Tân đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, ông Scott Swift, trong buổi phỏng vấn với các ký giả ở Manila hôm 17/7/2015.
Tân đô đốc Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ hôm thứ Sáu bảo đảm với các đồng minh châu Á rằng các lực lượng của Hoa Kỳ đã được trang bị kỹ càng và sẵn sàng đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào ở Biển Đông.
Đang trong chuyến công du 4 ngày tới Philippines, Đô đốc Scott Swift - người vừa lên nắm quyền chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương vào tháng Năm - cho biết hải quân có thể sẽ triển khai hơn 4 tàu chiến ven biển mà Mỹ đã hứa đưa đến khu vực. Ông Swift cũng tiết lộ là ông “rất quan tâm” đến việc mở rộng việc diễn tập tác chiến hằng năm mà Hoa Kỳ tổ chức với từng nước trong rất nhiều đồng minh thành một đợt diễn tập đa quốc gia, có thể bao gồm cả Nhật Bản.
Vừa mới lên nắm chức vụ được 6 tuần, Đô đốc Scott Swift đã chọn Philippines là điểm dừng chân đầu tiên của ông trong chuyến thăm khu vực châu Á Thái Bình Dương. Ông sẽ lưu lại Philippines từ ngày 16 - 19/7.
Tờ Inquirer trích lời Trung tá Noel Detoyato nói: "Ông cho biết ông cố ý chọn Philippines là điểm dừng chân đầu tiên của mình để nhắc lại tầm quan trọng của liên minh Philippines - Mỹ".
CBS News cho biết khi một nhóm ký giả ở Manila hỏi Mỹ dành bao nhiêu nguồn lực quân đội sẵn sàng cho Biển Đông, Đô đốc Swift nói ông rất hiểu những lo ngại của các đồng minh của Mỹ.
"Lý do mà mọi người liên tục hỏi về cam kết lâu dài và những ý định của Hạm đội Thái Bình Dương phản ánh thực sự tất cả những bất định trên vũ đài hiện nay", ông Swift nói. "Nếu chúng tôi có toàn bộ Hải quân Hoa Kỳ ở đây, trong khu vực, tôi nghĩ mọi người cũng vẫn sẽ hỏi: ‘Ông có thể mang đến thêm không?’’’.
Tranh chấp chủ quyền lãnh hải lâu nay giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei đã bùng lên từng đợt trong nhiều năm, khơi ra nỗi lo là vấn đề Biển Đông có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột vũ trang lớn tiếp theo ở châu Á.
Căng thẳng gần đây leo thang khi Trung Quốc tiến hành công tác bồi đắp các bãi đá, xây đảo nhân tạo ở khu vực ngoài khơi thuộc quần đảo Trường Sa.
Đáp lại những mối quan ngại trên, Đô đốc Swift nói ông "rất hài lòng với những nguồn lực đã sẵn sàng cho tôi ở vị trí chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương", và nói thêm rằng "chúng tôi đã sẵn sàng và được chuẩn bị để đối phó với bất kỳ tình huống bất ngờ nào mà tổng thống cho là cần thiết".
Đô đốc Swift cũng nhấn mạnh là Mỹ không đứng về phía bên nào nhưng sẽ thúc đẩy các hoạt động để đảm bảo tự do hàng hải trong vùng biển tranh chấp và những nơi khác.
18.07.2015
Nguồn: AP, CBS News, Inquirer, Bharat Press , VOA.
Friday, July 17, 2015
Hà Nội lên tiếng vụ tin tặc Việt Nam bị kết án tại Mỹ
Ảnh minh họa.
Nguồn: VOA, MOFA, Tuổi trẻ, VNExpress-18.07.2015
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết “đang làm rõ thêm các thông tin” liên quan tới vụ một tin tặc 25 tuổi bị Hoa Kỳ kết án 13 năm tù giam vì đánh cắp thông tin cá nhân của công dân Hoa Kỳ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 16/7, hai ngày sau khi tòa án Mỹ tuyên án đối với Ngô Minh Hiếu: "Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ đang phối hợp với các cơ quan chức năng ở trong nước cũng như cơ quan chức năng sở tại làm rõ thêm các thông tin liên quan đến vụ việc này."
Ông Bình cho biết thêm: "Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo các cơ quan đại diện ở Mỹ tiến hành các biện pháp để có thể thăm lãnh sự và làm sao đảm bảo cao nhất quyền của công dân này."
Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Leslie Caldwell cho biết rằng “từ nhà của mình ở Việt Nam, Hiếu sử dụng mạng lưới chợ đen trên Internet để rao bán các thông tin của công dân Mỹ đã đánh cắp được cho hơn 1.000 tội phạm mạng rải rác trên toàn thế giới.”
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết Hiếu đã kiếm được gần 2 triệu USD từ các hành vi lừa đảo và đã có 13.673 công dân Mỹ trở thành nạn nhân thông qua việc nộp 65 triệu USD trong các tờ khai hoàn thuế cá nhân giả mạo này.
Hacker Ngô Minh Hiếu đã bị Mỹ kết án 13 năm tù giam
Báo Tuổi trẻ của VN dẫn các nguồn tin cho biết: “Ngô Minh Hiếu là con trai út và có hai người chị cùng sinh ở Pleiku, tỉnh Gia Lai. Nhiều người ở đường 22 Tháng 8 đều nói cửa hàng điện tử gia dụng của nhà Hiếu là cửa hàng lớn tại khu phố” và “cách đây chừng năm năm cửa hàng phất lên dữ lắm và ông chủ mua luôn ngôi nhà bên cạnh, cất thêm tầng lầu, còn Hiếu mua một xe thể thao màu vàng có giá nhiều tỉ đồng."
Hiếu bị bắt giữ khi nhập cảnh vào Mỹ hồi tháng Hai năm 2013.
Nguồn: VOA, MOFA, Tuổi trẻ, VNExpress-18.07.2015
Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết “đang làm rõ thêm các thông tin” liên quan tới vụ một tin tặc 25 tuổi bị Hoa Kỳ kết án 13 năm tù giam vì đánh cắp thông tin cá nhân của công dân Hoa Kỳ.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm 16/7, hai ngày sau khi tòa án Mỹ tuyên án đối với Ngô Minh Hiếu: "Các cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ đang phối hợp với các cơ quan chức năng ở trong nước cũng như cơ quan chức năng sở tại làm rõ thêm các thông tin liên quan đến vụ việc này."
Ông Bình cho biết thêm: "Bộ Ngoại giao Việt Nam đã chỉ đạo các cơ quan đại diện ở Mỹ tiến hành các biện pháp để có thể thăm lãnh sự và làm sao đảm bảo cao nhất quyền của công dân này."
Trợ lý Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Leslie Caldwell cho biết rằng “từ nhà của mình ở Việt Nam, Hiếu sử dụng mạng lưới chợ đen trên Internet để rao bán các thông tin của công dân Mỹ đã đánh cắp được cho hơn 1.000 tội phạm mạng rải rác trên toàn thế giới.”
Bộ Tư pháp Hoa Kỳ cho biết Hiếu đã kiếm được gần 2 triệu USD từ các hành vi lừa đảo và đã có 13.673 công dân Mỹ trở thành nạn nhân thông qua việc nộp 65 triệu USD trong các tờ khai hoàn thuế cá nhân giả mạo này.
Hacker Ngô Minh Hiếu đã bị Mỹ kết án 13 năm tù giam
Báo Tuổi trẻ của VN dẫn các nguồn tin cho biết: “Ngô Minh Hiếu là con trai út và có hai người chị cùng sinh ở Pleiku, tỉnh Gia Lai. Nhiều người ở đường 22 Tháng 8 đều nói cửa hàng điện tử gia dụng của nhà Hiếu là cửa hàng lớn tại khu phố” và “cách đây chừng năm năm cửa hàng phất lên dữ lắm và ông chủ mua luôn ngôi nhà bên cạnh, cất thêm tầng lầu, còn Hiếu mua một xe thể thao màu vàng có giá nhiều tỉ đồng."
Hiếu bị bắt giữ khi nhập cảnh vào Mỹ hồi tháng Hai năm 2013.
