Bùi Tín
Theo VOA- 19.02.2015
Mạng Chân Dung Quyền Lực (CDQL) xuất hiện từ năm 2011, đến nay được hơn ba năm. CDQL được đặc biệt chú ý từ hơn hai tháng nay, khi cuộc họp Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) lần thứ 10/Khóa XI sắp họp để chuẩn bị cho Đại Hội XII, trong cuộc họp này có cuộc bỏ phiếu thăm dò tín nhiệm của 20 ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư.
Cho đến nay CDQL vẫn là một điều bí hiểm. Nó thuộc lề trái hay lề phải? lề quan hay lề dân? do ai, nhóm nào chủ trương? mặt mũi và tư cách chính trị của họ ra sao? đang sống ở đâu, vùng miền nào, môi trường chính trị nào? và mục đích chính trị của nó thực sự là gì? đã đạt kết quả như mong muốn chưa? CDQL không có thêm bài nào từ ngày 21/1/2015, vậy còn sống hay đã chấm hết?
Thật là bí hiểm, cũng là lý thú để giới theo dõi thời cuộc trong ngoài nước bình luận, tranh luận, chung sức tìm cho ra ngọn nguồn, giải mã một bài toán chính trị hiểm hóc giữa tình hình chính trị khẩn trương của đất nước. Đây cũng là một đề tài sinh động cho những cuộc họp mặt ấm cúng, có hương hoa, bánh chưng xanh, câu đối đỏ, chén rượu hồng những ngày Tết Ất Mùi gần đến.
CDQL không thuộc «lề dân », hay «lề trái» như ta thường hiểu, không giống như các blogger tự do mang tinh thần đối lập phản biện với chính quyền.
Đây là điểm đen của CDQL bị nhiều người bỏ qua nên ngộ nhận về nó. Cần vạch rõ CDQL có cách nhìn bất lương đối với các chiến sỹ dân chủ, các tổ chức trong xã hội dân sự đang lớn mạnh. Trong bài «Chủ tịch Trương Tấn Sang và cú lừa dân chủ của thế kỷ», CDQL cho rằng nhóm sỹ phu «Bắc Hà háo danh» gồm các ông Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Tương Lai, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Toàn, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, Phạm Văn Đào, Nguyễn Xuân Diện, Huỳnh Ngọc Chênh… và nhóm Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long …ở miền Nam đều là dân chủ cuội, tay chân của ông Trương Tấn Sang cả. CDQL đã tự làm mất uy tín trước công luận do sự vu cáo trắng trợn này.
CDQL cũng không phải là cơ quan truyền thông thuộc lề đảng, được cơ quan tuyên huấn, báo chí của đảng chỉ đạo. Nó chắc chắn chỉ thuộc về một phe nhóm riêng của đảng cầm quyền, nhưng chưa được nhận diện rõ là phe nhóm nào, nhân vật nào ở đằng sau nó.
Vì trong một phe nhóm cầm quyền nên CDQL mới có trong tay nhiều tài liệu, hồ sơ, tin tức, công văn, hình ảnh, hoá đơn, giấy tờ… chuẩn xác, người ngoài khó có thể có. Có lúc CDQL có vẻ nắm độc quyền nhiều tin tức tuyệt mật, như kết quả thăm dò tín nhiệm tại hội nghị 10, đầy đủ, cụ thể, chuẩn xác trong khi báo Nhân dân, Thông tấn xã Việt Nam chưa tiết lộ. CDQL cũng là mạng duy nhất phổ biến nhiều hình ảnh ông Nguyễn Bá Thanh nằm chữa bệnh trong bệnh viện ở Hoa Kỳ, cùng với tin về hành trình - đường bay, sân bay, ngày giờ cất, hạ cánh khi trở về nước.
Có những nhận định khác nhau về mạng CDQL. Ban Tuyên huấn Trung ương đảng cho rằng đây là một mạng truyền thông phản động, nhảm nhí, có hại, vô giá trị, nhưng không kết tội, không đề nghị truy tố và phá sóng của nó.
Một số ý kiến cho rằng CDQL phê phán tố cáo nặng nề hầu hết các ủy viên Bộ Chính trị và Ban Bí thư như các ông Nguyễn Xuân Phúc, Phùng Quang Thanh, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Nguyễn Hòa Bình, Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải, Tô Huy Rứa, và cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Riêng với ông Nguyễn Tấn Dũng có bài phê phán nhẹ nhàng, nhưng lại có bài tâng bốc ông rất đặc biệt, ra ngày 21/1/2015: «Mũi thuyền rẽ sóng - mũi Cà Mau». Do đó CDQL có thể là thuộc phe nhóm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, vì nó rất có lợi cho ông. Đây là nhận định của rất nhiều người. CDQL phục vụ khá rõ cho ý đồ và tham vọng của ông Dũng nhằm chức Tổng Bí thư, thậm chí kiêm nhiệm thêm chức Chủ tịch nước (như tại Trung Quốc) tại Đại Hội XII tới.
Cũng có ý kiến cho rằng CDQL có tay nghề cao trong săn tin, bài viết có tính chuyên nghiệp, bài bản, văn phong chải chuốt, lập luận chặt chẽ, nhiều tin mật, phải là từ một cơ quan an ninh, phản gián có kinh nghiệm, phải chăng từ Tổng cục an ninh 1 do Trung tướng Nguyễn Chí Thành, một người rất thân cận với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nắm giữ, và chỉ có cơ quan an ninh, phản gián này mới có thể vươn xa, nhập sâu để có những tấm ảnh thật và tin tức mật nói trên. Đây là những phán đoán cần có thời gian để xác minh.
Nhân dịp này tôi xin có đôi lời nhắn nhủ chân thành với ông Nguyễn Tấn Dũng, người mà do làm nhiệm vụ nhà báo tôi đã có hai lần gặp ở Kiên Giang và Hà Nội những năm 1978 và 1984.
Thưa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,
Tôi là một nhà báo tự do sống ở nước ngoài, theo dõi sát tình hình trong nước. Ông là nhân vật có uy tín nhất trong số người lãnh đạo ở trong nuớc, đang ở thế thượng phong trong Ban Chấp hành trung Trung ương đảng cũng như trong Quốc hội.
Con người không có ai hoàn hảo. Do đó thật đáng tiếc là công luận còn phân vân về những thiếu sót ở nơi ông. Sự thiếu hiểu biết sâu sắc về nền chính trị, kinh tế, tài chính, đối ngoại và quốc phòng của thế giới của ông theo tôi thấy hình như được bù đắp khá tốt bởi một số cố vấn chuyên gia tin cẩn. Do dó ông đã có những phát ngôn rất chuẩn, đi vào lòng người. Chỉ còn là việc thực hiện trong cuộc sống. Không thể để nó chỉ nằm trên giấy.
Việc rất hệ trọng là xin ông hết sức suy nghĩ về cuộc sống cá nhân, gia đình. Xin được nói thẳng rằng có người đã chê ông là ông còn tệ hơn vài ông trong Bộ Chính trị. Mong ông lấy đó làm tự răn mình. Nếu ông tự nguyện ngay từ hôm nay thực hiện đúng phương châm của người CS «Hy sinh trước thiên hạ, hưởng thụ sau thiên hạ», lấy tự phê bình làm lẽ sống, gương mẫu về liêm khiết, không lấy một đồng của dân, của nước, sống thanh bạch như những ông quan thanh liêm thời trước, không chạy theo tư lợi vật chất và thói hưởng lạc của bọn trọc phú vô văn hoá, từ đó chống tham nhũng quyết liệt và có hiệu quả như ông đã hứa hẹn, thì ông sẽ có cả thiên hạ trong tầm tay. Tôi biết đây là việc khó chỉ có những người có bản lãnh đặc biệt mới vượt qua nổi. Cuộc đời ông theo tôi biết đã vượt qua bao thử thách cam go. Nay là bước thử thách cuối cùng.
Xin ông trong một đêm yên tĩnh, nghĩ đến hàng triệu đồng đội, đồng bào ta đã ngã xuống với hy vọng dân ta có tự do và hạnh phúc. Ông đang có điều kiện là một nhà cứu quốc, cứu dân tuyệt vời trong cơn trầm luân khổ ải mấy chục năm nay. Ông hãy vượt qua chính mình, trong một cuộc tâm sự thần kỳ, tự mình đối diện với chính mình, và quyết chí. Hàng trăm triệu con người Việt Nam sẽ ghi công ơn ông trong lòng, trong trái tim họ.
Xin ông nghĩ cho kỹ, suy cho cùng. Xin ông chớ bỏ qua thời cơ ngàn năm một thuở này. Ông hãy tự nguyện đứng ra với một nhóm nhân tài tâm huyết kiên cường khôn khéo cùng nhân dân đưa Tổ Quốc Việt Nam từ độc đoán toàn trị sang Kỷ nguyên Độc lập, Dân chủ, Tự do và Hạnh phúc thật sự cho mọi người. Được vậy lịch sử sẽ mãi mãi ghi công ơn ông.
Theo tôi nghĩ, ông muốn là ắt được, vì đó cũng là khát vọng cháy bỏng chân chính của toàn dân lúc này.
Kính thư,
Bùi Tín.
Paris ngày 19/2/2015; mồng Một Tết Ất Mùi.
* Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Wednesday, February 18, 2015
Trung Quốc nhận chìm hồ sơ Biển Đông tại Hội nghị Quốc phòng ASEAN
Theo RFI-Trọng Nghĩa
Ngày18-02-2015 13:08
Hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất, Hà Nội, 12/10/2010-Ảnh: Reuters
Theo tiết lộ của báo mạng Nhật Bản The Diplomat vào hôm nay, 18/02/2015, Trung Quốc lại gây sức ép để ngăn chặn các cuộc thảo luận đa phương về Biển Đông. Trong cuộc họp cấp chuyên viên diễn ra vào tuần trước, chuẩn bị cho Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng – ADMM Plus, dự trù vào tháng 11 tới đây, Bắc Kinh đã bác bỏ một đề nghị của ASEAN muốn đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự.
Hội nghị mang tên tắt tiếng Anh là ADMM+ là một cơ chế tập hợp Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN và 8 đối tác gồm Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc và New Zealand. Cho đến nay, cơ chế này đã họp được hai lần, vào năm 2010 tại Hà Nội, và vào năm 2013 tại Brunei. Cuộc họp tới đây sẽ diễn ra tại Malaysia vào tháng 11/2015.
Theo chuyên san quốc phòng IHS Jane’s, nhân một cuộc họp cấp chuyên viên vào tuần trước, các nước ASEAN đã đề nghị đưa hồ sơ vào chương trình nghị sự Hội nghị ADMM+ tới đây, cụ thể là thảo luận về việc thực thi Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC đã ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như về bộ Quy tắc Ứng xử đang được gợi lên.
Tuy nhiên, đề nghị của phía ASEAN đã bị Trung Quốc bác bỏ, và điều đó có nghĩa là nếu sắp tới đây, Bắc Kinh không thay đổi ý kiến, thì vấn đề Biển Đông sẽ không được đề cập đến tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng vào tháng 11.
Đây là một điều hết sức mỉa mai đối với một cơ chế từng đề ra mục tiêu thảo luận giữa các thành viên về những biện pháp thực tế để hợp tác trên biển, nhằm giảm bớt căng thẳng và dự phòng xung đột.
Theo nhận định của The Diplomat, thái độ của Bắc Kinh nhận chìm hồ sơ Biển Đông đã củng cố thêm thái độ trong khu vực về thực tâm của Trung Quốc trong việc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử.
Lý do rất đơn giản, Bắc Kinh không muốn bị một văn bản chính thức trói tay trong tham vọng khống chế toàn bộ Biển Đông.
Mặt khác, Trung Quốc cũng không muốn « quốc tế hóa » tranh chấp Biển Đông, để có thể bắt chẹt các nước Đông Nam Á nhỏ yếu hơn đang tranh chấp với mình, dưới chiêu bài thương thuyết song phương.
Ngày18-02-2015 13:08
Hội nghị bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng lần thứ nhất, Hà Nội, 12/10/2010-Ảnh: Reuters
Theo tiết lộ của báo mạng Nhật Bản The Diplomat vào hôm nay, 18/02/2015, Trung Quốc lại gây sức ép để ngăn chặn các cuộc thảo luận đa phương về Biển Đông. Trong cuộc họp cấp chuyên viên diễn ra vào tuần trước, chuẩn bị cho Hội nghị các Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng – ADMM Plus, dự trù vào tháng 11 tới đây, Bắc Kinh đã bác bỏ một đề nghị của ASEAN muốn đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự.
Hội nghị mang tên tắt tiếng Anh là ADMM+ là một cơ chế tập hợp Bộ trưởng Quốc phòng 10 nước ASEAN và 8 đối tác gồm Mỹ, Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Úc và New Zealand. Cho đến nay, cơ chế này đã họp được hai lần, vào năm 2010 tại Hà Nội, và vào năm 2013 tại Brunei. Cuộc họp tới đây sẽ diễn ra tại Malaysia vào tháng 11/2015.
Theo chuyên san quốc phòng IHS Jane’s, nhân một cuộc họp cấp chuyên viên vào tuần trước, các nước ASEAN đã đề nghị đưa hồ sơ vào chương trình nghị sự Hội nghị ADMM+ tới đây, cụ thể là thảo luận về việc thực thi Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC đã ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc, cũng như về bộ Quy tắc Ứng xử đang được gợi lên.
Tuy nhiên, đề nghị của phía ASEAN đã bị Trung Quốc bác bỏ, và điều đó có nghĩa là nếu sắp tới đây, Bắc Kinh không thay đổi ý kiến, thì vấn đề Biển Đông sẽ không được đề cập đến tại Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng vào tháng 11.
Đây là một điều hết sức mỉa mai đối với một cơ chế từng đề ra mục tiêu thảo luận giữa các thành viên về những biện pháp thực tế để hợp tác trên biển, nhằm giảm bớt căng thẳng và dự phòng xung đột.
Theo nhận định của The Diplomat, thái độ của Bắc Kinh nhận chìm hồ sơ Biển Đông đã củng cố thêm thái độ trong khu vực về thực tâm của Trung Quốc trong việc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử.
Lý do rất đơn giản, Bắc Kinh không muốn bị một văn bản chính thức trói tay trong tham vọng khống chế toàn bộ Biển Đông.
Mặt khác, Trung Quốc cũng không muốn « quốc tế hóa » tranh chấp Biển Đông, để có thể bắt chẹt các nước Đông Nam Á nhỏ yếu hơn đang tranh chấp với mình, dưới chiêu bài thương thuyết song phương.
Năm Ất Mùi, dê cừu lẫn lộn
Theo RFI-Thanh Phương
Ngày 18-02-2015 14:35
Ngày mai là mùng Một Tết Nguyên Đán. Đối với người Việt chúng ta thì không có gì lẫn lộn, năm nay là năm Ất Mùi, tức là năm con Dê. Đối với người Hoa thì cũng vậy, năm nay là năm con Dương, nhưng khỗ nỗi trong tiếng Tàu chữ « Dương » tuy viết khác nhau, nhưng đọc giống nhau, vừa chỉ con dê, vừa chỉ con cừu. Thành ra cứ mỗi 12 năm khi hết một con giáp, đến năm Mùi là dân nước ngoài lại lẫn lộn dê cừu, chẳng biết đường nào mà lần.
Tìm trên mạng ta sẽ thấy ngay là giữa tiếng Anh với tiếng Pháp có sự tréo ngoe. Trong tiếng Anh thì có người gọi năm nay là « year of the sheep », năm con Cừu, người khác thì gọi là « year of goat », năm con Dê, nhưng đa số thiên về năm con Cừu hơn. Ngược lại, trong tiếng Pháp thì đa số người ta gọi năm nay là « année de la chèvre », năm con Dê. Nhưng thỉnh thoảng cũng có thấy người viết là « année du bouc », năm con Dê đực !
Chuyện con giáp năm nay lại còn rối rắm hơn đối với người ngoại quốc vì bưu điện Trung Quốc cũng « linh tinh » không kém, phát hành các con tem hình con Dê lẫn con Cừu.
Ngay cả các chuyên gia về truyền thống dân gian và về chiêm tinh cũng nhức đầu về chuyện này. Một chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Bắc Kinh về Văn hóa và Lịch sử, giải thích với AFP rằng chữ « Dương » không hẳn là chỉ loài Dê hay Cừu, mà có một nghĩa trừu tượng, theo nghĩa tích cực. Một chuyên gia dân tộc học của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cũng xác nhận « Dương » là biểu tượng cho sự may mắn, cho tài lộc và nói chung là những điều tích cực.
Thật ra nguồn gốc của những con giáp xuất phát từ thời rất xa xưa, từ thời nhà Thương, tức là khoảng 1550 đến 1050 trước Công nguyên. Từ thời đó dân làng đã dùng chữ « Dương » để chỉ con dê lẫn con cừu, những con vật mà họ sử dụng để cúng tế như nhau. Hai con vật này đã được thuần hóa ở Trung Quốc từ rất lâu. Nhưng theo một chuyên gia Trung Quốc, được Tân Hoa Xã trích dẫn, nếu chúng ta xem chiêm tinh Trung Hoa là một truyền thống của sắc tộc Hán, thì chữ « Dương » phần nhiều là để chỉ con con dê, vì đó là gia súc phổ biến nhất nơi người Hán.
Dù là Dê hay Cừu thì năm nay không được xem là năm tốt, vì Dê/Cừu bị xem là không năng động, mạnh mẽ bằng Rồng hay Ngựa. Nhiều bà mẹ tương lai ở Trung Quốc đã cố sinh con trước ngày mồng Một Tết 19/02, để con của họ không mang tuổi Dê/Cừu, sẽ không được may mắn trong cuộc sống. Thành ra các bệnh viện phụ sản ở Trung Quốc trong mấy tháng qua đầy nghẹt các bà nằm rên la rặn đẻ !
Tờ nhật báo The South China Morning Post cho biết là tỷ lệ đẻ mổ ở Singapore và Hồng Kông đã tăng vọt trong thời gian qua, mỗi ngày có đến 4 ca, trong khi bình thường mỗi tuần chỉ có hai ca.
Ngoài Dê/Cừu, dân ngoại quốc cũng thường bị rối trí vì một số con giáp khác. Chẳng hạn như năm con Trâu ( Sửu ) của người Việt chúng ta lại là năm con Bò đối với một số người Tàu, bên ta là năm con Mèo ( Mẹo ) thì người Hoa lại gọi là năm con Thỏ. Mà ngay cả người Tàu có khi cũng gọi là năm con Thỏ rừng. Lý do tại sao thì có Trời mới biết !
Ngày 18-02-2015 14:35
DR
Ngày mai là mùng Một Tết Nguyên Đán. Đối với người Việt chúng ta thì không có gì lẫn lộn, năm nay là năm Ất Mùi, tức là năm con Dê. Đối với người Hoa thì cũng vậy, năm nay là năm con Dương, nhưng khỗ nỗi trong tiếng Tàu chữ « Dương » tuy viết khác nhau, nhưng đọc giống nhau, vừa chỉ con dê, vừa chỉ con cừu. Thành ra cứ mỗi 12 năm khi hết một con giáp, đến năm Mùi là dân nước ngoài lại lẫn lộn dê cừu, chẳng biết đường nào mà lần.
Tìm trên mạng ta sẽ thấy ngay là giữa tiếng Anh với tiếng Pháp có sự tréo ngoe. Trong tiếng Anh thì có người gọi năm nay là « year of the sheep », năm con Cừu, người khác thì gọi là « year of goat », năm con Dê, nhưng đa số thiên về năm con Cừu hơn. Ngược lại, trong tiếng Pháp thì đa số người ta gọi năm nay là « année de la chèvre », năm con Dê. Nhưng thỉnh thoảng cũng có thấy người viết là « année du bouc », năm con Dê đực !
Chuyện con giáp năm nay lại còn rối rắm hơn đối với người ngoại quốc vì bưu điện Trung Quốc cũng « linh tinh » không kém, phát hành các con tem hình con Dê lẫn con Cừu.
Ngay cả các chuyên gia về truyền thống dân gian và về chiêm tinh cũng nhức đầu về chuyện này. Một chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Bắc Kinh về Văn hóa và Lịch sử, giải thích với AFP rằng chữ « Dương » không hẳn là chỉ loài Dê hay Cừu, mà có một nghĩa trừu tượng, theo nghĩa tích cực. Một chuyên gia dân tộc học của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cũng xác nhận « Dương » là biểu tượng cho sự may mắn, cho tài lộc và nói chung là những điều tích cực.
Thật ra nguồn gốc của những con giáp xuất phát từ thời rất xa xưa, từ thời nhà Thương, tức là khoảng 1550 đến 1050 trước Công nguyên. Từ thời đó dân làng đã dùng chữ « Dương » để chỉ con dê lẫn con cừu, những con vật mà họ sử dụng để cúng tế như nhau. Hai con vật này đã được thuần hóa ở Trung Quốc từ rất lâu. Nhưng theo một chuyên gia Trung Quốc, được Tân Hoa Xã trích dẫn, nếu chúng ta xem chiêm tinh Trung Hoa là một truyền thống của sắc tộc Hán, thì chữ « Dương » phần nhiều là để chỉ con con dê, vì đó là gia súc phổ biến nhất nơi người Hán.
