Theo Người Việt-05-08-2015 6:06:58 PM
Ngô Nhân Dụng
Phải mất sáu tiếng đồng hồ một đoàn cấp cứu người Pháp và người Nepal cưa gỗ, đục tường và sàn nhà, mới kéo được anh Rishi Kanal, 28 tuổi, ra khỏi đống gạch ngói đổ nát, sau trận động đất, đưa nước uống và bơm dưỡng khí cho anh. Một cụ già 101 tuổi ở quận Nuwakot, phía Tây Bắc thủ đô Kathmandu được cứu; cụ nhịn đói, nhịn khát suốt bảy ngày sau khi động đất; cả làng bị xóa sạch. Nhân viên một công ty Mỹ mang hai cái máy tìm kiếm bằng radar sóng ngắn qua, cứu được bốn người ở làng Chautara, họ bị vùi dưới hai lớp cao ốc sụp đổ chồng lên nhau. Cái máy Finder của NASA lần đầu tiên đem dùng trên trái đất, có thể dò biết hơi thở và nhịp tim đập của con người dưới sâu hàng chục thước. Ðoàn cấp cứu này gồm nhiều người quốc tịch Bỉ, Hòa Lan và Trung Quốc.
Sau những vụ thiên tai, cảnh con người đi cứu lẫn nhau khiến chúng ta xúc động; cảm thấy tình nhân loại thật ấm áp.
Nhưng chúng ta cũng rất buồn khi thấy những người hoàn toàn vô cảm trước nỗi thống khổ của đồng loại. Người Việt Nam thì không những buồn mà còn thấy xấu hổ, khi thấy trên mạng Internet quốc tế cảnh một đồng bào của mình hoàn toàn vô cảm. Trên website 9gag có hình nhiều du khách ngoại quốc đang đi cấp cứu các nạn nhân động đất, kèm theo bức hình một phụ nữ Việt Nam đang đứng chụp hình kỷ niệm giữa cảnh đổ nát. Cô có khuôn mặt rất xinh, miệng nở nụ cười hớn hở, tay đưa lên như chỉ cho mọi người thấy ngôi nhà bị sập cao như thế nào. Ðúng là một thái độ vô cảm. Ðiều đáng xấu hổ hơn, là cô này ở trong một phái đoàn hội Chữ Thập Ðỏ, sang Nepal trước đó mấy ngày để “nghiên cứu về động đất.”
Chữ Thập Ðỏ, người miền Nam trước đây gọi là Hồng Thập Tự là một tổ chức cấp cứu. Tinh thần của các hội Hồng Thập Tự là cứu người, giúp người. Phải có tấm lòng mẫn cảm, thương xót mới làm việc cho những tổ chức như thế. Thái độ vô cảm càng không chấp nhận được. Trên website 9gag có hai tấm hình, lần lượt được chú thích cho dân mạng so sánh: A member of Redcross Vietnam” (Một thành viên Hội Chữ Thập Ðỏ Việt Nam) và “Other tourists” (Những du khách khác đang cùng dân địa phương tìm bới các đống gạch đổ nát).
Nhưng không phải chỉ một mình cô gái này vô cảm. Cả đoàn cùng đi với cô cũng vậy. Ði học hỏi về việc phòng bị động đất, đối phó với động đất, đáng lẽ ra khi gặp cảnh động đất thật thì phải coi đây là một cơ hội học hỏi trên thực địa. Nhưng không. Gặp động đất, cả đoàn tìm cách kéo nhau về sớm. Về tới nhà, được dịp khoe khoang tài thành tích ăn mì gói và tài chạy chọt của mình, làm thế nào tìm được máy bay đi Quảng Châu rồi về Hà Nội!
Chuyến đi Nepal được hội Hội Chữ Thập Ðỏ Na Uy tài trợ, tiền ăn ở hàng ngày đã lãnh rồi. Không biết họ có đem trả tiền cho người ta, hay mang về Hà Nội ăn tiêu cho sướng?
Họ thanh minh rằng không có khả năng cấp cứu, không biết phong tục và ngôn ngữ địa phương nên đành về. Nhưng có hai người Việt Nam khác, nhân viên một hãng viễn thông đang ở Kathmandu lúc đó, họ không bỏ chạy. Họ tình nguyện vào bệnh viện giúp các công tác cứu thương, và đi hiến máu. Có ai cần biết nói tiếng địa phương đâu?
Dân Việt Nam không vô cảm như mấy người Chữ Thập Ðỏ. Câu chuyện và hình ảnh này lên mạng, các công dân mạng ào lên “ném đá!”
Dân mạng lại “ném đá” một lần nữa khi thấy cảnh người ta đưa xác một phi công tử nạn về nhà trong một cái túi xách tay! Ðó là di hài một thiếu tá phi công thiệt mạng trong chuyến bay huấn luyện tháng trước, được đưa
Friday, May 8, 2015
Việt Nam thuộc 5 nước bị tấn công mạng hàng đầu thế giới
ÐÀ NẴNG (NV) - Thông tin trên được tập đoàn Microsoft tiết lộ trong buổi gặp gỡ với giới lãnh đạo nhà cầm quyền thành phố Ðà Nẵng sáng 8 tháng 5.
Mạng Internet Việt Nam bị lợi dụng để tấn công vào mạng Internet toàn cầu. (Hình: Pháp Luật Sài Gòn)
Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn lời ông Ðỗ Duy Hoàng, giám đốc Marketing Microsoft Việt Nam cho hay, theo đánh giá của Microsoft thì Việt Nam hiện đang nằm trong top 5 nước bị tấn công mạng và tấn công mạng hàng đầu thế giới. Do vậy, hiện nay tập đoàn Microsoft đang hợp tác với các giới chức Việt Nam đánh giá về an toàn mạng, trao đổi thông tin và bảo mật, an ninh mạng cho Việt Nam.
Theo đại diện tập đoàn Microsoft, nếu được thành phố Ðà Nẵng chấp thuận thì thời gian tới, các chuyên gia cao cấp của Microsoft sẽ sang làm việc với Ðà Nẵng để lập dự án mạng thông minh trong quản lý giao thông về phân luồng, bãi đậu xe, hệ thống thanh toán điện tử cho người dân đi xe buýt và trung tâm điều hành giám sát giao thông.
Tin cho hay, ông Phùng Tấn Viết, phó chủ tịch thành phố Ðà Nẵng cho rằng, nếu có thực hiện dự án, tập đoàn Microsoft phải kế thừa hạ tầng, cơ sở dữ liệu, nền tảng mà Ðà Nẵng đã xây dựng trong thời gian qua. Trong khi ông Lê Văn Trung, giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải thành phố Ðà Nẵng tiết lộ, hiện Ðà Nẵng đã lắp đặt được hệ thống giám sát xe quá tải. Hệ thống này có thể đếm, ghi lại biển số xe, ngày giờ xe lưu thông, có quá tải hay không... để xử lý tình trạng xe chở quá tải.
Ðại diện tập đoàn Microsoft cũng cho biết thêm, hiện tập đoàn này đang thực hiện các dự án về phát triển đô thị thông minh cho chính phủ Sigapore. (Tr.N)
05-08-2015 1:09:34 PM
Mạng Internet Việt Nam bị lợi dụng để tấn công vào mạng Internet toàn cầu. (Hình: Pháp Luật Sài Gòn)
Báo Pháp Luật Sài Gòn dẫn lời ông Ðỗ Duy Hoàng, giám đốc Marketing Microsoft Việt Nam cho hay, theo đánh giá của Microsoft thì Việt Nam hiện đang nằm trong top 5 nước bị tấn công mạng và tấn công mạng hàng đầu thế giới. Do vậy, hiện nay tập đoàn Microsoft đang hợp tác với các giới chức Việt Nam đánh giá về an toàn mạng, trao đổi thông tin và bảo mật, an ninh mạng cho Việt Nam.
Theo đại diện tập đoàn Microsoft, nếu được thành phố Ðà Nẵng chấp thuận thì thời gian tới, các chuyên gia cao cấp của Microsoft sẽ sang làm việc với Ðà Nẵng để lập dự án mạng thông minh trong quản lý giao thông về phân luồng, bãi đậu xe, hệ thống thanh toán điện tử cho người dân đi xe buýt và trung tâm điều hành giám sát giao thông.
Tin cho hay, ông Phùng Tấn Viết, phó chủ tịch thành phố Ðà Nẵng cho rằng, nếu có thực hiện dự án, tập đoàn Microsoft phải kế thừa hạ tầng, cơ sở dữ liệu, nền tảng mà Ðà Nẵng đã xây dựng trong thời gian qua. Trong khi ông Lê Văn Trung, giám đốc Sở Giao Thông Vận Tải thành phố Ðà Nẵng tiết lộ, hiện Ðà Nẵng đã lắp đặt được hệ thống giám sát xe quá tải. Hệ thống này có thể đếm, ghi lại biển số xe, ngày giờ xe lưu thông, có quá tải hay không... để xử lý tình trạng xe chở quá tải.
Ðại diện tập đoàn Microsoft cũng cho biết thêm, hiện tập đoàn này đang thực hiện các dự án về phát triển đô thị thông minh cho chính phủ Sigapore. (Tr.N)
05-08-2015 1:09:34 PM
Mỹ áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền để vào TPP
HÀ NỘI (NV) .- Chính phủ Hoa Kỳ gây áp lực nhà cầm quyền Việt Nam phải cải thiện nhân quyền bằng hành động cụ thể để có thể tham gia hiệp định Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) hiện đang được hai bên đàm phán.
Phái đoàn Hoa Kỳ chụp hình chung với đại diện xã hội dân sự tại Việt Nam ngày 6/5/2015 trước cuộc đối thoại nhân quyền với nhà cầm quyền CSVN tại Hà Nội. (Hình của Tòa đại sứ Hoa Kỳ)
“Chính phủ Hoa Kỳ dùng cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam để yêu cầu nước này có những cải thiện nhân quyền cụ thể hầu có thể gia nhập được tổ chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam đang đàm phán và rất mong muốn kết thúc.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài, một luật sư nhân quyền từng bị nhà cầm quyền CSVN bỏ tù và tước quyền hành nghề hiện đang ở Hà Nội, cho nhật báo Người Việt hay như vậy trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm Thứ Sáu 8/5/2015.
Trong cuộc tiếp xúc riêng với ông Tom Malinowski, phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, một ngày trước khi phái đoàn hai nước gặp nhau, ông Nguyễn Văn Đài cho hay ông đã trình bày những khó khăn của các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự trong các cuộc vận động dân chủ hóa đất nước.
Theo ông, luật lệ của Việt Nam có nhiều điều trái với thông lệ quốc tế. Luật hình sự có nhiều điều dùng để bỏ tù người dân trong khi hiến pháp công nhận các quyền tự do căn bản của dân. Chỉ riêng sự cấm cản người dân đi lại trong nước cũng như xuất ngoại một cách tùy tiện với những ai họ thấy không muốn cho, bất chấp luật lệ, là một trong những cái cần phải loại bỏ.
Luật sư Nguyễn Văn Đài và rất nhiều người khác vận động nhân quyền và dân chủ hóa đất nước từng bị cấm ra khỏi nhà, bị đập phá nhà, bị công an đánh đổ máu, vỡ đầu ngay trên đường phố. Một số người còn bị công an tông xe gắn máy, thương tích trầm trọng.
Ông Đài cho hay ông Malinowski đã ghi nhận các ý kiến của ông cũng như của đại diện các tổ chức xã hội dân sự và sẽ đem thảo luận với đại diện nhà cầm quyền CSVN. Dịp này, ông xác nhận sẽ thúc đẩy Hà Nội phải có các hành động chứng tỏ họ có cải thiện nhân quyền thật sự để cuộc đàm phán TPP có thể kết thúc thành công.
Song song với cuộc tiếp xúc hôm 6/5/2015 với các tổ chức xã hội dân sự của phái đoàn ông phụ tá Malinowski, một phái đoàn dân biểu Hoa Kỳ cũng đi nhiều nơi tiếp xúc với các tổ chức tôn giáo độc lập và các người bất đồng chính kiến, ghi nhận các phản ảnh của họ về sự đàn áp nhân quyền tại Việt Nam và nghe những đề nghị cần làm để người dân Việt Nam có nhân quyền thật sự.
Phái đoàn dân biểu Alan Lowenthal đã gặp một số người ở Sài Gòn như Hòa thượng Thích Quảng Độ, tăng thống Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, chủ tịch Cao Trào Nhân Bản Việt Nam, thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung v.v....
Trong cuộc phỏng vấn truyền thanh của đài RFA, dân biểu Lowenthal cho hay, theo ông “sẽ không có bất cứ một hiệp định nào được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua nếu vấn đề nhân quyền chưa được cải thiện từ phía Việt Nam”.
Theo bản thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phái đoàn ông phụ tá Alan Molinowski đối thoại với đại diện của nhà cầm quyền CSVN hôm 7/5/2015 về nhiều mặt như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, quyền của người lao động, người khuyết tật, cải tổ luật pháp cũng như tăng cường hợp tác đa phương về nhân quyền.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) hôm Thứ Sáu đưa tin về cuộc đối thoại nhân quyền vòng 19 tại Hà Nội trong đó phía CSVN, do ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao làm trưởng đoàn và có sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tôn giáo Chính phủ.