Vụ xe ủi cán người biểu tình: Giới trẻ phản ứng
Nạn nhân nằm dưới bánh của máy xúc trong đoạn video clip gây xôn xao dư luận.
Trà Mi-VOA
18.07.2015
Chính quyền tỉnh Hải Dương phủ nhận chuyện một nông dân biểu tình bị xe ủi cán qua người khi tham gia phản đối vụ cưỡng chế đất cho dự án khu công nghiệp Lương Điền-Cẩm Điền ở huyện Cẩm Giàng hôm 10/7 do giá đền bù không thỏa đáng.
Video do nhân chứng tại hiện trường quay phổ biến rộng rãi trên các trang mạng xã hội cho thấy khi nửa phần thân thể của bà Lê Thị Châm, 54 tuổi, đã nằm lọt dưới bánh xích của máy xúc, tài xế vẫn chưa cho xe lùi lại trước sự la ó, cầu cứu của đoàn người biểu tình.
Trước những phẫn nộ và tranh cãi trong công luận, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương hôm 11/7 gửi báo cáo chính thức lên trung ương khẳng định ‘không có xảy ra việc xe ủi đất đè lên người’, mà do bà Châm ‘bị ngã có chạm vào xe ủi.’
Kết luận này có thuyết phục hay không và phản hồi của những người trẻ quan tâm đến bi kịch mới nhất trong chính sách đất đai tại Việt Nam như thế nào? Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay mời quý vị cùng gặp gỡ với ba thanh niên từ Hưng Yên, Hà Nội, và Sài Gòn: anh Sang, người ở gần địa phương có đến tận nơi tìm hiểu vụ việc, chị Thảo vừa vào viện thăm nạn nhân Lê Thị Châm, và anh Duy theo dõi sự việc đa chiều qua báo chí chính thống và các trang mạng truyền thông xã hội.
Trà Mi: Các bạn ở đây đã xem qua đoạn video đó chưa? Các bạn thấy thế nào?
Sang: Mình có coi video đó và hôm nay mình có đi ngang qua khu đó. Trước hết, mình thấy đó là video thật vì đưa lên cùng lúc đấy luôn chứ không phải đợi một thời gian sau mà nói là có thời gian để cắt ghép được. Chiều nay, mình có tới đó, cách chỗ mình mấy chục cây số.
Trà Mi: Hai tháng ròng trước ngày 10/7 khi vụ việc xảy ra, bà con địa phương hằng ngày ra đó giữ đất. Sau vụ này, hiện giờ khu vực đó ra sao? Bà con có còn ra đó và công việc thi công họ có vẫn xúc tiến?
Sang: Tôi qua đó không thấy người nào, chỉ còn máy xúc, cờ quạt, và các băng-rôn. Công trình chưa thấy thi công, có một băng-rôn ghi là ‘Đất chưa đền bù, xin đừng thi công.’ Còn lại thấy cờ cắm ở đó nhiều lắm.
Trà Mi: Anh có hỏi chuyện ai ở đó không?
Sang: Không mình chỉ đi qua thôi.
Trà Mi: Chị Thảo theo dõi vụ này, chị thấy đoạn video đó thế nào?
Thảo: Video đó đương nhiên là thật rồi. Rất phẫn nộ trước việc họ làm. Ngay hôm nay tôi cùng một số anh em có vào viện thăm bà Châm. Sức khỏe bà cũng ổn đi rồi. Ngay hôm đầu tiên, khi sự việc đang nóng, chính quyền họ cho côn đồ giả dạng lãng vãng trong đó. Hôm nay chúng tôi vào không còn bị ngăn cản nữa. Hôm đầu không thể tiếp cận bà Châm được. Hôm nay mới bắt đầu vào thăm được. Bà ấy rất yếu, con mắt phải có khả năng không nhìn thấy được. Bây giờ không còn nhìn thấy tròng đen nữa. Rất đáng thương. Họ sẽ tìm cách dập vụ này cho chìm xuồng.
Trà Mi: So với hình ảnh chụp cảnh bà bị xe ủi cán với thương tích chị nhìn thấy tận mắt, chị thấy thế nào?
Thảo: Bà hôm nay đã qua cơn nguy kịch rồi. Máy xúc rõ ràng đè qua người bà nhưng rõ ràng vào chỗ đất xốp nên đất cát cản bớt, giảm tối đa thương tật. Chứ nếu vào chỗ đất bằng thì người đã bẹp dí. Chính quyền họ trắng trợn chối, bảo là clip giả. Ngay cả người lái xe ủi đó nó bỏ chạy, bà con túm được có ảnh đàng hoàng. Họ không thể nói không có chuyện đó được. Lúc bà con xô đẩy nhau, có thể bà bị ngã xuống. Khi bà con kêu la, nó vẫn cố tình chèn. Đến khi người ta nói có người chết nó mới lùi lại. Khi nó nhảy xuống xe, bà con túm được. Chính chúng tôi vào viện thăm bà để tìm hiểu, chứ không phải nghe ai nói cả. Mặt mũi bà giờ sưng tấy hết, mắt bị nặng, giờ còn đang nẹp phần bụng với phần sườn. Bà khóc tủi thân, vì giờ trên báo đài nhà nước bảo là video cắt ghép.
Duy: Tôi đã xem qua video lan truyền trên mạng. Không chỉ tôi mà ai xem qua cũng bị sốc. Đó là một clip quay thô sơ, hình ảnh không rõ nét nhưng đủ để thấy cảnh một phụ nữ bị xe ủi cán qua người. Sau khi xem video, tôi lên các trang báo tìm hiểu xem chính quyền địa phương nói thế nào. Ngay cả ông Trung tá Nguyễn Văn Hiển, phó trưởng công an huyện Cẩm Giàng phát biểu rất bất nhất. Ngay lúc đầu ông khẳng định xe không cán qua dân dù chưa mở điều tra.
Trà Mi: Tranh cãi nảy sinh không chỉ ở chuyện xe thi hành công vụ có cán dân hay không mà cả ở vấn đề thông tin giữa lề phải vs lề trái, và vấn đề giải tỏa đất đai. Trước khi nói về vấn đề nóng: cưỡng chế, thu hồi đất, hãy bàn về vấn đề thông tin. Các bạn phản hồi thế nào trước những thông tin từ các trang mạng xã hội, lề dân, và thông tin từ báo chí nhà nước, lề đảng, qua vụ việc ở Hải Dương?
Sang: Báo chí lề đảng mình ít đọc lắm vì thông tin không chính xác, chỉ theo định hướng thôi.
Thảo: Mấy trăm tờ báo chỉ từ một Ban Tuyên giáo mà ra, thông tin chắc chắn là không trung thực, toàn có lợi cho tuyên truyền nhà nước thôi, bao giờ họ chả lấp liếm, bao che sự thật. Đất đai là vấn đề vô cùng bức xúc với dân.
Duy: Trong bối cảnh toàn bộ báo chí Việt Nam đều do chính quyền kiểm soát. Họ không đưa những gì bất lợi cho chính quyền cho nên sự công tâm của họ khi đưa tin là không có.
Trà Mi: Từ sự việc ở Hải Dương, vấn đề nóng của xã hội Việt Nam lại khơi dậy bức xúc công luận: chính sách trưng thu đất đai đã dẫn tới những vụ việc đáng tiếc, nếu không muốn nói là đau lòng. Người trẻ có quan tâm và quan sát thời sự xã hội, các bạn ghi nhận và phản hồi thế nào về vấn đề này?
Sang: Quan trọng nhất là vấn đề luật pháp về đất đai, về quyền tư hữu. Người dân không có quyền sở hữu mảnh đất của mình. Bất cập từ đó mà ra, đất đai mà chỉ được quyền sử dụng mà không được quyền sở hữu thì nhà nước muốn lấy lúc nào thì lấy. Doanh nghiệp muốn mảnh đất nào chỉ tác động lên chính quyền thì sẽ thu hồi được với giá chẳng nghĩa lý gì. Người dân có đồng ý bồi thường thì vẫn bị thiệt thòi như thường.
