"Truy cứu trách nhiệm hình sự phải đến tận cùng. Râu ông dài đến rốn tôi tóm được ông, vẫn đưa ra toà”, ĐB Đương phát biểu về điều luật xử lý tội phạm tham nhũng.
Phiên thảo luận ngày 26/5, của Quốc hội về dự án bộ luật Hình sự (sửa đổi), nhiều đại biểu đã có ý kiến về quy định không thi hành án tử hình đối với người bị kết án tử hình về các tội có mục đích kinh tế, sau khi bị kết án đã chủ động khắc phục cơ bản hậu quả của tội phạm do mình gây ra, hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn. Trong đó, đa số ý kiến bày tỏ sự băn khoăn, không đồng tình.
ĐB Đỗ Ngọc Niễn (Bình Thuận) cho rằng, quy định như vậy là không công bằng với các tội tử hình khác.
“Như thế là tạo kẽ hở cho tội tham nhũng, có thể lợi dụng dùng tiền để đổi mạng, làm như vậy chẳng khác nào khuyến khích, dung túng, bao che cho tham nhũng”, ông Niễn nói và cho rằng, tham nhũng là tội có mục đích kinh tế, là quốc nạn, làm lũng đoạn đất nước, đe dọa đến sự tồn vong của chế độ. Chúng ta đã kiên quyết phòng, chống tham nhũng nhưng đến nay kết quả không đạt được như mong muốn mà tham nhũng ngày càng tinh vi, phức tạp hơn, dư luận xã hội hết sức bất bình. “Đáng ra chúng ta cần phải có hình phạt nghiêm khắc hơn thì chúng ta lại làm ngược lại. Áp dụng điều luật này khác gì bỏ án tử hình đối với tội tham nhũng, điều này sẽ gây nhiều hệ lụy”, ông Niễn khuyến cáo.
ĐB Đỗ Văn Đương: Tham nhũng, "râu dài đến rốn vẫn đưa ra tòa"
ĐB Giàng Thị Bình (Lào Cai) cũng đánh giá, nếu quy định điều này như trong dự thảo luật là rất chung chung, chưa rõ thế nào là “khắc phục cơ bản hậu quả do mình gây ra”, chưa rõ nhóm tội nào có mục đích kinh tế. Trên thực tế các tội phạm thuộc nhóm tội về tham nhũng, tội xâm phạm quyền sở hữu, tội về ma túy đều có mục đích kinh tế. Nếu không làm rõ và quy định thật chặt chẽ sẽ dẫn đến tình trạng lạm dụng, tùy tiện trong áp dụng pháp luật.
ĐB Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) cũng đề nghị cần cân nhắc hết sức thận trọng để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, tạo sự công bằng trong xã hội. “Quy định như dự thảo luật là có lợi cho người lắm tiền, nhiều của. Nếu không bị phát giác thì họ sẽ ung dung, tự tại sống sang trọng cả đời. Khi bị phát hiện nhưng có tiền nộp cũng mua được mạng sống. Điều đó làm cho pháp luật mất công bằng, méo mó. Ngân sách Nhà nước rất cần tiền nhưng không phải bất chấp mọi nguy hại”, ĐB nêu quan điểm.
ĐB Huỳnh Ngọc Ánh, Phó chánh án TAND TP.HCM cũng bày tỏ băn khoăn về việc dự luật có xu hướng giảm nhẹ, cho phạt tiền đối với một số tội, trong đó có tội tham nhũng.
“Trước đây tội tham nhũng thấp nhất đều phạt tù, nhưng nay chúng ta khởi điểm mức nhẹ nhất cho phạt tiền. Thời điểm hiện tại đây là loại tội phạm mà chúng ta đấu tranh chưa được, dư luận đang rất quan tâm mà chúng ta phi hình sự hóa, làm nhẹ tội phạm là không đúng”, ông Ánh nhận định.
Điều đáng nói, cũng theo ĐB Ánh, ngược lại với việc giảm mức phạt cho tham nhũng thì mức phạt đối với tội trộm cắp lại tăng lên. “Trước đây nhẹ nhất là 6 tháng, bây giờ lại là 1 năm”, ĐB Huỳnh Ngọc Ánh dẫn chứng.
ĐB Đỗ Văn Đương tán thành bỏ việc thời hiệu truy tố tội phạm tham nhũng được quy định tại dự luật và cho rằng phải quy định như vậy mới đáp ứng yêu cầu chống tham nhũng, tham ô, hối lộ.
“Truy cứu trách nhiệm hình sự phải đến tận cùng. Râu ông dài đến rốn tôi tóm được ông, vẫn đưa ra toà”, ĐB Đương phát biểu.
Đại biểu Đương cũng đề nghị tội phạm hóa hành vi "ăn quỵt".
"Ví dụ như anh vào nhà hàng ăn uống tới hàng chục triệu đồng rồi không trả tiền, hay vay nợ nhau hàng trăm tỷ đồng nhưng cứ trây ỳ không chịu trả. Nếu quy vào tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" thì lại cho rằng hình sự hóa quan hệ dân sự. Như vậy, một là xảy ra oan, hai là không xử lý thì thành bỏ lọt tội phạm. Cần bổ sung tội "bội tín" hoặc là tội "ăn quỵt" để đỡ xảy ra tranh chấp", đại biểu Đương đề xuất.
17-06-2015 | 07:54
H.Minh (tổng hợp)
Nguồn: , Nguoiduatin.vn, Tinmoi.vn.
Tuesday, June 16, 2015
Vòi tiền ở sân bay: Nhân viên tự thò tay vào túi hành khách lấy tiền?
“Khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách bị “bắt đứng chờ, không đưa tiền thì không cho qua hàng cũ đã sử dụng, mang về Việt Nam làm quà”. Bạn đọc này cho biết nhân viên sân bay tự thò tay vào túi hành khách lấy 30 USD rồi cho ra…”
Khách xì tiền mới tha?
Trên Tuổi trẻ trích nhiều phản ánh từ độc giả “tố” chuyện bị vòi tiền khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các sân bay quốc tế ở Việt Nam. Vì ngại những rắc rối, phiền toái, có thể ảnh hưởng đến giờ bay của mình, nhiều hành khách đành ngậm ngùi “móc tiền” ra để qua cửa. Thậm chí có trường hợp, “nhân viên sân bay tự thò tay vào túi hành khách lấy 30 USD rồi cho ra…”.
Theo chia sẻ của bạn đọc Nguyễn Thị Kim Khánh, trong chuyến về thăm gia đình của anh trai chị từ Canada về cách đây không lâu, trong số hành lý mang theo có một laptop và khi đến cửa hải quan đã bị chặn lại và vặn vẹo kiểu “tại sao lại mang về máy mới như vậy”, sau đó săm soi các hành lý khác và sử dụng các hình thức câu giờ. Cuối cùng sau khi phải chờ đợi quá lâu và mệt mỏi về một hành trình bay dài, anh chị đành chào thua và chịu móc hầu bao để được yên thân.
“Bạn đọc khác cũng kể trường hợp người thân từ Mỹ về mang theo hai máy tính, một iPad đã qua sử dụng. Khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách bị “bắt đứng chờ, không đưa tiền thì không cho qua hàng cũ đã sử dụng, mang về Việt Nam làm quà”. Bạn đọc này cho biết nhân viên sân bay tự thò tay vào túi hành khách lấy 30 USD rồi cho ra…”, Tuổi trẻ trích dẫn.
Nhiều độc giả phản ánh tình trạng nhân viên sân bay vòi vĩnh khi khách hàng làm thủ tục xuất nhập cảnh. Ảnh minh họa
Một độc giả khác cũng phản ánh chuyện bị nhân viên lấy cớ hành lý mang theo “chạm ngưỡng” trọng lượng cho phép để vòi tiền.
“Nói thẳng thì mất lòng nhưng khách Việt kiều thường xuyên bị tình trạng nhũng nhiễu từ tất cả các bộ phận trong sân bay Tân Sơn Nhất”, bạn đọc Kevin Le kết luận trên báo Tuổi trẻ.
Trước đó, báo Tuổi trẻ cũng đăng tải sự việc sáng 7/4, anh B.L. - Việt kiều Mỹ - làm thủ tục xuất cảnh trên chuyến bay JL 750 khởi hành từ TP.HCM đi Nhật lúc 8g40.
Khoảng 7h, tại cửa soi chiếu an ninh ngay sau quầy làm thủ tục lên máy bay, nhân viên hải quan sau khi soi các kiện hành lý đã cho dừng lại và yêu cầu anh B.L. báo cho biết trong kiện hành lý có những vật dụng gì.
Anh B.L. thông báo có dàn karaoke của một doanh nghiệp trong nước sản xuất do người thân tặng làm quà nhưng nhân viên hải quan sân bay Tân Sơn Nhất yêu cầu xuất trình hóa đơn bán hàng đầu máy karaoke để tính thuế 10% trên tổng giá trị hóa đơn.
Liên quan đến sự việc này (việc hành khách B.L phản ánh sáng 7/4 – PV), trao đổi trên Trí thức trẻ, ông Tống Lê Dân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, Chi cục Hải quan Tân Sơn Nhất đang trong quá trình kiểm tra, xác minh sự việc.
“Chúng tôi đã nhận được thông tin báo chí phản ánh tuy nhiên hiện nay trong sân bay có rất nhiều lực lượng tham gia kiểm tra hàng hóa để đảm bảo an toàn cho chuyến bay.Vì vậy, thông tin mà bài báo đăng chưa biết thực hư thế nào, chúng tôi đang làm công tác xác minh".
Trước phản ánh của độc giả, Tuổi trẻ cũng đã nhờ các chuyên gia “bốc thuốc” trị căn bệnh này và đa số ý kiến đều cho rằng, nên sử dụng bên thứ ba giám sát.
Chuyên gia hiến kế trị "bệnh" vòi vĩnh
Theo chuyên gia kinh tế, giảng viên chương trình giảng dạy Fullbright Huỳnh Thế Du, nên sử dụng camera giám sát hoạt động, nhưng được theo dõi bởi đơn vị độc lập, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” như hiện nay.
Ông Nguyễn Thiện Tống - Chủ tịch chi hội hàng không thuộc Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý HASCON thì cho rằng, việc cần làm là công khai hóa bằng các văn bản quy định, hướng dẫn kỹ về quyền và trách nhiệm mà hành khách phải thực hiện khi làm các thủ tục xuất nhập cảnh ở cổng hải quan. Bên cạnh đó phải có những hình thức kỷ luật, xử phạt với những người thi hành nhiệm vụ mà cố tình cung cấp sai thông tin, “lập lờ đánh lận con đen” hòng moi tiền hành khách.
Ông Tống cũng nhấn mạnh việc, nếu không đặt nặng vấn đề đạo đức trong tuyển lựa con người thì pháp luật cần phải rõ ràng và chặt chẽ. Trong khi hiện nay chúng ta buông lỏng và dễ châm chước những hành vi thiếu đạo đức đang diễn ra.
Nhìn vụ việc ở góc độ pháp luật, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư InterLa (Đoàn Luật sư Hà Nội) khẳng định nếu đúng như báo chí phản ánh thì hành vi sách nhiễu của nhân viên hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đương nhiên là vi phạm pháp luật.
"Hành vi gây sách nhiễu của nhân viên hải quan đã vi phạm một loạt quy định của ngành cũng như vi phạm đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức.
Nếu như trường hợp họ vi phạm quá mức, ở trạng thái ép khách hàng đưa tiền, đưa hối lộ thì hành vi này đã cấu thành tội hình sự", luật sư Hòe trao đổi trên Trí thức trẻ.
H.Minh (tổng hợp)
Nguồn : Người đưa tin
Khách xì tiền mới tha?
Trên Tuổi trẻ trích nhiều phản ánh từ độc giả “tố” chuyện bị vòi tiền khi làm thủ tục xuất nhập cảnh tại các sân bay quốc tế ở Việt Nam. Vì ngại những rắc rối, phiền toái, có thể ảnh hưởng đến giờ bay của mình, nhiều hành khách đành ngậm ngùi “móc tiền” ra để qua cửa. Thậm chí có trường hợp, “nhân viên sân bay tự thò tay vào túi hành khách lấy 30 USD rồi cho ra…”.
Theo chia sẻ của bạn đọc Nguyễn Thị Kim Khánh, trong chuyến về thăm gia đình của anh trai chị từ Canada về cách đây không lâu, trong số hành lý mang theo có một laptop và khi đến cửa hải quan đã bị chặn lại và vặn vẹo kiểu “tại sao lại mang về máy mới như vậy”, sau đó săm soi các hành lý khác và sử dụng các hình thức câu giờ. Cuối cùng sau khi phải chờ đợi quá lâu và mệt mỏi về một hành trình bay dài, anh chị đành chào thua và chịu móc hầu bao để được yên thân.
“Bạn đọc khác cũng kể trường hợp người thân từ Mỹ về mang theo hai máy tính, một iPad đã qua sử dụng. Khi đến sân bay Tân Sơn Nhất, hành khách bị “bắt đứng chờ, không đưa tiền thì không cho qua hàng cũ đã sử dụng, mang về Việt Nam làm quà”. Bạn đọc này cho biết nhân viên sân bay tự thò tay vào túi hành khách lấy 30 USD rồi cho ra…”, Tuổi trẻ trích dẫn.
Nhiều độc giả phản ánh tình trạng nhân viên sân bay vòi vĩnh khi khách hàng làm thủ tục xuất nhập cảnh. Ảnh minh họa
Một độc giả khác cũng phản ánh chuyện bị nhân viên lấy cớ hành lý mang theo “chạm ngưỡng” trọng lượng cho phép để vòi tiền.
“Nói thẳng thì mất lòng nhưng khách Việt kiều thường xuyên bị tình trạng nhũng nhiễu từ tất cả các bộ phận trong sân bay Tân Sơn Nhất”, bạn đọc Kevin Le kết luận trên báo Tuổi trẻ.
Trước đó, báo Tuổi trẻ cũng đăng tải sự việc sáng 7/4, anh B.L. - Việt kiều Mỹ - làm thủ tục xuất cảnh trên chuyến bay JL 750 khởi hành từ TP.HCM đi Nhật lúc 8g40.
Khoảng 7h, tại cửa soi chiếu an ninh ngay sau quầy làm thủ tục lên máy bay, nhân viên hải quan sau khi soi các kiện hành lý đã cho dừng lại và yêu cầu anh B.L. báo cho biết trong kiện hành lý có những vật dụng gì.
Anh B.L. thông báo có dàn karaoke của một doanh nghiệp trong nước sản xuất do người thân tặng làm quà nhưng nhân viên hải quan sân bay Tân Sơn Nhất yêu cầu xuất trình hóa đơn bán hàng đầu máy karaoke để tính thuế 10% trên tổng giá trị hóa đơn.
Liên quan đến sự việc này (việc hành khách B.L phản ánh sáng 7/4 – PV), trao đổi trên Trí thức trẻ, ông Tống Lê Dân, Phó Chi cục trưởng Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất cho biết, Chi cục Hải quan Tân Sơn Nhất đang trong quá trình kiểm tra, xác minh sự việc.
“Chúng tôi đã nhận được thông tin báo chí phản ánh tuy nhiên hiện nay trong sân bay có rất nhiều lực lượng tham gia kiểm tra hàng hóa để đảm bảo an toàn cho chuyến bay.Vì vậy, thông tin mà bài báo đăng chưa biết thực hư thế nào, chúng tôi đang làm công tác xác minh".
Trước phản ánh của độc giả, Tuổi trẻ cũng đã nhờ các chuyên gia “bốc thuốc” trị căn bệnh này và đa số ý kiến đều cho rằng, nên sử dụng bên thứ ba giám sát.
Chuyên gia hiến kế trị "bệnh" vòi vĩnh
Theo chuyên gia kinh tế, giảng viên chương trình giảng dạy Fullbright Huỳnh Thế Du, nên sử dụng camera giám sát hoạt động, nhưng được theo dõi bởi đơn vị độc lập, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” như hiện nay.
Ông Nguyễn Thiện Tống - Chủ tịch chi hội hàng không thuộc Hội tư vấn khoa học công nghệ và quản lý HASCON thì cho rằng, việc cần làm là công khai hóa bằng các văn bản quy định, hướng dẫn kỹ về quyền và trách nhiệm mà hành khách phải thực hiện khi làm các thủ tục xuất nhập cảnh ở cổng hải quan. Bên cạnh đó phải có những hình thức kỷ luật, xử phạt với những người thi hành nhiệm vụ mà cố tình cung cấp sai thông tin, “lập lờ đánh lận con đen” hòng moi tiền hành khách.
Ông Tống cũng nhấn mạnh việc, nếu không đặt nặng vấn đề đạo đức trong tuyển lựa con người thì pháp luật cần phải rõ ràng và chặt chẽ. Trong khi hiện nay chúng ta buông lỏng và dễ châm chước những hành vi thiếu đạo đức đang diễn ra.
Nhìn vụ việc ở góc độ pháp luật, luật sư Trương Quốc Hòe, Trưởng văn phòng luật sư InterLa (Đoàn Luật sư Hà Nội) khẳng định nếu đúng như báo chí phản ánh thì hành vi sách nhiễu của nhân viên hải quan sân bay Tân Sơn Nhất đương nhiên là vi phạm pháp luật.
