QUẢNG NAM (NV) - Ðược khen thưởng vì có thành tích tốt nhưng hàng loạt trung tâm giáo dục và hướng nghiệp cùng nhiều học sinh chỉ nhận được giấy khen, còn tiền thì... kiện mới có.
Theo VNExpress, ngày 27 tháng 5, ông Trương Quang Thạnh, nguyên giám đốc Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên và Hướng Nghiệp huyện Núi Thành, cho biết sau khi lên Sở Giáo Dục và Ðào Tạo Quảng Nam nhận số tiền thưởng 500,000 đồng, ông đã chia cho 5 giáo viên đang làm việc tại trung tâm.
Các thủ khoa đại học 2012 của tỉnh Quảng Nam. (Hình: Báo Quảng Nam)
Tương tự, ông Ðặng Trung Phương, giám đốc Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên huyện Ðiện Bàn và ông Võ Văn Ba, giám đốc Trung Tâm Giáo Dục Thường Xuyên Hội An, cũng xác nhận, cách đây vài ngày nhân viên kế toán của sở gọi điện mời vào nhận tiền thưởng năm học 2011-2012.
Theo ông Thạnh, ông về hưu được một năm nhưng cách đây vài ngày mới nhận được điện thoại từ nhân viên thủ quỹ của Phòng Tài Chính-Kế Hoạch của Sở Giáo Dục mời lên nhận tiền thưởng.
Theo giải thích của sở, đây là số tiền thưởng dành cho trung tâm vì hoàn thành tốt nhiệm vụ trong năm học 2011-2012. Số tiền này đáng lẽ được kèm theo giấy khen, nhưng trong năm đó trung tâm của ông Thạnh chỉ nhận được giấy khen, còn số tiền thì bị “thất lạc.”
Trước đó, hàng trăm học sinh giỏi của tỉnh cũng bị nhà trường và Sở Giáo Dục “treo” tiền thưởng trong nhiều năm liền. Theo đó, từ năm 2010 đến 2013, trường trung học phổ thông chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, thành phố Tam Kỳ có 182 học sinh được nhận phần thưởng qua các kỳ thi cấp tỉnh, quốc gia với số tiền 77 triệu đồng nhưng không em nào được nhận.
Thế nhưng tin cho hay, đến đầu năm 2015 khi nhiều phụ huynh tố cáo với công an, thì thủ quỹ của trường này mới nhờ giáo viên chủ nhiệm cũ của từng em liên hệ để chi trả. Song do phần lớn các em đã đi học xa, nên hiện nay một số học sinh được giải vẫn chưa nhận được tiền. Hiện công an Quảng Nam đang điều tra. (Tr.N)
05-27-2015 2:26:21 PM
Wednesday, May 27, 2015
Hải quân Việt Nam- Philippines uống bia, hát karaoke ở Trường Sa
MANILA (NV) .- Lính hải quân Việt Nam và hải quân Philippines cùng nhau uống bia, đấu thể thao, hát karaoke trong một dịp “giao lưu” tại Trường Sa vào hôm Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015.
Lính Philippines và Việt Nam kéo co trong ngày “giao lưu” giữa lực lượng hải quân hai nước trấn giữ trên đảo Song Tử Tây ngày 8/6/2014. (Hình: Infonet)
Đây là lần thứ hai lực lượng hải quân của hai nước trấn giữ tại khu vực quần đảo Trường Sa họp mặt có tính thân hữu dù hai nước đều tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Lần họp mặt năm nay diễn ra tại đảo Song Tử Đông (tên quốc tế là Northeast Cay) hiện đang do Philippines trấn giữ. Lần họp năm ngoái ngày 8 thang 6, 2014 diễn ra tại đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) do Việt Nam trấn giữ. Hai đảo chỉ cách nhau chưa tới 3km.
“Đó là cuộc giao lưu để gây dựng lòng tin giữa lực lượng hải quân hai nước”. Phó đô đốc Alexander Lopez, tư lệnh lực lượng Hải quân Philippines khu vực Trường Sa nói với hãng thông tấn AFP. “Sự giao tiếp giữa người với người như thế này có chủ đích mang đến tình bạn và sự hiểu biết.”
Theo các hãng thông tấn AFP và Reuters, một tàu chở quân của Việt Nam đưa 60 lính và sĩ quan hải quân CSVN tới “giao lưu” với khoảng 100 lính và sĩ quan hải quân Philippines đóng ở đảo Song Tử Đông ngày 27 tháng 5, 2015 gồm cả kéo co, đấu bóng chuyền, bóng đá, hát karaoke, uống bia.
Đảo Song Tử Đông chỉ cách bãi đá ngầm Su Bi nay đang được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo khoảng 70km. Cả Việt Nam và Philippines đều phản đối hành động ngang ngược thay đổi nguyên trạng khu vực Trường Sa đang là điểm nóng tranh chấp giữa nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là giữa Việt Nam, Philippines với Trung Quốc.
Tuần trước, Hoa Kỳ cho tàu chiến và máy bay P-8 Poseidon tuần tra khu vực quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang gấp rút biến thành các căn cứ quân sự lớn trên biển. Hải quân Trung Quốc ra lệnh xua đuổi nhưng các tàu và phi cơ của Hoa Kỳ vẫn đi trên hành trình mà họ nói trong vùng biển và không phận quốc tế.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, phó bản anh ngữ của tờ Nhân Dân Nhật Báo tại Bắc Kinh đe dọa rằng nếu Mỹ không thay đổi cách hành sử thì chiến tranh giữa hai nước khó tránh. Trước đó, phi cơ tuần thám của Philippines bay ở khu vực này cũng đã bị lực lượng Trung Quốc quấy rối và đe dọa.
Ngày 20 tháng 4, 2015 vừa qua, báo South China Morning Post cho hay Tổng Thống Philippines, ông Benigno Aquino, loan báo rằng chính Hà Nội, chứ không phải Manila, là bên đã đưa ra đề nghị thành lập một đối tác chiến lược mới, mà hai nước đang thương thuyết để chống lại ‘các hoạt động cải tạo đất và xây đảo nhân tạo quy mô của Trung Quốc trong Biển Đông’.
Sau một số cuộc họp cấp cao giữa hai bên, một đường dây điện thoại nóng đã được thiết lập để thông tin lẫn nhau về các hoạt động ở khu vực, gồm cả việc giúp đỡ ngư dân hai nước gặp nạn trên biển. Nguồn tin quân sự Philippines nói rằng hai bên đang xúc tiến các cuộc đàm phán về tập trận chung hải quân trên biển. Phía Việt Nam, theo AFP, một viên chức quốc phòng nói rằng “phía Philippines có nêu ý kiến như thế thời gian trước đây nhưng chưa có gì được ấn định”. (TN)
05-27-2015 2:25:20 PM
Lính Philippines và Việt Nam kéo co trong ngày “giao lưu” giữa lực lượng hải quân hai nước trấn giữ trên đảo Song Tử Tây ngày 8/6/2014. (Hình: Infonet)
Đây là lần thứ hai lực lượng hải quân của hai nước trấn giữ tại khu vực quần đảo Trường Sa họp mặt có tính thân hữu dù hai nước đều tuyên bố chủ quyền chồng lấn tại khu vực quần đảo Trường Sa.
Lần họp mặt năm nay diễn ra tại đảo Song Tử Đông (tên quốc tế là Northeast Cay) hiện đang do Philippines trấn giữ. Lần họp năm ngoái ngày 8 thang 6, 2014 diễn ra tại đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) do Việt Nam trấn giữ. Hai đảo chỉ cách nhau chưa tới 3km.
“Đó là cuộc giao lưu để gây dựng lòng tin giữa lực lượng hải quân hai nước”. Phó đô đốc Alexander Lopez, tư lệnh lực lượng Hải quân Philippines khu vực Trường Sa nói với hãng thông tấn AFP. “Sự giao tiếp giữa người với người như thế này có chủ đích mang đến tình bạn và sự hiểu biết.”
Theo các hãng thông tấn AFP và Reuters, một tàu chở quân của Việt Nam đưa 60 lính và sĩ quan hải quân CSVN tới “giao lưu” với khoảng 100 lính và sĩ quan hải quân Philippines đóng ở đảo Song Tử Đông ngày 27 tháng 5, 2015 gồm cả kéo co, đấu bóng chuyền, bóng đá, hát karaoke, uống bia.
Đảo Song Tử Đông chỉ cách bãi đá ngầm Su Bi nay đang được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo khoảng 70km. Cả Việt Nam và Philippines đều phản đối hành động ngang ngược thay đổi nguyên trạng khu vực Trường Sa đang là điểm nóng tranh chấp giữa nhiều nước trong khu vực, đặc biệt là giữa Việt Nam, Philippines với Trung Quốc.
Tuần trước, Hoa Kỳ cho tàu chiến và máy bay P-8 Poseidon tuần tra khu vực quanh các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang gấp rút biến thành các căn cứ quân sự lớn trên biển. Hải quân Trung Quốc ra lệnh xua đuổi nhưng các tàu và phi cơ của Hoa Kỳ vẫn đi trên hành trình mà họ nói trong vùng biển và không phận quốc tế.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo, phó bản anh ngữ của tờ Nhân Dân Nhật Báo tại Bắc Kinh đe dọa rằng nếu Mỹ không thay đổi cách hành sử thì chiến tranh giữa hai nước khó tránh. Trước đó, phi cơ tuần thám của Philippines bay ở khu vực này cũng đã bị lực lượng Trung Quốc quấy rối và đe dọa.
Ngày 20 tháng 4, 2015 vừa qua, báo South China Morning Post cho hay Tổng Thống Philippines, ông Benigno Aquino, loan báo rằng chính Hà Nội, chứ không phải Manila, là bên đã đưa ra đề nghị thành lập một đối tác chiến lược mới, mà hai nước đang thương thuyết để chống lại ‘các hoạt động cải tạo đất và xây đảo nhân tạo quy mô của Trung Quốc trong Biển Đông’.
Sau một số cuộc họp cấp cao giữa hai bên, một đường dây điện thoại nóng đã được thiết lập để thông tin lẫn nhau về các hoạt động ở khu vực, gồm cả việc giúp đỡ ngư dân hai nước gặp nạn trên biển. Nguồn tin quân sự Philippines nói rằng hai bên đang xúc tiến các cuộc đàm phán về tập trận chung hải quân trên biển. Phía Việt Nam, theo AFP, một viên chức quốc phòng nói rằng “phía Philippines có nêu ý kiến như thế thời gian trước đây nhưng chưa có gì được ấn định”. (TN)
05-27-2015 2:25:20 PM
Trên cánh đồng câm mồm, chúng ta cùng nhau gặm cỏ.
Canhco —05/27/2015 - 11:12
Đất nước của chúng ta cừ khôi thật, không có gì làm cho một ngón tay bật được lên kể cả bom tấn sát bên hông nhà sắp nổ.
Chúng ta, cả tôi và bạn hình như đã quen với cách sống mòn nhìn mọi sự với đôi mắt cá chết bất kể ngoài kia cả một guồng máy đang vận hành trên mồ hôi nước mắt của người dân. Guồng máy ấy có lúc gầm rú có lúc êm ái rồi nhiều khi tỉ tê những bài hát của loại hồ ly ru ngủ cả một dân tộc bằng thứ thuốc gây mê mạnh nhất.
Rõ ràng rằng mọi điều mà họ làm, những câu mà họ nói chứng minh yếu tố khinh miệt công dân không cần che dấu nhưng chúng ta vẫn im lặng với thái độ của đàn cừu. Những con cừu có tấm bằng giáo sư tiến sĩ thì cùng là cừu như anh nông dân cắm đầu vào lúa, như tôi kẻ chạy xe ôm trên cái thành phố vĩ đại bậc nhất hành tinh này.
Họ, tất cả thành viên lớn nhỏ của chính phủ này và cả thân nhân của họ đều coi chúng ta là những hình nhân không trí óc. Chỉ trong vòng một tuần lễ ngắn ngủi từ ngày 18 cho tới 26 tháng 5, từ Tổng bí thư trở đi, đồng loạt chứng tỏ rằng nhân dân chỉ là một đám đông chỉ biết cắm cúi tìm thức ăn ngoài đồng, chỉ có bọn họ mới là chủ thật sự của đất nước này, muốn làm gì, nói gì hay cư xử thế nào là sự đồng thuận trong nội bộ của họ, nhân dân chỉ là đám hình nhân phất phơ trước gió.
Nếu không thì tại sao Tổng bí thư lại ngang nhiên xem chúng ta là cừu, và mỗi chúng ta, những con cừu nhẫn nhục hãy xứng đáng là công dân của đất nước Hồ Chí Minh?
Nếu không thì tại sao vào ngày 18 tháng 5, cả một bộ sậu của Bộ quốc phòng, dẫn đầu là Phùng Quang Thanh và Nguyễn Chí Vịnh ngồi họp với Trung Quốc trong sự kiện ‘Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung’ mà trước mặt của từng người trong bọn họ đều để tấm bảng chức danh bằng tiếng Tàu? Ừ thì khi đất nước đổi tên thì Chiêu Thống làm gì còn họ tên tiếng Việt! Nên nhớ, cuộc họp xảy ra trên phần đất Việt Nam nơi tiếng Việt được 90 triệu con cừu be he hàng ngày.
Ngày 19 tháng 5 con rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ tọa lễ khánh thành xây cất cầu trường cho đội cầu tân lập The Los Angeles Football Club tại thành phố Los Angeles. Phần hùn của anh này dĩ nhiên phải hơn 50% mới được cái vinh dự chủ tọa tại đất Mỹ. Ít ai có câu hỏi tại sao anh ta giàu nhanh như vậy khi bản thân chỉ là con của một HO, một sĩ quan ngụy, một kẻ mà ông Dũng vừa sỉ vả trong bài diễn văn hôm 30 tháng 4?
Ít ai đặt câu hỏi tại sao con gái, con rể, con ruột của Thủ tướng đương nhiệm đều giàu có tột đỉnh, vinh quang tột đỉnh. Chúng ta xem sự giàu có và vinh quang của tập đoàn gia đình trị này là lẽ đương nhiên và vì vậy sự im lặng cũng đương nhiên như một đàn cừu hiền lành đứng gậm nhấm từng cọng cỏ mang tên im lặng trên cánh đồng bát ngát của gian dối và bất công.
Chúng ta quen với những thái độ, hành vi đánh tráo lâu dần trở thành tê liệt óc phán đoán và tự mình che lấy mắt mình.
Ngày 26 tháng 5 Thủ tướng gặp các đại biểu trí thức trong Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam và tuyên bố: “Tôi luôn lưu ý các bộ trưởng hết sức chú ý lắng nghe phản biện của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, tầng lớp tinh hoa của đất nước để đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác, mang lại lợi ích lớn nhất cho đất nước”
Không ai nhắc cho ông Thủ tướng nhớ cách đây 6 năm chính ông là người ra quyết định 97 nghiêm cấm các tổ chức khoa học công nghệ phản biện công khai, từ quyết định này mà Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) đã tuyên bố đóng cửa vào ngày 14 tháng 9 năm 2009.
Nghe ông hôm nay nhớ việc ông làm ngày xưa mà chạnh lòng. Thương cho trí nhớ ông không còn minh mẫn nữa.
Có lẽ vì kém minh mẫn phần nào nên ông để kẻ dưới quyền thao túng. Ông khai sinh các tập đoàn quốc doanh nhưng cầm cương không nỗi. Hãy xem bọn họ thay nhau làm điều gì trên khắp đất nước này?
Mặc cho dân bức xúc, Petrolimex “hân hoan” lãi đậm là một cái tít trên báo chí phản ảnh sự “mờ ám công khai” của Bộ công thương-Tài chính tiếp tục cho phép tăng giá xăng để cứu tập đoàn này.
Bộ trưởng lương không đủ sống là một “vấn nạn” khác của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đang được Quốc hội mổ xẻ có lẽ cũng nên mang vào đây để bọn cừu chúng tôi be he bàn luận.
Lương không đủ sống nhưng không Bộ trưởng nào dám từ chức chống đối. Lương không đủ sống nhưng có ông bà Bộ trưởng nào ở nhà cấp 4 đi xe gắn máy hay ăn uống vỉa hè sau giờ nghỉ không?
Những chứng cứ ấy không làm chúng tôi, những con cừu, hài lòng vì tự thấy cần phải có thêm những bằng chứng khác thuyết phục hơn. Trong khi chờ đợi thì các ông các bà, các cô cậu con quan làm ơn để chúng tôi yên tâm nhai cỏ vì chúng tôi không làm gì khiến quý vị lo âu, miễn là số cỏ trên cánh đồng câm mồm ấy đủ cho chúng tôi liếm láp cho tới ngày các ông mở Đại hội đảng lần tới là vui rồi.
canhco's blog
http://www.rfavietnam.com/node/2605
Đất nước của chúng ta cừ khôi thật, không có gì làm cho một ngón tay bật được lên kể cả bom tấn sát bên hông nhà sắp nổ.
Chúng ta, cả tôi và bạn hình như đã quen với cách sống mòn nhìn mọi sự với đôi mắt cá chết bất kể ngoài kia cả một guồng máy đang vận hành trên mồ hôi nước mắt của người dân. Guồng máy ấy có lúc gầm rú có lúc êm ái rồi nhiều khi tỉ tê những bài hát của loại hồ ly ru ngủ cả một dân tộc bằng thứ thuốc gây mê mạnh nhất.
Rõ ràng rằng mọi điều mà họ làm, những câu mà họ nói chứng minh yếu tố khinh miệt công dân không cần che dấu nhưng chúng ta vẫn im lặng với thái độ của đàn cừu. Những con cừu có tấm bằng giáo sư tiến sĩ thì cùng là cừu như anh nông dân cắm đầu vào lúa, như tôi kẻ chạy xe ôm trên cái thành phố vĩ đại bậc nhất hành tinh này.
Họ, tất cả thành viên lớn nhỏ của chính phủ này và cả thân nhân của họ đều coi chúng ta là những hình nhân không trí óc. Chỉ trong vòng một tuần lễ ngắn ngủi từ ngày 18 cho tới 26 tháng 5, từ Tổng bí thư trở đi, đồng loạt chứng tỏ rằng nhân dân chỉ là một đám đông chỉ biết cắm cúi tìm thức ăn ngoài đồng, chỉ có bọn họ mới là chủ thật sự của đất nước này, muốn làm gì, nói gì hay cư xử thế nào là sự đồng thuận trong nội bộ của họ, nhân dân chỉ là đám hình nhân phất phơ trước gió.
Nếu không thì tại sao Tổng bí thư lại ngang nhiên xem chúng ta là cừu, và mỗi chúng ta, những con cừu nhẫn nhục hãy xứng đáng là công dân của đất nước Hồ Chí Minh?
Nếu không thì tại sao vào ngày 18 tháng 5, cả một bộ sậu của Bộ quốc phòng, dẫn đầu là Phùng Quang Thanh và Nguyễn Chí Vịnh ngồi họp với Trung Quốc trong sự kiện ‘Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt-Trung’ mà trước mặt của từng người trong bọn họ đều để tấm bảng chức danh bằng tiếng Tàu? Ừ thì khi đất nước đổi tên thì Chiêu Thống làm gì còn họ tên tiếng Việt! Nên nhớ, cuộc họp xảy ra trên phần đất Việt Nam nơi tiếng Việt được 90 triệu con cừu be he hàng ngày.
Ngày 19 tháng 5 con rể của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ tọa lễ khánh thành xây cất cầu trường cho đội cầu tân lập The Los Angeles Football Club tại thành phố Los Angeles. Phần hùn của anh này dĩ nhiên phải hơn 50% mới được cái vinh dự chủ tọa tại đất Mỹ. Ít ai có câu hỏi tại sao anh ta giàu nhanh như vậy khi bản thân chỉ là con của một HO, một sĩ quan ngụy, một kẻ mà ông Dũng vừa sỉ vả trong bài diễn văn hôm 30 tháng 4?
Ít ai đặt câu hỏi tại sao con gái, con rể, con ruột của Thủ tướng đương nhiệm đều giàu có tột đỉnh, vinh quang tột đỉnh. Chúng ta xem sự giàu có và vinh quang của tập đoàn gia đình trị này là lẽ đương nhiên và vì vậy sự im lặng cũng đương nhiên như một đàn cừu hiền lành đứng gậm nhấm từng cọng cỏ mang tên im lặng trên cánh đồng bát ngát của gian dối và bất công.
Chúng ta quen với những thái độ, hành vi đánh tráo lâu dần trở thành tê liệt óc phán đoán và tự mình che lấy mắt mình.
Ngày 26 tháng 5 Thủ tướng gặp các đại biểu trí thức trong Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam và tuyên bố: “Tôi luôn lưu ý các bộ trưởng hết sức chú ý lắng nghe phản biện của đội ngũ trí thức, các nhà khoa học, tầng lớp tinh hoa của đất nước để đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác, mang lại lợi ích lớn nhất cho đất nước”
Không ai nhắc cho ông Thủ tướng nhớ cách đây 6 năm chính ông là người ra quyết định 97 nghiêm cấm các tổ chức khoa học công nghệ phản biện công khai, từ quyết định này mà Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) đã tuyên bố đóng cửa vào ngày 14 tháng 9 năm 2009.
Nghe ông hôm nay nhớ việc ông làm ngày xưa mà chạnh lòng. Thương cho trí nhớ ông không còn minh mẫn nữa.
Có lẽ vì kém minh mẫn phần nào nên ông để kẻ dưới quyền thao túng. Ông khai sinh các tập đoàn quốc doanh nhưng cầm cương không nỗi. Hãy xem bọn họ thay nhau làm điều gì trên khắp đất nước này?
Mặc cho dân bức xúc, Petrolimex “hân hoan” lãi đậm là một cái tít trên báo chí phản ảnh sự “mờ ám công khai” của Bộ công thương-Tài chính tiếp tục cho phép tăng giá xăng để cứu tập đoàn này.
Bộ trưởng lương không đủ sống là một “vấn nạn” khác của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đang được Quốc hội mổ xẻ có lẽ cũng nên mang vào đây để bọn cừu chúng tôi be he bàn luận.
Lương không đủ sống nhưng không Bộ trưởng nào dám từ chức chống đối. Lương không đủ sống nhưng có ông bà Bộ trưởng nào ở nhà cấp 4 đi xe gắn máy hay ăn uống vỉa hè sau giờ nghỉ không?
