PHÚ YÊN (NV) - Tình trạng bị bồi lấp, lấn chiếm để xây dựng nhà, nuôi tôm tràn lan đã làm cho đầm Ô Loan, một thắng cảnh cấp quốc gia ở Phú Yên ngày càng teo tóp, ô nhiễm.
Tờ Người Lao Ðộng ngày 13 tháng 7, dẫn lời ông Nguyễn Phụng Ngoạn, chủ tịch huyện Tuy An cho biết, Ô Loan là đầm nước lợ có diện tích trên 1,200 hecta và nổi tiếng với nhiều loại đặc sản. Tuy nhiên, hiện mặt đầm chỉ còn chưa đến 800 hecta, nhiều loài hải sản đang bị đe dọa do ô nhiễm nặng.
Ðầm Ô Loan đang bị ô nhiễm trong khi cả ngàn hộ lấn chiếm, xây nhà trái phép. (Hình: Người Lao Ðộng)
“Người dân lấn chiếm đầm từ mấy chục năm rồi nhưng chính quyền địa phương không giải quyết triệt để. Lúc đầu, họ xây nhà tạm rồi dần dần cơi nới thành nhà kiên cố. Huyện đã định xây khu tái định cư để di dời những hộ lấn chiếm đầm Ô Loan đến ở. Tuy nhiên, các hộ dân này chỉ có nghề đánh bắt hải sản trên đầm. Nếu xây khu tái định cư gần đầm thì không có đất, còn xa hơn thì đời sống của họ sẽ gặp khó khăn,” ông Ngoạn lý giải.
Song theo ông Lê Văn Bụng (70 tuổi), ngụ xóm Bến, xã An Hiệp, huyện Tuy An, một lão ngư đã chuyển từ nghề thả ống bắt hải sản trên đầm này sang làm khâm liệm tử thi nhiều năm nay thì: “Còn gì đâu mà thả ống? Người ta ‘xẻ thịt’ đầm để nuôi tôm rồi xả thải gây ô nhiễm, cá tôm chết hết rồi,” ông Năm Bụng ngao ngán.
Nhiều hộ dân sống ven đầm Ô Loan thuộc các xã An Hòa, An Hiệp, An Cư, An Hải, An Ninh lấn chiếm di tích này để xây nhà không phép. Chỉ mỗi xã An Cư đã có trên 150 hộ xây lấn chiếm đầm. “Thấy nhiều người lấn chiếm trước không sao, tôi cũng lấn để cất nhà,” bà Huỳnh Thị S., một hộ lấn chiếm biện minh.
Theo ông Bụng, có đến hàng ngàn hồ tôm lấn đầm. Trong đó, phần nhiều và nguy hiểm nhất là hồ hở (đắp bờ đá hoặc khoanh lưới lấn ra đầm để nuôi tôm). Trước khi thả tôm nuôi, chủ hồ dùng các loại thuốc để giết chết tất cả thủy hải sản tự nhiên trong hồ nhằm tránh gây hại cho tôm. Sau đó, nước trong hồ này cùng thuốc diệt tạp thông ra đầm giết chết hải sản tự nhiên.
Chưa hết, chất thải từ các hồ nuôi tôm và khu dân cư xây nhà trái phép đổ trực tiếp ra đầm Ô Loan, trong khi cửa thoát nước từ đây ra biển ở xã An Hải hẹp và cạn dần, khiến đầm bị ô nhiễm. Không chỉ cá tôm, nhiều loại rong có lợi cho hải sản trong đầm cũng biến mất từ lâu. Ðến mùa lũ, vôi từ các hồ tôm trôi ra làm cho đáy đầm dần chai cứng, nhiều loại hải sản không còn nơi cư trú.
Nhiều người dân cho biết, so với trước đây đáy đầm Ô Loan đã bị cạn hơn nửa mét. Ngư dân có thể đi từ bên này sang bên kia đầm mà không lo nước ngập đầu.
Tình hình thực tế là vậy, song ông Phạm Văn Bảy, phó giám đốc Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh Phú Yên né trách nhiệm cho rằng, tỉnh đã phân cấp quản lý đầm Ô Loan cho huyện Tuy An, sở chỉ hỗ trợ. Trong khi đó, ông Trần Quang Nhất, phó chủ tịch tỉnh Phú Yên lại cho biết, huyện Tuy An và Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch tỉnh phải phối hợp giải quyết dứt điểm việc cắm mốc ranh giới đầm Ô Loan để di tích này không bị tiếp tục lấn chiếm, đồng thời kiên quyết xử lý để người dân không tiếp tục lấn chiếm. (Tr.N)
07-14-2015 5:23:35 PM
Tuesday, July 14, 2015
Ông Obama lại đánh cá
Theo Người Việt-07-14- 2015 7:17:52 PM
Ngô Nhân Dụng
Nhưng các sử gia sẽ phán xét ông Obama trong vụ Iran như thế nào còn tùy thuộc một tương lai đầy bất trắc. Khi chính quyền Nixon ký Hiệp Ước Paris với Cộng Sản Việt Nam năm 1972, họ đã biết trước miền Nam sẽ thua trận. Chính họ đã quyết định từ trước; trao miền Nam Việt Nam cho Cộng Sản để Nga, Trung Cộng và Việt Cộng sau đó tha hồ đấu đá với nhau. Nhưng thỏa ước nguyên tử với Iran không báo trước một tương lai nào chắc chắn. Nhiều hậu quả thấy ngay lập tức, nhưng trong 10, 15 năm tới rồi việc thi hành ra sao, không biết. Ông Obama sẽ còn sống để biết lịch sử sẽ cho ông điểm A, thành công, hay điểm F, thất bại.
Ngay lập tức, kinh tế Iran dễ thở hơn. Dầu Iran sắp được giải tỏa trong sáu bẩy tháng nữa. Giá dầu thô trên thế giới giảm ngay 2.3%, xuống 51 đô la một thùng khi bản thỏa hiệp được công bố. Iran sẽ tung ra 30 triệu thùng dầu đang bỏ không trong kho. Chưa kể số dầu nằm dưới đất chiếm 10% số dự trữ dầu của thế giới, lớn hàng thứ ba. Iran sẽ được giải tỏa 100 tỷ đô la, tài sản bị Mỹ phong tỏa khi một số sinh viên chiếm Sứ Quán Mỹ, giữ 52 con tin trong 444 ngày. Vụ cấm vận của Mỹ và Liên Hiệp Châu Âu khiến số dầu Iran xuất cảng giảm một nửa từ năm 2011; tổng sản lượng nội địa năm 2013 giảm bớt 5%. Khi các công ty và ngân hàng Iran hết bị cấm vận, nền kinh tế sẽ hội nhập vào thị trường thế giới, thế nào cũng tăng trưởng nhanh chóng.
Ðể đổi lấy những mối lợi trên, Iran đã phải chấp nhận những điều kiện ngặt nghèo. Số máy ly tâm luyện nguyên tử đang hoạt động hơn 10 ngàn, trong số 19 ngàn có sẵn, sẽ giảm xuống chỉ còn hơn 6,000 trong 10 năm tới. Chỉ có hơn 5,000 máy đặt tại uranium được dùng để luyện chất uranium mà tỷ lệ tinh luyện không được quá 3.67% (phải tinh luyện tới 90% mới có thể chế thành bom), trong thời hạn 15 năm. Các máy đó thuộc thế hệ cũ IR-1, còn những máy IR-2 mới hơn sẽ bị đặt dưới quyền kiểm soát của ủy hội nguyên tử Liên Hiệp Quốc AIEA.
Iran sẽ giảm số 10,000 kg uranium đã tinh luyện xuống chỉ còn 300 và trong 15 năm không xây dựng thêm nhà máy tinh luyện uranium. Trong thời gian đó, cũng không luyện uranium tại nhà máy đặt ngầm trong núi ở Fordo; hai phần ba số máy ly tâm ở Fordo sẽ phải rút đi nơi khác. Các thanh tra Liên Hiệp Quốc được tới điều tra tại cả các căn cứ quân sự.
Bình thường, một nước có chủ quyền sẽ coi những nhượng bộ như trên là nhục nhã, chỉ phải chấp nhận sau khi thua trận. Tổng Thống Mỹ Barack Obama đã tránh cho Tổng Thống Iran Hassan Rouhani một cách giải thích với dân chúng, rằng Iran không “thua Mỹ” mà thua cả 5 cường quốc nguyên tử trong Hội Ðồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, gồm cả Anh, Pháp, và hai nước Nga và Trung Quốc thân thiện, cộng thêm nước Ðức. Nếu chỉ thương thuyết với Mỹ, mà bộ máy tuyên truyền vẫn gọi là Quỷ Satan, chắc chính phủ Iran không bao giờ dám nhượng bộ như vậy. Một lý do khiến hai bên phải kéo dài thời gian mặc cả là phía Mỹ vẫn giữ lệnh cấm vận không bán vũ khí cho Iran trong ít nhất năm năm tới. Lãnh tụ Ayatollah Ali Khamenei vẫn muốn bãi bỏ ngay điều này, và được Nga ủng hộ.
Ông Barack Obama sẽ vất vả thuyết phục Quốc Hội Mỹ ủng hộ bản thỏa hiệp với Iran. Quốc Hội đã biểu quyết luật bắt buộc phải đưa bản thỏa ước cho Quốc Hội thông qua trong vòng 60 ngày. Nếu Quốc Hội bác bỏ, mà đa số các đại biểu thuộc đảng Cộng Hòa sẽ bác bỏ, ông Obama sẽ phải dùng quyền phủ quyết. Khi đó phe phản đối sẽ phải hội đủ hai phần ba số phiếu mới thắng được tổng thống. Ông Obama hy vọng sẽ được các nghị sĩ đảng Dân Chủ ủng hộ; ít nhất 34 người trên 100 là đủ hơn một phần ba Thượng Viện. Nếu ông Obama thắng tại Quốc Hội, những người đang muốn làm ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng Hòa sẽ giành nhau, coi ai là người chống bản thỏa hiệp với Iran mạnh hơn. Ông Walker đã “đi tiền” trước: Nếu lên làm tổng thống ông sẽ xé bỏ hiệp ước với Iran! Sang năm, nếu dại dột nhiều vị sẽ đưa vụ này lên thành một đề tài tranh cử. Họ sẽ phí thời giờ vô ích, vì dân Mỹ thường không quan tâm đến các vấn đề ngoại giao, trừ khi đang lâm chiến
Phải chờ ít nhất 5 năm nữa ông Obama mới đoán được bản hiệp ước ông Kerry ký là dại hay khôn. Nhưng các nước vùng Trung Ðông không thể chờ đợi lâu như vậy. Một nước Iran không bị phong tỏa sẽ thay đổi thế cờ giữa các nước theo phái Sun Ni và theo phái Shi A trong vùng. Hầu hết các nước trong vùng Vịnh có một số người Shias; trừ Bahrain là nơi người Shi A chiếm thiểu số nhưng sống dưới quyền một tiểu vương theo phái Sun Ni.
Iran sẽ có nhiều tiền hơn để mua súng giúp các lực lượng quân sự và hoặc gửi tiền cho các nhóm chính trị của người Shi A, ở nước Á Rập khác đang chống chính quyền Sun Ni cai trị họ. Khi nghe tin bản thỏa ước Mỹ-Iran, Tổng Thống Syria Bashar Assad đã vui mừng nói rằng từ nay “đồng chí anh em” Iran sẽ giúp cho chế độ của ông ta nhiều hơn. Nhóm Hezbollah ở Lebanon, nhóm Houthis ở Yemen cũng vui mừng.
Hành động của Iran sẽ khiến cho các chính phủ Sun Ni trong vùng, do Á Rập Saudi lãnh đạo, phải lo tự vệ, mà cách tự vệ sau cùng là họ có thể tìm cách chế bom nguyên tử - như Israel đã làm mặc dù vẫn chối. Bộ trưởng Quốc Phòng Israel mới nhắc nhở mọi người rằng nước ông không hề ký vào bản thỏa ước với Iran. Ý nói, nếu Israel không tin Mỹ ngăn cản được Iran làm bom nguyên tử, họ có thể phải tấn công những lò tinh luyện tại Iran, như họ đã làm ở Iraq và Syria trước đây. Ông Obama có thể xoa dịu phản ứng của cả Israel và Saudi bằng những thỏa hiệp bán các vũ khí mới nhất mà lâu nay hai nước này vẫn bị từ chối! Trung Ðông sẽ diễn ra một cuộc chạy đua vũ trang. Nga và Trung Cộng sẵn sàng bán hỏa tiễn cho Iran. Các nước Á Rập sẽ là khách hàng của Mỹ và Châu Âu.
Trong năm năm hay 10 năm tới người ta có thể biết các vị giáo sĩ lãnh đạo Iran muốn giải hòa với thế giới bên ngoài, đặc biệt là với Mỹ hay không. Họ có thể đủ tự tin để bắt đầu giải hòa với chính các đối thủ trong vùng, trước hết là Á Rập Saudi. Ðể chiếm lòng tin của khối các nước Sun Ni, Iran có thể buộc Bashar Assad, một tay chân lâu đời, rời khỏi ngôi tổng thống Syria; như Saudi và các nước khác vẫn yêu cầu. Thay vào đó, Iran sẽ yêu cầu khối người theo phái Shi A (gọi là nhóm Alawites) chấp nhận chia nước Syria thành ba vùng, cho các tín đồ Sun Ni, Shia, và Thiên Chúa Giáo. Tại Yemen, Iran có thể thỏa hiệp với Saudi để cắt đất chia vùng ảnh hưởng cho nhóm Houthi theo phái Shi A, cho vị tổng thống cũ được trở về. Tại Iraq, Iran đang đóng vai chủ động đánh quân IS và đã cộng tác với máy bay Mỹ. Hai nước có thể thỏa hiệp về cách chia vùng ảnh hưởng giữa các tín đồ Sun Ni với Shi A, để cùng đánh IS.
