NEW YORK (NV) .- Tổ Chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế mở chiến dịch nhắc nhở mọi người về một số nhà báo hiện đang bị các nhà cầm quyền độc tài quân phiệt hoặc cộng sản bỏ tù khắp nơi.
Nhà báo tự do Tạ Phong Tần trước khi bị bỏ tù. (Hình: CLBNBTD)
Trong số những nhà báo trên thế giới sử dụng ngòi bút bảo vệ quyền tự do thông tin hiện đang bị cầm tù được Tổ Chức Bảo Vệ Ký Giả Quốc Tế CJP (The Committee to Protect Journalists) có trụ sở ở New York nêu tên có bà Tạ Phong Tần đang bị án tù 10 năm tại Việt Nam.
Chiến dịch được tổ chức CJP đặt tên là “Tháo còng báo chí” (Press Uncuffed) bắt đầu tại Viện Bảo tàng Báo Chí ở thủ đô Washington nhằm “lưu ý mọi người về các nhà báo bị tù đày khắp nơi trên thế giới chỉ vì họ thông tin phục vụ lợi ích công cộng”.
Tất cả các nhà báo được nêu tên trong cuộc vận động đều bị cáo buộc tội “chống nhà cầm quyền” hay bị nhà cầm quyền trả thù.
|
Những người đó gồm: Ilham Tohti, Trung Quốc, bị án tù chung thân từ năm 2014; Bheki Makhubu bị kết án tù từ năm 2014 tại Swaziland (Phi Châu); Reeyot Alemu bị kết án năm 2011 tại Ethiopia; Khadija Ismayilova bị kết án hồi năm ngoái tại Azerbaijan; Jason Rezaian cũng bị kết án năm ngoái tại Iran; Yusuf Ruzimuradov đã bị bỏ tù từ năm 1999 tại Uzbekistan; Mahmoud Abou Zeid (Shawkan) bị bỏ tù từ năm 2013 tại Ai Cập; bà Tạ Phong Tần bị kết án tù từ năm 2011 tại Việt Nam; và Ammar Abdulrasool bị bỏ tù từ năm 2014 tại Bahrain.
“Những nhà báo vừa được nêu tên bị bỏ tù chỉ vì nhà cầm quyền sợ tự do thông tin báo chí.” Bà Courtney Radsch, Giám đốc vận động chiến dịch “Tháo còng báo chí” của tổ chức CJP phát biểu.
“Nhìn nhận 9 nhà báo dũng cảm này hầu hết đã bị tù đày chỉ vì bị quy chụp cho tội chống nhà nước hoặc chỉ là trả thù, chúng tôi hy vọng gia tăng áp lực quần chúng để đòi trả tự do cho họ và lôi cuốn sự quan tâm đến hàng trăm người khác đã bị các nhà cầm quyền của họ bị miệng”.
Theo thống kê của tổ chức CJP, ít nhất 221 ký giả trên thế giới hiện đang ở trong các nhà tù, theo những tìm hiểu thống kê mới đây nhất.
Bà Tạ Phong Tần, năm nay 46 tuổi, bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam từ tháng 9 năm 2011 và kết án 10 năm tù với quy chụp “Tuyên truyền chống nhà nước” trong phiên tòa ngày 24 tháng 9 năm 2012 cùng một vụ với nhà báo tự do Nguyễn Văn Hải, bút danh Điếu Cày, và nhà báo tự do Phan Thanh Hải, bút danh Anhbasaigon. Cả ba bị cáo buộc là các thành viên sáng lập tổ chức “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do” phổ biến các bài viết chống phá chế độ, đòi hỏi tự do ngôn luận.
Ông Phan Thanh Hải bị kết án 4 năm tù và 3 năm quản chế nhưng được thả ngày 1 thán 9, 2013. Bogger Điếu Cày bị kết án 12 năm tù nhưng được thả ra theo áp lực của chính phủ Hoa Kỳ, bị trục xuất ra khỏi Việt Nam và đến Mỹ ngày 21 tháng 10, 2014. Chỉ còn bà Tạ Phong Tần vẫn bị giam giữ.
Bà Tần đã bị chuyển qua ba nhà tù khác nhau từ Bình Dương, Đồng Nai đến Thanh Hóa. Bà đã tuyệt thực nhiều lần phản đối sự đối xử ác nghiệt và trái luật của cai tù. Nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế năm 2013, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ vinh danh bà Tạ Phong Tần là một trong 10 phụ nữ can đảm trên thế giới.
Chiến dịch “Tháo còng báo chí” của tổ chức CJP có sự hợp tác của phân khoa báo chí đại học tiểu bang Maryland. Sinh viên đã vẽ kiểu, sản xuất và bán các vòng đeo tay mang tên các nhà báo bị cầm tù nói trên cũng như đã mở chiến dịch vận động tài chính để thực hiện dự án này. Toàn bộ số tiền thu được sẽ bỏ vào quỹ của tổ chức vô vị lợi CJP. (TN)
03-26- 2015 3:27:19 PM
Thursday, March 26, 2015
Trung Quốc ngang ngược cắm cờ đáy biển Đông?
(Baodatviet) - Tiếp tục chuỗi hành động thay đổi hiện trạng trái phép, Trung Quốc vừa sử dụng robot cắm cờ dưới đáy biển Đông.
Cắm cờ dưới đáy biển Đông
Hãng thông tấn Nhà nước của Trung Quốc Tân Hoa Xã ngày 25-03-2015 cho biết, trước đó 1 ngày, một đội người nhái Hải quân Trung Quốc đã dùng robot để cắm một lá cờ Trung Quốc xuống đáy biển ở một khu vực có độ sâu 3000m ở Biển Đông.
Được biết, hải quân nước này đã sử dụng tàu chuyên hoạt động khu vực biển nước sâu mang tên “Hải Dương 286”, chở theo một robot hoạt động dưới nước do Trung Quốc tự nghiên cứu, chế tạo để thực hiện nhiệm vụ này.
Tuy nhiên, Tân Hoa xã không cho biết vị trí cụ thể mà hải quân Trung Quốc đã cắm cờ năm sao xuống cũng như mục đích của hoạt động này là gì.
Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh sử dụng robot để cắm cờ Trung Quốc xuống đáy Biển Đông, còn trước đó nước này đã sử dụng tàu lặn để thực hiện nhiệm vụ này.
Vào tháng 07-2010, tàu Hướng Dương Hồng, thuộc Cục Điều tra Hải dương học của nước này cũng đã vận chuyển tàu lặn có người lái Giao Long, được thiết kế có cánh tay của một robot, tiến hành cắm một lá cờ Trung Quốc xuống khu vực biển sâu 3759m trên khu vực biển Thái Bình Dương.
Tuy nhiên, Biển Đông là khu vực mà Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với các quốc gia xung quanh, hành động này của Bắc Kinh đã làm dấy lên sự hoài nghi về việc nước này đang tiến hành đánh dấu “mốc chủ quyền” (phi pháp) của mình.
Vào năm 2010, Trung Quốc đã cắm cờ trái phép dưới đáy biển Đông |
Giới chức lãnh đạo Bắc Kinh thường hay giả nhân, giả nghĩa khi tuyên bố, Trung Quốc luôn "tôn trọng chủ quyền của các nước trong khu vực”, tôn trọng “Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông” (DOC), nhưng hành động của họ lại luôn đối lập với những tuyên bố trên.
Trước đây, những tướng lĩnh diều hâu của Trung Quốc như La Viện đã không ít lần kêu gọi lãnh đạo nước này đánh dấu chủ quyền trên biển Đông bằng cách sử dụng các tàu lặn tối tân - được rêu rao là “sử dụng cho mục đích khoa học” - để cắm cờ dưới đáy biển ở các khu vực tranh chấp với các nước láng giềng.
Viên tướng nằm trong “dàn hỏa lực mồm” này nhận định, các nước láng giềng chưa nước nào có robot lặn sâu được hơn 7000 mét như Giao Long của nước này, nên Bắc Kinh cần lợi dụng nó cắm cờ xuống đáy Biển Đông và đáy Biển Hoa Đông để “khẳng định chủ quyền phi pháp”!
Các tướng lĩnh diều hâu của Trung Quốc cho rằng, để hợp thức hóa cái gọi là “chủ quyền cướp đoạt được bằng vũ lực”, phục vụ cho tham vọng bành trướng lãnh thổ trên Biển Đông, nước này cần phải làm nổi bật sự hiện diện trên 6 lĩnh vực: Hành chính, pháp luật, quân sự, chấp pháp, kinh tế và dư luận.
Tiếp tục chuỗi hành động ngang ngược
Để đạt được điều này, Bắc Kinh thực hiện hàng loạt những hành động ngang ngược, trắng trợn xâm phạm chủ quyền của các nước láng giềng, ngang nhiên chà đạp lên luật lệ quốc tế nhằm khẳng định chủ quyền trái phép, thực hiện âm mưu từ từ “gặm nhấm” trên Biển Đông.
Trung Quốc đã tiến hành nhiều hành động xâm phạm chủ quyền các nước láng giềng trong khu vực |
Tháng 5-2014, Bắc Kinh đã ngang ngược cắm giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa, âm mưu biến những vùng biển không tranh chấp thành có tranh chấp, nhằm “hô biến” đất đai của nước khác thành lãnh thổ của mình.
Cùng lúc đó, Trung Quốc ngang nhiên đưa tàu công trình, tàu chở vật liệu và công nhân ra quần đảo Trường Sa của Việt Nam, tiến hành hút cát, bồi lấp, mở rộng, biến các đảo đá không đủ điều kiện sinh sống (không được phép có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa) thành các đảo nhân tạo.
Bằng cách dựng nên những hòn đảo chưa từng tồn tại trong tự nhiên, Bắc Kinh hy vọng có thể dựa vào đó để đẩy mạnh các tuyên bố chủ quyền đơn phương và phi lý của mình. Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc là nếu không đạt đến mức hợp pháp thì cũng phải kiểm soát được trên thực tế các vùng biển trong khu vực.
Hành động “thay đổi hiện trạng trên biển Đông” này của Trung Quốc là sự xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, vi phạm trắng trợn “Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC), ngang nhiên chà đạp lên “Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển 1982” (UNCLOS).
Cần ngăn chặn những hành động ngang ngược của Trung Quốc |
Trước đó, Trung Quốc đã dựng lên cái gọi là "Thành phố Tam Sa" - đơn vị hành chính phi pháp được dựng lên trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa mà nước này chiếm đóng trái phép, nhằm quản lý các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam.
Bắc Kinh còn nhiều lần phát hành các bản đồ “đường 9 đoạn”, “đường 10 đoạn” nuốt trọn biển Đông, điều động các tàu chấp pháp biển tuần tra “lãnh hải phi pháp” theo bản đồ “đường lưỡi bò” trên, ngang ngược ban hành lệnh cấm đánh bắt cá đối với các nước xung quanh, bắt giữ, thậm chí là bắn cháy tàu của ngư dân Việt Nam.
Các chuyên gia quốc tế cảnh báo rằng hành động cắm cờ dưới đáy biển và tăng cường xây dựng phi pháp ở Trường Sa của Trung Quốc vừa nhằm phục vụ ý đồ tăng cường sức mạnh quân sự trên thực địa vừa muốn tạo sự đã rồi, để hợp lý hóa sự hiện diện trên các khu vực nước này cưỡng chiếm trên biển Đông.
Hành động cắm cờ dưới đáy biển Đông vừa qua nằm trong một chuỗi những thủ đoạn của Trung Quốc nhằm củng cố vị thế bất hợp pháp trên Biển Đông, chiếm đóng vĩnh viễn các đảo kiểm soát được do hành động đánh chiếm bằng vũ lực, đồng thời sẽ ra sức ngăn cản đạt được bước tiến mới trong giải quyết tranh chấp.
Vì vậy, các nước trong khu vực cần nhanh chóng bắt tay hợp lực cùng chống lại kế hoạch dựng đảo, cắm cờ khẳng định chủ quyền bất hợp pháp của Trung Quốc, đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn hành vi bành trướng, bá quyền của Bắc Kinh.
Thứ Năm, 26/03/2015 07:18
- Lan Anh
Hà Nội thay cây xanh: Không ai nhận trồng, cây có 'ma'?
(Baodatviet) - Chiều 25/3, Thanh tra thành phố Hà Nội đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua.
Cây có 'ma', không ai nhận trồng?
Liên quan đến loại cây trồng mới trên phố Nguyễn Chí Thanh, theo tìm hiểu việc thay thế cây xanh tại đây do Công an thành phố Hà Nội và Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) tài trợ.
Trong văn bản gửi UBND TP Hà Nội, Công an TP và VPBank đề xuất trồng đồng nhất loại cây vàng tâm có đường kính gốc từ 12-17cm, cao trung bình 6m trên phố Nguyễn Chí Thanh.
Trả lời câu hỏi cây trồng mới trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh là do đơn vị nào trực tiếp mua, ngày 25/3, ông Đỗ Ngọc Hoàng, Tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội cho biết, Công ty chỉ được giao nhiệm vụ chặt hạ và di chuyển cây xanh trên tuyến phố Nguyễn Chí Thanh, còn lại việc trồng mới là do nhà tài trợ làm.
Hà Nội sẽ mời các nhà khoa học thẩm định loại cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh. |
Trước ý kiến nêu nhà tài trợ nói không biết mua cây gì, chỉ tài trợ tiền, ông Hoàng trả lời: “cái đó thì chúng tôi không biết họ nói ở đâu, chứ ngân hàng họ mua với các bên”.
Trong khi cùng ngày 25/3, ông Trần Tuấn Việt - Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tiếp thị Ngân hàng VPBank khẳng định ngân hàng chỉ là nhà tài trợ chứ không biết gì về việc trồng cây. Nên nếu thông tin nói VPBank thuê một đơn vị để trồng cây xanh trên phố Nguyễn Chí Thanh là hoàn toàn không chính xác.
Như vậy, cả phía DN phụ trách về cây xanh trên địa bàn thủ đô và nhà tài trợ đều “phủ nhận” không liên quan đến việc trồng loại cây gì trên đường Nguyễn Chí Thanh.
Xung quanh sự việc, chiều 25/3, Thanh tra thành phố Hà Nội cũng đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc thực hiện thay thế cây xanh trên một số tuyến phố thời gian qua. Đoàn thanh tra liên ngành của thành phố Hà Nội do Thanh tra thành phố chủ trì..
Về thời hạn thanh tra, đoàn thanh tra liên ngành của thành phố sẽ có 30 ngày để làm việc với các bên liên quan đến việc thực hiện thay thế cây xanh trên các tuyến phố thời gian vừa qua, sau đó phải báo cáo kết quả lên UBND thành phố.
Hà Nội khẳng định đã trồng đúng loại cây
Sở Xây dựng Hà Nội vừa lên tiếng trước thông tin cho rằng, loạt cây thành phố trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải là cây Vàng tâm như kế hoạch đã được phê duyệt.
Trong công văn gửi các cơ quan báo chí ngày 24/3, Sở Xây dựng Hà Nội cho hay, loạt cây được thay thế trên đường Nguyễn Chí Thanh chính là cây Vàng tâm. Đây là loại cây có giá trị nằm trong sách đỏ.
Về đặc điểm nhận dạng, Sở Xây dựng cho hay, cây Vàng tâm cao trung bình 25 - 30 m, đường kính thân cây 70 - 80 cm. Vỏ cây có màu xám trắng, thịt vàng nhạt, dày khoảng 1 cm; cành non, lá non có lông tơ màu nâu; lá chất da, dày, hình mác bầu dục dài, dày 5-17 cm, rộng 1,5-6,5 cm, đầu nhọn, gốc hình nêm, mép lá nguyên, cuống lá 1,4 cm, màu nâu đỏ.
Hoa cây vàng tâm là lưỡng tính, mọc đơn độc ở đầu cành. Cuống hoa dài 1-2 cm, bao hoa màu trắng. Trên thực tế cây vàng tâm đã được trồng xanh tươi ở một vài nơi trên đường phố Hà Nội.
