HẢI PHÒNG (NV) .- Một ngày sau khi “bị tạm giữ để điều tra về hành vi buôn bán chất ma túy”, một người đàn ông đã “treo cổ tự tử tại nhà tạm giữ công an huyện An Lão, thành phố Hải Phòng...”
Nạn nhân Phạm Khắc Chử đang hôn mê, phải thở bằng máy tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội. (Hình: Kiến Thức).
Báo điện tử Kiến Thức hôm Chủ Nhật 21/6/2015 cho hay “Lê Văn Thùy (SN 1958, thường trú tại số 7 tổ dân phố Trung Dũng, thị trấn An Lão, Hải Phòng) bị tạm giữ để điều tra về hành vi mua bán trái phép chất ma túy đã treo cổ tự tử ngày 18/6 tại Nhà tạm giữ Công an huyện An Lão, Hải Phòng”.
Nguồn tin trên kể lại, nhiều phần theo lời công an huyện An Lão, là “vào hồi 7 giờ ngày 18/6, cán bộ trực Nhà tạm giữ phát hiện đối tượng Lê Văn Thùy dùng áo treo cổ nên đã tổ chức sơ cứu và đưa đến Bệnh viện đa khoa huyện An Lão để cấp cứu. Tuy nhiên, đến khoảng 7 giờ 20 cùng ngày thì đối tượng này đã chết.”
Tuy nói rằng “Giám đốc Công an thành phố đã chỉ đạo Công an huyện An Lão phối hợp với các phòng nghiệp vụ và các cơ quan chức năng tiến hành khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi” để điều tra về cái chết, nhưng lại nói “bàn giao thi thể cho gia đình lo hậu sự. Công an huyện đã cử lực lượng phối hợp cùng chính quyền địa phương và gia đình Thùy làm thủ tục mai táng.”
Điều này có vẻ vô cùng vội vã, không thấy nói gì đến khám nghiệm mổ xẻ pháp y để xác định nguyên nhân cái chết. Cũng không thấy báo chí địa phương đề cập gì tới thân nhân của Lê Văn Thùy để họ lên tiếng. Có phải ông Lê Văn Thùy “treo cổ tự tử” hay vì bị tra tấn mà chết? Thân thể ông có dấu tích gì của “ngoại lực” đã dẫn đến cái chết hay không, rồi treo ông ta lên, vu vạ người ta “tự tử”.
Ông Lê Văn Thùy là nạn nhân thứ 6 chết trong tay của công an từ đầu năm 2015 đến nay chỉ một vài ngày kể từ khi bị “tạm giam”. Riêng trong Tháng Tư vừa qua có tới 3 người chết với những bí ẩn bất thường.
Hôm Thứ Hai 22/6/2015, báo Kiến Thức cho hay Bộ Công an “đã có văn bản đề nghị đồng chí Giám đốc CA tỉnh Hải Dương làm rõ vụ 'bỗng dưng nguy kịch' khi tạm giam ở CA huyện Thanh Hà”. Tấm hình phổ biến trên mặt báo thấy ông này mũi đầy máu, hai mắt sưng tím và có máu.
Ông Phạm Khắc Chử, 44 tuổi, cư ngụ tại thôn An Liệt, xã Thanh Hải, huyện Thanh Hà, “bị tạm giam tại công an huyện Thanh Hà (tỉnh Hải Dương), để chờ tòa xét xử bỗng dưng nhập viện trong tình trạng nguy kịch, thân thể có một số vết thương.” Tờ Kiến Thức viết.
Hiện ông này đang hôn mê, thở bằng máy, mạng sống có vẻ mong manh tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, kể từ khi được đưa đi cấp cứu từ nhà giam ngày 7/6/2015.
Theo lời ông Phạm Khắc Mạnh, anh của nạn nhân, nói với nhà báo thì “Thời điểm bị bắt giữ, ông Chử có tình trạng sức khỏe bình thường, trên người không có thương tích và cũng không có tiền sử về bệnh trạng trong cơ thể.”
Lý do ông Chử bị bắt giam khoảng 9 giờ ngày 5/6/2015, vì “không thực hiện dự phiên tòa xét xử do tội của ông Chử gây ra.” Ông bị truy tố về tội danh “lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại khoản 1 điều 139, Bộ luật hình sự”.
Giữa Tháng Tư, một “đoàn công tác đặc biệt” báo cáo trong một phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội CSVN rằng từ 1 Tháng 10-2011 đến 30 Tháng 9-2014 tại Việt Nam có 226 nghi can chết khi bị tạm giam tạm giữ. Bộ Công an nói những nghi can đó đều chết vì “bị bệnh” hoặc “tự tử”.
Tuy nhà cầm quyền Việt Nam ký vào Công ước Quốc tế về Chống Tra tấn hồi cuối năm 2013 nhưng từ đó đến nay, công an vẫn tra tấn nhục hình nghi can, như không có gì thay đổi. Chỉ đếm trên mặt báo chí tường thuật, người ta thấy có 22 nạn nhân chết trong tay công an năm 2014. Năm 2013 có 13 người nạn nhân. Nhiều người trong số đó bị vu cho là “tự tử” nhưng thân thể họ đầy dấu vết nhục hình từ dập nội tạng, gẫy xương sườn, vỡ sọ. (TN)
06-22- 2015 6:36:16 PM
Tuesday, June 23, 2015
Báo chí cách mạng nói thật ăn đòn
Theo Người Việt-06-22- 2015 2:49:56 PM
Lê Diễn Đức
Ngày 21 tháng 6 là ngày kỷ niệm 90 năm báo chí cách mạng Việt Nam, 21 tháng 6, 1925-21 tháng 6, 2015.
Tôi nhắc lại một cách nghiêm túc rằng, đây là “báo chí cách mạng Việt Nam!”
“Báo chí cách mạng” vì thực chất nó là phương tiện tuyên truyền của một nhà nước độc tài, toàn trị Cộng Sản.
Tại Việt Nam hoạt động báo chí không phải là một hoạt động dân sự, không phải là tấm gương phản chiếu hiện thực và lành mạnh hóa xã hội.
Báo chí tự do được xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất của một xã hội tự do dân chủ. Mỗi thành viên trong xã hội đều có quyền tự do bày tỏ chính kiến của mình và được tôn trọng. Tự do báo chí, vì thế, đương nhiên không có chỗ trong “báo chí cách mạng Việt Nam.”
Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) trong công bố phúc trình thường niên gần đây đã tiếp tục liệt kê Việt Nam vào danh sách 10 nước kiểm duyệt báo chí gay gắt nhất trên thế giới. Còn tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RFS) cũng xếp Việt Nam nằm áp chót bảng những quốc gia bóp nghẹt tự do báo chí và là hung thần của Internet.
Ngày 29 tháng 11, 2006, thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, đã ký chỉ thị 37CP, xác định, “Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước.”
Tháng 8, 2011, tại Hội Nghị Báo Chí Nhóm Họp ở Quảng Bình, Cục Báo Chí thuộc Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam tái khẳng định rằng tất cả báo chí trong nước đều là cơ quan ngôn luận của đảng nên nhiệm vụ chính yếu là “tuyên truyền đường lối, chủ trương của đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước đến nhân dân.”
Vì thế, mọi cơ quan báo chí của Việt Nam đều chịu sự quản lý và kiểm soát của Bộ Thông Tin và Truyền Thông dưới quyền Ban Văn Hóa Tư Tưởng của Đảng Cộng Sản.
Thế nhưng, vốn có bản chất vừa ăn cướp vừa la làng, thường hay bao biện cho chính mình, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn trơ trẽn nói rằng, “Việt Nam tự do báo chí hơn nhiều nước khác.”
Nguyễn Bắc Son, bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam, phát biểu, “Việt Nam hiện có 838 cơ quan báo chí, gồm các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử. Thế giới nói rằng chúng ta không tự do báo chí, nhưng chắc chắn chúng ta là một trong những nước rất tự do báo chí. Bởi vì chúng ta có tất cả các loại hình báo chí, dành cho tất cả các lứa tuổi, từ Trung ương tới địa phương, các bộ, ngành. Các nước khác chưa chắc có nhiều đài truyền hình như Việt Nam chúng ta.”
Không có báo tư nhân, báo chí phát hành bằng tiền ngân sách, tức tiền thuế của dân, nằm trong một hệ thống kiểm duyệt xuyên suốt, số lượng phát hành đâu phải là thước đo của tự do báo chí! Mang tiếng là bộ trưởng mà sao lại có thể phát biểu ngu xuẩn đến thế!
Hồ Chí Minh nói về báo chí thời thực dân Pháp thế nào thì cũng đúng y như vậy với báo chí cách mạng ngày nay, chỉ cần sửa lại “20 triệu” thành “90 triệu,” “Đông Dương” thành “Việt Nam,” và “ba hay bốn tờ” thành “hơn 800 tờ.”
“Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và tự do lập hội cũng không có... Giữa thế kỷ 20 này, ở một nước có đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo! Các bạn có thể tưởng tượng được như thế không? Mãi đến bây giờ, chưa có người An Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở Châu Âu và các nước Châu Á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hóa và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy.”
Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, một người làm thơ “không nhằm phục vụ một nhiệm vụ hoặc cổ vũ một trào lưu gì,” “lẻ loi đứng trên các nẻo đường” (lời nhà thơ Vũ Cao) viết rằng, “làm báo nói láo ăn tiền,” đó không phải chữ của tôi mà là chữ của nhà báo “kiệt hiệt” Vũ Bằng trong cuốn “Bốn mươi năm nói láo” (1969) của ông!”
“Vâng, ‘làm báo nói láo ăn tiền’ và ‘làm báo nói thật ăn đòn’ nghe thật chua xót, nhưng đó lại cũng là một sự thật song hành đang hiện diện,” Nguyễn Trọng Tạo viết trên trang Facebook. [1]
Vì thường xuyên “nói láo” nên báo chí cách mạng bị mất lòng tin của độc giả.
Trong cuộc Hội Thảo Khoa Học “Trách nhiệm xã hội và đạo đức báo chí trong kỷ nguyên số” do Khoa Báo chí & Truyền Thông - đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Phối Hợp Quỹ Konrad Aderiauer Stiftung (KAS) tổ chức tại Hà Nội ngày 10 tháng 6, 2015, nhà báo Hữu Thọ, cựu Ủy Viên Trung Ương Đảng, cựu Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương chia sẻ, “Là nhà báo 50 năm cầm bút, tôi phải đau lòng nói rằng chưa bao giờ uy tín báo chí giảm sút như hiện nay...”
Gần hai sư đoàn nhà báo có thẻ, ăn lương nhà nước và hàng chục ngàn dư luận viên truyền miệng mà chẳng thuyết phục được độc giả trên mặt trận thông tin. Trong bài “Trận địa thông tin” trên tờ Lao Động ngày 10 tháng 1, 2013, Đỗ Quý Doãn, thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông, thú nhận:
“Tại sao chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ, ngành. Có tới 17 ngàn nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân. Báo chí đang đánh mất niềm tin của bạn đọc.”
Một cuộc khảo sát 3,000 người Việt Nam độ tuổi từ 15 trở lên, trong khoảng thời gian từ ngày 20 tháng 1 đến 13 tháng 3, 2015 của hãng khảo sát quốc tế Gallup phối hợp thực hiện với Cơ Quan Quản Trị Phát Thanh (BBG) trực thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ, cho thấy 58.2% người dân Việt Nam từ các độ tuổi cho rằng blog cá nhân “đáng tin” hơn truyền thông nhà nước.
“Điều này cho thấy sự thiếu tin tưởng vào truyền thông nhà nước, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi được giáo dục tốt hơn,” báo cáo trên nhận định. [2]
Tuy nhiên, trong lực lượng hùng hậu của “báo chí cách mạng,” ngoại trừ đa phần cam chịu thân phận “bưng bô,” cũng có một số cây bút mạnh dạn, xông xáo. Trong các chủ đề phản ánh và phê phán hiện thực xã hội, họ đã cung cấp khá nhiều thông tin bổ ích. Nhưng khi vượt làn ranh cho phép của nhà cầm quyền, bài viết đụng đến tầng cao của giai cấp thống trị, hoặc mắt xích quan trọng của vụ án tham nhũng nào đó, họ sẽ bị trù dập.
Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên, Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ, bị những bản án nặng nề, bất công, hay Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia đình và Xã hội vì phản đối lập luận của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng về sự “suy thoái” mà bị buộc thôi việc, là những ví dụ.
Điển hình hơn là nhà báo Kim Quốc Hoa của báo Người Cao Tuổi. Trong 8 năm (2007-2014) từ khi ông về làm tổng biên tập, báo đã phanh phui hơn 2,500 vụ tham nhũng, tiêu cực từ cấp xã trở lên, về cơ bản bảo đảm chính xác, nhiều vụ được đông đảo bạn đọc đánh giá cao. Thế nhưng khi đụng đến một số nhân vật cao cấp ông bị khởi tố về việc “làm lộ bí mật nhà nước!”
Thì ra trong cái lò “cách mạng” này, phê phán đường lối, chánh sách của đảng, hay chỉ trích lối sống tha hóa của cán bộ lãnh đạo đều thuộc vùng cấm!
Báo lề dân luôn luôn thù địch với lò “báo chí cách mạng.” Các điều 258, 79 và 88 của Bộ Luật Hình Sự là công cụ đàn áp của nhà cầm quyền. Các bài viết của cac blogger về dân chủ nhân quyền, phản biện hết sức ôn hòa, thậm chí chỉ mong chế độ nhìn nhận và thay đổi, đều bị liệt vào tội “lợi dụng quyền dân chủ gây tổn hại cho lợi ích nhà nước.”
Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Hải, Phan Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Hồng Lê Ngọc, Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Hữu Vinh... là những cây viết phải chịu tù tội vì cái luật quái đản ấy.
Karl Marx, năm 1842, về tự do báo chí, đã nói rằng, “Luật về kiểm duyệt không phải là luật mà là một phương tiện cảnh sát. Và đây là một phương tiện cảnh sát xấu, vì không đạt được những gì dự định và những gì người ta muốn.”
Đúng như thế, “báo chí cách mạng” càng kiểm duyệt, càng bưng bít càng đẻ ra dối trá, càng dối trá thì càng mất uy tín, bởi vì trong thời buổi Internet hiện nay, con người luôn có nhu cầu tìm đến sự thật. Nguồn tin đa dạng ngoài luồng sẽ lột trần dối trá.