Iran có thể tiến tới các thỏa hiệp với khối các tín đồ Sun Ni do Saudi đang đại diện; nếu họ đồng ý với nhau rằng lực lượng “Quốc Gia Hồi Giáo” IS mới là mối đe dọa lớn nhất cho cả hai bên; mà tới nay nhóm IS vẫn còn đang lớn lên dần. Hai bên sẽ thăm dò lẫn nhau từng bước; sau năm năm có thể bắt đầu thấy có tin được nhau hay không. Sau mười năm có thể thiết lập những quan hệ kinh tế và chính trị để ràng buộc lẫn nhau trong một hệ thống mà nước nào rút ra sẽ thấy chỉ thiệt chứ không có lợi.
Nhưng muốn vùng Trung Ðông thực sự sống yên lành để phát triển kinh tế, Iran sẽ phải lùi một bước quan trọng nhất: Rút lại lời đe dọa muốn tiêu diệt nước Israel; bằng cách nói này hay cách khác. Ðiều này rất khó, nhưng mười năm trước đây cũng khó tưởng tượng có ngày các giáo sĩ Iran lại chịu ký hiệp ước ngưng làm bom nguyên tử với “Quỷ Sa Tăng” là nước Mỹ! Ðể mở đầu, trong năm năm sắp tới Iran có thể tỏ thiện chí bằng cách cho các nhóm tay chân ở Lebanon và trong dải Gaza bớt các hành động vũ lực. Ðiều này sẽ hiện ra trên radar của chính phủ Israel, dần dần hai bên cùng “hạ hỏa” các lời lẽ chống đối nhau.
Trên đây là những viễn tượng lạc quan, giả thiết rằng giới lãnh đạo Iran chọn con đường thực tế, nghĩ đến lợi ích của 80 triệu dân, không còn bị “ý thức hệ” trói buộc. Giả thiết đó có thể 50% đúng, 50% sai. Tổng Thống Obama đang đánh cá rằng chính quyền Iran bắt đầu chọn thái độ thực tế. Nếu ông đánh cá sai, lịch sử sẽ coi ông là một anh ngây thơ bị mắc lừa những con cáo già. Trong thời gian tới, các nhà chính trị Cộng Hòa sẽ nói ngay điều đó với dân Mỹ.
Nếu ông Obama đánh cá và thua, lịch sử chỉ có thể nhân nhượng với ông khi đặt câu hỏi: Nếu không có bản thỏa ước vừa ký, cái gì sẽ xẩy ra?
Các cuộc cấm vận sẽ tiếp tục không biết đến bao giờ. Kinh tế Iran sẽ trì trệ mãi, dù có được Nga và Trung Quốc hỗ trợ. Nhưng chỉ cấm vận không thôi thì không đủ buộc Iran ngưng chế bom nguyên tử, ngược lại sẽ thúc đẩy họ thấy phải có bom sớm, làm nhanh hơn. Cùng lúc đó, họ sẽ giúp các đàn em ở khắp vùng Trung Ðông khuấy động nhiều hơn. Cứ như vậy, sẽ tới ngày Mỹ và Israel phải tấn công trực tiếp. Nhưng có nước nào muốn đem quân tới chiếm đóng Iran hay không? Nếu không, sau đó Iran lại tiếp tục chế bom nguyên tử thì sao? Vì hơn 10,000 máy ly tâm tinh luyện uranium ở Fordo đặt dưới hầm trong núi hiện nay chưa có thứ bom hay hỏa tiễn nào phá được.
Trong thời Chiến Tranh Lạnh, hai nước Mỹ và Liên Xô vẫn đặt quan hệ ngoại giao không bao giờ cắt đứt. Năm 1963, Tổng Thống Kennedy đã ký một thỏa ước giảm bớt cuộc chạy đua vũ khí chiến lược với Nga. Trong lịch sử, người ta vẫn phải đánh cá, tin rằng nếu số mình hên thì loài người sẽ tránh được chiến tranh. Có khi cũng nên đánh cá.
Hồng Kông buộc tội lãnh tụ phong trào sinh viên đòi dân chủ
Minh Anh
Theo RFI-14-07-2015 18:06
Hai lãnh đạo trẻ trong phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông : Hoàng Chi Phong -Joshua Wong (P) và La Quán Thông - Nathan Law. Ảnh chụp bên ngoài trụ sở cảnh sát ngày 14/07/2015.Reuters
AFP ngày 14/07/2015 cho biết lãnh tụ phong trào sinh viên học sinh Hồng Kông đòi dân chủ Hoàng Chi Phong và một nhà đấu tranh tích cực đã bị cáo buộc với tội danh « cản trở người thi hành công vụ » trong quá trình diễn ra phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ. Cả hai nhân vật này xem cáo buộc trên như là một hành động « trấn áp những nhà đối lập chính trị » tại Hồng Kông.
« Hai lần cản trở người thi hành công vụ » đối với Hoàng Chi Phong và « một lần » đối với Nathan Law, là những tội danh chính quyền Hồng Kông cáo buộc cho hai lãnh tụ phong trào sinh viên trên. Theo Hoàng Chi Phong, « đây là một sự trấn áp chính trị… Thật là khó hiểu khi tôi bị kết tội chỉ vì đã tham gia vào một cuộc biểu tình phản đối hợp lệ ».
Về phần mình, Nathan Law quan ngại việc anh bị kết tội « cản trở người thi hành công vụ » sẽ trở thành một tiền lệ. Anh nói « Nếu chúng tôi bị kết tội bởi vì chúng tôi đã đốt ‘Sách Trắng’, điều đó có nghĩa là những người phản đối có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn trong tương lai, mỗi khi họ phản đối chính quyền Hồng Kông hay Trung ương ».
Luật sư biện hộ cho Hoàng Chi Phong đặt nghi vấn về việc tại sao bắt giữ và kết tội trễ cậu sinh viên, trong khi mà cảnh sát biết rất rõ cậu làm gì ở đâu. Ông cho rằng « sự việc làm dấy lên mối nghi ngờ đây là hành động trấn áp hơn là vi phạm pháp luật ».
Hoàng Chi Phong, 18 tuổi và Nathan Law, 22 tuổi là những gương mặt điển hình, của các phong trào ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông đã lên án chính quyền địa phương trấn áp các nhà hoạt động sau khi dự án cải cách chính trị do Bắc Kinh hậu thuẫn đã bị phủ quyết hồi tháng Sáu vừa qua.
Theo AFP, các cáo buộc của chính quyền Hồng Kông nhắm vào hai lãnh tụ phong trào sinh viên trên có liên quan đến đợt biểu tình ôn hòa diễn ra cách đây một năm (tháng 06/2014), làm tê liệt một phần thành phố. Hai người này cùng với khoảng một chục người khác đã đốt « Sách Trắng » của Trung Quốc bên ngoài Văn phòng Đại diện Bắc Kinh tại Hồng Kông. « Sách Trắng » khẳng định vai trò kiểm soát của Bắc Kinh lên đặc khu kinh tế này.
Việc các đại biểu phủ quyết dự luật cải cách chính trị của chính quyền như là một lời quở trách dành cho Bắc Kinh. Sự việc cũng làm phân hóa chính trị sâu sắc trong lòng dân cư Hồng Kông.
Theo RFI-14-07-2015 18:06
Hai lãnh đạo trẻ trong phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông : Hoàng Chi Phong -Joshua Wong (P) và La Quán Thông - Nathan Law. Ảnh chụp bên ngoài trụ sở cảnh sát ngày 14/07/2015.Reuters
AFP ngày 14/07/2015 cho biết lãnh tụ phong trào sinh viên học sinh Hồng Kông đòi dân chủ Hoàng Chi Phong và một nhà đấu tranh tích cực đã bị cáo buộc với tội danh « cản trở người thi hành công vụ » trong quá trình diễn ra phong trào biểu tình ủng hộ dân chủ. Cả hai nhân vật này xem cáo buộc trên như là một hành động « trấn áp những nhà đối lập chính trị » tại Hồng Kông.
« Hai lần cản trở người thi hành công vụ » đối với Hoàng Chi Phong và « một lần » đối với Nathan Law, là những tội danh chính quyền Hồng Kông cáo buộc cho hai lãnh tụ phong trào sinh viên trên. Theo Hoàng Chi Phong, « đây là một sự trấn áp chính trị… Thật là khó hiểu khi tôi bị kết tội chỉ vì đã tham gia vào một cuộc biểu tình phản đối hợp lệ ».
Về phần mình, Nathan Law quan ngại việc anh bị kết tội « cản trở người thi hành công vụ » sẽ trở thành một tiền lệ. Anh nói « Nếu chúng tôi bị kết tội bởi vì chúng tôi đã đốt ‘Sách Trắng’, điều đó có nghĩa là những người phản đối có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn trong tương lai, mỗi khi họ phản đối chính quyền Hồng Kông hay Trung ương ».
Luật sư biện hộ cho Hoàng Chi Phong đặt nghi vấn về việc tại sao bắt giữ và kết tội trễ cậu sinh viên, trong khi mà cảnh sát biết rất rõ cậu làm gì ở đâu. Ông cho rằng « sự việc làm dấy lên mối nghi ngờ đây là hành động trấn áp hơn là vi phạm pháp luật ».
Hoàng Chi Phong, 18 tuổi và Nathan Law, 22 tuổi là những gương mặt điển hình, của các phong trào ủng hộ dân chủ tại Hồng Kông đã lên án chính quyền địa phương trấn áp các nhà hoạt động sau khi dự án cải cách chính trị do Bắc Kinh hậu thuẫn đã bị phủ quyết hồi tháng Sáu vừa qua.
Theo AFP, các cáo buộc của chính quyền Hồng Kông nhắm vào hai lãnh tụ phong trào sinh viên trên có liên quan đến đợt biểu tình ôn hòa diễn ra cách đây một năm (tháng 06/2014), làm tê liệt một phần thành phố. Hai người này cùng với khoảng một chục người khác đã đốt « Sách Trắng » của Trung Quốc bên ngoài Văn phòng Đại diện Bắc Kinh tại Hồng Kông. « Sách Trắng » khẳng định vai trò kiểm soát của Bắc Kinh lên đặc khu kinh tế này.
Việc các đại biểu phủ quyết dự luật cải cách chính trị của chính quyền như là một lời quở trách dành cho Bắc Kinh. Sự việc cũng làm phân hóa chính trị sâu sắc trong lòng dân cư Hồng Kông.
Trung Quốc kêu gọi Philippines từ bỏ vụ kiện Biển Đông
Tàu đánh cá Philippines đã bị lực lượng tuần tra biển của Trung Quốc phun vòi rồng hồi tháng Tư vừa qua.
Nguồn AP, VOA-15.07.2015
Trung Quốc hôm thứ ba kêu gọi Philippines đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh, thay vì tiếp tục nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông trước tòa án quốc tế.
Philippines đã yêu cầu tòa án ở La Haye bác bỏ các yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Trung Quốc và cho rằng hành động của Bắc Kinh là chà đạp lên quyền lợi của các nước khác.
Trong khi đó, Bắc Kinh nói rằng tòa này không có thẩm quyền và từ chối tham gia giải quyết vụ việc mà Philippines đệ đơn kiện.
Tòa hoạt động theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đã tổ chức một cuộc điều trần kéo dài một tuần, và kết thúc hôm qua nhằm xem xét vụ việc Manila nêu ra. Cơ quan này đặt thời hạn là ngày 17/8 để Bắc Kinh lên tiếng về cuộc điều trần này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã nhắc lại sự phản đối của Trung Quốc với các quyết định của tòa trọng tài. Bà Hoa nói: “Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận những nỗ lực đơn phương nhờ một bên thứ ba giải quyết tranh chấp”.
Bà Hoa Xuân Oánh nói thêm: “Trung Quốc kêu gọi Philippines trở lại đúng hướng giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và tham vấn”.
Về phía mình, Philippines đề cao nỗ lực của tòa án ở La Haye nhằm thúc đẩy Trung Quốc tham gia giải quyết tranh chấp và nói rằng tòa trọng tài công bằng và minh bạch trong việc xử lý các khiếu nại của Manila đối với Bắc Kinh.
“Chúng tôi đã yêu cầu Trung Quốc tham gia và tiếp tục gia hạn cho phía họ phản biện”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói qua điện thoại tại Manila.
Đây là lần đầu tiên vụ tranh chấp Biển Đông được xử lý bởi một cơ quan quốc tế, và việc này diễn ra vào một thời điểm mà Trung Quốc đang ráo riết xây dựng những hòn đảo nhân tạo tại những bãi cạn có tranh chấp ở Biển Đông để thiết lập các cơ sở có thể dùng cho những mục tiêu quân sự.
Toà án ở La Haye cho biết họ dự kiến đưa ra phán quyết đối với vấn đề phạm vi quyền hạn trước cuối năm nay.
Nguồn AP, VOA-15.07.2015
Trung Quốc hôm thứ ba kêu gọi Philippines đàm phán trực tiếp với Bắc Kinh, thay vì tiếp tục nỗ lực giải quyết tranh chấp Biển Đông trước tòa án quốc tế.
Philippines đã yêu cầu tòa án ở La Haye bác bỏ các yêu sách chủ quyền gần như toàn bộ biển Đông của Trung Quốc và cho rằng hành động của Bắc Kinh là chà đạp lên quyền lợi của các nước khác.
Trong khi đó, Bắc Kinh nói rằng tòa này không có thẩm quyền và từ chối tham gia giải quyết vụ việc mà Philippines đệ đơn kiện.
Tòa hoạt động theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển đã tổ chức một cuộc điều trần kéo dài một tuần, và kết thúc hôm qua nhằm xem xét vụ việc Manila nêu ra. Cơ quan này đặt thời hạn là ngày 17/8 để Bắc Kinh lên tiếng về cuộc điều trần này.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã nhắc lại sự phản đối của Trung Quốc với các quyết định của tòa trọng tài. Bà Hoa nói: “Trung Quốc sẽ không bao giờ chấp nhận những nỗ lực đơn phương nhờ một bên thứ ba giải quyết tranh chấp”.
Bà Hoa Xuân Oánh nói thêm: “Trung Quốc kêu gọi Philippines trở lại đúng hướng giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và tham vấn”.
Về phía mình, Philippines đề cao nỗ lực của tòa án ở La Haye nhằm thúc đẩy Trung Quốc tham gia giải quyết tranh chấp và nói rằng tòa trọng tài công bằng và minh bạch trong việc xử lý các khiếu nại của Manila đối với Bắc Kinh.