Dù là Dê hay Cừu thì năm nay không được xem là năm tốt, vì Dê/Cừu bị xem là không năng động, mạnh mẽ bằng Rồng hay Ngựa. Nhiều bà mẹ tương lai ở Trung Quốc đã cố sinh con trước ngày mồng Một Tết 19/02, để con của họ không mang tuổi Dê/Cừu, sẽ không được may mắn trong cuộc sống. Thành ra các bệnh viện phụ sản ở Trung Quốc trong mấy tháng qua đầy nghẹt các bà nằm rên la rặn đẻ !
Tờ nhật báo The South China Morning Post cho biết là tỷ lệ đẻ mổ ở Singapore và Hồng Kông đã tăng vọt trong thời gian qua, mỗi ngày có đến 4 ca, trong khi bình thường mỗi tuần chỉ có hai ca.
Ngoài Dê/Cừu, dân ngoại quốc cũng thường bị rối trí vì một số con giáp khác. Chẳng hạn như năm con Trâu ( Sửu ) của người Việt chúng ta lại là năm con Bò đối với một số người Tàu, bên ta là năm con Mèo ( Mẹo ) thì người Hoa lại gọi là năm con Thỏ. Mà ngay cả người Tàu có khi cũng gọi là năm con Thỏ rừng. Lý do tại sao thì có Trời mới biết !
Đoàn Huy Chương đón giao thừa trong cùm
Thành viên Lao Động Việt bị cấm thăm nuôi và không cho gởi quà trong những ngày Tết Nguyên Đán!
Trương Minh Đức (Danlambao) - Thông tin mới nhất của chị Chiêm Tường Mạnh - vợ của anh Đoàn Huy Chương - vào lúc 8 giờ 40 sáng nay 16-02 (28 âm lịch) khi chị Mạnh vào thăm gặp anh Đoàn Huy Chương thì đã bị công an trại giam từ chối không cho thăm gặp, không cho phép gởi quà với lý do CA cho biết là anh Chương bị kỷ luật. CA đưa lý do kỷ luật là vì anh Chương đánh nhau gây thương tích cho ai đó!?
Tôi từng là tù nhân lương tâm đã có thời gian hơn 02 năm ở trại tù K2 Xuân Lộc nên đã quá rõ việc cấm thăm gặp khi trại giam có chính sách đàn áp, buộc nhận tội hoặc phản đối chính sách hà khắc của trại thì tức khắc bị công an. Trại giam cấm thăm gặp rồi tạo ra cái cớ để báo lại cho gia đình nhằm không cho tiếp xúc nhằm ém nhẹm thông tin của các tù nhân bất đồng chính kiến bên trong trại giam.
Theo nguyên tắc và minh bạch chuyện hư thực thì cán bộ trại giam muốn cấm thăm gặp phải đưa cho người nhà tù nhân 1 biên bản lý do kỷ luật, kỷ luật bao nhiêu ngày... nhưng khi chị Tường Mạnh hỏi cán bộ trại giam về biên bản kỷ luật thì CA trại bảo là không có! Và còn nói rằng việc đánh nhau là bình thường đâu có biên bản! Đồng thời cán bộ trại giam Xuân Lộc đuổi chị Tường Mạnh ra ngoài sân không cho chị có quyền khiếu nại gì cả!
Đoàn Huy Chương |
Anh Đoàn Huy Chương từng bị giam chung với tôi tại trại K4 Xuân Lộc hơn 1 năm nên tôi biết rất rõ về tính tình anh ấy rất dung hòa với anh em tù thường phạm, được nhiều anh em yêu quý. Do đó, việc anh Chương bị kỷ luật về việc đánh nhau là điều khó tin! Càng lại có nhiều nghi vấn khi trại giam không có biên bản sự việc để cho gia đình rõ ràng và đây có phải là kịch bản do trại dựng lên... như trường hợp anh Phạm Bá Hải cũng từng bị cúp thăm nuôi vào năm 2009 tại K2 Xuân Lộc.
Giao thừa năm nay anh Chương phải nằm trong nhà kỷ luật với chiếc quần ngắn mong manh, không được mặc áo và quần dài, không chăn màn, không ánh điện, 1 vắt cơm nhỏ trộn với muối, nước uống bị giới hạn chỉ có 1 cốc khoảng 50mml sau khi ăn. Đó là khẩu phần cho tù nhân bị cùm chân trong cái gọi là nhà kỷ luật, cho thấy luật lệ của csVN đã coi thường mạng sống, sức khỏe của tù nhân trong khi nhà cầm quyền VN đã ký kết là một thành viên trong hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc?
Vào ngày 15-2, theo thông tin từ những tù nhân tại trại giam Xuyên Mộc vừa hết án tù cho biết anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng - thành viên Lao Động Việt, và các tù nhân bất đồng chính kiến cùng trại đang làm đơn phản đối chính sách của trại giam đến các tổ chức nhân quyền và Tổng cục 8 về cách đối xử hà khắc của trại giam dùng cửa 2 lớp có tính chất gây ngạt, làm tổn hại trầm trọng đến sức khỏe của những tù nhân bất đồng chính kiến nhằm khủng bố tinh thần và thể xác!
Anh em tù nhân lương tâm cũng thông tin cho biết là nếu không được giải quyết thì tết này anh em TNLT sẽ từ chối nhận thực phẩm của trại cung cấp.
40 năm vẫn còn: Mỏ dầu Bạch Hổ
“Saigon 24 tháng 2 (VTX) - Hôm nay, Thứ Hai, 24 tháng 2 năm 1975, lúc 15 giờ, Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Văn Thiệu đã rời Saigon đi quan sát giếng Bạch Hổ-1X do tàu khoan Glomar IV khoan cách Saigon chừng 200 cây số về hướng Ðông Nam trên thềm lục địa Việt Nam.
“Ðược biết vào ngày 11 tháng 2, 1975, một cuộc thử nghiệm sản xuất sơ khởi đầu tiên của giếng thực hiện tại độ sâu 9250 bộ đã đo được một khối lượng là 430 thùng dầu thô (68,000 lít) và 200,000 bộ khối khí thiên nhiên mỗi ngày.
“Vào ngày 18 tháng 2, 1975 vừa qua, cuộc thử nghiệm thứ nhì được thực hiện ở nhiều lớp đá từ độ sâu 9084 đến 9174 bộ. Lưu lượng chảy lên đo được là 2,400 thùng dầu thô (384,000 lít) và 860,000 bộ khối khí thiên nhiên mỗi ngày.
“Tổng thống đã lần lượt quan sát các hoạt động của tàu khoan và thăm hỏi các chuyên viên Việt Nam cũng như ngoại quốc đang phục vụ tại đây.
“Trước khi ra về, tổng thống đã dùng giải khát và chụp hình lưu niệm với các chuyên viên trên tàu khoan Glomar. Cuộc viếng thăm chấm dứt và tổng thống đã về đến Saigon lúc 18 giờ 15 cùng ngày.
“Cùng tham dự với tổng thống hôm nay có Thủ Tướng Chính Phủ Trần Thiện Khiêm, ông Tổng Trưởng Kế Hoạch Nguyễn Tiến Hưng, ông Tổng Cục Trưởng Dầu Hỏa và Khoáng Sản Trần Văn Khởi, và ông Tổng Giám Ðốc Mobil Vietnam Peter Gelpke.”
Thông thường, sau khi đã tìm được mỏ dầu có dung lượng lớn như vậy, công ty Mobil sẽ khoan thêm một giếng thăm dò nhằm xác định chi tiết và giới hạn của mỏ dầu; sau đó sẽ định vị trí tối hảo để đặt một giàn sản xuất cố định, từ đó sẽ khoan nghiêng nhiều giếng tới các mạch dầu, đưa lên sản xuất, Các ước lượng sơ khởi của Mobil lúc bấy giờ cho biết có thể bắt đầu sản xuất và xuất cảng dầu trong năm 1977 - trung bình là giữa năm, ráng sớm được thì đầu năm, trễ thì cuối năm.
(Lịch Sử Ngành Dầu Khí Việt Nam, trang 147 tập I)
Tiếp thu
Vốn đã theo dõi những tiến triển trong công tác tìm dầu ở miền Nam nên sau ngày Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đầu hàng thì chính phủ Cộng Sản đã nhanh chóng đưa người vào tiếp thu Tổng Cục Dầu Hỏa và Khoáng Sản.
Theo tài liệu trong bộ Lịch Sử Ngành Dầu Khí Việt Nam của Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia - Sự Thật, Hà Nội - 2011) thì có hai đoàn đi tiếp thu. Ðoàn đầu tiên đến trụ sở của Tổng Cục vào ngày 13 tháng 5, 1975 và đã thu thập được nguyên vẹn các hợp đồng đã ký kết, các tài liệu kỹ thuật, các phúc trình của công ty dầu, và ngay cả hai thùng phuy dầu thô mới lấy từ giếng Bạch Hổ 1X. Ðoàn thứ hai đến Saigon ngày 15 tháng 6, 1975, và sau ba tháng làm việc đã làm báo cáo tổng hợp đầu tiên về triển vọng dầu khí và tiềm năng trữ lượng ở thềm lục đia miền Nam: đánh giá sơ bộ cho thấy tiềm năng “là rất lớn.”
Ngày 20 tháng 7, 1975, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản họp lần đầu tiên ở Saigon để xác định đường lối phát triển ngành dầu khí Việt Nam, rồi sau đó ra nghị quyết triển khai thăm dò dầu khí trên khắp cả nước. Mục tiêu nhắm tới là sớm bắt đầu khai thác ở thềm lục địa từ năm 1980-1981, dự kiến sản xuất dầu được 3-5 triệu tấn (1 tấn là khoảng 7 thùng), tăng lên tới 17-22 triệu tấn năm 1985, rồi 47-52 triệu tấn năm 1990. Lô Bạch Hổ và các lô tốt khác được giữ làm dự trữ quốc gia; các lô còn lại sẽ đưa ra hợp tác.
Giậm chân tại chỗ
Nhưng rồi lực bất tòng tâm.
Tự làm lấy thì không được - không máy móc không dụng cụ, không kỹ thuật, không cả tài chánh; mà kêu gọi Tây phương đầu tư thì xúc tiến làm sao, phương thức nào - cả nước chưa đủ ai am hiểu chi tiết vận hành của kỹ nghệ dầu khí tây phương. Mặt khác, kỹ thuật dầu khí tây phương vẫn do Hoa Kỳ chế ngự và chi phối từ bao lâu nay, mà nay Mỹ thi hành cấm vận đối với Việt Nam thì hoạt động dầu khí sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong 5 năm đầu, Việt Nam đã lúng túng không làm được gì nhiều trong công tác tìm dầu, và không xúc tiến được gì thêm ở Bạch Hổ:
1975: Xây dựng tổ chức Tổng Cục Dầu Khí; thăm dò trên đất liền; đàm phán với công ty ngoại quốc về thăm dò trên thềm lục địa miền Nam.
1976: Tiếp tục xây dựng và ổn định tổ chức; phát hiện dầu không có giá trị công nghiệp ở miền Bắc; tiếp tục khảo sát địa vật lý ở nội địa miền Nam; xây dựng cơ sở dịch vụ dầu khí Vũng Tàu.
1977: Thành lập PetroVietnam; tiếp tục thăm dò trên đất liền;vay vốn của Na Uy làm địa vật lý; ký hợp đồng khảo sát địa vật lý; ký thỏa thuận nguyên tắc với ba công ty Deminex (Ðức), Agip (Ý) và Bow Valley (Gia Nã Ðại).
1978: Tiếp tục bổ sung thay đổi tổ chức; làm địa chấn và khoan 4 giếng tìm kiếm trên đất liền; ký hợp đồng dầu khí với Deminex, Agip, và Bow Valley.
1979: Nghiên cứu địa chất tổng thể, khoan 9 giếng ở đất liền, không kết quả; ba công ty Ðức-Ý-Gia Nã Ðại hoàn thành 9 giếng ở thềm lục địa miền Nam, có phát hiện dầu khí nhưng không có giá trị thương mại.
1980: Ðánh giá trữ lượng mỏ khí Tiền Hải; sau khi khoan 5 giếng, quyết định ngưng thăm dò ở đồng bằng Cửu Long; ba công ty Ðức-Ý-Gia Nã Ðại khoan thêm ba giếng, có gặp dầu khí nhưng không có giá trị thương mại; chấm dứt hoạt động, rút khỏi VN. Hợp tác với Liên Xô.
Tổng kết 5 năm: “Nhìn chung, đã đánh giá quá cao về triển vọng dầu khí; quan điểm tự lực trong công tác thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài biển chưa có tính khả thi về vốn, cán bộ, và công nghệ.” (sách đã dẫn, trang 551 tập III).
Không sớm đi với Mỹ
Thời gian dầu khí VN giậm chân tại chỗ cũng là mấy năm VN qua lại với Mỹ về chuyện thiết lập quan hệ bình thường.
Sau khi Bắc Việt đánh chiếm miền Nam, thống nhất Việt Nam (VN), Hoa Kỳ đã ngưng bỏ mọi liên hệ và áp đặt cấm vận đối với VN,Có lẽ ít ai biết rõ về liên hệ Việt-Mỹ trong thời gian này bằng ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ Trưởng Ngoại Giao của VN. Trong hồi ức và suy nghĩ của mình, ông đã ghi lại những điểm chính của diễn tiến trong quan hệ đó, có thể tóm lược như sau:
Hơn một tháng sau khi chiếm cứ miền Nam, VN nhờ Liên Xô chuyển cho Mỹ một thông điệp miệng “tán thành có quan hệ tốt trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.” Mỹ trả lời ngay là không có thù hằn gì với VN ;
Sau đó, VN gởi thông điệp nhắn với Mỹ: “Nghĩa vụ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng sau chiến tranh theo tinh thẩn Ðiều 22 của Hiệp Ðịnh Paris sẽ tạo điều kiện lập quan hệ bình thường”;
Qua năm 1976, Mỹ nhờ Liên Xô nhắn với VN nên bỏ qua chuyện quá khứ và cùng phát triển cơ sở cho một quan hệ mới; VN gởi công hàm nói rõ cần giải quyết hai vấn đề bồi thường chiến tranh và người Mỹ mất tích (MIA, missing in action) mới đi tới bình thường quan hệ.Mỹ khẳng định sẵn sàng sớm có thảo luận, nhưng việc VN tự ý lọc lựa điều khoản hiệp định để đòi thi hành (selective application of past agreements) là không đem lại kết quả xây dựng.
Tình hình nhùng nhằng cho tới khi Jimmy Carter nhiệm chức đầu năm 1977. Ngay từ đầu, chính phủ Carter coi mối quan hệ với VN là lợi ích chiến lược của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ đưa ngay đề nghị (i) VN báo cho Mỹ biết tin về MIA, (ii) Mỹ chấp nhận VN vào Liên Hiệp Quốc và lập quan hệ đầy đủ, (iii) Mỹ có thể đóng góp khôi phục VN bằng hợp tác kinh tế. Nhưng VN không chịu.
Ngay cả sau khi Mỹ rút bỏ việc phủ quyết để thuận nhận VN vào Liên Hiệp Quốc, VN vẫn nhất định đòi phải có 3.2 tỉ đô-la.
Ðầu năm 1978, Mỹ “chơi lá bài Trung Quốc,” xúc tiến bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và gác sang bên chuyện liên hệ với VN.Ðến cuối năm 1978, khi VN rút bỏ đòi hỏi 3.2 tỉ đô-la thì đã muộn. Sở dĩ Mỹ còn nói chuyện với VN là chỉ nhằm làm VN chập chững trong quan hệ với Liên Xô và trong vấn đề Campuchia.
Qua năm 1979, đàm phán Mỹ Việt tan vỡ do cuộc xâm lăng Campuchia của VN, và cũng từ đó Mỹ gắn vấn đề quan hệ Việt-Mỹ với quá trình giải quyết vấn đề Campuchia.
Ông Trần Quang Cơ nhận định rằng Mỹ đã quyết định dứt bỏ đàm phán từ khi VN tham gia khối COMECON rồi ký hiệp ước hữu nghị với Liên Xô tháng 11 năm 1978.
Ði với Liên Xô/Nga
Các diễn tiến cho thấy cùng với hiệp ước hữu nghị cuối năm 1978 là ý hướng đi với Liên Xô khai thác dầu khí ở ngoài khơi.
Ngay từ trong năm 1979, một đoàn cấp cao VN đã đi thăm và làm việc ở Liên Xô, bàn về “hợp tác toàn diện từ khâu đầu tới khâu cuối, cả trên đất liền, biển nông và thềm lục địa.”
Cuối năm 1979, tổng bí thư Lê Duẩn gởi thư cho Tổng Bí Thư Leonid Brezhnev đề nghị đảng Cộng Sản và chính phủ Liên Xô giúp xây dựng ngành dầu khí VN và khai thác dầu khí trong thềm lục địa miền Nam VN, rồi sau đó đích thân cầm đầu một phái đoàn đi Liên Xô ký một hiệp định nguyên tắc. Năm 1981 hai bên ký hiệp định thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Việt-Xô.
Tuy có nhiều đợt đàm phán ở nhiều cấp, thực chất hiệp định 1981 hoàn toàn do phía Nga chi phối và bao trùm:
Có người phía Liên Xô nói với đoàn VN: “Thôi chúng ta không bàn nữa; tôi thông báo với các đồng chí biết là hai Bộ Chính Trị đã thông qua nội dung hiệp định rồi”; “Tôi tham gia nhiều văn kiện, hiệp định, nhưng với hiệp định này thì cái dấu phẩy cũng không thay đổi được” “Chúng ta cứ ký đi rồi sau này sẽ xem xét thay đổi” (sđd trang 203, tập I).
Hiệp định một chiều
Ngay từ đầu, chuyên viên VN đã thấy hiệp định Việt-Xô 1981 có những bất lợi rõ ràng:
Hiệp định không có thời hạn;
Ðối tượng là toàn bộ thềm lục địa VN làm VN bị trói tay, mất quyền chủ động trong việc phát triển dầu khí;
Ðiều bất hợp lý lớn nhất là Xí Nghiệp Liên Doanh không chịu trách nhiệm về sự làm ăn thua lỗ của mình; mọi thua lỗ phía VN phải gánh chịu, còn phía Liên Xô vẫn thu được một nửa lợi nhuận tự do, không dưới 15% vốn đầu tư bỏ ra - vốn đầu tư càng lớn thì thu lợi nhuận càng nhiều.Tính toán cho thấy với cơ chế này, đến năm 2000, khai thác tổng cộng được 41.5 triệu tấn dầu thô thì phải trả Liên Xô 31.5 triệu tấn, còn lại 10 triệu tấn không đủ bù đắp chi phí sản xuất, ngoài ra ta còn nợ thêm Liên Xô 2 tỉ rúp. (sđd trang 89, tập II)
Sửa đổi hiệp định
Khởi sự từ năm 1987, phải sau tám kỳ đàm phán trong bốn năm, việc sửa đổi hiệp định cũ mới hoàn tất, thay thế bằng hiệp định mới ký năm 1991, như là một biểu tượng của bắt đầu sự nghiệp đổi mới ở cả Liên Xô lẫn VN.
Hiệp định mới đã đặt đúng tương quan giữa VN là một quốc gia chủ tài nguyên và Xí Nghiệp Liên Doanh VietSovPetro (VSP) là một công ty tìm kiếm, khai thác và dịch vụ dầu khí:
Xóa bỏ cơ chế bao cấp; VSP hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, phải đóng thuế tài nguyên, thuế lợi tức và thuế chuyển tiền lời về Nga;
Giới hạn khu vực hoạt động trong ba lô, chủ yếu là lô Bạch Hổ;
Thời hạn hiệu lực là 20 năm kể từ 1-1-1991, kết thúc ngày 31 tháng 12, 2010. Mới đây, hiệp định được gia hạn đến cuối năm 2030, với thay đổi quan trọng là phía VN từ nay chiếm 51% và phía Nga còn 49% của VSP.
Tổng giám đốc VSP là công dân VN; phía Nga có nhiệm vụ đào tạo và chuyển giao các chức vụ trọng yếu cho phía VN.
Nhờ những thay đổi này, và nhờ sản lượng ở Bạch Hổ tăng nhanh nên tính đến năm 2006 thì VSP đã xuất khẩu được hơn 32 tỉ đô-la dầu thô, nộp ngân sách VN 20 tỉ, lợi nhuận phía Nga là 6 tỉ. Tính trung bình phần nộp ngân sách nhà nước chiếm tới 25% tổng thu ngoại tệ hàng năm. Phía VN đã thu hồi vốn vào năm 1993 và phía Nga thu hồi vốn vào năm 1996. (sđd, trang 121 tập II).
Bước đầu khai thác Bạch Hổ: thất vọng
Ưu tiên hàng đầu của VSP là sớm khai thác mỏ Bach Hổ, dựa trên các dữ kiện từ giếng Bạch Hổ 1X khoan từ năm 1975, và các tài liệu địa chấn mới thu thập gần đây. Nhằm sớm sản xuất, VSP không chờ khoan thêm một giếng tìm kiếm để xác định chi tiết mỏ dầu, một phần vì không ai có ngoại tệ để thuê giàn khoan di động, và một phần vì Liên Xô đang đóng một giàn di động cho cả Xakhalin và VN, mà phải qua 1983 mới đóng xong. Thay vào đó, VSP quyết định sẽ sớm khai thác mỏ Bạch Hổ bằng hai giàn cố định MSP1 và MSP2, với 6 giếng BH-1, 2, 3, 4, 5, 6. Phía Nga rất lạc quan về tiềm năng của Bạch Hổ.