Copyright Người Việt
[1]: https://www.facebook.com/nguyentrongtao?fref=ts
[2]: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/06/150612_vietnamese_youth_online_news
Lê Diễn Đức
Ngày 21 tháng 6 là ngày kỷ niệm 90 năm báo chí cách mạng Việt Nam, 21 tháng 6, 1925-21 tháng 6, 2015.
Tôi nhắc lại một cách nghiêm túc rằng, đây là “báo chí cách mạng Việt Nam!”
“Báo chí cách mạng” vì thực chất nó là phương tiện tuyên truyền của một nhà nước độc tài, toàn trị Cộng Sản.
Tại Việt Nam hoạt động báo chí không phải là một hoạt động dân sự, không phải là tấm gương phản chiếu hiện thực và lành mạnh hóa xã hội.
Báo chí tự do được xem là tiêu chuẩn quan trọng nhất của một xã hội tự do dân chủ. Mỗi thành viên trong xã hội đều có quyền tự do bày tỏ chính kiến của mình và được tôn trọng. Tự do báo chí, vì thế, đương nhiên không có chỗ trong “báo chí cách mạng Việt Nam.”
Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) trong công bố phúc trình thường niên gần đây đã tiếp tục liệt kê Việt Nam vào danh sách 10 nước kiểm duyệt báo chí gay gắt nhất trên thế giới. Còn tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RFS) cũng xếp Việt Nam nằm áp chót bảng những quốc gia bóp nghẹt tự do báo chí và là hung thần của Internet.
Ngày 29 tháng 11, 2006, thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng, đã ký chỉ thị 37CP, xác định, “Kiên quyết không để tư nhân hóa báo chí dưới mọi hình thức và không để bất cứ tổ chức, cá nhân nào lợi dụng, chi phối báo chí để phục vụ lợi ích riêng, gây tổn hại lợi ích đất nước.”
Tháng 8, 2011, tại Hội Nghị Báo Chí Nhóm Họp ở Quảng Bình, Cục Báo Chí thuộc Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam tái khẳng định rằng tất cả báo chí trong nước đều là cơ quan ngôn luận của đảng nên nhiệm vụ chính yếu là “tuyên truyền đường lối, chủ trương của đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước đến nhân dân.”
Vì thế, mọi cơ quan báo chí của Việt Nam đều chịu sự quản lý và kiểm soát của Bộ Thông Tin và Truyền Thông dưới quyền Ban Văn Hóa Tư Tưởng của Đảng Cộng Sản.
Thế nhưng, vốn có bản chất vừa ăn cướp vừa la làng, thường hay bao biện cho chính mình, nhà cầm quyền Việt Nam vẫn trơ trẽn nói rằng, “Việt Nam tự do báo chí hơn nhiều nước khác.”
Nguyễn Bắc Son, bộ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông Việt Nam, phát biểu, “Việt Nam hiện có 838 cơ quan báo chí, gồm các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử. Thế giới nói rằng chúng ta không tự do báo chí, nhưng chắc chắn chúng ta là một trong những nước rất tự do báo chí. Bởi vì chúng ta có tất cả các loại hình báo chí, dành cho tất cả các lứa tuổi, từ Trung ương tới địa phương, các bộ, ngành. Các nước khác chưa chắc có nhiều đài truyền hình như Việt Nam chúng ta.”
Không có báo tư nhân, báo chí phát hành bằng tiền ngân sách, tức tiền thuế của dân, nằm trong một hệ thống kiểm duyệt xuyên suốt, số lượng phát hành đâu phải là thước đo của tự do báo chí! Mang tiếng là bộ trưởng mà sao lại có thể phát biểu ngu xuẩn đến thế!
Hồ Chí Minh nói về báo chí thời thực dân Pháp thế nào thì cũng đúng y như vậy với báo chí cách mạng ngày nay, chỉ cần sửa lại “20 triệu” thành “90 triệu,” “Đông Dương” thành “Việt Nam,” và “ba hay bốn tờ” thành “hơn 800 tờ.”
“Chúng tôi không có quyền tự do báo chí và tự do ngôn luận, ngay cả quyền tự do hội họp và tự do lập hội cũng không có... Giữa thế kỷ 20 này, ở một nước có đến 20 triệu dân mà không có lấy một tờ báo! Các bạn có thể tưởng tượng được như thế không? Mãi đến bây giờ, chưa có người An Nam nào được phép xuất bản một tờ báo cả. Tôi gọi báo là một tờ báo về chính trị, về kinh tế hay văn học như ta thấy ở Châu Âu và các nước Châu Á khác, chứ không phải một tờ do chính quyền thành lập và giao cho bọn tay chân điều khiển, chỉ nói đến chuyện nắng mưa, tán dương những kẻ quyền thế đương thời, kể chuyện vớ vẩn, ca tụng công ơn của nền khai hóa và ru ngủ dân chúng. Báo đầu độc người ta như thế, thì ở Đông Dương cũng có ba hay bốn tờ đấy.”
Nhà báo, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, một người làm thơ “không nhằm phục vụ một nhiệm vụ hoặc cổ vũ một trào lưu gì,” “lẻ loi đứng trên các nẻo đường” (lời nhà thơ Vũ Cao) viết rằng, “làm báo nói láo ăn tiền,” đó không phải chữ của tôi mà là chữ của nhà báo “kiệt hiệt” Vũ Bằng trong cuốn “Bốn mươi năm nói láo” (1969) của ông!”
“Vâng, ‘làm báo nói láo ăn tiền’ và ‘làm báo nói thật ăn đòn’ nghe thật chua xót, nhưng đó lại cũng là một sự thật song hành đang hiện diện,” Nguyễn Trọng Tạo viết trên trang Facebook. [1]
Vì thường xuyên “nói láo” nên báo chí cách mạng bị mất lòng tin của độc giả.
Trong cuộc Hội Thảo Khoa Học “Trách nhiệm xã hội và đạo đức báo chí trong kỷ nguyên số” do Khoa Báo chí & Truyền Thông - đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Phối Hợp Quỹ Konrad Aderiauer Stiftung (KAS) tổ chức tại Hà Nội ngày 10 tháng 6, 2015, nhà báo Hữu Thọ, cựu Ủy Viên Trung Ương Đảng, cựu Trưởng Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương chia sẻ, “Là nhà báo 50 năm cầm bút, tôi phải đau lòng nói rằng chưa bao giờ uy tín báo chí giảm sút như hiện nay...”
Gần hai sư đoàn nhà báo có thẻ, ăn lương nhà nước và hàng chục ngàn dư luận viên truyền miệng mà chẳng thuyết phục được độc giả trên mặt trận thông tin. Trong bài “Trận địa thông tin” trên tờ Lao Động ngày 10 tháng 1, 2013, Đỗ Quý Doãn, thứ trưởng Bộ Thông Tin và Truyền Thông, thú nhận:
“Tại sao chúng ta có một hệ thống hơn 700 tờ báo, 67 đài phát thanh truyền hình, hàng trăm trang tin, báo điện tử, hàng ngàn trang tin của các bộ, ngành. Có tới 17 ngàn nhà báo, trong đó có nhiều cây bút có đủ khả năng làm lay động bạn đọc mà thông tin lưu truyền trong xã hội lại là thông tin từ blog cá nhân. Báo chí đang đánh mất niềm tin của bạn đọc.”
Một cuộc khảo sát 3,000 người Việt Nam độ tuổi từ 15 trở lên, trong khoảng thời gian từ ngày 20 tháng 1 đến 13 tháng 3, 2015 của hãng khảo sát quốc tế Gallup phối hợp thực hiện với Cơ Quan Quản Trị Phát Thanh (BBG) trực thuộc Bộ Ngoại Giao Mỹ, cho thấy 58.2% người dân Việt Nam từ các độ tuổi cho rằng blog cá nhân “đáng tin” hơn truyền thông nhà nước.
“Điều này cho thấy sự thiếu tin tưởng vào truyền thông nhà nước, đặc biệt là ở những người trẻ tuổi được giáo dục tốt hơn,” báo cáo trên nhận định. [2]
Tuy nhiên, trong lực lượng hùng hậu của “báo chí cách mạng,” ngoại trừ đa phần cam chịu thân phận “bưng bô,” cũng có một số cây bút mạnh dạn, xông xáo. Trong các chủ đề phản ánh và phê phán hiện thực xã hội, họ đã cung cấp khá nhiều thông tin bổ ích. Nhưng khi vượt làn ranh cho phép của nhà cầm quyền, bài viết đụng đến tầng cao của giai cấp thống trị, hoặc mắt xích quan trọng của vụ án tham nhũng nào đó, họ sẽ bị trù dập.
Nguyễn Việt Chiến của báo Thanh Niên, Hoàng Khương của báo Tuổi Trẻ, bị những bản án nặng nề, bất công, hay Nguyễn Đắc Kiên của báo Gia đình và Xã hội vì phản đối lập luận của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng về sự “suy thoái” mà bị buộc thôi việc, là những ví dụ.
Điển hình hơn là nhà báo Kim Quốc Hoa của báo Người Cao Tuổi. Trong 8 năm (2007-2014) từ khi ông về làm tổng biên tập, báo đã phanh phui hơn 2,500 vụ tham nhũng, tiêu cực từ cấp xã trở lên, về cơ bản bảo đảm chính xác, nhiều vụ được đông đảo bạn đọc đánh giá cao. Thế nhưng khi đụng đến một số nhân vật cao cấp ông bị khởi tố về việc “làm lộ bí mật nhà nước!”
Thì ra trong cái lò “cách mạng” này, phê phán đường lối, chánh sách của đảng, hay chỉ trích lối sống tha hóa của cán bộ lãnh đạo đều thuộc vùng cấm!
Báo lề dân luôn luôn thù địch với lò “báo chí cách mạng.” Các điều 258, 79 và 88 của Bộ Luật Hình Sự là công cụ đàn áp của nhà cầm quyền. Các bài viết của cac blogger về dân chủ nhân quyền, phản biện hết sức ôn hòa, thậm chí chỉ mong chế độ nhìn nhận và thay đổi, đều bị liệt vào tội “lợi dụng quyền dân chủ gây tổn hại cho lợi ích nhà nước.”
Phạm Hồng Sơn, Nguyễn Văn Hải, Phan Văn Hải, Tạ Phong Tần, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào, Hồng Lê Ngọc, Nguyễn Ngọc Già, Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Hữu Vinh... là những cây viết phải chịu tù tội vì cái luật quái đản ấy.
Karl Marx, năm 1842, về tự do báo chí, đã nói rằng, “Luật về kiểm duyệt không phải là luật mà là một phương tiện cảnh sát. Và đây là một phương tiện cảnh sát xấu, vì không đạt được những gì dự định và những gì người ta muốn.”
Đúng như thế, “báo chí cách mạng” càng kiểm duyệt, càng bưng bít càng đẻ ra dối trá, càng dối trá thì càng mất uy tín, bởi vì trong thời buổi Internet hiện nay, con người luôn có nhu cầu tìm đến sự thật. Nguồn tin đa dạng ngoài luồng sẽ lột trần dối trá.
Copyright Người Việt
[1]: https://www.facebook.com/nguyentrongtao?fref=ts
[2]: http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2015/06/150612_vietnamese_youth_online_news
Ba nghi phạm tự tử sau khi gây án
PHÚC ĐẠT - Thứ Tư, ngày 24/6/2015 - 05:30
(PL)- Ba vụ án chồng giết vợ và mẹ vợ xảy ra liên tiếp trong vòng một tuần. Sau khi gây án, ba nghi phạm đều tự tử.
Thời gian gần đây, người dân ở Sóc Trăng xôn xao khi hay tin Trịnh Minh Châu (tài xế xe tải, ngụ xã Liêu Tú, huyện Trần Đề) đánh vợ và mẹ vợ bất tỉnh. Do vết thương quá nặng, đêm 16-6, bà Nguyễn Thị Tám (mẹ vợ của Châu) đã tử vong.
Vợ chồng cãi nhau, mẹ già thiệt mạng
Theo người dân địa phương, trước khi xảy ra án mạng, chiều 16-6, Châu cãi nhau dữ dội với Huỳnh Thị Thu (vợ Châu). Lúc này bà Tám tình cờ ghé nhà chơi nhưng Châu vẫn tiếp tục cãi nhau với vợ. Trong cơn nóng giận, Châu lấy khúc gỗ đánh chị Thu và được bà Tám can ngăn. Bất chấp, Châu vung cây lên đánh vào đầu bà Tám khiến nạn nhân ngã xuống sàn nhà. Sau đó, Châu tiếp tục đánh chị Thu làm chị bất tỉnh, chảy máu đầu.
Thấy vợ và mẹ vợ nằm sõng soài trên nền nhà, Châu biết sẽ bị công an bắt nên tìm thuốc trừ sâu để uống. Uống xong, Châu trợn mắt, sùi bọt mép, ngã xuống đất khiến con gái của vợ chồng Châu khóc thét.
Nghe bé gái khóc lâu mà không nín, hàng xóm nhà Châu chạy qua xem thì phát hiện cảnh tượng hãi hùng. Nhiều người gọi xe cấp cứu đưa bà Tám và vợ chồng Châu vào bệnh viện nhưng bà Tám đã không qua khỏi.
Châu được rửa ruột, chống độc, chuyển từ phòng cấp cứu lên hồi sức cấp cứu điều trị dưới sự giám sát của cảnh sát. Đối với chị Thu, sau khi tỉnh lại đã được bác sĩ băng bột tay, theo dõi chấn thương đầu.
Trước đó Châu đến công an xã “báo án” bị vợ đánh và đây không phải lần đầu tiên. Được công an khuyên nếu vợ thật sự có “bạo hành” chồng, Châu nên trình báo với chính quyền ấp. Nghe hướng dẫn, Châu gật đầu “dạ, dạ” nhưng sau đó Châu lại sát hại vợ và mẹ vợ.
Nạn nhân Huỳnh Thị Thu đang điều trị tại bệnh viện sau khi bị chồng đánh đập dã man. Ảnh: PĐ
Giết vợ rồi tự tử
Tương tự, tại xã Trường Khánh, huyện Long Phú (Sóc Trăng) xảy ra vụ án giết người mà nạn nhân là vợ, hung thủ là chồng. Vụ việc xảy ra vào đêm 8-6, lúc đó Nguyễn Ngọc Trường Sơn cùng vợ là Trần Thị Bưởi ở nhà với bé trai tên H. (năm tuổi, con riêng của chị Bưởi). Lúc ăn cơm, vợ chồng Sơn xảy ra mâu thuẫn và cự cãi.