TTXVN viết rằng “Hai bên đã thông báo cho nhau các nỗ lực, thành tựu, cũng như các thách thức của mỗi nước trong việc thúc đẩy và bảo đảm các quyền con người; trao đổi về tất cả các lĩnh vực quyền con người cùng quan tâm, đặc biệt tập trung vào các vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền, quá trình cải cách tư pháp, quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền của người lao động, quyền của người khuyết tật.”
Bản tin năm ngoái về cuộc đối thoại nhân quyền vòng 18 tại Washington DC, TTXVN viết cuộc đối thoại “nhằm giúp hai nước tăng cường hiểu biết, thu hẹp khác biệt về lĩnh vực nhân quyền, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ”.
Năm nay không thấy còn “thu hẹp khác biệt” gì nữa mà như vẻ ngầm cho hiểu là Hà Nội “nhất trí” theo các yêu cầu của Washington. Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Văn Đài, mức độ mở rộng thêm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN chưa biết sẽ có những gì cụ thể. Vì các dấu hiệu cho thấy họ không loại bỏ các điều luật hình sự mơ hồ như 79, 88, 245, 258 dùng để bỏ tù các người bất đồng chính kiến hoặc sử dụng mạng xã hội để bầy tỏ chính kiến cá nhân.
“Ông Malinowski hứa rằng trong cuộc đối thoại, ông sẽ thúc đẩy rất nhiều để Việt Nam phải cải thiện nhân quyền mọi mặt trong đó có cả quyền cấm cản người dân đi lại, và quyền xuất cảnh”. Luật sư Đài nói với Người Việt. (TN)
05-08- 2015 2:03:28 PM
“Chính phủ Hoa Kỳ dùng cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam để yêu cầu nước này có những cải thiện nhân quyền cụ thể hầu có thể gia nhập được tổ chức Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương mà Việt Nam đang đàm phán và rất mong muốn kết thúc.”
Luật sư Nguyễn Văn Đài, một luật sư nhân quyền từng bị nhà cầm quyền CSVN bỏ tù và tước quyền hành nghề hiện đang ở Hà Nội, cho nhật báo Người Việt hay như vậy trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại hôm Thứ Sáu 8/5/2015.
Trong cuộc tiếp xúc riêng với ông Tom Malinowski, phụ tá Ngoại trưởng Hoa Kỳ đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, một ngày trước khi phái đoàn hai nước gặp nhau, ông Nguyễn Văn Đài cho hay ông đã trình bày những khó khăn của các cá nhân và tổ chức xã hội dân sự trong các cuộc vận động dân chủ hóa đất nước.
Theo ông, luật lệ của Việt Nam có nhiều điều trái với thông lệ quốc tế. Luật hình sự có nhiều điều dùng để bỏ tù người dân trong khi hiến pháp công nhận các quyền tự do căn bản của dân. Chỉ riêng sự cấm cản người dân đi lại trong nước cũng như xuất ngoại một cách tùy tiện với những ai họ thấy không muốn cho, bất chấp luật lệ, là một trong những cái cần phải loại bỏ.
Luật sư Nguyễn Văn Đài và rất nhiều người khác vận động nhân quyền và dân chủ hóa đất nước từng bị cấm ra khỏi nhà, bị đập phá nhà, bị công an đánh đổ máu, vỡ đầu ngay trên đường phố. Một số người còn bị công an tông xe gắn máy, thương tích trầm trọng.
Ông Đài cho hay ông Malinowski đã ghi nhận các ý kiến của ông cũng như của đại diện các tổ chức xã hội dân sự và sẽ đem thảo luận với đại diện nhà cầm quyền CSVN. Dịp này, ông xác nhận sẽ thúc đẩy Hà Nội phải có các hành động chứng tỏ họ có cải thiện nhân quyền thật sự để cuộc đàm phán TPP có thể kết thúc thành công.
Song song với cuộc tiếp xúc hôm 6/5/2015 với các tổ chức xã hội dân sự của phái đoàn ông phụ tá Malinowski, một phái đoàn dân biểu Hoa Kỳ cũng đi nhiều nơi tiếp xúc với các tổ chức tôn giáo độc lập và các người bất đồng chính kiến, ghi nhận các phản ảnh của họ về sự đàn áp nhân quyền tại Việt Nam và nghe những đề nghị cần làm để người dân Việt Nam có nhân quyền thật sự.
Phái đoàn dân biểu Alan Lowenthal đã gặp một số người ở Sài Gòn như Hòa thượng Thích Quảng Độ, tăng thống Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, chủ tịch Cao Trào Nhân Bản Việt Nam, thạc sĩ tin học Nguyễn Tiến Trung v.v....
Trong cuộc phỏng vấn truyền thanh của đài RFA, dân biểu Lowenthal cho hay, theo ông “sẽ không có bất cứ một hiệp định nào được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua nếu vấn đề nhân quyền chưa được cải thiện từ phía Việt Nam”.
Theo bản thông cáo báo chí của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, phái đoàn ông phụ tá Alan Molinowski đối thoại với đại diện của nhà cầm quyền CSVN hôm 7/5/2015 về nhiều mặt như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, quyền của người lao động, người khuyết tật, cải tổ luật pháp cũng như tăng cường hợp tác đa phương về nhân quyền.
Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) hôm Thứ Sáu đưa tin về cuộc đối thoại nhân quyền vòng 19 tại Hà Nội trong đó phía CSVN, do ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao làm trưởng đoàn và có sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tôn giáo Chính phủ.
TTXVN viết rằng “Hai bên đã thông báo cho nhau các nỗ lực, thành tựu, cũng như các thách thức của mỗi nước trong việc thúc đẩy và bảo đảm các quyền con người; trao đổi về tất cả các lĩnh vực quyền con người cùng quan tâm, đặc biệt tập trung vào các vấn đề xây dựng nhà nước pháp quyền, quá trình cải cách tư pháp, quyền tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, quyền của người lao động, quyền của người khuyết tật.”
Bản tin năm ngoái về cuộc đối thoại nhân quyền vòng 18 tại Washington DC, TTXVN viết cuộc đối thoại “nhằm giúp hai nước tăng cường hiểu biết, thu hẹp khác biệt về lĩnh vực nhân quyền, góp phần thúc đẩy quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ”.
Năm nay không thấy còn “thu hẹp khác biệt” gì nữa mà như vẻ ngầm cho hiểu là Hà Nội “nhất trí” theo các yêu cầu của Washington. Tuy nhiên, theo luật sư Nguyễn Văn Đài, mức độ mở rộng thêm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN chưa biết sẽ có những gì cụ thể. Vì các dấu hiệu cho thấy họ không loại bỏ các điều luật hình sự mơ hồ như 79, 88, 245, 258 dùng để bỏ tù các người bất đồng chính kiến hoặc sử dụng mạng xã hội để bầy tỏ chính kiến cá nhân.
“Ông Malinowski hứa rằng trong cuộc đối thoại, ông sẽ thúc đẩy rất nhiều để Việt Nam phải cải thiện nhân quyền mọi mặt trong đó có cả quyền cấm cản người dân đi lại, và quyền xuất cảnh”. Luật sư Đài nói với Người Việt. (TN)
05-08- 2015 2:03:28 PM
Thanh Hóa: Dân lo sợ vì đồ vật trong nhà tự bốc cháy
THANH HÓA (NV) - Một số vật dụng trong nhà của một người dân ở huyện Nông Cống như dây điện, giấy, bìa carton... nhiều ngày qua tự dưng bốc cháy không rõ nguyên nhân, khiến gia đình hết sức lo lắng.
Theo báo Thanh Niên, chiều ngày 7 tháng 5, ông Hà Vĩnh Thanh, phó chánh văn phòng huyện Nông Cống, xác nhận tại nhà ông Vũ Ngọc Toản (50 tuổi), khu phố Mới, xã Vạn Thắng, có hiện tượng đồ đạc trong nhà tự bốc cháy và vụ việc đang được công an điều tra.
Anh Toản và gia đình lo lắng vì đồ vật trong nhà tự nhiên bị bốc cháy. (Hình: Thanh Niên)
Gia đình ông Toản kể với báo Thanh Niên rằng, thời gian gần đây, gia đình ông phải sống trong tâm trạng hết sức lo lắng vì đồ vật trong căn nhà thường xuyên tự bốc cháy. Mặc dù các giới chức đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có câu trả lời chính thức về hiện tượng kỳ lạ trên.
Cụ thể cách đây khoảng 2 tháng, trong nhà xuất hiện hiện tượng đường dây điện thoại, điện sinh hoạt tự nhiên bị đứt, các ổ cắm điện, các đoạn dây nối bị chảy nhựa. “Thậm chí điện thoại di động cứ tự nhiên chảy nước, phồng rộp pin rồi phát nổ. Ðã có gần 20 chiếc điện thoại chảy nước, trong đó có chiếc nổ bắn thẳng vào màn hình tivi, làm tivi gia đình bị hư hỏng,” ông Toản lo lắng cho biết.
Nhiều đồ đạc đã bị cháy sém. (Hình: Thanh Niên)
Chi nhánh điện huyện Nông Cống đã đưa cán bộ kỹ thuật về nhà ông Toản tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống điện của gia đình, sau đó đề nghị gia đình thay mới toàn bộ hệ thống dây dẫn, ổ cắm... Tuy nhiên sau khi thay mới, hiện tượng đứt dây, ổ cắm chảy nhựa vẫn tiếp tục xảy ra. Lo sợ xảy ra hỏa hoạn lớn, ông Toản đã nhờ điện lực cắt điện của gia đình, đồng thời di chuyển vợ con, đồ đạc sang nhà người thân lánh tạm.
Mặc dù đã cắt điện, nhưng ngày 2 tháng 5, bất ngờ trong nhà ông Toản liên tiếp xuất hiện gần như cùng lúc khoảng 15 đốm cháy nhỏ. Lửa xuất hiện ở những nơi để những đồ vật dễ cháy như giấy tờ, bao bì bằng xốp, bìa cát-ton, tấm nhựa... Tiếp đó, vào ngày 4 tháng 5, trong nhà lại tiếp tục xuất hiện một số đốm cháy, khiến gia đình và hàng xóm hết sức lo lắng.
Tin cho hay, không chỉ có gia đình ông Toản mà hiện tượng lạ trên còn cũng xuất hiện tại một số gia đình sống cạnh nhà ông Toản, tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở hiện tượng đứt dây điện.Còn gia đình ông Toản chuyên sửa chữa các đồ điện tử như điện thoại, tivi, tủ lạnh... đã 20 năm qua, nhưng đến nay mới có hiện tượng này. (Tr.N)
05-08- 2015 1:11:30 PM
Theo báo Thanh Niên, chiều ngày 7 tháng 5, ông Hà Vĩnh Thanh, phó chánh văn phòng huyện Nông Cống, xác nhận tại nhà ông Vũ Ngọc Toản (50 tuổi), khu phố Mới, xã Vạn Thắng, có hiện tượng đồ đạc trong nhà tự bốc cháy và vụ việc đang được công an điều tra.
Anh Toản và gia đình lo lắng vì đồ vật trong nhà tự nhiên bị bốc cháy. (Hình: Thanh Niên)
Gia đình ông Toản kể với báo Thanh Niên rằng, thời gian gần đây, gia đình ông phải sống trong tâm trạng hết sức lo lắng vì đồ vật trong căn nhà thường xuyên tự bốc cháy. Mặc dù các giới chức đã tiến hành tìm hiểu nguyên nhân, nhưng cho đến thời điểm này vẫn chưa có câu trả lời chính thức về hiện tượng kỳ lạ trên.
Cụ thể cách đây khoảng 2 tháng, trong nhà xuất hiện hiện tượng đường dây điện thoại, điện sinh hoạt tự nhiên bị đứt, các ổ cắm điện, các đoạn dây nối bị chảy nhựa. “Thậm chí điện thoại di động cứ tự nhiên chảy nước, phồng rộp pin rồi phát nổ. Ðã có gần 20 chiếc điện thoại chảy nước, trong đó có chiếc nổ bắn thẳng vào màn hình tivi, làm tivi gia đình bị hư hỏng,” ông Toản lo lắng cho biết.
Nhiều đồ đạc đã bị cháy sém. (Hình: Thanh Niên)
Chi nhánh điện huyện Nông Cống đã đưa cán bộ kỹ thuật về nhà ông Toản tiến hành kiểm tra toàn bộ hệ thống điện của gia đình, sau đó đề nghị gia đình thay mới toàn bộ hệ thống dây dẫn, ổ cắm... Tuy nhiên sau khi thay mới, hiện tượng đứt dây, ổ cắm chảy nhựa vẫn tiếp tục xảy ra. Lo sợ xảy ra hỏa hoạn lớn, ông Toản đã nhờ điện lực cắt điện của gia đình, đồng thời di chuyển vợ con, đồ đạc sang nhà người thân lánh tạm.
Mặc dù đã cắt điện, nhưng ngày 2 tháng 5, bất ngờ trong nhà ông Toản liên tiếp xuất hiện gần như cùng lúc khoảng 15 đốm cháy nhỏ. Lửa xuất hiện ở những nơi để những đồ vật dễ cháy như giấy tờ, bao bì bằng xốp, bìa cát-ton, tấm nhựa... Tiếp đó, vào ngày 4 tháng 5, trong nhà lại tiếp tục xuất hiện một số đốm cháy, khiến gia đình và hàng xóm hết sức lo lắng.