Trà Mi: Việt Nam từ nước nông nghiệp tiến lên công nghiệp tất phải cần xây dựng, quy hoạch để phát triển. Vướng phải những sự phản đối thế này làm thế nào để có thể tiến hành công tác đó?
Sang: Bây giờ doanh nghiệp muốn đất thì bàn trực tiếp với dân, tôi có dự án, anh có đất thì phần trăm cổ phần ra, đồng ý thì làm. Người dân thấy chỗ nào có lợi họ sẽ hợp tác, thị trường mà.
Thảo: Nhà nước bảo đất đai của toàn dân nhưng nhà nước quản lý. Cái đó rất vô lý. Đất tôi mua, đổ mồ hôi lao động, đóng thuế đàng hoàng mà tới hồi họ cần họ muốn lấy là lấy. Không được thì họ cưỡng chế, dùng sức mạnh đàn áp thôi. Đất của người ta chứ có ai cấp cho đâu mà muốn lấy là lấy. Nhà nước đứng giữa ăn chặn, trưng thu đất của dân giá rẻ bán lại cho doanh nghiệp giá cao đút túi. Còn dân mất cửa mất nhà không biết kêu ai. Càng ngày càng nhiều dân oan khắp các tỉnh vùng miền đổ dồn lên Hà Nội khiếu kiện đất đai. Đó là vấn đề khó khăn nhất của cái nhà nước này. Trên bất chính hạ tắc loạn. Dân họ phải phản kháng thôi.
Duy: Theo thống kê của chính phủ, đa số các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai. Nguồn gốc là do quyền sở hữu đất đai không rõ ràng. Đất thuộc sở hữu toàn dân. Toàn dân là tất cả mà cũng không là ai hết, cho nên sự nhập nhằng trong đất đai dẫn tới tình trạng khiếu kiện ngày càng nhiều. Quyết định giá đền bù theo cơ chế thị trường và công khai minh bạch tiến trình và giá cả trưng thu đất dựa trên quyết định của người dân thì mới tránh được những khiếu kiện.
Trà Mi: Để nguyện vọng đó sớm đạt thành, người trẻ có thể góp phần thế nào không?
Thảo: Vấn đề đất đai tại Việt Nam là vô cùng phức tạp. Bây giờ có kêu gào thì chính thể độc tài này họ cũng không bao giờ lay chuyển. Mình phải có sức mạnh truyền thông và chính các nạn nhân phải lên tiếng.
Duy: Ở Việt Nam giờ có Hội Dân oan về đất đai. Tôi nghĩ đây cũng là một trong những tiếng nói cổ vũ cho sự tham gia của xã hội dân sự. Những sự cố đáng tiếc như chuyện của bà Châm sẽ làm công luận quan tâm hơn đến vấn đề đất đai. Từ đó họ tìm hiểu, hiểu biết được nhiều chuyện hơn, và sẽ lên tiếng để đòi thay đổi.
Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã dành thời gian tham gia chương trình.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn
Trà Mi-VOA
18.07.2015
Chính quyền tỉnh Hải Dương phủ nhận chuyện một nông dân biểu tình bị xe ủi cán qua người khi tham gia phản đối vụ cưỡng chế đất cho dự án khu công nghiệp Lương Điền-Cẩm Điền ở huyện Cẩm Giàng hôm 10/7 do giá đền bù không thỏa đáng.
Video do nhân chứng tại hiện trường quay phổ biến rộng rãi trên các trang mạng xã hội cho thấy khi nửa phần thân thể của bà Lê Thị Châm, 54 tuổi, đã nằm lọt dưới bánh xích của máy xúc, tài xế vẫn chưa cho xe lùi lại trước sự la ó, cầu cứu của đoàn người biểu tình.
Trước những phẫn nộ và tranh cãi trong công luận, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương hôm 11/7 gửi báo cáo chính thức lên trung ương khẳng định ‘không có xảy ra việc xe ủi đất đè lên người’, mà do bà Châm ‘bị ngã có chạm vào xe ủi.’
Kết luận này có thuyết phục hay không và phản hồi của những người trẻ quan tâm đến bi kịch mới nhất trong chính sách đất đai tại Việt Nam như thế nào? Tạp chí Thanh Niên VOA hôm nay mời quý vị cùng gặp gỡ với ba thanh niên từ Hưng Yên, Hà Nội, và Sài Gòn: anh Sang, người ở gần địa phương có đến tận nơi tìm hiểu vụ việc, chị Thảo vừa vào viện thăm nạn nhân Lê Thị Châm, và anh Duy theo dõi sự việc đa chiều qua báo chí chính thống và các trang mạng truyền thông xã hội.
Trà Mi: Các bạn ở đây đã xem qua đoạn video đó chưa? Các bạn thấy thế nào?
Sang: Mình có coi video đó và hôm nay mình có đi ngang qua khu đó. Trước hết, mình thấy đó là video thật vì đưa lên cùng lúc đấy luôn chứ không phải đợi một thời gian sau mà nói là có thời gian để cắt ghép được. Chiều nay, mình có tới đó, cách chỗ mình mấy chục cây số.
Trà Mi: Hai tháng ròng trước ngày 10/7 khi vụ việc xảy ra, bà con địa phương hằng ngày ra đó giữ đất. Sau vụ này, hiện giờ khu vực đó ra sao? Bà con có còn ra đó và công việc thi công họ có vẫn xúc tiến?
Sang: Tôi qua đó không thấy người nào, chỉ còn máy xúc, cờ quạt, và các băng-rôn. Công trình chưa thấy thi công, có một băng-rôn ghi là ‘Đất chưa đền bù, xin đừng thi công.’ Còn lại thấy cờ cắm ở đó nhiều lắm.
Trà Mi: Anh có hỏi chuyện ai ở đó không?
Sang: Không mình chỉ đi qua thôi.
Trà Mi: Chị Thảo theo dõi vụ này, chị thấy đoạn video đó thế nào?
Thảo: Video đó đương nhiên là thật rồi. Rất phẫn nộ trước việc họ làm. Ngay hôm nay tôi cùng một số anh em có vào viện thăm bà Châm. Sức khỏe bà cũng ổn đi rồi. Ngay hôm đầu tiên, khi sự việc đang nóng, chính quyền họ cho côn đồ giả dạng lãng vãng trong đó. Hôm nay chúng tôi vào không còn bị ngăn cản nữa. Hôm đầu không thể tiếp cận bà Châm được. Hôm nay mới bắt đầu vào thăm được. Bà ấy rất yếu, con mắt phải có khả năng không nhìn thấy được. Bây giờ không còn nhìn thấy tròng đen nữa. Rất đáng thương. Họ sẽ tìm cách dập vụ này cho chìm xuồng.
Trà Mi: So với hình ảnh chụp cảnh bà bị xe ủi cán với thương tích chị nhìn thấy tận mắt, chị thấy thế nào?
Thảo: Bà hôm nay đã qua cơn nguy kịch rồi. Máy xúc rõ ràng đè qua người bà nhưng rõ ràng vào chỗ đất xốp nên đất cát cản bớt, giảm tối đa thương tật. Chứ nếu vào chỗ đất bằng thì người đã bẹp dí. Chính quyền họ trắng trợn chối, bảo là clip giả. Ngay cả người lái xe ủi đó nó bỏ chạy, bà con túm được có ảnh đàng hoàng. Họ không thể nói không có chuyện đó được. Lúc bà con xô đẩy nhau, có thể bà bị ngã xuống. Khi bà con kêu la, nó vẫn cố tình chèn. Đến khi người ta nói có người chết nó mới lùi lại. Khi nó nhảy xuống xe, bà con túm được. Chính chúng tôi vào viện thăm bà để tìm hiểu, chứ không phải nghe ai nói cả. Mặt mũi bà giờ sưng tấy hết, mắt bị nặng, giờ còn đang nẹp phần bụng với phần sườn. Bà khóc tủi thân, vì giờ trên báo đài nhà nước bảo là video cắt ghép.
