Friday, February 17, 2017

Lại trò mị dân!

Người Quan Sát (Danlambao) - Trong những tháng qua, Bộ Công thương là nơi mang nhiều tai tiếng nhất trong tất cả các bộ tai tiếng của đảng và nhà nước. Từ việc các quan chức "ôm" của chạy lấy người như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng, cho đến vụ bà thứ trưởng 91 tỉ Hồ Thị Kim Thoa đang bị Nguyễn Phú Trọng chiếu tướng, Bộ Công thương đang trở thành Bộ... Thương đau.

Trước tình hình be bét đó Bộ trưởng Bộ Công thương này là Trần Tuấn Anh đã Quyết định số 440/QĐ-BCT, để cho biết mỗi tháng Bộ trưởng sẽ tiếp dân một lần.

Mục tiêu của chuyện này, theo nội dung của Quyết định là để cho "Bộ Công thương lắng nghe, tiếp nhận các thông tin, khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, góp ý kiến của công dân về những hành vi vi phạm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời hướng dẫn công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ khi đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh theo quy định của pháp luật."

Khi nào thì Bộ này trở thành nơi "hướng dẫn công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ khi đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị phản ánh theo quy định của pháp luật."?

Khi nào thì Bộ này có trách nhiệm "tiếp nhận khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, góp ý kiến của công dân về những hành vi vi phạm đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước"?

Công việc của Bộ Công Thương là thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại chứ có phải là nơi "hướng dẫn quyền công dân và nhận nhận những vi phạm về đường lối..."!

Bên cạnh đó, nếu muốn người dân góp ý về hoạt động hay phản ảnh những sai trái trong phạm vi hoạt động của Bộ Công thương, tại sao không mở ra một diễn đàn trên trang nhà của Bộ Công thương để người dân công khai góp ý và nhiều người khác đọc và biết?

Cho đến nay, đảng và nhà nước cũng có những văn phòng tiếp dân nhưng thật sự có bao dân oan được tiếp? Đôi khi được tiếp nhưng tiếp bằng công an và lực lượng dân phòng hay côn an giả dạng côn đồ.

Mỗi tháng Bộ trưởng sẽ tiếp dân một lần! Mới nghe qua thì tưởng chỉ có bộ trưởng ở VN mới quan tâm đến dân đến thế. Nhưng nhìn kỹ thì đây cũng vẫn là chiêu trò mị dân quen thuộc của đảng cộng sản trong bao năm qua.

18.02.2017

Ăn phải gì mà chúng lú vậy?

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - “Chúng ăn phải gì ở đây”, là chúng “còn ai trồng khoai đất này nữa”. Đó là bọn chuyên môn ngăn cản, chống phá, đánh đập, bắt bỏ tù, đày ải... những Người Dân Việt Yêu Nước.

“Chúng ngăn cản, chống phá, đánh đập, bắt bỏ tù, đày ải... những Người Dân Việt Yêu Nước”, khi đọc hay nghe câu này, những “người vô tư” Việt Nam hay dân nước ngoài sẽ nghĩ “chúng” là bọn ngoại xâm đang chiếm đóng và cai trị 90 triệu dân bản xứ Việt Nam, chứ không thể ai khác.

Ấy thế mà thực sự nó khác với lẽ thường xưa nay; nó độc nhất vô nhị, chỉ xảy ra tại nước có tên là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa VN: Kẻ thủ ác với đồng bào mình kia chính là nhà cầm quyền người Việt mồm mép luôn đề cao sáu chữ “Độc lập-Tự do - Hạnh phúc”!

Dân Việt xuống đường hô “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”, chúng cũng ngăn cản, chống phá, đánh đập, bắt bỏ tù, đày ải...

Dân Việt xuống đường đòi Công ty Formosa ngưng hoạt động xả độc ra biển gây thiệt hại trầm trong cho ngư dân 4 tỉnh Miền Trung và kiện công ty Tàu này ra tòa, chúng cũng ngăn cản, chống phá, đánh đập, bắt bỏ tù, đày ải...

Dân Việt tụ tập thắp hương tưởng niệm đến anh hùng liệt sĩ vị quốc vong thân trong các trận chiến bảo vệ hải đảo, hay chống giặc xâm lăng đất liền, chúng cũng ngăn cản, chống phá, đánh đập, bắt bỏ tù, đày ải...

Đó là chưa nói đến chúng cưỡng chế đất đai ruộng vườn nhà cửa để bán lại cho các công ty nước ngoài mà hầu hết là của Tàu Cộng, kẻ thù truyền kiếp luôn âm mưu và hành động xâm lược Việt Nam.

Ăn phải gì mà chúng lú như vậy?

Còn phải hỏi. Có ngu mới không biết chúng đang ăn phải thứ gi, khi chúng ngăn cản, chống phá, đánh đập, bắt bỏ tù, đày ải... những Người Dân Việt Yêu Nước.

18.02.2017

Ban Công Lý & Hòa bình Gp. Vinh: Thông cáo về việc Nhà Cầm Quyền dùng bạo lực ngăn chặn người dân nạp đơn khởi kiện Formosa

...Chính quyền tỉnh Nghệ An đã nghiêm trọng vi phạm các quyền dân sự của con người... Phản đối việc sử dụng vũ lực một cách thô bạo và vô lý đối với công dân khi họ đang thực hiện quyền công dân của mình một cách ôn hòa... Lên án việc tấn công và gây thương tích đối với Linh mục J.B. Nguyễn Đình Thục... Lên án nhà cầm quyền Nghệ An sử dụng các phương tiện truyền thông của nhà nước để bóp méo sự thật, vu khống việc các công dân đang thực hiện quyền hợp pháp của họ một cách ôn hòa...

Đạo đức của hiệu trưởng, cô giáo cũng ngang tầm với "đạo đức bác Hồ"

CTV Danlambao - Việc cháu Trần Chí Kiên, học sinh lớp 2 bị gãy chân do ô tô chở hiệu trưởng đâm phải ở sân trường trong giờ ra chơi và những thủ đoạn vừa bịp bợm, vừa ác độc của một hiệu trưởng cho thấy tấm gương "đạo đức" của Hồ Chí Minh đã được "học tập" như thế nào. Việc này cũng cho thấy thế hệ tương lai của đất nước đang được "đào tạo" bởi những thành phần ra sao.

Khi cháu Trần Chí Kiên của lớp 2A4 của Trường tiểu học Nam Trung Yên, thuộc phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, bị gãy chân, nhà trường đã có một "Phiếu Khảo sát" viết ra cho em điền vào như sau:


Chưa cần nắm rõ sự tình, nhìn vào "Phiếu Khảo Sát" chúng ta thấy rõ sự bịp bợm của những người "có dạy":

Các câu hỏi 1, 2, 3 bắt đầu bằng các câu "Trong giờ ra chơi""Giờ ra chơi", để từ đó buộc một em nhỏ học sinh khác phải trả lời (hay làm chứng) là trong giờ này em không thấy ô tô đi trong trường, không thấy ai bị ngã. Tuy nhiên, câu số 5 thì em này phải khai là "Con nhìn thấy bạn Chí Kiên giờ ra về bị ngã phải đưa vào phòng y tế".

