Tuesday, September 29, 2015

Hà Nội giải thích vụ 'cả họ làm quan'

 Theo BBC-6 giờ trước
Image copyrightHoang Dinh Nam AFP
Image captionKhẩu hiệu của Đảng Cộng sản Việt Nam - hình chỉ có tính minh họa
Thành ủy Hà Nội nói quy trình thủ tục hồ sơ để bổ nhiệm nhiều cán bộ cùng một họ vào bộ máy ở huyện Mỹ Đức là 'đúng quy định', theo trang web của Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) hôm 29/09/2015.
Ông Đào Đức Toàn, Trưởng ban tổ chức Thành ủy Hà Nội được trích lời xác nhận các thủ tục hồ sơ để bổ nhiệm cán bộ tại huyện Mỹ Đức là chặt chẽ và đúng quy định.
Cùng ngày, Thành ủy Hà Nội cũng yêu cầu Đảng bộ Mỹ Đức kiểm điểm, rút kinh nghiệm.
Ông Phan Trung Đức, Phó ban Tổ chức Thành ủy Hà Nội thừa nhận vấn đề dư luận nêu ra, theo báo Thanh Niên:
"Điều dư luận quan tâm, thấy không ổn là tại sao không điều ai khác mà điều sáu người là con đồng chí lãnh đạo huyện, đây là điều thiếu thận trọng và không khách quan,"
"Ban Thường vụ huyện ủy Mỹ Đức nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm."
Nhưng quan chức Thành ủy Hà Nội nói "quá trình kiểm tra thấy các quy trình hồ sơ bổ nhiệm đều chặt chẽ, đúng quy định".
Dù vậy, báo chí Việt Nam cho hay chính ông Lê Văn Sang, Bí thư Huyện ủy "đã phải nhận trách nhiệm trước Thành ủy Hà Nội về việc điều động cán bộ" mà đa số là con cháu trong nhà.
Image captionNăm con cháu nhà ông Lê Văn Sang trở lại Ban quản lý Hương Tích
Gần đây, báo chí Việt Nam có nêu chuyện 'cả họ làm quan' ở Uỷ ban Nhân dân huyện Mỹ Đức.
Theo đó, trong 10 trên 13 phòng ban có trưởng, phó phòng là anh em, họ hàng với Bí thư huyện ủy Lê Văn Sang.

Trở lại Chùa Hương

Trước phản ứng của dư luận, được biết huyện Mỹ Đức đã ngừng 'biệt phái' thêm năm trường hợp là con em lãnh đạo, cán bộ huyện mới được cử về công tác tại các cơ quan thuộc Ủy ban Nhân dân.
Họ nay quay lại nơi làm việc cũ là Ban Quản lý thắng cảnh di tích Hương Sơn.
Thành ủy Hà Nội cũng giải thích nhiều người trong họ Lê đã được bổ nhiệm từ trước năm 2012 khi ông Lê Văn Sang lên làm Bí thư huyện ủy.
Đó là các trường hợp ông Lê Văn Sơn (chú ông Lê Văn Sang) lên làm trưởng ban tổ chức huyện ủy từ 2005; bà Lê Thị Vĩnh (cô ông Lê Văn Sang) làm trưởng phòng tài chính kế hoạch từ 2007; ông Lê Văn Sức (cháu ông Lê Văn Sang), làm trưởng ban dân tộc từ 2005.
Vẫn VOV viết rằng con trai ông Sang, Lê Văn Trang sinh năm 1983 được bổ nhiệm làm Bí thư xã An Phú.

Việt Nam lên án Trung Quốc, kêu gọi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí

Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP tại New York, ngày 28/9/2015.
Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trong cuộc phỏng vấn với hãng thông tấn AP tại New York, ngày 28/9/2015.
Chủ tịch nước Việt Nam lên án việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo ở Biển Đông vi phạm luật quốc tế và đe dọa an ninh hàng hải, đồng thời kêu gọi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí cho Hà Nội.
Phát biểu của ông Trương Tấn Sang tại Mỹ hôm qua trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng thông tấn AP được đưa ra giữa lúc nguyên thủ các nước trên thế giới tham dự thượng đỉnh thường niên của Đại hội đồng Liên hiệp quốc ở New York, mà qua đó Biển Đông là đề tài được nêu lên trong các bài phát biểu của lãnh đạo Hoa Kỳ, Trung Quốc, và Việt Nam.

Chủ tịch Trương Tấn Sang nhận xét Biển Đông tại thời điểm này thật sự là một điểm nóng của khu vực và của thế giới.
Vẫn theo lời ông, trong năm qua, Trung Quốc đã tiến hành bồi đắp đất quy mô lớn tại các bãi đá nửa chìm nửa nổi để biến chúng thành các đảo lớn hơn và đó là việc làm vi phạm luật quốc tế. Chủ tịch nước Việt Nam nói động tháinày đi ngược lại Công ước Liên hiệp quốc về Luật biển và trái với Tuyên bố Ứng xử Biển Đông ASEAN đạt được năm 2002.
Nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh quan ngại của Hà Nội và các nước Đông Nam Á là điều dĩ nhiên và dễ hiểu vì hành động của Bắc Kinh ảnh hưởng nghiêm trọng tới an toàn hàng hải và an ninh Biển Đông. Ông Sang nói môi trường hòa bình là yếu tố quan trọng để thực thi các mục tiêu phát triển bền vững mới vừa được đồng thuận tại Liên hiệp quốc.

Phát biểu của Chủ tịch Việt Nam được đưa ra một tuần sau khi Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố nhân chuyến thăm Hoa Kỳ rằng Trung Quốc có quyền bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông và rằng Trường Sa từ xa xưa đã thuộc về Trung Quốc.
Trong khi mạnh mẽ lên án Trung Quốc, Chủ tịch Việt Nam đã dành những ngôn từ nồng ấm cho Hoa Kỳ, mong muốn có thêm bước tiến để siết chặt quan hệ với quốc gia cựu thù và kêu gọi Washington chấm dứt cấm vận vũ khí đối với Hà Nội.
Ông Sang nói sẽ không còn ngờ vực giữa hai nước và quan hệ Việt-Mỹ sẽ được bình thường hóa toàn diện khi mà Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí hoàn toàn cho Việt Nam.
Ông nói thêm rằng chuyến thăm có thể có của Tổng thống Mỹ tới Việt Nam trong năm nay sẽ giúp củng cố quan hệ đối tác toàn diện mà đôi bên chính thức đạt được từ năm 2013 khi Chủ tịch Việt Nam công du Hoa Kỳ. Theo dự kiến nhà lãnh đạo Mỹ có thể ghé thăm Việt Nam trong mùa thu này nhân chuyến công du khu vực.
Tháng 10 năm ngoái, Washington loan báo dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí cho Việt Nam giúp Hà Nội tăng cường khả năng bảo vệ an ninh hàng hải.
Tuy nhiên, chính quyền của Tổng thống Obama nhất mực khẳng định điều kiện tiên quyết để quan hệ Việt-Mỹ được phát huy toàn diện là Hà Nội phải cải thiện thành tích nhân quyền đang bị quốc tế lên án.
Các nhà lập pháp Mỹ cũng yêu cầu Việt Nam phải điều chỉnh các vi phạm nhân quyền trước khi Hà Nội có thể được hưởng lợi từ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương mà Mỹ cùng các nước đang đàm phán. Hiệp định gần như sắp hoàn tất này đang được 12 quốc gia thương thảo trong đó có Việt Nam.
Chủ tịch Trương Tấn Sang trong cuộc phỏng vấn với AP không đưa ra những cam kết cụ thể về nhân quyền, chỉ nói rằng Việt Nam sẵn sàng tiếp tục thảo luận với Mỹ về vấn đề này.
Ông nói Hiến pháp Việt Nam giờ đây có bao gồm một chương về bảo vệ nhân quyền và việc thực thi sẽ được tiến hành trong ‘vài năm tới’ để các quyền đó thật sự được áp dụng ‘trên thực tế.’
Đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ thường niên 2015 đã kết thúc hồi giữa năm. Hai nước đang tiến hành đối thoại chính sách quốc phòng lần thứ 5 diễn ra từ ngày 27/9 tới ngày 3/10 tại Mỹ.
29.09.2015
Theo AP, VNA, VOV.