Duy: Tôi đã xem qua video lan truyền trên mạng. Không chỉ tôi mà ai xem qua cũng bị sốc. Đó là một clip quay thô sơ, hình ảnh không rõ nét nhưng đủ để thấy cảnh một phụ nữ bị xe ủi cán qua người. Sau khi xem video, tôi lên các trang báo tìm hiểu xem chính quyền địa phương nói thế nào. Ngay cả ông Trung tá Nguyễn Văn Hiển, phó trưởng công an huyện Cẩm Giàng phát biểu rất bất nhất. Ngay lúc đầu ông khẳng định xe không cán qua dân dù chưa mở điều tra.
Trà Mi: Tranh cãi nảy sinh không chỉ ở chuyện xe thi hành công vụ có cán dân hay không mà cả ở vấn đề thông tin giữa lề phải vs lề trái, và vấn đề giải tỏa đất đai. Trước khi nói về vấn đề nóng: cưỡng chế, thu hồi đất, hãy bàn về vấn đề thông tin. Các bạn phản hồi thế nào trước những thông tin từ các trang mạng xã hội, lề dân, và thông tin từ báo chí nhà nước, lề đảng, qua vụ việc ở Hải Dương?
Sang: Báo chí lề đảng mình ít đọc lắm vì thông tin không chính xác, chỉ theo định hướng thôi.
Thảo: Mấy trăm tờ báo chỉ từ một Ban Tuyên giáo mà ra, thông tin chắc chắn là không trung thực, toàn có lợi cho tuyên truyền nhà nước thôi, bao giờ họ chả lấp liếm, bao che sự thật. Đất đai là vấn đề vô cùng bức xúc với dân.
Duy: Trong bối cảnh toàn bộ báo chí Việt Nam đều do chính quyền kiểm soát. Họ không đưa những gì bất lợi cho chính quyền cho nên sự công tâm của họ khi đưa tin là không có.
Trà Mi: Từ sự việc ở Hải Dương, vấn đề nóng của xã hội Việt Nam lại khơi dậy bức xúc công luận: chính sách trưng thu đất đai đã dẫn tới những vụ việc đáng tiếc, nếu không muốn nói là đau lòng. Người trẻ có quan tâm và quan sát thời sự xã hội, các bạn ghi nhận và phản hồi thế nào về vấn đề này?
Sang: Quan trọng nhất là vấn đề luật pháp về đất đai, về quyền tư hữu. Người dân không có quyền sở hữu mảnh đất của mình. Bất cập từ đó mà ra, đất đai mà chỉ được quyền sử dụng mà không được quyền sở hữu thì nhà nước muốn lấy lúc nào thì lấy. Doanh nghiệp muốn mảnh đất nào chỉ tác động lên chính quyền thì sẽ thu hồi được với giá chẳng nghĩa lý gì. Người dân có đồng ý bồi thường thì vẫn bị thiệt thòi như thường.
Trà Mi: Việt Nam từ nước nông nghiệp tiến lên công nghiệp tất phải cần xây dựng, quy hoạch để phát triển. Vướng phải những sự phản đối thế này làm thế nào để có thể tiến hành công tác đó?
Sang: Bây giờ doanh nghiệp muốn đất thì bàn trực tiếp với dân, tôi có dự án, anh có đất thì phần trăm cổ phần ra, đồng ý thì làm. Người dân thấy chỗ nào có lợi họ sẽ hợp tác, thị trường mà.
Thảo: Nhà nước bảo đất đai của toàn dân nhưng nhà nước quản lý. Cái đó rất vô lý. Đất tôi mua, đổ mồ hôi lao động, đóng thuế đàng hoàng mà tới hồi họ cần họ muốn lấy là lấy. Không được thì họ cưỡng chế, dùng sức mạnh đàn áp thôi. Đất của người ta chứ có ai cấp cho đâu mà muốn lấy là lấy. Nhà nước đứng giữa ăn chặn, trưng thu đất của dân giá rẻ bán lại cho doanh nghiệp giá cao đút túi. Còn dân mất cửa mất nhà không biết kêu ai. Càng ngày càng nhiều dân oan khắp các tỉnh vùng miền đổ dồn lên Hà Nội khiếu kiện đất đai. Đó là vấn đề khó khăn nhất của cái nhà nước này. Trên bất chính hạ tắc loạn. Dân họ phải phản kháng thôi.
Duy: Theo thống kê của chính phủ, đa số các vụ khiếu kiện liên quan đến đất đai. Nguồn gốc là do quyền sở hữu đất đai không rõ ràng. Đất thuộc sở hữu toàn dân. Toàn dân là tất cả mà cũng không là ai hết, cho nên sự nhập nhằng trong đất đai dẫn tới tình trạng khiếu kiện ngày càng nhiều. Quyết định giá đền bù theo cơ chế thị trường và công khai minh bạch tiến trình và giá cả trưng thu đất dựa trên quyết định của người dân thì mới tránh được những khiếu kiện.
Trà Mi: Để nguyện vọng đó sớm đạt thành, người trẻ có thể góp phần thế nào không?
Thảo: Vấn đề đất đai tại Việt Nam là vô cùng phức tạp. Bây giờ có kêu gào thì chính thể độc tài này họ cũng không bao giờ lay chuyển. Mình phải có sức mạnh truyền thông và chính các nạn nhân phải lên tiếng.
Duy: Ở Việt Nam giờ có Hội Dân oan về đất đai. Tôi nghĩ đây cũng là một trong những tiếng nói cổ vũ cho sự tham gia của xã hội dân sự. Những sự cố đáng tiếc như chuyện của bà Châm sẽ làm công luận quan tâm hơn đến vấn đề đất đai. Từ đó họ tìm hiểu, hiểu biết được nhiều chuyện hơn, và sẽ lên tiếng để đòi thay đổi.
Trà Mi: Cảm ơn các bạn rất nhiều đã dành thời gian tham gia chương trình.
Bấm vào nghe toàn bộ cuộc phỏng vấn
Chứng khoán Trung Quốc lao dốc và ảnh hưởng đến Việt Nam
Theo The Saigon Times -07-17-2015
Nếu chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc hoặc, may mắn hơn, dừng lại ở mức hiện tại thì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
Sau khi đã mất một phần ba giá trị, chứng khoán Trung Quốc đã tăng giá trở lại trong hai ngày liên tiếp cuối tuần trước nhờ những nỗ lực cứu vớt “quyết liệt” chưa từng có tiền lệ của Chính phủ Trung Quốc.
Viễn cảnh tiếp theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ là áp lực giảm phát mạnh hơn trên phạm vi toàn cầu. Ảnh: Bloomberg.com
Tuy vậy, sự phục hồi này mới chỉ là bước đầu và còn quá sớm để nói rằng chứng khoán Trung Quốc đã qua cơn nguy kịch và sẽ tiếp tục phục hồi và lấy lại những gì đã mất trong gần một tháng qua. Bởi thị trường chứng khoán Trung Quốc thực tế đã tăng trưởng bùng nổ theo kiểu bong bóng trong một năm qua bất chấp nền tảng kinh tế – tăng trưởng kinh tế của nước này – đã suy yếu đi đáng kể trong mấy năm gần đây, quanh quẩn mức 7%/năm so với thời hoàng kim 9-10%/năm trong cả ba thập kỷ trước.
Thành công của Chính phủ Trung Quốc trong việc vực dậy thị trường chứng khoán nước này có chăng cũng chỉ là ngắn hạn, và sự điều chỉnh mạnh chỉ là vấn đề thời gian.
Ảnh hưởng kinh tế trực tiếp
Người ta có thể hình dung trước tiên đến hậu quả thua lỗ, tổn thất nặng của những nhà đầu tư Việt Nam vào thị trường chứng khoán Trung Quốc. Tuy nhiên, hậu quả này có lẽ chỉ ở phạm vi rất hẹp. Điều này có thể suy ra từ danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư trên thế giới. Chẳng hạn, thống kê cho thấy Quỹ Vanguard Total International Stock, một quỹ được ưa thích bởi các nhà đầu tư muốn vươn ra thị trường chứng khoán nước ngoài, chỉ có chưa đến 4% tài sản đầu tư vào các cổ phiếu Trung Quốc. Với sự đa dạng trong danh mục đầu tư của nhiều nhà đầu tư, ít nhất vài loại cổ phiếu trên vài thị trường, thì rủi ro mất mát đến từ thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ chỉ là một phần của con số 4% này. Với các nhà đầu tư Việt Nam, chắc rằng thiệt hại từ sự lao dốc của chứng khoán Trung Quốc cũng không khác biệt thế nhiều.
