Nhận định của Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ
HÀ NỘI (NV) - Việt Nam có vài tiến bộ về nhân quyền nhưng cần chứng tỏ nhiều hơn nữa để các nhà lập pháp Hoa Kỳ bớt chống đối hầu có thể tham gia vào Hiệp Định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền, lao động Tom Malinowski họp báo tại Hà Nội hôm Thứ Hai 11-5-2015. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
Phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski nói trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm Thứ Hai 11/5/2015 rằng nhà cầm quyền CSVN tỏ ra kềm chế hơn trong năm nay. Ông cho rằng Việt Nam có ít tù nhân chính trị hơn và không thấy có những vụ kết án mới. Tuy nhiên, theo ông, những tiến bộ như vậy rất mong manh và “vẫn còn nguyên những vấn đề – nhân quyền – nổi bật”.
Theo ông Malinowski thì “Việt Nam đã đi được một quãng đường đáng kể (về nhân quyền) nhưng còn một quãng xa cần phải vượt qua”, theo tin tường thuật của họp báo của thông tấn Reuters.
Vào ngày ông Malinowski họp báo tại Hà Nội nói có vài tiến bộ về nhân quyền tại Việt Nam, thì ngay tại thành phố này, một nhóm công an mặc thường phục giả dạng côn đồ đã hành hung ông Nguyễn Chí Tuyến dã man, chảy máu đầu, khi ông đang trên đường đưa con đi học về trên đoạn đường đê Ngọc Thụy – Long Biên, Hà Nội. Ông được đưa vào bệnh viện chữa trị.
Theo ông Nguyễn Văn Đề viết trên Facebook, “Nguyễn Chí Tuyến là người rất nhiệt tình trong phong trào biểu tình chống Trung Quốc xâm lược từ năm 2011 khi Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò dầu khí (Bình Minh 2) của Việt Nam, những cuộc biểu tình chống Trung Quốc và tưởng niệm các chiến sỹ hy sinh trong các cuộc chiến với Trung Quốc gần đây. Trong các cuộc tuần hành bảo vệ cây Xanh Hà Nội thời gian qua, anh luôn là người đi đầu sát cánh cùng anh em. Anh là người hiền lành, nhiệt tình và rất ôn hòa, được rất nhiều anh chị em trong phong trào quý mến”.
Ông Nguyễn Chí Tuyến, một nhà hoạt động xã hội và nhân quyền ở Hà Nội, bị một nhóm an ninh mặc thường phục hành hung dã man sáng 11/5/2015 phải vào bệnh viện cấp cứu. (Hình FB Bạch Hồng Quyền)
Ông Malinowski và phái đoàn đã tham dự cuộc đối thoại nhân quyền hàng năm giữa hai chính phủ tại Hà Nội với đại diện nhà cầm quyền CSVN ngày 7/5/2015 vừa qua và ông cũng đã tiếp xúc với một số tổ chức xã hội dân sự, thành phần bên ngoài chính quyền, nghe các phản ảnh của họ về tình hình nhân quyền thực tế tại Việt Nam ra sao.
“Tôi biết rằng cải cách ở Việt Nam là một tiến trình lâu dài nhưng hiện đang có nhu cầu cải thiện khẩn cấp.” Ông Malinowski nói trong cuộc họp báo.
Theo ông vấn đề đàn áp nhân quyền tại Việt Nam là điểm trở ngại trong mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước mà lâu nay, Hoa Kỳ vẫn đả kích CSVN là không dung tha những người bất đồng chính kiến. Ông Malinowski nói các trò sách nhiễu, đe dọa và đánh đập các người đấu tranh dân chủ vẫn diễn ra.
Ông Malinowski đã gặp các viên chức cao cấp của Bộ Công An CSVN mà ông nói cơ quan này đóng vai trò then chốt quyết định cho mối quan hệ song phương tiến xa đến đâu. Ông kêu gọi những kẻ bảo thủ ở trong nội bộ đảng CSVN nên cho phép người dân tự do hơn, nhờ đó giải tỏa “những quan ngại chính đáng và nghiêm trọng” của Quốc hội Hoa Kỳ về Việt Nam.
Hiện Việt Nam và Hoa Kỳ đang cố gắng kết thúc đàm phán Hiệp định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TTP) mà nhờ đó hàng hóa các loại xuất cảng từ Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ được hưởng miễn trừ hay ưu đãi thuế quan, giúp nền kinh tế Việt Nam phát triển thuận lợi. Đang có những nỗ lực được thúc đẩy để hai nước có những quan hệ chặt chẽ hơn về mọi mặt về cả y tế, giáo dục, môi trường, năng lượng và gần đây là mặt an ninh quốc phòng.
Hiệp định Đối tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương trong đó Việt Nam và Hoa Kỳ cùng 10 nước khác đang đàm phán, nếu đạt được, phải đem ra quốc hội biểu quyết thông qua. Những năm qua, Quốc hội Hoa Kỳ đều ra các bản nghị quyết lên án CSVN đàn áp nhân quyền.
“Các lợi ích kinh tế và chiến lược là một phần của hiệp định TPP lấn át hẳn những vấn đề khác. Đó là lý do tại sao một số chính phủ sợ phải đi theo con đường đó.” Ông Malinowski nói. Quốc hội Hoa Kỳ “không chỉ bỏ phiếu thông qua một hiệp định thương mại. Tôi thấy đó là một cuộc biểu quyết quan trọng nhất về nhân quyền mà Quốc Hội thực hiện cả năm.”
Bình luận về vấn đề, ông Phil Robertson, giám đốc khu vực Á Châu của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền phát biểu trên thông tấn Reuters rằng Việt Nam chỉ nên được cho làm đối tác TPP nếu có cải thiện về nhân quyền.
“Không một ai nên lầm lẫn là đàm phán ngoại giao thêm một vòng nữa có nghĩa là Việt Nam cam kết có các hành động cải thiện thành tích nhân quyền ghê rợn của họ”. Ông Robertson nói như vậy trước cuộc đối thoại nhân quyền của ông Tom Malinowski ở Hà Nội. (TN)
05-11-2015 3:47:34 PM
Monday, May 11, 2015
ASEAN bất nhất trong hành xử về Biển Đông
SINGAPORE (NV) - Trong khi Malaysia, Indonesia, Singapore thảo luận về việc hợp tác tuần tra chung để bảo vệ an ninh tại Biển Đông thì Campuchia khuyên ASEAN không nên can dự vào những tranh chấp chủ quyền tại đó.
Chiến hạm của Philippines tuần tra tại Sulu - vùng biển nằm giữaPhilippines, Malaysia, Indonesia, Brunei. Malaysia đang vận động thành lập lực lượng tuần tra chung tại Sulu như một mô hình hợp tác cho ASEAN. (Hình: Tân Hoa Xã)
Theo Singapore's Today, hải quân Malaysia, Indonesia, Singapore đang thảo luận về việc mở rộng hợp tác tuần tra chung tại Biển Đông nhằm ngăn chặn và tiễu trừ cướp biển. Trước đây, Malaysia, Indonesia, Singapore đã từng hợp tác để ngăn chặn và tiễu trừ cướp biển tại eo biển Malacca.
Trung Quốc từng đòi sở hữu hơn 80% diện tích Biển Đông và yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông mâu thuẫn với tuyên bố về chủ quyền của bốn quốc gia thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Việc ba thành viên của ASEAN là Malaysia, Indonesia, Singapore hợp tác tuần tra chung để bảo vệ an ninh tại Biển Đông chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc không hài lòng.
Hồi trung tuần tháng 3, 2015, Trung Quốc từng chỉ trích Hoa Kỳ một cách kịch liệt, sau khi Tư lệnh Hạm Đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ đề nghị ASEAN thành lập lực lượng tuần tra chung trên Biển Đông. Lúc đó, tại cuộc gặp gỡ giữa Tư lệnh Hải quân nhiều quốc gia nhân dịp Triển Lãm Hàng Hải Và Hàng Không-Không Gian Quốc Tế ở Malaysia, Phó Đô Đốc Thomas, tư lệnh Hạm Đội 7 của hải quân Hoa Kỳ đã nêu việc hợp tác của hải quân nhiều quốc gia tại vịnh Aden nhằm chống cướp biển như một dẫn chứng minh họa cho tính hiệu quả của việc thành lập lực lượng tuần tra chung tại Biển Đông.
Theo Phó Đô Đốc Thomas, các quốc gia trong một khu vực có thể hợp tác với nhau để bảo đảm an ninh hàng hải mà không xâm hại chủ quyền của quốc gia khác. Tuy việc thành lập lực lượng tuần tra chung tại Biển Đông không đơn giản nhưng Phó Đô Đốc Thomas khẳng định, nếu ASEAN muốn thực hiện đề nghị vừa kể, Hạm Đội 7 của hải quân Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ.
Ngay sau đó, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tuyên bố, Trung Quốc và ASEAN đã có một “sáng kiến chung,” qua đó các bên sẽ bảo vệ hòa bình, ổn định Biển Đông một cách độc lập. Trung Quốc nhận định, đề nghị của Phó Đô Đốc Thomas, không giúp giải quyết tranh chấp tại Biển Đông một cách thỏa đáng và cũng không đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng của khu vực, đồng thời đề nghị Hoa Kỳ “tôn trọng nghiêm ngặt cam kết không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.”
Có thể vì thế nên khi đề cập đến dự tính Malaysia, Indonesia, Singapore sẽ hợp tác tuần tra chung để bảo vệ an ninh tại Biển Đông, ông Lai Chung Han, phó đô đốc hải quân Singapore, giải thích, dự tính phối hợp mở rộng việc tuần tra chung tại Biển Đông chỉ vì tại Biển Đông có nhiều điểm mà hải tặc tụ tập và chỉ nhằm đối phó với hải tặc. Ông Lai Chung Han nói rằng, không có quốc gia nào muốn hải tặc tiếp tục hoành hành.
Cũng vào thời điểm này, bà Soeung Rathchavy, ngoại trưởng Campuchia đả mời đại diện ngoại giao của 28 quốc gia tại Campuchia đến họp và tuyên bố, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên để các quốc gia có liên quan trực tiếp đến tranh chấp tự giải quyết với nhau. Ngoại trưởng Campuchia nhấn mạnh, ASEAN không thể phân xử tranh chấp này vì không phải là một định chế pháp lý, đúng-sai là chuyện của tòa án!
Quan điểm của Campuchia chính là lập trường của Trung Quốc từ trước tới nay. Có thể vì vậy mà bà Rathchavy nói thêm, Campuchia hoàn toàn trung lập, không bị Trung Quốc tác động. Bà Rathchavy nói thêm, Trung Quốc không chỉ là bạn bè thân thiết với Campuchia mà cũng là bạn bè thân thiết với một số quốc gia đang gây ầm ĩ! Bà Rathchavy không kể tên những quốc gia cũng là bạn bè thân thiết với Trung Quốc nhưng đang gây ầm ĩ.
Hồi năm 2012, khi đang giữ vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN, Campuchia từng bị cáo buộc là đã gây chia rẽ nội bộ ASEAN, sau khi Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN diễn ra tại Phnôm Pênh năm đó không ra được tuyên bố chung nào bởi những bất đồng trong việc lên án hay không lên án Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là quốc gia dẫn đầu trong việc hỗ trợ Campuchia cả về kinh tế và quân sự. Giới quan sát thời sự quốc tế tin rằng, Trung Quốc đã và đang dùng Campuchia để phủ quyết quyết định không có lợi cho Trung Quốc của ASEAN. (G.Đ)
Chiến hạm của Philippines tuần tra tại Sulu - vùng biển nằm giữaPhilippines, Malaysia, Indonesia, Brunei. Malaysia đang vận động thành lập lực lượng tuần tra chung tại Sulu như một mô hình hợp tác cho ASEAN. (Hình: Tân Hoa Xã)
Theo Singapore's Today, hải quân Malaysia, Indonesia, Singapore đang thảo luận về việc mở rộng hợp tác tuần tra chung tại Biển Đông nhằm ngăn chặn và tiễu trừ cướp biển. Trước đây, Malaysia, Indonesia, Singapore đã từng hợp tác để ngăn chặn và tiễu trừ cướp biển tại eo biển Malacca.
Trung Quốc từng đòi sở hữu hơn 80% diện tích Biển Đông và yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Đông mâu thuẫn với tuyên bố về chủ quyền của bốn quốc gia thành viên ASEAN là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei. Việc ba thành viên của ASEAN là Malaysia, Indonesia, Singapore hợp tác tuần tra chung để bảo vệ an ninh tại Biển Đông chắc chắn sẽ khiến Trung Quốc không hài lòng.
Hồi trung tuần tháng 3, 2015, Trung Quốc từng chỉ trích Hoa Kỳ một cách kịch liệt, sau khi Tư lệnh Hạm Đội 7 của Hải quân Hoa Kỳ đề nghị ASEAN thành lập lực lượng tuần tra chung trên Biển Đông. Lúc đó, tại cuộc gặp gỡ giữa Tư lệnh Hải quân nhiều quốc gia nhân dịp Triển Lãm Hàng Hải Và Hàng Không-Không Gian Quốc Tế ở Malaysia, Phó Đô Đốc Thomas, tư lệnh Hạm Đội 7 của hải quân Hoa Kỳ đã nêu việc hợp tác của hải quân nhiều quốc gia tại vịnh Aden nhằm chống cướp biển như một dẫn chứng minh họa cho tính hiệu quả của việc thành lập lực lượng tuần tra chung tại Biển Đông.
Theo Phó Đô Đốc Thomas, các quốc gia trong một khu vực có thể hợp tác với nhau để bảo đảm an ninh hàng hải mà không xâm hại chủ quyền của quốc gia khác. Tuy việc thành lập lực lượng tuần tra chung tại Biển Đông không đơn giản nhưng Phó Đô Đốc Thomas khẳng định, nếu ASEAN muốn thực hiện đề nghị vừa kể, Hạm Đội 7 của hải quân Hoa Kỳ sẵn sàng hỗ trợ.
Ngay sau đó, phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc tuyên bố, Trung Quốc và ASEAN đã có một “sáng kiến chung,” qua đó các bên sẽ bảo vệ hòa bình, ổn định Biển Đông một cách độc lập. Trung Quốc nhận định, đề nghị của Phó Đô Đốc Thomas, không giúp giải quyết tranh chấp tại Biển Đông một cách thỏa đáng và cũng không đóng góp cho hòa bình, thịnh vượng của khu vực, đồng thời đề nghị Hoa Kỳ “tôn trọng nghiêm ngặt cam kết không đứng về bên nào trong các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.”
Có thể vì thế nên khi đề cập đến dự tính Malaysia, Indonesia, Singapore sẽ hợp tác tuần tra chung để bảo vệ an ninh tại Biển Đông, ông Lai Chung Han, phó đô đốc hải quân Singapore, giải thích, dự tính phối hợp mở rộng việc tuần tra chung tại Biển Đông chỉ vì tại Biển Đông có nhiều điểm mà hải tặc tụ tập và chỉ nhằm đối phó với hải tặc. Ông Lai Chung Han nói rằng, không có quốc gia nào muốn hải tặc tiếp tục hoành hành.
Cũng vào thời điểm này, bà Soeung Rathchavy, ngoại trưởng Campuchia đả mời đại diện ngoại giao của 28 quốc gia tại Campuchia đến họp và tuyên bố, tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông nên để các quốc gia có liên quan trực tiếp đến tranh chấp tự giải quyết với nhau. Ngoại trưởng Campuchia nhấn mạnh, ASEAN không thể phân xử tranh chấp này vì không phải là một định chế pháp lý, đúng-sai là chuyện của tòa án!
Quan điểm của Campuchia chính là lập trường của Trung Quốc từ trước tới nay. Có thể vì vậy mà bà Rathchavy nói thêm, Campuchia hoàn toàn trung lập, không bị Trung Quốc tác động. Bà Rathchavy nói thêm, Trung Quốc không chỉ là bạn bè thân thiết với Campuchia mà cũng là bạn bè thân thiết với một số quốc gia đang gây ầm ĩ! Bà Rathchavy không kể tên những quốc gia cũng là bạn bè thân thiết với Trung Quốc nhưng đang gây ầm ĩ.
Hồi năm 2012, khi đang giữ vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN, Campuchia từng bị cáo buộc là đã gây chia rẽ nội bộ ASEAN, sau khi Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN diễn ra tại Phnôm Pênh năm đó không ra được tuyên bố chung nào bởi những bất đồng trong việc lên án hay không lên án Trung Quốc gây căng thẳng ở Biển Đông.