"Hành vi gây sách nhiễu của nhân viên hải quan đã vi phạm một loạt quy định của ngành cũng như vi phạm đạo đức nghề nghiệp của công chức, viên chức.
Nếu như trường hợp họ vi phạm quá mức, ở trạng thái ép khách hàng đưa tiền, đưa hối lộ thì hành vi này đã cấu thành tội hình sự", luật sư Hòe trao đổi trên Trí thức trẻ.
H.Minh (tổng hợp)
Nguồn : Người đưa tin
Cải cách thể chế : liệu có hy vọng ?
Nguyenthituhuy — 06/16/2015 - 16:30
Nhân việc xuất hiện của các khuyến nghị và các hoạt động liên quan đến vấn đề cải cách thể chế, trong thời gian gần đây, ta thử đặt ra câu hỏi này : chính quyền đương nhiệm có ý định cải cách thể chế không ? Dĩ nhiên, câu hỏi này chỉ liên quan đến chính quyền đương nhiệm.
Để tìm câu trả lời, cần nhìn lại những gì mà chính quyền đã làm, những sự kiện đã diễn ra trong xã hội.
Tôi tạm loại bỏ ra ngoài các sự kiện liên quan đến thành phần « lề trái » , các thành phần bị chính phủ xem là « phản động », hay các thành phần bị xếp vào loại « cực đoan ». Bởi nếu xét các thành phần này thì có vẻ tuyệt vọng, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy có thể cải cách. Đàn áp và bắt bớ vẫn đều đặn diễn ra theo chu kỳ. Ấn tượng kinh hoàng về cái tết bắt bớ đọa đày vừa qua chắc vẫn còn ám ảnh người dân ít nhiều. Cho đến gần đây nhất, máu những người bất đồng chính kiến vẫn tiếp tục nhuộm thắm mặt đường. Mới đây thôi, GS Huệ Chi còn bị tịch thu hộ chiếu, cấm xuất cảnh, theo một cách thức... vi phạm pháp luật trắng trợn.
Vì thế, dưới đây tôi chỉ tập trung khảo sát khu vực chính thống, nghĩa là khảo sát những người hoàn toàn thuộc về hệ thống và làm việc trong hệ thống chính thống, đồng thời một số sự việc, sự kiện được đề cập trên báo chính thống (để giải thích rõ hơn vì sao, chỉ cần lấy một ví dụ : vụ tịch thu hộ chiếu của GS Huệ Chi dĩ nhiên không thể tìm thấy trên báo chính thống). Và chỉ xét trong khoảng thời gian hai năm gần đây, kể từ năm 2013.
-Tháng 11/2013, Quốc Hội thông qua Hiến pháp 2013. Trong đó, điều 4 quy định Đảng cộng sản Việt Nam là « lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội » ; điều 51 quy định : « Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [...]; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”; điều 53 quy định đất đai là “tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
-Tháng 5/2013 Nhã Thuyên mất việc.
-Tháng 3/2014 Nhã Thuyên bị buộc phải nhận quyết định thu hồi bằng thạc sĩ và hủy luận văn.
Nhã Thuyên là một gương mặt có triển vọng trong lớp người trẻ làm nghiên cứu văn học ở Đại học Sư phạm Hà Nội. Bị mất việc, hủy bằng và hủy luận văn vì nghiên cứu một hiện tượng văn học bên lề.
-Tháng 3/2014 Nguyễn Thị Bình bị buộc thôi việc, trước thời hạn theo quy định mà quyền lao động hiện hành của Việt Nam cho phép.
Nguyễn Thị Bình là người hướng dẫn luận văn Nhã Thuyên, PGS văn học Việt Nam, bị buộc thôi việc chỉ vì hướng dấn luận văn Nhã Thuyên, không có lý do gì khác.
-Tháng 5/2014 Bộ giáo dục ra thông tư 15/2014/TT-BGDDT, với điều 30 quy định về việc thẩm định luận văn thạc sĩ, điều mà trước đó chưa hề tồn tại trong luật giáo dục, đặc biệt quy định rõ là " Tác giả luận văn, người hướng dẫn, thành viên hội đồng đánh giá luận văn không tham dự phiên họp của hội đồng thẩm định". Thông tư này cho phép vô hiệu hóa bất cứ luận văn nào, bất cứ hội đồng khoa học nào, và hợp pháp hóa việc bóp nghẹt tự do nghiên cứu. Thông tư này thực chất là một sự đàn áp tự do giảng dạy và tự do nghiên cứu ở đại học bằng luật pháp.
-Tháng 7/2014 Nguyễn Đăng Trừng, chủ nhiệm Đoàn luật sư Tp HCM bị khai trừ đảng. Sau đó mất chức chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Đảng quy tội cho ông Trừng : « Xem nhẹ vai trò của Đảng đoàn đối với hoạt động của Đoàn Luật sư Thành phố », « tự ý ký 4 văn bản để phản bác ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố, của Liên đoàn Luật sư Việt Nam ».
Nhưng ông Nguyễn Đăng Trừng giải thích trong thư ngỏ : « tôi bị kỷ luật chỉ vì một lý do duy nhất là đã kiên quyết bảo vệ dân chủ và sự tự quản, độc lập của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra không có bất cứ lý do nào khác. »
- 4/9/2014, Ban kinh tế trung ương ban hành « Danh mục bí mật nhà nước mức độ tuyệt mật, tối mật », theo đó các dạng tài liệu sau đây đột nhiên trở thành bí mật tối mật, tuyệt mật của quốc gia :
-Tài liệu về dự trữ ngân sách và các khoản thu, chi đặc biệt của Đảng. Tài liệu thực hiện nhiệm vụ quốc tế về công tác tài chính đối với các Đảng, các tổ chức chính trị nước ngoài có quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Văn bản có ý kiến chỉ đạo trực tiếp (bút tích) của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với Ban Kinh tế Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
-các ý kiến tham gia góp ý của Ban Kinh tế Trung ương với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thuộc khối kinh tế - xã hội theo phân công, phân cấp.
-tin, tài liệu liên quan đến các vấn đề lịch sử chính trị, kiểm điểm công tác của các đồng chí lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương các khóa chưa công bố hoặc không công bố.
-6/10/2014, trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu : « đánh con chuột nhưng mà đừng để vỡ bình”. Dĩ nhiên, cái bình của ông chính là thể chế.
-Tháng 5/2015 :
- 05/02/2015 : Bộ Chính trị thông qua “Quy chế bầu cử ứng cử tại Đại hội XII Đảng Cộng Sản Việt Nam” theo quyết định 244/QĐ/TW. Quy chế này gây ra nhiều phản ứng của đảng viên do sự gia tăng tính chất độc đoán và chuyên quyền, kể cả so với chính điều lệ đảng. Một ví dụ, khoản 1 điều 13 quy định : « Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy”.
-4/5/2015 : trong Diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xác định tiêu chí nhân sự : « kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ».
-11/5/2015 : Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo Người cao tuổi, bị khởi tố.
Kim Quốc Hoa lãnh đạo tờ báo chống tham nhũng có tiếng tăm nhất ở Việt Nam trong hệ thống báo chí chính thống.
-12/5/2015, trong cuộc họp Quốc hội bàn về Dự thảo luật trưng cầu dân ý, theo tường luật của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước, cho rằng không thể trưng cầu dân ý về quyền lãnh đạo của Đảng và các vấn đề liên quan đến Nhà nước và lãnh thổ quốc gia. Và « Ý kiến của ông Phước được hầu hết các đại biểu có cơ hội phát biểu tại phiên họp đồng tình ».
-Ngày 5/5/2015, trong Đại hội Nhà văn khu vực Tp Hồ Chí Minh, theo chỉ đạo của lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN), chín nhà văn có thành tựu bị gạch tên khỏi danh sách tham dự đại hội nhà văn toàn quốc. Ngày 3/6/2015, HNVVN, phối hợp với Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương, tổ chức « Tọa đàm về tự do sáng tạo trong văn học nghệ thuật », để « đào sâu phân tích khái niệm tự do trong sáng tạo nghệ thuật và việc quản lý của nhà nước với sự tự do này như thế nào ». Theo tường thuật của website VanVN.Net, cơ quan ngôn luận của HNVVN, có đủ loại ý kiến về tự do sáng tạo, trong đó có ý kiến này thật điển hình cho cái gọi là « tự do sáng tạo kiểu HNVVN » : « Chúng ta phải có sự tự do đồng bộ giữa nhà quản lý và nghệ sĩ, tuyệt đối cấm chỉ sự suy diễn, một căn bệnh trầm trọng trong xã hội hiện nay ». Trong một câu vừa có « tự do » vừa có « tuyệt đối cấm chỉ » !!!
-28/5/2015, Bộ Thông tin – Truyền thông tổ chức « Hội thảo góp ý xây dựng luật báo chí ». Dự thảo luật báo chí mới với những quy định cụ thể về "Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí". Trong đó, cấm thông tin về « bí mật đời tư cá nhân và bí mật khác mà pháp luật Việt Nam quy định; thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin không phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân.. »
Tháng 6/2015 :
-Tối 13/6/2015, trong Lễ Tuyên dương Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ VIII, Chủ tịch nước khuyến khích các « cháu ngoan Bác Hồ » cần « thực hiện tốt hơn nữa “Năm điều Bác Hồ dạy”, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động, phong trào thi đua của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ».
Ngoài ra cũng cần biết thêm là những tháng đầu năm 2015, TS Hoàng Chí Bảo đã đi khắp các tỉnh để làm một tua dài hơi giảng dạy chuyên đề nhằm phục vụ phong trào « Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ». Trên youtube có thể nghe và xem trực tiếp GS-TS Hoàng Chí Bảo rao giảng ở đâu, những gì, giọng điệu trầm bổng, cảm động và ngưỡng mộ ra sao.
Những sự kiện này cho ta thấy những gì ? Các phân tích sẽ được triển khai trong một bài khác. Sẽ rất quý báu nếu quý độc giả có thể cung cấp những sự kiện khác cùng loại mà tôi chưa có điều kiện tập hợp ở đây.
Paris, 16/6/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
nguyenthituhuy's blog
Nhân việc xuất hiện của các khuyến nghị và các hoạt động liên quan đến vấn đề cải cách thể chế, trong thời gian gần đây, ta thử đặt ra câu hỏi này : chính quyền đương nhiệm có ý định cải cách thể chế không ? Dĩ nhiên, câu hỏi này chỉ liên quan đến chính quyền đương nhiệm.
Để tìm câu trả lời, cần nhìn lại những gì mà chính quyền đã làm, những sự kiện đã diễn ra trong xã hội.
Tôi tạm loại bỏ ra ngoài các sự kiện liên quan đến thành phần « lề trái » , các thành phần bị chính phủ xem là « phản động », hay các thành phần bị xếp vào loại « cực đoan ». Bởi nếu xét các thành phần này thì có vẻ tuyệt vọng, chẳng có dấu hiệu nào cho thấy có thể cải cách. Đàn áp và bắt bớ vẫn đều đặn diễn ra theo chu kỳ. Ấn tượng kinh hoàng về cái tết bắt bớ đọa đày vừa qua chắc vẫn còn ám ảnh người dân ít nhiều. Cho đến gần đây nhất, máu những người bất đồng chính kiến vẫn tiếp tục nhuộm thắm mặt đường. Mới đây thôi, GS Huệ Chi còn bị tịch thu hộ chiếu, cấm xuất cảnh, theo một cách thức... vi phạm pháp luật trắng trợn.
Vì thế, dưới đây tôi chỉ tập trung khảo sát khu vực chính thống, nghĩa là khảo sát những người hoàn toàn thuộc về hệ thống và làm việc trong hệ thống chính thống, đồng thời một số sự việc, sự kiện được đề cập trên báo chính thống (để giải thích rõ hơn vì sao, chỉ cần lấy một ví dụ : vụ tịch thu hộ chiếu của GS Huệ Chi dĩ nhiên không thể tìm thấy trên báo chính thống). Và chỉ xét trong khoảng thời gian hai năm gần đây, kể từ năm 2013.
-Tháng 11/2013, Quốc Hội thông qua Hiến pháp 2013. Trong đó, điều 4 quy định Đảng cộng sản Việt Nam là « lực lượng lãnh đạo Nhà nước và Xã hội » ; điều 51 quy định : « Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa [...]; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”; điều 53 quy định đất đai là “tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.”
-Tháng 5/2013 Nhã Thuyên mất việc.
-Tháng 3/2014 Nhã Thuyên bị buộc phải nhận quyết định thu hồi bằng thạc sĩ và hủy luận văn.
Nhã Thuyên là một gương mặt có triển vọng trong lớp người trẻ làm nghiên cứu văn học ở Đại học Sư phạm Hà Nội. Bị mất việc, hủy bằng và hủy luận văn vì nghiên cứu một hiện tượng văn học bên lề.
-Tháng 3/2014 Nguyễn Thị Bình bị buộc thôi việc, trước thời hạn theo quy định mà quyền lao động hiện hành của Việt Nam cho phép.
Nguyễn Thị Bình là người hướng dẫn luận văn Nhã Thuyên, PGS văn học Việt Nam, bị buộc thôi việc chỉ vì hướng dấn luận văn Nhã Thuyên, không có lý do gì khác.
-Tháng 5/2014 Bộ giáo dục ra thông tư 15/2014/TT-BGDDT, với điều 30 quy định về việc thẩm định luận văn thạc sĩ, điều mà trước đó chưa hề tồn tại trong luật giáo dục, đặc biệt quy định rõ là " Tác giả luận văn, người hướng dẫn, thành viên hội đồng đánh giá luận văn không tham dự phiên họp của hội đồng thẩm định". Thông tư này cho phép vô hiệu hóa bất cứ luận văn nào, bất cứ hội đồng khoa học nào, và hợp pháp hóa việc bóp nghẹt tự do nghiên cứu. Thông tư này thực chất là một sự đàn áp tự do giảng dạy và tự do nghiên cứu ở đại học bằng luật pháp.
-Tháng 7/2014 Nguyễn Đăng Trừng, chủ nhiệm Đoàn luật sư Tp HCM bị khai trừ đảng. Sau đó mất chức chủ nhiệm Đoàn luật sư.
Đảng quy tội cho ông Trừng : « Xem nhẹ vai trò của Đảng đoàn đối với hoạt động của Đoàn Luật sư Thành phố », « tự ý ký 4 văn bản để phản bác ý kiến chỉ đạo của Ủy ban Nhân dân Thành phố, của Liên đoàn Luật sư Việt Nam ».
Nhưng ông Nguyễn Đăng Trừng giải thích trong thư ngỏ : « tôi bị kỷ luật chỉ vì một lý do duy nhất là đã kiên quyết bảo vệ dân chủ và sự tự quản, độc lập của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, ngoài ra không có bất cứ lý do nào khác. »
- 4/9/2014, Ban kinh tế trung ương ban hành « Danh mục bí mật nhà nước mức độ tuyệt mật, tối mật », theo đó các dạng tài liệu sau đây đột nhiên trở thành bí mật tối mật, tuyệt mật của quốc gia :
-Tài liệu về dự trữ ngân sách và các khoản thu, chi đặc biệt của Đảng. Tài liệu thực hiện nhiệm vụ quốc tế về công tác tài chính đối với các Đảng, các tổ chức chính trị nước ngoài có quan hệ với Đảng Cộng sản Việt Nam.
-Văn bản có ý kiến chỉ đạo trực tiếp (bút tích) của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với Ban Kinh tế Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
-các ý kiến tham gia góp ý của Ban Kinh tế Trung ương với các cơ quan có thẩm quyền trong việc bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thuộc khối kinh tế - xã hội theo phân công, phân cấp.
-tin, tài liệu liên quan đến các vấn đề lịch sử chính trị, kiểm điểm công tác của các đồng chí lãnh đạo Ban Kinh tế Trung ương các khóa chưa công bố hoặc không công bố.
-6/10/2014, trong buổi tiếp xúc cử tri Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu : « đánh con chuột nhưng mà đừng để vỡ bình”. Dĩ nhiên, cái bình của ông chính là thể chế.
-Tháng 5/2015 :
- 05/02/2015 : Bộ Chính trị thông qua “Quy chế bầu cử ứng cử tại Đại hội XII Đảng Cộng Sản Việt Nam” theo quyết định 244/QĐ/TW. Quy chế này gây ra nhiều phản ứng của đảng viên do sự gia tăng tính chất độc đoán và chuyên quyền, kể cả so với chính điều lệ đảng. Một ví dụ, khoản 1 điều 13 quy định : « Cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy”.
-4/5/2015 : trong Diễn văn khai mạc Hội nghị Trung ương XI, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng xác định tiêu chí nhân sự : « kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh ».
-11/5/2015 : Kim Quốc Hoa, Tổng biên tập báo Người cao tuổi, bị khởi tố.
Kim Quốc Hoa lãnh đạo tờ báo chống tham nhũng có tiếng tăm nhất ở Việt Nam trong hệ thống báo chí chính thống.
-12/5/2015, trong cuộc họp Quốc hội bàn về Dự thảo luật trưng cầu dân ý, theo tường luật của Thời báo Kinh tế Sài Gòn, Chủ nhiệm Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước, cho rằng không thể trưng cầu dân ý về quyền lãnh đạo của Đảng và các vấn đề liên quan đến Nhà nước và lãnh thổ quốc gia. Và « Ý kiến của ông Phước được hầu hết các đại biểu có cơ hội phát biểu tại phiên họp đồng tình ».
