Theo Người Việt-06-16-2015 6:16:00 PM
Ngô Nhân Dụng
Sau khi chiến tranh đã chấm dứt 25 năm, một người lính còn tiếp tục “chiến đấu” là Thiếu Tá Vương Mộng Long, cựu tiểu đoàn trưởng Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân. Ông kể chuyện cuộc đấu trí giữa ông và một giáo sư dạy sử người Mỹ, trong năm 2000, ông theo học một lớp “Sử Chiến Tranh Việt Nam.” Vương Mộng Long đã cho nhà giáo này thấy rằng những gì ông ta biết về cuộc chiến Việt Nam chỉ dựa trên sách vở, hoàn toàn sai sự thật. Ðặc biệt là những nhận định sai lầm về quân đội Việt Nam Cộng Hòa, mà người sinh viên lớn tuổi đã từng cầm súng chiến đấu trong đó. Cuối cùng, vị giáo sư được thuyết phục, bắt tay Vương Mộng Long, công nhận: “Chiến sĩ, ông vừa lập một chiến công!”
Những nhận định sai lầm trong sách vở tại Mỹ về quân đội Việt Nam Cộng Hòa có nguồn gốc sâu xa hơn các lớp học sử trong nhà trường. Căn nguyên là chính sách sai lầm của chính phủ Mỹ ngay từ đầu, khi họ muốn áp dụng bài học cuộc chiến Cao Ly khi tới Việt Nam. Từ năm 1964, quân đội Bắc Việt đổ vào miền Nam ngày càng nhiều không khác gì quân Bắc Hàn xâm lăng Nam Hàn năm 1950. Chính phủ Mỹ phải quyết định tham chiến, và họ nghĩ quân đội Mỹ sẽ đóng vai chính trên chiến trường, không khác gì hơn mười năm trước, trên bán đảo Cao Ly. Với quan niệm đó, họ không chủ trương giúp quân đội Việt Nam Cộng Hòa gia tăng quân số, vũ khí, hỏa lực và kỹ thuật để tự đóng vai chủ động trong tự bảo vệ lãnh thổ. Có thể họ đã thấy chiến tranh Cao Ly, dù có một triệu quân Trung Cộng tham dự, cũng chỉ kéo dài có ba, bốn năm; một thời gian ngắn không đủ để chuẩn bị cho một đạo quân miền Nam hùng mạnh hơn.
Khi chính phủ Mỹ quan niệm nước Mỹ đóng vai chính trong cuộc chiến đang diễn ra, thì giới truyền thông Mỹ và dân chúng Mỹ cũng nghĩ như vậy. Nguồn tin chính của các ký giả Mỹ là các đơn vị quân đội Mỹ, và họ chỉ đi săn tin về đạo quân nước họ, cung cấp cho các độc giả và khán giả ti vi người Mỹ. Cho nên họ nhìn lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa với con mắt thiên lệch. Năm 1970, Nixon bắt tay với Trung Cộng để chia rẽ khối cộng sản, thì họ quyết định rút quân, để mặc cho Nga và Tàu tranh giành ảnh hưởng trên nước Việt Nam.
Khi muốn rút quân, các viên chức chính phủ và Quốc Hội Mỹ tìm cách trút hết trách nhiệm thất bại cho quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Giới truyền thông Mỹ đồng tình với lối giải thích đó. Và các “học giả” nghiên cứu chiến tranh Việt Nam cũng không nhìn thấy xa hơn. Họ vẫn coi cuộc chiến tranh Việt Nam như một cuộc chiến “của nước Mỹ.” Họ không thể hiểu nổi tại sao người dân miền Nam Việt Nam lại nhìn cách khác.
Thiếu Tá Vương Mộng Long đã dùng sách vở và cuộc đời của chính ông, để cho giáo sư dạy sử thấy một cách nhìn khác. Sau nửa khóa học, ông đã yêu cầu được nói chuyện tay đôi. Với những bằng chứng, tài liệu, các kinh nghiệm chiến đấu và 13 năm bị giam cầm trong các trại tù “cải tạo,” ông đã chinh phục được vị thầy giáo tại Shoreline Community College WA. Thiếu Tá Vương Mộng Long thành công. Ông thầy dạy sử thành thật nói: “Tôi tin lời ông, vì chẳng có lý do gì để ông nói dối. Có điều là, từ đó tới nay, hơn hai mươi năm dài, kể từ ngày những gia đình người Việt Nam đầu tiên tới định cư ở Hoa Kỳ, chưa ai nói cho tôi nghe những điều này... Tôi đã hiểu, và tôi phải cám ơn ông. Ông quả là một chiến binh thực thụ.” Trong buổi lễ lãnh bằng Cử Nhân (BA) của Thiếu Tá Vương Mộng Long tại Ðại Học Washington, Giáo Sư Dan nói: “Long, I’m proud of you” (Long, tôi hãnh diện về ông), và “My soldier, I’m loving you!” (Chiến sĩ của tôi, tôi yêu mến ông). Nhân Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa quý vị độc giả có thể tìm trên mạng để đọc đầy đủ cả câu chuyện dài này do chính người trong cuộc kể, một chiến sĩ vẫn tiếp tục chiến đấu.
Trong các hồi ký khác, ông Vương Mộng Long kể chuyện lần ông vượt “ngục cải tạo” lần thứ hai, vào năm 1978, bị bắt lại sau sáu mươi bốn ngày trốn. Trong khi “nằm chờ giờ ra pháp trường,” ông suy nghĩ: “Thôi thế cũng là xong! Cứ coi như một lần ra trận...” Sau khi ông ra khỏi tù, có lần ông Vương Mộng Long trở về một chiến địa cũ, nơi nhiều đồng đội Tiểu Ðoàn 82 Biệt Ðộng Quân dự trận đánh đẫm máu bi hùng cuối cùng. Hôm đó đúng ngày Ba Mươi Tháng Tư, ông thấy, có lẽ dân chúng trong vùng này còn nhớ tới các chến sĩ hy sinh cho nên đã cắm những bó nhang, hương khói tưởng nhớ ngay bên đường.
Hình ảnh trên gợi nhớ lại cảnh những toán quân nhân đi tù cải tạo. Khi đoàn xe chuyển trại dừng lại bên đường, dân chúng nhận ra đã tự động đem đủ các thức ăn tới vội vàng tiếp tế cho họ. Quân đội Việt Nam Cộng Hòa có thể hãnh diện vì đã được người dân ghi ơn và tưởng nhớ mãi trong lòng.
Mà không riêng gì người dân miền Nam Việt Nam. Anh Nguyễn Viết Dũng sinh ở Nghệ An ngày 19 tháng 6 năm 1986, trùng với “Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.” Anh đã dám treo cờ vàng ba sọc đỏ tại nhà, hát Quốc ca và mặc quân phục Việt Nam Cộng Hòa. Anh đã bị bắt giam cùng bốn người bạn khi đi biểu tình vào Tháng Tư vừa qua ở Hà Nội, cả nhóm đều đeo huy hiệu đại bàng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Nhiều người Mỹ vẫn nói về cuộc chiến tranh Việt Nam như là cuộc chiến của quân đội Mỹ. Giờ đây người Việt ở miền Bắc cũng thấy nhận ra đó là một cuộc nội chiến giữa hai chế độ, hai lối sống, giữa miền Nam tự do và miền Bắc Cộng Sản. Dân Việt đã bị Ðảng Cộng Sản đưa ra làm vật hy sinh phục vụ một cuộc tranh hùng quốc tế vì họ tưởng rằng khối cộng sản sẽ đè bẹp thế giới tư bản.
Người dân miền Nam đã thấy rõ điều đó khi họ hát khắp nơi: “Hai mươi năm nội chiến từng ngày!” Cho nên, ngay trong thời chiến một người lính miền Nam như thi sĩ Nguyễn Bắc Sơn vẫn nói với “địch quân” rằng: “Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước - Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi! Chiến tranh này cũng chỉ một trò chơi - Suy nghĩ làm gì lao tâm tổn trí!”
Một chiến binh thi sĩ khác, mới in tập thơ viết về chiến tranh sau khi cuộc chiến đã chấm dứt 40 năm, là Nguyễn Lê Minh, một y sĩ phục vụ trong lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Giá trị nhân bản, văn minh của một quân đội được thể hiện trong những điều các chiến sĩ nghĩ trong đầu trong khi ra chiến trận. Tập thơ của Nguyễn Lê Minh biểu lộ bằng một bút pháp giản dị, trong sáng những điều diễn ra trước mắt và trong lòng anh, khi anh Vào Cơn Bão Lửa, với “Những chiến địa còn tươi xương máu thịt.” Làm bác sĩ, anh đã đau lòng vì, “Ðôi tay ta run rẩy biết bao lần - Vuốt cặp mắt đứng tròng bao lính trẻ.”
Nguyễn Lê Minh bắt đầu muốn làm thơ trong một ngày anh đi trong thành phố Quảng Trị hoang tàn, bên dòng sông Thạch Hãn. Anh chợt nghe thấy tiếng trẻ cười, giọng cười hồn nhiên trong vắt. Anh tìm thấy hai em bé đang đùa giỡn dưới sông, tiếng cười của các em bé 8, 9 tuổi “như tia nắng làm sáng khung trời chiều thu mây xám.” Nguyễn Lê Minh nhớ lại thời thơ ấu của mình, “thằng bé gầy còm sinh giữa mùa Hè năm Ất Dậu” rồi được di chuyển “trong thúng mẹ lủng lẳng tản cư.” Anh tự hỏi: “Có thể nào những đứa con chưa ra đời của tôi... 25 năm nữa lại khoác áo lính? 25 năm sau chúng có cầm khẩu súng của phe này chĩa vào những đứa bé đang đùa giỡn vô tư bên kia sông hay không?” Những ý tưởng dằn vặt đó khiến Nguyễn Lê Minh phải viết một bài thơ cho những em bé cùng thế hệ với các đứa con chưa sinh ra của mình. Một chiến sĩ trở thành một thi sĩ. Bài thơ đầu đời viết bên bờ sông Thạch Hãn đó không được in trong tập thơ Ðường Ta Ði mới xuất bản của Nguyễn Lê Minh. Bài thơ này anh cất trong chiếc ba lô bị bỏ lại trên bãi biển Mỹ Khê vào cuối Tháng Ba năm 1975, để tác giả bơi được ra tới tàu Hải Quân, thoát nạn. Còn tập thơ để ở nhà, đã được mẹ anh cất giấu, kín đáo qua tay nhiều người, gần đây mới được chuyển cho tác giả.