Những chứng cứ ấy không làm chúng tôi, những con cừu, hài lòng vì tự thấy cần phải có thêm những bằng chứng khác thuyết phục hơn. Trong khi chờ đợi thì các ông các bà, các cô cậu con quan làm ơn để chúng tôi yên tâm nhai cỏ vì chúng tôi không làm gì khiến quý vị lo âu, miễn là số cỏ trên cánh đồng câm mồm ấy đủ cho chúng tôi liếm láp cho tới ngày các ông mở Đại hội đảng lần tới là vui rồi.
canhco's blog
http://www.rfavietnam.com/node/2605
Lời nói gió bay, lại chích gai vào mông…
VietTuSaiGon— 05/26/2015 - 15:57
Trong một cuộc họp báo, ông Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Quốc hội CSVN cho rằng, Trung Quốc đưa ra quy định cấm đánh bắt cá ở biển Đông là hoàn toàn vô lý, không có giá trị với Việt Nam. Do vậy, ngư dân vẫn đánh bắt cá bình thường ở biển Đông.
“Ngư trường đó thuộc chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, chúng ta phải tuyên truyền cho ngư dân được biết để họ tổ chức đánh bắt cá bình thường”, ông Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh nói.
Theo ông Khoa, lực lượng chức năng ngoài nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát thì phải đảm bảo cho ngư dân hoạt động trên ngư trường thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Quốc hội cũng phân tích rõ việc Mỹ có những phản ứng mạnh mẽ đối với hành động phi pháp của Trung Quốc - đơn phương cải tạo bãi đá, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Việc Mỹ tăng tường lực lượng quân sự sau khi Trung Quốc cải tạo một số đảo ở Trường Sa của việt Nam là việc cạnh tranh của các nước lớn trên khu vực châu Á Thái Bình Dương. Việc góp phần ổn định trong khu vực là trách nhiệm chung của các nước”, ông Nguyễn Kim Khoa phân tích.
Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, trên biển Đông những khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, ngư dân có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên kể cả dưới nước lẫn mặt biển. Qua việc ngư dân đánh bắt cá trên biển đã góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
Lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của ông Khoa và ông Rinh làm tôi nhớ đến chuyện đi coi phim hồi nhỏ. Hồi đó, ở quê chưa có điện, hiếm lắm, cả xã mới có một vài nhà giàu có sắm cái tivi đen trắng, chạy ắc-qui để coi. Muốn đi coi thì thắp đèn dầu rủ nhau năm bảy đứa mà đi cho khỏi sợ ma, sợ rắn rết…
Thỉnh thoảng, đội chiếu phim thuộc trung tâm văn hóa huyện về sân hợp tác xã, bán vé chiếu phim võ hiệp Hồng Kông hoặc phim tình cảm Liên Xô, phim võ thuật Liên Xô. Chủ yếu là phim Liên Xô. Và thường thì những đêm như thế, sân hợp tác xã chật kín người bởi thanh niên, ông già, bà già, con nít từ xã khác kéo đến cộng với xã có sân hợp tác, có khi lên đến cả ngàn người đứng ngồi chen chúc lên màn ảnh rộng làm bằng vải sô trắng.
Thường thì mấy ông già hay nấp sau lưng mấy cô gái để coi, có lẽ do chiều cao hạn chế, cũng có lẽ do kinh nghiệm, đứng sau lưng mấy cô này nếu không thơm mùi nước hoa dỏm, xà bông thơm thì cũng thơm mùi bồ kết, khác với đám thanh niên loi choi đứng ngồi không yên hay đám các bà già nhiều khi tóc còn bốc mùi khói rạ, thậm chí mùi gàu lâu ngày không gội…
Tôi nhớ lần đó, tôi và thằng Nhân cùng xóm đi coi phim, không có tiền mua vé, hai thằng chui rào, bị vũ trang rượt, mỗi thằng chảy tản ra một hướng rồi chui vào đám đông, chạy lòng vòng, len lỏi vào bên trong, coi như an toàn. Mà phải phục thằng Nhân là con ma xó, cả một rừng người, nó len lỏi một hồi tìm ra tôi, nó nói: “Coi chi cái phim Liên Xô này chán bỏ mẹ, đi chọc ông Bảy Tài với tao!”. Tôi chưa hiểu gì thì nó nắm tay tôi dắt đi.
Vòng một hồi, gặp ông Bảy Tài đang đứng sau lưng mấy cô gái, nhướn người lên coi phim. Thằng bạn tôi không nói không rằng, rút ra hai cây gai bồ kết dài, đưa tôi một cây rồi ra hiệu làm theo nó. Tôi cũng chưa hiểu gì thì thấy ông Bảy Tài liên tục ễnh người về phía trước, coi như nguyên phần hạ bộ của ông chạm vào mông mấy chị đằng trước. Ban đầu, họ chỉ loay hoay tránh, sau đó họ chửi “đồ già dê!”. Ông Bảy Tài vẫn im lặng coi phim. Lúc này tôi cố nhìn xuống, xấy thằng bạn đang ngồi thụp phía sau ông Bảy Tài, còn ông thì mặc cái quần đùi lò xo.
Thằng này ngồi đợi lúc ông Bảy Tài nhướn người coi đoạn phim hấp dẫn thì dùng cái gai bồ kết đâm vào mông của ông, theo phản ứng tự nhiên, ông ễnh người về trước, đụng mấy bà chị... Đến lần thứ ba thì một thanh niên đứng bên cạnh mấy cô gái quay lại tát ông Bảy Tài một cái nghe “bốp”. Ông Bảy Tài choáng váng, chửi thề một hồi rồi hỏi đứa nào mới đánh ông. Ba cô gái đứng trước ông bỏ đi, nói vói lại: “Đồ già dê, hắn nói chi kệ hắn, lời nói gió bay mà!”.
Câu chuyện này tôi đã quên từ lâu, mãi cho đến lúc ông Khoa và ông Rinh phát biểu về vấn đề biển Đông và khuyên ngư dân cứ ra biển đánh bắt vì đây là ngư trường truyền thống của Việt Nam. Tự dưng, chuyện thằng Nhân đâm gai vào đít ông Bảy Tài lại hiện về. Ông giờ đã mất, thằng bạn cũng không còn sau một vụ thanh toán trong giang hồ. Nhưng cái hành vi đâm gai bồ kết vào mông ông Bảy già gần bằng ông nội của nó, tai thì nghễnh ngản làm tôi liên tưởng đến kiểu chọt kim của mấy ông quan Hà Nội mà thấy ớn lạnh.
Vì trong một nghĩa nào đó, biển Đông cũng giống như mấy cô gái đang tuổi xuân thì ngày ấy, luôn hấp dẫn và thơm tho. Ngư dân Việt Nam thì không hiểu gì về chính trị, hơn nữa họ ra biển là để kiếm cơm, cũng giống như ông Bảy Tài đi coi phim chứ không phải đi ve gái. Nhưng cái thằng mắc dịch bạn tôi, hắn cũng muốn chọc gái, cũng tới tuổi khám phá nhưng không biết cách, sợ người ta đánh nên mới mượn tay ông Bảy Tài, hậu quả thì miễn bàn rồi!
Trong chuyện này, ông Khoa và ông Rinh lại chơi trò giống thằng Nhân, dùng kim chích vào mông của ngư dân, khích tướng, nói dóc với họ để họ xông ra biển. Nhưng thử hỏi, có mấy người bị Trung Quốc đâm tàu, bắt nhốt, bị đánh đập thừa sống thiếu chết, mất sạch tài sản… Có ông Khoa hay ông Rinh nào lên tiếng, chia sẻ với họ không? Có nhà nước, chính phủ nào đứng ra giúp đỡ họ không? Hoàn toàn không! Nếu không muốn nói là tiếp tục lợi dụng họ bằng cách cho họ vay thêm tiền để đóng tàu lớn, rồi lại lao đầu ra biển vì cái đã mất, vì nợ nần…
Trong khi đó, trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ lãnh hải không phải là của ngư dân, mà là của cảnh sát biển, bộ đôi biên phòng, hải quân và nói chung là của quân đội nhân dân Việt Nam. Bây giờ, ông Khoa và ông Rinh xúi dân xông ra đánh bắt, có khác nào thằng nhỏ nít ranh ngày xưa cầm kim chích vào mông ông già để ổng ểnh tới ểnh lui, để bị đám thanh niên xông vào đánh?! Không biết có nên coi lời nói của ông Khoa và ông Rinh là lời nói gió bay?! Và tại sao chuyên 5 hệ trong đến dân tộc, quốc gia mà các ông lại hành xử, nói năng nghe như trẻ con vậy?
VietTuSaiGon's blog
Trong một cuộc họp báo, ông Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Quốc hội CSVN cho rằng, Trung Quốc đưa ra quy định cấm đánh bắt cá ở biển Đông là hoàn toàn vô lý, không có giá trị với Việt Nam. Do vậy, ngư dân vẫn đánh bắt cá bình thường ở biển Đông.
“Ngư trường đó thuộc chủ quyền, lãnh thổ của Việt Nam. Do vậy, chúng ta phải tuyên truyền cho ngư dân được biết để họ tổ chức đánh bắt cá bình thường”, ông Nguyễn Kim Khoa - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh nói.
Theo ông Khoa, lực lượng chức năng ngoài nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát thì phải đảm bảo cho ngư dân hoạt động trên ngư trường thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng an ninh Quốc hội cũng phân tích rõ việc Mỹ có những phản ứng mạnh mẽ đối với hành động phi pháp của Trung Quốc - đơn phương cải tạo bãi đá, bãi cạn ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
“Việc Mỹ tăng tường lực lượng quân sự sau khi Trung Quốc cải tạo một số đảo ở Trường Sa của việt Nam là việc cạnh tranh của các nước lớn trên khu vực châu Á Thái Bình Dương. Việc góp phần ổn định trong khu vực là trách nhiệm chung của các nước”, ông Nguyễn Kim Khoa phân tích.
Theo Thượng tướng Nguyễn Văn Rinh - nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng - đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, trên biển Đông những khu vực thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam, ngư dân có quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên kể cả dưới nước lẫn mặt biển. Qua việc ngư dân đánh bắt cá trên biển đã góp phần bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
Lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của ông Khoa và ông Rinh làm tôi nhớ đến chuyện đi coi phim hồi nhỏ. Hồi đó, ở quê chưa có điện, hiếm lắm, cả xã mới có một vài nhà giàu có sắm cái tivi đen trắng, chạy ắc-qui để coi. Muốn đi coi thì thắp đèn dầu rủ nhau năm bảy đứa mà đi cho khỏi sợ ma, sợ rắn rết…
Thỉnh thoảng, đội chiếu phim thuộc trung tâm văn hóa huyện về sân hợp tác xã, bán vé chiếu phim võ hiệp Hồng Kông hoặc phim tình cảm Liên Xô, phim võ thuật Liên Xô. Chủ yếu là phim Liên Xô. Và thường thì những đêm như thế, sân hợp tác xã chật kín người bởi thanh niên, ông già, bà già, con nít từ xã khác kéo đến cộng với xã có sân hợp tác, có khi lên đến cả ngàn người đứng ngồi chen chúc lên màn ảnh rộng làm bằng vải sô trắng.
Thường thì mấy ông già hay nấp sau lưng mấy cô gái để coi, có lẽ do chiều cao hạn chế, cũng có lẽ do kinh nghiệm, đứng sau lưng mấy cô này nếu không thơm mùi nước hoa dỏm, xà bông thơm thì cũng thơm mùi bồ kết, khác với đám thanh niên loi choi đứng ngồi không yên hay đám các bà già nhiều khi tóc còn bốc mùi khói rạ, thậm chí mùi gàu lâu ngày không gội…
Tôi nhớ lần đó, tôi và thằng Nhân cùng xóm đi coi phim, không có tiền mua vé, hai thằng chui rào, bị vũ trang rượt, mỗi thằng chảy tản ra một hướng rồi chui vào đám đông, chạy lòng vòng, len lỏi vào bên trong, coi như an toàn. Mà phải phục thằng Nhân là con ma xó, cả một rừng người, nó len lỏi một hồi tìm ra tôi, nó nói: “Coi chi cái phim Liên Xô này chán bỏ mẹ, đi chọc ông Bảy Tài với tao!”. Tôi chưa hiểu gì thì nó nắm tay tôi dắt đi.
Vòng một hồi, gặp ông Bảy Tài đang đứng sau lưng mấy cô gái, nhướn người lên coi phim. Thằng bạn tôi không nói không rằng, rút ra hai cây gai bồ kết dài, đưa tôi một cây rồi ra hiệu làm theo nó. Tôi cũng chưa hiểu gì thì thấy ông Bảy Tài liên tục ễnh người về phía trước, coi như nguyên phần hạ bộ của ông chạm vào mông mấy chị đằng trước. Ban đầu, họ chỉ loay hoay tránh, sau đó họ chửi “đồ già dê!”. Ông Bảy Tài vẫn im lặng coi phim. Lúc này tôi cố nhìn xuống, xấy thằng bạn đang ngồi thụp phía sau ông Bảy Tài, còn ông thì mặc cái quần đùi lò xo.
Thằng này ngồi đợi lúc ông Bảy Tài nhướn người coi đoạn phim hấp dẫn thì dùng cái gai bồ kết đâm vào mông của ông, theo phản ứng tự nhiên, ông ễnh người về trước, đụng mấy bà chị... Đến lần thứ ba thì một thanh niên đứng bên cạnh mấy cô gái quay lại tát ông Bảy Tài một cái nghe “bốp”. Ông Bảy Tài choáng váng, chửi thề một hồi rồi hỏi đứa nào mới đánh ông. Ba cô gái đứng trước ông bỏ đi, nói vói lại: “Đồ già dê, hắn nói chi kệ hắn, lời nói gió bay mà!”.
Câu chuyện này tôi đã quên từ lâu, mãi cho đến lúc ông Khoa và ông Rinh phát biểu về vấn đề biển Đông và khuyên ngư dân cứ ra biển đánh bắt vì đây là ngư trường truyền thống của Việt Nam. Tự dưng, chuyện thằng Nhân đâm gai vào đít ông Bảy Tài lại hiện về. Ông giờ đã mất, thằng bạn cũng không còn sau một vụ thanh toán trong giang hồ. Nhưng cái hành vi đâm gai bồ kết vào mông ông Bảy già gần bằng ông nội của nó, tai thì nghễnh ngản làm tôi liên tưởng đến kiểu chọt kim của mấy ông quan Hà Nội mà thấy ớn lạnh.
Vì trong một nghĩa nào đó, biển Đông cũng giống như mấy cô gái đang tuổi xuân thì ngày ấy, luôn hấp dẫn và thơm tho. Ngư dân Việt Nam thì không hiểu gì về chính trị, hơn nữa họ ra biển là để kiếm cơm, cũng giống như ông Bảy Tài đi coi phim chứ không phải đi ve gái. Nhưng cái thằng mắc dịch bạn tôi, hắn cũng muốn chọc gái, cũng tới tuổi khám phá nhưng không biết cách, sợ người ta đánh nên mới mượn tay ông Bảy Tài, hậu quả thì miễn bàn rồi!
Trong chuyện này, ông Khoa và ông Rinh lại chơi trò giống thằng Nhân, dùng kim chích vào mông của ngư dân, khích tướng, nói dóc với họ để họ xông ra biển. Nhưng thử hỏi, có mấy người bị Trung Quốc đâm tàu, bắt nhốt, bị đánh đập thừa sống thiếu chết, mất sạch tài sản… Có ông Khoa hay ông Rinh nào lên tiếng, chia sẻ với họ không? Có nhà nước, chính phủ nào đứng ra giúp đỡ họ không? Hoàn toàn không! Nếu không muốn nói là tiếp tục lợi dụng họ bằng cách cho họ vay thêm tiền để đóng tàu lớn, rồi lại lao đầu ra biển vì cái đã mất, vì nợ nần…
Trong khi đó, trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ lãnh hải không phải là của ngư dân, mà là của cảnh sát biển, bộ đôi biên phòng, hải quân và nói chung là của quân đội nhân dân Việt Nam. Bây giờ, ông Khoa và ông Rinh xúi dân xông ra đánh bắt, có khác nào thằng nhỏ nít ranh ngày xưa cầm kim chích vào mông ông già để ổng ểnh tới ểnh lui, để bị đám thanh niên xông vào đánh?! Không biết có nên coi lời nói của ông Khoa và ông Rinh là lời nói gió bay?! Và tại sao chuyên 5 hệ trong đến dân tộc, quốc gia mà các ông lại hành xử, nói năng nghe như trẻ con vậy?
VietTuSaiGon's blog
Sức mạnh của truyền thông lề dân
Nhà báo Nguyễn Vũ Bình, viết từ Hà Nội
Theo RFA-2015-05-27
Sức mạnh của Facebook- Files photos
Trong thời gian vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến sức mạnh của sự bùng nổ thông tin mà mạng Internet nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng chuyển tải. Sức mạnh đó có được chính là nhờ hệ thông truyền thông không chính thống, mà có nhiều người gọi là truyền thông lề trái, hay truyền thông lề dân. Truyền thông lề dân là tập hợp những thông tin của người dân đưa ra và chia sẻ trên hệ thống Internet, mà nòng cốt là những người tham gia vào phong trào dân chủ Việt Nam thực hiện và định hướng.
Về mặt kỹ thuật, không ai nghi ngờ vào sức lan tỏa nhanh, mạnh mẽ và rộng khắp của hệ thống Internet, mạng xã hội Facebook ở Việt Nam hôm nay. Nhưng sức mạnh của truyền thông lề dân có được là do đâu? tức là những yếu tố nào đã tác động đến nhận thức của xã hội và tạo ra những sự chuyển biến tích cực chỉ trong một thời gian ngắn như vậy? chúng ta sẽ xem xét và phân tích thông qua hai sự việc đánh dấu chuyển biến tích cực do truyền thông lề dân đem lại. Đó là việc tỷ phú ve chai nhặt được 5 triệu yên Nhật Bản trình báo và vụ việc chặt hạ, tàn sát cây xanh ở Hà Nội.
Điều đầu tiên, sức mạnh của truyền thông lề dân có được là do thông tin được chuyển tải chứa đựng sự thật. Sự thật chính là sức mạnh trong xã hội toàn trị cộng sản ở Việt nam, nơi sự thật bị bưng bít và bóp méo. Sống trong xã hội cộng sản, mới chỉ cách đây dăm năm thôi, tất cả đều phải thừa nhận, đó là xã hội bưng bít thông tin, bưng bít sự thật và dối trá khủng khiếp. Sự dối trá như bóng đêm bao phủ cả một xã hội. Nhưng từ khi có Internet, nhất là từ khi có mạng xã hội Facebook, thì sự thật đã được chia sẻ, chuyển tải và được tôn vinh. Sự thật như ánh sáng mặt trời xua tan màn đêm dối trá trong xã hội toàn trị cộng sản.
Sức mạnh của truyền thông lề dân có được là do thông tin được chuyển tải chứa đựng sự thật. Sự thật chính là sức mạnh trong xã hội toàn trị cộng sản ở Việt nam, nơi sự thật bị bưng bít và bóp méo
Trở lại với hai sự việc nêu trên, sự thật là chị Hồng (người được gọi là tỷ phú ve chai) đã nhặt được 5 triệu yên Nhật và trình báo với cơ quan công an. Sự thật này khi được chuyển tải trên mạng xã hội đã đóng đinh vào sự kiện, không thể thay đổi, bóp méo được nữa. Chúng ta từng biết đến những sự bóp méo kỳ lạ của sự thật như chánh thanh tra sở Y tế Kon-Tum, bổ cuốc vào đầu một phụ nữ sau đó biến thành việc giơ cuốc lên chẳng may va phải đầu người dân; hoặc vụ việc hai phó gám đốc sở Nội vụ và Ngoại vụ tỉnh Bình Phước choảng cốc bia vào đầu nhau biến thành nâng cốc chúc mừng không may va vào đầu chảy máu…vụ việc tàn sát, chặt hạ cây xanh ở Hà Nội tính chất hơi khác một chút, đó là sự thật được phanh phui sau những dối trá của các cơ quan công quyền: chặt cây còn khỏe, tốt, chứ không phải cây sâu, mọt; số lượng cây chặt trong mấy ngày là 2000 cây, chứ không phải 500 cây; cây trồng mới thay thế là cây Mỡ, chứ không phải Vàng Tâm như họ nói…
Yếu tố không kém phần quan trọng trong truyền thông lề dân được chia sẻ và chuyển tải, đó là chân lý, là những nhận thức đúng đắn, là cách thức giải quyết hợp lý hợp tình. Khi có một thẩm phán, đưa công khai cách thức giải quyết vụ việc của người phụ nữ nhặt được 5 triệu yên bằng các quy định pháp luật, hoàn toàn không dính dáng gì tới cơ qan công an, thì dư luận, mọi người mới hiểu được đáng ra đã được giải quyết hết sức đơn giản thông qua Nghị định số 96/2009 về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, chìm đắm…do sở tài chính thành phố (tỉnh) tiếp nhận và xử lý. Như vậy, với những nhận thức đúng, cách giải quyết hợp lý hợp tình, được đông đảo dư luận ủng hộ, cuối cùng vụ việc cũng đã được xử lý theo hướng tích cực cho người phụ nữ bán ve chai.
Sự quan tâm đông đảo của cộng đồng mạng, ủng hộ sự thật, chân lý và tình người là yếu tố quan trọng không thể thiếu của truyền thông lề dân. Trong cả hai vụ việc, chị bán ve chai nhặt được tiền và vụ tàn sát cây xanh ở Hà Nội, sự quan tâm theo dõi sát sao của cộng đồng mạng là yếu tố quan trọng, là sức ép đối với các cơ quan chức năng khi giải quyết vụ việc. Sự bàn luận, tranh cãi trên không gian mạng càng làm tăng uy thế của sự thật, của chân lý cũng như tình người lên một tầm cao mới. Và chúng ta đều đã thấy, các cơ quan chức năng, nhà cầm quyền Việt Nam đã không thể bất chấp dư luận để ra những quyết định có lợi cho mình, đẩy người dân về phần thiệt thòi nữa.
Yếu tố không kém phần quan trọng trong truyền thông lề dân được chia sẻ và chuyển tải, đó là chân lý, là những nhận thức đúng đắn, là cách thức giải quyết hợp lý hợp tình
Những tin mừng vừa được loan ra trong mấy ngày qua, chị ve chai sẽ được nhận lại số tiền 5 triệu yên nhặt được do không có ai chứng minh được sở hữu hợp pháp. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra kết luận thanh tra vụ việc vi phạm trong chặt hạ, tàn sát cây xanh ở Hà Nội. Mặc dù, trong quyết định thanh tra còn nhiều điều chướng tai, gai mắt (ví dụ kết luận không có lợi ích nhóm, tham nhũng trong vụ việc), hoặc việc xử lý chắc chắn sẽ không động chạm đến những kẻ chủ mưu, thực tế đứng đầu vụ việc nhưng như thế cũng là một thắng lợi quan trọng của truyền thông lề dân. Cũng cần nói thêm rằng, thắng lợi của vụ việc ngăn chặn tàn sát cây xanh có công lao rất lớn của người dân yêu cây xanh thủ đô, và những người thuộc phong trào dân chủ Việt Nam, có những người đã phải đổ máu cho sự việc này.