Chị Bưởi lấy dao gọt trái cây dọa đâm Sơn. Trong lúc giằng co, người chồng giật được con dao và đâm vào ngực chị Bưởi khiến nạn nhân gục xuống sàn nhà. Thấy vậy, Sơn dùng dao đâm vào ngực mình để tự sát và té ngã lên người vợ. Nghe ồn ào, hàng xóm chạy đến, phá cửa xông vào thì phát hiện chị Bưởi đã tắt thở. Nhận tin báo, Công an xã Trường Khánh đến hiện trường đưa Sơn đi cấp cứu khi con dao còn cắm sâu vào ngực. Nhiều người hàng xóm nhận định có thể Sơn giết vợ do ghen tuông khi nghe người chồng cũ (cha của bé H.) gọi điện thoại về thăm hỏi con trai. Hiện Sơn đã qua cơn nguy kịch và bị cơ quan công an khởi tố về tội giết người.
Trong khi vụ án của Sơn đang được điều tra thì sáng 14-6, tại ấp Tân Qui, phường Vĩnh Phước (thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) xảy ra án mạng. Nạn nhân là chị Hồ Thị Mỹ Nhanh (29 tuổi), nghi phạm là Nguyễn Quốc Tuấn (chồng chị Nhanh). Theo cơ quan chức năng, buổi sáng xảy ra án mạng, người dân phát hiện chị Nhanh nằm chết sau nhà. Trên đầu nạn nhân chảy nhiều máu, trong đó có vết thương sâu ở trán, nghi bị đập bằng búa. Sau đó, mọi người thấy Tuấn lội qua sông, trên tay cầm chiếc ca nhựa chứa dung dịch loãng, nghi là thuốc trừ sâu. Thấy bất thường nên hàng xóm bơi ghe ra sông, kéo Tuấn lên bờ thì Tuấn vùng vẫy đi về hướng chòi canh tôm của gia đình.
Thời điểm cơ quan công an đến hiện trường khám nghiệm điều tra nguyên nhân cái chết chị Nhanh, công an đến chòi canh tôm tìm Tuấn thì phát hiện Tuấn đã treo cổ tự tử.
Qua xác minh, Tuấn quê xã Hòa Tú 2, huyện Mỹ Xuyên, sau khi kết hôn về sống bên gia đình vợ. Tuấn sửa máy dạo, còn vợ ở nhà bán quán cà phê. Đầu năm nay Tuấn thụ án ba tháng tù giam về tội đánh bạc. Lúc ra tù Tuấn cho rằng bị vợ lạnh nhạt, không cho ngủ chung. Công an tỉnh Sóc Trăng cho biết không khởi tố vụ án này vì nghi can duy nhất là Tuấn đã chết.
PHÚC ĐẠT
Trung Quốc dùng tiền để khống chế Việt Nam?
Công nhân làm việc tại một dây chuyền lắp ráp tàu ở Trung Quốc. 13 chiếc tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở Bắc Kinh trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.
VOA Tiếng Việt
23.06.2015
Dư luận trong nước những ngày qua dậy sóng sau khi một quan chức chính phủ tuyên bố Việt Nam buộc phải mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc vì “điều kiện ràng buộc” về vay vốn giữa chính quyền hai nước.
Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng mới được báo chí trong nước trích lời cho biết rằng dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội phải sử dụng tàu điện mua của nước láng giềng phương bắc theo một hiệp định vay tín dụng ký giữa chính phủ hai nước từ năm 2008.
Ông Thăng cho biết thêm rằng chính vì việc mua tàu này, mà ông đã bị nhắn tin đe dọa và thậm chí có người còn đặt dấu hỏi về quan hệ của ông với Trung Quốc.
"Tôi chắc chắn là để ảnh hưởng tới Việt Nam, mọi mặt của nước Việt Nam. Tôi chắc chắn là có, bởi vì chuyện như thế từng xảy ra. Trong quan hệ tài chính, vay mượn kiểu như thế luôn luôn kèm theo những điều kiện, và nếu mà không minh bạch cho dân chúng biết, cứ mập mờ như thế này thì tôi nghĩ rằng tình chính đáng của chế độ này sẽ bị hủy hoại một cách rất là nghiêm trọng."-Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, nói.
Về phản ứng mạnh mẽ của dư luận trước sự kiện này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, nói với VOA Việt Ngữ:
“Người dân Việt Nam có tâm lý kỵ Trung Quốc, không thích hàng Tàu. Đã đủ thứ quần áo, thức ăn rồi đồ chơi chất lượng rất kém tràn lan ở thị trường Việt Nam rồi nên người ta cũng thấy tàu đường sắt trên cao của Trung Quốc thì người ta ngại thế thôi.”
13 tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở Bắc Kinh trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011 với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD.
Dự án này đã gặp phải một số sự cố nghiêm trọng, và đỉnh điểm là cuối năm ngoái, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao này chấn chỉnh nhà thầu thực hiện một dự án này.
Kiến nghị được đưa ra sau hai sự cố xảy ra, làm một người chết và ba người bị thương, trong chưa đầy hai tháng tại dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với các tư vấn giám sát và tổng thầu Trung Quốc.
Trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết rằng ông “nhiều lần muốn thay thế nhà thầu Trung Quốc vì yếu kém, nhưng không thể vì ràng buộc các điều kiện về hiệp định vay vốn”.
Tuyên bố nói trên của ông Đinh La Thăng được đưa ra ít lâu sau khi ông nói rằng "không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn" của Trung Quốc.
Việc ông Thăng chỉ trích nhà thầu Trung Quốc sau các sự cố gây chết người đã bị một tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc cáo buộc là “tìm cách nhen nhóm tinh thần bài Trung Quốc”.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng hai nước “cần phải thúc đẩy hợp tác trên biển, trên bộ và trong lĩnh vực tài chính”.
"Người dân Việt Nam có tâm lý kỵ Trung Quốc, không thích hàng Tàu. Đã đủ thứ quần áo, thức ăn rồi đồ chơi chất lượng rất kém tràn lan ở thị trường Việt Nam rồi nên người ta cũng thấy tàu đường sắt trên cao của Trung Quốc thì người ta ngại thế thôi."-Tiến sỹ Nguyễn Quang A.
Chưa rõ là việc hợp tác tài chính này cụ thể là gì, nhưng việc ông Lý kêu gọi tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này khiến nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi là liệu phải chăng Trung Quốc đang tìm cách gây ảnh hưởng lên Việt Nam thông qua các khoản vay.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nhận định:
“Tôi chắc chắn là để ảnh hưởng tới Việt Nam, mọi mặt của nước Việt Nam. Tôi chắc chắn là có, bởi vì chuyện như thế từng xảy ra. Trong quan hệ tài chính, vay mượn kiểu như thế luôn luôn kèm theo những điều kiện, và nếu mà không minh bạch cho dân chúng biết, cứ mập mờ như thế này thì tôi nghĩ rằng tình chính đáng của chế độ này sẽ bị hủy hoại một cách rất là nghiêm trọng.”
Bình luận trên Facebook, luật sư Lê Công Định viết: “Lời giải thích của Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh–Hà Đông có những vấn đề sau: hoặc (1) ông che giấu bản chất và áp lực phía sau việc vay vốn ODA của Trung Quốc, hoặc (2) ông lừa dối dân chúng và xem tất cả đều ngu dốt, hoặc (3) ông (và những người giống ông) ngu dốt.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với Bộ trưởng Đinh La Thăng để phỏng vấn.
Việt Nam thời gian qua cũng đã nhanh chóng lên tiếng hậu thuẫn ngân hàng phát triển hạ tầng Châu Á, AIIB, do Trung Quốc khởi xướng, dù một số nước trong đó có Mỹ và Nhật Bản, khước từ việc gia nhập định chế tài chính mới nổi này.
VOA Tiếng Việt
23.06.2015
Dư luận trong nước những ngày qua dậy sóng sau khi một quan chức chính phủ tuyên bố Việt Nam buộc phải mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc vì “điều kiện ràng buộc” về vay vốn giữa chính quyền hai nước.
Bộ trưởng Giao thông Đinh La Thăng mới được báo chí trong nước trích lời cho biết rằng dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ở Hà Nội phải sử dụng tàu điện mua của nước láng giềng phương bắc theo một hiệp định vay tín dụng ký giữa chính phủ hai nước từ năm 2008.
Ông Thăng cho biết thêm rằng chính vì việc mua tàu này, mà ông đã bị nhắn tin đe dọa và thậm chí có người còn đặt dấu hỏi về quan hệ của ông với Trung Quốc.
"Tôi chắc chắn là để ảnh hưởng tới Việt Nam, mọi mặt của nước Việt Nam. Tôi chắc chắn là có, bởi vì chuyện như thế từng xảy ra. Trong quan hệ tài chính, vay mượn kiểu như thế luôn luôn kèm theo những điều kiện, và nếu mà không minh bạch cho dân chúng biết, cứ mập mờ như thế này thì tôi nghĩ rằng tình chính đáng của chế độ này sẽ bị hủy hoại một cách rất là nghiêm trọng."-Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, nói.
Về phản ứng mạnh mẽ của dư luận trước sự kiện này, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS, nói với VOA Việt Ngữ:
“Người dân Việt Nam có tâm lý kỵ Trung Quốc, không thích hàng Tàu. Đã đủ thứ quần áo, thức ăn rồi đồ chơi chất lượng rất kém tràn lan ở thị trường Việt Nam rồi nên người ta cũng thấy tàu đường sắt trên cao của Trung Quốc thì người ta ngại thế thôi.”
13 tàu điện của Trung Quốc mà Việt Nam tính mua của một công ty ở Bắc Kinh trị giá hơn 60 triệu đôla. Tàu mô hình sẽ được giới thiệu với người dân vào cuối năm 2015, và tàu sẽ được đưa về Việt Nam năm 2016.
Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông, được khởi công tháng 10/2011 với tổng mức đầu tư ban đầu hơn 550 triệu USD, trong đó, vốn vay tín dụng ưu đãi của Chính phủ Trung Quốc là 169 triệu USD.
Dự án này đã gặp phải một số sự cố nghiêm trọng, và đỉnh điểm là cuối năm ngoái, Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao này chấn chỉnh nhà thầu thực hiện một dự án này.
Kiến nghị được đưa ra sau hai sự cố xảy ra, làm một người chết và ba người bị thương, trong chưa đầy hai tháng tại dự án Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông với các tư vấn giám sát và tổng thầu Trung Quốc.
Trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng cho biết rằng ông “nhiều lần muốn thay thế nhà thầu Trung Quốc vì yếu kém, nhưng không thể vì ràng buộc các điều kiện về hiệp định vay vốn”.
Tuyên bố nói trên của ông Đinh La Thăng được đưa ra ít lâu sau khi ông nói rằng "không thể đánh đổi quyền lợi của người Việt Nam, tính mạng của người Việt Nam để vay vốn" của Trung Quốc.
Việc ông Thăng chỉ trích nhà thầu Trung Quốc sau các sự cố gây chết người đã bị một tờ báo có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa ở Trung Quốc cáo buộc là “tìm cách nhen nhóm tinh thần bài Trung Quốc”.
Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng hai nước “cần phải thúc đẩy hợp tác trên biển, trên bộ và trong lĩnh vực tài chính”.
"Người dân Việt Nam có tâm lý kỵ Trung Quốc, không thích hàng Tàu. Đã đủ thứ quần áo, thức ăn rồi đồ chơi chất lượng rất kém tràn lan ở thị trường Việt Nam rồi nên người ta cũng thấy tàu đường sắt trên cao của Trung Quốc thì người ta ngại thế thôi."-Tiến sỹ Nguyễn Quang A.
Chưa rõ là việc hợp tác tài chính này cụ thể là gì, nhưng việc ông Lý kêu gọi tăng cường hợp tác trong lĩnh vực này khiến nhiều nhà quan sát đặt câu hỏi là liệu phải chăng Trung Quốc đang tìm cách gây ảnh hưởng lên Việt Nam thông qua các khoản vay.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nhận định:
“Tôi chắc chắn là để ảnh hưởng tới Việt Nam, mọi mặt của nước Việt Nam. Tôi chắc chắn là có, bởi vì chuyện như thế từng xảy ra. Trong quan hệ tài chính, vay mượn kiểu như thế luôn luôn kèm theo những điều kiện, và nếu mà không minh bạch cho dân chúng biết, cứ mập mờ như thế này thì tôi nghĩ rằng tình chính đáng của chế độ này sẽ bị hủy hoại một cách rất là nghiêm trọng.”
Bình luận trên Facebook, luật sư Lê Công Định viết: “Lời giải thích của Bộ trưởng Đinh La Thăng về việc mua 13 đoàn tàu của Trung Quốc cho tuyến đường sắt Cát Linh–Hà Đông có những vấn đề sau: hoặc (1) ông che giấu bản chất và áp lực phía sau việc vay vốn ODA của Trung Quốc, hoặc (2) ông lừa dối dân chúng và xem tất cả đều ngu dốt, hoặc (3) ông (và những người giống ông) ngu dốt.
VOA Việt Ngữ không thể liên lạc với Bộ trưởng Đinh La Thăng để phỏng vấn.
Việt Nam thời gian qua cũng đã nhanh chóng lên tiếng hậu thuẫn ngân hàng phát triển hạ tầng Châu Á, AIIB, do Trung Quốc khởi xướng, dù một số nước trong đó có Mỹ và Nhật Bản, khước từ việc gia nhập định chế tài chính mới nổi này.
Bộ trưởng Thăng: ‘Xấu hổ với tình trạng trộm cắp hành lý sân bay’
VIẾT LONG - Thứ Ba, ngày 23/6/2015 - 09:14
(PLO) – Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu kiểm soát chặt nhân viên vận chuyển hàng hoá và dây chuyền vận chuyển hành lý.
Ngày 22-6, Bộ trưởng Đinh La Thăng dẫn đầu cùng lãnh đạo Cục An ninh kinh tế tổng hợp đã kiểm tra công tác vận chuyển hành lý tại Cảng Hàng không Nội Bài.
Tại đây, ông Thăng yêu cầu Cục hàng không phải xem xét quy trình tuyển dụng nhân sự vào ngành, đặc biệt là nhân viên làm việc tại các khâu vận chuyển hàng hóa. "Nếu không tuyển dụng kỹ sẽ đưa kẻ cắp vào làm việc trong ngành hàng không...", ông nói.
Nhiều hành khách phàn nàn tình trạng mất cắp hành lý ở sân bay
Ông cũng yêu cầu tại các khu vực liên quan đến hàng hóa của khách hoặc khu chứa hàng… phải gắn thêm camera giám sát. Kiểm soát chặt chẽ đầu vào, đầu ra dây chuyền vận chuyên hành lý. Bên cạnh đó, lãnh đạo các cơ quan quản lý trực tiếp phải thấy đây là món nợ và phải quyết trả cho bằng được, không thể để mãi tình trạng này.