Gỗ từ những cây xanh bị chặt hạ |
Trước những thông tin cho rằng, loạt cây trên đường Nguyễn Chí Thanh không phải cây Vàng tâm, Sở Xây dựng cho biết, thành phố Hà Nội sẽ mời các nhà khoa học thẩm định và công bố kết quả.
Cũng theo đại diện Hà Nội, từ tháng 11/2014 đến đầu năm 2015, các đơn vị chức năng đã chặt hạ, thay thế cây xanh trên 8 tuyến phố, trong đó di chuyển 130 cây, chặt bỏ 335 cây chết, sâu mục, không đảm bảo an toàn giao thông; trồng thay thế và bổ sung 489 cây. Kinh phí trồng mới do các đơn vị xã hội hóa ủng hộ, hỗ trợ, hiện chưa thanh, quyết toán.
Mới đây, Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị cũng đã có chỉ đạo, yêu cầu các cơ quan chức năng của thành phố kiểm điểm trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc triển khai đề án thay thế cây xanh, bởi theo ông “cách làm của thành phố là không đúng, không phù hợp”, khiến dư luận bất bình, phản đối.
Thứ Năm, 26/03/2015 07:44
- Hà Giang (Tổng hợp)
Tham ô hơn $600,000, thiếu tá công an lãnh 17 năm tù
KIÊN GIANG (NV) - Một thiếu tá công an thông đồng với một nữ đại úy cùng ngành “thụt két” bằng cách nâng tiền ngân sách để chiếm đoạt hơn $600,000 bỏ túi riêng. Cả hai bị kết án 32 năm tù.
Tờ Pháp Luật Sài Gòn cho hay, ngày 26 tháng 3, tòa án tỉnh Kiên Giang đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Phạm Văn Mạnh (43 tuổi), cựu thiếu tá, đội trưởng Tài Vụ, Phòng Hậu Cần-Kỹ Thuật công an tỉnh Kiên Giang, 17 năm tù giam và bà Trịnh Thị Ngọc Nhung (38 tuổi), nguyên đại úy, thủ quỹ Phòng Hậu Cần-Kỹ Thuật, 15 năm tù về tội tham ô tài sản.
Hai bị cáo Phạm Văn Mạnh và Trịnh Thị Ngọc Nhung tại phiên tòa. (Hình: Pháp Luật Sài Gòn)
Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát tỉnh, ông Mạnh khai nhận vào khoảng tháng 7, 2009 khi lấy số liệu trên máy tính để phục vụ cho dự toán kinh phí năm sau, ông Mạnh nhìn thấy của bảng phúc trình tổng hợp và phân tích quỹ lương do Bộ Công An cài đặt có thể thay đổi trang cuối, là kẽ hở để “thụt két” bằng cách nâng tiền ngân sách.
Tuy nhiên, để thực được việc chiếm đoạt số tiền chênh lệch thì một mình ông Mạnh không thể làm được, mà phải có sự đồng ý, tiếp tay, giúp sức từ thủ quỹ.
Tháng 8, 2009 khi bà Nhung được chuyển về làm thủ quỹ đơn vị, ông Mạnh đã bàn với bà này việc thay đổi số liệu trên trang cuối bảng lương để kê khống, lấy tiền từ ngân sách.
Ban đầu bà Nhung từ chối, nhưng ông Mạnh đã cố thuyết phục đến lần thứ tư thì bà Nhung đồng ý hợp tác.
Từ tháng 9, 2009 đến tháng 11, 2013, ông Mạnh đã chỉnh sửa, thay đổi bảng báo cáo tổng hợp quỹ lương của công an tỉnh Kiên Giang trong 51 tháng, chiếm đoạt tổng số tiền trên 13 tỷ 465 triệu đồng (khoảng $600,000). Trong đó, tháng ít nhất là 138.45 triệu đồng, tháng nhiều nhất là 709.5 triệu đồng.
Liên quan đến vụ án này, ông Nguyễn Thành Tâm, trưởng phòng Hậu Cần-Kỹ Thuật đã bị công an tỉnh Kiên Giang kỷ luật với hình thức cảnh cáo và Thượng Tá Mai Hoàng Sơn, phó trưởng phòng bị giáng chức xuống cấp đội trưởng. Ðồng thời công an tỉnh cũng đang xem xét hành vi thiếu trách nhiệm đối với các cá nhân có liên quan. (Tr.N)
03-26- 2015 3:41:46 PM
Tờ Pháp Luật Sài Gòn cho hay, ngày 26 tháng 3, tòa án tỉnh Kiên Giang đã xét xử sơ thẩm và tuyên phạt ông Phạm Văn Mạnh (43 tuổi), cựu thiếu tá, đội trưởng Tài Vụ, Phòng Hậu Cần-Kỹ Thuật công an tỉnh Kiên Giang, 17 năm tù giam và bà Trịnh Thị Ngọc Nhung (38 tuổi), nguyên đại úy, thủ quỹ Phòng Hậu Cần-Kỹ Thuật, 15 năm tù về tội tham ô tài sản.
Hai bị cáo Phạm Văn Mạnh và Trịnh Thị Ngọc Nhung tại phiên tòa. (Hình: Pháp Luật Sài Gòn)
Theo cáo trạng của Viện Kiểm Sát tỉnh, ông Mạnh khai nhận vào khoảng tháng 7, 2009 khi lấy số liệu trên máy tính để phục vụ cho dự toán kinh phí năm sau, ông Mạnh nhìn thấy của bảng phúc trình tổng hợp và phân tích quỹ lương do Bộ Công An cài đặt có thể thay đổi trang cuối, là kẽ hở để “thụt két” bằng cách nâng tiền ngân sách.
Tuy nhiên, để thực được việc chiếm đoạt số tiền chênh lệch thì một mình ông Mạnh không thể làm được, mà phải có sự đồng ý, tiếp tay, giúp sức từ thủ quỹ.
Tháng 8, 2009 khi bà Nhung được chuyển về làm thủ quỹ đơn vị, ông Mạnh đã bàn với bà này việc thay đổi số liệu trên trang cuối bảng lương để kê khống, lấy tiền từ ngân sách.
Ban đầu bà Nhung từ chối, nhưng ông Mạnh đã cố thuyết phục đến lần thứ tư thì bà Nhung đồng ý hợp tác.
Từ tháng 9, 2009 đến tháng 11, 2013, ông Mạnh đã chỉnh sửa, thay đổi bảng báo cáo tổng hợp quỹ lương của công an tỉnh Kiên Giang trong 51 tháng, chiếm đoạt tổng số tiền trên 13 tỷ 465 triệu đồng (khoảng $600,000). Trong đó, tháng ít nhất là 138.45 triệu đồng, tháng nhiều nhất là 709.5 triệu đồng.
Liên quan đến vụ án này, ông Nguyễn Thành Tâm, trưởng phòng Hậu Cần-Kỹ Thuật đã bị công an tỉnh Kiên Giang kỷ luật với hình thức cảnh cáo và Thượng Tá Mai Hoàng Sơn, phó trưởng phòng bị giáng chức xuống cấp đội trưởng. Ðồng thời công an tỉnh cũng đang xem xét hành vi thiếu trách nhiệm đối với các cá nhân có liên quan. (Tr.N)
03-26- 2015 3:41:46 PM
Bệnh viện từ chối cho xe cấp cứu, Việt kiều Ðức chết oan
SÀI GÒN (NV) - Một Việt kiều Ðức bị đột quỵ giữa đường, nhiều người dân gọi, thậm chí đến tận bệnh viện nài nỉ xin xe cấp cứu nhưng bị từ chối, để rồi nạn nhân phải chịu chết oan ức.
Theo báo điện tử Một Thế Giới, đã nhiều ngày xảy ra sự việc, nhưng người dân phường Thảo Ðiền, quận 2, vẫn chưa hết uất ức trước thái độ vô trách nhiệm của bệnh viện đa khoa Bưu Ðiện Sài Gòn (cơ sở 2), đóng tại địa phương.
Bệnh viện đa khoa Bưu Ðiện cơ sở 2, nơi bỏ mặc không cứu người bệnh. (Hình: Một Thế Giới)
Ông Lê Văn Tư (56 tuổi), bảo vệ chợ tạm Thảo Ðiền, một trong 3 người dân trực tiếp tới bệnh viện này gọi xe cứu thương thuật lại: Khoảng 6 giờ 30 phút ngày 21 tháng 3, khi ông thấy một người đàn ông đứng tuổi dựng xe đạp vào gốc cây rồi lảo đảo, té ngửa ra sau. Ðoán nạn nhân bị đột quỵ, mọi người chia nhau gọi hơn 20 cuộc điện thoại đến bệnh viện Bưu Ðiện nhờ đưa xe đến cấp cứu nhưng không được.
Quá sốt ruột, ông cùng hai người khác chạy xe máy tới thẳng phòng cấp cứu gọi cho bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện này nhưng đều bị từ chối. “Tôi vào khoa cấp cứu gặp một nhân viên nữ. Tôi trình bày sự việc và nhờ cho xe cứu thương ra hiện trường cứu người, nhưng cô này tỉnh bơ kêu gọi xe taxi chở vào,” ông Tư bực tức nói.
Ông Nguyễn An Ninh, (65 tuổi), ngụ phường Thảo Ðiền, quận 2, là bạn ông Huỳnh Văn Ngài, người bị đột quỵ xác nhận: “Bệnh viện không điều xe cấp cứu, cũng không cử người xuống hỗ trợ, dù bệnh nhân chỉ cách bệnh viện chưa đầy 1 cây số. Rõ ràng chúng tôi thấy xe cứu thương vẫn đang đậu ngay trước sân bệnh viện, nhưng khi đến kêu cứu, họ vẫn làm ngơ như không có chuyện gì.”
Không được bệnh viện này giúp đỡ, người dân mới liên lạc với bệnh viện quận 2 và được xe cấp cứu đến ngay sau đó. Tuy nhiên, do bệnh viện quận 2 xa hơn chục km, trong khi chờ xe cấp cứu đến thì ông Ngài cũng đã đột quỵ hơn 30 phút. Các bác sĩ sơ cứu tại chỗ rồi đưa về bệnh viện. Nhưng không lâu sau, người dân nhận hung tin ông Ngài đã chết do không được cấp cứu kịp thời.
Trả lời phóng viên Một Thế Giới, bà Phan Thị Kim Hoa, phó giám đốc bệnh viện thừa nhận, sáng ngày 21 tháng 3, có tới 3 người dân lần lượt đến gặp nhân viên bệnh viện để xin điều xe cấp cứu ra cứu người bị đột quỵ. Khi đó, xe cứu thương đang để không.
Tin cho biết, ông Huỳnh Văn Ngài là Việt kiều Ðức về Việt Nam mở công ty tư vấn. Nhiều năm nay ông là thành viên tích cực trong ban liên lạc cựu học sinh Pétrus Ký.
Bệnh viện đa khoa Bưu Ðiện thuộc tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông, đã có thâm niên hơn 30 năm thành lập. (Tr.N)
03-26-2015 3:43:26 PM
Theo báo điện tử Một Thế Giới, đã nhiều ngày xảy ra sự việc, nhưng người dân phường Thảo Ðiền, quận 2, vẫn chưa hết uất ức trước thái độ vô trách nhiệm của bệnh viện đa khoa Bưu Ðiện Sài Gòn (cơ sở 2), đóng tại địa phương.
Bệnh viện đa khoa Bưu Ðiện cơ sở 2, nơi bỏ mặc không cứu người bệnh. (Hình: Một Thế Giới)
Ông Lê Văn Tư (56 tuổi), bảo vệ chợ tạm Thảo Ðiền, một trong 3 người dân trực tiếp tới bệnh viện này gọi xe cứu thương thuật lại: Khoảng 6 giờ 30 phút ngày 21 tháng 3, khi ông thấy một người đàn ông đứng tuổi dựng xe đạp vào gốc cây rồi lảo đảo, té ngửa ra sau. Ðoán nạn nhân bị đột quỵ, mọi người chia nhau gọi hơn 20 cuộc điện thoại đến bệnh viện Bưu Ðiện nhờ đưa xe đến cấp cứu nhưng không được.
Quá sốt ruột, ông cùng hai người khác chạy xe máy tới thẳng phòng cấp cứu gọi cho bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện này nhưng đều bị từ chối. “Tôi vào khoa cấp cứu gặp một nhân viên nữ. Tôi trình bày sự việc và nhờ cho xe cứu thương ra hiện trường cứu người, nhưng cô này tỉnh bơ kêu gọi xe taxi chở vào,” ông Tư bực tức nói.
Ông Nguyễn An Ninh, (65 tuổi), ngụ phường Thảo Ðiền, quận 2, là bạn ông Huỳnh Văn Ngài, người bị đột quỵ xác nhận: “Bệnh viện không điều xe cấp cứu, cũng không cử người xuống hỗ trợ, dù bệnh nhân chỉ cách bệnh viện chưa đầy 1 cây số. Rõ ràng chúng tôi thấy xe cứu thương vẫn đang đậu ngay trước sân bệnh viện, nhưng khi đến kêu cứu, họ vẫn làm ngơ như không có chuyện gì.”
Không được bệnh viện này giúp đỡ, người dân mới liên lạc với bệnh viện quận 2 và được xe cấp cứu đến ngay sau đó. Tuy nhiên, do bệnh viện quận 2 xa hơn chục km, trong khi chờ xe cấp cứu đến thì ông Ngài cũng đã đột quỵ hơn 30 phút. Các bác sĩ sơ cứu tại chỗ rồi đưa về bệnh viện. Nhưng không lâu sau, người dân nhận hung tin ông Ngài đã chết do không được cấp cứu kịp thời.
Trả lời phóng viên Một Thế Giới, bà Phan Thị Kim Hoa, phó giám đốc bệnh viện thừa nhận, sáng ngày 21 tháng 3, có tới 3 người dân lần lượt đến gặp nhân viên bệnh viện để xin điều xe cấp cứu ra cứu người bị đột quỵ. Khi đó, xe cứu thương đang để không.
Tin cho biết, ông Huỳnh Văn Ngài là Việt kiều Ðức về Việt Nam mở công ty tư vấn. Nhiều năm nay ông là thành viên tích cực trong ban liên lạc cựu học sinh Pétrus Ký.
Bệnh viện đa khoa Bưu Ðiện thuộc tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông, đã có thâm niên hơn 30 năm thành lập. (Tr.N)
03-26-2015 3:43:26 PM
Những đường hầm nghi vấn tại Formosa, Hà Tỉnh!
FB anh JB Nguyen Huu Vinh: https://www.facebook.com/azznexin
Trong Khu Vũng Áng, tập đoàn Formosa từ lâu là khu gần như biệt lập với nhiều lời đồn đoán. Xung quanh là hào sâu 10m, rộng 10m, phía trong là hàng rào chắn, xâm nhập là bất khả. Lời đồn rằng có những đường hầm bê tông từ đất liền ra biển.
Trong đó, có đường hầm thải từ lò cao đổ ra biển, và một đường hầm sâu mà thi công phải dùng nhiều máy bơm áp lực lớn để hút nước mới thi công được...
Những thông tin là vậy nhưng chưa có dịp để kiểm chứng.
Tuy nhiên, một số người đã khẳng định là có những đường hầm này.
Nó dùng để làm gì?
Nếu đường hầm thải ra biển, thì biển Việt Nam liệu có tồn tại được với những chất thải đổ xuống biển từ khu CN lớn này không?
Nếu đường hầm bê tông sâu dưới biển còn lại mà không dùng để thải thì nó có mục đích gì?
Với một khu trọng yếu, Vũng Áng gần như đối diện Hải Nam và là vị trí cắt ngang đất nước được cho thuê với thời gian 70 năm (gần 4 đời người). Nhiều vấn đề phải được đặt ra những câu hỏi.
Nhưng, ai có thể trả lời?
Trong Khu Vũng Áng, tập đoàn Formosa từ lâu là khu gần như biệt lập với nhiều lời đồn đoán. Xung quanh là hào sâu 10m, rộng 10m, phía trong là hàng rào chắn, xâm nhập là bất khả. Lời đồn rằng có những đường hầm bê tông từ đất liền ra biển.
