Vào ngày 14 tháng 8 năm 2015, 3 Dân oan gồm ông Nguyễn Trung Can, bà Mai Thị Kim Hương và bà Phùng Thị Ly đã được gặp gia đình ở trại tạm giam công an huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An.
Con gái bà Phùng Thị Ly cho biết: “Mẹ tôi có thể bị cán bộ cai tù khủng bố tinh thần nên tâm thần bấn loạn. Mẹ tôi có những biểu hiện rất lạ thường như nói ậm ừ, không trả lời dứt khoát, vẻ mặt sợ sệt, không dám hỏi han thông tin gì bên ngoài và yêu cầu tôi cung cấp các thông tin trái ngược nhau. Làm cho tôi rất khó hiểu.”
Con gái bà Phùng Thị Ly kể lại cuộc đối thoại lúc thăm gặp: “Tôi hỏi Má bị bệnh gì để con về mua thuốc cho Má? Thì má tôi trả lời: “Má không bị bệnh”. Sau đó tôi lại hỏi: “có phải Má nằm bệnh viện phải không, có người ở thị trấn Thạnh Hóa vô bệnh viện trông thấy Má?” Lúc này, Má tôi trả lời ậm ừ cho qua chuyện mà không giải thích gì thêm. Sau đó, Má tôi nhắn gửi thêm quần áo ấm vì ở trong này rất lạnh.”
Được biết, trong lúc thăm hỏi, bà Phùng Thị Ly nhắn gửi con gái tháng này gửi quần áo, gửi 3 triệu đồng, và tháng sau nhớ gửi thêm 10 triệu đồng vào để lo công chuyện.
Em Nguyễn Mai Thảo Vy con gái vợ chồng Dân oan Mai Thị Kim Hương và Nguyễn Trung Can cho biết: “Sức khoẻ của Ba Mẹ rất yếu, da trông xanh xao và tinh thần suy sụp. Bố Mẹ lặng người khi biết anh trai Nguyễn Mai Trung Tuấn cũng đã bị bắt. Em đã động viên Bố Mẹ hãy an tâm, giữ gìn sức khoẻ, hãy luôn giữ thái độ bình tĩnh và khí phách để chiến đấu đến cùng. Ở ngoài mọi người luôn quan tâm đến Bố Mẹ và đã thuê luật sư bào chữa trong vụ án. Bố Mẹ còn nhắn gửi lời hỏi thăm tới bà con Dân Oan và hết thảy mọi người.”
Trước đó, vào ngày 14/4/2015, nhà cầm quyền huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An đã huy động lực lượng công an, dân quân tự vệ đến cưỡng chế đất của gia đình ông Nguyễn Trung Can khi chưa đền bù thoả đáng. Những người thân trong gia đình ông Can đã liều chết và bằng mọi giá để giữ lại mảnh đất. Cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn 15 tuổi là người đã dám đả đảo cộng sản trong bản tin SBTN đã đưa vào ngày 6 tháng 8.
Sau đó, nhà cầm quyền huyện Thạnh Hoá đã bắt giam 12 người và khởi tố với tội danh “gây rối trật tự công cộng” và “chống người thi hành công vụ”. Đến nay, những người thân trong gia đình 12 dân oan mới thăm nuôi lần đầu tiên sau 4 tháng tạm giam ở trại tạm giam công an huyện Thạnh Hoá, tỉnh Long An.
08/15/2015 - 00:03
Ân Thiên / SBTN
Saturday, August 15, 2015
‘Nhớ’ Chân dung quyền lực: Lối thoát nào cho sự tồn tại của Đảng?
Hoài Lâm-15-08-2015
(VNTB) - Lẽ ra, còn những ngày cuối cùng trên cương vị TBT, ông có thể làm một cái gì đó cho lịch sử dân tộc. Ví như :1- BÃI BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP. 2-Thực thi nhân quyền. 3-Với nội bộ đảng, thực hiện tự do bầu cử (đề cử, ứng cử) ngay trong Đại hội XII.
“Nhớ” Chân dung quyền lực
Tôi “nhớ da diết’ Chân dung quyền lực (CDQL)!
Đã lâu không xuất hiện, đang ở đâu? Còn sống hay đã chết? CDQL được nhiều người vẫn mong chờ bởi nó hé lộ một chút sự thật về bộ mặt tham nhũng kinh hoàng của lãnh đạo cấp cao đảng CS và nhà nước VN mà lâu nay bị giấu kỹ như "bí mật quốc gia".
Gọi là một chút tự do thông tin!
Độc giả khát thông tin "sự thật"... Nếu CDQL cứ tiếp tục sống, vạch mặt hết băng tham nhũng này đến nhóm tham nhũng khác trong đảng độc tài thì đây chính là một trang tham khảo rất tốt cho đảng viên và công dân khi sử dụng quyền dân chủ loại bỏ kẻ cơ hội, tham nhũng, phản quốc ngay từ chóp bu.
Chân dung quyền lực đã chết đúng quy trình
Thực ra CDQL mới chỉ đề cập tới một số rất ít nhân vật trong bộ máy cầm quyền, trên mỗi một tiêu chí xấu, tham nhũng, chạy tội chạy quyền bằng tiền thậm chí bằng dâng vợ cho sếp, tư cách tồi tàn ngồi ghế lãnh đạo. Biết bao nhiêu chuyện khác chưa nói tới, ví như các tội hoạt động gián điệp, buôn lậu ma túy, giết người triệt khẩu, ám hại đối phương tranh giành quyền lực, và cả năng lực nữa chứ! Còn trăm thứ tiềm năng của CDQL !
Vấn đề là vạch mặt ai, không vạch mặt ai. Trớ trêu là người có tài đức hay bị "chết yểu"! Nhiều người tiếc CDQL đoản mệnh! Nhưng dễ bị cho là" ngố" vì không biết CDQL có phải là tiếng nói độc lập của nhân dân, đấu tranh với thế lực mạnh nhưng tham nhũng, gian manh, bất liêm sỷ vô độ để hướng tới một thể chế Dân chủ Tự do nhân quyền cho nhân dân không; hay cũng chỉ là một đòn tâm lý, đánh hạ uy tín chính trị của đối thủ trong cuộc tranh giành quyền lực của một nhóm người mà mức độ tham quyền tham tiền chưa chắc kém thua?
Với chế độ độc tài cấm mọi hình thức tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí - nói chung là không được nói đúng sự thật -bản thân người có quyền lực như CDQL cũng phải "lén đi nhờ " vào "con đường lề trái" của Dân mà Nhân dân đã tiên phong phát cỏ, dọn đường, bẩy đá tảng, đốt gai góc , thậm chí phải gỡ những quả mìn bảo thủ tàn độc và những ngày tháng tù tội để mở ra!
Vậy là, mặc dù tự xưng là CDQL nhưng vẫn phải núp sau lưng dân nếu không có tự do ngôn luận!
Xong nhiệm vụ, CDQL chết theo đúng quy trình! Dù vậy vẫn tốt, cũng đủ để thấy một đảng đang thối nát, bế tắc, phân rã, cố níu giữ vị trí lãnh đạo không chính danh; ngoài tầm với của chính đảng lãnh đạo mà dân cần; rõ nhất là không có sức mạnh gìn giữ chủ quyển lãnh thổ, biển đảo; đất nước tụt hậu so với thế giới.
Lối thoát nào cho sự tồn tại của Đảng?
Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ từng có câu nói :“Liên minh với Mỹ là mệnh lệnh của thời đại”. Cách đây ngót chục năm, nghe câu này có vẻ “dựng tóc gáy”, mà nay dần dần thành hiện thực.
Trả lời câu hỏi “Lối thoát nào cho sự tồn tại của Đảng? Nếu như Đảng Cộng sản Việt Nam biết chấp nhận xóa bỏ chế độ độc tài của mình, để rồi từ đó đi vào cạnh tranh một cách bình đẳng, tự do với tất cả các đảng phái, thì Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn có thể tồn tại được.
Điều này rất quý giá cho những ai thực lòng muốn tìm lối thoát để đảng tồn tại trong danh dự ,có tiến bộ thực chất ,được ghi nhận khi đi tới Đại Hội XII đầu 2016.
Nhưng, bài học Đảng nên từ bỏ chế độ độc tài độc đảng, chuyển đổi hòa bình thành thể chế tự do, đa nguyên đa đảng ông TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa chịu học về lý thuyết (khó nuốt) làm sao thực hành?
Chỉ còn là linh hồn chết!
Mới đây phát biểu tại Đại hội nhà báo VN, một lần nữa ông sợ đa nguyên đa đảng hơn sợ cọp! Không còn gì để nói! Kể cả những người trung thành nhất, chân thành nhất chờ mong ông chuyển đổi tư duy cũng phải thất vọng não nề!
Lẽ ra, còn những ngày cuối cùng trên cương vị TBT với bối cảnh mới, đòi hỏi mới trong quan hệ Việt - Mỹ mà ông đã đóng vai chính trong chuyến công du Mỹ, ông có thể làm một cái gì đó cho một thời kỳ mới sáng chói trong lịch sử đảng CS Việt Nam, cũng là mở ra giai đoạn mới cho lịch sử dân tộc. Ví như :1- BÃI BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP. 2-Thực thi nhân quyền. 3-Với nội bộ đảng, thực hiện tự do bầu cử (đề cử, ứng cử) ngay trong Đại hội XII. (cho công khai tự vận động bầu cử bằng những chính kiến rõ ràng, chương trình hành động, biện pháp xây dựng đảng, khắc phục tồn tại về kinh tế -xã hội, có đăng tải trên truyền thông để dân được biết; tham khảo ý kiến dân bằng việc bỏ phiếu qua mạng). Làm vậy, đời sống báo chí các lề sôi động ngay. Đó là đa nguyên cho đa đảng. Nhưng hỡi ôi! Ông vẫn là ông của bảo thủ trì trệ hết mức, nên ông vẫn chỉ bài ca “cảnh giác đòi đa nguyên đa đảng”- "một lời là một vận vào khó nghe"!
Dân chủ, đa nguyên là bản chất của xã hội,vạn vật mà con người chỉ là một thành viên. Không thể cưỡng lại quy luật! Chỉ có theo con đường này đảng mới chính danh, trong môi trường cạnh tranh với các đảng khác, thực lòng lắng nghe các tổ chức xã hội dân sự, tự đảng dần dần thay đổi, đáp ứng những nhiệm vụ xã hội giao phó lúc này hay lúc khác.
Tôi nhớ lời của một đảng viên lớp đàn anh, một tiến sỹ khoa học lúc bấy giờ là Viện trưởng một Viện KHKT của chúng tôi, rằng "Ở đâu cấp ủy tốt, đảng viên xấu ra khỏi đảng; ở đâu cấp ủy xấu, đảng viên tốt ra khỏi đảng". (Đây có phải là vấn đề mà đảng phải nghiêm túc xem xét vì sao giờ đây đảng có nhiều sâu thế?