Cho đến nay, Trung Quốc vẫn là quốc gia dẫn đầu trong việc hỗ trợ Campuchia cả về kinh tế và quân sự. Giới quan sát thời sự quốc tế tin rằng, Trung Quốc đã và đang dùng Campuchia để phủ quyết quyết định không có lợi cho Trung Quốc của ASEAN. (G.Đ)
05-11- 2015 4:08:29 PM
Làm thao trường, san bằng 400 ngôi mộ của dân
ĐÀ NẴNG (NV) - Người dân phường Hòa Phát vô cùng tức giận trước việc đơn vị xây dựng thao trường CK55 đã dùng xe ủi xúc 400 ngôi mộ, san bằng nghĩa địa Nghi An.
Những ngôi mộ sau khi lộ thiên được chính quyền địa phương xây lại. (Hình: báo Lao Động)
Theo báo Lao Động, để làm giảm sự bất bình của người dân, thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Tài Nguyên và Môi Trường cùng quận Cẩm Lệ đình chỉ ngay việc san ủi đất đồi tại khu vực nghĩa địa làng Nghi An, phường Hòa Phát, khiến khoảng 400 ngôi mộ biến mất.
Ông Nguyễn Đằng (83 tuổi), trú tổ 15A, chủ tịch hội đồng chư phái làng Nghi An cho biết, nghĩa địa làng Nghĩa An đã gần 100 năm với khoảng 1,000 ngôi mộ, phần lớn là mộ của các nghĩa sĩ thời chống Pháp.
Theo ông Đằng, tháng 2 năm 2014 thấy việc san lấp mặt bằng của các đơn vị thi công xâm hại nghiêm trọng đến mồ mả nên ông đã làm đơn gởi thành phố Đà Nẵng và các cơ quan chức năng nhưng không có ai quan tâm.
Tin cho hay, kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy, công ty Tiến Thanh có hợp đồng san ủi mặt bằng làm thao trường kho kỹ thuật CK55 với Cục Hậu Cần Quân Khu 5. Sau khi xúc đụng hài cốt, doanh nghiệp này không ngưng mà vẫn tiếp tục đào múc cho đến khi bị người dân phát hiện báo với chính quyền. Đến lúc này thì đã có hàng trăm bộ hài cốt bị “biến mất.”
Thế nhưng, sáng 9 tháng 5, bà Nguyễn Thị Trinh, giám đốc doanh nghiệp tư nhân Tiến Thanh lại chối tội cho rằng, “Quá trình thi công không hề thấy dấu tích mồ mả mà chỉ phát hiện một đền thờ đã đổ nát hoang phế,” bà Trinh nói. (Tr.N)
Những ngôi mộ sau khi lộ thiên được chính quyền địa phương xây lại. (Hình: báo Lao Động)
Theo báo Lao Động, để làm giảm sự bất bình của người dân, thành phố Đà Nẵng đã chỉ đạo Sở Tài Nguyên và Môi Trường cùng quận Cẩm Lệ đình chỉ ngay việc san ủi đất đồi tại khu vực nghĩa địa làng Nghi An, phường Hòa Phát, khiến khoảng 400 ngôi mộ biến mất.
Ông Nguyễn Đằng (83 tuổi), trú tổ 15A, chủ tịch hội đồng chư phái làng Nghi An cho biết, nghĩa địa làng Nghĩa An đã gần 100 năm với khoảng 1,000 ngôi mộ, phần lớn là mộ của các nghĩa sĩ thời chống Pháp.
Theo ông Đằng, tháng 2 năm 2014 thấy việc san lấp mặt bằng của các đơn vị thi công xâm hại nghiêm trọng đến mồ mả nên ông đã làm đơn gởi thành phố Đà Nẵng và các cơ quan chức năng nhưng không có ai quan tâm.
Tin cho hay, kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy, công ty Tiến Thanh có hợp đồng san ủi mặt bằng làm thao trường kho kỹ thuật CK55 với Cục Hậu Cần Quân Khu 5. Sau khi xúc đụng hài cốt, doanh nghiệp này không ngưng mà vẫn tiếp tục đào múc cho đến khi bị người dân phát hiện báo với chính quyền. Đến lúc này thì đã có hàng trăm bộ hài cốt bị “biến mất.”
Thế nhưng, sáng 9 tháng 5, bà Nguyễn Thị Trinh, giám đốc doanh nghiệp tư nhân Tiến Thanh lại chối tội cho rằng, “Quá trình thi công không hề thấy dấu tích mồ mả mà chỉ phát hiện một đền thờ đã đổ nát hoang phế,” bà Trinh nói. (Tr.N)
05-11 2015 4:41:26 PM
Toàn bộ nông sản bị tắc
Theo NLĐO-11/05/2015 22:17
“Chưa bao giờ xuất khẩu nông sản khó khăn như quý I năm nay, không chỉ dưa hấu tồn đọng mà tất cả nông sản đang gặp khó” - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nêu thực tế
Ngày 11-5, trong phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) cho ý kiến đối với báo cáo bổ sung của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2014 và những tháng đầu năm 2015.
Nhờ đoàn thể tiêu thụ thì bất ổn quá!
Trình bày báo cáo bổ sung của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh cho biết 4 tháng đầu năm 2015, tốc độ tăng trưởng ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,14%, thấp hơn mức tăng 2,68% của cùng kỳ năm trước. “Chưa bao giờ xuất khẩu nông sản khó khăn như quý I năm nay, không chỉ dưa hấu tồn đọng mà tất cả nông sản đang gặp khó” - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, trước đây, Ấn Độ, Pakistan không xuất khẩu gạo nhưng gần đây, họ cũng tham gia thị trường này. “Mới đây, khi sang Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề xuất khẩu gạo nhưng Thủ tướng Trung Quốc cho biết họ đang thừa lương thực, sở dĩ mua gạo của Việt Nam là do giá rẻ. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đặt điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu của họ là phải bán gạo trong nước mới được nhập khẩu lượng gạo tương đương” - ông Vinh lo lắng.
Thẩm tra báo cáo bổ sung, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, ông Nguyễn Văn Giàu, cho biết sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, vẫn còn tình trạng được mùa mất giá, gây thiệt hại cho người dân.
Nông sản xuất sang Trung Quốc bị ùn ứ ở Lào Cai Ảnh: Bảo Trân
Góp ý báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của QH, ông Nguyễn Kim Khoa, đặt vấn đề: “Dưa hấu phải bán “nhân đạo” trong khi cuối năm nay, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hình thành thì tồn tại theo cách nào?”.
Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH, cho rằng sản xuất nông nghiệp vẫn nặng tư duy bao cấp, không theo thị trường. Tiêu thụ dưa hấu, hành tím phải nhờ đoàn thể thì bất ổn quá.
Do cán bộ kém (!)
Về tình trạng nông sản không có đầu ra, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, bà Trương Thị Mai, đề nghị: “Chính phủ phải nêu rõ thực trạng và đề ra giải pháp mạnh mẽ hơn”. Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý ví von: “Một chị bốc vác ở biên giới nói năm nào cũng tái diễn tình trạng nông sản Việt Nam tồn đọng tại cửa khẩu mà chẳng thấy nhà nước có giải pháp nào”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, ông Nguyễn Đình Quyền, cho rằng hoạch định chính sách tốt nhưng chính sách có đi vào cuộc sống hay không là phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ. Ông Quyền kể lại việc 5 năm qua, khi chấm thi chuyên viên cao cấp, ông thấy trình độ cán bộ đi xuống một cách đáng báo động. “Mới đây, tôi chấm một số bài thi phúc tra thì thấy rằng nếu là người có tự trọng thì họ không nên đi thi. Toàn phó chủ tịch, giám đốc sở, vụ trưởng mà làm bài thi nguệch ngoạc, không nắm rõ bộ máy quản lý nhà nước” - ông Quyền thẳng thắn.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhận xét: “Báo cáo làm theo cách “quá cũ”, không chỉ ra được những việc cần làm. Báo cáo cho rằng chất lượng kinh tế chậm cải thiện, vậy giải pháp ra sao, chứ năm nào cũng nêu câu này”.
“Nợ công đến “đèn đỏ” rồi”
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cảnh báo: “Các chuyên gia nói nợ công đến đèn đỏ rồi chứ không còn đèn vàng báo hiệu nữa. Đây là báo động lớn”.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị nợ công phải tính đủ các khoản trung ương vay, địa phương vay và bảo lãnh doanh nghiệp. “Năm nay, phải tính lại nợ công, nếu không năm 2016 là đóng cửa. Nợ công phải tính đến vay là phải trả được. Đảo nợ mà đảo hằng năm, có nghĩa là vay chẳng làm ăn được gì mà chỉ đủ để trả lãi. Vay mà trả luôn là vay để trả nợ chứ đâu phải vay để làm ăn” - ông Hùng quan ngại.
Chiều cùng ngày, trình bày báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết năm 2014, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã phát hiện 36.500 khoản chi chưa đúng thủ tục, chế độ quy định; từ chối chưa thanh toán 40 tỉ đồng; từ chối thanh toán 90 tỉ đồng do không đúng quy định; đồng thời, kiến nghị thu hồi 51.583 tỉ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 13.777 tỉ đồng. Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý về tài chính 23.425 tỉ đồng, trong đó, số tăng thu là 4.474 tỉ đồng; giảm chi là 7.461 tỉ đồng.
Thế Dũng
“Chưa bao giờ xuất khẩu nông sản khó khăn như quý I năm nay, không chỉ dưa hấu tồn đọng mà tất cả nông sản đang gặp khó” - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nêu thực tế
Ngày 11-5, trong phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) cho ý kiến đối với báo cáo bổ sung của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước năm 2014 và những tháng đầu năm 2015.
Nhờ đoàn thể tiêu thụ thì bất ổn quá!
Trình bày báo cáo bổ sung của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH-ĐT) Bùi Quang Vinh cho biết 4 tháng đầu năm 2015, tốc độ tăng trưởng ở khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 2,14%, thấp hơn mức tăng 2,68% của cùng kỳ năm trước. “Chưa bao giờ xuất khẩu nông sản khó khăn như quý I năm nay, không chỉ dưa hấu tồn đọng mà tất cả nông sản đang gặp khó” - Bộ trưởng Bùi Quang Vinh nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Bộ KH-ĐT, trước đây, Ấn Độ, Pakistan không xuất khẩu gạo nhưng gần đây, họ cũng tham gia thị trường này. “Mới đây, khi sang Trung Quốc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt vấn đề xuất khẩu gạo nhưng Thủ tướng Trung Quốc cho biết họ đang thừa lương thực, sở dĩ mua gạo của Việt Nam là do giá rẻ. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đặt điều kiện cho các doanh nghiệp nhập khẩu của họ là phải bán gạo trong nước mới được nhập khẩu lượng gạo tương đương” - ông Vinh lo lắng.
Thẩm tra báo cáo bổ sung, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH, ông Nguyễn Văn Giàu, cho biết sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, vẫn còn tình trạng được mùa mất giá, gây thiệt hại cho người dân.
Nông sản xuất sang Trung Quốc bị ùn ứ ở Lào Cai Ảnh: Bảo Trân
Góp ý báo cáo của Chính phủ, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của QH, ông Nguyễn Kim Khoa, đặt vấn đề: “Dưa hấu phải bán “nhân đạo” trong khi cuối năm nay, Cộng đồng Kinh tế ASEAN, Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hình thành thì tồn tại theo cách nào?”.
Ông Phùng Quốc Hiển, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của QH, cho rằng sản xuất nông nghiệp vẫn nặng tư duy bao cấp, không theo thị trường. Tiêu thụ dưa hấu, hành tím phải nhờ đoàn thể thì bất ổn quá.
Do cán bộ kém (!)
Về tình trạng nông sản không có đầu ra, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của QH, bà Trương Thị Mai, đề nghị: “Chính phủ phải nêu rõ thực trạng và đề ra giải pháp mạnh mẽ hơn”. Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của QH Phan Trung Lý ví von: “Một chị bốc vác ở biên giới nói năm nào cũng tái diễn tình trạng nông sản Việt Nam tồn đọng tại cửa khẩu mà chẳng thấy nhà nước có giải pháp nào”.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của QH, ông Nguyễn Đình Quyền, cho rằng hoạch định chính sách tốt nhưng chính sách có đi vào cuộc sống hay không là phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ. Ông Quyền kể lại việc 5 năm qua, khi chấm thi chuyên viên cao cấp, ông thấy trình độ cán bộ đi xuống một cách đáng báo động. “Mới đây, tôi chấm một số bài thi phúc tra thì thấy rằng nếu là người có tự trọng thì họ không nên đi thi. Toàn phó chủ tịch, giám đốc sở, vụ trưởng mà làm bài thi nguệch ngoạc, không nắm rõ bộ máy quản lý nhà nước” - ông Quyền thẳng thắn.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng nhận xét: “Báo cáo làm theo cách “quá cũ”, không chỉ ra được những việc cần làm. Báo cáo cho rằng chất lượng kinh tế chậm cải thiện, vậy giải pháp ra sao, chứ năm nào cũng nêu câu này”.
“Nợ công đến “đèn đỏ” rồi”
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cảnh báo: “Các chuyên gia nói nợ công đến đèn đỏ rồi chứ không còn đèn vàng báo hiệu nữa. Đây là báo động lớn”.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng đề nghị nợ công phải tính đủ các khoản trung ương vay, địa phương vay và bảo lãnh doanh nghiệp. “Năm nay, phải tính lại nợ công, nếu không năm 2016 là đóng cửa. Nợ công phải tính đến vay là phải trả được. Đảo nợ mà đảo hằng năm, có nghĩa là vay chẳng làm ăn được gì mà chỉ đủ để trả lãi. Vay mà trả luôn là vay để trả nợ chứ đâu phải vay để làm ăn” - ông Hùng quan ngại.
Chiều cùng ngày, trình bày báo cáo thẩm tra về tình hình thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2014, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết năm 2014, hệ thống Kho bạc Nhà nước đã phát hiện 36.500 khoản chi chưa đúng thủ tục, chế độ quy định; từ chối chưa thanh toán 40 tỉ đồng; từ chối thanh toán 90 tỉ đồng do không đúng quy định; đồng thời, kiến nghị thu hồi 51.583 tỉ đồng; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 13.777 tỉ đồng. Kiểm toán Nhà nước kiến nghị xử lý về tài chính 23.425 tỉ đồng, trong đó, số tăng thu là 4.474 tỉ đồng; giảm chi là 7.461 tỉ đồng.
Biện pháp bảo vệ chủ quyền phải cụ thể
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 đề cập vấn đề quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền quốc gia nhưng mờ nhạt. Tháng 5-2014 có vụ giàn khoan Hải Dương 981 thì biện pháp tới đây ra sao, làm gì để không bị động; báo cáo phải nêu rõ...
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh Nguyễn Kim Khoa phê bình báo cáo chỉ nói đến đối ngoại, trong khi an ninh trật tự, quốc phòng chưa nêu rõ. “Báo cáo của Chính phủ phải nêu rõ chiến lược, kế hoạch dài hơi chứ cứ chạy theo, be bờ thì sao có hiệu quả. Tôi không muốn đưa ra lo ngại thái quá nhưng vẽ bức tranh đẹp quá thì sẽ không thể có phương án, sách lược ứng phó hiệu quả” - ông Khoa cảnh báo.
Thế Dũng
Cháy tại chi nhánh Agribank ở Biên Hòa
12/05/2015 09:03
(NLĐO)- Một tiếng nổ khá lớn rồi khói lửa bốc lên tại chi nhánh ngân hàng Agribank. Người dân xung quanh nhanh chóng tổ chức cứu chữa đồng thời cấp báo cảnh sát PCCC
Gần 21 giờ tối 11-5, tại chi nhánh Ngân hàng Agribank đóng trên Quốc lộ 1 thuộc khu phố 2, phường Tân Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã bất ngờ phát nổ, bốc cháy rồi ngay sau đó khói lửa mù mịt.
