Liêu Thái/Người Việt-7-19-2015 3:58:40 PM
Đại lễ cúng Cô Hồn Trận Vong diễn ra từ ngày 23 đến ngày 30 Tháng Sáu âm lịch ở khắp thành phố Huế hằng năm, không năm nào thiếu.
Lễ cúng cô hồn trận vong của một người dân bên bờ sông Hương.(Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Bắt đầu từ 23 tháng Sáu âm lịch, người dân thành phố Huế cùng nhau lễ cúng, dâng hương hoa, thức ăn, củi, vàng mã cho người đã khuất trong cuộc đại biến năm 1885, kinh đô thất thủ, rơi vào tay Pháp và binh biến Mậu Thân 1968. Phải gọi đây là một đại lễ dân gian, bởi điều này không bắt nguồn từ một chính sách hay sự chỉ đạo nào của nhà nước.
Huế 1885 và Huế 1968
Ngược dòng lịch sử, có thể nói rằng không có trận chiến nào đặc biệt như trận chiến năm 1885 ở kinh đô Huế, khi mà giềng mối giữa nhân dân và vua quan triều đình hầu như không có và dân trí thấp đến độ ngay cả những vị quan tổng đốc, chuyên về binh lược đã nghĩ ra kế mở cổng nhử quân Pháp vào thành và đổ trái mù u ra đường để đối phương trượt ngã (do quân pháp đi thẳng, suy ra chắc chắn không có đầu gối!) mà đánh úp.
Chính cái chiến thuật hết sức ngô nghê này đã đẩy kinh đô Huế đến chỗ máu chảy thành sông và hàng vạn dân oan bị ngã xuống do chạy loạn, phần bị bắn, phần bị đạn lạc. Và cũng từ đó, câu chuyện về những oan hồn lang thang rày đây mai đó kiếm ăn, đói lạnh, cô đơn, không chốn nương náu ngày càng ám ảnh đời sống cư dân kinh thành.
Nhưng câu chuyện đó trở nên nặng nề âm khí kể từ sau Tết Mậu Thân 1968. Trước đây, ở các điện thờ, lăng tẩm, chùa chiền, kể từ năm 1885 về sau, không căn cứ vào bất cứ sắc phong hay chỉ dụ nào của nhà vua, người dân Huế, các sư sãi ở các chùa cứ nhằm ngày 23 Tháng Sáu âm lịch, ngày kinh thành Huế thất thủ cho đến ngày 30 Tháng Sáu âm lịch, các buổi lễ cầu siêu bạt độ, cúng kính dâng thức ăn, vàng mã lại diễn ra.
Thời đó, câu chuyện cúng kính chỉ giới hạn ở chùa chiền, đền đài, miếu, lăng tẩm chứ không diễn ra khắp dân gian. Chỉ những nhà có điều kiện kinh tế khá giả mới tổ chức cúng ở tư gia. Nhưng chuyện đó hiếm, các điểm cúng tư gia chỉ đếm trên đầu ngón tay. Sau Tết Mậu Thân 1968 thì mọi chuyện lại khác.
Như lời của anh Hiền, một cư dân Huế, thuộc dòng họ Tôn Thất, chia sẻ, “Sau Mậu Thân, chứng kiến cảnh người chết quá nhiều, đi đâu cũng gặp chết, làm cái nhà mà cũng lo lắng, phải bốc đất đi đến thầy địa lý coi thử dưới nền nhà mình có xác người hay không. Oan hồn uẩn tử nhiều lắm...”
Nhà nào cũng có miếu thờ cô hồn trận vong 1968 như thế này, có nhiều nhà có tới 8 miếu trước sân. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
“Thế nên sau Mậu Thân, nhà nào cũng lập miếu thờ và lấy ngày 23 Tháng Sáu làm ngày giỗ chung cho đất Huế. Đến Tháng Chạp, Tháng Giêng lại cúng một lần nữa nhưng lễ chính vẫn là 23 đến 30 Tháng Sáu hằng năm. Đến Tháng Chạp và Tháng Giêng là mình cúng ông bà tổ tiên của mình rồi khấn luôn vậy thôi!”
“Lý do để lấy ngày 23 Tháng Sáu cúng giỗ luôn những vong hồn Mậu Thân mà lẽ ra là tháng Chạp, tháng Giêng mới cúng giỗ là vì thời bao cấp, đền đài, chùa chiền, lăng tẩm chi cũng bị nhà nước đập tuốt hết. Nếu mình cúng vào Tháng Chạp, Tháng Giêng mà trưng bàn ra trước sân thì bị bắt, khó lắm. Mình phải dựa vào ngày 23 đến 30 Tháng Sáu vì ngày đó ít nhạy cảm hơn, có tính cách mạng hơn...”
“Vậy đó, việc cúng kính bắt nguồn từ năm 1885 nhưng lại nở rộ, trở thành lễ hội dân gian mà ai làm ăn giàu nghèo chi cũng cúng là phải kể đến những năm từ Tết Mậu Thân trở về sau. Bắt đầu từ đó, nhà nào cũng cúng, mỗi nhà mỗi kiểu, lễ vật cũng khác nhau nhiều lắm, có mấy thứ lễ chung thôi chứ còn lại thì khác nhau khá nhiều.”
Đại lễ dân gian và những bó củi tình thương
Người ta nói sống sao thác vậy, tâm thức này rất hợp với người dân xứ Huế, có thể nói rằng hiếm có nơi nào trên đất nước này lại xem trọng phần âm hơn phần dương như xứ Huế. Chỉ cần nhìn cách người ta xây lăng tẩm, lăng mộ cho ông bà tổ tiền thì cũng đủ thấy mức độ coi trọng phần âm đến đâu.
Một người dân Huế có thể nghèo khổ, thiếu thốn, ở nhà trọ hoặc nhà cấp bốn nhưng lễ cúng ông bà tổ tiên và phần mộ của ông bà họ thì không chê vào đâu được.
Bó củi được đặt gần bàn thờ và đốt trong lễ cúng cô hồn bên sông Hương. (Hình: Liêu Thái/Người Việt)
Chỉ có Huế mới có những thành phố lăng mộ, kinh đô lăng mộ từ Phú Vang cho đến giáp giới Quảng Trị. Đi bất kỳ nghĩa trang nào, người ta cũng có thể bắt gặp những ngôi mộ khang trang, nhiều ngôi to hơn biệt thự, bên trong có cả hệ thống điện đài, thậm chí tủ lạnh, tivi đang hoạt động để phục vụ cho người đã khuất và người giữ lăng mộ.
Trong khi đó, những con cháu đứng ra xây lăng mộ lại không mấy giàu có. Xây lăng mộ và chăm sóc phần hồn cho ông bà tổ tiên là một triết lý sống của người dân Huế, họ xem đó là một hành động tri ân, báo hiếu. Cũng chính bởi tâm thức này mà câu chuyện cúng kính những người chết oan trong chiến tranh ở Huế lại trở nên quan trọng và ly kỳ.
Có thể nói rằng việc cúng kính, thậm chí tri ân những người đã chết oan trong binh biến (vì họ đã giúp đỡ, che chở cho người sống yên tâm làm ăn) là một đại lễ tâm linh dân gian Huế hàm chứa lòng lân mẫn giữa người với người, giữa cõi sống và cõi chết.
Chỉ cần nhìn qua những bó củi (được đốt trong lễ cúng cùng với khoai lang, phao vàng mã, áo quần, tiền bạc các loại bằng vàng mã và những món ăn dành cho người vừa bị ngã xuống nước, còn yếu sức) của các cư dân dọc bờ sông Hương, hay những cuộn băng, tivi, sách vở bằng vàng mã trong lễ cúng của người dân gần các trường học, hoặc các chìa khóa bằng vàng mã cho những người bị xích chân trong hố tập thể của những nhà dân gần các hố chôn ở cồn Hến, Đập Đá hay thông Vỹ Dạ... Cũng đủ hiểu được đôi điều về tâm thức người Huế.
