HÀ NỘI (NV) - Lần đầu tiên, một lãnh đạo cao nhất của chính phủ CSVN đã thừa nhận về những điều du khách ngoại quốc sợ khi đến Việt Nam.
Du khách ngoại quốc bị một người bán dừa chèo kéo, ép mua hai trái dừa tươi với giá 200,000 đồng ở ngay trung tâm Sài Gòn. (Hình: Tuổi Trẻ)
Ngày 11 tháng 6, 2015, nói với đông đảo giới truyền thông bên hành lang Quốc Hội về những quan ngại của ngành du lịch Việt Nam, ông Vũ Đức Đam, phó thủ tướng cho rằng, ông rất trăn trở về những nỗi sợ của du khách ngoại quốc khi đến Việt Nam.
“Ai cũng nói phong cảnh Việt Nam đẹp và con người tốt, thân thiện nhưng sao ngành du lịch của Việt Nam lại thua kém nhiều như vậy? Cứ nhìn sang Thái Lan, Malaysia người ta đón 27 đến 30 triệu khách mỗi năm, Singapore cũng có đến 15-16 triệu khách/năm. Riêng Thái Lan doanh thu từ du lịch của họ mỗi năm từ $50 đến 60 tỷ, trong khi Việt Nam chỉ thu được $10 tỷ, với khoảng 8 triệu khách/năm. Vì sao?” ông Đam đặt câu hỏi.
Theo Tuổi Trẻ, từ cảm nhận và phân tích ông Đam cho rằng, khách du lịch ngoại quốc đến Việt Nam thường gặp phải những nỗi sợ như sau:
Thứ nhất là nạn làm giá, chặt chém. “Không chỉ là vấn đề kinh tế nữa, ở đây không chỉ bị mất tiền mà du khách người ta thấy bị coi thường, không được tôn trọng,” ông Đam nói.
Thứ hai là tình trạng giao thông không an toàn từ đường xá, phương tiện giao giao đến ý thức của người dân khi lái xe.
Thứ ba là nạn ăn cắp, ăn xin ám ảnh du khách. Hành lý hàng hóa của du khách bị trộm cắp ngay từ phi trường đến nơi lưu trú ở khách sạn, nhà nghỉ.
Thứ tư là vệ sinh an toàn thực phẩm, nhìn cảnh ăn uống vỉa hè nhiều nơi nhếch nhác.
Thứ năm là ý thức bảo vệ môi trường kém, nhà vệ sinh bẩn, tự do xả rác và thứ sáu là thái độ ứng xử đối với du khách, nhiều nơi bán hàng thiếu lịch sự, người ta không mua hàng thì tỏ thái độ rất khó chịu.
Theo ông Đam, để đầu tư đồng bộ cho phát triển du lịch Việt Nam thì cần cả một quá trình với nhiều việc cần làm, từ cơ sở hạ tầng đến phát triển các sản phẩm du lịch.
“Song, có vấn đề không cần tiền cũng làm được đó là nếp sống, là văn hóa mà Việt Nam phải xây dựng, điều chỉnh.” (Tr.N)
06-11-2015 4:52:49 PM
Nguồn : Người Việt
Friday, June 12, 2015
Việt Nam: Nhiều dấu hiệu khủng hoảng tài chính
HÀ NỘI (NV) - Có nhiều dấu hiệu cho thấy Việt Nam đang đối diện với một đợt khủng hoảng Tài Chính vì mất cân đối trong thu-chi ngân sách của nhà nước.
Ngân sách eo hẹp, đầu tư cho giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng bị cắt giảm nhưng chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc vẫn được phép dùng 271 tỷ để xây... Văn Miếu. (Hình: VTC)
Theo Bộ Tài Chính Việt Nam thì tính đến cuối năm ngoái, nợ nần của chính quyền CSVN đã lên đến 2.36 triệu tỷ đồng. Con số này tương đương 60% GDP. So với năm 2013 thì chỉ trong vòng một năm, nợ nần của chính quyền Việt Nam đã tăng thêm một khoản tương đương 5% GDP.
Bộ Tài Chính của chế độ Hà Nội thừa nhận, bốn năm qua, nợ nần của chính quyền Việt Nam vẫn tăng chóng mặt. Các khoản nợ gần đây được vay ở trong nước, thông qua việc bán trái phiếu.
Theo một vài chuyên gia kinh tế, sở dĩ nợ nần tăng nhanh là vì chính quyền Việt Nam phải liên tục đi vay để bù đắp sự thiếu hụt do kinh tế suy thoái. Bởi Việt Nam sẽ không thể vay các khoản có tính ưu đãi như trước nên việc vay mượn mang tính thương mại sẽ khiến chi phí đối với các khoản vay để đầu tư lớn hơn và áp lực về việc kiếm cho ra tiền để trả lãi sẽ rất nặng nề.
Bà Phan Thị Thu Hiền, vụ phó Vụ Tài Chính-Ngân Hàng của Bộ Tài Chính Việt Nam, tiết lộ, trong năm tháng vừa qua, việc phát hành trái phiếu không đạt được kế hoạch đã đề ra vì giới đầu tư không mặn mà với loại trái phiếu dài hạn (thời gian vay từ 5 đến 10 năm).
Ông Huỳnh Quang Hải, vụ trưởng Vụ Ngân Sách của Bộ Tài Chính, cho biết, trong năm tháng đầu năm nay, ngân sách Việt Nam đã chi 455,600 tỷ đồng, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong số này có 64,870 tỷ được chi để trả nợ và viện trợ. So với cùng kỳ năm ngoái thì năm nay, chi để trả nợ và viện trợ dẫn đầu về tỉ lệ tăng (23.5%).
Dẫu chi tiêu gia tăng nhưng thu ngân sách chỉ đạt gần 42% so với kế hoạch. Trong đó, nguồn thu từ dầu thô chỉ đạt 32.6% so với dự tính vì giá dầu trên thế giới giảm.
Năm tháng vừa qua, Việt Nam bội chi 74,800 tỷ đồng. Đến cuối tháng trước, chế độ Hà Nội đã phát hành 94,300 tỷ đồng trái phiếu để bù đắp bội chi và có tiền chi cho đầu tư phát triển.
Trong bối cảnh như vừa kể, Bộ Tài Chính Việt Nam loan báo, thủ tướng của chế độ vừa yêu cầu hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương đã được yêu cầu tạm ngưng sử dụng 10% dự toán chi thường xuyên (cách gọi những khoản chi để duy trì hoạt động của hệ thống công quyền) cho tám tháng còn lại của năm nay để đề phòng trường hợp “nguồn thu ngân sách sụt giảm mạnh.”
Cũng theo Bộ Tài Chính Việt Nam thì thủ tướng Việt Nam đã đồng ý cho cơ quan này được phép giữ lại 50% nguồn ngân sách dự phòng cho tất cả các cấp. Bộ Tài Chính Việt Nam giải thích đó là những giải pháp mới nhất đối với việc điều hành ngân sách từ nay đến cuối năm.
Để trấn an, vụ trưởng Vụ Ngân Sách của Bộ Tài Chính Việt Nam nói thêm, yêu cầu hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương giữ lại, không được dùng 10% dự toán chi thường xuyên “chưa phải là cắt.” Đến tháng 8, dựa trên tình hình thu-chi, nếu tình hình khả quan thì sẽ cho dùng, còn ngược lại thì phải cắt giảm.
Viên vụ trưởng Vụ Ngân Sách của Bộ Tài Chính Việt Nam thừa nhận những giải pháp vừa kể “sẽ tạo ra một số khó khăn” nhưng sẽ giúp hệ thống công quyền có “ý thức tiết kiệm,” thực hành “tiết kiệm chi tiêu.” (G.Đ)
06-11- 2015 5:58:31 PM
Nguồn : Người Việt
Ngân sách eo hẹp, đầu tư cho giáo dục, y tế, phúc lợi công cộng bị cắt giảm nhưng chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc vẫn được phép dùng 271 tỷ để xây... Văn Miếu. (Hình: VTC)
Theo Bộ Tài Chính Việt Nam thì tính đến cuối năm ngoái, nợ nần của chính quyền CSVN đã lên đến 2.36 triệu tỷ đồng. Con số này tương đương 60% GDP. So với năm 2013 thì chỉ trong vòng một năm, nợ nần của chính quyền Việt Nam đã tăng thêm một khoản tương đương 5% GDP.
Bộ Tài Chính của chế độ Hà Nội thừa nhận, bốn năm qua, nợ nần của chính quyền Việt Nam vẫn tăng chóng mặt. Các khoản nợ gần đây được vay ở trong nước, thông qua việc bán trái phiếu.
