CAO BẰNG (NV) - Mưa lớn, hàng ngàn mét khối đất từ một quả đồi đã sạt lở đè mất căn nhà gỗ ở tỉnh Cao Bằng, gây thương vong 8 người. Cùng lúc, lũ ống ở tỉnh Yên Bái cũng làm chết 1 người.
Tuổi Trẻ cho hay, tối 2 tháng 8, 2015, do mưa lớn, hàng ngàn mét khối đất từ một quả đồi đã sạt lở xuống căn nhà gỗ của ông Triệu Sành Khuôn (40 tuổi), tại xóm Nà Tềnh, xã Cần Nông, huyện Thông Nông, tỉnh Cao Bằng vùi chết ba người, năm người bị thương đã được đưa đi cấp cứu.
Khu vực lở đất làm 3 người chết, 5 người bị thương tại xóm Nà Tềnh, xã Cần Nông, huyện Thông Nông. (Hình: Tuổi Trẻ)
Tối cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã tìm được thi thể bà Triệu Thị Chuổng (43 tuổi) và con trai Triệu Văn Say (20 tuổi) và hiện đang tìm kiếm thi thể ông Khuôn.
Tin cho biết, thời điểm xảy ra vụ sạt lở trong nhà có 10 người. Hai người may mắn thoát khỏi ngôi nhà. Năm người bị thương được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện đa khoa huyện Thông Nông gồm: Triệu Văn Xì (17 tuổi), Triệu Thị Sình (20 tuổi), Triệu Thị Mùi (18 tuổi), Triệu Dắt Phương (2 tuổi) và Triệu Văn Phong (8 tháng tuổi). Ngoài thiệt hại về người, vụ sạt lở khiến ngôi nhà, 2 xe máy, 1 máy xay xát, 7 con bò, 1 con ngựa, 10 con lợn và nhiều tài sản, vật dụng trong gia đình bị vùi lấp.
Cũng trong ngày 3 tháng 8, phóng viên Tuổi Trẻ tại Yên Bái cho biết, đêm 2 rạng sáng ngày 3 tháng 8, mưa lớn đã làm nước suối dâng cao, gây ra lũ ống tại bản Tu San, xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái, làm sạt lở một mảng núi chắn ngang dòng suối phía trên ngôi nhà của vợ chồng anh Sùng A Vếnh và chị Lảo Thị Sông.
Ðất đá lở vô tình tạo thành con đê ngăn nước tạm thời, khi nước từ trên núi đổ xuống dồn tụ nhiều hất tung khối đất đá xuống và nhấn chìm ngôi nhà. Anh Vếnh chỉ kịp ôm vội hai con nhỏ chạy thoát ra ngoài, còn chị Sông không kịp chạy đã bị dòng nước cuốn trôi cùng ngôi nhà. Ðến 1 giờ sáng 3 tháng 8 mới tìm thấy thi thể nạn nhân.
Theo phúc trình từ các cơ quan hữu trách tỉnh Yên Bái, trong bốn ngày từ 31 tháng 7 đến 3 tháng 8, tỉnh này có mưa to đến rất to ở nhiều nơi với tổng lượng mưa đo được từ 186.3mm đến 245.5mm. Mưa lớn đã làm sập đổ và hư hại 21 ngôi nhà, trong đó huyện Trạm Tấu có 11 ngôi nhà, huyện Mù Cang Chải có 6 ngôi nhà.
Lũ ống là hiện tượng thiên nhiên xảy ra trong mùa mưa và chỉ có ở miền núi. Do địa hình không bằng phẳng, với các thung lũng gắn liền với các khe, suối, sông nhỏ. Khe suối, sông nhỏ chảy qua 2 bên sườn đồi núi thung lũng bị khép lại làm cho đường tiêu thoát nước bị hẹp dần và co thắt ở một điểm.
Khi mưa ở thượng nguồn lớn, nước đổ về nhiều; điểm co thắt không tiêu nước kịp làm cho nước dâng nhanh ở phía trên và tạo dòng chảy xiết ở phía dưới eo co thắt sẽ sinh ra lũ ống, gây nguy hại cả cho phía trên và phía dưới eo co thắt. (TrN)
07-03- 2015 1:40:41 PM
Monday, August 3, 2015
Quảng Ninh: Kè sông biên giới Việt-Trung gãy vụn
QUẢNG NINH (NV) - Mưa lũ đe dọa nhấn chìm hàng trăm hộ dân, Uông Bí đã buộc phải phá đập tràn sông Sinh để thoát lũ. Trong khi đó, hơn 40 mét kè sông biên giới Việt-Trung ở Móng Cái lại gãy vụn vì lũ.
Truyền thông Việt Nam loan tin, trong 2 ngày 1 và 2 tháng 8, 2015, tại thành phố Uông Bí lại xảy ra trận mưa cực lớn kéo dài nhiều giờ liền, nước mỗi ngày một dâng cao nhấn chìm 500 hộ dân ở nội đô.
Hơn 40 mét bờ kè sông biên giới Việt-Trung bị sạt lở. (Hình: Dân Trí)
VNExpress cho biết, tại khu vực hồ Công Viên giữa 2 phường Quang Trung và Thanh Sơn, nước nhanh chóng nhấn chìm các con phố, có chỗ ngập sâu trên 2 mét. Hàng trăm hộ dân bàng hoàng, hốt hoảng trước con nước lũ dâng nhanh bất thường.
Trước tính chất nghiêm trọng của đợt lũ, nhà cầm quyền thành phố Uông Bí đã phúc trình với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và nhanh cho phá đập tràn Sông Sinh, một trong những đập lớn, trọng điểm của thành phố này để xả lũ khẩn cấp. Sau khi đập tràn được phá một phần, chỉ sau 1 giờ đồng hồ, nước trong khu dân cư hai phường Thanh Sơn và Quang Trung đã rút.
Cũng theo tin VNExpress, ngày 3 tháng 8, ủy ban thành phố Móng Cái cho biết, do mưa lớn kéo dài liên tục kể từ ngày 26 tháng 7 đến nay đã khiến cho các hồ đập chứa nước tại địa phương đều rơi vào tình trạng mất an toàn. Ðặc biệt, do ảnh hưởng của mưa lũ, kè sông biên giới Việt Trung, nằm ở xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái đã bị nước lũ làm sạt lở hư hỏng khoảng 40 mét, trong tình trạng rất đáng lo ngại.
Dùng máy xúc phá đập tràn cầu sông Sinh để xả nước. (Hình: Dân Trí)
Thành phố Móng Cái đã đề nghị tỉnh Quảng Ninh sớm ứng vốn để khắc phục sửa chữa ngay đoạn kè này, bởi nếu chậm sửa chữa tình trạng sạt lở sẽ nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể phá hỏng toàn bộ tuyến kè phía Việt Nam tại khu vực này.
Theo phúc trình của tỉnh Quảng Ninh, sau gần 1 tuần mưa lũ tính đến ngày 2 tháng 8, ước tính thiệt hại tài sản đã lên tới gần 2,200 tỷ đồng, trong đó ngành than thiệt hại khoảng 1,200 tỷ đồng. Hơn 100 nhà bị đổ hoàn toàn; gần 9,000 căn nhà bị ngập lụt, gần 4.3 cây số tường kè bị đổ; gần 4,000 héc ta lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản bị ngập và thiệt hại; hơn 2,000 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi.
Cũng do mưa lớn kéo dài, hàng loạt tuyến huyết mạch khu vực Tây Bắc như quốc lộ 6, 12, 4H nối các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên đã hư hỏng nặng. Ðáng chú ý, tại quốc lộ 6 qua huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La hàng trăm mét đất đá sạt lở gây tắc đường kéo dài. (Tr.N)
Truyền thông Việt Nam loan tin, trong 2 ngày 1 và 2 tháng 8, 2015, tại thành phố Uông Bí lại xảy ra trận mưa cực lớn kéo dài nhiều giờ liền, nước mỗi ngày một dâng cao nhấn chìm 500 hộ dân ở nội đô.
Hơn 40 mét bờ kè sông biên giới Việt-Trung bị sạt lở. (Hình: Dân Trí)
VNExpress cho biết, tại khu vực hồ Công Viên giữa 2 phường Quang Trung và Thanh Sơn, nước nhanh chóng nhấn chìm các con phố, có chỗ ngập sâu trên 2 mét. Hàng trăm hộ dân bàng hoàng, hốt hoảng trước con nước lũ dâng nhanh bất thường.
Trước tính chất nghiêm trọng của đợt lũ, nhà cầm quyền thành phố Uông Bí đã phúc trình với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và nhanh cho phá đập tràn Sông Sinh, một trong những đập lớn, trọng điểm của thành phố này để xả lũ khẩn cấp. Sau khi đập tràn được phá một phần, chỉ sau 1 giờ đồng hồ, nước trong khu dân cư hai phường Thanh Sơn và Quang Trung đã rút.
Cũng theo tin VNExpress, ngày 3 tháng 8, ủy ban thành phố Móng Cái cho biết, do mưa lớn kéo dài liên tục kể từ ngày 26 tháng 7 đến nay đã khiến cho các hồ đập chứa nước tại địa phương đều rơi vào tình trạng mất an toàn. Ðặc biệt, do ảnh hưởng của mưa lũ, kè sông biên giới Việt Trung, nằm ở xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái đã bị nước lũ làm sạt lở hư hỏng khoảng 40 mét, trong tình trạng rất đáng lo ngại.
Dùng máy xúc phá đập tràn cầu sông Sinh để xả nước. (Hình: Dân Trí)
Thành phố Móng Cái đã đề nghị tỉnh Quảng Ninh sớm ứng vốn để khắc phục sửa chữa ngay đoạn kè này, bởi nếu chậm sửa chữa tình trạng sạt lở sẽ nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể phá hỏng toàn bộ tuyến kè phía Việt Nam tại khu vực này.
Theo phúc trình của tỉnh Quảng Ninh, sau gần 1 tuần mưa lũ tính đến ngày 2 tháng 8, ước tính thiệt hại tài sản đã lên tới gần 2,200 tỷ đồng, trong đó ngành than thiệt hại khoảng 1,200 tỷ đồng. Hơn 100 nhà bị đổ hoàn toàn; gần 9,000 căn nhà bị ngập lụt, gần 4.3 cây số tường kè bị đổ; gần 4,000 héc ta lúa, hoa màu và nuôi trồng thủy sản bị ngập và thiệt hại; hơn 2,000 con gia súc, gia cầm bị cuốn trôi.
Cũng do mưa lớn kéo dài, hàng loạt tuyến huyết mạch khu vực Tây Bắc như quốc lộ 6, 12, 4H nối các tỉnh Sơn La, Lai Châu, Ðiện Biên đã hư hỏng nặng. Ðáng chú ý, tại quốc lộ 6 qua huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La hàng trăm mét đất đá sạt lở gây tắc đường kéo dài. (Tr.N)
08-03- 2015 1:48:34 PM
Trung Quốc :Chứng khoán lại rơi, sản xuất thấp nhất từ 2 năm qua
Theo RFI-Thụy My
Ngày 03-08-2015 17:21
Thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày 03/08/2015 lại sụt giảm.REUTERS/China Daily
Các thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến hôm nay 03/08/2015 lại sụt giảm lần lượt 1,11% và 2,72%, do các nhà đầu tư vẫn tiếp tục quan ngại trước việc kinh tế Trung Quốc đang chậm lại. Tình trạng này được khẳng định với việc công bố chỉ số sản xuất công nghiệp vào tháng Bảy ở mức thấp nhất kể từ hai năm nay.
Thị trường chứng khoán Thượng Hải khi đóng cửa đã giảm 40,82 điểm còn 3.622,91 điểm ; với khối lượng giao dịch 446 tỉ nhân dân tệ (65,26 tỉ euro). Còn thị trường chứng khoán Thâm Quyến giảm 57,50 điểm, nay ở mức 2.053, 12 điểm ; khối lượng giao dịch 402,3 tỉ nhân dân tệ (58,87 tỉ euro).
Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI do công ty tài chính Markit hợp tác với tập đoàn báo chí Trung Quốc Tài Tân (Caixin) đưa ra, vào tháng Bảy là 47,8. Đây là chỉ số thấp nhất kể từ tháng 7/2013 đến nay.
Về phía chính quyền Trung Quốc hôm thứ Bảy 31/7 loan báo chỉ số PMI trong tháng Bảy là 50,0 ; giảm nhẹ so với tháng Sáu (50,2). AFP nhận xét, chính phủ Bắc Kinh mỗi tháng vẫn công bố chỉ số PMI, luôn « nhuốm màu hồng » hơn chỉ số của Markit và Tài Tân.
PMI đo lường những thay đổi về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm, thời gian giao hàng, lưu kho hàng hóa mua. Nếu PMI ở mức dưới 50 có nghĩa là sản xuất giảm sút, trên 50 là có phát triển.
Ông Wang Zheng, giám đốc đầu tư của Jingxi Investment Management nói với hãng tin Bloomberg : « Các số liệu kinh tế công bố mới đây khiến các nhà đầu tư nhận xét là thị trường không căn cơ, nhất là khi chứng khoán đang trong chu kỳ đi xuống ».
Tăng trưởng của Trung Quốc trong quý II/2015 là 7% nhờ các biện pháp hỗ trợ của Bắc Kinh, nhưng theo các chuyên gia, tình hình chung u ám hơn.
Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc gần đây đã liên tục đưa ra các biện pháp linh hoạt về tiền tệ, giảm lãi suất chỉ đạo bốn lần kể từ tháng 11/2014, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc để các ngân hàng phải tăng cường cho vay.
Ngày 03-08-2015 17:21
Thị trường chứng khoán Trung Quốc ngày 03/08/2015 lại sụt giảm.REUTERS/China Daily
Các thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thâm Quyến hôm nay 03/08/2015 lại sụt giảm lần lượt 1,11% và 2,72%, do các nhà đầu tư vẫn tiếp tục quan ngại trước việc kinh tế Trung Quốc đang chậm lại. Tình trạng này được khẳng định với việc công bố chỉ số sản xuất công nghiệp vào tháng Bảy ở mức thấp nhất kể từ hai năm nay.
Thị trường chứng khoán Thượng Hải khi đóng cửa đã giảm 40,82 điểm còn 3.622,91 điểm ; với khối lượng giao dịch 446 tỉ nhân dân tệ (65,26 tỉ euro). Còn thị trường chứng khoán Thâm Quyến giảm 57,50 điểm, nay ở mức 2.053, 12 điểm ; khối lượng giao dịch 402,3 tỉ nhân dân tệ (58,87 tỉ euro).
Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI do công ty tài chính Markit hợp tác với tập đoàn báo chí Trung Quốc Tài Tân (Caixin) đưa ra, vào tháng Bảy là 47,8. Đây là chỉ số thấp nhất kể từ tháng 7/2013 đến nay.
Về phía chính quyền Trung Quốc hôm thứ Bảy 31/7 loan báo chỉ số PMI trong tháng Bảy là 50,0 ; giảm nhẹ so với tháng Sáu (50,2). AFP nhận xét, chính phủ Bắc Kinh mỗi tháng vẫn công bố chỉ số PMI, luôn « nhuốm màu hồng » hơn chỉ số của Markit và Tài Tân.
PMI đo lường những thay đổi về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm, thời gian giao hàng, lưu kho hàng hóa mua. Nếu PMI ở mức dưới 50 có nghĩa là sản xuất giảm sút, trên 50 là có phát triển.
Ông Wang Zheng, giám đốc đầu tư của Jingxi Investment Management nói với hãng tin Bloomberg : « Các số liệu kinh tế công bố mới đây khiến các nhà đầu tư nhận xét là thị trường không căn cơ, nhất là khi chứng khoán đang trong chu kỳ đi xuống ».
