(Kiến Thức) - Chỉ trong khoảng thời gian vài tuần, các nhân viên của tiệm vàng K.N liên tiếp bị nhóm côn đồ dàn cảnh trộm, cướp tài sản hàng trăm triệu đồng.
Ngày 6/1, cơ quan CSĐT Công an quận 8, TP HCM cho biết, đang tạm giữ 3 nghi can để điều tra làm rõ hành vi “Trộm cắp tài sản”, đồng thời truy bắt 2 đối tượng còn lại trong băng nhóm này để lập hồ sơ xử lý. Băng cướp này sa lưới xuất phát từ vụ việc chúng dàn cảnh cướp tiền của một nhân viên tiệm vàng cùng ngày.
Cụ thể, theo điều tra bước đầu, khoảng 10h45 ngày 6/1, anh Khanh, nhân viên tiệm vàng K.N (đường Nguyễn Thị Tần, phường 2, quận 8, TP HCM) đi thu tiền hàng cho chủ. Sau khi lấy được 50 triệu đồng, anh Khanh bỏ vào túi áo rồi chạy xe máy hiệu SCR về trở lại tiệm.
Khu vực nơi nạn nhân bị nhóm đối tượng dàn cảnh cướp tiền nhưng bị người dân phát hiện cùng hỗ trợ truy bắt.
Đến trước nhà số 37, đường Nguyễn Thị Tần (hướng từ cầu Rạch Ông về cầu Chữ Y), anh Khanh bất ngờ bị 5 đối tượng (chưa rõ lai lịch) ép sát xe. Một đối tượng nữ lợi dụng cảnh hỗn loạn móc túi anh Khanh lấy 50 triệu đồng nhưng bị anh này phát hiện chụp tay lại.
Khi anh Khanh tri hô, “nữ quái” này cũng giả vờ kêu cứu nói mình là nạn nhân của vụ cướp. Tuy nhiên, do quen biết với anh Khanh nên nhiều người dân đã hỗ trợ nạn nhân bắt giữ tên cầm lái và nữ quái ngay tại trận.
Cùng lúc này, tổ công tác thuộc Công an quận 8 đang trên đường tuần tra phát hiện bắt giữ thêm một đối tượng nữa, còn hai tên khác nhanh chân tẩu thoát khỏi hiện trường.
Theo chủ tiệm vàng K.N - tiệm vàng có nhân viên bị cướp, khoảng 3 tuần trước, một nam nhân viên chi nhánh 2 của tiệm vàng này đi lấy 100 triệu đồng về đến khu vực trên cũng bị dàn cảnh cướp. Rất may, khi nghe tiếng tri hô người dân địa phương đã hỗ trợ nạn nhân bắt giữ được một đối tượng.
Một số người dân khẳng định, đây là băng nhóm chuyên dàn cảnh móc túi người đi đường rất táo tợn trên địa bàn phường 2, quận 8. Rất có thể bọn chúng đã theo dõi anh Khanh từ rất lâu, khi anh này lấy tiền về gần tiệm vàng K.N thì ra tay.
Hiện công an chưa tiết lộ danh tính các đối tượng nhằm phục vụ công tác điều tra truy bắt các tên còn lại trong vụ cướp tiền của tiệm vàng trên.
15:10 06/01/2015
Vũ Sơn
Tuesday, January 6, 2015
Cháy chợ thị trấn Thới Bình, 12 căn nhà bị thiêu rụi
(TNO) Khoảng 18 giờ 30 ngày 6.1, một đám cháy lớn đã thiêu rụi 12 căn nhà nằm trong khu chợ sầm uất thuộc thị trấn Thới Bình (H.Thới Bình, Cà Mau).
Lực lượng Cảnh sát PCCC đang nỗ lực dập tắt đám cháy - Ảnh: Gia Bách
|
[21 giờ 45] Ông Lê Minh Khởi, Bí thư H.Thới Bình cho biết: “Sau khi lực lượng làm nhiệm vụ, dập tắt hoàn toàn đám cháy, chúng tôi sẽ phân công lực lượng bảo vệ hiện trường. Đến sáng mai (7.1) mới bắt tay vào công việc kiểm kê thiệt hại cũng như công tác hỗ trợ cho bà con không may bị thiệt hại”.