Đập chuột sợ vỡ bình cũng là lý luận triết học của TBT. Nếu bình làm chỗ ẩn nấp cho chuột sinh sôi nảy nở thì phải chăng cần đập bỏ không thương tiếc chiếc bình này). Người tiến sĩ, Viện trưởng Đảng viên lớp đàn anh ấy cũng nói "Bí thư là linh hồn của Đảng (bộ)"! Nếu còn ông ấy, tôi sẽ nói:”Với tôi, giờ đây, chỉ còn là linh hồn chết!”
(VNTB) - Lẽ ra, còn những ngày cuối cùng trên cương vị TBT, ông có thể làm một cái gì đó cho lịch sử dân tộc. Ví như :1- BÃI BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP. 2-Thực thi nhân quyền. 3-Với nội bộ đảng, thực hiện tự do bầu cử (đề cử, ứng cử) ngay trong Đại hội XII.
“Nhớ” Chân dung quyền lực
Tôi “nhớ da diết’ Chân dung quyền lực (CDQL)!
Đã lâu không xuất hiện, đang ở đâu? Còn sống hay đã chết? CDQL được nhiều người vẫn mong chờ bởi nó hé lộ một chút sự thật về bộ mặt tham nhũng kinh hoàng của lãnh đạo cấp cao đảng CS và nhà nước VN mà lâu nay bị giấu kỹ như "bí mật quốc gia".
Gọi là một chút tự do thông tin!
Độc giả khát thông tin "sự thật"... Nếu CDQL cứ tiếp tục sống, vạch mặt hết băng tham nhũng này đến nhóm tham nhũng khác trong đảng độc tài thì đây chính là một trang tham khảo rất tốt cho đảng viên và công dân khi sử dụng quyền dân chủ loại bỏ kẻ cơ hội, tham nhũng, phản quốc ngay từ chóp bu.
Chân dung quyền lực đã chết đúng quy trình
Thực ra CDQL mới chỉ đề cập tới một số rất ít nhân vật trong bộ máy cầm quyền, trên mỗi một tiêu chí xấu, tham nhũng, chạy tội chạy quyền bằng tiền thậm chí bằng dâng vợ cho sếp, tư cách tồi tàn ngồi ghế lãnh đạo. Biết bao nhiêu chuyện khác chưa nói tới, ví như các tội hoạt động gián điệp, buôn lậu ma túy, giết người triệt khẩu, ám hại đối phương tranh giành quyền lực, và cả năng lực nữa chứ! Còn trăm thứ tiềm năng của CDQL !
Vấn đề là vạch mặt ai, không vạch mặt ai. Trớ trêu là người có tài đức hay bị "chết yểu"! Nhiều người tiếc CDQL đoản mệnh! Nhưng dễ bị cho là" ngố" vì không biết CDQL có phải là tiếng nói độc lập của nhân dân, đấu tranh với thế lực mạnh nhưng tham nhũng, gian manh, bất liêm sỷ vô độ để hướng tới một thể chế Dân chủ Tự do nhân quyền cho nhân dân không; hay cũng chỉ là một đòn tâm lý, đánh hạ uy tín chính trị của đối thủ trong cuộc tranh giành quyền lực của một nhóm người mà mức độ tham quyền tham tiền chưa chắc kém thua?
Với chế độ độc tài cấm mọi hình thức tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do báo chí - nói chung là không được nói đúng sự thật -bản thân người có quyền lực như CDQL cũng phải "lén đi nhờ " vào "con đường lề trái" của Dân mà Nhân dân đã tiên phong phát cỏ, dọn đường, bẩy đá tảng, đốt gai góc , thậm chí phải gỡ những quả mìn bảo thủ tàn độc và những ngày tháng tù tội để mở ra!
Vậy là, mặc dù tự xưng là CDQL nhưng vẫn phải núp sau lưng dân nếu không có tự do ngôn luận!
Xong nhiệm vụ, CDQL chết theo đúng quy trình! Dù vậy vẫn tốt, cũng đủ để thấy một đảng đang thối nát, bế tắc, phân rã, cố níu giữ vị trí lãnh đạo không chính danh; ngoài tầm với của chính đảng lãnh đạo mà dân cần; rõ nhất là không có sức mạnh gìn giữ chủ quyển lãnh thổ, biển đảo; đất nước tụt hậu so với thế giới.
Lối thoát nào cho sự tồn tại của Đảng?
Tiến sỹ Cù Huy Hà Vũ từng có câu nói :“Liên minh với Mỹ là mệnh lệnh của thời đại”. Cách đây ngót chục năm, nghe câu này có vẻ “dựng tóc gáy”, mà nay dần dần thành hiện thực.
Trả lời câu hỏi “Lối thoát nào cho sự tồn tại của Đảng? Nếu như Đảng Cộng sản Việt Nam biết chấp nhận xóa bỏ chế độ độc tài của mình, để rồi từ đó đi vào cạnh tranh một cách bình đẳng, tự do với tất cả các đảng phái, thì Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn có thể tồn tại được.
Điều này rất quý giá cho những ai thực lòng muốn tìm lối thoát để đảng tồn tại trong danh dự ,có tiến bộ thực chất ,được ghi nhận khi đi tới Đại Hội XII đầu 2016.
Nhưng, bài học Đảng nên từ bỏ chế độ độc tài độc đảng, chuyển đổi hòa bình thành thể chế tự do, đa nguyên đa đảng ông TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn chưa chịu học về lý thuyết (khó nuốt) làm sao thực hành?
Chỉ còn là linh hồn chết!
Mới đây phát biểu tại Đại hội nhà báo VN, một lần nữa ông sợ đa nguyên đa đảng hơn sợ cọp! Không còn gì để nói! Kể cả những người trung thành nhất, chân thành nhất chờ mong ông chuyển đổi tư duy cũng phải thất vọng não nề!
Lẽ ra, còn những ngày cuối cùng trên cương vị TBT với bối cảnh mới, đòi hỏi mới trong quan hệ Việt - Mỹ mà ông đã đóng vai chính trong chuyến công du Mỹ, ông có thể làm một cái gì đó cho một thời kỳ mới sáng chói trong lịch sử đảng CS Việt Nam, cũng là mở ra giai đoạn mới cho lịch sử dân tộc. Ví như :1- BÃI BỎ ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP. 2-Thực thi nhân quyền. 3-Với nội bộ đảng, thực hiện tự do bầu cử (đề cử, ứng cử) ngay trong Đại hội XII. (cho công khai tự vận động bầu cử bằng những chính kiến rõ ràng, chương trình hành động, biện pháp xây dựng đảng, khắc phục tồn tại về kinh tế -xã hội, có đăng tải trên truyền thông để dân được biết; tham khảo ý kiến dân bằng việc bỏ phiếu qua mạng). Làm vậy, đời sống báo chí các lề sôi động ngay. Đó là đa nguyên cho đa đảng. Nhưng hỡi ôi! Ông vẫn là ông của bảo thủ trì trệ hết mức, nên ông vẫn chỉ bài ca “cảnh giác đòi đa nguyên đa đảng”- "một lời là một vận vào khó nghe"!
Dân chủ, đa nguyên là bản chất của xã hội,vạn vật mà con người chỉ là một thành viên. Không thể cưỡng lại quy luật! Chỉ có theo con đường này đảng mới chính danh, trong môi trường cạnh tranh với các đảng khác, thực lòng lắng nghe các tổ chức xã hội dân sự, tự đảng dần dần thay đổi, đáp ứng những nhiệm vụ xã hội giao phó lúc này hay lúc khác.
Tôi nhớ lời của một đảng viên lớp đàn anh, một tiến sỹ khoa học lúc bấy giờ là Viện trưởng một Viện KHKT của chúng tôi, rằng "Ở đâu cấp ủy tốt, đảng viên xấu ra khỏi đảng; ở đâu cấp ủy xấu, đảng viên tốt ra khỏi đảng". (Đây có phải là vấn đề mà đảng phải nghiêm túc xem xét vì sao giờ đây đảng có nhiều sâu thế?
Đập chuột sợ vỡ bình cũng là lý luận triết học của TBT. Nếu bình làm chỗ ẩn nấp cho chuột sinh sôi nảy nở thì phải chăng cần đập bỏ không thương tiếc chiếc bình này). Người tiến sĩ, Viện trưởng Đảng viên lớp đàn anh ấy cũng nói "Bí thư là linh hồn của Đảng (bộ)"! Nếu còn ông ấy, tôi sẽ nói:”Với tôi, giờ đây, chỉ còn là linh hồn chết!”
Những người mẹ tuyệt vọng, Việt Nam ơi!
Bạch Cúc -16.8.15
(VNTB) Sau biến cố 1975 và với chuỗi tháng năm dài đằng đẵng, gia đình tôi rất nghèo, mẹ tôi phải đạp xe xa tít tắp vào sâu những làng người Nam để mua đồng nát - ve chai phụ giúp ba tôi nuôi một bầy con nheo nhóc. Tôi nhớ mãi hình ảnh mẹ tôi mồ hôi nhễ nhãi giữa những buổi trưa hè, lật đật vội vàng mang chút thức ăn về nấu nướng để cho con kịp giờ đi học. Hầu như mẹ chỉ ăn cơm chan với canh, nhường phần thịt ít ỏi cho lũ con, họa hoằn lắm mẹ mới dám nhấm nháp chút thức ăn thừa may mắn còn sót lại khi bầy con đã no bụng…
Tôi đã sống hơn nửa đời người và mẹ tôi thì tóc cũng đã bạc trắng. Bà mang nhiều chứng bệnh già trong người và cuộc sống còn lại thì vô cùng mong manh nhưng cho đến giờ phút này, mẹ tôi vẫn phải khóc vì tôi - đứa con gái út tội nghiệp và bướng bỉnh. Mẹ không thể hiểu chính xác những gì tôi làm và những gì tôi đã giải thích. Mẹ chỉ thấy công an đến nhà tìm kiếm tôi nhiều lần với những lý do trời ơi đất hỡi, mẹ hoảng hốt và sợ hãi, mẹ khóc lóc và van vỉ tôi, mẹ bảo mẹ đau khổ không chịu nổi, mẹ sẽ chết nếu tôi có bề gì, mẹ cầu xin tôi đừng có tiếp tục “viết bài lăng nhăng gì đó trên mạng”…
Tự thiêu và những bà mẹ tuyệt vọng
Tôi nhớ về buổi sáng ngày 30 tháng 7 năm 2012, bà Đặng Thị Kim Liên, mẹ của Tạ Phong Tần, đã tự thiêu bên ngoài Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Bạc Liêu, một tuần trước khi bắt đầu vụ xét xử Tạ Phong Tần để phản đối việc bắt giữ con gái mình. Tôi xót xa cho một người mẹ Việt Nam trong cơn tũng quẫn đường cùng và tuyệt vọng, bà mẹ ấy đã phải dùng đến mạng sống của mình để làm ngọn đuốc, bà cố gắng thắp sáng nỗi oan khuất của con gái bà, bà kết thúc cuộc đời của mình để chứng minh sự bất công, phi lý của cái thể chế pháp luật đã giam giữ và kết tội con gái bà. Cái chết của bà là tiếng kêu ai oán thấu trời xanh. Đó là tiếng thét gào công lý của một người mẹ trong cơn bế tắc, phẫn uất và tuyệt vọng!