Mỹ lập lại quan ngại về Biển Đông

Tổng thống Obama đọc diễn văn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, ngày 28/9/2015.
Tổng thống Obama đọc diễn văn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, ngày 28/9/2015.
VOA-29.09.2015
Trong một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Trung Quốc, Hoa Kỳ ngày 28/9 nhấn mạnh duy trì các tiêu chí căn bản về quyền tự do hàng hải ở Biển Đông là một lợi ích của Washington.
Trong bài diễn văn trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc, Tổng thống Barack Obama một lần nữa đề nghị Trung Quốc và các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông giải quyết tranh chấp một cách hòa bình.
Tổng thống Obama tuyên bố "Ở Biển Đông, Mỹ không có tuyên bố chủ quyền. Chúng tôi không phân xử các tuyên bố chủ quyền của các nước, nhưng như tất cả các nước tề tựu về đây hôm nay, chúng tôi có lợi ích trong việc gìn giữ các tiêu chí căn bản về tự do hàng hải, tự do vận chuyển thương mại, cũng như trong việc giải quyết các tranh chấp bằng luật quốc tế chứ không phải bằng võ lực".
Tổng thống Mỹ khẳng định Hoa Kỳ ‘sẽ bảo vệ các tiêu chí này trong lúc khuyến khích Trung Quốc và các nước khác giải quyết bất đồng trong ôn hòa.
Ông Obama nói ông đưa ra những lời phát biểu này về Biển Đông vì nhận thấy đường hướng ngoại giao rất khó khăn mà kết quả nhiều khi không được như mong muốn và rằng các nước lớn đủ mạnh để bảo vệ lợi ích của mình trong trường hợp phương sách ngoại giao không đạt hiệu quả.
Trung Quốc đang bị quốc tế kịch liệt chỉ trích về các hành động lấn lướt, đơn phương thay đổi nguyên trạng Biển Đông để khẳng định chủ quyền qua việc bồi đắp đất và xây dựng các công trình dân sự-quân sự trên các đảo nhân tạo.
Trong phần diễn thuyết của mình trước Đại hội đồng Liên hiệp quốc hôm qua, Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh cam kết phát triển một cách hòa bình.
Ông Tập Cận Bình nói bất kể tình hình quốc tế có ra sao và Bắc Kinh có trở nên hùng mạnh như thế nào đi chăng nữa, Trung Quốc cũng sẽ không bao giờ theo đuổi chủ nghĩa bá quyền hay bành trướng.
Các hình ảnh vệ tinh của Airbus Defence and Space chụp được hôm 20/9 cho thấy Trung Quốc đã hoàn tất đường băng trên Đá Chữ Thập ở Biển Đông và đang tiến gần tới việc đưa vào hoạt động.
Dựa trên phân tích hình ảnh, hoàn tất đường băng này sẽ tạo điều kiện cho Bắc Kinh gia tốc xây dựng cơ sở hạ tầng và có thể khởi sự các tuyến tuần tra trên quần đảo Trường Sa mà Việt Nam cũng có tuyên bố chủ quyền.
Đội ngũ thi công Trung Quốc đang tiếp tục xây nhiều công trình trên đảo này, hoàn tất đê chắn sóng, và xây dựng đường sá. Hình ảnh vệ tinh cũng cho thấy dường như Trung Quốc đang cho đổ đất dọc theo hai bên đường băng. Có thể đây là nỗ lực đầu tiên gieo trồng lương thực trên hòn đảo này hoặc có thể chỉ là khởi sự trồng cây che chắn để chống tình trạng nước biển làm xói mòn.
Theo PTI, AFP

Vì sao dự luật về hội bị Ủy ban Thường vụ Quốc hội trì trệ vô thời hạn?

Các công đoàn cơ sở tự lập của công nhân - nằm trong định chế Công đoàn độc lập của TPP - làm sao có thể đăng ký hoạt động và được trao cho những điều kiện hoạt động, nếu chính quyền VN cố tình không ban hành Luật Lập hội?
Khi chủ tịch Quốc hội quay ngoắt
Bằng một hành động rất khó hiểu và gây nghi ngờ lớn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam vừa quyết định “nên tạm lùi để chuẩn bị kỹ hơn” việc thông qua dự luật về hội - một dự án có độ lùi đến 23 năm, tính từ Hiến pháp 1992 hiến định quyền người dân “được tự do lập hội”.
Quyết định trên được Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đưa ra vào ngày 25/9/2015. Lý do ông Hùng viện dẫn là “còn có nhiều ý kiến khác nhau” về một số nội dung trong dự luật, trong đó có vấn đề về quy định “Hội có tư cách pháp nhân”.
Theo nhận định của đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, thậm chí dự án luật này sẽ chỉ được “thảo luận” mà không được thông qua từ nay cho tới hết nhiệm kỳ của Quốc hội khóa 13 (2011-2016), tức là có thể phải sang nhiệm kỳ tới của Quốc hội khóa 14.
Thế nhưng có một điều trái khoáy là chỉ một ngày trước đó - 24/9 - ông Hùng còn tỏ vẻ đầy cảm thông trước nghị trường: “Người nước ngoài sống lâu đời tại Việt Nam mà luật này không nói gì cho họ lập hội thì họ buồn lắm”. Một số trí thức thuộc trường phái “phản biện trung thành” thậm chí còn bày tỏ “rất vui mừng” vì cho đó là cử chỉ Bộ Chính trị sẽ mau chóng đồng thuận với Luật Lập hội.
Cứ cho rằng luồng dư luận vui mừng quá sớm như trên là rất đồng điệu khi thể hiện tâm lý phụ thuộc cố hữu của Quốc hội vào Bộ Chính trị - y hệt tuyên bố công khai của người đứng đầu đảng Nguyễn Phú Trọng rằng “Cương lĩnh đảng quan trọng hơn hiến pháp” hồi năm ngoái. Nhưng thái độ thay đổi quá nhanh chóng  của ông Nguyễn Sinh Hùng, ngay sau phát ngôn “không phải muốn bắt ai thì bắt” của chính ông tại diễn đàn Quốc hội sau khi ông vừa từ Hoa Kỳ trở về - đã khiến giới quan sát và phân tích chính trị phải đặt câu hỏi là nếu không có chỉ thị từ Bộ Chính trị, mà cụ thể là cấp cao nhất, thì làm sao chủ tịch Quốc hội lại quay ngoắt và lập tức “đóng cửa” đối với Luật Lập hội.
Vậy đâu là nguyên do và nguồn cơn thật sự dẫn đến thái độ trì trệ trong triển khai thứ quyền căn bản của người dân như thế?