Tin cho hay, không chỉ có gia đình ông Toản mà hiện tượng lạ trên còn cũng xuất hiện tại một số gia đình sống cạnh nhà ông Toản, tuy nhiên, nó mới chỉ dừng lại ở hiện tượng đứt dây điện.Còn gia đình ông Toản chuyên sửa chữa các đồ điện tử như điện thoại, tivi, tủ lạnh... đã 20 năm qua, nhưng đến nay mới có hiện tượng này. (Tr.N)
05-08- 2015 1:11:30 PM
Mẹo chữa hóc xương cá cực đơn giản mà không phải gặp bác sĩ
Hóc xương cá là "tai nạn" rất thường gặp khi ăn uống bất cẩn. Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu mà nó còn ảnh hưởng đến thực quản của bạn.
Những điều không được làm khi bị hóc xương cá
- Bình tĩnh để giải quyết vấn đề.
- Tuyệt đối không dùng tay móc họng để lấy xương. Vì hành động này rất nguy hiểm. Có thể bạn không thể lấy xương ra được nhưng lại đẩy nó vào sâu hơn nữa.
Đồng thời việc làm này còn có thể gây tổn thương thực quản, xước, rách, thậm chí là thủng thực quản rất nguy hiểm.
- Tuyệt đối không uống nước hay ăn cơm thành miếng to để mong xương chạy theo cơm hay nước vào trong. Vì làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ tử vong nếu xương cá lớn đâm thủng mạch máu.
- Tuyệt đối không khạc nhổ nhiều làm tăng cảm giác đau rát khó chịu và ảnh hưởng đến thực quản của bạn.
Ăn cá cẩn thận bị hóc xương
Mẹo chữa hóc xương cá hiệu quả
Khi bị hóc xương cá đừng nên nóng vội để móc xương ra mà hãy thử làm một trong số các mẹo dưới đây xem sao nhé! Cực đơn giản mà hiệu quả vô cùng.
Nhét tỏi vào lỗ mũi
Gia vị luôn sẵn có trong bếp nhà bạn, rất dễ kiếm mà không mất nhiều thời gia.
Khi bị hóc xương cá hãy xác định xem mình bị hóc bên nào. Nếu là hóc bên phải thì hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái sau đó hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm.
Khoảng 1-2 phút sau bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại với lỗ mũi bên phải khi bị hóc xương bên trái.
Ngậm và nuốt vỏ cam
Vỏ cam sẽ có hoạt chất khiến xương cá mềm và tan theo nước bọt. Do đó, khi bị hóc xương cá bạn chỉ cần lấy một miếng vỏ cam ngậm trong miệng một lúc, xương cá sẽ tự tan ra.
Vỏ cam chữa hóc xương cá
Dùng một viên vitamin C
Vitamin C có tác dụng y như vỏ cam. Do đó, nếu không có vỏ cam bạn có thể thay thế bằng một viên vitamin C để ngậm.
Sau vài phút sẽ “hủy” được xương cá. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá tránh được sự tổn thương.
Uống nước quả trám
Dùng quả trám mài ra rồi hòa với nước uống để tiêu xương cá khi bị hóc xương.
Tuy có tác dụng tiêu xương cá rất tốt nhưng chỉ nên dùng ở những trường hợp hóc xương nhỏ. Những trường hợp hóc xương lớn hơn sẽ phải cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.
Cách lọc xương cá để không bị hóc xương
Chọn cá
Chọn những con cá to, cân nặng ít nhất là 1kg để hạn chế lượng xương dăm trong cá. Những con cá lớn sẽ có lượng xương ít hơn, đồng thời xương to sẽ dễ phát hiện hơn.
Nếu ăn với số lượng ít bạn có thể mua một khúc hay đoạn cá với lượng vừa đủ để chế biến.
Lọc xương cá trước khi nấu để tránh bị hóc xương khi ăn
Các bước lọc xương cá
Bước 1: Dùng sống dao to đập vào đầu cho cá chết rồi đánh sạch vảy.
Bước 2: Dùng kéo cắt bỏ các vây quanh mình cá cho sạch.
Bước 3: Chọc kéo vào ức cá và cắt dọc xuống đến rốn, phanh bụng lôi ruột ra ngoài, rửa sạch khoang bụng. Có thể lấy đi phần màng đen bên trong bụng cá (nếu có) để cá không còn mùi tanh.
Bước 4: Dùng dao cắt xương con hai bên xương sống.
Bước 5: Cắt bỏ hết phần xương sống bằng kéo.
Bước 6: Dùng dao lưỡi mỏng lạng bỏ 2 phần bên hông xương sống của cá.
Cá hết xương, cắt khúc và chế biến theo sở thích của bạn. Ăn cá lọc xương không lo bị hóc!
Những điều không được làm khi bị hóc xương cá
- Bình tĩnh để giải quyết vấn đề.
- Tuyệt đối không dùng tay móc họng để lấy xương. Vì hành động này rất nguy hiểm. Có thể bạn không thể lấy xương ra được nhưng lại đẩy nó vào sâu hơn nữa.
Đồng thời việc làm này còn có thể gây tổn thương thực quản, xước, rách, thậm chí là thủng thực quản rất nguy hiểm.
- Tuyệt đối không uống nước hay ăn cơm thành miếng to để mong xương chạy theo cơm hay nước vào trong. Vì làm như vậy sẽ làm tăng nguy cơ tử vong nếu xương cá lớn đâm thủng mạch máu.
- Tuyệt đối không khạc nhổ nhiều làm tăng cảm giác đau rát khó chịu và ảnh hưởng đến thực quản của bạn.
Ăn cá cẩn thận bị hóc xương
Mẹo chữa hóc xương cá hiệu quả
Khi bị hóc xương cá đừng nên nóng vội để móc xương ra mà hãy thử làm một trong số các mẹo dưới đây xem sao nhé! Cực đơn giản mà hiệu quả vô cùng.
Nhét tỏi vào lỗ mũi
Gia vị luôn sẵn có trong bếp nhà bạn, rất dễ kiếm mà không mất nhiều thời gia.
Khi bị hóc xương cá hãy xác định xem mình bị hóc bên nào. Nếu là hóc bên phải thì hãy dùng một nhánh tỏi bóc vỏ và nhét vào lỗ mũi bên trái sau đó hãy bịt lỗ mũi bên phải lại và thở bằng mồm.
Khoảng 1-2 phút sau bạn sẽ hắt hơi và nôn ra, khi đó xương cá sẽ theo đó mà ra ngoài. Bạn có thể làm điều ngược lại với lỗ mũi bên phải khi bị hóc xương bên trái.
Ngậm và nuốt vỏ cam
Vỏ cam sẽ có hoạt chất khiến xương cá mềm và tan theo nước bọt. Do đó, khi bị hóc xương cá bạn chỉ cần lấy một miếng vỏ cam ngậm trong miệng một lúc, xương cá sẽ tự tan ra.
Vỏ cam chữa hóc xương cá
Dùng một viên vitamin C
Vitamin C có tác dụng y như vỏ cam. Do đó, nếu không có vỏ cam bạn có thể thay thế bằng một viên vitamin C để ngậm.
Sau vài phút sẽ “hủy” được xương cá. Ngoài ra, vitamin C còn có tác dụng giảm đau, kháng viêm rất tốt cho vùng thực quản bị hóc xương cá tránh được sự tổn thương.
Uống nước quả trám
Dùng quả trám mài ra rồi hòa với nước uống để tiêu xương cá khi bị hóc xương.
Tuy có tác dụng tiêu xương cá rất tốt nhưng chỉ nên dùng ở những trường hợp hóc xương nhỏ. Những trường hợp hóc xương lớn hơn sẽ phải cần đến sự trợ giúp của bác sĩ.
Cách lọc xương cá để không bị hóc xương
Chọn cá
Chọn những con cá to, cân nặng ít nhất là 1kg để hạn chế lượng xương dăm trong cá. Những con cá lớn sẽ có lượng xương ít hơn, đồng thời xương to sẽ dễ phát hiện hơn.
Nếu ăn với số lượng ít bạn có thể mua một khúc hay đoạn cá với lượng vừa đủ để chế biến.
Lọc xương cá trước khi nấu để tránh bị hóc xương khi ăn
Các bước lọc xương cá
Bước 1: Dùng sống dao to đập vào đầu cho cá chết rồi đánh sạch vảy.
Bước 2: Dùng kéo cắt bỏ các vây quanh mình cá cho sạch.
Bước 3: Chọc kéo vào ức cá và cắt dọc xuống đến rốn, phanh bụng lôi ruột ra ngoài, rửa sạch khoang bụng. Có thể lấy đi phần màng đen bên trong bụng cá (nếu có) để cá không còn mùi tanh.
Bước 4: Dùng dao cắt xương con hai bên xương sống.
Bước 5: Cắt bỏ hết phần xương sống bằng kéo.
Bước 6: Dùng dao lưỡi mỏng lạng bỏ 2 phần bên hông xương sống của cá.
Cá hết xương, cắt khúc và chế biến theo sở thích của bạn. Ăn cá lọc xương không lo bị hóc!
Cơ chế xin-cho trong tôn giáo ở VN?
TS. Đoàn Xuân LộcGửi cho BBC từ Anh quốc3 giờ trước
Dự thảo đòi các nghi lễ tụ họp tôn giáo và các hoạt động đào tạo giáo sỹ ở nước ngoài phải được giới chức chuẩn thuận
Mới đây chính quyền Việt Nam soạn thảo một dự luật về tín ngưỡng, tôn giáo – được gọi là ‘Dự thảo 4 Luật tín ngưỡng, tôn giáo’ nhằm thay thế Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 – và đề nghị các tôn giáo góp ý kiến về nội dung Dự thảo này.
Đáp lại đề nghị trên, Ban Thường vụ HĐGM hôm 4/5/2015 đã nhân danh Hội đồng Giám mục (HĐGM) gửi một bản nhận định, góp ý đến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Phạm Dũng.
Được biết có ít nhất bốn giáo phận – Bắc Ninh, Kontum, Vinh và Xuân Lộc – cũng đã chính thức gửi nhận định, góp ý của mình tới Chủ tịch Quốc hội và/hay Ban Tôn giáo Chính phủ.
Trong những bản nhận định, góp ý ấy, HĐGM và bốn Tòa Giám mục (TGM) đã rõ ràng, thẳng thắn chỉ ra nhiều khiếm khuyết, bất cập, phi lý trong Dự thảo 4.
‘Tái lập cơ chế Xin-Cho’
Bản nhận định, góp ý của HĐGM viết: ‘Luật được tạo ra nhằm đảm bảo quyền con người, tạo sự bình đẳng cho các tổ chức, cá nhân có cơ hội đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, đem lại bình an cho xã hội cùng cộng đồng dân tộc.’
Nhưng theo những nhận định của các giám mục, Dự thảo 4 không hội đủ những yếu tố đó.
Một thiếu sót quan trọng được HĐGM cũng như các giáo phận Bắc Ninh, Vinh và Xuân Lộc nêu ra là Dự thảo này không công nhận sự tồn tại hợp pháp của một tổ chức tôn giáo trước pháp luật Việt Nam.
Văn thư góp ý của TGM Xuân Lộc còn chỉ rõ thiếu sót đó ‘sẽ dẫn đến nhiều bất cập khác’.
Chẳng hạn, vì không được nhìn nhận tư cách pháp nhân, các tổ chức tôn giáo không được bình đẳng trước pháp luật như các tổ chức khác – đặc biệt trong những lĩnh vực liên quan đến đất đai vốn đã được Bộ luật Dân sự 2005 qui định.
Hơn nữa, cũng vì không có tư cách pháp nhân các tổ chức tôn giáo không ‘được tham gia vào các hoạt động xã hội bình đẳng với các tổ chức, cơ quan khác’.
Đó cũng là lý do tại sao Giáo phận Bắc Ninh đề nghị các tổ chức, chức sắc tôn giáo phải được bình đẳng trước pháp luật và được quyền mở trường học, bệnh viện như các tổ chức xã hội, cá nhân hay tổ chức nước ngoài khác.
Không chỉ không cho các tổ chức tôn giáo được bình đẳng trước pháp luật và trong xã hội, Dự thảo 4 còn có nhiều điều khoản cho phép chính quyền can thiệp sâu vào đời sống, sinh hoạt của các tổ chức tôn giáo – bằng ‘nhiều thủ tục rườm rà, nhiều cơ chế khắt khe, ràng buộc’, nhiều ‘quy định quá tỷ mỷ và khắt khe’ và nhiều ‘đòi hỏi vô lý, quá nặng nề và phiền toái’ – và ‘chỉ nhằm mang lại quyền lợi cho nhà cầm quyền’.
HĐGM và bốn giáo phận nói trên đã chỉ ra một số điều khoản như thế.
Chẳng hạn, Điều 32 của Dự thảo quy định các tổ chức tôn giáo chỉ được tổ chức hội nghị, đại hội theo hiến chương, điều lệ sau khi có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay Điều 49 quy định các tôn giáo cử chức sắc, nhà tu hành, tín đồ tham gia hoạt động tôn giáo, khóa đào tạo tôn giáo ở nước ngoài phải có sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Theo các giám mục, những việc làm như vậy ‘không cần sự chấp thuận của cơ quan nhà nước’ vì đó là ‘việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo’ và là ‘vấn đề thuần túy tôn giáo’.