Trong đó, có đường hầm thải từ lò cao đổ ra biển, và một đường hầm sâu mà thi công phải dùng nhiều máy bơm áp lực lớn để hút nước mới thi công được...
Những thông tin là vậy nhưng chưa có dịp để kiểm chứng.
Tuy nhiên, một số người đã khẳng định là có những đường hầm này.
Nó dùng để làm gì?
Nếu đường hầm thải ra biển, thì biển Việt Nam liệu có tồn tại được với những chất thải đổ xuống biển từ khu CN lớn này không?
Nếu đường hầm bê tông sâu dưới biển còn lại mà không dùng để thải thì nó có mục đích gì?
Với một khu trọng yếu, Vũng Áng gần như đối diện Hải Nam và là vị trí cắt ngang đất nước được cho thuê với thời gian 70 năm (gần 4 đời người). Nhiều vấn đề phải được đặt ra những câu hỏi.
Nhưng, ai có thể trả lời?
Trà Vinh: Gần 140 công nhân ngộ độc thực phẩm
Dân trí Chiều 26/3, bác sĩ Trần Kiến Vũ, Phó Giám đốc bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận gần 140 công nhân của công ty TNHH Viana (khu công nghiệp Long Đức, TP Trà Vinh, Trà Vinh) bị ngộ độc thực phẩm.
Khoảng 12h, các công nhân ăn bữa cơm trưa tại bếp ăn tập thể của công ty TNHH Viana có triệu chứng nôn ói, tiêu chảy, nhức đầu... nên được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Trà Vinh cấp cứu. Theo những công nhân, bữa trưa họ đã ăn món thịt gà chiên, lòng gà xào sả, canh cải, củ sắn xào...
Công nhân được cấp cứu tại bệnh viện
Do số lượng công nhân nhập viện đông nên bệnh viện phải huy động các bác sĩ, phòng để điều trị. Đến 15h chiều cùng ngày, sức khỏe các công nhân đã hồi phục nhưng một số ít phải ở lại bệnh viện để tiếp tục theo dõi.
Đây là lần thứ 2 trong thời gian gần đây công nhân bị ngộ độc thực phẩm
Sau khi sự việc xảy ra, các cơ quan chức năng đã lấy mẫu thức ăn đưa đi kiểm nghiệm để có hướng xử lý tiếp theo.
Được biết đây là lần thứ 2 công ty TNHH Vina xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Trước đó, ngày 15/1/2015 có hơn 100 công nhân nhập viện với những triệu chứng như trên sau khi dùng bữa trưa tại bếp ăn tập thể của công ty.
Sau đó, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm, sở Y tế Trà Vinh đã ra quyết định xử phạt công ty 15 triệu đồng vì để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm. Bà Lê Thị Hồng, chủ bếp ăn tập thể cũng bị xử phạt 27,5 triệu đồng do lỗi sử dụng nước chưa đạt quy chuẩn kỹ thuật; kinh doanh thực phẩm, chế biến thực phẩm chưa đảm bảo an toàn dẫn đến ngộ độc cho công nhân.
Thứ Năm, 26/03/2015 - 21:55
Minh Giang
Công tố viên: Phi công phụ hãng Germanwings cố ý đâm máy bay
Theo VOA-27.03.2015
Công tố viên thành phố Marseille Brice Robin nói trong cuộc họp báo rằng vào thời điểm này, lời giải thích xác đáng nhất là viên phi công phụ người Đức Andreas Lubitz, 28 tuổi, cố ý phá hủy máy bay.
PARIS—Viên phi công phụ của hãng Germanwings dường như đã cố ý đâm chiếc máy vào rặng núi Alps ở miền nam Pháp, nhưng hành động này dường như không phải là một vụ tấn công khủng bố. Từ Paris, thông tín viên Lisa Bryant tường thuật cho đài VOA rằng đó là kết luận sơ khởi về nguyên do tai nạn hôm thứ ba, dựa vào lời đối thoại trong buồng lái mà một trong những chiếc hộp đen của máy bay ghi được.
Công tố viên thành phố Marseille Brice Robin nói phi công phụ người Đức Andreas Lubitz ở một mình trong buồng lái khi ông ta cố ý đưa chiếc máy bay của hãng Germanwings ra khỏi chế độ bay tự động và khởi động việc hạ cánh dẫn đến tai nạn đâm vào sườn núi hôm thứ ba.
Lời giải thích chính đáng nhất
Cảnh sát phía trước tòa nhà nơi phi công phụ Andreas Lubitz, 28 tuổi, sống trong một căn hộ ở Duesseldorf, Đức, ngày 26/3/2015.
Tại một cuộc họp báo ở Marseille, ông Robin nói vào thời điểm này, lời giải thích xác đáng nhất là viên phi công phụ muốn cố ý phá hủy chiếc máy bay.
Công tố viên nhấn mạnh rằng đây là một kết luận sơ khởi dựa vào lời thoại trong nửa giờ đồng hồ giữa viên phi công chính và viên phi công phụ lấy ra từ máy ghi âm buồng lái. Ông Robin mô tả những phút trước và trong thời gian 8 phút máy bay hạ cánh, và kết thúc bằng những tiếng la hét trong buồng lái.
Ông Robin nói 20 phút đầu ghi âm được cho thấy một cuộc trao đổi bình thường giữa phi công chính và phi công phụ. Sau đó, khi viên phi công chính chuẩn bị cho máy bay đáp xuống Dusseldorf, thì viên phi công phụ đã tỏ ra căng thẳng, trả lời bằng những câu nhát gừng.
Sau đó, ông Robin nói có tiếng một chiếc ghế bị đẩy và viên phi công chính yêu cầu phi công phụ kiểm soát thay, bởi vì có thể là ông cần dùng nhà vệ sinh.
Ông Robin nói vào lúc đó, khi ở lại một mình trong buồng lái, viên phi công phụ 28 tuổi đã điều khiển các nút trong hệ thống theo dõi chuyến bay để bắt đầu cho máy bay đáp xuống. Hành động này, theo lời công tố viên, chỉ có thể làm được với chủ đích.
Phi công chính bị nhốt ngoài buồng lái
Phi công phụ Andreas Lubitz, 28 tuổi.
Ông Robin nói đoạn ghi âm cho thấy viên phi công chính tìm cách trở lại buồng lái, nhưng cửa bị khóa và phi công phụ Lubitz không mở cửa. Viên phi công phụ cũng không đáp lại những lời kêu goi từ tháp kiểm soát không lưu ở Marseille. Nhưng có tiếng thở trong suốt thời gian máy bay hạ cánh, mà ông Robin nói cho thấy phi công phụ Lubitz vẫn còn sống. Cuối cùng có một tiếng động mạnh, dường như viên phi công chính tìm cách phá cửa để vào buồng lái trước khi máy bay đâm vào núi.
Công tố viên Robin nói hiện không có gì gợi ý về một vụ tấn công khủng bố.
Trước đó, ông Robin đã tường trình cho gia đình các nạn nhân đến Pháp và lên đường đến địa điểm tai nạn. Tất cả 150 người trên khoang chuyến bay của hãng Germanwings đều thiệt mạng trong tai nạn hàng không tệ hại nhất ở Châu Âu từ mấy chục năm nay. Nhân viên tìm kiếm tiếp tục tìm thêm các thi hài nạn nhân và chiếc hộp đen thứ hai.
Cuộc điều tra đã mở rộng để tìm hiểu lai lịch của phi công phụ Lubitz. Năm 1999, một máy bay của hãng EgyptAir đã bị rơi trên đường bay từ New York đến Cairo trong những tình huống ghê rợn tương tự. Một báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ kết luận rằng nguyên do là “viên phi công phụ tìm cách điều khiển các nút kiểm soát máy bay,” nhưng đã không dùng từ “tự tử”.
Công tố viên thành phố Marseille Brice Robin nói trong cuộc họp báo rằng vào thời điểm này, lời giải thích xác đáng nhất là viên phi công phụ người Đức Andreas Lubitz, 28 tuổi, cố ý phá hủy máy bay.
PARIS—Viên phi công phụ của hãng Germanwings dường như đã cố ý đâm chiếc máy vào rặng núi Alps ở miền nam Pháp, nhưng hành động này dường như không phải là một vụ tấn công khủng bố. Từ Paris, thông tín viên Lisa Bryant tường thuật cho đài VOA rằng đó là kết luận sơ khởi về nguyên do tai nạn hôm thứ ba, dựa vào lời đối thoại trong buồng lái mà một trong những chiếc hộp đen của máy bay ghi được.
Công tố viên thành phố Marseille Brice Robin nói phi công phụ người Đức Andreas Lubitz ở một mình trong buồng lái khi ông ta cố ý đưa chiếc máy bay của hãng Germanwings ra khỏi chế độ bay tự động và khởi động việc hạ cánh dẫn đến tai nạn đâm vào sườn núi hôm thứ ba.
Lời giải thích chính đáng nhất
Cảnh sát phía trước tòa nhà nơi phi công phụ Andreas Lubitz, 28 tuổi, sống trong một căn hộ ở Duesseldorf, Đức, ngày 26/3/2015.
Tại một cuộc họp báo ở Marseille, ông Robin nói vào thời điểm này, lời giải thích xác đáng nhất là viên phi công phụ muốn cố ý phá hủy chiếc máy bay.
Công tố viên nhấn mạnh rằng đây là một kết luận sơ khởi dựa vào lời thoại trong nửa giờ đồng hồ giữa viên phi công chính và viên phi công phụ lấy ra từ máy ghi âm buồng lái. Ông Robin mô tả những phút trước và trong thời gian 8 phút máy bay hạ cánh, và kết thúc bằng những tiếng la hét trong buồng lái.
Ông Robin nói 20 phút đầu ghi âm được cho thấy một cuộc trao đổi bình thường giữa phi công chính và phi công phụ. Sau đó, khi viên phi công chính chuẩn bị cho máy bay đáp xuống Dusseldorf, thì viên phi công phụ đã tỏ ra căng thẳng, trả lời bằng những câu nhát gừng.
Sau đó, ông Robin nói có tiếng một chiếc ghế bị đẩy và viên phi công chính yêu cầu phi công phụ kiểm soát thay, bởi vì có thể là ông cần dùng nhà vệ sinh.
Ông Robin nói vào lúc đó, khi ở lại một mình trong buồng lái, viên phi công phụ 28 tuổi đã điều khiển các nút trong hệ thống theo dõi chuyến bay để bắt đầu cho máy bay đáp xuống. Hành động này, theo lời công tố viên, chỉ có thể làm được với chủ đích.
Phi công chính bị nhốt ngoài buồng lái
Phi công phụ Andreas Lubitz, 28 tuổi.
Ông Robin nói đoạn ghi âm cho thấy viên phi công chính tìm cách trở lại buồng lái, nhưng cửa bị khóa và phi công phụ Lubitz không mở cửa. Viên phi công phụ cũng không đáp lại những lời kêu goi từ tháp kiểm soát không lưu ở Marseille. Nhưng có tiếng thở trong suốt thời gian máy bay hạ cánh, mà ông Robin nói cho thấy phi công phụ Lubitz vẫn còn sống. Cuối cùng có một tiếng động mạnh, dường như viên phi công chính tìm cách phá cửa để vào buồng lái trước khi máy bay đâm vào núi.
Công tố viên Robin nói hiện không có gì gợi ý về một vụ tấn công khủng bố.
Trước đó, ông Robin đã tường trình cho gia đình các nạn nhân đến Pháp và lên đường đến địa điểm tai nạn. Tất cả 150 người trên khoang chuyến bay của hãng Germanwings đều thiệt mạng trong tai nạn hàng không tệ hại nhất ở Châu Âu từ mấy chục năm nay. Nhân viên tìm kiếm tiếp tục tìm thêm các thi hài nạn nhân và chiếc hộp đen thứ hai.
Cuộc điều tra đã mở rộng để tìm hiểu lai lịch của phi công phụ Lubitz. Năm 1999, một máy bay của hãng EgyptAir đã bị rơi trên đường bay từ New York đến Cairo trong những tình huống ghê rợn tương tự. Một báo cáo của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Hoa Kỳ kết luận rằng nguyên do là “viên phi công phụ tìm cách điều khiển các nút kiểm soát máy bay,” nhưng đã không dùng từ “tự tử”.
Bàn thêm về tư nhân hóa
Trần Vinh Dự
Theo VOA-27.03.2015
Bàn thêm về làn sóng tư nhân hóa mới: không thể không làm?
Trong một bài trước, tôi đã nhận định rằng những nỗi lo sợ mới đây liên quan đến cổ phần hóa chủ yếu là do việc bán các tài sản trọng yếu trong lĩnh vực hạ tầng. Thế nhưng nhìn rộng ra, quá trình tư nhân hóa, gọi nhẹ đi là “cổ phần hóa”, hoặc nhẹ hơn nữa là “xã hội hóa” không dừng lại trong lĩnh vực kinh tế truyền thống mà đang lan ra nhiều lĩnh vực “nhạy cảm khác”, không chỉ có hạ tầng, mà thậm chí còn cả y tế hay giáo dục.
Lý do chính yếu nhất là ngân sách. Trong lĩnh vực giáo dục chẳng hạn, do nguồn thu ngân sách bị thu hẹp, và gánh nặng chi cho giáo dục ngày càng gia tăng, chính phủ đã có chủ trương xã hội hóa từ nhiều năm nay. Hàng loạt các địa phương, từ Hà Tĩnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Ninh Thuận, đến Long An, Sóc Trăng, Rạch Giá đã thực hiện chuyển đổi nhiều trường phổ thông công lập hoặc bán công thành trường tư thục. Sắp tới, với bước khởi điểm là giao các đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế tự chủ tài chính, việc cổ phần hóa có nhiều khả năng sẽ lan dần sang nhóm hệ thống các bệnh viện, các trường đại học và cao đẳng công lập.
Không thể không làm?
Các nỗi sợ này là có cơ sở, và vì thế chúng không phải là vô hình. Và vì thế, những tiếng nói phản biện, dù đứng trên lập trường nào, cũng đều đáng trân trọng. Thế nhưng đặt vấn đề ngược lại, sẽ có hai câu hỏi hết sức quan trọng. Thứ nhất là có tránh được việc phải tư nhân hóa hay không? Và thứ hai, nếu không tránh được, thì có cách gì để những nỗi sợ trên biến mất hay không?
Từ câu hỏi thứ nhất, phải nhìn thẳng vào sự thật là nhà nước hầu như không có lựa chọn nào ngoài việc phải tư nhân hóa hay xã hội hóa. Từ nhiều năm trở lại đây, Việt Nam luôn thâm hụt ngân sách với con số tuyệt đối (tính bằng Đồng) và tương đối (tính bằng tỷ lệ % so với GDP) ngày càng lớn. Mức trần thâm hụt mà Quốc hội cho phép là 5,3% GDP, nhưng theo nhiều nguồn phân tích thì con số thực tế cao hơn. Thí dụ ADB ước tính thâm hụt ngân sách năm 2013 của Việt Nam là 5,5%, chưa kể các khoản chi ngoài ngân sách lớn mà theo tổ chức này là khó ước tính vì thông tin không minh bạch.
Vì thâm hụt liên tục nhiều năm và với quy mô ngày càng lớn, tình trạng nợ công đang ngày càng rơi vào thế bế tắc trừ khi có giải pháp triệt để. Tổng dư nợ công năm 2013 là 54,2% nhưng sang 2014 đã thành 60,3% (tăng 6,1% trong một năm). Nếu không có các biện pháp cấp cứu mạnh mẽ, tỉ lệ này sẽ vượt ngưỡng cho phép 65% trong vòng một vài năm tới.
Chính vì thế, khả năng đầu tư mạnh vào hạ tầng bằng vốn của nhà nước xem ra bất khả thi. Tương tự, câu chuyện bao cấp các lĩnh vực phúc lợi truyền thống như y tế và giáo dục cũng không còn trong khả năng chi trả của ngân sách nhà nước như trước đây. Trong bối cảnh đó, việc “xã hội hóa” là việc bất đắc dĩ phải làm, và câu chuyện bán các tài sản hạ tầng đang có để có tiền xây dựng hạ tầng mới là việc làm khôn ngoan.