“Chúng tôi đã yêu cầu Trung Quốc tham gia và tiếp tục gia hạn cho phía họ phản biện”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói qua điện thoại tại Manila.
Đây là lần đầu tiên vụ tranh chấp Biển Đông được xử lý bởi một cơ quan quốc tế, và việc này diễn ra vào một thời điểm mà Trung Quốc đang ráo riết xây dựng những hòn đảo nhân tạo tại những bãi cạn có tranh chấp ở Biển Đông để thiết lập các cơ sở có thể dùng cho những mục tiêu quân sự.
Toà án ở La Haye cho biết họ dự kiến đưa ra phán quyết đối với vấn đề phạm vi quyền hạn trước cuối năm nay.
Hãy dừng chuyện ‘đụng đập phá’ với công trình trăm tuổi
Cao Huy Huân
Theo VOA-14.07.2015
Cả tuần nay dư luận Cần Thơ nói riêng và cộng đồng mạng cả nước nói chung xôn xao về việc sắp đến năm học mới 2015 - 2016, Trường THPT Châu Văn Liêm (tiền thân là Collège de Can Tho xây dựng năm 1917 và đưa vào sử dụng năm 1921) bị đập bỏ để xây mới.
Những giá trị tinh thần trăm tuổi
Theo website của trường, đến năm 1924 việc xây cất trường mới hoàn tất, đến tháng 8-1945 trường mang tên Trung học Phan Thanh Giản và từ tháng 11-1995 mang tên Trường THPT Châu Văn Liêm cho đến nay. Dư luận cho rằng Collège de Can Tho là công trình có kiến trúc đặc trưng nằm trong tổng thể kiến trúc đô thị đầu thế kỷ 20 và các nhà nghiên cứu đánh giá: “Xét về mặt lịch sử văn hóa, sự hình thành của ngôi trường đã ghi lại một dấu ấn khá đậm nét trong quá trình hình thành và phát triển của Cần Thơ”.
Nói trên báo Tuổi Trẻ, một giảng viên Trường đại học Cần Thơ cho rằng ngôi trường có bề dày lịch sử đáng tự hào này đã đào tạo ra hàng vạn thanh niên có học thức, tài năng, góp phần không nhỏ vào quá trình hình thành và phát triển Cần Thơ. Mọi người đều nhận thấy rằng ngôi trường rất xứng đáng được xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia. Ngoài ra, nhiều người còn đề xuất nên giữ lại trường như một di tích, còn Trường Châu Văn Liêm thì xây mới ở nơi khác.
Giá trị của một ngôi trường trăm tuổi như thế không chỉ là những mô tả mang tính lịch sử, mà còn là giá trị ký ức, tính biểu tượng hằn trong tâm trí của biết bao con người đất Cần Thơ. Biết bao thế hệ lớn lên, ngã xuống, rồi đến thế hệ mới ra đời và tiếp nối. Đời sống và vận mệnh con người nối tiếp nhau đi xa, riêng ngôi trường vẫn cố nán lại để người đời sau còn nhớ về người đời trước, về cả những sai lầm lẫn những thành công, về những nụ cười hay cả những dòng nước mắt.
Vẫn lối tư duy ‘đập bỏ quá khứ’
Chuyện “đập cũ xây mới” không phải là chuyện hiếm thấy ở Việt Nam. Năm ngoái, việc dở bỏ Thương xá Tax tại Thành phố Hồ Chí Minh – một biểu tượng trăm tuổi của đất Sài Gòn, gắn liền với biết bao sự kiện lịch sử, thăng trầm của hàng triệu người Sài Gòn – cũng gây tranh cãi dữ dội. Rất nhiều người dân cho rằng “tại sao cứ phải giải tỏa, đập phá những công trình trăm tuổi, trong khi giá trị lịch sử của chúng đáng được bảo tồn ngay cả khi việc sử dụng là không còn nữa?”
Ngồi nhìn từng dãy hành lang, cửa sổ, bảng đen, hàng cây, ghế đá,... và tưởng tượng cảnh ngôi trường bị từng chiếc xe cần cẩu khổng lồ, bất cứ ai nghĩ đến cũng thấy chạnh lòng. Chúng khiến tôi nhớ lại hàng trăm, ngàn cây cầu khỉ ở miền tây cũng bị xóa sạch và không giữ lại bất kỳ một dấu vết nào. Người nước ngoài họ bảo chẳng ai khéo léo như người Việt, xinh xắn như người Việt, tảo tần như người Việt...Tất cả gắn liền với hình ảnh những cô gái, bà mẹ với gánh hàng rong bên cây cầu lắc lẻo bắt qua kênh. Đành rằng chúng không còn phù hợp và không an toàn, nhưng xóa sạch quá khứ kiểu như vậy sao lại chẳng chạnh lòng? Sao không nghĩ cách giữ lại một số cây cầu đặc trưng và xây bên cạnh cây cầu khỉ một cây cầu bê tông?
Tương tự với các công trình cổ điển trăm tuổi tại Việt Nam, nếu đã cũ sao không nghĩ đến việc trùng tu thay vì đập bỏ? Sao không tính đến giải pháp bảo trì và lưu giữ, xây công trình mới nơi khác để phục vụ cho dân? Việc đập bỏ những công trình trăm tuổi không chỉ đơn thuần là dọn dẹp một đống bê tông đổ nát, mà quan trọng hơn, nó đập luôn cả niềm tin và ký ức của người dân. Nó còn thể hiện một quá trình phát triển không bền vững, thiếu tính toán trong quy hoạch và xây dựng đô thị. Quan trọng và đáng buồn nhất chính là cái tâm của những người phát triển hạ tầng, đô thị. Đập cũ, phá bỏ và xây mới thì dễ, nhưng tìm người lãnh đạo có tâm cố gắng gìn giữ những giá trị thật sự của quốc gia dân tộc đồng thời tìm giải pháp hiện đại hóa công trình quốc gia dường như rất khó?
Không can thiệp là ‘hỏng’
Đến lúc này dường như vẫn chỉ có Sở Giáo dục Cần Thơ lên tiếng về việc đập và xây mới trường Châu Văn Liêm. Các vị lãnh đạo tỉnh “hứa” sẽ xem xét, nhưng thực tế vẫn chưa có những dấu hiệu khả quan cho những ngày sắp tới. Với những công trình trăm tuổi, các đơn vị bảo tồn cấp quốc gia phải nhanh chóng vào cuộc thẩm định và tìm ra các kịch bản mang tính giải pháp chứ không phải im lặng đến đáng sợ và đáng lo như hiện tại.
Việc để các tỉnh thành độc lập trong quản lý công là hợp lý, nhưng với nhưng công trình có ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia, dân tộc, có mang theo cảm xúc của đông đảo người dân thì chính những vị lãnh đạo cấp cao phải lưu ý điều chỉnh sao cho hợp tình, hợp lý. Người dân hoàn toàn có kiên nhẫn để chờ đợi việc tìm kiếm một địa điểm mới để xây dựng những ngôi trường mới, khang trang và hiện đại. Nhưng mấy ai đủ kiên nhẫn đợi chờ những quyết định mang tính sống còn cho cả một công trình trăm tuổi vốn đang nằm dưới lưỡi đập của hàng tá cái máy phá bê tông cao cấp.
Nhớ lại những hàng cây cổ thụ trăm tuổi lần lượt ngã xuống những con phố từng xanh mướt thơ mộng của Hà Nội. Chỉ thoáng trong một ngày, cả một con đường Nguyễn Chí Thanh rợp bóng cây trở thành hoang tàn, xơ xác, điêu linh. “Người ta” huy động quân lính nhanh lắm, ra tay mạnh chớp nhoáng, dẫn đến cây trăm tuổi trên nhiều con phố cứ ngã ầm ầm trong một buổi sáng nắng cháy da cháy thịt vì mất bóng cây. Để rồi khi dân chúng phản ứng dữ dội mới có “người phát hiện” và yêu cầu tạm dừng, đình chỉ mọi công tác đốn chặt.
Nghĩ tới đó mà lòng thấy nôn nao và lo sợ cho số phận của ngôi trường trăm tuổi tại Cần Thơ. Chẳng biết có một ngày đẹp trời nào đó, khi chưa có cơ quan nhà nước nào quyết định các giải pháp thay thế thì công trình trường đã thành bãi bê tông vô giác vô tri, chỉ còn biết khiến người khác nặng lòng đau xót. Chẳng ai còn đủ sức vác từng mảng bê tông về để còn có dịp nhớ lại những ngày xưa.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bắt nhân viên Vinashin 'tham ô hàng triệu USD'
Theo BBC-14 tháng 7 2015
Nhiều bị cáo của Vinashin đã phải ra tòa, gồm cả Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Thanh Bình
Công an Việt Nam công bố việc bắt giữ một trưởng phòng của Vinashin đã chạy trốn, bị cáo buộc chiếm đoạt gần 18 triệu đôla.
Nhiều bị cáo của Vinashin đã phải ra tòa, gồm cả Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Thanh Bình
Công an Việt Nam công bố việc bắt giữ một trưởng phòng của Vinashin đã chạy trốn, bị cáo buộc chiếm đoạt gần 18 triệu đôla.
Cuộc họp báo của Tổng Cục An ninh, Bộ Công an ngày 14/7 cho biết đã bắt được ông Giang Kim Đạt sau 1.825 ngày chạy trốn.
Ông Đạt nguyên là quyền trưởng phòng kinh doanh của công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin thuộc Tập đoàn Vinashin (gọi tắt Vinashinlines).
Công an Việt Nam cho biết đã khởi tố bị can với ông Đạt ngày 23/8/2010, nhưng ông bỏ trốn.
Việc khởi tố khi đó liên quan vụ điều tra ông Phạm Thanh Bình (nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin).
Ông Đạt bị cáo buộc có dấu hiệu sai phạm “cố ý làm trái mua tàu Hoa Sen”.
Theo báo Tuổi Trẻ, sau khi ông Đạt bỏ trốn, công an phát hiện gia đình ông Đạt “có tới 40 nhà biệt thự, căn hộ cao cấp, đất đai vị trí ‘vàng’ trên khắp cả nước cùng nhiều ôtô đắt tiền”.
Công an cũng nói tìm thấy các giao dịch lên đến hàng chục triệu đôla của bố ông Đạt, Giang Văn Hiển, tại nhiều ngân hàng. Tiền trong tài khoản ông Hiển được cho là liên quan đến các hợp đồng mua bán tàu và khai thác tàu cũ của công ty Vinashinlines.
Vì vậy tháng 12 năm ngoái, công an Việt Nam bắt giam ông Hiển về tội danh “chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”, “che giấu tội phạm” và tiến hành phong tỏa tài khoản, kê biên 40 bất động sản trên toàn quốc để thu hồi.
Ông Giang Kim Đạt bị bổ sung thêm tội “tham ô tài sản”.
Công an nói đã bắt được ông ngày 7/7 tại nước ngoài, tuy không nói rõ ở đâu.
Báo Tuổi Trẻ nói ông Đạt đã nhận tiền hoa hồng trong các hợp đồng mua tàu nước ngoài để lấy được tổng cộng 17,6 triệu đôla.
Tờ báo nói trong số tài sản của ông Đạt có căn hộ 3,6 triệu đôla Singapore tại Singapore.
Trong vụ bê bối Vinashin, Chủ tịch công ty Phạm Thanh Bình đã nhận án tù 20 năm hồi năm 2012.
Khủng hoảng con đường tơ lụa của Trung Quốc
Maciej Michalek - Lê Diễn Đức dịch
Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc - Ảnh: TVN24
Trung Quốc báo trước sẽ thiết lập Con đường tơ lụa trên biển và một trật tự khu vực mới, nhưng mối quan hệ của họ với các nước trong khu vực trong những tháng gần đây, chỉ xấu đi. Đặc biệt, ngăn chặn tích cực các hoạt động của Trung Quốc là Nhật Bản, một đất nước mà trong những tuần gần đây đã đặt ra cho kế hoạch của Bắc Kinh nhiều câu hỏi.
Tái tổ chức trật tự ở Viễn Đông và tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc có thể gặp một đối thủ ít nhìn thấy nhưng rất năng động - Nhật Bản. Đối thủ khu vực này của Trung Quốc từ mấy tháng nay đang dẫn đầu một trò chơi ngoại giao lớn và bắt đầu mang lại kết quả nhìn thấy.
Hỗ trợ chiến lược quan trọng
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thành công trong việc ký thỏa thuận lớn với năm quốc gia trong vùng Vịnh Bengal - Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Trên cơ sở này Tokyo sẽ cung cấp cho họ hơn 6 tỷ USD (750 tỷ Yen) hỗ trợ phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng trong khu vực.
- Vịnh Bengal có tầm quan trọng chiến lược đối với vận tải biển và đất liền - Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh vào ngày đầu tiên của cuộc họp chung lần thứ bảy của Hội nghị thượng đỉnh các nước khu vực sông Cửu Long- Nhật Bản năm 2015.
Lưu thông qua Ấn Độ Dương mà một phần của nó là Vịnh Bengal, không chỉ dầu và khí đốt nhập khẩu của các nước Châu Á, mà còn hầu hết tất cả hàng hoá trong trao đổi thương mại của họ. Do đó an toàn hàng hải trên Ấn Độ Dương có tầm quan trọng đặc biệt lớn đối với nền kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản, và cả hai nước với mục đich này, đều củng cố quyền kiểm soát nó.
Không phải không có ý nghĩa một thực tế rằng, nằm ven bờ của nó, những quốc giá phát triển và đông dân, là một thị trường tương lai béo bở đối với hàng hóa Trung Quốc và Nhật Bản.
Thỏa thuận Nhật Bản còn đi xa hơn mối quan tâm về sự phát triển của các nước nghèo trong khu vực. Trước hết, Tokyo hy vọng sẽ tăng cường ảnh hưởng của mình trong số các quốc gia "Nam Á", đồng thời kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Sự đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản qua việc cung cấp viện trợ kinh tế để tăng sức mạnh trở thành một ví dụ của mô hình gọi là "ngoại giao chi phiếu", trong đó hai cường quốc đều cố gắng để phá vỡ cuộc chơi tài chính của đối thủ và bằng cách đó giành được ảnh hưởng tại các nước yếu hơn trong khu vực.
