Sunday, May 24, 2015

"Dân biết, Dân làm, Dân kiểm tra"

Cánh Dù Lộng Gió (Danlambao) - CSVN thường mị dân bằng câu này trên cửa miệng: "Dân biết, Dân bàn, Dân kiểm tra", có phải vậy không? Còn phải xem xét lại.

Trước hết xin nói đến vần đề "Dân biết". 

Ở đây Dân biết thì biết rất nhiều, nào tham nhũng từ trên xuống dưới, lớn ăn theo lớn, nhỏ ăn theo nhỏ, cứ vào tới cửa quan là phải "ma rốc" (móc ra) phong bì ra rồi mới nói chuyện sau, ít thì nhẩn nha chờ chút, phong bì dày cộm thì giấy tờ hồ sơ sẽ tự động di chuyển đến nhà khỏi phải đợi chờ phiền toái, còn không tiền thì chúng ông ngâm cứu hồ sơ của mày cho bao giờ chúng ông thấy hình già râu (tiền Hồ) của chúng ông thì chúng ông mới giải quyết. 

Có một câu chuyện được một người Dân Bắc kể lại, ông già nọ có đứa con nằm bệnh viện Việt Đức, làm thủ tục nhập viện, nằm chờ hoài không thấy Bác Sĩ đả động gì tới, ông lên phòng làm việc của BS trưởng khoa hỏi tại sao con ông nằm mấy ngày mà không thấy BS chiếu cố tới, chỉ ghé qua loa rồi lượn mất. BS trưởng khoa phán một câu xanh rờn: 

- Cụ về kiếm "Ngan nằm" đến đây chúng tôi chữa cho. 

Ông cụ già vội vàng ra chợ kiếm, hỏi ai ngoài chợ cũng không biết ngan nằm bán ở đâu, cuối cùng có một người đã trải qua trường hợp như ông cụ khi thấy ông cụ hỏi thăm, người đó bảo, cụ ơi khổ lắm, ngan nằm là năm ngàn đó cụ, ông cụ chưng hửng, vì thời đó 5000$ Hồ rất to, vì còn đang xài tiền xu, tiền hào, tiền cắc. 

Một câu chuyện nữa khi một người Dân vào xin xác nhận giấy tờ Nhà Đất, thì cán bộ huyện hỏi một câu khá lịch sự: 

- Anh có dẫn "Cụ" theo không?

Anh này lắc đầu trả lời: 

- Ông cụ tôi đang bệnh nằm ở nhà làm sao đi được. 

Cán bộ huyện nói luôn, vậy lần sau Anh về dẫn Cụ tới đây nhé. 

Những người hàng xóm của Anh nghe Anh kể họ liền giải thích cho Anh nghe ngay, vì họ cũng đã từng trải qua trường hợp này, tức là có đem theo tiền có hình lão Hồ không đó. Nghe xong A này bật ngửa vì thấy mình ngây thơ trả lời cán bộ huyện. 

Đúng thế, Dân biết và biết rất rõ tiền đâu chúng mua xe, mua cộ, tiền đâu chúng sắm nhà, sắm cửa, xây dinh thự nguy nga, tiền đâu chúng vào nhà hàng sang trọng ăn nhậu một bữa bằng người lao động nghèo làm cả năm, tiền đâu chúng gởi qua các ngân hàng Quốc Tế như Thụy Sĩ. 

Như bây giờ chẳng hạn, Dân biết tỏng những thằng nào bán biển đảo, đất đai biên giới tổ tiên để lại, nhưng Dân biết thì đã sao? Biết để mà biết, mà ấm ức trong lòng vậy thôi chứ nói ra thì cuộc đời sẽ trở thành thân tàn ma dại liền tức khắc. 

Kế đến nói về Dân bàn. 

Dân có quyền bàn ư? Nghe có vẻ Dân Chủ gớm đấy nhỉ! Xin thưa Dân cứ việc bàn, bàn bao nhiêu thì bàn, còn Quyết Định cuối cùng là do chúng ông, đày tớ của Dân Quyết Định, các ông chủ chỉ đứng ngoài lề ý kiến chơi chút cho vui thôi, nghe hay không là quyền của chúng ông. Như vụ Bô Xít Tân Rai Lâm Đồng, vụ nhà máy điện Hạt Nhân, vụ cây xanh Hà Nội, v.v... 

Dân kiểm tra hả. Làm cách nào kiểm đây? Vào tới cổng là phải trình giấy tờ cho chốt bảo vệ gác cổng, xong rồi vào phòng chờ đợi để được tiếp kiến các cán bộ có trách nhiệm, Dân chỉ được kiểm tra trong văn phòng, không được vào hiện trường hay bên trong các Cơ Quan làm sao để kiểm tra. Duy nhất chỉ có những công trình xây dựng trước mắt, hoặc đường xá cầu cống thì Dân mới có cơ hội trông thấy thực tế mà kiểm tra, xong tố cáo lên các cấp, trong đó có cả cấp mà mình tố cáo, chờ cho cái cấp bị tố cáo lòi tiền ra thì thằng Dân sẽ được quy chụp tội vu khống cán bộ, cửa nhà tù sẽ rộng mở đón tiếp người đó ngay, có khi còn phát sinh ra vô số tội đáng chết nữa. Bởi vì xã hội có câu: "Tiền là Tiên là Phật, là sức bật của tuổi trẻ... ", có tiền thì sẽ vô tội, không tiền không tội cũng tù oan. 

Vì thế câu nói cửa miệng của CSVN hay mị Dân như trên coi có vẻ Dân Chủ lắm, nhưng sự thật mãi mãi chỉ là cửa miệng của bọn CS mà thôi, chớ dại mà nghe chúng nói, hãy nhìn kỹ việc chúng làm, như lời TT Thiệu đã tuyên bố trước 1975: "Đừng nghe những gì CS nói, mà hãy nhìn kỹ những gì CS làm". 

25/05/2015


Phải thoát cái gông cùm Trung Cộng để dân tộc sống còn

Lê Hải Lăng (Danlambao) - Nếu quan sát tinh tế. Sự kiện đã và đang xúc tiến cho thấy Trung Cộng dùng bốn mũi dùi chính trị, ngoại giao, kinh tế, quân sự để thực thi mộng bành trướng xuống phía Nam mà Việt Nam là cái diện chính trong mưu đồ xâm lược. Ngoại giao 4 tốt, 16 chữ vàng hai đảng anh em xiết chặt là con dao ĐCSVN tự đâm vào yết hầu dân tộc.

Về chính trị bọn hoạt đầu thời cơ trục lợi, bọn tay sai cài cắm làm lũng đoạn chia rẽ mọi cơ cấu từ trung ương tới địa phương. Về kinh tế bị lệ thuộc từ giao thương phân phối vô kiểm soát tới xây dựng phát triển càn bậy không đúng tiêu chuẩn, thực chất vì tham nhũng trong mọi đấu thầu. Tình trạng con đường theo Trung càng ngày càng đi vào ngõ cụt vì chính Bắc kinh phải đối đầu với tệ nạn tham nhũng nhất là trong quân đội. Phải gặp khó khăn trong việc kiểm soát làn sóng bạo động Tân Cương. Đã và đang gặp khủng hoảng chính trị Hồng Kông. Bị chống đối nặng nề một số nhược tiểu châu Phi khi dân địa phương nhận ra bộ mặt thực dân kiểu mới. Tốn nhiều công sức chi phí cho gián điệp và phô trương quân sự để chinh phục Đài Loan nhưng gặp thất bại não nề.

Thử hỏi tại sao ĐCSVN cứ vẫy vùng trong cái ao TC đục ngầu tanh tưởi máu?

Nói tóm lại kể từ khi ĐCSVN cai trị từ Bắc chí Nam đảng không có cả tâm lẫn tầm, không có tài lẫn trí trong quốc sách trị nước bình thiên hạ. ĐCSVN đi từ sai lầm này tới sai lầm khác, cứ sai lại đòi sửa cứ sửa rối lại sai chạy theo vòng tròn luẩn quẩn trong cái hệ thống chỉ biết đạp đổ mà chẳng biết xây dựng. Xã hội băng hoại trong mọi lãnh vực người cầm quyền cứ quy trách niệm lớp người đi trước hoặc là phủi tay đổ thừa chiến tranh. Nhưng không một ai tự nhận đảng không có năng lực lèo lái để chịu rút vào bóng tối. ĐCSVN còn ngồi trên đầu trên cổ nhân dân ngày nào là trừ gần 3 triệu đảng viên ra, không những đại đa số chịu cảnh nghèo đói lạc hậu mà còn bị ĐCSVN đưa đẩy tới họa diệt vong dưới thủ đoạn và âm mưu hai đảng gọi nhau là một nhà.

Cái gai nhọn cản bước tiến dân chủ hóa là một trọng tội ít ra trong lúc này khi giặc đã xây quân sự trên đảo, đã lợi dụng nhà cầm quyền địa phương sơ hở vì lợi nhuận cá nhân. Giặc âm thầm đóng chốt như Vũng Áng, Cửa Việt, Bình Dương, Bô Xít Tây Nguyên… Giặc áp đảo những kẻ sắp về vườn (lame duck) đi gặp gấp dàn cảnh tiếp đãi trọng thị để kẻ tay sai ngu muội cúi đầu ký hàng chục văn kiện bất lợi cho tương lai nước Việt.