Liên quan đến câu hỏi thứ hai, thực ra tất cả các nỗi sợ trên đều có thể giảm thiểu được ở mức độ nhất định (có thể không hoàn toàn triệt để) bằng các chính sách thích hợp.
Thí dụ câu chuyện giá rẻ giá đắt, Việt Nam có thể làm với lộ trình vừa phải lúc đầu để kiểm tra khả năng hấp thụ của thị trường đối với các tài sản này. Việc chào bán nên được chuẩn bị kỹ và mở rộng ra cho các bên mua tiềm năng ở nước ngoài (không thể làm quá gấp gáp vì các nhà đầu tư thận trọng nước ngoài cần nhiều thời gian để khảo sát và tính toán trước khi quyết định). Nhà nước cũng có thể thuê các hãng tư vấn mua bán sáp nhập chuyên nghiệp để giúp bán với giá cao nhất có thể được. Dĩ nhiên, một trong những vấn đề lớn của Việt Nam là việc thiếu tính minh bạch và tình trạng tham nhũng cao. Điều này có thể làm cho câu chuyện giải pháp giảm thiểu trên trở nên vô nghĩa
Câu chuyện về nguồn gốc của nguồn tiền đầu tư tuy quan trọng nhưng cũng khó kiểm soát trong một thị trường tài chính toàn cầu như hiện nay khi các nhà đầu tư có thể dùng đủ loại công cụ tài chính để dấu nguồn gốc nguồn tiền thật sự cũng như dễ dàng mua đi bán lại ở nước ngoài mà Việt Nam không làm gì được. Vì thế, vấn đề cần thiết là việc quản lý và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp này cũng như có hành động thích hợp, kịp thời để đảm bảo họ tuân thủ pháp luật và an ninh quốc gia của Việt Nam dù họ là nhà đầu tư đến từ đâu, chứ không phải chạy theo kiểm soát nguồn gốc nguồn tiền (cái mà dù muốn cũng không làm được).
Câu chuyện về lũng đoạn của doanh nghiệp cũng tương tự như vậy. Nhà nước hoàn toàn có thể kiểm soát bằng các chính sách liên quan đến cạnh tranh, chống độc quyền, và điều tiết thị trường. Trên thực tế thì Việt Nam vẫn thực hiện việc điều tiết này trong lĩnh vực hạ tầng, thí dụ áp trần giá phí cầu, phà, hoặc đường bộ, chứ không phải giao quyền tự quyết các loại phí này cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, câu chuyện về định hướng xã hội chủ nghĩa. Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói gần đây, “tất cả phải đi vào kinh thế thị trường và đã là thị trường thì phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường”, vì thế câu chuyện doanh nghiệp nhà nước kiểm soát hoặc chi phối nền kinh tế (đặc biệt là một cách khiên cưỡng thông qua bao cấp) chắc chắn sẽ không còn thích hợp nữa. Vấn đề còn lại là bình đẳng và phúc lợi cũng có thể được giải quyết bằng các cơ chế tài trợ trực tiếp thích hợp giống như phương Tây vẫn đang làm.
*Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Theo VOA-27.03.2015
Bàn thêm về làn sóng tư nhân hóa mới: không thể không làm?
Trong một bài trước, tôi đã nhận định rằng những nỗi lo sợ mới đây liên quan đến cổ phần hóa chủ yếu là do việc bán các tài sản trọng yếu trong lĩnh vực hạ tầng. Thế nhưng nhìn rộng ra, quá trình tư nhân hóa, gọi nhẹ đi là “cổ phần hóa”, hoặc nhẹ hơn nữa là “xã hội hóa” không dừng lại trong lĩnh vực kinh tế truyền thống mà đang lan ra nhiều lĩnh vực “nhạy cảm khác”, không chỉ có hạ tầng, mà thậm chí còn cả y tế hay giáo dục.
Lý do chính yếu nhất là ngân sách. Trong lĩnh vực giáo dục chẳng hạn, do nguồn thu ngân sách bị thu hẹp, và gánh nặng chi cho giáo dục ngày càng gia tăng, chính phủ đã có chủ trương xã hội hóa từ nhiều năm nay. Hàng loạt các địa phương, từ Hà Tĩnh, Quy Nhơn, Nha Trang, Ninh Thuận, đến Long An, Sóc Trăng, Rạch Giá đã thực hiện chuyển đổi nhiều trường phổ thông công lập hoặc bán công thành trường tư thục. Sắp tới, với bước khởi điểm là giao các đơn vị sự nghiệp giáo dục và y tế tự chủ tài chính, việc cổ phần hóa có nhiều khả năng sẽ lan dần sang nhóm hệ thống các bệnh viện, các trường đại học và cao đẳng công lập.
Không thể không làm?
Các nỗi sợ này là có cơ sở, và vì thế chúng không phải là vô hình. Và vì thế, những tiếng nói phản biện, dù đứng trên lập trường nào, cũng đều đáng trân trọng. Thế nhưng đặt vấn đề ngược lại, sẽ có hai câu hỏi hết sức quan trọng. Thứ nhất là có tránh được việc phải tư nhân hóa hay không? Và thứ hai, nếu không tránh được, thì có cách gì để những nỗi sợ trên biến mất hay không?
Từ câu hỏi thứ nhất, phải nhìn thẳng vào sự thật là nhà nước hầu như không có lựa chọn nào ngoài việc phải tư nhân hóa hay xã hội hóa. Từ nhiều năm trở lại đây, Việt Nam luôn thâm hụt ngân sách với con số tuyệt đối (tính bằng Đồng) và tương đối (tính bằng tỷ lệ % so với GDP) ngày càng lớn. Mức trần thâm hụt mà Quốc hội cho phép là 5,3% GDP, nhưng theo nhiều nguồn phân tích thì con số thực tế cao hơn. Thí dụ ADB ước tính thâm hụt ngân sách năm 2013 của Việt Nam là 5,5%, chưa kể các khoản chi ngoài ngân sách lớn mà theo tổ chức này là khó ước tính vì thông tin không minh bạch.
Vì thâm hụt liên tục nhiều năm và với quy mô ngày càng lớn, tình trạng nợ công đang ngày càng rơi vào thế bế tắc trừ khi có giải pháp triệt để. Tổng dư nợ công năm 2013 là 54,2% nhưng sang 2014 đã thành 60,3% (tăng 6,1% trong một năm). Nếu không có các biện pháp cấp cứu mạnh mẽ, tỉ lệ này sẽ vượt ngưỡng cho phép 65% trong vòng một vài năm tới.
Chính vì thế, khả năng đầu tư mạnh vào hạ tầng bằng vốn của nhà nước xem ra bất khả thi. Tương tự, câu chuyện bao cấp các lĩnh vực phúc lợi truyền thống như y tế và giáo dục cũng không còn trong khả năng chi trả của ngân sách nhà nước như trước đây. Trong bối cảnh đó, việc “xã hội hóa” là việc bất đắc dĩ phải làm, và câu chuyện bán các tài sản hạ tầng đang có để có tiền xây dựng hạ tầng mới là việc làm khôn ngoan.
Liên quan đến câu hỏi thứ hai, thực ra tất cả các nỗi sợ trên đều có thể giảm thiểu được ở mức độ nhất định (có thể không hoàn toàn triệt để) bằng các chính sách thích hợp.
Thí dụ câu chuyện giá rẻ giá đắt, Việt Nam có thể làm với lộ trình vừa phải lúc đầu để kiểm tra khả năng hấp thụ của thị trường đối với các tài sản này. Việc chào bán nên được chuẩn bị kỹ và mở rộng ra cho các bên mua tiềm năng ở nước ngoài (không thể làm quá gấp gáp vì các nhà đầu tư thận trọng nước ngoài cần nhiều thời gian để khảo sát và tính toán trước khi quyết định). Nhà nước cũng có thể thuê các hãng tư vấn mua bán sáp nhập chuyên nghiệp để giúp bán với giá cao nhất có thể được. Dĩ nhiên, một trong những vấn đề lớn của Việt Nam là việc thiếu tính minh bạch và tình trạng tham nhũng cao. Điều này có thể làm cho câu chuyện giải pháp giảm thiểu trên trở nên vô nghĩa
Câu chuyện về nguồn gốc của nguồn tiền đầu tư tuy quan trọng nhưng cũng khó kiểm soát trong một thị trường tài chính toàn cầu như hiện nay khi các nhà đầu tư có thể dùng đủ loại công cụ tài chính để dấu nguồn gốc nguồn tiền thật sự cũng như dễ dàng mua đi bán lại ở nước ngoài mà Việt Nam không làm gì được. Vì thế, vấn đề cần thiết là việc quản lý và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp này cũng như có hành động thích hợp, kịp thời để đảm bảo họ tuân thủ pháp luật và an ninh quốc gia của Việt Nam dù họ là nhà đầu tư đến từ đâu, chứ không phải chạy theo kiểm soát nguồn gốc nguồn tiền (cái mà dù muốn cũng không làm được).
Câu chuyện về lũng đoạn của doanh nghiệp cũng tương tự như vậy. Nhà nước hoàn toàn có thể kiểm soát bằng các chính sách liên quan đến cạnh tranh, chống độc quyền, và điều tiết thị trường. Trên thực tế thì Việt Nam vẫn thực hiện việc điều tiết này trong lĩnh vực hạ tầng, thí dụ áp trần giá phí cầu, phà, hoặc đường bộ, chứ không phải giao quyền tự quyết các loại phí này cho doanh nghiệp.
Cuối cùng, câu chuyện về định hướng xã hội chủ nghĩa. Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói gần đây, “tất cả phải đi vào kinh thế thị trường và đã là thị trường thì phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường”, vì thế câu chuyện doanh nghiệp nhà nước kiểm soát hoặc chi phối nền kinh tế (đặc biệt là một cách khiên cưỡng thông qua bao cấp) chắc chắn sẽ không còn thích hợp nữa. Vấn đề còn lại là bình đẳng và phúc lợi cũng có thể được giải quyết bằng các cơ chế tài trợ trực tiếp thích hợp giống như phương Tây vẫn đang làm.
*Blog của Tiến sĩ Trần Vinh Dự là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
40 năm nhìn lại: Kết thúc một quá trình, một cuộc chiến
Thiện Ý
Theo VOA-26.03.2015
Thảm cảnh bắt đầu từ vụ Buôn Mê Thuột thất thủ (10-3-1975), tiếp đến là quyết định của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bỏ ngỏ Cao nguyên, di tản chiến thuật. Thế là quân dân các vùng di tản bị rơi vào hỗn loạn. Nhiều quân nhân bỏ ngũ chạy về lo cho gia đình di tản. Những người dân thường cũng rời bỏ cửa nhà, ruộng vườn, tài sản tháo chạy về phía tự do như dòng thác đổ. Người ta ghi nhận có đến nửa triệu quân dân Cao nguyên di tản về Nha Trang, phòng tuyến cuối cùng của Quân Đoàn II, Quân Khu II.
Trong khi đó ở Huế, quân dân rút về Đà Nẵng, rồi tranh nhau tìm đường ra biển. Một số khác theo đường bộ tháo chạy về phía Nam như một “Đại lộ kinh hoàng. Vì trên đại lộ ấy, nhiều cảnh đau lòng đã diễn ra. Người ta đã phải chứng kiến cảnh tranh sống sát hại nhau, nạn thổ phỉ cướp bóc, hãm hiếp công khai giữa thanh thiên bạch nhật. Mọi giá trị nhân bản, đạo đức bị chà đạp; tình huynh đệ chi binh, nghĩa đồng bào trở thành xa lạ trong cuộc “rút lui chiến thuật” đầy hỗn loạn này. Thảm cảnh tương tựcũng diễn ra ở nhiều tuyến “rút lui chiến thuật” khác trên các nẻo đường đất nước. Mọi người tháo chạy về phía tự do, vì lúc ấy có lời đồn đãi rằng “Đã có thương lượng cho CSBV một nửa lãnh thổ VNCH mà không chống cự. . .”
Quả thực đến đầu Tháng 4 năm 1975, một nửa lãnh thổ VNCH đã bõ ngỏ cho Cộng quân đến tiếp quản. Tốc độ rút quân quá nhanh đến độ đối phương không kịp tiếp thu, không đủ người và thực ra cũng không cần đủ người để giữ đất. Trong vòng vài tuần, 150.000 binh sĩ VNCH đã tự hủy và mất khả năng chiến đấu. Thế quân bình chiến lược hoàn toàn bị đảo ngược. Chế độ VNCH lâm nguy! Mặc dầu thực tế diễn ra đúng với ý muốn của Hoa Kỳ, nhưng Tổng thống Gerald Ford lúc đó vẫn làm ra vẻ quan tâm đến việc cứu vớt số phận đã được an bài của VNCH. Ông Ford đã đề nghị một ngân khoản viện trợ quân sự bổ sung 700 triệu Mỹ kim để trang bị và lập cầu không vận khẩn cấp chuyển đồ tiếp tế cho Quân Lực VNCH.
Thực tế lúc đó là, ông Bùi Diễm, Đại sứ VNCH tại Mỹ, đã từ Washington trở về tuyên bố một cách tuyệt vọng, rằng “Không còn hy vọng gì về phía Mỹ nữa, chúng ta phải tính đến các điều kiện thực tế. . .”. Theo đánh giá của một nhân viên cao cấp CIA có mặt vào những giờ phút hấp hối của chế độ VNCH thì “Lúc này, để bảo vệ Sàigòn quân Nam Việt đang tơi tả, chỉ còn tương đương sáu sư đòan, đương đầu với 18 sư đòan quân Bắc Việt, một đa số áp đảo. Điều mà Nam Việt Nam hy vọng thực hiện là lập một phòng tuyến án ngự cuối cùng chậy từ một phần đất Cao nguyên xuống tới bờ biển Miền Trung, xuyên ngang thị trấn Xuân Lộc. . .”
Thế nhưng tình hình ngày càng nguy kịch. Trong lúc lâm nguy người ta lại nói nhiều đến giải pháp được Mỹ khuyến khích từ lâu, là thương lượng với CS để thành lập một chính phủ liên hiệp ba thành phần. Đây cũng là giải pháp từng được qui định trong Hiệp định Genève 1954, nhưng đã không được các bên thực hiện. Đó cũng là giải pháp bị bác bỏ năm 1965 vì đường lối chiến tranh đã được lựa chọn. Nay một lần nữa giải pháp được chọn lựa trong Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam năm 1973. Thực ra, đây là một giải pháp chỉ có giá trị pháp lý trên văn bản, thực tế thâm tâm người Mỹ không muốn nó được thực hiện, vì họ không còn muốn dính líu thêm nữa mà chỉ muốn cắt bỏ chế độ VNCH càng sớm càng tốt. Vì rằng, để cho chế độ này tồn tại dưới bất cứ hình thức nào đều làm cản trở tiến trình đi vào thế chiến lược quốc tế mới của Mỹ. Điều này cũng phù hợp với tham vọng của CSBV, không muốn thương lượng trong điếu kiện hiện lại quá thuận lợi, mà chỉ cần ông Thiệu bị lật đổ bằng chính người của ông ta. Họ muốn chế độ VNCH sụp đổ trước khi họ đến tiếp quản mà không phải tàn phá giết chóc nhiều. Họ muốn một sự sụp đổ từ từ để còn cho họ nguyên vẹn những chiến lợi phẩm, đúng ra là mọi tài sản của chế độ bị sụp đổ không do sức mạnh chiến đấu của họ.
Đúng như Hà Nội mong muốn, ông Thiệu đã phải từ chức (5-4-1975) trước áp lực quần chúng và các phe phái tranh dành quyền lực dưới sự đạo diễn của CIA; bằng một bài diễn văn gay gắt ông Thiệu đã tố cáo muộn màng sự phản bội của Mỹ: “Họ bỏ rơi chúng tôi. Họ bán rẻ chúng tôi. Họ đâm sau lưng chúng tôi. Một nước đồng minh lớn đã không làm tròn lời hứa với với một nước đồng minh nhỏ. . .”.
