Monday, April 13, 2015

“Nhiệt liệt chào mừng" phái đoàn bán nước trở về

Bảo Giang (Danlambao) - Mấy hôm trước tôi định viết bài, CHÀO MỪNG PHÁI ĐOÀN BÁN NƯỚC LÊN ĐƯỜNG, nhưng lại thôi. Thôi, không phải vì không biết họ sẽ bán nốt những gì của nước ta còn xót lại. Nhưng thôi vì nghe lời người xưa dặn bảo “mừng người về chứ ai mừng người đi bào giờ”. Nay, phái đoàn bán nước do Nguyễn Phú Trọng cầm đầu, với 4 ủy viên trong bộ chính trị, cùng với nhiều bộ trưởng, ủy viên trung ương tháp tùng đã về. Lại mang về những thành quả rực rỡ trong chương bán nước của nhà nước CHXHCN, nên chẳng lẽ không viết bài… mừng!

Sự kiện … mừng này có ít nhất hai lý do: Thứ nhất, phải “nhiệt liệt chào mừng” phái đoàn bán nước trở về là vì ở nước ta, từ xưa đến nay đã có nhiều phái đoàn đi xứ nước người. Nhưng có nhiều đoàn bán nước đã phải bỏ xác ở nơi xứ người như đoàn của Lê chiêu Thống, đoàn của Trần ích Tắc, có đi mà không có về. Rồi mới đây, vào năm 1942, là đoàn của thiếu tá Hồ Quang, đảng viên đảng cộng sản Trung cộng, sau khi xâm nhập vào Việt Nam thành lập đảng cộng sản Đông Dương, khi về hay sang Tàu trình báo kết quả thì bị quan quân của Tưởng giới Thạch chịt cổ, đẩy vào trại lao động, nghe nói là ăn mặc đói rách lắm, lại còn bị bọn Tầu Tưởng dần cho mềm người vì bị nghi là Hán gian. May nhờ có anh em bên Quốc dân Đảng Việt Nam tưởng nhầm là người mình, nên xin Trương Phát Khuê tha mạng cho. Tuy nhiên, trước khi ra khỏi nhà tù, Hồ chí Minh lại ngứa nghề, thò tay chôm một tập thơ của người tù nào đó. Dấu kỹ lắm, mãi đến khoảng năm 1960 mới dám để lộ ra ngoài và nhận là do mình sáng tác để cho văn thi nô thổi ống đu đủ. Thật là toát mồ hôi hột, nghề tuy quen, nhưng lúc chôm chỉ sợ có người nom thấy. May mà tác giả thật đã chết lâu rồi, nếu không là rầy rà lớn. Đến sau khi ra khỏi tù, Hồ Quang biến thành Hồ chí Minh (đúng ra là Hồ Quang đã khai láo cái tên Hồ chí Minh ngay khi bị bắt) lại được lệnh sang Việt Nam mở kháng chiến lừa bịp người Việt Nam theo chiêu bài “giải phóng Dân Tộc và Độc Lập đất nước”.

Kết quả, dân Nam vì khát khao Độc Lập mà bị lừa và Việt Minh cướp được chính quyền vào ngày 02-9-1945, sau này thành nhà nước VNDCCH là tiền thân của nhà nước “cộng huề xã hội chí ngu” hôm nay. Chính nó đã tạo nên muôn ngàn thống khổ điêu linh cho người dân Việt Nam. Theo đó, cứ mỗi lần phái đoàn của đảng cộng sang Tàu ký thỏa ước bán thêm ít mặt hàng như đất đai, bờ biển, sông ngòi của Việt Nam là toàn đảng mất ăn, mất ngủ. Chỉ sợ có đi mà không có về. Nay đoàn ta đã về. Thế là lại mồ yên mả đẹp thôi! Gọi là có mồ yên mả đẹp là vì nếu phen này Tập cận Bình mở lòng xót thương, nhất trí bảo vệ băng nhóm của đảng ta do bí thư Trọng đưa đi, và nhất trí xắp sếp các đồng chí ấy vào vai lãnh đạo cho vài khóa tới thì các lãnh đạo của đảng ta dĩ nhiên là sẽ có mồ yên mả đẹp xuốt! Nhờ đó, toàn đảng lại ăn trên ngồi trốc. Lo gì cái thế lực thù địch đạp đổ thành quả của “cách mạng”. Đã thế, cả nước đều được phát chữ hạnh phúc. Cứ bước ra đường là đụng mặt tiến sỹ! Theo đà này mà tiến chả mấy chốc các đồng chí quét đường, làm công tác chặt cây xanh cũng phải nhét cái bằng tiến sỹ vào túi mới có việc làm. Phần dân chúng thì tự do… xướng!

Chuyện đi xứ nhìn chung là thế. Riêng về thành tích của phái đoàn bán nước kỳ này, theo đài, ngay khi phái đoàn của ta xuống phi trường, và chân ướt chân ráo bước vào đại sảnh đường ở TC là cả đoàn mắt trước mắt sau, ký một lúc đến 7 thỏa ước có sẵn. Nghe báo, việc ký kết 7 thỏa ước này đã diễn ra trong một bầu không khí rất phấn khởi, đầy hợp tác và không thắc mắc. Lý do, có lệnh ký là ký. Có giờ đâu mà đọc, mà tham khảo. Hơn thế, có đọc thì cũng chẳng hiểu trong đó nó nói những gì. Nếu chẳng may có hiểu được đôi ba ý thì nó lại rất hợp với ý đoàn đi bán. Theo đó, phái đoàn của đảng ta ký ngay. Ký như là một thủ tục cần thiết của người xin nhập cảnh vậy!

Thật ra, việc phái đoàn bán nước do Nguyễn phú Trọng cầm đầu đi chầu TC đạt được thành quả to lớn và sớm sủa như thế là vì theo truyền thống đã có sẵn từ thời thiếu tá Hồ Quang, sau đổi là Hồ chí Minh, để lại. Mỗi khi chính thức hay lén lút về thăm quê Tàu thì Hồ chí Minh đều mắt trước mắt sau ký kết vào đủ mọi loại giấy tờ do Mao và Chu đưa ra. Việc ký kết chẳng ai biết, nên không có trở ngại gì. Tuy nhiên, không thể ký quá nhiều, quá lộ liễu vì sợ lộ kế hoạch “ve sầu thoát xác” của Hồ. Theo đó, một kế hoạch được đề ra. HCM chỉ đạo cho Đặng xuân Khu, nhân danh tổng bí thư đảng cộng viết lời kêu gọi đồng bào Việt Nam bỏ chữ quốc ngữ, học chữ Tàu, uống thuốc tễ của Tàu để xin làm chư hầu cho TC.(1951) Kế đến, đẩy Khu vào kế hoạch giết 172000 người Việt Nam trong mùa đấu tố. Sau đó thay ngựa, Hồ chí Minh đẩy Lê Duẩn lên nắm bí thư, đưa sang chầu Mao để Duẩn có dịp quỳ gối tạ ơn và bày tỏ lòng trung thành với Mao là "cuộc chiến này là chúng tôi đánh cho Trung quốc, Liên Xô…" Hoặc giả "chúng tôi kiên cường chiến đấu là hoàn toàn phụ thuộc vào công việc của Mao chủ tịch". Ôi nó thống thiết làm sao chứ!

Ở ngoài ai biết đây chính là độc kế của Tàu, dùng Hồ Quang để trói buộc Khu, Duẩn và tập đoàn Việt cộng vào trong cái thòng lọng của Tàu. Có muốn tháo ra cũng không thể tháo được. Bởi vì dân chúng Việt Nam mà biết kế hoạch này thì chúng chết không kịp trối. Nên sau Khu, Duẩn là tới Đồng, HCM đã chỉ thị cho Đồng ký công hàm về Trường Sa và Hoàng Sa vào năm 1958 để Y thiên thu mang tội bán nước với dân Nam. Riêng Võ nguyên Giáp thì đã tuyệt đối trung thành và tuân lệnh Trần Canh, ném binh lính Việt Nam vào cuộc chiến để bảo vệ và mở rộng biên cương cho nước Tàu về phương nam rồi. Từ đó, tất cả những chuyến đi xứ sang Tàu của Việt cộng đều theo một truyền thống bất biến. Bất cứ TBT nào muốn được TC bao che, chấp thuận, khi đến chầu Trung cộng đều phải có lễ vật như đất đai, bờ biển, sông ngòi của Việt Nam đâng lên cho TC để tỏ lòng thành với chủ nhân.

Theo truyền thống này, Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Lê đức Anh, sau khi học được bài học của kẻ thù từ biên giới vào năm 1979, thay vì nhận ra lỗi lầm, tạ tội với dân với nước vì đã gây ra tai họa cho nước và gây ra quá nhiều tội ác với đồng bào, rồi quyết một lòng sống chết với quân thù ở đầu sóng ngọn gió và đốc thúc quân Nam chiến đấu đến cùng để bảo vệ quê hương. Việt cộng Nguyễn văn Linh, Đỗ Mười, Lê đức Anh lại vội vã xin sang Thành Đô để tạ tội và ký mật ước với Giang Trạch Dân và quân dân TC. Vì mới ở rừng về, nên mật ước ở Thành Đô không có nhiều điều khoản rườm rà. Nghe nói là chỉ có vài điểm chính, noi theo Đăng xuân Khu trước kia là lạm dụng vị thế cầm quyền, xin cho Việt Nam thành một vùng đất tự trị thuộc Trung cộng vào năm 2020. Đổi lại, các quan cán của Việt Nam xin TC bảo vệ và nâng lên hàng Thái Thú. Kết quả, vì quyết tâm phản bội Tổ Quốc Việt Nam, nên ngay sau khi trở về, các quan cán Việt cộng đã thúc nhau xây đài đắp tượng dựng nghĩa trang, lập mộ bia cho quân cướp nước. Phần binh lính Việt Nam, bị coi như những tội phạm. Những người đã chết trong cuộc chiến thì không có nấm mồ yên nghỉ. Kẻ còn sống thì đi vào dòng sử Việt theo bài ca: “đầu đường đại tá và xe cuối đường thiếu tá cụt què xin ăn”. Cũng may là họ chưa bị nhà nước Việt cộng lên án bằng văn bản là những kẻ chống lại chủ nghĩa bành trướng Bắc kinh mà thôi.

Đến Lê khả Phiêu, Lê dức Anh, Võ văn Kiệt, Phan văn Khải… thì đường biên giới Trung - Việt đã được phân định rõ ràng từ thời Mãn Thanh, 1884. Nay nhờ những viên cán bán nước có tay nghề này mà Việt Nam mất luôn Nam Quan, Bản Giốc, Lão Sơn, bờ biển Tục Lãm và phân nửa vịnh bắc bộ theo cái hiệp ước và hiệp thương biên giới 1999 và 2000. Kế đến Nông đức Mạnh, Nguyễn tấn Dũng, Trương tấn Sang, Nguyễn sinh Hùng, Hoàng Trung Hải… nhất định không chịu thua những người đi trước, nên đã ký thỉnh nguyện thư mời TC vào thẳng trong đất liền, nằm giữa lòng đất Việt Nam ở Tân Rai, Nông Cơ, cửa Việt, Vũng Áng, Bình Dương… và các khu rừng đầu nguồn mà quản trị từ 50 đến 100 năm! Từ đó dân Việt chỉ còn lại đôi mắt trắng, nước Việt thì trong cơn dãy chờ chết!!