Đất nước không đi lên được khi ĐCSVN tạo ra hàng trăm cánh tay nối dài hội, đoàn, tổ chức làm cái việc tuyên truyền củng cố thế lực cho đảng, bóp nghẹt mọi ngỏ ngách trí thức có khả năng khai phá sáng tạo. Ngay cả tới hàng ngũ báo chí chỉ làm một việc là cái loa mớm từng chữ của đảng thải ra cho nhân dân đọc. Làm sao có xiển dương hoằng pháp giáo huấn đạo đức khi đảng đưa hàng ngàn vạn công an mặc áo thầy tu giảng kinh Phật. Làm sao học được bác ái công bằng của Chúa khi đảng đưa du côn đập phá nhà thờ Thái Hà còn bắt giáo dân bỏ tù. Đặt câu hỏi vì đâu phi công tiếp viên đi nước ngoài buôn lậu trộm cắp. Tại vì ai hái ra tiền không tốn mồ hôi cho những người siêu mẫu chân dài bán dâm. Vì cơ quan cai trị nào mà bà mẹ hy sinh bằng cách tự tử viết giấy để lại cho chồng xin được cái hộ nghèo nuôi con. Tại cái chính sách mạnh ai nấy cướp nào khi một người đàn bà cởi truồng trước cổng cửa quyền khóc than mất đất, mất nhà chịu cảnh lang thang rách đói.

ĐCSVN hãy tự soi gương mà “định hướng” cái tội lỗi của mình. Người dân không cần đảng to mồm “định hướng xã hội chủ nghĩa” không tưởng để “sống mãi trong sự nghiệp” cái nhà tù “vĩ đại” có 3 triệu đảng viên “quang vinh” ngồi chễm chệ ngai vàng bệ ngọc bằng dùng thủ đoạn lừa dối và bạo lực để hút máu nhân dân... Người dân muốn theo xu thế thời đại chạy theo vận hành văn minh thế giới là xóa tan áp bức độc tài xây dựng tiến trình cho “TỰ DO” DÂN CHỦ”. Chỉ có chính quyền do dân ứng cử do dân bầu có tam quyền phân lập kiểm soát nhau mới có cơ hội phục hưng đất nước thịnh vượng. Lúc đó những tài năng con dân nước Việt khắp năm châu không cần ai kêu gọi hòa hợp hòa giải mà tự động về nơi chôn nhao cắt rốn góp sức phát triển mà không sợ bị thế lực đảng độc tôn đánh cướp. Quốc gia sẽ đóng vai trò vị trí mạnh trên chính trường thế giới khi có nhà nước do dân bầu, có đủ chứng cớ lịch sử để minh thị quốc tế Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.

Nhìn qua Miến Điện khi chính quyền độc tài quân phiệt thấy cái nguy cơ Trung Cộng. Họ đã biết hy sinh quyền lợi phe nhóm bằng cách cải đổi chính trị và mở rộng giao thương ngoại giao phát triển kinh tế theo chiều hướng kết hợp với Nhật, Âu, Mỹ. Nhờ cái thế đứng trên chân bốn kiềng. Họ đã từ từ thoát ra ảnh hưởng xích hóa trong tầm tay bọn bá quyền Bắc Kinh. Vậy chẳng lẽ nước Việt Nam cứ để hết thợ hoạn heo này tới cai cạo mũ cao su kia cai trị kiểu 4 tốt 16 chữ vàng, đi chầu dâng đất dâng biển trong bóng tối như Hội nghị Thành Đô. Chẳng lẻ 90 triệu dân chịu làm thân phận nô lệ Bắc thuộc lần thứ hai.

Trong bối cảnh hiện tại. Nếu nhà cầm quyền cứ khăng khăng đặt lợi ích hai đảng trên hết thì chính đảng vô hình chung đưa hai tay dâng trọn đất nước cho giặc mà giặc không tốn một viên đạn. Đã quá lúc phải nhìn vào thực trạng nước đã phủ lên chân rồi chứ không phải mới đến chân mà nhảy.

Thế thì nhảy thế nào để đổi thế cờ khi đã chịu tạm thời mất mã thua pháo. Phải dùng song xa (xe) chống tượng (voi) để cứu vãn tình thế. Không thể vơ cáo vơ cấu tuyên bố lưng chừng là không liên kết với một nước này để chống lại một nước khác. Chẳng lẻ các cường quốc Đức, Ý, Nhật, Anh trong khối G7 (Giant 7) có căn cứ quân sự Mỹ đóng trên đất của họ là chống lại các nước láng giềng đó sao.

Nói gần nói xa Việt Nam phải tạo thế liên minh chặt chẽ với các nước tiên tiến văn minh song song với việc thực thi quyền tự do dân chủ công bằng cho nhân dân mà ĐCSVN đã độc tôn độc tài cai trị hơn nửa thế kỷ. Tại sao cứ ôm chân cái tên TC chuyên môn ăn cắp kỹ thuật người khác đổ mồ hôi xương máu phát minh. Tại sao phải khăn quàng đỏ khi cuộc cách mạng văn hóa đã giết hàng triệu người và đạp đổ mọi di sản văn hóa. Giới cầm quyền biết mặc áo complet đi giày da “tư bản giẫy chết” thì phải sống và làm như thế mới được. Phải biết sách lược của các nước phương Tây tiêu biểu như Mỹ là vì quyền lợi chung mà dẹp bỏ tư thù trong quá khứ. Hơn ai hết Việt Nam cần tạo thế kiềng năm chân và đặt nặng trọng tâm vào cái dù Mỹ. Mỹ là con chim đầu đàn của khối NATO 28 nước. Mỹ là nước tài trợ nhiều nhất cho chí phí Liên Hiệp Quốc đóng trên phần đất của mình. Mỹ là nước đứng đầu ngọn sóng trong vụ Nam Tư khi cái sân sau của Châu Âu không tự giải quyết được. Khi TC to mồm chống chọi Mỹ đã thả bom Tòa đại sứ TC rồi sau đó lại đổ thừa là CIA cung cấp lộn bản đồ.

Quay qua chuyện Trung Đông. Sau 8 năm chiến tranh với Iran. Thay vì Saddam Hussein làm ăn với Mỹ như Saudi Á Rập, Jordan… có lợi đôi bên. Saddam đã tăng cường sức mạnh quân sự muốn làm vua trong vùng. Chuyện oái oăm thay chính ông Donald Rumsfeld trao bằng tưởng thưởng Saddam thời TT Reagan cũng là chính ông làm Bộ trưởng quốc phòng hạ bệ Saddam. Số phận Iraq ra sao đó là bài học cho ĐCSVN nhìn xa trông rộng quan thầy khi TC đối diện đương đầu làm chủ biển Đông với Mỹ. Trung Cộng muốn thống lĩnh Châu Á mà biển Đông là hiện tượng tương tự Kuwait.

Có phải chăng Mỹ để TC xây xong quân sự trên đảo mới dùng đệ tứ quyền nhà báo tự do quay phim trưng bằng chứng quảng bá cho quốc tế biết. Như vụ CuBa khi Xô Viết chuyển vận và đặt dàn phóng hỏa tiễn Mỹ đã có trong tay phóng ảnh chụp từ phi cơ thám thính tình báo U-2. Khi trưng bằng chứng đã để LHQ thấy rõ mà Xô Viết không thể phủ nhận chối cãi mà đành đoạn chịu tháo gỡ.

Trong phạm vi bài này cũng nên đề cập lại một vài trường hợp ngoại giao của Mỹ đôi khi khó tiên liệu. Lúc Mỹ đưa bà Đại sứ April Glaspie thiếu kinh nghiệm ngoại giao làm Đại sứ Iraq. Saddam tưởng chừng Mỹ coi nhẹ chuyện ông âm mưu chiếm Kuwait (cung cấp 5% lượng dầu thế giới tiêu thụ). Trong cuộc hội ý giữa bà Đại sứ và Saddam bà đã thẳng thừng trả lời: “Không có ý kiến về tranh chấp giữa Á Rập với Á Rập cũng như tranh cãi giữa Iraq với Kuwait.”

Từ đó Saddam hiểu lầm là Mỹ bật đèn xanh đứng ngoài nhìn Iraq dàn quân lên biên giới thâu tóm Kuwait. Thực sự Saddam tính toán sai lầm đến chết người.

Nhìn lại cảnh tượng biển Đông và Senkaku (Diaoyu). Mỹ đã công bố rõ rệt là không đứng về phía nào trong tranh chấp nhưng muốn ổn định hòa bình khu vực. Trong cái chiến thuật tằm ăn dâu và thái độ hung hãn miệng nói Phật tay giật cướp của TC, bắt buộc Phi và Nhật không thể ngồi yên mà tăng gia quốc phòng liên kết tập trận với Mỹ và đồng minh trong khu vực.

Mỹ đứng ngoài vòng tranh chấp nhưng Mỹ không thể để yên TC thực hành đường lưỡi bò chín đoạn. Lâu nay Mỹ coi đại dương là huyết quản trao đổi giao thương hoàn cầu. Không một nước nào khống chế tự do hàng hải kể cả Liên sô trong thời chiến tranh lạnh.

Quyền lợi thương mại thế giới mà Mỹ có chân trong G7, G20… Chờ xem TC có nuốt dược khúc xương biển Đông như Saddam muốn nuốt Kuwait thập niên 1990 không.