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, nghĩa là năm ngày sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, Quốc hội Sài Gòn thông báo người được Tổng Thống Thiệu chỉ định thay thế ông (theo Hiến Pháp VNCH) là Phó Tổng thống Trần Văn Hương, nay được Quốc Hội ủy nhiệm quyền tuyển chọn một người thay thế ông trong chức vụ Tổng thống VNCH. Trên cơ sở thông báo này, quyền Tổng thống Trần Văn Hương đã chỉ định Đại tướng Dương Văn Minh làm Tổng thống VNCH (ngòai dự liệu của Hiến pháp VNCH). Ngày 28-4-1975, Tướng Minh nhậm chức, cử Giáo sư Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng, đứng ra thành lập chính phủ hòa giải, thay thế chính phủ chống cộng cuối cùng của ông Nguyễn Bá Cẩn mới được thành lập trước đó một tuần.
Như vậy là Tướng Dương Văn Minh, người hùng của cuộc đảo chánh năm 1963, đưa đến sự cáo chung nền Đệ nhất VNCH, nay lại được tuyển chọn làm nhiệm vụ khai tử nền Đệ Nhị VNCH mà chính ông đã góp phần tạo dựng lúc ban đầu.
Mặc dầu Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đã cố gắng đơn phương giương cao ngọn cờ “Hoà giải và hòa hợp dân tộc”, với một số động tác mời chào giả tạo, như ra thông cáo đuổi hết người Mỹ ra khỏi Việt Nam trong vòng 48 giờ đồng hồ, quyết định thả hết các tù chính trị (tức tù Việt cộng).
Nhưng tất cả đều đã muộn, CSBV đã cảm thấy đang ở thế thượng phong, chẳng cần “hòa giải hòa hợp” với ai nữa.
Một ngày trước khi Sài Gòn rơi vào tay Hà Nội (29-4-1975), Đại sứ Mỹ cuối cùng Graham Martin đã bình tĩnh ngồi ở bàn làm việc trong Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn đợi Washington trả lời yêu cầu của ông xin gia hạn di tản. Nhưng từ Tòa Bạch Ốc đã ban ra lệnh cuối cùng: “Tổng Thống Hoa Kỳ lệnh cho Đại sứ Martin phải rời đi bằng chiếc máy bay này”. Đó là chiếc trực thăng CH-46 mang tên “Lady Ace 09”.được gởi đến đón ông Martin.
Như vậy là cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt với thái độ phủi tay của Hoa Kỳ, người khởi đầu và cũng là người kết thúc sinh mạng một chế độ công cụ của mình. Micheal Maclear, một nhà báo Mỹ trong cuốn Việt Nam, cuộc chiến tranh mười nghìn ngày đã ghi lại cảm tưởng của Đại sứ Martin đối với cuộc chiến kết thúc là “thấy nhẹ cả người”. Đó là cuộc chiến tranh chưa bao giờ được chính thức gọi là chiến tranh, dù nó là cuộc chiến tranh dài nhất (cho đến lúc ấy 1975) của Mỹ đã chấm dứt. Nó là “một cuộc xung đột”, “một sự dính líu”, “một kinh nghiệm” và thất bại của nó sẽ được các sử gia có thể phán xét sau này, không còn là mối bận tâm của nhân dân Hoa Kỳ. Rất đơn giản, họ nghĩ là họ đã chiến đấu, hoặc người của họ đã chiến đấu, thế là đủ. Từ hai năm về trước (1973), họ đã thực hiện được một nền hòa bình cho họ tại Việt Nam. Hầu hết người Mỹ đã cảm thấy “một nền hòa bình trong danh dự” đã đạt được như người ta bảo. Giờ đây, họ đang nhìn với vẻ bàng quan chán ngắt, có đôi chút sửng sốt, song sự thật không phải hoàn toàn bị bất ngờ. Tám năm chiến đấu của Mỹ (1965-1973), chỉ trong vài tuần đã trở thành vô nghĩa.
Vô nghĩa ư? Thực ra, cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc như thế chỉ có thể là vô nghĩa và vô ích với nhân dân Mỹ, khi mà họ đã phải gánh chịu mọi chi phí cho cuộc chiến, với cái giá máu xương của 58.000 binh sĩ con em của họ phải bỏ mạng tại Việt Nam, mà vẫn không thực hiện được mục đích cao cả là giúp nhân dân Việt Nam bảo vệ được chế độ dân chủ và phần đất tự do ở Miền Nam Việt Nam. Nhưng nó vẫn có ý nghĩa và lợi ích đối với chính quyền Mỹ, khi chiến tranh đã kết thúc vào lúc mà họ đã đạt được các mục tiêu chiến lược trong khu vực, mở ra một thời kỳ đầy triển vọng sau chiến tranh cho công cuộc làm ăn mới của giới tư bản Mỹ ở vùng này, trong khung cảnh một thế chiến lược toàn cầu mới.
Riêng đối với nhân dân Việt Nam, cuộc chiến tranh kéo dài trên 20 năm (1954-1975) kết thúc như thế thì quả là vô nghĩa và tàn hại. Và sự chấm dứt cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn này, vừa là nỗi đau, vừa là niềm vui chung cho cả dân tộc Việt Nam. Là nỗi đau cho nhân dân Miền Bắc vì đã từng phải sống khổ cực, hy sinh xương máu chiến đấu cho một chiêu bài giả hiệu “Độc lập dân tộc, chống đế quốc, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước trong hòa bình, ấm no,tự do, hạnh phúc. . .”. Cũng là nỗi đau của nhân dân yêu chuộng tự do dân chủ ở Miền Nam Việt Nam, vì đã ngay tình và nhiệt thành lao vào một cuộc chiến “bảo vệ chế độ tự do dân chủ”.
Dẫu sao, cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn chấm dứt cũng nên coi là một niềm vui chung của cả dân tộc. Vì đây là cơ may mới cho đất nước vươn lên trong thời kỳ các nước giầu tỏ ra thực tâm muốn giúp các nước nghèo đi vào thế ổn định để phát triển, trong nỗ lực thiết lập một nền trật tự thế giới mới hay là một hệ thống kinh tế quốc tế mới. Đó là chiến lược “Toàn cầu hóa” - Tòan cầu hóa về chính trị bằng một chế độ dân chủ và toàn cầu hóa về kinh tế với một nền kinh tế thị trường tự do. Trong khung cảnh ấy, các quốc gia lớn nhỏ cạnh tranh, cùng tồn tại hòa bình và các bên đều có lợi.
Như thế, chiều hướng mới xem ra có vẻ tốt đẹp. Nhưng chấm dứt cuộc chiến bằng sự triệt tiêu chế độ VNCH mới chỉ là bước thứ nhất của một quá trình đưa đất nước ta vào vận hội mới của một thế chiến lược quốc tế mới. Chúng ta còn phải trải qua bước thứ hai của quá trình này, là triệt tiêu chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) hiện nay. Vì chỉ sau đó, đất nước ta mới đi vào đúng quỹ đạo của một chiến lược quốc tế mới mà các cường quốc đã và đang nỗ lực thực hiện.
Vậy thì, quá trình triệt tiêu chế độ CHXHCNVN đã và đang diễn ra như thế nào? Thực tế chúng ta đã, đang thấy và hãy tiếp tục chờ xem kết cuộc sẽ ra sao.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Theo VOA-26.03.2015
Thảm cảnh bắt đầu từ vụ Buôn Mê Thuột thất thủ (10-3-1975), tiếp đến là quyết định của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu bỏ ngỏ Cao nguyên, di tản chiến thuật. Thế là quân dân các vùng di tản bị rơi vào hỗn loạn. Nhiều quân nhân bỏ ngũ chạy về lo cho gia đình di tản. Những người dân thường cũng rời bỏ cửa nhà, ruộng vườn, tài sản tháo chạy về phía tự do như dòng thác đổ. Người ta ghi nhận có đến nửa triệu quân dân Cao nguyên di tản về Nha Trang, phòng tuyến cuối cùng của Quân Đoàn II, Quân Khu II.
Trong khi đó ở Huế, quân dân rút về Đà Nẵng, rồi tranh nhau tìm đường ra biển. Một số khác theo đường bộ tháo chạy về phía Nam như một “Đại lộ kinh hoàng. Vì trên đại lộ ấy, nhiều cảnh đau lòng đã diễn ra. Người ta đã phải chứng kiến cảnh tranh sống sát hại nhau, nạn thổ phỉ cướp bóc, hãm hiếp công khai giữa thanh thiên bạch nhật. Mọi giá trị nhân bản, đạo đức bị chà đạp; tình huynh đệ chi binh, nghĩa đồng bào trở thành xa lạ trong cuộc “rút lui chiến thuật” đầy hỗn loạn này. Thảm cảnh tương tựcũng diễn ra ở nhiều tuyến “rút lui chiến thuật” khác trên các nẻo đường đất nước. Mọi người tháo chạy về phía tự do, vì lúc ấy có lời đồn đãi rằng “Đã có thương lượng cho CSBV một nửa lãnh thổ VNCH mà không chống cự. . .”
Quả thực đến đầu Tháng 4 năm 1975, một nửa lãnh thổ VNCH đã bõ ngỏ cho Cộng quân đến tiếp quản. Tốc độ rút quân quá nhanh đến độ đối phương không kịp tiếp thu, không đủ người và thực ra cũng không cần đủ người để giữ đất. Trong vòng vài tuần, 150.000 binh sĩ VNCH đã tự hủy và mất khả năng chiến đấu. Thế quân bình chiến lược hoàn toàn bị đảo ngược. Chế độ VNCH lâm nguy! Mặc dầu thực tế diễn ra đúng với ý muốn của Hoa Kỳ, nhưng Tổng thống Gerald Ford lúc đó vẫn làm ra vẻ quan tâm đến việc cứu vớt số phận đã được an bài của VNCH. Ông Ford đã đề nghị một ngân khoản viện trợ quân sự bổ sung 700 triệu Mỹ kim để trang bị và lập cầu không vận khẩn cấp chuyển đồ tiếp tế cho Quân Lực VNCH.
Thực tế lúc đó là, ông Bùi Diễm, Đại sứ VNCH tại Mỹ, đã từ Washington trở về tuyên bố một cách tuyệt vọng, rằng “Không còn hy vọng gì về phía Mỹ nữa, chúng ta phải tính đến các điều kiện thực tế. . .”. Theo đánh giá của một nhân viên cao cấp CIA có mặt vào những giờ phút hấp hối của chế độ VNCH thì “Lúc này, để bảo vệ Sàigòn quân Nam Việt đang tơi tả, chỉ còn tương đương sáu sư đòan, đương đầu với 18 sư đòan quân Bắc Việt, một đa số áp đảo. Điều mà Nam Việt Nam hy vọng thực hiện là lập một phòng tuyến án ngự cuối cùng chậy từ một phần đất Cao nguyên xuống tới bờ biển Miền Trung, xuyên ngang thị trấn Xuân Lộc. . .”
Thế nhưng tình hình ngày càng nguy kịch. Trong lúc lâm nguy người ta lại nói nhiều đến giải pháp được Mỹ khuyến khích từ lâu, là thương lượng với CS để thành lập một chính phủ liên hiệp ba thành phần. Đây cũng là giải pháp từng được qui định trong Hiệp định Genève 1954, nhưng đã không được các bên thực hiện. Đó cũng là giải pháp bị bác bỏ năm 1965 vì đường lối chiến tranh đã được lựa chọn. Nay một lần nữa giải pháp được chọn lựa trong Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình cho Việt Nam năm 1973. Thực ra, đây là một giải pháp chỉ có giá trị pháp lý trên văn bản, thực tế thâm tâm người Mỹ không muốn nó được thực hiện, vì họ không còn muốn dính líu thêm nữa mà chỉ muốn cắt bỏ chế độ VNCH càng sớm càng tốt. Vì rằng, để cho chế độ này tồn tại dưới bất cứ hình thức nào đều làm cản trở tiến trình đi vào thế chiến lược quốc tế mới của Mỹ. Điều này cũng phù hợp với tham vọng của CSBV, không muốn thương lượng trong điếu kiện hiện lại quá thuận lợi, mà chỉ cần ông Thiệu bị lật đổ bằng chính người của ông ta. Họ muốn chế độ VNCH sụp đổ trước khi họ đến tiếp quản mà không phải tàn phá giết chóc nhiều. Họ muốn một sự sụp đổ từ từ để còn cho họ nguyên vẹn những chiến lợi phẩm, đúng ra là mọi tài sản của chế độ bị sụp đổ không do sức mạnh chiến đấu của họ.
Đúng như Hà Nội mong muốn, ông Thiệu đã phải từ chức (5-4-1975) trước áp lực quần chúng và các phe phái tranh dành quyền lực dưới sự đạo diễn của CIA; bằng một bài diễn văn gay gắt ông Thiệu đã tố cáo muộn màng sự phản bội của Mỹ: “Họ bỏ rơi chúng tôi. Họ bán rẻ chúng tôi. Họ đâm sau lưng chúng tôi. Một nước đồng minh lớn đã không làm tròn lời hứa với với một nước đồng minh nhỏ. . .”.
Ngày 26 tháng 4 năm 1975, nghĩa là năm ngày sau khi Tổng thống Thiệu từ chức, Quốc hội Sài Gòn thông báo người được Tổng Thống Thiệu chỉ định thay thế ông (theo Hiến Pháp VNCH) là Phó Tổng thống Trần Văn Hương, nay được Quốc Hội ủy nhiệm quyền tuyển chọn một người thay thế ông trong chức vụ Tổng thống VNCH. Trên cơ sở thông báo này, quyền Tổng thống Trần Văn Hương đã chỉ định Đại tướng Dương Văn Minh làm Tổng thống VNCH (ngòai dự liệu của Hiến pháp VNCH). Ngày 28-4-1975, Tướng Minh nhậm chức, cử Giáo sư Vũ Văn Mẫu làm Thủ tướng, đứng ra thành lập chính phủ hòa giải, thay thế chính phủ chống cộng cuối cùng của ông Nguyễn Bá Cẩn mới được thành lập trước đó một tuần.
Như vậy là Tướng Dương Văn Minh, người hùng của cuộc đảo chánh năm 1963, đưa đến sự cáo chung nền Đệ nhất VNCH, nay lại được tuyển chọn làm nhiệm vụ khai tử nền Đệ Nhị VNCH mà chính ông đã góp phần tạo dựng lúc ban đầu.
Mặc dầu Tổng thống Dương Văn Minh và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu đã cố gắng đơn phương giương cao ngọn cờ “Hoà giải và hòa hợp dân tộc”, với một số động tác mời chào giả tạo, như ra thông cáo đuổi hết người Mỹ ra khỏi Việt Nam trong vòng 48 giờ đồng hồ, quyết định thả hết các tù chính trị (tức tù Việt cộng).
Nhưng tất cả đều đã muộn, CSBV đã cảm thấy đang ở thế thượng phong, chẳng cần “hòa giải hòa hợp” với ai nữa.
Một ngày trước khi Sài Gòn rơi vào tay Hà Nội (29-4-1975), Đại sứ Mỹ cuối cùng Graham Martin đã bình tĩnh ngồi ở bàn làm việc trong Tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn đợi Washington trả lời yêu cầu của ông xin gia hạn di tản. Nhưng từ Tòa Bạch Ốc đã ban ra lệnh cuối cùng: “Tổng Thống Hoa Kỳ lệnh cho Đại sứ Martin phải rời đi bằng chiếc máy bay này”. Đó là chiếc trực thăng CH-46 mang tên “Lady Ace 09”.được gởi đến đón ông Martin.