Cuối năm 1983, VSP bắt đầu khoan giếng đầu tiên BH-5 gần vị trí của giếng Bạch Hổ 1X trước đây. Qua tháng 5 năm 1984, giếng phát hiện dầu trong lớp trầm tích như trước, Cả nước vui mừng. Nhưng lưu lượng lại chỉ có 20 tấn/ngày, (1 tấn là khoảng 7 thùng) chỉ bằng 1/15 lưu lượng công ty Mobil công bố. Mà lại không thấy gì sai sót khi khoan hay khi thử.VSP băn khoăn không biết tại sao.
Giữa năm 1985, giếng BH-1 khởi sự khoan từ giàn cố định MSP1 - vừa khai thác vừa thăm dò. Giếng nhắm khoan tới mục tiêu dự liệu (tầng 23), cộng sâu thêm 5% theo như thông lệ cho các giếng tìm kiếm của Liên Xô. Qua tầng 23, tiếp tục khoan thì gặp dấu hiệu của tầng đá móng, nhưng thấy có biểu hiện dầu nên vẫn khoan tiếp cho đến khi mất nhiều bùn khoan, phải dùng vỏ trấu trám giếng. Thử vỉa tầng sâu này thì không thấy dầu, sau đó làm một cầu xi măng ngăn cách để sản xuất tầng 23:Dòng dầu Bạch Hổ đầu tiên chảy về tàu chứa dầu ngày 26-6-1986 là một dấu mốc lịch sử. Nhưng sản lượng vỏn vẹn chỉ có hơn 100 tấn/ngày, mà áp suất lại thấp. VSP bắt đầu lo ngại.
Giếng thứ hai từ MSP1 không chảy dầu; những giếng tiếp tục từ MSP1 cũng không cho dòng tốt hơn BH-1; thêm vào đó, tầng 23 lại như mỏng dần và biến mất về phia MSP2 đang lắp ráp.Tư tưởng hoang mang, bi quan, chán nản bắt đầu lan rộng qua nhiều người.
Chỉ sau 4 tháng sản xuất, áp suất ở giếng BH-1 đã mất đi một nửa; sản lượng toàn bộ giàn sản xuất MSP1 chưa đến 100 tấn/ngày. “Nhìn ngọn lửa cháy leo lét ở đuốc giàn MSP mà không khỏi bùi ngùi!” (sđd,trang 287 tập I).
Tình hình nghiêm trọng đến độ nhiều chuyên gia cao cấp VSP bị đổi, và có người đặt vấn đề nên dừng khai thác Bạch Hổ và mở rộng tìm kiếm sang các lô khác.
VN thông cảm, cấp choVSP thêm ba lô nữa, trong đó có lô mỏ Ðại Hùng.
Khám phá vĩ đại: dầu trong tầng móng
Tiếp tục đánh giá trữ lượng, VSP khoan giếng BH-6 trong năm 1986 nhằm xác định giới hạn của các tầng Oligocen và tầng 23; mất gần chín tháng. Tầng 23 bị sét hóa, ít triển vọng, rồi qua tầng sét đen, đến tầng móng. Ngày 11 tháng 5, 1987 tiến hành thử giếng: kết quả dòng dầu có lưu lượng đạt tới 500 tấn/ngày từ đáy của BH-6.
Ai cũng ngạc nhiên, không biết chắc dầu từ đâu tới. Lúc đó chưa có ai nghĩ rằng tầng phong hóa của móng lại có lưu lượng cao như vậy, và trong các tài liệu địa chất hồi đó cũng ít thấy nói đến. Ngoài ra, trong bối cảnh cải tổ ở Liên Xô và đổi mới ở VN thì làm ăn phải có hiệu quả, cho nên việc có nên tiếp tục khai thác mỏ Bạch Hổ hay không trở nên gay gắt đối với VSP.
Trong khi đó giếng BH-1 được sửa chữa vì sản lượng giảm nhanh. Trong tiến trình sửa chữa có ý kiến cho rằng đối tượng sâu ở dưới tầng 23 thử gần 2 năm trước sở dĩ không cho dòng dầu là vì đã dùng quá nhiều trấu bít nhét chỗ mất bùn khoan, và đề nghị khoan lại tầng móng. Khoan lại một giếng sản xuất là một công tác có nhiều rủi ro, nhưng giếng đã được VSP khoan trở lại thành công. Khi rửa giếng ở đoạn cuối thì bất ngờ một dòng dầu lên mạnh, áp suất rất cao - lưu lượng không được đo chính xác nhưng ước lượng tới 2000 tần/ngày. Dầu tiếp tục phát hiện và khai thác sâu trong móng, từ đó VSP đã khẳng định thật sự có một mạch dầu mới, sản lượng cao trong tầng móng nứt nẻ ở mỏ Bạch Hổ.
Theo TS Ngô Thường San, người VN đầu tiên làm tổng giám dốc VSP và là chuyên gia gắn bó với khám khá đó: “Tên Bạch Hổ đã đi vào văn liệu dầu khí thế giới, được ghi nhận là mỏ dầu lớn nhất của VN đồng thời cũng là mỏ rất đặc trưng, có trữ lượng cực lớn (trên 500 triệu tấn trữ lượng tại chỗ) với sản lượng cao (trên 12 triệu tấn/năm) từ tầng chứa là đá móng nứt nẻ. Tính đến năm 2012, tầng đá móng đã sản xuất được hơn 200 triệu tấn dầu (khoảng 80% của cả nước), 26 tỉ mét khối khí và 6 triệu tấn LPG và condensate, trị giá tổng cộng hơn 50 tỉ đô-la. Ngoài Bạch Hổ và Rồng của VSP, hàng chục mỏ khác đã được phát hiện và sản xuất từ tầng đá móng trong thềm lục địa miền Nam, như Rạng Ðông, Hồng Ngọc, Sư Tử Ðen/Vàng/Nâu, Cá Ngừ Vàng, Ðồi Mồi, v.v.”
Trong website công ty, VSP cho rằng “việc phát hiện ra dầu khí ở tầng móng là một kết quả ngẫu nhiên, nhưng cũng là kết quả tất nhiên cho những quyết định mạnh dạn.” TS San thì cho rằng “nhờ VN kiên nhẫn mới phát hiện ra dầu ở tầng móng.”
Nhiều chuyên gia làm việc với Mobil Oil hồi trước sau này cũng đồng ý đã “không thấy” được tầng móng lúc đó. Cũng có người theo dõi chuyện đã nhận xét rằng tầng móng thật ra đã được phát hiện lúc đầu ở giếng BH-1, nhưng vì khoan gặp trở ngại,dùng trấu chống mất bùn khoan làm hư giếng nên khi thử không có dòng; về sau khoan lại làm sạch giếng thì dầu phun lên ngay; mà sở dĩ giếng BH-1 khoan sâu hơn là nhờ có thêm 5% phòng hờ trong kế hoạch các giếng tìm kiếm của Nga!
Một đời sản xuất
Mỏ Bạch Hổ bắt đầu sản xuất từ năm 1986, và đã tiếp tục tăng nhanh đến gần 6 triệu tấn trong năm 1993. Trong thời gian này, mỏ hoạt động theo chế độ suy giảm tự nhiên, và tính đến cuối năm 1993 thì đã sản xuất được gần 20 triệu tấn.
Sau đó áp suất bắt đầu giảm, đòi hỏi phải áp dụng giải pháp duy trì áp suất bằng kỹ thuật bơm ép nước xuống phần đáy thân dầu. Do hiệu ứng tích cực của bơm ép nước, mức sản xuất đã tăng nhanh từ gần 6 triệu tấn năm 1993 lên đến đỉnh 12.1 triệu tấn/năm trong các năm 2001-2004. Tổng cộng sản xuất từ 1994 đến hết năm 2004 là gần 110 triệu tấn.
Sau khi đạt đỉnh, từ năm 2005 sản lượng dầu Bạch Hổ bắt đầu bước qua giai đoạn suy giảm cuối đời: càng nhiều giếng bị ngập nước, cột dầu giảm, áp suất giảm, và VSP phải liên tục áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm duy trì sản xuất và gia tăng hệ số thu hồi. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy mức sản xuất ở Bạch Hổ có thể suy giảm mỗi năm khoảng 20000 thùng ngày, tương đương với 1 triệu tấn một năm, cỡ 15%-20% một năm, một mức suy giảm tương đối cao.
Bình thường, sau giai đoạn bơm ép nước thì các mỏ dầu lớn có thể áp dụng các biện pháp cải tiến thu hồi dầu(enhanced oil recoveries, EOR), như bơm hơi nước nóng, bơm khí carbonic, hoặc bơm hóa phẩm. EOR đang được áp dụng ở các mỏ khổng lồ như West Texas và Prudhoe Bay ở Mỹ. Riêng đối với Bạch Hổ, thử thách lớn là VSP sẽ phải nghiên cứu, từ phòng thí nghiệm qua thử nghiệm ở mỏ, biện pháp EOR nào là hữu hiệu cho mỏ tầng móng đặc biệt này, trong nội dung một giá dầu thô bấp bênh.
Còn lại là biển sâu
Trong 8 tháng, VNCH đã cho khoan 6 giếng tìm dầu đầu tiên trong thềm lục địa VN: giếng Hồng chỉ thấy “dầu chết,” giếng Mía phức tạp không thấy nhắc nhở tới, hai giếng Dừa tìm thấy dầu khí, sau bao nhiêu năm vắng tiếng mới đây công ty Santos đã khai thác thương mại trong vùng Dừa; mỏ Ðại Hùng sau nhiều lần đổi chủ vẫn còn khai thác thương mại trong tay PetroVietnam; còn mỏ Bạch Hổ, lừng danh nhờ VietSovPetro khám phá tầng móng nứt nẻ, vẫn còn đóng góp thêm nhiều năm nữa.
Tính đến nay, ngoại trừ khí ở Tiền Hải, một mỏ khí nhỏ ở miền Bắc, tất cả dầu khí ở VN đều sản xuất từ thềm lục địa miền Nam. Sau nhiều năm đầu lúng túng, VN đã khai thác dầu khí thành công trong vùng biển này, từ khám phá và khai thác dầu khí ở tầng móng, tới sản xuất dầu khí ở khắp thềm lục địa miền Nam, tới tận dụng khí để phát điện và làm phân bón và hóa phẩm.
Cũng từ 40 năm nay, thế giới dầu khí đã lần lần đi xa ra biển sâu, trước là tìm kiếm, sau là khai thác, hàng loạt mỏ dầu khí khổng lồ, lúc đầu ở hàng trăm thước nước tới giờ đây ở hàng ngàn thước nước, không những chỉ ở vịnh Mexico của Mỹ, mà còn ở khắp các thềm lục địa lớn ở Nam Mỹ, Tây Phi, Ðông Phi, và ngay cả ở Biển Ðông. Trong khi đó, sau nhiều năm thụ động ở thềm lục địa, VN đã không làm được gì nhiều ở biển sâu. Mới đây có nghe về một chiến lược ở biển nhằm nâng cao đóng góp của biển trong tổng sản lượng GDP, nhưng cũng không thấy có chương trình gì cho biển sâu.
Sau 40 năm, VN đã thu hoạch nhiều kết quả rất khả quan trong dầu khí ở vùng nước cạn. VN sẽ cần phải đi nhiều bước dài và mạnh dạn mới bắt kịp thế giới trong dầu khí biển sâu.
Giữa lúc tài nguyên hạn hẹp vì sản xuất ở Bạch Hổ cạn dần và khi giá dầu thô hạ thấp, mà nói chuyện phát triển sách lược và chương trình thiết bị lâu dài cho dầu khí biển sâu thì thật là quá phức tạp. Nhưng may ra thì cũng chưa phải là quá trễ.
Theo Người Việt- 02-17- 2015 2:51:42 PM
Nguyên Phương
“Ðược biết vào ngày 11 tháng 2, 1975, một cuộc thử nghiệm sản xuất sơ khởi đầu tiên của giếng thực hiện tại độ sâu 9250 bộ đã đo được một khối lượng là 430 thùng dầu thô (68,000 lít) và 200,000 bộ khối khí thiên nhiên mỗi ngày.
“Vào ngày 18 tháng 2, 1975 vừa qua, cuộc thử nghiệm thứ nhì được thực hiện ở nhiều lớp đá từ độ sâu 9084 đến 9174 bộ. Lưu lượng chảy lên đo được là 2,400 thùng dầu thô (384,000 lít) và 860,000 bộ khối khí thiên nhiên mỗi ngày.
“Tổng thống đã lần lượt quan sát các hoạt động của tàu khoan và thăm hỏi các chuyên viên Việt Nam cũng như ngoại quốc đang phục vụ tại đây.
“Trước khi ra về, tổng thống đã dùng giải khát và chụp hình lưu niệm với các chuyên viên trên tàu khoan Glomar. Cuộc viếng thăm chấm dứt và tổng thống đã về đến Saigon lúc 18 giờ 15 cùng ngày.
“Cùng tham dự với tổng thống hôm nay có Thủ Tướng Chính Phủ Trần Thiện Khiêm, ông Tổng Trưởng Kế Hoạch Nguyễn Tiến Hưng, ông Tổng Cục Trưởng Dầu Hỏa và Khoáng Sản Trần Văn Khởi, và ông Tổng Giám Ðốc Mobil Vietnam Peter Gelpke.”
Thông thường, sau khi đã tìm được mỏ dầu có dung lượng lớn như vậy, công ty Mobil sẽ khoan thêm một giếng thăm dò nhằm xác định chi tiết và giới hạn của mỏ dầu; sau đó sẽ định vị trí tối hảo để đặt một giàn sản xuất cố định, từ đó sẽ khoan nghiêng nhiều giếng tới các mạch dầu, đưa lên sản xuất, Các ước lượng sơ khởi của Mobil lúc bấy giờ cho biết có thể bắt đầu sản xuất và xuất cảng dầu trong năm 1977 - trung bình là giữa năm, ráng sớm được thì đầu năm, trễ thì cuối năm.
(Lịch Sử Ngành Dầu Khí Việt Nam, trang 147 tập I)
Tiếp thu
Vốn đã theo dõi những tiến triển trong công tác tìm dầu ở miền Nam nên sau ngày Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đầu hàng thì chính phủ Cộng Sản đã nhanh chóng đưa người vào tiếp thu Tổng Cục Dầu Hỏa và Khoáng Sản.
Theo tài liệu trong bộ Lịch Sử Ngành Dầu Khí Việt Nam của Tập Ðoàn Dầu Khí Việt Nam (Nhà Xuất Bản Chính Trị Quốc Gia - Sự Thật, Hà Nội - 2011) thì có hai đoàn đi tiếp thu. Ðoàn đầu tiên đến trụ sở của Tổng Cục vào ngày 13 tháng 5, 1975 và đã thu thập được nguyên vẹn các hợp đồng đã ký kết, các tài liệu kỹ thuật, các phúc trình của công ty dầu, và ngay cả hai thùng phuy dầu thô mới lấy từ giếng Bạch Hổ 1X. Ðoàn thứ hai đến Saigon ngày 15 tháng 6, 1975, và sau ba tháng làm việc đã làm báo cáo tổng hợp đầu tiên về triển vọng dầu khí và tiềm năng trữ lượng ở thềm lục đia miền Nam: đánh giá sơ bộ cho thấy tiềm năng “là rất lớn.”
Ngày 20 tháng 7, 1975, Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản họp lần đầu tiên ở Saigon để xác định đường lối phát triển ngành dầu khí Việt Nam, rồi sau đó ra nghị quyết triển khai thăm dò dầu khí trên khắp cả nước. Mục tiêu nhắm tới là sớm bắt đầu khai thác ở thềm lục địa từ năm 1980-1981, dự kiến sản xuất dầu được 3-5 triệu tấn (1 tấn là khoảng 7 thùng), tăng lên tới 17-22 triệu tấn năm 1985, rồi 47-52 triệu tấn năm 1990. Lô Bạch Hổ và các lô tốt khác được giữ làm dự trữ quốc gia; các lô còn lại sẽ đưa ra hợp tác.
Giậm chân tại chỗ
Nhưng rồi lực bất tòng tâm.
Tự làm lấy thì không được - không máy móc không dụng cụ, không kỹ thuật, không cả tài chánh; mà kêu gọi Tây phương đầu tư thì xúc tiến làm sao, phương thức nào - cả nước chưa đủ ai am hiểu chi tiết vận hành của kỹ nghệ dầu khí tây phương. Mặt khác, kỹ thuật dầu khí tây phương vẫn do Hoa Kỳ chế ngự và chi phối từ bao lâu nay, mà nay Mỹ thi hành cấm vận đối với Việt Nam thì hoạt động dầu khí sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Trong 5 năm đầu, Việt Nam đã lúng túng không làm được gì nhiều trong công tác tìm dầu, và không xúc tiến được gì thêm ở Bạch Hổ:
1975: Xây dựng tổ chức Tổng Cục Dầu Khí; thăm dò trên đất liền; đàm phán với công ty ngoại quốc về thăm dò trên thềm lục địa miền Nam.
1976: Tiếp tục xây dựng và ổn định tổ chức; phát hiện dầu không có giá trị công nghiệp ở miền Bắc; tiếp tục khảo sát địa vật lý ở nội địa miền Nam; xây dựng cơ sở dịch vụ dầu khí Vũng Tàu.
1977: Thành lập PetroVietnam; tiếp tục thăm dò trên đất liền;vay vốn của Na Uy làm địa vật lý; ký hợp đồng khảo sát địa vật lý; ký thỏa thuận nguyên tắc với ba công ty Deminex (Ðức), Agip (Ý) và Bow Valley (Gia Nã Ðại).
1978: Tiếp tục bổ sung thay đổi tổ chức; làm địa chấn và khoan 4 giếng tìm kiếm trên đất liền; ký hợp đồng dầu khí với Deminex, Agip, và Bow Valley.
1979: Nghiên cứu địa chất tổng thể, khoan 9 giếng ở đất liền, không kết quả; ba công ty Ðức-Ý-Gia Nã Ðại hoàn thành 9 giếng ở thềm lục địa miền Nam, có phát hiện dầu khí nhưng không có giá trị thương mại.
1980: Ðánh giá trữ lượng mỏ khí Tiền Hải; sau khi khoan 5 giếng, quyết định ngưng thăm dò ở đồng bằng Cửu Long; ba công ty Ðức-Ý-Gia Nã Ðại khoan thêm ba giếng, có gặp dầu khí nhưng không có giá trị thương mại; chấm dứt hoạt động, rút khỏi VN. Hợp tác với Liên Xô.
Tổng kết 5 năm: “Nhìn chung, đã đánh giá quá cao về triển vọng dầu khí; quan điểm tự lực trong công tác thăm dò và khai thác dầu khí ở ngoài biển chưa có tính khả thi về vốn, cán bộ, và công nghệ.” (sách đã dẫn, trang 551 tập III).
Không sớm đi với Mỹ
Thời gian dầu khí VN giậm chân tại chỗ cũng là mấy năm VN qua lại với Mỹ về chuyện thiết lập quan hệ bình thường.
Sau khi Bắc Việt đánh chiếm miền Nam, thống nhất Việt Nam (VN), Hoa Kỳ đã ngưng bỏ mọi liên hệ và áp đặt cấm vận đối với VN,Có lẽ ít ai biết rõ về liên hệ Việt-Mỹ trong thời gian này bằng ông Trần Quang Cơ, nguyên Thứ Trưởng Ngoại Giao của VN. Trong hồi ức và suy nghĩ của mình, ông đã ghi lại những điểm chính của diễn tiến trong quan hệ đó, có thể tóm lược như sau:
Hơn một tháng sau khi chiếm cứ miền Nam, VN nhờ Liên Xô chuyển cho Mỹ một thông điệp miệng “tán thành có quan hệ tốt trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau.” Mỹ trả lời ngay là không có thù hằn gì với VN ;
Sau đó, VN gởi thông điệp nhắn với Mỹ: “Nghĩa vụ đóng góp hàn gắn vết thương chiến tranh và xây dựng sau chiến tranh theo tinh thẩn Ðiều 22 của Hiệp Ðịnh Paris sẽ tạo điều kiện lập quan hệ bình thường”;
Qua năm 1976, Mỹ nhờ Liên Xô nhắn với VN nên bỏ qua chuyện quá khứ và cùng phát triển cơ sở cho một quan hệ mới; VN gởi công hàm nói rõ cần giải quyết hai vấn đề bồi thường chiến tranh và người Mỹ mất tích (MIA, missing in action) mới đi tới bình thường quan hệ.Mỹ khẳng định sẵn sàng sớm có thảo luận, nhưng việc VN tự ý lọc lựa điều khoản hiệp định để đòi thi hành (selective application of past agreements) là không đem lại kết quả xây dựng.
