Saturday, July 4, 2015

Chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng :Quan trọng nhất là giải tỏa sự nghi kỵ

Theo RFI-Thanh Phương
Ngày 04-07-2015 19:24
media
Chuyến đi Mỹ của ông Nguyễn Phú Trọng diễn ra từ ngày 06/07 đến 10/07 - Reuters

Hôm qua, 03/07/2015, Hoa Kỳ đã chính thức thông báo là Tổng thống Barack Obama sẽ tiếp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng vào ngày 07/07 tới tại Nhà trắng. Đây sẽ là một sự kiện lịch sử vì chưa bao giờ có một lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam đến thăm Hoa Kỳ và đặt chân vào Nhà trắng.

Chuyến đi của ông Nguyễn Phú Trọng, kéo dài từ ngày 06/07 đến 10/07, diễn ra đúng 20 năm sau khi Washington và Hà Nội bình thường hóa bang giao và 40 năm sau khi kết thúc chiến tranh Việt Nam.

Tuy là nhân vật lãnh đạo số một của Việt Nam, nhưng đối với Hoa Kỳ, ông Trọng chỉ là lãnh đạo của một đảng cầm quyền, tương tự như đảng Dân chủ, nên chuyến đi này đặt ra nhiều rắc rối về nghi thức. Tuy vậy, theo lời một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao Mỹ, chính quyền Obama sẽ tiếp Tổng bí thư Đảng CS như một lãnh đạo hàng đầu của Việt Nam.

Có thể nói việc Tổng thống Obama tiếp ông Nguyễn Phú Trọng, một nhân vật bị xem là bảo thủ, thân Trung Quốc, tại Nhà trắng là bước phát triển đương nhiên của cả một tiến trình Hoa Kỳ, trong khuôn khổ chiến lược “xoay trục” sang Châu Á, ra sức lôi kéo Việt Nam về phía mình.

Tiến trình này có thể nói là đã bắt đầu kể từ khi xảy ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 tháng 5 năm ngoái, khiến quan hệ Việt-Trung trở nên cực kỳ căng thẳng. Tuy quan hệ giữa hai nước nay đã bớt căng thẳng, nhưng Hà Nội nay thấy rõ là Bắc Kinh ngày càng dứt khoát độc chiếm Biển Đông, thậm chí không loại trừ khả năng Trung Quốc dùng vũ lực để đánh chiếm toàn bộ quần đảo Trường Sa.

Điều quan trọng nhất mà Hoa Kỳ trông chờ từ chuyến viếng thăm của ông Nguyễn Phú Trọng, đó là bồi đắp thêm sự tin cậy giữa hai quốc gia cựu thù và nếu hay hơn nữa thì xóa tan hoàn toàn sự nghi kỵ giữa hai bên. Nếu như những thành phần cấp tiến trong giới lãnh đạo Việt Nam chủ trương thắt chặt quan hệ với Mỹ, thì trong phe bảo thủ, nhiều người vẫn nghi ngờ thực tâm của Washington.

Có lẽ nhằm xóa tan những nghi ngại đó, trong thời gian qua, nhiều lãnh đạo cao cấp của Hoa Kỳ đã liên tiếp đến thăm Việt Nam, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Martin Dempsey, Ngoại trưởng John Kerry, Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, Thượng nghị sĩ Cộng hòa John McCain, lãnh đạo khối nghị sĩ Dân chủ Nancy Pelosi, Bộ trưởng Nội vụ Sally Jewell. Ấy là chưa kể cựu Tổng thống Bill Clinton đang có mặt ở Việt Nam nhân ngày Lễ Độc lập của Hoa Kỳ.

Tiến trình mà tiếng Anh gọi là “charm offensive” ( tung đòn quyến rũ ) có lẽ đã gặt hái kết quả, vì ngay chính Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trả lời hãng tin Bloomberg ngày 03/07 đã tuyên bố rằng : “ Mỹ là một trong những đối tác quan trọng nhất trong chính sách đối ngoại giao của chúng tôi ”.

Như nhận định của ông Ernest Bower, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược, chuyến đi của ông Trọng chính là nhắm phá bỏ những hàng rào cản trở sự tin cậy. Theo ông Bower, hai nước cần phát triển một mức độ tin cậy và tôn trọng lẫn nhau.

Trong bối cảnh mối đe dọa Trung Quốc ngày càng lớn, một trong những hồ sơ chính mà ông Nguyễn Phú Trọng sẽ đề cập với Tổng thống Obama đó là dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương của Mỹ đối với Việt Nam. Lệnh cấm vận này chỉ mới được dỡ bỏ một phần vào tháng 10 năm ngoái.

Nhưng việc bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí này lại tùy thuộc vào những tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam. Một quan chức cao cấp Bộ Ngoại giao Mỹ hôm qua cho biết là phía Mỹ sẽ không quên chủ đề nhân quyền trong cuộc gặp gỡ giữa Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tổng thống Obama. Khi tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vào mùa hè năm 2013 tại Nhà trắng, ông Obama đã nhấn mạnh đến việc tôn trọng các quyền tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng và tự do biểu tình ở Việt Nam.

Hai lãnh đạo Việt Mỹ dĩ nhiên cũng sẽ bàn về hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương, do Hoa Kỳ chủ xướng và Việt Nam cũng là một trong những nước sẽ tham gia.

Kiện Trung Quốc về Biển Đông : Philippines cử phái đoàn cao cấp tới La Haye

Theo RFI-Trọng Thành
Ngày 04-07-2015 17:26
media
Trụ sở Tòa án Trọng tài Thường trực, La Haye, Hà Lan-Ảnh wikipedia.org

Liên quan đến vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông, hôm qua 03/07/2015, theo AFP, chính quyền Philippines thông báo một phái đoàn cao cấp sẽ tới La Haye (Den Haag), Hà Lan, để tham dự điều trần tại Tòa án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration) của Liên Hiệp Quốc. Vòng điều trần, dự kiến diễn ra từ ngày 07 đến ngày 13/07/2015, sẽ quyết định xem Tòa án này có đủ thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Manila hay không. Đại diện chính quyền Philippines tin tưởng lập trường của Manila sẽ được sự ủng hộ của Tòa án Liên Hiệp Quốc.

Người phát ngôn của Phủ Tổng thống Philippines cho biết, trong phái đoàn tới La Haye, có Chủ tịch Thượng viện Franklin Drilon, người phát ngôn Hạ viện Feliciano Belmonte Jr., Ngoại trưởng Albert Del Rosario, Bộ trưởng Quốc phòng Voltaire Gazmin và Bộ trưởng Tư pháp Leila De Lima. Vẫn theo người phát ngôn Philippines, Chánh văn phòng phủ Tổng thống Paquio Ochoa Jr. hiện đã có mặt tại La Haye để tiếp xúc với các luật sư bảo vệ quyền lợi cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc.

Phát biểu trên đài truyền thanh của chính phủ, phát ngôn viên Phủ Tổng thống Abigail Valte khẳng định : « Chúng tôi đã chuẩn bị một hồ sơ chắc chắn… Chúng tôi tin tưởng Tòa án sẽ đứng về phía chúng tôi trong vụ kiện ».

Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose tuyên bố, nếu Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc khẳng định có thẩm quyền thụ lý vụ kiện, Manial sẽ tiếp tục đề nghị Tòa xem xét lập trường pháp lý của Philippines trong một vòng điều trần khác.

Philippines là một trong số các quốc gia lên án dữ dội nhất các yêu sách chủ quyền trên gần trọn Biển Đông của Trung Quốc. Vòng điều trần của Tòa án Liên Hiệp Quốc chuẩn bị diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa tiến hành một đợt mở rộng và xây cất lớn tại một loạt các đảo tranh chấp ở Trường Sa, bất chấp sự phản đối của Hoa Kỳ, cũng như các quốc gia láng giềng như Philipines, Việt Nam.

Từ đầu năm 2013, chính quyền Philippines quyết định khởi kiện Bắc Kinh lên Tòa án Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc. Tháng 12/2014, chính quyền Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa quan tâm đến « các quyền và lợi ích pháp lý » của Việt Nam.

Điều tra về vụ xô xát ở biên giới Việt Nam–Cam Bốt

Theo RFI-Thanh Phương
Ngày 04-07-2015 16:07
media
Ông Real Camerin khẳng định đã bị hành hung, khi ông đến thăm vùng biên giới Svay Rieng -DR

Theo báo chí Cam Bốt, một nhóm song phương sẽ được thành lập để điều tra về vụ xô xát ở biên giới Việt Nam – Cam Bốt ngày 28/06/2015. Tờ Cambodia Daily số ra ngày hôm nay, 04/07/2015, đã trích dẫn một thông báo của bộ Ngoại giao Cam Bốt đưa ra ngày thứ năm vừa qua, về việc thành lập một nhóm làm việc chung giữa hai nước để “ xem xét và làm rõ” vụ vụ việc.

Tờ Cambodia Daily cho biết nhóm làm việc được thành lập sau vụ một nghị sĩ Đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt, đảng đối lập, ông Real Camerin khẳng định đã bị nhóm người Việt Nam tấn công, khi ông đến thăm một khu vực biên giới chưa được cắm mốc phân giới giữa hai nước.

Về phần bộ Ngoại giao Việt Nam, trong bản tuyên bố được đưa ra ngày 01/07/2015, thì khẳng định là hôm đó, một nhóm khoảng 250 người Cam Bốt, trong đó có một nghị sĩ thuộc Đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt CNRP, đã xâm nhập trái phép vào lãnh thổ Việt Nam, ở khu vực thuộc tỉnh Long An.

Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định là lực lượng chức năng Việt Nam và một số người dân địa phương « đã ngăn chận, giải thích » cho nhóm người Cam Bốt nói trên, nhưng họ đã bị « một số phần tử quá khích » người Cam Bốt tấn công, khiến 7 người Việt Nam bị thương. Theo hãng tin AFP, phía Cam Bốt đã tỏ lấy làm tiếc về vụ xô xát ở biên giới Việt – Miên.