Không thể không nhắc tới một yếu tố bị chìm lấp, nhưng vô cùng quan trọng. Đó là sự công khai thông tin. Đây là yếu tố bị chìm lấp, bởi vì khi thông tin được đưa lên không gian mạng, đương nhiên thông tin đó được công khai ngay lập tức. Chúng ta biết rằng, công khai hóa là một yếu tố quan trọng của tiến trình cải tổ ở Liên Xô cũ, đưa tới sự sụp đổ của chế độ cộng sản Liên Xô trước đây. Ngày nay, công khai là yếu tố đương nhiên, chỉ bằng một cú click con chuột máy tính mà thôi./.
Hà Nội, ngày 22/5/2015
N.V.B
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Theo RFA-2015-05-27
Sức mạnh của Facebook- Files photos
Trong thời gian vài năm qua, chúng ta đã chứng kiến sức mạnh của sự bùng nổ thông tin mà mạng Internet nói chung và mạng xã hội Facebook nói riêng chuyển tải. Sức mạnh đó có được chính là nhờ hệ thông truyền thông không chính thống, mà có nhiều người gọi là truyền thông lề trái, hay truyền thông lề dân. Truyền thông lề dân là tập hợp những thông tin của người dân đưa ra và chia sẻ trên hệ thống Internet, mà nòng cốt là những người tham gia vào phong trào dân chủ Việt Nam thực hiện và định hướng.
Về mặt kỹ thuật, không ai nghi ngờ vào sức lan tỏa nhanh, mạnh mẽ và rộng khắp của hệ thống Internet, mạng xã hội Facebook ở Việt Nam hôm nay. Nhưng sức mạnh của truyền thông lề dân có được là do đâu? tức là những yếu tố nào đã tác động đến nhận thức của xã hội và tạo ra những sự chuyển biến tích cực chỉ trong một thời gian ngắn như vậy? chúng ta sẽ xem xét và phân tích thông qua hai sự việc đánh dấu chuyển biến tích cực do truyền thông lề dân đem lại. Đó là việc tỷ phú ve chai nhặt được 5 triệu yên Nhật Bản trình báo và vụ việc chặt hạ, tàn sát cây xanh ở Hà Nội.
Điều đầu tiên, sức mạnh của truyền thông lề dân có được là do thông tin được chuyển tải chứa đựng sự thật. Sự thật chính là sức mạnh trong xã hội toàn trị cộng sản ở Việt nam, nơi sự thật bị bưng bít và bóp méo. Sống trong xã hội cộng sản, mới chỉ cách đây dăm năm thôi, tất cả đều phải thừa nhận, đó là xã hội bưng bít thông tin, bưng bít sự thật và dối trá khủng khiếp. Sự dối trá như bóng đêm bao phủ cả một xã hội. Nhưng từ khi có Internet, nhất là từ khi có mạng xã hội Facebook, thì sự thật đã được chia sẻ, chuyển tải và được tôn vinh. Sự thật như ánh sáng mặt trời xua tan màn đêm dối trá trong xã hội toàn trị cộng sản.
Sức mạnh của truyền thông lề dân có được là do thông tin được chuyển tải chứa đựng sự thật. Sự thật chính là sức mạnh trong xã hội toàn trị cộng sản ở Việt nam, nơi sự thật bị bưng bít và bóp méo
Trở lại với hai sự việc nêu trên, sự thật là chị Hồng (người được gọi là tỷ phú ve chai) đã nhặt được 5 triệu yên Nhật và trình báo với cơ quan công an. Sự thật này khi được chuyển tải trên mạng xã hội đã đóng đinh vào sự kiện, không thể thay đổi, bóp méo được nữa. Chúng ta từng biết đến những sự bóp méo kỳ lạ của sự thật như chánh thanh tra sở Y tế Kon-Tum, bổ cuốc vào đầu một phụ nữ sau đó biến thành việc giơ cuốc lên chẳng may va phải đầu người dân; hoặc vụ việc hai phó gám đốc sở Nội vụ và Ngoại vụ tỉnh Bình Phước choảng cốc bia vào đầu nhau biến thành nâng cốc chúc mừng không may va vào đầu chảy máu…vụ việc tàn sát, chặt hạ cây xanh ở Hà Nội tính chất hơi khác một chút, đó là sự thật được phanh phui sau những dối trá của các cơ quan công quyền: chặt cây còn khỏe, tốt, chứ không phải cây sâu, mọt; số lượng cây chặt trong mấy ngày là 2000 cây, chứ không phải 500 cây; cây trồng mới thay thế là cây Mỡ, chứ không phải Vàng Tâm như họ nói…
Yếu tố không kém phần quan trọng trong truyền thông lề dân được chia sẻ và chuyển tải, đó là chân lý, là những nhận thức đúng đắn, là cách thức giải quyết hợp lý hợp tình. Khi có một thẩm phán, đưa công khai cách thức giải quyết vụ việc của người phụ nữ nhặt được 5 triệu yên bằng các quy định pháp luật, hoàn toàn không dính dáng gì tới cơ qan công an, thì dư luận, mọi người mới hiểu được đáng ra đã được giải quyết hết sức đơn giản thông qua Nghị định số 96/2009 về việc xử lý tài sản bị chôn giấu, chìm đắm…do sở tài chính thành phố (tỉnh) tiếp nhận và xử lý. Như vậy, với những nhận thức đúng, cách giải quyết hợp lý hợp tình, được đông đảo dư luận ủng hộ, cuối cùng vụ việc cũng đã được xử lý theo hướng tích cực cho người phụ nữ bán ve chai.
Sự quan tâm đông đảo của cộng đồng mạng, ủng hộ sự thật, chân lý và tình người là yếu tố quan trọng không thể thiếu của truyền thông lề dân. Trong cả hai vụ việc, chị bán ve chai nhặt được tiền và vụ tàn sát cây xanh ở Hà Nội, sự quan tâm theo dõi sát sao của cộng đồng mạng là yếu tố quan trọng, là sức ép đối với các cơ quan chức năng khi giải quyết vụ việc. Sự bàn luận, tranh cãi trên không gian mạng càng làm tăng uy thế của sự thật, của chân lý cũng như tình người lên một tầm cao mới. Và chúng ta đều đã thấy, các cơ quan chức năng, nhà cầm quyền Việt Nam đã không thể bất chấp dư luận để ra những quyết định có lợi cho mình, đẩy người dân về phần thiệt thòi nữa.
Yếu tố không kém phần quan trọng trong truyền thông lề dân được chia sẻ và chuyển tải, đó là chân lý, là những nhận thức đúng đắn, là cách thức giải quyết hợp lý hợp tình
Những tin mừng vừa được loan ra trong mấy ngày qua, chị ve chai sẽ được nhận lại số tiền 5 triệu yên nhặt được do không có ai chứng minh được sở hữu hợp pháp. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ra kết luận thanh tra vụ việc vi phạm trong chặt hạ, tàn sát cây xanh ở Hà Nội. Mặc dù, trong quyết định thanh tra còn nhiều điều chướng tai, gai mắt (ví dụ kết luận không có lợi ích nhóm, tham nhũng trong vụ việc), hoặc việc xử lý chắc chắn sẽ không động chạm đến những kẻ chủ mưu, thực tế đứng đầu vụ việc nhưng như thế cũng là một thắng lợi quan trọng của truyền thông lề dân. Cũng cần nói thêm rằng, thắng lợi của vụ việc ngăn chặn tàn sát cây xanh có công lao rất lớn của người dân yêu cây xanh thủ đô, và những người thuộc phong trào dân chủ Việt Nam, có những người đã phải đổ máu cho sự việc này.
Không thể không nhắc tới một yếu tố bị chìm lấp, nhưng vô cùng quan trọng. Đó là sự công khai thông tin. Đây là yếu tố bị chìm lấp, bởi vì khi thông tin được đưa lên không gian mạng, đương nhiên thông tin đó được công khai ngay lập tức. Chúng ta biết rằng, công khai hóa là một yếu tố quan trọng của tiến trình cải tổ ở Liên Xô cũ, đưa tới sự sụp đổ của chế độ cộng sản Liên Xô trước đây. Ngày nay, công khai là yếu tố đương nhiên, chỉ bằng một cú click con chuột máy tính mà thôi./.
Hà Nội, ngày 22/5/2015
N.V.B
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Cần một tổ chức hội độc lập cho nông dân
Nam Nguyên, phóng viên RFA
2015-05-27
Người nông dân làm cỏ lúa dưới biểu ngữ Quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế... AFP
Nông dân Việt Nam không có tiếng nói thực sự đại diện cho mình để bảo vệ quyền lợi. Nếu như dư luận hiện nay nói nhiều về vấn đề công đoàn độc lập của công nhân, thì câu hỏi được nêu lên là 14 triệu nông dân Việt Nam cũng cần thiết một tổ chức hội độc lập của mình.
Cần một hội thực sự không lệ thuộc đảng
Khi vấn đề tiêu thụ nông sản gặp khủng hoảng trong những năm gần đây, tiếng nói đích thực của người nông dân hầu như vắng bóng trên tất cả các diễn đàn. Về mặt hình thức Việt Nam có Hội Nông dân với Trung ương hội ở Hà Nội và mỗi tỉnh, thành, đều có chi hội địa phương. Tuy nhiên Hội Nông dân Việt Nam cũng như các Hội nhà văn, Hội Nhà báo và hàng loạt Hội khác đều cho thấy sự hoạt động không mang tính độc lập, mà theo cách này hay cách khác đều chịu sự lãnh đạo của Đảng.
Nhà báo Lê Phú Khải, bản thân có nhiều năm làm việc ở đồng bằng sông Cửu Long nhận định:
“Nó chỉ là cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản, trong đó toàn là đảng viên chủ tịch hội, phó chủ tịch hội, những ông công chức về hưu ra làm hội…Hội Cựu Chiến binh, Hội Nhà báo, Hội Nhà văn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…tất cả những cái đó chả có tác dụng gì, nó chỉ là cánh tay dài của Đảng để giúp Đảng cai trị đất nước kiểm soát xã hội..”
Trong ý nghĩa như lời nhà báo Lê Phú Khải hiện nghỉ hưu ở Saigon, nông dân Việt Nam rất cần các tổ chức hội độc lập để bảo vệ quyền lợi cho mình. Do nông dân không có tiếng nói trong các công đoạn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nên họ hoàn toàn bị động, không có thông tin thị trường, các mặt hàng làm ra nhiều khi không biết bán cho ai. Nhà báo Lê Phú Khải nêu ra một thí dụ cụ thể:
"Tôi nghĩ rằng những người nông dân VN phải nên hiểu rằng, họ có quyền lập một hội của họ để cạnh tranh với Hội Nông dân danh nghĩa của Đảng Cộng sản này để tự bảo vệ quyền lợi của mình…Tôi kêu gọi người nông dân VN hãy lập hội của mình để bảo vệ quyền lợi của mình chứ không dựa vào cái Hội Nông dân VN này"-TS Nguyễn Quang A
“Hiêp hội lúa gạo nó chỉ tích lũy tiền của cho nhà nước thôi, nó tham nhũng giàu ú ụ trong khi nông dân thì nghèo… Thậm chí nguyên chủ tịch Hiệp hội lúa gạo Trương Thanh Phong còn nói là muốn bán gạo hay không, hay là muốn để cho vịt nó ăn…không giúp gì cho nông dân mà còn dọa nông dân như thế…được nhà nước cung cấp tiền lãi suất thấp ‘hắn’ mua gạo dự trữ. Khi nào lúa rẻ ‘hắn’ ép giá, khi nào gạo cao ‘hắn’ bán lấy tiền, Hiệp hội lúa gạo ở đâu cũng giàu có còn nông dân thì vẫn nghèo…trong cuốn sách ‘Đồng bằng sông Cửu Long 40 năm nhìn lại’ tôi nói rất rõ những điều này và được nhà xuất bản Thanh Niên in nguyên văn không sửa chữa gì cả ”
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Nguyễn Quang A nhà phản biện xã hội dân sự độc lập ở Hà Nội nói rằng người nông dân cần có những tổ chức hội của chính họ. Ông nói:
Trang mạng Hội Nông dân với Trung ương hội ở Hà Nội
“Tôi nghĩ rằng những người nông dân Việt Nam phải nên hiểu rằng, họ có quyền lập một hội của họ để cạnh tranh với Hội Nông dân danh nghĩa của Đảng Cộng sản này để tự bảo vệ quyền lợi của mình…Tôi kêu gọi người nông dân Việt Nam hãy lập hội của mình để bảo vệ quyền lợi của mình chứ không dựa vào cái Hội Nông dân Việt Nam này.”
Liên quan đến cuộc khủng khoảng tiêu thụ nông sản đang diễn ra ở Việt Nam, TS Nguyễn Quang A cho rằng cần xét tới nhiều khía cạnh trong đó có vai trò của người nông dân.
“ Tôi không nghĩ rằng người ta đổ cho nhà nước phải thế này thế kia là một điều công bằng. Bản thân những nhà sản xuất rất đáng tiếc trong điều này là nông dân, họ chưa có một sự tổ chức của chính họ. Nếu họ biết cách tổ chức của chính họ thì họ sẽ giảm thiểu được những rủi ro như vậy. Điều nhà nước có thể đáng trách ở đây là không tạo điều kiện hoặc tạo thuận lợi để cho nông dân tự tổ chức mình thành các hợp tác xã, hay các tổ chức gì đó liên kết với nhau, để tìm hiểu rất kỹ thị trường thế giới nó như thế nào và có cách để bảo vệ chính mình.”
Bao giờ mới có được các công đoàn, các hội độc lập?
Cũng dễ hiểu khi Hội Nông dân Việt Nam không tranh đấu cho quyền lợi nông dân, không đòi hỏi quyền tư hữu đất đai cho nông dân vì điều này đi ngược lại chủ trương của Đảng. Đảng và nhà nước cũng chẳng hề che dấu việc các tổ chức hội như Hội Nông dân Việt Nam là cánh tay nối dài của Đảng. Hội Nông dân Việt Nam do Đảng thành lập từ những năm 1930, qua nhiều tên gọi theo từng thời kỳ và với mục đích hậu thuẫn cho Đảng. Hiện nay Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam là ông Nguyễn Quốc Cường, ông cũng đồng thời là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013 qui định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” Thực ra các Hiến pháp trước đó của nhà nước cộng sản Việt Nam cũng đều xác định các quyền này của công dân. Tuy nhiên người dân Việt Nam dưới chế độ cộng sản chưa bao giờ thực sự có những quyền này.
Có lẽ phải mất nhiều thời gian trước khi VN có một Hội Nông dân độc lập toàn quốc, hay Tổng Công đoàn độc lập toàn quốc. Điều này còn tùy thuộc Luật Lập hội mà việc đệ trình Dự thảo luật lên Quốc hội vừa bị đình hoãn ít nhất tới tháng 10/2016
Trong xu thế hội nhập thế giới và các hiệp định thương mại tự do đặt điều kiện, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể phải chấp nhận một hình thức nào đó về việc thành lập các công đoàn độc lập ở cơ sở. Thí dụ dễ hiểu là công nhân ở một nhà máy sản xuất giày chẳng hạn sẽ có quyền thành lập công đoàn độc lập của mình thay vì công đoàn của nhà nước. Công đoàn độc lập này sẽ đại diện công nhân và có thẩm quyền thương lượng trực tiếp với doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Nếu người lao động ở các nhà máy có công đoàn độc lập thì câu hỏi đặt ra là tại sao người nông dân lại không có quyền lập tổ chức hội của riêng mình. Đây sẽ là những tổ chức hội độc lập không bị Hội Nông dân của Đảng Cộng sản Việt Nam chi phối. Các tổ chức hội độc lập của nông dân có khả năng là đầu mối liên kết trong cả chuỗi ngành hàng, nó sẽ giúp người nông dân tìm hiểu thị trường, quyết định sản xuất mặt hàng nào, qui mô như thế nào và thương lượng giá cả nông sản với doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp tiêu thụ. Xa hơn nữa một tổ chức Hội Nông dân Độc lập sẽ có thể phản biện chính sách một cách có hiệu quả ngay từ trong quá trình soạn thảo.
Có lẽ phải mất nhiều thời gian trước khi Việt Nam có một Hội Nông dân độc lập toàn quốc, hay Tổng Công đoàn độc lập toàn quốc. Điều này còn tùy thuộc Luật Lập hội mà việc đệ trình Dự thảo luật lên Quốc hội vừa bị đình hoãn ít nhất tới tháng 10/2016.
Nhưng ngay trong lúc này dư luận ở Việt Nam rất trông đợi việc hình thành được các công đoàn độc lập ở cơ sở, hay các tổ chức hội độc lập của nông dân ở một địa phương nào đó.
2015-05-27
Người nông dân làm cỏ lúa dưới biểu ngữ Quyết tâm thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế... AFP
Nông dân Việt Nam không có tiếng nói thực sự đại diện cho mình để bảo vệ quyền lợi. Nếu như dư luận hiện nay nói nhiều về vấn đề công đoàn độc lập của công nhân, thì câu hỏi được nêu lên là 14 triệu nông dân Việt Nam cũng cần thiết một tổ chức hội độc lập của mình.
Cần một hội thực sự không lệ thuộc đảng
Khi vấn đề tiêu thụ nông sản gặp khủng hoảng trong những năm gần đây, tiếng nói đích thực của người nông dân hầu như vắng bóng trên tất cả các diễn đàn. Về mặt hình thức Việt Nam có Hội Nông dân với Trung ương hội ở Hà Nội và mỗi tỉnh, thành, đều có chi hội địa phương. Tuy nhiên Hội Nông dân Việt Nam cũng như các Hội nhà văn, Hội Nhà báo và hàng loạt Hội khác đều cho thấy sự hoạt động không mang tính độc lập, mà theo cách này hay cách khác đều chịu sự lãnh đạo của Đảng.
Nhà báo Lê Phú Khải, bản thân có nhiều năm làm việc ở đồng bằng sông Cửu Long nhận định:
“Nó chỉ là cánh tay nối dài của Đảng Cộng sản, trong đó toàn là đảng viên chủ tịch hội, phó chủ tịch hội, những ông công chức về hưu ra làm hội…Hội Cựu Chiến binh, Hội Nhà báo, Hội Nhà văn, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên…tất cả những cái đó chả có tác dụng gì, nó chỉ là cánh tay dài của Đảng để giúp Đảng cai trị đất nước kiểm soát xã hội..”
Trong ý nghĩa như lời nhà báo Lê Phú Khải hiện nghỉ hưu ở Saigon, nông dân Việt Nam rất cần các tổ chức hội độc lập để bảo vệ quyền lợi cho mình. Do nông dân không có tiếng nói trong các công đoạn sản xuất, chế biến và tiêu thụ nên họ hoàn toàn bị động, không có thông tin thị trường, các mặt hàng làm ra nhiều khi không biết bán cho ai. Nhà báo Lê Phú Khải nêu ra một thí dụ cụ thể:
"Tôi nghĩ rằng những người nông dân VN phải nên hiểu rằng, họ có quyền lập một hội của họ để cạnh tranh với Hội Nông dân danh nghĩa của Đảng Cộng sản này để tự bảo vệ quyền lợi của mình…Tôi kêu gọi người nông dân VN hãy lập hội của mình để bảo vệ quyền lợi của mình chứ không dựa vào cái Hội Nông dân VN này"-TS Nguyễn Quang A
“Hiêp hội lúa gạo nó chỉ tích lũy tiền của cho nhà nước thôi, nó tham nhũng giàu ú ụ trong khi nông dân thì nghèo… Thậm chí nguyên chủ tịch Hiệp hội lúa gạo Trương Thanh Phong còn nói là muốn bán gạo hay không, hay là muốn để cho vịt nó ăn…không giúp gì cho nông dân mà còn dọa nông dân như thế…được nhà nước cung cấp tiền lãi suất thấp ‘hắn’ mua gạo dự trữ. Khi nào lúa rẻ ‘hắn’ ép giá, khi nào gạo cao ‘hắn’ bán lấy tiền, Hiệp hội lúa gạo ở đâu cũng giàu có còn nông dân thì vẫn nghèo…trong cuốn sách ‘Đồng bằng sông Cửu Long 40 năm nhìn lại’ tôi nói rất rõ những điều này và được nhà xuất bản Thanh Niên in nguyên văn không sửa chữa gì cả ”
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Nguyễn Quang A nhà phản biện xã hội dân sự độc lập ở Hà Nội nói rằng người nông dân cần có những tổ chức hội của chính họ. Ông nói:
Trang mạng Hội Nông dân với Trung ương hội ở Hà Nội
“Tôi nghĩ rằng những người nông dân Việt Nam phải nên hiểu rằng, họ có quyền lập một hội của họ để cạnh tranh với Hội Nông dân danh nghĩa của Đảng Cộng sản này để tự bảo vệ quyền lợi của mình…Tôi kêu gọi người nông dân Việt Nam hãy lập hội của mình để bảo vệ quyền lợi của mình chứ không dựa vào cái Hội Nông dân Việt Nam này.”
Liên quan đến cuộc khủng khoảng tiêu thụ nông sản đang diễn ra ở Việt Nam, TS Nguyễn Quang A cho rằng cần xét tới nhiều khía cạnh trong đó có vai trò của người nông dân.
“ Tôi không nghĩ rằng người ta đổ cho nhà nước phải thế này thế kia là một điều công bằng. Bản thân những nhà sản xuất rất đáng tiếc trong điều này là nông dân, họ chưa có một sự tổ chức của chính họ. Nếu họ biết cách tổ chức của chính họ thì họ sẽ giảm thiểu được những rủi ro như vậy. Điều nhà nước có thể đáng trách ở đây là không tạo điều kiện hoặc tạo thuận lợi để cho nông dân tự tổ chức mình thành các hợp tác xã, hay các tổ chức gì đó liên kết với nhau, để tìm hiểu rất kỹ thị trường thế giới nó như thế nào và có cách để bảo vệ chính mình.”
Bao giờ mới có được các công đoàn, các hội độc lập?
