tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền tại địa phương Việt Nam chúng ta hiện đang có được sự thông cảm, liên đới và sự tiếp tay yểm trợ của nhiều dân tộc trên thế giới vậy đó (Local Action with Global Solidarity and Support).
III- Tranh đấu vì “yêu thương trọn vẹn” đối với đồng bào ruột thịt thân yêu của mình
Vào năm 1995, lúc còn bị giam giữ tại trại Z30D ở Hàm Tân, Phan Thiết, tôi có làm một bài thơ song ngữ tiếng Việt và tiếng Anh nhan đề “Nói với bạn trẻ” - trong đó có mấy câu cuối như sau:
“...Hãy sống thật sung mãn
Bằng yêu thương trọn vẹn
Và tận hưởng
Sự an bình ngây ngất
Trong sâu thẳm nội tâm chúng ta.”
Tôi muốn đưa cụm từ ngữ “hãy yêu thương trọn vẹn” trong bài thơ này để góp thêm vào với cái khẩu hiệu “hãy suy nghĩ toàn cục, hãy hành động tại địa phương” đã ghi ở trên thành một khẩu hiệu có ba vế mà được viết ra tiếng Anh như sau: “Think Globally - Act Locally - Love Totally.”
Và tôi cũng muốn nói rõ hơn với các bạn trẻ rằng, ở vào đầu thế kỷ 21 này, phần đông trong chúng ta đang được hưởng thụ những thành quả tốt đẹp của sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, của nền kinh tế thịnh vượng và của sự thông cảm và liên đới quốc tế. Ðó là những phúc lộc do cha ông chúng ta trước đây và cũng do nhân loại tiến bộ ngày nay đã góp phần tạo dựng ra để cho tất cả chúng ta được sống trong bàu không khí nhân ái an hòa, thịnh vượng và tiến bộ của cộng đồng thế giới hiện nay.
Vì từ gần 70 năm qua, người cộng sản đã gieo rắc mối hận thù ân oán của chủ thuyết “đấu tranh giai cấp” với “chuyên chính vô sản” vào trong lòng dân tộc ta - khiến cho cái nọc độc bạo lực căm thù đó đã tàn phá đến tận cội rễ trong tâm hồn con người Việt Nam chúng ta, làm băng hoại tiêu diệt hết cái truyền thống nhân ái bao dung trong xã hội - mà phải biết bao nhiêu thế hệ vất vả cực nhọc cha ông ta mới gầy dựng nuôi dưỡng lên được. Do đó, mà tôi muốn kêu gọi các bạn trẻ hãy nghiêm túc nghe theo lời kêu gọi khuyên nhủ của cha ông chúng ta từ xa xưa - mà được gói ghém trong hai câu văn thật ngắn gọn như sau, “Ðem đại nghĩa thắng hung tàn. Lấy chí nhân thay cường bạo.”
Trong cuộc sống của con người thời nào và ở đâu cũng vậy - điều quý báu nhất là do nơi tấm lòng nhân ái yêu thương đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau mỗi khi có ai gặp hoạn nạn, bị bóc lột chèn ép. Các bạn trẻ ngày nay được tiếp cận nhiều với thế giới văn minh tiến bộ, thì các bạn càng có nhiều khả năng, nhiều sáng kiến để mà đem ra giúp dân giúp nước đang bị cả hai thứ “thù trong, giặc ngoài” quấy phá.
Và chỉ khi nào mà - thông qua các hành động cụ thể tích cực - các bạn biết đem hết cái tình yêu thương trọn vẹn đó ra để san sẻ rộng rãi với đông đảo các bà con đang là những nạn nhân khốn khổ bất hạnh của cường quyền bạo lực - thì cuộc sống của các bạn mới thật sự sung mãn và có ý nghĩa cao đẹp tuyệt vời vậy.
07-13-2014 3:36:25 PM
Ðoàn Thanh Liêm
Theo NgườiViệt
Về thông tin TQ sắp rút giàn khoan: 3 tướng VN lên tiếng
(Soha.vn) - Theo tướng Thệ, khi bão vào Biển Đông, lực lượng chức năng của Việt Nam cần theo dõi chặt chẽ giàn khoan Hải Dương 981 hơn.