Thà chấp nhận tồi hơn!
Một nhà vận động cho xã hội dân sự ở VN - Tiến sĩ Nguyễn Quang A - cho rằng dự thảo luật về hội lần này “còn tồi hơn nhiều” so với bản dự thảo được đưa ra góp ý lần này, và dự thảo luật có tính “quản lý, khống chế” các hội đoàn của nhân dân hơn là giúp thực thi quyền về lập hội của họ.
Chẳng khác gì chục năm trước, quá nhiều rào cản được trùng điệp dựng lên trong bản dự thảo Luật về Hội, trong khi lại phân biệt đối xử giữa các hội đoàn nhà nước với xã hội dân sự.
Ngay từ phần đầu, quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Dự thảo này đã không đưa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam vào phạm vi điều chỉnh, cho thấy chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử sâu sắc với các hội đoàn xã hội dân sự; và nhằm đối phó với trí thức phản biện, dân oan, công nhân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh…
Việc đặt ra giấy phép trong Dự thảo Luật cũng là một rào cản rất lớn. Khoản 3 Điều 2 cho phép Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết về các hội đoàn không có tư cách pháp nhân. Quy định này sẽ tạo điều kiện cho các văn bản dưới luật bóp nghẹt quyền tự do lập hội ra đời.
Trong khi đó, Điều 8 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc “cản trở, ép buộc, can thiệp vào việc thành lập, tổ chức, hoạt động hội trái quy định của pháp luật” (Khoản 1) và “xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc”’ (Khoản 2).
Mục đích của Điều 8 là nhằm cấm các hội đoàn độc lập, các hội đoàn bảo vệ nhân quyền, các hội đoàn của những người đối lập... không được thành lập và hoạt động; và tạo điều kiện dễ dàng để chính quyền vu khống, buộc tội tùy tiện những người làm nhiệm vụ vận động thành lập các hội đoàn độc lập. Ngoài ra, các điều cấm đoán đã trích dẫn trên đây rất mơ hồ, tạo điều kiện để chính quyền toàn quyền diễn giải cách hiểu và áp dụng theo ý riêng của mình.
Còn Khoản 3 Điều 9 quy định các hội đoàn ra đời sau thì lĩnh vực hoạt động chính không được trùng lắp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập “hợp pháp” trước đó. Điều này một lần nữa tạo ưu thế tồn tại độc tôn của các hội đoàn nằm dưới ô dù của Nhà nước, và ngăn cản sự thành lập của các hội đoàn độc lập, không đăng ký trong cùng một phạm vi hoạt động.
Hầu hết các hội đoàn thuộc xã hội dân sự thành lập sau này đều có những lãnh vực hoạt động trùng với các lãnh vực của hội đoàn nhà nước. Nếu căn cứ vào những lãnh vực chính đó, thì sẽ không có một tổ chức xã hội dân sự độc lập nào được tồn tại.
Riêng Khoản 1 Điều 10 đề cập đến việc Ban vận động thành lập hội phải có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Đây là một quy định vô lý. Trong thực tế, Ban vận động thành lập hội có ý nghĩa quyết định. Ban vận động thành lập hội mà không được chính quyền công nhận, thì hội sẽ không bao giờ được thành lập. Đây sẽ là điều kiện để chính quyền loại bỏ ngay từ đầu quyền tự do lập hội của những người bất đồng chính kiến hoặc giới hoạt động nhân quyền.
Nhìn bao trùm, khi đặt tên “Luật về Hội” thay vì “Luật về Quyền lập Hội” để phù hợp với tinh thần của Điều 22 trong “Công ước quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị” công nhận và bảo vệ quyền tự do lập hội của người dân, chính quyền VN đã không tuân thủ các nguyên tắc quốc tế về quyền tự do lập hội, và đó là một bước lùi nghiêm trọng trong nỗ lực xây dựng nền pháp trị.
Ngoài ra, còn nhiều nội dung bất công khác trong dự thảo Luật về hội mà các tổ chức xã hội dân sự đã đồng loạt ra tuyên bố yêu cầu chính quyền VN cần hủy bỏ. Nhưng nếu chấp nhận yêu cầu của xã hội dân sự, những người theo chủ thuyết “còn đảng còn mình” sẽ cảm thấy bị phương hại nghiêm trọng về thể diện, mặt khác càng lo sợ thế lấn át của xã hội dân sự trong xu thế không thể đảo ngược về tiến trình dân chủ hóa ở VN. Đó là một trong những nguyên do chính khiến Quốc hội VN mà đứng phía sau là “tập thể Bộ Chính trị”’ một lần nữa kéo dài độ lùi vô thời hạn đối với Luật Lập hội.
Mục tiêu chính: ngăn chặn Công đoàn độc lập
Với dự án Luật về Hội của chính quyền VN, trên tất cả là mục tiêu “siết” chính trị. Việc đưa ra quá nhiều quy định về giấy phép, những rào cản đăng ký, xin phép… chính là động thái chính trị để ngăn cấm các hội đoàn xã hội dân sự độc lập ra đời.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhận định: "Họ tự thành lập và hoạt động với nhau, rất đông, như hội dân oan, hội khiếu kiện... Ta quản lý thế nào, hay để tự phát? Đã để tự do, không cấm, tạo mọi điều kiện hoạt động hội, thì nhà nước phải có cách quản lý tất cả các hội". Ông Phúc còn muốn luật phải quản lý được hết các hội, kể cả những hội không có tư cách pháp nhân. Còn Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước thì cho rằng hội có hai mặt, trong đó mặt tiêu cực là “đường dẫn xuất” về đa nguyên đa đảng nên không được mơ hồ chỗ này, không nên áp dụng máy móc cách lập hội của các nước phát triển.
Trong tròng mắt mà có người ví von “đảo như rang lạc” của chính quyền, một trong những “đường dẫn xuất” chính là Công đoàn độc lập. Rất đáng quan tâm là cho tới nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy Nhà nước VN đã phải chấp nhận định chế này như một điều kiện bắt buộc của Hiệp định TPP.
Thế nhưng các công đoàn cơ sở tự lập của công nhân - nằm trong định chế Công đoàn độc lập của TPP - làm sao có thể đăng ký hoạt động và được trao cho những điều kiện hoạt động, nếu chính quyền VN cố tình không ban hành Luật lập Hội? Nếu không có luật này, dù chính quyền VN có tuyên bố chấp nhận công đoàn độc lập và do đó được tham gia vào TPP, việc triển khai công đoàn độc lập của công nhân sẽ phải mất rất nhiều thời gian để chờ “Luật về Hội” được thông qua và ban hành. Đây chính là điểm nghẽn lớn đầu tiên mà chính quyền, đặc biệt là nhóm bảo thủ chính trị và một số cơ quan công an luôn lo sợ “Công đoàn đoàn kết”, quá thấu cáy và tìm cách đình trệ vô thời hạn Luật về Hội.  
Tuy thế, vỏ quýt dày lại gặp móng tay nhọn. Không hiểu Bộ Chính trị VN sẽ làm sao để tự gỡ cho họ thế đu dây dễ lộn đầu khi vừa muốn “bảo đảm an ninh quốc gia” nhưng lại vẫn được vào TPP và được công du Mỹ?
Cuối tháng 9 này, vòng đàm phán cấp bộ trưởng rất có thể là cuối cùng về Hiệp định TPP sẽ diễn ra tại Hoa Kỳ. Nếu được kết thúc trọn vẹn về kết quả đàm phán, có thể đến cuối năm nay hoặc đầu năm sau Quốc hội Mỹ sẽ chính thức bỏ phiếu thông qua TPP, trong đó có một chiếc ghế cho VN, nhưng dĩ nhiên phải gắn kèm với các điều kiện dân chủ, nhân quyền mà chính quyền VN phải thực hiện không chỉ bằng cam kết miệng. Cũng không thể nói tới chuyện vào TPP một cách đương nhiên như cách vào WTO 8 năm trước, nếu không thưc thi nghiêm chỉnh quyền tự do tôn giáo và nhiều quyền khác như quyền lập hội, tự do báo chí…
Lẽ đương nhiên, VN không thể nghiễm nhiên vào TPP nếu không chấp nhận Công đoàn độc lập cùng Luật lập Hội để công nhân có khung pháp lý lập công đoàn tự nguyện.
Đó chính là tình thế run rủi ngã ba đường quá khó lường của “đảng ta” hiện nay…
* Blog của nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam

Công nhân Việt Nam trong một nhà máy sản xuất dây cáp điện tử tại Hà Nội. Hầu hết nguyên liệu được sử dụng trong nhà máy đến từ Trung Quốc.
Công nhân Việt Nam trong một nhà máy sản xuất dây cáp điện tử tại Hà Nội. Hầu hết nguyên liệu được sử dụng trong nhà máy đến từ Trung Quốc.
VOA-30.09.2015
Trung Quốc vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2015 với tổng kim ngạch thương mại trị giá 49,3 tỉ đôla, theo số liệu do Tổng cục Thống kê Việt Nam đưa ra hôm thứ Ba.
Trong khoảng thời gian 9 tháng qua, Việt Nam ước tính xuất khẩu hàng hóa trị giá 12,5 tỉ đôla sang Trung Quốc, tăng 12,5% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, Việt Nam có thể sẽ phải chi khoảng 36,8 tỉ đôla để nhập khẩu hàng hóa từ thị trường Trung Quốc, tăng 18,1% so với cùng thời điểm này năm ngoái.
Cũng theo Tổng cục Thống kê, trong 3 quý đầu năm 2015, Việt Nam ước tính tổng doanh thu thương mại với các đối tác quốc tế đạt 245,2 tỉ đôla.
Đối với tình hình kinh tế chung, Việt Nam nhấn mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vẫn còn khó khăn.
Tổng cầu còn yếu, tăng trưởng tín dụng thấp, hiệu quả xử lý nợ xấu chưa cao.
Chính phủ Việt Nam đánh giá, tính đến nay, quan hệ thương mại nói chung với thị trường Trung Quốc không bị ảnh hưởng bởi diễn biến liên quan tới tình hình biển Đông.
Mức tăng trưởng cả về xuất khẩu lẫn nhập khẩu đều cao hơn tốc độ tăng trưởng chung của cả nước.
Theo Xinhua, VnEconomy

Việt Nam cắt giảm báo in, thêm báo điện tử

Người dân đọc tin tức hàng ngày trên mạng tại một quán cà phê Internet ở Hà Nội.
Người dân đọc tin tức hàng ngày trên mạng tại một quán cà phê Internet ở Hà Nội.
VOA-29.09.2015
Việt Nam sẽ có ít báo in và nhiều báo điện tử hơn nếu đề án 'Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025' được phê duyệt.
Đề án được Bộ Thông tin và Truyền thông công bố hôm 25/9 cho biết sẽ ‘đổi mới mô hình tổ chức, quản lý theo hướng giảm số lượng cơ quan báo in’.
Theo đề án quy hoạch báo chí mới, nhiều cơ quan báo in trước đây dựa vào nguồn ngân sách nhà nước, đến năm 2020, sẽ phải tự lực về mặt tài chính. Nhà nước chỉ tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo in chủ lực và ‘đặt hàng’ một số báo, tạp chí cho các ‘nhiệm vụ chính trị’.
Các cơ quan, tổ chức có báo in được phép xuất bản báo điện tử. Nhưng các cơ quan, tổ chức có giấy phép tạp chí in không được phép xuất bảo báo điện tử, mà chỉ có thể có phiên bản tạp chí điện tử theo nội dung tạp chí in.
Đề án quy hoạch báo chí mới còn cho biết Nhà nước Việt Nam sẽ hỗ trợ phát triển cho một số báo điện tử chủ lực có khả năng ‘thu hút công chúng, định hướng dư luận xã hội, nhất là trước các sự kiện, vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm để phục vụ nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền và thông tin đối ngoại’.
Riêng Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, Báo Nhân Dân, Báo Quân đội Nhân dân, Báo Công an Nhân dân sẽ chuyển sang mô hình truyền thông đa phương tiện.
Cũng theo đề án mới, mỗi tỉnh, thành chỉ được có 1 đài phát thanh truyền hình. Mỗi đài có 1 kênh phát thanh, 1 kênh truyền hình phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền (trừ Đài Hà Nội và TP.HCM sẽ có 2 kênh phát thanh, 2 kênh truyền hình dành cho mục đích trên).
Các kênh phát thanh, truyền hình không được phép khai thác quá 30% nội dung nước ngoài nguyên gốc trong tổng số nội dung chương trình.
Theo Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Trương Minh Tuấn, đề án quy hoạch báo chí nhằm mục tiêu tăng cường hiệu quả quản lý và lãnh đạo của Đảng Cộng sản trên báo chí. Bộ này yêu cầu các cơ quan báo chí phải chủ động sắp xếp theo quy hoạch và gửi báo cáo về Bộ hạn chót là ngày 20/10. Một số cơ quan báo chí sẽ được áp dụng thí điểm theo đề án quy hoạch mới.
Theo The Jakarta Post, VTC News.

