Wednesday, April 1, 2015
Công Nhân Tại Tây Ninh Đình Công Phản Đối BHXH
Đây là một số hình ảnh do anh chị em công nhân cung cấp .
Đình công phản đối luật BHXH , tại công ty Pou Li . Tây Ninh
Hiện một số anh chị em công nhân hiện vẩn đang đình công , một số bỏ ra về .
FB https://www.facebook.com/khang.pham.927543
Ðình công của công nhân Sài Gòn có thể lan rộng
04-01- 2015 6:10:17 PM
Việt Hùng/ Người Việt
(Tường trình từ Sài Gòn)
SÀI GÒN (NV) - Hôm mồng 1 tháng 4 năm 2015, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn đã tăng cường hơn 500 công an, an ninh, dân phòng, chiếm giữ khu vực trước công ty Pou Yuen, ngã tư cầu vượt Quốc Lộ 1-Tỉnh lộ 10, phường Tân Tạo, Quận Bình Tân và ngăn chặn không cho các công nhân kéo đi biểu tình.
Các xe tải đi trên quốc lộ 1 hướng về phía công ty Pou Yuen đều bị ngăn chặn, làm tắc nghẽn giao thông trên toàn khu vực xung quanh phường Tân Tạo, Bình Tân.
Cuộc đình công này đã sang ngày thứ 8, và có nhiều dấu hiệu sẽ trở thành cuộc biểu tình qui mô lớn, khi các công nhân của các khu công nghiệp khác như Tân Tạo-Tân Bình, Vĩnh Lộc-Hóc Môn, Ðức Hòa-Long An, Amata-Ðồng Nai,... đều đồng tình hưởng ứng đình công.
Hôm 31 tháng 3 năm 2015, thứ trưởng Bộ Lao Ðộng, ông Doãn Mậu Diệp, đã đến trò chuyện với các công nhân và hứa với công nhân là sẽ kiến nghị cho người lao động có hai cách lựa chọn, nhận trợ cấp một lần hoặc có thể tích lũy. Tuy nhiên, công nhân sớm hiểu ra đây cũng chỉ là “sẽ kiến nghị” chứ không có cam kết rõ ràng.
Hôm 1 tháng 4, loa phóng thanh của công ty Pou Yuen liên tục phát “Lời kêu gọi” của ông Ðặng Ngọc Tùng, chủ tịch Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam, kêu gọi công nhân yên tâm trở lại làm việc.
Trong đó có đoạn: “Sau năm 2015, kiến nghị Quốc Hội sửa việc chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo hướng để người lao động tự chọn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần như cũ hoặc thực hiện theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội năm 2014.”
Rất đông công an chiếm ngã tư dưới chân cầu vượt Quốc lộ 1-Tỉnh lộ 10, không cho công nhân đến đây biểu tình. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Ðặc biệt hơn, là đoạn: “Không để cho kẻ xấu lợi dụng, kích động, xúi giục làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và tình hình an ninh trật tự tại địa phương.”
Thế nhưng bất chấp những lời kêu gọi sáo rỗng kia, các công nhân vẫn tiếp tục đình công và kéo nhau đi biểu tình, nhưng vấp phải sự ngăn chặn của công an.
Một công nhân tên Nguyễn Văn Hóa cho biết: “Hôm qua có ông thứ trưởng đến để trấn an chúng tôi, bảo chúng tôi không nên nghe các thành phần xấu xúi giục đi biểu tình. Nhưng rõ ràng là không ai xúi chúng tôi cả. Chúng tôi chỉ muốn đấu tranh vì quyền lợi của mình mà thôi.”
Anh Hóa cho biết thêm: “Lẽ ra chính quyền phải tạo điều kiện thuận lợi để cho chúng tôi làm ăn sinh sống, đằng này chúng tôi bi o ép đủ thứ. Giới chủ thì bắt tăng ca, chính quyền thì không chịu trả tiền bảo hiểm xã hội. Ðời công nhân chúng tôi đã quá khổ rồi. Chúng tôi không còn gì để mất, hay sợ sệt gì nữa. Chúng tôi phải nói lên tiếng nói của mình.”
Chị Trần Thị Thu Hương (công nhân khu A) cho biết: “Ðiều luật BHXH mới qui định đến 55 tuổi mới cho lãnh. Nếu thân chủ đã mất thì con cái được lãnh, với điều kiện con phải dưới 18 tuổi. Giả sử như tôi năm nay 27 tuổi, con tôi cũng đã 8 tuổi, năm tôi 55 tuổi thì con tôi cũng đã 36 tuổi rồi, ai cho nó lãnh tiền BHXH của tôi?”
Công an có mặt khắp nơi và sẵn sàng đàn áp. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Còn công nhân Trần Anh Tùng phẫn nộ: “Rõ ràng qui định mới này là hành động ăn cướp của chính quyền. Ðầu tiên là giam giữ tiền của chúng tôi một cách lâu dài. Sau đó là gì nữa thì chưa biết?”
Anh cho biết thêm: “Với tình trạng lạm phát tăng cao như hiện nay. Ðến lúc tôi 60 tuổi chắc số tiền BHXH của tôi không đủ để mua được gói mì tôm.”
*Ngân khố quốc gia cạn kiệt
Với hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay, để thay đổi một điều luật, bộ luật thì phải do Quốc Hội thông qua. Các công nhân hiểu được điều này, nên hầu hết đều không đồng tình với lời hứa “sẽ kiến nghị” của chính quyền.
Trên trang facebook của Luật Sư Lê Công Ðịnh, trích lại bài báo nói về “Nguy cơ vỡ bảo hiểm xã hội sớm” đăng trên báo Người Lao Ðộng ngày 25 tháng 5 năm 2014 với lời bình luận:
“Ðây chính là một trong các nguyên nhân sửa đổi Luật Bảo Hiểm Xã Hội, khiến gây bất bình rộng khắp. Ngoài ra, còn một nguyên nhân quan trọng hơn, đó là ngân khố quốc gia đã cạn kiệt nên đành phải chiếm dụng vốn của người lao động cả nước trong nhiều năm.”
Các báo trong nước đều không đưa tin về vụ biểu tình của công nhân. Hoặc có đưa, nhưng chỉ đưa theo hướng có lợi cho chính quyền. Như hôm 31 tháng 1 năm 2015, báo điện tử VNExpress đã chạy dòng tin “Ðối thoại với thứ trưởng, công nhân hứa quay lại làm việc.” Tuy nhiên thực tế ngày 1 tháng 4, các công nhân vẫn tiếp tục đình công.
Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận tại hiện trường ngày 1 tháng 4, hơn 500 công an, cảnh sát đã được huy động để chiếm giữ những khu vực mà mấy ngày trước các công nhân làm nơi biểu tình. Bởi vậy cuộc biểu tình không thể diễn ra.
Khoảng 12 giờ trưa, vì trời nắng nóng, các công nhân đã ra về và hẹn nhau ngày mai, 2 tháng 4 năm 2015, biểu tình.
“Chúng tôi sẽ không từ bỏ ý định biểu tình và đình công, khi quyền lợi của chúng tôi bị xâm hại một cách trắng trợn,” công nhân Ðào Văn Thắm tuyên bố như vậy.
Việt Hùng/ Người Việt
(Tường trình từ Sài Gòn)
SÀI GÒN (NV) - Hôm mồng 1 tháng 4 năm 2015, nhà cầm quyền thành phố Sài Gòn đã tăng cường hơn 500 công an, an ninh, dân phòng, chiếm giữ khu vực trước công ty Pou Yuen, ngã tư cầu vượt Quốc Lộ 1-Tỉnh lộ 10, phường Tân Tạo, Quận Bình Tân và ngăn chặn không cho các công nhân kéo đi biểu tình.
Công nhân tụ tập trên quốc lộ 1A, tiếp tục cuộc đình công. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Các xe tải đi trên quốc lộ 1 hướng về phía công ty Pou Yuen đều bị ngăn chặn, làm tắc nghẽn giao thông trên toàn khu vực xung quanh phường Tân Tạo, Bình Tân.
Cuộc đình công này đã sang ngày thứ 8, và có nhiều dấu hiệu sẽ trở thành cuộc biểu tình qui mô lớn, khi các công nhân của các khu công nghiệp khác như Tân Tạo-Tân Bình, Vĩnh Lộc-Hóc Môn, Ðức Hòa-Long An, Amata-Ðồng Nai,... đều đồng tình hưởng ứng đình công.
Hôm 31 tháng 3 năm 2015, thứ trưởng Bộ Lao Ðộng, ông Doãn Mậu Diệp, đã đến trò chuyện với các công nhân và hứa với công nhân là sẽ kiến nghị cho người lao động có hai cách lựa chọn, nhận trợ cấp một lần hoặc có thể tích lũy. Tuy nhiên, công nhân sớm hiểu ra đây cũng chỉ là “sẽ kiến nghị” chứ không có cam kết rõ ràng.
Hôm 1 tháng 4, loa phóng thanh của công ty Pou Yuen liên tục phát “Lời kêu gọi” của ông Ðặng Ngọc Tùng, chủ tịch Tổng Liên Ðoàn Lao Ðộng Việt Nam, kêu gọi công nhân yên tâm trở lại làm việc.
Trong đó có đoạn: “Sau năm 2015, kiến nghị Quốc Hội sửa việc chi trả trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần theo hướng để người lao động tự chọn hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần như cũ hoặc thực hiện theo Luật Bảo Hiểm Xã Hội năm 2014.”
Rất đông công an chiếm ngã tư dưới chân cầu vượt Quốc lộ 1-Tỉnh lộ 10, không cho công nhân đến đây biểu tình. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Ðặc biệt hơn, là đoạn: “Không để cho kẻ xấu lợi dụng, kích động, xúi giục làm ảnh hưởng đến doanh nghiệp và tình hình an ninh trật tự tại địa phương.”
Thế nhưng bất chấp những lời kêu gọi sáo rỗng kia, các công nhân vẫn tiếp tục đình công và kéo nhau đi biểu tình, nhưng vấp phải sự ngăn chặn của công an.
Một công nhân tên Nguyễn Văn Hóa cho biết: “Hôm qua có ông thứ trưởng đến để trấn an chúng tôi, bảo chúng tôi không nên nghe các thành phần xấu xúi giục đi biểu tình. Nhưng rõ ràng là không ai xúi chúng tôi cả. Chúng tôi chỉ muốn đấu tranh vì quyền lợi của mình mà thôi.”
Anh Hóa cho biết thêm: “Lẽ ra chính quyền phải tạo điều kiện thuận lợi để cho chúng tôi làm ăn sinh sống, đằng này chúng tôi bi o ép đủ thứ. Giới chủ thì bắt tăng ca, chính quyền thì không chịu trả tiền bảo hiểm xã hội. Ðời công nhân chúng tôi đã quá khổ rồi. Chúng tôi không còn gì để mất, hay sợ sệt gì nữa. Chúng tôi phải nói lên tiếng nói của mình.”
Chị Trần Thị Thu Hương (công nhân khu A) cho biết: “Ðiều luật BHXH mới qui định đến 55 tuổi mới cho lãnh. Nếu thân chủ đã mất thì con cái được lãnh, với điều kiện con phải dưới 18 tuổi. Giả sử như tôi năm nay 27 tuổi, con tôi cũng đã 8 tuổi, năm tôi 55 tuổi thì con tôi cũng đã 36 tuổi rồi, ai cho nó lãnh tiền BHXH của tôi?”
Công an có mặt khắp nơi và sẵn sàng đàn áp. (Hình: Việt Hùng/Người Việt)
Còn công nhân Trần Anh Tùng phẫn nộ: “Rõ ràng qui định mới này là hành động ăn cướp của chính quyền. Ðầu tiên là giam giữ tiền của chúng tôi một cách lâu dài. Sau đó là gì nữa thì chưa biết?”
Anh cho biết thêm: “Với tình trạng lạm phát tăng cao như hiện nay. Ðến lúc tôi 60 tuổi chắc số tiền BHXH của tôi không đủ để mua được gói mì tôm.”
*Ngân khố quốc gia cạn kiệt
Với hệ thống pháp luật của Việt Nam hiện nay, để thay đổi một điều luật, bộ luật thì phải do Quốc Hội thông qua. Các công nhân hiểu được điều này, nên hầu hết đều không đồng tình với lời hứa “sẽ kiến nghị” của chính quyền.
Trên trang facebook của Luật Sư Lê Công Ðịnh, trích lại bài báo nói về “Nguy cơ vỡ bảo hiểm xã hội sớm” đăng trên báo Người Lao Ðộng ngày 25 tháng 5 năm 2014 với lời bình luận:
“Ðây chính là một trong các nguyên nhân sửa đổi Luật Bảo Hiểm Xã Hội, khiến gây bất bình rộng khắp. Ngoài ra, còn một nguyên nhân quan trọng hơn, đó là ngân khố quốc gia đã cạn kiệt nên đành phải chiếm dụng vốn của người lao động cả nước trong nhiều năm.”
Các báo trong nước đều không đưa tin về vụ biểu tình của công nhân. Hoặc có đưa, nhưng chỉ đưa theo hướng có lợi cho chính quyền. Như hôm 31 tháng 1 năm 2015, báo điện tử VNExpress đã chạy dòng tin “Ðối thoại với thứ trưởng, công nhân hứa quay lại làm việc.” Tuy nhiên thực tế ngày 1 tháng 4, các công nhân vẫn tiếp tục đình công.
Tuy nhiên, chúng tôi ghi nhận tại hiện trường ngày 1 tháng 4, hơn 500 công an, cảnh sát đã được huy động để chiếm giữ những khu vực mà mấy ngày trước các công nhân làm nơi biểu tình. Bởi vậy cuộc biểu tình không thể diễn ra.
Khoảng 12 giờ trưa, vì trời nắng nóng, các công nhân đã ra về và hẹn nhau ngày mai, 2 tháng 4 năm 2015, biểu tình.
“Chúng tôi sẽ không từ bỏ ý định biểu tình và đình công, khi quyền lợi của chúng tôi bị xâm hại một cách trắng trợn,” công nhân Ðào Văn Thắm tuyên bố như vậy.
Cán bộ quản lý thị trường ‘ăn hối lộ’ của kẻ trộm
ÐÀ NẴNG (NV) - Bắt quả tang hai tài xế đang trộm hàng container kho bãi đem bán, 3 cán bộ Quản Lý Thị Trường không bắt giữ mà “ăn chặn” đòi tiền hối lộ.
Tin từ báo Lao Ðộng, ngày 31 tháng 3, ông Trần Phước Hương, chánh văn phòng công an thành phố Ðà Nẵng xác nhận, thông tin 3 cán bộ Ðội Quản Lý Thị Trường (QLTT) số 2 thuộc Chi Cục QLTT thành phố, đang bị bắt tạm giam tại công an huyện Hòa Vang về tội “Nhận hối lộ.”
Khu kho bãi cán bộ quản lý để trộm tự do hoành hành. (Hình: báo Lao Ðộng)
Trước đó, từ tháng 4 năm 2014, nhóm cán bộ QLTT nói trên bắt gặp 2 tài xế là Cao Lê Hiệp và Phan Ngọc Ðào Trinh của công ty Indo Trans Logistics đang “rút ruột” container trên quốc lộ 1A, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang. Cả 2 ông Trinh và ông Hiệp thừa nhận hành vi ăn cắp, và xin được tha.