Vụ cháy xảy ra tại chi nhánh ngân hàng nơi đông dân cư nhưng may mắn được khống chế nhanh
Những người dân xung quanh cho biết, khi vừa phát hiện vụ cháy, họ liền dùng tất cả các phương tiện chữa cháy tại chỗ để dập lửa và khống chế một phần đám cháy đồng thời gọi báo cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp. Ngay sau đó lực lượng PCCC tỉnh Đồng Nai đã điều 4 xe chữa cháy cùng hàng chục chiến sĩ đến hiện trường dập lửa.
Sau khoảng 1 giờ, vụ hỏa hoạn đã được dập tắt. May mắn, vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng nhà kho và bếp của ngân hàng bị hư hại nặng.
Tin-ảnh: X.Hoàng
Mùa khô, chạy trốn… “hà bá”
Theo NLĐO-11/05/2015 22:21
Dù là mùa khô nhưng tại nhiều địa phương ở ĐBSCL thường xuyên xuất hiện sạt lở đất. Không chỉ “tấn công” nhà cửa, vườn cây ăn trái, sạt lở còn “ngốn” cả công trình chống sạt lở đang xây dựng
Một trong những địa phương xuất hiện sạt lở nặng trong mùa khô là huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
“Nuốt chửng” nhà cửa, hoa màu
Ông Trần Quanh Hành, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Châu Thành, cho biết địa phương hiện có 15 điểm sạt lở. Bình thường, vào mùa mưa mới diễn ra sạt lở; năm nay, tuy là mùa khô nhưng sạt lở lại rất trầm trọng. Trong 4 tháng đầu năm, toàn huyện đã xảy ra 15 điểm sạt lở, sụp đất bờ kênh với chiều dài từ 10-34 m, rộng từ 2-9 m. Hậu quả, gần 300 m đê, đập và 1.440 m2 đất trôi xuống sông. Ước tính, tổng thiệt hại về đất đai, hoa màu, vật kiến trúc, kể cả đường giao thông nông thôn là 343 triệu đồng.
Một điểm sạt lở nặng tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang Ảnh: Ca Linh
Bà Trần Thị Bé (73 tuổi; ngụ ấp Đông Sơn, xã Đông Phước, huyện Châu Thành) ngao ngán: “Lâu nay, tôi vẫn sống trong căn nhà cấp 4 gần mé sông. Hồi tháng 4 vừa qua, khi vừa bước ra khỏi nhà thì đất ngay khu vực tôi đang ở bị sụp, kéo theo đó là vườn cây ăn trái và một phần căn nhà”. Theo ông Hành, do huyện Châu Thành nằm sát sông Hậu, mùa khô mực nước xuống thấp, tàu và sà lan di chuyển nhiều nên dễ tạo ra hàm ếch gây sạt lở.
Thống kê cho thấy toàn tỉnh Đồng Tháp có đến 40 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thị, thành phố nằm trong vùng sạt lở với tổng chiều dài các đoạn lên đến trên 30 km. Trong năm 2014, tổng diện tích đất bị sạt lở lên đến trên 12 ha, thiệt hại trên 30 tỉ đồng, tăng hơn 5,5 tỉ đồng so với năm 2013. Năm nay, tình hình sạt lở “trái mùa” tại Đồng Tháp diễn ra nặng nề. Ngày 10-3 vừa qua, dưới chân mỏ hàn số 7 thuộc công trình kè mỏ hàn xã An Hiệp (huyện Châu Thành) sạt lở nặng, làm 150 m đất bị “nuốt chửng” và ăn sâu vào đất liền hơn 70 m. Trong đó có hơn 11.000 m2 vườn bị thiệt hại lớn, 4 căn nhà sụp hoàn toàn. Mỏ hàn số 7 là hạng mục chính trong công trình phòng chống sạt lở bờ sông trị giá 250 tỉ đồng của tỉnh Đồng Tháp. Sau đó, vụ sạt lở tại đây một lần nữa nhấn chìm gần 1 ha đất, tổng thiệt hại gần 1 tỉ đồng.
Tại Cần Thơ, ngày 23-3, một đoạn kè dài khoảng 40 m ở khu vực 4 (phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng) thuộc công trình kè sông Cần Thơ bị sụp lún nặng. Đây là công trình có tổng kinh phí hơn 1.000 tỉ đồng nhưng thường xảy ra sạt lở. Trước đó, ngày 30-5-2013, công trình này cũng xảy ra sạt lở với gần 60 m kè bị lún, đổ xuống sông.
Đe dọa cuộc sống người dân
Theo thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, mỗi năm, địa phương này sạt lở khoảng 900 ha đất tại khu vực ven biển và ven các cửa sông lớn, làm trôi hàng ngàn hecta rừng phòng hộ; hàng trăm công trình phúc lợi xã hội, cơ sở hạ tầng nông thôn, nhà ở của người dân bị phá hủy.
Cửa biển Khánh Hội thuộc xã Khánh Hội, huyện U Minh là cửa biển lớn thứ hai ở Cà Mau, cách trung tâm TP Cà Mau 50 km. Do nằm ở vị trí ven biển phía Tây nên tình trạng sạt lở luôn thường trực, đe dọa đời sống của 500 hộ dân. Ước tính mỗi năm, nơi đây bị biển lấn vào khoảng 50 m, nhà nước phải tiêu tốn hàng tỉ đồng để chống sạt lở nhưng chỉ là giải pháp tạm thời.
Chỉ tay về phía bia tưởng niệm hơn 1.000 ngư dân thiệt mạng trong cơn bão số 5 năm 1997, ông Nguyễn Văn Chiến, một người dân ở cửa biển Khánh Hội, cho biết: “Bia này được xây dựng từ năm 1998, cách bờ biển hàng trăm mét nhưng bây giờ đã bị nước biển lấn tới chân”.
Tại tuyến bờ biển chạy dài từ Ðông sang Tây thuộc các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, tình trạng sạt lở cũng diễn ra liên tục, làm thu hẹp dần diện tích rừng phòng hộ ven biển cũng như đất liền ven bờ. Tuy chưa có số liệu chính thức nhưng ước tính hằng năm, nước biển lấn sâu vào đất liền khá lớn, nhất là khu vực các cửa biển Gành Hào, Hố Gùi, Bồ Ðề và Vàm Xoáy. Trong vòng 10 năm trở lại đây, có hàng trăm căn nhà của người dân đã bị sóng biển cuốn trôi, hàng ngàn hộ dân chưa có điều kiện di dời phải sống chung với sạt lở trước sự đe dọa trực tiếp của sóng biển.
Do các vụ sạt lở thường diễn ra vào ban đêm nên người dân không kịp trở tay, tài sản mất trắng chỉ trong khoảnh khắc. Huyện Ngọc Hiển là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất bởi nằm lọt thỏm giữa sông và biển như một ốc đảo. Tại đây, trong năm 2014, xảy ra 10 trận sạt lở đất cuốn trôi 16 căn nhà, hơn 200 căn nhà khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiện tượng nước biển dâng đã làm thiệt hại trên 3.000 ha nuôi thủy sản và đất trồng hoa màu, ước thiệt hại trên 3,5 tỉ đồng. Ông Lê Chí Hẳng (ngụ ấp Kinh Ba, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển), 3 lần bị sạt lở nhà chỉ trong vài năm, nói: “Những năm qua, tôi luôn sống trong cảnh phập phồng lo sợ. Đêm ngủ không yên giấc, phải đi ra đi vào canh chừng sạt lở”.
Công bố tình trạng khẩn cấp
Giải thích nguyên nhân sạt lở xảy ra trong mùa khô, PGS-TS Lê Anh Tuấn - Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường ĐH Cần Thơ - phân tích: “Vào mùa khô, nền đất sét ở ĐBSCL mở rộng ra. Năm nay, mùa khô hạn đến sớm làm cho mực nước sông thấp hơn mọi năm nên đất có xu hướng sụp xuống”. Còn ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, cho rằng dòng chảy mạnh, nền địa chất yếu cũng là một trong những nguyên nhân gây sạt lở. Huyện Châu Thành đã đề nghị Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang xin kinh phí làm các công trình chống sạt lở nhưng đến nay chưa có phản hồi. “Đối với những hộ nằm trong vùng sạt lở, chúng tôi khuyến cáo người dân nhanh chóng di dời nhà cửa, vật dụng. Hằng năm, đều có di dời người dân vào khu tái định cư hoặc hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ để họ có nơi trú ngụ an toàn” - ông Hành nói.
Trước tình trạng sạt lở ngày càng nguy hiểm, ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, đã ký quyết định công bố tình trạng khẩn cấp về sạt lở đất bờ sông Tiền, đoạn qua xã An Hiệp, huyện Châu Thành. UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT và chính quyền địa phương xác định ngay vành đai sạt lở, cắm mốc và biển báo khu vực thường xảy ra sự cố để cảnh báo cho người dân biết; đồng thời di dời các hộ dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh… ra khỏi nơi sạt lở.
Nhóm phóng viên
Dù là mùa khô nhưng tại nhiều địa phương ở ĐBSCL thường xuyên xuất hiện sạt lở đất. Không chỉ “tấn công” nhà cửa, vườn cây ăn trái, sạt lở còn “ngốn” cả công trình chống sạt lở đang xây dựng
Một trong những địa phương xuất hiện sạt lở nặng trong mùa khô là huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang.
“Nuốt chửng” nhà cửa, hoa màu
Ông Trần Quanh Hành, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Châu Thành, cho biết địa phương hiện có 15 điểm sạt lở. Bình thường, vào mùa mưa mới diễn ra sạt lở; năm nay, tuy là mùa khô nhưng sạt lở lại rất trầm trọng. Trong 4 tháng đầu năm, toàn huyện đã xảy ra 15 điểm sạt lở, sụp đất bờ kênh với chiều dài từ 10-34 m, rộng từ 2-9 m. Hậu quả, gần 300 m đê, đập và 1.440 m2 đất trôi xuống sông. Ước tính, tổng thiệt hại về đất đai, hoa màu, vật kiến trúc, kể cả đường giao thông nông thôn là 343 triệu đồng.
Một điểm sạt lở nặng tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang Ảnh: Ca Linh
Bà Trần Thị Bé (73 tuổi; ngụ ấp Đông Sơn, xã Đông Phước, huyện Châu Thành) ngao ngán: “Lâu nay, tôi vẫn sống trong căn nhà cấp 4 gần mé sông. Hồi tháng 4 vừa qua, khi vừa bước ra khỏi nhà thì đất ngay khu vực tôi đang ở bị sụp, kéo theo đó là vườn cây ăn trái và một phần căn nhà”. Theo ông Hành, do huyện Châu Thành nằm sát sông Hậu, mùa khô mực nước xuống thấp, tàu và sà lan di chuyển nhiều nên dễ tạo ra hàm ếch gây sạt lở.
Thống kê cho thấy toàn tỉnh Đồng Tháp có đến 40 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thị, thành phố nằm trong vùng sạt lở với tổng chiều dài các đoạn lên đến trên 30 km. Trong năm 2014, tổng diện tích đất bị sạt lở lên đến trên 12 ha, thiệt hại trên 30 tỉ đồng, tăng hơn 5,5 tỉ đồng so với năm 2013. Năm nay, tình hình sạt lở “trái mùa” tại Đồng Tháp diễn ra nặng nề. Ngày 10-3 vừa qua, dưới chân mỏ hàn số 7 thuộc công trình kè mỏ hàn xã An Hiệp (huyện Châu Thành) sạt lở nặng, làm 150 m đất bị “nuốt chửng” và ăn sâu vào đất liền hơn 70 m. Trong đó có hơn 11.000 m2 vườn bị thiệt hại lớn, 4 căn nhà sụp hoàn toàn. Mỏ hàn số 7 là hạng mục chính trong công trình phòng chống sạt lở bờ sông trị giá 250 tỉ đồng của tỉnh Đồng Tháp. Sau đó, vụ sạt lở tại đây một lần nữa nhấn chìm gần 1 ha đất, tổng thiệt hại gần 1 tỉ đồng.
Tại Cần Thơ, ngày 23-3, một đoạn kè dài khoảng 40 m ở khu vực 4 (phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng) thuộc công trình kè sông Cần Thơ bị sụp lún nặng. Đây là công trình có tổng kinh phí hơn 1.000 tỉ đồng nhưng thường xảy ra sạt lở. Trước đó, ngày 30-5-2013, công trình này cũng xảy ra sạt lở với gần 60 m kè bị lún, đổ xuống sông.
Đe dọa cuộc sống người dân
Theo thống kê của các cơ quan chức năng tỉnh Cà Mau, mỗi năm, địa phương này sạt lở khoảng 900 ha đất tại khu vực ven biển và ven các cửa sông lớn, làm trôi hàng ngàn hecta rừng phòng hộ; hàng trăm công trình phúc lợi xã hội, cơ sở hạ tầng nông thôn, nhà ở của người dân bị phá hủy.
Cửa biển Khánh Hội thuộc xã Khánh Hội, huyện U Minh là cửa biển lớn thứ hai ở Cà Mau, cách trung tâm TP Cà Mau 50 km. Do nằm ở vị trí ven biển phía Tây nên tình trạng sạt lở luôn thường trực, đe dọa đời sống của 500 hộ dân. Ước tính mỗi năm, nơi đây bị biển lấn vào khoảng 50 m, nhà nước phải tiêu tốn hàng tỉ đồng để chống sạt lở nhưng chỉ là giải pháp tạm thời.
Chỉ tay về phía bia tưởng niệm hơn 1.000 ngư dân thiệt mạng trong cơn bão số 5 năm 1997, ông Nguyễn Văn Chiến, một người dân ở cửa biển Khánh Hội, cho biết: “Bia này được xây dựng từ năm 1998, cách bờ biển hàng trăm mét nhưng bây giờ đã bị nước biển lấn tới chân”.
Tại tuyến bờ biển chạy dài từ Ðông sang Tây thuộc các huyện Đầm Dơi, Năm Căn, Ngọc Hiển, tình trạng sạt lở cũng diễn ra liên tục, làm thu hẹp dần diện tích rừng phòng hộ ven biển cũng như đất liền ven bờ. Tuy chưa có số liệu chính thức nhưng ước tính hằng năm, nước biển lấn sâu vào đất liền khá lớn, nhất là khu vực các cửa biển Gành Hào, Hố Gùi, Bồ Ðề và Vàm Xoáy. Trong vòng 10 năm trở lại đây, có hàng trăm căn nhà của người dân đã bị sóng biển cuốn trôi, hàng ngàn hộ dân chưa có điều kiện di dời phải sống chung với sạt lở trước sự đe dọa trực tiếp của sóng biển.
Do các vụ sạt lở thường diễn ra vào ban đêm nên người dân không kịp trở tay, tài sản mất trắng chỉ trong khoảnh khắc. Huyện Ngọc Hiển là nơi chịu nhiều ảnh hưởng nhất bởi nằm lọt thỏm giữa sông và biển như một ốc đảo. Tại đây, trong năm 2014, xảy ra 10 trận sạt lở đất cuốn trôi 16 căn nhà, hơn 200 căn nhà khác bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Ngoài ra, hiện tượng nước biển dâng đã làm thiệt hại trên 3.000 ha nuôi thủy sản và đất trồng hoa màu, ước thiệt hại trên 3,5 tỉ đồng. Ông Lê Chí Hẳng (ngụ ấp Kinh Ba, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển), 3 lần bị sạt lở nhà chỉ trong vài năm, nói: “Những năm qua, tôi luôn sống trong cảnh phập phồng lo sợ. Đêm ngủ không yên giấc, phải đi ra đi vào canh chừng sạt lở”.
Công bố tình trạng khẩn cấp
Giải thích nguyên nhân sạt lở xảy ra trong mùa khô, PGS-TS Lê Anh Tuấn - Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường ĐH Cần Thơ - phân tích: “Vào mùa khô, nền đất sét ở ĐBSCL mở rộng ra. Năm nay, mùa khô hạn đến sớm làm cho mực nước sông thấp hơn mọi năm nên đất có xu hướng sụp xuống”. Còn ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, cho rằng dòng chảy mạnh, nền địa chất yếu cũng là một trong những nguyên nhân gây sạt lở. Huyện Châu Thành đã đề nghị Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang xin kinh phí làm các công trình chống sạt lở nhưng đến nay chưa có phản hồi. “Đối với những hộ nằm trong vùng sạt lở, chúng tôi khuyến cáo người dân nhanh chóng di dời nhà cửa, vật dụng. Hằng năm, đều có di dời người dân vào khu tái định cư hoặc hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ để họ có nơi trú ngụ an toàn” - ông Hành nói.