Trước cảnh trâu buộc ghét trâu ăn, Nguyễn phú Trọng liền dẫn sang Tàu một phái đoàn hùng hậu. Trước là xin bên ấy chuẩn nhận cho một số công tác nhân sự để đảm bảo cho việc thi hành mật ước Thành Đô đến đích vào năm 2020. Bằng cách đặt Phùng quang Thanh, kẻ rất sợ người già cũng như em bé Việt Nam có tư tưởng chống Tàu làm hại cho nước… Tàu sẽ được vào vai TBT. Cái ghế chủ tịch nước và chủ tịch cái gọi là quốc hội của đảng cộng thì sẽ do Nguyễn thị Kim Ngân và Nguyễn thế Huynh nắm giữ. Vai thủ tướng thì một là giao cho Phạm bình Minh, người được coi là chống Tàu thân mỹ để làm con mồi đánh lạc hướng chủ trương triệt để theo Tàu của nhà nước. Trường hợp cần đến một cái búa tạ thì dùng Trần đại Quang vào ghế thủ tướng. Đã quật ngã được phe của Nguyễn tấn Dũng, lại còn có thể ca lại bài “chống mỹ cứu nước” để triệt hạ hai tên mang quốc tịch Mỹ trong nhà Nguyễn tấn Dũng để làm gương cho mọi cấp quyền. Riêng về phía nhân dân, đặc biệt đối với những kẻ đòi dân quyền, nhân quyền, công lý thì cánh của lao tù mở rất rộng để chào đón. Đón vào. Mỹ xin thì tống đi! Phần các nhân sự khác thì cứ tính theo lòng trung thành với phương bắc mà sắp xếp. Với thành phần cốt cán này thì đến năm 2020, vỏ bọc dầu còn có tên Việt Nam nhưng bảo đảm là ruột Tàu!

Đổi lại phái đoàn bán nước do Nguyễn phú Trọng cầm đầu đã ký ngay 7 “thỉnh ước” viết sẵn mà chẳng cần biết bên trong nội dung thế nào. Tuy nhiên, qua những cái tựa đề của Thỏa hay Hiệp Ước, người ta có thể hiểu được toàn bộ những nội dung chứa bên trong như sau:

1. “Kế hoạch hợp tác giữa hai đảng cộng sản giai đoạn 2016-2020.”

Nói toạc ra, đây là một trong những kế hoạch quan trọng nhất mà PQT hay bầt cứ ai có thể phải thực hiện trong thời gian tới nếu vồ được chức vụ TBT đảng CSVN. Chữ hợp tác nói cho nó sang vậy, thực chất là trong giai đoạn này phải khai triển nhiều công tác để biến đảng CSVN thành một chi bộ của đảng CSTQ. Với kế hoạch này, rồi ra sẽ có nhiều cán bộ đảng từ TC sang xây dựng và nắm các công tác điều hành đảng cộng sản VN từ trung ương cho đến các quận huyện, địa phương. Dĩ nhiên, nó là cơ sở để chuyển dần sang lĩnh vực hành chánh. Mặt khác, những quan cán cộng Việt Nam xem ra đối chọi với kế hoạch sẽ được điều sang công tác tại các phân chi khu bộ ở bên Tàu thay vì bị thanh trừng?

2. “Hiệp định hợp tác dẫn độ.” 



Đây chẳng qua chỉ là cái bánh vẽ, cứ làm như là hai nước độc lập trong tương quan ngoại giao cho nó vui cửa vui nhà. Thực chất, Tàu cộng chỉ huy Việt cộng thì cần gì phải có cái thoả ước này. Tuy nhiên, nó cũng có ý răn đe cán cộng tại Việt Nam không nên bao cho cho những thành phần tham nhũng cũa Trung cộng thay hình đổi dạng dạng trốn sang Việt Nam.

3. “Bản ghi nhớ giữa hai bộ quốc phòng về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình của LHQ.”

Đây là một cánh tay rắn chắc tước đoạt cái công quyền Độc Lập của phái đoàn quân sự của Việt cộng khi thi hành công tác giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc. Gọi là cánh tay rắn chắc, vì nó đã triệt buộc phái đoàn Việt cộng phải tuyệt đối tuân thủ theo lệnh của quốc phòng Trung cộng khi thi hành nhiệm vụ ở ngoại quốc. Ai cũng biết, một khi các phái đoàn quân sự của các quốc gia thuộc tổ chức Liên Hiệp Quốc có phái đoàn quân sự tham gia bảo vệ hòa bình thế giới thì phải tuân thủ theo những chỉ dẫn của Liên Hiệp Quốc, không bao giờ phải nghe lệnh của bất cứ một quốc gia nào khác. Nay Trung cộng đặt ra cái bản chỉ dẫn này có khác gì tước đoạt hay buộc phái đoàn Việt cộng vào cái thế làm nô dịch, chư hầu cho TC ngay cả khi bước vào sinh hoạt của thế giới. Nghĩa là phải theo hướng dẫn của TC thay vì bản chỉ dẫn của Liên Hiệp Quốc! Đây là một điều khoản vô cùng tủi nhục cho Việt Nam, xét trên diện quốc tế và thể diện quốc gia, nhưng phái đoàn bán nước do Trọng cầm đầu vì thuộc diện “Xã Hội Chí Ngu” nên cho rằng đó là một vinh dự được đi bên cạnh và nghe chỉ dẫn của TC, nên họ ký ngay! Như thế, khi ra ngoài, đoàn quân của Việt cộng đã đương nhiên bị tước bỏ cái vị thế Độc Lập khi thi hành nhiệm vụ Quốc tế, bên trong lại do PQ Thanh điều khiển thì chả mấy chốc thành quân Việt thành quân… Tàu ô! Ô hô!

4. “Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ (MOU) giữa bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam và Ủy ban cải cách phát triển quốc gia Trung cộng.”

Đây là bộ nhớ có tính cách thi hành tiếp theo thỏa ước (1) và (3) ở trên. Nó đi vào chi tiết hơn, và đi vào hệ cơ sở hạ tầng. Thật là khủng khiếp, cả một bộ gọi là Kế Hoạch và Đầu Tư, một bộ đem lại sự sống chết cho tương lai của một dân tộc, của một nước giờ được Việt cộng Nguyễn phú Trọng đem đặt dưới quyền điều hành của một Nhóm thuộc “ủy ban Cải Cách phát triển quốc gia của Trung Cộng” ư? Quyền lợi của Việt Nam còn không? Hãy nhớ, theo thỏa ước này, cái Nhóm này sẽ làm việc theo lệnh của Ủy Ban cái cách phát triển quốc gia Trung Cộng, chứ không phải là phát triển cả hai nước. Nghĩa là, nền kinh tế dịch vụ và đầu tư của Việt Nam từ thượng tầng cho đến hạ tầng đều phải lệ thuộc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của TC và tuân thủ tầm nhìn để phát triển quốc gia Trung Cộng. Nói trắng ra là phục vụ cho quyền lợi phát triển của Trung cộng. Nghĩa là bất cứ nước tư bản nào muốn đầu tư vào Việt Nam thì trước hết Nhóm sẽ nghiên cứu xem cái vụ đầu tư ấy có phát triển quốc gia TC hay không, hay nó sẽ cạnh tranh với quyền lợi của TC. Nếu nó phù hợp với sự phát triển của quốc gia TC thì Yes nếu không thì NO. Hỡi ơi là “Hiệp Ước”! Hỏi xem, dân ta còn gì để ăn, để làm. Hỡi ơi, những hoạt động về Kế Hoạch-Đầu Tư tại Vệt Nam không nhắm cho quyền lợi và phát triển kinh tế cho Việt Nam nhưng lại phải phù hợp với phát triển quốc gia của TC thì còn đề tên cái bộ ấy làm gì? Về Quân sự đã mất theo thỏa ước số (3). Nay kế hoạch đầu tư phát triển của quốc gia cũng không còn. Việt Nam tôi về đâu?

5. “Điều khoản tham chiếu Nhóm công tác tài chính tiền tệ giữa ngân Hàng nhà nước Việt Nam và Ngân Hàng nhân dân Trung cộng.”

Câu chuyện về tài chính đến đây coi như đã được định đoạt. Chữ Nhóm viết hoa ở đoạn này nhắc nhở rằng một ủy ban định chế về Tài Chánh và tiền tệ sẽ ra đời và đặt đưới sự điều động và điều kiện hoạt động sẽ do Trung cộng đề ra. Nói cách khác, trong tương lai, tiền tệ Trung quốc sẽ là ngoại tệ cho Việt Nam và tiền Trung Quốc sẽ có thể được lưu dụng song hành trong thị trường tại Việt Nam giống như đồng URO đang được phát triển và lưu hành tại Âu Châu. Tuy nhiên, mỗi quốc gia ở Âu Châu có bản sắc riêng của mình, trong khi đó Việt Nam sẽ hoàn toàn bị lệ thuộc vào những điều khoản do Nhóm công tác tài chính của TC định đoạt (dù trong Nhóm có một số người Việt Nam). Kế đến, ở đây tuy có chữ giữa hai ngân hàng, nhưng xem ra thực tế thì cái ngân hàng nhà nước Việt cộng sẽ hoàn toàn không có tiếng nói, nó chỉ được coi như một chi nhánh để thi hành công tác tiền tệ của TC mà thôi. Theo đó, trong bước đầu, tiền Hồ rác còn được phép lưu hành theo hai dòng tiền khác nhau. Nhưng nó chỉ là khoảng thời gian tập cho dân Việt quen mặt và cất giữ tiền Tàu (vì nó có giá hơn). Sau đó, theo thời gian tiền Việt cộng sẽ dần dần biến mất trên thị trường. Dân ta là người Việt Nam nhưng lại dùng tiền TC làm cơ sở buôn bán, tiêu dùng. Hỏi xem Nước có còn không?

6. “Thỏa thuận về các vấn đề thuế đối với dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa hai Bộ Tài Chánh”.

Điều cần ghi nhận ngay ở đây là. Trung cộng không hề nhắc gì đến chữ Biển Đông nữa. TC tự coi như đã hoàn toàn là của họ, chẳng làm gì có tranh chấp và phái đoàn bán nước của Trọng cũng không dám có một câu về chuyện này. Đã tệ hại như vậy, nay Trung cộng còn trực tiếp tiếm đoạt luôn quyền định lệ về thuế khóa trong việc thăm tìm dầu khí ở vịnh Bắc Bộ. Nghĩa là họ có quyền vào đến xát Hải Phòng, Quảng Ninh để tìm dầu khí, nhưng quyền thiết lập thuế khóa lại do TC định đoạt, dù ở đây họ có nói đến chữ giữa hai bộ tài chánh. Như thế, nay mai ngư dân ở Hải Phòng, Quảng Ninh và những chuyến du thuyền ra vịnh Hạ Long chắc cũng sẽ nằm trong quy chế này và phải có giấy phép về thuế của TC? Một nước mà không có quyền định đoạt về các sắc thuế trên phần đất của mình thì đó là nước gì?

7. “Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa đài truyền hình Việt Nam và Đài truyền hình TUTQ.”

