Gia Minh, biên tập viên RFA
2015-05-06
Nạn bắt bớ người dân giữa đường phố-Photo: RFA
Trong những ngày này một số nhà đấu tranh tại Việt Nam bị lực lượng an ninh phong tỏa không cho ra khỏi nhà. Một trong những người đó có bác sĩ Nguyễn Đan Quế, chủ tịch Cao Trào Nhân Bản và là một cựu tù nhân chính trị nổi tiếng trong nước.
Ông dành cho Đài Á Châu Tự do cuộc nói chuyện vào chiều ngày 6 tháng 5. Trước hết ông đưa ra nhận định về khác việt trong lời nói và việc làm của nhà cầm quyền Hà Nội khi lên tiếng trên trường quốc tế và hành xử thực tế trong nước.
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Tôi ở tại Việt Nam và là một trong những nhà đấu tranh có quan sát một cách khách quan, tôi nhận thấy những văn bản hoặc những lời tuyên bố, hoặc trên báo chí Nhà nước họ luôn nói tôn trọng nhân quyền, tôn trọng ý kiến người dân, họ đã tham khảo ý kiến người dân và được đa số quần chúng nhân dân ủng hộ. Họ nói họ là chính quyền của dân, do dân và vì dân…
Tất cả mọi người trong nước và trên thế giới đều thấy rõ đây là những tuyên truyền xảo quyệt mà thôi, còn thực tế tôi thấy thế này: đối với dân chúng thì họ làm ngược lại. Việc dân chúng khổ thì truyền thông, truyền hình, báo chí luôn trình bày một bức tranh tô hồng. Thế rồi về an ninh, họ làm như họ đã thỏa mãn ( yêu cầu) của quần chúng và quần chúng rất ủng hộ; thế nhưng trên thực tế chúng ta thấy những điều diễn ra trong xã hội ngược lại.
Tổng quát, người dân đang phải gặp nhiều khó khăn, khổ sở chứ không phải như họ trình bày là người dân bằng lòng. Lòng dân rất bất mãn.
"Đối với dân chúng thì họ làm ngược lại. Việc dân chúng khổ thì truyền thông, truyền hình, báo chí luôn trình bày một bức tranh tô hồng. Thế rồi về an ninh, họ làm như họ đã thỏa mãn của quần chúng và quần chúng rất ủng hộ; thế nhưng trên thực tế chúng ta thấy những điều diễn ra trong xã hội ngược lại"-Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Đối với những người tranh đấu, dưới một chế độ độc tài, toàn trị thì (như anh và quí vị thấy rồi) cách đàn áp của họ rất tinh vi: họ nhắm vào đối tượng nào, rồi cô lập bằng mọi cách, rồi dùng đủ mọi cách để làm khó dễ gia đình họ rồi con cháu họ- từ học sinh cho đến người đi làm… và bản thân những người đó. Trong những ngày thường thì không sao nhưng nếu nghe thấy có chuyện gì hoặc vào ngày lễ chẳng hạn ( ngày kỷ niệm 30/4, 1/5, quốc khánh…) thì tất cả những tiếng nói lên tiếng vì nhân quyền, dân chủ đều bị họ canh rất kỹ. Điển hình việc anh em chúng tôi đi gặp nhau để bàn một số chuyện, nhiều khi tôi phải ra khỏi nhà 3-4 ngày trước may ra mới thoát! Nghĩa là họ kiểm soát rất chặt chẽ, dùng mọi thủ đoạn, kể cả dùng côn đồ, dùng dân phòng, rồi họ nói đó là ‘quần chúng tự phát’ để che đậy.
Lực lượng công an luôn sẵn sàng tràn ngập đường phố khi người dân có ý định muốn bầy tỏ ý kiến.
Tóm lại, giữa những thực tế đang diễn ra và những gì họ tuyên bố, đặc biệt trên lĩnh vực nhân quyền hoàn toàn chưa có một dấu hiệu gì là cởi mở đối với những yêu cầu của những người hoạt động muốn nhà cầm quyền phải biết lắng nghe ý dân, phải tôn trọng quyền được nhận thông tin từ các nguồn như Internet…; họ phải được phát biểu trên các phương tiện đại chúng kể cả phương tiện của Nhà nước nữa. Điều đó là đúng nhưng hiện nay chưa có chuyện đó. Ngay như viết trên facebook, hay Internet họ cũng tìm cách phá hoặc trả thù.
Gia Minh: Thế giới cũng có làm việc với Hà Nội và đưa ra những yêu cầu, theo đánh giá của bác sĩ vì sao tiếng nói của các quốc gia trên thế giới mà ngay cả Việt Nam đang cần sự trợ giúp đó, chưa có được hiệu quả như đề ra?
Bác sĩ Nguyễn Đan Quế: Đây là hệ thống độc tài toàn trị đã được thiết lập lâu năm tại Việt Nam và học được những kinh nghiệm ‘đòn ngón bá đạo’ về đàn áp của nhiều nước độc tài, cộng sản trên thế giới.
Riêng về phía chính quyền Hà Nội vì là một đảng lãnh đạo họ đặt vấn đề bảo vệ bằng mọi giá sự tồn tại của Đảng này là chính chứ không phải sự phát triển quốc gia là chính. Họ không cần đặt quyền lợi của tổ quốc Việt Nam lên trên và phát triển là chính mà họ đặt vấn đề đảng là chính.
"Đối với những người tranh đấu, dưới một chế độ độc tài, toàn trị thì cách đàn áp của họ rất tinh vi: họ nhắm vào đối tượng nào, rồi cô lập bằng mọi cách, rồi dùng đủ mọi cách để làm khó dễ gia đình họ rồi con cháu họ- từ học sinh cho đến người đi làm… và bản thân những người đó"-Bác sĩ Nguyễn Đan Quế
Bây giờ trong thế giới hội nhập, chúng ta đã thấy có hội nhập về kinh tế: vào WTO năm 2007, hoặc trước đó có những hiệp ước song phương như về kinh tế Mỹ- Việt, BTA… Đã có những thay đổi về kinh tế do mở cửa, chúng ta thấy có. Đầu tư vào để phát triển là tốt; đáng lẽ ‘cái độc tài’ phải lợi dụng chuyện biến chuyển về kinh tế để có những thay đổi về chính trị; ngược lại đảng độc tài cộng sản Việt Nam họ lại tìm cách mài dũa, tinh vi hóa hơn ‘móng vuốt’ độc tài để tồn tại và thích ứng với nền kinh tế mà họ gọi tên ‘kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa’. Nghĩa là muốn lợi dụng tiền của các nước đầu tư vào cũng như buôn bán để duy trì chuyện độc tài là chính, đồng thời có thỏa mãn một số yêu cầu của tình hình Việt Nam nhưng chủ yếu để trình diễn cho quốc tế nghĩ rằng họ tôn trọng nhân quyền, rằng Việt Nam có thoải mái hơn. Nhưng đích thực, hoàn toàn không có những thay đổi căn bản để tiến đến một thể chế dân chủ thì mới có thể phát triển bền vững và mạnh so với các nước chung quanh trong vùng, theo kịp trong vùng.
Theo tôi, họ đang ‘mua thời gian’, nhưng chỉ đến một lúc nào đó mà thôi; khi mà so sánh về vận tốc phát triển đối với các nước trong vùng, đặc biệt Khối ASEAN vào ngay cuối năm nay; đồng thời cùng với những áp lực của thế giới ví dụ qua chuyện buôn bán và hội nhập quốc tế, đương nhiên ách độc tài sẽ đi xuống; trong khi đó chúng tôi cực lực mang hết sức ra để đẩy phong trào dân chủ lên: đòi quyền tự do thông tin, quyền tự do phát biểu, đòi phải trả hết tù nhân lương tâm ra, đòi phải tôn trọng tự do tôn giáo…
Khi có những yếu tố này thì sức mạnh quần chúng lên. Dựa trên những điều này chúng tôi sẽ đấu tranh đòi hủy điều 4 Hiến pháp, xong rồi sẽ tiến đến chuyện bầu cử tự do, dân chủ, đa đảng, đa nguyên.
Gia Minh: Chân thành cám ơn Bác sĩ Nguyễn Đan Quế.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dised-ng-dan-que-n-hrigh-crk-dw-05062015132405.html/05062015-dised-ng-dan-que-n-hrigh-crk-dw.mp3
Wednesday, May 6, 2015
Mừng 30/4: „Văn tự bán nước“ giá bao nhiêu?
05/04/2015 - 19:30 — autum
Nhà văn Võ Thị Hảo
„Văn tự bán nước“ giá bao nhiêu?
Máu của người VN và đất nước thì vô giá. Nhưng nó trở nên mạt hạng, quá rẻ rúng trong tay những nhà cầm quyền VN bán nước…
Giàn khoan TQ mừng 30/4 VN
10h 18’ ngày 30/4/2015, Trung quốc đã cho một giàn khoan nước sâu mới mang tên Hưng Vượng, tương tự giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động phi pháp trong năm 2014 xuống khu vực biển Đông.
Thật mỉa mai khi trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ lại lớn tiếng đổ tội cho VN.
Tại cuộc họp báo ngoại giao ngày 29/4, phát ngôn viên Hồng Lỗi nói : từ lâu, các nước ASEAN cá biệt như Philippin, Việt Nam xây dựng rầm rộ ở đảo đá Trường Sa xâm chiếm phi pháp của Trung quốc, tiến hành lấn biển xây đảo quy mô lớn, thi công các công trình cố định như sân bay…”.
Qua giám sát của VN và quốc tế, thì chính TQ đã lấn chiếm và xây dựng các đảo đó lâu nay và vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của khối ASEAN, Mỹ và nhiều nước trên thế giới.
Đây là một “cái tát trời giáng” của TQ vào VN để mừng 40 năm ngày VN độc lập và thống nhất”.
Hành động này cũng bộc lộ những “kết quả âm” cho VN sau chuyến đi trong tháng tư của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn tùy tùng cấp cao VN, sau khi hai bên vừa ký hộc tốc 9 văn bản cam kết “giải quyết những bất đồng trên biển Đông” và “hợp tác chặt chẽ giữa hai đảng cộng sản anh em”!
Sở dĩ TQ đã xâm lược, đang xâm lấn và còn xâm lược VN, không phải chỉ vì TQ quá mạnh, quá tham, VN quá nhỏ. Đó là do nhiều người trong số nhà cầm quyền VN đã chấp nhận, đã làm tay trong, “rước voi về giày mả tổ” chỉ để bảo vệ kho và quyền lợi sặc mùi xú uế của họ.
* Tự chuốc họa cho nước
Lẽ ra 30/4 năm nay là một cơ hội cực lớn cho việc hòa giải và hòa hợp dân tộc VN, đưa VN thoát ra khỏi họa xâm lăng cũng như thoát khỏi thảm họa vỡ nợ và bạo loạn.
Nhưng đại lễ mừng 30/4 với vô số pháo hoa, diễu binh và lễ lạt từ những đồng tiền tước đoạt từ mồ hôi nước mắt người dân ấy chỉ là một dịp để nhà cầm quyền VN ra sức kể công với người dân. Họ luôn vỗ ngực dương dương tự đắc, kiếm cớ diễn tuồng tôn vinh bong ma“cha già dân tộc” Hồ Chí Minh(theo nhiều nguồn tư liệu, trong đó có nguồn từ TQ nói rằng ông này chính là gián điệp TQ cài vào VN) để làm bình phong cho đám tư bản đỏ man rợ tung hoành.
Nhân dịp này, diễn văn của Thủ tướng VN cũng khẳng định VN kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, lên án mạnh mẽ khác thường “tội ác của đế quốc Mỹ” cách đây đã 40 năm. Trong khi đó, Mỹ đang được VN xác định là quan hệ hợp tác toàn diện. Mỹ đang giúp VN trên rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bảo vệ lãnh hải. VN lại đang cố gắng được Mỹ chấp nhận vào TPP càng vào sớm càng tốt.
Lại càng đáng ngạc nhiên vì sự đối xửa bất công của VN nếu so giữa Mỹ và TQ. TQ đã mở cuộc chiến tranh xâm lược VN liên miên trong nhiều thế kỷ. Nhiều năm gần đây và đến nay TQ cũng đã giết chóc người VN, đã lấn chiếm biên giới trên bộ và trên biển nhưng VN không dám lên án, nếu có chỉ vài lời hết sức yếu ớt. Một lễ kỷ niệm xứng đáng và tôn vinh những người đã hy sinh trong trận chiến chống TQ xâm lược cũng không có, thậm chí công an còn bằng mọi cách cách cấm đoán, bỏ tù những người tưởng niệm.
Bằng cách đối xử bất công như vậy, nhà cầm quyền VN tự chuốc họa cho đất nước, cố tình lệ thuộc TQ để chặn con đường đưa VN đến một tương lai tươi sáng hơn.
Điều này không bất ngờ vì ai cũng biết rằng trong truyền thống thì nhà cầm quyền VN luôn có biệt tài trong việc đóng sập lại những „cửa sinh“ và mau mắn mở ra cánh „cửa tử“ cho đất nước. Nguyên nhân là: “cửa tử” cho dân lại là “cửa sinh” cho quyền lợi riêng của họ.
Trước đó, ngày 7- 10/4/2015, ông Tổng Bí thư đã “lập công đầu” khi dẫn một đoàn tùy tùng cấp cao thăm TQ. Chuyện thăm viếng, ký kết hợp tác là chuyện bình thường. Nhưng chuyến thăm này đầy những bất thường vì nội dung ký kết được dư luận phân tích chỉ là „mở cửa tử“ và „đóng của sinh“ đối với người dân VN.
Được „kẻ cướp“ trọng thị vì sao?
Nếu vào Google, đánh từ khóa “bán nước”, sẽ thấy hiện lên hơn 17 triệu kết quả chỉ trong vòng vài giây. Trong đó, được nhắc đến nhiều nhất là cụm từ “Đài tiếng nói nhân dân Trung Hoa xác định cộng sản Việt Nam đã bán nước”, “Nạn bám quyền bán nước hại dân của Cộng sản”, “Trò bỉ ổi mới của bè lũ cướp nước và bán nước”, „Nguyễn Phú Trọng bán nước“, Công hàm bán nước”, “Làm việc nước hay bán nước”…
Chưa xác định chắc chắn rằng những tư liệu mà dư luận đưa ra chính xác đến đâu nhưng không thể không khiến người ta nhận ra những chi tiết của một phần sự thật trong đó.
Tần số của từ „bán nước“ xuất hiện ngaỳ càng dầy đặc, sau khi dư luận đưa ra vô số thông tin rất khó bác bỏ về Công hàm „bán nước“ Phạm Văn Đồng, về Hội nghị Thành Đô của các lãnh đạo Việt Nam „bán nước“ cho Trung quốc, rồi có nhiều tài liệu chứng minh Hồ Chí Minh – „cha già siêu hạng“ ngày đêm được ca tụng trên các phương tiện thông tin đại chúng của VN, lại là là một gián điệp của cộng sảnTrung quốc cài cắm quá hoàn hảo.
Tiếp theo đó, chuyến thăm Trung quốc ba ngày của ông Tổng Bí thư và đoàn tùy tùng và vội vàng ký kết tới 9 văn bản hợp tác theo kiểu hết sức khác thường, đã khiến dư luận càng thêm phẫn nộ và có những phản ứng hết sức gay gắt.
Điều này chứng tỏ rằng những hành tung của nhà cầm quyền VN trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong chuyến thăm TQ vừa rồi của ông Tổng Bí thư và đoàn tùy tùng đã được rất nhiều người VN theo dõi sát sao và bày tỏ thái độ nghi ngờ, phẫn nộ. Ai bảo rằng người VN không quan tâm đến vận mệnh đất nước?
Những ai làm lợi cho kẻ cướp, đương nhiên được kẻ cướp trọng thị, còn ban chức tước và bổng lộc.
Nỗi nhục mà tự coi là vinh quang, trong giới cầm quyền thế giới dễ có mấy người?
Mở „cửa tử“ để đón chào 30/4
Xem lại các văn kiện đã ký, sẽ không khó khăn gì để nhận ra tính hai mặt của những ngôn từ trong đó, và tất cả không ngoài việc chỉ thị giữ gì cho được tính ổn định của đại cục quan hệ hai nước, trong khi TQ thả sức lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải VN.
Lẽ ra ông Tổng Bí thư phải sang TQ để phản đối việc xâm lăng đó, thì lại ký ngay „hai bên còn đồng ý cùng nhau nỗ lực, kiểm soát tốt các bất đồng trên biển“. Rõ ràng hành động xâm lấn của TQ là hành động kẻ cướp, thù địch, hoàn toàn không còn ở mức bất đồng. Và chính TQ phải trả lại các đảo thuộc lãnh hải VN, vậy tại sao đoàn VN lại chấp nhận ký văn bản chấp nhận kiểm soát bất đồng?!
Bản Kế hoach hợp tác giữa hai đảng Cộng sản giai đoạn 2016 – 2020, Hiệp định hợp tác dẫn độ, Bản ghi nhớ giữa hai Bộ quốc phòng về hợp tác trong lĩnh vực giữ gìn hòa bình của Liên hơp quốc, Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác về cơ sở hạ tầng trên bộ, Điều khoản tham chiếu Nhóm công tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước VN và Ngân hàng nhân dân Trung quốc, Thỏa thuận các vấn đề về thuế đối với dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại Vịnh Bắc bộ , Bản ghi nhớ về hợp tác phim truyền hình chuyên đề giữa đài truyền hình VN và đài truyền hình TƯ Trung quốc…
Đây thực sự là những văn bản rất nguy hiểm, chấp nhận ràng buộc toàn diện với một nước hiện đang hành xử với VN như kẻ cướp nước và VN đang phải hết sức cảnh giác. Lẽ ra VN chỉ chấp nhận hợp tác với TQ ở một mức độ vừa phải nếu như TQ tôn trọng chủ quyền VN.
Đằng này TQ càng lấn chiếm lãnh hải VN, thì nhà cầm quyền VN càng nhu nhược và càng tự nguyện „thắt thêm thòng lọng“ vào cổ đất nước VN trên tất cả các mặt: chính trị tư tưởng, kinh tế, tài chính tiền tệ, an ninh quốc phòng, ngoại giao quốc tế và ngay cả truyền thông và văn hóa.
Hậu quả nhỡn tiền là sau ký kết thì TQ càng thêm trắng trợn hơn tỏng xâm lấn. Giàn khoan Hưng Vượng nói trên là một „cú tát trời giáng“ cho VN ngay trong dịp lễ VN đang hỉ hả ăn mừng 40 năm 30/4. Thông điệp ấy có thể phiên dịch ra ý nghĩa nào khác hơn: „Không có độc lập cho mi đâu, VN! „?!
Nhiều người cho rằng chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng, với sự cam kết hợp tác chặt chẽ với nhà độc tài TQ, không có một mục đích nào khác hơn là để mua lấy „ngôi thái thú“ và địa vị tay sai cho một số người nào đó. Vì ghế „thái thú“ của họ đã được kê sẵn trên miệng vực rồi và chỉ việc ngồi đó an hưởng, ngắm con dân nước Việt rơi xuốn vực mà thôi.
Để bảo vệ ngôi vị họ, nhiều nhà cầm quyền VN họ bằng mọi cách chặn đứng nhưng ai muốn bảo vệ lãnh thổ VN và cải cách thể chế, đi theo khuynh hướng dân chủ và tự do. Chuyến đi vội vã này của ông Tổng Bí thư VN sang TQ trước khi sang thăm Mỹ cũng nằm trong âm mưu của TQ vô hiệu hóa khả năng giúp đỡ của Mỹ và các nước đồng minh khác cho VN chống lại sự xâm lấn ngang ngược của TQ.
Những thòng lọng trên sẽ thêm xiềng xích VN trong một thời kỳ nô lệ Bắc thuộc mới cho TQ dưới chiêu bài ký kết hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa hai đảng cộng sản.
Thật hài hước khi thấy những „lãnh tụ tư bản đỏ“ mà người ta biết rất rõ tài sản ra sao, con đường tiến thân thế nào, cướp bóc thế nào thủ đoạn thế nào để có, lại vẫn luồn thân dưới chiếc áo đáng ghê tởm của chủ nghĩa cộng sản để bắt tay bán nước.
„Văn tự bán nước“ giá bao nhiêu?
Máu của người VN thì vô giá. Nhưng nó trở nên mạt hạng, quá rẻ rúng trong tay những nhà cầm quyền VN bán nước.
Từ nay, mọi chuyến thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng và phe Đảng sang Mỹ đều vô nghĩa. VN quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ, nhận vũ khí chiến lược từ Mỹ, trong tình thế này, ai chẳng hiểu chỉ là bước chân và miệng lưỡi Trọng Thủy để đánh tráo nỏ thần giao TQ, thậm có thể là những cuộc nghi binh để có cơ hội làm tổn hại Mỹ.
* Còn cơ nào cho VN?