Tình hình nhùng nhằng cho tới khi Jimmy Carter nhiệm chức đầu năm 1977. Ngay từ đầu, chính phủ Carter coi mối quan hệ với VN là lợi ích chiến lược của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương. Mỹ đưa ngay đề nghị (i) VN báo cho Mỹ biết tin về MIA, (ii) Mỹ chấp nhận VN vào Liên Hiệp Quốc và lập quan hệ đầy đủ, (iii) Mỹ có thể đóng góp khôi phục VN bằng hợp tác kinh tế. Nhưng VN không chịu.
Ngay cả sau khi Mỹ rút bỏ việc phủ quyết để thuận nhận VN vào Liên Hiệp Quốc, VN vẫn nhất định đòi phải có 3.2 tỉ đô-la.
Ðầu năm 1978, Mỹ “chơi lá bài Trung Quốc,” xúc tiến bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc và gác sang bên chuyện liên hệ với VN.Ðến cuối năm 1978, khi VN rút bỏ đòi hỏi 3.2 tỉ đô-la thì đã muộn. Sở dĩ Mỹ còn nói chuyện với VN là chỉ nhằm làm VN chập chững trong quan hệ với Liên Xô và trong vấn đề Campuchia.
Qua năm 1979, đàm phán Mỹ Việt tan vỡ do cuộc xâm lăng Campuchia của VN, và cũng từ đó Mỹ gắn vấn đề quan hệ Việt-Mỹ với quá trình giải quyết vấn đề Campuchia.
Ông Trần Quang Cơ nhận định rằng Mỹ đã quyết định dứt bỏ đàm phán từ khi VN tham gia khối COMECON rồi ký hiệp ước hữu nghị với Liên Xô tháng 11 năm 1978.
Ði với Liên Xô/Nga
Các diễn tiến cho thấy cùng với hiệp ước hữu nghị cuối năm 1978 là ý hướng đi với Liên Xô khai thác dầu khí ở ngoài khơi.
Ngay từ trong năm 1979, một đoàn cấp cao VN đã đi thăm và làm việc ở Liên Xô, bàn về “hợp tác toàn diện từ khâu đầu tới khâu cuối, cả trên đất liền, biển nông và thềm lục địa.”
Cuối năm 1979, tổng bí thư Lê Duẩn gởi thư cho Tổng Bí Thư Leonid Brezhnev đề nghị đảng Cộng Sản và chính phủ Liên Xô giúp xây dựng ngành dầu khí VN và khai thác dầu khí trong thềm lục địa miền Nam VN, rồi sau đó đích thân cầm đầu một phái đoàn đi Liên Xô ký một hiệp định nguyên tắc. Năm 1981 hai bên ký hiệp định thành lập Xí Nghiệp Liên Doanh Việt-Xô.
Tuy có nhiều đợt đàm phán ở nhiều cấp, thực chất hiệp định 1981 hoàn toàn do phía Nga chi phối và bao trùm:
Có người phía Liên Xô nói với đoàn VN: “Thôi chúng ta không bàn nữa; tôi thông báo với các đồng chí biết là hai Bộ Chính Trị đã thông qua nội dung hiệp định rồi”; “Tôi tham gia nhiều văn kiện, hiệp định, nhưng với hiệp định này thì cái dấu phẩy cũng không thay đổi được” “Chúng ta cứ ký đi rồi sau này sẽ xem xét thay đổi” (sđd trang 203, tập I).
Hiệp định một chiều
Ngay từ đầu, chuyên viên VN đã thấy hiệp định Việt-Xô 1981 có những bất lợi rõ ràng:
Hiệp định không có thời hạn;
Ðối tượng là toàn bộ thềm lục địa VN làm VN bị trói tay, mất quyền chủ động trong việc phát triển dầu khí;
Ðiều bất hợp lý lớn nhất là Xí Nghiệp Liên Doanh không chịu trách nhiệm về sự làm ăn thua lỗ của mình; mọi thua lỗ phía VN phải gánh chịu, còn phía Liên Xô vẫn thu được một nửa lợi nhuận tự do, không dưới 15% vốn đầu tư bỏ ra - vốn đầu tư càng lớn thì thu lợi nhuận càng nhiều.Tính toán cho thấy với cơ chế này, đến năm 2000, khai thác tổng cộng được 41.5 triệu tấn dầu thô thì phải trả Liên Xô 31.5 triệu tấn, còn lại 10 triệu tấn không đủ bù đắp chi phí sản xuất, ngoài ra ta còn nợ thêm Liên Xô 2 tỉ rúp. (sđd trang 89, tập II)
Sửa đổi hiệp định
Khởi sự từ năm 1987, phải sau tám kỳ đàm phán trong bốn năm, việc sửa đổi hiệp định cũ mới hoàn tất, thay thế bằng hiệp định mới ký năm 1991, như là một biểu tượng của bắt đầu sự nghiệp đổi mới ở cả Liên Xô lẫn VN.
Hiệp định mới đã đặt đúng tương quan giữa VN là một quốc gia chủ tài nguyên và Xí Nghiệp Liên Doanh VietSovPetro (VSP) là một công ty tìm kiếm, khai thác và dịch vụ dầu khí:
Xóa bỏ cơ chế bao cấp; VSP hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế độc lập, phải đóng thuế tài nguyên, thuế lợi tức và thuế chuyển tiền lời về Nga;
Giới hạn khu vực hoạt động trong ba lô, chủ yếu là lô Bạch Hổ;
Thời hạn hiệu lực là 20 năm kể từ 1-1-1991, kết thúc ngày 31 tháng 12, 2010. Mới đây, hiệp định được gia hạn đến cuối năm 2030, với thay đổi quan trọng là phía VN từ nay chiếm 51% và phía Nga còn 49% của VSP.
Tổng giám đốc VSP là công dân VN; phía Nga có nhiệm vụ đào tạo và chuyển giao các chức vụ trọng yếu cho phía VN.
Nhờ những thay đổi này, và nhờ sản lượng ở Bạch Hổ tăng nhanh nên tính đến năm 2006 thì VSP đã xuất khẩu được hơn 32 tỉ đô-la dầu thô, nộp ngân sách VN 20 tỉ, lợi nhuận phía Nga là 6 tỉ. Tính trung bình phần nộp ngân sách nhà nước chiếm tới 25% tổng thu ngoại tệ hàng năm. Phía VN đã thu hồi vốn vào năm 1993 và phía Nga thu hồi vốn vào năm 1996. (sđd, trang 121 tập II).
Bước đầu khai thác Bạch Hổ: thất vọng
Ưu tiên hàng đầu của VSP là sớm khai thác mỏ Bach Hổ, dựa trên các dữ kiện từ giếng Bạch Hổ 1X khoan từ năm 1975, và các tài liệu địa chấn mới thu thập gần đây. Nhằm sớm sản xuất, VSP không chờ khoan thêm một giếng tìm kiếm để xác định chi tiết mỏ dầu, một phần vì không ai có ngoại tệ để thuê giàn khoan di động, và một phần vì Liên Xô đang đóng một giàn di động cho cả Xakhalin và VN, mà phải qua 1983 mới đóng xong. Thay vào đó, VSP quyết định sẽ sớm khai thác mỏ Bạch Hổ bằng hai giàn cố định MSP1 và MSP2, với 6 giếng BH-1, 2, 3, 4, 5, 6. Phía Nga rất lạc quan về tiềm năng của Bạch Hổ.
Cuối năm 1983, VSP bắt đầu khoan giếng đầu tiên BH-5 gần vị trí của giếng Bạch Hổ 1X trước đây. Qua tháng 5 năm 1984, giếng phát hiện dầu trong lớp trầm tích như trước, Cả nước vui mừng. Nhưng lưu lượng lại chỉ có 20 tấn/ngày, (1 tấn là khoảng 7 thùng) chỉ bằng 1/15 lưu lượng công ty Mobil công bố. Mà lại không thấy gì sai sót khi khoan hay khi thử.VSP băn khoăn không biết tại sao.
Giữa năm 1985, giếng BH-1 khởi sự khoan từ giàn cố định MSP1 - vừa khai thác vừa thăm dò. Giếng nhắm khoan tới mục tiêu dự liệu (tầng 23), cộng sâu thêm 5% theo như thông lệ cho các giếng tìm kiếm của Liên Xô. Qua tầng 23, tiếp tục khoan thì gặp dấu hiệu của tầng đá móng, nhưng thấy có biểu hiện dầu nên vẫn khoan tiếp cho đến khi mất nhiều bùn khoan, phải dùng vỏ trấu trám giếng. Thử vỉa tầng sâu này thì không thấy dầu, sau đó làm một cầu xi măng ngăn cách để sản xuất tầng 23:Dòng dầu Bạch Hổ đầu tiên chảy về tàu chứa dầu ngày 26-6-1986 là một dấu mốc lịch sử. Nhưng sản lượng vỏn vẹn chỉ có hơn 100 tấn/ngày, mà áp suất lại thấp. VSP bắt đầu lo ngại.
Giếng thứ hai từ MSP1 không chảy dầu; những giếng tiếp tục từ MSP1 cũng không cho dòng tốt hơn BH-1; thêm vào đó, tầng 23 lại như mỏng dần và biến mất về phia MSP2 đang lắp ráp.Tư tưởng hoang mang, bi quan, chán nản bắt đầu lan rộng qua nhiều người.
Chỉ sau 4 tháng sản xuất, áp suất ở giếng BH-1 đã mất đi một nửa; sản lượng toàn bộ giàn sản xuất MSP1 chưa đến 100 tấn/ngày. “Nhìn ngọn lửa cháy leo lét ở đuốc giàn MSP mà không khỏi bùi ngùi!” (sđd,trang 287 tập I).
Tình hình nghiêm trọng đến độ nhiều chuyên gia cao cấp VSP bị đổi, và có người đặt vấn đề nên dừng khai thác Bạch Hổ và mở rộng tìm kiếm sang các lô khác.
VN thông cảm, cấp choVSP thêm ba lô nữa, trong đó có lô mỏ Ðại Hùng.
Khám phá vĩ đại: dầu trong tầng móng
Tiếp tục đánh giá trữ lượng, VSP khoan giếng BH-6 trong năm 1986 nhằm xác định giới hạn của các tầng Oligocen và tầng 23; mất gần chín tháng. Tầng 23 bị sét hóa, ít triển vọng, rồi qua tầng sét đen, đến tầng móng. Ngày 11 tháng 5, 1987 tiến hành thử giếng: kết quả dòng dầu có lưu lượng đạt tới 500 tấn/ngày từ đáy của BH-6.
Ai cũng ngạc nhiên, không biết chắc dầu từ đâu tới. Lúc đó chưa có ai nghĩ rằng tầng phong hóa của móng lại có lưu lượng cao như vậy, và trong các tài liệu địa chất hồi đó cũng ít thấy nói đến. Ngoài ra, trong bối cảnh cải tổ ở Liên Xô và đổi mới ở VN thì làm ăn phải có hiệu quả, cho nên việc có nên tiếp tục khai thác mỏ Bạch Hổ hay không trở nên gay gắt đối với VSP.
Trong khi đó giếng BH-1 được sửa chữa vì sản lượng giảm nhanh. Trong tiến trình sửa chữa có ý kiến cho rằng đối tượng sâu ở dưới tầng 23 thử gần 2 năm trước sở dĩ không cho dòng dầu là vì đã dùng quá nhiều trấu bít nhét chỗ mất bùn khoan, và đề nghị khoan lại tầng móng. Khoan lại một giếng sản xuất là một công tác có nhiều rủi ro, nhưng giếng đã được VSP khoan trở lại thành công. Khi rửa giếng ở đoạn cuối thì bất ngờ một dòng dầu lên mạnh, áp suất rất cao - lưu lượng không được đo chính xác nhưng ước lượng tới 2000 tần/ngày. Dầu tiếp tục phát hiện và khai thác sâu trong móng, từ đó VSP đã khẳng định thật sự có một mạch dầu mới, sản lượng cao trong tầng móng nứt nẻ ở mỏ Bạch Hổ.
Theo TS Ngô Thường San, người VN đầu tiên làm tổng giám dốc VSP và là chuyên gia gắn bó với khám khá đó: “Tên Bạch Hổ đã đi vào văn liệu dầu khí thế giới, được ghi nhận là mỏ dầu lớn nhất của VN đồng thời cũng là mỏ rất đặc trưng, có trữ lượng cực lớn (trên 500 triệu tấn trữ lượng tại chỗ) với sản lượng cao (trên 12 triệu tấn/năm) từ tầng chứa là đá móng nứt nẻ. Tính đến năm 2012, tầng đá móng đã sản xuất được hơn 200 triệu tấn dầu (khoảng 80% của cả nước), 26 tỉ mét khối khí và 6 triệu tấn LPG và condensate, trị giá tổng cộng hơn 50 tỉ đô-la. Ngoài Bạch Hổ và Rồng của VSP, hàng chục mỏ khác đã được phát hiện và sản xuất từ tầng đá móng trong thềm lục địa miền Nam, như Rạng Ðông, Hồng Ngọc, Sư Tử Ðen/Vàng/Nâu, Cá Ngừ Vàng, Ðồi Mồi, v.v.”
Trong website công ty, VSP cho rằng “việc phát hiện ra dầu khí ở tầng móng là một kết quả ngẫu nhiên, nhưng cũng là kết quả tất nhiên cho những quyết định mạnh dạn.” TS San thì cho rằng “nhờ VN kiên nhẫn mới phát hiện ra dầu ở tầng móng.”
Nhiều chuyên gia làm việc với Mobil Oil hồi trước sau này cũng đồng ý đã “không thấy” được tầng móng lúc đó. Cũng có người theo dõi chuyện đã nhận xét rằng tầng móng thật ra đã được phát hiện lúc đầu ở giếng BH-1, nhưng vì khoan gặp trở ngại,dùng trấu chống mất bùn khoan làm hư giếng nên khi thử không có dòng; về sau khoan lại làm sạch giếng thì dầu phun lên ngay; mà sở dĩ giếng BH-1 khoan sâu hơn là nhờ có thêm 5% phòng hờ trong kế hoạch các giếng tìm kiếm của Nga!
Một đời sản xuất
Mỏ Bạch Hổ bắt đầu sản xuất từ năm 1986, và đã tiếp tục tăng nhanh đến gần 6 triệu tấn trong năm 1993. Trong thời gian này, mỏ hoạt động theo chế độ suy giảm tự nhiên, và tính đến cuối năm 1993 thì đã sản xuất được gần 20 triệu tấn.
Sau đó áp suất bắt đầu giảm, đòi hỏi phải áp dụng giải pháp duy trì áp suất bằng kỹ thuật bơm ép nước xuống phần đáy thân dầu. Do hiệu ứng tích cực của bơm ép nước, mức sản xuất đã tăng nhanh từ gần 6 triệu tấn năm 1993 lên đến đỉnh 12.1 triệu tấn/năm trong các năm 2001-2004. Tổng cộng sản xuất từ 1994 đến hết năm 2004 là gần 110 triệu tấn.
Sau khi đạt đỉnh, từ năm 2005 sản lượng dầu Bạch Hổ bắt đầu bước qua giai đoạn suy giảm cuối đời: càng nhiều giếng bị ngập nước, cột dầu giảm, áp suất giảm, và VSP phải liên tục áp dụng các giải pháp công nghệ nhằm duy trì sản xuất và gia tăng hệ số thu hồi. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy mức sản xuất ở Bạch Hổ có thể suy giảm mỗi năm khoảng 20000 thùng ngày, tương đương với 1 triệu tấn một năm, cỡ 15%-20% một năm, một mức suy giảm tương đối cao.
Bình thường, sau giai đoạn bơm ép nước thì các mỏ dầu lớn có thể áp dụng các biện pháp cải tiến thu hồi dầu(enhanced oil recoveries, EOR), như bơm hơi nước nóng, bơm khí carbonic, hoặc bơm hóa phẩm. EOR đang được áp dụng ở các mỏ khổng lồ như West Texas và Prudhoe Bay ở Mỹ. Riêng đối với Bạch Hổ, thử thách lớn là VSP sẽ phải nghiên cứu, từ phòng thí nghiệm qua thử nghiệm ở mỏ, biện pháp EOR nào là hữu hiệu cho mỏ tầng móng đặc biệt này, trong nội dung một giá dầu thô bấp bênh.
Còn lại là biển sâu
Trong 8 tháng, VNCH đã cho khoan 6 giếng tìm dầu đầu tiên trong thềm lục địa VN: giếng Hồng chỉ thấy “dầu chết,” giếng Mía phức tạp không thấy nhắc nhở tới, hai giếng Dừa tìm thấy dầu khí, sau bao nhiêu năm vắng tiếng mới đây công ty Santos đã khai thác thương mại trong vùng Dừa; mỏ Ðại Hùng sau nhiều lần đổi chủ vẫn còn khai thác thương mại trong tay PetroVietnam; còn mỏ Bạch Hổ, lừng danh nhờ VietSovPetro khám phá tầng móng nứt nẻ, vẫn còn đóng góp thêm nhiều năm nữa.
Tính đến nay, ngoại trừ khí ở Tiền Hải, một mỏ khí nhỏ ở miền Bắc, tất cả dầu khí ở VN đều sản xuất từ thềm lục địa miền Nam. Sau nhiều năm đầu lúng túng, VN đã khai thác dầu khí thành công trong vùng biển này, từ khám phá và khai thác dầu khí ở tầng móng, tới sản xuất dầu khí ở khắp thềm lục địa miền Nam, tới tận dụng khí để phát điện và làm phân bón và hóa phẩm.
Cũng từ 40 năm nay, thế giới dầu khí đã lần lần đi xa ra biển sâu, trước là tìm kiếm, sau là khai thác, hàng loạt mỏ dầu khí khổng lồ, lúc đầu ở hàng trăm thước nước tới giờ đây ở hàng ngàn thước nước, không những chỉ ở vịnh Mexico của Mỹ, mà còn ở khắp các thềm lục địa lớn ở Nam Mỹ, Tây Phi, Ðông Phi, và ngay cả ở Biển Ðông. Trong khi đó, sau nhiều năm thụ động ở thềm lục địa, VN đã không làm được gì nhiều ở biển sâu. Mới đây có nghe về một chiến lược ở biển nhằm nâng cao đóng góp của biển trong tổng sản lượng GDP, nhưng cũng không thấy có chương trình gì cho biển sâu.
Sau 40 năm, VN đã thu hoạch nhiều kết quả rất khả quan trong dầu khí ở vùng nước cạn. VN sẽ cần phải đi nhiều bước dài và mạnh dạn mới bắt kịp thế giới trong dầu khí biển sâu.
Giữa lúc tài nguyên hạn hẹp vì sản xuất ở Bạch Hổ cạn dần và khi giá dầu thô hạ thấp, mà nói chuyện phát triển sách lược và chương trình thiết bị lâu dài cho dầu khí biển sâu thì thật là quá phức tạp. Nhưng may ra thì cũng chưa phải là quá trễ.
Theo Người Việt- 02-17- 2015 2:51:42 PM
Nguyên Phương
Phóng Viên Không Biên Giới tiếp tục chỉ trích CSVN về nhân quyền
PARIS (NV) .- Tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) tiếp tục chỉ trích Việt Nam xâm hại quyền quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận khi phạt tù ba blogger cách nay vài ngày.
Các blogger bày tỏ sự ủng hộ hành động của 3 blogger vừa bị kết án hôm 12 tháng 2-2015. (Hình: Internet)
Hôm 12 tháng 2-2015, các ông: Phạm Minh Vũ, Đỗ Nam Trung và bà Lê Thị Phương Anh bị Tòa án Đồng Nai xác định là phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Ông Vũ bị phạt 18 tháng tù, ông Trung bị phạt 14 tháng tù và bà Phương Anh bị phạt 12 tháng tù.
Vào ngày 15 tháng 5 năm ngoái, khi hàng chục ngàn công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai và Sài Gòn đình công, biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và các cuộc biểu tình biến thành bạo động, cả ba đã quay phim, chụp ảnh về sự kiện này.
Tại thành phố Biên Hòa, họ bị công an “tạm giữ” rồi bị khởi tố, dẫu cho việc quay phim, chụp ảnh được thực hiện tại khu vực công cộng.
Lúc đó, trao đổi với truyền thông quốc tế, một blogger tên là Nguyễn Thanh Hà cho biết, dù “xét xử công khai” song những người quan tâm không được vào phòng xử án và tuy mức án không cao song nhiều người không đồng tình với việc ông Trung, ông Vũ và bà Phương Anh bị xem là có tội.
Trong thông cáo phát hành hôm 17 tháng 2-2015, ông Benjamin Ismail, đặc trách châu Á của RSF kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để buộc chế độ Hà Nội trả tự do cho toàn bộ các blogger và những nhà báo tự do đang bị giam cầm.
RSF cũng nêu trường hợp tờ Người Cao Tuổi như một bằng chứng khác về việc nhà cầm quyền CSVN xâm hại quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận.
Tờ Người Cao Tuổi là cơ quan ngôn luận của Hội Người Cao Tuổi. Trong vài năm gần đây, tờ báo này công khai vạch mặt, chỉ tên một số viên chức cao cấp đang sở hữu những khối tài sản khổng lồ và bất minh về nguồn gốc. Đây cũng là tờ báo chỉ trích nhiều chủ trương, chính sách được xem là phi lý mà những tờ báo khác của chính quyền né tránh. Chẳng hạn việc cả quân đội lẫn công an có quá nhiều tướng và không ít người tin rằng, đó là do… mua bán.