Giữa cảnh gạch ngói sập đổ ngổn ngang ở Quảng Trị, nhìn sang phía địch quân là “cánh đồng hoang ngút ngàn cỏ khô không một bóng người,” một người lính Việt Nam Cộng Hòa lại nghĩ đến và lo lắng cho số phận những đứa trẻ Việt thuộc thế hệ sau ở cả hai bên. Tâm trạng đó cho thấy tinh thần nhân bản của người lính được đào luyện thế nào. Cả xã hội miền Nam sống với nền văn minh tinh thần đó, trong truyền thống ngàn năm của dân tộc. Cho nên, Nguyễn Lê Minh biểu lộ tình yêu nước thương nòi của người chiến sĩ ngay trong lúc đang sống giữa cơn bão lửa nội chiến.
Nguyễn Lê Minh đi cùng đoàn Thủy Quân Lục Chiến tiến về phía Bắc trong khi những đoàn dân cư chạy loạn đi ngược chiều về phía Nam. “Mùa Hè Bão Lửa - Bắc Cộng vượt biên - Ðường ta đi đất rung chuyển cuồng điên - Cuộc thảm sát xe tăng, đại pháo. Ðường ta đi bày nhày xương, thịt máu - Suốt một vùng Bến Hải, Gio Linh...” “Ðường tiến quân nhìn dân cư chạy ngược - Tất cả kinh hoàng dưới lằn đạn Nga Hoa - Từng thây người bật ngửa rên la - Máu đỏ chan hòa vào cát nóng...”
Nguyễn Lê Minh đã bật tiếng gọi tên tổ quốc, như người con kêu mẹ: “Ðường ta đi của những ngày Hè bão lửa... Việt Nam ơi, Việt Nam!...” Bây giờ đã 40 năm sau khi chiến tranh chấm dứt, lịch sử có thể ghi nhận tâm trạng một chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa trên Ðại Lộ Kinh Hoàng. Anh chứng kiến trong đoàn dân chạy ngược chiều đoàn lính có người cha đang chở con trên xe máy thì bị đạn cộng quân bắn trúng, ngã xuống chết. Rồi cảnh một người mẹ ôm đứa bé sơ sinh lội qua sông, tới bờ mới thấy con đã chết vì ngộp nước. Người mẹ muốn ngồi lại khóc con, ông chồng vội kéo đi ngay. Nguyễn Lê Minh đã thấy gì, nghĩ gì, anh đã ghi lại và kể tâm sự thật của anh lúc đó:
“Mồ hôi nước mắt mẹ cha
“Quyện cùng bụi cát thối tha xác người
“Máu trong ta, máu trong người
“Máu nào không thắm những lời mẹ ru?
“Máu nào là máu hận thù?
“Máu nào là máu rạng cờ hùng anh?
“Máu nào là máu hôi tanh?
“Máu nào không phải em, anh, họ hàng?
Một quân đội có thể hãnh diện về những chiến sĩ bền bỉ như Vương Mộng Long, mang tâm sự của Nguyễn Lê Minh, và như hàng trăm ngàn đồng đội khác. Họ chiến đấu mà không khát máu, không ai hô hào “giết, giết nữa bàn tay không biết mỏi.” Họ đứng thẳng hai chân làm những con người, không bao giờ biến thành những cái máy sát nhân. Họ viết những trang sử không bao giờ quên được. Chúng ta hãnh diện về những chiến sĩ như vậy. Các em bé ra đời sau năm 1975, như Nguyễn Viết Dũng và các bạn, cũng có thể hãnh diện về họ.
Wednesday, June 17, 2015
Chiến hữu
“Tôi nhân danh sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà xin hứa sẽ trở lại với đồng bào.” - Trung úy Đỗ Lệnh Dũng.
Tưởng gì chớ sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà, cấp bực làng nhàng, như ông Dũng, tôi quen cả đống. Bạn cùng khoá độ vài trăm, cùng đơn vị khoảng vài chục, và cùng trại (tù) chắc... vài ngàn!
Tôi đã nghe vô số thằng kể lại những giờ phút cuối cùng của đơn vị mình, nhưng chưa thấy ai bị lâm vào hoàn cảnh bi đát - và giữa lúc thập tử nhất sinh - vẫn “tuyên bố” một câu (ngon lành) dữ vậy. Cỡ Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu (vào giờ phút chót) cũng chỉ âm thầm... đào ngũ thôi, chứ chả hề có mở miệng nói năng gì ráo trọi - với bất cứ ai. Còn Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ thì ồn ào hơn chút đỉnh, cho nó đã miệng, rồi cũng chuồn êm - không lâu - sau đó.
Trường hợp của Đỗ Lệnh Dũng thì hơi khác. Cách hành xử của ông cũng khác. Bảnh hơn thấy rõ. Coi:
Đúng nửa đêm 24/11/1974, trái đạn 82 ly đầu tiên rót vào trong vòng đai Đồng Xoài. Với đại pháo và T-54 yểm trợ, hai trung đoàn của Sư Đoàn 7 của Bắc Quân - sử dụng chiến thuật tiền pháo hậu xung - đã chiếm được chi khu này, vào rạng sáng 7/12/1974.
Buổi chiều cùng ngày, trong khi đang cùng những quân nhân còn sống sót tìm cách thoát khỏi vòng vây, trung úy Đỗ Lệnh Dũng (bỗng) thấy một đoàn người - toàn là đàn bà và trẻ con nhếch nhác, với tay nải hòm xiểng, lôi thôi, lếch thếch - nằng nặc đòi đi theo toán quân của ông, để trốn ra khỏi vùng đất (sắp) được... hoàn toàn giải phóng.
Tháng 6, 1965: Đồng Xoài, Vietnam. Nguồn: AP/Horst Faas
Trước nguy cơ dân chúng có thể bị thiệt mạng oan uổng trong lúc giao tranh, và để thuyết phục mọi người nên ở lại nhà cho được an toàn, trung úy Dũng đã dõng dạc nói với mọi người:
- “Tôi nhân danh sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hoà xin hứa sẽ trở lại với đồng bào.”
Và Đỗ Lệnh Dũng đã trở lại thực, chỉ vài ngày sau, như là một... tù binh! Ngay sau đó, ông bị đấu tố trước Toà Án Nhân Dân Huyện Đôn Luân (một tên gọi khác, mỹ miều hơn, của Đồng Xoài) rồi bị đưa từ Nam ra Bắc - theo đường mòn Hồ Chí Minh - để... học tập cải tạo. Gần muời năm sau, năm 1982, Đỗ Lệnh Dũng lại được chuyển trại từ Bắc vào Nam (chắc) cho dễ thăm nuôi.
Cuộc đời rõ ràng (và hoàn toàn) không may của trung úy Đỗ Lệnh Dũng đã được ghi lại bởi nhà văn Lê Thiệp bằng một cuốn sách, dầy đến bốn trăm trang, lấy tên của chính ông làm tựa. Tác phẩm này được nhà xuất bản Tiếng Quê Hương viết lời giới thiệu như sau:
“Đỗ Lệnh Dũng không chỉ là câu chuyện về chiến tranh, dù nhân vật chính là một chiến binh mất tích giữa chiến khu D sau một trận đánh dữ dội. Đây là câu chuyện về những oan khiên khắc nghiệt mà người dân Việt Nam phải trải gần trọn thế kỷ qua cho đến ngày nay.”
“Nhân vật chính giã từ cha mẹ khi tròn 18 tuổi và lúc được gặp lại cha mẹ thì đã gần tới tuổi ngũ tuần. Thời gian xa cách là lửa đạn, là những ngày lê gót trên con đường mòn vượt rừng núi Trường Sơn từ Nam ra Bắc, là những năm tháng đoạ đầy tại những trại tù...”
“Dù chỉ là một góc cạnh giữa muôn ngàn góc cạnh của một thời bão táp, câu chuyện vẫn là bằng cớ vô giá về thảm trạng con người bị tước đoạt trọn vẹn tuổi trẻ, tình yêu gia đình và mọi điều kiện an bình của cuộc sống.”
Ảnh:NXB Tiếng Quê Hương |
Cuốn Đỗ Lệnh Dũng đã được ra mắt tại thành phố San Jose, California. Hôm đó, tôi được hân hạnh nhìn thấy Trung Úy Dũng và Thiếu Tá Đặng Vũ Khoái - chỉ huy trưởng Chi Khu Đôn Luân - người mà không mấy ai tin là còn có thể sống sót, sau khi đơn vị này bị tràn ngập bởi địch quân.
Thiếu tá Khoái cho biết nhờ tác phẩm này mà trong thời gian qua, một số những người lính năm xưa - đang tản mát khắp năm Châu - đã tìm lại được nhau. Và ông nghẹn ngào khi giới thiệu với mọi người, vài quân nhân khác của đơn vị hiện (cũng) đang có mặt trong buổi ra mắt sách.
Tôi ngồi ở cuối hội trường, không nhìn được rõ nét mặt của những nhân vật này nhưng có thể đoán được rằng mắt họ đều ngấn lệ. Tôi cũng là một cựu chiến binh, cũng có cái may mắn lớn lao còn sống sót sau cuộc chiến vừa qua, và thoát thân được đến một nơi an bình nên cảm thông (thấm thía) tình cảm xúc động này.
Trong giây phút đó chắc chắn mọi người đều cảm thấy an ủi và ấm lòng, trước cảnh trùng phùng bất ngờ (và khó ngờ) đến thế. Cái cảm giác sung sướng vì sự may mắn (hiếm hoi) của mình đã theo tôi suốt cả buổi chiều hôm ấy, và đã cùng với tôi đi vào giấc ngủ.