Trước tình trạng sạt lở ngày càng nguy hiểm, ông Nguyễn Văn Dương, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, đã ký quyết định công bố tình trạng khẩn cấp về sạt lở đất bờ sông Tiền, đoạn qua xã An Hiệp, huyện Châu Thành. UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT và chính quyền địa phương xác định ngay vành đai sạt lở, cắm mốc và biển báo khu vực thường xảy ra sự cố để cảnh báo cho người dân biết; đồng thời di dời các hộ dân, cơ sở sản xuất, kinh doanh… ra khỏi nơi sạt lở.
Cần trồng các loại cây ven bờ
Nhiều nhà khoa học cho rằng việc xây các công trình trên sông làm thay đổi dòng chảy và gây sạt lở. “Các địa phương không nên xây quá nhiều công trình ven sông, nếu có làm thì phải xa bờ. Bên cạnh đó, cần trồng các loại cây ven bờ như: dừa nước, bần, đước, mắm… để giữ bờ. Ở những điểm sạt lở nặng thì có bảng hạn chế tốc độ để tàu thuyền biết mà chạy chậm lại” - PGS-TS Lê Anh Tuấn đề xuất.
Mâu thuẫn phe nhóm trước Đại hội Đảng 12 lại bùng phát?
Anh Vũ, thông tín viên RFA
2015-05-11
Binh lính canh gác trước quốc hội (minh họa)- AFP
Hội nghị TW11 vừa kết thúc, nhưng phát biểu bế mạc hội nghị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định về điều kiện của Ủy viên Ban Chấp hành TW, đã khiến dư luận cho rằng đó là chỉ dấu chứng tỏ một lần nữa mâu thuẫn phe cánh trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN lại bùng phát trở lại.
Các chuyên gia phân tích chính trị nói gì về việc này?
Thông điệp phía sau bài diễn văn bế mạc
Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng CSVN lần thứ 11 – Khóa XI, với nội dung chủ yếu là bàn về công tác nhân sự, để chuẩn bị cho Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII đã kết thúc.
Đáng chú ý, phát biểu bế mạc Hội nghị TW 11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định "Kiên quyết không để lọt vào BCH TƯ những người có biểu hiện không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng, cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, phe cánh, lợi ích nhóm và mị dân".
Điều này đã khiến cho dư luận cho rằng, ông Tổng BT muốn chuyển đi một thông điệp tới một nhân vật lãnh đạo cao cấp nào đó trong Đảng.
Theo VNN online, Tổng BT Nguyễn Phú Trọng cũng thừa nhận đây là việc "vô cùng khó khăn". Từ xưa đến nay, bất kỳ đại hội nào công tác chuẩn bị nhân sự cũng có ý kiến này ý kiến khác. Thậm chí toàn dân bàn nhân sự, trong chưa bàn nhưng dư luận đã có rất nhiều phương án, không chỉ chúng ta quan tâm mà các nước bạn cũng quan tâm.
Nói về tình hình nội bộ Đảng CSVN trong thời gian vừa qua và khả năng có thể sau Đại hội Đảng lần thứ 12, từ Canada LS. Vũ Đức Khanh một chuyên gia về chính trị quốc tế cho biết đánh giá của ông. Ông nói:
“Cái đặc biệt trong vấn đề nội bộ của Đảng CSVN là từ sau Đại hội XI cho thấy rằng Đảng đã không kiểm soát được tình hình, mà Chính phủ đang kiểm soát tình hình. Cho nên tôi thấy từ các nỗ lực của Đảng đã dẫn tới tình trạng Đảng đã hoàn toàn thua bên phía Chính phủ. Cho nên vì những đấu đá đó đã dẫn tới việc sau các Hội nghị TW 10 và 11 chúng ta đã thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã ngày càng mạnh mẽ hơn. Vì vậy tôi nghĩ rằng cái vai trò của ông Dũng sau Đại hội 12 này sẽ là vai trò quyết định, có thể ông Dũng sẽ thay ông Trọng để đảm trách chức vụ Tổng BT. ”
"Vì những đấu đá đó đã dẫn tới việc sau các Hội nghị TW 10 và 11 chúng ta đã thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã ngày càng mạnh mẽ hơn. Vì vậy tôi nghĩ rằng cái vai trò của ông Dũng sau Đại hội 12 này sẽ là vai trò quyết định, có thể ông Dũng sẽ thay ông Trọng"-LS. Vũ Đức Khanh
Việc mâu thuẫn nội bộ trong các đảng hay các tổ chức chính trị là điều hoàn toàn bình thường, không phải chỉ có trong nội bộ Đảng CSVN. TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS nhận định:
Từ trái (hàng đầu) TT Nguyễn Tấn Dũng, Tổng BT Nguyễn Phú Trọng, và chủ tịch Trương Tấn Sang
“Tôi thì không nghĩ rằng việc phân thành phe bảo thủ hay phe cải cách, rồi phe thân TQ hoặc phe cải cách là một cái khuôn khổ hợp lý để phân tích tình hình chính trị VN. Bởi đôi khi nó không phản ảnh đúng thực chất. Tuy nhiên cái việc có các phe phái thì tôi đã nói là nó luôn luôn có, kể cả việc nó gầm ghè với nhau hay thỏa hiệp thì nó là việc thường xảy ra trong Đảng CSVN hay trong các tổ chức chính trị. Ở nơi nào nó cũng thế.”
Trả lời câu hỏi, ông có đánh giá gì về phát biểu bế mạc Hội nghị TW11 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Từ Đà lạt, TS. Hà Sĩ Phu một nhân vật bất đồng chính kiến nhận định:
“Qua cái lời ông (Nguyễn Phú) Trọng về tiêu chuẩn rất nhiều cái người ta có cảm giác động chạm, có vẻ như nhằm chặn đường vào trung ương của ông Nguyễn Tấn Dũng. Như về tuổi, về quan hệ và những việc ai cũng biết nếu mà lôi ra thì sẽ động chạm đến Nguyễn Tấn Dũng.”
Trận chiến giữa phe nhóm
Đó là chỉ dấu cho thấy, trận chiến quyền lực giữa các phe nhóm trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN một lần nữa đã bùng phát trở lại. LS. Vũ Đức Khanh khẳng định:
“Chúng ta thấy trong bài diễn văn kết thúc Hội nghị TW11 ngày 7/5 vừa qua của ông Nguyễn Phú Trọng có nói về tiêu chuẩn của Ủy viên TW. Nếu đi vào phần nói về vấn đề đạo đức và điều hành thì thấy rõ diễn văn đó đang nhắm vào một người, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng. Tôi nghĩ rằng đó là vấn đề dễ hiểu, bởi vì Đảng đã không kiểm soát được tình hình, mà thực sự Chính phủ đang kiểm soát tình hình. Cho dù những tiêu chuẩn đó có nhắm vào ông Dũng cũng sẽ không giải quyết được điều gì, vì đó là xu thế của thời đại.”
Trong bài viết “TBT Trọng đặt 'tiêu chuẩn' nhân sự, chặn đà thâu tóm của thủ tướng Dũng” trên trang Dân làm báo, tác giả Hoàng Trần đã nhận định rằng: “Người ta dễ dàng nhận ra sự ám chỉ này dành cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí, TBT Nguyễn Phú Trọng còn công khai chỉ rõ hơn những điều được gọi là "khuyết điểm" của ông Nguyễn Tấn Dũng thông qua tuyên bố này. Do vậy, diễn biến hội nghị cho thấy kế hoạch củng cố quyền lực của ông Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị phá hoại bởi cuộc chiến phe phái do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.”
"Nhớ lại lời phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/4, cái mà người ta gọi là diễn văn chửi Mỹ, nhưng vái Tàu thì nó khác hẳn những lời nói đẹp đẽ của ông Dũng nói trước đây. Người ta bảo kiểu này có lẽ là có những áp lực, nếu ông ấy không nói theo quan điểm chính thống thì có khi ông ấy nguy"-TS. Hà Sĩ Phu
Khi được hỏi, ông có nhận định gì diễn biến chính trị trong nội bộ Đảng CSVN từ nay đến trước đại hội Đảng lần thứ 12, vào đầu năm 2016?
Thời gian gần đây đã có một số chỉ dấu cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã chịu một sức ép đáng kể. TS. Hà Sĩ Phu ghi nhận:
“Người ta nhớ lại lời phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/4, cái mà người ta gọi là diễn văn chửi Mỹ, nhưng vái Tàu thì nó khác hẳn những lời nói đẹp đẽ của ông Dũng nói trước đây. Người ta bảo kiểu này có lẽ là có những áp lực, nếu ông ấy không nói theo quan điểm chính thống thì có khi ông ấy nguy. Vậy như thế chắc là lần này ông Nguyễn Tấn Dũng không đạt được mong muốn để trở thành Tổng Bí thư.”
TS. Nguyễn Quang A cho chúng tôi biết đánh giá của ông, ông nói:
“Tất nhiên những người suy đoán như vậy thì người ta có lý của người ta, Nhưng mà tôi nghĩ những cái tiêu chuẩn mà ông Nguyễn Phú Trọng nêu ra thì là những cái tiêu chuẩn chung chung mà trước kia người ta cũng nêu như vậy, nó cũng không phải là một cái gì đặc sắc cho lắm. Cũng có thể có người nghĩ cái đó nhằm ám chỉ đến người này người kia thì cái đó cũng rất có thể, nhưng chưa chắc đã phải như vậy. Song tất nhiên trong cái việc này từ trước đến nay nó luôn luôn có các cuộc đấu tranh trong nội bộ, thì những lời ám chỉ ấy cũng rất có thể là như vậy.”
Tất cả những vấn đề dư luận đang nói đến chỉ là sự đồn đoán, để đánh giá chính xác tình hình chính trị VN là điều hoàn toàn không đơn giản. LS. Vũ Đức Khanh khẳng định:
“Cái vấn đề chính theo tôi nghĩ, ở VN hiện tại chúng ta không thể nói được ai là người quyết định được vận mạng của đất nước. Vì có thể cái cơ quan quyết định cái đó chưa chắc là Bộ Chính trị, mà là một thế lực nào đó đang điều hành vấn đề đó còn nằm trong bóng tối.”.
Cần phải nhắc lại, Tổng BT Nguyễn Phú Trọng trong lúc đọc bài diễn văn bế mạc Hội nghị TW4 - Khóa XI (tháng 10/2012), đã không cầm được nước mắt khi Ban Chấp hành TW không thông qua nghị quyết kỷ luật đồng chí X - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do Bộ Chính trị đề nghị. Đây được coi là sự thất bại trong nước cờ nhằm hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của phe cánh Tổng BT Nguyễn Phú Trọng.
2015-05-11
Binh lính canh gác trước quốc hội (minh họa)- AFP
Hội nghị TW11 vừa kết thúc, nhưng phát biểu bế mạc hội nghị của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định về điều kiện của Ủy viên Ban Chấp hành TW, đã khiến dư luận cho rằng đó là chỉ dấu chứng tỏ một lần nữa mâu thuẫn phe cánh trong nội bộ lãnh đạo Đảng CSVN lại bùng phát trở lại.
Các chuyên gia phân tích chính trị nói gì về việc này?
Thông điệp phía sau bài diễn văn bế mạc
Sau 4 ngày làm việc, Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng CSVN lần thứ 11 – Khóa XI, với nội dung chủ yếu là bàn về công tác nhân sự, để chuẩn bị cho Đại hội Đảng CSVN lần thứ XII đã kết thúc.
Đáng chú ý, phát biểu bế mạc Hội nghị TW 11, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khẳng định "Kiên quyết không để lọt vào BCH TƯ những người có biểu hiện không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng, cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, phe cánh, lợi ích nhóm và mị dân".
Điều này đã khiến cho dư luận cho rằng, ông Tổng BT muốn chuyển đi một thông điệp tới một nhân vật lãnh đạo cao cấp nào đó trong Đảng.
Theo VNN online, Tổng BT Nguyễn Phú Trọng cũng thừa nhận đây là việc "vô cùng khó khăn". Từ xưa đến nay, bất kỳ đại hội nào công tác chuẩn bị nhân sự cũng có ý kiến này ý kiến khác. Thậm chí toàn dân bàn nhân sự, trong chưa bàn nhưng dư luận đã có rất nhiều phương án, không chỉ chúng ta quan tâm mà các nước bạn cũng quan tâm.
Nói về tình hình nội bộ Đảng CSVN trong thời gian vừa qua và khả năng có thể sau Đại hội Đảng lần thứ 12, từ Canada LS. Vũ Đức Khanh một chuyên gia về chính trị quốc tế cho biết đánh giá của ông. Ông nói:
“Cái đặc biệt trong vấn đề nội bộ của Đảng CSVN là từ sau Đại hội XI cho thấy rằng Đảng đã không kiểm soát được tình hình, mà Chính phủ đang kiểm soát tình hình. Cho nên tôi thấy từ các nỗ lực của Đảng đã dẫn tới tình trạng Đảng đã hoàn toàn thua bên phía Chính phủ. Cho nên vì những đấu đá đó đã dẫn tới việc sau các Hội nghị TW 10 và 11 chúng ta đã thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã ngày càng mạnh mẽ hơn. Vì vậy tôi nghĩ rằng cái vai trò của ông Dũng sau Đại hội 12 này sẽ là vai trò quyết định, có thể ông Dũng sẽ thay ông Trọng để đảm trách chức vụ Tổng BT. ”
"Vì những đấu đá đó đã dẫn tới việc sau các Hội nghị TW 10 và 11 chúng ta đã thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã ngày càng mạnh mẽ hơn. Vì vậy tôi nghĩ rằng cái vai trò của ông Dũng sau Đại hội 12 này sẽ là vai trò quyết định, có thể ông Dũng sẽ thay ông Trọng"-LS. Vũ Đức Khanh
Việc mâu thuẫn nội bộ trong các đảng hay các tổ chức chính trị là điều hoàn toàn bình thường, không phải chỉ có trong nội bộ Đảng CSVN. TS. Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện phản biện IDS nhận định:
Từ trái (hàng đầu) TT Nguyễn Tấn Dũng, Tổng BT Nguyễn Phú Trọng, và chủ tịch Trương Tấn Sang
“Tôi thì không nghĩ rằng việc phân thành phe bảo thủ hay phe cải cách, rồi phe thân TQ hoặc phe cải cách là một cái khuôn khổ hợp lý để phân tích tình hình chính trị VN. Bởi đôi khi nó không phản ảnh đúng thực chất. Tuy nhiên cái việc có các phe phái thì tôi đã nói là nó luôn luôn có, kể cả việc nó gầm ghè với nhau hay thỏa hiệp thì nó là việc thường xảy ra trong Đảng CSVN hay trong các tổ chức chính trị. Ở nơi nào nó cũng thế.”
Trả lời câu hỏi, ông có đánh giá gì về phát biểu bế mạc Hội nghị TW11 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Từ Đà lạt, TS. Hà Sĩ Phu một nhân vật bất đồng chính kiến nhận định:
“Qua cái lời ông (Nguyễn Phú) Trọng về tiêu chuẩn rất nhiều cái người ta có cảm giác động chạm, có vẻ như nhằm chặn đường vào trung ương của ông Nguyễn Tấn Dũng. Như về tuổi, về quan hệ và những việc ai cũng biết nếu mà lôi ra thì sẽ động chạm đến Nguyễn Tấn Dũng.”
Trận chiến giữa phe nhóm
Đó là chỉ dấu cho thấy, trận chiến quyền lực giữa các phe nhóm trong nội bộ lãnh đạo cao cấp của Đảng CSVN một lần nữa đã bùng phát trở lại. LS. Vũ Đức Khanh khẳng định:
“Chúng ta thấy trong bài diễn văn kết thúc Hội nghị TW11 ngày 7/5 vừa qua của ông Nguyễn Phú Trọng có nói về tiêu chuẩn của Ủy viên TW. Nếu đi vào phần nói về vấn đề đạo đức và điều hành thì thấy rõ diễn văn đó đang nhắm vào một người, đó là ông Nguyễn Tấn Dũng. Tôi nghĩ rằng đó là vấn đề dễ hiểu, bởi vì Đảng đã không kiểm soát được tình hình, mà thực sự Chính phủ đang kiểm soát tình hình. Cho dù những tiêu chuẩn đó có nhắm vào ông Dũng cũng sẽ không giải quyết được điều gì, vì đó là xu thế của thời đại.”