Trước hết, chẳng làm gì có chuyện hợp tác làm phim chuyên đề giữa hai đài tryền hình này. Bởi lẽ chuyên đề trên các đài truyền hình quốc gia thường bao gồm những chuyện liên quan như tin tức, sinh hoạt và lịch sử, đời sống, văn hóa của quốc dân của mỗi quốc gia. Đó là ngành riêng biệt của mỗi một quốc gia. Nay có thỏa ước này thì có khác gì việc TC có kế hoạch trói buộc các đài truyền hình của Việt Nam phải trình chiếu những chuyên đề về tin túc, lịch sử và sinh hoạt văn hóa TC do đài truyền hình TU của Tàu chuyển đến. Chuyển đến trình chiếu để người dân Việt Nam tập quen dần với nếp sống, ngôn ngữ và lịch sử đời sống, văn hóa của TC? Rồi trẻ nghe từ lúc mới mở mắt khi lớn lên thì cho đó là lịch sử, là tin tức, là văn hóa, sinh hoạt của mình? Ai còn cảm nhận đến nền văn hóa, phong tục, tập quán và lịch sử Việt Nam? Rồi những thế hệ kế tiếp còn biết gì đến dân tộc và văn hóa nòi giống của mình? Liệu có ai còn biết đến Nhị Trưng, Ngô Quyền, Trần hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung của nước nào nữa hay không? Liệu đây có phải là sách lược cuối cùng của chương Hán Hóa mà TC muốn đổi máu của người Việt, thay văn hóa Việt, lịch sử Việt bằng một chừ Tàu hay không? Và liệu đây có phải là đoạn kết trong việc thi hành lời kêu gọi người Việt Nam là hãy bỏ chữ quốc ngữ học tiếng Tàu, uống thuộc Tàu để được làm chư hầu cho TC của tập đoàn cộng sản HCM hay không?

Đọc đến đây, bạn nghĩ gì? (xin cho ý kiến trong phần phản hồi). Đây có là bức tranh ảm đạm và bi quan mà tôi cố tình phóng đại sau khi đọc những cái tựa đề của 7 thỏa hiệp do phái đoàn bán nước của Trọng vừa ký không?

Phần cá nhân, tôi xin xác định là không hề tô màu cho những luận cứ này. Trái lại, nếu đó chưa phải là những luận chứng chuẩn xác từ 7 thỏa hiệp này thì sự sai biệt của những chứng luận này với thực tế trong tương lai khi CS bắt đầu thực hiện 7 thỏa hiệp này không có một khoảng cách quá xa, nếu như không muốn nói là rất rất gần nhau. Bởi vì theo tôi, tập đoàn CS từ HCM cho đến thế hệ hôm nay, và nhất là những kẻ đã từng ký vào những văn bản bán nước Việt Nam cho TC đều là những kẻ không có liêm sỷ và tự trọng Việt Nam. Đơn giản, họ là Việt cộng! Thành phần phản quốc hại dân. Cuộc sống của chúng được bao che bằng tội ác và gian trá. Theo đó, những chứng luận trong bài viết này có thể còn là quá đơn giản, như một dấu phẩy nếu đem so với đích điểm mà tập đoàn cộng sản đã nhắm tới trong việc thực hiện 7 thỏa ước này. Nó chỉ khả dĩ nêu lên được một vài nét đại cương của 7 thỏa hiệp này. Như thế, tuyệt đối không phải là một bi quan. Trái lại, tôi cho rằng, 7 thỏa hiệp này sẽ là một bước nhảy vọt mà tập đoàn cộng sản sẽ đem ra thi hành để mong đạt đến cái mốc thời gian làm chư hầu cho Trung Cộng theo mật ước ở Thành Đô vào năm 2020 mà thôi. Nói cách khác, nó là những thỏa thuận triệt buộc Việt cộng phải thực hiện những điều đã ghi chép trong Mật Ước Thành Đô!

Đứng trước viễn tượng Việt Nam sẽ rơi vào vòng nô lệ cho bắc phương, người dân Việt Nam phải làm gì? Phải tỏ rõ thái độ và lập trường của mình ra sao?

Thứ nhất. Bạc nhược và tiếp tục giữ thá độ bạc nhược trước kẻ thù của đất nước là tập đoàn cộng sản, nhưng lại rất mạnh mẽ chỉ trích nhau, chia rẽ nhau theo sự bạc nhược đã ăn sâu vào sinh hoạt của chúng ta từ mấy chục năm qua chăng? Nếu ai chọn con đường này, dĩ nhiên, kể cả dân chúng và hàng ngũ cán bộ CS, nên thúc dục con cái học tiếng Tàu để xem phim Tàu, nghe tin tức Tàu và nếu cần, xin vào đảng cộng sản Tàu ngay kẻo nhỡ. Và đừng bao giờ kêu khổ dưới gông cùm cộng sản nữa. Thay vào đó là hãy tập cho mình và con cháu mình kiếp sống làm nô lệ. Hãy quên đi quyền làm người mà Đấng Tạo Hóa đã ban cho chúng ta. Hãy quên đi mình là con cháu của giống Rồng Tiên, với lịch sử 5000 dựng nước và giữ nước. Nói cách khác, hãy làm tôi cho tội ác và gian trá của cộng sản mà sống!

Thứ hai, trong hơi thở, tiếng nói của anh, của em, của chị của tôi, của đồng bào ta còn dòng máu Việt Nam, được luân chuyển từ ý chí hào hùng của quốc tổ Hùng Vương chuyển qua các thế hệ với Nhị Trưng, với Đức Ngô Quyền, Hưng Đạo Vương, Bình Định Vương, rồi đến Quang Trung Nguyễn Huệ, Ngô Đình Diệm hay Ngụy Văn Thà và những người chiến binh nằm xuống trong chiến dịch biên giới thì hãy cùng đứng dậy, nhìn thẳng vào một thực tế mà nhận lấy một sự thật là: Chúng ta đã bị cộng sản lợi dụng và tập đoàn CS HCM đã bán rẻ không phải chỉ chúng ta và con cái chúng ta, nhưng còn là cả giang sơn và tương lai Việt Nam cho kẻ thù của dân tộc đến từ phương bắc lâu rồi. Và nay đã đến lúc chúng phải thanh toán phần cuối trong khế ước buôn dân bán này để nhận lấy những đặc ân cho chúng và con cái chúng, trong đó có cả việc bảo đảm cho chúng có được phần mồ yên mả đẹp bên cạnh những nghĩa trang “liệt sỹ” Trung cộng trên đất Việt, hay trên đất Trung Hoa. Phần chúng ta những con dân Việt Nam, không kể riêng ai, chẳng trừ ra quân và cán bộ CS, tha thiết với tương lai của đất nước chỉ là một thứ nô lệ không tên tuổi để cho chúng xử dụng và bóc lột.

Theo đó, chúng ta, tất cả mọi người, không loại trừ một ai, còn mang dòng máu Việt Nam, dù là người ở hải ngoại hay trong nước, là dân hay là cán, tuy có khác biệt, nhưng không phân biệt tôn giáo, phái tính, tuổi tác, phải khẳng định là: Chúng ta chỉ có một quê hương duy nhất là Việt Nam. Việt Nam chính là tương lai của chúng ta và của con cháu chúng ta. Thế hệ tuổi trẻ của chúng ta sẽ qua đi, nhưng ở nơi đó nhất định phải là nơi thuộc về con cháu chúng ta, dòng dõi của Việt Nam chúng ta. Nơi đó sẽ vĩnh viễn tồn tại màu cờ Độc Lập của Tổ Quôc Việt Nam. Nơi đó vĩnh viễn ghi lại dòng máu bất khuất hào hùng của tiền nhân và của chính chúng ta. Nơi sẽ vĩnh viễn là phần đất Tự Do, ở đó chúng ta và con cháu chúng ta có cuộc sống sinh hoạt Dân Chủ, Nhân Quyền và Công lý. Nơi tình nghĩa đồng bào và nền văn hóa nhân bản của dân tộc, cũng như nền văn hóa bác ái, hỉ xả của tôn giáo phải được tự do phát triển và tôn trọng.

Để có thể đạt được một tương lai chung này trên phần đất của Việt Nam, chúng ta không van nài, không cầu khẩn riêng ai, nhưng phải tự quyết bằng chính sự hy sinh của chúng ta. Cái chết ai cũng sợ. Nhưng đây là lúc buộc chúng ta phải vượt qua cái chết để tìm cuộc sống cho tương ai của dân tộc, cũng chính là tương lai của chúng ta và của con cháu chúng ta. Để đạt được ước nguyện này, chúng ta chỉ còn có một con đường duy nhất để đi. Hay đứng thẳng dậy. Hãy trao gởi niềm tin cho nhau từ ánh mắt. Cha nắm lấy tay con, vợ nắm lấy tay chồng, anh nắm lấy tay em, cùng vững bước ra khỏi nhà. Hãy lên đường. Hãy thân ái nắm lấy tay người đồng hương, người chung lối xóm. Hãy tin tưởng, nắm chặt lấy cánh tay của tất cả mọi người đang đồng hành trên đường. Hãy vượt qua mọi rào cản, mọi sợ hãi để đạt đến mục đích sau cùng. Chúng ta quyết cùng nhau xóa bỏ sổ bộ của Hồ chí Minh và tập đoàn cộng sản sài lang để xây dựng cho Việt Nam một tương lai mới. Tương lai của một xã hội có nhân bản, có đạo hạnh và có văn hóa.

4-2014


Cổ động viên Hải Phòng tung chiêu độc trị tội Nguyễn Thế Thảo

Bạn đọc Danlambao - Tấm băng-rôn trên do các cổ động viên đội bóng Hải Phòng treo trên xe hôm chủ nhật, 12/4/2015, trong chuyến đi đến sân Hàng Đẫy cổ vũ đội bóng của họ gặp đội chủ nhà Hà Nội T&T. 

Những cổ động viên máu lửa và chịu chơi này khi đến Hà Nội đã dành tặng cho chủ tịch Nguyễn Thế Thảo một tấm băng rôn độc đáo: "Định Mệnh cái bọn chặt cây. Thảo mặt mỡ - lộn - mặt đầy Vàng Tâm".

'Định Mệnh' được dùng như một tiếng lóng để chửi, viết tắt là ĐM. Còn 'Thảo mặt mỡ' tức là ông Nguyễn Thế Thảo - chủ tịch Ủy ban Nhân dân TP. Hà Nội. Còn chữ 'lộn mặt đầy' được thêm vào một cách có chủ đích khiến câu thơ con cóc trở nên cực kỳ đa nghĩa.

Nội dung tấm băng-rôn còn ám chỉ đến vụ lùm xùm quanh vụ trồng cây mỡ hay cây vàng tâm tại Hà Nội.

Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo có đọc được tấm băng-rôn này dù điên tiết cách mấy cũng chỉ dám ngậm bồ hòn, vì càng phản ứng thì lại càng mất mặt thêm.

Trong trận đấu này, đội Hải Phòng và Hà Nội T&T hòa nhau với tỷ số 1-1. Ngoài chất máu lửa vốn có, các cổ động viên Hải Phòng xứng đáng là những người chịu chơi và hài hước nhất Việt Nam.

