Một giây cũng không cho TQ thuê đất

Clip: Huy Phan

Người phụ nữ hùng hồn tuyên bố: "1 giây cũng không cho nói chi 99 năm..." Bạn có đồng ý như vậy không?

Bùng nổ biểu tình chống Luật Đặc khu, nhiều người bị bắt

Theo VOA-Viễn Đông/11/06/2018 
Người biểu tình phản đối Luật Đặc khu ở Hà Nội hôm 10/6.
Người biểu tình phản đối Luật Đặc khu ở Hà Nội hôm 10/6.
Việt Nam xác nhận bắt giữ nhiều người hôm 10/6 sau khi nổ ra các cuộc biểu tình rầm rộ ở các thành phố lớn để phản đối Luật Đặc khu.
Các hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội cho thấy cảnh nhiều người biểu tình bị “giữ” và “lôi” lên xe buýt ở Hà Nội và TP HCM. Qua các bức ảnh, có thể thấy máu trên mặt và áo một số người.
Trong khi đó, các nhân chứng nói với VOA Việt Ngữ rằng "hàng chục người" đã "bị bắt". Thông tin này không thể được kiểm chứng độc lập.
Dù dự luật không nêu cụ thể các nhà đầu tư nước ngoài tiềm năng tại ba địa điểm có thể trở thành đặc khu là Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc, nhiều người biểu tình cho rằng Trung Quốc có thể dùng những nơi "chiến lược" này để “lập cứ”.
Các bức ảnh cho thấy những người xuống đường mang theo các biểu ngữ như “Không cho Trung Quốc thuê đất dù chỉ một ngày” hay “Giao đất cho giặc Tàu là mất nước”.
Lực lượng công an và an ninh giải tán cuộc biểu tình ở Hà Nội hôm 10/6.
Lực lượng công an và an ninh giải tán cuộc biểu tình ở Hà Nội hôm 10/6.
Sau nhiều giờ im tiếng, báo chí trong nước đồng loạt đăng lại một bản tin ngắn của Thông tấn xã Việt Nam, trong đó nói rằng công an bắt giữ người “lôi kéo biểu tình trái phép” vì Luật Đặc khu.
Trong bài viết có tựa đề “Đừng quá sợ dân”, nhà báo tự do Trương Huy San nói rằng “cho dù hàng vạn con người đã xuống đường, người dân không hề thách thức quyền lực” và “người dân chỉ bày tỏ thái độ”.
“Chiều nay, đừng ngạc nhiên khi trên truyền thông hay trong các phòng kín có ai đó thổi phồng vai trò của “các thế lực thù địch” đứng sau các cuộc biểu tình [tuy có thể cũng có những kẻ tát nước theo mưa]. Và cũng đừng ngạc nhiên khi mạng xã hội (MXH) cũng bị cho là thủ phạm [để thuyết phục các nhà lãnh đạo ủng hộ các biện pháp cứng rắn hơn]”, người còn được biết tới với tên gọi blogger Osin Huy Đức viết tiếp.
Một sự kiện gây nhiều chú ý trong cuộc xuống đường hôm 10/6 là chuyện "đám đông tràn vào trụ sở UBND tỉnh Bình Thuận".
Báo chí trong nước dẫn lời chính quyền cáo buộc người dân "đốt xe công" và "làm nhiều cảnh sát bị thương", trong khi nhiều người biểu tình viết trên mạng xã hội rằng họ bị "vu khống".
Nhiều cuộc tuần hành vẫn được tổ chức theo như kế hoạch dù chính phủ Việt Nam hôm 9/6 đề nghị lùi thời gian thông qua Luật Đặc khu.
Tuy nhiên, theo nhà hoạt động xã hội Nguyễn Anh Tuấn, “hoãn vẫn chưa đủ” mà Việt Nam “phải chính thức thông báo hủy ý định lập đặc khu”.
Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố sẽ giảm thời hạn cho thuê đất 99 năm nhưng không nói cụ thể về việc giảm này.
Trong cuộc trao đổi với báo chí hôm 7/6, ông Phúc từng nói rằng việc người dân, trí thức và người Việt ở nước ngoài góp ý về Luật Đặc Khu là “tinh thần yêu nước rất đáng hoan nghênh”.
Các cuộc xuống đường tuần hành chống Luật Đặc khu còn là dịp để người biểu tình lên tiếng về dự luật An ninh mạng dự kiến sẽ được mang ra biểu quyết vào ngày 12/6.
Trên Facebook cá nhân, tiến sĩ Jonathan London viết rằng "không có nước nào mà biểu tình được xem là phương án tốt nhất để giải quyết những vấn đề lớn và quan trọng trong xã hội".
"Việc có biểu tình cuối tuần không chỉ phản ánh sự nghi ngờ và phẫn nộ của nhiều người mà phản ánh một thực thế lớn hơn mà đã biết quá lâu: người dân Việt Nam đã từ lâu mong, cần, và xứng đáng những quyết định quốc gia xuất phát từ những quá trình và thảo luận minh bạch, càng mang tính văn minh đa nguyên dân chủ càng tốt", nhà nghiên cứu lâu năm về Việt Nam này nhận định. "Như thế Việt Nam mới cất cánh".
Theo ghi nhận của VOA tiếng Việt, các cuộc biểu tình của người Việt còn diễn ra ở nhiều nước như Nhật Bản, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc và Mỹ.

