(Kiến Thức) - Hàng chục lính cứu hỏa cùng nhiều xe chữa cháy đã được điều động để dập tắt vụ cháy ở TP HCM vào đêm qua.
Vụ cháy ở TP HCM nói trên xảy ra vào khoảng 21h ngày 15/5 tại ngã ba mũi tàu Lũy Bán Bích – Âu Cơ (thuộc phường Tân Thành, quận Tân Phú, TP HCM), khiến nhiều người sống trong khu dân cư hoảng loạn.
Hàng chục chiến sĩ cùng nhiều xe chữa cháy đã được điều động đến để khống chế ngọn lửa.
Thông tin ban đầu, vào thời điểm trên nhiều chủ cửa hàng kinh doanh đang chuẩn bị dọn hàng ra về thì phát hiện có khói bốc lên từ phía ki-ốt chứa đèn led nằm phía sau cửa hàng Ngọc Tuyền nên đã vội hô hoán nhau cùng dập lửa. Tuy nhiên, do ki-ốt bị khóa trái nên công tác dập lửa tại chỗ bất thành.
Nhận tin báo, CS PCCC quận Tân Phú đã điều động 3 xe chữa cháy chuyên dụng, 1 xe thang cùng hàng chục cán bộ chiến sĩ đến hiện trường để chữa cháy.
Nhiều người dân được sơ tán ra ngoài.
Do ki ốt bị cháy lại nằm cạnh cây xăng nên nhiều người dân trong khu dân cư hoảng hốt, nhanh chóng sơ tán tài sản và người ra ngoài, tạo nên cảnh náo loạn tại khu vực này. Toàn bộ tuyến đường Lũy Bán Bích và những đường lân cận bị phong tỏa để phục vụ công tác chữa cháy.
Rất may, chỉ ít phút sau, đám cháy cơ bản được khống chế. Hiện chưa rõ nguyên nhân và con số thiệt hại do vụ cháy gây ra.
05:57 16/05/2015
Thiên Dũng
Friday, May 15, 2015
“Canh bạc nghìn tỷ đô” của Trung Quốc ở Biển Đông
(Kiến Thức) - Trong một bài viết, tạp chí Mỹ The National Interest cho rằng Trung Quốc đang chơi “canh bạc nghìn tỷ đô”, với mưu đồ khống chế Biển Đông.
Với việc ráo riết “đắp đảo” và xua đuổi máy bay, tàu thuyền nước ngoài ở Quần đảo Trường Sa, Trung Quốc bộc lộ mưu đồ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) nhằm khống chế Biển Đông có khối lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD đi qua mỗi năm.
Trung Quốc từng đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông.
Báo cáo hàng năm của Quốc hội Mỹ về sức mạnh quân sự Trung Quốc nhấn mạnh Bắc Kinh đang "cưỡng ép cường độ thấp" trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Báo cáo nêu rõ: "Trung Quốc thường sử dụng các "bước tiến nhỏ" để tăng cường kiểm soát hiệu quả các vùng lãnh thổ tranh chấp và tránh leo thang xung đột quân sự”.
Thế nhưng, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những “bước nhảy vọt” trong việc “ỷ mạnh hiếp yếu” và dẫn đến phản ứng của các nước Đông Nam Á, với mức độ khác nhau.
Công cuộc “cải tạo đất” (thực chất là hút cát đắp đảo trái phép trên các rạn san hô) của Trung Quốc ở 7 địa điểm trong vùng biển Quần đảo Trường Sa đã tăng tốc một cách chóng mặt. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, Trung Quốc đang tăng cường quân sự hóa các bãi đá ngầm và rạn san hô mà nước này đánh chiếm ở Quần đảo Trường Sa. Trong mưu đồ quân sự hóa này có việc xây dựng ít nhất một đường băng quân sự cỡ lớn và nhiều bãi đáp máy bay, quân cảng khác.
Báo cáo của Quốc hội Mỹ nói rằng Trung Quốc đã "thực thi" không chính thức Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng biển tranh chấp với Philippines. Trong một cuộc điều trần trước Thượng viện Philippines, một Phó Đô đốc Hải quân lưu ý rằng Trung Quốc đã cảnh báo máy bay của Không quân và Hải quân Philippines bay trên vùng biển tranh chấp ít nhất 6 lần.
ADIZ “thay đổi cuộc chơi” ở Biển Đông
Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Hoa Đông năm 2013 có liên quan đến tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Tuy nhiên, ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông bao trùm một đường biển chiến lược quan trọng có khối lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD đi qua mỗi năm.
Trước đây, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng hải quân để tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, trong đó có đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, Đá Gạc Ma của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa năm 1988 và chiếm Đá Vành Khăn năm 1995.
Nhưng những hành động “ỷ mạnh hiếp yếu" gần đây, trong đó có việc dùng tàu công vụ chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines và dùng vũ lực xua đuổi ngư dân khỏi bãi cạn này, đã khiến cho người ta lo ngại.
Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.
Nguy cơ Trung Quốc thành lập ADIZ ở Biển Đông đã trở nên nhãn tiền khi cách đây hơn một năm (1/5/2014), Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan nước sâu bán nổi Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ và thềm lục địa của Việt Nam. Để bảo vệ giàn khoan này, các tàu công vụ Trung Quốc - với sự hậu thuẫn của tàu chiến hải quân ở đằng sau – đã hung hãn phun vòi rồng và đâm thẳng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Các nước Đông Nam Á buộc phải tăng ngân sách quốc phòng
Kể từ đó căng thẳng đã leo cao và các quốc gia Đông Nam Á buộc phải tăng chi tiêu quân sự để đối phó với hành động “bắt nạt” ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Dữ liệu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho thấy chi tiêu quân sự từ năm 2010 đến năm 2014 ở Đông Nam Á đã tăng trưởng ổn định với tỷ lệ tăng trung bình 37,6% mỗi năm. Tổng số chi tiêu quân sự của các quốc gia Đông Nam Á trong năm 2014 lên tới 38,2 tỷ USD.
Philippines phải tiến hành chương trình hiện đại hóa quân đội tiêu tốn 1,82 tỷ USD với việc mua sắm thêm tàu khu trục, máy bay trực thăng chống ngầm, tàu tuần tra ven biển và xe tấn công đổ bộ.
Quá phụ thuộc vào đồng minh Mỹ, khả năng phòng thủ của Manila tụt hậu khá xa so với một số nước trong khu vực và chưa thấm vào đâu so với Trung Quốc.
Mỹ đem tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) tập trận hải quân chung với Malaysia ở Biển Đông.
Ở cấp độ song phương, để đối phó với Trung Quốc, một số nước Đông Nam Á đã tăng cường hợp tác quốc phòng với các cường quốc khu vực và thế giới. Cuộc tập trận hải quân chung Philippines-Nhật Bản đã được tiến hành trong tháng 5/2015.
Các cuộc tập trận hải quân khu vực khác cũng đã được đẩy mạnh, như các cuộc tập trận chung với Mỹ của Indonesia, Malaysia và với Ấn Độ của Singapore.
Trong tháng này, Mỹ đã phê chuẩn việc bán tên lửa cho Indonesia và Malaysia. Những nước khác đang kêu gọi thành lập "liên minh hàng hải của các bên tự nguyện".
Trong tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Albert del Rosario, nói tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington rằng kết quả của sự cạnh tranh trong khu vực Biển Đông sẽ xác định trật tự quốc tế.
06:00 16/05/2015
Minh Châu (Theo National Interest)
Với việc ráo riết “đắp đảo” và xua đuổi máy bay, tàu thuyền nước ngoài ở Quần đảo Trường Sa, Trung Quốc bộc lộ mưu đồ thiết lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) nhằm khống chế Biển Đông có khối lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD đi qua mỗi năm.
Trung Quốc từng đưa tàu sân bay Liêu Ninh vào Biển Đông.
Báo cáo hàng năm của Quốc hội Mỹ về sức mạnh quân sự Trung Quốc nhấn mạnh Bắc Kinh đang "cưỡng ép cường độ thấp" trên Biển Đông và Biển Hoa Đông. Báo cáo nêu rõ: "Trung Quốc thường sử dụng các "bước tiến nhỏ" để tăng cường kiểm soát hiệu quả các vùng lãnh thổ tranh chấp và tránh leo thang xung đột quân sự”.
Thế nhưng, trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã có những “bước nhảy vọt” trong việc “ỷ mạnh hiếp yếu” và dẫn đến phản ứng của các nước Đông Nam Á, với mức độ khác nhau.
Công cuộc “cải tạo đất” (thực chất là hút cát đắp đảo trái phép trên các rạn san hô) của Trung Quốc ở 7 địa điểm trong vùng biển Quần đảo Trường Sa đã tăng tốc một cách chóng mặt. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, Trung Quốc đang tăng cường quân sự hóa các bãi đá ngầm và rạn san hô mà nước này đánh chiếm ở Quần đảo Trường Sa. Trong mưu đồ quân sự hóa này có việc xây dựng ít nhất một đường băng quân sự cỡ lớn và nhiều bãi đáp máy bay, quân cảng khác.