Tăng trưởng của Trung Quốc trong quý II/2015 là 7% nhờ các biện pháp hỗ trợ của Bắc Kinh, nhưng theo các chuyên gia, tình hình chung u ám hơn.
Ngân hàng Nhà nước Trung Quốc gần đây đã liên tục đưa ra các biện pháp linh hoạt về tiền tệ, giảm lãi suất chỉ đạo bốn lần kể từ tháng 11/2014, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc để các ngân hàng phải tăng cường cho vay.
Căng thẳng biên giới Việt Nam-Cam Bốt và nhân tố Trung Quốc
Theo RFI-Trọng Nghĩa
Thứ hai, ngày 03 tháng tám năm 2015
Căng thẳng biên giới Việt Nam-Cam Bốt và nhân tố Trung Quốc Một cửa khẩu biên giới Việt Nam-Cam Bốt thuộc tỉnh Tây Ninh. Trọng Nghĩa/RFI
Trong bối cảnh quan hệ Phnom Penh-Bắc Kinh ngày càng thêm chặt chẽ, đặc biệt trong lãnh vực quân sự, giới quan sát không tránh khỏi gắn liền căng thẳng biên giới Việt Nam-Cam Bốt vừa nổi lên, với tình hình Biển Đông, nơi Trung Quốc đang muốn yên ổn bồi đắp đảo nhân tạo, bị tình nghi là sẽ được dùng làm những tiền đồn để áp đặt quyền kiểm soát của Bắc Kinh trên toàn khu vực.
Vào lúc Việt Nam đang phải tập trung suy nghĩ về đối sách chống lại tham vọng ngày càng rõ nét của Trung Quốc trên Biển Đông, muốn nuốt trọn các quần đảo mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, trong vài tháng gần đây, một mặt trận mới như đã mở ra ở vùng biên giới Tây Nam Việt Nam, với việc Cam Bốt khuấy động trở lại những vấn đề biên giới giữa hai nước vốn chưa được giải quyết dứt điểm.
Trong bối cảnh quan hệ song phương Phnom Penh-Bắc Kinh ngày càng thêm chặt chẽ, đặc biệt trong lãnh vực quân sự, nhiều nhà quan sát đã không tránh khỏi gắn liền động thái của Cam Bốt với tình hình Biển Đông, nơi Trung Quốc đang muốn yên ổn bồi đắp đảo nhân tạo, bị tình nghi là sẽ được dùng làm những tiền đồn để áp đặt quyền kiểm soát của Bắc Kinh trên toàn khu vực.
Căng thẳng bùng lên ngày 28/06/2015, khi hàng trăm người Cam Bốt; trong đó có một số dân biểu đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt (CNRP) thuộc phe đối lập, tiến sâu vào khu vực cột mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc tỉnh Long An, và đã tấn công vào người dân Việt Nam, làm cho một số người bị thương.
Khuấy động biên giới : cả đối lập lẫn chính quyền Cam Bốt đều can dự
Phe đối lập Cam Bốt đã bị tố cáo là đã kích động vụ việc, gây nên tình trạng căng thẳng với Việt Nam, nhất là khi lãnh đạo đảng CNRP là Sam Rainsy khẳng định rằng trong vụ đó, phia Cam Bốt không hề sai, trong lúc phía Việt Nam là bên « cướp đất », và không đầy một tháng sau đó, ngày 19/07, hai dân biểu đảng này là Real Camerin và Um Sam An đã lại cùng với 2.500 người Cam Bốt quay trở lại khuấy động khu vực cột mốc 203.
Luận điểm kích động hiềm khích giữa Việt Nam và Cam Bốt cho đến nay vẫn được đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt tiếp tục. Theo trang mạng của báo Anh ngữ Khmer Times, hôm 29/07/2015, Sam Rainsy lại kêu gọi trên trang Facebook cá nhân của ông là cần phải « bêu xấu » Việt Nam trên trường quốc tế vì Hà Nội đang rất cần hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế để chống lại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Sam Rainsy cho rằng Việt Nam đã ký Hiệp định Paris năm 1991, trong đó có cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ Cam Bốt, cho nên, nếu bị kiện ra trước quốc tế vì lấn đất của Cam Bốt, chắc chắn Việt Nam sẽ bị « lên án ».
Lập luận chống Việt Nam của đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt và của ông Sam Rainsy không có gì lạ, vì như nhận định của chuyên gia Elliott Brennan ngày 31/07 trên báo mạng The Interpreter của Viện Chính sách quốc tế Lowy của Úc, thì Chủ tịch đảng đối lập Cam Bốt đã có gần hai thập niên chuyên kích động tâm lý bài Việt Nam bằng nhiều chiêu bài trong đó có vấn đề biên giới.
Điều đáng ghi nhận là lần này, có lúc chính quyền Hun Sen cũng góp phần gây căng thẳng, đã chính thức gởi công hàm phản đối Việt Nam « vi phạm biên giới » Cam Bốt ở các tỉnh Ratanakkiri, Kandal và Svay Rieng. Theo báo chí Cam Bốt, đó là các vụ đào hồ gần các nông trại Việt Nam tại khu vực giáp ranh tỉnh Ratanakkiri, xây một đồn lính gần biên giới ở tỉnh Kandal, làm đường gần biên giới giáp với tỉnh Svay Rieng.
Việt Nam đã cố gắng giải hòa, mở cuộc họp với phía Cam Bốt và đồng ý đáp ứng hầu hết các yêu cầu của Cam Bốt, giúp cho căng thẳng dịu bớt.
Trung Quốc và Cam Bốt hứa bảo vệ lợi ích cốt lõi của nhau
Ngay từ khi vấn đề bùng lên nhiều quan sát viên đã nêu lên khả năng có sự can dự của Trung Quốc vào việc làm cho tình hình biên giới Việt Nam-Cam Bốt căng thẳng.
Trong bài viết đăng trên trang mạng tờ báo Nhật Bản The Diplomat ngày 10/07/2015 về chuyến công du Bắc Kinh của Bộ trưởng Quốc phòng Cam Bốt Tea Banh, nhà phân tích Prashanth Parameswaran đã ghi nhận sự kiện : Sau cuộc họp giữa ông Tea Banh với đồng nhiệm Trung Quốc Thường Vạn Toàn và Tướng Hứa Kì Lượng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, hai bên cam kết sẽ cải thiện quan hệ quân sự song phương và « tiếp tục hỗ trợ nhau về các vấn đề chủ chốt liên quan đến lợi ích cốt lõi ».
Theo tác giả bài viết, cụm từ « lợi ích cốt lõi » từng được Trung Quốc sử dụng một cách quá đáng và đầy tính thách thức để nói về lập trường mới của Trung Quốc về Biển Đông – mà Cam Bốt hết lòng ủng hộ. Tuy nhiên, điểm cần nói ở đây là sự nhấn mạnh đến việc hỗ trợ cho các lợi ích cốt lõi « của nhau ». Người ta có thể tranh cãi về lợi ích quốc gia cốt lõi của Cam Bốt là gì, nhưng rõ ràng là chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Cam Bốt, nhân tố đáng kể trong các vấn đề biên giới đang nẩy sinh với Việt Nam, chắc chắn là một trong những lợi ích cốt lõi đó.
Còn theo nhà phân tích Elliott Brennan, khi cố tìm cách giải quyết một cách ổn thỏa và nhanh chóng vấn đề biên giới do Cam Bốt thổi bùng lên, Việt Nam cũng đã nghĩ đến khả năng Phnom Penh bị Bắc Kinh giật dây : « Cả Cam Bốt và Lào đang ngày càng chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh nhờ những khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc. Hà Nội sợ rằng Cam Bốt, mà đối với nhiều người gần như là một nước chư hầu của Trung Quốc, có thể bị Bắc Kinh thao túng để gây ra vấn đề dọc theo đường biên giới (Tây Nam) của Việt Nam ».
Theo Elliott Brennan, « mối lo ngại đó đã dai dẳng từ năm 2012, khi Phnom Penh cố tình ngăn chặn mọi sự đoàn kết của ASEAN nhằm chống lại hành động quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông. Việt Nam lo ngại là Phnom Penh có thể cho tranh chấp biên giới leo thang để khiến Hà Nội phải phân tâm trong trường hợp xảy ra một sự cố nào đó với Trung Quốc trên Biển Đông. Trong tình huống đó, Việt Nam có thể sẽ phải xung đột nóng với 2 nước láng giềng lớn nhất trên 2 mặt trận rất khác nhau. »
Bên thứ ba trong vấn đề biên giới Việt Nam-Cam Bốt
Báo chí Việt Nam dĩ nhiên cũng đã rất quan ngại về thái độ phục tùng Trung Quốc của Cam Bốt, của cả phe đối lập lẫn chính quyền Hun Sen.
Bài viết « Cảnh giác với "bên thứ 3" ở biên giới Tây Nam » đăng trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 02/07/2015 đã không mập mờ khi xác định rằng bên thứ ba đó không ai khác hơn là Trung Quốc. Trong bài phân tích rất dài, tác giả đã điểm lại nhiều động thái của Cam Bốt, cho thấy là Phnom Penh đã không còn che giấu thái độ phục tùng Trung Quốc, nhất là trong vấn đề Biển Đông. Tờ Giáo Dục Việt Nam ghi nhận là chỉ riêng trong vài tháng gần đây :
« Những tiếng nói phụ họa, bao che ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh trên Biển Đông xuất hiện ngày càng nhiều tại Campuchia. Gần đây nhất là phát ngôn của Quốc vụ khanh Campuchia Soeung Rathchavy ngày 6/5 ủng hộ lập trường đàm phán tay đôi của Trung Quốc và gạt Mỹ khỏi Biển Đông.
Ngày 4/6 người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan lại cáo buộc Mỹ "gây rối Biển Đông" và đòi Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc...
Ngày 27/6, đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh tổ chức hội thảo quan hệ đối ngoại quốc tế có sự tham gia của các ông Vương Nghị - Ngoại trưởng và Lý Nguyên Triều - Phó Chủ tịch nước Trung Quốc. Tại đây, Norodom Sirivuth, Cố vấn Cơ mật tối cao của Quốc vương Campuchia lại tiếp tục lên tiếng phụ họa với Bắc Kinh, đòi Mỹ, Nhật "rời khỏi Biển Đông".
Đó là lý do tại sao ngay cả 2 nhà báo Campuchia Meas Sokhea và Shaun Turton cũng phải lưu ý trên The Phnom Penh Post hôm 29/6 rằng: Trong tuần qua những "hùng biện công khai" của một số quan chức CPP cầm quyền về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia theo xu hướng ủng hộ quan điểm của phe đối lập đã cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. »
Để tìm hiểu thêm về vấn đề biên giới Việt Nam-Cam Bốt và vai trò đáng ngờ của Trung Quốc, RFI đã đặt câu hỏi cho Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Châu Á tại Học viện Quốc phòng Úc.
Giáo sư Thayer : Phnom Penh ngả theo Bắc Kinh nhưng không muốn căng thẳng với Hà Nội
Đối với giáo sư Thayer, quả thực là Cam Bốt ngày nay đã thần phục Trung Quốc, nhưng trong vấn đề căng thẳng biên giới hiện nay giữa Hà Nội và Phnom Penh, vai trò Trung Quốc không rõ ràng. Theo giáo sư Thayer, chính sự chậm trễ trong việc cắm mốc biên giới đã tạo điều kiện cho thành phần đối lập theo xu hướng bài Việt Nam lợi dụng để khuấy động tình hình :
Thayer : Căng thẳng biên giới giữa Cam Bốt và Việt Nam đã nổi lên gần đây do tốc độ chậm chạp trong việc hoàn tất công cuộc cắm mốc phân định biên giới chung của hai nước. Điều đó có nghĩa là các cộng đồng cư dân sống dọc theo biên giới tiếp tục canh tác trên các vùng đất chưa được phân định. Bất kỳ hoạt động nào làm thay đổi nguyên trạng sẽ trở thành một sự cố gây tranh cãi dữ dội.
Một ví dụ : Một số người hoạt động chính trị tại Cam Bốt đã cáo buộc rằng nông dân Việt Nam đã đào hồ nuôi cá ở vùng đất tranh chấp ở tỉnh Ratanakiri và xây dựng một con đường và một đồn biên phòng lấn vào lãnh thổ huyện Koh Thom, tỉnh Kandal.
RFI : Vấn đề biên giới có thực hay là đã được dàn dựng ?
Thayer : Mặc dù đã có những cơ chế chính phủ được đưa ra để xử lý các tranh chấp biên giới, các sự cố gần đây đã bị một số thành phần trong đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt (CNRP) lợi dụng vào mục đích chính trị. Những người này không những tố cáo Việt Nam lấn chiếm lãnh thổ của Cam Bốt, mà lại còn cáo buộc chính phủ Hun Sen sử dụng bản đồ khu vực biên giới do Việt Nam làm ra, và các tài liệu này thiên vị Việt Nam chống lại Cam Bốt.
Các lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt đã buộc tội một số quan chức chính phủ cụ thể là đã phục tùng đề nghị của Việt Nam. Hơn thế nữa, họ còn yêu cầu phải minh bạch trong đàm phán biên giới giữa hai chính phủ, cho đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt, giới chuyên gia và xã hội dân sự có đại diện trong Ủy ban Biên giới, và cho đảng này quyền tiến hành công việc thanh tra riêng biệt các cột mốc biên giới để xác định xem có được đặt đúng chỗ hay không.
Đảng Cứu nguy Dân tộc cũng kêu gọi ngưng đàm phán biên giới với Việt Nam cho đến sau cuộc bầu cử năm 2018.
RFI : Ngoài đảng đối lập, chính quyền Hun Sen cũng can dự vào việc tạo căng thẳng bằng cách gởi công văn phản đối đến chính quyền Việt Nam. Phản ứng đó nghiêm trọng đến mức nào ?
Thayer : Có hai động lực trong vấn đề này. Trước hết, đảng Nhân dân Cam Bốt của Hun Sen và đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt của Sam Rainsy đã thỏa thuận với nhau một cách lỏng lẻo vào tháng Bảy năm 2014 là sẽ hợp tác với nhau để khôi phục lại sự ổn định cho Cam Bốt.
Dưới sức ép của đảng Cứu nguy Dân tộc, Bộ Ngoại giao Cam Bốt đã gởi công hàm tới Bộ Ngoại giao Việt Nam để phản đối các sự cố biên giới và kêu gọi Việt Nam ngừng tất cả các hành vi xâm lấn và hoạt động trong khu vực tranh chấp.
Riêng Thủ tướng Hun Sen còn viết thư cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Pháp và Anh Quốc để yêu cầu được hỗ trợ. Hun Sen đặc biệt yêu cầu cung cấp bản sao bộ bản đồ biên giới năm 1964 đã nộp lưu chiểu tại Liên Hiệp Quốc để so sánh với bản đồ mà Cam Bốt hiện đang sử dụng trong các cuộc đàm phán phân định biên giới. Theo ông Hun Sen, điều đó sẽ chứng minh tính chất xác thực của bản đồ Cam Bốt đang dùng.
Hun Sen đang cố tước bỏ quyền chủ động của phe đối lập, đồng thời không gây căng thẳng trong quan hệ với Việt Nam.
Điểm thứ hai là vấn đề biên giới Cam Bốt-Việt Nam là một vấn đề rất dễ gây xúc động trong nền chính trị nội bộ Cam Bốt, vốn đang được đảng Cứu nguy Dân tộc khai thác để thu lợi trong cuộc bầu cử sắp tới. Cách nay vài năm, Sam Rainsy đã đụng độ với Hun Sen khi ông ta ủng hộ các cảm tình viên đảng Cứu nguy Dân tộc đi nhổ cột mốc biên giới.