Hôm 9 tháng 2-2015, Bộ Thông tin – Truyền thông của chế độ Hà Nội tổ chức một cuộc họp báo, công bố “kết luận thanh tra” tờ Người Cao Tuổi. Theo đó, tờ báo này có nhiều “sai phạm nghiêm trọng” về nội dung và ra lệnh đóng website của tờ Người Cao Tuổi trên Internet, đề nghị Hội Người Cao Tuổi cách chức ông Kim Quốc Hoa – Tổng Biên tập. Đề nghị Công an Việt Nam khởi tố vụ án “lợi dụng các quyền tự do, dân chú xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, công dân” xảy ra tại tờ Người Cao Tuổi.
Tuy Bộ Thông tin – Truyền thông cho biết, việc thanh tra tờ Người Cao Tuổi là do đề nghị của Hội Người Cao Tuổi nhưng ngày hôm sau, 10 tháng 2, bà Cù Thị Hậu – Chủ tịch Hội Người Cao Tuổi phủ nhận điều này. Bà Hậu còn chỉ trích Bộ Thông tin – Truyền thông vi phạm luật pháp. Đồng thời cho biết đã gửi công văn phản đối đến Thủ tướng Việt Nam vì Bộ Thông tin – Truyền thông đã không thảo luận, bàn bạc gì với cơ quan chủ quản của báo Người Cao Tuổi.
Ngày 12 tháng 2, Thủ tướng CSVN tuyên bố không có bất kỳ chỉ đạo nào về việc xử lý báo Người Cao Tuổi và yêu cầu các bên có liên quan nên “bàn bạc với nhau”.
Không rõ các bên có liên quan “bàn bạc” thế nào mà trong ngày hôm đó, Hội Người Cao Tuổi thay đổi thái độ, phát hành văn bản cách chức ông Kim Quốc Hoa. Ông Hoa bị thu hồi thẻ nhà báo và báo Người Cao Tuổi bị phạt số tiền lên đến 700 triệu. (G.Đ)
Các blogger bày tỏ sự ủng hộ hành động của 3 blogger vừa bị kết án hôm 12 tháng 2-2015. (Hình: Internet)
Hôm 12 tháng 2-2015, các ông: Phạm Minh Vũ, Đỗ Nam Trung và bà Lê Thị Phương Anh bị Tòa án Đồng Nai xác định là phạm tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Ông Vũ bị phạt 18 tháng tù, ông Trung bị phạt 14 tháng tù và bà Phương Anh bị phạt 12 tháng tù.
Vào ngày 15 tháng 5 năm ngoái, khi hàng chục ngàn công nhân ở Bình Dương, Đồng Nai và Sài Gòn đình công, biểu tình phản đối Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa và các cuộc biểu tình biến thành bạo động, cả ba đã quay phim, chụp ảnh về sự kiện này.
Tại thành phố Biên Hòa, họ bị công an “tạm giữ” rồi bị khởi tố, dẫu cho việc quay phim, chụp ảnh được thực hiện tại khu vực công cộng.
Lúc đó, trao đổi với truyền thông quốc tế, một blogger tên là Nguyễn Thanh Hà cho biết, dù “xét xử công khai” song những người quan tâm không được vào phòng xử án và tuy mức án không cao song nhiều người không đồng tình với việc ông Trung, ông Vũ và bà Phương Anh bị xem là có tội.
Trong thông cáo phát hành hôm 17 tháng 2-2015, ông Benjamin Ismail, đặc trách châu Á của RSF kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động để buộc chế độ Hà Nội trả tự do cho toàn bộ các blogger và những nhà báo tự do đang bị giam cầm.
RSF cũng nêu trường hợp tờ Người Cao Tuổi như một bằng chứng khác về việc nhà cầm quyền CSVN xâm hại quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận.
Tờ Người Cao Tuổi là cơ quan ngôn luận của Hội Người Cao Tuổi. Trong vài năm gần đây, tờ báo này công khai vạch mặt, chỉ tên một số viên chức cao cấp đang sở hữu những khối tài sản khổng lồ và bất minh về nguồn gốc. Đây cũng là tờ báo chỉ trích nhiều chủ trương, chính sách được xem là phi lý mà những tờ báo khác của chính quyền né tránh. Chẳng hạn việc cả quân đội lẫn công an có quá nhiều tướng và không ít người tin rằng, đó là do… mua bán.
Hôm 9 tháng 2-2015, Bộ Thông tin – Truyền thông của chế độ Hà Nội tổ chức một cuộc họp báo, công bố “kết luận thanh tra” tờ Người Cao Tuổi. Theo đó, tờ báo này có nhiều “sai phạm nghiêm trọng” về nội dung và ra lệnh đóng website của tờ Người Cao Tuổi trên Internet, đề nghị Hội Người Cao Tuổi cách chức ông Kim Quốc Hoa – Tổng Biên tập. Đề nghị Công an Việt Nam khởi tố vụ án “lợi dụng các quyền tự do, dân chú xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức, công dân” xảy ra tại tờ Người Cao Tuổi.
Tuy Bộ Thông tin – Truyền thông cho biết, việc thanh tra tờ Người Cao Tuổi là do đề nghị của Hội Người Cao Tuổi nhưng ngày hôm sau, 10 tháng 2, bà Cù Thị Hậu – Chủ tịch Hội Người Cao Tuổi phủ nhận điều này. Bà Hậu còn chỉ trích Bộ Thông tin – Truyền thông vi phạm luật pháp. Đồng thời cho biết đã gửi công văn phản đối đến Thủ tướng Việt Nam vì Bộ Thông tin – Truyền thông đã không thảo luận, bàn bạc gì với cơ quan chủ quản của báo Người Cao Tuổi.
Ngày 12 tháng 2, Thủ tướng CSVN tuyên bố không có bất kỳ chỉ đạo nào về việc xử lý báo Người Cao Tuổi và yêu cầu các bên có liên quan nên “bàn bạc với nhau”.
Không rõ các bên có liên quan “bàn bạc” thế nào mà trong ngày hôm đó, Hội Người Cao Tuổi thay đổi thái độ, phát hành văn bản cách chức ông Kim Quốc Hoa. Ông Hoa bị thu hồi thẻ nhà báo và báo Người Cao Tuổi bị phạt số tiền lên đến 700 triệu. (G.Đ)
Việt Nam khó thoát khỏi nhập siêu từ Trung Quốc
VIỆT NAM (NV) - Năm 2015, mối lo nhập siêu từ Trung Quốc lại càng gia tăng khi Việt Nam phải giảm thuế hàng ngàn mặt hàng để thực hiện Hiệp Định Thương Mại Hàng Hóa ASEAN-Trung Quốc (ACFTA).
Thực phẩm Trung Quốc về chợ Bình Tây, thành phố Sài Gòn. (Hình: Người Lao Động)
Tin từ Người Lao Động, theo Tổng Cục Thống Kê, ngay trong tháng 1, 2015, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục nhập siêu khoảng $500 triệu. Nhiều năm qua, trong quan hệ thương mại với Trung Quốc, Việt Nam chỉ xuất siêu khoảng $135 triệu.
Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn nhất của Việt Nam, chiếm tỉ trọng khoảng 20% tổng kim ngạch xuất nhập cảng từ năm 2000 cho đến nay. Riêng năm 2014, nhập siêu của Việt Nam từ thị trường này ở mức kỷ lục với $28 tỷ.
Những ngày cận Tết Ất Mùi, lượng hàng hóa đổ về các chợ, siêu thị ngày càng nhiều. Trong đó, các mặt hàng của Trung Quốc tràn ngập, từ sản phẩm trang trí, tiêu dùng, đồ dùng gia đình đến bánh kẹo, quần áo...
Phần lớn hàng nhập từ Trung Quốc là hàng trung gian, chiếm 60% gồm nguyên phụ liệu cho các ngành dệt may, da giày, điện tử; các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng chiếm khoảng 30%; hàng tiêu dùng chiếm 10%.
Trong danh sách các mặt hàng nhập cảng từ Trung Quốc năm 2014, Việt Nam tốn hàng chục tỷ Mỹ kim cho nguyên phụ liệu dệt may, da giày, vải các loại, sắt thép, máy vi tính và sản phẩm điện tử linh kiện, máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng, điện thoại các loại...
Đó là chưa kể một lượng hàng tiêu dùng khổng lồ từ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam theo đường biên mậu, buôn lậu. Vì vậy số liệu thống kê từ phía Trung Quốc thường cao hơn. Chẳng hạn, năm 2012, Việt Nam công bố con số nhập khẩu từ Trung Quốc là $28,8 tỷ nhưng theo cơ quan chức năng Trung Quốc thì đến $34 tỷ.
Với thể trạng nền kinh tế còn yếu như Việt Nam, việc phải nhập siêu từ các thị trường là điều dễ hiểu. Chuyên gia kinh tế Bùi Trinh cho rằng, cái gốc vấn đề là do năng lực sản xuất của Việt Nam quá kém, nếu không nhập từ Trung Quốc cũng phải nhập từ các thị trường khác.
Bộ Công Thương dự báo, năm 2015, nền kinh tế Việt Nam có thể nhập siêu $6-8 tỷ và nhập siêu từ Trung Quốc không ngừng tăng mạnh, xóa sạch mọi nỗ lực xuất siêu từ các thị trường khác. (Tr.N)
02-18- 2015 3:06:35 PM
Ngày Tết, ‘Thần Tài’ đến nhà xin đểu
SÀI GÒN (NV) - Vài năm gần đây, ở các thành phố lớn thường xuất hiện nhiều nhóm múa “Thần Tài” đến chúc Tết các nhà, với mục đích xin điểu tiền lì xì.
Những nhóm “Thần Tài” là nỗi ám ảnh của cư dân. (Hình: nikonvn.com)
Cứ đến dịp Tết Nguyên Đán, các thành phố lớn như Biên Hòa, Sài Gòn, Cần Thơ... xuất hiện nhiều nhóm múa “Thần Tài.” Mỗi nhóm khoảng 7-10 người mang mặt nạ Thần Tài; Ông Địa, Lân; cùng chiêng trống, có khi mặc trang phục múa lân, có khi mặc trang phục bình thường. Họ vừa đi vừa gõ trống inh ỏi để xin tiền.
Theo tờ Phụ Nữ Sài Gòn, những nhóm trẻ “Thần Tài” này chỉ muốn xin tiền là chính, nên cứ nhắm những cửa hàng đang mở cửa để nhào vào múa may loạn xạ, rồi xin đểu tiền lì xì.
Vẫn theo báo này “mấy năm trước, khi các nhóm này còn ít, cũng như vì sự vui vẻ “Tết mà,” một số gia đình cũng vui lòng cho nhóm múa một bao lì xì, chút quà bánh. Nhưng khi thấy các nhóm múa “chúc Xuân” này toàn những thành phần trẻ có tính bất hảo, lợi dụng không khí “Tết mà” để nhũng nhiễu, liên tục đến làm phiền, nhiều người hết sức bực mình.”
“Cái sự bực mình ấy được thể hiện bằng cách nghe từ xa tiếng trống nhiều người đã đóng sập cửa, hay dùng chó, dùng người có vẻ hung dữ ra hăm dọa, xua đuổi.”
Năm ngoái, nhân lúc khách khứa đến đông, xe máy nhiều, nhà tôi để cửa mở, liền bị ngay một nhóm “Thần Tài” xộc thẳng vào, gõ trống inh ỏi và... không chịu đi, cho đến khi khổ chủ phải lì xì tiền.
Các nhà buôn bán lớn thường mời các đoàn lân sư rồng đến múa để hy vọng sẽ mang tài lộc, thịnh vượng đến cho gia chủ. Các đoàn này múa bài bản, phải khổ luyện mới múa được.
Đằng này, một nhóm người hỗn tạp, mà cầm đầu là những thanh niên mới lớn lêu lổng kéo nhau đi múa may xin đểu. Đây rõ là biến tướng “làm tiền” dịp Tết, khiến nhiều người ngán ngẩm. (Tr.N)
02-18-2015 11:59:16 AM
Cứ đến dịp Tết Nguyên Đán, các thành phố lớn như Biên Hòa, Sài Gòn, Cần Thơ... xuất hiện nhiều nhóm múa “Thần Tài.” Mỗi nhóm khoảng 7-10 người mang mặt nạ Thần Tài; Ông Địa, Lân; cùng chiêng trống, có khi mặc trang phục múa lân, có khi mặc trang phục bình thường. Họ vừa đi vừa gõ trống inh ỏi để xin tiền.
Theo tờ Phụ Nữ Sài Gòn, những nhóm trẻ “Thần Tài” này chỉ muốn xin tiền là chính, nên cứ nhắm những cửa hàng đang mở cửa để nhào vào múa may loạn xạ, rồi xin đểu tiền lì xì.
Vẫn theo báo này “mấy năm trước, khi các nhóm này còn ít, cũng như vì sự vui vẻ “Tết mà,” một số gia đình cũng vui lòng cho nhóm múa một bao lì xì, chút quà bánh. Nhưng khi thấy các nhóm múa “chúc Xuân” này toàn những thành phần trẻ có tính bất hảo, lợi dụng không khí “Tết mà” để nhũng nhiễu, liên tục đến làm phiền, nhiều người hết sức bực mình.”
“Cái sự bực mình ấy được thể hiện bằng cách nghe từ xa tiếng trống nhiều người đã đóng sập cửa, hay dùng chó, dùng người có vẻ hung dữ ra hăm dọa, xua đuổi.”
Năm ngoái, nhân lúc khách khứa đến đông, xe máy nhiều, nhà tôi để cửa mở, liền bị ngay một nhóm “Thần Tài” xộc thẳng vào, gõ trống inh ỏi và... không chịu đi, cho đến khi khổ chủ phải lì xì tiền.
Các nhà buôn bán lớn thường mời các đoàn lân sư rồng đến múa để hy vọng sẽ mang tài lộc, thịnh vượng đến cho gia chủ. Các đoàn này múa bài bản, phải khổ luyện mới múa được.
Đằng này, một nhóm người hỗn tạp, mà cầm đầu là những thanh niên mới lớn lêu lổng kéo nhau đi múa may xin đểu. Đây rõ là biến tướng “làm tiền” dịp Tết, khiến nhiều người ngán ngẩm. (Tr.N)
02-18-2015 11:59:16 AM
Đường hoa Xuân Sài Gòn bị giẫm đạp tơi bời
SÀI GÒN (NV) - Ngay trong ngày khai mạc, đường hoa Xuân Sài Gòn đầu tư hơn 4 tỷ đồng, khoảng 200 ngàn đô la, kẹt cứng do người đến xem quá đông, hoa và nhiều đồ vật bị giẫm nát, tan hoang.
Vì không có đường thoát nên nhiều người băng qua hoa, cỏ để di chuyển. (Hình: Zingnews)
Tối ngày 16 tháng 2 (tức 28 Tháng Chạp), khoảng 10,000 người tràn vào khu vực đường hoa Xuân Ất Mùi, đường Hàm Nghi, quận 1 để thưởng ngoạn khiến khu vực này bị kẹt cứng do quá tải.
Theo Zingnews, nhiều người muốn chen ngang, thoát ra khỏi đám đông. Tuy nhiên, do không có lối thoát nên không ít người đã băng qua hoa, cỏ để đi. Họ giẫm đạp, ngã đè lên các luống hoa được trang trí công phu. Thấy một người giẫm lên hoa để sang đường, nhiều người khác cũng bắt chước theo. Quá đông người như vậy khiến bảo vệ đành bất lực đứng nhìn.
Hậu quả, dù đường hoa còn kéo dài đến mồng 4 Tết nhưng ngay trong ngày khai mạc, khá nhiều hoa cỏ bị giẫm nát, thậm chí, nhiều bờ ngăn bằng tường gạch cũng bị đạp vỡ.
Họ giẫm đạp lên các luống hoa được trang trí công phu. Thậm chí có trường hợp do vội vàng đã ngã đè lên hoa. (Hình: Zingnews)
Không ít người cảm thấy đau lòng, xấu hổ và thất vọng khi chứng kiến cảnh tượng trên bởi nhiều năm trước, thành phố Sài Gòn không phải làm hàng rào nhưng vẫn giữ được hoa đến ngày cuối cùng.
Còn nhớ, Lễ Hội Phố Hoa năm 2009 mãi là ký ức khó quên của người Hà Nội. Một ngày sau khi khai mạc, phố hoa đã tan hoang do sự thiếu ý thức của những người đi xem hoa. Nhiều luống hoa bị giập nát, héo úa do nhiều người giẫm lên cỏ để quay phim, chụp ảnh và thậm chí, hàng loạt người chủ yếu nam nữ thanh niên chen vào bẻ hoa. Ai cũng muốn mình có một cánh hoa hay cành hoa, đã lao vào các cây cảnh hái hoa và lấy đi các đèn lồng,...
Lễ hội kết thúc và phố hoa trở thành phố rác. Sự kiện khiến nhiều nhà văn hóa phải thốt lên rằng họ thấy buồn và xấu hổ, rằng người Hà Nội làm xấu Hà Nội... Và từ đó trở đi, khi tổ chức lễ hội hoa, Hà Nội lại phải làm rào chắn xung quanh để bảo vệ hoa. (Tr.N)
02-18-2015 11:42:10 AM
Sài Gòn, chiều 30 Tết và Giao Thừa
SÀI GÒN (NV) - Trưa 30 Tết tại chợ hoa Bến Bình Đông vẫn tấp nập người qua kẻ lại. Nhưng người “chơi hoa” dường như vẫn chưa thực sự xuất hiện. Mặc dù năm nay mai nở rất đều, bất chấp trời lạnh và năm nhuần.
Mai nở hoa vàng rực rỡ Bến Bình Đông trưa 30 Tết nhưng không có khách mua. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Mai nở vàng rực rỡ cả Bến Bình Đông... Nhưng giữa đám đông qua lại ồn ào, trong cái nắng “quái”gắt gao của một buổi trưa 30, cất lên một tiếng rao, chói lỏi: “Mua dzô! Mua dzô ! Một trăm ngàn một cây mai đâââyyy...!!!”
Không thấy ai hưởng ứng, người đàn ông có nước da đen nhẻm, tự cất tiếng cười một mình, rồi than: “Cây bây lớn, bán có một trăm ngàn mà chẳng có ma nào thèm mua!”
Gặp một cô gái ôm một chậu tắc nhỏ rất đẹp. Chúng tôi hỏi thăm. Cô gái cho biết mua có... 40 ngàn đồng. Hết hồn! Thời điểm rớt giá của chợ hoa Bến Bình Đông đã điểm.
Một giờ chiều tại chợ hoa đầu mối (bán quanh năm) có tên là Hồ Thị Kỷ, thuộc quận 10. Đó là một con đường nhỏ, một đầu ăn thông với Lý Thái Tổ, gần bùng binh ngã 7, đầu kia ăn thông ra đường Hùng Vương.
Đủ thứ tiếng rao “đại hạ giá” được xướng lên cùng lúc: “Bông cúc 10 ngàn đồng đây! Lây-ơn Đà Lạt 30 ngàn! Lily Đà Lạt 50 ngàn đồng đây!”
Trên đường Lý Thường Kiệt (Nguyễn Văn Thoại cũ), bắt gặp hình ảnh một chiếc xe cẩu đang cẩu những chậu mai cổ thụ lên xe tải. Chúng tôi biết thời điểm của hoa trái lui về “bến xưa” -nơi chốn vườn nhà đã điểm.
Gặp ông chủ của những gốc mai đại thụ đang đứng gần xe tải chờ chở mai về. Chúng tôi hỏi thăm, thì chỉ nhận được một cái lắc đầu, ngao ngán: “Năm nay bán ế lắm!”
Hỏi thăm tiếp, xe chở mai này về tới đâu lận? Ông chủ mai chỉ trả lời bâng quơ: “Xa lắm!”
Trên đường Thành Thái, mai và tắc (loại tốt) cũng đang lần lượt được khiêng lên xe tải để “hồi cố hương.”
Duy chỉ có mấy gian hàng bán cây trái kiểng coi bộ “kẹt cứng.” Đã là 14 giờ chiều của ngày 30 tết mà gian hàng quýt kiểng vẫn gần như còn nguyên, có lẽ vì đã kêu giá quá cao, từ 2 triệu rưỡi tới 4-5 triệu đồng/1 cây. Ổi kiểng và “lão vú sữa”cũng chịu chung số phận, trong khi năm ngoái thì hai loại cây kiểng có trái đẹp này gần như bán hết ngay trong ngày đầu (23 Tháng Chạp). Năm nay, cây kiểng chỉ có Thanh Long là bán hết hàng, có lẽ do giá bình dân, chỉ từ 300 ngàn đồng tới 1 triệu. Và cây Thanh Long trưng tết cũng khá đẹp và “hợp duyên” với Tết.
Dưa hấu bị chủ nhân “bỏ rơi” lăn lóc trên vỉa hè (đường Bắc Hải nối dài) vào trưa 30 Tết. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Kế bên đường Thành Thái là đường Bắc Hải (nối dài).Thấy nhiều người đang lúi húi bên một đống dưa hấu khá lớn trên vỉa hè. Chúng tôi ghé lại để hỏi thăm giá dưa, ai dè một người đàn ông đang lựa dưa hấu cho biết là chủ dưa đã bỏ, ai thích thì cứ lựa mà lấy.