Thay vì thực thi công vụ bắt giữ giao cho công an, nhóm cán bộ này đã buộc 2 tài xế nộp 18 triệu đồng (khoảng $850). Tuy nhiên, ông Trinh và ông Hiệp sau khi mượn xung quanh chỉ gom được 8 triệu đồng và đưa hết cho cán bộ. Nhóm người này nhận 7.5 triệu đồng và “cho lại” 2 kẻ trộm 500,000 đồng làm lộ phí.
Vụ việc bị bại lộ khi chủ hàng công ty Ðăng Thảo phát hiện bị mất hàng chục vỏ xe hơi trị giá hàng trăm triệu đồng. Truy ngược quy trình thuê bao vận tải, các đơn vị vận tải, chủ hàng xác định các container này đã bị mất cắp tại khu vực Ðà Nẵng. Thế là công an Ðà Nẵng vào cuộc điều tra và bắt tạm giam tất cả các bị can liên quan.
Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong qua điện thoại, ông Nguyễn Hinh, đội trưởng Ðội QLTT số 2 cho hay, ngay khi xảy ra vụ việc đã làm phúc trình gởi lãnh đạo Chi Cục QLTT.
Thế nhưng, khi phóng viên Tiền Phong đặt vấn đề và muốn làm việc với ông Phan Văn Kha, giám đốc Sở Công Thương Ðà Nẵng, thì ông này cho hay, chưa biết rõ vụ việc nên không thể trả lời. (Tr.N)
04-01-2015 3:51:15 PM
Tin từ báo Lao Ðộng, ngày 31 tháng 3, ông Trần Phước Hương, chánh văn phòng công an thành phố Ðà Nẵng xác nhận, thông tin 3 cán bộ Ðội Quản Lý Thị Trường (QLTT) số 2 thuộc Chi Cục QLTT thành phố, đang bị bắt tạm giam tại công an huyện Hòa Vang về tội “Nhận hối lộ.”
Khu kho bãi cán bộ quản lý để trộm tự do hoành hành. (Hình: báo Lao Ðộng)
Trước đó, từ tháng 4 năm 2014, nhóm cán bộ QLTT nói trên bắt gặp 2 tài xế là Cao Lê Hiệp và Phan Ngọc Ðào Trinh của công ty Indo Trans Logistics đang “rút ruột” container trên quốc lộ 1A, xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang. Cả 2 ông Trinh và ông Hiệp thừa nhận hành vi ăn cắp, và xin được tha.
Thay vì thực thi công vụ bắt giữ giao cho công an, nhóm cán bộ này đã buộc 2 tài xế nộp 18 triệu đồng (khoảng $850). Tuy nhiên, ông Trinh và ông Hiệp sau khi mượn xung quanh chỉ gom được 8 triệu đồng và đưa hết cho cán bộ. Nhóm người này nhận 7.5 triệu đồng và “cho lại” 2 kẻ trộm 500,000 đồng làm lộ phí.
Vụ việc bị bại lộ khi chủ hàng công ty Ðăng Thảo phát hiện bị mất hàng chục vỏ xe hơi trị giá hàng trăm triệu đồng. Truy ngược quy trình thuê bao vận tải, các đơn vị vận tải, chủ hàng xác định các container này đã bị mất cắp tại khu vực Ðà Nẵng. Thế là công an Ðà Nẵng vào cuộc điều tra và bắt tạm giam tất cả các bị can liên quan.
Trao đổi với phóng viên báo Tiền Phong qua điện thoại, ông Nguyễn Hinh, đội trưởng Ðội QLTT số 2 cho hay, ngay khi xảy ra vụ việc đã làm phúc trình gởi lãnh đạo Chi Cục QLTT.
Thế nhưng, khi phóng viên Tiền Phong đặt vấn đề và muốn làm việc với ông Phan Văn Kha, giám đốc Sở Công Thương Ðà Nẵng, thì ông này cho hay, chưa biết rõ vụ việc nên không thể trả lời. (Tr.N)
04-01-2015 3:51:15 PM
Nhật đòi lại tiền viện trợ ODA cho Việt Nam vì tham nhũng
HÀ NỘI (NV) .- Nhật Bản đòi nhà cầm quyền Việt Nam trả lại số tiền viện trợ tư vấn giám sát dự án đường sắt vốn bị quan chức Việt Nam tham nhũng và dọa sẽ ngừng viện trợ nếu còn xảy ra tham nhũng trong tương lai.
Dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội bị đình hoãn vì tai tiếng quan chức ăn hối lộ của nhà thầu Nhật Bản. (Hình: Thanh Niên)
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm Thứ Hai, 1 tháng Tư, 2015, ông Yamamoto Kenichi, Phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho hay, phía Nhật Bản đang yêu cầu Việt Nam hoàn lại số tiền đã giải ngân cho hợp đồng tư vấn trong dự án này vì đã để xảy ra chuyện tham nhũng hối lộ.
Đồng thời ông nói chính phủ Nhật sẽ chấm dứt các chương trình viện trợ cho Việt Nam dưới hình thức cung cấp tín dụng ưu đãi giúp Việt Nam thoát nghèo đói lạc hậu, nếu còn xảy ra những chuyện tham nhũng như vậy trong tương lai.
Chính phủ Nhật đã từng tạm ngưng giải ngân, không phải một lần, các dự án ODA cho Việt Nam sau khi lộ ra việc quan chức ăn hối lộ để nhà thầu Nhật ưu tiên tháng thầu. Sau khi nhà cầm quyền hứa hẹn không để xảy ra, tín dụng được tái tục thì mọi chuyện lình xình tai tiếng vẫn không chấm dứt.
Để có thể ngăn ngừa tham nhũng trong guồng máy công quyền hữu hiệu hơn, ông Yamamoto Kenichi cho hay chính phủ Nhật đề nghị với phía Việt Nam “có bên thứ ba hoàn toàn độc lập giám sát các dự án ODA”.
Nhà cầm quyền Việt Nam có cơ quan thanh tra ở mọi cấp nhưng chính họ lại ăn hối lộ để báo cáo láo. Tham nhũng ở các cơ quan công quyền và các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh tham nhũng tràn lan nhưng các vụ tham nhũng bị lôi ra ánh sáng chỉ là phần nổi nhỏ bé của khối băng sơn khổng lồ.
Năm ngoái, chính phủ Nhật truy tố một số viên chức công ty tư vấn xây dựng cầu đường Japan Transportation Conlsultants (JTC) vì đã hối lộ cho quan chức cầm đầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Sau khi báo chí Nhật đưa tin thì nhà cầm quyền mới mở cuộc điều tra và bắt giữ 6 người gồm cả Trần Quốc Đông, phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Tin tức tiết lộ hồi Tháng Ba năm 2014 nói rằng, JTC đã hối lộ cho các quan chức đường sắt Việt Nam 80 triệu Yen (hay khoảng $782,000) để được ưu tiên trúng thầu tư vấn giám sát dự án xây dựng đường sắt trên cao tại Hà Nội. Vụ này xảy ra khi ông Trần Quốc Đông còn làm Trưởng ban quản lý các dự án đường sắt.
Sau khi cơ quan điều tra bắt giam một số quan chức đường sắt và cam kết sẽ không để tái phạm thì đến Tháng Bảy 2014 chính phủ Nhật mới tái tục cấp viện.
Trước vụ hối lộ quan chức đường sắt, hai vụ ăn hối lộ khác trước đó bị lôi ra ánh sáng mà chính phủ Nhật chỉ kể có một vụ nữa là tư vấn giám sát Xa lộ Đông Tây ở Sài Gòn.
Trước áp lực cắt viện trợ của chính phủ Nhật, nhà cầm quyền Việt Nam đã miễn cưỡng kết án Huỳnh Ngọc Sĩ (giám đốc dự án) 15 năm tù hồi năm 2010 vì ăn hối lộ của công ty PCI (Nhật Bản). Số tiền hối lộ được nói đến là $262,000 nhưng trên thực tế một số nguồn tin nói cả triệu đô la.
“Chúng tôi thừa nhận có việc đưa và nhận hối lộ trong dự án đường sắt số 1. Quan điểm của chúng tôi là xử lý các cá nhân sai phạm chứ không ngừng cung cấp ODA cho dự án này... Chúng tôi hy vọng đây là vụ cuối cùng tại Việt Nam. Bởi vì, nếu xảy ra vụ thứ ba, tôi chắc chắn rằng người dân Nhật Bản sẽ lên tiếng yêu cầu chính phủ chấm dứt cung cấp ODA cho Việt Nam.” Ông Yamamoto Kenichi được thuật lời phát biểu trên tờ Lao Động.
Một năm sau khi tai tiếng, 6 quan chức Tổng công ty Đường sắt vẫn còn bị “tạm giam”, chưa thấy bị lôi ra tòa kêu án.
Khi đưa tin về cuộc họp báo của cơ quan JICA tại Hà Nội, TTXVN chỉ loan báo “Việt Nam vẫn sẽ là đối tác lớn nhất của Nhật Bản về ODA”, mà lờ hoàn toàn những lời đe dọa cắt viện trợ nếu còn để xảy ra tham nhũng và đòi lại tiền bị quan chức chấm mút. (TN)
04-01-2015 1:56:36 PM
Dự án đường sắt trên cao ở Hà Nội bị đình hoãn vì tai tiếng quan chức ăn hối lộ của nhà thầu Nhật Bản. (Hình: Thanh Niên)
Trong cuộc họp báo tại Hà Nội hôm Thứ Hai, 1 tháng Tư, 2015, ông Yamamoto Kenichi, Phó trưởng đại diện Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho hay, phía Nhật Bản đang yêu cầu Việt Nam hoàn lại số tiền đã giải ngân cho hợp đồng tư vấn trong dự án này vì đã để xảy ra chuyện tham nhũng hối lộ.
Đồng thời ông nói chính phủ Nhật sẽ chấm dứt các chương trình viện trợ cho Việt Nam dưới hình thức cung cấp tín dụng ưu đãi giúp Việt Nam thoát nghèo đói lạc hậu, nếu còn xảy ra những chuyện tham nhũng như vậy trong tương lai.
Chính phủ Nhật đã từng tạm ngưng giải ngân, không phải một lần, các dự án ODA cho Việt Nam sau khi lộ ra việc quan chức ăn hối lộ để nhà thầu Nhật ưu tiên tháng thầu. Sau khi nhà cầm quyền hứa hẹn không để xảy ra, tín dụng được tái tục thì mọi chuyện lình xình tai tiếng vẫn không chấm dứt.
Để có thể ngăn ngừa tham nhũng trong guồng máy công quyền hữu hiệu hơn, ông Yamamoto Kenichi cho hay chính phủ Nhật đề nghị với phía Việt Nam “có bên thứ ba hoàn toàn độc lập giám sát các dự án ODA”.
Nhà cầm quyền Việt Nam có cơ quan thanh tra ở mọi cấp nhưng chính họ lại ăn hối lộ để báo cáo láo. Tham nhũng ở các cơ quan công quyền và các tập đoàn, tổng công ty quốc doanh tham nhũng tràn lan nhưng các vụ tham nhũng bị lôi ra ánh sáng chỉ là phần nổi nhỏ bé của khối băng sơn khổng lồ.
Năm ngoái, chính phủ Nhật truy tố một số viên chức công ty tư vấn xây dựng cầu đường Japan Transportation Conlsultants (JTC) vì đã hối lộ cho quan chức cầm đầu Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Sau khi báo chí Nhật đưa tin thì nhà cầm quyền mới mở cuộc điều tra và bắt giữ 6 người gồm cả Trần Quốc Đông, phó tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam.
Tin tức tiết lộ hồi Tháng Ba năm 2014 nói rằng, JTC đã hối lộ cho các quan chức đường sắt Việt Nam 80 triệu Yen (hay khoảng $782,000) để được ưu tiên trúng thầu tư vấn giám sát dự án xây dựng đường sắt trên cao tại Hà Nội. Vụ này xảy ra khi ông Trần Quốc Đông còn làm Trưởng ban quản lý các dự án đường sắt.
Sau khi cơ quan điều tra bắt giam một số quan chức đường sắt và cam kết sẽ không để tái phạm thì đến Tháng Bảy 2014 chính phủ Nhật mới tái tục cấp viện.
Trước vụ hối lộ quan chức đường sắt, hai vụ ăn hối lộ khác trước đó bị lôi ra ánh sáng mà chính phủ Nhật chỉ kể có một vụ nữa là tư vấn giám sát Xa lộ Đông Tây ở Sài Gòn.
Trước áp lực cắt viện trợ của chính phủ Nhật, nhà cầm quyền Việt Nam đã miễn cưỡng kết án Huỳnh Ngọc Sĩ (giám đốc dự án) 15 năm tù hồi năm 2010 vì ăn hối lộ của công ty PCI (Nhật Bản). Số tiền hối lộ được nói đến là $262,000 nhưng trên thực tế một số nguồn tin nói cả triệu đô la.
“Chúng tôi thừa nhận có việc đưa và nhận hối lộ trong dự án đường sắt số 1. Quan điểm của chúng tôi là xử lý các cá nhân sai phạm chứ không ngừng cung cấp ODA cho dự án này... Chúng tôi hy vọng đây là vụ cuối cùng tại Việt Nam. Bởi vì, nếu xảy ra vụ thứ ba, tôi chắc chắn rằng người dân Nhật Bản sẽ lên tiếng yêu cầu chính phủ chấm dứt cung cấp ODA cho Việt Nam.” Ông Yamamoto Kenichi được thuật lời phát biểu trên tờ Lao Động.
Một năm sau khi tai tiếng, 6 quan chức Tổng công ty Đường sắt vẫn còn bị “tạm giam”, chưa thấy bị lôi ra tòa kêu án.
Khi đưa tin về cuộc họp báo của cơ quan JICA tại Hà Nội, TTXVN chỉ loan báo “Việt Nam vẫn sẽ là đối tác lớn nhất của Nhật Bản về ODA”, mà lờ hoàn toàn những lời đe dọa cắt viện trợ nếu còn để xảy ra tham nhũng và đòi lại tiền bị quan chức chấm mút. (TN)
04-01-2015 1:56:36 PM
Nếu muốn học Lý Quang Diệu
Ông Lý Quang Diệu, trong một bài phỏng vấn của tờ New York Times năm 2010, đã nói trước như một di chúc, “Tôi không nói mọi việc mình làm đều đúng, nhưng tôi làm tất cả vì một mục đích ngay thẳng.”
Những người chống ông Lý Quang Diệu cũng phải công nhận ông đáng được ca ngợi, với công xây dựng một Singapore phồn thịnh, sạch sẽ, kỷ luật và đạo đức Ông cai trị thành phố hai, ba triệu người này như một ông bố lo lắng, săn sóc các con (dân chi phụ mẫu). Người ta có thể bất bình về thái độ “cha mẹ” đó, nhưng không thể phủ nhận các thành quả hiển nhiên. Bí quyết nào đã giúp ông thành công?
Một bí quyết là ông không tôn thờ một chủ nghĩa nào cả. Ông thực tế, chỉ làm theo những điều mình hiểu biết và lương tâm của mình, với “mục đích ngay thẳng.”