Tôi cũng đã từng gặp Mẹ của Tử tù Hồ Duy Hải. Tôi không thể quên đôi tay gân guốc của bà run run khi cầm lấy tay tôi. Một người mẹ với đôi vai gầy mỏng, đôi mắt đỏ hoe chất chứa hai hàng lệ ngẹn ngào chẳng nói nên lời. Tôi nhìn vào mắt bà, đôi mắt ấy quầng thâm đen, mệt mỏi, sâu thăm thẳm và đau đớn buồn bã. Tôi chỉ còn biết nắm chặt tay bà, nén ngẹn ngào để lau khô giọt lệ trên đôi mắt của một người mẹ nhưng chẳng thể...Tôi cảm nhận trái tim tôi muốn vỡ tung trong lồng ngực, cũng chỉ bởi vì trái tim ấy đã hòa nhịp chung với trái tim một người mẹ để chia sẻ sự hốt hoảng, chia sẻ nỗi hoang mang, nỗi đớn đau và tuyệt vọng. Sự mòn mỏi thể hiện rõ trên từng phần cơ thể của bà, vì bà đang phải gánh nỗi đau nhục quá lớn trước sự oan khuất của đứa con trai bé bỏng. Nỗi đau đó đã lan tỏa sang trái tim tôi, nó khiến tôi hiểu thế nào là sự bế tắc mòn mỏi, sự dày vò của hoảng hốt lo sợ, sự tuyệt vọng khi khi kêu cầu mà công lý ngoảnh mặt, và nỗi nhớ thương con trong vô vọng…
Mới đây thôi, ngày 12 tháng 8 năm 2015, lại thêm một người mẹ, lại thêm một ngọn đuốc sống thổi bùng nỗi oan khuất, kêu cứu giữa đất trời. Người mẹ tại xã Phổ Nhơn, Đức Phổ, Quảng Ngãi đã tẩm xăng lên người, bật lửa tự thiêu trước sự chứng kiến của đoàn cưỡng chế, gia đình và người dân địa phương. Bà đang trong tình trạng bỏng nặng và nguy kịch đến tính mạng. Nếu may mắn còn sống thì suốt cuộc đời còn lại của người mẹ này cũng sẽ phải sống trong khốn khổ và đau đớn cùng cực.
Tôi trộm nghĩ, miếng đất của bà đang tranh chấp với hàng xóm có đủ giá trị, có xứng đáng để khiến bà kết thúc cuộc đời của mình một cách thê thảm như vậy không? Tôi cũng là một người mẹ, tôi tự hiểu rằng một người mẹ sẽ chẳng bao giờ chỉ vì tiếc nuối tài sản mà lại tự kết liễu mạng sống, bỏ lại bầy con bơ vơ và gia đình tan tác. Có chăng người mẹ ấy đã quá tức giận, quá phẫn nộ trước bất công và vô lý đang ập đến gia đình nhỏ bé của bà. Bà tìm đến cái chết như một sự phản đối, bà chỉ muốn chứng minh sự nghi ngờ của bà trước điều gì đó không minh bạch, có điều gì đó khuất tất, vô trách nhiệm của những người đang thực thi pháp luật. Người mẹ ấy đã không còn chút hy vọng, không còn niềm tin vào công lý. Bà tuyệt vọng đến mức chấp nhận xả thân để gióng lên hồi chuông ai oán, tiếp nối thêm tiếng kêu cứu vô vọng của những người mẹ giữa trời xanh…
Tôi rơi nước mắt khi lại nghĩ về những người mẹ, những người đang còn sống, những bà mẹ Dân Oan. Đất nước đang giữa thời bình sao lại lắm mẹ Dân Oan đến như vậy? Những bà mẹ ấy có mặt trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là trước cửa những cơ quan công quyền. Những bà mẹ này đang ngày đêm đội mưa giãi nắng, lê la chầu chực, giương cao biểu ngữ mong tìm đòi lại công lý. Tôi chỉ còn biết chấp tay nguyện cầu, mong những bà mẹ ấy được bình an, mong những bà mẹ ấy đừng quá bế tắc và tuyệt vọng đến nỗi phải tước đi mạng sống của mình!
Tôi chợt đau, quặn thắt trái tim khi nghĩ về mẹ của mình, biết đâu người ta cũng sẽ bày đủ thứ trò với tôi để rồi mẹ tôi cũng sẽ trở thành Mẹ của một Dân oan!
Tôi nát lòng nghĩ đến đứa con nhỏ dại của mình, nếu chẳng may sau này con tôi gặp oan khiên với nền pháp trị bất công vô lý. Thì tôi, một người mẹ, liệu có thoát khỏi sự tùng quẫn, tuyệt vọng mà không tìm đến cái chết?
Tôi lau nước mắt đang giàn dụa trên khuôn mặt mình, cố gắng thở thật sâu để xua đi những xúc cảm đớn đau và tự hỏi:
Đến bao giờ đất nước Việt Nam này không còn những bà mẹ tuyệt vọng?
Đến bao giờ người ta thôi nhẫn tâm, lợi dụng nỗi sợ hãi, đớn đau của những người mẹ để gây áp lực cho người con?
Hãy cho tôi biết trên đời này ai không có mẹ?
Vậy những người đang dồn những bà mẹ vào bước đường cùng, có thể chết trong tuyệt vọng, chẳng lẽ họ không có trái tim và chưa từng được sinh ra từ bởi một người mẹ?
(VNTB) Sau biến cố 1975 và với chuỗi tháng năm dài đằng đẵng, gia đình tôi rất nghèo, mẹ tôi phải đạp xe xa tít tắp vào sâu những làng người Nam để mua đồng nát - ve chai phụ giúp ba tôi nuôi một bầy con nheo nhóc. Tôi nhớ mãi hình ảnh mẹ tôi mồ hôi nhễ nhãi giữa những buổi trưa hè, lật đật vội vàng mang chút thức ăn về nấu nướng để cho con kịp giờ đi học. Hầu như mẹ chỉ ăn cơm chan với canh, nhường phần thịt ít ỏi cho lũ con, họa hoằn lắm mẹ mới dám nhấm nháp chút thức ăn thừa may mắn còn sót lại khi bầy con đã no bụng…
Tôi đã sống hơn nửa đời người và mẹ tôi thì tóc cũng đã bạc trắng. Bà mang nhiều chứng bệnh già trong người và cuộc sống còn lại thì vô cùng mong manh nhưng cho đến giờ phút này, mẹ tôi vẫn phải khóc vì tôi - đứa con gái út tội nghiệp và bướng bỉnh. Mẹ không thể hiểu chính xác những gì tôi làm và những gì tôi đã giải thích. Mẹ chỉ thấy công an đến nhà tìm kiếm tôi nhiều lần với những lý do trời ơi đất hỡi, mẹ hoảng hốt và sợ hãi, mẹ khóc lóc và van vỉ tôi, mẹ bảo mẹ đau khổ không chịu nổi, mẹ sẽ chết nếu tôi có bề gì, mẹ cầu xin tôi đừng có tiếp tục “viết bài lăng nhăng gì đó trên mạng”…
Tự thiêu và những bà mẹ tuyệt vọng
Tôi nhớ về buổi sáng ngày 30 tháng 7 năm 2012, bà Đặng Thị Kim Liên, mẹ của Tạ Phong Tần, đã tự thiêu bên ngoài Uỷ ban Nhân dân Tỉnh Bạc Liêu, một tuần trước khi bắt đầu vụ xét xử Tạ Phong Tần để phản đối việc bắt giữ con gái mình. Tôi xót xa cho một người mẹ Việt Nam trong cơn tũng quẫn đường cùng và tuyệt vọng, bà mẹ ấy đã phải dùng đến mạng sống của mình để làm ngọn đuốc, bà cố gắng thắp sáng nỗi oan khuất của con gái bà, bà kết thúc cuộc đời của mình để chứng minh sự bất công, phi lý của cái thể chế pháp luật đã giam giữ và kết tội con gái bà. Cái chết của bà là tiếng kêu ai oán thấu trời xanh. Đó là tiếng thét gào công lý của một người mẹ trong cơn bế tắc, phẫn uất và tuyệt vọng!
Tôi cũng đã từng gặp Mẹ của Tử tù Hồ Duy Hải. Tôi không thể quên đôi tay gân guốc của bà run run khi cầm lấy tay tôi. Một người mẹ với đôi vai gầy mỏng, đôi mắt đỏ hoe chất chứa hai hàng lệ ngẹn ngào chẳng nói nên lời. Tôi nhìn vào mắt bà, đôi mắt ấy quầng thâm đen, mệt mỏi, sâu thăm thẳm và đau đớn buồn bã. Tôi chỉ còn biết nắm chặt tay bà, nén ngẹn ngào để lau khô giọt lệ trên đôi mắt của một người mẹ nhưng chẳng thể...Tôi cảm nhận trái tim tôi muốn vỡ tung trong lồng ngực, cũng chỉ bởi vì trái tim ấy đã hòa nhịp chung với trái tim một người mẹ để chia sẻ sự hốt hoảng, chia sẻ nỗi hoang mang, nỗi đớn đau và tuyệt vọng. Sự mòn mỏi thể hiện rõ trên từng phần cơ thể của bà, vì bà đang phải gánh nỗi đau nhục quá lớn trước sự oan khuất của đứa con trai bé bỏng. Nỗi đau đó đã lan tỏa sang trái tim tôi, nó khiến tôi hiểu thế nào là sự bế tắc mòn mỏi, sự dày vò của hoảng hốt lo sợ, sự tuyệt vọng khi khi kêu cầu mà công lý ngoảnh mặt, và nỗi nhớ thương con trong vô vọng…
Mới đây thôi, ngày 12 tháng 8 năm 2015, lại thêm một người mẹ, lại thêm một ngọn đuốc sống thổi bùng nỗi oan khuất, kêu cứu giữa đất trời. Người mẹ tại xã Phổ Nhơn, Đức Phổ, Quảng Ngãi đã tẩm xăng lên người, bật lửa tự thiêu trước sự chứng kiến của đoàn cưỡng chế, gia đình và người dân địa phương. Bà đang trong tình trạng bỏng nặng và nguy kịch đến tính mạng. Nếu may mắn còn sống thì suốt cuộc đời còn lại của người mẹ này cũng sẽ phải sống trong khốn khổ và đau đớn cùng cực.