Các ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Trung Quốc lên nền kinh tế Việt Nam sẽ chủ yếu là gián tiếp.
Một ảnh hưởng trực tiếp khác là sự chuyển đổi danh mục đầu tư của không chỉ các nhà đầu tư Trung Quốc mà còn của các nhà đầu tư quốc tế khác hướng vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau khi đã thấm bài học đau đớn từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán Trung Quốc, sẽ có một bộ phận nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư Việt Nam, tìm kiếm một thị trường thay thế khác an toàn hơn và cũng có tiềm năng tăng trưởng tương đối tốt. Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể lọt vào tầm ngắm của họ, nhưng có bao nhiêu người trong số này và họ sẽ phân bổ bao nhiêu vốn lại là một chuyện khác, phụ thuộc trực tiếp vào tính hấp dẫn tương đối của thị trường chứng khoán Việt Nam so với các thị trường khác trên thế giới.
Tuy người viết không lạc quan lắm trước viễn cảnh này vì quan ngại sẽ xảy ra tâm lý co cụm, bảo toàn tài sản của nhiều nhà đầu tư sau cú sốc Trung Quốc nhưng hãy cứ hy vọng một sự khởi sắc mới, hoặc ít ra cũng hy vọng thị trường chứng khoán Việt Nam không bị nhiễm cơn bạo bệnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong thời gian tới!
Ảnh hưởng kinh tế gián tiếp
Như vậy thì các ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Trung Quốc lên nền kinh tế Việt Nam sẽ chủ yếu là gián tiếp.
Ảnh hưởng gián tiếp đầu tiên là qua kênh thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Khi chứng khoán Trung Quốc tụt dốc thì giá trị tài sản của nhiều nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán Trung Quốc bốc hơi mạnh, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tổng cầu của nước này. Mức độ tiêu dùng, mua sắm, đầu tư vào bất động sản, mở rộng đầu tư vào các ngành và lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc sẽ sụt giảm khi lượng tài sản khả dụng của đa phần nhà đầu tư trở nên teo tóp. Tổng cầu của Trung Quốc suy giảm sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước này. Những ngành xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam vào Trung Quốc như nông nghiệp, thủy hải sản, khoáng sản và các loại nguyên liệu khác sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.
Ngược lại, với tổng cầu suy yếu trong khi năng lực sản xuất đã và đang tiếp tục dư thừa thì Trung Quốc một mặt sẽ tìm mọi cách bảo hộ thị trường nội địa trước hàng nhập khẩu, mặt khác sẽ nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu của họ sang các nước khác bằng nhiều biện pháp và thủ thuật, và Việt Nam có thể sẽ là một trong số những nạn nhân đầu tiên.
Chưa hết, tổng cầu suy yếu, tăng trưởng kinh tế giảm sút sẽ dẫn đến áp lực giảm giá đồng bản tệ của Trung Quốc (chủ yếu so với đô la Mỹ). Khi nhân dân tệ giảm giá so với đô la Mỹ, nếu Việt Nam vẫn “cương quyết” với chính sách neo tỷ giá tiền đồng Việt Nam vào đô la Mỹ như hiện nay thì hậu quả lên thương mại và nhập siêu của Việt Nam sẽ càng nghiêm trọng hơn, vì Trung Quốc là nước xuất siêu lớn nhất vào Việt Nam.
Ảnh hưởng gián tiếp thứ hai sẽ là lên… chứng khoán Việt Nam. Như đã phân tích ở trên, một số ngành xuất khẩu của Việt Nam có thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc sẽ bị tác động tiêu cực. Tính hấp dẫn và khả năng sinh lời của những cổ phiếu của các doanh nghiệp trong các ngành này vì thế sẽ bị suy giảm tương ứng với tình trạng sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của chúng. Kỳ vọng hiển nhiên sẽ là giá cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp này sẽ đi xuống sau đó. Ngược lại, cổ phiếu của các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối, kể cả những doanh nghiệp có nguyên phụ liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có cơ hội khởi sắc hơn.
Ảnh hưởng gián tiếp thứ ba sẽ rộng hơn nhưng khó lượng hóa hơn. Suy giảm tăng trưởng hay những biến động kinh tế lớn của Trung Quốc luôn là nỗi quan ngại sâu sắc mang tính toàn cầu, đơn giản vì quy mô khổng lồ của nền kinh tế nước này – đứng thứ hai thế giới. Viễn cảnh tiếp theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ là áp lực giảm phát mạnh hơn trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công Hy Lạp đe dọa tính ổn định của châu Âu, và phục hồi chưa chắc chắn của kinh tế Mỹ và Nhật, sự lao đao của Trung Quốc, vốn từng là phao cứu sinh cho nền kinh tế khu vực và toàn cầu, sẽ làm xấu thêm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay và năm tới. Và khi tăng trưởng thế giới bị giảm sút thì Việt Nam cũng không thể đứng an toàn ngoài cuộc vì các ảnh hưởng tiêu cực sẽ xảy đến thông qua các kênh thương mại và đầu tư nước ngoài như đã từng chứng kiến mấy năm trước.
Nếu chứng khoán Trung Quốc tiếp tục lao dốc hoặc, may mắn hơn, dừng lại ở mức hiện tại thì sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam như thế nào?
Sau khi đã mất một phần ba giá trị, chứng khoán Trung Quốc đã tăng giá trở lại trong hai ngày liên tiếp cuối tuần trước nhờ những nỗ lực cứu vớt “quyết liệt” chưa từng có tiền lệ của Chính phủ Trung Quốc.
Viễn cảnh tiếp theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ là áp lực giảm phát mạnh hơn trên phạm vi toàn cầu. Ảnh: Bloomberg.com
Tuy vậy, sự phục hồi này mới chỉ là bước đầu và còn quá sớm để nói rằng chứng khoán Trung Quốc đã qua cơn nguy kịch và sẽ tiếp tục phục hồi và lấy lại những gì đã mất trong gần một tháng qua. Bởi thị trường chứng khoán Trung Quốc thực tế đã tăng trưởng bùng nổ theo kiểu bong bóng trong một năm qua bất chấp nền tảng kinh tế – tăng trưởng kinh tế của nước này – đã suy yếu đi đáng kể trong mấy năm gần đây, quanh quẩn mức 7%/năm so với thời hoàng kim 9-10%/năm trong cả ba thập kỷ trước.
Thành công của Chính phủ Trung Quốc trong việc vực dậy thị trường chứng khoán nước này có chăng cũng chỉ là ngắn hạn, và sự điều chỉnh mạnh chỉ là vấn đề thời gian.
Ảnh hưởng kinh tế trực tiếp
Người ta có thể hình dung trước tiên đến hậu quả thua lỗ, tổn thất nặng của những nhà đầu tư Việt Nam vào thị trường chứng khoán Trung Quốc. Tuy nhiên, hậu quả này có lẽ chỉ ở phạm vi rất hẹp. Điều này có thể suy ra từ danh mục đầu tư của các quỹ đầu tư trên thế giới. Chẳng hạn, thống kê cho thấy Quỹ Vanguard Total International Stock, một quỹ được ưa thích bởi các nhà đầu tư muốn vươn ra thị trường chứng khoán nước ngoài, chỉ có chưa đến 4% tài sản đầu tư vào các cổ phiếu Trung Quốc. Với sự đa dạng trong danh mục đầu tư của nhiều nhà đầu tư, ít nhất vài loại cổ phiếu trên vài thị trường, thì rủi ro mất mát đến từ thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ chỉ là một phần của con số 4% này. Với các nhà đầu tư Việt Nam, chắc rằng thiệt hại từ sự lao dốc của chứng khoán Trung Quốc cũng không khác biệt thế nhiều.
