Theo Người Việt-07-26- 2015 2:15:38 PM
Tạp ghi Huy Phương
Đã có lần bạn là người khách quý đến Honolulu, tại phi trường được một thiếu nữ xinh đẹp tươi tắn, choàng cho một vòng hoa sứ với câu chào Aloha cùng một nụ cười thân thiện. Nhưng không phải du khách nào trên thế giới cũng được sự chào đón như thế!
(Hình minh họa: Suhaimi Abdullah/Getty Images)
Tuần trước, báo chí lại loan tin, những người Việt Nam, đồng bào của chúng ta, từ Sài Gòn đến phi trường Changi, Singapore, bị từ chối nhập cảnh, nói rõ ra là bị đuổi về.
Singapore là một trong 48 quốc gia mà người mang visa Việt Nam vào không cần thị thực, nhưng lần này mặc dù có đầy đủ giấy tờ tùy thân, nhiều hành khách Việt Nam, phần lớn là phụ nữ, vẫn bị nhà chức trách Singapore từ chối cho vào xứ của họ. Những người Việt này bị đối xử như tội phạm, bị đưa vào phòng riêng, kiểm soát chặt chẽ giấy tờ, bị phỏng vấn và bắt tự đếm số tiền mang theo trước mặt nhân viên sân bay. Những người khách này buộc phải trở lại Việt Nam trên các chuyến bay đưa họ đến, hay lưu lại những khách sạn gần phi trường mà hãng hàng không Việt Nam phải đài thọ chi phí.
Lối hành xử này của Singapore cũng na ná như lối đối xử của chính quyền Việt Nam đối với những nhà hoạt động chính trị, nghi ngờ có hoạt động chính trị hay bất đồng chính kiến về Việt Nam lâu nay, mà không hề nói lý do.
Chính quyền Singapore cũng không hề nói lý do họ không cho những người Việt này vào nước họ, nhưng cái lý do này thì những người trong cuộc, hay toàn thể “khúc ruột ngàn dặm” trên khắp thế giới đều biết rõ, đều cảm thấy xấu hổ và đau lòng.
Hãng Jetstar Pacific, một trong hai hãng máy bay rẻ tiền có những đường bay ngắn cho biết, khi hành khách bị nhà chức trách từ chối nhập cảnh Singapore, người đó sẽ phải trả tiền ăn ở, tại sân bay. Phía Singapore thường buộc hãng hàng không phải ứng trước chi phí sau đó sẽ tính lại với hành khách. Chi phí cho mỗi khách bị từ chối nhập cảnh là khoảng hơn $200, chưa kể vé máy bay trở lại Việt Nam. Mỗi tháng, hãng này phải trả khoảng $20,000 cho những hành khách bị từ chối nhập cảnh tại Singapore.
Hãng Vietjet Air có hai chuyến bay Sài Gòn đi Singapore mỗi ngày. Trung bình mỗi tháng có 200 nữ hành khách bị Singapore yêu cầu quay về nước. Như vậy mỗi tháng Vietjet Air phải chi ra phí khoảng $750,000 cho những hành khách này mà không bao giờ đòi lại được tiền.
Phía Việt Nam mong phía Singapore cho họ biết danh sách những người Việt không được nhập cảnh vào Singapore để tiện việc ngăn chận, tránh sự tổn thất như trên, nhưng những người này đâu phải như những người làm chính trị có sổ đen của công an Việt Nam, mà chỉ là những cô gái, một ngày đẹp trời nào đó được rủ rê hay móc nối sang đây để... “đứng đường!” Trên các trang net, và ngay cả một phóng sự trên báo Thanh Niên trong nước, cũng công nhận rằng phần đông những cô gái đến với nghề này là hoàn toàn tự nguyện.
Chuyện không phải bây giờ mà cách đây vài năm Singapore đã loan tin cảnh sát tổng càn quét vào khu mại dâm Việt ở Geylang và Joo Chiat, bắt giữ hàng chục gái mại dâm người Việt lẫn bảo kê. Liên tục trong vòng một tuần, chỉ riêng tại khu Joo Chiat, 52 cô gái Việt đã bị bắt giữ. Các cô trang điểm diêm dúa, ăn mặc hở hang đón xe buýt hoặc xe taxi đến quán karaoke, vô từng bàn khách, ăn uống, rượu bia, lả lơi, ôm ấp, bán dâm tại bàn rượu hoặc đi ngủ đêm với khách, cố moi tiền bằng đủ mọi cách. Dân Singapore cho biết gái mại dâm Việt đã câu kéo khách bằng cách không mặc đồ lót và cho phép khách thoải mái sờ soạng. Sang Singapore là một nghề kiên trì, lần này bị đuổi lần sau lại lên máy bay sang nữa. Một cô gái cho biết cô đến rồi về nhiều lần, mỗi lần ở Singapore kiếm vài nghìn đô la.
Lối cấm cửa phụ nữ Việt Nam ở Singapore rõ ràng là nỗi đau đớn, nhục nhã. Rồi liệu, Bộ Ngoại Giao Việt Nam như lời yêu cầu có dám gửi công hàm đến Singapore để xin làm rõ trắng đen chuyện này không, hay nói ra chỉ thêm mất mặt! Làm người khác mất mặt cũng là một thứ làm nhục nhau. Ngày xưa làm nhục nhau thì kẻ sĩ thách nhau đấu súng hay rút gươm ra khỏi vỏ. Ngày nay, bị nhục thì đành ráng ngậm miệng mà đi.
Thể diện cũng có nghĩa là danh dự, ai làm mình mất thể diện là làm mất danh dự mình.
Nếu danh dự phụ nữ Việt Nam bị coi thường hay chà đạp là danh dự của cả dân tộc cũng bị coi thường. Ai có trách nhiệm trong việc đàn bà con gái Việt Nam bị cấm cửa và cái mặt Việt Nam trong thời gian gần đây, có thể nói xa hơn là dưới chế độ xã hội chủ nghĩa đã bị lấm lem đến mức tồi tệ.
Cái mặt Việt Nam ở Nhật mà đại diện là phi công, tiếp viên hàng không, người mẫu, du học sinh ăn cắp... không kể hết tên.
Cái mặt Việt Nam ở Thụy Điển rồi Anh, mà đại diện là Kiều Trinh, kẻ ăn cắp, đã rao giảng văn hóa trên truyền hình nhà nước, con cán bộ Trung Ương Đảng, đã được Bộ Y Tế Việt Nam chứng nhận là tâm thần và Tòa Đại Sứ Việt Nam can thiệp.
Cái mặt Việt Nam ở Phi Châu mà đại diện là nhân viên ngoại giao Vũ Mộc Anh, bí thư thứ nhất của Đại Sứ Quán Việt Nam tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác.
Cái mặt Việt Nam ở Thụy Sĩ, ở Thái Lan mà đại diện là du khách ăn cắp.
Cái mặt Việt Nam ở Đài Loan mà đại diện là công nhân “xuất khẩu” ăn trộm chó làm thịt.
Cái mặt Việt Nam ở Nhật mà người Việt trộm dê làm thịt.
Cái mặt Việt Nam ở Malaysia: Khám phá một lần mà tống xuất 150 phụ nữ mại dâm về nước.
Cái mặt Việt Nam ở Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đông Đức với những nhóm băng đảng, buôn người có các tòa đại sứ Việt Cộng... chống lưng.
Chuyện mất mặt, bẽ mặt, xấu mặt hay mất thể diện thì cũng một nghĩa.
Hãnh diện thì ngẩng mặt, xấu hổ thì cúi mặt, vuốt mặt, quay mặt, giấu mặt đi.
Cái mặt chai lì, tê cứng, không biết xấu hổ, vô cảm là cái mặt mo, mặt mẹt, mặt trơ.
Những cái mặt... Việt Nam nên che đi là những cái mặt của Đặng Xuân Hợp, Vũ Mộc Anh, Kiều Trinh, vì họ đại diện cho chính quyền Việt Nam. Cái mặt đáng thương những người phụ nữ vì xấu hổ cũng phải che đi, tủi thân vì số kiếp phụ nữ Việt Nam, nhưng quả đáng thương hơn những đảng viên luôn luôn trơ mặt làm liều.
Quá đẹp là cái tên Việt Nam, hôm nay vang lừng khắp bốn biển năm châu.
Cờ đỏ sao vàng được minh họa cho hai chữ “ăn cắp.” (*)
Tiếng Việt được dùng để viết những thông báo răn đe người Việt chớ... ăn cắp.
Ai đã sáng tác ra cái câu nói dối trá, “Tôi mơ ước một buổi sáng thức dậy, thấy mình là người Việt Nam?” sẽ phải ân hận suốt đời.
Phần tôi, mỗi khi soi gương, tôi vẫn nhớ, “Tôi là người Việt Nam!” và cảm thấy thương cho tôi và thù ghét những con người đã làm cho hình ảnh Việt Nam xấu xa đi như hôm nay.
Cám ơn ký giả Xuân Dương ở trong nước với câu viết, “Một người, một gia đình, một dòng họ hay một dân tộc, khi sự xấu hổ bị đánh cắp thì không còn gì để mất!”
(*) Xem bài “Đẹp sao là lá cờ đỏ sao vàng” của Bùi Bảo Trúc.