Tôi trộm nghĩ, miếng đất của bà đang tranh chấp với hàng xóm có đủ giá trị, có xứng đáng để khiến bà kết thúc cuộc đời của mình một cách thê thảm như vậy không? Tôi cũng là một người mẹ, tôi tự hiểu rằng một người mẹ sẽ chẳng bao giờ chỉ vì tiếc nuối tài sản mà lại tự kết liễu mạng sống, bỏ lại bầy con bơ vơ và gia đình tan tác. Có chăng người mẹ ấy đã quá tức giận, quá phẫn nộ trước bất công và vô lý đang ập đến gia đình nhỏ bé của bà. Bà tìm đến cái chết như một sự phản đối, bà chỉ muốn chứng minh sự nghi ngờ của bà trước điều gì đó không minh bạch, có điều gì đó khuất tất, vô trách nhiệm của những người đang thực thi pháp luật. Người mẹ ấy đã không còn chút hy vọng, không còn niềm tin vào công lý. Bà tuyệt vọng đến mức chấp nhận xả thân để gióng lên hồi chuông ai oán, tiếp nối thêm tiếng kêu cứu vô vọng của những người mẹ giữa trời xanh…
Tôi rơi nước mắt khi lại nghĩ về những người mẹ, những người đang còn sống, những bà mẹ Dân Oan. Đất nước đang giữa thời bình sao lại lắm mẹ Dân Oan đến như vậy? Những bà mẹ ấy có mặt trên khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là trước cửa những cơ quan công quyền. Những bà mẹ này đang ngày đêm đội mưa giãi nắng, lê la chầu chực, giương cao biểu ngữ mong tìm đòi lại công lý. Tôi chỉ còn biết chấp tay nguyện cầu, mong những bà mẹ ấy được bình an, mong những bà mẹ ấy đừng quá bế tắc và tuyệt vọng đến nỗi phải tước đi mạng sống của mình!
Tôi chợt đau, quặn thắt trái tim khi nghĩ về mẹ của mình, biết đâu người ta cũng sẽ bày đủ thứ trò với tôi để rồi mẹ tôi cũng sẽ trở thành Mẹ của một Dân oan!
Tôi nát lòng nghĩ đến đứa con nhỏ dại của mình, nếu chẳng may sau này con tôi gặp oan khiên với nền pháp trị bất công vô lý. Thì tôi, một người mẹ, liệu có thoát khỏi sự tùng quẫn, tuyệt vọng mà không tìm đến cái chết?
Tôi lau nước mắt đang giàn dụa trên khuôn mặt mình, cố gắng thở thật sâu để xua đi những xúc cảm đớn đau và tự hỏi:
Đến bao giờ đất nước Việt Nam này không còn những bà mẹ tuyệt vọng?
Đến bao giờ người ta thôi nhẫn tâm, lợi dụng nỗi sợ hãi, đớn đau của những người mẹ để gây áp lực cho người con?
Hãy cho tôi biết trên đời này ai không có mẹ?
Vậy những người đang dồn những bà mẹ vào bước đường cùng, có thể chết trong tuyệt vọng, chẳng lẽ họ không có trái tim và chưa từng được sinh ra từ bởi một người mẹ?
Bắc Triều Tiên đe dọa tấn công Hàn Quốc và cảnh cáo Mỹ
Theo RFI-Mai Vân
Ngày 15-08-2015 16:55
Binh sĩ Hàn Quốc tuần tra tại khu vực giới tuần, ngày 10/08/2015, ít ngày sau vụ nổ mìn khiến hai quân nhân bị thương.REUTERS/the Defense Ministry/Yonhap
Bình Nhưỡng vào hôm nay, 15/08/2015 lại lên tiếng đe dọa tấn công Hàn Quốc, nếu Seoul không ngưng chiến dịch tuyên truyền chống Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đồng thời cảnh cáo Hoa Kỳ rằng Bắc Triều Tiên có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.
Lời đe dọa của Bắc Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh tình hình bán đảo rất căng thẳng sau vụ nổ mìn tại vùng biên giới Nam-Bắc vừa qua mà Seoul quy trách nhiệm cho Bình Nhưỡng, và nhất là cuộc tập trận thường niên Mỹ-Hàn, Ulchi Freedom, sẽ được khởi động vào thứ Hai tới đây.
Trong bối cảnh Bán đảo Triều Tiên kỷ niệm 70 năm thoát khỏi ách đô hộ của Nhật Bản sau khi Tokyo đầu hàng Đồng minh, nhiều người hy vọng đây có thể là cơ hội hai miền có thể bắt đầu xích lại gần nhau.
Nhưng giờ đây Bình Nhưỡng vẽ ra cảnh chiến tranh gần kề. Vụ việc bắt đầu với lệnh của Bộ Quốc phòng Seoul trong tuần cho triển khai lại chiến dịch tuyên truyền qua các loa đặt ở biên giới, tố cáo hành vi khiêu khích của chế độ Bình Nhưỡng. Chiến dịch tuyên truyền này đã ngưng từ 11 năm nay. Seoul cho khởi động lại để trả đũa vụ nổ mìn ở vùng biên giới ngày 04/08, làm 2 lính Hàn Quốc bị thương nặng
Bình Nhưỡng đã hoàn toàn phủ nhận trách nhiệm trong vụ nổ. Theo hàng tin KCNA, nếu Seoul không ngưng ngay chiến dịch tuyên truyền thì Bắc Triều Tiên sẽ có hành động quân sự dưới dạng « tấn công mù quáng ».
Bình Nhưỡng cũng đe dọa « trả đũa quân sự dữ dội », nếu cuộc tập trận chung Mỹ Hàn khởi động vào ngày 17/08, vẫn được duy trì.
Hàng chục ngàn binh lính sẽ được huy động trong vòng hai tuần lễ trong cuộc tập trận, chủ yếu giả định trên máy tính một cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên vào Hàn Quốc.
Ngày 15-08-2015 16:55
Binh sĩ Hàn Quốc tuần tra tại khu vực giới tuần, ngày 10/08/2015, ít ngày sau vụ nổ mìn khiến hai quân nhân bị thương.REUTERS/the Defense Ministry/Yonhap
Bình Nhưỡng vào hôm nay, 15/08/2015 lại lên tiếng đe dọa tấn công Hàn Quốc, nếu Seoul không ngưng chiến dịch tuyên truyền chống Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng đồng thời cảnh cáo Hoa Kỳ rằng Bắc Triều Tiên có thể sử dụng vũ khí hạt nhân.
Lời đe dọa của Bắc Triều Tiên được đưa ra trong bối cảnh tình hình bán đảo rất căng thẳng sau vụ nổ mìn tại vùng biên giới Nam-Bắc vừa qua mà Seoul quy trách nhiệm cho Bình Nhưỡng, và nhất là cuộc tập trận thường niên Mỹ-Hàn, Ulchi Freedom, sẽ được khởi động vào thứ Hai tới đây.
Trong bối cảnh Bán đảo Triều Tiên kỷ niệm 70 năm thoát khỏi ách đô hộ của Nhật Bản sau khi Tokyo đầu hàng Đồng minh, nhiều người hy vọng đây có thể là cơ hội hai miền có thể bắt đầu xích lại gần nhau.
Nhưng giờ đây Bình Nhưỡng vẽ ra cảnh chiến tranh gần kề. Vụ việc bắt đầu với lệnh của Bộ Quốc phòng Seoul trong tuần cho triển khai lại chiến dịch tuyên truyền qua các loa đặt ở biên giới, tố cáo hành vi khiêu khích của chế độ Bình Nhưỡng. Chiến dịch tuyên truyền này đã ngưng từ 11 năm nay. Seoul cho khởi động lại để trả đũa vụ nổ mìn ở vùng biên giới ngày 04/08, làm 2 lính Hàn Quốc bị thương nặng
Bình Nhưỡng đã hoàn toàn phủ nhận trách nhiệm trong vụ nổ. Theo hàng tin KCNA, nếu Seoul không ngưng ngay chiến dịch tuyên truyền thì Bắc Triều Tiên sẽ có hành động quân sự dưới dạng « tấn công mù quáng ».
Bình Nhưỡng cũng đe dọa « trả đũa quân sự dữ dội », nếu cuộc tập trận chung Mỹ Hàn khởi động vào ngày 17/08, vẫn được duy trì.
Hàng chục ngàn binh lính sẽ được huy động trong vòng hai tuần lễ trong cuộc tập trận, chủ yếu giả định trên máy tính một cuộc tấn công của Bắc Triều Tiên vào Hàn Quốc.
Một vài nét về Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP)
08/15/2015 - 16:24 — nguyenvubinh
Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (tiếng Anh: Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement - viết tắt TPP) là một hiệp định thỏa thuận thương mại tự do với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Thỏa thuận ban đầu được các nước Brunei, Chile, New Zealandvà Singapo ký vào ngày 03/6/2005 và có hiệu lực ngày 28/5/2006. Tháng 9/2008, Mỹ tuyên bố tham gia TPP, nhưng không phải “gia nhập” vào TPP cũ mà sẽ cùng các bên đàm phán một hiệp định tự do thương mại (FTA) hoàn toàn mới, tuy nhiên, vẫn lấy tên gọi là Hiệp định TPP. Sau đó, Australia, Peru, Việt Nam, Malaysia, Canada, Mexico và Nhật Bản lần lượt tham gia vào TPP, đưa tổng số thành viên TPP hiện nay lên thành 12.
Khởi động từ tháng 3/2010, đàm phán TPP đến nay đã trải qua hơn 20 phiên chính thức và nhiều phiên giữa kỳ. TPP được kỳ vọng là mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư và nếu có thể sẽ trở thành hạt nhân để hình thành FTA chung cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
TPP không đơn thuần là vấn đề thương mại, bằng chứng là trong 29 điều khoản của TPP chỉ có 5 điều là liên quan tới thương mại, còn lại liên quan đến những vấn đề phi thương mại như giới hạn sự riêng tư trên Internet, tăng cường bảo vệ sở hữu trí tuệ, quyền kiện tụng đòi bồi thường, tự do hóa tài chính…Như vậy, ngoài việc thúc đẩy thương mại, TPP còn xây dựng môi trường chính sách, các tiêu chuẩn chung của các nền kinh tế để hàng hóa và các nguồn lực luân chuyển tự do, thuận lợi giữa các nước trong toàn khối.