Cho tới nay, đảng đối lập Cam Bốt vẫn chỉ trích chính quyền Phnom Penh về mối quan hệ quá chặt chẽ với Hà Nội và thường xuyên tố cáo Việt Nam xâm chiếm lãnh thổ Cam Bốt ở vùng biên giới, mà cho tới nay vẫn chưa được phân giới cắm mốc xong.

Theo Cambodia Daily, ông Real Camerin đã tuyên bố trước rằng kết quả điều tra của nhóm làm việc song phương nói trên sẽ “không thể chấp nhận được “, vì ông cho rằng Hà Nội kiểm soát chính quyền Phnom Penh. Theo vị nghị sĩ này, điều tra chỉ thật sự khách quan khi có hai nhóm làm việc được thành lập và so sánh báo cáo của hai nhóm này.

Cấp khống giấy khai tử 3 người còn sống


05/07/2015 09:46
TT - UBND xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới (An Giang) cấp khống giấy khai tử... ba người dân ở huyện khác đang còn sống sờ sờ. 

Ông Trần Văn Bé bị cho… chết năm 2011, con ông là Trần Thị Ánh Sang được cấp khống giấy khai sinh nhỏ hơn 6 tuổi - Ảnh: Đ.VỊNH
Ông Trần Văn Bé bị cho… chết năm 2011, con ông là Trần Thị Ánh Sang được cấp khống giấy khai sinh nhỏ hơn 6 tuổi - Ảnh: Đ.VỊNH

Với giấy khai tử này và từ xác nhận của xã đã giúp một phụ nữ được hưởng di sản thừa kế 1,24ha đất.

Sau khi có kết quả thanh tra, vụ việc đã được chuyển sang công an để điều tra xử lý hình sự các cán bộ liên quan.

Theo hồ sơ vụ việc, ông Trần Văn Bé (sinh năm 1974) và bà Nguyễn Thị Giềng (sinh năm 1977) lấy nhau từ năm 1994, cư ngụ tại ấp Hưng Tân, xã Phú Hưng, huyện Phú Tân (An Giang) và có hai con.

Trong thời gian sống chung, họ mua được một thửa ruộng hơn 1,24ha tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành, đến năm 2010 được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do hai người cùng đứng tên.

Sau này bà Giềng thường đi mua bán xa nhà nên vợ chồng phát sinh mâu thuẫn, dẫn tới ly thân và TAND huyện Phú Tân xử thuận tình ly hôn vào năm 2012. Ông Bé nuôi hai con, còn bà Giềng trở về nhà cha mẹ ruột tại xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới.

Khai tử để... hưởng 
tài sản

Lúc ly hôn, họ không yêu cầu phân chia tài sản mà để tự thỏa thuận. Sau đó do không thể tự giải quyết được, nên đầu năm 2015 ông Bé gửi đơn nhờ tòa án phân xử.

Trong thời gian tòa đang xác minh, ông Bé phát hiện thửa ruộng hơn 1,24ha trên đã được UBND huyện Châu Thành cấp lại giấy đỏ mới sang tên cho bà Giềng vào tháng 5-2013.

Tiếp tục xin trích lục hồ sơ, ông Bé mới tá hỏa khi biết ông và cha mẹ ông đều đã bị khai tử từ tháng 1-2013 nên vợ cũ được hưởng thừa kế tài sản này.

“Chúng tôi hiện đang sống sờ sờ ở huyện khác mà UBND xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới cho về thường trú ở đó, rồi cấp giấy chứng tử cho chúng tôi chết tại đó. Tôi chết từ năm 2011, cha tôi chết từ năm 1985, còn mẹ tôi chết từ năm 1982, tất cả đều do bệnh” - ông Bé ấm ức.

Ông Bé làm đơn tố cáo, Sở Tư pháp tỉnh An Giang thanh tra xác định ông Bé và cha mẹ ruột còn sống mạnh khỏe mà... bị khai tử với ba bản sao giấy chứng tử của UBND xã Kiến Thành, do phó chủ tịch UBND xã Dương Minh Hùng ký.

Chánh thanh tra Sở Tư pháp Phan Thành Thế cho biết qua làm việc, bà Giềng thừa nhận mình làm giấy cho họ... chết để chiếm đoạt trọn thửa ruộng mà bà và ông Bé đã mua, cùng đứng tên trước đây.

Bởi khi chồng cũ và những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất không còn thì bà nghiễm nhiên hưởng di sản thừa kế. Bà Giềng đã nhờ một người ở xã Kiến Thành lo giấy tờ giúp.

Ông này khai nhận mình vốn quen thân với ông Hùng, từng làm “cò” chạy thủ tục về đất đai.

“Ông Hùng cũng thừa nhận chính ông ký ba bản sao giấy chứng tử đó, tuy nhiên lại lần lữa, báo cáo vụ việc chưa đầy đủ. Sở Tư pháp đã chuyển hồ sơ đến UBND huyện Chợ Mới yêu cầu tiếp tục làm rõ, xử lý theo quy định” - ông Thế nói.

Xã cấp giấy khống, 
ký khống

Thanh tra huyện Chợ Mới thanh tra, qua đó xác định ba bản sao giấy khai tử kể trên đều do UBND xã Kiến Thành cấp.

Tuy có số hiệu, ghi sao lại từ sổ đăng ký khai tử nhưng không hề có trong sổ bộ. Ông Lê Văn Son, chánh thanh tra huyện, cho hay ở phần người thực hiện và người ký giấy khai tử có ghi chủ tịch UBND xã và cán bộ hộ tịch “đã ký”, nhưng trích lục thì không hề có bản chính.

Đồng thời ông Bé bị ghi sai năm sinh, mẹ ông là Phạm Thị Rết bị đổi tên thành Phạm Thị Góp và cho “trẻ” bớt 5 tuổi, còn người cha Trần Văn Te bị giảm xuống 7 tuổi.

“Rõ ràng bà Giềng khai khống, ba bản sao giấy khai tử đều cấp khống, được ông Hùng ký khống. Ông Hùng cũng xác nhận vào tờ cam kết không bỏ sót người thừa kế, giúp bà Giềng làm thủ tục hưởng tài sản thừa kế từ chồng cũ” - ông Son khẳng định.

Ngoài ra, qua thanh tra còn phát hiện em Trần Thị Ánh Sang, con ông Bé, cũng được UBND xã Kiến Thành cấp khống bản sao giấy khai sinh và bản sao quyết định về người giám hộ.

Ánh Sang hiện nay đã 14 tuổi, đang học lớp 8 và sống cùng cha tại xã Phú Hưng, trong khi ở hai giấy này em mang năm sinh là... 2007, sinh ra và thường trú tại xã Kiến Thành, có người giám hộ là bà Giềng.

“Việc UBND xã Kiến Thành cấp khống, làm giả nội dung một số giấy tờ đã rõ. Chúng tôi đã chuyển hồ sơ qua công an huyện để điều tra xử lý nghiêm, cán bộ nào cố tình sai phạm sẽ bị xử lý hình sự” - ông Trương Trung Lập, chủ tịch UBND huyện Chợ Mới, cho biết.

Kẽ hở có thể lợi dụng

Theo ông Lê Văn Son - chánh Thanh tra huyện Chợ Mới, với các giấy tờ khống có nội dung giả, bà Giềng đến Phòng công chứng Châu Thành ở huyện Châu Thành xin công chứng phân chia tài sản thừa kế và nơi đây đã làm các thủ tục công chứng để bà này nhận di sản thừa kế.

Việc thông báo phân chia di sản thừa kế được phòng công chứng niêm yết ở UBND xã Kiến Thành và UBND xã Tân Phú, nơi có thửa ruộng nên ông Bé không hay biết.

Ở đây, trách nhiệm một phần thuộc phòng công chứng do không kiểm tra, đối chiếu các giấy tờ liên quan. Mặt khác cũng cho thấy kẽ hở trong quy trình làm thủ tục nhận di sản thừa kế dễ bị lợi dụng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Trong khi đó ông Bùi Xuân Quang, trưởng Phòng công chứng Châu Thành, giải thích việc làm thủ tục xin phân chia di sản của bà Giềng được phòng tuân thủ và thực hiện theo thông tư 04 ngày 13-6-2006 của liên bộ Tư pháp - Tài nguyên và môi trường hướng dẫn. Phòng căn cứ các bản sao giấy khai tử của UBND xã, thấy đủ cơ sở nên đã làm thủ tục công chứng.

Ông Phan Thành Thế, chánh thanh tra Sở Tư pháp, cho rằng việc sai sót và trách nhiệm ở đây thuộc UBND xã Kiến Thành. “Tại xã này còn phát hiện thêm một số sai sót trong công tác tư pháp. Sắp tới chúng tôi sẽ tiến hành thanh tra ở đây và một số xã khác” - ông Thế cho biết.

ĐỨC VỊNH

Tướng Trung Quốc kêu gọi sẵn sàng tác chiến

Theo thanhnien-05/07/2015 07:51

Tư lệnh Quân khu Nam Kinh (Trung Quốc), tướng Thái Anh Đĩnh và Chính ủy quân khu, tướng Trịnh Vệ Bình vừa có bài viết với nội dung cảnh báo nguy cơ chiến tranh, kêu gọi quân đội tăng cường khả năng trên biển và sẵn sàng tác chiến.