Cuộc cạnh tranh giữa các nhóm quyền lực trong nhà cầm quyền VN xem ra thật thảm hại.
Vì đã đi ngược lại quyền lợi của đất nước và nhân dân nên họ trước sau cũng chỉ là những con lật đật. Chiêu trò chẳng có gì mới. Hễ bên này dung xảo kế ra được một gậy giành thế thượng phong, thì bên kia lại lật đật xẻo thịt đất nước sang bán cho ngoại bang để mong họ ra ơn mưa móc bảo kê cho cái vị trí được tiếp tục ngồi lên đầu lên cổ nhân dân mà tiếp tục cướp bóc vinh thân phì gia.
Bên nào bán nhanh, bán ẩu, bán toàn diện với giá rẻ nhất, kẻ đó đang tạm thời giành thế thắng trong cuộc cạnh tranh này.
Nhưng kết cục còn hạ hồi phân giải. Bởi vì dẫu là ai lại có quyền ksy văn tự bán nước. Nước VN là của mọi người VN dù ở nơi đâu trên thế giới và người VN sẽ đòi lại.
VTH
autum's blog
Nhà văn Võ Thị Hảo
„Văn tự bán nước“ giá bao nhiêu?
Máu của người VN và đất nước thì vô giá. Nhưng nó trở nên mạt hạng, quá rẻ rúng trong tay những nhà cầm quyền VN bán nước…
Giàn khoan TQ mừng 30/4 VN
Giàn khoan Hưng Vượng của Trung Quốc
10h 18’ ngày 30/4/2015, Trung quốc đã cho một giàn khoan nước sâu mới mang tên Hưng Vượng, tương tự giàn khoan Hải Dương 981 hoạt động phi pháp trong năm 2014 xuống khu vực biển Đông.
Thật mỉa mai khi trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao TQ lại lớn tiếng đổ tội cho VN.
Tại cuộc họp báo ngoại giao ngày 29/4, phát ngôn viên Hồng Lỗi nói : từ lâu, các nước ASEAN cá biệt như Philippin, Việt Nam xây dựng rầm rộ ở đảo đá Trường Sa xâm chiếm phi pháp của Trung quốc, tiến hành lấn biển xây đảo quy mô lớn, thi công các công trình cố định như sân bay…”.
Qua giám sát của VN và quốc tế, thì chính TQ đã lấn chiếm và xây dựng các đảo đó lâu nay và vấp phải sự chỉ trích mạnh mẽ của khối ASEAN, Mỹ và nhiều nước trên thế giới.
Đây là một “cái tát trời giáng” của TQ vào VN để mừng 40 năm ngày VN độc lập và thống nhất”.
Hành động này cũng bộc lộ những “kết quả âm” cho VN sau chuyến đi trong tháng tư của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và đoàn tùy tùng cấp cao VN, sau khi hai bên vừa ký hộc tốc 9 văn bản cam kết “giải quyết những bất đồng trên biển Đông” và “hợp tác chặt chẽ giữa hai đảng cộng sản anh em”!
Sở dĩ TQ đã xâm lược, đang xâm lấn và còn xâm lược VN, không phải chỉ vì TQ quá mạnh, quá tham, VN quá nhỏ. Đó là do nhiều người trong số nhà cầm quyền VN đã chấp nhận, đã làm tay trong, “rước voi về giày mả tổ” chỉ để bảo vệ kho và quyền lợi sặc mùi xú uế của họ.
* Tự chuốc họa cho nước
Lẽ ra 30/4 năm nay là một cơ hội cực lớn cho việc hòa giải và hòa hợp dân tộc VN, đưa VN thoát ra khỏi họa xâm lăng cũng như thoát khỏi thảm họa vỡ nợ và bạo loạn.
Nhưng đại lễ mừng 30/4 với vô số pháo hoa, diễu binh và lễ lạt từ những đồng tiền tước đoạt từ mồ hôi nước mắt người dân ấy chỉ là một dịp để nhà cầm quyền VN ra sức kể công với người dân. Họ luôn vỗ ngực dương dương tự đắc, kiếm cớ diễn tuồng tôn vinh bong ma“cha già dân tộc” Hồ Chí Minh(theo nhiều nguồn tư liệu, trong đó có nguồn từ TQ nói rằng ông này chính là gián điệp TQ cài vào VN) để làm bình phong cho đám tư bản đỏ man rợ tung hoành.
Nhân dịp này, diễn văn của Thủ tướng VN cũng khẳng định VN kiên định con đường xã hội chủ nghĩa, lên án mạnh mẽ khác thường “tội ác của đế quốc Mỹ” cách đây đã 40 năm. Trong khi đó, Mỹ đang được VN xác định là quan hệ hợp tác toàn diện. Mỹ đang giúp VN trên rất nhiều lĩnh vực, đặc biệt là bảo vệ lãnh hải. VN lại đang cố gắng được Mỹ chấp nhận vào TPP càng vào sớm càng tốt.
Lại càng đáng ngạc nhiên vì sự đối xửa bất công của VN nếu so giữa Mỹ và TQ. TQ đã mở cuộc chiến tranh xâm lược VN liên miên trong nhiều thế kỷ. Nhiều năm gần đây và đến nay TQ cũng đã giết chóc người VN, đã lấn chiếm biên giới trên bộ và trên biển nhưng VN không dám lên án, nếu có chỉ vài lời hết sức yếu ớt. Một lễ kỷ niệm xứng đáng và tôn vinh những người đã hy sinh trong trận chiến chống TQ xâm lược cũng không có, thậm chí công an còn bằng mọi cách cách cấm đoán, bỏ tù những người tưởng niệm.
Bằng cách đối xử bất công như vậy, nhà cầm quyền VN tự chuốc họa cho đất nước, cố tình lệ thuộc TQ để chặn con đường đưa VN đến một tương lai tươi sáng hơn.
Điều này không bất ngờ vì ai cũng biết rằng trong truyền thống thì nhà cầm quyền VN luôn có biệt tài trong việc đóng sập lại những „cửa sinh“ và mau mắn mở ra cánh „cửa tử“ cho đất nước. Nguyên nhân là: “cửa tử” cho dân lại là “cửa sinh” cho quyền lợi riêng của họ.
Trước đó, ngày 7- 10/4/2015, ông Tổng Bí thư đã “lập công đầu” khi dẫn một đoàn tùy tùng cấp cao thăm TQ. Chuyện thăm viếng, ký kết hợp tác là chuyện bình thường. Nhưng chuyến thăm này đầy những bất thường vì nội dung ký kết được dư luận phân tích chỉ là „mở cửa tử“ và „đóng của sinh“ đối với người dân VN.
Được „kẻ cướp“ trọng thị vì sao?
Nếu vào Google, đánh từ khóa “bán nước”, sẽ thấy hiện lên hơn 17 triệu kết quả chỉ trong vòng vài giây. Trong đó, được nhắc đến nhiều nhất là cụm từ “Đài tiếng nói nhân dân Trung Hoa xác định cộng sản Việt Nam đã bán nước”, “Nạn bám quyền bán nước hại dân của Cộng sản”, “Trò bỉ ổi mới của bè lũ cướp nước và bán nước”, „Nguyễn Phú Trọng bán nước“, Công hàm bán nước”, “Làm việc nước hay bán nước”…
Chưa xác định chắc chắn rằng những tư liệu mà dư luận đưa ra chính xác đến đâu nhưng không thể không khiến người ta nhận ra những chi tiết của một phần sự thật trong đó.
Tần số của từ „bán nước“ xuất hiện ngaỳ càng dầy đặc, sau khi dư luận đưa ra vô số thông tin rất khó bác bỏ về Công hàm „bán nước“ Phạm Văn Đồng, về Hội nghị Thành Đô của các lãnh đạo Việt Nam „bán nước“ cho Trung quốc, rồi có nhiều tài liệu chứng minh Hồ Chí Minh – „cha già siêu hạng“ ngày đêm được ca tụng trên các phương tiện thông tin đại chúng của VN, lại là là một gián điệp của cộng sảnTrung quốc cài cắm quá hoàn hảo.
Tiếp theo đó, chuyến thăm Trung quốc ba ngày của ông Tổng Bí thư và đoàn tùy tùng và vội vàng ký kết tới 9 văn bản hợp tác theo kiểu hết sức khác thường, đã khiến dư luận càng thêm phẫn nộ và có những phản ứng hết sức gay gắt.
Điều này chứng tỏ rằng những hành tung của nhà cầm quyền VN trong thời gian vừa qua, đặc biệt là trong chuyến thăm TQ vừa rồi của ông Tổng Bí thư và đoàn tùy tùng đã được rất nhiều người VN theo dõi sát sao và bày tỏ thái độ nghi ngờ, phẫn nộ. Ai bảo rằng người VN không quan tâm đến vận mệnh đất nước?
Những ai làm lợi cho kẻ cướp, đương nhiên được kẻ cướp trọng thị, còn ban chức tước và bổng lộc.
Nỗi nhục mà tự coi là vinh quang, trong giới cầm quyền thế giới dễ có mấy người?
Mở „cửa tử“ để đón chào 30/4
Xem lại các văn kiện đã ký, sẽ không khó khăn gì để nhận ra tính hai mặt của những ngôn từ trong đó, và tất cả không ngoài việc chỉ thị giữ gì cho được tính ổn định của đại cục quan hệ hai nước, trong khi TQ thả sức lấn chiếm lãnh thổ lãnh hải VN.
Lẽ ra ông Tổng Bí thư phải sang TQ để phản đối việc xâm lăng đó, thì lại ký ngay „hai bên còn đồng ý cùng nhau nỗ lực, kiểm soát tốt các bất đồng trên biển“. Rõ ràng hành động xâm lấn của TQ là hành động kẻ cướp, thù địch, hoàn toàn không còn ở mức bất đồng. Và chính TQ phải trả lại các đảo thuộc lãnh hải VN, vậy tại sao đoàn VN lại chấp nhận ký văn bản chấp nhận kiểm soát bất đồng?!
Bản Kế hoach hợp tác giữa hai đảng Cộng sản giai đoạn 2016 – 2020, Hiệp định hợp tác dẫn độ, Bản ghi nhớ giữa hai Bộ quốc phòng về hợp tác trong lĩnh vực giữ gìn hòa bình của Liên hơp quốc, Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác về cơ sở hạ tầng trên bộ, Điều khoản tham chiếu Nhóm công tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước VN và Ngân hàng nhân dân Trung quốc, Thỏa thuận các vấn đề về thuế đối với dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại Vịnh Bắc bộ , Bản ghi nhớ về hợp tác phim truyền hình chuyên đề giữa đài truyền hình VN và đài truyền hình TƯ Trung quốc…
Đây thực sự là những văn bản rất nguy hiểm, chấp nhận ràng buộc toàn diện với một nước hiện đang hành xử với VN như kẻ cướp nước và VN đang phải hết sức cảnh giác. Lẽ ra VN chỉ chấp nhận hợp tác với TQ ở một mức độ vừa phải nếu như TQ tôn trọng chủ quyền VN.
Đằng này TQ càng lấn chiếm lãnh hải VN, thì nhà cầm quyền VN càng nhu nhược và càng tự nguyện „thắt thêm thòng lọng“ vào cổ đất nước VN trên tất cả các mặt: chính trị tư tưởng, kinh tế, tài chính tiền tệ, an ninh quốc phòng, ngoại giao quốc tế và ngay cả truyền thông và văn hóa.
Hậu quả nhỡn tiền là sau ký kết thì TQ càng thêm trắng trợn hơn tỏng xâm lấn. Giàn khoan Hưng Vượng nói trên là một „cú tát trời giáng“ cho VN ngay trong dịp lễ VN đang hỉ hả ăn mừng 40 năm 30/4. Thông điệp ấy có thể phiên dịch ra ý nghĩa nào khác hơn: „Không có độc lập cho mi đâu, VN! „?!
Nhiều người cho rằng chuyến đi của Nguyễn Phú Trọng, với sự cam kết hợp tác chặt chẽ với nhà độc tài TQ, không có một mục đích nào khác hơn là để mua lấy „ngôi thái thú“ và địa vị tay sai cho một số người nào đó. Vì ghế „thái thú“ của họ đã được kê sẵn trên miệng vực rồi và chỉ việc ngồi đó an hưởng, ngắm con dân nước Việt rơi xuốn vực mà thôi.
Để bảo vệ ngôi vị họ, nhiều nhà cầm quyền VN họ bằng mọi cách chặn đứng nhưng ai muốn bảo vệ lãnh thổ VN và cải cách thể chế, đi theo khuynh hướng dân chủ và tự do. Chuyến đi vội vã này của ông Tổng Bí thư VN sang TQ trước khi sang thăm Mỹ cũng nằm trong âm mưu của TQ vô hiệu hóa khả năng giúp đỡ của Mỹ và các nước đồng minh khác cho VN chống lại sự xâm lấn ngang ngược của TQ.
Những thòng lọng trên sẽ thêm xiềng xích VN trong một thời kỳ nô lệ Bắc thuộc mới cho TQ dưới chiêu bài ký kết hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa hai đảng cộng sản.
Thật hài hước khi thấy những „lãnh tụ tư bản đỏ“ mà người ta biết rất rõ tài sản ra sao, con đường tiến thân thế nào, cướp bóc thế nào thủ đoạn thế nào để có, lại vẫn luồn thân dưới chiếc áo đáng ghê tởm của chủ nghĩa cộng sản để bắt tay bán nước.
„Văn tự bán nước“ giá bao nhiêu?
Máu của người VN thì vô giá. Nhưng nó trở nên mạt hạng, quá rẻ rúng trong tay những nhà cầm quyền VN bán nước.
Từ nay, mọi chuyến thăm viếng của Nguyễn Phú Trọng và phe Đảng sang Mỹ đều vô nghĩa. VN quan hệ đối tác toàn diện với Mỹ, nhận vũ khí chiến lược từ Mỹ, trong tình thế này, ai chẳng hiểu chỉ là bước chân và miệng lưỡi Trọng Thủy để đánh tráo nỏ thần giao TQ, thậm có thể là những cuộc nghi binh để có cơ hội làm tổn hại Mỹ.
* Còn cơ nào cho VN?
Cuộc cạnh tranh giữa các nhóm quyền lực trong nhà cầm quyền VN xem ra thật thảm hại.
Vì đã đi ngược lại quyền lợi của đất nước và nhân dân nên họ trước sau cũng chỉ là những con lật đật. Chiêu trò chẳng có gì mới. Hễ bên này dung xảo kế ra được một gậy giành thế thượng phong, thì bên kia lại lật đật xẻo thịt đất nước sang bán cho ngoại bang để mong họ ra ơn mưa móc bảo kê cho cái vị trí được tiếp tục ngồi lên đầu lên cổ nhân dân mà tiếp tục cướp bóc vinh thân phì gia.
Bên nào bán nhanh, bán ẩu, bán toàn diện với giá rẻ nhất, kẻ đó đang tạm thời giành thế thắng trong cuộc cạnh tranh này.
Nhưng kết cục còn hạ hồi phân giải. Bởi vì dẫu là ai lại có quyền ksy văn tự bán nước. Nước VN là của mọi người VN dù ở nơi đâu trên thế giới và người VN sẽ đòi lại.
VTH
autum's blog
Một đội ngũ « think tank » cho Việt Nam?
Theo RFI-Thụy My
05-04-2015
Lớp trung lưu gia tăng ở Việt Nam sau khi chấm dứt thời kỳ bao cấp. Ảnh: Xe cộ lưu thông ở Hà Nội, 30/03/2015. REUTERS/Kham PodcastTải nạp chương trình này
Think tank (hay laboratoire d’idées trong tiếng Pháp, tiếng Việt tạm dịch là Viện chính sách, nhóm cố vấn) là một tổ chức hay một nhóm cá nhân chuyên nghiên cứu, tư vấn về chính sách, chiến lược trong nhiều lãnh vực. Trên thế giới, hầu hết các think tank là những tổ chức tư nhân độc lập, đa số là phi lợi nhuận.
Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu với 1.500 think tank, chiếm một phần năm trên thế giới – chỉ riêng thủ đô Washington đã có gần 400. Anh quốc có khoảng 300 think tank, trong đó có năm tổ chức nằm trong top 25, Pháp có 160. Trong số các think tank uy tín nhất có thể kể: Brookings Institution, Council of Foreign Relation (Mỹ), Amnesty International (Anh), International Crisis Group (Bỉ), Terra Nova, CERI Science Po Paris (Pháp)…
Các think tank là gạch nối giữa giới nghiên cứu và chính trị, mang lại tính khoa học cho các vấn đề đương đại, là cầu nối giữa kiến thức và quyền lực. Nếu một số think tank chỉ tập trung vào việc nghiên cứu, một số còn có những hoạt động liên quan đến xã hội dân sự. Ảnh hưởng của các think tank trên chính sách khá lớn, chẳng hạn 60% trợ lý Ngoại trưởng Mỹ xuất thân từ các think tank, là một ví dụ.
Tại Việt Nam, dự án khai thác bô-xít Tây nguyên từng vấp phải sự phản đối mãnh liệt của nhiều ngành, nhiều giới vì nguy cơ hủy hoại môi trường, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng cũng như không hiệu quả kinh tế, nhưng rốt cuộc vẫn được tiến hành. Tuy nhiên dự án lấn sông Đồng Nai, vụ chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội gần đây đã phải ngưng trước áp lực của dư luận. Điều này cho thấy phản biện xã hội là cần thiết, đặc biệt là từ giới trí thức ưu thời mẫn thế.
Ở miền Nam trong thập niên 80 từng có nhóm trí thức gồm các chuyên gia nhiều lãnh vực, được mệnh danh là nhóm Thứ Sáu vì thường họp lại với nhau vào ngày thứ Sáu hàng tuần ở Saigon, đã cố vấn cho chính quyền thời đó được nhiều vấn đề thiết thực, trong lúc kinh tế Việt Nam đang rất khó khăn. Ở miền Bắc, sự ra đời của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) - Viện nghiên cứu chính sách đầu tiên của tư nhân vào năm 2007 cũng đã gây được nhiều tiếng vang.
Nhưng nếu nhóm Thứ Sáu trước đó « yểu mệnh », thì IDS cũng chỉ tồn tại đến năm 2009 thì phải tự giải thể, do chính phủ ra Quyết định 97/2009/QĐ-TTg trong đó có một số điều khoản hạn chế khiến Viện không thể hoạt động theo những tiêu chí đã đặt ra. Cụ thể là chỉ được nghiên cứu trong những lãnh vực quy định, và nếu có ý kiến phản biện thì không được công khai mà chỉ phản ánh với cơ quan nhà nước liên quan.
Gần đây vào ngày 18/4, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ra quyết định làm thí điểm tổ chức diễn đàn cho trí thức tham gia phản biện xã hội. Có người cho rằng đây là dấu hiệu cởi mở. Nhưng cũng có người chỉ trích vì theo quyết định trên, chỉ có một số trí thức mới được lập diễn đàn, và chỉ những người được tham gia mới có quyền tiếp cận thông tin. Dư luận băn khoăn, như vậy đến bao giờ mới có được một đội ngũ think tank đúng nghĩa ở Việt Nam?
http://telechargement.rfi.fr/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201505/Mag_vietnam_thinktank_15_05_04.mp3
05-04-2015
Lớp trung lưu gia tăng ở Việt Nam sau khi chấm dứt thời kỳ bao cấp. Ảnh: Xe cộ lưu thông ở Hà Nội, 30/03/2015. REUTERS/Kham PodcastTải nạp chương trình này
Think tank (hay laboratoire d’idées trong tiếng Pháp, tiếng Việt tạm dịch là Viện chính sách, nhóm cố vấn) là một tổ chức hay một nhóm cá nhân chuyên nghiên cứu, tư vấn về chính sách, chiến lược trong nhiều lãnh vực. Trên thế giới, hầu hết các think tank là những tổ chức tư nhân độc lập, đa số là phi lợi nhuận.
Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu với 1.500 think tank, chiếm một phần năm trên thế giới – chỉ riêng thủ đô Washington đã có gần 400. Anh quốc có khoảng 300 think tank, trong đó có năm tổ chức nằm trong top 25, Pháp có 160. Trong số các think tank uy tín nhất có thể kể: Brookings Institution, Council of Foreign Relation (Mỹ), Amnesty International (Anh), International Crisis Group (Bỉ), Terra Nova, CERI Science Po Paris (Pháp)…
Các think tank là gạch nối giữa giới nghiên cứu và chính trị, mang lại tính khoa học cho các vấn đề đương đại, là cầu nối giữa kiến thức và quyền lực. Nếu một số think tank chỉ tập trung vào việc nghiên cứu, một số còn có những hoạt động liên quan đến xã hội dân sự. Ảnh hưởng của các think tank trên chính sách khá lớn, chẳng hạn 60% trợ lý Ngoại trưởng Mỹ xuất thân từ các think tank, là một ví dụ.