Như lời của bà Lạc, người dân sống bên bờ một nhánh rẽ của sông Hương về phía Quảng Điền, trên đường Huỳnh Thúc Kháng chia sẻ, “Ở hai bên bờ sông Hương, trong lễ cúng ai cũng có một bó củi hết. Mình phải đốt lên để ‘họ’ về sưởi, chứ chết nước lạnh, mình không đốt cho họ sưởi thì run lập cập làm sao mà họ hưởng thức cúng được!”
“Sống cũng như thác thôi, tội nghiệp lắm! Trước đây o (cô) không cúng, từ Mậu Thân đến giờ, năm nào o cũng cúng, có ít thì cúng ít, có nhiều thì cúng nhiều, thì cũng một mâm chè xôi, thức mặn có gì cúng nấy, trong đó thì hai bó củi để đốt suốt lễ cúng và áo giấy vàng mã nhiều nhất...”
Mùa cúng cô hồn ở Huế diễn ra nhiều lần trong năm. Nhưng quan trọng nhất vẫn là mùa Tháng Sáu âm lịch. Như lời bà Lạc chia sẻ, “Đôi khi o tự hỏi tại sao cô hồn ở Huế nhiều quá thể vậy. Nhưng o nghĩ lại, thấy nơi nào cũng nhiều, mình chỉ cúng được cho cô hồn chết chứ cô hồn sống cũng nhiều lắm nhưng đâu phải ai cũng có thể cúng được!”
Câu kết của bà Lạc làm chúng tôi suy nghĩ rất nhiều! (LT)
Sunday, July 19, 2015
Trại hè của 4,000 Hướng Đạo Sinh Việt Nam bị chính quyền phá
Việt Hùng/ Người Việt-07-19- 2015 3:24:33 PM
Đồng Nai (NV) - Hướng Đạo Sinh Việt Nam trên toàn quốc quy tụ về Biên Hòa tham dự một trại hè nhưng đã bị chính quyền địa phương cấm cản.
Trại mang tên Hợp Lực của hướng đạo sinh, nhưng đành bất lực trước sự ngăn chặn từ phía chính quyền. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Phong trào Hướng Đạo Sinh ở Việt Nam (hay còn gọi là phong trào Scout) đã dự định tổ chức sinh hoạt Cắm Trại bốn ngày, từ ngày 16 đến 19 Tháng Bảy, 2015 ở khu du lịch Bửu Long, tọa lạc ở đường Huỳnh Văn Nghệ, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Trại hè năm nay qui tụ hơn 4,000 trại sinh từ khắp các miền đất nước, có những nhóm ở rất xa như Quãng Ngải, Hải Phòng, Quảng Trị...
Người dân làm, chính quyền phá
Lâu nay các phong trào có khả năng quy tụ nhiều người, đặc biệt là giới trẻ đều bị chính quyền CSVN quan tâm một cách đặc biệt. Thế nhưng, việc một phong trào Hướng Đạo Sinh với tôn chỉ là phi chính trị, phi tôn giáo, phi lợi nhuận, vẫn bị chính quyền ngăn chặn, khiến cho nhiều trại sinh tỏ ra rất bất bình.
Mục đích của phong trào hướng đạo là giáo dục bổ túc cho giáo dục gia đình và học đường, giúp thanh thiếu niên rèn luyện tính khí, tháo vát, để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, chuẩn bị để trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự, hữu ích cho xã hội.
Hướng đạo Việt Nam được thành lập cũng theo những mục đích chung đó. Từ “đạo” trong cụm từ “hướng đạo” có nghĩa là “đường”; Hướng đạo có nghĩa là “dẫn đường” và không có liên quan đến một tôn giáo nào. Hầu hết các đơn vị hướng đạo không phân biệt tôn giáo của thành viên, trừ các đoàn hướng đạo được tổ chức riêng bởi các đoàn thể tôn giáo.
Đông đảo các trại sinh bày tỏ niềm vui phấn khích trong ngày đầu gặp nhau ở trại. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Hướng đạo Việt Nam là một tổ chức thanh thiếu niên được thành lập vào những năm đầu thập niên 1930. Hướng đạo Việt Nam trước đây từng là một thành viên của Tổ Chức Phong Trào Hướng Đạo Thế giới (World Organization of the Scout Movement) và đây cũng chính là tổ chức lớn nhất của phong trào hướng đạo được sáng lập bởi Robert Baden-Powell, một trung tướng trong Quân đội Hoàng gia Anh vào năm 1907.
Thời Việt Nam Cộng Hòa, phong trào hướng đạo Việt Nam phát triển khá mạnh. Rất nhiều trại họp bạn toàn quốc đã được tổ chức với hàng ngàn trại sinh tham dự. Đến khi Cộng Sản nhuộm đỏ được cả nước thì bị cấm và chỉ còn có các đoàn thể do Đảng CSVN lập ra để phục vụ nhu cầu chính trị của chế độ.
Dù vậy, các đoàn hướng đạo tại nhiều địa phương vẫn âm thầm sinh hoạt và liên kết với nhau suốt nhiều chục năm qua.
Một anh trong ban tổ chức cho biết, “Trại hè năm nay mang chủ đề là Hợp Lực. Với mong muốn đoàn kết anh em trại sinh trong toàn Việt Nam. Theo kế hoạch ban đầu, trại sẽ được tổ chức tại Bình Dương. Giờ phút cuối, địa điểm chuyển về Đồng Nai, khu du lịch Bửu Long. Địa điểm trại chỉ thông tin nội bộ vì nghi có người tìm cách ngăn cản trại.”
Ngày 15 Tháng Bảy, 2015, các đoàn lần lượt kéo về, sân khấu đã hoàn thành. Thế nhưng, tối ngày 16 Tháng Bảy, 2015, một nhóm công an gồm công an phường, dân phòng và an ninh thuộc Bộ Công An, đã đến gặp các huynh trưởng và yêu cầu khu du lịch Bửu Long không cho thuê đất để tổ chức, vì lý do “không bảo đảm an ninh, vệ sinh ăn ở.”
Tinh thần hướng đạo vẫn được thể hiện dù trong hoàn cảnh khó khăn
Một huynh trưởng cho biết, “Thật buồn, khi ngày dự định khai mạc trại lại là ngày bế mạc. Tội nghiệp các em nhỏ, sau một đêm vui vẻ, ngủ trong các lán trại, tinh thần háo hứng đợi chờ những trò chơi, niềm vui trong những ngày tới, thì hôm nay lại nhận được thông báo: dừng cắm trại.”
Hầu hết các trại sinh đều rất bất bình và tỏ ra thất vọng. Vì kế hoạch cắm trại này đã được họ chuẩn bị hơn ba tháng trước. Thế mà nay lại không được sinh hoạt chung.
Tuy niềm vui của họ bị ngăn chặn, nhưng họ vẫn vui vẻ sinh hoạt chia tay trong buổi sáng cuối cùng trước khi phải rời trại. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Một số đoàn không về, mặc thường phục, tiếp tục làm “khách du lịch” để ở lại trại như Hải Đăng (Sài Gòn), Ngự Bình (Huế, An Hải, Đà nẵng) với trên 300 trại sinh. Các đoàn Quảng Nam, Dak Lak đã kéo về Bản Đôn ở tỉnh Dak Lak để tiếp tục sinh hoạt trại.
Theo trại sinh Võ Trung cho biết, “Nhìn chung, mọi người thấy đây là giai đoạn khó khăn nhưng tinh thần hướng đạo vẫn được giữ vững. Tuy đã biết là phải tạm dừng buổi cắm trại, tuy nhiên mọi người đều cố vui vẻ, hát vang những bài hát sinh hoạt trong buổi chia tay. Họ bắt tay, ôm hôn với hi vọng sẽ sớm được gặp lại trong tinh thần hướng đạo.”