Tòa Giám mục Vinh cũng chỉ ra rằng cụm từ ‘được Nhà nước công nhận’ được sử dụng rất nhiều trong các chương về ‘Đăng ký sinh hoạt tôn giáo’, ‘Đăng ký hoạt động tôn giáo’, ‘Tổ chức tôn giáo’ và ‘Hoạt động tôn giáo’.
Đó cũng là lý do tại sao TGM Bắc Ninh cho rằng ‘những điều nêu trong Dự thảo 4 muốn tái lập cơ chế Xin-Cho trong các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo’. Đây là một cơ chế ‘biến quyền tự do của con người thành những thứ quyền Nhà nước nắm trong tay và ban lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép’.
Tương tự, Giáo phận Vinh nhận định Dự thảo này ‘quay trở lại quy chế Xin–Cho’, còn TGM Kontum khẳng định Dự thảo 4 vẫn ‘mang nặng tính Xin-Cho như bao năm qua’. TGM Xuân Lộc cũng thấy ‘cơ chế Xin-Cho xuyên suốt bản Dự thảo’.
Một sự can thiệp quá sâu, mang nặng tính Xin-Cho như vậy là không thể chấp nhận được vì như Giáo phận Bắc Ninh khẳng định: ‘Tự do tôn giáo là quyền chứ không phải là ân huệ’.
‘Một bước thụt lùi’
Tại cuộc họp với Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà nội ngày 20/09/2008, khi còn là Tổng Giám mục Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt cũng đã khẳng khái nêu rõ ‘tự do tôn giáo là quyền chứ không phải ân huệ Xin-Cho’.
Quyền căn bản ấy, như bản nhận định, góp ý của HĐGM và của TGM Bắc Ninh và Vinh chỉ ra, đã được khẳng định trong các công ước quốc tế – như ‘Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền’ hay ‘Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị’ của Liên hiệp quốc mà Việt Nam đã ký kết – và Hiến pháp sửa đổi năm 2013 của Việt Nam.
Vì vậy, các giám mục Việt Nam nhận định Dự thảo 4 đi ngược lại với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được Công ước, Tuyên ngôn Quốc tế và Hiến pháp Việt Nam thừa nhận.
Đặc biệt, theo nhận định của HĐGM và bốn TGM, thay vì đưa ra những điều khoản tiến bộ nhằm tôn trọng, bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo, Dự thảo này là ‘một bước thụt lùi so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004’.
Chuyện chính sách, pháp luật về tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam ‘không bắt kịp đà tiến của xã hội’ và cứ tiếp tục ‘thụt lùi’, ‘tụt hậu’ không có gì quá ngạc nhiên. Nhiều người cho rằng xét về mức độ tự do, dân chủ Hiến pháp sửa đổi năm 2013 có nhiều điểm thụt lùi so với Hiến pháp 1992 và thậm chí thua xa Hiến pháp 1946.
Một điểm bất cập khác được các giám mục nêu ra là Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo này có những từ ngữ mơ hồ, dễ ‘dẫn đến những lạm quyền, nhũng nhiễu, giải thích luật tùy tiện’, như cụm từ ‘theo quy định của pháp luật’. Cụm từ này cũng xuất hiện nhiều trong các văn bản pháp luật quan trọng khác của Việt Nam.
Vì ‘tạo ra quá nhiều thủ tục rườm rà, nhiều cơ chế khắt khe, ràng buộc, khiến các sinh hoạt tôn giáo bị cản trở’, Hội đồng Giám mục đã ‘không đồng ý’ Dự thảo 4 và đề nghị ‘soạn lại một bản dự thảo khác phù hợp với xu thế tự do, dân chủ và mang tầm vóc của xã hội tiến bộ’.
Hơn nữa, các giám mục Việt Nam cũng yêu cầu ‘bản dự thảo mới phải được tham khảo ý kiến từ các tổ chức tôn giáo. Đặc biệt, các tổ chức tôn giáo phải được công nhận tư cách pháp nhân và được pháp luật bảo vệ’.
Có được lắng nghe?
Khi gửi những kiến nghị của mình, HĐGM cũng như các Tòa Giám mục đều mong rằng những ý kiến, đóng góp của mình sẽ được chính quyền Việt Nam lắng nghe một cách nghiêm túc và qua đó có những điều chỉnh thích hợp.
Có thể nói không chỉ người Công giáo Việt Nam mà bất cứ ai muốn Việt Nam thực sự dân chủ, tự do, phồn thịnh cũng có mong ước đó. Đất nước chỉ có thể phát triển theo hướng đó khi mọi người trong xã hội được bình đẳng, tự do và quyền lợi của họ được pháp luật tôn trọng, bảo đảm.
Nhưng liệu những góp ý chân thành, thẳng thắn đó sẽ được giới hữu trách Việt Nam đón nhận?
Trong văn thư góp ý của mình, TGM Kontum cho rằng chính quyền Việt Nam kêu gọi góp ý cho Dự thảo này chỉ vì muốn tỏ ‘vẻ dân chủ’ và những ý kiến đóng góp sẽ ‘vô ích’ vì ngay cả những góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (nay là Hiến pháp sửa đổi 2013) – trong đó có kiến nghị của HĐGM Việt Nam – ‘đâu có được lắng nghe’ủ
Nhân định bi quan đó của Giáo phận Kontum không phải là không có cơ sở vì nếu dựa vào những chính sách, luật pháp được ban hành gần đây, có thể dễ dàng nhận thấy chính quyền Việt Nam vẫn muốn giới hạn các quyền tự do nói chung và tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng và tìm cách can thiệp sâu vào các sinh hoạt, hoạt động của các tổ chức dân sự, tôn giáo.
Một điều nữa cho thấy chính quyền Việt Nam tiến hành lấy ý kiến cho Dự thảo này chỉ có lệ là thời hạn góp ý Dự thảo quá ngắn dù như TGM Xuân Lộc nhận định ‘đây là một văn bản luật quan trọng, có liên hệ thiết thực tới đời sống của một số rất lớn, nếu không nói là đại đa số người dân’.
Trang mạng của Giáo phận Kontum có đăngcông văn gửi các tôn giáovề việc góp ý Dự thảo 4 của Bộ Nội vụ - Ban Tôn giáo Chính phủ. Công văn này được ký ngày 10/04/2015 và hạn để gửi ý kiến là ngày 05/05/2015. Trong bản góp ý của mình, TGM Kontum cho biết chỉ nhận được công văn ngày 22/04/2015.
Công văn đó còn có câu ‘Hết thời hạn trên, nếu không nhận được văn bản góp ý của Quý vị xin được hiểu là đã đồng ý với dự thảo Luật’.
Thời gian sẽ cho biết chính quyền Việt Nam có nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp của Giáo hội Công giáo hay như Tòa Giám mục Kontum nhận định tất cả mọi chuyện đã được quyết định và góp ý chỉ ‘vô ích’.
Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân và văn phong của tác giả, một nhà nghiên cứu Công giáo sống tại Anh.
VN phản đối TQ về 'xây dựng trên biển'
Theo BBC-3 giờ trước
Ông Lê Hải Bình phản đối Trung Quốc
Việt Nam phản đối cáo buộc của Trung Quốc nói Việt Nam đã “mở rộng, bồi đắp lấn biển quy mô lớn tại các đảo, đá” ở Biển Đông.
Hôm 8/5, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói Việt Nam “có đầy đủ cơ sở pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền”.
Ông Bình lên án Trung Quốc: “Những hoạt động tôn tạo, mở rộng đảo, đá mà Trung Quốc đang tiến hành đã xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, gây lo ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế, trong đó có ASEAN.”
Ông nói: “Một lần nữa Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ngay các hoạt động này, nghiêm túc tuân thủ và thực thi luật pháp quốc tế.”
Hôm 29/4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Philippines và Việt Nam “tiến hành hoạt động xây dựng trái phép các đảo ở Nam Sa của Trung Quốc mà họ chiếm đóng trái phép”.
Người phát ngôn Hồng Lỗi cáo buộc Philippines và Việt Nam “tiến hành xây dựng công trình, đào lấp biển quy mô lớn, xây dựng công trình cố định như sân bay, thậm chí bố trí vũ khí tấn công như tên lửa v.v trên chuỗi đảo Nam Sa của Trung Quốc do những nước này chiếm đóng phi pháp”.
Tuyên bố của Việt Nam không bác bỏ cáo buộc “xây dựng công trình” mà Trung Quốc đưa ra.
Một phóng viên cũng đặt câu hỏi về việc Trung Quốc mời Mỹ và các nước khác sử dụng những cơ sở dân sự mà Trung Quốc đang xây dựng trên Biển Đông cho hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
Ông Lê Hải Bình trả lời: “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là không thể tranh cãi và chúng tôi yêu cầu các bên liên quan tôn trọng chủ quyền của Việt Nam. Mọi hoạt động của các bên tại hai khu vực này mà không được sự chấp thuận của Việt Nam đều là bất hợp pháp và vô giá trị.”
‘Hoạt động của Việt Nam’
Trong khi đó, hôm 7/5, Viện Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) nói với hãng tin Reuters rằng họ có các hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam cũng đã bồi đắp các đảo tranh chấp trên Biển Đông.
Tuy vậy, quy mô và nhịp độ của các công trình này còn nhỏ so với của Trung Quốc, theo CSIS.
Hình ảnh vệ tinh của CSIS cho thấy Việt Nam đã bồi đắp hai đảo mà nước này đang kiểm soát, đó là đảo Sơn Ca (Sand Cay) và đảo Đá Tây (West London Reef), thuộc quần đảo Trường Sa.
Bà Mira Rapp-Hooper, giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á của CSIS, nói công trình bồi đắp đảo của Việt Nam bao gồm cả các cơ sở quân sự và dường như bắt đầu trước khi Trung Quốc tiến hành ồ ạt các công trình vào năm 2014.
Các bức hình của công ty DigitalGlobe chụp từ 2010 đến 30/4 năm nay.
Bà Rapp-Hooper nói Trung Quốc “đúng” khi cáo buộc Việt Nam.
“Nhưng có thể nói rằng quy mô và nhịp độ của Trung Quốc là chưa từng thấy và hơn gấp nhiều lần so với Việt Nam.”
Theo bà, Việt Nam đã bồi đắp thêm 65 ngàn mét vuông cho đảo Đá Tây và 21 ngàn mét vuông cho đảo Sơn Ca.
Trong khi đó, Trung Quốc bồi đắp 900 ngàn mét vuông chỉ riêng cho Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef).
Không để lọt vào TƯ người xu nịnh, chạy chọt, mị dân
2015-05-07T20:06:58
Bế mạc hội lần thứ 11 Ban chấp hành TƯ Đảng khóa 11. Ảnh: VGP
(PLO) - Kiên quyết không để lọt vào BCH TƯ những người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, phe cánh, lợi ích nhóm - Tổng bí thư phát biểu bế mạc hội nghị TƯ 11 chiều nay.
Trong 4 ngày làm việc, TƯ đã xem xét, quyết định Phương hướng công tác nhân sự Ban chấp hành TƯ khóa 12; số lượng và việc phân bổ đại biểu dự Đại hội Đảng 12, đồng thời cho ý kiến về một số vấn đề quan trọng khác.
Bộ Chính trị đã tiếp thu tối đa và giải trình những vấn đề còn có ý kiến khác nhau. Ban chấp hành TƯ đã thông qua nghị quyết hội nghị.
Phát biểu bế mạc, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã khái quát lại những kết quả chủ yếu của hội nghị và nhấn mạnh thêm một số vấn đề.
Trong độ tuổi, đủ sức khỏe
Về phương hướng công tác nhân sự TƯ khóa 12, Tổng bí thư cho biết, Ban chấp hành TƯ đã thảo luận kỹ lưỡng và đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, thẳng thắn và thống nhất cao với Báo cáo của Bộ Chính trị.
Cụ thể, đối với yêu cầu xây dựng Ban chấp hành TƯ khóa tới, TƯ nhất trí việc xác định tiêu chuẩn ủy viên TƯ phải căn cứ vào tiêu chuẩn chung của cán bộ được quy định trong các nghị quyết của Đảng.
Đặc biệt, các ủy viên TƯ phải có tinh thần yêu nước sâu sắc, có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp của Nhà nước và lợi ích của dân tộc.
Đồng thời, có phẩm chất đạo đức và lối sống trong sáng, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm; có tinh thần trách nhiệm cao, tận tụy với công việc. Có trí tuệ, tầm nhìn, tư duy chiến lược để tham gia hoạch định đường lối, chính sách và sự lãnh đạo tập thể của TƯ.
Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải là những người thật sự tiêu biểu của Ban chấp hành TƯ về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo quản lý, có tầm nhìn và tư duy chiến lược, có khả năng phân tích, dự báo, tổng hợp, đề xuất những vấn đề mới một cách đúng đắn; có trình độ hiểu biết sâu sắc về lý luận chính trị, biết phát hiện và sử dụng người có đức có tài; đã tham gia TƯ, còn trong độ tuổi theo quy định và đủ sức khỏe đảm đương nhiệm vụ…
Tổng bí thư yêu cầu: “Kiên quyết không để lọt vào Ban chấp hành TƯ những người có một trong các khuyết điểm, như: Bản lĩnh chính trị không vững vàng, không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng, có biểu hiện cơ hội chính trị, nói và làm trái Cương lĩnh, đường lối, nguyên tắc của Đảng; tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, vận động cá nhân, tư tưởng cục bộ, phe cánh, lợi ích nhóm, không dám đấu tranh bảo vệ lẽ phải; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình; để xảy ra tình trạng mất đoàn kết nội bộ nghiêm trọng, tham nhũng, tiêu cực lớn ở địa phương, đơn vị…”.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải còn trong độ tuổi quy định và đủ sức khỏe... Ảnh: VGP |
Những người "không chịu nghiên cứu học hỏi, bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức; kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân và vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính; có vấn đề về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay" cũng được Tổng bí thư nêu rõ không để lọt vào TƯ.