TIN NÓNG ! TIN NÓNG ở LONG AN 14/4/2015

Source FB https://www.facebook.com/khucthuason.son

14/4/ 2015 . Hiện nay lực lượng cưỡng chế Thạnh Hóa -Long An đã có mặt tại hộ gia đình ông Nguyễn Trung Can và bà Mai Thị Kim Hương







Bắt chủ nhà hàng Hàn Quốc ép cô dâu Việt bán dâm

Theo Kienthuc-07:59 14/04/2015
Sở cảnh sát tỉnh Chungbuk, miền Trung Hàn Quốc, đã bắt giữ một phụ nữ Hàn Quốc họ Park về hành vi ép buộc cô dâu Việt bán dâm. 

Theo truyền thông Hàn Quốc, đối tượng Park đã bị bắt tạm giam ngày 8/4, còn 5 người đàn ông mua dâm bị khởi tố vì vi phạm Luật mua bán dâm tại Hàn Quốc nhưng được cho tại ngoại.

Bat chu nha hang Han Quoc ep co dau Viet ban dam
Trụ sở Cảnh sát tỉnh Chungbuk, nơi thụ lý vụ án. (Ảnh: Phạm Duy/Vietnam+)

Theo điều tra sơ bộ của cảnh sát địa phương, trong khoảng một tháng từ ngày 8/1 đến đầu tháng Hai vừa qua, đối tượng Park đã 7 lần ép buộc nạn nhân đang làm ở cửa hàng của mình bán dâm cho những người khách hay lui tới với số tiền mỗi lần từ 200 đến 500 nghìn won (khoảng 200-500 USD).

Kể từ khi sang Hàn Quốc thông qua con đường kết hôn 6 năm về trước, nạn nhân thường xuyên chịu cảnh bạo hành của người chồng Hàn. Vì vậy, kể từ khi biết đối tượng Park vào tháng 11 năm ngoái và được đối tượng này vờ đối xử như người thân trong gia đình, cô đã chuyển đến ở tại cửa hàng của bà ta ở quận Cheongju, tỉnh Chungbuk.

Cô đã nhờ đối tượng Park giúp đỡ để ly hôn với chồng, tuy nhiên viện cớ phải cần tiền thuê luật sư, bà ta đã ăn chặn toàn bộ số tiền gần 2 triệu won của nạn nhân. Không những vậy, đối tượng Park còn dùng thủ đoạn để lấy cắp 900.000 won trong thẻ tín dụng của cô.

Do trình độ tiếng Hàn và hiểu biết của nạn nhân còn hạn chế nên sau khi người chồng khóa sổ ngân hàng, đối tượng Park đã làm sổ ngân hàng cho cô để dễ bề thao túng, uy hiếp và tiếp tục lừa đảo nạn nhân. Không những quỵt tiền lương bán hàng và phụ bếp của nạn nhân (khoảng 1,5 triệu won/tháng), đối tượng Park còn lấy cả tiền “tiếp khách” của cô.

Về phía nạn nhân, cho dù bị đối tượng Park uy hiếp và gần như bị giam lỏng thì cũng đành cam chịu chứ không thể làm gì được. Tình cảnh đáng thương trên chỉ thực sự chấm dứt sau khi nạn nhân tìm cách ra khỏi cửa hàng và tố cáo đối tượng Park với cảnh sát.

Hiện cảnh sát địa phương đã đưa nạn nhân đến một trung tâm hỗ trợ đặc biệt dành cho các phụ nữ bị xâm hại (địa chỉ được giữ kín) để lánh nạn và điều trị sức khỏe, tâm lý.

Theo pháp luật Hàn Quốc, hành vi mua bán dâm bất hợp pháp sẽ bị xử phạt hành chính đến 3 triệu won và bị phạt tù treo đến 1 năm, trong khi hành vi ép buộc người khác bán dâm sẽ bị xử phạt tù từ 10 năm trở lên.

Luyện Minh Bích

Phòng khám Bệnh viện Bạch Mai bốc khói, bệnh nhân tháo chạy

Theo Zing-08:01 14/04/2015
Phòng khám bệnh viện Bạch Mai cháy do sự cố chập điện vào tối qua, khiến nhiều bệnh nhân hoảng sợ tháo chạy.

Tối 13/4, hàng chục bệnh nhân cùng y tá, BS trong Phòng khám Đông y (BV Bạch Mai) phải sơ tán khẩn cấp khi phát hiện bệnh viện bị cháy vì khói từ tầng hầm bốc lên.

Chị Thu Phương (42 tuổi, quê Nam Định) cho biết, 21h15 khi chị vừa đưa thuốc cho chồng uống tại phòng điều trị, tòa nhà Phòng khám Đông y (Bệnh viện Bạch Mai) thì phát hiện có mùi khét, mắt cay cay. Cùng lúc y tá chạy tới hô hoán: "Mọi người dìu người thân chạy ra ngoài tránh ngạt khói", Phương vội vàng bỏ thuốc lên bàn, đưa chồng ra. Họ chỉ kịp mang theo chiếc chăn.


Sự cố chập điện dưới tầng hầm khiến hàng chục bệnh nhân phải sơ tán khẩn cấp.

Chạy ra tới sảnh tòa nhà 2 tầng, khói bốc lên theo cầu thang nghi ngút vây kín tòa nhà. Hàng chục bệnh nhân được người thân dìu ra ngoài lánh nạn. Chị Phương cũng nhanh chóng đưa chồng tìm nơi thoáng khí ngồi nghỉ. Bác sĩ, y tá cũng chạy ra ngoài. Lực lượng bảo vệ bệnh viện được huy động.

Theo chị Phương, khi ra ngoài, mọi người lấy chiếu trải lên hành lang trước quầy thuốc của bệnh viện để ngủ. Nhiều bệnh nhân nặng phải nhờ người giúp di chuyển đến nơi an toàn. Nhân chứng cũng cho biết, 15 phút sau, 3 xe cứu hỏa cùng lực lượng cảnh sát 113 đã tới hiện trường. Các chiến sĩ phá thủng vị trí tường ở trước sảnh tòa nhà để tìm cách dập đám khói thoát ra từ tầng hầm. Sau đó, sự cố cháy tại bệnh viện Bạch Mai được xác định do chập điện.

Tại hiện trường, hàng chục bệnh nhân nằm la liệt trên vỉa hè trước quầy bán thuốc. 23h cùng ngày, sau khi kiểm tra hoàn tất, xử lý sự cố an toàn, các bệnh nhân trở về phòng nghỉ ngơi.


Dân ngăn cản xây cầu vượt đường cao tốc

HẢI PHÒNG (NV) - Sai từ khâu thiết kế, thi công, đâm thẳng vào gần cổng 3 trường học...đường dẫn cầu vượt đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng đoạn đi qua xã Tân Viên, huyện An Lão bị người dân ngăn cản thi công.


Người dân phản ứng, ngăn cản thi công đường dẫn cầu vượt cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. (Hình: báo Lao Động)

Theo báo Lao Động, quan sát hiện trường công trình xây dựng cầu vượt qua đường cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, đoạn giao cắt với tỉnh lộ 362 qua thôn Du Viên, xã Tân Viên, có sự bất cập từ khâu thiết kế, thi công. Cầu vượt này không chỉ có đường dẫn lên cầu cắt ngang ngã tư Tân Viên còn xộc thẳng vào gần cổng 3 trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở xã Tân Viên.

Với mục đích là xây cầu vượt để đi lại thuận tiện hơn, nhưng chính nó lại bịt ngã tư đường của người dân. Không những vậy, với độ dốc thiết kế của cầu, khi đi vào sử dụng chắc chắn các xe đi từ trên cầu xuống sẽ va chạm giao thông tại các cổng trường, nơi thường xuyên có hàng ngàn học sinh ra vào.

Quan ngại, hàng trăm người dân xã Tân Viên gởi đơn phản ánh khắp nơi, đồng thời ngăn cản không cho nhà thầu thi công. Do vậy, từ đầu tháng 4 tháng 2015 tới nay, công trường phải dừng lại.

Để “chữa cháy,” Ban Quản Lý Dự Án Đường Cao Tốc Hà Nội-Hải Phòng quyết định bổ túc giải pháp làm đường gom dân sinh hai bên cầu vượt. Tuy nhiên, người dân vẫn không đồng tình vì cho rằng nó quá nhỏ. Nếu xây đường phải có vỉa hè, lề đường theo đúng tiêu chuẩn. Bên cạnh đó, yêu cầu chủ đầu tư phải bồi thường tiền giải tỏa mặt bằng thỏa đáng và công khai kế hoạch thi công để người dân được biết.

Ngày 1 tháng 4, 2015 vừa qua, xã Tân Viên đã tổ chức cuộc đối thoại giữa nhà thầu và người dân liên quan đến những bất đồng trên. Cũng như hàng chục cuộc họp trước đó, cuộc họp này thất bại do các bên không thể tìm được tiếng nói chung, người dân bực tức yêu cầu nhà thầu dừng thi công cho tới khi nào có phương án xây cầu vượt an toàn cho người dân.

Ông Nguyễn Ngọc Bồi, chủ tịch xã Tân Viên, than thở, “Những cơ quan chuyên môn ngồi ‘trên mây’ thiết kế ra cây cầu vượt này, xã và huyện đâu có được tham vấn ý kiến. Chỉ đến khi đường dẫn cầu vượt được thi công, người dân mới hay biết sự bất hợp lý của dự án,” ông Bồi nói. (Tr.N)
04-13-2015 2:42:43 PM

Công an có 'quyền' cho 203 phạm nhân 'tự tử'

HÀ NỘI (NV) - Đó là “chỉ tiêu” mà Quốc Hội Việt Nam xác định tại “Dự thảo nghị quyết về phòng, chống oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự.” Dự thảo nghị quyết này còn nhiều chỉ tiêu bất nhân khác.


Vài vết tích trên thi thể ông Ngô Thanh Kiều - người mà lúc đầu, công an Phú Yên cho là bị bệnh chết. Vì áp lực dư luận, hệ thống tư pháp CSVN phải thừa nhận ông chết do bị tra tấn để ép nhận tội. (Hình: Internet)

Cuối tuần qua, Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội Việt Nam tiếp tục thảo luận về những vấn đề có liên quan đến tình trạng hệ thống tư pháp Việt Nam (bao gồm các ngành: Công An, Kiểm Sát, Tòa An) truy tố, kết án nhiều người vô tội, tra tấn nghi can ép họ nhận tội, để xảy ra nhiều trường hợp tử vong bất thường khi đang bị tạm giữ, tạm giam.

Tình trạng này vốn đã trở thành một vấn nạn nghiêm trọng, khiến công chúng phẫn nộ nên năm 2013, Quốc Hội của chế độ tuyên bố, “phòng chống oan sai” sẽ là “một trong những nhiệm vụ trọng tâm” của họ. Quốc Hội CSVN đã thành lập một đoàn công tác đặc biệt để kiểm tra về “oan, sai” trong việc áp dụng các qui định pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và bồi thường thiệt hại cho người bị hàm oan.

 Tuần qua, Đoàn công tác đặc biệt đã điều trần trước Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội Việt Nam, theo đó, từ 1 tháng 10 năm 2011 đến 30 tháng 9 năm 2014, tại Việt Nam có 226 nghi can chết khi đang bị tạm giữ, tạm giam. Bộ Công An báo cáo, những nghi can này đều chết do “bị bệnh” hoặc “tự sát.”