Nửa khuya, tôi thức giấc. Tôi vẫn luôn thức giấc vào giấc đó. Và đó cũng là lúc mà tôi hay lò dò trở về... chốn cũ! Như một công dân “part-time” của nước Hoa Kỳ, tôi chưa bao giờ sống hết mình và hết tình nơi quê hương mới. Hơn nửa đời lưu lạc, tôi vẫn cứ sống mộng mị - theo kiểu “ngày ở / đêm về” - như thế.
Tôi thường trở về Đà Lạt. Đây là nơi mà tôi đã lớn lên, và đã ướp đẫm tuổi thơ (cũng như tuổi trẻ của mình) bằng rất nhiều đặc sản của núi rừng: nuớc hồ Xuân Hương, sương mù, phấn thông vàng, mùi cỏ khô của Đồi Cù, cùng với hàng trăm loại hương hoa man dại.
Có dạo, tôi hay trở về những đồi trà, đồi bắp, đồi khoai mì - bao quanh trại cải tạo Tân Rai - ở Blao. Tôi cùng lũ bạn tù cứ đi trong nắng sớm, trên những con đường mịn màng (thơm nồng mùi đất) sau một đêm mưa. Cũng có khi tôi về lại Sài Gòn, ghé thăm một người bạn đồng đội, chỉ vừa mới biết sơ, qua một bài báo ngắn - của ký giả Bùi Bảo Trúc:
Thương binh Nguyễn Văn Thìn Nguồn: OntheNet |
“Sáng nay mở e-mail ra đọc, tôi nhận được từ một người không hề quen biết, không kèm theo một giòng chữ nào, bức hình một người đàn ông mà tôi cũng chưa gặp bao giờ. Hình chụp người đàn ông đang ngồi trên giường có trải chiếu, đằng sau là bức tường loang lổ, hoen ố những vết đen mốc. Ông có một bộ ria, tóc dầy và đen, một mắt to, một mắt nhỏ mà tôi nghĩ là bị hư, chỉ còn một con. Ông không còn chân tay. Hai chân bị cụt trên đầu gối. Và hai tay cụt ở trên khuỷu tay, gần nách.”
“Trong hình có ghi tên ông. Ông tên là Thìn, Nguyễn Văn Thìn. Năm sinh được ghi là 1952. Hàng chữ phía dưới cho biết ông là thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa. Đơn vị cuối của ông là Trung Đoàn 49, Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Cấp bậc của của ông là Trung Sĩ Nhất. Ông sinh năm 1952, tuổi Thìn nên tên cũng là Thìn. Ông không còn chân tay. Từ 30 năm nay, ông không có chân, cũng không có tay.” “Ông làm sao sống nổi qua bằng ấy năm không có hai chân mà cũng không có cả hai tay. Tôi tưởng tượng, không khó khăn lắm, cũng vẫn thấy ra được những khó khăn của ông. Trong một chế độ thân thiện với ông, ông cũng đã vô cùng bất hạnh vì thiếu con mắt, thiếu hai tay, lại thiếu luôn cả hai chân. Huống chi trong một khung cảnh không thân thiện nếu không muốn nói là thù nghịch, thì ông còn khổ biết là bao nhiêu nữa. Tôi không dám tưởng tượng thêm ra những chuyện khác trong đời sống hàng ngày của ông, nếu đó có thể gọi được là một đời sống.”
Người bạn đồng đội luôn luôn nhìn tôi với đôi mắt u buồn và lắc đầu ra dấu, như có ý nói là đừng đến thăm nhau nữa: “muộn mất rồi.” Mãi sau này tôi mới biết là... muộn thật! Trong những trang sổ tay cũ, khi viết về trung sĩ Nguyễn Văn Thìn, cách đây khá lâu, tôi đã có dịp phổ biến địa chỉ của ông: nhà số 9/8 đường Bông Sao, phường 5, quận 8, Sài Gòn.
Độ một tháng sau, có độc giả báo cho tôi biết là họ đã gửi quà về biếu ông Thìn nhưng không còn... kịp nữa. Ông bạn của tôi đã qua đời, vài tuần, trước đó!
Có đêm thì tôi về miền Trung, phần quê hương khốn khó mà trước đây tôi chưa bao giờ có dịp ghé qua, để thăm một đồng đội khác:
“Tôi phải vượt đường xa tít tăp từ Huế tìm đến nơi 1 anh Thương Binh mù hai mắt, cụt 2 tay lẫn 2 chân gần Lăng Cô... Tôi nhìn thấy anh Dương Quang Thương nằm xấp ngay ngạch cửa. Tôi lên tiếng chào, anh bật ngồi dậy hỏi tôi là ai?”
TPB Dương Quang Thương và tác giả Nguyễn Cảnh Tân. Nguồn: Báo Việt Luận |
“Qua những phút giây trao đổi, tôi thấy anh khóc, những dòng nước mắt lăn ra từ hai hố mắt sâu thẳm ấy làm tôi phải khóc theo. Nghe tiếng người lạ, vợ anh từ sau hè chạy lên trên tay còn cầm nắm rau dền hoang vừa mới ngắt về để lo bữa ăn chiều, chị chào hỏi tôi rồi rót nước mời tôi uống...”
“Thoạt đầu tôi chỉ nói tôi là người mang tiền và thuốc tây đến cho anh do bà con từ bên Úc đóng góp gửi về. Tôi gởi anh 100 đô Úc và 5 hộp thuốc tây. Anh đã rưng rưng khóc lần nữa và cảm ơn nhiều lắm đến bà con ở Úc và Hội. Sau một hồi tâm sự anh nhắn gửi lời cảm ơn đến người điều hành Hội mà gia đình anh thường thư từ qua lại nhiều năm nay. Tôi xúc động quá và cho biết là: Thưa anh chị chính tôi đây… Nghe đến đó anh quờ quạng hai cái cùi tay còn lại lết thật nhanh về hướng tôi và ôm lấy tôi mà khóc.”
“ Vợ anh cũng khóc. Tôi cũng khóc. Người chạy xe ôm cũng khóc theo… Sự hy sinh của anh quá lớn, hai mắt, hai tay và hai chân cho tổ quốc còn cá nhân chị đã hy sinh cả cuộc đời cho những người mà cả tổ quốc phải tri ân. Chị đã khóc nhiều lắm vì những khó khăn đè nặng thân phận của người phụ nữ ốm o gầy còm cố vươn vai suốt hơn ¼ thế kỷ gánh gồng, ẵm bồng tắm rửa, đút ăn và những cơn lũ lụt khủng khiếp phải cõng chồng chạy tìm sinh lộ… Ra tới đầu ngõ, tôi và anh xe ôm vẫn còn khóc...” (Nguyễn Cảnh Tân, “Nỗi Sầu Riêng Hay Cái Đau Chung,” Việt Luận, 27 Oct. 2006).
Những giọt nuớc mắt của ông Nguyễn Cảnh Tân (2) tuy muộn màng nhưng vẫn hơn không. Chả hiểu còn có bao nhiêu ông Dương Quang Thương, và bao nhiêu bà vợ (đã hy sinh cả cuộc đời cho những người mà cả tổ quốc phải tri ân) nhưng hơn một phần tư thế kỷ qua chưa bao giờ có ai nhớ đến họ - nói chi đến chuyện khóc thương, dù muộn!
Giá trị của VNCH
Trần Trung Đạo (Danlambao) - ...Giá trị của VNCH được xây bằng xương máu của bao nhiêu người và ngày nay đã vượt qua khỏi vĩ tuyến 17 để trở thành ước vọng chung cho cả dân tộc. Sau 40 năm, VNCH như một mạch nước chảy ngầm trong rặng núi, đau đớn, vất vả, khó khăn nhưng không bao giờ ngừng chảy. Nếu ai cho tôi khoác lác hãy gác qua bên mặc cảm Bắc Nam, định kiến xã hội, khuynh hướng chính trị, đảng phái, tôn giáo, tả khuynh, hữu khuynh, thù hận riêng tư và thậm chí che luôn bốn chữ Việt Nam Cộng hòa trên trang đầu của Hiến pháp VNCH mà chỉ đọc một cách nghiêm chỉnh nội dung thôi, tôi tin người đọc dù Nam hay Bắc, dù trong hay ngoài nước, sẽ công nhận đó chính là mục tiêu mà dân tộc Việt Nam cần phải đạt đến...
*
Trong suốt 60 năm từ 1954, bộ máy tuyên truyền của đảng đã không ngừng vẽ trong nhận thức của bao nhiêu thế hệ Việt Nam một VNCH chẳng khác gì một con ma, ghê sợ, hung dữ và tội lỗi nhất trong thế gian này. Suốt 60 năm qua, VNCH là hiện thân của thứ tội ác. Trong nhận thức không chỉ tuổi trẻ Việt Nam sinh sau 1975 mà ngay cả các tầng lớp cán bộ, đảng viên, nhà văn, nhà thơ đều được dạy để biết VNCH có ba đặc điểm lớn là “tham nhũng”, “trấn áp” và “ôm chân đế quốc Mỹ”.
Trong tiểu luận “Khám nghiệm một hồn ma” trên Talawas 8 năm trước người viết đã có dịp phân tích thể chế cộng hòa tại miền Nam. Xin trích một phần bài viết đó ở đây để chia sẻ với các độc giả chưa đọc.
Miền Nam trước 1975 có tham nhũng không? Chẳng những có mà còn vô cùng trầm trọng.
Miền Nam có đàn áp biểu tình, đối lập không? Có, không chỉ đàn áp một lần mà nhiều lần, không chỉ một năm mà nhiều năm.
Miền Nam trước 1975 có sống bám vào viện trợ Mỹ không? Có, không chỉ 300 triệu dollars “viện trợ đặc biệt” như nhiều người hay nhắc mà nhiều tỉ đô la.
Vâng, tất cả điều đó đều có. Chế độ cộng hòa tại miền Nam Việt Nam ra đời và lớn lên trong một hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc, trong đó các nguyên tắc dân chủ đã trở thành con dao hai lưỡi. Chính con dao dân chủ hai lưỡi đó đã đâm vào thân thể của chế độ cộng hòa hàng trăm vết thương đau đớn từ ngày mới ra đời cho đến gục xuống trong tức tưởi. Miền Nam có tất cả sắc thái của một xã hội dân chủ đang từng bước đi lên. Dân chủ không phải là lô độc đắc giúp một người trở nên giàu sang trong một sớm một chiều mà là quá trình tích lũy vốn liếng từ những chắt chiu của mẹ, tần tảo của cha, thăng trầm và thử thách của cả dân tộc.