Rõ ràng đây là một loạt câu hỏi để mang các học sinh nhỏ ra làm chứng và chạy tội cho việc trong giờ chơi, xe ô tô tông vào học sinh làm gãy chân và biến nó thành chuyện bị ngã vào giờ ra về.

Đem các em nhỏ, ngây thơ ra để làm chứng gian là hành động vừa gian vừa ác.

Hình ảnh "bị ngã" của em Kiên sau khi phải vào cấp cứu ở Bệnh viện Nhi Trung ương là đây:



Đến nay thì sự việc đã rõ ràng và đã được thông tin rộng rãi:

Trong giờ ra chơi, cháu Kiên đã bị một chiếc xe “Hyundai màu xanh nước biển đang di chuyển” trong sân của trường đâm vào và cháu có nhận ra trên xe có cô Hiệu trưởng và một cô giáo khác. (1)

Bà hiệu trưởng này tên là Tạ Thị Bích Ngọc. Tội của bà ta là:

1. Chạy xe trong sân trường để gây ra tai nạn cho học sinh.

2. Gian dối khi nói rằng em Kiên bị gãy chân là vì bị ngã.

3. Tội nặng hơn là áp lực một em nhỏ để làm chứng gian trong cái gọi là "phiếu khảo sát".

Như lời khẳng định của cháu Kiên, thì trên xe có bà hiệu trưởng lẫn cô giáo. Cô giáo này cũng phải được xếp vào tội đồng phạm trong việc láo khoét và bao che những hành vi sai trái, láo khoét và vô nhân của bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc.

Tiếp tay với bà hiệu trưởng còn có giáo viên chủ nhiệm lớp 2A4 tên là Trần Thị Thu Nhung. Đây là bản tường trình láo khoét của cô giáo này:



Cũng theo lời của cô Nhung thì "trước khi được gửi đi, bản tường trình đã được "duyệt" và viết lại nhiều lần. 

Toàn bộ sự việc cho thấy bản chất bịp bợm và gian ác của những kẻ đang "giáo dục" con em chúng ta. 

Nhìn xa ra nữa, bản chất bịp bợm, xảo trá và gian ác này có mặt tại khắp nơi, mọi thời điểm. Ở nơi nào có người cộng sản, chốn nào có treo hình Hồ Chí Minh là nơi đó có sự hiện hữu của bịp bợm, xảo trá, và gian ác.

17.02.2017

Chuyện nghiêng đầu lắng nghe và 2 điều kẹt của thủ tướng

Bạn đọc Danlambao - Phát biểu trong buổi làm việc với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, ông thủ tướng của đảng đã tuyên bố rằng Thủ tướng luôn lắng nghe bất cứ nhà khoa học nào. Tuyên bố này có 2 điều rất kẹt!

Kẹt 1: Ở đất nước CHXHCNVN bằng cấp chạy đầy đường này, và cũng ở cái xã hội hồng hơn chuyên này, có bao nhiêu nhà khoa học thật sự là "nhà". Và nếu "nhà" này hiện hữu thì có "nhà" nào được ngồi vào chỗ có tượng Hồ Chí Minh trên sân khấu để nói cho thủ tướng của đảng nghe. Và nếu có "nhà" như thế tức là phải là đảng viên. Mà là đảng viên cộng sản thì không thể có trí tuệ vượt qua nhánh cỏ để là nhà khoa học.

Kẹt 2: Nếu có một nhà khoa học nào đó từ trên trời rớt xuống thiên đường xã hội chủ nghĩa này thì nói làm sao cho ông thủ tướng cờ bờ lờ mờ ma dê này hiểu? Không chừng nói vài câu thủ tướng ta không hiểu là cho đi học lại bình dân học vụ không chừng.

Theo báo báo của "nhà" Chủ tịch Liên hiệp Hội KHKT Đặng Vũ Minh thì hiện nay hội này có tới 2,8 triệu hội viên, trong đó có hơn 1,5 triệu hội viên là trí thức. 

Chừng đó trí thức chạy đầy đường như vậy mà lại "được" lãnh đạo bởi một ông bờ cờ lờ mờ và một ông danh thì sáng như lú. 

Sao kỳ vậy ta?!

18.02.2017

Đẻng Ô Xin

Tư nghèo (Danlambao) - Đẻng ta có nhiều tên gọi như gái lầu xanh. Nhưng có một tên gọi cũng nên đóng chấu cho đẻng ta. Đó là đẻng Ô Xin. Đây là cái đẻng mà con chí nào cũng muốn làm đầy tớ, con rận nào cũng muốn thành ô xin để suốt đời phục vụ nhăn răn.

Đám ô xin này từ ngày béc đầu đẻng, tự là hòn ngọc vỉa hè chiếu sáng hang động âm u, ngóc đầu lên cướp chính quyền thì đứa nào cũng chạy lon ton theo con đường kắt mạng của béc để ô xin làm đầy tớ vô sản của nhân dân.

Mần ngày chưa đủ tranh thủ chơi luôn đêm. Chơi một mình không sướng kéo thêm bầy đoàn chí rận vợ chồng con cái anh em chú bác để cùng mần thịt nhân dân.

Hôm qua, Bộ nội dzụ của đẻng ta vừa mới tiết lộ bí mật cuốc gia rằng hiện tại trong 9 tỉnh có 58 vợ chồng con cái anh em chú bác của các quan lãnh đạo được các quan bổ nhiệm vào vai trò ô xin các cấp.

Đây chỉ mới là con số của các đồng chí khác bọn, không tính các đồng chí cùng bầy của phe ta và chỉ mới có 9 tỉnh thôi.

Bộ nội dzụ còn cho biết là các quan ô xin lớn bổ nhiệm cho bà con dòng họ ô sin nhỏ nhưng không có văn bản đề nghị và phê duyệt.

Làm đầy tớ mệt thấy mụ nội, văn bản phê duyệt gì mấy cha!!!

Cái vụ xì ô sin không văn bản này là do chỉ đạo của chú phỉnh tóc gió không thèm bay ma dzê in cờ vờ lờ mờ Nguyễn Xuân Phúc.

Phải chăng đây là một màn càn quét của phe bác Hù nhắm vào phe bác Minh trong chiến dịch đả muỗi diệt ruồi đập chuột nhưng đừng làm bể bình của đảng trưởng tổng bí lú. Chiến dịch này đang um sùm với chuyện các đồng chí đẻng ta đang lôi đầu con ở ô xin thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa ra mào nạo cái số tiền 91,1 tỉ đồng của mợ.

Chuyện bổ nhiệm nhau làm ô xin để cắt mạng nhân dân, tự chuyển biến chuyển hóa gì đó từ dzô sản sang có sản là chuyện không có gì mới của đảng loài sản. Đứng đầu cái đám này là đồng chí đồng chí Nông rất Mạnh, con hoang của đồng rận Hồ Chính Mi và cháu hoang của đồng cố nội Mao xếnh xáng.