Tại Việt Nam, dự án khai thác bô-xít Tây nguyên từng vấp phải sự phản đối mãnh liệt của nhiều ngành, nhiều giới vì nguy cơ hủy hoại môi trường, ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng cũng như không hiệu quả kinh tế, nhưng rốt cuộc vẫn được tiến hành. Tuy nhiên dự án lấn sông Đồng Nai, vụ chặt 6.700 cây xanh ở Hà Nội gần đây đã phải ngưng trước áp lực của dư luận. Điều này cho thấy phản biện xã hội là cần thiết, đặc biệt là từ giới trí thức ưu thời mẫn thế.
Ở miền Nam trong thập niên 80 từng có nhóm trí thức gồm các chuyên gia nhiều lãnh vực, được mệnh danh là nhóm Thứ Sáu vì thường họp lại với nhau vào ngày thứ Sáu hàng tuần ở Saigon, đã cố vấn cho chính quyền thời đó được nhiều vấn đề thiết thực, trong lúc kinh tế Việt Nam đang rất khó khăn. Ở miền Bắc, sự ra đời của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) - Viện nghiên cứu chính sách đầu tiên của tư nhân vào năm 2007 cũng đã gây được nhiều tiếng vang.
Nhưng nếu nhóm Thứ Sáu trước đó « yểu mệnh », thì IDS cũng chỉ tồn tại đến năm 2009 thì phải tự giải thể, do chính phủ ra Quyết định 97/2009/QĐ-TTg trong đó có một số điều khoản hạn chế khiến Viện không thể hoạt động theo những tiêu chí đã đặt ra. Cụ thể là chỉ được nghiên cứu trong những lãnh vực quy định, và nếu có ý kiến phản biện thì không được công khai mà chỉ phản ánh với cơ quan nhà nước liên quan.
Gần đây vào ngày 18/4, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã ra quyết định làm thí điểm tổ chức diễn đàn cho trí thức tham gia phản biện xã hội. Có người cho rằng đây là dấu hiệu cởi mở. Nhưng cũng có người chỉ trích vì theo quyết định trên, chỉ có một số trí thức mới được lập diễn đàn, và chỉ những người được tham gia mới có quyền tiếp cận thông tin. Dư luận băn khoăn, như vậy đến bao giờ mới có được một đội ngũ think tank đúng nghĩa ở Việt Nam?
http://telechargement.rfi.fr/rfi/vietnamien/audio/modules/actu/201505/Mag_vietnam_thinktank_15_05_04.mp3
Dân Ðắk Lắk khốn khổ vì hạn hán trầm trọng
ÐẮK LẮK (NV) - Chỉ trong đợt hạn hán đầu năm, người dân tỉnh Ðắk Lắk đã bị ảnh hưởng nặng nề đến đời sống và tài sản lên đến 1,600 tỷ đồng, làm cho đời sống vốn khó khăn càng thêm khốn đốn.
Chiều ngày 5 tháng 5, Dân Trí dẫn tin từ ông Trang Quang Thành, giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Ðắk Lắk cho biết, trong đợt hạn hán kéo dài vừa qua, toàn tỉnh có hơn 50,000 hecta diện tích cây trồng bị hạn gồm: 39,000 hecta cà phê, 9,436 hecta lúa và các loại cây trồng khác bị mất trắng vì không có nước tưới.
Hàng ngàn hecta lúa mất trắng vì không có nước tưới. (Hình: Dân Trí)
Ðồng thời trong đợt hạn hán vừa qua, khoảng 20,000 hộ dân tại các huyện Krông Bông, Krông Ana, Krông Năng, Krông Pắk, Ea Súp và Ea Kar... đã bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Tổng thiệt hại ước tính do hạn hán gây nên khoảng trên 1,600 tỷ đồng (khoảng $80 triệu đô la).
Chưa hết, theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, toàn tỉnh Ðắk Lắk có 200 công trình không còn khả năng hoạt động vì khô hạn, 176 hồ chứa nước bị cạn, 21 đập dâng không còn dòng chảy. Tại các hồ chứa vừa và nhỏ, lượng nước chỉ còn 10-20% dung tích.
Tin cho hay, để khắc phục hạn hán, sở này đã kiến nghị chính quyền tỉnh và các huyện, thị phải chủ động bố trí ngân sách để khắc phục hậu quả do hạn kịp thời. “Trình chính phủ xin tiền đầu tư các dự án trồng rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn để giữ nước; đầu tư, nâng cấp các công trình thủy lợi lớn và nhỏ của tỉnh và hoàn thiện hệ thống các kênh, mương dẫn nước để đảm bảo việc sản xuất và sinh hoạt của người dân...,” ông Thành nói.
Theo nhận định của ông Hoàng Xuân Tý, nguyên giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Sinh Thái và Môi Trường Rừng Việt Nam, đây là hậu quả của việc tàn phá rừng bất chấp hậu quả thiên tai của người dân và cả cán bộ quản lý rừng. Nếu nhà cầm quyền CSVN không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả thì tình trạng hạn hán sẽ còn tiếp tục tái diễn, và việc đầu tư vào các công trình thủy lợi, trồng rừng chỉ gây thêm tốn kém tiền thuế của người dân. (Tr.N)
05-06-2015 2:00:50 PM
Chiều ngày 5 tháng 5, Dân Trí dẫn tin từ ông Trang Quang Thành, giám đốc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn tỉnh Ðắk Lắk cho biết, trong đợt hạn hán kéo dài vừa qua, toàn tỉnh có hơn 50,000 hecta diện tích cây trồng bị hạn gồm: 39,000 hecta cà phê, 9,436 hecta lúa và các loại cây trồng khác bị mất trắng vì không có nước tưới.
Hàng ngàn hecta lúa mất trắng vì không có nước tưới. (Hình: Dân Trí)
Ðồng thời trong đợt hạn hán vừa qua, khoảng 20,000 hộ dân tại các huyện Krông Bông, Krông Ana, Krông Năng, Krông Pắk, Ea Súp và Ea Kar... đã bị thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Tổng thiệt hại ước tính do hạn hán gây nên khoảng trên 1,600 tỷ đồng (khoảng $80 triệu đô la).
Chưa hết, theo Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, toàn tỉnh Ðắk Lắk có 200 công trình không còn khả năng hoạt động vì khô hạn, 176 hồ chứa nước bị cạn, 21 đập dâng không còn dòng chảy. Tại các hồ chứa vừa và nhỏ, lượng nước chỉ còn 10-20% dung tích.
Tin cho hay, để khắc phục hạn hán, sở này đã kiến nghị chính quyền tỉnh và các huyện, thị phải chủ động bố trí ngân sách để khắc phục hậu quả do hạn kịp thời. “Trình chính phủ xin tiền đầu tư các dự án trồng rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn để giữ nước; đầu tư, nâng cấp các công trình thủy lợi lớn và nhỏ của tỉnh và hoàn thiện hệ thống các kênh, mương dẫn nước để đảm bảo việc sản xuất và sinh hoạt của người dân...,” ông Thành nói.
Theo nhận định của ông Hoàng Xuân Tý, nguyên giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Sinh Thái và Môi Trường Rừng Việt Nam, đây là hậu quả của việc tàn phá rừng bất chấp hậu quả thiên tai của người dân và cả cán bộ quản lý rừng. Nếu nhà cầm quyền CSVN không có biện pháp ngăn chặn hiệu quả thì tình trạng hạn hán sẽ còn tiếp tục tái diễn, và việc đầu tư vào các công trình thủy lợi, trồng rừng chỉ gây thêm tốn kém tiền thuế của người dân. (Tr.N)
05-06-2015 2:00:50 PM
Cán bộ xã đứng tên ma, nhận đền bù tiền tỷ
HÀ TĨNH (NV) - Nhiều cán bộ xã Kỳ Nam, huyện Kỳ Anh đã “đứng tên” 11 hồ sơ ma để nhận tiền đền bù đất hàng cả tỷ đồng.
Tờ Lao Ðộng dẫn đơn tố cáo của người dân xã Kỳ Nam cho hay, nhiều cán bộ xã này đã đứng tên trong danh sách ma cho 11 hộ dân có đất ở thôn Minh Huệ để nhận đền bù hơn 1.3 tỷ đồng từ tiền bị thu hồi xây dựng khu tái định cư (TÐC) cho người dân xã Kỳ Lợi.
Khu tái định cư thôn Minh Huệ, nơi lãnh đạo xã Kỳ Nam đứng tên trong 11 hộ dân được lập ma để nhận đền bù hơn 1.3 tỷ đồng. (Hình: báo Lao Ðộng)
Chiều ngày 26 tháng 4, trả lời phóng viên báo Lao Ðộng, ông Nguyễn Ðình Vin, chủ tịch xã Kỳ Nam cho biết, năm 1999 một số hộ dân ghi danh mua đất trong xã. Lãnh đạo xã thời kỳ đó đã thu tiền mỗi hộ dân từ 2-5 triệu đồng, nhưng chưa giao đất cho dân. Ðến khoảng năm 2010-2011, nhiều người nữa tiếp tục nộp tiền cho xã để mua đất ở thôn Minh Huệ nhưng do có thông báo đất ở khu vực này sẽ thu hồi làm khu TÐC nên chưa giao đất cho dân.
Việc không có đất giao cho người dân khiến họ bực tức yêu cầu lãnh đạo xã trả tiền lại. Nhiều lần đơn vị thi công lẫn người dân đã ra ngăn cản thi công khu TÐC, yêu cầu trả lại tiền. Trước tình thế bức bí đó, xã đã cho một số cán bộ đứng tên ma trong 11 hồ sơ của người dân có đất ở thôn Minh Huệ bị thu hồi để lấy tiền nhà nước trả nợ cho dân.
Ông Vin thừa nhận, các cán bộ xã có tên ma trong 11 hồ sơ trên với điều kiện mỗi người được hưởng 5% là hơn 56 triệu đồng, trong tổng số tiền 1,372 tỷ đồng. Số tiền còn lại xã lấy chi trả lại tiền cho những hộ dân đã mua đất nhưng chưa được giao đất trước đó. Tiền dư còn lại gần 400 triệu đồng đã đưa vào ngân sách của xã.
Tin cho biết, sau khi bị dân tố cáo, thanh tra đã vào cuộc buộc xã thu hồi lại hơn 56 triệu đồng nộp lại vào ngân sách xã.
Việc lãnh đạo xã ngang nhiên đứng tên trong danh sách ma nhận đền bù hơn 1.3 tỷ đồng để bỏ túi riêng, chưa kể số tiền bán đất trên giấy trước đó đã bị vạch mặt, thế nhưng ông Vin vẫn né trách nhiệm cho rằng, “Thời điểm đó, xã đã có tờ trình và được ông Nguyễn Hoài Sơn, phó chủ tịch huyện Kỳ Anh, trưởng ban giải tỏa mặt bằng đồng ý.” (Tr.N)
04-06-2015 1:59:09 PM
Tờ Lao Ðộng dẫn đơn tố cáo của người dân xã Kỳ Nam cho hay, nhiều cán bộ xã này đã đứng tên trong danh sách ma cho 11 hộ dân có đất ở thôn Minh Huệ để nhận đền bù hơn 1.3 tỷ đồng từ tiền bị thu hồi xây dựng khu tái định cư (TÐC) cho người dân xã Kỳ Lợi.
Khu tái định cư thôn Minh Huệ, nơi lãnh đạo xã Kỳ Nam đứng tên trong 11 hộ dân được lập ma để nhận đền bù hơn 1.3 tỷ đồng. (Hình: báo Lao Ðộng)
Chiều ngày 26 tháng 4, trả lời phóng viên báo Lao Ðộng, ông Nguyễn Ðình Vin, chủ tịch xã Kỳ Nam cho biết, năm 1999 một số hộ dân ghi danh mua đất trong xã. Lãnh đạo xã thời kỳ đó đã thu tiền mỗi hộ dân từ 2-5 triệu đồng, nhưng chưa giao đất cho dân. Ðến khoảng năm 2010-2011, nhiều người nữa tiếp tục nộp tiền cho xã để mua đất ở thôn Minh Huệ nhưng do có thông báo đất ở khu vực này sẽ thu hồi làm khu TÐC nên chưa giao đất cho dân.
Việc không có đất giao cho người dân khiến họ bực tức yêu cầu lãnh đạo xã trả tiền lại. Nhiều lần đơn vị thi công lẫn người dân đã ra ngăn cản thi công khu TÐC, yêu cầu trả lại tiền. Trước tình thế bức bí đó, xã đã cho một số cán bộ đứng tên ma trong 11 hồ sơ của người dân có đất ở thôn Minh Huệ bị thu hồi để lấy tiền nhà nước trả nợ cho dân.
Ông Vin thừa nhận, các cán bộ xã có tên ma trong 11 hồ sơ trên với điều kiện mỗi người được hưởng 5% là hơn 56 triệu đồng, trong tổng số tiền 1,372 tỷ đồng. Số tiền còn lại xã lấy chi trả lại tiền cho những hộ dân đã mua đất nhưng chưa được giao đất trước đó. Tiền dư còn lại gần 400 triệu đồng đã đưa vào ngân sách của xã.
Tin cho biết, sau khi bị dân tố cáo, thanh tra đã vào cuộc buộc xã thu hồi lại hơn 56 triệu đồng nộp lại vào ngân sách xã.
Việc lãnh đạo xã ngang nhiên đứng tên trong danh sách ma nhận đền bù hơn 1.3 tỷ đồng để bỏ túi riêng, chưa kể số tiền bán đất trên giấy trước đó đã bị vạch mặt, thế nhưng ông Vin vẫn né trách nhiệm cho rằng, “Thời điểm đó, xã đã có tờ trình và được ông Nguyễn Hoài Sơn, phó chủ tịch huyện Kỳ Anh, trưởng ban giải tỏa mặt bằng đồng ý.” (Tr.N)
04-06-2015 1:59:09 PM
'Việt Nam nên phá giá tiền đồng'
Theo BBC-8 giờ trước
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phá giá tiền đồng so với đồng đôla 1% hồi đầu năm nay
Việt Nam nên phá giá tiền đồng để tránh thâm hụt kép về tài chính lẫn thương mại trong năm nay, theo báo cáo mới nhất của HSBC.
Giới chức Ngân hàng Nhà nước và Bộ Kế hoạch Đầu tư trong thời gian qua đã cảnh báo việc phá giá tiền đồng có thể làm tăng nợ nước ngoài.
Tuy nhiên, trong 'Báo cáo về Tình hình Kinh tế vĩ mô tháng 4', HSBC cho rằng các khoản nợ từ bên ngoài của Việt Nam hiện hầu hết là vay ưu đãi, trong đó gần một nửa hưởng mức lãi suất thấp hơn 1%.
Trong khi đó, ngân hàng này cảnh báo rằng thâm hụt ngân sách trong năm 2015 sẽ ở mức 5,6% GDP nếu tăng trưởng danh nghĩa đạt 14%, và sẽ lên đến mức 5,8% GDP nếu tăng trưởng danh nghĩa đạt 10%.
"Gánh nợ công trong nước vì vậy sẽ tăng nhanh hơn và tiến sát đến mức giới hạn 65% của chính phủ", báo cáo viết.
Vì vậy, ngân hàng này khuyến cáo Việt Nam nên giảm giá đồng nội tệ hoặc giảm lãi suất để "tránh thâm hụt kép, vừa tài chính lẫn thương mại".
Việc giảm giá nội tệ hoặc giảm lãi suất có thể giúp Việt Nam hỗ trợ xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, HSBC cho biết.
Áp lực tỷ giá
Trả lời BBC ngày 6/5, Tiến sỹ Võ Trí Thành, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên Cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương, cho rằng việc giảm tỷ giá "có thể thực hiện", nhưng cần đảm bảo cân bằng kinh tế vĩ mô.
"Năm nay kinh tế Việt Nam vẫn theo chiều hướng là kinh tế vĩ mô có nhiều dấu hiệu ổn định tích cực, bên cạnh đó thì sự phục hồi kinh tế, nhất là trong công nghiệp chế biến, cũng rõ hơn", ông nói.
"Chỉ số PMI (nhà quản trị mua hàng) của HSBC thời gian gần đây cũng trên 50 điểm và tháng Tư vừa rồi thì lên mức 53 điểm."
"Tuy nhiên kinh tế vẫn trong giai đoạn phục hồi khó khăn, nhiều điểm phức tạp về kinh tế vĩ mô."
"Trong năm nay thì Việt Nam và nhiều nước đứng trước áp lực về tỷ giá, và tỷ giá thì có tác động lên nhiều chiều."
Ông cho biết Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tuyên bố là sẽ không thay đổi tỷ giá so với đồng đôla quá 2% trong năm nay và nói điều này dựa trên hai nguyên nhân chính:
"Một là nhìn dưới góc độ tác động đến kinh tế vĩ mô, từ lạm phát tới xuất khẩu cũng như thương mại nói chung và việc trả nợ nước ngoài của Việt Nam", ông nói.
"Từ đầu năm đến giờ đã phá giá 1% rồi, nên nếu phá giá tiếp cũng chỉ thể là 1% nữa thôi."
"Bên cạnh đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhìn các chỉ số vĩ mô khác cũng như nguồn lực của mình để đảm bảo rằng thị trường có thể yên tâm vào khả năng của Ngân hàng Nhà nước có thể điều hành theo ý mình muốn."
Ông cho rằng cán cân tổng thể của Việt Nam cả năm vẫn có thể có thặng dư, dù thâm hụt thương mại có thể tăng.
"Mặc dù thâm hụt thương mại của Việt Nam sau 2 năm là khá cân bằng và thậm chí có thặng dư. Nhưng vào tháng 4 thì thâm hụt thương mại bắt đầu tăng lên, gây áp lực lên tỷ giá", ông nói.
"Tuy nhiên cán cân tổng thể của Việt Nam thì quý 1 vẫn thặng dư gần 3 tỷ đô và theo nhiều dự báo thì dù thâm hụt thương mại có thể tăng lên trong năm nay, khoảng 5-7 tỷ đôla, nhưng cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam vẫn có thặng dư và dự trữ ngoại tệ sẽ tăng khá mạnh."
"Ý đồ của Ngân hàng Nhà nước có thể thực hiện trong năm nay, tức là nếu phá giá thì chỉ thêm 1% nữa."
"Nhưng nếu nhìn ra xa hơn thì chính sách tỷ giá của Việt Nam sẽ cần sự linh hoạt."
"Tuy nhiên sự linh hoạt thế nào thì còn gắn với ba điểm, một là ổn định kinh tế vĩ mô cũng như quá trình mở cửa tự do hóa tài chính của Việt Nam, gắn với những cam kết quốc tế của Việt Nam trước đây và sắp tới."
"Thứ hai là đảm bảo đồng tiền Việt Nam không bị đánh giá quá cao để ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu Việt Nam."
"Cái thứ ba là phải đảm bảo các yếu tố vĩ mô khác vì ổn định kinh tế vĩ mô vẫn rất quan trọng."
Chọn lãnh đạo ‘không tham vọng quyền lực’
Theo BBC-6 giờ trước
Đảng Cộng sản Việt Nam đang trong giai đoạn bàn bạc về lãnh đạo cho nhiệm kỳ sau
Các đảng viên được Đảng Cộng sản Việt Nam chọn lên làm lãnh đạo trong khóa sau phải đảm bảo ‘không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực’ và công tác chọn nhân sự phải chống ‘lợi ích nhóm’, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với các ủy viên trung ương Đảng tại phiên khai mạc hội nghị toàn thể lần thứ 11 vừa khai mạc hôm thứ Ba ngày 5/5.
Chủ đề hàng đầu
Phương hướng nhân sự lãnh đạo Đảng khóa 12 cũng là chủ đề quan trọng hàng đầu tại hội nghị trung ương lần này.
Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội nghị trung ương lần này sẽ ‘thảo luận và quyết định phương hướng’ để làm cơ sở cho việc chuẩn bị nhân sự Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban bí thư và Tổng bí thư – tức những vị trị lãnh đạo tối cao của Đảng Cộng sản Việt Nam – trong khóa tới.
Ông Trọng đã gợi mở cho các ủy viên trung ương thảo luận các tiêu chuẩn cho các vị trí lãnh đạo này theo hướng ‘kiên định chủ nghĩa Mác-Lê nin, không tham nhũng, cơ hội, tham vọng quyền lực’.
Ông cũng kêu gọi việc lựa chọn lãnh đạo của Đảng trong khóa tới phải ‘đặt sự nghiệp chung của Đảng, của dân tộc lên trên hết’ và ‘kiên quyết chống mọi biểu hiện của lợi ích nhóm’.
Báo cáo của Bộ Chính trị trình Hội nghị trung ương lần này ‘đã nêu khá đầy đủ về yêu cầu xây dựng Ban Chấp hành trung ương, tiêu chuẩn ủy viên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, tiêu chuẩn Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư’, ông Trọng nói.