Lý Quang Diệu là một người Khách Gia (Hẹ) sinh ở Bằng Tường, thuộc tỉnh Quảng Tây, bên kia biên giới Việt Hoa; đáng lẽ vùng này thuộc nước Việt Nam, trước khi bị người Trung Hoa chiếm. Ông được giáo dục trong gia đình theo lối nhà Nho, lớn lên du học ở Anh. Hai nền giáo dục này ảnh hưởng trên cách ông xây dựng nước Singapore. Hai truyền thống đó trở thành căn bản lập quốc, vì kinh nghiệm bản thân của Lý Quang Diệu. Về xã hội, ông muốn giữ gìn một nền đạo lý theo Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Về chính trị, theo chế độ đại nghị, tam quyền phân lập với quy tắc tôn trọng pháp luật của kinh tế thị trường.
Nước Singapore giầu có như ngày nay vì đã dùng các chính sách kinh tế đúng, theo kinh nghiệm đã được thử thách và các khám phá khoa học mới; chứ không phải vì những người cai trị đóng vai “cha mẹ dân.” Làm “cha già dân tộc” mà dốt nát và cố chấp thì con cái vẫn đói dài. Lý Quang Diệu thừa hưởng một nền hành chánh đem từ nước Anh qua các thuộc địa, tôn trọng luật pháp và tôn trọng quyền tư hữu, tự do kinh doanh. Đó là những yếu tố giúp kinh tế Singapore cũng như Hồng Kông phồn thịnh. Các nước Nhật Bản, Nam Hàn, Đài Loan, cũng giữ được truyền thống văn hóa Khổng giáo, theo các chính sách kinh tế đứng đắn, tất cả đều thành công, tiến bước trên đường dân chủ hóa. Ngoài ra còn phải kể đến ý chí đoàn kết của mọi người dân Singapore khi họ bị đuổi khỏi Liên Bang Mã Lai Á.
Ngược lại, những nước trong vùng hiện nay chịu cảnh nghèo nàn chỉ vì trong cùng thời gian đó đã áp dụng các chính sách kinh tế sai lầm. Có những nước sai lầm vì người cầm quyền độc tài, dốt nát và tham lam, giành độc quyền kinh tế cho gia đình, cho phe đảng, như Philippines, Indonesia. Đó là những quốc gia mới lập sau Đại Chiến Thứ Hai, với dân số đông gấp trăm lần Singapore, thêm tình trạng chia rẽ do thành phần phức tạp, ý thức dân tộc đang thành hình chưa đủ vững chãi. Lý do thất bại của hai quốc gia này là họ sai lầm, kiềm hãm khả năng kinh doanh của người dân bị vì xã hội thiếu tự do.
Sai lầm của chế độ Cộng Sản tại Á Châu bản chất khác, cho nên cũng nặng nề hơn. Tại Trung Quốc và Việt Nam, những người Cộng Sản cướp được chính quyền đều tin theo một chủ nghĩa không tưởng. Trung Cộng và Việt Cộng đều bị trói chặt suốt mấy thế hệ trong một xã hội khép kín, một nếp sống đóng khuôn bằng những tín điều chủ nghĩa Cộng Sản. Các chế độ độc tài ở Nam Hàn, Đài Loan, Philippines, Indonesia vẫn để mở cánh cửa cho việc cải thiện cả hệ thống kinh tế lẫn chính trị. Tại Miến Điện (Myanmar) nhóm quân phiệt cai trị theo chủ nghĩa xã hội riêng của họ cũng mắc cùng một chướng ngại như vậy.
Chướng ngại lớn nhất khiến kinh tế các nước Cộng Sản không tiến được là họ thờ phụng các giáo điều một chủ nghĩa. Giống như tín đồ say sưa theo một tôn giáo mới, họ bất chấp thực tế. Họ lại tự kiêu về tín ngưỡng mới của mình, coi khinh mọi truyền thống trí thức cũng như đạo lý mà tổ tiên đã xây dựng hàng ngàn năm để lại.
Mê tín vào chủ nghĩa, cho nên họ từ chối không dùng lý trí phê phán khi thực tế diễn ra khác hẳn với giáo điều và lý thuyết. Thái độ cuồng tín đó diễn tả qua khẩu hiệu: “Hồng hơn Chuyên.” Nghĩa là người tin tưởng các giáo điều mới có quyền quyết định, bất chấp ý kiến của những người có khả năng chuyên môn, trong tất cả mọi việc. Mao Trạch Đông, Lê Duẩn và Pol Pot đuổi các sinh viên, học sinh, nhà giáo và giới trí thức, chuyên môn tới những “vùng kinh tế mới” hoặc nhốt họ vào các trại tập trung cải tạo, mà không cần biết hậu quả trên kinh tế cả nước như thế nào. Tất cả những người đeo mắt kiếng đều khả nghi, vì họ có vẻ muốn sử dụng lý trí, trong khi đảng chỉ cần người nhắm mắt tin tưởng! Các lãnh tụ Cộng Sản không chịu thấy rằng mỗi vấn đề đều phải có giải pháp chuyên môn, nhờ học hỏi khoa học kỹ thuật. Họ không chịu biết rằng những tiến bộ kỹ thuật không tùy thuộc vào niềm tin tôn giáo hay chủ nghĩa.
Thất bại kinh tế của các chế độ Cộng Sản đều bắt đầu từ cái óc cuồng tín này. Mê tín cho nên đưa tới những chính sách kinh tế sai lầm. Nam Hàn, Đài Loan, Philippines, Indonesia cũng qua những giai đoạn chậm tiến vì sai lầm, nhưng giới lãnh đạo các nước này không mê tín một chủ nghĩa, một lý thuyết nào đến nỗi xóa bỏ cả lý trí, bất chấp các kỹ thuật chuyên môn.
Trong Đảng Cộng Sản Việt Nam họ thường giải thích thất bại kinh tế của cả chế độ trước đây là do tinh thần “Duy Ý Chí.” Nhưng Duy Ý Chí nghĩa là gì? Là tin rằng nếu mình quyết tâm làm cái gì cho bằng được, thì thế nào cũng thành công. Nghĩa là bất chấp các kỹ thuật chuyên môn. Việt Cộng cũng thường tự mỉa mai chế độ kinh tế của Hồ Chí Minh, Lê Duẩn là “Bao Cấp.” Mà Bao Cấp nghĩa là gì? Nghĩa là chủ trương nhóm người lãnh đạo quyết định tất cả, bên dưới tất cả sẽ được nuôi ăn, được phân phát quần áo, nhà cửa, chén bát, kẹo bánh. Bên dưới chỉ cần hoàn toàn tin tưởng “ở trên,” mọi chuyện sẽ tốt đẹp.
Từ khi các Đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam “đổi mới,” nghĩa là học làm kinh tế theo lối tư bản, thì họ còn mắc bệnh cuồng tín nữa hay không? Chắc chắn khi chịu mở mắt ra thì bệnh nhẹ hơn. Nhưng bệnh Duy Ý Chí và Bao Cấp đã thấm vào xương, vào tủy, đã đẫm trong mạch máu làm cho đầu óc mụ mẫm, thì còn lâu mới tẩy rửa được.
Cho nên mới có những hiện tượng chặt hàng ngàn gốc cây xanh trong thành phố Hà Nội. Mấy người cầm đầu thành phố muốn chặt là họ chặt, chẳng thèm hỏi ý kiến người dân, mà cũng không cần hỏi giới chuyên môn về môi trường sống, về thiết kế đô thị.
Nay lại tới hiện tượng sắp xây Tháp Truyền Hình sắp dựng lên tại Hà Nội. Ông Trần Bình Minh, ủy viên Trung Ương Đảng, tổng giám đốc đài truyền hình Việt Nam cho biết, “Phương án được thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo gợi ý là phải lập kỷ lục thế giới về chiều cao.” Sau khi so sánh: Tháp Eifel/ Pháp cao 325m, tháp Thượng Hải 468m, tháp Ostankino/Moscow 540m, tháp Canton - Quảng Châu 600m, tháp Tokyo 634m còn tháp TH Hà Nội sẽ cao 636 mét, nhà báo Bùi Tín đặt câu hỏi, “Tháp truyền hình cao ngất ngưởng, mà dân trí thấp, nền giáo dục thấp lèo tèo, nhiều nơi các em đi học không có cầu phải níu theo dây cáp để qua sông có thể chết đuối, nền y tế xã hội bệ rạc, tham nhũng loại cao không đâu bằng, nền công nghiệp chưa làm ra nổi một con ốc thật đúng chất lượng... Tiền của đâu có thừa thãi gì mà chơi ngông vậy?!” Cây Tháp Truyền Hình này sẽ là biểu tượng cho đầu óc Duy Ý Chí, nhưng đối với các quan chức phụ trách “thi công” và các nhà thầu thì đây lại là một dịp cho họ tha hồ “bao cấp” lẫn nhau!
Rồi tới hiện tượng lấp sông Đồng Nai. Nhà báo Lê Diễn Đức, trên nhật báo Người Việt, cũng kêu lên, “Nhà chức trách không thèm lấy ý kiến của người dân mà cũng không hề hỏi ý kiến các chuyên gia trong ngành.” Lê Diễn Đức còn dẫn lời ông Bùi Cách Tuyến, một quan chức nói, “Chúng tôi không được tham vấn. Với tư cách là phó chủ tịch Ủy Ban Bảo Vệ Lưu Vực sông Đồng Nai, tôi không biết. Và với tư cách là thứ trưởng Bộ Tài Nguyên Môi Trường, tôi cũng không hay về dự án này.” Một nhà chuyên môn là ông Lê Mạnh Hùng, đứng thứ nhì trong Tổng Cục Thủy Lợi. Ông Hùng nói, “... Tôi không đồng ý với những lập luận của Đồng Nai khi cho rằng đoạn sông này rộng thì lấp đi một ít cũng chẳng sao. Nếu suy nghĩ vậy thì chúng ta đâu cần phải bỏ thời gian học thủy lợi làm gì!”
Trong truyền thống các Đảng Cộng Sản, không ai cần phải bỏ thời gian học “bất cứ ngành chuyên môn nào” làm cái gì cả! Vì học chuyên môn giỏi đến mấy cũng không bằng chạy vạy, luồn cúi kiếm lấy một cái “bằng đảng viên!”
Ông Lý Quang Diệu không bị một chủ nghĩa nào làm đầu óc mụ mẫm cho nên đã sử dụng các chính sách kinh tế đứng đắn, vì tin tưởng các nhà chuyên môn. Ông Lý cư xử với dân của ông như một ông bố già, nhưng chế độ của ông trọng nền nếp đạo lý cổ truyền, trọng luật pháp, chắc chắn không chuyên chế. Các ông Tưởng Kinh Quốc ở Đài Loan, ông Roh Tae-Woo tại Nam Hàn cũng không ai là tín đồ một chủ nghĩa cực đoan nào, cho nên họ chấp nhận thay đổi thể chế chính trị, đặt nền móng cho chế độ dân chủ tự do.
Muốn học theo Lý Quang Diệu, phải dứt khoát từ bỏ chủ nghĩa Cộng Sản.
Theo Người Việt-03-31-2015 6:59:31 PM
Ngô Nhân Dụng
Dân phòng giúp giang hồ chặn xe đòi nợ
BÌNH THUẬN (NV) - Một dân phòng xã Hàm Ðức, huyện Hàm Thuận Bắc, bị người dân “tố” cùng với giang hồ chặn đường đòi nợ thuê. Trong khi xe gắn máy của người dân bị đưa về trụ sở công an, số tiền 250 triệu đồng trong cốp xe bị biến mất.
Tuổi Trẻ dẫn tin, ngày 1 tháng 4, công an xã Hàm Ðức đã mời ông Nguyễn Văn Hết (Hết Ma) đến làm rõ việc ông này và một dân phòng xã chặn xe thanh long của một chủ vựa để đòi nợ, làm hơn 3 tấn hàng bị hư hại.
Nhóm người chặn xe đòi nợ. (Hình: Tuổi Trẻ)
Phúc trình vụ việc cho thấy, vào chiều 26 tháng 3, xe tải chở thanh long của bà Nguyễn Thị Mỹ Hương, do tài xế Vương lái chở thanh long đến vựa của bà này thì bị một nhóm người chặn xe đòi nợ tại khu vực thôn 5, xã Hàm Ðức. Trong nhóm người chặn xe có Hết Ma và ông Nguyễn Thái Sinh, dân phòng xã Hàm Ðức.
Theo bà Hương, đến khoảng 23 giờ 30 tối cùng ngày, bà và bà Nghĩa đi trên một xe máy đến hiện trường chiếc xe tải chở thanh long bị chặn thì gặp ông Sinh và Hết Ma.
“Họ truy đuổi, chúng tôi phải bỏ xe máy chạy vào nhà dân núp. Xe máy bị họ cướp đi bên trong cốp có 250 triệu đồng là tiền buôn bán của tôi. Chiếc xe này sau đó tôi thấy ở đồn công an xã Hàm Ðức,” bà Hương bất bình.
Về phần mình ông Sinh cho biết, tuy ông Hết có tiền án tiền sự, nhưng cũng từng làm dân phòng ở xã nên quen biết “mấy người anh em chặn lại và điện cho tôi chạy tới.”
“Chị Nghĩa với chị Hương thấy tụi tôi thì bỏ xe máy chạy vào nhà dân. Tôi mới dắt chiếc xe giao lại cho công an xã Hàm Ðức,” ông Sinh nói.
Tuy nhiên, đại diện công an xã Hàm Ðức khẳng định, khi chiếc xe máy của bà Hương được ông Sinh giao lại cho công an, bên trong chiếc xe không có số tiền 250 triệu đồng như lời bà Hương. (Tr.N)
Tuổi Trẻ dẫn tin, ngày 1 tháng 4, công an xã Hàm Ðức đã mời ông Nguyễn Văn Hết (Hết Ma) đến làm rõ việc ông này và một dân phòng xã chặn xe thanh long của một chủ vựa để đòi nợ, làm hơn 3 tấn hàng bị hư hại.
Phúc trình vụ việc cho thấy, vào chiều 26 tháng 3, xe tải chở thanh long của bà Nguyễn Thị Mỹ Hương, do tài xế Vương lái chở thanh long đến vựa của bà này thì bị một nhóm người chặn xe đòi nợ tại khu vực thôn 5, xã Hàm Ðức. Trong nhóm người chặn xe có Hết Ma và ông Nguyễn Thái Sinh, dân phòng xã Hàm Ðức.
Theo bà Hương, đến khoảng 23 giờ 30 tối cùng ngày, bà và bà Nghĩa đi trên một xe máy đến hiện trường chiếc xe tải chở thanh long bị chặn thì gặp ông Sinh và Hết Ma.
“Họ truy đuổi, chúng tôi phải bỏ xe máy chạy vào nhà dân núp. Xe máy bị họ cướp đi bên trong cốp có 250 triệu đồng là tiền buôn bán của tôi. Chiếc xe này sau đó tôi thấy ở đồn công an xã Hàm Ðức,” bà Hương bất bình.
Về phần mình ông Sinh cho biết, tuy ông Hết có tiền án tiền sự, nhưng cũng từng làm dân phòng ở xã nên quen biết “mấy người anh em chặn lại và điện cho tôi chạy tới.”