10.000 người sẽ mất việc trong cuộc ‘quy hoạch’ truyền thông Việt Nam

Sạp bán báo trên đường phố Hà Nội, ngày 26 tháng 9, 2015.
Sạp bán báo trên đường phố Hà Nội, ngày 26 tháng 9, 2015.
VOA-29.09.2015
Đề án ‘Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí Việt Nam đến năm 2025’ sẽ khiến khoảng 4.000 nhà báo có thẻ và 6.000 nhân viên hành chính bị mất việc tính đến năm 2020. Reuters trích nguồn tin của báo Tuổi Trẻ cho biết hôm 26/9.
Theo nội dung được Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam công bố một ngày trước đó, 25/9, việc quy hoạch báo chí dựa trên mục tiêu căn bản vốn xem báo chí là ‘công cụ tuyên truyền’, ‘vũ khí tư tưởng quan trọng’ của Đảng Cộng sản, do đó việc cải tổ sẽ xoay quanh việc thắt chặt quản lý đối với ngành công nghiệp đang có nhiều thay đổi này.
Số lượng ấn phẩm của Việt Nam đã tăng gấp đôi lên đến khoảng 1.100 ấn phẩm trong vòng 15 năm qua. Tuy nhiên, sự phát triển của các trang mạng xã hội và internet trong những năm qua đã gây khó khăn không ít cho sự quản lý của đảng cầm quyền.
Theo đề án quy hoạch mới, đến năm 2020, nhiều báo đài truyền hình lâu nay vốn dựa vào nguồn ngân sách sẽ phải tự chủ về tài chính. Nhà nước chỉ hỗ trợ phát triển một số báo, đài chủ lực, có khả năng thu hút công chúng và ‘định hướng dư luận’.
Báo Tuổi Trẻ trích lời Phó trưởng ban Tuyên giáo trung ương Nguyễn Thế Kỷ nói sau khi sắp xếp, ‘sẽ có một số bộ phận, một số người làm báo có thể dôi dư’, nhưng ông này cho rằng hiện có nhiều nhà báo ‘ngồi nhầm chỗ, không có khả năng viết lách’ nên ‘cần tiết giảm những vị trí không có tác dụng’.
Với đề án quy hoạch báo chí mới, Việt Nam vẫn không cho phép có báo chí tư nhân và thương mại hóa truyền thông nhằm ‘cải thiện chất lượng và khả năng thông tin’, theo lời Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Bắc Son được Reuters trích dẫn trong buổi họp báo công bố nội dung đề án.
Theo Reuters, Tuổi Trẻ.

Phó Tổng cục Chính trị: Công an để bảo vệ đảng, nhà nước, chính quyền

VOA-29.09.2015
Một giới chức cấp cao trong Bộ Công an Việt Nam tuyên bố tuyển nhân sự vào công an để bảo vệ đảng, nhà nước, chính quyền.
Trong cuộc phỏng vấn được Vietnamnet đăng tải ngày 25/9, đáp câu hỏi về tình trạng các thí sinh đủ điểm trúng tuyển ngành công an nhưng không được nhận vì lý lịch chính trị của gia đình, Thiếu tướng Đỗ Ngọc Cẩn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị, nói ‘Mỗi ngành nghề có đặc trưng, đặc thù. Tuyển vào công an để bảo vệ Đảng, Nhà nước, chính quyền.’
Ông Cẩn nhấn mạnh ‘Tuyển lực lượng vào ngành công an phải có lý lịch trong sạch để làm những nhiệm vụ quan trọng.’ Cho nên, vẫn theo lời ông, ông bà nội ngoại, thậm chí cô, dì, chú, bác có vấn đề về tư tưởng chính trị, phản cánh mạng, hay xâm phạm an ninh quốc thì thí sinh không được xét vào ngành công an.
Tuyên bố của Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị thuộc Bộ Công an gây tranh cãi vì không hề nhắc tới nhiệm vụ bảo vệ nhân dân của lực lượng mà nhà nước gọi là ‘công an nhân dân’ giữa lúc nạn lạm quyền, bạo lực trong ngành công an đang ngày càng phổ biến, gây bức xúc công luận.
Phát biểu của giới chức này cũng bị cho là đi ngược lại với 5 lời thề danh dự của công an nhân dân trong đó lời thề thứ nhất quy định ‘Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân Việt Nam, với Đảng Cộng sản Việt Nam, với Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam…’
Các các ca thiệt mạng dưới tay công an và các vụ hành hung, sách nhiễu tùy tiện ngày càng gia tăng khiến đội ngũ có nhiệm vụ bảo vệ an ninh cho dân nay còn được biết đến với  biệt danh là lực lượng ‘côn an’ chỉ biết ‘còn đảng, còn mình.’
Việt Nam là một trong những nước có nạn công an lạm quyền bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế báo động. Đây cũng là một trong những vết đen trong bức tranh nhân quyền bị nhiều chỉ trích của Việt Nam.

Vì sao báo chí nhà nước chỉ trích việc bổ nhiệm giám đốc sở trẻ nhất VN?

Việt Hà, RFA -2015-09-28  
lephuochoaibao-620.jpg
 Ông Lê Phước Hoài Bảo (giữa) nhận quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư Quảng Nam hôm 23/9/2015. Hình chụp từ VTV
Trong suốt tuần qua, báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin, thậm chỉ chỉ trích việc bổ nhiệm Giám đốc sở Kế hoạch Đầu tư Quảng Nam trẻ nhất nước từ trước tới nay. Giám đốc sở mới vốn là con trai của nguyên Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam mới xin về hưu vào tháng 7 năm nay.