Ngay cả những quốc gia tiên tiến như Pháp, Mỹ, Nam Hàn cũng phải bước qua con đường đầy máu nhuộm để có được nền dân chủ như hôm nay. VNCH cũng vậy. Miền Nam có đàn áp chính trị nhưng cũng có đấu tranh chính trị, có ông quan tham nhũng nhưng cũng có nhiều phong trào chống tham nhũng hoạt động công khai, có ông tướng lạm quyền nhưng cũng có ông tướng trong sạch, có nghị gà nghị gật nhưng cũng có những chính khách, dân biểu, nghị sĩ đối lập chân chính. Như một viên ngọc nằm trong lòng lớp rong rêu của vỏ con trai, trên tất cả, giá trị đích thực của VNCH không nằm trong tham nhũng, trấn áp và đồng đô la Mỹ mà nằm trong Hiến pháp VNCH đặt nền tảng trên một thể chế dân chủ do dân và vì dân.
Lời mở đầu của Hiến pháp 1967 do chủ tịch Quốc hội Lập hiến Phan Khắc Sửu ký ngày 18 tháng 3 năm 1967, xác định Việt Nam là một chế độ cộng hòa “Dân chủ độc lập, thống nhất, lãnh thổ bất khả phân, chủ quyền thuộc về toàn dân” phát xuất từ “Ý thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lãnh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lãnh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ý chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể cộng hòa của dân, do dân và vì dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lãnh thổ, bảo đảm Độc lập Tự do Dân chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.”
Ngoài phần mở đầu hùng hồn nêu trên, chuyên chở trong suốt 9 chương và 117 điều của Hiến pháp 1967 là nền tảng của chế độ cộng hòa, qua đó, quyền lãnh đạo đất nước như chỉ rõ trong điều 3, được phân quyền rõ rệt: ”Ba cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rõ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều hòa để thực hiện trật tự xã hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự do, Dân chủ và Công bằng xã hội”.
Phục hưng VNCH không có nghĩa là phục hưng chính quyền miền Nam. Chính thể không đồng nghĩa với một chính quyền và do đó không sống hay chết theo một chính quyền. Giá trị của VNCH được xây bằng xương máu của bao nhiêu người và ngày nay đã vượt qua khỏi vĩ tuyến 17 để trở thành ước vọng chung cho cả dân tộc. Sau 40 năm, VNCH như một mạch nước chảy ngầm trong rặng núi, đau đớn, vất vả, khó khăn nhưng không bao giờ ngừng chảy. Nếu ai cho tôi khoác lác hãy gác qua bên mặc cảm Bắc Nam, định kiến xã hội, khuynh hướng chính trị, đảng phái, tôn giáo, tả khuynh, hữu khuynh, thù hận riêng tư và thậm chí che luôn bốn chữ Việt Nam Cộng hòa trên trang đầu của Hiến pháp VNCH mà chỉ đọc một cách nghiêm chỉnh nội dung thôi, tôi tin người đọc dù Nam hay Bắc, dù trong hay ngoài nước, sẽ công nhận đó chính là mục tiêu mà dân tộc Việt Nam cần phải đạt đến. Công nhận các giá trị được đề ra trong hiến pháp VNCH không có nghĩa là đầu hàng, chiêu hồi. Không. Không ai có quyền chiêu hồi ai hay kêu gọi ai đầu hàng. Đây là cuộc chiến mới, cuộc chiến giữa dân tộc và phản dân tộc, giữa cộng hòa và cộng sản, giữa tự do và độc tài, giữa nhân bản và toàn trị. Mỗi người Việt sẽ chọn một chỗ đứng cho chính mình phù hợp với quyền lợi bản thân, gia đình, con cháu và sự sống còn của dân tộc.
Hiến pháp VNCH có thể chưa hoàn chỉnh nhưng là một văn kiện tham khảo cần thiết để kiến tạo một Việt Nam dân chủ cường thịnh. Hạt giống do Phan Chu Trinh, Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh và rất nhiều nhà cách mạng miền Nam khác gieo xuống hàng thế kỷ trước đã mọc và lớn lên trong mưa bão. Hạt giống dân chủ khơi mầm tại miền Nam cũng không chỉ bắt đầu sau khi đất nước bị chia đôi 1954 mà đã có từ hàng trăm năm trước.
Lợi dụng chính sách Nam kỳ tự trị của thực dân, các nhà cách mạng tại miền Nam có cơ hội học hỏi và áp dụng phương pháp đấu tranh nghị trường, tiếp cận các tư tưởng dân chủ Tây phương, mở mang dân trí làm nền tảng cho chế độ cộng hòa sau này. Đó không phải là sản phẩm của Tây hay Mỹ mà là vốn quý của dân tộc đã được đổi bằng máu, mồ hôi, nước mắt của nhiều người. Đó không phải là tài sản của riêng miền Nam mà của tất cả những người Việt cùng ôm ấp một ước mơ dân chủ. Những ai biết gạt bỏ định kiến Bắc Nam, tháo gỡ lớp màn “căm thù Mỹ Ngụy” ra khỏi nhận thức, sẽ thấy đó chính là hành trang cần thiết cho nỗ lực mưu cầu một xã hội công bằng và tốt đẹp hơn cho các thế hệ mai sau. Không cần phải tìm giải pháp từ Miến Điện, Nam Phi, Ai Cập, Libya hay tìm chân lý ở Anh, ở Mỹ mà ngay ở đây, giữa lòng đất nước Việt Nam.
Phục hưng VNCH không có nghĩa là phủ nhận công lao của những người đã hy sinh trong chiến tranh chống thực dân Pháp. Như kẻ viết bài này đã nhấn mạnh nhiều lần, cuộc chiến chống thực dân Pháp là cuộc chiến chính nghĩa. Đó là cuộc đấu tranh đầy gian khổ nhưng rất anh hùng của một dân tộc bị nô lệ đã đứng lên chống lại một thực dân tàn bạo. Việc tham gia vào đảng phái, kể cả việc tham gia vào đảng Cộng sản của một số người Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp, chủ yếu là để được tổ chức hóa nhằm mục đích hợp đồng chiến đấu, đạt đến chiến thắng dễ dàng hơn. Những người Việt yêu nước thời đó chọn lựa đảng phái như chọn một chiếc phao để đưa dân tộc sang bờ độc lập nhưng đối với đảng CS chiếc phao lại chính là dân tộc.
Nhiều người yêu nước chọn tham gia vào đảng CS nhưng bản thân đảng CS như một tổ chức chính trị dựa trên ý thức hệ CS chưa bao giờ là một đảng yêu nước. Những nông dân hiền hòa chất phác, những công nhân đầu tắt mặt tối làm sao biết được con đường họ đi không dẫn đến độc lập, tự do, hạnh phúc mà dẫn đến nghèo nàn, lạc hậu, độc tài và làm sao biết được chiếc phao họ bám cũng là chiếc bẫy buộc chặt chẳng những cuộc đời họ mà còn gây hệ lụy cho cả dân tộc đến ngày nay. Dù sao, người yêu nước bằng tình yêu trong sáng, không đánh thuê, đánh mướn cho một chủ nghĩa, một ý thức hệ ngoại lai vong bản hay cho một quyền lợi đế quốc nào sẽ không bao giờ chết, không bao giờ bị lãng quên. Lịch sử sẽ đánh giá, tổ quốc sẽ ghi công họ một cách công bằng.
Phục hưng VNCH không có nghĩa là tái thực thi hiệp định Paris. Dân tộc Việt Nam là một thực thể thống nhất và tất cả các hòa ước Patenôtre, hiệp định Geneva hay hiệp định Paris đều là những chiếc còng của thực dân và đế quốc áp đặt lên đầu lên cổ dân tộc Việt Nam trong giai đoạn Việt Nam yếu kém và phân hóa. Trước 1975, trong đáy lòng của bất cứ một người Việt yêu nước nào cũng mong một ngày dân tộc Việt Nam từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau sẽ được đoàn viên trong tự do, dân chủ và thịnh vượng. Tuy nhiên, ngoài trừ lãnh đạo CSVN chủ trương CS hóa toàn cõi Việt Nam bằng súng đạn của Nga, Tàu, không ai muốn đoàn viên phải trả bằng giá của nhiều triệu sinh mạng người dân vô tội, đốt cháy một phần đất nước, để lại một gia tài nghèo nàn lạc hậu cho con cháu. Hôm nay, dù không tự mình chọn lựa, dân tộc Việt Nam cũng đã là một và không có một thế lực nào làm Việt Nam phân ly lần nữa.
Lịch sử Việt Nam như một dòng sông, có khi cuồn cuộn lúc âm thầm, có chỗ sâu chỗ cạn nhưng chưa bao giờ ngưng chảy. Đó là sự thật. Khoảng thời gian từ khi Mã Viện, danh tướng nhà Đông Hán, đánh bại Hai Bà Trưng (năm 43) đến khi Lý Nam Đế đánh bại quân Lương Vũ Đế và dựng nước Vạn Xuân (năm 543) là tròn 500 năm. Biết bao nhiêu lớp người đã sinh ra và chết đi trong suốt 5 thế kỷ sống trong bóng tối nô lệ nhưng sức sống Việt Nam vẫn tồn tại và lớn lên. Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trên thế giới trong đó người dân gọi nhau bằng hai tiếng đồng bào thân thương và trìu mến. Đối mặt với một kẻ thù đông hơn nhiều và mạnh hơn nhiều, chưa bao giờ sức mạnh tổng hợp của 90 triệu người Việt trong nước và 3 triệu người Việt ở hải ngoại cần thiết như hôm nay. Đảng CS có 3 triệu đảng viên nhưng đa số trong số 3 triệu người này trong thực tế cũng chỉ là nạn nhân của một tập đoàn lãnh đạo đảng tham quyền và bán nước. Chỉ có sức mạnh toàn dân tộc phát triển trên cơ chế dân chủ tự do mới mong thắng được Trung Cộng và mọi kẻ thù có âm mưu xâm lược Việt Nam. Tổ tiên Việt Nam đã làm được rồi các thế hệ Việt Nam ngày nay cũng sẽ làm được.