“Chị Nghĩa với chị Hương thấy tụi tôi thì bỏ xe máy chạy vào nhà dân. Tôi mới dắt chiếc xe giao lại cho công an xã Hàm Ðức,” ông Sinh nói.
Tuy nhiên, đại diện công an xã Hàm Ðức khẳng định, khi chiếc xe máy của bà Hương được ông Sinh giao lại cho công an, bên trong chiếc xe không có số tiền 250 triệu đồng như lời bà Hương. (Tr.N)
Triệu người vui của Ngày 30 Tháng Tư
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt "bên thắng cuộc" trước đây công khai thú nhận, "Ngày 30 Tháng Tư có triệu người vui, có triệu người buồn". Là "bên thua cuộc", Chổi tôi đương nhiên nằm trong số "triệu người buồn" và suốt 39 năm qua, mùa Tháng Tư Đen như mõm chó mực nào cũng chỉ nghĩ tới cảnh tối thui; chỉ biết tui đây buồn mà quên phéng mất phía người vui.
Nay nghĩ lại, thấy mình "sống, học tập và lao động theo gương bác Hồ" như vậy là chưa đạt yêu cầu "mình vì mọi người", nên mùa "mõm chó mực" lần thứ 40 này, Chổi tôi hạ quyết tâm phấn đấu "em không buồn nữa chị ơi"; không thèm nhắc đến mặt tiêu cực tức "hậu quả nghiêm trọng" của biến cố phỏng hai hòn của người Miền Nam nữa, mà chỉ nhớ lại mặt tích cực tức những cái được của người anh em ngoài ấy mà bọn phản Kách mạng hay hát hát hay trên đài địt là "...Miền Bắc vô đây, bàn tay "lấy của" anh em". (1)
"Triệu người vui", ôi vui quá là vui, Chổi tôi không biết bắt đầu từ đâu cho đúng quy trình xả lũ. Thôi, tự cho phép khua đại. Bắt đầu từ khi đàn bò vào thành phố, ấy quên, đoàn giải phóng quân vào thành phố để "tiếp quản vùng địch tạm chiếm" lâu naỵ. Họ đứng đầy trên xe Molotova, anh nào cũng mang kính mát đen sì mà người ta quả quyết đó là chiến lợi phẩm vớ được trên đường bác cùng chúng cháu hành quân ào ào như thác đố qua các thị trấn cư dân đã bỏ của chạy lấy người. Chú bộ đội giải phóng nào cũng ngước mặt lên cao nhìn cảnh nhà lầu, thấy ăng ten TV dựng đầy, chê địch đâu cũng đặt sở chỉ huy thế này mà bỏ chạy cả. Rồi nhìn đâu cũng thấy đủ màu sắc rực rỡ, từ bảng hiệu cho đến xe cộ, quần áo; không đồng bộ một màu xám xịt như ngoài ấy là vùng được giải phóng từ 1954 đã xây xựng CNXH được 20 năm, ngoại trừ màu đỏ của cờ, và màu ngũ sắc của mấy chéo vải cắm trước cổng cơ quan trong những ngày lễ lớn của nước VNDCCH.
Đó là ngày thứ nhất, Kách Mạng thấy thế là yên, nên sang ngày kế tiếp là xả láng vui. Chạy xe giữa đường phố, muốn dừng đâu thì dừng, đậu đâu thì đậu. Chắn là vì vui quá sướng quá mà họ quên tấp vào lề đường, chứ chẳng lẽ ngoài ấy cũng vô luật vô tắc như vậy.
Rồi chẳng mấy hôm đã sáng mắt sáng lòng. Giấc mộng "Đại đồng" bác (Hồ) đòi "dẫn năm châu đến" đã tan tành mây khói, nhưng ước mơ "Đài, Đồng, Đạp..." của cháu nay thành hiện thực nhờ chút cặn bã tư bản Mỹ Ngụy để lại sau Đại thắng Mùa Xuân. Sài Gòn dưới thời Mỹ Ngụy kìm kẹp chưa bao giờ có cảnh chợ như Thành Phố Hồ Chí Minh quang vinh nhộn nhịp tấp nập "khách lạ" chạy bát nháo đi mua sắm radio, xe đạp, đồng hồ cũ...
Đó là vài nét chấm phá cảnh vui của triệu người vui ngoài đường. Còn kiểu vui của triệu người vui trong tiệm ăn quán uống thì "nổ" còn hơn pháo Tết khiến "bọn" xì dầu, tương ớt xưa nay vốn vô tư cũng phải phụt nắp ló ra nghe chuyện ngoài ấy TV chạy đầy đường, Cà rem ăn hết phải phơi khô... hay để nhìn cho được loại cà phê "cái nồi ngồi trên cái tách"... Người ta vui quá đến nỗi đang mặc quân phục với đầu nón cối vai quân hàm, chân mang cả dép râu nhảy cái tót lên ghế ngồi chò hỏ.
Đó là nơi công cộng. Ở chỗ riêng tư, có ông bác sĩ Bộ đội tìm đến nhà ông cậu "bắc kỳ ri cư" 54 ở Phú Nhuận chỉ vài ba ngày sau "Đại thắng..." giữa lúc gia đình chủ nhà đang "chịu tang" Phỏng (hai hòn): người con đang "rát" quá nằm khóc, nhưng "thấy người đói khổ thì thương", hơn nữa dầu nó có làm giặc thì cũng là cháu mình, nên thấy người khố rách áo ôm "từ Bắc vô Nam nối liền nắm tay" lại càng thương hơn, nên cho anh chút quà có sẵn trong nhà. Ông bác sĩ Bội Đội mừng vui lắm; trước khi ra về, ông nói nhỏ như sợ người nào khác nào đó nghe được: "vào đây mới thấy ngoài ấy quá khổ".
Ai mà chẳng vui khi, thay vì phải bỏ của mình ra để cứu khổ Miền Nam vừa được giải phóng, Miền Bắc ta lại được lấy về đủ thứ và rất nhiều của họ. Nó ngược ngạo cái tinh thần của hai chữ Giải Phóng cao đẹp như vậy khiến người ta nói lái Giải Phóng thành Phỏng hai hòn cũng có cái lý của nó, xét theo lẽ công bằng và trung thực, như bác Hồ đã dạy, "Sông có thể cạn, núi có thể mòn, nhưng chân lý ấy không bao giờ thay đổi".
Phải, nhờ giải phóng Miền Nam, mà Miền Bắc đỡ khổ, nên mấy chục triệu người ngoài ấy không vui sao được. Nhưng tình hình xây dựng CHXN trong 39 năm qua cho thấy... nếu còn sống đến bây giờ, chắc "nhà Kách Mạng lão thành" Võ Văn Kiệt "cập nhật" lại câu nói của ông 40 năm trước, thành:
Ngày 30 Tháng Tư hôm nay chỉ có ba triệu đảng viên CS còn ngoan cố là vui.
Mỹ: Trung Quốc xây Vạn lý Trường Thành trên Biển Đông
Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, Đô Đốc Harry Harris Jr., khẳng định chính sách tái cân bằng lực lượng sang khu vực Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ đang đi đúng hướng
Theo VOA-02.04.2015
Các công trình lắp đất xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong Biển Đông đã khiến người ta hoài nghi về các ý đồ của Trung Quốc, và tự hỏi liệu Bắc Kinh thực sự muốn hợp tác hay là có ý định đối đầu với các cường quốc khác trong khu vực.
Đó là lời bình luận của Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, bày tỏ quan tâm về việc Trung Quốc đang xây điều mà ông miêu tả là một bức “Vạn lý Trường Thành bằng Cát” trên Biển Đông.
Báo The Wall St. Journal hôm 31 tháng Ba tường thuật rằng trong một phát biểu công khai, trực tiếp chỉ trích các công trình xây cất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris Jr., nói Bắc Kinh đang xây “một vạn lý trường thành” trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp.
Đô Đốc Harris được trích lời nói rằng: “Khi xét toàn diện các hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với các nước giành chủ quyền nhỏ hơn, sự thiếu minh bạch của cái đường 9 đoạn và tình trạng bất cân xứng giữa khả năng của Trung Quốc so với các nước láng giềng nhỏ - thì thật không đáng ngạc nhiên là quy mô của các công trình xây các đảo nhân tạo đặt ra những nghi vấn nghiêm trọng về ý đồ của Trung Quốc.”
Ông cho rằng cái đường 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, không phù hợp với luật quốc tế, Ông nói việc Trung Quốc xúc tiến các hoạt động cải tạo các bãi đá với quy mô chưa từng thấy trước đây là điều “rất đáng lo ngại”.
Australia, một đồng minh lâu năm của Mỹ, cũng bày tỏ quan tâm và năm ngoái, chính phủ Úc ký hiệp định củng cố hợp tác quân sự với Nhật Bản như một cách để tăng khả năng quốc phòng trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định chính sách tái cân bằng lực lượng sang khu vực Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ đang đi đúng hướng trong mục tiêu chuyển 60% lực lượng sang Á Châu-Thái Bình Dương trước năm 2020. Washington đã điều tàu đổ bộ mới nhất của Hải quân Hoa Kỳ, chiếc USS America sang khu vực. Đây là một tàu đổ bộ được thiết kế để chở một số lượng lớn binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến phục vụ các nhiệm vụ quân sự và cứu trợ nhân đạo. Tàu có bãi đáp cho các loại chiến đấu cơ và máy bay trực thăng.
Đô đốc Harris Jr. kêu gọi tất cả các bên liên quan phải tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN, cam kết sẽ kiềm chế các hoạt động “gây phức tạp hay làm leo thang căng thẳng trong khu vực”.
Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương nói bằng cách duy trì sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực, trong tình huống khủng hoảng xảy ra, “Mỹ có thể dễ dàng điều lực lượng Hải quân có khả năng ứng phó nhanh tới nơi, hầu duy trì tình trạng an ninh và ổn định khu vực.”
Nguồn: WSJ, Worldpress
Theo VOA-02.04.2015
Các công trình lắp đất xây đảo nhân tạo của Trung Quốc trong Biển Đông đã khiến người ta hoài nghi về các ý đồ của Trung Quốc, và tự hỏi liệu Bắc Kinh thực sự muốn hợp tác hay là có ý định đối đầu với các cường quốc khác trong khu vực.
Đó là lời bình luận của Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ, bày tỏ quan tâm về việc Trung Quốc đang xây điều mà ông miêu tả là một bức “Vạn lý Trường Thành bằng Cát” trên Biển Đông.
Báo The Wall St. Journal hôm 31 tháng Ba tường thuật rằng trong một phát biểu công khai, trực tiếp chỉ trích các công trình xây cất của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa, Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương, Đô Đốc Harry Harris Jr., nói Bắc Kinh đang xây “một vạn lý trường thành” trên vùng biển đang trong vòng tranh chấp.
Đô Đốc Harris được trích lời nói rằng: “Khi xét toàn diện các hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với các nước giành chủ quyền nhỏ hơn, sự thiếu minh bạch của cái đường 9 đoạn và tình trạng bất cân xứng giữa khả năng của Trung Quốc so với các nước láng giềng nhỏ - thì thật không đáng ngạc nhiên là quy mô của các công trình xây các đảo nhân tạo đặt ra những nghi vấn nghiêm trọng về ý đồ của Trung Quốc.”
Ông cho rằng cái đường 9 đoạn mà Trung Quốc vạch ra để đòi chủ quyền trên hầu hết Biển Đông, không phù hợp với luật quốc tế, Ông nói việc Trung Quốc xúc tiến các hoạt động cải tạo các bãi đá với quy mô chưa từng thấy trước đây là điều “rất đáng lo ngại”.
Australia, một đồng minh lâu năm của Mỹ, cũng bày tỏ quan tâm và năm ngoái, chính phủ Úc ký hiệp định củng cố hợp tác quân sự với Nhật Bản như một cách để tăng khả năng quốc phòng trước sức mạnh quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc.
Tư Lệnh lực lượng Thái Bình Dương của Mỹ khẳng định chính sách tái cân bằng lực lượng sang khu vực Thái Bình Dương của chính phủ Mỹ đang đi đúng hướng trong mục tiêu chuyển 60% lực lượng sang Á Châu-Thái Bình Dương trước năm 2020. Washington đã điều tàu đổ bộ mới nhất của Hải quân Hoa Kỳ, chiếc USS America sang khu vực. Đây là một tàu đổ bộ được thiết kế để chở một số lượng lớn binh sĩ Thủy Quân Lục Chiến phục vụ các nhiệm vụ quân sự và cứu trợ nhân đạo. Tàu có bãi đáp cho các loại chiến đấu cơ và máy bay trực thăng.
Đô đốc Harris Jr. kêu gọi tất cả các bên liên quan phải tuân thủ Tuyên bố về cách ứng xử trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc đã ký với ASEAN, cam kết sẽ kiềm chế các hoạt động “gây phức tạp hay làm leo thang căng thẳng trong khu vực”.
Tư Lệnh lực lượng Mỹ tại Thái Bình Dương nói bằng cách duy trì sự hiện diện của Hoa Kỳ trong khu vực, trong tình huống khủng hoảng xảy ra, “Mỹ có thể dễ dàng điều lực lượng Hải quân có khả năng ứng phó nhanh tới nơi, hầu duy trì tình trạng an ninh và ổn định khu vực.”
Nguồn: WSJ, Worldpress
Nhật Bản cam kết 1 tỉ đôla tiền viện trợ ODA cho Việt Nam
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng
Hoài Hương-VOA
01.04.2015
Việt Nam sẽ nhận 1 tỉ đôla tiền viện trợ phát triển ODA để tài trợ cho 7 dự án về năng lượng, cơ sở hạ tầng, giáo dục và môi trường.
Tờ Tuổi Trẻ hôm nay tường thuật rằng văn kiện ngoại giao về khoản viện trợ này đã được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada ký tại Hà nội hôm thứ Ba.
Khoản tiền viện trợ chính thức dành riêng cho năm tài chánh 2014 –bắt đầu từ ngày 1 tháng Tư năm ngoái tới ngày 31 tháng Ba năm nay, nay đã sẵn sàng để được giải ngân trong năm 2015, theo điều kiện của thoả thuận đã được hai bên ký kết.
Vốn ODA mới cấp là nhằm giúp Việt Nam thực hiện 7 dự án, trong đó có dự án xây nhà máy điện Thái Bình 1- có kinh phí lên tới 9,87 tỉ yen –tương đương với 82,5 triệu đôla, và một mạng lưới phân phối điện tốn kém 249 triệu đôla.
Một phần lớn ngân khoản (14,91 tỉ yen và 1,06 tỉ ye) sẽ được dành riêng cho hai hệ thống cung cấp điện cho tỉnh Đồng Nai ở miền Nam, và thành phố Hạ Long ở miền Bắc.
Các dự án khác gồm có xây đường cao tốc Bắc Nam – đoạn nối liền Bến Lức ở Long An với Long Thành, một dự án để nâng cấp khả năng ứng phó với Biến đổi Khí hậu, và dự án cải thiện khả năng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Cần Thơ.