Theo anh Võ Thiện Toàn, “Thật ra phong trào hướng đạo sinh đã phát triển rất mạnh trước năm 1975, tuy nhiên sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, họ đã ra sức đàn áp phong trào, khiến cho phong trào bị lụi tàn dần.”
“Thời gian gần đây, vì đạo đức xã hội bị xuống cấp trầm trọng, nên các huynh trưởng mới gầy dựng lại phong trào, nhằm định hướng cho các em có tinh thần hướng đạo, hướng tới một con người tốt trong xã hội. Số lượng người sinh hoạt hướng đạo sinh ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ khiến cho chính quyền CSVN lo ngại,” anh Toàn cho biết thêm. (TN)
Đồng Nai (NV) - Hướng Đạo Sinh Việt Nam trên toàn quốc quy tụ về Biên Hòa tham dự một trại hè nhưng đã bị chính quyền địa phương cấm cản.
Trại mang tên Hợp Lực của hướng đạo sinh, nhưng đành bất lực trước sự ngăn chặn từ phía chính quyền. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Phong trào Hướng Đạo Sinh ở Việt Nam (hay còn gọi là phong trào Scout) đã dự định tổ chức sinh hoạt Cắm Trại bốn ngày, từ ngày 16 đến 19 Tháng Bảy, 2015 ở khu du lịch Bửu Long, tọa lạc ở đường Huỳnh Văn Nghệ, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Trại hè năm nay qui tụ hơn 4,000 trại sinh từ khắp các miền đất nước, có những nhóm ở rất xa như Quãng Ngải, Hải Phòng, Quảng Trị...
Người dân làm, chính quyền phá
Lâu nay các phong trào có khả năng quy tụ nhiều người, đặc biệt là giới trẻ đều bị chính quyền CSVN quan tâm một cách đặc biệt. Thế nhưng, việc một phong trào Hướng Đạo Sinh với tôn chỉ là phi chính trị, phi tôn giáo, phi lợi nhuận, vẫn bị chính quyền ngăn chặn, khiến cho nhiều trại sinh tỏ ra rất bất bình.
Mục đích của phong trào hướng đạo là giáo dục bổ túc cho giáo dục gia đình và học đường, giúp thanh thiếu niên rèn luyện tính khí, tháo vát, để có thể thích nghi với mọi hoàn cảnh, chuẩn bị để trở thành những công dân tốt, có trách nhiệm, biết trọng danh dự, hữu ích cho xã hội.
Hướng đạo Việt Nam được thành lập cũng theo những mục đích chung đó. Từ “đạo” trong cụm từ “hướng đạo” có nghĩa là “đường”; Hướng đạo có nghĩa là “dẫn đường” và không có liên quan đến một tôn giáo nào. Hầu hết các đơn vị hướng đạo không phân biệt tôn giáo của thành viên, trừ các đoàn hướng đạo được tổ chức riêng bởi các đoàn thể tôn giáo.
Đông đảo các trại sinh bày tỏ niềm vui phấn khích trong ngày đầu gặp nhau ở trại. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Hướng đạo Việt Nam là một tổ chức thanh thiếu niên được thành lập vào những năm đầu thập niên 1930. Hướng đạo Việt Nam trước đây từng là một thành viên của Tổ Chức Phong Trào Hướng Đạo Thế giới (World Organization of the Scout Movement) và đây cũng chính là tổ chức lớn nhất của phong trào hướng đạo được sáng lập bởi Robert Baden-Powell, một trung tướng trong Quân đội Hoàng gia Anh vào năm 1907.
Thời Việt Nam Cộng Hòa, phong trào hướng đạo Việt Nam phát triển khá mạnh. Rất nhiều trại họp bạn toàn quốc đã được tổ chức với hàng ngàn trại sinh tham dự. Đến khi Cộng Sản nhuộm đỏ được cả nước thì bị cấm và chỉ còn có các đoàn thể do Đảng CSVN lập ra để phục vụ nhu cầu chính trị của chế độ.
Dù vậy, các đoàn hướng đạo tại nhiều địa phương vẫn âm thầm sinh hoạt và liên kết với nhau suốt nhiều chục năm qua.
Một anh trong ban tổ chức cho biết, “Trại hè năm nay mang chủ đề là Hợp Lực. Với mong muốn đoàn kết anh em trại sinh trong toàn Việt Nam. Theo kế hoạch ban đầu, trại sẽ được tổ chức tại Bình Dương. Giờ phút cuối, địa điểm chuyển về Đồng Nai, khu du lịch Bửu Long. Địa điểm trại chỉ thông tin nội bộ vì nghi có người tìm cách ngăn cản trại.”
Ngày 15 Tháng Bảy, 2015, các đoàn lần lượt kéo về, sân khấu đã hoàn thành. Thế nhưng, tối ngày 16 Tháng Bảy, 2015, một nhóm công an gồm công an phường, dân phòng và an ninh thuộc Bộ Công An, đã đến gặp các huynh trưởng và yêu cầu khu du lịch Bửu Long không cho thuê đất để tổ chức, vì lý do “không bảo đảm an ninh, vệ sinh ăn ở.”
Tinh thần hướng đạo vẫn được thể hiện dù trong hoàn cảnh khó khăn
Một huynh trưởng cho biết, “Thật buồn, khi ngày dự định khai mạc trại lại là ngày bế mạc. Tội nghiệp các em nhỏ, sau một đêm vui vẻ, ngủ trong các lán trại, tinh thần háo hứng đợi chờ những trò chơi, niềm vui trong những ngày tới, thì hôm nay lại nhận được thông báo: dừng cắm trại.”
Hầu hết các trại sinh đều rất bất bình và tỏ ra thất vọng. Vì kế hoạch cắm trại này đã được họ chuẩn bị hơn ba tháng trước. Thế mà nay lại không được sinh hoạt chung.
Tuy niềm vui của họ bị ngăn chặn, nhưng họ vẫn vui vẻ sinh hoạt chia tay trong buổi sáng cuối cùng trước khi phải rời trại. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Một số đoàn không về, mặc thường phục, tiếp tục làm “khách du lịch” để ở lại trại như Hải Đăng (Sài Gòn), Ngự Bình (Huế, An Hải, Đà nẵng) với trên 300 trại sinh. Các đoàn Quảng Nam, Dak Lak đã kéo về Bản Đôn ở tỉnh Dak Lak để tiếp tục sinh hoạt trại.
Theo trại sinh Võ Trung cho biết, “Nhìn chung, mọi người thấy đây là giai đoạn khó khăn nhưng tinh thần hướng đạo vẫn được giữ vững. Tuy đã biết là phải tạm dừng buổi cắm trại, tuy nhiên mọi người đều cố vui vẻ, hát vang những bài hát sinh hoạt trong buổi chia tay. Họ bắt tay, ôm hôn với hi vọng sẽ sớm được gặp lại trong tinh thần hướng đạo.”
Theo anh Võ Thiện Toàn, “Thật ra phong trào hướng đạo sinh đã phát triển rất mạnh trước năm 1975, tuy nhiên sau khi Cộng Sản cưỡng chiếm miền Nam, họ đã ra sức đàn áp phong trào, khiến cho phong trào bị lụi tàn dần.”
“Thời gian gần đây, vì đạo đức xã hội bị xuống cấp trầm trọng, nên các huynh trưởng mới gầy dựng lại phong trào, nhằm định hướng cho các em có tinh thần hướng đạo, hướng tới một con người tốt trong xã hội. Số lượng người sinh hoạt hướng đạo sinh ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ khiến cho chính quyền CSVN lo ngại,” anh Toàn cho biết thêm. (TN)
Ai đã tung tin Tống Văn Sơ chết năm 1932 ở HK? Hay: Nói láo, phải như thầy trò nhà Hồ Tàu và CSVN!