Báo cáo của Quốc hội Mỹ nói rằng Trung Quốc đã "thực thi" không chính thức Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên vùng biển tranh chấp với Philippines. Trong một cuộc điều trần trước Thượng viện Philippines, một Phó Đô đốc Hải quân lưu ý rằng Trung Quốc đã cảnh báo máy bay của Không quân và Hải quân Philippines bay trên vùng biển tranh chấp ít nhất 6 lần.
ADIZ “thay đổi cuộc chơi” ở Biển Đông
Theo các nhà phân tích, việc Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ ở Biển Hoa Đông năm 2013 có liên quan đến tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư với Nhật Bản.
Tuy nhiên, ADIZ của Trung Quốc trên Biển Đông bao trùm một đường biển chiến lược quan trọng có khối lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD đi qua mỗi năm.
Trước đây, Trung Quốc đã sử dụng lực lượng hải quân để tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, trong đó có đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, Đá Gạc Ma của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa năm 1988 và chiếm Đá Vành Khăn năm 1995.
Nhưng những hành động “ỷ mạnh hiếp yếu" gần đây, trong đó có việc dùng tàu công vụ chiếm bãi cạn Scarborough từ tay Philippines và dùng vũ lực xua đuổi ngư dân khỏi bãi cạn này, đã khiến cho người ta lo ngại.
Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ và thềm lục địa của Việt Nam.
Nguy cơ Trung Quốc thành lập ADIZ ở Biển Đông đã trở nên nhãn tiền khi cách đây hơn một năm (1/5/2014), Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt giàn khoan nước sâu bán nổi Haiyang Shiyou 981 (Hải Dương 981) vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế EEZ và thềm lục địa của Việt Nam. Để bảo vệ giàn khoan này, các tàu công vụ Trung Quốc - với sự hậu thuẫn của tàu chiến hải quân ở đằng sau – đã hung hãn phun vòi rồng và đâm thẳng vào các tàu thực thi pháp luật của Việt Nam.
Các nước Đông Nam Á buộc phải tăng ngân sách quốc phòng
Kể từ đó căng thẳng đã leo cao và các quốc gia Đông Nam Á buộc phải tăng chi tiêu quân sự để đối phó với hành động “bắt nạt” ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Dữ liệu do Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm cho thấy chi tiêu quân sự từ năm 2010 đến năm 2014 ở Đông Nam Á đã tăng trưởng ổn định với tỷ lệ tăng trung bình 37,6% mỗi năm. Tổng số chi tiêu quân sự của các quốc gia Đông Nam Á trong năm 2014 lên tới 38,2 tỷ USD.
Philippines phải tiến hành chương trình hiện đại hóa quân đội tiêu tốn 1,82 tỷ USD với việc mua sắm thêm tàu khu trục, máy bay trực thăng chống ngầm, tàu tuần tra ven biển và xe tấn công đổ bộ.
Quá phụ thuộc vào đồng minh Mỹ, khả năng phòng thủ của Manila tụt hậu khá xa so với một số nước trong khu vực và chưa thấm vào đâu so với Trung Quốc.
Mỹ đem tàu sân bay USS Carl Vinson (CVN-70) tập trận hải quân chung với Malaysia ở Biển Đông.
Ở cấp độ song phương, để đối phó với Trung Quốc, một số nước Đông Nam Á đã tăng cường hợp tác quốc phòng với các cường quốc khu vực và thế giới. Cuộc tập trận hải quân chung Philippines-Nhật Bản đã được tiến hành trong tháng 5/2015.
Các cuộc tập trận hải quân khu vực khác cũng đã được đẩy mạnh, như các cuộc tập trận chung với Mỹ của Indonesia, Malaysia và với Ấn Độ của Singapore.
Trong tháng này, Mỹ đã phê chuẩn việc bán tên lửa cho Indonesia và Malaysia. Những nước khác đang kêu gọi thành lập "liên minh hàng hải của các bên tự nguyện".
Trong tuần này, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines, Albert del Rosario, nói tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington rằng kết quả của sự cạnh tranh trong khu vực Biển Đông sẽ xác định trật tự quốc tế.
06:00 16/05/2015
Minh Châu (Theo National Interest)
Lên án Trung Quốc gây hấn, Mỹ điều máy bay ném bom B-1 bảo vệ Biển Đông
HỒNG THỦY 15/05/15 06:00
(GDVN) - Bộ Quốc phòng Mỹ làm như vậy là để đảm bảo quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông được bảo vệ đầy đủ, thông cáo báo chí Lầu Năm Góc cho biết.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đặc trách châu Á - Thái Bình Dương, cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam David Shear. |
Tờ Russia Today hôm nay đưa tin, Mỹ có kế hoạch điều động máy bay ném bom B-1 và máy bay do thám đến Úc trong bối cảnh gia tăng căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông. Mỹ cũng đang mở rộng khả năng của mình trong các địa điểm khác của khu vực.
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ David Shear phát biểu trước Ủy ban Đối ngoại Thượng viện hôm Thứ Tư rằng, Washington sẽ đặt thêm các tài sản của không quân tại Úc bao gồm máy bay ném bom B-1 và máy bay giám sát. Đây không phải là một ý tưởng hoàn toàn mới, nó đã được đề xuất từ năm 2013 bởi Tư lệnh Không quân Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương, tướng Herbert Hawk Carlisle.
Ngoài ra các chuyển động quân sự của Hoa Kỳ cũng diễn ra tại các quốc gia khác trong khu vực, như triển khai máy bay do thám không người lái Global Hawks và chiến đấu cơ F-35 tại Nhật Bản. David Shear cho biết V-22 cũng sẽ được tăng cường tại quốc gia này.
Đồng thời 4 tàu cao tốc Littoral Combat sẽ được điều đến Singapore vào năm 2020, một tàu ngầm lớp Virginia sẽ tới Guam nên sẽ không xảy ra tình trạng Mỹ thiếu khả năng và vũ khí trong khu vực để thực hiện chính sách đối ngoại của mình.
Bộ Quốc phòng Mỹ làm như vậy là để đảm bảo quyền lợi của Mỹ ở Biển Đông được bảo vệ đầy đủ, thông cáo báo chí Lầu Năm Góc cho biết. Mỹ đang gia tăng hiện diện quân sự trong khu vực trong bối cảnh Washington đã nhận thấy sự hung hăng của Bắc Kinh khi xây dựng đảo nhân tạo, sân bay (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).
Máy bay ném bom B-1, ảnh: Russia Today. |
"Chúng tôi có quyền qua lại vô hại trong khu vực này và chúng tôi thực hiện quyền đó thường xuyên, bao gồm Biển Đông và trên toàn cầu, David Shear tuyên bố và lên án Trung Quốc gây hấn. Bắc Kinh đã bồi lấp (bất hợp pháp) 2000 mẫu Anh ở Trường Sa kể từ năm 2014, vượt xa nỗ lực cải tạo của tất cả các bên tranh chấp khác.
"Hành động của Trung Quốc có thể dẫn đến một loạt tác động quân sự như phát triển hệ thống radar tầm xa và thu thập tình báo, giám sát, trinh sát và dự kiến phát triển một sân bay, cầu cảng", Shear trích dẫn một thông cáo báo chí của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Trong khi đó cảnh chuyên gia quân sự và hàng hải Trung Quốc nói với tờ South China Morning Post ngày 15/5 rằng, kể cả Mỹ điều máy bay và tàu chiến tiến vào 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây dựng (bất hợp pháp), Trung Quốc sẽ vẫn không dừng tay.
"Ngược lại di chuyển của Washington càng kích thích Bắc Kinh tăng tốc mở rộng các đảo nhân tạo ở Biển Đông. Can thiệp vội vã của Mỹ càng chỉ ra rằng quân đội Trung Quốc cần thiết lập các căn cứ quân sự", Vương Hàn Linh từ Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nói.
Lý Kiệt, một chuyên gia hải quân Trung Quốc nói rằng ngăn chặn Bắc Kinh xây dựng, bồi lấp ở Trường Sa "là điều không thể". Trong khi đó Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã sang tận Washington thúc giục Mỹ quan tâm cấp bách hơn đến diễn biến gần đây trên Biển Đông, thực hiện chiến lược cân bằng sang châu Á.
Hơn 200 cây dừa chết nghi do kẻ gian tiêm thuốc
(NLĐO)- Hơn 200 cây dừa đang cho trái bỗng dưng bị rụng hết trái, đọt bị thối và chết.
Công an huyện Càng Long (tỉnh Trà Vinh) đang điều tra, làm rõ việc hơn 200 cây dừa của người dân ở các ấp: An Định Cầu, An Định Giồng và Tân Định (thuộc xã Tân Bình) bị chết hàng hoạt.
Ông Phạm Văn Tươi (ngụ ấp An Định Cầu) bức xúc: “Nhà tôi trồng 100 cây dừa nhưng có đến 37 cây đang cho trái bị chết và 50 cây đang bị vàng lá. Gần nhà tôi, nhiều hộ trồng dừa khác cũng bị tình trạng tương tự”.
Bà Vĩnh khẳng định kẻ gian khoan lỗ rồi đổ thuốc trừ sâu vào thân dừa nên dừa mới chết
Theo thống kê ban đầu, có khoảng 203 cây dừa (từ 6 - 10 năm tuổi) của 8 hộ dân tại các ấp nói trên bị chết. Theo bà Nguyễn Thị Vĩnh (ngụ ấp An Định Cầu), những cây dừa chết này giống nhau ở điểm là thân dừa có vết khoan lạ, trong đó có mủ chảy ra bốc mùi hôi của thuốc trừ sâu.