Bình Thuận: Dân cảnh báo ‘lại biểu tình’ nếu CA ‘truy bắt’

VOA Tiếng Việt/11/06/2018
Cảnh sát và người biểu tình đối mặt nhau trên quốc lộ 1 ở Bình Thuận, 11/6/2018
 Cảnh sát và người biểu tình đối mặt nhau trên quốc lộ 1 ở Bình Thuận, 11/6/2018
Một đại diện lãnh đạo tỉnh Bình Thuận và một người dân thị trấn Phan Rí Cửa xác nhận với VOA hồi 6h chiều ngày 11/6 rằng tình hình “tạm ổn”, “tạm lắng xuống” sau cuộc biểu tình đông đảo với nhiều hình ảnh bạo lực diễn ra kể từ cuối tuần vừa qua.
Một người dân đề nghị giấu tên đưa ra lời cảnh báo rằng một cuộc xuống đường lớn sẽ “bùng nổ trở lại” nếu công an “truy tìm, bắt bớ” những người biểu tình.
Báo chí Việt Nam và thông tin trên mạng xã hội cho hay hàng ngàn người ở Phan Rí Cửa đã tràn xuống quốc lộ 1 từ sáng ngày 10/6 để phản đối dự luật về đặc khu kinh tế, vốn bị xem là có thể mở đường để người Trung Quốc di dân, thôn tính biển đảo của Việt Nam.
Tin cho hay đã xảy ra đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát, làm tê liệt tuyến quốc lộ huyết mạch cho đến đêm cùng ngày. Bên cạnh đó, nhiều người biểu tình đã xông vào trong trụ sở Uy ban Nhân dân tỉnh Bình Thuận đặt tại thành phố Phan Thiết và một số cơ sở khác của chính quyền.
Hình ảnh và chú thích trên báo chí do nhà nước kiểm soát cho thấy một số xe cộ và căn phòng đã bị đốt bởi “những người quá khích” hay “những đối tượng bị kích động”.
Trên mạng xã hội có nhiều đoạn video cho thấy xô xát giữa người biểu tình với cảnh sát cơ động trên quốc lộ, trong đó cảnh sát bắn lựu đạn khói về phía đoàn biểu tình, còn người biểu tình ném gạch, đá về phía cảnh sát.
Tình hình bạo động đã kéo dài ít nhất đến nửa đêm ngày 10/6, theo lời một phó bí thư Bình Thuận được báo chí trong nước dẫn lại. Trong khi đó, thông tin trên mạng xã hội nói biểu tình còn kéo dài sang cả ngày 11/6.
Chiều muộn ngày 11/6, một cán bộ không nêu tên thuộc Văn phòng Đảng ủy Bình Thuận trả lời VOA khi phóng viên gọi vào số máy di động của ông Bí thư Nguyễn Mạnh Hùng:
“Hiện nay Bí thư Hùng đang chủ trì cuộc họp đánh giá tình hình. Tình hình cũng hơi ổn. Các cấp các ngành cũng vào cuộc. Tình hình hơi ổn, dịu xuống”.
Một người dân Phan Rí Cửa, tâm điểm của cuộc bạo động, xác nhận với VOA rằng người dân đã “về nhà”, cảnh sát đã “rút quân”, tình hình “yên ắng” và quốc lộ 1 đã “thông suốt”.
Một bài báo của Tiền Phong hôm 11/6 trích lời bí thư Bình Thuận nói rằng nhà chức trách đang “rà soát, sàng lọc các đối tượng” mà ông gọi là người bị kích động. Ông Hùng nói thêm “hành vi vi phạm pháp luật là phải xử lý nghiêm minh”.
Các báo nhà nước đưa tin công an tỉnh cho biết vào sáng cùng ngày rằng họ đã “tạm giữ 102 người” để điều tra việc “đập phá trụ sở UBND tỉnh và các cơ quan ban ngành xung quanh”.
Bí thư ông Hùng thận trọng nhận định với báo chí rằng “không loại trừ khả năng vẫn còn tiềm ẩn những vấn đề không lường trước được”.
Người dân Phan Rí Cửa không muốn lộ danh tính đưa ra cảnh báo vào chiều tối 11/6 rằng nếu chính quyền triển khai thêm cảnh sát và truy bắt người biểu tình, hoạt động phản đối sẽ lại nổ ra:
“Chỉ cần họ [cảnh sát] rút, họ không đến đây nữa thì người dân sẽ không chống trả gì. Hồi sáng nay cũng vậy. Ngày hôm trước xảy ra, buổi tối họ rút về, và buổi sáng có sự tiếp viện [bên cảnh sát] thì người dân họ mới tiếp tục chống lại. Bây giờ chỉ cần chính quyền không có tăng cường gì nữa thì tự động mọi chuyện sẽ yên thôi”.
Trong dịp cuối tuần, ngoài Bình Thuận, nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ đã diễn ra ở một loạt các tỉnh thành của Việt Nam, trong đó có Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Nghệ An, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Mỹ Tho.
Dù nhiều người chia sẻ các bài viết và hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy đã có việc nhà chức trách bắt bớ người biểu tình hoặc xảy ra xô xát nhẹ tại các địa phương kể trên, nhìn chung các cuộc biểu tình đó không đạt mức độ bạo động như ở Bình Thuận.
Nam cư dân Phan Rí Cửa lý giải với VOA rằng anh và đồng hương của mình đã bị dồn nén quá lâu vì ba nguyên nhân gồm: nhiệt điện Vĩnh Tân gây ô nhiễm môi trường, việc xả chất thải xuống biển làm chết thủy sản, và kiểm ngư bảo kê cho tàu giã cào làm ngư dân không còn kiếm sống được nữa. Anh nói thêm:
“Nó tạo ra tệ nạn xã hội, công việc không có. Chính quyền chỉ có hứa suông rồi sau đó đâu vẫn vào đấy. Thì cuối cùng nó gây sự mất niềm tin. Bây giờ dù có nói gì [người dân] họ cũng không nghe”.
Một số người sử dụng mạng xã hội chia sẻ các hình ảnh cho thấy dường như cảnh sát đã và đang điều động thêm người của họ từ các địa phương khác đến Bình Thuận. VOA không thể kiểm chứng độc lập thông tin này. Khi được hỏi rằng người dân địa phương có phản ứng gì nếu diễn biến này là sự thật, nam cư dân Phan Rí Cửa nói:
“Đừng dùng đàn áp hay là bạo lực này kia. Tại vì người dân đi biển họ đối mặt với cái chết hàng ngày họ còn không sợ, bây giờ họ không có sợ”.