Sunday, July 26, 2015
Khi báo chí chỉ là công cụ của nhà cầm quyền
Songchi — 07/26/2015 - 16:48
Giữa muôn vàn tin tức, sự kiện tiêu cực có, tích cực có (mà phần lớn là tiêu cực) xảy ra trong đời sống xã hội VN thời gian gần đây, thông tin về tinh trạng sức khỏe của ông Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là một trong những thông tin khiến người Việt trong và ngoài nước hết sức quan tâm.
Sau hơn một tháng “biến mất” một cách bí ẩn mặc cho mọi lời đồn đoán, đến ngày hôm qua, 25.7, ông Đại tướng được báo chí VN loan tin đã về đến Hà Nội từ Paris sau chuyến đi điều trị bệnh tại Pháp. Dù báo chí đã đưa tin, và báo Tuổi Trẻ còn có được một tấm hình quý hiếm chụp từ xa hình dáng một nhân vật trông hao hao ông Phùng Quang Thanh tại sân bay Nội Bài, nhưng không vì thế mà dư luận bớt nghi ngờ. Bởi nếu thực sự ông Phùng Quang Thanh còn sống và khỏe mạnh, chỉ cần một động tác đơn giản là để báo chí chụp cận mặt ông ấy hoặc để cho ông ấy xuất hiện ít phút trên truyền hình, nhà cầm quyền cũng không làm được.
Nhưng khác với nhiều người cho rằng dư luận đã thắng thế và nhà cầm quyền hoàn toàn bị động, lúng túng, vụng về trong suốt màn kịch về sự “mất tích và xuất hiện cũng như không” của ông Phùng Quang Thanh, người viết bài này lại nghĩ khác.
Đúng là xung quanh sự việc của ông Đại tướng, báo chí “lề dân” và các trang mạng xã hội tha hồ thoải mái, nhanh nhạy đưa tin, bình luận, săm soi trong lúc báo “lề đảng” bị trói tay, đưa thông tin gì, bao giờ đưa, đưa như thế nào…hoàn toàn phụ thuộc vào sự cho phép của đảng và nhà nước. Và đúng là nhà cầm quyền lúng túng trước cơn bão dư luận, cứ phải biện minh, bào chữa, và hễ đưa ra thông tin gì để bào chữa thì bị dư luận cầm kính lúp soi, vạch ra đủ thứ phi lý, mâu thuẫn, sai sót, khiến người dân càng nghi ngờ thêm. Nhưng cuối cùng đảng và nhà nước cộng sản VN vẫn dắt mũi được dư luận và đạt được mục đích của họ, đó là vẫn không ai biết được thực sự chuyện gì đã xảy ra cho ông Phùng Quang Thanh. Ông có thực sự phải vào bệnh viện Georges Pompidou ở Paris để trị bệnh không, và nếu có thì có đúng là bệnh về phổi, ông còn sống hay đã chết, sinh mạng chính trị của ông sắp tới sẽ ra sao cũng như nguyên nhân thực sự vì sao nhà cầm quyền phải ra sức giấu diếm, che chắn đằng sau câu chuyện này là gì.
Cũng giống như trước kia, với trưởng hợp của ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Trưởng Ban Nội chính Trung ương, phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Cho dù báo chí “lề dân” có phanh phui được việc ông Nguyễn Bá Thanh đang điều trị ung thư tại một bệnh viện ở Mỹ, có cả hình, thậm chí còn có thông tin ông bị đầu độc phóng xạ, buộc nhà cầm quyền phải lên tiếng, hay các trang mạng biết trước cả thông tin ông sẽ được đưa về VN ngày giờ nào…Nhưng tóm lại, vẫn không ai được nhìn hay nghe thấy hình, tiếng trực tiếp từ ông Nguyễn Bá Thanh kể từ lúc ông bị bệnh, dù ở nước ngoài hay lúc đã về nước, ông có thực sự chết vì bệnh rối loạn sinh tủy như tin chính thức cho hay, và chết vào ngày giờ nào (vì có người còn đặt nghi vấn trên chiếc máy bay từ Mỹ về có một vật rất giống cái hòm)…
Nghĩa là mặc dù nhà cầm quyền bị động, phải vất vả hết phủ nhận, chối cãi đến biện minh, nhưng cuối cùng, kẻ bị dắt mũi vẫn là nhân dân.
Cũng may mà thời bây giờ có internet, có tai mắt của người dân ở khắp nơi trong và ngoài nước mà đảng “ta” còn dắt mũi được dư luận như vậy, huống gì trước kia khi chưa có internet.
Có thể có những người cho rằng chuyện ông Phùng Quang Thanh còn sống hay đã chết, chết vì lý do gì thì có liên can gì đến ai, thêm hay bớt một quan chức, lại là một ông quan có tiếng thân Tàu thì có gì là quan trọng. Khi cả một hệ thống độc đảng độc tài “hèn với giặc ác với dân” vẫn còn tồn tại thì việc sống hay chết, lên hay xuống của một cá nhân cũng chẳng thay đổi được gì. Có thể nhưng lại cũng không hẳn là thế. Bởi trong tình hình hiện nay, mỗi một biến động xảy ra cho một cá nhân thuộc hàng cao cấp trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN đều cho thấy tình hình nội bộ bên trong đang rối ren như tơ vò, đấu đá lẫn nhau quyết liệt để tranh giành quyền lực cũng như hé lộ những bước đi chập chờn, nghiêng ngả của họ trong sự lựa chọn giữa ngã ba đường quốc tế, có ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước và dân tộc, tức là ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của từng người dân VN.
Quan trọng không kém, người dân cần phải biết rằng mình có quyền được biết sự thật mọi chuyện xảy ra cho đất nước và trong xã hội. Từ nguyên nhân vì sao giá xăng dầu tăng, tiền thuế của nhân dân đóng góp đi đâu, vì sao, cơ chế như thế nào mà một tay quan chức vụ không cao như Giang Kim Đạt (nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty TNHH MTV vận tải Viễn Dương Vinashin, thuộc Tập đoàn Vinashin) mà còn có thể tham nhũng đến gần 19 triệu USD và sẽ bị trừng phạt ra sao…cho đến tình trạng sức khỏe của một vị tướng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng…tât cả đều phải minh bạch. Bởi vì chính nhân dân chứ không phải cái đảng cộng sản mới là chủ nhân thực sự của đất nước này, chính người dân phải đóng thuế nuôi cái bộ máy cầm quyền này.
Sự việc thứ hai, cũng thu hút sự quan tâm của dư luận, là vụ thảm sát khiến 6 người trong một gia đình chết thảm tại Bình Phước. Hai sự việc chẳng liên quan gì đến nhau, và lý do quan tâm của người dân vì vậy cũng hoàn toàn khác nhau, nhưng lại cho thấy những điểm chung mà hệ quả là từ một chế độ độc tài, không có một nền báo chí tự do, dân chủ. Đó là báo chí chỉ được đưa tin theo những gì mà nhà nước cho phép. Trong vụ sức khỏe của Đại tướng Phùng Quang Thanh là nguồn tin từ cấp nhà nước, còn trong vụ án mạng tại Bình Phước là tin tức do công an cung cấp.
Ở các nước tự do, dân chủ trong khi đang điều trị bệnh hoặc tệ nhất, sau khi điều trị xong trở về, một nhân vật cỡ Bộ trưởng Bộ quốc phòng như ông Thanh phải có “nghĩa vụ” xuất hiện trước truyền thông bằng cách này cách khác đề thông báo cho nhân dân an tâm rằng mình vẫn còn sống, vẫn minh mẫn, vẫn có thể tiếp tục làm việc. Còn trong những vụ án, đặc biệt án gây chấn động dư luận như vụ án tại Bình Phước, cảnh sát phải có nghĩa vụ họp báo ngay tức khắc để thông tin chính xác cho báo chí và sau đó thường xuyên cập nhật tin tức, chứ không phải đợi mấy ngày sau mới họp báo rồi còn trách báo chí đưa tin không đúng điểm này điểm kia.
Cả hai sự việc đều cho thấy lòng tin của người dân đối với nhà cầm quyền đã sút giảm một cách nghiêm trọng, trừ một thiểu số vẫn cứ nhà nước nói gì là nghe là tin nấy, bây giờ đối với đa số người VN nhà nước nói gì cũng không tin hoặc chỉ tin một phần nào. Trong câu chuyện về ông Phùng Quang Thanh, người dân hoàn toàn có lý do để nghi ngở bởi mới trước đó không lâu, nhà cầm quyền cũng tìm cách che chắn xung quanh vấn đề sức khỏe của một ông Thanh khác, ông Nguyễn Bá Thanh. Và lần này nhà cầm quyền cũng lại có thái độ loanh quanh dấu đầu hở đuôi, vụng về không khác. Còn trong vụ án Bình Phước, người dân nghi ngờ vì sao phá án quá nhanh, có bị tác động gì từ sức ép của dư luận không, vì sao có quá nhiều điểm còn nghi vấn, vì sao không cho thực nghiệm lại hiện trường… Nhưng lý do trên hết vẫn là vì từ trước tới nay đã có quá nhiều vụ án oan sai, người bị bắt thừa nhận tội ác dù không thực hiện chỉ vì bị nhục hình, bị bức cung.
Sự mất lòng tin này là hậu quả mà nhà cầm quyền xứng đáng nhận lãnh, bởi đã hàng triệu triệu lần dối trá bưng bít, bóp méo sự thật với nhân dân.