Đầu tiên là Bắc Kinh, bây giờ đến Tokyo
Từ nhiều năm nay Bắc Kinh phát triển quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Nam Á, nhằm tăng cường sự hiện diện và quyền kiểm soát lưu thông hàng hải dọc theo bờ biển phía nam của châu Á.
Sư kiện nổi tiếng trước hết là việc xây dựng đề án được gọi là "Chuỗi ngọc trai Trung Quốc", trải dài từ eo biển Malacca ở phía Đông đến phía Tây Vịnh Aden. Chuỗi ngọc trai là những cảng nước sâu tại các quốc gia dọc bờ biển của khu vực mà Trung Quốc tiếp cận được để bằng cách này cải thiện ảnh hưởng của mình. Một phần của chuỗi ngọc trai Trung Quốc bao gồm việc thắt chặt các mối quan hệ với Sri Lanka, Miến Điện, Bangladesh, Maldives và Pakistan.
Vịnh quá quan trọng để giao cho Trung Quốc
Vịnh Bengal, tuy nhiên, quá quan trọng đối với Nhật Bản để có thể chấp nhận ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực và việc xây dựng một Con đường tơ lụa mới trên biển. Vì vậy, người Nhật bắt đầu kế hoạch ba năm của mình "Chiến lược Mới Tokyo 2015", theo đó Nhật Bản sẽ cung cấp một khoản tiền khổng lồ cho các dự án phát triển, bao gồm cả việc xây dựng các đường cao tốc từ Tây sang Đông, và các đặc khu kinh tế tại Miến Điện, cố gắng theo cách này, cạnh tranh với Bắc Kinh và làm suy yếu ảnh hưởng của nó.
Những nỗ lực của Nhật Bản để tăng cường ảnh hưởng trong khu vực Ấn Độ Dương và cân bằng với "chuỗi ngọc trai Trung Quốc " trong những năm gần đây cũng đã mang lại một số thành quả. Trong những thành quả ấy, trước hết đã có một cơ sở quân sự Nhật Bản tại Djibouti, duy trì mối quan hệ tuyệt vời với Oman và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tăng cường hợp tác quân sự với Ấn Độ (tập trận chung) và Australia (kế hoạch bán tàu ngầm).
Chuỗi ngọc trai Trung Quốc đang bị vỡ?
Trong khi đó, chuỗi ngọc trai Trung Quốc bắt đầu đổ vỡ mà không cần có hoạt động Nhật Bản. Vào tháng Giêng năm nay đã có sự thay đổi quyền lực ở Sri Lanka - một trong những đối tác khu vực chính của Bắc Kinh. Tổng thống thân Trung Quốc Mahindy Rajapaksy đã ra đi đặt ra mối nghi ngờ về sự hợp tác chặt chẽ liên tục giữa hai nước và đánh giá lại một số hợp đồng đã được ký kết trong những năm gần đây.
Tù nhiều tháng nay diễn ra sự căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Miến Điện, do liên quan tới hỏa lực pháo binh của nước này làm chết vài người Trung Quốc gần biên giới. Mặt khác, kế hoạch thắt chặt mối quan hệ gần gũi hơn với các Maldives phải đối mặt với trở ngại vì nhà nước này sợ sẽ làm tổn thương nước láng giềng Ấn Độ, quốc gia cho rằng sự hiện diện của Trung Quốc tại Maldives sẽ xem như một mối đe dọa đối với an ninh của mình.
Việc quay lại đột ngột tại Bangladesh
Tiếp theo, chuỗi ngọc trai bị phá vỡ có thể là Bangladesh. Trong tháng Sáu, tờ báo Nhật "Japan Times" có một tiêu đề rất lớn "Nhật Bản thắng trong cuộc đua với Trung Quốc tới cảng ở Bangladesh".
Người Nhật đã ký hợp đồng xây dựng cảng nước sâu ở Matarbari, do đó có lẽ phủ nhận kế hoạch của Trung Quốc xây dựng một cảng như vậy trên đảo Sonadia, cách xa các Matarbari chỉ có 25 km. Dự án đầu tư này của Nhật Bản do đích thân Thủ tướng Abe vận động trong tháng Chín, khi ông hứa hẹn cho vay gần 5 tỷ USD để thực hiện nó trong chuyến thăm Bangladesh.
Đây là một đòn giáng mạnh vào ảnh hưởng của Trung Quốc ở Bangladesh sau khi vào tháng trước, Chittagong, một cảng lớn được coi là chỗ đứng của Trung Quốc ở đây, cũng đã được mở để cạnh tranh với các tàu Ấn Độ.
Làm nản hàng xóm
Chính Trung Quốc đã phải thừa nhận cuộc khủng hoảng trong kế hoạch của mình ở Ấn Độ Dương. Thái độ khắt khe và không khoan nhượng của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông đã thu hẹp lòng tin của các nước láng giềng và họ có lý do để lo lắng. Tham vọng khởi động một giai đoạn mới trong lịch sử Đông Nam Á của Tập Cận Bình, trong đó một lần nữa Trung Quốc chiếm vị trí trung tâm, đã dẫn đến xung đột với chính sách quá cứng rắn và quyết đoán của ông ta.
Trực tiếp chỉ ra điều này trong sự hiện diện của các nhà lãnh đạo trong năm quốc gia vùng Vịnh Bengal, Shinzo Abe đã nhấn mạnh rằng "tất cả chúng ta bày tỏ mối quan tâm tới những diễn biến gần đây, đặc biệt là ở Biển Đông."
Có lẽ một vấn đề thực tế nữa là Trung Quốc không đề xuất với các nước khác có liên quan những thoả thuận đồng minh. Kết quả là, các quốc gia này trong mối quan hệ song phương chỉ thực hiện các lợi ích trước mắt mà chúng bị chịu ảnh hưởng của các biến động lớn hơn và khả năng cao hơn về sự thay đổi quyền lực chính trị như là trường hợp ở Sri Lanka.
Trung Quốc không thể thông qua kế hoạch lớn của mình mà không có sự hợp tác đáng tin cậy của các nước châu Á khác. Các vấn đề chính sách đối với các nước "Nam Á" mà họ phải đối mặt, đang cảnh báo chắc chắn không nghi ngờ gì đối với Bắc Kinh và điều minh chứng là một Nhật Bản tiếp tục hùng mạnh.
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dịch từ tiếng Ba Lan, bài đăng trên trang web của TV tin tức Ba Lan TVN24, ngày 8 tháng 7, 2015, tại link: http://www.tvn24.pl/chinski-morski-jedwabny-szlak-w-kryzysie,558899,s.html
07/13/2015 - 19:45 — ledienduc
ledienduc's blog
Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc - Ảnh: TVN24
Trung Quốc báo trước sẽ thiết lập Con đường tơ lụa trên biển và một trật tự khu vực mới, nhưng mối quan hệ của họ với các nước trong khu vực trong những tháng gần đây, chỉ xấu đi. Đặc biệt, ngăn chặn tích cực các hoạt động của Trung Quốc là Nhật Bản, một đất nước mà trong những tuần gần đây đã đặt ra cho kế hoạch của Bắc Kinh nhiều câu hỏi.
Tái tổ chức trật tự ở Viễn Đông và tăng cường ảnh hưởng của Trung Quốc có thể gặp một đối thủ ít nhìn thấy nhưng rất năng động - Nhật Bản. Đối thủ khu vực này của Trung Quốc từ mấy tháng nay đang dẫn đầu một trò chơi ngoại giao lớn và bắt đầu mang lại kết quả nhìn thấy.
Hỗ trợ chiến lược quan trọng
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã thành công trong việc ký thỏa thuận lớn với năm quốc gia trong vùng Vịnh Bengal - Thái Lan, Việt Nam, Lào, Campuchia và Myanmar. Trên cơ sở này Tokyo sẽ cung cấp cho họ hơn 6 tỷ USD (750 tỷ Yen) hỗ trợ phát triển và mở rộng cơ sở hạ tầng trong khu vực.
- Vịnh Bengal có tầm quan trọng chiến lược đối với vận tải biển và đất liền - Thủ tướng Nhật Bản nhấn mạnh vào ngày đầu tiên của cuộc họp chung lần thứ bảy của Hội nghị thượng đỉnh các nước khu vực sông Cửu Long- Nhật Bản năm 2015.
Lưu thông qua Ấn Độ Dương mà một phần của nó là Vịnh Bengal, không chỉ dầu và khí đốt nhập khẩu của các nước Châu Á, mà còn hầu hết tất cả hàng hoá trong trao đổi thương mại của họ. Do đó an toàn hàng hải trên Ấn Độ Dương có tầm quan trọng đặc biệt lớn đối với nền kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản, và cả hai nước với mục đich này, đều củng cố quyền kiểm soát nó.
Không phải không có ý nghĩa một thực tế rằng, nằm ven bờ của nó, những quốc giá phát triển và đông dân, là một thị trường tương lai béo bở đối với hàng hóa Trung Quốc và Nhật Bản.
Thỏa thuận Nhật Bản còn đi xa hơn mối quan tâm về sự phát triển của các nước nghèo trong khu vực. Trước hết, Tokyo hy vọng sẽ tăng cường ảnh hưởng của mình trong số các quốc gia "Nam Á", đồng thời kiềm chế sự gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc. Sự đối đầu giữa Trung Quốc và Nhật Bản qua việc cung cấp viện trợ kinh tế để tăng sức mạnh trở thành một ví dụ của mô hình gọi là "ngoại giao chi phiếu", trong đó hai cường quốc đều cố gắng để phá vỡ cuộc chơi tài chính của đối thủ và bằng cách đó giành được ảnh hưởng tại các nước yếu hơn trong khu vực.
Đầu tiên là Bắc Kinh, bây giờ đến Tokyo
Từ nhiều năm nay Bắc Kinh phát triển quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Nam Á, nhằm tăng cường sự hiện diện và quyền kiểm soát lưu thông hàng hải dọc theo bờ biển phía nam của châu Á.
Sư kiện nổi tiếng trước hết là việc xây dựng đề án được gọi là "Chuỗi ngọc trai Trung Quốc", trải dài từ eo biển Malacca ở phía Đông đến phía Tây Vịnh Aden. Chuỗi ngọc trai là những cảng nước sâu tại các quốc gia dọc bờ biển của khu vực mà Trung Quốc tiếp cận được để bằng cách này cải thiện ảnh hưởng của mình. Một phần của chuỗi ngọc trai Trung Quốc bao gồm việc thắt chặt các mối quan hệ với Sri Lanka, Miến Điện, Bangladesh, Maldives và Pakistan.
Vịnh quá quan trọng để giao cho Trung Quốc
Vịnh Bengal, tuy nhiên, quá quan trọng đối với Nhật Bản để có thể chấp nhận ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực và việc xây dựng một Con đường tơ lụa mới trên biển. Vì vậy, người Nhật bắt đầu kế hoạch ba năm của mình "Chiến lược Mới Tokyo 2015", theo đó Nhật Bản sẽ cung cấp một khoản tiền khổng lồ cho các dự án phát triển, bao gồm cả việc xây dựng các đường cao tốc từ Tây sang Đông, và các đặc khu kinh tế tại Miến Điện, cố gắng theo cách này, cạnh tranh với Bắc Kinh và làm suy yếu ảnh hưởng của nó.
Những nỗ lực của Nhật Bản để tăng cường ảnh hưởng trong khu vực Ấn Độ Dương và cân bằng với "chuỗi ngọc trai Trung Quốc " trong những năm gần đây cũng đã mang lại một số thành quả. Trong những thành quả ấy, trước hết đã có một cơ sở quân sự Nhật Bản tại Djibouti, duy trì mối quan hệ tuyệt vời với Oman và các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và tăng cường hợp tác quân sự với Ấn Độ (tập trận chung) và Australia (kế hoạch bán tàu ngầm).
Chuỗi ngọc trai Trung Quốc đang bị vỡ?
Trong khi đó, chuỗi ngọc trai Trung Quốc bắt đầu đổ vỡ mà không cần có hoạt động Nhật Bản. Vào tháng Giêng năm nay đã có sự thay đổi quyền lực ở Sri Lanka - một trong những đối tác khu vực chính của Bắc Kinh. Tổng thống thân Trung Quốc Mahindy Rajapaksy đã ra đi đặt ra mối nghi ngờ về sự hợp tác chặt chẽ liên tục giữa hai nước và đánh giá lại một số hợp đồng đã được ký kết trong những năm gần đây.
Tù nhiều tháng nay diễn ra sự căng thẳng trong quan hệ giữa Trung Quốc và Miến Điện, do liên quan tới hỏa lực pháo binh của nước này làm chết vài người Trung Quốc gần biên giới. Mặt khác, kế hoạch thắt chặt mối quan hệ gần gũi hơn với các Maldives phải đối mặt với trở ngại vì nhà nước này sợ sẽ làm tổn thương nước láng giềng Ấn Độ, quốc gia cho rằng sự hiện diện của Trung Quốc tại Maldives sẽ xem như một mối đe dọa đối với an ninh của mình.
Việc quay lại đột ngột tại Bangladesh
Tiếp theo, chuỗi ngọc trai bị phá vỡ có thể là Bangladesh. Trong tháng Sáu, tờ báo Nhật "Japan Times" có một tiêu đề rất lớn "Nhật Bản thắng trong cuộc đua với Trung Quốc tới cảng ở Bangladesh".
Người Nhật đã ký hợp đồng xây dựng cảng nước sâu ở Matarbari, do đó có lẽ phủ nhận kế hoạch của Trung Quốc xây dựng một cảng như vậy trên đảo Sonadia, cách xa các Matarbari chỉ có 25 km. Dự án đầu tư này của Nhật Bản do đích thân Thủ tướng Abe vận động trong tháng Chín, khi ông hứa hẹn cho vay gần 5 tỷ USD để thực hiện nó trong chuyến thăm Bangladesh.