“Ban đầu tôi nghĩ 50 cây dừa của tôi bị bệnh gì đó nên mới chết. Sau này, phát hiện trong xóm, dừa của nhiều hộ cũng chết giống tình trạng như dừa nhà tôi nên tôi nghi là có kẻ gian làm việc này”-bà Vĩnh khẳng định.
Cây dừa là thu nhập chủ yếu của người dân tại đây, với số dừa chết, mỗi hộ thiệt hại từ 50.000-300.000 đồng/tháng. Bà Vĩnh cho biết cuối năm 2014, người dân đã phát hiện 1 người lén khoan thân dừa rồi bỏ thuốc trừ sâu vào đó nên trình báo lên UBND xã nhưng đến nay chính quyền địa phương chưa thông báo kết quả thì lại có hơn 200 cây dừa tiếp tục chết.
15/05/2015 10:03
Tin-ảnh: Ca Linh
Vụ lấp sông Đồng Nai: Làm khoa học kiểu “trùm mền”
(NLĐO) - Hời hợt, dễ dãi, bất chấp dư luận, thiếu chuyên nghiệp... là những ý kiến của bạn đọc nhìn nhận về báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án lấp sông Đồng Nai do Viện Tài nguyên và Môi trường TP HCM thực hiện
Một lần nữa các nhà khoa học, cụ thể là TS Vũ Ngọc Long đã chỉ rõ những bất cập của đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án lấp sông Đồng Nai bằng những luận chứng khoa học cụ thể, rõ ràng. Những chứng cứ các nhà khoa học đưa ra đã bác bỏ toàn bộ lời biện luận của GS-TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường TP HCM.
Né tránh sự thật
Nhiều bạn đọc nói thẳng, từ khi lập dự án cho đến ĐTM, nhà đầu tư, UBND tỉnh Đồng Nai và cả ông Nguyễn Văn Phước đều né tránh sự thật, thậm chí là đánh lừa cả dư luận. “Trước tiên, dòng sông là tài sản được thiên nhiên ban tặng nên phải làm sao để người dân được hưởng lợi từ đây nhiều nhất. Bên cạnh đó phải có phương án bảo tồn, phát huy cho tài sản này ngày càng bền vững. Thực tế này đã không được nhìn nhận và đã bị lạm dụng để thực hiện dự án xâm hại thiên nhiên, tước đi quyền lợi của người dân khu vực này và có thể gây tác động tiêu cực đến người dân ở nhiều địa phương khác trong lưu vực sông Đồng Nai” - bạn đọc Nguyễn Thế Thành phân tích.
Cảnh đẹp yên bình của dòng sông Đồng Nai đã bị giao cho nhà đầu tư xẻ nát. Ảnh: Minh Khanh
Đề cập đến ĐTM của dự án, bạn đọc Trần Thành Lâm nói rõ: “Ngay cả ông Phước cũng thừa nhận số liệu sử dụng để làm nên ĐTM là đã cũ và của chính những cơ quan lập dự án cung cấp đã cho thấy bản đánh giá này không đáng tin cậy”.
Bạn đọc này cho biết thêm, lý do mà ông Phước đưa ra là không có số liệu mới, hiện trạng sông không có thay đổi lớn chỉ là ngụy biện. Bởi, các nhà khoa học đã chứng minh cụ thể bằng những nghiên cứu và khảo sát từ thực tế phủ nhận hoàn toàn luận điểm mà ông Phước đã đưa ra. Những bằng chứng này đã được trình bày cụ thể, rõ ràng tại Hội thảo Phát triển bền vững lưu vực sông- Thách thức và giải pháp vừa được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12-5. Đáng tiếc, tại hội thảo này không thấy những “nhà khoa học” của dự án lấp sông Đồng Nai tham gia bảo vệ quan điểm của mình.
Một sự thật khác, cụ thể hơn là Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dự án này. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh nhận định quá trình thực hiện dự án có nhiều vấn đề chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành.
“Cố đấm ăn xôi”
Trước hàng loạt các chứng cứ như trên nhưng những người liên quan đến dự án này vẫn “bình chân như vại”, tự bịt mắt cố thực hiện cho bằng được. “Điểm lại quá trình thực hiện dự án mới thấy được những người liên quan quyết chí thực hiện dự án đến mức nào. Dự án này đã được tiến hành rất kín kẽ và chủ đầu tư là Công ty Toàn Thịnh Phát đã khởi động dự án từ lâu. Đến khi người dân phát hiện việc san lấp ồ ạt lòng sông, phản ánh đến các cơ quan thông tin đại chúng lúc đó dư luận mới biết. Đến lúc này, những người thực hiện dự án đã có phản ứng mạnh mẽ, thậm chí miệt thị dư luận để bảo vệ quan điểm của mình” - bạn đọc Lý Tắc bày tỏ.
Nhiều bạn đọc khác so sánh: Tại sao khi tỉnh Đồng Nai lập dự án các khu công nghiệp thì người dân lại rất đồng tình, hồ hởi ủng hộ, còn với dự án này lại kiên quyết phản bác? Rất đơn giản bởi những khu công nghiệp tạo công ăn việc làm, cải tạo hạ tầng cơ sở, tăng nguồn thu ngân sách và kích thích phát triển kinh tế. Còn dự án lấp sông này, có chăng chỉ là miếng bánh ngon của nhà đầu tư, lợi lộc phần lớn chảy vào túi của họ và một số người liên quan.
“Viễn cảnh vẽ ra thật hoành tráng: một khu đô thị sầm uất, hấp dẫn có địa thế tuyệt đẹp. Các khu vui chơi giải trí cao cấp, các căn hộ sang trọng thu hút những cư dân lắm tiền đến nơi này... Như thế thì sao? Bản chất của dự án khi hoàn thành cũng chỉ là tư nhân hóa một cảnh quan được thiên nhiên ưu đãi. Người dân địa phương vĩnh viễn cũng là những cư dân ngoài rìa của khu đô thị hoành tráng này” - nhiều bạn đọc chua xót.
Dự án này mang tên đầy đủ là dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai. Thế nhưng, việc cải tạo cảnh quan có vẻ như chỉ là một cái cớ để thực hiện mục đích chính là phát triển đô thị mà thực chất là kinh doanh địa ốc của Công ty Toàn Thịnh Phát.
15/05/2015 13:46
Phạm Hồ
Một lần nữa các nhà khoa học, cụ thể là TS Vũ Ngọc Long đã chỉ rõ những bất cập của đánh giá tác động môi trường (ĐTM) dự án lấp sông Đồng Nai bằng những luận chứng khoa học cụ thể, rõ ràng. Những chứng cứ các nhà khoa học đưa ra đã bác bỏ toàn bộ lời biện luận của GS-TS Nguyễn Văn Phước, Viện trưởng Viện Tài nguyên và Môi trường TP HCM.
Né tránh sự thật
Nhiều bạn đọc nói thẳng, từ khi lập dự án cho đến ĐTM, nhà đầu tư, UBND tỉnh Đồng Nai và cả ông Nguyễn Văn Phước đều né tránh sự thật, thậm chí là đánh lừa cả dư luận. “Trước tiên, dòng sông là tài sản được thiên nhiên ban tặng nên phải làm sao để người dân được hưởng lợi từ đây nhiều nhất. Bên cạnh đó phải có phương án bảo tồn, phát huy cho tài sản này ngày càng bền vững. Thực tế này đã không được nhìn nhận và đã bị lạm dụng để thực hiện dự án xâm hại thiên nhiên, tước đi quyền lợi của người dân khu vực này và có thể gây tác động tiêu cực đến người dân ở nhiều địa phương khác trong lưu vực sông Đồng Nai” - bạn đọc Nguyễn Thế Thành phân tích.
Cảnh đẹp yên bình của dòng sông Đồng Nai đã bị giao cho nhà đầu tư xẻ nát. Ảnh: Minh Khanh
Đề cập đến ĐTM của dự án, bạn đọc Trần Thành Lâm nói rõ: “Ngay cả ông Phước cũng thừa nhận số liệu sử dụng để làm nên ĐTM là đã cũ và của chính những cơ quan lập dự án cung cấp đã cho thấy bản đánh giá này không đáng tin cậy”.
Bạn đọc này cho biết thêm, lý do mà ông Phước đưa ra là không có số liệu mới, hiện trạng sông không có thay đổi lớn chỉ là ngụy biện. Bởi, các nhà khoa học đã chứng minh cụ thể bằng những nghiên cứu và khảo sát từ thực tế phủ nhận hoàn toàn luận điểm mà ông Phước đã đưa ra. Những bằng chứng này đã được trình bày cụ thể, rõ ràng tại Hội thảo Phát triển bền vững lưu vực sông- Thách thức và giải pháp vừa được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 12-5. Đáng tiếc, tại hội thảo này không thấy những “nhà khoa học” của dự án lấp sông Đồng Nai tham gia bảo vệ quan điểm của mình.
Một sự thật khác, cụ thể hơn là Bộ Xây dựng vừa có văn bản gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả kiểm tra, đánh giá việc thực hiện dự án này. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phan Thị Mỹ Linh nhận định quá trình thực hiện dự án có nhiều vấn đề chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định hiện hành.