Tướng Trung Quốc kêu gọi sẵn sàng tác chiến - ảnh 1
Tướng Trung Quốc kêu gọi sẵn sàng tác chiến - ảnh 1Quân đội Trung Quốc được kêu gọi “cảnh giác hơn” và “luôn đặt vào tình trạng sẵn sàng tác chiến” - Ảnh: Reuters

Cụ thể, bài viết đăng trên Nhân Dân nhật báo ngày 3.7 khẳng định: “Nguy cơ hỗn loạn và chiến tranh ngay trước cửa của chúng ta đang gia tăng”. Từ đó, hai ông Thái và Trịnh kêu gọi quân đội Trung Quốc “cảnh giác hơn” và “luôn đặt vào tình trạng sẵn sàng tác chiến”. Hai ông đề xuất quân đội chuyển trọng tâm từ các lực lượng trên bộ sang tăng cường năng lực hải quân.
Tờ South China Morning Post (SCMP) ngày 4.7 dẫn lời một nhà quan sát ở Hồng Kông cho rằng việc một tư lệnh và chính ủy cùng chấp bút một bài viết về chiến lược chiến tranh là “rất hiếm thấy”. Còn thiếu tướng về hưu Trung Quốc Từ Quang Dụ cho rằng bài viết trên nhằm nâng cao nhận thức trong quân đội và người dân Trung Quốc về nhu cầu phòng thủ toàn diện và “chuẩn bị một cuộc đấu tranh lâu dài”.
Văn Khoa

Trung Quốc tức giận trước báo cáo của Lầu Năm Góc

Theo vnexpress-Thứ bảy, 4/7/2015 | 15:06
Bắc Kinh phản ứng tức giận, sau khi Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố rằng yêu sách chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông là hung hăng và không tuân thủ luật pháp quốc tế.

W020150701750897191730-2738-1435997110.j
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh: fmprc.gov.cn "Chúng tôi bày tỏ bất bình và phản đối sự cường điệu bất hợp lý trong báo cáo từ Mỹ, về mối đe dọa mà Trung Quốc đặt ra", Reuters dẫn lời Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm qua nói.

"Chúng tôi đã nhiều lần giải thích rõ lập trường về vấn đề xây dựng" tại Biển Đông. "Chúng tôi tin rằng Mỹ nên bỏ tâm lý Chiến tranh Lạnh đi", bà Hoa nói thêm.

Trước đó, Lầu Năm Góc công bố báo cáo Chiến lược Quân sự Quốc gia cập nhật, nêu rõ Trung Quốc là một trong những nước đe dọa đến an ninh Mỹ. Tài liệu cũng lên án hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc là "hung hăng và làm gia tăng căng thẳng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương".

Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu hết diện tích Biển Đông bất chấp sự phản đối quốc tế. Nước này tìm cách hiện thực hóa yêu sách chủ quyền bằng các hoạt động cải tạo và xây dựng trên một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.

Phương Vũ

Trung cộng muốn vào TPP, liệu Hoa Kỳ có chấp nhận?

Chu Chi Nam, Vũ Văn Lâm (Danlambao) - Nhìn lại quá khứ từ 1995, khi tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton, ký 1 sắc luật chấp nhận TC như là 1 nước ưu đãi, khi nước này được chấp nhận vào Tổ chức Thương mại quốc tế, người Mỹ hy vọng bao nhiêu, thì ngày nay thất vọng bấy nhiêu.

Thật vậy trong bài diễn văn đọc trước lưỡng viện, vào thời đó, Bill Clinton tỏ ra rất lạc quan, lạc quan trong việc có thể bắt tay cứu 1 dân tộc đông nhất thế giới khỏi nạn đói triền miên trước đây, sau đó tin tưởng rằng TC sẽ chấp nhận luật chơi quốc tế, sẽ từ từ hội nhập vào cộng đồng quốc tế và đóng vai trò một nước lớn trong cộng đồng thế giới.

Từ đó đến nay, trong suốt 20 năm, TC hoàn toàn làm ngược lại những ước vọng của Clinton, đến nỗi 1 trong những người cố vấn của ông ta, vào thời đó về châu Á Thái Bình Dương, và ông này cũng chính là người chủ trương cho TC vào Tổ chức Thương mại quốc tế, ngày hôm nay, người ta hỏi ông về những việc làm của TC, thì ông tỏ ra rất thất vọng, cho rằng ông đã lầm. Điều này chứng tỏ rằng HK cũng không phải 3 đầu 6 tay như 1 số người suy nghĩ, cho rằng là HK sắp xếp tất cả mọi chuyện trên thế giới, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. 

Vậy, HK đã lầm ở chỗ nào?

1. HK lầm ở chỗ không ngờ TC đi vào Tổ chức Thương mại thế giới mà không tuân theo luật lệ của tổ chức này.

2. HK lầm ở đường lối chính sách kinh tế của TC chỉ nhằm vào việc xuất cảng, nhất là sang HK qua chính sách lương bổng, chính sách tiền tệ và chính sách môi trường.

Trung cộng, trong 2 thập kỷ qua là nước xuất cảng nhiều nhất sang HK trong khi nhập cảng lại ít. Mỗi năm TC xuất cảng khoảng 400 tỉ $ sang HK và chỉ nhập cảng 200 tỉ. Trong việc buôn bán giữa HK và TC thì HK thất thâu 200 tỉ, tiêu biểu là 45% cán cân thất thâu ngoại thương của HK.

Nhưng câu hỏi người ta đặt ra là tại sao TC trong suốt 20 năm qua lại có thể làm hàng hóa rẻ không những xuất sang HK mà xuất cảng trên toàn thế giới.

Để trả lời cậu hỏi này chúng ta phải nhìn từ 3 nguyên do:

1. Chính sách về lương bổng thợ thuyền: Chính quyền TC đã kềm hãm lương thợ ở mức độ thấp nhất, để cho giá hàng rẻ, mặc dầu đảng CSTC lúc nào cũng nói là đảng của thợ thuyền; nhưng chính thợ thuyền TC lại bị bóc lột nhất, không những bởi những ông tư bản trắng đến từ ngoại quốc mà còn bị những ông tư bản đỏ là con cháu, gia đình của những ông lớn.

2. Chính sách tiền tệ: Chính quyền TC lúc nào cũng kềm hãm giá trị đồng Nhân dân tệ thấp hơn đồng Đô la từ 10 đến 20% để khuyến khích xuất cảng.

3. Chính sách môi sinh: Những hãng xưởng ngoại quốc khi vào làm ăn, đầu tư tại TC không cần phải để ý đến vấn đề môi sinh. Vấn đề này ở những nước tân tiến họ tôn trọng môi trường, những hãng xưởng làm ăn phải bỏ ra 1 số tiền rất lớn, có thể lên tới 5% số tiền xuất nhập để lo về môi sinh.

Chính 3 yếu tố trên đã làm cho hàng hóa TC rẻ.

Ngoài ra còn 1 yếu tố khác đó là vì không tôn trọng luật lệ thế giới, nên TC đã sao chép, không tôn trọng bản quyền, không cần đầu tư để tìm kiếm, phát minh, chỉ cần lấy hàng ngoại quốc về rồi sao chép lại sản xuất hàng loạt để tung ra bán trên thị trường với giá rẻ.

Chính sách kinh tế này làm cho cả thế giới, nhất là HK, rất thất vọng.

Việc tẩy chay hàng hóa TC, tố cáo TC, không phải là mới đây mà người ta có thể nói ít nhất là từ nhiệm kỳ đầu của ông Obama. Chính ông đã tuyên bố TC là 1 cường quốc, nhưng ứng xử không phải là như 1 cường quốc, vì không có trách nhiệm, không tôn trọng luật chơi quốc tế. Ngày hôm nay TC đã trở thành cường quốc thứ 2 về kinh tế, nếu chúng ta tính theo tổng sản lượng qua dollar hiện hành (currency dollar) của TC là 10 ngàn 3 trăm 33 tỉ Dollar, sau HK là 17 ngàn 412 tỉ Dollar.

Từ những sự kiện đó, có người cho rằng HK sẽ không bao giờ chấp nhận cho TC vào bất cứ tổ chức thương mại quốc tế nào, chẳng hạn như tổ chức TPP, Tổ chức Thương mại xuyên Thái bình dương, mà HK cùng 1 số nước đang cố gắng thành lập.

Tuy nhiên có người lạc quan hơn cho rằng TC cũng đang trong chiều hướng thay đổi chính sách kinh tế, từ quốc nội lẫn quốc ngoại. Và việc làm này không phải mới đây mà có thể nói đã bắt đầu từ thời Hồ cẩm Đào. Ông này đã đưa ra chính sách 3 Hài hòa:

Thứ 1. Hài hòa giữa những vùng kinh tế phát triển ở thành thị và ở ven biển với nhiều vùng xa xôi nông thôn ở phía Bắc, phía Tây, và chính họ Hồ đã bỏ ra ngân sách 80 tỉ cho dự án này. 

Thứ 2. Hài hòa giữa những giai tầng trong xã hội, làm thế nào để không có sự chênh lệch quá nhiều giữa thợ thuyền và nông dân cũng như giai tầng khác.

Thứ 3. Hài hòa giữa kinh tế quốc nội và quốc ngoại nhằm xuất cảng: Trong suốt 20 năm người ta có thể nói kinh tế TC phát triển là nhờ xuất cảng và nhờ vào địa ốc, xuất cảng của TC chiếm gần ½ tổng sàn lượng quốc gia, cộng với việc phát triển địa ốc chiếm 1/3 tổng sản lượng quốc gia tuy nhiên giới lãnh đạo TC cũng nhìn thấy rõ rằng chính quyền TC cũng như hàng hóa TC bị tẩy chay trên thế giới, nhất là ở Mỹ và Âu châu. Chính vì lẽ đó mà TC đã đa dạng hóa vấn đề xuất cảng quay sang những nước chung quanh mình từ Nhật Bản tới Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân, Việt Nam v.v… Hiện này 2 nước Nhật và Nam hàn là 2 khách hàng lớn của TC. Hơn nữa, TC tìm cách tăng sức tiêu thụ nội địa, bằng cách cũng đã tăng lương và giúp đỡ dân mua bán nhiều hơn, để thay thế vào những phần hàng hóa không thể xuất cảng ra ngoài. 

Về chính sách tiền tệ, như trên đã nói, TC luôn luôn tìm cách kềm hãm đồng Nhân dân tệ rẻ hơn Dollar để khuyến khích xuất cảng; nhưng nay TC tìm cách thả nổi đồng Nhân dân tệ, không can thiệp vào thị trường tiền tệ, bằng cách mua Dollar và thấy Nhân dân tệ ra thị trường như trước kia.

Chính vì những lẽ trên mà có người cho rằng TC có chiều hướng muốn gia nhập TPP, cũng như gần đây có 1 số quan chức TC tuyên bố 1 cách không chính thức trong chiều hướng đó.