Đây là một đòn giáng mạnh vào ảnh hưởng của Trung Quốc ở Bangladesh sau khi vào tháng trước, Chittagong, một cảng lớn được coi là chỗ đứng của Trung Quốc ở đây, cũng đã được mở để cạnh tranh với các tàu Ấn Độ.
Làm nản hàng xóm
Chính Trung Quốc đã phải thừa nhận cuộc khủng hoảng trong kế hoạch của mình ở Ấn Độ Dương. Thái độ khắt khe và không khoan nhượng của Trung Quốc trong tranh chấp Biển Đông đã thu hẹp lòng tin của các nước láng giềng và họ có lý do để lo lắng. Tham vọng khởi động một giai đoạn mới trong lịch sử Đông Nam Á của Tập Cận Bình, trong đó một lần nữa Trung Quốc chiếm vị trí trung tâm, đã dẫn đến xung đột với chính sách quá cứng rắn và quyết đoán của ông ta.
Trực tiếp chỉ ra điều này trong sự hiện diện của các nhà lãnh đạo trong năm quốc gia vùng Vịnh Bengal, Shinzo Abe đã nhấn mạnh rằng "tất cả chúng ta bày tỏ mối quan tâm tới những diễn biến gần đây, đặc biệt là ở Biển Đông."
Có lẽ một vấn đề thực tế nữa là Trung Quốc không đề xuất với các nước khác có liên quan những thoả thuận đồng minh. Kết quả là, các quốc gia này trong mối quan hệ song phương chỉ thực hiện các lợi ích trước mắt mà chúng bị chịu ảnh hưởng của các biến động lớn hơn và khả năng cao hơn về sự thay đổi quyền lực chính trị như là trường hợp ở Sri Lanka.
Trung Quốc không thể thông qua kế hoạch lớn của mình mà không có sự hợp tác đáng tin cậy của các nước châu Á khác. Các vấn đề chính sách đối với các nước "Nam Á" mà họ phải đối mặt, đang cảnh báo chắc chắn không nghi ngờ gì đối với Bắc Kinh và điều minh chứng là một Nhật Bản tiếp tục hùng mạnh.
Bản Việt ngữ © Lê Diễn Đức
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dịch từ tiếng Ba Lan, bài đăng trên trang web của TV tin tức Ba Lan TVN24, ngày 8 tháng 7, 2015, tại link: http://www.tvn24.pl/chinski-morski-jedwabny-szlak-w-kryzysie,558899,s.html
07/13/2015 - 19:45 — ledienduc
ledienduc's blog
Những đền đài xây bằng nước mắt
Tháng Năm vừa rồi, thế giới chia tay với một vị tổng thống kỳ lạ nhất thế giới, ông Jose Pepe Mujica. Từ giã chính trường Uruguay vào năm 79 tuổi, ông Mujica làm nhiều người sửng sốt khi chọn một cuộc sống đạm bạc vì thấy nhân dân mình còn nghèo khổ. Mỗi ngày ông đi làm trên chiếc xe hơi sản xuất vào năm 1987 và từ chối ở trong một dinh thự tráng lệ của chính phủ, chỉ sống trong ngôi nhà cũ kỹ của mình ở ngoại ô Montevideo.
Trả lời phỏng vấn với tờ Guardian, ông Mujica nói rằng ông thấy mình "lố bịch khi tận hưởng giữa sự khó khăn của đồng bào mình". Giữa thế kỷ đầy cám dỗ vật chất và những tuyên bố hy sinh mang đầy tính mị dân của không ít kẻ cầm quyền, câu chuyện của ông Mujica thật sự là một nốt nhạc chói tai giữ những dàn đồng ca về lý tưởng đầy lừa dối.
Người dân Uruguay thật hạnh phúc khi có một người lãnh đạo biết yêu thương mình. Trong suốt 5 năm nhiệm kỳ của ông Mujica, đất nước chỉ có nền kinh tế trị giá 55 tỷ USD này đã làm mọi cách để dân chúng có thể tiến gần tới giấc mơ no đủ và không phải chịu nhiều loại thuế trên phần thu nhập it ỏi của họ.
Giá mà ông Mujica là một trong những nhà lãnh đạo ở Hà Tĩnh, có thể nước mắt của nông dân ở đây đã không rơi nhiều như ngày hôm nay. Ruộng đồng không bị vắt kiệt sức để góp nuôi cho bộ máy chính quyền ngày càng sang trọng và lộng lẫy ở tỉnh này. Hà Tĩnh, nơi lừng danh với những giọng hát hay, giờ đây đã bị lấn át bởi những tiếng khóc của nông dân.
Loạt bài phóng sự Gánh nặng quê nghèo của báo Nông Nghiệp Việt Nam mới đây, đã vén bức màn thêu hoa che đậy, cho thấy sân khấu đời còn lại của những người nông dân Hà Tĩnh chỉ là nghẹn ngào và tăm tối. Hơn chục năm nay, những người nông dân cắm mặt vào đất, thở dốc để làm ra hạt lúa, cuối cùng lại bị tước đoạt bằng những khoản thu đủ các tên gọi. Nhân danh thu cho ngân sách, chính quyền đến từng nhà ép đóng, đóng không kịp thì bị phạt lãi cao như tiền đi vay ngoài chợ. Nông dân kiệt quệ, nhiều gia đình xin trả đất đi làm nghề khác vì không còn nuôi nổi bản thân với trùng vây các loại thuế, phí, khoản thu... Sợ không thu đủ, chính quyền cho người ập tới sân nhà từng gia đình cướp lúa ngay khi họ mới gặt về. Những chuyện tưởng chừng chỉ có trong thời thực dân Pháp của thế kỷ trước, thì lại diễn ra công khai, kéo dài trong nỗi nghẹn ngào của người sống với ruộng đồng.
Mà chính quyền thu tiền để làm gì? Trong hàng chục các khoản thu mà mục đích đầy bí ẩn ấy, có cả khoản dùng để nuôi cán bộ, mang tên là "quỹ hành chánh phúc lợi". Chỉ riêng quỹ này thôi, mỗi xã nghèo phải bị tận thu mỗi năm từ 350 triệu cho đến 1,7 tỷ đồng. Hãy hình dung những vùng quê nghèo khó ấy bị buộc phải nặn ra số tiền khổng lồ đó, thì không chỉ có mồ hôi, nước mắt của nông dân, mà còn có nỗi tuyệt vọng mới có thể dệt nên những bộ đồ vest và những chiếc xe đắt tiền cho các vị cán bộ nông thôn ấy.
Nông dân Việt Nam mãi mãi là những người khốn khó sau cùng của đất nước, dù đến một cơ quan nào ở nông thôn, những khẩu hiệu hy sinh, cống hiến cho cho giai cấp nông dân luôn nằm ở vị trí cao và đẹp nhất. Hình dung một tổng thể có thể xa xôi và lạ lẫm, hãy nghĩ đến hình ảnh của bà Hương, một nông dân gầy gò khóc nức nở khi nghĩ đến ngày mai không còn gì để sống, giữa trùng vây các loại thuế phí tại xã Thường Nga, Thượng Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngay cả những người lao động chân chất và luong thiện ấy cũng không còn gì ngoài cuộc sống mòn.
Hà Tĩnh là nơi đứng thứ 7 trong cả nước có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và một tỉnh tuyên bố đầy những thành tựu kinh tế. Những tấm màn thuê hoa ấy vén lên, cũng có những người nông dân phải nghẹn ngào, vội vã bán tháo đi phần lúa cuối cùng của mình với giá 5,5 ngàn đồng/kg để kịp đóng thuế trong đợt truy thu. Những con số tương phản ấy nói lên điều gì?
Hà Tĩnh cũng là một trong những nơi cạnh tranh quyết liệt về cơ sở hành chính đồ sộ, nguy nga cho bằng vai phải lứa với mọi nơi. Dự án xây dựng trụ sở hành chính lên đến 1500 tỷ đồng vẫn còn làm ngất ngây những ai liên quan đến tin tức này, vì bởi mới tháng 2 này, các quan chức ở nơi đầy thành đạt này vẫn còn yêu cầu chính phủ trung ương viện trợ hơn 3000 tấn gạo cứu đói cho dân nghèo. Liệu trong những căn phòng máy lạnh sang trọng sẽ xây lên, trong những chiếc xe hơi đắt tiền của mình, các quan chức của tỉnh sẽ nhìn rõ hơn cuộc đời cơ cực của những nông dân quê mình? Ai sẽ là một Jose Pepe Mujica ở đất nước Việt Nam này, để nhận ra rằng mình đang "lố bịch trong sự nghèo khổ của nhân dân"?
Sắp tới đây, một Văn miếu nguy nga với giá gần 100 tỷ sẽ được dựng nên tại đây. Các quan chức cán bộ Hà Tĩnh nói rằng Văn miếu này sẽ giúp đẩy mạnh được giá trị văn hoá truyền thống đền ơn đáp nghĩa, đặc biệt là dành cho những người đã khuất. Trớ trêu thay, cái nghĩa dành cho người còn sống còn chưa trọn thì quy bái cho người chết có là gì? Mồ hôi và nước mắt của nông dân nghèo để đắp xây lên lâu đài, văn miếu... thì nơi đó phải chăng chỉ để gióng lên những tiếng oán thán cho đến tận đời sau?
07/14/2015 - 14:36 — tuankhanh
tuankhanh's blog
Trả lời phỏng vấn với tờ Guardian, ông Mujica nói rằng ông thấy mình "lố bịch khi tận hưởng giữa sự khó khăn của đồng bào mình". Giữa thế kỷ đầy cám dỗ vật chất và những tuyên bố hy sinh mang đầy tính mị dân của không ít kẻ cầm quyền, câu chuyện của ông Mujica thật sự là một nốt nhạc chói tai giữ những dàn đồng ca về lý tưởng đầy lừa dối.
Người dân Uruguay thật hạnh phúc khi có một người lãnh đạo biết yêu thương mình. Trong suốt 5 năm nhiệm kỳ của ông Mujica, đất nước chỉ có nền kinh tế trị giá 55 tỷ USD này đã làm mọi cách để dân chúng có thể tiến gần tới giấc mơ no đủ và không phải chịu nhiều loại thuế trên phần thu nhập it ỏi của họ.
Giá mà ông Mujica là một trong những nhà lãnh đạo ở Hà Tĩnh, có thể nước mắt của nông dân ở đây đã không rơi nhiều như ngày hôm nay. Ruộng đồng không bị vắt kiệt sức để góp nuôi cho bộ máy chính quyền ngày càng sang trọng và lộng lẫy ở tỉnh này. Hà Tĩnh, nơi lừng danh với những giọng hát hay, giờ đây đã bị lấn át bởi những tiếng khóc của nông dân.
Loạt bài phóng sự Gánh nặng quê nghèo của báo Nông Nghiệp Việt Nam mới đây, đã vén bức màn thêu hoa che đậy, cho thấy sân khấu đời còn lại của những người nông dân Hà Tĩnh chỉ là nghẹn ngào và tăm tối. Hơn chục năm nay, những người nông dân cắm mặt vào đất, thở dốc để làm ra hạt lúa, cuối cùng lại bị tước đoạt bằng những khoản thu đủ các tên gọi. Nhân danh thu cho ngân sách, chính quyền đến từng nhà ép đóng, đóng không kịp thì bị phạt lãi cao như tiền đi vay ngoài chợ. Nông dân kiệt quệ, nhiều gia đình xin trả đất đi làm nghề khác vì không còn nuôi nổi bản thân với trùng vây các loại thuế, phí, khoản thu... Sợ không thu đủ, chính quyền cho người ập tới sân nhà từng gia đình cướp lúa ngay khi họ mới gặt về. Những chuyện tưởng chừng chỉ có trong thời thực dân Pháp của thế kỷ trước, thì lại diễn ra công khai, kéo dài trong nỗi nghẹn ngào của người sống với ruộng đồng.
Mà chính quyền thu tiền để làm gì? Trong hàng chục các khoản thu mà mục đích đầy bí ẩn ấy, có cả khoản dùng để nuôi cán bộ, mang tên là "quỹ hành chánh phúc lợi". Chỉ riêng quỹ này thôi, mỗi xã nghèo phải bị tận thu mỗi năm từ 350 triệu cho đến 1,7 tỷ đồng. Hãy hình dung những vùng quê nghèo khó ấy bị buộc phải nặn ra số tiền khổng lồ đó, thì không chỉ có mồ hôi, nước mắt của nông dân, mà còn có nỗi tuyệt vọng mới có thể dệt nên những bộ đồ vest và những chiếc xe đắt tiền cho các vị cán bộ nông thôn ấy.
Nông dân Việt Nam mãi mãi là những người khốn khó sau cùng của đất nước, dù đến một cơ quan nào ở nông thôn, những khẩu hiệu hy sinh, cống hiến cho cho giai cấp nông dân luôn nằm ở vị trí cao và đẹp nhất. Hình dung một tổng thể có thể xa xôi và lạ lẫm, hãy nghĩ đến hình ảnh của bà Hương, một nông dân gầy gò khóc nức nở khi nghĩ đến ngày mai không còn gì để sống, giữa trùng vây các loại thuế phí tại xã Thường Nga, Thượng Can Lộc, Hà Tĩnh. Ngay cả những người lao động chân chất và luong thiện ấy cũng không còn gì ngoài cuộc sống mòn.
Hà Tĩnh là nơi đứng thứ 7 trong cả nước có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và một tỉnh tuyên bố đầy những thành tựu kinh tế. Những tấm màn thuê hoa ấy vén lên, cũng có những người nông dân phải nghẹn ngào, vội vã bán tháo đi phần lúa cuối cùng của mình với giá 5,5 ngàn đồng/kg để kịp đóng thuế trong đợt truy thu. Những con số tương phản ấy nói lên điều gì?