Theo một vài chuyên gia kinh tế, sở dĩ nợ nần tăng nhanh là vì chính quyền Việt Nam phải liên tục đi vay để bù đắp sự thiếu hụt do kinh tế suy thoái. Bởi Việt Nam sẽ không thể vay các khoản có tính ưu đãi như trước nên việc vay mượn mang tính thương mại sẽ khiến chi phí đối với các khoản vay để đầu tư lớn hơn và áp lực về việc kiếm cho ra tiền để trả lãi sẽ rất nặng nề.
Bà Phan Thị Thu Hiền, vụ phó Vụ Tài Chính-Ngân Hàng của Bộ Tài Chính Việt Nam, tiết lộ, trong năm tháng vừa qua, việc phát hành trái phiếu không đạt được kế hoạch đã đề ra vì giới đầu tư không mặn mà với loại trái phiếu dài hạn (thời gian vay từ 5 đến 10 năm).
Ông Huỳnh Quang Hải, vụ trưởng Vụ Ngân Sách của Bộ Tài Chính, cho biết, trong năm tháng đầu năm nay, ngân sách Việt Nam đã chi 455,600 tỷ đồng, tăng khoảng 9% so với cùng kỳ năm ngoái, trong số này có 64,870 tỷ được chi để trả nợ và viện trợ. So với cùng kỳ năm ngoái thì năm nay, chi để trả nợ và viện trợ dẫn đầu về tỉ lệ tăng (23.5%).
Dẫu chi tiêu gia tăng nhưng thu ngân sách chỉ đạt gần 42% so với kế hoạch. Trong đó, nguồn thu từ dầu thô chỉ đạt 32.6% so với dự tính vì giá dầu trên thế giới giảm.
Năm tháng vừa qua, Việt Nam bội chi 74,800 tỷ đồng. Đến cuối tháng trước, chế độ Hà Nội đã phát hành 94,300 tỷ đồng trái phiếu để bù đắp bội chi và có tiền chi cho đầu tư phát triển.
Trong bối cảnh như vừa kể, Bộ Tài Chính Việt Nam loan báo, thủ tướng của chế độ vừa yêu cầu hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương đã được yêu cầu tạm ngưng sử dụng 10% dự toán chi thường xuyên (cách gọi những khoản chi để duy trì hoạt động của hệ thống công quyền) cho tám tháng còn lại của năm nay để đề phòng trường hợp “nguồn thu ngân sách sụt giảm mạnh.”
Cũng theo Bộ Tài Chính Việt Nam thì thủ tướng Việt Nam đã đồng ý cho cơ quan này được phép giữ lại 50% nguồn ngân sách dự phòng cho tất cả các cấp. Bộ Tài Chính Việt Nam giải thích đó là những giải pháp mới nhất đối với việc điều hành ngân sách từ nay đến cuối năm.
Để trấn an, vụ trưởng Vụ Ngân Sách của Bộ Tài Chính Việt Nam nói thêm, yêu cầu hệ thống công quyền từ trung ương đến địa phương giữ lại, không được dùng 10% dự toán chi thường xuyên “chưa phải là cắt.” Đến tháng 8, dựa trên tình hình thu-chi, nếu tình hình khả quan thì sẽ cho dùng, còn ngược lại thì phải cắt giảm.
Viên vụ trưởng Vụ Ngân Sách của Bộ Tài Chính Việt Nam thừa nhận những giải pháp vừa kể “sẽ tạo ra một số khó khăn” nhưng sẽ giúp hệ thống công quyền có “ý thức tiết kiệm,” thực hành “tiết kiệm chi tiêu.” (G.Đ)
06-11- 2015 5:58:31 PM
Nguồn : Người Việt
GSV Andrew Đỗ yêu cầu lãnh đạo Mỹ can thiệp cứu Tạ Phong Tần
SANTA ANA, California (NV) - Giám Sát Viên Andrew Đỗ vừa gởi một khẩn thư đến Tổng Thống Barack Obama, Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry, Thượng Nghị Sĩ John McCain, chủ tịch Ủy Ban Quân Lực Thượng Viện, và Dân Biểu Ed Royce, chủ tịch Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện, hôm Thứ Năm, yêu cầu họ can thiệp với nhà cầm quyền CSVN trả tự do ngay lập tức, vô điều kiện cho Blogger Tạ Phong Tần, một nhà đấu tranh nhân quyền hiện đang bị CSVN biệt giam, đang tuyệt thực hơn 30 ngày, và đang ở trong tình trạng nguy kịch đến tính mạng, thông cáo báo chí của văn phòng vị dân cử gốc Việt này cho biết.
Giám Sát Viên Andrew Đỗ (trái) tiếp xúc với Blogger Điếu Cày.(Hình: Văn Phòng GSV Andrew Đỗ cung cấp)
Theo thông cáo, trong lá thư, Giám Sát Viên Andrew Đỗ yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ phải cương quyết và mạnh mẽ phản đối những hành động vi phạm nhân quyền trắng trợn trong lúc mưu cầu lợi lộc qua việc tham dự vào Hiệp Ước Đối Tác Mậu Dịch Thái Bình Dương (TPP).
Thông cáo cho biết, vị dân cử gốc Việt nhấn mạnh, “Hoa Kỳ là một quốc gia bảo vệ lý tưởng tự do nhân quyền trên thế giới, do đó không thể im lặng trước các cá nhân hay tập đoàn độc tài như CSVN tìm cách trấn áp ngay chính người dân của họ, cùng lúc muốn được những đặc quyền kinh tế do Hoa Kỳ cung cấp.”
“Đã 40 năm sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục áp dụng chính sách đàn áp, cưỡng bức nhân quyền của những người dân vô tội. Trường hợp Blogger Tạ Phong Tần là một thí dụ rõ rệt nhất,” theo Giám Sát Viên Andrew Đỗ.
Cũng sáng Thứ Năm, Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một người từng bị tù ở Việt Nam vì đấu tranh nhân quyền, đã gặp ông Andrew Đỗ yêu cầu ông can thiệp với chính giới Hoa Kỳ và truyền thông quốc tế để can thiệp trực tiếp với nhà cầm quyền CSVN phải chấm dứt mọi hành động giam cầm trái phép Blogger Tạ Phong Tần và trả tự do cho bà.
Giám Sát Viên Andrew Đỗ cam kết ông sẽ làm tất cả những gì trong vai trò và khả năng của mình để giúp trả tự do cho bà Tần, theo thông cáo cho biết.
Blogger Tạ Phong Tần, năm nay 46 tuổi, bị chính quyền Việt Nam bắt giam từ Tháng Chín, 2011 và kết án 10 năm tù với tội “tuyên truyền chống nhà nước” trong phiên tòa ngày 24 Tháng Chín, 2012 cùng một vụ với Blogger Điếu Cày và nhà báo tự do Phan Thanh Hải, bút danh Anhbasaigon. (Đ.D.)
06-11-2015 4:22:21 PM
Nguồn : Người Việt
Giám Sát Viên Andrew Đỗ (trái) tiếp xúc với Blogger Điếu Cày.(Hình: Văn Phòng GSV Andrew Đỗ cung cấp)
Theo thông cáo, trong lá thư, Giám Sát Viên Andrew Đỗ yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ phải cương quyết và mạnh mẽ phản đối những hành động vi phạm nhân quyền trắng trợn trong lúc mưu cầu lợi lộc qua việc tham dự vào Hiệp Ước Đối Tác Mậu Dịch Thái Bình Dương (TPP).
Thông cáo cho biết, vị dân cử gốc Việt nhấn mạnh, “Hoa Kỳ là một quốc gia bảo vệ lý tưởng tự do nhân quyền trên thế giới, do đó không thể im lặng trước các cá nhân hay tập đoàn độc tài như CSVN tìm cách trấn áp ngay chính người dân của họ, cùng lúc muốn được những đặc quyền kinh tế do Hoa Kỳ cung cấp.”
“Đã 40 năm sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt, nhà cầm quyền CSVN vẫn tiếp tục áp dụng chính sách đàn áp, cưỡng bức nhân quyền của những người dân vô tội. Trường hợp Blogger Tạ Phong Tần là một thí dụ rõ rệt nhất,” theo Giám Sát Viên Andrew Đỗ.
Cũng sáng Thứ Năm, Blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, một người từng bị tù ở Việt Nam vì đấu tranh nhân quyền, đã gặp ông Andrew Đỗ yêu cầu ông can thiệp với chính giới Hoa Kỳ và truyền thông quốc tế để can thiệp trực tiếp với nhà cầm quyền CSVN phải chấm dứt mọi hành động giam cầm trái phép Blogger Tạ Phong Tần và trả tự do cho bà.