Việt Nam cần phải cải cách đa đảng đa nguyên để củng cố sức mạnh dân tộc đương đầu với Trung Cộng. Lá bài đã lật ngửa. Bộ mặt chứa đầy tham vọng liếm biển Đông trong đó có Hoàng sa, Trường Sa của Việt Nam đã lộ rõ chân tướng Trung Cộng miệng nói hòa bình an ninh khu vực tay lại khuyếch trương bành trướng quân sự để chiếm lĩnh. Việt Nam trong thế chẳng đặng đừng. Hãy dẹp bỏ kiêu ngạo chiến thắng người Việt giết người Việt trong quá khứ. Hãy quay lại khúc phim cái bè lũ giặc Hán từ khi bị dạy bài học tháng 2 -1979 tới bây giờ chúng đã đánh cướp đất đai biển đảo và phá hoại kinh tế, môi trường đến độ cả nước luân lý đạo đức mất đất sống chỉ vì cái quyền lợi gắn bó 2 đảng anh em.

Hãy nhìn vào “chân dung quyền lực” của siêu cường lãnh đạo thế giới mà tự kiếm tìm con đường dân chủ hóa đất nước để được ngồi dưới cái ô dù Mỹ mà bao nhiêu nước kết hợp làm ăn lợi lộc chung. Đó là thế tất yếu của Việt Nam trong hoàn cảnh hiện tại.

Phải thoát cái gông cùm Trung Cộng để dân tộc sống còn.

Ngày 24 tháng 5 năm 2015


Vì sao CA vô cảm? - Lời tự thú của một cựu học viên Cảnh Sát Nhân Dân

Triết Học Đường Phố - Giới thiệu: bài viết này là một lợi tự thú của một cựu học viên Trường Sĩ Quan Cảnh Sát. Nó cho người bên ngoài biết và hiểu vì sao Cảnh Sát Nhân Dân Việt Nam lại vô cảm và ác độc với người dân như hiện tại.


Những gì các bạn đang được xem, đang được đọc từ những hình ảnh này hoàn toàn không mang tính chất cá nhân như nội dung mà các bạn tưởng. Đây là một phần của chương trình đạo tạo ra người ‘Sĩ Quan Công An Nhân Dân’ đang ngày đêm gìn giữ cho cuộc sống của bạn được “bình yên” đấy!

Chắc hẳn không ít người vẫn còn nhớ vụ scandal học viên của Học Viện Cảnh Sát Nhân Dân (CSND) đăng tải loạt album treo cổ chó vào năm 2011. Đó cũng là một phần của chương trình đạo tạo. Nội dung và mục đích của những chương trình này là gì? Tôi sẽ trình bày cho các bạn rõ.


Mạng người không khác mạng chó

Đầu tiên, tôi xin được trình bày về nội dung của bài thực hành ‘Quan Sát & Khám Nghiệm Hiện Trường’. Mục đích của bài thực hành đúng như tên gọi của nó, nhằm đào tạo cho các sĩ quan tương lai có những kinh nghiệm đầu tiên về việc quan sát tử thi, biểu hiện của tử thi qua nhiều kiểu chết khác nhau. Điểm đáng chú ý của bài học này là các học viên không thực hành với những xác chết thật mà thay vào đó là… những con chó còn sống. Khi tham gia bài học này các học viên phải tự tay giết chết vật mẫu là những chú chó vô tội. Nguồn chó từ đâu mà có thì đó lại là một câu chuyện khác nữa.

Trong quá trình thực hành, học viên phải trải nghiệm mọi phương pháp giết người bằng cách trực tiếp hành hình những con chó, còn trong tâm trí phải tưởng tượng đó là người. Đây là lệnh.

Ngoài mục đích chính phía trên thì thông qua bài học này, các học viên còn đạt được kỹ năng tra khảo tội phạm mà không phải chùng tay. Giờ thì các bạn hiểu lý do vì sao có những cái chết bất thường khi nghi phạm bị hỏi cung rồi chứ? Vì trong tâm trí những chiến sĩ Công An, mạng người không khác mạng chó.

Kiểm soát tư tưởng giới trẻ

Đây là một mục đích được ẩn giấu đằng sau những mỹ từ như “truy tìm và ngăn ngừa nguy cơ phạm tội công nghệ cao”. Những học viên CSND được giao nhiệm vụ sử dụng các mạng xã hội như Zalo, Ola, Facebook, Wechat, vân vân, để thâm nhập vào đời sống mạng. Họ được đào tạo để nhập vai những chàng trai, cô gái cuồng dâm, sau đó kết bạn và mồi chài những đối tượng có tư tưởng bất mãn với chế độ nhằm tạo bằng chứng để uy hiếp hoặc xa hơn nữa là hủy hoại danh dự của đối tượng.

Nhưng rất tiếc không phải học viên nào cũng đủ bản lĩnh giữ vững lập trường khi tham gia công việc này. Đây là một con dao hai lưỡi, nếu thành công thì lập công với chế độ, còn nếu sa ngã thì hậu quả chỉ có bản thân học viên gánh chịu. Còn hàng loạt nạn nhân của các học viên này nữa chứ.

Liệu bao nhiêu chàng trai trong bộ quân phục cảnh sát tránh được sự mê hoặc từ khả năng mồi chài mà họ được đào tạo? Sẽ có bao nhiêu cô gái trở thành con mồi của những “Chiến Sĩ Công An Nhân Dân”?

Hãy xem lại loạt ảnh chụp kèm, hãy đọc những gì mà học viên này viết. Tại sao anh ta có cái gan công khai những nội dung bỉ ổi như vậy? Anh ta không sợ bị đuổi khỏi trường hay sao? Không, anh ta không bị đuổi! Vì anh ta đang nhân danh luật pháp để răn đe những trẻ vị thành niên lạc lối. Sếp của anh ta – sĩ quan đào tạo anh ta sẽ làm ngơ để anh ta làm điều đó!

Những cô gái, những chàng trai đã, đang và sẽ là nạn nhân từ các nick ảo của các hv cảnh sát. Tương lai của họ sẽ chìm trong những ham muốn dục vọng, những mối quan hệ mờ ám. Tâm trí của họ chỉ quan tâm đến những gì liên quan đến tình dục, thế giới bên ngoài bất công ra sao, thể chế chính trị tồi tệ như thế nào đối với họ không liên quan nữa. Con virus dâm loạn cứ thế sẽ lan truyền trong giới trẻ.

Lời kết

Tôi không biết thế hệ những người công an lớn tuổi có trải qua những bài học này hay không nhưng đây là những gì mà các thế hệ cảnh sát trẻ đang được dạy. Hy vọng các bạn không còn phải thắc mắc vì sao Công An, Dân Phòng lại vô cảm và tàn ác với nghi phạm và người dân như hiện tại.

Lời chia sẻ của một cựu học viên Trường Sĩ Quan Cảnh Sát.

Tác Giả: Phở Chicken

Sợ



Con người ta suốt đời quanh quẩn trong một chữ “sợ.” Câu nói này không có gì là quá đáng, nếu bạn để ý quan sát trong nhóm người trung lưu, là thị dân ở chung quanh đây thôi. 

Người phụ nữ sợ già, sợ xấu nên phải lui tới thẩm mỹ viện căng da, hút mỡ bụng, nâng ngực, sửa mũi, hay trang điểm, phấn son nhuộm tóc, mang lông mi giả, phun xăm lông mày, môi; sợ chồng chê nên phải “làm đẹp vùng kín...” Cũng có những người sống bằng những nỗi sợ của người khác là ông bác sĩ thẩm mỹ, những nhà trang điểm hay cả người thợ nhuộm tóc.

Sinh ra làm người, ai cũng sợ đói khát, sợ nghèo nàn, sợ chiến tranh, sợ chết chóc, sợ chia lìa. Có ai cho mình là người hoàn toàn không biết sợ. Với cảm giác thì sợ lạnh, sợ nóng, sợ đắng, sợ chua. Với vật thể thì có người sợ rắn, sợ gián, sợ giun, sợ...vợ, với tình cảm thì sợ buồn, sợ khổ. Người ngay thẳng thì sợ lưu manh, lường gạt, kẻ gian tà thường sợ cảnh sát, quan tòa và nhà tù. Trong xã hội bất an thì sợ tù đày, giam cầm, bắt bớ. Lo cho tấm thân thì phải biết sợ để kiêng cữ ăn uống, luyện tập cơ thể; sợ miệng tiếng mang họa thì giữ ý, nhịn lời; sợ người ta chà đạp đến danh dự của mình và cả của gia tộc thì phải biết giữ gìn nhân cách.

Sự sợ hãi lớn lao nhất là sự sợ hãi trước quyền lực. Bạo quyền thường tạo sự sợ hãi để khuất phục quần chúng, đã dùng roi điện, dùi cui, cùm kẹp, lưỡi lê, súng ống, nhà tù và cả xe thiết giáp như chiến xa Liên Xô vào Budapest năm 1956 hay của Trung Quốc dàn trận tại Thiên An Môn năm 1989.

Trong một xã hội độc tài sắt máu, chỉ những người không biết sợ mới trở nên anh hùng. Họ đối diện với sự đàn áp, trả thù, đánh đập và tù đày. Họ là những người như Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Khải Thanh Thủy, Tạ Phong Tần, Huỳnh Thục Vi, Điếu Cày, Phạm Thanh Nghiên, Việt Khang... sống dưới chế độ Cộng Sản mà dám thách thức đấu tranh trực diện với chính quyền có đủ quyền lực trong tay.

Trong khi chúng ta, những người đang sống trên mảnh đất tự do, được pháp luật bảo vệ, không ai dò xét, đàn áp mà lại sợ hãi, ngay cả những người vỗ ngực mang tiếng đấu tranh cho những người trong nước, đấu tranh cho dân chủ, tự do, nhân quyền.