Tăng ủy viên TƯ ở vị trí, địa bàn chiến lược
Trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn, Ban chấp hành TƯ cần có số lượng và cơ cấu hợp lý để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, có tính kế thừa và phát triển.
Tăng số lượng ủy viên TƯ ở các vị trí, địa bàn chiến lược, lĩnh vực công tác quan trọng; chú ý tăng thêm tỉ lệ cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc thiểu số. TƯ khóa tới cần có 3 độ tuổi (dưới 50; 50-60 và từ 61 tuổi trở lên). Trường hợp đặc biệt nào cần phải cơ cấu vào Ban chấp hành TƯ, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngoài độ tuổi quy định thì Bộ Chính trị cân nhắc, trình TƯ xem xét, quyết định việc đề cử với Đại hội Đảng.
Về phương pháp và quy trình giới thiệu, lựa chọn nhân sự TƯ, TƯ nhất trí cao với báo cáo của Bộ Chính trị, trong đó có khâu giới thiệu của các ủy viên TƯ khóa 11, giới thiệu của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan đơn vị trực thuộc TƯ.
Liên quan việc phân bổ đại biểu dự Đại hội 12 của Đảng, TƯ nhất trí cao với những nguyên tắc và các căn cứ phân bổ đại biểu và dự kiến số lượng phân bổ đại biểu đối với các đảng bộ trực thuộc TƯ và giao cho Bộ Chính trị quyết định cụ thể.
Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương
TƯ quyết định chọn phương án “Tất cả các đơn vị hành chính quy định tại khoản 1, điều 110 Hiến pháp năm 2013 đều tổ chức cấp chính quyền địa phương (gồm HĐND và UBND)”.
Ưu điểm của phương án này là: Bảo đảm sự phù hợp với Hiến pháp và không làm xáo trộn mô hình tổ chức chính quyền địa phương hiện nay; thể hiện sự thống nhất giữa việc phân chia địa giới hành chính với việc thiết lập tổ chức chính quyền địa phương cùng với các tổ chức đảng, đoàn thể chính trị, xã hội…
Cuối cùng, TƯ khẳng định sự cần thiết, đúng đắn của chủ trương đầu tư xây dựng cảng hàng không quốc tế Long Thành, coi đây là dự án đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
TƯ yêu cầu, trong quá trình nghiên cứu, tiếp tục hoàn thiện dự án, cần lưu ý xác định rõ những tiêu chí, điều kiện tiền đề để trở thành một cảng trung chuyển hàng không quốc tế trong điều kiện cạnh tranh gay gắt trong khu vực Đông Nam Á. Tính toán kỹ hiệu quả đầu tư, lộ trình, phân kỳ đầu tư sao cho khả thi, phù hợp với tình hình phát triển của ngành hàng không Việt Nam và khả năng huy động nguồn lực cho đầu tư, phát triển./.
Theo H.Nhì - H.Anh / Vietnamnet
Công chức “cắp ô” sẽ bị tinh giản
(PLO) - Vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế, Bộ Nội vụ đề nghị có biện pháp xử lý mạnh những người lợi dụng giờ hành chính đi làm việc riêng,
Tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Nội vụ sáng nay 7/5, trước những băn khoăn về tính khả thi của việc thực hiện Nghị quyết 39 phải giảm tối thiểu 10% biên chế, đối với các đơn vị sự nghiệp công lập, không sử dụng ngân sách thì thêm 10% khi từ trước đến nay việc tinh giản đang là con số âm, ông Thái Quang Toản, Vụ trưởng Vụ tổ chức biên chế, Bộ Nội vụ cho biết, “Khó nhất trong tinh giảm biên chế là chưa quy trách nhiệm người đứng đầu nên trước chưa thực hiện được”.
Theo Thứ trưởng Trần Anh Tuấn, Nghị quyết 39 đưa ra một tỷ lệ khiêm tốn là 10% cho cả giai đoạn, gắn trách nhiệm người đứng đầu để bảo đảm tính khả thi của việc tinh giản biên chế. “Việc tinh giản này giao cho các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, chứ không áp đặt, duy ý chí” – ông Tuấn nói.
Hiện Chính phủ cũng quy định, “cứ tinh giản được 2 người thì chỉ tuyển dụng 1 người để bảo đảm sự thành công của chính sách tinh giản biên chế”.
Đối với những người lợi dụng giờ hành chính đi làm việc riêng thì căn cứ vào kết quả hoàn thành công việc cuối năm để xác định đối tượng tinh giảm biên chế.” – ông Toản nói thêm. /.
Hương Giang
Hoãn xử vụ án hiếp dâm 'sáng tố hiếp dâm, chiều mới hiếp'
(TNO) Sáng 8.5, TAND TP.HCM đã hoãn xử vụ vụ án 'hiếp dâm trẻ em' đối với bị cáo Hoàng Văn Tính (32 tuổi, quê tại Lâm Đồng) vì một thẩm phán trong HĐXX từng ngồi Hội đồng sơ thẩm trước đây. Để đảm bảo tính khách quan cho vụ án, HĐXX đã hoãn phiên tòa để thay thế một thẩm phán khác.
Đây là một vụ án khiến dư luận rất quan tâm vào cuối năm 2014. Đoàn giám sát oan sai của Quốc hội từng chất vấn các cơ quan tố tụng liên quan về việc bị cáo và gia đình bị cáo khiếu nại kêu oan.
Theo bản án sơ thẩm vào tháng 1.2012, khoảng 13 giờ ngày 27.4.2011, bà Vũ Thị Hương (ở trọ quận 12) đang ở nhà may đồ thì bé gái hàng xóm (thời điểm này bé gái được 7 tuổi) đến nhà kể lại việc bé và con gái bà Hương (cháu được 6 tuổi) bị Tính hiếp dâm. Nghe xong, bà Hương kể lại sự việc cho mẹ của bé gái này (bà Trần Thị Luyện) nghe. Bà Hương và bà Luyện cùng sang gặp Tính hỏi rõ sự tình. Tính thừa nhận, hai bà đến Công an phường Đông Hưng Thuận (quận 12, TP.HCM) tố cáo Tính.
Tính bị bắt và khai nhận rằng hơn nửa tháng trước, khoảng 9 giờ ngày 10.4.2011, Tính đang dọn dẹp nhà thì thấy bé gái hàng xóm đang ngồi ghế đá cạnh nhà nên kêu vào chơi. Bé đứng trước cửa hỏi Tính: “Con mèo của chú đâu?”. Tính trả lời: “Nó đang ở trong nhà, vào mà bắt đi”. Bé vào thì Tính giở trò đồi bại. Xong chuyện, Tính dặn bé không nói với ai. Chiều hôm sau (11.4.2011), Tính tiếp tục thực hiện với bé còn lại (bé gái thứ 2), cũng dặn đừng kể ai nghe.
Với lời khai trên, TAND TP.HCM tuyên xử Tính 15 năm tù. Tính kháng cáo kêu oan.
Tháng 7.2012, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vì “TAND TP.HCM căn cứ vào lời khai nhận tội của Tính và lời khai của các bị hại để kết tội Tính là chưa có cơ sở vì ra tòa Tính đã phản cung và kêu oan. Mặt khác, hồ sơ thể hiện lời khai của bị cáo mâu thuẫn với lời khai bị hại. Do đây là án qua tố giác chứ không phải án bắt quả tang nên cần cho bị cáo và bị hại đối chất để làm rõ các mâu thuẫn”. Ngoài ra, cấp phúc thẩm còn yêu cầu làm rõ thủ tục trưng cầu luật sư của Công an quận 12.
Vụ án còn có sự mâu thuẫn giữa lời khai của phía gia đình người bị hại về thời gian tố cáo và thời gian hiếp dâm. Cụ thể, cáo trạng xác định khoảng 15 giờ chiều 11.4.2011 thì Tính có hành vi hiếp dâm với con gái bà Luyện (bé gái thứ 2), trong khi đó từ 10 giờ ngày 11.4.2011, bà Luyện đã có đơn trình báo, tố giác hành vi của Tính.
Ra tòa phúc thẩm, bà Hương và bà Luyện cùng khẳng định không được chứng kiến, giám hộ khi công an lấy lời khai hai cháu bé, chỉ khi xong việc, họ với được gọi vào đọc lại và ký vào biên bản. Tuy nhiên, các cán bộ điều tra lại giải trình “hai bà được chứng kiến từ đầu đến khi kết thúc”.
08/05/2015 17:08
Phan Thương
Hoàng Văn Tính lúc chưa bị tạm giam. Ảnh do người nhà Hoàng Văn Tính cung cấp
Đây là một vụ án khiến dư luận rất quan tâm vào cuối năm 2014. Đoàn giám sát oan sai của Quốc hội từng chất vấn các cơ quan tố tụng liên quan về việc bị cáo và gia đình bị cáo khiếu nại kêu oan.
Theo bản án sơ thẩm vào tháng 1.2012, khoảng 13 giờ ngày 27.4.2011, bà Vũ Thị Hương (ở trọ quận 12) đang ở nhà may đồ thì bé gái hàng xóm (thời điểm này bé gái được 7 tuổi) đến nhà kể lại việc bé và con gái bà Hương (cháu được 6 tuổi) bị Tính hiếp dâm. Nghe xong, bà Hương kể lại sự việc cho mẹ của bé gái này (bà Trần Thị Luyện) nghe. Bà Hương và bà Luyện cùng sang gặp Tính hỏi rõ sự tình. Tính thừa nhận, hai bà đến Công an phường Đông Hưng Thuận (quận 12, TP.HCM) tố cáo Tính.
Tính bị bắt và khai nhận rằng hơn nửa tháng trước, khoảng 9 giờ ngày 10.4.2011, Tính đang dọn dẹp nhà thì thấy bé gái hàng xóm đang ngồi ghế đá cạnh nhà nên kêu vào chơi. Bé đứng trước cửa hỏi Tính: “Con mèo của chú đâu?”. Tính trả lời: “Nó đang ở trong nhà, vào mà bắt đi”. Bé vào thì Tính giở trò đồi bại. Xong chuyện, Tính dặn bé không nói với ai. Chiều hôm sau (11.4.2011), Tính tiếp tục thực hiện với bé còn lại (bé gái thứ 2), cũng dặn đừng kể ai nghe.
Với lời khai trên, TAND TP.HCM tuyên xử Tính 15 năm tù. Tính kháng cáo kêu oan.
Tháng 7.2012, Tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM đã tuyên hủy toàn bộ bản án sơ thẩm vì “TAND TP.HCM căn cứ vào lời khai nhận tội của Tính và lời khai của các bị hại để kết tội Tính là chưa có cơ sở vì ra tòa Tính đã phản cung và kêu oan. Mặt khác, hồ sơ thể hiện lời khai của bị cáo mâu thuẫn với lời khai bị hại. Do đây là án qua tố giác chứ không phải án bắt quả tang nên cần cho bị cáo và bị hại đối chất để làm rõ các mâu thuẫn”. Ngoài ra, cấp phúc thẩm còn yêu cầu làm rõ thủ tục trưng cầu luật sư của Công an quận 12.
Vụ án còn có sự mâu thuẫn giữa lời khai của phía gia đình người bị hại về thời gian tố cáo và thời gian hiếp dâm. Cụ thể, cáo trạng xác định khoảng 15 giờ chiều 11.4.2011 thì Tính có hành vi hiếp dâm với con gái bà Luyện (bé gái thứ 2), trong khi đó từ 10 giờ ngày 11.4.2011, bà Luyện đã có đơn trình báo, tố giác hành vi của Tính.
Ra tòa phúc thẩm, bà Hương và bà Luyện cùng khẳng định không được chứng kiến, giám hộ khi công an lấy lời khai hai cháu bé, chỉ khi xong việc, họ với được gọi vào đọc lại và ký vào biên bản. Tuy nhiên, các cán bộ điều tra lại giải trình “hai bà được chứng kiến từ đầu đến khi kết thúc”.
08/05/2015 17:08
Phan Thương
Uống thuốc tẩy giun, 7 học sinh nhập viện
(NLĐO) - Sau khi uống thuốc tẩy giun tại trường, nhiều học sinh tiểu học có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và mệt lả nên được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Học sinh Trường Tiểu học Trần Phú nhập viện sau khi uống thuốc tẩy giun
Sáng 8-5, 2 học sinh cuối cùng của Trường Tiểu học Trần Phú, phường Trần Phú, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định trong số các em được đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu vào ngày hôm trước đã được xuất viện về nhà và đi học trở lại bình thường.
Trước đó, thực hiện kế hoạch tẩy giun cho học sinh tiểu học TP Quy Nhơn năm 2015 của Trung tâm Y tế dự phòng và Phòng Giáo dục và Đào tạo TP Quy Nhơn, chiều 7-5, Cơ sở 2 Trường Tiểu học Trần Phú tổ chức cho học sinh uống thuốc tẩy giun hiệu Albendazol 400 mg ngay tại lớp học.