“Cố đấm ăn xôi”
Trước hàng loạt các chứng cứ như trên nhưng những người liên quan đến dự án này vẫn “bình chân như vại”, tự bịt mắt cố thực hiện cho bằng được. “Điểm lại quá trình thực hiện dự án mới thấy được những người liên quan quyết chí thực hiện dự án đến mức nào. Dự án này đã được tiến hành rất kín kẽ và chủ đầu tư là Công ty Toàn Thịnh Phát đã khởi động dự án từ lâu. Đến khi người dân phát hiện việc san lấp ồ ạt lòng sông, phản ánh đến các cơ quan thông tin đại chúng lúc đó dư luận mới biết. Đến lúc này, những người thực hiện dự án đã có phản ứng mạnh mẽ, thậm chí miệt thị dư luận để bảo vệ quan điểm của mình” - bạn đọc Lý Tắc bày tỏ.
Nhiều bạn đọc khác so sánh: Tại sao khi tỉnh Đồng Nai lập dự án các khu công nghiệp thì người dân lại rất đồng tình, hồ hởi ủng hộ, còn với dự án này lại kiên quyết phản bác? Rất đơn giản bởi những khu công nghiệp tạo công ăn việc làm, cải tạo hạ tầng cơ sở, tăng nguồn thu ngân sách và kích thích phát triển kinh tế. Còn dự án lấp sông này, có chăng chỉ là miếng bánh ngon của nhà đầu tư, lợi lộc phần lớn chảy vào túi của họ và một số người liên quan.
“Viễn cảnh vẽ ra thật hoành tráng: một khu đô thị sầm uất, hấp dẫn có địa thế tuyệt đẹp. Các khu vui chơi giải trí cao cấp, các căn hộ sang trọng thu hút những cư dân lắm tiền đến nơi này... Như thế thì sao? Bản chất của dự án khi hoàn thành cũng chỉ là tư nhân hóa một cảnh quan được thiên nhiên ưu đãi. Người dân địa phương vĩnh viễn cũng là những cư dân ngoài rìa của khu đô thị hoành tráng này” - nhiều bạn đọc chua xót.
Dự án này mang tên đầy đủ là dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai. Thế nhưng, việc cải tạo cảnh quan có vẻ như chỉ là một cái cớ để thực hiện mục đích chính là phát triển đô thị mà thực chất là kinh doanh địa ốc của Công ty Toàn Thịnh Phát.
15/05/2015 13:46
Phạm Hồ
Thanh Hóa: Sai phạm trong công trình nước sạch hơn 80 triệu đồng
Dân trí Mặc dù đã có kết luận thanh tra về việc xây công trình nước sạch tại huyện Thường Xuân (Thanh Hóa), sai phạm lên đến hơn 80 triệu đồng. Thế nhưng, nhiều tháng qua, các bên có liên quan vẫn mặc nhiên không khắc phục.
Từ năm 2012 đến năm 2014, thực hiện Quyết định 134 về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn, huyện Thường Xuân được đầu tư xây dựng 4 công trình nước sinh hoạt tập trung, với tổng vốn là 4 tỷ đồng.
Theo đó, huyện Thường Xuân đã giao cho các xã được thụ hưởng làm chủ đầu tư. Đến nay, có 3/4 công trình đã hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng, trong đó 3 công trình được phê duyệt quyết toán, 2 công trình đã được thanh tra và 1 công trình năm 2014 hiện đang triển khai thi công.
Tuy nhiên. trong quá trình thanh tra việc thực hiện Chương trình 134 năm 2012, 2014 tại huyện Thường Xuân của Đoàn thanh tra Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa từ ngày 23/9 - 06/10/2014, đã phát hiện một số sai phạm trong quá trình triển khai công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho người dân ở xã Ngọc Phụng.
Công trình đập nước sạch tại xã Ngọc Phụng đang bị thủng đáy do chất lượng thi công kém.
Cụ thể, công trình cấp nước sinh hoạt tập trung cho người dân ở xã Ngọc Phụng được khởi công vào ngày 24/7/2012 đến 24/10/2012 đã hoàn thành và Công ty TNHH Ngọc Minh (TP. Thanh Hóa)- đơn vị thi công đã bàn giao cho xã Ngọc Phụng (chủ đầu tư) đưa vào sử dụng. Đến ngày 14/5/2013, công trình này đã được quyết toán, với số tiền là 968.638.000 đồng.
Tuy nhiên, vào tháng 10/2014, Đoàn công tác của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa tiến hành thanh, kiểm tra, thì phát hiện đập đầu nguồn của công trình này đã bị thủng đáy thành vệt dài, nước chảy dưới đáy xuyên qua chân đập, chiều dài của vết thủng ngang chân đập 12,3m. Còn bể lọc nước không có hộp van; công trình được thiết kế 8 van xả cặn, xả khí và hộp van, nhưng thực tế chỉ có 2 van, (thiếu 6 van và hộp van)...Tổng số tiền sai phạm của công trình này theo quyết toán là 83.449.310 đồng.
Theo quan sát thực tế tại công trình này cho thấy: Mặc dù đi vào sử dụng chưa lâu nhưng đã bị thủng đáy. Nếu không kịp thời khắc phục, khi đến mùa mưa, nước xói sâu vào chân đập sẽ khiến con đập bị vỡ là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, UBND xã đã giao cho thôn bản nơi hưởng lợi có trách nhiệm bảo quản và sử dụng, tuy nhiên chưa có quy chế quản lý, sử dụng, khai thác công trình.
Theo người dân sinh sống ở gần đập nước này cũng phản ánh, một số vị trí do đường ống bị vỡ nên nước phun trào lên mặt đất, công trình chỉ đủ nước cung cấp trong mùa mưa, mùa khô người dân lại rơi vào tình trạng thiếu nước sinh hoạt.
Tại kết luận thanh tra cũng nêu rõ, trách nhiệm của UBND huyện Thường Xuân phải chỉ đạo UBND xã Ngọc Phụng thu hồi số tiền sai quy định đối với nhà thầu. Bên cạnh đó, xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có liên quan, chỉ đạo chủ đầu tư có biện pháp để khắc phục, sửa chữa những hạng mục công trình bị hư hỏng, tránh lãng phí ngân sách nhà nước và báo cáo kết quả về Ban Dân tộc trước ngày 10/02/2015, để báo cáo Thanh tra tỉnh và UBND tỉnh.
Thế nhưng, cho đến nay, sự việc dường như đang rơi vào im lặng, số tiền bị thất thoát, các bên liên quan lại đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.
Ông Vũ Ngọc Nam, Chủ tịch UBND xã Ngọc Phụng cho biết: “Sau khi có kết luận thanh tra của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, ngày 25/2, vừa qua chúng tôi đã gửi công văn về cho Công ty TNHH Ngọc Minh, yêu cầu họ lên để khắc phục, nhưng bưu điện trả lại công văn vì địa chỉ của công ty này là địa chỉ ảo’’.
Trao đổi qua điện thoại với PV, Giám đốc Công ty TNHH Ngọc Minh khẳng định: “Công ty chúng tôi không sai. Số tiền hơn 83 triệu đồng đó, thì UBND xã Ngọc Phụng phải có trách nhiệm hoàn trả lại cho nhà nước. Vì xã đã thống nhất cho chúng tôi đã quy đổi từ kinh phí đào đất rãnh chôn đường ống sang làm sân cho họ’’.
Thứ Sáu, 15/05/2015 - 06:40
Bình Minh
Mỹ muốn đầu tư vào 'năng lượng sạch' tại Việt Nam
SÀI GÒN (NV) - Việt Nam có tiềm năng rất lớn về các nguồn năng lượng tái tạo. Đây cũng là lý do các doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đầu tư sâu lĩnh vực năng lượng sạch tại đây.
Năm trụ tuôc bin của nhà máy điện gió Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. (Hình: Tuổi Trẻ)
Ngày 15 tháng 5, 2015, Tuổi Trẻ dẫn lời nhận định của ông Patrick Wall, tùy viên thương mại, tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Sài Gòn tại hội thảo về năng lượng sạch được tổng lãnh sự quán Mỹ và báo Đầu Tư cùng công ty General Electric tổ chức tại Sài Gòn ngày 14 tháng 5.
Ông Patrick nói, “Việt Nam có tiềm năng rất lớn về các nguồn năng lượng tái tạo phân bố rộng trên cả nước với gần 3,400km bờ biển cung cấp nguồn năng lượng gió khoảng 500 đến 1,000 kWh/m2/năm, nguồn năng lượng mặt trời phong phú với lượng bức xạ nắng trung bình 5 Wh/m2/ngày trên khắp cả nước. Hơn nữa, tiềm năng kỹ thuật của thủy điện nhỏ cũng lớn.”
Theo ông Nguyễn Thế Phương, thứ trưởng Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, thì phát triển kinh tế Việt Nam vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trong đó có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng nước, gió, mặt trời, sinh khối, sinh học, địa nhiệt..., nếu được chính phủ và các doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm đầu tư, sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho cả hai phía. (Tr.N)
Năm trụ tuôc bin của nhà máy điện gió Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. (Hình: Tuổi Trẻ)
Ngày 15 tháng 5, 2015, Tuổi Trẻ dẫn lời nhận định của ông Patrick Wall, tùy viên thương mại, tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại thành phố Sài Gòn tại hội thảo về năng lượng sạch được tổng lãnh sự quán Mỹ và báo Đầu Tư cùng công ty General Electric tổ chức tại Sài Gòn ngày 14 tháng 5.