Giám Sát Viên Andrew Đỗ cam kết ông sẽ làm tất cả những gì trong vai trò và khả năng của mình để giúp trả tự do cho bà Tần, theo thông cáo cho biết.
Blogger Tạ Phong Tần, năm nay 46 tuổi, bị chính quyền Việt Nam bắt giam từ Tháng Chín, 2011 và kết án 10 năm tù với tội “tuyên truyền chống nhà nước” trong phiên tòa ngày 24 Tháng Chín, 2012 cùng một vụ với Blogger Điếu Cày và nhà báo tự do Phan Thanh Hải, bút danh Anhbasaigon. (Đ.D.)
06-11-2015 4:22:21 PM
Nguồn : Người Việt
Từ chủ quan, bất cẩn đến hiểm họa'
Trần Phan
11.06.2015
Tựa của bài viết này chính là tựa của bài viết trong mục Sự Kiện & Vấn Đề của tác giả Vân Khanh, đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng số 13647 (ngày 2/6/2015). Bài báo viết về thực trạng tai nạn giao thông, và đề xuất các biên pháp cải thiện.
Bài báo gồm 5 khổ:
Khổ đầu là một tổng quan ngắn về tai nạn giao thông, với tổng kết gọn: “Những hiểm họa đó xảy ra do nguyên nhân chủ quan, bất cẩn khi tham gia giao thông”.
Khổ hai nói về tai nạn do xe cồng kềnh, xe siêu trường siêu trọng bị mất thắng, bể lốp. Câu kết của khổ này là “xe mất an toàn thực chất cũng là do sự bất cẩn, chủ quan của tài xế”.
Khổ ba tập trung nói về tình trạng tài xế chạy ẩu, không tuân luật giao thông.
Khổ bốn nói về tài xế: các tật xấu của họ như thức khuya, bài bạc, nhậu nhẹt, dùng ma túy…; trình độ chuyên môn lái xe yếu kém của họ. Từ đó tác giả đề nghị biện pháp: giáo dục, xử phạt nghiêm khắc, tăng nặng các mức phạt tù, phạt tiền tài xế.
Bài báo này xuất hiện sau tai nạn giao thông khủng khiếp và vô lí: chiếc xe 7 chỗ đang đậu chờ đèn đỏ thì bị một xe đầu kéo đổ dốc đâm thẳng từ phía sau. Cú đâm mạnh tới nổi chiếc xe bảy chỗ bị dúm nát, 5 người trên xe chết hết. Trước khi tai nạn này xảy ra, đã có bao tai nạn cũng khủng khiếp và vô lí như vậy từng xảy ra và giết chết khoảng một chục ngàn người mỗi năm.
Bài viết có tính xã luận nói trên về tai nạn giao thông và đưa ra:
a) chẩn đoán: do tài xế bất cẩn, không tuân luật giao thông
b) biện pháp điều trị: xử phạt nghiêm, nặng tài xế
Than ôi, tờ báo Sài Gòn Giải Phóng, tiếng nói của đảng bộ chính quyền thành phố lớn nhất nước Việt Nam, có thể đăng một xã luận nông cạn như vậy sao?
Đúng là tai nạn giao thông là do tài xế. Tuy nhiên, khi con số tài xế vi phạm quá lớn như vậy, khi các tai nạn khủng khiếp và vô lí lặp lại, nối tiếp nhau với tần suất cao như vậy, thì đây là hiện tượng xã hội, cộng đồng, quần thể, chứ không còn là hiện tượng cá nhân nữa. Cách hành xử của quần thể khác với của cá thể, do đó cách xử lí đối với hai loại đối tượng này cũng khác.
Nói tới xã hội, cộng đồng là nói tới tổ chức. Tài xế chạy ẩu, bất cẩn, chở cồng kềnh, không tuân thủ luật giao thông… thì cảnh sát giao thông xử phạt, dặn dò, nhắc nhở ra sao? Tài xế không thuộc, không biết luật giao thông thì cơ quan cấp giấy phép lái xe có trách nhiệm gì?
Tài xế thiếu đạo đức nghề nghiệp như lái xe khi buồn ngủ, mỏi mệt, say xỉn… thì cơ quan nào của Bộ Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm? Bộ Giáo dục Đào tạo có trách nhiệm không với nền giáo dục tạo nên những con người như vậy?
Người viết bài này từng gặp rất nhiều trường hợp các xe thô sơ, xe 3 bánh, xe máy…chở các thanh sắt dài 4-5 mét, dài và nặng, chạy lạng quạng giữa đường đông đúc như sẵn sàng đâm vào xe phía trước. Các anh cảnh sát dường như không để ý tới. Những chiếc xe buýt, xe ben, xe vận tải nặng chạy bạt mạng, chạy lấn đường lấn tuyến. Các anh cảnh sát giao thông ngó vô tư. Trong khi đó xe cộ bình thường vẫn cứ đều đều bị cảnh sát giao thông ngoắc vào. Nếu có làm một thăm dò người điều khiển giao thông, tôi tin rằng gần 100% trả lời đã từng nộp tiền tươi cho cảnh sát giao thông.
Những sự việc như vậy có là nguyên gây tai nạn giao thông không?
Những con đường đầy ổ gà, ổ voi. Những con đường bị cày xới đá lẫn vào bùn đất, bụi mù khi trời nắng ráo và trơn trợt khi trời mưa. Những chiếc cầu yếu ớt run lên khi xe chạy qua…Chúng có là nguyên nhân gây tai nạn giao thông không?
Cảnh sát Giao thông có trách nhiệm gì? Bộ Giao thông Vận tải có trách nhiệm gì? Nói chung chính quyền có trách nhiệm gì? Có phải tất cả trách nhiệm thuộc về “sự thiếu ý thức của tài xế” không? Cho dù như vậy, sau 40 năm cầm quyền lãnh đạo toàn diện, chính quyền có trách nhiệm gì trong “sự thiếu ý thức của tài xế”? Hơn nữa, chính quyền có đã thực hiện các biện pháp an toàn để giảm tới mức tối thiểu các hậu quả có thể có do “sự thiếu ý thức của tài xế” chưa?
Chính quyền có thấy trách nhiệm của mình không? Có tìm hiểu, phân tích tìm ra nguyên nhân gốc hay không? Có đề ra kế hoạch khắc phục không? Kế hoạch đề ra có mô tả rõ ràng các mục tiêu phải đạt được không, có xác định thời gian phải đạt không, vv…?
Tác giả Vân Khanh nói đúng: Từ quan, bất cản đến hiểm họa
Sự chủ quan và bất cẩn của tài xế là dễ thấy, và ở mức thấp. Mức cao hơn là ở sự chủ quan và bất cẩn của bộ máy chính quyền có trách nhiệm. Tại sao chính quyền lại có thể chủ quan, bất cẩn trước thảm họa do tai nạn giao thông, trong rất nhiều năm, mỗi năm cướp đi trên dưới chục vạn sinh mạng người dân?
Sự chủ quan, bất cẩn có tính hệ thống như vậy chỉ có thể xảy ra khi người có trách nhiệm không hoàn thành nhiệm vụ mà không phải chịu hậu quả gì. Sự chủ quan, bất cẩn có tính hệ thống như vậy chỉ có thể xảy ra trong một xã hội mà các giá trị như quí trọng con người, an toàn, tinh thần trách nhiệm, tính kỹ luật… không được tôn trọng.
Có phải đây mới là sự chủ quan, bất cản gốc của mọi sự chủ quan bất cẩn hay không?
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguồn: VOA Tiếng Việt
Ba kịch bản trên Biển Đông
Chiến đấu cơ F/A-18 Hornet của Hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz trong một cuộc tuần tra ở Biển Đông.
Nguyễn Hưng Quốc
12.06.2015
Mấy tuần vừa qua, Mỹ liên tục lên án gay gắt việc Trung Quốc bồi đắp và xây dựng các đảo nhân tạo ở Trường Sa và kêu gọi Trung Quốc ngừng ngay tức khắc những hành động mà họ cho là phi pháp, khiêu khích và nguy hiểm ấy. Mặc kệ, Trung Quốc vẫn tiếp tục xây dựng, thậm chí còn đặt cả mấy khẩu pháo trên những hòn đảo nhân tạo ấy. Chuyện gì sẽ xảy ra trên Biển Đông?
Theo tôi, sẽ có một trong ba kịch bản sau đây:
Thứ nhất, Biển Đông sẽ châm ngòi cho cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ.
Điều này, thật ra, đã có nhiều người nói đến từ lâu. Một số học giả đưa ra các lý do khiến Trung Quốc sẵn sàng mở một cuộc chiến tranh với Mỹ, trong đó, có ba lý do chính: Một, là một nước có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, Trung Quốc cần khẳng định vị thế siêu cường của mình, ít nhất là trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, và sự khẳng định ấy chỉ có thể thực hiện được qua chiến tranh. Hai, sự phát triển kinh tế của Trung Quốc hiện nay đã bắt đầu khựng lại, sự phân hoá giàu nghèo càng ngày càng trở nên to lớn, sự bất mãn của dân chúng càng ngày càng sâu sắc, xu hướng đòi hỏi dân chủ càng ngày càng mạnh mẽ, Trung Quốc cần một cuộc chiến tranh để nâng cao chủ nghĩa quốc gia, thống nhất lòng dân và dập tắt mọi ngọn lửa phản kháng, từ đó, duy trì sự thống trị của đảng Cộng sản. Ba, để tiếp tục phát triển, Trung Quốc rất cần nhiên liệu mà Biển Đông, theo họ, là nguồn chứa dầu khí thuộc loại lớn nhất thế giới, do đó, họ xem việc chiếm cứ Biển Đông là một “lợi ích cốt lõi”, không thể nhân nhượng, ngay cả khi họ phải trực tiếp đối đầu với Mỹ.
Về phía Mỹ, có nhiều lý do để họ ngại một cuộc đối đầu quân sự như vậy. Chiến tranh ở Afghanistan và Iraq chưa chấm dứt. Tình hình chính sự ở Trung Đông vẫn còn ngổn ngang. Dân chúng Mỹ đã bắt đầu mệt mỏi với việc can thiệp ở nước ngoài. Tổng thống Barack Obama chỉ còn một năm rưỡi nữa là hết nhiệm kỳ, chắc chắn ông không muốn tham dự vào một cuộc phiêu lưu mới đầy bất trắc. Tổng thống kế tiếp cũng chắc không muốn mở đầu một nhiệm kỳ bằng chiến tranh. Đó là chưa kể kinh tế Mỹ, một mặt, vẫn chưa hồi phục hẳn; mặt khác, có quan hệ chặt chẽ với kinh tế Trung Quốc. Chỉ có hai lý do có thể khiến Mỹ vượt qua tất cả những sự khó khăn và trở ngại ấy: Một, Trung Quốc quyết định khống chế hoàn toàn con đường hàng hải đi ngang qua Biển Đông; và hai, Trung Quốc nổ súng trước vào máy bay hay chiến hạm của Mỹ.
Chuyện Trung Quốc nổ súng trước không phải không có khả năng xảy ra. Nó có thể xảy ra một cách cố ý với một sự tính toán rõ rệt từ nhà cầm quyền Trung Quốc nhưng cũng có thể xảy ra một cách ngẫu nhiên và bất ngờ, hay nói theo giáo sư Michael Auslin, như “một tai nạn” khi máy bay hoặc chiến hạm hai bên đụng vào nhau gây ra thương vong, từ đó, dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ từ cả hai phía và hậu quả là chiến tranh sẽ bùng nổ.
Một cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ vô cùng khốc liệt và rất dễ dẫn đến nguy cơ lan rộng thành chiến tranh thế giới, và đặc biệt, chiến tranh hạt nhân. Viễn cảnh ấy chắc chắn sẽ làm chột dạ mọi người. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn có thể khẳng định vị thế siêu cường trong khu vực của mình bằng một cuộc chiến tranh khác, ví dụ, chiến tranh với một nước đang tranh chấp nào đó. Đó là những nước nào? Có ba nước tranh chấp biển và đảo quyết liệt nhất với Trung Quốc: Nhật Bản, Philippines và Việt Nam. Trong ba nước ấy, mạnh nhất là Nhật Bản. Về quân sự, trừ vũ khí hạt nhân, có khi Nhật Bản còn mạnh hơn cả Trung Quốc. Hơn nữa, sau Nhật Bản là Mỹ. Có lẽ Trung Quốc sẽ không phiêu lưu vào cái nơi nguy hiểm và không nắm chắc phần thắng ấy. Nước yếu nhất là Philippines. Nhưng Philippines lại có liên minh về quốc phòng với Mỹ. Nếu Trung Quốc muốn tránh đương đầu với Mỹ, họ cũng sẽ không gây chiến với Philippines. Chỉ còn lại Việt Nam là vừa yếu vừa thân cô thế cô, dễ đánh nhất. Bởi vậy, chúng ta có kịch bản thứ hai: Chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Trong bài “Why A War Between China And Vietnam Is Inevitable” đăng trên tờ Business Insider vào tháng 7 năm 2011, Dee Woo cho chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam là chuyện không thể tránh khỏi. Ông cho cuộc chiến tranh ấy phục vụ lợi ích của chính quyền ở cả hai nước: Trung Quốc thì muốn chiếm trọn Trường Sa và, từ đó, Biển Đông, còn Việt Nam thì muốn làm lệch hướng sự quan tâm của dân chúng để không ai còn lên án những thất bại thảm hại về phương diện kinh tế và xã hội của nhà cầm quyền. Nhưng Dee Woo lại vẽ nên một viễn cảnh thê thảm của Việt Nam: sau khi tấn công cả trên biển lẫn trên đất liền, Trung Quốc sẽ phá huỷ toàn bộ các cơ sở hạ tầng của Việt Nam rồi rút về, để lại ở Việt Nam một cảnh tan hoang và thậm chí, nội chiến triền miên cả nửa thế kỷ sau cũng chưa chắc đã hồi phục được.
Viễn cảnh ấy, tuy bi quan, nhưng không có gì quá đáng. Tương quan lực lượng của Việt Nam và Trung Quốc hiện nay khác xa với thời chiến tranh biên giới vào năm 1979. Trung Quốc không những giàu hơn về kinh tế mà còn có kho vũ khí, khi tài cũng như các phương tiện phục vụ chiến tranh dồi dào và tối tân hơn Việt Nam cả mấy chục lần. Việt Nam có đổ thêm bao nhiêu tiền để mua sắm vũ khí thì cũng không thể nào bắt kịp được Trung Quốc. Hơn nữa, cần lưu ý: Đánh nhau trên bộ người ta còn có thể sử dụng chiến thuật du kích và huy động chiến tranh nhân dân nhưng trên mặt biển, yếu tố quyết định nhất vẫn là vũ khí và kỹ thuật. Thua vũ khí và thua kỹ thuật là thua hẳn cuộc chiến. Chắc chắn chính quyền Việt Nam biết rõ điều đó nên họ vẫn tiếp tục chịu đựng và nhân nhượng. Nếu sách lược này kéo dài mãi, chúng ta sẽ có kịch bản thứ ba: Trung Quốc bất chiến tự nhiên thành.
Nên nhớ một trong những sách lược chính của Trung Quốc ở Biển Đông là sách lược tằm ăn dâu (salami slicing). Họ cứ lấn dần dần. Lấn đến cỡ nào Việt Nam cũng nhịn, đến một lúc nào đó, tất cả những gì họ muốn đều biến thành hiện thực. Họ tuyên bố về đường lưỡi bò bao trùm lên 80% diện tích Biển Đông của Việt Nam: Việt Nam nhịn. Họ đem giàn khoan đến thềm lục địa Việt Nam: Việt Nam nhịn. Họ tái tạo bãi đá ngầm thành đảo nhân tạo: Việt Nam nhịn. Một lúc nào đó, họ tuyên bố thành lập vùng nhận dạng hàng không: Việt Nam lại nhịn. Thậm chí, họ có thể chiếm nốt các hòn đảo khác ở Trường Sa: Việt Nam cũng vẫn tiếp tục nhịn. Đến lúc đó, thực tình họ chả cần đánh nhau với Việt Nam làm gì: Họ đã có tất cả những gì họ muốn. Và đến lúc ấy, mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc không còn nữa. Chỉ còn mâu thuẫn trong nội bộ Việt Nam: giữa nhân dân và một chính quyền bất lực, nhu nhược và đớn hèn.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguồn :VOA Tiếng Việt
Quan dại sao lại dân mang?
Ông Nguyễn Thanh Chấn, nạn nhân của một vụ án oan. (Ảnh: Danlambao)
Cao Huy Huân
11.06.2015
Chiều 9-6, trả lời báo chí tại họp báo của Bộ Tài chính, đại diện Vụ tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, đã cho biết ngân sách trả toàn bộ 7,2 tỷ đồng bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn, nạn nhân của một vụ án oan nổi tiếng tại Việt Nam, cũng là người may mắn “thoát oan”, không phải nhờ những người cầm cân nẩy mực cho xã hội mà là nhờ một tên hung thủ giết người… còn đọng chút lương tâm cho cuộc đời “khốn nạn” của ông Chấn và cả một gia đình tan thương suốt chục năm ròng.
Oan hoài dân mất niềm tin
Đọc lại những dòng hồ sơ của ông Chấn, lắm người phải “lạnh gáy tai, gai xương sống” vì sự dã man suốt hàng thập kỷ đối với cuộc đời người đàn ông bất hạnh. Ông Nguyễn Thanh Chấn bị bắt và kết án chung thân trong một vụ án mạng hiếp dâm, giết người xảy ra tại thôn Me vào năm 2003. Tuy vậy 10 năm sau, hung thủ thực sự của vụ án ra đầu thú. Lúc này ông Chấn mới được minh oan sau 10 năm ngồi tù. Vụ án của ông cũng gây chấn động dư luận vì sự bức cung nhục hình của cơ quan điều tra đồi với ông trong suốt thời gian điều tra xét hỏi.
Ở Việt Nam, án oan không phải hiếm. Nhất là khi các điều tra viên lắm khi có máu “đồ tể”, hễ đến trụ sở công an xã là y như rằng có nghi án nhập viện, nôn ra máu, dập phổi… vì bị bức cung. Các vụ án bức cung nhục hình, nạn nhân chết tại trụ sở công an năm 2014 khiến dư luận càng trở nên nghi ngờ về cái mà lâu nay họ vẫn tin là công lý. Làm sao bạn có thể an tâm khi đồn cảnh sát ngày ngày vẫn cứ văng vẳng chuyện ăn tục nói thề?
Làm sao bạn dám ngẩng mặt lên khi trước mặt bạn là nắm đấm chờ sẵn mà không có bất kỳ một phương tiện giám sát (camera, máy ghi âm, quan sát viên…) nào? Và làm sao dám mãi kêu oan trong trại tạm giam khi trước đó, vài người cứng đầu đã phải trả giá quá đắt, có khi bằng cả mạng sống “một đi không trở lại” của họ, để rồi vợ trẻ con thơ sống cuộc đời vật vờ, đau khổ của những tháng năm còn lại.
Quan làm sai, dân lãnh đủ
Mấy hôm trước đọc bài báo Thanh Niên, tôi tâm đắc ghê lắm. “Con dại cái mang. Và người dân phải chịu tiền bồi thường” - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Đình Quyền nói về vụ bồi thường 7,2 tỉ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn. Một câu nói khá ráo hoảnh. Nhưng cũng cần phải hiểu ở đây câu nói của ông quan chức Quốc hội: “Con dại cái mang”. Ở đây ai là con và ai là cái (mẹ - gọi chung cho cả cha mẹ). Từ thông tin trên, dư luận đang đặt ra một loạt các câu hỏi liên quan tới trách nhiệm của những cán bộ thực hiện hoạt động tố tụng trong vụ bắt và xử tù oan ông Nguyễn Thanh Chấn suốt hàng chục năm trời.
Câu nói của ông Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp khiến nhiều người cảm thấy an ủi: “Ừ thì lâu nay, các quan vẫn xem dân như con”. Vậy nên lần này, một cá nhân làm sai, “cái mẹ” đứng ra lãnh. Nhưng rồi có người đập bàn phản biện “Nói sao vậy? Nếu thương dân như con, thì lấy đâu ra cái án oan lạ kỳ đến vậy?” Vụ án ông Chấn và hàng chục vụ án oan khác, cho đến khi tuyên án nhiều lần, vẫn còn quá nhiều tình tiết nghi vấn không được tòa giải thích một cách hợp lỳ và chủ yếu áp đặt cho bị cáo. Mặc cho miệng dân kêu oan, gia đình dân lũ lượt kéo nhau đến tòa huyện, tòa tỉnh, tòa thành phố, tòa cao nhất của các tòa thì dường như những lá đơn kêu oan vẫn không thể vượt qua được một ê kíp hết sức hoàn hảo về mặt phối hợp với nhau.
Nói cũng phải, nếu “thương dân như con”, thì sao lại lấy tiền của dân đóng thuế mà chi trả cho sai lầm của một vài cá nhân quan chức được? Hóa ra, dân phải thương quan như con thì may ra hợp lý hơn nhiều. Biết bao vụ án quan sai, dân không chỉ trông chờ người được minh oan, như ông Chấn, được xin lỗi, phục hồi danh dự và đền bù hợp lý, mà còn trừng trị hay chế tài những cá nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong khi dân không có tội thì các quan cố o ép, gán ghép tội cho kỳ được để “phá án, thăng quan, tăng cấp”, thì khi quan có lỗi chẳng thấy ai quyết liệt vào cuộc điều tra cho đến tận cùng. Ngay cả việc yêu cầu cá nhân xử lý sai đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường, thì chỉ bằng những lý do nực cười như lỗi vì “nôn nóng phá án”, các quan cũng sai cũng được “bỏ lơ”, thậm chí muốn móc túi từng đồng của quan sai ra đền bù cho dân cũng nhiêu khê vì thủ tục rườm rà khiến người ta chỉ nghĩ rằng nên dừng lại và từ bỏ còn hơn. Vậy là, dân là mẹ, còn quan là con, chứ đâu phải ngược lại.
‘Mẹ’ nghèo còn ‘con cái’ chẳng ra gì
Nhìn vào những tai họa án oan mà “các quan con” đã gây ra để “dân mẹ gánh đủ”, ai cũng buộc miệng “con với chả cái”. Không mắng như thế sao được, khi thu nhập của mẹ bao năm qua nghèo vẫn hoàn nghèo. “Mẹ” trồng dưa thi dưa úng, trồng bắp thì bắp hư vì thủy điện, trồng lúa thì lúa bán đổ bán tháo không huề đồng vốn, trồng cà phê giờ phải chặt bỏ rượp cả nhà vườn. “Mẹ” phải làm để chắt chiu từng đồng tiền lẻ, tích góp lại để đóng thuế một cách sòng phẳng cho con, với đủ thứ thuế nhà đất, xe cộ, ngay cả xăng dầu.
Ấy vậy còn “mấy đứa con” vẫn cứ sống trên nhung lụa, với “mẹ” chẳng chút tình thương. Mang tiếng làm con nhưng muốn đấm là đấm, muốn bốp chát vẫn cứ mặc quyền. Những người mẹ vẫn cứ lầm lũi cần lao, cũng chỉ làm giàu cho “các con” khi viện phí, học phí, sinh hoạt phí… cùng hàng trăm thứ phí nối đuôi nhau tăng vùn vụt. Người ta hay bảo lũ trẻ nhà nghèo vượt khó học giỏi, còn nhà mình thì “con nhà lính còn tính nhà quan”, chẳng mấy cảm thông với “mẹ nghèo” để rồi khi có dịp thì vạch ví dân giữa chốn thanh thiên bạch nhật; còn khi có nạn phải đền tiền tỷ thì vạch túi “mẹ nghèo” dựa trên cái cớ “con dại cái mang”.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguồn : VOA Tiếng Việt
Cao Huy Huân
11.06.2015
Chiều 9-6, trả lời báo chí tại họp báo của Bộ Tài chính, đại diện Vụ tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, đã cho biết ngân sách trả toàn bộ 7,2 tỷ đồng bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn, nạn nhân của một vụ án oan nổi tiếng tại Việt Nam, cũng là người may mắn “thoát oan”, không phải nhờ những người cầm cân nẩy mực cho xã hội mà là nhờ một tên hung thủ giết người… còn đọng chút lương tâm cho cuộc đời “khốn nạn” của ông Chấn và cả một gia đình tan thương suốt chục năm ròng.
Oan hoài dân mất niềm tin
Đọc lại những dòng hồ sơ của ông Chấn, lắm người phải “lạnh gáy tai, gai xương sống” vì sự dã man suốt hàng thập kỷ đối với cuộc đời người đàn ông bất hạnh. Ông Nguyễn Thanh Chấn bị bắt và kết án chung thân trong một vụ án mạng hiếp dâm, giết người xảy ra tại thôn Me vào năm 2003. Tuy vậy 10 năm sau, hung thủ thực sự của vụ án ra đầu thú. Lúc này ông Chấn mới được minh oan sau 10 năm ngồi tù. Vụ án của ông cũng gây chấn động dư luận vì sự bức cung nhục hình của cơ quan điều tra đồi với ông trong suốt thời gian điều tra xét hỏi.
Ở Việt Nam, án oan không phải hiếm. Nhất là khi các điều tra viên lắm khi có máu “đồ tể”, hễ đến trụ sở công an xã là y như rằng có nghi án nhập viện, nôn ra máu, dập phổi… vì bị bức cung. Các vụ án bức cung nhục hình, nạn nhân chết tại trụ sở công an năm 2014 khiến dư luận càng trở nên nghi ngờ về cái mà lâu nay họ vẫn tin là công lý. Làm sao bạn có thể an tâm khi đồn cảnh sát ngày ngày vẫn cứ văng vẳng chuyện ăn tục nói thề?
Làm sao bạn dám ngẩng mặt lên khi trước mặt bạn là nắm đấm chờ sẵn mà không có bất kỳ một phương tiện giám sát (camera, máy ghi âm, quan sát viên…) nào? Và làm sao dám mãi kêu oan trong trại tạm giam khi trước đó, vài người cứng đầu đã phải trả giá quá đắt, có khi bằng cả mạng sống “một đi không trở lại” của họ, để rồi vợ trẻ con thơ sống cuộc đời vật vờ, đau khổ của những tháng năm còn lại.
Quan làm sai, dân lãnh đủ
Mấy hôm trước đọc bài báo Thanh Niên, tôi tâm đắc ghê lắm. “Con dại cái mang. Và người dân phải chịu tiền bồi thường” - Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Quốc hội Nguyễn Đình Quyền nói về vụ bồi thường 7,2 tỉ đồng cho ông Nguyễn Thanh Chấn. Một câu nói khá ráo hoảnh. Nhưng cũng cần phải hiểu ở đây câu nói của ông quan chức Quốc hội: “Con dại cái mang”. Ở đây ai là con và ai là cái (mẹ - gọi chung cho cả cha mẹ). Từ thông tin trên, dư luận đang đặt ra một loạt các câu hỏi liên quan tới trách nhiệm của những cán bộ thực hiện hoạt động tố tụng trong vụ bắt và xử tù oan ông Nguyễn Thanh Chấn suốt hàng chục năm trời.
Câu nói của ông Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp khiến nhiều người cảm thấy an ủi: “Ừ thì lâu nay, các quan vẫn xem dân như con”. Vậy nên lần này, một cá nhân làm sai, “cái mẹ” đứng ra lãnh. Nhưng rồi có người đập bàn phản biện “Nói sao vậy? Nếu thương dân như con, thì lấy đâu ra cái án oan lạ kỳ đến vậy?” Vụ án ông Chấn và hàng chục vụ án oan khác, cho đến khi tuyên án nhiều lần, vẫn còn quá nhiều tình tiết nghi vấn không được tòa giải thích một cách hợp lỳ và chủ yếu áp đặt cho bị cáo. Mặc cho miệng dân kêu oan, gia đình dân lũ lượt kéo nhau đến tòa huyện, tòa tỉnh, tòa thành phố, tòa cao nhất của các tòa thì dường như những lá đơn kêu oan vẫn không thể vượt qua được một ê kíp hết sức hoàn hảo về mặt phối hợp với nhau.
Nói cũng phải, nếu “thương dân như con”, thì sao lại lấy tiền của dân đóng thuế mà chi trả cho sai lầm của một vài cá nhân quan chức được? Hóa ra, dân phải thương quan như con thì may ra hợp lý hơn nhiều. Biết bao vụ án quan sai, dân không chỉ trông chờ người được minh oan, như ông Chấn, được xin lỗi, phục hồi danh dự và đền bù hợp lý, mà còn trừng trị hay chế tài những cá nhân gây ra hậu quả nghiêm trọng. Trong khi dân không có tội thì các quan cố o ép, gán ghép tội cho kỳ được để “phá án, thăng quan, tăng cấp”, thì khi quan có lỗi chẳng thấy ai quyết liệt vào cuộc điều tra cho đến tận cùng. Ngay cả việc yêu cầu cá nhân xử lý sai đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường, thì chỉ bằng những lý do nực cười như lỗi vì “nôn nóng phá án”, các quan cũng sai cũng được “bỏ lơ”, thậm chí muốn móc túi từng đồng của quan sai ra đền bù cho dân cũng nhiêu khê vì thủ tục rườm rà khiến người ta chỉ nghĩ rằng nên dừng lại và từ bỏ còn hơn. Vậy là, dân là mẹ, còn quan là con, chứ đâu phải ngược lại.
‘Mẹ’ nghèo còn ‘con cái’ chẳng ra gì
Nhìn vào những tai họa án oan mà “các quan con” đã gây ra để “dân mẹ gánh đủ”, ai cũng buộc miệng “con với chả cái”. Không mắng như thế sao được, khi thu nhập của mẹ bao năm qua nghèo vẫn hoàn nghèo. “Mẹ” trồng dưa thi dưa úng, trồng bắp thì bắp hư vì thủy điện, trồng lúa thì lúa bán đổ bán tháo không huề đồng vốn, trồng cà phê giờ phải chặt bỏ rượp cả nhà vườn. “Mẹ” phải làm để chắt chiu từng đồng tiền lẻ, tích góp lại để đóng thuế một cách sòng phẳng cho con, với đủ thứ thuế nhà đất, xe cộ, ngay cả xăng dầu.
Ấy vậy còn “mấy đứa con” vẫn cứ sống trên nhung lụa, với “mẹ” chẳng chút tình thương. Mang tiếng làm con nhưng muốn đấm là đấm, muốn bốp chát vẫn cứ mặc quyền. Những người mẹ vẫn cứ lầm lũi cần lao, cũng chỉ làm giàu cho “các con” khi viện phí, học phí, sinh hoạt phí… cùng hàng trăm thứ phí nối đuôi nhau tăng vùn vụt. Người ta hay bảo lũ trẻ nhà nghèo vượt khó học giỏi, còn nhà mình thì “con nhà lính còn tính nhà quan”, chẳng mấy cảm thông với “mẹ nghèo” để rồi khi có dịp thì vạch ví dân giữa chốn thanh thiên bạch nhật; còn khi có nạn phải đền tiền tỷ thì vạch túi “mẹ nghèo” dựa trên cái cớ “con dại cái mang”.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Nguồn : VOA Tiếng Việt
'Nếu tôi được hỏi bộ trưởng'
Nghị trường kỳ họp Quốc hội Việt Nam kỳ 9 tại Hà Nội trong phiên khai mạc ngày 20/5/2015.
Khánh An-VOA
11.06.2015
Trong kỳ họp thứ 9 của Quốc hội Việt Nam, 4 bộ trưởng được chỉ định sẽ ra trả lời các câu hỏi chất vấn trực tiếp từ các đại biểu quốc hội. Đó là các bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Khoa học và Công Nghệ. VOA Việt ngữ hỏi ý kiến một số người dân đang sống tại Việt Nam xem họ muốn hỏi các vị bộ trưởng điều gì nếu họ có cơ hội.
“Nếu là em, em sẽ đặt cho 3 ông 3 câu hỏi. Câu đầu tiên cho Bộ Giáo Dục. Câu hỏi là sự nghiệp giáo dục của Việt Nam đổi mới trong mấy chục năm nay, cải cách trong mấy chục năm nay đi tới đâu rồi? Thứ hai là câu hỏi cho Bộ Nông Nghiệp. Câu hỏi là mấy chục năm nay người dân làm nông nghiệp, nhà nước trợ giá và mua gạo, mua lúa của nông dân theo cơ chế nào? Ai là người định giá gạo của nông dân trong bao nhiêu năm nay? Thứ ba là Bộ Khoa học và Công nghệ, em sẽ hỏi là việc áp dụng công nghệ cho giáo dục và nông nghiệp đến đâu rồi? Trong bao nhiêu năm nay, bộ ấy đã làm được những gì?”.
"Tôi muốn hỏi hình thức, mô hình đào tạo của mình căn cứ trên chuẩn nào? Đã có sự tham khảo các chuyên gia và ý kiến của người dân hay chưa?-"Blogger Hành Nhân từ Sài Gòn.
Đó là những câu hỏi của anh Tuynh, một hướng dẫn viên du lịch tại miền trung Việt Nam.
Theo lịch trình, bốn bộ trưởng sẽ ra trả lời chất vấn bao gồm: Bộ trưởng Cao Đức Phát của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cùa Bộ Công thương, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ trưởng Nguyễn Quân của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Bộ trưởng Cao Đức Phát là người mở màn kỳ chất vấn vào sáng 11/6. Những câu hỏi được các đại biểu đặt ra không nằm ngoài danh sách các vấn đề đã nêu trên các phương tiên truyền thông trước đó.
Cụ thể, các đại biểu chất vấn ông Cao Đức Phát về tính thiếu hiệu quả của việc liên kết “bốn nhà” là nhà nước, nhà khoa học, nhà nông và nhà doanh nghiệp, tình trạng được mùa mất giá, thiếu đầu ra cho nông sản và việc hỗ trợ phát triển thủy sản. Ngoài ra, các đại biểu cũng đặt câu hỏi là phải chăng tình trạng hạn hán nghiêm trọng ảnh hưởng đến nông nghiệp, trong đó có một phần nguyên nhân rất lớn là việc chặt phá rừng và các dự án thủy điện. Ông Cao Đức Phát khẳng định các dự án thủy điện không phải là nguyên nhân gây hạn hán mà là vì hiện tượng El Nino. Ông Cao Đức Phát cho rằng việc bán nông sản không được giá là do khâu chế biến của nông dân Việt Nam chưa theo kịp các nước khác nên vẫn phải bán nguyên liệu thô với giá chưa có nhiều giá trị gia tăng, khả năng dự báo, thông tin thị trường còn kém…
Qua theo dõi tin tức liên quan đến việc nhà nước thu mua gạo của nông dân và bán ra thị trường trong thời gian qua, anh Tuynh cho biết:
“Nông sản bao nhiêu năm nay có một công ty “sân sau” của Hiệp hội Lương thực Nhà nước làm ăn không minh bạch, nói thẳng ra là bóc lột của dân rất nhiều tiền trong đó”.
Vấn đề đạo đức
Ngoài Bộ Nông nghiệp, trong 4 bộ được chất vấn trực tiếp, những người được VOA Việt ngữ hỏi quan tâm nhiều nhất đến Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Từ Hà Nội, bà Lê Hiền Đức – một nhà giáo về hưu nổi tiếng với việc đấu tranh chống tham nhũng – nói:
Nhà hoạt động chống tham nhũng Lê Hiền Đức.
“Nếu tôi được đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Giáo Dục thì thứ nhất, tôi nói rằng, thời tôi còn đi học dưới thời Pháp thuộc, nền giáo dục dạy con người tốt đẹp như thế nào, sau đó là thời chúng tôi đi làm thì tình nghĩa thầy trò đến bây giờ, người học trò khóa đầu tiên của Lê Hiền Đức vào năm 1953, người học trò ấy lúc học tôi có 10 tuổi, bây giờ người ấy 71 tuổi, nhưng người ta đối với tôi vẫn thắm thiết tình thầy trò. Tại sao? Là tại vì thời đó, tôi làm nhiệm vụ của một người thầy nhưng tôi rất thương học trò và tôi làm việc rất nghiêm túc. Chất lượng giáo dục của chúng tôi hồi đó nó khác. Tại sao bây giờ học trò chất lượng càng ngày càng kém, đạo đức càng ngày càng kém? Người ta đổ tại xã hội, tại gia đình. Tất nhiên là tại nhiều thứ nhưng trong đó là vì chất lượng người thầy quá kém. Cỗ xe giáo dục đang lao xuống dốc băng băng. Mong các ông làm như thế nào để ngành giáo dục, cỗ xe giáo dục không trôi xuống dốc nữa”.
Blogger Hành Nhân từ Sài Gòn lại muốn đặt câu hỏi cụ thể hơn về tình trạng thử nghiệm trong giáo dục hiện nay:
“Có nhiều vấn đề. Trước tiên tôi muốn hỏi hình thức, mô hình đào tạo của mình căn cứ trên chuẩn nào? Đã có sự tham khảo các chuyên gia và ý kiến của người dân hay chưa? Một vấn đề nữa trong giáo dục là cứ đem vô thử nghiệm rồi thay đổi, rồi lại thử nghiệm, thay đổi… cứ làm hoài như vậy, không có một cái gì ổn định. Trong khi đó nhìn qua các nước lân cận như Lào, Campuchia, Thái Lan… họ vượt qua mình, họ bỏ mình luôn rồi, họ tiến bộ hơn mình. Cái đó là như thế nào?”.
"Đề nghị Bộ Giáo dục không cần phải có sáng kiến mới mẻ gì cho lắm, cứ học các nước tư bản, áp dụng các chương trình dạy học của các nước tư bản cho Việt Nam giống như các nước tư bản đi. Không nhất thiết phải cải cách hết năm này sang năm kia tốn kém của cải, bao nhiêu tiền của xã hội."-Tuynh - hướng dẫn viên du lịch ở miền Trung.
Cũng như những năm trước, phần trả lời của các bộ trưởng thường không làm hài lòng đại biểu, đôi khi còn khiến người dân bức xúc hơn. Nhiều người cho rằng các câu trả lời của các bộ trưởng thường chỉ là các giải pháp tạm thời, chắp vá mà không giải quyết được vấn đề cụ thể về lâu dài. Ngay cả tiêu chí chọn người trả lời chất vấn và quy trình thực hiện chất vấn cũng bị cho là thiếu dân chủ khi các đại biểu được yêu cầu gửi câu hỏi chất vấn trước đó vào đầu kỳ họp, còn người trả lời chất vấn sẽ nằm trong danh sách 5 người có sẵn. Tình trạng này khiến một số đại biểu không thể nêu lên một số vấn đề nổi cộm mà người dân quan tâm nếu không có vị bộ trưởng đại diện của lĩnh vực đó, chẳng hạn như rất nhiều vấn đề liên quan đến Bộ Y tế trong năm qua khiến cho người dân bức xúc.
Bà Lê Hiền Đức nói tiếp:
“Nếu các bộ trưởng khác mà tôi được hỏi thì tôi sẽ hỏi Bộ trưởng Nguyễn Kim Tiến rằng ngày xưa thầy thuốc được gọi là “lương y như từ mẫu”, còn bây giờ, y tá cướp phong bì của một bệnh nhân cấp cứu, 1 triệu đồng mà cũng cướp. Làm gì còn được “lương y” nữa? Ngày xưa gọi “lương y như từ mẫu, bây giờ thì không, không thể dùng cái từ ấy được nữa. Vậy đề nghị bộ trưởng cho biết xem anh giáo dục người thầy thuốc như thế nào? Lúc nào cũng chỉ có phong bì, phong bì và phong bì. Một bệnh nhân cấp cứu tối thứ Bảy đưa vào, họ bảo: “Đi về đi, thứ Hai đến khám nhé”. Xe cấp cứu đưa vào mà nói như thế thì hỏi rằng có còn lương y nữa hay không?”.
Giáo dục là một trong những vấn đề người dân rất quan tâm.
Theo bà, hai nghề được xem là cao quý nhất trong xã hội - thầy giáo và thầy thuốc – mà bây giờ xuống cấp như thế thì xã hội, đất nước Việt Nam trong tương lai sẽ ra sao? Có rất nhiều việc phải làm để có thể cải thiện tình trạng giáo dục xuống cấp, nhưng theo bà Lê Hiền Đức, cần phải xem xét việc giáo dục đạo đức cho những người làm công tác giáo dục trước tiên.
“Tôi sẽ nói với ông Bộ trưởng Giáo dục rằng tôi đề nghị với anh trước hết là anh phải xem lại tư cách, đạo đức của người thầy. Tất cả những người trong ngành giáo dục các cấp phải xem lại mình. Nếu tôi được phép hỏi ông Bộ trưởng Giáo dục, tôi sẽ hỏi bây giờ các anh có kế hoạch thế nào thì công khai cho toàn dân biết. Chứ không thì cứ họp, lĩnh lương xong, ăn xong rồi đi họp, còn tất cả mọi chuyện đều xuống cấp”.
Công khai minh bạch
Trong khi đó, anh Tuynh đưa ra đề nghị liên quan đến Bộ Nông nghiệp và Bộ Giáo dục:
“Nếu được đề nghị, em đề nghị Bộ Nông nghiệp phải công khai minh bạch giá thu mua gạo của nông dân hằng năm, thu mua nông sản nói chung, phải minh bạch giá thu mua và giá xuất khẩu cho người dân biết. Đối với nông nghiệp là chỉ yêu cầu mỗi việc đó thôi. Thứ hai là đề nghị Bộ Giáo dục không cần phải có sáng kiến mới mẻ gì cho lắm, bây giờ cứ học các nước tư bản, áp dụng các chương trình dạy học của các nước tư bản cho Việt Nam giống như các nước tư bản đi. Không nhất thiết phải cải cách hết năm này sang năm kia tốn kém của cải, bao nhiêu tiền của xã hội. Còn sách giáo khoa thì nhà trường phải đài thọ cho học sinh. Cái đó không phải là đài thọ mà là trách nhiệm bởi vì chủ nghĩa xã hội phải có hai mục đích là y tế và giáo dục là miễn phí. Thế thì công đoạn nào miễn phí cũng phải công khai ra. Học phí miễn phí hay sách vở miễn phí hay cái gì cũng miễn phí. Mà tốt nhất là nên tạo điều kiện. Cái đấy là thuộc về ngân sách nhà nước”.
Theo nghị trình, Bộ trưởng Công thương trực tiếp trả lời chất vấn về giải pháp phát triển thị trường trong và ngoài nước trong bối cảnh Việt Nam đang đàm phán tham gia Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc xử lý tình trạng dư thừa sản phẩm, giảm sút kim ngạch xuất khẩu, việc phát triển mạng lưới điện ở nông thôn và vấn đề bảo vệ quyền lợi của người tiêu dung. Bộ trưởng Bộ Khoa và Công nghệ sẽ đối diện với những vấn đề bất cập hiện nay liên quan đến việc áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học.
Tuy nhiên, điều người dân băn khoăn nhất vẫn là hiệu quả thực tế sau chất vấn. Liệu những lời hứa giải quyết các vấn đề có được thực hiện hay không? Trách nhiệm cụ thể sẽ thuộc về ai nếu những vấn đề đã nêu không được giải quyết?
Nếu tôi được hỏi bộ trưởng
Biểu tình về Biển Đông vào ngày lễ Độc lập của Philippines
Người biểu tình Philippines mang biểu ngữ chống Trung Quốc vào ngày lễ Độc lập 12/6/2015.
Simone Orendain
12.06.2015
Một ca khúc chủ đề kêu gọi người dân Philippines tự mình đứng dậy chống lại Trung Quốc vang lên vào lúc khoảng 500 người biểu tình đi tuần hành dưới trời nóng cháy trên con đường phía trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila.
Những người biểu tình tự xưng là “Đồng nhất ủng hộ Chủ quyền Philippines” muốn các tàu trinh sát của Trung Quốc và những tàu vét bùn để xây đảo ra khỏi vùng đặc khu kinh tế 370 kilomet bao quanh bờ biển Philippines.
Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển giàu tài nguyên này. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những khẳng định chủ quyền chồng chéo nhau.
Tổng thư ký Đảng Liên minh Mới, ông Renato Reyes, nói Trung Quốc phải “ngưng gây phương hại” đến chủ quyền của Philippines.
“Chúng tôi có thể là một nước nhỏ, nhưng người dân chúng tôi sẽ chống trả, sẽ đứng lên chống lại mọi hình thức can thiệp của nước ngoài dù là Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Chúng tôi muốn một nước Philippines độc lập thực sự, một nước không chịu sự chỉ huy hay gây phương hại của bất cứ lực lượng nước ngoài nào”.
Bắc Kinh đang sử dụng hàng chục tàu thuyền công nghiệp để vét bùn trong Biển Đông, xây lên các hòn đảo nhân tạo có thể dùng làm sân đáp máy bay và căn cứ cho các tiền đồn quân sự. Các hành động này đã khơi ra sự chỉ trích gay gắt từ phía các giới chức Hoa Kỳ và Philippines đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại rằng Bắc Kinh có thể có hành động hạn chế quyền tự do đi lại của tàu bè trong vùng nước cấp thiết cho hàng hải quốc tế.
E dè về liên minh chống Trung Quốc
Các chuyên gia phân tích nói đa số công chúng Philippines tán thành việc duy trì quan hệ với Hoa Kỳ trước sự hiện diện ngày càng hung hãn của Trung Quốc ngoài biển. Nhưng các nhóm như của ông Reyes vẫn e dè về những liên minh như vậy và chống đối hiệp ước phòng thủ chung của Manila với Washington. Ông Reyes đặt sự tin tưởng vào vụ kiện trọng tài của Manila chống lại Bắc Kinh, nêu nghi vấn về điều mà Manila gọi là “những khẳng định quá đáng” của Bắc Kinh trong vùng biển.
Trung Quốc bác bỏ việc trọng tài và không tham gia vào vụ việc còn đang chờ được xét xử. Trung Quốc nói họ có “chủ quyền không tranh cãi được” trong hải phận này và hàng trăm bãi cạn của họ.
Ông Roilo Golez, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines, đứng đầu một nhóm khác có tên là “Không lệ thuộc,” đi theo sau một cuộc biểu tình trước đó tại lãnh sự quán. Nhóm người biểu tình này đang vận động thành lập các liên minh với những nước giúp củng cố lập trường của Manila.
Ông Golez nói không có thứ gọi là chính sách đối ngoại độc lập, như nhóm kia kêu gọi, nhất là khi Philippines với ngân sách quân sự tí hon, “phải đối đầu với một nước khổng lồ”.
“Và trong một tình huống như thế này, khi chúng ta có những lợi ích chung thì điều bình thường là thành lập các liên minh. Lợi ích chung là chúng ta muốn Biển Đông là một khu vực chung, chứ không phải là một cái hồ riêng của Trung Quóc. Phải có sự tự do đi lại của tàu bè ở đó. Họ không được xâm phạm đặc khu kinh tế của chúng ta”.
Giới hữu trách ở Manila tuần này cũng công bố một tài liệu 3 phần về Biển Đông nhắm mục đích bênh vực chủ quyền của họ trong vùng nước giàu có về sinh vật biển và tài nguyên năng lượng.
Nguồn: VOA Tiếng Việt
Simone Orendain
12.06.2015
Một ca khúc chủ đề kêu gọi người dân Philippines tự mình đứng dậy chống lại Trung Quốc vang lên vào lúc khoảng 500 người biểu tình đi tuần hành dưới trời nóng cháy trên con đường phía trước lãnh sự quán Trung Quốc ở Manila.
Những người biểu tình tự xưng là “Đồng nhất ủng hộ Chủ quyền Philippines” muốn các tàu trinh sát của Trung Quốc và những tàu vét bùn để xây đảo ra khỏi vùng đặc khu kinh tế 370 kilomet bao quanh bờ biển Philippines.
Trung Quốc đòi chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển giàu tài nguyên này. Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei và Đài Loan cũng có những khẳng định chủ quyền chồng chéo nhau.
Tổng thư ký Đảng Liên minh Mới, ông Renato Reyes, nói Trung Quốc phải “ngưng gây phương hại” đến chủ quyền của Philippines.
“Chúng tôi có thể là một nước nhỏ, nhưng người dân chúng tôi sẽ chống trả, sẽ đứng lên chống lại mọi hình thức can thiệp của nước ngoài dù là Hoa Kỳ hay Trung Quốc. Chúng tôi muốn một nước Philippines độc lập thực sự, một nước không chịu sự chỉ huy hay gây phương hại của bất cứ lực lượng nước ngoài nào”.
Bắc Kinh đang sử dụng hàng chục tàu thuyền công nghiệp để vét bùn trong Biển Đông, xây lên các hòn đảo nhân tạo có thể dùng làm sân đáp máy bay và căn cứ cho các tiền đồn quân sự. Các hành động này đã khơi ra sự chỉ trích gay gắt từ phía các giới chức Hoa Kỳ và Philippines đã lên tiếng bày tỏ sự quan ngại rằng Bắc Kinh có thể có hành động hạn chế quyền tự do đi lại của tàu bè trong vùng nước cấp thiết cho hàng hải quốc tế.
E dè về liên minh chống Trung Quốc
Các chuyên gia phân tích nói đa số công chúng Philippines tán thành việc duy trì quan hệ với Hoa Kỳ trước sự hiện diện ngày càng hung hãn của Trung Quốc ngoài biển. Nhưng các nhóm như của ông Reyes vẫn e dè về những liên minh như vậy và chống đối hiệp ước phòng thủ chung của Manila với Washington. Ông Reyes đặt sự tin tưởng vào vụ kiện trọng tài của Manila chống lại Bắc Kinh, nêu nghi vấn về điều mà Manila gọi là “những khẳng định quá đáng” của Bắc Kinh trong vùng biển.
Trung Quốc bác bỏ việc trọng tài và không tham gia vào vụ việc còn đang chờ được xét xử. Trung Quốc nói họ có “chủ quyền không tranh cãi được” trong hải phận này và hàng trăm bãi cạn của họ.
Ông Roilo Golez, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Philippines, đứng đầu một nhóm khác có tên là “Không lệ thuộc,” đi theo sau một cuộc biểu tình trước đó tại lãnh sự quán. Nhóm người biểu tình này đang vận động thành lập các liên minh với những nước giúp củng cố lập trường của Manila.
Ông Golez nói không có thứ gọi là chính sách đối ngoại độc lập, như nhóm kia kêu gọi, nhất là khi Philippines với ngân sách quân sự tí hon, “phải đối đầu với một nước khổng lồ”.
“Và trong một tình huống như thế này, khi chúng ta có những lợi ích chung thì điều bình thường là thành lập các liên minh. Lợi ích chung là chúng ta muốn Biển Đông là một khu vực chung, chứ không phải là một cái hồ riêng của Trung Quóc. Phải có sự tự do đi lại của tàu bè ở đó. Họ không được xâm phạm đặc khu kinh tế của chúng ta”.
Giới hữu trách ở Manila tuần này cũng công bố một tài liệu 3 phần về Biển Đông nhắm mục đích bênh vực chủ quyền của họ trong vùng nước giàu có về sinh vật biển và tài nguyên năng lượng.
Nguồn: VOA Tiếng Việt