(TNO) Quân đội Mỹ đã có những bước tiến dài trong việc phát triển vũ khí laser, vi sóng, vũ khí dùng năng lượng định hướng khác. Các loại thiết bị này đang trong quá trình nghiên cứu, thử nghiệm để sớm trang bị đại trà cho quân đội.
Triển vọng phát triển vũ khí năng lượng của quân đội Mỹ - ảnh 1Vũ khí laser được thử nghiệm trên tàu USS Ponce - Ảnh: Reuters
Reuters ngày 28.7 trích phát biểu của các giới chức quốc phòng Mỹ cho biết những loại vũ khí này đang ở giai đoạn phát triển và thử nghiệm trong Hải quân, Thủy quân lục chiến, Bộ binh và Không quân Mỹ. Dù vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm để những loại vũ khí này được hoàn thiện hơn.
“Năng lượng định hướng sẽ mở ra kỷ nguyên mới cho ngành quốc phòng”, Trung tướng William Etter, Tư lệnh Bộ chỉ huy Phòng không - không gian Bắc Mỹ (NORAD), ví von khi nói đến năng lượng định hướng (directed energy).
Khái niệm năng lượng định hướng chỉ các loại vũ khí phát ra năng lượng tập trung dưới dạng các tia laser, vi sóng, bức xạ điện từ, sóng radio, âm thanh hoặc các chùm hạt. Laser đã được sử dụng rộng rãi để hướng dẫn bom đến mục tiêu và bước tiếp theo sẽ là chế thành vũ khí.
Quân đội Mỹ đã nghiên cứu những loại vũ khí trên trong nhiều thập kỷ và cho biết nhiều thách thức công nghệ cuối cùng đã được giải quyết.
Trung tướng Etter và các quan chức khác cho biết loại vũ khí này ít tốn kém hơn các loại vũ khí hiện nay, tăng tốc độ phản ứng để tấn công kẻ thù và giảm tử vong đối với thường dân trên chiến trường.
Triển vọng phát triển vũ khí năng lượng của quân đội Mỹ - ảnh 2Máy bay chiến đấu không người lái thế hệ mới của Mỹ được cho là có trang bị vũ khí dùng năng lượng định hướng - Ảnh: Reuters
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Frank Kendall cho biết ngân sách của Lầu Năm Góc dành cho vũ khí năng lượng định hướng vẫn ổn định ở mức khoảng 300 triệu USD/năm và sẽ tăng lên mỗi 5 năm.
Thứ trưởng Kendall cho biết thêm sử dụng năng lượng định hướng giúp tiết kiệm hơn trong việc chống lại các mối đe dọa như tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình, so với tên lửa đánh chặn đắt tiền được sử dụng hiện nay. Ông thúc giục ngành công nghiệp tập trung nỗ lực để phát triển về điểm này.
Hải quân Mỹ đã được khuyến khích sử dụng thử nghiệm một loại vũ khí laser được triển khai trên tàu đổ bộ USS Ponce ở vùng Vịnh Persia để hạ mục tiêu là các tàu thuyền nhỏ và phương tiện bay không người lái. Vũ khí này còn được sử dụng như một chiếc kính thiên văn, theo một tướng chỉ huy của Hải quân Mỹ.
Hải quân đã mở rộng sử dụng vũ khí laser trên tàu Ponce, và bắt đầu tính đến sản xuất một loại vũ khí laser thử nghiệm khác có công suất 100-150 kilowatt để thử nghiệm trên biển trong năm 2018 hoặc sau đó. Súng bắn bằng điện từ trường (rail gun) cũng sẽ được thử nghiệm trên biển năm 2016, có thể bắn viên đạn đi xa 160 km.
Thiếu tướng Jerry Harris, Phó Tư lệnh Bộ Chỉ huy Không chiến, cho biết Không lực Mỹ đã phát triển một loại vũ khí vi sóng năng lượng cao có thể giải tán đám đông mà không làm chết người bằng cách làm gia tăng nhanh chóng nhiệt độ cơ thể, và có thể được đưa vào sử dụng ngay trên các máy bay điều khiển từ xa hoặc máy bay khác.
29/07/2015 18:12
Minh Quang
Wednesday, July 29, 2015
Mỹ cần chống lại hành động nào của Trung Quốc tại Biển Đông ?
Theo RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 29-07-2015 17:08
Hình ảnh do máy bay trinh sát Mỹ P-8A chụp được ngày 21/05 cho thấy nhiều tàu hút cát của Trung Quốc hoạt động trong vùng đảo Vành Khăn.REUTERS/U.S. Navy/Handout via Reuters/Files
Trước một loạt hành động bị đánh giá là coi thường luật pháp quốc tế, ngang nhiên thay đổi hiện trạng tại Biển Đông mà Trung Quốc đang cấp tốc tiến hành, trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã tỏ thái độ cứng rắn hẳn lên. Giới chuyên gia đã liên tiếp đưa ra các đề nghị về những gì mà Washington có thể làm để ngăn chặn được việc Bắc Kinh đặt cộng đồng quốc tế trước một sự đã rồi.
Trong một bài viết đề ngày hôm nay, 29/07/2015, đăng trên website của tạp chí Mỹ The National Interest, Tiến sĩ Patrick M. Cronin, chuyên gia cao cấp về An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mới của Mỹ (New American Security Center) đã không ngần ngại hiến kế cho chính quyền Mỹ, đề ra « 10 cách thức giúp Mỹ xử lý thách thức Biển Đông » (10 ways for America to Deal with the South China Sea Challenge).
Trong số 10 cách thức này, có những đề xuất đã từng được đưa ra, như thường xuyên nhắc lại những nguyên tắc bất di bất dịch về việc phải tôn trọng luật quốc tế, duy trì quyền tự do hàng không và hàng hải, tăng cường quan hệ với khối ASEAN, giúp đỡ cụ thể các nước Đông Nam Á đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông…
Độc đáo nhất, và ít được nói đến nhất tuy nhiên là loạt biện pháp cụ thể mà theo chuyên gia Cronin, Mỹ có thể sử dụng ngay tại Biển Đông trong trường hợp Trung Quốc có các hành động cụ thể bị coi là sai trái.
Trong đề nghị thứ chín của mình, tác giả đã khuyến cáo chính quyền Mỹ nêu rõ những hành vi của Trung Quốc sẽ bị coi là đáng phản đối và sẽ bị Hoa Kỳ phối hợp cùng nước khác chống lại bằng những biện pháp gọi là « buộc Bắc Kinh phải trả giá đắt », tiếng Anh gọi là cost-imposition measures.
Danh sách các hành vi kể trên cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, nhưng theo chuyên gia Cronin, sau đây là những kiểu hành động sai trái mà Trung Quốc đã và có thể sẽ tiếp tục thực hiện tại Biển Đông:
Trước hết là các hành vi nhằm vào các thực thể đang do nước khác kiểm soát, đi từ việc (1) phong tỏa, như đã từng xẩy ra với Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) đang có lính Philippines trấn giữ, (2) đánh chiếm như đối với phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và Đá Gạc Ma ở Trường Sa vào năm 1988, cả hai đều nằm trong tay Việt Nam, cho đến việc (3) chiếm giữ trong thực tế các thực thể không có người ở bằng cách xua đuổi ngư dân, tàu thuyền của nước khác, như trường hợp bãi cạn Scarborough của Philippines.
Loạt hành vi sai trái thứ hai cần chống lại là việc tuyên bố chủ quyền đối với các thực thể không phải là đảo, tức là các bãi cạn hay bãi ngầm, như trong trường hợp Đá Vành Khăn, hay Đá Subi, cũng như đòi hỏi quá đáng về lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế từ những đường cơ sở không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, và việc tuyên bố chủ quyền quá mức so với quy định của luật pháp quốc tế về phân định biển, như yêu sách về vùng biển bên trong đường chín đoạn của Trung Quốc hiện nay.
Loạt hành vi thứ ba cần phản đối là việc tuyên bố những vùng cảnh báo quân sự giả hiệu, như Trung Quốc đã từng làm với giàn khoan HD-981 hay nhân vụ phi cơ tuần thám Mỹ P-8 Poseidon mới đây, và thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển đảo đang tranh chấp.
Đối với chuyên gia Cronin, sau khi liệt kê các hành động sai trái mà cần phải chống lại, Hoa Kỳ cũng phải nêu rõ các biện pháp đối phó để đối phương thấy rõ cái giá mà họ sẽ phải trả khi làm quấy.
Trong số các đối sách, chuyên gia Mỹ đề nghị tăng cường các phi vụ tuần tra biển đa quốc gia tương tự như việc chiếc P-8 của Mỹ từng làm để nhấn mạnh trên những gì được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho phép.
Cũng như vậy, nếu một nước nói là xây dựng đảo nhân tạo cho mục đích quân sự trong vùng biển tranh chấp và sau đó cho biết là nó có thể được sử dụng để hỗ trợ nhân đạo, sau đó khi xẩy ra thiên tai trong khu vực, Mỹ có thể kiểm tra đề nghị đó bằng cách cho một máy bay dân sự hạ cánh trên phi đạo mới đó.
Sau cùng, tiến sĩ Cronin nhắc lại một đề xuất từng đưa ra đối với việc Trung Quốc ngăn không cho Philippines tiếp tế cho đơn vị thủy quân lục chiến trên chiếc tàu hải quân BRP Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây. Theo ông, Mỹ nên không chỉ lo việc tiếp tế, mà cũng có thể xem xét việc triển khai một vài linh thủy quân lục chiến của mình trên tàu, trong khuôn khổ chương trình huấn luyện cho lính Philippines.
Tóm lại, cần phải cho Trung Quốc thấy rõ đâu là điểm mà Mỹ có thể hay không thể chấp nhận.
Ngày 29-07-2015 17:08
Hình ảnh do máy bay trinh sát Mỹ P-8A chụp được ngày 21/05 cho thấy nhiều tàu hút cát của Trung Quốc hoạt động trong vùng đảo Vành Khăn.REUTERS/U.S. Navy/Handout via Reuters/Files
Trước một loạt hành động bị đánh giá là coi thường luật pháp quốc tế, ngang nhiên thay đổi hiện trạng tại Biển Đông mà Trung Quốc đang cấp tốc tiến hành, trong thời gian gần đây, Hoa Kỳ đã tỏ thái độ cứng rắn hẳn lên. Giới chuyên gia đã liên tiếp đưa ra các đề nghị về những gì mà Washington có thể làm để ngăn chặn được việc Bắc Kinh đặt cộng đồng quốc tế trước một sự đã rồi.
Trong một bài viết đề ngày hôm nay, 29/07/2015, đăng trên website của tạp chí Mỹ The National Interest, Tiến sĩ Patrick M. Cronin, chuyên gia cao cấp về An ninh Châu Á-Thái Bình Dương tại Trung tâm An ninh Mới của Mỹ (New American Security Center) đã không ngần ngại hiến kế cho chính quyền Mỹ, đề ra « 10 cách thức giúp Mỹ xử lý thách thức Biển Đông » (10 ways for America to Deal with the South China Sea Challenge).
Trong số 10 cách thức này, có những đề xuất đã từng được đưa ra, như thường xuyên nhắc lại những nguyên tắc bất di bất dịch về việc phải tôn trọng luật quốc tế, duy trì quyền tự do hàng không và hàng hải, tăng cường quan hệ với khối ASEAN, giúp đỡ cụ thể các nước Đông Nam Á đang có tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông…
Độc đáo nhất, và ít được nói đến nhất tuy nhiên là loạt biện pháp cụ thể mà theo chuyên gia Cronin, Mỹ có thể sử dụng ngay tại Biển Đông trong trường hợp Trung Quốc có các hành động cụ thể bị coi là sai trái.
Trong đề nghị thứ chín của mình, tác giả đã khuyến cáo chính quyền Mỹ nêu rõ những hành vi của Trung Quốc sẽ bị coi là đáng phản đối và sẽ bị Hoa Kỳ phối hợp cùng nước khác chống lại bằng những biện pháp gọi là « buộc Bắc Kinh phải trả giá đắt », tiếng Anh gọi là cost-imposition measures.
Danh sách các hành vi kể trên cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng, nhưng theo chuyên gia Cronin, sau đây là những kiểu hành động sai trái mà Trung Quốc đã và có thể sẽ tiếp tục thực hiện tại Biển Đông:
Trước hết là các hành vi nhằm vào các thực thể đang do nước khác kiểm soát, đi từ việc (1) phong tỏa, như đã từng xẩy ra với Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal) đang có lính Philippines trấn giữ, (2) đánh chiếm như đối với phần phía Tây quần đảo Hoàng Sa vào năm 1974 và Đá Gạc Ma ở Trường Sa vào năm 1988, cả hai đều nằm trong tay Việt Nam, cho đến việc (3) chiếm giữ trong thực tế các thực thể không có người ở bằng cách xua đuổi ngư dân, tàu thuyền của nước khác, như trường hợp bãi cạn Scarborough của Philippines.
Loạt hành vi sai trái thứ hai cần chống lại là việc tuyên bố chủ quyền đối với các thực thể không phải là đảo, tức là các bãi cạn hay bãi ngầm, như trong trường hợp Đá Vành Khăn, hay Đá Subi, cũng như đòi hỏi quá đáng về lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế từ những đường cơ sở không phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, và việc tuyên bố chủ quyền quá mức so với quy định của luật pháp quốc tế về phân định biển, như yêu sách về vùng biển bên trong đường chín đoạn của Trung Quốc hiện nay.
Loạt hành vi thứ ba cần phản đối là việc tuyên bố những vùng cảnh báo quân sự giả hiệu, như Trung Quốc đã từng làm với giàn khoan HD-981 hay nhân vụ phi cơ tuần thám Mỹ P-8 Poseidon mới đây, và thiết lập một vùng nhận dạng phòng không trên vùng biển đảo đang tranh chấp.
Đối với chuyên gia Cronin, sau khi liệt kê các hành động sai trái mà cần phải chống lại, Hoa Kỳ cũng phải nêu rõ các biện pháp đối phó để đối phương thấy rõ cái giá mà họ sẽ phải trả khi làm quấy.
Trong số các đối sách, chuyên gia Mỹ đề nghị tăng cường các phi vụ tuần tra biển đa quốc gia tương tự như việc chiếc P-8 của Mỹ từng làm để nhấn mạnh trên những gì được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển cho phép.