Ông Patrick nói, “Việt Nam có tiềm năng rất lớn về các nguồn năng lượng tái tạo phân bố rộng trên cả nước với gần 3,400km bờ biển cung cấp nguồn năng lượng gió khoảng 500 đến 1,000 kWh/m2/năm, nguồn năng lượng mặt trời phong phú với lượng bức xạ nắng trung bình 5 Wh/m2/ngày trên khắp cả nước. Hơn nữa, tiềm năng kỹ thuật của thủy điện nhỏ cũng lớn.”
Theo ông Nguyễn Thế Phương, thứ trưởng Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, thì phát triển kinh tế Việt Nam vẫn còn dựa nhiều vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Trong đó có tiềm năng rất lớn về năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng nước, gió, mặt trời, sinh khối, sinh học, địa nhiệt..., nếu được chính phủ và các doanh nghiệp Hoa Kỳ quan tâm đầu tư, sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho cả hai phía. (Tr.N)
05-15-2015 3:05:25 PM
Con trai Lê Đức Anh ‘đầu quân’ cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Ông Lê Mạnh Hà là con trai đại tướng Lê Đức Anh, nhân vật bị cáo buộc đã có hành động phản quốc trong trận Gạc Ma năm 1988, đồng thời cũng chính là người phải chịu trách nhiệm về những thoả ước bán nước đã ký kết với Trung Cộng tại Mật nghị Thành Đô 1990.
Khi còn giữ chức chủ tịch nước, Lê Đức Anh là người đã nâng đỡ và củng cố quyền lực cho Nguyễn Tấn Dũng. Ngay cả khi đã về hưu, Lê Đức Anh vẫn là một thế lực nhiều ảnh hưởng trong chế độ CSVN.
Sự kiện con trai Lê Đức Anh đầu quân cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy sự gắn bó quyền lực chặt chẽ trong cung đình cộng sản.
Quyết định 656 về việc bổ nhiệm chức vụ mới đối với ông Lê Mạnh Hà do đích thân thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký, có hiệu lực ngay trong ngày 15/5/2015.
Ông Lê Mạnh Hà sinh năm 1957, được nói có học vị tiến sỹ ngành viễn thông, từng giữ chức giám đốc sở thông tin truyền thông TP.HCM, sau đó lên làm phó chủ tịch TP.HCM.
Năm 2008, Lê Mạnh Hà là kẻ lập công đầu trong vụ vu khống đối với công ty OCI của anh Trần Huỳnh Duy Thức, dẫn đến việc doanh nhân này bị khám xét nhà riêng và bắt giữ khẩn cấp với cáo buộc ‘trộm cước viễn thông’
Sau đó ít lâu, Lê Mạnh Hà và chế độ CSVN đã kết án anh Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù giam với tội danh mới mang tên ‘hoạt động lật đổ chính quyền’.
Hiện nay, công ty OCI đã phải đóng cửa, anh Trần Huỳnh Duy Thức vẫn phải ngồi tù sang đến năm thứ 7, còn những kẻ thủ ác vẫn tiếp tục được thăng quan tiến chức.
Ngôi mộ gió
Đỗ Trường (Danlambao) - Trời tảng sáng, có những cơn gió dát mỏng hơi nước, luồn qua khe cửa, xoa nhẹ lên mặt, làm tôi chợt tỉnh. Mờ mờ qua khung cửa, mưa đang rây nhẹ, như rắc thủy tinh lên những cánh hoa treo lơ lửng đầu hè. Hà Nội có những giây phút lặng yên bất chợt đến như vậy. Và có lẽ, mãi đến mùng bốn tết đất trời mới giao hòa, mới thực sự vào xuân. Nó cho ta một cảm giác muốn được đi dưới cái mông lung vần vũ của đất trời. Tôi bật dậy, muốn ra khỏi thành phố, tìm về nơi mà bao năm trước cha mẹ đã cất bước ra đi.
Con đường từ Hà Nội về Nam Định đã được làm mới, nếu so với mấy chục năm về trước, quả thật khá đẹp và thuận tiện. Đi qua cầu treo Nam Định về các trấn Hành Thiện Xuân Trường, Cát Chử Trực Ninh, Giáo Lạc Nghĩa Hưng... đã có đường vành đai, không phải đi qua trung tâm thành phố.
Thật ra, miền biển Nghĩa Hưng không phải quê gốc của tôi. Nó chỉ là nơi ông nội tôi đã mua nhiều ruộng đất, lập ấp ở đó và có một phần tuổi thơ tôi đã đi qua mảnh đất nơi này. Và giờ đây, lại là nơi yên nghỉ vĩnh viễn của cha mẹ tôi, khi sang cát từ Hà Nội đưa về vào năm 2001.
Về đến quê, nhưng mưa phùn vẫn giăng kín cả bầu trời. Bóng thợ cấy, thợ cày xuống ruộng sớm đã nhấp nhô trên đồng. Ra mộ thắp hương cho cha mẹ xong, tôi tìm đến ông em viết nằm, nhà thơ Trần Hồng Giang, biên tập báo Văn Nghệ Nam Định. Vào nhà thấy hắn nằm nghiêng, gục mặt xuống, dùng tay teo tóp của mình kẹp bút vào má viết. Lặng yên nhìn những động tác nhẫn nại và cực nhọc ấy, tôi thực sự cảm phục nghị lực của hắn. Dường như có linh cảm, hắn ngẩng lên, thấy tôi, một chút sững sờ, rồi như reo lên: Em không ngờ anh lại về sớm như vậy...
Hàn huyên với Trần Hồng Giang đến quá giờ trưa, tôi đành phải từ biệt, đến nhà anh Cu Lớn thắp hương cho chị Hậu.
Nhà chị Hậu là nơi tôi tá túc thời chiến tranh. Ngày đó nhà chị còn ở ngay trung tâm xã. Sau này, nghe các đồng chí cán bộ dụ ngọt, chuyển ra gần khu nghĩa địa, nhà chị nhường cho nhà trẻ. Khi chị nhận đất và tiền đền bù xong, họ không làm nhà trẻ, mà nhượng hay "cúng cụ" cho ông cán bộ cấp trên xây nhà nghỉ cuối tuần. Đắng cay quá, anh chị kiện cáo khắp nơi, nhưng kết quả chỉ dừng lại ở những lời hứa. Chịu hết nổi, cứ rượu vào anh Cu Lớn dắt dao đi tìm cán bộ. Do buồn và bệnh tật, chị Hậu nằm liệt giường. Năm ngoái nghe tin chị mất, từ Đức tôi không thể về đưa tang chị. Nhưng ký ức tuổi thơ với những ngày theo chị đi câu cáy, móc cua đồng làm tôi vẩn vơ mất mấy ngày.
Vào đến sân, thấy cửa nhà khép hờ, nên tôi ngó quanh. Có lẽ, từ trong nhà, anh Cu Lớn nhận ra tôi, nên chạy ra: Chú về từ khi nào? Chưa kịp trả lời, anh đã vồn vã kéo tôi vào nhà. Bên mâm cơm đang ăn dở, có người khách lạ cũng đứng dậy bắt tay tôi. Nghe giọng nói, tôi nghĩ anh là dân Bắc Kỳ di cư năm 1954. Anh Cu Lớn bảo tôi ngồi vào mâm và giới thiệu, người khách tên Phan Việt cũng từ Đức mới về. Nhưng tôi xin phép anh được thắp hương cho các cụ và chị Hậu trước. Phan Việt đưa cho tôi hộp quẹt và lẩm bẩm: Nhìn chú, anh thấy quen quen.
Bàn thờ vẫn ở trên nóc cái tủ chè gẫy chân, được kê bằng những viên gạch cũ chưa kịp vạc vữa đi như chục năm trước, khi tôi về thăm anh chị. Có khác chăng, chiếc ảnh thờ chị Hậu đã thế chỗ cho một trong ba tấm hình thờ cha và hai người anh liệt sĩ của chị...
Trở ra, chưa kịp ngồi vào mâm, anh Cu Lớn vỗ vào vai, đưa cho tôi chén rượu, rồi quay lại bảo Phan Việt: Ngày Mỹ ném bom, chú Trường sơ tán về nhà mình, thời gian đó bác và em đang lao vào chém giết nhau ở trong Nam.
Rồi anh Cu Lớn nhìn sang tôi mắt rấn rấn như có nước: Mấy cái truyện Mắm Cáy, Mùa Bão... của chú viết, khi còn sống, thỉnh thoảng chị lại lấy ra đọc. Đọc xong, cười rồi lại khóc, nghĩ cũng tội...
Chợt Phan Việt cắt ngang lời Anh Cu Lớn, hỏi tôi: Em là Đỗ Trường ở Leipzig?
- Vâng ạ.
- Thảo nào nhìn quen lắm, anh đọc chú nhiều rồi.
Tôi cảm ơn và hỏi quan hệ của anh với gia chủ để tiện xưng hô. Phan Việt còn đang ngập ngừng, anh Cu Lớn chỉ lên bàn thờ: Anh ấy vẫn ngồi trên nóc tủ đấy!