-Ngày 5/5/2015, trong Đại hội Nhà văn khu vực Tp Hồ Chí Minh, theo chỉ đạo của lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam (HNVVN), chín nhà văn có thành tựu bị gạch tên khỏi danh sách tham dự đại hội nhà văn toàn quốc. Ngày 3/6/2015, HNVVN, phối hợp với Hội đồng Lý luận Phê bình Văn học nghệ thuật Trung ương, tổ chức « Tọa đàm về tự do sáng tạo trong văn học nghệ thuật », để « đào sâu phân tích khái niệm tự do trong sáng tạo nghệ thuật và việc quản lý của nhà nước với sự tự do này như thế nào ». Theo tường thuật của website VanVN.Net, cơ quan ngôn luận của HNVVN, có đủ loại ý kiến về tự do sáng tạo, trong đó có ý kiến này thật điển hình cho cái gọi là « tự do sáng tạo kiểu HNVVN » : « Chúng ta phải có sự tự do đồng bộ giữa nhà quản lý và nghệ sĩ, tuyệt đối cấm chỉ sự suy diễn, một căn bệnh trầm trọng trong xã hội hiện nay ». Trong một câu vừa có « tự do » vừa có « tuyệt đối cấm chỉ » !!!
-28/5/2015, Bộ Thông tin – Truyền thông tổ chức « Hội thảo góp ý xây dựng luật báo chí ». Dự thảo luật báo chí mới với những quy định cụ thể về "Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động báo chí". Trong đó, cấm thông tin về « bí mật đời tư cá nhân và bí mật khác mà pháp luật Việt Nam quy định; thông tin sai sự thật, xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc; thông tin không phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân.. »
Tháng 6/2015 :
-Tối 13/6/2015, trong Lễ Tuyên dương Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ VIII, Chủ tịch nước khuyến khích các « cháu ngoan Bác Hồ » cần « thực hiện tốt hơn nữa “Năm điều Bác Hồ dạy”, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động, phong trào thi đua của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ».
Ngoài ra cũng cần biết thêm là những tháng đầu năm 2015, TS Hoàng Chí Bảo đã đi khắp các tỉnh để làm một tua dài hơi giảng dạy chuyên đề nhằm phục vụ phong trào « Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh ». Trên youtube có thể nghe và xem trực tiếp GS-TS Hoàng Chí Bảo rao giảng ở đâu, những gì, giọng điệu trầm bổng, cảm động và ngưỡng mộ ra sao.
Những sự kiện này cho ta thấy những gì ? Các phân tích sẽ được triển khai trong một bài khác. Sẽ rất quý báu nếu quý độc giả có thể cung cấp những sự kiện khác cùng loại mà tôi chưa có điều kiện tập hợp ở đây.
Paris, 16/6/2015
Nguyễn Thị Từ Huy
nguyenthituhuy's blog
Những chức sắc tôn giáo trong Quốc Hội: Cóc mà mang guốc ai ưa
Nguyenhuuvinh— 06/15/2015 - 18:33
Bầu - Cử: Màn kịch cũ
Thông thường, mỗi kỳ "Đảng cử, dân bầu" để tạo nên cái gọi là Hội đồng Nhân dân hoặc cao hơn là Quốc Hội, thì cuộc tuyên truyền rình rang, tốn kém và đầy công phu được khởi động. Rằng thì là "sáng suốt lựa chọn những người có tài, có đức vào Quốc hội". Rằng thì là "Đi bầu cử là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân"...
Cũng mỗi đợt như vậy, tiền thuế của dân cứ chi bạt ngàn và thoải mái để bầu cử được "Cơ quan quyền lực cao nhất" của đất nước. Thế nhưng cái cơ quan quyền lực đó thực chất là gì và có thực sự là của dân hay không lại là vấn đề khác, kể cả từ lý thuyết đến thực tế.
Ở đây, chúng ta không bàn đến việc cái gọi là Quốc hội kia là của ai. Bởi câu trả lời đã rõ ràng: Quốc hội là của Đảng, dân đừng mơ cái gọi là "cơ quan quyền lực cao nhất" này là của họ.
Để chứng minh điều này không khó khăn gì, bởi nó rõ như ban ngày. Nào là "Đảng cử, dân bầu". Khi đảng đã cử, thì dân chỉ được bầu. Oái oăm thay, cái đảng cử, chỉ đáp ứng cái của đảng cần. Đó là đảng chỉ cử những đối tượng luôn đảm bảo cho cái độc quyền cai trị của mình là chính, những vấn đề ảnh hưởng đến điều này, đều bị loại hoặc thậm chí bị coi là thù địch ngay.
Không chỉ có thế, dù được rêu rao là "Cơ quan quyền lực cao nhất" của đất nước với hơn 90 triệu dân. Tuy nhiên, cái "cơ quan quyền lực cao nhất" này vẫn phải đứng dưới một cơ quan "không có quyền lực cao nhất" là Đảng Cộng sản - một tổ chức của gần 3 triệu đảng viên. Và do vậy, mọi quyết định của cơ quan này phải tuân theo cây gậy Nghị quyết của đảng.
Điều này tưởng chừng nghịch lý giống như chuyện trong gia đình bố phải tuân phục con, ông bà ông tổ tiên phải vâng lời cháu chắt. Nhưng nó là thực tế ở đất nước Việt Nam hiện nay. Chính ông Tổng bí thư đảng CS Nguyễn Phú Trọng đã từng tuyên bố: "Nghị quyết của Quốc hội, Hiến pháp của Quốc Hội ban hành là hết sức quan trọng, nó chỉ đứng sau Nghị quyết của Đảng" đấy thôi. Nghĩa là cơ quan quyền lực cao nhất, có một cơ quan siêu quyền lực mà dân không cần bầu, cơ quan đó cử cho dân bầu mà thôi.
Chính vì thế, cái cơ quan đó chứa những thành phần nào? Chỉ cần nhìn vào "cơ cấu" mà chủ trương của đảng được thực hiện với cái gọi là Quốc hội, thì chỉ được phép có từ 10-15% người ngoài đảng hoặc phải đảm bảo tỷ lệ đảng viên trong "Quốc hội" phải đạt 90%. Điều này tự nó vả vào mồm những ai luôn bô bô rằng "Quốc hội là của dân, quyết sai thì dân chịu". Bởi chắc chắn rằng đó là cái "Quốc hội" của đảng, đâu phải của dân.
Vậy những thành phần ít ỏi còn lại "ngoài đảng", đó là ai? Trong số khoảng 500 đại biểu ở đó, có mấy chục người ngoài đảng, ngoài một số được cơ cấu để làm ví dụ thì ở đây có cơ cấu một số chức sắc tôn giáo.
Họ là ai?
Những vị tu hành làm chính trị
Dường như, mỗi kỳ "bầu cử Quốc hội" người ta cũng phân bổ cho các tôn lớn giáo vài ghế cho đủ bộ mặt thành phần, cho đẹp mặt Quốc Hội. Ở đó có một vài linh mục, một số nhà sư, một số chức sắc các tôn giáo khác. Họ hớn hở khi đứng chụp ảnh, họ cứ đến hẹn lại lên có xe đón xe đưa về Hà Nội họp "Quốc hội", họ tên trong đoàn đại biểu Quốc hội ở các tỉnh. Mỗi năm, tiền thuế của người dân đổ vào họ không biết bao nhiêu để họ tồn tại và họp hành.
Xem xét trong thành phần các "đại biểu Quốc hội" Việt Nam là các chức sắc tu hành, thì phía Công giáo lúc nào cũng được bố trí vài vị trong Nam và ngoài Bắc. Phía Phật giáo quốc doanh cũng có dăm vị được bố trí chỗ ngồi trong đó, và thêm một vài vị thuộc Hòa Hảo nhà nước.
Họ đã làm những gì?
Với Công giáo, từ xa xưa, kể từ khi người Cộng sản cướp được chính quyền và vững ghế chắc chân, thì người Công giáo được xếp vào "Công dân hạng hai" của đất nước. Giáo hội Công giáo bị bách hại trắng trợn bởi nhiều chính sách, tuyên truyền và các hình thức bách hại khác nhau trong mọi lĩnh vực đời sống tôn giáo. Duy có điều, niềm tin của người Công giáo là mãnh liệt và sự hy sinh với tổ chức chặt chẽ của Giáo hội, người Cộng sản đã không thể tha hóa hết và không thể lũng đoạn một tôn giáo đã có quá nhiều vị mục tử nhân lành, nhiều giáo dân mạnh mẽ và hy sinh. Do vậy, đến một lúc nào đó, nhà nước CSVN đã chuyển phương hướng tấn công. Việc lập ra các tổ chức giả danh Công giáo, để chống lại Giáo hội Công giáo được tiến hành.
Những linh mục Công giáo, được đảng cử để "dân bầu" vào Quốc hội cho đủ thành phần, hầu hết đều thuộc cái gọi là "Ủy ban Đoàn kết Công giáo" - Một tổ chức mà ngay người có thời đứng đầu nó là Linh mục Phan Khắc Từ đã khẳng định: Nó là của đảng".
Thế nhưng, điều oái oăm, là theo lề luật Công giáo, dù Đức Giáo Hoàng Fanxico có khuyên nhủ người dân nên tham gia chính trị để làm xã hội thay đổi tốt hơn, thì Giáo luật vẫn cấm ngặt các linh mục, tu sĩ tham gia các tổ chức chính trị, bất kể tổ chức đó của ai. Bởi khi tham gia tổ chức chính trị, hẳn nhiên sẽ rất khó chu toàn bổn phận của người mục tử là yêu thương và phục vụ mọi đối tượng bất kể đó là ai, không được có xu hướng phân biệt cả con người và chính kiến.
Có lẽ vì thế, khi buộc phải hoặc bất đắc dĩ đâm lao phải theo lao, các vị linh mục ngồi trong ghế "Quốc hội" của đảng hầu như biết thân phận mình, nên hầu như không hề có ý kiến gì những khi tranh luận. Ngay cả khi tranh luận những vấn đề cốt tử đối với tôn giáo của mình như Luật hoặc Pháp lệnh tôn giáo - Một công cụ quản lý, trói buộc các tôn giáo ở Việt Nam. Cho đến tuổi này, hơn 50 năm qua, được chứng kiến các kỳ Quốc hội đều có các đại biểu là linh mục Công giáo, nhưng chưa bao giờ tôi được nghe một câu phát biểu nào từ phía họ kêu lên sự đàn áp, chèn ép của nhà nước cộng sản đối với Giáo hội Công giáo.
Mới đây, Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã gửi bản Góp ý cho Dự thảo Hiến pháp, và gần đây nhất, HĐGMVN cũng như một số Tòa Giám mục khác đã phản ứng với Dự thảo Luật tôn giáo, đang cố tình bóp nghẹt đời sống tôn giáo ở Việt Nam bằng những điều luật mơ hồ, bằng những quy định phản nhân quyền, những văn bản đó làm dậy sóng xã hội, làm nức lòng các giáo dân thì các vị đại biểu Công giáo trong Quốc hội vẫn cứ coi như... điếc.
Tự họ đã biến mình thành những con rối cho đảng giật dây.
Còn các thành phần thuộc Giáo hội Phật giáo Quốc doanh thì sao?
Giáo hội Phật giáo quốc doanh ở Việt Nam được nhà nước thành lập từ các hệ phái Phật giáo khác nhau cho dễ bề "quản lý" - nên nhớ rằng với nhà nước CSVN thì "quản lý" hẳn nhiên là được định nghĩa có quyền "sở hữu". Những hệ phái đã từng ủng hộ CS miền Bắc nhiều nhất trong cuộc chiến chống lại hai nền cộng hòa Miền Nam Việt Nam, khi đã tàn cuộc săn, thì câu chuyện con chó và người đi săn đã được lập lại cho chính họ. Phần còn lại, đều thống nhất dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối của đảng.
Khi mà một đảng CS vô thần đã lãnh đạo tuyệt đối một tôn giáo, thì nhiều hệ lụy xảy ra với đạo pháp và tôn giáo đó là điều không cần bàn cãi. Những yếu tố đạo đức, luân lý bị xuyên tạc, giáo lý bị vô hiệu và biến tướng, nhân sự bị lũng đoạn, đạo đức bị tha hóa... và tôn giáo đó đi vào thời kỳ mà người ta gọi là "mạt pháp".
Trong khi trên báo chí, trên thực tế, những hình ảnh và những thông tin về hệ thống sư sãi ngày càng nhiều biểu hiện mất đạo đức, lối sống tồi tệ đi ngược giáo lý nhà Phật. Chẳng hạn như sư giết bạn gái vì không chịu nạo thai, sư hiếp dâm trẻ em, nhà sư chửi bới đánh lộn ở sân bay, hoặc mới đây trên mạng và báo chí lan truyền những đoạn video được cho là của một nhà sư. Thậm chí một số phật tử đã phải biểu tình phản đối sư pede bay lắc và lừa đảo... Nhưng Giáo hội Phật giáo quốc doanh vẫn không có những động thái quyết liệt bảo vệ đạo pháp trước những vấn nạn đó.
Trước hết là hình ảnh một vị sư khoe khoang có siêu xe, đập hộp điện thoại đời mới, điện thoại đắt tiền giá cả nửa tỷ đồng để cho thiên hạ biết cuộc sống xa hoa của những người tu hành thời nay. Không chỉ có thế, vị đại đức này còn đưa lên mạng những hình ảnh mang những hình ảnh sặc mùi bạo lực, áo rằn ri, mang súng và những hình ảnh chụp với các chàng trai trẻ tuổi và đẹp trai, khỏe mạnh... Đó là những hình ảnh, việc làm tự nó đã đi ngược với giáo lý nhà Phật. Những hình ảnh ấy, trong một chừng mực nào đó đã bóc trần bản chất của người tu hành được trọng dụng trong cái Giáo hội Phật giáo Quốc doanh ngày nay.
Cũng một ông sư, chuyên đi giảng đàn thuyết pháp cho cả ngàn người với những lời lẽ như: "Lý Thường Kiệt đưa quân đánh Trung Quốc là hỗn", hoặc ông ta cho rằng Kinh tế thị trường định hướng XHCN là sản phẩm mà thế giới phải học theo... Nghe ông ta thuyết giảng, cứ như nghe một cán bộ tuyên giáo của đảng không sai.
Thế nhưng, nhiều vị sư sãi trong cái gọi là "Quốc hội" đã lên tiếng cao giọng chửi bới, chỉ trích người tu hành không đồng chính kiến phò đảng như mình. Lớn tiếng kết tội người khác thay quan tòa và những hành động, lời nói của một số vị mang áo vàng trên diễn đàn Quốc Hội" làm người dân ngỡ ngàng không hiểu ông ta có thuộc vào nhà Phật hay không.
Chừng như họ biết rằng phật tử Việt Nam vốn mang đậm tính chất con người Việt Nam, chẳng ai làm gì hay quan tâm đến họ, nhất là khi những tin đồn trong xã hội ngày càng nhiều rằng đa số sư sãi bây giờ hoặc là công an, hoặc là được nhà nước điều hành, quản lý... nên nhiều người ái ngại tránh xa hoặc "im cho nó lành" và kệ sự đời. Và thế là họ được dịp múa may biểu diễn những điều mà nhiều khi các phật tử cũng phải lắc đầu e ngại.
Mới đây, Đại đức Thích Thanh Quyết, với tư cách một nhà tu hoạt động chính trị, nhà tu hành này thường có những ý kiến trên diễn đàn quốc hội. Những lời của ông ta gây nên những trận bão cười nghiêng ngả và xót xa trong toàn xã hội. Nhà sư này đã trở thành một hiện tượng, một vấn nạn của Phật giáo thời Cộng sản.
Thực ra, những lời phát biểu này không có gì là cao siêu hay trí tuệ, chỉ là những lời nịnh bợ hết sức thô thiển với lực lượng bạo lực của đảng. Thay vì để bảo vệ chúng sinh khỏi cảnh oan khuất, ông ta cho rằng, tỷ lệ án oan sai trong điều tra, tố tụng hình sự hiện nay là rất nhỏ. Thậm chí, ông còn viện dẫn móc ruột như sau: “Thời nhà Lê, vua Lê còn xử oan cho Nguyễn Trãi, một công thần của mình trong vụ án Lệ Chi Viên. Nhà Phật chúng tôi, có nghìn mắt, nghìn tay nhưng vẫn có câu chuyện xử oan cho Thị Kính đến khi chết”...
Trước đó, để nịnh bợ đám Công an "Còn đảng, còn mình" ông đã không ngần ngại ca ngợi "Công an ta giỏi nhất thế giới". (Câu này dường như bị phản ứng quá mạnh nên tờ báo đã không tìm thấy trên bài báo này nữa!). Nghe những lời từ miệng ông sư, người ta buộc phải có liên hệ với lời đồn dân gian rằng đây là sư công an cũng không có gì là lạ?
Thậm chí, là một nhà sư, nhưng ông ta tuyên bố trước diễn đàn Quốc hội rằng: "Cần xây dựng quân đội ta mạnh như quân đội... Bắc Hàn" - Một nhà nước đang được mệnh danh là côn đồ quốc tế - thì quả là Giáo lý nhà Phật đã sụp đổ từ khi nào trong chính ông ta.
Để làm gì?