[21 giờ 30] Ông Đặng Thanh Tùng, cán bộ phụ trách nông dân khóm 8, thị trấn Thới Bình kể: “Khoảng 18 giờ 30 phút tôi đang trực ở trụ sở thì thấy lửa phát ra từ cửa hàng kinh doanh vàng bạc của ông Phạm Chí Thành. Ngọn lửa lan rất nhanh, chỉ ít phút sau, bao trùm hết cả khu chợ”.
[21 giờ] Đám cháy được dập tắt. Vụ cháy không gây thiệt hại về người nhưng tài sản của 12 hộ dân bị thiêu rụi hoàn toàn. Trong số 12 hộ bị thiệt hại, có hai hộ kinh doanh vàng, còn lại là kinh doanh quần áo may sẵn, giày dép, đồ nhựa…ước thiệt hại hàng tỉ đồng. Theo lời của những hộ dân bị thiệt hại, họ vừa nhập hàng hóa quần áo, giày dép… về bán tết nhưng không may hỏa hoạn lại xảy ra.
[20 giờ 50] Đám cháy cơ bản được khống chế. Tuy vậy, lực lượng chữa cháy vẫn tiếp tục dùng vòi rồng phun nước vào khu vực cháy để đề phòng ngọn lửa có thể bùng phát trở lại.
Đám cháy cơ bản được khống chế - Ảnh: Gia Bách
Cảnh tan hoang sau đám cháy - Ảnh: Gia Bách
|
[20 giờ 23] Toàn bộ khu vực thị trấn Thới Bình bị cúp điện. Hai xe chữa cháy và hàng chục cán bộ, chiến sĩ thuộc Phòng Cảnh sát PCCC Cà Mau và lực lượng dân quân tự vệ của thị trấn đang tích cực khống chế đám cháy.
Toàn bộ khu vực chợ Thới Bình đã bị cúp điện - Ảnh: Gia Bách
|
[20 giờ 15] Theo thông tin mới nhất, có đến 12 căn nhà bị thiêu rụi hoàn toàn, trong đó có 2 tiệm vàng. Trao đổi với PV Thanh Niên Online, một số người dân địa phương cho biết, ngọn lửa xuất phát từ bình điện hạ thế đầu khu chợ. Cũng theo người dân, bình điện này đã nhiều lần xẹt lửa và người dân đã phản ánh đến cơ quan chức năng nhưng không thấy khắc phục, sửa chữa.
[20 giờ] Theo thông tin của PV Thanh Niên Online từ hiện trường, cả khu vực này ngập chìm trong biển lửa, khói tỏa ra nghi ngút bao phủ một vùng rộng lớn. Hàng chục người dân tại khu vực chợ thị trấn Thới Bình hốt hoảng chạy ra khỏi nhà.
Người dân bất lực nhìn lửa thiêu rụi những căn nhà - Ảnh: Gia Bách
|
Nhiều căn nhà đã bị thiêu rụi - Ảnh: Gia Bách
Gia Bách
|
Bao giờ dân ta làm được cái đinh ốc?
Thứ Hai đầu tuần này có hai cuộc họp quan trọng, một ở nước ta, một ở Mỹ, bàn về tương lai Việt Nam trong năm năm tới. Trong cả hai hội nghị, không ai đưa cây đinh ốc vào chương trình nghị sự, thật đáng tiếc.
Câu chuyện cái đinh ốc bùng lên trong nước từ Tháng Chín. Báo chí đăng tin công ty Samsung điện tử thú nhận cơ xưởng ráp máy điện thoại của họ ở Bắc Ninh không tìm ra xí nghiệp nào của người Việt Nam có thể cung cấp những cây đinh xoắn trôn ốc, còn gọi là ốc vít.
Tại sao nhân dân ta anh hùng vẫn chưa làm được cái đinh ốc, sau 70 năm tiến lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng Sản, và sau 30 năm đổi mới kinh tế cho nó giống xã hội tư bản thời hoang sơ? Trong hai cuộc hội nghị ở Boston và Hà Nội không ai trả lời cho câu hỏi đó.