Vậy là chúng đang cắn nhau chí tử...
Mấy ngày gần đây nóng hổi tin phe “muốn theo Mỹ” đánh phe “tâm tư với Tàu”, mà kẻ “tâm tư sâu nặng nhất” là tướng Phùng Quang Heo đã từ “dưỡng bệnh” chuyển sang từ trần, còn kẻ số 1 “thân Tàu” là TBT Lú thì đi Mỹ trong “phái đoàn của 3X” và dường như quay ngoắt 180 độ với Tàu sang Mỹ, thậm chí còn không một từ nhắc đến XHCN và chủ nghĩa Mác-Lê, thì báo Điện tử của ĐCSVN hôm 15/7/2015 lại trương lên một văn kiện lịch sử của đảng từ năm 1933 - Tài liệu báo cáo Quốc tế CS do TBT thứ hai của đảng CSVN (sau Trần Phú) là ông Hà Huy Tập soạn gửi và được lưu ở Moscow rồi Hà Nội đến nay - khẳng định Nguyễn Ái Quốc đã bị ám sát trong tù ở Hong Kong năm 1932...
Trích 1 từ Dân Làm Báo, ngày 15/7/2015:
"Đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932
trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công",
theo tài liệu đăng trên báo điện tử đảng cộng sản.
Bạn đọc Danlambao - Một văn kiện quan trọng của đảng cộng sản thừa nhận rằng nhân vật Nguyễn Ái Quốc ‘đã bị ám sát vào giữa năm 1932’ tại Hồng Kông.
Điều này được viết rất rõ trong tập 4, văn kiện đảng toàn tập, tại bài ‘Kỷ niệm ba năm ngày thành lập Đảng cộng sản Đông Dương’:
“Đảng Cộng sản Đông Dương vừa được thống nhất vào đêm trước của cuộc bãi công có tính chất khởi nghĩa của các phu đồn điền Phú Riềng, bởi ba nhóm cộng sản của Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ dưới sự lãnh đạo của người sáng lập của nó là đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công”.
Được biết, tác giả đã viết ra văn kiện trên chính là ông Hà Huy Tập, tổng bí thư đời thứ 3 của đảng cộng sản Việt Nam, nhiệm kỳ 1937-1938, bị Pháp xử bắn năm 1941.
(Hết trích 1)
Cá nhân tôi nhìn sự kiện thứ ba trong chuỗi trên như một hành vi tấn công tiếp theo của phe “muốn thân Mỹ chút chút” trong cuộc đấu đã chiếm ghế ĐH12 với phe “tâm tư anh em Tàu” (chứ ai có thể chui vào báo đảng CSVN mà làm việc đó?), bằng cách lột truồng Hồ Tàu ra cho bàn dân thiên hạ biết, thế thôi. Quả là một cú chơi quá độc, giống như chuyện anh em trong nhà tranh nhau chia của cha ông để lại khi mẹ già sắp chết (là đảng CSVN), và thằng em đứng ra tố cáo rằng thằng anh cả không phải con của cha mình mà là con thằng cha hàng xóm phía Bắc! Có “di chúc” của ông bố bị cắm sừng để lại hẳn hoi, làm “bà mẹ” sắp chết vốn gái đĩ già mồm cũng cứng họng.
Chuyện quả không nhỏ, nên tôi biết thế nào lần này phe “tâm tư Tàu” cũng phải phản công, nếu không im lặng là đồng ý, tức là mình là con Tàu 100% rồi, làm sao có chính danh sống trên đất Việt được! Dân Việt có lẽ đến gần 90 triệu người sẽ ngay lập tức vác gậy đuổi bọn thằng anh máu Tàu về quê cha đất tổ chúng ở sau Ải Nam Quan ngay! Hai chị em Bà Trưng đã làm thế, 2000 năm sau dân Việt đã nhiều lần làm thế, chả lẽ dân Việt thời a-còng lại không dám theo gương tổ tiên?!
Thậm chí, tôi còn hứng chí ngồi chấp bút một bài dự đoán các “lý luận” mà phe “đông Phương hồng-Mao sẻ tung” sẽ “xẻ tung” ra để chối bỏ sự thật là mình có máu Tàu cộng đời đầu cho vui thôi. Đó là: tại ông Hà Huy Tập không có thông tin lúc đó, vì NAQ “bí mật”, nên không biết tin NAQ chết trung tù chỉ là tin giả... Và, “thực tế thì NAQ đã thoát chết” rồi “về với quê hương cách mạng vô sản” là Nga sau 3 năm được Tàu nuôi dưỡng ở Hạ Môn, rồi Thượng Hải... (các bạn biết đấy, chả gì thì tôi cũng là Viện trưởng “Viện nghiên cứu sự bịp bợm của Hồ và đảng CSVN” từ mấy năm nay!).
Nhưng tôi lại không viết xong bài đó, vì nghĩ: thôi, không vẽ đường cho hươu chạy làm gì, cứ để xem hươu chạy thế nào? Thực ra, tài liệu này của Hà Huy Tập đã được một số nhà sử học nhắc đến khi nghiên cứu “cái chết của NAQ ở HK” là giả hay thật, và các “nhà sử học” CS thì chối biến đổ cho HHT không biết nội tình ở HK (dù HHT là nhân vật số 1 của đảng CSVN lúc đó ở Moscow, có mọi thông tin của QTCS về đảng mình và các “đồng chí” của mình). Và lần này, CSVN (phe tâm tư Tàu”) chắc cũng sẽ không có lý luận gì mới, vì không bên nào có thêm bằng chứng mới hơn?
Và quả đúng là như thế. Chỉ 2 ngày sau, ngày 17/7/2015, phe “tâm tư Tàu” đã lên tiếng.
Trích 2 từ Dân Làm Báo, ngày 18/7/2015:
Hoàng Trần (Danlambao) - Tờ báo của trung ương đảng CSVN vừa lên tiếng bác bỏ thông tin nói rằng Nguyễn Ái Quốc bị ám sát năm 1932 tại Hồng Kông.
Trước đó, cũng chính trang báo điện tử ĐCSVN đã đăng lại một bản số hoá trích từ ‘Văn kiện đảng toàn tập’, trong đó có đoạn:
“…đồng chí Nguyễn ái Quốc, đã bị ám sát vào giữa năm 1932 trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công”.
Nếu bị sát năm 1932 thì chắc chắn Nguyễn Ái Quốc không thể là Hồ Chí Minh như các sách vở của đảng vẫn hay tuyên truyền.
Dụng ý xấu
Thông tin này ngay lập tức đã nhiều trang báo tự do và các mạng xã hội đăng lại, khiến dư luận đặc biệt chú ý đến chi tiết này.
Ngày 17/7/2015, báo điện tử đảng CSVN lập tức cho đăng tải một bài phản bác khá dài, trong đó có nội dung cáo buộc các trang web đã đưa thông tin là nhằm ‘dụng ý xấu’.
“Nhưng gần đây, một số người trích đoạn thư này đưa lên một số mạng xã hội: “Nguyễn Ái Quốc đã bị ám sát vào năm 1932”. Đây là cách đưa tin "cắt xén", "mập mờ" với dụng ý xấu.”
“Thậm chí họ còn "câu khách" bằng thủ đoạn loan tin: "Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam vừa đưa tin”.”, trang báo của trung ương đảng CSVN nói.
Phản ứng này cho thấy sự rúng động của chế độ CSVN khi sự thật lịch sử đang ngày càng được phơi bày trước công chúng.
