Nguyentuongthuy— 02/05/2015 - 13:32
Không thể quy kết ai đó vào tội hiếp dâm khi anh ta chỉ tàng trữ đồ hiếp dâm.
NGUYỄN TƯỜNG THỤY
Cáo trạng của Viện Kiểm sát tỉnh Đồng Nai do phó Viện trưởng Nguyễn Thị Trang Hoàng ký, truy tố ba bạn trẻ Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ, Đỗ Nam Trung về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”
Trước hết, cần nói rõ, tội nói ở đây là căn cứ vào Bộ luật hình sự. Trên thực tế, có những người bị kết tội nhưng xét về lương tâm, đạo lý, lẽ phải thì họ không có tội.
Để kết tội một ai đó, phải xét về hành vi. Hành vi như thế nào thì xét như thế chứ không được suy diễn thành tội.
Hãy xem Bản cáo trạng kể tội của ba bạn trẻ Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ, Đỗ Nam Trung như thế nào?
1.Suốt bản cáo trạng dài 8 trang giấy, VKS tỉnh Đồng Nai nêu ra một loạt các hành vi khó có thể ghép thành tội theo điều 258. Đại loại như:
-Lập tài khoản facebook truy cập vào các trang có nội dung chống đối chính quyền. Bình luận có nội dung xuyên tạc vu cáo ĐCS và nhà nước;
-Được khen có phong cách lãnh đạo;
-Viết bài, đăng ảnh về tình hình khiếu kiện, biểu tình sai sự thật;
-Vào các nhóm chia sẻ bài viết. Đồng ý để người khác đăng bài;
-Được một số phóng viên có thù địch với chế độ Việt Nam như Trà Mi, Hòa Ái, Kính Hòa tán dương;
-Trả lời VOA về việc TQ đặt giàn khoan ở Biển Đông có sự thông đồng của lãnh đạo VN;
-Nhận thức (!?) phải hoạt động làm mất uy tín của nhà nước, lãnh đạo Đảng;
-Tìm kiếm những người bất mãn, tập hợp thành đội ngũ cùng đấu tranh để thành lập nhà nước không cộng sản;
-Kết bạn với FB Việt Tân;
-Tham gia Hội anh em dân chủ và tham gia điều hành fb của Hội;
-Tham gia các hoạt động do người khác tổ chức;
-Đọc diễn văn kỷ niệm ngày Nhân quyền quốc tế;
-Nói xấu chế độ, tố cáo nhà nước không có dân chủ nhân quyền, kêu gọi xóa bỏ đảng cộng sản, đòi đa nguyên đa đảng;
-Đòi trả tự do cho những người bị bắt;
-Bàn về tình hình gây rối ở các địa phương cho rằng đây là thời điểm thích hợp để làm sụp chế độ đảng cộng sản VN;
-Nhận tiền từ người khác;
-Đi Đồng Nai ghi hình biểu tình;
-v.v…
Qua đó, có thể thấy, cáo trạng xoay quanh 3 “tội” chính của 3 bạn trẻ này: tham gia mạng xã hội facebook, nhận tiền từ người khác và đi Biên Hòa ghi hình biểu tình.
1. Trước hết, nói về việc tham gia mạng facebook. Những hành vi kể trên thỉnh thoảng có lèo thêm ý như: làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước, viết sai sự thật... Họ dẫn dắt khá dài dòng để kết luận ba bạn trẻ này xâm hại lợi ích của Đảng CSVN và Nhà nước VN. Tuy nhiên, họ không đưa được ra minh chứng nào cụ thể, như chỗ nào viết sai sự thật. Tìm mãi trên 2 trang fb của Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung mới bắt được mấy câu viết như sau, có lẽ đây là “tội” nặng nhất của các bạn ấy:
“Tại khu công nghiệp Mỹ Phước 3, Bình Dương, hiện tại các công nhân vẫn đang phản ứng dữ dội không chịu khuất phục”
“Tình hình đang rất căng thẳng, đoàn biểu tình bị đàn áp dữ dội tại Bến Cát, khu công nghiệp Mỹ Phước 3, Bình Dương. Anh em công nhân đang kêu gọi các tổ chức bên ngoài hỗ trợ cứu giúp”
“Chưa bao giờ tôi lại thấy chính quyền cộng sản nhục nhã, hoảng hốt như lúc này. Họ đang quẫn trí lồng lộn như con thú dữ bị chọc tiết. Dường như họ đã nhìn ra cái kết cho mình. Thật đáng thương hại! Cảm thấy mỉa mai”
Đấy là những thông tin và những nhận xét dưới nhãn quan của người viết chứ sao lại cho đó là xâm phạm lợi ích của ai. Một ai đó, tự cho mình đẹp trai, nhưng dưới con mắt của người khác, anh ta rất xấu và họ nói thẳng ra như thế thì đó không thể nói anh ta bị xâm phạm lợi ích được. Có thể nói, nếu xét về nội dung thì các trang fb này còn nhẹ nhàng hơn rất nhiều các trang fb khác có danh tính hẳn hoi. Nếu cứ viết như thế mà bắt vào tù thì nhà tù xây không kịp.
Hiện giờ, hai trang facebook của Phạm Minh Vũ và Đỗ Nam Trung vẫn có thể vào xem ở đây:
https://www.facebook.com/profile.php?id=100004638874987&fref=ts
https://www.facebook.com/trung.nghia.522?fref=ts
2. Về việc nhận tiền từ người khác:
Trong cáo trạng, Viện KS tỉnh Đồng Nai kể lể khá tỉ mỉ việc Phương Anh, Minh Vũ nhận tiền từ người khác. Điều đó cho thấy, trong tư duy của họ, việc nhận tiền từ người khác là rất nghiêm trọng, làm cho tội của 2 bạn này nặng hơn. Đây là lối tư duy lỗi thời và không có cơ sở pháp luật.
Lâu nay, người ta thường hăm dọa những người nhận tiền từ người khác như một con ngáo ộp, đặc biệt là tiền từ nước ngoài, cho đó là tiền của thế lực thù địch. Sự hăm dọa này cũng làm cho khối người sợ hãi.
Cần phải nói cho rõ, việc nhận tiền hoặc chuyển tiền đi là quan hệ giao dịch bình thường. Có thể là trả nợ, đầu tư, có thể là cho tặng, giúp đỡ. Không thể qui việc nhận tiền thành tội. Bộ luật hình sự cũng không có tội nhận tiền từ người khác hay từ nước ngoài.
Nếu một ai đó nhận tiền để thực hiện hành vi phạm pháp thì hành vi nhận tiền không có tội và đương nhiên, người gửi cũng không có tội. Tội là xét ở hành vi vi phạm luật của họ. Không thể nói, hành vi phạm pháp do sử dụng tiền từ người khác thì tội nặng hơn.
Vậy mà, họ còn đòi tịch thu tiền của Phương Anh và Minh Vũ. Nếu Tòa án Đồng Nai quyết định tịch thu tiền của các bạn này thì đó là một sự trấn lột không có cơ sở pháp luật. Đơn cử một ví dụ: Hội Bầu bí tương thân gửi tiền giúp đỡ vợ chồng Lê Thị Phương Anh trong lúc khó khăn, tiền đó không được trấn lột.
3. Ngoài “tội” viết fb và nhậ tiền, ba bạn trẻ còn có một "tội" nữa là đi Biên Hòa ghi hình. Cáo trạng cho thấy 3 bạn trẻ này bị bắt khi đang quay phim, chụp hình các hoạt động tuần hành gây rối trật tự công cộng của những kẻ quá khích.
Cần phải khẳng định, việc ghi hình nơi công cộng hoàn toàn không có tội. Nếu có tội thì tội ở kẻ gây rối chứ không phải là người ghi hình họ. Thế mà ba bạn này lại bị bắt trong khi đang thực hiện một hành vi hợp pháp. Và như vậy, việc công an bắt họ mới là hành vi phạm pháp. Trong sự việc này, kẻ phạm pháp và người làm việc hợp pháp đã bị hoán đổi.
4. Ngoài ra, Cáo trạng còn có những nội dung ghép tội rất kỳ quặc như sau:
-Phạm Minh Vũ “nhận thức (!?) phải hoạt động làm mất uy tín của nhà nước, lãnh đạo Đảng”. Ơ hay! Nhận thức đâu phải là hành vi mà cũng bị kết tội. Đây là nội dung hết sức mơ hồ. Thay bằng việc chứng minh người nào đó xâm hại lợi ích của người nọ người kia ra sao thì họ lại đoán rằng, trong đầu anh ta nghĩ như thế. Sao lại bỏ tù vì ý nghĩ trong đầu con người? Và làm thế nào mà VKS Đồng Nai biết được trong đầu Vũ nghĩ như thế? Mà dù có biết, cũng không thể ghép tội họ. Không thể quy kết ai đó vào tội hiếp dâm khi anh ta chỉ tàng trữ đồ hiếp dâm.
-Phương Anh “Nói xấu chế độ, tố cáo nhà nước không có dân chủ nhân quyền, kêu gọi xóa bỏ đảng cộng sản, đòi đa nguyên đa đảng”
Cáo trạng cũng không thấy chỉ ra, PA nói xấu nhà nước như thế nào. Tố cáo chính quyền tham nhũng, đàn áp nhân quyền không phải là điều gì sai trái. Nạn tham nhũng được đề cập trong các nghị quyết của Đảng, trên khắp báo chí và nhiều lãnh đạo phải lên tiếng về quốc nạn này, người dân không ai là không thấy. Việc đàn áp nhân quyền cũng thế. Nhiều hoạt động nhân quyền đã bị đàn áp, người tham gia biểu tình bị đánh đập, có cả hình ảnh và video clip hẳn hoi. Vu khống là gán cho người khác những điều xấu mà họ không có. Tham nhũng và hành vi đàn áp nhân quyền của chính quyền là có thật , vậy không thể gọi là vu khống được. Còn việc không thích đảng CS, thích đa nguyên đa đảng không thể cấu thành tội phạm. Con người không có tội khi bày tỏ thái độ không thích ai đó.
-Phạm Minh Vũ “Tìm kiếm những người bất mãn, tập hợp thành đội ngũ cùng đấu tranh để thành lập nhà nước không cộng sản”.
Đọc qua, có vẻ như là Phạm Minh Vũ tổ chức hoạt động lật đổ Nhà nước. Xin hỏi VKS tỉnh Đồng Nai, Phạm Minh Vũ tập hợp được những ai? tổ chức ra sao? chương trình hành động như thế nào và đã hoạt động ra sao để đạt được mục đích “thành lập nhà nước không cộng sản”. Minh chứng cho việc này chắc hẳn không có vì nếu có, họ không sá gì mà không truy tố Vũ theo điều 79, chứ không truy tố theo điều 258.
-Khi Phương Anh tham gia các hoạt động biểu tình thì Hội Bầu bí tương thân không có ai bị bắt về hoạt động chống nhà nước. Thế nhưng cáo trạng lại viết Phương Anh "đòi trả tự do cho những kẻ hoạt động chống nhà nước đã bị bắt của các nhóm như NO-U, “Hội anh em dân chủ”, “Hội Bầu bí tương thân”.
Điều này thể hiện lối làm việc cẩu thả phán xét tùy tiện của VKS Đồng Nai, cần truy tố Viện kiểm sát Đồng Nai theo điều 258.
-Cáo trạng nêu ra việc ba bạn trẻ thu thập hình ảnh về biểu tình khiếu kiện đưa lên mạng. Xin thưa, việc quay phim, chụp ảnh hay thu thập hình ảnh nơi công cộng đưa lên mạng là việc làm hợp pháp, chỉ trừ khi bị tác giả kiện về vi phạm bản quyền hoặc cắt ghép hình ảnh với dụng ý xấu. Không thể dựa vào việc ghi hình, đưa hình lên mạng để khép tội họ được.
Còn rất nhiều điều nêu trong cáo trạng mà xét ra chẳng có gì để nói, còn gây ra chuyện khôi hài như được khen, được người khác tán dương, kết bạn với trang Việt Tân, đọc diễn văn kỷ niệm ngày Nhân quyền quốc tế... như đã kể ở trên.
-Thật ngạc nhiên khi VKS Đồng Nai “Kết luận: “Từ năm 2012 đến 15/5/2014, Đỗ Minh Trung cùng Phạm Minh Vũ, Lê Thị Phương Anh đã có hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ để thu thập hình ảnh, tình hình khiếu kiện, biểu tình trái phép, viết bài vu khống, đăng tin sai sự thật … làm tổn hại đến uy tín, làm suy giảm lòng tin của nhân dân đối với đảng CSVN, nhà nước CHXHCNVN, các cá nhân lãnh đạo đảng và nhà nước CHXHCNVN”.
Thì ngay sau đó, họ đưa ra hai chữ “Cụ thể:” và kể ra mỗi trang fb của mỗi người có mấy nghìn, mấy nghìn lượt truy cập, xong tương ngay câu: “Như vậy có đủ căn cứ để xác định các bị can cps lý lịch dưới đây đã phạm tội như sau.”. Phải chăng, chỉ cần đông người truy cập cũng đủ kết tội theo điều 258?
Qua 8 trang cáo trạng của VKS tỉnh Đồng Nai, cho thấy rặt những điều qui kết, suy diễn để khép tội Lê Thị Phương Anh, Phạm Minh Vũ, Đỗ Nam Trung. Cáo trạng thể hiện lối tư duy cũ kỹ, hồ đồ, không có cơ sở pháp luật. Chẳng lẽ, cứ ai không thích Đảng CSVN là đều có tội hết? Với lối quy kết như thế thì người viết bài này cũng rất dễ bị truy tố theo điều 258 vì đã xâm phạm lợi ích của Viện Kiểm sát tỉnh Đồng Nai. Than ôi, số phận con người lại có thể định đoạt đơn giản vậy sao?
Ngày 12/2/1015 tới đây, Tòa án Đồng Nai sẽ đưa ba bạn trẻ ra xét xử. Hãy hướng về Biên Hòa để ủng hộ những con người chân chính đang đứng trước nguy cơ bị bỏ tù oan.
Hãy hô to khẩu hiệu "LÊ THỊ PHƯƠNG ANH, ĐỖ NAM TRUNG, PHẠM MINH VŨ VÔ TỘI"
5/2/2015
NTT
nguyentuongthuy's blog
Friday, February 6, 2015
Lắng nghe thanh âm
Tuankhanh — 02/06/2015 - 14:24
Những ngày gần đến Tết âm lịch con Dê của Việt Nam, người ta bắt gặp nhiều lời xin lỗi trên các dòng tin thời sự. Trong đó, những lời xin lỗi được đưa ra từ nhiều sự kiện khác nhau, nhưng mô tả được các góc nhìn đẹp nhất còn lại về con người trong thế kỷ đang lụi tàn này.
Khác với nhiều quốc gia, khi người Nhật có con tin bị giết bởi phiến quân IS ở Trung Đông, sự kiện đầu tiên được thấy từ đất nước mặt trời mọc là lời xin lỗi trên truyền hình. Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã khóc trong bài diễn văn và xin lỗi người dân của mình vì nỗ lực hành động ngoại giao thất bại. Gia đình của nạn nhân cũng xuất hiện để xin lỗi cả nước vì đã làm phiền tâm trí của mọi người trong những ngày qua. Với những lời xin lỗi đó, cái chết và áp lực khủng bố đã trở nên tầm thường trước ý nghĩa của một thái độ văn minh. Con người tức khắc xác lập được giá trị cao quý của mình trong thời buổi đang quá hỗn mang, thời mà lời dạy bác ái của các Đấng tối cao tâm linh đôi khi cũng dễ dàng trở thành những dấu hỏi hoang mang.
Trong thế giới giải trí, cũng đã có một lời xin lỗi khác đáng chú ý. Đạo diễn của phim thiếu nhi Frozen, bà Jennifer Lee mở lời xin lỗi trên các tờ báo lớn vì việc trẻ em say đắm bài hát Let It Go trong phim đến mức giới phụ huynh phải phàn nàn. Lý do ái ngại của bà Jennifer Lee là thay vì cả năm dính chặt với bài hát Let It Go, trẻ em có quyền được hưởng thụ và làm quen với nhiều điều mới mẻ khác hơn là nghiện chỉ một sản phẩm từ công nghiệp giải trí. Dù trong ngành thương mãi, đó là một thành công đáng tự hào, nhưng ở cấp độ văn minh khác, người ta vẫn thấy sự bất bình thường trong việc chiếm dụng tình cảm, tư duy của người khác giữa thời đại đa chiều. Đối chiếu bản tin này với cuộc đời chung quanh mình, gần nhất là ở Việt Nam, dường như có cái gì đó thật chua chát. Kinh nghiệm về những sự cao quý, chúng ta vẫn còn phải đi tìm, vẫn còn phải chiêm ngưỡng xa xôi ở đâu đó. Còn ở thế giới thật của chính mình, con người đang vì quyền lợi, vì quyền lực mà huỷ diệt nhau, âm mưu hãm hại nhau với nụ cười lạnh.
Nếu để nói một lời xin lỗi, bạn nghĩ ở Việt Nam ai sẽ nên mở lời? Những quan chức nhà nước trong cuộc chạy đua giữ ghế trong năm của mình đã nói vô số điều lố bịch và mị dân. Chỉ cần trích lại từ nguồn báo chí nhà nước đăng tải trong suốt năm qua, người dân có thể nhìn nhau, cười đủ dài trong ngao ngán. Đã chẳng có ai biết xin lỗi. Hãy nghe điều họ nói, và hãy nhìn điều họ làm. Những lời xin lỗi tầm thường và chân thành như đang kéo nhau rời bỏ đất nước này vậy. Giao thông, y tế, giáo dục, pháp luật... những người cầm nắm dường như đã quá tự mãn để có thể thốt lên một lời xin lỗi về hiện trạng đất nước mà họ là một trong những tác nhân quan trọng gây nên.
Những vụ án oan của Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng... bày ra các góc khuất của pháp luật Việt Nam. Vụ án đánh chết anh Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên dù xử xong, luật sư vẫn còn bị lơ lửng tình trạng bị bức hại... chẳng có ai thấy mình cần xin lỗi trước trước sự phẫn uất của nhân dân. Cuối tháng 1/2015, ngay đến việc nhân danh và lạm quyền như loại cường hào ác bá để đập cây cầu của dân chúng tự làm nhằm giúp trẻ con không gặp hiểm nguy, chính quyền của một quận ở Sài Gòn vẫn không nhận ra rằng họ đang ở đâu trong sự khinh ghét của dân chúng, và cũng không thấy rằng mình cần phải nói một lời xin lỗi của con người. Sự tự mãn và xem thường nhân dân của giới cầm quyền đang thật sự trở thành một vấn nạn.
Rồi lại mới đây, chuyện con ruồi trong chai nước uống của nhà sản xuất hoá chất đóng chai lừng danh ở Việt Nam đang làm xôn xao mọi người. Ngoài chuyện biến một thoả thuận dân sự của anh Võ Văn Minh ở Tiền Giang thành một vụ án tống tiền, nhà sản xuất Tân Hiệp Phát đã từng lướt qua rất nhiều vụ bê bối trong sản phẩm của mình, mà kết quả là những người có bằng chứng về sai lầm trong sản phẩm của công ty này đều vào tù. Sự thật bị giấu nhẹm trong các mối quan hệ ma quỷ đang lớn dần trên đất nước. Nực cười trong chế độ được ca ngợi là đứng về phía dân nghèo, lại có loại thẩm phán như Phạm Công Hùng có thể mạnh miệng tuyên bố bảo vệ kẻ có tiền và quyền rằng "một con ruồi trong chai chỉ là một sơ xuất". Người đòi bồi thường thiệt hại cho mình thì bị chính người trong hệ thống nhà nước gài bẫy là tống tiền và cho đi tù. Suy cho cùng, có những loại người trong xã hội này dù có cất lời xin lỗi cũng chẳng ai muốn nghe vì quá trơ trẽn, đáng khinh bỉ.
Thế giới đang cố chữa lành cho nhau bằng sự chân thành và nhận lỗi. Nhưng hãy lắng nghe quanh mình, đâu đây như chỉ rộn rã tiếng tranh giành nhau, lời dối trá và sự hãnh tiến của một xã hội đầy ảo vọng thăng tiến, vun vén quyền lực để áp đặt lên chính đồng bào mình.
Những người cầm bút Việt Nam đã đi qua thêm một năm nhiều biến động, mà trong đó, nhiều sự thật chìm dần trong tuyệt vọng. Cũng có thể họ đã bất lực nhìn sự thật vuột khỏi tầm tay mình trong một nền báo chí nhiều uẩn khúc hậu trường, cũng có thể họ chính là một trong những kẻ đã tự tay bóp chết sự thật. Một năm lại hết. Tôi lại cầm cây bút của mình lên và lắng nghe những thanh âm ngày mới. Trong đó phải chăng đang có lời xin lỗi, của ai đó hay của chính tôi?
Tham khảo
Nhiều người đi tù vì phát hiện côn trùng trong đồ uống Tân Hiệp Phát
http://fgt.vnexpress.net/showthread.php?p=9274617
tuankhanh's blog
Những ngày gần đến Tết âm lịch con Dê của Việt Nam, người ta bắt gặp nhiều lời xin lỗi trên các dòng tin thời sự. Trong đó, những lời xin lỗi được đưa ra từ nhiều sự kiện khác nhau, nhưng mô tả được các góc nhìn đẹp nhất còn lại về con người trong thế kỷ đang lụi tàn này.