Sau khi uống, nhiều học sinh có biểu hiện chóng mặt, đau đầu, buồn nôn và mệt lả. Trong số đó, 7 em có biểu hiện nặng nhất nên được giáo viên nhà trường đưa đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định cấp cứu.
Tại đây, sau khi kiểm tra, các bác sĩ kết luận biểu hiện của 7 học sinh trên là không đáng lo ngại. Hầu hết các em đều đã ổn định sức khỏe ngay sau khi uống sữa và nghỉ ngơi. Chiều tối cùng ngày, một số em được bác sĩ cho xuất viện về nhà, số còn lại vì phụ huynh lo ngại nên ở lại bệnh viện đến sáng nay mới xuất viện.
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động vào sáng 8-5, đại diện phòng cho biết trước đó vài ngày, sau khi uống thuốc tẩy giun hiệu Albendazol 400mg, các em học sinh ở Cơ sở 1 Trường Tiểu học Trần Phú vẫn bình thường, không có biểu hiện gì.
Việc các em học sinh ở Cơ sở 2 có biểu hiện như trên có thể là do không chịu được mùi của thuốc tẩy giun. Trong khi đó, theo Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Định, các em có biểu hiện như vậy là do tác dụng không mong muốn của thuốc.
08/05/2015 11:11
Tin-ảnh: A. Tú
Đá từ sân bay có nhiễm dioxin?
Theo NLĐO- 07/05/2015 22:29
Dư luận lo ngại việc khai thác đá trong sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) sẽ phát tán chất độc dioxin ra ngoài nhưng chủ đầu tư khẳng định rất an toàn
Dự án đào hồ chứa nước, đồng thời khai thác đá trong sân bay Biên Hòa (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) có diện tích 20 ha do Công ty CP Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc (thuộc Tổng Công ty 319 - Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư.
“Ở gần nên rất sợ”
Theo ghi nhận của chúng tôi, dự án nằm trong ranh giới đất quốc phòng và đang giai đoạn đầu thực hiện từ khoảng hơn 3 tháng nay.
Dự án hồ chứa nước, đồng thời khai thác đá trong sân bay Biên Hòa được triển khai từ hơn 3 tháng nay
Ngày 7-5, tại khu vực thực hiện dự án, lượng đất đá đang được các công nhân đào lên và chế biến, phân loại. Một con đường cũng đã được mở để đi vào mỏ đá, nối dài ra bến thủy nội địa ở bờ sông Đồng Nai, cách đó khoảng 2 km, để vận chuyển ra bên ngoài.
Khi dự án bắt đầu được triển khai, đại biểu Quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc từng đặt câu hỏi với các bên liên quan: “Lợi ích thực sự của dự án là một hồ chứa nước trong sân bay hay là đá khai thác từ lòng hồ?”. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng hiện mức ô nhiễm dioxin trong đất, trầm tích ở nhiều vị trí ở sân bay Biên Hòa là rất cao. Vì vậy, nếu số đá khai thác được vận chuyển ra bên ngoài thì sẽ mang theo chất độc dioxin, gây tác hại rất lớn đến môi trường và sức khỏe của người dân. "Ở gần khu vực này, chúng tôi rất lo ngại vì sợ chất độc dioxin sẽ theo đất đá ra bên ngoài” - một người dân bày tỏ.
“Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe”
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về dư luận lo ngại việc khai thác đá, sử dụng nước trong vùng cảnh báo nhiễm độc dioxin nặng nhất cả nước, ông Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Công ty CP Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc, cho biết vị trí dự án nằm cách khu cách ly nhiễm độc dioxin cực mạnh của sân bay Biên Hòa khoảng 2 km, tính theo đường chim bay. Ngoài ra, đánh giá tác động môi trường do chủ đầu tư thực hiện và được Tư lệnh Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) phê duyệt cũng cho thấy các thông số xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn an toàn.
Trả lời về việc các thông số đưa ra, đặc biệt là phê duyệt đánh giá tác động môi trường của dự án đều được thực hiện một cách “nội bộ” liệu có bảo đảm tính khách quan, ông Thắng nói: “Chúng tôi đã làm đủ mọi thủ tục theo quy định. Tuy nhiên, khi dư luận, các nhà chuyên môn, nhà khoa học phân tích, góp ý thì chúng tôi sẵn sàng lắng nghe để bảo đảm an toàn tuyệt đối”.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, trong quá trình triển khai dự án, Công ty CP Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc đã thực hiện đầy đủ các bước thủ tục theo quy định. Cụ thể, chủ đầu tư đã thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Vĩnh Cửu và lấy ý kiến của người dân.
Khai thác đá để bán
Lãnh đạo Công ty CP Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc cho biết lượng đá khai thác trong sân bay Biên Hòa được chế biến, phân loại tại chỗ sau đó các bên có nhu cầu sẽ liên hệ thu mua. Hiện tại, sau 3 tháng triển khai, dự án đang cung cấp khối lượng đá nhiều nhất cho một công ty thi công công trình tại huyện Nhà Bè, TP HCM.
Bài và ảnh: Xuân Hoàng
Dư luận lo ngại việc khai thác đá trong sân bay Biên Hòa (Đồng Nai) sẽ phát tán chất độc dioxin ra ngoài nhưng chủ đầu tư khẳng định rất an toàn
Dự án đào hồ chứa nước, đồng thời khai thác đá trong sân bay Biên Hòa (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) có diện tích 20 ha do Công ty CP Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc (thuộc Tổng Công ty 319 - Bộ Quốc phòng) làm chủ đầu tư.
“Ở gần nên rất sợ”
Theo ghi nhận của chúng tôi, dự án nằm trong ranh giới đất quốc phòng và đang giai đoạn đầu thực hiện từ khoảng hơn 3 tháng nay.
Dự án hồ chứa nước, đồng thời khai thác đá trong sân bay Biên Hòa được triển khai từ hơn 3 tháng nay
Ngày 7-5, tại khu vực thực hiện dự án, lượng đất đá đang được các công nhân đào lên và chế biến, phân loại. Một con đường cũng đã được mở để đi vào mỏ đá, nối dài ra bến thủy nội địa ở bờ sông Đồng Nai, cách đó khoảng 2 km, để vận chuyển ra bên ngoài.
Khi dự án bắt đầu được triển khai, đại biểu Quốc hội - nhà sử học Dương Trung Quốc từng đặt câu hỏi với các bên liên quan: “Lợi ích thực sự của dự án là một hồ chứa nước trong sân bay hay là đá khai thác từ lòng hồ?”. Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cũng cho rằng hiện mức ô nhiễm dioxin trong đất, trầm tích ở nhiều vị trí ở sân bay Biên Hòa là rất cao. Vì vậy, nếu số đá khai thác được vận chuyển ra bên ngoài thì sẽ mang theo chất độc dioxin, gây tác hại rất lớn đến môi trường và sức khỏe của người dân. "Ở gần khu vực này, chúng tôi rất lo ngại vì sợ chất độc dioxin sẽ theo đất đá ra bên ngoài” - một người dân bày tỏ.
“Chúng tôi sẵn sàng lắng nghe”
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động về dư luận lo ngại việc khai thác đá, sử dụng nước trong vùng cảnh báo nhiễm độc dioxin nặng nhất cả nước, ông Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc Công ty CP Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc, cho biết vị trí dự án nằm cách khu cách ly nhiễm độc dioxin cực mạnh của sân bay Biên Hòa khoảng 2 km, tính theo đường chim bay. Ngoài ra, đánh giá tác động môi trường do chủ đầu tư thực hiện và được Tư lệnh Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) phê duyệt cũng cho thấy các thông số xét nghiệm nằm trong tiêu chuẩn an toàn.
Trả lời về việc các thông số đưa ra, đặc biệt là phê duyệt đánh giá tác động môi trường của dự án đều được thực hiện một cách “nội bộ” liệu có bảo đảm tính khách quan, ông Thắng nói: “Chúng tôi đã làm đủ mọi thủ tục theo quy định. Tuy nhiên, khi dư luận, các nhà chuyên môn, nhà khoa học phân tích, góp ý thì chúng tôi sẵn sàng lắng nghe để bảo đảm an toàn tuyệt đối”.
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, trong quá trình triển khai dự án, Công ty CP Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc đã thực hiện đầy đủ các bước thủ tục theo quy định. Cụ thể, chủ đầu tư đã thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Vĩnh Cửu và lấy ý kiến của người dân.
Khai thác đá để bán
Lãnh đạo Công ty CP Đầu tư Khoáng sản - Than Đông Bắc cho biết lượng đá khai thác trong sân bay Biên Hòa được chế biến, phân loại tại chỗ sau đó các bên có nhu cầu sẽ liên hệ thu mua. Hiện tại, sau 3 tháng triển khai, dự án đang cung cấp khối lượng đá nhiều nhất cho một công ty thi công công trình tại huyện Nhà Bè, TP HCM.
Bài và ảnh: Xuân Hoàng
Số tiền chênh lệch đang nằm ở đâu, thưa Tỉnh đoàn Quảng Ngãi?
(HNMO) - Nhẽ ra, chiến dịch "giải cứu" dưa hấu cho bà con nông dân của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã thành công một cách “ngọt ngào”, bởi hơn 750 tấn dưa - như Tỉnh đoàn thống kê - không phải là một con số nhỏ.
Tỉnh đoàn Quảng Ngãi huy động đoàn viên thanh niên về các xã Tịnh Hiệp, Tịnh Trà (huyện Sơn Tịnh) thu mua dưa hấu
Nhẽ ra, hàng trăm thanh niên tình nguyện lưng ướt đẫm mồ hôi trong nhiều ngày nắng như đổ lửa khi đứng đường bán từng quả dưa, hẳn sẽ tự hào vì mình đã làm được một việc thiện nguyện và những người nông dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, đúng với công sức lao động cực nhọc họ đã đổ ra..., nếu như việc thu gom, mua bán dưa của Tỉnh đoàn được làm công khai, minh bạch, có sự giám sát của người dân, cộng đồng và cả các cơ quan chức năng của tỉnh.
Tỉnh đoàn: Chúng tôi trả cả tiền chênh lệch cho nông dân!
Ngày 6/5/2015, Báo Hànộimới Điện tử có bài: "Họ đã “ăn” trên lưng nông dân 2000 đồng/kg dưa hấu?" phản ánh việc Tỉnh đoàn Quảng Ngãi bán cho các đầu mối ngoài Hà Nội 5000 đồng/kg, trong khi đó họ mua của bà con nông dân chỉ với 3000 đồng/kg. Ngay ngày hôm sau 7/5, Báo Hànộimới nhận được Công văn số 2002 –CV/TĐTN – TNNT do Bí thư Tỉnh đoàn Hà Thị Anh Thư ký, cho rằng Báo Hànộimới đã thông tin không chính xác.
Để rộng đường dư luận, cũng như làm rõ việc thu gom và bán dưa cho nông dân của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi “tròn hay méo”, Báo đã cử một nhóm PV trực tiếp vào Quảng Ngãi, xuống tận các thôn, gặp từng hộ dân đã bán dưa cho Tỉnh đoàn. Và những gì người dân cho chúng tôi biết, hoàn toàn trái ngược với nội dung công văn trả lời báo Hànộimới của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi.
Trong Công văn gửi Báo Hànộimới, Tỉnh đoàn khẳng định: Ngày 3-5-2015, sau khi nhận được thông tin từ Bí thư Đoàn xã Tịnh Hiệp đề nghị có 10 tấn dưa Hắc mỹ nhân cần bán, giá thương lái mua là 3.500 đồng/kg, Tỉnh đoàn thống nhất nâng giá dưa thành 5000 đồng/kg để người dân đảm bảo có lãi, tiếp tục ổn định cuộc sống; Sau đó liên hệ và thống nhất với đầu mối ở Hà Nội thu mua 10 tấn dưa với giá 5000 đồng/kg (chưa tính tiền chuyên chở); Đến ngày 6-5-2015, người bán dưa phản hồi dưa non, không ngọt; Tỉnh đoàn làm việc lại với Đoàn xã để trao đổi với bà con, thống nhất giảm 1 tấn hao hụt, dưa non, chỉ tính tiền 9 tấn (xe 10 tấn). Số tiền thu được sau khi đầu mối Hà Nội chuyển về sẽ được chuyển trả cho bà con nông dân ( hiện số tiền này vẫn chưa được chuyển trả cho bà con); Giá dưa bán tại Hà Nội do các đầu mối quyết định khi cộng tiền chuyên chở, bốc vác, Tỉnh đoàn không tham gia chỉ làm đầu mối bán giúp dưa cho bà con nông dân.