Trong một đất nước do một đảng vô thần lãnh đạo, kiên quyết thực hiện cái gọi là ba cuộc cách mạng, trong đó "cách mạng tư tưởng và văn hóa" được coi như một nhiệm vụ trọng yếu, thì các tổ chức tôn giáo vô thần không bị chèn ép, không bị bách hại mới là chuyện lạ. Biết bao cơ sở tôn giáo bị cướp, bao nhà thờ, tu viện bị cướp trắng, bao chùa chiền bị đập phá, giáo dân, phật tử oan khuất đi đầy đường, đầy đất nước... Nhưng, tuyệt nhiên các nhà tu hành trong Quốc hội không nửa lời nói đến họ, không hề để mắt đến họ. Vậy họ sinh ra để làm gì?
Xin thưa, họ chẳng có tác dụng gì hơn là được dùng để tô vẽ cho cái gọi là "Quốc hội" của đảng được đủ màu sắc và đa dạng theo ý đảng trước con mắt thiên hạ mà thôi.
Từ xa xưa, cha ông ta đã dạy:
"Thế gian mỗi kẻ một nghề.
Con Phượng thì múa, con nghê thì chầu"
Và cha ông ta cũng đã có lời khuyên cho những người ngồi nhầm chỗ, rằng:
"Cóc mà mang guốc ai ưa
Đỉa đeo chân hạc, sao vừa mà mong"
Hãy để nhà tu hành chân chính được có những hình ảnh thật của họ và trả về đúng vị trí những kẻ ngồi nhầm chỗ trong cuộc sống ngày nay.: Linh mục làm linh mục, sư là sư còn công an thì hãy làm công an.
Nhất là những kẻ lợi dụng chiếc áo tu hành làm công cụ cho chủ nghĩa vô thần thì càng cần phải vạch mặt.
Hà Nội, ngày 16/6/2015
· J.B Nguyễn Hữu Vinh
Bầu - Cử: Màn kịch cũ
Thông thường, mỗi kỳ "Đảng cử, dân bầu" để tạo nên cái gọi là Hội đồng Nhân dân hoặc cao hơn là Quốc Hội, thì cuộc tuyên truyền rình rang, tốn kém và đầy công phu được khởi động. Rằng thì là "sáng suốt lựa chọn những người có tài, có đức vào Quốc hội". Rằng thì là "Đi bầu cử là nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân"...
Cũng mỗi đợt như vậy, tiền thuế của dân cứ chi bạt ngàn và thoải mái để bầu cử được "Cơ quan quyền lực cao nhất" của đất nước. Thế nhưng cái cơ quan quyền lực đó thực chất là gì và có thực sự là của dân hay không lại là vấn đề khác, kể cả từ lý thuyết đến thực tế.
Ở đây, chúng ta không bàn đến việc cái gọi là Quốc hội kia là của ai. Bởi câu trả lời đã rõ ràng: Quốc hội là của Đảng, dân đừng mơ cái gọi là "cơ quan quyền lực cao nhất" này là của họ.
Để chứng minh điều này không khó khăn gì, bởi nó rõ như ban ngày. Nào là "Đảng cử, dân bầu". Khi đảng đã cử, thì dân chỉ được bầu. Oái oăm thay, cái đảng cử, chỉ đáp ứng cái của đảng cần. Đó là đảng chỉ cử những đối tượng luôn đảm bảo cho cái độc quyền cai trị của mình là chính, những vấn đề ảnh hưởng đến điều này, đều bị loại hoặc thậm chí bị coi là thù địch ngay.
Không chỉ có thế, dù được rêu rao là "Cơ quan quyền lực cao nhất" của đất nước với hơn 90 triệu dân. Tuy nhiên, cái "cơ quan quyền lực cao nhất" này vẫn phải đứng dưới một cơ quan "không có quyền lực cao nhất" là Đảng Cộng sản - một tổ chức của gần 3 triệu đảng viên. Và do vậy, mọi quyết định của cơ quan này phải tuân theo cây gậy Nghị quyết của đảng.
Điều này tưởng chừng nghịch lý giống như chuyện trong gia đình bố phải tuân phục con, ông bà ông tổ tiên phải vâng lời cháu chắt. Nhưng nó là thực tế ở đất nước Việt Nam hiện nay. Chính ông Tổng bí thư đảng CS Nguyễn Phú Trọng đã từng tuyên bố: "Nghị quyết của Quốc hội, Hiến pháp của Quốc Hội ban hành là hết sức quan trọng, nó chỉ đứng sau Nghị quyết của Đảng" đấy thôi. Nghĩa là cơ quan quyền lực cao nhất, có một cơ quan siêu quyền lực mà dân không cần bầu, cơ quan đó cử cho dân bầu mà thôi.
Chính vì thế, cái cơ quan đó chứa những thành phần nào? Chỉ cần nhìn vào "cơ cấu" mà chủ trương của đảng được thực hiện với cái gọi là Quốc hội, thì chỉ được phép có từ 10-15% người ngoài đảng hoặc phải đảm bảo tỷ lệ đảng viên trong "Quốc hội" phải đạt 90%. Điều này tự nó vả vào mồm những ai luôn bô bô rằng "Quốc hội là của dân, quyết sai thì dân chịu". Bởi chắc chắn rằng đó là cái "Quốc hội" của đảng, đâu phải của dân.
Vậy những thành phần ít ỏi còn lại "ngoài đảng", đó là ai? Trong số khoảng 500 đại biểu ở đó, có mấy chục người ngoài đảng, ngoài một số được cơ cấu để làm ví dụ thì ở đây có cơ cấu một số chức sắc tôn giáo.
Họ là ai?
Những vị tu hành làm chính trị
Dường như, mỗi kỳ "bầu cử Quốc hội" người ta cũng phân bổ cho các tôn lớn giáo vài ghế cho đủ bộ mặt thành phần, cho đẹp mặt Quốc Hội. Ở đó có một vài linh mục, một số nhà sư, một số chức sắc các tôn giáo khác. Họ hớn hở khi đứng chụp ảnh, họ cứ đến hẹn lại lên có xe đón xe đưa về Hà Nội họp "Quốc hội", họ tên trong đoàn đại biểu Quốc hội ở các tỉnh. Mỗi năm, tiền thuế của người dân đổ vào họ không biết bao nhiêu để họ tồn tại và họp hành.
Xem xét trong thành phần các "đại biểu Quốc hội" Việt Nam là các chức sắc tu hành, thì phía Công giáo lúc nào cũng được bố trí vài vị trong Nam và ngoài Bắc. Phía Phật giáo quốc doanh cũng có dăm vị được bố trí chỗ ngồi trong đó, và thêm một vài vị thuộc Hòa Hảo nhà nước.
Họ đã làm những gì?
Với Công giáo, từ xa xưa, kể từ khi người Cộng sản cướp được chính quyền và vững ghế chắc chân, thì người Công giáo được xếp vào "Công dân hạng hai" của đất nước. Giáo hội Công giáo bị bách hại trắng trợn bởi nhiều chính sách, tuyên truyền và các hình thức bách hại khác nhau trong mọi lĩnh vực đời sống tôn giáo. Duy có điều, niềm tin của người Công giáo là mãnh liệt và sự hy sinh với tổ chức chặt chẽ của Giáo hội, người Cộng sản đã không thể tha hóa hết và không thể lũng đoạn một tôn giáo đã có quá nhiều vị mục tử nhân lành, nhiều giáo dân mạnh mẽ và hy sinh. Do vậy, đến một lúc nào đó, nhà nước CSVN đã chuyển phương hướng tấn công. Việc lập ra các tổ chức giả danh Công giáo, để chống lại Giáo hội Công giáo được tiến hành.
Những linh mục Công giáo, được đảng cử để "dân bầu" vào Quốc hội cho đủ thành phần, hầu hết đều thuộc cái gọi là "Ủy ban Đoàn kết Công giáo" - Một tổ chức mà ngay người có thời đứng đầu nó là Linh mục Phan Khắc Từ đã khẳng định: Nó là của đảng".
Thế nhưng, điều oái oăm, là theo lề luật Công giáo, dù Đức Giáo Hoàng Fanxico có khuyên nhủ người dân nên tham gia chính trị để làm xã hội thay đổi tốt hơn, thì Giáo luật vẫn cấm ngặt các linh mục, tu sĩ tham gia các tổ chức chính trị, bất kể tổ chức đó của ai. Bởi khi tham gia tổ chức chính trị, hẳn nhiên sẽ rất khó chu toàn bổn phận của người mục tử là yêu thương và phục vụ mọi đối tượng bất kể đó là ai, không được có xu hướng phân biệt cả con người và chính kiến.
Có lẽ vì thế, khi buộc phải hoặc bất đắc dĩ đâm lao phải theo lao, các vị linh mục ngồi trong ghế "Quốc hội" của đảng hầu như biết thân phận mình, nên hầu như không hề có ý kiến gì những khi tranh luận. Ngay cả khi tranh luận những vấn đề cốt tử đối với tôn giáo của mình như Luật hoặc Pháp lệnh tôn giáo - Một công cụ quản lý, trói buộc các tôn giáo ở Việt Nam. Cho đến tuổi này, hơn 50 năm qua, được chứng kiến các kỳ Quốc hội đều có các đại biểu là linh mục Công giáo, nhưng chưa bao giờ tôi được nghe một câu phát biểu nào từ phía họ kêu lên sự đàn áp, chèn ép của nhà nước cộng sản đối với Giáo hội Công giáo.
Mới đây, Hội đồng Giám mục Việt Nam, đã gửi bản Góp ý cho Dự thảo Hiến pháp, và gần đây nhất, HĐGMVN cũng như một số Tòa Giám mục khác đã phản ứng với Dự thảo Luật tôn giáo, đang cố tình bóp nghẹt đời sống tôn giáo ở Việt Nam bằng những điều luật mơ hồ, bằng những quy định phản nhân quyền, những văn bản đó làm dậy sóng xã hội, làm nức lòng các giáo dân thì các vị đại biểu Công giáo trong Quốc hội vẫn cứ coi như... điếc.
Tự họ đã biến mình thành những con rối cho đảng giật dây.
Còn các thành phần thuộc Giáo hội Phật giáo Quốc doanh thì sao?
Giáo hội Phật giáo quốc doanh ở Việt Nam được nhà nước thành lập từ các hệ phái Phật giáo khác nhau cho dễ bề "quản lý" - nên nhớ rằng với nhà nước CSVN thì "quản lý" hẳn nhiên là được định nghĩa có quyền "sở hữu". Những hệ phái đã từng ủng hộ CS miền Bắc nhiều nhất trong cuộc chiến chống lại hai nền cộng hòa Miền Nam Việt Nam, khi đã tàn cuộc săn, thì câu chuyện con chó và người đi săn đã được lập lại cho chính họ. Phần còn lại, đều thống nhất dưới sự lãnh đạo trực tiếp và tuyệt đối của đảng.
Khi mà một đảng CS vô thần đã lãnh đạo tuyệt đối một tôn giáo, thì nhiều hệ lụy xảy ra với đạo pháp và tôn giáo đó là điều không cần bàn cãi. Những yếu tố đạo đức, luân lý bị xuyên tạc, giáo lý bị vô hiệu và biến tướng, nhân sự bị lũng đoạn, đạo đức bị tha hóa... và tôn giáo đó đi vào thời kỳ mà người ta gọi là "mạt pháp".
Trong khi trên báo chí, trên thực tế, những hình ảnh và những thông tin về hệ thống sư sãi ngày càng nhiều biểu hiện mất đạo đức, lối sống tồi tệ đi ngược giáo lý nhà Phật. Chẳng hạn như sư giết bạn gái vì không chịu nạo thai, sư hiếp dâm trẻ em, nhà sư chửi bới đánh lộn ở sân bay, hoặc mới đây trên mạng và báo chí lan truyền những đoạn video được cho là của một nhà sư. Thậm chí một số phật tử đã phải biểu tình phản đối sư pede bay lắc và lừa đảo... Nhưng Giáo hội Phật giáo quốc doanh vẫn không có những động thái quyết liệt bảo vệ đạo pháp trước những vấn nạn đó.
Trước hết là hình ảnh một vị sư khoe khoang có siêu xe, đập hộp điện thoại đời mới, điện thoại đắt tiền giá cả nửa tỷ đồng để cho thiên hạ biết cuộc sống xa hoa của những người tu hành thời nay. Không chỉ có thế, vị đại đức này còn đưa lên mạng những hình ảnh mang những hình ảnh sặc mùi bạo lực, áo rằn ri, mang súng và những hình ảnh chụp với các chàng trai trẻ tuổi và đẹp trai, khỏe mạnh... Đó là những hình ảnh, việc làm tự nó đã đi ngược với giáo lý nhà Phật. Những hình ảnh ấy, trong một chừng mực nào đó đã bóc trần bản chất của người tu hành được trọng dụng trong cái Giáo hội Phật giáo Quốc doanh ngày nay.
Cũng một ông sư, chuyên đi giảng đàn thuyết pháp cho cả ngàn người với những lời lẽ như: "Lý Thường Kiệt đưa quân đánh Trung Quốc là hỗn", hoặc ông ta cho rằng Kinh tế thị trường định hướng XHCN là sản phẩm mà thế giới phải học theo... Nghe ông ta thuyết giảng, cứ như nghe một cán bộ tuyên giáo của đảng không sai.
Thế nhưng, nhiều vị sư sãi trong cái gọi là "Quốc hội" đã lên tiếng cao giọng chửi bới, chỉ trích người tu hành không đồng chính kiến phò đảng như mình. Lớn tiếng kết tội người khác thay quan tòa và những hành động, lời nói của một số vị mang áo vàng trên diễn đàn Quốc Hội" làm người dân ngỡ ngàng không hiểu ông ta có thuộc vào nhà Phật hay không.
Chừng như họ biết rằng phật tử Việt Nam vốn mang đậm tính chất con người Việt Nam, chẳng ai làm gì hay quan tâm đến họ, nhất là khi những tin đồn trong xã hội ngày càng nhiều rằng đa số sư sãi bây giờ hoặc là công an, hoặc là được nhà nước điều hành, quản lý... nên nhiều người ái ngại tránh xa hoặc "im cho nó lành" và kệ sự đời. Và thế là họ được dịp múa may biểu diễn những điều mà nhiều khi các phật tử cũng phải lắc đầu e ngại.
Mới đây, Đại đức Thích Thanh Quyết, với tư cách một nhà tu hoạt động chính trị, nhà tu hành này thường có những ý kiến trên diễn đàn quốc hội. Những lời của ông ta gây nên những trận bão cười nghiêng ngả và xót xa trong toàn xã hội. Nhà sư này đã trở thành một hiện tượng, một vấn nạn của Phật giáo thời Cộng sản.
Thực ra, những lời phát biểu này không có gì là cao siêu hay trí tuệ, chỉ là những lời nịnh bợ hết sức thô thiển với lực lượng bạo lực của đảng. Thay vì để bảo vệ chúng sinh khỏi cảnh oan khuất, ông ta cho rằng, tỷ lệ án oan sai trong điều tra, tố tụng hình sự hiện nay là rất nhỏ. Thậm chí, ông còn viện dẫn móc ruột như sau: “Thời nhà Lê, vua Lê còn xử oan cho Nguyễn Trãi, một công thần của mình trong vụ án Lệ Chi Viên. Nhà Phật chúng tôi, có nghìn mắt, nghìn tay nhưng vẫn có câu chuyện xử oan cho Thị Kính đến khi chết”...
Trước đó, để nịnh bợ đám Công an "Còn đảng, còn mình" ông đã không ngần ngại ca ngợi "Công an ta giỏi nhất thế giới". (Câu này dường như bị phản ứng quá mạnh nên tờ báo đã không tìm thấy trên bài báo này nữa!). Nghe những lời từ miệng ông sư, người ta buộc phải có liên hệ với lời đồn dân gian rằng đây là sư công an cũng không có gì là lạ?
Thậm chí, là một nhà sư, nhưng ông ta tuyên bố trước diễn đàn Quốc hội rằng: "Cần xây dựng quân đội ta mạnh như quân đội... Bắc Hàn" - Một nhà nước đang được mệnh danh là côn đồ quốc tế - thì quả là Giáo lý nhà Phật đã sụp đổ từ khi nào trong chính ông ta.
Để làm gì?
Trong một đất nước do một đảng vô thần lãnh đạo, kiên quyết thực hiện cái gọi là ba cuộc cách mạng, trong đó "cách mạng tư tưởng và văn hóa" được coi như một nhiệm vụ trọng yếu, thì các tổ chức tôn giáo vô thần không bị chèn ép, không bị bách hại mới là chuyện lạ. Biết bao cơ sở tôn giáo bị cướp, bao nhà thờ, tu viện bị cướp trắng, bao chùa chiền bị đập phá, giáo dân, phật tử oan khuất đi đầy đường, đầy đất nước... Nhưng, tuyệt nhiên các nhà tu hành trong Quốc hội không nửa lời nói đến họ, không hề để mắt đến họ. Vậy họ sinh ra để làm gì?
Xin thưa, họ chẳng có tác dụng gì hơn là được dùng để tô vẽ cho cái gọi là "Quốc hội" của đảng được đủ màu sắc và đa dạng theo ý đảng trước con mắt thiên hạ mà thôi.
Từ xa xưa, cha ông ta đã dạy:
"Thế gian mỗi kẻ một nghề.