Vụ chủ dưa bỏ lại dưa trên vỉa hè, chúng tôi cũng đã chứng kiến mấy lần, nhưng chưa bao giờ chúng tôi thấy ai lại bỏ lại những trái dưa hấu lớn như vậy, trong khi trời còn sớm mới chỉ chưa tới 15 giờ chiều.
Bốn giờ chiều, nắng bớt gắt, trời mát dịu, nhưng hầu hết các chủ hoa đều...mặt héo. Vì dù đã ra rả kêu gọi “đại hạ giá,” nhưng bông vẫn còn nhiều.Lác đác đã có những chủ bông (loại bèo) “đứng lên,” mặc cho đám hoa héo thành ra ...vô chủ.
Năm giờ chiều, cổng chợ Bà Chiểu, những gian hàng quần áo bày trên vỉa hè, ngoài khu mặt tiền chợ vẫn tấp nập kẻ mua người bán.
Quần áo bán ở đây khá đẹp, người bán không quá nói thách, cái hay là khu chợ này bao giờ cũng bán tới tận tối 30. Nên những người nghèo, người bận rộn công việc cuối năm thường nhớ tới khu này để sắm cho mình “một cái gì đó,” kịp trước thềm năm mới.
Lăng Ông cổng vẫn khép hờ.Phải tới sau 21 giờ mới có người đến viếng, đông dần lên cho tới tận giao thừa.
Đón Giao Thừa
Trở lại Bến Bình Đông vào lúc 9 giờ 30 tối, chúng tôi thật ngạc nhiên khi thấy vẫn tấp nập người...đi coi bông. Mặc dù một số ghe đã quay lui, nhưng cũng còn không ít ghe vẫn kiên trì “bám trụ.”
Dưới ánh đèn đường gương mặt người bán bông như tối hẳn lại. Cả tuần qua họ đã quá mệt mỏi, bây giờ đang bước gần tới thời điểm đón giao thừa mà hàng vẫn còn đó, đường về quê lại xa.
Ít thấy khi nào như năm nay, tới tận 11 giờ mà một số nơi vẫn còn người bán bông (như bên hông Thuận Kiều Plaza) và cả trên Bến Bình Đông, mai tắc loại vừa và nhỏ cùng với những vựa dưa hấu vẫn ê hề...
Quang cảnh chùa Bà (Thiên Hậu) quận 5 trong đêm giao thừa. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Sau 10 giờ đêm, có hai dòng người như “chảy” ngược chiều nhau.
Đa số lớp trung niên, người lớn tuổi (đôi khi được những người trẻ đi kèm) đổ về chùa chiền, nơi thờ tự, như: chùa Vĩnh Nghiêm, Lăng Ông - Bà Chiểu, còn người Hoa vùng Chợ Lớn thì đổ về chùa Bà (Thiên Hậu)...
Lớp trẻ thì đổ về khu trung tâm Sài Gòn, để “lượn lờ”xem đường hoa (năm nay đã dời qua đường Hàm Nghi, thay gì đường Nguyễn Huệ như mọi năm). Và chờ coi bắn pháo bông từ bến Bạch Đằng.
Lăng Ông, Chùa Bà, chùa Vĩnh Nghiêm năm nay cũng như mọi năm đều đông và khói nhang mù mịt.
Gần tới giao thừa, dòng xe Honda chạy trên đường phố Sài Gòn như lao vun vút, hối hả hơn. Nhưng cũng không ít người chợt dừng xe, khi họ thấy trên đường 3 tháng 2 (đường Trần Quốc Toản cũ), có nhiều người lang thang phải ngủ vỉa hè giữa đêm lạnh. Của ít lòng nhiều, họ đặt vô tay những người kia ít đồng bạc, với hy vọng an ủi được chút nào với những người có số phận không may...
Tiếng pháo bông nổ lụp bụp trên bầu trời Sài Gòn báo hiệu thời khắc “tống cựu nghênh tân” - Tiễn năm cũ đi và đón năm mới về.
Cùng với tiếng trống báo hiệu từ Lăng Ông, tiếng chuông chùa Vĩnh Nghiêm hòa cùng tiếng chuông trầm ấm của hàng trăm, hàng ngàn tiếng chuông từ các ngôi chùa lớn nhỏ ở Sài Gòn, rền vang lên tiếng ngân trong không gian như một câu bi chú cầu chúc cho nhân gian được thái hòa...
Mai nở hoa vàng rực rỡ Bến Bình Đông trưa 30 Tết nhưng không có khách mua. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Mai nở vàng rực rỡ cả Bến Bình Đông... Nhưng giữa đám đông qua lại ồn ào, trong cái nắng “quái”gắt gao của một buổi trưa 30, cất lên một tiếng rao, chói lỏi: “Mua dzô! Mua dzô ! Một trăm ngàn một cây mai đâââyyy...!!!”
Không thấy ai hưởng ứng, người đàn ông có nước da đen nhẻm, tự cất tiếng cười một mình, rồi than: “Cây bây lớn, bán có một trăm ngàn mà chẳng có ma nào thèm mua!”
Gặp một cô gái ôm một chậu tắc nhỏ rất đẹp. Chúng tôi hỏi thăm. Cô gái cho biết mua có... 40 ngàn đồng. Hết hồn! Thời điểm rớt giá của chợ hoa Bến Bình Đông đã điểm.
Một giờ chiều tại chợ hoa đầu mối (bán quanh năm) có tên là Hồ Thị Kỷ, thuộc quận 10. Đó là một con đường nhỏ, một đầu ăn thông với Lý Thái Tổ, gần bùng binh ngã 7, đầu kia ăn thông ra đường Hùng Vương.
Đủ thứ tiếng rao “đại hạ giá” được xướng lên cùng lúc: “Bông cúc 10 ngàn đồng đây! Lây-ơn Đà Lạt 30 ngàn! Lily Đà Lạt 50 ngàn đồng đây!”
Trên đường Lý Thường Kiệt (Nguyễn Văn Thoại cũ), bắt gặp hình ảnh một chiếc xe cẩu đang cẩu những chậu mai cổ thụ lên xe tải. Chúng tôi biết thời điểm của hoa trái lui về “bến xưa” -nơi chốn vườn nhà đã điểm.
Gặp ông chủ của những gốc mai đại thụ đang đứng gần xe tải chờ chở mai về. Chúng tôi hỏi thăm, thì chỉ nhận được một cái lắc đầu, ngao ngán: “Năm nay bán ế lắm!”
Hỏi thăm tiếp, xe chở mai này về tới đâu lận? Ông chủ mai chỉ trả lời bâng quơ: “Xa lắm!”
Trên đường Thành Thái, mai và tắc (loại tốt) cũng đang lần lượt được khiêng lên xe tải để “hồi cố hương.”
Duy chỉ có mấy gian hàng bán cây trái kiểng coi bộ “kẹt cứng.” Đã là 14 giờ chiều của ngày 30 tết mà gian hàng quýt kiểng vẫn gần như còn nguyên, có lẽ vì đã kêu giá quá cao, từ 2 triệu rưỡi tới 4-5 triệu đồng/1 cây. Ổi kiểng và “lão vú sữa”cũng chịu chung số phận, trong khi năm ngoái thì hai loại cây kiểng có trái đẹp này gần như bán hết ngay trong ngày đầu (23 Tháng Chạp). Năm nay, cây kiểng chỉ có Thanh Long là bán hết hàng, có lẽ do giá bình dân, chỉ từ 300 ngàn đồng tới 1 triệu. Và cây Thanh Long trưng tết cũng khá đẹp và “hợp duyên” với Tết.
Dưa hấu bị chủ nhân “bỏ rơi” lăn lóc trên vỉa hè (đường Bắc Hải nối dài) vào trưa 30 Tết. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Kế bên đường Thành Thái là đường Bắc Hải (nối dài).Thấy nhiều người đang lúi húi bên một đống dưa hấu khá lớn trên vỉa hè. Chúng tôi ghé lại để hỏi thăm giá dưa, ai dè một người đàn ông đang lựa dưa hấu cho biết là chủ dưa đã bỏ, ai thích thì cứ lựa mà lấy.
Vụ chủ dưa bỏ lại dưa trên vỉa hè, chúng tôi cũng đã chứng kiến mấy lần, nhưng chưa bao giờ chúng tôi thấy ai lại bỏ lại những trái dưa hấu lớn như vậy, trong khi trời còn sớm mới chỉ chưa tới 15 giờ chiều.
Bốn giờ chiều, nắng bớt gắt, trời mát dịu, nhưng hầu hết các chủ hoa đều...mặt héo. Vì dù đã ra rả kêu gọi “đại hạ giá,” nhưng bông vẫn còn nhiều.Lác đác đã có những chủ bông (loại bèo) “đứng lên,” mặc cho đám hoa héo thành ra ...vô chủ.
Năm giờ chiều, cổng chợ Bà Chiểu, những gian hàng quần áo bày trên vỉa hè, ngoài khu mặt tiền chợ vẫn tấp nập kẻ mua người bán.
Quần áo bán ở đây khá đẹp, người bán không quá nói thách, cái hay là khu chợ này bao giờ cũng bán tới tận tối 30. Nên những người nghèo, người bận rộn công việc cuối năm thường nhớ tới khu này để sắm cho mình “một cái gì đó,” kịp trước thềm năm mới.
Lăng Ông cổng vẫn khép hờ.Phải tới sau 21 giờ mới có người đến viếng, đông dần lên cho tới tận giao thừa.
Đón Giao Thừa
Trở lại Bến Bình Đông vào lúc 9 giờ 30 tối, chúng tôi thật ngạc nhiên khi thấy vẫn tấp nập người...đi coi bông. Mặc dù một số ghe đã quay lui, nhưng cũng còn không ít ghe vẫn kiên trì “bám trụ.”
Dưới ánh đèn đường gương mặt người bán bông như tối hẳn lại. Cả tuần qua họ đã quá mệt mỏi, bây giờ đang bước gần tới thời điểm đón giao thừa mà hàng vẫn còn đó, đường về quê lại xa.
Ít thấy khi nào như năm nay, tới tận 11 giờ mà một số nơi vẫn còn người bán bông (như bên hông Thuận Kiều Plaza) và cả trên Bến Bình Đông, mai tắc loại vừa và nhỏ cùng với những vựa dưa hấu vẫn ê hề...
Quang cảnh chùa Bà (Thiên Hậu) quận 5 trong đêm giao thừa. (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Sau 10 giờ đêm, có hai dòng người như “chảy” ngược chiều nhau.
Đa số lớp trung niên, người lớn tuổi (đôi khi được những người trẻ đi kèm) đổ về chùa chiền, nơi thờ tự, như: chùa Vĩnh Nghiêm, Lăng Ông - Bà Chiểu, còn người Hoa vùng Chợ Lớn thì đổ về chùa Bà (Thiên Hậu)...
Lớp trẻ thì đổ về khu trung tâm Sài Gòn, để “lượn lờ”xem đường hoa (năm nay đã dời qua đường Hàm Nghi, thay gì đường Nguyễn Huệ như mọi năm). Và chờ coi bắn pháo bông từ bến Bạch Đằng.
Lăng Ông, Chùa Bà, chùa Vĩnh Nghiêm năm nay cũng như mọi năm đều đông và khói nhang mù mịt.
Gần tới giao thừa, dòng xe Honda chạy trên đường phố Sài Gòn như lao vun vút, hối hả hơn. Nhưng cũng không ít người chợt dừng xe, khi họ thấy trên đường 3 tháng 2 (đường Trần Quốc Toản cũ), có nhiều người lang thang phải ngủ vỉa hè giữa đêm lạnh. Của ít lòng nhiều, họ đặt vô tay những người kia ít đồng bạc, với hy vọng an ủi được chút nào với những người có số phận không may...
Tiếng pháo bông nổ lụp bụp trên bầu trời Sài Gòn báo hiệu thời khắc “tống cựu nghênh tân” - Tiễn năm cũ đi và đón năm mới về.
Cùng với tiếng trống báo hiệu từ Lăng Ông, tiếng chuông chùa Vĩnh Nghiêm hòa cùng tiếng chuông trầm ấm của hàng trăm, hàng ngàn tiếng chuông từ các ngôi chùa lớn nhỏ ở Sài Gòn, rền vang lên tiếng ngân trong không gian như một câu bi chú cầu chúc cho nhân gian được thái hòa...
02-18- 2015 3:45:46 PM
Văn Lang/Người Việt
Văn Lang/Người Việt
'Trung Quốc đang xây dựng những đảo mới ở Biển Đông'
Bản đồ những khu vực Trung Quốc tuyên bố nhận chủ quyền ở quần đảo Trường Sa, Biển Đông.
VOA-19.02.2015
Phân tích hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một "sự hiện diện đáng kể" trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông thông qua hoạt động cải tạo đất.
Đài CNN cho biết hình ảnh vệ tinh từ cuối tháng 1 mà tạp chí quốc phòng IHS Jane phân tích cho thấy Trung Quốc đang cải tạo một số lượng đáng kể đất đai tại ở ba địa điểm trong quần đảo Trường Sa, ngoài hai địa điểm khác trước đây cũng được tạp chí này ghi nhận.
“Những đảo từng có những nền bê tông ít ỏi và nhỏ giờ đã có đầy đủ thành những bãi đáp trực thăng, đường băng máy bay, bến cảng, và những cơ sở để hỗ trợ số lượng lớn binh lính,” chủ biên James Hardy của tạp chí này cho CNN biết.
Ông Hardy nhận định đây là chiến dịch có một phương pháp và được hoạch định chu đáo để tạo ra một chuỗi những pháo đài có năng lực trên không và trên biển khắp trung tâm quần đảo Trường Sa.
Hồi tháng 11 năm ngoái, tạp chí IHS Jane loan tin Trung Quốc đang xây dựng một hòn đảo dài ít nhất là 3.000 mét có thể đặt đường băng trên Bãi Đá Chữ Thập.
Ông Hardy nói hoạt động cải tạo của Trung Quốc chính xác mà nói không giúp ích gì trong việc củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này theo Công ước về Luật Biển Liên Hiệp Quốc, vì tuyên bố phải dựa trên những hòn đảo tự nhiên.
Nguồn: IHS Jane's Defence Weekly/CNN
VOA-19.02.2015
Phân tích hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang xây dựng một "sự hiện diện đáng kể" trong vùng biển tranh chấp ở Biển Đông thông qua hoạt động cải tạo đất.
Đài CNN cho biết hình ảnh vệ tinh từ cuối tháng 1 mà tạp chí quốc phòng IHS Jane phân tích cho thấy Trung Quốc đang cải tạo một số lượng đáng kể đất đai tại ở ba địa điểm trong quần đảo Trường Sa, ngoài hai địa điểm khác trước đây cũng được tạp chí này ghi nhận.
“Những đảo từng có những nền bê tông ít ỏi và nhỏ giờ đã có đầy đủ thành những bãi đáp trực thăng, đường băng máy bay, bến cảng, và những cơ sở để hỗ trợ số lượng lớn binh lính,” chủ biên James Hardy của tạp chí này cho CNN biết.
Ông Hardy nhận định đây là chiến dịch có một phương pháp và được hoạch định chu đáo để tạo ra một chuỗi những pháo đài có năng lực trên không và trên biển khắp trung tâm quần đảo Trường Sa.
Hồi tháng 11 năm ngoái, tạp chí IHS Jane loan tin Trung Quốc đang xây dựng một hòn đảo dài ít nhất là 3.000 mét có thể đặt đường băng trên Bãi Đá Chữ Thập.
Ông Hardy nói hoạt động cải tạo của Trung Quốc chính xác mà nói không giúp ích gì trong việc củng cố tuyên bố chủ quyền của nước này theo Công ước về Luật Biển Liên Hiệp Quốc, vì tuyên bố phải dựa trên những hòn đảo tự nhiên.
Nguồn: IHS Jane's Defence Weekly/CNN
Lãnh đạo Hong Kong kêu gọi dân hãy 'hiền hòa như cừu'
Trẻ em mặc trang phục truyền thống mừng năm mới Nguyên đán tại Hồng Kông.
VOA-19.02.2015
Vị lãnh đạo Hong Kong thân Bắc Kinh kêu gọi cư dân thành phố trong năm mới 2015 hãy hiền hòa như cừu. Cư dân Hong Kong năm ngoái đã tổ chức các cuộc biểu tình đòi dân chủ.
Trưởng quan hành chính Lương Chấn Anh đưa ra phát biểu này hôm nay trong bài diễn văn đánh dấu năm mới Nguyên đán.’
Ông Lương nói ‘Cừu được xem là loài động vật hiền lành chung sống hòa bình trong các nhóm tập thể.’ Phe phản đối ông Lương đặt biệt danh cho ông là ‘Chó sói.
Ông Lương phát biểu rằng ‘Năm ngoái quá dễ dãi cho Hong Kong. Xã hội chúng ta đầy rẫy bất đồng và xung đột. Trong năm mới này, tôi hy vọng tất cả người dân Hong Kong sẽ lấy nguồn cảm hứng từ tính cách của loài cừu, cùng sẵn sàng bắt tay nhau cùng làm việc cho tương lai của Hong Kong.’
Cuối tháng 9 năm ngoái, hàng chục ngàn người biểu tình phong tỏa các đường phố chính ở Hong Kong trong 2 tháng rưỡi. Họ đòi ông Lương phải từ chức và yêu cầu Bắc Kinh đảo ngược quyết định sàng lọc ứng cử viên cho cuộc bầu cử ở Hong Kong vào năm 2017.
Chính quyền ở Bắc Kinh nói hoạt động cắm trại biểu tình của dân Hong Kong là bất hợp pháp và rốt cuộc dùng cảnh sát giải tán biểu tình mà không đưa ra bất cứ sự nhượng bộ nào đối với người biểu tình.
VOA-19.02.2015
Vị lãnh đạo Hong Kong thân Bắc Kinh kêu gọi cư dân thành phố trong năm mới 2015 hãy hiền hòa như cừu. Cư dân Hong Kong năm ngoái đã tổ chức các cuộc biểu tình đòi dân chủ.
Trưởng quan hành chính Lương Chấn Anh đưa ra phát biểu này hôm nay trong bài diễn văn đánh dấu năm mới Nguyên đán.’
Ông Lương nói ‘Cừu được xem là loài động vật hiền lành chung sống hòa bình trong các nhóm tập thể.’ Phe phản đối ông Lương đặt biệt danh cho ông là ‘Chó sói.
Ông Lương phát biểu rằng ‘Năm ngoái quá dễ dãi cho Hong Kong. Xã hội chúng ta đầy rẫy bất đồng và xung đột. Trong năm mới này, tôi hy vọng tất cả người dân Hong Kong sẽ lấy nguồn cảm hứng từ tính cách của loài cừu, cùng sẵn sàng bắt tay nhau cùng làm việc cho tương lai của Hong Kong.’
Cuối tháng 9 năm ngoái, hàng chục ngàn người biểu tình phong tỏa các đường phố chính ở Hong Kong trong 2 tháng rưỡi. Họ đòi ông Lương phải từ chức và yêu cầu Bắc Kinh đảo ngược quyết định sàng lọc ứng cử viên cho cuộc bầu cử ở Hong Kong vào năm 2017.
Chính quyền ở Bắc Kinh nói hoạt động cắm trại biểu tình của dân Hong Kong là bất hợp pháp và rốt cuộc dùng cảnh sát giải tán biểu tình mà không đưa ra bất cứ sự nhượng bộ nào đối với người biểu tình.
40 năm cộng đồng người Việt San Francisco
Cổng chào ở Little Saigon San Francisco (ảnh Bùi Văn Phú)
Bùi Văn Phú
VOA-19.02.2015
Cuối tuần qua tôi đi chơi Hội Tết San Francisco. Đây là Hội Tết lần thứ 19 của cộng đồng người Việt tại thành phố này, những năm trước được tổ chức tại khu Little Saigon trên đường Larkin, từ hai năm qua dời về United Nations Plaza, gần toà thị chính.
Năm nay là Tết Ất Mùi. Đã bốn lần qua can Ất kể từ Tết Ất Mão 1975 là cái Tết cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa. Đó cũng là dấu mốc thời gian 40 năm từ ngày người tị nạn Việt đến Hoa Kỳ định cư.
Ngày nay nhắc đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt, được biết đến nhiều nhất là Quận Cam ở miền nam Caifornia và San Jose ở miền bắc. Nhưng San Francisco đã là tụ điểm sinh hoạt đấu tranh của người Việt California trong những năm đầu, trước cả Quận Cam, trước cả San Jose vì tính cách quốc tế của thành phố này.
Ngày Chủ Nhật 8/2 tại thư viện chính của thành phố có chương trình “40 Years: a Commemoration of the Vietnamese Refugee Resettlement” – 40 Năm: Kỷ niệm Định cư Người Việt Tị nạn – gồm triển lãm, hội thảo, văn nghệ do Trung tâm Văn hoá Âu Cơ và thư viện San Francisco phối hợp tổ chức.
Là một trong số những người Việt đầu tiên đến định cư tại vùng Vịnh San Francisco, tôi tham gia hội thảo cùng với kỹ sư Khương Hữu Điểu, cựu thứ trưởng kinh tế Việt Nam Cộng hoà và luật sư Mỹ Linh Nguyễn, là hai người thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai còn tôi thuộc thế hệ 1.5.