Trước đó, ngày 11-4-2015, sau khi được tin dưa hấu bị thương lái ép giá 600 đồng/kg, Tỉnh đoàn thống nhất nâng giá dưa thành 2000 đồng/kg (ngày 14-4-2015, sau khi thỏa thuận với các đầu mối tiêu thụ nâng giá dưa thành 3000 đồng để hỗ trợ bà con nông dân). Tỉnh đoàn Quảng Ngãi thu mua 40 tấn dưa hấu (An tiêm loại tròn) cho bà con nông dân tại ruộng với giá 2000 đồng/kg và tổ chức bán tại tỉnh với giá 4000 đồng/kg là đúng sự thật. Tuy nhiên, đây là chủ trương của Tỉnh đoàn sau khi trừ chi phí chuyên chở, rơm, hư hỏng, hao hụt còn lại 1000 đồng/kg trả thêm cho bà con. Thực tế, ngày 15-4-2015, Tỉnh đoàn đã trả tiền chênh lệch đợt 1 và đợt 2 cho bà con nông dân tại xã Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh), xã Bình An và Bình Minh (huyện Bình Sơn) là hơn 38 triệu đồng (đợt 1: 21,575 triệu đồng, đợt 2: 16,500 triệu đồng) và có tin phát trên sóng của Đài PTTH tỉnh Quảng Ngãi và có danh sách ký nhận của người dân, chứng kiến của đại diện lãnh đạo UBND xã ký xác nhận). Ngoài ra, khi dưa chở đi các tỉnh sẽ có tỷ lệ hao hụt khoảng hơn 500 kg (hao gió) hư hỏng… nhiều người tiêu thụ yêu cầu Tỉnh đoàn bù kinh phí hỗ trợ. Tỉnh đoàn đã bù 17 triệu đồng mua dưa hấu bù cho các chủ đầu mối vì không thể trừ kinh phí của người dân.
Thực tế: Một nửa quả dưa, không phải là quả dưa !
Trong công văn của mình, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã thừa nhận, việc Báo Hànộimới phản ánh Tỉnh đoàn mua của nông dân 2000 đồng/kg, bán được 4000 đồng/kg là đúng sự thật, nhưng số tiền chênh 2000 đồng/kg, Tỉnh đoàn đã chuyển lại cho nông dân.
Vượt qua hơn 30 km đường tối hun hút, xóc lộn ruột, trên chiếc xe máy cà tàng thuê được ngoài thành phố Quảng Ngãi, chúng tôi tìm về xã Tịnh Hiệp. Ông Nguyễn Đức Phong (thôn Mỹ Danh, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh) cho chúng tôi biết, vụ vừa rồi nhà ông thu hoạch được 4,3 tấn dưa, loại dưa tròn Hồng Lương. Dân Tịnh Hiệp thuần trồng dưa Hồng Lương, không trồng Hắc Mỹ Nhân. Vì sao? Là do đồng đất – ông Phong nói. Mỗi xã tùy theo thổ nhưỡng mà chọn giống dưa, loại nào cũng có ưu, nhược, ví như Hắc Mỹ Nhân thì được giá nhưng không được quả, còn Hồng Lương thì ngược lại. Vậy giá dưa Tỉnh đoàn thu mua của ông là bao nhiêu? Đợt đầu rẻ, chỉ 2000 đồng/kg, đợt sau được 2700 đồng/kg, đáng lý ra là 3000 đồng nhưng dân phải chịu bốc xếp, tiền rơm lót mất 300 đồng/kg. Tiền dưa đã được Tỉnh đoàn thanh toán hết. Coi như xong. Không thấy ai nói hỗ trợ thêm gì. Và đến nay cũng chưa thấy ai trong thôn nhận được tiền chênh do bán dưa. Việc mua bán giữa dân và Tỉnh đoàn không có hợp đồng, cứ nghe xã thông báo, dân chở dưa ra điểm tập kết, thanh niên tình nguyện cân cho bao nhiêu là mừng bấy nhiêu, những lúc dưa rớt giá mấy trăm đồng/kg, để thối ngoài đồng, có người mua cho bù tiền giống, đỡ tiền công là mừng lắm rồi.
Ông Lý Xuân Nghị (cũng ở thôn Mỹ Danh) có khoảng gần 9 tấn dưa, bán cho Tỉnh đoàn 3 đợt. Mỗi đợt các anh thanh niên tình nguyện chỉ mua mỗi hộ vài tấn. Đợt sau cùng chưa thấy các anh ấy chuyển tiền về, những ba tấn mấy – ông Nghị nói thêm. Đến nay không có việc hỗ trợ hoặc được trả thêm tiền chênh do Tỉnh đoàn bán dưa cho nông dân – ông Nghị quả quyết.
Chúng tôi còn gặp một số hộ dân khác của xã Tịnh Hiệp, tất cả đều khẳng định chưa gia đình nào nhận được tiền hỗ trợ, tiền chênh do bán dưa với giá cao hơn; và, giá dưa mua của người nông dân tùy theo các thời điểm đều do Tỉnh đoàn quyết định.
Căn cứ nội dung công văn của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi gửi Báo Hànộimới yêu cầu "trả lại uy tín cho Tỉnh đoàn, để động viên phong trào thanh niên tình nguyện”..., Báo Hànộimới đề nghị Tỉnh đoàn Quảng Ngãi trả lời công luận: Số tiền chênh lệch khi bán dưa đang nằm ở đâu? Đồng thời cũng đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi sớm vào cuộc làm rõ sự thật, công khai minh bạch số tiền chênh do bán dưa cho nông dân do Tỉnh đoàn thu được. Số tiền chênh ấy là bao nhiêu? Chi vào việc gì? Vì thu mua của dân 2.000 đồng, tự ý bán ra nâng lên 4.000 đồng/kg, tức là gấp đôi số tiền đã bỏ ra mua của nông dân. Thế nhưng thực tế thì nhiều nông dân mới chỉ nhận được 2.000 đồng trong số 4.000 đồng ấy, tức là bán 1 quả nhưng nhận tiền mới chỉ nửa quả mà thôi.
Bởi lẽ, một nửa quả dưa không bao giờ là quả dưa. Lòng tốt nửa vời hoặc là ngụy lòng tốt không thể là lòng tốt đúng nghĩa!
Thứ Sáu 00:27 08/05/2015
Nhóm PV Hànộimới
Tỉnh đoàn Quảng Ngãi huy động đoàn viên thanh niên về các xã Tịnh Hiệp, Tịnh Trà (huyện Sơn Tịnh) thu mua dưa hấu
Nhẽ ra, hàng trăm thanh niên tình nguyện lưng ướt đẫm mồ hôi trong nhiều ngày nắng như đổ lửa khi đứng đường bán từng quả dưa, hẳn sẽ tự hào vì mình đã làm được một việc thiện nguyện và những người nông dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, đúng với công sức lao động cực nhọc họ đã đổ ra..., nếu như việc thu gom, mua bán dưa của Tỉnh đoàn được làm công khai, minh bạch, có sự giám sát của người dân, cộng đồng và cả các cơ quan chức năng của tỉnh.
Tỉnh đoàn: Chúng tôi trả cả tiền chênh lệch cho nông dân!
Ngày 6/5/2015, Báo Hànộimới Điện tử có bài: "Họ đã “ăn” trên lưng nông dân 2000 đồng/kg dưa hấu?" phản ánh việc Tỉnh đoàn Quảng Ngãi bán cho các đầu mối ngoài Hà Nội 5000 đồng/kg, trong khi đó họ mua của bà con nông dân chỉ với 3000 đồng/kg. Ngay ngày hôm sau 7/5, Báo Hànộimới nhận được Công văn số 2002 –CV/TĐTN – TNNT do Bí thư Tỉnh đoàn Hà Thị Anh Thư ký, cho rằng Báo Hànộimới đã thông tin không chính xác.
Để rộng đường dư luận, cũng như làm rõ việc thu gom và bán dưa cho nông dân của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi “tròn hay méo”, Báo đã cử một nhóm PV trực tiếp vào Quảng Ngãi, xuống tận các thôn, gặp từng hộ dân đã bán dưa cho Tỉnh đoàn. Và những gì người dân cho chúng tôi biết, hoàn toàn trái ngược với nội dung công văn trả lời báo Hànộimới của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi.
Trong Công văn gửi Báo Hànộimới, Tỉnh đoàn khẳng định: Ngày 3-5-2015, sau khi nhận được thông tin từ Bí thư Đoàn xã Tịnh Hiệp đề nghị có 10 tấn dưa Hắc mỹ nhân cần bán, giá thương lái mua là 3.500 đồng/kg, Tỉnh đoàn thống nhất nâng giá dưa thành 5000 đồng/kg để người dân đảm bảo có lãi, tiếp tục ổn định cuộc sống; Sau đó liên hệ và thống nhất với đầu mối ở Hà Nội thu mua 10 tấn dưa với giá 5000 đồng/kg (chưa tính tiền chuyên chở); Đến ngày 6-5-2015, người bán dưa phản hồi dưa non, không ngọt; Tỉnh đoàn làm việc lại với Đoàn xã để trao đổi với bà con, thống nhất giảm 1 tấn hao hụt, dưa non, chỉ tính tiền 9 tấn (xe 10 tấn). Số tiền thu được sau khi đầu mối Hà Nội chuyển về sẽ được chuyển trả cho bà con nông dân ( hiện số tiền này vẫn chưa được chuyển trả cho bà con); Giá dưa bán tại Hà Nội do các đầu mối quyết định khi cộng tiền chuyên chở, bốc vác, Tỉnh đoàn không tham gia chỉ làm đầu mối bán giúp dưa cho bà con nông dân.
Trước đó, ngày 11-4-2015, sau khi được tin dưa hấu bị thương lái ép giá 600 đồng/kg, Tỉnh đoàn thống nhất nâng giá dưa thành 2000 đồng/kg (ngày 14-4-2015, sau khi thỏa thuận với các đầu mối tiêu thụ nâng giá dưa thành 3000 đồng để hỗ trợ bà con nông dân). Tỉnh đoàn Quảng Ngãi thu mua 40 tấn dưa hấu (An tiêm loại tròn) cho bà con nông dân tại ruộng với giá 2000 đồng/kg và tổ chức bán tại tỉnh với giá 4000 đồng/kg là đúng sự thật. Tuy nhiên, đây là chủ trương của Tỉnh đoàn sau khi trừ chi phí chuyên chở, rơm, hư hỏng, hao hụt còn lại 1000 đồng/kg trả thêm cho bà con. Thực tế, ngày 15-4-2015, Tỉnh đoàn đã trả tiền chênh lệch đợt 1 và đợt 2 cho bà con nông dân tại xã Tịnh Hiệp (huyện Sơn Tịnh), xã Bình An và Bình Minh (huyện Bình Sơn) là hơn 38 triệu đồng (đợt 1: 21,575 triệu đồng, đợt 2: 16,500 triệu đồng) và có tin phát trên sóng của Đài PTTH tỉnh Quảng Ngãi và có danh sách ký nhận của người dân, chứng kiến của đại diện lãnh đạo UBND xã ký xác nhận). Ngoài ra, khi dưa chở đi các tỉnh sẽ có tỷ lệ hao hụt khoảng hơn 500 kg (hao gió) hư hỏng… nhiều người tiêu thụ yêu cầu Tỉnh đoàn bù kinh phí hỗ trợ. Tỉnh đoàn đã bù 17 triệu đồng mua dưa hấu bù cho các chủ đầu mối vì không thể trừ kinh phí của người dân.
Thực tế: Một nửa quả dưa, không phải là quả dưa !
Trong công văn của mình, Tỉnh đoàn Quảng Ngãi đã thừa nhận, việc Báo Hànộimới phản ánh Tỉnh đoàn mua của nông dân 2000 đồng/kg, bán được 4000 đồng/kg là đúng sự thật, nhưng số tiền chênh 2000 đồng/kg, Tỉnh đoàn đã chuyển lại cho nông dân.
Vượt qua hơn 30 km đường tối hun hút, xóc lộn ruột, trên chiếc xe máy cà tàng thuê được ngoài thành phố Quảng Ngãi, chúng tôi tìm về xã Tịnh Hiệp. Ông Nguyễn Đức Phong (thôn Mỹ Danh, xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh) cho chúng tôi biết, vụ vừa rồi nhà ông thu hoạch được 4,3 tấn dưa, loại dưa tròn Hồng Lương. Dân Tịnh Hiệp thuần trồng dưa Hồng Lương, không trồng Hắc Mỹ Nhân. Vì sao? Là do đồng đất – ông Phong nói. Mỗi xã tùy theo thổ nhưỡng mà chọn giống dưa, loại nào cũng có ưu, nhược, ví như Hắc Mỹ Nhân thì được giá nhưng không được quả, còn Hồng Lương thì ngược lại. Vậy giá dưa Tỉnh đoàn thu mua của ông là bao nhiêu? Đợt đầu rẻ, chỉ 2000 đồng/kg, đợt sau được 2700 đồng/kg, đáng lý ra là 3000 đồng nhưng dân phải chịu bốc xếp, tiền rơm lót mất 300 đồng/kg. Tiền dưa đã được Tỉnh đoàn thanh toán hết. Coi như xong. Không thấy ai nói hỗ trợ thêm gì. Và đến nay cũng chưa thấy ai trong thôn nhận được tiền chênh do bán dưa. Việc mua bán giữa dân và Tỉnh đoàn không có hợp đồng, cứ nghe xã thông báo, dân chở dưa ra điểm tập kết, thanh niên tình nguyện cân cho bao nhiêu là mừng bấy nhiêu, những lúc dưa rớt giá mấy trăm đồng/kg, để thối ngoài đồng, có người mua cho bù tiền giống, đỡ tiền công là mừng lắm rồi.
Ông Lý Xuân Nghị (cũng ở thôn Mỹ Danh) có khoảng gần 9 tấn dưa, bán cho Tỉnh đoàn 3 đợt. Mỗi đợt các anh thanh niên tình nguyện chỉ mua mỗi hộ vài tấn. Đợt sau cùng chưa thấy các anh ấy chuyển tiền về, những ba tấn mấy – ông Nghị nói thêm. Đến nay không có việc hỗ trợ hoặc được trả thêm tiền chênh do Tỉnh đoàn bán dưa cho nông dân – ông Nghị quả quyết.