Con Phượng thì múa, con nghê thì chầu"
Và cha ông ta cũng đã có lời khuyên cho những người ngồi nhầm chỗ, rằng:
"Cóc mà mang guốc ai ưa
Đỉa đeo chân hạc, sao vừa mà mong"
Hãy để nhà tu hành chân chính được có những hình ảnh thật của họ và trả về đúng vị trí những kẻ ngồi nhầm chỗ trong cuộc sống ngày nay.: Linh mục làm linh mục, sư là sư còn công an thì hãy làm công an.
Nhất là những kẻ lợi dụng chiếc áo tu hành làm công cụ cho chủ nghĩa vô thần thì càng cần phải vạch mặt.
Hà Nội, ngày 16/6/2015
· J.B Nguyễn Hữu Vinh
nguyenhuuvinh's blog
Tại sao người dân chết trong đồn công an?
Nguyenvubinh06 —/15/2015 - 10:18
Câu trả lời hầu như ai cũng có và hiểu ngay lập tức, người dân bị đánh chết. Nhưng tại sao người dân lại bị đánh chết, và có cách nào để hạn chế và ngăn chặn những cái chết này hay không?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được, việc tra tấn, đánh người là một khâu, một quy trình trong quá trình thẩm vấn, phá án. Điều này không hề có trong quy định, văn bản pháp lý nào, nhưng lại là quy trình diễn ra ở tất cả mọi nơi. Quy trình này đã tồn tại từ khi nhà nước cộng sản Việt Nam ra đời cho tới nay. Công an đánh người vì có một số chứng cứ, dấu vết đối với bị can, đánh để bị can nhận tội, khai ra quá trình, tình tiết vụ án. Trường hợp bắt quả tang, đánh để khai thác, mở rộng vụ án. Tức là bị can có phạm tội, có làm vụ khác tương tự ở thời điểm khác hay không…tóm lại, tra tấn, đánh người là một khâu, một quy trình trong quá trình thẩm vấn, phá án.
Trong quá trình tra tấn, thẩm vấn này, có những cán bộ điều tra đã quá tay, đánh vào chỗ hiểm, hoặc say đòn quá dẫn tới đánh bị can đến chết. Cũng có trường hợp, bị can bị bệnh tật, hoặc quá yếu không chịu nổi các đòn tra tấn, dẫn tới tử vong.. Có trường hợp cán bộ điều tra uống bia, uống rượu không tỉnh táo lại thực hiện việc tra tấn, thẩm vấn dẫn tới bị can bị đánh chết.
Bởi vì đây là quy trình đã tồn tại rất lâu rồi, và trong thực tế, quy trình tra tấn này cũng giúp công an tìm ra sự thật trong quá trình thẩm vấn, tăng tỷ lệ phá án. Nhưng mặt trái của nó, như mọi người đều biết, là dẫn tới những cái chết của bị can, và gia tăng án oan, sai. Nhưng đối chiếu với các quyền con người, thì việc tra tấn bị can là vi phạm quyền con người, vi phạm pháp luật. Nhưng cơ quan, cán bộ vi phạm, lại là công an, và tình trạng này đã tồn tại rất lâu rồi, mà chưa có ai dám lên tiếng và thay đổi nó. Như vậy, ở nguyên nhân đầu tiên này, muốn hạn chế, hay ngăn chặn sự việc người dân chết trong đồn công an, thì việc quan trọng nhất là phải chấm dứt tình trạng tra tấn, đánh người trong quá trình điều tra, thẩm vấn. Người ta đã có giải pháp rất đơn giản và rõ ràng, đó là ghi âm, ghi hình quá trình thẩm vấn, điều tra và tách cơ quan giam giữ người ra khỏi ngành công an. Nhưng chúng ta đều biết, những đề nghị này đã bị từ chối thẳng thừng ở các cơ quan tố tụng ở Việt Nam. Việc thay đổi này đòi hỏi thay đổi hoàn toàn quy trình điều tra, thẩm vấn của ngành công an, và quan trọng hơn, thay đổi quan niệm về quyền con người của nhà nước cộng sản Việt Nam. Nhưng điều đó chưa thực hiện được trong hoàn cảnh hiện nay. Tức là với nguyên nhân đầu tiên, đánh người, tra tấn là “quy trình công tác” của ngành công an, người dân sẽ vẫn phải chứng kiến những cái chết oan khuất trong đồn công an.
Còn một nguyên nhân quan trọng không kém, ngoài quy trình công tác, đánh người, tra tấn là một quy trình khác dẫn tới người dân có thể bị tử vong trong đồn công an, đó là “đánh ra tiền”. Quy trình này xảy ra như sau. Khi có bất cứ người dân nào, có dấu hiệu phạm tội, hoặc xô xát đưa vào đồn công an. Công an sẽ tìm hiểu lý lịch, thân nhân của người đó, bằng nghiệp vụ, bằng hệ thống công an khu vực, thậm chí đặc tình để nắm được những thông tin quan trọng về người bị bắt. Ngoài những thông tin thông thường ra, người ta đặc biệt chú ý tới nghề nghiệp, mức thu nhập của người bị bắt và thân nhân của họ. Và, công an có thể nắm được chính xác gia đình này có những nguồn thu nhập nào, mức sống và điều kiện kinh tế ra sao. Sau đó, công an sẽ căn cứ vào khả năng kinh tế của gia đình người bị bắt để đưa ra các cách thức giải quyết vấn đề. Trong những cách ứng xử đó, hầu như bao giờ cũng có việc đánh người, để người bị bắt thông tin lại cho gia đình, làm sức ép để gia đình đồng ý với mức giá và cách thức giải quyết vụ việc mà công an đưa ra. Có những trường hợp, họ đánh hàng ngày để người bị bắt làm sức ép với gia đình. Có những trường hợp, công an đưa người nhà chứng kiến cảnh con em mình bị đánh để nhanh chóng nộp tiền cho họ. Chính trong quá trình này, có những người đã bị đánh chết do quá tay, vì bị đánh vào chỗ hiểm…vv…Như vậy, việc đánh người, đánh cho ra tiền này là “quy trình kiếm tiền”, hay “quy trình kiếm sống” của công an. Một quy trình khép kín và tàn bạo.
Với hai quy trình, “quy trình công tác” và “quy trình kiếm sống” hiện nay, rất khó để hạn chế và ngăn chặn vấn nạn “tự tử” của người dân ở đồn công an. Có lẽ người dân Việt Nam phải chờ đến khi người dân có đầy đủ quyền con người, mới hy vọng thoát ra khỏi vấn nạn chết trong đồn công an như hiện nay./.
Hà Nội, ngày 15/6/2015
N.V.B
Câu trả lời hầu như ai cũng có và hiểu ngay lập tức, người dân bị đánh chết. Nhưng tại sao người dân lại bị đánh chết, và có cách nào để hạn chế và ngăn chặn những cái chết này hay không?
Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được, việc tra tấn, đánh người là một khâu, một quy trình trong quá trình thẩm vấn, phá án. Điều này không hề có trong quy định, văn bản pháp lý nào, nhưng lại là quy trình diễn ra ở tất cả mọi nơi. Quy trình này đã tồn tại từ khi nhà nước cộng sản Việt Nam ra đời cho tới nay. Công an đánh người vì có một số chứng cứ, dấu vết đối với bị can, đánh để bị can nhận tội, khai ra quá trình, tình tiết vụ án. Trường hợp bắt quả tang, đánh để khai thác, mở rộng vụ án. Tức là bị can có phạm tội, có làm vụ khác tương tự ở thời điểm khác hay không…tóm lại, tra tấn, đánh người là một khâu, một quy trình trong quá trình thẩm vấn, phá án.
Trong quá trình tra tấn, thẩm vấn này, có những cán bộ điều tra đã quá tay, đánh vào chỗ hiểm, hoặc say đòn quá dẫn tới đánh bị can đến chết. Cũng có trường hợp, bị can bị bệnh tật, hoặc quá yếu không chịu nổi các đòn tra tấn, dẫn tới tử vong.. Có trường hợp cán bộ điều tra uống bia, uống rượu không tỉnh táo lại thực hiện việc tra tấn, thẩm vấn dẫn tới bị can bị đánh chết.
Bởi vì đây là quy trình đã tồn tại rất lâu rồi, và trong thực tế, quy trình tra tấn này cũng giúp công an tìm ra sự thật trong quá trình thẩm vấn, tăng tỷ lệ phá án. Nhưng mặt trái của nó, như mọi người đều biết, là dẫn tới những cái chết của bị can, và gia tăng án oan, sai. Nhưng đối chiếu với các quyền con người, thì việc tra tấn bị can là vi phạm quyền con người, vi phạm pháp luật. Nhưng cơ quan, cán bộ vi phạm, lại là công an, và tình trạng này đã tồn tại rất lâu rồi, mà chưa có ai dám lên tiếng và thay đổi nó. Như vậy, ở nguyên nhân đầu tiên này, muốn hạn chế, hay ngăn chặn sự việc người dân chết trong đồn công an, thì việc quan trọng nhất là phải chấm dứt tình trạng tra tấn, đánh người trong quá trình điều tra, thẩm vấn. Người ta đã có giải pháp rất đơn giản và rõ ràng, đó là ghi âm, ghi hình quá trình thẩm vấn, điều tra và tách cơ quan giam giữ người ra khỏi ngành công an. Nhưng chúng ta đều biết, những đề nghị này đã bị từ chối thẳng thừng ở các cơ quan tố tụng ở Việt Nam. Việc thay đổi này đòi hỏi thay đổi hoàn toàn quy trình điều tra, thẩm vấn của ngành công an, và quan trọng hơn, thay đổi quan niệm về quyền con người của nhà nước cộng sản Việt Nam. Nhưng điều đó chưa thực hiện được trong hoàn cảnh hiện nay. Tức là với nguyên nhân đầu tiên, đánh người, tra tấn là “quy trình công tác” của ngành công an, người dân sẽ vẫn phải chứng kiến những cái chết oan khuất trong đồn công an.
Còn một nguyên nhân quan trọng không kém, ngoài quy trình công tác, đánh người, tra tấn là một quy trình khác dẫn tới người dân có thể bị tử vong trong đồn công an, đó là “đánh ra tiền”. Quy trình này xảy ra như sau. Khi có bất cứ người dân nào, có dấu hiệu phạm tội, hoặc xô xát đưa vào đồn công an. Công an sẽ tìm hiểu lý lịch, thân nhân của người đó, bằng nghiệp vụ, bằng hệ thống công an khu vực, thậm chí đặc tình để nắm được những thông tin quan trọng về người bị bắt. Ngoài những thông tin thông thường ra, người ta đặc biệt chú ý tới nghề nghiệp, mức thu nhập của người bị bắt và thân nhân của họ. Và, công an có thể nắm được chính xác gia đình này có những nguồn thu nhập nào, mức sống và điều kiện kinh tế ra sao. Sau đó, công an sẽ căn cứ vào khả năng kinh tế của gia đình người bị bắt để đưa ra các cách thức giải quyết vấn đề. Trong những cách ứng xử đó, hầu như bao giờ cũng có việc đánh người, để người bị bắt thông tin lại cho gia đình, làm sức ép để gia đình đồng ý với mức giá và cách thức giải quyết vụ việc mà công an đưa ra. Có những trường hợp, họ đánh hàng ngày để người bị bắt làm sức ép với gia đình. Có những trường hợp, công an đưa người nhà chứng kiến cảnh con em mình bị đánh để nhanh chóng nộp tiền cho họ. Chính trong quá trình này, có những người đã bị đánh chết do quá tay, vì bị đánh vào chỗ hiểm…vv…Như vậy, việc đánh người, đánh cho ra tiền này là “quy trình kiếm tiền”, hay “quy trình kiếm sống” của công an. Một quy trình khép kín và tàn bạo.
Với hai quy trình, “quy trình công tác” và “quy trình kiếm sống” hiện nay, rất khó để hạn chế và ngăn chặn vấn nạn “tự tử” của người dân ở đồn công an. Có lẽ người dân Việt Nam phải chờ đến khi người dân có đầy đủ quyền con người, mới hy vọng thoát ra khỏi vấn nạn chết trong đồn công an như hiện nay./.
Hà Nội, ngày 15/6/2015
N.V.B
Hồng Kong tăng cường an ninh đề phòng biểu tình lớn
RFA-16-06-2015
Hàng ngàn người ủng hộ dân chủ cũng đã xuống đường ở Hồng Kong hôm 14 tháng 6 vừa qua- AFP
Tại Hồng Kong, an ninh được tăng cường rất chặt chẽ để đề phòng những cuộc biểu tình được dự đoán có thể xảy ra kể từ ngày mai, khi hội đồng lập pháp của đặc khu bắt đầu thảo luận về dự luật cải cách chính trị vốn gây nhiều tranh cãi.
Quyết định tăng cường an ninh được đưa ra từ chiều hôm qua sau khi cảnh sát Hồng Kong bắt giữ 10 người, trong đó có cả những người được nói là thành viên của một tổ chức cực đoan, chủ mưu sử dụng chất nổ để gây rối loạn trật tự xã hội.
Trong phát biểu trên truyền hình, ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng đặc khu Hồng Kong nói rằng sẽ không tha thứ cho tất cả những hành động gây rối, đồng thời cảnh sát đặc khu liên tục kêu gọi dân chúng tránh xa những cuộc biểu tình bạo động.
Trong cuộc thảo luận bắt đầu sáng ngày mai, các vị dân cử Hồng Kong sẽ cứu xét các đề nghị liên quan đến thủ tục bầu chọn người lãnh đạo đặc khu vào năm 2017, dựa theo ý kiến của Quốc Hội Trung Quốc đã đưa ra là bầu trực tiếp, nhưng ứng cử viên phải là người do Bắc kinh tuyển chọn.
Ý kiến này được các nhà tranh đấu và giới trẻ Hồng Kong xem là dân chủ nửa vời, vì người sẽ lãnh đạo đặc khu vẫn là người do Bắc Kinh đặt lên. Hồi năm ngoái, đã có những cuộc biểu tình phản đối diễn ra, kéo dài nhiều tuần lễ mới kết thúc.
Cuộc biểu tình lần này nếu xảy ra, được dự đoán sẽ kéo dài cho đến hết ngày thứ Sáu, tức sau khi hội đồng lập pháp Hồng Kong hoàn tất thảo luận và bỏ phiếu.
Điều gì khiến các chế độ độc tài vẫn tồn tại?
Theo BBC-15 tháng 6 2015
Gần 50 triệu người đã chết dưới sự cai trị của Stalin
Những người dân sống ở các xã hội dân chủ thường gắn kết chế độ độc tài với sự đàn áp, vi phạm nhân quyền, nghèo đói và hỗn loạn. Các chế độ độc tài đã giết chết không biết bao nhiêu người, trong số đó có đến 49 triệu người chết dưới thời Joseph Stalin ở Liên Xô và gần ba triệu người Campuchia dưới chế độ của Pol Pot.
Với những con số thống kê như thế thì việc phải chấm dứt mãi mãi chế độ độc tài dường như là mục tiêu đáng phải làm. Nhưng liệu điều đó có làm được không? Điều gì khiến cho những kẻ độc tài có đất dụng võ và mọi việc sẽ thay đổi như thế nào đối với những người độc tài trong tương lai?
Một nhóm nhỏ cai trị
Trong thế giới học thuật, từ ‘độc tài’ có cách định nghĩa khách quan và dễ đo lường hơn. Theo bà Natasha Ezrow, một giảng viên tại Đại học Essex thì hầu hết các chuyên gia nghiên cứu về độc tài thường bắt đầu với một định nghĩa đơn giản: “Khi không có sự luân chuyển trong quyền lực hành pháp thì đó là chế độ độc tài.” Điều này có nghĩa là chế độ độc tài có thể được dựng lên xung quanh một cá nhân đã tạo dựng cho mình sự sùng bái cá nhân, chế độ độc đảng hay chính quyền quân phiệt.
Trong con mắt những người nghiên cứu thì khác với những nhà quân chủ, vốn chỉ giới hạn trong phạm vi rất ít người mà thường là hoàng gia, những kẻ độc tài có thể xuất thân từ thành phần rộng lớn hơn trong xã hội. Tuy nhiên liên minh cầm quyền của họ thì rất hạn hẹp và họ chỉ dựa vào tương đối ít người để nắm quyền.
Ở một số nước, số người thực sự có tiếng nói trong việc ai là người nắm quyền có thể chỉ vào khoảng từ một chục cho đến vài trăm người. Để so sánh, ở Anh tỷ lệ người dân có tiếng nói quyết định đối với sự thành lập một chính phủ là 25% còn ở Mỹ thường là hơn 30%.
Hitler lên nắm quyền lúc nước Đức trải qua khủng hoảng
Các chế độ độc tài có thể có hoặc không sự khủng bố của Nhà nước nhưng theo những nhà nghiên cứu, gần như ở các chế độ độc tài luôn có sự thông đồng, nhất là trong việc chiếm dụng quỹ công cho một nhóm người thân cận.
“Khi anh phải dựa vào sự ủng hộ của rất ít người để nắm quyền thì cách cai trị hiệu quả là thông qua tham nhũng, hối lộ, tống tiền...,” Bruce Bueno de Mesquita, giáo sư chính trị ở Đại học New York, nói, “Anh có thể khiến cho những người thân cận của anh trung thành với anh bằng cách tưởng thưởng cho họ thật xứng đáng.”