Nếu buộc phải bắn, hãy chĩa súng lên trời!

 06/10/2018 - 21:08 — truongduynhat
Đó là lời kêu gọi, đang lan truyền rất nhanh trên mạng. Vâng, “nếu buộc phải bắn, hãy chĩa súng lên trời!”.
Trước mặt các anh, là hàng xóm, chú bác, đồng bào, thậm chí có thể là cháu con, cha mẹ, ông bà của chính các anh.
Đừng bắn!
Vâng. Tôi đã thấy những ánh mắt ngập ngừng, cùng những cánh tay chĩa súng lên... trời! Không ít cảnh sát cơ động (CSCĐ) đã trân mình chịu trận, mà không chống trả.
Phan Rí, Bình Thuận. Sau hàng loạt những hình ảnh bạo lực từ cả hai phía. Đá, đạn, kẽm gai, dùi cui, và máu đổ. Tôi dừng lại mãi trước hình ảnh này.
Một chiến sĩ cảnh sát cơ động trẻ măng, miệng cười rất tươi. Khi trên ngừoi còn lấm lem bùn đất, và cả những vết tích của trận đòn gạch đá từ phía nhân dân.
Một nụ cừoi, chưa bao giờ đẹp hơn thế.
Thắng dân làm gì, tại sao phải thắng dân? Có gì mỉa mai, bất nhân, tàn độc hơn khi gọi những cuộc chiến nhắm vào dân là “những trận đánh đẹp”?
Nhường dân đi. Thua ông bà, ba mẹ, chú bác, cháu con, dòng tộc mình. Thua chính đồng bào mình, không đáng để cười sao.
Trận Tiên Lãng năm nào. Đến những con chó nghiệp vụ cũng không chọn cách tấn công, dù luôn được đẩy lên phía trước, nhưng những đồng chí “cảnh sát chó” ấy đã quay đầu, không chọn cách lao vào anh em nhà Đoàn Văn Vươn. Bởi chúng nhận ra, đánh hơi được: đó không phải là kẻ thù.
Dường như, trong nhiều “trận đánh” gần đây, các anh cũng đã dùng chó. Nhưng có khi nào, các anh thấy những “đồng chí chó” của mình lao tới cắn nhân dân chưa?
Đến những “đồng chí bốn chân” của các anh còn thân thiện vậy. Tại sao các anh phải nổ súng. Tại sao phải hầm hừ trấn áp, tấn công nhân dân như kẻ thù?
Quay lưng lại, cho dù có hứng chút nhiều gạch đá, như chàng CSCĐ kia, để có được một nụ cừoi hạnh phúc thế.
Hoặc nếu vẫn phải nổ súng. Vâng, nếu vẫn phải nổ súng, vẫn buộc phải bắn, thì:
Hãy chĩa lên... trời!

Cảm ơn Sài Gòn

 06/10/2018 - 13:08 — truongduynhat
Cảm ơn Sài Gòn đã cho tôi làm một ngọn sóng nhỏ, hoà cùng biển sóng cuồn cuộn sục sôi ấy. Đến giờ, vẫn nguyên cảm xúc ấy. Vẫn như đang bơi giữa biển người Sài Gòn mênh mông ào ạt ấy.
Chưa bao giờ xuống đường biểu tình. Là một nhà báo, trước nay, tôi luôn chọn cho riêng mình một phương cách khác. Nhưng lần này thì không thể không. Máu như sôi chảy hừng hực trong người.
Nhập đoàn biểu tình trước Tổng lãnh sự Mỹ. Kéo qua phía nhà thờ Đức Bà. Đạp bung dãy rào thép gai trước trụ sở Uỷ ban nhân dân thành phố. Tràn sang phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Nhiều người đẩy tôi lên phía trước. Người dúi vào tay tôi chai nước, chiếc khăn. Có mẹ già nào đó đưa tay lau mặt giúp tôi.
Trời nắng quá. Nhưng cái nóng như lửa cháy trong lòng lại là điều đẩy thúc bước chân chúng tôi đi.
“Vì độc lập, phản đối đặc khu”!
“Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng”!
Tôi hô đến khản giọng. Hàng trăm, nghìn tiếng hô đáp lại.
Sài Gòn ơi. Cảm ơn người đã cho tôi được cháy, được thét gào đến khản giọng giữa biển trời này. Cảm ơn hàng trăm, hàng vạn đồng bào đã cho tôi thấy thế nào là sức mạnh và sự thôi thúc, sục sôi của lòng yêu nước.
Hoà trong biển người ấy, tôi không thấy “bọn phản động, phe nhóm xúi giục, kích động” nào. Tôi không tin bất kỳ ai, hay một tổ chức phe nhóm nào có thể kích động nên những cuộc biểu tình hùng dũng, hiên ngang ngợp trời Sài Gòn thế.
Tôi chỉ thấy quanh mình, giữa biển ngừoi mênh mông ấy, trong những tiếng thét gào ấy là lửa lòng yêu nước đến sục sôi, bỏng cháy. 
Chính những ngừoi dân, hàng trăm hàng vạn đồng bào quanh tôi đã tạo nên một Sài Gòn cháy bỏng thế, hôm nay.
“Vì độc lập, phản đối đặc khu”!
“Vì tự do, phản đối luật an ninh mạng”!
”Phản đối! Phản đối! Phản đối!”... 
Không chỉ là tiếng tôi nữa. Không còn nhận ra tiếng một ai nữa. Cả biển ngừoi. Dội vang như sóng. Cuồn cuộn mọi ngả đường. 
Rồi tiến về Dinh Độc Lập. Vâng, đoàn ngừoi sùng sục như sóng biển khơi tiến thẳng hướng Dinh.
Nó khiến tôi liên tưởng đến cảnh đoàn xe tăng húc đổ cánh cổng Dinh, trong sự kiện Sài Gòn 30/4/1975.
“Những làn sóng khủng khiếp”. Đó là câu ông Phúc Thủ tướng thốt lên sau cơn phản ứng tức tối từ dư luận về hai dự luật “đặc khu” và “an ninh mạng”. 
Không biết, khi thốt câu đó, Thủ tướng Phúc đã nhìn đoán trước cảnh này?
Không biết, nhìn cảnh Sài Gòn hôm nay, thấy trông những biển sóng ngừoi như thác thế, có ai liên tưởng đến một ngày nào, rất có thể cánh cổng Dinh Độc Lập kia lại một lần sụp đổ.
Không bởi một chiến xa nào, mà bởi chính những ngọn sóng biển ngừoi kia, bởi chính bàn tay không tấc sắt của hàng vạn, hàng triệu đồng bào- những biển ngừoi đang đứng bên tôi, quanh tôi hôm nay.
Chưa bao giờ, cho tôi cảm xúc diệu kỳ thế. 
Tôi yêu họ, yêu những ngừoi quanh tôi. Những ngừoi dân bình thường đã làm nên một Sài Gòn dậy sóng, hôm nay.