Đổ lỗi cho ‘thực dân Anh’
Trong bài Về Bức thư của Ban Lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 2/1933, tác giả Trần Quỳnh lý giải bối cảnh thông tin Nguyễn Ái Quốc ‘bị ám sát’:
“Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, kể từ khi Nguyễn Ái Quốc bị bắt (ngày 6/6/1931) đã hoàn toàn mất liên lạc, trong khi Chính quyền thực dân Anh đã đánh lạc hướng dư luận thỉnh thoảng lại tung tin Tống Văn Sơ đã chết.”
“Trong khung cảnh ấy, nhiều người cộng sản Việt Nam cũng tưởng rằng Nguyễn Ái Quốc đã bị sát hại trong nhà tù thực dân.”
Cũng theo báo đảng, ngoài việc báo cáo tình hình, bức văn kiện trên còn nhằm mục đích “tố cáo Chính quyền thực dân Anh ám sát Nguyễn Ái Quốc vì Chính quyền thực dân Anh nhiều lần tung tin Tống Văn Sơ (Nguyễn Ái Quốc) đã chết.”
(Hết trích 2)
Nói láo, phải như thầy trò nhà Hồ Tàu và CSVN...
Nhưng Viện trưởng “Viện nghiên cứu sự bịp bợm của Hồ Tàu và CSVN” tôi đã bất ngờ!
Tôi không bất ngờ vì “ný nuận” của tác giả Trần Quỳnh trên báo đảng CSVN trên rằng Hà Huy Tập không có đủ thông tin lúc đó, mà sau này thì HHT lại “vô tình” bị Pháp xử bắn chết sớm năm 1941, cũng như vì “số phận vô tình” của tất cả 5 đời TBT của đảng CSVN (Trần Phú, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Nguyễn Văn Cừ) ngay trước khi Hồ Tàu vượt qua biên giới Việt Tung chui vào hang Cắc Cớ (ủa lộn, hang Pác Bó - hang Cắc Cớ ở ngay Hà Tây, Chùa Thầy, nay đã là Hà “lội” lậng...).
Tôi cũng không bất ngờ về cái kết luận bù lu bù loa (tức rất lăng loàn) của báo đảng CSVN đổ cho lề tội loan tải bài viết của TBT của chúng là HHT với “dụng ý xấu” - mà lờ tịt đi “dụng ý” của chính báo đảng CSVN khi đăng lại tài liệu đã “mốc xì” đó, trong những ngày này, đó là dụng ý gì? Điều này phe “tân tư Tàu” không dám nói ra, sợ phe “đang lừa thân Mỹ” chơi cho vài quả thôi sơn tiếp trước ĐH12 thì chỉ có mà... cuốn xéo về Tàu - Kim Dung cũng không nghĩ ra bài đỡ được chứ nói gì đến Tập! Mà tôi tin đến đầu 2016 sẽ còn vài “cú móc” nữa của 3X, nhưng khốn nạn cho người Việt là 3X cũng cố giữ không làm “vỡ bình” mà cha con 3X đang quây tổ.
Tôi bất ngờ vì cách Trần Quỳnh/đảng CSVN/phe “tâm tư Tàu” giải thích tại sao có tin NAQ đã chết trong tù HK năm 1932 làm HHT “bé cái nhầm”. Chúng ta đọc lại phần này của Trần Quỳnh trên:
Trích 2 từ đoạn Trích 2 trên:
“Ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương, kể từ khi Nguyễn Ái Quốc bị bắt (ngày 6/6/1931) đã hoàn toàn mất liên lạc, trong khi Chính quyền thực dân Anh đã đánh lạc hướng dư luận thỉnh thoảng lại tung tin Tống Văn Sơ đã chết.” (Hết trích 2’).
Như vậy, tội “làm nhiễu nội bộ đảng CSVN” là do Chính quyền thực dân Anh! Đó tuyên bố chính thức của đảng CSVN hôm nay trên báo đảng, qua loa Trần Quỳnh ngày 17/7/2015.
Ô hô! Nhưng theo “Viện nghiên cứu sự bịp bợm của Hồ và CSVN” thì chính Trần Dân Tiên và T.Lan, cũng chính là Hồ, cũng “chính là NAQ”, từ năm 1948 (qua NXB Tàu ở Thượng Hải, rồi rất nhiều lần qua NXS Sự thật ở HN) và 1962 qua báo đảng Nhân Dân đã kết tội này cho Thực dân Pháp cơ!
Trích 3a từ “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” của Trần Dân Tiên:
“...Các báo ấy (của Anh) kết luận: phải có xét xử công minh đối với mọi người.
Trái lại, báo chí thực dân Pháp ở Đông Dương có một thái độ ti tiện. Các báo này nói xấu ông Nguyễn và bịa đặt những lời nói láo hết sức vô sỉ.
Khi ông Nguyễn đã bí mật rời khỏi Hương Cảng, những tờ báo này phao tin là ông Nguyễn đã chết trong nhà thương. Nhưng báo Anh đạp lại. Họ đã dạy cho các báo Pháp ở Đông Dương phải có một tí tự trọng trong nghề làm báo, dù là báo chí thuộc địa.
Những tờ báo Pháp thuộc địa trả lời một cách trơ tráo: “No speak English” (Không biết nói tiếng Anh). Ông Nguyễn lại mất tích!” - (Trang 122, từ dòng thứ 19 trên xuống, “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch, Trần Dân Tiên, NXB chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội 2015, Quyết định xuất bản số 5570-QĐ/NXBCTQG, Mã số ISBN 978-604-57-1325-9, in. 3000 bản, nộp lưu chiểu tháng 01 năm 2015.) (Hết trích 3a)
Còn T.Lan/Hồ Chí minh đã thủng thỉnh kể lại chuyện này trên báo Nhân Dân của đảng CSVN năm 1962 như sau - Trích 3b từ “Vừ đi đường vừa kể chuyện” của T.Lan/HCM:
“Tức tối vì không bắt được Bác, giận dữ đối với người Anh, các báo thực dân Pháp bịa đặt ra tin rằng: Bác mắc bệnh lao trong nhà lao Anh, và đã chết rồi.
Các báo Anh liền quật lại, đại ý như sau:
‘Các anh là những người hèn hạ, ngậm máu phun người….”
(Từ đầu dòng 1, trang 84, “Vừa đi đường vừa kể chuyện”,Tác giả: Hồ Chí Minh - T.Lan, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội 2015, Quyết định xuất bản số 5556-QĐ/NXBCTQG, Mã số ISBN 978-604-57-1340-2, in 3.000 bản, nộp lưu chiểu tháng 01 năm 2015.) (Hết trích 3b)
Chính đảng CSVN còn có một phiên bản thứ ba về chuyện “phao tin NAQ chết ở HK năm 1932” này, đó là: do chính Luật sư Loseby bịa ra để đánh lạc hướng bọn Pháp đang muốn lùng sục để bắt NAQ đã bị Pháp kết án tử hình ở Đông Dương!
Trích 3c từ “Văn hóa Nghệ An”:
“Sau khi Tống Văn Sơ thoát khỏi Hương Cảng, luật sư Loseby vẫn chưa cảm thấy yên tâm, ông liền nghĩ ra một “diệu kế” là tung tin Tống Văn Sơ tức lãnh tụ An Nam Nguyễn Ái Quốc đã chết trong bệnh viện ở Hương Cảng.
Báo chí bắt được tin đó đã nhanh chóng cho đăng tải ngay. Chỉ mấy hôm sau tờ báo của Đảng Cộng sản Liên Xô Pravda cũng đã đăng tin buồn và Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã tổ chức lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại trường Đại học Xta-lin.
Trong buổi lễ này, có một số chiến sĩ cách mạng của ta đang có mặt tại Mạc-tư-khoa cũng tới dự và khóc thương.