Cũng như vậy, nếu một nước nói là xây dựng đảo nhân tạo cho mục đích quân sự trong vùng biển tranh chấp và sau đó cho biết là nó có thể được sử dụng để hỗ trợ nhân đạo, sau đó khi xẩy ra thiên tai trong khu vực, Mỹ có thể kiểm tra đề nghị đó bằng cách cho một máy bay dân sự hạ cánh trên phi đạo mới đó.
Sau cùng, tiến sĩ Cronin nhắc lại một đề xuất từng đưa ra đối với việc Trung Quốc ngăn không cho Philippines tiếp tế cho đơn vị thủy quân lục chiến trên chiếc tàu hải quân BRP Sierra Madre ở Bãi Cỏ Mây. Theo ông, Mỹ nên không chỉ lo việc tiếp tế, mà cũng có thể xem xét việc triển khai một vài linh thủy quân lục chiến của mình trên tàu, trong khuôn khổ chương trình huấn luyện cho lính Philippines.
Tóm lại, cần phải cho Trung Quốc thấy rõ đâu là điểm mà Mỹ có thể hay không thể chấp nhận.
Biển Đông: Vì sao Bắc Kinh lại sợ phán quyết của tòa án quốc tế ?
Theo RFI-Trọng Nghĩa
Ngày 28-07-2015 14:50
Phái đoàn Philippines trong phiên điều trần Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc La Haye (Den Haag) - DR
Ngay từ khi Philippines khởi động vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc cách nay hai năm rưỡi, Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố không tham gia tranh tụng, cũng như không chấp nhận phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, lập trường cứng rắn được lập đi lập lại đó phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng trước khả năng tòa án trọng tài phán quyết bất lợi cho Trung Quốc.
Phải nói là trong tháng Bảy 2015, vụ kiện Trung Quốc đã chuyển qua một giai đoạn thiết yếu, với việc Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan) mở phiên điều trần đầu tiên, kéo dài một tuần lễ để nghe bên nguyên đơn là Philippines trình bày lập luận của mình. Trung Quốc không tham dự vì đã từ chối tham gia vụ kiện.
Tuy nhiên, vào cuối phiên điều trần hôm 13/07/2015, Tòa án Thường trực đã ra thông cáo xác định rằng mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia tranh tụng, nhưng Tòa án cho rằng các thông tin được Bắc Kinh công bố có hiệu lực như một lời « biện hộ » cho quan điểm của Trung Quốc theo đó đơn kiện của Philippines không nằm trong thẩm quyền xét xử của tòa án.
Trên cơ sở đó, Tòa án cho biết sẽ sớm phán quyết về thẩm quyền thụ lý vụ kiện của mình, và trong mọi trường hợp, không muộn hơn cuối năm 2015.
Thông cáo trên đây của Tòa án La Haye đã khiến Trung Quốc hết sức tức tối. Ngay hôm sau, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định rằng : « Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ giải pháp áp đặt nào hay một cách xử lý do một bên thứ ba đơn phương ấn định ».
Bất chấp các tuyên bố lập trường của Trung Quốc, ngày 21/07 vừa qua, trong một phát biểu được đánh giá là rất quan trọng vì thể hiện thái độ can dự tích cực của Mỹ vào hồ sơ Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách châu Á Daniel Russel đã cho rằng nếu Tòa án La Haye tuyên bố có thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Philippines, rồi sau đó ra phán quyết về vụ kiện, thì : « Cả Philippines lẫn Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ tất cả các điều đã được quyết định… dù muốn hay không muốn ».
Tuyên bố của ông Russel rõ ràng là đã làm cho Trung Quốc tức tối. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã tố cáo Mỹ hành xử như « một trọng tài đứng bên ngoài tòa án » và định hướng cho các thẩm phán.
Theo ông Tần Gia Thông (Frank Ching), một nhà báo kỳ cựu tại Hồng Kông chuyên theo dõi vấn đề Trung Quốc, thì các phản ứng trên đây là dấu hiệu phản ánh thái độ quan ngại của Bắc Kinh trước các phán quyết của tòa án.
Trước hết, nếu tòa án cho rằng đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế, thì Trung Quốc sẽ bị đẩy vào một tình thế rất khó chịu.
Nếu duy trì lập trường từng được nhắc đi nhắc lại là không tuân thủ phán quyết, Bắc Kinh sẽ bị lên án là một kẻ coi thường luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, các nước khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, sẽ có hậu thuẫn pháp lý quốc tế để đẩy mạnh việc khai thác những khu vực được Tòa án cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình, bất chấp cái gọi là « chủ quyền lịch sử » của Trung Quốc.
Và nếu Bắc Kinh tìm cách sử dụng vũ lực để áp đặt yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, sẽ được luật pháp bảo vệ khi phản đối các hành động của Trung Quốc.
Và đấy sẽ là trường hợp cho thấy rõ ý nghĩa quan trọng của tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/07 khi ông xác định rằng Hoa Kỳ « sẽ không trung lập khi nói đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế », và sẵn sàng « hành động mạnh mẽ khi việc tuân thủ luật lệ được đặt ra ».
Ngày 28-07-2015 14:50
Phái đoàn Philippines trong phiên điều trần Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc La Haye (Den Haag) - DR
Ngay từ khi Philippines khởi động vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc cách nay hai năm rưỡi, Bắc Kinh luôn luôn tuyên bố không tham gia tranh tụng, cũng như không chấp nhận phán quyết của tòa án. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia, lập trường cứng rắn được lập đi lập lại đó phản ánh mối quan ngại ngày càng tăng trước khả năng tòa án trọng tài phán quyết bất lợi cho Trung Quốc.
Phải nói là trong tháng Bảy 2015, vụ kiện Trung Quốc đã chuyển qua một giai đoạn thiết yếu, với việc Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan) mở phiên điều trần đầu tiên, kéo dài một tuần lễ để nghe bên nguyên đơn là Philippines trình bày lập luận của mình. Trung Quốc không tham dự vì đã từ chối tham gia vụ kiện.
Tuy nhiên, vào cuối phiên điều trần hôm 13/07/2015, Tòa án Thường trực đã ra thông cáo xác định rằng mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia tranh tụng, nhưng Tòa án cho rằng các thông tin được Bắc Kinh công bố có hiệu lực như một lời « biện hộ » cho quan điểm của Trung Quốc theo đó đơn kiện của Philippines không nằm trong thẩm quyền xét xử của tòa án.
Trên cơ sở đó, Tòa án cho biết sẽ sớm phán quyết về thẩm quyền thụ lý vụ kiện của mình, và trong mọi trường hợp, không muộn hơn cuối năm 2015.
Thông cáo trên đây của Tòa án La Haye đã khiến Trung Quốc hết sức tức tối. Ngay hôm sau, một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tái khẳng định rằng : « Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận bất kỳ giải pháp áp đặt nào hay một cách xử lý do một bên thứ ba đơn phương ấn định ».
Bất chấp các tuyên bố lập trường của Trung Quốc, ngày 21/07 vừa qua, trong một phát biểu được đánh giá là rất quan trọng vì thể hiện thái độ can dự tích cực của Mỹ vào hồ sơ Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách châu Á Daniel Russel đã cho rằng nếu Tòa án La Haye tuyên bố có thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Philippines, rồi sau đó ra phán quyết về vụ kiện, thì : « Cả Philippines lẫn Trung Quốc có nghĩa vụ tuân thủ tất cả các điều đã được quyết định… dù muốn hay không muốn ».
Tuyên bố của ông Russel rõ ràng là đã làm cho Trung Quốc tức tối. Một phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó đã tố cáo Mỹ hành xử như « một trọng tài đứng bên ngoài tòa án » và định hướng cho các thẩm phán.
Theo ông Tần Gia Thông (Frank Ching), một nhà báo kỳ cựu tại Hồng Kông chuyên theo dõi vấn đề Trung Quốc, thì các phản ứng trên đây là dấu hiệu phản ánh thái độ quan ngại của Bắc Kinh trước các phán quyết của tòa án.
Trước hết, nếu tòa án cho rằng đường lưỡi bò mà Bắc Kinh dùng để khẳng định chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông không phù hợp với luật pháp quốc tế, thì Trung Quốc sẽ bị đẩy vào một tình thế rất khó chịu.
Nếu duy trì lập trường từng được nhắc đi nhắc lại là không tuân thủ phán quyết, Bắc Kinh sẽ bị lên án là một kẻ coi thường luật pháp quốc tế.
Ngoài ra, các nước khác, đặc biệt là Philippines và Việt Nam, sẽ có hậu thuẫn pháp lý quốc tế để đẩy mạnh việc khai thác những khu vực được Tòa án cho là thuộc vùng đặc quyền kinh tế của mình, bất chấp cái gọi là « chủ quyền lịch sử » của Trung Quốc.
Và nếu Bắc Kinh tìm cách sử dụng vũ lực để áp đặt yêu sách chủ quyền tại Biển Đông, các nước khác, trong đó có Hoa Kỳ, sẽ được luật pháp bảo vệ khi phản đối các hành động của Trung Quốc.
Và đấy sẽ là trường hợp cho thấy rõ ý nghĩa quan trọng của tuyên bố của Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel ngày 21/07 khi ông xác định rằng Hoa Kỳ « sẽ không trung lập khi nói đến việc tôn trọng luật pháp quốc tế », và sẵn sàng « hành động mạnh mẽ khi việc tuân thủ luật lệ được đặt ra ».
Nhiều lái xe bỗng thành phó chánh văn phòng huyện
Vietnamnet- Hai yếu tố quan trọng tác động đến việc bổ nhiệm, đề bạt cán bộ là sự can thiệp của quyền lực và chạy chọt qua đường quà cáp, thân quen. Tình trạng hàng loạt lái xe tại một số huyện Thanh Hóa được bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng huyện ủy là một dẫn chứng.
Hủy quyết định bổ nhiệm lái xe làm Phó Chánh VP Huyện ủy
Hôm nay, Viện Khoa học thanh tra (Thanh tra Chính phủ) công bố tại Hà Nội kết quả nghiên cứu việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, thu hồi tài sản tham nhũng.
Biểu đồ kết quả khảo sát yếu tố tác động đến tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức. Ảnh: T.Hằng
Báo cáo viện dẫn hàng loạt trường hợp lái xe, không bằng cấp, quá tuổi tại một số huyện tại Thanh Hóa được bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng huyện ủy.
Điển hình như trường hợp ông Nguyễn Hữu Hợi, lái xe cơ quan huyện ủy được Bí thư huyện Tĩnh Gia bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng huyện ủy. Tương tự, ông Vũ Quang Huy, lái xe HĐND-UBND huyện này cũng được Chủ tịch UBND huyện ký bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng HĐND-UBND.
Điều đáng nói là tại thời điểm bổ nhiệm, ông Hợi, ông Huy ở tuổi 52, 51 và đều không có bằng cấp gì.
Chưa hết, huyện Nông Cống cũng bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hiệp đang là lái xe, không bằng cấp và cũng quá tuổi làm Phó chánh văn phòng huyện ủy. Trước đó, ông Phạm Đức Nhần, lái xe tại huyện Lang Chánh cũng được Phó bí thư thường trực huyện này ký quyết định bổ nhiệm làm Phó chánh văn phòng huyện ủy.
Năng lực chưa được đề cao
Theo ông Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học thanh tra, việc tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức là một trong những yếu tố quan trọng trong việc phòng ngừa tham nhũng.
Ông bày tỏ ủng hộ mô hình thi tuyển công khai các chức danh lãnh đạo tại Bộ GTVT, Bộ Tư pháp và trường hợp một phó phòng thi tuyển lên thẳng làm phó giám đốc một sở ở Quảng Ninh vừa qua.
Nói về kết quả khảo sát, ông Minh cho biết, yếu tố năng lực không được đề cao và không phải là then chốt trong việc tuyển dụng. “Cả người dân và cán bộ, công chức đều nói sự tác động của người có chức có quyền đến công tác tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, công chức có tác động rất lớn”, ông Minh nói.
Theo kết quả khảo sát, có 43,2% người được hỏi cho rằng yếu tố người có thẩm quyền tác động có ảnh hưởng đến sự thành công trong việc tuyển dụng công chức, viên chức. 37% nhìn nhận yếu tố tặng quà, tiền và có người thân quen tác động đến sự thành công trong tuyển dụng cán bộ, công chức.
“Sự can thiệp của quyền lực và chạy chọt qua quà cáp, người thân quen là hai yếu tố quan trọng tác động đến quá trình tuyển dụng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ, công chức”, ông Minh đúc kết.
29/07/2015 11:08
Thu Hằng
Thùng trà đá dành cho người nghèo đội trật tự cũng không tha
Theo Đất Việt-07-29- 2015
Đội trật tự và công an phường Thịnh Liệt (HN) đã tịch thu thùng trà đá miễn phí cho người lao động, người nghèo đặt bên gốc cây đường Giải Phóng.
Thùng trà đá miễn phí đặt trên đường Giải Phóng: Ảnh: Nam Anh
Mấy ngày nay, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin thùng trà đá miễn phí trên đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, (Hà Nội) bị lực lượng công an phường tịch thu. Không ít người cảm thấy bất bình trước hành động của lực lượng chức năng bởi lẽ, người dân cho rằng việc làm từ thiện là một hình ảnh đẹp cần được ủng hộ và cổ vũ.
Anh Trần Nam Anh, người cùng với hai hộ dân pha trà đá miễn phí dành cho người lao động cho hay, ngày 24.5.2015, anh đã đặt một thùng trà đá miễn phí ở dưới gốc cây (đoạn đối diện số nhà 1031B đường Giải Phóng). Người dân, người lao động có nhu cầu đều có thể tạt vào uống nước miễn phí.
“Tuy nhiên, đến khoảng gần 16h chiều ngày 27.7.2015, khi đang ngồi trong cửa hàng tôi thấy đội trật tự, công an phường đến nói là thùng trà đá đặt ở vỉa hè như vậy là vi phạm và rồi 2 người mặc quần áo dân phòng đã bê thùng trà đá lên xe ô tô. Trên xe còn có 2 chiến sĩ thuộc công an phường”, anh Nam Anh nói.
Anh Nam Anh cho biết, mỗi ngày anh đặt một thùng trà đá khoảng 20 lít dưới gốc cây. 8h sáng thùng nước được đem ra, đến 19h tối thùng nước được cất vào nhà. Chi phí hết khoảng 50.000 đồng tiền mua nước, đá, chè. Số tiền này đều do mấy hộ dân tự đóng góp.
“Việc làm này của chúng tôi hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng tự nguyện, với mong muốn giúp người lao động, người nghèo cốc nước mát trong mùa hè chứ không có mục đích gì khác”, anh Nam Anh nói thêm.