Ngoài những mục tiêu được công khai về thương mại và các tiêu chuẩn chung cho sự hội nhập các nền kinh tế, TPP còn là trụ cột trong chính sách xoay trục của Mỹ sang châu Á. Chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ thành hình khi Trung quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng lại là một chế độ cộng sản, với các mưu đồ và tham vọng bất minh, đã có những bước đi đe dọa ổn định và hòa bình khu vực biển Đông, gián tiếp thách thức vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ. Chính trong bối cảnh này, mối quan hệ Việt Nam, Mỹ và TPP rất tế nhị. Mỹ muốn lôi kéo Việt Nam là đồng minh trong việc ngăn chặn Trung quốc, nhưng lại phải bảo đảm các yêu cầu của TPP và thỏa mãn nguyện vọng của người Mỹ gốc Việt về vấn đề nhân quyền, dân chủ. Việt Nam muốn vào TPP, để giải quyết các khó khăn về kinh tế, đồng thời sử dụng Mỹ như một đối trọng với Trung quốc với hy vọng Trung quốc giảm bớt uy hiếp và bắt nạt. Nhưng Việt Nam lại không muốn ngả hẳn sang phía Mỹ bằng cách thay đổi thể chế chính trị của mình.
Về quyết tâm chính trị, Tổng thống Obama đã phát biểu tại công ty Nike ở tiểu bang Oregon hôm 8/5 vừa qua, ông Obama nói rằng theo thỏa thuận đang được bàn thảo, Việt Nam sẽ “lần đầu tiên phải nâng các tiêu chuẩn về lao động”.
“Nước này cũng phải đặt ra mức lương tối thiểu, phải thông qua các luật liên quan tới nơi làm việc an toàn để bảo vệ công nhân, cũng như thậm chí sẽ lần đầu tiên phải bảo vệ quyền được tự do lập nghiệp đoàn của công nhân. Đó là một sự khác biệt lớn.”
Tuy nhiên, khi đi vào thực tế đàm phán với Việt nam, vấn đề không đơn giản như các tuyên bố của người đứng đầu chính phủ Hoa Kỳ. Về phía Việt nam, với bản chất lươn lẹo và bịp bợm, nhưng đã bị phanh phui và vạch mặt rất nhiều sự việc, cũng không thể hứa suông và tiếp tục lật lọng như trước đây được nữa, cũng đã bắt buộc phải đáp ứng phần nào các điều kiện cốt yếu, để được tham gia vào TPP.
Vậy điều cốt yếu để Việt Nam vào TPP là gì? Việt nam và Mỹ đã thương lượng và nhượng bộ nhau như thế nào?
Có hai điều quan trọng liên quan tới chính trị, cụ thể là các chính sách ứng xử của nhà nước Việt nam với giới bất đồng chính kiến và quy định về quyền của người lao động, trong đó quan trọng nhất là quyền tự do thành lập công đoàn độc lập của công nhân. Đó là việc Việt nam phải xóa bỏ các điều luật bỏ tù giới bất đồng chính kiến khi họ bày tỏ quan điểm về các vấn đề của đất nước, xã hội như các điều 88, 258 của bộ luật hình sự. Đối với việc xóa bỏ các điều luật này, Việt Nam có thể đáp ứng được, vì không khó để dùng các điều luật khác vẫn có thể tống giam, cầm tù được giới bất đồng chính kiến. Vấn đề thành lập công đoàn độc lập của người công nhân là vấn đề phức tạp và nhạy cảm hơn rất nhiều. Đây chính là cốt lõi trong thương lượng về TPP giữa Mỹ và Việt Nam.
Những thông tin đàm phán về TPP theo quy định là được bảo mật. Nhưng may mắn là thế giới có wikileak để có thể biết được những thông tin mà một số người và tổ chức muốn giữ kín. Theo những thông tin không chính thức thì vấn đề cốt lõi, công đoàn độc lập trong đàm phán giữa Mỹ và Việt Nam là Việt nam đề nghị thời gian 5 năm để thực hiện đúng các yêu cầu về công đoàn độc lập. Còn trước mắt, Việt Nam chỉ đáp ứng yêu cầu cho phép công nhân tự do thành lập công đoàn độc lập ở cơ sở, tức là ở nhà máy, xí nghiệp và công ty. Không có công đoàn ngành nghề, và cũng không được liên kết thành lập công đoàn địa phương, vùng miền hay toàn quốc. Tức là Việt nam chưa cho phép công nhân tự do thành lập công đoàn ngành nghề, công đoàn cấp huyện, tỉnh, trung ương (toàn quốc).
Tại sao phát biểu của tổng thống Obama hùng hồn như vậy, mà rút cuộc Việt nam chỉ thực hiện công đoàn ở cấp cơ sở? Có thể có ba nguyên nhân khiến cho người lao động Việt Nam chỉ được tự tổ chức công đoàn của mình trong phạm vi nhà máy, xí nghiệp và công ty. Thứ nhất, như đã nói ở trên, vấn đề xoay trục sang châu Á của Mỹ quá quan trọng và không thể thiếu được vai trò của Việt nam trong chiến lược này. Thứ hai, công đoàn độc lập, nếu thực hiện đầy đủ, là vấn đề quá nhạy cảm đối với Việt nam hiện nay. Nếu thực hiện ngay các yêu cầu đầy đủ của công đoàn độc lập, Việt Nam gần như chấp nhận một lực lượng đối lập ngay lập tức trên quy mô cả nước, và đó là điều Việt nam không bao giờ chấp nhận. Tuy nhiên, để chỉ tồn tại công đoàn độc lập cấp cơ sở, là điều chưa thành công đối với quan điểm của Tổng thống Obama đã truyền đạt. Sẽ là hợp lý nếu như công đoàn độc lập được tổ chức ở cấp ngành nghề. Thứ ba, sự vận động hành lang của nhà cầm quyền Việt nam. Đây là vấn đề rất quan trọng. Theo những thông tin mới nhận được, Việt Nam đã chi rất nhiều tiền cho hai (hoặc hơn) tổ hợp vận động hành lang là CSIS (Center for Strategic and International Studies) là cơ quan nghiên cứu chiến lược tư nhân của Mỹ và tổ chức Podesta Group, một nhóm vận động hành lang chính trị nổi tiếng tại Washington DC. Hai tổ hợp này đã có những báo cáo có lợi cho nhà cầm quyền Việt nam, bỏ qua các vi phạm về nhân quyền và nhấn mạnh tới những mối lo về sự bành trướng của Trung quốc…đây là lý do trực tiếp và quan trọng dẫn tới những thỏa thuận rất có lợi cho nhà cầm quyền Việt nam.
TPP, xét cho cùng, cũng giống như WTO, đó chỉ là những ưu đãi trong một khối nước về thuế quan và mậu dịch. Nó chỉ có thể thành công với một nền kinh tế thị trường lành mạnh, hiệu quả. Còn nếu Việt Nam không có những thay đổi ngay lập tức về nguyên lý, cơ chế và cấu trúc của nền kinh tế thì tham gia vào TPP cũng không thể nào cứu vãn nổi nền kinh tế đã suy kiệt và tan hoang hiện nay./.
Hà nội, ngày 15/8/2015
N.V.B
nguyenvubinh's blog
Vì sao nhiều lính cứu hỏa thiệt mạng trong vụ nổ ở Thiên Tân?
Minh Anh | 15/08/2015 08:32
Một lính cứu hỏa bị chấn thương nặng khi đưa tới bệnh viện. Ảnh: Mashable
Lính cứu hỏa không được cảnh báo cụ thể về các hóa chất tại hiện trường là một trong nhiều nguyên nhân khiến ít nhất 17 thành viên đội chữa cháy thiệt mạng.
Người dân Trung Quốc ca ngợi lính cứu hỏa làm việc tại hiện trường vụ nổ ở Thiên Tân là những anh hùng. Ảnh: Ifeng
Sáng 13/8, nhà chức trách Trung Quốc phải tạm dừng hoạt động cứu hỏa trong khi các chuyên gia xác định chắc chắn về những hàng hóa lưu trữ trong nhà kho của Công ty hậu cần quốc tế Thụy Hải thuộc cảng Thiên Tân.
Gần 1 ngày từ khi vụ nổ đầu tiên xảy ra vào khuya 12/8, chính quyền vẫn chỉ thông báo chung chung rằng các hóa chất "rất nguy hiểm", theo báo South China Morning Post.
Tân Hoa xã cho biết, thành phố Thiên Tân đã triển khai hơn 1.000 lính cứu hỏa cùng đội 200 chuyên gia về hạt nhân, sinh học và hóa chất của quân đội đến hiện trường.
Đến chiều 13/8, chính quyền đã xác định danh tính của 6 trong tổng số 17 người thuộc đội chữa cháy thiệt mạng trong lúc làm nhiệm vụ. Phần lớn những người qua đời thuộc nhóm được triển khai đến hiện trường vào 23h50, khoảng 40 phút sau vụ nổ đầu tiên.
"Chẳng ai cảnh báo chúng tôi rằng nhà kho có chứa các hóa chất không thể tiếp xúc với nước", một lính cứu hỏa nói với tờ Southern Weekly.
Xe của đội cứu hỏa Thiên Tân hư hỏng nặng vì sức công phá của vụ nổ tương đương 21 tấn thuốc nổ TNT. Ảnh: Weibo
Liu Xiaojing, thành viên đội chữa cháy, nói anh bị ngất chỉ một lúc sau khi phun nước vào ngọn lửa. "Một tia sáng bất ngờ lóa lên cùng với mùi hôi nồng nặc.
Ngay sau đó, tôi đã bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình đang nằm trong bệnh viện", Liu nói với tờ Beijing News.
Anh Liu bị bỏng ở bụng và mặt trầy xước do các mảnh vỡ cửa kính. Anh cũng bị mất thính giác tạm thời.
Ông Li Qing, bác sĩ tại bệnh viện gần hiện trường vụ nổ, cho biết nhiều lính cứu hỏa bị thương rất nặng, một số người bị bỏng nặng đến mức không thể nhận diện.
"Nếu không nhờ vào bộ đồng phục, chúng tôi chẳng thể biết họ đang làm nhiệm vụ chữa cháy".
"Là một bác sĩ, tôi từng chứng kiến nhiều ca tử vong nên không quá xúc động. Tuy nhiên, lần này những người bị thương nghiêm trọng đều là lính cứu hỏa đang trong độ tuổi thanh niên", ông Li nói.
Một lính cứu hỏa bị chấn thương nặng khi đưa tới bệnh viện. Ảnh: Mashable
Một lính cứu hỏa trong vụ nổ tại kho chứa hàng ở Thiên Tân được phát hiện sống sót trong đống đổ nát hơn 31 giờ sau thảm kịch.
Zhou Ti, 19 tuổi, được cứu vào lúc 7h05 hôm nay. Anh bị cháy ở mặt và có biểu hiện "mất trí nhớ", theo Tân Hoa xã.
Ít nhất 50 người thiệt mạng, bao gồm 17 đồng đội của Zhou, trong hai vụ nổ liên tiếp đêm 12 rạng sáng 13/8.