Trong bài viết “TBT Trọng đặt 'tiêu chuẩn' nhân sự, chặn đà thâu tóm của thủ tướng Dũng” trên trang Dân làm báo, tác giả Hoàng Trần đã nhận định rằng: “Người ta dễ dàng nhận ra sự ám chỉ này dành cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí, TBT Nguyễn Phú Trọng còn công khai chỉ rõ hơn những điều được gọi là "khuyết điểm" của ông Nguyễn Tấn Dũng thông qua tuyên bố này. Do vậy, diễn biến hội nghị cho thấy kế hoạch củng cố quyền lực của ông Nguyễn Tấn Dũng có nguy cơ bị phá hoại bởi cuộc chiến phe phái do TBT Nguyễn Phú Trọng cầm đầu.”
"Nhớ lại lời phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/4, cái mà người ta gọi là diễn văn chửi Mỹ, nhưng vái Tàu thì nó khác hẳn những lời nói đẹp đẽ của ông Dũng nói trước đây. Người ta bảo kiểu này có lẽ là có những áp lực, nếu ông ấy không nói theo quan điểm chính thống thì có khi ông ấy nguy"-TS. Hà Sĩ Phu
Khi được hỏi, ông có nhận định gì diễn biến chính trị trong nội bộ Đảng CSVN từ nay đến trước đại hội Đảng lần thứ 12, vào đầu năm 2016?
Thời gian gần đây đã có một số chỉ dấu cho thấy ông Nguyễn Tấn Dũng đã chịu một sức ép đáng kể. TS. Hà Sĩ Phu ghi nhận:
“Người ta nhớ lại lời phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng ngày 30/4, cái mà người ta gọi là diễn văn chửi Mỹ, nhưng vái Tàu thì nó khác hẳn những lời nói đẹp đẽ của ông Dũng nói trước đây. Người ta bảo kiểu này có lẽ là có những áp lực, nếu ông ấy không nói theo quan điểm chính thống thì có khi ông ấy nguy. Vậy như thế chắc là lần này ông Nguyễn Tấn Dũng không đạt được mong muốn để trở thành Tổng Bí thư.”
TS. Nguyễn Quang A cho chúng tôi biết đánh giá của ông, ông nói:
“Tất nhiên những người suy đoán như vậy thì người ta có lý của người ta, Nhưng mà tôi nghĩ những cái tiêu chuẩn mà ông Nguyễn Phú Trọng nêu ra thì là những cái tiêu chuẩn chung chung mà trước kia người ta cũng nêu như vậy, nó cũng không phải là một cái gì đặc sắc cho lắm. Cũng có thể có người nghĩ cái đó nhằm ám chỉ đến người này người kia thì cái đó cũng rất có thể, nhưng chưa chắc đã phải như vậy. Song tất nhiên trong cái việc này từ trước đến nay nó luôn luôn có các cuộc đấu tranh trong nội bộ, thì những lời ám chỉ ấy cũng rất có thể là như vậy.”
Tất cả những vấn đề dư luận đang nói đến chỉ là sự đồn đoán, để đánh giá chính xác tình hình chính trị VN là điều hoàn toàn không đơn giản. LS. Vũ Đức Khanh khẳng định:
“Cái vấn đề chính theo tôi nghĩ, ở VN hiện tại chúng ta không thể nói được ai là người quyết định được vận mạng của đất nước. Vì có thể cái cơ quan quyết định cái đó chưa chắc là Bộ Chính trị, mà là một thế lực nào đó đang điều hành vấn đề đó còn nằm trong bóng tối.”.
Cần phải nhắc lại, Tổng BT Nguyễn Phú Trọng trong lúc đọc bài diễn văn bế mạc Hội nghị TW4 - Khóa XI (tháng 10/2012), đã không cầm được nước mắt khi Ban Chấp hành TW không thông qua nghị quyết kỷ luật đồng chí X - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng do Bộ Chính trị đề nghị. Đây được coi là sự thất bại trong nước cờ nhằm hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng của phe cánh Tổng BT Nguyễn Phú Trọng.
Đấu tranh quyền lực và đấu tranh dân quyền
Kính Hòa, phóng viên RFA
2015-05-11
Từ trái sang: TBT Nguyễn Phú Trọng, Cựu TBT Nông Đức Mạnh và TT Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng 4 ở TPHCM. AFP
Cạnh tranh quyền lực ở thượng tầng
Hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt nam, bước chuẩn bị cho đại hội của đảng này vào năm tới được nhiều người chú ý ngay sau khi những ngày lịch sử tháng tư qua đi.
Trong thời gian vài năm trở lại đây, giới phân tích chính trị Việt nam trong và ngoài nước có xu hướng chia giới lãnh đạo Việt nam hiện nay làm hai nhóm: nhóm thứ nhất là những người chuyên trách về đảng, mà gương mặt tiêu biểu là ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nhóm thứ hai là những người điều hành chính phủ Việt nam tiêu biểu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Người ta cũng cho rằng có một một khuynh hướng là quyền lực quốc gia ngày càng nghiêng về phe chính phủ của Thủ tướng.
Sau khi Đại hội trung ương đảng kết thúc, blogger Cầu Nhật Tân lại phân tích rằng phe đảng đang thắng thế. Theo blogger này thì những người của phe đảng đã được điều động về địa phương nắm giữ những khu vực trọng yếu, những thành phố lớn. Ngoài ra việc tăng số thành viên của Ban chấp hành trung ương đảng được blogger này cho là để “pha loãng” nhóm người ủng hộ Thủ tướng Dũng, nhóm người đã ủng hộ Thủ tướng quật ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trong hội nghị trung ương lần trước cách đây không lâu. Trong hội nghị lần đó Thủ tướng đã không những thoát khỏi kỷ luật mà còn trở nên mạnh hơn bằng việc loại những người được cho là của bên Đảng cắm vào Bộ chính trị như các ông Vương Đình Huệ và Nguyễn Bá Thanh.
Nay dường như gió đã xoay chiều.
Những phân tích và dự đoán của Cầu Nhật Tân dường như lại được bài diễn văn của Thủ tướng Dũng vào ngày 30 tháng tư khẳng định là ông đang phải lùi bước. Bài diễn văn được Giáo sư Jonathan London xem xét và ngạc nhiên khi nhận thấy người đứng đầu ngành hành pháp quốc gia lại nói đến Đảng 41 lần, trong khi nói đến Việt nam chỉ có 28 lần. Blogger Hạ Đình Nguyên, một cựu sinh viên tranh đấu tại Sài gòn trước ngày 30/4 năm 75 trao đổi ngay với chúng tôi sau ngày 30/4 năm nay về bài diễn văn đó:
"Có một sự lộn xộn như thế nào đó cho nên bây giờ càng trở nên mơ hồ. Ông Dũng thì người ta cứ nghĩ là ổng đối lập với phe đảng, nhưng vừa qua phát biểu của ông ấy vào ngày 30/4 làm cho người ta thất vọng. Người ta nghĩ rằng có thể là ông ấy trong cái thế bị buộc phải phát biểu một bản văn soạn sẳn như vậy"-Blogger Hạ Đình Nguyên
“Có một sự lộn xộn như thế nào đó cho nên bây giờ càng trở nên mơ hồ. Ông Dũng thì người ta cứ nghĩ là ổng đối lập với phe đảng, nhưng vừa qua phát biểu của ông ấy vào ngày 30/4 làm cho người ta thất vọng. Người ta nghĩ rằng có thể là ông ấy trong cái thế bị buộc phải phát biểu một bản văn soạn sẳn như vậy.”
Ngược lại cũng có tác giả như Thanh Tôn trong bài Những điều trông thấy về diễn văn của ông Dũng lại nói là có thể bài diễn văn mang tính cách … “chống Mỹ” đó của ông Thủ tướng là để làm bận tâm, gây trở ngại cho chuyến đi sắp tới của ông Trọng tới thủ đô nước Mỹ. Trong một lần trao đổi với đài RFA hồi năm ngoái, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm từ Hawaii có nói là trên chính trường hiện nay tại Việt nam ông Nguyễn Tấn Dũng là một nhân vật nhiều bản lĩnh nhất.
Cuộc đấu tranh dân quyền tiếp tục
Hội nghị trung ương kết thúc, người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn tổng kết. Bài tổng kết được blogger Phạm Viết Đào, người vừa được trả tự do cách đây không lâu, đưa tin đầy đủ, chỉ có điều là những người không biết chuyện, nếu đọc bản tin đó thì cũng không hiểu điều gì đã và đang xảy ra. Nói như Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thì đó là một ngôn ngữ chung chung, không chỉ của đảng cộng sản Việt nam mà còn của cả hệ thống cộng sản trước đây.
Cây bút Trần Hồng Phong viết trên trang blog Ba Sàm:
tôi chợt thấy buồn khi thấy rằng bản thân mình và hầu như toàn thể người dân của đất nước, thậm chí bao gồm cả hàng triệu đảng viên – đều đứng ngoài, không biết thông tin gì và cũng không có quyền gì trong việc bình chọn hay “tác động” (góp ý) gì đến vị trí lãnh đạo của đất nước trong tương lai. Điều này liệu có phù hợp với nguyên tắc “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”? (theo)Điều 2 Hiến Pháp; mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước đều phải được “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, hay “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”? (theo) Điều 28 Hiến pháp.
Thực ra những điều mà Trần Hồng Phong viết không xa lạ với điều mà những người cộng sản tuyên bố, đó là thể chế của họ dựa trên nguyên tắc gọi là Dân chủ tập trung, với một sự độc quyền cai trị và phủ nhận nguyên tắc đa nguyên chính trị.
Trang Bauxite Việt nam bình luận về sự lựa chọn chính trị này của những người cộng sản Việt nam:
“Ở nước ta, việc gì người ta cũng cố tình làm ngược thế giới, trước kia cũng vậy, bây giờ cũng vậy, chẳng có gì thay đổi. Thế giới đề cao tự do, sáng kiến và trách nhiệm cá nhân thì ta chủ trương chuyên chính vô sản, làm chủ tập thể. Thế giới đa nguyên thì Việt Nam độc Đảng.
"Có thể coi cái tài vô song của các “đỉnh cao trí tuệ” nước ta là tài... trồng cây chuối. Sau 85 năm trồng cây chuối các vị đã rút ra kết luận là mình vừa sáng suốt, vừa vĩ đại lại vừa đạo đức, văn minh. Hóa ra vị hoàng đế Việt Nam thời hiện đại vẫn chỉ là hoàng đế cởi truồngTrang Bauxite Việt nam"-Trang Bauxite VN
Có thể coi cái tài vô song của các “đỉnh cao trí tuệ” nước ta là tài... trồng cây chuối. Sau 85 năm trồng cây chuối các vị đã rút ra kết luận là mình vừa sáng suốt, vừa vĩ đại lại vừa đạo đức, văn minh.
Hóa ra vị hoàng đế Việt Nam thời hiện đại vẫn chỉ là hoàng đế cởi truồng.”
Điều trớ trêu là nhiều người ủng hộ nhà nước do đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo cách nay gần nửa thế kỷ lại không nhận ra rằng họ phủ nhận tính đa nguyên của thể chế chính trị. Ông Lê Văn Tâm, một trong những người ủng hộ Hà nội trong chiến tranh Việt nam tại Nhật bản viết rằng ngày hôm nay, 40 năm sau khi cuộc chiến kết thúc ông không thấy một nước Việt nam tiến bộ cùng thể chế Tam quyền phân lập đáng ra nó phải có như bất kỳ quốc gia tiến bộ nào. Ông Tâm nói rằng ông cảm thấy mình có lỗi.
Loa tuyên truyền đặc điểm của đảng cộng sản, được treo trên nhiều cột điện ở Hà Nội
Những người thuộc thế hệ lớn lên sau ông Tâm, không hề biết tới cuộc chiến Việt nam, lại hoặc là giống như số đông không hề biết đến chính trị Việt nam như tác giả Trần Hồng Phong đã để cập, hoặc đang dấn thân vào con đường đấu tranh đòi dân quyền, dù họ vẫn còn là số ít. Nhà tranh đấu trẻ tuổi Nguyễn Vũ Bình, người từng đứng dưới lá cờ đảng cộng sản viết tại sao ngày hôm nay phải đấu tranh:
Chúng ta làm trước hết và trên hết là cho mình và vì mình. Sống trong chế độ cộng sản, chúng ta bị giam cầm bởi muôn vàn điều kỳ lạ và kỳ quái, đó là nỗi sợ hãi, là tư duy nô lệ, giáo điều là những định kiến và sự ngu dốt.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy trong bài viết phân tích những tư liệu có liên quan đên nhân vật Hồ Chí Minh, nhắn nhủ các bạn trẻ Việt nam:
Các bạn không thể đổ lỗi cho Hồ Chí Minh, một người đã chết, về việc các bạn là nạn nhân của cỗ máy lừa dối khổng lồ mà đảng đang lê khắp mọi thôn cùng ngõ hẻm trên đất nước này, đang lê khắp mọi trường đại học. Không ! Các bạn phải tự chịu trách nhiệm nếu để cho người ta biến các bạn thành nạn nhân, nếu để cho người ta lừa dối các bạn. Vì chính các bạn đã lựa chọn trở thành nạn nhân trong khi mà các bạn hoàn toàn có thể từ chối cái trò « học tập » dối trá đó.
"Các bạn phải tự chịu trách nhiệm nếu để cho người ta biến các bạn thành nạn nhân, nếu để cho người ta lừa dối các bạn. Vì chính các bạn đã lựa chọn trở thành nạn nhân trong khi mà các bạn hoàn toàn có thể từ chối cái trò « học tập » dối trá đó"-Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy
Tính dối trá của xã hội mà tiến sĩ Từ Huy nhấn mạnh lại được sự kiện làm xôn xao không những mạng xã hội mà cả báo chí chính thống của đảng trong những ngày qua, đó là việc đoàn chứ thập đỏ Việt nam đi học tập chống động đất tại Nepal đã bỏ về nước ngay sau khi … động đất xảy ra để được an toàn cho bản thân. Tệ hơn, một thành viên của đoàn này lại chụp ảnh tươi cười bên đống đổ nát ở thủ đô nước bạn như một kẻ nhàn du. Bùi Hải gọi những thành viên đó là loại công dân hạng ba. Tác giả viết trên blog Dân Quyền:
“Không ai bắt những cán bộ của đoàn Chữ thập đỏ Việt Nam phải có những hành động anh hùng trong những ngày cả Nepal đổ nát và đau đớn vì động đất.
Nhưng cả người Việt và người Nepal sẽ không thể chấp nhận nếu đoàn này thể hiện tư cách chỉ như một công dân hạng ba.”
Dư Âm và Tương lai
Trở lại với bài diễn văn mang tính đảng rất cao của Thủ tướng Dũng được bài cãi trong không khí tưởng niệm ngày lịch sử 30/4, ngày mà nhiều người Việt nam vẫn còn có nhiều lấn cấn, thậm chí hận thù, Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy viết tiếp trong bài “Cho ngày 30 tháng tư: Nỗi đau và tình yêu:
Hận thù không giúp chúng ta trở nên sáng suốt, trái lại, hận thù sẽ đẩy chúng ta vào tình trạng mù quáng. Chúng ta có thể nào lấy sự mù quáng để chống lại sự mù quáng ?
Có thể chính là trong ánh sáng của nỗi đau, chính là trong khi người này nhìn thấy nỗi đau của người kia, mà chúng ta có thể xóa bỏ thù hận, xóa bỏ bức tường dựng lên giữa hai chiến tuyến; cái bức tường vô hình vẫn tồn tại trong lòng mỗi người từ bốn mươi năm nay; cái bức tường khiến chúng ta người này không thể tin ở người kia, khiến chúng ta nghi kỵ và chia rẽ; cái bức tường khiến cho cờ đỏ và cờ vàng thành ra những vật trở ngại, ngăn cản chúng ta xích lại gần nhau, ngăn cản chúng ta cùng nhìn về tương lai và cùng tạo dựng một tương lai chung.