Cuộc hội thảo, tổ chức tại Ðại Học Harvard ngày 5 Tháng Giêng năm 2015, bàn về “Các chính sách cho kinh tế Việt Nam trong năm năm tới.” Chương trình buổi sáng dành cho các chính sách gọi là vĩ mô, tức là những vấn đề lớn lao cho toàn thể kinh tế quốc dân như lạm phát, tiền tệ, thất nghiệp, vân vân. Giữa các chuyện to lớn đó, những cái đinh ốc nhỏ bé không thể chen chân vào được. Buổi chiều, các chuyên gia lại dành thời giờ tìm hiểu xem họ đang nghiên cứu những cái gì về kinh tế Việt Nam. Những cây đinh ốc chắc chắn không có cơ hội nào xuất hiện!
Trong cùng ngày Thứ Hai, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản khai mạc, trễ một tháng. Hội nghị này sẽ bỏ phiếu tín nhiệm cho các nhà lãnh đạo mà họ bầu ra từ đại hội trước; đồng thời sẽ bàn về “công tác nhân sự” đại hội thứ 12 năm 2016, tức là xem ai còn, ai mất, ai sẽ ngồi vào cái ghế nào. Trước ngày họp, dân lên mạng ở Việt Nam đã được chứng kiến cuộc đấu đá công khai giữa các phe trong đám Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang. Chủ yếu là phao tin đồn, chửi rủa, phe này bới móc phe khác. Khi họ vào họp, chắc chắn không ai nghĩ tới câu chuyện Samsung không dùng được những cái đinh ốc làm ở Việt Nam.
Câu chuyện hãng Samsung và những cây đinh ốc đáng chú ý vì trong năm 2013 Samsung ở Việt Nam (Samsung Electronics Vietnam, hay SEV) đã xuất cảng số điện thoại di động trị giá 23.9 tỷ đôla, gần bằng một phần năm (18%) tổng số tiền cả nước thu được nhờ xuất khẩu. Trong số hơn 400 triệu máy điện thoại di động mà Samsung bán ra trên thế giới thì số máy từ các nhà máy ở Bắc Ninh, Thái Nguyên chiếm 35% - trong tương lai sẽ tăng lên 50%. Ðể lắp ráp hơn 140 triệu cái máy đó, Samsung phải dùng các bộ phận, gọi là linh kiện, trị giá các bộ phận này lên tới gần 20 tỷ (19.8 tỷ) đô la. Tất nhiên, những bộ phận đắt tiền nhất do chính Samsung làm ra ở nước họ, Nam Hàn. Nhưng còn rất nhiều thứ bộ phận họ có thể mua ở các nước khác, rẻ hơn là làm tại Hàn Quốc. Nếu Samsung mang tất cả các bộ phận từ Nam Hàn qua thì nền kinh tế địa phương sẽ bất lợi. Chính phủ nước nào cũng yêu cầu các công ty ngoại quốc phải đặt mua nhiều hàng “bản xứ” để giúp các xí nghiệp địa phương. Nếu các xí nghiệp Việt Nam có cơ hội cung cấp một số bộ phận cho Samsung thì họ sẽ tạo thêm công việc làm cho công nhân Việt Nam.
Vậy người Việt Nam đã bán cho Samsung được những thứ gì?
Bộ Công Nghiệp, Thương Mại trong chính phủ đã trình làng một bản danh sách dài liệt kê 144 thứ bộ phận do các công ty ở Việt Nam cung cấp cho SEV; thí dụ pin điện, núm nghe đặt vào tai, USB chứa dữ liệu, giấy cách nhiệt, vân vân. Trong đó, 91 món dùng để ráp máy điện thoại Galaxy S4, 53 món cho loại “độc bản” (tablet) đường chéo 7 đốt (7 inches). Riêng hãng Samsung cho biết họ sẽ tăng số bộ phận đặt mua tại Việt Nam lên 170 món.
Nhưng rốt cuộc, có 67 doanh nghiệp cung cấp các linh kiện cho SEV; đại đa số là các doanh nghiệp của người Ðại Hàn, Nhật Bản, Singapore, Mã Lai. Chỉ có bốn doanh nghiệp Việt Nam cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho SEV, mà việc chính của họ là làm bao bì, in ấn.
Ông Shim Won Hwan, tổng giám đốc Samsung ở Việt Nam mới nói tại một hội thảo tại Hà Nội vào tháng Chín vừa qua, rằng “không doanh nghiệp Việt Nam nào 'nắm bắt' được cơ hội, họ chỉ cung ứng được nng sản phẩm in ấn, bao bì!” Còn những thứ “cao cấp” như cái đinh ốc vít, người Việt Nam làm không được theo tiêu chuẩn của Samsung! Họ cũng không kiếm mua được những bộ phận “sạc” điện cho cell phone do người Việt Nam làm.