Thái độ của HK là như thế nào?

Mặc dầu HK không phải là nước thành lập ra TPP. Đây là tổ chức được Singapore, Brunei và 1 số nước Nam Mỹ đã thành lập trước. HK mới tham dự sau, nhưng ngày hôm nay HK được coi là quốc gia chính trong tất cả những cuộc thương thuyết.

HK xem TPP như là 1 tổ chức thương mại nhằm sửa sai tất cả những lỗi lầm của mình đối với TC trong vòng 20 năm qua. Vì vậy, 1 nước nào muốn gia nhập TPP, ngoài việc những hãng xưởng tư, nhất là để xuất cảng hàng, phải không có bàn tay chính quyền, còn có việc đòi hỏi trước đó phải có công đoàn thợ thuyền để tránh việc gìm giá lương thợ như TC đã làm trước đây; cũng như trong chính sách tiền tệ, thì không có chuyện kìm giá đồng bạc của mình rẻ hơn các nước trong tổ chức. Thêm vào đó, còn đòi hỏi về vấn đề bảo vệ môi sinh môi trường, những quốc gia thành viên phải tôn trọng những điều kiện trên. Ngoài ra còn có 1 tòa án đặc biệt để xử tất cả những vi phạm và có thể trục xuất bất cứ quốc gia nào vi phạm, nếu tổ chức thấy là vi phạm trầm trọng.

Đấy là chưa nói việc TC, sau khi trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 trên thế giới, ngoài việc sao chép trái phép làm hàng nhái, còn có việc thành lập 1 đội ngũ tin tặc, đến 2600 người trực thuộc bộ quốc phòng TC, không những đi ăn cắp tin tức về quốc phòng, mà còn đi ăn cắp tin tức của tất cả các hãng xưởng trên thế giới, phần lớn là của HK. 

Từ những sự việc trên người ta tự hỏi liệu HK có thể chấp nhận cho TC vào TTP hay không. Câu trả lời đó là: nếu TC tuân thủ tất cả những điều kiện mà HK đặt ra thì HK có thể chấp nhận, tuy nhiên sự kiện này không thể xảy ra 1 sớm 1 chiều mà HK còn đòi hỏi TC phải tỏ ra có thiện chí, có trách nhiệm.

Về phía TC thì sao?

Có lẽ TC cũng không còn con đường lựa chọn nào khác ngoài việc đi từ từ, tuân theo những điều kiện của HK, nếu không, mà xảy ra chiến tranh hay cấm vận kinh tế, thì phần có hại lớn nhất đó là về TC. Ngoài ra còn có người tiên đoán không những có chiến tranh kinh tế mà còn có thể có chiến tranh quân sự, nhất là về hải quân và không quân…

Tuy nhiên điều này, nếu theo sự so sánh lực lượng quân sự nhất là về hải quân và không quân giữa 2 quốc gia, thì chiến tranh giữa HK và TC nếu xảy ra, nước thiệt hại nhất chính là TC.

Tuy nhiên lịch sử không phải hoàn toàn hữu lý mà nhiều khi rất vô lý.

Tập Cận Bình, vì muốn cứu ngôi vị của mình, có thể đẩy chiến tranh ra ngoài, nếu không với HK thì có thể với Nhật, Đài Loan, Phi hay Việt Nam.Trong đó khả thế đối với VN rất lớn, mặc dầu có 4 tốt và 16 chữ vàng và CSVN lúc nào cũng thần phục TC, nhưng vì tranh dành quyền hành, muốn giữ ngôi báu, nên rất có thể Tập C Bình xua quân đánh VN. 

Lịch sử đã chứng minh vào năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã xua quân đánh VN, tất nhiên vì nhiều nguyên do: nguyên do thứ 1, đó là họ Đặng muốn đứng hẳn về phía HK... nên nhớ cuộc chiến tranh VN xảy ra sau khi ông này viếng thăm HK năm 1978; lý do thứ 2 đó là TC thời họ Đặng, muốn thách thức với Liên xô, cho rằng mình không sợ Liên xô, mặc dầu nước này và CSVN mới ký hiệp ước thân thiện quân sự năm 1978; lý do thứ 3, đây là 1 lý do rất quan trọng mà nhiều người không lưu ý... Đó là cuộc tranh giành quyền hành giữa Đặng Tiểu Bình và Hoa Quốc Phong, người được Mao chỉ định chính thức làm người kế vị của mình.

Nhưng giữa Đặng Tiểu Bình và Hoa quốc Phong có nhiều sự bất đồng, trong đó có bất đồng về tổ chức lại quân đội. Họ Đặng chủ trương hiện đại hóa quân đội, trong khi đó Hoa Quốc Phong vẫn theo quan niệm của Mao trạch Đông, đó là vẫn giữ quân đội ở mức độ dân quân du kích, không muốn hiện đại hóa quân đội. Trong trận chiến 1979 với VN, quân đội TC tuy là đông, nhưng trang bị hiện đại thua kém quân đội CSVN. 

Điều này đã làm cho Đặng Tiểu Bình có lý, đã giành được sự ủng hộ của quân đội, và đã thắng trong cuộc tranh giành quyền hành với Hoa Quốc Phong. Tuy nhiên còn nhiều lý do khác, trong khuôn khổ bài này, tôi không đưa ra trình bày hết ở đây.

Trở về đề tài: TC muốn gia nhập TPP và HK có sẽ chấp nhận hay không. 

Câu trả lời vẫn là dù TC muốn gia nhập, nhưng HK vẫn cần 1 thời gian để thử thách, thời gian này kéo dài bao lâu thì không ai biết rõ.

Nhưng nếu 2 bên đều đồng thuận như vậy thì tránh được nhiều thứ chiến tranh, tránh được chiến tranh kinh tế, tránh được chiến tranh vùng, và nhất là tránh được chiến tranh to lớn giữa 2 đại cường quốc kinh tế nhất nhì thế giới. (1)

Paris ngày 03/07/2015


(1) Xin xem thêm những bài về Hoa kỳ và Trung cộng, trênhttp://perso.orange.fr/chuchinam/

Những nhát kéo khốn nạn

Theo Người Việt-03-07-2015 1:47:44 PM

 Bùi Bảo Trúc

Trò chặn đường các thanh niên có mái tóc hơi dài hơn những mái tóc vừa ở trong rừng ra và thẳng tay cắt nghiến đi chỉ là một trong những việc làm không do bất cứ một thứ luật nào hay một chỉ thị nào từ “trên” truyền xuống cả.

Trò này được thấy trong những ngày đầu tháng 5 năm 1975, lúc không khí còn rất bàng hoàng khi những chiếc T-54, những đôi dép Bình Trị Thiên lần đầu tiên tiến vào Sài Gòn. Bức ảnh đen trắng tìm thấy trong một trang báo cũ ghi lại khá rõ cảnh một người lính Bắc Việt đầu đội mũ cối đang dùng kéo để cắt mái tóc một thanh niên trên một con đường nào đó ở Sài Gòn. Vài ba thiếu niên gần đó đứng ngó với những khuôn mặt đầy vẻ kinh ngạc, lo lắng.

Người thanh niên có mái tóc không dài lắm được giữ một cách tươm tất. Anh có vẻ là một người còn đi học, có thể là đang học lớp cuối của một trường trung học nào đó hoặc cũng có thể là một sinh viên đại học. Có khó lắm, khắt khe lắm thì cũng không thể nói mái tóc với khuôn mặt, cách phục sức đó là “đồi trụy.” Người ấy có thể có việc phải ra đường, đang đi thì bị chặn lại để bị “lên lớp” bởi một tên lính Bắc Việt ngu ngơ vừa vào thành phố. Dĩ nhiên bàn tay cầm cái kéo cắt tóc có thể cũng là lần đầu tiên sử dụng cái kéo đó.

Nhưng chi tiết đó có đáng gì quan trọng. Những đường kéo đó không nhắm làm đẹp cho người thanh niên nọ. Nạn nhân của đường kéo có một vẻ nhẫn nại, chịu đựng. Với vài ba khẩu AK ở cái nút chặn ấy thì có nhẫn nại và chịu đựng cũng là điều dễ hiểu.

Mái tóc của người thanh niên được cắt một cách nhanh chóng. Sau đó chắc anh được để cho đi tiếp. Mái tóc được anh o bế bỗng nhiên bị cắt bằng những nhát kéo nham nhở, thù hận, rồi thả cho đi.

Những câu chửi thề tục tĩu nhất ngầm vang lên trong đầu của người thanh niên trong chuyến đi trở về nhà với mái tóc mới, món quà ra mắt của cuộc đổi đời vừa bắt đầu. Cuộc gặp gỡ chớp nhoáng ở góc phố, không kéo dài trong bao nhiêu lâu, nhưng cũng đủ để lại những ấn tượng không mấy tốt đẹp cho người thanh niên Sài Gòn trong bức ảnh.

Nhưng có thể anh sẽ thấy được an ủi phần nào khi biết rằng việc làm ấy mà anh phải gánh chịu không phải là chuyện khốn nạn duy nhất xảy ra cho một mình anh. Nhiều thanh niên bị chặn lại chỉ vì ống quần hẹp, chiếc áo nhiều màu. Một cái chai được đẩy vào ống quần, nếu không lọt thì lấy kéo cắt cho ống quần rộng thêm để hết... Mỹ ngụy. Những chiếc chiếc áo nhiều mầu bị lột ngay ở giữa đường, lý do chỉ vì nó đế quốc quá, nó ngụy quá, nó đồi trụy quá.

Tiên sư bố cái kéo khốn nạn và chó má đó!