Bình thường hay bất bình thường

“Bổ nhiệm giám đốc sở 30 tuổi: Bình thường và bất bình thường”, “tài không đợi tuổi”, là một vài tựa đề những bài báo trên báo chí chính thống tuần qua nói về trường hợp ông Lê Phước Hoài Bảo được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Kế hoạch – Đầu tư Quảng Nam.
Đây là trường hợp không phổ biến trên báo chí chính thống tại Việt Nam khi các báo và trang tin online đồng loạt đưa tin, chỉ trích việc bổ nhiệm một người là con của nguyên Bí thư tỉnh ủy.
Báo Tiền Phong trích lời của một cán bộ nhà nước đang làm việc tại tỉnh Quảng Nam cho biết người dân và nhiều cán bộ chưa biết được những dấu ấn, thành tích, cống hiến của ông Bảo. Báo này còn trích lời cán bộ này cho biết người dân chỉ biết ông Bảo là con trai của Bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Nam mà thôi.
Có lẽ họ kích báo chí để làm một phong trào gì đấy vì báo chí ở Việt Nam là công cụ của chính quyền và họ thường làm như vậy.
TS Nguyễn Quang A, Hà Nội
Báo pháp luật thành phố Hồ  Chí Minh tuần rồi cũng phỏng vấn ông Trần Xuân Thọ, Trưởng ban Tổ chức tỉnh ủy Quảng Nam về quy trình bổ nhiệm của ông Bảo xem có hợp lệ hay không.
Trang Infonet trích lời của ông Lê Văn Cuông, đại biểu quốc hội khóa 11 nói rằng ông chưa bao giờ thấy một giám đốc sở trẻ như vậy và ông thấy trường hợp này là không bình thường.
hoaibao-250.jpg
Bài báo về thân thế và sự nghiệp của ông Lê Phước Hoài Bảo trên VietnamNet.
Thậm chí báo Lao Động còn có bài trên trang bình luận hôm 25 tháng 9 với tựa tài không đợi tuổi. Theo bài viết thì việc bổ nhiệm giám đốc sở ở tuổi 40 đã là ‘trẻ’, nay chỉ ở tuổi 30, quả là ‘xưa nay hiếm’.
Bài viết dù không chỉ trích trực tiếp nhưng sử dụng nhiều câu chữ như ‘anh hùng xuất thiếu niên’ có chi lạ, hoặc đi du học các nước lấy cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ cũng nhiều người, đâu phải chỉ mình anh, nhưng anh được chọn vì anh nổi trội về tài năng hơn nhiều người khác.
Nếu như ông Nguyễn Tấn Dũng bị thất sủng chẳng hạn thì báo chí lại được huy động đồng loạt lên tiếng nói xấu bêu riếu. Đó là chuyện dễ hiểu ở Việt Nam. Còn nếu ông vẫn đương quyền thì toàn bộ báo chí này lại im thin thít.
TS Nguyễn Quang A, Hà Nội

Công cụ của chính quyền

Nói về hiện tượng này, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Giám đốc viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) ở Hà Nội nhận định:
“Thực sự báo chí Việt Nam là nền báo chí không được khách quan cho lắm… nền báo chí này là do bản thân đảng cộng sản điều khiển hết. Trong cuộc đấu tranh có lúc nó thể hiện…. có những trường hợp báo chí im có trường hợp báo chí đồng loạt lên tiếng, biểu hiện người lãnh đạo báo chí là thất thường. Thuộc phe cánh của họ thì họ im đi còn những khi khác thì họ đẩy lên.
Trong trường hợp cụ thể con của ông nguyên bí thư tỉnh Quảng Nam, có lẽ họ kích báo chí để làm một phong trào gì đấy vì báo chí ở Việt Nam là công cụ của chính quyền và họ thường làm như vậy, rất đáng tiếc như vậy và nhiều khi không được khách quan.”
Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói đến trường hợp của hai con trai của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng mới được bổ nhiệm các chức danh quan trọng cách đây không lâu:
“Nếu giả sử như ông Nguyễn Tấn Dũng bị thất sủng chẳng hạn thì báo chí lại được huy động đồng loạt lên tiếng nói xấu bêu riếu. Đó là chuyện dễ hiểu ở Việt Nam. Còn nếu ông vẫn đương quyền thì toàn bộ báo chí này lại im thin thít”.
Con trai Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Thanh Nghị đã được bổ nhiệm làm Thứ trưởng Bộ Xây dựng vào năm 2011 khi mới 35 tuổi. Ông Nghị được coi là thứ trưởng trẻ nhất Việt Nam tính cho đến lúc được bổ nhiệm. Ông cũng là một trong hai ủy viên dự khuyết trung ương Đảng trẻ nhất được bầu tại đại hội đảng 11. Năm 2014, ông Nghị được Bộ Chính trị luân chuyển về tỉnh Kiên Giang làm phó bí thư Tỉnh Ủy.
Năm ngoái, con út của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là ông Nguyễn Minh Triết cũng được đưa vào ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định khi mới 24 tuổi và là thành viên trẻ nhất của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bình Định.
Nó là chuyện không tốt không xấu vì nó chỉ là biểu hiện bề ngoài của chuyện tranh giành quyền lực thôi.
Blogger Nguyễn Lân Thắng, Hà Nội

Tranh giành quyền lực trong Đảng?

Theo tiến sĩ Nguyễn Quang A, việc báo chí chính thống đưa tin mổ xẻ vụ bổ nhiệm của ông Bảo trong thời gian này mặt khác cũng cho thấy sự tranh giành nội bộ Đảng không còn bị che giấu để thể hiện sự thống nhất trong đảng. Tuy nhiên sự tranh giành thể hiện trên mặt báo lại hoàn toàn bị méo mó do thiên vị.
Blogger Nguyễn Lân Thắng ở Hà Nội thì cho rằng việc báo chí nhà nước đưa tin chỉ trích về trường hợp ông Bảo mới đây không thể coi là chuyện tốt và cũng không hẳn là xấu:
“Nó là chuyện không tốt không xấu vì nó chỉ là biểu hiện bề ngoài của chuyện tranh giành quyền lực thôi. Chuyện tranh giành quyền lực thì cũng là những người cộng sản với nhau chứ ở Việt Nam không có đa đảng, không có đảng phái chính trị nào có thể tham gia  chính trường. Cho nên chuyện này không thể tốt hơn được mà xấu đi thì cũng chưa thể nói được.”
Đại hội đảng toàn quốc đảng cộng sản Việt Nam sắp diễn ra vào năm tới với những bổ nhiệm chức vụ quang trọng trong đảng. Theo blogger Nguyễn Lân Thắng, trong bối cảnh đại  hội đảng, việc người này người kia dùng kênh báo chí để bơm thổi, đưa tin một cách chủ đích về người này người kia là điều không có gì lạ.
Tuy nhiên với việc bổ nhiệm của ông Lê Phước Hoài Bảo và việc rầm rộ đưa tin bài của báo chí chính thống, mặt khác cũng khiến mạng xã hội tại Việt Nam vào cuộc để đưa tin, phân tích các khía cạnh của vấn đề.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, điều này cũng góp phần nào làm cho tính minh bạch và trách nhiệm giải trình của những người đương chức được cải thiện phần nào.

3 nhóm hacker lừng danh tuyên chiến với chế độ CSVN

Bạn đọc Danlambao - Liên minh 3 nhóm hacker khét tiếng gồm: Anonymous, AntiSec và HagashTeam vừa mở đợt tấn công trừng phạt nhắm vào các trang web của chế độ CSVN.

Các cuộc tấn công nhằm đáp trả hành vi kiểm duyệt internet và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng tại Việt Nam.