Như vậy là cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt với thái độ phủi tay của Hoa Kỳ, người khởi đầu và cũng là người kết thúc sinh mạng một chế độ công cụ của mình. Micheal Maclear, một nhà báo Mỹ trong cuốn Việt Nam, cuộc chiến tranh mười nghìn ngày đã ghi lại cảm tưởng của Đại sứ Martin đối với cuộc chiến kết thúc là “thấy nhẹ cả người”. Đó là cuộc chiến tranh chưa bao giờ được chính thức gọi là chiến tranh, dù nó là cuộc chiến tranh dài nhất (cho đến lúc ấy 1975) của Mỹ đã chấm dứt. Nó là “một cuộc xung đột”, “một sự dính líu”, “một kinh nghiệm” và thất bại của nó sẽ được các sử gia có thể phán xét sau này, không còn là mối bận tâm của nhân dân Hoa Kỳ. Rất đơn giản, họ nghĩ là họ đã chiến đấu, hoặc người của họ đã chiến đấu, thế là đủ. Từ hai năm về trước (1973), họ đã thực hiện được một nền hòa bình cho họ tại Việt Nam. Hầu hết người Mỹ đã cảm thấy “một nền hòa bình trong danh dự” đã đạt được như người ta bảo. Giờ đây, họ đang nhìn với vẻ bàng quan chán ngắt, có đôi chút sửng sốt, song sự thật không phải hoàn toàn bị bất ngờ. Tám năm chiến đấu của Mỹ (1965-1973), chỉ trong vài tuần đã trở thành vô nghĩa.
Vô nghĩa ư? Thực ra, cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc như thế chỉ có thể là vô nghĩa và vô ích với nhân dân Mỹ, khi mà họ đã phải gánh chịu mọi chi phí cho cuộc chiến, với cái giá máu xương của 58.000 binh sĩ con em của họ phải bỏ mạng tại Việt Nam, mà vẫn không thực hiện được mục đích cao cả là giúp nhân dân Việt Nam bảo vệ được chế độ dân chủ và phần đất tự do ở Miền Nam Việt Nam. Nhưng nó vẫn có ý nghĩa và lợi ích đối với chính quyền Mỹ, khi chiến tranh đã kết thúc vào lúc mà họ đã đạt được các mục tiêu chiến lược trong khu vực, mở ra một thời kỳ đầy triển vọng sau chiến tranh cho công cuộc làm ăn mới của giới tư bản Mỹ ở vùng này, trong khung cảnh một thế chiến lược toàn cầu mới.
Riêng đối với nhân dân Việt Nam, cuộc chiến tranh kéo dài trên 20 năm (1954-1975) kết thúc như thế thì quả là vô nghĩa và tàn hại. Và sự chấm dứt cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn này, vừa là nỗi đau, vừa là niềm vui chung cho cả dân tộc Việt Nam. Là nỗi đau cho nhân dân Miền Bắc vì đã từng phải sống khổ cực, hy sinh xương máu chiến đấu cho một chiêu bài giả hiệu “Độc lập dân tộc, chống đế quốc, giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước trong hòa bình, ấm no,tự do, hạnh phúc. . .”. Cũng là nỗi đau của nhân dân yêu chuộng tự do dân chủ ở Miền Nam Việt Nam, vì đã ngay tình và nhiệt thành lao vào một cuộc chiến “bảo vệ chế độ tự do dân chủ”.
Dẫu sao, cuộc chiến tranh cốt nhục tương tàn chấm dứt cũng nên coi là một niềm vui chung của cả dân tộc. Vì đây là cơ may mới cho đất nước vươn lên trong thời kỳ các nước giầu tỏ ra thực tâm muốn giúp các nước nghèo đi vào thế ổn định để phát triển, trong nỗ lực thiết lập một nền trật tự thế giới mới hay là một hệ thống kinh tế quốc tế mới. Đó là chiến lược “Toàn cầu hóa” - Tòan cầu hóa về chính trị bằng một chế độ dân chủ và toàn cầu hóa về kinh tế với một nền kinh tế thị trường tự do. Trong khung cảnh ấy, các quốc gia lớn nhỏ cạnh tranh, cùng tồn tại hòa bình và các bên đều có lợi.
Như thế, chiều hướng mới xem ra có vẻ tốt đẹp. Nhưng chấm dứt cuộc chiến bằng sự triệt tiêu chế độ VNCH mới chỉ là bước thứ nhất của một quá trình đưa đất nước ta vào vận hội mới của một thế chiến lược quốc tế mới. Chúng ta còn phải trải qua bước thứ hai của quá trình này, là triệt tiêu chế độ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN) hiện nay. Vì chỉ sau đó, đất nước ta mới đi vào đúng quỹ đạo của một chiến lược quốc tế mới mà các cường quốc đã và đang nỗ lực thực hiện.
Vậy thì, quá trình triệt tiêu chế độ CHXHCNVN đã và đang diễn ra như thế nào? Thực tế chúng ta đã, đang thấy và hãy tiếp tục chờ xem kết cuộc sẽ ra sao.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Gió Xuân đã đổi chiều
Bùi Tín
Theo VOA-26.03.2015
Hà Nội đang sôi động. Ngày 20/3 đã có hơn 300 người Hà Nội tự động xuống đường để bảo vệ cây xanh của thành phố, chống lại cuộc “tàn sát cây cổ thụ” được chính quyền chủ trương một cách kiên quyết, không hỏi ý kiến dân.
Sáng ngày 22/3 lại có thêm 400 người Hà Nội xuống đường để bảo vệ cây xanh. Một blogger của thủ đô đưa tin là đã có đến 500 người Hà Nội từng lúc xuống đường trong dịp này. Quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm, trước vườn Bách thảo, dọc đường Hùng Vương, trên đường Hoàng Hoa Thám… khu phố nào cũng có những cuộc xuống đường tự phát. Đông nhất là trước công viên Thống nhất, rồi quanh hồ Thuyền Quang.
Có những bức ảnh đáng được lưu giữ. Những cây cổ thụ vạm vỡ hồng hào nằm dài như rên xiết, những gốc cây cụt đầu như vừa bị hành hình oan uổng, bên cạnh hình một em nhỏ mang dòng chữ “Em là cây xanh”; một em bé khác chụp hình bên gốc cây xà cừ mang dòng chữ “Tôi khỏe mạnh, đừng giết tôi!”. Bà con kể lại ở Lò Đúc có 2 cô gái thủ đô khi thấy xe cưa gỗ đến đã trèo lên cây rất cao, công an gọi không xuống, được bà con ta cổ võ, thế là xe cưa gỗ cuối cùng phải chuồn. Có nơi các em tổ chức nhảy múa, ca hát, chơi đàn dưới bóng cây xanh mát với những biểu ngữ “Cây xanh là nguồn sống”, “Hãy chấm dứt cuộc tàn sát cây xanh!”, “Chặt cây là hủy hoại môi trường sống”.
Ca sỹ Ái Vân lên tiếng, nhà thơ Trần Mạnh Hảo làm thơ khóc cây xanh bị tàn sát, nhà toán học Ngô Bảo Châu chia sẽ nỗi niễm phẫn uất…
Cuối cùng chính quyền phải lùi. Chiến dịch tàn sát cây xanh, dự định cắt cổ 6.700 cây vừa khởi đầu phải đình lại. Nhân dân thủ đô, công luận, cuộc đấu tranh chính đáng bảo về cây xanh thắng lợi. Dư luận được huy động để phát huy đà thắng. Đã có yêu cầu phải xử lý kỷ luật những người đã tàn sát cây xanh quý giá không qua cân nhắc và hỏi ý kiến nhân dân. Khẩu hiệu đảng CS đề ra “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để đâu?
Đây cũng là trường hợp rất hiếm người công dân thủ đô gửi thư chất vấn Chủ tịch thành phố được trà lời gần như lập tức bằng văn bản hẳn hoi. Xin nhớ trước đây hàng ngàn lá thư của cả các vị đảng viên công thần kỳ cựu họ còn không thèm trả lời nữa là. Phải chăng Xuân này, gió đã bắt đầu đổi chiều?
Đầu xuân đã có một cán bộ quân đội cấp cao, Thiếu tướng Lê Mã Lương, đăng đàn kể lại sự kiện một đại tướng từng nhân danh Bộ trưởng Quốc phòng đã ra lệnh cho lực lượng hải quân ở tuyến đầu không được nổ súng cả khi bị tiến công, gây nên cái chết oan uổng của 64 quân nhân ở đảo Gạc Ma năm 1988. Ngay sau đó, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng xác nhận chuyện trên, còn công khai lên án Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên là Bộ trưởng Quốc phòng rồi Chủ tịch nước, hiện còn sống, là phạm tội “phản quốc”, cần phải được xem xét, kết luận và xét xử công minh.
Cũng chưa bao giờ cái ghế có tay vịn hai đầu rồng mạ vàng chóe theo kiểu ngai vua của ông Nông Đức Mạnh cũng như trống đồng, tượng đồng của ông Lê Khả Phiêu, ngôi nhà ở vàng son của 2 ông nguyên Tổng bí thư CS được công luận bàn tán và phân tích sôi nổi, đặt ra nhiều câu hỏi về nguồn gốc các tài sản ấy, cũng như về tài năng, đức độ của các ông vua tập thể ấy.
Trong các cơ quan chính phủ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhắc đi nhắc lại chính kiến của mình là «làm gì có cái định hướng XHCN trong thực tiễn cuộc sống mà mất công đi tìm». Thứ trưỏng Nguyễn Chí Dũng cũng của Bộ Kế hoạch Đầu tư có chung nhận định: «Không biết xây dựng XHCN ra sao, như thế nào, bao giờ thì xong mà cứ nói lấy được». Rõ ràng là đã có những cán bộ CS then chốt công khai phủ định đường lối kinh tế của đảng CS, phủ định thẳng thừng Cương lĩnh cốt tử được coi là thiêng liêng của đảng.
Điều này cũng không có gì là lạ. Trước đó, ngay trong Quốc hội, đại biểu Sài Gòn Trần Trọng Nghĩa đã phát biểu chỉ rõ những yếu kém trong lãnh đạo kinh tế - tài chính, và công khai lên án thái độ phụ thuộc Bắc Kinh cực kỳ nguy hiểm, để hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường, con buôn Trung Quốc lũng đoạn khắp nơi, đôg đảo công nhân TQ cắm chốt trên các địa bàn chiến lược. Trước đây, chưa có một đại biểu nào nói rõ, gọn, với nhiều dẫn chứng như thế.
Về phần mình, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về hoạt động làm luật năm nay, có ý kiến hoãn lại việc làm Luật về biểu tình và về Lập hội, một số đại biểu lập tức lên tiếng phản bác, cho rằng đó là 2 Luật cấp bách nhất trong cuộc sống, không thể trì hoãn mãi.
Đầu Xuân năm nay Hội Cựu tù nhân lương tâm mở Đại hội lần thứ nhất, nhân kỷ niệm 1 năm hoạt động, củng cố tổ chức, mở rộng lực lượng với một chương trình hoạt động mới thiết thực.
Để chuẩn bị cho Đại hội Liên minh Nghị viện Quốc tế (IPU) gồm 150 nước, với 2.000 đại biểu sẽ họp phiên thứ 132 tại Hà Nội từ ngày 28/3 này, các lực lượng Dân chủ và Nhân quyền nước ta đã chuẩn bị các văn kiện, báo cáo, tham luận để cho thế giới hiểu bản chất Quốc hội VN là của đảng CS, Hiến pháp VN là phản ánh Cương lĩnh của đảng CS VN. Đồng thời, để yêu cầu các văn kiện sẽ được thảo luận và thông qua phản ánh đúng tôn chỉ của Liên minh là phổ cập quyền con người theo đúng Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, một văn kiện lịch sử chủ trương phổ cập Dân chủ, Tự do, Nhân quyền ra toàn thế giới, trong đó phải kể đến Việt Nam, một đất nước khao khát tự do và nhân quyền.
Những ngày đầu Xuân này, nhân dân Việt Nam đang thức tỉnh, đang hội nhập với thế giới văn minh, đang nhận ra sức mạnh tập thể chính nghĩa của mình.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Theo VOA-26.03.2015
Hà Nội đang sôi động. Ngày 20/3 đã có hơn 300 người Hà Nội tự động xuống đường để bảo vệ cây xanh của thành phố, chống lại cuộc “tàn sát cây cổ thụ” được chính quyền chủ trương một cách kiên quyết, không hỏi ý kiến dân.
Sáng ngày 22/3 lại có thêm 400 người Hà Nội xuống đường để bảo vệ cây xanh. Một blogger của thủ đô đưa tin là đã có đến 500 người Hà Nội từng lúc xuống đường trong dịp này. Quanh bờ Hồ Hoàn Kiếm, trước vườn Bách thảo, dọc đường Hùng Vương, trên đường Hoàng Hoa Thám… khu phố nào cũng có những cuộc xuống đường tự phát. Đông nhất là trước công viên Thống nhất, rồi quanh hồ Thuyền Quang.
Có những bức ảnh đáng được lưu giữ. Những cây cổ thụ vạm vỡ hồng hào nằm dài như rên xiết, những gốc cây cụt đầu như vừa bị hành hình oan uổng, bên cạnh hình một em nhỏ mang dòng chữ “Em là cây xanh”; một em bé khác chụp hình bên gốc cây xà cừ mang dòng chữ “Tôi khỏe mạnh, đừng giết tôi!”. Bà con kể lại ở Lò Đúc có 2 cô gái thủ đô khi thấy xe cưa gỗ đến đã trèo lên cây rất cao, công an gọi không xuống, được bà con ta cổ võ, thế là xe cưa gỗ cuối cùng phải chuồn. Có nơi các em tổ chức nhảy múa, ca hát, chơi đàn dưới bóng cây xanh mát với những biểu ngữ “Cây xanh là nguồn sống”, “Hãy chấm dứt cuộc tàn sát cây xanh!”, “Chặt cây là hủy hoại môi trường sống”.
Ca sỹ Ái Vân lên tiếng, nhà thơ Trần Mạnh Hảo làm thơ khóc cây xanh bị tàn sát, nhà toán học Ngô Bảo Châu chia sẽ nỗi niễm phẫn uất…
Cuối cùng chính quyền phải lùi. Chiến dịch tàn sát cây xanh, dự định cắt cổ 6.700 cây vừa khởi đầu phải đình lại. Nhân dân thủ đô, công luận, cuộc đấu tranh chính đáng bảo về cây xanh thắng lợi. Dư luận được huy động để phát huy đà thắng. Đã có yêu cầu phải xử lý kỷ luật những người đã tàn sát cây xanh quý giá không qua cân nhắc và hỏi ý kiến nhân dân. Khẩu hiệu đảng CS đề ra “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để đâu?
Đây cũng là trường hợp rất hiếm người công dân thủ đô gửi thư chất vấn Chủ tịch thành phố được trà lời gần như lập tức bằng văn bản hẳn hoi. Xin nhớ trước đây hàng ngàn lá thư của cả các vị đảng viên công thần kỳ cựu họ còn không thèm trả lời nữa là. Phải chăng Xuân này, gió đã bắt đầu đổi chiều?
Đầu xuân đã có một cán bộ quân đội cấp cao, Thiếu tướng Lê Mã Lương, đăng đàn kể lại sự kiện một đại tướng từng nhân danh Bộ trưởng Quốc phòng đã ra lệnh cho lực lượng hải quân ở tuyến đầu không được nổ súng cả khi bị tiến công, gây nên cái chết oan uổng của 64 quân nhân ở đảo Gạc Ma năm 1988. Ngay sau đó, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh lên tiếng xác nhận chuyện trên, còn công khai lên án Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên là Bộ trưởng Quốc phòng rồi Chủ tịch nước, hiện còn sống, là phạm tội “phản quốc”, cần phải được xem xét, kết luận và xét xử công minh.
Cũng chưa bao giờ cái ghế có tay vịn hai đầu rồng mạ vàng chóe theo kiểu ngai vua của ông Nông Đức Mạnh cũng như trống đồng, tượng đồng của ông Lê Khả Phiêu, ngôi nhà ở vàng son của 2 ông nguyên Tổng bí thư CS được công luận bàn tán và phân tích sôi nổi, đặt ra nhiều câu hỏi về nguồn gốc các tài sản ấy, cũng như về tài năng, đức độ của các ông vua tập thể ấy.