Với tinh thần như ông Nguyễn Phú Trọng nói về kiên định chủ nghĩa Mác-Lê nin thì không thể có gì đột phát cả trừ trường hợp phe kiên định như của ông Trọng bị loại khỏi ban lãnh đạo thì lúc đó mới có thể kỳ vọng vào cái gì đó.
Ngoài ra Bộ Chính trị cũng đã đề xuất cho Hội nghị trung ương về số lượng, cơ cấu, quy trình giới thiệu, lựa chọn các ủy viên trung ương và một số chủ trương cần lãnh đạo thực hiện trong quá trình chuẩn bị và triển khai công tác nhân sự, cũng theo ông Trọng.
‘Khó trông chờ’
Trao đổi với BBC, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát chính trị từ trong nước, cho rằng người dân Việt Nam ‘khó có thể trông chờ gì trong việc lựa chọn nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam’.
“Tất cả những việc họ làm đều trong vòng nội bộ của Đảng,” ông A giải thích. “Người dân không thể được biết và không ảnh hưởng được gì cả.”
Về phần mình, ông A nói ông ‘không đặt hy vọng vào bất kỳ ai’ trong Đảng Cộng sản hiện nay, ‘kể cả những người đương nhiệm, những người ở lại lẫn những người sắp tới có thể vào Bộ Chính trị’.
‘Người dân phải có tiếng nói’
Nhiều người trong Bộ Chính trị hiện tại sẽ về hưu vào năm tới
“Người dân phải có tiếng nói của mình và tiếng nói đấy phải buộc Đảng Cộng sản phải thay đổi chính sách của họ và tốt hơn nữa là đẩy Đảng Cộng sản đến chỗ cạnh tranh chính trị để lên nắm quyền lực,” ông nói.
“Chỉ với bầu cử công bằng tự do lúc đó người dân bằng lá phiếu của mình mới thật sự có sự lựa chọn,” ông nói thêm.
“Điều tốt nhất cho Đảng Cộng sản Việt Nam thì không phải là tốt nhất cho dân tộc Việt Nam,” ông A nói và cho biết lợi ích của người dân Việt Nam và lợi ích của những lãnh đạo của Đảng ‘không trùng nhau’.
Chủ đề nhân sự, vốn đã được đưa ra bàn thảo tại hội nghị trung ương 10 họp hồi đầu năm, dự kiến sẽ là vấn đề nóng bỏng được các ủy viên trung ương tiếp tục bàn bạc tại các hội nghị trung ương tiếp theo hội nghị 11 này.
Tại hội nghị trung ương 10, các ủy viên trung ương cũng đã tiến hành lấy phiếu tín nhiệm đối với các ủy viên Bộ Chính trị mà kết quả được giữ kín nhưng theo một số nguồn tin của BBC thì đương kim Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người được Trung ương Đảng tín nhiệm cao nhất.
Điều này có nghĩa là ông Dũng, người sẽ được 67 tuổi khi Đảng họp hội nghị 12, sẽ nằm trong số các ứng viên hàng đầu cho vị trí tổng bí thư mặc dù theo quy định của Đảng về tuổi tác thì ông đã đến tuổi về hưu.
Ngoài chủ đề nhân sự lãnh đạo, trong hội nghị trung ương ngắn này – dự kiến sẽ bế mạc vào ngày 7/5 – các ủy viên trung ương cũng sẽ bàn về số lượng và phân bổ đại biểu dự Đại hội 12, mô hình tổ chức chính quyền địa phương và cho ý kiến về sân bay Long Thành vốn đang gây tranh cãi.
Thêm nhiều phụ nữ Việt được giải cứu từ các ổ mãi dâm ở Malaysia
Điều tra cho thấy nhiều phụ nữ đã bị lường gạt bằng những lời hứa sẽ có việc làm tốt tại Malaysia, tuy nhiên ngay khi tới nơi đã bị buộc phải đi vào con đường mại dâm.
Theo VOA-06.05.2015
13 phụ nữ nước ngoài bị cưỡng ép hành nghề mại dâm ở Malaysia đã được giải cứu trong nhiều cuộc bố ráp tại thủ đô Kuala Lumpur ngày hôm qua, giữa lúc cảnh sát Malaysia tăng cường chiến dịch chống các tổ chức buôn người.
Tờ The Rakpat Post hôm nay tường thuật rằng số phụ nữ đến từ Việt Nam, Thái Lan và Philippines được giải cứu trong 72 giờ đồng hồ vừa qua đã lên tới 34 người.
Các cuộc điều tra cho thấy các phụ nữ này đã bị lường gạt bằng những lời hứa hẹn sẽ có việc làm tốt tại Malaysia, tuy nhiên ngay khi tới nơi đã bị buộc phải đi vào con đường mại dâm.
Nguồn tin trích lời một người phát ngôn của cảnh sát liên bang Malaysia cho biết tất cả 13 phụ nữ mới được giải cứu dều dưới 20 tuổi, các nạn nhân đã được cứu thoát trong các cuộc càn quét phối hợp, diễn ra cùng lúc, tại các khu vực Seri Sentosa và Taman Seputeh.
Cảnh sát thực hiện các cuộc càn quét sau khi nhân tin báo cho hay trang mạng xã hội WeChat đã được tổ chức tội phạm liên hệ sử dụng để quảng cáo các dịch vụ của họ.
Trả lời phỏng vấn, các nạn nhân cho biết các cô đã bị buộc phải tiếp tới 16 khách hàng mỗi ngày. Trong 13 phụ nữ mới được giải cứu, có 9 cô gái Việt Nam, và 4 cô gái Thái Lan. Hai nhân viên và 3 khách hàng bị câu lưu để tiếp tục cuộc điều tra.
Hôm thứ Hai, 19 phụ nữ Việt Nam có mặt trong nhóm 21 phụ nữ được cứu khỏi một ổ mại dâm cũng ở Kuala Lumpur.
Nguồn: The Rakyatpost.com, VNS
Theo VOA-06.05.2015
13 phụ nữ nước ngoài bị cưỡng ép hành nghề mại dâm ở Malaysia đã được giải cứu trong nhiều cuộc bố ráp tại thủ đô Kuala Lumpur ngày hôm qua, giữa lúc cảnh sát Malaysia tăng cường chiến dịch chống các tổ chức buôn người.
Tờ The Rakpat Post hôm nay tường thuật rằng số phụ nữ đến từ Việt Nam, Thái Lan và Philippines được giải cứu trong 72 giờ đồng hồ vừa qua đã lên tới 34 người.
Các cuộc điều tra cho thấy các phụ nữ này đã bị lường gạt bằng những lời hứa hẹn sẽ có việc làm tốt tại Malaysia, tuy nhiên ngay khi tới nơi đã bị buộc phải đi vào con đường mại dâm.
Nguồn tin trích lời một người phát ngôn của cảnh sát liên bang Malaysia cho biết tất cả 13 phụ nữ mới được giải cứu dều dưới 20 tuổi, các nạn nhân đã được cứu thoát trong các cuộc càn quét phối hợp, diễn ra cùng lúc, tại các khu vực Seri Sentosa và Taman Seputeh.
Cảnh sát thực hiện các cuộc càn quét sau khi nhân tin báo cho hay trang mạng xã hội WeChat đã được tổ chức tội phạm liên hệ sử dụng để quảng cáo các dịch vụ của họ.
Trả lời phỏng vấn, các nạn nhân cho biết các cô đã bị buộc phải tiếp tới 16 khách hàng mỗi ngày. Trong 13 phụ nữ mới được giải cứu, có 9 cô gái Việt Nam, và 4 cô gái Thái Lan. Hai nhân viên và 3 khách hàng bị câu lưu để tiếp tục cuộc điều tra.
Hôm thứ Hai, 19 phụ nữ Việt Nam có mặt trong nhóm 21 phụ nữ được cứu khỏi một ổ mại dâm cũng ở Kuala Lumpur.
Nguồn: The Rakyatpost.com, VNS
Santa Ana đồng ý xây lại bảng 'Little Saigon'
SANTA ANA, California (NV) - Toàn thể Hội Ðồng Thành Phố Santa Ana đã bỏ phiếu đồng ý cho xây lại bức tường “Little Saigon” từng có trước đây trên đường First, góc với Euclid, trong phiên họp thường kỳ tối Thứ Ba, 5 Tháng Năm.
Ông Ken Khanh Nguyễn phát biểu trước Hội Ðồng Thành Phố Santa Ana. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Mở đầu phiên họp, Phó Thị Trưởng Vince Sarmiento nhắc lại bức tường này, từng được xây năm 2003, ngay trên đường First, nhưng sau đó, bị một người lái xe đụng vào.
Nhân dịp này, vị phó thị trưởng Santa Ana cũng khen ngợi ông Ken Khanh Nguyễn, đại sứ cộng đồng của thành phố, đã vận động để có lại bức tường trong thời gian qua.
Ông Sarmiento nói thêm: “Tôi nghĩ, bây giờ là lúc cần phải làm lại bức tường này. Ðây là một biểu tượng công nhận sự hiện diện của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong thành phố.”
Nghị Viên Sal Tinajero nói: “Chính cộng đồng Việt Nam góp phần làm giàu mạnh cộng đồng và tạo ra một ảnh hưởng lớn ở Santa Ana.”
Nhân dịp này, ông Ken Khanh Nguyễn cũng cho biết: “Cộng đồng Việt Nam ở Orange County ngày nay thực ra xuất phát từ Santa Ana. Vì thế, chúng ta cần phải có một sự thừa nhận nào đó.”
Nghị Viên Michele Martinez cũng ủng hộ đề nghị của vị phó thị trưởng.
Bà nói: “Tôi rất vui khi thấy cộng đồng Việt Nam bắt đầu từ Santa Ana và sau đó phát triển qua các thành phố khác. Thành ra, chúng ta cần phải có một biểu tượng để mọi người biết.”
Tiếp tục buổi họp, tất cả các thành viên Hội Ðồng Thành Phố đều bày tỏ sự ủng hộ của việc tái xây dựng bức tường trên đường First.
Hồi năm 2003, Hội Ðồng Thành Phố Santa Ana công bố quyết định công nhận Little Saigon là một phần của thành phố qua việc chấp thuận cho phép dựng một bức tường xi măng tại góc đường First và Euclid với hàng chữ: “Little Saigon Business District - City of Santa Ana.”
Bên cạnh là biểu tượng ba khóm trúc và phía trên là một phần huy chương hình cờ vàng ba sọc đỏ.
Santa Ana là một trong những thành phố lớn nhất và được coi như thủ phủ của Orange County với hơn 350,000, trong đó người gốc Việt chiếm 10%.
05-05-2015 7:49:20 PM
Ngọc Lan & Ðằng-Giao/Người Việt
Ông Ken Khanh Nguyễn phát biểu trước Hội Ðồng Thành Phố Santa Ana. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt)
Mở đầu phiên họp, Phó Thị Trưởng Vince Sarmiento nhắc lại bức tường này, từng được xây năm 2003, ngay trên đường First, nhưng sau đó, bị một người lái xe đụng vào.
Nhân dịp này, vị phó thị trưởng Santa Ana cũng khen ngợi ông Ken Khanh Nguyễn, đại sứ cộng đồng của thành phố, đã vận động để có lại bức tường trong thời gian qua.
Ông Sarmiento nói thêm: “Tôi nghĩ, bây giờ là lúc cần phải làm lại bức tường này. Ðây là một biểu tượng công nhận sự hiện diện của cộng đồng người Mỹ gốc Việt trong thành phố.”
Nghị Viên Sal Tinajero nói: “Chính cộng đồng Việt Nam góp phần làm giàu mạnh cộng đồng và tạo ra một ảnh hưởng lớn ở Santa Ana.”
Nhân dịp này, ông Ken Khanh Nguyễn cũng cho biết: “Cộng đồng Việt Nam ở Orange County ngày nay thực ra xuất phát từ Santa Ana. Vì thế, chúng ta cần phải có một sự thừa nhận nào đó.”
Nghị Viên Michele Martinez cũng ủng hộ đề nghị của vị phó thị trưởng.
Bà nói: “Tôi rất vui khi thấy cộng đồng Việt Nam bắt đầu từ Santa Ana và sau đó phát triển qua các thành phố khác. Thành ra, chúng ta cần phải có một biểu tượng để mọi người biết.”
Tiếp tục buổi họp, tất cả các thành viên Hội Ðồng Thành Phố đều bày tỏ sự ủng hộ của việc tái xây dựng bức tường trên đường First.
Hồi năm 2003, Hội Ðồng Thành Phố Santa Ana công bố quyết định công nhận Little Saigon là một phần của thành phố qua việc chấp thuận cho phép dựng một bức tường xi măng tại góc đường First và Euclid với hàng chữ: “Little Saigon Business District - City of Santa Ana.”
Bên cạnh là biểu tượng ba khóm trúc và phía trên là một phần huy chương hình cờ vàng ba sọc đỏ.
Santa Ana là một trong những thành phố lớn nhất và được coi như thủ phủ của Orange County với hơn 350,000, trong đó người gốc Việt chiếm 10%.
05-05-2015 7:49:20 PM
Ngọc Lan & Ðằng-Giao/Người Việt
Dân chủ là luật pháp
Theo Người Việt-05-06- 2015 6:46:13 PM
Ngô Nhân Dụng
Cuốn truyện tựa đề Tiểu luận về Nhìn sáng (Ensaio sobre a Lucidez, xuất bản năm 2005) của nhà văn Bồ Ðào Nha José Saramago mở đầu với cảnh một phòng đầu phiếu, ở thủ đô một xứ tưởng tượng.
Trời mưa to, bão lớn, không thấy dân đến xếp hàng chờ đợi bỏ phiếu như các năm trước. Ông trưởng phòng phiếu chờ đại diện của các đảng chính trị tới đông đủ, tất cả yên vị, đúng giờ mở cửa, theo luật định, ông ký bản văn chính thức cho dân vào, rồi bảo ông thư ký phòng phiếu đem ra dán ngay trước cửa, vẫn theo luật định. Ông thư ký nói rằng với tình trạng mưa, bão thế này, bản thông cáo dán lên trong một phút sẽ bị mưa ướt nhèm và bị gió cuốn đi, dán làm gì vô ích. Ông trưởng phòng hỏi ý kiến đại diện ba đảng, gồm có đảng hữu phái, đảng tả phái, và đảng đứng giữa, viết tắt là dhp, dtp và ddg, theo lối Saramago viết. Ba vị đại diện ba đảng chính trị đồng ý có thể niêm yết bảng thông cáo trong nhà, tại một chỗ ai cũng thấy. Ông đại diện dhp yêu cầu điều này phải được ghi vào biên bản cuộc bỏ phiếu, để tránh sau này có người khiếu nại rằng việc tổ chức bầu cử bất thường vì không theo đúng từng chữ trong luật lệ. Sau đó, ông trưởng phòng mời ba vị đại diện vào phòng bỏ phiếu, cho thấy không có gì bất thường, rồi ông mở các thùng phiếu cho cả ba vị coi, chứng nhận mỗi thùng đều trống, trong sạch, vô nhiễm, không có lá phiếu nào để sẵn trong đó. Theo đúng luật bầu cử, ông trưởng phòng bỏ lá phiếu đầu tiên, rồi đến các nhân viên của ông, sau đó là ba vị đại diện ba đảng chính trị làm bổn phận công dân của họ. Sau đó, họ về chỗ ngồi chờ các cử tri đội mưa tới bỏ phiếu.
Trong đoạn mở đầu, Saramago nhắc đến những chữ “theo đúng luật lệ” nhiều lần. Tuy viết cuốn truyện để chế nhạo một cuộc bầu cử tưởng tượng, ở một nước tưởng tượng, nhưng tác giả không quên nhấn mạnh rằng trong một thể chế dân chủ, tất cả phải làm đúng luật, đúng từng chữ. Nhất là trong việc bầu Quốc Hội, tức là chọn những người làm luật để cai trị dân.
Chúng ta thường nói tới hai chữ Dân Chủ với niềm thành kính, coi đó là một giá trị cao cả, một lý tưởng mà loài người đã tranh đấu nhiều thế kỷ mới thành, mà hàng tỷ người hiện nay vẫn còn chưa được hưởng, trong đó có người dân Trung Quốc và Việt Nam. Vì vậy, người Việt Nam đang tranh đấu đòi dân chủ, coi đó là một khát vọng lớn lao, từ thời Phan Châu Trinh, hơn một thế kỷ nay nước ta vẫn chưa đạt được.
Nhưng không nên nhìn chế độ dân chủ như một lý tưởng trừu tượng. Trước hết, nên quan niệm thể chế tự do dân chủ như tập hợp của một số “luật chơi dân chủ.” Giống như đá bóng cần có luật thì cuộc chơi mới hay; cuộc sống tập hợp trong xã hội cần những luật lệ buộc người tham dự phải tuân thủ.
Luật chơi hoàn toàn do những người tham dự đặt ra, đồng ý với nhau, thi hành một cách bình đẳng, không phân biệt, như vậy là dân chủ.
Cuộc vận động dân chủ hiện nay đang ngày càng mạnh hơn, biểu hiện dưới nhiều hình thức. Nhiều khi đồng bào đang đòi dân chủ, dù không nhắc đến hai chữ đó. Ðồng bào Bình Thuận biểu tình phản đối các nhà máy điện gay không khí ô nhiễm. Dân Khánh Hòa biểu tình chặn xe trên quốc lộ để phản đối việc nạo vét luồng lạch lấy cát tại Cam Ranh khiến nguồn nước ô nhiễm làm tôm, cá nuôi trên bè bị chết sạch. Ðồng bào Ninh Thuận kéo nhau đi phản đối xưởng muối đưa nước mặn vào ruộng. Ðó chính là những vận động đòi dân chủ.
Bởi vì chỉ khi nào có chế độ dân chủ thì những hành động gây ô nhiễm mới được ngăn chặn, trước khi xảy ra. Chỉ trong chế độ dân chủ thì những người nắm quyền mới lo soạn ra những luật lệ bảo vệ cuộc sống lành mạnh cho những người dân bình thường, vì chính trị gia nào cam kết bảo vệ môi trường sống sẽ được dân bầu lên. Nếu họ chỉ nói suông mà không biến lời cam kết thành luật lệ thì dân sẽ phản đối, kỳ sau họ sẽ thất cử. Trong chế độ độc tài thì người cầm quyền chỉ cần vận động cấp trên trong đảng của họ, không cần giành lá phiếu của dân. Cho nên họ cũng không bận tâm làm luật bảo vệ không khí, bảo vệ nước, cho dân được sống lành mạnh và no đủ.
Những luật lệ bảo vệ môi trường chỉ là những “luật chơi” nho nhỏ trong xã hội. Một chính quyền độc tài nếu khôn ngoan và thương xót dân một chút cũng có thể viết ra những luật lệ bảo vệ môi trường. Nhưng trong một xã hội tự do dân chủ thì người ta không cần biết người đang nắm quyền hoặc sẽ nắm quyền là ai, có thương dân hay không. Nhưng biết chắc một điều, là dù ai cầm quyền thì cũng phải làm theo ý nguyện cụ thể của dân. Thí dụ, soạn những luật lệ bảo vệ không khí và nước.
Người dân không quan tâm đến những khẩu hiệu lớn lao được các ông lớn hô to trong các bài diễn văn. Họ chỉ chú ý đến đời sống hàng ngày, trước mắt. Ðồng bào Bình Thuận không cần biết các ông ấy hứa “tiến lên chủ nghĩa xã hội” là thế nào (mà chính các ông ấy cũng không biết nó ra thế nào). Nhưng họ biết nếu tiến lên chủ nghĩa xã hội là mỗi ngày thở không khí đầy bụi than thì họ không chấp nhận. Cũng giống như hàng ngàn nông dân không chấp nhận bị cướp đất ruộng để hiến cho tư bản đỏ, chia lời. Cũng giống như vậy, dân Hà Nội không chấp nhận người ta chặt đốn hàng ngàn cây trong thành phố, coi mấy triệu dân như một lũ người mù, hoặc ngu đần không biết giá trị của cây xanh.
Làm cách nào để tránh khỏi cảnh những người cầm quyền khinh dân, làm hại dân như thế? Nhiều người sẽ trả lời rằng phải lật đổ bọn người đang cầm quyền, thay thế họ bằng những người tử tế hơn.
Nhưng làm cách nào để những người mới sẽ làm những việc tốt hơn?
Chỉ có một cách là chính người dân nắm quyền chọn những người cai trị họ, bằng lá phiếu tự do. Khi những người cầm quyền luôn luôn biết rằng quyền hành của mình là do dân trao cho, chứ không phải là nhờ được cấp trên trong đảng chia chác và ban phát, thì họ sẽ hành động khác. Họ sẽ đặt ra những luật lệ bảo vệ môi trường vì biết nhu cầu thiết thực của dân. Họ không chờ đến khi dân đau khổ quá phải kéo nhau đi biểu tình, ném đá, ném chai xăng, thì mới “sửa sai.” Rồi mai mốt lại sai, rồi lại sửa tiếp.