Các ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Trung Quốc lên nền kinh tế Việt Nam sẽ chủ yếu là gián tiếp.
Một ảnh hưởng trực tiếp khác là sự chuyển đổi danh mục đầu tư của không chỉ các nhà đầu tư Trung Quốc mà còn của các nhà đầu tư quốc tế khác hướng vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Sau khi đã thấm bài học đau đớn từ việc đầu tư vào thị trường chứng khoán Trung Quốc, sẽ có một bộ phận nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư Việt Nam, tìm kiếm một thị trường thay thế khác an toàn hơn và cũng có tiềm năng tăng trưởng tương đối tốt. Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể lọt vào tầm ngắm của họ, nhưng có bao nhiêu người trong số này và họ sẽ phân bổ bao nhiêu vốn lại là một chuyện khác, phụ thuộc trực tiếp vào tính hấp dẫn tương đối của thị trường chứng khoán Việt Nam so với các thị trường khác trên thế giới.
Tuy người viết không lạc quan lắm trước viễn cảnh này vì quan ngại sẽ xảy ra tâm lý co cụm, bảo toàn tài sản của nhiều nhà đầu tư sau cú sốc Trung Quốc nhưng hãy cứ hy vọng một sự khởi sắc mới, hoặc ít ra cũng hy vọng thị trường chứng khoán Việt Nam không bị nhiễm cơn bạo bệnh của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong thời gian tới!
Ảnh hưởng kinh tế gián tiếp
Như vậy thì các ảnh hưởng của thị trường chứng khoán Trung Quốc lên nền kinh tế Việt Nam sẽ chủ yếu là gián tiếp.
Ảnh hưởng gián tiếp đầu tiên là qua kênh thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam. Khi chứng khoán Trung Quốc tụt dốc thì giá trị tài sản của nhiều nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán Trung Quốc bốc hơi mạnh, sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến tổng cầu của nước này. Mức độ tiêu dùng, mua sắm, đầu tư vào bất động sản, mở rộng đầu tư vào các ngành và lĩnh vực kinh tế của Trung Quốc sẽ sụt giảm khi lượng tài sản khả dụng của đa phần nhà đầu tư trở nên teo tóp. Tổng cầu của Trung Quốc suy giảm sẽ tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường nước này. Những ngành xuất khẩu chủ chốt của Việt Nam vào Trung Quốc như nông nghiệp, thủy hải sản, khoáng sản và các loại nguyên liệu khác sẽ bị ảnh hưởng đầu tiên.
Ngược lại, với tổng cầu suy yếu trong khi năng lực sản xuất đã và đang tiếp tục dư thừa thì Trung Quốc một mặt sẽ tìm mọi cách bảo hộ thị trường nội địa trước hàng nhập khẩu, mặt khác sẽ nỗ lực thúc đẩy xuất khẩu của họ sang các nước khác bằng nhiều biện pháp và thủ thuật, và Việt Nam có thể sẽ là một trong số những nạn nhân đầu tiên.
Chưa hết, tổng cầu suy yếu, tăng trưởng kinh tế giảm sút sẽ dẫn đến áp lực giảm giá đồng bản tệ của Trung Quốc (chủ yếu so với đô la Mỹ). Khi nhân dân tệ giảm giá so với đô la Mỹ, nếu Việt Nam vẫn “cương quyết” với chính sách neo tỷ giá tiền đồng Việt Nam vào đô la Mỹ như hiện nay thì hậu quả lên thương mại và nhập siêu của Việt Nam sẽ càng nghiêm trọng hơn, vì Trung Quốc là nước xuất siêu lớn nhất vào Việt Nam.
Ảnh hưởng gián tiếp thứ hai sẽ là lên… chứng khoán Việt Nam. Như đã phân tích ở trên, một số ngành xuất khẩu của Việt Nam có thị trường xuất khẩu chủ yếu là Trung Quốc sẽ bị tác động tiêu cực. Tính hấp dẫn và khả năng sinh lời của những cổ phiếu của các doanh nghiệp trong các ngành này vì thế sẽ bị suy giảm tương ứng với tình trạng sụt giảm doanh thu và lợi nhuận của chúng. Kỳ vọng hiển nhiên sẽ là giá cổ phiếu của nhóm doanh nghiệp này sẽ đi xuống sau đó. Ngược lại, cổ phiếu của các doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối, kể cả những doanh nghiệp có nguyên phụ liệu đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc sẽ có cơ hội khởi sắc hơn.
Ảnh hưởng gián tiếp thứ ba sẽ rộng hơn nhưng khó lượng hóa hơn. Suy giảm tăng trưởng hay những biến động kinh tế lớn của Trung Quốc luôn là nỗi quan ngại sâu sắc mang tính toàn cầu, đơn giản vì quy mô khổng lồ của nền kinh tế nước này – đứng thứ hai thế giới. Viễn cảnh tiếp theo sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ là áp lực giảm phát mạnh hơn trên phạm vi toàn cầu. Trong bối cảnh khủng hoảng nợ công Hy Lạp đe dọa tính ổn định của châu Âu, và phục hồi chưa chắc chắn của kinh tế Mỹ và Nhật, sự lao đao của Trung Quốc, vốn từng là phao cứu sinh cho nền kinh tế khu vực và toàn cầu, sẽ làm xấu thêm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới năm nay và năm tới. Và khi tăng trưởng thế giới bị giảm sút thì Việt Nam cũng không thể đứng an toàn ngoài cuộc vì các ảnh hưởng tiêu cực sẽ xảy đến thông qua các kênh thương mại và đầu tư nước ngoài như đã từng chứng kiến mấy năm trước.
Hải quân Mỹ sẵn sàng răn đe Trung Quốc khi cần thiết
Thái Thịnh (VNTB)-07-17-2015
Tàu tấn công đổ bộ USS Essex của Hải quân Mỹ. Ảnh: Reuters
Mỹ đang trấn an các đồng minh của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương rằng, nước này có đủ sức mạnh để duy trì sự ổn định trong khu vực, trước sự hung hăng từ Trung Quốc, Telegraph cho biết.
Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, nói rằng nước này có thể triển khai thêm các tàu chiến, các cuộc diễn tập với các đồng minh trong khu vực, bao gồm cả kẻ thù lịch sử của Trung Quốc, Nhật Bản, nếu cần thiết.
Adm Swift cho biết 200 tàu chiến của Mỹ ở Hạm đội Thái Bình Dương, “đã sẵn sàng và chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng bất kỳ lời đề nghị cần thiết nào của Tổng thống.”
Lời tuyên bố này với các các phóng viên tại Manila diễn ra sau một tháng sau kể từ khi Tổng thống Barack Obama kêu gọi chấm dứt “hành động gây hấn” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei đã kéo dài trong hàng thập kỷ. Nhưng trong thời gian vừa qua, sự quyết đoán quá mức của Trung Quốc trong thực thi chủ quyền cốt lõi của mình khiến các quốc gia khu vực lo ngại rằng, Biển Đông sẽ châm ngòi cuộc xung đột vũ trang lớn trong tương lai.
Trong thập kỷ gần đây, Trung Quốc mạnh tay trong chi tiêu quân sự của mình và xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển, thách thức trực tiếp đến vị thế của Mỹ trong khu vực.
Adm Swift nói rằng Washington thừa nhận sự căng thẳng ngày càng tăng và cam kết sâu sắc vai trò của nước này trong giữ gìn an ninh khu vực. Đô đốc Adm Swift cho biết, ông rất hài lòng với sức mạnh hạm đội mà ông là người đứng đầu, với 200 tàu chiến và tàu ngầm, gần 1.100 máy bay và hơn 140.000 thủy thủ và nhân viên dân sự.
Mỹ hiện có USS Fort Worth đóng tại Singapore, một trong bốn tàu chiến ven biển 3.500 tấn được giao nhiệm vụ canh giữ Biển Đông.
Đô đốc Swift cho biết nhiều tàu thuộc lớp Freedom-Class LCS, được trang bị ngư lôi, tên lửa và máy bay trực thăng Seahawk, có thể được triển khai trong khu vực nếu cần thiết.