18.02.2017

Hậu Giang: Thầy-trò dùng sách vở đánh nhau tơi bời trong lớp học



Hình ảnh thầy và nữ sinh đánh nhau được cắt ra từ clip. (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
HẬU GIANG (NV) – Sau khi bị thầy giáo dùng sách bạt vào đầu, nữ sinh hét lớn rồi cầm vở đánh trả và ném vào mặt thầy trước sự chứng kiến của toàn bộ học sinh trong lớp, song không ai phản ứng, thậm chí còn cười khoái trá.
Truyền thông Việt Nam dẫn tin, ngày 17 Tháng Hai, ông Đồng Văn Thanh, phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang cho biết, đã chỉ đạo Sở Giáo Dục làm rõ và xử nghiêm vụ thầy giáo và học sinh trường trung học phổ thông Tầm Vu, huyện Châu Thành A dùng sách đánh nhau trong lớp học.
Theo báo Tuổi Trẻ, trước đó một clip dài 23 giây lan truyền “chóng mặt” trên mạng xã hội cảnh một thầy giáo và nữ sinh dùng sách, vở đánh vào đầu nhau ngay tại lớp học trước sự chứng kiến của nhiều học sinh khác trong lớp học.
Ông Nguyễn Phước Bình, trưởng Phòng Giáo Dục huyện Châu Thành A, đi cùng công an huyện để xác minh cho biết: Sự việc xảy ra tại lớp 10A3, trường Tầm Vu, lúc 11 giờ ngày 15 Tháng Hai giữa thầy Ngô Quang Kỉnh, chủ nhiệm lớp và học sinh Nguyễn Thị Kim Ngân.
Nguyên nhân ban đầu do em Ngân nói chuyện, gây mất trật tự trong giờ học nên bị thầy Kỉnh nhắc nhở. Song, nữ sinh này đã phản ứng kèm những lời lẽ, hành động mất dạy dẫn đến sự việc trên.
Trong khi đó, bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, giám đốc Sở Giáo Dục tỉnh Hậu Giang, cho biết đã yêu cầu những người có liên quan làm tường trình bằng văn bản. Phòng Giáo Dục huyện Châu Thành A đã thành lập hội đồng kỷ luật để xem xét vụ việc. Riêng công an huyện cũng đã vận động học sinh gỡ bỏ clip suy đồi đạo đức, gây phản cảm dư luận này đã đăng trên mạng xã hội. (Tr.N)

Hà Nội mời ngoại trưởng Mỹ thăm Việt Nam

Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson (phải) tại Hội Nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao nhóm G-20 tổ chức tại Bonn, nước Đức. (Hình: Brendan Smialowski/AP)
BONN (NV) – Ngoại trưởng CSVN mời Ngoại Trưởng Mỹ Rex Tillerson và TTXVN nói rằng ông Tillerson “bày tỏ mong muốn thăm Việt Nam và tham dự các hoạt động trong khuôn khổ Năm APEC 2017 tại Việt Nam.”
Thông tấn xã CSVN kể lại như vậy hôm Thứ Sáu, 17 Tháng Hai, 2017, khi ngoại trưởng CSVN Phạm Bình Minh gặp ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson bên lề Hội Nghị Bộ Trưởng Ngoại Giao nhóm G-20 tổ chức tại thành phố Bonn, nước Đức.
Ngoài chuyện mời, TTXVN viết rằng: “trên cơ sở nhận thức chung về tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, Phó Thủ Tướng Phạm Bình Minh và Ngoại Trưởng Rex Tillerson cũng đã trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm.”
Ông Tillerson trước khi được cử làm ngoại trưởng, từng là tổng giám đốc của tập đoàn dầu khí Exxon-Mobil suốt nhiều năm. Thời đó, công ty đã phải bỏ dở dang dự án tìm kiếm và khai thác dầu khí đã ký với Việt Nam vì vướng cái vạch “Lưỡi bò” vắt qua. Một nhà bình luận cho ông là người có nhiều hiểu biết về khu vực Á Châu.
Cùng với cuộc tiếp xúc với ông Tillerson, ngoại trưởng CSVN cũng có tiếp xúc bên lề với ngoại trưởng Anh Quốc và ngoại trưởng Brazil.
Giữa Tháng Mười Hai năm ngoái, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc điện đàm với ông Donald Trump khi biết tin ông đắc cử tổng thống Hoa Kỳ. Hà Nội bồn chồn vì ông Trump tuyên bố sẽ rút khỏi Hiệp Định Xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà nhiều nhà phân tích cho rằng Việt Nam là một trong những nước được hưởng lợi nhất nếu hiệp định được thi hành.
Theo báo chí tại Việt Nam, trong cuộc điện đàm, “hai nhà lãnh đạo đã trao đổi phương hướng và biện pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại, đầu tư Việt Nam-Hoa Kỳ thời gian tới.”
Việt Nam tổ chức Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC dự trù trù vào Tháng Mười Một năm nay tại Đà Nẵng. Cả Tổng Thống Donald Trump và Ngoại Trưởng Rex Tillerson sẽ đến dự hay không, còn sớm để thấy thông tin loan báo. Hà Nội cũng đã mời và bày tỏ sự mong muốn ông Donald Trump đến Việt Nam dịp này.
Nhiều nhà bình luận thời sự, dựa trên những diễn biến từ đầu năm, cho rằng Hà Nội vẫn chủ trương đu dây giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh trong khi đang loay hoay với các kế hoạch mở rộng mậu dịch với các nước khác và các khu vực khác để thay thế cho TPP. (TN)