Trước đó, ngày 18-6, Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, hạn chế mức tối đã các vụ trộm cắp tài sản của hành khách qua đường hàng không.
Ông Thăng cũng yêu cầu ngành hàng không phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu. Cụ thể là là tổ trưởng, đội trưởng, trưởng ca, người phụ trách ca đến cảng vụ, Cục Hàng không… Bên cạnh đó, phải rà soát lại toàn bộ đội ngũ nhân viên từ công tác tuyển chọn, nhân thân, lương thưởng. Tăng cường giám sát lẫn nhau, những vụ vi phạm phải báo ngay cho cơ quan chức năng để xử nghiêm theo quy định của pháp luật: “Chúng ta phải thấy xấu hổ khi để tình trạng trộm cắp hành lý xảy ra.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của ngành hàng không, mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước Việt Nam. Chúng ta không thể chấp nhận để tình trạng này kéo dài mãi. Nếu không giải quyết triệt để được hiện tượng này là chúng ta có lỗi với đất nước và nhân dân…”, ông Thăng nói.
Trước đó, Cục hàng không Việt Nam, cho biết năm 2013 có 205 khiếu nại, năm 2014 có 301 khiếu nại và 6 tháng đầu năm 2015 là 168 khiếu nại của hành khách về việc mất hành lý vận chuyển qua đường hàng không. Theo Cục hàng không, nguy cơ dẫn đến việc bị trộm cắp tài sản trong hành lý ký gửi do một số lãnh đạo các đơn vị chưa thực sự quyết liệt triển khai các giải pháp chống trộm cắp trong nhân viên do đơn vị quản lý, thiếu kiểm soát nội bộ, biện pháp phòng ngừa trộm cắp chưa được triển khai đồng bộ…
VIẾT LONG
(PLO) – Bộ trưởng Đinh La Thăng yêu cầu kiểm soát chặt nhân viên vận chuyển hàng hoá và dây chuyền vận chuyển hành lý.
Ngày 22-6, Bộ trưởng Đinh La Thăng dẫn đầu cùng lãnh đạo Cục An ninh kinh tế tổng hợp đã kiểm tra công tác vận chuyển hành lý tại Cảng Hàng không Nội Bài.
Tại đây, ông Thăng yêu cầu Cục hàng không phải xem xét quy trình tuyển dụng nhân sự vào ngành, đặc biệt là nhân viên làm việc tại các khâu vận chuyển hàng hóa. "Nếu không tuyển dụng kỹ sẽ đưa kẻ cắp vào làm việc trong ngành hàng không...", ông nói.
Nhiều hành khách phàn nàn tình trạng mất cắp hành lý ở sân bay
Ông cũng yêu cầu tại các khu vực liên quan đến hàng hóa của khách hoặc khu chứa hàng… phải gắn thêm camera giám sát. Kiểm soát chặt chẽ đầu vào, đầu ra dây chuyền vận chuyên hành lý. Bên cạnh đó, lãnh đạo các cơ quan quản lý trực tiếp phải thấy đây là món nợ và phải quyết trả cho bằng được, không thể để mãi tình trạng này.
Trước đó, ngày 18-6, Bộ trưởng yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, hạn chế mức tối đã các vụ trộm cắp tài sản của hành khách qua đường hàng không.
Ông Thăng cũng yêu cầu ngành hàng không phải quy trách nhiệm cho người đứng đầu. Cụ thể là là tổ trưởng, đội trưởng, trưởng ca, người phụ trách ca đến cảng vụ, Cục Hàng không… Bên cạnh đó, phải rà soát lại toàn bộ đội ngũ nhân viên từ công tác tuyển chọn, nhân thân, lương thưởng. Tăng cường giám sát lẫn nhau, những vụ vi phạm phải báo ngay cho cơ quan chức năng để xử nghiêm theo quy định của pháp luật: “Chúng ta phải thấy xấu hổ khi để tình trạng trộm cắp hành lý xảy ra.
Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của ngành hàng không, mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh đất nước Việt Nam. Chúng ta không thể chấp nhận để tình trạng này kéo dài mãi. Nếu không giải quyết triệt để được hiện tượng này là chúng ta có lỗi với đất nước và nhân dân…”, ông Thăng nói.
Trước đó, Cục hàng không Việt Nam, cho biết năm 2013 có 205 khiếu nại, năm 2014 có 301 khiếu nại và 6 tháng đầu năm 2015 là 168 khiếu nại của hành khách về việc mất hành lý vận chuyển qua đường hàng không. Theo Cục hàng không, nguy cơ dẫn đến việc bị trộm cắp tài sản trong hành lý ký gửi do một số lãnh đạo các đơn vị chưa thực sự quyết liệt triển khai các giải pháp chống trộm cắp trong nhân viên do đơn vị quản lý, thiếu kiểm soát nội bộ, biện pháp phòng ngừa trộm cắp chưa được triển khai đồng bộ…
VIẾT LONG
Trung Quốc hậm hực vì máy bay Nhật Bản bay quanh Biển Đông
Theo Nguoiduatin-06-23-2015
Máy bay tuần tra quân sự của Nhật Bản vừa bay vòng quanh bãi Cỏ Rong, khu vực cả Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Hành động này khiến Trung Quốc hậm hực.
Chuẩn Đô đốc Hải quân Philippines Leopoldo Alano (phải) trong lể khai mạc tập trận CARAT 2015 ở TP Puerto Princesa, tỉnh Palawan. Ảnh: Reuters
Tin tức từ Reuters cho hay, theo giới chức Nhật Bản và Philippines, ngày 23/6, máy bay trinh sát P3-C Orion của Nhật Bản cùng với 3 phi công người Philippines đã bay ở độ cao cách bãi Cỏ Rong 1.524 m. Theo sau là một chiếc máy bay tuần tra cỡ nhỏ hơn của Philippines. Đây là một phần trong cuộc diễn tập chung giữa quân đội Nhật Bản – Philippines.
Reuters cho hay hành động của Nhật Bản và Philippines khiến Trung Quốc tỏ ra không hài lòng. Ngoài ra, khu vực bãi Cỏ Rong nằm gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đang ngang nhiên trái phép cải tạo và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo.
“Chúng tôi đang thực hành công tác cứu hộ và cứu nạn để tham gia nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo và thảm họa”, Thượng tá Jonas Lumawag phát biểu tại Sân bay quốc tế Puerta Princesa nằm trên đảo Palawan của Philippines, cách căn cứ tập trận 80 km về phía tây.
Sau khi máy bay P3-C trở về đảo Palawan, chỉ huy Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, ông Hiromi Hamano cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi tới đó và cùng tham gia tuần tra với quân đội Philippines”.
Dù máy bay Nhật Bản xuất hiện trên không phận quốc tế nhưng Trung Quốc cho rằng đây là một chiến thuật hỗ trợ cho các tuyên bố chủ quyền của Philippines, lên tiếng đòi “các bên liên quan không làm tình hình khu vực thêm căng thẳng”, theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang.
Máy bay tuần tra P3-C của Nhật Bản tham gia diễn tập cùng Philippines. Ảnh minh họa: Kawasaki
Về phần mình, Tokyo lo ngại việc Trung Quốc giành quyền thống trị trong khu vực sẽ khiến phần lớn hoạt động thương mại đường biển của Nhật Bản qua Biển Đông bị ngăn cản. Còn hiện nay, cả Tokyo và Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho rằng, cuộc tập trận cứu hộ và cứu nạn kéo dài 2 ngày giữa quân đội Nhật Bản và Philippines là hành động cho thấy Tokyo muốn can thiệp vào các tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh trên Biển Đông.
Máy bay tuần tra quân sự của Nhật Bản vừa bay vòng quanh bãi Cỏ Rong, khu vực cả Trung Quốc và Philippines đang tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông. Hành động này khiến Trung Quốc hậm hực.
Chuẩn Đô đốc Hải quân Philippines Leopoldo Alano (phải) trong lể khai mạc tập trận CARAT 2015 ở TP Puerto Princesa, tỉnh Palawan. Ảnh: Reuters
Tin tức từ Reuters cho hay, theo giới chức Nhật Bản và Philippines, ngày 23/6, máy bay trinh sát P3-C Orion của Nhật Bản cùng với 3 phi công người Philippines đã bay ở độ cao cách bãi Cỏ Rong 1.524 m. Theo sau là một chiếc máy bay tuần tra cỡ nhỏ hơn của Philippines. Đây là một phần trong cuộc diễn tập chung giữa quân đội Nhật Bản – Philippines.
Reuters cho hay hành động của Nhật Bản và Philippines khiến Trung Quốc tỏ ra không hài lòng. Ngoài ra, khu vực bãi Cỏ Rong nằm gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nơi Trung Quốc đang ngang nhiên trái phép cải tạo và xây dựng trái phép các đảo nhân tạo.
“Chúng tôi đang thực hành công tác cứu hộ và cứu nạn để tham gia nhiệm vụ cứu trợ nhân đạo và thảm họa”, Thượng tá Jonas Lumawag phát biểu tại Sân bay quốc tế Puerta Princesa nằm trên đảo Palawan của Philippines, cách căn cứ tập trận 80 km về phía tây.
Sau khi máy bay P3-C trở về đảo Palawan, chỉ huy Lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản, ông Hiromi Hamano cho biết: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi tới đó và cùng tham gia tuần tra với quân đội Philippines”.
Dù máy bay Nhật Bản xuất hiện trên không phận quốc tế nhưng Trung Quốc cho rằng đây là một chiến thuật hỗ trợ cho các tuyên bố chủ quyền của Philippines, lên tiếng đòi “các bên liên quan không làm tình hình khu vực thêm căng thẳng”, theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang.
Máy bay tuần tra P3-C của Nhật Bản tham gia diễn tập cùng Philippines. Ảnh minh họa: Kawasaki
Về phần mình, Tokyo lo ngại việc Trung Quốc giành quyền thống trị trong khu vực sẽ khiến phần lớn hoạt động thương mại đường biển của Nhật Bản qua Biển Đông bị ngăn cản. Còn hiện nay, cả Tokyo và Bắc Kinh đang tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Hãng thông tấn Tân Hoa Xã cho rằng, cuộc tập trận cứu hộ và cứu nạn kéo dài 2 ngày giữa quân đội Nhật Bản và Philippines là hành động cho thấy Tokyo muốn can thiệp vào các tranh chấp giữa Manila và Bắc Kinh trên Biển Đông.
Quân đội Trung Quốc còn lâu mới đọ được Mỹ
(TNO) Trung Quốc đã và đang chứng tỏ vị thế của mình tại khu vực tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, nếu xét trên phạm vi toàn cầu, quân đội Trung Quốc còn lâu mới thực sự có đủ "tầm" để trở thành đối trọng về mặt quân sự với Mỹ, theo bài viết trên Reuters.
Máy bay trinh sát Y-8 của quân đội Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Trong bài bình luận đang trên Reuters ngày 22.6, ông David Axe, biên tập viên mảng an ninh quốc gia của website medium.com, cho rằng tiềm lực quân sự của Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh, thậm chí đủ sức qua mặt Mỹ trong trường hợp 2 bên xảy ra giao chiến trên khu vực “sân nhà” của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Axe cũng đánh giá sức mạnh của quân đội Trung Quốc “chưa đạt đến phạm vi toàn cầu”, và Trung Quốc chỉ là “con hổ giấy” khi phải đối mặt với các xung đột xảy ra cách xa phạm vi biên giới lãnh thổ nước này.
Trung Quốc và chiến lược “chủ động phòng vệ”
Chiến đấu cơ J-10 của không quân Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Sách trắng quốc phòng công bố hôm 26.5 của Bắc Kinh nhấn mạnh chiến lược “chủ động phòng vệ” với phương châm “chỉ phản đòn trong trường hợp bị tấn công”, đồng thời úp mở mục tiêu dời trọng tâm các cuộc xung đột ra xa khỏi đại lục, từ khu vực biên giới phía tây sang vùng biển phía đông.
Tuy nhiên, nhìn chung, chiến lược quân sự mới của Trung Quốc không thay đổi quá nhiều so với trước đây, tức là Bắc Kinh vẫn chỉ chú trọng xây dựng lực lượng lục quân, và trang bị vũ khí chủ yếu nhằm phục vụ mục đích phòng vệ tầm ngắn, theo Reuters.
Có thể dễ dàng nhận ra điều đó khi trong thực tế, Bắc Kinh đang sở hữu số chiến đấu cơ với 1.500 chiếc (chỉ sau Mỹ với 2.800 chiếc), nhưng số máy bay tiếp nhiên liệu trên không chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Tương tự, Hải quân Trung Quốc, với khoảng 300 tàu chiến các loại (chỉ thua Mỹ với 500 tàu chiến các loại), đang chỉ có… 6 tàu hậu cần để tiếp tế nhiên liệu và nhu yếu phẩm. Trong khi đó, hải quân, không quân và lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ có khoảng 500 phương tiện tiếp nhiên liệu và 30 tàu hậu cần.
Một tàu tiếp tế của hải quân Trung Quốc, số tàu này chỉ đếm được trên đầu ngón tay – Ảnh: Reuters
Điểm mạnh trong chiến lược của Trung Quốc là có thể dễ dàng triển khai lực lượng quân đội, bao gồm cả không quân và hải quân, đến vị trí cần thiết tại một số khu vực nhất định với thời gian rất ngắn nhằm “lấy lượng bù chất”, điều mà quân đội Mỹ không thể thực hiện được vì đang phải chia quân ra đồn trú khắp thế giới.
Hồi năm 2008, viện chính sách RAND (trụ sở tại bang California, Mỹ) từng công bố bảng phân tích số liệu cho thấy trong trường hợp xung đột trên không Trung – Mỹ nổ ra tại khu vực gần quần đảo Đài Loan, mỗi máy bay Mỹ sẽ phải “giáp lá cà” với ít nhất 3, thậm chí 10 chiến đấu cơ Trung Quốc.
Trực thăng UH-60 Blackhawk của quân đội Mỹ – Ảnh: Reuters
Không thể phủ nhận sự thật rằng Trung Quốc đang thực sự là đối trọng đe dọa đến tầm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực bờ tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, như đã phân tích, chiến lược “chủ động phòng vệ” sẽ trở thành con dao 2 lưỡi khi Bắc Kinh phải “đá sân khách”, tức là càng tham chiến xa biên giới, quân đội Trung Quốc sẽ càng tỏ ra kém hiệu quả.