Có lẽ trong cùng suy nghĩ đó nhà báo Đoan Trang khi được hỏi tại sao cô không ở lại Mỹ mà lại trở về Việt nam để bị nhiều phiền toái, trả lời rằng
Song có một điều chắc chắn, là tôi sẽ vô cùng hối hận nếu không ở Việt Nam những năm tháng này.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/fight-for-power-fight-for-rights-05112015052526.html/05112015-fight-for-power.mp3
2015-05-11
Từ trái sang: TBT Nguyễn Phú Trọng, Cựu TBT Nông Đức Mạnh và TT Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng 4 ở TPHCM. AFP
Cạnh tranh quyền lực ở thượng tầng
Hội nghị trung ương đảng cộng sản Việt nam, bước chuẩn bị cho đại hội của đảng này vào năm tới được nhiều người chú ý ngay sau khi những ngày lịch sử tháng tư qua đi.
Trong thời gian vài năm trở lại đây, giới phân tích chính trị Việt nam trong và ngoài nước có xu hướng chia giới lãnh đạo Việt nam hiện nay làm hai nhóm: nhóm thứ nhất là những người chuyên trách về đảng, mà gương mặt tiêu biểu là ông Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, nhóm thứ hai là những người điều hành chính phủ Việt nam tiêu biểu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Người ta cũng cho rằng có một một khuynh hướng là quyền lực quốc gia ngày càng nghiêng về phe chính phủ của Thủ tướng.
Sau khi Đại hội trung ương đảng kết thúc, blogger Cầu Nhật Tân lại phân tích rằng phe đảng đang thắng thế. Theo blogger này thì những người của phe đảng đã được điều động về địa phương nắm giữ những khu vực trọng yếu, những thành phố lớn. Ngoài ra việc tăng số thành viên của Ban chấp hành trung ương đảng được blogger này cho là để “pha loãng” nhóm người ủng hộ Thủ tướng Dũng, nhóm người đã ủng hộ Thủ tướng quật ngược thế cờ, chuyển bại thành thắng trong hội nghị trung ương lần trước cách đây không lâu. Trong hội nghị lần đó Thủ tướng đã không những thoát khỏi kỷ luật mà còn trở nên mạnh hơn bằng việc loại những người được cho là của bên Đảng cắm vào Bộ chính trị như các ông Vương Đình Huệ và Nguyễn Bá Thanh.
Nay dường như gió đã xoay chiều.
Những phân tích và dự đoán của Cầu Nhật Tân dường như lại được bài diễn văn của Thủ tướng Dũng vào ngày 30 tháng tư khẳng định là ông đang phải lùi bước. Bài diễn văn được Giáo sư Jonathan London xem xét và ngạc nhiên khi nhận thấy người đứng đầu ngành hành pháp quốc gia lại nói đến Đảng 41 lần, trong khi nói đến Việt nam chỉ có 28 lần. Blogger Hạ Đình Nguyên, một cựu sinh viên tranh đấu tại Sài gòn trước ngày 30/4 năm 75 trao đổi ngay với chúng tôi sau ngày 30/4 năm nay về bài diễn văn đó:
"Có một sự lộn xộn như thế nào đó cho nên bây giờ càng trở nên mơ hồ. Ông Dũng thì người ta cứ nghĩ là ổng đối lập với phe đảng, nhưng vừa qua phát biểu của ông ấy vào ngày 30/4 làm cho người ta thất vọng. Người ta nghĩ rằng có thể là ông ấy trong cái thế bị buộc phải phát biểu một bản văn soạn sẳn như vậy"-Blogger Hạ Đình Nguyên
“Có một sự lộn xộn như thế nào đó cho nên bây giờ càng trở nên mơ hồ. Ông Dũng thì người ta cứ nghĩ là ổng đối lập với phe đảng, nhưng vừa qua phát biểu của ông ấy vào ngày 30/4 làm cho người ta thất vọng. Người ta nghĩ rằng có thể là ông ấy trong cái thế bị buộc phải phát biểu một bản văn soạn sẳn như vậy.”
Ngược lại cũng có tác giả như Thanh Tôn trong bài Những điều trông thấy về diễn văn của ông Dũng lại nói là có thể bài diễn văn mang tính cách … “chống Mỹ” đó của ông Thủ tướng là để làm bận tâm, gây trở ngại cho chuyến đi sắp tới của ông Trọng tới thủ đô nước Mỹ. Trong một lần trao đổi với đài RFA hồi năm ngoái, Tiến sĩ Vũ Hồng Lâm từ Hawaii có nói là trên chính trường hiện nay tại Việt nam ông Nguyễn Tấn Dũng là một nhân vật nhiều bản lĩnh nhất.
Cuộc đấu tranh dân quyền tiếp tục
Hội nghị trung ương kết thúc, người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng đọc diễn văn tổng kết. Bài tổng kết được blogger Phạm Viết Đào, người vừa được trả tự do cách đây không lâu, đưa tin đầy đủ, chỉ có điều là những người không biết chuyện, nếu đọc bản tin đó thì cũng không hiểu điều gì đã và đang xảy ra. Nói như Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thì đó là một ngôn ngữ chung chung, không chỉ của đảng cộng sản Việt nam mà còn của cả hệ thống cộng sản trước đây.
Cây bút Trần Hồng Phong viết trên trang blog Ba Sàm:
tôi chợt thấy buồn khi thấy rằng bản thân mình và hầu như toàn thể người dân của đất nước, thậm chí bao gồm cả hàng triệu đảng viên – đều đứng ngoài, không biết thông tin gì và cũng không có quyền gì trong việc bình chọn hay “tác động” (góp ý) gì đến vị trí lãnh đạo của đất nước trong tương lai. Điều này liệu có phù hợp với nguyên tắc “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”? (theo)Điều 2 Hiến Pháp; mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước đều phải được “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra”, hay “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước”? (theo) Điều 28 Hiến pháp.
Thực ra những điều mà Trần Hồng Phong viết không xa lạ với điều mà những người cộng sản tuyên bố, đó là thể chế của họ dựa trên nguyên tắc gọi là Dân chủ tập trung, với một sự độc quyền cai trị và phủ nhận nguyên tắc đa nguyên chính trị.
Trang Bauxite Việt nam bình luận về sự lựa chọn chính trị này của những người cộng sản Việt nam:
“Ở nước ta, việc gì người ta cũng cố tình làm ngược thế giới, trước kia cũng vậy, bây giờ cũng vậy, chẳng có gì thay đổi. Thế giới đề cao tự do, sáng kiến và trách nhiệm cá nhân thì ta chủ trương chuyên chính vô sản, làm chủ tập thể. Thế giới đa nguyên thì Việt Nam độc Đảng.
"Có thể coi cái tài vô song của các “đỉnh cao trí tuệ” nước ta là tài... trồng cây chuối. Sau 85 năm trồng cây chuối các vị đã rút ra kết luận là mình vừa sáng suốt, vừa vĩ đại lại vừa đạo đức, văn minh. Hóa ra vị hoàng đế Việt Nam thời hiện đại vẫn chỉ là hoàng đế cởi truồngTrang Bauxite Việt nam"-Trang Bauxite VN
Có thể coi cái tài vô song của các “đỉnh cao trí tuệ” nước ta là tài... trồng cây chuối. Sau 85 năm trồng cây chuối các vị đã rút ra kết luận là mình vừa sáng suốt, vừa vĩ đại lại vừa đạo đức, văn minh.
Hóa ra vị hoàng đế Việt Nam thời hiện đại vẫn chỉ là hoàng đế cởi truồng.”
Điều trớ trêu là nhiều người ủng hộ nhà nước do đảng cộng sản Việt nam lãnh đạo cách nay gần nửa thế kỷ lại không nhận ra rằng họ phủ nhận tính đa nguyên của thể chế chính trị. Ông Lê Văn Tâm, một trong những người ủng hộ Hà nội trong chiến tranh Việt nam tại Nhật bản viết rằng ngày hôm nay, 40 năm sau khi cuộc chiến kết thúc ông không thấy một nước Việt nam tiến bộ cùng thể chế Tam quyền phân lập đáng ra nó phải có như bất kỳ quốc gia tiến bộ nào. Ông Tâm nói rằng ông cảm thấy mình có lỗi.
Loa tuyên truyền đặc điểm của đảng cộng sản, được treo trên nhiều cột điện ở Hà Nội
Những người thuộc thế hệ lớn lên sau ông Tâm, không hề biết tới cuộc chiến Việt nam, lại hoặc là giống như số đông không hề biết đến chính trị Việt nam như tác giả Trần Hồng Phong đã để cập, hoặc đang dấn thân vào con đường đấu tranh đòi dân quyền, dù họ vẫn còn là số ít. Nhà tranh đấu trẻ tuổi Nguyễn Vũ Bình, người từng đứng dưới lá cờ đảng cộng sản viết tại sao ngày hôm nay phải đấu tranh:
Chúng ta làm trước hết và trên hết là cho mình và vì mình. Sống trong chế độ cộng sản, chúng ta bị giam cầm bởi muôn vàn điều kỳ lạ và kỳ quái, đó là nỗi sợ hãi, là tư duy nô lệ, giáo điều là những định kiến và sự ngu dốt.
Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy trong bài viết phân tích những tư liệu có liên quan đên nhân vật Hồ Chí Minh, nhắn nhủ các bạn trẻ Việt nam:
Các bạn không thể đổ lỗi cho Hồ Chí Minh, một người đã chết, về việc các bạn là nạn nhân của cỗ máy lừa dối khổng lồ mà đảng đang lê khắp mọi thôn cùng ngõ hẻm trên đất nước này, đang lê khắp mọi trường đại học. Không ! Các bạn phải tự chịu trách nhiệm nếu để cho người ta biến các bạn thành nạn nhân, nếu để cho người ta lừa dối các bạn. Vì chính các bạn đã lựa chọn trở thành nạn nhân trong khi mà các bạn hoàn toàn có thể từ chối cái trò « học tập » dối trá đó.
"Các bạn phải tự chịu trách nhiệm nếu để cho người ta biến các bạn thành nạn nhân, nếu để cho người ta lừa dối các bạn. Vì chính các bạn đã lựa chọn trở thành nạn nhân trong khi mà các bạn hoàn toàn có thể từ chối cái trò « học tập » dối trá đó"-Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy
Tính dối trá của xã hội mà tiến sĩ Từ Huy nhấn mạnh lại được sự kiện làm xôn xao không những mạng xã hội mà cả báo chí chính thống của đảng trong những ngày qua, đó là việc đoàn chứ thập đỏ Việt nam đi học tập chống động đất tại Nepal đã bỏ về nước ngay sau khi … động đất xảy ra để được an toàn cho bản thân. Tệ hơn, một thành viên của đoàn này lại chụp ảnh tươi cười bên đống đổ nát ở thủ đô nước bạn như một kẻ nhàn du. Bùi Hải gọi những thành viên đó là loại công dân hạng ba. Tác giả viết trên blog Dân Quyền:
“Không ai bắt những cán bộ của đoàn Chữ thập đỏ Việt Nam phải có những hành động anh hùng trong những ngày cả Nepal đổ nát và đau đớn vì động đất.
Nhưng cả người Việt và người Nepal sẽ không thể chấp nhận nếu đoàn này thể hiện tư cách chỉ như một công dân hạng ba.”
Dư Âm và Tương lai
Trở lại với bài diễn văn mang tính đảng rất cao của Thủ tướng Dũng được bài cãi trong không khí tưởng niệm ngày lịch sử 30/4, ngày mà nhiều người Việt nam vẫn còn có nhiều lấn cấn, thậm chí hận thù, Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy viết tiếp trong bài “Cho ngày 30 tháng tư: Nỗi đau và tình yêu:
Hận thù không giúp chúng ta trở nên sáng suốt, trái lại, hận thù sẽ đẩy chúng ta vào tình trạng mù quáng. Chúng ta có thể nào lấy sự mù quáng để chống lại sự mù quáng ?
Có thể chính là trong ánh sáng của nỗi đau, chính là trong khi người này nhìn thấy nỗi đau của người kia, mà chúng ta có thể xóa bỏ thù hận, xóa bỏ bức tường dựng lên giữa hai chiến tuyến; cái bức tường vô hình vẫn tồn tại trong lòng mỗi người từ bốn mươi năm nay; cái bức tường khiến chúng ta người này không thể tin ở người kia, khiến chúng ta nghi kỵ và chia rẽ; cái bức tường khiến cho cờ đỏ và cờ vàng thành ra những vật trở ngại, ngăn cản chúng ta xích lại gần nhau, ngăn cản chúng ta cùng nhìn về tương lai và cùng tạo dựng một tương lai chung.
Có lẽ trong cùng suy nghĩ đó nhà báo Đoan Trang khi được hỏi tại sao cô không ở lại Mỹ mà lại trở về Việt nam để bị nhiều phiền toái, trả lời rằng
Song có một điều chắc chắn, là tôi sẽ vô cùng hối hận nếu không ở Việt Nam những năm tháng này.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReadingBlogs/fight-for-power-fight-for-rights-05112015052526.html/05112015-fight-for-power.mp3
Đảng CSVN phải trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân
Thằng Lượm (Danlambao) - ...Các ông chủ tư bản xanh (thân hữu cán bộ), đỏ (cán bộ), xám (nhóm lợi ích) đua nhau lộ diện để “bóc lủm” tài nguyên đất nước; tài sản, công sức của người nông dân chúng tôi. Chúng tôi bị đẩy khỏi quyền làm chủ ruộng đất, trở thành người làm thuê trên chính ruộng đất của mình và ly nông để thành công nhân nửa mùa. Các ông đã công nhận quyền tư hữu tài sản (nhà xưởng, máy móc) của các nhà tư bản trong và ngoài nước, cho họ có quyền lấy đất của chúng tôi thông qua các ông để biến chúng tôi thành người vô sản thật sự và buộc chúng tôi phải bán sức lao động với đồng lương chỉ đủ 60% nhu cầu cuộc sống. Thực chất những công nhân trong các nhà máy hiện nay đa số là nông dân không có ruộng đất hoặc bị tước đoạt ruộng đất, phải đi kiếm sống qua ngày chứ không phải công nhân thuần túy...
*
Đảng CSVN đang gấp rút chuẩn bị cho việc tổ chức Đại hội lần thứ 12 (ĐH12) vào đầu năm 2016. Công tác nhân sự đã được bí mật chọn lựa tại Hội nghị TƯ đảng lần thứ 11 diễn ra từ ngày 04/5 đến ngày 07/5/2015 vừa qua.
Mặc dù không được chính danh để lãnh đạo đất nước, nhưng đảng CSVN vẫn sử dụng thành quả của việc cướp chính quyền từ chính phủ Trần Trọng Kim vào tháng 8 năm 1945 để một mình một chợ, dùng bạo lực và dối trá để tự cho mình được quyền lãnh đạo toàn diện xã hội VN.
Nông dân chúng tôi không công nhận những ông/bà lãnh đạo đất nước vì chúng tôi không bầu chọn những ông/ bà đó (sau đây gọi tắt là các ông) . Chúng tôi bị buộc phải sống chung với các ông đảng chọn, đè đầu cưỡi cổ chúng tôi. Hệ thống Nhà nước do các ông đặt ra không thể gọi là chính quyền đại diện của chúng tôi vì các ông chỉ là lũ cướp. Chúng tôi tạm gọi các ông là nhà cầm quyền và sẽ tiếp tục đấu tranh, đòi hỏi các ông trả lại quyền bầu chọn lãnh đạo dân chủ thật sự của chúng tôi.
Trong khi chờ đến ngày chúng tôi giành lại quyền bầu chọn lãnh đạo và tham gia quản lý đất nước, chúng tôi yêu cầu các ông: Tại ĐH 12 này, các ông phải trả lại quyền sở hữu ruộng đất của chúng tôi đã bị các ông cướp trắng từ mấy chục năm qua.
Các ông phải trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho chúng tôi vì các lẽ sau:
1. Từ năm 1986, sau khi các ông nhận thấy sắp chết chìm vì cái thiên đường - thường điên - XHCN (xuống hố cả nước), các ông đã nhắm mắt quay lại (đổi cũ), công nhận nền kinh tế thị trường (được che đậy bằng từ: kinh tế nhiều thành phần), cởi trói cho thành phần kinh tế tư nhân được quyền kinh doanh, thoải mái “bóc lột” giá trị “thặng dư”, chấp nhận chia lại ruộng đất cho nông dân theo bình quân nhân khẩu để tự do canh tác.