Cho nên áp dụng chế độ dân chủ giống như phòng bệnh, chứ không chờ có bệnh thì mới chữa. Căn bệnh làm mục nát xã hội nước ta hiện nay là tham nhũng. Chống tham nhũng không bằng phòng tham nhũng. Muốn ngăn ngừa tham nhũng ngay từ gốc thì phải thiết lập quyền bỏ phiếu tự do của người dân.
Sau những cuộc biểu tình ở Hà Nội, Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận thì người dân có được bảo đảm là sau này sẽ không còn những vi phạm giống như vậy nữa hay không? Không có gì bảo đảm cả. Ðời sống chỉ được bảo đảm khi có những luật lệ rõ ràng bắt buộc người nắm quyền bính phải thi hành. Ai làm sai sẽ bị khiển trách hoặc trừng phạt. Vì sợ bị phạt, người ta sẽ phải tuân theo luật lệ, ai từng lái xe đều biết như vậy.
Cuộc sống trong xã hội dân chủ do luật lệ quyết định, không cần chờ ý kiến của “lãnh đạo!” Ðó là khác biệt căn bản giữa dân chủ và cộng sản. Chế độ Cộng Sản theo mô hình Xô Viết không coi luật pháp là quan trọng. Năm 1927, vị chủ tịch đầu tiên của Tối Cao Pháp Viện Liên Xô tuyên bố rằng: “Cộng sản là sự thắng lợi của Chủ Nghĩa Xã Hội trên tất cả luật pháp.” E.B. Kashukanis, một luật gia được trọng dụng dưới thời Stalin, nói, “Trong chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa tiến bộ, chính sách và kế hoạch được dùng thay cho luật pháp.” Cộng Sản Việt Nam thi hành đúng đường lối Stalin, cũng không cần luật pháp, lấy chính sách của đảng thay thế cho luật pháp. Ðảng Cộng Sản bắt đầu thay đổi từ khi tư bản hóa nền kinh tế, vì không thể có thị trường nếu không có luật lệ. Nhưng trên căn bản, họ vẫn coi luật pháp chỉ là những dụng cụ để thi hành chính sách của đảng. Ðảng vẫn ngồi trên đầu luật pháp.
Trong tương lai, khi xây dựng thể chế dân chủ, chúng ta cần xây dựng một xã hội pháp trị làm nền móng. Trong xã hội đó, không ai, không một người, một lớp người hay một tổ chức nào ở trên luật pháp. Tất cả mọi người phải được đối xử bình đẳng trước pháp luật.
Ðồng bào Bình Thuận, Khánh Hòa, Ninh Thuận đã đi biểu tình đòi ngăn chặn những hành động phá hại môi trường sống. Nếu quen với lối sống dân chủ, tự do, đồng bào sẽ đòi đảng Cộng Sản phải thiết lập hoặc thay đổi những luật lệ bảo vệ môi trường, chứ không chỉ đòi họ thay đổi hành động đã làm. Muốn cải thiện đời sống, phải thay đổi luật lệ chứ không thể chỉ thay đổi từng quyết định của những người cầm quyền. Giống như anh chị em công nhân hãng PouYuen tại Sài Gòn đình công đòi thay đổi luật hưu bổng xã hội.
Khi xã hội có luật lệ và ai cũng được đối xử bình đẳng trước pháp luật thì chuyện người nào, đảng nào đang nắm quyền không quan trọng nữa. Bởi vì, ai có quyền trong tay cũng phải tuân thủ luật pháp. Dân chủ tự do nghĩa là nếu người nào làm sai luật người dân có quyền thay thế. Nền tảng của chế độ dân chủ là Luật, bởi vì tất cả chế độ chỉ gồm những “luật chơi” bảo đảm mọi người được tự do, bình đẳng. Cho nên, ngay những trang đầu cuốn tiểu thuyết của Saramago, ông mô tả mối quan tâm lớn của các nhân vật trong một phòng đầu phiếu, là làm đúng luật, đúng từng li từng tí một.
Trong sách trên, José Saramago, giải Nobel văn chương năm 1998, kể chuyện một cuộc bầu cử rất đặc biệt trong cuốn truyện Tiểu luận về Nhìn sáng (bản tiếng Anh dịch gọn là Seeing - Nhìn). Cuốn này tiếp theo một tiểu thuyết khác, Tiểu luận về Mù, Ensaio sobre a cegueira, đã được dịch là Mù, Blind. Nếu quý vị chưa đọc tiểu thuyết Nhìn, thì xin tiết lộ: Sau ngày bầu cử được mô tả trong chương đầu, kết quả kiểm phiếu cho thấy hơn 70% dân thủ đô bỏ phiếu trắng. Chính phủ tổ chức lại một cuộc bỏ phiếu khác. Kết quả, hơn 80% dân bỏ phiếu trắng! Tất cả đều theo đúng “luật chơi.”
Mỹ không mời Trung Quốc tham gia RIMPAC?
Mỹ không mời Trung Quốc tham gia RIMPAC?
06/05/2015 21:07
(NLĐO) – Sau những hoạt động gây hấn ở biển Đông thời gian qua của Trung Quốc, một số nghị sĩ Mỹ kêu gọi chính quyền Tổng thống Barack Obama hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận trên biển lớn nhất thế giới - RIMPAC.
Nhiều nghị sĩ và quan chức quân đội muốn “bỏ mặc” Trung Quốc, đồng thời cảnh báo về sự tăng cường lực lượng quân sự của nước này ở biển Đông và Hoa Đông, trong đó có hoạt động cải tạo đất và xây đảo nhân tạo bất hợp pháp. Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, ông Harry Harris, gọi động thái xây dựng nêu trên là “Vạn lý trường thành bằng cát”.
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain nói: “Tôi sẽ không mời họ thời gian này vì hành vi xấu của họ. Những tháng cuối năm 2014 họ đã bồi lấp 24,3 hec-ta xung quanh quần đảo Trường Sa. Trong năm 2015, họ đã bồi lấp khoảng 243 hec-ta và đang xây dựng một đường băng”.
Thượng nghị sĩ John McCain (Ảnh: THE HILL)
Ông McCain nói rằng sự tăng cường quân sự của Trung Quốc trên biển Đông có thể dẫn tới khả năng nước này đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không như đã làm ở Hoa Đông năm 2013.
Mỹ đã phản đối động thái đó nhưng Thượng nghị sĩ John McCain cho rằng Nhà Trắng cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn Trung Quốc lặp lại điều này ở biển Đông. “Động thái đó khẳng định rằng đấy là không phận Trung Quốc. (…) Tư lệnh Hạm đội 7 của chúng tôi đã đưa ra cảnh báo nhưng hình như đã bị bỏ qua” - thượng nghị sĩ John McCain cho biết.
Trong chính phủ Mỹ hiện nay có sự chia rẽ, căng thẳng về việc liệu Mỹ có nên tăng cường hợp tác với Trung Quốc để duy trì quan hệ hay là giữ khoảng cách giữa quân đội 2 nước.
Về phía ủng hộ Trung Quốc có Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert đã từng làm việc với Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi. Năm 2014, ông Greenert đề nghị đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc là có 1 tàu sân bay Mỹ thăm nước này và mở cửa cho các sĩ quan Trung Quốc lên thăm. Tuy nhiên, tân Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter khẳng định sẽ không có chuyện tàu sân bay đến thăm Trung Quốc.
Bắc Kinh chính thức được mời tham dự cuộc tập trận chung RIMPAC lần đầu tiên vào năm 2014. (Ảnh: AP)
Một nguồn tin tiết lộ Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thông báo cho Hải quân nước này rằng Lầu Năm Góc không muốn Trung Quốc được mời tham gia RIMPAC 2016 vì hành vi gần đây nhưng quan điểm của Hải quân Mỹ thì ngược lại.
Bắc Kinh chính thức được mời tham dự cuộc tập trận chung RIMPAC lần đầu tiên vào năm 2014 cùng 21 nước, bao gồm cả Việt Nam và Philippines. Trung Quốc đã gây bất ngờ trong bài tập cuối cùng của RIMPAC bằng cách phái một tàu do thám giám sát vốn không có trong kế hoạch và không được hoan nghênh.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Patrick Ventrell từ chối bình luận cụ thể về RIMPAC. Patrick Cronin, người đứng đầu Chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh mới của Mỹ, nói: “Chúng tôi đang cố gắng tránh bị qua mặt bởi một Trung Quốc rất năng động và hung hăng. Khi họ làm những việc vi phạm nguyên tắc, chúng ta phải bảo đảm rằng họ không được hưởng lợi”.
H.Bình (Theo Bloomberg)
06/05/2015 21:07
(NLĐO) – Sau những hoạt động gây hấn ở biển Đông thời gian qua của Trung Quốc, một số nghị sĩ Mỹ kêu gọi chính quyền Tổng thống Barack Obama hủy bỏ lời mời Trung Quốc tham dự cuộc tập trận trên biển lớn nhất thế giới - RIMPAC.
Nhiều nghị sĩ và quan chức quân đội muốn “bỏ mặc” Trung Quốc, đồng thời cảnh báo về sự tăng cường lực lượng quân sự của nước này ở biển Đông và Hoa Đông, trong đó có hoạt động cải tạo đất và xây đảo nhân tạo bất hợp pháp. Tư lệnh Hạm đội 7 của Mỹ, ông Harry Harris, gọi động thái xây dựng nêu trên là “Vạn lý trường thành bằng cát”.
Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain nói: “Tôi sẽ không mời họ thời gian này vì hành vi xấu của họ. Những tháng cuối năm 2014 họ đã bồi lấp 24,3 hec-ta xung quanh quần đảo Trường Sa. Trong năm 2015, họ đã bồi lấp khoảng 243 hec-ta và đang xây dựng một đường băng”.
Thượng nghị sĩ John McCain (Ảnh: THE HILL)
Ông McCain nói rằng sự tăng cường quân sự của Trung Quốc trên biển Đông có thể dẫn tới khả năng nước này đơn phương tuyên bố áp đặt vùng nhận diện phòng không như đã làm ở Hoa Đông năm 2013.
Mỹ đã phản đối động thái đó nhưng Thượng nghị sĩ John McCain cho rằng Nhà Trắng cần phải làm nhiều hơn nữa để ngăn chặn Trung Quốc lặp lại điều này ở biển Đông. “Động thái đó khẳng định rằng đấy là không phận Trung Quốc. (…) Tư lệnh Hạm đội 7 của chúng tôi đã đưa ra cảnh báo nhưng hình như đã bị bỏ qua” - thượng nghị sĩ John McCain cho biết.
Trong chính phủ Mỹ hiện nay có sự chia rẽ, căng thẳng về việc liệu Mỹ có nên tăng cường hợp tác với Trung Quốc để duy trì quan hệ hay là giữ khoảng cách giữa quân đội 2 nước.
Về phía ủng hộ Trung Quốc có Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, Đô đốc Jonathan Greenert đã từng làm việc với Tư lệnh Hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi. Năm 2014, ông Greenert đề nghị đáp ứng yêu cầu của Trung Quốc là có 1 tàu sân bay Mỹ thăm nước này và mở cửa cho các sĩ quan Trung Quốc lên thăm. Tuy nhiên, tân Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter khẳng định sẽ không có chuyện tàu sân bay đến thăm Trung Quốc.
Bắc Kinh chính thức được mời tham dự cuộc tập trận chung RIMPAC lần đầu tiên vào năm 2014. (Ảnh: AP)
Một nguồn tin tiết lộ Văn phòng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thông báo cho Hải quân nước này rằng Lầu Năm Góc không muốn Trung Quốc được mời tham gia RIMPAC 2016 vì hành vi gần đây nhưng quan điểm của Hải quân Mỹ thì ngược lại.
Bắc Kinh chính thức được mời tham dự cuộc tập trận chung RIMPAC lần đầu tiên vào năm 2014 cùng 21 nước, bao gồm cả Việt Nam và Philippines. Trung Quốc đã gây bất ngờ trong bài tập cuối cùng của RIMPAC bằng cách phái một tàu do thám giám sát vốn không có trong kế hoạch và không được hoan nghênh.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Patrick Ventrell từ chối bình luận cụ thể về RIMPAC. Patrick Cronin, người đứng đầu Chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh mới của Mỹ, nói: “Chúng tôi đang cố gắng tránh bị qua mặt bởi một Trung Quốc rất năng động và hung hăng. Khi họ làm những việc vi phạm nguyên tắc, chúng ta phải bảo đảm rằng họ không được hưởng lợi”.
H.Bình (Theo Bloomberg)
Thế Lực Canh Nông Nhật Bản
Gia Minh & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2015-05-06
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một cuộc họp báo tại Vườn Hồng của Nhà Trắng ở Washington, DC, 28 tháng 4, 2015.AFP
Trong chuyến thăm viếng Hoa Kỳ tuần qua của Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã mất phân nửa thời gian tại tiểu bang California và thung lũng Silicon Valley để tìm hiểu về phương cách cải tiến năng suất cho nền kinh tế ở nhà. Tuy nhiên, việc cải tiến ấy phải bắt đầu ngay tại Nhật Bản và từ hệ thống nông nghiệp cùng nhiều quyền lợi cấu kết và đấy là lãnh vực gây trở ngại cho việc đàm phán về Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái bình dương. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu hồ sơ này qua phần trao đổi do Gia Minh thực hiện cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Gia Minh: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, Thủ tướng Shinzo Abe vừa kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ sau ba ngày tiếp xúc với doanh giới và các trung tâm công nghệ cao cấp tại California. Truyền thông Hoa Kỳ cho rằng tại đây ông Abe muốn tìm những sáng kiến cải tiến năng suất và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nhật. Nhưng họ cũng chú ý đến nhiều trở ngại ông Abe đang gặp trong cơ cấu xã hội Nhật Bản, một trong các trở ngại đó là thế lực rất mạnh của khu vực nông nghiệp Nhật Bản. Vì chuyện đó, xin ông trình bày cho thính gỉa của chúng ta một sắc thái rất đặc biệt của nước Nhật.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói về bối cảnh, kinh tế Nhật đã sa sút trong hơn hai chục năm qua vì nhiều yếu tố, kể cả nạn lão hóa dân số trong một xã hội xơ cứng. Sau khi tái đắc cử cuối năm 2012 và còn thắng lớn trong cuộc bầu cử cuối năm ngoái, Thủ tướng Shinzo Abe đã tiến hành kế hoạch cải cách rộng lớn về kinh tế xã hội, thường được gọi là “kinh tế của ông Abe” hay “Abenomics”. Kế hoạch ấy gồm có ba bước táo bạo, được gọi là “ba mũi tên” của Abe. Đó là thứ nhất, kích thích kinh tế bằng biện pháp ngân sách; thứ hai là để ngân hàng trung ương ào ạt bơm tiền qua biện pháp nâng mức lưu hoạt có định lượng và thật ra còn định phẩm nữa khi ào ạt mua trái phiếu.
- Hai chương trình ấy tương đối thành công và phần nào cải thiện được nền kinh tế nên mới tạo cái trớn để ông Abe tung ra mũi tên thứ ba, là cải cách cơ cấu từ căn bản nhằm khuyến khích đầu tư, tăng sức cạnh tranh nhờ năng suất, nâng mức tham gia vào thị trường lao động, kể cả phụ nữ. Đấy mới là chương trình khó khăn nhất vì gặp cản trở từ nhiều thế lực kinh tế, xã hội và chính trị. Khi quyết định tham gia Hiệp ước Xuyên Thái bình dương TPP, ông Abe cũng mong rằng lợi ích và cả sự cam kết của Nhật với các nền kinh tế khác sẽ giúp ông vượt qua những chướng ngại này.
- Từ bối cảnh ấy, chúng ta mới hiểu ra tầm quan trọng của Hiệp định TPP khi Nhật phải giải phóng khu vực nông nghiệp, cho nhập khẩu nông sản và lương thực, và đụng vào quyền lợi của các thế lực chính trị cấu kết với nông gia để bảo vệ khu vực canh nông của họ.
"Nước Nhật khá tiên tiến thật ra có khu vực nông nghiệp lạc hậu và sa sút từ hơn hai chục năm qua. Nông nghiệp Nhật chỉ đóng góp có 1% vào tổng sản lượng, sử dụng lực lao động bị lão hóa với tuổi thọ bình quân tại nông thôn là 66 tuổi, mà hơn 70% nông gia lại chỉ canh tác bán thời"-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Gia Minh: Trước khi phân tích thế lực chính trị của nông nghiệp Nhật Bản, xin đề nghị ông tóm lược khái quát thực trạng của canh nông tại nước Nhật, như một hậu quả của chế độ bảo vệ đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nước Nhật khá tiên tiến thật ra có khu vực nông nghiệp lạc hậu và sa sút từ hơn hai chục năm qua. Nông nghiệp Nhật chỉ đóng góp có 1% vào tổng sản lượng, sử dụng lực lao động bị lão hóa với tuổi thọ bình quân tại nông thôn là 66 tuổi, mà hơn 70% nông gia lại chỉ canh tác bán thời chứ không toàn thời, với năng suất thấp trên các nông trại nhỏ, có diện tích trung bình khoảng hai mẫu tây thôi. Nhưng thành phần này lại có thế lực chính trị rất mạnh, nhất là trong đảng Tự do Dân chủ, thường gọi tắt là đảng LDP, là đảng cầm quyền khá lâu từ sau Thế chiến II. Nhờ thế lực đó, họ bảo vệ năm ngành sản xuất là gạo, mì, bò gà, sữa và đường bằng hàng rào quan thuế rất cao. Như thuế quan về gạo Nhật lên tới 778%, là loại cao nhất thế giới, và dân Nhật gặp cảnh “gạo châu củi quế” trong nghĩa đen để nâng đỡ nông gia cao niên ở nhà. Chẳng những vậy, các thế lực chính trị hậu thuẫn nông gia còn trợ cấp việc không trồng lúa và để nhiều thửa ruộng trống nhằm bảo vệ lợi tức của nông dân nhờ giá cao.
Gia Minh: Trong hoàn cảnh đó, nếu Nhật gia nhập Hiệp ước TPP và phải hạ hàng rào quan thuế để nhập khẩu lương thực rẻ hơn, thí dụ như gạo từ Hoa Kỳ hay Việt Nam, thì người dân có thêm lợi tức để tiêu dùng vào việc khác, nhưng giới nông gia vẫn bị thiệt và thế lực chính trị của họ mới chống đối. Thưa ông, họ đã xây dựng thế lực ấy ra sao để có nhiều ảnh hưởng như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, nhỏ và yếu nhất là hệ thống thư lại trong Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp. Thành phần này cấu kết với doanh gia và chính trị để có thể cản trở hay trì hoãn chính sách của các Tổng bộ trưởng. Đây là hiện tượng khá phổ biến trong và ngoài lĩnh vực canh nông. Nhưng Nhật Bản còn có thế lực nông nghiệp mạnh hơn tất cả các nước dân chủ Âu-Mỹ, có lẽ cũng mạnh như các tập đoàn kinh tế nhà nước của các nước độc tài như Trung Quốc hay Việt Nam.
-Mạng lưới vận động của họ là một hệ thống phức tạp được xây dựng từ dưới lên, từ hợp tác xã tại địa phương lên tới cấp quận huyện. Trên cùng là một tổ chức có tên là “Toàn quốc Nông nghiệp Hiệp đồng Tổ hợp Trung ương hội”, gọi tắt là “Toàn Trung” hay Zenchu theo tiếng Nhật. Hội viên ở dưới có gần 10 triệu người, tức là khoảng 10% của những người ở tuổi đi bầu. Bên trong, có gần năm triệu là hội viên chính thức và hơn bốn triệu là hội viên hợp tác, tức là những người không sinh sống bằng nghề nông. Mười triệu người đó lập ra gần 700 hợp tác xã dưới cơ sở và từng bước liên kết với nhau đến thượng tầng là tổ chức Toàn Trung hay Zenchu mình vừa nói.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa, trái) bắt tay Thị trưởng Boston Martin Walsh tại Boston, Massachusetts ngày 27 tháng tư năm 2015
Gia Minh: Thưa ông, dù có 10 triệu hội viên thì họ chưa thể là một lực lượng khả dĩ khuynh đảo được chính trường của một quốc gia dân chủ như nước Nhật. Thế lực của họ mạnh đến mức nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Từ dưới cơ sở thì họ ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực sinh hoạt ở nông thôn và qua đó thì có thể khuyến khích người dân trong bầu cử và thường thì bầu cho giới dân cử của đảng Tự do Dân chủ, ít ra là cho đến những năm gần đây. Nhưng ngoài bộ máy Zenchu rất có thực lực trên thượng tầng, thế lực nông gia Nhật còn ba tổ chức đáng gọi là kinh tài với nhiều phương tiện có khả năng tác động vào kinh tế.