Mà cũng không chỉ có thế. Những chiếc áo dài cũng bị làm khó. Khởi đi từ những chiếc áo tứ thân, qua tay của Lemur Nguyễn Cát Tường với vài thay đổi, rồi với bàn tay của phụ nữ Sài Gòn những năm sau đó đã cho những chiếc áo dài một vẻ đẹp, một nét duyên dáng để hai chữ “áo dài” đi thẳng vào tự điển Anh ngữ như Oxford (British & World English) và Webster (Third New International Dictionary). Những chiếc áo ấy cũng bị bọn mọi rợ bức tử ngay trong những ngày đầu sau khi chúng tiến vào Sài Gòn. Chúng bị chủ của chúng đem cất đi, giấu kín trong góc tủ áo, cũng có thể hai tà áo trước sau bị cắt đi, hay không được đem ra mặc nữa, chấm dứt một thời hạnh phúc... tà áo mỏng không còn buông hờn tủi, dòng lệ thơ ngây của Quang Dũng hết dạt dào và tâm tư khép mở hai tà áo của Đinh Hùng cũng không còn nữa.

Nhưng rồi tất cả những chuyện bức tử ấy vẫn không giết chết được cái đẹp của cái thành phố tôi đã sống, đã yêu, đã trung thành với nó từ hơn nửa thế kỷ nay.

Mấy em nhà quê Hà Nội lúc đầu thì kín đáo, sau thì cũng thấy phụ nữ Nam Kỳ đẹp. Những cái đít không có gân (?) như chúng đã ngỡ trong cơn hốt hoảng. Những cái gân chỉ là những cái quần lót, và những cái soutien quả là đã giúp chặn đúng được cuộc nam tiến (?) của hai cái zú (viết theo kiểu “bác” Hồ). Các chị ra chợ trời mua về mặc cho bõ những ngày bưng biền cơ cực. Rồi áo dài vai raglan, tà búp bâu tươi không có eo (áo) vẫn có eo (?) được đặt may và mặc với nhau làm như cả đời lúc nào cũng lịch sự lịch sàng như Nam Bộ, Nam Kỳ chúng tôi không bằng.

Thế là mấy con đười ươi cái vợ của những đười ươi đực Ba Ếch, Trọng Lú... mỗi khi đi đây đi đó đều lôi áo dài ra diện, thứ áo mà chúng đã có một thời căm thù đến tận gan tận tủy.

Sao không khăn giữ những nét đẹp cách mạng bưng biền với nhau nữa?

Cứ xem mấy em bần cố... lông xúng xính quần là áo lượt là lại lộn ruột. Nhưng nghĩ lại thì cũng tội nghiệp chúng nó. Cuối cùng thì chúng nó cũng nhìn ra đâu là đẹp, đâu là xấu...

Những chiếc áo dài, những mái tóc, những tà áo, những vạt áo ấy mới đích thực là cái đẹp. Tội nghiệp cò thể là người bộ đội chặn người thanh niên cắt mái tóc của anh.

Bây giờ, ở một ngôi làng nào đó anh bộ đội đang sống, sau khi phục viên, chắc chắn thế nào anh cũng nhớ lại cái buổi sáng hôm ấy ở Sài Gòn khi anh chặn người thanh niên ở góc phố và dùng kéo cắt mái tóc của anh. Người thanh niên ấy đang ở đâu? Mái tóc của anh có còn dài không? Liệu người ấy có tha thứ cho những nhát kéo của anh không, bây giờ những mái tóc không những đã dài mà còn là kiểu mẫu cho những mái tóc mà anh cho là phản động và đồi trụy trước đây nữa.

Cũng may mà anh đã không cắt những cái ống quần, những cái vạt áo dài hồi đó.

Chứ nếu anh đã làm những việc đó, thì anh còn ân hận biết là chừng nào nữa. Mấy con đười ươi cái lôi ra để làm đẹp trong khi vợ con anh thì vẫn lem luốc nhà quê nhà quáo như hồi bưng biền vậy.

Nhưng anh cũng thấy an ủi được một điều là mấy con chó cái đười ươi đó mặc cái gì thì cũng xấu như trời có chửa hoang vậy!

Người Sài Gòn sống như dân du cư du canh

SÀI GÒN (NV) - Ở Sài Gòn lúc này, chỉ cần dừng xe máy ở các giao lộ là sẽ được nhân viên các công ty bất động sản phát cho một xấp giấy quảng cáo mua bán nhà. 

Nhìn lên cột điện, thậm chí nhìn vào vách các bô rác chung cư cũng thấy xanh xanh đỏ đỏ những áp phích quảng cáo bán nhà, bán đất nền... đủ cỡ, nhưng than ôi hàng triệu người Sài Gòn chỉ biết ngó cho vui mắt vậy thôi chớ giấc mơ mua được một căn nhà dạng nhà xã hội trả góp cũng là chuyện viển vông, thế nên chuyện họ sống du canh du cư như đồng bào các dân tộc thiểu số ở giữa lòng một đô thị hào nhoáng như là một kiếp nạn.


Từng cột đèn Sài Gòn đều dán quảng cáo bán nhà nhưng hàng triệu người du cư không bao giờ với tới. (Hình: Trần Tiến Dũng)

Một giảng viên đại học Bách Khoa Sài Gòn ghé nhà thầy cũ mình để mời thầy dự tiệc mừng nhà mới của anh. Người giảng viên gốc Cà Mau, có con trai học lớp ba này kể, “Phải làm dân du cư ở Sài Gòn hơn 20 năm mới có chỗ định cư đó thầy.”

Không hề quá đáng khi cho rằng ở Sài Gòn trong hàng chục năm qua, hàng triệu người dân từ các địa phương đến nhập cư ở trọ nhà tập thể, mướn nhà và họ thường xuyên thay đổi chỗ ở vì giá thuê nhà hay vì nhu cầu công việc đã hình thành nên số lượng người du cư khổng lồ.

Có một nhà thơ, cũng là dân du cư lâu năm ở Sài Gòn ví von rằng, “Giống như đồng bào dân tộc thời xưa, dân ở trọ như bọn tôi chuyện du cư hết chỗ này đến chỗ kia thì coi các tòa cao ốc là núi, các con đường là sông, còn các hẻm phố chằng chịt như những cánh rừng khó tìm lối ra.”

Trả lời trên bản tin kinh tế, vị chủ tịch hiệp hội bất động sản thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các dự án đầu tư nhà ở xã hội chỉ chiếm không tới 30% trong tổng số các dự án. Lý do đưa ra là lợi nhuận thu được khi đầu tư nhà ở xã hội rất thấp.

Từ ngày 1 tháng 7, 2015, chế độ Hà Nội áp dụng luật cho phép Việt kiều và người Ngoại Quốc mua nhà, điều này khiến các tư sản đỏ bất động sản hứng thú và một lần nữa chuyện nhà cho người Sài Gòn thu nhập thấp cùng hàng triệu người đang sống du cư cũng hoàn toàn vô vọng về chuyện định cư.

Cô L, một giáo viên ở trường trung cấp dạy nghề, có mức lương khoản sáu triệu một tháng nói, “Từ lúc còn là sinh viên đến lúc đi làm, tôi đã thay đổi nhà trọ năm lần. Giá nhà từ năm trăm ngàn nay lên một triệu rưỡi, tôi chuyển chỗ ở không chỉ vì giá nhà mà còn vì đường ngập, an ninh, hàng xóm không hợp... Nói chung tôi biết chắc mình không thể quay về quê nhưng càng không chắc là mình có ngày được định cư ở Sài Gòn.”

Với những ai có mức thu nhập trung bình thấp như cô L, thì hy vọng sau mười, hai mươi năm nữa mua được một căn chung cư trả góp dưới 40 mét vuông ở Sài Gòn để chấm dứt đời du cư là khó có thể.


Các xóm nhà ven kênh rạch ở quận 8, quận 7... là nhà trọ “lý tưởng” của người ngoài mới bắt đầu vào thành phố. (Hình: Trần Tiến Dũng)

Hỏi chuyện hai vợ chồng người Thanh Hóa làm nghề bán cháo lòng dạo ở quận 12, rằng họ có nghĩ ngày nào sắm được nhà để làm nghề không. Anh chồng có ba con đang gởi cho nhà nội ở quê này nói, “Mơ làm gì, cứ nhà mướn cho nhẹ đầu mà để dành tiền gởi về quê cất nhà, mai kia hết sức làm thì còn có chỗ mà về.” Hai tiếng “mai kia” từ miệng một người chỉ chừng ba lăm tuổi đã chỉ ra một cuộc đời, một gia đình ly hương sống du cư dai dẳng vằn vặt.

Thật không thể xác định độ tuổi của dòng người khổng lồ đang sống du cư hiện nay, bé sơ sinh có, người già tuổi gần đất xa trời có. Chưa thời đại nào mà toàn cảnh và thực trạng người tứ xứ du cư ở Sài Gòn lại đa dạng và phức tạp như hiện nay. Nào là cộng đồng du cư được biết theo nguyên quán như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Phú thọ, Cà Mau... hay cộng đồng du cư theo ngành nghề như hủ tiếu gõ, bánh tráng, ve chai, thợ mộc, thợ xây... thậm chí có cả những nhóm du cư “ làm ăn” với các nghề tệ nạn xã hội.

Từ lúc chế độ mở cửa kinh tế, hàng chục năm qua nguồn nhân lực phổ thông và trí thức du cư này đã là nhân tố chính làm thay đổi toàn diện chất lượng và diện mạo các đô thị lớn, nhưng phần lớn nguồn nhân lực quan trọng đó vẫn không thể đặt chân về chính căn nhà mình sở hữu sau một ngày làm việc.

Việc hàng triệu người không sở hữu được căn nhà ở đô thị nơi mình kiếm sống, sống du cư kéo dài có khi cả đời người hoặc nhiều thế hệ gia đình. Trừ một số ít người nhập cư có tài năng, ý chí, nguồn vốn, đã có ngôi nhà để yên ổn mà mơ ước một tương lai thành đạt, thử hỏi hàng triệu người không thể mong gì được an cư kia, họ làm cách nào để yên tâm nâng cao nghề nghiệp, tri thức và chất lượng sống của họ. Những hiện tượng tiêu cực xã hội như sử dụng bạo lực bất thường, sa đà trong bia rượu, số đề, lối sống thụ động buông xuôi... việc họ bị tướt đi quyền được an cư rõ ràng cho thấy bộ mặt u tối của thực trạng mất nhân quyền ở các đô thị lớn Việt Nam hiện nay.
03-07-2015 3:01:46 PM
Trần Tiến Dũng/Người Việt

Lái xe máy quá tốc độ, tông trung úy CSGT bị thương

(LĐO) TRẦN TUẤN 

Hiện trường vụ việc.