Hiện nay, Sam Rainsy đang đóng một vai trò mập mờ hơn nữa. Các chính trị gia khác trong đảng Cứu nguy Dân tộc, chẳng hạn như các dân biểu Real Khemarin và Um Sam An, đã chủ động tuần hành cùng với hàng ngàn người biểu tình đến các khu vực biên giới nhạy cảm trong tranh chấp với Việt Nam.
RFI : Nhiều người cho rằng Trung Quốc đứng đằng sau những căng thẳng mới giữa Việt Nam và Cam Bốt, như vào năm 1979, để tạo ra một mặt trận thứ hai bên cạnh Biển Đông ?
Thayer : Trung Quốc không có lý do trực tiếp nào để khuấy động căng thẳng giữa Cam Bốt và Việt Nam, nhất là khi Bắc Kinh đang cố gắng cải thiện quan hệ với Hà Nội. Nếu Trung Quốc tìm cách thổi bùng căng thẳng, điều đó có thể gây phản tác dụng nghiêm trọng.
Trung Quốc tuy nhiên có thể cung cấp hậu thuẫn chính trị cho Cam Bốt trong các cuộc đàm phán biên giới. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc, như Tân Hoa Xã, đã loan tin khách quan về sự kiện này.
RFI : Sự vụ việc có liên quan gì đến việc Hà Nội xích lại gần Washington ?
Thayer : Trung Quốc, ít nhất là về mặt công khai, đã không chỉ trích việc cải thiện quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ vì bản thân họ cũng đang cố gắng cải thiện bang giao với cả Hà Nội lẫn Washington.
Nhưng chắc chắn là bên trong, Trung Quốc đã cho Hà Nội biết rõ các mối quan ngại của Bắc Kinh theo đó quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ không nên gây tổn hại cho quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, và Việt Nam không nên lôi kéo Mỹ vào vấn đề Biển Đông.
RFI : Trung Quốc cũng muốn đe dọa lãnh đạo Việt Nam trước Đại hội Đảng năm 2016 ?
Thayer : Trung Quốc sẽ cố gắng tác động đến sự lựa chọn lãnh đạo tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, dự kiến vào đầu năm 2016. Trung Quốc thường để lộ trước danh tánh những người mà họ cho là chống Trung Quốc.
Nhưng ở đây, một lần nữa, Trung Quốc đã nhận ra rằng ảnh hưởng của họ ở Việt Nam nói chung và trên Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng là điều rất nhạy cảm trong nước Việt Nam. Trung Quốc không thể « đe dọa » Việt Nam mà không gây ra một phản ứng dữ dội có hại về mặt chính trị.
RFI : Cam Bốt phải chăng đang trên đường đi theo Trung Quốc chống lại Việt Nam ?
Thayer : Việc Cam Bốt đi theo Trung Quốc là một chính sách chung hiểu theo nghĩa là Cam Bốt hy vọng được thưởng công về mặt kinh tế khi ra mặt ủng hộ Trung Quốc, ủng hộ chính sách đối ngoại của Trung Quốc, và quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông nói riêng.
Chính sách đi theo Trung Quốc của Cam Bốt một phần đã bắt nguồn từ phản ứng của họ trước sức ép từ Mỹ, Nhật Bản, Liên Hiệp Châu Âu và Úc, muốn Cam Bốt thúc đẩy dân chủ và tăng cường việc tôn trọng nhân quyền. Chính sách này cũng xuất phát từ phản ứng trung lập của ASEAN trong vụ tranh chấp biên giới giữa Cam Bốt và Thái Lan trong những năm 2008-2011.
Chính phủ Hun Sen không cảm thấy bị Việt Nam đe dọa trực tiếp trong vụ căng thẳng biên giới hiện nay. Những căng thẳng chủ yếu liên quan đến các quan chức địa phương và các đơn vị bộ đội biên phòng, chứ không dính líu đến lực lượng vũ trang thường trực của Việt Nam.
Cả hai bên đã kêu gọi giữ bình tĩnh và sau cuộc họp gần đây của Ủy ban Biên giới chung của hai nước, Việt Nam đã thông báo rằng họ đã ngừng xây dựng một con đường và một đồn biên phòng. Có tin là các chính quyền địa phương Việt Nam cũng đã ra lệnh lấp đầy một số hồ nuôi cá tại khu vực tranh chấp.
Thứ hai, ngày 03 tháng tám năm 2015
Căng thẳng biên giới Việt Nam-Cam Bốt và nhân tố Trung Quốc Một cửa khẩu biên giới Việt Nam-Cam Bốt thuộc tỉnh Tây Ninh. Trọng Nghĩa/RFI
Trong bối cảnh quan hệ Phnom Penh-Bắc Kinh ngày càng thêm chặt chẽ, đặc biệt trong lãnh vực quân sự, giới quan sát không tránh khỏi gắn liền căng thẳng biên giới Việt Nam-Cam Bốt vừa nổi lên, với tình hình Biển Đông, nơi Trung Quốc đang muốn yên ổn bồi đắp đảo nhân tạo, bị tình nghi là sẽ được dùng làm những tiền đồn để áp đặt quyền kiểm soát của Bắc Kinh trên toàn khu vực.
Vào lúc Việt Nam đang phải tập trung suy nghĩ về đối sách chống lại tham vọng ngày càng rõ nét của Trung Quốc trên Biển Đông, muốn nuốt trọn các quần đảo mà Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền, trong vài tháng gần đây, một mặt trận mới như đã mở ra ở vùng biên giới Tây Nam Việt Nam, với việc Cam Bốt khuấy động trở lại những vấn đề biên giới giữa hai nước vốn chưa được giải quyết dứt điểm.
Trong bối cảnh quan hệ song phương Phnom Penh-Bắc Kinh ngày càng thêm chặt chẽ, đặc biệt trong lãnh vực quân sự, nhiều nhà quan sát đã không tránh khỏi gắn liền động thái của Cam Bốt với tình hình Biển Đông, nơi Trung Quốc đang muốn yên ổn bồi đắp đảo nhân tạo, bị tình nghi là sẽ được dùng làm những tiền đồn để áp đặt quyền kiểm soát của Bắc Kinh trên toàn khu vực.
Căng thẳng bùng lên ngày 28/06/2015, khi hàng trăm người Cam Bốt; trong đó có một số dân biểu đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt (CNRP) thuộc phe đối lập, tiến sâu vào khu vực cột mốc 203 do Việt Nam quản lý thuộc tỉnh Long An, và đã tấn công vào người dân Việt Nam, làm cho một số người bị thương.
Khuấy động biên giới : cả đối lập lẫn chính quyền Cam Bốt đều can dự
Phe đối lập Cam Bốt đã bị tố cáo là đã kích động vụ việc, gây nên tình trạng căng thẳng với Việt Nam, nhất là khi lãnh đạo đảng CNRP là Sam Rainsy khẳng định rằng trong vụ đó, phia Cam Bốt không hề sai, trong lúc phía Việt Nam là bên « cướp đất », và không đầy một tháng sau đó, ngày 19/07, hai dân biểu đảng này là Real Camerin và Um Sam An đã lại cùng với 2.500 người Cam Bốt quay trở lại khuấy động khu vực cột mốc 203.
Luận điểm kích động hiềm khích giữa Việt Nam và Cam Bốt cho đến nay vẫn được đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt tiếp tục. Theo trang mạng của báo Anh ngữ Khmer Times, hôm 29/07/2015, Sam Rainsy lại kêu gọi trên trang Facebook cá nhân của ông là cần phải « bêu xấu » Việt Nam trên trường quốc tế vì Hà Nội đang rất cần hậu thuẫn của cộng đồng quốc tế để chống lại Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông. Sam Rainsy cho rằng Việt Nam đã ký Hiệp định Paris năm 1991, trong đó có cam kết tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ Cam Bốt, cho nên, nếu bị kiện ra trước quốc tế vì lấn đất của Cam Bốt, chắc chắn Việt Nam sẽ bị « lên án ».
Lập luận chống Việt Nam của đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt và của ông Sam Rainsy không có gì lạ, vì như nhận định của chuyên gia Elliott Brennan ngày 31/07 trên báo mạng The Interpreter của Viện Chính sách quốc tế Lowy của Úc, thì Chủ tịch đảng đối lập Cam Bốt đã có gần hai thập niên chuyên kích động tâm lý bài Việt Nam bằng nhiều chiêu bài trong đó có vấn đề biên giới.
Điều đáng ghi nhận là lần này, có lúc chính quyền Hun Sen cũng góp phần gây căng thẳng, đã chính thức gởi công hàm phản đối Việt Nam « vi phạm biên giới » Cam Bốt ở các tỉnh Ratanakkiri, Kandal và Svay Rieng. Theo báo chí Cam Bốt, đó là các vụ đào hồ gần các nông trại Việt Nam tại khu vực giáp ranh tỉnh Ratanakkiri, xây một đồn lính gần biên giới ở tỉnh Kandal, làm đường gần biên giới giáp với tỉnh Svay Rieng.
Việt Nam đã cố gắng giải hòa, mở cuộc họp với phía Cam Bốt và đồng ý đáp ứng hầu hết các yêu cầu của Cam Bốt, giúp cho căng thẳng dịu bớt.
Trung Quốc và Cam Bốt hứa bảo vệ lợi ích cốt lõi của nhau
Ngay từ khi vấn đề bùng lên nhiều quan sát viên đã nêu lên khả năng có sự can dự của Trung Quốc vào việc làm cho tình hình biên giới Việt Nam-Cam Bốt căng thẳng.
Trong bài viết đăng trên trang mạng tờ báo Nhật Bản The Diplomat ngày 10/07/2015 về chuyến công du Bắc Kinh của Bộ trưởng Quốc phòng Cam Bốt Tea Banh, nhà phân tích Prashanth Parameswaran đã ghi nhận sự kiện : Sau cuộc họp giữa ông Tea Banh với đồng nhiệm Trung Quốc Thường Vạn Toàn và Tướng Hứa Kì Lượng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, hai bên cam kết sẽ cải thiện quan hệ quân sự song phương và « tiếp tục hỗ trợ nhau về các vấn đề chủ chốt liên quan đến lợi ích cốt lõi ».
Theo tác giả bài viết, cụm từ « lợi ích cốt lõi » từng được Trung Quốc sử dụng một cách quá đáng và đầy tính thách thức để nói về lập trường mới của Trung Quốc về Biển Đông – mà Cam Bốt hết lòng ủng hộ. Tuy nhiên, điểm cần nói ở đây là sự nhấn mạnh đến việc hỗ trợ cho các lợi ích cốt lõi « của nhau ». Người ta có thể tranh cãi về lợi ích quốc gia cốt lõi của Cam Bốt là gì, nhưng rõ ràng là chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của Cam Bốt, nhân tố đáng kể trong các vấn đề biên giới đang nẩy sinh với Việt Nam, chắc chắn là một trong những lợi ích cốt lõi đó.
Còn theo nhà phân tích Elliott Brennan, khi cố tìm cách giải quyết một cách ổn thỏa và nhanh chóng vấn đề biên giới do Cam Bốt thổi bùng lên, Việt Nam cũng đã nghĩ đến khả năng Phnom Penh bị Bắc Kinh giật dây : « Cả Cam Bốt và Lào đang ngày càng chịu ảnh hưởng của Bắc Kinh nhờ những khoản đầu tư lớn từ Trung Quốc. Hà Nội sợ rằng Cam Bốt, mà đối với nhiều người gần như là một nước chư hầu của Trung Quốc, có thể bị Bắc Kinh thao túng để gây ra vấn đề dọc theo đường biên giới (Tây Nam) của Việt Nam ».
Theo Elliott Brennan, « mối lo ngại đó đã dai dẳng từ năm 2012, khi Phnom Penh cố tình ngăn chặn mọi sự đoàn kết của ASEAN nhằm chống lại hành động quyết đoán của Trung Quốc trên Biển Đông. Việt Nam lo ngại là Phnom Penh có thể cho tranh chấp biên giới leo thang để khiến Hà Nội phải phân tâm trong trường hợp xảy ra một sự cố nào đó với Trung Quốc trên Biển Đông. Trong tình huống đó, Việt Nam có thể sẽ phải xung đột nóng với 2 nước láng giềng lớn nhất trên 2 mặt trận rất khác nhau. »
Bên thứ ba trong vấn đề biên giới Việt Nam-Cam Bốt
Báo chí Việt Nam dĩ nhiên cũng đã rất quan ngại về thái độ phục tùng Trung Quốc của Cam Bốt, của cả phe đối lập lẫn chính quyền Hun Sen.
Bài viết « Cảnh giác với "bên thứ 3" ở biên giới Tây Nam » đăng trên báo Giáo dục Việt Nam ngày 02/07/2015 đã không mập mờ khi xác định rằng bên thứ ba đó không ai khác hơn là Trung Quốc. Trong bài phân tích rất dài, tác giả đã điểm lại nhiều động thái của Cam Bốt, cho thấy là Phnom Penh đã không còn che giấu thái độ phục tùng Trung Quốc, nhất là trong vấn đề Biển Đông. Tờ Giáo Dục Việt Nam ghi nhận là chỉ riêng trong vài tháng gần đây :
« Những tiếng nói phụ họa, bao che ngụy biện cho tham vọng bành trướng lãnh thổ của Bắc Kinh trên Biển Đông xuất hiện ngày càng nhiều tại Campuchia. Gần đây nhất là phát ngôn của Quốc vụ khanh Campuchia Soeung Rathchavy ngày 6/5 ủng hộ lập trường đàm phán tay đôi của Trung Quốc và gạt Mỹ khỏi Biển Đông.
Ngày 4/6 người phát ngôn Chính phủ Campuchia Phay Siphan lại cáo buộc Mỹ "gây rối Biển Đông" và đòi Hoa Kỳ đứng ngoài cuộc...
Ngày 27/6, đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh tổ chức hội thảo quan hệ đối ngoại quốc tế có sự tham gia của các ông Vương Nghị - Ngoại trưởng và Lý Nguyên Triều - Phó Chủ tịch nước Trung Quốc. Tại đây, Norodom Sirivuth, Cố vấn Cơ mật tối cao của Quốc vương Campuchia lại tiếp tục lên tiếng phụ họa với Bắc Kinh, đòi Mỹ, Nhật "rời khỏi Biển Đông".
Đó là lý do tại sao ngay cả 2 nhà báo Campuchia Meas Sokhea và Shaun Turton cũng phải lưu ý trên The Phnom Penh Post hôm 29/6 rằng: Trong tuần qua những "hùng biện công khai" của một số quan chức CPP cầm quyền về vấn đề biên giới Việt Nam - Campuchia theo xu hướng ủng hộ quan điểm của phe đối lập đã cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc. »
Để tìm hiểu thêm về vấn đề biên giới Việt Nam-Cam Bốt và vai trò đáng ngờ của Trung Quốc, RFI đã đặt câu hỏi cho Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia Châu Á tại Học viện Quốc phòng Úc.
Giáo sư Thayer : Phnom Penh ngả theo Bắc Kinh nhưng không muốn căng thẳng với Hà Nội
Đối với giáo sư Thayer, quả thực là Cam Bốt ngày nay đã thần phục Trung Quốc, nhưng trong vấn đề căng thẳng biên giới hiện nay giữa Hà Nội và Phnom Penh, vai trò Trung Quốc không rõ ràng. Theo giáo sư Thayer, chính sự chậm trễ trong việc cắm mốc biên giới đã tạo điều kiện cho thành phần đối lập theo xu hướng bài Việt Nam lợi dụng để khuấy động tình hình :
Thayer : Căng thẳng biên giới giữa Cam Bốt và Việt Nam đã nổi lên gần đây do tốc độ chậm chạp trong việc hoàn tất công cuộc cắm mốc phân định biên giới chung của hai nước. Điều đó có nghĩa là các cộng đồng cư dân sống dọc theo biên giới tiếp tục canh tác trên các vùng đất chưa được phân định. Bất kỳ hoạt động nào làm thay đổi nguyên trạng sẽ trở thành một sự cố gây tranh cãi dữ dội.