Đó là chưa kể đến việc Bắc Kinh có quá ít đồng minh, trong khi Mỹ đang duy trì hàng trăm cơ sở quân sự trên khắp thế giới và thường xuyên tổ chức tập trận, tuần tra cách vùng biển Trung Quốc chỉ vài dặm.
Hơn nữa, trong khi Mỹ đang triển khai lực lượng để tham chiến khắp nơi trên thế giới thì việc Trung Quốc “chủ động phòng vệ” khiến quân đội nước này thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng các vũ khí tối tân mà Trung Quốc tự trang bị được hầu hết đều là “hàng nhái” thiết kế của Mỹ và các nước, và chất lượng tất nhiên không thể kiểm định.
Mỹ: Dùng sức mạnh để kiểm soát đối thoại
Chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle của không quân Mỹ – Ảnh: Reuters
Như vậy, ít nhất trong thời điểm hiện tại, Trung Quốc sẽ không triển khai lực lượng quân đội ra phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, không vì thế mà Washington có thể an tâm. Bắc Kinh từng tuyên bố sẽ chủ động tấn công nếu Đài Loan đơn phương tuyên bố độc lập. Bên cạnh đó, từ khoảng cuối năm 2014 đến nay, Trung Quốc liên tục có những động thái gây hấn trên khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.
David Axe cho rằng khi bị chạm đến quyền lợi, đây là những động thái của Bắc Kinh nhằm “hợp thức hóa” phương châm “chỉ phản đòn trong trường hợp bị tấn công” đã nêu trên. Cụ thể, trong tình huống xảy ra xung đột vũ trang giữa Trung Quốc với một hoặc nhiều nước láng giềng tại khu vực bờ tây Thái Bình Dương, Mỹ sẽ buộc phải tham chiến do muốn đảm bảo quyền tự do đi lại trên biển, cũng như có quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Philippines, Đài Loan…
Hai tàu sân bay USS George H.W. Bush (trước) và USS Harry S. Truman của Mỹ – Ảnh: Reuters
Tuy vậy bí quyết của Mỹ hiện nay là vừa tìm cách tránh xung đột với Trung Quốc trên sân nhà của Bắc Kinh, vừa đảm bảo duy trì tầm ảnh hưởng mình ở khu vực bờ tây Thái Bình Dương. Điều đó có nghĩa là Mỹ muốn duy trì các cuộc đối thoại với Trung Quốc nhưng đi kèm là có vũ lực đe doạ đằng sau.
Trong bản báo cáo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc do Bộ Quốc phòng Mỹ ban hành năm 2015, Washington nêu rõ “mong muốn xây dựng mối quan hệ tích cực với Bắc Kinh”, nhưng đồng thời nhấn mạnh “sẽ có cạnh tranh ở các lĩnh vực và Mỹ sẽ quản lý cuộc cạnh tranh này với Trung Quốc bằng sức mạnh của mình”.
Nhưng cách tiếp cận này cũng có điểm yếu, theo tác giả bài báo, vì tại khu vực duy nhất mà các hành động của Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng cho lợi ích của Mỹ, Washington đang phải đấu tranh để duy trì vị trí mạnh mẽ của mình. Còn Bắc Kinh đã xuất hiện với các mục tiêu chiến lược cùng các phương tiện quân sự đủ mạnh. Do vậy hãy chờ xem cuộc cạnh tranh này diễn ra như thế nào.
06-23- 2015
Máy bay trinh sát Y-8 của quân đội Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Trong bài bình luận đang trên Reuters ngày 22.6, ông David Axe, biên tập viên mảng an ninh quốc gia của website medium.com, cho rằng tiềm lực quân sự của Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh, thậm chí đủ sức qua mặt Mỹ trong trường hợp 2 bên xảy ra giao chiến trên khu vực “sân nhà” của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, Axe cũng đánh giá sức mạnh của quân đội Trung Quốc “chưa đạt đến phạm vi toàn cầu”, và Trung Quốc chỉ là “con hổ giấy” khi phải đối mặt với các xung đột xảy ra cách xa phạm vi biên giới lãnh thổ nước này.
Trung Quốc và chiến lược “chủ động phòng vệ”
Chiến đấu cơ J-10 của không quân Trung Quốc – Ảnh: Reuters
Sách trắng quốc phòng công bố hôm 26.5 của Bắc Kinh nhấn mạnh chiến lược “chủ động phòng vệ” với phương châm “chỉ phản đòn trong trường hợp bị tấn công”, đồng thời úp mở mục tiêu dời trọng tâm các cuộc xung đột ra xa khỏi đại lục, từ khu vực biên giới phía tây sang vùng biển phía đông.
Tuy nhiên, nhìn chung, chiến lược quân sự mới của Trung Quốc không thay đổi quá nhiều so với trước đây, tức là Bắc Kinh vẫn chỉ chú trọng xây dựng lực lượng lục quân, và trang bị vũ khí chủ yếu nhằm phục vụ mục đích phòng vệ tầm ngắn, theo Reuters.
Có thể dễ dàng nhận ra điều đó khi trong thực tế, Bắc Kinh đang sở hữu số chiến đấu cơ với 1.500 chiếc (chỉ sau Mỹ với 2.800 chiếc), nhưng số máy bay tiếp nhiên liệu trên không chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Tương tự, Hải quân Trung Quốc, với khoảng 300 tàu chiến các loại (chỉ thua Mỹ với 500 tàu chiến các loại), đang chỉ có… 6 tàu hậu cần để tiếp tế nhiên liệu và nhu yếu phẩm. Trong khi đó, hải quân, không quân và lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ có khoảng 500 phương tiện tiếp nhiên liệu và 30 tàu hậu cần.
Một tàu tiếp tế của hải quân Trung Quốc, số tàu này chỉ đếm được trên đầu ngón tay – Ảnh: Reuters
Điểm mạnh trong chiến lược của Trung Quốc là có thể dễ dàng triển khai lực lượng quân đội, bao gồm cả không quân và hải quân, đến vị trí cần thiết tại một số khu vực nhất định với thời gian rất ngắn nhằm “lấy lượng bù chất”, điều mà quân đội Mỹ không thể thực hiện được vì đang phải chia quân ra đồn trú khắp thế giới.
Hồi năm 2008, viện chính sách RAND (trụ sở tại bang California, Mỹ) từng công bố bảng phân tích số liệu cho thấy trong trường hợp xung đột trên không Trung – Mỹ nổ ra tại khu vực gần quần đảo Đài Loan, mỗi máy bay Mỹ sẽ phải “giáp lá cà” với ít nhất 3, thậm chí 10 chiến đấu cơ Trung Quốc.
Trực thăng UH-60 Blackhawk của quân đội Mỹ – Ảnh: Reuters
Không thể phủ nhận sự thật rằng Trung Quốc đang thực sự là đối trọng đe dọa đến tầm ảnh hưởng của Mỹ tại khu vực bờ tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, như đã phân tích, chiến lược “chủ động phòng vệ” sẽ trở thành con dao 2 lưỡi khi Bắc Kinh phải “đá sân khách”, tức là càng tham chiến xa biên giới, quân đội Trung Quốc sẽ càng tỏ ra kém hiệu quả.
Đó là chưa kể đến việc Bắc Kinh có quá ít đồng minh, trong khi Mỹ đang duy trì hàng trăm cơ sở quân sự trên khắp thế giới và thường xuyên tổ chức tập trận, tuần tra cách vùng biển Trung Quốc chỉ vài dặm.
Hơn nữa, trong khi Mỹ đang triển khai lực lượng để tham chiến khắp nơi trên thế giới thì việc Trung Quốc “chủ động phòng vệ” khiến quân đội nước này thiếu kinh nghiệm chiến đấu. Bên cạnh đó, nhiều chuyên gia cho rằng các vũ khí tối tân mà Trung Quốc tự trang bị được hầu hết đều là “hàng nhái” thiết kế của Mỹ và các nước, và chất lượng tất nhiên không thể kiểm định.
Mỹ: Dùng sức mạnh để kiểm soát đối thoại
Chiến đấu cơ F-15E Strike Eagle của không quân Mỹ – Ảnh: Reuters
Như vậy, ít nhất trong thời điểm hiện tại, Trung Quốc sẽ không triển khai lực lượng quân đội ra phạm vi toàn thế giới. Tuy nhiên, không vì thế mà Washington có thể an tâm. Bắc Kinh từng tuyên bố sẽ chủ động tấn công nếu Đài Loan đơn phương tuyên bố độc lập. Bên cạnh đó, từ khoảng cuối năm 2014 đến nay, Trung Quốc liên tục có những động thái gây hấn trên khu vực Biển Đông và biển Hoa Đông.
David Axe cho rằng khi bị chạm đến quyền lợi, đây là những động thái của Bắc Kinh nhằm “hợp thức hóa” phương châm “chỉ phản đòn trong trường hợp bị tấn công” đã nêu trên. Cụ thể, trong tình huống xảy ra xung đột vũ trang giữa Trung Quốc với một hoặc nhiều nước láng giềng tại khu vực bờ tây Thái Bình Dương, Mỹ sẽ buộc phải tham chiến do muốn đảm bảo quyền tự do đi lại trên biển, cũng như có quan hệ đồng minh với Nhật Bản, Philippines, Đài Loan…
Hai tàu sân bay USS George H.W. Bush (trước) và USS Harry S. Truman của Mỹ – Ảnh: Reuters
Tuy vậy bí quyết của Mỹ hiện nay là vừa tìm cách tránh xung đột với Trung Quốc trên sân nhà của Bắc Kinh, vừa đảm bảo duy trì tầm ảnh hưởng mình ở khu vực bờ tây Thái Bình Dương. Điều đó có nghĩa là Mỹ muốn duy trì các cuộc đối thoại với Trung Quốc nhưng đi kèm là có vũ lực đe doạ đằng sau.
Trong bản báo cáo về sức mạnh quân sự của Trung Quốc do Bộ Quốc phòng Mỹ ban hành năm 2015, Washington nêu rõ “mong muốn xây dựng mối quan hệ tích cực với Bắc Kinh”, nhưng đồng thời nhấn mạnh “sẽ có cạnh tranh ở các lĩnh vực và Mỹ sẽ quản lý cuộc cạnh tranh này với Trung Quốc bằng sức mạnh của mình”.
Nhưng cách tiếp cận này cũng có điểm yếu, theo tác giả bài báo, vì tại khu vực duy nhất mà các hành động của Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng cho lợi ích của Mỹ, Washington đang phải đấu tranh để duy trì vị trí mạnh mẽ của mình. Còn Bắc Kinh đã xuất hiện với các mục tiêu chiến lược cùng các phương tiện quân sự đủ mạnh. Do vậy hãy chờ xem cuộc cạnh tranh này diễn ra như thế nào.
06-23- 2015
Liệu Trung Cộng và Nga có thể đẩy lùi Hoa Kỳ khỏi biển đông
Chu Chi Nam (Danlambao) - Trong dịp Lễ Kỷ niệm 50 năm chiến thắng Thế Chiến thứ Nhì, được tổ chức đình đám ở Moscou, Tập cận Bình đã được tiếp đón một cách rất long trọng, và đã trở thành nhân vật quan trọng nhất của buổi lễ; thêm vào đó gần đây Nga mới cho xây một cây cầu nối liền khúc sông giữa biên giới Nga Hoa, để vận chuyển than từ vùng Sibérie, của Nga sang Trung cộng.
Đấy là chưa nói cách đây hơn một năm, Nga bị Hoa Kỳ và các nước Tây Âu cấm vận, vì hành động Nga xua quân chiếm một vài vùng ở phía đông nước Uhraine, Nga đã ký một hiệp ước hứa bán cho Trung cộng, trị giá 400 tỷ $ dầu và khí đốt, vì Nga là nước xuất cảng 2 nhiên liệu này, và xuất cảng phần lớn sang Tây Âu.
Cộng thêm sự kiện: hiện nay, biển Đông Nam Á đang nóng bỏng, do sự việc Trung cộng cướp một số đảo trong quần đảo Trường sa của Việt Nam và bồi đắp thêm từ đá ngầm, làm thành những đảo nhân tạo.
Hai điều trên hoàn toàn trái với công pháp quốc tế, mặc dầu có sự phản đối của Việt Nam và cộng đồng quốc tế, nhưng Trung cộng cứ làm.
Vì vậy, Hoa Kỳ đã phản ứng bằng cách cho tàu đi sát vùng này và cho máy bay bay trên không phận, có cả một nhóm quay phim và một ký giả của Đài CNN, để truyền tin ra khắp thế giới.
Những biến cố trên làm cho tình hình biển Đông Nam Á đã căng thẳng, lại càng căng thẳng thêm, khiến cho nhiều người tiên đoán là chiến tranh, một bên là Trung cộng-Nga, một bên là Mỹ, sẽ xảy ra và còn tiên đoán thêm rằng Trung cộng-Nga sẽ đẩy lùi Hoa Kỳ khỏi vùng biển này.
Có phải thế không?
Chúng ta cùng nhau xem xét vấn đề.
Trước tiên chúng ta hãy xem sơ về lực lượng hai bên.
Hoa Kỳ:
Ngân sách quốc phòng là 577 tỷ $, có 7 700 đầu đạn nguyên tử, trong đó có 1331 bệ phóng tên lửa (Multiple launch rocket systeme), 8 848 xe tăng, 13 892 chiếc máy bay, 473 tàu chiến trong đó có 20 chiếc hàng không mẫu hạm, 10 chiếc tuần dương hạm, 62 khu trục hạm, 72 chiếc tàu ngầm.
Nga:
Ngân sách quốc phòng: 60 400 000 000 $, có 8 800 đầu đạn nguyên tử, trong đó 3793 bệ phóng tên lửa, 15 398 xe tăng, 3429 máy bay, 352 tàu thủy, trong đó có 1 hàng không mẫu hạm, 4 tuần dương hạm, 12 khu trục hạm, 55 tàu ngầm.
Trung cộng:
Ngân sách quốc phòng là 145 tỷ $, có 1773 bệ phóng tên lửa, 9 150 xe tăng, 2 860 máy bay, 673 tàu chiến, trong đó có 1 hàng không mẫu hạm, 47 tuần dương hạm, 25 khu trục hạm, 67 tàu ngầm. (Theo Global Firepower.com).
Nếu nhìn về số lượng, một cách tổng quát, chúng ta thấy số lượng vũ khí của 2 nước Trung cộng và Nga cộng lại thì hơn Hoa Kỳ, từ máy bay, tàu chiến, tàu ngầm.