Trong buổi điều trần vừa kể, đoàn công tác đặc biệt xác nhận, từ 1 tháng 10 năm 2011 đến 30 tháng 9 năm 2014, hệ thống tư pháp Việt Nam đã bắt oan, giam oan, kết án oan 71 người vô tội. Cụ thể, Công an Việt Nam đã phải “đình chỉ điều tra” 31 bị can do họ không phạm tội, trả tự do cho 12 bị can do “hết thời hạn điều tra nhưng không chứng minh được bị can có tội. Ngành Kiểm Sát đã “đình chỉ điều tra” 9 bị can do họ không phạm tội. Ngành Tòa Án đã tuyên bố 19 bị án vô tội dù bản án đã có hiệu lực.

Sau khi nghe điều trần và thảo luận về những vấn đề có liên quan đến tình trạng hệ thống tư pháp Việt Nam liên tục tạo ra oan sai đối với các công dân vô tội, Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội CSVN đã thảo luận để chuẩn bị ban hành một “Nghị quyết về phòng, chống oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự.”

Dự thảo của “Nghị quyết về phòng, chống oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự” có đề ra một số “chỉ tiêu” làm nhiều người chưng hửng.

Ví dụ hệ thống tư pháp Việt Nam phải “giảm ít nhất 10% một năm các trường hợp chết do tự sát và không để xảy ra trường hợp bị đánh chết tại nơi giam giữ.” Nếu theo “chỉ tiêu” này thì năm nay, công an Việt Nam đừng để số phạm nhân “tự tử” tại các trại tạm giữ, trại tạm giam, trại giam vượt quá con số 203 người là đã “hoàn thành chỉ tiêu” mà Quốc Hội Việt Nam... đề ra đối với việc “phòng chống oan sai.”

Dự thảo của “Nghị quyết về phòng, chống oan sai trong hoạt động tố tụng hình sự” của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội CSVN còn đặt định một số “chỉ tiêu” khác như hệ thống tư pháp Việt Nam phải “giảm ít nhất 1% một năm các trường hợp bắt, tạm giữ hình sự sau đó chuyển sang xử lý hành chính (bắt oan, giam oan),” “giảm 10% một năm số vụ tạm đình chỉ điều tra để chống bỏ lọt tội phạm (nhận hối lộ để tha tội phạm),”...

Khi Ủy Ban Thường Vụ của Quốc Hội của chế độ thảo luận về dự thảo nghị quyết vừa kể, một số thành viên của ủy ban này đã thấy không ổn. Ông Phan Trung Lý, chủ nhiệm Ủy Ban Pháp Luật của Quốc Hội Việt Nam, bảo rằng, tại sao nhân mạng vốn là điều quan trọng mà lại đặt chỉ tiêu về nhân mạng.

Ông Lý cho rằng, muốn chống oan sai, lẽ ra phải yêu cầu hệ thống tư pháp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, đặc biệt là những qui định liên quan đến tố tụng (thủ tục bắt giữ, truy tố, xét xử), chứ không thể cho phép “ít nhất 5% hay 10%” được. Theo nhận vật này, một người chết khi đang bị giam đã “thành chuyện,” thành ra không thể tính phần trăm.

Còn ông Huỳnh Ngọc Sơn, phó chủ tịch Quốc Hội thì bảo rằng, chỉ cần có một vụ oan sai là đã có tội lớn với dân, xã hội đã rúng động xã hội. Thậm chí số vụ oan sai có thể không phải là 71 như đã phát hiện, thành ra không thể nhận định “oan sai không nhiều” vì chỉ có “0,02% tính trên tổng số vụ án.” (G.Đ)
04-13- 2015 3:00:34 PM

Trùm DLV Trần Nhật Quang bất lực chửi bới những người bảo vệ cây xanh

CTV Danlambao - Sáng ngày 12/4/2015, hàng trăm người dân tiếp tục xuống đường tuần hành quanh Hồ Gươm phản đối âm mưu chặt hạ cây xanh của nhà cầm quyền Hà Nội. 

Do quá bực tức vì ‘chủ trương đúng đắn’ của đảng cứ bị phản đối, trùm dư luận viên Trần Nhật Quang bèn lật đật phi xe máy đến khu vực Bờ Hồ khiêu chiến với những người bảo vệ cây.


Dù xuất hiện đơn độc, hình ảnh ‘ông trùm’ Trần Nhật Quang đang loay hoay chống chân trên chiếc xe máy quá khổ đã mau chóng được mọi người nhận ra. 

Ngay sau đó, một cuộc đụng độ cực kỳ lý thú và hài hước đã diễn ra giữa hai nhân vật tương phản nhau một cách rõ rệt, anh Trương Văn Dũng – đại diện phe thiện đối đầu ông Trần Nhật Quang – đại diện phe ác.

Một con đường, hai chiến tuyến. Ảnh: Lê Dũng

Cả hai đứng đối diện nhau trên một con đường đông đúc. Ông Trần Nhật Quang dùng miệng lưỡi và ‘tài năng hùng biện’ làm vũ khí, còn anh Trương Văn Dũng nghênh chiến chỉ bằng một chiếc máy quay phim.

Hình ảnh ông trùm dư luận viên mắt trợn tròn, khuôn mặt hừng hực phẫn nộ, tay quờ quạng chửi bới… tạo nên một nét chấm phá đặc biệt trong buổi sáng chủ nhật.

Có lẽ do quá bất lực, cộng với nỗi cô đơn dồn nén sau khi bị tướng Chung phản bội, ông Trần Nhật Quang thậm chí còn mạnh miệng trù ẻo những người biểu tình sẽ bị ‘nắng thiêu chết hết’. 

Sau một hồ cố sức la hét, chửi bới nhưng không mang lại kết quả, ông trùm dư luận viên lúc này cũng đã mỏi chân vì chiếc xe quá khổ, bèn tự phá lên cười rồi lật đật phóng xe bỏ đi mất.

Một thời gian bị đánh mất trong lịch sử

Lê Diễn Đức
Theo RFA-2015-04-13
000_Hkg8090525.jpg
Công an đàn áp người dân Hà Nội biểu tình chống Trung Quốc hôm 09/12/2012-AFP photo

Trong sự tồn tại của một dân tộc, có những giai đoạn lịch sử vinh quang, nhưng cũng có giai đoạn tăm tối, không tương xứng với tầm vóc và sự phát triển của dân tộc. Giai đoạn tăm tối ấy có thể xem là thời gian bị đánh mất.

Nước Cộng hoà Ba Lan có một truyền thống dân chủ lâu đời. Bản Hiến pháp được thông qua vào ngày 3 tháng 5 năm 1791, là bản Hiến pháp hiện đại đầu tiên ở châu Âu và thứ hai trên thế giới (sau Hiến pháp năm 1787 của Mỹ).

Ba Lan giành lại độc lập năm 1918, sau Thế chiến thứ nhất, với tư cách nền Cộng hoà Ba Lan II.

Ngày 1 tháng 9 năm 1939 phát xít Đức tấn công Ba lan, mở màn cho Chiến tranh Thế giới II. Chính phủ Ba Lan buộc phải rời khỏi Ba Lan và thành lập Chính phủ lưu vong có trụ sở ở London trong những năm 1939-1990, là sự tiếp nối hợp pháp của nền Cộng hoà II.

Chiến tranh Thế giới II kết thúc, thoát khỏi ách đô hộ của phát xít Đức thì Ba Lan lại bị gạt qua sự áp bức khác không kém phần khắc nghiệt: đất nước bị áp đặt sự cai trị của một nhà nước Cộng sản độc tài toàn trị, được gọi là "Cộng hoà Nhân dân Ba Lan", từ năm 1945 đến 1989.

Chế độ cộng sản sụp đổ vào năm 1989. Sau cuộc bầu cử tổng thống tự do với thắng lợi thuộc về Lech Walesa, nhà chức trách của Cộng hòa Ba Lan lưu vong kết thúc nhiệm vụ và Tổng thống R. Kaczorowski đã chuyển giao quốc hiệu cho Tổng thống dân cử Lech Walesa.

Nhà nước Ba Lan dân chủ ra đời và về mặt chính thức, được gọi là nền Cộng hoà Ba lan III.

Như vậy thời gian từ 1945 đến 1989, nhà nước "Cộng hoà Nhân dân Ba Lan" đã không được ghi vào sự kế tục của Nhà nước Cộng hoà. Một thời gian 44 năm bị đánh mất trong lịch sử của dân tộc Ba Lan!

Nước Việt Nam kém may mắn hơn!

Ngày 17 tháng 4 năm 1945 Chính phủ của "Đế quốc Việt Nam" đứng đầu là Trần Trọng Kim thành lập và được vua Bảo Đại phê chuẩn. Đây là nội các đầu tiên của nước Việt Nam độc lập và thống nhất trên danh nghĩa và ra mắt quốc dân ngày 19 tháng 4.

Mặc dù đây là thể chế do Nhật dựng lên, không có thực quyền, nhưng có thể là một cơ hội cho Việt Nam chuẩn bị đầy đủ khả năng nhận lãnh hay đòi hỏi độc lập hoàn toàn khi thế chiến thứ II kết thúc, giống như nhiều nước châu Á khác.

Tuy nhiên, Đế Quốc Việt Nam chỉ tồn tại trong 5 tháng, từ tháng 3 năm 1945 đến tháng 8 năm 1945 cho tới khi bị Đảng Cộng sản Việt Nam bằng cuộc Cách mạng Tháng Tám năm 1945 xoá bỏ.

Cuộc kháng chiến chống Pháp đưa đến việc ký kết hiệp định Geneve và từ năm 1954 Đảng Cộng sản Việt Nam nắm quyền cai trị trên miền Bắc, còn ở miền Nam một chính thể Cộng hoà ra đời. Mặc dù đây là một chính quyền thân Mỹ nhưng nó đảm bảo những yếu tố cơ bản của một nhà nước Cộng hoà.

Ở một khía cạnh nào đó có thể xem nền Cộng hoà ở miền Nam là sự kế tục nền Cộng hoà "Đế quốc Việt Nam" của Thủ tứơng Trần Trọng Kim.

Quốc kỳ cho Việt Nam Cộng Hoà được sử dụng khá tương đồng với quốc kỳ của Đế quốc Việt Nam, nền vàng ba sọc đỏ.

Theo Hiệp định Paris năm 1973, Mỹ rút quân khỏi Việt Nam và cắt viện trợ quân sự khiến Việt Nam Cộng Hoà phải đương đầu với cuộc đánh chiếm miền Nam bằng bạo lực của Bắc Việt và cả khối cộng sản.

Tháng 4 năm 1975, Bắc Việt chiến thắng. Đảng Cộng sản Việt Nam thống trị trên cả nước. Nền Cộng hoà non trẻ của Việt Nam tại miền Nam chấm dứt.

Đảng Cộng sản Việt Nam đã thực hiện tập thể hoá nông nghiệp, di dân đi kinh tế mới, cải tạo công thương, ngăn sống cấm chợ, áp dụng chế độ phân phối lương thực trên cả nước, bắt giam giữ cải tạo hàng trăm ngàn quân cán chính của Việt Nam Cộng Hoà và phân biệt đối xử tàn bạo với gia đình và con em họ... Chủ trương và chính sách khắc nghiệt này đã khiến cả triệu người phải dứt bỏ quê hương, đối diện với cái chết, ra đi tìm tự do ở xứ sở khác.