Một ví dụ : Một số người hoạt động chính trị tại Cam Bốt đã cáo buộc rằng nông dân Việt Nam đã đào hồ nuôi cá ở vùng đất tranh chấp ở tỉnh Ratanakiri và xây dựng một con đường và một đồn biên phòng lấn vào lãnh thổ huyện Koh Thom, tỉnh Kandal.
RFI : Vấn đề biên giới có thực hay là đã được dàn dựng ?
Thayer : Mặc dù đã có những cơ chế chính phủ được đưa ra để xử lý các tranh chấp biên giới, các sự cố gần đây đã bị một số thành phần trong đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt (CNRP) lợi dụng vào mục đích chính trị. Những người này không những tố cáo Việt Nam lấn chiếm lãnh thổ của Cam Bốt, mà lại còn cáo buộc chính phủ Hun Sen sử dụng bản đồ khu vực biên giới do Việt Nam làm ra, và các tài liệu này thiên vị Việt Nam chống lại Cam Bốt.
Các lãnh đạo đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt đã buộc tội một số quan chức chính phủ cụ thể là đã phục tùng đề nghị của Việt Nam. Hơn thế nữa, họ còn yêu cầu phải minh bạch trong đàm phán biên giới giữa hai chính phủ, cho đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt, giới chuyên gia và xã hội dân sự có đại diện trong Ủy ban Biên giới, và cho đảng này quyền tiến hành công việc thanh tra riêng biệt các cột mốc biên giới để xác định xem có được đặt đúng chỗ hay không.
Đảng Cứu nguy Dân tộc cũng kêu gọi ngưng đàm phán biên giới với Việt Nam cho đến sau cuộc bầu cử năm 2018.
RFI : Ngoài đảng đối lập, chính quyền Hun Sen cũng can dự vào việc tạo căng thẳng bằng cách gởi công văn phản đối đến chính quyền Việt Nam. Phản ứng đó nghiêm trọng đến mức nào ?
Thayer : Có hai động lực trong vấn đề này. Trước hết, đảng Nhân dân Cam Bốt của Hun Sen và đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt của Sam Rainsy đã thỏa thuận với nhau một cách lỏng lẻo vào tháng Bảy năm 2014 là sẽ hợp tác với nhau để khôi phục lại sự ổn định cho Cam Bốt.
Dưới sức ép của đảng Cứu nguy Dân tộc, Bộ Ngoại giao Cam Bốt đã gởi công hàm tới Bộ Ngoại giao Việt Nam để phản đối các sự cố biên giới và kêu gọi Việt Nam ngừng tất cả các hành vi xâm lấn và hoạt động trong khu vực tranh chấp.
Riêng Thủ tướng Hun Sen còn viết thư cho Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc, Mỹ, Pháp và Anh Quốc để yêu cầu được hỗ trợ. Hun Sen đặc biệt yêu cầu cung cấp bản sao bộ bản đồ biên giới năm 1964 đã nộp lưu chiểu tại Liên Hiệp Quốc để so sánh với bản đồ mà Cam Bốt hiện đang sử dụng trong các cuộc đàm phán phân định biên giới. Theo ông Hun Sen, điều đó sẽ chứng minh tính chất xác thực của bản đồ Cam Bốt đang dùng.
Hun Sen đang cố tước bỏ quyền chủ động của phe đối lập, đồng thời không gây căng thẳng trong quan hệ với Việt Nam.
Điểm thứ hai là vấn đề biên giới Cam Bốt-Việt Nam là một vấn đề rất dễ gây xúc động trong nền chính trị nội bộ Cam Bốt, vốn đang được đảng Cứu nguy Dân tộc khai thác để thu lợi trong cuộc bầu cử sắp tới. Cách nay vài năm, Sam Rainsy đã đụng độ với Hun Sen khi ông ta ủng hộ các cảm tình viên đảng Cứu nguy Dân tộc đi nhổ cột mốc biên giới.
Hiện nay, Sam Rainsy đang đóng một vai trò mập mờ hơn nữa. Các chính trị gia khác trong đảng Cứu nguy Dân tộc, chẳng hạn như các dân biểu Real Khemarin và Um Sam An, đã chủ động tuần hành cùng với hàng ngàn người biểu tình đến các khu vực biên giới nhạy cảm trong tranh chấp với Việt Nam.
RFI : Nhiều người cho rằng Trung Quốc đứng đằng sau những căng thẳng mới giữa Việt Nam và Cam Bốt, như vào năm 1979, để tạo ra một mặt trận thứ hai bên cạnh Biển Đông ?
Thayer : Trung Quốc không có lý do trực tiếp nào để khuấy động căng thẳng giữa Cam Bốt và Việt Nam, nhất là khi Bắc Kinh đang cố gắng cải thiện quan hệ với Hà Nội. Nếu Trung Quốc tìm cách thổi bùng căng thẳng, điều đó có thể gây phản tác dụng nghiêm trọng.
Trung Quốc tuy nhiên có thể cung cấp hậu thuẫn chính trị cho Cam Bốt trong các cuộc đàm phán biên giới. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc, như Tân Hoa Xã, đã loan tin khách quan về sự kiện này.
RFI : Sự vụ việc có liên quan gì đến việc Hà Nội xích lại gần Washington ?
Thayer : Trung Quốc, ít nhất là về mặt công khai, đã không chỉ trích việc cải thiện quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ vì bản thân họ cũng đang cố gắng cải thiện bang giao với cả Hà Nội lẫn Washington.
Nhưng chắc chắn là bên trong, Trung Quốc đã cho Hà Nội biết rõ các mối quan ngại của Bắc Kinh theo đó quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ không nên gây tổn hại cho quan hệ Trung Quốc-Việt Nam, và Việt Nam không nên lôi kéo Mỹ vào vấn đề Biển Đông.
RFI : Trung Quốc cũng muốn đe dọa lãnh đạo Việt Nam trước Đại hội Đảng năm 2016 ?
Thayer : Trung Quốc sẽ cố gắng tác động đến sự lựa chọn lãnh đạo tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12, dự kiến vào đầu năm 2016. Trung Quốc thường để lộ trước danh tánh những người mà họ cho là chống Trung Quốc.
Nhưng ở đây, một lần nữa, Trung Quốc đã nhận ra rằng ảnh hưởng của họ ở Việt Nam nói chung và trên Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng là điều rất nhạy cảm trong nước Việt Nam. Trung Quốc không thể « đe dọa » Việt Nam mà không gây ra một phản ứng dữ dội có hại về mặt chính trị.
RFI : Cam Bốt phải chăng đang trên đường đi theo Trung Quốc chống lại Việt Nam ?
Thayer : Việc Cam Bốt đi theo Trung Quốc là một chính sách chung hiểu theo nghĩa là Cam Bốt hy vọng được thưởng công về mặt kinh tế khi ra mặt ủng hộ Trung Quốc, ủng hộ chính sách đối ngoại của Trung Quốc, và quan điểm của Trung Quốc về Biển Đông nói riêng.
Chính sách đi theo Trung Quốc của Cam Bốt một phần đã bắt nguồn từ phản ứng của họ trước sức ép từ Mỹ, Nhật Bản, Liên Hiệp Châu Âu và Úc, muốn Cam Bốt thúc đẩy dân chủ và tăng cường việc tôn trọng nhân quyền. Chính sách này cũng xuất phát từ phản ứng trung lập của ASEAN trong vụ tranh chấp biên giới giữa Cam Bốt và Thái Lan trong những năm 2008-2011.
Chính phủ Hun Sen không cảm thấy bị Việt Nam đe dọa trực tiếp trong vụ căng thẳng biên giới hiện nay. Những căng thẳng chủ yếu liên quan đến các quan chức địa phương và các đơn vị bộ đội biên phòng, chứ không dính líu đến lực lượng vũ trang thường trực của Việt Nam.
Cả hai bên đã kêu gọi giữ bình tĩnh và sau cuộc họp gần đây của Ủy ban Biên giới chung của hai nước, Việt Nam đã thông báo rằng họ đã ngừng xây dựng một con đường và một đồn biên phòng. Có tin là các chính quyền địa phương Việt Nam cũng đã ra lệnh lấp đầy một số hồ nuôi cá tại khu vực tranh chấp.
Mưa lũ tàn phá miền Bắc Việt Nam
Theo BBC-8 giờ trước
Hơn 1,2 vạn khách hàng ở 27 tỉnh miền Bắc Việt Nam không có điện do mưa lũ, theo Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) hôm 3/8.
Mưa lũ đang ảnh hưởng cuộc sống người dân ở các tỉnh như Quảng Ninh, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Giang.
Bộ trưởng nông nghiệp Cao Đức Phát ngày 2/8 đã đến chỉ đạo công tác cứu hộ mỏ than Mông Dương, Quảng Ninh.
Mưa lũ kéo dài từ ngày 26/7 ở tỉnh Quảng Ninh đã tàn phá nhiều địa điểm khai thác than.
Ảnh chụp tại mỏ Mông Dương
Mỏ Mông Dương được cho là nơi chịu hậu quả nặng nề nhất của mưa lũ.
Truyền thông trong nước hôm 3/8 nói vẫn có mưa lớn tại thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, dẫn đến úng ngập, sạt lở nghiêm trọng.
Trong khi đó, thành phố Móng Cái, Quảng Ninh cho biết gần 40m kè sông biên giới Việt – Trung bị sạt lở nghiêm trọng, gây lo ngại.
Móng Cái đang xin vốn của Quảng Ninh để sửa đoạn kè, vì nếu không, có thể phá hỏng toàn bộ tuyến kè phía Việt Nam, theo trang Infonet.
Báo chí, truyền thông tự do - 'quyền lực thứ hai'
Nhà thơ Bùi Minh QuốcGửi cho BBC từ Đà Lạt, Lâm Đồng
3 tháng 8 2015
3 tháng 8 2015
Việt Nam vẫn chưa thừa nhận và cho phép báo chí tư nhân hoạt động.
Nghe có vẻ ngược ngạo, nhưng sự thực đúng là như thế, bởi đây là tôi nói ở Việt Nam, hiện nay, và chắc còn tương đối lâu nữa. Tôi không hề cường điệu.
Tại các nước dân chủ, có tam quyền phân lập, thì báo chí, truyền thông tự do tự nó đã xác lập và đương nhiên được coi là quyền lực thứ tư.
Còn ở Việt Nam hiện nay không có tam quyền phân lập, tất cả quyền lực thâu tóm trong tay “Vua tập thể” (cách gọi tên sự vật rất xác đáng của cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Văn An).
Toàn xã hội nằm dưới ách cai trị độc tài toàn trị của Vua tập thể; Vua độc quyền nắm báo chí truyền thông (nuôi bằng tiền thuế của dân nhưng thường được gọi là báo lề đảng, đây chính là hành vi tham nhũng vĩ mô chưa bị khởi tố) và dùng nó, cùng với công an quân đội, làm công cụ duy trì quyền lực độc tài của mình, thì báo chí, truyền thông tự do (thường gọi là báo lề Dân) đương nhiên phải đảm trách sứ mệnh của quyền lực thứ hai – quyền lực của những người không quyền lực – như cách gọi của Václav Havel.
Đây là đòi hỏi của chính hiện thực khách quan chứ không phải do hứng thú chủ quan của một ai.
Xác định sứ mệnh của quyền lực thứ hai để ý thức được cái gánh trách nhiệm của những người hoạt động báo chí truyền thông tự do tại Việt Nam thật nặng nề và nguy hiểm bội phần so với ở các xứ sở khác.
Tại Việt Nam hiện nay, báo chí truyền thông tự do là cái phải đấu tranh mà giành lấy. Đã hình thành một mặt trận đấu tranh giành quyền tự do báo chí, truyền thông.
Xin gọi tắt là quyền mở miệng/thông tin – cặp từ của chủ tịch Hồ Chí Minh mà tôi rất tâm đắc (“Dân chủ là trước hết để cho dân mở miệng”).
Hành vi đầu tiên
Chẳng phải con người khi chào đời mở miệng cất tiếng khóc chính là thực hiện hành vi thông tin đầu tiên đó sao? Mở miệng nói những điều mình nghĩ, mình thấy, mình biết, những gì đúng, thật (dẫn ý từ một bài thơ của nhà thơ cộng sản Pháp Paul Eluard: “Je dis ce que je vois/ ce que je sais/ce qui est vrai”).
Quyền tự do nghĩ và mở miệng nói những điều mình nghĩ là quyền tự nhiên, quyền thiêng liêng của con người, trong Hiến pháp ghi là quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản, thông tin.
Nhu cầu mở miệng là nhu cầu sinh tử như hít thở của từng con người và toàn xã hội nên lại phải có quyền tự do biểu tình, một dạng thức đặc biệt để thực hiện quyền mở miệng cất lên cùng một tiếng nói chung của hàng chục hàng trăm, ngàn, vạn triệu con người giữa không gian công cộng (mới đây, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã đề xuất Dự luật biểu tình được hàng ngàn người tham gia ký tên tán thành và đã gửi Quốc Hội).
Dưới chế độ độc tài toàn trị ngay từ thời ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa (XHCN), mặt trận đấu tranh thực hiện quyền mở miệng đã được các trí thức văn nghệ sĩ trong nhóm Nhân văn – Giai phẩm, đứng đầu là nhà cách mạng nhà văn hoá Nguyễn Hữu Đang cùng nhà báo, nhà văn hoá Phan Khôi khởi dựng.
Cuộc đấu tranh bị đàn áp tàn bạo. Nhưng cũng không thể dập tắt hoàn toàn. Ngay giữa khi đại đa số dân chúng (miền Bắc XHCN) hễ mở miệng là ơn Đảng, ơn Bác thì vẫn có một số người dân dám mở miệng kể cho nhau nghe những chuyện tiếu lâm hiện đại rất hấp dẫn ẩn chứa nội dung chính trị, văn hoá rất sâu sắc phần lớn tập trung biểu thị thái độ chế giễu, phê phán giới cầm quyền và cái gọi là xã hội XHCN, con người mới XHCN (chắc chắn các nhà sưu tầm không bỏ quên mảng Folklor (văn hóa dân gian) hiện đại rất quí giá này).
Những năm gần đây, khi có máy photocopy, người dân tăng mạnh quyền mở miệng bằng các bản photo truyền nhau. Vua tập thể vốn luôn sợ dân mở miệng, cho công an đi thu từng bản photo. Người dân cười bảo công an: các chú chỉ làm cái trò lấy rổ múc nước! Ngày nay, với mạng internet, người dân có một phương tiện tuyệt vời, một sức mạnh kỹ thuật gần như thần diệu của thời đại, để thực hiện quyền mở miệng. Chỉ cần một phần mười giây nhấp chuột, một người mở miệng lập tức có hàng vạn hàng triệu người nghe thấy.
Thực hiện quyền mở miệng
Internet mở ra cánh cửa mới để công chúng có thể tiếp cận thông tin đa chiều với tốc độ truy cập cao hơn trước đây.
Mặt trận đấu tranh thực hiện quyền mở miệng từ chỗ hình thành và phát triển tự phát, phảng phất một lối chơi tài tử, ngày càng mang tính tự giác, nghiêm túc, trách nhiệm.