Từ đó đến nay đã gần 30 năm - bằng thời gian các ông nhắm mắt nhắm mũi nghe lời ngoại bang (Liên xô-Tàu cộng), chấp nhận làm ngụy quyền cho hai nước CS này để biến VN thành cái cối xay thịt người hòng nhuộm đỏ miền Nam VN, lấy máu xương của Nhân dân hai miền để làm nên “đại thắng” cho chủ nghĩa CS của các ông. Ngày nay, các ông vẫn ra sức chi tiền của nhân dân chúng tôi để bưng bít, đánh tráo lịch sử “thắng cuộc-thua cuộc”. Ngày 30.4 vừa qua, các ông đổ tiền để ăn mừng “chiến thắng” vì đã cưỡng chiếm miền Nam tự do là hành vi trơ tráo,. Việc các ông làm, chúng tôi biết rất rõ. Một ngày không xa, lịch sử và nhân dân chúng tôi sẽ phán xét cụ thể. Việc trước mắt, chúng tôi yêu cầu các ông phải đối xử công bằng với chúng tôi như các thành phần kinh tế khác, đó là trả lại quyền sở hữu đất đai cho nông dân chúng tôi trong kỳ ĐH 12 này.
2. Như các ông đã biết, sau ĐH 7 (6/1991) các ông đã chính thức cho phép khôi phục các “ông chủ tư bản”, trao trả quyền làm chủ thực sự Cty, xí nghiệp, cơ sở sản xuất... Sau ĐH 10 (4/2006), các ông cho phép đảng viên được làm ông chủ (kinh tế tư nhân), chấm dứt thời kỳ các ông luôn rả rả đảng viên không “bóc lột”, tiến thẳng tới “bóc lủm” vì chẳng còn gì để “lột” nữa, “bóc lủm” công khai và nhanh gọn hơn nhiều. Các ông chủ tư bản xanh (thân hữu cán bộ), đỏ (cán bộ), xám (nhóm lợi ích) đua nhau lộ diện để “bóc lủm” tài nguyên đất nước; tài sản, công sức của người nông dân chúng tôi. Chúng tôi bị đẩy khỏi quyền làm chủ ruộng đất, trở thành người làm thuê trên chính ruộng đất của mình và ly nông để thành công nhân nửa mùa. Các ông đã công nhận quyền tư hữu tài sản (nhà xưởng, máy móc) của các nhà tư bản trong và ngoài nước, cho họ có quyền lấy đất của chúng tôi thông qua các ông để biến chúng tôi thành người vô sản thật sự và buộc chúng tôi phải bán sức lao động với đồng lương chỉ đủ 60% nhu cầu cuộc sống. Thực chất những công nhân trong các nhà máy hiện nay đa số là nông dân không có ruộng đất hoặc bị tước đoạt ruộng đất, phải đi kiếm sống qua ngày chứ không phải công nhân thuần túy.
Mặc dù sự thật rành rành như vậy, nhưng tại ĐH 11 (2011), các ông nhân danh đảng, tiếp tục cố giữ chặt bản chất “cướp bằng văn bản” ruộng đất của chúng tôi bằng khái niệm quái gở: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”. Đây là một khái niệm kiểu “cối xay cùn” như nông dân chúng tôi hiểu. Cái cối xay lý luận này đã biến đảng các ông thành Siêu địa chủ, được độc quyền sở hữu đất đai trên cả nước VN này và muốn ban phát, bán buôn, dâng tặng cho ai cũng được.
3. Nền kinh tế VN hiện nay, tuy bên ngoài các ông tuyên truyền là nền kinh tế thị trường (KTTT) nhưng thực chất không phải như vậy. Nó không đi theo nguyên lý của nền kinh tế thị trường, đó là sở hữu tư nhân về đất đai (tư liệu sản xuất). Đất đai thuộc sở hữu toàn dân chính là yếu tố quan trọng để các ông ra sức cướp đất, bán đất cho các ông chủ tư bản trong nước (trong đó có các ông) và nước ngoài. Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, dưới thời các ông cầm quyền, một tầng lớp mới được hình thành: tầng lớp dân oan mất đất. Các ông cho rằng, sở dĩ “sở hữu toàn dân về đất đai” là do cái đuôi “định hướng XHCN” do các ông chế tạo sử dụng. Mà đã “định hướng XHCN” thì đất đai phải mang tính “cộng sản”, đó là sở hữu tập thể. Nhưng dù có cố lấp liếm, các ông cũng phải thừa nhận rằng: XHCN chỉ là định hướng, hoàn toàn không thể kết hợp với nền KTTT, vì nếu kết hợp sẽ thành quái thai nửa người-nửa ngợm. Cho tới hôm nay, không có văn bản nào do các ông viết ra dám thừa nhận: nền KT hiện nay là nền “kinh tế thị trường kết hợp với kinh tế XHCN”. Mới chỉ “định hướng” thôi, tại sao các ông lại cướp hết quyền sở hữu ruộng đất của nông dân chúng tôi như đang kết hợp với nền kinh tế XHCN? Chính đảng trưởng của các ông cũng thừa nhận: “Đến hết thế kỷ này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa.” Vậy các ông thấy XHCN ở đâu để mà định hướng trong khi hiện nay trên toàn thế giới không có nước nào có mô hình XHCN như trong kinh điển Mác-Lê-Mao mà các ông nhật tụng? Không lẽ các ông định hướng theo mô hình XHCN Bắc Triều Tiên?
Các ông “cả gan” tiếp tục đưa dân tộc VN, trong đó có nông dân chúng tôi ra làm thí nghiệm cho đến hết thế kỷ này sao?
Nông dân chúng tôi đã bị các ông đối xử tàn bạo, vô liêm sỉ từ thời “cải cách ruộng đất” đến nay vẫn chưa đủ thỏa mãn tính tự kiêu cộng sản kết hợp bạo lực-ngu dốt của các ông sao?
Tại sao các ông trả quyền sở hữu máy móc, nhà xưởng của các ông chủ tư bản (tư liệu sản xuất) nhưng khư khư không trả quyền sở hữu ruộng đất của nông dân chúng tôi? Trong khi các ông thừa biết rằng: ruộng đất chính là tư liệu sản xuất chính của nông dân. Tại sao các ông dành ưu ái cho giới ông chủ tư bản, tư nhân - đối tượng mà một thời các ông đánh đổ - trong khi nông dân chúng tôi chính là lực lượng nòng cốt trong liên minh công-nông, biểu tượng búa-liềm trên cờ đảng của các ông lại bị chính các ông phản bội?
4. Nông dân chúng tôi đã bị các ông bần cùng hóa, không thể yên ổn làm ăn trên chính mảnh đất của mình vì không biết các ông lấy lại (thu hồi) lúc nào để bán cho các nhà kinh doanh chỉ vì không có quyền sở hữu ruộng đất. Các ông sợ chúng tôi trở thành địa chủ? Sự thật ngày nay ai cũng biết: địa chủ chính là các ông. Cựu Chủ tịch tỉnh Bình Dương Lê Thanh Cung có hàng trăm ha đất, cựu tổng thanh tra Chính phủ Trần Văn Truyền có 4 ngôi nhà, cựu tổng Mạnh, tổng Phiêu sống xa hoa trong biệt điện là bằng chứng không thể chối cãi.
Trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho chúng tôi để không còn hiện tượng đau lòng khi những người nông dân mất đất vác đơn khiếu kiện khắp nơi. Giới cường hào mới ở các địa phương không còn vẽ ra dự án để cướp đất; giới làm ăn bất lương không còn câu kết với cán bộ đảng viên đuổi chúng tôi ra khỏi nhà.
Đó mới gọi là đúng định hướng xã hội chủ nghĩa nếu áp dụng theo nghĩa chính xác nhất của nó.
Chúng tôi vừa bị cướp ruộng đất, vừa bị vắt kiệt sức chỉ vì những kiểu lãnh đạo “mù sờ voi” của các ông như: ”trồng cây gì, nuôi con gì? được mùa mất giá, dư gạo ăn nhưng bán thì lỗ...”. Chúng tôi không còn gì để mất, chỉ còn mạng sống lây lất. Các ông còn muốn gì nữa?
Các ông tự hào là thiên tài, sáng suốt, đạo đức, văn minh mà như vậy sao?
Các ông đã nợ nông dân chúng tôi qua nhiều - Những món nợ không sao trả nổi. Chúng tôi không cần các ông trả hết. Chúng tôi chỉ cần các ông trả lại quyền sở hữu ruộng đất của chúng tôi đang bị các ông cướp trắng!
Tại ĐH 12 này, các ông có chịu trả lại quyền sở hữu ruộng đất cho nông dân chúng tôi hay không?
11/5/2015
Tâm Lý Chiến VNCH và Tuyên Láo CSVN
Cánh Dù Lộng Gió (Danlambao) - Hai từ này nghe qua đã thấy chõi nhau lắm rồi, tuy giống nhau với cùng mục đích tuyên truyền, nhưng khác nhau ở cái chỗ VNCH tuyên truyền và thông tin chính xác, còn phía CSVN thì tuyên truyền bịp bợm, láo khoét, bưng bít mọi thông tin, kể cả bịa đặt, cốt sao mị được người Dân.
VNCH đã dùng Tâm Lý Chiến để tuyên truyền rộng rãi đến người Dân trong Nước biết chính sách về đường lối của Chính Phủ VNCH, biết thế nào là Nhân Bản, Tự Do, Dân Chủ, quyền làm một con người thực thụ của một Chính Thể Công Bằng và Văn Minh, biết tha thứ và khoan dung nhân đạo với đối phương, kẻ thù, bằng chứng là chính sách Chiêu Hồi, xóa bỏ hận thù với những kẻ lầm đường lạc lối bên kia vĩ tuyến trở về với Chính Phủ Quốc Gia, được chăm sóc, bảo vệ, được trợ giúp học nghề miễn phí, quyền lợi của họ, không khác gì một công Dân thực thụ trong Nước. Mọi tin tức trong Nước đều được công khai để mọi người theo dõi. Từ tin thời sự chính trị nóng bỏng, tin chiến trường, tin tai nạn, tất cả đều được đăng một cách công khai chính xác và tự do, không bị kiểm duyệt.
Công tác tuyên truyền của Tâm Lý Chiến VNCH là làm sao để mọi người hiểu rõ âm mưu xâm lược của bọn CSVN nhằm nhuộm đỏ miền Nam, những pha lừa bịp người Dân để họ đóng thuế, nuôi quân và gia nhập MTGPMN.
Phản hồi những luận điệu xuyên tạc nhằm bôi nhọ Chính Quyền Quốc Gia.
Hồi đó yêu Nước là yêu Tổ Quốc Việt Nam, yêu chuộng tự do, hòa bình, chứ không phải yêu một đảng phái nào như đảng Dân Chủ của TT Thiệu, Quốc Dân đảng v.v...
Kêu gọi tất cả cán binh CS ra chiêu hồi để hưởng chính sách khoan hồng và nhân đạo của Chính Phủ VNCH. Có những bản nhạc rất thẫm đẫm tình người, như bản"Ngày Về" của Hoàng Giác, Bếp lửa hồng, một bản nữa mà tôi không biết tựa đề chỉ nhớ vài câu đầu "Người ơi, Nước Nam của người VN, vì đâu oán tranh để lòng nát tan, đây Bến Hải là nơi ngăn cách đôi bờ..." Có những Film thật sự đi vào lòng người như Film "Chúng Tôi Muốn Sống" do Đạo Diễn Lê Dân thực hiện, Film "Nửa Đêm Nhớ Anh", nói về người con gái có chồng tập kết ra Bắc quay về sống trong mật khu, nỗi trông ngóng, nhớ nhung, mong sao người Chồng quay về dưới mái ấm gia đình, hằng đêm ngồi bên song cửa với mái tóc thề buông xõa, chờ đợi ngày về của người Chồng.
Phía Tâm Lý chiến VNCH chỉ muốn cắt nghĩa, giải thích sao cho mọi tầng lớp Nhân Dân biết được 2 từ Cộng Sản là gì, và những gì Cộng Sản đã gieo tai họa đến cho Nhân Loại.
Nói về Tuyên Giáo CSVN, họ chỉ biết kích thích lòng thù hận, kích thích lòng yêu Nước mù quáng của giới thanh niên, để tuyên truyền bịp bợm chống Mỹ cứu Nước, xô đẩy tất cả những người đó vào biển lửa, trong cuộc chiến tranh Huynh Đệ tương tàn giữa 2 miền Nam Bắc.
Bằng mọi cách họ không ngần ngại nêu những tấm gương tự phát minh hay thêm thắt ra để tuyên truyền nhân rộng tới mọi tầng lớp Dân chúng miền Bắc, lúc bấy giờ, cho dù tốn kém đến cỡ nào, cũng phải đạt được mục tiêu của họ, thí dụ Anh Hùng Tô Vĩnh Diện, Lê Văn Tám, Phan Đình Giót, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Bé, mà chình những người họ đưa gương Anh Hùng tiêu biểu này nếu chưa chết, cũng phải lăn ra chết vì giật mình và không ngờ mình quá Anh Hùng.
Họ không ngần ngại chửi bới, nói xấu đối phương, mỗi lần sảy ra trận đánh nào họ thường hay tuyên bố trên báo đài "Quân và Dân... đã anh dũng giết chết... quân Mỹ Ngụy, làm bị thương... tên khác". "Hay hôm nay ngày... tháng... năm... Quân và Dân tỉnh Thanh Hóa đã anh dũng bắn rớt... máy bay Mỹ, bắt sống... tên giặc lái".
Lúc nào họ cũng đổ cho phía VNCH làm tay sai cho giặc Mỹ, nên quyết tâm chống Mỹ Ngụy cứu Nước, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào. Họ tuyên truyền bịp bợm, láo khoét về miền Nam bị Mỹ Ngụy kềm kẹp, cơm không có ăn, áo không có mặc, bị tra tấn hành hạ đủ điều mỗi khi có ai phản ứng, hay lên tiếng chống đối.
Nói chung cùng một mục đích tuyên truyền, một bên tuyên truyền đúng với những gì sảy ra, còn một bên tuyên truyền sai lạc, bưng bít thông tin, thêm thắt những điều không hề có để đạt được mục đích theo ý muốn của họ, vì thế ta hay gọi họ là ban Tuyên Láo là chính xác nhất, không còn từ nào hay hơn được nữa./.
11/05/2015
Bỏ gác có trách nhiệm
Chẳng như cu Vẹm giả khùng giả điên
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - "Như trời đất sinh ra", cuối thời Mác Mạt, chỉ có hai anh, "một anh ở phía Tây, một anh ở phía Đông" còn đứng lớ ngớ gác cờ đỏ búa liềm lạch bạch rướn bay, thật tình trông không giống con giáp nào. Nay bỗng dưng anh Cu ở phía Tây đã tự động bỏ gác một cách có trách nhiệm.
Bỏ gác có trách nhiệm? Tại sao xưa nay, dù ở bất cứ tổ chức nào, chế độ nào, "bỏ gác" mặc nhiên bị xem là hành động trốn tránh trách nhiệm, có thể "gây hậu quả nghiêm trọng", chẳng hạn như để kẻ trộm vào nhà kho, kẻ cướp vào nhà băng bợ hết của cải tiền bạc, kẻ gian vào nhà ta phỏng hai hòn ngon ơ; tùy mức độ thiệt hại mà áp dụng biện pháp xử lý thích hợp, hình phạt có thể từ cảnh cáo, đuổi việc, đến tử hình, thế mà nay anh Cu Ba bỏ gác lại được cả thế giới- đương nhiên ngoại trừ cu Vẹm còn lại lo sót dái - oánh giá là có trách nhiệm?
Bỏ gác có trách nhiệm là bỏ gác theo nhu cầu của tình hình thực tiễn và đáp ứng với nguyện vọng của quần chúng nhân dân. Mục đích của gác là để bảo vệ một thứ gì còn đáng... gác, chứ không ai dại gì đứng gác một thứ vô tích sự, một thứ "đố rách ngáng trộ", một thứ đã bị vứt vào thùng rác thúi thấy bà.
Thực ra thì không chỉ riêng mình ên anh Cu ở phía Tây thấy đống rác Đỏ lù lù phơi thây ra đó; chính anh cu ở phía Đông cũng đã "khám phá" ra cái của nợ Đỏ hoe Đỏ hoét ấy từ khuya rồi, có khi là còn trước nữa cơ, nên mới có họp Đại Hội "đổi mới (theo KTTT) hay là chết". Cũng muốn "hốT" đi thôi, nhưng kẹt Cu Vẹm chỉ biết còn đảng còn mình, nên không hề có được tí ti ông cụ ý thức trách nhiệm với dân với nước, nên Cu Ta thua xa Cu Tây, quyết không dám bỏ gác.