Ông cũng ca ngợi những nỗ lực của Philippines khi tổ chức tập trận để sẵn sàng hành động khi cần thiết với các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, trong đó tổ chức cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu hộ lần đầu tiên với hải quân Philippines vào tháng trước, một động thái lên án Trung Quốc.
“Đa phương luôn tăng ổn định,” Đô đốc Swift kết luận
Tàu tấn công đổ bộ USS Essex của Hải quân Mỹ. Ảnh: Reuters
Mỹ đang trấn an các đồng minh của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương rằng, nước này có đủ sức mạnh để duy trì sự ổn định trong khu vực, trước sự hung hăng từ Trung Quốc, Telegraph cho biết.
Đô đốc Scott Swift, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, nói rằng nước này có thể triển khai thêm các tàu chiến, các cuộc diễn tập với các đồng minh trong khu vực, bao gồm cả kẻ thù lịch sử của Trung Quốc, Nhật Bản, nếu cần thiết.
Adm Swift cho biết 200 tàu chiến của Mỹ ở Hạm đội Thái Bình Dương, “đã sẵn sàng và chuẩn bị sẵn sàng để đáp ứng bất kỳ lời đề nghị cần thiết nào của Tổng thống.”
Lời tuyên bố này với các các phóng viên tại Manila diễn ra sau một tháng sau kể từ khi Tổng thống Barack Obama kêu gọi chấm dứt “hành động gây hấn” của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Đài Loan, Malaysia và Brunei đã kéo dài trong hàng thập kỷ. Nhưng trong thời gian vừa qua, sự quyết đoán quá mức của Trung Quốc trong thực thi chủ quyền cốt lõi của mình khiến các quốc gia khu vực lo ngại rằng, Biển Đông sẽ châm ngòi cuộc xung đột vũ trang lớn trong tương lai.
Trong thập kỷ gần đây, Trung Quốc mạnh tay trong chi tiêu quân sự của mình và xây dựng một hệ thống phòng thủ tên lửa trên biển, thách thức trực tiếp đến vị thế của Mỹ trong khu vực.
Adm Swift nói rằng Washington thừa nhận sự căng thẳng ngày càng tăng và cam kết sâu sắc vai trò của nước này trong giữ gìn an ninh khu vực. Đô đốc Adm Swift cho biết, ông rất hài lòng với sức mạnh hạm đội mà ông là người đứng đầu, với 200 tàu chiến và tàu ngầm, gần 1.100 máy bay và hơn 140.000 thủy thủ và nhân viên dân sự.
Mỹ hiện có USS Fort Worth đóng tại Singapore, một trong bốn tàu chiến ven biển 3.500 tấn được giao nhiệm vụ canh giữ Biển Đông.
Đô đốc Swift cho biết nhiều tàu thuộc lớp Freedom-Class LCS, được trang bị ngư lôi, tên lửa và máy bay trực thăng Seahawk, có thể được triển khai trong khu vực nếu cần thiết.
Ông cũng ca ngợi những nỗ lực của Philippines khi tổ chức tập trận để sẵn sàng hành động khi cần thiết với các đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, trong đó tổ chức cuộc diễn tập tìm kiếm và cứu hộ lần đầu tiên với hải quân Philippines vào tháng trước, một động thái lên án Trung Quốc.
“Đa phương luôn tăng ổn định,” Đô đốc Swift kết luận
Gọi học sinh là ‘chủ tịch hội đồng’, oai đấy chứ!
Theo Thanh niên-07-17-2015
Dư luận đang xôn xao chuyện Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo điều lệ trường tiểu học, trong đó xuất hiện cụm từ “chủ tịch hội đồng tự quản” bên cạnh “lớp trưởng”. Dư luận bảo “chủ tịch hội đồng” nghe đao to búa lớn, ông nọ bà kia quá. Tôi thì thấy trăm lần không, nghìn lần không phải như thế.
Quy định lớp trưởng được gọi là chủ tịch hội đồng tự quản trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố đang được dư luận rất quan tâm – Ảnh minh họa chụp từ facebook
Điều 17 của dự thảo không hề quy định bắt buộc phải gọi “lớp trưởng” là “chủ tịch hội đồng”. Đây sẽ là một vị trí được các học sinh hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định luân phiên theo mô hình trường học mới. Có nghĩa là tùy từng hoàn cảnh, vị trí đó sẽ được gọi theo những cách khác nhau.
Việc bầu hoặc chỉ định luân phiên lớp trưởng (hay chủ tịch hội đồng tự quản) có lẽ nhằm xây dựng sự tự chủ, dân chủ của học sinh ngay từ cấp tiểu học. Điều đó theo tôi là tốt. Vấn đề dư luận băn khoăn chỉ là tên gọi, nhưng vốn tên gọi cũ cũng “đao to búa lớn” không kém.
Ví dụ các thành viên như lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng… ở các cấp học từ trước đến nay vẫn thường được gọi là ban cán sự – một cụm từ nghe đầy hơi hám chính trị. Ngay cả việc gọi là “lớp trưởng”, “lớp phó” cũng vậy thôi, chúng ta cũng đã quen miệng gọi nên thấy bình thường, thực ra cách gọi như thế cũng đã tạo ra một khoảng cách nhất định với các thành viên khác trong tập thể rồi.
Vấn đề được bàn nên là mục đích và cách thức vận hành mô hình mới, vấn đề không nằm ở tên gọi. Một học sinh tiểu học có thể làm liên đội trưởng, liên đội phó thì hoàn toàn có thể làm chủ tịch hội đồng. Vị trí, tên gọi “chủ tịch” được bầu luân phiên sẽ khiến các em cảm thấy trách nhiệm của mình khi được nắm giữ. Là trách nhiệm phải nêu gương học hành thật tốt khi mình là người đứng đầu; là trách nhiệm phải hoàn thành công việc khi được tập thể tín nhiệm bầu chọn.
Vấn đề chỉ là cách gọi tên từng vị trí cho mô hình mới. Đứng đầu một mô hình hội đồng tự quản thì đương nhiên phải là chủ tịch, điều này không cần bàn cãi. Xứ sở này có hàng trăm ngàn thứ lạ lùng hơn thế này nhiều nhưng nhiều người vẫn chấp nhận, nhưng khi gọi tên một thứ đúng với bản chất thì nhiều người lại tỏ ra dị ứng.
Vấn đề được bàn nên là mục đích và cách thức vận hành mô hình mới, vấn đề không nằm ở tên gọi. Một học sinh tiểu học có thể làm liên đội trưởng, liên đội phó thì hoàn toàn có thể làm chủ tịch hội đồng. Vị trí, tên gọi “chủ tịch” được bầu luân phiên sẽ khiến các em cảm thấy trách nhiệm của mình khi được nắm giữ. Là trách nhiệm phải nêu gương học hành thật tốt khi mình là người đứng đầu; là trách nhiệm phải hoàn thành công việc khi được tập thể tín nhiệm bầu chọn.
Mô hình bầu chọn này cũng sẽ khiến các vị “chủ tịch luân phiên” có cơ hội thể hiện khả năng và bản lĩnh quản lý và tránh được việc ảo tưởng quyền lực. Việc xây dựng những mô hình dân chủ như thế là cần thiết, tránh được việc cô giáo chủ nhiệm trao thước kẻ vào tay một bạn lớp trưởng nhiều năm trời rồi có khi giao cho bạn ấy cả cái quyền đánh vào tay những bạn khác như ngày xưa.
Đất nước này đâu thiếu những chức danh nghe rất kêu nhưng bầu ra chỉ để ăn lương và không làm gì cả. Một mô hình tự quản cho tất cả học sinh cơ hội được cạnh tranh, được thể hiện sao không khuyến khích mà lại đi chấp nhặt những thứ vụn vặt như tên gọi của từng vị trí?
Huống hồ, mấy chữ “chủ tịch hội đồng” tôi nghe thấy cũng oai đấy chứ!