Hiện 18 nhân viên cứu hỏa vẫn mất tích. 701 người đang nằm viện, 70 trong số đó trong tình trạng nguy kịch, theo nguồn tin từ nhà chức trách Thiên Tân.
Trong buổi họp báo sáng 13/8, chính quyền Thiên Tân cho biết, đội chuyên viên phát hiện tại hiện trường vụ nổ 4 loại hóa chất dễ bay hơi (VOC) và toluene (loại hóa chất có thể gây tổn hại hệ thần kinh).
Tuy nhiên, họ không nêu tên cụ thể những hàng hóa trong nhà kho.
Trang web của công ty Thụy Hải cho biết, họ lưu trữ trong kho nhiều hóa chất động hại như natri xyanua NaCN và toluene diisocyanate.
Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ lưu ý, NaCN là một hóa chất vô cùng nguy hiểm.
Theo Zing
Tàu hải quân Trung Quốc ngăn cản tàu cứu nạn Việt Nam ở Hoàng Sa
TẤN TÀI - Thứ Bảy, ngày 15/8/2015 - 14:23
Tàu chiến hải quân Trung Quốc nhiều lần đe dọa, ngăn cản tàu cứu nạn của Danang MRCC
(PLO) – Khi đi ngang qua khu vực nằm giữa đảo Bom Bay và đảo Tri Tôn (quần đảo Hoàng Sa, Việt Nam), tàu cứu nạn của Danang MRCC bị tàu chiến hải quân Trung Quốc bám theo ngăn cản, đe dọa.
Tàu chiến hải quân Trung Quốc nhiều lần đe dọa, ngăn cản tàu cứu nạn của Danang MRCC
Ngày 15-8, tàu SAR 412 của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 – Danang MRCC đã tiếp cận và di chuyển một ngư dân bị tai nạn lao động trên biển về bờ an toàn.
Vào sáng ngày 14-8, Danang MRCC nhận được tin báo, một thuyền viên đi trên tàu cá ĐNa - 90426 TS do ông Nguyễn Thương làm thuyền trưởng bị tai nạn lao động. Nạn nhân tên Văn Dân bị gãy dập xương cánh tay phải, gây mất máu nhiều, ngất xỉu. Qua hệ thống điện đàm, các bác sĩ Trung tâm cấp cứu Đà Nẵng đã tư vấn cách băng bó, cứu chữa nhưng vẫn không cầm được máu. Đến chiều cùng ngày, Danang MRCC điều động tàu SAR 412 lên đường đi cứu nạn.
Trên đường đến vị trí tàu bị nạn, khi SAR 412 đi ngang qua khu vực giữa đảo Bombay và đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam), thì bị tàu Hải quân Trung Quốc lao ra, đeo bám ngăn cản.
Mặc tàu chiến Trung Quốc áp sát, tàu SAR412 vẫn cương quyết thẳng hướng nhanh chóng đến cứu nạn nhân. Sau nhiều giờ đeo bám, tàu Hải quân Trung Quốc mới chịu rút đi. Đến khuya ngày 14-8, tàu SAR 412 mới tiếp cận tàu cá bị nạn và di chuyển nạn nhân sang tàu cứu hộ để khẩn trương về bờ.
TẤN TÀI
Chiều nay, phố Sài Gòn lại ngập như sông!
(PLO)- Chiều 15-8, cơn mưa lớn kéo dài hơn hai giờ đồng hồ khiến nhiều đoạn đường của TP.HCM tái diễn cảnh ngập nặng. Đặc biệt, cơn mưa chiều nay khiến đường Phạm Văn Đồng (quận Bình Thạnh) cũng bị ngập sâu.
(PLO)- Chiều 15-8, cơn mưa lớn kéo dài hơn hai giờ đồng hồ khiến nhiều đoạn đường của TP.HCM tái diễn cảnh ngập nặng. Đặc biệt, cơn mưa chiều nay khiến đường Phạm Văn Đồng (quận Bình Thạnh) cũng bị ngập sâu.
Cơn mưa lớn bắt đầu từ khoảng 14 giờ 30 kéo dài đến gần 17 giờ.
Theo ghi nhận, nhiều đoạn đường Phạm Văn Đồng nước đã ngập sâu từ 30-50 cm. Ở làn đường xe máy (phường 11, 13) nhiều đoạn ngập sâu khiến nhiều xe chết máy, một số người đã té ngã giữa dòng nước mênh mông.
Nước chảy xiết, tràn vào nhà dân, cuốn trôi các vật dụng gia đinh, bàn ghế gỗ… Tuy nhiên nước đã rút khá nhanh.
Bà Ngọc Mai, 58 tuổi (đường Phạm Văn Đồng, phường 11, quận Bình Thạnh) cho biết: “Chưa khi nào tôi thấy cơn mưa lớn như chiều nay. Từ hồi giờ con đường Phạm Văn Đồng chưa bao giờ ngập nước mà nay cũng phải chịu cảnh nước ngập sâu thì đủ thấy mưa quá lớn rồi!”
Tương tự, một số tuyến đường như Nguyễn Hữu Cảnh (quận Bình Thạnh), Kha Vạn Cân (quận Thủ Đức) lại tái diễn cảnh ngập nặng vì cơn mưa quá lớn. Nhiều xe qua đây đã chết máy, người dân vất vả trong việc di chuyển.
Cơn mưa nặng hạt cũng đã làm nhiều tuyến đường khác ngập nặng như Xô Viết Nghệ Tĩnh, Nguyễn Xí… (quận Bình Thạnh), Trên nhiều tuyến phố, người tham gia giao thông phải lội “bì bõm” trong dòng nước thối khi phương tiện bị chết máy.
Dưới đây là một hình ảnh phố Sài Gòn thành sông chiều nay:
Dòng nước ngập sâu trên đường Phạm Văn Đồng. Ảnh Phước Tĩnh
PHƯỚC TĨNH-M.PHONG
Nghệ An: Bé trai bị xích cổ đi lang thang khắp nơi
Đại diện chính quyền xã Nghi Phương (Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết lực lượng chức năng xã này đang chăm sóc một bé trai bị xích cổ đi lạc đường.
Ông Phạm Văn Hải, Trưởng công an xã Nghi Phương, cho biết khoảng 16h chiều 14/8, người dân ở xã Nghi Phương nhìn thấy một bé trai đang trên đường đi vào nhà thờ Trại Gáo có dấu hiệu mệt lả, biểu hiện tinh thần khác lạ.
Những người tiếp xúc với bé trai bất ngờ khi nhìn thấy bé trai bị xích cổ, dây xích bị khóa lại bằng một ổ khóa lớn màu vàng, trên người và tay có nhiều vết bầm tím.
Bé trai được phát hiện khi đang bị khóa dây xích ở cổ, tinh thần hoảng sợ.
Tại trụ sở công an xã Nghi Phương, cháu bé hoảng sợ và khóc liên tục, lực lượng công an sau đó đã phải dùng thiết bị chuyên dụng để cắt rời dây xích cổ bé trai này.
Sau khi ăn uống và được nhiều người động viên, an ủi, cháu bé cho biết mình tên là Sỹ, 12 tuổi, đang học lớp 6. Được hỏi các thông tin liên quan đến gia đình thì Sỹ cho biết không nhớ và tỏ vẻ sợ hãi.
Đêm 14/8, khi đang được chăm sóc tại trụ sở xã Nghi Phương, bé trai tên Sỹ cho biết nhà ở xã Nghi Văn (cách xã Nghi Phương khoảng 6km). Sỹ nói rằng bị bố trói vào cây bạch đàn trong vườn từ ngày 13/8, đến trưa ngày hôm sau Sỹ giằng đứt dây xích rồi bỏ trốn.
Trao đổi thông tin, ông Nguyễn Văn Sao, Chủ tịch UBND xã Nghi Văn, cho biết xã này đã nhận được thông báo từ chính quyền xã Nghi Phương và đang tiến hành xác minh người thân của cháu bé.
14:28 15/08/2015
Theo T.H/Gia đình Việt Nam
Ông Phạm Văn Hải, Trưởng công an xã Nghi Phương, cho biết khoảng 16h chiều 14/8, người dân ở xã Nghi Phương nhìn thấy một bé trai đang trên đường đi vào nhà thờ Trại Gáo có dấu hiệu mệt lả, biểu hiện tinh thần khác lạ.
Những người tiếp xúc với bé trai bất ngờ khi nhìn thấy bé trai bị xích cổ, dây xích bị khóa lại bằng một ổ khóa lớn màu vàng, trên người và tay có nhiều vết bầm tím.
Bé trai được phát hiện khi đang bị khóa dây xích ở cổ, tinh thần hoảng sợ.
Tại trụ sở công an xã Nghi Phương, cháu bé hoảng sợ và khóc liên tục, lực lượng công an sau đó đã phải dùng thiết bị chuyên dụng để cắt rời dây xích cổ bé trai này.
Sau khi ăn uống và được nhiều người động viên, an ủi, cháu bé cho biết mình tên là Sỹ, 12 tuổi, đang học lớp 6. Được hỏi các thông tin liên quan đến gia đình thì Sỹ cho biết không nhớ và tỏ vẻ sợ hãi.
Đêm 14/8, khi đang được chăm sóc tại trụ sở xã Nghi Phương, bé trai tên Sỹ cho biết nhà ở xã Nghi Văn (cách xã Nghi Phương khoảng 6km). Sỹ nói rằng bị bố trói vào cây bạch đàn trong vườn từ ngày 13/8, đến trưa ngày hôm sau Sỹ giằng đứt dây xích rồi bỏ trốn.
Trao đổi thông tin, ông Nguyễn Văn Sao, Chủ tịch UBND xã Nghi Văn, cho biết xã này đã nhận được thông báo từ chính quyền xã Nghi Phương và đang tiến hành xác minh người thân của cháu bé.
14:28 15/08/2015
Theo T.H/Gia đình Việt Nam
Thủ tướng Campuchia: Tôi không phải là con rối của Việt Nam
Thủ tướng Campuchia đã tuyên bố như vậy đầu tuần này trong khi tham dự lễ khánh thành Cầu Hữu nghị Trung Quốc - Campuchia, hay còn gọi là cầu Takhmao, ở tỉnh Kandal.
VOA-15.08.2015
Ông Hun Sen nói ông không sợ bất kỳ ai, kể cả Việt Nam, đồng thời cho biết thêm rằng Phnom Penh sẽ đưa chính quyền Hà Nội ra Tòa Công lý Quốc tế cũng như Hội đồng Bảo an nếu vi phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia.
Thủ tướng Campuchia đã tuyên bố như vậy đầu tuần này trong khi tham dự lễ khánh thành cầu Hữu nghị Trung Quốc - Campuchia, hay còn gọi là cầu Takhmao ở tỉnh Kandal, sau khi bị chỉ trích rằng ông không dám kiện Việt Nam về vấn đề biên giới, và rằng Việt Nam là "chủ" của ông.