Tự do, bình đẳng trong kinh doanh tại Việt Nam chỉ là khẩu hiệu

Thanh niên và sinh viên tại một văn phòng hỗ trợ tìm việc làm. (Hình: 24h.com.vn)
Những hứa hẹn, cam kết về cải tổ chính sách để thúc giục tư nhân mạnh dạn hơn trong việc đầu tư vào sản xuất, kinh doanh của chính quyền Việt Nam vừa bị Bộ Công Thương vô hiệu hóa.
Bộ này vừa công bố dự thảo của một nghị định, trong đó qui định 20 lĩnh vực mà chỉ doanh nghiệp nhà nước mới có quyền sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ.
Hai mươi lĩnh vực này là: Sản xuất và cung cấp dịch vụ phục vụ quốc phòng, an ninh. Sản xuất, mua bán, xuất – nhập cảng vật liệu nổ công nghiệp. Sản xuất vàng miếng. Xuất – nhập cảng vàng nguyên liệu. Phát hành vé số. Nhập cảng thuốc lá. Dự trữ quốc gia. In, đúc tiền. Phát hành tem. Sản xuất, mua bán, xuất – nhập cảng, vận chuyển, tàng trữ pháo hoa và các dịch vụ liên quan. Truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng, vận hành thủy điện đa mục tiêu và điện hạt nhân. Vận hành hệ thống đèn biển, hệ thống luồng hàng hải công cộng. Quản lý, vận hành, khai thác các đài thông tin duyên hải. Dịch vụ không lưu, dịch vụ thông báo tin tức hàng không, dịch vụ tìm kiếm – cứu nạn. Quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị. Quản lý, khai thác hệ thống công trình thủy lợi, thủy nông liên tỉnh, liên huyện, kè biển. Cung ứng dịch vụ lâm nghiệp tại rừng đặc dụng. Xuất bản, cung ứng dịch vụ công ích trong phát hành báo. Duy trì, quản lý, khai thác mạng bưu chính công cộng.
Dự thảo nghị định vừa kể đã khiến các chuyên gia và doanh nhân chưng hửng. Họ xem dự thảo nghị định này là sự phủ nhận những hứa hẹn, cam kết sẽ thúc đẩy bình đẳng và tự do kinh doanh.
Trong khi Bộ Công Thương khăng khăng khẳng định, dự thảo nghị định qui định về những lĩnh vực mà chỉ doanh nghiệp nhà nước mới có quyền cung ứng sản phẩm, dịch vụ là nhằm cụ thể hóa các quy định hiện hành liên quan đến thương mại và các cam kết quốc tế thì nhiều chuyên gia khẳng định ngược lại rằng dự thảo vừa vi hiến, vừa vi luật.
Ông Trần Du Lịch, một cựu đại biểu của Quốc hội Việt Nam, nhấn mạnh, dự thảo nghị định vừa kể trái với tinh thần Hiến pháp mới được thông qua năm 2013. Theo đó, công dân có quyền tự do kinh doanh trong những lĩnh vực luật không cấm. Nghị định là văn bản dưới luật nên không tùy tiện đặt định cấm sản xuất, kinh doanh.
Cũng theo lời ông Lịch thì dự thảo nghị định mà Bộ Công Thương mới đệ trình Thủ tướng Việt Nam còn vi phạm một số luật như: Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp. Luật Đầu tư đã xác định rõ ràng về điều kiện để hoạt động trong những lĩnh vực liên quan tới bảo vệ an ninh quốc gia, sức khỏe cộng đồng, trật tự xã hội… Nghị định không thể tùy tiện cấm hoặc gây thêm khó khăn.
Tương tự, Luật Doanh nghiệp từng khẳng định sẽ bảo vệ sự bình đẳng, không phân biệt các thành phần kinh tế song nội dung dự thảo nghị định vừa kể lại vi phạm tinh thần này.
Bộ Công Thương của chính quyền Việt Nam còn chống chế rằng, 20 lĩnh vực được đề cập trong dự thảo nghị định mà họ soạn đều đang là những lĩnh vực mà trước nay, các doanh nghiệp nhà nước vẫn độc quyền nhưng ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại – Công nghiệp Việt Nam, không tán thành. Ông Tuấn dẫn một qui định trong Luật Thương mại, theo đó, độc quyền dành cho doanh nghiệp nhà nước là độc quyền “có thời hạn” chứ không phải không xác định thời hạn như dự thảo nghị định mà Bộ Công Thương vừa công bố.
Khi trò chuyện với tờ Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế, lưu ý, dự thảo nghị định qui định về những lĩnh vực mà chỉ doanh nghiệp nhà nước mới có quyền cung ứng sản phẩm, dịch vụ là một nỗ lực ngược trào lưu. Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố sẽ tự do hóa khu vực dịch vụ công, mở rộng mọi cửa cho tư nhân tham gia. Thay vì tham gia thuyết phục tư nhân, Bộ Công Thương lại dùng dự thảo nghị định vừa kể để gieo bất an cho giới này. (G.Đ)

Long An: Bệnh viện gây chết người rồi chối tội

Bệnh viện nơi mổ ruột thừa làm chết người. (Hình: Báo Sài Gòn Giải Phóng)
LONG AN (NV) – Một bà ở huyện Đức Hòa, Long An, bị đau bụng được bệnh viện chuẩn đoán bị ruột thừa và tiến hành mổ nhưng thất bại làm chết người. Tuy nhiên, bệnh viện đổ thừa cho rằng bà này chết là do “vỡ mạch máu não.”
Báo Sài Gòn Giải Phóng, ngày 16 Tháng Hai dẫn lời, ông Phan Văn Sanh (79 tuổi), xã Bình Hòa Nam, huyện Đức Huệ, tức giận cho biết: Khoảng 17 giờ chiều ngày 7 Tháng Hai, con gái ông là bà Phan Thị Mao (31 tuổi), bị đau bụng kéo dài nên gia đình chở đến bệnh viện đa khoa khu vực Hậu Nghĩa, huyện Đức Hòa để khám bệnh.
Tại đây, sau khi chẩn đoán, bác sĩ cho biết bà Mao bị đau ruột thừa nên ngày hôm sau tiến hành mổ nội soi.
Không rõ ca phẫu thuật tiến hành ra sao, nhưng ngay sau khi mổ bệnh nhân chuyển biến nặng phải chuyển lên bệnh viện Trưng Vương, Sài Gòn điều trị. Thế nhưng, sáng ngày 9 Tháng Hai, bà Mao qua đời.
Thấy bà Mao chết không rõ nguyên nhân, người thân trong gia đình đã kéo đến bệnh viện Hậu Nghĩa yêu cầu gặp Ban Giám Đốc để làm rõ, nhưng những người có trách nhiệm không trả lời cụ thể mà cho biết bà Mao chết vì vỡ mạch máu não!
Ông Sanh cho biết, chiều 10 Tháng Hai, đại diện của ngành y tế huyện Đức Hòa tìm đến gia đình “hỗ trợ” 50 triệu đồng, nói là 20 triệu đồng lo mai táng, 30 triệu đồng phụ nuôi con bà Mao. Do nhà quá nghèo, ông Sanh đã nhận để lo hậu sự, nhưng cho biết: “Nếu bệnh viện và ngành y tế huyện không trả lời thỏa đáng vì sao con gái tôi bị chết, thì gia đình sẽ kiện lên cơ quan cấp trên,” ông Sanh khẳng định.
Nói với phóng viên báo Sài Gòn Giải Phóng, bà Võ Thị Dễ, phó giám đốc Sở Y Tế tỉnh Long An xác nhận “Sở Y Tế đã chỉ đạo cho ngành y tế huyện Đức Hòa rà soát kỹ lại sự việc, sau đó báo cáo về nguyên nhân vì sao bệnh nhân này chết.”
Tin cho biết, bà Mao chết bỏ lại con chưa đầy 2 tuổi và người chồng thì bị bệnh thần kinh từ nhỏ. Hoàn cảnh gia đình thuộc diện nghèo ở địa phương. (Tr.N)