Trong một chế độ độc tài, số phận của mọi người dân-từ những thân phận tầm thường như những nghi phạm trong vụ án Bình Phước cho tới một nhân vật chính khách cấp cao như ông Phùng Quang Thanh đều hết sức mong manh. Càng leo cao càng bấp bênh. Đến lúc đảng không cần nữa thì cho sống hay chết, lúc nào mới được chết, cho thân bại danh liệt theo kiểu nào là tùy đảng. Số phận của ông Phùng Quang Thanh và phản ứng của số đông dân chúng trong suốt thời gian qua may ra có thể khiến cho những nhân vật khác trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN phải suy nghĩ, rằng trung với đảng có ngày cũng bị chính các đồng chí của mình hãm hại, mà dân thì oán ghét. Chi bằng trung với dân với nước, khi còn tại vị cố gắng sống cho tử tế, tìm cách thoát khỏi đảng hoặc ít nhất, tìm cách lái đảng đi theo con đường dân chủ hóa, thoát Trung, gần với các nước dân chủ để cứu nước, thì còn được lòng dân. Có dân bên cạnh lo gì không làm được tất cả.
Không phải đợi đến bây giờ, từ những vụ việc như thông tin về tình trạng sức khỏe và sinh mệnh chính trị của Đại tướng Phùng Quang Thanh hay vụ án Bình Phước, mới cho thấy sự cần thiết phải có một nền báo chí tự do dân chủ. Không có một nền báo chí tự do, độc lập, nhà cầm quyền còn dắt mũi người dân dài dài, đảng còn thao túng đất nước dài dài, từ cái thuở xa xưa xung quanh nhân thân, lý lịch, cái chết của ông Hồ Chí Minh cho tới tận bây giờ. Không có báo chí tự do dân chủ, một vụ án hình sự như Bình Phước, khó mà biết được liệu có oan sai hay ít nhất, có bỏ lọt tột phạm, nguyên nhân vụ án có thực là vì ghen tuông cộng với tiền bạc hay có ai đứng đẳng sau thuê giết người vì lý do khác…; cho tới những “nghi án chính trị” như kiểu Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh, có thực là những vụ triệt hạ lẫn nhau bằng đủ mọi cách mờ ám v.v…
Tất nhiên, có một nền báo chí tự do không đủ, phải có một thể chế chính trị đa đảng, tam quyền phân lập để hạn chế quyền lực trong tay một đảng lãnh đạo duy nhất.
Và cuối cùng về phía người dân, bài học nhỏ cho những ai còn một lòng một dạ tin vào nhà cầm quyền, vào hệ thống báo chí của đảng, đó là khi phải sống trong một chế độ độc tài toàn trị ở đó luật pháp hay báo chí đều nằm trong tay nhà cầm quyền, người ta phải tập cách “đọc giữa hai dòng chữ” từ những gì mà nhà nước nói, báo chí của đảng nói, tập phân tích, phán đoán sự việc bằng cái đầu của mình, thay vì cứ nhất nhất tin theo.
songchi's blog
Giữa muôn vàn tin tức, sự kiện tiêu cực có, tích cực có (mà phần lớn là tiêu cực) xảy ra trong đời sống xã hội VN thời gian gần đây, thông tin về tinh trạng sức khỏe của ông Đại tướng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là một trong những thông tin khiến người Việt trong và ngoài nước hết sức quan tâm.
Sau hơn một tháng “biến mất” một cách bí ẩn mặc cho mọi lời đồn đoán, đến ngày hôm qua, 25.7, ông Đại tướng được báo chí VN loan tin đã về đến Hà Nội từ Paris sau chuyến đi điều trị bệnh tại Pháp. Dù báo chí đã đưa tin, và báo Tuổi Trẻ còn có được một tấm hình quý hiếm chụp từ xa hình dáng một nhân vật trông hao hao ông Phùng Quang Thanh tại sân bay Nội Bài, nhưng không vì thế mà dư luận bớt nghi ngờ. Bởi nếu thực sự ông Phùng Quang Thanh còn sống và khỏe mạnh, chỉ cần một động tác đơn giản là để báo chí chụp cận mặt ông ấy hoặc để cho ông ấy xuất hiện ít phút trên truyền hình, nhà cầm quyền cũng không làm được.
Nhưng khác với nhiều người cho rằng dư luận đã thắng thế và nhà cầm quyền hoàn toàn bị động, lúng túng, vụng về trong suốt màn kịch về sự “mất tích và xuất hiện cũng như không” của ông Phùng Quang Thanh, người viết bài này lại nghĩ khác.
Đúng là xung quanh sự việc của ông Đại tướng, báo chí “lề dân” và các trang mạng xã hội tha hồ thoải mái, nhanh nhạy đưa tin, bình luận, săm soi trong lúc báo “lề đảng” bị trói tay, đưa thông tin gì, bao giờ đưa, đưa như thế nào…hoàn toàn phụ thuộc vào sự cho phép của đảng và nhà nước. Và đúng là nhà cầm quyền lúng túng trước cơn bão dư luận, cứ phải biện minh, bào chữa, và hễ đưa ra thông tin gì để bào chữa thì bị dư luận cầm kính lúp soi, vạch ra đủ thứ phi lý, mâu thuẫn, sai sót, khiến người dân càng nghi ngờ thêm. Nhưng cuối cùng đảng và nhà nước cộng sản VN vẫn dắt mũi được dư luận và đạt được mục đích của họ, đó là vẫn không ai biết được thực sự chuyện gì đã xảy ra cho ông Phùng Quang Thanh. Ông có thực sự phải vào bệnh viện Georges Pompidou ở Paris để trị bệnh không, và nếu có thì có đúng là bệnh về phổi, ông còn sống hay đã chết, sinh mạng chính trị của ông sắp tới sẽ ra sao cũng như nguyên nhân thực sự vì sao nhà cầm quyền phải ra sức giấu diếm, che chắn đằng sau câu chuyện này là gì.
Cũng giống như trước kia, với trưởng hợp của ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên Trưởng Ban Nội chính Trung ương, phó trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng. Cho dù báo chí “lề dân” có phanh phui được việc ông Nguyễn Bá Thanh đang điều trị ung thư tại một bệnh viện ở Mỹ, có cả hình, thậm chí còn có thông tin ông bị đầu độc phóng xạ, buộc nhà cầm quyền phải lên tiếng, hay các trang mạng biết trước cả thông tin ông sẽ được đưa về VN ngày giờ nào…Nhưng tóm lại, vẫn không ai được nhìn hay nghe thấy hình, tiếng trực tiếp từ ông Nguyễn Bá Thanh kể từ lúc ông bị bệnh, dù ở nước ngoài hay lúc đã về nước, ông có thực sự chết vì bệnh rối loạn sinh tủy như tin chính thức cho hay, và chết vào ngày giờ nào (vì có người còn đặt nghi vấn trên chiếc máy bay từ Mỹ về có một vật rất giống cái hòm)…
Nghĩa là mặc dù nhà cầm quyền bị động, phải vất vả hết phủ nhận, chối cãi đến biện minh, nhưng cuối cùng, kẻ bị dắt mũi vẫn là nhân dân.
Cũng may mà thời bây giờ có internet, có tai mắt của người dân ở khắp nơi trong và ngoài nước mà đảng “ta” còn dắt mũi được dư luận như vậy, huống gì trước kia khi chưa có internet.
Có thể có những người cho rằng chuyện ông Phùng Quang Thanh còn sống hay đã chết, chết vì lý do gì thì có liên can gì đến ai, thêm hay bớt một quan chức, lại là một ông quan có tiếng thân Tàu thì có gì là quan trọng. Khi cả một hệ thống độc đảng độc tài “hèn với giặc ác với dân” vẫn còn tồn tại thì việc sống hay chết, lên hay xuống của một cá nhân cũng chẳng thay đổi được gì. Có thể nhưng lại cũng không hẳn là thế. Bởi trong tình hình hiện nay, mỗi một biến động xảy ra cho một cá nhân thuộc hàng cao cấp trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN đều cho thấy tình hình nội bộ bên trong đang rối ren như tơ vò, đấu đá lẫn nhau quyết liệt để tranh giành quyền lực cũng như hé lộ những bước đi chập chờn, nghiêng ngả của họ trong sự lựa chọn giữa ngã ba đường quốc tế, có ảnh hưởng đến vận mệnh đất nước và dân tộc, tức là ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của từng người dân VN.
Quan trọng không kém, người dân cần phải biết rằng mình có quyền được biết sự thật mọi chuyện xảy ra cho đất nước và trong xã hội. Từ nguyên nhân vì sao giá xăng dầu tăng, tiền thuế của nhân dân đóng góp đi đâu, vì sao, cơ chế như thế nào mà một tay quan chức vụ không cao như Giang Kim Đạt (nguyên quyền Trưởng phòng Kinh doanh của Công ty TNHH MTV vận tải Viễn Dương Vinashin, thuộc Tập đoàn Vinashin) mà còn có thể tham nhũng đến gần 19 triệu USD và sẽ bị trừng phạt ra sao…cho đến tình trạng sức khỏe của một vị tướng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng…tât cả đều phải minh bạch. Bởi vì chính nhân dân chứ không phải cái đảng cộng sản mới là chủ nhân thực sự của đất nước này, chính người dân phải đóng thuế nuôi cái bộ máy cầm quyền này.