Trong các cơ quan chính phủ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh nhắc đi nhắc lại chính kiến của mình là «làm gì có cái định hướng XHCN trong thực tiễn cuộc sống mà mất công đi tìm». Thứ trưỏng Nguyễn Chí Dũng cũng của Bộ Kế hoạch Đầu tư có chung nhận định: «Không biết xây dựng XHCN ra sao, như thế nào, bao giờ thì xong mà cứ nói lấy được». Rõ ràng là đã có những cán bộ CS then chốt công khai phủ định đường lối kinh tế của đảng CS, phủ định thẳng thừng Cương lĩnh cốt tử được coi là thiêng liêng của đảng.
Điều này cũng không có gì là lạ. Trước đó, ngay trong Quốc hội, đại biểu Sài Gòn Trần Trọng Nghĩa đã phát biểu chỉ rõ những yếu kém trong lãnh đạo kinh tế - tài chính, và công khai lên án thái độ phụ thuộc Bắc Kinh cực kỳ nguy hiểm, để hàng hóa Trung Quốc tràn ngập thị trường, con buôn Trung Quốc lũng đoạn khắp nơi, đôg đảo công nhân TQ cắm chốt trên các địa bàn chiến lược. Trước đây, chưa có một đại biểu nào nói rõ, gọn, với nhiều dẫn chứng như thế.
Về phần mình, khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội bàn về hoạt động làm luật năm nay, có ý kiến hoãn lại việc làm Luật về biểu tình và về Lập hội, một số đại biểu lập tức lên tiếng phản bác, cho rằng đó là 2 Luật cấp bách nhất trong cuộc sống, không thể trì hoãn mãi.
Đầu Xuân năm nay Hội Cựu tù nhân lương tâm mở Đại hội lần thứ nhất, nhân kỷ niệm 1 năm hoạt động, củng cố tổ chức, mở rộng lực lượng với một chương trình hoạt động mới thiết thực.
Để chuẩn bị cho Đại hội Liên minh Nghị viện Quốc tế (IPU) gồm 150 nước, với 2.000 đại biểu sẽ họp phiên thứ 132 tại Hà Nội từ ngày 28/3 này, các lực lượng Dân chủ và Nhân quyền nước ta đã chuẩn bị các văn kiện, báo cáo, tham luận để cho thế giới hiểu bản chất Quốc hội VN là của đảng CS, Hiến pháp VN là phản ánh Cương lĩnh của đảng CS VN. Đồng thời, để yêu cầu các văn kiện sẽ được thảo luận và thông qua phản ánh đúng tôn chỉ của Liên minh là phổ cập quyền con người theo đúng Hiến chương của Liên Hiệp Quốc, một văn kiện lịch sử chủ trương phổ cập Dân chủ, Tự do, Nhân quyền ra toàn thế giới, trong đó phải kể đến Việt Nam, một đất nước khao khát tự do và nhân quyền.
Những ngày đầu Xuân này, nhân dân Việt Nam đang thức tỉnh, đang hội nhập với thế giới văn minh, đang nhận ra sức mạnh tập thể chính nghĩa của mình.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Ai là kẻ thù của Việt Nam?
Nguyễn Hưng Quốc
Theo VOA-26.03.2015
Ở Việt Nam lâu nay, giới cầm quyền cũng như giới truyền thông hay nói đến những “thế lực thù địch”. Không ai giải thích rõ, nhưng hầu như mọi người đều biết, với nhóm từ ấy, người ta nhắm đến các quốc gia Tây phương, đặc biệt là Mỹ, trong cái gọi là âm mưu “diễn biến hoà bình” nhằm làm thay đổi chế độ tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ cần bình tĩnh và sáng suốt một tí, người ta sẽ thấy ngay là Mỹ không có lý do gì để trở thành “thù địch” với Việt Nam. Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam (miền Bắc) đã chấm dứt từ 40 năm trước. Cuộc chiến tranh lạnh, nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ, cũng đã chấm dứt cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào đầu thập niên 1990. Với Mỹ, một trong những nguyên tắc nền tảng của mọi chính sách đối ngoại là không có bạn cũng như không có kẻ thù vĩnh viễn. Bạn hay thù tùy thuộc vào lợi ích quốc gia, nghĩa là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh. Hoàn cảnh hiện nay là Mỹ muốn làm bạn với Việt Nam. Có hai lý do chính: Một, Mỹ muốn tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam để làm ăn; và hai, Mỹ cần Việt Nam để bảo vệ Biển Đông, một trong những con đường hàng hải tấp nập và quan trọng nhất trên thế giới.
Trong quan hệ với Việt Nam, Mỹ hay nhấn mạnh đến yếu tố nhân quyền như một trong những điều kiện để hợp tác. Điều đó khá dễ hiểu. Một, đó là một trong những nguyên tắc căn bản trong các chính sách ngoại giao của Mỹ: để làm bạn, cả hai nước phải chia sẻ với nhau một bảng giá trị chung. Cốt lõi của bảng giá trị ấy là tôn trọng quyền làm người. Hai, riêng với Việt Nam, Mỹ lại càng cần nêu lên nguyên tắc ấy chủ yếu để đáp ứng lại sự đòi hỏi của một bộ phận khá đông dân chúng Mỹ. Ở trên, tôi có nói với Mỹ, không có kẻ thù vĩnh viễn. Đó là về phía chính phủ. Với dân chúng thì khác. Những người từng tham gia vào chiến tranh Việt Nam cũng như thân nhân của những người đã từng bị hy sinh tại Việt Nam không dễ gì quên hẳn được quá khứ. Đó là chưa kể cộng đồng người Việt khá đông đảo tại Mỹ. Tất cả đều yêu sách chính phủ Mỹ cần đặt ra những điều kiện nào đó khi muốn đẩy mạnh quá trình hợp tác với Việt Nam. Tuy nhiên, nên lưu ý: nhân quyền là điều kiện nhưng không phải là điều kiện tiên quyết. Trên thực tế, lâu nay, chính phủ Mỹ vẫn hợp tác với khá nhiều chế độ độc tài nếu họ thấy sự hợp tác ấy là cần thiết và có lợi.
Bởi vậy, có thể nói với Việt Nam, Mỹ sẽ không đẩy yêu sách dân chủ hoá trong chừng mực mối quan hệ giữa hai nước tốt đẹp đủ để bảo vệ những lợi ích chung. Cái gọi là âm mưu “diễn biến hoà bình” của Mỹ, nếu có, chỉ có một ý nghĩa rất tương đối trong cái gọi là chủ nghĩa thực tiễn (realism) của những nhà hoạch định chính sách tại Mỹ. Đó là chưa kể, để bảo vệ các lợi ích của họ, điều Mỹ cần nhất ở Việt Nam là sự ổn định về chính trị. Điều đó lại cũng dễ hiểu. Không ai có thể an tâm làm ăn buôn bán cũng như bàn chuyện hợp tác chiến lược ở những nơi thường xuyên thay đổi chính phủ cả. Ở điểm này, chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam rất gần nhau: mọi người đều muốn ổn định dù cái giá để trả cho sự ổn định, về phía dân chúng, là cái ách độc tài nặng trĩu trên lưng của họ.
Nếu Mỹ không phải là lực lượng thù địch của Việt Nam thì là ai?
Câu trả lời hầu như ai cũng rõ: Trung Quốc. Chỉ có thể là Trung Quốc. Chứ không có bất cứ ai khác.
Nói đến âm mưu xâm lấn của Trung Quốc, nhiều người nghĩ đến viễn cảnh Trung Quốc tấn công trên đất liền. Tôi nghĩ viễn cảnh ấy sẽ không xảy ra. Trung Quốc không phiêu lưu một cách dại dột như thế. Bởi chọn thế trận như vậy là phải đối diện với cuộc chiến toàn dân của Việt Nam. Có chiếm cũng không giữ được đất. Vả lại, Trung Quốc cũng không cần chiếm Việt Nam khi họ có thể tác động dễ dàng lên guồng máy lãnh đạo Việt Nam để đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị của họ.
Cuộc xâm lấn của Trung Quốc chỉ diễn ra trên biển.
Nói đến âm mưu xâm chiếm trên biển của Trung Quốc, phần lớn chỉ để ý đến các sự kiện cụ thể như vụ cắt dây cáp ngầm của Việt Nam, việc đem giàn khoan HD-981 đến thềm lục địa Việt Nam, việc cải tạo bãi đá Gạc-Ma hay việc bắt bớ các ngư dân Việt Nam đang đánh cá gần Hoàng Sa hay Trường Sa. Chỉ chú ý đến các sự kiện ấy nên người Việt Nam dễ thấy thỏa mãn khi một số khó khăn đã được giải quyết: dây cáp ngầm được nối, giàn khoan được rút về nước hay những ngư dân bị bắt được thả. Có lẽ nghĩ như thế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho là Việt Nam đã “thắng lợi” trong cuộc đương đầu với giàn khoan HD-981 hồi đầu năm ngoái. Thật ra, đó chỉ là những sự kiện lặt vặt. Âm mưu thực sự của Trung Quốc lớn hơn nhiều: làm chủ hơn 90% diện tích Biển Đông của Việt Nam.
Mà Trung Quốc không hề giấu giếm điều đó. Bằng hành động cũng như bằng lời nói, lúc nào họ cũng cho Biển Đông là “sân nhà” của họ, là “lợi ích cốt lõi” mà họ không thể từ bỏ hay nhân nhượng. Có thể hình dung chiến lược xâm lấn Biển Đông của Trung Quốc được bao gồm ba giai đoạn: một, tuyên bố con đường lưỡi bò (hoặc con đường gồm chín khúc); hai, tuyên bố vùng nhận dạng hàng không trên trời tương ứng với con đường lưỡi bò dưới biển; và ba, thực hiện việc kiểm soát ngặt nghèo cả trên trời lẫn dưới biển để bất cứ một chiếc thuyền hay một chiếc máy bay nào đi ngang qua con đường lưỡi bò ấy cũng đều phải xin phép Trung Quốc và chịu sự kiểm tra của Trung Quốc. Xong giai đoạn thứ ba, cuộc xâm lấn của Trung Quốc coi như kết thúc.
Khi cuộc xâm lấn ấy kết thúc, nước nào bị thiệt hại nhiều nhất? Câu trả lời rất đơn giản: Việt Nam. Brunei nhiều lần tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa nhưng họ chưa bao giờ thực sự làm chủ bất cứ hòn đảo hay bãi đá nào. Chỉ thực sự làm chủ một số đảo hay bãi đá ở Trường Sa và Hoàng Sa là Philippines, Đài Loan, Malaysia và Việt Nam. Trong số các quốc gia ấy, nước làm chủ nhiều nhất là Việt Nam. Do đó, nếu Biển Đông mất, Việt Nam cũng sẽ là nước bị mất mát nhiều nhất. Hơn nữa, ngoài đảo, còn có vùng biển. Nếu con đường lưỡi bò của Trung Quốc được xác lập chính thức, Việt Nam sẽ mất khoảng 90% chủ quyền trên Biển Đông.
Mất 90% cũng có nghĩa là mất trắng Biển Đông.
Tất cả những sự phân tích đều không có gì mới mẻ. Hầu như ai cũng biết trừ… chính quyền Việt Nam.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Theo VOA-26.03.2015
Ở Việt Nam lâu nay, giới cầm quyền cũng như giới truyền thông hay nói đến những “thế lực thù địch”. Không ai giải thích rõ, nhưng hầu như mọi người đều biết, với nhóm từ ấy, người ta nhắm đến các quốc gia Tây phương, đặc biệt là Mỹ, trong cái gọi là âm mưu “diễn biến hoà bình” nhằm làm thay đổi chế độ tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chỉ cần bình tĩnh và sáng suốt một tí, người ta sẽ thấy ngay là Mỹ không có lý do gì để trở thành “thù địch” với Việt Nam. Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam (miền Bắc) đã chấm dứt từ 40 năm trước. Cuộc chiến tranh lạnh, nguyên nhân làm bùng nổ chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ, cũng đã chấm dứt cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu vào đầu thập niên 1990. Với Mỹ, một trong những nguyên tắc nền tảng của mọi chính sách đối ngoại là không có bạn cũng như không có kẻ thù vĩnh viễn. Bạn hay thù tùy thuộc vào lợi ích quốc gia, nghĩa là tuỳ thuộc vào hoàn cảnh. Hoàn cảnh hiện nay là Mỹ muốn làm bạn với Việt Nam. Có hai lý do chính: Một, Mỹ muốn tăng cường hợp tác kinh tế với Việt Nam để làm ăn; và hai, Mỹ cần Việt Nam để bảo vệ Biển Đông, một trong những con đường hàng hải tấp nập và quan trọng nhất trên thế giới.
Trong quan hệ với Việt Nam, Mỹ hay nhấn mạnh đến yếu tố nhân quyền như một trong những điều kiện để hợp tác. Điều đó khá dễ hiểu. Một, đó là một trong những nguyên tắc căn bản trong các chính sách ngoại giao của Mỹ: để làm bạn, cả hai nước phải chia sẻ với nhau một bảng giá trị chung. Cốt lõi của bảng giá trị ấy là tôn trọng quyền làm người. Hai, riêng với Việt Nam, Mỹ lại càng cần nêu lên nguyên tắc ấy chủ yếu để đáp ứng lại sự đòi hỏi của một bộ phận khá đông dân chúng Mỹ. Ở trên, tôi có nói với Mỹ, không có kẻ thù vĩnh viễn. Đó là về phía chính phủ. Với dân chúng thì khác. Những người từng tham gia vào chiến tranh Việt Nam cũng như thân nhân của những người đã từng bị hy sinh tại Việt Nam không dễ gì quên hẳn được quá khứ. Đó là chưa kể cộng đồng người Việt khá đông đảo tại Mỹ. Tất cả đều yêu sách chính phủ Mỹ cần đặt ra những điều kiện nào đó khi muốn đẩy mạnh quá trình hợp tác với Việt Nam. Tuy nhiên, nên lưu ý: nhân quyền là điều kiện nhưng không phải là điều kiện tiên quyết. Trên thực tế, lâu nay, chính phủ Mỹ vẫn hợp tác với khá nhiều chế độ độc tài nếu họ thấy sự hợp tác ấy là cần thiết và có lợi.
Bởi vậy, có thể nói với Việt Nam, Mỹ sẽ không đẩy yêu sách dân chủ hoá trong chừng mực mối quan hệ giữa hai nước tốt đẹp đủ để bảo vệ những lợi ích chung. Cái gọi là âm mưu “diễn biến hoà bình” của Mỹ, nếu có, chỉ có một ý nghĩa rất tương đối trong cái gọi là chủ nghĩa thực tiễn (realism) của những nhà hoạch định chính sách tại Mỹ. Đó là chưa kể, để bảo vệ các lợi ích của họ, điều Mỹ cần nhất ở Việt Nam là sự ổn định về chính trị. Điều đó lại cũng dễ hiểu. Không ai có thể an tâm làm ăn buôn bán cũng như bàn chuyện hợp tác chiến lược ở những nơi thường xuyên thay đổi chính phủ cả. Ở điểm này, chính phủ Mỹ và chính phủ Việt Nam rất gần nhau: mọi người đều muốn ổn định dù cái giá để trả cho sự ổn định, về phía dân chúng, là cái ách độc tài nặng trĩu trên lưng của họ.
Nếu Mỹ không phải là lực lượng thù địch của Việt Nam thì là ai?
Câu trả lời hầu như ai cũng rõ: Trung Quốc. Chỉ có thể là Trung Quốc. Chứ không có bất cứ ai khác.
Nói đến âm mưu xâm lấn của Trung Quốc, nhiều người nghĩ đến viễn cảnh Trung Quốc tấn công trên đất liền. Tôi nghĩ viễn cảnh ấy sẽ không xảy ra. Trung Quốc không phiêu lưu một cách dại dột như thế. Bởi chọn thế trận như vậy là phải đối diện với cuộc chiến toàn dân của Việt Nam. Có chiếm cũng không giữ được đất. Vả lại, Trung Quốc cũng không cần chiếm Việt Nam khi họ có thể tác động dễ dàng lên guồng máy lãnh đạo Việt Nam để đạt được các mục tiêu kinh tế và chính trị của họ.