Chính vì lẽ đó mà có người cho rằng Trung cộng và Nga sô có thể đẩy Hoa Kỳ khỏi biển Đông Nam Á.
Tuy nhiên có người chủ trương hoàn toàn ngược lại, cho rằng Hoa Kỳ còn có thể làm chủ biển Đông từ 10 đến 50 năm tương lại, viện dẫn lý do sau đây: "Quân cần tinh chứ không cần đông. Vũ khí cần sắc bén chứ không cần nhiều."
Quân đội Hoa Kỳ so với quân đội Trung cộng và Nga quả là tinh nhuệ hơn, có mặt khắp trên các chiến trương từ Âu sang Á, suốt nửa thế kỷ nay, được trang bị cực kỳ hiện đại. Trong khi đó quân đội Trung cộng và Nga thiếu kinh nghiệm chiến đấu, trang bị thua xa Hoa Kỳ.
Về võ khí, võ khí của Hoa Kỳ tối tân, hiện đại hơn nhiều so với Trung cộng và Nga.
Cuộc đối đầu Nga -Trung cộng và Hoa Kỳ ở Biển Đông Nam Á, chủ yếu là hải quân và không quân. Mặc dầu số lượng tàu chiến của Trung Cộng và Nga cộng lại (352+73=1025) hơn Hoa Kỳ, chỉ có 473 tàu chiến, nhưng phần lớn tàu của Trung cộng và Nga chỉ hoạt động tầm ngắn, ở vùng duyên hải không thể hoạt động ở tầm trung và đại dương. Để hoạt động ở đại dương về hải quân và không quân, đó là hàng không mẫu hạm. Trong địa hạt này Hoa kỳ ăn đứt Nga và Trung cộng. Hoa kỳ có 20 chiếc hàng không mẫu hạm ở mức độ hiện đại hóa tối đa, phần lớn chạy bằng nguyên tử, trong khi đó cả Nga và Trung cộng chỉ có 2 cái. Chiếc hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung cộng, mua lại của Ukhraine, do Nga chế tạo, rồi cho Ukhraine, chiếc tàu này theo nhiều nhà chuyên viên, thì đã có những sự sai lầm ngay từ khi sản xuất. Đây là một trong những lý do, cộng thêm với sự thiếu kinh nghiêm, nên phi công Trung cộng chưa thể đáp cánh xuống chiếc hàng không mẫu hạm này. Trong khi đó thì phi công Hoa Kỳ có đầy kinh nghiệm về phương diện này.
Về tiềm thủy đỉnh, Trung cộng và Nga cộng lại là 122 (67+55), trong khi Hoa Kỳ chỉ có 72. Tuy nhiên phần lớn tàu ngầm của Trung cộng là do Nga chế tạo, Trung cộng tuyên bố nhiều lần là sẽ hạ thủy những chiếc tàu mới, nhưng mới chỉ là nghe nói, cũng như nói sẽ hạ thủy 2 chiếc hàng không mẫu hạm, nhưng cũng vậy; với chiếc Liêu Ninh, xử trí còn chưa xong, nói chi đến những chiếc mới.
Phần lớn những chiếc tàu ngầm của Nga và Trung cộng đều chạy bằng dầu, vừa chậm, vừa có nhiều tiếng động, dễ phát hiện. Vì vậy theo như một nhà nghiên cứu về quân sự quốc tế, những tàu ngầm của Nga và Trung cộng chỉ là những mục tiêu cho những chiếc máy bay truy sát tàu ngầm của Hoa Kỳ tiêu hủy. Về máy bay, ngày hôm nay máy bay Hoa Kỳ đã ở vào thế hệ thứ 4, như máy bay không người lái, trong khi đó máy bay Trung cộng và Nga mới ở vào thế hệ thứ 1 và 2.
Về hỏa tiễn, với những hỏa tiễn chống hỏa tiễn, và với đại bác Laser, Hoa Kỳ yên tâm rằng có thể tiêu diệt bất cứ hỏa tiễn và chiếc máy bay nào mang nguyên tử. Tuy nhiên ở đây, Hoa Kỳ sợ không phải là không thắng chiến tranh nguyên tử, mà dù có thắng chăng nữa, nếu chiến tranh này xảy ra, thì toàn thể địa cầu bị ô nhiễm, ngay dù kẻ thắng cũng thiệt hại.
Bởi lẽ đó, chiến tranh nguyên tử giữa Hoa Kỳ và Nga –Trung cộng rất khó xảy ra. Nếu có, thì có lẽ vẫn còn ở mức độ chiến tranh qui ước, không nguyên tử.
Đấy là chưa nói đến mối quan hệ giữa Nga và Trung cộng, bề ngoại có vẻ tốt đẹp, nhưng bên trong không nồng ấm như người ta tưởng.
Mặc dầu hiệp ước bán dầu khí tới 400 tỷ $, nhưng chỉ trên lý thuyết giấy tờ, cả hai bên đều chưa bắt tay vào việc xây những ống dẫn dầu. Thêm vào đó, vấn đề biên giới vẫn là vấn đề nhức nhối của hai nước cả hàng thế kỷ này. Biên giới Nga Hoa dài cả 5000km, những phần đất Nga chiếm vào cuối thời mãn Thanh rộng mênh mông. Số dân Nga sống ở đây rất thưa thớt, chỉ bằng 1/5 dân số Tàu, là vào khoảng (142 470 272 : 5) = gần 30 triệu người, trong khi đó Trung cộng theo chính sách tằm ăn dâu, gửi người một cách chính thức hay bán chính thức, sang sinh sống ở vùng này lên tới cả gần 150 triệu. Thêm vào đó ngày hôm nay kinh tế Trung cộng phát triển hơn Nga, người Trung cộng ở vùng này với bản tính tham nhũng, đã mua chuộc gần như hết những chính quyền địa phương Nga.
Người xưa có câu: "Bán bạn xa, mua láng giềng gần", nhưng câu này chỉ đúng với cá nhân, còn gần như không đúng với các quốc gia và nhất là các cường quốc, vì các cường quốc thường có một di sản về biên giới luôn luôn là bất đồng, lúc nào cũng có thể bùng nổ.
Đây cũng là điều mà Nga còn e ngại với Trung Cộng. Chính vì vậy, mà gần đây, Trung cộng ngỏ ý muốn mua 100 chiếc máy bay bỏ bom không tiếng động TU-22 của Nga, nhưng Nga từ chối, vì Nga sợ rằng chính Trung cộng là nước đầu tiên bỏ bom mình với TU-22, khi tranh chấp biên giới xảy ra.
Bởi lẽ đó, nếu có chiến tranh xảy ra giữa Trung cộng và Mỹ, thì rất có thể là Nga không nhảy vào, mà chơi trò "Ngư ông thủ lợi".
Cho nên, khả thế Trung cộng và Nga hợp tác để đẩy Hoa Kỳ ra khỏi biển Đông Nam Á là rất ít xảy ra. (1)
Paris ngày 22/06/2015
________________________________________
(1) Xin xem thêm những bài về Hoa kỳ, Trung cộng và Nga, trênhttp://perso.orange.fr/chuchinam/
Ai mới là Ngụy
Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Cái từ Ngụy này nếu dịch ra đúng nghĩa thì là làm phản, nói rõ hơn là theo giặc. Sau ngày Quốc Hận, CSVN kêu đám người Dân Tộc Tây Nguyên là Fulro, vì họ kéo nhau vào rừng thành lập mặt trận đòi lại đất đai ông bà để lại, và đòi tự trị, thời gian sau, trong rừng không được tiếp tế, không được bổ sung quân số, thiếu vũ khí đạn dược, bị cô lập, một số bị bắt, một số đã ra đầu hàng, còn lại một số chạy qua biên giới tam biên Việt, Miên, Lào qua đất Thái tỵ nạn.
CSVN ghép danh từ này cho QLVNCH, đám Fulro người Thượng Tây Nguyên đó là Ngụy, hễ cứ mở miệng ra là Ngụy này, Ngụy kia.
Chiến tranh đã đi qua 40 năm rồi, họ cũng đã trả thù hết sức tàn nhẫn, hết sức dã man những Quân Dân Cán Chính VNCH trong các trại mà họ gọi là tập trung cải tạo, TPB/VNCH lê lết ngoài đường kiếm sống họ bỏ mặc không hề quan tâm, không hề giúp đỡ cho dù với danh nghĩa là những người tàn tật mất sức lao động cho đến nay, thế mà họ vẫn chưa nguôi ngoai, vẫn chưa hết phân biệt đối xử, vẫn xét lý lịch 3 đời với con em những người này.
Họ chỉ giả nhân giả nghĩa làm mặt ngọt ngào với những người họ đã từng ngược đãi khi ra biển tìm sự sống trong cái chết luôn chực chờ bên mình, vuốt ve bằng những từ dối trá ngậm bồ hòn làm ngọt "Khúc ruột ngàn dặm", "Việt Kiều yêu Nước" để dụ dỗ moi tiền Dollar của những người này vì nhẹ dạ, cả tin những lời đường mật.
Buồn hơn nữa một số đông những người tỵ nạn này đã quên mình là nạn nhân, đã phải lao mình ra biển tìm tự do, đến khi ra được thế giới tự do khác thì lại thèm khát cái mà mình sợ hãi bỏ đi, quay đầu về dâng tiền bạc cho bọn Dã Nhân, Khỉ Đột, từng báo hại mình lúc còn trong Nước. Thật trớ trêu thay!!!
CSVN miệng vẫn tuyên truyền đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào, cho đến nay vẫn còn căm thù dai dẳng đế quốc Mỹ, và tay sai mà họ gọi là Ngụy Quyền, nhưng cái mỏ không bao giờ ngưng kêu gọi HHHG Dân Tộc, mà hòa giải với ai, khi những người yêu Nước bị cầm tù, bị khủng bố triền miên, khi những TPB/VNCH không được một lần quan tâm. đến khi được chút tình người thì lại muốn ăn chặn như khi TT Thíc Không Tánh Chùa Liên Trì tổ chức phát quà cho Anh Em và những cháu nhỏ bị bệnh ung thư.
HHHG với ai khi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa bị bỏ phế mấy chục năm không cho ai ra vào tu sửa, ngoài cổng lúc nào cũng có An Ninh VC canh giữ, dòm ngó mỗi khi thân nhân ra vào tu sửa hay thăm mộ, thắp nhang.
Thật sự họ chỉ HHHG với Dollar ngoại quốc thôi, trong Nước thì các ông chưa giết được mày là phúc cho mày lắm rồi HHHG cái gì!!!
Họ không biết mắc cở hay nói rõ hơn là CSVN đã đứt hết dây thần kinh mắc cở từ lâu rồi, nên mới đổi trắng thay đen, mới tráo trở dùng từ Ngụy Quân, Ngụy Quyền Sài Gòn, trong khi chính họ là những kẻ ăn cướp, chính họ là những kẻ xâm lăng VNCH, một Quốc Gia có chủ quyền, được cả khối thế giới tự do công nhận, mà kỳ họp các quốc gia trong khối Asian vừa rồi đã thể hiện rõ nét.
Họ đã ký kết, giao biển đảo Tổ Quốc mấy ngàn năm ông cha đã bỏ biết bao nhiêu xương máu để bồi đắp cho giặc, nhận giặc làm Cha, bán Nước, giao Tổ Quốc cho giặc sát nhập để nhận sự bảo hộ cho quyền lợi cá nhân của họ, vì thế danh từ Ngụy này chính họ mới xứng đáng nhận từ miệng của người Dân trong và ngoài Nước, nhưng bây giờ cái tội bán Nước kêu bằng Ngụy thì quá nhẹ nhàng cho họ rồi, phải kêu bằng tội Phản Quốc, với vua chúa ngày xưa thì tội này phải Chu Di tới Cửu Tộc mới xứng đáng tội lỗi của đảng CSVN hiện nay./.
Ngày 23/06/2015
Lê Quốc Quân – Luật sư vì dân
Hình ảnh LS Lê Quốc Quân sau hơn 1 năm ngồi tù và 17 ngày tuyệt thực
Trần Quang Thành (Danlambao) - Nếu không có gì thay đổi vào phút chót, ngày 27/6/2015, luật sư nhân quyền Lê Quốc Quân sẽ ra tù sau 30 tháng bị đầy ải trong ngục tù cộng sản vì cái tội gọi là “trốn thuế” theo điều 141 khoản 3 Bộ luật hình sự của nhà nước cộng sản Việt Nam.
Suốt 30 tháng bị giam cầm luật sư Lê Quốc Quân luôn phản đối bản án bất công và phi pháp này bằng cách không chịu mặc áo tù. Ông đã bị các cai ngục hành xử thô bạo và nghiệt ngã với nhiều lần bị kỷ luật biệt giam.
Là một luật sư nhân quyền trải qua 4 năm bị giam câm trong nhà tù cộng sản, luật sư Nguyễn Văn Đâì đã nói về bạn đồng nghiệp - luật sư Lê Quốc Quân – một tấm gương sáng của người luật sư nhân quyền hết lòng vì dân.
Cuộc phỏng vấn do phóng viên Trần Quang Thành thực hiện.
Nội dung như sau, mời quí vị lắng nghe
(Youtube PV luật sư Nguyễn Văn Đài)
Tổ chức Luật sư Bảo vệ Luật sư (Hà Lan) lên tiếng bảo vệ luật sư Võ An Đôn
Nhóm Ủng Hộ LS Võ An Đôn (Danlambao) - Trong bản dịch gửi tới Danlambao, về việc Tổ chức Lawyers for Lawyers (Hà Lan) lên tiếng trước việc LS Võ An Đôn bị sách nhiễu, Nhóm đồng hành cùng LS Võ An Đôn cho biết mọi người sẽ tiếp tục đồng hành cùng anh trên con đường bảo vệ công lý, bảo vệ dân nghèo.
*
Bản dịch:
Chính quyền Việt Nam yêu cầu đình chỉ giấy phép hành nghề của Luật sư Võ An Đôn
Ngày 16 tháng 1 năm 2014, liên quan tới yêu cầu đình chỉ giấy phép hành nghề của luật sư Võ An Đôn của nhiều cơ quan chính phủ, hội L4L (Lawyers for Lawyers) đã gửi thư tới Liên đoàn Luật sư.
Ông Võ An Đôn là thành viên tại Trung tâm Hỗ trợ Pháp lý Nhà nước tỉnh Phú Yên. Ông cung cấp dịch vụ pháp luật miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số và tội phạm vị thành niên. Ông đã nhận hơn 200 vụ kiện mà không nhận thù lao.