- Đó là “Nông nghiệp Trung ương khố” hay Ngân hàng Norinchukin, với tài sản 840 tỷ đô la gồm hơn 400 tỷ là tích sản đầu tư. Là ngân hàng lập ra từ năm 1928 để tài trợ các hợp tác xã, tổ chức này là tập đoàn đầu tư loại lớn của Nhật với 300 nhân viên tốt nghiệp Cao học từ những trường có uy tín nhất và có thể tung tiền vận động các giải pháp chính trị có lợi. Tổ chức thứ hai là tập đoàn bảo hiểm lập ra từ 1951, tên là “Toàn quốc Cộng tế Nông nghiệp Hiệp đồng Tổ hợp Vận hợp hội”, thường được gọi tắt là Cộng Tế hay ZENKYOREN, nổi tiếng là lấy tiền bảo phí rất thấp. Như mọi doanh nghiệp bảo hiểm, ZENKYOREN cũng là cơ sở đầu tư có ảnh hưởng trong kinh tế. Tổ chức thứ ba là Toàn Nông hay ZEN-NOH, từ tên thật là “Toàn quốc Nông nghiệp Hiệp đồng Tổ hợp Vận động hội”. Đấy là doanh nghiệp phụ trách tiếp thị phân phối, tiếp liệu và nhập khẩu thuộc loại lớn nhất thế giới các mặt hàng cho canh nông, như thực phẩm cho gia súc hay phân bón. Ngoài việc phân phối đến 70% các loại phân bón hóa học tại Nhật, tổ chức ZEN-NOH còn sản xuất ra nhiều loại nông cơ, nông cụ, nhất là máy cầy máy kéo.
"Cho tới nay thì thế lực nông nghiệp Nhật vẫn còn muốn chống hiệp ước TPP nhưng có ảnh hưởng yếu dần trước sự xoay chuyển của cả xã hội Nhật. Về dài là trong 5 năm tới, các nông trại của Nhật sẽ thoát dần khỏi sự can thiệp của trung ương ở trên để khai thác thêm đất canh tác và áp dụng kỹ thuật hiện đại hơn"-Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Với phương tiện dồi dào và hệ thống vận động tỏa tộng, tổ chức Zenchu ở trên có vai trò tư vấn cho Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp về chính sách. Ở dưới thì các cơ sở đưa tiền và người đi tranh cử cho các ứng cử viên ủng hộ chủ trương của họ, đa số là đảng viên đảng Tự do Dân chủ, hoặc chống lại các ứng viên có quan điểm bất lợi cho họ. Nhìn lại thì nếu thế lực công nghiệp và tài chính cấu kết trong hệ thống Keiretsu nổi tiếng của Nhật Bản đang chuyển hướng và thiên về giải pháp tự do thương mại để cạnh tranh trên trường quốc tế qua Hiệp ước TPP thì thế lực nông nghiệp lại muốn cưỡng chống.
Gia Minh: Khi thấy ra cả hệ thống tổ chức rộng lớn bao trùm lên nhiều lĩnh vực rộng lớn như vậy thì làm sao Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe của đảng Tự do Dân chủ có thể vượt qua lực cản của họ để cải tổ cơ chế kinh tế xã hội?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đấy mới là vấn đề rất đáng theo dõi. Cách nay đúng một năm, Hội đồng Cải cách Cơ chế trong Nội các của Thủ tướng Abe đề nghị nhiều biện pháp tuần tự trong đạo luật về Hợp tác xã Nông nghiệp để giảm trừ ảnh hưởng và tiền tài của thế lực nông nghiệp. Đề nghị thứ nhất là bỏ quy chế đặc biệt của tổ chức Toàn Trung hay Zenchu để trở thành một công ty bất vụ lợi thông thường. Đề nghị thứ hai là bãi bỏ quy chế hợp tác xã của tổ chức Toàn Nông hay ZEN-NOH để thành một công ty cổ phần sẽ bị thuế suất nặng hơn. Đề nghị thứ ba là ra luật lệ ngăn cấm những ai ở ngoài lĩnh vực canh nông được sinh hoạt trong các tổ chức vận động nông nghiệp. Tất nhiên, tổ chức Toàn Trung Zenchu đã mở chiến dịch trong Chính quyền và Hạ viện Nhật để đòi trì hoãn và cho họ có quyền chuyển hướng vào thời điểm mà họ thấy là thuận tiện.
- Trong cả năm, nhiều trận đánh phức tạp ấy dẫn đến sự thỏa hiệp giữa đôi bên trong dự luật về Hợp tác xã Nông nghiệp. Các thế lực nông nghiệp đồng ý là Zenchu sẽ thành công ty bất vụ lợi từ năm 2018 và bị đánh thuế như mọi công ty khác. Zenchu cũng hết được tự tiện trưng thu các ngân khoản miễn thuế từ các hợp tác xã và từ các mạng lưới vận động vào bộ Nông ngư nghiệp. Sổ sách các hợp tác xã ở dưới có thể bị giám sát bởi mọi kế toán viên hữu thệ. Và tổ chức NEN-NOH sẽ là một công ty cổ phần bị đóng thuế và mất độc quyền định giá các sản phẩm mua bán.
- Ngược lại, Chính quyền Abe tạm chấp nhận cho tổ chức Zenchu vẫn kiểm soát hai trung tâm kinh tài giàu nhất là Ngân hàng Norinchukin và tập đoàn bảo hiểm Zenkyoren và gia hạn năm năm cho việc cắt đứt quan hệ giữa những người không phải là nông gia với thế lực nông nghiệp. Sự thỏa hiệp ấy có nghĩa là trong năm năm tới, thế lực nông nghiệp của Nhật vẫn còn rất mạnh và sẽ còn tác động vào chính sách kinh tế Nhật Bản.
Gia Minh: Tổng kết lại hồ sơ rắc rối này thì liệu Nhật Bản có thể tiến tới một hệ thống nông nghiệp hiện đại hơn và trước mắt thì có thể tham gia Hiệp ước TPP không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Cho tới nay thì thế lực nông nghiệp Nhật vẫn còn muốn chống hiệp ước TPP nhưng có ảnh hưởng yếu dần trước sự xoay chuyển của cả xã hội Nhật. Về dài là trong năm năm tới, các nông trại của Nhật sẽ thoát dần khỏi sự can thiệp của trung ương ở trên để khai thác thêm đất canh tác và áp dụng kỹ thuật hiện đại hơn. Sau đó thì người ta mới có thể nói đến chuyện cạnh tranh. Từ nay đến đó thì chính trường Nhật vẫn bị các thế lực nông nghiệp chi phối trong một nỗ lực chuyển hướng khá chậm rãi.
Gia Minh: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/japanese-agricul-lobby-05062015072311.html/05062015-japanese-agricul-lobby.mp3
2015-05-06
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong một cuộc họp báo tại Vườn Hồng của Nhà Trắng ở Washington, DC, 28 tháng 4, 2015.AFP
Trong chuyến thăm viếng Hoa Kỳ tuần qua của Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã mất phân nửa thời gian tại tiểu bang California và thung lũng Silicon Valley để tìm hiểu về phương cách cải tiến năng suất cho nền kinh tế ở nhà. Tuy nhiên, việc cải tiến ấy phải bắt đầu ngay tại Nhật Bản và từ hệ thống nông nghiệp cùng nhiều quyền lợi cấu kết và đấy là lãnh vực gây trở ngại cho việc đàm phán về Hiệp ước Đối tác Xuyên Thái bình dương. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu hồ sơ này qua phần trao đổi do Gia Minh thực hiện cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
Gia Minh: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, Thủ tướng Shinzo Abe vừa kết thúc chuyến thăm Hoa Kỳ sau ba ngày tiếp xúc với doanh giới và các trung tâm công nghệ cao cấp tại California. Truyền thông Hoa Kỳ cho rằng tại đây ông Abe muốn tìm những sáng kiến cải tiến năng suất và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nhật. Nhưng họ cũng chú ý đến nhiều trở ngại ông Abe đang gặp trong cơ cấu xã hội Nhật Bản, một trong các trở ngại đó là thế lực rất mạnh của khu vực nông nghiệp Nhật Bản. Vì chuyện đó, xin ông trình bày cho thính gỉa của chúng ta một sắc thái rất đặc biệt của nước Nhật.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nói về bối cảnh, kinh tế Nhật đã sa sút trong hơn hai chục năm qua vì nhiều yếu tố, kể cả nạn lão hóa dân số trong một xã hội xơ cứng. Sau khi tái đắc cử cuối năm 2012 và còn thắng lớn trong cuộc bầu cử cuối năm ngoái, Thủ tướng Shinzo Abe đã tiến hành kế hoạch cải cách rộng lớn về kinh tế xã hội, thường được gọi là “kinh tế của ông Abe” hay “Abenomics”. Kế hoạch ấy gồm có ba bước táo bạo, được gọi là “ba mũi tên” của Abe. Đó là thứ nhất, kích thích kinh tế bằng biện pháp ngân sách; thứ hai là để ngân hàng trung ương ào ạt bơm tiền qua biện pháp nâng mức lưu hoạt có định lượng và thật ra còn định phẩm nữa khi ào ạt mua trái phiếu.
- Hai chương trình ấy tương đối thành công và phần nào cải thiện được nền kinh tế nên mới tạo cái trớn để ông Abe tung ra mũi tên thứ ba, là cải cách cơ cấu từ căn bản nhằm khuyến khích đầu tư, tăng sức cạnh tranh nhờ năng suất, nâng mức tham gia vào thị trường lao động, kể cả phụ nữ. Đấy mới là chương trình khó khăn nhất vì gặp cản trở từ nhiều thế lực kinh tế, xã hội và chính trị. Khi quyết định tham gia Hiệp ước Xuyên Thái bình dương TPP, ông Abe cũng mong rằng lợi ích và cả sự cam kết của Nhật với các nền kinh tế khác sẽ giúp ông vượt qua những chướng ngại này.
- Từ bối cảnh ấy, chúng ta mới hiểu ra tầm quan trọng của Hiệp định TPP khi Nhật phải giải phóng khu vực nông nghiệp, cho nhập khẩu nông sản và lương thực, và đụng vào quyền lợi của các thế lực chính trị cấu kết với nông gia để bảo vệ khu vực canh nông của họ.
"Nước Nhật khá tiên tiến thật ra có khu vực nông nghiệp lạc hậu và sa sút từ hơn hai chục năm qua. Nông nghiệp Nhật chỉ đóng góp có 1% vào tổng sản lượng, sử dụng lực lao động bị lão hóa với tuổi thọ bình quân tại nông thôn là 66 tuổi, mà hơn 70% nông gia lại chỉ canh tác bán thời"-Nguyễn-Xuân Nghĩa
Gia Minh: Trước khi phân tích thế lực chính trị của nông nghiệp Nhật Bản, xin đề nghị ông tóm lược khái quát thực trạng của canh nông tại nước Nhật, như một hậu quả của chế độ bảo vệ đó.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Nước Nhật khá tiên tiến thật ra có khu vực nông nghiệp lạc hậu và sa sút từ hơn hai chục năm qua. Nông nghiệp Nhật chỉ đóng góp có 1% vào tổng sản lượng, sử dụng lực lao động bị lão hóa với tuổi thọ bình quân tại nông thôn là 66 tuổi, mà hơn 70% nông gia lại chỉ canh tác bán thời chứ không toàn thời, với năng suất thấp trên các nông trại nhỏ, có diện tích trung bình khoảng hai mẫu tây thôi. Nhưng thành phần này lại có thế lực chính trị rất mạnh, nhất là trong đảng Tự do Dân chủ, thường gọi tắt là đảng LDP, là đảng cầm quyền khá lâu từ sau Thế chiến II. Nhờ thế lực đó, họ bảo vệ năm ngành sản xuất là gạo, mì, bò gà, sữa và đường bằng hàng rào quan thuế rất cao. Như thuế quan về gạo Nhật lên tới 778%, là loại cao nhất thế giới, và dân Nhật gặp cảnh “gạo châu củi quế” trong nghĩa đen để nâng đỡ nông gia cao niên ở nhà. Chẳng những vậy, các thế lực chính trị hậu thuẫn nông gia còn trợ cấp việc không trồng lúa và để nhiều thửa ruộng trống nhằm bảo vệ lợi tức của nông dân nhờ giá cao.
Gia Minh: Trong hoàn cảnh đó, nếu Nhật gia nhập Hiệp ước TPP và phải hạ hàng rào quan thuế để nhập khẩu lương thực rẻ hơn, thí dụ như gạo từ Hoa Kỳ hay Việt Nam, thì người dân có thêm lợi tức để tiêu dùng vào việc khác, nhưng giới nông gia vẫn bị thiệt và thế lực chính trị của họ mới chống đối. Thưa ông, họ đã xây dựng thế lực ấy ra sao để có nhiều ảnh hưởng như vậy?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trước hết, nhỏ và yếu nhất là hệ thống thư lại trong Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp. Thành phần này cấu kết với doanh gia và chính trị để có thể cản trở hay trì hoãn chính sách của các Tổng bộ trưởng. Đây là hiện tượng khá phổ biến trong và ngoài lĩnh vực canh nông. Nhưng Nhật Bản còn có thế lực nông nghiệp mạnh hơn tất cả các nước dân chủ Âu-Mỹ, có lẽ cũng mạnh như các tập đoàn kinh tế nhà nước của các nước độc tài như Trung Quốc hay Việt Nam.
-Mạng lưới vận động của họ là một hệ thống phức tạp được xây dựng từ dưới lên, từ hợp tác xã tại địa phương lên tới cấp quận huyện. Trên cùng là một tổ chức có tên là “Toàn quốc Nông nghiệp Hiệp đồng Tổ hợp Trung ương hội”, gọi tắt là “Toàn Trung” hay Zenchu theo tiếng Nhật. Hội viên ở dưới có gần 10 triệu người, tức là khoảng 10% của những người ở tuổi đi bầu. Bên trong, có gần năm triệu là hội viên chính thức và hơn bốn triệu là hội viên hợp tác, tức là những người không sinh sống bằng nghề nông. Mười triệu người đó lập ra gần 700 hợp tác xã dưới cơ sở và từng bước liên kết với nhau đến thượng tầng là tổ chức Toàn Trung hay Zenchu mình vừa nói.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (giữa, trái) bắt tay Thị trưởng Boston Martin Walsh tại Boston, Massachusetts ngày 27 tháng tư năm 2015
Gia Minh: Thưa ông, dù có 10 triệu hội viên thì họ chưa thể là một lực lượng khả dĩ khuynh đảo được chính trường của một quốc gia dân chủ như nước Nhật. Thế lực của họ mạnh đến mức nào?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Từ dưới cơ sở thì họ ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực sinh hoạt ở nông thôn và qua đó thì có thể khuyến khích người dân trong bầu cử và thường thì bầu cho giới dân cử của đảng Tự do Dân chủ, ít ra là cho đến những năm gần đây. Nhưng ngoài bộ máy Zenchu rất có thực lực trên thượng tầng, thế lực nông gia Nhật còn ba tổ chức đáng gọi là kinh tài với nhiều phương tiện có khả năng tác động vào kinh tế.
- Đó là “Nông nghiệp Trung ương khố” hay Ngân hàng Norinchukin, với tài sản 840 tỷ đô la gồm hơn 400 tỷ là tích sản đầu tư. Là ngân hàng lập ra từ năm 1928 để tài trợ các hợp tác xã, tổ chức này là tập đoàn đầu tư loại lớn của Nhật với 300 nhân viên tốt nghiệp Cao học từ những trường có uy tín nhất và có thể tung tiền vận động các giải pháp chính trị có lợi. Tổ chức thứ hai là tập đoàn bảo hiểm lập ra từ 1951, tên là “Toàn quốc Cộng tế Nông nghiệp Hiệp đồng Tổ hợp Vận hợp hội”, thường được gọi tắt là Cộng Tế hay ZENKYOREN, nổi tiếng là lấy tiền bảo phí rất thấp. Như mọi doanh nghiệp bảo hiểm, ZENKYOREN cũng là cơ sở đầu tư có ảnh hưởng trong kinh tế. Tổ chức thứ ba là Toàn Nông hay ZEN-NOH, từ tên thật là “Toàn quốc Nông nghiệp Hiệp đồng Tổ hợp Vận động hội”. Đấy là doanh nghiệp phụ trách tiếp thị phân phối, tiếp liệu và nhập khẩu thuộc loại lớn nhất thế giới các mặt hàng cho canh nông, như thực phẩm cho gia súc hay phân bón. Ngoài việc phân phối đến 70% các loại phân bón hóa học tại Nhật, tổ chức ZEN-NOH còn sản xuất ra nhiều loại nông cơ, nông cụ, nhất là máy cầy máy kéo.
"Cho tới nay thì thế lực nông nghiệp Nhật vẫn còn muốn chống hiệp ước TPP nhưng có ảnh hưởng yếu dần trước sự xoay chuyển của cả xã hội Nhật. Về dài là trong 5 năm tới, các nông trại của Nhật sẽ thoát dần khỏi sự can thiệp của trung ương ở trên để khai thác thêm đất canh tác và áp dụng kỹ thuật hiện đại hơn"-Nguyễn-Xuân Nghĩa
- Với phương tiện dồi dào và hệ thống vận động tỏa tộng, tổ chức Zenchu ở trên có vai trò tư vấn cho Bộ Nông Lâm Ngư Nghiệp về chính sách. Ở dưới thì các cơ sở đưa tiền và người đi tranh cử cho các ứng cử viên ủng hộ chủ trương của họ, đa số là đảng viên đảng Tự do Dân chủ, hoặc chống lại các ứng viên có quan điểm bất lợi cho họ. Nhìn lại thì nếu thế lực công nghiệp và tài chính cấu kết trong hệ thống Keiretsu nổi tiếng của Nhật Bản đang chuyển hướng và thiên về giải pháp tự do thương mại để cạnh tranh trên trường quốc tế qua Hiệp ước TPP thì thế lực nông nghiệp lại muốn cưỡng chống.
Gia Minh: Khi thấy ra cả hệ thống tổ chức rộng lớn bao trùm lên nhiều lĩnh vực rộng lớn như vậy thì làm sao Chính quyền của Thủ tướng Shinzo Abe của đảng Tự do Dân chủ có thể vượt qua lực cản của họ để cải tổ cơ chế kinh tế xã hội?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Đấy mới là vấn đề rất đáng theo dõi. Cách nay đúng một năm, Hội đồng Cải cách Cơ chế trong Nội các của Thủ tướng Abe đề nghị nhiều biện pháp tuần tự trong đạo luật về Hợp tác xã Nông nghiệp để giảm trừ ảnh hưởng và tiền tài của thế lực nông nghiệp. Đề nghị thứ nhất là bỏ quy chế đặc biệt của tổ chức Toàn Trung hay Zenchu để trở thành một công ty bất vụ lợi thông thường. Đề nghị thứ hai là bãi bỏ quy chế hợp tác xã của tổ chức Toàn Nông hay ZEN-NOH để thành một công ty cổ phần sẽ bị thuế suất nặng hơn. Đề nghị thứ ba là ra luật lệ ngăn cấm những ai ở ngoài lĩnh vực canh nông được sinh hoạt trong các tổ chức vận động nông nghiệp. Tất nhiên, tổ chức Toàn Trung Zenchu đã mở chiến dịch trong Chính quyền và Hạ viện Nhật để đòi trì hoãn và cho họ có quyền chuyển hướng vào thời điểm mà họ thấy là thuận tiện.
- Trong cả năm, nhiều trận đánh phức tạp ấy dẫn đến sự thỏa hiệp giữa đôi bên trong dự luật về Hợp tác xã Nông nghiệp. Các thế lực nông nghiệp đồng ý là Zenchu sẽ thành công ty bất vụ lợi từ năm 2018 và bị đánh thuế như mọi công ty khác. Zenchu cũng hết được tự tiện trưng thu các ngân khoản miễn thuế từ các hợp tác xã và từ các mạng lưới vận động vào bộ Nông ngư nghiệp. Sổ sách các hợp tác xã ở dưới có thể bị giám sát bởi mọi kế toán viên hữu thệ. Và tổ chức NEN-NOH sẽ là một công ty cổ phần bị đóng thuế và mất độc quyền định giá các sản phẩm mua bán.
- Ngược lại, Chính quyền Abe tạm chấp nhận cho tổ chức Zenchu vẫn kiểm soát hai trung tâm kinh tài giàu nhất là Ngân hàng Norinchukin và tập đoàn bảo hiểm Zenkyoren và gia hạn năm năm cho việc cắt đứt quan hệ giữa những người không phải là nông gia với thế lực nông nghiệp. Sự thỏa hiệp ấy có nghĩa là trong năm năm tới, thế lực nông nghiệp của Nhật vẫn còn rất mạnh và sẽ còn tác động vào chính sách kinh tế Nhật Bản.