Khó chính xác để nói có bao nhiêu người đã bỏ mình trên biển. Có nguồn dẫn con số 200 ngàn nhưng một số nguồn khác ước tính 500 ngàn - 600 ngàn người chết ngoài biển. Năm 1981 hội Chữ thập đỏ quốc tế ước đoán phân nửa số người vượt biển chết dưới tay hải tặc.

Một cộng đồng người Việt hải ngoại được tạo nên, ngày mỗi lớn mạnh và có ảnh hưởng tại các nước bản xứ. Sự căm thù và bất hợp tác với nhà nước cộng sản của cộng đồng này xuất phát từ những mất mát nêu trên.

Nhà nước Cộng sản đã áp đặt một bộ máy công an trị trên cả nước, dùng bạo lực để đàn áp mọi tư tưởng phản kháng, tước đoạt các quyền cơ bản của con người mà trước hết là quyền bầu cử tự do, tự do ngôn luận, tự do lập hội...

Có thể nói không cường điệu rằng, Đảng Cộng Sản Việt Nam đã biến cả nước thành một nhà tù khổng lồ, nơi mà an ninh theo dõi kiểm soát, chi phối từng hoạt động của mỗi người. Chỉ sự ngoan ngoãn, tuân phục mới có thể mang lại yên lành. Một chế độ bất nhân và vong bản, chỉ đáp ứng ít nhiều về vật chất nhưng hoàn toàn giam hãm tư tưởng của con người trong một học thuyết ngoại lai, không tưởng: học thuyết Mác-Lenin.

Chẳng biết khi nào chế độ Cộng sản ở Việt Nam mới sụp đổ, nhưng là một chế độ đi ngược với xu thế của nhân loại tiến bộ, chắc chắn sẽ bị xoá sổ. Đã hình thành những tiếng nói phản kháng, đã có sự thức tỉnh của nhiều đảng viên trong guồng máy và sự chán nản của dân chúng đối với nhà nước cộng sản.

Nếu giống như Ba Lan, khi chế độ cộng sản được thay thế bằng một nhà nước Cộng hoà dân cử. Lúc ấy nhìn lại lịch sử chúng ta có thể kết luận rằng, thời gian cầm quyền của Đảng Cộng Sản Việt Nam là thời gian bị đánh mất. Một thời gian bi thảm, chứa chất đầy thù hận, chia rẽ và đau thương của người Việt.

*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.

Cái nhìn của bạn trẻ Sài Gòn về cuộc đình công, biểu tình

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2015-04-13
Hàng nghìn công nhân đã tập trung Đình công ở công ty Dụ Đức, Long An hồi đầu tháng 4 vừa qua
Hàng nghìn công nhân đã tập trung Đình công ở công ty Dụ Đức, Long An hồi đầu tháng 4 vừa qua- RFA

Trong vòng chưa đầy nửa tháng, có nhiều cuộc đình công, biểu tình của hàng chục ngàn người tham gia của công nhân trong các khu công nghiệp Sài Gòn và Tây Nam Bộ nhằm phản đối luật bảo hiểm có những điều khoản bất công, gây bất lợi cho người lao động. Với người Sài Gòn, đặc biệt là các bạn trẻ, việc biểu tình, đình công hay tổ chức một cuộc hội thảo, một cuộc dã ngoại nhỏ nhằm thể hiện ý chí chống đối sự bất công, chống ngoại bang xâm lược biển Đông vốn dĩ là chuyện bình thường. Nhưng với qui mô rất lớn từ những cuộc đình công, biểu tình của giới lao động, các bạn trẻ Sài Gòn nhìn và đánh giá vấn đề này như thế nào?

Người lao động trở nên thông minh hơn

Một bạn trẻ Sài Gòn, từng tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối những hành vi hành hạ ngư dân Việt Nam và xâm lấn lãnh hải Việt Nam từ phía Trung Quốc, không muốn nêu tên, chia sẻ: “Đời sống công nhân Việt Nam thì hiện giờ mức thu khoản 150USD đến 170USD mỗi tháng thì còn quá thấp. Nói chung là điều kiện sống còn quá thấp, công nhân bị chèn ép đủ thứ. Công đoàn nhà nước thì chỉ làm được những việc như ma chay, đám cưới, thăm hỏi bệnh tật… Nói chung là họ chỉ làm việc râu ria chứ không chạm đến việc chính yếu là bảo vệ quyền lợi người lao động. Bởi lãnh đạo công đoàn giữ một chức vụ nào đó trong công ty nên phải sợ chủ thôi!”.

Theo bạn trẻ này, vấn đề người lao động đứng lên thể hiện ý chí và sự bất mãn trước giới chủ cũng như trước những qui định gây hại cho người lao động là chuyện không sớm thì muộn cũng sẽ diễn ra. Bởi lẽ, không riêng gì lúc bộ luật bảo hiểm xã hội 2014 ra đời và có hiệu lực vào đầu tháng Giêng năm 2016 thì giới lao động mới bất mãn mà sự bất mãn này đã có từ lâu bởi điều kiện làm việc quá tồi tệ, bữa ăn mất vệ sinh, đồng lương eo hẹp, trả không xứng đáng với sức lao động họ bỏ ra.

Hơn nữa, vấn đề nhân phẩm của người lao động đã bị xúc phạm trầm trọng, giới chủ không ngần ngại tìm cách lạm dụng tình dục những nữ công nhân trẻ, có nhan sắc, họ đã nhiều lần công khai sờ mó vùng nhạy cảm của các nữ công nhân với lý do kiểm tra thử các nữ công nhân này có ăn cắp sản phẩm của công ty giấu trong người hay không.

"Công đoàn nhà nước thì chỉ làm được những việc như ma chay, đám cưới, thăm hỏi bệnh tật… Nói chung là họ chỉ làm việc râu ria chứ không chạm đến việc chính yếu là bảo vệ quyền lợi người lao động. Bởi lãnh đạo công đoàn giữ một chức vụ nào đó trong công ty nên phải sợ chủ thôi"-Một bạn trẻ Sài Gòn

Đứng trên góc độ nhân quyền mà nói, hành vi lợi dụng này xúc phạm cả hai mặt thể xác và tinh thần. Nếu như mặt thể xác, họ bị xúc phạm tính dục, thì về mặt tinh thần, sâu xa hơn, họ bị xúc phạm phẩm hạnh và xâm hại nhân quyền trầm trọng, cái lý do mà các ông chủ đưa ra để sờ mó là “xem thử các nữ công nhân có giấu đồ trong người hay không” là một sự xúc phạm tinh thần, sự vu khống trắng trợn mà giới chủ đã tự cho họ cái quyền đó.

Và chuyện này xãy ra không phải đơn lẻ một vài lần, hầu hết nữ công nhân ở các khu công nghiệp đều có thể bị xâm phạm, các nam công nhân thì có thể bị các bảo vệ tìm cách gây sự để đánh một khi họ có những phản ứng chính đáng về phía giới chủ. Câu hỏi mà bạn trẻ này đặt ra là nhà nước đã quản lý sản xuất, quản lý kinh doanh như thế nào và bảo vệ người lao động như thế nào mà người lao động bị xúc phạm trầm trọng như vậy.


Những người lao động đang hưởng thụ một buổi sáng cuối tuần

Tự hỏi và tự đưa ra hướng trả lời, bạn trẻ này đặt nghi vấn về những cổ phần ma của các quan chức cao cấp ở các công ty. Mặc dù không góp vốn nhưng họ vẫn hằng năm thu nhận lợi tức theo cổ phần. Và để nhận nhừng phần lợi tức đó, họ chỉ làm mỗi một việc là bảo kê cho các công ty. Chính vì được bảo kê, đã có ăn chia nên các công ty tha hồ chèn ép công nhân để tạo khoản dư mà nộp cho các quan chức hằng quí, hằng năm.

Hơn nữa, Công đoàn của các công ty không những không bảo vệ người lao động mà còn đứng về phía giới chủ để o ép người lao động. Sự bất mãn của người lao động đến từ nhiều hướng, nung náu theo thời gian để rồi đến một lúc nào đó sẽ tức nước vỡ bờ. Theo bạn trẻ này, những cuộc đình công, biểu tình của người lao động miền Nam chỉ đóng vai trò khúc dạo đầu, sẽ còn nhiều diễn biến theo những cung bậc mới trong thời gian tới, rất khó mà đoán trước được việc gì sẽ xãy ra.

Bởi hiện tại, người lao động Việt Nam đã trở nên thông minh hơn, mức độ tương tác qua các trang mạng xã hội ngày càng cao, giới công nhân có thể trao truyền thông tin thông qua các mạng xã hội và tìm hiểu quyền lợi chính đáng của họ thông qua các trang này. Chính vì thế, khi họ hành động, họ sẽ khôn khéo hơn và tạo thế mạnh lẽ phải cho bản thân tốt hơn.

Ngân sách nhà nước trống rỗng là mấu chốt vấn đề

Một bạn trẻ khác sống tại quận 1 Sài Gòn, không muốn nêu tên, cũng là người từng tham gia nhiều cuộc xuống đường kêu gọi bảo vệ Trường Sa, Hoàng Sa và ngư dân Việt Nam chia sẻ thêm: “Tụi đó thì nó chỉ biết lợi dụng thôi, nó trả lương càng ít càng tốt, nó bóc lột càng nhiều giờ càng tốt. Có lúc đi tiểu tiện mà nó còn trừ giờ nữa mà! Tiền bảo hiểm lao động không chỉ là tiền công nhân không thôi, là của toàn xã hội. Giờ nó đem nó kinh doanh địa ốc, cho vay mà lại không thu hồi lại được, nó phải nghĩ cách trì hoãn, tìm cách trả chậm để từ từ thu hồi vốn nhưng khó lắm…!”.

Theo bạn trẻ này phân tích, vấn đề người lao động phản ứng mạnh trong thời gian qua lại có nguyên nhân tưởng chừng như không liên quan gì đến người lao động, đó là ngân sách nhà nước đang trống rỗng. Nạn tham nhũng, rút ruột của giới quan tham đã làm cho ngân sách nhà nước trở nên khô rỗng và nạn tham nhũng trong các cơ quan liên quan đến bảo hiểm xã hội cũng không thấp chút nào. Đã có nhiều quan chức cấp cao trong ngành bảo hiểm Việt Nam bị đưa ra ánh sáng về tội tham nhũng, thụt két nhà nước.

"Tụi đó thì nó chỉ biết lợi dụng thôi, nó trả lương càng ít càng tốt, nó bóc lột càng nhiều giờ càng tốt. Có lúc đi tiểu tiện mà nó còn trừ giờ nữa mà! Tiền bảo hiểm lao động không chỉ là tiền công nhân không thôi, là của toàn xã hội. Giờ nó đem nó kinh doanh địa ốc, cho vay mà lại không thu hồi lại được"-Một bạn trẻ

Mà một khi ngân sách bị trống rỗng, mọi khoản chi tiêu phía trước sẽ rất khó khăn, đặc biệt là khoản chi giải quyết bảo hiểm xã hội của người lao động luôn là bài toán đau đầu của nhà nước. Trong khi đó, đời sống nhà trọ đầy tạm bợ và khó khăn cùng với đồng lương èo ọp mà đồng tiền liên tục bị trượt giá. Điều này khiến cho nhiều công nhân có đủ thâm niên lao động đóng bảo hiểm xã hội nghĩ đến phương án chuyển loại hình lao động và xem khoản tiền bảo hiểm xã hội là đồng vốn cho tương lai.