Cũng dễ hiểu khi Hội Nông dân Việt Nam không tranh đấu cho quyền lợi nông dân, không đòi hỏi quyền tư hữu đất đai cho nông dân vì điều này đi ngược lại chủ trương của Đảng. Đảng và nhà nước cũng chẳng hề che dấu việc các tổ chức hội như Hội Nông dân Việt Nam là cánh tay nối dài của Đảng. Hội Nông dân Việt Nam do Đảng thành lập từ những năm 1930, qua nhiều tên gọi theo từng thời kỳ và với mục đích hậu thuẫn cho Đảng. Hiện nay Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam là ông Nguyễn Quốc Cường, ông cũng đồng thời là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.
Điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013 qui định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.” Thực ra các Hiến pháp trước đó của nhà nước cộng sản Việt Nam cũng đều xác định các quyền này của công dân. Tuy nhiên người dân Việt Nam dưới chế độ cộng sản chưa bao giờ thực sự có những quyền này.
Có lẽ phải mất nhiều thời gian trước khi VN có một Hội Nông dân độc lập toàn quốc, hay Tổng Công đoàn độc lập toàn quốc. Điều này còn tùy thuộc Luật Lập hội mà việc đệ trình Dự thảo luật lên Quốc hội vừa bị đình hoãn ít nhất tới tháng 10/2016
Trong xu thế hội nhập thế giới và các hiệp định thương mại tự do đặt điều kiện, Đảng Cộng sản Việt Nam có thể phải chấp nhận một hình thức nào đó về việc thành lập các công đoàn độc lập ở cơ sở. Thí dụ dễ hiểu là công nhân ở một nhà máy sản xuất giày chẳng hạn sẽ có quyền thành lập công đoàn độc lập của mình thay vì công đoàn của nhà nước. Công đoàn độc lập này sẽ đại diện công nhân và có thẩm quyền thương lượng trực tiếp với doanh nghiệp để bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Nếu người lao động ở các nhà máy có công đoàn độc lập thì câu hỏi đặt ra là tại sao người nông dân lại không có quyền lập tổ chức hội của riêng mình. Đây sẽ là những tổ chức hội độc lập không bị Hội Nông dân của Đảng Cộng sản Việt Nam chi phối. Các tổ chức hội độc lập của nông dân có khả năng là đầu mối liên kết trong cả chuỗi ngành hàng, nó sẽ giúp người nông dân tìm hiểu thị trường, quyết định sản xuất mặt hàng nào, qui mô như thế nào và thương lượng giá cả nông sản với doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp tiêu thụ. Xa hơn nữa một tổ chức Hội Nông dân Độc lập sẽ có thể phản biện chính sách một cách có hiệu quả ngay từ trong quá trình soạn thảo.
Có lẽ phải mất nhiều thời gian trước khi Việt Nam có một Hội Nông dân độc lập toàn quốc, hay Tổng Công đoàn độc lập toàn quốc. Điều này còn tùy thuộc Luật Lập hội mà việc đệ trình Dự thảo luật lên Quốc hội vừa bị đình hoãn ít nhất tới tháng 10/2016.
Nhưng ngay trong lúc này dư luận ở Việt Nam rất trông đợi việc hình thành được các công đoàn độc lập ở cơ sở, hay các tổ chức hội độc lập của nông dân ở một địa phương nào đó.
Nghệ An: Chính quyền chuyển đất của dân thành đất công ích
Mảnh đất khai hoang đã 35 năm của bà Nguyễn Thị Lan (xóm 18A, xã Nghi Liên, TP.Vinh, Nghệ An) xảy ra sự cố, gia đình mới tá hỏa khi biết UBND xã đã âm thầm chuyển thành đất “công ích” tự bao giờ.
Đất gia đình khai hoang, địa phương cho là đất công ích. Ảnh: Q.Đ - V.H
Doanh nghiệp tự ý thi công trên đất dân
Theo đơn gửi báo Lao Động, năm 1980, gia đình bà Nguyễn Thị Lan về sinh sống tại xóm 18A, xã Nghi Liên và đã khai hoang mảnh đất khoảng 600m2, sử dụng trồng rau màu đến nay. Tháng 2.2015, một số công nhân tự ý đào hố trồng cột điện và kéo dây trên mảnh đất mà không trao đổi gì với gia đình, nên bà Lan yêu cầu đình chỉ. Đến ngày 22.4, bà Lan nhận được giấy mời lên làm việc với UBND xã Nghi Liên. Tại đây bà mới biết có dự án làm đường điện của Cty xăng dầu hàng không Vinh. Đại diện đơn vị thi công đề nghị hỗ trợ 5 triệu đồng để được dựng cột, kéo đường dây điện qua phần đất của bà, nhưng bà Lan không đồng ý. Ngày 5.5, tại buổi làm việc thứ hai, phía thi công chấp nhận đền bù, hỗ trợ 10 triệu đồng. Bà Lan đề xuất nguyện vọng không muốn đường dây điện đi qua phần đất của mình, thì ông Lê Văn Phượng - Chủ tịch UBND xã dọa sẽ “có biện pháp giải quyết”, mà theo bà Lan là cưỡng chế. Bà Lan bức xúc vì chính quyền xã làm sai quy trình lại còn dọa dân.
Ngày 7.5, làm việc với PV Lao Động, ông Nguyễn Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Liên - công nhận các nội dung trình bày của bà Lan là đúng. Phần đất nói trên là đất bà Lan khai hoang để trồng màu và hiện nay vẫn tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên, ông Cảnh cho rằng mảnh đất đó thuộc diện “không được cấp sổ đỏ” và hiện trên bản đồ đo đạc không thể hiện bà Lan là chủ sử dụng đất, cũng như bà Lan “không có giấy tờ chứng minh” đất đó là của mình. Ông Cảnh cho rằng diện tích đất của bà Lan là đất “do xã quản lý”, “đất công ích”. PV đề nghị cung cấp bằng chứng phần đất nói trên là đất công ích và lý do không được cấp sổ đỏ, mặc dù pháp luật đã quy định đối với trường hợp đất sử dụng từ trước 15.10.1993 (và nay là 1.7.2004) được xem xét cấp sổ đỏ, nhưng ông Nguyễn Văn Cảnh vẫn khăng khăng là mình đúng. “Đối với đất khai hoang là đất ở thì chúng tôi mới xem xét cấp sổ đỏ, còn đất nông nghiệp thì không” - ông Cảnh nói.
Đổ lỗi cho nhau
Lý do đơn vị thi công đào đất mà không trao đổi với gia đình, ông Cảnh cho rằng bản đồ không thể hiện là đất của bà Lan nên không quy chủ được, và do đơn vị thi công không biết, nên đơn vị này đã xin nhận khuyết điểm với gia đình. Ông Cảnh cho biết trước khi thi công, Cty xăng dầu hàng không, điện lực... đã có trao đổi với xã, và đây là công trình phục vụ công cộng. Tuy nhiên, ông Cảnh cho biết không có quyết định thu hồi đất, với lý do “đất do xã quản lý nên không cần ban hành quyết định thu hồi đất”. Ông Cảnh thừa nhận ông Lê Văn Phượng có nói với bà Lan là nếu gia đình không đồng ý thì địa phương sẽ cưỡng chế. “Nhưng để cưỡng chế được cũng phải qua nhiều thủ tục” - ông Cảnh nói - “Hiện nay, việc thi công trên phần đất bà Lan đang tạm dừng, sắp tới chúng tôi sẽ làm đúng quy trình, có thông báo với gia đình”.
Trao đổi qua điện thoại, ông Nam, người đại diện cho đơn vị thi công cho biết nguyên nhân của việc đào đất mà không thông báo với gia đình bởi vì “chúng tôi đã nhờ địa phương, nhưng địa phương xác nhận đó là đất vô chủ, đất an ninh quốc phòng”. Ông Nam cho biết sau khi có kiến nghị của bà Lan thì ông đã chấp nhận bồi thường, hỗ trợ “thoáng” cho gia đình. Ông Nam nói thêm: “Nếu gia đình không chấp nhận thì chúng tôi sẽ chuyển hướng đường dây. Khi đó sẽ phải thay đổi thiết kế”.
Tác giả bài viết: QUANG ĐẠI - VIỆT HÒA
Nguồn tin: Báo Lao Động
Đất gia đình khai hoang, địa phương cho là đất công ích. Ảnh: Q.Đ - V.H
Doanh nghiệp tự ý thi công trên đất dân
Theo đơn gửi báo Lao Động, năm 1980, gia đình bà Nguyễn Thị Lan về sinh sống tại xóm 18A, xã Nghi Liên và đã khai hoang mảnh đất khoảng 600m2, sử dụng trồng rau màu đến nay. Tháng 2.2015, một số công nhân tự ý đào hố trồng cột điện và kéo dây trên mảnh đất mà không trao đổi gì với gia đình, nên bà Lan yêu cầu đình chỉ. Đến ngày 22.4, bà Lan nhận được giấy mời lên làm việc với UBND xã Nghi Liên. Tại đây bà mới biết có dự án làm đường điện của Cty xăng dầu hàng không Vinh. Đại diện đơn vị thi công đề nghị hỗ trợ 5 triệu đồng để được dựng cột, kéo đường dây điện qua phần đất của bà, nhưng bà Lan không đồng ý. Ngày 5.5, tại buổi làm việc thứ hai, phía thi công chấp nhận đền bù, hỗ trợ 10 triệu đồng. Bà Lan đề xuất nguyện vọng không muốn đường dây điện đi qua phần đất của mình, thì ông Lê Văn Phượng - Chủ tịch UBND xã dọa sẽ “có biện pháp giải quyết”, mà theo bà Lan là cưỡng chế. Bà Lan bức xúc vì chính quyền xã làm sai quy trình lại còn dọa dân.
Ngày 7.5, làm việc với PV Lao Động, ông Nguyễn Văn Cảnh - Phó Chủ tịch UBND xã Nghi Liên - công nhận các nội dung trình bày của bà Lan là đúng. Phần đất nói trên là đất bà Lan khai hoang để trồng màu và hiện nay vẫn tiếp tục sản xuất. Tuy nhiên, ông Cảnh cho rằng mảnh đất đó thuộc diện “không được cấp sổ đỏ” và hiện trên bản đồ đo đạc không thể hiện bà Lan là chủ sử dụng đất, cũng như bà Lan “không có giấy tờ chứng minh” đất đó là của mình. Ông Cảnh cho rằng diện tích đất của bà Lan là đất “do xã quản lý”, “đất công ích”. PV đề nghị cung cấp bằng chứng phần đất nói trên là đất công ích và lý do không được cấp sổ đỏ, mặc dù pháp luật đã quy định đối với trường hợp đất sử dụng từ trước 15.10.1993 (và nay là 1.7.2004) được xem xét cấp sổ đỏ, nhưng ông Nguyễn Văn Cảnh vẫn khăng khăng là mình đúng. “Đối với đất khai hoang là đất ở thì chúng tôi mới xem xét cấp sổ đỏ, còn đất nông nghiệp thì không” - ông Cảnh nói.
Đổ lỗi cho nhau
Lý do đơn vị thi công đào đất mà không trao đổi với gia đình, ông Cảnh cho rằng bản đồ không thể hiện là đất của bà Lan nên không quy chủ được, và do đơn vị thi công không biết, nên đơn vị này đã xin nhận khuyết điểm với gia đình. Ông Cảnh cho biết trước khi thi công, Cty xăng dầu hàng không, điện lực... đã có trao đổi với xã, và đây là công trình phục vụ công cộng. Tuy nhiên, ông Cảnh cho biết không có quyết định thu hồi đất, với lý do “đất do xã quản lý nên không cần ban hành quyết định thu hồi đất”. Ông Cảnh thừa nhận ông Lê Văn Phượng có nói với bà Lan là nếu gia đình không đồng ý thì địa phương sẽ cưỡng chế. “Nhưng để cưỡng chế được cũng phải qua nhiều thủ tục” - ông Cảnh nói - “Hiện nay, việc thi công trên phần đất bà Lan đang tạm dừng, sắp tới chúng tôi sẽ làm đúng quy trình, có thông báo với gia đình”.
Trao đổi qua điện thoại, ông Nam, người đại diện cho đơn vị thi công cho biết nguyên nhân của việc đào đất mà không thông báo với gia đình bởi vì “chúng tôi đã nhờ địa phương, nhưng địa phương xác nhận đó là đất vô chủ, đất an ninh quốc phòng”. Ông Nam cho biết sau khi có kiến nghị của bà Lan thì ông đã chấp nhận bồi thường, hỗ trợ “thoáng” cho gia đình. Ông Nam nói thêm: “Nếu gia đình không chấp nhận thì chúng tôi sẽ chuyển hướng đường dây. Khi đó sẽ phải thay đổi thiết kế”.
Tác giả bài viết: QUANG ĐẠI - VIỆT HÒA
Nguồn tin: Báo Lao Động
“Cứu tôi với, người ta đốt nhà giết chết vợ con tôi rồi!”
(NLĐO)- Đó là lời kêu cứu của anh Nguyễn Đức Thắng khi anh trèo qua cửa thoát ra ngoài. Từng mảng da bị bỏng trên cơ thể anh bị dính vào thành gạch.
Đến chiều 26-7, khi hay tin anh Nguyễn Đức Thắng (37 tuổi, ngụ ấp Trung Hậu, xã Trung Thành Tây, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long) cũng đã qua đời, dù không quen biết nhưng nhiều người trong huyện Vũng Liêm đã đến nhà anh chia buồn. Chị Trần Ngọc Giàu (ngụ TP Vĩnh Long) bày tỏ: “Tôi xem ti vi biết gia đình anh Thắng 3 người bị đốt chết hết nên hôm nay có dịp đi ngang Vũng Liêm tôi ghé vào thắp nén nhang cho vợ chồng và đứa con gái của anh. Hung thủ thật quá tàn ác!”.
Nhiều người dân đến xem vụ cháy
Tại hiện trường, giường ngủ của vợ chồng anh Thắng bị cháy rụi. Ngôi nhà nằm giữa vườn bưởi, kế bên có chuồng vịt. Anh Nguyễn Thanh Phong (SN 1978, em rể anh Thắng) nói: “Ban ngày anh Thắng ngủ trong nhà, ban đêm mới ra ngôi nhà trong vườn ngủ để canh đàn vịt. Vợ chồng anh ấy rất chí thú làm ăn, cả xóm ai cũng biết”.
Anh Mã Thành Tâm (SN 1977) người đến chữa cháy, nghe anh Thắng kêu cứu, kể lại: “Khi tôi vừa sang thì thấy Thắng leo được cửa sổ ra ngoài. Lúc này da nó tróc ra hết, tóc bị cháy sát da đầu, mặt mũi nám đen. Giọng Thắng thều thào: “Ông Tâm ơi cứu tôi với, người ta đốt nhà giết vợ con tôi chết rồi”.
Anh Thắng phá cửa bên hông nhà để thoát ra
Lập tức anh Tâm cùng mọi người tạt nước vào dập lửa. Do cửa chính bị gài lại nên mọi người thi nhau múc nước tạt qua cửa sổ nơi anh Thắng trèo ra. Khi vào trong, vợ con anh Thắng đã tử vong. Ngay cánh cửa sổ mà anh Thắng thoát được còn dính những mảng da đã bị cháy rụi.
Từng mảng da và quần áo anh Thắng bị cháy đen vướng trên thành gạch khi anh trèo qua cửa thoát ra ngoài
Dù được mọi người đưa đi cấp cứu và chuyển lên Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM nhưng anh Thắng vẫn không qua khỏi. Anh Thắng đã tử vong vào khoảng 5 giờ 30 phút sáng 27-5, được đưa về quê an táng cùng vợ là chị Đặng Thị Thúy (33 tuổi) và con gái Nguyễn Ngọc Hân (4 tuổi).
Bà Trần Thị Son (mẹ ruột anh Thắng) đau lòng nói: “Con cháu tôi hiền vậy mà nỡ lòng nào giết chết tụi nó. Mong pháp luật sớm trừng trị kẻ đốt nhà này”.
Trần Quốc Gia
Sáng cùng ngày, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Vĩnh Long thi hành lệnh bắt khẩn cấp đối tượng Trần Quốc Gia (38 tuổi, ngụ ấp Đông Hậu, xã Đông Bình, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) là nghi can trong vụ án phóng hoả này. Theo lời khai ban đầu, nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do gia đình anh Thắng và Trần Quốc Gia có mâu thuẫn.
27/05/2015 17:27
Bài-ảnh: Ca Linh
Sau loạt tiếng nổ, cháy rừng dữ dội dưới trời nóng 40 độ C
Sau loạt tiếng nổ, cháy rừng dữ dội dưới trời nóng 40 độ C
27/05/2015 14:35
(NLĐO)- Sau những tiếng nổ lớn, ngọn lửa bốc lên dữ dội và lan rất nhanh thiêu rụi hàng chục ha trong vụ cháy rừng ở núi Sơn Trang (Thanh Hóa) dưới nắng nóng 40 độ C.
Khu vực núi Sơn Trang, nơi xảy ra cháy rừng
Thông tin từ UBND xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cho biết vào khoảng 9 giờ sáng nay 27-5, tại khu vực núi Sơn Trang nơi giáp ranh giữa 2 huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc đã xảy ra một vụ cháy rừng dữ dội.
Theo những người dân sống gần khu vực thôn Phú Gia, xã Triệu Lộc, vào khoảng 9 giờ sáng, nhiều người thấy khói bốc lên nghi ngút từ ngọn núi trên. Chỉ ít phút sau, cột khói bất ngờ bốc cao kèm theo những tiếng nổ vang trời. Do thời tiết hanh khô, nắng nóng kéo dài nên ngọn lửa sau những tiếng nổ đã lan rất nhanh, thiêu rụi hàng chục ha rừng thông, bạch đàn.
Ngọn lửa tiếp tục lan rộng dưới thời tiết nắng nóng 40 độ C khiến hàng ngàn hộ dân sống quanh khu vực trên không khỏi lo lắng.
Lực lượng công an, quân đội, dân phòng... và hàng trăm hộ dân được điều động tới hiện trường để dập lửa
Nhận được thông tin, lực lượng kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, nỗ lực khống chế đám cháy.
Tuy nhiên, do khu vực xảy ra cháy rừng ở trên núi cao nên gây khó khăn cho công tác chữa cháy. Hàng trăm chiến sĩ công an, quân đội, dân quân tự vệ và người dân địa phương đã được huy động tới hiện trường để dập lửa.
Do nơi xảy ra cháy rừng xe chữa cháy không thể tới được nên lực lượng chức năng đang tiến hành phát băng cản lửa và các thiết bị hỗ trợ chữa cháy rừng để khống chế đám cháy.
Đám cháy đến 12 giờ trưa ngày 27-5 vẫn chưa được khống chế và đã lan rộng sang xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa
Nhưng đến 12 giờ trưa ngày 27-5, đám cháy vẫn chưa được khống chế và đã lan rộng sang địa bàn xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa).
Tin-ảnh: Tuấn Minh
27/05/2015 14:35
(NLĐO)- Sau những tiếng nổ lớn, ngọn lửa bốc lên dữ dội và lan rất nhanh thiêu rụi hàng chục ha trong vụ cháy rừng ở núi Sơn Trang (Thanh Hóa) dưới nắng nóng 40 độ C.
Khu vực núi Sơn Trang, nơi xảy ra cháy rừng
Thông tin từ UBND xã Triệu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cho biết vào khoảng 9 giờ sáng nay 27-5, tại khu vực núi Sơn Trang nơi giáp ranh giữa 2 huyện Hoằng Hóa và Hậu Lộc đã xảy ra một vụ cháy rừng dữ dội.
Theo những người dân sống gần khu vực thôn Phú Gia, xã Triệu Lộc, vào khoảng 9 giờ sáng, nhiều người thấy khói bốc lên nghi ngút từ ngọn núi trên. Chỉ ít phút sau, cột khói bất ngờ bốc cao kèm theo những tiếng nổ vang trời. Do thời tiết hanh khô, nắng nóng kéo dài nên ngọn lửa sau những tiếng nổ đã lan rất nhanh, thiêu rụi hàng chục ha rừng thông, bạch đàn.
Ngọn lửa tiếp tục lan rộng dưới thời tiết nắng nóng 40 độ C khiến hàng ngàn hộ dân sống quanh khu vực trên không khỏi lo lắng.
Lực lượng công an, quân đội, dân phòng... và hàng trăm hộ dân được điều động tới hiện trường để dập lửa
Nhận được thông tin, lực lượng kiểm lâm tỉnh Thanh Hóa phối hợp với lực lượng chức năng tỉnh Thanh Hóa đã nhanh chóng tiếp cận hiện trường, nỗ lực khống chế đám cháy.
Tuy nhiên, do khu vực xảy ra cháy rừng ở trên núi cao nên gây khó khăn cho công tác chữa cháy. Hàng trăm chiến sĩ công an, quân đội, dân quân tự vệ và người dân địa phương đã được huy động tới hiện trường để dập lửa.
Do nơi xảy ra cháy rừng xe chữa cháy không thể tới được nên lực lượng chức năng đang tiến hành phát băng cản lửa và các thiết bị hỗ trợ chữa cháy rừng để khống chế đám cháy.
Đám cháy đến 12 giờ trưa ngày 27-5 vẫn chưa được khống chế và đã lan rộng sang xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa
Nhưng đến 12 giờ trưa ngày 27-5, đám cháy vẫn chưa được khống chế và đã lan rộng sang địa bàn xã Hoằng Khánh, huyện Hoằng Hóa (tỉnh Thanh Hóa).
Tin-ảnh: Tuấn Minh
Ở nơi công nhân cứ đi làm là... ngất xỉu
TIẾN DŨNG - Thứ Tư, ngày 27/5/2015 - 13:23
(PLO)- Vào lúc 8 giờ ngày 27-5, tại Công ty Asia Garment Manufacturer Việt Nam (gọi tắt là Công ty Asia) đóng tại Khu công nghiệp Amata, TP Biên Hòa, Đồng Nai lại xảy ra hiện tượng công nhân bị ngất xỉu hàng loạt. Đây đã là ngày thứ ba ở công ty trên diễn ra hiện tượng này.
Công nhân ngất xỉu đang được cấp cứu tại bệnh viện.
Các công nhân cho biết khi đang làm việc trong xưởng may thì có 23 người bị khó thở, nôn nói rồi ngất xỉu. Lãnh đạo công ty cùng lực lượng bảo vệ dùng ô tô chuyển những người này đến Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cấp cứu.
Một lãnh đạo bệnh viện xác nhận, đây là lần thứ 3 bệnh viện này tiếp nhận, cấp cứu công nhân thuộc Công ty Asia. Lần đầu tiên vào chiều 25-5, lần thứ 2 vào chiều 26-5. Tổng số công nhân nhập viện cấp cứu 3 đợt là 120 người. Ngoài ra, bệnh viện cũng sơ cứu cho hàng chục công nhân khác. Nguyên nhân khiến công nhân bị ngất xỉu lần này đang được ngành chức năng xác định.
Trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, ông Huỳnh Minh Hoàn, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, cho biết các đơn vị liên quan đang lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra không khí khu vực Công ty Asia tìm nguyên nhân.
Trước đó, các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai nguyên nhân công nhân bị ngộ độc trong lần đầu là do nhiễm độc khí Amoniac.
TIẾN DŨNG
Mất hành lý ở sân bay: 'Ai trồng khoai đất này?'
An Khương (tổng hợp) - Thứ Tư, ngày 27/5/2015 - 16:21
Một chiếc vali bị bẻ khóa
Vụ hành lý bị lấy mất, bẻ khóa dù đã được ràng bằng băng keo
Hành lý dù được khóa kỹ vẫn có thể bị...phá khóa
Hành khách check in, gửi hành lý tạo quầy
Xe chở hành lý ra tàu bay
Hành lý được trả ra cho hành khách bằng băng chuyền
(PLO)- Tất cả các hãng hàng không đều có quy định chặt chẽ về hành lý ký gửi và giới hạn số hành lý xách tay của từng hành khách. Thế nhưng, khi khách hàng phó thác đồ đạc của mình để bước lên máy bay lại không thể tránh khỏi nỗi lo mất trộm.
Cùng với sự gia tăng về nhu cầu đi lại bằng máy bay của người dân, các hãng hàng không cũng không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, mua sắm máy bay mới, thay đổi hình tượng, mở nhiều đường bay v.v… Tuy nhiên, có một vấn nạn mà cho đến nay không chỉ nhiều hãng bay mà cả Cục Hàng không Việt Nam vẫn chưa tìm ra giải pháp xóa bỏ triệt để: mất cắp hành lý ký gửi trên máy bay.
Mất cắp ngày càng nhiều
Mỗi ngày ở Việt Nam và trên thế giới, có hàng triệu lượt khách bước lên máy bay. Ở nước ta hàng ngày, các hãng bay, sân bay chịu trách nhiệm vận chuyển hàng chục ngàn kiện hành lý đi cùng với chủ nhân của nó. Những kiện hàng này dù đã được khóa kỹ, cột chặt, thậm chí dán băng keo mấy vòng xung quanh vẫn không thể nào ngăn được những bàn tay lục lọi và… cầm nhầm.
Một chiếc vali bị bẻ khóa
Những vụ việc mất trộm hành lý ký gửi trên máy bay ngày càng nhiều, đến mức độ người ta phải truyền tai nhau hàng tá bí kíp chống trộm sân bay mà vẫn còn nơm nớp lo.
Theo báo cáo của Cảng vụ Hàng không, năm 2013 và 2014, tại sân bay Nội Bài xảy ra 12 vụ mất trộm hàng hóa trong hành lý. Phát biểu trên báo chí, Phó trưởng Phòng An ninh Cục Hàng không Việt Nam, cũng cho biết riêng trong năm 2014 có đến 214 vụ việc hành khách phản ánh hành lý bị bẻ khóa, lục lọi và mất đồ tại các sân bay trong cả nước và tình trạng này có dấu hiệu leo thang.
Mới đây nhất, ngày 23-5, trên chuyến bay VJ 902 từ Bangkok về Nội Bài, ba nữ hành khách Thân Thị Th, Bùi Thị Thanh T và Ngô Hồng Nh tá hỏa phát hiện chiếc vali của mình bị bung khóa, hao hụt trọng lượng, mất đồ nên đã phản ánh với hãng bay và Đại diện Cty dịch vụ mặt đất Nội Bài.
Vụ hành lý bị lấy mất, bẻ khóa dù đã được ràng bằng băng keo
Tháng 1-2015, một nam hành khách đi từ Nhật Bản về sân bay Nội Bài cũng phản ánh vali của anh bị rạch rách một góc rộng vừa đủ bàn tay và lấy mất 3 điện thoại di động.
Hiện tượng mất cắp hành lý xảy ra cho khách hàng của nhiều hãng bay chứ không riêng gì hãng nào. Hàng hóa bị mất thường có giá trị lớn như laptop, điện thoại, máy tính bảng…
Quá ít vụ việc tìm được thủ phạm
Mặc dù các vụ phá khóa, rạch túi trộm đồ của hành khách xảy ra nhiều, song số thủ phạm bắt được chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Năm 2014, tại sân bay Nội Bài, hai nhân viên của Cty CP dịch vụ vận chuyển hàng hóa Nội Bài NCTS bị bắt quả tang khi đang dùng dao rạch một kiện hàng để moi thẻ điện thoại di động của một Cty gửi qua đường hàng không. Hai nhân viên này đã moi được 1.000 thẻ điện thoại để chia nhau đem bán.
Hành lý dù được khóa kỹ vẫn có thể bị...phá khóa
Cũng trong năm này, công an quận Cầu Giấy bắt quả tang Trần Hữu Đức (22 tuổi, quê Đô Lương, Nghệ An) đang tiêu thụ 16 chiếc điện thoại di động Samsung mới tại một cửa hàng điện thoại. Qua điều tra, Đức khai nhận là nhân viên bốc xếp của NCTS và số điện thoại trên được móc trộm từ một kiện hàng tại sân bay Nội Bài.
Những vụ việc kiểu như thế này cũng xảy ra tại những sân bay khác nhưng ít hơn, trong đó có cả sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Quy trình khép kín nhưng… lỗ chỗ khoảng hở?
Theo quy trình, khi đến sân bay, hành khách mang hành lý ký gửi đến quầy check-in. Tại đây, nhân viên của hãng bay sẽ tiếp nhận.
Hành lý được đưa qua máy soi chiếu an ninh rồi chuyển ra khâu bốc xếp để đưa lên máy bay. Khi máy bay hạ cánh, hành lý được chuyển từ máy bay ra xe chở, vàokhu vực băng chuyềntrả lại cho hành khách. Những công đoạn này hoàn toàn do nhân viên sân bay phụ trách.
Trong quy trình trên, hầu hết đều được camera ghi lại, ngoại trừ công đoạn vận chuyển hành lý từ nhà ga vào tàu bay và ngược lại và lúc hành lý ở trên máy bay.
Hành khách check in, gửi hành lý tạo quầy
Theo lời giải thích của hãng hàng không, quá trình quản lý, vận chuyển hành lý ký gửi là một dây chuyền do nhiều đơn vị tại sân bay đảm nhận, hãng không trực tiếp thực hiện nên việc xác minh hành lý bất thường phải qua nhiều công đoạn, mất nhiều thời gian và khó quy trách nhiệm.
Phó giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cũng cho rằng việc mất cắp hành lý là có thật, nhưng liên quan đến nhiều đơn vị, trong đó cảng Nội Bài chỉ là một phần nhỏ. Chủ yếu là trách nhiệm của các hãng hàng không vì đây là đơn vị ký dịch vụ với khách hàng, khách hàng mua vé là mua dịch vụ hàng hóa. Về phía công ty vận chuyển (NCTS) thì khăng khăng khẳng định quy trình của Công ty hết sức chặt chẽ, “nội bất xuất, ngoại bất nhập”.
Xe chở hành lý ra tàu bay
Với một quy trình khép kín như vậy, cộng thêm hàng trăm camera,một trung tâm điều hành hoạt động liên tục sẽ đảm bảo không để xảy ra bất kỳ sơ hở, nhưng hành lý vẫn… không cánh mà bay. Vậy thì thủ phạm là ai, "ai trồng khoai đất này"? Tin rằng mỗi bạn đọc đều có câu trả lời của riêng mình bởi không khó để nhận ra rằng không thể có một kẻ lạ mặt lọt vào được quy trình khép kín ấy để mà chôm chỉa, rạch valy, bẻ khóa...
Tài sản của khách hàng phải được bảo vệ
Trước tình trạng mất cắp xảy ra nhưng khó quy trách nhiệm, càng vô vọng trong việc thu hồi vật đã mất, phát biểu với báo giới, ông Phạm Tuấn Anh, Phó giám đốc phụ trách an ninh Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, cho rằng các vụ việc này đều xảy ra trong khu vực hạn chế, không có người ngoài nào có thể xâm nhập mà chỉ có lực lượng trực tiếp tham gia vào các dây chuyền vận chuyển trong khu vực này. Chính vì vậy, việc truy xét trách nhiệm làm hư hỏng, thất lạc hành lý của khách đi máy bay là có thể thực hiện được.
Đồng tình, ông Đinh Việt Sơn, Giám đốc Cảng vụ Hàng không miền Bắc, cũng cho rằng: "Tình trạng mất cắp chỉ xảy ra trên tàu bay, trong khu vực xử lý hàng hoá, trong khu vực hạn chế của nhà ga, khu bay và chắc chắn có sự tiếp tay của nội bộ. Hàng ăn cắp có thể đi ra theo xe xăng dầu, xe phục vụ mặt đất, xe chở suất ăn. Các đối tượng có thể đưa hàng ra từ khu bay và khu vực hạn chế là do có móc nối”.
Hành lý được trả ra cho hành khách bằng băng chuyền
Ngày 25-5, Cục hàng không Việt Nam đã ban hành kế hoạch phòng, chống mất cắp tài sản hành lý ký gửi và hàng hóa vận chuyển đường hàng không. Cục cũng đang phối hợp chặt chẽ với đơn vị chức năng của Bộ Công an mở các chuyên án về việc trộm cắp tài sản hành lý, hàng hóa.
Thời gian gần đây, để bảo vệ cho uy tín của ngành hàng không trong nước, Cục hàng không liên tiếp có những động thái tăng cường giám sát, kiểm tra người, phương tiện nội bộ ra vào khu vực hạn chế cảng hàng không, sân bay; tăng cường tuần tra, giám sát bằng các phương tiện kỹ thuật cao…
Vấn đề làquá trình kiểm tra này cho đến nay vẫn chưa phát hiện trường hợp sai phạm nào. Phải làm sao khi bất cứ ai trong chúng ta đều có thể là hành khách đi máy bay và đều có nguy cơ…mất của?
Tài sản của khách hàng phải được bảo đảm
Liệu rằng nỗ lực của ngành hàng không và các hãng bay có đem lại hiệu quả thiết thực hay không? Chỉ có một thực tế rõ ràng là tài sản của hành khách đi máy bay một khi đã giao vào tay người kinh doanh dịch vụ cần phải được bảo quản cẩn trọng, bảo vệ toàn vẹn cho đến khi trao trả. Không thể để tình trạng khách mất của cứ phải bắc thang lên hỏi ông trời hoặc miễn cưỡng nhận món tiền bồi thường rất mang tính "tượng trưng" thay cho những món đồ, có thể là rất quý giá và quan trọng mà có tiền cũng không mua lại được.
An Khương (tổng hợp)
Vì sao sách ngôn tình Trung Quốc “sống khỏe” ở VN?
Song Chi
Theo RFA-2015-05-26
Sách ngôn tình Trung Quốc tràn ngập các quầy bán sách báo-Files photos
Ở VN nếu dạo quanh các hiệu sách lớn nhỏ từ Nam ra Bắc hoặc nếu làm một cuộc điều tra “bỏ túi” với giới trẻ, thì loại sách được các bạn trẻ đọc nhiều mấy năm gần đây là…tiểu thuyết ngôn tình của Trung Quốc.
Tràn ngập, từ những câu chuyện tình lãng mạn trắc trở cho tới có yếu tố kích dục, tình yêu đồng giới, những tình tiết ma quái trong đời sống…Chỉ cần nhìn qua một số cái tựa là có thể đoán được nội dung cuốn sách. Nào “Chúng mình lấy nhau đi”, “Bên nhau trọn đời”, “Khi người cũ đón người mới”, “Chồng cũ anh nợ em một đứa con”, “Có duyên nhất định sẽ có phận”, “Cưng chiều tình nhân trẻ con”, “Kiếm chồng đại gia”, “Hotgirl lưu lạc giang hồ”, “Hôn nhân không tình yêu”, “Khó nhịn ông xã cuồng dã”, “Hoa tình đẫm máu”, “Động phòng hoa chúc sát vách”, “Bảy ngày ân ái”, “Ngủ cùng sói”, “Yêu phải đại ma vương”, “Yêu nữ hoành hành”, “Ma nữ tình thù” v.v…
Báo chí dư luận từng phải nhiều lần lên tiếng cảnh báo trước hiện tượng tiểu thuyết ngôn tình tràn ngập như “cơn bão” trong đời sống văn hóa đọc của giới trẻ VN: “Loạn sách ngôn tình” (Người Lao Động), “Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Rác hay không rác?” (An ninh thế giới), “Sách ngôn tình Trung Quốc đang đầu độc giới trẻ VN” (Một thế giới), “Dính độc” vì...truyện ngôn tình Trung Quốc” (Đời sống và Pháp luật)…
Tại sao thể loại ngôn tình của Trung Quốc dù từ câu chuyện đến văn phong, ngôn ngữ không hề được những người có hiểu biết cho tới giới nhà văn, giới phê bình văn học đánh giá cao, lại bán chạy, được đọc nhiều trong giới trẻ VN?
Có lẽ, thứ nhất vì dễ đọc, khỏi phải suy nghĩ động não gì cho mệt, lại có những yếu tố lôi cuốn, kích thích trì tò mò của một bộ phận giới trẻ VN vốn dễ tính trong chọn sách như sự lãng mạn trong tình yêu hay những hành vi tình dục, tình yêu đồng giới, những yếu tố ma quái… vừa kể trên.
Nhưng cái lý do sâu xa, đáng buồn hơn là do trình độ thưởng thức văn học còn kém của phần lớn giới trẻ VN bây giờ. Và điều đó trước hết là hậu quả của giáo dục. Suốt từ những năm tiểu học, trung học, giáo dục VN đã làm cho học sinh chán, ghét và sợ những môn khoa học xã hội nhân văn như Văn, Sử, Địa…
Lấy ví dụ môn Văn, ở bậc tiểu học, trung học, chương trình phần lớn là văn học cách mạng thời chống Pháp chống Mỹ hay thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc mang nặng tính chính trị, tính tuyên truyền, văn học nước ngoài được học rất ít, nhưng dù văn học trong hay ngoài nước thường chỉ giới thiệu trích đoạn chứ không giới thiệu toàn bộ tác phẩm; dạy thì theo kiểu cô giáo giảng rồi đọc cho học sinh chép từ chủ đề, nội dung tư tưởng, cách xây dựng nhân vật…, học sinh cứ vậy mà chép, học thuộc lòng, khi làm bài kiểm tra hay bài thi nhiều khi chỉ chấm ý, viết đủ ý là đủ điểm. Chương trình, cách dạy, học và thi kiểu như vậy thực sự đã giết chết lòng yêu văn học trong học sinh, khiến các em đâm ra chán học Văn, rồi sợ luôn văn học nói chung.
Kết quả là tình trạng năm nào số lượng học sinh chọn ban C (Văn, Sử, Địa) ở bậc trung học phổ thông cũng ít hơn hẳn các ban khác cho tới tỷ lệ thí sinh chọn thi đại học các chuyên ngành Văn, Sử, Địa…luôn luôn thấp hơn nhiều lần so với các ngành như Y, Dược, Kinh tế, Ngoại thương, Ngoại ngữ…
Trong khi đó, học sinh ở các nước có nền giáo dục tốt, trẻ em được khuyến khích đọc sách từ bé, từ khi ở nhà trẻ, mẫu giáo, cô giáo rồi cha mẹ đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày; ở bậc trung học, học sinh các nước nói tiếng Anh được giới thiệu, được học bao nhiêu là tác giả Anh-Mỹ hay, từ William Shakespeare, Charles Dickens, Jane Austen, George Orwell, F. Scott Fitzgerald, J. D. Salinger, Sylvia Plath, John Steinbeck…Tạo cho các em có một cái nền, một trình độ thưởng thức văn học tốt. Không ít bạn trẻ từ đó đã say mê văn học và tự tìm đến với những tác giả lớn, thuộc loại không dễ đọc khác của thế giới như Vladimir Nabokov, Fyodor Dostoyevsky, Franz Kafka, James Joyce, William Faulkner, Virginia Woolf, Marcel Proust, Albert Camus, Jean-Paul Sartre…
Còn ở VN, có bao nhiêu phần trăm giới trẻ bây giờ biết và từng đọc những tác phẩm của các tác giả lớn trên thế giới? Mà nếu có muốn đọc thì tìm đọc ở đâu, nếu như không biết ít nhất một ngoại ngữ? Sách dịch ở VN rất được chăng hay chớ, dịch không theo hệ thống, không định hướng, vàng thì ít mà cám thì nhiều, và ngay một số những tác giả lớn nếu có dịch, cũng không dịch đủ hết các tác phẩm. Được dịch nhiều nhất có lẽ vẫn là sách Trung Quốc, trước kia thì tiểu thuyết võ hiệp, lịch sử, bây giờ là tiểu thuyết ngôn tình.
Chưa kể, giá sách ở VN tính theo mức thu nhập trung bình của công nhân viên chức vẫn là đắt, nói gỉ đến học sinh, sinh viên. Còn nếu mượn ở thư viện, chỉ có các thư viện lớn thuộc hai thành phố lớn nhất nước Hà Nội, Sài Gòn là có mua, lưu trữ, và cập nhật tương đối nhanh, đủ đầu sách văn học trong ngoài nước từng xuất bản; các tỉnh lẻ, nông thôn, vùng sâu vùng xa thì vô cùng khan hiếm sách.
Ở các nước phát triển họ rất chú ý đến việc định hướng, cân đối khi dịch, xuất bản sách. Sách hạng ba, sách giải trí có nhưng sách giá trị, sách văn học cổ điển vẫn có chỗ của nó, và vẫn có không ít người mua, người đọc. Trên các tờ báo lớn đều có những mục điểm sách do những cây bút bình luận văn học uy tín viết giới thiệu để người đọc biết sách nào hay mà mua giữa một rừng sách được xuất bản hàng ngày. Thư viện công có mặt ở khắp mọi thành phố lớn nhỏ, mênh mông sách, đĩa DVD, CD…tha hồ mượn từ sách, phim, cho tới ballet, opera, các vở kịch, từ âm nhạc cổ điển phương Tây cho tới Jazz, Blues, Pop, Rock…đủ loại, thuộc mọi quốc gia.
Giáo dục lạc hậu, sự mất cân đối trong xuất bản, dịch thuật, sự thiếu quan tâm nâng cao trình độ thị hiếu đọc sách cho giới trẻ là câu trả lời vì sao những loại sách như tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc phát triển mạnh mẽ ở VN. Và vì thế mà những tác giả như Diệp Lạc Vô Tâm, tác giả của những tiểu thuyết ngôn tình “Chờ em lớn nhé được không”, "Động phòng hoa chúc cách vách", "Nụ hôn của sói"... khi đến Hà Nội và TP HCM đầu tháng 4.2015 mới tạo thành cơn sốt trong cộng đồng giới trẻ, và trên hàng loạt trang hâm mộ (fan page) trên mạng xã hội Facebook, như báo chí phản ánh. Khán phòng đông nghẹt độc giả là học sinh, sinh viên chen chúc mong được trò chuyện, xin chữ ký và chụp ảnh chung với thần tượng…
Cũng có thể có người cho rằng chẳng việc gì phải “xoắn”, so với 1, 2 năm trước, sách ngôn tình Trung Quốc hiện nay cũng đang giảm nhiệt, việc xuất bản ồ ạt quá nhiều, với những tựa sách, nội dung sách na ná nhau khiến người đọc bội thực, không còn bị loại sách này hấp dẫn quá mức như trước. Rồi chính người đọc là giới trẻ sẽ nhàm chán. Cũng giống như phim truyền hình nhiều tập Hàn Quốc mấy năm sau này đã giảm hẳn sức hút đối với khán giả VN so với thời kỳ đầu.
Có thể. Nhưng vấn đề là nếu không có sự cải cách trong giáo dục, không có những chính sách điều chỉnh trong xuất bản, dịch thuật, những chiến lược lâu dài nhằm tạo thói quen đọc sách hay, sách giá trị từ khi tuổi còn rất trẻ, thì khi dòng sách ngôn tình Trung Quốc có thoái trào, giới trẻ VN sẽ lại bập vào một loại sách giải trí, dễ dãi, lợi ít hại nhiều khác mà thôi.
Song Chi, 22/5/2015
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Theo RFA-2015-05-26
Sách ngôn tình Trung Quốc tràn ngập các quầy bán sách báo-Files photos
Ở VN nếu dạo quanh các hiệu sách lớn nhỏ từ Nam ra Bắc hoặc nếu làm một cuộc điều tra “bỏ túi” với giới trẻ, thì loại sách được các bạn trẻ đọc nhiều mấy năm gần đây là…tiểu thuyết ngôn tình của Trung Quốc.
Tràn ngập, từ những câu chuyện tình lãng mạn trắc trở cho tới có yếu tố kích dục, tình yêu đồng giới, những tình tiết ma quái trong đời sống…Chỉ cần nhìn qua một số cái tựa là có thể đoán được nội dung cuốn sách. Nào “Chúng mình lấy nhau đi”, “Bên nhau trọn đời”, “Khi người cũ đón người mới”, “Chồng cũ anh nợ em một đứa con”, “Có duyên nhất định sẽ có phận”, “Cưng chiều tình nhân trẻ con”, “Kiếm chồng đại gia”, “Hotgirl lưu lạc giang hồ”, “Hôn nhân không tình yêu”, “Khó nhịn ông xã cuồng dã”, “Hoa tình đẫm máu”, “Động phòng hoa chúc sát vách”, “Bảy ngày ân ái”, “Ngủ cùng sói”, “Yêu phải đại ma vương”, “Yêu nữ hoành hành”, “Ma nữ tình thù” v.v…
Báo chí dư luận từng phải nhiều lần lên tiếng cảnh báo trước hiện tượng tiểu thuyết ngôn tình tràn ngập như “cơn bão” trong đời sống văn hóa đọc của giới trẻ VN: “Loạn sách ngôn tình” (Người Lao Động), “Tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc: Rác hay không rác?” (An ninh thế giới), “Sách ngôn tình Trung Quốc đang đầu độc giới trẻ VN” (Một thế giới), “Dính độc” vì...truyện ngôn tình Trung Quốc” (Đời sống và Pháp luật)…
Tại sao thể loại ngôn tình của Trung Quốc dù từ câu chuyện đến văn phong, ngôn ngữ không hề được những người có hiểu biết cho tới giới nhà văn, giới phê bình văn học đánh giá cao, lại bán chạy, được đọc nhiều trong giới trẻ VN?