Mấy hôm sau nữa, tờ Nhân đạo, cơ quan Trung ương của Đảng Cộng sản Pháp cũng đăng tin đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã mất tại Hương Cảng và TW ĐCS Pháp cũng làm lễ truy điệu trọng thể người đồng chí đã tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Trong tập hồ sơ của sở mật thám Đông Dương lập về Nguyễn Ái Quốc, ở trang cuối cùng họ đã ghi: “Nguyễn Ái Quốc đã chết trong nhà tù tại Hương Cảng”.
Nguồn: vanhoanghean.com”
Bác Hồ với gia đình luật sư Loseby trong dịp thăm Việt Nam
năm 1960 (bà Nguyễn Thị Cúc đứng hàng sau)
(Hết trích 3c)
Phiên bản này được các nhà sử học của CSVN đưa ra sau khi Ls Loseby đã chết (1967) và họ sang Hongkong “phỏng vấn” cụ bà Rosa Loseby và con gái Patricia. Trong ảnh trên, Patrica đang bị Hồ Tàu tấn công năm 1960 khi gia đình Loseby được Hồ tàu mời sang Hà nội! Trong góc phải ảnh trên có lẽ là Đồng “vẩu” - một “tác phẩm” khác của Tàu, ngồi chán nản với trò dê gái của “đồng chí Hồ”, còn cô gái tên Cúc phải đứng sau làm phiên dịch cho vụ “tấn công” vì Hồ Tàu... không biết tiếng Anh! Lúc này bà Loseby cũng đã ngót nghét 80 tuổi, và bà Loseby gần đất xa trời đã “xác nhận” ông Loseby đã bịa ra tin Tống Văn Sơ chết trong tù để đánh lạc hướng Pháp cứu TVS (sic!).
Ai nói láo?
Hai “nhà báo” Trần Dân Tiên và T.Lan (tức cùng là HCM?) cùng quan điểm cho rằng “tin bịa đặt” về TVS đã chết trong tù là do bọn thực dân Pháp xấu xa “luôn giận dữ” thực dân Anh vì không bắt được TVS “bịa” ra, nhưng lại khác nhau một chi tiết khá quan trọng: TVS được Pháp cho “giả chết” ở đâu - sao TDT nói là ở nhà thương, còn T.Lan nói là ở nhà lao Anh? Đúng ra là nhà thương trong nhà lao, (từ 6/6/1931 đến đầu tháng 11/1931) khi diễn ra 3 cuộc thẩm tra và 9 phiên tòa xét xử TVS bị giam trung nhà tù Victoria, sau do bị lỵ và lao nặng phải chuyển vào nhà thương của nhà lao hơn 1 năm sau đó cho đến khi ra tù tháng 1/1933). Còn chính Ls Loseby lại nói thời gian sau khi TVS ra tù (nhà lao) ở HK được ông bố trí ở ký túc xá C.YMCA (Chinese Young Men Christian Association), rồi ông mới bịa ra “diệu kế” vụ tung tin TVS đã chết trong tù.
Vậy thì ai, thực dân Anh hay thực dân Pháp (đang giận dữ nhau) hay Ls Loseby là tác giả tin “bịa đặt ra rằng: Bác mắc bệnh lao trong nhà lao/nhà thương Anh, và đã chết rồi.”?
Tôi xin loại ngay khả năng Luật sư Loseby danh giá và chuyên nghiệp lại đi lừa bịp công luận để “cứu” thân chủ khỏi mối lo vô hình mà đến 25/3/1933 (tức sau khi Ls Loseby giúp TVS đi Hạ Môn 2 tháng rồi) nó mới hiện hữu: đó là 25/3/1933 Pháp mới phát lệnh truy nã NAQ ở HK. Đối với một luật sư, bịa đặt là tự sát, vì đó là danh dự nghề nghiệp.
Vậy bạn tin Trần Quỳnh hay tin Trần DânTiên và T.Lan, hay không tin ai cả? Một hay hai trong ba kẻ trên, đều là đảng CSVN cả, đã nói láo, hay cả ba đã nói láo?
Trần Quỳnh là tiếng nói của lũ “tâm tư Tàu”, tức là của “dòng chính thống” của đảng CSVN hôm nay, còn TDT và T.Lan là HCM, là chính cha nội của đảng đảng CSVN mà chúng kêu và tự kêu là NAQ, ai nói láo?Tin ai? Nếu TDT và T.Lan đúng thì hóa ra đàn con CSVN chả coi ông bố TDT/T.Lan ra cái thớ gì, không thèm đọc lại, nói theo hai tác phẩm “Lịch sử đảng” đó?
Còn nếu Trần Quỳnh “tâm tư Tàu” hôm nay đúng thì tại sao TDT/T.Lan lại phải đổ vạ cho Pháp, chỉ vì “biết ơn” Ls Loseby là người Anh mà không kết tội báo chí thực dân Anh? Lại còn ca ngời đó là “thắng lợi của công lý nước Anh”? Vô lý! Vậy là Trần Quỳnh nói láo.
Nhưng tại sao Trần Quỳnh hôm nay phải nói láo, mới nói láo ngược cả với ông cố nội là TDT/T.Lan? Chúng ta biết Trần Quỳnh hôm nay là lũ “tâm tư Tàu” của đảng CSVN, chúng phải lên tiếng chẳng qua vì im lặng là thú nhận mình con hoang của Tàu cộng, nên lên tiếng là để tìm cách phủ nhận điều đó. Vậy nói láo ngược cả với TDT và T.Lan rành rành là để tìm cách giấu đuôi đảng là con hoang của Tàu cộng, hay Hồ là Tàu cộng. Tại sao nói Anh bịa tin TVS bị chết trong tù thì bịt được đầu mối nào đó dẫn đến kết luận Hồ là Tàu cộng? Vì nhất định phải có ai đó “tung bịa” ra tin đó, mà đó không phải báo chí Pháp, càng không phải Ls Loseby – như trên chúng ta lập luận, thì chỉ còn báo chí Anh!
Mà nói báo chí Anh bịa tin TVS chết năm 1932 trong tù HK (mặc dù báo chí Anh chả có lý do, tức quyền lợi gì từ việc bịa đạt đó!), thì có nghĩa là TVS chưa chết năm đó, tức TVS chính là HCM sau này, chết ngày 3 tháng 9 năm 1969 lận! Xong.
Vậy, cả ba TDT, T.Lan và Trần Quỳnh đều nói láo, vì việc Tống Văn Sơ đã chết năm 1932 là đúng nhưng chúng nói là “bịa”, và chúng chỉ loay hoay bịa xem đổ cho ai “bịa ra” tin đó cho “hợp lý” mà thôi...
Đúng là nói láo như thầy trò cộng sản VN, đường nào cũng nói được, kể cả về cái chết “của bố mình”! Bởi vì, nói láo thế để chạy trốn cái chết của chính “mình” - đảng CSVN, đang tới rất gần rồi?! Thôi thì, được ngày nào, hay ngày ấy - số mệnh của đảng CSVN đang tính từng ngày?!
20.07.2015
Viện trưởng “Viện Nghiên cứu sự bịp bợm của Hồ và CSVN”
Cùng tác giả:
Nhà nước cộng sản
Đại Nghĩa (Danlambao) - Cơ quan nhà nước, nơi tệ nạn con ông cháu cha từ ngàn xưa cho tới ngày nay ở đâu vẫn có, nhưng có ít hay nhiều và mức độ có nghiêm trọng hay không thì mỗi thời có khác. Cộng sản ngày còn đấu tranh giai cấp để cướp chính quyền thì tố cáo chính quyền thế này, thế nọ, nhưng đến khi họ cầm quyền thì họ lại mặc tình tự tung tự tác, mặc tình thao túng. Cơ quan nhà nước dưới chế độ cộng sản ngày nay đa số công chức, cán bộ, con ông cháu cha, tiền hơn chuyên đến mức báo động, chính báo của nhà nước vẫn phải than rằng:
“Con ông cháu cha: Hách dịch, vô kỷ luật nơi công sở. Phải làm việc cùng ‘con cháu các cụ’ là điều không thể tránh khỏi ở công sở, việc này khiến cho chúng tôi rất mệt mỏi, chán nản...