Sự việc thứ hai, cũng thu hút sự quan tâm của dư luận, là vụ thảm sát khiến 6 người trong một gia đình chết thảm tại Bình Phước. Hai sự việc chẳng liên quan gì đến nhau, và lý do quan tâm của người dân vì vậy cũng hoàn toàn khác nhau, nhưng lại cho thấy những điểm chung mà hệ quả là từ một chế độ độc tài, không có một nền báo chí tự do, dân chủ. Đó là báo chí chỉ được đưa tin theo những gì mà nhà nước cho phép. Trong vụ sức khỏe của Đại tướng Phùng Quang Thanh là nguồn tin từ cấp nhà nước, còn trong vụ án mạng tại Bình Phước là tin tức do công an cung cấp.
Ở các nước tự do, dân chủ trong khi đang điều trị bệnh hoặc tệ nhất, sau khi điều trị xong trở về, một nhân vật cỡ Bộ trưởng Bộ quốc phòng như ông Thanh phải có “nghĩa vụ” xuất hiện trước truyền thông bằng cách này cách khác đề thông báo cho nhân dân an tâm rằng mình vẫn còn sống, vẫn minh mẫn, vẫn có thể tiếp tục làm việc. Còn trong những vụ án, đặc biệt án gây chấn động dư luận như vụ án tại Bình Phước, cảnh sát phải có nghĩa vụ họp báo ngay tức khắc để thông tin chính xác cho báo chí và sau đó thường xuyên cập nhật tin tức, chứ không phải đợi mấy ngày sau mới họp báo rồi còn trách báo chí đưa tin không đúng điểm này điểm kia.
Cả hai sự việc đều cho thấy lòng tin của người dân đối với nhà cầm quyền đã sút giảm một cách nghiêm trọng, trừ một thiểu số vẫn cứ nhà nước nói gì là nghe là tin nấy, bây giờ đối với đa số người VN nhà nước nói gì cũng không tin hoặc chỉ tin một phần nào. Trong câu chuyện về ông Phùng Quang Thanh, người dân hoàn toàn có lý do để nghi ngở bởi mới trước đó không lâu, nhà cầm quyền cũng tìm cách che chắn xung quanh vấn đề sức khỏe của một ông Thanh khác, ông Nguyễn Bá Thanh. Và lần này nhà cầm quyền cũng lại có thái độ loanh quanh dấu đầu hở đuôi, vụng về không khác. Còn trong vụ án Bình Phước, người dân nghi ngờ vì sao phá án quá nhanh, có bị tác động gì từ sức ép của dư luận không, vì sao có quá nhiều điểm còn nghi vấn, vì sao không cho thực nghiệm lại hiện trường… Nhưng lý do trên hết vẫn là vì từ trước tới nay đã có quá nhiều vụ án oan sai, người bị bắt thừa nhận tội ác dù không thực hiện chỉ vì bị nhục hình, bị bức cung.
Sự mất lòng tin này là hậu quả mà nhà cầm quyền xứng đáng nhận lãnh, bởi đã hàng triệu triệu lần dối trá bưng bít, bóp méo sự thật với nhân dân.
Trong một chế độ độc tài, số phận của mọi người dân-từ những thân phận tầm thường như những nghi phạm trong vụ án Bình Phước cho tới một nhân vật chính khách cấp cao như ông Phùng Quang Thanh đều hết sức mong manh. Càng leo cao càng bấp bênh. Đến lúc đảng không cần nữa thì cho sống hay chết, lúc nào mới được chết, cho thân bại danh liệt theo kiểu nào là tùy đảng. Số phận của ông Phùng Quang Thanh và phản ứng của số đông dân chúng trong suốt thời gian qua may ra có thể khiến cho những nhân vật khác trong bộ máy lãnh đạo đảng và nhà nước cộng sản VN phải suy nghĩ, rằng trung với đảng có ngày cũng bị chính các đồng chí của mình hãm hại, mà dân thì oán ghét. Chi bằng trung với dân với nước, khi còn tại vị cố gắng sống cho tử tế, tìm cách thoát khỏi đảng hoặc ít nhất, tìm cách lái đảng đi theo con đường dân chủ hóa, thoát Trung, gần với các nước dân chủ để cứu nước, thì còn được lòng dân. Có dân bên cạnh lo gì không làm được tất cả.
Không phải đợi đến bây giờ, từ những vụ việc như thông tin về tình trạng sức khỏe và sinh mệnh chính trị của Đại tướng Phùng Quang Thanh hay vụ án Bình Phước, mới cho thấy sự cần thiết phải có một nền báo chí tự do dân chủ. Không có một nền báo chí tự do, độc lập, nhà cầm quyền còn dắt mũi người dân dài dài, đảng còn thao túng đất nước dài dài, từ cái thuở xa xưa xung quanh nhân thân, lý lịch, cái chết của ông Hồ Chí Minh cho tới tận bây giờ. Không có báo chí tự do dân chủ, một vụ án hình sự như Bình Phước, khó mà biết được liệu có oan sai hay ít nhất, có bỏ lọt tột phạm, nguyên nhân vụ án có thực là vì ghen tuông cộng với tiền bạc hay có ai đứng đẳng sau thuê giết người vì lý do khác…; cho tới những “nghi án chính trị” như kiểu Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh, có thực là những vụ triệt hạ lẫn nhau bằng đủ mọi cách mờ ám v.v…
Tất nhiên, có một nền báo chí tự do không đủ, phải có một thể chế chính trị đa đảng, tam quyền phân lập để hạn chế quyền lực trong tay một đảng lãnh đạo duy nhất.
Và cuối cùng về phía người dân, bài học nhỏ cho những ai còn một lòng một dạ tin vào nhà cầm quyền, vào hệ thống báo chí của đảng, đó là khi phải sống trong một chế độ độc tài toàn trị ở đó luật pháp hay báo chí đều nằm trong tay nhà cầm quyền, người ta phải tập cách “đọc giữa hai dòng chữ” từ những gì mà nhà nước nói, báo chí của đảng nói, tập phân tích, phán đoán sự việc bằng cái đầu của mình, thay vì cứ nhất nhất tin theo.
songchi's blog
Anh đã về!
Canhco — 07/25/2015 - 01:53
Ồ! anh ấy đã về. Về với nhân dân về với vòng tay nồng ấm của đồng đội, gia đình.
Anh về trong tiếng chào mừng êm ái của người thương yêu anh, những người cứ canh cánh về sinh mạng của anh, một sinh mạng quan yếu của đất nước trong thời điểm cần một người lãnh đạo sáng suốt và mạnh mẽ như anh, nhắm quân thù mà bắn, nhắm là cờ của chúng mà giật mà hạ thủ trên vùng trời quê hương....
Anh đã về, mà lạ, những lời lẽ bình thường mà bất cứ một lãnh đạo cao cấp nào cũng được dùng tới khi xuất...viện, chỉ có anh là hoàn toàn không, hoàn toàn im ắng, hoàn toàn bưng bít như ngày anh...nhập viện.
Sao thế? Anh không xứng đáng ư? Anh không về để tiếp tục là người cầm ngọn cờ đầu của Đảng của Quân đội nhân dân ư? Anh bệnh hoạn và yếu ớt nên để anh nghỉ dưỡng ư? Có Đảng mới biết điều bí mật to lớn này. Chỉ có Đảng mới đủ sáng suốt quyết định số phận của anh. Tiếp tục làm người bảo vệ đến cùng tình hữu nghị sáng ngời hay phải rút lui vào bóng tối cho một trào lưu khác hành động. Trào lưu mà vài tuần lễ trước anh không hề tưởng tượng ra chứ nói chi là sẵn sàng đối mặt.
Anh về trên chuyến bay do Mỹ chế tạo, Boeing 777. Anh ngồi hay nằm trong khoang hành khách chỉ có đội bay mới biết, hành khách chung chuyến không biết. Họ vô tình hay vô ý quá trước một nhân vật cực kỳ ăn khách hiện nay. Không ai trong chuyến bay có được một điện thoại smart phone để ghi lại hình ảnh lịch sử mà truyền thông trong và ngoài nước chăm chú trông chờ. Anh còn yếu nên có lẽ đồng đội thương yêu quá đỗi không nỡ để anh bị làm phiền. Anh về, vì vậy không ai thấy, không ai nghe.
Báo chí loan tin là đủ để yên lòng nhân dân. Báo chí lúc nào chẳng thế họ được sinh ra để làm tròn bổn phận đưa những nguồn tin trung thực từ Đảng. Họ là một tầng lớp được đào tạo bài bản, được học tập tới nơi tới chốn vai trò của người truyền thông Xã hội chủ nghĩa, vì vậy việc loan tin anh về hoàn toàn đúng đắn bởi họ cẩn trọng đến từng chi tiết.
Anh về, không ai đón thì thôi, anh không buồn hay không hề thắc mắc. Anh biết khi đã chọn con đường như thế thì trước sau cũng gặp kết cục này. Những kẻ khác cũng thế có hơn gì nhau. Anh chỉ là nạn nhân của một âm mưu vĩ đại mà chiếc áo thái thú anh mặc để đóng tròn vở kịch mà Đảng giao phó rốt cuộc chỉ một mình anh chịu hậu quả.