Không vì lợi ích số đông
Do cấu trúc quyền lực như thế nên nhà độc tài muốn nắm quyền không hành động vì lợi ích của số đông mà vì quyền lợi của số ít người mà ông ta dựa vào để duy trì quyền lực. “Hành động xấu của nhà độc tài không phải là do đặc tính tự thân ở con người hay do sự không may khi có những người lãnh đạo có vấn đề về nhân cách,” Bueno de Mesquita nói. “Chính là cấu trúc chính trị đã dẫn đến những hành động như vậy.”
Ngay cả khi đã tưởng thưởng cho những người thân cận thì các nhà độc tài vẫn còn có rất nhiều ngân quỹ có thể tùy nghi sử dụng và đây là chỗ mà nhà độc tài được đánh giá thật sự: hoặc là ông ta có thể cất giấu số tiền đó cho mình và phe cánh, hoặc ông ta có thể dùng nó để cải thiện cuộc sống của người dân.
Nhưng ngay cả khi ông muốn làm lợi cho người dân thì điều đó cũng không có nghĩa là mọi việc sẽ tốt đẹp. Có ý định thật sự tốt cho xã hội không tự động biến thành những ý tưởng tốt để thực hiện những ý định này. Với nỗ lực cải thiện cuộc sống của người dân, những nhà lãnh đạo chuyên chế có thể làm cho cuộc sống của người dân trở nên tệ hơn.
“Chế độ độc tài có thể đem lại kết quả tốt, nhưng đó là một canh bạc hết sức rủi ro,” Bueno de Mesquita nói. “Rất dễ trở thành chính quyền vì lợi ích của chính mình và phần lớn mọi người có ý tưởng rất dở.”
Tính cách xấu
Một số nước châu Phi vẫn duy trì tình trạng độc tài
Các nhà nghiên cứu còn tìm ra một vấn đề thường thấy nữa ở các chế độ độc tài. Các nhà độc tài theo định nghĩa không phải là kẻ ác nhưng nhiều người trong số họ tương đồng nhau ở chỗ có những nét tính cách không hay nào đó.
Họ có thể có những ảo tưởng về quyền lực, cái đẹp, hào quang, vinh dự hay sự thống trị không giới hạn đi cùng với sự thiếu cảm thông. “Có lẽ vị trí của nhà độc tài khiến cho họ đi về phần xấu ở con người, nhất là đi đến khía cạnh tự yêu bản thân mình,” ông Steven Pinker, giáo sư tâm lý ở Đại học Harvard, nói.
Cuộc sống dưới chế độ độc tài dường như có rất nhiều hạn chế, nhưng có nhiều quốc gia hơn chúng ta nghĩ có thể được xem là chế độ độc tài theo định nghĩa khoa học.
Freedom House, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở ở Washington, ước tính khoảng hai phần ba dân số thế giới đang sống dưới các chế độ độc tài và hai tỷ người đang chịu ách thống trị chuyên chế. Theo Freedom House thì có 106 chế độ độc tài hay độc tài một phần vẫn tồn tại trên thế giới ngày nay và điều này tương ứng với 54% số quốc gia trên thế giới.
Khủng hoảng sinh ra độc tài?
Nguyên nhân sinh ra chế độ độc tài đã không hề thay đổi nhiều qua hàng trăm năm.
Một cá nhân như Julius Caesar được trao cho rất nhiều quyền để giúp xã hội vượt qua khủng hoảng mà sau đó quyền lực của ông ta phải được giới hạn trở lại,” Richard Overy, một nhà sử học tại Đại học Exeter, nói. “Nhưng thường là ông ta sẽ không muốn từ bỏ quyền lực”. Nhiều chế độ độc tài hiện đại – giống như của Adolf Hitler hay Benito Mussolini cũng ra đời trong thời kỳ hỗn loạn và trong tương lai có lẽ cũng như thế.
Hàng triệu người đã thiệt mạng dưới chế độ Pol Pot ở Campuchia
“Trong thế kỷ tới sẽ có những giai đoạn khủng hoảng nghiêm trọng,” Overy nói. “Tôi không nghĩ là chúng ta sẽ chứng kiến sự cáo chung của chế độ độc tài như chúng ta nhìn thấy chiến tranh kết thúc.”
Cũng giống như bạo lực nhìn chung đã có sự thoái trào trong tiến trình lịch sử, số lượng chế độ độc tài cũng vậy, nhất là kể từ những năm 1970 khi mà các chế độ độc tài ở Mỹ Latin và Đông Âu sụp đổ.
Sự sụp đổ của Liên Xô đã kéo theo sự thoái trào của các chế độ độc tài nhưng giờ đây ở một số những nước này đang âm thầm trở lại mô hình Nhà nước chuyên chế cũ. Nhưng nhìn chung thì các chế độ độc tài giờ đây thì ít hơn so với trước đây. “Giờ đây khó mà biện minh cho chế độ độc tài, một phần là vì cả thế giới đều bị truyền thông theo dõi,” Overy nói.
Do đó, ngày tàn có thể sẽ đến với những chế độ độc tài còn lại, nhất là ở những nước mà sự cai trị chuyên chế đã góp phần vào những khó khăn kinh tế.
“Khi anh hoạt động trong một nền kinh tế mà sẽ khiến anh sụp đổ, những người ủng hộ anh sẽ thấy lo lắng rằng anh sẽ không giúp được gì cho họ, do đó họ bắt đầu tìm kiếm xung quanh,” Bueno de Mesquita nói.
Tình cảnh như thế thường dẫn đến các cuộc đảo chính quân sự vốn sẽ đẩy các nước theo một hướng tích cực hơn nếu xét trên lợi ích của người dân, ít nhất là qua những ví dụ đã xảy ra trong quá khứ.
‘Độc tài bền vững’
Mussolini là nhà độc tài đã đưa nước Ý vào Thế chiến thứ hai
Tuy nhiên, một số chế độ độc tài lại không có dấu hiệu rạn nứt. “Những nền độc tài trên thế giới hiện nay là những chế độ độc tài hết sức bền vững,” Erica Chenoweth, một phó giáo sư tại Đại học Denver, nói. “Các chế độ độc tài vẫn tồn tại ngày nay là những chế độ đã biết cách hoàn thiện.”
“Ở châu Phi, đã có rất nhiều sự thúc đẩy các nước đi đến dân chủ nhưng các nước này có tài nguyên như kim cương, dầu và khoáng sản vốn có thể được Nhà nước sử dụng để mua chuộc người dân,” Erzow nói. “Trong khi đó ở Trung Đông thì bên ngoài không muốn thúc đẩy nhiều để họ trở thành những nước dân chủ bởi vì đó là những nước ổn định mà những nước khác muốn họ ổn định.”
“Người ta thường có quan niệm ngờ nghệch rằng các nước dân chủ muốn thúc đẩy dân chủ,” Bueno de Mesquita nói, “Nhưng điều đó không đúng.”
Nhiệm vụ căn bản của các nhà lãnh đạo dân chủ, ông giải thích, là thực thi những chính sách có lợi cho cử tri ở đất nước của họ chứ không phải ở đất nước khác. Do các nhà độc tài cần phải lấy lòng những người thân cận, các nhà lãnh đạo dân chủ thấy rằng họ có thể bỏ tiền cho những nhà độc tài để những nhà độc tài này làm những gì mà họ muốn. Khi đó thì cả hai bên cùng có lợi. Nhà độc tài muốn có tiền còn nhà lãnh đạo dân chủ thì muốn những chính sách có thể làm hài lòng cử tri của họ.
Không giống như quan niệm ở các nước phương Tây, chế độ độc tài không nhất thiết là điều xấu đối với tất cả mọi quốc gia và dân tộc. Không phải chế độ độc tài nào cũng có kết cục bi thảm và không phải ai cũng muốn sống dưới chế độ dân chủ. “Một nền dân chủ tồi có thể còn tệ hơn một nền độc tài nhân bản,” Pinker nhận xét.
Không có bằng chứng cho thấy bản chất nội tại của con người là khát khao tự do và dân chủ, Ezrow nói. Miễn là chất lượng cuộc sống vẫn tốt và người dân được phép sống cuộc sống mà họ muốn thì họ vẫn hài lòng dưới chế độ độc tài.
'Nhân quyền Việt Nam là một sự mơ hồ'
Theo BBC-14 tháng 6 2015
Giáo sư Huệ Chi, người vừa được an ninh Việt Nam trả lại hộ chiếu sau lần bị từ chối quyền xuất cảnh tại cửa khẩu phi trường Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn mới đây, cho rằng 'không thể đặt niềm tin vào luật pháp ở Việt Nam', nơi mà theo ông 'nhân quyền là một quyền mơ hồ'.
Trao đổi với BBC hôm 14/6/2015, người từng đồng chủ trương trang mạng phản biện Bauxite Việt Nam nói mặc dù được trả lại cuốn hộ chiếu đã bị tạm thu giữ, ông không dám chắc chắn rằng lần tới đây khi lại có nhu cầu xuất cảnh, ông có lại bị an ninh và chính quyền Việt Nam gây khó dễ bằng cách 'tạm giữ hộ chiếu' và không cho xuất cảnh nữa hay không.
Ông cho rằng hành động của an ninh Việt Nam mới đây ngăn cản quyền đi lại của ông đã gây 'phiền toái' và bất bình vì theo ông chính quyền luôn có thể báo trước cho ông về việc ông bị hạn chế xuất cảnh để ông, một người đã cao tuổi, không phải ra sân bay rồi phải quay trở lại nhà như vậy.
'Mệnh lệnh của lịch sử'
Giáo sư Huệ Chi nhân dịp này cũng đặt một số dấu hỏi về việc vì sao ông bị 'hạn chế xuất cảnh', bị 'tạm thu hộ chiếu', theo đó, ông đặt nghi vấn liệu có phải có ai đó 'không muốn ông tới Mỹ' nhân dịp Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, có thể tới Mỹ tới đây, một hành động mà theo ông có thể có tính cách 'thọc gậy bánh xe' vào sự kiện đối ngoại này của Việt Nam.
Dẫn lại lời của Tướng Lê Văn Cương bình luận về quan hệ và chính sách đối ngoại của Việt Nam trong tình hình căng thẳng hiện nay 'do Trung Quốc gây ra', Giáo sư Huệ Chi nói việc liên minh với Hoa Kỳ hiện nay là một 'mệnh lệnh của lịch sử'.
Mở đầu cuộc phỏng vấn với BBC, cựu chuyên gia cao cấp của Viện Văn học, nay thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Việt Nam, bình luận về việc vì sao an ninh bất ngờ 'trao trả hộ chiếu' cho ông, sau khi cũng đã 'bất ngờ' tạm thu nó, đồng thời ngăn cản ông xuất cảnh, chỉ qua một thời gian rất ngắn.
Bình Định: một nửa hồ chứa nước trơ đáy
TT - Nắng nóng gay gắt kéo dài từ nhiều tháng qua đã và đang gây ra hạn hán nghiêm trọng ở tỉnh Bình Định.
Hồ chứa nước Đại Sơn, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ bị khô nước - Ảnh: X.Nguyên
Ông Nguyễn Hữu Vui, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, cho biết cả tỉnh đã có 76/161 hồ chứa nước trơ đáy, dung tích các hồ chứa hiện nay chỉ còn 274 triệu m3, đạt 48% dung tích thiết kế.
Do vậy, trên diện tích 42.000ha lúa hè thu của tỉnh Bình Định hiện đã có trên 8.000ha bị thiếu nước tưới, gồm hơn 7.000ha lúa và 1.500ha màu. Trong đó có một số diện tích không còn nguồn nước để tưới buộc nông dân phải cắt bỏ cho bò ăn.
Cùng với thiếu nước tưới cho sản xuất, cả tỉnh Bình Định hiện có 9.850 hộ dân ở các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn… đang bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng và khoảng 8.515 hộ chăn nuôi trên 56.960 con gia súc cũng đang bị thiếu nước uống.
* Trong khi đó, lúc hơn 20g ngày 15-6, người dân tại Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) vui mừng khi thấy trời đổ mưa. Nhiều người xem đây là cơn “mưa vàng” giải hạn cho Ninh Thuận. “Đây được xem là cơn mưa lớn nhất trong hơn một năm qua ở Ninh Thuận” - ông Nguyễn Văn Bình, bán quán ăn tối tại ngã năm Phủ Hà, nói.
16/06/2015 10:06
XUÂN NGUYÊN - MINH TRÂN
Hồ chứa nước Đại Sơn, xã Mỹ Hiệp, huyện Phù Mỹ bị khô nước - Ảnh: X.Nguyên
Ông Nguyễn Hữu Vui, phó giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, cho biết cả tỉnh đã có 76/161 hồ chứa nước trơ đáy, dung tích các hồ chứa hiện nay chỉ còn 274 triệu m3, đạt 48% dung tích thiết kế.
Do vậy, trên diện tích 42.000ha lúa hè thu của tỉnh Bình Định hiện đã có trên 8.000ha bị thiếu nước tưới, gồm hơn 7.000ha lúa và 1.500ha màu. Trong đó có một số diện tích không còn nguồn nước để tưới buộc nông dân phải cắt bỏ cho bò ăn.
Cùng với thiếu nước tưới cho sản xuất, cả tỉnh Bình Định hiện có 9.850 hộ dân ở các huyện Phù Cát, Phù Mỹ, Hoài Nhơn, Tuy Phước, Tây Sơn… đang bị thiếu nước sinh hoạt nghiêm trọng và khoảng 8.515 hộ chăn nuôi trên 56.960 con gia súc cũng đang bị thiếu nước uống.
* Trong khi đó, lúc hơn 20g ngày 15-6, người dân tại Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh Thuận) vui mừng khi thấy trời đổ mưa. Nhiều người xem đây là cơn “mưa vàng” giải hạn cho Ninh Thuận. “Đây được xem là cơn mưa lớn nhất trong hơn một năm qua ở Ninh Thuận” - ông Nguyễn Văn Bình, bán quán ăn tối tại ngã năm Phủ Hà, nói.
16/06/2015 10:06
XUÂN NGUYÊN - MINH TRÂN
Cháy trường quay S1 đài truyền hình Việt Nam
TTO - Khoảng 17g30 chiều 16-6, từ phía trong khu vực đài truyền hình Việt Nam (đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội) đã xảy ra vụ hỏa hoạn, khói đen bốc lên mù trời từ trung tâm của đài.
Xe chữa cháy đang hướng vào cổng Đài truyền hình Việt Nam - Ảnh: Minh Quang
Ngay khi nhận được tin báo cháy, lực lượng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đã huy động nhiều xe cứu hỏa đến hiện trường.
Cảnh sát giao thông cũng đã có mặt để phân luồng, điều tiết xe cộ cho xe chữa cháy vào khu vực hỏa hoạn.
Do đám cháy xảy ra đúng giờ cao điểm nên rất đông xe cộ tại khu vực này. An ninh khu vực cũng được siết chặt.
Đến khoảng 18g30, đám cháy cơ bản khống chế. Thông tin ban đầu cho biết rất may không có thiệt hại về người trong vụ cháy này.
Theo người có trách nhiệm tại đài truyền hình VN, khu vực xảy ra cháy là trường quay S1 cũ đang được phá dỡ. Do có nhiều vật liệu dễ cháy tại khu vực này (mút xốp) nên đám cháy đã gây khói đen ngùn ngụt.
Cơ quan công an đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ hỏa hoạn.
Khói đen bốc lên ở vụ cháy - ảnh: Minh Quang
16/06/2015 18:07
MINH QUANG
Xe chữa cháy đang hướng vào cổng Đài truyền hình Việt Nam - Ảnh: Minh Quang
Ngay khi nhận được tin báo cháy, lực lượng cảnh sát Phòng cháy chữa cháy đã huy động nhiều xe cứu hỏa đến hiện trường.
Cảnh sát giao thông cũng đã có mặt để phân luồng, điều tiết xe cộ cho xe chữa cháy vào khu vực hỏa hoạn.
Do đám cháy xảy ra đúng giờ cao điểm nên rất đông xe cộ tại khu vực này. An ninh khu vực cũng được siết chặt.
Đến khoảng 18g30, đám cháy cơ bản khống chế. Thông tin ban đầu cho biết rất may không có thiệt hại về người trong vụ cháy này.
Theo người có trách nhiệm tại đài truyền hình VN, khu vực xảy ra cháy là trường quay S1 cũ đang được phá dỡ. Do có nhiều vật liệu dễ cháy tại khu vực này (mút xốp) nên đám cháy đã gây khói đen ngùn ngụt.
Cơ quan công an đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ hỏa hoạn.
Khói đen bốc lên ở vụ cháy - ảnh: Minh Quang
16/06/2015 18:07
MINH QUANG
Cháy lớn tại công ty hóa chất, thiệt hại hơn 8 tỷ đồng
HOÀNG NAM - Thứ Ba, ngày 16/6/2015 - 12:38
(PLO) -10 xe chữa cháy và gần 100 cảnh sát PCCC tại Long An và Tp.HCM được huy động đến hiện trường, sau 5 giờ khống chế đám cháy đã tạm thời bị dập tắt.