Ông Hun Sen cho biết ông bị cáo buộc là con rối của Việt Nam, nhưng ông nhấn mạnh rằng ông không sợ Hà Nội.
Căng thẳng giữa Campuchia và Việt Nam bùng lên gần đây sau khi các dân biểu đối lập dẫn đầu hàng trăm người từ Phnom Penh tới vùng biên giới giáp với tỉnh Long An của Việt Nam, dẫn tới xô xát làm nhiều người bị thương.
Lâu nay phe đối lập ở Campuchia vẫn dùng "con bài” biên giới để làm suy yếu vị thế của Thủ tướng Hun Sen. Nhưng người đứng đầu chính phủ luôn bác bỏ cáo buộc đó.
‘Phản quốc’
Trong một diễn biến mới nhất liên quan tới vấn đề biên giới Việt Nam – Campuchia, Thủ tướng Hun Sen mới ra lệnh bắt giữ một Thượng nghị sĩ phe đối lập vì tội “phản quốc” sau khi cáo buộc ông đăng tải một tài liệu giả mạo về đường biên giới với Việt Nam trên mạng xã hội.
Lệnh bắt giữ Thượng nghị sĩ Hong Sok Hour, thuộc phe đối lập Sam Rainsy (SRP), được đưa ra giữa lúc phe đối lập Đảng Cứu nguy Dân tộc Campuchia (CNRP) gia tăng các chiến dịch nhằm ngăn chặn việc xâm lấn mà họ cho là Việt Nam đang thực hiện.
SRP là một trong số ít các đảng phái không có đại diện trong Hạ viện Campuchia, cơ quan đã hậu thuẫn đảng CNRP trong các cuộc phản đối chống lại việc cắm mốc 1.270 km đường biên giới với Việt Nam.
Thủ tướng Hun Sen cho biết ông đã yêu cầu cảnh sát bắt giam ông thượng nghị sĩ sau khi ông Hong Sok Hour đăng một tài liệu giả mạo và đã bị chỉnh sửa của một hiệp ước cũ về đường biên giới lên trang Facebook của mình.
Thủ tướng Campuchia nói: “Hành động phản bội này không thể tha thứ”. Tuy nhiên, hiện có các thông tin trái ngược về việc ông Hong Sok Hour đã bị bắt.
Theo VDC, Daily Star, Phnom Penh Post
Trung Quốc “động binh” (?!)
Tờ The Diplomat vừa dẫn cảnh báo của giới chuyên gia quốc tế trước việc Trung Quốc (TQ) đang lên kế hoạch xây dựng hàng loạt “đảo nổi” trên Biển Đông.
Bởi đây là các trạm chiến đấu di động trên mặt biển, được thiết kế để phục vụ tham vọng độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.
Các “đảo nổi” này nặng khoảng 1 triệu tấn, có thể trở thành sân bay tiếp nhận máy bay chiến đấu. Và dù sự linh hoạt của chúng thua xa tàu sân bay, nhưng lại có thể trở thành nhà kho quân sự, hoặc vận hành như căn cứ hải quân tiếp nhận tàu đổ bộ. Theo nhà phân tích Jack Detsch, các “đảo nổi” sẽ là vũ khí bổ sung hữu hiệu vào hệ thống chống ngăn chặn, chống tiếp cận (A2/AD) của TQ. Và quân đội TQ sẽ dễ dàng triển khai máy bay quân sự tại Biển Đông hơn.
Tên lửa của Trung Quốc trong một cuộc diễu hành quân sự ở Bắc Kinh
Quan ngại của giới chuyên môn
Ngày 11/8, khi bình luận trên trang cá nhân của tờ The National Interest, học giả Bonnie Glaser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) cho rằng, không thể tiếp tục chờ đợi Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) thêm nữa, bất chấp tuyên bố của Ngoại trưởng TQ Vương Nghị: Bắc Kinh đã dừng lại. Bạn chỉ cần bay ra đó là có thể nhìn thấy! Bởi thực tế cho thấy, TQ vẫn đang tiếp tục đẩy nhanh tiến trình đảo hóa, trong khi lại lớn tiếng nói rằng, luôn sẵn sàng làm việc với các bên hữu quan bằng cách thiết lập đường dây nóng giữa Bộ Ngoại giao các nước để đối phó với trường hợp khẩn cấp trên Biển Đông. Điều đáng nói là đường dây nóng không chi phối được lực lượng cảnh sát biển, hải quân và dân quân biển bởi họ không thuộc sự quản lý của Bộ Ngoại giao. Trong khi Bắc Kinh tuyên bố “tăng tốc độ tham vấn COC", nhưng họ không làm gì để thực hiện điều này.
Bà Bonnie Glaser khuyến cáo, nếu chưa áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, TQ sẽ không ký COC, do đó ASEAN nên chủ động trong vấn đề này. Theo bà Bonnie Glaser, chuỗi tiền đồn mà Bắc Kinh đang cải tạo trái phép chắc chắn sẽ được lắp đặt hệ thống radar và thiết bị do thám điện tử nhằm tăng cường năng lực tình báo của Trung Quốc, cũng như khả năng theo dõi, trinh sát trên biển. Và khi xung đột quân sự nổ ra, các đảo nhân tạo cùng lực lượng tàu chiến và máy bay đồn trú trên đó rất dễ bị tấn công, nhưng trong thời bình và khủng hoảng hiện nay, Trung Quốc có thể lợi dụng những tiền đồn này để đẩy Mỹ ra xa Biển Đông - trực thăng, tàu đổ bộ cùng các loại pháo có thể được sử dụng để tấn công chớp nhoáng.
Học giả Bonnie Glaser
Trang web chính thức của Viện Chính sách Lowy vừa dẫn lời Đô đốc Harry Harris, Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho rằng, các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đang xúc tiến là "những tiền đồn tiềm năng" của quân đội Trung Quốc. Và ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy, Trung Quốc đang biến các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam trên Biển Đông để phục vụ cho mục đích quân sự. Khi đó, Trung Quốc có thể tăng cường khả năng kiểm soát trên một khu vực rộng lớn.
Đô đốc Harry Harris cho rằng, đường băng dài 3.000m trên bãi đá Chữ Thập cho phép hầu như tất cả các loại chiến đấu cơ cất và hạ cánh, thậm chí đủ sức đón cả máy bay ném bom B-52, gần đủ lớn để trở thành bãi phóng tàu con thoi và thừa sức để một chiếc Boeing 747 cất cánh. Ngoài ra, TQ còn dựng lên nhiều nhà chứa với mục tiêu biến nơi đây trở thành một kho dự trữ máy bay chiến thuật, sẵn sàng xuất kích bất cứ lúc nào.
Theo nhận định của ông Harry Harris, TQ hiện chưa điều tên lửa hành trình chống hạm hay thiết bị hỗ trợ đến các đảo nhân tạo kể trên, nhưng trong tương lai gần họ sẽ triển khai. Ngoài ra, bến cảng trên bãi đá Chữ Thập khá phù hợp để trở thành nơi neo đậu cho tàu ngầm của Bắc Kinh nếu so với cảng nước nông mà quân đội TQ đang sử dụng ở đảo Hải Nam. Nhà nghiên cứu Mira Rapp Hooper của CSIS cũng cho rằng, lý do TQ xây đường băng dài như trên là để có thể triển khai mọi loại máy bay quân sự ở đó.
Đô đốc Harry Harris, chỉ huy Bộ tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ
Nhiều chiêu lách luật
Theo đánh giá của Giáo sư James Kraska, nhà nghiên cứu của Trung tâm Luật quốc tế Stockton thuộc Đại học Hải quân Mỹ, lực lượng dân quân TQ đã xóa nhòa ranh giới trong định nghĩa giữa tàu chiến và tàu dân sự theo luật hải chiến. Với việc sử dụng tàu cá làm lực lượng dân quân, Bắc Kinh muốn lợi dụng sự khó khăn trong việc phân biệt tàu dân sự và quân sự để hỗ trợ cho hoạt động hải quân, và có cớ để công kích đối phương nếu những tàu này bị tấn công. Đội tàu dân quân này tạo thành một lực lượng hải quân không chính thức và tăng cường sức mạnh cho Hải quân TQ mà không quá tốn kém, nhưng lại đặt ra thách thức lớn về quân số, cách đối phó, và cả khía cạnh chính trị, pháp lý cho mọi đối thủ, buộc họ phải thận trọng trong mọi hành động nếu có khủng hoảng hoặc chiến tranh trên biển.
Theo thống kê, Bắc Kinh có hơn 200.000 tàu và TQ có đội tàu đánh cá lớn nhất thế giới. Số nhân lực hoạt động trong lĩnh vực này cũng rất lớn, 14 triệu người, tương đương 25% tổng số ngư dân trên thế giới. Đội tàu cá này đã và đang phối hợp cùng với Hải quân TQ để thúc đẩy các mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh ở Biển Đông và biển Hoa Đông.
Ngày 9/8, tờ South China Morning Post và tờ The Philippines Star đều cho rằng, tuyên bố chung của Hội nghị ASEAN không nêu đích danh TQ là quốc gia đã tiến hành hoạt động cải tạo đất gây căng thẳng ở Biển Đông. Việc này giống như lên án tội ác nhưng không nêu tên thủ phạm. Đồng thời ghi nhận một số Ngoại trưởng đã bày tỏ mối quan tâm đến hoạt động cải tạo đất trên Biển Đông của TQ, như vậy những Ngoại trưởng còn lại không quan tâm.
Ngoại trưởng Vương Nghị từng bác bỏ đề nghị đóng băng các hoạt động khiêu khích ở Biển Đông. "Có gì để đóng băng? Mỗi quốc gia có cách nhìn khác nhau. Tiêu chuẩn nào để đóng băng? Ai sẽ phán xét các quá trình hoạt động đóng băng? Đây là những câu hỏi rất phức tạp, phi thực tế và không có tác dụng thực tiễn", ông Vương Nghị tuyên bố.
Mặc dù quan ngại, nhưng cho đến nay phản ứng của các bên trong khu vực vẫn chưa đủ mạnh để buộc TQ phải thay đổi và trong dài hạn, các nước Đông Nam Á có thể phải thích nghi với lợi ích của TQ ở Biển Đông. Học giả Alexander Larin đến từ Viện Nghiên cứu Viễn Đông, thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga cho rằng, Moskva không muốn bị lôi kéo vào tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước hữu quan ở Biển Đông.