Năm 2012, ông là luật sư bảo vệ quyền lợi cho vợ một người đã bị công an đánh đến chết khi bị giam giữ. Vì dám làm luật sư bào chữa chống lại công an, chính quyền đã nhiều lần sách nhiễu và tìm cách trả đũa ông Đôn. Ông bị cảnh sát và xã hội đen đe doạ giết. Ngày 8 tháng 1 năm 2015, luật sư Đôn nhận được lệnh kiểm tra giấy phép hành nghề từ chính quyền. Vì văn phòng luật của ông là văn phòng duy nhất trong thành phố bị kiểm tra trong năm 2015, ông Đôn cho rằng đây cũng nhằm mục đích trả đũa.
Không chỉ vậy, giấy phép hành nghề của ông Võ An Đôn sẽ có thể bị thu hồi do đề nghị của nhiều cơ quan nhà nước, như Phòng cảnh sát, Công tố và Toà án thành phố Tuy Hoà, nơi diễn ra phiên xử vụ việc nói tới ở trên.
L4L kêu gọi Hội đồng Luật sư từ chối yêu cầu thu hồi giấy phép của luật sư Đôn và chấm dứt các hành vi sách nhiễu với ông và văn phòng luật của ông để ông có thể tiếp tục công việc cao quý của mình.
23/06/2015
Cậu bé bị dúi đầu vào chum nước tiểu vì ăn trộm dừa
Theo Trang Đỗ / Trí Thức Trẻ-06-23-2015
Cách đây hơn 1 ngày, những bức ảnh ghi lại cảnh tượng 1 cậu bé bị tra tấn dã man vì được cho là đã ăn cắp 1 trái dừa đã được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng Việt Nam. Trên thực tế, sự việc gây phẫn nộ này đã xảy ra tại Campuchia vào tháng 8/2014.
Cách đây hơn 1 ngày, những bức ảnh ghi lại cảnh tượng 1 cậu bé bị đánh đập, tra tấn dã man vì được cho là đã ăn cắp 1 trái dừa đã được chia sẻ rộng rãi trên cộng đồng mạng Việt Nam, nhận được hàng chục nghìn lượt like và hàng nghìn comments, bày tỏ sự phẫn nộ.
Từ những bức ảnh có thể thấy, người đàn ông mặc chiếc quần kẻ, áo hồng đã nhẫn tâm túm tóc, dúi đầu 1 cậu bé gầy gò, ốm yếu đang bị trói tay về phía sau vào chum nước đen ngòm, bẩn thỉu.
Những bức ảnh cho thấy cậu bé bị túm tóc, dúi đầu vào chum nước đen ngòm.
Chỉ sau gần 1 ngày được chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của người dùng mạng Việt Nam, những bức ảnh này đã thu hút gần 10.000 lượt “like”, chia sẻ và gần 3.000 lượt bình luận. Hầu hết mọi người đều tỏ ra bất bình trước hành động dã man, vô nhân đạo của người đàn ông mặc áo hồng.
Rất nhiều người đã lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ và cho rằng cho dù cậu bé có làm gì sai trái thì hành động của người đàn ông kia vẫn là quá độc ác và không thể chấp nhận được.
Một người dùng mạng nhận xét “Trong cuộc đời này có ai là không phạm phải sai lầm? Sao người đàn ông đó lại có thể đối xử dã man với 1 đứa trẻ như vậy? Cho dù cậu bé đó có phạm tội nhưng mình phải có tâm, có lòng vị tha để giáo dục giúp em ấy trở về con đường đúng đắn, lương thiện”.
Cũng chung quan điểm trên, 1 người khác lên tiếng “Trẻ con còn dại. Chỉ vì lấy 1, 2 trái dừa mà hành hạ con người ta đến mức như vậy quả thực là quá độc ác. Mong sớm tìm ra danh tính của người đàn ông đó để cơ quan chức năng có thể xử lý đúng người, đúng tội”.
Ngoài những bình luận thể hiện sự bức xúc, nhiều người dùng mạng còn cho rằng sự việc này xảy ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, sự việc này thực ra đã xảy ra tại Campuchia vào cuối tháng 8/2014. Vào thời điểm đó, dư luận Campuchia cũng đã sôi sục khi những bức ảnh này được đăng tải lên Facebook.
Báo chí địa phương đưa tin sự việc xảy ra tại quận Pearang, tỉnh Prey Veng, Campuchia khi cậu bé 14 tuổi có tên Mon Veasna ăn trộm dừa và bị 2 người đàn ông có tên là Heng Dane (35 tuổi) và Heng Vanny (28 tuổi) bắt được. Sau đó, 2 người đàn ông này đã trói và dúi đầu cậu bé vào chum nước bẩn chứa cả nước tiểu để tưới cây.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã nhanh chóng tìm hiểu và bắt giữ 2 người đàn ông vì tội hành hung trẻ vị thành niên.
Ngoài ra, sau khi sự việc gây chấn động Campuchia, rất nhiều nhà hảo tâm đã cùng chung tay quyên góp tiền ủng hộ cậu bé nghèo đáng thương. Đặc biệt, Khai Prasith – 1 diễn viên nổi tiếng tại Campuchia vào những năm 1980, còn lên tiếng muốn nhận nuôi cậu bé 14 tuổi. “Sau khi nhìn những bức ảnh cậu bé bị tra tấn, tôi đã bật khóc và tôi đã tìm cách liên lạc với bạn bè để cùng giúp đỡ cậu bé”, nam diễn viên cho biết.
Từ những bức ảnh có thể thấy, người đàn ông mặc chiếc quần kẻ, áo hồng đã nhẫn tâm túm tóc, dúi đầu 1 cậu bé gầy gò, ốm yếu đang bị trói tay về phía sau vào chum nước đen ngòm, bẩn thỉu.
Chỉ sau gần 1 ngày được chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của người dùng mạng Việt Nam, những bức ảnh này đã thu hút gần 10.000 lượt “like”, chia sẻ và gần 3.000 lượt bình luận. Hầu hết mọi người đều tỏ ra bất bình trước hành động dã man, vô nhân đạo của người đàn ông mặc áo hồng.
Nhiều người dùng mạng Việt Nam vô cùng bức xúc khi thấy cậu bé bị hành hạ dã man.
Rất nhiều người đã lên tiếng bày tỏ sự phẫn nộ và cho rằng cho dù cậu bé có làm gì sai trái thì hành động của người đàn ông kia vẫn là quá độc ác và không thể chấp nhận được.
Một người dùng mạng nhận xét “Trong cuộc đời này có ai là không phạm phải sai lầm? Sao người đàn ông đó lại có thể đối xử dã man với 1 đứa trẻ như vậy? Cho dù cậu bé đó có phạm tội nhưng mình phải có tâm, có lòng vị tha để giáo dục giúp em ấy trở về con đường đúng đắn, lương thiện”.
Cũng chung quan điểm trên, 1 người khác lên tiếng “Trẻ con còn dại. Chỉ vì lấy 1, 2 trái dừa mà hành hạ con người ta đến mức như vậy quả thực là quá độc ác. Mong sớm tìm ra danh tính của người đàn ông đó để cơ quan chức năng có thể xử lý đúng người, đúng tội”.
Ngoài những bình luận thể hiện sự bức xúc, nhiều người dùng mạng còn cho rằng sự việc này xảy ra tại Việt Nam. Tuy nhiên, theo tìm hiểu, sự việc này thực ra đã xảy ra tại Campuchia vào cuối tháng 8/2014. Vào thời điểm đó, dư luận Campuchia cũng đã sôi sục khi những bức ảnh này được đăng tải lên Facebook.
Báo chí địa phương đưa tin sự việc xảy ra tại quận Pearang, tỉnh Prey Veng, Campuchia khi cậu bé 14 tuổi có tên Mon Veasna ăn trộm dừa và bị 2 người đàn ông có tên là Heng Dane (35 tuổi) và Heng Vanny (28 tuổi) bắt được. Sau đó, 2 người đàn ông này đã trói và dúi đầu cậu bé vào chum nước bẩn chứa cả nước tiểu để tưới cây.
Ngay sau khi sự việc xảy ra, chính quyền địa phương đã nhanh chóng tìm hiểu và bắt giữ 2 người đàn ông vì tội hành hung trẻ vị thành niên.
Chân dung 2 người đàn ông độc ác bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Ngoài ra, sau khi sự việc gây chấn động Campuchia, rất nhiều nhà hảo tâm đã cùng chung tay quyên góp tiền ủng hộ cậu bé nghèo đáng thương. Đặc biệt, Khai Prasith – 1 diễn viên nổi tiếng tại Campuchia vào những năm 1980, còn lên tiếng muốn nhận nuôi cậu bé 14 tuổi. “Sau khi nhìn những bức ảnh cậu bé bị tra tấn, tôi đã bật khóc và tôi đã tìm cách liên lạc với bạn bè để cùng giúp đỡ cậu bé”, nam diễn viên cho biết.
Ngân sách bị chiếm dụng hơn 9 tỉ đồng
Theo Pháp luật VN-06-22- 2015
Nguyên giám đốc Sở NN&PTNT, hiện là trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lê Phong Hải “hào phóng” tạm ứng cho nhà thầu dẫn đến ngân sách bị chiếm dụng hơn 9 tỉ đồng suốt năm năm qua.
Do buông lỏng khâu kiểm tra, giám sát, trụ sở mới của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bến Tre (đang xây dựng) bị nhà thầu rút ruột, gây thất thoát ngân sách hơn 1,4 tỉ đồng. Ảnh: T.PHÚC
Ngày 22-6, ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, cho biết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tiến hành họp bỏ phiếu kín quyết định hình thức kỷ luật các cán bộ sai phạm thuộc diện Tỉnh ủy quản lý.
Theo đó, hai ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy đã bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo là Đại tá Nguyễn Hữu Tín (Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) và ông Lê Phong Hải (nguyên giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, hiện là trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy). Ngoài ra còn có một tỉnh ủy viên cùng bị kiểm điểm trong đợt này là Đại tá Nguyễn Văn Lăng, Chính ủy của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Ông Lăng được xác định có sai phạm liên đới cùng với ông Tín nhưng kết quả bỏ phiếu quyết định các hình thức kỷ luật không đạt mức quá bán. Do vậy Tỉnh ủy Bến Tre đang báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Kiểm tra Trung ương về trường hợp này.
Như Pháp Luật TP.HCM đã nêu, trước đây trong thời gian giữ chức giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, ông Hải cũng là trưởng Ban Quản lý dự án thủy lợi bắc Bến Tre đã thiếu trách nhiệm trong quản lý điều hành. Việc này gây ra thất thoát cho ngân sách hàng chục tỉ đồng, trong đó chỉ riêng hai gói thầu số 5 và 6 của công trình nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai đã tạm ứng sai khoảng 20 tỉ đồng. Nhà thầu này lại thiếu năng lực nên bị thay thế nhưng chủ đầu tư nhiều lần đòi lại tiền vẫn chưa được. đến nay, nhà thầu đã chiếm dụng hơn 9 tỉ đồng suốt năm năm qua và có nguy cơ ngân sách không thu hồi được.
Trong khi đó, Đại tá Nguyễn Hữu Tín bị Tỉnh ủy Bến Tre kết luận là người trực tiếp chịu trách nhiệm khắc phục số tiền sai phạm lên đến gần 8 tỉ đồng… Đây là số tiền sai phạm diễn ra trong quá trình thực hiện ba công trình sửa chữa hai dãy nhà kho phòng kỹ thuật, xây dựng hàng rào quân y viện và nhà xe thiết giáp. Theo đó, ông Tín đã ký các hợp đồng với các cơ sở mua bán nhôm, sắt Nguyễn Thanh Phương và cửa hàng Kim Hiếu để quyết toán khống tổng số tiền gần 1 tỉ đồng. Ở hai hợp đồng khác (ông Tín ký với ông Nguyễn Văn Rơi, Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh – bị kết luận giả mạo) không được thực hiện mà vẫn được quyết toán khống gần 530 triệu đồng. Trước đó năm 2008, ông Tín chỉ đạo bán thanh lý một xe ô tô bốn chỗ với giá rẻ bèo (chỉ 6 triệu đồng) bị dư luận phản ứng. Qua kiểm tra, số tiền này cũng không đưa vào sổ sách kế toán.
Kết quả kiểm tra cho thấy trong một thời gian dài ông Tín tùy tiện cắt xén thời gian huấn luyện để quyết toán khống số tiền lên đến gần 3,8 tỉ đồng… Ngoài ra với vai trò là người đứng đầu cơ quan, ông Tín đã thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tại công trình xây dựng trụ sở mới của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh để nhà thầu thi công thiếu 177 cây cọc, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 1,4 tỉ đồng.
Theo ông Nguyễn Quốc Bảo, kết quả xử lý trên và những sai phạm liên quan đến cá nhân ông Tín, ông Lăng, Tỉnh ủy Bến Tre sẽ có văn bản gửi đến Quân khu 9.
Nguyên giám đốc Sở NN&PTNT, hiện là trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Lê Phong Hải “hào phóng” tạm ứng cho nhà thầu dẫn đến ngân sách bị chiếm dụng hơn 9 tỉ đồng suốt năm năm qua.
Do buông lỏng khâu kiểm tra, giám sát, trụ sở mới của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Bến Tre (đang xây dựng) bị nhà thầu rút ruột, gây thất thoát ngân sách hơn 1,4 tỉ đồng. Ảnh: T.PHÚC
Ngày 22-6, ông Nguyễn Quốc Bảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, cho biết Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đã tiến hành họp bỏ phiếu kín quyết định hình thức kỷ luật các cán bộ sai phạm thuộc diện Tỉnh ủy quản lý.
Theo đó, hai ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy đã bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo là Đại tá Nguyễn Hữu Tín (Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh) và ông Lê Phong Hải (nguyên giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, hiện là trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy). Ngoài ra còn có một tỉnh ủy viên cùng bị kiểm điểm trong đợt này là Đại tá Nguyễn Văn Lăng, Chính ủy của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Ông Lăng được xác định có sai phạm liên đới cùng với ông Tín nhưng kết quả bỏ phiếu quyết định các hình thức kỷ luật không đạt mức quá bán. Do vậy Tỉnh ủy Bến Tre đang báo cáo, xin ý kiến Ủy ban Kiểm tra Trung ương về trường hợp này.