Ông Đinh Văn Thuấn (42 tuổi), quê ở Nam Định, làm nghề xe ôm ở gần khu vực chia sẻ: “ “Khi nghe câu chuyện thùng trà đá bỗng dưng bị lực lượng chức năng thu giữ, tôi thấy khá bất bình. Thùng trà đá để đó phục vụ cho người lao động, đây là việc làm tốt. Thêm nữa, thùng trà đá đặt ở góc khuất không ảnh hưởng đến ai. Đáng lẽ lực lượng chức năng phải ủng hộ những người làm trà đá miễn phí mới đúng”, ông Thuấn nói.
Sau khi lực lượng chức năng thu giữ thùng trà đá, người dân tiếp tục đặt một bình nước lọc ở gốc cây miễn phí dành cho người lao động: Ảnh Nguyễn Đức.
Ông Nguyễn Hữu Tường, trưởng công an phường Thịnh Liệt cho biết, thực hiện kế hoạch Năm văn minh đô thị năm 2015, lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở người dân vi phạm lòng đường, vỉa hè, trong đó có tuyến đường Giải Phóng.
Nói về trường hợp người dân bị lực lượng chức năng phường tịch thu thùng trà đá, đại diện cho phường Thịnh Liệt cho hay, khi anh Nam Anh đặt bình nước ở ngoài vỉa hè, nhiều lần tổ công tác đi qua và đã có nhắc nhở anh Nam Anh phải đặt thùng nước vào phía trong nhà.
Người dân bán hàng rong tranh thủ uống cốc nước miễn phí: Ảnh Nguyễn Đức.
“Anh Nam Anh để thùng trà đá để ở vỉa hè ngoài việc gây phản cảm còn vi phạm việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Chúng tôi đã nhắc nhở nhiều lần không được thì buộc các anh dân phòng phải tạm thời thu về”, ông Tường cho hay.
Theo ông Tường, trong trường hợp anh Nam Anh muốn tiếp tục để thùng trà đá ở vỉa hè cho người dân phải có ý kiến của lãnh đạo phường Thịnh Liệt. Nếu đồng ý, lãnh đạo phường sẽ bố trí một địa điểm thích hợp để anh Nam Anh thực hiện công việc tình nguyện của mình.
“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và còn muốn đóng góp trong việc làm từ thiện, ai cũng đều muốn làm công việc này. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo được tính mỹ quan, văn minh đô thị và an toàn giao thông thì phải được sự đồng thuận”, đại diện công an phường nói thêm.
Đội trật tự và công an phường Thịnh Liệt (HN) đã tịch thu thùng trà đá miễn phí cho người lao động, người nghèo đặt bên gốc cây đường Giải Phóng.
Mấy ngày nay, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin thùng trà đá miễn phí trên đường Giải Phóng, quận Hoàng Mai, (Hà Nội) bị lực lượng công an phường tịch thu. Không ít người cảm thấy bất bình trước hành động của lực lượng chức năng bởi lẽ, người dân cho rằng việc làm từ thiện là một hình ảnh đẹp cần được ủng hộ và cổ vũ.
Anh Trần Nam Anh, người cùng với hai hộ dân pha trà đá miễn phí dành cho người lao động cho hay, ngày 24.5.2015, anh đã đặt một thùng trà đá miễn phí ở dưới gốc cây (đoạn đối diện số nhà 1031B đường Giải Phóng). Người dân, người lao động có nhu cầu đều có thể tạt vào uống nước miễn phí.
“Tuy nhiên, đến khoảng gần 16h chiều ngày 27.7.2015, khi đang ngồi trong cửa hàng tôi thấy đội trật tự, công an phường đến nói là thùng trà đá đặt ở vỉa hè như vậy là vi phạm và rồi 2 người mặc quần áo dân phòng đã bê thùng trà đá lên xe ô tô. Trên xe còn có 2 chiến sĩ thuộc công an phường”, anh Nam Anh nói.
Lực lượng chức phường thu giữ thùng trà đá: Ảnh: Nam Anh
Anh Nam Anh cho biết, mỗi ngày anh đặt một thùng trà đá khoảng 20 lít dưới gốc cây. 8h sáng thùng nước được đem ra, đến 19h tối thùng nước được cất vào nhà. Chi phí hết khoảng 50.000 đồng tiền mua nước, đá, chè. Số tiền này đều do mấy hộ dân tự đóng góp.
“Việc làm này của chúng tôi hoàn toàn xuất phát từ tấm lòng tự nguyện, với mong muốn giúp người lao động, người nghèo cốc nước mát trong mùa hè chứ không có mục đích gì khác”, anh Nam Anh nói thêm.
Ông Đinh Văn Thuấn (42 tuổi), quê ở Nam Định, làm nghề xe ôm ở gần khu vực chia sẻ: “ “Khi nghe câu chuyện thùng trà đá bỗng dưng bị lực lượng chức năng thu giữ, tôi thấy khá bất bình. Thùng trà đá để đó phục vụ cho người lao động, đây là việc làm tốt. Thêm nữa, thùng trà đá đặt ở góc khuất không ảnh hưởng đến ai. Đáng lẽ lực lượng chức năng phải ủng hộ những người làm trà đá miễn phí mới đúng”, ông Thuấn nói.
Sau khi lực lượng chức năng thu giữ thùng trà đá, người dân tiếp tục đặt một bình nước lọc ở gốc cây miễn phí dành cho người lao động: Ảnh Nguyễn Đức.
Ông Nguyễn Hữu Tường, trưởng công an phường Thịnh Liệt cho biết, thực hiện kế hoạch Năm văn minh đô thị năm 2015, lực lượng chức năng thường xuyên đi kiểm tra, nhắc nhở người dân vi phạm lòng đường, vỉa hè, trong đó có tuyến đường Giải Phóng.
Nói về trường hợp người dân bị lực lượng chức năng phường tịch thu thùng trà đá, đại diện cho phường Thịnh Liệt cho hay, khi anh Nam Anh đặt bình nước ở ngoài vỉa hè, nhiều lần tổ công tác đi qua và đã có nhắc nhở anh Nam Anh phải đặt thùng nước vào phía trong nhà.
Người dân bán hàng rong tranh thủ uống cốc nước miễn phí: Ảnh Nguyễn Đức.
“Anh Nam Anh để thùng trà đá để ở vỉa hè ngoài việc gây phản cảm còn vi phạm việc lấn chiếm lòng đường, vỉa hè. Chúng tôi đã nhắc nhở nhiều lần không được thì buộc các anh dân phòng phải tạm thời thu về”, ông Tường cho hay.
Theo ông Tường, trong trường hợp anh Nam Anh muốn tiếp tục để thùng trà đá ở vỉa hè cho người dân phải có ý kiến của lãnh đạo phường Thịnh Liệt. Nếu đồng ý, lãnh đạo phường sẽ bố trí một địa điểm thích hợp để anh Nam Anh thực hiện công việc tình nguyện của mình.
“Chúng tôi hoàn toàn ủng hộ và còn muốn đóng góp trong việc làm từ thiện, ai cũng đều muốn làm công việc này. Tuy nhiên, làm thế nào để đảm bảo được tính mỹ quan, văn minh đô thị và an toàn giao thông thì phải được sự đồng thuận”, đại diện công an phường nói thêm.
Phá cửa thẩm mỹ viện dập đám cháy ở độ cao 20 m
Theo vnexpress -Thứ tư, 29/7/2015 | 08:12
Sáng 29/7, lửa bùng lên từ tầng 6 của thẩm mỹ viện gần chân cầu vượt bằng thép Nguyễn Tri Phương (TP HCM).
Gần chục xe cứu hỏa được huy động để dập đám cháy ở tòa nhà thẩm mỹ viện. Ảnh: Hải Thuận.
5h, lửa kèm khói ngùn ngụt bốc lên từ tầng 6 (cao khoảng 20 m) trung tâm thẩm mỹ viện ở góc đường Nguyễn Tri Phương - 3 Tháng 2 (phường 8, quận 10). Mọi người hô hoán, đập cửa tòa nhà để thông báo nhưng không có ai bên trong.
Hàng chục cảnh sát của nhiều đơn vị với nhiều xe chữa cháy, xe thang được huy động. Lính cứu hỏa dùng xà beng phá cửa cuốn, kéo vòi vào trong dập lửa. Một nhóm khác phun nước từ tầng thượng căn nhà 5 tầng liền kề. Sự việc gây huyên náo cả khu vực.
Khu vực tầng 6 của thẩm mỹ viện bị cháy đen. Ảnh: Hải Thuận.
Không có thương vong, song hỏa hoạn đã thiêu rụi một số vật dụng nằm trên tầng 6 của thẩm mỹ viện. Nguyên nhân ban đầu được xác định là chập điện ở khu vực nhà bếp.
Hải Thuận
Sáng 29/7, lửa bùng lên từ tầng 6 của thẩm mỹ viện gần chân cầu vượt bằng thép Nguyễn Tri Phương (TP HCM).
5h, lửa kèm khói ngùn ngụt bốc lên từ tầng 6 (cao khoảng 20 m) trung tâm thẩm mỹ viện ở góc đường Nguyễn Tri Phương - 3 Tháng 2 (phường 8, quận 10). Mọi người hô hoán, đập cửa tòa nhà để thông báo nhưng không có ai bên trong.
Hàng chục cảnh sát của nhiều đơn vị với nhiều xe chữa cháy, xe thang được huy động. Lính cứu hỏa dùng xà beng phá cửa cuốn, kéo vòi vào trong dập lửa. Một nhóm khác phun nước từ tầng thượng căn nhà 5 tầng liền kề. Sự việc gây huyên náo cả khu vực.
Khu vực tầng 6 của thẩm mỹ viện bị cháy đen. Ảnh: Hải Thuận.
Không có thương vong, song hỏa hoạn đã thiêu rụi một số vật dụng nằm trên tầng 6 của thẩm mỹ viện. Nguyên nhân ban đầu được xác định là chập điện ở khu vực nhà bếp.
Hải Thuận
Trưởng ban kiểm tra hội Nhà báo VN: Nhầm lẫn nhạc TQ 'không được phép xảy ra'
Ở phút thứ 4'16" đến 4'30" khúc nhạc được vang lên khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên bục phát biểu trong chương trình 'Khát vọng đoàn tụ' tối 27/7 tại Hà Nội.
Khánh An-VOA
29.07.2015
Một đoạn nhạc trong bài hát “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc đã được sử dụng để làm nhạc nền cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên đọc diễn văn khai mạc trong một chương trình nghệ thuật quy tụ nhiều quan chức hàng đầu diễn ra tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đây được xem là một nhầm lẫn nguy hiểm trong tình hình “nhạy cảm” hiện nay trong quan hệ Việt – Trung giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tường trình thêm chi tiết về phản ứng của một giới chức thuộc Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam về vụ việc này.
Sau vụ việc phát đoạn nhạc trong bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc trong chương trình nghệ thuật mang tên “Khát vọng đoàn tụ” diễn ra tại trụ sở Bộ Quốc phòng Việt Nam bị phát giác, VOA Việt ngữ liên lạc với ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, nhưng không nhận được trả lời.
Trong khi đó, bà Hà Kim Chi, Ủy viên thường vụ - Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, phản ứng ngay khi nghe về sự việc trên: “Tôi cho rằng nhầm lẫn đó là không được phép xảy ra”.
"Đấy, đoạn tôi vừa hát là đoạn nhạc người ta sử dụng để dẫn đường cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên diễn đàn. Bài hát 'Ca ngợi tổ quốc' [của Trung Quốc] là '…Cờ hồng vươn làn gió vờn năm ánh sao. Câu ca chiến thắng đang vui vẻ, náo nức reo. Ta ca hát nước nhà ngàn tình chan hòa…'. Đấy, lời bài hát dịch sang tiếng Việt là như vậy..."-Cựu chiến binh Phan Tất Thành.
Chương trình “Khát vọng đoàn tụ” là một chương trình nghệ thuật lớn được tổ chức nhân ngày Thương binh Liệt sĩ. Chương trình này thu hút sự chú ý của dư luận khi được đồng loạt loan báo trên các kênh truyền thông của nhà nước trước đó với sự xuất hiện trở lại của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đột nhiên vắng bóng trong một thời gian khiến gây ra nhiều tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông cũng như khả năng ông đã qua đời nhưng không được tiết lộ.
Chương trình quy tụ nhiều quan chức hàng đầu Việt Nam và được phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam vào tối 27/7. Ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên.
Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc” do ông Vương Tân, người Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc, sáng tác vào tháng 9/1950. Người đầu tiên phát hiện ra “sự cố” này là ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc. Ông cho biết:
Cựu chiến binh Phan Tất Thành trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
“Những năm 60, tôi được nhân dân Trung Quốc đùm bọc, nuôi dưỡng. Tôi học tập và lớn lên ở Quế Lâm, Trung Quốc. Những năm đó tôi 15, 16 tuổi, tôi thuộc rất nhiều bài hát của Trung Quốc. Ví dụ như rất nhiều bài ca ngợi Mao Trạch Đông, rồi bài quốc ca Trung Quốc, nhưng có một bài hát mà tôi rất có cảm tình là bài “Ca ngợi tổ quốc”. Bài “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc (ông Thành hát bằng tiếng Trung Quốc). Đấy, đoạn tôi vừa hát là đoạn nhạc người ta sử dụng để dẫn đường cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên diễn đàn. Bài hát “Ca ngợi tổ quốc” là “…Cờ hồng vươn làn gió vờn năm ánh sao. Câu ca chiến thắng đang vui vẻ, náo nức reo. Ta ca hát nước nhà ngàn tình chan hòa…”. Đấy, lời bài hát dịch sang tiếng Việt là như vậy.”
Nói về quy trình giám sát và xử lý các sai sót, vi phạm trong truyền thông, bà Hà Kim Chi cho biết:
Bà Hà Kim Chi – Ủy viên Ban thường vụ, Trưởng ban kiểm tra - Hội nhà báo Việt Nam. (Ảnh: congluan.vn)
“Khi xảy ra các sai sót trong các tác phẩm báo chí hay trong các chương trình thì sẽ có rất nhiều cơ quan giám sát, quản lý, trước hết là Ban Tuyên giáo Trung ương, rồi Bộ Thông tin Truyền thông và cơ quan quản lý nhà nước về cơ quan báo chí. Về phía Hội Nhà báo thì cũng sẽ phối hợp để cùng hội họp trong cái quản lý hội viên. Và như tôi đã nói, cái mức độ nhầm lẫn thì cũng phải xem là do vô tình hay do cố ý, mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu, thì sẽ có các cơ quan quản lý nhà nước người ta sẽ xem xét việc này để quyết định hình thức hoặc mức độ xử lý."