Kỹ sư Điểu nói về nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa và lí do người Việt ra đi là vì “Kissinger đã bán đứng miền Nam cho cộng sản, sau chuyến đi Trung Quốc uống chè với Chu Ân Lai vào năm 1972”. Luật sư Mỹ Linh Nguyễn, con gái của một gia đình thuyền nhân vượt biển được sinh ra ở Mỹ, tốt nghiệp Đại học Berkeley và trường luật Hasting, nói về nguyên do tại sao cô gắn bó với truyền thống văn hoá Việt.
Phần trình bày của tôi về hành trình đến Mỹ và trải nghiệm, hiểu biết của mình về cộng đồng người Việt San Francisco, bắt đầu từ cuộc di tản năm 1975 với 130 nghìn người; làn sóng vượt biển, vượt biên với hơn một triệu trong đó khoảng 300 nghìn người đã không đến được bến bờ; rồi chương trình định cư cựu tù cải tạo H.O., định cư con lai, vượt biển hồi hương ROVR.
Tôi rời Việt Nam chiều 29/4/1975 trên một con tàu không máy. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển và ba tháng qua nhiều trại tị nạn, tôi đến định cư tại thành phố Berkeley vào tháng 8/1975 cùng với gia đình ông anh họ là thẩm phán Trần An Bài.
Lúc đó không quen ai ở San Francisco, thành phố du lịch nổi tiếng với cây cầu Golden Gate bắc ngang cửa vịnh và chỉ cách Berkeley 15 phút lái xe. Còn San Jose cách Berkeley một giờ xe vẫn là nơi xa lạ.
Đi học ESL ở Berkeley Adult School gặp vài người Việt như gia đình cô Nga Vũ, ông bà Đỗ Điện Thoại là chủ cơ sở Kim Sơn ấn quán chuyên in vé số ở Sài Gòn, có ông giáo Nguyễn Văn Sáng nguyên là trưởng ấp ở khu Ngã ba Ông Tạ, quê tôi. Có kỹ sư Chương mới từ Đức qua. Vào đại học cộng đồng College of Alameda biết thêm anh Chương (còm), anh Thông Trần, chị Bích anh Thuận, anh em Sơn Trần là những đồng hương đầu tiên quanh vùng Đông Vịnh (East Bay).
Năm 1977 chuyển lên Đại học Berkeley, khi đó mới quen vài sinh viên từ San Francisco như các anh Dư Minh Trọng, Nguyễn Trọng Vũ, Khánh Nguyễn là những người được bầu vào ban chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Berkeley sau khi hội thành lập đầu năm 1979. Anh Trọng làm tổng thư ký đầu tiên, sau đó anh Vũ làm trưởng ban sinh hoạt và anh Khánh làm chủ tịch. Tôi làm trưởng ban văn hoá và trưởng ban học tập vài nhiệm kỳ. Tôi và anh Khánh, nay là một trong những cột trụ của của Trung tâm Âu Cơ, đã cùng nhau tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng.
Mỗi độ tháng Năm trong trường có tuần lễ di sản văn hoá châu Á Thái Bình Dương, chúng tôi qua San Francisco mượn đồ kỷ niệm từ Việt Nam như lư đồng, tranh ảnh của gia đình anh Vũ hay của bác Nguyễn Phú Biên, nguyên giám đốc Mỹ Vân Film ở Sài Gòn, để trưng bày tại Spoul Plaza cùng với các hội sinh viên bạn.
Sinh viên làm văn nghệ lần đầu tiên vào tháng Tư 1980 với kịch thơ Hận Nam Quan và phải mượn khăn đóng áo dài của học giả Đào Đăng Vỹ, nhờ Đoàn vũ Gia đình Phật tử Oanh Vũ từ San Francisco giúp cho chương trình vài màn múa. Đàn tranh nhờ chị Ngọc Dung, cựu giáo sư trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn; sáo trúc nhờ anh Bùi Duy Long từ San Jose.
Vào thời điểm đó thật là khó kiếm ra nón lá, áo tứ thân hay những nhạc cụ Việt. Mấy bạn sinh viên nam nữ hát hò ba miền, mặc áo bà ba cũng phải đi mượn từ nhiều nơi.
Qua sinh hoạt sinh viên và cộng đồng tôi biết được một số người Việt sống ở San Francisco, có đô trưởng cuối cùng của Sài Gòn là Chuẩn tướng Đỗ Kiến Nhiễu, có cựu Đại tá Nguyễn Khuyến, các giáo sư Lê Thức Lân, Chung Hoàng Chương, bác Lê Văn Hoàn là một dịch giả, anh Đặng Đức Cảnh là cựu sĩ quan. Có anh Nguyễn Đức Long từ trường City College of San Francisco cũng thích làm báo sinh viên nên chúng tôi thân nhau.
Với người Việt tị nạn lúc đó, San Francisco là trung tâm để đấu tranh cho nhân quyền ở quê nhà vì có các cơ sở ngoại giao và đông du khách.
Dịp 30/4 biểu tình trước toà thị chính. Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 biểu tình tại United Nations Plaza rồi tuần hành ra đường Market là trung tâm du lịch.
Tổng lãnh sự quán của Liên bang Xô-Viết trên đường Green cũng là nơi đồng bào tập họp biểu tình cùng với những sắc dân Lithuania, Latvia, Estonia vào tháng Bảy, dịp tưởng niệm “Ngày những Quốc gia bị Cộng sản Chiếm đóng”.
Từ năm 1998, khi có Tổng Lãnh sự quán Việt Nam thì các cuộc biểu tình tập trung về đây. Cơ sở ngoại giao của Trung Quốc trong một thập niên qua cũng thường có người Việt kéo đến biểu tình phản đối Bắc Kinh hung hăng gây hấn trên Biển Đông.
Về ẩm thực, những năm cuối thập niên 1970 quanh Berkeley, Oakland chưa ai mở quán ăn Việt. Khi đó tôi chỉ biết San Francisco có ba nhà hàng Việt là Golden Turtle, Mai và Cordon Bleu. Rùa Vàng nổi tiếng với bún bò Huế, Mai với những món xào. Tiệm Mai là nơi tôi hay đưa các bạn Mỹ đến để giới thiệu với họ về ẩm thực Việt Nam. Hai tiệm này ở khu đường Geary, Clement, giữa các đường số 5 và 12. Cordon Bleu trên đường Polk bán thức ăn Việt nấu kiểu Pháp và giá cao nên sinh viên ít ghé. Khu Tenderloin có một số người Việt nhưng chưa thấy quán ăn.
Ngày nay với đông người Việt sinh sống, khu Tenderloin hiện có 3 trăm cửa hàng của người Việt trên những phố loanh quanh đó. Trụ sở tuần báo Mõ San Francisco của ông Huỳnh Lương Thiện, đã phát hành đến số 1430, cũng ở đây. Năm 2004, thành phố chính thức đặt tên khu vực đường Larkin từ Eddy đến O’Farrell là Little Saigon.
Nơi đây có đủ các món ăn bình dân của người Việt, lâu đời có phở Thái Bình Dương, phở bắc chính gốc là Tower Turtle đã 15 năm tuổi, có Bánh mì Lee’s, có cơm phở Hà Nam Ninh, dịch vụ chuyển tiền, tiệm tạp hóa, rau cỏ, cây trái.
Ở những khu sang trọng trong thành phố cũng có quán Việt như Slanted Door của Charles Phan đã hân hạnh đón Tổng thống Bill Clinton ghé ăn, có nhà hàng Ana Mandara với đầu bếp nổi tiếng Khải Dương, có quán Le Colonial.
Xuân về, những năm đầu xa xứ người Việt San Francisco đón tết trong hội trường một trường học ở khu Sunset do Trung tâm Định cư Đông Nam Á tổ chức, lúc đó ông Michael Huỳnh làm giám đốc, rồi đến ông Vũ-Đức Vượng, ông Philip Nguyễn. Hội chợ chỉ chừng hơn chục gian hàng, bán vải áo dài, hoa, bánh chưng, giò lụa. Chưa có các loại mứt. Văn nghệ đơn sơ cây nhà lá vườn.
San Francisco đất hẹp nhưng người đông, với 840 nghìn cư dân. Cư dân gốc Việt khoảng 20 nghìn, không đông như San Jose, nhưng từ 15 năm qua Hội Tết San Francisco tại Little Saigon đã là một sinh hoạt văn hoá thu hút hàng vạn khách du xuân đến từ nhiều nơi và lễ khai mạc đều có sự tham dự của thị trưởng, nhiều giám sát viên, quan chức thành phố và dân cử tiểu bang.
Trung tâm Văn hóa Âu Cơ hoạt động từ 25 năm qua, với các lớp dạy tiếng Việt, nhạc cụ cổ truyền, ca vũ cho các em thiếu nhi. Qua tham gia sinh hoạt với trung tâm, luật sư Mỹ Linh Nguyễn đã có thể nói tiếng Việt suông sẻ và biết trân quí những nét đẹp của văn hoá Việt.
Âu Cơ đã cùng với Trung tâm Cộng đồng Việt Nam, Hội H.O., Hội Cao niên, Hội Phụ nữ đóng góp nhiều cho Hội Tết, Trung Thu, Giỗ tổ Hùng Vương và cho các sinh hoạt đa văn hoá của thành phố để phô diễn những nét đẹp truyền thống Việt.
Năm 2008 một người gốc Việt là ông Steve Ngô trúng cử Hội đồng Giáo dục San Francisco Community College và tái đắc cử năm 2012. Làm việc tại tòa thị chính, cuối thập niên 1970 đã có ông Vũ Đắc. Hơn một thập niên qua có ông Phạm Thư Đăng là một công chức cấp cao.
Hôm đi chơi Hội Tết Ất Mùi tình cờ gặp anh Hoàng là một người đã sống và làm việc ở San Francisco lâu năm. Anh là nhân viên sở xã hội, sau đó làm cho sở nhân lực thành phố và nay đã về hưu. Nói chuyện mới biết hành trình đến Mỹ của chúng tôi có nhiều điểm giống nhau. Anh là cựu chiến sĩ hải quân, rời Việt Nam đến Subic Bay ở Philippines, rồi qua Guam, qua trại tị nạn Camp Pendleton, trước khi được bảo trợ ra định cư ở Santa Cruz. Ở đó không lâu thì anh dọn về San Francisco.
Tôi cũng đã có những ngày đầu xa quê hương sống trong những trại tị nạn đó. Gặp nhau kể lại hành trình đến Mỹ, ôn lại kỷ niệm đời sống trại tị nạn với những tối đi xem phim hoạt hình, những trận đá bóng, những dụ dỗ xách động đòi hồi hương cách đây bốn mươi năm nhưng vẫn còn xôn xao trong trí nhớ như mới xảy ra hôm qua. Từ ngày rời Camp Pendleton đến nay tôi mới gặp được một người láng giềng cùng trại 5 với mình.
Ngày 25/4 tới đây bộ chỉ huy Camp Pendleton sẽ mở cửa cho người tị nạn trở lại thăm. Tôi sẽ về lại nơi đó. Sau 40 năm.
© 2015 Buivanphu.wordpress.com
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Bùi Văn Phú
VOA-19.02.2015
Cuối tuần qua tôi đi chơi Hội Tết San Francisco. Đây là Hội Tết lần thứ 19 của cộng đồng người Việt tại thành phố này, những năm trước được tổ chức tại khu Little Saigon trên đường Larkin, từ hai năm qua dời về United Nations Plaza, gần toà thị chính.
Năm nay là Tết Ất Mùi. Đã bốn lần qua can Ất kể từ Tết Ất Mão 1975 là cái Tết cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa. Đó cũng là dấu mốc thời gian 40 năm từ ngày người tị nạn Việt đến Hoa Kỳ định cư.
Ngày nay nhắc đến cộng đồng người Mỹ gốc Việt, được biết đến nhiều nhất là Quận Cam ở miền nam Caifornia và San Jose ở miền bắc. Nhưng San Francisco đã là tụ điểm sinh hoạt đấu tranh của người Việt California trong những năm đầu, trước cả Quận Cam, trước cả San Jose vì tính cách quốc tế của thành phố này.
Ngày Chủ Nhật 8/2 tại thư viện chính của thành phố có chương trình “40 Years: a Commemoration of the Vietnamese Refugee Resettlement” – 40 Năm: Kỷ niệm Định cư Người Việt Tị nạn – gồm triển lãm, hội thảo, văn nghệ do Trung tâm Văn hoá Âu Cơ và thư viện San Francisco phối hợp tổ chức.
Là một trong số những người Việt đầu tiên đến định cư tại vùng Vịnh San Francisco, tôi tham gia hội thảo cùng với kỹ sư Khương Hữu Điểu, cựu thứ trưởng kinh tế Việt Nam Cộng hoà và luật sư Mỹ Linh Nguyễn, là hai người thuộc thế hệ thứ nhất và thứ hai còn tôi thuộc thế hệ 1.5.
Kỹ sư Điểu nói về nền kinh tế Việt Nam Cộng hòa và lí do người Việt ra đi là vì “Kissinger đã bán đứng miền Nam cho cộng sản, sau chuyến đi Trung Quốc uống chè với Chu Ân Lai vào năm 1972”. Luật sư Mỹ Linh Nguyễn, con gái của một gia đình thuyền nhân vượt biển được sinh ra ở Mỹ, tốt nghiệp Đại học Berkeley và trường luật Hasting, nói về nguyên do tại sao cô gắn bó với truyền thống văn hoá Việt.
Phần trình bày của tôi về hành trình đến Mỹ và trải nghiệm, hiểu biết của mình về cộng đồng người Việt San Francisco, bắt đầu từ cuộc di tản năm 1975 với 130 nghìn người; làn sóng vượt biển, vượt biên với hơn một triệu trong đó khoảng 300 nghìn người đã không đến được bến bờ; rồi chương trình định cư cựu tù cải tạo H.O., định cư con lai, vượt biển hồi hương ROVR.
Tôi rời Việt Nam chiều 29/4/1975 trên một con tàu không máy. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển và ba tháng qua nhiều trại tị nạn, tôi đến định cư tại thành phố Berkeley vào tháng 8/1975 cùng với gia đình ông anh họ là thẩm phán Trần An Bài.
Lúc đó không quen ai ở San Francisco, thành phố du lịch nổi tiếng với cây cầu Golden Gate bắc ngang cửa vịnh và chỉ cách Berkeley 15 phút lái xe. Còn San Jose cách Berkeley một giờ xe vẫn là nơi xa lạ.
Đi học ESL ở Berkeley Adult School gặp vài người Việt như gia đình cô Nga Vũ, ông bà Đỗ Điện Thoại là chủ cơ sở Kim Sơn ấn quán chuyên in vé số ở Sài Gòn, có ông giáo Nguyễn Văn Sáng nguyên là trưởng ấp ở khu Ngã ba Ông Tạ, quê tôi. Có kỹ sư Chương mới từ Đức qua. Vào đại học cộng đồng College of Alameda biết thêm anh Chương (còm), anh Thông Trần, chị Bích anh Thuận, anh em Sơn Trần là những đồng hương đầu tiên quanh vùng Đông Vịnh (East Bay).
Năm 1977 chuyển lên Đại học Berkeley, khi đó mới quen vài sinh viên từ San Francisco như các anh Dư Minh Trọng, Nguyễn Trọng Vũ, Khánh Nguyễn là những người được bầu vào ban chấp hành Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Berkeley sau khi hội thành lập đầu năm 1979. Anh Trọng làm tổng thư ký đầu tiên, sau đó anh Vũ làm trưởng ban sinh hoạt và anh Khánh làm chủ tịch. Tôi làm trưởng ban văn hoá và trưởng ban học tập vài nhiệm kỳ. Tôi và anh Khánh, nay là một trong những cột trụ của của Trung tâm Âu Cơ, đã cùng nhau tham dự nhiều sinh hoạt cộng đồng.
Mỗi độ tháng Năm trong trường có tuần lễ di sản văn hoá châu Á Thái Bình Dương, chúng tôi qua San Francisco mượn đồ kỷ niệm từ Việt Nam như lư đồng, tranh ảnh của gia đình anh Vũ hay của bác Nguyễn Phú Biên, nguyên giám đốc Mỹ Vân Film ở Sài Gòn, để trưng bày tại Spoul Plaza cùng với các hội sinh viên bạn.
Sinh viên làm văn nghệ lần đầu tiên vào tháng Tư 1980 với kịch thơ Hận Nam Quan và phải mượn khăn đóng áo dài của học giả Đào Đăng Vỹ, nhờ Đoàn vũ Gia đình Phật tử Oanh Vũ từ San Francisco giúp cho chương trình vài màn múa. Đàn tranh nhờ chị Ngọc Dung, cựu giáo sư trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn; sáo trúc nhờ anh Bùi Duy Long từ San Jose.
Vào thời điểm đó thật là khó kiếm ra nón lá, áo tứ thân hay những nhạc cụ Việt. Mấy bạn sinh viên nam nữ hát hò ba miền, mặc áo bà ba cũng phải đi mượn từ nhiều nơi.
Qua sinh hoạt sinh viên và cộng đồng tôi biết được một số người Việt sống ở San Francisco, có đô trưởng cuối cùng của Sài Gòn là Chuẩn tướng Đỗ Kiến Nhiễu, có cựu Đại tá Nguyễn Khuyến, các giáo sư Lê Thức Lân, Chung Hoàng Chương, bác Lê Văn Hoàn là một dịch giả, anh Đặng Đức Cảnh là cựu sĩ quan. Có anh Nguyễn Đức Long từ trường City College of San Francisco cũng thích làm báo sinh viên nên chúng tôi thân nhau.
Với người Việt tị nạn lúc đó, San Francisco là trung tâm để đấu tranh cho nhân quyền ở quê nhà vì có các cơ sở ngoại giao và đông du khách.
Dịp 30/4 biểu tình trước toà thị chính. Ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12 biểu tình tại United Nations Plaza rồi tuần hành ra đường Market là trung tâm du lịch.
Tổng lãnh sự quán của Liên bang Xô-Viết trên đường Green cũng là nơi đồng bào tập họp biểu tình cùng với những sắc dân Lithuania, Latvia, Estonia vào tháng Bảy, dịp tưởng niệm “Ngày những Quốc gia bị Cộng sản Chiếm đóng”.
Từ năm 1998, khi có Tổng Lãnh sự quán Việt Nam thì các cuộc biểu tình tập trung về đây. Cơ sở ngoại giao của Trung Quốc trong một thập niên qua cũng thường có người Việt kéo đến biểu tình phản đối Bắc Kinh hung hăng gây hấn trên Biển Đông.
Về ẩm thực, những năm cuối thập niên 1970 quanh Berkeley, Oakland chưa ai mở quán ăn Việt. Khi đó tôi chỉ biết San Francisco có ba nhà hàng Việt là Golden Turtle, Mai và Cordon Bleu. Rùa Vàng nổi tiếng với bún bò Huế, Mai với những món xào. Tiệm Mai là nơi tôi hay đưa các bạn Mỹ đến để giới thiệu với họ về ẩm thực Việt Nam. Hai tiệm này ở khu đường Geary, Clement, giữa các đường số 5 và 12. Cordon Bleu trên đường Polk bán thức ăn Việt nấu kiểu Pháp và giá cao nên sinh viên ít ghé. Khu Tenderloin có một số người Việt nhưng chưa thấy quán ăn.
Ngày nay với đông người Việt sinh sống, khu Tenderloin hiện có 3 trăm cửa hàng của người Việt trên những phố loanh quanh đó. Trụ sở tuần báo Mõ San Francisco của ông Huỳnh Lương Thiện, đã phát hành đến số 1430, cũng ở đây. Năm 2004, thành phố chính thức đặt tên khu vực đường Larkin từ Eddy đến O’Farrell là Little Saigon.
Nơi đây có đủ các món ăn bình dân của người Việt, lâu đời có phở Thái Bình Dương, phở bắc chính gốc là Tower Turtle đã 15 năm tuổi, có Bánh mì Lee’s, có cơm phở Hà Nam Ninh, dịch vụ chuyển tiền, tiệm tạp hóa, rau cỏ, cây trái.
Ở những khu sang trọng trong thành phố cũng có quán Việt như Slanted Door của Charles Phan đã hân hạnh đón Tổng thống Bill Clinton ghé ăn, có nhà hàng Ana Mandara với đầu bếp nổi tiếng Khải Dương, có quán Le Colonial.
Xuân về, những năm đầu xa xứ người Việt San Francisco đón tết trong hội trường một trường học ở khu Sunset do Trung tâm Định cư Đông Nam Á tổ chức, lúc đó ông Michael Huỳnh làm giám đốc, rồi đến ông Vũ-Đức Vượng, ông Philip Nguyễn. Hội chợ chỉ chừng hơn chục gian hàng, bán vải áo dài, hoa, bánh chưng, giò lụa. Chưa có các loại mứt. Văn nghệ đơn sơ cây nhà lá vườn.
San Francisco đất hẹp nhưng người đông, với 840 nghìn cư dân. Cư dân gốc Việt khoảng 20 nghìn, không đông như San Jose, nhưng từ 15 năm qua Hội Tết San Francisco tại Little Saigon đã là một sinh hoạt văn hoá thu hút hàng vạn khách du xuân đến từ nhiều nơi và lễ khai mạc đều có sự tham dự của thị trưởng, nhiều giám sát viên, quan chức thành phố và dân cử tiểu bang.