Hiện trường vụ cháy
Khoảng 6 giờ sáng 16-6, tại Công ty TNHH Sơn Hiệp Phát (khu công nghiệp Hoàng Gia, xã Mỹ Hạnh Nam, Đức Hòa, Long An) xảy ra vụ cháy lớn kèm theo tiếng nổ.
Do tại nhà kho của Cty này chứa các vật liệu dễ cháy như hóa chất, sơn nên ngọn lửa bùng phát và lan ra rất nhanh. Lực lượng chữa cháy từ các KCN trên địa bàn phối hợp với cảnh sát PCCC tỉnh Long An và Tp. HCM đã kịp thời có mặt, nhưng phải đến 12 giờ trưa cùng ngày, đám cháy mới cơ bản được dập tắt, thiệt hại ban đầu ước tính hơn 8 tỷ đồng.
Hiện cơ quan chức năng đang xác định nguyên nhân gây ra vụ cháy.
HOÀNG NAM
Lâm Đồng: Ngàn lượt người qua sông bằng xuồng đu dây!
(NLĐO) - Hình ảnh những chiếc xuồng thô sơ, chở khẳm người và hàng hóa qua sông bằng xuồng đu dây, ở khắp các xã thuộc huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng, khiến ai chứng kiến cũng phải giật mình kinh khiếp
Bởi, đã có quá nhiều tai nạn thảm khốc từ những sự việc tương tự xảy ra... Sao họ liều dữ vậy?!
“Không liều không được”
Câu trả lời “không liều không được” được hầu hết người dân đưa ra khi tiếp xúc với chúng tôi tại bến đò qua con sông Đại Bình, ở thôn 13 xã Lộc Thành qua thôn 9 xã Tân Lạc (huyện Bảo Lâm). Những người dân này chia sẻ, tất cả cũng chỉ vì hai chữ tiết kiệm, cho cuộc sống mưu sinh thường nhật, nên đành phải liều.
Anh Trần Minh Sang (39 tuổi) là người dân thôn 2 xã Lộc Thành nhưng rẫy lại nằm ở thôn 9 xã Tân Lạc, đã hơn 20 năm phải qua lại bằng xuồng đu dây, cho hay, trước đây mọi người thường qua sông bằng xuồng nhỏ có người chèo qua sông. Tuy nhiên, khi nhà nào cũng có xe máy thuyền chèo không kham nổi, chủ các bến đò đã “sáng tạo” ra chiếc xuồng lớn hơn và kéo bằng dây như bây giờ, để hòng chở được nhiều khách và xe…
Nín thở mỗi khi qua sông theo kiểu này
Và cũng theo anh Sang, anh và mọi người trong xóm đều biết rằng, kiểu xuồng đu dây rất nguy hiểm nhưng vẫn phải đi. Bởi, nếu đi đường vòng cũng phải mất hơn 10km, với cả giờ đồng hồ di chuyển; còn qua xuồng đu dây thì nhanh cấp kỳ. “Nông dân nghèo, có cách tiết kiệm được không ít thời gian, tiền bạc khi di chuyển, thì thử hỏi ai không dùng”, anh Sang, thẳng thắn.
Ghi nhận của phóng viên, chuyện đánh đu với số phận trên những chiếc xuồng đu dây qua sông còn diễn ra ở khu vực cầu treo Đankia (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). Cầu này hiện đang bị nghiêng và ván gỗ mục nát, người dân phải tìm cách qua bên kia sông bằng xuồng đu dây; hay ở điểm cầu tổ dân số 15, xã Phù Mỹ, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) đi huyện Tân Phú (Đồng Nai) và ngược lại chỉ bằng những chiếc phao do người dân tự chế; rồi điểm cầu Đắc Lua (Đồng Nai) đi Cát Tiên (Lâm Đồng)…
Thống kê của huyện Bảo Lâm, trên dòng sông Đại Bình nơi nối liền hai xã Lộc Thành và Tân Lạc (huyện Bảo Lâm) có tới 6 chiếc cầu bắc ngang nhưng người dân lại phải đi xuồng, vì cầu xuống cấp. Trong đó, nguy hiểm nhất là 3 điểm cầu đi bằng xuồng “đu dây” qua sông thuộc địa phận thôn 7 và thôn 13 của xã Lộc Thành qua địa phận thôn 9, xã Tân Lạc và điểm cầu treo K’Giảo qua thôn 15.
Tai nạn đã có, nhưng chính quyền không vội
Qua tìm hiểu những chiếc xuồng đu dây, cái nào mới nhất cũng đã có tuổi thọ mười năm, đặc biệt, có chiếc tuổi thọ lên đến 30 năm. Trọng lượng những chiếc xuồng này chỉ có thể “cõng” tối đa khoảng 1,5 tấn, nhưng khi chuyên chở thì thường gấp đôi, gấp ba. Nguy hiểm hơn, những chiếc xuồng này không được trang bị để đảm bảo an toàn cho người qua sông, không hề có lan can chắn hay phao cứu sinh. Tai nạn rình rập là điều dễ dự báo.
“Trận mưa đầu mùa đợt tháng 3 vừa rồi, trong một chuyến qua sông do nước chảy mạnh xuồng chở quá tải khiến dây đu bị đứt, dẫn đến xuồng lật úp. Gạch, xi măng trên thuyền đổ đầy người tôi khi lật nhưng rất may không trúng chỗ hiểm và may hơn nữa do bơii lội rành nên tôi đã may mắn thoát chết. Hú hồn!”. Anh Nguyễn Văn Tùng (34 tuổi) người từng gặp nạn ở bến đò đu dây Đắc Lua, vẫn còn bàng hoàng nhớ lại.
Nếu ai đó đã từng chứng kiến cảnh tượng khi con nước trên sông Đại Bình lên cao, phải thả xuồng trôi tự do theo dòng nước rồi từ từ kéo dạt vào bờ mới thấy hết độ nguy hiểm. “Năm nào cũng vậy, khi mùa nước chảy xiết cũng là lúc xảy ra không ít những vụ xuồng lật úp, xe máy và người chìm nghỉm xuống sông. Cũng may không xảy ra những điều đáng tiếc…”, anh Tùng, cho biết. Theo anh Tùng, phải chi mỗi chỗ bến đò đu dây được xây dựng một cái cầu đàng hoàng thì người dân sung sướng, cảm ơn biết mấy.
Mong mỏi của người dân đã gấp lắm rồi, nhưng khi trao đổi với phóng viên, ông Trương Hữu Hiệp, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng, lại cho hay: “Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 100 cây cầu yếu và xuống cấp, không đảm bảo an toàn giao thông, trong đó có 22 cây cầu (chủ yếu là cầu treo, xuồng dây qua sông). Trước mắt, tỉnh Lâm Đồng đã có chủ trương lập dự án đầu tư thay thế, sửa chữa trong những năm tới nhằm cải thiện đời sống người dân…”.
Sợi sắt 6 buộc tạm bợ trên gốc cà phê sắp bung gốc rất nguy hiểm
Ông Hiệp còn cho biết thêm, riêng trong năm 2015, UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đầu tư thay thế 9 cầu treo trên địa bàn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên đến nay vẫn chưa có cây cầu nào được thi công trong khi cao điểm mùa mưa lũ đang đến gần.
Để tránh những tai nạn thương tâm có thể xảy ra trong tương lai, mong rằng những chiếc cầu đã và sắp được đầu tư xây dựng, nhằm xóa xuồng đu dây không còn cứ mãi nằm trên giấy như những gì các cơ quan chức năng đang tiến hành - anh Sang, ao ước.
16/06/2015 14:27
Bài, ảnh: Đình Thi
Bởi, đã có quá nhiều tai nạn thảm khốc từ những sự việc tương tự xảy ra... Sao họ liều dữ vậy?!
“Không liều không được”
Câu trả lời “không liều không được” được hầu hết người dân đưa ra khi tiếp xúc với chúng tôi tại bến đò qua con sông Đại Bình, ở thôn 13 xã Lộc Thành qua thôn 9 xã Tân Lạc (huyện Bảo Lâm). Những người dân này chia sẻ, tất cả cũng chỉ vì hai chữ tiết kiệm, cho cuộc sống mưu sinh thường nhật, nên đành phải liều.
Anh Trần Minh Sang (39 tuổi) là người dân thôn 2 xã Lộc Thành nhưng rẫy lại nằm ở thôn 9 xã Tân Lạc, đã hơn 20 năm phải qua lại bằng xuồng đu dây, cho hay, trước đây mọi người thường qua sông bằng xuồng nhỏ có người chèo qua sông. Tuy nhiên, khi nhà nào cũng có xe máy thuyền chèo không kham nổi, chủ các bến đò đã “sáng tạo” ra chiếc xuồng lớn hơn và kéo bằng dây như bây giờ, để hòng chở được nhiều khách và xe…
Nín thở mỗi khi qua sông theo kiểu này
Và cũng theo anh Sang, anh và mọi người trong xóm đều biết rằng, kiểu xuồng đu dây rất nguy hiểm nhưng vẫn phải đi. Bởi, nếu đi đường vòng cũng phải mất hơn 10km, với cả giờ đồng hồ di chuyển; còn qua xuồng đu dây thì nhanh cấp kỳ. “Nông dân nghèo, có cách tiết kiệm được không ít thời gian, tiền bạc khi di chuyển, thì thử hỏi ai không dùng”, anh Sang, thẳng thắn.
Ghi nhận của phóng viên, chuyện đánh đu với số phận trên những chiếc xuồng đu dây qua sông còn diễn ra ở khu vực cầu treo Đankia (thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). Cầu này hiện đang bị nghiêng và ván gỗ mục nát, người dân phải tìm cách qua bên kia sông bằng xuồng đu dây; hay ở điểm cầu tổ dân số 15, xã Phù Mỹ, huyện Cát Tiên (Lâm Đồng) đi huyện Tân Phú (Đồng Nai) và ngược lại chỉ bằng những chiếc phao do người dân tự chế; rồi điểm cầu Đắc Lua (Đồng Nai) đi Cát Tiên (Lâm Đồng)…
Thống kê của huyện Bảo Lâm, trên dòng sông Đại Bình nơi nối liền hai xã Lộc Thành và Tân Lạc (huyện Bảo Lâm) có tới 6 chiếc cầu bắc ngang nhưng người dân lại phải đi xuồng, vì cầu xuống cấp. Trong đó, nguy hiểm nhất là 3 điểm cầu đi bằng xuồng “đu dây” qua sông thuộc địa phận thôn 7 và thôn 13 của xã Lộc Thành qua địa phận thôn 9, xã Tân Lạc và điểm cầu treo K’Giảo qua thôn 15.
Tai nạn đã có, nhưng chính quyền không vội
Qua tìm hiểu những chiếc xuồng đu dây, cái nào mới nhất cũng đã có tuổi thọ mười năm, đặc biệt, có chiếc tuổi thọ lên đến 30 năm. Trọng lượng những chiếc xuồng này chỉ có thể “cõng” tối đa khoảng 1,5 tấn, nhưng khi chuyên chở thì thường gấp đôi, gấp ba. Nguy hiểm hơn, những chiếc xuồng này không được trang bị để đảm bảo an toàn cho người qua sông, không hề có lan can chắn hay phao cứu sinh. Tai nạn rình rập là điều dễ dự báo.
“Trận mưa đầu mùa đợt tháng 3 vừa rồi, trong một chuyến qua sông do nước chảy mạnh xuồng chở quá tải khiến dây đu bị đứt, dẫn đến xuồng lật úp. Gạch, xi măng trên thuyền đổ đầy người tôi khi lật nhưng rất may không trúng chỗ hiểm và may hơn nữa do bơii lội rành nên tôi đã may mắn thoát chết. Hú hồn!”. Anh Nguyễn Văn Tùng (34 tuổi) người từng gặp nạn ở bến đò đu dây Đắc Lua, vẫn còn bàng hoàng nhớ lại.
Nếu ai đó đã từng chứng kiến cảnh tượng khi con nước trên sông Đại Bình lên cao, phải thả xuồng trôi tự do theo dòng nước rồi từ từ kéo dạt vào bờ mới thấy hết độ nguy hiểm. “Năm nào cũng vậy, khi mùa nước chảy xiết cũng là lúc xảy ra không ít những vụ xuồng lật úp, xe máy và người chìm nghỉm xuống sông. Cũng may không xảy ra những điều đáng tiếc…”, anh Tùng, cho biết. Theo anh Tùng, phải chi mỗi chỗ bến đò đu dây được xây dựng một cái cầu đàng hoàng thì người dân sung sướng, cảm ơn biết mấy.
Mong mỏi của người dân đã gấp lắm rồi, nhưng khi trao đổi với phóng viên, ông Trương Hữu Hiệp, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải tỉnh Lâm Đồng, lại cho hay: “Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 100 cây cầu yếu và xuống cấp, không đảm bảo an toàn giao thông, trong đó có 22 cây cầu (chủ yếu là cầu treo, xuồng dây qua sông). Trước mắt, tỉnh Lâm Đồng đã có chủ trương lập dự án đầu tư thay thế, sửa chữa trong những năm tới nhằm cải thiện đời sống người dân…”.
Sợi sắt 6 buộc tạm bợ trên gốc cà phê sắp bung gốc rất nguy hiểm
Ông Hiệp còn cho biết thêm, riêng trong năm 2015, UBND tỉnh Lâm Đồng phê duyệt đầu tư thay thế 9 cầu treo trên địa bàn. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của phóng viên đến nay vẫn chưa có cây cầu nào được thi công trong khi cao điểm mùa mưa lũ đang đến gần.
Để tránh những tai nạn thương tâm có thể xảy ra trong tương lai, mong rằng những chiếc cầu đã và sắp được đầu tư xây dựng, nhằm xóa xuồng đu dây không còn cứ mãi nằm trên giấy như những gì các cơ quan chức năng đang tiến hành - anh Sang, ao ước.
16/06/2015 14:27
Bài, ảnh: Đình Thi
Thêm 111 cây thông 24 năm tuổi bị đốn hạ
TTO - Tiếp theo rừng thông 31 năm tuổi bị chặt hạ thì hàng trăm cây thông 24 năm tuổi tại tiểu khu 469 rừng phòng hộ Đạm Bri (xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) tiếp tục bị đốn hạ.
Một vụ gọt vỏ, ken thuốc trừ sâu làm chết hàng chục cây thông rừng tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: C.Thành
Liên quan tới vụ “Lâm tặc ngang nhiên chặt hạ hàng trăm cây thông 31 năm tuổi” tại địa bàn xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) vào ngày 30-5 vừa qua, Ban quản lý rừng phòng hộ Đạm Bri (đơn vị trực tiếp quản lý rừng tại địa bàn xã Lộc Tân) cho biết ngoài 194 cây thông bị chặt tại tiểu khu 466 thì tại khoảnh 2, tiểu khu 469 lâm tặc cũng chặt hạ 111 cây thông 24 năm tuổi.
Thời gian lâm tặc chặt 111 cây thông trên đều vào những ngày cuối tháng 5 (từ 25 tới 27-5). Tất cả đều là thông trồng năm 1991 có đường kính từ 25-40cm với diện tích bị hủy hoại gần 3.000m2.
Như vậy là chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, lâm tặc đã chặt phá 306 cây thông, tương đương gần 110m3 gỗ trên diện tích gần 10.000m2 tại địa bàn xã Lộc Tân.
Hiện Ban quản lý rừng phòng hộ Đạm Bri đã cử 6 người của đơn vị dựng lều bạt giữa rừng thông để trông coi 20ha rừng thông tại tiểu khu 469, thôn 2 xã Lộc Tân 24/24 giờ vì lo lâm tặc tiếp tục chặt phá.
Theo một số cán bộ trông coi rừng, hầu hết các đối tượng trên đều có mục đích chặt thông để lấn đất và có nhiều thủ đoạn tinh vi để đánh lừa cán bộ quản lý rừng. Các đối tượng thường chọn về đêm, lúc có mưa lớn để chặt hạ thông và trong khi chặt đều cử người trông coi để hành động.
Tới chiều 15-6, lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra, chưa bắt được các đối tượng chặt thông rừng táo tợn trên.
111 cây thông rừng 24 năm tuổi bị chặt hạ hàng loạt tại tiểu khu 469, khoảnh 2, thôn 4 xã Lộc Tân (ảnh chụp chiều 15-6) - Ảnh: C.Thành
Trong một diễn biến khác, sáng 13-6, Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 1 phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương sau nhiều giờ mật phục đã bắt quả tang đối tượng Nguyễn Văn Dũng đang chặt và ken 29 cây thông (ken thuốc trừ sâu làm chết cây).
Các cây có đường kính gốc từ 9-38cm, trên diện tích bị tác động 6.270m2 tại khoảnh 4, tiểu khu 143 xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Hiện Công an huyện Lạc Dương đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án trên.
Chi cục kiểm lâm cho biết tình trạng ken cây giết hại rừng thông xảy ra trên địa bàn nhiều năm. Tuy nhiên, thời gian qua các đối tượng liên tục có hành vi chặt thông lấn đất rừng khiến công tác bảo vệ, quản lý gặp nhiều khó khăn.