Tôi còn đang ngơ ngác, Phan Việt đi ra đóng cửa và xua tay, nhưng anh Cu Lớn cười: Việc gì phải đóng cửa, bác về làng xóm người ta xì xào bàn tán, có lẽ thằng xã, thằng huyện cũng biết cả rồi. Nhưng chúng nó giả vờ không biết, vì không thằng nào đủ can đảm phá ngôi mộ gió của bác ở nghĩa trang liệt sỹ mà thôi. Bởi lính chết càng nhiều, thì thành tích, huân huy chương của xã của huyện... càng cao, càng dày.
Vậy là tôi đã hiểu, trên nóc tủ thờ trước đây có ảnh ba người đàn ông trẻ, cười vô tư, đến nay chỉ còn hai...
Trời về chiều, mưa phùn đã thôi bay, chỉ còn những cơn gió bấc còn rơi rớt lại, tuy không buốt lạnh, nhưng cũng gai gai rờn rợn trong người. Anh Cu Lớn và Phan Việt tiễn tôi ra xe. Đi qua dãy nhà xây trên con sông mới lấp, trông như những lô cốt. Nhìn vào làng chẳng khác nào cô gái đang đẹp cắm cho cái mặt sứt môi, hở hàm. Phan Việt bảo, lấp sông bán đất xây nhà, có lẽ chỉ có ở Việt Nam thời nay mới nghĩ ra cái trò quái đản này. Anh Cu Lớn tập tễnh bước sau, miệng không ngớt chửi đổng. Đến trước nghĩa trang liệt sỹ, anh chỉ tay, mộ của anh Phan Việt ở trong đó.
Tôi đùa, người ta lập mộ, tế sống hơn bốn chục năm nay, anh sẽ sống dai lắm đấy. Phan Việt cười, dặn về Đức nhớ đến anh chơi.
Tôi bảo, tiện xe anh Việt lên Hà Nội chơi vài ngày rồi hãy vào Sài Gòn.
Anh bảo, không được, vì chị ấy đang ở Huế chờ anh. Ngày mốt, anh sẽ đi tàu từ Nam Định, đón chị vào Sài Gòn rồi về Đức luôn.
- Sao anh không đưa chị về thăm quê luôn?
- Lần này, thăm dò thôi, nếu không có vấn đề gì, lần sau anh đưa chị và các cháu về...
Tháng ba vừa rồi, đọc báo biết tôi bị trục xuất về Đức trên đường vào Sài Gòn, Phan Việt gọi điện, nói sẽ đến thăm tôi. Tôi trả lời, anh cứ nghỉ ngơi, ngày 26 tháng 4 tới, chở cháu út thi đấu giải vô địch bóng bàn quốc gia Đức ở Celle gần nhà, em sẽ tạt vào thăm anh...
Phải nói, cơ ngơi Phan Việt nằm trên khoảng không khá đẹp trong ngôi làng nhỏ với lối xây dựng trang trại biệt lập. Sau làng là cánh rừng thông nhân tạo, bao quanh nó bởi những cánh đồng lượn sóng, nhấp nhô. Dòng suối nhỏ chảy dọc theo con đường dẫn vào cổng nhà, từ xa nhìn như những bậc thang trắng mềm mại. Từ đây, về trung thành phố Hannover mất mười lăm, hai chục phút chạy xe. Khu nhà này, trước đây là nơi ở và làm việc của một đại gia đình nông dân, nhưng đã bỏ hoang nhiều năm, do vậy Phan Việt mua với giá như mua một căn nhà nhỏ nội đô. Anh bảo, gần hai chục năm nay, hầu như anh dành tất cả những ngày cuối tuần hay lễ tết tự cải tạo, sửa chữa, nó mới được như bây giờ.
Cuối tháng tư, về chiều ngoài trời vẫn còn lạnh. Phan Việt kéo cái lò than to vật vưỡng ra nhà kính giữa vườn nướng thịt cá, uống bia trò chuyện. Và câu chuyện đời anh được tái hiện... bắt đầu từ những cốc bia vào chiều tối ngày 26- 4- 2015 như vậy...
Thật ra Phan Việt họ Phạm. Anh là cháu đời thứ sáu của Hoàng Tam Đăng Phạm Văn Nghị. Sau khi đỗ liền ba kỳ thi (tú tài, cử nhân, tiến sĩ), cụ Phạm Văn Nghị đã được bổ nhiệm vào làm việc trong Viện Hàn Lâm và trải qua nhiều chức vụ quan trọng khác của triều đình. Năm 40 tuổi (1845) cụ cáo quan về vùng biển mở trường dạy học. Từ đây cụ khai khẩn lập ra trại Sỹ Lâm, nay thuộc ba xã Nghĩa Lâm, Nghĩa Hùng và Nghĩa Hải huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định. Năm Mậu Ngọ 1858 khi tầu chiến Pháp nổ súng ở Đà Nẵng, cụ Phạm Văn Nghị lập ra đội quân nghĩa dũng 365 người, xin vua được tử chiến với giặc…
Có lẽ, xuất thân từ dòng dõi gia đình khoa bảng như vậy, nên Phan Việt học rất giỏi. Tuy là mảnh đất truyền thống hiếu học, nhưng sau cải cách ruộng đất, rồi lại chiến tranh, sức sống của nông dân cạn kiệt, đói khát đã đến với từng nhà. Do vậy, việc học vô cùng gian truân. Cả vùng, học cùng khóa với anh ở trường cấp 3 Nghĩa Hưng duy nhất có Nguyễn Quang. Và học trên anh cũng chỉ có Nguyễn Ngọc Am, Phạm Văn Bể, Ngô Gia Lễ và Trần Mạnh Hảo (nhà thơ).
Năm 1968 tốt nghiệp cấp ba, Phan Việt và Nguyễn Quang đủ điểm du học nước ngoài. Vì có bố là liệt sỹ chống Pháp và anh trai bộ đội tại ngũ ở chiến trường miền Nam, nên Phan Việt trong diện được xuất ngoại. Nguyễn Quang can tội có ông nội, chú bác cô dì đã di cư vào Nam, do vậy bị loại, buộc phải nhập ngũ. Thật ra, thành phần lý lịch như Nguyễn Quang, trước lệnh tổng động viên năm 1968 cũng không được phép đi bộ đội, mà con đường cũng như tương lai duy nhất lấy đít trâu làm thước ngắm. Bố Quang là Tuấn Quáng Gà, tuy mắt mũi kèm nhèm, nhưng lại coi cán bộ không là cái đinh gì. Hôm xã đội trưởng đến đưa giấy báo nhập ngũ cho Quang, ông đuổi thẳng cổ ra khỏi nhà và bảo:
- Không bao giờ tao cho thằng Quang mang súng vào trong đó bắn giết ông bà cô dì chú bác của nó đâu nhé!
Chuẩn bị lên trường ngoại ngữ nhập học, Phan Việt nhận được giấy báo tử của anh trai. Lòng căm thù Mỹ Ngụy sôi lên sùng sục, Phan Việt quyết định không du học nữa, xung phong vào bộ đội và đi chiến trường ngay tức thì. Trước quyết định ấy, nhiều người tiếc cho Phan Việt. Hôm tiễn quân lên đường, trong tiếng trống hừng hực xung trận, còn lẫn tiếng kẻng xèng xèng với tấm biển "Hèn nhát như tôi là mất nước" treo trên cổ Nguyễn Quang, đi vòng quanh khắp làng. Khi bước chân lên xe, Phan Việt nhìn thấy ông Tuấn Quáng Gà vẫn còn bị trói ở góc sân và cứ bị ám ảnh mãi lời nguyền vọng lên của ông: Thằng Phan Việt bỏ du học, rồi mày sẽ ân hận đấy!
Tôi hỏi, đến bây giờ anh có ân hận quyết định này không? Phan Việt trầm ngâm: Nếu cứ đi du học và trở về, biết đâu bây giờ tôi đã là cán bộ to, một con sâu béo trục béo tròn hả chú! Nói xong, anh khẽ rùng mình, tu cạn cả chai bia.
Sau mấy tháng huấn luyện ở Hoa Lư, Ninh Bình, Phan Việt được toại nguyện, hành quân vào Nam chiến đấu. Cuộc hành quân vòng qua đất Camfuchia xuống tận cùng đất Việt, quả thật gian nan, tưởng như không thể vượt qua của chàng học sinh Phan Việt, nhưng lòng hận thù đã giúp anh chiến thắng. Từ đây, Việt được bổ xung cho một đơn vị địa phương quân, hoạt động trên vùng sông nước Hậu Giang. Tuy địa bàn này ít xảy ra những trận đánh lớn, nhưng thường xuyên phải chống trả hoặc lùi sâu vào vùng đước trước những trận càn của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Trải qua mấy năm như vậy, Phan Việt cũng có khá nhiều kinh nghiệm trận mạc trên vùng sông nước, đầm lầy. Nhưng một lần định mệnh, có lẽ do chỉ điểm, đơn vị Việt bất ngờ bị quân đội VNCH bao vây. Không lối thoát. Đáp lại sự kêu gọi đầu hàng, Việt và đồng đội chống trả quyết liệt. Trong trận quyết tử ấy, đơn vị Việt hoàn toàn bị xóa sổ…
Khi tỉnh lại, Việt mờ mờ nhận ra hai người đứng quay lưng về phía mình. Một mặc áo trắng có thể là bác sỹ và người kia có lẽ cũng là thương binh, bởi tay trái bị cuốn băng tròng trên cổ. Việt không biết mình đã bất tỉnh bao lâu và ở đâu. Anh định rồi dậy, nhưng không được. Nghe tiếng động, hai người đàn ông quay lại. Thoáng nhìn trên vai áo họ, Việt hốt hoảng nhận ra mình đang ở Quân y viện thuộc quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Thấy Việt mở mắt nhìn, người bác sỹ ra hiệu nằm yên và khám lại cho anh, rồi bảo: Tỉnh là tốt rồi, chúng tôi mới mổ và đã lấy đầu đạn ra cho anh. Yên tâm nằm tĩnh dưỡng, tuổi trẻ hồi phục nhanh thôi.