Có lẽ, thứ nhất vì dễ đọc, khỏi phải suy nghĩ động não gì cho mệt, lại có những yếu tố lôi cuốn, kích thích trì tò mò của một bộ phận giới trẻ VN vốn dễ tính trong chọn sách như sự lãng mạn trong tình yêu hay những hành vi tình dục, tình yêu đồng giới, những yếu tố ma quái… vừa kể trên.
Nhưng cái lý do sâu xa, đáng buồn hơn là do trình độ thưởng thức văn học còn kém của phần lớn giới trẻ VN bây giờ. Và điều đó trước hết là hậu quả của giáo dục. Suốt từ những năm tiểu học, trung học, giáo dục VN đã làm cho học sinh chán, ghét và sợ những môn khoa học xã hội nhân văn như Văn, Sử, Địa…
Lấy ví dụ môn Văn, ở bậc tiểu học, trung học, chương trình phần lớn là văn học cách mạng thời chống Pháp chống Mỹ hay thời kỳ xây dựng CNXH ở miền Bắc mang nặng tính chính trị, tính tuyên truyền, văn học nước ngoài được học rất ít, nhưng dù văn học trong hay ngoài nước thường chỉ giới thiệu trích đoạn chứ không giới thiệu toàn bộ tác phẩm; dạy thì theo kiểu cô giáo giảng rồi đọc cho học sinh chép từ chủ đề, nội dung tư tưởng, cách xây dựng nhân vật…, học sinh cứ vậy mà chép, học thuộc lòng, khi làm bài kiểm tra hay bài thi nhiều khi chỉ chấm ý, viết đủ ý là đủ điểm. Chương trình, cách dạy, học và thi kiểu như vậy thực sự đã giết chết lòng yêu văn học trong học sinh, khiến các em đâm ra chán học Văn, rồi sợ luôn văn học nói chung.
Kết quả là tình trạng năm nào số lượng học sinh chọn ban C (Văn, Sử, Địa) ở bậc trung học phổ thông cũng ít hơn hẳn các ban khác cho tới tỷ lệ thí sinh chọn thi đại học các chuyên ngành Văn, Sử, Địa…luôn luôn thấp hơn nhiều lần so với các ngành như Y, Dược, Kinh tế, Ngoại thương, Ngoại ngữ…
Trong khi đó, học sinh ở các nước có nền giáo dục tốt, trẻ em được khuyến khích đọc sách từ bé, từ khi ở nhà trẻ, mẫu giáo, cô giáo rồi cha mẹ đọc sách cho trẻ nghe hàng ngày; ở bậc trung học, học sinh các nước nói tiếng Anh được giới thiệu, được học bao nhiêu là tác giả Anh-Mỹ hay, từ William Shakespeare, Charles Dickens, Jane Austen, George Orwell, F. Scott Fitzgerald, J. D. Salinger, Sylvia Plath, John Steinbeck…Tạo cho các em có một cái nền, một trình độ thưởng thức văn học tốt. Không ít bạn trẻ từ đó đã say mê văn học và tự tìm đến với những tác giả lớn, thuộc loại không dễ đọc khác của thế giới như Vladimir Nabokov, Fyodor Dostoyevsky, Franz Kafka, James Joyce, William Faulkner, Virginia Woolf, Marcel Proust, Albert Camus, Jean-Paul Sartre…
Còn ở VN, có bao nhiêu phần trăm giới trẻ bây giờ biết và từng đọc những tác phẩm của các tác giả lớn trên thế giới? Mà nếu có muốn đọc thì tìm đọc ở đâu, nếu như không biết ít nhất một ngoại ngữ? Sách dịch ở VN rất được chăng hay chớ, dịch không theo hệ thống, không định hướng, vàng thì ít mà cám thì nhiều, và ngay một số những tác giả lớn nếu có dịch, cũng không dịch đủ hết các tác phẩm. Được dịch nhiều nhất có lẽ vẫn là sách Trung Quốc, trước kia thì tiểu thuyết võ hiệp, lịch sử, bây giờ là tiểu thuyết ngôn tình.
Chưa kể, giá sách ở VN tính theo mức thu nhập trung bình của công nhân viên chức vẫn là đắt, nói gỉ đến học sinh, sinh viên. Còn nếu mượn ở thư viện, chỉ có các thư viện lớn thuộc hai thành phố lớn nhất nước Hà Nội, Sài Gòn là có mua, lưu trữ, và cập nhật tương đối nhanh, đủ đầu sách văn học trong ngoài nước từng xuất bản; các tỉnh lẻ, nông thôn, vùng sâu vùng xa thì vô cùng khan hiếm sách.
Ở các nước phát triển họ rất chú ý đến việc định hướng, cân đối khi dịch, xuất bản sách. Sách hạng ba, sách giải trí có nhưng sách giá trị, sách văn học cổ điển vẫn có chỗ của nó, và vẫn có không ít người mua, người đọc. Trên các tờ báo lớn đều có những mục điểm sách do những cây bút bình luận văn học uy tín viết giới thiệu để người đọc biết sách nào hay mà mua giữa một rừng sách được xuất bản hàng ngày. Thư viện công có mặt ở khắp mọi thành phố lớn nhỏ, mênh mông sách, đĩa DVD, CD…tha hồ mượn từ sách, phim, cho tới ballet, opera, các vở kịch, từ âm nhạc cổ điển phương Tây cho tới Jazz, Blues, Pop, Rock…đủ loại, thuộc mọi quốc gia.
Giáo dục lạc hậu, sự mất cân đối trong xuất bản, dịch thuật, sự thiếu quan tâm nâng cao trình độ thị hiếu đọc sách cho giới trẻ là câu trả lời vì sao những loại sách như tiểu thuyết ngôn tình Trung Quốc phát triển mạnh mẽ ở VN. Và vì thế mà những tác giả như Diệp Lạc Vô Tâm, tác giả của những tiểu thuyết ngôn tình “Chờ em lớn nhé được không”, "Động phòng hoa chúc cách vách", "Nụ hôn của sói"... khi đến Hà Nội và TP HCM đầu tháng 4.2015 mới tạo thành cơn sốt trong cộng đồng giới trẻ, và trên hàng loạt trang hâm mộ (fan page) trên mạng xã hội Facebook, như báo chí phản ánh. Khán phòng đông nghẹt độc giả là học sinh, sinh viên chen chúc mong được trò chuyện, xin chữ ký và chụp ảnh chung với thần tượng…
Cũng có thể có người cho rằng chẳng việc gì phải “xoắn”, so với 1, 2 năm trước, sách ngôn tình Trung Quốc hiện nay cũng đang giảm nhiệt, việc xuất bản ồ ạt quá nhiều, với những tựa sách, nội dung sách na ná nhau khiến người đọc bội thực, không còn bị loại sách này hấp dẫn quá mức như trước. Rồi chính người đọc là giới trẻ sẽ nhàm chán. Cũng giống như phim truyền hình nhiều tập Hàn Quốc mấy năm sau này đã giảm hẳn sức hút đối với khán giả VN so với thời kỳ đầu.
Có thể. Nhưng vấn đề là nếu không có sự cải cách trong giáo dục, không có những chính sách điều chỉnh trong xuất bản, dịch thuật, những chiến lược lâu dài nhằm tạo thói quen đọc sách hay, sách giá trị từ khi tuổi còn rất trẻ, thì khi dòng sách ngôn tình Trung Quốc có thoái trào, giới trẻ VN sẽ lại bập vào một loại sách giải trí, dễ dãi, lợi ít hại nhiều khác mà thôi.
Song Chi, 22/5/2015
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Nắng hạn, thiếu ăn ở miền núi Nghệ An
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
Theo RFA-2015-05-26
Một ngôi nhà tạm gọi là khang trang của người ở miền núi Nghệ An-RFA
Thành phố Vinh, Nghệ An được xếp vào diện thịnh vượng và sầm uất bậc nhất Việt Nam, là nơi có mặt của những tập đoàn khách sạn, dầu khí, lương thực, địa ốc thuộc hàng mạnh nhất Việt Nam. Nhưng cách Vinh không xa, những huyện miền núi Nghệ An buồn và đẹp đến nao lòng bởi đời sống còn mang dáng dấp nguyên thủy với những con người tưởng chừng mới bước ra từ thế giới cổ sơ. Họ không những lạc hậu mà còn nghèo đói.
Cái đói giáp hạt ám ảnh cuộc đời
Một người tên Hồng, hiện sống tại huyện Quì Châu, chia sẻ: “Thường thường hay hết lúa hết gạo, mùa tháng giêng, tháng hai, tháng ba mùa giáp hạt thì thiếu ăn, mọi ngày thì hay thiếu ăn, lúc này gạo cũ thì hết nhưng gạo mới chưa có, lúc này đói nên mong cứu trợ về..”
Theo ông Hồng, không riêng gì Kỳ Sơn rơi vào cảnh thiếu ăn vào mùa giáp hạt mà các huyện Con Cuôn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương…, nói chung là các huyện miền núi ở đây đều gặp cảnh đói đến xanh da vào mùa giáp hạt. Nếu như trước đây, sự đói nghèo còn ít rõ nét bởi ai cũng khó khăn như nhau thì hiện tại, sự đói nghèo hiện hình rất rõ. Bởi những người có thế lực, những gia đình có người làm trong bộ máy chính quyền trở nên giàu có nhanh chóng, bù vào đó, những gia đình thuộc diện dân đen ngày càng khó khăn, vất vả.
Thường thì một năm, thời gian an toàn nhất về lương thực của mỗi gia đình ở các huyện miền núi kéo dài từ tháng Giêng đến tháng Tám âm lịch. Bởi đây là khoảng thời gian thời tiết tương đối thuận lợi để sản xuất. Nhưng nghiệt nỗi, với bà con nghèo ở các huyện miền núi, đây là thời gian đói. Cái đói có nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân chính là Tết và mùa Đông.
Nghĩa là khoảng thời gian từ tháng Giêng đến tháng Tám, mọi người quần quật làm việc ngoài đồng để có hạt lúa dự trữ cho mùa Đông và Tết. Khi mùa Đông đến, cũng là mùa mà mọi người vừa lo tránh lũ, vừa lo chăm chuốt cái nhà, cánh cửa để phòng khi gió máy, bão bùng. Mùa này ngoài đồng cũng chẳng có gì để làm, đi rừng cũng không được bởi sợ lũ quét, sợ đất lở, sợ sốt rét rừng… Chính vì mọi việc đều co cụm trong nhà, không thể đi làm thêm bên ngoài để mua thức ăn nên lượng gạo, mắm dự trữ trong nhà tiêu hao rất nhanh.
Mùa Đông trôi qua, bà con nông dân lại ra đồng để vỡ đất, lên rừng kiếm củi, lên rẫy để gieo trồng, lượng lương thực dự trữ càng ngày càng vơi đi nhiều hơn bởi phải đợi đến tháng Ba, tháng Tư âm lịch mới đến mùa thu hoạch, mới có hạt lúa mới để mà lấp bụng. Và khi mùa Đông vừa trôi qua, cũng là mùa Tết đến. Nếu như trước đây, khi Tết đến, cùng là cảnh nghèo như nhau, người ta chỉ cần gói vài chiếc bánh chưng, in vài chục chiếc bánh bột nếp và cả xóm rủ nhau mổ thịt một con lợn để chia nhau ăn Tết. Việc chia thịt lợn không làm mọi người phải loay hoay xoay tiền trả ngay tại chỗ mà được ký sổ, đến mùa thu hoạch lúa qui ra ký để trả.
Cách làm này vừa đỡ gây khó khăn cho người dân lại vừa tạo ra không khí Tết vui vẻ, ấm áp, xóm làng có nhau, đảm bảo đủ lương thực đến mùa giáp hạt. Nhưng hiện tại, người ta không thể làm thế bởi có muốn làm cũng không được. Thời đại kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhìn chung bên ngoài xã hội là một mặt bằng kinh tế tuy không giàu có cho mấy nhưng mức độ chi tiêu luôn cao ngất và đồng tiền trượt giá liên tục.
Giới quan chức giàu có ăn chơi xa xỉ, đẩy thị trường đến chỗ quay cuồng, vòng xoáy đồng tiền liên tục tăng tốc. Đây cũng là lúc mà kẻ giàu hay người nghèo gì rồi cũng cuốn theo vòng xoáy đồng tiền, quần quật làm lụng. Chính vì vậy, những tập tục, thói quen vừa mang hồn vía xưa cũ lại vừa đỡ gây tốn kém dần mất đi. Người ta không còn đủ thời gian và bình tĩnh để ngồi lại gói một chiếc bánh chưng Tết hay rủ nhau mổ lợn cho đỗ tốn kém. Trong một nghĩa nào đó, vì sĩ diện, người ta mua sắm vượt quá khả năng chi tiêu cho ngày Tết để khỏi xấu mặt. Và hậu quả của chuyện này là cứ đến mùa giáp hạt lại đói, lại ngửa tay nhận mấy ký gạo còm từ nhà nước.
Đói khổ là chuyện riêng, tham nhũng là công thức chung
Một người khác tên Hùng, sống ở Quì Châu, buồn bã chia sẻ với chúng tôi: “Đói khổ, nghèo nàn, năn cơm độn, không có khái niệm bữa ăn sáng đâu! Ngày mùa thì đi làm nông, hết mùa lại đi hái măng, xuống đồng bằng, thị xã để đi làm phụ hồ. Nói chung là trẻ em ở đây không có bữa ăn sáng đâu. Nghèo lắm!”.
Theo ông Hùng, mức thu nhập hiện tại của người dân miền núi Nghệ An rất thấp, cả ngày làm thuê cuốc mướn cũng chỉ được trả 120 ngàn đồng, cao nhất cũng chỉ 150 ngàn đồng. Tuy thu nhập thấp nhưng cũng không phải dễ kiếm ra chỗ để làm bởi ai cũng nghèo, cũng đi kiếm việc làm thuê như nhau.
Phần đông người trong độ tuổi lao động tìm ra Hà Nội, vào Sài Gòn để làm thuê, những người ở nhà toàn người già và trẻ con. Nhưng những người lao động chính trong nhà vào Nam, ra Bắc làm thuê cũng bữa được, bữa mất nên người ở nhà cũng tự cày xới để kiếm chén cơm. Và phần đông những người cày xới ở nhà đều rơi vào thiếu thốn, đói khổ, đôi khi phải chờ đến bàn tay cứu tế, cứu trợ.
Cũng theo ông Hùng, chuyện cứu tế, cứu trợ, nếu nhìn từ những gói quá của chính phủ hay của các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ thì nó rất lớn, rất y nghĩa. Nhưng khi về đến tay người dân, nó chỉ còn bé tẹo bởi người ta đã chấm mút từ bên trên, từ khi gạo xuất kho.
Cái lối làm việc chung của các cơ quan nhà nước khi phân phát gạo cứu trợ, cứu tế thường là ghi tên người nhà cán bộ vào diện cứu trợ mặc dù họ không hề đói khổ. Mà số lượng nhà cán bộ thì lúc nào cũng đông đúc, họ cố gắng moi trí nhớ để ghi mặc dầu nhiều gia đình đói đang đứng trước mặt họ mà không phải bà con họ hàng thì họ vẫn quên mất.
Chính vì gói cứu trợ phải gánh quá nhiều miệng ăn nhà cán bộ nên nó trở nên nhỏ lẻ, chẳng đâu vào đâu. Đó là chưa nói đến chuyện trước khi chia, ông cán bộ, bà thư ký, chị bí thư đoàn cũng chấm mút gần hết trong đó, số chẵn các vị chia nhau, số lẻ các vị dành cho dân. Chính vì vậy mà con số 1.560 tấn gạo của chính phủ có nhân lên gấp mười lần thì dân đói vẫn cứ đói.
Bởi đói khổ, khó khăn, thiếu ăn thiếu mặc là chuyện riêng của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, còn tham nhũng là công thức hoạt động chung của guồng máy nhà nước. Giờ biết làm sao?! Nói đến đây, ông Hùng lắc đầu.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/droug-foo-shorta-in-nghean-05262015175203.html/05272015-droug-foo-shorta-in-nghean.mp3
Theo RFA-2015-05-26
Một ngôi nhà tạm gọi là khang trang của người ở miền núi Nghệ An-RFA
Thành phố Vinh, Nghệ An được xếp vào diện thịnh vượng và sầm uất bậc nhất Việt Nam, là nơi có mặt của những tập đoàn khách sạn, dầu khí, lương thực, địa ốc thuộc hàng mạnh nhất Việt Nam. Nhưng cách Vinh không xa, những huyện miền núi Nghệ An buồn và đẹp đến nao lòng bởi đời sống còn mang dáng dấp nguyên thủy với những con người tưởng chừng mới bước ra từ thế giới cổ sơ. Họ không những lạc hậu mà còn nghèo đói.
Cái đói giáp hạt ám ảnh cuộc đời
Một người tên Hồng, hiện sống tại huyện Quì Châu, chia sẻ: “Thường thường hay hết lúa hết gạo, mùa tháng giêng, tháng hai, tháng ba mùa giáp hạt thì thiếu ăn, mọi ngày thì hay thiếu ăn, lúc này gạo cũ thì hết nhưng gạo mới chưa có, lúc này đói nên mong cứu trợ về..”
Theo ông Hồng, không riêng gì Kỳ Sơn rơi vào cảnh thiếu ăn vào mùa giáp hạt mà các huyện Con Cuôn, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Chương…, nói chung là các huyện miền núi ở đây đều gặp cảnh đói đến xanh da vào mùa giáp hạt. Nếu như trước đây, sự đói nghèo còn ít rõ nét bởi ai cũng khó khăn như nhau thì hiện tại, sự đói nghèo hiện hình rất rõ. Bởi những người có thế lực, những gia đình có người làm trong bộ máy chính quyền trở nên giàu có nhanh chóng, bù vào đó, những gia đình thuộc diện dân đen ngày càng khó khăn, vất vả.
Thường thì một năm, thời gian an toàn nhất về lương thực của mỗi gia đình ở các huyện miền núi kéo dài từ tháng Giêng đến tháng Tám âm lịch. Bởi đây là khoảng thời gian thời tiết tương đối thuận lợi để sản xuất. Nhưng nghiệt nỗi, với bà con nghèo ở các huyện miền núi, đây là thời gian đói. Cái đói có nhiều nguyên nhân, trong đó có hai nguyên nhân chính là Tết và mùa Đông.
Nghĩa là khoảng thời gian từ tháng Giêng đến tháng Tám, mọi người quần quật làm việc ngoài đồng để có hạt lúa dự trữ cho mùa Đông và Tết. Khi mùa Đông đến, cũng là mùa mà mọi người vừa lo tránh lũ, vừa lo chăm chuốt cái nhà, cánh cửa để phòng khi gió máy, bão bùng. Mùa này ngoài đồng cũng chẳng có gì để làm, đi rừng cũng không được bởi sợ lũ quét, sợ đất lở, sợ sốt rét rừng… Chính vì mọi việc đều co cụm trong nhà, không thể đi làm thêm bên ngoài để mua thức ăn nên lượng gạo, mắm dự trữ trong nhà tiêu hao rất nhanh.
Mùa Đông trôi qua, bà con nông dân lại ra đồng để vỡ đất, lên rừng kiếm củi, lên rẫy để gieo trồng, lượng lương thực dự trữ càng ngày càng vơi đi nhiều hơn bởi phải đợi đến tháng Ba, tháng Tư âm lịch mới đến mùa thu hoạch, mới có hạt lúa mới để mà lấp bụng. Và khi mùa Đông vừa trôi qua, cũng là mùa Tết đến. Nếu như trước đây, khi Tết đến, cùng là cảnh nghèo như nhau, người ta chỉ cần gói vài chiếc bánh chưng, in vài chục chiếc bánh bột nếp và cả xóm rủ nhau mổ thịt một con lợn để chia nhau ăn Tết. Việc chia thịt lợn không làm mọi người phải loay hoay xoay tiền trả ngay tại chỗ mà được ký sổ, đến mùa thu hoạch lúa qui ra ký để trả.
Cách làm này vừa đỡ gây khó khăn cho người dân lại vừa tạo ra không khí Tết vui vẻ, ấm áp, xóm làng có nhau, đảm bảo đủ lương thực đến mùa giáp hạt. Nhưng hiện tại, người ta không thể làm thế bởi có muốn làm cũng không được. Thời đại kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nhìn chung bên ngoài xã hội là một mặt bằng kinh tế tuy không giàu có cho mấy nhưng mức độ chi tiêu luôn cao ngất và đồng tiền trượt giá liên tục.
Đường phố ở thành phố Vinh (RFA)
Giới quan chức giàu có ăn chơi xa xỉ, đẩy thị trường đến chỗ quay cuồng, vòng xoáy đồng tiền liên tục tăng tốc. Đây cũng là lúc mà kẻ giàu hay người nghèo gì rồi cũng cuốn theo vòng xoáy đồng tiền, quần quật làm lụng. Chính vì vậy, những tập tục, thói quen vừa mang hồn vía xưa cũ lại vừa đỡ gây tốn kém dần mất đi. Người ta không còn đủ thời gian và bình tĩnh để ngồi lại gói một chiếc bánh chưng Tết hay rủ nhau mổ lợn cho đỗ tốn kém. Trong một nghĩa nào đó, vì sĩ diện, người ta mua sắm vượt quá khả năng chi tiêu cho ngày Tết để khỏi xấu mặt. Và hậu quả của chuyện này là cứ đến mùa giáp hạt lại đói, lại ngửa tay nhận mấy ký gạo còm từ nhà nước.
Đói khổ là chuyện riêng, tham nhũng là công thức chung
Một người khác tên Hùng, sống ở Quì Châu, buồn bã chia sẻ với chúng tôi: “Đói khổ, nghèo nàn, năn cơm độn, không có khái niệm bữa ăn sáng đâu! Ngày mùa thì đi làm nông, hết mùa lại đi hái măng, xuống đồng bằng, thị xã để đi làm phụ hồ. Nói chung là trẻ em ở đây không có bữa ăn sáng đâu. Nghèo lắm!”.
Theo ông Hùng, mức thu nhập hiện tại của người dân miền núi Nghệ An rất thấp, cả ngày làm thuê cuốc mướn cũng chỉ được trả 120 ngàn đồng, cao nhất cũng chỉ 150 ngàn đồng. Tuy thu nhập thấp nhưng cũng không phải dễ kiếm ra chỗ để làm bởi ai cũng nghèo, cũng đi kiếm việc làm thuê như nhau.
Phần đông người trong độ tuổi lao động tìm ra Hà Nội, vào Sài Gòn để làm thuê, những người ở nhà toàn người già và trẻ con. Nhưng những người lao động chính trong nhà vào Nam, ra Bắc làm thuê cũng bữa được, bữa mất nên người ở nhà cũng tự cày xới để kiếm chén cơm. Và phần đông những người cày xới ở nhà đều rơi vào thiếu thốn, đói khổ, đôi khi phải chờ đến bàn tay cứu tế, cứu trợ.