Người viết biết rằng, đối với một số người Việt đã bị bộ máy tuyên truyền đầu độc quá lâu và các bạn trẻ bị nhào nặn hoàn toàn trong hệ thống giáo dục một chiều CS, để có một nhận thức đúng về lịch sử là một quá trình đấu tranh tư tưởng khó khăn.
Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn thẳng vào thực tế đất nước sau 39 năm vẫn là một nước lạc hậu về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, quốc phòng và đời sống. Việt Nam còn thua xa những nước ở châu Phi như Ghana, Sierra Leone, Namibia vì những quốc gia đó còn nghèo nhưng hãnh diện vì chính phủ họ do nhân dân họ bầu lên. Nếu vậy, tạm gác qua chuyện thế kỷ trước mà hãy nhìn vào cách giải quyết tranh chấp Hoàng Sa, Trường Sa với Trung Cộng của lãnh đạo CSVN. Ngoài những lời phản đối đọc như kinh nhật tụng họ không có và cũng không thể có một chọn lựa dứt khoát nào chỉ vì quyền lợi trước mắt của một nhóm người lãnh đạo được đặt lên trên quyền lợi lâu dài của đất nước. Như người viết đã trình bày trong bài trước, rồi mai đây, sau trận đánh ghen HD-981, lãnh đạo CSVN lại lên đường sang Bắc Kinh triều cống, lại 16 chữ vàng, lại ca ngợi tình đồng chí, nghĩa anh em thắm thiết. Cơn hờn giận giữa hai đảng CS theo thời gian có thể sẽ nguôi ngoai nhưng trên các vùng biên giới, trong lòng biển Việt Nam, máu của ngư dân Việt Nam, của người lính biển Việt Nam sẽ không ngừng chảy. Thảm trạng xã hội Việt Nam hôm nay, những lạc hậu kinh tế hôm nay, những yếu kém về quốc phòng hôm nay, những cô đơn trong bang giao quốc tế hôm nay là những câu trả lời cho những ai còn do dự, còn một chút tin tưởng nào đó ở lãnh đạo đảng CSVN.
Sau hải chiến Hoàng Sa đầy hy sinh xương máu, VNCH lần nữa lại được lịch sử giao trọng trách đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa trong tay Trung Cộng. Cuộc tranh đấu mới sẽ khó khăn nhưng là con đường đúng nhất của dân tộc trong cùng hướng phát triển của nhân loại. Giống như hầu hết các nước cựu CS ở Đông Âu và khối Liên Xô, thể chế Cộng Hòa là chọn lựa đương nhiên và dứt khoát. Các quốc gia sẽ bình đẳng trước công pháp quốc tế. Những khẩu hiệu tuyên truyền rất sến như “16 chữ vàng”, “hữu nghị Việt Trung” sẽ bị chôn sâu theo xác của ý thức hệ CS. Dân tộc Việt Nam sẽ vượt qua những khó khăn để phát triển thành một quốc gia hiện đại về cả kinh tế lẫn quốc phòng. Các nhà lãnh đạo VNCH trong cuộc đấu tranh mới trên mặt trận ngoại giao sẽ hành xử xứng đáng với tư cách của một cấp lãnh đạo chính danh, thay mặt cho một nước VNCH thống nhất, dân chủ, độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và chắc chắn sẽ được sự ủng hộ của đại đa số con người yêu chuộng tự do, hòa bình trên thế giới. Giành lại Hoàng Sa và bảo vệ Trường Sa là một cuộc tranh đấu gian nan, gai góc, bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, nhưng chính nghĩa và chân lý cuối cùng sẽ thắng.
*
Trích đoạn từ bài viết "Việt Nam Cộng Hòa, lối thoát của Hoàng Sa và dân tộc"của tác giả Trần Trung Đạo.
Tàu cộng xây đảo - mở đường bay thẳng Nha Trang - mật ước Thành Đô hoàn tất?
CTV Danlambao - Theo tin mới nhất của Tổng công ty hàng không Việt Nam (ACV), từ ngày 20/06/2015, hãng hàng không China Southern Airlines của Tàu cộng sẽ mở đường bay thẳng từ Quảng Châu đến Nha Trang (Khánh Hoà - tỉnh quản lý quần đảo Trường Sa) với tần suất 3 chuyến/tuần. Thông tin này được công bố trước khi "Hội nghị lần thứ 8 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung-Việt" sắp diễn ra tại Bắc Kinh từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 6.
Người phát ngôn của Bộ ngoại giao Trung cộng tuyên bố trong bản tin của Tân Hoa xã ngày 15/6: Nhận lời mời của Uỷ viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì, Phó thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ ngoại giao nước CH XHCN Việt Nam, ông Phạm Bình Minh sẽ sang thăm Trung Quốc và cùng Uỷ viên Quốc vụ Dương Khiết Trì chủ trì Hội nghị lần thứ 8 Uỷ ban Chỉ đạo hợp tác song phương Trung-Việt.
Song song với tuyên bố trên, phát ngôn viên Lục Khảng cũng công bố Trung Quốc đã đạt được kế hoạch trước mắt ở biển Đông nên sẽ ngừng các hoạt động thi công, cải tạo đảo nhân tạo ở Trường Sa trong thời gian ngắn sắp tới.
Mục đích của việc “tạm nghỉ trước mắt” này của Trung Quốc cho thấy họ cần thời gian để quan sát phiên điều trần tại toà án quốc tế ở La Hague theo đơn kiện của Philippines.
Trước đó, từ ngày 9 đến ngày 14 tháng 6, các tàu cá của ngư dân xã Bình Châu (Quảng Ngãi) liên tục bị tàu Trung cộng tấn công, cướp bóc khi đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam.
Những bước đi trên biển Đông của Trung cộng trong thời gian đầu tháng 6 cho thấy, sau khi đạt được chính sách “bình ổn” với khối ASEAN, để chuẩn bị cho các hoạt động đối ngoại song phương với Hoa Kỳ, thì nạn nhân trực tiếp gánh chịu các nước cờ của Trung cộng chính là Việt Nam. Hay nói một cách chính xác hơn, ngư dân Việt Nam, nhân dân Việt Nam chính là người trả giá trên bàn cờ chính trị của lãnh đạo hai nước.
Việt Nam, đang từng bước "âm thầm trong im lặng" đi vào một thời kỳ Bắc thuộc mới, sau hiệp ước Thành Đô 1990.
18.06.2015
Phân biệt đối xử dẫn đến tàn bạo
Theo RFA-2015-06-17
Những người đàn ông thất nghiệp ngồi ngoài đường phố chờ đợi được mướn làm mọi việc theo giờ hay ngày (ảnh minh họa)- AFP
Số lượng thanh niên thất nghiệp trên cả nước chiếm con số báo động đỏ. Đi bất kì nơi nào, ngồi bất kì quán xá nào cũng có thể gặp những thanh niên thất nghiệp, la cà đầu quán cuối chợ qua ngày.
Nhưng đáng nói nhất, số lượng thanh niên thất nghiệp và kết bè kết đảng, đánh nhau, đâm thuê chém mướn, rủ thành từng nhóm đi bắt trộm chó ở làng khác để rồi các thanh niên thất nghiệp của làng đó bắt được, đánh tập thể cho đến chết ở Thanh Hóa trong thời gian gần đây đã thành một hiện tượng xã hội đáng sợ, đã đến lúc báo động về lương tri cũng như nhân tính của lớp trẻ nơi đây.
Bị phân biệt đối xử
Ông Tri, sống ở Quảng Xương, Thanh Hóa, chia sẻ:“Người Thanh Hóa nói riêng và người miền Bắc nói chung gặp bất bình đẳng trong phân biệt đối xử đặc biệt là Sài Gòn, Bình Dương. Vấn đề đó là không đúng bởi đồng ý có một số người vào trong đó thì khác nhau về phong tục tập quán nên dẫn đến việc họ có thể không hiểu, cũng có thể họ bảo vệ nhau nên… Cái đó thì ai đúng ai sai có pháp luật. Nhưng mà vấn đề họ nộp hồ sơ mà không được nhận thì điều đó thuộc về nhân quyền, cần có nhà nước can thiệp vào công ty.”
Theo ông Tri, vấn đề làm ông trăn trở nhất hiện nay là vấn đề phân biệt đối xử. Không hiểu tự bao giờ và do đâu mà tất cả những vùng miền khác đều không thích người Thanh Hóa, có thể nói rằng phần đông các doanh nghiệp trên đất Sài Gòn, Bình Dương, Đồng Nai đều không muốn người Thanh Hóa có mặt trong công ty của họ. Mỗi khi nhận hồ sơ xin việc, chưa phỏng vấn, chưa thử khả năng của ứng viên nhưng chỉ cần đọc qua lý lịch Thanh Hóa là bên công ty tuyển dụng sẽ trả ngay hồ sơ.
Cũng có trường hợp khéo léo nói rằng bộ hồ sơ chưa đạt một số yêu cầu kĩ thuật, cũng có nơi nói thẳng rằng nhìn vào điểm số trên các chứng chỉ học phần và xếp loại trên tấm bằng cũng như con người thật của ứng viên, anh/chị ta đã đạt tiêu chuẩn 50%, chỉ cần trả lời phỏng vấn ổn thỏa thì sẽ được nhận việc. Nhưng rất tiếc vì đây là hồ sơ của người Thanh Hóa nên công ty không nhận.
Và cách trả lời như vậy chẳng khác nào ném thẳng hồ sơ vào sọt rác bởi cho dù có nỗ lực học tập, cho dù có ước mơ, cầu tiến cỡ nào nhưng công ty không nhận việc thì xem như chỉ còn nước đi phụ hồ hoặc về quê nuôi lợn, nuôi cá, lại dựng vợ gả chồng và tiếp tục đẻ ra những đứa con mà tương lại của chúng cũng chỉ quanh quẩn trong địa bàn tỉnh. Vào Nam cũng không xong, ra Bắc cũng không ổn. Thử hỏi, người Thanh Hóa có tội lỗi gì và tại sao lại có sự phân biệt đối xử như vậy?