Hai người bị cáo buộc kích động biểu tình

RFA-2018-06-11  
Anh Trần Minh Huệ và anh Nguyễn Đình Thành, hai người bị cáo buộc kích động biểu tình.
Anh Trần Minh Huệ và anh Nguyễn Đình Thành, hai người bị cáo buộc kích động biểu tình.Courtesy of tienphong.vn/ RFA edits
Công an tỉnh Bình Dương vào ngày 10 tháng 6 tiến hành bắt giữ hai người mà cơ quan chức năng cáo buộc bị tổ chức phản động dụ dỗ để rải truyền đơn trái phép, nhằm kêu gọi biểu tình tại Khu công nghiệp Sóng Thần ở thị xã Dĩ An.
Theo truyền thông trong nước, hai người bị bắt giữ là anh Trần Minh Huệ 37 tuổi và anh Nguyễn Đình Thành 27 tuổi.
Cơ quan Công an cáo buộc anh Huệ và anh Thành đã vào các trang web của các tổ chức phản động và thực hiện theo lời các tổ chức này để phát tán những truyền đơn kêu gọi người dân tham gia biểu tình gây rối trật tự công cộng.
Công an tỉnh Bình Dương cho biết anh Huệ bị bắt quả tang khi đang phát tán những tờ truyền đơn cho công nhân với nội dung “Kêu gọi người dân tham gia biểu tình phản đối việc xem xét cho thuê đất tại đặc khu kinh tế”.
Trong khi đó, anh Thành bị bắt tại nơi cư trú lúc đang sao chép những bài viết sưu tập trên mạng có nội dung kích động biểu tình với số lượng lên đến 3.300 tờ.
Dù hai người bị bắt bị các tổ chức phản động dụ dỗ, nhưng các bản tin đều không cho biết đó là những tổ chức nào mà cơ quan chức năng Việt Nam gọi là ‘phản động’.
Tại Việt Nam hiện nay, nhiều người lên tiếng thể hiện không cùng quan điểm với đường lối của Nhà nước đều bị gọi là phản động, bị bắt giữ và trừng trị với tội danh gây rối anh ninh trật tự.
Năm 2017 và đầu năm 2018 được đánh giá là giai đoạn đàn áp nhân quyền trầm trọng nhất trong lịch sử nhân quyền vốn bị nói là nhem nhuốc của Việt Nam. Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tháng 4 vừa qua đã công bố phúc trình về tình hình nhân quyền Việt Nam, trong đó lên án tình trạng vi phạm quyền tự do ngôn luận, lập hội, báo chí, tôn giáo, cũng như tình trạng tra tấn, đối xử tàn ác, hạ phẩm giá con người vẫn bị Việt Nam sử dụng với những tiếng nói bất đồng.