Trung tâm Văn hóa Âu Cơ hoạt động từ 25 năm qua, với các lớp dạy tiếng Việt, nhạc cụ cổ truyền, ca vũ cho các em thiếu nhi. Qua tham gia sinh hoạt với trung tâm, luật sư Mỹ Linh Nguyễn đã có thể nói tiếng Việt suông sẻ và biết trân quí những nét đẹp của văn hoá Việt.
Âu Cơ đã cùng với Trung tâm Cộng đồng Việt Nam, Hội H.O., Hội Cao niên, Hội Phụ nữ đóng góp nhiều cho Hội Tết, Trung Thu, Giỗ tổ Hùng Vương và cho các sinh hoạt đa văn hoá của thành phố để phô diễn những nét đẹp truyền thống Việt.
Năm 2008 một người gốc Việt là ông Steve Ngô trúng cử Hội đồng Giáo dục San Francisco Community College và tái đắc cử năm 2012. Làm việc tại tòa thị chính, cuối thập niên 1970 đã có ông Vũ Đắc. Hơn một thập niên qua có ông Phạm Thư Đăng là một công chức cấp cao.
Hôm đi chơi Hội Tết Ất Mùi tình cờ gặp anh Hoàng là một người đã sống và làm việc ở San Francisco lâu năm. Anh là nhân viên sở xã hội, sau đó làm cho sở nhân lực thành phố và nay đã về hưu. Nói chuyện mới biết hành trình đến Mỹ của chúng tôi có nhiều điểm giống nhau. Anh là cựu chiến sĩ hải quân, rời Việt Nam đến Subic Bay ở Philippines, rồi qua Guam, qua trại tị nạn Camp Pendleton, trước khi được bảo trợ ra định cư ở Santa Cruz. Ở đó không lâu thì anh dọn về San Francisco.
Tôi cũng đã có những ngày đầu xa quê hương sống trong những trại tị nạn đó. Gặp nhau kể lại hành trình đến Mỹ, ôn lại kỷ niệm đời sống trại tị nạn với những tối đi xem phim hoạt hình, những trận đá bóng, những dụ dỗ xách động đòi hồi hương cách đây bốn mươi năm nhưng vẫn còn xôn xao trong trí nhớ như mới xảy ra hôm qua. Từ ngày rời Camp Pendleton đến nay tôi mới gặp được một người láng giềng cùng trại 5 với mình.
Ngày 25/4 tới đây bộ chỉ huy Camp Pendleton sẽ mở cửa cho người tị nạn trở lại thăm. Tôi sẽ về lại nơi đó. Sau 40 năm.
© 2015 Buivanphu.wordpress.com
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Thư Xuân Ất Mùi 2015: Xuân tự do, dân chủ và thịnh vượng cho Việt Nam
Vũ Đức Khanh
VOA-18.02.2015
Kính thưa quý vị và quý bạn trong và ngoài nước,
Trước thềm Xuân Ất Mùi, xin kính chúc quý quý vị và quý bạn trong và ngoài nước, mọi người, mọi nhà một Xuân mới 2015 vạn sự như ý, an khang thịnh vượng và gia đình hạnh phúc. Đặc biệt chúc tất cả bà con Việt Nam trong nước sớm được hưởng trọn vẹn những quyền căn bản và thiêng liêng nhất của con người như các quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do lập đảng, lập hội, tự do sinh hoạt chính trị, tự do kinh doanh, tham gia phát triển đất nước cường thịnh, xã hội đa nguyên, dân chủ, công bằng, bác ái và tiến bộ.
Cách đây gần 70 năm, Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, long trọng tuyên bố: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc" – Đây là một ý tưởng mà Hồ Chí Minh đã vay mượn trực tiếp từ bản Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ.
Cũng trong bản Tuyên ngôn Độc lập đó, ông Hồ tố cáo: “Thế mà hơn 80 năm nay, bọn thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái, đến cướp đất nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với nhân đạo và chính nghĩa. Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man… Chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta… Chúng ràng buộc dư luận, thi hành chính sách ngu dân. Chúng dùng thuốc phiện, rượu cồn để làm cho nòi giống ta suy nhược. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều. Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đặt ra hàng trăm thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần cùng… Chúng bóc lột công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn…”
Nhưng điều mà ai cũng có thể thấy rõ là gần 70 năm sau, ước mơ được sống tự do, hạnh phúc của nhân dân Việt Nam vẫn còn nguyên vẹn. Đảng CSVN đã đưa đất nước ta hết cuộc chiến này đến cuộc chiến khác, biến hàng triệu thanh niên thành những chiến sỹ của quốc tế cộng sản với cao vọng nhuộm đỏ Đông Dương theo chủ nghĩa Mác - Lê. Với một chế độ độc tài, độc đảng, chuyên quyền và một ban lãnh đạo yếu kém, vô trách nhiệm, suy đồi đạo đức, họ đã làm băng hoại nền chính trị, giáo dục và văn hóa nước ta, cản trở phát triển kinh tế, gây quốc nạn tham nhũng mọi nơi, tiến hành xét xử oan sai, bắt bớ những người yêu nước lên tiếng vì tiền đồ dân tộc, tước đoạt đất đai, nhà cửa ruộng vườn của nhân dân do cha ông từ bao đời để lại, và tạo nên một xã hội đầy rẫy bất công, tội ác tràn lan.
Sau khi đất nước thống nhất, thay vì lo hàn gắn vết thương chiến tranh, tập trung xây dựng thì Đảng CSVN đã thực hiện chính sách đàn áp, tù đày, ngược đãi đồng bào miền Nam ta, đẩy hàng triệu người Việt ra biển tìm tự do, trong số đó có trên 250 000 người đã bỏ thây trên biển cả hoặc trong vùng rừng sâu, nước độc. Bằng chính sách trả thù, họ giam cầm quân cán chính VNCH trong những trại cải tạo khổng lồ trên khắp mọi miền đất nước. Đôc ác hơn nữa, họ còn dùng chính sách “lý lịch” để chia rẽ nhân dân, không cho con em của một số lớn người dân miền Nam có cơ hội học hành, tiến thân trong xã hội mới. Về chính trị, họ tước hết mọi quyền tự do, dân chủ của người dân. Bằng điều 4 Hiến pháp từ năm 1980, họ chủ trương độc tôn, độc quyền lãnh đạo nhà nước. Họ triệt tiêu các đảng phái chính trị, trong đó có cả hai Đảng Xã Hội và Đảng Dân Chủ đã từng sát cánh tham chính với họ từ năm 1945. Về kinh tế, với chính sách ngăn sông cấm chợ, quốc hữu hóa phương tiện sản xuất và kế hoạch hóa duy ý chí, không tưởng, họ bóc lột thậm tệ nhân dân ta, làm nhân dân ta nghèo nàn, kiệt quệ, thiếu thốn, khốn khổ trăm điều. Khi thất bại, họ thay đổi chính sách, chuyển sang độc quyền kinh tế xuất nhập khẩu, kiểm soát các ngành kinh tế trọng điểm và siêu lợi nhuận, cấu kết với tài phiệt ngoại bang khai thác cạn kiệt tài nguyên quốc gia, bóc lột tận xương tủy người lao động với đồng lương thấp, ngăn cấm công nhân thành lập nghiệp đoàn độc lập, tự do để bảo vệ quyền lợi. Đối với nông dân, họ cướp đoạt ruộng vườn, nhà cửa, mồ mã ông bà để đem bán làm sân golf, đẩy hàng triệu nông dân trở thành những người thất nghiệp, phải sống chen chúc ở những đô thị lớn để tìm kế sinh nhai. Họ đặt ra muôn vàn thứ thuế, làm cho nhân dân ngày càng thêm khốn khó.
Tuy nhiên do tình hình chính trị thế giới và khu vực đang diễn biến ngày càng phức tạp, đặc biệt với sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ và quyết đoán hơn của Trung Quốc, Đảng CSVN đang vô cùng lo ngại cho sự tồn vong của chế độ, buộc họ phải có những đối sách mới. Một mặt, họ tìm cách hòa hoãn với Trung Quốc, mặt khác họ cố thắt chặt mối quan hệ mới với Hoa Kỳ và Phương Tây để đối trọng Trung Quốc. Họ thừa hiểu rằng nội bộ của họ đã bị chia rẽ trầm trọng. Xu thế chung của nhiều đảng viên tiến bộ, thức thời và cũng là nguyện vọng chung của nhân dân Việt Nam là cần có gấp một cuộc đại phẩu thuật thể chế chính trị hòng cứu nguy dân tộc trước viễn ảnh nô lệ. Thay đổi hay là chết là mệnh lệnh của thời đại. Một hệ thống chính trị đa đảng, tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền và một thể chế tam quyền phân lập, thượng tôn pháp luật sẽ là bước đầu tiên trên chặng đường dài và khó khăn để Việt Nam tiến đến thịnh vượng.
Sẽ không có nhà dân chủ Việt Nam nào nuôi ảo tưởng rằng đa đảng, tự do, dân chủ, tôn trọng nhân quyền và tam quyền phân lập có thể giải quyết ngay bài toán Việt Nam. Họ đều có chung nhận thức rằng có một số quốc gia trên thế giới tuy theo thể chế tam quyền phân lập và đa đảng nhưng vẫn bị coi là chính thể độc tài, điển hình như Indonesia của Suharto và Philippines của Ferdinand Marcos trước đây, hay như Zimbabwe của Mugabe, Campuchia của Hun Sen, hay Liên bang Nga của Putin hiện nay. Tuy nhiên, họ có chung một niềm tin tuyệt đối, đó là dân chủ là một tiến trình lâu dài. Và ít nhất là cho đến hôm nay, mặc dù dân chủ còn chưa hoàn hảo nhưng nó vẫn là một thể chế chính trị tốt hơn các chế độ độc tài, độc đảng. Điều đó cũng chứng minh con đường đi đến một nền dân chủ tự do đích thực là một chặng đường đầy cam go; và một nước vừa thoát khỏi chế độ độc tài cộng sản toàn trị hoàn toàn có thể bị rơi vào một chính thể độc tài cá nhân, như Campuchia hay Nga chẳng hạn.
Trong bối cảnh Việt Nam, lộ trình dân chủ hoá đất nước nên tuần tự theo các bước sau, và điều quan trọng nhất là các tác nhân nên hiểu rõ vai trò, vị thế và những việc mình cần phải làm.
Thứ nhất, Đảng CSVN cần lên kế hoạch cụ thể về lộ trình dân chủ hoá đất nước như sau:
- Tiếp tục mạnh dạn trả tự do cho các tù nhân chính trị và những người bất đồng chính kiến đang bị giam cầm.
- Cho phép thành lập các đảng phái chính trị ở Việt Nam.
- Khẩn trương ban hành Luật về Hội bất vụ lợi để điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, một nền tảng quan trọng của trật tự xã hội tự do, dân chủ.
- Tổ chức bầu cử tự do để bầu Quốc hội lập hiến với sự tham gia của tất cả các chính đảng để soạn thảo Hiến pháp mới.
- Tổ chức bầu cử tự do để bầu Quốc hội lập pháp sau khi Hiến pháp được thông qua để điều hành đất nước.
Thứ hai, để thực hiện thành công tiến trình này, cộng đồng những người đấu tranh cho tự do, dân chủ của Việt Nam trong và ngoài nước cần minh bạch, vạch ra cương lĩnh chính trị và chương trình hành động cụ thể để tập hợp lực lượng, chứ không thể cứ nói suông là đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền.
Và thứ ba, như chúng ta có thể thấy được qua hai thí dụ điển hình của Nam Phi và Miến Điện, đó là con đường hòa giải giữa các lực lượng thù địch vì mục tiêu chung: “Xây dựng và bảo vệ một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân bản, tiến bộ và cường thịnh.” Chúng ta không thể nào nói đến tương lai chung nếu như chúng ta không có khả năng giảng hòa với quá khứ. Và muốn giảng hòa với quá khứ, chúng ta cần hiểu rõ quá khứ. Để thực hiện, chúng ta cần có một Uỷ ban Quốc gia “Ánh sáng và Sự thật” để giúp tất cả chúng ta có cơ hội nhìn lại lịch sử một cách khách quan hơn về những gì đã xảy ra, đồng thời giúp chúng ta thanh thản tiến về phía trước.
Trên đây là vài lời tâm sự chia sẻ với quý đồng bào. Thiết nghĩ Tết luôn là cơ hội để mọi người chúng ta tự nhìn lại chính mình trong năm qua cũng như hoạch định cho năm mới. Tết cũng là cơ hội để mọi người chúng ta, anh em, họ hàng, bè bạn gặp gỡ, chia sẻ với nhau, hàn gắn những đổ vỡ nếu có, hoặc lên kế hoạch cùng nhau hợp tác. Trong tinh thần đó, rất mong quý đồng bào trong và ngoài nước hãy cùng nhau vì quyền lợi tối thượng của Việt Nam mà mạnh dạn dấn thân trên con đường hòa giải để cùng nhau chung sức xây dựng quê hương. Hãy cùng nhau cầu nguyện cho Việt Nam luôn được thanh bình, phát triển và thịnh vượng. Chúc mừng xuân tự do, dân chủ và thịnh vượng cho mọi người, mọi nhà Việt Nam trong và ngoài nước.
Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Ngoại trưởng Mỹ chúc Tết người Việt
Ngoại trưởng Kerry nói thay mặt Tổng thống Obama và người dân Hoa Kỳ, ông “gửi lời chúc sức khỏe, thịnh vượng và hạnh phúc” nhân dịp năm mới Ất Mùi.
VOA-18.02.2015
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry mới gửi lời chúc mừng năm mới tới người dân Việt Nam cùng người dân các nước đón Tết Nguyên đán.
Nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ nói rằng, thay mặt Tổng thống Obama và người dân Hoa Kỳ, ông “gửi lời chúc sức khỏe, thịnh vượng và hạnh phúc” nhân dịp năm mới Ất Mùi.
Ngoại trưởng Kerry cũng nói tới sự gắn kết giữa các quốc gia thuộc vùng Thái Bình Dương cũng như triển vọng tốt đẹp của năm mới.
Ông Kerry nói: “Trong khi chúng ta tiếp tục thúc đẩy sự thấu hiểu văn hóa, hợp tác kinh tế, an ninh khu vực và quan hệ đối tác giáo dục, chúng ta cũng sẽ mở cửa đón các cơ hội cùng có lợi”.
Nhà ngoại giao này nói rằng Tổng thống Obama trông chờ năm mới. “Sẽ có các thách thức lớn, nhưng cũng sẽ có các thành tựu mà chúng ta cùng hợp tác để hướng tới”.
2015 được coi là năm quan trọng trong mối bang giao Hà Nội – Washington khi hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Thời gian qua đã có nhiều hoạt động hướng tới ngày lễ này. Hồi cuối tháng Một vừa qua đã diễn ra một buổi hội thảo nhìn lại hai thập kỷ quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù với sự tham gia của nhiều học giả và quan chức của cả hai phía.
Ông Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, phát biểu: “Mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: chúng tôi muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật pháp và nhân quyền.”
Nguồn: State Department, VOA
VOA-18.02.2015
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry mới gửi lời chúc mừng năm mới tới người dân Việt Nam cùng người dân các nước đón Tết Nguyên đán.
Nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ nói rằng, thay mặt Tổng thống Obama và người dân Hoa Kỳ, ông “gửi lời chúc sức khỏe, thịnh vượng và hạnh phúc” nhân dịp năm mới Ất Mùi.
Ngoại trưởng Kerry cũng nói tới sự gắn kết giữa các quốc gia thuộc vùng Thái Bình Dương cũng như triển vọng tốt đẹp của năm mới.
Ông Kerry nói: “Trong khi chúng ta tiếp tục thúc đẩy sự thấu hiểu văn hóa, hợp tác kinh tế, an ninh khu vực và quan hệ đối tác giáo dục, chúng ta cũng sẽ mở cửa đón các cơ hội cùng có lợi”.
Nhà ngoại giao này nói rằng Tổng thống Obama trông chờ năm mới. “Sẽ có các thách thức lớn, nhưng cũng sẽ có các thành tựu mà chúng ta cùng hợp tác để hướng tới”.
2015 được coi là năm quan trọng trong mối bang giao Hà Nội – Washington khi hai nước kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Thời gian qua đã có nhiều hoạt động hướng tới ngày lễ này. Hồi cuối tháng Một vừa qua đã diễn ra một buổi hội thảo nhìn lại hai thập kỷ quan hệ giữa hai quốc gia cựu thù với sự tham gia của nhiều học giả và quan chức của cả hai phía.
Ông Ted Osius, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, phát biểu: “Mục tiêu của Hoa Kỳ rất rõ ràng: chúng tôi muốn giúp Việt Nam trở thành một quốc gia lớn mạnh, giàu có và độc lập, tôn trọng luật pháp và nhân quyền.”
Nguồn: State Department, VOA
Chúc Mừng Năm Mới
Xin kính chúc cô chú , anh chị , các em và các cháu năm mới
vạn sự như ý , phát tài phát lộc, an khang thịnh vượng sức khỏe dồi dào
vạn sự như ý , phát tài phát lộc, an khang thịnh vượng sức khỏe dồi dào
Không có Tết cho người lượm ve chai
Lao Động Việt - Trong khi mọi người rộn rã đón Xuân thì những người lượm ve chai vẫn âm thầm làm việc trong bóng đêm. Với họ, Tết là một món hàng xa xỉ. Chiếc bánh chưng ngày Tết là một mong muốn xa vời. Chiếc áo mới ngày Tết cũng là giấc mơ khó thành hiện thực.
Trong khi các đại gia tiêu tiền tỷ vào các ngày Tết, trong lúc người người nô nức đón Xuân về, có ai chạnh lòng nghĩ đến người đàn bà lượm ve chai, với chiếc bị trên vai, đêm đêm bới lục những thùng rác tanh tưởi để có tiền mua thuốc cho con ?
Phóng viên của Lao Động Việt thực hiên phóng sự về cảnh đời khốn khó của những người lượm ve chai ở Sài gòn những ngày cận Tết:
Ghi chú:
Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, laodongViet.org, FACEBOOK.com/laodongViet, EMAIL chao@laodongViet.org) là liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt (PT), Công Đoàn Độc Lập (CĐĐL), và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (UBBV).
Liên Đoàn Lao Động Việt Tự Do (gọi tắt: Lao Động Việt, laodongViet.org, FACEBOOK.com/laodongViet, EMAIL chao@laodongViet.org) là liên minh của một số tổ chức lao động trong và ngoài nước gồm: Phong Trào Lao Động Việt (PT), Công Đoàn Độc Lập (CĐĐL), và Ủy Ban Bảo Vệ Người Lao Động Việt Nam (UBBV).
Cảnh sát khám xét văn phòng HSBC Thụy Sĩ
Theo BBC-6 giờ trước
Cảnh sát Thụy Sĩ đã lục soát văn phòng của ngân hàng HSBC tại Geneva để điều tra cáo buộc rửa tiền.
Công tố viên nói họ đang điều tra HSBC Private Bank ở Thụy Sĩ, và điều tra có thể mở rộng tới những người bị nghi ngờ tham gia rửa tiền.
Diễn biến theo sau các bài báo tiết lộ về hoạt động của HSBC.
Dữ liệu do Herve Falciani, cựu nhân viên của ngân hàng HSBC, tiết lộ từ năm 2007, nhưng đây là lần đầu tiên một số tờ báo được tiếp cận.
Các tài liệu do Herve Falciani, làm việc cho HSBC ở Geneva, lấy cắp năm 2007, chứa thông tin của hơn 100.000 khách hàng của HSBC.
Cuộc bố ráp của cảnh sát diễn ra hơn một tuần sau khi có cáo buộc ngân hàng cá nhân cao cấp của HSBC tại Thụy Sĩ có thể đã giúp khách hàng trốn thuế.
HSBC đã đăng quảng cáo toàn trang trên nhiều tờ báo để xin lỗi.
Tại Anh, cơ quan thuế vụ được nhận thông tin lấy cắp từ HSBC năm 2010 và đã xác minh 1.100 người không trả thuế.
HSBC đang đối diện điều tra hình sự tại Mỹ, Pháp, Bỉ và Argentina, nhưng họ không phải đối phó việc này tại Anh, nơi có trụ sở chính của HSBC.
Lập tài khoản ngân hàng ở nước ngoài là điều hợp pháp, nhưng nhiều người dùng chúng để giấu tiền mặt khỏi cơ quan thuế.
Cáo buộc về HSBC đã gây ra cơn bão chính trị tại Anh.
Chính phủ liên minh tại Anh lên cầm quyền năm 2010, và đó là thời điểm khi nhà chức trách nhận được thông tin đánh cắp từ HSBC.
Nhưng nội dung lại liên quan cáo buộc trốn thuế diễn ra dưới thời chính phủ đảng Lao động từ 2005 đến 2007.
Người dẫn dắt HSBC khi đó, Stephen Green, được đảng Bảo thủ mời tham gia chính phủ và phong tước Lord.
Lord Green được phong làm bộ trưởng tám tháng sau khi cơ quan thuế nhận được thông tin đánh cắp từ ngân hàng. Ông làm bộ trưởng thương mại và đầu tư cho đến năm 2013.