Cuộc xâm lấn của Trung Quốc chỉ diễn ra trên biển.
Nói đến âm mưu xâm chiếm trên biển của Trung Quốc, phần lớn chỉ để ý đến các sự kiện cụ thể như vụ cắt dây cáp ngầm của Việt Nam, việc đem giàn khoan HD-981 đến thềm lục địa Việt Nam, việc cải tạo bãi đá Gạc-Ma hay việc bắt bớ các ngư dân Việt Nam đang đánh cá gần Hoàng Sa hay Trường Sa. Chỉ chú ý đến các sự kiện ấy nên người Việt Nam dễ thấy thỏa mãn khi một số khó khăn đã được giải quyết: dây cáp ngầm được nối, giàn khoan được rút về nước hay những ngư dân bị bắt được thả. Có lẽ nghĩ như thế, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho là Việt Nam đã “thắng lợi” trong cuộc đương đầu với giàn khoan HD-981 hồi đầu năm ngoái. Thật ra, đó chỉ là những sự kiện lặt vặt. Âm mưu thực sự của Trung Quốc lớn hơn nhiều: làm chủ hơn 90% diện tích Biển Đông của Việt Nam.
Mà Trung Quốc không hề giấu giếm điều đó. Bằng hành động cũng như bằng lời nói, lúc nào họ cũng cho Biển Đông là “sân nhà” của họ, là “lợi ích cốt lõi” mà họ không thể từ bỏ hay nhân nhượng. Có thể hình dung chiến lược xâm lấn Biển Đông của Trung Quốc được bao gồm ba giai đoạn: một, tuyên bố con đường lưỡi bò (hoặc con đường gồm chín khúc); hai, tuyên bố vùng nhận dạng hàng không trên trời tương ứng với con đường lưỡi bò dưới biển; và ba, thực hiện việc kiểm soát ngặt nghèo cả trên trời lẫn dưới biển để bất cứ một chiếc thuyền hay một chiếc máy bay nào đi ngang qua con đường lưỡi bò ấy cũng đều phải xin phép Trung Quốc và chịu sự kiểm tra của Trung Quốc. Xong giai đoạn thứ ba, cuộc xâm lấn của Trung Quốc coi như kết thúc.
Khi cuộc xâm lấn ấy kết thúc, nước nào bị thiệt hại nhiều nhất? Câu trả lời rất đơn giản: Việt Nam. Brunei nhiều lần tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa nhưng họ chưa bao giờ thực sự làm chủ bất cứ hòn đảo hay bãi đá nào. Chỉ thực sự làm chủ một số đảo hay bãi đá ở Trường Sa và Hoàng Sa là Philippines, Đài Loan, Malaysia và Việt Nam. Trong số các quốc gia ấy, nước làm chủ nhiều nhất là Việt Nam. Do đó, nếu Biển Đông mất, Việt Nam cũng sẽ là nước bị mất mát nhiều nhất. Hơn nữa, ngoài đảo, còn có vùng biển. Nếu con đường lưỡi bò của Trung Quốc được xác lập chính thức, Việt Nam sẽ mất khoảng 90% chủ quyền trên Biển Đông.
Mất 90% cũng có nghĩa là mất trắng Biển Đông.
Tất cả những sự phân tích đều không có gì mới mẻ. Hầu như ai cũng biết trừ… chính quyền Việt Nam.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Thảo luận: VN và mốt những cái 'Nhất'
Theo BBC-8 giờ trước
BBC Tiếng Việt và các khách mời thảo luận trực tuyến về Việt Nam và tâm lý thích những cái Nhất', như bánh chưng to nhất, dự định xây tháp truyền hình và cả tượng Phật Thích ca cao nhất thế giới, trong chương trình Bàn tròn thứ Năm.
Thảo luận trực tiếp diễn ra vào lúc 1930 giờ Việt Nam trên YouTube:http://bit.ly/1GYBnb1 hoặc Google Plus của BBC Tiếng Việt:http://bit.ly/1bwPKcH.
Hồi tháng Hai, tô hủ tiếu kỷ lục của Việt Nam, được thực hiện với dự định phục vụ được 1.000 thực khách, sau khi hoàn thành kỷ lục thì đã phải đổ đi vì bị hỏng, theo báo Thanh Niên.
Thủ tướng Việt Nam, Nguyễn Tấn Dũng trong tháng Ba cũng đã thông qua dự định xây tháp truyền hình cao 636 mét, cao hơn 2 mét so với tháp Tokyo Sky Tree đang giữ kỷ lục thế giới, và khoảng gấp đôi chiều cao tháp Eiffel.
Đầu tháng Ba, An Giang cũng khởi công xây dựng tượng Phật Thích ca trên núi Sam, Châu Đốc, cao 81 mét, đặt trong quần thể tượng phật rộng 5.500 mét vuông.
Chi phí dự toán để thực hiện bức tượng là 255 tỷ Đồng, và hoàn thành sau năm năm.
Bà mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ và cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1994
Và gần đây nhất, hôm 24/03 tỉnh Quảng Nam khánh thành tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ, với mức chi phí hơn 411 tỷ Đồng, gây tranh cãi, bàn luận rộng rãi trên truyền thông cũng như mạng xã hội Việt Nam.
Báo chí Việt Nam đưa tin, tượng đài có chiều cao 18 mét, dài theo hình cánh cung 120 mét, được tạc từ khoảng 9.000 tấn đá hoa cương.
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 14/3/2015 từ Hà Nội, nhà thơ, nhạc sỹ Nguyễn Trọng Tạo cũng bình luận về khuynh hướng tại Việt Nam muốn làm những công trình "vĩ đại, hoành tráng" với nhiều "cái nhất".
Theo ông Tạo, khuynh hướng này có thể ảnh hưởng từ một số đại cường quốc như Trung Quốc mà theo ông người ta rất sính những công trình "lớn nhất thế giới", "vĩ đại nhất châu Á" v.v...
"Tôn vinh các bà mẹ Việt Nam thì cũng tốt thôi, nhưng mà một bà mẹ mà làm lớn như thế, theo tôi chưa chắc hiệu quả mà nó tác động đến tình cảm của người xem được nhiều hơn một cái tượng không lớn như thế.
"Vấn đề là làm thế nào để nó có sức sống lâu dài thì đó mới là điều quan trọng," ông Nguyễn Trọng Tạo nói.
Ý kiến: Việt Nam nên nhất về nói thật
Theo BBC-3 giờ trước
Ông Trần Mạnh Hảo nói Việt Nam cần nhất về nói thật
Một nhà phê bình nói ông mong muốn Việt Nam nên đứng nhất khu vực về mặt nói thật trong trào lưu chuộng những thứ nhất hiện nay, từ bánh chưng, hủ tiếu tới tháp truyền hình và tượng đài.
"Tôi chỉ xin dân tộc chúng ta, đất nước chúng ta, độ khoảng 10 năm nữa sẽ đưa ra một kỷ lục ở Đông Nam Á là một đất nước nói thật nhất Đông Nam Á," nhà thơ và nhà phê bình Trần Mạnh Hảo nói với Bàn tròn thứ Năm của BBC.
Ông Hảo nói chính sự "dối trá" khiến cho nền giáo dục Việt Nam "không có lối thoát" và sự độc quyền của truyền thông nhà nước làm vấn đề thêm trầm trọng.
"Cái nền giáo dục của Việt Nam chúng ta nó mắc một cái chỗ là nó dối trá. Dối trá vì sao?
"Chúng ta hiện nay tình hình đất nước đang phát triển, đi theo tư bản chủ nghĩa mà các ông lại dạy học sinh phải chôn tư bản...
"Hai là dạy học sinh là phải chôn người giàu, tức đấu tranh giai cấp.
"Học sinh nó ra đường nó thấy các ông cán bộ ông nào cũng giàu hết.
"Một nền giáo dục như thế là phản giáo dục [và] chỉ đưa dân tộc ta đứng hàng bét thế giới như ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa nói trên báo là "chúng ta đứng chót bét trong khối ASEAN."
Ông Hảo cũng nói sự sính những cái nhất của Việt Nam tương tự với chuyện người nông dân ra thành phố "xé áo rách nhất để đi giữa phố và tự hào áo rách nhất" trong tâm lý "tự ti" và "AQ về mặt tinh thần".
Liên quan tới dự án xây tháp truyền hình cao nhất Việt Nam, tới 636 mét, ông Hảo nói nó sẽ không có nhiều ý nghĩa khi nhà nước vẫn độc quyền truyền hình.
"Tại sao chỉ có anh nhà nước làm được truyền hình, ra được báo mà nhân dân không ra được báo trong khi anh lại nói đất nước chúng tôi dân chủ, công bằng.
"Công bằng sao ông Nguyễn Phú Trọng ra đến 7-800 tờ báo quốc doanh mà ông Trần Mạnh Hảo không ra được một tờ báo?"
'Áo không làm nên thầy tu'
Trong khi đó Tiến sỹ Lê Đăng Doanh kể lại chuyện một lãnh đạo cao cấp của Malaysia đã nói với ông rằng họ xây tháp đôi ở thủ đô Kualar Lumpur để chứng tỏ "có thể làm hơn Singapore" và Tiến sỹ kết luận "cái áo không làm nên thầy tu".
Ông nói thêm:
"Hãy so sánh Việt Nam với các nước Đông Nam Á về các tiêu chí như là thu nhập bình quân đầu người, như là về khoa học công nghệ, về đời sống, về các dịch vụ xã hội chứ không phải đua là làm bánh tét lớn, hủ tiếu lớn.
"Và tôi thấy đó là xu thế lãng phí tiền của, lãng phí vật tư, lãng phí nguồn nhân lực nhẽ ra dùng các cái đó để đầu tư cho các cháu học sinh nghèo và làm nhà cho người nghèo thì tốt hơn.
Ông Doanh, người từng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương nói Việt Nam nên cố gắng để có tính cạnh tranh đối với những chỉ số thiết thực hơn như GDP bình quân đầu người, thành tựu khoa học, bằng phát minh và thương hiệu quốc gia cũng như tạo ra xã hội công bằng, văn minh "tạo cơ hội phát triển đồng đều" cho mọi người dân.
Trước câu hỏi tại sao sự sính những cái nhất lại nở rộ trong những năm gần đây, Tiến sỹ nói:
"Trước kia Việt Nam nhận là mình là đất nước nhỏ, đánh thắng ba đế quốc to cho nên hồi bấy giờ tuyên truyền, tuyên giáo thường xuyên nhắc đi nhắc lại mệnh đề đó và có lẽ giới tuyên truyền, tuyên giáo lấy làm an tâm vì đã duy trì được cái ấn tượng, niềm tin như vậy đối với người dân.
"Nhưng gần đây, trong cuộc cạnh tranh kinh tế này, thì người ta thấy rằng Việt Nam sau một số năm có tăng trưởng cao trong khu vực, đã có thể xích lại gần, thu hẹp dần khoảng cách trong khu vực thì từ năm 2007 trở đi tốc độ tăng trưởng của Việt Nam kém dần, lạm phát tăng cao và nhiều thành tựu về mặt kinh tế, xã hội thiếu sự thuyết phục thì tôi nghĩ để duy trì được niềm tự hào, niềm tin và suy nghĩ rằng xã hội này, đất nước này vẫn mang lại được nhiều cái nhất thì người ta sinh ra những cái nhất mà chúng ta vừa trao đổi."
Tiền ngân sách
Tham gia thảo luận trong Bàn tròn thứ Năm, bà Đào Thu Hiền, một chuyên gia về giáo dục từng tốt nghiệp về quản lý công ở Harvard, nói:
"Có những hoạt động về văn hóa như là làm bánh chưng to nhất hay là hủ tiếu to nhất hay cốc cà phê thì cái đó là những hoạt động mang tính marketing, PR ... và cũng là kinh phí hoạt động xã hội của các tập đoàn, các công ty thì tôi thực sự không quan tâm lắm.
Chị Đào Thu Hiền tham gia Bàn tròn thứ Năm từ Hà Nội
"Tôi nghĩ nó tạo ra một cái gì đó vui, nó là một câu chuyện hay, mọi người có thể kể chuyện... Nó mang tính chất PR cho cả văn hóa của mình.
"Còn những hoạt động khác như là về chính sách chúng ta nên đầu tư vào cái gì, nên xây dựng cái công trình nào, nó lớn đến đâu, to đến đâu nó phải là vấn đề được xem xét rất kỹ lưỡng vì tiền là của dân."
Bà Hiền cũng nói đứng thứ nhất cũng có những mặt tích cực bên cạnh những điểm tiêu cực mà một số khách tham gia Bàn tròn thứ Năm nói.
"Xếp hạng sinh ra là để chúng ta có thể so sánh, chúng ta có thể đánh giá bản thân mình.
"Có rất nhiều xếp hạng trên thế giới và có nhiều xếp hạng mang tính rất nghiêm túc và được mọi người tôn trọng.
"Vậy khi sử dụng đúng, nó sẽ tạo ra những động lực rất lớn cho tập thể mà thước đo đó được áp dụng vào."
Bà Hiền cũng nói tại trường Harvard bà từng học, Việt Nam không phải là nước có nhiều người theo học so với các nước trong khu vực như Philippines và Malaysia.
'Tâm lý tự ti'
Từ Ba Lan, nhà văn Trần Quốc Quân nói với Bàn tròn thứ Năm rằng việc người ta hướng tới những cái nhất kiểu như thời gian vừa qua xuất phát từ nền kinh tế đi từ nông nghiệp lên và nói thêm.
Ông Trần Quốc Quân nói có những doanh nghiệp giàu lên nhanh mà 'tầm văn hóa' của họ lại không theo kịp
"Việt Nam vừa mới thoát nghèo, đi khỏi lũy tre làng thì tâm lý tự ti rất lớn cho nên rất dễ làm cho người Việt Nam từ những mặc cảm đó cho nên cứ muốn đua với thiên hạ là mình không có mặc cảm đó."
Ông Quân cũng nói hiện tượng hám nhất cũng thể hiện "tầm văn hóa thấp" và phản ánh hiện tượng các doanh nghiệp mới giàu mà "tầm văn hóa" của họ chưa theo kịp số tiền làm ra.
Ông Hồ Chí Minh nói giành được độc lập mà không có tự do, hạnh phúc thì độc lập ấy cũng không có giá trị. Cho đến hôm nay, đất nước Việt Nam chúng ta đã đổ xương máu vô cùng nhiều, hàng chục triệu người đã chết trong mấy cuộc chiến tranh, nhưng hiện nay cái chữ độc lập của chúng ta chưa trọn vẹn.
Nhà văn cũng nói thêm một số lãnh đạo ở cấp quốc gia cũng như cấp địa phương muốn để lại dấu ấn cá nhân trong những dự án lớn.
Trong khi đó nhà phê bình Trần Mạnh Hảo nhắc lại chuyện một lãnh đạo Việt Nam tự hào đã "hy sinh xương máu nhiều nhất thế giới" để có độc lập trong khi lãnh đạo Thái Lan đáp lại rằng họ tự hào "vì không mất xương máu" mà vẫn có độc lập, tự do.
Nhà phê bình nói thêm: "Ông Hồ Chí Minh nói giành được độc lập mà không có tự do, hạnh phúc thì độc lập ấy cũng không có giá trị.
"Cho đến hôm nay, đất nước Việt Nam chúng ta đã đổ xương máu vô cùng nhiều, hàng chục triệu người đã chết trong mấy cuộc chiến tranh, nhưng hiện nay cái chữ độc lập của chúng ta chưa trọn vẹn. Chúng ta có nên tự hào không?
"Trung Quốc vẫn đang chiếm nước ta ở ngoài biển, chiếm nước ta trên đất liền, đe dọa, liên tục phá tàu thuyền của dân ta đánh cá trên biển ta, cướp, bắn phá, giết người."
"Chúng ta độc lập chưa trọn vẹn và chưa đúng nghĩa là độc lập."
"Còn tự do, xin lỗi là chúng ta chưa có báo chí tự do, chưa có báo tư nhân, chưa có đảng đối lập..."