Gia Minh: Tổng kết lại hồ sơ rắc rối này thì liệu Nhật Bản có thể tiến tới một hệ thống nông nghiệp hiện đại hơn và trước mắt thì có thể tham gia Hiệp ước TPP không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Cho tới nay thì thế lực nông nghiệp Nhật vẫn còn muốn chống hiệp ước TPP nhưng có ảnh hưởng yếu dần trước sự xoay chuyển của cả xã hội Nhật. Về dài là trong năm năm tới, các nông trại của Nhật sẽ thoát dần khỏi sự can thiệp của trung ương ở trên để khai thác thêm đất canh tác và áp dụng kỹ thuật hiện đại hơn. Sau đó thì người ta mới có thể nói đến chuyện cạnh tranh. Từ nay đến đó thì chính trường Nhật vẫn bị các thế lực nông nghiệp chi phối trong một nỗ lực chuyển hướng khá chậm rãi.
Gia Minh: Xin cảm tạ ông Nghĩa về cuộc trao đổi này.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/japanese-agricul-lobby-05062015072311.html/05062015-japanese-agricul-lobby.mp3
Có hay không di dời Thảo cầm viên Sài Gòn
Cát Linh, phóng viên RFA
2015-05-06
Thảo cầm viên là địa điểm tham quan thú vị gắn liền với tuổi thơ của những trẻ em Sài Gòn-nhomphuot.cm
Dư luận trong nước gần đây, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội có nhiều tranh luận về sự kiện di dời Thảo Cầm Viên Sài Gòn vào năm tới. Tuy chưa có văn bản hoặc công bố chính thức về dự án này, nhưng có những nguồn tin nói rằng công viên Sai Gon Safari ở Củ Chi sẽ là ngôi nhà mới của Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
‘Chủ trương là có’
Một người công tác trực thuộc Thành Uỷ TP HCM không muốn nêu tên xác nhận rằng:
“Dự án Củ Chi nói cách đây rất lâu rồi. Đầu tiên khi mới đưa ra bị phản ứng vì TCV là cái gì đó gắn bó rất lâu đời với người dân thành phố. Sau đó, quỹ đất ở Củ Chi với tham vọng làm một Safari thật là to thì quỹ đất không đủ và giải toả không xong, nên bị bỏ lửng.”
Năm 2010, trên báo The Saigon Times Daily có đưa tin rằng khoảng 5 công ty thiết kế và xây dựng đã tham gia đấu thầu một dự án có tên là Saigon Safari Park ở thành phố HCM, quận Củ Chi. Chức năng của công viên Safari này theo kế hoạch là sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái và khu vui chơi giải trí lớn nhất nước. Không những thế, nơi đây được dự tính sẽ là khu vườn bách thú dạng mở với nhiều loại động vật và thực vật – một bảo tàng thiên nhiên.
Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề này, cũng như tìm hiểu về thiết kế mô hình của Sai Gon Safari Park, công ty thắng thầu dự án này là Bernard Harrison & Friends của Singapore hoàn toàn không biết về ý định di dời Thảo Cầm Viên về đây.
Ông Bernard Harrison, giám đốc công ty cho biết:
Dự án Củ Chi nói cách đây rất lâu rồi. Đầu tiên khi mới đưa ra bị phản ứng vì TCV là cái gì đó gắn bó rất lâu đời với người dân thành phố. Sau đó, quỹ đất ở Củ Chi với tham vọng làm một Safari thật là to thì quỹ đất không đủ và giải toả không xong, nên bị bỏ lửng
Một người thuộc Thành Uỷ TP HCM
“Chúng tôi đã thực hiện và hoàn thành dự án này cách đây 5 năm. Trong lúc triển khai master plan, tôi hoàn toàn không biết gì về kế hoạch di dời Thảo Cầm Viên mà bạn nhắc đến”
Bên cạnh đó, theo nội dung của một tờ báo mạng trong nước vào đầu năm nay cho biết, tại các cuộc họp gần đây, thường trực UBND TP HCM đều đã thống nhất với chủ trương biến Thảo Cầm Viên Sài Gòn thành một khu vườn bách thảo. Tất cả động vật đang sinh sống tại Thảo Cầm Viên sẽ được dời về khu quy hoạch mới là Saigon Safari Park ở Củ Chi, và tất cả các công trình mang tính lịch sử bên trong Thảo Cầm Viên sẽ được giữ nguyên hiện trạng trong kế hoạch di dời.
Tuy nhiên, khi được hỏi về những chủ trương của UBND TP HCM việc Thảo Cầm Viên sẽ được di dời vào năm 2016, người đang công tác tại Thành Uỷ TP HCM cho biết:
Cây sọ khỉ khoảng 150 tuổi lớn nhất thảo cầm viên với mã số 1552, và cũng là cây lớn nhất thành phố. Cây cao hơn 40 mét, đường kính thân (cách gốc 1,3 mét) là gần 4 mét.
“Chủ trương là có, nhưng những cuộc họp khoảng 1 năm trở lại đây thì không có cuộc họp nào nói về dự án Thảo Cầm Viên.”
Người dân nghĩ và nói gì
Điểm sơ lược về lịch sử của Thảo Cầm Viên Sài Gòn thì nếu tính từ năm công trình này được hoàn thành là tháng 3 năm 1865, thì năm nay, năm 2015 sẽ là năm kỷ niệm Thảo Cầm Viên tròn 150 tuổi.
Với chuyên môn về thực vật, môi trường của nhà khoa học JB. Loius Piere, hơn 100 năm trước ông đã bảo tồn và mang về thêm rất nhiều cây từ các châu lục khác để tạo thành một di sản vô cùng quý giá cho mảnh đất Sài Gòn. Không chỉ là một di tích văn hoá lịch sử gắn bó với nhiều thế hệ Việt Nam, Thảo Cầm Viên với tên gọi ban đầu là Vườn Bách Thảo, còn là nơi gắn bó với nhiều kỷ niệm của người Sài Gòn nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Thảo Cầm Viên không chỉ là khu du lịch, vui chơi giải trí, mà còn là nơi dành cho công việc bảo tồn và nghiên cứu tài nguyên môi trường.
Khi những hình ảnh về một thương xá Tax, café Givral nhiều hoài niệm đã bị xoá bỏ hoàn toàn chưa kịp vơi đi trong ký ức của người Việt Nam thì họ lại phải tiếp tục lo lắng về một Thảo Cầm Viên có tin sắp bị di chuyển.
Trên facebook của mình, nhạc sĩ Tuấn Khanh bày tỏ, “Thêm một di tích văn hóa - lịch sử của Sài Gòn sẽ đi vào dĩ vãng. Đây là nơi được xây dựng từ năm 1864 bởi người Pháp, và được ghi nhận là nơi bảo tồn động vật lâu đời hàng thứ 8 trên thế giới.
Theo suy nghĩ sơ bộ, việc di dời cực kỳ khó khăn, phức tạp, không đơn giản là 1 cái cây trồng trên đất mà nó còn là cả 1 lịch sử gắn liền với tất cả những thảm thực vật đã được trồng ở đó nên chắc là phải tính toán rất kỹ lưỡng
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh
Chính quyền Tp.HCM cho biết sẽ dời Sở thú ra xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng, Củ Chi, có tổng diện tích 485 ha. Đất ở đây cũng đã được tổ chức đền bù cho dân chúng để chuẩn bị thực hiện cho dự án.”
Đồng quan điểm với nhạc sĩ Tuấn Khanh, rất nhiều những người quan tâm đến vấn đề này đều bày tỏ sự phản đối trên các trang mạng cộng đồng. Theo họ, “Thảo Cầm Viên phải mãi mãi là thảo cầm viên, chỉ được phép mở rộng diện tích cho cây xanh thảm cỏ” hoặc họ tiếc nuối cho những mảng trời xanh của Hòn Ngọc Viễn Đông
“Bao nhiêu cây xanh dẹp hết đi cho ô nhiễm môi trường. Tội nghiệp thế hệ con cháu”
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, cựu Chủ tịch Hội bảo vệ Tài nguyên môi trường Việt Nam cho biết về tính khả thi của dự án di dời này:
“Theo suy nghĩ sơ bộ, việc di dời cực kỳ khó khăn, phức tạp, không đơn giản là 1 cái cây trồng trên đất mà nó còn là cả 1 lịch sử gắn liền với tất cả những thảm thực vật đã được trồng ở đó nên chắc là phải tính toán rất kỹ lưỡng.”
Đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng ông không được biết gì về chủ trương này. Tuy nhiên, theo ông:
“Tôi nghĩ ý tưởng xây dựng một nơi cho đàng hoàng hơn, khang trang hơn thì không có gì phản đối cả, trước sau gì cũng nên làm nhưng phải có kế hoạch như thế nào đó. Tốt nhất là những gì đã có lịch sử hàng trăm năm rồi thì nên giữ lại.”
Bên cạnh những ý kiến phản đối, cũng có vài quan điểm ủng hộ dự án di dời Thảo Cầm Viên. Họ đồng tình vì họ hy vọng về một khu vườn bách thảo phù hợp với nhịp độ phát triển cùng các quốc gia khác sẽ được hình thành.
“Dời TCV là đúng, vậy mới đủ không gian để tạo môi trường tương đối hoang dã, và trẻ con cũng thấy gần gũi thiên nhiên hơn. Chứ không phải xem con thú bị nhốt như hiện nay là dã man và lạc hậu. Vấn đề là đưa về Củ Chi là để có không gian làm mô trường hoang dã nhân tạo cho động vật hay cũng làm chuồng sắt.”
Một cô bé 6 tuổi khi được hỏi về cảm nhận với Thảo Cầm Viên, bé cho biết em rất thích đi Thảo Cầm Viên vì:
“Có nhiều thú như con dê, con ngựa, con thỏ, con chim. Có nhiều cây xanh toả ra bóng mát nếu mình đi buổi chiều.”
Và cô bé cũng hồn nhiên cho biết những khác biệt mà em nhìn thấy:
“Em thấy ở Thảo Cầm Viên Singapore mấy con thú được tự do chứ không bị nhốt trong chuồng.”
Mặc dù chưa có công bố chính thức nào từ cơ quan có thẩm quyền, hoặc việc di dời có thật sự làm cho khu Vườn Bách thảo trở nên sống động hơn hay không, nhưng việc di dời Thao Cầm Viên đang đối diện với rất nhiều tranh luận như vừa trình bày.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/reloct-saigon-zoo-05062015064524.html/05062015-reloct-saigon-zoo.mp3
2015-05-06
Thảo cầm viên là địa điểm tham quan thú vị gắn liền với tuổi thơ của những trẻ em Sài Gòn-nhomphuot.cm
Dư luận trong nước gần đây, đặc biệt là trên các trang mạng xã hội có nhiều tranh luận về sự kiện di dời Thảo Cầm Viên Sài Gòn vào năm tới. Tuy chưa có văn bản hoặc công bố chính thức về dự án này, nhưng có những nguồn tin nói rằng công viên Sai Gon Safari ở Củ Chi sẽ là ngôi nhà mới của Thảo Cầm Viên Sài Gòn.
‘Chủ trương là có’
Một người công tác trực thuộc Thành Uỷ TP HCM không muốn nêu tên xác nhận rằng:
“Dự án Củ Chi nói cách đây rất lâu rồi. Đầu tiên khi mới đưa ra bị phản ứng vì TCV là cái gì đó gắn bó rất lâu đời với người dân thành phố. Sau đó, quỹ đất ở Củ Chi với tham vọng làm một Safari thật là to thì quỹ đất không đủ và giải toả không xong, nên bị bỏ lửng.”
Năm 2010, trên báo The Saigon Times Daily có đưa tin rằng khoảng 5 công ty thiết kế và xây dựng đã tham gia đấu thầu một dự án có tên là Saigon Safari Park ở thành phố HCM, quận Củ Chi. Chức năng của công viên Safari này theo kế hoạch là sẽ trở thành một khu du lịch sinh thái và khu vui chơi giải trí lớn nhất nước. Không những thế, nơi đây được dự tính sẽ là khu vườn bách thú dạng mở với nhiều loại động vật và thực vật – một bảo tàng thiên nhiên.
Tuy nhiên, khi được hỏi về vấn đề này, cũng như tìm hiểu về thiết kế mô hình của Sai Gon Safari Park, công ty thắng thầu dự án này là Bernard Harrison & Friends của Singapore hoàn toàn không biết về ý định di dời Thảo Cầm Viên về đây.
Ông Bernard Harrison, giám đốc công ty cho biết:
Dự án Củ Chi nói cách đây rất lâu rồi. Đầu tiên khi mới đưa ra bị phản ứng vì TCV là cái gì đó gắn bó rất lâu đời với người dân thành phố. Sau đó, quỹ đất ở Củ Chi với tham vọng làm một Safari thật là to thì quỹ đất không đủ và giải toả không xong, nên bị bỏ lửng
Một người thuộc Thành Uỷ TP HCM
“Chúng tôi đã thực hiện và hoàn thành dự án này cách đây 5 năm. Trong lúc triển khai master plan, tôi hoàn toàn không biết gì về kế hoạch di dời Thảo Cầm Viên mà bạn nhắc đến”
Bên cạnh đó, theo nội dung của một tờ báo mạng trong nước vào đầu năm nay cho biết, tại các cuộc họp gần đây, thường trực UBND TP HCM đều đã thống nhất với chủ trương biến Thảo Cầm Viên Sài Gòn thành một khu vườn bách thảo. Tất cả động vật đang sinh sống tại Thảo Cầm Viên sẽ được dời về khu quy hoạch mới là Saigon Safari Park ở Củ Chi, và tất cả các công trình mang tính lịch sử bên trong Thảo Cầm Viên sẽ được giữ nguyên hiện trạng trong kế hoạch di dời.
Tuy nhiên, khi được hỏi về những chủ trương của UBND TP HCM việc Thảo Cầm Viên sẽ được di dời vào năm 2016, người đang công tác tại Thành Uỷ TP HCM cho biết:
Cây sọ khỉ khoảng 150 tuổi lớn nhất thảo cầm viên với mã số 1552, và cũng là cây lớn nhất thành phố. Cây cao hơn 40 mét, đường kính thân (cách gốc 1,3 mét) là gần 4 mét.
“Chủ trương là có, nhưng những cuộc họp khoảng 1 năm trở lại đây thì không có cuộc họp nào nói về dự án Thảo Cầm Viên.”
Người dân nghĩ và nói gì
Điểm sơ lược về lịch sử của Thảo Cầm Viên Sài Gòn thì nếu tính từ năm công trình này được hoàn thành là tháng 3 năm 1865, thì năm nay, năm 2015 sẽ là năm kỷ niệm Thảo Cầm Viên tròn 150 tuổi.
Với chuyên môn về thực vật, môi trường của nhà khoa học JB. Loius Piere, hơn 100 năm trước ông đã bảo tồn và mang về thêm rất nhiều cây từ các châu lục khác để tạo thành một di sản vô cùng quý giá cho mảnh đất Sài Gòn. Không chỉ là một di tích văn hoá lịch sử gắn bó với nhiều thế hệ Việt Nam, Thảo Cầm Viên với tên gọi ban đầu là Vườn Bách Thảo, còn là nơi gắn bó với nhiều kỷ niệm của người Sài Gòn nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Thảo Cầm Viên không chỉ là khu du lịch, vui chơi giải trí, mà còn là nơi dành cho công việc bảo tồn và nghiên cứu tài nguyên môi trường.
Khi những hình ảnh về một thương xá Tax, café Givral nhiều hoài niệm đã bị xoá bỏ hoàn toàn chưa kịp vơi đi trong ký ức của người Việt Nam thì họ lại phải tiếp tục lo lắng về một Thảo Cầm Viên có tin sắp bị di chuyển.
Trên facebook của mình, nhạc sĩ Tuấn Khanh bày tỏ, “Thêm một di tích văn hóa - lịch sử của Sài Gòn sẽ đi vào dĩ vãng. Đây là nơi được xây dựng từ năm 1864 bởi người Pháp, và được ghi nhận là nơi bảo tồn động vật lâu đời hàng thứ 8 trên thế giới.
Theo suy nghĩ sơ bộ, việc di dời cực kỳ khó khăn, phức tạp, không đơn giản là 1 cái cây trồng trên đất mà nó còn là cả 1 lịch sử gắn liền với tất cả những thảm thực vật đã được trồng ở đó nên chắc là phải tính toán rất kỹ lưỡng
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh
Chính quyền Tp.HCM cho biết sẽ dời Sở thú ra xã An Nhơn Tây và xã Phú Mỹ Hưng, Củ Chi, có tổng diện tích 485 ha. Đất ở đây cũng đã được tổ chức đền bù cho dân chúng để chuẩn bị thực hiện cho dự án.”
Đồng quan điểm với nhạc sĩ Tuấn Khanh, rất nhiều những người quan tâm đến vấn đề này đều bày tỏ sự phản đối trên các trang mạng cộng đồng. Theo họ, “Thảo Cầm Viên phải mãi mãi là thảo cầm viên, chỉ được phép mở rộng diện tích cho cây xanh thảm cỏ” hoặc họ tiếc nuối cho những mảng trời xanh của Hòn Ngọc Viễn Đông
“Bao nhiêu cây xanh dẹp hết đi cho ô nhiễm môi trường. Tội nghiệp thế hệ con cháu”
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Sinh, cựu Chủ tịch Hội bảo vệ Tài nguyên môi trường Việt Nam cho biết về tính khả thi của dự án di dời này:
“Theo suy nghĩ sơ bộ, việc di dời cực kỳ khó khăn, phức tạp, không đơn giản là 1 cái cây trồng trên đất mà nó còn là cả 1 lịch sử gắn liền với tất cả những thảm thực vật đã được trồng ở đó nên chắc là phải tính toán rất kỹ lưỡng.”
Đồng thời ông cũng nhấn mạnh rằng ông không được biết gì về chủ trương này. Tuy nhiên, theo ông:
“Tôi nghĩ ý tưởng xây dựng một nơi cho đàng hoàng hơn, khang trang hơn thì không có gì phản đối cả, trước sau gì cũng nên làm nhưng phải có kế hoạch như thế nào đó. Tốt nhất là những gì đã có lịch sử hàng trăm năm rồi thì nên giữ lại.”
Bên cạnh những ý kiến phản đối, cũng có vài quan điểm ủng hộ dự án di dời Thảo Cầm Viên. Họ đồng tình vì họ hy vọng về một khu vườn bách thảo phù hợp với nhịp độ phát triển cùng các quốc gia khác sẽ được hình thành.
“Dời TCV là đúng, vậy mới đủ không gian để tạo môi trường tương đối hoang dã, và trẻ con cũng thấy gần gũi thiên nhiên hơn. Chứ không phải xem con thú bị nhốt như hiện nay là dã man và lạc hậu. Vấn đề là đưa về Củ Chi là để có không gian làm mô trường hoang dã nhân tạo cho động vật hay cũng làm chuồng sắt.”
Một cô bé 6 tuổi khi được hỏi về cảm nhận với Thảo Cầm Viên, bé cho biết em rất thích đi Thảo Cầm Viên vì:
“Có nhiều thú như con dê, con ngựa, con thỏ, con chim. Có nhiều cây xanh toả ra bóng mát nếu mình đi buổi chiều.”
Và cô bé cũng hồn nhiên cho biết những khác biệt mà em nhìn thấy:
“Em thấy ở Thảo Cầm Viên Singapore mấy con thú được tự do chứ không bị nhốt trong chuồng.”
Mặc dù chưa có công bố chính thức nào từ cơ quan có thẩm quyền, hoặc việc di dời có thật sự làm cho khu Vườn Bách thảo trở nên sống động hơn hay không, nhưng việc di dời Thao Cầm Viên đang đối diện với rất nhiều tranh luận như vừa trình bày.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/reloct-saigon-zoo-05062015064524.html/05062015-reloct-saigon-zoo.mp3
Vần đề nhân sự trong Hôi nghị Trung ương 11
Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-05-06
Từ trái sang: TBT Nguyễn Phú Trọng, Cựu TBT Nông Đức Mạnh và TT Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng 4 ở TPHCM. AFP
Cứ mỗi lần Hội nghị Trung ương mở ra là giới quan sát trong cũng như ngoài nước đểu chú ý tới vấn đề chọn lựa nhân sự hơn bất cứ vấn đề nào khác. Trong bải diễn văn lần này Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tới vấn để nhân sự và báo chí đồng loạt nhắc lại điều này như một biến cố có thể khiến Đảng lung lay.
Đối với các nước dân chủ có chế độ bầu cử tự do thì việc chọn lựa người lãnh đạo quốc gia là cơ hội cho dân chúng thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu của mình. Riêng tại các nước theo chế độ Cộng sản thì cuộc đầu phiếu theo ý dân sẽ được vài trăm Ủy viên Bộ chính trị họp kín với nhau để chọn người lãnh đạo cho chính họ và cho người dân cả nước.
Tổng bí thư là vị trí quyền lực cao nhất, trên cả Quốc hội và chính phủ, sẽ được Hội nghị Trung ương lần này thảo luận và bàn bạc cho kỳ Đại hội Đảng 12 sẽ diễn ra vào năm tới.