Nhiều cư dân mạng tỏ ra lo ngại là sự cố trên có liên quan đến vấn đề “nội gián”. Một cư dân mạng viết: “Nội gián, ngoại gián, phản gián đều ở đó thì quá nguy hiểm cho nước Việt”. Trong khi đó, một người khác nói cám ơn ông Thành vì “đã phát hiện ra một điều khủng khiếp nhưng bình thường ở đất nước này”.
"Và như tôi đã nói, cái mức độ nhầm lẫn thì cũng phải xem là do vô tình hay do cố ý, mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu, thì sẽ có các cơ quan quản lý nhà nước người ta sẽ xem xét việc này để quyết định hình thức hoặc mức độ xử lý."-Bà Hà Kim Chi, Trưởng ban kiểm tra hội Nhà báo Việt Nam nói.
Giữa bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông, nhất là sau khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa, rồi đưa giàn khoan 981 đến vùng biển mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền, nhiều hoạt động chống Trung Quốc vốn âm ỉ ở Việt Nam lại bắt đầu nhóm lên bằng nhiều hình thức khác nhau như mặc áo có in chữ chống Trung Quốc, chụp ảnh mang biểu ngữ chống Trung Quốc và chia sẻ lên mạng…
Một chuyên gia về Biển Đông trong buổi điều trần về “Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông” cho rằng đây là khu vực hiện rất “nhạy cảm”. Chính trong sự nhạy cảm không chỉ dừng lại ở mức độ khu vực mà sự nhầm lẫn dù là vô tình hay cố ý như trên lại càng “không được phép xảy ra” như bà Hà Kim Chi đã nhận xét.
Hôm nay (29/7), Đài Truyền hình Việt Nam đã cắt bỏ âm thanh phần nhạc nền Trung Quốc có “sự cố” trên trong video đăng tải trên trang web chính thức. Tuy nhiên, bản gốc chương trình đã được sao lưu trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như Youtube, Facebook.
Bấm để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn.
Khánh An-VOA
29.07.2015
Một đoạn nhạc trong bài hát “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc đã được sử dụng để làm nhạc nền cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên đọc diễn văn khai mạc trong một chương trình nghệ thuật quy tụ nhiều quan chức hàng đầu diễn ra tại Bộ Quốc phòng Việt Nam. Đây được xem là một nhầm lẫn nguy hiểm trong tình hình “nhạy cảm” hiện nay trong quan hệ Việt – Trung giữa bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông. Khánh An của Ban Việt ngữ VOA tường trình thêm chi tiết về phản ứng của một giới chức thuộc Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam về vụ việc này.
Sau vụ việc phát đoạn nhạc trong bài hát “Ca ngợi tổ quốc”, một bài hát được xem là “quốc ca thứ hai” của Trung Quốc trong chương trình nghệ thuật mang tên “Khát vọng đoàn tụ” diễn ra tại trụ sở Bộ Quốc phòng Việt Nam bị phát giác, VOA Việt ngữ liên lạc với ông Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam, nhưng không nhận được trả lời.
Trong khi đó, bà Hà Kim Chi, Ủy viên thường vụ - Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, phản ứng ngay khi nghe về sự việc trên: “Tôi cho rằng nhầm lẫn đó là không được phép xảy ra”.
"Đấy, đoạn tôi vừa hát là đoạn nhạc người ta sử dụng để dẫn đường cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên diễn đàn. Bài hát 'Ca ngợi tổ quốc' [của Trung Quốc] là '…Cờ hồng vươn làn gió vờn năm ánh sao. Câu ca chiến thắng đang vui vẻ, náo nức reo. Ta ca hát nước nhà ngàn tình chan hòa…'. Đấy, lời bài hát dịch sang tiếng Việt là như vậy..."-Cựu chiến binh Phan Tất Thành.
Chương trình “Khát vọng đoàn tụ” là một chương trình nghệ thuật lớn được tổ chức nhân ngày Thương binh Liệt sĩ. Chương trình này thu hút sự chú ý của dư luận khi được đồng loạt loan báo trên các kênh truyền thông của nhà nước trước đó với sự xuất hiện trở lại của Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, người đột nhiên vắng bóng trong một thời gian khiến gây ra nhiều tin đồn về tình trạng sức khỏe của ông cũng như khả năng ông đã qua đời nhưng không được tiết lộ.
Chương trình quy tụ nhiều quan chức hàng đầu Việt Nam và được phát sóng trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam vào tối 27/7. Ngay khi Chủ tịch nước Trương Tấn Sang bước lên sân khấu để đọc diễn văn khai mạc thì một đoạn nhạc được phát lên.
Đoạn nhạc này ngay sau đó được người dân Việt Nam phát hiện là bài hát “Ca ngợi tổ quốc” do ông Vương Tân, người Vô Tích, Giang Tô, Trung Quốc, sáng tác vào tháng 9/1950. Người đầu tiên phát hiện ra “sự cố” này là ông Phan Tất Thành, một cựu chiến binh đã từng có một thời gian được học tập, nuôi dạy tại Quế Lâm, Trung Quốc. Ông cho biết:
Cựu chiến binh Phan Tất Thành trong một cuộc biểu tình chống Trung Quốc.
“Những năm 60, tôi được nhân dân Trung Quốc đùm bọc, nuôi dưỡng. Tôi học tập và lớn lên ở Quế Lâm, Trung Quốc. Những năm đó tôi 15, 16 tuổi, tôi thuộc rất nhiều bài hát của Trung Quốc. Ví dụ như rất nhiều bài ca ngợi Mao Trạch Đông, rồi bài quốc ca Trung Quốc, nhưng có một bài hát mà tôi rất có cảm tình là bài “Ca ngợi tổ quốc”. Bài “Ca ngợi tổ quốc” của Trung Quốc (ông Thành hát bằng tiếng Trung Quốc). Đấy, đoạn tôi vừa hát là đoạn nhạc người ta sử dụng để dẫn đường cho Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên diễn đàn. Bài hát “Ca ngợi tổ quốc” là “…Cờ hồng vươn làn gió vờn năm ánh sao. Câu ca chiến thắng đang vui vẻ, náo nức reo. Ta ca hát nước nhà ngàn tình chan hòa…”. Đấy, lời bài hát dịch sang tiếng Việt là như vậy.”
Nói về quy trình giám sát và xử lý các sai sót, vi phạm trong truyền thông, bà Hà Kim Chi cho biết:
“Khi xảy ra các sai sót trong các tác phẩm báo chí hay trong các chương trình thì sẽ có rất nhiều cơ quan giám sát, quản lý, trước hết là Ban Tuyên giáo Trung ương, rồi Bộ Thông tin Truyền thông và cơ quan quản lý nhà nước về cơ quan báo chí. Về phía Hội Nhà báo thì cũng sẽ phối hợp để cùng hội họp trong cái quản lý hội viên. Và như tôi đã nói, cái mức độ nhầm lẫn thì cũng phải xem là do vô tình hay do cố ý, mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu, thì sẽ có các cơ quan quản lý nhà nước người ta sẽ xem xét việc này để quyết định hình thức hoặc mức độ xử lý."
Nhiều cư dân mạng tỏ ra lo ngại là sự cố trên có liên quan đến vấn đề “nội gián”. Một cư dân mạng viết: “Nội gián, ngoại gián, phản gián đều ở đó thì quá nguy hiểm cho nước Việt”. Trong khi đó, một người khác nói cám ơn ông Thành vì “đã phát hiện ra một điều khủng khiếp nhưng bình thường ở đất nước này”.
"Và như tôi đã nói, cái mức độ nhầm lẫn thì cũng phải xem là do vô tình hay do cố ý, mức độ ảnh hưởng của nó đến đâu, thì sẽ có các cơ quan quản lý nhà nước người ta sẽ xem xét việc này để quyết định hình thức hoặc mức độ xử lý."-Bà Hà Kim Chi, Trưởng ban kiểm tra hội Nhà báo Việt Nam nói.
Giữa bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng ở Biển Đông, nhất là sau khi Trung Quốc tiến hành các hoạt động bồi đắp, xây đảo nhân tạo ở khu vực Trường Sa, rồi đưa giàn khoan 981 đến vùng biển mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền, nhiều hoạt động chống Trung Quốc vốn âm ỉ ở Việt Nam lại bắt đầu nhóm lên bằng nhiều hình thức khác nhau như mặc áo có in chữ chống Trung Quốc, chụp ảnh mang biểu ngữ chống Trung Quốc và chia sẻ lên mạng…
Một chuyên gia về Biển Đông trong buổi điều trần về “Vai trò an ninh của Mỹ ở Biển Đông” cho rằng đây là khu vực hiện rất “nhạy cảm”. Chính trong sự nhạy cảm không chỉ dừng lại ở mức độ khu vực mà sự nhầm lẫn dù là vô tình hay cố ý như trên lại càng “không được phép xảy ra” như bà Hà Kim Chi đã nhận xét.
Hôm nay (29/7), Đài Truyền hình Việt Nam đã cắt bỏ âm thanh phần nhạc nền Trung Quốc có “sự cố” trên trong video đăng tải trên trang web chính thức. Tuy nhiên, bản gốc chương trình đã được sao lưu trên các trang mạng xã hội nổi tiếng như Youtube, Facebook.
Bấm để nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn.
Đường ta ta cứ đi...(*)
Nguyễn Minh Cần (Danlambao) - Nhìn lại tình hình ĐCSVN thì thấy rõ trong nội bộ đảng, tình trạng kéo bè, kéo cánh, chống đối nhau vì quyền lợi rất phổ biến ở mọi cấp; đặc biệt ở thượng tầng của đảng, tình trạng đấu đá nhau lại càng nghiêm trọng đến nỗi... thuốc độc, chất phóng xạ cũng được dùng đến để trị nhau. Những năm gần đây, tại các hội nghị TƯ đảng, cuộc vật lộn giữa tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phe cánh với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng qua nhiều keo từ hội nghị 6 (10.2012) cho đến hội nghị 10 (1.2015), ông Trọng đã bị thất bại ê chề. Trong lúc đó, thế và lực của Ba Dũng ngày càng vững, “đám ăn theo” ông ta trong TƯ đảng ngày càng đông. Theo dư luận, đến đại hội 12 sắp tới, ông ta có thể leo lên ngai vàng tổng bí thư, và sẽ nắm toàn bộ quyền lực trong tay cả về mặt đảng lẫn nhà nước. Mặc dù người cầm đầu đảng sẽ thay đổi, sau đại hội sẽ có ban lãnh đạo mới, thế nhưng có thể tin chắc rằng về cơ bản ĐCSVN sẽ không thay đổi đường lối, chính sách, nhất là về mặt đối nội.
Về mặt đối ngoại, có thể ĐCSVN sẽ thay đổi chút ít, ve vãn Hoa Kỳ nhiều hơn để mong dựa vào HK cứu chế độ độc tài toàn trị đang lâm nguy. Nhưng ĐCSVN không dám dựa hẳn vào Mỹ, vì ý thức hệ của những người cầm quyền không cho phép và vì họ sợ Trung Cộng (TC), nên về căn bản CSVN vẫn tiếp tục giữ thái độ thuần phục với TC. Hơn nữa, họ vẫn tiếp tục bị ràng buộc bởi những quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Nga và TC. Riêng với cá nhân tổng thống Putin của Liên bang Nga, Nguyễn Tấn Dũng, cũng như tổng bí thư và các ủy viên BCT đương nhiệm đều có lòng quý trọng sâu sắc, đặc biệt là Ba Dũng rất khâm phục cách cai trị nhà nước theo kiểu Putin. Những ai quan sát kỹ các cuộc gặp gỡ của họ với tổng thống Nga đều xác nhận như vậy. Cho nên khi ve vãn Mỹ, những người cầm quyền VN không thể không cân nhắc đến sự phản ứng của Nga.
Còn về mặt đối nội, như đã nói trên, ĐCSVN vẫn tiếp tục đàn áp phong trào yêu nước và dân chủ, bóp nghẹt các tổ chức dân sự và hạn chế các quyền tự do, tiếp tục cưỡng chế tước đoạt ruộng đất của dân oan, tiếp tục bóc lột công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động... như trước. Dù Hoa Kỳ và các nước dân chủ Liên Âu, Canada, Úc có đòi hỏi VN phải thực thi dân quyền, nhân quyền, quyền của công nhân... nhưng tập đoàn cầm quyền CS vẫn tiếp tục lươn lẹo, bịp bợm để đánh lừa dư luận chứ không nghiêm túc thực thi mọi đòi hỏi của các nước dân chủ. Vì thế, các chiến sĩ dân chủ và nhân quyền cũng như toàn thể đồng bào chớ nên có ảo tưởng gì về ĐCSVN, về ban lãnh đạo mới cũng như tổng bí thư mới của đảng là họ có thể dân chủ hóa chế độ, mà trái lại các phong trào dân chủ cũng như các tổ chức dân sự cần tiếp tục đi theo con đường của chúng ta đã định là tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh đấu tranh cho chủ quyền đất nước, cho tự do, dân chủ và nhân quyền để tạo nội lực mạnh mẽ, đợi thời cơ giành lấy thắng lợi cuối.
Cần nhận rõ rằng từ lâu rồi ĐCSVN đã đổi khác nhiều lắm. Nếu những năm 30, 40, phần đông đảng viên còn có lý tưởng CS và thật lòng tin vào lý tưởng đó - dù lý tưởng đó là không tưởng, nhưng họ vẫn hết lòng tin, chân thành tin, và đã chịu đựng mọi gian khổ, khó khăn, toàn tâm toàn ý chiến đấu cho lý tưởng đó, dù phải hy sinh cũng không ngần ngại, - thì ngày nay, khi “thành trì đời đời bền vững của chủ nghĩa CS và phong trào CS quốc tế” là Liên Xô đã bị sụp đổ, chủ nghĩa Marx-Lenin đã “hết thiêng”, hầu hết các đảng viên đều nhận ra cái gọi là “lý tưởng” đó chỉ là hoang tưởng. Giờ đây, trên 3 triệu 600 ngàn đảng viên CSVN không còn lý tưởng CS nữa, mà chỉ có “lý tưởng” thực dụng: vào ĐCS để có địa vị, dễ kiếm lợi, dễ tham nhũng, dễ bóc lột dân đen, dễ bảo đảm cuộc sống tốt cho mình và gia đình...