Một vụ gọt vỏ, ken thuốc trừ sâu làm chết hàng chục cây thông rừng tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng - Ảnh: C.Thành
Liên quan tới vụ “Lâm tặc ngang nhiên chặt hạ hàng trăm cây thông 31 năm tuổi” tại địa bàn xã Lộc Tân, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) vào ngày 30-5 vừa qua, Ban quản lý rừng phòng hộ Đạm Bri (đơn vị trực tiếp quản lý rừng tại địa bàn xã Lộc Tân) cho biết ngoài 194 cây thông bị chặt tại tiểu khu 466 thì tại khoảnh 2, tiểu khu 469 lâm tặc cũng chặt hạ 111 cây thông 24 năm tuổi.
Thời gian lâm tặc chặt 111 cây thông trên đều vào những ngày cuối tháng 5 (từ 25 tới 27-5). Tất cả đều là thông trồng năm 1991 có đường kính từ 25-40cm với diện tích bị hủy hoại gần 3.000m2.
Như vậy là chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần, lâm tặc đã chặt phá 306 cây thông, tương đương gần 110m3 gỗ trên diện tích gần 10.000m2 tại địa bàn xã Lộc Tân.
Hiện Ban quản lý rừng phòng hộ Đạm Bri đã cử 6 người của đơn vị dựng lều bạt giữa rừng thông để trông coi 20ha rừng thông tại tiểu khu 469, thôn 2 xã Lộc Tân 24/24 giờ vì lo lâm tặc tiếp tục chặt phá.
Theo một số cán bộ trông coi rừng, hầu hết các đối tượng trên đều có mục đích chặt thông để lấn đất và có nhiều thủ đoạn tinh vi để đánh lừa cán bộ quản lý rừng. Các đối tượng thường chọn về đêm, lúc có mưa lớn để chặt hạ thông và trong khi chặt đều cử người trông coi để hành động.
Tới chiều 15-6, lực lượng chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra, chưa bắt được các đối tượng chặt thông rừng táo tợn trên.
111 cây thông rừng 24 năm tuổi bị chặt hạ hàng loạt tại tiểu khu 469, khoảnh 2, thôn 4 xã Lộc Tân (ảnh chụp chiều 15-6) - Ảnh: C.Thành
Trong một diễn biến khác, sáng 13-6, Đội kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng số 1 phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Lạc Dương sau nhiều giờ mật phục đã bắt quả tang đối tượng Nguyễn Văn Dũng đang chặt và ken 29 cây thông (ken thuốc trừ sâu làm chết cây).
Các cây có đường kính gốc từ 9-38cm, trên diện tích bị tác động 6.270m2 tại khoảnh 4, tiểu khu 143 xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương. Hiện Công an huyện Lạc Dương đang hoàn tất hồ sơ để khởi tố vụ án trên.
Chi cục kiểm lâm cho biết tình trạng ken cây giết hại rừng thông xảy ra trên địa bàn nhiều năm. Tuy nhiên, thời gian qua các đối tượng liên tục có hành vi chặt thông lấn đất rừng khiến công tác bảo vệ, quản lý gặp nhiều khó khăn.
Đường ngàn tỉ mới làm xong đã lún
Theo Đất Việt-06-16-2015
Chỉ sau 5 tháng đưa vào sử dụng, đoạn Quốc lộ 1A từ tuyến tránh TP.Hà Tĩnh đến Đèo Con (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã bị hằn, lún nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Chỉ sau 5 tháng đưa vào sử dụng, đoạn Quốc lộ 1A từ tuyến tránh TP.Hà Tĩnh đến Đèo Con (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã bị hằn, lún nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.
Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1A, đoạn từ tuyến tránh TP.Hà Tĩnh đến Đèo Con (huyện Kỳ Anh) có chiều dài hơn 80 km, với tổng mức đầu tư hơn 3.300 tỉ đồng được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ tháng 1.2015.
Theo ghi nhận của Thanh Niên Online, từ đầu tháng 5, trên đoạn đường này đã xuất hiện hiện tượng hằn, lún “luống khoai” và ngày càng nghiêm trọng hơn.
Trong đó, đoạn đường tránh thị xã Kỳ Anh dài 33 km, tổng mức đầu tư 1.276 tỉ đồng, do Ban quản lý dự án An toàn giao thông (Bộ Giao thông vận tải) làm chủ đầu tư, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (đóng tại Ninh Bình) và Doanh nghiệp xây dựng Đại Hiệp (trụ sở tại Nghệ An) thi công đã xuống cấp nghiêm trọng.
Toàn bộ tuyến đường này xuất hiện vết hằn, lún kéo dài liên tục, nhất là tại Km 567-568 (qua xã Kỳ Tân); Km 571-572 (qua xã Kỳ Trinh), Km 575-576 (qua xã Kỳ Thịnh), Km 587-589 (qua xã Kỳ Phương, cùng thuộc huyện Kỳ Anh).
Ở những điểm này, nhiều vét lún tạo thành 2 cái máng rộng từ 70-90 cm, có nơi lún âm xuống so với mặt đường từ 2-4 cm, thậm chí có điểm lún sâu hơn 6 cm, khiến nhiều phương tiện giao thông chạy qua đây phải hạn chế tốc độ, tránh bị trành bánh hoặc xe bị lật.
Theo ông Trần Văn Tùng, Giám đốc Ban quản lý dự án Phát triển và xây dựng giao thông (Sở Giao thông vận tải tỉnh Hà Tĩnh), đơn vị làm chủ đầu tư dự án mở rộng nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn từ phía nam đường tránh TP.Hà Tĩnh đến xã Kỳ Khang (huyện Kỳ Anh), trên đoạn đường này có khoảng 300 m đường, từ Cầu Trung đến Cầu Ngấy (qua địa bàn huyện Cẩm Xuyên) bị xuống cấp, xuất hiện vết hằn, lún. Đoạn này do Cienco 4 thi công.
Ông Trương Đức Liên, Ban quản lý dự án An toàn giao thông (Bộ Giao thông vận tải), cho biết đoạn Quốc lộ 1A tuyến tránh thị xã Kỳ Anh do đơn vị này làm chủ đầu tư bị xuống cấp nhanh, xuất hiện vết hằn, lún là do tình trạng nắng nóng kéo dài và do xe quá tải.
Ông Đặng Hồng Kiên, cán bộ kỹ thuật của Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường (đơn vị thi công) cũng lý giải nguyên nhân đường xuống cấp là do nắng nóng, xe quá tải và khẳng định không phải do chất lượng công trình có vấn đề. Ông Kiên cho biết thêm, hiện đơn vị này đang cho công nhân móc, cào bóc lớp mặt đường xuống cấp để rải lại thảm nhựa đường, khắc phục sự cố vết hằn, lún.
Theo ông Trần Văn Tùng, lý do chính khiến đoạn đường từ Cầu Trung đến Cầu Ngấy bị xuống cấp là vì nắng nóng kéo dài hơn một tháng nay, có ngày nhiệt độ 38-40 độ C và vào lúc nắng nóng, nhiệt độ đo được ở mặt đường nhựa lên tới 73 độ C khiến mặt đường bị biến dạng. Hiện chủ đầu tư đang yêu cầu Cienco 4 bóc phần mặt đường bị hỏng để rải lại bằng thảm nhựa Polyme.
Dưới đây là những hình ảnh về hiện tượng hằn, lún trên Quốc lộ 1A đoạn từ tuyến tránh TP.Hà Tĩnh đến Đèo Con:
Dựng vật báo để sửa đường – Ảnh: Nguyên Dũng
Miễn nhiệm 4 đội trưởng Đội Thanh Tra Giao Thông Đồng Tháp
ĐỒNG THÁP (NV) - Thanh tra Sở Giao Thông Vận Tải Đồng Tháp vừa cho miễn nhiệm thêm bốn đội trưởng Đội Thanh Tra Giao Thông do liên quan đến việc mãi lộ, tham ô tiền tỷ.
Trụ sở Sở Giao Thông Vận Tải Đồng Tháp, nơi nhiều cán bộ tham ô. (Hình: Thanh Niên)
Theo Thanh Niên, ngày 15 tháng 6, 2015, ông Nguyễn Văn Cống, giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Đồng Tháp cho biết, việc miễn nhiệm chức vụ của bốn cán bộ chủ chốt này nhằm để phục vụ điều tra và sắp xếp lại bộ máy sau khi xảy ra hàng loạt sai phạm tại sở này.
Các đội trưởng bị miễn nhiệm chức vụ lần này gồm: ông Đặng Văn Tùng, đội trưởng Đội Thanh Tra Giao Thông Số 1; ông Nguyễn Văn Phơi, đội trưởng Đội Thanh Tra Giao Thông Số 4; ông Nguyễn Hồng Sơn, đội trưởng Đội Thanh Tra Giao Thông Số 5 và ông Phạm Văn Minh, đội trưởng Đội Thanh Tra Giao Thông Cơ Động.
Các ông này có trách nhiệm bàn giao công việc, tài sản, hồ sơ tài liệu liên quan cho các phó đội trưởng để tiếp tục quản lý, điều hành đội.
Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, Sở Giao Thông Vận Tải Đồng Tháp đã cách chức đối với ông Đỗ Anh Tài, chánh thanh tra và ông Nguyễn Ngọc Ẩn, phó chánh thanh tra Sở Giao Thông Vận Tải Đồng Tháp do bị nhiều người tố giác “Vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực tài chính.”
Cụ thể, ông Tài đã thu tiền làm thêm của các thanh tra viên thuộc cấp để lập quỹ trái phép, bỏ túi riêng và chi xài sai mục đích. Số tiền lập quỹ từ năm 2007-2014 lên đến hàng tỷ đồng. Hiện hồ sơ sai phạm đã chuyển sang cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ. (Tr.N)
06-15-2015 5:36:45 PM
Trụ sở Sở Giao Thông Vận Tải Đồng Tháp, nơi nhiều cán bộ tham ô. (Hình: Thanh Niên)
Theo Thanh Niên, ngày 15 tháng 6, 2015, ông Nguyễn Văn Cống, giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải tỉnh Đồng Tháp cho biết, việc miễn nhiệm chức vụ của bốn cán bộ chủ chốt này nhằm để phục vụ điều tra và sắp xếp lại bộ máy sau khi xảy ra hàng loạt sai phạm tại sở này.
Các đội trưởng bị miễn nhiệm chức vụ lần này gồm: ông Đặng Văn Tùng, đội trưởng Đội Thanh Tra Giao Thông Số 1; ông Nguyễn Văn Phơi, đội trưởng Đội Thanh Tra Giao Thông Số 4; ông Nguyễn Hồng Sơn, đội trưởng Đội Thanh Tra Giao Thông Số 5 và ông Phạm Văn Minh, đội trưởng Đội Thanh Tra Giao Thông Cơ Động.
Các ông này có trách nhiệm bàn giao công việc, tài sản, hồ sơ tài liệu liên quan cho các phó đội trưởng để tiếp tục quản lý, điều hành đội.
Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, Sở Giao Thông Vận Tải Đồng Tháp đã cách chức đối với ông Đỗ Anh Tài, chánh thanh tra và ông Nguyễn Ngọc Ẩn, phó chánh thanh tra Sở Giao Thông Vận Tải Đồng Tháp do bị nhiều người tố giác “Vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực tài chính.”
Cụ thể, ông Tài đã thu tiền làm thêm của các thanh tra viên thuộc cấp để lập quỹ trái phép, bỏ túi riêng và chi xài sai mục đích. Số tiền lập quỹ từ năm 2007-2014 lên đến hàng tỷ đồng. Hiện hồ sơ sai phạm đã chuyển sang cơ quan chức năng tiếp tục điều tra làm rõ. (Tr.N)
06-15-2015 5:36:45 PM
Hai vụ tai nạn đường thủy, 3 chết, 27 bị thương
TỔNG HỢP (NV) - Liên tiếp trong 2 ngày, hai vụ tai nạn đường thủy ở Bến Tre và Đà Nẵng đã làm chết 3 người, 27 người bị thương và gây thiệt hại nhiều về tài sản.
Nơi tàu khách chở hàng của Bến Tre bị giông lớn nhấn chìm. (Hình: VnExpress)
VnExpress dẫn tin từ công an tỉnh Bến Tre cho biết, sáng 15 tháng 6, 2015, lực lượng cứu hộ đã vớt được thi thể ông Trương Văn Mười (37 tuổi), ngụ xã Tân Phú, huyện Châu Thành và em Nguyễn Thị Nguyệt Tiên (18 tuổi), ngụ xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, 2 nạn nhân trong vụ chìm tàu khách chở hàng.
Theo điều tra ban đầu, khoảng 18 giờ 30 ngày 13 tháng 6, tàu khách chở nhiều loại trái cây và 26 người do ông Đặng Trường Phát (51 tuổi), ngụ xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách lái chạy trên sông Tiền từ Chợ Lách đi Sài Gòn. Đến xã An Khánh, huyện Châu Thành, bất ngờ bị cơn mưa to kèm theo giông lớn, lốc xoáy kéo đến, đánh chìm tàu giữa dòng sông sâu.
Các nhân chứng cho hay, ông Mười và em Tiên hốt hoảng nhảy khỏi tàu và mất tích trong dòng nước dữ. Các hành khách còn lại bám vào mui tàu, kêu cứu nhưng cả đoạn sông lúc đó không một bóng tàu thuyền. Ông Phát đã bơi vào bờ cách đó hàng trăm mét để tìm người cứu giúp. Người dân địa phương sau đó đã đưa hai tàu nhỏ ra và cứu được toàn bộ hành khách trong tình trạng hoảng loạn và bị thương.
Chuyển thi thể ông Lê Thanh Ba từ tàu SAR lên bờ. (Hình: VnExpress)
Trước đó, lúc 8 giờ sáng ngày 14 tháng 6, tàu cá QNa 92647 TS do ông Huỳnh Nùng (52 tuổi), trú tại Hội An, tỉnh Quảng Nam làm thuyền trưởng chở theo 9 ngư dân đánh bắt cá ở vùng biển phía Bắc thành phố Đà Nẵng, cách bờ khoảng 30 hải lý thì bị 1 tàu hàng chưa xác định được lai lịch tông vào rồi bỏ chạy.
Cú đâm làm tàu cá bị vỡ mạn trái, nước tràn vào, 4 ngư dân trên tàu bị thương vong gồm ông Lê Thanh Ba (62 tuổi), ngụ thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam bị chết. Ba người bị thương gồm: ông Trần Văn Chinh (64 tuổi), ông Trần Săn (48 tuổi) và ông Huỳnh Sen (57 tuổi) cùng ngụ thành phố Hội An, được tàu của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 chuyển vào bệnh viện Đà Nẵng để cấp cứu, trong đó có 1 người đang nguy kịch. (Tr.N)
06-15-2015 5:29:22 PM
Nơi tàu khách chở hàng của Bến Tre bị giông lớn nhấn chìm. (Hình: VnExpress)
VnExpress dẫn tin từ công an tỉnh Bến Tre cho biết, sáng 15 tháng 6, 2015, lực lượng cứu hộ đã vớt được thi thể ông Trương Văn Mười (37 tuổi), ngụ xã Tân Phú, huyện Châu Thành và em Nguyễn Thị Nguyệt Tiên (18 tuổi), ngụ xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách, 2 nạn nhân trong vụ chìm tàu khách chở hàng.
Theo điều tra ban đầu, khoảng 18 giờ 30 ngày 13 tháng 6, tàu khách chở nhiều loại trái cây và 26 người do ông Đặng Trường Phát (51 tuổi), ngụ xã Vĩnh Thành, huyện Chợ Lách lái chạy trên sông Tiền từ Chợ Lách đi Sài Gòn. Đến xã An Khánh, huyện Châu Thành, bất ngờ bị cơn mưa to kèm theo giông lớn, lốc xoáy kéo đến, đánh chìm tàu giữa dòng sông sâu.
Các nhân chứng cho hay, ông Mười và em Tiên hốt hoảng nhảy khỏi tàu và mất tích trong dòng nước dữ. Các hành khách còn lại bám vào mui tàu, kêu cứu nhưng cả đoạn sông lúc đó không một bóng tàu thuyền. Ông Phát đã bơi vào bờ cách đó hàng trăm mét để tìm người cứu giúp. Người dân địa phương sau đó đã đưa hai tàu nhỏ ra và cứu được toàn bộ hành khách trong tình trạng hoảng loạn và bị thương.
Chuyển thi thể ông Lê Thanh Ba từ tàu SAR lên bờ. (Hình: VnExpress)
Trước đó, lúc 8 giờ sáng ngày 14 tháng 6, tàu cá QNa 92647 TS do ông Huỳnh Nùng (52 tuổi), trú tại Hội An, tỉnh Quảng Nam làm thuyền trưởng chở theo 9 ngư dân đánh bắt cá ở vùng biển phía Bắc thành phố Đà Nẵng, cách bờ khoảng 30 hải lý thì bị 1 tàu hàng chưa xác định được lai lịch tông vào rồi bỏ chạy.
Cú đâm làm tàu cá bị vỡ mạn trái, nước tràn vào, 4 ngư dân trên tàu bị thương vong gồm ông Lê Thanh Ba (62 tuổi), ngụ thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam bị chết. Ba người bị thương gồm: ông Trần Văn Chinh (64 tuổi), ông Trần Săn (48 tuổi) và ông Huỳnh Sen (57 tuổi) cùng ngụ thành phố Hội An, được tàu của Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 chuyển vào bệnh viện Đà Nẵng để cấp cứu, trong đó có 1 người đang nguy kịch. (Tr.N)
06-15-2015 5:29:22 PM