Mà một khi công nhân thi nhau nghỉ việc, rút bảo hiểm xã hội để tìm cơ hội khác thuận lợi hơn thì với ngân sách trống rỗng, bảo hiểm nhà nước khó bề mà thanh toán sòng phẵng, lúc đó mọi căng thẳng từ phía người lao động sẽ khó mà lường được. Bộ luật bảo hiểm xã hội mới như là một giải pháp thông minh của nhà nước nhằm vớt vác cho ngân sách đang cạn kiệt, trống rỗng.

Nhưng rất tiếc, nếu như bộ luật này ban hành sớm hơn chừng 10 năm thì mọi chuyện sẽ êm xuôi hơn. Còn hiện tại, người lao động đã thông minh hơn nhiều, khả năng tiếp cận các trang mạng xã hội, chia sẻ và lĩnh hội thông tin của họ cũng phát triển vượt bậc. Chính vì vậy, mọi chính sách hay qui định có tính bất lợi cho người lao động đều bị phản ứng gay gắt.

Bạn này nói vui rằng nếu muốn người lao động thấy yêu công xưởng, tin vào công việc, không phải chỉ cho họ ăn, mặc, ở đầy đủ là xong mà phải cho họ thấy rằng họ đang sống trong một đất nước tốt đẹp, ngân sách nhà nước luôn là một cái hủ gạo đầy không có sâu mọt chứ đừng bao giờ dùng chiến thuật cắn xé của bầy chuột bên cạnh hủ gạo trống rỗng để nói chuyện với họ. Vì làm như vậy, chỉ chọc giận người lao động, chọc giận những người đã bỏ mồ hôi và tuổi trẻ để xây dựng đất nước. Mọi chuyện vẫn còn đang ở phía trước!

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/sag-youth-opin-abt-strik-04132015114624.html/04132015-sag-youth-opin-abt-strik.mp3

Nhật bản và Mỹ sẽ gia tăng hợp tác quân sự ở biển Đông Á hơn là biển Đông

Việt Hà, phóng viên RFA
2015-04-13  
Mỹ-Nhật tập trận chung trên biển năm 2013 (minh họa)
Mỹ-Nhật tập trận chung trên biển năm 2013 (minh họa)-Files photos/báo Zhan-TQ

Trong tháng 4 này, Thủ tướng Nhật Bản sẽ có chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ. Đây là chuyến thăm được trông đợi không chỉ bởi Mỹ và Nhật bản mà còn được theo dõi bởi các nước khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương vì tình hình căng thẳng tại khu vực đang gia tăng giữa các nước với Trung Quốc xung quanh những tranh chấp trên biển. Liệu chuyến đi này có mang đến những thỏa thuận hợp tác về quân sự rộng hơn giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ hay không? Việt Hà phỏng vấn bà Yuki Tatsumi, chuyên gia cao cấp về Nhật bản tại Trung tâm nghiên cứu Stimson, Hoa Kỳ. Trước hết dự đoán về những thỏa thuận mà Hoa Kỳ và Nhật bản có thể đạt được trong chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe, bà Tatsumi cho biết:

Yuki Tatsumi: mọi thứ vẫn có thể thay đổi. Hai chính phủ nói là họ hy vọng từ giờ đến lúc mà Thủ tướng Nhật đến Washington thì hai bên sẽ đạt được thỏa thuận song phương về việc Nhật tham gia vào hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) và đồng thời hoàn tất bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng song phương sửa đổi. Tuy nhiên, đến lúc này, những tham vấn và thảo luận giữa hai phía vẫn còn đang tiếp diễn, cho nên chúng ta thực sự không thể biết được sẽ có một thỏa thuận hay không và nếu có thì bản thỏa thuận sẽ như thế nào. Nhưng đó là một hy vọng mà họ đang có liên quan đến chuyến thăm này của Thủ tướng Nhật.

Việt Hà: Giới quan sát mong đợi trong chuyến thăm này, hai bên sẽ đạt được thỏa thuận về bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng song phương sửa đổi, nếu bản thỏa thuận được đồng ý bởi hai phía, theo bà thì liệu sẽ có những thay đổi nào đáng kể trong bản hướng dẫn này, nhất là về việc Nhật tham gia rộng  hơn vào các hoạt động quân sự tại khu vực châu Á Thái Bình Dương?

Yuki Tatsumi: sẽ không có nhưng thay đổi đáng kể. Điểm tập trung của bản hướng dẫn sửa đổi là để bảo vệ Nhật Bản, cho nên tôi không trông chờ vào sự tham gia rộng hơn của Nhật vào khu vực châu Á Thái Bình Dương vượt quá khu vực chủ quyền của Nhật bản.

Việt Hà: giới chức quân sự Hoa Kỳ gần đây đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi Nhật tham gia tích cực hơn và các hoạt động tuần tra tại Thái Bình Dương, bao gồm biển Đông, bà đánh giá thế nào về khả năng này?

Yuki Tatsumi: Tôi biết đó là hy vọng từ phía Mỹ nhưng tất cả còn phụ thuộc vào việc Nhật bản sẽ phê chuẩn cái gì liên quan đến phạm vi của các hoạt động phòng vệ Nhật. Rõ ràng là hoạt động tuần tra ở khu vực biển Đông là vượt quá vùng nước chủ quyền của Nhật và vùng đặc quyền kinh tế của Nhật, cho nên đây chỉ là hoạt động trong thời bình. Vào lúc này không có sự cho phép về luật pháp của Nhật đối với lực lượng phòng vệ Nhật đối với các hoạt động như vậy. Cho nên nếu như lực lượng phòng vệ Nhật được tham gia vào những hoạt động đó thì Nhật phải phê duyệt những thay đổi về mặt luật pháp. Nhưng liệu họ có phê duyệt hay không thì vẫn còn chưa rõ ràng.

"Tất cả còn phụ thuộc vào việc Nhật bản sẽ phê chuẩn cái gì liên quan đến phạm vi của các hoạt động phòng vệ Nhật. Rõ ràng là hoạt động tuần tra ở khu vực biển Đông là vượt quá vùng nước chủ quyền của Nhật và vùng đặc quyền kinh tế của Nhật, cho nên đây chỉ là hoạt động trong thời bình"-Yuki Tatsumi

Việt Hà: liệu điều này có liên quan đến việc diễn giải lại hiến pháp của Nhật?

Yuki Tatsumi: nó có phần liên quan đến việc diễn giải hiến pháp Nhật, nhưng hoạt động này không có liên quan gì đến hoạt động phòng vệ tập thể mà lực lượng phòng vệ Nhật được quyền làm trong thời bình. Bởi vì câu hỏi về phòng vệ tập thể xuất hiện khi có trường hợp khẩn cấp hoặc có xung đột vũ trang. Việc tuần tra ở biển Đông giống như là trong tình huống của hoạt động  gìn giữ hòa bình nhưng họ chưa có cơ sở pháp lý cho tình huống này vào lúc này.

Việt Hà: Phía Nhật dù chưa thể tham gia trực tiếp vào các hoạt động quân sự tại biển Đông nhưng đã giúp Việt Nam và Philippine trong việc chuyển giao các tàu tuần tra dưới dạng vốn ODA. Theo bà thì trong tương lai, Nhật Bản còn có thể làm gì khác nữa nhằm giúp các nước trong khu vực trong lĩnh vực quốc phòng an ninh?



Lá cờ của lực lượng tự vệ Hàng hải Nhật Bản (MSDF) phất phới trên các tàu hộ tống Kurama (phải) và Hyuga (trái) đang di chuyển khỏi Vịnh Sagami, tỉnh Kanagawa của Nhật Bản vào ngày 14 Tháng 10 năm 2012

Yuki Tatsumi: Không có nhiều thứ mà Nhật có thể làm hơn nữa ngoài những gì Nhật bản đang làm. Quyết định sử dụng vốn ODA để chuyển giao tàu tuần tra sang Việt nam và Philippines là một bước đột phá vì trước đó Nhật bản chưa từng làm vậy với ODA vì ODA chỉ tập trung vào giúp đỡ kinh tế, đầu tư hạ tầng tại các nước đó. Cho nên việc chuyển giao các thiết bị này không nằm trong kế hoạch trong quá khứ . Đây là một cách khác mà Nhật bản sử dụng khung ODA. Ngoài ra, với thực tế là lực lượng phòng vệ Nhật bản vẫn chưa được phép tham gia nhiều hơn vào các hoạt động rộng lớn hơn ở khu vực châu Á Thái Bình Dương bao gồm biển Đông, thực tế mà nói không còn gì nhiều mà Nhật bản có thể làm hơn nữa ngoài những gì mà họ đang làm. Nói ví dụ như những thảo luận song phương với các nước ở Đông Nam Á, hay Nhật ủng hộ và tham gia mạnh mẽ hơn vào các cơ chế trong khu vực của diễn đàn ASEAN như hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN mở rộng (ADMM +). Cho nên với hệ thống và khuôn khổ hiện tại, không có gì nhiều hơn nữa mà Nhật có thể làm.

Việt Hà: theo bà bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng song phương nếu được hoàn tất sẽ không có những thay đổi lớn cho khu vực, vậy thì có những thay đổi nào thực sự trong bản hướng dẫn cần được chú ý?

Họ (Trung Quốc) sẽ luôn lo lắng khi một quan chức nào đó của Mỹ nhắc lại cam kết duy trì điều khoản 5 của hiệp ước an ninh Mỹ Nhật và nó bao gồm cả quần đảo Senkaku trong điều khoản này. Cho nên đó là những điểm chính mà họ sẽ lo ngại

Yuki Tatsumi

Yuki Tatsumi: từ phía Nhật bản, bản hướng dẫn này chủ yếu là về việc Nhật và Mỹ có thể làm gì ở biển Hoa Đông nhưng không vượt quá mức đó. Mỹ đã rất hy vọng sử dụng cơ hội này để khiến Nhật tham gia rộng hơn trong các hoạt động quân sự ở khu vực như đã nói lúc trước. Nhưng đây vẫn là môt khoảng cách biệt giữa hai nước. Theo tôi hai bên đang cố gắng tìm cách để thu hẹp được khoảng cách và hoàn tất quá trình này.

Việt Hà: liệu đây có phải là do ý kiến của người dân Nhật vẫn chưa ủng hộ sự tham gia rộng hơn của quân đội Nhật? liệu Thủ tướng Shinzo Abe có thể làm gì để thay đổi điều này?

Yuki Tatsumi: không có nhiều điều mà Thủ tướng Abe có thể làm. Ý kiến công chúng Nhật khá là chia rẽ ngay cả với các hoạt động tuần tra vượt quá biên giới Nhật. Đặc biệt là ý kiến của người Nhật về hiến pháp và diễn giải lại hiến pháp liên quan đến hoạt động phòng vệ tập thể cũng rất chia rẽ. Theo tôi Thủ tướng Abe khó lòng làm thay đổi được ý kiến của người dân Nhật để có được sự ủng hộ mạnh mẽ cho những tham gia rộng lớn hơn vào các hoạt động quân sự của lực lượng phòng vệ Nhật Bản ra ngoài biên giới Nhật.

Việt Hà: Theo bà, Trung Quốc sẽ có những lo ngại nào liên quan đến chuyến thăm này của Thủ tướng Nhật?