Và chính vì không có cơ hội đi ra ngoài, không có cơ hội thử việc, những chỗ phù hợp với năng lực thì không thể đặt chân đến, những công việc lao động phổ thông, những cơ hội thấp thì không cần học hành, không cần nỗ lực cũng làm được, như vậy, yếu tố phấn đấu để đi ra ngoài của thanh niên Thanh Hóa sẽ bị triệt tiêu trong nay mai.
Chỉ còn cơ hội lớn cho thanh niên Thanh Hóa là đi nơi khác học để về địa phương làm việc. Nhưng không phải lúc nào tại địa phương cũng có đủ công việc phù hợp, mức lương phù hợp cũng như đúng với ý nguyện. Nhiều người chỉ muốn thoát ra khỏi quê hương để tìm một nơi ở mới, để nỗ lực lập thân. Nhưng rất tiếc là cơ hội cho họ rất thấp.
Ông Tri đưa ra kết luận là bởi chính những phân biệt đối xử ở các tỉnh bạn, ở các trung tâm thành phố lớn đã đẩy thanh niên Thanh Hóa co cụm về quê hương và đâm ra ghét bỏ những người địa phương khác. Điều này dẫn đến tình trạng cục bộ địa phương, người trong một tỉnh thì bênh vực nhau, người trong một huyện thì chơi với nhau, người trong một xã thì lập nhóm với nhau, thậm chí cùng một xã nhưng thanh niên thôn này có thể đánh nhau nảy lửa với thanh niên thôn khác chỉ vì một va chạm nào đó.
Và hậu quả của việc này là thanh niên Thanh Hóa, đặc biệt là thanh niên Quảng Xương đã nhiều lần đánh tập thể những người bắt trộm chó ở xã khác, huyện khác hay tỉnh khác đến. Không những đánh chết người không thôi mà họ còn đốt xe, hành hạ người chết như súc vật. Đây là hệ quả của vấn đề giáo dục chểnh mãn cũng như vấn đề phân biệt đối xử, đẩy thanh niên Thanh Hóa vào chỗ cục bộ địa phương.
Nguy cơ mất tính người
Một thanh niên tên Luật, sống ở Quảng Xương, Thanh Hóa, chia sẻ:“Ở đây ban đêm ra đường thì sợ lắm vì nó chích đầy đường. Có hôm nó còn xin đểu mình nữa, tụi nó mà đua xe thì đua chết thì thôi, tốt nhất là tránh đường cho nó đi. Có thanh niên ở đâu đến nữa, có hôm nó đánh nhau tranh giành địa bàn dính cả người dân vào.”
Theo Luật, vấn đề ra đường vào ban đêm ở Quảng Xương, Thanh Hóa hiện tại là một vấn đề đáng sợ. Chừng bảy, tám giờ tối, các nhóm đua xe đã tìm đường để đua, và đương nhiên là tuyến đua của họ chạy dọc theo quốc lộ 1A, từ Bắc vào Nam rồi lại từ Nam ra Bắc. Họ chạy đánh võng chừng vài chục cây số rồi quay trở lại. Đã có không ít các vụ tai nạn thương tâm làm chết người xảy ra trên trục đường này. Và thường thì nạn nhân là những người đi đường ngẫu nhiên, không kịp tránh các đoàn hung thần này.
Theo Luật, vấn đề nhân tính của lớp thanh niên cùng tuổi anh tại địa phương là vấn đề đáng ngại. Những nhóm thanh niên thất nghiệp tụ năm tụ bảy, chích choác, trộm cắp, hận đời. Và thường thì các đầu gấu của các nhóm thanh niên này có thành tích đâm thuê chém mướn ở xứ khác. Ban đầu, có thể những tay đầu gấu này chỉ đi tìm việc làm đơn thuần. Nhưng khi bị từ chối nhận việc, các thanh niên này lang bạt, rày đây mai đó, đầu đường xó chợ, bữa đói bữa no… Chính xã hội đã dần đẩy họ đến chỗ bất lương, có số có má.
Và khi quay về quê, số má giang hồ cộng với một ít tiền cũng như sự sành sỏi nơi thành phố đã nhanh chóng giúp họ kết nối đàn em, bày những trò bất lương và tổ chức những đường dây ma túy, chích choác. Cho đến thời điểm hiện nay, khi mà nạn xì ke, ma túy, trộm cắp, đâm thuê chém mướn, bảo kê đã mọc ra đầy rẫy đất Quảng Xương. Chuyện này khó bề mà khống chế ngày một ngày hai.
Cũng theo Luật, vấn đề hố ngăn cách giữa giàu và nghèo quá sâu rộng trong hiện tại, giới quan chức và giới có quyền thế, có quyền lực dây mơ rễ má với cán bộ giàu lên nhanh chóng trong lúc người dân nghèo càng thêm nghèo vì thời tiết khắc nghiệt, tài nguyên khô cạn, người nghèo bị lợi dụng, cán bộ địa phương quá đông, đời sống người nghèo càng trở nên khô khốc, cạn kiệt… Chính vì hố ngăn cách này đã đẩy đại bộ phận lớp trẻ đến chỗ mặc cảm, nỗ lực thoát thân nhưng khi bị đụng phải phân biệt đối xử bên ngoài đâm ra oán hận, hung hãn và máu lạnh.
Luật đưa ra kết luận rằng nếu như có một chính quyền tử tế, người dân sẽ hiền hòa hơn và nếu được sống trong một vùng đất có sự công bằng, có lòng yêu thương thì người ta sẽ không bị máu lạnh. Thời cha mẹ của Luật không có chuyện máu lạnh như hiện tại. Câu hỏi mà Luật muốn đưa ra là vì sao lại nên nông nỗi như hiện tại? Và Luật cũng chua chát nói rằng câu chuyện máu lạnh, hư hỏng của đại bộ phận lớp trẻ Thanh Hóa vẫn đang đà phát triển, chưa có dấu hiệu lắng xuống!
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Người Việt hải ngoại vận động cho tự do tôn giáo và nhân quyền ở VN
Hoà Ái, phóng viên RFA
2015-06-17
2015-06-17
Tòa trụ sở Quốc hội Mỹ tại đồi Capitol, Washington DC-File photo
Một cuộc tổng vận động ở Quốc Hội Hoa Kỳ với sự góp mặt của hàng trăm người Việt diễn ra từ ngày 17 đến ngày 19 tháng 6 này. Cuộc tổng vận động được yểm trợ bởi tổ chức BPSOS và tổ chức Liên Minh cho một Việt Nam Tự Do và Dân Chủ. Hòa Ái có cuộc trao đổi Tiến sĩ (TS) Nguyễn Đình Thắng, đại diện của 2 tổ chức này để tìm hiểu thêm thông tin về cuộc tổng vận động cho VN.
Hòa Ái: Xin chào TS Nguyễn Đình Thắng. Thưa ông, cuộc vận động cho VN lần này được diễn ra nhằm mục đích gì và trong bối cảnh như thế nào?
TS Nguyễn Đình Thắng: Mục đích chính yếu của cuộc tổng vận động này là ảnh hưởng đến Quốc Hội Hoa Kỳ cũng như Hành pháp Hoa Kỳ để cài những điều kiện nhân quyền căn bản vào trong cuộc đàm phán đang diễn ra về mậu dịch giữa Hoa Kỳ-VN cũng như tiến trình trao đổi nhiều hơn về vấn đề quốc phòng giữa 2 quốc gia trong bối cảnh ông Tổng Bí thư Đảng CSVN-Nguyễn Phú Trọng sắp sửa đến Hoa Kỳ, chúng tôi muốn nhắn gửi một thông điệp rất mạnh mẽ về vấn đề nhân quyền ở VN.
Hòa Ái: Lịch trình làm việc diễn ra trong 3 ngày sẽ bao gồm các sinh hoạt nào, thưa ông?
TS Nguyễn Đình Thắng: Có 4 sinh hoạt chính. Ngày thứ Tư, 17/6 sẽ có 1 cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ, Hạ Viện Hoa Kỳ thì đúng hơn. Sinh hoạt thứ hai vào ngày hôm sau, 18/6-thứ Năm, khoảng 700 cho đến 800 nhà tranh đấu người Việt ở khắp đất nước Hoa Kỳ, 30 tiểu bang và 7 quốc gia khác sẽ tụ về thủ đô Hoa Kỳ để cùng nhau vận động. Chúng tôi ước lượng khoảng 200 vị Dân biểu và Thượng Nghị sĩ bởi vì Quốc Hội Hoa Kỳ có tiếng nói quyết định trong vấn đề chính sách đối với VN lúc này. Và đặc biệt năm nay sẽ có khá đông các cựu chiến binh Hoa Kỳ đã từng tham chiến ở VN sẽ nhập cuộc với phái đoàn của người Việt. Rồi qua ngày hôm sau, tức thứ Sáu ngày 19/6, chúng tôi sẽ có phái đoàn đa tôn giáo để gặp gỡ với Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế vào lúc trưa và sau đó gặp Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, bộ phận đặc trách về vấn đề “Dân chủ-Nhân quyền-Lao động” và buổi chiều tối để đóng lại chương trình, chúng tôi có buổi trình diễn ở tại Kenedy Center-Trung tâm Nghệ thuật Quốc gia Hoa Kỳ với chủ đề vinh danh và tri ân những ai đã cho tự do và lôi kéo quần chúng Mỹ đứng cùng những người Việt tị nạn để giúp đưa cả dân tộc VN đến tự do.
Mục đích chính yếu của cuộc tổng vận động này là ảnh hưởng đến Quốc Hội Hoa Kỳ cũng như Hành pháp Hoa Kỳ để cài những điều kiện nhân quyền căn bản vào trong cuộc đàm phán đang diễn ra về mậu dịch giữa Hoa Kỳ-VNTS Nguyễn Đình Thắng
Hòa Ái: Trong buổi điều trần tại Hạ Viện Hoa Kỳ vào chiều thứ Tư, 17/6 sẽ có sự góp mặt của các nạn nhân bị đàn áp tôn giáo cũng như bị vi phạm nhân quyền ở VN, họ là những ai?