Nổ tàu cá ở Vũng Tàu, một người mất tích, 12 bị thương

Ngư dân bị phỏng được đưa vào bệnh viện cấp cứu. (Hình: Báo Người Lao Động)
BÀ RỊA-VŨNG TÀU (NV) – Một tàu cá với 13 ngư dân đang hoạt động trên biển thì phát nổ, làm 12 người bị thương, một mất tích. Trong đó, có chín người trong một gia đình gặp nạn.
Báo Người Lao động dẫn tin, ngày 17 Tháng Hai, trung tâm Phối Hợp Tìm Kiếm Cứu Nạn Hàng Hải Khu Vực III cho biết, tàu SAR 272 cùng các bác sĩ của bệnh viện Lê Lợi, thành phố Vũng Tàu, đã tiếp nhận 12 ngư dân bị thương trong vụ nổ tàu cá trên biển.
Cụ thể, khoảng 1 giờ khuya cùng ngày, tàu cá BV-94157 TS đang đánh bắt cách Vũng Tàu 41 hải lý về hướng Nam Đông Nam thì bất ngờ phát nổ. Trên tàu lúc đó có 13 ngư dân, trong đó có 7 anh em trong một gia đình và 2 người cháu.
Nghe tiếng nổ lớn, tàu cá Hồng Ngọc đang hoạt động gần khu vực hiện trường đã tổ chức cứu được 12 người trong tình trạng bị thương. Trong đó, có 2 người bị thương rất nặng là anh Trương Văn Thuận (21 tuổi) và ông Dưỡng Thanh Dũng (46 tuổi), gần như bị phỏng toàn thân. Riêng ông Nguyễn Thanh Hồng (36 tuổi) bị mất tích, có thể đã chết.
Kể lại vụ tai nạn thương tâm, ông Nguyễn Thành Thái, thuyền trưởng tàu cá gặp nạn nghẹn ngào cho biết, khi đang đánh bắt hải sản thì bình gas trên tàu bất ngờ phát nổ. Những anh em ở boong dưới bị hất văng ra nhiều hướng rồi rơi xuống nước, những người ở trên thì may mắn không rơi xuống biển nhưng bị phỏng nặng. (Tr.N)

Bản lên tiếng về cách hành xử của nhà cầm quyền CSVN đối với thảm họa Formosa và đối với thái độ nhân dân trước thảm họa này

Thảm họa môi trường biển từ Vũng Áng, Hà Tĩnh, do 2 tập đoàn Formosa Đài Loan và Luyện kim Trung Quốc tạo ra đã làm điêu đứng cuộc sống của hàng triệu người thuộc 5 tỉnh miền Trung, gây lo lắng tâm tư cho toàn thể đồng bào đã từ gần một năm qua, đặt đất nước trước nhiều vấn nạn về môi trường sinh thái, sức khỏe giống nòi và an ninh quốc gia chẳng biết đến bao giờ mới giải quyết nổi.

Bởi lẽ công luận ngày càng biết rõ Formosa trên danh nghĩa là nhà đầu tư Đài Loan, doanh nghiệp Đài Loan, nhưng vốn chủ yếu là của Trung Quốc, với nhà thầu Trung Quốc, công nghệ lỗi thời Trung Quốc, hàng vạn công nhân Trung Quốc. Thực chất Formosa là mưu đồ Trung Quốc tàn phá đất nước Việt Nam, hủy diệt giống nòi Việt Nam, là đòn hiểm về chính trị, kinh tế, quân sự đánh vào Việt Nam. Nó đã và đang làm hư hỏng nhân sự cao cấp của Việt Nam, biến nhiều quan chức cấp quốc gia thành những kẻ phản dân hại nước. Nó là mũi gươm thọc vào sườn cơ thể Việt Nam, dễ dàng cắt đôi đất nước Việt Nam, làm chảy máu nền kinh tế Việt Nam. Bauxite đang rỉ máu dai dẳng trên Cao nguyên. Formosa sẽ chảy máu triền miên ở biển Hà Tĩnh.

1- Thế nhưng, trước đại nạn quốc gia chưa từng có ấy, đảng và nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam chẳng những đã không làm đầy đủ trách nhiệm, mà còn muốn nhận chìm tội ác và thảm họa lớn lao này. Toàn thể hệ thống chính trị đã được huy động để làm việc đó:

- Thủ tướng nhà nước CHXHCN Việt Nam sau khi tuyên bố Formosa là thủ phạm, đã không tiến hành truy tố nó cùng với các đồng phạm trong bộ máy nhà nước; trái lại đã ngửa tay nhận từ nó một số tiền bồi thường hết sức bèo bọt chẳng căn cứ vào một kết luận điều tra đầy đủ nào cả, và để cho nó tiếp tục tồn tại. Đến nay, việc bồi thường cho các nạn nhân chẳng đi tới đâu, khiến gây ra rất nhiều cuộc biểu tình phản đối. Mới đây, Formosa còn được cung cấp thêm đất và được xây cất nhà ở to lớn vững bền.

- Bộ Tài nguyên - Môi trường chẳng thấy vận dụng mọi phương tiện khoa học cần thiết để làm sạch biển, tái tạo các rặng san hô, tiêu diệt các loài thủy sản nhiễm độc. Trái lại chỉ đo đạc nước biển qua loa rồi tuyên bố biển đã tự làm sạch; diễn những trò lường gạt như cho quan chức tắm biển, ăn tôm cá; gọi thảm họa Formosa chỉ là “sự cố môi trường” và mới đây còn loại nó khỏi danh sách 10 sự kiện sinh thái quan trọng của Việt Nam trong năm 2016.

- Bộ Tư pháp chẳng những không tìm cách thực thi công lý đối với thủ phạm cùng các đồng phạm chính yếu, chỉ đưa ra tòa vài quan chức cấp nhỏ nhằm mỵ dân, lại còn tìm cách phối hợp với bộ Công an để cản trở chuyện khởi kiện của các nạn nhân, bằng việc trả lui hồ sơ cách bất hợp pháp, chặn đường các nguyên đơn đến tòa án cách thô bạo và sách nhiễu bắt bớ cách vô luật một số người đang góp tay vào công cuộc đấu tranh pháp lý quan trọng và chính đáng này.

- Bộ Công an một đàng ra tay đàn áp các cuộc biểu tình trên đường và trên mạng, những cuộc biểu tình nhằm phản đối Formosa, đòi hỏi một môi trường thiên nhiên trong sạch và một môi trường chính trị trong sáng. Đàng khác lại ngăn chặn các nạn nhân tiến hành việc khởi kiện tên tội phạm cùng đám đồng lõa, còn hành hung giam giữ những công dân đã và đang tích cực trong việc làm công chính này.

- Bộ Thông tin Truyền thông thì tích cực tung hỏa mù cho công luận, một đàng bằng việc cấm đoán và trừng phạt những tờ báo lề đảng còn đủ lương tâm để trình bày sự thật và đòi hỏi lẽ phải, đàng khác vu khống kết án những tờ báo lề dân (vốn ở trên mạng) quyết vận dụng ý chí để tố cáo sai lầm và tội ác của nhà cầm quyền liên quan tới thảm họa Formosa. Thậm chí còn tìm cách gây áp lực lên các mạng xã hội quốc tế.

- Bộ Y tế ngoài việc đưa những thông tin về an toàn thực phẩm biển rất đáng nghi ngờ và không đầy đủ, lại còn gây khó khăn cho việc xin xét nghiệm hay xin kết quả xét nghiệm những trường hợp nghi nhiễm độc hải sản. Bên cạnh đó, bộ lại chẳng có một chương trình bảo vệ sức khỏe lâu dài cho toàn thể nhân dân vốn đang phải tiêu thụ nhiều loài thủy hải sản nhiễm độc mà chắc chắn sẽ di họa qua nhiều thế hệ.