Thực tế cho thấy ĐCS không còn là một đảng chính trị đứng đắn mà đã biến chất thành một đảng-nhà nước-mafia, thậm chí một băng đảng cướp, sống bám trên cơ thể của xã hội, đè nén, áp bức, tham nhũng, bóc lột nhân dân. Dù bị nhân dân thù ghét, nhưng ĐCS vẫn cố sống cố chết bám lấy quyền lực, và sở dĩ nó còn tồn tại đến ngày nay là nhờ bạo lực, khủng bố, đàn áp và tuyên truyền lừa dối, bịp bợm. Trước mắt quảng đại quần chúng nhân dân VN, kể cả các giai cấp công nhân, nông dân là những tầng lớp mà ĐCSVN coi là đồng minh chiến lược của đảng, thì bộ mặt thật xấu xa của ĐCSVN đã phơi bày quá rõ rệt. Cái thời dân chúng Việt Nam mê muội, mù quáng “tin yêu” đảng đã qua rồi, bây giờ đã bắt đầu thời khinh bỉ, thù ghét và hết sợ đảng. Những trận chiến đấu của dân oan ở Tiên Lãng, Hải Phòng, ở Văn Giang, Hưng Yên, ở Vụ Bản, Nam Định, ở Thạnh Hóa, Long An... chống cưỡng chế thu hồi đất đai, những cuộc đình công hàng chục vạn công nhân lao động ở Sài Gòn, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang chống điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội của nhà nước, những cuộc xuống đường mãnh liệt ở Vĩnh Tân, Bình Thuận để phản đối ô nhiễm môi sinh, v.v… chứng tỏ điều đó.
Trong thời đại “bùng nổ thông tin”, thời đại Internet, người dân được biết nhiều hơn về những “thành tích bất hảo” của các “lãnh tụ”, các cán bộ, đảng viên, từ lối sống xa hoa, đế vương, sa đọa, đến những vụ tham nhũng động trời, những nhà cửa, biệt thự lộng lẫy, hoành tráng, những xe hơi, du thuyền “siêu mốt”, đến những chuyện bán đất, bán biển, bán đảo của Tổ quốc… nên uy tín của ĐCSVN đã hầu như chỉ còn là con số “không” trong lòng người dân. Trong lúc đó thì ngay trong nội bộ đảng, tình trạng kéo bè, kéo cánh, chống đối nhau vì quyền lợi rất phổ biến ở mọi cấp, nhất là ở cấp cao nhất. Tất cả các hiện tượng đó báo hiệu ngày tàn của ĐCSVN không còn xa nữa. Đảng sẽ sụp đổ như thế nào thì không ai biết trước được. Nhưng, chắc chắn là sự sụp đổ đó đang đến gần và điều đó không thể nào tránh được.
Cũng có người mong rằng trong đảng còn có những đảng viên sáng suốt nhận rõ tình hình thực tế để xoay chuyển tình thế, đưa ĐCS ra khỏi vũng lầy giáo điều, bảo thủ, thoát khỏi tình trạng tham nhũng tràn lan, thoát khỏi cái ách lệ thuộc tên láng giềng bành trướng, đưa đảng trở về với nhân dân. Họ cho rằng đó là con đường tốt nhất để hòa bình chuyển hóa chế độ độc tài toàn trị sang chế độ dân chủ đích thực. Nhưng, ước mong đó không thực tế, trước nhất vì ĐCS và “lý tưởng” CS chống lại dân chủ, họ không muốn và không thể xây dựng chế độ dân chủ đích thực. Hơn nữa, trong tình hình thực tế hiện nay, khi lực lượng giáo điều bảo thủ và thế lực bạc nhược, đầu hàng Trung Cộng đã từ rất lâu khống chế triệt để mọi ý hướng tiến bộ trong ĐCS thì chắc chắn rằng điều mong muốn đó không thể nào trở thành Phong trào dân chủ Việt Nam nhất định phải đi theo con đường riêng của mình mạnh bạo hơn, cương quyết hơn để tới mục đích cuối cùng. Theo chúng tôi nghĩ, con đường đó là ra sức phát triển và củng cố xã hội dân sự, ra sức vận động những người trong hệ thống quân-dân-chính của ĐCS có thiện cảm hay ít nhất có thái độ trung lập với phong trào yêu nước và dân chủ, vừa đấu tranh vừa tăng cường nội lực cho phong trào yêu nước và dân chủ, chờ đợi thời cơ để dũng cảm tiến lên giành thắng lợi cho công cuộc giải phóng dân tộc khỏi chế độ độc tài toàn trị.
Thời cơ sẽ đến
Chúng tôi nhấn mạnh “chờ đợi thời cơ để dũng cảm tiến lên giành thắng lợi…” là có ý nói rằng cần tránh tinh thần sốt ruột, phiêu lưu, manh động có thể gây thất bại cho phong trào, mà phải biết kiên nhẫn chờ đợi thời cơ thuận lợi để giành thắng lợi. Vì sao vậy? Chúng ta cần phải luôn luôn nhớ đến hoàn cảnh địa chính trị của nước ta. Số phận đã an bài đất nước ta sống cạnh một nước lớn đầy tham vọng bành trướng: từ thời phong kiến xa xưa cho đến thời CS ngày nay, nước đó luôn luôn có mưu đồ xâm lược nước ta, nhất là lợi dụng khi nước ta có biến động lớn hoặc bị suy yếu là họ kiếm cớ can thiệp vào. Vì vậy, các chiến sĩ dân chủ phải biết kiên nhẫn chờ đợi khi thời cơ đến mới có thể hành động quyết liệt để giành thắng lợi quyết định được. Vậy khi nào thời cơ sẽ đến? Thời cơ sẽ đến khi Trung Cộng bị sa lầy trong bạo loạn và trên đà sụp đổ, trong lúc đó “bọn thái thú Việt Cộng” của chúng ở phương Nam cũng đang trên đà tan rã.
Chúng tôi biết, nghe như thế sẽ có những người phản đối cho rằng nhận định đó là viển vông: nước Tầu CS đang còn mạnh lắm cả về mặt kinh tế lẫn quân sự, và ĐCSVN với trên 3 triệu 600 ngàn đảng viên vẫn đang còn vững vàng, nếu cứ chờ đợi như thế thì bao giờ mới có thời cơ Không đâu, các bạn ạ! Đó chỉ là nhìn bề ngoài mà không đi sâu vào thực chất. Viết đến đây, chúng tôi nhớ đến câu nói của Vaclav Havel, cố Tổng thống Cộng hòa Czech: "... Trong các buổi chuyện trò, nhiều lần tôi nhấn mạnh rằng trong một chế độ toàn trị, thật khó mà nhìn thấu ruột thấu gan của xã hội. Khi nhìn quanh chỉ thấy xã hội là một khối nguyên vẹn và đâu đâu cũng chỉ thấy một sự trung thành với chế độ..../... do nỗi sợ đào luyện con người, nên cái vẻ ngoài nguyên vẹn như thế thực ra lại là vô cùng yếu đuối. Không một ai có thể tiên báo một ngày nào đó, chỉ một nắm tuyết cỏn con tình cờ sẽ tạo ra cả một trận núi tuyết lở... Cách đây hai chục năm, ở Tiệp Khắc có một nắm tuyết cỏn con xuất hiện dưới hình thù một cuộc đàn áp hung bạo đối với sinh viên, và nắm tuyết đó đã biến thành trận núi tuyết lở. Thế rồi toàn bộ hệ thống toàn trị đã lung lay, rồi sụp đổ như một tòa lâu đài ghép bằng giấy bồi".
Ngày nay, nhiều nhà Trung Quốc học nổi tiếng, như các giáo sư Gordon Chang, David Shambaug, v.v... đã chỉ cho chúng ta thấy ngày tàn của Trung Cộng đã bắt đầu, và họ cho rằng điều đó diễn tiến mạnh và nhanh hơn nhiều người tưởng. Vẻ ngoài của chế độ độc tài toàn trị của Trung Quốc trông tưởng là hùng mạnh và ổn định, nhưng bên trong của nó chứa đựng rất nhiều “quả bom nổ chậm”.
Đó là: một “búi” những mâu thuẫn cực kỳ nan giải của Trung Quốc: mâu thuẫn giữa sự phát triển nhanh chóng của vùng ven biển trù phú và vùng sâu trong nội địa nghèo khổ; mâu thuẫn giữa thành thị phát triển với vùng nông thôn lạc hậu; mâu thuẫn giữa các dân tộc - nhất là hai dân tộc Tây Tạng và Uighur - với dân tộc Đại Hán; mâu thuẫn giữa người nghèo với người giàu vì hố cách biệt quá xa giữa người giàu với người nghèo gây ra sự bất bình đẳng xã hội gay gắt.
Thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc khoảng 8000 USD/năm, tuy thế 13,1% dân số vẫn sống dưới mức 440 USD/năm (1,25 USD/ngày). Đó là: tình trạng môi trường sống bị ô nhiễm rất nghiêm trọng: ô nhiễm không khí đã ở mức báo động cực kỳ nguy hiểm, nhân dân nhiều đô thị, nhất là Bắc Kinh và các vùng công nghiệp, không còn không khí trong lành để thở; nguồn nước có thể uống được đã giảm đi nhanh chóng, hơn 28 ngàn con sông đã chết; hạn hán tại các vùng Tây Bắc trở thành vấn nạn thường xuyên do lượng mưa ngày một giảm trong khi nhiệt độ lại cứ tăng đều đều làm cho tình trạng sa mạc hóa vùng Tây Bắc ngày càng trầm trọng.
Đó là: một “búi” những mâu thuẫn cực kỳ nan giải của Trung Quốc: mâu thuẫn giữa sự phát triển nhanh chóng của vùng ven biển trù phú và vùng sâu trong nội địa nghèo khổ; mâu thuẫn giữa thành thị phát triển với vùng nông thôn lạc hậu; mâu thuẫn giữa các dân tộc - nhất là hai dân tộc Tây Tạng và Uighur - với dân tộc Đại Hán; mâu thuẫn giữa người nghèo với người giàu vì hố cách biệt quá xa giữa người giàu với người nghèo gây ra sự bất bình đẳng xã hội gay gắt.
Thu nhập bình quân đầu người ở Trung Quốc khoảng 8000 USD/năm, tuy thế 13,1% dân số vẫn sống dưới mức 440 USD/năm (1,25 USD/ngày). Đó là: tình trạng môi trường sống bị ô nhiễm rất nghiêm trọng: ô nhiễm không khí đã ở mức báo động cực kỳ nguy hiểm, nhân dân nhiều đô thị, nhất là Bắc Kinh và các vùng công nghiệp, không còn không khí trong lành để thở; nguồn nước có thể uống được đã giảm đi nhanh chóng, hơn 28 ngàn con sông đã chết; hạn hán tại các vùng Tây Bắc trở thành vấn nạn thường xuyên do lượng mưa ngày một giảm trong khi nhiệt độ lại cứ tăng đều đều làm cho tình trạng sa mạc hóa vùng Tây Bắc ngày càng trầm trọng.
Sự hủy hoại môi trường và nạn ô nhiễm môi trường Trung Quốc đứng vào hạng xấu nhất trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tuổi thọ của người dân, bệnh ung thư phát triển mạnh. Nhiều công ty nước ngoài đã chuyển xí nghiệp ra khỏi Trung Quốc và nhiều chuyên gia đã ra đi vì lý do môi trường. Để giải quyết vấn nạn môi trường, các nhà lãnh đạo Trung Quốc chỉ còn một cách duy nhất: hy sinh tăng trưởng kinh tế để đầu tư vào cải tạo môi trường. Nhưng như thế thì các bất ổn xã hội sẽ được dịp bùng phát mạnh hơn nữa. Đó là: từ năm 2012, sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đang sút giảm khá nhanh, chính phủ đang cố sức duy trì ở mức 7% để tạo đủ công ăn việc làm cho người dân, thu nhận lực lượng nhân công mới vào thị trường lao động, và duy trì sự ổn định, tránh những bạo động xã hội. Nhưng theo dự báo của nhiều nhà kinh tế, trong thời gian tới mức tăng trưởng có thể xuống đến 5%, sẽ khó tránh những bạo động xã hội lớn.
Ngay từ năm 2008, tình trạng thất nghiệp ở Trung Quốc đã nghiêm trọng, trong 10 tháng đầu 2008, đã có thêm 10,2 triệu người mất việc; tổng số sinh viên ra trường năm 2008 là 24 triệu người, nhưng các thành phố chỉ cung ứng được chừng 12 triệu việc làm thôi. Trên 200 triệu lao động nông thôn ra thành phố tìm việc đang gặp khó khăn, trong lúc đó thì các nhà máy của các công ty công nghiệp nhẹ và may mặc ở vùng duyên hải đông nam bị ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng kinh tế thế giới, khối lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc bị giảm sút nhiều; vì thế, riêng tỉnh Quảng Đông được coi là trung tâm ngành công nghiệp chế biến để xuất khẩu có thể phải đóng cửa 1/5 số nhà máy trong tháng 1.2009.
Các nhà nghiên cứu cho rằng từ năm 2009 tình hình sẽ còn tồi tệ hơn nữa, sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sự ổn định xã hội. Đó là: tổng số nợ của Trung Quốc trong khu vực công tư cao chưa từng có, chính phủ không dám công bố sự thật nên theo báo cáo của Bắc Kinh thì đến cuối năm 2012 số nợ ở mức 8.400 tỉ nhân dân tệ (1.400 tỉ USD) bằng 16% GDP (tổng sản phẩm nội địa), nhưng các chuyên gia kinh tế cho rằng thực ra con số đó cao hơn nhiều, theo Standar Chartered tổng số nợ của Trung Quốc là 40.000 tỉ nhân dân tệ chứ không phải 8.400 tỉ như chính phủ công bố, còn IMF đưa ra con số thấp nhất là 46%, tức là gần một nửa GDP. Nhiều địa phương không thể chi trả nợ được, và hiện đang nằm bên bờ vực phá sản.
Đó là: bong bóng bất động sản đang có nguy cơ bị vỡ, hiện trong nước đã có hàng chục thành phố “ma”, trong đó hai thành phố “ma” lớn nhất là Ordos ở Nội Mông và Trịnh Đông; ngoài ra còn những thành phố “ma” khác, như Trình Cống tỉnh Vân Nam, Doanh Đông tỉnh Liêu Ninh, Thường Châu tỉnh Giang Tô, Thập Yển tỉnh Hồ Bắc, Huệ Châu tỉnh Quảng Đông, Ôn Châu tỉnh Chiết Giang, v.v… Ngay cả ở tỉnh giàu có, như Giang Tô cũng có hai thành phố “ma”. Còn ở Trịnh Châu thì có trung tâm mua sắm “ma” Orient Center - mở cửa ba năm mà chẳng bao giờ thấy bóng khách mua… Tổng số nhà cửa, căn hộ bị bỏ trống cả nước Trung Quốc lên tới 64 triệu căn hộ.