TS Nguyễn Đình Thắng: Chủ đề chính chính của cuộc điều trần là vấn đề đàn áp tôn giáo đang diễn ra rất trầm trọng ở VN, trong bối cảnh khoảng vài tuần sau đó thì Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cần phải quyết định có chỉ định VN vào “Danh sách các Quốc gia cần quan tâm đặc biệt”, tức CPC, hay không. Chúng tôi sẽ có bà Đoàn Thị Hồng Anh, vợ của ông nguyễn Thành Năm là người thuộc giáo dân Cồn Dầu ở Đà Nẵng đã bị tra tấn đến chết năm 2010, bà Hồng Anh giờ này đã có mặt tại Hoa Kỳ, sẽ lên trình bày về thảm cảnh hết sức bạo lực trong vấn đề đàn áp tôn giáo ở VN, không nói riêng cho Cồn Dầu mà nói chung cho nhiều cộng đồng của các tôn giáo khác nhau đang bị đàn áp. Chúng tôi sẽ trình bày tổng lược và đặc biệt tập trung vào Dự thảo Luật Tôn giáo và Tín ngưỡng đang được Quốc Hội VN xem xét. Đạo luật này rất tệ hại. Chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ đẩy lùi tiến trình phát triển tôn giáo ở VN. Và người thứ 3 nói rộng hơn về nhân quyền nói chung thì đó là Blogger Điếu Cày-Nguyễn Văn Hải.
Hòa Ái: Thưa ông, trong cuộc gặp gỡ với Ủy Hội Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế và Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nội dung chính yếu được trình bày sẽ là gì?
TS Nguyễn Đình Thắng: Nội dung chính yếu là chúng tôi cố gắng thúc đẩy để Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ trong vài tuần sau đó sẽ phải làm quyết định có cân nhắc cẩn thận là có đưa VN vào danh sách CPC vì đàn áp tôn giáo một cách trầm trọng hay không? Chúng tôi đã trưng dẫn nhiều chứng cớ ở VN vẫn còn đàn áp tôn giáo đã máu chứ không phải là bình thường cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nhưng qua cuộc điều trần chúng tôi muốn công khai hóa và chính thức hóa những thông tin đó để Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khi báo cáo phúc trình cho Quốc Hội thì Quốc Hội đã biết trước rồi, thành ra họ phải báo cáo tương đối trung thực. Và dựa trên báo cáo trung thực, rất có thể tăng triển vọng là VN sẽ phải được đưa vào hoặc bị đưa vào danh sách CPC, trừ khi VN rất nhanh chóng cải thiện luật pháp về vấn đề tôn trọng tự do tôn giáo ở trong nước trước khi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ làm quyết định.
Chúng tôi kỳ này tập trung vào vận động Quốc Hội cực kỳ mạnh trước khi Hành pháp có thể gọi là có những kết luận về vấn đề có đưa VN vào danh sách CPC không hoặc đóng lại hoàn tất cuộc đàm phán về mậu dịch với VNTS Nguyễn Đình Thắng
Hòa Ái: Và câu hỏi cuối cuối cùng xin phép được dành riêng cho TS, với tư cách là một trong những người tham gia tổ chức các cuộc vận động cho VN thì quan điểm của ông như thế nào khi nhà cầm quyền VN lên tiếng rằng Hoa Kỳ không nên gắn nhân quyền với mối quan hệ về ngoại giao, quốc phòng cũng như TPP, thưa ông?
TS Nguyễn Đình Thắng: Trước hết, chúng tôi hoàn toàn không ngạc nhiên gì cả bởi vì khi kêu gọi như vậy thì nó thể hiện 2 thực trạng. Thực trạng thứ nhất là có đàn áp nhân quyền ở VN, thành ra phía VN mới sợ hãi và muốn kêu gọi Hoa Kỳ đừng nối kết những vấn ấy với nhau. Thứ hai là có sự quan tâm từ phía chính phủ Hoa Kỳ, thành ra Hà Nội mới kêu gọi. Nhưng thực tế là thế này, những người Việt ở Hoa Kỳ là công dân Hoa Kỳ. Đại diện của họ là các vị Dân cử Liên bang trong Quốc Hội Hoa Kỳ. quốc Hội Hoa Kỳ là nơi làm chính sách chứ không phải bên Tòa Bạch Ốc-cơ quan hành pháp của Tổng thống Obama, chỉ thi hành chính sách thôi. Chính bởi vậy mà chúng tôi kỳ này tập trung vào vận động Quốc Hội cực kỳ mạnh trước khi Hành pháp có thể gọi là có những kết luận về vấn đề có đưa VN vào danh sách CPC không hoặc đóng lại hoàn tất cuộc đàm phán về mậu dịch với VN hoặc quyết định trao thêm những vũ khí sát thương cho VN.
Quốc Hội là nơi làm chính sách nên chúng tôi tập trung vào Quốc Hội. Rất rõ ràng rằng Quốc Hội đã hưởng ứng ở mức độ nào đó. Thứ nhất, cuộc tranh đấu đòi cài điều kiện nhân quyền, đặc biệt cho các công nhân phải được toàn quyền thành lập hoặc tham gia các nghiệp đoàn tự do và độc lập thì Quốc Hội Hoa Kỳ đã đặt các điều kiện ấy và Hành Pháp-Obama đã phải chấp nhận. Chúng tôi cũng vừa thành công trong việc cài 1 điều kiện về tự do tôn giáo vào trong tiến trình đàm phán mậu dịch giữa Hoa Kỳ và bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, kể cả VN. Thành ra, chúng ta thấy rằng VN kêu gọi là một đằng nhưng tiếng nói có trọng lượng của những cử tri người Mỹ gốc Việt cũng có ảnh hưởng rất mạnh đối với các vị Dân cử của Hoa Kỳ bởi họ phải thể hiện được quyền lợi của người dân Hoa Kỳ.
Hòa Ái: Cảm ơn TS Nguyễn Đình Thắng dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này với đài ACTD.
Tính Ra GDP Để Làm Gì?
Mặc Lâm & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2015-06-17
2015-06-17
Ảnh minh họa- File photo
Khi lãnh đạo một quốc gia đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng là 7% hay 6,5% thì điều ấy có nghĩa là gì? Sâu xa hơn vậy, khái niệm Tổng sản lượng Kinh tế hay Tổng sản phẩm Xã hội, hoặc GDP là gì? Diễn đàn Kinh tế tìm giải đáp cho các câu hỏi đó qua phần phân tích sau đây của chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa.
Mặc Lâm: Xin kính chào ông Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, cách đây mấy tháng, trong phiên họp của Quốc hội Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đề ra hai mục tiêu là duy trì mức tăng trưởng bền vững vào khoảng 7% và giải quyết gánh nợ quá lớn của nền kinh tế. Cách đây ít ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của Việt Nam cũng nói đến chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay sẽ là 6,5%. Khi có những tuyên bố như vậy thì người ta nên nghĩ sao? Và đi sâu hơn vào vấn đề thì tăng trưởng là gì, làm sao đo lường được mức tăng trưởng đó?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi xin lần lượt đi vào vấn đề để tìm giải đáp cụ thể cho mấy câu hỏi này.
- Nói về tình hình Trung Quốc khi tuần trước chúng ta đã nêu câu hỏi về sự mạnh yếu của kinh tế xứ này thì mình nên nhớ vài chuyện trong bối cảnh. Trung Quốc đang có một vấn đề nghiêm trọng là gánh nợ quá cao của cả quốc gia. Theo các nguồn thẩm định đáng tin cậy thì kinh tế Trung Quốc đang mắc nợ từ 250% đến 282% của Tổng sản lượng GDP. Nếu ta chấp nhận ước tính phổ thông của các định chế quốc tế thì tính đến cuối năm ngoái, Tổng sản lượng của Trung Quốc ở khoảng hơn chín ngàn tỷ đô la, tức là xứ này có thể mắc nợ từ 22 ngàn 500 tỷ đến 25 ngàn 400 tỷ đô la.
- Chi tiết thứ hai đáng chú ý là gánh nợ của Trung Quốc đã tăng vọt và ngày càng nặng hơn trong mươi năm vừa qua. Giới kinh tế có một phép tính dễ nhớ là đếm thử xem kinh tế phải bơm thêm bao nhiêu tiền về tín dụng, hoặc vay thêm bao nhiêu tiền, để tạo thêm một đơn vị sản xuất. Như Trung Quốc phải bơm thêm bốn đồng vào kinh tế thì sản lượng mới tăng thêm được một đồng. Khi Thủ tướng Bắc Kinh đề ra chỉ tiêu tăng trưởng là 7% thì điều ấy có nghĩa là sản lượng kinh tế sẽ tăng thêm được 630 tỷ đô la. Muốn như vậy, họ phải bơm thêm gần ba ngàn tỷ tiền nợ. Với đà vay mượn quá cao như hiện nay, gánh nợ của Trung Quốc có thể sẽ nhân đôi trong bảy tám năm nữa thì mới duy trì được đà tăng trưởng 7%. Như vậy, làm sao giải quyết mục tiêu giảm nợ được?
Đó là một số liệu tạm về lượng tài sản hay sản lượng mà mình tạo ra. Không có một cái cân đo lường dù lệch lạc thì mình vẫn chẳng biết được kết quả lao động là gì...con số GDP ấy cũng có ích để so sánh một nền KT trong hai thời điểm khác nhau, hoặc hai nền kinh tế trong cùng một khoảng thời gian nhất địnhNguyễn-Xuân Nghĩa
...Đó là một số liệu tạm về lượng tài sản hay sản lượng mà mình tạo ra. Không có một cái cân đo lường dù lệch lạc thì mình vẫn chẳng biết được kết quả lao động là gì...con số GDP ấy cũng có ích để so sánh một nền kinh tế trong hai thời điểm khác nhau, hoặc hai nền kinh tế trong cùng một khoảng thời gian nhất định
- Kết luận ở đây là Thủ tướng Bắc Kinh đưa ra một chiến lược mâu thuẫn và hai mục tiêu bất khả. Trường hợp Việt Nam cũng không khác, khi lãnh đạo đưa ra một con số và treo lên đó nhiều hy vọng mà chẳng biết làm sao có thể đạt mục tiêu hay chỉ tiêu được đề ra.