- Nhưng tất cả mọi hoạt động tai hại của bộ máy nhà nước trên đây đều phát xuất từ và bị chỉ đạo bởi Bộ Chính trị đảng Cộng sản VN với người trách nhiệm hàng đầu là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Thái độ của ông ta bao che thủ phạm và đồng lõa, dửng dưng với dân tình và quốc biến ngay từ những ngày đầu thảm họa, và mới đây tự tiện ký kết 15 văn kiện hợp tác toàn diện với Trung Quốc vốn đứng đàng sau vụ Formosa… thái độ đó càng đẩy đất nước vào tròng ách lệ thuộc và âm mưu thôn tính của kẻ thù truyền kiếp này, đe dọa sự tồn vong của Dân tộc.

2- Nhưng phản ứng tàn bạo nhất của nhà cầm quyền CSVN trong ý đồ làm chìm xuồng “vụ cá chết”, dẹp yên làn sóng phản đối tội ác Formosa, đó là đã tiến hành bắt bớ nhiều công dân từng phát ngôn hay hành động mạnh mẽ về thảm họa môi trường biển, dù gán cho họ nhiều tội danh vu vơ khác nhau theo Bộ luật Hình sự.

- Ngày 10-10-2016, công an tỉnh Khánh Hòa bắt blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (bút danh Mẹ Nấm), vì các bài đăng trên mạng và cáo buộcbà tội tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 bộ luật hình sự.

- Ngày 02-11-2016, công an thành phố Sài Gòn bắt bác sĩ blogger Hồ Văn Hải (bút danh Hồ Hải) vì phê phán nhà cầm quyền qua trang blog độc lập, cũng theo điều 88 bộ luật hình sự.

- Ngày 07-11-2016, hai nhà hoạt động Lưu Văn Vịnh và Nguyễn Văn Đức Độ cũng bị bắt ở Sài Gòn vì vận động thành lập nhóm dân chủ mang tên Liên minh Dân tộc Việt Nam Tự quyết và bị buộc tội “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 bộ luật hình sự.

- Ngày 18-12-2016, công an tỉnh Thanh Hóa bắt sinh viên Nguyễn Danh Dũng vì cho là đã tham gia Thiên An TV, một kênh trên YouTube có nội dung phê phán chính phủ, và buộc anh tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước” theo điều 258 bộ luật hình sự.

- Ngày 11-01-2017, công an tỉnh Hà Tĩnh bắt nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Hóa, người đã loan tin tức về vụ cá chết lẫn hỗ trợ cuộc khởi kiện Formosa, cáo buộc anh cũng theo điều 258 bộ luật hình sự.

- Ngày 19-01-2017, công an tỉnh Nghệ An bắt giữ cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Oai, vì cho rằng anh vi phạm lệnh quản chế và chống lại người thi hành công vụ, trong khi thực chất anh đã và đang hỗ trợ các cuộc xuống đường lẫn việc lôi Formosa ra tòa án.

- Ngày 21-01-2017, công an tỉnh Hà Nam đã bắt giữ blogger Trần Thị Nga, một dân oan tranh đấu cho nhân quyền từ nhiều năm qua, và khởi tố bà về tội “tuyên truyền chống chế độ” theo điều 88 bộ luật hình sự.

3- Trước các vụ việc và thái độ trên, chúng tôi, những tổ chức và cá nhân ký tên dưới đây tuyên bố:

- Vụ làm nhiễm độc biển miền Trung, từ đó gây nguy cơ về sức khỏe cho toàn dân và về an ninh cho đất nước là một thảm họa hết sức lớn lao, mang tính lịch sử và di hại lâu dài. Như thế, các động thái hiện nay của nhà cầm quyền CSVN vừa là một hành vi bất nhân thất đức đối với đồng bào, vừa là một tội ác đối với dân tộc, cần phải bị đưa ra trước công lý và sẽ lưu xú danh trong lịch sử.

- Thái độ phản đối thủ phạm Formosa và các đồng phạm của nó mà vô số công dân đã biểu lộ từ gần một năm rồi, qua các hành vi như lên tiếng, biểu tình, khởi kiện, vận động chữ ký… là một thái độ hết sức cần thiết, hợp luật đúng quyền, chứng tỏ trách nhiệm công dân, bày tỏ tinh thần yêu nước, rất đáng cảm ơn, trân trọng và bênh vực, đặc biệt đối với những ai đang bị đàn áp vì việc đó.

- Việc xét lại quan hệ với nhà cầm quyền Việt Nam và nếu cần là việc chế tài từ các chính phủ, các nhà tài trợ và đối tác thương mại quốc tế là điều hết sức cần thiết; bởi lẽ chuyện coi thường thảm họa môi trường và chuyện đàn áp những công dân lên tiếng về thảm họa đó đều tác hại chung lên toàn thể thế giới và mọi quốc gia vốn đang sống trong tình thế liên lập và tương thuộc như hiện nay.

- Cuối cùng, chúng tôi tha thiết kêu gọi toàn thể nhân dân Việt Nam hãy vượt qua mọi nỗi sợ hãi để cùng đứng lên, cứu dân tộc thoát khỏi hiểm họa nhiễm độc từ Formosa rồi hiểm họa tàn độc từ chế độ cộng sản do Bắc Kinh và Hà Nội phối hợp cùng nhau để mãi mãi duy trì. Bằng không, chúng ta sẽ mất Tổ quốc, tiêu giống nòi; những trang sử hào hùng kháng cự Bắc phương, bảo tồn độc lập và tự lực dựng nước của Dân tộc ta sẽ mãi mãi bị xóa sạch.

Làm tại Việt Nam ngày 14 tháng 02 năm 2017, ngày giáo dân Song Ngọc tuần hành khởi kiện Formosa và bị đàn áp.

Hai tổ chức khởi xướng:

1- Hội Cựu Tù nhân Lương tâm. Đại diện: Bs Nguyễn Đan Quế, Lm Phan Văn Lợi.
2- Khối Tự do Dân chủ 8406. Đại diện: Kỹ sư Đỗ Nam Hải, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.