Nhật Bản đã cung cấp vốn ODA cho Việt Nam trong 20 năm qua, tờ Tuổi Trẻ trích lời Đại sứ Nhật tại Việt Nam Hiroshi Fukada nói rằng ngân khoản mới nhất chứng tỏ sự hỗ trợ của Nhật Bản không chỉ dành riêng cho các dự án xây dựng cơ cấu hạ tầng để phát triển hệ thống giao thông, mà còn dành cho các lĩnh vực khác chẳng hạn như giáo dục.
Trang mạng VNA tường thuật rằng trong lễ ký kết hôm 31 tháng Ba, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh bày tỏ sự cảm kích của Việt Nam đối với sự giúp đỡ của chính phủ Nhật Bản trong hai thập niên qua, và hy vọng rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục giúp Việt Nam trong tương lai.
Nguồn tin của chính phủ Việt Nam cho hay từ năm 1992, chính phủ Nhật Bản đã cung cấp tổng cộng 2,5 nghìn tỉ yen, tương đương với 20,9 tỉ đôla tiền ODA cho Việt Nam.
Tờ The Wall St. Journal hôm 30 tháng Ba nói rằng trong mấy năm gần đây, Việt Nam là nước nhận nhiều vốn ODA của Nhật Bản nhất, và điều đó phản ánh những kỳ vọng rất cao mà Nhật Bản đặt vào Việt Nam, trong tư cách là một thị trường, một trung tâm sản xuất, và một nước đối trọng với Trung Quốc.
Tờ báo lưu ý rằng chính phủ của Thủ Tướng Shinzo Abe còn nâng sự trợ giúp dành cho Việt Nam lên một tầm cao mới, bằng cách đồng ý cung cấp các tàu tuần tiễu cho lực lượng tuần duyên Việt Nam hồi năm ngoái. Tuy nhiên làm việc với chính phủ cộng sản Việt Nam, Nhật Bản phải đối đầu với những thách thức đầy khó khăn có liên quan tới môi trường doanh thương, vị thế tài chính yếu kém và một bộ máy hành chính cồng kềnh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên WSJ vì lý do gì Nhật Bản giúp Việt Nam nhiều như vậy, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada trả lời: “Việt Nam đã trở thành một nước quan trọng hơn đối với Nhật Bản, xét tình hình an ninh tại Biển Hoa Đông và Biển Đông.” Ông Fukuda nói Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ chung những quyền lợi và cả hai bên hiểu rằng hai nước cần hợp tác để duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt là an ninh biển.
Theo Đại sứ Nhật Bản, nhược điểm lớn nhất của Việt Nam là lĩnh vực công nghiệp cơ bản. Ông nêu ví dụ trong công nghiệp sản xuất xe hơi, công ty Toyota sản xuất hơn 30,000 chiếc tại Việt Nam, nhưng đa số các linh kiện đều phải nhập khẩu từ Thái Lan. Thị trường nội địa chỉ có thể cung cấp ít hơn 5% mà thôi.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA hôm qua, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về Chính trị và Bang giao Quốc tế thuôc Viện Đại học George Mason, nói về những nhược điểm của Việt Nam như sau:
“Việt Nam thì tôi thấy yếu nhất là về kinh tế nó không được bền vững, nói là phát triển nhưng mà những cái SOEs, là công ty nhà nước, tự bản chất của nó, là nó thua lỗ, nó là ổ để tham nhũng thì không cải tổ cái đó thì kinh tế nó không thể nào phát triển được. Thứ hai là phải có đầu tư tư nhân, đầu tư lâu dài như vậy thì nó đòi hỏi một khung cảnh pháp lý nào đó, một môi trường chính trị thoải mái. Nhưng quan trọng nhất, theo tôi, là phải có thống nhất chỉ huy. Việt Nam hiện nay thì tôi không thấy có cái thống nhất chỉ huy đó, không có quân trị quân nhậm.”
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng những đấu đá tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam. Trả lời câu hỏi của Ban Việt Ngữ VOA liệu ông có nghĩ những sự giằng co ở các cấp cao nhất đã ảnh hưởng tới chính sách kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam? Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói:
“Đúng! Cái chính sách quyết định căn cứ vào sự đồng thuận thì sự đồng thuận đó chỉ dựa trên mẫu số chung nhỏ nhất mà thôi, thì chính sách ngoại giao không đạt được đột phá cần thiết.”
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nói điều cần thiết là Việt Nam phải phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có như thế mới có thể phát triển các công nghiệp ở trong nước. Ông Fukuda nói có khả năng các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản sẽ sang Việt Nam để giúp các công ty Việt Nam.
Hãng thông tấn Reuters hôm nay trích lời Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Việt Nam cần đẩy mạnh tiến trình tư hữu hoá các công ty quốc doanh để cải thiện thành tích và môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Hoài Hương-VOA
01.04.2015
Việt Nam sẽ nhận 1 tỉ đôla tiền viện trợ phát triển ODA để tài trợ cho 7 dự án về năng lượng, cơ sở hạ tầng, giáo dục và môi trường.
Tờ Tuổi Trẻ hôm nay tường thuật rằng văn kiện ngoại giao về khoản viện trợ này đã được Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada ký tại Hà nội hôm thứ Ba.
Khoản tiền viện trợ chính thức dành riêng cho năm tài chánh 2014 –bắt đầu từ ngày 1 tháng Tư năm ngoái tới ngày 31 tháng Ba năm nay, nay đã sẵn sàng để được giải ngân trong năm 2015, theo điều kiện của thoả thuận đã được hai bên ký kết.
Vốn ODA mới cấp là nhằm giúp Việt Nam thực hiện 7 dự án, trong đó có dự án xây nhà máy điện Thái Bình 1- có kinh phí lên tới 9,87 tỉ yen –tương đương với 82,5 triệu đôla, và một mạng lưới phân phối điện tốn kém 249 triệu đôla.
Một phần lớn ngân khoản (14,91 tỉ yen và 1,06 tỉ ye) sẽ được dành riêng cho hai hệ thống cung cấp điện cho tỉnh Đồng Nai ở miền Nam, và thành phố Hạ Long ở miền Bắc.
Các dự án khác gồm có xây đường cao tốc Bắc Nam – đoạn nối liền Bến Lức ở Long An với Long Thành, một dự án để nâng cấp khả năng ứng phó với Biến đổi Khí hậu, và dự án cải thiện khả năng đào tạo và nghiên cứu khoa học tại trường Đại học Cần Thơ.
Nhật Bản đã cung cấp vốn ODA cho Việt Nam trong 20 năm qua, tờ Tuổi Trẻ trích lời Đại sứ Nhật tại Việt Nam Hiroshi Fukada nói rằng ngân khoản mới nhất chứng tỏ sự hỗ trợ của Nhật Bản không chỉ dành riêng cho các dự án xây dựng cơ cấu hạ tầng để phát triển hệ thống giao thông, mà còn dành cho các lĩnh vực khác chẳng hạn như giáo dục.
Trang mạng VNA tường thuật rằng trong lễ ký kết hôm 31 tháng Ba, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh bày tỏ sự cảm kích của Việt Nam đối với sự giúp đỡ của chính phủ Nhật Bản trong hai thập niên qua, và hy vọng rằng Nhật Bản sẽ tiếp tục giúp Việt Nam trong tương lai.
Nguồn tin của chính phủ Việt Nam cho hay từ năm 1992, chính phủ Nhật Bản đã cung cấp tổng cộng 2,5 nghìn tỉ yen, tương đương với 20,9 tỉ đôla tiền ODA cho Việt Nam.
Tờ The Wall St. Journal hôm 30 tháng Ba nói rằng trong mấy năm gần đây, Việt Nam là nước nhận nhiều vốn ODA của Nhật Bản nhất, và điều đó phản ánh những kỳ vọng rất cao mà Nhật Bản đặt vào Việt Nam, trong tư cách là một thị trường, một trung tâm sản xuất, và một nước đối trọng với Trung Quốc.
Tờ báo lưu ý rằng chính phủ của Thủ Tướng Shinzo Abe còn nâng sự trợ giúp dành cho Việt Nam lên một tầm cao mới, bằng cách đồng ý cung cấp các tàu tuần tiễu cho lực lượng tuần duyên Việt Nam hồi năm ngoái. Tuy nhiên làm việc với chính phủ cộng sản Việt Nam, Nhật Bản phải đối đầu với những thách thức đầy khó khăn có liên quan tới môi trường doanh thương, vị thế tài chính yếu kém và một bộ máy hành chính cồng kềnh.
Trả lời câu hỏi của phóng viên WSJ vì lý do gì Nhật Bản giúp Việt Nam nhiều như vậy, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Hiroshi Fukada trả lời: “Việt Nam đã trở thành một nước quan trọng hơn đối với Nhật Bản, xét tình hình an ninh tại Biển Hoa Đông và Biển Đông.” Ông Fukuda nói Việt Nam và Nhật Bản chia sẻ chung những quyền lợi và cả hai bên hiểu rằng hai nước cần hợp tác để duy trì hoà bình và ổn định trong khu vực, đặc biệt là an ninh biển.
Theo Đại sứ Nhật Bản, nhược điểm lớn nhất của Việt Nam là lĩnh vực công nghiệp cơ bản. Ông nêu ví dụ trong công nghiệp sản xuất xe hơi, công ty Toyota sản xuất hơn 30,000 chiếc tại Việt Nam, nhưng đa số các linh kiện đều phải nhập khẩu từ Thái Lan. Thị trường nội địa chỉ có thể cung cấp ít hơn 5% mà thôi.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA hôm qua, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về Chính trị và Bang giao Quốc tế thuôc Viện Đại học George Mason, nói về những nhược điểm của Việt Nam như sau:
“Việt Nam thì tôi thấy yếu nhất là về kinh tế nó không được bền vững, nói là phát triển nhưng mà những cái SOEs, là công ty nhà nước, tự bản chất của nó, là nó thua lỗ, nó là ổ để tham nhũng thì không cải tổ cái đó thì kinh tế nó không thể nào phát triển được. Thứ hai là phải có đầu tư tư nhân, đầu tư lâu dài như vậy thì nó đòi hỏi một khung cảnh pháp lý nào đó, một môi trường chính trị thoải mái. Nhưng quan trọng nhất, theo tôi, là phải có thống nhất chỉ huy. Việt Nam hiện nay thì tôi không thấy có cái thống nhất chỉ huy đó, không có quân trị quân nhậm.”
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng những đấu đá tranh giành quyền lực trong giới lãnh đạo cấp cao Việt Nam cũng có ảnh hưởng tới sự phát triển của Việt Nam. Trả lời câu hỏi của Ban Việt Ngữ VOA liệu ông có nghĩ những sự giằng co ở các cấp cao nhất đã ảnh hưởng tới chính sách kinh tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam? Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng nói:
“Đúng! Cái chính sách quyết định căn cứ vào sự đồng thuận thì sự đồng thuận đó chỉ dựa trên mẫu số chung nhỏ nhất mà thôi, thì chính sách ngoại giao không đạt được đột phá cần thiết.”
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam nói điều cần thiết là Việt Nam phải phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, có như thế mới có thể phát triển các công nghiệp ở trong nước. Ông Fukuda nói có khả năng các doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản sẽ sang Việt Nam để giúp các công ty Việt Nam.
Hãng thông tấn Reuters hôm nay trích lời Thủ Tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng nói rằng Việt Nam cần đẩy mạnh tiến trình tư hữu hoá các công ty quốc doanh để cải thiện thành tích và môi trường kinh doanh của Việt Nam.
Làn sóng ‘bất tuân dân sự’ lan tới Việt Nam?
Thuật ngữ “bất tuân dân sự” ngày càng được nhắc tới nhiều hơn ở trong nước sau cuộc phản kháng chính quyền Bắc Kinh của nhiều người dân Hong Kong, đa số là thanh niên và sinh viên, hồi cuối năm ngoái.
VOA Tiếng Việt
01.04.2015
Những cuộc xuống đường rầm rộ, đẩy chính quyền ở cả nam lẫn bắc vào thế buộc phải thương lượng những ngày qua, đã khiến giới quan sát lạc quan nhiều hơn về một làn gió mới từ xã hội dân sự ở Việt Nam.
Hàng nghìn công nhân, thậm chí có báo nói là hàng chục nghìn người, làm việc cho công ty Pou Yuen của Đài Loan, đã tuần hành ở Sài Gòn để phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới.
Cuộc biểu tình ôn hòa quy mô lớn hơn nhiều lần so với những đợt đình công trước đây gây đình trệ hoạt động tại khu công nghiệp Tân Tạo, khiến nhà nước phải tìm cách trấn an và xoa dịu.
Đích thân Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh - Xã hội đã có buổi đối thoại trực tiếp với đại diện các công nhân hôm 31/3.
Nhưng hiện vẫn chưa rõ kết quả của cuộc làm việc nhằm hóa giải căng thẳng này. Một tờ báo đưa tin công nhân đã “vỗ tay đồng tình”, trong khi tờ khác lại đưa tin rằng “cuộc đối thoại bất thành”.
Thuật ngữ “bất tuân dân sự” ngày càng được nhắc tới nhiều hơn ở trong nước sau cuộc phản kháng chính quyền Bắc Kinh của nhiều người dân Hong Kong, đa số là thanh niên và sinh viên, hồi cuối năm ngoái.
Luật sư Nguyễn Văn Đài đồng tình với nhận định cho rằng người Việt đang học hỏi các phương thích tranh đấu bất bạo động từ nhiều nơi khác trên thế giới.
"Do vậy, tôi cho rằng đây chỉ là một sự khởi đầu. Tôi nghĩ rằng từ giờ tới cuối năm, hay sang năm, thì phong trào bất tuân dân sự, phong trào xuống đường khi có một sự kiện nào đó, sẽ mạnh mẽ và trở nên dữ dội hơn."
-Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định.
Nhà bất đồng chính kiến này nói: “Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội, những thông tin về các cuộc biểu tình, các cuộc đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người ở khắp nơi trên thế giới, đều được chuyển tải tới người dân ở trong nước, đặc biệt là giới trẻ. Thế nên nó tác động rất nhiều đến tâm lý. Khi những sự kiện tương tự, hay những sự kiện xảy ra ở trong nước, tác động trực tiếp tới người dân, thì họ biết rằng họ phải làm gì đó để bảo vệ quyền lợi của họ, giống như là người dân trong khu vực cũng như trên thế giới từng làm".
Ông Đài nói thêm: "Do vậy, tôi cho rằng đây chỉ là một sự khởi đầu. Tôi nghĩ rằng từ giờ tới cuối năm, hay sang năm, thì phong trào bất tuân dân sự, phong trào xuống đường khi có một sự kiện nào đó, sẽ mạnh mẽ và trở nên dữ dội hơn”.
Luật sư Đài nói thêm rằng tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam ngày càng xuống cấp, tác động trực tiếp tới người dân, nên công nhân ở Sài Gòn “xuống đường với thái độ quyết liệt hơn để đòi hỏi quyền lợi cho bản thân”.
Ông cũng nhấn mạnh tới quyết tâm bày tỏ thái độ bảo vệ môi trường của người dân Hà Nội trong vụ chặt cây xanh gây tranh cãi vừa qua, khiến chính quyền thủ đô buộc phải dừng triển khai việc thay thế cây.