Cuộc tranh giành quyền lực
Mặc dù Hội nghị được xem là tuyệt mật nhưng chưa bao giờ thoát khỏi sự rò rỉ từ bên trong cùng những thông tin được tổng hợp từ bên ngoài sẽ cho thấy một kết quả nào đó từ các ứng viên có ý định đại diện cho phe nhóm của mình tiến tới việc nắm giữ vị trí then chốt nhất của chế độ.
Nhiều chuyên gia quan sát chính trường Việt Nam đồng ý rằng có hai phe được các nhóm lợi ích hỗ trợ trong cuộc tranh giành quyền lực. Hai phe này đã hình thành ít nhất từ Hội nghị Trung ương 6 hai năm trước đây khi ông Tổng bí thư, đại diện cho nhóm Đảng đã cố lật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhưng thất bại một cách cay đắng và từ đó tới nay mối bất đồng ngày một đào sâu, đặc biệt khi đường đua tới đích ngày một rút ngắn.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến nổi bật đưa ra nhận xét về vấn đề mà Hội nghị đang bàn tới:
-Bây giờ chủ yếu vấn đề được quan tâm là vấn đề nhân sự, phe nào thì được những ghế nào. Một số nhân vật được coi như đã an bài rồi ví dụ như Nguyễn Phú Trọng, thì ngoài vấn đề tuổi tác, mà nếu ông ta còn trẻ thì chắc cũng bị cho về vườn thôi vì với một bản lĩnh non kém như thế thì chắc chắn không tồn tại được trong vị trí Tổng bí thư nữa. Còn những vị trí khác thì rõ ràng bây giờ trước Đại hội 12 thì có phe Nguyễn Phú Trọng và một phe cầm đầu bởi Nguyễn Tấn Dũng. Hai phe này đã từng giao chiến mà trận giao chiến ác liệt nhất là Hội nghị Trung ương 6 mà Nguyễn Phú Trọng đã khóc lóc sụt sùi khi không hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng.
"Bây giờ trước Đại hội 12 thì có phe Nguyễn Phú Trọng và một phe cầm đầu bởi Nguyễn Tấn Dũng. Hai phe này đã từng giao chiến mà trận giao chiến ác liệt nhất là Hội nghị Trung ương 6 mà Nguyễn Phú Trọng đã khóc lóc sụt sùi khi không hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng"-TS Nguyễn Thanh Giang
TS Nguyễn Thanh Giang cho rằng mặc dù bị đánh tận lực trong Hội nghị Trung ương 6 nhưng ông Dũng không có cơ hội phản kích. Điều ông Dũng cố làm là hạ uy tín ông Trọng khi chọn thái độ đi ngược lại những gì mà ông Tổng Bí thư đã làm hay đã tuyên bố. Trong khi ông Trọng giữ vững lập trường xem Trung Quốc là bạn thì ông Dũng lại cho rằng “nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc”, TS Nguyễn Thanh Giang nhận xét về thế mạnh của ông Dũng trong Hội nghị lần này:
-Sau này ông Dũng không đánh thẳng vào Nguyễn Phú Trọng như các tuyên ngôn khác hẳn của Nguyễn Phú Trọng đối với vấn để Trung Quốc, đối với vấn đề kinh tế thị trường hay vấn đề diều luật biểu tình hay xã hội, thái độ với doanh nghiệp nhà nước…người ta thấy hai bên có những cái sai biệt nhau vấn đề quan trọng nhất và cao nhất là vị trí Tổng bí thư thì người ta nghĩ rằng trong thế thượng phong hiện giờ thì rất có thể là ghế Tổng bí thư sẽ nằm trong tay Nguyễn Tấn Dũng, vấn đề là ông ấy có kiêm nhiệm luôn Chủ tịch nước hay là sau đó có chuyển biến thành chế độ Tổng thống hay không thì còn phải chờ xem.
TS Phạm Chí Dũng, một nhà báo, chuyên gia kinh tế và có rất nhiều bài viết nhận định chính trị chú ý tới khía cạnh nhân quyền trước khi Hội nghị khai mạc. Chỉ dấu im ắng không khủng bố, càn quét người đối lập như trước đây cho thấy một diễn biến khác lạ có thể là dọn đường cho ông Trọng sang Mỹ nhưng cũng có thể cho thấy một chủ trương nào đó từ phía Đảng:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) mỉm cười đi phía sau Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại một kỳ họp Quốc hội ở Hà Nội năm 2012.
-Hội nghị Trung ương 11 lần này tôi muốn đề cập đầu tiên là vấn đề nhân quyền. Trong vòng hai năm qua đây là Hội nghị Trung ương lần thứ hai mà trước Hội nghị không diễn ra bắt người còn hầu như tất cả các Hội nghị Trung ương trước đây đều diễn ra tình trạng bắt các blogger, các nhà bất đồng chính kiến trước khi diễn ra Hội nghị đó là vấn đề mà chúng ta cần xem xét.
Thứ hai, ta có thể so sánh Hội nghị Trung ương 11 lần này với Hội nghị Trung ương 7 vào năm 2013 khi đó diễn ra sự kiện khá lớn trong Bộ chính trị là bổ xung hai Ủy viên Bộ chính trị. Có 4 ứng cửa viên mà sau đó chỉ chọn hai người là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ bị trượt và Hội nghị Trung ương lần thứ 7 vấn đề nhân sự rất quan trọng.
Từ quan trọng kỳ này đổi thành hệ trọng theo lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà thậm chí báo chí còn rút tít là vấn để nhân sự kỳ này ảnh hưởng sinh mệnh của Đảng điều đó cho thấy công tác nhân sự khi Đại hội Đảng lần thứ 12 diễn ra vào năm 2016 hệ trọng đến thế nào.
Bài diễn văn chống Mỹ
Mặc dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiếm được khá nhiều cảm tình của người dân qua các tuyên bố cứng cỏi, nhưng bài diễn văn đọc nhân ngày 30 tháng 4 vừa qua là một tì vết cho sự nghiệp chính trị của ông. TS Phạm Chí Dũng nhận xét:
"Thái độ của ông Dũng hầu như chưa tỏ ra có mối quan hệ với TQ nhưng đặc biệt khi mà ta nhắc lại cái diễn văn chào mừng ngày 30/4 của ông Dũng có thể nói thẳng đó là một bài diễn văn chống Mỹ...Đó là một diễn văn bất cập với những ngôn từ gay gắt quyết liệt, kể cả mang tính chất khiêu khích"-TS Phạm Chí Dũng
-Trong suốt hai nhiệm kỳ làm thủ tướng của ông Dũng cho tới nay ông chưa xuất hiện ở Bắc Kinh và điều đó không cho thấy một tín hiệu quá rõ ràng về việc Thiên triểu có thể có một ảnh hưởng lớn đối với ông Nguyễn Tấn Dũng.
Tôi cho rằng thái độ của ông Dũng hầu như chưa tỏ ra có mối quan hệ với Trung Quốc nhưng đặc biệt khi mà ta nhắc lại cái diễn văn chào mừng ngày 30 tháng 4 của ông Dũng có thể nói thẳng đó là một bài diễn văn chống Mỹ. Hầu như không nhắc đến vai trò hỗ trợ kinh tế của Mỹ trong vấn đề đầu tư nước ngoài và viện trợ kể cả vai trò của Mỹ trong Biển Đông trong thời gian gần đây. Đó là một diễn văn bất cập với những ngôn từ gay gắt quyết liệt, kể cả mang tính chất khiêu khích điều đó có lợi gì cho ông Dũng khi ông được coi là một trong những người có thân nhân gần gũi nhất với Hoa Kỳ?
Có lẽ từ những sai lầm chiến lược này của ông Dũng đã khiến ông Trọng có một bài diễn văn khá tự tin trước Hội nghị Trung ương 11 lần này, mặc dù ông Trong vốn nổi tiếng là rất khô cứng khi đọc diễn văn. TS Phạm Chí Dũng nhận xét:
-Hội nghị Trung ương lần thứ 11 chúng ta chứng kiến một bài diễn văn có vẻ khá tự tin của ông Nguyễn Phú Trọng, nó khác với diễn văn kết thúc Hội nghị Trung ương 6 vào cuối tháng 9 năm 2012 đã cho thấy ưu thế phía Đảng đang tăng lên đáng kể.
Người dân không tin rằng Đảng sẽ làm được điều gì đột phá, ý nghĩa trong các Hội nghị như thế này nhưng rất nhiều người trong đó có TS Nguyễn Thanh Giang, vẫn ước ao sẽ có một cuộc vận động nào đó khiến Đảng Cộng sản Việt Nam đổi máu để có thề tiếp tục con đường mà họ cho là phục vụ dân tộc, phục vụ nhân dân:
-Trong giai đoạn mà ông Nguyễn Phú Trọng cầm quyền thì mỗi một ngày Đảng với dân lại chia hai con đường khác biệt cho nên người ta trông chờ hai phía tích cực và tiêu cực. Phía tiến bộ và phía lạc hậu nó tự vận động trong các hội nghị trung ương từ đây đến Đại hội đảng như thế nào thì may ra cái Đại hội 12 nó sẽ khá lên một chút thì dần dần Đảng còn có thê một phần nào giữ được cái vai trò lãnh đạo đất nước và dân tộc. Dù non kém nhưng không đến nỗi quá tệ và thậm chí không đếnnỗi phản động như hiện nay.
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 chưa kết thúc nhưng hầu như giới quan sát và đa số người có quan tâm đều cho rằng sẽ không có bất kỳ một cuộc cách mạng nhân sự nào vì Đảng vẫn giữ truyền thống chia sẻ ghế ngồi cho nhau nhằm ổn định chính trị và nhất là giữ vững sự cai trị của mình.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/human-resou-issues-05062015052929.html/05062015-human-resou-issues.mp3
2015-05-06
Từ trái sang: TBT Nguyễn Phú Trọng, Cựu TBT Nông Đức Mạnh và TT Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc diễn binh mừng ngày 30 tháng 4 ở TPHCM. AFP
Cứ mỗi lần Hội nghị Trung ương mở ra là giới quan sát trong cũng như ngoài nước đểu chú ý tới vấn đề chọn lựa nhân sự hơn bất cứ vấn đề nào khác. Trong bải diễn văn lần này Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh tới vấn để nhân sự và báo chí đồng loạt nhắc lại điều này như một biến cố có thể khiến Đảng lung lay.
Đối với các nước dân chủ có chế độ bầu cử tự do thì việc chọn lựa người lãnh đạo quốc gia là cơ hội cho dân chúng thực hiện quyền phổ thông đầu phiếu của mình. Riêng tại các nước theo chế độ Cộng sản thì cuộc đầu phiếu theo ý dân sẽ được vài trăm Ủy viên Bộ chính trị họp kín với nhau để chọn người lãnh đạo cho chính họ và cho người dân cả nước.
Tổng bí thư là vị trí quyền lực cao nhất, trên cả Quốc hội và chính phủ, sẽ được Hội nghị Trung ương lần này thảo luận và bàn bạc cho kỳ Đại hội Đảng 12 sẽ diễn ra vào năm tới.
Cuộc tranh giành quyền lực
Mặc dù Hội nghị được xem là tuyệt mật nhưng chưa bao giờ thoát khỏi sự rò rỉ từ bên trong cùng những thông tin được tổng hợp từ bên ngoài sẽ cho thấy một kết quả nào đó từ các ứng viên có ý định đại diện cho phe nhóm của mình tiến tới việc nắm giữ vị trí then chốt nhất của chế độ.
Nhiều chuyên gia quan sát chính trường Việt Nam đồng ý rằng có hai phe được các nhóm lợi ích hỗ trợ trong cuộc tranh giành quyền lực. Hai phe này đã hình thành ít nhất từ Hội nghị Trung ương 6 hai năm trước đây khi ông Tổng bí thư, đại diện cho nhóm Đảng đã cố lật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhưng thất bại một cách cay đắng và từ đó tới nay mối bất đồng ngày một đào sâu, đặc biệt khi đường đua tới đích ngày một rút ngắn.
Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, một nhà bất đồng chính kiến nổi bật đưa ra nhận xét về vấn đề mà Hội nghị đang bàn tới:
-Bây giờ chủ yếu vấn đề được quan tâm là vấn đề nhân sự, phe nào thì được những ghế nào. Một số nhân vật được coi như đã an bài rồi ví dụ như Nguyễn Phú Trọng, thì ngoài vấn đề tuổi tác, mà nếu ông ta còn trẻ thì chắc cũng bị cho về vườn thôi vì với một bản lĩnh non kém như thế thì chắc chắn không tồn tại được trong vị trí Tổng bí thư nữa. Còn những vị trí khác thì rõ ràng bây giờ trước Đại hội 12 thì có phe Nguyễn Phú Trọng và một phe cầm đầu bởi Nguyễn Tấn Dũng. Hai phe này đã từng giao chiến mà trận giao chiến ác liệt nhất là Hội nghị Trung ương 6 mà Nguyễn Phú Trọng đã khóc lóc sụt sùi khi không hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng.
"Bây giờ trước Đại hội 12 thì có phe Nguyễn Phú Trọng và một phe cầm đầu bởi Nguyễn Tấn Dũng. Hai phe này đã từng giao chiến mà trận giao chiến ác liệt nhất là Hội nghị Trung ương 6 mà Nguyễn Phú Trọng đã khóc lóc sụt sùi khi không hạ bệ được Nguyễn Tấn Dũng"-TS Nguyễn Thanh Giang
TS Nguyễn Thanh Giang cho rằng mặc dù bị đánh tận lực trong Hội nghị Trung ương 6 nhưng ông Dũng không có cơ hội phản kích. Điều ông Dũng cố làm là hạ uy tín ông Trọng khi chọn thái độ đi ngược lại những gì mà ông Tổng Bí thư đã làm hay đã tuyên bố. Trong khi ông Trọng giữ vững lập trường xem Trung Quốc là bạn thì ông Dũng lại cho rằng “nhất định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc”, TS Nguyễn Thanh Giang nhận xét về thế mạnh của ông Dũng trong Hội nghị lần này:
-Sau này ông Dũng không đánh thẳng vào Nguyễn Phú Trọng như các tuyên ngôn khác hẳn của Nguyễn Phú Trọng đối với vấn để Trung Quốc, đối với vấn đề kinh tế thị trường hay vấn đề diều luật biểu tình hay xã hội, thái độ với doanh nghiệp nhà nước…người ta thấy hai bên có những cái sai biệt nhau vấn đề quan trọng nhất và cao nhất là vị trí Tổng bí thư thì người ta nghĩ rằng trong thế thượng phong hiện giờ thì rất có thể là ghế Tổng bí thư sẽ nằm trong tay Nguyễn Tấn Dũng, vấn đề là ông ấy có kiêm nhiệm luôn Chủ tịch nước hay là sau đó có chuyển biến thành chế độ Tổng thống hay không thì còn phải chờ xem.
TS Phạm Chí Dũng, một nhà báo, chuyên gia kinh tế và có rất nhiều bài viết nhận định chính trị chú ý tới khía cạnh nhân quyền trước khi Hội nghị khai mạc. Chỉ dấu im ắng không khủng bố, càn quét người đối lập như trước đây cho thấy một diễn biến khác lạ có thể là dọn đường cho ông Trọng sang Mỹ nhưng cũng có thể cho thấy một chủ trương nào đó từ phía Đảng:
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (giữa) mỉm cười đi phía sau Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại một kỳ họp Quốc hội ở Hà Nội năm 2012.
-Hội nghị Trung ương 11 lần này tôi muốn đề cập đầu tiên là vấn đề nhân quyền. Trong vòng hai năm qua đây là Hội nghị Trung ương lần thứ hai mà trước Hội nghị không diễn ra bắt người còn hầu như tất cả các Hội nghị Trung ương trước đây đều diễn ra tình trạng bắt các blogger, các nhà bất đồng chính kiến trước khi diễn ra Hội nghị đó là vấn đề mà chúng ta cần xem xét.
Thứ hai, ta có thể so sánh Hội nghị Trung ương 11 lần này với Hội nghị Trung ương 7 vào năm 2013 khi đó diễn ra sự kiện khá lớn trong Bộ chính trị là bổ xung hai Ủy viên Bộ chính trị. Có 4 ứng cửa viên mà sau đó chỉ chọn hai người là ông Nguyễn Thiện Nhân và bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ bị trượt và Hội nghị Trung ương lần thứ 7 vấn đề nhân sự rất quan trọng.
Từ quan trọng kỳ này đổi thành hệ trọng theo lời của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà thậm chí báo chí còn rút tít là vấn để nhân sự kỳ này ảnh hưởng sinh mệnh của Đảng điều đó cho thấy công tác nhân sự khi Đại hội Đảng lần thứ 12 diễn ra vào năm 2016 hệ trọng đến thế nào.
Bài diễn văn chống Mỹ
Mặc dù Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chiếm được khá nhiều cảm tình của người dân qua các tuyên bố cứng cỏi, nhưng bài diễn văn đọc nhân ngày 30 tháng 4 vừa qua là một tì vết cho sự nghiệp chính trị của ông. TS Phạm Chí Dũng nhận xét:
"Thái độ của ông Dũng hầu như chưa tỏ ra có mối quan hệ với TQ nhưng đặc biệt khi mà ta nhắc lại cái diễn văn chào mừng ngày 30/4 của ông Dũng có thể nói thẳng đó là một bài diễn văn chống Mỹ...Đó là một diễn văn bất cập với những ngôn từ gay gắt quyết liệt, kể cả mang tính chất khiêu khích"-TS Phạm Chí Dũng
-Trong suốt hai nhiệm kỳ làm thủ tướng của ông Dũng cho tới nay ông chưa xuất hiện ở Bắc Kinh và điều đó không cho thấy một tín hiệu quá rõ ràng về việc Thiên triểu có thể có một ảnh hưởng lớn đối với ông Nguyễn Tấn Dũng.
Tôi cho rằng thái độ của ông Dũng hầu như chưa tỏ ra có mối quan hệ với Trung Quốc nhưng đặc biệt khi mà ta nhắc lại cái diễn văn chào mừng ngày 30 tháng 4 của ông Dũng có thể nói thẳng đó là một bài diễn văn chống Mỹ. Hầu như không nhắc đến vai trò hỗ trợ kinh tế của Mỹ trong vấn đề đầu tư nước ngoài và viện trợ kể cả vai trò của Mỹ trong Biển Đông trong thời gian gần đây. Đó là một diễn văn bất cập với những ngôn từ gay gắt quyết liệt, kể cả mang tính chất khiêu khích điều đó có lợi gì cho ông Dũng khi ông được coi là một trong những người có thân nhân gần gũi nhất với Hoa Kỳ?
Có lẽ từ những sai lầm chiến lược này của ông Dũng đã khiến ông Trọng có một bài diễn văn khá tự tin trước Hội nghị Trung ương 11 lần này, mặc dù ông Trong vốn nổi tiếng là rất khô cứng khi đọc diễn văn. TS Phạm Chí Dũng nhận xét:
-Hội nghị Trung ương lần thứ 11 chúng ta chứng kiến một bài diễn văn có vẻ khá tự tin của ông Nguyễn Phú Trọng, nó khác với diễn văn kết thúc Hội nghị Trung ương 6 vào cuối tháng 9 năm 2012 đã cho thấy ưu thế phía Đảng đang tăng lên đáng kể.
Người dân không tin rằng Đảng sẽ làm được điều gì đột phá, ý nghĩa trong các Hội nghị như thế này nhưng rất nhiều người trong đó có TS Nguyễn Thanh Giang, vẫn ước ao sẽ có một cuộc vận động nào đó khiến Đảng Cộng sản Việt Nam đổi máu để có thề tiếp tục con đường mà họ cho là phục vụ dân tộc, phục vụ nhân dân:
-Trong giai đoạn mà ông Nguyễn Phú Trọng cầm quyền thì mỗi một ngày Đảng với dân lại chia hai con đường khác biệt cho nên người ta trông chờ hai phía tích cực và tiêu cực. Phía tiến bộ và phía lạc hậu nó tự vận động trong các hội nghị trung ương từ đây đến Đại hội đảng như thế nào thì may ra cái Đại hội 12 nó sẽ khá lên một chút thì dần dần Đảng còn có thê một phần nào giữ được cái vai trò lãnh đạo đất nước và dân tộc. Dù non kém nhưng không đến nỗi quá tệ và thậm chí không đếnnỗi phản động như hiện nay.
Hội nghị Trung ương lần thứ 11 chưa kết thúc nhưng hầu như giới quan sát và đa số người có quan tâm đều cho rằng sẽ không có bất kỳ một cuộc cách mạng nhân sự nào vì Đảng vẫn giữ truyền thống chia sẻ ghế ngồi cho nhau nhằm ổn định chính trị và nhất là giữ vững sự cai trị của mình.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/human-resou-issues-05062015052929.html/05062015-human-resou-issues.mp3