Khác với nhiều quốc gia, khi người Nhật có con tin bị giết bởi phiến quân IS ở Trung Đông, sự kiện đầu tiên được thấy từ đất nước mặt trời mọc là lời xin lỗi trên truyền hình. Thủ tướng Nhật, ông Shinzo Abe đã khóc trong bài diễn văn và xin lỗi người dân của mình vì nỗ lực hành động ngoại giao thất bại. Gia đình của nạn nhân cũng xuất hiện để xin lỗi cả nước vì đã làm phiền tâm trí của mọi người trong những ngày qua. Với những lời xin lỗi đó, cái chết và áp lực khủng bố đã trở nên tầm thường trước ý nghĩa của một thái độ văn minh. Con người tức khắc xác lập được giá trị cao quý của mình trong thời buổi đang quá hỗn mang, thời mà lời dạy bác ái của các Đấng tối cao tâm linh đôi khi cũng dễ dàng trở thành những dấu hỏi hoang mang.
Trong thế giới giải trí, cũng đã có một lời xin lỗi khác đáng chú ý. Đạo diễn của phim thiếu nhi Frozen, bà Jennifer Lee mở lời xin lỗi trên các tờ báo lớn vì việc trẻ em say đắm bài hát Let It Go trong phim đến mức giới phụ huynh phải phàn nàn. Lý do ái ngại của bà Jennifer Lee là thay vì cả năm dính chặt với bài hát Let It Go, trẻ em có quyền được hưởng thụ và làm quen với nhiều điều mới mẻ khác hơn là nghiện chỉ một sản phẩm từ công nghiệp giải trí. Dù trong ngành thương mãi, đó là một thành công đáng tự hào, nhưng ở cấp độ văn minh khác, người ta vẫn thấy sự bất bình thường trong việc chiếm dụng tình cảm, tư duy của người khác giữa thời đại đa chiều. Đối chiếu bản tin này với cuộc đời chung quanh mình, gần nhất là ở Việt Nam, dường như có cái gì đó thật chua chát. Kinh nghiệm về những sự cao quý, chúng ta vẫn còn phải đi tìm, vẫn còn phải chiêm ngưỡng xa xôi ở đâu đó. Còn ở thế giới thật của chính mình, con người đang vì quyền lợi, vì quyền lực mà huỷ diệt nhau, âm mưu hãm hại nhau với nụ cười lạnh.
Nếu để nói một lời xin lỗi, bạn nghĩ ở Việt Nam ai sẽ nên mở lời? Những quan chức nhà nước trong cuộc chạy đua giữ ghế trong năm của mình đã nói vô số điều lố bịch và mị dân. Chỉ cần trích lại từ nguồn báo chí nhà nước đăng tải trong suốt năm qua, người dân có thể nhìn nhau, cười đủ dài trong ngao ngán. Đã chẳng có ai biết xin lỗi. Hãy nghe điều họ nói, và hãy nhìn điều họ làm. Những lời xin lỗi tầm thường và chân thành như đang kéo nhau rời bỏ đất nước này vậy. Giao thông, y tế, giáo dục, pháp luật... những người cầm nắm dường như đã quá tự mãn để có thể thốt lên một lời xin lỗi về hiện trạng đất nước mà họ là một trong những tác nhân quan trọng gây nên.
Những vụ án oan của Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng... bày ra các góc khuất của pháp luật Việt Nam. Vụ án đánh chết anh Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên dù xử xong, luật sư vẫn còn bị lơ lửng tình trạng bị bức hại... chẳng có ai thấy mình cần xin lỗi trước trước sự phẫn uất của nhân dân. Cuối tháng 1/2015, ngay đến việc nhân danh và lạm quyền như loại cường hào ác bá để đập cây cầu của dân chúng tự làm nhằm giúp trẻ con không gặp hiểm nguy, chính quyền của một quận ở Sài Gòn vẫn không nhận ra rằng họ đang ở đâu trong sự khinh ghét của dân chúng, và cũng không thấy rằng mình cần phải nói một lời xin lỗi của con người. Sự tự mãn và xem thường nhân dân của giới cầm quyền đang thật sự trở thành một vấn nạn.
Rồi lại mới đây, chuyện con ruồi trong chai nước uống của nhà sản xuất hoá chất đóng chai lừng danh ở Việt Nam đang làm xôn xao mọi người. Ngoài chuyện biến một thoả thuận dân sự của anh Võ Văn Minh ở Tiền Giang thành một vụ án tống tiền, nhà sản xuất Tân Hiệp Phát đã từng lướt qua rất nhiều vụ bê bối trong sản phẩm của mình, mà kết quả là những người có bằng chứng về sai lầm trong sản phẩm của công ty này đều vào tù. Sự thật bị giấu nhẹm trong các mối quan hệ ma quỷ đang lớn dần trên đất nước. Nực cười trong chế độ được ca ngợi là đứng về phía dân nghèo, lại có loại thẩm phán như Phạm Công Hùng có thể mạnh miệng tuyên bố bảo vệ kẻ có tiền và quyền rằng "một con ruồi trong chai chỉ là một sơ xuất". Người đòi bồi thường thiệt hại cho mình thì bị chính người trong hệ thống nhà nước gài bẫy là tống tiền và cho đi tù. Suy cho cùng, có những loại người trong xã hội này dù có cất lời xin lỗi cũng chẳng ai muốn nghe vì quá trơ trẽn, đáng khinh bỉ.
Thế giới đang cố chữa lành cho nhau bằng sự chân thành và nhận lỗi. Nhưng hãy lắng nghe quanh mình, đâu đây như chỉ rộn rã tiếng tranh giành nhau, lời dối trá và sự hãnh tiến của một xã hội đầy ảo vọng thăng tiến, vun vén quyền lực để áp đặt lên chính đồng bào mình.
Những người cầm bút Việt Nam đã đi qua thêm một năm nhiều biến động, mà trong đó, nhiều sự thật chìm dần trong tuyệt vọng. Cũng có thể họ đã bất lực nhìn sự thật vuột khỏi tầm tay mình trong một nền báo chí nhiều uẩn khúc hậu trường, cũng có thể họ chính là một trong những kẻ đã tự tay bóp chết sự thật. Một năm lại hết. Tôi lại cầm cây bút của mình lên và lắng nghe những thanh âm ngày mới. Trong đó phải chăng đang có lời xin lỗi, của ai đó hay của chính tôi?
Tham khảo
Nhiều người đi tù vì phát hiện côn trùng trong đồ uống Tân Hiệp Phát
http://fgt.vnexpress.net/showthread.php?p=9274617
tuankhanh's blog
Ruồi đã chết nhưng nhặng vẫn vo ve…
Cánh Cò, viết từ Việt Nam
RFA-2015-02-06
RFA-2015-02-06
Anh Võ Văn Minh.Photo courtesy of Báo Nghệ An
Nóng hơn… Chân dung quyền lực?
Câu chuyện con ruồi Tân Hiệp Phát ban đầu nhỏ xíu nhưng sau vài ngày chờ đợi cách hành xử của doanh nghiệp này dư luận bỗng bùng lên khắp nơi, từ báo chí cho tới các trang mạng xã hội, Tân Hiệp Phát đang là tiêu đề chính, nóng hơn Biển Đông, nóng hơn… Chân dung quyền lực.
Nóng hơn Biển Đông dĩ nhiên chỉ là tạm thời còn nóng hơn Chân dung quyền lực thì… chưa chắc.
Bởi đây là một trang nữa vẽ chân dung một tập đoàn, một nhóm lợi ích hay nói đúng hơn một thứ quyền lực không cần súng nhưng có khả năng khống chế và bịt miệng dư luận trong rất nhiểu năm bằng đồng tiền, bằng chân rết mà nó mua được từ quyển lực chính thống. Thứ quyền lực mà Tân Hiệp Phát có không biết sợ ai, ngoại trừ Internet.
Con ruồi trong chai nước Number One của tập đoàn này đang được công dân mạng “nhân bản” và biến hóa khôn lường. Nó nằm đâu đó trong văn phòng công an điều tra tỉnh Tiến Giang và chờ đợi “giám định” xem là ruồi thật hay ruồi giả. Ruồi thật là tự trong khâu sản xuất sơ sót còn ruồi giả là do anh Võ Văn Minh tự ý bỏ vào chai rồi hô hoán lên là phát hiện.
Theo Thượng tá công an Đinh Văn Thảnh: “Bước đầu, qua kiểm tra bằng mắt thường thì phát hiện chai nước mà Minh dùng để tống tiền Công ty Tân Hiệp Phát thực chất có con ruồi và vẫn chưa khui. Tuy nhiên, để làm rõ cần phải giám định cụ thể từng chi tiết: nút chai, chất lượng nước bên trong chai…”
Người theo dõi câu chuyện nghi ngờ rằng biết đâu khi ra tòa, một giấy giám định của cơ quan chức năng xác định chai nước bị làm giả thì sao? Bởi vì cho tới giờ này, 9 ngày sau khi anh Minh bị bắt luật sư Nguyễn Tấn Thi vẫn không được cơ quan công an chấp nhận là người bảo vệ quyền lợi cho bị can, vậy thì lấy gì đảm bảo rằng cái chai có chứa con ruồi Tân Hiệp Phát ấy không bị đánh tráo?
Tân Hiệp Phát sẽ chấp nhận 1 hay 2 tỷ thay vì 500 triệu để mua cho bằng được tai tiếng của mình. Ém nhẹm vụ việc bằng một chai nước giả không gì dễ bằng khi tập đoàn này thừa biết cách len lỏi vào các tổ điểu tra hay các quan tòa như thế nào.
Hơn nữa họ đã được mở đường một cách công khai và hợp pháp qua ý kiến một thẩm phán khi cho rằng chai nước có thể giả và người tạo ra nó sẽ bị trả giá về hành vi của mình.
Người phát biểu là Thẩm phán Phạm Công Hùng, Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM. Ông nói với báo chí:
“Nếu anh Minh chủ động ngụy tạo chứng cứ để tống tiền thì hình phạt còn phải nghiêm khắc hơn nữa. Nếu thực sự có con ruồi trong chai nước thì đây cũng chỉ là sơ suất, một lỗi nhỏ của quá trình sản xuất, không ai mong muốn vì hàng trăm hàng ngàn chai khác trong lô cùng xuất xưởng đó không có con ruồi nào. Chúng ta chỉ đặt vấn đề và trừng trị công ty khi họ cố tình đóng ruồi vào nước (hàng trăm hàng ngàn chai đều có ruồi) hoặc cố ý cho chất gì đó bị cấm vào sản phẩm nhằm mục đích đầu độc người tiêu dùng…”
Thứ nhất, ông Hùng dẫn dắt dư luận gây bất lợi cho bị cáo. Là một thẩm phán ông không được phép hướng dẫn dư luận khi phiên tòa chưa mở và cơ quan điểu tra chưa chính thức vào cuộc.
Thứ hai ông làm nhẹ tội (nếu có) của Tân Hiệp Phát khi cho rằng “Hàng trăm hàng ngàn chai nước trong lô đó không có con ruồi nào”
Con ruồi Tân Hiệp Phát (ảnh minh họa)
Người tiêu dùng đòi hỏi luật pháp bảo vệ môi trường vệ sinh thực phẩm cho họ, vì vậy khi một con ruồi bị phát hiện tức là công ty sản xuất phải chịu hoàn toàn trách nhiệm. Người tiêu dùng của năm 2015 không thể chờ cho tới hàng trăm hàng ngàn con ruồi xuất hiện như ông nói mới được quyền lên tiếng.
Ông Hùng với tư cách một thẩm phán đã diễn giải vụ bắt giữ Võ Văn Minh với cách nói của một điều tra viên. Trong lập luận của ông cho thấy vừa kẻ cả vừa đẩy người bị bắt vào cái gông của nhà tù mặc dù anh Minh chưa chính thức được xem là có tội. Là thẩm phán nhưng ông Hùng đã phát ngôn sai nguyên tắc cho thấy hệ thống tư pháp Việt Nam quá tùy tiện và sơ khai. Chú ý vào bài báo người ta không khó khăn gì khi thấy rằng ông công khai bênh vực Tân Hiệp Pháp một cách khó hiểu, sự bênh vực này chỉ có thể phát ra từ một nguyên lý: Quyền lực này bênh vực cho quyền lực kia. Ông Hùng nói:
“Việc phòng, chống tội phạm là trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi cá nhân, tổ chức trong xã hội. Phía công ty báo công an bắt anh Minh khi bị anh yêu cầu đưa tiền là một hành động đúng. Nó góp phần tạo ra một xã hội lành mạnh, có sức đề kháng cao, không im lặng trước những việc làm trái pháp luật…”
Sức đề kháng cao?
Nếu đi ngược thời gian trước đây vào năm 2009, khi nhà báo Hoàng Khương của tờ Tuổi trẻ có bài viết việc phát hiện 26 tấn hóa chất đã hết hạn sử dụng nhưng Tân Hiệp Phát vẫn cất giữ trong nhà kho của mình và sau đó không có một dấu hiệu nào chế tài đối với tập đoàn này thì ông Hùng nghĩ sao?
Trong vụ này ai im lặng trước pháp luật, là thẩm phán tại TP-HCM chắc ông biết rõ phải không thưa ông?
Cái mà ông gọi là sức đề kháng cao ấy được toàn xã hội xem là một vụ gài bẫy hèn hạ chứ chẳng phải là đề kháng gì cả. Tân Hiệp Phát có lỗi vì sản phẩm vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm, đã cử người tới giả vờ mua sự im lặng của anh Minh nhưng lại báo cho công an biết để vây bắt người nhẹ dạ cả tin mà ông cho là góp phần tạo cho xã hội lành mạnh thì thật là khó hiểu. Xã hội nếu đầy rẫy những thứ giảo quyệt như vậy thì làm sao lành mạnh cho được? Đây là việc làm nhơ nhuốc mà từ ngàn xưa loài người khinh bỉ và tránh né vì phi đạo đức.
Nếu là thẩm phán có lương tri thay vì kết tội người chưa bị phán xử ông nên giải thích một cách cặn kẽ và công tâm việc anh Minh và hàng triệu người nông dân có tư tưởng không khác gì anh Minh khi luôn nghĩ rằng phát hiện một con ruồi trong chai là trúng số. Lỗi này thuộc về hệ thống tư pháp Việt Nam không mở đôi mắt người dân ra cho rõ để nhìn thấy sự nhập nhằng trong cách hành xử. Anh Minh cũng như hàng trăm ngàn người khác cứ nghĩ rằng chai nước chứa con ruồi là “tài sản” do anh phát hiện, vậy thì anh bán nó là quyền tự nhiên chứ không phải là tội phạm.
Mấy ai rành rẽ việc này hơn ông, nhưng cách mà ông diễn đạt với báo chí làm người ta nghĩ rằng ông là một cổ đông của Tân Hiệp Phát.
Ông khẳng định Tân Hiệp Phát là “người bị hại” như sau:
“Ở đây anh Minh có hành vi vi phạm thuộc trường hợp dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần buộc người bị hại phải giao tiền. Cụ thể là đã thông báo với phía công ty là nếu không dùng tiền để mua sự im lặng thì anh ta sẽ tung tin cho báo chí và tìm mọi cách truyền tin cho xã hội biết…”
Là thẩm phán ông đã đánh tráo khái niệm. Không ai thấy Tân Hiệp Phát là “bị hại” cả mà người ta chỉ thấy rõ như ban ngày chính người tiêu dùng sản phẩm của Tân Hiệp Phát mới là người bị hại. Anh Minh là chủ quán bán sản phẩm của Tân Hiệp Phát vì vậy anh bị hại gián tiếp bởi sản phẩm của Tân Hiệp Phát. Từ người có lỗi trở thành bị hại thật là miệng lưỡi của một thẩm phán đại tài.
Đó là nói về lập luận "luật" của một thẩm phán. Và sau đây là lập luận “biết ơn” của một đảng viên.
Ông bảo rằng anh Minh là người vô ơn khi có hành động tống tiền Tân Hiệp Phát, ông nói:
“Xét về mặt tình cảm, nhãn hiệu nước giải khát trên là sản phẩm anh Minh đang kinh doanh (bán lẻ) kiếm lời. Nói cách khác anh đang hưởng lợi từ sản phẩm đó nên về góc độ nào đó anh Minh phải bảo vệ uy tín của doanh nghiệp. Việc yêu cầu doanh nghiệp đưa tiền như trên không chỉ vi phạm pháp luật mà còn vi phạm về đạo đức. Đó là chưa kể thực hư của con ruồi trong chai nước là do lỗi của nhà sản xuất hay có sự sắp đặt nào đó.”
Thật là lý luận của một quan tư pháp, cố tỏ ra là tâm hiền như Phật, luôn uống nước nhớ kẻ trồng cây!
Nhưng ông không hiền mà trái lại đang cổ vũ cho thứ lý thuyết ngậm miệng ăn tiền.
Nói về đảng, khi uy tín của đảng không còn nữa thì một đảng viên như ông vẫn cắm đầu bảo vệ là điểu dễ hiểu vì đảng nuôi ông, nhưng nói vê Tân Hiệp Phát như vậy thì ông đã nói... ngược.
Anh Minh không có bổn phận biết ơn tập đoàn Tân Hiệp Phát cũng như nhân dân Việt Nam không có bổn phận biết ơn đảng cộng sản Việt Nam ông ạ. Có lẽ ông quá quen đọc khẩu hiệu nên quên mất nguyên lý của kinh doanh trong môi trường tự do. Là đảng viên ông quen việc lãnh tem phiếu nên nghĩ rằng cái gì mình nhận thì phải biết ơn người ban phát. Ngay cả tem phiếu của nhà nước cũng không phải là vật cần ghi ơn bởi lẽ dễ hiểu nhà nước, đảng làm gì có tiền mà ban với phát. Đây là động tác giả của cầu thủ bóng đá, cốt làm mờ mắt nhân dân khi lấy tiền của họ phát lại cho họ để rồi la lên là mình ban ơn...
Tân Hiệp Phát phải mang ơn những con người nhỏ bé được gọi là bán lẻ như anh Minh mới đúng, vì nếu không có những con người nhỏ bé ấy chắc chắn là không có Tân Hiệp Phát. Giống như đảng, không có nhân dân cùng khổ kia thì làm gì có đảng để mà ban phát thứ ơn ảo thưa ông?
Khác với đảng, các doanh nghiệp lớn có năm nào mà họ không cám ơn người bán lẻ bằng những quà tặng cuối năm hay những cuộc tham quan này khác. Có ông bán lẻ nào cuối năm khúm núm chạy tới một công ty đưa phong bì cám ơn vì đã cho họ cơ hội bán sản phẩm của công ty hay không?
Con ruồi Tân Hiệp Pháp đã có số phận của nó. Cho dù có mua chuộc hay đánh tráo vật chứng thì người tiêu dùng cũng đã sợ hãi nó rồi. Người ta không thể mua một thứ nước tởm lợm để uống cho dù được đánh bóng, làm sạch bằng luận điệu của một thẩm phán ông ạ.
Cánh Cò, viết từ Việt Nam
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA.
Phạm Văn Đồng ăn ốc, dân Lý Sơn đổ vỏ
VietTuSaiGon--02/04/2015 - 10:36
Cuối năm, cái cảm giác lan man trong một buổi chiều Sài Gòn, tìm một quán cóc nào đó để ngồi nhìn ánh nắng vàng vọt, hắt hiu của năm cũ trôi dần, chết dần trên thềm nhà, trên hè phố… lại đến. Lần này, tôi quyết theo trận lan man thử đến đâu, tôi mang hành lý, ra bến xe Miền Đông, mua một vé ra miền Trung và dự tính nếu đến miền Trung vẫn còn lan lan, lại tiếp tục mua vé xuôi ra Bắc. Xe chạy được hơn ngày đường, đến 2h sáng hôm sau thì ra đến Mộ Đức, Quảng Ngãi. Xe dừng bên thị trấn để một người khách Quảng Ngãi xuống xe, nhiều hành khách khác cũng tranh thủ đi vệ sinh. Tôi tỉnh giấc, vác chiếc ba lô bước xuống đường, vào một quán ven đường.
Quán bán vịt quay và ốc nhồi lá chanh, tôi gọi dĩa ốc nhồi lá chanh và xị rượu mía đường. Vài ve rượu làm ấm bớt cái lạnh cuối năm ở miền Trung, giọng Quảng Ngãi đắng chát của cô phục vụ quán ngân nga hip hop “Cuối nem, mình vẽn cứ lè ngừ đổ võ óc, yeah!” (cuối năm, mình vẫn cứ là người đổ vỏ ốc, yeah!) làm tôi lại lan man về chuyện ăn ốc và đổ vỏ ốc. Đúng là dân Quảng Ngãi bị số phận nó ám, bị đọa với cái sứ mệnh đổ vỏ ốc triền miên, thật là tội nghiệp.
Nói gần thì cả tỉnh Quảng Ngãi hiện tại đang còng lưng đổ vỏ ốc cho cha con Nguyễn Hòa Bình và phe nhóm của nhà Nguyễn này. Nhưng chuyện đổ vỏ ốc này nghe ra còn chấp nhận được, chịu đựng được. Khác xa với chuyện ăn ốc của Phạm Văn Đồng và dân Lý Sơn phải nai lưng đi đổ vỏ ốc. Cùng là dân Quảng Ngãi với nhau, không biết Lý Sơn có nợ nần gì Mộ Đức mà Mộ Đức lại sinh ra một thằng thời cơ, để vinh thân phì gia và củng cố quyền lực phe nhóm, hắn ký một cái công hàm nửa vời, ai hiểu sao cũng được. Cái công hàm này sẽ có lợi cho kẻ mạnh sau này nhưng cũng khó mà bắt bẻ cho kẻ đã đặt bút ký. Cuối cùng, chính cái công hàm này làm bằng chứng mạnh mẽ nhất để Trung Quốc bành trướng trên biển Đông, vẽ đường chín đoạn, lè cái lưỡi bò to tướng nuốt trọn Biển Đông.
Trong phi vụ này, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và tay chân bộ hạ được lợi nhiều thứ, trong đó có vài tỉ nhân dân tệ chuyển thành vũ khí và một đường sắt Vân Nam chở vũ khí cho Bắc Việt. Đương nhiên, trong quá trình làm đường sắt, phía “bạn” cũng nuốt một mớ lãnh thổ Việt Nam. Nhưng đó là chuyện nhỏ, chuyện lớn vẫn là Quốc tế Cộng sản, chuyên chính vô sản, và bằng mọi giá đánh chiếm miền Nam. Để có được điều đó, phải có vũ khí và nếu có nhỡ đốt cháy cả dãy Trường Sơn để đánh miền Nam cũng chấp nhận, như lời Hồ Chí Minh.
Sau phi vụ này, Phạm Văn Đồng được Cộng sản Trung Quốc xoa đầu, chỉ thị cho làm Thủ tướng suốt đời, cho đến lúc về hưu. Và từ năm 1955 đến năm 1976, Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng, từ 1976 trở về sau, vẫn chức quyền ấy nhưng cái danh thay đổi sang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho nó ra vẻ xã hội chủ nghĩa. Mãi cho đến năm 1981, khi mà sức khỏe xuống cấp, tuổi cũng đã cao, hơn nữa, phe Đặng Tiểu Bình không còn ngó ngàng tới bởi cuộc chiến biên giới phía Bắc đã biến cái tình anh em thành cừu thù, môi hở răng lạnh. Hết thế lực, Phạm Văn Đồng về hưu. Nhưng cho dù có về hưu, Đồng vẫn đứng ở vị trí rất cao trong đội ngũ cố vấn của đảng Cộng sản. Vẫn ung dung hưởng lạc và vẫn duy trì cái tiếng là Thủ tướng “tài hoa mà thanh bần” trong lòng miền Bắc. Mãi cho đến khi cái công hàm bán nước xì thành tiếng thì mọi chuyện mới khác đi.
Lúc này, người ta lại thấy cái đất Quảng Ngãi kì cục. Từ thời nhà Nguyễn, nhân dân Quảng Ngãi cũng đã đóng vai trò làm một cái rào chắn cho các quan được an toàn, nhân dân phải chịu đựng nhiều trận du kích khốc liệt của cánh quân Chăm Pa phục quốc từ phía Nam, nhân dân phải đào hào, trồng tre làm vạn lũy trường thành. Đến thời chiến tranh Nam Bắc Việt Nam, Quảng Ngãi cũng là nơi bị oanh tạc nhiều nhất bởi các ông các bà Cộng sản nằm vùng, cứ tối tối thì về làng, xin gạo, xin dầu, xin tiền, nói chung có thứ gì xin được thì xin tất, không cho cũng lấy. Sau đó rình mò lúc người ta ngủ mà đột nhập, ám sát một số sĩ quan quân Nam Hàn, Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa hoặc nấp trong làng chờ lính Nam Hàn, lính Mỹ đi chơi thì giết. Quân Lính Nam Hàn, lính Mỹ nổi lôi đình, càn quét cả làng. Kết cục là lính Cộng sản ăn ốc, bắt dân làng đổ vỏ, chịu trận.
Đến bây giờ, dân Lý Sơn lại một lần nữa đi đổ vỏ ốc cho Phạm Văn Đồng. Ký một cái công hàm tháng Giêng năm 1958. Sau đó 25 năm, tháng Giêng năm 1974, Trung Quốc đem quân đánh úp Hoàng Sa, chiếm toàn bộ Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa. Không hiểu cái mốc 15 năm này có mang ý nghĩa gì trong công ước cũng như thỏa thuận giữa Việt Cộng và Trung Cộng hay không? Và từ tháng Giêng năm 1974 đến nay, Hoàng Sa hoàn toàn nằm trong tay Trung Cộng, ngư trường Việt Nam bị thu hẹp thê thảm. Dân Lý Sơn lại được ủy nhiệm cái nhiệm vụ cao cả: đi giữ ngư trường! Trong lúc tay họ không có lấy bất kì thứ vũ khí thô sơ nào.
Và mỗi năm, vào mùa Xuân, mùa ra khơi, đánh bắt, ngư dân Lý Sơn lại bị đánh đập, lại chịu trận, mất tài sản, thậm chí mất mạng vì Trung Cộng. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lại lên truyền hình phản đối suông. Mặt khác, lại khuyến kích bà con ngư dân tiếp tục ra khơi để bám biển, giữ ngư trường. Vì chén cơm manh áo, vì quá thật thà, vì chẳng còn gì để sống., thậm chí chẳng còn gì để mất, ngư dân Lý Sơn lại lao đầu ra khơi như những con thiêu thân trong bàn cờ chính trị Cộng sản.
Rõ ràng, kẻ bán đứng lãnh hải như Phạm Văn Đồng là đắc lợi. Khi chết đi, Phạm Văn Đồng được nhà nước Cộng sản cho xây dựng đền thờ, khu tưởng niệm rộng hàng chục hecta ngay trên nền nhà cũ, thậm chí xua nhà người cháu bên cạnh vào sát bụi tre, không có đất sống, lấy diện tích để mà xây dựng nhà thờ của họ Phạm. Trong khi đó, nhân dân Quảng Ngãi, cụ thể là nhân dân Lý Sơn lại làm nhiệm vụ đổ vỏ ốc. Bao nhiêu con ốc béo ngọt, Đồng và tay chân bộ hạ xơi tất, còn lại những cái vỏ thối tha thì bắt nhân dân đi đổ.
Thế mới biết, nhân dân bao giờ cũng chỉ là những người đi đổ vỏ ốc sau bữa ngon miệng của các quan. Chuyện này xưa nay chưa hề thay đổi!
Và Mùa Xuân lại về trên đất Quảng Ngãi, một lần nữa, đám đông nhân dân lại hương khói, tưởng nhớ cái công ăn ốc của Đồng. Mùa đánh bắt cũng sắp trở lại, biển lặng, sóng yên, ngư dân Lý Sơn lại ra khơi, lại bị bắt, lại thực hiện đúng cái sứ mệnh đi đổ vỏ ốc của họ. Thế mới thốn chứ! Mà nghĩ cũng đúng, thường là bằng hữu hoặc đồng hương chơi nhau nó mới máu!
Cuối năm, cái cảm giác lan man trong một buổi chiều Sài Gòn, tìm một quán cóc nào đó để ngồi nhìn ánh nắng vàng vọt, hắt hiu của năm cũ trôi dần, chết dần trên thềm nhà, trên hè phố… lại đến. Lần này, tôi quyết theo trận lan man thử đến đâu, tôi mang hành lý, ra bến xe Miền Đông, mua một vé ra miền Trung và dự tính nếu đến miền Trung vẫn còn lan lan, lại tiếp tục mua vé xuôi ra Bắc. Xe chạy được hơn ngày đường, đến 2h sáng hôm sau thì ra đến Mộ Đức, Quảng Ngãi. Xe dừng bên thị trấn để một người khách Quảng Ngãi xuống xe, nhiều hành khách khác cũng tranh thủ đi vệ sinh. Tôi tỉnh giấc, vác chiếc ba lô bước xuống đường, vào một quán ven đường.
Quán bán vịt quay và ốc nhồi lá chanh, tôi gọi dĩa ốc nhồi lá chanh và xị rượu mía đường. Vài ve rượu làm ấm bớt cái lạnh cuối năm ở miền Trung, giọng Quảng Ngãi đắng chát của cô phục vụ quán ngân nga hip hop “Cuối nem, mình vẽn cứ lè ngừ đổ võ óc, yeah!” (cuối năm, mình vẫn cứ là người đổ vỏ ốc, yeah!) làm tôi lại lan man về chuyện ăn ốc và đổ vỏ ốc. Đúng là dân Quảng Ngãi bị số phận nó ám, bị đọa với cái sứ mệnh đổ vỏ ốc triền miên, thật là tội nghiệp.
Nói gần thì cả tỉnh Quảng Ngãi hiện tại đang còng lưng đổ vỏ ốc cho cha con Nguyễn Hòa Bình và phe nhóm của nhà Nguyễn này. Nhưng chuyện đổ vỏ ốc này nghe ra còn chấp nhận được, chịu đựng được. Khác xa với chuyện ăn ốc của Phạm Văn Đồng và dân Lý Sơn phải nai lưng đi đổ vỏ ốc. Cùng là dân Quảng Ngãi với nhau, không biết Lý Sơn có nợ nần gì Mộ Đức mà Mộ Đức lại sinh ra một thằng thời cơ, để vinh thân phì gia và củng cố quyền lực phe nhóm, hắn ký một cái công hàm nửa vời, ai hiểu sao cũng được. Cái công hàm này sẽ có lợi cho kẻ mạnh sau này nhưng cũng khó mà bắt bẻ cho kẻ đã đặt bút ký. Cuối cùng, chính cái công hàm này làm bằng chứng mạnh mẽ nhất để Trung Quốc bành trướng trên biển Đông, vẽ đường chín đoạn, lè cái lưỡi bò to tướng nuốt trọn Biển Đông.
Trong phi vụ này, Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và tay chân bộ hạ được lợi nhiều thứ, trong đó có vài tỉ nhân dân tệ chuyển thành vũ khí và một đường sắt Vân Nam chở vũ khí cho Bắc Việt. Đương nhiên, trong quá trình làm đường sắt, phía “bạn” cũng nuốt một mớ lãnh thổ Việt Nam. Nhưng đó là chuyện nhỏ, chuyện lớn vẫn là Quốc tế Cộng sản, chuyên chính vô sản, và bằng mọi giá đánh chiếm miền Nam. Để có được điều đó, phải có vũ khí và nếu có nhỡ đốt cháy cả dãy Trường Sơn để đánh miền Nam cũng chấp nhận, như lời Hồ Chí Minh.
Sau phi vụ này, Phạm Văn Đồng được Cộng sản Trung Quốc xoa đầu, chỉ thị cho làm Thủ tướng suốt đời, cho đến lúc về hưu. Và từ năm 1955 đến năm 1976, Phạm Văn Đồng làm Thủ tướng, từ 1976 trở về sau, vẫn chức quyền ấy nhưng cái danh thay đổi sang Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cho nó ra vẻ xã hội chủ nghĩa. Mãi cho đến năm 1981, khi mà sức khỏe xuống cấp, tuổi cũng đã cao, hơn nữa, phe Đặng Tiểu Bình không còn ngó ngàng tới bởi cuộc chiến biên giới phía Bắc đã biến cái tình anh em thành cừu thù, môi hở răng lạnh. Hết thế lực, Phạm Văn Đồng về hưu. Nhưng cho dù có về hưu, Đồng vẫn đứng ở vị trí rất cao trong đội ngũ cố vấn của đảng Cộng sản. Vẫn ung dung hưởng lạc và vẫn duy trì cái tiếng là Thủ tướng “tài hoa mà thanh bần” trong lòng miền Bắc. Mãi cho đến khi cái công hàm bán nước xì thành tiếng thì mọi chuyện mới khác đi.
Lúc này, người ta lại thấy cái đất Quảng Ngãi kì cục. Từ thời nhà Nguyễn, nhân dân Quảng Ngãi cũng đã đóng vai trò làm một cái rào chắn cho các quan được an toàn, nhân dân phải chịu đựng nhiều trận du kích khốc liệt của cánh quân Chăm Pa phục quốc từ phía Nam, nhân dân phải đào hào, trồng tre làm vạn lũy trường thành. Đến thời chiến tranh Nam Bắc Việt Nam, Quảng Ngãi cũng là nơi bị oanh tạc nhiều nhất bởi các ông các bà Cộng sản nằm vùng, cứ tối tối thì về làng, xin gạo, xin dầu, xin tiền, nói chung có thứ gì xin được thì xin tất, không cho cũng lấy. Sau đó rình mò lúc người ta ngủ mà đột nhập, ám sát một số sĩ quan quân Nam Hàn, Mỹ, Việt Nam Cộng Hòa hoặc nấp trong làng chờ lính Nam Hàn, lính Mỹ đi chơi thì giết. Quân Lính Nam Hàn, lính Mỹ nổi lôi đình, càn quét cả làng. Kết cục là lính Cộng sản ăn ốc, bắt dân làng đổ vỏ, chịu trận.
Đến bây giờ, dân Lý Sơn lại một lần nữa đi đổ vỏ ốc cho Phạm Văn Đồng. Ký một cái công hàm tháng Giêng năm 1958. Sau đó 25 năm, tháng Giêng năm 1974, Trung Quốc đem quân đánh úp Hoàng Sa, chiếm toàn bộ Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa. Không hiểu cái mốc 15 năm này có mang ý nghĩa gì trong công ước cũng như thỏa thuận giữa Việt Cộng và Trung Cộng hay không? Và từ tháng Giêng năm 1974 đến nay, Hoàng Sa hoàn toàn nằm trong tay Trung Cộng, ngư trường Việt Nam bị thu hẹp thê thảm. Dân Lý Sơn lại được ủy nhiệm cái nhiệm vụ cao cả: đi giữ ngư trường! Trong lúc tay họ không có lấy bất kì thứ vũ khí thô sơ nào.
Và mỗi năm, vào mùa Xuân, mùa ra khơi, đánh bắt, ngư dân Lý Sơn lại bị đánh đập, lại chịu trận, mất tài sản, thậm chí mất mạng vì Trung Cộng. Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam lại lên truyền hình phản đối suông. Mặt khác, lại khuyến kích bà con ngư dân tiếp tục ra khơi để bám biển, giữ ngư trường. Vì chén cơm manh áo, vì quá thật thà, vì chẳng còn gì để sống., thậm chí chẳng còn gì để mất, ngư dân Lý Sơn lại lao đầu ra khơi như những con thiêu thân trong bàn cờ chính trị Cộng sản.
Rõ ràng, kẻ bán đứng lãnh hải như Phạm Văn Đồng là đắc lợi. Khi chết đi, Phạm Văn Đồng được nhà nước Cộng sản cho xây dựng đền thờ, khu tưởng niệm rộng hàng chục hecta ngay trên nền nhà cũ, thậm chí xua nhà người cháu bên cạnh vào sát bụi tre, không có đất sống, lấy diện tích để mà xây dựng nhà thờ của họ Phạm. Trong khi đó, nhân dân Quảng Ngãi, cụ thể là nhân dân Lý Sơn lại làm nhiệm vụ đổ vỏ ốc. Bao nhiêu con ốc béo ngọt, Đồng và tay chân bộ hạ xơi tất, còn lại những cái vỏ thối tha thì bắt nhân dân đi đổ.
Thế mới biết, nhân dân bao giờ cũng chỉ là những người đi đổ vỏ ốc sau bữa ngon miệng của các quan. Chuyện này xưa nay chưa hề thay đổi!
Và Mùa Xuân lại về trên đất Quảng Ngãi, một lần nữa, đám đông nhân dân lại hương khói, tưởng nhớ cái công ăn ốc của Đồng. Mùa đánh bắt cũng sắp trở lại, biển lặng, sóng yên, ngư dân Lý Sơn lại ra khơi, lại bị bắt, lại thực hiện đúng cái sứ mệnh đi đổ vỏ ốc của họ. Thế mới thốn chứ! Mà nghĩ cũng đúng, thường là bằng hữu hoặc đồng hương chơi nhau nó mới máu!
35 phiến quân IS thiệt mạng dưới “đòn thù” của Jordan
Ngày 6/5, tờ Sky News Arabic cho hay 35 phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị tiêu diệt trong chiến dịch không kích trả thù mang tên “Liệt sĩ Moaz” do Không quân Hoàng gia Jordan thực hiện tại thành phố Mosul miền bắc Iraq.
Đây là lần đầu tiên không quân Jordan thực hiện một đòn sấm sét quy mô lớn đến vậy nhằm vào nhiều mục tiêu ở các thành phố khác nhau tại miền bắc Iraq hiện do IS kiểm soát. Chiến dịch “Liệt sĩ Moath” này được Jordan thực hiện nhằm trả thù cho phi công Moath al-Kasaesbeh, người đã bị IS thiêu sống hồi tháng Một.
Trong khi đó, tờ báo tiếng Arab Al-Hayat cho hay Jordan cũng đã điều động binh sĩ của mình áp sát biên giới Iraq, trong bối cảnh quân đội nước này tuyên bố sẽ không loại trừ bất cứ khả năng nào để tiêu diệt phiến quân IS.
Theo tờ Al-Auds có trụ sở ở London, Anh, quân đội Jordan sẽ tiến hành các chiến dịch đặc nhiệm trên mặt đất để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của IS, đặc biệt là những tên chỉ huy cấp cao, tuy nhiên nước này sẽ không thực hiện một cuộc chiến tranh toàn diện trên bộ chống IS.
Các cuộc không kích trả thù ngày 5/2 của Jordan đã tiêu diệt 35 phiến quân IS
Chiến dịch trả thù trên của Jordan được thực hiện trong bối cảnh Mỹ vừa quyết định huy động các máy bay tìm kiếm cứu nạn Osprey V-22 tới Iraq để có thể nhanh chóng thực hiện các chiến dịch giải cứu phi công bị bắn rơi.
Việc phi công Kasaesbeh bị IS bắn rơi và bắt làm tù binh trước khi liên quân do Mỹ đứng đầu có thể thực hiện chiến dịch giải cứu đã khiến nhiều nước tham gia cuộc chiến chống IS lo ngại. Từ tháng 12, UAE đã âm thầm rút khỏi chiến dịch không kích chống IS vì cho rằng Mỹ không có đủ khả năng để thực hiện chiến dịch giải cứu một cách nhanh chóng nếu phi công của liên quân bị bắn rơi.
Theo các chuyên gia phân tích, nguy cơ bị bắn rơi và bị bắt làm tù binh trong các sứ mệnh không kích là không thể tránh khỏi ở bất cứ đâu. Nguy cơ đó càng lớn hơn đối với các phi công bay trên bầu trời Syria, nơi không có các lực lượng bộ binh Mỹ ở gần, mặc dù IS có khả năng rất hạn chế trong việc bắn rơi máy bay.
Tầm quan trọng của nhiệm vụ giải cứu phi công bị bắn rơi càng được chú ý sau khi IS tung lên mạng đoạn video ghê rợn quay cảnh thiêu sống thiếu úy phi công Jordan Kasaesbeh trong một chiếc lồng sắt.
Mặc dù cho đến nay liên quân do Mỹ đứng đầu mới chỉ mất một phi công duy nhất là Kasaesbeh, tuy nhiên Mỹ đã phải gấp rút chuyển các máy bay Osprey tới miền bắc Iraq để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ giải cứu.
Máy bay Osprey V-22 chuyên thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm, giải cứu của Mỹ
Trước đây, lực lượng PJ và máy bay Osprey của Mỹ được bố trí tại một căn cứ quân sự ở Kuwait, tuy nhiên UAE và một số nước đồng minh của Mỹ đã than phiền rằng việc bố trí như vậy là không hợp lý và không thể kịp thời giải cứu được phi công bị bắn rơi.
Các nhiệm vụ giải cứu phi công trong vùng chiến sự thường do lực lượng lính dù cứu nạn (PJ) của không quân Mỹ đảm nhiệm. Lực lượng này được huấn luyện đặc biệt để có thể tìm kiếm, giải cứu và chăm sóc y tế cho các phi công bị bắn rơi trên lãnh thổ đối phương hoặc trên biển.
Ngoài ra, lực lượng PJ cũng được huấn luyện các chiến thuật chiến đấu để có thể giải cứu phi công ngay sau khi bị đối phương bắt giữ và đưa về căn cứ an toàn. Lực lượng này thường được đặt trong tình trạng báo động cao mỗi khi có đơn vị không quân thực hiện nhiệm vụ không kích trên đất địch.
Đại tá Mỹ về hưu Peter Mansoor cho biết: “Khi biết phi công bị bắt nhiều khả năng sẽ bị tra tấn và sát hại, Mỹ sẽ xem xét lại các kế hoạch giải cứu để bố trí phương tiện, lực lượng gần hơn với chiến trường”.
Thứ Sáu, ngày 06/02/2015 18:00 PM
Theo Trí Dũng (AP, CNN / Danviet.vn)
Đây là lần đầu tiên không quân Jordan thực hiện một đòn sấm sét quy mô lớn đến vậy nhằm vào nhiều mục tiêu ở các thành phố khác nhau tại miền bắc Iraq hiện do IS kiểm soát. Chiến dịch “Liệt sĩ Moath” này được Jordan thực hiện nhằm trả thù cho phi công Moath al-Kasaesbeh, người đã bị IS thiêu sống hồi tháng Một.
Trong khi đó, tờ báo tiếng Arab Al-Hayat cho hay Jordan cũng đã điều động binh sĩ của mình áp sát biên giới Iraq, trong bối cảnh quân đội nước này tuyên bố sẽ không loại trừ bất cứ khả năng nào để tiêu diệt phiến quân IS.
Theo tờ Al-Auds có trụ sở ở London, Anh, quân đội Jordan sẽ tiến hành các chiến dịch đặc nhiệm trên mặt đất để tiêu diệt các mục tiêu quan trọng của IS, đặc biệt là những tên chỉ huy cấp cao, tuy nhiên nước này sẽ không thực hiện một cuộc chiến tranh toàn diện trên bộ chống IS.
Các cuộc không kích trả thù ngày 5/2 của Jordan đã tiêu diệt 35 phiến quân IS
Chiến dịch trả thù trên của Jordan được thực hiện trong bối cảnh Mỹ vừa quyết định huy động các máy bay tìm kiếm cứu nạn Osprey V-22 tới Iraq để có thể nhanh chóng thực hiện các chiến dịch giải cứu phi công bị bắn rơi.
Việc phi công Kasaesbeh bị IS bắn rơi và bắt làm tù binh trước khi liên quân do Mỹ đứng đầu có thể thực hiện chiến dịch giải cứu đã khiến nhiều nước tham gia cuộc chiến chống IS lo ngại. Từ tháng 12, UAE đã âm thầm rút khỏi chiến dịch không kích chống IS vì cho rằng Mỹ không có đủ khả năng để thực hiện chiến dịch giải cứu một cách nhanh chóng nếu phi công của liên quân bị bắn rơi.
Theo các chuyên gia phân tích, nguy cơ bị bắn rơi và bị bắt làm tù binh trong các sứ mệnh không kích là không thể tránh khỏi ở bất cứ đâu. Nguy cơ đó càng lớn hơn đối với các phi công bay trên bầu trời Syria, nơi không có các lực lượng bộ binh Mỹ ở gần, mặc dù IS có khả năng rất hạn chế trong việc bắn rơi máy bay.
Tầm quan trọng của nhiệm vụ giải cứu phi công bị bắn rơi càng được chú ý sau khi IS tung lên mạng đoạn video ghê rợn quay cảnh thiêu sống thiếu úy phi công Jordan Kasaesbeh trong một chiếc lồng sắt.
Mặc dù cho đến nay liên quân do Mỹ đứng đầu mới chỉ mất một phi công duy nhất là Kasaesbeh, tuy nhiên Mỹ đã phải gấp rút chuyển các máy bay Osprey tới miền bắc Iraq để sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ giải cứu.
Máy bay Osprey V-22 chuyên thực hiện các nhiệm vụ tìm kiếm, giải cứu của Mỹ
Trước đây, lực lượng PJ và máy bay Osprey của Mỹ được bố trí tại một căn cứ quân sự ở Kuwait, tuy nhiên UAE và một số nước đồng minh của Mỹ đã than phiền rằng việc bố trí như vậy là không hợp lý và không thể kịp thời giải cứu được phi công bị bắn rơi.
Các nhiệm vụ giải cứu phi công trong vùng chiến sự thường do lực lượng lính dù cứu nạn (PJ) của không quân Mỹ đảm nhiệm. Lực lượng này được huấn luyện đặc biệt để có thể tìm kiếm, giải cứu và chăm sóc y tế cho các phi công bị bắn rơi trên lãnh thổ đối phương hoặc trên biển.
Ngoài ra, lực lượng PJ cũng được huấn luyện các chiến thuật chiến đấu để có thể giải cứu phi công ngay sau khi bị đối phương bắt giữ và đưa về căn cứ an toàn. Lực lượng này thường được đặt trong tình trạng báo động cao mỗi khi có đơn vị không quân thực hiện nhiệm vụ không kích trên đất địch.
Đại tá Mỹ về hưu Peter Mansoor cho biết: “Khi biết phi công bị bắt nhiều khả năng sẽ bị tra tấn và sát hại, Mỹ sẽ xem xét lại các kế hoạch giải cứu để bố trí phương tiện, lực lượng gần hơn với chiến trường”.
Thứ Sáu, ngày 06/02/2015 18:00 PM
Theo Trí Dũng (AP, CNN / Danviet.vn)
Vua Jordan sẽ đích thân lái tiêm kích đi trả thù IS?
Nhiều khả năng Vua Abdullah của Jordan sẽ tự mình lái chiến đấu cơ dẫn đầu đội hình không kích nhắm vào phiến quân IS để trả thù cho viên phi công bị sát hại.
Ngày 5/2, tờ DailyMail của Anh dẫn các nguồn tin ở Trung Đông cho hay nhiều khả năng Vua Abdullah của Jordan, vốn là một phi công đã qua huấn luyện, sẽ dẫn đầu đội hình thực hiện các cuộc không kích nhắm vào sào huyệt của phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) để trả thù cho viên phi công Jordan bị IS thiêu sống.
Nhiều tờ báo tiếng Arab cũng cho hay vị vua 53 tuổi này sẽ đích thân lái một chiếc tiêm kích F-16 dẫn đầu đội hình không kích của không quân Jordan trút bom xuống các mục tiêu IS trong ngày hôm nay.
Thông tin trên được đưa ra sau khi vị vua kiêm cựu tướng lĩnh quân đội này tuyên bố trước Quốc hội Jordan rằng ông đã sẵn sàng có hành động trả thù quyết liệt đối với IS vì đã thiêu sống viên phi công Jordan Moaz al-Kassasbeh.
Vua Abdullah từng là một trung tướng chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Jordan
Vua Abdullah vốn là một tướng lĩnh quân đội và là một chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Jordan, và các chuyên gia tin rằng ông có đủ quyết tâm, khả năng và bản lĩnh để thực hiện lời thề trả thù phiến quân IS của mình.
Sau khi IS tung ra đoạn video quay cảnh viên phi công Kaesasbeh bị thiêu sống, Vua Abdullah tuyên bố rằng Jordan sẽ có hành động trả đũa nhanh chóng. Các chuyên gia quân sự cho rằng với một quân đội hơn 100.000 binh sĩ tinh nhuệ, hàng chục ngàn quân dự bị và một lực lượng không quân hùng hậu, Jordan thừa khả năng giáng những đòn sấm sét xuống đầu IS.
Ông Jon Alterman thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) nhận định: “Khả năng thực hiện những nhiệm vụ khó khăn với một lực lượng tinh nhuệ nhỏ của Jordan ngang ngửa với những quân đội tốt nhất thế giới”.
Ông Alterman nói tiếp: “Vua Abdullah rất muốn trở thành một quân nhân thực thụ. Ông đã từng là một chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Jordan, và phần lớn đời mình ông rất muốn gắn bó với lực lượng đặc nhiệm”.
Theo chuyên gia này, Vua Abdullah không phải thực hiện vai trò trên “từ ghế sau của chiếc xe sang trọng, mà là trên trực thăng Black Hawk và vị trí chỉ huy trong các cuộc đột kích chống khủng bố”.
Chiến đấu cơ Jordan tham gia chiến dịch không kích vào phiến quân IS
Theo trang GlobalFirePower.com, Jordan có lực lượng quân sự hùng mạnh thứ 67 trên thế giới, và họ dư sức đánh bại lực lượng vốn đã bị dàn mỏng và đôi khi là vô kỷ luật của IS.
Quân đội Jordan hiện có 110.700 quân nhân chính quy, 65.000 quân dự bị, 1.321 xe tăng, 4.600 xe thiết giáp. Không quân nước này có 246 máy bay, trong đó có 74 chiến đấu cơ và 24 trực thăng tấn công. Ngân sách quốc phòng của quốc gia 6 triệu người này là 1,5 tỉ USD.
Ngoài ra, Jordan còn có thể nhận được sự ủng hộ to lớn từ các quốc gia khác như Mỹ, các nước vùng Vịnh và cả Nhật Bản trong cuộc chiến chống IS của mình.
Vua Abdullah lên ngôi vào tháng 2 năm 1999 sau khi vua cha Hussein qua đời. Ông là người được giáo dục ở phương Tây và đã có nhiều kinh nghiệm quân sự. Ông từng theo học Học viện Deerfield ở Mỹ, sau đó gia nhập Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst và được phong hàm trung úy trong quân đội Anh.
Người dân Jordan sôi sục căm hờn đòi trả thù cho viên phi công bị IS sát hại
Ông Abdullah trở thành chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Jordan vào năm 1993 và được thăng hàm trung tướng vào năm 1998.
Ông David Schenker, cựu cố vấn của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld cho biết: “Nhiều lúc tôi nghĩ rằng ông ấy thà nhảy vào một chiếc chiến đấu cơ còn hơn là gặp gỡ những nhân vật giàu có, quyền lực ở Davos. Môi trường quân đội là nơi mà Vua Abdullah cảm thấy thoải mái nhất.”
Cũng theo ông Schenker, người dân Jordan trong hoàn cảnh hiện nay sẽ hết lòng ủng hộ Vua Abdullah trong cuộc chiến chống lại IS để trả thù cho viên phi công Kasaesbeh bị sát hại dã man.
Tuy nhiên, chuyên gia này cũng cảnh báo rằng việc Jordan tăng cường cuộc chiến chống IS cũng chứa đựng những rủi ro của nó. Ông nói: “Nhiều khả năng ngày càng nhiều người Jordan sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến, và nhiều binh sĩ sẽ bị sát hại hoặc bị bắt làm tù binh. Điều quan trọng hiện nay là khao khát trả thù của người dân Jordan liệu có tồn tại được lâu hay không”.
Thứ Năm, ngày 05/02/2015 16:15 PM
Theo Trí Dũng (Fox News, DailyMail / Danviet.vn)
Nam Phi xử 2 người Việt buôn lậu sừng tê giác
JOHANNESBURG (NV) .- Hôm 6 tháng 2, 2015, Nam Phi đã đưa hai thanh niên người Việt mà cảnh sát nước này bắt giữ hồi tháng 10 năm ngoái vì vận chuyển 18 chiếc sừng tê giác, tổng trọng lượng khoảng 41 kg, ra xử.
Tang vật của vụ án người Việt ra tòa vì luôn lậu sừng tê giác ở Nam Phi. (Hình: Change)
Tên tuổi của cả hai bị cáo không được tiết lộ vì “lý do an ninh”. Năm ngoái, sau khi bắt hai thanh niên vừa kể, Nam Phi gọi vụ buôn lậu này là “kỷ lục”, bởi cả số lượng lẫn trọng lượng lô sừng tê đều ở mức chưa từng thấy, so với các vụ buôn lậu sừng tê bị phát giác trước đó.
Trước vụ xử, ông Hangwani Mulaudzi, Phát ngôn viên Cục điều tra của Cảnh sát Nam Phi nói với báo giới rằng, Cảnh sát Nam Phi tin rằng cả hai bị cáo là thành viên của một tổ chức buôn lậu có quy mô quốc tế.
Vấn đề mà Tòa án Nam Phi muốn làm rõ là 18 sừng tê trong vụ án này có phải đã được lấy từ những con tê giác bị săn ở công viên quốc gia Kruger như cảnh sát nghi ngờ hay không.
Hai thanh niên người Việt đi từ Mozambique về Hà Nội - Việt Nam bằng phi cơ của hãng Qatar Airways. Khi phi cơ quá cảnh tại Johannesburg – Nam Phi, lẽ ra hành khách chỉ ngồi chờ trên phi cơ chừng một tiếng rồi phi cơ tiếp tục hành trình nhưng nhờ được mật báo, Nam Phi đã yêu cầu tất cả hành khách phải rời khỏi phi cơ và cảnh khuyển đã tìm ra 18 chiếc sừng tê được chứa trong một số túi xách.
Vụ buôn lậu sừng tê mà Tòa án Nam Phi vừa đưa ra xử đã khiến Việt Nam trở nên “nổi tiếng” hơn vì sự tích cực trong săn trộm – buôn lậu – tiêu thụ sừng tê, ngà voi. Hồi cuối tháng 8 năm ngoái, Tổ chức Cứu trợ hoang dã và Quỹ Hoang dã châu Phi từng loan báo, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiêu thụ nhiều sừng tê giác nhất.
Nhu cầu tiêu thụ và giá sừng tê giác tới vài chục ngàn Mỹ kim một ký đã kích thích việc săn trộm tê giác. Có rất nhiều người Việt đến Phi Châu để làm việc này. Năm 2013, Nam Phi bắt được 101 kẻ săn trộm tê giác và 77 người trong số đó là công dân Việt Nam.
Hiện nay tại Việt Nam, sừng tê giác không chỉ được xem như thần dược mà còn được những kẻ có tiền sử dụng như một loại trang sức, nhằm chứng tỏ sự giàu có của mình.
Sừng tê giác nằm trong danh mục mà cộng đồng quốc tế đã thỏa thuận là cấm mua bán, xuất cảng, nhập cảng, nhằm bảo vệ những loại động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Có một công ước quốc tế riêng về vấn đề này, vẫn được gọi tắt là CITES. Việt Nam là một thành viên của CITES. Tuy nhiên trong vài năm qua, các tổ chức bảo vệ hoang dã trên thế giới liên tục bày tỏ sự lo ngại về việc Việt Nam trở thành nơi tiêu thụ cả sừng tê giác, lẫn ngà voi.
Đáng lưu ý là tham gia vào hoạt động săn trộm – buôn lậu – tiêu thụ sừng tê, ngà voi có cả những viên chức ngoại giao Việt Nam.
Cuối năm 2008, báo chí Nam Phi công bố một loạt bài điều tra về việc bà Vũ Mộc Anh, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác. Lúc đầu, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi lúc đó là ông Trần Duy Thi phủ nhận việc các viên chức ngoại giao Việt Nam có dính líu tới chuyện buôn lậu sừng tê giác. Viên đại sứ này tuyên bố, không có nhân viên nào của ông ta nhận đã làm chuyện như truyền thông Nam Phi đề cập và ông ta “thường xuyên nhắc nhở nhân viên không được buôn lậu”.
Ngay sau đó, chương trình 50/50 đưa một đoạn video clip lên hệ thống truyền hình Nam Phi, cho thấy bà Vũ Mộc Anh nhận sừng tê giác từ tay một kẻ chuyên săn trộm tê giác. Đáng chú ý là trong video clip vừa kể, người ta còn thấy một người Việt khác cũng đứng tại đó, cạnh một chiếc xe hơi của viên tham tán có tên là Phạm Công Dũng. Trong hồ sơ của cảnh sát Nam Phi, hồi đầu năm 2008, chiếc xe mang biển số ngoại giao của ông Dũng đã từng bị tạm giữ khi một người Việt dùng nó dể vận chuyển 18 ký sừng tê giác.
Đó cũng là lý do Việt Nam phải triệu hồi bà Vũ Mộc Anh về nước. Cũng tới lúc đó, ông Trần Duy Thi mới thừa nhận sự việc là có thật. Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Thi nhìn nhận đây là “chuyện đáng tiếc vì hám lợi”.
Thật ra bà Vũ Mộc Anh không phải là trường hợp làm điều “đáng tiếc vì hám lợi” duy nhất trong số các viên chức ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nam Phi. Hồi 2006, một tùy viên thương mại của cơ quan này tên là Nguyễn Khánh toàn bị bắt quả tang đang tìm cách đưa 9 ký sừng tê giác ra khỏi Nam Phi.
Một điểm đáng lưu ý khác là trong khi nhiều quốc gia phạt việc săn trộm – buôn lậu – tiêu thụ sừng tê rất nặng thì Việt Nam chỉ xử chiếu lệ. Hồi giữa tháng giêng năm ngoái, Tòa án Singapore phạt ông Phạm Anh Tú, 23 tuổi, 15 tháng tù vì mua bán sừng tê giác. Tháng 7 năm 2014, Tòa án Nam Phi phạt một người săn trộm và mua bán sừng tê 77 năm tù.
Còn tại Việt Nam, hồi hạ tuần tháng 6 năm 2014, Tòa án thành phố Sài Gòn chỉ phạt ông Hoàng Văn Chung, 29 tuổi, ngụ ở Thanh Hóa hai năm tù nhưng được hưởng án treo. Vụ buôn lậu sừng tê giác của ông Chung bị phát giác từ năm 2007 nhưng bảy năm sau mới đưa ra xử.
Ông Chung bị bắt quả tang vì buôn lậu sừng tê từ Nam Phi về Việt Nam nhưng không bị giam nên ông tiếp tục lên đường quay lại Nam Phi. Đến năm 2010, ông Chung trở về Việt Nam “đầu thú” và được tại ngoại cho tới khi Tòa án đưa vụ ông buôn lậu sừng tê giác ra xử. (G.Đ)
Tang vật của vụ án người Việt ra tòa vì luôn lậu sừng tê giác ở Nam Phi. (Hình: Change)
Tên tuổi của cả hai bị cáo không được tiết lộ vì “lý do an ninh”. Năm ngoái, sau khi bắt hai thanh niên vừa kể, Nam Phi gọi vụ buôn lậu này là “kỷ lục”, bởi cả số lượng lẫn trọng lượng lô sừng tê đều ở mức chưa từng thấy, so với các vụ buôn lậu sừng tê bị phát giác trước đó.
Trước vụ xử, ông Hangwani Mulaudzi, Phát ngôn viên Cục điều tra của Cảnh sát Nam Phi nói với báo giới rằng, Cảnh sát Nam Phi tin rằng cả hai bị cáo là thành viên của một tổ chức buôn lậu có quy mô quốc tế.
Vấn đề mà Tòa án Nam Phi muốn làm rõ là 18 sừng tê trong vụ án này có phải đã được lấy từ những con tê giác bị săn ở công viên quốc gia Kruger như cảnh sát nghi ngờ hay không.
Hai thanh niên người Việt đi từ Mozambique về Hà Nội - Việt Nam bằng phi cơ của hãng Qatar Airways. Khi phi cơ quá cảnh tại Johannesburg – Nam Phi, lẽ ra hành khách chỉ ngồi chờ trên phi cơ chừng một tiếng rồi phi cơ tiếp tục hành trình nhưng nhờ được mật báo, Nam Phi đã yêu cầu tất cả hành khách phải rời khỏi phi cơ và cảnh khuyển đã tìm ra 18 chiếc sừng tê được chứa trong một số túi xách.
Vụ buôn lậu sừng tê mà Tòa án Nam Phi vừa đưa ra xử đã khiến Việt Nam trở nên “nổi tiếng” hơn vì sự tích cực trong săn trộm – buôn lậu – tiêu thụ sừng tê, ngà voi. Hồi cuối tháng 8 năm ngoái, Tổ chức Cứu trợ hoang dã và Quỹ Hoang dã châu Phi từng loan báo, Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia tiêu thụ nhiều sừng tê giác nhất.
Nhu cầu tiêu thụ và giá sừng tê giác tới vài chục ngàn Mỹ kim một ký đã kích thích việc săn trộm tê giác. Có rất nhiều người Việt đến Phi Châu để làm việc này. Năm 2013, Nam Phi bắt được 101 kẻ săn trộm tê giác và 77 người trong số đó là công dân Việt Nam.
Hiện nay tại Việt Nam, sừng tê giác không chỉ được xem như thần dược mà còn được những kẻ có tiền sử dụng như một loại trang sức, nhằm chứng tỏ sự giàu có của mình.
Sừng tê giác nằm trong danh mục mà cộng đồng quốc tế đã thỏa thuận là cấm mua bán, xuất cảng, nhập cảng, nhằm bảo vệ những loại động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng. Có một công ước quốc tế riêng về vấn đề này, vẫn được gọi tắt là CITES. Việt Nam là một thành viên của CITES. Tuy nhiên trong vài năm qua, các tổ chức bảo vệ hoang dã trên thế giới liên tục bày tỏ sự lo ngại về việc Việt Nam trở thành nơi tiêu thụ cả sừng tê giác, lẫn ngà voi.
Đáng lưu ý là tham gia vào hoạt động săn trộm – buôn lậu – tiêu thụ sừng tê, ngà voi có cả những viên chức ngoại giao Việt Nam.
Cuối năm 2008, báo chí Nam Phi công bố một loạt bài điều tra về việc bà Vũ Mộc Anh, Bí thư thứ nhất của Đại sứ quán Việt Nam tại Nam Phi, buôn lậu sừng tê giác. Lúc đầu, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi lúc đó là ông Trần Duy Thi phủ nhận việc các viên chức ngoại giao Việt Nam có dính líu tới chuyện buôn lậu sừng tê giác. Viên đại sứ này tuyên bố, không có nhân viên nào của ông ta nhận đã làm chuyện như truyền thông Nam Phi đề cập và ông ta “thường xuyên nhắc nhở nhân viên không được buôn lậu”.
Ngay sau đó, chương trình 50/50 đưa một đoạn video clip lên hệ thống truyền hình Nam Phi, cho thấy bà Vũ Mộc Anh nhận sừng tê giác từ tay một kẻ chuyên săn trộm tê giác. Đáng chú ý là trong video clip vừa kể, người ta còn thấy một người Việt khác cũng đứng tại đó, cạnh một chiếc xe hơi của viên tham tán có tên là Phạm Công Dũng. Trong hồ sơ của cảnh sát Nam Phi, hồi đầu năm 2008, chiếc xe mang biển số ngoại giao của ông Dũng đã từng bị tạm giữ khi một người Việt dùng nó dể vận chuyển 18 ký sừng tê giác.
Đó cũng là lý do Việt Nam phải triệu hồi bà Vũ Mộc Anh về nước. Cũng tới lúc đó, ông Trần Duy Thi mới thừa nhận sự việc là có thật. Trả lời tờ Tuổi Trẻ, ông Thi nhìn nhận đây là “chuyện đáng tiếc vì hám lợi”.
Thật ra bà Vũ Mộc Anh không phải là trường hợp làm điều “đáng tiếc vì hám lợi” duy nhất trong số các viên chức ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nam Phi. Hồi 2006, một tùy viên thương mại của cơ quan này tên là Nguyễn Khánh toàn bị bắt quả tang đang tìm cách đưa 9 ký sừng tê giác ra khỏi Nam Phi.
Một điểm đáng lưu ý khác là trong khi nhiều quốc gia phạt việc săn trộm – buôn lậu – tiêu thụ sừng tê rất nặng thì Việt Nam chỉ xử chiếu lệ. Hồi giữa tháng giêng năm ngoái, Tòa án Singapore phạt ông Phạm Anh Tú, 23 tuổi, 15 tháng tù vì mua bán sừng tê giác. Tháng 7 năm 2014, Tòa án Nam Phi phạt một người săn trộm và mua bán sừng tê 77 năm tù.
Còn tại Việt Nam, hồi hạ tuần tháng 6 năm 2014, Tòa án thành phố Sài Gòn chỉ phạt ông Hoàng Văn Chung, 29 tuổi, ngụ ở Thanh Hóa hai năm tù nhưng được hưởng án treo. Vụ buôn lậu sừng tê giác của ông Chung bị phát giác từ năm 2007 nhưng bảy năm sau mới đưa ra xử.
Ông Chung bị bắt quả tang vì buôn lậu sừng tê từ Nam Phi về Việt Nam nhưng không bị giam nên ông tiếp tục lên đường quay lại Nam Phi. Đến năm 2010, ông Chung trở về Việt Nam “đầu thú” và được tại ngoại cho tới khi Tòa án đưa vụ ông buôn lậu sừng tê giác ra xử. (G.Đ)
02-06- 2015 2:03:28 PM
Trung Quốc tiếp tục làm thêm đảo nhân tạo ở Trường Sa
MANILA (NV) .- Một viên tướng của Hải quân Philippines tố cáo Trung Quốc bắt đầu hoạt động nạo hút cát lòng biển để làm đảo nhân tạo tại bãi đá ngầm Mischief Reef thuộc Trường Sa mà Việt Nam gọi là Vành Khăn.
Hình chụp gần vào năm 2005 cho thấy 2 tòa nhà Trung Quốc xây dựng tại bãi đá ngầm Vành Khăn. (Hình: Internet)
Phó đô đốc Alexander Loper, Tư lệnh quân đội vùng Tây Philippines nói với báo chí hôm Thứ Năm vừa qua rằng họ đã nhìn thấy tàu nạo hút cát đá của Trung Quốc ở khu vực bãi đá ngầm Vành Khăn. Nơi đây chỉ cách phía đông nam đảo Palawan của Philippines khoảng 135 km.
“Chúng tôi không biết họ đang có kế hoạch gì ở khu vực Vành Khăn”. Ông Lopez nói với báo giới được thuật lại trên tờ Philstar. “Họ làm công việc nạo hút cát đá lòng biển làm đảo nhân tạo từ ít lâu nay nhưng dư luận chỉ chú ý nhiều tới hành động của Trung Quốc ở bãi Đá Thập (Fiery Cross Reef) vì nó có tầm vóc lớn.”
Đây là dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc vẫn tiếp tục bành trướng các hoạt động lấn chiếm, củng cố cho các tuyên bố chủ quyền ở khu vực tranh chấp với các nước khác tại quần đảo Trường Sa.
Bắc Kinh luôn luôn tuyên truyền trấn an các nước ở khu vực và những nước quan tâm rằng Trung Quốc không có các hành động phi pháp và luôn luôn muốn đàm phán thương lượng để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, chỉ muốn đàm phán song phương để dùng thế mạnh nước lớn hầu dễ ép buộc.
Năm ngoái, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trấn an rằng Bắc Kinh không có tham vọng bành trướng, nhưng những gì người ta thấy diễn ra những tháng qua đã và đang chứng tỏ ngược lại. Hình ảnh không ảnh chứng minh cho thấy ít nhất các hành động làm đảo đã diễn ra tại 6 bãi đá ngầm mà Bắc Kinh cướp của Việt Nam từ năm 1988.
Trước đây, họ chỉ có các pháo đài nhỏ trên các bãi đá ngầm đó, nay thì chúng đang biến dần thành những căn cứ vĩnh viễn trên biển đủ rộng lớn gồm có cả cảng biển và phi trường.
Bãi đá ngầm Vành Khăn, Philippines gọi là Panganiban Reef còn Trung Quốc đặt tên lại là Mỹ Tế Tiêu (Meiji Jiao) sau khi cướp và đuổi ngư dân Philippines đánh cá ở đây hồi năm 1995. Từ đó, Trung Quốc xây dựng công sự, pháo đài nhưng nói thác là làm cơ sở cho ngư dân của họ tạm trú. Hiện nay, tại bãi Vành Khăn, đã có nhiều cơ sở cộng với máy điện gió, điện mặt trời, cơ sở radar truyền tin cho một đơn vị trấn đóng thường trực.
Tháng 11 năm ngoái, tạp chí an ninh quốc phòng quốc tế Jane's Defense đưa tin kèm theo không ảnh cho thấy bãi đá ngầm Chữ Thập được Trung Quốc hút cá đá lòng biển biến thành đảo nhân tạo có chiều dài ít nhất 3 km và bề ngang từ 200m đến 300 mét.
Hình chụp 3 năm khác nhau cho thấy sự biến đổi hình dạng các cơ sở Trung Quốc tại bãi Vành Khăn. Nay đang biến nơi đây thành đảo nhân tạo. (Hình: Internet)
Nhiều nhà phân tích dựa trên các mô hình đảo nhân tạo của báo chí Trung Quốc nói đảo nhân tạo Chữ Thập sẽ có phi trường và cảng biển, phục vụ cho hải quân Trung Quốc. Họ cũng cho rằng 5 bãi đá ngầm khác đã được Trung Quốc biến thành đảo nhân tạo ở Trường Sa cũng có diện tích đủ lớn cho các mưu đồ tương tự.
Ông Lopez không cho biết khi nào thì Trung Quốc đã bắt đầu các hoạt động nạo hút cá đá lòng biển ở bãi Vành Khăn hoặc đưa ra ước đoán tầm vóc của hoạt động này, mà chỉ nói rằng các hoạt động đó rất “đáng kể”.
Không ảnh người ta nhìn thấy bãi đá Vành Khăn hồi tháng 10-2014 chỉ có hai tòa nhà gồm cả một tòa nhà 3 tầng bố trí như pháo đài trên biển mà không có hoạt động nạo hút nào khi các hoạt động nạo hút cá đá làm đảo nhân tạo diễn ra ở những bãi đá ngầm khác ở Trường Sa.
Việt Nam và Philippines từng nhiều lần phản đối Trung Quốc vi phạm các cam kết quốc tế khi ký vào bản Tuyên Bố Ứng Xử trên Biển Đông (DOC) năm 2002, cam kết giữ nguyên trạng các khu vực tranh chấp, nhưng từ đó đến nay, ngày càng lấn tới.
Không những thế, họ còn ngang ngược tuyên bố gần hết cả Biển Đông là của Trung Quốc. Các nước nhỏ phía nam chỉ còn một vùng rẻo biển ven bờ. (TN)
02-06- 2015 2:37:00 PM
Hình chụp gần vào năm 2005 cho thấy 2 tòa nhà Trung Quốc xây dựng tại bãi đá ngầm Vành Khăn. (Hình: Internet)
Phó đô đốc Alexander Loper, Tư lệnh quân đội vùng Tây Philippines nói với báo chí hôm Thứ Năm vừa qua rằng họ đã nhìn thấy tàu nạo hút cát đá của Trung Quốc ở khu vực bãi đá ngầm Vành Khăn. Nơi đây chỉ cách phía đông nam đảo Palawan của Philippines khoảng 135 km.
“Chúng tôi không biết họ đang có kế hoạch gì ở khu vực Vành Khăn”. Ông Lopez nói với báo giới được thuật lại trên tờ Philstar. “Họ làm công việc nạo hút cát đá lòng biển làm đảo nhân tạo từ ít lâu nay nhưng dư luận chỉ chú ý nhiều tới hành động của Trung Quốc ở bãi Đá Thập (Fiery Cross Reef) vì nó có tầm vóc lớn.”
Đây là dấu hiệu chứng tỏ Trung Quốc vẫn tiếp tục bành trướng các hoạt động lấn chiếm, củng cố cho các tuyên bố chủ quyền ở khu vực tranh chấp với các nước khác tại quần đảo Trường Sa.
Bắc Kinh luôn luôn tuyên truyền trấn an các nước ở khu vực và những nước quan tâm rằng Trung Quốc không có các hành động phi pháp và luôn luôn muốn đàm phán thương lượng để giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, chỉ muốn đàm phán song phương để dùng thế mạnh nước lớn hầu dễ ép buộc.
Năm ngoái, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trấn an rằng Bắc Kinh không có tham vọng bành trướng, nhưng những gì người ta thấy diễn ra những tháng qua đã và đang chứng tỏ ngược lại. Hình ảnh không ảnh chứng minh cho thấy ít nhất các hành động làm đảo đã diễn ra tại 6 bãi đá ngầm mà Bắc Kinh cướp của Việt Nam từ năm 1988.
Trước đây, họ chỉ có các pháo đài nhỏ trên các bãi đá ngầm đó, nay thì chúng đang biến dần thành những căn cứ vĩnh viễn trên biển đủ rộng lớn gồm có cả cảng biển và phi trường.
Bãi đá ngầm Vành Khăn, Philippines gọi là Panganiban Reef còn Trung Quốc đặt tên lại là Mỹ Tế Tiêu (Meiji Jiao) sau khi cướp và đuổi ngư dân Philippines đánh cá ở đây hồi năm 1995. Từ đó, Trung Quốc xây dựng công sự, pháo đài nhưng nói thác là làm cơ sở cho ngư dân của họ tạm trú. Hiện nay, tại bãi Vành Khăn, đã có nhiều cơ sở cộng với máy điện gió, điện mặt trời, cơ sở radar truyền tin cho một đơn vị trấn đóng thường trực.
Tháng 11 năm ngoái, tạp chí an ninh quốc phòng quốc tế Jane's Defense đưa tin kèm theo không ảnh cho thấy bãi đá ngầm Chữ Thập được Trung Quốc hút cá đá lòng biển biến thành đảo nhân tạo có chiều dài ít nhất 3 km và bề ngang từ 200m đến 300 mét.
Hình chụp 3 năm khác nhau cho thấy sự biến đổi hình dạng các cơ sở Trung Quốc tại bãi Vành Khăn. Nay đang biến nơi đây thành đảo nhân tạo. (Hình: Internet)
Nhiều nhà phân tích dựa trên các mô hình đảo nhân tạo của báo chí Trung Quốc nói đảo nhân tạo Chữ Thập sẽ có phi trường và cảng biển, phục vụ cho hải quân Trung Quốc. Họ cũng cho rằng 5 bãi đá ngầm khác đã được Trung Quốc biến thành đảo nhân tạo ở Trường Sa cũng có diện tích đủ lớn cho các mưu đồ tương tự.
Ông Lopez không cho biết khi nào thì Trung Quốc đã bắt đầu các hoạt động nạo hút cá đá lòng biển ở bãi Vành Khăn hoặc đưa ra ước đoán tầm vóc của hoạt động này, mà chỉ nói rằng các hoạt động đó rất “đáng kể”.
Không ảnh người ta nhìn thấy bãi đá Vành Khăn hồi tháng 10-2014 chỉ có hai tòa nhà gồm cả một tòa nhà 3 tầng bố trí như pháo đài trên biển mà không có hoạt động nạo hút nào khi các hoạt động nạo hút cá đá làm đảo nhân tạo diễn ra ở những bãi đá ngầm khác ở Trường Sa.
Việt Nam và Philippines từng nhiều lần phản đối Trung Quốc vi phạm các cam kết quốc tế khi ký vào bản Tuyên Bố Ứng Xử trên Biển Đông (DOC) năm 2002, cam kết giữ nguyên trạng các khu vực tranh chấp, nhưng từ đó đến nay, ngày càng lấn tới.
Không những thế, họ còn ngang ngược tuyên bố gần hết cả Biển Đông là của Trung Quốc. Các nước nhỏ phía nam chỉ còn một vùng rẻo biển ven bờ. (TN)
02-06- 2015 2:37:00 PM
Bảo mẫu xốc ngược đầu trẻ mồ côi xuống đất, đánh dã man
Đoạn clip ghi cảnh một bảo mẫu bế thốc một cháu bé chừng hai tuổi. Bảo mẫu dùng tay trái kẹp vào hông cháu bé, xốc ngược lên, tay phải giật mạnh quần cháu và liên tiếp dùng tay trái đánh vào người cháu bé. Lúc này cháu bé đang trong tư thế đầu ngược xuống đất, chân giơ lên trời.
Theo tin tức trên Pháp luật TP HCM, những ngày gần đây, người dân Bạc Liêu phẫn nộ với đoạn clip phát tán trên facebook ghi lại cảnh một bảo mẫu của Cơ sở nhà trẻ mồ côi Vĩnh Phước An Tự (phường 2, TP Bạc Liêu) đánh dã man một cháu nhỏ mà cơ sở đang nuôi dưỡng.
Đoạn clip ngắn ghi cảnh một bảo mẫu bế thốc một cháu bé chừng hai tuổi. Bảo mẫu dùng tay trái kẹp vào hông cháu bé, xốc ngược lên, tay phải giật mạnh quần cháu và liên tiếp dùng tay trái đánh vào người cháu bé. Lúc này cháu bé đang trong tư thế đầu ngược xuống đất, chân giơ lên trời.
Đoạn clip cũng thể hiện rất rõ tiếng “chát chát” khi bảo mẫu đánh vào người cháu bé. Sau khi đánh cả chục phát vào người cháu, bảo mẫu “cắp” cháu bé vào hông theo tư thế cháu bé chúi đầu xuống đất, đi ra cửa, vừa đi vừa đánh cho đến khi khuất khỏi tầm ghi hình của máy điện thoại.
Bảo mẫu xốc ngược đầu trẻ mồ côi xuống đất, đánh dã man. Ảnh chụp từ clip
Trao đổi về vấn đề này trên Pháp luật TP HCM, Đại tá Phạm Quang Chung, Trưởng Công an TP Bạc Liêu, cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, ngày 31/1, Cơ quan CSĐT Công an TP Bạc Liêu đã xác minh ngay về clip trên. Qua hình ảnh trong clip, công an xác định hành vi của bảo mẫu là hành vi bạo hành trẻ em.
Công an xác định bảo mẫu đánh cháu bé tên Phạm Thanh Thủy (còn gọi là Ngọc), 34 tuổi, ngụ phường 5, TP Bạc Liêu. Bà Thủy là nhân viên chăm sóc trẻ tại cơ sở này nhưng không có hợp đồng, không có nghiệp vụ chăm sóc trẻ. Còn cháu bé mồ côi bị đánh tên L.T.V, sinh tháng 10/2012.
Tại cơ quan công an, Thủy khai nhận: Vào giữa tháng 1/2015, khoảng 15h, Thủy phát hiện cháu đi vệ sinh không đúng nơi quy định nên bực tức, Thủy đã xốc ngược đầu cháu bé, đánh liên tiếp vào người cháu. Sau đó Thủy cặp nách ngang hông trong tư thế cháu bị chúc ngược đầu xuống đất, mang cháu ra ngoài làm vệ sinh.
Vụ việc này sẽ được cơ quan công an tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cũng theo tìm hiểu của PV báo Pháp luật TP HCM, cơ sở Vĩnh Phước An Tự nằm trong khuôn viên một ngôi chùa, nuôi dưỡng 60 cháu bị bỏ rơi, mồ côi. Tuy nhiên, những người làm công tác quản lý, nuôi dưỡng các cháu đều chưa qua đào tạo. Một số người hay tới cơ sở này cũng phản ánh: Những người trực tiếp nuôi trẻ thường dùng lời lẽ thô tục, đòn roi để dạy dỗ các bé.
07.02.2015 | 08:29 AM
H.Minh (Tổng hợp)
Theo tin tức trên Pháp luật TP HCM, những ngày gần đây, người dân Bạc Liêu phẫn nộ với đoạn clip phát tán trên facebook ghi lại cảnh một bảo mẫu của Cơ sở nhà trẻ mồ côi Vĩnh Phước An Tự (phường 2, TP Bạc Liêu) đánh dã man một cháu nhỏ mà cơ sở đang nuôi dưỡng.
Đoạn clip ngắn ghi cảnh một bảo mẫu bế thốc một cháu bé chừng hai tuổi. Bảo mẫu dùng tay trái kẹp vào hông cháu bé, xốc ngược lên, tay phải giật mạnh quần cháu và liên tiếp dùng tay trái đánh vào người cháu bé. Lúc này cháu bé đang trong tư thế đầu ngược xuống đất, chân giơ lên trời.
Đoạn clip cũng thể hiện rất rõ tiếng “chát chát” khi bảo mẫu đánh vào người cháu bé. Sau khi đánh cả chục phát vào người cháu, bảo mẫu “cắp” cháu bé vào hông theo tư thế cháu bé chúi đầu xuống đất, đi ra cửa, vừa đi vừa đánh cho đến khi khuất khỏi tầm ghi hình của máy điện thoại.
Bảo mẫu xốc ngược đầu trẻ mồ côi xuống đất, đánh dã man. Ảnh chụp từ clip
Bà Thủy đánh và kẹp cháu bé đầu chúc ngược, vừa đi vừa đánh.
Trao đổi về vấn đề này trên Pháp luật TP HCM, Đại tá Phạm Quang Chung, Trưởng Công an TP Bạc Liêu, cho biết: Ngay sau khi tiếp nhận thông tin, ngày 31/1, Cơ quan CSĐT Công an TP Bạc Liêu đã xác minh ngay về clip trên. Qua hình ảnh trong clip, công an xác định hành vi của bảo mẫu là hành vi bạo hành trẻ em.
Công an xác định bảo mẫu đánh cháu bé tên Phạm Thanh Thủy (còn gọi là Ngọc), 34 tuổi, ngụ phường 5, TP Bạc Liêu. Bà Thủy là nhân viên chăm sóc trẻ tại cơ sở này nhưng không có hợp đồng, không có nghiệp vụ chăm sóc trẻ. Còn cháu bé mồ côi bị đánh tên L.T.V, sinh tháng 10/2012.
Tại cơ quan công an, Thủy khai nhận: Vào giữa tháng 1/2015, khoảng 15h, Thủy phát hiện cháu đi vệ sinh không đúng nơi quy định nên bực tức, Thủy đã xốc ngược đầu cháu bé, đánh liên tiếp vào người cháu. Sau đó Thủy cặp nách ngang hông trong tư thế cháu bị chúc ngược đầu xuống đất, mang cháu ra ngoài làm vệ sinh.
Vụ việc này sẽ được cơ quan công an tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Cũng theo tìm hiểu của PV báo Pháp luật TP HCM, cơ sở Vĩnh Phước An Tự nằm trong khuôn viên một ngôi chùa, nuôi dưỡng 60 cháu bị bỏ rơi, mồ côi. Tuy nhiên, những người làm công tác quản lý, nuôi dưỡng các cháu đều chưa qua đào tạo. Một số người hay tới cơ sở này cũng phản ánh: Những người trực tiếp nuôi trẻ thường dùng lời lẽ thô tục, đòn roi để dạy dỗ các bé.
07.02.2015 | 08:29 AM
H.Minh (Tổng hợp)
Con dâu đẩy mẹ chồng xuống giếng, dùng sào chọc đến chết
(Kiến Thức) - Mâu thuẫn với mẹ chồng, Nga dùng vật cứng đánh vào đầu bà Bé rồi đẩy xuống giếng, dùng sào chọc đến khi nạn nhân tử vong mới dừng lại.
Vụ việc con dâu dùng vật cứng đánh vào đầu mẹ chồng sau đó đẩy bà này xuống giếng đang làm rúng động dư luận tỉnh Bắc Giang. Để hiểu rõ hơn về sự việc này, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Chí Sự - Trưởng Công an huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Giếng nơi bà Bé bị con dâu đẩy xuống, dùng sào chọc đến chết rồi mới thôi đã bị lấp lại.
Đại tá Sự cho biết: “Cơ quan Công an huyện Sơn Động đang tạm giữ hình sự đối với đối tượng Lưu Thị Nga (28 tuổi, ở xã Yên Định, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) để làm rõ hành vi giết mẹ chồng là bà Chu Thị Bé (63 tuổi). Khi bị bắt, đối tượng Nga khai nhận, toàn bộ hành vi phạm tội của mình với mẹ chồng xảy ra vào khoảng 20h ngày 29/1".
Theo Đại tá Sự, theo khai nhận ban đầu của đối tượng Nga, đối tượng có mâu thuẫn với bà Bé nên 2 bên xảy ra cãi lộn. Trong lúc không kiềm chế được, Nga đã dùng vật cứng đánh vào đầu bà Bé. Không chỉ có vậy, đối tượng còn đẩy mẹ chồng xuống giếng. Do giếng nông, bà Bé vẫn chưa tử vong ngay nên Nga tiếp tục dùng gậy sào chọc xuống phía dưới đến khi nạn nhân tử vong mới thôi.
Vào trưa 30/1, anh Hoàng Văn Quảng (25 tuổi, chồng đối tượng Nga) gọi điện từ Quảng Ninh về thông báo mẹ mình bị ngã xuống giếng tử vong nên người thân hoảng hốt đi tìm. Người thân cùng hàng xóm đã đến khu vực giếng chỗ bà Bé tử vong để xem sự tình, đồng thời thông báo sự việc lên cơ quan Công an huyện Sơn Động.
Cơ quan công an tiến hành điều tra và nhận thấy trên tử thi nạn nhân có những biểu hiệu bất thường, không giống như các vụ đuối nước đơn thuần.Cụ thể, trên đầu và người bà Bé có có vết bầm tím và vết thương hở.
Cơ quan công an đã tiến hành khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân bà Bé tử vong. Kết quả cho thấy, bà Bé tử vong có dấu hiệu của ngoại lực tác động. Cơ quan điều tra xác định Lưu Thị Nga là đối tượng đáng nghi nhất trong cái chết của bà Bé. Qua đấu tranh, khai thác, Lưu Thị Nga đã thừa nhận hành vi sát hại mẹ chồng rồi đẩy xuống giếng.
Cũng theo Đại tá Sự, cơ quan điều tra đã ra lệnh khởi tố vụ án nhưng xem xét chưa khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam vì đối tượng Lưu Thị Nga đang nuôi con nhỏ.
Vụ việc đang được Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp với Công an huyện Sơn Động điều tra, làm rõ.
15:46 06/02/2015
Tiến Dũng
Vụ việc con dâu dùng vật cứng đánh vào đầu mẹ chồng sau đó đẩy bà này xuống giếng đang làm rúng động dư luận tỉnh Bắc Giang. Để hiểu rõ hơn về sự việc này, PV Kiến Thức đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Chí Sự - Trưởng Công an huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Giếng nơi bà Bé bị con dâu đẩy xuống, dùng sào chọc đến chết rồi mới thôi đã bị lấp lại.
Đại tá Sự cho biết: “Cơ quan Công an huyện Sơn Động đang tạm giữ hình sự đối với đối tượng Lưu Thị Nga (28 tuổi, ở xã Yên Định, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang) để làm rõ hành vi giết mẹ chồng là bà Chu Thị Bé (63 tuổi). Khi bị bắt, đối tượng Nga khai nhận, toàn bộ hành vi phạm tội của mình với mẹ chồng xảy ra vào khoảng 20h ngày 29/1".
Theo Đại tá Sự, theo khai nhận ban đầu của đối tượng Nga, đối tượng có mâu thuẫn với bà Bé nên 2 bên xảy ra cãi lộn. Trong lúc không kiềm chế được, Nga đã dùng vật cứng đánh vào đầu bà Bé. Không chỉ có vậy, đối tượng còn đẩy mẹ chồng xuống giếng. Do giếng nông, bà Bé vẫn chưa tử vong ngay nên Nga tiếp tục dùng gậy sào chọc xuống phía dưới đến khi nạn nhân tử vong mới thôi.
Vào trưa 30/1, anh Hoàng Văn Quảng (25 tuổi, chồng đối tượng Nga) gọi điện từ Quảng Ninh về thông báo mẹ mình bị ngã xuống giếng tử vong nên người thân hoảng hốt đi tìm. Người thân cùng hàng xóm đã đến khu vực giếng chỗ bà Bé tử vong để xem sự tình, đồng thời thông báo sự việc lên cơ quan Công an huyện Sơn Động.
Cơ quan công an tiến hành điều tra và nhận thấy trên tử thi nạn nhân có những biểu hiệu bất thường, không giống như các vụ đuối nước đơn thuần.Cụ thể, trên đầu và người bà Bé có có vết bầm tím và vết thương hở.
Cơ quan công an đã tiến hành khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân bà Bé tử vong. Kết quả cho thấy, bà Bé tử vong có dấu hiệu của ngoại lực tác động. Cơ quan điều tra xác định Lưu Thị Nga là đối tượng đáng nghi nhất trong cái chết của bà Bé. Qua đấu tranh, khai thác, Lưu Thị Nga đã thừa nhận hành vi sát hại mẹ chồng rồi đẩy xuống giếng.
Cũng theo Đại tá Sự, cơ quan điều tra đã ra lệnh khởi tố vụ án nhưng xem xét chưa khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam vì đối tượng Lưu Thị Nga đang nuôi con nhỏ.
Vụ việc đang được Công an tỉnh Bắc Giang phối hợp với Công an huyện Sơn Động điều tra, làm rõ.
15:46 06/02/2015
Tiến Dũng
Kinh sợ quy trình chế biến mứt Tết bẩn kèm hóa chất
Các loại mứt nhìn trông bắt mắt nhưng nguyên liệu lại siêu bẩn, ngâm hóa chất, làm bằng tay trần bên ngoài lề đường bụi bặm.
Đến hẹn lại lên, thời điểm này thị trường bánh kẹo, mứt phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán hoạt động mạnh, lượng hàng bán ra nhiều, sức mua lớn. Thế nhưng đằng sau mỗi "sản phẩm" bán cho người tiêu dùng là vấn đề đáng suy ngẫm.
Mứt dừa ngâm chất tẩy
Khi nhắc đến sản xuất mứt Tết, người dân TP.HCM thường nghĩ ngay đến một số địa điểm lâu đời chuyên về sản xuất mứt như đường Xóm Đất, Thái Phiên (Q.11), khu Cư xá Đường Sắt (Q.3), Tỉnh Lộ 10 (Q.Bình Tân)... những nơi này vẫn giữ cách sản xuất thủ công, những ai chứng kiến không khỏi rùng mình, sởn gai ốc.
Trên đường Xóm Đất và Thái Phiên (Q.11), có khoảng 5 cơ sở lớn hoạt động sản xuất công khai trước cửa mặt tiền nhà, nhiều người qua lại.
Nam thanh niên dùng vợt lấy dừa ngâm hóa chất tẩy trắng từ thùng ra ngoài chiếc rọ khác. Ảnh: Phan Cường.
Dừa trái sau khi được thu nạp "thập cẩm" tại các chợ đầu mối, các nơi nhỏ lẻ về bóc tách vỏ và lấy cơm dừa. Tiếp đó, dừa bỏ vào bên trong những thùng phi xanh được chứa một loại nước “đặc biệt” có khả năng tẩy trắng.
Đây là giai đoạn “tẩy” nên cơm dừa được ngâm lâu có khi cả ngày liền. Để đánh tan vết bẩn và làm mềm dừa, một thanh niên dùng cây tre dài đảo qua lại dừa trong thùng phi nhiều lần. Nước sau khi ngâm xong được thải trực tiếp lênh láng ngay ống cống trước nhà với màu trắng bệch, đặc quánh, kèm mùi khó chịu, khi ngửi cảm giác buồn nôn.
Có khoảng 7 lao động, tay cầm miếng dừa múc đổ vào máy bào, máy cắt. Lúc ngứa thì dùng tay gãi đầu, mồ hôi nhễ nhại thì dùng tay quệt trán. Điều đáng nói, máy móc sản xuất thì gỉ sét, thô sơ, người làm thì không găng tay, không bảo hộ lao động.
Sau đó, các loạn dừa được chuyển đến khâu sấy khô, keo đường, mứt nhuộm phẩm màu, chất bảo quản... để ra sản phẩm bắt mắt, giữ lâu.
Thùng phi lớn chứa một loại hóa chất nhằm tẩy trắng và làm mềm cơm dừa trong thời gian nhanh nhất. Ảnh: Phan Cường.
Người sản xuất không dám ăn đồ mình làm
Trong khi các cơ sở sản xuất mứt trên địa bàn Q.11 có phần lộ thiên thì những lò mứt tại Cư xá Đường Sắt (đường Lý Thái Tổ - Nguyễn Đình Chiểu thuộc Q.3) kín đáo hơn.
Việc tiếp cận các cơ sở sản xuất mứt tại Khu Cư xá Đường Sắt rất khó khăn, bởi nơi đây thường cửa đóng then cài, chỉ cho người quen biết vào mua hàng.
Sau quá trình dò, chúng tôi tiếp cận một người phụ nữ tên N. khoảng 45 tuổi tay trần đang thoăn thoắt bốc từng nhúm chất gì sệt sệt quệt vào bao ni-lon trắng đục rồi bao lại. Hỏi ra mới biết, đó là mứt mãng cầu dùng bán Tết Nguyên đán Ất Mùi sắp tới.
Nguyên liệu mứt được múc đựng vào một khay nhựa không đậy kín, phơi lồ lộ giữa đường. Chốc chốc chị N. lấy tay quệt mũi, gãi ngứa chân. Vừa quấn xong vài cái mứt, chị với tay cầm điếu thuốc lá rít vài hơi rồi làm tiếp.
Chị N. là chủ quán nước, trong lúc rảnh rỗi nhận làm thêm cho một lò mứt lớn trong hẻm. Hiện nay, mỗi ngày chị quấn hàng chục kg mứt, giúp chị thu nhập từ 130.000-150.000 đồng tiền công/ngày.
Dùng tay trần bốc mứt mãng cầu bỏ vào bao nhựa gói lại. Ảnh: Phan Cường.
Chị N. cho biết, từ lâu khu Cư xá Đường Sắt được xem là "thủ phủ" của các loại mứt, có rất nhiều hãng xưởng, cơ sở lớn nhỏ làm mứt có trên 40 năm. Tuy nhiên, theo thời gian, hiện tại chỉ còn 2 cơ sở lớn sản xuất mứt quanh năm, suốt tháng, còn lại một số hộ gia đình chỉ làm mứt thời vụ, nhất là dịp lễ, Tết.
Nơi đây, chủ yếu làm các loại mứt mãng cầu, me. Nguyên vật liệu nhập chính từ các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ và một số nơi trong nước.
Khi chúng tôi mong muốn được vào lò mứt để xem hàng thế nào để mua với số lượng lớn, chị N. "úp mở" cho biết: "Việc sản xuất là nơi khác, còn nơi này chỉ làm nơi chứa hàng và giao hàng. Chỉ có người quen mới được vào, còn người lạ thì không được".
Mỗi ký mứt mãng cầu làm "thủ công" có giá lên đến hàng trăm ngàn đồng.Ảnh: Phan Cường.
Thấy tôi có vẻ muốn mua mứt Tết, chị N. bảo tôi đưa tiền chị mua dùm cho. Chị đi trước, tôi theo sau, đi chừng 50m chị gõ cửa một căn nhà cấp 4 rồi đóng cửa cài then chốt lại, tôi đứng ngoài chờ đợi. Lát sau chị mang ra cho tôi các bịch mứt mãng cầu và mứt me với giá 150.000 đồng/1kg.
Chị N. không quên "tiết lộ" nếu mua mứt sấy thì có chất lượng ngon, mặc dù nhìn miếng mứt có vẻ hơi đen, không bắt mắt. Ngược lại, các loại mứt có màu trắng là có sử dụng hóa chất tẩy trắng, và có giá rẻ hơn mức màu đen ít nhất từ 40.000 đồng/kg.
Theo tìm hiểu PV hầu như các sản phẩm mứt đều có sử dụng hóa chất bảo quản nhằm làm cho miếng mứt để lâu mà không bị hư, thối. Ngoài ra, mứt được tẩm các chất khác giúp người ăn vào cảm thấy thơm, ngon hơn.
Sau giai đoạn làm mứt bằng tay, các kiện hàng được đóng gói xuất đi bán tại các chợ đầu mối, nhiều tỉnh thành cả nước. Ảnh: Phan Cường.
Tôi đặt vấn đề: "Có bao giờ chị và người thân trong gia đình ăn mứt do chính tay mình làm không?". Chị N. nói thẳng: "Làm thì làm, bán cho người khác, chứ chúng tôi chẳng bao giờ dám ăn".
"Lý do vì sao?" - tôi hỏi. Chị N. nhoẻn miệng cười xòa cho qua chuyện.
Qua quan sát, có không ít cơ sở mứt thuê người chở hàng đóng thùng bỏ mối các chợ và bán đi các tỉnh thành trong cả nước. Với những hãng xưởng lớn, xuất bán hàng tấn mứt mỗi ngày. Việc gán nhãn mác, logo vào sản phẩm, quầy bán nào thích hiệu gì thì đưa hình cho chị N. dán "made in" vào, tùy thích.
20:51 06/02/2015
Theo Phan Cường/VTC
Đến hẹn lại lên, thời điểm này thị trường bánh kẹo, mứt phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán hoạt động mạnh, lượng hàng bán ra nhiều, sức mua lớn. Thế nhưng đằng sau mỗi "sản phẩm" bán cho người tiêu dùng là vấn đề đáng suy ngẫm.
Mứt dừa ngâm chất tẩy
Khi nhắc đến sản xuất mứt Tết, người dân TP.HCM thường nghĩ ngay đến một số địa điểm lâu đời chuyên về sản xuất mứt như đường Xóm Đất, Thái Phiên (Q.11), khu Cư xá Đường Sắt (Q.3), Tỉnh Lộ 10 (Q.Bình Tân)... những nơi này vẫn giữ cách sản xuất thủ công, những ai chứng kiến không khỏi rùng mình, sởn gai ốc.
Trên đường Xóm Đất và Thái Phiên (Q.11), có khoảng 5 cơ sở lớn hoạt động sản xuất công khai trước cửa mặt tiền nhà, nhiều người qua lại.
Nam thanh niên dùng vợt lấy dừa ngâm hóa chất tẩy trắng từ thùng ra ngoài chiếc rọ khác. Ảnh: Phan Cường.
Dừa trái sau khi được thu nạp "thập cẩm" tại các chợ đầu mối, các nơi nhỏ lẻ về bóc tách vỏ và lấy cơm dừa. Tiếp đó, dừa bỏ vào bên trong những thùng phi xanh được chứa một loại nước “đặc biệt” có khả năng tẩy trắng.
Đây là giai đoạn “tẩy” nên cơm dừa được ngâm lâu có khi cả ngày liền. Để đánh tan vết bẩn và làm mềm dừa, một thanh niên dùng cây tre dài đảo qua lại dừa trong thùng phi nhiều lần. Nước sau khi ngâm xong được thải trực tiếp lênh láng ngay ống cống trước nhà với màu trắng bệch, đặc quánh, kèm mùi khó chịu, khi ngửi cảm giác buồn nôn.
Có khoảng 7 lao động, tay cầm miếng dừa múc đổ vào máy bào, máy cắt. Lúc ngứa thì dùng tay gãi đầu, mồ hôi nhễ nhại thì dùng tay quệt trán. Điều đáng nói, máy móc sản xuất thì gỉ sét, thô sơ, người làm thì không găng tay, không bảo hộ lao động.
Sau đó, các loạn dừa được chuyển đến khâu sấy khô, keo đường, mứt nhuộm phẩm màu, chất bảo quản... để ra sản phẩm bắt mắt, giữ lâu.
Thùng phi lớn chứa một loại hóa chất nhằm tẩy trắng và làm mềm cơm dừa trong thời gian nhanh nhất. Ảnh: Phan Cường.
Người sản xuất không dám ăn đồ mình làm
Trong khi các cơ sở sản xuất mứt trên địa bàn Q.11 có phần lộ thiên thì những lò mứt tại Cư xá Đường Sắt (đường Lý Thái Tổ - Nguyễn Đình Chiểu thuộc Q.3) kín đáo hơn.
Việc tiếp cận các cơ sở sản xuất mứt tại Khu Cư xá Đường Sắt rất khó khăn, bởi nơi đây thường cửa đóng then cài, chỉ cho người quen biết vào mua hàng.
Sau quá trình dò, chúng tôi tiếp cận một người phụ nữ tên N. khoảng 45 tuổi tay trần đang thoăn thoắt bốc từng nhúm chất gì sệt sệt quệt vào bao ni-lon trắng đục rồi bao lại. Hỏi ra mới biết, đó là mứt mãng cầu dùng bán Tết Nguyên đán Ất Mùi sắp tới.
Nguyên liệu mứt được múc đựng vào một khay nhựa không đậy kín, phơi lồ lộ giữa đường. Chốc chốc chị N. lấy tay quệt mũi, gãi ngứa chân. Vừa quấn xong vài cái mứt, chị với tay cầm điếu thuốc lá rít vài hơi rồi làm tiếp.
Chị N. là chủ quán nước, trong lúc rảnh rỗi nhận làm thêm cho một lò mứt lớn trong hẻm. Hiện nay, mỗi ngày chị quấn hàng chục kg mứt, giúp chị thu nhập từ 130.000-150.000 đồng tiền công/ngày.
Dùng tay trần bốc mứt mãng cầu bỏ vào bao nhựa gói lại. Ảnh: Phan Cường.
Chị N. cho biết, từ lâu khu Cư xá Đường Sắt được xem là "thủ phủ" của các loại mứt, có rất nhiều hãng xưởng, cơ sở lớn nhỏ làm mứt có trên 40 năm. Tuy nhiên, theo thời gian, hiện tại chỉ còn 2 cơ sở lớn sản xuất mứt quanh năm, suốt tháng, còn lại một số hộ gia đình chỉ làm mứt thời vụ, nhất là dịp lễ, Tết.
Nơi đây, chủ yếu làm các loại mứt mãng cầu, me. Nguyên vật liệu nhập chính từ các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ và một số nơi trong nước.
Khi chúng tôi mong muốn được vào lò mứt để xem hàng thế nào để mua với số lượng lớn, chị N. "úp mở" cho biết: "Việc sản xuất là nơi khác, còn nơi này chỉ làm nơi chứa hàng và giao hàng. Chỉ có người quen mới được vào, còn người lạ thì không được".
Mỗi ký mứt mãng cầu làm "thủ công" có giá lên đến hàng trăm ngàn đồng.Ảnh: Phan Cường.
Thấy tôi có vẻ muốn mua mứt Tết, chị N. bảo tôi đưa tiền chị mua dùm cho. Chị đi trước, tôi theo sau, đi chừng 50m chị gõ cửa một căn nhà cấp 4 rồi đóng cửa cài then chốt lại, tôi đứng ngoài chờ đợi. Lát sau chị mang ra cho tôi các bịch mứt mãng cầu và mứt me với giá 150.000 đồng/1kg.
Chị N. không quên "tiết lộ" nếu mua mứt sấy thì có chất lượng ngon, mặc dù nhìn miếng mứt có vẻ hơi đen, không bắt mắt. Ngược lại, các loại mứt có màu trắng là có sử dụng hóa chất tẩy trắng, và có giá rẻ hơn mức màu đen ít nhất từ 40.000 đồng/kg.
Theo tìm hiểu PV hầu như các sản phẩm mứt đều có sử dụng hóa chất bảo quản nhằm làm cho miếng mứt để lâu mà không bị hư, thối. Ngoài ra, mứt được tẩm các chất khác giúp người ăn vào cảm thấy thơm, ngon hơn.
Sau giai đoạn làm mứt bằng tay, các kiện hàng được đóng gói xuất đi bán tại các chợ đầu mối, nhiều tỉnh thành cả nước. Ảnh: Phan Cường.
Tôi đặt vấn đề: "Có bao giờ chị và người thân trong gia đình ăn mứt do chính tay mình làm không?". Chị N. nói thẳng: "Làm thì làm, bán cho người khác, chứ chúng tôi chẳng bao giờ dám ăn".
"Lý do vì sao?" - tôi hỏi. Chị N. nhoẻn miệng cười xòa cho qua chuyện.
Qua quan sát, có không ít cơ sở mứt thuê người chở hàng đóng thùng bỏ mối các chợ và bán đi các tỉnh thành trong cả nước. Với những hãng xưởng lớn, xuất bán hàng tấn mứt mỗi ngày. Việc gán nhãn mác, logo vào sản phẩm, quầy bán nào thích hiệu gì thì đưa hình cho chị N. dán "made in" vào, tùy thích.
20:51 06/02/2015
Theo Phan Cường/VTC
Những vụ tặng quà bằng hàng dởm chấn động dư luận Việt
(Kiến Thức) - Doanh nghiệp tặng quà Tết lẫn hàng giả, tặng nhẫn vàng giả cho người khiếm thị, tặng mì hết date... là những vụ việc từng gây bức xúc dư luận.
Hàng nghìn công nhân nhận quà Tết chứa bột nêm giả
Mới đây nhất, vụ việc hàng nghìn công nhân ở Bình Dương phát hiện gói hạt nêm Knorr trong phần quà Tết công ty tặng có nhiều dấu hiệu hàng giả và trả lại đã gây xôn xao dư luận.
Số bột nêm giả được phát hiện trong phần quà tết của công nhân.
Cụ thể của vụ việc tặng quà Tết bằng bột nêm Knorr dởm như sau: Công ty TNHH Quốc tế Chutex (thuộc khu công nghiệp Sóng Thần, thị xã Dĩ An, Bình Dương) tặng gần 6.000 phần quà Tết cho công nhân, gồm một chai dầu ăn, một gói bột ngọt, một gói đường và một gói hạt nêm nhãn hiệu Knorr. Khi kiểm tra quà, nhiều công nhân phát hiện gói bột nêm trọng lượng 900 gr có dấu hiệu khác lạ như bao bì mờ hơn, ngày sản xuất và hạn sử dụng bị in nhầm, không đúng thứ tự ngày tháng...
Nghi ngờ gói bột nêm trong phần quà Tết là hàng giả, một số người mang đến cửa hàng lớn để nhờ kiểm tra giúp và cũng được xác nhận tương tự. Sau đó, công nhân đã phản ánh sự việc cho lãnh đạo công đoàn. Trước sự việc trên, công ty Chutex ngay đã đề nghị nhà sản xuất bột nêm cử người xuống kiểm tra và nhận được câu trả lời đây không phải là sản phẩm của doanh nghiệp.
Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thị xã Dĩ An và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng đã vào cuộc và khẳng định bột nêm Knorr loại 900g trong phần quà tặng là hàng giả. Công ty TNHH tư vấn xây dựng - thương mại và dịch vụ Cát Điền (phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM) là đơn vị cung cấp toàn bộ quà Tết cho Công ty Chutex tặng công nhân. Giá trị lô hàng này là hơn 812 triệu đồng, riêng bột nêm trị giá hơn 322 triệu đồng.
Đám cưới từ thiện cho người khuyết tật tặng nhẫn vàng giả
HCM đã khiến dư luận xúc động. Nhất là khi 20 cặp đôi còn được một doanh nghiệp tặng từ trang phục cưới, bàn tiệc, thiệp mời và đặc biệt là 20 cặp nhẫn cưới vàng trị giá 6 triệu đồng cho mỗi cặp...
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi đám cưới được diễn ra, dư luận lại phải bức xúc thay cho những người trong cuộc. Nguyên nhân xuất phát từ hàng loạt cặp đôi đã bàng hoàng khi thấy chất lượng nhẫn xuống cấp nhanh chóng và ngả đen. Sau khi mang nhẫn đi thử, họ biết được sự thật những chiếc nhẫn này không có giá trị 6 triệu đồng như được quảng cáo. Đến lúc này, đại diện ban tổ chức đám cưới mới hé lộ sự thật bất ngờ.
Cặp nhẫn vàng kém chất lượng.
Cụ thể, đại diện đơn vị tổ chức chương trình "Đám cưới vì cộng đồng" năm 2014 thừa nhận có sai sót khi thông báo về giá trị của những chiếc nhẫn cưới tài trợ đến các cặp uyên ương. Tổng trị giá 20 cặp nhẫn là 50 triệu đồng, tức 2,5 triệu đồng mỗi cặp, chứ không phải 6 triệu đồng như đã thông báo trong chương trình.
Đại diện của doanh nghiệp tài trợ là Công ty vàng Cửu Long Jewelry cũng khẳng định sự nhầm lẫn này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến trong dư luận còn nghi ngờ cả chất lượng vàng của cặp nhẫn. Bởi nếu không phải là vàng giả, vàng kém chất lượng thì khó có thể nhanh xỉn màu như thế. Một hành động từ thiện đáng lẽ phải được tôn vinh đã bị "bôi xấu" bởi chính các đơn vị tổ chức.
Doanh nghiệp tặng bệnh nhân ung thư mì tôm hết date
Năm 2012, một doanh nghiệp tặng bệnh nhân ung thư những thùng mì tôm hết date đã khiến dư luận hết sức bất bình.
Theo phản ánh của chị Bùi Thị M. một phụ huynh có con đang điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện K (cơ sở 2 tại Tam Hiệp, Hoàng Mai – Hà Nội), sáng ngày 6/6/2012, chị thấy các bác sỹ của bệnh viện tiếp nhận 100 thùng mì tôm nhãn hiệu Gấu đỏ tặng các bệnh nhi đang điều trị tại đây.
Tuy nhiên, sau khi chiếc xe chở mì tôm tới giao xong rồi ra về, các bác sĩ và một số phụ huynh đã phát hiện nhiều thùng mỳ có hạn sử dụng chỉ còn vài ngày, thậm chí một số thùng mì đã quá date từ tháng 5.
Bác sĩ kiểm tra thì thấy có hàng gần hết hạn, chỉ còn khoảng 3-4 ngày nữa. Có 10 thùng hết hạn từ tháng 5; 7 thùng vào ngày 7/6 là hết thời hạn sử dụng; 88 thùng có date rải rác từ ngày 9 đến 18/6. Chỉ có 2 thùng là còn hạn sử dụng đến tháng 8.
"Bệnh viện lập biên bản sự việc, thân nhân một số trẻ khác cùng ký vào. Tôi không rõ là đại lý nào mang đến tặng nhưng tất cả mì mang nhãn hiệu Gấu Đỏ. Phía đại lý cũng đến xin lỗi, cho xe chở hàng về", chị Hà cho biết thêm.
Bác sĩ của Bệnh viện K cơ sở 2 ở Tam Hiệp sau đó cũng đã xác nhận sự việc đó. Phía công ty mì tôm cũng đã xin lỗi vì sơ suất này.
Sốc vì phát cơm từ thiện ôi thiu cho người nghèo
Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy - TPHCM cho biết, khoảng 15h30 ngày 9/12/2014, chiếc xe bán tải mang biển kiểm soát 51U-1917 đỗ gần cổng phụ của Bệnh viện Chợ Rẫy trên đường Thuận Kiều. Một số người trên xe mang cơm và bánh bông lan đi phát. Thấy có cơm từ thiện phát miễn phí, nhiều thân nhân người bệnh đang điều trị trong bệnh viện, người bán hàng rong, bán vé số… đến xin. Thế nhưng sau khi nhận được xuất cơm, mọi người mới phát hiện ra rằng chúng đã bị ôi thiu, bốc mùi.
Sau khi nhận được thông tin trên, tổ bảo vệ bệnh viện đã đề nghị chính quyền phường 12, quận 5 hỗ trợ can thiệp. Khi có sự xuất hiện của cơ quan chức năng, chiếc xe phát cơm không rõ nguồn gốc đã rời đi. Những phần cơm người nghèo nhận được đã bốc mùi ôi thiu, không thể sử dụng nên bà con đều phải bỏ vào thùng rác trong sự tiếc nuối và cảm giác buồn tủi.
Hộp cơm chiên rau củ bị bốc mùi rất nặng, buộc phải đổ bỏ.
ThS.KS Lê Minh Hiển, Trưởng đơn vị Y Xã hội, bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Thời gian qua, tình trạng cho cơm từ thiện tự phát quanh Bệnh viện Chợ Rẫy xuất hiện ngày càng nhiều. Việc phát cơm trong khuôn viên bệnh viện do bệnh viện tổ chức và quản lý nhưng phía ngoài bệnh viện thì trách nhiệm quản lý thuộc về chính quyền địa phương”.
Thảo Nguyên (tổng hợp)
07:57 07/02/2015
Hàng nghìn công nhân nhận quà Tết chứa bột nêm giả
Mới đây nhất, vụ việc hàng nghìn công nhân ở Bình Dương phát hiện gói hạt nêm Knorr trong phần quà Tết công ty tặng có nhiều dấu hiệu hàng giả và trả lại đã gây xôn xao dư luận.
Số bột nêm giả được phát hiện trong phần quà tết của công nhân.
Cụ thể của vụ việc tặng quà Tết bằng bột nêm Knorr dởm như sau: Công ty TNHH Quốc tế Chutex (thuộc khu công nghiệp Sóng Thần, thị xã Dĩ An, Bình Dương) tặng gần 6.000 phần quà Tết cho công nhân, gồm một chai dầu ăn, một gói bột ngọt, một gói đường và một gói hạt nêm nhãn hiệu Knorr. Khi kiểm tra quà, nhiều công nhân phát hiện gói bột nêm trọng lượng 900 gr có dấu hiệu khác lạ như bao bì mờ hơn, ngày sản xuất và hạn sử dụng bị in nhầm, không đúng thứ tự ngày tháng...
Nghi ngờ gói bột nêm trong phần quà Tết là hàng giả, một số người mang đến cửa hàng lớn để nhờ kiểm tra giúp và cũng được xác nhận tương tự. Sau đó, công nhân đã phản ánh sự việc cho lãnh đạo công đoàn. Trước sự việc trên, công ty Chutex ngay đã đề nghị nhà sản xuất bột nêm cử người xuống kiểm tra và nhận được câu trả lời đây không phải là sản phẩm của doanh nghiệp.
Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an thị xã Dĩ An và Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cũng đã vào cuộc và khẳng định bột nêm Knorr loại 900g trong phần quà tặng là hàng giả. Công ty TNHH tư vấn xây dựng - thương mại và dịch vụ Cát Điền (phường 25, quận Bình Thạnh, TP HCM) là đơn vị cung cấp toàn bộ quà Tết cho Công ty Chutex tặng công nhân. Giá trị lô hàng này là hơn 812 triệu đồng, riêng bột nêm trị giá hơn 322 triệu đồng.
Đám cưới từ thiện cho người khuyết tật tặng nhẫn vàng giả
HCM đã khiến dư luận xúc động. Nhất là khi 20 cặp đôi còn được một doanh nghiệp tặng từ trang phục cưới, bàn tiệc, thiệp mời và đặc biệt là 20 cặp nhẫn cưới vàng trị giá 6 triệu đồng cho mỗi cặp...
Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau khi đám cưới được diễn ra, dư luận lại phải bức xúc thay cho những người trong cuộc. Nguyên nhân xuất phát từ hàng loạt cặp đôi đã bàng hoàng khi thấy chất lượng nhẫn xuống cấp nhanh chóng và ngả đen. Sau khi mang nhẫn đi thử, họ biết được sự thật những chiếc nhẫn này không có giá trị 6 triệu đồng như được quảng cáo. Đến lúc này, đại diện ban tổ chức đám cưới mới hé lộ sự thật bất ngờ.
Cụ thể, đại diện đơn vị tổ chức chương trình "Đám cưới vì cộng đồng" năm 2014 thừa nhận có sai sót khi thông báo về giá trị của những chiếc nhẫn cưới tài trợ đến các cặp uyên ương. Tổng trị giá 20 cặp nhẫn là 50 triệu đồng, tức 2,5 triệu đồng mỗi cặp, chứ không phải 6 triệu đồng như đã thông báo trong chương trình.
Đại diện của doanh nghiệp tài trợ là Công ty vàng Cửu Long Jewelry cũng khẳng định sự nhầm lẫn này. Tuy nhiên, nhiều ý kiến trong dư luận còn nghi ngờ cả chất lượng vàng của cặp nhẫn. Bởi nếu không phải là vàng giả, vàng kém chất lượng thì khó có thể nhanh xỉn màu như thế. Một hành động từ thiện đáng lẽ phải được tôn vinh đã bị "bôi xấu" bởi chính các đơn vị tổ chức.
Doanh nghiệp tặng bệnh nhân ung thư mì tôm hết date
Năm 2012, một doanh nghiệp tặng bệnh nhân ung thư những thùng mì tôm hết date đã khiến dư luận hết sức bất bình.
Theo phản ánh của chị Bùi Thị M. một phụ huynh có con đang điều trị tại khoa Nhi, Bệnh viện K (cơ sở 2 tại Tam Hiệp, Hoàng Mai – Hà Nội), sáng ngày 6/6/2012, chị thấy các bác sỹ của bệnh viện tiếp nhận 100 thùng mì tôm nhãn hiệu Gấu đỏ tặng các bệnh nhi đang điều trị tại đây.
Tuy nhiên, sau khi chiếc xe chở mì tôm tới giao xong rồi ra về, các bác sĩ và một số phụ huynh đã phát hiện nhiều thùng mỳ có hạn sử dụng chỉ còn vài ngày, thậm chí một số thùng mì đã quá date từ tháng 5.
Bác sĩ kiểm tra thì thấy có hàng gần hết hạn, chỉ còn khoảng 3-4 ngày nữa. Có 10 thùng hết hạn từ tháng 5; 7 thùng vào ngày 7/6 là hết thời hạn sử dụng; 88 thùng có date rải rác từ ngày 9 đến 18/6. Chỉ có 2 thùng là còn hạn sử dụng đến tháng 8.
"Bệnh viện lập biên bản sự việc, thân nhân một số trẻ khác cùng ký vào. Tôi không rõ là đại lý nào mang đến tặng nhưng tất cả mì mang nhãn hiệu Gấu Đỏ. Phía đại lý cũng đến xin lỗi, cho xe chở hàng về", chị Hà cho biết thêm.
Bác sĩ của Bệnh viện K cơ sở 2 ở Tam Hiệp sau đó cũng đã xác nhận sự việc đó. Phía công ty mì tôm cũng đã xin lỗi vì sơ suất này.
Sốc vì phát cơm từ thiện ôi thiu cho người nghèo
Thông tin từ Bệnh viện Chợ Rẫy - TPHCM cho biết, khoảng 15h30 ngày 9/12/2014, chiếc xe bán tải mang biển kiểm soát 51U-1917 đỗ gần cổng phụ của Bệnh viện Chợ Rẫy trên đường Thuận Kiều. Một số người trên xe mang cơm và bánh bông lan đi phát. Thấy có cơm từ thiện phát miễn phí, nhiều thân nhân người bệnh đang điều trị trong bệnh viện, người bán hàng rong, bán vé số… đến xin. Thế nhưng sau khi nhận được xuất cơm, mọi người mới phát hiện ra rằng chúng đã bị ôi thiu, bốc mùi.
Sau khi nhận được thông tin trên, tổ bảo vệ bệnh viện đã đề nghị chính quyền phường 12, quận 5 hỗ trợ can thiệp. Khi có sự xuất hiện của cơ quan chức năng, chiếc xe phát cơm không rõ nguồn gốc đã rời đi. Những phần cơm người nghèo nhận được đã bốc mùi ôi thiu, không thể sử dụng nên bà con đều phải bỏ vào thùng rác trong sự tiếc nuối và cảm giác buồn tủi.
Hộp cơm chiên rau củ bị bốc mùi rất nặng, buộc phải đổ bỏ.
ThS.KS Lê Minh Hiển, Trưởng đơn vị Y Xã hội, bệnh viện Chợ Rẫy cho biết: “Thời gian qua, tình trạng cho cơm từ thiện tự phát quanh Bệnh viện Chợ Rẫy xuất hiện ngày càng nhiều. Việc phát cơm trong khuôn viên bệnh viện do bệnh viện tổ chức và quản lý nhưng phía ngoài bệnh viện thì trách nhiệm quản lý thuộc về chính quyền địa phương”.
Thảo Nguyên (tổng hợp)
07:57 07/02/2015
Đảng lôi sinh viên ra chống "khủng bố"
CTV Danlambao - Trong 3 ngày 6, 7, 8 tháng 2, 2015 theo chỉ thị của Thành đoàn Hà Nội, 100 sinh viên được huy động để tham gia diễn tập phòng thủ, chống khủng bố tại Nhà hát lớn Hà Nội. Sau trò "ngư dân bám biển" lấy sinh mạng ngư dân để "bám biển", đảng lại lôi sinh viên "vào cuộc" chống khủng bố. Nhưng mà chống "khủng bố" nào? Ai khủng bố!?
Sau gần 40 năm gọi là "hòa bình" nước CHXHCNVN đã không còn kẻ thù. Tàu cộng thì đã là bạn, là láng giềng đời đời hữu nghị 16 vàng 4 tốt. Đế quốc Mỹ thì đảng đã quay đầu bắt tay xin xỏ làm ăn. Không lẽ đảng sợ khủng bố ISIS chăng?
Vậy thì chỉ còn lại là thế lực thù địch... không không thấy như những hồn ma vất vưởng trên các trang báo chống diễn tiến hòa bình của báo Nhân Dân. Hay khủng bố mà đảng muốn 100 sinh viên tập dượt để chống là "từ em bé đến cụ già ai ai cũng chống Tàu" làm cho Bộ trưởng Phùng Quang Thanh lo lắng... lắm?
Chống khủng bố ở các quốc gia thực sự bị đe dọa về hiểm họa này là một công việc nguy hiểm, đòi hỏi trình độ và khả năng chuyên môn cao. Bộ phận chống khủng bố là bộ phận xuất sắc nhất từ các tổ chức an ninh và tình báo được hình thành. Nhưng ở xứ sở đỉnh cao trí tuệ CHXHCNVN, chống khủng bố là một trò chơi và đảng cộng sản đem những sinh viên ra để mị dân và khủng bố tinh thần của giới trẻ bằng tạo ấn tượng nguy cơ về khủng bố... ma.
Việt Nam giận dữ nhưng bất lực về một dự luật của Canada
TORONTO (NV) .- Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng CSVN đã gửi thư cho ông Stephen Harper, Thủ tướng Canada cho biết một dự luật của Canada có thể làm tổn hại cho quan hệ Việt Nam – Canada.
Thủ tướng Canada và Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải chúc Tết cộng đồng Việt Nam tại Toronto hồi cuối tuần trước. (Hình: Radio LMDCVN)
Dự luật mà ông Dũng đề cập trong thư là Dự luật S-219. Dự luật S-219 do ông Ngô Thanh Hải, một Thượng nghị sĩ Canada đề nghị và đã được Thượng viện Canada thông qua hồi đầu tháng 12 năm ngoái và được Hạ viện Canada đưa ra thảo luận trong tuần này.
Dự luật S-219 chọn 30 tháng 4 hàng năm là ngày kỷ niệm chính thức cho sự kiện người Việt phải bỏ xứ để tìm đường tị nạn cộng sản. Trong thư gửi Thủ tướng Canada, Thủ tướng CSVN trình bày rằng, Dự luật S-219 tạo ra một “cái nhìn méo mó về lịch sử Việt Nam”.
Việt Nam đã chính thức phản đối Dự luật S-219 vài lần song không hiệu quả.
Hồi thượng tuần tháng 12, sau khi Thượng viện Canada thông qua Dự luật S-219, ông Vũ Việt Dũng, một viên chức ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam ở Canada, từng tuyên bố với báo giới Canada rằng, Dự luật S-219 sẽ “ảnh hưởng xấu tới quan hệ giữa Việt Nam và Canada, cũng như nỗ lực mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư".
Ông Vũ Việt Dũng nói thêm rằng ông Tô Anh Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Canada đã trình bày điều đó với ông John Baird, Ngoại trưởng Canada bởi Dự luật S-219 là một “thông điệp không đúng” gửi tới dân chúng Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Ở Việt Nam, ông Lê Thanh Hải, Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, tuyên bố Dự luật S-219 “có những nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân”.
Trang web globeandmail.com của Canada cho biết thêm rằng, ông Phạm Bình Minh Phó Thủ tướng, kiêm Ngoại trưởng Việt Nam cũng từng gửi thư phản đối Dự luật S-219 cho Ngoại trưởng Canada. Tuy là một bên trong TPP và vẫn nỗ lực phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam và các quốc gia châu Á song dường như Canada không bận tâm tới những phản ứng vừa kể của Việt Nam.
Ông Jason Kenney, Bộ trưởng Lao động Canada, nhấn mạnh rằng, tuy tôn trọng quan hệ với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhưng ông ủng hộ Dự luật S-219 vì dự luật này nhằm kỷ niệm việc 60 ngàn người đã dám đánh đổi mạng sống để đi tìm tự do và đã tìm được tự do tại Canada.
Mới đây, ông Stephen Harper, Thủ tướng Canada đã đến tham dự Hội chợ Tết 2015 của cộng đồng người Việt tại Toronto. Ngay sau đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada bày tỏ “sự ngạc nhiên và lo ngại về việc nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa trước đây đã được treo cạnh các lá cờ Canada tại các địa điểm công cộng ở Toronto”.
Ông Jason Kenney, Bộ trưởng Lao động Canada, người có trách nhiệm bảo vệ yếu tố đa văn hóa ở Canada, đáp lại, cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng mà người Canada gốc Việt đã lựa chọn.
Trò chuyện với globeandmail.com, ông Ngô Thanh Hải, Thượng nghị sĩ Canada, người đề nghị Dự luật S-219 bảo rằng, Dự luật S-219 không liên quan tới chính phủ hiện tại của Việt Nam, không đụng tới các quan hệ thương mại.
Khi được BBC mời bình luận về sự kiện vừa kể, ông Vũ Đức Khanh, một luật sư Canada nhận định rằng, nhà cầm quyền CSVN đang làm “trò hề” vì không hiểu “luật chơi”, không biết đâu là chỗ cần tác động và không thực tâm hoà giải dân tộc. (G.Đ)
02-05- 2015 3:15:45 PM
Thủ tướng Canada và Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải chúc Tết cộng đồng Việt Nam tại Toronto hồi cuối tuần trước. (Hình: Radio LMDCVN)
Dự luật mà ông Dũng đề cập trong thư là Dự luật S-219. Dự luật S-219 do ông Ngô Thanh Hải, một Thượng nghị sĩ Canada đề nghị và đã được Thượng viện Canada thông qua hồi đầu tháng 12 năm ngoái và được Hạ viện Canada đưa ra thảo luận trong tuần này.
Dự luật S-219 chọn 30 tháng 4 hàng năm là ngày kỷ niệm chính thức cho sự kiện người Việt phải bỏ xứ để tìm đường tị nạn cộng sản. Trong thư gửi Thủ tướng Canada, Thủ tướng CSVN trình bày rằng, Dự luật S-219 tạo ra một “cái nhìn méo mó về lịch sử Việt Nam”.