Yuki Tatsumi: tôi nghĩ sẽ không sai nếu dự đoán rằng Trung Quốc sẽ quan ngại về một cam kết rõ ràng hơn của quân đội Mỹ trong các trường hợp khẩn cấp ở vùng biển Đông Á vốn là điểm chính của bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng song phương. Họ sẽ luôn lo lắng khi một quan chức nào đó của Mỹ nhắc lại cam kết duy trì điều khoản 5 của hiệp ước an ninh Mỹ Nhật và nó bao gồm cả quần đảo Senkaku trong điều khoản này. Cho nên đó là những điểm chính mà họ sẽ lo ngại.

Việt Hà: theo bà, chuyến thăm này của Thủ tướng Shinzo Abe có ý nghĩa thế nào với Mỹ và Nhật?

Yuki Tatsumi: năm nay là kỷ niệm 70 năm kết thúc cuộc chiến thế giới đẫm máu mà cả Nhật và Mỹ đều tham chiến. đây là dịp để nhìn lại lịch sự quan hệ song phương trong 70 năm qua, sự tiến triển của quan hệ hai nước và hướng tới tương lai. Sẽ rất tốt nếu có được những thành tố bao gồm chính sách về châu Á Thái Bình Dương được nói đến trong chuyến thăm này, nhưng chuyến đi chủ yếu là về mối quan hệ tổng thể giữa hai nước và kỷ niệm 70 năm quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.

Việt Hà: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/jap-incres-coopr-wt-us-04132015110341.html/04132015-jap-incres-coopr-wt-us.mp3

Tin tặc TQ 'theo dõi VN trong 10 năm'

Theo BBC-5 giờ trước


Một nhóm tin tặc, có thể được chính phủ Trung Quốc tài trợ, đã theo dõi các chính phủ, doanh nghiệp và nhà báo ở Đông Nam Á, gồm cả Việt Nam, suốt 10 năm qua.
Đó là kết luận từ một báo cáo công bố ngày 13/4 của công ty an ninh Internet của Mỹ, FireEye.
FireEye nói nhóm này, có bí danh APT30, đã ăn cắp “thông tin nhạy cảm” từ 2005 của các chính phủ, công ty và nhà báo có lợi ích liên quan Trung Quốc.
“Các mối quan tâm của nhóm này dường như tập trung vào các vấn đề quân sự, kinh tế và chính trị của Đông Nam Á, lãnh thổ tranh chấp và các chủ đề liên quan tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc,” báo cáo nói.
Theo công ty, chiến dịch khác với các nhóm tin tặc khác về quy mô và thời gian kéo dài, khiến họ tin rằng nhóm này được chính phủ Trung Quốc bảo trợ.
Họ cũng nói mục tiêu chính của nhóm có vẻ là nhằm ăn cắp dữ liệu chứ không vì tiền bạc.
Chính phủ Trung Quốc nhanh chóng bác bỏ mọi liên quan.
Người phát ngôn Hồng Lỗi tuyên bố: “Chính phủ Trung Quốc cương quyết phản đối các vụ tấn công tin tặc.”
Các mục tiêu được APT30 nhắm vào gồm: Việt Nam, Ấn Độ, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Malaysia, Thái Lan và Ả Rập Saudi.
FireEye nói thêm một số nước khác cũng có thể đã bị nhắm tới gồm Nhật Bản, Indonesia, Philippines…
Báo cáo nói APT30 “quan tâm đến các tổ chức và chính phủ gắn với ASEAN, đặc biệt khi xảy ra các cuộc họp của ASEAN”.

'Khó hiểu về chuyến đi của TBT Trọng'

Theo BBC-13 tháng 4 2015
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm chính thức tới Trung Quốc từ ngày 7 đến 10/4 theo lời mời của Chủ tịch Tập Cận Bình
Ý nghĩa chuyến viếng thăm cấp nhà nước của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam tới Trung Quốc cần phải được nhìn nhận từ cả khía cạnh đối nội và đối ngoại, theo nhận xét của một nhà nghiên cứu trong khu vực.
Tuy nhiên, bất kể thế nào thì Hà Nội cũng cần phải tìm cách giữ cân bằng trong quan hệ với Bắc Kinh và Washington, trang tin wantchinatimes.com của Đài Loan dẫn lời ông Kang Lin từ Viện Nghiên cứu Nam Hải (National Institute of South China Sea Studies) nói.
Ông Lin điểm lại lần tới Bắc Kinh hồi tháng 10/2011 của ông Nguyễn Phú Trọng diễn ra là hồi ông lên làm Tổng bí thư được chín tháng, và cho rằng so với lần trước thì chuyến đi diễn ra sau đó ba năm rưỡi đang khiến nhiều thành phần khác nhau cảm thấy quan ngại.

Chuẩn bị cho Đại hội Đảng?

Theo nhận định của phân tích gia của tổ chức nghiên cứu thì về mặt đối nội, Đảng Cộng sản Việt Nam đang trong lúc sắp xếp nhân sự cho kỳ Đại hội Đảng lần thứ 12 vào tháng 1/2016 tới đây, nên chuyến đi của ông Trọng tới Trung Quốc có thể diễn giải như việc nhằm tìm kiếm sự ủng hộ cho cá nhân ông từ phía Bắc Kinh.
Việc Việt Nam ứng phó với Trung Quốc, nước láng giềng quan trọng nhất của mình ra sao sẽ có ảnh hưởng to lớn tới khuynh hướng chính trị nội bộ của Việt Nam, và đó là lý do khiến ông Trọng chọn đi Trung Quốc trước khi đi Mỹ trong lúc ông nhận được lời mời từ cả hai quốc gia, theo đánh giá của ông Kang Lin.
 Ông Trọng từng tới Bắc Kinh cách đây ba năm rưỡi, sau khi ông được bầu làm Tổng bí thư ĐCS Việt Nam được chín tháng
Về mặt đối ngoại, quan hệ Việt-Trung đã trở nên căng thẳng sau sự kiện Trung Quốc kéo giàn khoan HD981 vào Biển Đông hồi năm ngoái và sau các cuộc tranh cãi về chủ quyền đối với các đảo thuộc Trường Sa và Hoàng Sa trong những năm gần đây.
Việc Việt Nam có hàng loạt các cuộc biểu tình bạo lực là "vượt quá mức suy tính của Trung Quốc", theo lời ông Kang Lin, khiến các nhà đầu tư Trung Quốc phải rút khỏi Việt Nam và đã "làm xói mòn nghiêm trọng quan hệ song phương".
Ông cũng cho rằng việc Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh ra tuyên bố lên án đường chín đoạn trên Biển Đông của Trung Quốc là vi phạm luật quốc tế, ảnh hưởng tới sự phát triển của ASEAN là điều đã "khiến Trung Quốc vô cùng bất mãn".

Quan hệ kinh tế

Tuy nhiên, theo ông Kang Lin, cũng không vì thế mà có thể nói quan hệ Việt - Trung là lạnh lẽo, khi mà bất chấp những lời cảnh cáo chính trị thì quan hệ kinh tế giữa hai bên vẫn rất sôi nổi, với hoạt động thương mại song phương hàng năm được trông đợi sẽ vượt mức 60 tỷ đôla Mỹ trong năm 2015.
Hôm 7/4, ông Nguyễn Phú Trọng ngay trong ngày đầu tiên chuyến viếng thăm tới Bắc Kinh đã cùng Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chứng kiến việc ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác, trong đó có Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc giữa Bộ Tài chính hai nước.
Hiện tượng mà ông Kang Lin gọi là "chính lãnh kinh nhiệt" (lạnh lẽo về chính trị nhưng nóng về kinh tế) này khiến cho mục tiêu thực sự của việc ông Trọng tới Trung Quốc trở nên không rõ ràng.
Do vậy, theo ông, cần phải theo dõi xem liệu chuyến đi là nhằm cải thiện mối quan hệ ngoại giao chính trị đang trong thế bế tắc và làm thay đổi bối cảnh "chính lãnh kinh nhiệt", hay chỉ để duy trì đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam, hay chỉ để tranh thủ sự ủng hộ chính trị của Trung Quốc cho các bước đi sắp tới của ông Trọng trong kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 tới đây.
Và hơn hết, nhà nghiên cứu này kết luận, việc không để tranh chấp Biển Đông làm xói mòn quan hệ với Trung Quốc là điều tối quan trọng, bởi nó có thể ảnh hưởng tới sự tồn vong của Đảng Cộng sản Việt Nam. Do đó, theo ông Kang Lin, Việt Nam cần phải cân nhắc thận trọng trước việc chọn có "láng giềng tốt Trung Quốc" hay "bạn bè xa Hoa Kỳ".

Hà Nội: CA bắt khẩn cấp nhiều thanh niên mặc áo in phù hiệu Quân lực Việt Nam Cộng Hoà


Ảnh: Facebook Nguyễn Lân Thắng 
CTV Danlambao - Trưa ngày 12/4/2015, CA Hà Nội đã bắt khẩn cấp ít nhất 5 thanh niên mặc áo có in biểu tượng con ó vàng giống với phù hiệu của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.

Trong số những người bị bắt có anh Nguyễn Viết Dũng, biệt danh Dũng Phi Hổ, một thanh niên còn khá trẻ quê tại Yên Thành, Nghệ An. Danh tính những người còn lại hiện vẫn đang tiếp tục được tìm hiểu thêm.

Theo một số thông tin được loan tải trên facebook, nhóm của anh Nguyễn Viết Dũng có thể đang bị giam giữ tại trụ sở CA quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Thời điểm xảy ra vụ bắt người phi pháp khoảng sau lúc 11 giờ trưa ngày 12/4/2015, từ đó đến nay không ai có thể liên lạc được với những thanh niên này.

Trước đó, nhóm anh Nguyễn Viết Dũng xuất hiện trong cuộc biểu tình bảo vệ cây xanh tại khu vực Bờ Hồ vào buổi sáng cùng ngày.

Hình ảnh được phổ biến trên các mạng xã hội cho thấy có khoảng 4-5 thanh niên mặc áo màu đen, trên ngực trái có in biểu tượng hình con ó màu vàng, giống với phù hiệu của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà.

Phía sau chiếc áo là một biểu tượng chữ V bao quanh bởi một vòng tròn màu đỏ, cùng với thông điệp bằng tiếng Anh:

“People should not be afraid of their governments. Governments should be afraid of their people” – “Nhân dân đừng sợ nhà cầm quyền quyền. Nhà cầm quyền phải sợ Nhân dân”.

Ảnh: Facebook Nguyễn Lân Thắng 
Theo các bức ảnh đã được phổ biến, anh Nguyễn Viết Dũng được xác định là người thanh niên đeo kính, mặc bộ quân phục người lính Việt Nam Cộng Hoà.

Có tin nói rằng, sau khi đã bắt giam khẩn cấp nhóm anh Nguyễn Viết Dũng, côn an CSVN lập tức triệu tập thêm nhiều thanh niên khác tại Hà Nội để tra khảo.

Sau ngày 30/4/1975, những biểu tượng liên quan đến chính thể Việt Nam Cộng Hoà đã trở thành nỗi ám ảnh đối với những người cộng sản. Dù vậy, bất chấp sự trả thù nghiệt ngã của chế độ, nhiều người dân miền Nam vẫn bí mật lưu giữ những kỷ vật hoài niệm về một chính thể Tự do.