Anh chịu tiếng dữ như kẻ phản bội dân tộc. Anh bị cho là cánh tay của Nam trung hải cài cắm vào nội bộ Đảng. Oan cho anh, một người chỉ lo làm sao đừng để bị bọn phương Bắc tấn công, nỗi lo của anh có khi diễn tả hơi thô ráp khiến người dân hiểu lầm. Đáng lẽ anh phải được Đảng tạo cơ hội thanh minh những điều anh nói phát xuất từ cái tâm lo lắng cho toàn dân trước họa Trung Quốc. Ngược lại Đảng cố tình làm cho việc anh đi chữa bệnh như là bí mật quốc gia khiến bọn báo chí phương Tây bu lại làm phóng sự sới tung cả lên những gì mà anh và gia đình muốn giữ.
Hôm nay anh về nhà, anh sẽ được gia đình lo lắng cho phần còn lại của anh sau một thời gian tuy ngắn nhưng đầy phong ba nơi xứ người. Anh thở phào trút hết phiền muộn và sẵn sàng cho một cuộc sống mới, ôn lại những tháng ngày tại vị với biết bao niềm luyến tiếc.
Và anh hiểu ra rằng cuộc đời con người ta là ngắn ngủi không đủ để nói một câu trần tình sự thật tận đáy lòng huống chi những điều to tát khác. Anh sẽ cố tranh thủ mà nói cho được những gì mà Đảng không muốn anh nói, bất kể đó là cái lương tâm hiếm hoi mà một Bộ trưởng quốc phòng có được.
Anh buồn và anh im lặng suy nghĩ mình cần phải làm gì trong thời gian tới. À, chắc chắn phải khác với người đồng chí đoản mệnh của anh. Anh phải khác đồng chí ấy. Cho dù là một lãnh chúa miền Trung cũng không thề nào bằng được anh. Anh không hề là lãnh chúa nhưng lịch sử đã trao trách nhiệm nặng nề cho anh: ngăn chặn một cuộc chiến tranh thấy trước bằng sự hy sinh tăm tiếng của mình, cúi đầu chịu nhục cho một lũ đầu hoạt đầu chính trị có cơ hội ăn trên ngồi trốc trên cái ngai vàng rất rộng ấy.
Anh về trong ánh mắt căng cứng của nhân dân nhưng tiếc thay không ai gặp anh được để anh có cơ hội nói một câu thôi, "Tôi khỏe rồi, đồng chí đồng bào ơi".
Thì thôi anh không nói nhưng nhân dân đều hiểu. Vậy nhé anh Thanh, người chịu lằm điều thị phi trong cái hỗn mang thời cuộc. Hãy gắn bó với gia đình, chỉ có gia đình mới đủ yêu thương để che chở cho anh trước búa rìu dư luận. Tuy không yêu anh đủ để chúc anh mạnh khỏe nhưng nhiều người cũng thành tâm cầu cho anh được thanh thản với thời gian còn lại.
Còn thanh thản cách nào thì tùy vào các đồng chí của anh. Họ đã vượt ra khỏi thượng đế và do đó họ chính họ là người định đoạt cho số phận của anh. Đừng buồn, anh Thanh và những anh khác nhé.
canhco's blog
Ồ! anh ấy đã về. Về với nhân dân về với vòng tay nồng ấm của đồng đội, gia đình.
Anh về trong tiếng chào mừng êm ái của người thương yêu anh, những người cứ canh cánh về sinh mạng của anh, một sinh mạng quan yếu của đất nước trong thời điểm cần một người lãnh đạo sáng suốt và mạnh mẽ như anh, nhắm quân thù mà bắn, nhắm là cờ của chúng mà giật mà hạ thủ trên vùng trời quê hương....
Anh đã về, mà lạ, những lời lẽ bình thường mà bất cứ một lãnh đạo cao cấp nào cũng được dùng tới khi xuất...viện, chỉ có anh là hoàn toàn không, hoàn toàn im ắng, hoàn toàn bưng bít như ngày anh...nhập viện.
Sao thế? Anh không xứng đáng ư? Anh không về để tiếp tục là người cầm ngọn cờ đầu của Đảng của Quân đội nhân dân ư? Anh bệnh hoạn và yếu ớt nên để anh nghỉ dưỡng ư? Có Đảng mới biết điều bí mật to lớn này. Chỉ có Đảng mới đủ sáng suốt quyết định số phận của anh. Tiếp tục làm người bảo vệ đến cùng tình hữu nghị sáng ngời hay phải rút lui vào bóng tối cho một trào lưu khác hành động. Trào lưu mà vài tuần lễ trước anh không hề tưởng tượng ra chứ nói chi là sẵn sàng đối mặt.
Anh về trên chuyến bay do Mỹ chế tạo, Boeing 777. Anh ngồi hay nằm trong khoang hành khách chỉ có đội bay mới biết, hành khách chung chuyến không biết. Họ vô tình hay vô ý quá trước một nhân vật cực kỳ ăn khách hiện nay. Không ai trong chuyến bay có được một điện thoại smart phone để ghi lại hình ảnh lịch sử mà truyền thông trong và ngoài nước chăm chú trông chờ. Anh còn yếu nên có lẽ đồng đội thương yêu quá đỗi không nỡ để anh bị làm phiền. Anh về, vì vậy không ai thấy, không ai nghe.
Báo chí loan tin là đủ để yên lòng nhân dân. Báo chí lúc nào chẳng thế họ được sinh ra để làm tròn bổn phận đưa những nguồn tin trung thực từ Đảng. Họ là một tầng lớp được đào tạo bài bản, được học tập tới nơi tới chốn vai trò của người truyền thông Xã hội chủ nghĩa, vì vậy việc loan tin anh về hoàn toàn đúng đắn bởi họ cẩn trọng đến từng chi tiết.
Anh về, không ai đón thì thôi, anh không buồn hay không hề thắc mắc. Anh biết khi đã chọn con đường như thế thì trước sau cũng gặp kết cục này. Những kẻ khác cũng thế có hơn gì nhau. Anh chỉ là nạn nhân của một âm mưu vĩ đại mà chiếc áo thái thú anh mặc để đóng tròn vở kịch mà Đảng giao phó rốt cuộc chỉ một mình anh chịu hậu quả.
Anh chịu tiếng dữ như kẻ phản bội dân tộc. Anh bị cho là cánh tay của Nam trung hải cài cắm vào nội bộ Đảng. Oan cho anh, một người chỉ lo làm sao đừng để bị bọn phương Bắc tấn công, nỗi lo của anh có khi diễn tả hơi thô ráp khiến người dân hiểu lầm. Đáng lẽ anh phải được Đảng tạo cơ hội thanh minh những điều anh nói phát xuất từ cái tâm lo lắng cho toàn dân trước họa Trung Quốc. Ngược lại Đảng cố tình làm cho việc anh đi chữa bệnh như là bí mật quốc gia khiến bọn báo chí phương Tây bu lại làm phóng sự sới tung cả lên những gì mà anh và gia đình muốn giữ.
Hôm nay anh về nhà, anh sẽ được gia đình lo lắng cho phần còn lại của anh sau một thời gian tuy ngắn nhưng đầy phong ba nơi xứ người. Anh thở phào trút hết phiền muộn và sẵn sàng cho một cuộc sống mới, ôn lại những tháng ngày tại vị với biết bao niềm luyến tiếc.
Và anh hiểu ra rằng cuộc đời con người ta là ngắn ngủi không đủ để nói một câu trần tình sự thật tận đáy lòng huống chi những điều to tát khác. Anh sẽ cố tranh thủ mà nói cho được những gì mà Đảng không muốn anh nói, bất kể đó là cái lương tâm hiếm hoi mà một Bộ trưởng quốc phòng có được.
Anh buồn và anh im lặng suy nghĩ mình cần phải làm gì trong thời gian tới. À, chắc chắn phải khác với người đồng chí đoản mệnh của anh. Anh phải khác đồng chí ấy. Cho dù là một lãnh chúa miền Trung cũng không thề nào bằng được anh. Anh không hề là lãnh chúa nhưng lịch sử đã trao trách nhiệm nặng nề cho anh: ngăn chặn một cuộc chiến tranh thấy trước bằng sự hy sinh tăm tiếng của mình, cúi đầu chịu nhục cho một lũ đầu hoạt đầu chính trị có cơ hội ăn trên ngồi trốc trên cái ngai vàng rất rộng ấy.
Anh về trong ánh mắt căng cứng của nhân dân nhưng tiếc thay không ai gặp anh được để anh có cơ hội nói một câu thôi, "Tôi khỏe rồi, đồng chí đồng bào ơi".
Thì thôi anh không nói nhưng nhân dân đều hiểu. Vậy nhé anh Thanh, người chịu lằm điều thị phi trong cái hỗn mang thời cuộc. Hãy gắn bó với gia đình, chỉ có gia đình mới đủ yêu thương để che chở cho anh trước búa rìu dư luận. Tuy không yêu anh đủ để chúc anh mạnh khỏe nhưng nhiều người cũng thành tâm cầu cho anh được thanh thản với thời gian còn lại.