Từ lúc cậu ta vào làm, cậu ta thường xuyên đi muộn, về sớm, đi không xin phép, làm việc cũng không báo cáo. Vì là cháu yêu của sếp tổng nên trưởng phòng tôi không dám ý kiến mà coi cậu ta như một ‘người thừa’…
Trưởng phòng chỉ còn nước ‘trả lại’ Tú cho sếp tổng vì không thể đào tạo nổi một nhân viên vô kỷ luật như Tú”. (Vietnamnet online ngày 12-5-2015)
Vừa qua, sự cố mất điện tại Trung tâm kiểm soát đường dài HCM và tiếp cận Tân Sơn Nhất ngày 20-11 là rất nghiêm trọng, không chỉ thiệt hại kinh tế cho các hảng hàng không mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước. Nguyên do theo Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nói chất lượng kiểm soát viên không lưu hiện nay rất thấp.
“Trước đó, theo báo cáo của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, nhân viên không lưu hiện có tỷ lệ tay nghề trung bình và yếu chiếm khoảng 40%...
Sở dĩ nguồn nhân lực của Hàng không Việt Nam chất lượng kém là do các tổng công ty quản lý cảng, quản lý bay… nhận vào toàn con cháu nên không nói được”. (ĐatViet online ngày 23-11-2014)
Quan Phó tổng giám đốc EVN miền Bắc Thiều Kim Quỳnh thường bỏ nhiệm sở đi dánh golf trong giờ làm việc là chuyện thường trong nhiều năm qua. Bị thiên hạ tố khổ ông Quỳnh làm tờ “kiểm điểm” qua loa đại khái như sau:
“Nội dung văn bản giải trình của ông Quỳnh có ghi nhận việc ông Quỳnh ‘thỉnh thoảng đi chơi golf trong giờ hành chính và không cung cấp được tài liệu chứng minh việc đi chơi golf trong giờ hành chính đã được sự đồng ý của người có thẩm quyền tại EVNNPC”. (Motthegioi online ngày 15-7-2015)
Ngoài số cán bộ con ông cháu cha, còn một loại khác mua quan bán chức. Trong một buổi thảo luận ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội phát biểu như sau:
“Thưa các đồng chí, bây giờ người ta nói dưới 100 triệu đồng không có chuyện đỗ đâu. Còn ‘chạy’ vào đâu? Đó là trưởng phòng Nội vụ các quận, huyện. Tôi xin mách với các đồng chí lãnh đạo quận, huyện, trưởng phòng nội vụ các quận, huyện đang là đầu mối thu hút việc tiếp nhận hồ sơ, nhận tiền ‘chạy’ của các thí sinh để đỗ công chức và không dưới 100 triệu đồng. Nói đến điều này rất đau lòng, nhưng đây là thực trạng”. (LaoDong online ngày 14-6-2015)
Một sự kiện chua chát cho những công chức cán bộ Việt Nam thời cộng sản…Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận nói: “Chỉ có bằng giả mới vào được cơ quan nhà nước”. (SaiGonTiepThi online ngày 28-2-2014) và Dân Trí cũng đưa tin:
“Việc học giả, bằng giả, học thật nhưng chất lượng giả chỉ có thể ‘chui’ vào hệ thống công chức nhà nước, không chui vào được tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài. Nếu không lọc được thì việc thực học, thực nghiệp vẫn còn là câu hỏi”.(DanTri online ngày 27-2-2014)
Khi dùng bằng thật, học thật mà không có thủ tục “đầu tiên” thì cũng như không, vì thế cho nên “30 thạc sĩ, thủ khoa xuất sắc nước ngoài trượt công chức”, theo ông Nguyễn Đình Hoa, Phó giám đốc sở Nội vụ cho biết “các ứng viên bằng giỏi mà trượt công chức là do chưa tâm huyết”. (Vietnamnet online ngày 26-4-2015)
Chưa tâm huyết hay tại vì chưa chung 100 triệu? vì thế cho nên:
“…kết quả sát hạch về trình độ hiểu biết chung và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với thí sinh, thì trong số 63 thuộc đối tượng tuyển dụng đặc biệt có tới 30 người không đạt.
Cụ thể trong số những người không đạt có 5 người có bằng thạc sĩ loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài các ngành Kinh tế, Quản trị kinh doanh, Quản trị tài chính, Kỹ thuật hóa học, Ngữ văn.
25 thí sinh còn lại không qua được kỳ sát hạch vừa qua đều là thủ khoa, thủ khoa xuất sắc trong nước, cử nhân bằng giỏi nước ngoài”. (Vietnamnet online ngày 23-4-2015)
Đánh giá hiệu quả một bộ phận công chức ở thủ đô Hà Nội thì có loại công chức“sáng cấp ô đi tối cấp về”.
“Ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP Hà Nội cho biết, có khoảng 30% số công chức làm việc tốt, 35% số công chức viên chức khá và trung bình; số còn lại chưa yên tâm khi giao công việc. Ông Dực cũng cho rằng, đây là ‘tồn tại lịch sử’ khi có đến 20-30% số công chức đang hưởng lương nhà nước nhưng không đáp ứng được công việc nhà nước giao…
…Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị), dẫn ra kết quả điều tra một số tỉnh phía Nam, phát hiện hơn 200 cán bộ cơ sở thuê người học hộ, thi hộ và kết quả khảo sát chưa đầy đủ cho thấy chỉ có khoảng 30% số cán bộ sau tuyển dụng làm được việc, 30% phải ‘cầm tay chỉ việc’, hơn 30% còn lại ‘cầm tay chỉ việc’ vẫn không biết cách làm... nhà nước phải bỏ tiền ra nuôi 30% trên tổng số 22 triệu người hưởng lương ngân sách. Tương đương 6.600.000 người”. (LaoDong online ngày 14-6-2015)
Thành phố Đà Nẵng có “Hơn 1.600 cán bộ công chức chính thức cùng làm việc một nơi”, vì thế chính quyền Đà Nẵng đã phải lấy tiền dân để xây một tòa lâu đài nguy nga để làm nơi cho bao nhiêu cán bộ làm việc và bao nhiêu ngồi chơi xơi nước?
“Công trình được xây dựng tại khu đất rộng 23.318 m2, gồm 36 tầng, trong đó có 2 tầng hầm và 34 tầng làm việc, tổng mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng. Khi đi vào hoạt động, có khoảng 1.600 cán bộ, công chức đến làm việc hàng ngày và khoảng 600 lượt người dân đến giao dịch…” (Baomoi online ngày 8-9-2014)
Báo Một Thế Giới phải đau lòng viết bản tin “Dân chúng còng lưng nuôi một đám công chức rổi nghề” khi có đến 30% loại “sáng vác ô đi tối vác về” không làm nên tích sự gì cho dân cho nước. Tác giả bài báo nóng ruột và thắc mắc:
“Ngân sách từ đâu nếu không từ đồng tiền thuế của dân. Nhưng đồng tiền đó bao nhiêu năm phải nuôi một bộ máy quá thừa người, mà không ít, theo Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc là có đến 30% vác ô. Vậy là bao nhiêu năm nay, dân chúng còng lưng nuôi một đám công chức vô công rổi nghề”. (Motthegioi online ngày 1-11-2014)
Người dân quê chân lắm tay bùn, một nắng hai sương còng lưng làm ra sản phẩm nhưng phải lo “Gánh nặng quê nghèo: Có thứ quỹ gọi là ‘nuôi cán bộ’...