Hà Tĩnh cũng là một trong những nơi cạnh tranh quyết liệt về cơ sở hành chính đồ sộ, nguy nga cho bằng vai phải lứa với mọi nơi. Dự án xây dựng trụ sở hành chính lên đến 1500 tỷ đồng vẫn còn làm ngất ngây những ai liên quan đến tin tức này, vì bởi mới tháng 2 này, các quan chức ở nơi đầy thành đạt này vẫn còn yêu cầu chính phủ trung ương viện trợ hơn 3000 tấn gạo cứu đói cho dân nghèo. Liệu trong những căn phòng máy lạnh sang trọng sẽ xây lên, trong những chiếc xe hơi đắt tiền của mình, các quan chức của tỉnh sẽ nhìn rõ hơn cuộc đời cơ cực của những nông dân quê mình? Ai sẽ là một Jose Pepe Mujica ở đất nước Việt Nam này, để nhận ra rằng mình đang "lố bịch trong sự nghèo khổ của nhân dân"?
Sắp tới đây, một Văn miếu nguy nga với giá gần 100 tỷ sẽ được dựng nên tại đây. Các quan chức cán bộ Hà Tĩnh nói rằng Văn miếu này sẽ giúp đẩy mạnh được giá trị văn hoá truyền thống đền ơn đáp nghĩa, đặc biệt là dành cho những người đã khuất. Trớ trêu thay, cái nghĩa dành cho người còn sống còn chưa trọn thì quy bái cho người chết có là gì? Mồ hôi và nước mắt của nông dân nghèo để đắp xây lên lâu đài, văn miếu... thì nơi đó phải chăng chỉ để gióng lên những tiếng oán thán cho đến tận đời sau?
07/14/2015 - 14:36 — tuankhanh
tuankhanh's blog
UBND tỉnh Hải Dương lừa gạt cả thủ tướng
Báo cáo do ông Nguyễn Dương Thái, phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương còn trơ trẽn nói rằng: bà Lê Thị Châm chỉ ‘bị ngã có chạm vào xe ủi’, bị xây xát và mẻ xương vai nhưng ‘không nguy hiểm đến tính mạng’.
Trước đó, video do người dân phổ biến cho thấy, vào sáng ngày 10/7/2015, bà Lê Thị Châm trong lúc ngăn cản thi công đã bị xe ủi đất cán đè lên nửa người. Nạn nhân nằm bẹp xuống đất bất động trong tiếng kêu la kinh hoàng của nhiều người dân.
Tại vị trí máy xúc cán người có một mô đất trồi lên, nạn nhân bị đè dưới một nền cát yếu có rãnh nên đã may mắn giữ được mạng sống.
Nạn nhân sau đó đã được đưa về bệnh viện Việt Đức chữa trị và qua cơn nguy kịch. Trong video phỏng vấn được đăng trên facebook Thảo Gạo, bà Lê Thị Châm cho biết:
“Lúc xảy ra sự việc là khoảng 8h sáng. Tôi đã có mặt ở đó từ 6h sáng... Thời điểm xảy ra, người dân xô đẩy nhau để ngăn không cho xe lăn bánh. Tôi chẳng may trượt chân ngã, thế là cái thằng đó nó cứ phóng vào…”
Khi được hỏi, lái xe có biết là đã cán phải bà không, bà Châm đáp: “Chắc nó cũng biết nhưng nó cứ lờ đi để xe kẹp vào… Phải một lúc sau, bao nhiêu người hô: ‘Quân giết người’, thế là nó mới dừng lại và lùi xe để mọi người gỡ tôi ra, đưa đi cấp cứu... Tôi thì bất tỉnh”.
Bằng chứng rành rành ra đó, vậy mà UBND tỉnh Hải Dương vẫn cố tình chà đạp lên dư luận nhằm bao che cho những kẻ giết người.
Không những coi thường người dân, bản báo cáo của phó chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Nguyễn Dương Thái còn là sự dối trá và lừa gạt cả thủ tướng.
Thế lực nào bảo kê cho hành vi cướp đất, giết người của những tên quan tham Hải Dương? Liệu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có dám làm đến cùng hay sẽ lại im lặng cho qua, chấp nhận bị lừa gạt vì chính bản thân ông ta lại là kẻ cầm đầu tham nhũng?
Tại sao đã có Trần Dân Tiên lại phải có thêm T.Lan? Hay: Những sai sót không thể có của Trần Dân Tiên về “chính mình” - Nguyễn Ái Quốc?!
Đi về vùng sâu vùng xa với Trần Dân Tiên và T.Lan
Chúng ta thường cho rằng Hồ đã dùng bút danh Trần Dân Tiên (TDT) để bắc ống đu đủ tự thổi mình thành Nguyễn Ái Quốc từ năm 1949 bằng cuốn “tự truyện”“Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch”, vì chính CSVN đã tuyên truyền như vậy. Có điều là, cuốn sách đó được viết bằng tiếng Tàu và in lần đầu ở Thượng Hải năm 1949 ngay sau khi Tàu cộng đuổi được Tàu Tưởng ra Đài Loan, rồi in lần 2 ở tận Paris, còn tác giả TDT thì vẫn không không thấy? Ngay Hồ và CSVN khi đó thì còn đang phải “cầm cự” - chạy dài trong “cuộc kháng chiến chống Pháp” đến tận 1950 mới được quân Tàu cộng mở biên giới và tiếp đạn tiếp quân đánh Pháp cho nên sau 1958 mới rảnh mồm “ỡm ờ” nhận Hồ là TDT.
Chỉ mãi sau 1954 “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ chủ tịch” của TDT mới được CSVN dịch ra tiếng Việt và xuất bản phổ biến “thử nghiệm” ở Việt Nam. Sở dĩ tôi nói “thử nghiệm”, là vì dù TDT đã khẳng định và “chứng minh” Hồ là Nguyễn Ái Quốc (NAQ) hay Nguyễn Tất Thành (NTT) hay Nguyễn Sinh Cung, rất “rõ ràng trong mây”, thì chính Hồ (được cho cũng chính là TDT) ngoài đời vẫn phủ nhận mình là NAQ/NTT đến tận những năm 1958-1960 mới rón rén nhận mình là NAQ/NTT? Có lẽ do phản ứng xã hội sau cuốn “Những mẩu chuyện...”của TDT rất “thắng lợi”, thuận lợi cho Hồ, làm Hồ từ khoảng 1958-1960 mới bắt đầu công khai nhận mình là NAQ/NTT?
Thắng lợi đến nỗi, Hồ với bút danh Trần Thắng Lợi đã đủng đỉnh kể chuyện“Nguyễn Ái Quốc và tôi...” là hai trong 7 hay 8 người dự và chủ trì họp thành lập đảng Cộng sản Đông Dương ngày 3/2/1930 tại Hương Cảng, rồi quên luôn!!!
Thế nhưng, những tưởng chuyện về tiểu sử Hồ thế là TDT đã giải quyết ổn thỏa, vì “nguyên nhân rất đơn giản: “Chủ tịch không muốn nhắc lại thân thế của mình”(TDT), từ 1962 Hồ lại thông qua báo đảng Nhân dân (không phải qua nhà xuất bản Tàu ở Thượng Hải nữa) cho đăng một loạt bài về thân thế của mình (mà Hồ “rất không muốn nhắc lại thân thế của mình”) dưới tên mới là T.Lan và tên loạt bài là“Vừa đi đường vừa kể chuyện”, và sau được đảng in thành cuốn sách nhỏ cùng tên của T.Lan - tại sao vậy?
Tại sao “bức tường” Hồ - “không muốn nhắc lại thân thế mình” mà TDT đụng vào ngày 3/9 năm 1945 lại tự đục thủng một lỗ to tướng cho T.Lan - cũng chính là Hồ, chui qua chui lại bao nhiêu lần năm 1962 vậy?
Tháng 6/2015 vừa qua, tôi có hai tuần phải đi “tư tác” tại một vùng “khá sâu khá xa” và không thể mang theo laptop, ở đó tôi rất bận rộn và cũng khó có mạng cho tôi “ngồi thiền”, thế là tôi chỉ biết nhét vào ba lô vài cuốn sách mỏng, trong đó có hai cuốn sách của TDT và T.Lan về Hồ với dự định lúc rảnh sẽ ngâm cứu “văn phong tự thổi rốn mình” của Hồ Tàu nó ra làm sao - thú thực là tôi chưa bao giờ đọc nghiêm túc hai cuốn đó dù đã bị nhồi nhét về chúng từ bé!
Trong khi đọc và lập ra danh sách dài những từ ngữ, câu cú, cách suy nghĩ, lập luận, cả cách dùng ngạn ngữ... không phải của người Việt, mặc dù đó là tiếng Việt, trong hai cuốn sách trên của TDT và T.Lan, tôi đã nhanh chóng phát hiện ra một loạt sai sót nghiêm trọng về các sự kiện lịch sử của TDT và T.Lan về tiểu sử của chính mình (của Hồ) so với bộ tiểu sử chính thức của Hồ do nhà XB Chính tri Quốc gia tại Hà Nội của CSVN công bố sau này như tài liệu sử chính thống.
Và tôi chợt hiểu, tại sao ngay sau khi cuốn “Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch” của TDT được dịch và phổ biến ở miền Bắc VN và đạt được sự đón nhận thành công nồng nhiệt mỹ mãn của cả xã hội VN lúc đó rồi, thế mà Hồ vẫn phải viết thêm ngay cuốn “Vừa đi đường vừa kể chuyện” với bút danh T.Lan vào 1962, và lần này Hồ xuất hiện đàng hoàng trên báo đảng Nhân dân - để xóa nhòa TDT đi, để phủ nhận TDT là Hồ, và để bổ sung điều chính một số chi tiết mà TDT chưa biết về NAQ/NTT.
Về lại Sài Gòn, kiểm tra lại những ghi chép về Hồ - TDT và T.Lan trong chuyến đi vùng sâu vùng xa của mình, tôi tạm gác lại ý định viết về văn phong đặc Tàu của TDT và T.Lan trong hai cuốn tự truyện về mình của Hồ trên, mà viết ra bài này: những sai sót trầm trọng của TDT về “tiểu sử của chính mình” khiến T.Lan phải cấp tốc xuất hiện và chỉnh lại, còn CSVN thì cố lờ tịt TDT đi, chỉ chính thức công nhận có mình T.Lan thôi (nhưng T.Lan vẫn dành 80% là chép lại chuyện và khung sườn của TDT? - thật là dấu đầu hở đuôi!)
Bốn sai sót trầm trọng của TDT về tiểu sử của “chính mình” - Nguyễn Ái Quốc
Nhận xét chung của tôi về tác phẩm của TDT: ngoài văn phong và từ ngữ Tàu tệ hại của nó mà bất cứ người Việt nào cũng có thể nhận ra ngay và khó mà ngửi được, thì đó là một tiểu sử a-ma-tơ nhất về một lãnh tụ mà một tác giả dám tự nhận nó là tiểu sử, vì không ngày tháng, không tên tuổi lịch sử (không có đích danh ai) - toàn nhân vật ảo xung quanh Hồ, không địa danh nào cụ thể, mọi sự kiện đều lờ mờ, lộn xộn và rất chung chung, không có chứng cớ hay tài liệu gì và không thể kiểm chứng ở đâu. Tóm lại là bịa như tiểu thuyết, vô lý như truyện thần thoại cho trẻ con.
Đọc xong hai tác phẩm của TDT và T.Lan “về chính mình”, tôi nghĩ ngay đến Trần Đĩnh tác giả Đèn Cù, kẻ được coi là tác giả Tiểu sử các lãnh tụ CSVN trong đó có cả Hồ. Làm sao Trần Đĩnh có thể viết tiểu sử Hồ mà không xuất phát từ TDT và T.Lan và không phát hiện chúng chứa toàn điều mâu thuẫn, vô lý không thể chắp ghép lại nhỉ? Hỏi là lời: Trần Đĩnh cũng chỉ là tên bồi bút hèn chuyên bịa chuyện theo lệnh thôi, như bịa ra “Bất khuất” vậy. Thế mà cũng vỗ ngực là sử gia, là người viết tiểu sử lãnh tụ!
Còn TDT, hắn tuyên bố huỵch tẹc cách viết tiểu sử Hồ kiểu Tàu của hắn như sau:“Một câu châm ngôn Trung quốc nói: 'Một nhà họa sĩ vẽ giỏi không bao giờ vẽ nguyên cả một con rồng, mà vẽ con rồng khi ẩn khi hiện giữa những đám mây'”. TDT không biết còn có một câu “châm” ngôn khác của người Việt về những kẻ chuyên “vẽ mây vẽ rồng”, đó là “Đừng có vẽ rồng phun mây ra!” - tức là “Đừng có mà bịa chuyện ra thế chứ!” Ở đây là, đừng có mà xuyên tạc lịch sử!
Dù tìm ra hơn chục điểm sai sót của TDT, sau đây, tôi chỉ xin chỉ ra bốn sai sót không thể có của TDT vể tiểu sử của Hồ kèm theo là phần sự thật theo chính Lịch sử đảng CSVN ghi chép lại và thêm nhận xét của tôi cho từng chi tiết hay nội dung, sự kiện sai lệch đó.
Sai sót thứ nhất: Thời gian NAQ đến Nga lần đầu tiên. Chúng ta hãy đọc xem TDT kể về sự kiện này thế nào:
Trích 1 từ TDT: “Tuyết xuống nhiều phủ một lớp dầy trên chiếc tàu Xô viết tên là X., chiếc tàu vừa thả neo trước cửa bể Lêningờrát. Vị thuyền trưởng đưa cho một người Á Đông trẻ tuổi một bộ áo quần lông và vừa nói vừa cười: “Anh tạm dùng, sẽ trả lại tôi khi nào anh không cần đến nữa.
...
Đến trụ sở thì một cán bộ ra tiếp, mời ngồi, mời một điều thuốc là Nga, dài bằng khoảng hai ngón tay, và nói:
- Xin đồng chí cho biết tên.
- Tôi là Nguyễn.
- Đồng chí muốn đi đâu?
- Tôi muốn đến đây, đến Nga.
- Đến có việc gì, đồng chí vui lòng cho biết?
- Để gặp đồng chí Lê-nin.
- Rất đáng tiếc không thể gặp đồng chí Lê-nin, vì người vừa mất hôm kia - người cán bộ vừa nói vừa lau nước mắt.
- Trời ơi! Đồng chí Lê-nin mất rồi sao?
Ông Nguyễn sửng sốt và vô cùng cảm động. Người cán bộ hỏi tiếp:
- Theo lời thuyền trưởng, đồng chí đi tàu... không có có giấy phép?