Những buổi giới thiệu tác phẩm của một tác giả bình thường của hải ngoại, một tác giả chống Cộng, lại thường được chặn đường bằng những người mang danh chống Cộng. Tác giả vinh danh lá cờ vàng của tổ quốc ở trong hội trường, có đông đủ cử tọa, những người đã đóng góp công sức, xương máu và những năm tháng tù đày cho tổ quốc, thì bên ngoài cũng có những người mang lá cờ cùng màu sắc với bên trong, đang la ó, kêu gào chửi rủa, chỉ với một lý do: Họ đả đảo cái địa điểm tổ chức.

Họ dùng lá cờ và những lời mạ lỵ để hăm dọa, cản bước những người muốn đến tham dự một sinh hoạt văn học của một người quốc gia chân chính. Và chính vì lý do này, nhiều người đã ...sợ.

Một ban nhạc có tiếng đấu tranh cho dân chủ, tự do và nhân quyền từ nhiều năm qua, kể cả những người trong cuộc đã từng là nạn nhân của chế độ trả thù của Cộng Sản trong nước, đã chùn chân vì một lời nhắn qua của một người vô danh, đứng trong bóng tối, không biết tên, biết họ, ném đá giấu tay. Chúng hăm dọa nếu ban nhạc này đến đây, sẽ có biểu tình lớn.

Cuối cùng là... buổi sinh hoạt có tính cách văn học, nói lên tội ác Việt Cộng này không có cái ban nhạc như đã ghi trong chương trình và trong thư mời độc giả, vì người chủ trì ban nhạc ...sợ! Và chỉ vì sợ một lần, chúng ta sẽ phải sợ mãi mãi, và những người hăm dọa trở thành những người đắc thắng như thực sự họ có quyền lực vậy.

Buổi sinh hoạt giới thiệu tác phẩm mới này, cuối cùng cũng quy tụ được những người, có lẽ là những người... không biết sợ. Cuộc biểu tình theo lời hăm dọa không lớn lắm, nếu thời còn bé chúng ta bắt đầu dùng 10 ngón tay của mình để tập đếm trong giờ toán học đầu tiên của mình.

Cũng có nhiều người là cấp chỉ huy một thời oanh liệt, đụng trận đối đầu với cả một trung đoàn Cộng Sản xâm lược, đã nhiều lần mang thương tích ngoài mặt trận, không hề sợ Việt Cộng vì chuyên săn lùng và giết Việt Cộng, đã chùn bước vì sợ một lời kêu... “đả đảo” vô nghĩa của một người vô danh. Những người này đã nhân danh lá cờ chính nghĩa của chúng ta để áp lực, hăm dọa những người không làm theo và dám trái ý họ.

Nhiều người cho rằng “tránh voi không xấu mặt,” nhưng càng tránh, người ta càng lấn tới, càng tránh người ta tưởng rằng họ có chính nghĩa, chính nghĩa đó có nghĩa là bắt người khác phải theo mình, ai không giống tôi, họ là kẻ thù của tôi!

Chúng ta thông cảm và hiểu nỗi áp bức của những người trong nước, đang sống dưới chế độ công an trị, phải “giả dại qua ải,” chính Nguyễn Tuân xác nhận, ông gìn giữ được suốt đời là “nhờ biết ... sợ,” vậy mà cũng phải ở tù 10 năm. Nhưng chúng ta đang sống trên đất tự do, không ai có quyền dọa nạt, uy hiếp, khủng bố bằng cách gọi điện thoại, hăm he hay tập họp để la lối, xỉa xói vào mặt người khác vì những lý do rất buồn cười, khó chấp nhận. Và, vì có người sợ, nên họ tiếp tục ngang nhiên sách nhiễu người khác.

Nếu ở đây, trong cái “ghetto” với những thế lực vô minh, chỉ dùng những lời hù dọa đã làm cho chúng ta lo sợ, như sợ những bóng ma mà chịu cúi mình, thì ở trong nước ai vào tù, ra khám, tranh đấu cho điều mà chúng ta thường gọi là tự do, dân chủ và nhân quyền?

Như vậy chúng ta còn dám tranh đấu cho ai hay nhân danh ai mà tranh đấu?

Theo Người Việt-05-24- 2015 2:41:24 PM
Tạp ghi Huy Phương

Biển Đông: Hoa Kỳ không nhượng bộ Trung Quốc

WASHINGTON 24-5 (NV) .- Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ không có ý định chấm dứt sử dụng các phi cơ tuần thám tuần tra biển Đông và sẽ còn điều tàu chiến đến đó.


Phi công của máy bay tuần thám P-8 Poseidon giới thiệu khoang vũ khí của nó với ký giả tại căn cứ ở Singapore, nơi xuất phát các chuyến tuần tra Biển Đông của Hải quân Hoa Kỳ. (Hình: MOHD FYROL/AFP/Getty Images)

Một sĩ quan báo chí của Hải quân Hoa Kỳ vừa loan báo như thế ngay sau khi ông Hồng Lỗi, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, chỉ trích các phi vụ tuần tra của quân đội Hoa Kỳ trên biển Đông là “vô trách nhiệm, nguy hiểm” và cảnh báo rằng, những phi vụ này có thể “gây tai nạn”.

Ông Hồng Lỗi nhấn mạnh, Trung Quốc “không hài lòng” và yêu cầu Hoa Kỳ “tuân thủ luật lệ quốc tế một cách nghiêm túc, không thực hiện những hành động khiêu khích và gây rủi ro”. Đồng thời cho biết, Trung Quốc “sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ và thực thi các biện pháp phù hợp để ngăn chặn hành động gây nguy hại cho sự an toàn của các hòn đảo và bãi đá của Trung Quốc”.

Quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trở thành căng thẳng sau khi CNN loan báo Hải quân Trung Quốc tám lần ra lệnh cho phi cơ Hoa Kỳ phải rời khỏi vùng trời bên trên quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc vừa bồi đắp xong một chuỗi đảo nhân tạo.

Dịp này, Hải quân Hoa Kỳ công bố các băng ghi hình và ghi âm liên quan đến việc đấu khẩu giữa phi cơ tuần thám của Hoa Kỳ và Hải quân Trung Quốc. Theo đó Hải quân Trung Quốc đã lên tiếng đuổi phi cơ Hoa Kỳ khỏi vùng trời bên trên quần đảo Trường Sa. Khi phi công của quân đội Hoa Kỳ trả lời rằng phi cơ Hoa Kỳ đang bay tại không phận quốc tế thì phía Trung Quốc gào lên giận dữ: Đây là Hải quân Trung Quốc. Hãy đi ngay!

Đáp lại những ý kiến và tuyên bố như vừa kể của Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, một viên chức Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ, giải thích thêm với New York Times rằng, việc mời phóng viên của CNN tham gia một phi vụ tuần tra bằng phi cơ tuần thám loại P-8 Poseidon là để thế giới hiểu tường tận hơn về mối đe dọa đối với tự do hàng hải và hàng không từ chuỗi đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp bất bất hợp pháp tại biển Đông.

Giới nghiên cứu chính trị, an ninh, quốc phòng nhận định, các phi vụ tuần tra trên biển Đông của quân đội Hoa Kỳ là hành động có tính toán. Một mặt, nhắc nhở Trung Quốc rằng cả thế giới đang theo dõi các diễn biến tại biển Đông. Mặt khác nhằm đưa ra các bằng chứng chứng minh với cộng đồng quốc tế về sự cản trở tự do hàng hải, hàng không và nguy hiểm mà chuỗi đảo nhân tạo này tạo ra.

Ông Andrew L. Oros, một giáo sư chính trị, cho rằng, Hoa Kỳ phải chống lại quan điểm của Trung Quốc - cho rằng họ có quyền thực hiện các hành vi đơn phương dù bị cả thế giới phản đối.

Cuối tuần qua, trò chuyện với các sinh viên sĩ quan của Học viện Hải quân Hoa Kỳ, ông  Joe Biden, Phó Tổng thống Hoa Kỳ, nhắc họ rằng, Hoa Kỳ đang muốn tạo ra sự cân bằng ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và khi tốt nghiệp, nhiều sinh viên sĩ quan của Học viện Hải quân Hoa Kỳ sẽ đến đó để bảo vệ hòa bình.

Theo ông Biden, Hoa Kỳ không đứng về phía nào trong số những quốc gia đang tranh chấp chủ quyền tại biển Đông nhưng sẽ không do dự khi dấn thân để bảo vệ quyền tự do hàng hải và giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ còn cho biết thêm, ngoài việc xua đuổi phi cơ tuần thám của Hoa Kỳ ra khỏi biển Đông, Trung Quốc đã dùng các thiết bị điện tử để cản trở hoạt động của những phi cơ không người lái (UAV) được Hoa Kỳ sử dụng để tuần tra trên biển Đông. (G.Đ)

05-24- 2015 1:36:48 PM

Báo Guardian: 3,000 trẻ em Việt bị đưa lậu tới Anh làm nô lệ

LONDON 24-5 (NV) .- Các tổ chức, băng đảng người Việt tại Anh Quốc đưa lậu trẻ em từ Việt Nam tới nước này để làm đủ mọi thứ việc như một thứ nô lệ thời đại mới.


Một chiếc xe tải quảng cáo giúp đỡ di dân bất hợp pháp rời khỏi nước Anh. (Hình: The Guardian)

Theo một bài viết trên nhật báo The Guardian hôm Thứ Bảy 24/5/2015, mỗi ngày có khoảng 30 trẻ em bị các tổ chức tội phạm người Việt đưa lậu vào nước Anh, theo những ước tính khiêm tốn nhất mà nhiều người tin rằng có thể nhiều hơn.