Thông tin ngày 15/7, Trung Quốc có thể sẽ rút giàn khoan Hải Dương 981 khỏi vị trí hiện tại vì cơn bão Rammasun đang có hướng tiến vào Biển Đông đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của dư luận.
Trao đổi nhanh với chúng tôi, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước – nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, ĐBQH các khóa VIII, IX, nguyên Tư lệnh quân khu IV cho hay: “Nếu quả thực Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương - 981 vì mong muốn hòa bình trên Biển Đông thì rất hoan nghênh. Nhưng nếu vì bất khả kháng do ảnh hưởng của cơn bão Rammasun mà phải rút giàn khoan thì nhiều khả năng, với ý đồ kiềm chế Biển Đông, Trung Quốc sẽ ngang ngược đưa giàn khoan trở lại”.
Tướng Thước cho rằng: Cần theo dõi chặt diễn biến và sự thay đổi vị trí của giàn khoan Hải Dương 981 trong thời gian này.
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (Ảnh: Tuấn Nam)
Trong một cuộc trao đổi khác với chúng tôi, Thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương - nguyên Phó Chính ủy quân khu Tây Bắc, nguyên Cục trưởng Cục Tổ chức Tổng cục Chính trị nói: “Vì bão Rammasun mà Trung Quốc có thể rút giàn khoan. Nhưng nếu rút giàn khoan vì lý do bão mạnh thì trong thời gian sau, Trung Quốc sẽ quay trở lại. Vì thế chúng ta phải tiếp tục cuộc đấu tranh như thời gian vừa qua và chuẩn bị đưa hồ sơ vụ việc ra tòa án quốc tế để kiện Trung Quốc”, tướng Hương nói.
Đồng quan điểm với tướng Thước và tướng Huỳnh Đắc Hương, Trung tướng Phạm Xuân Thệ - nguyên Tư lệnh quân khu I, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cho rằng: “Với ý đồ và mưu đồ của Trung Quốc đã thể hiện trong thời gian qua thì Trung Quốc hoàn toàn không muốn rút giàn khoan Hải Dương - 981 khỏi Biển Đông.
Trung tướng Phạm Xuân Thệ (Ảnh: Tuấn Nam)
Tuy nhiên, do cả Việt Nam và nhiều nước trên thế giới lên án mạnh mẽ khiến Trung Quốc mất mặt nên rất có thể họ sẽ rút giàn khoan. Và nhân điều kiện có bão xuất hiện, họ sẽ tìm cách để “thua trên thế thắng”chứ không phải là do họ bị lẽ phải ép phải rút. Thực tế, sức ép từ lẽ phải và cuộc đấu tranh quyết liệt của Việt Nam là rất lớn”.
BÀI LIÊN Q
Họ sẽ không bao giờ bỏ ý đồ. Nếu họ rút lúc này thì có thể lúc khác họ sẽ quay lại, rút khỏi vị trí này để sang vị trí khác. Nhưng cũng có thể thì họ sẽ không rút.
Tướng Thệ cũng đặc biệt chú ý: “Chúng ta cần phải theo dõi chặt chẽ vị trí của giàn khoan Hải Dương 981 cũng như tình hình trên Biển Đông. Phải nâng cao cảnh giác, đề phòng khả năng Trung Quốc đưa giàn khoan tiến sâu hơn vào trong khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam với lý do tránh bão”.
Trước đó, đã có những dự đoán rằng từ chiều tối 17/7 đến cuối tuần, cơn bão Rammasun có khả năng sẽ vượt qua Philippines vào biển Đông ở phía Đông - Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Dù được mô tả là là giàn khoan “siêu hiện đại”, “siêu bền vững” và “siêu khủng” nhưng giàn khoan Hải Dương 981 đang được Trung Quốc hạ đặt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam cũng chỉ được thiết kế đủ sức chống bão mạnh cấp 10.
Vì vậy, trước sức mạnh và diễn biến phức tạp của bão Rammasun, để đảm bảo an toàn, rất có thể Trung Quốc sẽ rút các tàu làm nhiệm vụ hộ tống, bảo vệ hoạt động phi pháp của giàn khoan Hải Dương 981, đồng thời, không loại trừ sẽ phải di dời giàn khoan “khủng” này vào vị trí gần bờ.