Nên không ai ngạc nhiên khi thấy cu Vẹm cứ chơi kiểu lá mặt lá trái, trò điển hình mới nhất là giễu văn mừng 40 năm Ngày Phỏng Hai Hòn Miền Nam vừa rồi chửi Mỹ như tại Việt Nam không có lon Coca Cola, không có các cửa hàng Mc Donald, Berger King, Kentucky Fried Chicken, không có ngân hàng Bank America, trong nhà Ba Ếch không có Đồng Đô US nào cả; chửi Mỹ như không có chuyện đồng chí tiền nhiệm mình là Phan Văn Khải sang tận hãng Microsoft ở Redmond gần Seattle, Tiểu bang Washinhton, Mỹ để đích thân ăn mày lòng nhân đạo của Bill Gates làm từ thiện cho nhân dân VN; chửi Mỹ như không hề có chuyện CT nước sang New York (?) kêu gọị Mỹ nên sang Việt Nam làm ăn vì VN có nhiều con gái đẹp; chửi Ngụy như bất biết trong nhà có thằng rễ Ngụy con bày mưu vẽ kế cho con gái cưng của Ếch làm hết giám đốc tập đoàn nọ, ngân hàng kia...
Cu Ba ý thức được ý nghĩa của gác và biết ý thức trách nhiệm nên đã can đảm bỏ gác. Chẳng những bỏ gác không thôi, mà còn quay về trân quý lại giá trị tinh thần, tình cảm, tâm linh cao đẹp đã bị CS xuyên tạc, tước đoạt và chà đạp suốt trên nửa thế kỷ .
"Con sẽ cầu nguyện trở lại và quay lại nhà thờ". Ông Raul Castro, nhà lãnh đạo đương kim của Cu Ba đã nói như thế khi ông ghé Vatican để cảm ơn Giáo Hoàng Phanxicô đã làm trung gian cho việc xích lại gần nhau giữa Cu Ba và Hoa Kỳ, sau khi dự lễ Kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Đại chiến Thế giới ll của Nga tại Mạc Tư Khoa đầu Tháng 5/2015.
Thế nên về sau, trong môn học Chủ nghĩa Mác Lê, có chương:
Cũng là cu Cộng một lò
Cu khôn bỏ gác, cu khùng giở hơi
11/05/2015
Nguyễn Tấn Dũng hạ mình tiếp đón tỉnh trưởng Vân Nam, Trung Cộng
Bảng Đỏ (Danlambao) - Thông tấn xã Việt Nam đưa tin, chiều ngày 11/5/2015, thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi tiếp đón tỉnh trưởng Vân Nam của Trung Cộng là Trần Hào. Buổi gặp gỡ diễn ra ngay tại trụ sở chính phủ, Hà Nội.
Thông tin này khiến người ta tự hỏi: Từ bao giờ, một tỉnh trưởng của Trung Cộng lại được xếp ngang hàng với một thủ tướng Việt Nam?
Xét về thông lệ ngoại giao, tỉnh trưởng Vân Nam phía Trung Cộng cũng chỉ được xếp ngang hàng với một chủ tịch tỉnh của Việt Nam, trong trường hợp này người đồng cấp sẽ là chủ tịch ủy ban nhân dân TP. Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.
Ngay như bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị khi sang Hoa Kỳ cũng vẫn chỉ được đón tiếp trong tư cách của một đại biểu quốc hội CSVN. Người đồng cấp phía Hoa Kỳ gặp gỡ Phạm Quang Nghị là thượng nghị sỹ John McCain.
Thậm chí, việc tổng thống Obama tiếp đón TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn đang là một rắc rối ngoại giao lớn. Với người Mỹ, ông Trọng chỉ là người đứng đầu một đảng phái chính trị, do đó không thể được đón tiếp như một nguyên thủ quốc gia.
Đây không chỉ đơn giản là một thông lệ ngoại giao, mà cao hơn nữa là vấn đề thể diện quốc gia.
Do đó, việc thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng dễ dãi khi hạ mình tiếp đón một tỉnh trưởng phía Trung Cộng là một hành động mất thể diện.
Đây là tâm thức của những kẻ nhược tiểu, hay thủ đoạn bình thường hóa những mưu đồ bán nước từ mật nghị Thành Đô 1990?
Xâu chuỗi lại các sự kiện gần đây, cụ thể là bài diễn văn chửi Mỹ vái Tàu của Nguyễn Tấn Dũng hôm 30/4/2015 càng chứng minh cho những nghi vấn nêu trên. Thiệt đúng là: Sui gia ‘Mỹ-Ngụy’, quỵ lụy Bắc Kinh.
Với tất cả sự kính trọng, Bảng Đỏ tui tiếp tục phản đối những ai còn nuôi hy vọng Nguyễn Tấn Dũng sẽ trở thành ‘lá cờ đầu chống Trung Cộng’, hay thậm chí là một tổng bí thư thân Mỹ...
'Thoát Trung, phò Dũng' là một ảo tưởng và sai lầm bi đát.
11/5/2015
VN yêu cầu Thủ Tướng Ấn nêu vấn đề an ninh biển với Trung Quốc
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Theo VOA-11.05.2015
Việt Nam tố cáo Trung Quốc có những hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, và bày tỏ hy vọng Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ nêu vấn đề này với Bắc Kinh, trong các cuộc thảo luận sắp tới với lãnh đạo Trung Quốc khi ông Modi tới thăm nước này.
Báo chí Ấn Độ dẫn lời ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại Việt Nam, nói với các nhà báo Ấn Độ rằng Ấn Độ và Việt Nam có các quan hệ rất tốt với nhau, và New Dehli luôn luôn hậu thuẫn Hà Nội bất cứ khi nào Trung Quốc tìm cách vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt tại quần đảo Trường Sa mang tính chiến lược.
Ông Nghiêm nói Tập đoàn dầu khí ONGC của Ấn Độ đã thực hiện các cuộc thăm dò trong các vùng biển của Việt Nam, bất chấp sự chống đối của Trung Quốc. Ấn Độ cũng đã ký một thoả thuận với Việt Nam để thăm dò dầu hoả trong vùng biển có tranh chập chủ quyền với Trung Quốc trong Biển Đông.
Ông Nghiêm lưu ý rằng “Ấn Độ là đối tác chiến lược của Việt Nam. Hai nước không chỉ hợp tác trong lĩnh vực thương mại và doanh thương, mà còn trong lĩnh vực quốc phòng”.
Theo lịch trình, Thủ tướng Modi sẽ thực hiện chuyến công du 2 ngày tới thăm Trung Quốc, từ ngày 14 tới ngày 16 tháng 5.
Trong năm qua, Ấn Độ và Việt Nam đã thực hiện nhiều chuyến đi thăm qua lại cấp cao, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm Ấn Độ hồi tháng 10 theo lời mời của Thủ Tướng Narendra Modi.
Và trước đó trong tháng 9, Tổng Thống Ấn Độ Pranab Mukherjee cũng đến thăm Việt Nam trong 4 ngày.
Press Trust of India, Economic Times
Theo VOA-11.05.2015
Việt Nam tố cáo Trung Quốc có những hoạt động vi phạm chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, và bày tỏ hy vọng Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ nêu vấn đề này với Bắc Kinh, trong các cuộc thảo luận sắp tới với lãnh đạo Trung Quốc khi ông Modi tới thăm nước này.
Báo chí Ấn Độ dẫn lời ông Lê Văn Nghiêm, Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại Việt Nam, nói với các nhà báo Ấn Độ rằng Ấn Độ và Việt Nam có các quan hệ rất tốt với nhau, và New Dehli luôn luôn hậu thuẫn Hà Nội bất cứ khi nào Trung Quốc tìm cách vi phạm chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt tại quần đảo Trường Sa mang tính chiến lược.
Ông Nghiêm nói Tập đoàn dầu khí ONGC của Ấn Độ đã thực hiện các cuộc thăm dò trong các vùng biển của Việt Nam, bất chấp sự chống đối của Trung Quốc. Ấn Độ cũng đã ký một thoả thuận với Việt Nam để thăm dò dầu hoả trong vùng biển có tranh chập chủ quyền với Trung Quốc trong Biển Đông.
Ông Nghiêm lưu ý rằng “Ấn Độ là đối tác chiến lược của Việt Nam. Hai nước không chỉ hợp tác trong lĩnh vực thương mại và doanh thương, mà còn trong lĩnh vực quốc phòng”.
Theo lịch trình, Thủ tướng Modi sẽ thực hiện chuyến công du 2 ngày tới thăm Trung Quốc, từ ngày 14 tới ngày 16 tháng 5.
Trong năm qua, Ấn Độ và Việt Nam đã thực hiện nhiều chuyến đi thăm qua lại cấp cao, Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã đến thăm Ấn Độ hồi tháng 10 theo lời mời của Thủ Tướng Narendra Modi.
Và trước đó trong tháng 9, Tổng Thống Ấn Độ Pranab Mukherjee cũng đến thăm Việt Nam trong 4 ngày.
Press Trust of India, Economic Times
Australia kêu gọi TQ chớ lập vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông
Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc.
Theo VOA-11.05.2015
Ngoại trưởng Julie Bishop của Australia yêu cầu Trung Quốc chớ nên thiết lập một khu nhận dạng phòng không ở Biển Đông, trong bối cảnh giảm thiểu căng thẳng trong vùng biển này đang là ưu tiên hàng đầu
Theo tin của hãng Bloomberg, Ngoại trưởng Úc phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Canberra hôm nay, thứ Hai, nói rằng các nước Châu Á đã thảo luận về vấn đề này và theo bà, đã khẳng định lập trường của họ, “bày tỏ quan ngại sâu sắc trong trường hợp có bất cứ động thái nào nhằm áp đặt một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.”
Trong khi đó Trung Quốc lặp lại rằng Bắc Kinh có quyền thiết lập khu nhận dạng phòng không ADIZ ở Biển Đông.
Hồi cuối năm 2013, khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập khu phòng không ở Biển Hoa Đông- nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản, tuyên bố đó đã tức thời gặp phản ứng mạnh của Nhật Bản, Mỹ và Australia.
Philippines mới đây báo cáo rằng các máy bay tuần tiễu của họ đã bị Trung Quốc khuyến cáo nên ngừng bay trên không phận quần đảo Trường Sa. Bà Julie Bishop cho biết bà đã thảo luận với các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, và kêu gọi họ hãy tránh những hành động có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực.
Ngoại Trưởng Úc nói: “Các tuyến đường thương mại quan trọng của chúng tôi đi ngang qua Ấn độ dương, suốt tới các vùng biển phía Bắc, cho nên chúng tôi rất kiên định với lập trường là các nước phải giải quyết những tranh chấp một cách hoà bình, không nên có hành động đơn phương. Bà cho biết Australia đã trình bày các quan điểm của mình “một cách công khai cũng như trong vòng riêng tư, với các quốc gia có liên quan.”
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc gần đây đã ồ ạt đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp đất, xây đảo nhân tạo trong Biển Đông. Trang mạng chuyên về vấn đề quốc phòng IHS Jane nói rằng các hoạt động đó bao gồm việc xây dựng một đường băng trên đảo Đá Chữ Thập, đủ lớn để các máy bay quân sự của Trung Quốc sử dụng.
Là một đồng minh của Mỹ, Australia ủng hộ chính sách xoay trục sang khu vực Á Châu-Thái Bình Dương của chính phủ Hoa Kỳ. Úc cho phép 2.500 binh sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ đóng quân tại thành phố Darwin ở vùng lãnh thổ phía Bắc nước Úc. Trung Quốc là một đối tác thương mại hàng đầu của nước Úc, mặc dù vậy từ tháng 11 năm 2013, sau khi Bắc Kinh tuyên bố khu nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bà Bishop đã chỉ thị cho Bộ Ngoại giao và Thương Mại Úc triệu Đại sứ Trung Quốc đến để bày tỏ những quan tâm của bà về khu nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông.
Trong phúc trình thường niên về chiến lược quân sự của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng các cơ sở do Trung Quốc xây cất trong Biển Đông bao gồm nhiều bến cảng, các hệ thống giám sát tình báo và ít nhất là một phi đạo.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua phản bác phúc trình mới của Mỹ. Lên tiếng trên một trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát ngôn viên của Bộ này, bà Hoa Xuân Oánh, nói rằng phúc trình do Mỹ đưa ra dựa trên những đồn đoán sai sự thực về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, chứ không dựa trên cơ sở thực tế.
Nguồn: Bloomberg, Reuters.
Theo VOA-11.05.2015
Ngoại trưởng Julie Bishop của Australia yêu cầu Trung Quốc chớ nên thiết lập một khu nhận dạng phòng không ở Biển Đông, trong bối cảnh giảm thiểu căng thẳng trong vùng biển này đang là ưu tiên hàng đầu
Theo tin của hãng Bloomberg, Ngoại trưởng Úc phát biểu trong một cuộc phỏng vấn tại Canberra hôm nay, thứ Hai, nói rằng các nước Châu Á đã thảo luận về vấn đề này và theo bà, đã khẳng định lập trường của họ, “bày tỏ quan ngại sâu sắc trong trường hợp có bất cứ động thái nào nhằm áp đặt một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.”
Trong khi đó Trung Quốc lặp lại rằng Bắc Kinh có quyền thiết lập khu nhận dạng phòng không ADIZ ở Biển Đông.
Hồi cuối năm 2013, khi Trung Quốc tuyên bố thiết lập khu phòng không ở Biển Hoa Đông- nơi đang có tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản, tuyên bố đó đã tức thời gặp phản ứng mạnh của Nhật Bản, Mỹ và Australia.
Philippines mới đây báo cáo rằng các máy bay tuần tiễu của họ đã bị Trung Quốc khuyến cáo nên ngừng bay trên không phận quần đảo Trường Sa. Bà Julie Bishop cho biết bà đã thảo luận với các nhà lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc, và kêu gọi họ hãy tránh những hành động có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực.
Ngoại Trưởng Úc nói: “Các tuyến đường thương mại quan trọng của chúng tôi đi ngang qua Ấn độ dương, suốt tới các vùng biển phía Bắc, cho nên chúng tôi rất kiên định với lập trường là các nước phải giải quyết những tranh chấp một cách hoà bình, không nên có hành động đơn phương. Bà cho biết Australia đã trình bày các quan điểm của mình “một cách công khai cũng như trong vòng riêng tư, với các quốc gia có liên quan.”
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc gần đây đã ồ ạt đẩy mạnh các hoạt động bồi đắp đất, xây đảo nhân tạo trong Biển Đông. Trang mạng chuyên về vấn đề quốc phòng IHS Jane nói rằng các hoạt động đó bao gồm việc xây dựng một đường băng trên đảo Đá Chữ Thập, đủ lớn để các máy bay quân sự của Trung Quốc sử dụng.
Là một đồng minh của Mỹ, Australia ủng hộ chính sách xoay trục sang khu vực Á Châu-Thái Bình Dương của chính phủ Hoa Kỳ. Úc cho phép 2.500 binh sĩ Thuỷ Quân Lục Chiến Mỹ đóng quân tại thành phố Darwin ở vùng lãnh thổ phía Bắc nước Úc. Trung Quốc là một đối tác thương mại hàng đầu của nước Úc, mặc dù vậy từ tháng 11 năm 2013, sau khi Bắc Kinh tuyên bố khu nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bà Bishop đã chỉ thị cho Bộ Ngoại giao và Thương Mại Úc triệu Đại sứ Trung Quốc đến để bày tỏ những quan tâm của bà về khu nhận dạng phòng không ở biển Hoa Đông.
Trong phúc trình thường niên về chiến lược quân sự của Trung Quốc, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói rằng các cơ sở do Trung Quốc xây cất trong Biển Đông bao gồm nhiều bến cảng, các hệ thống giám sát tình báo và ít nhất là một phi đạo.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm qua phản bác phúc trình mới của Mỹ. Lên tiếng trên một trang mạng của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, phát ngôn viên của Bộ này, bà Hoa Xuân Oánh, nói rằng phúc trình do Mỹ đưa ra dựa trên những đồn đoán sai sự thực về sự gia tăng sức mạnh quân sự của Trung Quốc, chứ không dựa trên cơ sở thực tế.
Nguồn: Bloomberg, Reuters.