Chúng tôi còn gặp một số hộ dân khác của xã Tịnh Hiệp, tất cả đều khẳng định chưa gia đình nào nhận được tiền hỗ trợ, tiền chênh do bán dưa với giá cao hơn; và, giá dưa mua của người nông dân tùy theo các thời điểm đều do Tỉnh đoàn quyết định.
Căn cứ nội dung công văn của Tỉnh đoàn Quảng Ngãi gửi Báo Hànộimới yêu cầu "trả lại uy tín cho Tỉnh đoàn, để động viên phong trào thanh niên tình nguyện”..., Báo Hànộimới đề nghị Tỉnh đoàn Quảng Ngãi trả lời công luận: Số tiền chênh lệch khi bán dưa đang nằm ở đâu? Đồng thời cũng đề nghị các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Ngãi sớm vào cuộc làm rõ sự thật, công khai minh bạch số tiền chênh do bán dưa cho nông dân do Tỉnh đoàn thu được. Số tiền chênh ấy là bao nhiêu? Chi vào việc gì? Vì thu mua của dân 2.000 đồng, tự ý bán ra nâng lên 4.000 đồng/kg, tức là gấp đôi số tiền đã bỏ ra mua của nông dân. Thế nhưng thực tế thì nhiều nông dân mới chỉ nhận được 2.000 đồng trong số 4.000 đồng ấy, tức là bán 1 quả nhưng nhận tiền mới chỉ nửa quả mà thôi.
Bởi lẽ, một nửa quả dưa không bao giờ là quả dưa. Lòng tốt nửa vời hoặc là ngụy lòng tốt không thể là lòng tốt đúng nghĩa!
Thứ Sáu 00:27 08/05/2015
Nhóm PV Hànộimới
Đất nước bị kiến tạo một cách méo mó
Cao Huy Huân
Theo VOA-07.05.2015
Mấy hôm trước đọc báo thấy ông “thánh” Nguyễn Ngọc Quang - Phó chủ tịch UBND huyện Chư Pah (Gia Lai), trả lời báo chí về chuyện “Cầu sập liên tiếp, dân kêu, chính quyền làm ngơ?” mà tôi không thể nhịn cười. Cười một cách chua chát, xót xa và buông miệng hai từ “khốn nạn” thay cho những phận đời mỗi ngày qua lại trên một công trình chữ V đậm chất kiến trúc và sáng tạo của một vị quan cấp huyện.
Cầu chữ V hay năng lực “vụng về”?
Ông Nguyễn Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Pảh: “Cầu tạo hình chữ V chứ không sập”!?
Chẳng biết lấy ra đâu cái lẽ cầu sập, quan chức làm ngơ. Cả “thánh” Quang cũng xử lý tình huống vô cùng khó hiểu – cầu của huyện sập mà không nắm tình hình, để rồi khi dân đặt vấn đề “tại sao quan huyện không lo?” thì ông đổ thừa cho tỉnh quản lý. Buồn cười hơn khi vị “quan cấp huyện” này còn dùng trí tưởng tượng siêu phàm như thể ông ấy là một kiến trúc sư đã qua trường lớp, để rồi dám thốt ra hai chữ “khách quan” khi nhận định “cầu tạo thành chữ V chứ không sập” để mô tả một cây cầu vốn chỉ còn là một đống phế thải.
Tôi thử đặt dấu chấm hỏi vào năng lực quản lý lẫn tư duy của vị quan “tri huyện”. Thưa ông! Ngay cả khi một đoạn dây cáp bị đứt khi đang xây cầu vì lí do khách quan tại Thổ Nhĩ Kỳ hồi tháng trước, thì vị kỹ sư người Nhật cũng tự sát vì cho rằng mình phải chịu trách nhiệm. Phải chăng cũng vì những người có trí tưởng tượng méo mó như ông – nhìn cầu sập ra cầu hình chữ V – mới khiến cho không biết bao nhiêu người dân, trong đó không thiếu các em nhỏ phải qua sông qua suối bằng “túi ni lông”. Để rồi phận đời của họ cũng nổi trôi bồng bềnh, đánh cược mạng sống giữa dòng nước xoáy đến vô tình để đối lấy cái chữ, cái nghĩa, hay đơn thuần chỉ là miếng cơm manh áo thường ngày.
Cái cầu sập ấy là một hệ lụy của thứ mà các ông đã được học từ nhỏ trong bài văn “Sống chết mặc bay” mà chính ông đóng vào vai quan tri huyện phản diện – mặc cho dân sống chết còn bản thân thì vô lo vô nghĩ. Ngoài kia dân vẫn nhọc nhằn để qua được bên kia bờ, có khi “mạng đi thì có mạng về thì không”, chứ chẳng hề hoa mỹ và lãng mạn như cái cách suy nghĩ vụng về theo kiểu “cầu tạo hình chữ V” của một ông quan huyện.
Và quốc gia như một “chiếc cầu gãy”?
Bạn bè tôi ngồi đọc những dòng phân bua của ông quan “tri huyện” mà xuýt xoa: “Cũng may, ông quan ấy chỉ dừng việc tưởng tượng chiếc cầu gãy tiềm ẩn rủi ro ấy ở tạo hình chữ V. Chứ nếu nhà báo ‘hỏi xoáy’ thêm vài câu nữa, biết đâu chừng bác ấy sẽ lúng túng rồi ‘đáp xoay’ rằng cầu tạo hình chữ V đại diện cho chữ Việt Nam để còn kịp mừng 40 năm ngày giải phóng”. Không chuyện gì là không thể xảy ra trong trí tưởng tượng và năng lực vụng về của nhiều quan chức nhà mình, kể cả những chuyện khó tưởng khó tin nhất trên thế giới này.
Nếu bạn không tin, tôi lại kể bạn nghe về chuyện “đường cong mềm mại” – một “tuyệt tác” khác của trí tưởng tượng và sự lãng mạn hóa của các quan nhà mình. Năm ngoái, dư luận được một phen cười ra nước mắt khi tuyến đường Trường Chinh (Hà Nội), bị bẻ cong so với quy hoạch biểu đồ. Báo chí và người dân đặt vấn đề “nhà chức trách bẻ cong đường để né nhà quan chức”. Trong khi các quan trả lời một cách đầy văn chương rằng đường tạo hình cong mềm mại”.
Hóa ra nhiều quan chức nhà mình, không chỉ ông tri huyện Chư Pah, cũng có tiền lệ hoa mỹ một cách đau lòng đối với những công trình công cộng của dân. Nhưng xin thưa, dân còn nghèo, còn khó, đến miếng ăn còn lo chưa xong thì lấy đâu ra thời gian và tâm trí để thưởng thức “tạo hình chữ V” hay “đường cong mềm mại” xuất phát từ sự tắc trách và sự ngụy biện đến ngạo mạn của các vị làm quan. Đến khi dân nghèo phải chua chát nhận ra “vẻ đẹp thật sự” của các tạo hình theo kiểu “chữ V” mà các quan tạo ra, thì có lẽ đất nước này cũng đã méo mó đến nỗi hình ảnh các vệ tinh ghi lại bản đồ Việt Nam cũng không còn là chữ S nữa.
Lẽ ra phải chịu tội…
Chuyện “đường cong mềm mại” và cầu sập “tạo hình chữ V” làm tôi nhớ tới chuyện kiến tạo tư duy của nhiều nhà lãnh đạo quốc tế. Dạo bộ trên khắp các phố phường tại Tokyo (Nhật Bản), Singapore, hay gần hơn như Malaysia, Indonesia… bạn sẽ cảm nhận được cái mà người ta gọi là “tư duy lãnh đạo”.
Đó là khi một quan chức lãnh đạo đường bộ Nhật Bản quyết không phá hàng cây thay thế bằng những con đường trải nhựa để đảm bảo phát triển cân bằng. Những con đường nhỏ gọn, được uống cong mềm mại đúng nghĩa giữa những hàng cây được bảo tồn khiến người dân vừa thấy hiện đại, vừa cảm nhận cái tâm của người làm lãnh đạo trong việc cân bằng phép toán giữa môi trường và phát triển. Tuyệt nhiên, đó không phải là việc “rút ruột” công trình, làm cho có, hay tranh thủ móc tiền của dân chúng để thoả mãn thú vui và sự xa xỉ của cá nhân, để rồi xuất hiện những cái “cầu chữ V” bị sập. Và xin thưa, khi có sự cố xảy ra, người ta cứ soi quy trình làm việc mà luận tội, bất kể anh là quan lớn hay quan nhỏ. Chẳng thể có chuyện bác tri huyện ngồi phòng máy lạnh rung đùi xem báo rồi tự họa trong đầu hình chữ V vô thưởng vô phạt.
Ở nước người ta, hành vi lãnh đạo thường xuyên bị soi xét và khảo sát sự tín nhiệm bởi dân qua nhiều cơ chế mở. Thời đại mạng xã hội và Internet cho phép hàng triệu dân click chuột ủng hộ những ai mình tin và thấy rằng họ hết lòng vì dân. Họa chăng xuất hiện ông tri huyện “cầu sập hình chữ V” chắc có lẽ dân sẽ kéo tới trụ sở của ông để đề nghị ông ra tận nơi cầu sập để thưởng thức, chiêm ngưỡng và thử qua lại trên chiếc cầu mà “bộ não điêu luyện” của ông đã tạo hình chữ V cho nó. Dân có theo sát như thế thì quan mới không dám làm liều, làm càng, làm cẩu thả.
Thì lại thích đổ thừa
Câu chuyện “cầu sập chữ V”, hay đường Trường Chinh “cong mềm mại” chỉ là một trong số ít những trường hợp thoái thác trách nhiệm mà không ít quan chức nhà mình mắc phải. Chẳng biết vì tâm lý, văn hóa “thích đổ lỗi” cho người khác của người phương Đông, hay vì các ngài làm quan bất lực và vô trách nhiệm lại hèn nhát mà khiến các ngài hở một chút là đi méc (tức báo cáo cấp trên), hoặc đổ thừa và chuyển đổi trách nhiệm (chờ cấp trên giải quyết; cấp trên chỉ thị sao làm vậy).
Một người bạn hỏi tôi “mày hay đi đây đi đó, thế có nước nào mắc bệnh quy trình và nghiện ‘cấp trên’ như nước nhà mình?” Thằng bạn hỏi đểu vậy thôi, chứ chính nó cũng biết chẳng có nơi nào như thế. Năm ngoái nhiều bác sĩ làm vấy bẩn cả ngành y khi cẩu thả trong việc tiêm vắc-xin cho trẻ khiến các em thiệt mạng. Dư luận đặt câu hỏi cho sở y tế, thì sở bảo “chờ thẩm định và quyết định của Bộ Y tế”. Trong khi bản thân sở quản lý trực tiếp nhân viên của mình. Thế mới lạ đời!
Hay như mấy ông tài xế xe tải dạo này phản ánh liên tục tình trạng bị cảnh sát giao thông làm khó dù họ chẳng có lỗi gì. Cục Đăng kiểm và Cảnh sát giao thông làm việc mâu thuẫn. Giấy phép tải trọng của ông Cục cấp, nhưng mấy bác công an lại “lắc đầu không chịu”. Người khổ chính là mấy bác tài phải chạy ngày chạy đêm, nay vô cớ bị giam bằng lái mất miếng cơm manh áo cho cả gia đình. Cầm tờ đơn khiếu nại lên, rồi lại thở dài vì chẳng biết đi đâu để kiện, bởi hỏi bên công an thì đơn được chuyển qua Cục Đăng kiểm và ngược lại. Phía nhà bên bất chợt mở bài hát “Kiếp đỏ đen” – dù chẳng chơi bài, mà làm ăn lương thiện – nhưng phận đời cũng thảm chẳng khác những đứa chụm đầu chúi mặt vào sòng bài. Thật là chua chát đến căm phẫn.
Tâm lý thích đổ thừa còn thể hiện sự bất lực trong phản biện chính sách của các quan. Nhấp ly cà phê đen không một chút đường, đứa bạn tôi chém gió thành bão, nhưng nghe rõ là có lý: “Mấy năm nay không hiểu đồ ăn thức uống Việt Nam có vấn đề gì mà các bác làm chính sách cứ phát ngôn lung tung, chỉ tội làm cho dư luận ném đá chạy không kịp”. Hết dự luật “xe chính chủ” rồi lại mở phố đèn đỏ; nhập xe túc túc (Thái Lan) về làm du lịch; hay gần nhất là có vị giáo sư tiến sĩ hẳn hoi thẳng thắn kêu gọi chấp nhận việc “chạy chức” với lập luận khiến người ta không thể tin ông là tiến sĩ: “Obama, Putin cũng mua chức huống chi là mình”. À quên, cái danh tiến sĩ mà ông đang có, chắc cũng “mua” mà được, nên chẳng biết chấp đường nào. Trớ trêu cho người “làm thật học thật” mà nhà nghèo, nên đành để chức cho những người giàu tiền lắm của đứng ra mua và điều hành nhiều công việc của quốc gia.
Các bác cứ phát ngôn vô thưởng cô phạt, để rồi dân phản biện thì lại đổ thừa. Chẳng biết đến khi nào mới có người dám làm dám chịu để dân có chỗ nhờ?
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.