Các tổ chức cùng ký tên:

3- Báo điện tử Tiếng Dân Việt Media. Đại diện: Nhà báo Trần Quang Thành.
4- Chí Nguyện đoàn Lam Sơn. Đại diện: Ông Trần Phương,
5- Diên Hồng Thời Đại Việt Nam. Đại diện: Nhà biên khảo Phạm Trần Anh.
6- Diễn đàn Bauxite Việt Nam. Đại diện: Giáo sư Phạm Xuân Yêm.
7- Diễn đàn Dân chủ Đuốc Việt. Đại diện: Ông Lưu Hoàn Phố.
8- Diễn đàn Xã hội Dân sự. Đại diện: TS Nguyễn Quang A.
9- Đảng Dân Chủ Việt (Hoa Kỳ). Đại diện: Thư ký/Phát Ngôn viên Huong Huynh.
10- Đảng Việt Tân. Đại diện: Ông Hoàng Tứ Duy.
11- Giáo hội Liên hữu Lutheran VN–HK. Đại diện: Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa.
12- Phong trào Dân chủ Việt (Hoa Kỳ). Đại diện: Phó Chủ tịch Son Nguyen. 
13- Hội Ái hữu Tù nhân chính trị & Tôn giáo VN. Đại diện: Ông Nguyễn Bắc Truyển.
14- Hội Anh em Dân chủ. Đại diện: Mục sư Nguyễn Trung Tôn.
15- Hội Bầu bí Tương thân. Đại diện: Ông Nguyễn Lê Hùng.
16- Hội Cử tri Việt Mỹ, Hoa Kỳ. Đại diện: Bà Jackie Bong.
17- Hội Dân oan đòi Quyền sống. Đại diện: Bà Hồ Thị Bích Khương
18- Hội đồng Liên kết Đấu tranh Dân chủ Nhân quyền cho Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Trung Cao.
19- Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam. Đại diện: các đồng chủ tịch HT Thích Không Tánh, LM Phan Văn Lợi, CTS Hứa Phi, Đạo huynh Lê Văn Sóc, Ms Nguyễn Hoàng Hoa,BS Võ Đình Hữu, BS Đỗ Văn Hội, Ông Lưu Văn Tươi, Ông Nguyễn Văn Tánh, Nhà Biên khảo Phạm Trần Anh, Ông Cao Xuân Khải, PTS Trần Viết Hùng, Ông Trần Văn Đông, Ông Lạc Việt, BS Hoàng Mỹ Lâm.
20- Hội Người Việt Tự Do tại Canada. Đại diện: Ông Phan Mật.
21- Hội Pháp Việt Tương Trợ AFVE. Đại diện: Ông Bùi Xuân Quang.
22- Hội Thanh niên Dân chủ Việt Nam (Hoa Kỳ). Đại diện: Kỹ sư Trần Long.
23- Liên Hội Người Việt Tỵ nạn tại CHLB Đức. Đại diện: BS Hoàng Thị Mỹ Lâm.
24- Hội Thanh Niên Lạc Hồng Arizona USA. Đại diện: Ông Andy Hoài Đỗ .
25- Liên Minh Dân Chủ Việt Nam. Đại diện: Ông Nguyễn Hữu Ninh.
26- Lực lượng Quốc dân Dựng cờ Dân chủ. Đại diện: Anh Trần Quốc Huy.
27- Nhóm Đạo Phật Dấn Thân tại Australia. Đại diện: Ông Vĩnh Nguyên.
28- Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền. Đại diện: Lm Nguyễn Hữu Giải, Lm Nguyễn Văn Lý.
29- Nhóm Văn Lang Praha, Cộng hòa Séc. Đại diện: Ông Nguyễn Cường.
30- Phong trào Đồng tâm Toàn cầu. Đại diện: Ông Nguyễn Việt Hưng.
31- Phong trào Liên đới Dân Oan. Đại diện: Bà Trần Ngọc Anh.
32- Phong trào Yểm trợ Khối 8406 Canada. Đại diện: Ông Lạc Việt.
33- Tăng đoàn Giáo hội PGVNTN. Đại diện: Hòa thượng Thích Không Tánh.
34- Trung tâm Sinh hoạt Văn hóa VN tại Canada. Đại diện: Bà Mai Kim Huyền.

Các Cộng đồng Người Việt Quốc dia tại Hoa Kỳ cùng ký tên:

1- CĐVN Arkansas, AR. Chủ tịch: Ô. Phạm Thế Vinh.
2- CĐVN Arizona, AZ. Chủ tịch: DS. Đặng Thế Khương.
3- CĐNVQG Bắc Cali, CA. Chủ tịch: Ô. Phạm Hữu Sơn.
4- CĐVN Southern California, CA. Chủ tịch: KS Trương Ngải Vinh.
5- CĐNVQG Nam Cali. Chủ tịch: NV Bùi Phát.
6- CĐNVQG Charlotte, N. Carolina. Chủ tịch: Cô Nguyễn Thu Hương.
7- CĐNVQG Greenville, S. Carolina. Chủ tịch: Ô. Võ Phương.
8- CĐNVQG Columbia, SC. Chủ tịch: Ông Nghiệp Nguyễn.
9- CĐNVQG Raleigh, NC. Chủ tịch: Ông Huyền Nguyễn.
10- CĐNVQG Sacramento, CA, Cựu Chủ tịch: Ô. Đỗ Thiện Thịnh.
11- CĐNVQG Stockton, CA. Chủ tịch: Ô. Nguyễn Hữu Hiến.
12- CĐNVQG Colorado, CO. Chủ tịch: Ô. Nguyễn Trúc Lâm.
13- CĐNVQG Connecticut. Chủ tịch: Ô. Trần Văn Giỏi.
14- CĐVN Florida, FL. Chủ tịch: Ô. Nguyễn Văn Thuyết.
15- CĐVN Florida, FL. Chủ tịch Hội đồng Đại biểu: Ô. Lê Thanh Liêm.
16- CĐVN Central Florida, FL. Chủ tịch: Ông Nguyễn Quốc Hùng.
17- CĐVN Central Florida, FL. Chủ tịch HĐĐD: Ông Nguyễn Thái.
18- CĐVN Tampa Bay, FL. Chủ tịch: BS Nguyễn Thanh Mỹ.
19- CĐVN Jacksonville, FL. Chủ tịch: Ô. Lê Đình Yên Phú.
20- CĐVN South Florida, FL. Chủ tịch: KTS Nguyễn Đức Huy.
21- CĐVN Pensacola, FL. Chủ tịch: Ô. Bùi Lý.
22- CĐVN Georgia, GA. Chủ tịch: Ông John Nguyễn.
23- CĐNVQG Ilinois, IL, Chủ tịch: Ô. Lưu Toàn Trung.
24- CĐNVQG Massachusetts, MA. Chủ tịch: Ô. Thân Vĩnh Bảo Toàn.
25- CĐNVQG St Louis, MO. Chủ tịch: Ông Trần Kim Dung..
26- CĐNVQG South New Jersey, NJ. Chủ tịch: Ô. Trần Quán Niệm.
27- CNVN New Jersey, NJ. Chủ tịch: Bà Lê Ánh Nguyệt.
28- CĐNVQG New Hampshire, NH. Chủ tịch: Ô. Lê Hà Dũng.
29- CĐNVQG New Mexico, NM. Chủ tịch: Ô. Lương Thông.
30- CĐNVQG Minnesota, MN. Chủ tịch: Ông Nguyễn Quốc Đống.
31- CĐNVQG Louisiana, LA. Chủ tịch: Bà Trần Ngọc Châu..
32- CĐNVQG New York, NY. Chủ tịch: LS Nguyễn Thanh Phong.
33- CĐNVQG Oklahoma City, OK. Chủ tịch: Ô. Đỗ Minh.
34- CĐNVQG Allentown, PA. Chủ tịch: Ô. Ngô Thế Bảo.
35- CĐNVQG Philadelphia, PA. Chủ tịch: Bà La Cẩm Tú.
36- CĐNVQG Pennsylvania, PA; Chủ tịch HĐCH: DS Nguyễn Đức Nhiệm.
37- CĐNVQG Pittsburgh, PA. Chủ tịch: Ô. Nguyễn Hoa.
38- CĐNVQG Lancaster, PA. Chủ tịch: Ô. Võ Văn Loan.
39- CĐNVQG ĐB Pennsylvania, PA. Chủ tịch: Ô. Nguyễn Văn Thanh.
40- CĐNVQG TP Reading, PA. Chủ tịch: Ô. Vũ thanh Hải.
41- CĐNVQG TP Lebanon, PA. Chủ tịch: Ô. Nguyễn Hải.
42- CĐNVQG TP York, PA. Chủ tịch: Ô. Vũ Ngọc Hải .
43- CĐNVQG TP Easton/Bethlehem, PA. Chủ tịch: Ô. Đỗ Đức Chiến.
44- CDNVQG Nashville và Middle Tennessee, TN. Chủ tịch: Ô. Bùi Văn Kiệt.
45- CĐNVTD West Tennessee. Chủ tịch: Ông Đặng Q. Dũng.
46- CĐNVQG Houston, TX. Chủ tịch: TT Trần Quốc Anh.
47- CĐNVQG Dallas, TX. Chủ tịch: LS. Phạm Quang Hậu.
48- CĐNVQG Utah. Chủ tịch: Ông Nguyễn Văn Thành.
49- CĐNVQG Tacoma và Pierce Caounty. Chủ tịch: BS Nguyễn Xuân Dũng.
50- Hiệp hội Người Việt San Diego, CA. Chủ tịch: Ô. Phạm Thanh Liêm.