Phát hiện chiếc xe máy có dấu hiệu chạy quá tốc độ, tổ CSGT làm nhiệm vụ ra hiệu lệnh dừng kiểm tra thì bất ngờ bị xe máy tông thẳng, khiến cả chiến sĩ công an và người điều khiển phương tiện đều nhập viện.

    Đại úy Phạm Duy Thành - Đội phó CSGT Công an TP. Hà Tĩnh - cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 12h15 phút ngày 4.7, khi một tổ CSGT Công an TP. Hà Tĩnh đang làm nhiệm vụ trên đường Hà Huy Tập thì phát hiện chiếc xe máy BKS 38M1 - 049.88 chạy hướng Bắc - Nam có dấu hiệu chạy quá tốc độ, nên ra tín hiệu dừng xe.
    Trung úy Tuấn bất tỉnh sau khi bị xe máy tông
    Tuy nhiên, chiếc xe máy cố tình lách vượt qua 2 chiến sỹ ra hiệu lệnh phía trước rồi bất ngờ tông thẳng vào trung úy Nguyễn Viết Tuấn (25 tuổi, cán bộ thuộc CSGT Công an TP Hà Tĩnh) ở phía sau, khiến anh bị thương phải nhập viện ĐK Hà Tĩnh cấp cứu.
     Đưa thanh niên đi trên xe máy đâm chiến sĩ CSGT rời khỏi hiện trường.
    Chiếc xe máy sau khi tông vào trung úy Tuấn thì bị đổ ra đường, khiến Hoàng Văn Tài (31 tuổi, trú thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) - người điều khiển và người ngồi sau là Nguyễn Sĩ Nam (37 tuổi, trú thị trấn Thạch Hà) cũng bị thương phải nhập viện.
    Ngay sau vụ việc, đội CSĐT và lực lượng của Viện kiểm sát cũng đã có mặt tại hiện trường để điều tra, làm rõ.

    Dân “ăn mừng” vì dự án “tư nhân hoá” bãi biển Nha Trang bị thu hồi

    (LĐO) THANH THÚY- LINH PHẠM 

    Theo thiết kế được Dewan công bố tại Cảng hàng không quốc Cam Ranh thì khu vực này sẽ bị bê tông hóa với hàng loạt công trình

    Trên các diễn đàn đến các góc phố, quán cà phê mọi người đều xôn xao bàn luận về quyết định “sửa sai” kịp thời, không để bãi biển Nha Trang bị biến dạng cả về tên lẫn cảnh quan.

    Một ngày sau khi thông tin UBND tỉnh Khánh Hòa chính thức có quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư cấp cho Công ty TNHH Dewan International Việt Nam thực hiện dự án đầu tư phát triển bãi biển Phoenix (Phượng Hoàng) tại phía đông đường Trần Phú, TP Nha Trang người dân TP biển nói riêng và những người yêu biển Nha Trang nói chung đều có chung tâm trạng vui mừng.
    Anh Ba, một thợ chụp hình dạo có thâm niên gần 30 năm trên công viên bờ biển Nha Trang đã không giấu được xúc động nói: “Sáng giờ anh em tôi bàn luận về chuyện này nhiều lắm. Hồi nghe báo chí nói bãi biển sẽ bị tư nhân hóa, ai cũng bức xúc, lo lắng vì vẻ đẹp tự nhiên của biển Nha Trang bao đời nay sẽ không còn mà nguồn sống của anh em cũng sẽ bị cắt.
    Trước đến nay du khách đến với Nha Trang cũng chỉ vì bãi biển đẹp, mọi người được tự do vui chơi.
    Giờ bãi biển bị xây dựng dù có che chắn hay không, đẹp hơn đi nữa thì cũng là của người khác quản lý không còn là không gian chung, sự tự do chắc chắn sẽ không còn. UBND tỉnh quyết định thu hồi dự án là đúng đắn, chúng tôi rất hoan nghênh. Anh em định chiều nay sẽ tổ chức ăn mừng vì lại được tự do và thu nhập gia đình không bị ảnh hưởng rồi”.
    Ông Nguyễn Văn Lộc, chủ tịch Hội kiến trúc sư tỉnh Khánh Hòa cho biết, lâu nay dấy lên dư luận phản ứng dự án này rất nhiều. Dewan cũng chưa đủ điều kiện làm vì trong giấy chứng nhận đầu tư cũng chưa đóng kinh phí.
    Ngay khi biết thông tin về dự án hội cũng đã phản đối, riêng tôi có ý kiến nhiều lần lên cả HĐND, tiếp xúc cử tri… vì thấy như thế nó không đúng về mặt pháp lý, vi phạm luật di sản. Điều này nhiều người biết chứ không phải riêng gì tôi nhưng có thể họ không có điều kiện nói hoặc không dám nói.
    Kết quả thu hồi dự án của Dewan là điều rất đáng mừng, tôi nghĩ không chỉ tôi mà đây là không khí chung của công chúng nhân dân trong tỉnh, TP Nha Trang và cả những khách du lịch đến đây họ cũng phản ứng như vậy. Tỉnh làm điều đó tôi cho rằng họ cũng đã thấy mình làm điều gì đó không phải”.
    Liên quan đến quyết định thu hồi dự án bãi biển Phoenix Beach mà Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, Nguyễn Chiến Thắng vừa kí trên các diễn đàn mạng sôi động với hàng trăm comment “rất thích điều này”, nhưng vẫn lo ngại Dewan sẽ trở lại trong một hình thái mới.
    “Người dân Nha Trang rất thích điều này”, đó là comment của một facebooker trên một trang mạng nổi tiếng. Điều này đã nói hộ niềm vui của người dân Nha Trang khi bãi biển không bị một tập đoàn nước ngoài “độc chiếm”.
    Quyết đinh số 1765 ngày 2.7, nêu lý do thu hồi theo thông báo ngày 2.6 của Tỉnh ủy Khánh Hòa "kết luận của Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa về một số vấn đề kinh tế-xã hội" và nhà đầu tư không góp vốn điều lệ theo tiến độ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư, không thực hiện theo văn bản cam kết góp vốn ngày 7.1 và ngày 11.5.2015.
    Trên cùng trang, một facebooker dè dặt: “Cũng giống như việc người ta nhận nước bạn, bạn cố sức vùng vẫy trong tuyệt vọng, rồi họ thả bạn ra. Bạn mang ơn họ vì họ đã cứu mạng mình”.
    Một số lo ngại, Dewan bị thu hồi dự án vì không góp vốn điều lệ, liệu một Dewan mới dưới một cái tên hay hình thái khác quay lại có được lãnh đạo tỉnh “bật đèn xanh” và tiếp tục làm dự án “che chắn bãi biển Nha Trang”?
    Hôm 2.7, trả lời câu hỏi của PV Lao Động qua điện thoại về việc liệu Dewan có quay lại, ông Nguyễn Tấn Tuân-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy kiêm Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Khánh Hòa khẳng định 3 lần “Không!”, và nói thêm rằng “mọi thứ đều phải qua Thường trực Tỉnh ủy”.
    Điều người dân Nha Trang mong muốn không chỉ là ngăn chặn một dự án Dewan mà lớn hơn là quy hoạch tổng thể bờ biển để giữ gìn và phát huy vịnh đẹp danh tiếng, một danh thắng quốc gia; cân bằng giữa yêu cầu phát triển và phúc lợi công cộng của người dân, du khách, không để bãi biển bị “độc chiếm” hay “cát cứ” bởi một tổ chức hay cá nhân nào.
    Chùm ảnh về dự án vừa bị thu hồi tại Nha Trang. Ảnh: Thanh Thúy:
    Mặc dù chưa đóng đủ mức đóng góp theo quy định nhưng thông tin về dự án bãi biển Phượng Hoàng đã được "quảng bá" rộng rãi ngay khu trung tâm nhất của Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh.
    Nha Trang đẹp bởi được thiên nhiên ưu đãi biển xanh, cát trắng trải dài hình vòng cung tuyệt mỹ.
    Thế nhưng theo thiết kế được Dewan công bố tại Cảng hàng không quốc Cam Ranh thì khu vực này sẽ bị bê tông hóa với hàng loạt công trình 
    Không gian xanh với hàng dừa và phi lao cổ thụ hiện nay...
    Theo thiết kế của Dewan công bố tại Cảng hàng không quốc tế Cam Ranh sẽ thay thế bằng những quán cà phê trên cao nhu thế này.
    Cầu Trần Phú một bên là khách sạn Mường Thanh cao hàng chục tầng, thêm quy hoạch của Dewan thì phía đông cầu Trần Phú sẽ xây dựng những tòa nhà 65 tầng tạo tường thành án ngữ biển.

    Nhiều kẻ chiếm đoạt tài sản của người khác còn thách thức “để tôi chỉ chỗ cho đi kiện”

    (LĐO) XUÂN HẢI 

    Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) phát biểu tại hội trường (Ảnh: TT).

    Sáng 15.6, Quốc hội đã tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Bộ luật Tố tụng Dân sự (sửa đổi). Cho ý kiến vào dự thảo bộ luật, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.Hồ Chí Minh) cho rằng, thời hạn xét xử kéo dài là khuyến khích vi phạm, do vậy cần phải rút ngắn thời hạn xét xử.

      Đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói: Bộ luật Dân sự dù tốt đến mấy cũng thành bỏ đi, nếu Bộ luật Tố tụng Dân sự không tốt. Thực tiễn chủ đạo của tố tụng dân sự Việt Nam suốt nhiều thập kỷ qua kéo dài và quá chậm trễ. Nếu muốn, một bên có thể có cách kéo dài vụ án đến 10 năm. Nhiều kẻ chiếm đoạt tài sản của người khác, lấy hàng nhưng không thanh toán, mượn tài sản nhưng cố tình không trả, sống xa hoa và thách thức nạn nhận đi kiện, còn nói "để tôi chỉ chỗ cho đi kiện".
      Các thời hạn xét xử của Bộ luật Tố tụng Dân sự hiện hành từ nộp đơn, xem xét, thụ lý, bổ túc, bổ sung đơn, mời làm việc, hòa giải, phản tố, nhập án, tách án, đình chỉ vì nhiều lý do khác nhau. Xử sơ thẩm ra án văn, gửi án văn, kháng cáo, xử phúc thẩm, kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, tạo ra rất nhiều dư địa cho sự trì hoãn và tùy tiện về thời gian, không có chế tài cho sự chậm trễ này.
      Theo ông Nghĩa, thẩm phán đi học nghị quyết, họp công đoàn, học chính trị cao cấp, nghỉ phép thì các đương sự đều lãnh đủ. Trong khi lẽ ra, nếu thẩm phán vắng lâu, lãnh đạo tòa phải phân công lại. Những đương sự nào muốn việc xét xử càng chậm càng tốt thì rất có lợi, vì luật hiện hành có rất nhiều công cụ cho sự trì hoãn. Tục ngữ có câu "công lý bị trì hoãn là công lý bị từ chối".
      “Tố tụng chậm trễ là khuyến khích vi phạm, tố tụng dân sự càng kéo dài thì toàn bộ đời sống người dân, sản xuất, kinh doanh, lao động, nói chung là sự phát triển của đất nước bị chậm lại theo. Tố tụng là một nỗi đoạn trường, thi hành án lại là một đoạn trường khác. Trong số án tồn đọng chưa thi hành được, có một loại án không thể thi hành cho bản án tuyên vô lý hoặc bỏ sót, hoặc sai sót về kỹ thuật cho nên không thể thi hành được. Dự thảo hiện nay tuy đã giải quyết được nhiều vấn đề, nhưng theo tôi, vẫn chưa giải quyết được những vấn nạn mà tôi vừa nêu” – ông Nghĩa nói.
      Không thể dựa vào tình trạng quá tải của tòa án TP.Hồ Chí Minh và tòa án Hà Nội mà quy định các thời hạn. Các thời hạn như dự thảo là quá dài, từ 2 tháng đến 4 tháng. Ông Nghĩa đề nghị: Rút ngắn tất cả các thời hạn dành cho tòa án và cho các khâu của quá trình tố tụng xuống, theo tôi là chỉ bằng một nửa như dự thảo. Còn án quá tải của các đô thị thì phải giải quyết bằng cách khác như là tăng biên chế và tăng cường như thế nào chứ không thể bằng cách kéo dài thời hạn. Lấy mốc giải quyết án ở các đô thị để làm một mốc chung cho cả nước.
      Nên quy định thời hạn khác nhau cho các loại án khác nhau. Cái này phải chi tiết hóa hơn mà nên có tham khảo rộng để có mức quy định hợp lý. Phải có quy định trách nhiệm của thẩm phán và tòa án khi không thi hành án được mà nguyên nhân là do việc xét xử, và do nội dung bản án.
      “Phải có quy định để ràng buộc trách nhiệm của tòa án đối với các bản án đã tuyên. Nhất là khi do thiếu sót, do nghiệp vụ kém, hay do tắc trách của thẩm phán mà án không thi hành được. Quy định hiện nay về giải thích các bản án lại làm cho việc thi hành án bị kéo dài thêm, nhưng không có chế tài đối với thẩm phán” – ông Nghĩa nói.

      66 cán bộ nhân viên phục vụ 1 thí sinh

      Theo Vietnamnet-04-07- 2015
      Sáng 4/7, các điểm thi ở Yên Thành và thị xã Thái Hòa (Nghệ An) do Hội đồng thi của Sở GD-ĐT Nghệ An chủ trì, chỉ có duy nhất 1 thí sinh thi môn Lịch sử.

      66 cán bộ nhân viên phục vụ 1 thí sinh

      Thí sinh duy nhất thi Môn Sử tại điểm thi Trường THPT Yên Thành 2. Ảnh. Cao Thái

      Tại điểm thi Trường THPT Yên Thành 2 công tác chuẩn bị coi thi vẫn được chuẩn bị kỹ để phục vụ duy nhất 1 thí sinh đến thi – đó là em Phạm Xuân Hải (SN 1996, trú xã Đại Thành, Yên Thành).

      Trao đổi với PV, thầy Võ Thanh Hoa, điểm trưởng điểm thi cho biết, công tác coi thi tại điểm Trường THPT Yên Thành 2 vẫn diễn ra bình thường. Cụ thể, sáng 4/7 vẫn có 66 cán bộ nhân viên phục vụ duy nhất 1 thí sinh, gồm 48 cán bộ coi thi, 12 nhân viên bảo vệ và 6 cán bộ phục vụ thi.

      Chia sẻ với phóng viên, em Phạm Xuân Hải cho rằng không cảm thấy bất ngờ khi điểm thi chỉ mỗi mình em thi môn sử. “Lúc đăng ký thi em đã nghĩ đến chuyện này rồi, nhưng em sẽ cố gắng hoàn thành tốt môn thi”.

      Thông tin từ Sở GD-ĐT Nghệ An, buổi thi sáng nay Hội đồng thi của tỉnh Nghệ An do Sở chủ trì có 12.475 thí sinh đăng ký dự thi. Trong đó môn Lịch sử 117/12.475 thí sinh dự thi.

      Một số điểm thi có rất ít thí sinh như Trường THPT Yên Thành 2, Trường THPT Thái Hoà chỉ có duy nhất 1 thí sinh; Trường THPT Phan Đăng Lưu (Yên Thành) có 2 em; THPT Đặng Thúc Hứa có 2 em; THPT Quỳnh Lưu 1 có 3 em…

      Điểm thi nhiều nhất là ở huyện Kỳ Sơn có 21 thí sinh, kế đến là Trường THPT Anh Sơn 1 với 15 thí sinh và Trường THPT 1-5 có 14 thí sinh dự thi.

      Trong cả nước, Lịch sử là môn ít thí sinh đăng ký thi nhất với khoảng 153.000 thí sinh. Theo thống kê đến ngày 30/6, kỳ thi này có 957.529 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, chiếm khoảng 95% tổng số đăng ký.

      Luật sư VN đi đầu trong cải cách tư pháp


      Mới đây xảy ra sự việc Tòa án nhân dân Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh từ chối cấp giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư.
      Lý do tòa đưa ra là việc mời luật sư do cha mẹ thực hiện thiếu tài liệu chứng minh sự đồng ý của người con đang bị giam.
      Phải chăng Tòa đã không tuân luật?
      Đây là kiểu cách cơ quan tố tụng gây khó khăn cho luật sư xảy ra cũng phổ biến.
      Việc hỏi xem bị can có đồng ý luật sư do gia đình mời không, điều này có thực sự cần thiết? Bởi xét theo lẽ thường ai đang bị giam giữ mà chẳng mừng khi được gia đình quan tâm mời luật sư? Có lý nào lại từ chối cái người bảo vệ mình?
      Sau khi bị phê phán qua nhiều vụ việc, đến năm 2012 Luật Luật sư sửa đổi đã quy định tại Điều 27 rằng việc yêu cầu luật sư bào chữa được thực hiện không chỉ bởi bị can mà còn được thực hiện bởi ‘người khác’.
      ‘Người khác’ ở đây có thể hiểu là người thân trong gia đình như cha mẹ vợ chồng anh chị em hoặc người thân khác như bạn bè đồng nghiệp.
      Đây là một bước tiến tháo gỡ những chướng ngại cho nghề luật sư và cũng là gia tăng quyền cho công dân.
      Luật đã quy định thế, nhưng cán bộ Tòa án nhân dân quận 1 ở TP Hồ Chí Minh xem ra đã không tuân thủ. Việc từ chối chấp nhận luật sư do cha mẹ mời cho con không chỉ sai luật mà còn không nhân văn.
      Sau khi báo chí đưa tin, phía Tòa án đã sửa sai bằng cách tiếp nhận hồ sơ luật sư và bản thân Thẩm phán sẽ vào trại giam gặp bị can để hỏi xem có đồng ý luật sư hay không.

      Còn nhiều chướng ngại

      Lâu nay, giới luật sư vẫn bị các cơ quan nhà nước gây khó và nghề luật sư ở Việt Nam chưa phải là một nghề danh giá, hấp dẫn như nước ngoài.
      Vị thế yếu kém của người luật sư có nguyên do từ những chế định pháp lý bất cập. Ví như trong Bộ luật tố tụng hình sự quy định khi cùng tham gia hỏi cung, luật sư chỉ được hỏi khi điều tra viên cho phép.
      Và khi luật sư lên tiếng bênh vực cho bị can trước những câu hỏi mang tính mớm cung bức cung thì rất dễ bị quy chụp là gây cản trở khó khăn cho hoạt động điều tra và có thể bị xử lý.
      Cũng có những văn bản pháp luật không tạo điều kiện cho nghề luật sư hoạt động.
      Ví như Luật thanh tra không quy định cho phép đối tượng thanh tra được mời luật sư trong quá trình thanh tra, Luật tố cáo không cho phép người tố cáo được mời luật sư trong hoạt động tố cáo.

      Tại sao luật sư lại không được tham gia vào những hoạt động đầy tính pháp lý như vậy? Khi đó nhu cầu chính đáng được tư vấn pháp lý để thực hiện các công việc sao cho hợp pháp của công dân và doanh nghiệp bị bỏ đi đâu?
      Trước kia thì không, nhưng nay Luật khiếu nại đã quy định cho phép người khiếu nại được mời luật sư tư vấn pháp lý và tham gia bảo vệ trong hoạt động khiếu nại.
      Tố cáo hay khiếu nại cùng có bản chất các vấn đề pháp lý, sao khiếu nại thì cho luật sư tham gia, còn tố cáo thì không?
      Điều đó cho thấy những chế định pháp lý tiến bộ trao quyền cho công dân còn ít ỏi và nhiều cơ quan ban ngành vẫn chưa thay đổi nhận thức tiêu cực về nghề luật sư và chưa nhận ra vai trò to lớn của người luật sư trong quản trị xã hội.
      Nhiều người vẫn không thấy vấn đề phải quản trị đất nước bằng pháp luật, trong khi nghề luật sư sống và hoạt động hàng ngày cùng với các quy định pháp luật.
      Khi người luật sư tham gia vào các hoạt động sẽ có tác dụng giúp tháo gỡ những mâu thuẫn tranh chấp bất đồng, và giám sát thúc ép buộc các cơ quan phải làm đúng luật, đó là công cụ giúp ích quản trị xã hội đầy hiệu quả.