Cũng theo ông Hùng, chuyện cứu tế, cứu trợ, nếu nhìn từ những gói quá của chính phủ hay của các nhà hảo tâm, các nhà tài trợ thì nó rất lớn, rất y nghĩa. Nhưng khi về đến tay người dân, nó chỉ còn bé tẹo bởi người ta đã chấm mút từ bên trên, từ khi gạo xuất kho.
Cái lối làm việc chung của các cơ quan nhà nước khi phân phát gạo cứu trợ, cứu tế thường là ghi tên người nhà cán bộ vào diện cứu trợ mặc dù họ không hề đói khổ. Mà số lượng nhà cán bộ thì lúc nào cũng đông đúc, họ cố gắng moi trí nhớ để ghi mặc dầu nhiều gia đình đói đang đứng trước mặt họ mà không phải bà con họ hàng thì họ vẫn quên mất.
Chính vì gói cứu trợ phải gánh quá nhiều miệng ăn nhà cán bộ nên nó trở nên nhỏ lẻ, chẳng đâu vào đâu. Đó là chưa nói đến chuyện trước khi chia, ông cán bộ, bà thư ký, chị bí thư đoàn cũng chấm mút gần hết trong đó, số chẵn các vị chia nhau, số lẻ các vị dành cho dân. Chính vì vậy mà con số 1.560 tấn gạo của chính phủ có nhân lên gấp mười lần thì dân đói vẫn cứ đói.
Bởi đói khổ, khó khăn, thiếu ăn thiếu mặc là chuyện riêng của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, còn tham nhũng là công thức hoạt động chung của guồng máy nhà nước. Giờ biết làm sao?! Nói đến đây, ông Hùng lắc đầu.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/droug-foo-shorta-in-nghean-05262015175203.html/05272015-droug-foo-shorta-in-nghean.mp3
Thời cơ chính là lúc này
Máy bay trinh sát P8 Poseidon của Mỹ chụp được các hình ảnh cho thấy hành động 'lấp biển lấy đất' của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa ở Biển Đông, ngày 21/5/2015.
Bùi Tín
Theo VOA-26.05.2015
Chưa bao giờ tình hình Biển Đông căng thẳng như lúc này. Báo chí phương Tây cho rằng cuộc khủng hoảng Nam Hải - Biển Đông lúc này có thể gần như cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba hồi năm 1962, một đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, khi chiến tranh Hoa Kỳ - Liên Xô có nguy cơ bùng nổ. Thế rồi nhân nhượng, thỏa hiệp đã diễn ra, tránh được một cuộc đối đầu kinh khủng.
Gần đây Hoa Kỳ công khai tố cáo Trung Quốc đã có hành động phi pháp trắng trợn ở Biển Đông, trong vùng biển thông thương hàng hải quốc tế, biển nhiều đảo và bãi đá ngầm thành những căn cứ quân sự, với doanh trại, bến tàu, sân bay có đường băng dài từ 1.500 đến 2.000 mét, đe dọa an ninh đường hàng hải quốc tế. Hoa Kỳ đã cho nhiều máy bay do thám P8 Poseidon bay vào vùng này để quan sát và chụp ảnh. Một nhóm nhà báo hãng CNN cũng được đi theo để quay phim và trình chiếu cho công chúng, tạo nên phản ứng mạnh mẽ trong chính giới cũng như công luận Hoa Kỳ, khi họ nhìn thấy quang cảnh Trung Cộng đã bồi đắp đến 8km vuông trên 7 hòn đảo nhỏ trong vùng biển này, với tốc độ rất cao, diện tích nói trên đã nhân đôi trong nửa năm qua.
Trung Quốc đã phản ứng khá mạnh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh Hồng Lỗi "phản đối các chuyến bay của máy bay Hoa Kỳ vào vùng trời Trung Quốc, xâm phạm an ninh quốc gia Trung Quốc ". Ngoại trưởng Vương Nghị cao giọng khẳng định đây là vùng chủ quyền bất khả xâm phạm của nước ông, và sẽ thiết lập tại đây vùng Nhận diện Phòng không ADIZ để "bảo đảm an ninh hàng không hàng hải và tránh tai nạn hàng hải". Hệ thống phòng không TQ đã 8 lần phát tín hiệu cảnh báo máy bay Hoa Kỳ xâm phạm vùng này, nhưng máy bay Hoa Kỳ đều trả lời là "Hoa Kỳ có quyền hoạt động trong không phận và hải phận quốc tế".
Theo báo Pháp le Monde (20/5), các nước Philippines, Malaysia, Singapore và cả Indonesia đều lên tiếng ủng hộ Hoa Kỳ về thái độ ngăn chặn sự ngang ngược của Trung Cộng, bảo vệ an ninh hàng hải trong vùng biển cực kỳ hệ trọng này của thế giới.
Riêng Việt Nam là nước bị Trung Quốc lấn chiếm nhiều đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại có phản ứng yếu ớt, nhu nhược. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố (theo báo Nhân Dân ngày 21/5/2015) :"Chúng tôi mong các nước liên quan đóng góp có trách nhiệm tích cực, duy trì hoà binh an ninh hàng hải, hàng không trong vùng Biển Đông". Viên chức này tránh cả việc nêu tên của Trung Quốc là nước đã gây ra cuộc khủng hoảng.
Trong khi đó Hoa Kỳ đã tỏ ra rất kiên quyết ngăn chặn hành động bành trướng phi pháp của Trumg Quốc trong vùng biển Đông. Theo Reuters (ngày 21/5), Hoa Kỳ đang tính đưa tàu hải quân vào vùng Biển Đông đến giáp vùng 12 hải lý của các hải đảo nhằm duy trì tự do thông thương trên đường hàng hải quốc tế và máy bay Hoa Kỳ vẫn bay quan sát trên vùng biển này.
Giữa cuộc khủng khoảng trên đây, một sự kiện quân sự mang nhiều ý nghĩa vừa diễn ra được dư luận bàn tán rộng rãi. Theo tin AP, ngày 20/5/2015 Hải quân Hoa Kỳ lần đầu tiên thực hiện một cuộc diễn tập đổ bộ lớn tại đảo Hawaii giữa Thái Bình Dương, tham dự có tàu tấn công đổ bộ hiện đại USS ESEX và nhiều tàu đổ bộ khác, với hàng chục ngàn binh sỹ, sỹ quan thủy quân lục chiến và hải quân Hoa Kỳ tham gia. Cuộc trình diễn lớn mang tên PALS được các đoàn đại biểu quân sự của 23 nước đồng minh và thân hữu toàn thế giới chứng kiến. Ngoài các nước Liên Âu, ở Châu Á có các đoàn quân sự Nhật Bản và Philippines, đồng minh của Hoa Kỳ, và các nước bạn Malaysia, Singapore và Việt Nam. Trung Quốc bị Hoa Kỳ cố tình không mời tham gia cuộc diễn tập quy mô quốc tế này. Nhân dịp này, 23 đoàn đại biểu quân sự quốc tế còn được mời đến thăm căn cứ không quân lớn Hickam Field gần Honolulu. Qua các sự kiện này, việc Hoa Kỳ chuyển trục sang châu Á - Thái Bình Dương là một chiến lược thực tế trong hành động, với ý đồ ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.
Theo bình luận của Reuters đây là phản ứng kịp thời đối với mưu đồ xây dựng Con Đường Tơ lụa trên biển của ông Tập Cận Bình nhằm chiếm lĩnh con đường vận chuyển quốc tế trên các đại dương, nhưng xem ra hải quân Trung Quốc còn lạc hậu đến khoảng 15 năm so với hải quân Hoa Kỳ, giấc mộng Tơ lụa trên biển cũng như trên đất liền của TQ quả thật lực bất tòng tâm, còn xa vời, lắm trở ngại, gian truân.
Các chiến sĩ dân chủ và nhân dân Việt Nam đang nhận rõ thời cơ đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống bành trướng TQ, lực lượng nguy hiểm nhất đe dọa nền độc lập dân tộc và cuộc sống an bình của nhân dân Việt Nam. Hoa Kỳ, nhiều nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Ấn Độ là những nước không có một tham vọng nào đối với nước ta, đang ra sức ngăn chặn sự trỗi dậy nguy hiểm của Trung Quốc đầy tham vọng ngông cuồng.
Hơn lúc nào hết, Bộ Chính trị và lãnh đạo Nhà nước Việt Nam cần nhận rõ mọi biến chuyển của thời cuộc, biết cầm lái và bẻ lái con tàu Dân tộc, liên minh với các lực lượng chân thực đáng tin cậy, giữ hoà khí với nước láng giềng phương Bắc, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và cuộc sống an bình của toàn dân. Đây là lúc thử thách cao nhất xem Bộ Chính trị và lãnh đạo Nhà nước có thật lấy nhân dân làm mục tiêu phục vụ, hay vẫn chỉ là những cán bộ cộng sản Hai Đê - Đất và Đôla - mà nhân dân đã nhận diện không ít ở khắp nơi.
Thời cơ cầm cân bẻ lái cực hiếm là đây. Bộ Chính trị cần thảo luận cho ra lẽ và định hướng rõ ràng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chủ trương chuẩn xác về chinh sách đối ngoại của nước ta trong cuộc công du Hoa Kỳ sắp tới để gặp Tổng thống Barack Obama. Bỏ qua thời cơ cực hiếm này là một tội lớn đối với dân tộc, đối với lịch sử.
Theo tin từ Hoa Kỳ (CNN ngày 24/5), sắp đến Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và đoàn Thượng nghị sĩ gồm các Ông John McCain, lãnh đạo Ủy ban Quân vụ Thượng viện, và Ông Jack Reed, sẽ đến Hà Nội gặp các lãnh đạo Nhà nước Việt Nam. Đây lại thêm một dịp để Việt Nam tỏ rõ sự bén nhạy của mình đối với thời cơ thuận lợi và hiếm có, vì lợi ích sống còn của dân tộc và nhân dân.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bùi Tín
Theo VOA-26.05.2015
Chưa bao giờ tình hình Biển Đông căng thẳng như lúc này. Báo chí phương Tây cho rằng cuộc khủng hoảng Nam Hải - Biển Đông lúc này có thể gần như cuộc khủng hoảng tên lửa ở Cuba hồi năm 1962, một đỉnh cao của Chiến tranh Lạnh, khi chiến tranh Hoa Kỳ - Liên Xô có nguy cơ bùng nổ. Thế rồi nhân nhượng, thỏa hiệp đã diễn ra, tránh được một cuộc đối đầu kinh khủng.
Gần đây Hoa Kỳ công khai tố cáo Trung Quốc đã có hành động phi pháp trắng trợn ở Biển Đông, trong vùng biển thông thương hàng hải quốc tế, biển nhiều đảo và bãi đá ngầm thành những căn cứ quân sự, với doanh trại, bến tàu, sân bay có đường băng dài từ 1.500 đến 2.000 mét, đe dọa an ninh đường hàng hải quốc tế. Hoa Kỳ đã cho nhiều máy bay do thám P8 Poseidon bay vào vùng này để quan sát và chụp ảnh. Một nhóm nhà báo hãng CNN cũng được đi theo để quay phim và trình chiếu cho công chúng, tạo nên phản ứng mạnh mẽ trong chính giới cũng như công luận Hoa Kỳ, khi họ nhìn thấy quang cảnh Trung Cộng đã bồi đắp đến 8km vuông trên 7 hòn đảo nhỏ trong vùng biển này, với tốc độ rất cao, diện tích nói trên đã nhân đôi trong nửa năm qua.
Trung Quốc đã phản ứng khá mạnh. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Bắc Kinh Hồng Lỗi "phản đối các chuyến bay của máy bay Hoa Kỳ vào vùng trời Trung Quốc, xâm phạm an ninh quốc gia Trung Quốc ". Ngoại trưởng Vương Nghị cao giọng khẳng định đây là vùng chủ quyền bất khả xâm phạm của nước ông, và sẽ thiết lập tại đây vùng Nhận diện Phòng không ADIZ để "bảo đảm an ninh hàng không hàng hải và tránh tai nạn hàng hải". Hệ thống phòng không TQ đã 8 lần phát tín hiệu cảnh báo máy bay Hoa Kỳ xâm phạm vùng này, nhưng máy bay Hoa Kỳ đều trả lời là "Hoa Kỳ có quyền hoạt động trong không phận và hải phận quốc tế".
Theo báo Pháp le Monde (20/5), các nước Philippines, Malaysia, Singapore và cả Indonesia đều lên tiếng ủng hộ Hoa Kỳ về thái độ ngăn chặn sự ngang ngược của Trung Cộng, bảo vệ an ninh hàng hải trong vùng biển cực kỳ hệ trọng này của thế giới.
Riêng Việt Nam là nước bị Trung Quốc lấn chiếm nhiều đảo thuộc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa lại có phản ứng yếu ớt, nhu nhược. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình tuyên bố (theo báo Nhân Dân ngày 21/5/2015) :"Chúng tôi mong các nước liên quan đóng góp có trách nhiệm tích cực, duy trì hoà binh an ninh hàng hải, hàng không trong vùng Biển Đông". Viên chức này tránh cả việc nêu tên của Trung Quốc là nước đã gây ra cuộc khủng hoảng.
Trong khi đó Hoa Kỳ đã tỏ ra rất kiên quyết ngăn chặn hành động bành trướng phi pháp của Trumg Quốc trong vùng biển Đông. Theo Reuters (ngày 21/5), Hoa Kỳ đang tính đưa tàu hải quân vào vùng Biển Đông đến giáp vùng 12 hải lý của các hải đảo nhằm duy trì tự do thông thương trên đường hàng hải quốc tế và máy bay Hoa Kỳ vẫn bay quan sát trên vùng biển này.
Giữa cuộc khủng khoảng trên đây, một sự kiện quân sự mang nhiều ý nghĩa vừa diễn ra được dư luận bàn tán rộng rãi. Theo tin AP, ngày 20/5/2015 Hải quân Hoa Kỳ lần đầu tiên thực hiện một cuộc diễn tập đổ bộ lớn tại đảo Hawaii giữa Thái Bình Dương, tham dự có tàu tấn công đổ bộ hiện đại USS ESEX và nhiều tàu đổ bộ khác, với hàng chục ngàn binh sỹ, sỹ quan thủy quân lục chiến và hải quân Hoa Kỳ tham gia. Cuộc trình diễn lớn mang tên PALS được các đoàn đại biểu quân sự của 23 nước đồng minh và thân hữu toàn thế giới chứng kiến. Ngoài các nước Liên Âu, ở Châu Á có các đoàn quân sự Nhật Bản và Philippines, đồng minh của Hoa Kỳ, và các nước bạn Malaysia, Singapore và Việt Nam. Trung Quốc bị Hoa Kỳ cố tình không mời tham gia cuộc diễn tập quy mô quốc tế này. Nhân dịp này, 23 đoàn đại biểu quân sự quốc tế còn được mời đến thăm căn cứ không quân lớn Hickam Field gần Honolulu. Qua các sự kiện này, việc Hoa Kỳ chuyển trục sang châu Á - Thái Bình Dương là một chiến lược thực tế trong hành động, với ý đồ ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.
Theo bình luận của Reuters đây là phản ứng kịp thời đối với mưu đồ xây dựng Con Đường Tơ lụa trên biển của ông Tập Cận Bình nhằm chiếm lĩnh con đường vận chuyển quốc tế trên các đại dương, nhưng xem ra hải quân Trung Quốc còn lạc hậu đến khoảng 15 năm so với hải quân Hoa Kỳ, giấc mộng Tơ lụa trên biển cũng như trên đất liền của TQ quả thật lực bất tòng tâm, còn xa vời, lắm trở ngại, gian truân.
Các chiến sĩ dân chủ và nhân dân Việt Nam đang nhận rõ thời cơ đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống bành trướng TQ, lực lượng nguy hiểm nhất đe dọa nền độc lập dân tộc và cuộc sống an bình của nhân dân Việt Nam. Hoa Kỳ, nhiều nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Ấn Độ là những nước không có một tham vọng nào đối với nước ta, đang ra sức ngăn chặn sự trỗi dậy nguy hiểm của Trung Quốc đầy tham vọng ngông cuồng.
Hơn lúc nào hết, Bộ Chính trị và lãnh đạo Nhà nước Việt Nam cần nhận rõ mọi biến chuyển của thời cuộc, biết cầm lái và bẻ lái con tàu Dân tộc, liên minh với các lực lượng chân thực đáng tin cậy, giữ hoà khí với nước láng giềng phương Bắc, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và cuộc sống an bình của toàn dân. Đây là lúc thử thách cao nhất xem Bộ Chính trị và lãnh đạo Nhà nước có thật lấy nhân dân làm mục tiêu phục vụ, hay vẫn chỉ là những cán bộ cộng sản Hai Đê - Đất và Đôla - mà nhân dân đã nhận diện không ít ở khắp nơi.
Thời cơ cầm cân bẻ lái cực hiếm là đây. Bộ Chính trị cần thảo luận cho ra lẽ và định hướng rõ ràng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chủ trương chuẩn xác về chinh sách đối ngoại của nước ta trong cuộc công du Hoa Kỳ sắp tới để gặp Tổng thống Barack Obama. Bỏ qua thời cơ cực hiếm này là một tội lớn đối với dân tộc, đối với lịch sử.
Theo tin từ Hoa Kỳ (CNN ngày 24/5), sắp đến Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter và đoàn Thượng nghị sĩ gồm các Ông John McCain, lãnh đạo Ủy ban Quân vụ Thượng viện, và Ông Jack Reed, sẽ đến Hà Nội gặp các lãnh đạo Nhà nước Việt Nam. Đây lại thêm một dịp để Việt Nam tỏ rõ sự bén nhạy của mình đối với thời cơ thuận lợi và hiếm có, vì lợi ích sống còn của dân tộc và nhân dân.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
'Một tai nạn trên Biển Đông có thể khơi mào chiến tranh Mỹ-Trung'
Máy bay chiến đấu F/A 18 của Hải quân Mỹ cất cánh từ tàu sân bay USS Nimitz ở Biển Đông.
Theo BBC-27.05.2015
Một chuyên gia về chính sách từng giảng dạy tại Đại học Yale của Hoa Kỳ cảnh báo một ‘tai nạn’ ở Biển Đông có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ-Trung, và nguy cơ xung đột xảy ra giữa hai cường quốc này hiện nay cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong 20 năm qua.
Trong một bài viết cho tờ The Commentator, Giáo sư Michael Auslin, từng giảng dạy môn Lịch sử tại trường Đại học Yale, nêu ra 3 tình huống mà ông nói có thể dẫn tới xung đột.
Tình huống thứ nhất, theo ông Auslin là một tai nạn máy bay đâm va vào nhau trên không phận Biển Đông, tương tự như vụ một chiến đấu cơ Trung Quốc và một phi cơ trinh sát của Hải quân Mỹ đụng nhau ngoài khơi đảo Hải Nam, gây ra một vụ tranh cãi quốc tế.
Giáo sư Auslin nói rằng trong bối cảnh Hải quân Mỹ đang xem xét tới việc điều tàu chiến tới phạm vi 12 hải lý cách các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trong Biển Đông, và như thế tiến vào vùng biển mà giờ Trung Quốc tuyên bố là thuộc lãnh thổ có chủ quyền của họ, thì khó có thể tránh khỏi những hành động quấy nhiễu của các tàu Trung Quốc đối với các tàu Mỹ, có nguy cơ dẫn tới một tai nạn tàu va vào nhau, kéo theo phản ứng của cả hai bên.
Ông Auslin nói đó là điều mà Trung Quốc đã làm với tàu bè của các nước khác, và một tai nạn có thể dẫn hai nước tới chỗ đối đầu với nhau.
Giáo sư Auslin nói tình huống này rất dễ xảy ra, một khi Trung Quốc hoàn tất việc xây các phi đạo trên các quần đảo trong Biển Đông, tạo điều kiện cho các chiến đấu cơ tuần tra trong không phận của các đảo này.
Tình huống thứ nhì, theo Giáo sư Auslin, là Trung Quốc có thể cố tình tạo điều kiện cho một vụ đối đầu bằng cách chỉ thị cho máy bay của họ đeo sát máy bay của Mỹ, với hy vọng sẽ tăng nguy cơ xảy ra xung đột để buộc chính phủ của Tổng Thống Obama nhượng bộ, trong bối cảnh Hoa Kỳ còn đang phải ứng phó với nhiều thách thức ở Trung Đông và với Nga ở Châu Âu.
Tình huống thứ ba là nếu Trung Quốc chận đầu các máy bay của các nước đồng minh của Mỹ như Philippines chẳng hạn. Washington lúc đó có thể can thiệp một cách chính đáng, viện lẽ Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ luật pháp quốc tế.
Giáo sư Auslin nhận định trong khi không có một cơ chế nào để giải toả căng thẳng, và trong bối cảnh giữa hai nước hiện thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, và khả năng quân sự của Trung Quốc đang được tăng cường, thì càng ngày càng có nhiều rủi ro hơn đối với Hoa Kỳ trong việc đối đầu với tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Ông Auslin kết luận rằng trong 20 năm qua, chưa có lúc nào mà nguy cơ xảy ra xung đột giữa hai nước lớn này lại cao đến mức này.
Nguồn: WSJ, CNN, Defensenews
Theo BBC-27.05.2015
Một chuyên gia về chính sách từng giảng dạy tại Đại học Yale của Hoa Kỳ cảnh báo một ‘tai nạn’ ở Biển Đông có thể dẫn tới chiến tranh Mỹ-Trung, và nguy cơ xung đột xảy ra giữa hai cường quốc này hiện nay cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong 20 năm qua.
Trong một bài viết cho tờ The Commentator, Giáo sư Michael Auslin, từng giảng dạy môn Lịch sử tại trường Đại học Yale, nêu ra 3 tình huống mà ông nói có thể dẫn tới xung đột.
Tình huống thứ nhất, theo ông Auslin là một tai nạn máy bay đâm va vào nhau trên không phận Biển Đông, tương tự như vụ một chiến đấu cơ Trung Quốc và một phi cơ trinh sát của Hải quân Mỹ đụng nhau ngoài khơi đảo Hải Nam, gây ra một vụ tranh cãi quốc tế.
Giáo sư Auslin nói rằng trong bối cảnh Hải quân Mỹ đang xem xét tới việc điều tàu chiến tới phạm vi 12 hải lý cách các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng trong Biển Đông, và như thế tiến vào vùng biển mà giờ Trung Quốc tuyên bố là thuộc lãnh thổ có chủ quyền của họ, thì khó có thể tránh khỏi những hành động quấy nhiễu của các tàu Trung Quốc đối với các tàu Mỹ, có nguy cơ dẫn tới một tai nạn tàu va vào nhau, kéo theo phản ứng của cả hai bên.