Sức mạnh cơ bắp
Theo Tân Hoa xã, ngày 11/8, quân đội Trung Quốc bắt đầu diễn tập quân sự chung mang mật danh “Hành động Hỗn hợp-2015B” tại thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, với sự tham gia của các quân nhân đến từ hải - lục - không quân và pháo binh. “Hành động Hỗn hợp-2015B” là một trong năm cuộc diễn tập với sự tham gia của hơn 140.000 binh sĩ đến từ hơn 140 trung đoàn thuộc nhiều binh chủng. Trước đó (10/8), Bộ Tư lệnh Quân khu Thành Đô đã tổ chức tập trận mang mật danh "Hành động Hỗn hợp-2015D”. Và trong năm nay, TQ có kế hoạch hoàn tất hơn 100 cuộc tập trận hỗn hợp liên quan đến hơn 50 quân đoàn. Trong năm 2015, Trung Quốc cũng có kế hoạch tiến hành hơn 20 cuộc tập trận chung với các nước như Nga, Pakistan, Colombia, Thái Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 11/8, tờ South China Morning Post đưa tin, TQ có kế hoạch tiến hành 100 cuộc tập trận quân sự trong năm nay. Quân đội 2,3 triệu người đã gia tăng tần suất và mức độ sát thực tế chiến tranh cho các cuộc tập trận. Các tình huống căng thẳng mới đã được nêu ra trong các cuộc diễn tập quân sự nhằm hiệp đồng tác chiến với các lực lượng khác nhau. Trước đó (10/8), trang web của Cơ quan Đảm bảo hàng hải Trung Quốc (msa.gov.cn) cho biết, từ 11 đến 14/8, quân đội TQ tổ chức 3 cuộc diễn tập bắn đạn thật và huấn luyện quân sự tại các khu vực biển khác nhau trên Biển Đông, nhưng không nêu rõ nội dung diễn tập.
Giới chuyên môn cho rằng, với những hình ảnh lần đầu được công bố trên một trang website chính trị có trụ sở tại Thượng Hải hôm 7/8 chứng tỏ, Bắc Kinh đã có khả năng tự phát triển một phiên bản radar cảnh báo sớm tầm xa như Mỹ và Nga tại một trạm giám sát không gian bí mật ở tỉnh Hắc Long Giang.
Sáng 12/8, đồng NDT lại giảm thêm 1,6%, xuống còn 6,3306 nhân dân tệ đổi 1USD, đây là mức giảm mạnh nhất kể từ năm 1994. Và các chỉ số chứng khoán lớn trên thế giới đã đồng loạt lao dốc do tác động của việc TQ phá giá đồng NDT. Mỹ khẳng định sẽ giám sát cũng như hối thúc Trung Quốc có những cải cách cơ chế tỷ giá nhằm cho phép thị trường có vai trò lớn hơn, đồng thời cảnh báo Bắc Kinh không nên rời xa cam kết hướng tới áp dụng một giá tỷ giá hối đoái theo quy luật thị trường, bởi mọi động thái đảo ngược các biện pháp cải cách sẽ là một diễn biến tiêu cực.
Ngày 11/8, Ngân hàng Nhân dân TQ gây sốc lớn khi phá giá đồng NDT gần 2% so với đồng USD để kích thích nền kinh tế. Ngay lập tức, thị trường tài chính toàn cầu bị chấn động và giới chuyên môn cảnh báo về nguy cơ chiến tranh tiền tệ. Và nhiều khả năng tỷ giá đồng NDT sẽ là một trong những đề tài nóng được Tổng bí thư, Chủ tịch nước TQ Tập Cận Bình hội đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama trong tháng 9 tại Washington. Ngày 10/8, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ Lục Khảng cho biết, Trung - Mỹ sẽ trao đổi đoàn trong thời gian tới nhằm chuẩn bị cho chuyến thăm Mỹ vào tháng 9 của Chủ tịch nước Tập Cận Bình.
Theo Hồng Thất Công
PetroTimes
Tượng Bác đè nát Tiếng Dân
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Ngày xưa trên chiến trường chống Mỹ cứu nước Tàu, các đồng chí văn công “vần công” hát đêm ngày để lấy “tiếng hát át tiếng bom”. Ngày nay trên mặt trận chống Dân cứu Đảng, không gì quý hơn độc lập tự do, à quên, (lại quên, mình tưởng sau khi được vào Nhà Trắng gặp Ôi Ba Ma, mình sáng mắt sáng lòng, hết lú, nhưng, rõ ràng chứ còn gì nữa, mình vẫn chứng nào tật nấy; xin đồng bào thông cảm), xây liên tục- cái sau to hơn cái trước- tượng Bác khắp mọi nơi để đè nát tiếng Dân.
Tượng Bác đè nát tiếng Dân! Đúng vậy, đó mới là mục đích chính trị mang tầm chiến lược, có ý nghĩa một mất một còn của Đảng ta. Chứ không phải xây dựng tượng đài Bác là để rút ruột moi gan Bác, như bọn phản động rêu rao để nói xấu Cách Mạng, chống phá tổ quốc, bôi xấu dân tộc, xúc phạm cha già DT.
Nhân nhắc đến bọn phản động, mình thấy không ai ngu bằng, khi chúng xuyên tạc trắng trợn như thế. Nếu mục đích xây tượng Bác là để rút ruột moi gan Bác, thì té ra chả khác gì mình đè Bác ra làm thịt sao. Mà giá như đè Bác ra mổ một lần như khi các đồng chí Liên Xô thao tác ướp xác Bác, rồi đặt vào lăng Ba Đình tạo công ăn việc làm cho cả hàng vạn thanh niên nam nữ ưu tú đẹp trai xinh gái bằng gia nhập quân bảo vệ lăng Bác. Đàng này Bác đã bị mình thịt trên 130 lần, và chỉ tiêu đề ra, từ nay cho đến năm 2030, còn 58 ông cụ chờ mình thịt nữa. Ca dao tục ngữ có câu “Hổ dữ cũng không ăn thịt con”, không lẽ mình là con của cha già DT lại ăn thịt Bác. Hay là bọn phản động đánh giá mình dữ còn hơn Hổ. Nếu mình cần của ăn của để cho mình và cho con cháu mai sau, thiếu gì thứ hoành tráng hơn ruột Bác. Cần gì và dại gì rút ruột Bác để mai mốt Bác đổ cho mau.
Mình hơi bị miên man, phát biểu linh tinh về bọn phản động, suýt bị đi lạc; bọn phản động y như con Ma Lạc, loại ma này không nhát ai nhưng chuyên môn dẫn nạn nhân đi lung tung xòe, tức là đi chệch hướng Hiếp Pháp ghi nhưng phải theo quy định của Pháp Luật tức Bộ Luật Hình Sự (vì ở VN ta, Luật Hình Sự cao hơn HP). Nay xin trở lại chủ đề Tượng Bác đè nát Tiếng Dân.
Tiếng Dân càng ngày càng ồn ào. Nguyên nhân này cũng vì thằng Anh Tẹc Nét. Tiên sư mày. Mày hại bác cháu nhà ông quá. Ngày xưa chưa có mặt mày, Dân cả nước im thin thít, ngoan ngoãn như... cháu ngoan bác Hồ. Một Bác thánh, hai bác thần; Bác linh thiêng nhân hậu thật thà, yêu nước thương dân không ai bằng, đồng trinh sạch sẽ hơn cả Trời, Phật, nói túm là Bác.. đủ thứ. Thế mà mày, thằng Anh Tẹc Nét, mày bôi tro trát t... ùm lum lên mặt Bác. Giờ thì bị bể... mánh bể ổ. Vì thằng Anh Tẹt Nét, Dân thấy Dân nghe đủ thứ ngoài... quy định của pháp luật cho phép.
Dân thấy, Dân nghe rồi Dân bàn. Nói là “Dân bàn” cho đẹp, chứ rõ ràng là Dân chửi, Dân đòi. Nói chung là dân lên tiếng.
Tiên sư mày, Tiếng Dân còn mạnh to hơn tiếng bom B52 Mỹ. Tiếng bom Mỹ còn có thể bị át bới tiếng hát văn công, chứ Tiếng Dân không có sức mạnh nào át nổi. Báo, Đài lề Đảng nhiều thế đó, Dư luận viên một đàn thế kia, cũng phải đầu hàng chào thua. Đến như đồng chí Thủ tướng Ba Ếch từng ra văn thư cấm đọc báo lề Trái, mới đây cũng phải thừa nhận không thể ngăn cản được.
Báo, Đài, Loa Phường, Dư luận viên, tất cả đều bất lực trước sự thật được phơi bày. “Trăm dâu đổ đầu tằm”, Tằm có thể bị oan. Nhưng nói "Trăm tội đổ đầu Bác", là không oan chút nào cho Người, vì Bác có (tìm đường) ra sao, mình mới Xuống Hố Cả Nước thế này.
Mình nói, Dân nghe nhưng không tin, mà chỉ nhìn những gì mình làm. Bác thì chết rồi, làm sao lên tiếng. Chỉ còn cách dựa vào bóng Bác. Nhưng Bác nằm yên một chỗ trong lăng, làm sao có bóng mà đè Tiếng Dân. Chỉ còn cách mình xây tượng đài Bác, khắp nơi. Để bóng Bác phủ lên cả nước.
Như thế, may ra Tượng Bác đè nát Tiếng Dân. Đè bằng cái bóng của tượng đài.
Các chị còn biết “cả vú lấp miệng em”, sao mình không biết làm cái bóng thật to của Bác để đè nát tiếng Dân.
15.08.2015
Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com
15.08.2015
Nguyễn Bá Chổi
danlambaovn.blogspot.com
Chuyện Lào Cai: Quan càng giàu càng leo cao
Bạn đọc Danlambao - Thủ tưởng Nguyễn Tấn Dũng vừa phê chuẩn chức vụ Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai nhiệm kỳ 2011-2016 cho quan tham Đặng Xuân Phong. Ông Phong này từng nắm giữ những chức vụ có nhiều... lợi nhuận như Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Lào Cai, Phó chủ tịch UBND TP Lào Cai, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Bí thư Huyện ủy Bắc Hà.
Đặng Xuân Phong đã từng được dư luận chú ý qua việc xây dựng biệt thự trong mơ khi ông ta vừa mới chiếm được ghế tân Bí thư Huyện Ủy vào năm ngoái. Theo báo lề đảng: "Căn biệt thự của ông Đặng Xuân Phong, tân Bí thư huyện uỷ Bắc Hà tọa lạc tại TP.Lào Cai được nhiều người dân ngưỡng mộ vì vẻ đẹp và sự sang trọng của nó."
Lào Cai là một trong những tỉnh nghèo nhất nước. Dưới bàn tay trì vị của các quan chức như Đặng Xuân Phong, được phê chuẩn vào chức vụ bởi con sâu đầu đàn Nguyễn Tấn Dũng, tỉnh này sẽ có cơ hội tiếp tục sự nghiệp nghèo vĩ đại với một công trình tượng đài ku Nghệ trong tương lai để người dân nhìn cho đỡ đói.
15.08.2015