Còn thanh thản cách nào thì tùy vào các đồng chí của anh. Họ đã vượt ra khỏi thượng đế và do đó họ chính họ là người định đoạt cho số phận của anh. Đừng buồn, anh Thanh và những anh khác nhé.
canhco's blog
Hãi hùng các loại trà sữa, siro hóa chất Trung Quốc siêu lợi nhuận
Trong “ma trận” đồ uống vỉa hè hiện nay, độc hại hàng đầu có lẽ là nước siro giải khát bằng hóa chất với đủ hương vị trái cây. Với lợi nhuận khủng khiếp từ mặt hàng này, nhất là mùa hè, thức uống này được hàng nghìn cơ sở kinh doanh gác sang một bên vấn đề lương tâm và chất lượng, chỉ cần tiêu thụ càng nhiều càng tốt.
Dễ hơn mua rau và siêu lợi nhuận
Không khó khăn để có thể cầm trên tay một ly nước hoa quả thơm mát, hấp dẫn, mùi vị, màu sắc không khác gì nước ép từ trái cây được làm từ siro giả, xuất xứ không rõ nguồn gốc.
Những cốc nước hoa quả này được pha chế theo công thức cực kì đơn giản, gồm một lượng nhỏ siro đậm đặc và nước, khuấy đều lên, nếm vừa miệng. Tiếp đó, các nhà hàng đóng gói sẵn, tiền trao cháo múc cho khách hàng hết sức chóng vánh.
Cận cảnh một quán giải khát dùng siro hóa chất - ảnh Trí Lâm |
Theo quan sát của PV Một Thế Giới, tại Hà Nội, các hộ kinh doanh đến khu vực chợ Đồng Xuân, Hàng Buồm, Cao Thắng, Nguyễn Thiện Thuật… để lấy hàng. Bên cạnh những chai siro chất lượng, một số hộ kinh doanh siro không rõ nguồn gốc bán thêm loại này với giá hết sức rẻ mạt. Tuy nhiên, đây lại là mặt hàng bán chạy, vào mùa nắng, trung bình mỗi hộ kinh doanh có thể bán đi hàng chục lít siro một ngày.
Phố Hàng Buồm là nơi được bày bán khá nhiều siro với hàng chục cửa hàng san sát nhau, có đủ chủng loại và nhãn hiệu, xuất xứ.
Bà chủ quán số 86 Hàng Buồm cho biết, tại đây, loại siro rẻ nhất có giá 50.000/can 2 lít, loại thứ hai đựng trong chai nhựa 600 ml có giá 55.000 đồng và loại thứ ba đựng trong chai sành 750 ml, có giá tới 150.000 đồng.
Siro nhập khẩu, mỗi chai 750ml có giá từ 150-200.000 đồng, trong khi hàng trôi nổi chỉ 50.000 đồng/ chai 2 lít - ảnh Trí Lâm |
"Những loại xuất xứ từ Pháp, Thái Lan có giá đắt hơn gấp nhiều lần so với trong nước hoặc nơi khác" - bà chủ quán cho biết.
Cũng theo chủ quán, tỷ lệ pha nước thường là 1 Siro và 4 nước. Đó cũng là câu trả lời của nhiều cửa hàng kinh doanh mặt hàng này tại Hàng Buồm.
Tuy nhiên, chỉ có những loại siro đựng trong chai sành có giá từ 150-200.000 đồng/chai là hàng thật vì có tem mác, xuất xứ rõ ràng. Song loại này tiêu thụ kém hẳn so với loại đựng trong chai nhựa. Lý do rất đơn giản, hàng thật luôn có giá đắt hơn mà dung tích lại nhỏ hơn so với hàng giả, hàng kém chất lượng.
Nhiều quán trà sữa, thạch cũng sử dụng nguyên liệu siro trôi nổi nhằm tiết kiệm chi phí - ảnh Trí Lâm |
Bà chủ tại cửa hàng 86 Hàng Buồn cũng cho biết thêm, mỗi ngày cửa hàng của bà bán cả chục lít với đủ hương vị hoa quả như cam, táo, nho, lê, chanh leo, dưa hấu… Khi PV ngỏ ý muốn mua siro giá rẻ về bán, bà chủ còn hứa hẹn, nếu mua nhiều sẽ giảm giá vì loại hàng này bán rất chạy.
Rất nhiều Siro cực rẻ mang đủ hương vị trái cây, màu sắc và hương vị hầu hết được tạo thành từ hóa chất, không phải mùi thơm tự nhiên của trái cây - ảnh Trí Lâm |
Mỗi can siro 2 lít giá rẻ kể trên có thể pha được hàng trăm cốc nước hoặc túi nước hoa quả để bán ra thị trường với mức giá từ 5.000-10.000 đồng. Thậm chí tại các quán đồ uống chuyên giao hàng vào ban đêm thì chi phí cho mỗi cốc nước hoa quả rởm này có thể lên đến 15-20.000 đồng/cốc, chưa kể phí ship.
Kênh phân phối chính của loại nước giải khát này chính là các quán vỉa hè, các quán ship ăn đêm kèm nước uống. Trẻ em, học sinh, sinh viên cũng là đối tượng tiêu thụ chính của mặt hàng này, tuy nhiên, đại đa số chỉ quan tâm đến tác dụng giải khát nhất thời mà không bao giờ đặt dấu hỏi về chất lượng.
Những quán giải khát chủ yếu bán cho giới học sinh, sinh viên - ảnh Trí Lâm |
Lê Xuân Hải – sinh viên lớp báo in, Học viện báo chí – Tuyên truyền cho biết, khi nắng nóng thì những loại đồ uống này có tác dụng giải khát rất tốt và uống khá ngon miệng nên Hải thường không đến chất lượng. "Hơn nữa, bây giờ nói độc hại thì cái gì cũng độc hại cả", Hải cho biết.
Trẻ con rất thích uống loại nước này vì màu sắc cũng như hương vị hấp dẫn - ảnh Trí Lâm |
Một sinh viên khác là Nguyễn Thị Huyền – Học viện Tài chính cũng cho hay: "Mình đi làm thêm ở quán giải khát, siro được pha chủ yếu từ những can nhựa được bà chủ nhập về. Những can này đều có nhãn mác nhưng thông tin mập mờ, không rõ nguồn gốc, có lẽ xuất xứ từ Trung Quốc.
Huyền cho biết thêm, dù không được phân công đi mua siro nên không rõ mua từ đâu, nhưng muốn phân biệt loại siro này cũng khá đơn giản. Siro hóa chất có mùi hắc, nặng nếu ngửi từ can, còn siro thật có mùi thơm dịu, độ ngọt cũng không quá sốc như siro hóa chất bởi ngọt tự nhiên sẽ khác hẳn ngọt do đường hóa học và thơm hương liệu.
Nguy cơ gây ung thư, chết người
Do mập mờ về nguồn gốc, chất lượng không được kiểm định rõ ràng, vệ sinh an toàn thực phẩm bị buông xuôi nên trong những cốc siro giá rẻ này có thể chứa những hóa chất, màu thực phẩm, đường hóa học… quá lượng quy định cho phép, gây hại cho cơ thể con người là điều không thể tránh khỏi.
Đặc biệt, phần màu tổng hợp hóa học để tạo nên màu sắc hấp dẫn cho các loại siro đó như Amaranth (đỏ), Brilliant blue (xanh), Sunset yellow (vàng cam), Tartazine (vàng chanh)... được tạo nên từ các phản ứng tổng hợp hóa học, điều này trái hẳn với đạo đức cũng như luật pháp trong kinh doanh.
Chất tạo màu, tạo hương nếu sử dụng vượt mức quá nhiều lần có thể gây ngộ độc, ung thư - ảnh Trí Lâm |
Các loại siro này thường chứa các hóa chất như phẩm màu thực phẩm (E110), chất bảo quản (200), chất tạo ngọt tổng hợp (950), chất điều chỉnh độ chua (330), chất tạo hương…
Các chuyên gia y tế cho rằng, các chất này có thể sử dụng trong thực phẩm, tuy nhiên phải tuân theo liều lượng nhất định bởi nó có thể gây nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe của người dùng nếu chúng ta dùng quá liều lượng cho phép. Không ít trường hợp dùng phải đồ uống có hại mà bị ngộ độc, thậm chí có thể gây ung thư.
Trên thế giới, tổ chức Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Châu Âu (BEUC) đã yêu cầu cấm sử dụng 6 chất phụ gia tạo màu là E110 (vàng cam), E122 (carmoisine), E102 (tartrazine), E124 (đỏ), E104 (vàng quinoleine), E129 (đỏ allura) và một chất bảo quản là E211 (sodium benzoat).
Những thực phẩm có hại cho sức khỏe người tiêu dùng luôn nằm trong danh mục cấm kinh doanh. Tuy nhiên, tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay còn nhiều vấn đề cần phải điều chỉnh lại vì có phần bị buông lỏng.
05:48 25-07-2015
Trí Lâm
Cường quốc như Trung Quốc cũng phải tôn trọng luật pháp quốc tế
Dân trí “Vai trò của ASEAN trong vấn đề giải quyết các tranh chấp trên biển Đông rất quan trọng. Tuy nhiên, Trung Quốc đang cố tình chia rẽ ASEAN để ASEAN không có tiếng nói chung”, GS. Erik Franckx, Thành viên Tòa Trọng tài thường trực La Haye, Hà Lan nói.
Bên lề hội thảo Quốc tế “Xây dựng công trình nhân tạo trên biển Đông và tác động đối với hòa bình, an ninh, kinh tế, thương mại của khu vực” đang diễn ra tại TPHCM, GS. Erik Franckx đã có những chia sẻ với truyền thông xung quanh vấn đề Trung Quốc đang tôn tạo các đảo nhân tạo trái phép trên biển Đông.