Xuất hiện, thoạt tiên còn lẻ tẻ và rời rạc, những công dân trí thức văn nghệ sĩ lập các web, blog để nói lên tiếng nói độc lập của mình, thể hiện cái nhìn riêng của mình. Những tiếng nói lúc đầu đề cập những chuyện ít đụng chạm hoặc chỉ chạm nhẹ tới giới cầm quyền, rồi ngày càng hướng vào những vấn đề thế sự quốc sự hệ trọng nhất.
Một trong những trang web tiêu biểu đi tiên phong là Bauxite Vietnam (BVN), xuất xứ từ một kiến nghị do ba nhà giáo, nhà văn Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Nguyễn Thế Hùng khởi xướng yêu cầu dừng dự án khai thác bô-xit Tây Nguyên vì gây hại nhiều mặt cho sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ Quốc, với hàng vạn công dân tham gia ký tên, như một cuộc biểu tình trên giấy, dù cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố dự án này là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.
Một số người bị công an đe doạ ép buộc rút chữ ký, hầu hết đều kiên quyết không rút. Ý chí giữ vững và phát triển quyền mở miệng của công dân qua thử thách lại thêm vững vàng. Ba nhà khởi xướng phát triển trang web thành một tờ báo mạng làm chức năng phản biện xã hội ngày càng có uy tín lớn.
Cùng với và tiếp sau Bauxite Vietnam là hàng loạt các trang web, blog mở miệng phản biện nổi tiếng như 'Ba Sàm (Thông tấn xã Vỉa hè)' của cựu trung tá an ninh Nguyễn Hữu Vinh, 'blog Phạm Viết Đào' của nhà văn Phạm Viết Đào, 'blog Quê Choa' của nhà văn Nguyễn Quang Lập, 'blog Một góc nhìn khác' của nhà báo Trương Duy Nhất, 'blog Người lót gạch' của Gs Hồng Lê Thọ, 'blog Tễu' của TS. Nguyễn Xuân Diện, blog Nguyễn Tường Thụy, web Dòng Chúa Cứu Thế, web Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo v.v…
Vua tập thể cuống cuồng bịt miệng dân bằng cách cho công an, ngầm kết hợp cả côn đồ, liên tục sách nhiễu, bắt bớ, giam cầm, quản chế hàng loạt chủ blog, web. Nhưng vẫn không thể bịt miệng nổi.
Mặt trận đấu tranh thực hiện quyền mở miệng vẫn giữ vững và phát triển. Các địa chỉ mở miệng nổi tiếng như Bauxite Vietnam, Văn Việt (của Ban vận động Văn đoàn Độc lập VN), Việt Nam Thời báo (của Hội Hội Nhà báo Độc lập VN), Dân Quyền (của Diễn đàn XHDS), blog Nguyễn Tường Thụy, web Dòng Chúa Cứu Thế, web Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo không ngừng tăng cao lượt người truy cập mỗi ngày.
Việc quan trọng nhất
Mặt trận đấu tranh thực hiện quyền mở miệng đã lập được thế thượng phong, đó là thế của các công dân cùng nhau tập hợp lại đi đòi món nợ quyền dân
Trong đấu tranh, việc quan trọng nhất là lập thế trận.
Mặt trận đấu tranh thực hiện quyền mở miệng đã lập được thế thượng phong, đó là thế của các công dân cùng nhau tập hợp lại đi đòi món nợ quyền dân. Đây là món nợ xương máu.
Nhân dân đã đổ bao xương máu để có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, xuất bản, thông tin (cùng các quyền tự do cơ bản khác như “quyền tự do biểu tình,” “quyền tự do hội họp, lập hội, lập nghiệp đoàn,” “quyền tự do ứng cử bầu cử,”) mà người dân đã được hưởng dưới chính thể Dân chủ Cộng hoà năm 1946 nhưng nay bị Vua tập thể thủ tiêu và lại ngang nhiên tuyên bố vỗ nợ khi tuyên bố không chấp nhận cho ra báo tư nhân (năm 1946 đã có hàng trăm tờ báo và nhà xuất bản hoạt động sôi nổi.)
Mặt trận đấu tranh thực hiện quyền mở miệng đang tập trung vào những việc sau đây:
- Vân động đòi chấm dứt bao cấp cho hệ thống báo chí, xuất bản, truyền thông nhà nước;
- Vân động đòi bổ sung vào luật báo chí điều khoản công dân được quyền ra báo tư nhân;
- Vận động kết hợp hiệp đồng tranh đấu giữa các tổng biên tập các nhà báo có lương tâm nghề nghiệp đang làm việc trong hệ thống báo chí Lề Đảng với lực lượng báo chí Lề Dân, hỗ trợ nhau tăng cường hàm lượng sự thật/thông tin, nâng cao chất lượng tác nghiệp.
- Vận động tổ chức đào tạo lớp nhà báo trẻ xuất thân từ công nhân, nông dân, dân oan, sinh viên bằng cách gửi đi tu nghiệp ngắn hạn ở nước ngoài đồng thời luôn chú trọng đào tạo và tự đào tạo trong thực tế tác nghiệp tại các điểm nóng của các cuộc đấu tranh vì dân sinh dân chủ.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nhà thơ, nhà báo độc lập, đang sinh sống ở thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.
Đại sứ Mỹ và gia đình: Khuôn mặt của phong trào LGBT ở VN
Cuộc tuần hành Viet Pride được sự bảo trợ của các đại sứ quán Hà Lan, Canada và Hoa Kỳ, của các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế, cũng như các tổ chức bênh vực nhân quyền.
Hôm 2/8, hàng trăm thành viên của cộng đồng LGBT gồm giới đồng tính, song tính và chuyển giới, tham gia cuộc tuần hành thường niên nói lên niềm tự hào của cộng đồng này.
Cuộc tuần hành Viet Pride năm nay được sự bảo trợ của các đại sứ quán Hà Lan, Canada và Hoa Kỳ, của các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế, cũng như các tổ chức bênh vực nhân quyền.
Trang mạng Channel News Asia dẫn lời ban tổ chức cho biết có khoảng 400 người vào lúc khởi sự cuộc tuần hành bằng xe mô tô và xe máy. Mặc dù con số các tham dự viên thấp hơn hồi năm ngoái là 600 người, nhưng họ nói rằng việc 400 người bất chấp đã bất chấp cơn mưa dai dẳng có mặt trong cuộc tuần hành là một dấu hiệu đáng khích lệ.
Đám đông lớn dần khi nhiều người tham gia lễ mừng sau cuộc tuần hành tại Câu lạc bộ Mỹ ở Hà Nội. Khách danh dự hiện diện tại sự kiện này là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius, vị đại sứ đồng giới đầu tiên được bổ nhiệm tại Châu Á.
Phát biểu tại sự kiện này, Đại sứ Ted Osius nói: “Đây là một quốc gia đặt nặng các giá trị truyền thống và rất trân quý gia đình, nhưng bên cạnh đó, cũng rất là cởi mở với những người có lẽ không nằm trong khuôn thước truyền thống, và tại Việt Nam có một khái niệm công bằng rất lớn.”
Cộng đồng LGBT tại Việt Nam đã phát triển đáng kể trong 3 năm qua, một thành tích được nêu bật là việc chính phủ thông qua luật cho phép các cuộc hôn nhân đồng giới tính vào ngày đầu năm dương lịch năm nay.
Trong khi đó tờ Daily Mail của Anh nói rằng Đại sứ Ted Osius và người bạn đời 9 năm của ông, ông Clayton Bond đã trở thành khuôn mặt của phong trào bênh vực quyền của giới đồng tính ở Á Châu.
Ông Osius và gia đình đến Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái, chỉ vài ngày trước khi chính phủ Việt Nam hủy luật cấm hôn nhân đồng tính.
Đại sứ Osisus và chồng Clayton Bond cùng con trai Tabo thả cá chép ở Hồ Tây, tháng 2/2015.
Ngay lập tức, đại sứ Osisus đã cùng chồng tham dự các sự kiện chính thức, và luôn luôn giới thiệu ông Clayton Bond và người con nuôi với các chính khách cũng như công chúng Việt Nam.
Đại sứ Osius thường xuyên tải lên trang Facebook hình ảnh của một gia đình hạnh phúc, kể cả bé gái 5 tháng tuổi mới được cặp này nhận làm con nuôi.
Qua các hành động đó, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius không những đã trở thành một tấm gương đối với giới thanh niên đồng giới Việt Nam, mà còn được coi là các đại sứ của phong trào đòi quyền bình đẳng tại Đông Nam Á, theo giới truyền thông.
Đại sứ Osius từng là một nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), ông từng phụ giảng tại Học Viện Hải quân Hoa Kỳ tại thủ đô nước Mỹ, và Việt Nam là nhiệm sở đầu tiên của ông trong cương vị một Đại sứ.
03.08.2015
Theo Daily Mail, CNA, VOA
Hôm 2/8, hàng trăm thành viên của cộng đồng LGBT gồm giới đồng tính, song tính và chuyển giới, tham gia cuộc tuần hành thường niên nói lên niềm tự hào của cộng đồng này.
Cuộc tuần hành Viet Pride năm nay được sự bảo trợ của các đại sứ quán Hà Lan, Canada và Hoa Kỳ, của các tổ chức phi chính phủ địa phương và quốc tế, cũng như các tổ chức bênh vực nhân quyền.
Trang mạng Channel News Asia dẫn lời ban tổ chức cho biết có khoảng 400 người vào lúc khởi sự cuộc tuần hành bằng xe mô tô và xe máy. Mặc dù con số các tham dự viên thấp hơn hồi năm ngoái là 600 người, nhưng họ nói rằng việc 400 người bất chấp đã bất chấp cơn mưa dai dẳng có mặt trong cuộc tuần hành là một dấu hiệu đáng khích lệ.
Đám đông lớn dần khi nhiều người tham gia lễ mừng sau cuộc tuần hành tại Câu lạc bộ Mỹ ở Hà Nội. Khách danh dự hiện diện tại sự kiện này là Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius, vị đại sứ đồng giới đầu tiên được bổ nhiệm tại Châu Á.
Phát biểu tại sự kiện này, Đại sứ Ted Osius nói: “Đây là một quốc gia đặt nặng các giá trị truyền thống và rất trân quý gia đình, nhưng bên cạnh đó, cũng rất là cởi mở với những người có lẽ không nằm trong khuôn thước truyền thống, và tại Việt Nam có một khái niệm công bằng rất lớn.”
Cộng đồng LGBT tại Việt Nam đã phát triển đáng kể trong 3 năm qua, một thành tích được nêu bật là việc chính phủ thông qua luật cho phép các cuộc hôn nhân đồng giới tính vào ngày đầu năm dương lịch năm nay.
Trong khi đó tờ Daily Mail của Anh nói rằng Đại sứ Ted Osius và người bạn đời 9 năm của ông, ông Clayton Bond đã trở thành khuôn mặt của phong trào bênh vực quyền của giới đồng tính ở Á Châu.
Ông Osius và gia đình đến Việt Nam vào tháng 12 năm ngoái, chỉ vài ngày trước khi chính phủ Việt Nam hủy luật cấm hôn nhân đồng tính.
Đại sứ Osisus và chồng Clayton Bond cùng con trai Tabo thả cá chép ở Hồ Tây, tháng 2/2015.
Ngay lập tức, đại sứ Osisus đã cùng chồng tham dự các sự kiện chính thức, và luôn luôn giới thiệu ông Clayton Bond và người con nuôi với các chính khách cũng như công chúng Việt Nam.
Đại sứ Osius thường xuyên tải lên trang Facebook hình ảnh của một gia đình hạnh phúc, kể cả bé gái 5 tháng tuổi mới được cặp này nhận làm con nuôi.
Qua các hành động đó, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Ted Osius không những đã trở thành một tấm gương đối với giới thanh niên đồng giới Việt Nam, mà còn được coi là các đại sứ của phong trào đòi quyền bình đẳng tại Đông Nam Á, theo giới truyền thông.
Đại sứ Osius từng là một nhà nghiên cứu cao cấp của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), ông từng phụ giảng tại Học Viện Hải quân Hoa Kỳ tại thủ đô nước Mỹ, và Việt Nam là nhiệm sở đầu tiên của ông trong cương vị một Đại sứ.
03.08.2015
Theo Daily Mail, CNA, VOA
Trung Quốc có thể sắp xây đường băng thứ hai ở Trường Sa
Hình ảnh vệ tinh cho thấy đường băng thứ nhất dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa.
Theo VOA-03.08.2015
Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị xây dựng đường băng thứ hai ở khu vực có tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa, hãng thông tấn AFP trích thuật thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết như vậy hôm 8/3.
Trung Quốc gần đây đã tăng cường các hoạt động bồi đắp các bãi đá, xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Vào trung tuần tháng 7, các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng đường băng thứ nhất dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là đường băng dài nhất trong khu vực và mục tiêu cuối cùng là để phục vụ cho các hoạt động chiến đấu.
Theo CSIS, các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy một bãi đá khác là Đá Xu Bi, nơi có 988 ha đất đã được cải tạo, cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị để xây dựng một đường băng có chiều dài tương tự như đường băng ở Đá Chữ Thập.
Cơ quan này nói căn cứ không quân của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập sẽ cho phép Bắc Kinh triển khai phi đội máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát biển. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể sử dụng căn cứ không quân cho việc tuần tra hay các hoạt động tấn công có giới hạn để chống lại các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Bắc Kinh.
Cũng theo CSIS, Malaysia là nước có đường băng dài thứ hai ở khu vực Đá Hoa Lau với chiều dài 1.368 mét.
Việt Nam tuy là nước đầu tiên xây đường băng ở khu vực này vào năm 1976 nhưng đường băng của Việt Nam là ngắn nhất trong khu vực, chỉ có 550 mét.
Nguồn: AFP, The Economic Times
Theo VOA-03.08.2015
Bắc Kinh có thể đang chuẩn bị xây dựng đường băng thứ hai ở khu vực có tranh chấp thuộc quần đảo Trường Sa, hãng thông tấn AFP trích thuật thông tin từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết như vậy hôm 8/3.
Trung Quốc gần đây đã tăng cường các hoạt động bồi đắp các bãi đá, xây đảo nhân tạo ở Biển Đông.
Vào trung tuần tháng 7, các hình ảnh từ vệ tinh cho thấy Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây dựng đường băng thứ nhất dài 3.000 mét trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Đây được xem là đường băng dài nhất trong khu vực và mục tiêu cuối cùng là để phục vụ cho các hoạt động chiến đấu.
Theo CSIS, các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy một bãi đá khác là Đá Xu Bi, nơi có 988 ha đất đã được cải tạo, cho thấy Bắc Kinh đang chuẩn bị để xây dựng một đường băng có chiều dài tương tự như đường băng ở Đá Chữ Thập.
Cơ quan này nói căn cứ không quân của Trung Quốc ở Đá Chữ Thập sẽ cho phép Bắc Kinh triển khai phi đội máy bay chiến đấu và máy bay trinh sát biển. Ngoài ra, Trung Quốc cũng có thể sử dụng căn cứ không quân cho việc tuần tra hay các hoạt động tấn công có giới hạn để chống lại các nước có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông với Bắc Kinh.
Cũng theo CSIS, Malaysia là nước có đường băng dài thứ hai ở khu vực Đá Hoa Lau với chiều dài 1.368 mét.
Việt Nam tuy là nước đầu tiên xây đường băng ở khu vực này vào năm 1976 nhưng đường băng của Việt Nam là ngắn nhất trong khu vực, chỉ có 550 mét.