      Luật sư phải tự giúp mình

      Còn nhiều chế định pháp lý lạc hậu mà xét ra thì bất lợi cho nghề luật sư, giới luật sư cần nhận ra và có phương hướng đấu tranh sửa đổi nhằm tự giúp cho nghề nghiệp của mình.
      Ví như Bộ luật tố tụng hình sự hiện tại quy định cơ quan điều tra được quyền bắt giam giữ, trong khi cơ quan này vốn chịu trách nhiệm điều tra tội phạm. Vì cái quyền như thế và cái trách nhiệm như thế cho nên họ có xu hướng xem nhẹ quyền công dân.
      Tình trạng cơ quan điều tra bắt giam giữ là rất phổ biến, và vai trò của người luật sư hoàn toàn mờ nhạt trong việc này.
      Thực tế cho thấy, vấn đề bị bắt hay không là mối bận tâm lo lắng bậc nhất của người đang bị điều tra. Đối với nhiều người, việc sau này có bị kết tội hay không ít quan trọng hơn việc trước mắt có bị bắt hay không. Do vậy nếu luật sư chứng tỏ được vai trò hữu ích trong vấn đề quan trọng bậc nhất này của thân chủ, thì đó là điểm để giới luật sư cho thấy giá trị của mình và nhận được sự cậy nhờ của cộng đồng thân chủ.
      Để gia tăng vai trò giá trị của mình trong việc bênh vực thân chủ trước việc có bị bắt hay không, giới luật sư cần lên tiếng thúc đẩy quy định không để cơ quan điều tra được quyền bắt giam giữ, mà chỉ tòa án mới được ra lệnh bắt giam giữ.
      Cơ quan điều tra không được tự bắt, trong quá trình điều tra nếu thấy có nguy cơ xấu từ bị can, cần ngăn chặn thì gửi văn bản tới tòa đề nghị ra lệnh bắt. Khi tòa án đồng ý ra lệnh thì cơ quan điều tra thi hành lệnh bắt.

      Đây là chế định pháp lý quan trọng mang trong nó quyền to lớn, nếu sửa đổi sẽ ảnh hưởng lớn rộng tới quyền hạn của các chủ thể tư pháp. Cùng là việc bắt ngăn chặn thôi, nhưng cơ quan nào được quyền ra lệnh là điểm khác biệt mà từ đó sẽ kéo theo sự thay đổi toàn bộ cục diện của nền tư pháp.
      null

      Công cuộc cải cách tư pháp của Việt Nam còn nhiều việc phải làm, nhưng vai trò của luật sư, các liên đoàn luật sư 'đi đầu' là quan trọng, theo tác gi
      Chúng ta hy vọng thói quen nghề nghiệp cân nhắc công tâm khách quan của giới tòa án sẽ giúp cho thân chủ có cơ hội được ở nhà thay vì vào xà lim. Từ đó giảm bớt đi tính nghiệt ngã của tố tụng hình sự và dân chủ hóa đời sống xã hội.
      Cũng nên biết rằng pháp luật hình sự tiến bộ của các nước trên thế giới và ngay trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hợp Quốc đã được Việt Nam ký kết tham gia đều quy định quyền bắt giam giữ thuộc về tòa án.
      Ở Việt Nam hiến pháp năm 2013 đã quy định Tòa án thực hiện quyền tư pháp, tức là Tòa án là cơ quan trọng tâm giữ quyền cao nhất trong hệ thống tư pháp gồm các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. Cho nên nếu sửa đổi quy định trao quyền quyết định bắt chỉ cho tòa án sẽ vừa phù hợp với thông lệ quốc tế vừa phù hợp với Hiến pháp mới sửa đổi. Và do đó, vấn đề tuy lớn đấy nhưng không phải là không có cơ sở để thực hiện.

      Vai trò Liên đoàn luật sư

      Giới luật sư hiện nay còn khan hiếm cơ hội hành nghề và để cải thiện, giới luật sư có thể gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho mình bằng cách đấu tranh đưa vào quy định mọi vụ án hình sự mà bị can chịu khung hình phạt từ 7 năm tù trở lên thì phải có luật sư bào chữa.
      Nếu bị can không mời luật sư thì phải có luật sư chỉ định. Điều này được thực hiện sẽ không chỉ ích lợi cho giới luật sư mà ích lợi cho toàn bộ cộng đồng xã hội, giúp tăng tỷ lệ án hình sự có luật sư bào chữa và giảm tránh oan sai.
      Nhiều phận đời nghèo khó ngang trái éo le sẽ có cơ hội được luật sư bào chữa.
      Qua đó cho thấy, vấn đề gia tăng vị thế vai trò của người luật sư cũng là tăng cường tôn trọng bênh vực các quyền công dân.
      Nhưng để thực hiện những điều này thì phải tranh đấu với những người có quan điểm bác bỏ.
      Và Liên đoàn luật sư Việt Nam - tổ chức của luật sư cả nước có vai trò quan trọng.
      Liên đoàn luật sư cần tính cách để tìm kiếm gia tăng cơ hội nghề nghiệp cho luật sư thành viên và nâng cao vị thế của nghề nghiệp.
      Nhưng liệu Liên đoàn luật sư có đủ mạnh mẽ nhiệt huyết tranh đấu cho các vấn đề của nghề không?
      Có thực trạng là nhiều người giữ vị trí trong bộ máy của Liên đoàn vì đã thành danh nên cơ hội nghề nghiệp có thừa nên thiếu động lực, hoặc là được cơ cấu vào giữ ghế mà không do năng lực dẫn đến họ không nhiệt huyết trước các vấn đề.
      Trong khi nhiều luật sư thành viên thì thờ ơ với tổ chức hoặc bận rộn với những phi vụ của mình mà theo đó công lý không những không được bênh vực mà còn bị hủy hoại.
      null
      Xã hội Việt Nam phát triển đi kèm nhiều vấn đề cần giải quyết, trong đó có cải cách tư pháp, pháp luật ở Việt Nam phục vụ người dân, cộng đồng và các giới.
      Cho nên trong công cuộc dài hơi tìm cách cải tạo thay đổi thực trạng, các luật sư phải thấy được nhu cầu làm lành mạnh chính tổ chức của mình.

      Đi đầu cải cách tư pháp

      Điều may mắn là khi giới luật sư tìm kiếm cơ hội, nâng cao vai trò vị thế của mình thì đó cũng chính là nội dung mục tiêu của chương trình cải cách tư pháp.
      Các quyền hạn trong lĩnh vực tư pháp xét cho cùng cũng chỉ giới hạn ở một số lượng các quyền nhất định, nhưng lâu nay việc phân bổ thực hiện các quyền không hợp lý dẫn đến nền tư pháp còn xộc xệch.
      Cải cách tư pháp là nhằm căn chỉnh phân bổ lại cho hợp lý việc thực hiện các quyền này và điều tất yếu là tăng quyền cho luật sư.
      Giới luật sư có đầy đủ động lực, thấy được sự cần thiết và hưởng lợi từ những thành công của chủ trương cải cách tư pháp. Và so với các giới cán bộ tư pháp khác thì người luật sư có đủ ưu thế thuận lợi để đi đầu.
      Ưu thế thuận lợi ở đây là sự tự do trong hành nghề dẫn đến sự tự chủ trong suy nghĩ việc làm.
      Trong khi các giới cán bộ tư pháp như thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên họ làm việc theo những quy chế, nguyên tắc, trình tự, thủ tục có tính ổn vững, thói quen việc làm ít thay đổi nên không thuận cho những suy tư mới.
      Cải cách tư pháp nhằm gia tăng và nâng cao quyền tư pháp trong tương quan với quyền lập pháp, hành pháp. Mặc dù có lợi cho chính mình song các cán bộ tư pháp đều có vẻ thụ động và trông chờ quyết định thay đổi đến từ bên ngoài. Vai trò có sáng kiến hành động của họ rất ít.
      Ví như giới cán bộ tòa án, họ có quyền hạn to lớn là định đoạt mạng sống và số năm tù của một đời người. Hoặc họ có quyền quyết định xem bên nào được hay mất hàng trăm tỷ đồng.
      Quyền hạn to lớn như thế cũng đòi hỏi tầm mức tri thức và phẩm hạnh tương xứng, như thế đúng ra họ xứng đáng được hưởng một mức lương cao.
      Nhưng lâu nay không thấy giới thẩm phán lên tiếng đòi hỏi cho quyền hưởng lương cao, họ thụ động trông chờ và khi đó không chỉ thiệt thòi cho họ mà còn gây hại cho người khác.
      Để có thêm thu nhập họ đã tận dụng quyền hạn to lớn của mình trong các vụ án, từ đó nảy sinh trình trạng vòi vĩnh gây khó dễ mà sự việc xảy ra tại Tòa án nhân dân Quận 1 nêu trên là một ví dụ.
      Tóm lại, các giới cán bộ tư pháp chịu nhiều sự ràng buộc khiến họ không thể bứt phá ra khỏi những trói buộc nên không trông đợi ở họ là những người tiên phong trong việc thúc đẩy những cái mới.
      Giới luật sư tuy còn nhiều vấn đề nội tại nhưng nắm giữ trong mình khả năng đóng góp to lớn trong chủ trương cải cách tư pháp và qua đó giúp dân chủ hóa đời sống xã hội.
      Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một luật sư đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội.