Nhà nước Hồi giáo (IS) hôm qua công bố video dường như cho thấy cảnh chặt đầu tập thể 21 người Ai Cập theo Cơ đốc giáo, trên bờ biển gần thủ đô của Libya.
Các con tin Ai Cập quỳ trên bãi biển trước khi bị phiến quân IS chặt đầu. Ảnh: Aljazeera
Theo New York Times, đoạn video mở đầu bằng những hình ảnh quay chậm các con tin Cơ đốc giáo thuộc hệ Coptic Ai Cập đi theo hàng một dọc một bãi biển. Tất cả các con tin đều mặc bộ đồ màu vàng da cam. Mỗi người bị một kẻ hành quyết mặc đồ đen, tay cầm dao, dẫn đi. Âm thanh duy nhất là tiếng sóng. Họ bị buộc phải quỳ xuống và từng người một bị chặt đầu.
Đoạn video xuất hiện hôm qua trên trang web ủng hộ IS. Theo Aljazeera, clip tuyên bố vụ hành quyết nhằm trực tiếp vào "Giáo hội Ai Cập thù địch". Một phiến quân nói tiếng Anh cho rằng hành động chặt đầu nhằm trả thù cho "những phụ nữ Hồi giáo bị quân viễn chinh chữ thập theo hệ Coptic ở Ai Cập hành quyết". IS cho biết vụ hành quyết diễn ra gần thủ đô Tripoli của Libya.
Chính phủ Ai Cập và Giáo hội Cơ đốc giáo thuộc hệ Coptic tại Ai Cập đều tuyên bố đoạn video là thực. Hãng thông tấn MENA dẫn lời phát ngôn viên Giáo hội Cơ đốc giáo thuộc hệ Coptic tại Ai Cập xác nhận 21 người theo tôn giáo này bị IS bắt giữ đã chết.
Chính phủ Ai Cập tuyên bố để tang 7 ngày, và Tổng thống Fattah al-Sisi phát biểu trước cả nước tối muộn hôm qua, theo AP. Ai Cập cũng cấm công dân tới Libya.
"Những hành động hèn hạ này sẽ không làm xói mòn quyết tâm của chúng ta", ông Sisi nói. "Ai Cập và cả thế giới đang trong cuộc chiến ác liệt chống những nhóm cực đoan mang ý thức hệ cực đoan và có chung mục đích".
Đây là lần đầu tiên IS công bố một đoạn video chính thức cho thấy cảnh giết chóc bên ngoài lãnh thổ chúng kiểm soát ở Syria và Iraq.
Ít nhất 20 công nhân Ai Cập hồi đầu năm nay bị bắt khỏi thị trấn duyên hải Sirte, miền đông Libya. Phiến quân IS giam giữ họ trong nhiều tuần và doạ giết các con tin. Gia đình các công nhân bị bắt cóc trước đó đã hối thúc Cairo giúp giải cứu họ. Tại tỉnh Minya, phía nam Ai Cập, các thân nhân hét lên và ngất xỉu khi nghe tin về cái chết của những người này.
Bất chấp hiểm nguy, hàng nghìn người Ai Cập đã tới nước láng giềng Libya để tìm việc kể từ cuộc nổi dậy tại quê nhà năm 2011.
Tác giả bài viết: Trọng Giáp
Nguồn tin: Báo VnExpress
Sunday, February 15, 2015
Chợ Hàn, chợ Cồn những ngày cận Tết
ĐÀ NẴNG (NV) - Chợ Hàn và chợ Cồn, nói về Đà Nẵng, nếu không nhắc đến hai khu chợ này, chưa biết về hai khu chợ này thì xem như chưa biết gì về Đà Nẵng, có thể nói là vậy.
Chợ Cồn sắp bị đập để xây trung tâm thương mại. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)
Chợ Hàn và chợ Cồn đã đi vào ký ức của nhiều người dân Đà Nẵng, từ người đang sống tại thành phố biển này cho đến những người rời Đà Nẵng Nẵng đã lâu, sống một xứ khác, có khi là cách cả một đại dương... Nhưng khi nói về chợ Hàn và chợ Cồn, người ta lại nhắc đến hai cái chợ này với một khoảng ký ức rất trong trẻo, mênh mông.
Thời gian gần đây, thành phố Đà Nẵng quyết định xây dựng mới chợ Hàn và có thể phá bỏ chợ Cồn để biến nó thành một trung tâm thương mại cao cấp gì đó, với người dân Đà Nẵng, có vẻ như một thương xá Tax đã bị đập phá.
Ký ức một thời
Một người dân Đà Nẵng tên Quyết, kể, “Có thể nói chợ Cồn là một cái chợ sầm uất nhất miền Trung thời đó, mọi thứ hàng hóa thuộc vào diện cao cấp đều có mặt ở đây. Thời đó nói là cao cấp chứ có gì ngoài mấy tiệm vàng, mấy tiệm bán hạt cà phê rang và tạp hóa. Nói chung là đủ các loại hàng hóa trong các cửa hàng tạp hóa thời bây giờ, có thêm hàng xách tay của các gia đình bên Mỹ đưa về nữa.”
“Mẹ tôi buôn tạp hóa, cà phê rang, có năm bà mua được một lô xà bông thơm hiệu Camay của một gia đình có người thân Việt Kiều. Loại đó thời đó thuộc dạng quí hiếm, để cả năm mà chẳng mấy người mua, anh em tôi mang về xài dần, đến lớp xà bông cuối cùng thì hỡi ôi!”
“Anh em tôi nhặt ra được cả thảy sáu lượng vàng nhét trong ruột xà bông. Nói cho mẹ biết, mẹ tôi vừa mừng vừa thương người bán, tìm mãi cũng không ra cái người bán xà bông đó vì hình như họ ở xa đến, mang lô hàng mà gia đình không xài hết ra bán kiếm tiền vì thời đó nhà nước không cho gởi tiền về Việt Nam.”
“Chính vì người thân không được gởi tiền về nhà mà chỉ được gởi quà, nếu có gởi tiền cũng bị tịch thu mất, người ta tìm cách nhét vàng, nhét tiền vào các món hàng. Hồi đó hải quan chưa hiện đại như bây giờ nên chỉ dùng phương pháp rạch hàng ra kiểm tra, không có máy soi...”
“Nói về chợ Cồn, với tôi là một khoảng tuổi thơ đầy ắp mùi chợ và tiếng vo ve cuộc đời, nhưng cũng đầy ắp những khoảng lặng mà không đâu có được, nếu đứa trẻ bắt đầu biết chiêm nghiệm thì buổi trưa ở chợ Cồn, từ 12 giờ trưa cho đến 1 giờ chiều, không gian thinh lặng đến rợn người. Nó chỉ trở nên náo động khi có thuế vụ bước vào đầu chợ.”
Bà Huệ, có thâm niên hơn ba mươi năm bán vải trong chợ Cồn, cho biết thêm, “Bây giờ người ta đập cái chợ này để xây một cái gì đó, tôi thấy tiếc lắm!”
“Vẫn biết là cái mới lúc nào cũng tốt hơn cái cũ, và cái cũ nào rồi cũng đến lúc đổ nát, đó là điều không thể tránh được. Nhưng nếu hời hợt, cứ làm cho được chuyện thì lại khác. Vì người ta chỉ tốn cao lắm là ba năm để xây một cao ốc nhưng con người tốn cả trăm năm hoặc ít nhất cũng vài chục năm để xây một khung ký ức, xây một khu nhà trong tâm hồn. Bây giờ nó chưa cũ mà người ta đã đập đi. Trong lúc Đà Nẵng đâu có thiếu đất!”
“Cái tệ của con người là cứ tranh nhau một khoảnh nhỏ nơi trung tâm mà chưa bao giờ biết từ bỏ cái trung tâm đó đi để mở ra một trung tâm mới. Nếu xây khu thương mại cao cấp ở ngoại ô, kinh doanh hợp lý thì vài năm nó cũng nổi tiếng, nó lại thành một cái chợ Cồn khác của thời hiện đại mà chợ Cồn vẫn là chợ Cồn!”
Chợ Hàn một thuở
Những ngày giáp Tết, bà con tiểu thương chợ Hàn cũng buồn rầu không kém những nhà buôn trong chợ Cồn bởi sắp tới đây, chợ này có thể được xây mới mà cũng có thể di dời. Theo lời một tiểu thương tên Tuyết, “Có thể là không còn chợ Hàn nữa.”
Chợ Hàn những ngày cuối năm. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)
“Dự án có rồi, vấn đề là thời gian thôi. Mà cái gì mấy ổng muốn làm rồi, có lợi cho mấy ổng rồi thì chỉ có trời họa may mới cản nổi chứ người thì chẳng ai cản nổi đâu! Mình tiếc nhiều thứ, kỉ niệm hơn bốn mươi năm với hai thế hệ bán ở đây, làm sao không tiếc được?”
“Chợ Hàn khác với nhiều chợ khác ở Đà Nẵng là nó không có trộm cướp, móc túi, đây là điểm đặc biệt mà cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu ra vì sao, vì thời mẹ tôi bán, bảo vệ chợ chỉ lèo tèo vài người thôi, không có nhiều đâu. Nhưng lạ một điều là tụi móc túi nó không bao giờ bén mảng tới đây!”
“Bây giờ cũng thế, hình như chợ Hàn khắc tinh với dân bất hảo thì phải. Đà Nẵng kể ra cũng đặc biệt, tên chợ rất thơ, gắn với những địa danh có chất giang hồ như chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Tam Giác, chợ Cây Me, chợ Tam Tòa, chợ Cẩm Lệ, chợ Miếu Bông... Nói chung là những cái chợ này kể ra cũng lâu đời nhưng không nổi tiếng bằng chợ Cồn và chợ Hàn.”
“Nếu nói về hàng hóa thứ thiệt từ xưa đến giờ, phải nói đến chợ Cồn, nói về trái cây hiếm và độ an toàn khi đi chợ thì phải nói đến chợ Hàn. Nhưng tiếc thay, có thể đây là cái Tết cuối cùng tụi tui được ngồi ở khu chợ thân yêu này. Mọi thứ dường như mất dần. Phải thừa nhận là cũng không nên quá luyến tiếc cái cũ nhưng thiết nghĩ một khi cái cũ quá đẹp và chất nặng trong tâm hồn mỗi người thì cũng nên xem lại. Đôi khi cái chợ cũ là cả một cuốn sách. Đập chợ cũng chẳng khác gì mấy với đốt sách!”
Không rõ những người đàn bà quanh năm suốt tháng ngồi chợ này triết lý về cái chợ và ký ức như vậy đúng hay sai. Nhưng chắc chắn một điều là không khí cuối năm cơ hồ như chùng xuống và ánh sáng yếu ớt chiếu Tháng Chạp vắt mình quá mái ngói rêu của chợ Hàn cũ như một lời từ giã đến nao lòng.
02-14-2015 12:49:56 PM
Phi Khanh/Người Việt
Chợ Cồn sắp bị đập để xây trung tâm thương mại. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)
Chợ Hàn và chợ Cồn đã đi vào ký ức của nhiều người dân Đà Nẵng, từ người đang sống tại thành phố biển này cho đến những người rời Đà Nẵng Nẵng đã lâu, sống một xứ khác, có khi là cách cả một đại dương... Nhưng khi nói về chợ Hàn và chợ Cồn, người ta lại nhắc đến hai cái chợ này với một khoảng ký ức rất trong trẻo, mênh mông.
Thời gian gần đây, thành phố Đà Nẵng quyết định xây dựng mới chợ Hàn và có thể phá bỏ chợ Cồn để biến nó thành một trung tâm thương mại cao cấp gì đó, với người dân Đà Nẵng, có vẻ như một thương xá Tax đã bị đập phá.
Ký ức một thời
Một người dân Đà Nẵng tên Quyết, kể, “Có thể nói chợ Cồn là một cái chợ sầm uất nhất miền Trung thời đó, mọi thứ hàng hóa thuộc vào diện cao cấp đều có mặt ở đây. Thời đó nói là cao cấp chứ có gì ngoài mấy tiệm vàng, mấy tiệm bán hạt cà phê rang và tạp hóa. Nói chung là đủ các loại hàng hóa trong các cửa hàng tạp hóa thời bây giờ, có thêm hàng xách tay của các gia đình bên Mỹ đưa về nữa.”
“Mẹ tôi buôn tạp hóa, cà phê rang, có năm bà mua được một lô xà bông thơm hiệu Camay của một gia đình có người thân Việt Kiều. Loại đó thời đó thuộc dạng quí hiếm, để cả năm mà chẳng mấy người mua, anh em tôi mang về xài dần, đến lớp xà bông cuối cùng thì hỡi ôi!”
“Anh em tôi nhặt ra được cả thảy sáu lượng vàng nhét trong ruột xà bông. Nói cho mẹ biết, mẹ tôi vừa mừng vừa thương người bán, tìm mãi cũng không ra cái người bán xà bông đó vì hình như họ ở xa đến, mang lô hàng mà gia đình không xài hết ra bán kiếm tiền vì thời đó nhà nước không cho gởi tiền về Việt Nam.”
“Chính vì người thân không được gởi tiền về nhà mà chỉ được gởi quà, nếu có gởi tiền cũng bị tịch thu mất, người ta tìm cách nhét vàng, nhét tiền vào các món hàng. Hồi đó hải quan chưa hiện đại như bây giờ nên chỉ dùng phương pháp rạch hàng ra kiểm tra, không có máy soi...”
“Nói về chợ Cồn, với tôi là một khoảng tuổi thơ đầy ắp mùi chợ và tiếng vo ve cuộc đời, nhưng cũng đầy ắp những khoảng lặng mà không đâu có được, nếu đứa trẻ bắt đầu biết chiêm nghiệm thì buổi trưa ở chợ Cồn, từ 12 giờ trưa cho đến 1 giờ chiều, không gian thinh lặng đến rợn người. Nó chỉ trở nên náo động khi có thuế vụ bước vào đầu chợ.”
Bà Huệ, có thâm niên hơn ba mươi năm bán vải trong chợ Cồn, cho biết thêm, “Bây giờ người ta đập cái chợ này để xây một cái gì đó, tôi thấy tiếc lắm!”
“Vẫn biết là cái mới lúc nào cũng tốt hơn cái cũ, và cái cũ nào rồi cũng đến lúc đổ nát, đó là điều không thể tránh được. Nhưng nếu hời hợt, cứ làm cho được chuyện thì lại khác. Vì người ta chỉ tốn cao lắm là ba năm để xây một cao ốc nhưng con người tốn cả trăm năm hoặc ít nhất cũng vài chục năm để xây một khung ký ức, xây một khu nhà trong tâm hồn. Bây giờ nó chưa cũ mà người ta đã đập đi. Trong lúc Đà Nẵng đâu có thiếu đất!”
“Cái tệ của con người là cứ tranh nhau một khoảnh nhỏ nơi trung tâm mà chưa bao giờ biết từ bỏ cái trung tâm đó đi để mở ra một trung tâm mới. Nếu xây khu thương mại cao cấp ở ngoại ô, kinh doanh hợp lý thì vài năm nó cũng nổi tiếng, nó lại thành một cái chợ Cồn khác của thời hiện đại mà chợ Cồn vẫn là chợ Cồn!”
Chợ Hàn một thuở
Những ngày giáp Tết, bà con tiểu thương chợ Hàn cũng buồn rầu không kém những nhà buôn trong chợ Cồn bởi sắp tới đây, chợ này có thể được xây mới mà cũng có thể di dời. Theo lời một tiểu thương tên Tuyết, “Có thể là không còn chợ Hàn nữa.”
Chợ Hàn những ngày cuối năm. (Hình: Phi Khanh/Người Việt)
“Dự án có rồi, vấn đề là thời gian thôi. Mà cái gì mấy ổng muốn làm rồi, có lợi cho mấy ổng rồi thì chỉ có trời họa may mới cản nổi chứ người thì chẳng ai cản nổi đâu! Mình tiếc nhiều thứ, kỉ niệm hơn bốn mươi năm với hai thế hệ bán ở đây, làm sao không tiếc được?”
“Chợ Hàn khác với nhiều chợ khác ở Đà Nẵng là nó không có trộm cướp, móc túi, đây là điểm đặc biệt mà cho đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu ra vì sao, vì thời mẹ tôi bán, bảo vệ chợ chỉ lèo tèo vài người thôi, không có nhiều đâu. Nhưng lạ một điều là tụi móc túi nó không bao giờ bén mảng tới đây!”
“Bây giờ cũng thế, hình như chợ Hàn khắc tinh với dân bất hảo thì phải. Đà Nẵng kể ra cũng đặc biệt, tên chợ rất thơ, gắn với những địa danh có chất giang hồ như chợ Cồn, chợ Hàn, chợ Tam Giác, chợ Cây Me, chợ Tam Tòa, chợ Cẩm Lệ, chợ Miếu Bông... Nói chung là những cái chợ này kể ra cũng lâu đời nhưng không nổi tiếng bằng chợ Cồn và chợ Hàn.”
“Nếu nói về hàng hóa thứ thiệt từ xưa đến giờ, phải nói đến chợ Cồn, nói về trái cây hiếm và độ an toàn khi đi chợ thì phải nói đến chợ Hàn. Nhưng tiếc thay, có thể đây là cái Tết cuối cùng tụi tui được ngồi ở khu chợ thân yêu này. Mọi thứ dường như mất dần. Phải thừa nhận là cũng không nên quá luyến tiếc cái cũ nhưng thiết nghĩ một khi cái cũ quá đẹp và chất nặng trong tâm hồn mỗi người thì cũng nên xem lại. Đôi khi cái chợ cũ là cả một cuốn sách. Đập chợ cũng chẳng khác gì mấy với đốt sách!”
Không rõ những người đàn bà quanh năm suốt tháng ngồi chợ này triết lý về cái chợ và ký ức như vậy đúng hay sai. Nhưng chắc chắn một điều là không khí cuối năm cơ hồ như chùng xuống và ánh sáng yếu ớt chiếu Tháng Chạp vắt mình quá mái ngói rêu của chợ Hàn cũ như một lời từ giã đến nao lòng.
02-14-2015 12:49:56 PM
Phi Khanh/Người Việt
Xe quân sự bỏ chạy sau khi đụng chết người
HẢI PHÒNG 15-2 (NV) - Một chiếc quân xa của cơ quan quân sự thành phố Hải Phòng đã đụng chết người nhưng bỏ mặc nạn nhân dù có người chạy theo yêu cầu dừng lại.
Nơi xảy ra tai nạn khiến một học sinh thiệt mạng ở Hải Phòng - (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo tờ Tuổi Trẻ, chiều ngày Thứ Bảy 14/2/2015, dân chúng địa phương đã tức giận khi “một xe quân sự bỏ chạy sau khi va chạm giao thông với xe đạp điện khiến một học sinh tử vong tại khu vực Quán Rẽ (Mỹ Đức, An Lão, TP. Hải Phòng)”.
Nguồn tin thuật lời ông Trịnh Văn Sỹ cho hay: “Tôi đang ngồi trong nhà thì nghe tiếng va chạm giao thông, chạy ra đã thấy nạn nhân nằm bất tỉnh, máu chảy lênh láng nhưng chiếc xe quân sự mang biển số KC - 67xx sau khi va chạm lại không dừng lại mà tiếp tục bỏ chạy.”
Ông kể tiếp rằng “Ngay lập tức tôi lấy xe máy đuổi theo để chặn đầu chiếc xe quân sự này, được khoảng 300 mét xe mới chịu dừng lại, tôi yêu cầu phải quay trở lại để giải quyết vụ việc nhưng tài xế không chịu quay xe mà chỉ có hai người trên xe quay lại hiện trường, tuy nhiên khi gần đến nơi xảy ra tai nạn thì họ đi mất.”
Xác nhận với báo Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông Đỗ Linh Hoạt, phó chủ tịch xã Mỹ Đức, cho biết đó là xe của Ban chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng.
Gần tết và những ngày tết, tai nạn giao thông tăng rất nhiều và người chết cũng vậy, nhiều hơn bình thường. Người ta hối hả sắm tết và về nhà ăn tết hay ăn nhậu chè chén say sưa rồi lái xe ra đường đầy ngập xe.
Cũng trong ngày Thứ Bảy, một ông bố chở con gái trên một chiếc xe gắn máy đã bị chết thảm tối ngày 14/2/2015 trên đường tránh thành phố Vinh, thuộc địa phận xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An.
Người dân địa phương chứng kiến sự việc nói chiếc xe tải đi lấn đường nên gây tai nạn. Ông bố đi đón con gái làm công nhân ở Công ty may mặc Bowkerloc 1234 thuộc Khu công nghiệp Đồng An, thị xã Thuận An (Bình Dương) về quê ăn tết nhưng đã gặp nạn khi vừa rời xe khách tại cầu Bến Thủy 2 cách đó khoảng khoảng 1 km. (TN)
02-15- 2015 3:03:50 PM
Nơi xảy ra tai nạn khiến một học sinh thiệt mạng ở Hải Phòng - (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo tờ Tuổi Trẻ, chiều ngày Thứ Bảy 14/2/2015, dân chúng địa phương đã tức giận khi “một xe quân sự bỏ chạy sau khi va chạm giao thông với xe đạp điện khiến một học sinh tử vong tại khu vực Quán Rẽ (Mỹ Đức, An Lão, TP. Hải Phòng)”.
Nguồn tin thuật lời ông Trịnh Văn Sỹ cho hay: “Tôi đang ngồi trong nhà thì nghe tiếng va chạm giao thông, chạy ra đã thấy nạn nhân nằm bất tỉnh, máu chảy lênh láng nhưng chiếc xe quân sự mang biển số KC - 67xx sau khi va chạm lại không dừng lại mà tiếp tục bỏ chạy.”
Ông kể tiếp rằng “Ngay lập tức tôi lấy xe máy đuổi theo để chặn đầu chiếc xe quân sự này, được khoảng 300 mét xe mới chịu dừng lại, tôi yêu cầu phải quay trở lại để giải quyết vụ việc nhưng tài xế không chịu quay xe mà chỉ có hai người trên xe quay lại hiện trường, tuy nhiên khi gần đến nơi xảy ra tai nạn thì họ đi mất.”
Xác nhận với báo Tuổi Trẻ qua điện thoại, ông Đỗ Linh Hoạt, phó chủ tịch xã Mỹ Đức, cho biết đó là xe của Ban chỉ huy quân sự thành phố Hải Phòng.
Gần tết và những ngày tết, tai nạn giao thông tăng rất nhiều và người chết cũng vậy, nhiều hơn bình thường. Người ta hối hả sắm tết và về nhà ăn tết hay ăn nhậu chè chén say sưa rồi lái xe ra đường đầy ngập xe.
Cũng trong ngày Thứ Bảy, một ông bố chở con gái trên một chiếc xe gắn máy đã bị chết thảm tối ngày 14/2/2015 trên đường tránh thành phố Vinh, thuộc địa phận xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An.
Người dân địa phương chứng kiến sự việc nói chiếc xe tải đi lấn đường nên gây tai nạn. Ông bố đi đón con gái làm công nhân ở Công ty may mặc Bowkerloc 1234 thuộc Khu công nghiệp Đồng An, thị xã Thuận An (Bình Dương) về quê ăn tết nhưng đã gặp nạn khi vừa rời xe khách tại cầu Bến Thủy 2 cách đó khoảng khoảng 1 km. (TN)
02-15- 2015 3:03:50 PM
Du khách chụp hình hoa bán Tết ở Sài Gòn bị đòi trả tiền
SÀI GÒN 15-2 (NV) - Để giới hạn những người tới chụp hình hoa Tết quá đông đảo, nhiều gian hàng bán hoa kiểng ở Sài Gòn treo bảng cấp chụp hay phải trả tiền mới được chụp hình.
Chủ các gian hàng hoa phải treo bảng phụ thu 5,000 đồng/kiểu ảnh để hạn chế khách chụp hình.(Hình: Zing)
“Đã 26 Tết nhưng sức mua hoa kiểng quá yếu khiến nhiều nhà vườn buôn bán tại các chợ hoa ở thành phố Sài Gòn lo lắng. Trong khi người mua vắng vẻ, lác đác thì khách vui chơi, chụp hình lại đông đúc khiến cho việc chăm sóc sản phẩm, chào hàng rất khó khăn. Vì lý do này mà nhiều điểm bán đã treo biển báo cấm chụp hình hoặc phụ thu 5,000 đồng/kiểu ảnh”.
Báo điện tử Zing hôm Chủ Nhật kể như thế về chợ hoa tết đang diễn ra không lấy gì làm vui vẻ của các nhà vườn hoặc chủ gian hàng bày bán cây kiểng và các loại hoa tết.
Nguồn tin thuật lời ông Văn Hoàn Long - chủ một gian hàng hoa ở chợ hoa công viên 23/9, quận 1 - cho biết “người bán hoa kiểng ở đây rất bức xúc, nhất là các chủ vườn thuê gian hàng diện tích lớn, hàng quá nhiều. Trong khi lượng người mua, tham khảo giá chỉ đếm trên đầu ngón tay thì khách chụp hình nhiều vô kể”.
Ông Long phân bua rằng "Chúng tôi không phiền khi người yêu hoa chụp vài tấm hình làm kỷ niệm ngày Tết nhưng vào những thời điểm đông khách, người chụp hình cứ vô tư, từ điện thoại cho đến máy ảnh chuyên dụng đưa người mẫu váy áo thướt tha 'bao vây' gần hết khu vực bán hàng, khiến chúng tôi không thể buôn bán, khách mua bực dọc bỏ đi.”
“Việc chụp ảnh này kéo dài suốt từ sáng đến đêm, hết tốp này đến tốp khác, buộc lòng chúng tôi phải ngăn cản để có thể bán được hàng, bằng cách treo bảng cấm chụp hình hoặc phụ thu thêm tiền”. Ông nói.
Một người khác, ông Hải, một chủ vườn ở Bến Tre, được tờ Zing dẫn lời trần tình: “Mục đích treo bảng thu phí chụp hình của chúng tôi không phải để kiếm tiền. 5,000 đồng/kiểu hình chỉ là để tượng trưng để hạn chế khách chen lấn chụp ảnh. Mới bày hàng ra bán có 1 ngày mà nhiều cây kiểng đã bị dập hoa, rụng lá, gãy cành khi khách cứ cầm hoa, vịn cành lá để chụp, làm mất giá trị của cây”.
Theo lời ông thuật lại, từ lúc các tấm bảng đòi trả tiền chụp hình dựng lên thì “khách đến chụp hình giảm hẳn”. Chợ hoa tết đầy hoa để bán nhưng lại vắng người mua, nhà vườn sẽ vất vả tiền bạc. (TN)
02-15- 2015 3:56:14 PM
Chủ các gian hàng hoa phải treo bảng phụ thu 5,000 đồng/kiểu ảnh để hạn chế khách chụp hình.(Hình: Zing)
“Đã 26 Tết nhưng sức mua hoa kiểng quá yếu khiến nhiều nhà vườn buôn bán tại các chợ hoa ở thành phố Sài Gòn lo lắng. Trong khi người mua vắng vẻ, lác đác thì khách vui chơi, chụp hình lại đông đúc khiến cho việc chăm sóc sản phẩm, chào hàng rất khó khăn. Vì lý do này mà nhiều điểm bán đã treo biển báo cấm chụp hình hoặc phụ thu 5,000 đồng/kiểu ảnh”.
Báo điện tử Zing hôm Chủ Nhật kể như thế về chợ hoa tết đang diễn ra không lấy gì làm vui vẻ của các nhà vườn hoặc chủ gian hàng bày bán cây kiểng và các loại hoa tết.
Nguồn tin thuật lời ông Văn Hoàn Long - chủ một gian hàng hoa ở chợ hoa công viên 23/9, quận 1 - cho biết “người bán hoa kiểng ở đây rất bức xúc, nhất là các chủ vườn thuê gian hàng diện tích lớn, hàng quá nhiều. Trong khi lượng người mua, tham khảo giá chỉ đếm trên đầu ngón tay thì khách chụp hình nhiều vô kể”.
Ông Long phân bua rằng "Chúng tôi không phiền khi người yêu hoa chụp vài tấm hình làm kỷ niệm ngày Tết nhưng vào những thời điểm đông khách, người chụp hình cứ vô tư, từ điện thoại cho đến máy ảnh chuyên dụng đưa người mẫu váy áo thướt tha 'bao vây' gần hết khu vực bán hàng, khiến chúng tôi không thể buôn bán, khách mua bực dọc bỏ đi.”
“Việc chụp ảnh này kéo dài suốt từ sáng đến đêm, hết tốp này đến tốp khác, buộc lòng chúng tôi phải ngăn cản để có thể bán được hàng, bằng cách treo bảng cấm chụp hình hoặc phụ thu thêm tiền”. Ông nói.
Một người khác, ông Hải, một chủ vườn ở Bến Tre, được tờ Zing dẫn lời trần tình: “Mục đích treo bảng thu phí chụp hình của chúng tôi không phải để kiếm tiền. 5,000 đồng/kiểu hình chỉ là để tượng trưng để hạn chế khách chen lấn chụp ảnh. Mới bày hàng ra bán có 1 ngày mà nhiều cây kiểng đã bị dập hoa, rụng lá, gãy cành khi khách cứ cầm hoa, vịn cành lá để chụp, làm mất giá trị của cây”.
Theo lời ông thuật lại, từ lúc các tấm bảng đòi trả tiền chụp hình dựng lên thì “khách đến chụp hình giảm hẳn”. Chợ hoa tết đầy hoa để bán nhưng lại vắng người mua, nhà vườn sẽ vất vả tiền bạc. (TN)
02-15- 2015 3:56:14 PM
Quan chức Hà Nội bỏ làm đi sắm Tết
HÀ NỘI 15-2 (NV) - “Đến hẹn lại lên”. “Nhiều công chức, viên chức tranh thủ đi mua sắm Tết khiến các công sở ngày cuối năm rơi vào cảnh vắng hoe”, các báo điện tử VTC và VNExpress mô tả.
Nhiều công sở vắng hoe ngày cuối năm. (Hình minh họa của VTC)
Theo báo mạng VTC, tình trạng quan chức các cấp của nhà nước bỏ mặc công việc hàng ngày phải giải quyết, lo đi sắm tết, khá phổ biến. Đây là tình trạng dẫn diễn ra suốt nhiều năm qua, không phải chỉ xảy ra trong mùa tết năm nay.
Nhà cầm quyền CSVN cho công chức được nghỉ tết 9 ngày bắt đầu từ ngày 15/2/2015 (Chủ nhật) đến hết ngày 23/2/2015 (Thứ Hai) có thể nói là nghỉ quá dài, nhưng quan chức của chế độ vẫn bỏ sở để “tranh thủ” đi mua sắm từ ngày hôm trước, một cách ăn cắp giờ tuy vụng trộm mà như công khai, nhìn vào ai cũng biết.
Báo VTC cho phóng viên đến một cơ quan nhà nước ở quận Hà Đông thì thấy “khoảng một nửa số bàn không có người làm việc”.
Nguồn tin thuật lời một nhân viên ở đó cho hay, cơ quan có khoảng 25 người. Sáng nay, mọi người vẫn đến làm việc đầy đủ. Tuy nhiên, sau giờ nghỉ trưa thì một nửa trong số đó “không rõ đi đâu chưa thấy về”.
Nguồn tin nói “Đúng lúc này, chị Mai – một nhân viên, hớt ha hớt hải xách túi đồ vội vàng chạy vào văn phòng. Trên tay chị là túi đồ cồng kềnh với đủ loại mứt, kẹo… Chị Mai cho biết, chị ở Hà Nội, nhưng quê chồng thì ở tận Nghệ An. Hai vợ chồng đã mua vé tàu về quê vào sáng mai nên trưa nay chị phải tranh thủ “trốn việc” đi mua sắm đồ về quê biếu bố mẹ chồng và họ hàng.”
Nguồn tin kể chuyện chị Trần Thị Ph., nhân viên làm việc tại một phường thuộc quận Nam Từ Liêm cho biết: “Trưa nay, tranh thủ giờ nghỉ trưa, mình rủ mấy đồng nghiệp ra siêu thị gần cơ quan mua sắm quần áo. Dự tính là 1 giờ chiều sẽ về để làm việc tiếp. Nhưng do siêu thị đông quá, đứng xếp hàng chờ cả tiếng mới tới lượt mình thanh toán. Cũng vì vậy mà hơn 2 giờ chiều mới về đến cơ quan. Rất may là lúc đó sếp mình cũng có việc đi ra ngoài, không có mặt ở cơ quan.”
Xe công chất đầy hàng sắm tết. (Hình: VNExpress)
Theo sự ghi nhận của báo điện tử VNExpress, tại trụ sở một đơn vị hành chính Hà Nội sáng nay, bãi để xe trống trải khác xa ngày thường. Hỏi nguyên nhân, người bảo vệ nửa đùa nửa thật: "Sếp đi đối ngoại, quân đi sắm Tết hết rồi".
Không những trốn việc quan đi sắm tết, nhiều người còn lấy cả xe công đi chở quà. VNExpress viết rằng “Tại các trung tâm thương mại, hội chợ xuân, rất dễ nhận ra những viên chức đi mua sắm. Họ mặc những bộ vest công sở, tay cầm cặp, thậm chí có người còn mang theo cả tập hồ sơ. Tại siêu thị Big C lúc 9h sáng 13/2, VnExpress bắt gặp 4 chiếc xe công đậu tại bãi xe, có chiếc đã chất đầy hàng hóa. Đó là những xe mang biển đăng ký 20B - 0893, 31A - 4586, 31A - 5307, 33A - 0451”.
Các dịp lễ hội lớn, người ta vẫn thấy quan chức của chế độ trốn việc đi chơi, thậm chí đi bằng xe và tài xế của nhà nước. (TN)
02-15-2015 2:22:00 PM
Nhiều công sở vắng hoe ngày cuối năm. (Hình minh họa của VTC)
Theo báo mạng VTC, tình trạng quan chức các cấp của nhà nước bỏ mặc công việc hàng ngày phải giải quyết, lo đi sắm tết, khá phổ biến. Đây là tình trạng dẫn diễn ra suốt nhiều năm qua, không phải chỉ xảy ra trong mùa tết năm nay.
Nhà cầm quyền CSVN cho công chức được nghỉ tết 9 ngày bắt đầu từ ngày 15/2/2015 (Chủ nhật) đến hết ngày 23/2/2015 (Thứ Hai) có thể nói là nghỉ quá dài, nhưng quan chức của chế độ vẫn bỏ sở để “tranh thủ” đi mua sắm từ ngày hôm trước, một cách ăn cắp giờ tuy vụng trộm mà như công khai, nhìn vào ai cũng biết.
Báo VTC cho phóng viên đến một cơ quan nhà nước ở quận Hà Đông thì thấy “khoảng một nửa số bàn không có người làm việc”.
Nguồn tin thuật lời một nhân viên ở đó cho hay, cơ quan có khoảng 25 người. Sáng nay, mọi người vẫn đến làm việc đầy đủ. Tuy nhiên, sau giờ nghỉ trưa thì một nửa trong số đó “không rõ đi đâu chưa thấy về”.
Nguồn tin nói “Đúng lúc này, chị Mai – một nhân viên, hớt ha hớt hải xách túi đồ vội vàng chạy vào văn phòng. Trên tay chị là túi đồ cồng kềnh với đủ loại mứt, kẹo… Chị Mai cho biết, chị ở Hà Nội, nhưng quê chồng thì ở tận Nghệ An. Hai vợ chồng đã mua vé tàu về quê vào sáng mai nên trưa nay chị phải tranh thủ “trốn việc” đi mua sắm đồ về quê biếu bố mẹ chồng và họ hàng.”
Nguồn tin kể chuyện chị Trần Thị Ph., nhân viên làm việc tại một phường thuộc quận Nam Từ Liêm cho biết: “Trưa nay, tranh thủ giờ nghỉ trưa, mình rủ mấy đồng nghiệp ra siêu thị gần cơ quan mua sắm quần áo. Dự tính là 1 giờ chiều sẽ về để làm việc tiếp. Nhưng do siêu thị đông quá, đứng xếp hàng chờ cả tiếng mới tới lượt mình thanh toán. Cũng vì vậy mà hơn 2 giờ chiều mới về đến cơ quan. Rất may là lúc đó sếp mình cũng có việc đi ra ngoài, không có mặt ở cơ quan.”
Xe công chất đầy hàng sắm tết. (Hình: VNExpress)
Theo sự ghi nhận của báo điện tử VNExpress, tại trụ sở một đơn vị hành chính Hà Nội sáng nay, bãi để xe trống trải khác xa ngày thường. Hỏi nguyên nhân, người bảo vệ nửa đùa nửa thật: "Sếp đi đối ngoại, quân đi sắm Tết hết rồi".
Không những trốn việc quan đi sắm tết, nhiều người còn lấy cả xe công đi chở quà. VNExpress viết rằng “Tại các trung tâm thương mại, hội chợ xuân, rất dễ nhận ra những viên chức đi mua sắm. Họ mặc những bộ vest công sở, tay cầm cặp, thậm chí có người còn mang theo cả tập hồ sơ. Tại siêu thị Big C lúc 9h sáng 13/2, VnExpress bắt gặp 4 chiếc xe công đậu tại bãi xe, có chiếc đã chất đầy hàng hóa. Đó là những xe mang biển đăng ký 20B - 0893, 31A - 4586, 31A - 5307, 33A - 0451”.
Các dịp lễ hội lớn, người ta vẫn thấy quan chức của chế độ trốn việc đi chơi, thậm chí đi bằng xe và tài xế của nhà nước. (TN)
02-15-2015 2:22:00 PM
Đối Diện với Hiện Thực: Các Chuyên Gia Hồng Kông Chuẩn Bị cho Dân chủ Hậu Chiếm đóng
Theovietdaikynguyen-Larry Ong, Epoch Times14 Tháng Hai , 2015
Từ trái qua phải: Jonathan Man, Kevin Yam và Wilson Leung thành lập nhóm Những Luật sư Cấp tiến tại TC2 Café & Workshop ở Hong Kong ngày 27 tháng 1, 2015. (Kiri Choi/Epoch Times)
Cuộc diễu hành của các luật sư vào ngày 27 tháng 6, 2014 (Philippe Lopez/Getty Images)
Từ trái qua phải: David Webb, Edward Chin, Ching Cheong, và Giáo sư Sing Ming tổ chức một cuộc hội thảo ngày 19 tháng 1, 2015. (Kiri Choi/Epoch Times)
Các chuyên gia Hồng Kông hiếm khi nào để trí óc của họ đi lạc sang chính trị. Tuy nhiên năm nay họ đột ngột thay đổi.
Trong mấy tuần vừa qua, các bác sĩ, luật sư, và các chuyên gia tài chính đã bắt đầu hình thành những nhóm ủng hộ dân chủ, dường như là một cách tự phát.
Hơn 12 bác sỹ trẻ đã thành lập nhóm “Médecins Inspirés” vào cuối tháng 12 vừa qua.
“Trước khi có phong trào Chiếm đóng, các chuyên gia Hồng Kông hiếm khi tham gia công khai vào hoạt động ủng hộ dân chủ”,
ký giả kỳ cựu của Hồng Kông— Ching Cheong
Và vào tháng Giêng, vào khoảng 70 chủ ngân hàng và các nhà tài chính dẫn đầu bởi nhà quản lý quỹ phòng hộ Edward Chin, cùng tham gia với 50 luật sư, các học giả và những người khác, thành lập nhóm đa chuyên ngành Giám sát 2047 HK.
Một tuần sau, hai cố vấn pháp luật và một luật sư, Kevin Yam, Jonathan Man, và Wilson Leung, đã ra mắt nhóm Những Luật sư Cấp Tiến—là một nhóm gồm 50 thành viên trẻ chuyên về các loại pháp lý.
Các nhóm chuyên gia này quan tâm đến vấn đề dân chủ và những giá trị cốt lõi của Hồng Kông—những quyền tự do dân sự như tự do báo chí, tự do ngôn luận, bộ máy tư pháp độc lập, và những nguyên tắc cơ bản về luật.
Họ cũng yêu cầu chính phủ Hồng Kông chấm dứt hỗ trợ dự án của Ủy ban Thường Trực Quốc hội Nhân dân Toàn quốc. Ủy ban này đã đưa ra phán quyết vào ngày 31 tháng 8 yêu cầu người dân Hồng Kông phải chọn lãnh đạo của mình từ một danh sách ngắn chỉ có hai hay ba ứng cử viên được xem xét chặt chẽ bởi một ủy ban thân Bắc kinh.
Chính những cuộc biểu tình nhằm phản đối quyết định này— được gọi là Phong trào Ô hay Chiếm Trung tâm, đã chiếm đóng các đường phố Hồng Kông trong 79 ngày—cuối cùng đã khiến những chuyên gia này muốn tự quyết định lấy tương lai nền dân chủ của thành phố.
Áp lực
“Trước khi có phong trào Chiếm đóng, các chuyên gia Hồng Kông hiếm khi tham gia công khai vào hoạt động ủng hộ dân chủ”, ký giả và nhà bình luận xuất sắc của Hồng Kông Ching Cheong đã nói, trong một thư điện tử gởi cho tờ Epoch Times.
Thay vào đó, các chuyên gia chỉ tập trung vào những vấn đề tác động đến nghề nghiệp của chính họ và bày tỏ quan điểm cho “những đơn vị bầu cử chức năng” trong suốt những cuộc bầu cử được tổ chức mỗi năm năm. “Đơn vị bầu cử chức năng” là những vị trí đã được định trước trong cơ quan lập pháp ở Hồng Kông, có chức năng đại diện cho các nhóm chuyên gia và những nhóm có lợi ích đặc biệt.
Phải sau một năm Bắc Kinh tăng cường đàn áp ở Hồng Kông, các chuyên gia mới nhận ra rằng họ phải suy nghĩ một cách nghiêm túc.
Nhưng khi chế độ Cộng sản hung hăng hơn trong việc xâm phạm vào sự cai trị ở Hồng Kông và tự do dân chủ trong những năm gần đây, một số chuyên gia quan tâm đã suy nghĩ nhiều hơn đến nhu cầu của cộng đồng và trở nên tích cực hơn.
Lo lắng rằng hội nhà giáo bảo thủ sẽ không bày tỏ đầy đủ về sự can thiệp của Trung Quốc vào nền giáo dục ở Hồng Kông, năm 2013 một số giáo viên đã hình thành Liên Minh Các Nhà Giáo Cấp Tiến, là một nhóm gây áp lực ủng hộ dân chủ.
Cùng năm đó, ông Edward Chin tập hợp các chuyên gia tài chánh—là những người quan ngại đến sự lan tràn những sự việc ám muội của thương nhân Trung Quốc đại lục ở Hồng Kông, và yêu cầu kinh doanh công bằng, ngay thẳng trong lãnh vực công nghiệp tài chánh—hình thành nhóm hỗ trợ cho chiến dịch “Chiếm đóng Trung tâm với Tình Yêu và Hòa bình”. Chiến dịch này bao gồm một loạt những cuộc phản kháng có kế hoạch, sau đó đã chuyển biến một cách hiệu quả thành Phong trào Ô do sinh viên lãnh đạo.
Giai Đoạn Chuyển Biến
Một vài sự kiện quan trọng diễn ra vào năm 2014 đã thúc đẩy các chuyên gia cất tiếng nói.
Vào tháng Hai, Kevin Lau, nguyên trưởng ban biên tập của Ming Pao— một tờ báo được tôn trọng ở Hồng Kông— đã bị chém một cách tàn bạo bởi những kẻ tấn công sử dụng dao phay, để lại máu chảy trên đường phố, sự kiện này đã làm nhiều người ngạc nhiên và căm phẫn.
Một thời gian ngắn sau sự cố này, Ching Cheong, một nhà đưa tin kỳ cựu, đã hỗ trợ thành lập Hội Các Nhà Bình Luận Độc Lập , một tổ chức giám sát tự do báo chí.
“Trước khi có Phong trào Ô, chúng ta sống trong một thế giới lý tưởng.”
Người triệu tập Nhóm Luật sư Cấp Tiến— Wilson Leung
Vào tháng Sáu, Ủy ban Thường trực Quốc Hội Nhân dân Toàn quốc đã đưa ra bản Tham luận về Chính sách của Chính phủ tuyên bố “thẩm quyền toàn diện“của Bắc Kinh đối với Hồng Kông và các thẩm phán cần phải “yêu đất nước và yêu Hồng Kông.”
Các chuyên gia luật pháp đặc biệt băn khoăn với yêu cầu “yêu đất nước” đối với các quan tòa —giống như kêu gọi họ trở thành một bộ phận đơn thuần của chính quyền thành phố, hơn là những người điều phối công lý độc lập và trung lập về mặt chính trị.
Vào khoảng 1.800 luật sư đã diễu hành qua các đường phố để kháng nghị, đây mới là lần thứ ba trong lịch sử Hồng Kông các chuyên gia luật pháp tổ chức diễu hành.
Và sau khi các cố vấn pháp luật hỗ trợ một cuộc thăm dò không tin cậy hiếm hoi nhằm hất cẳng chủ tịch hội Luật ở Hồng Kông, Ambrose Lam, vì đã công khai ủng hộ bản Tham luận về Chính sách của Chính phủ, các luật sư Kevin Yan và Wilson Leung bắt đầu thành lập nhóm Các Luật sư Cấp Tiến, là một diễn đàn chính trị cho các chuyên gia luật pháp có mối quan tâm sâu sắc đến dân chủ.
Nhưng họ phải hoãn lại các dự án sau khi cảnh sát bắn 87 hộp hơi cay vào một đám đông hàng vạn người vào ngày 28 tháng Chín, sự kiện này đã làm dấy khởi Phong trào Ô.
Lấy Cảm Hứng từ ‘Chiếm Đóng’
Ước tính có khoảng 1,2 triệu dân Hồng Kông đã đi đến quận Admiralty, Mong Kok, và vịnh Causeway để tham gia các cuộc biểu tình Chiếm Đóng kéo dài hơn 3 tháng, bắt đầu từ cuối tháng Chín. Người dân ở đủ mọi lứa tuổi và tầng lớp xã hội đã nắm lấy cơ hội độc nhất này để đến và giao tiếp cùng nhau.
Ở ba khu Chiếm đóng, nhiều chuyên gia trẻ thuộc tầng lớp trung lưu đã “học hỏi thêm về xã hội, về những gì họ có thể làm và những gì họ nên làm”, theo Alfred Chan, người triệu tập phó của Liên Minh Các Nhà Giáo Cấp Tiến trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại.
Phong trào Ô “rất là nhân tính,” Wilson Leung nhớ lại “Mọi người đều rất xúc động bởi trải nghiệm này”
Ông Ching Cheong cho biết các chuyên gia trẻ ban đầu thành lập các nhóm tự phát trong suốt Phong trào Chiếm đóng để hỗ trợ các sinh viên biểu tình, nhưng chẳng bao lâu họ bắt đầu suy nghĩ về những vấn đề “vượt quá các lãnh vực của họ”.
“Sau phong trào, họ quyết định sẽ phát triển các nhóm hỗ trợ ban đầu thành các nhóm thường trực, lâu dài hơn”, theo lời ông Ching.
Được tổ chức cho hành động
Và những nhóm chuyên gia mới không có ý định chỉ dừng lại ở những lời nói suông.
Một thời gian ngắn sau khi đặt lại tên mới vào tháng Giêng, nhóm Giám sát Tài chánh 2047 HK đã đưa ra “10 yêu cầu” đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc dựa trên những điều mà họ cho là giá trị cốt lõi của Hồng Kông. Bức thư đươc gởi tới nhà lãnh đạo Trung quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping), và được công bố trên tờAsian Wall Street.
Bước đầu tiên được thực hiện bởi Nhóm Luật sư Cấp Tiến là kêu gọi chính quyền Hồng Kông chấm dứt việc ủng hộ quyết định ngày 31 tháng Tám của Ủy ban Thường trực, công bố thư bày tỏ lập trường, mổ xẻ và bác bỏ mọi lý luận về mặt pháp lý của nó.
Médecins Inspirés, Nhóm Luật sư Cấp Tiến, và nhóm Giám sát Tài chánh 2047 HK đã tham gia cuộc mít tinh lớn vào ngày 1 tháng Hai. Đây là một hoạt động ủng hộ dân chủ trên quy mô lớn đầu tiên sau những cuộc biểu tình Chiếm đóng.
Nhóm luật sư và giáo viên đang hoạch định những cuộc nói chuyện ở trường học và những hình thức nói chuyện khác với sự tham gia của công chúng, nhằm mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với những nguyên tắc cơ bản về luật, tự do dân chủ và nhân quyền.
Nhiều người vẫn “không hiểu được mục đích và mục tiêu của phong trào Ô”, dẫn lời phát biểu từ Alfred Chan của Liên Minh Các Nhà Giáo.
Nhưng ít nhất càng ngày càng có nhiều chuyên gia hành động.
Wilson Leung, người phát ngôn của Nhóm Luật sư Cấp Tiến, tóm tắt tác động của phong trào Chiếm đóng đối với nhận thức chính trị của các chuyên gia thế hệ ông.
“Trước khi có Phong trào Ô, chúng ta sống trong một thế giới lý tưởng; mọi thứ diễn ra một cách hoàn hảo và vui vẻ,” ông Leung nói. “Sau khi quyết định đối diện với hiện thực, nó làm bạn nhận thức rõ điều gì đang diễn ra”.
Gia Lai: Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường bao che sai phạm của cấp dưới
Trước hành vi sai phạm của cán bộ Địa chính cấp xã trong việc nhũng nhiễu, bắt dân phải hối lộ hàng chục triệu đồng mới làm giấy CNQSDĐ nhưng khi nhận được thông tin tố cáo, ông Mai Chí Toan, Huyện uỷ viên, Trưởng phòng Tài Nguyên & Môi trường huyện Phú Thiện không những bao che mà còn đứng ra dàn xếp nhằm giúp cán bộ sai phạm “chạy tội”…
Hàng trăm triệu đồng “phí bôi trơn” để được cấp sổ đỏ
Suốt thời gian qua, thông tin về việc các cán bộ Địa chính cấp xã gây khó khăn, nhũng nhiễu, bắt dân phải “nộp nhiều loại phí ngoài nghĩa vụ tài chính” khi làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) được phản ánh lên Uỷ ban Kiểm tra huyện uỷ huyện Phú Thiện.
Nhiều diện tích đất của công dân huyện Phú Thiện khi làm sổ đỏ phải tốn phí bôi trơn từ vài chục thậm chí đến hàng trăm triệu đồng cho cán bộ Địa chính.
Nhằm giải quyết bức xúc kéo dài của công dân, từ ngày 22/05/2014, Uỷ ban Kiểm tra huyện uỷ đề nghị Ban thường vụ huyện Phú Thiện chỉ đạo tiến hành xác minh phản ánh của công dân tại các xã Ia Piar, Ia Hiao, Ia Ake và những bất cập tại văn phòng đăng ký QSDĐ huyện Phú Thiện.
Sau một thời gian điều tra, xác minh, đoàn kiểm tra do Uỷ ban Kiểm tra huyện uỷ Phú Thiện chủ trì đã đủ cơ sở khẳng định nhiều cán bộ Địa chính cấp xã có hành vi nhũng nhiễu, gây áp lực, bắt dân phải đóng hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng khi làm thủ tục cấp GCNQSDĐ. Bên cạnh đó, quá trình điều tra còn phát hiện ông Mai Chí Toan, Huyện uỷ viên, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Phú Thiện đã bao che sai phạm của cán bộ dưới quyền.
Làm việc với nhóm PV báo điện tử Tầm Nhìn, ông Trần Công Hoan, Chủ nhiệm UBKT huyện uỷ huyện Phú Thiện cho biết: Qua quá trình xác minh, UBKT huyện uỷ huyện Phú Thiện đã đủ cơ sở khẳng định nhiều các bộ vi phạm nghiêm trọng như ông Nguyễn Xuân Tiến, cán bộ địa chính xã Ia Hiao lợi dụng chức vụ thu 182 triệu của 16 hộ dân để “giúp” họ làm GCNQSDĐ.
Sau khi bị phát hiện và không thể che giấu được sai phạm, ông Nguyễn Xuân Tiến đã nộp lại 52 triệu đồng và còn 130 triệu hiện vẫn chưa trả lại cho dân…!
Trước sai phạm của ông Tiến, Uỷ ban Kiểm tra huyện uỷ đã báo cáo Ban thường vụ huyện đồng thời đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc sang cơ quan cảnh sát điều tra về tội “lợi dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản công dân”.
Hiện vụ việc sai phạm của cán bộ Nguyễn Xuân Tiến vẫn đang chờ kết quả giải quyết cuối cùng của cơ quan Cảnh sát Điều tra huyện Phú Thiện.
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường
Ngoài việc bắt dân phải đóng “phí bôi trơn” khi làm sổ đỏ của Nguyễn Xuân Tiến, ngày 10/04/2014, bà Siu H’Két đồng bào dân tộc J’rai ở làng Plei Ksing viết đơn tố cáo bà Nguyễn Thị Thu Phương, cán bộ Địa chính xã Ia Piar bắt bà phải nộp hơn 11 triệu đồng khi làm GCNQSDĐ ngoài nghĩa vụ tài chính liên quan đến đất đai theo quy định của pháp luật.
Kết luận số 37 ngày 15/12/2014 khẳng định sai phạm của ông Mai Chí Toan, Huyện uỷ viên, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Phú Thiện.
|
Khi biết hành vi nhũng nhiễu, bắt công dân đưa tiền cho mình bị tố cáo, Nguyễn Thị Thu Phương đã tìm gặp ông Mai Chí Toan, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Phú Thiện nhờ ông Toan dùng uy tín và ảnh hưởng của mình để tác động đến người viết đơn tố cáo.
Là lãnh đạo phòng ban của UBND huyện Phú Thiện nhưng khi biết rõ hành vi vi phạm của thuộc cấp, ông Mai Chí Toan không những không kiểm điểm trách nhiệm của cán bộ cấp dưới và cả của mình mà còn đứng ra dàn xếpnhằm giúp Phương “thoát tội”.
Theo điều tra của chúng tôi, để bảo vệ Phương, ông Mai Chí Toan đã gặp Nguyễn Thị Thuỳ, cán bộ Địa chính xã Ia Ake và đọc nội dung để nhờ Thuỳ viết đơn đứng tên bà Siu H’Két với nội dung rút lại đơn tố cáo sai phạm của Phương và cho rằng “do hiểu nhầm” đồng thời “cam đoan không khiếu kiện gì cả”…
Để đưa đơn này đến người tố cáo, ông Mai Chí Toan đã nhờ ông Trịnh Văn Khuyến, thị trấn Phú Thiện cầm đơn và tiền tìm đến tận nhà bà Siu H’Két đưa đơn và vận động bà Siu H’Két rút đơn.
Tuy nhiên, ngay sau buổi gặp gỡ theo sự sắp xếp của ông Toan, bà Siu H’Két đã viết đơn tố cáo ông Trịnh Văn Khuyến về hành vi chạy tội giúp cho cán bộ Phương lên cơ quan cảnh sát điều tra công an huyện Phú Thiện.
Song, điều kỳ lạ là trước hành vi vi phạm pháp luật rõ ràng của bà Nguyễn Thị Thu Phương nhưng cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Phú Thiện chỉ yêu cầu nữ cán bộ này nộp lại số tiền đã chiếm đoạt của dân và mời bà Siu H’Két lên… nhận lại.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Công Hoan, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra huyện uỷ huyện Phú Thiện cho biết: “Trước những sai phạm kéo dài của cán bộ Nguyễn Thị Thu Phương, tại phiên họp vào tháng 1 vừa qua, Thường vụ huyện uỷ Phú Thiện đã thống nhất giao UBKT huyện uỷ đề xuất hướng xử lý kỷ luật. Trước mắt, chúng tôi đang gửi công văn đề nghị UBND huyện Phú Thiện tạm đình chỉ công tác của cán bộ vi phạm.
Ngoài việc xử lý các cán bộ vi phạm, UBKT huyện uỷ Phú Thiện còn tiến hành kiểm tra, xác minh việc ông Mai Chí Toan, Huyện uỷ viên, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Thiện đã không phối hợp với chính quyền địa phương khi nhận được thông tin tố cáo mà còn có hành vi bao che cho sai phạm của cán bộ cấp dưới.”.
Cũng theo ông Trần Công Hoan, tại kết luận số 37 ngày 15/12/2014, ông Mai Chí Toan đã vi phạm Khoản 8, Điều 8, Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011 của Ban Chấp hành Trung ương quy định vè những điều đảng viên không được làm: “Biết mà không báo cáo, phản ảnh hoặc báo cáo, phản ánh không chính xác, đầy đủ; không xử lý, ngăn chặn kịp thời các hành vi tham nhũng; bao che, bảo kê, dung túng, tiếp tay cho cấp dưới vi phạm".
Mặc dù đã thừa nhận hành vi vi phạm nghiêm trọng như vậy nhưng khi tự nhận hình thức kỷ luật, ông Mai Chí Toan chỉ đề nghị mức kỷ luật… khiển trách.
Trao đổi với báo điện tử Tầm Nhìn, ông Trần Công Hoan, Chủ nhiệm UBKT huyện uỷ Phú Thiện thừa nhận:
“Việc sai phạm của nhiều cán bộ công tác trong ngành Tài nguyên & Môi trường huyện Phú Thiện suốt thời gian qua đã rõ nhưng với trách nhiệm của Huyện uỷ viên, Bí thư chi bộ, Trưởng phòng Tài Nguyên và Môi trường huyện nhưng ông Mai Chí Toan đã cố tình bao che sai phạm cấp dưới. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của UBND huyện Phú Thiện cũng như chính quyền các địa phương, gây dư luận không tốt trong nhân dân.
Vì vậy, vào khoảng tháng 3 tới Ban Thường vụ Huyện uỷ huyện Phú Thiện sẽ xem xét hình thức kỷ luật đúng nhất trong 4 mức: khiển trách; cảnh cáo; cách chức hay khai trừ khỏi Đảng đối với ông Mai Chí Toan, Huyện uỷ viên, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện".
|
10:10 | 12/02/2015
Nhóm PVĐT
Côn đồ xông vào nhà tấn công chỉ vì cái nhìn qua đường(?)
Chỉ vì quan sát để qua đường cho an toàn nhưng lại bị hiểu lầm là nhìn đểu mà gia đình anh Vũ Quốc Muốn (28 tuổi, trú thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa, Gia Lai) bị côn đồ xông vào nhà đánh đập và phải sống trong cảnh nơm nớp lo sợ.
Theo trình bày của anh Muốn, khoảng 16 giờ 30 phút ngày 7/2/2015, khi anh điều khiển xe máy lưu thông trên đường Wừu. Khi đến ngã tư Wừu - Nguyễn Du trên địa bàn huyện Đak Đoa, anh Muốn quan sát giao thông rồi rẽ phải qua đường Nguyễn Du để về nhà cách đó khoảng 100m. Đến trước cổng nhà anh dừng xe để mở cổng, đột nhiên có 2 thanh niên đi xe máy trờ tới sát bên rồi hỏi: Lúc nãy ở ngã tư, mày trừng gì bọn tao? Anh Muốn trả lời, tôi chỉ nhìn đường khi qua ngã tư, chứ tôi không trừng ai cả. Vừa dứt lời, anh Muốn đã bị hai thanh niên xông vào đánh khắp người. Một trong hai tên đã khoá tay phía sau, tên còn lại dùng mũ bảo hiểm phang tới tấp vào đầu, vào người anh Muốn. Bị đòn đau, anh Muốn đã vùng mạnh thoát ra, chạy vào nhà trốn. Hai thanh niên kia liền nhặt chiếc mũ bảo hiểm của anh Muốn làm rơi lại rồi lên xe máy bỏ đi.
Nơi được cho là hiện trường vụ côn đồ tấn công nhà dân, cướp tài sản
Sự việc không dừng lại ở đó, khoảng 20 phút sau, trong lúc anh Muốn sang nhà hàng xóm chơi, 2 thanh niên kia đã quay lại cùng với 3 người khác, trên tay người nào cũng cầm hung khí như rìu, rựa, mác… xông vào sân nhà. Nghe tiếng động, vợ anh Muốn là chị Nguyễn Thị Hương (28 tuổi) vừa mở cửa liền bị một thanh niên cầm rìu xông tới định bổ vào đầu, cũng may là có người trong nhóm can ngăn lại. Lúc này, hai đứa con của anh Muốn (đứa lớn 4 tuổi, đứa nhỏ 1 tuổi) bỗng khóc thét, chị Hương liền chạy vào phòng để ôm con. Thì ngay lập tức 3 tên côn đồ lập tức đạp cửa xông vào nhà, một tên dùng mũ bảo hiểm ném mạnh về phía chị Hương đang dỗ con. May mắn chị Hương tránh được, chiếc mũ bảo hiểm văng vào tường bể nát. Nghe tiếng chị Hương la thất thanh, bà con trong xóm ùn ùn chạy đến, thấy nhà anh Muốn bị tấn công, thanh niên trong xóm đã hùa nhau cầm gậy gộc qua tương cứu, nhóm 5 tên côn đồ thấy thế lập tức bỏ chạy, có tên còn làm rơi mũ bảo hiểm và dép.
Sau khi nhóm côn đồ bỏ đi, vợ chồng anh Muốn mới phát hiện trong nhà mất một máy tính xách tay nhãn hiệu Dell, trị giá 11 triệu đồng. Đến ngày 10/2/2015, anh Muốn nhận được cuộc điện thoại của 1 thanh niên có biệt danh là Cu Ty yêu cầu gặp anh Muốn tại quán cà phê Green Leaf (thị trấn Đak Đoa). Tại đây, thanh niên tên Cu Ty nói rằng mình được nhờ cậy đến để thương lượng hoà giải và trả lại chiếc máy tính xách tay cho anh Muốn. Yêu sách của nhóm tấn công nhà dân đưa ra là, anh Muốn không được làm đơn tố cáo cũng như báo công an.
Chiếc mũ bảo hiểm được cho là do các đối tượng côn đồ để lại
Nhưng anh Muốn không đồng ý, vì qua thông tin từ bạn bè, hai đối tượng gây sự đánh anh có biệt danh là Tý Lụi và Đẻ, chúng đều mới đi tù về và rất hung hăng. Toàn bộ nội dung buổi thương lượng được nhiều người có mặt trong quán cà phê Green Leaf do anh Phạm Văn Quốc (29 tuổi, trú thị trấn Đak Đoa) làm chủ chứng kiến. “Nếu không báo công an thì biết đâu chúng lại gây sự thì gia đình biết đâu mà đỡ bởi khu vực này khá thưa dân cư. Tôi đã báo toàn bộ sự việc lên cơ quan công an và công an huyện Đak Đoa cũng đã xuống hiện trường.
Trao đổi với PV, trong những ngày qua, gia đình tôi không dám ra khỏi nhà, đến mở cửa cũng không dám vì sợ bị trả thù, gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc buôn bán, mưu sinh. Mong rằng, công an nhanh chóng xử lý nhóm côn đồ trên để gia đình tôi được yên tâm sinh sống”.
Ông Nguyễn Quang Phổ- trưởng công an thị trấn Đak Đoa xác nhận: Việc gia đình anh Vũ Quốc Muốn bị côn đồ tấn công và cướp máy tính xách tay là có. Sau khi nhận đơn tố giác tội phạm của công dân, công an thị trấn đã chuyển lên công huyện giải quyết bởi vụ việc đã vượt quá thẩm quyền. Công an huyện Đak Đoa cũng đã cử người xuống hiện trường làm việc. “Các đối tượng Đẻ và Tý Lụi đều có tiếng quậy phá ở khu vực An Mỹ, cả hai đều đã từng nhiều lần vào tù ra tội”.- Ông Phổ cho biết thêm.
Cũng về vấn đề này, thiếu tá Nguyễn Đức Hoàng, phó Trưởng Công an huyện Đak Đoa cho biết: “Nhận được tin, Công an huyện đã triệu tập được bốn nghi can liên quan đến vụ án trên để tiến hành điều tra. Hiện tại, công an vẫn đang trong quá trình lấy lời khai các đối tượng. Chúng tôi sẽ nhanh chóng làm rõ vụ án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân”.
10:06 | 14/02/2015
Hà Anh Đức
Vì sao tiêm kích JAS-39E mới là tương lai chiến đấu cơ?
(Kiến Thức) - Không phải đến tiêm kích thế hệ 6 mà chính là tiêm kích JAS-39E Gripen mới chính là tương lai của máy bay chiến đấu.
Nhiều người vẫn cho rằng, máy bay chiến đấu thế hệ 6 vẫn đang trong giai đoạn hình thành ý tưởng thiết kế là tương lai của thế giới chiến đấu cơ, nhưng nhà phân tích Bill Sweetman cho rằng, tiêm kích đa năng JAS-39E Gripen (biến thể nâng cấp của dòng tiêm kích JAS-39) mới chính là tương lai.
Trong năm 2005, Lockheed Martin đã giới thiệu tiêm kích F-35, một máy bay phản lực tàng hình thế hệ thứ 5 mới được phát triển cho Lầu Năm Góc. Trớ trêu thay đó là một thuật ngữ mà họ vay mượn từ Nga để mô tả một máy bay chiến đấu tàng hình khác của chiếc F-22.
Một số đối thủ của Lockheed Martin cho rằng nó chỉ đạt được khả năng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, cho dù điều đó có đúng hay không thì cũng làm cho việc đánh giá trở nên khó khăn hơn. Nhưng nếu là máy bay chiến đấu thế hệ 5 có nghĩa là sẽ có “máy móc điều khiển tối ưu” và một thế hệ thứ 6 sẽ xuất hiện.
Không phải F-22, F-35 hay Su T-50 mà JAS-39E Gripen mới chính là tương lai của máy bay chiến đấu.
Tập đoàn SAAB của Thụy Điển đã lập luận rằng họ đang phát triển một máy bay chiến đấu như vậy. Tiêm kích JAS-39E được xem là tương lai của các cuộc không chiến chứ không phải là các khái niệm cực kỳ đắt tiền mà Mỹ đang tìm kiếm là máy bay đầu tiên thuộc thế hệ 6.
Khái niệm máy bay chiến đấu thế hệ 5 đã xuất hiện cùng với những máy bay đã 30 năm tuổi. Thuật ngữ này được xem là bước ngoặt cuối cùng của Chiến tranh Lạnh khi chính quyền Reagan tăng tốc chạy đua vũ trang khi mà sự tin tưởng rằng các nguồn lực kinh tế của Liên Xô có thể đưa vào “cây gậy quyền lực đầu tiên”.
F-22 được thiết kế cho một cuộc chiến tranh đầy thách thức nhưng theo cách đơn giản nhất. Nếu bạn đang ở trong một máy bay chiến đấu của NATO hướng về phía Đông sẽ có rất nhiều người đang học theo cách của bạn để cố gắng giết bạn.
Công nghệ quốc phòng dẫn đầu là hàng không vũ trụ trong những ngày đó và các phương tiện bay cũng như nhiều công nghệ khác. Ngày nay các trò chơi mô phỏng quân sự có nguồn gốc từ những năm 1980 đã trở nên lỗi thời. Thế giới ngày nay đã thay đổi, chiến dịch Allied Force (lực lượng đồng minh) năm 1999 đã báo trước cho các chiến dịch không kích khác trong những năm 2000 sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nhà phân tích Bill Sweetman cho rằng JAS-39E Gripen mới chính là máy bay chiến đấu thế hệ 6 chứ không phải các sản phẩm đắt tiền mà Mỹ đang tìm kiếm.
NATO đã thực sự gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các mục tiêu và càng khó khăn hơn trong việc phân biệt các mục tiêu dân sự. Có thể chắc chắn rằng các cuộc xung đột trong tương lai được dẫn dắt bởi các hoạt động tình báo, trinh sát và giám sát. Một vấn đề quan trọng khác là ý thức của người lính về khu vực xung đột cũng là một chìa khóa của vấn đề.
Bài toán hóc búa đối với các nhà hoạch định quân sự mặc dù nắm trong tay những kỹ thuật thông minh nhưng việc phát triển những máy bay chiến đấu vô cùng đắt tiền và để có một sản phẩm tối ưu từ “cái nôi đến nấm mồ” là cả một chân trời xa cả về chính trị lẫn công nghệ.
Lý do mà JAS-39 Gripen E có thể đạt được danh hiệu “máy bay chiến đấu thế hệ 6” bởi vì nó được thiết kế với những vấn đề còn nằm trong tâm trí. Đầu tiên cần phải kể đến là phần mềm đi kèm được chạy trên nền của hệ thống phần cứng System 21. Việc điều chỉnh hệ thống được thực hiện khoảng 2 năm một lần, bắt đầu với mô hình A sau đó là B của JAS-39.
Để kéo dài thời hạn sử dụng của máy bay nó cần phải có khả năng thích ứng ở cả hai vấn đề nhiệm vụ và tuổi thọ. Gripen được thiết kế như một máy bay nhỏ với tải trọng vũ khí tương đối lớn. Nó liên tục được “porting”(một thuật ngữ trong công nghệ phần mềm) lên các phiên bản phần mềm mới nhất với khả năng tương thích với tất cả hệ thống vũ khí từ mô hình C đến mô hình D và tiếp đến là mô hình E.
Nhà phân tích Bill Sweetman cho rằng tính hiệu quả và chi phí mới chính là thước đo cho máy bay chiến đấu thế hệ 6.
Thụy Điển đã đầu tư mạnh vào các hệ thống kỹ thuật cảm biến trạng thái. Họ là những người đầu tiên sử dụng công nghệ gallium nitride trong các hệ thống tác chiến điện tử. Đây là một công nghệ rất quan trọng nó dành nhiều không gian hệ thống sử dụng cho nhiệm vụ nhận dạng và phân biệt bạn-thù. Một hệ thống tham vấn IFF tốt là rất quan trọng trong các tình huống lộn xộn nơi có các mục tiêu quân sự, dân sự, trung lập, các mục tiêu thân thiện trong cùng một vùng trời.
Khả năng phát triển công nghệ cảm biến trạng thái của Thụy Điển là sự pha trộn giữa công nghệ trong nước và các công nghệ nhập khẩu. Các công nghệ kiểu “thu hoạch” chứ không phải phát minh trở nên rất quan trọng trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay.
Động cơ của JAS-39 là từ Mỹ, radar của Anh, hệ thống hồng ngoại từ Italy, khung máy bay có thể được sản xuất ở Brazil. Tuy nhiên, điều khiến tiêm kích JAS-39 E hội tụ đủ yếu tố của một máy bay chiến đấu “thế hệ 6” bởi nó phù hợp với hầu hết môi trường chiến tranh hậu chiến tranh lạnh.
Nó không phải là máy bay chiến đấu nhanh nhất hay tàng hình nhất trên thế giới, đó không phải là một khiếm khuyết, đó là một tính năng. Các yêu cầu phát triển đã được hạn chế vì JAS-39E được thiết kế để ít chi phí hơn trong phát triển, sản xuất và hoạt động so với JAS-39C mặc dù mọi thứ gần như tốt hơn.
Một kỹ sư phát triển của dự án JAS-39 cho biết: “Không quân Thụy Điển không đủ khả năng để làm điều này theo cách truyền thống mà không cần sự trợ giúp từ các nước khác. Đó là một mục tiêu đầy tham vọng và lần đầu tiên Thụy Điển thực hiện một dự án như vậy trong ánh đèn của sân khấu quốc tế. Nếu thành công đó sẽ là một bài học mà không phải ai cũng đủ khả năng để hiểu nó”.
Bình Đức
Nhiều người vẫn cho rằng, máy bay chiến đấu thế hệ 6 vẫn đang trong giai đoạn hình thành ý tưởng thiết kế là tương lai của thế giới chiến đấu cơ, nhưng nhà phân tích Bill Sweetman cho rằng, tiêm kích đa năng JAS-39E Gripen (biến thể nâng cấp của dòng tiêm kích JAS-39) mới chính là tương lai.
Trong năm 2005, Lockheed Martin đã giới thiệu tiêm kích F-35, một máy bay phản lực tàng hình thế hệ thứ 5 mới được phát triển cho Lầu Năm Góc. Trớ trêu thay đó là một thuật ngữ mà họ vay mượn từ Nga để mô tả một máy bay chiến đấu tàng hình khác của chiếc F-22.
Một số đối thủ của Lockheed Martin cho rằng nó chỉ đạt được khả năng của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4, cho dù điều đó có đúng hay không thì cũng làm cho việc đánh giá trở nên khó khăn hơn. Nhưng nếu là máy bay chiến đấu thế hệ 5 có nghĩa là sẽ có “máy móc điều khiển tối ưu” và một thế hệ thứ 6 sẽ xuất hiện.
Không phải F-22, F-35 hay Su T-50 mà JAS-39E Gripen mới chính là tương lai của máy bay chiến đấu.
Tập đoàn SAAB của Thụy Điển đã lập luận rằng họ đang phát triển một máy bay chiến đấu như vậy. Tiêm kích JAS-39E được xem là tương lai của các cuộc không chiến chứ không phải là các khái niệm cực kỳ đắt tiền mà Mỹ đang tìm kiếm là máy bay đầu tiên thuộc thế hệ 6.
Khái niệm máy bay chiến đấu thế hệ 5 đã xuất hiện cùng với những máy bay đã 30 năm tuổi. Thuật ngữ này được xem là bước ngoặt cuối cùng của Chiến tranh Lạnh khi chính quyền Reagan tăng tốc chạy đua vũ trang khi mà sự tin tưởng rằng các nguồn lực kinh tế của Liên Xô có thể đưa vào “cây gậy quyền lực đầu tiên”.
F-22 được thiết kế cho một cuộc chiến tranh đầy thách thức nhưng theo cách đơn giản nhất. Nếu bạn đang ở trong một máy bay chiến đấu của NATO hướng về phía Đông sẽ có rất nhiều người đang học theo cách của bạn để cố gắng giết bạn.
Công nghệ quốc phòng dẫn đầu là hàng không vũ trụ trong những ngày đó và các phương tiện bay cũng như nhiều công nghệ khác. Ngày nay các trò chơi mô phỏng quân sự có nguồn gốc từ những năm 1980 đã trở nên lỗi thời. Thế giới ngày nay đã thay đổi, chiến dịch Allied Force (lực lượng đồng minh) năm 1999 đã báo trước cho các chiến dịch không kích khác trong những năm 2000 sẽ gặp nhiều khó khăn.
Nhà phân tích Bill Sweetman cho rằng JAS-39E Gripen mới chính là máy bay chiến đấu thế hệ 6 chứ không phải các sản phẩm đắt tiền mà Mỹ đang tìm kiếm.
NATO đã thực sự gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các mục tiêu và càng khó khăn hơn trong việc phân biệt các mục tiêu dân sự. Có thể chắc chắn rằng các cuộc xung đột trong tương lai được dẫn dắt bởi các hoạt động tình báo, trinh sát và giám sát. Một vấn đề quan trọng khác là ý thức của người lính về khu vực xung đột cũng là một chìa khóa của vấn đề.
Bài toán hóc búa đối với các nhà hoạch định quân sự mặc dù nắm trong tay những kỹ thuật thông minh nhưng việc phát triển những máy bay chiến đấu vô cùng đắt tiền và để có một sản phẩm tối ưu từ “cái nôi đến nấm mồ” là cả một chân trời xa cả về chính trị lẫn công nghệ.
Lý do mà JAS-39 Gripen E có thể đạt được danh hiệu “máy bay chiến đấu thế hệ 6” bởi vì nó được thiết kế với những vấn đề còn nằm trong tâm trí. Đầu tiên cần phải kể đến là phần mềm đi kèm được chạy trên nền của hệ thống phần cứng System 21. Việc điều chỉnh hệ thống được thực hiện khoảng 2 năm một lần, bắt đầu với mô hình A sau đó là B của JAS-39.
Để kéo dài thời hạn sử dụng của máy bay nó cần phải có khả năng thích ứng ở cả hai vấn đề nhiệm vụ và tuổi thọ. Gripen được thiết kế như một máy bay nhỏ với tải trọng vũ khí tương đối lớn. Nó liên tục được “porting”(một thuật ngữ trong công nghệ phần mềm) lên các phiên bản phần mềm mới nhất với khả năng tương thích với tất cả hệ thống vũ khí từ mô hình C đến mô hình D và tiếp đến là mô hình E.
Nhà phân tích Bill Sweetman cho rằng tính hiệu quả và chi phí mới chính là thước đo cho máy bay chiến đấu thế hệ 6.
Thụy Điển đã đầu tư mạnh vào các hệ thống kỹ thuật cảm biến trạng thái. Họ là những người đầu tiên sử dụng công nghệ gallium nitride trong các hệ thống tác chiến điện tử. Đây là một công nghệ rất quan trọng nó dành nhiều không gian hệ thống sử dụng cho nhiệm vụ nhận dạng và phân biệt bạn-thù. Một hệ thống tham vấn IFF tốt là rất quan trọng trong các tình huống lộn xộn nơi có các mục tiêu quân sự, dân sự, trung lập, các mục tiêu thân thiện trong cùng một vùng trời.
Khả năng phát triển công nghệ cảm biến trạng thái của Thụy Điển là sự pha trộn giữa công nghệ trong nước và các công nghệ nhập khẩu. Các công nghệ kiểu “thu hoạch” chứ không phải phát minh trở nên rất quan trọng trong thời buổi toàn cầu hóa hiện nay.
Động cơ của JAS-39 là từ Mỹ, radar của Anh, hệ thống hồng ngoại từ Italy, khung máy bay có thể được sản xuất ở Brazil. Tuy nhiên, điều khiến tiêm kích JAS-39 E hội tụ đủ yếu tố của một máy bay chiến đấu “thế hệ 6” bởi nó phù hợp với hầu hết môi trường chiến tranh hậu chiến tranh lạnh.
Nó không phải là máy bay chiến đấu nhanh nhất hay tàng hình nhất trên thế giới, đó không phải là một khiếm khuyết, đó là một tính năng. Các yêu cầu phát triển đã được hạn chế vì JAS-39E được thiết kế để ít chi phí hơn trong phát triển, sản xuất và hoạt động so với JAS-39C mặc dù mọi thứ gần như tốt hơn.
Một kỹ sư phát triển của dự án JAS-39 cho biết: “Không quân Thụy Điển không đủ khả năng để làm điều này theo cách truyền thống mà không cần sự trợ giúp từ các nước khác. Đó là một mục tiêu đầy tham vọng và lần đầu tiên Thụy Điển thực hiện một dự án như vậy trong ánh đèn của sân khấu quốc tế. Nếu thành công đó sẽ là một bài học mà không phải ai cũng đủ khả năng để hiểu nó”.
Bình Đức
Tâm tư trước thềm năm mới Ất Mùi
Bán Nguyệt San Tự Do Ngôn Luận - Không khí ngày Tết dân tộc đang bao trùm lên người Việt chúng ta tất cả, dù chúng ta đang ở phương trời nào, trên dải đất hình chữ S hay khắp các châu lục. Không khí ấy khiến lòng chúng ta, nhất là các đồng bào xa xứ, nhớ tới không gian của Quê mẹ, nơi mà những ai từng sống nhưng chưa vong bản đều thương nhớ, những ai đang sống với tâm hồn dân tộc đều thương mến và những ai sinh nơi đất khách quê người song còn nhớ nguồn cội đều thương mong. Chúng ta thương nhớ, thương mến, thương mong vì dòng máu Việt luôn chảy trong huyết quản chúng ta, văn hóa Việt luôn in đậm lên cuộc sống chúng ta, ngôn ngữ Việt luôn nhắc nhở cho tâm trí chúng ta và tin tức về đất Việt luôn âm hưởng trên cõi lòng chúng ta. Những tâm tình ấy lại càng dào dạt hơn khi chúng ta đang hướng về kỷ niệm 40 năm mà Cộng sản Hà Nội, theo chiến lược Cộng sản quốc tế và ý đồ Cộng sản Bắc Kinh, xâm chiếm Việt Nam Cộng Hòa, xích hóa toàn thể đất nước, gây mối quốc hận kể từ ngày 30-04-1975, khiến mùa Xuân và cái Tết trên quê mẹ từ đó mất hẳn ý nghĩa.