Nghe người bác sỹ nói giọng Bắc, Việt định hỏi, nhưng không thể cất thành lời. Rồi thấy ông nói nhỏ với người bị thương ở tay câu gì đó và bước đi. Người thương binh đứng tần ngần một lúc, bất chợt đi ra và nói với lại: Ông bạn nằm yên đó, chút nữa tôi quay lại.
Đến đây, đột nhiên Phan Việt dừng lại, giọng chùng xuống: Em biết không, hôm nay là ngày giỗ lần thứ mười của bác sỹ Đặng Huy Lưu, Trung tá Liên Đoàn Trưởng Quân Y Vùng 4, người đã cứu anh về cả thể xác lẫn linh hồn. Và năm nay cũng là hai mươi năm ngày mất của Đại úy Lê Đình Thụy, người đã cứu sống anh, sau này là người bạn thân thiết nhất và là anh vợ của anh. Nếu không có họ, chắc chắn ảnh của anh vẫn còn để trên nóc tủ và ngôi mộ ở quê không còn là ngôi mộ gió nữa…
Tôi cắt ngang lời Phan Việt, có phải bác sỹ Đặng Huy Lưu cũng người Nam Định và là tác giả tập thơ "Mộng Vẫn Còn Say?" Phan Việt ngạc nhiên:
- Đúng vậy, nhưng sao em biết?
- Bởi em đã viết lời bình cho tập thơ này.
Phan Việt hỏi một cách bâng quơ: Sao mình chưa được đọc nó nhỉ?
Trời vào đêm. Trăng đầu tháng treo ngược trên ngọn cây, chảy một màu vàng xuống dòng suối bậc thang đang đổ đều đều như giã gạo trước nhà. Tôi lặng nhìn một khuôn mặt đã đi trước cái tuổi 65 của anh. Chị Hà vợ anh, chạy đi chạy lại tần ngần, một lúc sau mới nhẹ hỏi: Hai anh em còn dùng thêm gì nữa không? Tôi và anh đều khẽ lắc đầu. Và chợt nhìn xuống, tôi thấy dường như có một giọt nước trong mắt rớt vào vai anh, khi chị cúi xuống kéo chiếc nghế để ngồi.
Để phá tan không khí u buồn đó, dù cái thời đã đi rất xa rồi, tôi hỏi: Anh chị sang Đức năm nào? Không trả lời thẳng câu hỏi của tôi, nhưng anh tiếp lại câu chuyện với cái giọng nghèn nghẹn của mình.
Không biết do vô tình hay chủ ý, khi từ phòng hậu phẫu ra, quân y viện sắp xếp Phan Việt ở cùng phòng với Lê Đình Thụy, người bị thương ở tay. Trong hoàn cảnh này, Việt sẵn sàng chờ đợi sự trả thù hay một điều gì đó chẳng hạn. Nhưng đã mấy tuần trôi qua, không hề có chuyện gì xảy ra, ngoài việc bác sỹ đến khám và chăm sóc vết thương cho anh. Hay những ngày đầu khó khăn, Lê Đình Thụy dìu anh đi lại và giúp đỡ từ những công việc nhỏ nhất, kể cả vệ sinh cá nhân.
Sức khỏe Phan Việt hồi phục khá nhanh. Thời gian đầu, ngày nào bác sỹ Đặng Huy Lưu cũng tạt qua. Không biết có phải do cùng quê hay tình thương trách nhiệm của người bác sỹ dành cho tất cả bệnh nhân, mà lần nào cũng vậy, ông hỏi thăm Việt rất ân cần. Có tối, ông đi đâu đó về, tạt vào nói chuyện với Việt rất nhiều về xã hội, cuộc sống, lòng hận thù và luật nhân quả. Và cũng từ đó những nút thắt trong lòng Việt, dường như dần dần đã được cởi bỏ. Việt đã cảm ơn ông và các đồng nghiệp đã kéo anh từ tay thần chết trở về. Nhưng ông lại bảo, chính Lê Đình Thụy mới là người cứu sống anh. Bởi, mặc dù bị thương, nhưng thiếu úy Lê Đình Thụy vẫn cố gắng chỉ huy trung đội thu dọn chiến trường và đưa tất cả tử sỹ hai bên ra xe. Khi xác Phan Việt được hai người lính kéo qua, như có một linh cảm Lê Đình Thụy bảo dừng lại. Kiểm tra, tuy hơi thở rất yếu, nhưng chưa chết hẳn, anh gọi y sỹ. Hai người lính bảo, thằng này da nhạt phếch thế này, chỉ tý nữa là đi hẳn. Để em cho nó phát nhân đạo, thiếu úy cứu nó làm gì mất công. Thụy trừng mắt, đừng làm bậy...
Vết thương đã khỏi hẳn, Lê Đình Thụy được nghỉ phép trước khi về đơn vị. Tuy nhà cách quân y viện không xa, nhưng hình như Thụy và Việt đêm ấy thức trắng trò chuyện. Những hàng rào và khoảng cách thực sự đã được xóa bỏ. Khi biết ước nguyện của Việt được đi học tiếp, Thụy rất ủng hộ. Và hồi chánh là con đường duy nhất lúc đó, để Việt có thể bước chân vào giảng đường đại học.
Rời trung tâm chiêu hồi Thị Nghè, Việt được Thụy giới thiệu về làm tạm trong xưởng ép mật mía của gia đình mình, ở thành phố Cần Thơ, để chuẩn bị cho kỳ thi đại học. Tôi hỏi ngạc nhiên hỏi: Học bạ, văn bằng học hành của anh để cả ngoài Bắc làm thế quái nào mà người ta chấp nhận cho anh thi? Anh bảo, cũng nhờ can thiệp của Bộ chiêu hồi, Bộ giáo dục đặc cách cho anh thi lại tốt nghiệp trung học. Với anh, khó khăn nhất là sinh ngữ, nhưng sáu tháng chuyên tâm học, anh đã vượt qua tất cả. Cùng năm đó, anh thi vào Đại học kỹ thuật thuộc Viện Đại Học Cần Thơ với số điểm khá cao.
Năm 1974, đang học năm thứ hai, Phan Việt lập gia đình với Hà em gái Lê Đình Thụy. Rồi biến cố 30-4-1975 xảy ra, Đại úy Lê Đình Thụy bị bắt tại Xuân Lộc. Hà sinh cháu đầu. Dòng người tràn xuống Miền Tây tìm cách di tản. Biết ở lại là nguy hiểm, không chỉ cho bản thân mà cho cả gia đình ngoài Bắc, nhưng trong hoàn cảnh này, anh không còn đường để lựa chọn. Anh đành bỏ giảng đường, đưa vợ con về vùng Châu Phú, An Giang trồng cấy, chăn nuôi. Và lý lịch cũng như cái tên Phan Việt này, được vận vào đời anh từ đây...
Lê Đình Thụy bị bắt không lâu, vợ anh để hai con nhỏ lại cho ông bà nội, bỏ đi mất tích. Với Phan Việt, việc thăm nuôi Lê Đình Thụy trong trại cải tạo được đặt lên hàng đầu. Nhưng chiến tranh biên giới phía Nam, rồi lên phía Bắc lại bùng nổ, dòng người lại đổ ra khơi. Thụy giục vợ chồng Phan Việt bằng mọi giá phải rời khỏi Việt Nam. Lần lữa mãi, mùa hè năm 1979 vợ chồng Việt đưa cả hai con của Thụy vượt thoát và được chính phủ Tây Đức tiếp nhận.
Kể đến đây giọng Phan Việt như tắc nghẹn lại: Tội nhất là Lê Đình Thụy, năm 1983 anh ấy ra tù, vợ chồng mình và các cháu làm giấy bảo lãnh, lằng nhằng mãi mới sang được. Nhưng anh ấy thần kinh có vấn đề, có lẽ bị ám ảnh bởi chiến tranh, nhất là những ngày bị tù tội, giam cầm. Chữa mãi không khỏi, do vậy anh ấy vùi đầu vào những cơn say và mất năm 1995, bởi ung thư gan. Theo nguyện vọng của anh ấy, vợ chồng mình đưa anh về chôn cất ở Việt Nam. Các con anh đều là kỹ sư, dù đã có gia đình và đã trên bốn chục cả, nhưng vẫn ở đây với vợ chồng mình.