Việt Nam đã chính thức phản đối Dự luật S-219 vài lần song không hiệu quả.
Hồi thượng tuần tháng 12, sau khi Thượng viện Canada thông qua Dự luật S-219, ông Vũ Việt Dũng, một viên chức ngoại giao làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam ở Canada, từng tuyên bố với báo giới Canada rằng, Dự luật S-219 sẽ “ảnh hưởng xấu tới quan hệ giữa Việt Nam và Canada, cũng như nỗ lực mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư".
Ông Vũ Việt Dũng nói thêm rằng ông Tô Anh Dũng, Đại sứ Việt Nam tại Canada đã trình bày điều đó với ông John Baird, Ngoại trưởng Canada bởi Dự luật S-219 là một “thông điệp không đúng” gửi tới dân chúng Việt Nam và cộng đồng quốc tế.
Ở Việt Nam, ông Lê Thanh Hải, Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam, tuyên bố Dự luật S-219 “có những nội dung sai trái, xuyên tạc lịch sử, khơi lại quá khứ đau buồn, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc Việt Nam, nhằm phục vụ những mục đích chính trị cá nhân”.
Trang web globeandmail.com của Canada cho biết thêm rằng, ông Phạm Bình Minh Phó Thủ tướng, kiêm Ngoại trưởng Việt Nam cũng từng gửi thư phản đối Dự luật S-219 cho Ngoại trưởng Canada. Tuy là một bên trong TPP và vẫn nỗ lực phát triển quan hệ thương mại với Việt Nam và các quốc gia châu Á song dường như Canada không bận tâm tới những phản ứng vừa kể của Việt Nam.
Ông Jason Kenney, Bộ trưởng Lao động Canada, nhấn mạnh rằng, tuy tôn trọng quan hệ với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam nhưng ông ủng hộ Dự luật S-219 vì dự luật này nhằm kỷ niệm việc 60 ngàn người đã dám đánh đổi mạng sống để đi tìm tự do và đã tìm được tự do tại Canada.
Mới đây, ông Stephen Harper, Thủ tướng Canada đã đến tham dự Hội chợ Tết 2015 của cộng đồng người Việt tại Toronto. Ngay sau đó, Đại sứ quán Việt Nam tại Canada bày tỏ “sự ngạc nhiên và lo ngại về việc nhiều lá cờ vàng ba sọc đỏ của Việt Nam Cộng hòa trước đây đã được treo cạnh các lá cờ Canada tại các địa điểm công cộng ở Toronto”.
Ông Jason Kenney, Bộ trưởng Lao động Canada, người có trách nhiệm bảo vệ yếu tố đa văn hóa ở Canada, đáp lại, cờ vàng ba sọc đỏ là biểu tượng mà người Canada gốc Việt đã lựa chọn.
Trò chuyện với globeandmail.com, ông Ngô Thanh Hải, Thượng nghị sĩ Canada, người đề nghị Dự luật S-219 bảo rằng, Dự luật S-219 không liên quan tới chính phủ hiện tại của Việt Nam, không đụng tới các quan hệ thương mại.
Khi được BBC mời bình luận về sự kiện vừa kể, ông Vũ Đức Khanh, một luật sư Canada nhận định rằng, nhà cầm quyền CSVN đang làm “trò hề” vì không hiểu “luật chơi”, không biết đâu là chỗ cần tác động và không thực tâm hoà giải dân tộc. (G.Đ)
02-05- 2015 3:15:45 PM
Hàng ngàn xe chở quá tải cày nát con đường trị giá $1.5 tỷ
THANH HÓA (NV) - Hàng ngày, nhìn xe quá tải cày nát con đường trăm tỷ, trực tiếp gây ô nhiễm trầm trọng đến cuộc sống mà người dân chỉ biết kêu trời, trong khi chính quyền địa phương làm ngơ.
Theo tờ Lao Ðộng, với tổng mức đầu tư bằng trái phiếu chính phủ gần 300 tỷ đồng (khoảng, $1.5 tỷ), đường Nghi Sơn-Bãi Trành nối khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa với đường Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng tháng 9, 2004 và đưa vào khai thác đầu năm 2009, hiện tan hoang do xe quá khổ, quá tải hoành hành. Ðáng nói, các cơ quan chức năng Thanh Hóa lại tỏ ra bất lực hoặc làm ngơ trước thực trạng này.
Ngay khi vừa mới đưa vào sử dụng, đường đã bị xe quá tải làm cho méo mó, biến dạng.
Ông Ðào Công Lý, giám đốc công ty Giao Thông 2 Thanh Hóa, nới với báo Lao Ðộng: “Cuối năm 2009, công ty Anh Phát khai thác mỏ đất tại Tân Trường để san lấp mặt bằng nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, xe tải nặng của công ty chở đất đi qua làm hỏng mặt đường đoạn qua xã Tân Trường. Hàng chục cây số đường tan hoang, đầy 'ổ trâu, ổ voi' kinh hoàng. Bụi bay mù mịt phủ lên cây cối, nhà cửa và làm đảo lộn cuộc sống người dân?
Vẫn theo báo này, sau đó, công ty Anh Phát đã nộp bảo lãnh ngân hàng cho Công Ty 185 và cam kết chậm nhất ngày cuối tháng 4, 2011 sẽ bàn thảo với nhà thầu, chủ đầu tư, đưa ra biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, đến nay, mọi lời hứa đều như lớp bụi dày phủ lên cây cối ven đường.
“Hiện xe quá tải, quá khổ của chính công ty này và hàng chục đơn vị khác vẫn chạy ngày đêm, càng về đêm càng chạy nhiều, do dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn với nhiều hợp đồng san lấp mặt bằng khiến hàng chục công ty vận tải bất chấp quy định về tải trọng, bất chấp hàng trăm tỷ đồng tiền thuế của dân đổ ra làm đường và bất chấp cả các cơ quan quản lý.”
Theo ông Trần Văn Nhiên, thôn 10, xã Tân Trường, Tĩnh Gia, từng đoạn dài bị cày nát, sức nặng khiến mặt đường chỗ trồi lên đến 50cm, chỗ lõm xuống như hố, đọng nước, chỉ có xe tải hãng Howo mới có thể đi theo rãnh đó được. Những cái bẫy to tướng này đã lấy đi sinh mạng của 2 người dân và 6 người bị tai nạn, trong đó có 2 trường hợp bị thần kinh, mất khả năng lao động.
Sự bực tức của dân lên cao độ. Ðã nhiều lần dân viết đơn lên các cấp chính quyền với mong mỏi lập lại trật tự vận tải cũng như củng cố lại tuyến đường nhưng vô vọng; đã vài lần người dân chặn xe quá tải lại phản đối, nhưng sau đó, cán bộ xã lại xuống điều đình, để giải phóng tuyến đường dân sinh, nên đâu lại vào đó.
Ðiều lạ là trạm kiểm tra tải trọng lưu động do thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông đặt ngay đầu cầu vượt QL 1A nhưng không thể giải quyết được tình trạng này. Nhiều xe quá tải, quá khổ đi qua trạm nhưng cảnh sát giao thông làm lơ, lực lượng thanh tra giao thông chỉ biết nhìn theo vì cảnh sát không dừng xe, không yêu cầu đưa xe quá khổ, quá tải vào trạm cân, mà nhìn xe quá khổ, quá tải lặc lè qua mặt. (Tr.N)
02-05- 2015 5:02:53 PM
Theo tờ Lao Ðộng, với tổng mức đầu tư bằng trái phiếu chính phủ gần 300 tỷ đồng (khoảng, $1.5 tỷ), đường Nghi Sơn-Bãi Trành nối khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa với đường Hồ Chí Minh được khởi công xây dựng tháng 9, 2004 và đưa vào khai thác đầu năm 2009, hiện tan hoang do xe quá khổ, quá tải hoành hành. Ðáng nói, các cơ quan chức năng Thanh Hóa lại tỏ ra bất lực hoặc làm ngơ trước thực trạng này.
Con đường $1.5 tỷ đã bị biến dạng. (Hình: báo Lao Ðộng)
Ngay khi vừa mới đưa vào sử dụng, đường đã bị xe quá tải làm cho méo mó, biến dạng.
Ông Ðào Công Lý, giám đốc công ty Giao Thông 2 Thanh Hóa, nới với báo Lao Ðộng: “Cuối năm 2009, công ty Anh Phát khai thác mỏ đất tại Tân Trường để san lấp mặt bằng nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, xe tải nặng của công ty chở đất đi qua làm hỏng mặt đường đoạn qua xã Tân Trường. Hàng chục cây số đường tan hoang, đầy 'ổ trâu, ổ voi' kinh hoàng. Bụi bay mù mịt phủ lên cây cối, nhà cửa và làm đảo lộn cuộc sống người dân?
Vẫn theo báo này, sau đó, công ty Anh Phát đã nộp bảo lãnh ngân hàng cho Công Ty 185 và cam kết chậm nhất ngày cuối tháng 4, 2011 sẽ bàn thảo với nhà thầu, chủ đầu tư, đưa ra biện pháp khắc phục. Tuy nhiên, đến nay, mọi lời hứa đều như lớp bụi dày phủ lên cây cối ven đường.
“Hiện xe quá tải, quá khổ của chính công ty này và hàng chục đơn vị khác vẫn chạy ngày đêm, càng về đêm càng chạy nhiều, do dự án xây dựng nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn với nhiều hợp đồng san lấp mặt bằng khiến hàng chục công ty vận tải bất chấp quy định về tải trọng, bất chấp hàng trăm tỷ đồng tiền thuế của dân đổ ra làm đường và bất chấp cả các cơ quan quản lý.”
Theo ông Trần Văn Nhiên, thôn 10, xã Tân Trường, Tĩnh Gia, từng đoạn dài bị cày nát, sức nặng khiến mặt đường chỗ trồi lên đến 50cm, chỗ lõm xuống như hố, đọng nước, chỉ có xe tải hãng Howo mới có thể đi theo rãnh đó được. Những cái bẫy to tướng này đã lấy đi sinh mạng của 2 người dân và 6 người bị tai nạn, trong đó có 2 trường hợp bị thần kinh, mất khả năng lao động.
Sự bực tức của dân lên cao độ. Ðã nhiều lần dân viết đơn lên các cấp chính quyền với mong mỏi lập lại trật tự vận tải cũng như củng cố lại tuyến đường nhưng vô vọng; đã vài lần người dân chặn xe quá tải lại phản đối, nhưng sau đó, cán bộ xã lại xuống điều đình, để giải phóng tuyến đường dân sinh, nên đâu lại vào đó.
Ðiều lạ là trạm kiểm tra tải trọng lưu động do thanh tra giao thông và cảnh sát giao thông đặt ngay đầu cầu vượt QL 1A nhưng không thể giải quyết được tình trạng này. Nhiều xe quá tải, quá khổ đi qua trạm nhưng cảnh sát giao thông làm lơ, lực lượng thanh tra giao thông chỉ biết nhìn theo vì cảnh sát không dừng xe, không yêu cầu đưa xe quá khổ, quá tải vào trạm cân, mà nhìn xe quá khổ, quá tải lặc lè qua mặt. (Tr.N)
02-05- 2015 5:02:53 PM
Công an đánh chết dân ra tòa cũng kêu oan vì bị 'ép cung”
ĐỒNG THÁP (NV) .- Hai sĩ quan Công an tỉnh Đồng Tháp bị truy tố về tội dùng nhục hình dẫn đến cái chết của một nghi can gần hai năm trước đã “kêu oan” và tố bị “ép cung”.
Hai ông sĩ quan Công an tỉnh Đồng Tháp ra tòa với cáo buộc “dùng nhục hình” dẫn đến chết người. (Hình: Người Lao Động)
Theo tin một số báo, hôm 5/2/2015, tòa án tỉnh Đồng Tháp xử sơ thẩm vụ án “Dùng nhục hình” đối với bị cáo Huỳnh Ngọc Tòng (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội CSĐT trinh sát) và Phạm Xuân Bình (nguyên thiếu úy, cán bộ điều tra) thuộc Công an thành phố Cao Lãnh.
Nạn nhân là Nguyễn Tuấn Thanh, 26 tuổi, ngụ tại xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An đã chết khi được mang đi cấp cứu ở bệnh viện ngày 17/11/2013 sau những trận tra tấn ép cung khi bị bắt giữ ngày trước đó. Gia đình thanh niên này đã gửi đơn thưa đi khắp nơi dẫn đến cuộc điều tra và truy tố hai ông công an nói trên.
Theo phiên xử được tờ Thanh Niên tường thuật, “Bình và Tòng trong lúc lấy lời khai của Nguyễn Tuấn Thanh vào ngày 16.11.2013 để điều tra làm rõ về một vụ trộm xe đã dùng nhục hình đối với Thanh”.
Theo tờ Người Lao Động, cáo trạng của Viện Kiểm sát Tối Cao nói “do bực tức trước việc Thanh không chịu nhận tội nên Tòng và Bình đã dùng tay, chân và cây ba trắc đánh nghi can này. Mặc dù không kết luận được hành vi dùng nhục hình của người nào là nguyên nhân chính gây nên cái chết của Thanh nhưng cũng đủ yếu tố để cấu thành tội “Dùng nhục hình”.
Tuy nhiên, trong phiên tòa sơ thẩm ngày 5/2/2015, cả hai bị cáo “đều không đồng ý với kết luận trong cáo trạng và kêu oan. Trong đó, bị cáo Bình cho rằng bị điều tra viên của VKSND Tối cao ép cung, tung tin rằng cha mẹ đang đau yếu và vợ Bình bị động thai. Trong khi đó, bị cáo Tòng cho biết đã viết hơn 300 lá đơn gởi đi khắp nơi để kêu oan nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm nào từ các cơ quan chức năng”.
Còn tờ Thanh Niên thì kể rằng “Tại phiên tòa, Bình và Tòng không thừa nhận đánh, đá Thanh, còn chuyện Thanh tử vong cả hai không biết, không rõ”. Theo tin các báo, tòa án Đồng Tháp đã trả hồ sơ” để “điều tra bổ sung” cho vụ án này.
Tra tấn nhục hình, ép cung của công an là chuyện phổ biến trên cả nước tại Việt Nam. Các bản báo cáo của các cơ quan tư pháp, tố tụng trước đây từng nhìn nhận án oan sai có rất nhiều vì cái “bệnh thành tích” để mau thăng quan tiến chức.
Một vài vụ kết án tử hình nổi tiếng thời gian gần đây được giải oan chỉ là một phần quá nhỏ bé trong hàng ngàn hàng vạn vụ án oan sai mà nếu có cuộc điều tra sâu rộng và công bằng, có thể làm đảo lộn cả hệ thống tư pháp CSVN.
Nếu một người dân đánh chết một viên công an khó thoát tội danh giết người và bản án tử hình. Nhưng các ông công an tra tấn chết người, nếu chẳng may phải ra tòa với tội danh “dùng nhục hình” thì bản án co dãn từ 6 tháng đến 12 năm theo điều 298 Luật Hình Sự CSVN. Người ta chưa hề thấy có một ông công an nào bị kết án tối đa theo điều luật này.
Trong năm 2013, ít nhất có 13 người chết vì tra tấn, nhục hình khi bị công an bắt tạm giam để điều tra. Sang năm 2014, số người dân bị công an tra tấn chết lên đến 24 người.
Mới tháng Giêng đầu năm 2015, một nghi can trộm cắp đã bị Công an xã Ea Wy huyện Ea H'Leo tỉnh Đắc lắc tra tấn chết ngày 6/1/2015 nhưng báo cho gia đình là nghi can 'chết vì bệnh tim” trong khi gia đình cả quyết Nguyễn Văn Luân, 26 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh trước khi bị bắt, không hề có tiền sử hay dấu hiệu của bệnh tim. Gia đình anh đã mang quan tài tới ăn vạ ở trước trụ sở xã nhưng vụ việc bị đẩy cho chìm xuồng.
Từ tháng 11/2013, Việt Nam đã ký vào Công ước Quốc tế về Chống Tra Tấn nhưng người dân chết vì tra tấn nhục hành khi mới bị bắt tạm giam một vài giờ tới một vài ngày vẫn rất nhiều. Không ít những nạn nhân này bị đổ cho là “tự tử” dù trên thân thể của họ đầy dấu vết nhục hình. (TN)
02-05- 2015 5:11:27 PM
Hai ông sĩ quan Công an tỉnh Đồng Tháp ra tòa với cáo buộc “dùng nhục hình” dẫn đến chết người. (Hình: Người Lao Động)
Theo tin một số báo, hôm 5/2/2015, tòa án tỉnh Đồng Tháp xử sơ thẩm vụ án “Dùng nhục hình” đối với bị cáo Huỳnh Ngọc Tòng (nguyên thiếu tá, Đội phó Đội CSĐT trinh sát) và Phạm Xuân Bình (nguyên thiếu úy, cán bộ điều tra) thuộc Công an thành phố Cao Lãnh.
Nạn nhân là Nguyễn Tuấn Thanh, 26 tuổi, ngụ tại xã Mỹ Thạnh Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An đã chết khi được mang đi cấp cứu ở bệnh viện ngày 17/11/2013 sau những trận tra tấn ép cung khi bị bắt giữ ngày trước đó. Gia đình thanh niên này đã gửi đơn thưa đi khắp nơi dẫn đến cuộc điều tra và truy tố hai ông công an nói trên.
Theo phiên xử được tờ Thanh Niên tường thuật, “Bình và Tòng trong lúc lấy lời khai của Nguyễn Tuấn Thanh vào ngày 16.11.2013 để điều tra làm rõ về một vụ trộm xe đã dùng nhục hình đối với Thanh”.
Theo tờ Người Lao Động, cáo trạng của Viện Kiểm sát Tối Cao nói “do bực tức trước việc Thanh không chịu nhận tội nên Tòng và Bình đã dùng tay, chân và cây ba trắc đánh nghi can này. Mặc dù không kết luận được hành vi dùng nhục hình của người nào là nguyên nhân chính gây nên cái chết của Thanh nhưng cũng đủ yếu tố để cấu thành tội “Dùng nhục hình”.
Tuy nhiên, trong phiên tòa sơ thẩm ngày 5/2/2015, cả hai bị cáo “đều không đồng ý với kết luận trong cáo trạng và kêu oan. Trong đó, bị cáo Bình cho rằng bị điều tra viên của VKSND Tối cao ép cung, tung tin rằng cha mẹ đang đau yếu và vợ Bình bị động thai. Trong khi đó, bị cáo Tòng cho biết đã viết hơn 300 lá đơn gởi đi khắp nơi để kêu oan nhưng vẫn chưa nhận được hồi âm nào từ các cơ quan chức năng”.
Còn tờ Thanh Niên thì kể rằng “Tại phiên tòa, Bình và Tòng không thừa nhận đánh, đá Thanh, còn chuyện Thanh tử vong cả hai không biết, không rõ”. Theo tin các báo, tòa án Đồng Tháp đã trả hồ sơ” để “điều tra bổ sung” cho vụ án này.
Tra tấn nhục hình, ép cung của công an là chuyện phổ biến trên cả nước tại Việt Nam. Các bản báo cáo của các cơ quan tư pháp, tố tụng trước đây từng nhìn nhận án oan sai có rất nhiều vì cái “bệnh thành tích” để mau thăng quan tiến chức.
Một vài vụ kết án tử hình nổi tiếng thời gian gần đây được giải oan chỉ là một phần quá nhỏ bé trong hàng ngàn hàng vạn vụ án oan sai mà nếu có cuộc điều tra sâu rộng và công bằng, có thể làm đảo lộn cả hệ thống tư pháp CSVN.
Nếu một người dân đánh chết một viên công an khó thoát tội danh giết người và bản án tử hình. Nhưng các ông công an tra tấn chết người, nếu chẳng may phải ra tòa với tội danh “dùng nhục hình” thì bản án co dãn từ 6 tháng đến 12 năm theo điều 298 Luật Hình Sự CSVN. Người ta chưa hề thấy có một ông công an nào bị kết án tối đa theo điều luật này.
Trong năm 2013, ít nhất có 13 người chết vì tra tấn, nhục hình khi bị công an bắt tạm giam để điều tra. Sang năm 2014, số người dân bị công an tra tấn chết lên đến 24 người.
Mới tháng Giêng đầu năm 2015, một nghi can trộm cắp đã bị Công an xã Ea Wy huyện Ea H'Leo tỉnh Đắc lắc tra tấn chết ngày 6/1/2015 nhưng báo cho gia đình là nghi can 'chết vì bệnh tim” trong khi gia đình cả quyết Nguyễn Văn Luân, 26 tuổi, hoàn toàn khỏe mạnh trước khi bị bắt, không hề có tiền sử hay dấu hiệu của bệnh tim. Gia đình anh đã mang quan tài tới ăn vạ ở trước trụ sở xã nhưng vụ việc bị đẩy cho chìm xuồng.
Từ tháng 11/2013, Việt Nam đã ký vào Công ước Quốc tế về Chống Tra Tấn nhưng người dân chết vì tra tấn nhục hành khi mới bị bắt tạm giam một vài giờ tới một vài ngày vẫn rất nhiều. Không ít những nạn nhân này bị đổ cho là “tự tử” dù trên thân thể của họ đầy dấu vết nhục hình. (TN)
02-05- 2015 5:11:27 PM