- Đúng, tôi bí mật.
- Và đồng chí cũng không có giấy tờ gì cả?
- Không.” (hết trích)
Qua đoạn văn bịa như thật trên của TDT chúng ta có thể để ý thấy các chi tiết “bịa” sau: Nguyễn đến Lê-nin-grad vào mùa đông (tuyết rơi rất dầy), xưng tên là Nguyễn, đến để gặp Lê-nin, vào đúng hai ngày sau khi Lê-nin chết tức vào ngày 23/1/1924 (Lê-nin chết ngày 21/1/1924), Nguyễn đi thuyền không có giấy phép, không mang theo giấy tờ gì...?!
Trích 1 từ T.Lan: “Bác đến Nga vào mùa Đông. Mọi vật đều bị tuyết phủ trắng xóa như một thế giới bằng bạc. Có ngày rét đến 42 độ dưới 0...” (hết trích).
Sự thật 1: Sự thật thì lịch sử các đảng CS ghi nhận lại như sau: Nguyễn Tất Thành vào năm 1923 là đảng viên đảng Xã hội Pháp theo Quốc tế 3 (cộng sản) và được đảng CS Pháp cử đi dự Đại hội quốc tế Nông dân tại Moscow (có giấy tờ) vào mùa hè năm 1923 dưới tên đi đường là Chen Wang, đến Saint Peterburg ngày 30/6/1923(mùa hè) theo Thị thực nhập cảnh số 361370 cấp tại đại diện toàn quyền Xô-viết tại Berlin ngày 25/6/1923...
Sau đó, ngày 16/10/1923, tại Đại hội Quốc tế Nông dân, NTT được bầu vào Hội đồng Quốc tế Nông dân (có 52 thành viên), và ngày 17/10/1923 được bầu vào Đoàn Chủ tịch QTND (cố 11 thành viên). Ở Moscow NTT được CS Nga trả lương khoảng 60 rúp/tháng, nhưng lại kiện cáo và không chịu trả tiền thuê phòng ở khách sạn (khoảng 11 -13 rúp/tháng).
Còn với T.Lan thì, lịch sử Moscow chỉ có một mùa đông lạnh đến âm 42 độ C là năm 1940, sau năm 1924 những hơn một phần tư thế kỷ cơ... (nhưng, T.Lan/HCM là cộng sản, sai số 10% trong “lời nói mắm muối” là “lý tưởng” lắm rồi!)
Nhận xét 1: Tại sao cả TDT và T.Lan đều viết sai kiên quyết thế về lần đến Nga đầu tiên của NAQ? Là vì, giai đoạn này NAQ/Kuok chưa thực sự là cộng sản, dù là đảng viên CS Pháp nhưng Pháp chỉ cử Kuok đi dự Quốc tế Nông dân, ở đó Kuok chỉ gặp các đại biểu của Quốc dân đảng Tàu (Tưởng Giới Thạch và Trương Thái Lôi...) là lực lượng bị Lenin/Stalin xếp vào phong trào nông dân thôi. Thậm chí Tàu Tưởng không được Lê-nin/Stalin cho vào Đoàn chủ tịch của QTND (mà Kuoc lại được!), chứng tỏ Nga sô lúc đó rất ghét Quốc dân đảng của Tàu Tôn-Tưởng. Ngay cả chuyến đi Tàu đầu tiên của Kuok theo Borodin cũng thế, là để giúp Quốc dân đảng của Tưởng với tư cách đại diện QTND mà Kuok là một trong hai người châu Á duy nhất trong Chủ tịch đoàn QTND (người kia là K.Hayasi từ Nhật).
Mùa đông 1924 khi Le-nin chết LX không tổ chức được Đại hội Quốc tế Cộng sản V ngay, phải hoãn đến tháng 6/1924, và dịp này (Lê-nin chết) Kuok mới gặp các đại diện của đảng CS Tàu (Chu Ân Lai, Lý Phú Xuân...). Có lẽ chính vì TDT và T.Lan “thật” (tức tình báo Hoa Nam của CS Tàu) đã nghe mấy người CS Tàu (Chu Ân Lai và Lý Phú Xuân) về dự ĐH QTCS lần V gặp Quok ở đám tang Le-nin, nên chúng nhất quyết “bác đến Nga vào mùa đông 1924”. Sau này, có chứng cớ rõ ràng ghi lại sự kiện “bác” đến Nga vào hè 1923 (từ 30/6/1923) thì chúng đành im re hay gân cổ lên ca bài ca mùa đông cho to hơn, vì đã quá muộn! Hồ/TDT/T.Lan và Hoa Nam chỉ mong dân Việt 30 triệu (nay đã lên đến 90 triệu) ngu lâu không để ý đến thôi. Mà ngu lâu thật, tôi đã U60 mới đọc lại “tác phẩm trứ danh” của TDT và T.Lan và giật mình! Còn các “nhà nghiên cứu” sử đảng chuyên nghiệp như Trần Quốc Vượng, Trần Đĩnh, rồi Dương Trung Quốc... họ có nghĩ gì không nhỉ!?
Sai sót thứ hai: Lý do và công việc của NAQ ở TQ/Quảng Châu lần đầu 1924-1927.
Trích 2 từ TDT: “Bây giờ ông Nguyễn ở Trung Quốc, ông bắt đầu đi bán thuốc lá và bán báo để sống.
Đọc quảng cáo trên tờ Quảng Châu Nhật báo, ông tìm đến làm phiên dịch cho ông Borodin, cố vấn chính trị của bác sĩ Tôn Dật Tiên và chính phủ Quảng Châu.” (hết trích)
Trích 2 từ T.Lan: “Sau Đại hội lần thứ năm của Quốc tế Cộng sản, Bác còn dự các cuộc Đại hội Quốc tế Công hội đỏ, Quốc tế Nông dân, Quốc tế Phụ Nữ, Quốc tế Thanh Niên, Quốc tế Cứu tế Đỏ (Nopr)...
Sau các cuộc đại hội đó, Bác bí mật sang Trung Quốc. Ở Quảng Châu Bác làm phiên dịch cho đồng chí Borodin vừa phụ trách mục tuyên truyên trong tờ Canton Gazeta- báo bằng chữ Anh của Trung ương Quốc dân đảng.
... Năm 1925, Bác rời Liên Xô đi Trung quốc.” (hết trích)
Sự thật 2: Kuoc vào phút chót bất ngờ được tham gia phái đoàn của Borodin đi Tàu làm cố vấn cho Chính phủ Trung hoa Dân quốc của Tôn/Tưởng, từ tháng 11/1924 đến tháng 5/1927 (không cả kịp báo cáo và chào, bàn giao công việc với sếp trực tiếp của Kuoc ở QTND là ông Domban, nơi trả lương 60 rúp cho Kuoc). Vị trí của Kuok trong đoàn là phiên dịch, và kiêm đại diện Quốc tế Nông dân. Kuok có lương và có tiêu chuẩn mới trong đòn và trong tổng hành dinh của Borodin, không phải “đi bán báo và thuốc là kiếm sống” như TDT (Hoa Nam) đã nói sai bét. Thực tế, Kuoc còn kiếm tiền bộn bằng cách bán đứng cụ Phan Bội Châu cho Pháp (cùng Lâm Đức Thụ lấy 150,000 bạc/piast Đông Dương mà Pháp treo thưởng). Kuoc càng không phải “nhờ đọc quảng cáo trên báo ở Quảng Châu” mà Kuoc “xin làm phiên dịch cho Borodin” như TDT nói quá sai.
T.Lan cũng nói sai về thời gian Kuoc đến Tàu lần đầu, nói là năm 1925, trong khi đó là tháng 11 năm 1924 - tại sao thế?
Nhận xét 2: Sang Quảng Châu, đoàn của Borodin là đối tác - cố vấn chính trị của chính phủ Tôn-Tưởng thôi, đối thủ trực tiếp của CS Tàu, nên CS Tàu không biết rõ về Kuoc giai đoạn này, cũng giống giai đoạn mùa hè 1923 chỉ bọn Tàu Tưởng gặp Kuoc khoảng trước và trong tháng 10/1923 thôi. Toàn bộ hoạt động chính thức của Kuoc trong thời gian từ tháng 11/1924 đến tháng 5/1927 là với Quốc dân đảng Tàu vì Kuoc là thành viên đoàn Borodin và thành viên Chủ tịch đoàn của QTND mà Quốc dân đảng là hội viên.
Năm 1924-1926 đảng CS Tàu chỉ có khoảng 4-6 ngàn đảng viên so với hàng triệu đảng viên QDĐ Tôn-Tưởng, Mao thì chưa có quyền lực gì, chỉ là anh nông dân Tàu trong ban lãnh đạo đảng, Chu Ân Lai là du học sinh từ Anh quốc về dự ĐH QTCS lần V và gặp Kuoc ở đó năm 1924 mới thực sự có quyền hành, nên thực sự CS Tàu chưa dám đối đầu Tưởng mà chỉ xin hợp tác Quốc-Cộng.
Song song, các hoạt động “phụ” của Kuoc là với người Việt (thành lập VN TNCM ĐC hội, mở lớp đào tạo, ra báo Thanh Niên) và với đảng CS Tàu (lấy vợ Tàu là Tăng Tuyết Minh do Chu và vợ là Dĩnh Siêu giới thiệu và tỗ chức cưới cho). Đến lúc này CS Tàu mới bắt đầu để mắt đến “thằng hề ngu hám tiền hám gái” NAQ/Kuoc/Lý Thụy và tìm cách thao túng Kuoc, nên các thông tin về Kuoc của Cs Tàu về Kuoc giai đoạn này và trước đó còn chưa đủ và chính xác. Cả TDT và T.Lan đều cũng một lỗi này như nhau là vì thế! Tức là, CS Hoa Nam đến tận 1949 và 1962 chỉ biết về Kuok (đã chết) có chừng đó để gắn với Hồ Tàu “trong mây” thôi, nhất là giai đoạn trước 1926 khi Kuoc còn chưa bị CS Tàu lôi kéo.
Dù sao, Hoa Nam hay TDT/T.Lan cũng đã làm được việc lớn sau 20 năm (từ khoảng 1940 đến 1960) là biến Hồ Tàu thành người Việt, giúp Hồ mạnh dạnh tự tin hơn khi ỡm ờ nhận mình là Kuoc xứ Nghệ. Việc lớn, là vì đó là Hoa Nam phải lừa bịp và dẫn dắt dư luận của hơn hai chục triệu người Việt miền Bắc ngu muội hoặc/và cuồng điên trước/với Hồ Tàu.
Sai sót thứ ba: Cuối 1929 tại sao Hồ vội từ Xiêm về Tàu, để làm gì?
Trích 3 từ TDT: “Ông biết rõ tình hình trong nước. Việc thứ nhất là cuộc bạo động của Quốc Dân đảng đang được chuẩn bị. Nhận xét cuộc bạo động ấy quá sớm và khó thành công, ông muốn bàn lại kế hoạch với anh em Quốc dân đảng.
Nhưng đường đi từ Xiêm đến Trung Quốc xa xôi. Trong khi ông đang trèo non vượt biển thì cuộc bạo động đã xảy ra...” (hết trích).
Còn T.Lan viết về việc này như sau:
Trích 3 từ T.Lan: “Ở Xiêm khoảng một năm, Bác được tin hội “Việt nam Thanh Niên Cách mạng đồng chí” chia rẽ thành ba phái và tổ chức ba đảng cộng sản khác nhau. Nóng ruột, Bác lại bí mật trở về Trung Quốc, và mời đại biểu ba phái đến Hương cảng họp hội nghị. Đến dự hội nghị có Bác và các đồng chí Hồ Tùng mậu, Lê Tản Anh, Nguyễn Đức Cảnh...” (hết trích).
Sự thật 3: Từ tháng 11/1929 Hồ đã rời Xiêm đi Tàu, đến Noel 23/12/1929 thì đã đến nơi. Trong khi đó cuộc Khởi nghĩa Yên Bái của Quốc Dân đảng VN nổ ra sớm hơn dự kiến là vào ngày 11/2/1930, do bị lộ. Và Hồ dự cuộc họp hợp nhất ba đảng ở Hương cảng ngày 3/2/1930 (trước khởi nghĩa Yên Bái một tuần).
Nhận xét 3: Chắc chắn trong cuộc họp thành lập đảng CSĐD Hồ đã đem vụ QDĐ VN sẽ nổi dậy và sẽ thất bại ra để tiên đoán và dọa dẫm các đồng chí mình (vì Hồ đã báo vụ đó cho Pháp biết trước hớn tháng trời rồi!)? Vì khi được các đại diện các đảng hỏi ủy quyền của QTCS cho Hồ hợp nhất các đảng CS thành lập đảng CSĐD đâu thì Hồ câng câng: “Các đồng chí nghĩ nếu tôi giữ ủy quyền đó thì có thể ngồi đây với các đồng chí sao?” - Thật là trâng tráo và vô lối, vô nguyên tắc, thế mà các đảng viên cũng im re? Là vì họ đã bị Hồ dọa cho “sợ sún dái” về vụ QDĐ VN rồi?
Tôi có mấy câu hỏi ở đây cho TDT. Tại sao TDT chỉ nhắc đến lý do “không yên tâm về cuộc bạo động của QDĐ” nên phải vội “về” Tàu? Tại sao lại “về” Tàu để cản anh em QDĐ chứ không phải là về nước VN vì lãnh đạo QDĐ ở trong nước kia mà? Và, tại sao TDT lại nói dối là mình còn đang trên đường “về” Tàu “thì cuộc bạo động đã xảy ra” trong khi thực tế là Hồ về đến Tàu trước khi cuộc khởi nghĩa nổ ra những một tháng rưỡi?
Với T.Lan thì câu hỏi là: Tại sao T.Lan đổi lý do về Tàu của Hồ từ lo cho QDĐ sang chỉ là lo cho đảng CS?