Tôi hỏi, sau 1975 anh có liên lạc với gia đình không? Anh bảo, mãi khi anh sang tới Đức rồi, gia đình nhà vợ mới dám bí mật nhắn cho mẹ anh. Năm 1995 anh về, mẹ anh đã mất, cho người ra đón vợ chồng Hậu vào Cần Thơ, anh em gặp nhau. Hậu kể, nghe tin anh còn sống, mẹ vừa mừng vừa sợ. Tấm ảnh của anh trên bàn thờ, mẹ không cho gỡ xuống. Cu Lớn chồng của Hậu cười: Mẹ mất rồi, em cũng có dám cho anh gỡ ảnh xuống đâu.
Hôm rồi anh về nhìn nhà cửa rách nát, hỏi Cu Lớn, tiền anh cho sao không làm lại nhà. Cu Lớn bảo, Hậu vẫn sợ hàng xóm dị nghị, chính quyền nhòm ngó, không cho sửa. Tiền của anh, cho cả vào hộp sắt, cất vào trong ống luồng trên kèo nhà. Hậu mất rồi em cũng không muốn sửa nữa…
Dừng lại giây lát, Phan Việt thở dài: "Chỉ có tình yêu mới có thể hóa giải hận thù. Súng đạn và quyền lực có thể bắn trúng mục tiêu, chứ không bao giờ đi tới đích thực sự"
Đêm đã về khuya, trăng đã rớt khỏi ngọn cây, để lại một khoảng đen thẫm trên nền trời…
Leipzig 14-5- 2015
Trung Quốc, vừa đấm vừa xoa?
Hoàng Thanh Trúc (Danlambao) - Nắm đấm vào hệ thống quốc phòng Việt Nam là căn cứ quân sự Trung Quốc đang gấp rút xây dựng đường băng 3km tại đảo đá Chữ Thập cướp đoạt của Việt Nam năm 1988.
Các ảnh chụp từ vệ tinh tháng 4/2015 do Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ (CSIS) công bố cho thấy Trung Quốc đang xây một đường băng dài khoảng 3km trên đá Chữ Thập theo đánh giá của CSIS: Trung Quốc đang biến đá Chữ Thập thành cơ sở tiếp tế cho máy bay để có thể vươn tới kiểm soát khu vực phía Nam Biển Đông đến tận eo biển Malaca. Cũng theo CSIS, khu vực đảo nhân tạo ở đá Chữ Thập hiện đủ lớn để có thể xây dựng các khu sân đậu và tiếp liệu cho một vài phi đội máy bay.
Ảnh chụp từ vệ tinh -Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược Mỹ (CSIS)
Điều này có nghĩa, trước đây 1 năm nếu không có tàu sân bay thì các chiến đấu cơ Trung Quốc không thể chồm đến các sân bay phía Nam của Việt Nam như Biên Hòa, Tân Sơn Nhất, Trà Nóc hay cực Nam là Phú Quốc thì ngày nay căn cứ quân sự với đường băng 3km đảo Đá Chữ Thập đã đáp ứng yêu cầu ấy của Trung Quốc.
Hệ thống Ra Đa Trung Quốc trên đảo đá chữ thập
Thế giới sôi sục vì những động thái lấn áp như xâm lược công khai trên biển Đông ấy của Trung Quốc.
Đã đến lúc Mỹ không còn kiên nhẫn để nói suông, sau khi kêu gọi ASEAN thành lập lực lượng tuần tra chung tại Biển Đông, Nhật đã đáp lời và Philippines hưởng ứng mạnh mẽ, Mỹ bắt đầu hành động.
Bỏ ngoài tai lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hung hăng tuyên bố: Trung Quốc “vô cùng lo ngại” về việc Mỹ lên kế hoạch triển khai tàu chiến và máy bay quân sự tới tuần tra ở Biển Đông gần các khu vực Bắc Kinh đang xây đảo nhân tạo bất hợp pháp với thông điệp cũ rích rằng khu vực này “thuộc chủ quyền của Trung Quốc” và Bắc Kinh “yêu cầu Washington không can thiệp” vào biển Đông.
Ngày 6 tháng 5 Hải quân Mỹ điều động một trong những tàu chiến mới nhất của mình là tàu chiến đấu ven biển (LCS) USS Fort Worth khởi sự chuyến tuần tra kéo dài một tuần trên Biển Đông - Tàu USS Fort Worth được điều đi tuần tra Biển Đông trong bối cảnh Lầu Năm Góc đang xem xét kế hoạch đưa tàu chiến, máy bay quân sự áp sát các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải trong vùng biển chiến lược này.
Theo thông báo của Hải quân Mỹ, tàu USS Fort Worth đã bị các tàu chiến Trung Quốc theo sát trong chuyến tuần tra này khi tàu chiến Mỹ đi ngang qua những hòn đảo nhân tạo do Trung Quốc đang xây dựng. Bất chấp, Hải quân Mỹ tuyên bố tàu Fort Worth và các tàu chiến đấu ven biển khác của họ sẽ thực hiện các chuyến tuần tra thường xuyên hơn trong khu vực.
Ông Fred Kacher, sĩ quan chỉ huy Liên đội Tàu khu trục 7 Hải quân Mỹ nhấn mạnh: “Những hoạt động như của tàu Fort Worth vừa rồi trên Biển Đông sẽ trở nên thường xuyên hơn khi chúng tôi tiếp nhận thêm 4 tàu LCS sẽ đến khu vực này trong thời gian tới đây”.
Tàu USS Fort Worth tuần tra Biển Đông trong khi tàu Trung Quốc (khoanh đỏ) bám theo sau
Trực thăng săn ngầm và tấn công AH-1 Cobra trên tàu USS Fort Worth
Trực thăng “săn ngầm” không người lái MQ-8B Fire Scout đang chuẩn bị cất cánh tuần tra trên tàu USS Fort Worth
Tên lửa “hải đối không” Kongsberg trên tàu USS Fort Worth
Thủy thủ tàu chuẩn bị đạn 57 ly loại “pháo dẫn đường” trên tàu USS Forth Worth
Các binh sĩ thuộc Tổ Chiến đấu Trên biển trong biên chế của tàu USS Forth Worth
Về phía Trung Quốc, sau khi phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao ngày 14/5/2015 khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam Liên quan đến việc Mỹ có ý định đưa tàu chiến và máy bay đến tuần tra gần các đảo nhân tạo của Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao nói: “Chúng tôi mong muốn các bên liên quan, các quốc gia trong và ngoài khu vực có những nỗ lực tích cực đóng góp vào việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, và an toàn hàng hải ở khu vực”
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình
Cũng gần như là có nghĩa “ủng hộ” khi trong lời phát biểu không có từ ngữ nào là phản đối.
Ngay tức thì sáng ngày 15-5, tại Lào Cai đã diễn ra Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt - Trung do Bộ Quốc phòng nước ta và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tổ chức. (TTOnline)
Không biết cái sáng kiến hửu hão lần này do bên nào phát minh ra trước?
Bộ trưởng Thường Vạn Toàn và đoàn đại biểu quân đội Trung Quốc với Bộ trưởng Phùng Quang Thanh ngày 15/5 tại Lào Cai.
Vui thiệt! Trong tuyên bố chung: “Thắm tình hữu nghị - Qua đó tăng cường sự tin cậy chính trị, thúc đẩy quan hệ hai nước, hai quân đội phát triển ổn định, bền vững; góp phần xây dựng, củng cố niềm tin của nhân dân hai nước về biên giới hòa bình, hữu nghị, ổn định và phát triển lâu dài. Thông qua giao lưu, góp phần đấu tranh phản bác luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc”.
Trong khi… 3km đường băng sân bay trên đảo đá chữ Thập made in Trung Quốc như quả đấm in hằn bầm tím trên mặt của Bộ Trưởng QP/Phùng Quang Thanh. Không biết Chương trình giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt – Trung này có đủ êm ái để xóa đi vết bầm trên mặt Việt Nam mà trong nước và quốc tế ai cũng nhìn thấy này không.
Và nỗi đau trên mặt này có khiến cho các giới chức chóp bu CS/Việt Nam (một quốc gia có đảo biển bị TQ xâm lấn cướp đoạt nhiều nhất) biết động lòng suy nghĩ khi liên quan đến việc tuần tra trên Biển Đông Chỉ huy Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ Phó đô đốc Robert Thomas phát biểu tại Triển lãm Hàng không và Hàng hải Quốc tế Langkawi (LIMA) ở Malaysia.
“Nếu các thành viên ASEAN (trong đó có Việt Nam) muốn đi đầu trong hoạt động tuần tra nói trên, hãy tin tôi, Hạm đội 7 Mỹ, sẽ sẵn sàng hỗ trợ”, (Nhật Bản Và Philippiner đang chuẩn bị tham dự tuần tra cùng Mỹ) ông Thomas nói, trong phiên họp với các chỉ huy hải quân. (VnExpress.net).
Hay “nhà nước, đảng ta” vẫn một điệp khúc: "...Việt Nam đang là nước yếu, chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa như thế nào thì không nên nôn nóng, để đến trăm năm hoặc nghìn năm sau con cháu chúng ta đòi lại cũng vẫn được, Ai có quan điểm khác với quan điểm này đều là sai trái..."
15/05/2015