Đó là: bong bóng bất động sản đang có nguy cơ bị vỡ, hiện trong nước đã có hàng chục thành phố “ma”, trong đó hai thành phố “ma” lớn nhất là Ordos ở Nội Mông và Trịnh Đông; ngoài ra còn những thành phố “ma” khác, như Trình Cống tỉnh Vân Nam, Doanh Đông tỉnh Liêu Ninh, Thường Châu tỉnh Giang Tô, Thập Yển tỉnh Hồ Bắc, Huệ Châu tỉnh Quảng Đông, Ôn Châu tỉnh Chiết Giang, v.v… Ngay cả ở tỉnh giàu có, như Giang Tô cũng có hai thành phố “ma”. Còn ở Trịnh Châu thì có trung tâm mua sắm “ma” Orient Center - mở cửa ba năm mà chẳng bao giờ thấy bóng khách mua… Tổng số nhà cửa, căn hộ bị bỏ trống cả nước Trung Quốc lên tới 64 triệu căn hộ.
Năm 2015, sau trận bong bóng địa ốc xì hơi thì tiếp đến đầu tháng 7 vừa rồi thị trường chứng khoán sụp đổ làm cho trên trăm triệu gia đình người dân Trung Quốc mấy năm qua đổ xô chơi chứng khoán với hy vọng làm giàu nhanh chóng nay bị mất trắng 2360 tỉ đô-la, tiêu tan hết cơ nghiệp và tài sản vì sự đổ vỡ này. Số thiệt hại trong vòng ba tuần lễ lớn bằng 35% tổng sản phẩm nội địa (GDP) của cả nước Trung Quốc và sẽ còn có ảnh hưởng lâu dài đến thị trường bất động sản nước này! Đây lại thêm một chỉ dấu nữa cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang bước tới thời kỳ nguy khốn.
Đó là: một số lượng lớn các công dân lẫn cán bộ, đảng viên đã “bỏ phiếu bằng chân” rời bỏ đất nước; giới kinh doanh cùng gia đình họ đang và sẵn sàng mang theo vốn liếng bỏ chạy ra nước ngoài hàng loạt. Năm 2014, Viện nghiên cứu Hồ Nhuận (Hurun Research Institute) Thượng Hải chuyên nghiên cứu về giới giàu có Trung Quốc, đã phát hiện ra rằng 64% các “cá nhân có lợi tức ròng cao” mà họ thăm dò (gồm 393 triệu phú và tỉ phú) đang di cư hoặc đang có kế hoạch di cư ra nước ngoài, chờ giờ phút thuận lợi để nhảy ra khỏi con tàu sắp lật của Trung Cộng. Trong sách Xanh về di dân Trung Quốc trên thế giới do Center for Chinese Globallization ấn hành cũng cho biết từ năm 1990, đã có 9,3 triệu người Trung Quốc di cư ra nước ngoài mang theo 2.800 tỉ nhân dân tệ (46 tỉ USD). Trong khi đó, Bắc Kinh đang cố tìm cách giải về nước một số lượng lớn những kẻ trốn chạy đem tiền ra sống ở nước ngoài. Theo tin của Bắc Kinh “khoảng 19 ngàn quan chức đã bị bắt giữ trong vòng 12 năm qua, đang lúc họ tìm cách trốn ra nước ngoài với lượng tiền kiếm được bất hợp pháp từ trong nước”.
Đó là: một số lượng lớn các công dân lẫn cán bộ, đảng viên đã “bỏ phiếu bằng chân” rời bỏ đất nước; giới kinh doanh cùng gia đình họ đang và sẵn sàng mang theo vốn liếng bỏ chạy ra nước ngoài hàng loạt. Năm 2014, Viện nghiên cứu Hồ Nhuận (Hurun Research Institute) Thượng Hải chuyên nghiên cứu về giới giàu có Trung Quốc, đã phát hiện ra rằng 64% các “cá nhân có lợi tức ròng cao” mà họ thăm dò (gồm 393 triệu phú và tỉ phú) đang di cư hoặc đang có kế hoạch di cư ra nước ngoài, chờ giờ phút thuận lợi để nhảy ra khỏi con tàu sắp lật của Trung Cộng. Trong sách Xanh về di dân Trung Quốc trên thế giới do Center for Chinese Globallization ấn hành cũng cho biết từ năm 1990, đã có 9,3 triệu người Trung Quốc di cư ra nước ngoài mang theo 2.800 tỉ nhân dân tệ (46 tỉ USD). Trong khi đó, Bắc Kinh đang cố tìm cách giải về nước một số lượng lớn những kẻ trốn chạy đem tiền ra sống ở nước ngoài. Theo tin của Bắc Kinh “khoảng 19 ngàn quan chức đã bị bắt giữ trong vòng 12 năm qua, đang lúc họ tìm cách trốn ra nước ngoài với lượng tiền kiếm được bất hợp pháp từ trong nước”.
Đó là: nạn tham nhũng tràn lan từ trên xuống dưới. Tổ chức Minh bạch quốc tế xếp Trung Quốc vào hạng 80 trong bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng năm 2013. Chiến dịch “đánh hổ, đập ruồi” của Tập Cận Bình đã triệt hạ nhiều con hổ, nhưng thực ra mục đích chính của họ Tập là nhằm chặt vây cánh của phe đối lập để tập trung quyền lực vào tay cá nhân của ông ta.
Đó là: sự bất mãn xã hội của công nhân, nông dân và nhiều tầng lớp quần chúng ngày càng tích lũy, hàng năm có đến trên hàng ngàn vụ bạo động dữ dội, do tranh chấp lao động, do cưỡng bức tước đoạt ruộng đất, do tham nhũng của các quan chức cán bộ, do việc ô nhiễm môi trường.
Trong năm 2010 đã có 180 ngàn cuộc đình công, biểu tình, thậm chí bạo loạn, có nhiều cuộc rất mãnh liệt. Chẳng hạn, vào tháng 12.2011, 12 ngàn người dân Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông bất bình với đảng ủy CS địa phương, đã nổi dậy và đuổi bí thư đảng ủy. Chính quyền tỉnh Quảng Đông đã phải lùi bước trước ý chí quật cường của người dân Ô Khảm, và tháng 3.2013 đã phải chấp nhận cho dân làng này tổ chức một cuộc bầu cử trực tiếp và tự do; họ đã bầu một người lãnh đạo của phong trào nổi dậy, ông Lâm Tổ Luyến, làm chủ tịch làng. Hay cuộc đụng độ giữa hàng trăm công an và nông dân giữ đất ngày 14.10.2014, tại huyện Tấn Thành, Côn Minh, tỉnh Vân Nam do chính quyền muốn cưỡng đoạt ruộng đất của nông dân để giao cho công ty Pan-Asian xây dựng nhà máy. Hàng trăm công an được huy động đến đàn áp. Cảnh sát cơ động đã đánh chết hai người nông dân. Gần 1000 dân làng và các thị trấn lân cận nổi giận đã tập trung, đập phá xe cảnh sát, ném đá vào công an buộc họ phải tháo chạy; 8 công an không chạy kịp, bị dân chúng bắt được, trói lại và đốt sống. Đó là: sự run sợ của tập đoàn thống trị CSTQ trước những trào lưu dân chủ, tiến bộ.
Đó là: sự bất mãn xã hội của công nhân, nông dân và nhiều tầng lớp quần chúng ngày càng tích lũy, hàng năm có đến trên hàng ngàn vụ bạo động dữ dội, do tranh chấp lao động, do cưỡng bức tước đoạt ruộng đất, do tham nhũng của các quan chức cán bộ, do việc ô nhiễm môi trường.
Trong năm 2010 đã có 180 ngàn cuộc đình công, biểu tình, thậm chí bạo loạn, có nhiều cuộc rất mãnh liệt. Chẳng hạn, vào tháng 12.2011, 12 ngàn người dân Ô Khảm, tỉnh Quảng Đông bất bình với đảng ủy CS địa phương, đã nổi dậy và đuổi bí thư đảng ủy. Chính quyền tỉnh Quảng Đông đã phải lùi bước trước ý chí quật cường của người dân Ô Khảm, và tháng 3.2013 đã phải chấp nhận cho dân làng này tổ chức một cuộc bầu cử trực tiếp và tự do; họ đã bầu một người lãnh đạo của phong trào nổi dậy, ông Lâm Tổ Luyến, làm chủ tịch làng. Hay cuộc đụng độ giữa hàng trăm công an và nông dân giữ đất ngày 14.10.2014, tại huyện Tấn Thành, Côn Minh, tỉnh Vân Nam do chính quyền muốn cưỡng đoạt ruộng đất của nông dân để giao cho công ty Pan-Asian xây dựng nhà máy. Hàng trăm công an được huy động đến đàn áp. Cảnh sát cơ động đã đánh chết hai người nông dân. Gần 1000 dân làng và các thị trấn lân cận nổi giận đã tập trung, đập phá xe cảnh sát, ném đá vào công an buộc họ phải tháo chạy; 8 công an không chạy kịp, bị dân chúng bắt được, trói lại và đốt sống. Đó là: sự run sợ của tập đoàn thống trị CSTQ trước những trào lưu dân chủ, tiến bộ.
Từ khi lên ngôi vào năm 2012, Tập Cận Bình đã tăng cường đàn áp chính trị rất ác liệt. Mục tiêu nhắm vào báo chí, truyền thông xã hội, phim ảnh, nghệ thuật và văn học, các nhóm tôn giáo, Internet, trí thức, dân Tây Tạng và dân Uighur, những người bất đồng chính kiến, luật sư, tổ chức phi chính phủ, sinh viên đại học… Hoảng sợ trước “phong trào thoái đảng” đang sục sôi khắp Trung Quốc (số người thoái đảng, thoái đoàn, thoái đội đã vượt qua con số 200 triệu), nên năm 2013, TƯ đảng đã ra một chỉ thị đưa xuống cấp dưới yêu cầu tất cả các đơn vị phải tìm ra mọi biểu hiện có vẻ tán đồng "các giá trị phổ quát" của phương Tây - gồm dân chủ lập hiến, xã hội dân sự, tự do báo chí và kinh tế tân tự do… để siết chặt sự kiểm soát cán bộ, đảng viên hơn nữa. Khi phân tích tất cả những điều nói trên, các nhà nghiên cứu khẳng định rằng sự sụp đổ của Trung Cộng đang đến gần, và theo dự đoán của nhiều người, sự sụp đổ đó sẽ không nhẹ nhàng, êm dịu mà có thể là dữ dội, hung bạo. Không ai biết khi nào sẽ xảy ra, nhưng hiện đã có tất cả những dấu hiệu cho thấy những “quả bom nổ chậm” sẽ bùng lên.
Còn về ĐCSVN, đã từ lâu các đảng viên và nhất là đám cán bộ càng cao càng không có lý tưởng gì hết, ngoài “lý tưởng” bám lấy quyền lực để cướp đoạt tài sản, ruộng vườn, nặn bóp nhân dân. ĐCS ngày nay đã trở thành một đảng-nhà nước-mafia chính hiệu, nói rõ hơn là một băng đảng cướp. Nó đang lâm vào một cuộc khủng hoảng trầm trọng về mọi mặt, từ tư tưởng, niềm tin, đến đường lối, chính sách và cán bộ... Nhưng nguy cơ nghiêm trọng nhất đối với ĐCS là quần chúng nhân dân ta không còn ai tin băng đảng đó nữa, bề ngoài người ta bắt buộc phải giả vờ tung hô, nhưng khi có cơ hội thì người dân sẽ cho toàn ĐCS “xuống hố cả nút”. Khi bọn bành trướng Đại Hán sắp bị nhân dân Trung Quốc quật đổ, thì lực lượng yêu nước và dân chủ của ta sẽ tăng trưởng vô cùng nhanh chóng, trong lúc đó tập đoàn thống trị CSVN mất chỗ dựa cuối cùng là TC thì sẽ càng lao đao, rối loạn…
Tất nhiên, lúc đó chúng sẽ cố tìm cách ve vãn để bám Mỹ hòng cứu chế độ của chúng. Nhưng khi TC sắp/đã sụp đổ thì chắc gì Mỹ sẽ còn cần đến CSVN nữa, mà rất có thể Mỹ sẽ thấy cần thiết giúp cho lực lượng dân chủ VN đang lên, vì một nước VN thật sự dân chủ sẽ là một đồng minh chắc chắn và lâu dài cho HK trong tương lai. Đây sẽ là cơ hội tuyệt vời cho phong trào yêu nước và dân chủ nước ta! Những người dân Việt Nam yêu nước, bao năm đau đáu lo cho số phận của Tổ Quốc và Dân Tộc, thiết tha mong mỏi tự do, dân chủ phải biết chuẩn bị sẵn sàng mà chủ động, dũng cảm chớp lấy thời cơ ngàn năm có một để giành thắng lợi cho công cuộc giải phóng Tổ Quốc và Dân Tộc khỏi cái họa CS độc tài toàn trị này. Xin hãy cảnh giác! Đừng hy vọng gì ở cái gọi là “nhóm cấp tiến” trong ĐCSVN cả! Đã bao thập niên nay chẳng thấy tăm hơi cái “nhóm” đó ở đâu cả! Còn khi thời cơ đến, những kẻ tự xưng là “nhóm cấp tiến” trong ĐCSVN sẽ chỉ là những tên cơ hội CS muốn nhân dịp thuận lợi “nẫng tay trên” thành quả đấu tranh hơn bảy thập niên của các chiến sĩ yêu nước trước đây và các chiến sĩ dân chủ ngày nay ở nước ta để tiếp tục thống trị Tổ Quốc Việt Nam.