Các cá nhân cùng ký tên:

1- Bùi Minh Quốc, Nhà báo, Đà Lạt
2- Bùi Quang Vơm, Kỹ sư, Paris, Pháp
3- Cao Xuân Lý, Nhà văn, Australia.
4-Dương Xuân Trí, Nhà đấu tranh dân chủ, Nghệ An.
5- Đặng Thị Hảo, Tiến sĩ, Hà Nội.
6- Đinh Văn Hải. Nhà nghiên cứu xã hội, Lâm Đồng.
7- Đoàn LV Jeffrey, Kỹ sư điện toán, Hoa Kỳ.
8- Đoàn Văn Diên, Mục sư, Đồng Nai.
9- Đỗ Minh Tuyến, Blogger Hoa Kỳ
10- Đỗ Thị Ngọc Nguyên, Dân oan, Đồng Nai.
11- Hoàng Dũng PGS TS, Sài Gòn.
12- Hoàng Hưng, Nhà thơ, Sài Gòn.
13- Hồ Ngọc Nghĩa, Bác sĩ, Hoa Kỳ
14- Kha Lương Ngãi, Nhà báo, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn. 
15. Lại Thị Ánh Hồng, Nghệ sĩ, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
16- Lê Anh Hùng, Nhà báo độc lập, Hà Nội
17-Lê đình Lượng, Nhà hoạt động nhân quyền, Nghệ An.
18- Lê văn Lại. Nghề tự do, Hà Nội
19- Lê Văn Thu, Hành nghề tự do. Sài Gòn.
20- Lư Văn Bảy, Cựu Tù nhân Lương tâm, Kiên Giang.
21- Lưu Chí Kháng, Đầu tư, Nghệ An.
22- Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn.
23- Mai Thanh Truyết, Tiến sĩ, Hội Bảo vệ Môi trường Việt Nam, Hoa Kỳ.
24- Ngô Thị Hồng Lâm. Nhà dấu tranh cho nhân quyền, Vũng Tàu.
25- Nguyễn Cường, Kinh doanh, Cộng hòa Séc.
26- Nguyễn Đăng Đức, Nhà giáo nghỉ hưu, Sài Gòn.
27- Nguyễn Đình Nguyên, Bác sĩ, Australia.
28- Nguyễn Đăng Đức, Nhà giáo nghỉ hưu, Sài Gòn. 
29- Nguyễn Đức Giang, Xe ôm, xe thồ nhóm, Hà Nội.
30- Nguyễn Hoàng Minh Đức, Kiến trúc sư, Đồng Tháp.
31- Nguyễn Huệ Chi, Giáo sư, Hà Nội.
32- Nguyễn Huy Tuấn, Nhà đấu tranh cho nhân quyền, Hải Dương.
33- Nguyễn Khắc Mai, cán bộ hưu trí, Hà Nội.
34- Kỹ sư . Nguyễn Kiều Thọ, Kỹ sư, Pháp.
35- Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư, Sài Gòn.
36- Nguyễn Minh Khâm, tài xế, Đan Mạch.
37- Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn, Hà Nội.
38- Nguyễn Phúc Anh, Nhân viên kỹ thuật, Hoa Kỳ.
39- Nguyễn Phương Đông, Khối 8404, Pháp
40- Nguyễn Thế Hùng, GSTS, Hội Cơ học Thủy khí Việt nam, Đà Nẵng
41- Nguyễn Thế Quang Nhà giáo, Hoa Kỳ.
42-Nguyễn Thị Huần, Dân oan, Vĩnh Phúc.
43- Nguyễn thị Huyền, Dân oan, Hải Phòng.
44- Nguyễn Thị Kim Chi, Nghệ sĩ, Sài Gòn.
45- Nguyễn Thụy Kim Thủy, Dân oan, Sài Gòn. 
46- Nguyễn Thị Mỹ Vân, Nội trợ, Hoa Kỳ
47- Nguyễn Thị Thuý Đồng, Đấu tranh nhân quyền, Hải Phòng.
48- Nguyễn Tuấn, Cơ khí, Hoa Kỳ.
49- Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo Độc lập, Hà Nội.
50- Nguyễn Văn Mão. Công nhân, Hà Nội
51- Paula Ánh-Nguyệt Lê-Hicks, Hoa Kỳ
52- Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn.
53- Phạm Hồng Hải, Nghề tự do, Hà Nội.
54- Phạm Hữu Uyển, Kỹ sư IT, Cộng hòa Séc.
55- Phạm Xuân Yêm, Giáo sư, Pháp.
56- Phan Kim Khải, Cố vấn Phần mềm, Hoa Kỳ.
57- Sương Quỳnh, Nhà báo tự do, CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn.
58- Tạ Quang Trung, Luật sư, Hoa Kỳ.
59- Thái Hằng, Nghệ sĩ, Hoa Kỳ.
60- Trần Khắc Đường, Làm nông, Lâm Đông 
61- Trần Hoàng Thông, Luật gia, Sài Gòn.
62-Trần Lễ Nguyên, Nhà thơ. Hoa Kỳ
63- Trần Tiến Đức, nhà báo độc lập, Hà Nội. 
64- Trần Thị Loan, Học sinh, Thái Bình 
65- Triệu Sang, Nông gia, Thương binh QLVNCH, Sóc Trăng.
66- Võ Tấn Thàn, Nghề tự do, Huế.
67- Võ Văn Tạo, Nhà báo, Nha Trang.
68- Vũ Ngọc Phúc, Kỹ sư điện toán, doanh nhân. Đan Mạch.
69- Vũ thị Tám, Kinh doanh, Hà Nội.