Cuộc đấu tranh của chúng ta không vô vọng

Theo VOA-11/06/2018 
Lê Anh Hùng
Biểu tình tại Sài Gòn. (Hình: FB Trần Tiến Dũng)
 Biểu tình tại Sài Gòn. (Hình: FB Trần Tiến Dũng)
Những ai đã từng đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa hẳn đều khó quên câu chuyện rừng mơ của Tào Tháo. Thời gian Lưu Bị còn nương nhờ dưới trướng Tào Tháo, nhân một lần mời rượu Lưu Bị, Tào Tháo đã kể lại một mẩu chuyện đáng nhớ, khi ông ta dẫn quân đi đánh Trương Tú. Bấy giờ đang là mùa hè, trời nắng như đổ lửa, dọc đường đi không có nước, tướng sĩ khát cào cuống họng. Để khích lệ quân sỹ, Tào Tháo bèn nghĩ ra một kế. Ông ta cầm roi trỏ bâng quơ về phía trước và nói: “Trước mặt có rừng mơ.” Quân sỹ nghe nói đến mơ thì ai nấy đều ứa nước dãi, không những phần nào giải được cơn khát cháy cổ, mà tinh thần còn phấn chấn đến độ quên hết mệt nhọc, và chẳng mấy chốc họ đã đến được nơi cần đến.
Ý nghĩa của câu chuyện nằm ở chỗ, khi người ta tin tưởng mình đang đi đúng hướng và thắng lợi đang chờ ở phía trước, niềm tin đó sẽ chuyển hoá thành năng lượng vật chất, tiếp thêm sức mạnh cho họ và giúp họ đạt được mục đích của mình.
Gần một tháng nay, người người Việt trong và ngoài nước sôi sục trước thông tin Quốc hội Việt Nam chuẩn bị thông qua Dự luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt (gọi tắt là Luật Đặc khu). Trước viễn cảnh nếu dự luật được thông qua, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ mở toang cửa cho Trung Quốc tràn vào chiếm lĩnh 3 vị trí cực kỳ xung yếu về an ninh quốc phòng trong một khoảng thời gian vô hạn định, làn sóng phản đối dự luật bán nước này đã nhanh chóng lan toả trong các tầng lớp và cộng đồng người Việt, cả trong và ngoài nước, cả bên trong lẫn bên ngoài bộ máy.
Trước cơn bão phản đối mạnh mẽ chưa từng có của công luận đối với một dự luật do Chính phủ trình ra Quốc hội theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 9/6 vừa qua, nhà cầm quyền Việt Nam đã ra thông báo lùi việc thông qua Luật Đặc khu từ kỳ họp thứ 5 sang kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV “để có thêm thời gian nghiên cứu, hoàn thiện”, đồng thời bỏ quy định trường hợp đặc biệt với thời hạn cho thuê đất lên tới 99 năm.
Việc Chính phủ và Quốc hội Việt Nam thống nhất tạm hoãn thông qua Dự luật Đặc khu và trong dự luật không còn thời hạn cho thuê đất 99 năm có thể được xem là một sự nhượng bộ từ phía nhà cầm quyền và là một thắng lợi của các tầng lớp nhân dân cùng những thành phần “phản tỉnh” trong hệ thống hiện hành.
Tuy nhiên, đây dù sao cũng chỉ là thắng lợi bước đầu, bởi nhà cầm quyền mới chỉ thông báo là hoãn trình Quốc hội thông qua chứ chưa huỷ bỏ dự luật, trong khi bản chất Luật Đặc khu, như nhiều chuyên gia đã chỉ ra, là một đạo luật bán nước, không phụ thuộc vào thời hạn cho thuê đất 99 năm, 70 năm hay 50 năm. Nhiều người đã bày tỏ thái độ dứt khoát là không cho kẻ thù truyền kiếp của dân tộc thuê đất đặc khu, dù chỉ một ngày.
Cơn bão phản đối Luật Đặc khu hiện nay khiến người ta không khỏi liên tưởng tới bầu không khí phản đối dự án Bauxite Tây Nguyên gần 10 năm trước.
Lần đầu phải đối mặt với phản ứng mạnh mẽ của dân chúng (đặc biệt là các nhà chuyên môn cùng giới trí thức) cũng như một số thành phần tiến bộ đã hoặc đang nằm trong hệ thống, nhà chức trách Việt Nam lúc bấy giờ đã phải chấp nhận nhượng bộ. Ban đầu, giới hữu trách thậm chí còn định cho phép Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam liên doanh với Trung Quốc để thực hiện dự án khai thác bauxite. Tuy nhiên sau đó, trước áp lực của dư luận, phương án này đã bị huỷ bỏ.
Để quý độc giả có thể hình dung, nếu Vinacomin liên doanh với Trung Quốc thực hiện dự án Bauxite Tây Nguyên thì hàng nghìn người Hán sẽ cắm chốt tại Tây Nguyên ít nhất là cho đến hết đời dự án. Trong khoảng thời gian hàng chục năm ấy, lực lượng này có thể kết hôn với người Việt rồi sinh con đẻ cái, lập xóm lập phố và sinh sống đời đời kiếp kiếp ở đây. Trong khi đó, theo các chuyên gia quân sự, ai làm chủ được Tây Nguyên, nơi được mệnh danh là “nóc nhà Đông Dương”, sẽ làm chủ được cả Đông Dương. Chừng ấy đủ cho thấy phương án Vinacomin liên doanh với Trung Quốc nguy hiểm đến thế nào đối với vận mệnh dân tộc.
Mặc dù những kẻ đứng sau dự án Bauxite Tây Nguyên đã phần nào nhượng bộ, nhưng do lúc bấy giờ số người lên tiếng còn chưa thực sự đông, cũng như do các đối thủ của “nhóm lợi ích Tàu” trong bộ máy không hình dung ra đầy đủ hiểm hoạ và chưa thực sự hết lòng vì dân vì nước, nên cuối cùng dự án khai thác Bauxite Tây Nguyên vẫn được triển khai tại Nhân Cơ (Đak Nông) và Tân Rai (Lâm Đồng), theo phương án Vinacomin đầu tư 100% vốn và nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu xây dựng nhà máy. (Sau khi xây dựng xong, tổng thầu bàn giao nhà máy cho chủ đầu tư theo hình thức “chìa khoá trao tay” và rút nhân lực về nước.)
Rốt cuộc, dự án Bauxite Tây Nguyên vẫn để lại những di hoạ vô cùng nặng nề cho chúng ta: môi trường bị tàn phá không thể phục hồi và đặc biệt là không biết bao giờ chúng ta mới có thể vô hiệu hoá được những quả “bom bùn đỏ” đang lơ lửng trên đầu dân tộc. (Hiện nay, cả hai nhà máy đều phải dựa vào Trung Quốc để được hỗ trợ kỹ thuật và cung cấp phụ tùng thay thế. Và nếu được kích hoạt, những quả bom nổ chậm kia có thể nhấn chìm cả Miền Đông Nam Bộ trong bùn đỏ.)
Những kết quả khiêm tốn của chiến dịch phản đối dự án Bauxite Tây Nguyên cùng thắng lợi bước đầu của cao trào phản đối Dự luật Đặc khu cho chúng ta thấy những nỗ lực của chúng ta hoàn toàn không vô ích, đất nước chúng ta hoàn toàn có thể thoát khỏi hiểm hoạ Đại Hán, miễn là những người Việt Nam yêu nước thương nòi cả bên trong lẫn bên ngoài hệ thống đoàn kết vì mục tiêu chung và quyết tâm chiến đấu đến cùng với bè lũ cướp nước và bán nước.
Hơn ai hết, hậu duệ của Tào Tháo chính là những kẻ biết rút ra bài học từ câu chuyện rừng mơ của ông ta. Đám hậu bối của Tào Tháo trong Trung Nam Hải thậm chí còn thâm hiểm đến mức nhào nặn ra cái gọi là “Mật ước Thành Đô” nhằm mục đích chủ yếu là làm nản lòng những người Việt yêu nước vẫn đang âu lo cho vận mệnh nước nhà trước hiểm hoạ Đại Hán. Càng tin vào “Mật ước Thành Đô” càng khiến những người Việt yếm thế nghĩ rằng, dù mình có cố gắng đến mấy đi nữa thì rồi đến năm 2020 Việt Nam cũng sẽ “gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc” như nội dung “Mật ước Thành Đô”. (Xem bài “Nên hiểu ‘Mật ước Thành Đô’ như thế nào?” trên VOA ngày 13/12/2017.)
Tuy “Mật ước Thành Đô” không có thật, song âm mưu cướp nước của Bắc Kinh và dã tâm bán nước của một số tên Việt gian trong ban lãnh đạo cộng sản Việt Nam lại là sự thật không thể chối cãi. Điều đó giải thích cho sự tồn tại của những Bauxite Tây Nguyên, Dự luật Đặc khu hay vô số hiểm hoạ “made in China” khác trên khắp Việt Nam suốt nhiều năm qua.
Bất luận thế nào, việc nhà cầm quyền Việt Nam mới đây tạm hoãn thông qua Dự luật Đặc khu càng củng cố thêm niềm tin cho chúng ta rằng cuộc đấu tranh của chúng ta hoàn toàn không vô vọng. Và chừng nào chúng ta còn mang trong mình niềm tin sắt đá ấy, chừng nào chúng ta còn tiếp tục đấu tranh, chừng đó tương lai đất nước còn nằm trong tay chúng ta.