Quả vậy, 40 năm qua là mối quốc hận không cùng đối với tất cả những người Việt thấm đẫm tinh thần bất khuất, không chấp nhận kiếp đời nô lệ mà tổ tiên vạn đời đã để lại. Đối với những ai đã phải đi ra hải ngoại từ sau Tháng tư đen năm ấy mãi tới hôm nay, đó là nỗi đau rời bỏ quê cha đất tổ, mồ mả tổ tiên, nỗi đau từ giã thân thuộc họ hàng, kỷ niệm yêu dấu, nỗi đau chứng kiến bao mất mát tiêu tùng, bao tan hoang đổ vỡ. Nói “mãi tới hôm nay” vì phong trào bỏ xứ vẫn còn tiếp diễn, cách êm thắm thì qua việc “bảo lãnh, đoàn tụ” hay đi du học rồi ở lại, cách gian khổ thì qua việc vượt biển vượt biên, như nhiều đồng bào người Thượng gần đây đã chạy sang tỵ nạn bên xứ Chùa Tháp. Đối với những ai đành phải ở lại quốc nội, đó là nỗi đau mất hết mọi tự do của con người, mọi nhân quyền của bản thân, nỗi đau hứng chịu cuộc sống tinh thần ngày càng nghèo nàn, cuộc sống vật chất ngày càng nghèo đói. Bởi lẽ làm gì mà có cảnh “độc lập, tự do, hạnh phúc”, “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” như Cộng sản ra rả tuyên truyền dối gạt! Đối với những ai từ miền Bắc đi vào miền Nam, đó lỗi đau bị lừa gạt vì đã hy sinh cho một cuộc chiến vô nghĩa, huynh đệ tương tàn (nhà văn Dương Thu Hương hay nhà văn Trần Đĩnh là những trường hợp tiêu biểu), nỗi đau bị chưng hửng vì nhận thấy “vùng đất được giải phóng” thật ra là vùng đất đã từng sung túc, no ấm, dân chủ, tự do (nhạc sĩ Tô Hải, qua các trang nhật ký, tuần ký và phấn đấu ký đều đặn, đã dũng cảm và sáng suốt thừa nhận thực trạng này). Và chính cái chủ nghĩa CS phi nhân, cái chế độ CS tồi tệ, cái bè đảng CS độc tài đã gây nên mối hận bao trùm đó. Một đám người cũng da vàng máu đỏ, cũng con Hồng cháu Lạc, cũng từ bọc trứng Mẹ Âu Cơ, cũng thừa hưởng cả một nền văn hiến đậm chất nhân bản của Việt tộc, nhưng vì trí óc mù quáng do bị chủ nghĩa đầu độc, tâm hồn hư hoại do bị chế độ uốn nắn, trong hơn 40 năm qua, đã gây bao đau thương cho đồng bào, bao thiệt hại cho đất nước. Chúng đã tạo nên một đất nước luôn đứng hạng cuối các quốc gia trên địa cầu, với chính trị bạo hành, kinh tế suy thoái, an ninh bấp bênh, dân sinh điêu đứng, văn hóa nghèo nàn, môi trường ô nhiễm, đạo đức băng hoại và nhất là quốc phòng lâm nguy vì mưu đồ xâm lăng của Tàu cộng. Đúng như lời tác giả Nguyễn Gia Kiểng trong bài “Thời điểm để nhìn rõ đảng Cộng sản”:“Giả sử đặt câu hỏi: "Nếu không có đảng Cộng sản, ngày nay Việt Nam sẽ ra sao?" thì chắc chắn câu trả lời sẽ là: "Ít nhất cũng phồn vinh hơn gấp 15 hay 20 lần hiện nay, đã là một trong những nước G20, đã không có sáu triệu người thiệt mạng vì nội chiến, đã không mất Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan, Lão Sơn, Bản Giốc". Thành tích của đảng Cộng sản thật là kinh hoàng. Thất bại không phải là từ ngữ phù hợp, phải nói là thảm họa. Đảng Cộng sản đã là thảm họa cho VN trên tất cả mọi phương diện và trong tất cả mọi địa hạt. Người VN nào có thể không phẫn nộ? Càng phẫn nộ khi nhân danh thành tích đó, nó ngang ngược tuyên bố giữ độc quyền lãnh đạo đất nước trong thời gian vô hạn định. Thực không khác gì một lực lượng chiếm đóng”.
Tuy thế, 40 năm qua cũng là dấu tích oai hùng của toàn thể Dân Việt. Dấu tích oai hùng đó biểu lộ trước hết qua hành trình tìm đến tự do của hàng triệu đồng bào dũng cảm, bất chấp viễn ảnh phải bỏ thây mất mạng trên biên giới Miên Lào, tan nát cuộc đời do hải tặc Thái Lan, làm mồi cho cá giữa ba đào Đông Hải. Những tượng đài thuyền nhân rải rác khắp thế giới, từ Mỹ sang Úc, từ Âu sang Á nói lên tinh thần của một nòi giống đã luôn muốn sống độc lập, độc lập từ khi rời bỏ sông Dương Tử xuống sông Hồng Hà để lập quốc, độc lập khi cả ngàn năm rồi cả trăm năm luôn tìm cách bẻ gãy ách nô lệ do Tàu rồi Tây áp đặt, độc lập khi vùng vẫy thoát khỏi cái rọ Cộng sản chụp xuống trên bản thân, gia đình và dân tộc mình. Tới được vùng đất của kẻ tự do, quê hương của người dũng cảm, thì đàn chim bỏ xứ bất khuất ấy nén nỗi đau, quyết tâm xây lại cuộc đời, dựng lại cơ đồ, chen mình vào chính trị xã hội của quốc gia tạm dung, chen chân vào kinh tế khoa học của xứ sở tiếp nhận, để hỗ trợ cuộc đấu tranh dân chủ ở quê nhà và làm vẻ vang trên quê người cho Việt tộc. Từ hơn 40 năm nay, bao nhiêu khuôn mặt chính trị gia, khoa học gia, lãnh đạo dân sự, lãnh đạo tôn giáo, chuyên gia, thương gia, nhà văn, nhà báo, sĩ quan cảnh sát, sĩ quan quân đội… gốc Việt đã làm rạng rỡ giống Hồng Lạc trên đất của giống Hồng mao, đã làm sáng ngời khát vọng tự do của một dân tộc mà hầu hết lịch sử tồn tại là chiến đấu bẻ gãy tròng nô lệ.
Dấu tích oai hùng đó cũng biểu lộ qua tiến trình tìm lại tự do cũng của hàng triệu đồng bào quốc nội dũng cảm, dám trực diện đương đầu với cái chủ nghĩa nô dịch, với cái chế độ đàn áp, với cái chính đảng toàn trị. Bất chấp viễn ảnh bị đuổi học đuổi việc, bị tống khỏi nhà ở nhà trọ, bị sách nhiễu hăm dọa, bị cấm cửa cấm đường, bị vu cáo lăng nhục, bị cướp bóc trấn lột, bị tra tấn đánh đập, bị giam nhốt cầm tù, họ nhất quyết công bố sự thật, bênh vực lẽ phải, thực thi tình thương, khôi phục quyền lợi; họ kiên tâm đòi hỏi nhân quyền cho đồng bào, giành lại dân chủ cho đất nước và bảo vệ sự vẹn toàn cho Tổ quốc. Hơn 40 năm qua, hàng ngàn hàng vạn chiến sĩ phục quốc, chiến sĩ nhân quyền hoặc ngã xuống trong vũng máu, hoặc nằm im trong nhà tù, đã trở thành biểu tượng của bất khuất, ngọn đuốc của tự do; hàng ngàn hàng vạn nhà báo độc lập, nhà báo dân chủ ngày đêm miệt mài vạch trần những sai lầm và tội ác của chế độ, trình bày những nhân quyền và dân quyền cho đồng bào, đề xuất những đường lối, kế hoạch phát triển đất nước, canh tân xã hội. Gần 20 năm nay, lại có hàng vạn hàng ức dân oan mất đất mất nhà, không ngừng nghỉ đi từ nam ra bắc, từ địa phương lên trung ương, để tố cáo cái Hiến pháp, cái Bộ luật cướp trắng mồ hôi, công sức của tổ tiên và của bản thân họ, để lên án lũ cướp ngày ngay tại hang ổ của chúng: trụ sở quốc hội, các phòng tiếp dân, cơ quan công quyền, tư gia lãnh đạo. Dẫu gần như vô vọng, họ vẫn mặc áo in dòng chữ phản kháng, giương biểu ngữ viết lời yêu cầu, có khi còn chửi thẳng vào mặt đảng, mặt chế độ (như trong một video clip gần đây của dân oan huyện Thạnh Hóa, Long An). Đến lúc tuyệt vọng thì khỏa thân, tự thiêu, hay cho bọn cướp sản ăn đạn. Gần 10 năm nay, lại thấy có những công dân liên kết với nhau thành những tổ chức xã hội dân sự mà mục đích chủ yếu là đòi tự do, nhân quyền, dân chủ. Dù bị theo dõi hành tung, cấm cản tụ họp, bị thóa mạ thanh danh, lũng đoạn hàng ngũ, họ vẫn quyết tâm hình thành một trong ba lực lượng cần thiết cho một xã hội văn minh (lực lượng chính trị, lực lượng kinh tế và lực lượng dân sự). Cũng phải kể đến sự oai hùng, lòng can đảm của nhiều lãnh đạo tinh thần không bằng lòng với cuộc sống êm đềm trong kinh kệ, trong thuyết giáo, nơi thánh thất, nơi tu sở, trái lại đã thực hiện sứ mạng đạo cứu đời bằng những bài giảng sấm sét, những tuyên bố nẩy lửa, dù sau đó có thể lâm vào vòng bị lao lý hay cảnh bị ám hại.
Dấu tích oai hùng nơi Đồng bào hải ngoại lẫn Đồng bào quốc nội như thế chính là những chồi non hy vọng báo hiệu một mùa Xuân đích thực cho Dân tộc. Những chồi non đó cần phải được làm cho lớn lên bằng nỗ lực liên minh đoàn kết không mệt mỏi giữa hải ngoại với quốc nội, giữa hải ngoại với nhau và giữa quốc nội với nhau; bằng tinh thần dân chủ không lay chuyển: hợp nhất trong đa diện, coi cái chung quan trọng hơn cái riêng, bất đồng trong ý kiến nhưng không bất hòa trong hàng ngũ, chấp nhận dị biệt trong phương pháp miễn là đồng nhất trong mục tiêu, trân trọng mọi sáng kiến tranh đấu của nhau dù nhỏ đến đâu chăng nữa. Đất Mẹ đang cần những người con có ý thức sáng suốt, tầm nhìn lớn lao, tâm hồn quảng đại và tinh thần hợp tác để cùng chung tay xây dựng một Việt Nam mới không còn có cảnh hàng triệu nông dân bị cướp ruộng vườn, khiếu kiện trong tuyệt vọng; không còn có cảnh hàng triệu công nhân bị bóc lột tiền lương, bươn chải trong khốn cùng; không còn có cảnh hàng triệu lao động xuất khẩu bị buộc trở thành lao nô hay tình nô nơi đất khách; không còn có cảnh hàng triệu học sinh sinh viên bị đầu độc tâm hồn, tiêu diệt ý chí, chẳng lớn lên thành công dân tự do và trách nhiệm; không còn có cảnh hàng triệu tín đồ bị trấn áp đức tin, thấy bản thân tôn giáo bị lũng đoạn thành công cụ hay cơ sở tôn giáo bị cướp bóc tàn phá (cộng đồng Tin lành Mennonite hiện nay là ví dụ); không còn có cảnh hàng vạn công dân yêu nước bị đàn áp khi xuống đường chống ngoại xâm, bị sách nhiễu khi mở miệng nói sự thật, bị cầm tù khi lên tiếng đòi nhân quyền, bị tra tấn trong lao ngục vì nhất quyết chẳng nhận tội (như Mai Thị Dung, Tạ Phong Tần, Đặng Xuân Diệu…); không còn có cảnh người dân trong nhà bị thường xuyên rình mò khám xét, ra đường bị tống tiền đòi hối lộ, chạy xe quên đội mũ bảo hiểm bị đánh vỡ đầu, vào đồn phải tra khảo đến chết rồi bị cho là treo cổ tự tử… vân vân và vân vân.
Kể ra ngày Xuân mà nhắc tới những cảnh đau buồn như thế xem ra tàn nhẫn, nhưng người con nào của Mẹ Việt lại không cảm thấy bất nhẫn trước các sự việc ấy, bởi lẽ chúng là “thành quả khốn nạn” sau 85 năm cai trị đầy bất tài bất lực, bất nhân bất công của cái chính đảng mà mới đây vẫn trâng tráo cho rằng dưới sự lãnh đạo của mình, “nhân dân đã lập nên những kỳ tích trong thế kỷ XX, mà đỉnh cao là thắng lợi của cách mạng Tháng 8-1945, thắng lợi của các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, thắng lợi của công cuộc Đổi mới, vững bước đi lên CNXH”, vẫn dối trá vỗ ngực cho rằng tại VN, ngoài mình, “không có một lực lượng chính trị nào khác có đủ bản lĩnh, trí tuệ, kinh nghiệm, uy tín và khả năng lãnh đạo đất nước vượt qua mọi khó khăn, thử thách cam go để đưa dân tộc đến bến bờ vinh quang".
Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 213 (15-02-2015)
Ban Biên Tập