GS. Erik Franckx cho rằng, hội thảo quốc tế này là cần thiết, đưa các vấn đề về Trung Quốc tôn tạo đảo nhân tạo chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam ở góc độ quốc tế chứ không phải là chuyện riêng của một quốc gia. Biển Đông và các nguyên tắc ứng xử trên biển Đông theo luật pháp quốc tế là vấn đề mà toàn bộ nhân loại quan tâm.
Gs. Erik Franckx - thành viên Tòa trọng tài thường trực La Haye. (Ảnh: Hiệp Trần)
PV: Hiện tất cả ý kiến của các lãnh đạo trên thế giới như Tổng thống Mỹ, Ấn Độ, Nhật, Philippines… đều quan tâm và phản đối hành vi tôn tạo trái phép các đảo trên biển Đông. Ông nghĩ sao về vấn đề này?
GS. Erik Franckx: Tôi nghĩ rằng, cộng đồng quốc tế có đến 200 thành viên. Bất kỳ nước nào cũng không muốn đứng bên ngoài và vi phạm luật pháp quốc tế. Như vậy, với quan điểm đấy, cường quốc như Trung Quốc cũng phải tôn trọng quy định của quốc tế.
Quan điểm của ông như thế nào về việc Trung Quốc xây đảo nhân tạo. Các vấn đề pháp lý quốc tế quy định như thế nào đối với hành động này?
Để trả lời một cách chính xác, tôi nghĩ là cả một vấn đề nên không thể nói trong vòng 1-2 phút. Tôi nghĩ rằng, ai cũng có thể khẳng định, tin tưởng tất cả các vấn đề trên cơ sở Công ước luật Biển 1982. Nguyên tắc quan trọng là chúng ta không thể biến đổi thực trạng thiên nhiên. Chúng ta không thể đưa một thực thể ở dạng này sang dạng khác bằng hành vi nhân tạo vì điều đó ảnh hưởng đến quyền lợi không phải của một quốc gia riêng biệt.
Khi làm đảo nhân tạo, quyền của các nước rất hạn chế. Trong Công ước luật Biển 1982, các nước chỉ yêu cầu khu vực an toàn xung quanh hòn đảo đó thôi.
Trong trường hợp khi một quốc gia tạo ra tranh chấp thì vấn đề đầu tiên là các bên phải ngồi lại với nhau để đưa ra những quy định hành vi ứng xử trong quá trình giải quyết tranh chấp. Trên cơ sở thỏa thuận đó thì mới tiếp tục các quá trình giải quyết tranh chấp. Đó là quá trình giải quyết tranh chấp mà luật quốc tế tôn trọng.
Chính vì vậy, hội thảo quốc tế như thế này rất quan trọng và ý nghĩa vì nó nêu rõ những nguyên tắc nào các bên phải tôn trọng để giải quyết các vấn đề đang tồn tại.
Trong trường hợp Trung Quốc đang cố tình vi phạm các thỏa thuận và nguyên tắc của công ước luật biển để xây dựng các đảo nhân tạo, ASEAN và cộng đồng quốc tế ứng xử như thế nào?
Vai trò của ASEAN trong vụ việc giải quyết vấn đề tranh chấp trên biển Đông rất quan trọng. Vì thế, Trung Quốc đang cố tình chia rẽ ASEAN để ASEAN không có tiếng nói chung. Hiện các nước ASEAN cũng đang cố gắng tạo ra khung thỏa thuận về hành vi ứng xử nếu các bên áp dụng được thì tôi nghĩ vai trò ASEAN rất mạnh.
Vụ kiện Trung Quốc của Philippines sẽ đi đến đâu?
Việc này rất quan trọng vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử, vấn đề biển Đông được đưa ra giải quyết bằng biện pháp tư pháp. Trong vụ kiện này, cơ quan tài phán có thể không giải quyết vấn đề chủ quyền trực tiếp khi họ giải thích vấn đề liên quan đến luật biển, hàng hải… thì họ có thể giải quyết phần nào đó của vấn đề.
Điều quan trọng tôi nghĩ chúng ta cần lưu ý trong vụ kiện này là mặc dù Trung Quốc từ chối tham gia nhưng quyết định của cơ quan tài phán vẫn có tác động đến quốc gia liên quan và thông thường các quốc gia tuân thủ phán quyết của cơ quan tài phán.
Trong tương lai, Việt Nam có nên theo con đường của Philippines khởi kiện Trung Quốc?
Tôi nghĩ đây là vấn đề không đơn thuần về pháp lý mà là chính trị nữa. Đưa ra cơ quan tài phán quốc tế hay không là quyết định của Chính phủ Việt Nam. Việt Nam nên cân nhắc, xem xét hướng giải quyết của Philippines. Có những tác động tích cực, tiêu cực nên cần cân nhắc rất kỹ càng.
Xin cảm ơn Giáo sư!
Chủ Nhật, 26/07/2015 - 11:10
Công Quang
Giải pháp cho Việt Nam mà đảng CSVN phải chọn ngay là...?
Nguyên Thạch (Danlambao) - Những nhà lãnh đạo giỏi là những người hiểu biết được ý nguyện của đại đa số nhân dân. Một đảng phái chính trị xuất sắc là một đảng biết nắm bắt được xu thế của thời đại mà có những đề chính sách hợp thời. Trong tình cảnh của Việt Nam hôm nay, câu nhận định sau đây được xem như câu “châm ngôn” của thực thể chính trị VN: “Theo Tàu mất nước, theo Mỹ mất đảng”.
Hãy gạt qua những nguyên nhân đưa đến tình trạng như câu châm ngôn này vì cho tới ngày hôm nay nhờ vào những tiện ích của nền tin học hiện đại mà đại đa số người dân đã hiểu rõ nguyên nhân vì sao đất nước đã bị dẫn đến tình trạng như câu nói nêu trên.
Tình trạng hiện tại, được xem là rất cấp bách, thời gian không còn cho phép những người đang cầm nắm vận mệnh quốc gia chần chờ đắn đo chi thêm nữa vì những suy xét đó đã trải qua dòng thời gian khá dài và đã đủ để nghiệm lại những nhận định cùng so sánh những thực thế cụ thể đã và đang xảy ra khiến những người cầm nắm quyền hành không cần phải tài ba thông minh xuất chúng cũng nhận thấy được vì nó đã và đang biểu lộ một cách vô cùng trắng trợn và lộ liễu.
Những diễn biến của đất nước hôm nay, nhà cầm quyền không còn có cách nào để biện minh bằng những lý luận vững chắc và khả tín nữa khi ngoại bang đã và đang thực hiện những mưu đồ xấu xa ngang ngược đó là chiếm đảo, chiếm biển, tự tung tự tác ban hành những thông báo vô căn cứ trên lãnh thổ, lãnh hải có chủ quyền lịch sử không thể chối cải của Việt Nam. Tàu Cộng đã ngang nhiên xây dựng căn cứ quân sự kiên cố, sân bay hiện đại vững chắc trên phần lãnh thổ, lãnh hải không thuộc về chủ quyền của quốc gia mình, những hành động đó, ngoài việc bất chấp luật lệ quốc tế, nó còn thể hiện hành tung gian tham cướp bóc từ một thể chế mà quốc gia đó đang áp dụng và hẳn nhiên là hành động xấu xa ấy sẽ đưa đến sự bất tín của cộng đồng nhân loại mà hệ quả của nó là sự khinh khi và cô lập.
Câu ngạn ngữ dân gian thường nói: “Im lặng là đồng lõa”, đảng CSVN đã chấp nhận điều đó kể từ khi Hồ Chí Minh ra chỉ thị cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng về công hàm 1958, cuộc hải chiến Hoàng Sa tháng Giêng 1974, cuộc thảm sát Gạc Ma 1988, chiếm đóng và xây dựng căn cứ quân sự kiên cố, sân bay hiện đại trên các đảo Châu Viên, Chữ Thập, Gaven, Subi, Tư Nghĩa, Vành Khăn, Gạc Ma (1) để tạo nên những sự việc đã rồi hầu buộc Việt Nam và quốc tế phải công nhận, đồng thời cũng là hậu thuẫn cho mưu đồ “Đường lưỡi bò - Phân khúc chín đoạn” mà Tàu Cộng tự vẽ ra để chiếm đoạt hải phận và không phận, trong đó có nguồn tài nguyên vô cùng dồi dào về hải sản, khoáng sản, dầu khí cùng số lượng lớn tàu bè hàng hải lưu thông trên mặt biển cũng như trên không gian sẽ thuộc quyền kiểm soát của Tàu Cộng.
Tất cả những vụ việc đã liên tục xảy ra trong thời gian qua dưới sự điều khiển của đảng CSVN, từ an ninh quốc phòng cho đến sự vẹn toàn của đất nước, từ văn hóa giáo dục cho đến kinh tế quốc gia... cho thấy rằng hầu như tất cả đều phải hướng theo một quỹ đạo lê thuộc Tàu cộng một cách khá ngoan ngoãn theo “phương châm” dụ dỗ 16 chữ vàng và 4 Tốt của người chủ mưu khá đắc ý vì kẻ bị dụ đã tuân thủ một cách khá ngờ nghệch xuẩn ngốc.