Trung Quốc cảnh báo công dân về các cuộc ‘tụ tập bất hợp pháp’ tại VN

Theo VOA-11/06/2018
Người dân đi biểu tình phản đối dự luật về đặc khu tại Hà Nội vào ngày 10/6/2018.
 Người dân đi biểu tình phản đối dự luật về đặc khu tại Hà Nội vào ngày 10/6/2018.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội cảnh báo công dân hãy thận trọng sau khi bùng phát làn sóng biểu tình rầm rộ phản đối dự luật đặc khu tại Việt Nam vào cuối tuần qua.
Thông báo trên trang web của đại sứ quán Trung Quốc miêu tả các cuộc biểu tình là “tụ tập bất hợp pháp” với “nội dung chống Trung Quốc”.
Tờ Daily China trích dẫn thông báo của đại sứ quán cho biết “Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam đang theo dõi sát những diễn tiến liên quan, và nhắc nhở công dân Trung Quốc ở Việt Nam phải chú ý đến vấn đề an ninh trong khi đi du lịch”.
Hàng ngàn người đã xuống đường biểu tình trên khắp các tỉnh thành Việt Nam hôm 10/6 để phản đối Quốc hội thông qua Luật đơn vị hành chính-kinh tế đặc biệt, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài thuê đất tới 99 năm, vì lo sợ "mất chủ quyền" một khi các nhà đầu tư Trung Quốc đổ vào.
Trước làn sóng biểu tình được xem là “lớn nhất từ trước tới nay”, Quốc hội Việt Nam đã phải hoãn thông qua luật này.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trong phiên họp ngày 11/6/2018.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân trong phiên họp ngày 11/6/2018.
Phát biểu trước phiên họp sáng 11/6, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân kêu gọi người dân “bình tĩnh”. Bà cho rằng người dân có thể đã “hiểu lầm bản chất của dự luật” và “không loại trừ lòng yêu nước của người dân đã bị lợi dụng”.
Hơn 100 người biểu tình đã bị bắt trong các cuộc biểu tình chống Luật đặc khu ở miền trung hôm Chủ nhật. Một số hình ảnh và video trên mạng xã hội cho thấy cảnh một số người bị đổ máu.
Tại Bình Thuận còn xảy ra đụng độ giữa người dân và các lực lượng an ninh. Một đoạn video trên mạng cho thấy hàng chục cảnh sát cơ động đã tháo bỏ quân phục, vũ trang để lại sau khi bị người dân bao vây.
Một số nguồn tin cho biết lực lượng tăng viện đang được điều tới Bình Thuận để “vãn hồi trật tự”.
Trung Quốc hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Thống kê cho biết đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam đạt 15 tỷ USD và thương mại song phương đã phá vỡ mốc 100 tỷ USD lần đầu tiên vào năm 2017, theo Tân Hoa Xã.

Việt Nam & Hải ngoại đồng lòng biểu tình chống Đặc Khu Bán Nước

Danlambao - Trước âm mưu và hiểm hoạ chính thức hoá biến Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc - 3 vị trí chiến lược của Tổ Quốc - thành căn cứ Tàu, tiến dần đến việc Hán hoá toàn cõi Việt Nam theo tiến trình của Mật ước Thành Đô, đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước đã đồng lòng đứng lên tranh đấu ngăn chận đạo luật đặc khu, bảo vệ sự tồn vong của đất nước.