Dù các cuộc diễu hành vì cây xanh thu hút sự tham gia của nhiều người với sự hậu thuẫn của truyền thông trong nước, trả lời báo chí mới đây, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị lại cho rằng “có trang mạng kích động nhân dân xuống đường biểu tình, nhân danh bảo vệ cây xanh nhưng thực ra là chống chế độ”.
Blogger Anh Chí, người mới xuống đường kêu gọi chính quyền Hà Nội minh bạch hóa thông tin về vụ chặt cây, không đồng tính với ý kiến của ông Nghị.
"Có lẽ là các ông ấy quá chủ quan, đánh giá quá thấp sự hiểu biết và bản lĩnh của người dân bây giờ. Người dân bây giờ tự nhận thức được điều gì đúng, điều gì sai, chứ không phải do ai kích động cả."-Blogger Anh Chí nói.
Nhà hoạt động xã hội này nói: “Có lẽ là các ông ấy quá chủ quan, đánh giá quá thấp sự hiểu biết và bản lĩnh của người dân bây giờ. Người dân bây giờ tự nhận thức được điều gì đúng, điều gì sai, chứ không phải do ai kích động cả. Thực tế, dự án này đi ngược lại chủ trương mà chính quyền đưa ra. Họ chặt cây mục, cây cong, cây xấu, gây nguy hiểm thì đó là chuyện bình thường. Nhưng thực tế, họ lại chặt những cây rất to, những cây tuổi tới trăm năm, mấy chục năm".
Blogger Anh Chí nói thêm: "Ông bí thư thành ủy Hà Nội nói là có phần tử kích động, thì tôi nói thẳng đó chính là những quan chức chịu trách nhiệm phát ngôn. Chính những lời nói của họ kích động nhân dân vì người dân cảm thấy bị xúc phạm, bị lừa dối và bị coi thường. Việc bảo vệ môi trường sống, tài sản chung, việc chung của xã hội, người dân phải có quyền tham gia. Chứ còn đảng cộng sản Việt Nam hay phía chính quyền, chỉ là một nhóm người rất ít trong xã hội này. Họ không thể nào làm hết được”.
Trong một bài viết đăng tải hôm nay, 1/4, với tựa đề “Mở rộng dân chủ qua cách lắng nghe dân”, tờ Tia sáng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng cuộc đình công của công nhân hay xu hướng phản đối của người dân Hà Nội trước việc chính quyền triển khai chặt hạ 6.700 cây xanh trong thành phố là “những ví dụ cho thấy nhà nước chỉ tiếp thu tiếng nói của người dân khi chính sách đã hoặc sắp sửa đi vào đời sống, và nhân dân hầu như không được thông tin từ sớm để có cơ hội tham gia góp ý dự thảo chính sách”.
Trong khi đó, nhận định trên Facebook về cuộc đình công của công nhân công ty Pou Yuen, luật sư Lê Công Định viết: “… Nói thật, phen này gay go đấy các bác ạ! Một đạo luật bất công và bất hợp lý bao giờ cũng phải đối diện với phong trào bất tuân dân sự của toàn xã hội. Những ngày êm ả nay còn đâu?”
Chính phủ Việt Nam tháng trước đã đề nghị cho phép lùi trình luật Biểu tình thêm một năm rưỡi so với dự kiến trước đó.
Dự luật này được nhiều người kỳ vọng sẽ hợp pháp hóa việc xuống đường bày tỏ quan điểm và nguyện vọng của người dân.
VOA Tiếng Việt
01.04.2015
Những cuộc xuống đường rầm rộ, đẩy chính quyền ở cả nam lẫn bắc vào thế buộc phải thương lượng những ngày qua, đã khiến giới quan sát lạc quan nhiều hơn về một làn gió mới từ xã hội dân sự ở Việt Nam.
Hàng nghìn công nhân, thậm chí có báo nói là hàng chục nghìn người, làm việc cho công ty Pou Yuen của Đài Loan, đã tuần hành ở Sài Gòn để phản đối chính sách bảo hiểm xã hội mới.
Cuộc biểu tình ôn hòa quy mô lớn hơn nhiều lần so với những đợt đình công trước đây gây đình trệ hoạt động tại khu công nghiệp Tân Tạo, khiến nhà nước phải tìm cách trấn an và xoa dịu.
Đích thân Thứ trưởng Bộ Lao động Thương binh - Xã hội đã có buổi đối thoại trực tiếp với đại diện các công nhân hôm 31/3.
Nhưng hiện vẫn chưa rõ kết quả của cuộc làm việc nhằm hóa giải căng thẳng này. Một tờ báo đưa tin công nhân đã “vỗ tay đồng tình”, trong khi tờ khác lại đưa tin rằng “cuộc đối thoại bất thành”.
Thuật ngữ “bất tuân dân sự” ngày càng được nhắc tới nhiều hơn ở trong nước sau cuộc phản kháng chính quyền Bắc Kinh của nhiều người dân Hong Kong, đa số là thanh niên và sinh viên, hồi cuối năm ngoái.
Luật sư Nguyễn Văn Đài đồng tình với nhận định cho rằng người Việt đang học hỏi các phương thích tranh đấu bất bạo động từ nhiều nơi khác trên thế giới.
"Do vậy, tôi cho rằng đây chỉ là một sự khởi đầu. Tôi nghĩ rằng từ giờ tới cuối năm, hay sang năm, thì phong trào bất tuân dân sự, phong trào xuống đường khi có một sự kiện nào đó, sẽ mạnh mẽ và trở nên dữ dội hơn."
-Luật sư Nguyễn Văn Đài nhận định.
Nhà bất đồng chính kiến này nói: “Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, Internet, đặc biệt là các trang mạng xã hội, những thông tin về các cuộc biểu tình, các cuộc đấu tranh đòi quyền sống, quyền làm người ở khắp nơi trên thế giới, đều được chuyển tải tới người dân ở trong nước, đặc biệt là giới trẻ. Thế nên nó tác động rất nhiều đến tâm lý. Khi những sự kiện tương tự, hay những sự kiện xảy ra ở trong nước, tác động trực tiếp tới người dân, thì họ biết rằng họ phải làm gì đó để bảo vệ quyền lợi của họ, giống như là người dân trong khu vực cũng như trên thế giới từng làm".
Ông Đài nói thêm: "Do vậy, tôi cho rằng đây chỉ là một sự khởi đầu. Tôi nghĩ rằng từ giờ tới cuối năm, hay sang năm, thì phong trào bất tuân dân sự, phong trào xuống đường khi có một sự kiện nào đó, sẽ mạnh mẽ và trở nên dữ dội hơn”.
Luật sư Đài nói thêm rằng tình hình kinh tế, xã hội ở Việt Nam ngày càng xuống cấp, tác động trực tiếp tới người dân, nên công nhân ở Sài Gòn “xuống đường với thái độ quyết liệt hơn để đòi hỏi quyền lợi cho bản thân”.
Ông cũng nhấn mạnh tới quyết tâm bày tỏ thái độ bảo vệ môi trường của người dân Hà Nội trong vụ chặt cây xanh gây tranh cãi vừa qua, khiến chính quyền thủ đô buộc phải dừng triển khai việc thay thế cây.
Dù các cuộc diễu hành vì cây xanh thu hút sự tham gia của nhiều người với sự hậu thuẫn của truyền thông trong nước, trả lời báo chí mới đây, Bí thư thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị lại cho rằng “có trang mạng kích động nhân dân xuống đường biểu tình, nhân danh bảo vệ cây xanh nhưng thực ra là chống chế độ”.
Blogger Anh Chí, người mới xuống đường kêu gọi chính quyền Hà Nội minh bạch hóa thông tin về vụ chặt cây, không đồng tính với ý kiến của ông Nghị.
"Có lẽ là các ông ấy quá chủ quan, đánh giá quá thấp sự hiểu biết và bản lĩnh của người dân bây giờ. Người dân bây giờ tự nhận thức được điều gì đúng, điều gì sai, chứ không phải do ai kích động cả."-Blogger Anh Chí nói.
Nhà hoạt động xã hội này nói: “Có lẽ là các ông ấy quá chủ quan, đánh giá quá thấp sự hiểu biết và bản lĩnh của người dân bây giờ. Người dân bây giờ tự nhận thức được điều gì đúng, điều gì sai, chứ không phải do ai kích động cả. Thực tế, dự án này đi ngược lại chủ trương mà chính quyền đưa ra. Họ chặt cây mục, cây cong, cây xấu, gây nguy hiểm thì đó là chuyện bình thường. Nhưng thực tế, họ lại chặt những cây rất to, những cây tuổi tới trăm năm, mấy chục năm".
Blogger Anh Chí nói thêm: "Ông bí thư thành ủy Hà Nội nói là có phần tử kích động, thì tôi nói thẳng đó chính là những quan chức chịu trách nhiệm phát ngôn. Chính những lời nói của họ kích động nhân dân vì người dân cảm thấy bị xúc phạm, bị lừa dối và bị coi thường. Việc bảo vệ môi trường sống, tài sản chung, việc chung của xã hội, người dân phải có quyền tham gia. Chứ còn đảng cộng sản Việt Nam hay phía chính quyền, chỉ là một nhóm người rất ít trong xã hội này. Họ không thể nào làm hết được”.
Trong một bài viết đăng tải hôm nay, 1/4, với tựa đề “Mở rộng dân chủ qua cách lắng nghe dân”, tờ Tia sáng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng cuộc đình công của công nhân hay xu hướng phản đối của người dân Hà Nội trước việc chính quyền triển khai chặt hạ 6.700 cây xanh trong thành phố là “những ví dụ cho thấy nhà nước chỉ tiếp thu tiếng nói của người dân khi chính sách đã hoặc sắp sửa đi vào đời sống, và nhân dân hầu như không được thông tin từ sớm để có cơ hội tham gia góp ý dự thảo chính sách”.
Trong khi đó, nhận định trên Facebook về cuộc đình công của công nhân công ty Pou Yuen, luật sư Lê Công Định viết: “… Nói thật, phen này gay go đấy các bác ạ! Một đạo luật bất công và bất hợp lý bao giờ cũng phải đối diện với phong trào bất tuân dân sự của toàn xã hội. Những ngày êm ả nay còn đâu?”
Chính phủ Việt Nam tháng trước đã đề nghị cho phép lùi trình luật Biểu tình thêm một năm rưỡi so với dự kiến trước đó.
Dự luật này được nhiều người kỳ vọng sẽ hợp pháp hóa việc xuống đường bày tỏ quan điểm và nguyện vọng của người dân.
Trưởng khối thiểu số Hạ Viện Mỹ kết thúc chuyến đi thăm Việt Nam
Bà Nancy Pelosi, thủ lãnh Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ (hàng đầu, giữa) và Chủ tịch nước Việt Nam (thứ ba từ phải sang) chụp hình với các đại diện và giới chức Hoa Kỳ sau cuộc họp tại Hà Nội, 31/3/2015.
Theo VOA-01.04.2015
Văn phòng của bà Nancy Pelosi, thủ lãnh Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, và là người dẫn đầu phái đoàn quốc hội Mỹ sang Việt Nam, hôm qua ra thông cáo báo chí nhắc lại trọng tâm của chuyến đi hai ngày - xoay quanh các vấn đề hợp tác an ninh, nhân quyền và thương mại,
Chuyến đi có sự tham dự của một số thành viên Đảng Cộng hoà Mỹ, diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ đang ráo riết thương thuyết để đạt Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Thông cáo báo chí của bà Pelosi cho hay phái đoàn quốc hội Mỹ đã gặp Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, và Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh.
Bà Pelosi nói rất nhiều người trong phái đoàn ủng hộ các quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam, và toàn thể các dân biểu trong Hạ Viện Mỹ cũng như hầu hết các nghị sĩ tại Thượng viện đồng ý với lập trường này.
Bà Pelosi nói phía Mỹ hy vọng rằng chuyến đi này sẽ đẩy xa hơn nữa cuộc đối thoại và quan hệ đối tác giữa hai nước, cũng như các vấn đề mà phái đoàn Mỹ quan tâm khi tới Việt Nam, gồm có an ninh, thương mại và nhân quyền. Bà nói “tất cả những vấn đề vừa nêu đều liên kết với nhau.” Bà mong Việt Nam cho biết quan điểm về vấn đề an ninh trong khu vực, và trong khi các cuộc thương thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP, đang diễn ra, bà mong rằng hai bên sẽ thảo luận cách thức để khắc phục những khó khăn có liên quan tới quyền của người lao động, nhân quyền, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận.
Bản tin trên trang mạng tiếng Anh của tờ Tuổi Trẻ dẫn lời bà Nancy Pelosi, nói với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rằng “cả các thành viên Đảng Dân chủ lẫn thành viên Đảng Cộng hoà Mỹ đều ủng hộ chính sách của chính phủ Tổng thống Obama, củng cố các quan hệ với Việt Nam và đẩy mạnh quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam.”
Tờ Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Phú Trọng, hoan nghênh chuyến đi của phái đoàn Mỹ do bà Pelosi dẫn đầu, và nói rằng sự hợp tác hữu hiệu của hai nước trong các lĩnh vực khác nhau, như kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, công nghệ và khoa học có lợi cho nhân dân hai nước, và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực Á châu-Thái Bình Dương cũng như thế giới.
Theo VOA-01.04.2015
Văn phòng của bà Nancy Pelosi, thủ lãnh Đảng Dân chủ tại Hạ viện Mỹ, và là người dẫn đầu phái đoàn quốc hội Mỹ sang Việt Nam, hôm qua ra thông cáo báo chí nhắc lại trọng tâm của chuyến đi hai ngày - xoay quanh các vấn đề hợp tác an ninh, nhân quyền và thương mại,
Chuyến đi có sự tham dự của một số thành viên Đảng Cộng hoà Mỹ, diễn ra trong bối cảnh Việt Nam và Hoa Kỳ đang ráo riết thương thuyết để đạt Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP.
Thông cáo báo chí của bà Pelosi cho hay phái đoàn quốc hội Mỹ đã gặp Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Sinh Hùng, và Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh.
Bà Pelosi nói rất nhiều người trong phái đoàn ủng hộ các quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Việt Nam, và toàn thể các dân biểu trong Hạ Viện Mỹ cũng như hầu hết các nghị sĩ tại Thượng viện đồng ý với lập trường này.
Bà Pelosi nói phía Mỹ hy vọng rằng chuyến đi này sẽ đẩy xa hơn nữa cuộc đối thoại và quan hệ đối tác giữa hai nước, cũng như các vấn đề mà phái đoàn Mỹ quan tâm khi tới Việt Nam, gồm có an ninh, thương mại và nhân quyền. Bà nói “tất cả những vấn đề vừa nêu đều liên kết với nhau.” Bà mong Việt Nam cho biết quan điểm về vấn đề an ninh trong khu vực, và trong khi các cuộc thương thuyết Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương, TPP, đang diễn ra, bà mong rằng hai bên sẽ thảo luận cách thức để khắc phục những khó khăn có liên quan tới quyền của người lao động, nhân quyền, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận.
Bản tin trên trang mạng tiếng Anh của tờ Tuổi Trẻ dẫn lời bà Nancy Pelosi, nói với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng rằng “cả các thành viên Đảng Dân chủ lẫn thành viên Đảng Cộng hoà Mỹ đều ủng hộ chính sách của chính phủ Tổng thống Obama, củng cố các quan hệ với Việt Nam và đẩy mạnh quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam.”