Như Pháp Luật TP.HCM đã nêu, trước đây trong thời gian giữ chức giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Bến Tre, ông Hải cũng là trưởng Ban Quản lý dự án thủy lợi bắc Bến Tre đã thiếu trách nhiệm trong quản lý điều hành. Việc này gây ra thất thoát cho ngân sách hàng chục tỉ đồng, trong đó chỉ riêng hai gói thầu số 5 và 6 của công trình nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai đã tạm ứng sai khoảng 20 tỉ đồng. Nhà thầu này lại thiếu năng lực nên bị thay thế nhưng chủ đầu tư nhiều lần đòi lại tiền vẫn chưa được. đến nay, nhà thầu đã chiếm dụng hơn 9 tỉ đồng suốt năm năm qua và có nguy cơ ngân sách không thu hồi được.
Trong khi đó, Đại tá Nguyễn Hữu Tín bị Tỉnh ủy Bến Tre kết luận là người trực tiếp chịu trách nhiệm khắc phục số tiền sai phạm lên đến gần 8 tỉ đồng… Đây là số tiền sai phạm diễn ra trong quá trình thực hiện ba công trình sửa chữa hai dãy nhà kho phòng kỹ thuật, xây dựng hàng rào quân y viện và nhà xe thiết giáp. Theo đó, ông Tín đã ký các hợp đồng với các cơ sở mua bán nhôm, sắt Nguyễn Thanh Phương và cửa hàng Kim Hiếu để quyết toán khống tổng số tiền gần 1 tỉ đồng. Ở hai hợp đồng khác (ông Tín ký với ông Nguyễn Văn Rơi, Chủ nhiệm Hậu cần Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh – bị kết luận giả mạo) không được thực hiện mà vẫn được quyết toán khống gần 530 triệu đồng. Trước đó năm 2008, ông Tín chỉ đạo bán thanh lý một xe ô tô bốn chỗ với giá rẻ bèo (chỉ 6 triệu đồng) bị dư luận phản ứng. Qua kiểm tra, số tiền này cũng không đưa vào sổ sách kế toán.
Kết quả kiểm tra cho thấy trong một thời gian dài ông Tín tùy tiện cắt xén thời gian huấn luyện để quyết toán khống số tiền lên đến gần 3,8 tỉ đồng… Ngoài ra với vai trò là người đứng đầu cơ quan, ông Tín đã thiếu trách nhiệm kiểm tra, giám sát tại công trình xây dựng trụ sở mới của Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh để nhà thầu thi công thiếu 177 cây cọc, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 1,4 tỉ đồng.
Theo ông Nguyễn Quốc Bảo, kết quả xử lý trên và những sai phạm liên quan đến cá nhân ông Tín, ông Lăng, Tỉnh ủy Bến Tre sẽ có văn bản gửi đến Quân khu 9.
Sông Hồng đoạn qua Hà Nội bất ngờ bị lấp chui
- Hàng chục xe tải trọng lớn ngày đêm chở đất để san lấp mặt bằng rộng nhiều ha dưới chân cầu Vĩnh Tuy. Chưa rõ, dự án gì sẽ được triển khai, nhưng nó nằm trọn vẹn trong hành lang xả lũ lưu vực sông Hồng, đoạn chảy qua địa bàn một loạt phường của quận Long Biên, Hà Nội.
Công trường trong hành lang thoát lũ sông Hồng
Một khu đất bằng phẳng, rộng hàng chục ha đang được hình thành bên bờ Bắc sông Hồng, đoạn chảy qua khu vực bãi bồi phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội).
Mặt bằng này nằm dưới chân cầu Vĩnh Tuy, trong hành lang thoát lũ sông Hồng đã được UBND TP.Hà Nội phê duyệt theo quy hoạch hành lang thoát lũ do Viện Quy hoạch Thủy lợi xây dựng từ năm 2009.
Quan sát từ trên cầu Vĩnh Tuy sẽ không khó khăn để nhận diện bãi đất này. Có thể nói, đây là mặt bằng “nhân tạo” đầu tiên được hình thành tại bờ Bắc sông Hồng kể từ trước đến nay.
Chúng tôi có mặt tại công trường dưới chân cầu Vĩnh Tuy, đoạn bãi bồi thuộc phường Long Biên.
Hàng chục xe tải trọng lớn miệt mài chở đất đổ sang khu vực san lấp để tạo thành một mặt bằng khá rộng.
Quan sát bằng mắt thường, bãi đất rộng đang được đổ lấp này có chiều cao so với mặt bãi sông Hồng từ 1-2 mét. Một con đường nội bộ đã được hình thành.
Từ khu vực bãi đất đang dần hình thành xuống đến mép nước chừng vài trăm mét. Cũng lấy bãi đất đó làm mốc, nó cách đê sông Hồng chừng 500m.
Một người dân sở tại cho biết, đó là hành lang xả lũ của sông Hồng, không ai được phép canh tác, cho dù, có tới vài tháng trời khu vực đất bãi rộng mênh mông này không bị ngập nước.
Con đường nội bộ mà những chiếc xe tải chở đất san lấp khu vực đang hình thành nằm phía bên phải (tính theo hướng từ Long Biên sang trung tâm Hà Nội) có chiều dài lên đến cả cây số. Một chiếc máy xúc trực tiếp xúc đất bãi tại chỗ, đổ lên hàng chục xe tải rồng rắn nối đuôi nhau san ủi mặt bằng.
Thông tin từ một người đàn ông đang có mặt tại khu nhà điều hành của BQLDA nạo vét đường thủy QG (Bộ GTVT) đặt dưới khu vực bãi sông Hồng, anh này cho hay: mặt bằng đang được san ủi để triển khai xây dựng… nghĩa trang.
Tuy nhiên, điều đặc biệt là dự án này nằm hoàn toàn trong hành lang thoát lũ lưu vực sông Hồng đoạn đi qua các phường Bồ Đề, Long Biên, Cự Khối của quận Long Biên.
Dự án xây dựng nghĩa trang phường?
Trao đổi với VietNamNet, PCT UBND phường Long Biên, ông Nguyễn Đức Hùng cho hay: đây là “ý tưởng” của UBND phường.
Hiện, phường đang lấy ý kiến từ các tổ dân phố trong địa bàn về việc có chấp thuận hay không việc di dời những nghĩa trang tự phát hiện đang phân bố rải rác ở khu vực dân cư, nội đồng… về một chỗ.
Nghĩa trang mới này cũng sẽ là nơi chôn cất, mai táng của công dân trong địa bàn phường thời gian tới.
Tuy nhiên, ông Hùng xác nhận: ý tưởng này chưa được quận hay TP chấp thuận.
“Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi cứ triển khai san lấp mặt bằng trước. Khi thành hình, đẹp đẽ rồi, lúc đó hy vọng bà con nhân dân sẽ đồng tình” – PCT phụ trách địa chính cho biết.
Thông tin từ ông Hùng, nếu được chấp thuận, dự án này sẽ có quy mô khoảng 10ha, nằm ở khoảng nối tiếp từ bãi trồng hoa màu và khu vực đất bãi sông Hồng.
Việc san lấp mặt bằng đã triển khai được vài tuần nay, nếu hiểu như vậy, chủ dự án là UBND phường Long Biên.
Được biết, phường Long Biên có 190ha diện tích đất bãi thuộc quản lý của phường, trong đó, một phần được giao cho các hộ dân canh tác. Phần lớn diện tích còn lại nằm trong hành lang thoát lũ sông Hồng.
Trong khi đó, một thông tin khác được cán bộ địa chính phường Long Biên xác nhận: toàn bộ diện tích bãi bồi ven sông Hồng từ phường Bồ Đề kéo dài đến phường Cự Khối (quận Long Biên) đã được giao cho một doanh nghiệp theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng).
Tổng diện tích đất này lên tới khoảng 530ha. DN này cũng đang có phương án di dời các nghĩa trang hiện đang phân tán trong khu dân cư (khu vực trong đê) ra ngoài đê để có “quỹ đất sạch” trong khu dân cư, tránh “xâm phạm” hành lang thoát lũ sông Hồng đã được phê duyệt.
23/06/2015 02:00
Kiên Trung
Hàng chục xe tải trọng lớn ngày đêm chở đất để san lấp mặt bằng rộng nhiều ha dưới chân cầu Vĩnh Tuy
|
Một khu đất bằng phẳng, rộng hàng chục ha đang được hình thành bên bờ Bắc sông Hồng, đoạn chảy qua khu vực bãi bồi phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội).
Mặt bằng rộng hàng chục ha đang được tiến hành san ủi trong hành lang thoát lũ sông Hồng. |
Mặt bằng này nằm dưới chân cầu Vĩnh Tuy, trong hành lang thoát lũ sông Hồng đã được UBND TP.Hà Nội phê duyệt theo quy hoạch hành lang thoát lũ do Viện Quy hoạch Thủy lợi xây dựng từ năm 2009.
Quan sát từ trên cầu Vĩnh Tuy sẽ không khó khăn để nhận diện bãi đất này. Có thể nói, đây là mặt bằng “nhân tạo” đầu tiên được hình thành tại bờ Bắc sông Hồng kể từ trước đến nay.
Chúng tôi có mặt tại công trường dưới chân cầu Vĩnh Tuy, đoạn bãi bồi thuộc phường Long Biên.
Hàng chục xe tải trọng lớn miệt mài chở đất đổ sang khu vực san lấp để tạo thành một mặt bằng khá rộng.
Quan sát bằng mắt thường, bãi đất rộng đang được đổ lấp này có chiều cao so với mặt bãi sông Hồng từ 1-2 mét. Một con đường nội bộ đã được hình thành.
Từ khu vực bãi đất đang dần hình thành xuống đến mép nước chừng vài trăm mét. Cũng lấy bãi đất đó làm mốc, nó cách đê sông Hồng chừng 500m.
Được thi công gần một tháng nay, mặt bằng này sắp hoàn thành. |
Con đường nội bộ mà những chiếc xe tải chở đất san lấp khu vực đang hình thành nằm phía bên phải (tính theo hướng từ Long Biên sang trung tâm Hà Nội) có chiều dài lên đến cả cây số. Một chiếc máy xúc trực tiếp xúc đất bãi tại chỗ, đổ lên hàng chục xe tải rồng rắn nối đuôi nhau san ủi mặt bằng.
Thông tin từ một người đàn ông đang có mặt tại khu nhà điều hành của BQLDA nạo vét đường thủy QG (Bộ GTVT) đặt dưới khu vực bãi sông Hồng, anh này cho hay: mặt bằng đang được san ủi để triển khai xây dựng… nghĩa trang.
Tuy nhiên, điều đặc biệt là dự án này nằm hoàn toàn trong hành lang thoát lũ lưu vực sông Hồng đoạn đi qua các phường Bồ Đề, Long Biên, Cự Khối của quận Long Biên.
Dự án xây dựng nghĩa trang phường?
Trao đổi với VietNamNet, PCT UBND phường Long Biên, ông Nguyễn Đức Hùng cho hay: đây là “ý tưởng” của UBND phường.
Hiện, phường đang lấy ý kiến từ các tổ dân phố trong địa bàn về việc có chấp thuận hay không việc di dời những nghĩa trang tự phát hiện đang phân bố rải rác ở khu vực dân cư, nội đồng… về một chỗ.
Nghĩa trang mới này cũng sẽ là nơi chôn cất, mai táng của công dân trong địa bàn phường thời gian tới.
Chưa biết nó sẽ được sử dụng để thực hiện dự án nào, nhưng đây là một dấu hỏi lớn đối với những người dân quan tâm đến số phận cỉa con sông Hồng, đặc biệt là khu vực hạ lưu chảy qua địa bàn Hà Nội, khi nó được "nâng lên đặt xuống" cho quá nhiều dự án... |
“Trong thời gian chờ đợi, chúng tôi cứ triển khai san lấp mặt bằng trước. Khi thành hình, đẹp đẽ rồi, lúc đó hy vọng bà con nhân dân sẽ đồng tình” – PCT phụ trách địa chính cho biết.
Thông tin từ ông Hùng, nếu được chấp thuận, dự án này sẽ có quy mô khoảng 10ha, nằm ở khoảng nối tiếp từ bãi trồng hoa màu và khu vực đất bãi sông Hồng.
Việc san lấp mặt bằng đã triển khai được vài tuần nay, nếu hiểu như vậy, chủ dự án là UBND phường Long Biên.
Được biết, phường Long Biên có 190ha diện tích đất bãi thuộc quản lý của phường, trong đó, một phần được giao cho các hộ dân canh tác. Phần lớn diện tích còn lại nằm trong hành lang thoát lũ sông Hồng.
Trong khi đó, một thông tin khác được cán bộ địa chính phường Long Biên xác nhận: toàn bộ diện tích bãi bồi ven sông Hồng từ phường Bồ Đề kéo dài đến phường Cự Khối (quận Long Biên) đã được giao cho một doanh nghiệp theo hình thức BT (đổi đất lấy hạ tầng).
Tổng diện tích đất này lên tới khoảng 530ha. DN này cũng đang có phương án di dời các nghĩa trang hiện đang phân tán trong khu dân cư (khu vực trong đê) ra ngoài đê để có “quỹ đất sạch” trong khu dân cư, tránh “xâm phạm” hành lang thoát lũ sông Hồng đã được phê duyệt.
Theo phương án về quy hoạch hành lang thoát lũ sông Hồng được Viện quy hoạch Thủy lợi xây dựng và đã được HĐND.TP Hà Nội biểu quyết, thông qua ngày 10/12/2009, những hộ dân, công trình nằm từ chỉ giới thoát lũ trở ra phía mép bờ sông đều thuộc diện giải tỏa.
Trong tổng số gần 15.000 hộ dân thuộc diện di dời thời điểm đó (2009), khu vực Bồ Đề, Long Biên, Cự Khối có 677/1.652 hộ nằm trong hành lang thoát lũ phải di dời.
Khu vực cầu Chương Dương, tuyến thoát lũ đi theo tuyến đê chính. Vùng bãi thuộc phường Bồ Đề, Long Biên, Cự Khối đường chỉ giới đi theo đường quản lý nhà máy nước, tính từ đường này trở ra phía sông, tất cả các công trình, dân cư ở đó phải di chuyển. Tại khu vực xã Đông Dư, xã Bát Tràng đường chỉ giới thoát lũ đi theo đường bao dân sinh thôn Hồng Hà (xã Đông Dư), Bát Tràng đến cống Xuân Quan. Từ cửa vào cống lấy nước Xuân Quan đến hết địa phận hành chính Hà Nội (thuộc các xã Kim Lan, Văn Đức), chỉ giới thoát lũ sẽ đi theo ven khu dân cư xã Kim Lan, sau đó đi theo tuyến đê bối xã Văn Đức, huyện Gia Lâm.
|
Kiên Trung