Cập nhật: 

Vào khoảng 19h15, một nhóm khoảng 30 người đã bị nhà cầm quyền tổ chức bắt cóc tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ, đưa lên xe chở đi. Hiện nay vẫn chưa liên lac được.

22:50, hơn 20 người đang tập trung ở đồn công an phường Đakao, 170 Nguyễn Văn Thủ, Quận 1, Sài Gòn để đòi người biểu tình bị bắt hôm nay. Còn khoảng 10 người trong đồn chưa được thả.


















*

Bình Thuận: Người dân tấn công vào UBND và trụ sở Bộ Chỉ Huy Quân Sự tỉnh.



Đà Nẵng: Hàng trăm người đã xuống đường biểu tình ôn hoà phản đối luật đặc khu và luật an ninh mạng. Được biết, có nhiều người bị hành hung và bắt đưa về đồn công an:



*

Tại Giáo xứ Vĩnh Hoà thuộc Giáo phận Vinh, từ sáng sớm bà con đã cầm các biểu ngữ phản đối nhà cầm quyền dâng đất cho Tàu cộng. Hàng người người bao gồm mọi thành phần tuổi tác đã tuần hành qua các ngã đường và cất cao tiếng hát Trả Lại Cho Dân cũng như hô vang những khẩu hiệu "Trung Quốc là kẻ thù truyền kiếp của Việt Nam - Cho Trung Quốc thuê nước là bán nước", "Luật đặc khu hành mục đích là để bán đất cho Trung Quốc"...


Tại Nha Trang, quê hương của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là người bị tuyên án 10 năm tù vì đứng lên chống lại hiểm họa Tàu cộng và cũng là nơi đặc khu Bắc Vân Phong được lập ra để giao cho giặc ngoại bang, người dân đỗ xuống con đường Trần Phú dọc theo ven biển. Hàng ngàn người như con nước dâng tràn, tay trong tay biểu ngữ phản đối dự luật đặc khu và an ninh mạng. Khẩu hiệu đơn giản nhưng mạnh mẽ "Phản đối đặc khu", "Đả đảo luật an ninh mạng", "Đả đảo Tàu cộng xâm lược"... được hô vang theo dòng người. Trước lòng yêu nước và khí thế dũng mãnh của người dân phố biển, lực lượng côn an, côn đồ dày đặc ở Quảng trường Mùng Hai tháng Tư đã phải bó tay thất thủ.





Tại đường Lê Duẩn (đối diện LSQ Hoa Kỳ), quận 1, SG, khoảng 500-600 người dân cũng đã xuống đường biểu tình từ lúc 8h sáng. Người dân mang nhiều băng rôn, khẩu hiệu nội dung phản đối Luật Đặc Khu. Cuộc biểu tình vừa nổ ra đã bị đàn áp. Một trong những người tham gia biểu tình cho hay, công an nhằm vào những người còn rất trẻ để đánh đập và cướp băng rôn, nhưng những bạn trẻ này vẫn tiếp tục giơ cao biểu ngữ bất chấp bị đàn áp.

Bạn Huỳnh Thành Phát, 18 tuổi (người cầm loa) cho biết:

Ảnh - CTV Danlambao


















"Tuần vừa rồi, nhà cầm quyền Việt Nam thông báo về vụ việc kì họp Quốc hội tới sẽ bỏ phiếu thông qua Dự Luật Đặc khu và Dự Luật an ninh mạng, điều đó thôi thúc tôi phải có một hành động cụ thể về để bày tỏ thái độ với 2 dự luật này. Tôi nghĩ với Luật đặc khu, một vấn đề liên quan đến vận mệnh của tổ quốc thì đảng CS cầm quyền cần tôn trọng người dân hơn, có thể trưng cầu dân ý. Dự luật Đặc khu mang tới mối hoạ diệt quốc khi đem những địa điểm trọng yếu ra làm kinh tế, chưa kể theo tôi biết Đặc khu có thể có được đưa quân của quốc gia sở hữu của nó vào đất mẹ Việt Nam. 

Còn về phía luật an ninh mạng được đề xuất, sau khi đọc qua tôi thấy điều khoản trong đó có rất nhiều điều mơ hồ, và có thể dùng để bóp nghẹt những tiếng nói bất đồng chính kiến, tự do khong gian mạng không còn và tôi không thể im lặng. 

Do đó, rồi hôm nay tôi xuống đường cùng 5 người bạn cùng tuổi khác, chỉ tính riêng đoàn tôi đi thì có lẽ đã có hơn vài chục người trẻ tầm 20 tuổi ở đầu đoàn, điều này làm tôi cảm thấy rất vui, và ngày càng có hy vọng vào một Việt Nam ngày mai, ngày tự do và cường thịnh."


Một số nhà tu hành và người dân đã ngồi toạ kháng 
tại đường Lê Duẩn. Ảnh Phuong Le
Ảnh CTV-Danlambao
Ảnh CTV-Danlambao
Ảnh Facebook Phuong Le














































































































Số người nhập cuộc ngày càng đông. Được khoảng 30 phút, công an bắt đầu bắt người.





















Anh Thủy Tuất, một trong những người tham gia nhiều cuộc biểu tình và là người bị đánh đập hôm nay tường thuật lại:

“Tôi đến từ sớm với hy vọng mọi người sẽ kéo đến để tập trung biểu tình. Ngay từ đầu đã có rất nhiều bạn trẻ tham gia, trong đó có nhiều em học sinh. Họ bị đánh ngay từ đầu nhưng họ không hề sợ hãi mà vẫn tiếp tục giăng biểu ngữ và hô rất to “Cho thuê đất, lập Đặc Khu là bán nước”, “đả đảo TQ xâm lược”. Được khoảng nửa tiếng thì công an bắt người tống lên xe bus. Nhiều người bị đánh đập. Lúc đó tôi chưa bị bắt và có thể thoát khỏi đám biểu tình nhưng thấy nhiều người già, phụ nữ bị đánh trên xe nên tôi chạy theo. Lên xe, tôi đỡ đòn cho một số người và đạp cửa xe cho mọi người nhảy xuống. Khi thoát khỏi xe bus, mọi người vẫn tiếp tục biểu tình. Tôi là người cuối cùng thoát khỏi xe nhưng vì vướng cánh cửa nên bị kẹt lại. Khoảng 5 tên mặc sắc phục xông vào đánh tôi. Chúng dùng bộ đàm đập vào đầu, vào gáy tôi. Nhờ kinh nghiệm bản thân nhiều lần đi biểu tình nên tôi thoát được. Một anh xe ôm thấy vậy đã chở tôi về và không lấy tiền. Khi tôi rời đi, mọi người vẫn tiếp tục biểu tình”. 

Anh Thủy Tuất là một trong những Thiện nguyện viên chương trình Tri ân TPB VNCH của Văn phòng Công lý - Hoà bình DCCT. Anh cũng là người luôn sát cánh cùng Mạng lưới Blogger VN trong nhiều hoạt động, nhất là những cuộc biểu tình “du kích” Hit And Run chống Formosa năm 2016.

Anh Huỳnh Tấn Tuyên từ Vũng Tàu lên Sài Gòn tham gia biểu tình ôn hòa 
chống luật đặc khu đã bị công an đánh đổ máu tại Sài Gòn sáng 10/6/2018

Cuộc biểu tình ôn hoà tại đường Lê Duẩn, gần khu vực LSQ Hoa Kỳ vẫn kéo dài hàng chục phút sau đó. Số người tham dự có lúc đã lên đến vài ngàn người bất chấp đàn áp.















Trong số những người tham gia biểu tình có một số nhà tu hành và người khuyết tật. Thầy Thích Vĩnh Phước, một hoà thượng thuộc GHPGVNTN tại Vũng Tàu có lên tham gia biểu tình ôn hoà nói với chúng tôi rằng: "Đông lắm. Tôi chưa thấy cuộc biểu tình nào kéo dài như lần này và mỗi lúc một đông bất chấp bị đàn áp, đánh đập. Đáng quý là đủ mọi lứa tuổi, thành phần xã hội tham gia, nhất là những người trẻ. Công an, mật vụ dày đặc. Họ ngăn chặn khắp các ngả đường dẫn đến khu vực biểu tình. Một đệ tử của tôi bị đánh gẫy răng. Hiện chúng tôi đã rời cuộc biểu tình và đưa người bị đánh đi nhà thương.

Từ trái qua phải: Anh Đinh Quang Tuyến (Sài Gòn), 
thầy Thích Vĩnh Phước (Vũng Tàu), anh Huỳnh Tấn Tuyên (Vũng Tàu) 

Tại Sài Gòn, hiện tại có anh Hoàng Đức (Facebook Vị Của Mẹ), Trần Bang, chị Võ Hồng Ly đã bị bắt đưa đi đâu không rõ. Trước khi bị bắt, anh Hoàng Đức đã bị đánh đập dã man.

Từ trái qua phải Hoàng Đức, Trần Bang, Võ Hồng Ly. Hình August Anh

Tại Nhà thờ Đức Bà, đồng bào cũng đã tụ tập biểu tình. Hàng trăm người đã đấu tranh ôn hoà với những biểu ngữ cầm tay chống luật đặc khu và hát vang bài hát Kinh Hoà Bình.

Nguồn ảnh: Thuy Binh Nguyen


Tại Đồng Nai rất đông người dân cũng đã tập trung tại khu vực nhà thờ Thánh Tâm để biểu tình phản đối âm mưu dâng đất cho giặc. Cùng có mặt là lực lượng côn an đông đảo được điều đến để tìm cách ngăn chận cuộc biểu tình lan rộng. 















Đặc biệt tại Mỹ Tho, đồng bào đã dùng sẽ gắn máy để chạy khắp đường phố để biểu tình chống Dự luật đặc khu.


Hàng trăm người dân Mỹ Tho xuống đường 
phản đối luật đặc khu và âm mưu cho Trung Quốc thuê đất 99 năm

Tại Hà Nội, người dân xuống đường giương cao các khẩu hiệu "Thông qua luật đặc khu là có tội muôn đời", "Luật thông tin mạng là bịt miệng dân"...:



Tại đây, côn an hèn với giặc ác với dân cũng đã đàn áp công dân yêu nước một cách dã man:
















Ảnh: Hiển Trịnh



































Vào lúc 1 giờ trưa, Sài Gòn vẫn tiếp tục tranh đấu:



Từ đồn côn an, chị Võ Hồng Ly thông báo về tình hình của chị sau khi chị và bạn bè bi côn an bắt vào đồn vì tội... yêu nước:


Cuộc biểu tình tiếp tục và lan rộng:





















Giữa lòng yêu nước của người dân Việt là những kẻ tay sai, bán thân xác cho đảng Ba Đình và linh hồn cho quân xâm lược Bắc Kinh. Đây là một trong nhiều thí dụ cảnh CA đánh người biểu tình ôn hoà phản đối luật đặc khu và luật an ninh mạng:



Hải Ngoại:

Đồng hành với người dân trong nước, nhiều đồng bào người Việt tại hải ngoại cũng đã cùng nhau xuống đường phản đối luật đặc khu bán nước và luật an ninh mạng bịt miệng người dân.

Tại Đài Loan:


Tại Nhật Bản:
Ảnh - FB Nguyễn Phương


Tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ:


Tại Canada:





Ảnh: Ctv-Danlambao

10.06.2018