Tờ Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Phú Trọng, hoan nghênh chuyến đi của phái đoàn Mỹ do bà Pelosi dẫn đầu, và nói rằng sự hợp tác hữu hiệu của hai nước trong các lĩnh vực khác nhau, như kinh tế, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, công nghệ và khoa học có lợi cho nhân dân hai nước, và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác và phát triển tại khu vực Á châu-Thái Bình Dương cũng như thế giới.
GDP Quí I/2015 tăng 6,03%: Màn bịp kịch lố bịch!
Màn kịch vụng về của chính phủ 3X
Phan Châu Thành (Danlambao) - Sáng hôm qua, ngày 31/3/2015, Vnexpress đưa tin tăng trưởng Tổng thu nhập Quốc nội - GDP Quí 1 năm 2015 của VN là 6,03%! Bài báo mô tả màn diễn “Phiên họp Hội đồng Chính phủ với Tổ Điều hành kinh tế vĩ mô" hôm 30/3 (chủ yếu là để công bố tăng trưởng GDP những 6,03% đó) của 3X và đám bộ trưởng, thật là “chân thực và sinh động” với những chi tiết “rất ly kỳ” như một màn kịch “hay ho”:
Bộ trưởng KHĐT Bùi Quang Vinh thấy “choáng” khi nghe con số đó, phải yêu cầu Tổng cục trưởng TCTK Nguyễn Bích Lâm “kiểm tra lại các phương pháp thống kê, so sánh cho chặt chẽ” rồi mới báo cáo thủ tướng (có nghĩa là con số đó được tính ra rất chuyên nghiệp và có trách nhiệm, nên rất đáng tin cậy, và nó đã được kiểm tra trước ngày 30/3/2015 rồi – không thấy nói mất mấy ngày để Tổng cục Khống kê – à quên – thống kê “kiểm tra lại”?)
Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình thì “giật mình” khi nghe con số đó, rồi tiếc hùi hụi là trước đó 3X đã không nghe (Bình Ruồi?) mà tăng giá điện lên 9,5% thay vì chỉ có 7,5%, vì tăng trưởng GDP tốt thế cơ mà… Việc này làm BR bị dân tình ném đá dữ dội ngay lập tức vì bênh ngành điện mà không bênh dân và cả nền kinh tế, nhưng cái lợi thực của nó là làm dân ngu dường như tin ngay con số 6,03% tăng trưởng GDP Q1/2015…
Và Phó Thủ tướng Võ Văn Ninh cũng bị “hơi bất ngờ” với con số đó, nhưng thấy “có cơ sở” ngay.
Chỉ có Thủ tướng 3X là không bình luận gì trước “thành tựu lớn về kinh tế vĩ mô” đầu năm đó (thường thì 3X hay chân thành tâm sự lắm), mà chỉ bình thản đến lạnh lùng khẳng định và yêu cầu: “Mục tiêu GDP đề ra có khả năng đạt được, nhưng cần phấn đấu đạt cao hơn 6,2% (đã đề ra).” Có phải 3X đang “thắng không kiêu, phải thắng nữa!”? Hay là 3X biết là mình đang “diễn” với con số “ma” mà 3X chỉ đạo phải bịa ra – mà 3X cũng biết đó là bịa ra lịch sử và diễn kịch trước toàn thế giới, là ghi thêm một sự bịp bợm của 3X vào lịch sử kinh tế vĩ mô VN, nên 3X khó mà thổ lộ nỗi vui mừng hay ngạc nhiên như đàn em được?! (Hoặc là bọn đàn em, tiên sư chúng nó, tưởng hiền thế mà diễn trò bịp giỏi thế, hơn mình!).
Hôm nay (1/4/2015) tôi vào lại Vnexpress để trích lại bài báo đó vào đây, kẻo mọi người lại nghĩ PCT tôi đang “rán cá tháng tư”, thì nó đã bị hạ xuống, thay bằng một bài khác rối rắm chứng minh hùng hồn tăng trưởng GDP Q1 6,03% là hoàn tàn không bịa mà là “điểm nhấn”... Thật là chưa khảo đã xưng!
May mà, TTXVA có đăng lại bài đó và còn đây, cả hình ảnh và lời văn “sôi động” (Cảm ơn VA!):
“Bộ trưởng choáng, Thống đốc giật mình, Phó Thủ tướng bất ngờ
Sau khi nhận tin GDP quý I, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh thấy choáng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình giật mình, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh thì bất ngờ.
Đó là những cảm xúc được các Bộ trưởng và lãnh đạo Chính phủ chia sẻ tại cuộc họp Tổ điều hành kinh tế vĩ mô chiều tối 30/3.
GDP quý I tăng 6,03%
“Khi nghe tin tăng trưởng kinh tế Quý I 6,03%, quả thật là hơi giật mình. Vì vừa hôm trước, chưa có số liệu chính thức, anh em chúng tôi đều hào hứng, phấn khởi, lạc quan nhưng với dự tính có lẽ GDP quý I chỉ 5,6%”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình chia sẻ.
Ông Bình cho biết, chúng tôi đã kiểm tra kỹ lưỡng, con số này là chính xác. Bởi có nhiều yếu tố tích cực đã làm GDP tăng trên 6%, như sản xuất công nghiệp chế tạo, khai khoáng, khí đốt, dầu thô tăng. Nếu loại bỏ các yếu tố này thì GDP sẽ chỉ tăng đúng khoảng 5,6%.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, ông Bùi Quang Vinh kể lại: “Khi tôi đi công tác ở Úc, New Zealand, anh Lâm (Nguyễn Bích Lâm, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Thống kê) có nhắn GDP quý I, tôi hơi choáng. Vì quý I năm ngoái, GDP chỉ có 5,06%, mà năm nay, lại tăng 6,03%, thậm chí lúc đó còn dự báo khoảng 6,27%, gần 6,3%. Thấy vui, nhưng lại lo vì cao quá”.
Choáng nên Bộ trưởng Vinh không báo cáo Thủ tướng ngay, mà yêu cầu Tổng cục Thống kê kiểm tra, qua đó, thấy rất yên tâm là các phương pháp thống kê, so sánh đều chặt chẽ. “Khâu nối lại, có hàng loạt con số rất logic thể hiện tăng trưởng kinh tế quý I đã tốt hơn rất nhiều”, ông Vinh nói.
Ông Vinh phân tích, nhập khẩu vừa qua tăng mạnh, thì chủ yếu là phục vụ sản xuất, với 80% là hàng máy móc, thiết bị. Ngay cả nhập khẩu ô tô tăng, nhưng là ô tô tải, nghĩa là đều phục vụ cho sản xuất, vận chuyển vật liệu, chở đất cát…, chứ không phải xe du lịch, đi chơi.
Ngoài ra, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và đầu tư, số các doanh nghiệp đã quay trở lại hoạt động hiện tăng hơn 12%. Nhiều doanh nghiệp đã nhận được nhiều đơn hàng xuất khẩu cao hơn trước.
Cuối buổi họp, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nói: “Tôi không nghĩ là mình có thể đạt được. Tăng trưởng công bố lên, hơi bất ngờ, nhưng có cơ sở”.
Ông nói, nhìn lại dãy năm 2011-2015, có thể thấy có chuyển biến ở nhiều chỉ tiêu. Trong 5 năm qua, với con số 6,03%. GDP quý I năm nay đã bứt phá, tăng cao nhất. Năm 2011, quý I GDP tăng 5,9%, năm 2012 là 4,75%, năm 2013 là 4,26%, 2014 là 5,06%. (*)
(hết trích)
Sự lừa dối và lố bịch “chuyên nghiệp” đẳng cấp lãnh thủ quốc gia
Tất nhiên, tôi thấy con số tăng trưởng GDP Q1 là 6,03% là bịp bợm một cách rất lố bịch và tức cười dễ sợ…
Lố bịch, vì tôi biết GDP Quí 1/2015 tăng 6,03% là con số bịp bợm trắng trợn. Hơn ba chục năm từng làm việc trong guồng máy kinh tế đó, tôi đã biết rõ những con số “kinh tế vĩ mô” của 3X và các bộ trưởng hình thành như thế nào từ cơ sở đến các cấp cục, vụ, tập đoàn, các tình thành… thông qua cái gọi là Tổng cục Khống kê rồi, nên tôi không tin chúng bao giờ. Còn tức cười là vì sự bịp bợm về kinh tế vĩ mô ở tầm cỡ quốc gia do chính thủ tướng một chính phủ là 3X cùng cả dàn bộ trưởng cùng dàn dựng và biểu diễn rất công phu chỉ cho 1 con số 6,03% của tăng trưởng GDP Quí 1, lại quá vụng về, tham lam.
Tôi xin chứng minh sơ bộ nhận xét đó của mình ở đây (sơ bộ thôi, vì nếu muốn chứng minh chính xác thì tôi phải có… cả bộ máy chính phủ, hệ thống xã hội và tổng cục thống kê – tất cả chỉ với một điều kiện duy nhất: phải trung thực – tức đều không phải do đảng CSVN lãnh đạo, hi hi…).
Vẫn biết bịa đặt và lừa bịp (nhất là bịa đặt để lừa bịp trong các con số thống kê về kinh tế, xã hội) là nghề chính, là nghiệp vụ chính của CSVN suốt 70 năm qua ở mọi cấp, mọi nơi, mọi lĩnh vực, nên chúng nó đã “thành tinh” (mở miệng ra là bịa đặt), nhưng vừa rồi (hôm 30/3 và 31/3) qua tôi không ngờ chúng lại lừa bịp trước cả thế giới một cách lố bịch và hớ hênh đến thế… Nếu chúng diễn chậm một ngày, sang ngày hôm nay 1/4/2015, thì có thể “chữa cháy” bằng cách nói đó là chúng thả “cá tháng tư” thôi, nhưng…
Thứ nhất: về tính chuyên nghiệp của con số thống kê (6,03%) đó. Tăng trưởng GDP của quí 1/2015, một giai đoạn của VN hay bất kỳ quốc gia nào khác, là con số thống kê, về nghiệp vụ và chuyên môn, chỉ có thể được ghi nhận, tổng kết lại, rồi gửi các con số thực và “thô” đã thực hiện trong khoảng thời gian đó (Quí 1/2015) sang hệ thống Thống kê (theo cách hay bảng biểu thống nhất), nơi sẽ tổng hợp, phân loại, sàng lọc… rồi tính ta từ các con số, chỉ số kinh tế có tính vĩ mô (phạm vi quốc gia) nhưng thực tiễn đã xảy ra, đặc trưng cho thời gian đó. Như vậy về nguyên tắc, việc ghi nhận, tổng kết, tổng hợp, tính toán thống kê qua nhiều cấp, và chỉ có thể bắt đầu và thực hiện được sau khoảng thời gian thống kê đó kết thúc (ở đây là Quí 1/2015, tức sau 31/3/2015). Thường thì công việc thống kê chuyên nghiệp ở cấp quốc gia phải cần ít nhất từ 1 tuần (cho thống kê tháng) đến 3 tháng (cho thống kê hàng năm) – cho hàng quí là khoảng khoảng 2 tuần… Mọi con số đưa ra trước đó đều là dự đoán, hoặc khống kê…
Hôm nay, 1/4/2015, tôi đảm bào trên toàn thế giới không quốc gia nào có con số thống kê như tăng trưởng GDP quí 1 để mà công bố cả, đơn giản vì họ chưa tính ra, trừ VN – và có thể cả Tàu công, Bắc hàn hay Cu ba nữa – toàn các chuyên gia khống kê lãnh đạo.
Ở VN, ngày 30/3/2015 thủ tướng 3X cùng bộ sậu đã nghêng ngang tuyên bố GDP Quí 1/2015 của VN tăng 6,03% - ít nhất và sớm 2 ngày và thời gian cho việc khống kê là bằng không! Điều đó giống như một ông chồng say rượu khi vợ sắp đẻ hùng hồn tuyên bố: “Ngày kia vợ tao sẽ sinh con nặng 6,03 kg!” vậy. Kẻ say rượu đó vẫn còn tỉnh để nói con mình “sẽ nặng” 6,03 kg, còn những “ông bố say” tên 3X, Vinh, Bình, Ninh… thì “hiếp dâm hội đồng” nền kinh tế VN rồi say sưa tuyên bố họ cùng đang có đứa con (chưa được đẻ ra) nhưng biết chắc là nặng 6,03kg!
Ở đây có năm ý nho nhỏ tôi muốn nói: Thứ nhất, đơn giản là con số 6,03% đã được 3X và bộ sậu vẽ ra theo ý muốn, cho phù hợp với nhu cầu tình hình cách mạng VN hiện nay, phù hợi với các “dự đoán, tiên đoán” trước đó của họ, nhất là con số đó phải đảm bảo ổn định phát triển kinh tế trước đại họa 12; Thứ hai, tất cả các con số thống kê về kinh tế, chính trị xã hội của CSVN xưa nay đều “đi trước đón đầu” rất “chuyên nghiệp” như thế; Thứ ba, bản thân bộ máy thống kê, Tổng cục thống kê với các Cục rồi Chi cục thống kê của VN khắp nơi nơi chỉ là một bộ máy lừa bịp cồng kềnh và rỗng tuếch (và ngu dốt nữa). Đó là Tổng cục Khống kê; Thứ tư, chỉ có những kẻ chuyên lừa bịp như CSVN mới có các con số thống kê “đẻ non”, còn trên toàn thế giới, mọi con số thống kê cho một khoảng thời gian nào đó chỉ có sau đó một thời gian nhất định nữa. Thế cho nên, năm tài khóa (tổng kết tài chính hàng năm) của các quốc gia hay các tập đoàn kinh tế chỉ được công bố sau năm mới vài tháng, thường là tháng 3 hàng năm, còn tổng kết quí sớm nhất có sau 2 tuần; và, Thứ năm, tại sao CSVN không không lùi tài khóa và thống kê lại như cả thế giới làm để có các con số thống kê chính xác? Là vì, nếu làm thế thì lộ ra mọi sự thật “chết người” hết mất, và CSVN không thể múa may lừa bịp với các con số “thống kê” trước dân ngu được, còn đâu “đất” cho chúng “làm ăn”…
Thứ hai, về sự mâu thuẫn, vô lý của con số GDP Q1 2015 tăng 6,03%
Các con số thống kê đúng nghĩa là các con số từ sự thật, của sự thật, là những sự kiện lịch sử (ở đây là về kinh tế) đã xảy ra, thể hiện qua các con số, chúng có tính lịch sử, nên có cả tính qui luật nữa, như là gen di truyền, vì chúng mang bản chất của sự kiện (ở đây là cảu nền kinh tế). Không ai có thể cứ khơi khơi bịa ra lịch sử như CSVN vẫn làm gần 70 năm nay, với các con số thống kê và mọi thứ khác, mà không để lại dấu vết tội ác đó trong lịch sử, vì chúng không phải lịch sử, không phải cuộc sống, không phải thống kê đích thực...
Tại sao tôi nói con số 6,03% đó là bịa đặt? Vì nó không thể hiện bản chất đặc thù của nền kinh tế VN đang hấp hối hiện nay!