Nguồn: AFP, The Economic Times
Tầng lớp ‘tạch tạch sè’, lực lượng cứu nguy của dân tộc
Bùi Tín
Theo VOA-04.08.2015
Theo học thuyết đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Cộng sản mác-xít, giai cấp công nhân là giai cấp vô sản, đóng vai trò trung tâm của xã hội tư bản, là động lực vĩ đại của phát triển xã hội, dẫn đến thiên đàng hạnh phúc CS trên trái đất, có tự do, bình đẳng , pháp quyền công bằng cho mọi người chung hưởng.
Rốt cục đó chỉ là một mớ học thuyết sai lạc, lẩm cẩm, phản nhân quyền, mù quáng, ảo tưởng, chỉ đẩy xã hội vào con đường đối kháng, chiến tranh, căm thù và đổ vỡ ; nó đã bị cả loài người phủ nhận, bác bỏ và lên án là tội ác chống nhân loại.
Vậy giai cấp hay tầng lớp nào sẽ đóng vai trò cứu tinh của nhân loại hiện nay?
Theo nghiên cứu, quan sát, suy ngẫm của một số nhà xã hội học thì chính «tầng lớp trung lưu», thường được gọi là «tầng lớp tạch tạch sè» - tiểu tư sản.
Tầng lớp «tạch tạch sè» gồm những ai? Đó có thể là một tầng lớp khá đông đảo trong xã hội, thường đông hơn giai cấp tư sản, có khi đông hơn tầng lớp công nhân - vô sản, lao động chân tay nghèo khổ thường thất học, là tầng lớp bị áp bức nhất trong xã hội mà học thuyết Mác - Lê nin coi là giai cấp tiên phong lãnh đạo toàn xã hội trong cuộc Cách mạng vô sản, nhưns đã thất bại ê chề hiển nhiên trong thế kỷ XX đã qua rồi.
Trong diễn văn tranh cử Tổng thống năm 2008, Thượng Nghị sỹ Barack Obama đã nhắc đến tầm quan trọng của «giai cấp trung lưu của Hoa Kỳ», coi đó là nền tảng rộng lớn, đông đảo, hùng mạnh của nền chính trị - kinh tế - tài chính - văn hoá của Hoa Kỳ trong cuộc Thay Đổi Lớn - the Change we need - mà Hoa Kỳ cần đến lúc này.
Giai cấp trung lưu, đó chính là số đông cử tri Hoa Kỳ, là tầng lớp năng động, đông đảo nhất trong xã hội, là bộ xương sống gồm đông đảo người làm các nghề tự do: bác kỹ, kỹ sư, kỹ thuật viên, công nhân lành nghề, viên chức, giáo sư, giáo viên, sinh viên, nhà nghiên cứu, phát minh, sáng chế, các nghệ sỹ tự do, nhà văn, nhà báo, luật sư, kiến trúc sư, họa sỹ, nhà thơ tự do. Trong nền công nghiệp kỹ thuật hóa và thương mại xuất nhập khẩu, họ là các doanh nhân, tiểu thương, tiểu chủ đông đảo, chủ công ty vừa và nhỏ có mặt khắp mọi nơi mọi lúc, cung cấp kịp thời đủ loại nhu yếu phẩm cho xã hội.
Họ là muôn vàn tế bào sống động, ganh đua cạnh tranh với nhau theo luật pháp, là chân rết hiệu quả cho các đại công ty quốc doanh của Nhà nước, các đại công ty của tư nhân, là động lực mạnh mẽ nhất cho lợi nhuận công bằng và các khoản thu thuế hợp lý tạo nên ngân sách và tài sản công của quốc gia, được tích lũy với dự trữ lâu dài, bền vững.
Ở Việt Nam hiện nay, vấn đề tầng lớp và giai cấp được đặt ra cực kỳ cấp bách, nhưng rất ít các nhà nghiên cứu xã hội đề cập bàn luận đến do nền văn hóa vô sản của đảng CS toàn trị còn đang khống chế.
Nền chính trị - văn hóa vô sản toàn trị đã 70 năm nay tịch thu tất cả mọi quyền tự do, bình đẳng của công được ghi trong Hiến pháp, từ đó thủ tiêu mọi quyền tư do công dân trong xã hội, tận diệt tầng lớp trung lưu bị vu cáo, bôi nhọ là tầng lớp bóc lột tay sai cùng chung bản chất xấu xa của giai cấp tư sản.
Trong nội bộ đảng CS, rất nhiều đảng viên thuộc tầng lớp «tạch tạch sè» bị lên mâm trong các sinh hoạt chi bộ, vạch mặt chỉ tên là có tội chồng chất, nhiễm nặng văn hoá giáo dục thực dân Pháp, không thuần, bảo mạng, hưởng lạc, hủ hoá, đồi trụy, chậm tiến, cầu an, đủ các tội lỗi phi vô sản nặng nề, do suy luận, tưởng tượng, không có thật.
Bản thân tôi, suốt hơn 44 năm trong đảng CS, thường bị đem ra đấu tố làm điển hình mẫu mực cho các cuộc sinh hoạt chính trị, nào là bản chất «tạch tạch sè tệ hại», điển hình có mẹ là phong kiến tay sai thực dân vì bố làm Thượng thư cho Vua Bảo Đại, cha là thực dân Pháp vì học trường Tây từ thuở vỡ lòng, bố và mẹ đều thuộc thành phần đại phản động, có tội với nhân dân. Nhục ơi là nhục, phi lý không để đâu cho hết, cho đến khi tôi thoát nạn từ 25 năm nay.
Thật ra «tầng lớp tạch tạch sè» là tầng lớp ưu việt nhất, không đến nỗi nghèo khổ cùng cực thất nghiệp như chính Karl Marx phân tích về tầng lớp lưu manh vô sản thối nát, cũng chưa bị tha hoá vì lòng tham lam vô độ siêu lợi nhuận, siêu mê tiền mê gái như các nhà giàu phất lên do bóc lột, hối lộ mua quan bán tước như tầng lớp viên chức CS cấp cao – Con Cháu Các Cụ Cả - Tư bản Đỏ độc quyền thối nát ăn bám, tàn phá đạo đức xã hội, không phương cứu chữa hiện nay.
Đó là tầng lớp quan chức ung thối, hoại thư kiểu Chu Vĩnh Khang, có 3 vợ sau khi giết vợ cả, có một tá nhân tình, tài sản cả phe nhóm lên đến 12 tỷ đô la, bị kết án tù chung thân. Ở Việt Nam, kiểu làm giàu phi pháp vào loại bự gần như thế cũng không phải là hiếm.
Hãy nhìn vào hàng ngũ nam nữ công dân dấn thân cho nhân quyền và dân chủ, bênh vực tù chính trị, xuống đường chống bành trướng và bảo vệ cây xanh thì quá rõ, toàn là dân có học vấn, có lương tâm trong sáng, có trí tuệ thời đại và tâm huyết cao quý, có thể nói toàn là «dân tạch tạch sè» - tiểu tư sản nhà ta cả.
Đó là LS Cù Huy Hà Vũ, các nhà báo Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Huỳnh Thục Vy, các nhà văn Võ Thị Hảo, Dương Thu Hương, Dạ Ngân, Nguyên Ngọc, Tương Lai, nhà thơ Nguyễn Duy, Đỗ Trung Quân, các nhà báo Phạm Chí Dũng, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Tường Thụy, Người Buôn Gió, Huy Đức, Tường An, Mạc Việt Hồng… dân « tạch tạch sè» nhà ta tuốt luột cả. Thật là vui vẻ, thỏa chí tang bồng, thỏa tình nghĩa anh chị em chí cốt đồng thuyền, đồng mộng, chung sức chung lòng bảo vệ nhau, có cả cụ già quắc thước gần trăm tuổi, như Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cùng cô con gái Trung tá nhà báo Nguyễn Thanh Bình hăng say phản biện không mệt mỏi, đang cùng nhiều tổ chức xã hội dân sự và tổ chức chính trị khác như Tập thể Dân chủ Đa nguyên, Họp mặt Chuyển hóa Dân chủ…tạo nên chuyển biến lịch sử, đưa đất nước VN bước vào Kỷ nguyên Dân chủ sáng chói trước mắt chúng ta.
Mong rằng cả một đội ngũ đông đảo các nhà kinh doanh vừa và nhỏ, trong và ngoài nưóc, trẻ trung, năng động, mê cải tạo xã hội hơn mê kinh doanh, lợi nhuận sẽ tham gia đội ngũ của giai cấp trung lưu, giác ngộ về vai trò lịch sử không ai thay thế được của mình, tăng lực đáng kể về tinh thần vật chất cho cuộc đấu tranh lịch sử Thoát Trung, Thoát Cộng vẻ vang hiện nay, ngay trong dịp Đại hội Đảng CS lần thứ XII này.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Tính chính trị của tin đồn
Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA-04.08.2015
Ở Việt Nam, hầu như lúc nào cũng có tin đồn này nọ. Mới nhất và có lẽ cũng hấp dẫn nhất là các tin đồn liên quan đến đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Việt Nam. Thoạt đầu, người ta đồn ông Thanh bị ám sát ở Paris; sau đó, đồn ông chết vì bệnh ung thư phổi. Tin đồn lan rộng và lan mạnh đến độ hãng thông tấn DPA của Đức cũng tin là thật khiến đại diện Bộ quốc phòng phải lên tiếng cải chính. Đến lúc ông Thanh bay từ Pháp về Việt Nam, được chụp hình và đăng báo, người ta vẫn không tin: so sánh chiều cao và gò má của người trong bức ảnh với các ảnh cũ của Phùng Quang Thanh, người ta cho đó chỉ là người giả. Rồi Phùng Quang Thanh xuất hiện trong chương trình văn nghệ “Khát vọng đoàn tụ” được phát hình trong cả nước, người ta vẫn khăng khăng cho đó chỉ là người giả. Chưa hết. Sau khi ít nhiều nhìn nhận ông Thanh còn sống, người ta lại tung ra tin đồn khác: ông Thanh bị quản thúc tại trụ sở Bộ quốc phòng! Gắn liền với tin đồn ông Thanh bị quản thúc là tin đồn về các vụ đấu đá trong nội bộ giới lãnh đạo Việt Nam, chủ yếu giữa phe thân Tàu và phe thân Mỹ.
Nhớ, cách đây năm bảy tháng, người ta cũng từng đồn đãi rất nhiều về khối lượng tài sản kếch sù của Phùng Quang Thanh và con trai của ông, đại tá Phùng Quang Hải: Cả hai có cả hàng chục biệt thự ở Việt Nam, hơn nữa, còn có cả biệt thự ở Mỹ nữa.
Tất cả những tin đồn ấy có gì xác thực không?
Thật ra, câu hỏi ấy có thể áp dụng cho tất cả các loại tin đồn chứ không chỉ nhất thiết dành cho các tin đồn chung quanh Phùng Quang Thanh. Tin đồn, tự bản chất, là một thứ diễn ngôn (discourse) gắn liền với thông tin nhưng lại không phải là thông tin chính thức. Tin đồn nào cũng dựa trên một số sự kiện cụ thể nhưng nó đưa ra một tự sự (narrative) và một cách diễn dịch khác với các tự sự và diễn dịch chính thống, hay nói theo chữ của Prashant Bordia và Nicholas DiFonzo, trong bài “Problem Solving in Social Interactions on the Internet: Rumor As Social Cognition” (2004), là một “diễn trình giải thích tập thể” (collective explanation process). Bởi vậy, tin đồn chỉ đặc biệt nở rộ khi các tự sự và diễn dịch chính thống không có hoặc không đủ hoặc không đáp ứng được sự tò mò của quần chúng. Nhận định này giải thích tại sao, dù tin đồn hiện hữu khắp nơi và mọi lúc, chúng chỉ thực sự phổ biến ở những nơi các nguồn tin chính thức và chính thống hoặc ít ỏi hoặc bị xem là đáng nghi ngờ. Nói cách khác, tin đồn bộc phát mạnh mẽ ở những nơi thiếu tính minh bạch nhất, nghĩa là, ở những nơi thiếu dân chủ nhất.
Trong ý nghĩa như thế, ngay cả những tin đồn ấy chỉ là đồn thổi, không bám vào một sự kiện chính xác nào cả, vẫn có thể đúng: Nếu chúng không đúng ở sự kiện thì chúng cũng đúng ở ý nghĩa vì chúng phản ánh được những mơ ước âm thầm của quần chúng. Không phải ngẫu nhiên mà đọc những bài viết liên quan đến các tin đồn về cái chết của Phùng Quang Thanh bao giờ chúng ta cũng bắt gặp có sự hả hê nào đó của những người loan tin hoặc bình luận. Ông Thanh có thể không chết: điều này chứng tỏ tin đồn là sai. Nhưng ngay cả như vậy, có một yếu tố vẫn đúng: rất nhiều người mong ông chết. Sự mong ước này không xuất phát từ những ác ý chung chung mà chủ yếu xuất phát từ điểm: người ta cho là ông thân Trung Quốc, hơn nữa, là tướng mà lại có thái độ sợ hãi và hèn hạ trước Trung Quốc.
Tin đồn không những gắn liền với sự thiếu minh bạch mà còn gắn liền với những thời điểm bị khủng hoảng. Thời thái bình an lạc, không ai cần chú ý đến tin đồn làm gì. Thời mọi người chia sẻ với nhau những niềm tin mãnh liệt vào tương lai, người ta cũng không thèm mặn mà với các tin đồn. Chỉ những lúc người ta bị khủng hoảng về niềm tin, không biết chuyện gì sẽ xảy ra, sắp xảy ra, người ta mới bám víu vào các tin đồn. Tin đồn, như thế, có chức năng trám vào những khoảng trống trong lý trí của quần chúng. Điều này giải thích tại sao không phải chỉ có quần chúng bình dân mới bị lôi cuốn bởi các tin đồn. Ngay cả giới trí thức cũng vậy: đối diện với các tin đồn, óc phê phán cố hữu của họ rất dễ bị tê liệt. Họ cũng theo dõi, cũng tiếp tay phát tán, và một cách âm thầm, tận trong vô thức, cũng tin vào các tin đồn ấy.
Với hai đặc điểm nêu trên, từ xưa đến nay, tin đồn bao giờ cũng gắn liền với chính trị hoặc có ý nghĩa chính trị. Những người cầm quyền hoặc những người có tham vọng cầm quyền, thường sử dụng tin đồn để tự huyền thoại hoá mình hầu thu phục nhân tâm. Mà không phải chỉ có giới làm cách mạng hay làm chính trị. Ngay cả trong giới văn nghệ sĩ cũng như những người được gọi là nhân vật của cộng đồng (public figures), nhiều người cũng thích dùng tin đồn để tự huyền thoại hoá mình như vậy. Tất cả những thứ chúng ta gọi là “giai thoại” hiện nay, thoạt kỳ thuỷ, đều là những tin đồn.
Tin đồn không những có chức năng xây dựng, nó còn có chức năng phá hoại, hay, nói chính xác hơn, chức năng giải hoặc (demystification): Nó làm cho người ta tin vào câu chuyện và khi tin vào câu chuyện, không còn tin vào các huyền thoại được những người có quyền lực nuôi dưỡng. Có thể nói nếu tin đồn bùng phát rộng rãi nhất vào những thời điểm có khủng hoảng, chúng không có chức năng giải quyết khủng hoảng, chúng chỉ làm khủng hoảng trầm trọng thêm; và bằng cách đó, chúng có thể dẫn tới những sự thay đổi.
Với chức năng giải hoặc, tin đồn là một thứ vũ khí của những người yếu. Yếu thì bao giờ cũng là yếu. Nhưng khi những người bị cho là yếu đó là một đám đông, họ lại trở thành một sức mạnh. Quá trình lan rộng để những người yếu ấy trở thành đám đông tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng ở vào thời điểm hiện nay, có một yếu tố vô cùng thuận lợi: internet.