Cần chủ động chuẩn bị đón thời cơ
Thời cơ bao giờ cũng đến rất bất ngờ, những người lãnh đạo phong trào cần chuẩn bị tinh thần, trí tuệ để tiên đoán tình hình có thể sẽ diễn biến ra sao và suy tính trước cách ứng xử của những người dân chủ phải như thế nào… Nên nhớ rằng khi thời cơ đến, việc xóa bỏ chế độ độc tài toàn trị tuy có những khó khăn nhất định, nhưng những người dân chủ vẫn có thể dễ dàng vượt qua được. Tuy nhiên, cái khó khăn cực kỳ lớn lao trước mắt những người dân chủ là việc xây dựng lại Đất Nước trên nền tảng dân chủ sau hơn 70 năm bị ĐCSVN tàn phá nặng nề về mọi mặt, từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài đều nát bét, ung thối, hư hỏng, trong lúc lòng dân còn ly tán, đạo đức trong xã hội còn sa đọa, sự phá hoại của những kẻ bị mất quyền lợi vẫn còn ngấm ngầm, v.v…
Ngay cái việc giữ gìn trật tự, an ninh, kiềm chế lòng căm hờn của người dân đối với những kẻ ác ôn dưới chế độ CS để tránh những vụ trả thù đẫm máu, những vụ tự động “xử án”, những vụ cướp của, hôi của phi pháp… cũng không đơn giản tí nào. Đó là chưa nói đến những thế lực “phục thù” cực đoan từ đâu đấy trở về gây rối loạn, trong lúc những người dân chủ trong và ngoài nước cần tập trung toàn bộ sức lực vào việc kiến tạo từ đầu một chế độ mới về mọi mặt: chính trị, kinh tế, tài chính, an ninh, quốc phòng, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v…
Tất cả những khó khăn đó đòi hỏi những người dân chủ một sự sáng suốt cao độ, một bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, khôn khéo, cương quyết và bao dung, không để lòng thù hận và thói ích kỷ làm mờ tối cái tâm của mình, biết dẹp bỏ đầu óc phe phái, cục bộ, biết hòa giải, hòa hợp dân tộc, biết đoàn kết toàn dân VÌ LỢI ÍCH TỔ QUỐC TRÊN HẾT, biết tận dụng tài trí của mọi chuyên gia Việt Nam trong và ngoài nước (kể cả những chuyên gia đã từng phục vụ cho CS nay thành tâm muốn phục vụ cho chế độ dân chủ) để cùng nhau xây dựng lại nước nhà. Phải vận dụng được SỨC LỰC VÀ TRÍ TUỆ TẬP THỂ CỦA TOÀN DÂN, chúng ta mới có thể vượt qua được khó khăn lớn lao này. Cố nhiên, Công Lý đòi hỏi phải trừng trị nghiêm minh những kẻ đã từng gây tội ác nặng nề đối với Tổ Quốc và đồng bào, nhưng mọi việc đó phải làm theo đúng luật pháp với tinh thần công minh và không vướng chút lòng hận thù hay ý muốn trả thù nào. Người viết đã từng chứng kiến sự sụp đổ của Liên Xô quá đột ngột, không ai lường trước được, nên những người lãnh đạo phong trào dân chủ lúng túng, bối rối, rất khó tránh những sai lầm có hậu quả xấu. Đó là một bài học đáng nhớ cho chúng ta.
Cần giải tỏa một ngộ nhận
Theo chúng tôi nghĩ, trước mắt cần phải giải tỏa một ngộ nhận. Một số trí thức, nhân sĩ - thường là những người trước đây từng có vai vế trong bộ máy cầm quyền CS - có ý muốn đổi mới thật sự, có ước vọng cải cách chế độ, nhưng lại cho rằng phải dựa vào ĐCSVN, đề nghị ban lãnh đạo đảng đổi mới về chính trị thì mới hy vọng thành tựu được, vì họ lập luận: “thực ra, ngày nay ngoài ĐCSVN, không có tổ chức nào có thể làm được việc đó”. Mới đây, một nhà trí thức có tên tuổi cũng đã tuyên bố trên đài BBC đại ý như vậy.
Người viết nghĩ rằng đó là một ngộ nhận nguy hiểm. Chúng ta cần thấy rõ rằng tập đoàn thống trị ĐCSVN không những không yêu nước mà trái lại bán rẻ Tổ Quốc, không những không dân chủ, tự do mà chống lại dân chủ, tự do để cố duy trì chế độ độc tài toàn trị của chúng. Thế mà quý vị lại hy vọng vào cái ban lãnh đạo CSVN bảo thủ, giáo điều này sẽ thực hiện những đề nghị, kiến nghị, những cầu xin dân chủ hóa của quý vị thì chắc chắn là quý vị sẽ thất vọng, và phong trào dân chủ sẽ bỏ quý vị tụt lại đằng sau xa. Người viết tin chắc rằng nhiều nhà trí thức trong nước có ý kiến khác hẳn với quý vị. Cái nhìn của quý vị là “tĩnh”, không phải “động”, cái nhìn đó chỉ dẫn đến cái thuyết “cứ để cho ĐCSVN muôn năm trường trị Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam!” Lẽ nào quý vị lại muốn thế chăng?!
Mọi người đều biết, cha ông ta thường nói: “Thời thế tạo anh hùng”. Nghĩa là trong đấu tranh sẽ xuất hiện người lãnh đạo giỏi. Và một khi phong trào nổi lên, nhất là khi nhân dân ta sắp/đã giành được thắng lợi sẽ không thiếu nhân tài xuất hiện cả trong nước lẫn ngoài nước, có đầy đủ trí tuệ và đức hạnh, có nhiều khả năng để điều hành việc nước hơn đứt cái băng đảng mafia lú lẫn, giáo điều, bảo thủ, tham nhũng hiện nay. Những đảng chính trị thật sự yêu nước, thương dân cũng từ những nhân tài đó mọc Chỉ có một điều rất quan trọng là dân mình phải biết tự hòa giải, hòa hợp với nhau, biết đoàn kết, gắn bó nhau lại thành một khối vững chắc thì Dân Tộc Việt Nam nhất định sẽ giành được thắng lợi cuối cùng, bảo vệ được nền độc lập, thiết lập được chế độ dân chủ đích thực, đa nguyên, đa đảng, đem lại công bằng xã hội và cuộc sống tự do, hạnh phúc cho người dân./.
Ngày 27/7/2015
(*) “Đường ta ta cứ đi…” – xin mượn lời một bài hát phổ biến hồi kháng chiến chống Pháp để làm tít cho bài
Bảo tàng: 11.277 tỉ và… người dân lầm than cơ cực
Trên trang tin điện tử Tuổi Trẻ, tờ báo có số phát hành nhiều nhất nước ngày 27/07/2015 đăng cùng lúc 2 bài viết mà chắc người Việt Nam nào ai đọc qua củng phải xót lòng phẫn nộ bức xúc rồi... ngậm ngùi.
Miền Tây người dân điêu đứng vì biến đổi khí hậu (Tuổi Trẻ Online 27/07/2015) - Trích: "Những thay đổi chưa từng có trong lịch sử miền Tây đã từng được các nhà khoa học cảnh báo bây giờ nó đang đến làm người dân điêu đứng.
Những ngày cuối tháng 7 này, dù đã vào mùa mưa nhưng ở nhiều vùng ngọt hóa tại ĐBSCL bất ngờ tràn ngập nước mặn, đẩy cuộc sống nhiều hộ dân đồng bằng nơi đây vào hoàn cảnh điêu đứng trở tay không kịp."
Sóc Trăng: "Nhà báo nếm thử coi, nước gì mà đắng chát. Đời thuở giờ tui mới thấy nước gì mà lạ quá” - bà Võ Thị Dung (ấp Phương An 2, xã Hưng Phú, huyện Mỹ Tú, Sóc Trăng) nhăn nhó. Cạnh bên là ông Võ Văn Đẹp (chồng bà Dung) rầu rĩ như khóc vớt từ bè cá lên từng rổ cá lóc đang nuôi, chết phơi bụng."
Kiên Giang: Thường lệ mọi năm, tháng 7 vụ lúa hè thu đã trổ đòng đòng, nhưng năm nay ven bờ hai con sông Cái Bé và Cái Lớn thuộc hai huyện Châu Thành và An Biên là những cánh đồng trống trơ đỏ quạch một màu phèn, nước trong ruộng nhiễm mặn nên nông dân không thể sạ lúa đành bỏ ruộng không.
Dưới chân cầu Cái Bé, ông Tui (46 tuổi, ngụ ấp An Phước, xã Bình An, Châu Thành) đứng thẫn thờ buồn bã nhìn dòng nước mặn dưới con kênh Xả Xiêm rồi lủi thủi trở về nhà.
Ông Tui cho biết ba năm trở lại đây, thời gian nước ngọt đổ về ngày càng xa dần. Mọi năm giờ này lúa hè thu cứng cây trĩu hạt hơn tháng nữa là có thể thu hoạch, nhưng năm nay đến giờ vẫn chưa sạ chưa cấy được hột lúa nào xuống ruộng nên chắc phải chờ tới vụ đông xuân. Vậy là coi như mất trắng một vụ lúa, mà nông dân nghèo mất trắng một vụ coi như ăn cháo ròng ba tháng mà…. có cháo húp đã là may.
Ông Tui cho hay do mấy năm nay thời tiết thất thường nên hai cha con ông phải “chạy mặn”, dẫn nhau đi làm thuê lao công cầu đường ở Phú Quốc. Cách đây hơn một tháng, ông Tui xin nghỉ phép năm ngày về nhà sạ lúa. Nhưng chờ đến nay nửa tháng mòn mỏi, trong nhà thì gần hết gạo ăn mà nước ngọt, mưa, vẫn chưa về ruộng.
Ven quốc lộ 63, chị Thị Chơn (31 tuổi, ngụ ấp An Thới, xã Bình An) cũng trong tình cảnh tương tự. Chồng chị Chơn không chờ được nước ngọt đã bỏ nhà bỏ ruộng đi làm thợ hồ để kiếm cái ăn.
Dọc con đường mấy cây số dẫn về trung tâm ấp An Thới nối tiếp nhau những dãy nhà đóng cửa im lìm vì vắng chủ (đã tha phương cầu thực), phía sau là toàn bộ cánh đồng dậy phèn chờ nước ngọt rữa mặn nối đuôi nhau chạy dài hút tầm mắt. Những cánh đồng bao la ven tuyến kênh Rạch Giá - Long Xuyên thuộc địa phận Rạch Giá cũng chung số phận bỏ không vì bị thiếu nước ngọt, nhiễm mặn” .(hết trích)
Không phải chỉ là cá thể một vài hộ mà từng vùng lớn dân sinh nông nghiệp đồng bằng miền Nam đang đối diện với lầm than cơ cực do thiên tai khắc nghiệt như vậy nhưng tại “Triều Đình” CSVN cổng thông tin điện tử chính phủ cho biết Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải vừa giao Bộ Xây dựng làm việc với các Bộ Kế hoạch đầu tư và Bộ Tài chính lập kế hoạch sắp xếp vốn đầu tư cho dự án xây dựng “Bảo tàng Lịch sử quốc gia” trong năm 2015.
Bộ Tài chính phối hợp hướng dẫn Bộ Xây dựng lập kế hoạch vốn bảo đảm khả thi, tổng mức đầu tư lên đến 11.277 tỉ đồng (khoảng 600 triệu USD) chưa bao gồm chi phí dự án thành phần đầu tư xây dựng nội dung và hình thức trưng bày. (Tuổi Trẻ Online)
11.277 tỉ đồng (600 triệu USD) cho bảo tàng lớn nhất Việt Nam?
“Nhà Nước Đảng ta” thích mu hình.
Bảo tàng lịch sử nằm tênh hênh
Một khe, hai mép, lông lún phún
Hé mồm đòi nửa tỷ “đô xanh”
(Tức cảnh sinh tình: Bảo tàng Lịch sử quốc gia)
Tại Hà Nội - Không chỉ riêng ông Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải mà luôn cả bộ sậu “nhà nước và đảng ta” không thể không biết đến cái Bảo tàng Hà Nội, công trình kỉ niệm chào mừng 1.000 năm Thăng Long đã xây dựng trước đây 4 năm (2010) trị giá 2.300 tỉ đồng (100 triệu USD).
Bảo tàng Hà Nội - công trình kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long dt: 54.000 m2, cao 30,7 m. Được thiết kế kiểu xoáy trôn ốc gồm 4 tầng nổi và 2 tầng hầm; diện tích xây dựng xấp xỉ 12.000 m2, dt; sàn 30.000 m2 (kể cả tầng hầm và tầng mái - “ngốn” 2.300 tỉ đồng (100 triệu USD).
Thế nhưng trên chính trang Web của Bảo tàng Lịch sử quốc gia này người dân cả nước đọc thấy nội dung như vầy: (1)
“Bảo tàng Hà Nội được Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc gọi tên là: Một “điển hình” của sự lãng phí, trong cuộc trả lời phỏng vấn về kế hoạch cắt giảm đầu tư công mới đây.
Quả thực, ai một lần ghé thăm bảo tàng này hẳn cũng hết sức bức xúc vì cả một khối nhà tiêu tốn 2300 tỷ đồng hình như nó chỉ có công dụng chào mừng ngày “đại lễ” còn giờ đây gần như bỏ không, ngoài cửa hàng bán nước giải khát, và đồ lặt vặt lưu niệm thì tất cả không gian trưng bày ở các tầng đều lèo tèo hoặc trống trơn nếu có thì lác đác vài cổ vật nghèo nàn nhìn hiu hắt đến nao lòng, khách tham quan thưa thớt vắng lặng như “chùa bà Đanh”. Hàng tháng nơi đây chỉ có lẽ tẻ vài đoàn học sinh về tham quan theo chương trình của nhà trường, còn người dân hay du khách nước ngoài thì đợi “mỏi mắt” mới chỉ có một vài người, đặc biệt cả mặt sàn tầng 4 rộng mênh mông thường xuyên không một bóng người vì là tầng cao nhất khách đi lên sợ mỏi chân mà không có gì để xem. Hiện nay Bảo tàng vẫn đang mở cửa không thu phí, với tình hình nêu trên, nếu bán vé không biết rồi mỗi ngày “siêu công trình” 100 triệu đô này sẽ thu hút được mấy người vào xem?
Đầu năm 2012, người dân thủ đô còn giật mình, về quy mô vốn đầu tư (100 triệu đôla) có thể nói Bảo tàng Hà Nội sánh ngang các bảo tàng lớn trên thế giới nhưng mới khánh thành có 2 năm (2010) hiện nay bị xuống cấp trầm trọng. Cụ thể là không ít hạng mục của Bảo tàng này bị bong tróc, thấm dột khiến công trình phải nhiều lần tạm đóng cửa để sửa chữa”. (Thanh Niên Online).