Một cựu Giám đốc Hội Chống Buôn Người tại Anh Quốc, ông Philip Ishola, ước lượng khoảng 3,000 trẻ em người Việt đã bị đưa tới Anh quốc để làm đủ mọi thứ việc, từ việc trong nhà, săn sóc cây cần sa,  xưởng may, nấu ma túy tổng hợp đến mãi dâm. Theo ông Cảnh sát Anh Quốc biết chuyện này nhưng các biện pháp đối phó vẫn không đủ để ngăn chặn.

Một phần, các tổ chức buôn người cũng rất tinh quái, nghĩ ra nhiều cách để đối phó với cảnh sát. Thành thử, thỉnh thoảng có một số lần bố ráp địa điểm tình nghi trồng cần sa, Cảnh sát chỉ bắt giữ được một ít thiếu niên ở lậu, làm lậu, còn kẻ cầm đầu thì không thấy nói rõ.

Theo sự ước lượng, gia đình mỗi đứa trẻ Việt Nam phải trả khoảng 25,000 bảng Anh (hay khoảng 38,660 đô la Mỹ) để đưa nó đi, và khi ra nước ngoài phải làm việc chúng chúng để trừ nợ. Tổng số lợi tức mà người ta ước tính những tổ chức buôn người đã thu được lên khoảng 75 triệu bảng Anh hay khoảng gần 116 triệu đô la Mỹ.

Tờ Guardian kể lại câu chuyện của một thiếu niên tên Hiền đã được cảnh sát giải thoát và cho phép lưu trú tại nước Anh để sinh sống thay vì cư trú bất hợp pháp.

Hiền được một người xưng là “chú” đưa ra khỏi nhà khi mới 5 tuổi. Đi vòng vèo qua nhiều nước suốt nhiều năm trời, đến khi được giấu trên một xe tải vào Anh Quốc lúc đã 10 tuổi. Hiền đã phải làm đủ mọi loại việc trong nhà, săn sóc cây cần sa, nhiều khi bị đánh đập. Khi được cảnh sát giải thoát và trả lời phỏng vấn báo chí thì đã 17 tuổi.

Vì là kẻ nhập cư và làm bất hợp pháp, chính phủ Anh Quốc đã bắt giữ, bỏ tù Hiền, nhưng nhờ sự can thiệp pháp lý của giới luật sư thiện nguyện, Hiền được coi là nạn nhân của tổ chức buôn người.

Kỹ nghệ trồng cần sa lậu tại Anh Quốc có lời rất cao, sống nhờ thị trường trị giá đến 1 tỉ bảng Anh (hay khoảng gần 1.5 tỉ đô la Mỹ) nên các cơ sở trồng cần sa của băng đảng Việt Nam đã phát triển đến 150% trong vòng hai năm qua.

Theo bài viết của tờ Guardian, vì các trại trồng cần sa lậu của các băng đảng gốc Việt tại Anh Quốc bị những tổ chức tội phạm gốc bản xứ cạnh tranh, giành mất phần nào mối làm ăn nên những thiếu niên người Việt đã bị bắt buộc làm bất cứ thứ công việc gì khác mà băng đảng gốc Việt Nam nhúng tay vào để sinh lợi.

Tháng Ba vừa qua, Anh Quốc ra đạo luật chống buôn người, nô lệ thời đại mới “The Modern Slavery Act” nhằm trừng phạt nặng những kẻ chủ mưu, cầm đầu các băng đảng tội phạm nhúng tay vào chuyện này.

Theo bà Lynn Chitty, giám đốc tổ chức thiện nguyện Love 146, cho hay tổ chức của bà đã giúp đỡ cho khoảng 40 đến 50 trẻ em Việt Nam làm lại cuộc đời tại Anh Quốc. Con số này quá nhỏ so với con số ước lượng trẻ em gốc Việt bị đưa tới nước Anh làm nô lệ. (TN)

05-24-2015 4:20:22 PM

Chính trị và tự do của nhà văn Việt Nam


Hội nhà văn Việt Nam, tổ chức được nhà nước công nhận, sắp tổ chức Đại hội toàn quốc trong năm 2015.
Tôi là một độc giả yêu văn học. Nghề nghiệp của tôi giúp tôi có nhiều cơ hội tiếp xúc với các tổ chức xã hội và chính trị -xã hội ở Việt Nam (VN).
Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ một cách nhìn của cá nhân tôi đối với Hội Nhà văn Việt Nam từ một góc độ rộng hơn về hội ở Việt Nam, nhân việc Hội Nhà văn đang chuẩn bị đại hội toàn quốc trong bầu không khí có bất đồng.

Hội Nhà văn và chính trị

Trước hết tôi nghĩ rằng Hội Nhà văn Việt Nam cũng là hội được “nuôi” giống như Hội Liên hiệp Phụ nữ VN, Đoàn Thanh niên và ở Việt Nam được gọi là tổ chức “chính trị-xã hội”. Cho nên nó đương nhiên thể hiện những căn bệnh của hệ thống, nghĩa là hội, nhưng lại được Nhà nước trả lương, nên nó phải làm hai nhiệm vụ: nhiệm vụ xã hội, hay nghề nghiệp của một hội, và nhiệm vụ “chính trị tư tưởng”mà Nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam kỳ vọng ở nó.
Cái chéo ngoe này của các hội nhà nước gần đây được thảo luận rất nhiều. Nhiều ý kiến nói rằng nếu là nhà nước trả lương cho bộ máy và làm nhiệm vụ chính trị, hay quản lý nhà nước thì cho hội thành cơ quan nhà nước cho nó chính danh, còn là hội hoạt động nghề nghiệp, chuyên môn thì tự nuôi, nhà nước không nên can thiệp. Chưa biết bao giờ việc này ngã ngũ. Đối với Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam và Đoàn Thanh niên thì đã có những đề xuất như cho thành Bộ Phụ nữ và Bộ Thanh niên như một số nước đã làm.
Dù chưa có quyết định về việc này thì tôi nghĩ rằng đó cũng là một tín hiệu tốt là người ta nhận thấy vấn đề và muốn thảo luận hướng giải quyết.
Hội Nhà văn hơi đặc thù hơn vì nó là hội của những người sáng tạo văn học. Nhiều nhà văn không muốn nó dính líu đến chính trị hay bị chính trị chi phối như ở giai đoạn trước, nhưng chuyện văn chương lại là chuyện tư tưởng, chuyện tự do suy nghĩ, mà chính trị thì lại ngại chuyện này, nên mới không buông nó ra.
Vì các nhà văn về bản chất là tự do suy nghĩ nên Hội Nhà văn có lẽ là hội thường bị cật vấn nhiều nhất bởi các hội viên. Có những cái cật vấn đến mức như đòi Hội Nhà văn phải làm sao tạo được nhiều trường phái sáng tác! Có vẻ Hội Nhà văn chẳng làm được nhiều những điều đáng ra nó phải làm, dính đến chính trị chẳng được ai thích, nhưng ở Việt Nam mà không phải là hội viên của nó thì có vẻ như người cầm bút chưa yên tâm nên nhiều người vẫn xếp hàng nộp đơn nhiều năm để có cái danh nhà văn Hội mang lại.
Ở trong một cái bòng bong như thế, không phải nhà văn nào cũng thật sự ý thức được rõ ràng về tự do sáng tác cá nhân và trách nhiệm của Hội Nhà văn đến đâu.

Thiếu tự do hay thiếu tài?

Tự do là gì là một trong những câu hỏi khó nhất và có quá nhiều câu trả lời lẫn lộn. Bạn làm nghệ thuật ở một nước độc đảng, bạn kêu không có tự do. Nhưng nếu cho bạn sang châu Âu hay Mỹ, liệu bạn có cảm thấy đạt được tự do hoàn toàn hay không? Tưởng có, nhưng có khi lại là không.
Một lễ kết nạp hội viên của Hội nhà văn Việt Nam, với Chủ tịch Hội, nhà thơ Hữu Thỉnh đứng thứ ba (trái sang, hàng đầu).
Không là vì rằng điều đó còn phụ thuộc vào bản thân mỗi người. Xin được kể một câu chuyện:
Trong nhiều cuộc họp tôi được dự của các tổ chức ngoài nhà nước (bây giờ bắt đầu được gọi rõ ràng hơn là xã hội dân sự), rất nhiều người vẫn nói rằng phải làm thế nào kiểm soát, định hướng báo chí, nếu không họ viết sai tràn lan. Nhiều người còn đòi nhà báo lấy tin, viết bài xong phải đưa cho họ đọc, kiểm tra lại để đảm bảo chính xác!
Không nói thì chúng ta cũng hiểu: Căn bệnh đòi kiểm soát này rõ ràng được mang từ trong hệ thống Đảng và nhà nước ra.
Họ đi ra từ đấy, họ muốn tạo dựng cái mới, nhưng đầu họ vẫn nghĩ như nhà nước. Hầu như ai cũng tin là mình đi ra khỏi hệ thống thì sẽ làm được cái mà trong hệ thống mình không làm được! Nhưng thực tế, có những căn bệnh nhà nước nó ăn sâu vào tiềm thức rồi nên khó mà nhận ra được trong bản thân từng người, và vì thế không dễ mà gột được nó đi! Đa số bị rơi vào trường hợp như thế. Một người bạn của tôi nói vui rằng “Thôi, phải chờ đến F2!” (trong sinh học được dùng để chỉ thế hệ thứ 2).
Xin lấy một ví dụ khác là có nhà văn tuyên bố: “Tôi đi ra khỏi Hội Nhà văn tôi thấy tự do hơn!”.
Nghĩ thêm một chút thì thấy tuyên bố này có lẽ chưa rõ ràng lắm. Ở trong Hội, anh vẫn là anh, mà ra ngoài Hội anh vẫn là con người anh! Nếu anh tuyên bố thế thì có phải anh thừa nhận rằng tự do là cái ở bên ngoài anh mang lại. Nhưng nhà văn mà trông chờ vào tự do là cái ở bên ngoài mình mang lại thì đã chẳng bao giờ có những tác phẩm tuyệt vời được viết trong ngục tù và xiềng xích!