Đứng cùng người dân Việt Nam bị áp bức

Trong cuộc trao đổi với HackRead qua Twitter, đại diện một trong 3 nhóm hacker này khẳng định ‘Anonymous đứng cùng những người dân Việt Nam bị áp bức’

“Anonymous là một khái niệm phức tạp, được thành lập nhằm cổ vũ tự do bày tỏ chính kiến và được xem như là trụ cột chính”. 

“Chúng tôi cảnh báo nhà cầm quyền CSVN hãy thả tất cả những nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger và những người bảo vê nhân quyền đang bị cầm tù”, Anonymous tuyên bố.

Thực tế cho thấy đây không chỉ là những lời đe doạ miệng.

Trong đợt tấn công cảnh cáo đầu tiên, ít nhất 8 trang web có đuôi tên miền .gov.vn – thuộc sở hữu của các cơ quan, tổ chức nhà nước Việt Nam đã trở thành mục tiêu của các nhóm hacker này.

Các trang web này bị thay đổi giao diện kèm theo thông điệp lên án nhà cầm quyền CSVN vì đã không trả tự do cho bất cứ tù nhân lương tâm nào trong đợt ân xá vào dịp 2/9 vừa qua.

Trừng phạt vì không thả tù chính trị

Thông điệp do nhóm AntiSec để lại sau khi tấn công vào trang web của chế độ CSVN


Dưới đây là toàn bộ nội thông điệp do 3 nhóm Anonymous, AntiSec và HagashTeam để lại sau khi tấn công các trang web thuộc sở hữu của chế độ CSVN:

“Lợi dụng những điều khoản pháp luật nhập nhằng và thiếu chuẩn mực, suốt nhiều năm qua, cơ quan hành pháp Việt Nam vẫn duy trì hành vi trấn áp mạnh tay đối với những nhà hoạt động chính trị, nhà báo, blogger và những nhà bảo vệ nhân quyền.

Bộ luật hình sự năm 1999 được áp dụng nhằm chống lại những người đã dám lên tiếng nói tố cáo hành vi lạm dụng quyền lực và nạn tham nhũng.

Nhà cầm quyền CSVN đã công bố đã thả hơn 18,200 tù nhân vào dịp kỷ niệm ngày quốc khánh lần thứ 70, nhưng không một ai trong số này là tù nhân chính trị.

Trong số tù nhân được thả đều là những tội phạm giết người, buôn bán chất ma túy, ngoài ra không một ai bị kết án về cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” hoặc“âm mưu nhằm lật đổ chính quyền”. Hai tội danh cáo buộc này thường được chế độ CSVN áp dụng nhằm đối phó với những người bất đồng chính kiến.

Trong buổi họp báo tại Hà Nội, thứ trưởng bộ công an, Lê Quý Vương nói: “Chủ tịch nước Việt Nam quyết định thả 18,198 tù nhân, nhưng sẽ không thả những người có liên quan đến an ninh quốc gia".

Ông này cũng nhắc lại rằng, vào năm 2009, chủ tịch nước cũng đã đặc xá chi 20,599 tù nhân.

Ông Giang Sơn, đại diện chủ tịch nước nói. “Đặc xá phản ánh tính nhân đạo của nhà nước ta, và nhằm mục đích thuyết phục họ trở thành những công dân có ích".

Các tổ chức nhân quyền và các chính phủ Phương Tây thường chỉ trích nhà cầm quyền CSVN vì hành vi đàn áp những người bất đồng chính kiến trong cầm tù.

Anonymous là một khái niệm phức tạp, được thành lập nhằm cổ vũ việc tự do bày tỏ chính kiến và được xem như là trụ cột chính. 

Chúng tôi không mang đến những kẻ cướp. Chúng tôi cũng không mang lại những kẻ cầm đầu băng đảng. Nhưng chúng tôi chắc chắn sẽ mang lại tự do cho những người bị bỏ tù một cách bất công chỉ vì bày tỏ quan điểm của mình.

Khi bạn đang bị tra tấn bởi quân đội, bị đánh đập bởi công an một cách vô tội vạ . Khi sắc tộc của bạn đang bị áp bức, giới tính đang bị lạm dụng, tôn giáo bị đối xử tồi tệ, hoặc bị kết án chỉ vì câu nói “vâng” nhân danh tình yêu. Khi đó, bạn chính là người phải đòi hỏi về nhân quyền.”

Khắc tinh của độc tài

Anonymous, AntiSec và HagashTeam đều là những nhóm hacker lừng danh quốc tế, được coi là khắc tinh của những chế độ độc tài bạo ngược.

Trong số này, nổi danh nhất là nhóm Anonymous với những cuộc tấn công nhắm vào các tổ chức khủng bố tàn ác như IS, Al-Qaeda…

Đây cũng là lần đầu tiên liên minh 3 nhóm hacker này tuyên chiến với chế độ độc tài CSVN.

Theo các tài liệu rò rỉ từ Wikileak, bộ côn an CSVN đã chi hàng triệu đô-la để mua các phần mềm do thám người dân. Cơ quan này cũng chính là thủ phạm gây ra các cuộc tấn công nhắm vào những trang web đối lập và giới bất đồng chính kiến.

Các cuộc chiến này thường tỏ ra không cân sức, giới đối lập Việt Nam vẫn phải vất vả chống đỡ các cuộc tấn công ác ý.

Tuy vậy, lời tuyên chiến mới đây của liên minh 3 nhóm Anonymous, AntiSec và HagashTeam đã giúp thay đổi cục diện một cách đáng kể.

Trước các đối thủ 'sừng sỏ' như trên, lực lượng an minh mạng CSVN có thể rơi vào tình thế khốn đốn, ít nhất cũng không thể giở thói ngang ngược như trước đây. Quả đúng là 'gậy ông đập lưng ông', CSVN đang thất bại trên mọi mặt trận.

Một người làm quan, cả họ được nhờ

Samsung (Danlambao) - Theo một bản tin đăng trên tờ Tuổi Trẻ Online ngày 29/09/2015, sau khi bị công luận làm rùm beng vụ "cả họ tham gia bộ máy lãnh đạo huyện", thì Quỷ ban Nhăn răng huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã hủy bỏ năm trên tổng số sáu quyết định điều động, bổ nhiệm cán sự. (*)

Chính tên tên đứng đầu cái gọi là Trưởng ban Tổ chức Thành quỷ Hà Nội là Nguyễn Đức Toàn xác nhận vụ này là có thật.

Sáu tay "quan phụ mẫu" được điều động về huyện Mỹ Đức gồm:

1. Lê Anh Đức (con trai của Lê văn Sơn, đương nắm giữ chức Trưởng ban tổ chức huyện) về làm việc tại ban quản lý dự án huyện.