Kèm theo trang tin là người dân bình luận: Chẳng lẽ, Nhà nước bỏ hơn hai nghìn tỷ đồng chỉ để làm cửa hàng bán đồ lưu niệm, café giải khát và quảng cáo bán đồ giả cổ thôi sao…?”, bác Nguyễn Bá Tòng, ở quận Hà Đông, TP.Hà Nội, nói - Cùng quan điểm với bác Tòng, anh Hoàng Viết Tuấn ở tỉnh Hưng Yên bức xúc: “Tôi vào bảo tàng này chỉ để thỏa trí tò mò về cái công trình hai nghìn tỉ thôi chứ trong bảo tàng có cái gì đáng xem đâu mà tham quan. Nếu như số tiền trên được đầu từ vào ngành y tế hay giáo dục thì tốt biết mấy mang lại hiệu quả thực tiễn hơn cho thế hệ con cháu tương lai”. (http://baophapluat.vn)
2.300 tỉ cho Bảo Tàng trưng bày “gió” lãng phí như thế - Ấy vậy mà giờ đây “nhà nước đảng ta” cụ thể là ông Hoàng Trung Hải lại bật đèn xanh một công trình Bảo Tàng khác “Siêu-của siêu hiện đại” với giá 11.277 tỉ đồng (khoảng 600 triệu USD)!?. Trong khi một vùng lớn dân cư nông nghiệp đồng bằng miền Nam đang đối diện với lầm than cơ cực do thiên tai khắc nghiệt (nói trên) mà ông lại là Phó Thủ Tướng/Đại Biểu Quốc Hội “đặc trách phòng chống lụt bão thiên tai”!?.
Mà đâu phải là Việt Nam chưa có những Bảo Tàng đồ sộ hoành tráng? Ngoài Bảo Tàng Hà Nội 2.300 tỷ mới toanh nhưng “bỏ trống” xuống cấp chẳng ai thèm viếng nói trên thì TP/HCM còn đó một Bảo Tàng xứng tầm thiên hạ: "Dinh Gia Long” của Sài Gòn cũ chưa xử dụng đúng và đủ công năng, hàng ngày gần như là không có ai viếng thăm, thỉnh thoảng vài cặp cô dâu chú rể đám cưới vào mua vé để... chụp hình.
Đề cập đến điều này chúng ta củng nên lướt qua vài Bảo Tàng quốc gia của các nước láng giềng giàu có hơn Việt Nam…
Xây dựng từ 1887, bảo tàng Quốc gia Singapore có lịch sử lâu đời lớn nhất nước với diện tích lên đến 18.400m2. (Nhỏ hơn dt bảo tàng Dinh Gia Long VN) Chính sự hòa hợp cũ & mới (cổ điển Anh và hiện đại Singapore) cùng những cuộc trưng bày về nghệ thuật đương đại đã níu chân rất nhiều du khách.
Bảo tàng quốc gia Philipines một nước lấy Thiên Chúa là quốc giáo - Tòa nhà khiêm tốn lưu giữ nét hoài cổ nằm ngay trung tâm thủ đô Manila.
Bảo tàng quốc gia Malaysia xây dựng theo kiểu cung điện đậm chất cổ kính hồi giáo uy nghi mẫu mực.
Bảo tàng Hoàng gia Thái Lan Anandra Samakhom được xây dựng từ năm 1782 là niềm tự hào của người dân Thái.
Bảo tàng quốc gia Indonesia ở trung tâm thủ đô Jakarta. (Tổng quan y hệt như là bản sao “Dinh Gia Long” Bảo tàng TP/HCM/Việt Nam hiện nay, nhưng Bảo tàng quốc gia Indonesia không đẹp bằng)
“Dinh Gia Long” Bảo Tàng TP/HCM hiện nay. Kiến trúc hoành tráng bậc nhất Sài Gòn và Đông Dương (theo nhiều đánh giá, nó xứng tầm cho vị trí là Bảo Tàng của Quốc Gia Việt Nam)
Còn đây là cái “cái mu hình” Bảo Tàng VN hiện đại: 11. 277 tỉ đồng Chúng ta hãy so nét thẩm mỹ của cái “mu” này với Dinh Gia Long (ảnh trên và dưới) củng như 5 bảo tàng của các quốc gia láng giềng (ở trên).
“Dinh Gia Long” Kiến trúc hoành tráng bậc nhất Sài Gòn và Đông Dương thời thuộc địa.
Tọa lạc tại số 65 Lý Tự Trọng TP HCM, tòa nhà Bảo tàng trước 1975 có tên gọi là Dinh Gia Long Tọa lạc trên một khu đất rộng gần 20.000m2 (2 ha) - là một trong những siêu dinh thự cổ nổi tiếng bậc nhất Sài Gòn và Đông Dương thời thuộc địa. Ngày 12 tháng 8 năm 1978, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã quyết định sử dụng tòa nhà này làm Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh, đến ngày 13 tháng 12 năm 1999 thì đổi tên thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như hiện nay. Nhưng hàng ngày khách viếng trung bình chỉ đếm trên đầu ngón tay? Bởi nó quá nghèo nàn về chất và lượng hiện vật trưng bày.
Nội thất Dinh Gia Long cực đẹp là phối cảnh cho nhiều bộ ảnh cưới.
Tòa nhà được xây dựng trong 5 năm, khởi công 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux. (Cựu TT/ Ngô Đình Diệm đã sống tại siêu dinh thự này từ cuối tháng 2/1962 cho đến ngày bị đảo chính tháng 11/1963). Hiện nay là Nhà Bảo Tàng, vẫn hay cho thuê chụp ảnh cưới vì sự đồ sộ bên ngoài và đường nét lộng lẫy nội thất bên trong của nó.
Nếu đem hình dáng cái “Mu Hình” Bảo Tàng dự toán 11. 277 tỉ đồng (600 triệu đô) của “nhà nước đảng ta” mà so sánh với hình dáng 5 bảo tàng của 5 quốc gia láng giềng với Việt Nam (nói trên) thì chắc rằng ai củng sẽ đồng ý là cái “Mu Hình” Bảo Tàng lịch sử VN nó lạc lõng, hợm hĩnh kỳ quặc đến tội nghiệp, một cái mu trần truồng chẳng mang lấy một cái nét chấm phá nào gọi là “đẹp cổ kính” đặc trưng vốn có ở các nhà bảo tàng lịch sử.
Người ta tự hỏi: Tại sao không sử dụng con số lẽ 277 tỷ đồng của con số dự toán 11.277 tỉ để mở rộng xây dựng thêm công trình phía sau Dinh Gia Long (Bảo Tàng TP/HCM) nếu muốn rộng hơn, và dùng tòa “siêu dinh thự” này làm Bảo Tàng Quốc Gia? Để tiết kiệm 11.000 tỷ còn lại chi cho các công trình thủy lợi trợ giúp nông dân đang bị thiên tai “đất nhiễm mặn” như nói trên (chẳng hạn) Khi mà Bảo Tàng Hà Nội 2300 tỷ “điển hình” của sự lãng phí đang nằm “hóng gió” chờ xuống cấp tại thủ đô?
Hay là “nhà nước, đảng ta” khoái lắm cái “Mu Hình” hiện đại: Một khe, hai mép, lông lún phún – và thích luôn nó: Hé mồm đòi nửa tỷ “đô xanh”!?
Lúc nào thì cánh cửa cơ hội xây dựng Đất Nước sẽ mở ra và khép lại?
Ngọc Ẩn (Danlambao) - Khi nói đến phát triển kinh tế, giáo dục, hệ thống chính phủ, y khoa, luật khoa, điện toán, điện tử thì yếu tố con người là quan trọng nhất. Nếu thiếu những người tài giỏi lãnh đạo và làm việc trong guồng máy thì không thể thực hiện hoàn chỉnh những dự án. Khi nói đến cơ hội thì thời điểm thích hợp để hành động cực kỳ quan trọng. Tại sao có người mua bán chứng khoán làm giàu to và cũng có người sạt nghiệp vì chứng khoán? Tại sao có những người trở thành tỷ phú nhờ buôn bán địa ốc và có những người trắng tay cũng vì địa ốc? Thành công hay thất bại tùy thuộc rất lớn vào mốc thời gian của hành động và phương cách hành động.
Chúng ta đặt câu hỏi, bao giờ thì cơ hội xây dựng đất nước VN được mở ra? Câu trả lời là từ năm 2015 và tiếp tục 10 năm kế, sau đó là chu kỳ sẽ từ từ khép lại. Việt Nam sẽ phát triển rất nhanh trong tất cả các nghành nghề nếu các nhà lãnh đạo tại VN biết nắm lấy cơ hội. Quý vị nên nhớ là thành công hay thất bại, yếu tố chính là hành động đúng thời điểm, cơ hội này chỉ đến một lần.
Số người Việt tỵ nạn tuổi từ 15-30 trong những năm 1975-1985 họ đã học hàng chục năm và hơn 30 năm thực hành những kỹ nghệ và kỹ thuật tiên tiến trong các hãng xưởng, cơ quan chính quyền của Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Anh Quốc. Họ biết rất rõ cách sử dụng các dụng cụ y khoa tân tiến, những máy móc chế tạo sản phẩm plastics, cao su, mạch điện tử, biết thiết kế các mạch điện tử, biết cách sử dụng vật liệu kim loại, plastics, cao su cho từng ứng dụng, biết thiết lập hệ thống sản xuất. Về luật pháp thì các luật sư đã học luật pháp của những quốc gia có nền pháp trị bền vững. Về giáo dục thì họ đã hấp thụ và thực hành phương pháp giáo dục có hiệu quả. Họ là những người thầy đã từng dạy học ở các trường học tại Pháp, Đức, Hoa Kỳ v.v... Về kỹ thuật cao thì các kỹ sư người Việt có mặt hầu như mọi ngành nghề từ cơ khí, plastics, cao su, điện tử, điện toán, dụng cụ y khoa, vũ khí, phi cơ Boeing. Về y khoa thì các bác sĩ người Việt làm việc trong các chuyên khoa tim, thần kinh, gan, dạ dày, ruột, phổi, thận, xương. Về hệ thống công quyền thì người Việt đã là những vị Dân Biểu trong quốc hội, Thị Trưởng, Nghị Viên thành phố. Tất cả họ gộp lại là một kho tàng kiến thức và kinh nghiệm vĩ đại. Quan trọng nhất là họ còn nói được tiếng Việt để truyền bá lại cho tuổi trẻ ở Việt Nam và họ vẫn còn tinh thần Việt Nam và mong muốn giúp đỡ xây dựng lại Việt Nam không cộng sản. Ngoài kiến thức và kinh nghiệm họ còn là một nguồn vốn đầu tư khổng lồ giúp tạo công ăn việc làm cho hàng chục triệu người. Sau bao năm học tập và làm lụng thì số người tỵ nạn trong thời gian 1975-1985 đang về hưu và có thời gian trở về xây dựng lại đất nước không cộng sản. Khi thế hệ tỵ nạn trong thời gian 1975- 1985 đã già nua thì cánh cửa cơ hội sẽ khép lại. Những người Việt Nam sinh ra và lớn lên ở ngoại quốc thì đa số không còn xem VN là quê hương, cộng thêm ngôn ngữ bất đồng sẽ khiến họ không còn sự thôi thúc trở về.
Việt kiều tỵ nạn cộng sản cho đến nay có lẽ chưa có đến 0.10% trở về VN đầu tư. Vì sao đảng CSVN hoàn toàn thất bại trong việc mời gọi kho tàng kiến thức, kinh nghiệm cùng nguồn vốn khổng lồ của những trí thức Việt kiều? Câu trả lời thì có hàng ngày trên các trang Facebook, Dân Làm Báo, đài TV như SBTN, và vài chục radio broad casting networks, và cả những tờ báo lề phải. Những thứ mà Việt kiều ghét nhất là đàn áp, bỏ tù người bất đồng chính kiến. Việt kiều tỵ nạn cộng sản thì 99% là bất đồng chính kiến với cộng sản. Những nhà bất đồng chính kiến trong nước đòi tự do dân chủ thì bị CS bỏ tù. Việt kiều khi về nước cũng đòi những thứ đó mà vẫn chưa có thì về làm gì? Cái ghét thứ hai là cứ kêu gọi toàn dân tiến lên XHCN. Việt kiều dư biết XHCN là một xã hội nơi đó đảng CSVN bắt dân hy sinh, cống nạp mọi thứ đang có cho đảng, để đảng mò mẫm, tìm đến một xã hội không bao giờ có thật. Chả lẽ Việt kiều mang tiền bạc do công sức từ mấy chục năm về để tiến lên XHCN? Trong khi đó thì các quan chức tham nhũng trong cái XHCN thì lại mang tiền và gửi con sang học ở các nước tư bản chủ nghĩa. Cái ghét thứ ba là "hèn với giặc, ác với dân." Giặc Tàu gọi đảng CSVN là đứa con hoang, đánh đập CSVN và dân Việt Nam thì đảng gọi bọn xâm lược là bạn 16 vàng và 4 tốt. Nhạc sĩ Việt Khang chỉ viết có 1 bài nhạc "Việt Nam Tôi Đâu" chửi Tàu xâm lược thì bị bỏ tù 4 năm. Việt kiều như nhạc sĩ Trúc Hồ trở về thì bị tù mấy năm vậy đảng CSVN? Việt kiều nhìn cảnh công an đánh dân như cơm bữa trên Facebook thì lấy lý do chính đáng gì để về phục vụ, xây dựng và củng cố thêm cho một chế độ thiếu nhân bản như thế? Các ngài lãnh đạo cũng đừng quên là số tiền lẻ mà Việt kiều gửi về 11-13 tỷ dollar hàng năm là do còn ghét cộng sản. Quý vị thử tưởng tượng số tiền sẽ là bao nhiêu tỷ đô khi 80% Việt kiều yêu thương quý vị?
Hy vọng là các ngài lãnh đạo sáng suốt hơn để đừng đánh mất một cơ hội vô giá mà vài trăm năm sau chưa chắc có lại. Đất nước sẽ tiến triển rất nhanh nếu quý vị biết thay đổi, chụp lấy cơ hội từ năm 2015 và 10 năm kế tiếp để xây dựng lại đất nước hùng mạnh và người dân được sống tự do hạnh phúc và bình đẳng. Khi kiến thức và kinh nghiệm đã được truyền bá trong nước VN thì sẽ tiếp nối đến các thế hệ mai sau. Các ngài hãy sửa đổi thì Việt kiều sẽ về mà chẳng cần ai kêu réo làm gì. Việt kiều chắc chắn 100% là không thèm tiến lên XHCN và không hèn với giặc, và rất yêu dân Việt. Nếu quý vị cứ chụp lấy cơ hội cho chính bản thân mình mà quên đi cơ hội cho quê hương và dân tộc thì ngày mất nước đang gần kề và quý vị sẽ chẳng còn gì.
28/7/2015