Thắng trói buộc bên ngoài

Nghệ sĩ sân khấu Chí Trung có diễn một tiểu phẩm chế giễu những người làm nghề sáng tạo, nhưng toàn đổ lỗi vì bên ngoài mà họ không thể viết được, mà thực chất nguyên nhân là bất tài. Tiểu phẩm đại ý thế này: Một ông nhà văn cầm bút lên, nhăn nhó suy ngẫm để viết một tác phẩm lớn… Cầm bút lên một lúc ông bỗng thấy lạnh, ông quấn chăn lên người. Chưa viết được gì, ông lại thấy khát, lại không viết được… Rồi lúc tưởng lóe lên được ý tưởng thì ông lại nghe thấy tiếng ồn, khiến ông phải lấy bông bịt tai để tập trung. Rồi bỗng chốc lại thấy con ruồi đậu lên tờ giấy quấy rối…Tóm lại là ông đánh vật với những thứ bên ngoài và rốt cục ông hét lên kiểu như “Thế này thì còn sáng tạo làm sao được nữa!”
Khi không có động lực thật sự mạnh mẽ bên trong, con người sẽ chỉ luôn thấy hoàn cảnh có lỗi. Vấn đề là làm sao cái tự do bên trong luôn mạnh mẽ và chiến thắng cái trói buộc bên ngoài. Nếu lực bên trong không mạnh hơn thì sáng tạo là quá trình khổ ải!
Tự do là của người sáng tác, là cái bên trong thiêng liêng, không nhà tù nào lấy đi được cái tự do tư tưởng thiêng liêng ấy, cũng chẳng có xã hội tự do nào ban tặng được cho người sáng tạo nghệ thuật cái tự do ấy! Nói cho cùng, nhà văn ý thức được tự do đến đâu, anh có tự do đến đấy. Chân trời của anh dừng ở nơi mà tài năng của anh chỉ mở được đến đó. Chừng nào hội viên còn nghĩ rằng Hội Nhà văn phải mang đến cho họ tự do sáng tác, chừng đó họ còn tự nằm trong cái rọ do chính mình tạo ra.
Nói đến ảnh hưởng của chính trị, nếu người lãnh đạo chính trị nói tôi muốn kiểm soát nhà văn, không được nói cái tôi không muốn nghe, thì đấy là cái ý muốn của họ thôi. Họ có thể làm tất cả những gì họ muốn vì họ có quyền lực trong tay, kể cả cấm in tác phẩm mà họ thấy “có vấn đề”, thì nói cho cùng họ cũng đâu có lấy đi được cái tự do tư duy trong đầu mỗi nhà văn nếu nhà văn thật sự có tự do trong bản thân mình.
Một Văn đoàn Việt Nam Độc lập gần đây đã ra tuyên bố thành lập Ban vận động của mình với nhiều thành viên khi đó đang là hội viên Hội nhà văn VN.
Vấn đề then chốt nhất vẫn là tài năng. Nếu có tác phẩm hay chưa xuất bản được ở đây, bây giờ, như một số nhà văn đã nói, thì cất trong ngăn kéo chờ thời, hay in ở nước ngoài! Đâu có ai cấm được cái này?

Cần có tinh thần xây dựng

Ở Việt Nam, một số nhà văn vận động thành lập Văn đoàn Độc lập. Nếu không phải là một hội về văn chương thì chắc chả ai để ý vì thực chất đây chỉ là một tổ chức phi chính phủ nhỏ. Nó rất bình thường. Ở Việt Nam có hàng trăm tổ chức như vậy hoạt động. Việc nó được xem như cái gì đó quá khác biệt đã cho thấy có thể có một chút lệch lạc trong tư duy của những người quan tâm đến nó.
Việc một hội mới có tôn chỉ mục đích riêng được lập ra không nên được hiểu cần có nghĩa là để phủ nhận một hội đang có. Vì sao cả hai cái cây không thể cùng mọc, hai bông hoa không thể cùng nở? Tôi tin cả Hội Nhà văn và Văn đoàn Độc lập chắc chắn đều chia sẻ những giá trị chung là chất lượng nghệ thuật của văn học và tự do sáng tác. Cả hai đều cần được tôn trọng trong cách làm của mình.
Đồng ý rằng Hội Nhà văn cũng như rất nhiều hội nửa hội-nửa nhà nước, có rất nhiều bất cập, nhưng tôi không tán thành thái độ đả kích Hội Nhà văn ở một số nhà văn. Như trên đã nói, nó là một thực thể sinh ra từ hệ thống này và nó mang những hạn chế của hệ thống này. Nếu bạn thích, bạn sinh hoạt với nó, nếu không thích bạn đi ra và làm cái bạn thích hơn. Nhưng làm cái bạn thích hơn không đồng với nghĩa với việc bạn làm tốt hơn, trừ khi bạn chứng minh được giá trị gia tăng mà bạn mang lại. Nhưng cái đó hãy để xã hội và bạn đọc đánh giá là bạn đang làm tốt hơn.
Nên, điều tôi muốn trao đổi ở đây là cần đặt và nhìn nhận Hội Nhà văn và cả Văn đoàn Độc lập (kỳ vọng được công nhận) trong một bối cảnh rộng hơn về vấn đề các hội ở Việt Nam để có cái nhìn bình tĩnh và khách quan hơn. Bản chất vấn đề về cơ bản không phải là bản thân Hội Nhà văn, mà sâu xa hơn, nó nằm trong đặc điểm và cách vận hành của thể chế chính trị hiện hành.
Hiện có thể “cái chậu” pháp lý nó mới chỉ đủ cho một cái cây. Thay vì chỉ trích, đả phá cái cây đang có, nên chọn cách mang tính xây dựng hơn, nghĩa là vận động để có “cái chậu” lớn hơn cho nhiều “cây” cùng mọc.
Cũng có thể vận động chính sách cùng khối xã hội dân sự ở VN để tìm một môi trường có sự công nhận về mặt pháp lý rộng rãi hơn đối với các thiết chế dân sự, vận động chuyển những hội như Hội Nhà văn thành một hội mang tính nghề nghiệp thuần túy, hay công nhận những hội sáng tạo văn học khác chỉ như những hội nghề nghiệp như rất nhiều hội nghề nghiệp khác, vv… Điều này đòi hỏi các thành viên tích cực phải ngồi với nhau, thảo luận cùng nhau trên tinh thần xây dựng và hợp tác.
Từ kinh nghiệm tiếp xúc với các tổ chức xã hội, xã hội-nghề nghiệp, hay chính trị-xã hội của tôi ở Việt Nam, tôi cho rằng các nhà văn nên tìm hiểu và học cách làm mang tính xây dựng của khối xã hội dân sự, nơi hiện có hàng ngàn tổ chức, nhóm xã hội lớn nhỏ, làm trăm thứ việc mỗi ngày, từ hỗ trợ người nhiễm HIV, ung thư, người khuyết tật v.v... cho đến vận động sửa đổi luật pháp và chính sách, những người chia sẻ với nhau rất sâu sắc tầm nhìn về một xã hội công bằng, dân chủ và tốt đẹp hơn và biết cách hợp tác với nhau hơn vì cái chung.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, đang sinh sống ở Hà Nội.

Phụ nữ và đói nghèo

Hải Ninh, phóng viên RFA
2015-05-24
Tiến sĩ Patricia Morris, chủ tịch của tổ chức Women Thrive nói lên sự nghèo đói của phụ nữ trên thế giới