Xưa, phương thức tồn tại chủ yếu của tin đồn là truyền miệng từ người này sang người khác; sau, ngoài truyền miệng, các phương tiện truyền thông đại chúng như báo chí, truyền thanh và truyền hình cũng góp phần quảng bá tin đồn. Hiện nay, phương tiện chính là internet; trên internet, hình thức chính là các trang facebook: ở đó, số lượng người đọc rất đông và mức độ lan truyền cũng rất mau lẹ đến độ một số học giả ví chúng giống như bom (rumor bomb).
Đó là lý do tại sao gần đây các nhà nghiên cứu về chính trị học bắt đầu quan tâm đặc biệt đến ý nghĩa của các tin đồn vốn trước chỉ lôi kéo được sự chú ý của các nhà tâm lý học và xã hội học.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Singapore có thể là điểm đến cuối của lô hàng vũ khí 'khủng'
Lô vũ khí gồm 94 khẩu súng ngắn quân dụng và 472 băng đạn chưa sử dụng. (Ảnh chụp từ website Vietnamplus).
Điểm đến cuối cùng của lô hàng vũ khí bị chặn ở phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất hôm 31/7 có thể là Singapore, theo tờ Xinhua hôm 3/8 dẫn tin của báo chí Việt Nam.
Lô hàng vũ khí quân dụng được cho là lớn nhất từ trước tới nay gồm 94 khẩu súng ngắn và 472 băng đạn chưa sử dụng được cất giấu trên một chuyến bay cất cánh từ Thổ Nhĩ Kỳ, có thể là do một cơ quan của Singapore nhập vào Singapore, theo một nguồn tin từ Cục Hải quan TP HCM.
Lô hàng có ký hiệu “SG”, tức Singapore, nhưng các công nhân bốc dỡ đã hiểu nhầm ký hiệu này là chữ tắt của “Saigon”, tên gọi vẫn được dùng cho tới nay mặc dù thành phố đã chính thức đổi tên thành TP HCM.
Theo nguồn tin từ Cục Hải quan, những sự nhầm lẫn như thế này vẫn xảy ra thường xuyên tại các phi trường quốc tế.
Báo Thanh Niên hôm 1/8 tường thuật rằng lô hàng gồm 94 khẩu súng ngắn đã được gửi từ Cộng hoà Czech tới Singapore qua ngã Thổ Nhĩ Kỳ.
Báo Công An cũng đăng tin là các khẩu súng ngắn là do cảnh sát Singapore đặt hàng để bảo vệ các giới chức chính phủ Singapore, nhưng vì nhầm lẫn, lô hàng này đã được giao tại phi trường Tân Sơn Nhất.
Trước đó, chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đánh giá vụ việc là “mang tính chất cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội”.
Các giới hữu trách của ba nước Việt Nam, Singapore và Thổ Nhĩ Kỳ đã phối hợp làm việc để chuyển lô vũ khí tới Singapore.
03.08.2015
Theo Xinhua, Tuoi Tre.
Điểm đến cuối cùng của lô hàng vũ khí bị chặn ở phi trường quốc tế Tân Sơn Nhất hôm 31/7 có thể là Singapore, theo tờ Xinhua hôm 3/8 dẫn tin của báo chí Việt Nam.
Lô hàng vũ khí quân dụng được cho là lớn nhất từ trước tới nay gồm 94 khẩu súng ngắn và 472 băng đạn chưa sử dụng được cất giấu trên một chuyến bay cất cánh từ Thổ Nhĩ Kỳ, có thể là do một cơ quan của Singapore nhập vào Singapore, theo một nguồn tin từ Cục Hải quan TP HCM.
Lô hàng có ký hiệu “SG”, tức Singapore, nhưng các công nhân bốc dỡ đã hiểu nhầm ký hiệu này là chữ tắt của “Saigon”, tên gọi vẫn được dùng cho tới nay mặc dù thành phố đã chính thức đổi tên thành TP HCM.
Theo nguồn tin từ Cục Hải quan, những sự nhầm lẫn như thế này vẫn xảy ra thường xuyên tại các phi trường quốc tế.
Báo Thanh Niên hôm 1/8 tường thuật rằng lô hàng gồm 94 khẩu súng ngắn đã được gửi từ Cộng hoà Czech tới Singapore qua ngã Thổ Nhĩ Kỳ.
Báo Công An cũng đăng tin là các khẩu súng ngắn là do cảnh sát Singapore đặt hàng để bảo vệ các giới chức chính phủ Singapore, nhưng vì nhầm lẫn, lô hàng này đã được giao tại phi trường Tân Sơn Nhất.
Trước đó, chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đánh giá vụ việc là “mang tính chất cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội”.
Các giới hữu trách của ba nước Việt Nam, Singapore và Thổ Nhĩ Kỳ đã phối hợp làm việc để chuyển lô vũ khí tới Singapore.
03.08.2015
Theo Xinhua, Tuoi Tre.
TQ: Không nên thảo luận về Biển Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN
Tàu nạo vét của Trung Quốc trong vùng biển quanh bãi đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa ở Biển Đông.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói rằng không nên mang vấn đề tranh chấp ở Biển Đông ra thảo luận tại một Hội nghị ASEAN.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Lưu phát biểu như vậy hôm nay bên lề Hội nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 48 (AMM48) sẽ nhóm họp vào ngày mai ở Kuala Lumpur. Ông nói rằng các cuộc họp này nên tránh tất cả mọi cuộc thảo luận về vấn đề nhạy cảm này.
Ông Lưu nói thêm rằng các nước bên ngoài ASEAN không nên can dự vào vấn đề này. Reuters dẫn lời ông Lưu nói rằng “Đây không phải là diễn đàn thích hợp. Diễn đàn này là để cổ vũ cho hợp tác. Nếu Hoa Kỳ nêu lên vấn đề này, thì lẽ đương nhiên là chúng tôi sẽ phản đối. Chúng tôi hy vọng người Mỹ không làm điều đó”
Vụ tranh chấp Biển Đông không được ghi trên nghị trình chính thức của hội nghị quy tụ các ngoại trưởng ASEAN kỳ này, nhưng nhiều người dự kiến vấn đề này sẽ được thảo luận giữa lúc căng thẳng đang ngày càng tăng cao về những tuyên bố chủ quyền chồng chéo tại vùng biển có nhiều tiềm năng dầu khí này.
Hoa Kỳ gần đây đã bày tỏ quan ngại về những hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực, và theo dự kiến sẽ lại yêu cầu Bắc Kinh hãy ngưng các hoạt động lấp biển xây đảo trong các vùng tranh chấp.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đều không phải là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhưng cả hai nước đã được mời để tham gia hội nghị cùng với một số nước khác bên ngoài khối ASEAN. Ngoại Trưởng Kerry sẽ có mặt tại Kuala Lumpur vào ngày thứ Tư và thứ Năm tuần nay.
Trung Quốc tuần trước tố cáo Hoa Kỳ là ‘quân sự hoá’ Biển Đông bằng cách thực hiện các cuộc tuần tiễu và diễn tập quân sự tại đây.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân Ông Lưu tố cáo ‘các nước bên ngoài’ là tìm cách quân sự hoá khu vực.
Nói chuyện với phóng viên Reuters, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm nay lại nhắc lại những quan ngại vừa kể. Ông Lưu tố cáo ‘các nước bên ngoài’ là tìm cách quân sự hoá khu vực.
Hãng tin AFP hôm qua trích một nguồn tin từ một giới chức cao cấp trong Hiệp Hội ASEAN, nói rằng rằng ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý thiết lập một ‘đường dây nóng’ để giải quyết các sự cố khẩn cấp tại Biển Đông.
Hôm nay, ông Lưu nói ‘đường dây nóng’ là một cơ chế ‘hữu ích’ nhưng cho tới nay chưa có quy tắc hướng dẫn nào được vạch ra.
Ông Lưu nói cần phải có những quy định rõ ràng cho hoạt động này, vì vậy Bắc Kinh yêu cầu phải có một nhóm đặc nhiệm hỗn hợp cải tiến để thiết lập những quy tắc hướng dẫn.
ASEAN trong thời gian qua đã hối thúc việc thành lập một một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển có tính cách ràng buộc với Trung Quốc, theo đó Trung Quốc và các nước khác tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông không nên có bất cứ hành động nào có thể khơi mào cho một cuộc xung đột trên biển.
Nhưng bất chấp những lời kêu gọi đoàn kết, các thành viên ASEAN có những nghị trình làm việc khác nhau, và trong quá khứ ASEAN đôi khi tỏ ra bất lực trong việc đề ra một lập trường đoàn kết chống lại Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh có những quan hệ mật thiết với một số nước thành viên, chẳng hạn như Campuchia.
03.08.2015
Theo Reuters, AFP
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân nói rằng không nên mang vấn đề tranh chấp ở Biển Đông ra thảo luận tại một Hội nghị ASEAN.
Hãng tin Reuters dẫn lời ông Lưu phát biểu như vậy hôm nay bên lề Hội nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 48 (AMM48) sẽ nhóm họp vào ngày mai ở Kuala Lumpur. Ông nói rằng các cuộc họp này nên tránh tất cả mọi cuộc thảo luận về vấn đề nhạy cảm này.
Ông Lưu nói thêm rằng các nước bên ngoài ASEAN không nên can dự vào vấn đề này. Reuters dẫn lời ông Lưu nói rằng “Đây không phải là diễn đàn thích hợp. Diễn đàn này là để cổ vũ cho hợp tác. Nếu Hoa Kỳ nêu lên vấn đề này, thì lẽ đương nhiên là chúng tôi sẽ phản đối. Chúng tôi hy vọng người Mỹ không làm điều đó”
Vụ tranh chấp Biển Đông không được ghi trên nghị trình chính thức của hội nghị quy tụ các ngoại trưởng ASEAN kỳ này, nhưng nhiều người dự kiến vấn đề này sẽ được thảo luận giữa lúc căng thẳng đang ngày càng tăng cao về những tuyên bố chủ quyền chồng chéo tại vùng biển có nhiều tiềm năng dầu khí này.
Hoa Kỳ gần đây đã bày tỏ quan ngại về những hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực, và theo dự kiến sẽ lại yêu cầu Bắc Kinh hãy ngưng các hoạt động lấp biển xây đảo trong các vùng tranh chấp.
Hoa Kỳ và Trung Quốc đều không phải là thành viên của Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhưng cả hai nước đã được mời để tham gia hội nghị cùng với một số nước khác bên ngoài khối ASEAN. Ngoại Trưởng Kerry sẽ có mặt tại Kuala Lumpur vào ngày thứ Tư và thứ Năm tuần nay.
Trung Quốc tuần trước tố cáo Hoa Kỳ là ‘quân sự hoá’ Biển Đông bằng cách thực hiện các cuộc tuần tiễu và diễn tập quân sự tại đây.
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân Ông Lưu tố cáo ‘các nước bên ngoài’ là tìm cách quân sự hoá khu vực.
Nói chuyện với phóng viên Reuters, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm nay lại nhắc lại những quan ngại vừa kể. Ông Lưu tố cáo ‘các nước bên ngoài’ là tìm cách quân sự hoá khu vực.
Hãng tin AFP hôm qua trích một nguồn tin từ một giới chức cao cấp trong Hiệp Hội ASEAN, nói rằng rằng ASEAN và Trung Quốc đã đồng ý thiết lập một ‘đường dây nóng’ để giải quyết các sự cố khẩn cấp tại Biển Đông.
Hôm nay, ông Lưu nói ‘đường dây nóng’ là một cơ chế ‘hữu ích’ nhưng cho tới nay chưa có quy tắc hướng dẫn nào được vạch ra.
Ông Lưu nói cần phải có những quy định rõ ràng cho hoạt động này, vì vậy Bắc Kinh yêu cầu phải có một nhóm đặc nhiệm hỗn hợp cải tiến để thiết lập những quy tắc hướng dẫn.
ASEAN trong thời gian qua đã hối thúc việc thành lập một một bộ Quy tắc Ứng xử trên biển có tính cách ràng buộc với Trung Quốc, theo đó Trung Quốc và các nước khác tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông không nên có bất cứ hành động nào có thể khơi mào cho một cuộc xung đột trên biển.
Nhưng bất chấp những lời kêu gọi đoàn kết, các thành viên ASEAN có những nghị trình làm việc khác nhau, và trong quá khứ ASEAN đôi khi tỏ ra bất lực trong việc đề ra một lập trường đoàn kết chống lại Trung Quốc, trong bối cảnh Bắc Kinh có những quan hệ mật thiết với một số nước thành viên, chẳng hạn như Campuchia.
03.08.2015
Theo Reuters, AFP
Từ vụ kiện của Philippines đến chuyện Trung Quốc đâm chìm tàu Việt Nam
Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok2015-08-03
Chi đội Kiểm ngư số 3 tại Đà Nẵng trục vớt tàu Đna-90152 bị tàu Trung Quốc đâm chìm tháng 6, 2014-Courtesy VOV online
Sau khi xảy ra vụ tàu cá ĐNa 90152 TS bị một tàu Trung Quốc đâm chìm vào ngày 25 tháng 6 năm ngoái tại vùng biển Hoàng Sa, văn phòng Luật sư Đỗ Pháp ở Đà Nẵng đứng ra xúc tiến vụ kiện để bảo vệ quyền lợi cho chủ tàu bị nạn.
Diễn tiến vụ kiện
Hiện nay dư luận đang chú ý nhiều đến vụ kiện của Philippines đối với tuyên bố chủ quyển đơn phương đường đứt khúc 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông và hai phiên điều trần đầu tiên cũng vừa kết thúc tại Tòa Trọng tài Thường Trực ở The Hague, Hòa Lan.
Nếu vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc như vừa nêu được cả thế giới quan tâm theo dõi, thì vụ kiện mà văn phòng Luật sư Đỗ Pháp ở Đà Nẵng giúp bảo vệ quyền lợi cho chủ tàu ĐN 90152 TS diễn ra trong âm thầm.
Luật sư Đỗ Pháp người xúc tiến hồ sơ vụ kiện vào chiều ngày 21 tháng 7 khi được hỏi về diễn tiến của vụ việc mà văn phòng ông đang tiến hành thì được cho biết như sau:
“Về diễn tiến mới tôi chỉ thu thập được thông tin của công ty Trung Quốc; nhưng chủ sở hữu của chiếc tàu thì chưa tìm ra được. Phải cố gắng tìm cho ra chủ thể thì mới có thể kiện được. Thế nhưng phía Trung Quốc cứ lẩn tránh mãi. Tôi có nhờ Bộ Ngoại giao ( Việt Nam) gửi công hàm qua cho đại sứ quán Trung Quốc và Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhưng họ không phản hồi. Bây giờ Trung Quốc họ đâu hợp tác với mình.”
Khả năng mới
Dù vụ việc của tàu ĐN 90152TS vẫn chưa tiến triển là bao như trình bày của luật sư Đỗ Pháp vừa nêu; thế nhưng trong thời gian qua tiếp tục có nhiều tàu thuyền của ngư dân Việt Nam bị phía Trung Quốc cướp phá, đâm chìm nên bản thân ông cho rằng cần phải tiến hành kiện tập thể phía Trung Quốc về các hành động đó. Luật sư Đỗ Pháp có ý kiến về vấn đề này:
“Tôi cũng đang tập hợp thêm một số dữ kiện cuả một số tàu thuyền nữa để kiện luôn một lần.
Trước hết mình phải bảo vệ quyền lợi hợp pháp của ngư dân Việt Nam; đó là tối thượng. Tôi làm trên nền tảng đó là chính và thứ hai nữa mình tranh thủ sự đồng tình của thế giới.”