Chúng ta hãy phân tích các số liệu thống kê về tăng trưởng GDP của VN trong 5 năm trước 2015 để thấy tính qui luật của nó, rồi phân tích so sánh với con số mà 3X cho “đẻ non” ra trên của GDP Q1 2015, để chỉ ra điều đó.
Bảng thống kê lại các con số “thống kê” về Tăng trưởng GDP của Việt Nam các năm 2010-2015, theo %, trong các Quí và theo các khu vực kinh tế; (Nguồn: Toàn bộ các con số thống kê trong bảng được lấy từ Website của Tổng Cục Thống kê Việt Nam; www.gso.gov.vn )
(*) Ba hàng cuối trong Bảng trên (Chênh lệch…) và cột cuối bên phải (2015) là tôi tự tính ra từ các con số thống kê trong bảng, trừ con só 6,03% của …3X.
Từ Bảng trên, qua các con số tăng trưởng GDP của VN trong 5 năm 2010 đến 2014, chúng ta thấy tăng trưởng GDP Quí 1 hàng năm có vài (ba) tính qui luật sau: 1) Nó LUÔN thấp hơn tăng trưởng GDP Quí 4 năm trước (quí ngay trước đó) trung bình khoảng 1,25% (xem dòng cuối: Chênh lệch tuyệt đối Q4tr-Q1s); 2) Nó cũng LUÔN thấp hơn tăng trưởng GDP Quí 4 cuối năm đó trung bình khoảng 1,298% (xem dòng áp cuối: Chênh lệch tuyệt đối Q4-Q1 hàng năm); Và 3) Nó LUÔN thấp hơn tăng trưởng GDP Cả năm trung bình khoảng 0,76%, từ 0,32% đến 1,30%, (xem dòng thứ ba dưới lên);
Các Qui luật trên của Chỉ số Tăng trưởng GDP Quí 1 hàng năm tồn tại là do đặc thù của Quí 1 đầu năm ở VN “XHCN” so với các Quí khác: luôn luôn có hai đợt tết “ăn chơi” rất dài DL và AL, có các đại lễ Sinh nhật đảng CSVN ngày 3/2, có các đại hội tổng kết và triển khai kế hoạch, có cả ngày Phụ nữ quốc tế, chưa kể đến hàng ngàn “lễ hội dân gian” đa số diễn ra trong thời gian này… Ngoài ra, ở VN đã hình thành xã hội có tâm lý “thành tích cao” của CSVN là dồn tất cả cho Q4 để có thành tích cao, nên cắt trước cả những gì sẽ làm trong Quí 1 năm sau vào cho báo cáo thành tích Qúi 4 năm trước… Thế cho nên Tăng trưởng Qúi 1 hàng luôn thấp hơn cả năm khoảng 0,76% (tức khoảng 15% chênh lệch), và luôn thấp hơn Q4 (cả năm trước và năm sau) khoảng 1,3% (tức khoảng trên 25% chênh lệch tương đối).
Từ qui luật thứ nhất trên, tăng trưởng GDP Quí 1 của năm 2015 có thể ước tính khoảng: 6,96%-1,25% = 5,71%; thay vì 6,03% của 3X như “ta có” hiện nay – đó là mâu thuẫn hay vô lý khó lý giải thứ nhất.
Từ qui luật thứ hai trên, tăng trưởng GDP Quí 1 của năm 2015 “là” 6,03% có thể ước tình khoảng: 6,03%+1,298% = 7,301% là chỉ số có lẽ sẽ dẫn đầu thế giới (vượt cả Tàu) trong 2015! Đó là mâu thuẫn hay vô lý khó lý giải thứ nhất.
Mâu thuẫn thứ ba, nếu tăng trưởng GDP Q1 2015 là 6,03% thì, cũng theo các qui luật trên, có thể dự đoán tăng trưởng GDP cả Năm 2015 sẽ phải khoảng là 6.03%+0,76% = 6,79% thay vì 6,2% như dự kiến đề ra! Đó là mâu thuẫn và vô lý thứ ba. Mục tiêu 6,2% tăng trưởng GDPO của CSVN cho năm 2015 “chưa kịp thực hiện đã bị phá vỡ-vượt qua!”, thật là kỳ tích! Mâu thuẫn, vì nó đi ngược các qui luật đặc thù của Quí I hàng năm, mà Quí 1/2015 có lẽ là “đặc thù” xấu nhất...
Ngoài sự phản qui luật ra, tại sao con số trên là vô lý? Nó còn phản thực tế. Bởi vì thực chất mọi chỉ số kinh tế (thấy được) đầu năm 2015 đều xấu hơn các năm trước như: thị trường vốn đầu tư (tiền tệ - nợ xấu, phá sản các NH và chúng khoán xuống dốc, các nhà đầu tư ngoại rút vốn…), thị trường BĐS và tiêu dùng đều chết và roi, thị trường lao động (doanh nghiệp phá sản hàng loạt và nhân công thất nghiệp cao…), còn tết lễ trong Quí 1/2015 vừa qua thì rất dài, rất nhiều, chiếm trên 30% thời gian của Quí... Chỉ những con số không ai đo được ngoài cục thống kê “khống kê” (chỉ đổi chữ t thành k) như tăng trưởng CN và XD, tăng trưởng dịch vụ… thì bỗng dưng “tăng” vọt?!
Những màn bịp kịch không có hồi kết?
Bịa đặt con số thống kê kinh tế vĩ mô chính là bịa đặt lịch sử kinh tế của cả một quốc gia, một khi đã bịa ra rồi là CSVN cứ phải chạy theo các con số “khống kê” đó mãi, để che dấu chúng, vì chúng không có chân sự thật để đứng trong cuộc sống (kinh tế) này. Và các “chiên gia kinh thế” CSVN không chỉ phải luôn lắp thêm chân cho các số liệu đã “khống kê” đó, mà còn phải dựa lên chúng, treo lên chúng mà đi tiếp…"khống kê" ra các con số khác liên quan hữu cơ và cho các năm sau gối tiếp “lịch sử”, cứ thế năm này chồng lên năm khác, khống kê này chồng chất rằng buộc với khống kê khác! Đã 70 năm rồi, nên CSVN tự tin lắm, coi khống kê của mình là sự thật, là những "đỉnh cao chói lọi" sống được… trăm năm!
Có thật không? Lịch sử “khống kê” huy hoàng của các nước CS châu Âu đã chứng tỏ những cái chân giả có thể “bắn Ga-ga-rỉn lên mặt trăng nhưng không thể đỡ được bức tường Berlin sụp đổ. Sự thống kê dù có tầng tầng lớp lớp (cũng trên 70 năm ở châu Âu) cũng chỉ có thể chịu được một tải trọng giới hạn trong một thời gian có hạn. Đến lúc một trong hai giới hạn đó, hoặc cả hai, chạm ngưỡng áp lực của sự thật lòng tin của dân thì cả nền kinh tế, cả xã hội sẽ sụp đổ hoàn toàn, trong chớp mắt. Đó lại là một qui luật khác của những con số khống kê mà CSVN rất biết và rất sợ, nhưng tham quá nên cố tình không học…
Nhưng hồi kết của màn “bịp kịch vĩ mô” ở VN cũng đã điểm rồi, ngay trong những ngày này thôi: quĩ bảo hiểm xã hội của hơn 20 triệu lao động đã cạn ráo vì bị bọn chúng (CSVN) cướp trắng hết rồi và phải bịp bợm ra luật trả BHXH “mới” để chỉ trả BHXH sau khi công nhân 60 và 65 tuổi – tức CSVN tính “cướp đoạt vĩ mô” luôn, nên công nhân đã bắt đầu xuống đường rồi… Có thể hôm nay họ, mấy chục ngàn người, lại bị bịp bợm tiếp bằng những lời hứa bịp “sẽ đề xuất” này nọ, nhưng bản chất vẫn là bịp chồng lên bịp thì còn mấy chục triệu người lao động nữa, chả lẽ họ sẽ bị bịp dễ dàng tiếp nữa sao?!
Có nghĩa là, các chuyên gia bịp bợm đang gấp gáp diễn những màn kịch chót – cuối cùng, trước khi hạ màn ôm đồ, cuốn gói, tìm đường chạy…!
Chạy đâu? Đó lại là một câu hỏi khác nữa. Chạy về đối diện lịch sử chứ còn chạy đi đâu? Bởi vì, không ai có thể trốn chạy Lịch sử, kể cả và nhất là những kẻ nghĩ rằng mình có thể bịa ra lịch sử suốt 70 nay qua để lừa bịp dân tộc! Bởi vì Lịch sử là do cả dân tộc làm nên!
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sắp bị truy tố?
Theo đó, người nào cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình và các quyền tự do, dân chủ khác của công dân, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây hậu quả nghiêm trọng, thì có thể bị phạt tù đến 7 năm.
Một số hành vi khác cũng có thể bị phạt tù là lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo.
Phạm tội trả thù người khiếu nại, tố cáo; gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù 2-5 năm. Trong các trường hợp có tổ chức; gây mất trật tự, an toàn xã hội; làm nạn nhân tự sát; gây hậu quả rất nghiêm trọng; đặc biệt nghiêm trọng khác, thì phạt tù 3-7 năm.
Rõ ràng, nếu dự thảo Bộ luật Hình sự này được Quốc hội thông qua thì Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là người bị khởi tố đầu tiên, bởi ông ta chính là “tác giả” của bản Thông báo cấm biểu tình do UBND Tp Hà Nội ban hành ngày 18.10.2011. Ngoài ra, với tư cách là người phụ trách Đảng uỷ Công an Trung ương kể từ năm 2006 đến nay, ông ta phải chịu trách nhiệm chính trong việc lực lượng công an bắt giam và kết án tù hàng chục người Việt Nam suốt nhiều năm qua chỉ vì họ đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí chính đáng của mình.
Đặc biệt, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng còn là đối tượng bị tố cáo suốt 7 năm quavề những tội ác tày trời như hiếp dâm, giết người, phản quốc… nhưng trong khi ông ta vẫn bất chấp dư luận và pháp luật để tiếp tục chễm chệ trên chiếc ghế Thủ tướng thì người tố cáo lại phải hứng chịu đủ mọi hình thức trả thù bẩn thỉu, đê tiện như bắt cóc, bắt giam, tống vào trại tâm thần, kết án tù, triệt đường sống, cướp đoạt, hành hung, v.v.
* Đọc thêm:
CẢN TRỞ QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN CÓ THỂ BỊ TÙ 7 NĂM
Dự thảo bộ luật Hình sự có một số điểm mới đáng chú ý như: Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của người dân.
Chưa bỏ án tử hình với tội tham nhũng
Giải trình về dự thảo bộ luật Hình sự sửa đổi trước UB Tư pháp QH chiều nay (31/3), Thứ trưởng Tư pháp Đinh Trung Tụng cho biết sẽ hạn chế hình phạt tử hình.
"Giảm tử hình là chủ trương lớn của Đảng, thể hiện trong các nghị quyết về cải cách tư pháp và trong thực tiễn luật pháp hình sự. Chủ trương này hoàn toàn phù hợp với tinh thần bảo vệ các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013, và xu hướng hội nhập của nước ta. Vì vậy, việc tiếp tục giảm hình phạt tử hình nhận được sự ủng hộ tuyệt đối trong quá trình xây dựng bộ luật Hình sự sửa đổi".
Thứ trưởng thường trực Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng: Bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và nhận hối lộ dễ dẫn đến cách hiểu là pháp luật nương tay với các quan chức tham nhũng. Ảnh: PLXH
Ông Tụng cho biết các ý kiến đều thống nhất quan điểm về tiêu chí giảm tử hình cũng như chủ trương sửa đổi bổ sung các quy định của bộ luật về hình phạt tử hình theo hướng: quy định rõ, cụ thể và chặt chẽ các điều kiện áp dụng hình phạt tử hình nhằm thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt này; mở rộng diện không áp dụng hình phạt tử hình; mở rộng các trường hợp không thi hành án tử hình và chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân nhằm góp phần hạn chế hình phạt tử hình trên thực tế; thu hẹp diện các tội danh có quy định hình phạt tử hình.
"Nhưng với các phương án đề xuất bỏ hình phạt tử hình với các tội danh cụ thể thì vẫn còn ý kiến khác nhau", Thứ trưởng cho biết.
Trong ban soạn thảo có những ý kiến đồng ý bỏ hình phạt tử hình đối với 7 trong số 22 tội danh có hình phạt tử hình hiện hành: cướp tài sản; phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; chống mệnh lệnh; đầu hàng địch; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; chống loài người; và tội phạm chiến tranh.
Có những ý kiến muốn bỏ hình phạt tử hình với thêm 3 tội danh nữa là sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh; tham ô tài sản; và nhận hối lộ, vì "suy cho cùng các tội phạm này mang tính chất kinh tế, vụ lợi".
Thứ trưởng Đinh Trung Tụng cho biết ý kiến của Chính phủ: "Hiện ta đang đấu tranh không khoan nhượng với tệ nạn tham nhũng, nhiều biện pháp đã được ban hành nhưng chưa có hiệu quả, việc đặt vấn đề bỏ hình phạt tử hình đối với tội tham ô tài sản và nhận hối lộ là chưa phù hợp, dễ dẫn đến cách hiểu là pháp luật nước ta nương tay với các quan chức tham nhũng và không được nhân dân đồng tình ủng hộ".
Còn tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, phòng bệnh hiện đang phổ biến, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe của nhiều người, nên vẫn cần tiếp tục duy trì hình phạt tử hình.
Bước đầu cho ý kiến, nhóm nghiên cứu của UB Tư pháp có thêm một loại ý kiến là không bỏ hình phạt tử hình đối với các tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược, chống loài người và tội phạm chiến tranh. Lý do đây là loại tội nghiêm trọng nhất trong các tội đặc biệt nghiêm trọng, nước ta lại nằm trong khu vực có sự phức tạp về an ninh, nguy cơ chiến tranh xung đột vẫn hiện hữu, Phó chủ nhiệm UB Tư pháp QH Nguyễn Công Hồng cho biết.
Xâm phạm quyền biểu tình có thể bị 7 năm tù
Dự thảo bộ luật Hình sự còn có một số điểm mới đáng chú ý như: Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của người dân.
Cụ thể, người nào cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình và các quyền tự do, dân chủ khác của công dân, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù 3 tháng đến 2 năm. Nếu phạm tội có tổ chức, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây hậu quả nghiêm trọng, thì có thể bị phạt tù đến 7 năm.
Một số hành vi khác cũng có thể bị phạt tù là lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo; có trách nhiệm mà cố ý không chấp hành quyết định của cơ quan có thẩm quyền xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho người khiếu nại, tố cáo.
Phạm tội trả thù người khiếu nại, tố cáo; gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị phạt tù 2-5 năm. Trong các trường hợp có tổ chức; gây mất trật tự, an toàn xã hội; làm nạn nhân tự sát; gây hậu quả rất nghiêm trọng; đặc biệt nghiêm trọng khác, thì phạt tù 3-7 năm.
UB Tư pháp QH sẽ dành cả ngày mai 1/4 để thẩm tra dự thảo bộ luật Hình sự sửa đổi.
Chung Hoàng
Nguồn: Vietnamnet