Mặc Lâm: Nếu vậy thì chúng ta có thể tìm đến câu hỏi “tăng trưởng là gì”?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Chúng ta tạm mường tượng ra một hình ảnh đơn giản sau đây cho dễ hiểu.
- Ta có một nhà máy sản xuất, một khu vực kinh tế hay một quốc gia. Trong một khoảng thời gian nhất định, như một năm, một quý hay một ngày, mình đưa vào đó một số nhập lượng hay tài sản như nguyên nhiên vật liệu và công sức con người, v.v… thì ở đầu ra sẽ có một số xuất lượng.
- Khi xuất lượng ở đầu ra trị giá cao hơn nhập lượng ở đầu vào thì ta có gia tăng sản xuất hay tái sản. Ngược lại, nếu xuất lượng thấp hơn nhập lượng thì ta không có sản xuất mà chỉ có sản nhập!
- Sai số hay sự khác biệt giữa xuất lượng và nhập lượng sẽ cho ta con số tăng trưởng. Tổng số tăng trưởng của quốc gia hay một khu vực kinh tế trong một thời khoảng nào đó được gọi là GDP, là Tổng sản lượng Nội địa hay Tổng sản phẩm Xã hội. Nếu so sánh GDP trong thời gian từ năm này qua năm khác, hay trong không gian từ xứ này qua xứ khác, thì mình có đà tăng trưởng, giả dụ là 7% hay 6,5%, là giá trị tài sản lên xuống đến cỡ nào. Vấn đề ở đây nằm ở chữ “giá trị” hay cách tính trị giá của nhập lượng và xuất lượng. Nếu cách tính đó thiếu chính xác - thí dụ như làm sao đo được sự ô nhiễm môi sinh trong chu trình sản xuất để tính thành tiền? - thì con số sản lượng, tăng trưởng hay GDP cũng thiếu chính xác. Tức là không đáng tin.
Mặc Lâm: Thưa ông, xét như vậy thì quả thật là vấn đề quá rắc rối vì ta phải đếm ra từng loại nhập lượng như nguyên liệu, nhiên liệu, hay công sức con người được đo bằng tiền lương lao động chẳng hạn, rồi mới cho mỗi nhập lượng này một trị giá thì sau cùng mới có con số về GDP. Mà số liệu này lại tùy thuộc vào quá nhiều yếu tố sai lạc như cách đếm và cách tính giá, nếu vậy thì tại sao người ta vẫn cần tính ra và nói đến GDP?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Câu hỏi rất hay vì cho thấy là ta nên thận trọng khi sử dụng số liệu này.
- Với rất cả những khiếm khuyết trong cách đếm và cách tính, người ta vẫn cần con số GDP. Thứ nhất, đó là một số liệu tạm về lượng tài sản hay sản lượng mà mình tạo ra. Không có một cái cân đo lường dù lệch lạc thì mình vẫn chẳng biết được kết quả lao động là gì. Thứ hai, con số GDP ấy cũng có ích để so sánh một nền kinh tế trong hai thời điểm khác nhau, hoặc hai nền kinh tế trong cùng một khoảng thời gian nhất định. Việc so sánh này mới thật sự là quan trọng.
Mặc Lâm: Nhưng thưa ông, nếu có sự sai lệch trong cách tính ra số liệu mà mình gọi là GDP thì việc so sánh ấy có còn giá trị hướng dẫn gì không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Thưa là vẫn có giá trị. Thí dụ như khi ta tính ra Tổng sản lượng của kinh tế Trung Quốc vào năm 2015 và so sánh với số liệu đó vào năm ngoái. Cho dù cách tính có thể sai nhưng nếu cái “sai” của năm nay và năm ngoái cứ nguyên như vậy thì mình vẫn có thể so được.
- Vấn đề xảy ra là trong hệ thống thu thập thống kê của Trung Quốc người ta thường xuyên thấy có sai lệch giữa số liệu của các cơ quan kiểm kê từ trung ương tới các chi nhánh địa phương và con số báo cáo của chính quyền địa phương trình lên trên. Thông thường, báo cáo về sản lượng của các địa phương luôn luôn cao hơn con số từ các phủ bộ của trung ương. Khi tính gộp lại thì Tổng sản lượng toàn quốc luôn luôn cao hơn con số của Cục Thống kê Quốc gia.
- Lý do giải thích ở đây nằm trong hệ thống chính trị. Các đảng viên cán bộ ở địa phương không chịu trách nhiệm với người dân ở dưới mà thăng quan tiến chức là nhờ thượng cấo ở trên, cho nên khi báo cáo lên trên họ có xu hướng tô hồng và lên mỗi cấp lại nống thêm một hệ số tô hồng với kết quả tổng hợp là một con số quá cao. Vì vậy, người ta rất khó cải tiến bộ máy thống kê của một xứ độc tài cho khả tín hơn nếu không cải cách chính trị. Sau cùng thì người ta phải tạm đo bằng cách khác và tìm ra một phần sự thật. Chẳng hạn như đà tăng trưởng không thể cao như vậy trong khi sản lượng điện than tiêu thụ lại giảm, là chuyện rất thường xảy ra tại Trung Quốc.
Nói cho cùng, nền dân chủ không là một thể chế vẹn toàn nhưng vẫn ít tệ nhất vì nhờ đó mà xã hội tránh được sai lầm và nếu có sai thì còn có người sửa. Trong một chế độ độc tài thì chẳng ai được làm trọng tài độc lập để vạch ra cái sai và khủng hoảng kinh tế thường dẫn tới khủng hoảng chính trịNguyễn-Xuân Nghĩa
Mặc Lâm: Có phải đấy là nguyên nhân khiến cho thế giới không đánh giá cao chỉ tiêu kinh tế của các nước độc tài hay không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ có ba lý do trong hiện tượng gọi là “không đáng tin” này.
- Thứ nhất là cách thu thập thống kê thiếu chính xác. Thứ hai là khi đề ra chỉ tiêu, họ chỉ khích lệ cấp dưới báo cáo láo để vượt chỉ tiêu. Thứ ba là dù nhà nước cứ nắm lấy quyền quản lý kinh tế một cách duy ý chí, họ không thật sự chi phối được tất cả. Thí dụ như lãnh đạo Bắc Kinh đòi giảm nợ mà cứ duy trì đà tăng trưởng 7% thì họ vẫn duy ý chí và phủ nhận quy luật khách quan của kinh tế. Nếu muốn giảm nợ thì phải chịu một đà tăng trưởng thấp hơn, có khi chỉ 3-4% để sau dăm ba năm thì sẽ có nền móng lành mạnh hơn. Nhưng nếu vẫn muốn có 7% tăng trưởng mà không chấn chỉnh hệ thống tín dụng và ngân hàng thì chỉ chất thêm nợ và tất yếu bị khủng hoảng, tức là lao cỗ xe xuống vực cho lẹ hơn!
- Vì những nguyên nhân nói trên, các nước công nghiệp hóa không có cái lệ đặt ra chỉ tiêu cho cả nước, dù trong nước, từng doanh nghiệp đều lặng lẽ tính ra chỉ tiêu của quý sau, của năm tới. Đấy là một sự khác biệt quan trọng về tư duy và dẫn đến khác biệt về phương thức quản lý.
Mặc Lâm: Thưa ông, hồi nãy ông có nói đến hình ảnh của một cái cân lệch với hàm ý là nếu dùng cái cân lệch ấy để đo cùng một vật trong hai thời điểm thì việc so sánh ấy vẫn có giá trị. Các nước có cách nào điều chỉnh cái cân lệch ấy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa. - Các quốc gia văn minh đều ý thức được những khiếm khuyết của việc đo lường nên thường xuyên cải sửa và không tự cột mình vào một cái cân lệch. Khi họ điều chỉnh theo một phương pháp mới thì cũng tính ngược lại kết quả đã qua để có cùng một nền tảng so sánh cho thuần nhất hơn. Nhưng quan trọng hơn cả là trong hệ thống dân chủ thì người đo đếm hoặc thu thập thống kê là một pháp nhân độc lập, lợi tức hay chức phận của họ không tùy thuộc vào cách cân đo. Nói cho cùng, nền dân chủ không là một thể chế vẹn toàn nhưng vẫn ít tệ nhất vì nhờ đó mà xã hội tránh được sai lầm và nếu có sai thì còn có người sửa. Trong một chế độ độc tài thì chẳng ai được làm trọng tài độc lập để vạch ra cái sai và khủng hoảng kinh tế thường dẫn tới khủng hoảng chính trị nên lãnh đạo càng không muốn cải sửa thì khủng hoảng càng dễ xảy ra.
Mặc Lâm: Câu hỏi sau cùng, hơi chuyên môn một chút, là khi ông nói đến tổng số tài sản phụ trội dược tạo thêm trong một chu trình sản xuất. Thưa ông, người ta có cách nào so sánh lượng tài sản của hai quốc gia trong cùng một thời điểm không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Câu hỏi chuyên môn này rất xác đáng vì cho chúng ta một cách nhìn khác.
- Thí dụ như khi tính rằng sản lượng GDP của Hoa Kỳ vào năm 2014 là khoảng 17 ngàn tỷ đô la và của Trung Quốc cùng năm đó thì mình có thể nói là kinh tế Mỹ giàu gần gấp hai kinh tế Tầu. Nhưng nếu đo tổng số tài sản của tư nhân tại hai nước thì mình có con số khác. Của dân Mỹ là gần 43 ngàn tỷ, của dân Tầu thì chỉ được chưa đầy năm ngàn tỷ, tức là chỉ bằng một phần chín mà thôi. Vì vậy khi cứ nghe người ta nói rằng kinh tế Trung Quốc đã hoặc sắp bắt kịp kinh tế Hoa Kỳ thì ta nên nhìn lại. Nếu cứ tin vào đó mà suy ngẫm về sức nặng chính trị thì còn sai lầm nữa.
Mặc Lâm: Xin cảm tạ ông Nghĩa về bài phân tích này.