Về diễn tiến mới tôi chỉ thu thập được thông tin của công ty TQ; nhưng chủ sở hữu của chiếc tàu thì chưa tìm ra được. Phải cố gắng tìm cho ra chủ thể thì mới có thể kiện được...Tôi có nhờ Bộ Ngoại giao VN gửi công hàm qua cho đại sứ quán Trung Quốc và Bộ Ngoại giao TQ nhưng họ không phản hồiLuật sư Đỗ Pháp
Bản thân người ngư dân Việt Nam thì rất hoan nghênh khi Nhà nước đứng ra kiện Trung Quốc có những hành động ức hiếp, cướp phá, và đâm chìm tàu của họ như phát biểu của ngư dân Mai Văn Cường ở Lý Sơn:
“Đó là vùng biển, đảo của mình chứ đâu phải của họ. Có kiện thì ngư dân biết ơn; Nhà nước kiện thì ngư dân ủng hộ để có chỗ mà đi làm chứ.”
Phối hợp của các cơ quan chức năng
Theo trình bày của luật sư Đỗ Pháp thì văn phòng ông đã tìm kiếm sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng để xúc tiến vụ kiện phía tàu Trung Quốc từng đâm chìm chiếc tàu ĐN 90152 TS, gây thiệt hại kinh tế lớn cho chủ tàu. Ông cho rằng sự phối hợp như thế là vô cùng cần thiết để có đủ bằng chứng cho vụ kiện mà theo ông còn có nhiều khó khăn:
“ Đây là cuộc chiến đấu có chính nghĩa nên hầu như tôi nhận được sự hậu thuẫn của tất cả các giới, các ngành. Tôi chưa thấy người nào phản ứng lại không đồng tình hoặc cản trở việc này; kể cả Nhà nước và Bộ Ngoại giao đã ra công hàm rồi; tôi nhận được sự hậu thuẩn rất lớn. Trở ngại không phải từ phía mình mà từ phía bị đơn, từ những người gây ra hậu quả này. Vấn đề không đơn giản như mình nghĩ. Cuộc chiến nào cũng vậy, kể cả cuộc chiến về pháp lý. Đã dính đến pháp lý phải có cơ sở chứ không thể nào nói suông được. Chỉ cần thiếu một chi tiết nhỏ mà không bảo đảm là không thể kiện được chứ đừng nói kiện mà thiếu nhiều yếu tố. Mọi thứ có rồi đó nhưng về vấn đề pháp lý rất căng trong vấn đề gọi là trình tự, thủ tục để thực hiện được vụ kiện, không đơn giản. Chưa kể đến tình hình (như anh biết) có những bang giao tế nhị giữa hai nước nên chúng tôi vừa bảo vệ ngư dân vừa tính đến những phương án khác nữa.
Rất nhiều người hỏi tôi và tôi nói với tất cả mọi người rằng trong vụ này chúng tôi không bỏ cuộc để bảo vệ quyền lợi cho ngư dân đến cùng. Tuy nhiên những trở ngại về mặt pháp lý và khách quan là có thật nên phải tìm cách để vượt qua.”
Tuy nhiên khi chúng tôi nêu câu hỏi với Hội Nghề Cá là hội nghề nghiệp đang giúp cho ngư dân Việt Nam trong hoạt động đánh bắt hải sản ở Biển Đông và nhất là vào thời điểm Trung Quốc đang cấm cản ngư dân Việt làm ăn tại ngư trường truyền thống bao đời nay của họ, ông phó chủ tịch Võ Văn Trác cho biết chưa được văn phòng luật sư Đỗ Pháp liên lạc. Nếu được thông báo bằng văn bản thì Hội Nghề Cá sẽ có những tư vấn cần thiết nhằm bảo đảm chứng cứ cho vụ kiện được thành công. Ông Võ Văn Trác phát biểu vào chiều ngày 21 tháng 7 như sau:
“ Việc này họ chưa nói gì với hội cả, vụ kiện đó cũng chưa thấy công bố gì cả: vụ mà phía Trung Quốc đâm chìm chiếc tàu (của Việt Nam) vào hồi năm ngoái. Họ chưa có văn bản gửi cho chúng tôi và chưa làm việc trực tiếp với chúng tôi.
Vừa rồi nhiều vụ lắm, năm nào cũng có những vụ việc. Để chúng tôi hỏi lại văn phòng (luật sư) đó đã. Chúng tôi sẽ hỏi họ chứng cớ, tư liệu vụ kiện như thế nào, sự chuẩn bị như thế nào.
Vấn đề quan trọng khi kiện là phải chuẩn bị: chứng cớ, tài liệu như thế nào.”
Cảm hứng từ vụ kiện của Philippines
Là người đang xúc tiến việc kiện phía Trung Quốc cho chủ tàu ĐN 90152TS, luật sư Đỗ Pháp cho biết ông theo dõi rất sát vụ kiện của chính phủ Philippines kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò ở Biển Đông. Sau hai phiên điều trần đầu tiên ở Tòa Trọng tài Thường trực, luật sư Đỗ Pháp cho biết những điểm ông rút ra được từ vụ việc đó như sau:
“ Đặc biệt tôi đang theo dõi sát vụ kiện của Philippines để mình có thêm chứng cứ. Qua vụ kiện này mình có thể rút ra được những tình huống pháp lý, rút ra được những khía cạnh liên quan, và mình tranh thủ thêm những yếu tố tác động từ nội tại của phía Trung Quốc nữa. Những phản ứng của phía Trung Quốc đối với vấn đề này là điều mà tôi rất quan tâm. Họ cứ dùng dằng không hợp tác. Tôi cũng xem những diễn biến còn rất nhiều phức tạp hơn nữa. Các anh em tham mưu cho tôi cũng đang theo dõi sát trường hợp này.”
Cũng như nhiều ý kiến lâu nay đối với yêu cầu chính quyền Việt Nam cũng nên kiện Trung Quốc như Philippines về việc Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông qua đường lưỡi bò bao trùm đến cả 90% khu vực biển này, luật sư Đỗ Pháp và những ngư dân được hỏi ý kiến đều mong muốn nên xúc tiến việc kiện phía Trung Quốc. Dẫu thế họ vẫn cho rằng tùy Nhà nước bởi đó là vấn đề chủ trương, chính sách.
Đời sống lao công tại các bệnh viện
Hoàng Dung, thông tín viên RFA2015-08-03
Người lao công lau chùi hành lang tại một bệnh viên ở Tiền Giang-VOV
Lao công tại những bệnh viện quá tải ở Việt Nam hiện nay đang phải đảm đương khối lượng công việc khó khăn là gìn giữ môi trường y tế đặc trưng đó được sạch sẽ; tuy nhiên thu nhập và các khoản phụ cấp khác cho họ còn quá khiêm tốn không thể bù đắp sức lao động bỏ ra.
Hoàng Dung trình bày trong phần sau.
Hoàng Dung trình bày trong phần sau.
Công việc vất vả.
Để giúp cho bệnh viện được sạch sẽ và tránh nguy cơ lây bệnh thì bệnh viện nào cũng có một đội ngũ lao công để lau chùi cũng như quét dọn trong khuôn viên của bệnh viện.
Và để đảm bảo được điều đó thì các lao công trong bệnh viện luôn phải túc trực thay phiên nhau làm việc và làm việc cật lực.
Chị N xin được giấu tên làm ở bệnh viện huyện Đan Phượng thành phố Hà nội chia sẻ.
“Một ngày làm 8 tiếng, chỉ được nghỉ chiều thứ 7 và chiều chúa nhật, các ngày lễ các chị không được nghỉ, trong khi đi làm các ngày lễ lại không được nhận thêm tiền, chỉ có ngày 08/03 nhận được 50.000 VNĐ nhưng cũng không được nghỉ. Hằng ngày chị phải quét dọn 2 khoa, lau nhà cửa lau tất cả những chỗ họ làm việc, 1 tuần dọn vệ sinh trong phòng mổ 1 lần, rồi lau cánh cửa.”
Chia sẻ về vấn đề này Bà Lợi làm lao công làm ở bệnh viện đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được 30 năm rồi cho chúng tôi biết.
“ Tôi làm 1 ngày 8 tiếng, 1 tuần làm 6 ngày, ngày chúa nhật và các lễ vẫn được nghỉ, công việc chủ yếu là làm hậu lý, dọn dẹp xung quanh bệnh viên”
Còn chị H xin được giấu tên làm ở khoa nội thận nhân tạo trong bệnh viện Ba Lan, tỉnh Nghệ An đã được 1 năm rồi cho biết.
“Chị làm từ 7h – 15h30p và được nghỉ ăn trưa 30p, 1 tuần chị làm 6 ngày, được nghỉ ngày chúa nhật, còn những ngày nghỉ chị cũng được nghỉ, nhưng phải luân phiên thay nhau làm công tác vệ sinh. Chị quét dọn rác hằng ngày trong phòng bệnh nhân và của cả nhân viên rồi đổ rác sinh hoạt của bệnh nhân, lau chùi toàn bộ nhà vệ sinh cho bệnh nhân cũng như nhân viên nói chung làm hết ”
Một ngày làm 8 tiếng, chỉ được nghỉ chiều thứ 7 và chiều chúa nhật, các ngày lễ các chị không được nghỉ, trong khi đi làm các ngày lễ lại không được nhận thêm tiền, chỉ có ngày 08/03 nhận được 50.000 VNĐ nhưng cũng không được nghỉ. Hằng ngày chị phải quét dọn 2 khoa Một lao công bệnh viênMột lao công bệnh viên/Hà Nội
Làm trong bệnh viện ở một số khoa nhất là những khoa dễ lây bệnh thì một số lao công cũng luôn trong tình trạng thấp thỏm về mối nguy độc hại, truyền nhiễm.
Chị H cho chúng tôi biết thêm.
“Chị là trong khoa thận sử dụng hóa chất nhiều, mà mùi hóa chất nhiều mà ở khoa thận thì đa số các bệnh nhân bị bệnh gan, viêm gan A, viêm gan B nên chị cũng sợ, nhưng mình chỉ nhận được số lương vậy thôi, chứ không có tiền độc hại. Nếu mình bị bệnh mà có đóng bảo hiểm y tế thì mình được hưởng nhưng 1 năm rồi chị chưa đóng, bên cạnh đó họ làm bảo hiểm cho công nhân cũng rất chậm”
Làm trong bệnh viện thì bẩn và độc hại nhưng công ty lại không mua bảo hiểm cho các lao công.
Tập thể 10 lao công ở bệnh viện Đan Phượng chia sẻ.
“Làm ở trong bệnh viện thì bẩn thỉu và độc hại cao, các lao công đã có yêu cầu được làm bảo hiểm nhưng công ty bảo nếu mua bảo hiểm thì phải đóng thêm nhiều tiền, trong đó có một số chị em làm 4 năm rồi nhưng không được đóng bảo hiểm”
Thu nhập.
Tuy thời gian làm việc 1 ngày 8h, không được được nghỉ các ngày thứ 7, các ngày lễ nghỉ lại còn phân chia nhau để làm việc, làm việc trong môi trường dễ lây bệnh, nhưng mức lương của các lao công lại nhận được rất ít và mức lương có quy định làm ở các khoa khác nhau tùy theo khoa đó bẩn hay sạch hơn.
Trong khi những lao công khác ở các huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội nhận được mức lương hơn 3tr VND thì các lao công ở bệnh viện huyện Đan Phượng chỉ nhận được mức lương hơn 2tr VNĐ.
Chị N chia sẻ.
“6 tháng đầu họ chỉ trả 1 tháng 1.700.000đ không được 1 khoản này nữa hết đến tết lại được 127.000đ tiền ăn tết, sáu tháng sau thì được 1.840.00đ và không được hưởng chế độ nào hết, bên cạnh đó thì ai mệt ngày nào thì mất ngày đó. 6 ngày tết chị cũng phải đi làm buổi sáng nhưng chỉ được tính 2 công 150.000 của ngày tết”
Làm ở trong bệnh viện thì bẩn thỉu và độc hại cao, các lao công đã có yêu cầu được làm bảo hiểm nhưng công ty bảo nếu mua bảo hiểm thì phải đóng thêm nhiều tiền, trong đó có một số chị em làm 4 năm rồi nhưng không được đóng bảo hiểmLao công ở bệnh viện Đan Phượng
Với một người có thâm niên làm lao công gần 30 năm trong bệnh viện như bà Lợi thì có lẽ mức lương sẽ cao hơn những người mới vào làm tuy nhiên mỗi tháng bà cũng chỉ nhận được mức lương ít ỏi là 2 trVNĐ/1 tháng.
“1 tháng tôi nhận được khoảng 2tr VNĐ”
“1 tháng tôi nhận được khoảng 2tr VNĐ”
Chị H tiếp lời.
“Chị là không thuộc nhân lực bệnh viện mà của chị thuộc công ty kỹ thuật làm sạch Hà Nội thầu công tác vệ sinh cho bệnh viện, chị không biết là bên ấy ký hợp đồng thế nào nhưng công ty trả cho chị 1 tháng được 2,2 Tr VNĐ ”
Chuyện đối xử.
Mặc dù làm lao công trong bệnh viên thời gian làm việc nhiều, rất dễ lây bệnh, tiền lương lại ít, nhưng các lao công trong bệnh viện thường bị các y, bác sỹ trong bệnh viện coi thường, còn bệnh nhân thì xem các lao công như là người phục vụ mình, người nhà bệnh nhân cứ soi mói họ là chắc làm công việc này được lương cao.
Chia sẻ về vấn đề này chị H làm trong bệnh viện Ba Lan ở tỉnh Nghệ An cho chúng tôi biết.
“Nhân viên thì có một số người có tình cảm thì họ thương mình, còn một số người thì họ coi thường mình, khinh mình. Một số người nhà cứ tò mò công việc làm vất vả như thế thì tiền lương 1 tháng bao nhiêu chắc là cao lắm, còn một số người thân bệnh nhân họ cũng coi thường mình”.
May mắn hơn chị H làm ở bệnh viện Ba Lan thì bà Lợi làm ở bệnh viện đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh được mọi người đối xử bình thường. Bà lợi cho biết.
“Không, không có gì hết bình thường”
Cũng được may mắn như bà Lợi ở bệnh viện Y Dược thành phố Hồ Chí Minh thì chị N lao công ở bệnh viện huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội cũng rất được các nhân viên trong bệnh viện yêu thương giúp đỡ.
“Các cô trong bệnh viện đều quý mến, các cô bảo công việc thì vất vả mà sao lương lại thấp quá”.
“Các cô trong bệnh viện đều quý mến, các cô bảo công việc thì vất vả mà sao lương lại thấp quá”.
Phân công lao động là một chuyện bình thường trong mọi xã hội. Tuy nhiên các nhà quản lý xã hội giỏi biết đưa ra những chính sách bảo đảm một mức thu nhập tối thiểu để sức lao động được đền bù xứng đáng và mọi người không thấy bị bóc lột quá sức.
Tuy vậy, điều này vẫn chưa trở thành hiện thực tại Việt Nam. Có những loại công việc mà cực chẳng đã, không còn cách lựa chọn nào khác người ta mới phải làm. Nếu có cơ hội họ sẽ tìm đến một công việc khác.
Làm sao để những người lao công bệnh viện tại Việt Nam gắn bó với công việc và thấy vui vì họ góp phần giúp đỡ người không may bị bệnh tật phải đi nằm việc còn là một câu hỏi khó trả lời.
Làm sao để những người lao công bệnh viện tại Việt Nam gắn bó với công việc và thấy vui vì họ góp phần giúp đỡ người không may bị bệnh tật phải đi nằm việc còn là một câu hỏi khó trả lời.