Tiến sĩ Patricia Morris, chủ tịch của tổ chức Women Thrive nói lên sự nghèo đói của phụ nữ trên thế giới-Files photos
20 năm sau Tuyên bố và Cương lĩnh Hành động Bắc Kinh được đưa ra về quyền phụ nữ, đời sống của phụ nữ trên khắp thế giới đã được cải thiện. Phụ nữ tham gia nhiều hơn vào chính trường, họ xuất hiện nhiều hơn trong các vị trí lãnh đạo các công ty, tập đoàn, ngày càng nhiều phụ nữ được học hành đầy đủ và quyền bình đẳng của họ với nam giới được cải thiện hơn. Tuy nhiên, phụ nữ vẫn là những người chịu thiệt thòi hơn hết, nhất là trong chuyện nghèo đói.
Hôm 18/5, ở Washington D.C. diễn ra hội thảo bàn về việc liệu những tiến triển của thế giới trong suốt 20 năm qua có ảnh hưởng tới phụ nữ và đói nghèo như thế nào. Bà Patricia Morris, chủ tịch của tổ chức Women Thrive (tạm dịch là Phụ nữ Vươn lên), cho biết gần một nửa dân số thế giới, tức là khoảng hơn 3 tỷ người, sống trong đói nghèo, với số tiền khoảng 60.000 đồng một ngày. Trong số đó, khoảng 1,3 tỷ người nữa sống trong hoàn cảnh cực kỳ đói nghèo, tức là chưa có tới 20.000 đồng một ngày.
Ở Việt Nam, khảo sát của tổ chức Ngân hàng Thế giới cho biết tỷ lệ nghèo đói giữa hai giới không quá khác biệt tuy nhiên số phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là ở vùng nông thôn nghèo cao hơn nam giới. Trong khi đó, tỷ lệ những hộ gia đình nghèo có phụ nữ goá bụa cũng cao hơn những gia đình có đàn ông mất vợ.
Bà Patricia Morris nói:
- Phần lớn trong số này là phụ nữ. Thêm vào đó, có hàng trăm triệu người khác không có nước sạch để dùng cho sinh hoạt hàng ngày. Vẫn còn tình trạng các bà mẹ chết trong khi sinh con và nhiều trẻ em đã tử vong vì các căn bệnh hoàn toàn có thể ngăn ngừa được.
Ở VN, khảo sát của World Bank cho biết tỷ lệ nghèo đói giữa hai giới không quá khác biệt tuy nhiên số phụ nữ lớn tuổi, đặc biệt là ở vùng nông thôn nghèo cao hơn nam giới. Trong khi đó, tỷ lệ những hộ gia đình nghèo có phụ nữ goá bụa cũng cao hơn những gia đình có đàn ông mất vợ
Trong một báo cáo gần đây của tổ chức Save the Children, nguyên nhân của tình trạng mẹ tử vong trong khi sinh cũng là do đói nghèo. Theo báo cáo này, tỷ lệ bà mẹ chết trong khi sinh con nhiều gấp 20 lần so với nước có hệ thống y tế và kinh tế phát triển là Phần Lan. Việt Nam đứng thứ 98 trong vấn đề chăm sóc bà mẹ trẻ em, tụt tới 12 bậc so với hai năm trước đó.
Trong khi đó, khoảng cách giàu nghèo trên thế giới ngày càng nới rộng. Theo tạp chí Fortune của Mỹ, tổng tài sản của 1% người giàu nhất hành tinh là vào khoảng 7.000 tỷ đôla. Con số này lớn hơn tài sản tổng cộng của 99% những người còn lại trên thế giới. Khắp nơi từ vùng nông thôn các nước Nam Á, tới châu Phi, phụ nữ luôn nằm trong số những người cùng khổ, bà Patricia Morris cho biết.
Có tiến triển gì sau 20 năm?
Trả lời câu hỏi liệu trong 20 năm qua, thế giới đã tiến triển thế nào và liệu số phận phụ nữ có thay đổi gì không, bà Stella Mukasa, giám đốc về giới, bạo lực và nhân quyền tại tổ chức phụ nữ ICRW, cho biết:
- Chúng ta đã đến thời điểm mà chúng ta phải nhìn vào xu hướng toàn cầu về tình trạng nghèo đói và từ đó xem là phụ nữ đang đứng ở đâu trong vấn nạn này. Theo số liệu từ năm 1990 tới 2010, số người sống trong hoàn cảnh vô cùng nghèo đói đã giảm xuống từ 47% xuống còn 22%. Và ta muốn tin rằng nhờ những tiến triển này, phụ nữ được hưởng lợi từ những tiến triển này. Tuy nhiên, khi nhìn vào các xu hướng này thì người ta lại thấy một điều rõ ràng rằng vẫn chưa có nhiều phụ nữ trong giới lao động được trả lương, và nếu được đi làm thì họ được trả lương ít hơn nam giới. Phụ nữ không có nhiều cơ hội tiếp cận với những nguồn để thể giúp họ thoát nghèo. Họ cũng ít được đi học hơn, đặc biệt là các bậc học cao có thể giúp học có công việc tốt hơn và lương cao hơn và nhiều vấn đề nữa. Khi nhìn vào những xu hướng này, chúng ta thấy rằng là dù thế giới đã có nhiều tiến triển, chúng ta còn phải làm nhiều điều hơn nữa cho phụ nữ để giúp họ thoát khỏi đói nghèo.

Những người phụ nữ bán hàng rong ở Hà Nội
Những người phụ nữ bán hàng rong ở Hà Nội


Phụ nữ không có nhiều cơ hội tiếp cận với những nguồn để thể giúp họ thoát nghèo. Họ cũng ít được đi học hơn, đặc biệt là các bậc học cao có thể giúp học có công việc tốt hơn và lương cao hơn
Bà Stella Mukasa
Trong khi đó, chính sách vĩ mô về kinh tế của chính phủ các nước thường không tính tới phụ nữ và những đóng góp dường như vô hình của họ trong đời sống cộng đồng. Bà Afra Rahman, tư vấn về xã hội tại Ngân hàng Thế giới, nói rõ hơn về vấn đề này:
-Chỉ số tổng sản phẩm quốc hội GDP được cho là không phân biệt nam nữ nhưng vấn đề là nó không tính tới những công việc không được trả lương. Chúng ta đều biết rằng phụ nữ phải làm đa số những công việc đó như chăm sóc người thân, chăm sóc nhà cửa vân vân. Khi những công việc đó không được tính tới, nó trở nên vô hình và vì thế nó cũng không được cân nhắc tới trong quá trình xây dựng luật. Năm 2012, ở Mỹ, một nghiên cứu xem xét giá trị những công việc không trả lương và người ta thấy là nó có giá trị là 1,3 nghìn tỷ đô la, tương đương với 21% của GDP năm đó. Thế nhưng, những công việc nội trợ, công việc gia đình này nó không được tính là có đóng góp vào nền kinh tế. Và vì thế, khi khủng hoảng tài chính diễn ra, chính phủ sẽ cắt giảm chi phí cho các dịch vụ công cộng. Ta thử nghĩ xem ai là người dùng các dịch vụ đó? Chính là phụ nữ, họ là người cung cấp cũng là người hưởng lợi.
Ở Việt Nam, từ năm 2007 tới năm 2009, Ngân hàng Thế giới cho biết tỷ lệ phụ nữ phải làm việc nhà tăng lên từ 14% tới 22%, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới vẫn giữ nguyên ở mức 11%. Trong khi đó, gần một nửa phụ nữ bị xếp vào hàng những công nhân không có ngành nghề và có tới 70% phụ nữ làm những công việc thuộc vào nhóm “dễ bị tổn thương”, một cách gọi khác của các công việc không được trả lương và không có bảo hiểm.
Sự vắng mặt của phụ nữ trong phát triển về kinh tế còn được thể hiện qua việc ít phụ nữ có tài khoản ngân hàng. Bà Amada Epting, chuyên gia về giới của tổ chức quyền phụ nữ PACT, cho biết có nhìn tổng thế, tỷ lệ nam giới sở hữu các tài khoản ngân hàng hay tài khoản tiết kiệm nhiều hơn nữ giới là 9%, những khu vực nông thôn, khoảng cách này còn lớn hơn. Điều này cho thấy phụ nữ bị rơi vào nghèo đói nhiều và dễ hơn nam giới.
GDP được cho là không phân biệt nam nữ nhưng vấn đề là nó không tính tới những công việc không được trả lương. Chúng ta đều biết rằng phụ nữ phải làm đa số những công việc đó như chăm sóc người thân, chăm sóc nhà cửa vân vân. Khi những công việc đó không được tính tới, nó trở nên vô hình
Bà Afra Rahman
Trách nhiệm của nam giới
Nhìn đến 20 năm tiếp theo, các chuyên gia cho biết sự đóng góp của nam giới trong tiến trình xoá nghèo cho phụ nữ là vô cùng quan trọng. Bà Stella Mukasa nhận định trong vấn đề nghiên cứu khoa học như sau:
-Quan trọng là chúng ta cần có nam giới tham gia vào tiến trình này ở tất cả các cấp độ. Về khía cạnh khoa học mà nói, ta đều biết rằng có nhiều nhà khoa học nam giới trong nhiều nhà khoa học là nam giới hơn là nữ giới và các nhà khoa học nam giới nắm những vị trí quan trọng trong các cơ sở nghiên cứu lớn, và vì thế họ có thể tạo ra sự khác biệt. Chúng ta vừa nhắc tới việc phụ nữ làm những công việc không lương và không được tính là có đóng góp vào nền kinh tế, nếu các nhà khoa học cả nam và nữ cùng nghiên cứu vấn đề đó, họ có thể giúp tìm ra những bằng chứng để những nhà quản lý có thể dựa vào đó để thay đổi chính sách.
Bà Amanda Epting thì cho biết những người chồng, người anh, người bạn nam giới của phụ nữ cũng cần được giáo dục về hoàn cảnh dễ bị tổn thương của phụ nữ về vấn đề nghèo đói. Để từ đó, họ có thể tích cực tham gia vào quá trình xoá nghèo cho phụ nữ cũng như giúp phụ nữ phát triển.
Tạp chí phụ nữ tuần này xin tạm dừng tại đây. Hải Ninh xin cảm ơn quý vị. Mọi ý kiến đóng góp về bài vở cho trang tạp chí, xin quý vị gửi emai về theo địa chỉ phamn@rfa.org hoặc trang Facebook www.facebook.com/haininhrfa. Xin hẹn gặp lại quý vị vào giờ này tuần sau.