Dư luận đang xôn xao chuyện Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố dự thảo điều lệ trường tiểu học, trong đó xuất hiện cụm từ “chủ tịch hội đồng tự quản” bên cạnh “lớp trưởng”. Dư luận bảo “chủ tịch hội đồng” nghe đao to búa lớn, ông nọ bà kia quá. Tôi thì thấy trăm lần không, nghìn lần không phải như thế.
Quy định lớp trưởng được gọi là chủ tịch hội đồng tự quản trong dự thảo Điều lệ trường tiểu học mà Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố đang được dư luận rất quan tâm – Ảnh minh họa chụp từ facebook
Điều 17 của dự thảo không hề quy định bắt buộc phải gọi “lớp trưởng” là “chủ tịch hội đồng”. Đây sẽ là một vị trí được các học sinh hoặc giáo viên chủ nhiệm chỉ định luân phiên theo mô hình trường học mới. Có nghĩa là tùy từng hoàn cảnh, vị trí đó sẽ được gọi theo những cách khác nhau.
Việc bầu hoặc chỉ định luân phiên lớp trưởng (hay chủ tịch hội đồng tự quản) có lẽ nhằm xây dựng sự tự chủ, dân chủ của học sinh ngay từ cấp tiểu học. Điều đó theo tôi là tốt. Vấn đề dư luận băn khoăn chỉ là tên gọi, nhưng vốn tên gọi cũ cũng “đao to búa lớn” không kém.
Ví dụ các thành viên như lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng… ở các cấp học từ trước đến nay vẫn thường được gọi là ban cán sự – một cụm từ nghe đầy hơi hám chính trị. Ngay cả việc gọi là “lớp trưởng”, “lớp phó” cũng vậy thôi, chúng ta cũng đã quen miệng gọi nên thấy bình thường, thực ra cách gọi như thế cũng đã tạo ra một khoảng cách nhất định với các thành viên khác trong tập thể rồi.
Vấn đề được bàn nên là mục đích và cách thức vận hành mô hình mới, vấn đề không nằm ở tên gọi. Một học sinh tiểu học có thể làm liên đội trưởng, liên đội phó thì hoàn toàn có thể làm chủ tịch hội đồng. Vị trí, tên gọi “chủ tịch” được bầu luân phiên sẽ khiến các em cảm thấy trách nhiệm của mình khi được nắm giữ. Là trách nhiệm phải nêu gương học hành thật tốt khi mình là người đứng đầu; là trách nhiệm phải hoàn thành công việc khi được tập thể tín nhiệm bầu chọn.
Vấn đề chỉ là cách gọi tên từng vị trí cho mô hình mới. Đứng đầu một mô hình hội đồng tự quản thì đương nhiên phải là chủ tịch, điều này không cần bàn cãi. Xứ sở này có hàng trăm ngàn thứ lạ lùng hơn thế này nhiều nhưng nhiều người vẫn chấp nhận, nhưng khi gọi tên một thứ đúng với bản chất thì nhiều người lại tỏ ra dị ứng.
Vấn đề được bàn nên là mục đích và cách thức vận hành mô hình mới, vấn đề không nằm ở tên gọi. Một học sinh tiểu học có thể làm liên đội trưởng, liên đội phó thì hoàn toàn có thể làm chủ tịch hội đồng. Vị trí, tên gọi “chủ tịch” được bầu luân phiên sẽ khiến các em cảm thấy trách nhiệm của mình khi được nắm giữ. Là trách nhiệm phải nêu gương học hành thật tốt khi mình là người đứng đầu; là trách nhiệm phải hoàn thành công việc khi được tập thể tín nhiệm bầu chọn.
Mô hình bầu chọn này cũng sẽ khiến các vị “chủ tịch luân phiên” có cơ hội thể hiện khả năng và bản lĩnh quản lý và tránh được việc ảo tưởng quyền lực. Việc xây dựng những mô hình dân chủ như thế là cần thiết, tránh được việc cô giáo chủ nhiệm trao thước kẻ vào tay một bạn lớp trưởng nhiều năm trời rồi có khi giao cho bạn ấy cả cái quyền đánh vào tay những bạn khác như ngày xưa.
Đất nước này đâu thiếu những chức danh nghe rất kêu nhưng bầu ra chỉ để ăn lương và không làm gì cả. Một mô hình tự quản cho tất cả học sinh cơ hội được cạnh tranh, được thể hiện sao không khuyến khích mà lại đi chấp nhặt những thứ vụn vặt như tên gọi của từng vị trí?
Huống hồ, mấy chữ “chủ tịch hội đồng” tôi nghe thấy cũng oai đấy chứ!
Hàng chục tiểu thương "vây kín" trụ sở tiếp dân đòi gặp Chủ tịch TP Huế
Dân trí -Chiều 17/7, hàng chục bà con tiểu thương chợ An Cựu đã tập trung vây kín trụ sở tiếp dân (cổng sau của UBND thành phố Huế), đòi gặp bằng được Chủ tịch UBND thành phố Huế nhằm giải tỏa bức xúc đối với Ban Quản Lý chợ An Cựu.
Theo ghi nhận ban đầu, vào 13h30’ đã có hơn 50 bà con tiểu thương kéo nhau tập trung tại tiền sảnh Trụ sở tiếp dân của UBND thành phố Huế với tâm trạng rất bức xúc. Đây hầu hết là những tiểu thương bán hàng cá, vải vóc nằm phía sâu trong khu chợ An Cựu.
Hàng chục tiểu thương tập trung trước tiền sảnh trụ sở tiếp dân UBND TP Huế để bày tỏ bức xúc
Bà Đào Thị Thắm, một tiểu thương hàng cá chợ An Cựu, nói: “Hơn 150 lô chúng tôi nằm sâu trong chợ mà chỉ có một con đường nhỏ duy nhất dẫn từ bên ngoài vào. Vậy mà những tiểu thương khác lại lấn chiếm dần con đường này làm che hết cả lối vào của người đi chợ. Ngoài ra còn có một số hàng cá khác cũng dọn đến tự do buôn bán ven đường (không đóng thuế, đấu lô như những bà con tiểu thương trong chợ - PV) làm chúng tôi không buôn bán gì được”.
Bà Thắm còn cho biết vụ việc này đã kéo dài từ cách đây 7 năm, những bà con tiểu thương trong trung tâm chợ An Cựu thường xuyên làm đơn gửi lên Ban quản lý (BQL) chợ nhưng phía BQL trả lời rằng con đường này không nằm trong phạm vi quản lý của họ.
Bà Đào Thị Thắm, tiểu thương hàng cá khu chợ An Cựu trình bày với phóng viên
Từ 150 lô, đến nay chỉ còn gần 100 lô nằm sâu trong trung tâm do tiểu thương buôn bán không được, nhiều người vỡ nợ đành phải bỏ chợ. Một tiểu thương khác bày tỏ bức xúc “Trách nhiệm của BQL chợ ở đâu khi chúng tôi không buôn bán được vì bị lấn chiếm như thế này. Họ chỉ biết thu tiền thuế của tiểu thương, còn tiểu thương buôn bán ra sao thì họ không quan tâm”.
Con đường Đặng Văn Ngữ dẫn vào khu chợ bị lấn chiếm nghiêm trọng
Trong thời gian qua, ngoài gửi đơn kiến nghị lên BQL chợ An Cựu, bà con tiểu thương còn làm đơn gửi lên các cơ quan chức năng tại địa phương nhưng vẫn chưa nhận được phản hồi thỏa đáng. Bức xúc lên đến đỉnh điểm nên ngay đầu giờ chiều, hàng chục tiểu thương đã kéo đến trụ sở tiếp dân để giải bày với ông Nguyễn Văn Thành, Chủ tịch UBND Thành phố Huế.
Chờ đợi từ 13h30' nhưng phải đến gần 2 tiếng đồng hồ sau mới có người ở ủy ban ra thông báo chủ tịch đi vắng, mời người dân ra về để giữ trật tự cơ quan. Sau đó, các tiểu thương đã kéo về trong nỗi bức xúc chưa được giải quyết.
Chợ An Cựu – một trong những khu chợ lâu đời và lớn nhất thành phố Huế.
Thứ Bẩy, 18/07/2015 - 08:57
Thành Nhân – Đại Dương