Tuy những hành động lấn cướp bỉ ổi trên từ những tay bá quyền Tàu cộng đã có thể điều khiển được một nhóm thiểu số Thái thú nô Tàu mà những biểu hiện của những tên này là vâng lịnh và trung thành như những con chó mẫu mực nhưng những tham vọng bất hảo đó sẽ không qua mắt được toàn dân Việt Nam cũng như những người còn có được con tim yêu nước, yêu dân tộc.
Nhà cầm quyền không chiếm được lòng dân vì đi ngược lại với nguyện vọng của công chúng là nhà cầm quyền chết. Đảng phái chính trị đi ngược lại với tiền đồ của dân tộc và tương lai của Tổ Quốc là đảng phái phi chính nghĩa. Khi đã là phi chính nghĩa thì không thể tính đến việc tồn tại lâu dài, đó là nguyên lý sơ đẳng nhất mà bất cứ ai cũng đều hiểu được. Hôm nay, đảng CSVN đã bị vạch trần những khuất tất từ người lãnh đạo tiên khởi, một tên khoác lác đã tự gán cho mình là vị “Cha già dân tộc Việt Nam” là một tên Tàu và sau đó y đã cố tình tuyền lại ý định đào tạo những tên lãnh đạo nhu nhược để tiếp nối thực hiện hành động bán đất dâng biển cho mẫu quốc của những tên đồ đệ nối giáo hèn hạ.
Nếu thật sự là con người thì không ai muốn bản thân, gia đình, dòng họ và và rộng hơn nữa là đảng phái của mình là tội đồ, là phản quốc. Tuy nhiên, khi đã phải bị lâm vào những hoàn cảnh tệ hại nào đó thì người có chút tự trọng phải thức thời và phải có thái độ can đảm cũng như sáng suốt quyết định con đường cho bản thân, gia đình, đảng phái những lối thoát ít tệ hại nhất.
Mất đảng nhưng còn nước thì sẽ còn hy vọng nhưng mất nước và mất cả đảng là mất tất cả. Là những công dân biết quí trọng máu xương của tiền nhân, công lao của cả dân tộc đã hy sinh, chiến đấu để giữ gìn đất nước cho đến hôm nay, chúng tôi tin rằng cũng như mong muốn rằng bằng mọi cách chúng ta không được phép để mất nước, cho dẫu đất nước đang bị trong vòng vây nguy khốn nhất.
Những lý do sau đây khiến những người còn có lương tâm và trách nhiệm trong đảng CSVN phải chọn thái độ ngay, đó là:
1- Bằng mọi cách phải cứu lấy đất nước cho dẫu phải hy sinh.
2- Phải trừ khử thành phần phản quốc với chủ trương nô lệ Tàu cộng.
3- Phải vì tương lai và quyền lợi cao cả của dân tộc mà hy sinh quyền lợi cá nhân phe nhóm.
4- Sẵn sàng hòa nhập vào trào lưu tiến bộ của cộng đồng nhân loại để tự tạo cho mình một vị thế có thể bảo vệ chủ quyền của quốc gia và nền độc lập của dân tộc.
Tình thương quí dân tộc, nguyện vọng bảo vệ sự vẹn toàn của lãnh thổ phải được thể hiện bằng ý chí cương quyết, phải tự mình cứu lấy mình thì người khác mới có thể tin tưởng và giúp đỡ. Thái độ ươn hèn, nhút nhát, sợ sệt, cúi lòn chỉ làm cho những người xung quanh khinh khi và xa lánh và khi đã lâm vào tình huấn như vậy thì mọi việc sẽ trở nên vô vọng, không còn có thể cứu vãn. Không ai trong chúng ta muốn thấy Việt Nam là Tân Cương, Nội Mông và Tây Tạng.
___________________________________
Quảng Ninh bất ngờ mưa lớn, đường ngập nặng, cảnh báo lũ quét
Dân trí Khoảng 16h chiều nay 26/7, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh bất ngờ xảy ra mưa lớn trên diện rộng. Nhiều tuyến phố trên địa bàn tỉnh bị ngập lụt, giao thông chia cắt; các phương tiện tham gia giao thông khó khăn.
Đường phố Quảng Ninh ngập nặng, ùn tắc sau trận mưa lớn
Theo ông Tuấn, một cán bộ tỉnh Quảng Ninh, vào cuối giờ chiều nay, trận mưa lớn kéo dài trong nhiều giờ đồng hồ đã biến nhiều tuyến phố trên địa bàn TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh bị ngập lụt nặng, gây chia cắt giao thông.
Ông Tuấn cho biết thêm, từ nhiều năm nay, hôm nay ông mới chứng kiến một trận mưa lớn kéo dài nhiều giờ đến vậy ở Quảng Ninh.
Hình ảnh đường phố Quảng Ninh ngập nặng sau trận mưa lớn kéo dài bất thường.
Trước tình hình thời tiết nguy hiểm, mưa to kéo dài trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long đã ký ban hành công điện khẩn chỉ đạo các ngành, địa phương triển khai ngay một số công việc cụ thể, tổ chức lực lượng thường trực sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra sự cố do mưa lũ gây lũ quét, sạt lở đất đá.
Theo tin từ Đài Khí tượng thủy văn Quảng Ninh, do ảnh hưởng của vùng áp thấp trên khu vực Đông Bắc Bắc bộ, toàn tỉnh có mưa vừa, mưa to đến rất to. Để chủ động phòng tránh giông, lốc, lũ quét và sạt lở đất có thể xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn của tỉnh cùng các địa phương, Cảng vụ Đường thủy nội địa, Ban Quản lý Vịnh Hạ Long triển khai ngay phương án phòng chống lũ quét và sạt lở đất đá trên địa bàn; Nghiêm cấm không cho người đi qua các ngầm, sông, suối nguy hiểm, không qua sông vớt củi, không ra vớt than trôi; Tại thời điểm này không cho tàu, thuyền ra khơi.
Đến tối nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh vẫn mưa, tuy nhiên lượng mưa đã giảm dần. Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ninh cho biết, chưa xác định được thiệt hại về tài sản cũng như con người trong trận mưa lớn, bất ngờ chiều nay.
Tuấn Hợp
Chùm ảnh người đóng thế bộ trưởng Phùng Quang Thanh
Source: http://vietbf.com/forum/showthread.php?t=903423
Người đóng giả ông bộ trưởng Phùng Quang Thanh là ông Nguyễn Thanh Bình cũng là một người có tiếng trong đảng Cộng Sản. Ngày 25 tháng 7 ông Nguyễn Thanh Bình được chỉ thị từ bộ chính trị đóng giả ông Phùng Quang Thanh từ Pháp trở về Việt Nam. Ông Nguyễn Thanh Bình có chiếu cao khoảng 170cm, hơn bộ trưởng Phùng Quang Thanh khoảng 10cm, đổi lại ông lại có khuôn mặt giống hệt trừ gò má có chút nhô hơn.
Ông Nguyễn Thanh Bình rất ưa mặc bộ màu nâu xám, ông cũng diện bộ này khi đóng giả bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh tại Nội Bài.
Nguyễn Thanh Bình (sinh 1957) là một chính khách Việt Nam. Ông hiện đang là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Ông là Bí thư tỉnh đầu tiên tại Việt Nam trúng cử theo phương thức đại hội bầu trực tiếp.
Ông sinh ngày 19 tháng 5 năm 1957, quê quán tại xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có trình độ đại học, cử nhân luật, cao cấp lý luận chính trị đã qua các cương vị: Thường vụ, Phó Bí thư Huyện đoàn Cẩm Xuyên; Học viên Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc 1; Huyện ủy viên, Chánh Văn phòng, Trưởng Ban tổ chức, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư Thường trực, Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên; Học viên Học viện Chính trị Quốc gia Hà Nội; Phó Bí thư Thường trực, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI.
Người đóng giả ông bộ trưởng Phùng Quang Thanh là ông Nguyễn Thanh Bình cũng là một người có tiếng trong đảng Cộng Sản. Ngày 25 tháng 7 ông Nguyễn Thanh Bình được chỉ thị từ bộ chính trị đóng giả ông Phùng Quang Thanh từ Pháp trở về Việt Nam. Ông Nguyễn Thanh Bình có chiếu cao khoảng 170cm, hơn bộ trưởng Phùng Quang Thanh khoảng 10cm, đổi lại ông lại có khuôn mặt giống hệt trừ gò má có chút nhô hơn.
Ông Nguyễn Thanh Bình rất ưa mặc bộ màu nâu xám, ông cũng diện bộ này khi đóng giả bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh tại Nội Bài.
Nguyễn Thanh Bình (sinh 1957) là một chính khách Việt Nam. Ông hiện đang là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Ông là Bí thư tỉnh đầu tiên tại Việt Nam trúng cử theo phương thức đại hội bầu trực tiếp.
Ông sinh ngày 19 tháng 5 năm 1957, quê quán tại xã Cẩm Thành, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh. Ông có trình độ đại học, cử nhân luật, cao cấp lý luận chính trị đã qua các cương vị: Thường vụ, Phó Bí thư Huyện đoàn Cẩm Xuyên; Học viên Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc 1; Huyện ủy viên, Chánh Văn phòng, Trưởng Ban tổ chức, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Bí thư Thường trực, Bí thư Huyện ủy Cẩm Xuyên; Học viên Học viện Chính trị Quốc gia Hà Nội; Phó Bí thư Thường trực, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Tĩnh, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa XI.