Sản phẩm nông nghiệp Việt Nam bị tắt đầu ra

Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-05-24
Một số sản phẩm nông nghiệp Việt Nam (minh họa)

         Một số sản phẩm nông nghiệp Việt Nam (minh họa)- Files photos
Nông sản Việt Nam đang bị tắt đầu ra và khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm không chỉ khiến tổng kim ngạch cả nước bị ảnh hưởng mà còn làm cho nông dân lo lắng bức xúc. Đây là những đề tài nóng được đưa ra ngay trong phiên khai mạc Quốc hội sáng thứ Tư vừa qua.
Nông nghiệp đang gặp nhiều khó khăn đáng ngại
Báo cáo của chính phủ Việt Nam về tình hình phát triển kinh tế trong phiên khai mạc quốc hội sáng thứ Tư vừa qua do ông phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày nêu rõ nông nghiệp Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn đáng ngại, điển hình nhất là nông sản bị tắt đầu ra trong thời gian qua.
Tình trạng suy giảm trong lãnh vực xuất khẩu nông, lâm và thủy sản khiến tổng kim ngạch cả nước bị ảnh hưởng, Ông nói nguyên nhân chính là việc thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong chuyển đổi cây trồng và đất cảnh tác đều kém hiệu quả.
Trong khi đó chủ nhiệm Ủy Ban Kinh Tế của quốc hội, ông Nguyễn Văn Giàu, cũng cho rằng những yếu kém và vướng mắc trong tiến trình tái cơ cấu nông nghiệp là nguyên nhân của vấn đề ‘được mùa, mất giá’, sản phẩm không tiêu thụ được dẫn đến thiệt hại và lo lắng cho nông dân.
Ông Nguyễn Văn Giàu nói tiếp, dù đã có những nỗ lực và cố gắng trong việc ban hành các đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhưng xem ra Việt Nam vẫn còn chậm và còn nhiều lúng túng trong tổ chức sản xuất, trong ứng dụng khoa học công nghệ cũng như trong việc tăng năng suất lao động.
Ông Nguyễn Trung, nguyên cố vấn thời cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, nhận định:
Phải thay đổi lại sản xuất nông nghiệp là việc tất yếu vì nông nghiệp nước mình cũng đã phát triển đến cái ngưỡng mà nó phải chuyển sang nền nông nghiệp khác. Các sản phẩm mình làm ra thì bây giờ một phần nó đã bão hòa, một phần thế giới người ta lại có những yêu cầu khác
Ông Nguyễn Trung
Phải thay đổi lại sản xuất nông nghiệp là việc tất yếu vì nông nghiệp nước mình cũng đã phát triển đến cái ngưỡng mà nó phải chuyển sang nền nông nghiệp khác. Các sản phẩm mình làm ra thì bây giờ một phần nó đã bão hòa, một phần thế giới người ta lại có những yêu cầu khác, một phần nữa là điều kiện sản xuất nông nghiệp trong nước cũng bắt đầu thay đổi. Cho nên thay đổi nông nghiệp là việc tất nhiên phải làm, không chỉ riêng Việt Nam mà tôi nghĩ nhiều nước trong khu vực đang phải làm như vậy.
Cái bệnh thâm căn của nông nghiệp Việt Nam
Theo chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn, đứng về phía nhà nông mà phân tích chuyện được mùa rơi giá và chuyện nông sản tắt đầu ra thì có thể hiểu như thế này:
Cái bệnh thâm căn của nông nghiệp Việt Nam là hay chạy theo những cái người ta đã làm. Thí dụ như thấy trồng tiêu tốt thì bỏ cây trồng đang làm rồi chạy theo cây tiêu, một thời gian thì khi tiêu mất giá thì bị khốn đốn. Hay là thấy cây điều trồng tốt thì chạy theo cây điều, tức là không tiên lượng cho rõ ràng cũng như không có một chánh sách về hỗ trợ tồn trữ nông sản cho đúng.
Một nông dân trồng dưa hấu ở bãi sông Trà Khúc, xã Tịnh Ấn Tây, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, bên đống dưa hấu ế bắt đầu thối rữa hôm 28/3
Một nông dân trồng dưa hấu ở bãi sông Trà Khúc, xã Tịnh Ấn Tây, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, bên đống dưa hấu ế bắt đầu thối rữa hôm 28/3

Tồn trữ nông sản đây là bao gồm cả lúa gạo và những cây ăn trái có thể xuất khẩu được và làm cái dự trữ quốc gia, dẫn đến chuyện nông dân chịu ảnh hưởng bởi thị trường trước mắt, thấy đồng nghiệp bán được loại gì hay con gì thì họ có xu hướng đi theo làm chuyện đó. Cho nên Việt Nam mình hay có câu “trúng mùa thì mất giá, mất mùa thì thua lỗ”. Trúng mùa mà mất giá thì nó cũng chịu ảnh hưởng bởi biến động thị trường.
Cho nên việc tắt đầu ra ở đây thì ngoài chuyện không có một kế hoạch dài lâu trong nông nghiệp mà cái này đòi hỏi một chiến lược phát triển hết sức đồng bộ và phải có chiều sâu. Thứ hai nữa là cách trồng và sự hỗ trợ cho nông dân chọn con giống, cây giống như thế nào, và trong việc đáp ứng được những tiêu chuẩn của quốc tế. Những việc đó vẫn còn bất cập.
Về qui mô trồng chẳng hạn thì cũng còn nhiều bất cập, chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn giải thích tiếp:
Thí dụ như bưởi hay xoài, ngay cả sầu riêng cũng vậy, khi người mua quốc tế đòi hỏi một số lượng lớn thì mình không đáp ứng được và do đó họ cũng không thể đặt hàng được.
Cái bệnh thâm căn của nông nghiệp Việt Nam là hay chạy theo những cái người ta đã làm. Thí dụ như thấy trồng tiêu tốt thì bỏ cây trồng đang làm rồi chạy theo cây tiêu, một thời gian thì khi tiêu mất giá thì bị khốn đốn
CGKT. Huỳnh Bửu Sơn
Phải nói rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến việc tìm một thị trường nông sản ổn định cho nông sản Việt Nam. Trường hợp dưa, vải, ổi cũng vậy. Thật ra cái nhu cầu của thị trường thì nông dân mình không được thông tin để đo lường hết. Khi thấy đồng nghiệp của mình bán được dưa hay bán được ổi hay là nhận được một sự đặt hàng ví dụ vài chục tấn, vài trăm tấn gì đó, thì người ta đổ xô nhau đi trồng dưa, trồng vải hay trồng ổi. Đua nhau trồng như vậy thì sản xuất ra rất nhiều, còn mức cầu của thị trường quốc tế không đáp ứng đủ cho nên hàng bị ứ đọng. Không thể tìm đầu ra trên thị trường quốc tế thì ngay thị trường quốc nội cũng bị ứ đọng luôn. Vừa rồi ổi xuống gía chỉ còn 500 đồng một kí lô thôi, chỉ bằng 1/40 của Đô La, không lấy lại được chi phí bỏ ra để trồng cây đó.
Vấn đề mà chuyên gia Huỳnh Bửu Sơn vừa nêu ra cũng được ông Nguyễn Trung nhìn thấy và nói rằng chắc chắn sẽ phải cố tìm lối ra mà thôi:
Việt Nam đã nhìn thấy cái đòi hỏi này rồi và đang tính cách thay đổi. Thay đổi như thế nào thì còn rất nhiều chuyện phải bàn nhưng mà hướng tôi cho là đúng là bây giờ phải tăng cường tiêu thụ ở nội địa. Thứ hai phải cố gắng làm sao có những sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao hơn., nhất là bây giờ chất lượng cao sản phẩm sạch thì thị trường đòi hỏi rất nhiều. Theo tôi hiểu bây giờ nông dân đang cố đi vào hướng này.
Chưa nói sắp đến còn tham gia vào các hiệp định tự do hóa thương mại, tham gia vào những cam kết song phương, đa phương về tự do hóa thương mại, tự do hóa trao đổi sản phẩm, tự do hóa vấn để lao động vân vân và vân vân… Khó khăn thì chắc chắn còn nhiều nhưng tôi nghĩ người ta đã thấy vấn đề và đang tìm mọi cách xử lý vấn đề.
Đương nhiên đặc thù của nông nghiệp là không giống sản xuất công nghiệp hay các thứ khác vì nó phụ thuộc vào đất canh tác, vào giống cây trồng, vào môi trường rồi thói quen canh tác nữa. Cho nên thay đổi cho nông nghiệp phần nào khó hơn chứ không đơn giản không dễ dàng như các ngành khác đâu. Điều quan trọng là người ta đã thấy được vấn đề và đang tìm cách xử lý nó.
Chuyên gia kinh tế Huỳnh Bửu Sơn góp thêm ý kiến:
Thật sự mà nói đây không phải vấn đề của riêng Việt Nam, nông nghiệp của nhiều nước đang phát triển cũng vấp tình trạng như vậy. Một chính sách hỗ trợ đứng đắn của nhà nước, cung cấp đầy đủ thông tin đồng thời hỗ trợ cho họ trong qui hoạch trồng hoặc là nuôi và kể cả về mặt sản lượng.
Chính sách về dự trữ nông sản cũng phải tốt, cần có những hiệp hội, những kho dự trữ thế nào cho phù hợp. Đặc biệt phải cho ngành công nghiệp chế biến từ những nông sản mà trong nước làm ra, như vậy nó mới hỗ trợ cho ngành nông nghiệp Việt Nam được.
Thật ra mình cần một chiến lược phát triển bền vững, chắc chắn mà trọng tâm là lợi ích của người nông dân.
Nhiều người quan tâm còn nhắc lại biện pháp liên kết theo chuỗi giá trị. Được vậy thì năng suất lao động sẽ tăng cao, thu nhập của nông dân cũng tăng lên như mong muốn.