“Có nơi thu theo đầu sào, có nơi thu theo đầu khẩu, có nơi thu theo đầu hộ. Có nơi mặc nhiên thừa nhận, có nơi cố tình lập lờ. Nhưng chắc chắn ‘quỹ nuôi cán bộ’ là một trong những gánh nặng trên vai người nông dân bởi đều đặn hàng năm họ phải góp thóc hoặc tiền để nuôi mà có người cho rằng không cần thiết…
Bằng hình thức ‘núp bóng’ quỹ hành chính phúc lợi, mỗi năm, trong chiến dịch thu nộp sản phẩm, xã Thanh Lộc lên phương án thu của người dân hàng trăm triệu đồng để chi trả cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách”. (Boxitvn online ngày 14-7-2015)
Hình ảnh người cán bộ cộng sản ngày nay được Thiếu tướng Nguyễn Xuân Tỷ, Phó giám đốc Học viện Quốc phòng (đại biểu Bến Tre) nhận định:
“Có một đội ngũ giàu rất nhanh, cưỡi lên đầu nhân dân, còn kinh khủng hơn địa chủ, tư sản ngày xưa. Làm cán bộ mấy năm mà trong nhà có vài ba trăm tỉ đồng, thậm chí cả ngàn tỉ đồng thì lấy ở đâu ra nếu không tham nhũng”. (RFA online ngày 2-6-2015)
Đảng CSVN tự nhận “đảng ta là đảng cầm quyền” cho nên 16 Ủy viên BCT và 4 thành viên BBT Trung ương được ưu đải như sau:
“Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng vừa ban hành một quy định mới, theo đó các Ủy viên Bộ chính trị, Ban Bí thư được phân biệt thự có diện tích đất từ 450 tới 500 m2…
Ngoài ra, văn bản cũng quy định mức kinh phí trang bị nội thất cơ bản cho biệt thự, căn hộ chung cư cho khu vực đô thị là 120-250 triệu đồng, với căn nhà ở khu vực nông thôn là 75-120 triệu đồng”. (VOA online ngày 15-7-2015)
Người dân có diệp ngắm cung điện rồng phụng sơn son thếp vàng của vua Nông Đức Mạnh hay cuộc sống vương giả với tượng đồng, trống đồng, ngà voi, vườn rau sạch của vua Lê Khả Phiêu, người dân có thể thấy được lý do tại sao dân tộc còn nghèo nàn và đất nước còn lạc hậu là do đâu.
Nói về cơ ngơi của đảng cộng sản thì từ trên xuống dưới nguy nga chẳng khác nào cung vua, phủ chúa. Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu IDS thắc mắc về các chi phí của những văn phòng này dân phải gánh bao nhiêu?
“Nếu mình nhìn vô bốn văn phòng gọi là đầu não của cả nước là văn phòng chủ tịch nước, văn phòng quốc hội, văn phòng chính phủ, và văn phòng đảng, thì một điều hết sức ngạc nhiên là văn phòng đảng chi tiêu nhiều nhất, tức là gần 2.000 tỉ, tức là gần 100 triệu đô la. Trong khi văn phòng của chủ tịch nước chỉ có 200 tỉ, tức là bằng 1/10…
Riêng văn phòng Trung ương đảng đã như thế còn 61 văn phòng thành ủy, tỉnh ủy, huyện ủy, rồi đến cấp xã, cấp thôn, thì không hiểu rằng người dân Việt Nam này đóng bao nhiêu thuế để nuôi đảng CSVN”. (RFA online ngày 26-3-2015)
Đứng trước xu thế thời đại chủ nghĩa Mác Lê đã bị các nước cộng sản Âu châu vứt vào xọt rác, chủ nghĩa xã hội không biết đến chừng nào mới thành hiện thực thì TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng vẫn kiên quyết tuyển chọn người vào Trung ương đảng phải theo tiêu chuẩn cũ.
“Đặc biệt, các ủy viên Trung ương phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Marx- Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của đảng, Hiến pháp của nhà nước và lợi ích của dân tộc”. (Vietnamnet online ngày 7-5-2015)
Đảng Cộng sản Việt Nam cứ khư khư ôm cái chủ nghĩa phản động này hoài thì nhân dân Việt Nam vẫn còn làm ăn chưa khá được.
20.07.2015
Báo lề đảng đã cấp cứu cho tướng Phùng Quang Thanh thế nào?
Tháng Chín (Danlambao) - Ngày 26/06/2015, rộ tin đồn đại tướng Phùng Tâm Tư (tức Phùng Quang Thanh) bị ám sát trong chuyến thăm ngoại giao nước Pháp. Tin đồn được chia sẻ với tốc độ chóng mặt. Năm ngày sau, lề đảng bắt đầu chiến dịch hồi sức cho đại tướng Phùng. Từ chết cho sống lại như kiểu Nguyễn Bá Thanh, các báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ, VNExpress... đồng loạt đăng tin đại tướng đi trị bệnh tại Pháp:
Để xác tín hơn, Ban bảo vệ Chăm sóc sức khoẻ cán bộ Trung ương bắt đầu vào cuộc mở loa: “Tao khoẻ, có chi mô”:
Những thông tin "cấp cứu" này luôn được đính kèm với hình ảnh của một ông Thanh béo tốt và sau đó từ bước 1: Chữa bệnh tại Pháp tiến sang bước 2: Sức khoẻ Bộ trưởng Thanh tiến triển tốt:
Và để "chứng minh" cho tình trạng đang chết chuyển sang... bình thường, báo lề đảng đã "cho" Phùng Quang Thanh làm việc trở lại:
Tại buổi lễ đón nhận huân chương diễn ra hôm 10/7/2015, ban tổ chức đã nhận được một lẵng hoa chúc mừng đến từ bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Tỉnh táo để gửi lẵng hoa, bộ trưởng Thanh chuyển sang tình trạng khoẻ hơn ở mức có thể viết bài tham luận gửi bài tham luận đến buổi ‘hội thảo khoa học’ về việc tăng cường phối hợp giữa công an và quân đội diễn ra sáng 14/7/2015, tại Hà Nội:
*
Sáng sớm 20/7/2015, lúc 1h 20 phút (giờ Việt Nam) DPA - hãng tin của Đức đưa tin, tướng Thanh qua đời sau khi điều trị ung thư phổi, giữa sự im lặng của báo đảng sau vài tuần qua.
Tuy nhiên, 8 tiếng đồng hồ sau, báo lề đảng một lần nữa nhảy vào cấp cứu cho Phùng Quang Thanh sống lại trong quần... chúng:
Và sau đó, vào lúc 10:11 sáng thứ hai, 20/07/2015 trang Pháp Luật đăng tin:
Dường như lời của phó Tổng tham mưu trưởng chưa đủ đô, đủ ký, báo lề đảng dùng lại chiêu thức áp dụng cho Nguyễn Bá Thanh, đem bà con hàng xóm nhà ông Thanh ra để làm bằng chứng:
Trao đổi với PV báo Lao Động, bà Vân, vợ ông Hùng là tổ trưởng tổ dân phố số 26, phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình cho biết: Tôi vẫn thấy mọi sinh hoạt của gia đình Bộ trưởng Phùng Quang Thanh diễn ra bình thường, không thấy có biểu hiện gì khác thường.
Một người dân sống tại khu phố Vĩnh Phúc cho biết, không thấy có biểu hiện gì khác thường phía gia đình Bộ trưởng Phùng Quang Thanh.
Theo quan sát của PV báo Lao Động, vào lúc 9h 25 phút sáng nay 20.7, vẫn thấy bà Nguyễn Thị Lộc – vợ của Bộ trưởng Phùng Quang Thanh tươi cười, vui vẻ đi lại trong khuôn viên của tư gia và phía ngoài cổng của gia đình trên phố Vĩnh Phúc.
Chuyện dài Phùng Quang Thanh tưởng đã đến lúc đứt phim nhưng đảng vẫn còn... chưa chịu. Thôi phim chưa đứt, mời quý thính giả ở lại khoan ra về.