Cách đây 1-2 năm tôi đã có viết một hai bài về TDT nghiêng về giả thiết chính Hồ vội vã về Tàu để báo cho Pháp biết trước về cuộc bạo động dự kiến của QDĐVN. Thực tế lịch sử đã chứng minh giả thiết đó là hợp lý nhất: 23/12/1929 Hồ về Tàu báo cho Pháp về cuộc khởi nghĩa đang được chuẩn bị của QDĐ VN; Suốt tháng 1/1930 Pháp tăng cường và ráo riết đàn áp và bắt bớ các lực lượng và càn bộ đang chuẩn bị khởi nghĩa của QDĐ VN; Ngày 11/2/1930 cuộc Khời Nghĩa Yên Bái của QDĐ VN đã nỏ ra và ngay lập tức bị Pháp dìm trong máu.
Như vậy, một lý do quan trọng mà phải có T.Lan “đục tường khiêm tốn” chui ra sau TDT là để T.Lan viết lại câu chuyện Hồ từ Xiêm về Tàu, không phải vì lý do QDĐ như TDT nói nữa, mà chỉ vì VNTNCMĐCH mà thôi.
Tôi cho rằng TDT đã trung thực hơn T.Lan về sự kiện này, vì:
Thứ nhất, đến 1930 hay đến chết thì NAQ trên danh nghĩa vẫn chỉ là người của Quốc tế Nông dân phụ trách và quan tâm đến các “phong trào nông dân” của các đảng như QDĐ chứ không phải các đảng CS;
Thứ hai, chính Lý Thụy/NAQ ngày 3/1/1925 đã thành lập Quốc Dân Đảng Đông Dương với 3 đảng viên (rồi bỏ bê luôn không bao giờ nói đến?), đến 21/6/1925 mới thành lập VNTNCM ĐCH và đồng thời ra báo Thanh Niên, chứng tỏ Hồ rất quan tâm đến QDĐ và vị trí QTND của mình? Chỉ sau khi được đảng CS tàu tặng vợ trẻ thì Kuoc mới bắt đầu hợp tác với đảng CS Tàu và nhờ có đảng CS Tàu mà lập ra VBN TNCM ĐCH và báo Thanh Niên?
Thứ ba, lý do Hồ nhận chỉ thị của QTCS hợp nhất các đảng CS là “bịa” vì QTCS không lưu lại một hồ sơ nào như thế, còn chính Hồ ở Hương cảng ngày 3/2/1930 cũng không đưa ra được bất cứ chứng từ nào để chứng minh mình là đại diện QTCS; Và,
Thứ tư, Hồ đi Xiêm bằng tiền công tác của QTND và của đảng CS Pháp, và đó cũng là hai cơ quan cấp trên mà Hồ báo cáo về, chứ Hồ không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của QTCS. Hồ làm việc trong Ban Phương Đông của Quốc tế Nông dân! (Như công đoàn hay hội nông dân hiện nay của CS vậy).
Thỉnh thoảng, giai đoạn 1926-1930 Hồ có gửi báo cáo về cho “một đồng chí trong Quốc tế CS” ở Moscow (ngoài các báo cáo cho ông Domban ở QTND và cho đảng CS Pháp) thì nhiều khả năng đó là đại diện của đảng CS Tàu trong QTCS mà Hồ được CS Tàu móc nối cho. Trước kia, nhiều sử gia cho rằng “một đồng chí trong QTCS” là người Pháp, nhưng tôi cho rằng đó là người Tàu của đảng CS Tàu, vì từ thời gian này Hồ đã lấy vợ Tàu và hợp tác ngoài luồng (không đúng theo nhiệm vụ) với CS Tàu… Đó cũng là lý do tại sao kể từ khi ở Xiêm tôi gọi Hồ là Hồ (Tàu) chứ không gọi là Kuoc được nữa... Kuoc là người Việt, Hồ là người Tàu, trẻ hơn Kuoc đến 9-10 tuổi.
Sai sót thứ tư: Các chi tiết xung quanh vụ án Tống Văn Sơ ở Hong Kong 1931-1933
Trích 4a từ TDT: “Ông Nguyễn may có được sự giúp đỡ của một luật sư Anh rất tốt, ông Lôdơbi (Loseby). Ông (Lôdơbi) nói với ông Nguyễn:
Bác sĩ Tôn Dật Tiên được một người Anh cứu thoát. Tôi cũng ra sức cứu ông, ông hãy tin ở tôi. Ông hãy nói cho tôi nghe những điều gì có thể giúp trong việc bênh vực ông. Tôi không muốn hỏi ông nhiều hơn, vì mỗi người cách mạng đều có bí mật riêng của họ” (hết trích).
Từ nội dung trên của TDT chúng ta thấy Ls Loseby biết rõ mình đang cãi cho một người Tàu, nên mới lấy gương Tôn Dật Tiên - cựu Chủ tịch nước Trung Hoa Dân Quốc mới chết cách đó vài năm ra để nói với Tống Văn Sơ. Mặt khác, ông ta không tiện nói mình được Công hội Đỏ thuê và trả tiền cho vụ cãi này rồi.
Trích 4a từ T.Lan: “Bác vào trại giam vài hôm, thì đồng chí Hồ Tùng Mậu bị đưa ra nhà giam để “trục xuất cảnh”. Nhân dịp đó, đồng chí Hồ Tùng Mậu báo cho luật sư Lôdơbi (chư nhiệm Công ty luật sư RUSS, của người Anh) biết tin Bác bị bắt, và nhờ ông ta giúp Bác.
Ông Lôdơbi vào nhà giam gặp Bác và nói ông sẽ ra sức cãi hộ cho Bác.
Bác nói không có tiền để trả phí tổn cho công ty.
Ông Lôdơbi nói: “Tôi biết ông là một lãnh tụ cách mạng Việt Nam. Tôi cãi hộ ông vì danh dự chứ không nhất thiết vì tiền…”” (hết trích)
Nhưng nội dung QTCS/Công hội Đỏ thuê Ls Loseby cãi cho Tống Văn Sơ đó lại bị T.Lan sửa lại hoàn toàn thành “Hồ Tùng Mậu báo cho luật sư Lôdơbi” và “nhờ ông ta giúp Bác”. Câu nói của Ls Loseby về Tôn Dật Tiên từng được người Anh cứu cũng bị T.Lan biến thành “ông là một lãnh tụ cách mạng Việt Nam”. Tại sao vậy?
Sự thật 4a: Vụ án Tống Văn Sơ ở Hồng Kông là vụ án của một người Tàu xử theo luật Hông Kông/Anh quốc. Ông Loseby là luật sư ở HK được Ban Phương Đông của QTCS thông qua Công Hội Đỏ ở London thuê để cãi cho Tống Văn Sơ –- điều này đã được ghi nhận lại trong hồ sơ QTCS, và chỉ có thể do “một đồng chí” trong QTCS của Hồ/Tống Văn Sơ (lúc này đã là người Tàu đích thực) tác động, chứ không thể do Hồ Tùng Mậu “nhờ Ls Lôdơbi giúp Bác” được!
Trích 4b từ TDT: “Nhờ sự nỗ lực của luật sư Xtapho Cơrít, sau một ngày biện luận, tòa án hoàng đế Anh ở Luân Đôn kết luận rằng phải thả ông Nguyễn, vì không thể kết án ông Nguyễn vào tội gì. Thứ nhất: tuyệt đối không có gì chứng tỏ rằng ông Nguyễn là một tay sai của Liên-Xô. Thứ hai: không có chứng cớ ông Nguyên muốn phá hoại Hương Cảng. Thứ ba: cộng sản hay quốc gia, điều đó không phải tội lỗi trước pháp luật Anh.
Thế là ông Nguyễn thắng lợi.” (hết trích)
Như vậy, theo TDT, “ông Nguyễn thắng lợi” là vì không phạm tội, không là tay sai Liên xô, không muốn phá hoại Hương cảng, không phạm luật Anh khi là cộng sản...
Trích 4b từ T.Lan: “Lý lẽ của các thầy kiện tóm tắt là:
Việc bắt giam Bác là trái phép, vì Bác bị bắt giam từ hôm 6 tháng 6 năm 1931, nhưng đến hôm 12 tháng 6 tổng đốc Anh mới ký lệnh chính thức cho phép bắt.
Người công chức lấy cung đã làm trái phép vì y đã hỏi bác những điều ngoài khuôn khổ pháp luật đã qui định hỏi.
Buộc Bác phải đáp tàu đi về Đông dương, tức là cố ý giao Bác cho Pháp để chúng giết Bác, thế là trái phép.
Khoảng cuối tháng giêng năm 1933, gần Tết âm lịch, Hội đồngnhà Vua “ xóa án và ra lệnh: Cho phép Bác tự do đi đâu thì đi, miễn là ra khỏi Hương Cảng.
Thế là thắng lợi bước đầu!” (hết trích)
Ta thấy, theo T.Lan, các luật sư của Tống Văn Sơ đã cãi cho TVS được tha là dựa trên Luật tố tụng của Anh và việc giới chức Hồng Kông đã phạm Luật đó, chứ không phải Tống Văn Sơ không phạm tội, không phá hoại như TDT nói (là theo Luật Hình).
Nhận xét 4a/b: Tại sao TDT và T.Lan lại đối chọi nhau chan chát về các nội dung chính xung quanh vụ án Tống Văn Sơ ở Hồng Kông vậy?
Có hai lý do chính:
Thứ nhất, do TDT kết thức cuốn tiểu sử “rồng-mây” cho Hồ năm 1948 là lúc CS Tàu và tình báo Hoa Nam chưa thắng Tàu Tưởng nên CS Tàu chưa thể có điều kiện tra cứu các tài liệu vụ án kỹ càng được. Việc này chỉ có thể làm được cẩn thận sau 1949 khi nước Tàu cộng ra đời. Vì thế, T.Lan viết đúng hơn về lý do tại sao Tống Văn Sơ được tha (về cách bào chữa của các luật sư).
Thứ hai, TDT đã trung thực hơn về lý do Ls Loseby cãi cho TVS, còn T.Lan lại nhừơng công trạng đó cho Hồ Tùng Mậu là để tránh lộ “một đồng chí” bảo hộ cho Hồ trong QTCS và đã yêu cầu Công hội Đỏ London thuê Ls Anh cãi cho TVS.
Sở dĩ TDT không thể khơi khơi nhường công trạng cứu Hồ cho Hồ Tùng Mậu là vì đến lúc đó (1948) Hồ chưa “xử lý” được “ân nhân” Hồ Tùng Mậu và cả con trai là phó bí thư tỉnh ủy Nghệ An Hồ Xuân Mỹ. Chỉ sau khi Hỗ Xuân Mỹ chết do Hồ gọi ra Việt bắc năm 1949 và Hồ Tùng Mậu chết do “Pháp bắn” năm 1951 thì T.Lan mới biến H.T.Mậu thành “ân nhân cứu mạng” Hồ! Trong khi đó, từ 1945 đến 1951 Hồ không bao giờ thèm gặp “ân nhân” Hồ Tùng Mậu, và Mậu cũng không bao giờ nói với ai về công trạng cứu bồ của mình với Hồ “năm đó”!? Vì Mậu có biết Loseby với Tống Văn Sơ là ai đâu?!
Cái đểu của Hồ/T.Lan ở đây là, sau khi giết chết hết cả người cha Hồ Tùng Mậu và con là Hỗ Xuân Mỹ (cha của Hồ Đức Việt, Ủy viên BCT CSVN sau này, thày giáo dạy Toán cơ Đại học THHN của bạn tôi, cũng bị Cs giết chết oan trước ĐH 11), Hồ lại gắn cho “bạn thân” H.T.Mậu công đã nhờ Loseby cứu mình ở Hương Cảng! Một cách xử lý bạn bè rất đặc thù của Hồ và CS nói chung!
Còn gì nữa về Trần Dân Tiên và T.Lan? Đó không phải là Hồ, mà là Hoa Nam!
Để kết thúc bài bài này, tôi xin giải thích tại sao tôi chọn 4 nội dung trên để trình bầy về sự bịp bợm trong tiểu sử Hồ bởi TDT và T.Lan - cũng chính là Hồ mà cũng không phải Hồ - vì Hồ Tàu đâu có nhiều thời gian làm các công việc nghiên cứu và viết lách về “chính mình” đó!
Tôi chỉ chọn 4 nội dung trên (mà đã quá dài) trong tổng số trên một tá (12) nội dung mà TDT đã sai về Hồ (sơ với tiểu sử chính thức của Hồ do CSVN công bố) là vì đó là 4 sự kiện có gắn với các đối tác khác của Hồ và các sự kiện khách quan khác nên bạn đọc có thể kiểm chứng, như: 1) Kuoc sang Nga lần đầu và cái chết của Le-nin 21/1/1924; 2) Kuoc sang Tàu lần đầu cuối 1924; 3) Hồ về Tàu Từ Xiêm cuối 1929; 4)Vụ án Hồ ở HK năm 1931/1933.
Sau vụ đọc kỹ lại TDT và T.Lan, việc mà trước kia tôi rất ghét vì khó chịu nên chưa bao giờ đọc kỹ, Tôi thấy dân tộc Việt mình (toàn những người như tôi sao?!) dễ tính đến ngu muội, để Hồ và bọn Tàu nó lừa bịp dễ dàng thế, cả dân tộc suốt hơn 70 năm qua, mà chả ai “thèm” lên tiếng! Nếu ngay từ những năm 50s rồi 60s người Việt đọc và chỉ ra những điều vô lý, bịp bợm của Hồ/TDT, của Hồ/T.Lan... thì hôm nay nước Việt sẽ ra sao nhỉ?
Thôi, muộn còn hơn không, nên tôi đã và đang lập một Viện nghiên cứu sự bịp bợm của Hồ và đảng CSVN tại nhà, từ mấy năm nay rồi. Với tư cách Viện trưởng và nhân viên duy nhất, tôi xin thỉnh thoảng sẽ công bố các kết quả nghiên cứu của Viện cho bạn đọc lề dân!
Mong các bạn ủng hộ về tinh thần!
PS: Sau này nước nhà được giải phóng khỏi cộng sản Việt và Tàu, tôi sẽ xuất bản các kết quả nghiên cứu của Viện, cả phần đã và chưa công bố trên lề dân, tôi sẽ kính đề tặng những nạn nhân Việt của cộng sản Việt...
14.07.2015
Cùng tác giả: