HÀ NỘI (NV) - Khoảng 1,000 trang web của Việt Nam và chừng 200 trang web của Philippines đã bị hacker Trung Quốc tấn công trong thời gian diễn ra đối thoại Shangri-La.
Modem chất thành đống trên bàn ở chi nhánh Bình Dương của công ty FPT nhưng khách hàng vẫn ùn ùn kéo đến gửi modem nhờ sửa chữa. (Hình: Tuổi Trẻ)
Đối thoại Shangri-La (SLD) là cách gọi tắt Hội Nghị Thượng Đỉnh An Ninh Châu Á. SLD là hội nghị thường niên, diễn ra từ năm 2002, do Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Quốc Tế (IISS) tổ chức với sự tham dự của bộ trưởng Quốc Phòng, tướng lãnh quân đội, các chuyên gia về lập pháp, khoa học, doanh nhân của 28 quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Mục tiêu của các SLD là thảo luận để hoạch định chính sách về an ninh, quốc phòng trong khu vực. Ngoài những cuộc thảo luận chung, các SLD còn là dịp để thực hiện những cuộc thảo luận song phương bên lề SLD.
Tại SLD 14 vừa diễn ra cuối tuần trước, nhiều quốc gia đã chỉ trích Trung Quốc kịch liệt vì đã bước ra bên ngoài khuôn khổ luật pháp quốc tế và tạo ra tình trạng bất ổn, gây rối loạn trật tự, có thể làm hòa bình, sự ổn định sụp đổ.
Tin hacker Trung Quốc tấn công các website ở Việt Nam và Philippines được đăng trên White Hat - một diễn đàn chuyên về hacker của công ty an ninh Internet BKAV tại Việt Nam.
Trong số 1,000 website của Việt Nam bị tấn công, có khoảng 15 trang web của chính phủ Việt Nam và 50 trang web của hệ thống giáo dục Việt Nam.
Một chuyên gia về bảo mật website của BKAV nhận định, phương thức tấn công của hacker Trung Quốc lần này tương tự như đợt tấn công hồi năm ngoái - khi tại Việt Nam đang diễn ra các cuộc biểu tình - bạo động phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan 981 đến thăm dò dầu khí tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Hồi tháng 4 vừa qua, FireEye - một công ty chuyên về an ninh Internet của Hoa Kỳ từng công bố một nghiên cứu, theo đó, hacker Trung Quốc đã “bám” Việt Nam suốt mười năm.
Theo nghiên cứu này, từ năm 2005 đến nay, nhóm hacker của Trung Quốc, có mật danh là APT30 đã sử dụng các nhu liệu có chứa mã độc, ngấm ngầm xâm nhập hệ thống máy tính của chính phủ, doanh nghiệp và báo giới, theo dõi và ăn cắp các thông tin quan trọng về chính trị, kinh tế, quân sự của cả Việt Nam lẫn những quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc ở Châu Á.
Ngoài Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á, APT30 còn “bám” hệ thống máy tính của chính phủ, doanh nghiệp và báo giới Hoa Kỳ, Nhật, Nam Hàn, Ấn, Saudi Arabian.
FireEye nhận định, vì chiều dài của chiến dịch theo dõi - đánh cắp thông tin (mười năm), quy mô của chiến dịch cũng như loại thông tin mà APT30 quan tâm, thành ra hoạt động của APT30 có thể được chính quyền Trung Quốc bảo trợ.
Ngay sau khi FireEye công bố báo cáo vừa kể, ông Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng đã lên tiếng phủ nhận sự dính líu của chính quyền Trung Quốc đối với APT30. Nhân vật này nói rằng, trước nay, chưa bao giờ chính quyền Trung Quốc tán thành việc tổ chức các cuộc tấn công hệ thống máy tính, ăn cắp thông tin qua Internet.
Cũng cần nhắc lại rằng, từ giữa đến cuối năm ngoái, sau khi đánh sập, đoạt quyền kiểm soát hàng ngàn trang web của chính quyền, các tổ chức, các doanh nghiệp, hacker Trung Quốc còn tấn công người sử dụng Internet tại Việt Nam.
Vào cuối tháng 11 năm 2014, nhiều modem loại wifi của những người sử dụng dịch vụ Internet do công ty FPT cung cấp đã bị tấn công, thay đổi cấu hình khiến họ không thể truy cập vào Internet. Một số modem còn bị đổi tên wifi thành “China hacker.”
Lúc đó, theo tờ Tuổi Trẻ, chỉ có một số modem loại wifi bị hacker kiểm soát và gần như tất cả những modem bị hacker xâm nhập là do Trung Quốc sản xuất và được công ty FPT mua để cung cấp cho khách hàng.
Vụ tấn công diễn ra suốt hai tuần trong tháng 11 năm 2014, xảy ra chủ yếu đối với những khách hàng của công ty FPT cư trú tại Bình Dương - nơi trước đó từng bùng phát đợt biểu tình chống Trung Quốc rồi chuyển thành bạo động.
Vào thời điểm vừa kể, đại diện chi nhánh Bình Dương của công ty FPT thú nhận, họ chưa tìm ra nguyên nhân và phỏng đoán, việc nhiều modem loại wifi bị thay đổi cấu hình, đổi tên có thể là do một loại virus chưa được nhận diện. (G.Đ)
06-03- 2015 3:06:07 PM
Tuesday, June 2, 2015
Tại sao Trung Cộng dại dột?
Vụ phi cơ thám thính P8-A Poseidon của Mỹ bay qua các hòn đảo Trường Sa mà Trung Cộng đang chiếm của nước ta khiến nhiều người đặt câu hỏi: Khi lập các “đảo nhân tạo” để xây dựng căn cứ quân sự, hải đăng, và phi trường, Cộng Sản Trung Quốc khôn hay dại?
Từ năm 2002 Trung Cộng đã thỏa thuận với các nước Ðông Nam Á là không thay đổi “nguyên trạng” trên các hòn đảo tranh chấp. Ðắp các đảo nhân tạo không những làm trái thỏa thuận này mà còn vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Cộng được lợi gì khi thay đổi nguyên trạng?
Về mặt quân sự, mấy phi trường và căn cứ mới chỉ có chút giá trị nếu Trung Cộng đánh nhau với Việt Nam. Nhưng tất cả đều là những căn cứ cố định, phơi bày giữa biển chứ không giống những đoàn quân chui rúc trong rừng; cho nên có thể bị hỏa tiễn Mỹ xóa tan ngay trong một cuộc đụng độ giữa Trung Cộng với Philippines hay Nhật Bản, là những nước được hiệp ước an ninh với Mỹ bảo vệ.
Về mặt kinh tế, Trung Cộng không cần phải có các căn cứ quân sự mới làm gì. Ðường tiếp tế dầu khí và nguyên liệu cho kinh tế Trung Quốc chưa bao giờ bị de dọa bằng vũ lực; mà nếu bị đe dọa thì các căn cứ mới cũng không không ngăn cản được ai. Từ mấy chục năm nay Trung Cộng vẫn muốn chiếm các mỏ dầu khí trong vùng; các nước khác vẫn phản đối; tình trạng giằng co này sẽ còn kéo dài trong mấy chục năm nữa. Thế cân bằng quân sự của Trung Cộng không mạnh hơn nhờ mấy phi trường mới vội vàng xây lên và sức mạnh pháp lý cũng vậy. Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Cộng, Dương Vũ Quân, mới nói rằng họ lập các căn cứ mới trên đảo để giúp cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và cứu nạn trên biển. Không ai tin rằng họ chỉ nghĩ đến việc phước thiện như vậy.
Cho nên, Trung Cộng không được lợi gì khi hấp tấp xây dựng các căn cứ mới trên các hải đảo của nước ta, như đảo Gạc Ma, đảo Chữ Thập. Ngược lại, họ tự gây ra nhiều điều bất lợi.
Tạo cơ hội cho phi cơ thám thính Mỹ biểu diễn bay qua các phi trường mới xây là một bất lợi. Khi Trung Cộng bắn các tàu đánh cá người Việt Nam, hay khi đem giàn khoan tới cắm trong hải phận nước ta, chính quyền Mỹ không làm gì để phản đối cả. Ðáng lẽ Bắc Kinh nên tiếp tục khuyến khích chính quyền Mỹ cứ đứng xa mà nhìn như vậy. Một tay cường hào đang lén lút chiếm đất của hàng xóm thì tốt nhất không nên để cho cả làng, cả nước chú ý đến việc mình làm. Gây sự khiến có người lên tiếng cảnh cáo, là dại. Trâng tráo nói các hòn đảo mới chiếm là của mình, rồi bị bác bỏ, càng dại nữa. Người nào đã nói lời bác bỏ đó, họ sẽ không thể ngoảnh mặt làm ngơ nếu tên cường hào ăn hiếp lối xóm hung bạo hơn. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời Bành Quang Khiêm, giáo sư Học Viện Quân Sự, đả kích Mỹ “từ ngàn dặm bay tới trước cổng nhà, khiến Trung Quốc bắt buộc phải tự vệ!” Nhưng cả thế giới không ai tin luận điệu vừa ăn cướp vừa la làng đó.
Mối bất lợi thứ hai là Trung Cộng đã khiến các nước trong vùng bị đặt trong tình trạng báo động. Họ phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Philippines, Việt Nam, Nhật Bản và Australia. Càng có nhu cầu được cái dù quân sự Mỹ che chở. Sau khi Trung Cộng xây các căn cứ mới, những cuộc tập trận chung được tổ chức nhiều hơn, nhiều mặt hoạt động rộng hơn, so với trước năm 2014. Mỹ chính thức mời Nhật cùng bảo vệ vùng biển Ðông Nam Á. Phi cơ P-3C của không lực Nhật Bản đã bay tới Ðà Nẵng lần thứ hai, sau khi Trung Cộng xây các căn cứ mới.
Tóm lại, trong việc Trung Cộng xây thêm căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo, lợi bất cập hại. Có phải giới lãnh đạo Bắc Kinh đã hành động dại dột hay không?
Phải giả thiết rằng họ không dại dột. Họ đầy đủ thông tin và đủ trí thông minh, nếu không hơn thì cũng không kém gì chúng ta. Họ phải biết những hành động gây sự mới này chẳng được lợi bao nhiêu trong khi gây nhiều hậu quả bất lợi.
Cho nên chỉ có thể giải thích những hành động “dại dột” của Trung Cộng nếu công nhận họ có những mục tiêu đặc biệt mà người ngoài không thấy.
Việc xây dựng các căn cứ quân vừa qua của Trung Cộng có thể nhắm một mục tiêu nhỏ hơn các suy nghĩ của mọi người. Họ chỉ nhắm vào một nước Việt Nam. Họ chấp nhận những phản ứng bất lợi từ nước Mỹ và Philippines, Nhật Bản, trong một thời gian ngắn. Sau khi mục tiêu nhắm riêng vào Việt Nam đã đạt được, Bắc Kinh vẫn có thể sẽ tỏ thái độ hòa hoãn, gây thiện cảm với các nước này bằng cách khác, để xóa bỏ những phản ứng xấu họ mới gây ra. Bắc Kinh chỉ cần ngưng các lời lẽ hiếu chiến đối với Tokyo và Manilla trong nửa năm thì cả chính quyền Mỹ cũng được thoa dịu, coi như Trung Cộng đã lùi bước.
Nhưng riêng với Việt Nam thì khác. Trung Cộng đã củng cố những hòn đảo chiếm được của nước ta ở Hoàng Sa và Trường Sa. Họ muốn tình trạng đó càng ngày càng được phơi bày trước thế giới một cách rõ ràng, cụ thể, hiển nhiên hơn. Họ muốn đặt dân tộc Việt Nam trước một “sự đã rồi” rõ ràng, chặt chẽ, hơn, khó tháo gỡ hơn. Trung Cộng sẽ phân trần với cả thế giới rằng họ không có ý khiêu khích Mỹ hay Nhật, không muốn “thay đổi nguyên trạng” trong cả vùng Ðông Nam Á,” liên can đến các nước khác. Họ sẽ chứng tỏ với mọi người rằng họ chỉ muốn “củng cố nguyên trạng” tại các hòn đảo đã cướp được của Việt Nam, trong viễn tượng một tương lai lâu dài và không thể đảo ngược lại.
Ðể biện minh cho hành động này, Trung Cộng chỉ cần trưng ra một lần nữa những thứ như bức công hàm của Phạm Văn Ðồng năm 1958, các sách giáo khoa và bản đồ do Cộng Sản Việt Nam ấn hành từng công nhận các quần đảo trên thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Khi Ðảng Cộng Sản Việt Nam không dám có một hành động nào mạnh hơn những lời phản đối chiếu lệ như trước đây, thì tình trạng “ván đã đóng thuyền” càng ngày càng khó đảo ngược. Nước Việt Nam sẽ tiếp tục bị cô lập. Các nước khác sẽ không có lý do nào, và cũng chẳng có quyền lợi nào, để phản đối mối quan hệ bang giao giữa Trung Cộng với Việt Nam, trong khi hai Ðảng Cộng Sản vẫn song ca bài Bốn Tốt và 16 Chữ Vàng. Cuối cùng, việc xây dựng các căn cứ và phi trường mới chỉ xác nhận cụ thể hành động bán đứt Hoàng Sa và Trường Sa của Ðảng Cộng Sản Việt Nam mà thôi.
Tiến trình chứng tỏ “ván đã đóng thuyền” này đã được tiến hành từ năm 1974 đến nay. Câu hỏi còn lại là tại sao giới lãnh đạo Bắc Kinh lại thực hiện các công trình mới một cách gấp rút trong thời gian chưa đầy một năm qua? Tại sao họ không tiếp tục đi từng bước nhỏ như trong bốn chục năm vẫn làm, qua những việc thành lập quận Tam Sa; việc đánh, giết các ngư dân người Việt; đưa giàn khoan lớn vào hải phận Việt Nam; hoặc lâu lâu ban hành các lệnh cấm tàu đánh cá Việt Nam hoạt động?
Chỉ có một lý do, là Bắc Kinh lo ngại Việt Nam sẽ thay đổi; và thay đổi nhanh chóng trước khi họ hoàn tất các biện pháp củng cố cần thiết. Xây dựng các căn cứ quân sự mới là một việc cụ thể, cần thiết để xác nhận chủ quyền của Trung Cộng.
Nhưng Trung Cộng có lo ngại chính Việt Cộng sẽ thay đổi hay không? Ðiều này khó xảy ra. Ðạo quân tình báo Trung Cộng vẫn nắm chắc Ðảng Cộng Sản Việt Nam trong tay. Giới lãnh đạo Việt Cộng vẫn tiếp tục để cho Trung Cộng thao túng về kinh tế, chính trị, ngoại giao, không một cá nhân nào trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Cộng đủ sức thay đổi.
Cho nên, mối lo thực của Trung Cộng là cả chế độ Cộng Sản Việt Nam sẽ tan rã và sụp đổ trước khi Trung Cộng củng cố vững chắc việc mua đứt các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tình báo của Bắc Kinh cũng biết chế độ Cộng Sản Việt Nam đang mong manh. Bất cứ một chính quyền mới nào ở Việt Nam mà không thuộc Ðảng Cộng Sản cũng có thể thay đổi quan điểm đối ngoại. Ðặc biệt là trong mối bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, một chính quyền không Cộng Sản có thể xóa bỏ trên danh nghĩa tất cả các cam kết đối với Trung Cộng, trong đó có lá thư của Phạm Văn Ðồng. Khi đó, tất cả công trình của Ðảng Cộng Sản Trung Hoa thực hiện ở Biển Ðông sẽ bị thế giới nhìn bằng con mắt khác.
Tóm lại, Trung Cộng không dại dột. Họ chỉ lo xa, tính kỹ, “tiên hạ thủ vi cường” khi lo dân Việt Nam có thể thay đổi cuộc cờ, không biết lúc nào!
Theo Người Việt-05-30- 2015 3:15:11 PM
Ngô Nhân Dụng
Từ năm 2002 Trung Cộng đã thỏa thuận với các nước Ðông Nam Á là không thay đổi “nguyên trạng” trên các hòn đảo tranh chấp. Ðắp các đảo nhân tạo không những làm trái thỏa thuận này mà còn vi phạm luật pháp quốc tế. Trung Cộng được lợi gì khi thay đổi nguyên trạng?
Về mặt quân sự, mấy phi trường và căn cứ mới chỉ có chút giá trị nếu Trung Cộng đánh nhau với Việt Nam. Nhưng tất cả đều là những căn cứ cố định, phơi bày giữa biển chứ không giống những đoàn quân chui rúc trong rừng; cho nên có thể bị hỏa tiễn Mỹ xóa tan ngay trong một cuộc đụng độ giữa Trung Cộng với Philippines hay Nhật Bản, là những nước được hiệp ước an ninh với Mỹ bảo vệ.
Về mặt kinh tế, Trung Cộng không cần phải có các căn cứ quân sự mới làm gì. Ðường tiếp tế dầu khí và nguyên liệu cho kinh tế Trung Quốc chưa bao giờ bị de dọa bằng vũ lực; mà nếu bị đe dọa thì các căn cứ mới cũng không không ngăn cản được ai. Từ mấy chục năm nay Trung Cộng vẫn muốn chiếm các mỏ dầu khí trong vùng; các nước khác vẫn phản đối; tình trạng giằng co này sẽ còn kéo dài trong mấy chục năm nữa. Thế cân bằng quân sự của Trung Cộng không mạnh hơn nhờ mấy phi trường mới vội vàng xây lên và sức mạnh pháp lý cũng vậy. Phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng Trung Cộng, Dương Vũ Quân, mới nói rằng họ lập các căn cứ mới trên đảo để giúp cộng đồng quốc tế trong việc bảo vệ môi trường và cứu nạn trên biển. Không ai tin rằng họ chỉ nghĩ đến việc phước thiện như vậy.
Cho nên, Trung Cộng không được lợi gì khi hấp tấp xây dựng các căn cứ mới trên các hải đảo của nước ta, như đảo Gạc Ma, đảo Chữ Thập. Ngược lại, họ tự gây ra nhiều điều bất lợi.
Tạo cơ hội cho phi cơ thám thính Mỹ biểu diễn bay qua các phi trường mới xây là một bất lợi. Khi Trung Cộng bắn các tàu đánh cá người Việt Nam, hay khi đem giàn khoan tới cắm trong hải phận nước ta, chính quyền Mỹ không làm gì để phản đối cả. Ðáng lẽ Bắc Kinh nên tiếp tục khuyến khích chính quyền Mỹ cứ đứng xa mà nhìn như vậy. Một tay cường hào đang lén lút chiếm đất của hàng xóm thì tốt nhất không nên để cho cả làng, cả nước chú ý đến việc mình làm. Gây sự khiến có người lên tiếng cảnh cáo, là dại. Trâng tráo nói các hòn đảo mới chiếm là của mình, rồi bị bác bỏ, càng dại nữa. Người nào đã nói lời bác bỏ đó, họ sẽ không thể ngoảnh mặt làm ngơ nếu tên cường hào ăn hiếp lối xóm hung bạo hơn. Tờ Hoàn Cầu Thời Báo dẫn lời Bành Quang Khiêm, giáo sư Học Viện Quân Sự, đả kích Mỹ “từ ngàn dặm bay tới trước cổng nhà, khiến Trung Quốc bắt buộc phải tự vệ!” Nhưng cả thế giới không ai tin luận điệu vừa ăn cướp vừa la làng đó.
Mối bất lợi thứ hai là Trung Cộng đã khiến các nước trong vùng bị đặt trong tình trạng báo động. Họ phải liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Philippines, Việt Nam, Nhật Bản và Australia. Càng có nhu cầu được cái dù quân sự Mỹ che chở. Sau khi Trung Cộng xây các căn cứ mới, những cuộc tập trận chung được tổ chức nhiều hơn, nhiều mặt hoạt động rộng hơn, so với trước năm 2014. Mỹ chính thức mời Nhật cùng bảo vệ vùng biển Ðông Nam Á. Phi cơ P-3C của không lực Nhật Bản đã bay tới Ðà Nẵng lần thứ hai, sau khi Trung Cộng xây các căn cứ mới.
Tóm lại, trong việc Trung Cộng xây thêm căn cứ quân sự trên các đảo nhân tạo, lợi bất cập hại. Có phải giới lãnh đạo Bắc Kinh đã hành động dại dột hay không?
Phải giả thiết rằng họ không dại dột. Họ đầy đủ thông tin và đủ trí thông minh, nếu không hơn thì cũng không kém gì chúng ta. Họ phải biết những hành động gây sự mới này chẳng được lợi bao nhiêu trong khi gây nhiều hậu quả bất lợi.
Cho nên chỉ có thể giải thích những hành động “dại dột” của Trung Cộng nếu công nhận họ có những mục tiêu đặc biệt mà người ngoài không thấy.
Việc xây dựng các căn cứ quân vừa qua của Trung Cộng có thể nhắm một mục tiêu nhỏ hơn các suy nghĩ của mọi người. Họ chỉ nhắm vào một nước Việt Nam. Họ chấp nhận những phản ứng bất lợi từ nước Mỹ và Philippines, Nhật Bản, trong một thời gian ngắn. Sau khi mục tiêu nhắm riêng vào Việt Nam đã đạt được, Bắc Kinh vẫn có thể sẽ tỏ thái độ hòa hoãn, gây thiện cảm với các nước này bằng cách khác, để xóa bỏ những phản ứng xấu họ mới gây ra. Bắc Kinh chỉ cần ngưng các lời lẽ hiếu chiến đối với Tokyo và Manilla trong nửa năm thì cả chính quyền Mỹ cũng được thoa dịu, coi như Trung Cộng đã lùi bước.
Nhưng riêng với Việt Nam thì khác. Trung Cộng đã củng cố những hòn đảo chiếm được của nước ta ở Hoàng Sa và Trường Sa. Họ muốn tình trạng đó càng ngày càng được phơi bày trước thế giới một cách rõ ràng, cụ thể, hiển nhiên hơn. Họ muốn đặt dân tộc Việt Nam trước một “sự đã rồi” rõ ràng, chặt chẽ, hơn, khó tháo gỡ hơn. Trung Cộng sẽ phân trần với cả thế giới rằng họ không có ý khiêu khích Mỹ hay Nhật, không muốn “thay đổi nguyên trạng” trong cả vùng Ðông Nam Á,” liên can đến các nước khác. Họ sẽ chứng tỏ với mọi người rằng họ chỉ muốn “củng cố nguyên trạng” tại các hòn đảo đã cướp được của Việt Nam, trong viễn tượng một tương lai lâu dài và không thể đảo ngược lại.
Ðể biện minh cho hành động này, Trung Cộng chỉ cần trưng ra một lần nữa những thứ như bức công hàm của Phạm Văn Ðồng năm 1958, các sách giáo khoa và bản đồ do Cộng Sản Việt Nam ấn hành từng công nhận các quần đảo trên thuộc chủ quyền của Bắc Kinh. Khi Ðảng Cộng Sản Việt Nam không dám có một hành động nào mạnh hơn những lời phản đối chiếu lệ như trước đây, thì tình trạng “ván đã đóng thuyền” càng ngày càng khó đảo ngược. Nước Việt Nam sẽ tiếp tục bị cô lập. Các nước khác sẽ không có lý do nào, và cũng chẳng có quyền lợi nào, để phản đối mối quan hệ bang giao giữa Trung Cộng với Việt Nam, trong khi hai Ðảng Cộng Sản vẫn song ca bài Bốn Tốt và 16 Chữ Vàng. Cuối cùng, việc xây dựng các căn cứ và phi trường mới chỉ xác nhận cụ thể hành động bán đứt Hoàng Sa và Trường Sa của Ðảng Cộng Sản Việt Nam mà thôi.
Tiến trình chứng tỏ “ván đã đóng thuyền” này đã được tiến hành từ năm 1974 đến nay. Câu hỏi còn lại là tại sao giới lãnh đạo Bắc Kinh lại thực hiện các công trình mới một cách gấp rút trong thời gian chưa đầy một năm qua? Tại sao họ không tiếp tục đi từng bước nhỏ như trong bốn chục năm vẫn làm, qua những việc thành lập quận Tam Sa; việc đánh, giết các ngư dân người Việt; đưa giàn khoan lớn vào hải phận Việt Nam; hoặc lâu lâu ban hành các lệnh cấm tàu đánh cá Việt Nam hoạt động?
Chỉ có một lý do, là Bắc Kinh lo ngại Việt Nam sẽ thay đổi; và thay đổi nhanh chóng trước khi họ hoàn tất các biện pháp củng cố cần thiết. Xây dựng các căn cứ quân sự mới là một việc cụ thể, cần thiết để xác nhận chủ quyền của Trung Cộng.
Nhưng Trung Cộng có lo ngại chính Việt Cộng sẽ thay đổi hay không? Ðiều này khó xảy ra. Ðạo quân tình báo Trung Cộng vẫn nắm chắc Ðảng Cộng Sản Việt Nam trong tay. Giới lãnh đạo Việt Cộng vẫn tiếp tục để cho Trung Cộng thao túng về kinh tế, chính trị, ngoại giao, không một cá nhân nào trong hàng ngũ lãnh đạo Việt Cộng đủ sức thay đổi.
Cho nên, mối lo thực của Trung Cộng là cả chế độ Cộng Sản Việt Nam sẽ tan rã và sụp đổ trước khi Trung Cộng củng cố vững chắc việc mua đứt các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tình báo của Bắc Kinh cũng biết chế độ Cộng Sản Việt Nam đang mong manh. Bất cứ một chính quyền mới nào ở Việt Nam mà không thuộc Ðảng Cộng Sản cũng có thể thay đổi quan điểm đối ngoại. Ðặc biệt là trong mối bang giao giữa Việt Nam và Trung Quốc, một chính quyền không Cộng Sản có thể xóa bỏ trên danh nghĩa tất cả các cam kết đối với Trung Cộng, trong đó có lá thư của Phạm Văn Ðồng. Khi đó, tất cả công trình của Ðảng Cộng Sản Trung Hoa thực hiện ở Biển Ðông sẽ bị thế giới nhìn bằng con mắt khác.
Tóm lại, Trung Cộng không dại dột. Họ chỉ lo xa, tính kỹ, “tiên hạ thủ vi cường” khi lo dân Việt Nam có thể thay đổi cuộc cờ, không biết lúc nào!
Theo Người Việt-05-30- 2015 3:15:11 PM
Ngô Nhân Dụng
Việt Nam cái gì cũng tốt hơn Mỹ!
Theo Người Việt- 06-01-2015 1:18:51 PM
LTS: “Biết Tỏ Cùng Ai” do cô Nguyệt Nga phụ trách, nhằm mục đích góp ý, chia sẻ những ưu tư, vướng mắc về những vấn đề liên quan đến cuộc sống, đời thường mà quý vị không biết tỏ cùng ai. Thư từ xin gửi về: Người Việt (Biết Tỏ Cùng Ai), 14771 Moran St. Westminster, CA 92683, hay email: conguyetnga@gmail.com
Tui là một bà già khó tính, tự thấy và cũng nghe qua nhận xét của các bạn chung quanh. Thì cứ cho là vậy! Nhưng mà những chuyện trái tai thì tức lắm. Đôi khi cũng tự nhủ hơi đâu để ý chuyện người ta, nhưng rồi một khi tự nhủ như vậy thì hình như nghĩ đến nó nhiều hơn và tức… nhiều hơn.
Nhưng giờ thì phải la lên để nhờ quý bạn giúp, vì chuyện bây giờ không ở ngoài đường nữa mà nó đã chình ình trong nhà.
Tui có người em dâu, mới qua sau này, mẹ tôi mất sớm, nhà có hai chị em, nên em trai (và giờ thêm em dâu) ở chung với gia đình tôi. Cô ấy thì hiền lành dễ thương, chỉ có một thứ mà tôi không chịu nổi là, cái gì cũng khen Việt Nam, từ giáo dục, y tế, hàng hóa, thức ăn... Cô ấy chê tất cả những món ăn Việt Nam, tại Mỹ. Cô ấy cho là nấu không đúng cách. Đi coi hát thì cô ấy cho là ca sĩ ở Mỹ hát không được đào tạo tại trường lớp.
Thậm chí con gái tôi hiếm muộn, muốn đi bác sĩ nhờ chữa, thì cô ấy khuyên nên về Việt Nam, chữa rẻ mà hữu hiệu. Vì Việt Nam đã làm thống kê, số thành công rất cao.
Tôi cần phải mổ mắt và đang chờ bảo hiểm cho phép, thì cô ấy khuyên, bỏ tiền mua cái vé về Việt Nam, chẳng cần chờ đợi gì, vừa đi chơi vừa được chữa bệnh.
Cô ấy ca ngợi đủ thứ, nào là Việt Nam cái gì cũng có mà cái gì cũng rẻ mạt. Ở Mỹ chỉ có hàng Mỹ, còn ở Việt Nam thì hàng hóa của khắp nơi đổ về. Thức ăn thì cái gì cũng tươi rói... Muốn hàng hiệu thì ê hề, hiệu gì cũng có...
Tôi điên lên vì nghe cô ấy ca ngợi Việt Nam. Chỉ muốn nói thẳng thừng: Việt Nam tốt, hay, thì về Việt Nam mà ở! Nhưng đâu được nói vậy, còn em trai mình nữa, tôi thương em tôi nên cắn răng mà nghe những điều ngu ngốc kia. Rồi ở lâu cô ấy có đỡ bớt những ngu ngốc đó không? Sau này cô ấy có con, lúc đó đứa bé là cháu tôi, liệu cô có dạy cho nó những điều như cô ấy hiện có không? Em trai tôi có khi nào vài năm nữa trở thành một bản sao của cô ấy không?
Chuyện chưa xảy ra mà sao thấy kinh quá!
KPNgNg
Góp ý của độc giả:
*HueMai:
Những gì cô em dâu chị nhận xét cho thấy trình độ hiểu biết của cô ấy rất thấp, thật tội nghiệp cho người em trai của chị. Nếu tôi ở địa vị của chị, mỗi khi cô em dâu mở miệng khen Việt Nam cái gì cũng hay, cũng tốt hơn Mỹ, tôi sẽ nghiêm mặt lại, nói rõ ràng: "Chị hoàn toàn thấy ngược lại, đó là lý do chị chọn sang Mỹ sinh sống; Chị không muốn tranh luận với em về vấn đề này, và chị có một yêu cầu, em đừng bao giờ nói đến chuyện này khi có mặt chị." Chấm hết.
*Chú Hai:
Em dâu của chị nói đúng. Việt Nam ta có đủ mọi thứ, mọi dịch vụ, nhập khẩu nhiều, mà xuất khẩu cũng nhiều (kể cả người). Việt Nam bây giờ không cần có nghề chuyên môn, không cần phải sản xuất chỉ cần giỏi lèo lách môi giới là sống được. Hàng hóa thì thiệt có, giả có. Nói chung, giá nào cũng có.
Thật ra, còn nhiều... nhiều nữa!
Chứ không như cái xứ Hoa Kỳ! Mỗi người đều phải đi làm để có cái ăn cái mặc. Trong khi đó Việt Nam chỉ cần có con gái gả được cho người Đài Loan, Đại Hàn là cứu nghèo hay tệ chút nữa là có chồng Việt Kiều Mỹ như cô ấy là kiếm cơm được rồi.
Cái xứ sở gì kỳ! Làm gì ra cũng phải đóng thuế, nghề gì cũng phải cần có bằng. Trong khi ở Việt Nam ta đa số, thì không!
Chính phủ Mỹ, người Mỹ thậm chí đến người Mỹ gốc Việt cũng ngu luôn. Lớn ngu theo lớn, nhỏ ngu theo nhỏ, không cần biết có dư ăn dư để hay không, hoặc còn mắc nợ hay không, khi cần thì cứ làm từ thiện. Còn Việt Nam thì ít khi thấy, mặc dù giàu nức tường đổ vách!
Còn lắm cái kỳ khác nữa!
Thưa chị KPNgNg,
Có lẽ cô ấy bị thất vọng khi phải đối diện với một thực tế hơi phủ phàng, không như lúc còn ở Việt Nam chờ đi Mỹ, chỉ cần một cú phone cho vị hôn phu ở Mỹ là cô ta có đủ mọi thứ.
Biết giúp chị thế nào bây giờ! Chắc phải chờ thời gian cho cô ấy quen dần với môi trường mới này. Vì Việt Nam ta có câu: "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Lo gì đến em trai hoặc cháu kêu bằng cô của chị sau này bị cô ta "Việt Nam hóa!", chắc "Mỹ hóa" thì có. Nói theo kiểu đao to búa lớn một tí "chủ nghĩa lỗi thời, xa xưa đó sẽ bị nghiền nát bởi bánh xe lịch sử trong hiện tại".
Tóm lại, vấn đề quan trọng là do ở em trai của chị: Đón vợ về để xây dựng tổ ấm hay rước bông về để chưng mà thôi!
Chúc chị luôn bình an! Vì cuộc đời thật ngắn ngủi!
*VanNguyen:
Mến gởi cô KPNgNg,
Cháu cũng có vài người quen lúc mới qua Mỹ cũng có cách nói chuyện như cô em dâu của cô. Đúng là khi mình nghe thì thấy chướng tai lắm, nhưng những chuyện nhỏ nhặt như vậy đâu có đáng để cho mình gây gỗ gây mích lòng phải không. Từ từ rồi thời gian sẽ làm cho cô em dâu thay đổi cách suy nghĩ, bây giờ cổ nói gì thì cô cũng chỉ nên cười cười thôi.
*Chú Xem:
Nếu ai đó cho rằng "Việt Nam cái gì cũng tốt hơn Mỹ" thì mình phải hỏi lại là có biết nhiều chưa mà nói! Vì trên đời này không có cái gì là tuyệt đối cả. Ở đâu cũng có cái tốt, cái xấu; Có bề mặt cũng phải có bề trái; Miễn được cái này thì mất cái kia... Như vậy mới gọi là cuộc đời, có phải là thiên đường đâu!
Thật ra nghe chuyện chướng tai này nghĩ cũng bực nhưng thôi chị phải thương cô em dâu hơn là buồn. Cứ xem như cô ấy sống ở Mỹ mới đầu hôm sớm mai, chẳng khác nào con ếch đang ngồi ở đáy giếng, nên mới dám nói là bầu trời chỉ bằng cái miệng giếng thôi! Hoặc biết mà vốn dĩ con người có tính hay đứng núi này trông núi nọ.
Theo tôi, những lúc cô ấy ra rả ca ngợi như thế thì cứ nói thẳng mà chẳng sợ mất lòng gì cả: Con người ta không thể lựa chọn nơi sinh, nhưng có quyền chọn nơi để mà sống. Như em muốn có chồng Mỹ, đi sống ở Mỹ, từ một nước CS còn vẫn được, thì bây giờ em ráng làm có tiền cho nhiều đi, mai kia mốt nọ muốn về Việt Nam để huởng thụ những cái tốt đó, lúc nào lại chẳng được. Chắc mới qua nên em chưa được nghe, chứ chị đã nghe người ta nói nhiều và rất nhiều cái xấu ở Mỹ nữa chẳng hạn như đi làm gọi là đi cày cực như trâu, nửa đêm gà gáy phải thức dậy đi làm, trời đổ tuyết băng giá cũng phải đi, làm thì ăn đứng ăn ngồi, bệnh đau nhiều lúc không dám nghỉ cũng phải mang thuốc vô hãng để uống vì sợ nghỉ nhiều quá chủ đuổi, đã vậy còn phải è cổ ra đóng thuế,... Còn ở Việt Nam dân lao động cũng sáng cà phê, chiều nhậu, hoặc khá tí nữa là có nguồn viện trợ nước ngoài sống sung sướng hơn ở đây nhiều...Thành ra chị nghe quá đủ rồi em ạ!
"Tui là một bà già khó tính, tự thấy và cũng nghe qua nhận xét của các bạn chung quanh."
Thôi chúc chị bớt khó tánh cho em cháu nó nhờ!
*Thiện:
Chào cô KPNgNg (Có phải tên cô là “Không phải Nguyệt Nga”!?) Tôi thấy trường hợp như em dâu cô xảy ra nhiều nhất là ở mấy người mới qua, cái gì cũng chê. Theo tôi, họ chê chỉ vì thiếu tự tin, sợ người bên Mỹ chê họ, nhà quê, hai lúa, tư ếch... nên họ vội “xù lông nhím” để tự vệ trước, bằng cách cái gì cũng chê.
Những người này, rồi chừng vài năm sau, họ đã đủ lông cánh, hoặc đã vài lần về thăm quê hương thì lúc qua lại nói giọng khinh bạc, cái gì cũng chê Việt Nam cho coi. Yên chí đi cô ơi
*Vấn đề mới:
Anh không bao giờ bỏ vợ.
Thưa cô Nguyệt Nga, năm nay cháu 22 tuổi, cháu đang ở Việt Nam, cháu có nghề nghiệp vững chắc và có vẻ bên ngoài cũng vào loại khá. Cháu yêu chó và vừa mất con chó cưng. Cháu buồn lắm nên tìm vui qua face book. Ở đây cháu quen một anh cũng vừa mất chú chó cưng.
Đồng cảnh ngộ, tụi cháu dễ dàng thân nhau. Anh 38 tuổi, có vợ, hình như không có con. Trong câu chuyện tụi cháu chỉ nói về chó.
Một hôm cháu nhắn tin cho anh, nói là cháu có 2 tiếng đồng hồ rảnh, đang muốn đi mua một con chó mới, anh có muốn đi với cháu không? Anh OK và hẹn sẽ đến đón cháu ở cơ quan. Anh nói, anh chỉ có xe đạp, tùy cháu, có muốn đi thì đi. Cháu tưởng ảnh đùa. Ai ngờ ảnh đến xe đạp thật! Vừa thấy cháu, anh nói: Vợ anh bệnh, anh ở trong ấy từ hôm qua đến nay, nên người rất hôi hám, tùy, có muốn đi thì đi. Cháu có cảm tưởng anh chỉ đi với cháu vì lòng yêu... chó.
Trong hai tiếng đồng hồ đó, cháu biết thêm về anh, một người cực kỳ thương vợ. Sinh nhật vợ, ảnh dám bỏ ra 700 đô để mua chó cho vợ, nay chó mất, anh cũng đang kiếm để mua đền bù cho vợ, có lẽ vì thế mà ảnh nhận lời đi với cháu. Vợ anh bệnh đã 3 tháng nay, không kiểm soát được vấn đề tiêu tiểu, và anh là người lo cho vợ trong nhà thương. Hằng ngày, mẹ vợ vào thay cho anh về nhà tắm rửa thay áo quần.
Cháu gọi đúng lúc anh vừa rời bệnh viện. Mua chó xong, cháu và anh chia tay.
Từ khi chia tay với anh, lòng cháu không một phút giây nào phai nhòa hình bóng của anh, chiếc quần sọc, áo thun, chiếc xe đạp gớm chết đã chở cháu. Cái vẻ bất cần trước một cô gái đẹp và ngay cả những điều anh nói về vợ anh một cách thiết tha thương mến. Tất cả như bám vào cháu mọi nơi mọi lúc.
Cháu đã nói hết lòng cháu với anh, và anh nói, cháu nên tìm người khác đi, đẹp như cháu khối gì kẻ theo, anh không bao giờ bỏ vợ anh để theo cháu.
Cháu nói cháu không đòi hỏi anh bỏ vợ, cháu chỉ xin đi bên cạnh cuộc đời của anh mà thôi.
Thưa cô Nguyệt Nga và quý độc giả, giúp cho cháu đứng vững trước những u mê này.
Thi
*Nguyệt Nga rất mong nhận được sự góp ý của quí độc giả xa gần. Thư góp ý, quý độc giả gửi sớm cho Nguyệt Nga, gửi chậm, tòa soạn không thể đăng được vì đã sang một đề tài khác.
Thư từ gửi: conguyetnga@gmail.com
Hay thư về: Mục Biết Tỏ Cùng Ai
14771 Moran st.
Westminster, CA 92683, USA
LTS: “Biết Tỏ Cùng Ai” do cô Nguyệt Nga phụ trách, nhằm mục đích góp ý, chia sẻ những ưu tư, vướng mắc về những vấn đề liên quan đến cuộc sống, đời thường mà quý vị không biết tỏ cùng ai. Thư từ xin gửi về: Người Việt (Biết Tỏ Cùng Ai), 14771 Moran St. Westminster, CA 92683, hay email: conguyetnga@gmail.com
Tui là một bà già khó tính, tự thấy và cũng nghe qua nhận xét của các bạn chung quanh. Thì cứ cho là vậy! Nhưng mà những chuyện trái tai thì tức lắm. Đôi khi cũng tự nhủ hơi đâu để ý chuyện người ta, nhưng rồi một khi tự nhủ như vậy thì hình như nghĩ đến nó nhiều hơn và tức… nhiều hơn.
Nhưng giờ thì phải la lên để nhờ quý bạn giúp, vì chuyện bây giờ không ở ngoài đường nữa mà nó đã chình ình trong nhà.
Tranh minh họa: Họa Sĩ Nguyễn Thanh Vân/Người Việt
Tui có người em dâu, mới qua sau này, mẹ tôi mất sớm, nhà có hai chị em, nên em trai (và giờ thêm em dâu) ở chung với gia đình tôi. Cô ấy thì hiền lành dễ thương, chỉ có một thứ mà tôi không chịu nổi là, cái gì cũng khen Việt Nam, từ giáo dục, y tế, hàng hóa, thức ăn... Cô ấy chê tất cả những món ăn Việt Nam, tại Mỹ. Cô ấy cho là nấu không đúng cách. Đi coi hát thì cô ấy cho là ca sĩ ở Mỹ hát không được đào tạo tại trường lớp.
Thậm chí con gái tôi hiếm muộn, muốn đi bác sĩ nhờ chữa, thì cô ấy khuyên nên về Việt Nam, chữa rẻ mà hữu hiệu. Vì Việt Nam đã làm thống kê, số thành công rất cao.
Tôi cần phải mổ mắt và đang chờ bảo hiểm cho phép, thì cô ấy khuyên, bỏ tiền mua cái vé về Việt Nam, chẳng cần chờ đợi gì, vừa đi chơi vừa được chữa bệnh.
Cô ấy ca ngợi đủ thứ, nào là Việt Nam cái gì cũng có mà cái gì cũng rẻ mạt. Ở Mỹ chỉ có hàng Mỹ, còn ở Việt Nam thì hàng hóa của khắp nơi đổ về. Thức ăn thì cái gì cũng tươi rói... Muốn hàng hiệu thì ê hề, hiệu gì cũng có...
Tôi điên lên vì nghe cô ấy ca ngợi Việt Nam. Chỉ muốn nói thẳng thừng: Việt Nam tốt, hay, thì về Việt Nam mà ở! Nhưng đâu được nói vậy, còn em trai mình nữa, tôi thương em tôi nên cắn răng mà nghe những điều ngu ngốc kia. Rồi ở lâu cô ấy có đỡ bớt những ngu ngốc đó không? Sau này cô ấy có con, lúc đó đứa bé là cháu tôi, liệu cô có dạy cho nó những điều như cô ấy hiện có không? Em trai tôi có khi nào vài năm nữa trở thành một bản sao của cô ấy không?
Chuyện chưa xảy ra mà sao thấy kinh quá!
KPNgNg
Góp ý của độc giả:
*HueMai:
Những gì cô em dâu chị nhận xét cho thấy trình độ hiểu biết của cô ấy rất thấp, thật tội nghiệp cho người em trai của chị. Nếu tôi ở địa vị của chị, mỗi khi cô em dâu mở miệng khen Việt Nam cái gì cũng hay, cũng tốt hơn Mỹ, tôi sẽ nghiêm mặt lại, nói rõ ràng: "Chị hoàn toàn thấy ngược lại, đó là lý do chị chọn sang Mỹ sinh sống; Chị không muốn tranh luận với em về vấn đề này, và chị có một yêu cầu, em đừng bao giờ nói đến chuyện này khi có mặt chị." Chấm hết.
*Chú Hai:
Em dâu của chị nói đúng. Việt Nam ta có đủ mọi thứ, mọi dịch vụ, nhập khẩu nhiều, mà xuất khẩu cũng nhiều (kể cả người). Việt Nam bây giờ không cần có nghề chuyên môn, không cần phải sản xuất chỉ cần giỏi lèo lách môi giới là sống được. Hàng hóa thì thiệt có, giả có. Nói chung, giá nào cũng có.
Thật ra, còn nhiều... nhiều nữa!
Chứ không như cái xứ Hoa Kỳ! Mỗi người đều phải đi làm để có cái ăn cái mặc. Trong khi đó Việt Nam chỉ cần có con gái gả được cho người Đài Loan, Đại Hàn là cứu nghèo hay tệ chút nữa là có chồng Việt Kiều Mỹ như cô ấy là kiếm cơm được rồi.
Cái xứ sở gì kỳ! Làm gì ra cũng phải đóng thuế, nghề gì cũng phải cần có bằng. Trong khi ở Việt Nam ta đa số, thì không!
Chính phủ Mỹ, người Mỹ thậm chí đến người Mỹ gốc Việt cũng ngu luôn. Lớn ngu theo lớn, nhỏ ngu theo nhỏ, không cần biết có dư ăn dư để hay không, hoặc còn mắc nợ hay không, khi cần thì cứ làm từ thiện. Còn Việt Nam thì ít khi thấy, mặc dù giàu nức tường đổ vách!
Còn lắm cái kỳ khác nữa!
Thưa chị KPNgNg,
Có lẽ cô ấy bị thất vọng khi phải đối diện với một thực tế hơi phủ phàng, không như lúc còn ở Việt Nam chờ đi Mỹ, chỉ cần một cú phone cho vị hôn phu ở Mỹ là cô ta có đủ mọi thứ.
Biết giúp chị thế nào bây giờ! Chắc phải chờ thời gian cho cô ấy quen dần với môi trường mới này. Vì Việt Nam ta có câu: "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài". Lo gì đến em trai hoặc cháu kêu bằng cô của chị sau này bị cô ta "Việt Nam hóa!", chắc "Mỹ hóa" thì có. Nói theo kiểu đao to búa lớn một tí "chủ nghĩa lỗi thời, xa xưa đó sẽ bị nghiền nát bởi bánh xe lịch sử trong hiện tại".
Tóm lại, vấn đề quan trọng là do ở em trai của chị: Đón vợ về để xây dựng tổ ấm hay rước bông về để chưng mà thôi!
Chúc chị luôn bình an! Vì cuộc đời thật ngắn ngủi!
*VanNguyen:
Mến gởi cô KPNgNg,
Cháu cũng có vài người quen lúc mới qua Mỹ cũng có cách nói chuyện như cô em dâu của cô. Đúng là khi mình nghe thì thấy chướng tai lắm, nhưng những chuyện nhỏ nhặt như vậy đâu có đáng để cho mình gây gỗ gây mích lòng phải không. Từ từ rồi thời gian sẽ làm cho cô em dâu thay đổi cách suy nghĩ, bây giờ cổ nói gì thì cô cũng chỉ nên cười cười thôi.
*Chú Xem:
Nếu ai đó cho rằng "Việt Nam cái gì cũng tốt hơn Mỹ" thì mình phải hỏi lại là có biết nhiều chưa mà nói! Vì trên đời này không có cái gì là tuyệt đối cả. Ở đâu cũng có cái tốt, cái xấu; Có bề mặt cũng phải có bề trái; Miễn được cái này thì mất cái kia... Như vậy mới gọi là cuộc đời, có phải là thiên đường đâu!
Thật ra nghe chuyện chướng tai này nghĩ cũng bực nhưng thôi chị phải thương cô em dâu hơn là buồn. Cứ xem như cô ấy sống ở Mỹ mới đầu hôm sớm mai, chẳng khác nào con ếch đang ngồi ở đáy giếng, nên mới dám nói là bầu trời chỉ bằng cái miệng giếng thôi! Hoặc biết mà vốn dĩ con người có tính hay đứng núi này trông núi nọ.
Theo tôi, những lúc cô ấy ra rả ca ngợi như thế thì cứ nói thẳng mà chẳng sợ mất lòng gì cả: Con người ta không thể lựa chọn nơi sinh, nhưng có quyền chọn nơi để mà sống. Như em muốn có chồng Mỹ, đi sống ở Mỹ, từ một nước CS còn vẫn được, thì bây giờ em ráng làm có tiền cho nhiều đi, mai kia mốt nọ muốn về Việt Nam để huởng thụ những cái tốt đó, lúc nào lại chẳng được. Chắc mới qua nên em chưa được nghe, chứ chị đã nghe người ta nói nhiều và rất nhiều cái xấu ở Mỹ nữa chẳng hạn như đi làm gọi là đi cày cực như trâu, nửa đêm gà gáy phải thức dậy đi làm, trời đổ tuyết băng giá cũng phải đi, làm thì ăn đứng ăn ngồi, bệnh đau nhiều lúc không dám nghỉ cũng phải mang thuốc vô hãng để uống vì sợ nghỉ nhiều quá chủ đuổi, đã vậy còn phải è cổ ra đóng thuế,... Còn ở Việt Nam dân lao động cũng sáng cà phê, chiều nhậu, hoặc khá tí nữa là có nguồn viện trợ nước ngoài sống sung sướng hơn ở đây nhiều...Thành ra chị nghe quá đủ rồi em ạ!
"Tui là một bà già khó tính, tự thấy và cũng nghe qua nhận xét của các bạn chung quanh."
Thôi chúc chị bớt khó tánh cho em cháu nó nhờ!
*Thiện:
Chào cô KPNgNg (Có phải tên cô là “Không phải Nguyệt Nga”!?) Tôi thấy trường hợp như em dâu cô xảy ra nhiều nhất là ở mấy người mới qua, cái gì cũng chê. Theo tôi, họ chê chỉ vì thiếu tự tin, sợ người bên Mỹ chê họ, nhà quê, hai lúa, tư ếch... nên họ vội “xù lông nhím” để tự vệ trước, bằng cách cái gì cũng chê.
Những người này, rồi chừng vài năm sau, họ đã đủ lông cánh, hoặc đã vài lần về thăm quê hương thì lúc qua lại nói giọng khinh bạc, cái gì cũng chê Việt Nam cho coi. Yên chí đi cô ơi
*Vấn đề mới:
Anh không bao giờ bỏ vợ.
Thưa cô Nguyệt Nga, năm nay cháu 22 tuổi, cháu đang ở Việt Nam, cháu có nghề nghiệp vững chắc và có vẻ bên ngoài cũng vào loại khá. Cháu yêu chó và vừa mất con chó cưng. Cháu buồn lắm nên tìm vui qua face book. Ở đây cháu quen một anh cũng vừa mất chú chó cưng.
Đồng cảnh ngộ, tụi cháu dễ dàng thân nhau. Anh 38 tuổi, có vợ, hình như không có con. Trong câu chuyện tụi cháu chỉ nói về chó.
Một hôm cháu nhắn tin cho anh, nói là cháu có 2 tiếng đồng hồ rảnh, đang muốn đi mua một con chó mới, anh có muốn đi với cháu không? Anh OK và hẹn sẽ đến đón cháu ở cơ quan. Anh nói, anh chỉ có xe đạp, tùy cháu, có muốn đi thì đi. Cháu tưởng ảnh đùa. Ai ngờ ảnh đến xe đạp thật! Vừa thấy cháu, anh nói: Vợ anh bệnh, anh ở trong ấy từ hôm qua đến nay, nên người rất hôi hám, tùy, có muốn đi thì đi. Cháu có cảm tưởng anh chỉ đi với cháu vì lòng yêu... chó.
Trong hai tiếng đồng hồ đó, cháu biết thêm về anh, một người cực kỳ thương vợ. Sinh nhật vợ, ảnh dám bỏ ra 700 đô để mua chó cho vợ, nay chó mất, anh cũng đang kiếm để mua đền bù cho vợ, có lẽ vì thế mà ảnh nhận lời đi với cháu. Vợ anh bệnh đã 3 tháng nay, không kiểm soát được vấn đề tiêu tiểu, và anh là người lo cho vợ trong nhà thương. Hằng ngày, mẹ vợ vào thay cho anh về nhà tắm rửa thay áo quần.
Cháu gọi đúng lúc anh vừa rời bệnh viện. Mua chó xong, cháu và anh chia tay.
Từ khi chia tay với anh, lòng cháu không một phút giây nào phai nhòa hình bóng của anh, chiếc quần sọc, áo thun, chiếc xe đạp gớm chết đã chở cháu. Cái vẻ bất cần trước một cô gái đẹp và ngay cả những điều anh nói về vợ anh một cách thiết tha thương mến. Tất cả như bám vào cháu mọi nơi mọi lúc.
Cháu đã nói hết lòng cháu với anh, và anh nói, cháu nên tìm người khác đi, đẹp như cháu khối gì kẻ theo, anh không bao giờ bỏ vợ anh để theo cháu.
Cháu nói cháu không đòi hỏi anh bỏ vợ, cháu chỉ xin đi bên cạnh cuộc đời của anh mà thôi.
Thưa cô Nguyệt Nga và quý độc giả, giúp cho cháu đứng vững trước những u mê này.
Thi
*Nguyệt Nga rất mong nhận được sự góp ý của quí độc giả xa gần. Thư góp ý, quý độc giả gửi sớm cho Nguyệt Nga, gửi chậm, tòa soạn không thể đăng được vì đã sang một đề tài khác.
Thư từ gửi: conguyetnga@gmail.com
Hay thư về: Mục Biết Tỏ Cùng Ai
14771 Moran st.
Westminster, CA 92683, USA
Bất chấp tàu Hải quân Trung Quốc đe dọa: Ngư dân Việt Nam quyết bám biển
Theo Thanh niên-June 2, 2015
Sáng 2.6 ngư dân được cứu ở Hoàng Sa đã qua cơn nguy kịch. Cùng lúc ấy, các tàu cá và ngư dân nước ta vẫn tiếp tục đánh bắt ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam mặc cho tàu Hải quân Trung Quốc đe dọa như hành trình cứu nạn vừa qua.
Xuồng cao su tàu SAR 412 tiếp cận tàu câu mực đón ngư dân Ngọc – Ảnh: Xuân Sơn
Nếu thiếu quyết đoán đổi lộ trình thì ngư dân mất mạng
Như PV đã thông tin, tàu SAR 412 (Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2, Đà Nẵng MRCC) trên hải trình đưa ngư dân Phạm Thanh Ngọc (47 tuổi, ngụ Chu Lai, H.Núi Thành, Quảng Nam) vào bờ cấp cứu đã 2 lần bị tàu Trung Quốc cản trở, đe dọa.
Mặc dù lúc này, ông Ngọc đang nguy kịch, chỉ cần hành trình chậm ít phút sẽ không giữ được mạng sống, nên tàu SAR 412 đã chọn hải trình ngắn nhất là đi sát đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa, chỉ cách khoảng 8 hải lý.
Thuyền trưởng tàu SAR 412 Phan Xuân Sơn cho hay, nếu đi đường vòng, cách xa Tri Tôn theo như yêu cầu vô lý của tàu Trung Quốc, thì rất mất thời gian, trong khi mệnh lệnh cứu người như cứu hỏa nên lực lượng SAR 412 đã quyết đoán, bất chấp đe dọa từ phía tàu Hải quân Trung Quốc 841.
Sáng 2.6 chúng tôi ghé thăm ông Ngọc tại phòng 305 khoa Nội tim mạch Bệnh viện Đà Nẵng, vợ ông mừng tủi bày tỏ sự biết ơn đối với lực lượng cứu nạn tàu SAR 412.
Theo bệnh án ông Ngọc bị giãn cơ tim, dẫn đến tức ngực, khó thở, trương phình bụng, phù chân… nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ mất mạng.
Nhờ được bác sĩ Trung tâm Cấp cứu 115 TP.Đà Nẵng theo tàu SAR 412 cấp cứu ngay khi tiếp cận tàu cầu mực QNa 90927, mà ông Ngọc đã giữ được mạng sống.
Sáng 2.6 ông Ngọc đã tỉnh táo, mặc dù vẫn phải nằm lại bệnh viện để theo dõi nhưng ông cứ nằng nặc xin xuất viện để về đi biển.
Ông Ngọc đùa, ông là người quen của Hoàng Sa, Trường Sa và đây là lần thứ 2 ông thoát chết nhờ được lực lượng cứu nạn nước ta ứng cứu kịp thời.
“Tháng 7.2013 hồi đó tui cũng theo tàu QNa 90927 của anh Trần Tấn Sinh câu mực gần đảo Trường Sa Lớn thì cũng bị suy tim tương tự, bộ đội Trường Sa Lớn đưa tui vô đảo cấp cứu rồi cho tàu chạy về bờ, tui nghỉ biển vài tháng rồi tiếp tục đi biển” – ông Ngọc kể.
Ngư dân không sợ lệnh cấm vô lý của Trung Quốc
Tàu SAR 412 cũng là con tàu quen thuộc của ngư dân miền Trung tại khu vực Hoàng Sa, nhiều năm qua nhờ nhiều cải tiến mà tầm hoạt động của tàu đã vươn ra ngoài 300 hải lý, đảm bảo sự hiện diện của lực lượng cứu nạn Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền nước ta, để ngư dân tin tưởng, yên tâm bám biển.
Thuyền trưởng SAR 412 Phan Xuân Sơn nhận định, trong gần 10 năm làm nhiệm vụ ở Hoàng Sa, ông và tàu SAR 412 chưa bao giờ thấy tàu Trung Quốc hung hãn ngay cả với tàu cứu nạn như 2 năm trở lại đây.
Năm 2014 SAR 412 cũng đã chạm trán tàu Trung Quốc tại Tri Tôn vào ngày 13.2.2014, và đỉnh điểm là 11.2 vừa qua Trung Quốc cho cả tàu chiến hải quân, hải cảnh và máy bay bao vây SAR 412. (Thanh Niên Online đã thông tin)
Nguy hiểm nhất là ngày 14.3.2013 tàu Trung Quốc lại chặn đường tàu SAR 412 dẫn đến suýt đâm va.
Theo thông tin từ Đà Nẵng MRCC, tối 12.3.2013, tàu cá QNg 97016 của ông Lê Giúp (trú xã Nghĩa An, H.Tư Nghĩa, Quảng Ngãi) kiêm thuyền trưởng hành nghề tại phía đông Hoàng Sa, cách bờ 360 hải lý thì có ngư dân sốt kéo dài đến sáng thì á khẩu, sức khỏe suy kiệt, hôn mê sâu nguy kịch.
Trưa 13.3 SAR 412 cùng y, bác sĩ 115 Đà Nẵng lên đường, tiếp cận tàu cá lúc 22 giờ 20 phút cùng ngày. Trên đường về bờ cấp cứu, đến vùng biển giữa bãi Bông Bay (Bombay Reef) và Tri Tôn lúc 1 giờ ngày 14.3 thì SAR 412 gặp một tàu Trung Quốc cản đường trước mũi khiến SAR 412 phải bẻ lái trái góc lớn để thoát khỏi.
Tàu Trung Quốc quay lại cản trở, pha đèn công suất lớn vào thẳng cabin SAR 412 và liên tục xua đuổi gay gắt bằng tiếng Trung qua máy VHF.
Lúc này nạn nhân vẫn hôn mê, nhịp thở yếu, huyết áp thấp co giật, tình trạng rất nguy kịch, bác sĩ 115 Đà Nẵng phải giành giật sự sống cho ngư dân ngay trên tàu.
Vị trí tam giác là nơi tàu Hải quân Trung Quốc đe dọa SAR 412, cách đảo Tri Tôn (Triton Island – phía trên) khoảng 8 hải lý – Ảnh: Nguyễn Tú
Thuyền trưởng Sơn không chần chừ, quyết định không trả lời, tăng tốc giữ vững hải trình mặc cho tàu Trung Quốc bám theo chỉ cách 1 hải lý tiếp tục rọi đèn pha xua đuổi.
Theo thuyền trưởng SAR 412 Phan Xuân Sơn, tuy bị gây khó khăn là vậy trên đường ra đó lực lượng tàu rất mừng vì gặp rất nhiều tàu cá Việt Nam hành nghề bình thường sau lệnh cấm đánh bắt vô lý hiện nay của Trung Quốc.
“Chúng tôi có trao đổi nhanh với nhiều tàu cá, họ khẳng định vẫn đánh bắt thôi, không lo ngại điều gì cả. Khi nghe chúng tôi nói đang trên đường ra cứu ngư dân tàu câu mực của ông Sinh và động viên họ yên tâm vì chúng tôi luôn luôn sẵn sàng xuất phát ứng cứu ngư dân trong bất kỳ tình huống nào, họ phấn khởi lắm. Điều đó cho thấy chỉ cần lực lượng cứu nạn hay lực lượng thực thi pháp luật trên biển nước ta có mặt tại các địa điểm trên thì bà con sẽ càng yên tâm đánh bắt” – thuyền trưởng Sơn khẳng định đầy đanh thép.
Du lịch Việt Nam ảo tưởng hay lừa dối?
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-06-02
2015-06-02
Du Lịch Việt Nam (minh họa)- Files photos
Ngay sau khi Tổng Cục Du Lịch công bố kết quả thăm dò cho thấy 94% khách quốc tế đánh giá cao ngành du lịch Việt Nam, báo chí và dư luận trong nước cho rằng ngành du lịch đang lạc quan một cách khôi hài nếu không muốn nói ảo tưởng hay là sự lừa dối.
Vì sao có những ý kiến ngờ vực và trái chiều như vậy là điều Thanh Trúc mời quí vị cùng tìm hiểu:
Con số ảo
94% khách quốc tế đánh giá cao ngành du lịch Việt Nam là kết quả điều tra khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam năm 2014, do Trung Tâm Thông Tin Du Lịch thuộc Tổng Cục Du Lịch Việt Nam thực hiện.
Ngay sau đó, một bài phỏng vấn trên báo Lao Động số ra thứ Tư 27 tháng Năm, đặt câu hỏi với ông Trần Trí Dũng, phó giám đốc Trung Tâm Thông Tin Du Lịch là đơn vị được giao thực hiện cuộc điều tra, là với kết quả như vậy thì phải chăng ngành du lịch đã “lạc quan tếu”, rằng có phải cuộc điều tra được tiến hành một cách sơ sài.
Đáp lại, ông Trần Trí Dũng nói đó là sự suy diễn, rằng cuộc điều tra được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học, tổng hợp qua 13.980 phiếu phỏng vấn trực tiếp bằng sáu ngôn ngữ với khách du lịch quốc tế sau khi họ kết thúc chuyến đi tại 7 cửa khẩu gồm đường hàng không, đường bộ, đường biển, trong lúc phiếu khảo sát được gởi tới 1000 công ty lữ hành quốc tế và 63 sở Văn Hoa, Thề Thao, Du Lịch trong nước.
Nêu một loạt các chỉ tiêu quốc gia do thủ tướng chính phủ quyết định, Tổng Cục Thống Kê thu thập và tổng hợp, ông Trần Trí Dũng khẳng định công tác này hoàn toàn tuân thủ khuyến nghị của Tổ Chức Du Lịch Thế Giới UNWTO.
Trước ý kiến 94% khách du lịch quốc tế hài lòng chưa phản ảnh đúng thực trạng hoạt động của du lịch Việt Nam, ông Trần Trí Dũng trả lời việc đánh gía mức hài lòng của khách du lịch nên hiểu đơn giản là xét trên cảm nhận của họ sau một chuyến đi.
Theo cá nhân tôi thì tôi cũng cho cái này hơi ảo. Không biết họ thẩm định như thế nào, họ thẩm định ra sao? Tôi là người kinh doanh trực tiếp tôi hiểu khách như thế nào và tôi hiểu cái tình hình thực tế, cái nhu cầu cũng như cái mong muốn của khách ra làm saoTGĐ Trần Long
Từ Hà Nội, tổng giám đốc Trần Long của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Du Lịch Việt, bày tỏ sự bất ngờ:
Bởi vì ngành du lịch Việt Nam trong những năm vừa qua còn gặp rất nhiều khó khăn, bởi vì hiển nhiên sự phát triển của chúng ta không tốt lắm mà khâu chuẩn bị của chúng ta cũng còn rất yếu kém,. Hãy nhìn thẳng vào vấn đề là bây giờ chúng ta phải làm từ đâu.
Theo cá nhân tôi thì tôi cũng cho cái này hơi ảo. Không biết họ thẩm định như thế nào, họ thẩm định ra sao? Tôi là người kinh doanh trực tiếp tôi hiểu khách như thế nào và tôi hiểu cái tình hình thực tế, cái nhu cầu cũng như cái mong muốn của khách ra làm sao. Tôi cho những vấn đề đó không được hữu hiệu lắm.
Theo một Việt kiều Mỹ, ông Hà Tôn Vinh, hiện là tổng giám đốc Tổ Hợp Đào Tạo Và Phát Triển Nhân Lực Stellar Management ở Sài Gòn và Hà Nội, kết quả 94% có thể đúng theo một khía cạnh nào đó:
Thứ nhất cái sample size, tức phỏng vấn bao nhiêu người, mười mấy ngàn người thì con số đó rất là tốt. Thứ hai là phương pháp điều tra, hỏi nhiều nơi, nhiều chỗ, nhiều loại người, nhiều thành phần. Thứ ba là phương pháp thống kê, thí dụ nói 94% hài lòng có thể đúng trong phương diện nào đó, chẳng hạn 94% nói là ăn ngon, 94% nói là phong cảnh Việt Nam đẹp, nhưng có những cái người đi du lịch không hài lòng , phong cách phục vụ hay những vấn đề khác có thể người ta không nói tới, không nêu lên, không phỏng vấn.
Câu hỏi về cảm nhận thì có thể là dễ, nhưng nếu đặt câu hỏi là ở Việt Nam ông gặp những khó khăn gì, vào Việt Nam làm visa hơi lâu rồi hướng dẫn viên không nói tiếng Anh rồi đường xá xa xôi… thì đó là vấn đề khác. Khi không đặt những câu hỏi như thế mà đặt theo kiểu cảm nhận thì 94% theo như vậy là đúng. Tại vì người làm thống kê, nếu mà họ khôn họ làm theo kiểu như vậy, thì cái xác suất, cái kết quả ra là có thể tin được dựa theo những cái đó. .
Trên căn bản đó, giáo sư Hà Tôn Vinh trình bày tiếp, chẳng có gì ngạc nhiên trước cách đặt vấn đề của dư luận hay báo giới rằng 94% hài lòng là con số ảo, là một sự lừa dối:
Phải biết rằng trong quá khứ có nhiều thống kê và có nhiều phàn nàn rằng là khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam một đi không trở lại. Nếu phương pháp nghiên cứu thị trường hay là nghiên cứu phản ứng của khách hàng mà không được làm một cách khoa học, không được thống kê một cách khoa học, thì chuyện 94% khách hài lòng bị báo chí nghi ngờ là đúng.
Chúng ta đã nghe rất nhiều khách du lịch đến Việt Nam phản ảnh là vào cửa khẩu rất khó, xin visa rất lâu rất tốn kém so với các nước khác. Mặc dù phong cảnh Việt Nam rất đẹp nhưng vấn đề tổ chức chuyên nghiệp không có, những chương trình tại địa phương không có. Một trong những tiêu chí để thấy du lịch thành công là khách du lịch đến ở hai ngày, ba ngày và chi tiêu nhiều hơn là chỉ sáng đi chiều về.
Nếu phương pháp nghiên cứu thị trường hay là nghiên cứu phản ứng của khách hàng mà không được làm một cách khoa học, không được thống kê một cách khoa học, thì chuyện 94% khách hài lòng bị báo chí nghi ngờ là đúngGS Hà Tôn Vinh
Tự lừa dối mình
Trả lời câu hỏi về chuyện thực hay ảo, lừa dối hay trung thực từ kết quả điều tra khách du lịch quốc tế năm 2014, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội Đồng Thành Viên Công Ty Du Lịch Lửa Việt, tác giả bài viết “Đừng Làm Du Lịch Trên Mây” đăng trên báo Người Lao Động nhằm phản biện luận cứ của ông Trần Trí Dũng. Phó giám đốc Trung Tâm Thông Tin Du Lịch, Tổng Cục Du Lịch Việt Nam:
Phải nói chính xác con số đó là 94,9% tốt và cực tốt, con số kém và rất kém là chỉ có 0,22% thôi. Tôi nghĩ con số này đẹp hơn cả mơ và những người mà tin là tự lừa đối mình, cái tự sướng của những người điếc không sợ súng.
Trong bài viết tôi phân tích nhiều cái phi lý, thứ nhất là không công bố thời gian thực hiện bao lâu, chỉ công bố gần 14.000 người mà 14.000 là nhiều lắm . Vấn đề không phải là hỏi bao nhiêu người, vấn đề là cách hỏi cách tính toán làm sao để có một cái đại diện tương đối, thì mình cũng không nghe nói.
Được hỏi ông nghĩ sao khi ông Tràn Trí Dũng trình bày với báo chí là khi thực hiện khảo sát thì gần 14.000 phiếu phỏng vấn được gởi tới 1.000 công ty lữ hành quốc tế và 63 Sở Văn Hóa, Thể Thao, Du Lịch trong nước, ông Nguyễn Văn Mỹ nói con số đó không có thật:
Bởi vì không bao giờ có con số tròn một ngàn cả, nói cho đẹp thôi. Thứ hai, tôi có hỏi một số bạn bè, cũng là những đồng nghiệp, thì họ không biết cái chương trình này, thậm chí sau đó họ mới được gởi. Như vậy , con số 63 tỉnh thành và 1.000 doang nghiệp, coi như cuộc điều tra xã hội phạm vi qui mô từ trước tới nay, nhưng mà số liệu thì hoàn toàn không thật. Không có cơ quan giám sát, không có ai phản biện nên họ muốn làm sao thì họ làm.
Tôi có hỏi một quan chức của hiệp hội, tôi xin không được nêu tên, họ né tránh họ không trả lời. Khi chất vấn quá thì họ cười bảo rằng số liệu nào của các cơ quan nhà nước đưa ra mà chẳng đẹp như thế. Tất cả những con số đều không được kiểm chứng, tôi cho rằng đó là thái độ coi thường người dân và doang nghiệp cảm thấy mình bị xúc phạm. Số liệu như thế mà tổng cục trưởng du lịch rất phấn khởi, cho rằng đó là cơ sở để Tổng Cục tham khảo, xem xét, để hoạch định chiến lược du lịch sắp tới. Nếu mà dựa vào số liệu đó thì trong vài năm sắp tới du lịch Việt Nam sẽ dẫn đầu thế giới.
Dưới mắt chủ tịch Nguyễn Văn Mỹ của công ty Lửa Việt, muốn cầu tiến thì không phải những con số ảo mà là cái nhìn sâu sát vào thực trạng du lịch Việt so với ngành du lịch các nước bạn trong khu vực:
Cứ cách làm hiện nay thì vị trí của du lịch Việt Nam đang lung lay, đang đứng đầu top cuối của Đông Nam Á. Về hiệu quả, du lịch Việt Nam thua xa cả Lào và Kampuchia.Nguyễn Văn Mỹ
Cứ cách làm hiện nay thì vị trí của du lịch Việt Nam đang lung lay, đang đứng đầu top cuối của Đông Nam Á. Về hiệu quả, du lịch Việt Nam thua xa cả Lào và Kampuchia. Lào có 7 triệu dân thôi mà họ đón được 3 triệu rưỡi khách, Kampuchia 15 triệu dân thôi, họ đón được 4 triệu rưỡi khách. Còn Việt Nam mình 91 triệu dân, đón được có 7 triệu 900 ngàn khách thôi.
Nếu chúng ta không dám nhìn thẳng vào sự thật, không dám biết mình yếu kém chỗ nào, cứ tự ru ngủ nhau bằng những số liệu vớ vẩn như thế thì nguy cơ đội sổ là khả năng có thể xảy ra trong tương lai.
Tôi có viết trong bài viết của mình là du lịch Việt Nam có nhiều điểm mạnh . Chúng ta có thừa tài nguyên du lịch, số lượng di sản thế giới của Việt Nam, kể cả vật thể và phi vật thẻ, gấp đôi số lượng di sản thế giới của 3 nước dẫn đầu ASEAN là Malaysia, Thái Lan và Singapore. Nhưng mà du lịch Việt Nam cũng còn quá nhiều điểm yếu kém. Tôi phản đối việc có một số người bôi đen ngành du lịch Việt Nam một cách ác ý, nhưng mà tôi cũng không thể chấp nhận cái chuyện tùy tiện tô hồng như kiểu điều tra vừa rồi.
Ý kiến của ông Nguyễn Văn Mỹ dẫn người nghe tới câu trả lời của ông Trần Trí Dũng rằng khi khách nước ngoài cảm nhận về những cái tốt cái hay của du lịch Việt Nam thì cũng không thể kỳ vọng họ sẽ trở lại trong một tương lai gần. Điều quan trọng, ông nói, họ có thể quảng bá ngành du lịch Việt Nam đến những người khác.
Một mặt đánh giá du lịch là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, ông Trần Trí Dũng cũng thừa nhận du lịch Việt Nam còn nhiều điều cần phải được cải thiện.
Nợ công sát ngưỡng, đi vay cũng nên đầu tư sân bay Long Thành
Theo Infonet-02/06/15 05:50
Đừng đặt vấn đề đầu tư Long Thành mới đi vay, mà trước nay đầu tư vào cơ sở hạ tầng chúng ta cũng đều phải đi vay. 70% công trình cơ sở hạ tầng hiện nay là đi vay, chỉ 30% là vốn Nhà nước.
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên (Sóc Trăng) – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu quan điểm với Infonet bên lề hành lang Quốc hội chiều 1/6 xoay quanh chuyện đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, Việt Nam đều phải đi vay
Ngày 4/6 tới Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về chủ trương đầu tư xây dựng dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Là một đại biểu dân cử, ông đánh giá như thế nào về dự án này?
Chúng ta đêu biết rằng trong bối cảnh khoảng 15-20 năm nữa thì khả năng đáp ứng nhu cầu về vận tải hàng không của đất nước đối với sân bay Tân Sơn Nhất có nhiều hạn chế. Hạn chế vì cả những vấn đề liên quan đến dân sinh, kỹ thuật, vấn đề hát triển của cụm cảng hàng không Tân Sơn Nhất, rồi cả vấn đề về địa chất, bền bù, không lưu… Việc chọn ở Long Thành là hợp lý cả về yêu cầu kỹ thuật và kinh tế xã hội.
ĐBQH Nguyễn Đức Kiên: Trước nay đầu tư vào cơ sở hạ tầng chúng ta cũng đều phải đi vay. 70% công trình cơ sở hạ tầng hiện nay là đi vay, chỉ 30% là vốn Nhà nước |
Nhưng điều gây tranh cãi nhiều nhất và cũng khiến dư luận xã hội, người dân quan tâm nhất là nguồn vốn đầu tư, khả năng thu xếp vốn của Việt Nam trong dự án này, thưa ông?
Trước hết, chúng ta chưa có báo cáo khả thi của dự án nên khả năng thu xếp vốn chưa có căn cứ đẻ bàn bạc. Lần này Quốc hội thông qua báo cáo tiền khả thi, nên những đơn giá, rồi mức tính toán chúng ta vẫn dựa trên khái toán.
Vấn đề kinh tế đắt, rẻ ra sao thì phải đợi. Như các cơ quan chuyên môn nói phải sau 2 năm nữa mới có được báo cáo khả thi và trong báo cáo đó sẽ trả lời hết các vấn đề mà cử tri quan tâm về hiệu quả đầu tư, huy động vốn; tỷ lệ phân bổ vốn ngân sách Nhà nước, vốn tư nhân, vốn nước ngoài…
Có ý kiến cho rằng, với tầm vóc, quy mô của dự án đầu tư xây dựng sân bay Long Thành đối với kinh tế đất nước vô cùng lớn, nên dù có phải đi vay vẫn phải đầu tư xây dựng sân bay này. Ông có đồng tình với ý kiến trên?
Đừng đặt vấn đề đầu tư Long Thành mới đi vay, mà trước nay đầu tư vào cơ sở hạ tầng chúng ta cũng đều phải đi vay. 70% công trình cơ sở hạ tầng hiện nay là đi vay, chỉ 30% là vốn nhà Nước.
Đơn cử như sửa chữa sân bay Tân Sơn Nhất, đầu tư mở rộng nhà ga T2 Nội Bài, hàng loạt dự án đường quốc lộ, rồi cao tốc…. cũng đều phải đi vay để đầu tư xây dựng do chúng ta không có tiền. Chúng ta chỉ có “đường rộng thênh thang 8 thước”, nên muốn có cơ sở hạ tầng mới, đồng bộ thì buộc phải đi vay rồi tằn tiện trả nợ.
Nhưng hiện vấn đề nợ công của Việt Nam đã cấp bách lắm rồi, trần nợ công 65%GDP sắp bị phá vỡ. Nếu đi vay thêm một khoản tiền không hề nhỏ để đầu tư xây dựng sân bay Long Thành, nguy cơ vỡ nợ là hiện hữu, thưa ông?
Ở đây chúng ta phải rạch ròi vấn đề. Nợ công căng không phải “ngưỡng” là bao nhiêu mà là câu chuyện xử lý sử dụng nợ công hiệu quả như thế nào, có xứng đáng đi vay hay không. Ngưỡng trần nợ công của Mỹ lên tới 100% GDP nhưng không ai nói Mỹ phá sản, ngược lại trường hợp Hy Lạp, Ucraine … hiện đang rất cấp bách, gay go.
Có nhiều quan điểm cho rằng, nợ công Việt Nam trong vòng 15 năm tới phải chấp nhận lên 80% GDP để đổi lại tăng trưởng GDP ở mức 7-8%, khi đó nguồn thu của đất nước tăng lên, ngân sách trong nước tăng lên, tỷ lệ trả nợ đảm bảo.
Bán Tân Sơn Nhất, đổ vốn vào Long Thành có khả thi?
Tại diễn đàn về đầu tư cảng hàng không quốc tế Long Thành mới đây có ý kiến đưa ra, nên bán Tân Sơn Nhất để lấy tiền “đổ” vào Long Thành. Ông có nghĩ ý kiến trên là khả thi?
Khi đặt vấn đề quá tải của sân bay Tân Sơn Nhất phải ở trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội của TP. Hồ Chí Minh và của cả nước.
Người ta nói sân bay Tân Sơn Nhất dự kiến đạt 25 triệu lượt khách/năm, và bây giờ chúng ta còn đang sửa nhà ga T2 để nâng lên 13 triệu khách quốc tế/năm. Như vậy để thấy rằng trong một thời gian ngắn khoảng 5-7 năm tới, sân bay Tân Sơn Nhất vẫn đáp ứng được yêu cầu của đất nước.
Phối cảnh cảng hàng không quốc tế Long Thành |
Nhưng chúng ta cũng phải biết rằng, với thiết kế của sân bay Tân Sơn Nhất, của đường cất cánh, lăn và hạ cánh như hiện giờ thì không đáp ứng được nhu cầu kỹ thuật đối với những loại tàu bay lớn, hiện đại như Airbus 380, Boeing 787… và như thế buộc chúng ta lại phải nâng cấp. Nếu như vậy thì Tân Sơn Nhất luôn luôn trong tình trạng chắp vá, mà trong lúc đó, xu thế chung của thế giới người ta lưu ý đến việc cư dân của khu vực xung quanh sân bay…
Dù thế nào đi chăng nữa, khi khoa học công nghệ phát triển thì thiết kế ban đầu không đáp ứng được. Khi ấy, Tân Sơn Nhất và Long Thành giống như Gia Lâm và Nội Bài ở miền Bắc.
Ông nghĩ sao khi có quan điểm cho rằng, việc đặt mục tiêu xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành trở thành sân bay trung chuyển của khu vực là khó khả thi?
Người ta đặt mục tiêu sau 20 xây dựng sân bay Long Thành là 1 sân bay trung chuyển quốc tế, chứ không phải là sân trung chuyển nội địa.
Việc trở thành sân bay trung chuyển quốc tế phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế của chúng ta. Nền kinh tế của chúng ta có đủ sức hút chứ bản thân ngành hàng không không có sức hút, đây chỉ là một ngành kinh tế dịch vụ. Nếu kinh tế đủ sức hút để lôi kéo nhà đầu tư nước ngoài, lôi kéo lượng khách du lịch nước ngoài thì nghiễm nhiên Long Thành trở thành sân bay trung chuyển quốc tế.
Nếu sau 20 năm nữa mà chúng ta không thực hiện được việc công nghiệp hóa – hiện đại hóa mà vẫn cứ giậm chân đi những bước ngắn như trong thời gian vừa qua thì chuyện không thành sân bay trung chuyển là tất yếu.
Ngoài ra, để trở thành sân bay trung chuyển quốc tế thì Long Thành phải có phải có một nền công nghiệp phục vụ, ngành giáo dục chuyên ngành kinh tế hàng không, kỹ thuật hàng không… đi kèm.
Vấn đề Quốc hội cần trao đổi là nếu bỏ ra 1 khoản tiền lớn đầu tư vào Long Thành thì những khoản tiền sau đổ vào “một nền công nghiệp” đi theo Long Thành phải được tính toán từ bây giờ, chứ không nên lo nó đắt hay rẻ vì dự toán chưa có.
Nguyễn Hoài (thực hiện)
Việt Nam đang mài mòn “rừng vàng biển bạc” để khai thác du lịch
Theo cafebiz-06-02-2015
“Trong khi nước ngoài mang đến cho du khách các trải nghiệm thì các địa phương Việt Nam đang tự mài mòn các lợi thế tự nhiên. Với Hạ Long, khách du lịch ngoài việc thuê thuyền ở 1 đêm trên biển thì không còn gì trải nghiệm. Với Hội An, không biết xem gì ngoài việc thăm các phố cổ, các cửa hàng với các mặt hàng tương đối giống nhau...”
“Trong khi nước ngoài mang đến cho du khách các trải nghiệm thì các địa phương Việt Nam đang tự mài mòn các lợi thế tự nhiên. Với Hạ Long, khách du lịch ngoài việc thuê thuyền ở 1 đêm trên biển thì không còn gì trải nghiệm. Với Hội An, không biết xem gì ngoài việc thăm các phố cổ, các cửa hàng với các mặt hàng tương đối giống nhau...”
“Đến Hạ Long, khách du lịch ngoài việc thuê thuyền ở 1 đêm trên biển ngắm đảo thì không còn gì để trải nghiệm”.
Du lịch vốn được mệnh danh là ngành công nghiệp không khói, bởi những lợi ích khổng lồ mà lĩnh vực này mang lại.
Mùa hè – Mùa cao điểm của du lịch đã đến. Nhân dịp hang Sơn Đoòng vừa được báo chí trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm chú ý thời gian qua, CafeBiz xin giới thiệu đến quý độc giả series “Du lịch Việt Nam – Ngành công nghiệp không khói đang ngủ quên”.
Nội dung nổi bật:
– Chúng ta vẫn tự ca ngợi về tiềm năng tự nhiên của địa phương. Địa phương nào cũng có lợi thế nhất định về điểm đến tự nhiên như Hạ Long, Sơn Đoòng… Nhưng trong khi nước ngoài mang đến cho du khách các trải nghiệm thì các địa phương Việt Nam đang tự mài mòn các lợi thế tự nhiên để khai thác du lịch
– Trong khi slogan du lịch của các nước truyền tải một thông điệp rất rõ ràng như Malaysia là Truly Asia (Châu Á đích thực), Thái Lan là Amazing Thaland (Kinh ngạc Thái Lan), Singapore là YourSingapore thì Việt Nam hết sử dụng slogan The Hidden Charm (Vẻ đẹp tiềm ẩn) lại đến The Timeless Charm (Vẻ đẹp bất tận) – một khái niệm hết sức mơ hồ.
Sau khi video clip về Sơn Đoòng (Quảng Bình) được phát sóng trực tiếp trên đài truyền hình ABC của Mỹ, khi những âm hưởng về một thắng cảnh của Việt Nam lên đài truyền hình Mỹ chưa hạ nhiệt thì những số liệu thống kê về du lịch tiếp tục đánh dấu những ngày đen tối của ngành này. Số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam giảm tháng thứ 12 liên tiếp so với cùng kỳ năm trước đó.
Chúng tôi đã có buổi trao đổi với ông Lê Quốc Vinh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Truyền thông Lê (Le Group) – xung quanh những bất cập và giải pháp cho du lịch Việt Nam sau 12 tháng ngành du lịch tăng trưởng “giật lùi”.
“Du khách muốn tiêu tiền ở Việt Nam cũng không được”
* Du lịch quốc gia qua các con số thống kê ngày một ảm đạm trong vòng 1 năm trở lại đây. Vậy xét ở cấp độ địa phương, ông đánh giá tiềm năng du lịch ở cấp độ này thế nào?
Ông Lê Quốc Vinh – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Le Group: Chúng ta vẫn tự ca ngợi về tiềm năng tự nhiên của địa phương. Địa phương nào cũng có lợi thế nhất định về điểm đến tự nhiên như Hạ Long, Sơn Đoòng, những thành phố, đô thị cổ… Chúng ta luôn nghĩ rằng đó là thế mạnh có thể thu hút được du lịch.
Không thể phủ nhận những điểm đến tự nhiên có sức hút với du lịch ở một mức độ nào đó, nhưng sản phẩm du lịch không đơn giản như vậy. Chúng ta đang lúng túng trong chuyện làm sao để thu hút khách du lịch đến, ở lại lâu, và có quay lại.
Lâu nay, Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng chỉ khai thác du lịch một cách rất tự nhiên, theo kiểu có gì làm nấy. Nhưng để khách trong nước, đặc biệt khách du lịch nước ngoài ở lâu, bỏ ra một khoản tiền nhất định cho chuyến du lịch của họ, sau đó giới thiệu với bạn bè, nhất là bản thân họ sau đó quay lại thì rất hiếm.
Hầu hết sức hút mang tính chiều sâu là những sản phẩm có tác động của con người. Những sản phẩm do con người làm ra mới là thứ thu hút lâu dài, là thứ để khách du lịch rút hầu bao chi trả cho du lịch.
Chẳng hạn như ở Ấn Độ, người ta không để cho du khách đến ngắm cảnh đẹp tự nhiên không, mà họ phải tạo ra các sản phẩm du lịch có đặc tính văn hóa cao, ví dụ họ sử dụng các nghệ thuật dân tộc, hay giới thiệu các hoạt động ẩm thực, nghệ thuật biểu diễn, quà lưu niệm…, những thứ làm cho du khách đến đấy và bỏ tiền ra mua.
Các địa phương của chúng ta thì ngược lại, tự mài mòn các lợi thế tự nhiên. Đến Hạ Long, khách du lịch ngoài việc thuê thuyền ở một đêm trên biển ngắm đảo thì không còn gì để trải nghiệm. Không có cái gì làm cho người ta ở thêm trên biển, hoặc lên bờ họ cũng không có gì để chi trả thêm nữa, có muốn cũng không có.
Tôi gặp rất nhiều khách du lịch đến, họ sẵn sàng bỏ nhiều tiền như sau một chuyến đi trên vịnh, họ muốn về thành phố ở khách sạn cao cấp để chi nhiều tiền hơn, hoặc muốn tìm chỗ biểu diễn nghệ thuật để trải nghiệm về văn hóa Việt Nam. Nhưng không có.
* Theo ông, đâu là bất cập của du lịch địa phương hiện nay?
Yếu tố thứ nhất là sản phẩm du lịch mang đặc trưng văn hóa bản địa của chúng ta rất ít ỏi. Chúng ta tiếp khách nước ngoài loanh quanh lại múa nón, múa sạp… nên khách du lịch chỉ đi đến một địa phương là đủ.
Số lượng du khách đến Việt Nam đã ít, họ lại không chi tiền nữa, mà họ muốn chi cũng không được. Hiệu quả của du lịch thấp.
Đầu tiên, chúng ta phải nghĩ đến sản phẩm đã, và sản phẩm đó muốn bán được phải khác biệt, duy nhất, hấp dẫn và hữu ích. Nhưng sản phẩm làm ra phải nằm trong chiến dịch marketing của địa phương, chứ không phải thấy người ta làm gì mình làm nấy.
Ví như Đà Nẵng biến pháo hoa trở thành “đặc sản”, xây dựng chiến lược tiếp thị của Đà Nẵng lên tất cả các hoạt động xung quanh đó, phát triển hạ tầng và các sản phẩm, dịch vụ khác để phục vụ cho “đặc sản” này.
“Lễ hội pháo hoa đã trở thành “đặc sản” của Đà Nẵng. .
Yếu tố thứ hai là quảng bá. Khâu đầu tiên là khâu làm ra sản phẩm đã đuối rồi, khâu quảng bá cũng đuối theo. Các sự kiện mình quảng bá cực kỳ chung chung, ngay cả từ chiến lược du lịch.
The Hidden Charm (Vẻ đẹp tiềm ẩn – slogan du lịch trước đây của Việt Nam – PV) là cái gì chúng ta không định nghĩa được. Trong khi quốc gia khác truyền tải thông điệp rất rõ ràng, giúp du khách biết sẽ chờ đợi, sẽ thấy gì ở đất nước ấy, hoặc đối với các địa phương trong nước.
Du lịch Việt Nam đang thua Lào, Campuchia
* Nói vậy có phải phủ nhận tất cả những cái du lịch Việt Nam đã làm được những năm qua không, thưa ông?
Nhiều người tranh luận với tôi cho rằng du lịch Việt Nam đã làm tốt. Nhưng tốt là một khái niệm rất trừu tượng. Sự so sánh phải so trên một mặt bằng tiêu chuẩn mới so được ai tốt hơn ai. Khi mình nghĩ rằng mình tốt hơn cách đây 10 năm không có nghĩa là mình tốt, mà phải so sánh với toàn khu vực. Campuchia làm tốt hơn chúng ta rất nhiều, và họ đi rất nhanh.
Quảng bá hình ảnh quốc gia phải nêu lên được sự nổi bật của quốc gia đó.
Mới đây tôi nói chuyện với một người làm du lịch ở Pháp và cô ấy cho biết: Người Pháp giờ chỉ muốn đến Campuchia và Lào, không phải vì chi phí du lịch ít đi, mà họ thấy sức hút ở nhưng nơi đó. Trong khi đó, người Pháp ngày xưa đến Việt Nam rất nhiều.
Vì vậy, chúng ta phải chọn được giá trị cốt lõi chung của đất nước, sau đó tìm giá trị cốt lõi của từng địa phương, thì chúng ta mới tập trung quảng bá giá trị đó một cách hiệu quả. Khi đó, mới xây dựng được hình ảnh của địa phương và của cả quốc gia.
* Số liệu du lịch 12 tháng trở lại đây vô cùng u ám. Khách du lịch và càng ngày càng giảm. Mặc dù Tổng cục Du lịch đưa ra rất nhiều nguyên nhân như quan hệ với Trung Quốc, vấn đề kinh tế vĩ mô từ Nga, thủ tục visa… Theo ông đánh giá, những nguyên nhân này liệu đã đủ? Lượng khách du lịch đến Việt Nam ngày càng giảm liệu có đến từ cách làm du lịch chưa chuyên nghiệp từ phía Việt Nam?
Lào: Năm 2014, du khách đến Lào tăng 11%, lên 4,15 triệu du khách. Năm 2013, ngành du lịch đóng góp cho GDP nước này 11.800 tỷ LAK, tương đương 1,46 tỷ USD, đóng góp 14,2% GDP. Năm 2014, ngành du lịch thu về 23.300 tỷ LAK, tương đương 2,88 tỷ USD, đóng góp vào 13,9% GDP.
Campuchia: Khách du lịch quốc tế đến nước này năm 2014 chỉ tăng trưởng ở mức 1 con số (7%), sau 4 năm tăng trưởng trên 2 con số. Mức chi tiêu của khách du lịch ngày càng tăng, hiện ở mức 2,74 tỷ USD, tăng so với mức 2,55 tỷ USD năm 2013.
Trong khi đó, du khách đến VN đã giảm 12 tháng liên tiếp kể từ tháng 5/2014. Theo Tổng cục Thống kê, trong 5 tháng đầu năm 2015, khách quốc tế đến Việt Nam đã giảm 12,6% so với cùng kỳ năm trước.
Về khách quan, nếu chúng ta nói chiến tranh hay sự suy thoái kinh tế ảnh hưởng đến tất cả mọi người, nhưng tại sao cùng một bối cảnh như thế, ở các nước khác, du lịch gia tăng mà chúng ta giảm, hoặc tuy có tăng nhưng tăng không bằng họ. Đấy chính là lý do nội tại.
Tổng cục Du lịch đưa ra rất nhiều ý kiến, trong đó có lý do chủ quan “rất lãng xẹt” như visa đắt đỏ hơn cả khung giá Chính phủ quy định chẳng hạn. Lý do căn bản nhất là lợi ích nhóm, lợi ích của từng bộ phận liên đới đến phát triển du lịch Việt Nam. Họ coi trọng lợi ích riêng của mình hơn lợi ích quốc gia.
Xem phim Tomb Raider, ai cũng thấy hình ảnh Angkor Wat kỳ vỹ và muốn sang du lịch Campuchia. Hay như Avengers của Mỹ quay ở Seoul, Seoul được lợi rất nhiều. Và Trung Quốc bỏ bao nhiêu tiền làm Kungfu Panda 1, Kungfu Panda 2…
Trong khi đó, bao nhiêu đoàn làm phim muốn đến Việt Nam, nhưng việc tổ chức sản xuất vô cùng khó khăn. Có những người nhẫn nại người ta vẫn sẽ đến, nhưng đa phần khi chán với hệ thống ấy họ sẽ bỏ cuộc, và tốt nhất là đi sang một nước nào đó. Bộ phim Điệp viên 007 sau khi bị Việt Nam từ chối với cảnh quay ở Vịnh Hạ Long đã chuyển sang Thái Lan, thế là Vịnh Hạ Long mất luôn cơ hội.
Trong khi đó, mới đây, Sơn Đoòng chỉ mất mấy chục phút mà bao nhiêu người biết đến Việt Nam.
* Ông từng nói: Để thay đổi cách làm thương hiệu cần thay đổi tư duy, trong đó cần thay đổi một cách toàn diện những rào cản pháp lý, thứ tư duy thắt chặt và khống chế, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, đang làm nhụt chí các doanh nghiệp tâm huyết. Vậy theo ông, cơ chế nào để các doanh nghiệp trong nước quan tâm hơn đến đầu tư du lịch tại Việt Nam?
Theo tôi, thứ nhất, thay vì tư duy hạn chế phải chuyển sang tư duy khuyến khích. Nhà nước đang đặt ra một loạt rào cản, làm khó cho doanh nghiệp làm du lịch.
Hiện cơ quan xúc tiến du lịch đồng thời là cơ quan quản lý tư duy cản trở nhiều hơn tư duy khuyến khích. Trong khi đó, ở các nước, cơ quan xúc tiến du lịch chỉ làm xúc tiến thôi, và tất cả những cái họ làm là làm sao thu hút khách du lịch đến nhiều nhất.
Thứ hai, Nhà nước có dám trao quyền cho doanh nghiệp làm điều họ muốn hay không? Nếu dám để cho họ làm sáng kiến của họ thì doanh nghiệp sẵn sàng bỏ tiền đầu tư. Ví như công ty làm du lịch Sơn Đoòng có tư duy rất Tây. Họ sẵn sàng làm những điều mà họ cho là tốt cho doanh nghiệp của họ, xúc tiến được hoạt động của họ thì họ đầu tư ngay. Nhưng nếu nghĩ ra một loạt hạn chế, họ sẽ “thà không làm thì thôi”.
* Xin cảm ơn ông!
Người ta đến một quốc gia là vì cái gì?
Việt Nam: Slogan của ngành du lịch Việt Nam – Hidden Charm trước đây và Timeless Charm (Vẻ đẹp bất tận) – là một khái niệm hết sức mơ hồ.
Trong khi đó, slogan du lịch của các nước đều truyền tải một thông điệp hết sức rõ ràng.
Malaysia: Truly Asia (Châu Á đích thực). Đến đây là đặc trưng của Châu Á. Đến đây bạn sẽ tìm thấy các nét đặc trưng của Châu Á.
Thái Lan: Amazing Thaland (Kinh ngạc Thái Lan). Đến đây sẽ thấy những điều ngoài sức tưởng tượng của bạn.
Singapore: Your Singapore (Singapore của bạn). Singapore không phải là của tôi, của những người Singapore, mà là của tất cả mọi người đến Singapore.
Mọi người quảng bá là Việt Nam thân thiện, nhưng sự thân thiện là một khái niệm rất trừu tượng. Mang sự thân thiện của mình so với các quốc gia khác chúng ta đâu có sự nổi trội. Bộ mặt cau có của các nhân viên công vụ của chúng ta ai cũng thấy.
Chúng ta có môi trường xanh? Không. So với nước nào chúng ta cũng kém hơn”.