Ông Auslin nói đó là điều mà Trung Quốc đã làm với tàu bè của các nước khác, và một tai nạn có thể dẫn hai nước tới chỗ đối đầu với nhau.
Giáo sư Auslin nói tình huống này rất dễ xảy ra, một khi Trung Quốc hoàn tất việc xây các phi đạo trên các quần đảo trong Biển Đông, tạo điều kiện cho các chiến đấu cơ tuần tra trong không phận của các đảo này.
Tình huống thứ nhì, theo Giáo sư Auslin, là Trung Quốc có thể cố tình tạo điều kiện cho một vụ đối đầu bằng cách chỉ thị cho máy bay của họ đeo sát máy bay của Mỹ, với hy vọng sẽ tăng nguy cơ xảy ra xung đột để buộc chính phủ của Tổng Thống Obama nhượng bộ, trong bối cảnh Hoa Kỳ còn đang phải ứng phó với nhiều thách thức ở Trung Đông và với Nga ở Châu Âu.
Tình huống thứ ba là nếu Trung Quốc chận đầu các máy bay của các nước đồng minh của Mỹ như Philippines chẳng hạn. Washington lúc đó có thể can thiệp một cách chính đáng, viện lẽ Mỹ có nghĩa vụ bảo vệ luật pháp quốc tế.
Giáo sư Auslin nhận định trong khi không có một cơ chế nào để giải toả căng thẳng, và trong bối cảnh giữa hai nước hiện thiếu sự tin tưởng lẫn nhau, và khả năng quân sự của Trung Quốc đang được tăng cường, thì càng ngày càng có nhiều rủi ro hơn đối với Hoa Kỳ trong việc đối đầu với tham vọng bành trướng của Trung Quốc.
Ông Auslin kết luận rằng trong 20 năm qua, chưa có lúc nào mà nguy cơ xảy ra xung đột giữa hai nước lớn này lại cao đến mức này.
Nguồn: WSJ, CNN, Defensenews
Mỹ có đánh Trung Cộng không?
Ông Bút (Danlambao) - Gần đây máy bay Mỹ vần vũ trên bầu trời biển Đông, khiến nhiều người hỏi nhau: Mỹ có đánh Trung Cộng không? Đem câu hỏi nay bình luận, khác gì:
"Việt Nam ăn sắn, ăn mì,
Hay: Ăn mắm tôm bình luận sao hỏa, sao khuê. Tuy nhiên trước thế cuộc, ai có căn cứ, người đó thuyết phục. Hoặc ít nhất mua vui cũng được vài trang báo.
Sự thể thế giới ngày nay cũng như thời Đông Chu Liệt Quốc, Trung Hoa, lịch sử xảy ra cuộc chiến dài tới 400 trăm năm, từ thế kỷ VI, V, IV, III trước Công Nguyên.
Nhà Chu trị vì được 8,9 đời vua, sau đó suy yếu dần, tới U Vương đúng là U mê Bao Tự, đốt phong hỏa đài, cốt tìm nơi khóe miệng Bao Tự một nụ cười, đến nỗi U Vương mất nước rồi mất mạng, Bao Tự thuộc về rợ Nhung, giao hoan vui vầy suốt đêm. Từ đây thiên hạ đại loạn, Trung Hoa bị chia xé nhỏ hơn trăm nước, để rồi gôm lại "Lục Quốc", Đứng đầu lục quốc, có nước Tần, Tần thực sự hùng mạnh, khi Tần Vương Chính lên ngôi, sách sử ký của Tư Mã Thiên cho rằng Tần Vương Chính, con của nhà buôn lỗi lạc Lã Bất Vi.
Trước hết Tần chiếm những nước gần, để mở mang bờ cõi, sau đó đánh những nước xa lớn mạnh, như: Hàn, Triệu, Ngụy, Sở và nhà Chu (bị diệt năm 249 TCN). Trước tình thế này, các nước nhỏ liên kết cùng bảo vệ trước hiểm họa Tần thực, nhưng kết lại chưa bao lâu, họ rời ra như thau các, để Tần thôn tính, tiêu diệt. Trái lại Tần liên kết thành công. Nước Tề rất mạnh, Tần cho sứ giả cầu hòa kết nghĩa, Tề tưởng thật, không cứu nước nhỏ, mỗi khi bị Tần xâm lấn, cuối cùng thành Lâm Tri kinh thành của nước Tề bị quân Tần, do đại tướng Vương Bí đánh chiếm. Tề, một quốc gia cuối cùng bị nhà Tần thu phục, kết cuộc: Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, bị Tần xóa sổ, sau 400 năm chinh chiến!
Người Tàu.
Khi nói đến chiến tranh, nhiều người nghĩ đến số dân Tàu quá đông, hiện tại hơn 1 tỷ 3 dân số. Theo các lần thống kê dân số, thông thường sai biệt được cho phép từ 4 - 5%. Nhưng với nước Tàu tỷ lệ sai biệt rất lớn, do đó 1 tỷ 3 là con số có phần "khiêm tốn" so với con số thực. Tuy vậy mật độ dân số, Tàu và Ấn Độ chưa phải đứng vị trí đầu bảng, vì đã có Sigapore 7301 người/km2, Bangladesh đứng thứ ba 1034 người/km2, vì vậy dân số không phải là động lực chính để đi đến chiến tranh. Mặc dù người Tàu có mặt khắp nơi trên địa cầu, từ cùng trời đến cuối đất, quê tôi nơi thâm sơn cùng cốc, cũng có người Tàu tới ở từ nhiều đời trước, họ hòa quyện cùng niềm vui, nỗi buồn với quê hương, với phong tục tập quán, nên không ai coi họ là "ngoại lai" hặc "khách trú" mà coi họ như người bà con của xóm làng thân thương, vì họ rất hiền hòa, chân thực, thân thiện.
Phần đông họ đã đến nước mình vì hoàn cảnh, nơi quê cha đất tổ của họ có chiến tranh, loạn lạc, hoặc vì "tha phương cầu thực" mang tính tự phát, hoàn toàn không giống với "chủ trương của đảng" như ngày nay.
Xâu chuỗi từ chiến tranh Đông Châu Liệt Quốc, Nhà Tần trị vì được 2 đời vua, đưa tới Hán Sở Tranh Hùng, sau đó Tam Quốc Diễn Nghĩa, toàn những trang sự đẫm máu lệ. Từ đó chúng ta có thể hiểu được Trung Quốc luôn có tham vọng bành trướng. Thuở xa xưa tham vọng bá chủ, đã làm cho người dân của họ điêu đứng, lầm than, ngày nay ý đồ bành trướng đem đặt ngoài biên cương của Trung Quốc, hiểm họa chiến tranh khó thoát.
Khắp nơi đều có một câu hỏi xuôi: "Liệu, Mỹ có đánh Trung Cộng không?"
Chưa ai đặt ngược câu hỏi: Trung Cộng có đánh Mỹ không?
Vì ai cũng thấy hiện nay Trung Cộng chỉ hơn Mỹ ở dân số, song với vũ khí hiện đại chỉ trong khoảnh khắc, số dân to lớn kia không phải trở lực đáng gờm. Đồng minh của Trung Cộng ở khu vực, chỉ có Bắc Triều Tiên và Việt Nam, hai anh này luôn luôn thuộc diện khó khăn, xóa đói giảm nghèo, điều đáng sợ cả hai anh đều theo Cộng Sản, mức độ thủy chung với "anh em" có trời mà biết, lúc khai hỏa, biết nó chĩa nòng súng về đâu!? Nói anh em cho nó sang, trừ thằng bé Ủn bắc Triều Tiên, nó ngổ ngố, không hề sợ Tàu, chỉ có đảng CSVN mới cúi đầu thần phục, mai kia Mỹ Trung đánh nhau CSVN, gởi năm sáu trăm ngàn bộ đội đi làm bia đỡ đạn, mấy "nhà ngoại cảm" tha hồ hốt bạc.
Cùng một khu vực phía Mỹ có những đồng minh đáng tin cậy: Nhật, Nam Hàn, Thái Lan, Philippines, đối lại với Việt Nam và Triều Tiên hai nước anh em này làm Trung Cộng bối rối, chưa hết láng giềng, tới Đài Loan người anh em cùng cha, cùng mẹ với Trung Cộng, mới ngày hôm nay 26/5/2015, mua thêm (nên nhớ là mua thêm) thần sấm A10, để "chọi" lại lực lượng ven bờ của Trung Cộng.
Ngoài ra Nga Xô, chưa chắc yểm trợ Trung Cộng, dù có ca cẩm, kể lễ tình xưa nghĩa cũ, cùng con cháu Mac, Lê...
Nhưng Anh, Pháp, Úc, sẽ yểm trợ Mỹ khi chiến Tranh với Trung Cộng xảy ra, riêng với Úc Đại Lợi, dù Tập Cận Bình hết sức ưu đãi chiều chuộng, bằng cách Úc xuất qua TC 85% hàng hóa không phải đóng thuế, các sản phẩm khác sẽ giảm hoặc miễn thuế trong vòng 10 năm tới, giá trị song phương hằng năm lên tới 130 tỷ USD, tuy nhiên bao nhiêu cũng không thể mua đứt anh bạn Úc, đứng về phía TC
Vũ khí hiện đại, Trung Cộng còn lâu mới đua kịp với Mỹ.
Trung Cộng mỗi ngày không ngừng bành trướng, trong khi đó kho vũ khí của Mỹ, 3 hoặc 5 năm đầy ứ, TC xâm chiếm biển Đông, có thể một cơ hội tốt để họ làm sạch kho đụn, Trung Cộng đất rộng, người đông, thiết tưởng đây là nơi đắt địa để Mỹ "gởi" hàng.
Mỹ không hành động, vị thế siêu cường sẽ sụt xuống nhiều nấc thang, chẳng những với những nước đang trông cậy: Nhật, Nam Hàn, Phi, có thể toàn thế giới sút giảm niềm tin.
Nhiều người trả lời rằng: Không đời nào Mỹ đánh Trung Cộng, nhưng xét 2 điềm:
- Trung Cộng phải bành trướng.
- Kho vũ khí của Mỹ đã quá ngày, phải làm sạch. Hai điều này dẫn đến chiến tranh Mỹ Trung.
Vũ khí càng thô sơ, cuộc chiến càng kéo dài, cung tên giáo mác, cuộc chiến dài cả trăm năm, vũ khi tiến bộ chỉ dài mấy năm, như thế giới chiến tranh lần 1, lần 2 chỉ có 4 năm. Ngày nay vũ khí siêu hiện đại, có thể kết liễu trong vòng vài ba tháng.
Tỷ lệ Mỹ đánh Trung Cộng không lớn lắm, cỡ trên trung bình, nhưng nếu đánh, Mỹ sẽ thắng Trung Cộng, tỷ lệ cao ngút.
Nói như vậy để Nguyễn Tấn Dũng, Trọng lú chuẩn bị diễn văn thật "hoành tráng" chửi Trung Cộng "bá quyền, xâm lược... ca ngợi Mỹ dân chủ, văn minh, từ thời khai sinh nước, bác Hồ Tập Chương của chúng tôi từng trích dẫn trong tuyên ngôn độc lập..." Phùng Quang Thanh, chuẩn bị nước hoa thật thơm, để ôm hôn ông Át hôn Cặt teo, bộ trưởng bộ quốc phòng (Ashton Carterl), Tương Tấn Sang, lo massage cái cần cổ cho thật dẻo, để cúi cái đầu cho thật sát, trước quân đội Hoa Kỳ.
Mẫu Quốc của đảng CSVN sắp thua tới nơi rồi.
Mỹ chắc sẽ đánh Trung Cộng, có như thế Việt Nam mới có cơ hội thoát ách nô lệ Bắc thuộc lần thứ 3.
Vái trời, một hôm nhìn lên TV, thấy Mỹ trút bom xuống Trung Cộng, như từng trút xuống Afghanistan, Iraq trước đây, vái trời đất xứ Hoa Kỳ linh thiêng. Mỹ không diệt nó, nó cũng làm điêu đứng, khổ đau cho nhân loại.
Mỹ có đánh Trung Cộng không?
Bây giờ, xin được thêm một chữ vào câu hỏi:
Mỹ có NÊN đánh Trung Cộng không?
27/05/2015
Ông Bút (Danlambao) - Gần đây máy bay Mỹ vần vũ trên bầu trời biển Đông, khiến nhiều người hỏi nhau: Mỹ có đánh Trung Cộng không? Đem câu hỏi nay bình luận, khác gì:
"Việt Nam ăn sắn, ăn mì,
Hay: Ăn mắm tôm bình luận sao hỏa, sao khuê. Tuy nhiên trước thế cuộc, ai có căn cứ, người đó thuyết phục. Hoặc ít nhất mua vui cũng được vài trang báo.
Sự thể thế giới ngày nay cũng như thời Đông Chu Liệt Quốc, Trung Hoa, lịch sử xảy ra cuộc chiến dài tới 400 trăm năm, từ thế kỷ VI, V, IV, III trước Công Nguyên.
Nhà Chu trị vì được 8,9 đời vua, sau đó suy yếu dần, tới U Vương đúng là U mê Bao Tự, đốt phong hỏa đài, cốt tìm nơi khóe miệng Bao Tự một nụ cười, đến nỗi U Vương mất nước rồi mất mạng, Bao Tự thuộc về rợ Nhung, giao hoan vui vầy suốt đêm. Từ đây thiên hạ đại loạn, Trung Hoa bị chia xé nhỏ hơn trăm nước, để rồi gôm lại "Lục Quốc", Đứng đầu lục quốc, có nước Tần, Tần thực sự hùng mạnh, khi Tần Vương Chính lên ngôi, sách sử ký của Tư Mã Thiên cho rằng Tần Vương Chính, con của nhà buôn lỗi lạc Lã Bất Vi.
Trước hết Tần chiếm những nước gần, để mở mang bờ cõi, sau đó đánh những nước xa lớn mạnh, như: Hàn, Triệu, Ngụy, Sở và nhà Chu (bị diệt năm 249 TCN). Trước tình thế này, các nước nhỏ liên kết cùng bảo vệ trước hiểm họa Tần thực, nhưng kết lại chưa bao lâu, họ rời ra như thau các, để Tần thôn tính, tiêu diệt. Trái lại Tần liên kết thành công. Nước Tề rất mạnh, Tần cho sứ giả cầu hòa kết nghĩa, Tề tưởng thật, không cứu nước nhỏ, mỗi khi bị Tần xâm lấn, cuối cùng thành Lâm Tri kinh thành của nước Tề bị quân Tần, do đại tướng Vương Bí đánh chiếm. Tề, một quốc gia cuối cùng bị nhà Tần thu phục, kết cuộc: Tề, Sở, Yên, Hàn, Triệu, Ngụy, bị Tần xóa sổ, sau 400 năm chinh chiến!
Người Tàu.
Khi nói đến chiến tranh, nhiều người nghĩ đến số dân Tàu quá đông, hiện tại hơn 1 tỷ 3 dân số. Theo các lần thống kê dân số, thông thường sai biệt được cho phép từ 4 - 5%. Nhưng với nước Tàu tỷ lệ sai biệt rất lớn, do đó 1 tỷ 3 là con số có phần "khiêm tốn" so với con số thực. Tuy vậy mật độ dân số, Tàu và Ấn Độ chưa phải đứng vị trí đầu bảng, vì đã có Sigapore 7301 người/km2, Bangladesh đứng thứ ba 1034 người/km2, vì vậy dân số không phải là động lực chính để đi đến chiến tranh. Mặc dù người Tàu có mặt khắp nơi trên địa cầu, từ cùng trời đến cuối đất, quê tôi nơi thâm sơn cùng cốc, cũng có người Tàu tới ở từ nhiều đời trước, họ hòa quyện cùng niềm vui, nỗi buồn với quê hương, với phong tục tập quán, nên không ai coi họ là "ngoại lai" hặc "khách trú" mà coi họ như người bà con của xóm làng thân thương, vì họ rất hiền hòa, chân thực, thân thiện.
Phần đông họ đã đến nước mình vì hoàn cảnh, nơi quê cha đất tổ của họ có chiến tranh, loạn lạc, hoặc vì "tha phương cầu thực" mang tính tự phát, hoàn toàn không giống với "chủ trương của đảng" như ngày nay.
Xâu chuỗi từ chiến tranh Đông Châu Liệt Quốc, Nhà Tần trị vì được 2 đời vua, đưa tới Hán Sở Tranh Hùng, sau đó Tam Quốc Diễn Nghĩa, toàn những trang sự đẫm máu lệ. Từ đó chúng ta có thể hiểu được Trung Quốc luôn có tham vọng bành trướng. Thuở xa xưa tham vọng bá chủ, đã làm cho người dân của họ điêu đứng, lầm than, ngày nay ý đồ bành trướng đem đặt ngoài biên cương của Trung Quốc, hiểm họa chiến tranh khó thoát.
Khắp nơi đều có một câu hỏi xuôi: "Liệu, Mỹ có đánh Trung Cộng không?"
Chưa ai đặt ngược câu hỏi: Trung Cộng có đánh Mỹ không?
Vì ai cũng thấy hiện nay Trung Cộng chỉ hơn Mỹ ở dân số, song với vũ khí hiện đại chỉ trong khoảnh khắc, số dân to lớn kia không phải trở lực đáng gờm. Đồng minh của Trung Cộng ở khu vực, chỉ có Bắc Triều Tiên và Việt Nam, hai anh này luôn luôn thuộc diện khó khăn, xóa đói giảm nghèo, điều đáng sợ cả hai anh đều theo Cộng Sản, mức độ thủy chung với "anh em" có trời mà biết, lúc khai hỏa, biết nó chĩa nòng súng về đâu!? Nói anh em cho nó sang, trừ thằng bé Ủn bắc Triều Tiên, nó ngổ ngố, không hề sợ Tàu, chỉ có đảng CSVN mới cúi đầu thần phục, mai kia Mỹ Trung đánh nhau CSVN, gởi năm sáu trăm ngàn bộ đội đi làm bia đỡ đạn, mấy "nhà ngoại cảm" tha hồ hốt bạc.
Cùng một khu vực phía Mỹ có những đồng minh đáng tin cậy: Nhật, Nam Hàn, Thái Lan, Philippines, đối lại với Việt Nam và Triều Tiên hai nước anh em này làm Trung Cộng bối rối, chưa hết láng giềng, tới Đài Loan người anh em cùng cha, cùng mẹ với Trung Cộng, mới ngày hôm nay 26/5/2015, mua thêm (nên nhớ là mua thêm) thần sấm A10, để "chọi" lại lực lượng ven bờ của Trung Cộng.
Ngoài ra Nga Xô, chưa chắc yểm trợ Trung Cộng, dù có ca cẩm, kể lễ tình xưa nghĩa cũ, cùng con cháu Mac, Lê...
Nhưng Anh, Pháp, Úc, sẽ yểm trợ Mỹ khi chiến Tranh với Trung Cộng xảy ra, riêng với Úc Đại Lợi, dù Tập Cận Bình hết sức ưu đãi chiều chuộng, bằng cách Úc xuất qua TC 85% hàng hóa không phải đóng thuế, các sản phẩm khác sẽ giảm hoặc miễn thuế trong vòng 10 năm tới, giá trị song phương hằng năm lên tới 130 tỷ USD, tuy nhiên bao nhiêu cũng không thể mua đứt anh bạn Úc, đứng về phía TC
Vũ khí hiện đại, Trung Cộng còn lâu mới đua kịp với Mỹ.
Trung Cộng mỗi ngày không ngừng bành trướng, trong khi đó kho vũ khí của Mỹ, 3 hoặc 5 năm đầy ứ, TC xâm chiếm biển Đông, có thể một cơ hội tốt để họ làm sạch kho đụn, Trung Cộng đất rộng, người đông, thiết tưởng đây là nơi đắt địa để Mỹ "gởi" hàng.
Mỹ không hành động, vị thế siêu cường sẽ sụt xuống nhiều nấc thang, chẳng những với những nước đang trông cậy: Nhật, Nam Hàn, Phi, có thể toàn thế giới sút giảm niềm tin.
Nhiều người trả lời rằng: Không đời nào Mỹ đánh Trung Cộng, nhưng xét 2 điềm:
- Trung Cộng phải bành trướng.
- Kho vũ khí của Mỹ đã quá ngày, phải làm sạch. Hai điều này dẫn đến chiến tranh Mỹ Trung.
Vũ khí càng thô sơ, cuộc chiến càng kéo dài, cung tên giáo mác, cuộc chiến dài cả trăm năm, vũ khi tiến bộ chỉ dài mấy năm, như thế giới chiến tranh lần 1, lần 2 chỉ có 4 năm. Ngày nay vũ khí siêu hiện đại, có thể kết liễu trong vòng vài ba tháng.
Tỷ lệ Mỹ đánh Trung Cộng không lớn lắm, cỡ trên trung bình, nhưng nếu đánh, Mỹ sẽ thắng Trung Cộng, tỷ lệ cao ngút.
Nói như vậy để Nguyễn Tấn Dũng, Trọng lú chuẩn bị diễn văn thật "hoành tráng" chửi Trung Cộng "bá quyền, xâm lược... ca ngợi Mỹ dân chủ, văn minh, từ thời khai sinh nước, bác Hồ Tập Chương của chúng tôi từng trích dẫn trong tuyên ngôn độc lập..." Phùng Quang Thanh, chuẩn bị nước hoa thật thơm, để ôm hôn ông Át hôn Cặt teo, bộ trưởng bộ quốc phòng (Ashton Carterl), Tương Tấn Sang, lo massage cái cần cổ cho thật dẻo, để cúi cái đầu cho thật sát, trước quân đội Hoa Kỳ.
Mẫu Quốc của đảng CSVN sắp thua tới nơi rồi.
Mỹ chắc sẽ đánh Trung Cộng, có như thế Việt Nam mới có cơ hội thoát ách nô lệ Bắc thuộc lần thứ 3.
Vái trời, một hôm nhìn lên TV, thấy Mỹ trút bom xuống Trung Cộng, như từng trút xuống Afghanistan, Iraq trước đây, vái trời đất xứ Hoa Kỳ linh thiêng. Mỹ không diệt nó, nó cũng làm điêu đứng, khổ đau cho nhân loại.
Mỹ có đánh Trung Cộng không?
Bây giờ, xin được thêm một chữ vào câu hỏi:
Mỹ có NÊN đánh Trung Cộng không?
27/05/2015