2. Nguyễn văn Hưng (con trai của Nguyễn văn Hậu, phó chủ tịt huyện) về làm việc tại phòng nội vụ.

3. Nguyễn văn Hùng (cũng con trai của tay phó chủ tịt huyện nêu trên) về làm việc tại phòng tài chánh kế hoạch.

4. Lê Quang Hưng (con trai của Lê văn Cành, phó chủ tịt huyện) về làm việc tại phòng nội vụ.

5. Nguyễn thị Ngọc Duyên (con dâu của Lê văn Sang - bí thư huyện quỷ) về làm việc ở phòng quản lý đô thị.

6. Nguyễn Minh Hoàng (con trai của Lê thị Vĩnh - trưởng phòng tài chánh kế hoạch) về công tác tại phòng tài chánh kế hoạch.

Sau khi sự việc đổ bể, nhằm để xoa dịu nỗi bực tức của đồng bào trong huyện tên trưởng ban tổ chức thành quỷ Hà Nội Đào Đức Toàn đã nhìn nhận rằng sự điều động cán sự này là sai trái, nhạy cảm, thiếu thận trọng, dễ dẫn đến việc công luận cho rằng không khách quan.

Toàn nói: "Thực tế là không khách quan, vì trong hàng chục cán bộ tại sao không điều động mà lại điều động toàn con em nhà mình về công tác tại huyện thì người ta nói ưu tiên con em là có cơ sở. Việc điều động này cũng chưa rõ tiêu chí, tiêu chuẩn".

Sau đó, do áp lực của Thành quỷ Hà Nội, huyện Mỹ Đức đã phải hủy bỏ 5/6 sự điều động nêu trên.

Điều hề nhất trong vụ này là trong khi người dân trên khắp lãnh thổ Việt Nam đều biết, thì tên Toàn không biết đến nạn mua bán chức quyền, nạn ô dù hoặc con ông cháu cha trong các cơ quan nhà nước.

Vụ này chỉ là bề mặt của vấn nạn lợi dụng quyền hành để mưu tìm lợi ích cá nhân và bè phái. Tệ nạn này không chỉ xảy ra ở cấp hành chánh địa phương thấp nhất mà còn lên đến cấp hành chánh tỉnh, thành phố và trung ương. Chúng ta biết là hiện không thiếu gì con em của những tên lãnh đạo cao cấp được cha anh của chúng "cơ cấu" vào các chức vụ béo bỡ, ăn trên ngồi trốc. Trong lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam qua các thời đại, chưa bao giờ mà quan niệm con ông, cháu cha hoặc "con quan thì lại làm quan, con sãi ở chùa lại quét lá đa", thể hiện sắc nét như dưới thời cộng sản.

Xưa nay mỗi khi đề cập đến những chuyện gian dối, khuất tất thì chúng ta thường nghe câu thành ngữ là "một lần bắt gặp, năm bảy lần không". Những sự việc như vụ bổ nhiệm cán sự của huyện Mỹ Đức xảy ra hầu như ở khắp mọi nơi, chỉ có điều là chúng chưa bị phanh phui ra mà thôi. Với một cơ chế hành chánh thiếu tính công khai, minh bạch, vô tư và khách quan như vậy, thì chuyện phòng chống và bài trừ tham nhũng tại Việt Nam là điều không tưởng.

29/09/2015


Động mồ động mả, động cả Ba Đình

Nguyễn Sự Thật VN (Danlambao) - Một gia đình sẽ lụi bại khi mà mồ mả bị động! Lăng của Hồ là mả tổ của chế độ Cộng sản Việt Nam. Khi Lăng của Hồ bị động, chế độ kia sẽ lụi tàn!

Phen này chúng nó bị nhòm.

"Hiện có nhiều ý kiến nghi ngại về vị trí nhạy cảm của cụm công trình này, bởi tòa nhà được cho là cao nhất khu vực Ba Đình, cao hơn hẳn Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ các căn hộ trên tòa nhà có thể quan sát rõ Lăng, Tòa nhà Quốc hội, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chính phủ... ở vị trí rất gần." (Bài:Thủ tướng yêu cầu kiểm tra tòa công trình gần Lăng, vnexpress.net 25/9/2015). Một con người nếu không phải là trâu, ngựa thì khi đang ngủ mà có người nhòm thì sẽ không ngủ được, có lẽ "Bác Hồ" của chúng chưa phải là trâu, ngựa.

Phen này Hồ ngủ không yên! Đồng chí X thế mà thâm.


Có người nói, chờ vài năm nữa, đồng chí X sẽ như Gooc Ba Chóp của Nga Xô, tôi không tin! Nhưng hôm nay tôi phải suy nghĩ lại, rõ ràng tòa nhà cao 17 - 18 tầng kia không phải xây trong 1 vài tháng, vậy đồng chí X đi đâu mà để đến hôm nay, công trình đã gần hoàn thiện mới yêu cầu báo cáo? "Dự án có tòa nhà cao 17 tầng và 4 tầng hầm, trong đó 5 tầng trung tâm thương mại, tầng trên cùng là bể bơi, tầng 6-17 là căn hộ, diện tích mỗi sàn 1.900 m2. Hiện 1/3 mặt trước của tòa nhà đã được lắp kính, dự kiến hoàn thiện hạng mục này vào cuối tháng 10. Phần tường phía mặt đường Kim Mã đã lăn sơn xong." (Bài: Thủ tướng yêu cầu kiểm tra tòa công trình gần Lăng, vnexpress.net 25/9/2015) 

Cả năm qua đồng chí X không thăm "Bác Hồ" của đồng chí ấy à? Không! ngày 19/5 và 2/9 cùng những ngày khai mạc kỳ họp Quốc Hội tôi vẫn thấy một lũ rồng rắn, trong đó có đồng chí X thăm bác của đồng chí ấy mà. Hay đồng chí X không nhìn thấy? Không, đồng chí X chưa mù! Vậy, phải chăng đồng chí X đã bật đèn xanh cho công trình này?

Có lẽ, bọn chúng sẽ chẳng đập bỏ tòa nhà này, và như vậy thì việc báo cáo là chỉ cốt cho có lệ, nơi "Bác Hồ" của chúng ngủ sẽ mãi mãi bị nhòm! Bị nhòm thì sẽ không ngủ được, không ngủ được thì sẽ tẩu hỏa nhập ma, "Bác Hồ" của chúng sẽ thành ra điên điên, khùng khùng! Khi đó đồng chí X chỉ hô: Biến! một cái là đi toi "Bác Hồ"! Thâm thật, thâm thật, mẹ cha đồng chí X!

Đồng chí L và Bộ Chính trị sẽ kệ cha "Bác Hồ"!

Đồng chí L (lờ u lu sắc) và Bộ Chính trị của Cộng sản Việt Nam liệu có dám đập bỏ công trình trên hay chủ công trình chi vài chục ngàn đô đấm mõm thì chúng sẽ kệ cha "Bác Hồ"?

Chúng ta cùng chờ xem.