Giáo Sư Nguyễn Mại, chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Ðầu tư Nước ngoài (VAFIE) xác nhận đây là tình trạng chung. Ông nói rằng các doanh nghiệp nước ta không thể cung cấp những món giản dị, rẻ tiền như bộ phận sạc pin, đinh ốc vít cho các doanh nghiệp vốn ngoại quốc. Ông Vũ Tiến Lộc, chủ tịch Phòng Thương Mại Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết thêm rằng trước đây các công ty Nhật làm việc tại như Canon, Sony, cũng chỉ đặt mua bao bì của người Việt, những thứ khác không mua được hàng đúng tiêu chuẩn! Nghĩa là khi xuất khẩu một món hàng của Canon, Sony hay Samsung, trong một trăm đồng đô la thu vào thì người Việt Nam, kinh tế Việt Nam chỉ thực sự lãnh được một đồng hay hai đồng mà thôi. Ðó là tiền công lắp ráp và cung cấp bao bì. Ngay trong giá bán các thứ bao bì cũng vẫn có một phần phải trả lại cho nước ngoài, vì mình mua các chất làm giấy, làm plastic, mua mực tốt đủ tiêu chuẩn, vân vân. Ðó là hình ảnh một nền công nghiệp ăn mày. Bao giờ các doanh nghiệp nước ta còn chưa làm nổi cây đinh ốc thì cả nước vẫn còn đi ăn mày như thế.
Ông Vũ Tiến Lộc giải thích “nguyên nhân sâu xa là môi trường kinh doanh tại Việt Nam chưa thực sự bình đẳng.” Môi trường như thế nào mà không bình đẳng? Ông Lộc nêu một thí dụ: “nhiều doanh nghiệp không nhất thiết đầu tư vào công nghệ, quản trị nhưng vẫn cạnh tranh được nhờ vào mối quan hệ.” Nói rõ hơn là như thế này: Có doanh nghiệp tư nhân cố đổ thêm tiền bạc, thời giờ cải thiện kỹ thuật, cải tiến phương pháp quản trị cho hiệu quả hơn, nhưng vẫn thua các doanh nghiệp chẳng làm gì cả. Chỉ vì những anh không làm gì cả đó hoặc là của nhà nước, hoặc do các cán bộ, đảng viên cộng sản cầm đầu, họ có “quan hệ” cho nên khi cần vay tiền là có tiền, vay với lãi suất thấp, khi cần thì xin giấy phép gì cũng nhanh, mua bán gì cũng dễ. Còn các xí nghiệp tư nhân cái gì gặp cũng khó, cũng chậm, bị hoạnh họe đủ thứ.
Vì vậy, Giáo Sư Tạ Lợi, Ðại học Kinh tế Quốc dân, nhận xét rằng “doanh nghiệp và cơ quan chức năng (tức các đấng cán bộ ngồi bàn giấy) vẫn như hai bánh xe răng cưa chạy hai hướng khác nhau.” Một người lãnh đạo công ty Ðiện Tử và Dịch Vụ Công Nghiệp Sài Gòn (Sagel) cho biết ngày xưa Sagel từng đầu tư để sản xuất một số hàng xuất khẩu; nhưng “việc xin giấy phép phải mất 3 năm, khi mình xin giấy phép xong, khởi sự đầu tư thì trên thế giới nhiều sản phẩm đã thay đổi, công nghệ đã khác trước rồi.” Có người thú nhận trong một cuộc hội thảo, “Giờ công nghệ ta thua Campuchia, họ làm được ô tô, ta có làm được đâu?”
Tất nhiên, nếu chưa ráp được cái ô tô thì có thể làm ra được những cái đinh ốc để ráp ô tô. Nếu không thì lại chỉ ráp bằng những thứ bộ phận được chế tạo ở Nam Hàn, Nhật Bản, Ðài Loan, Singapore, Mã Lai, Indonesia, Campuchia, vân vân. Nghĩa là suốt đời làm những công việc lương thấp nhất thế giới, thứ lương bổng ăn mày!
Tại sao Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản không bàn gì về những cái đinh ốc? Bởi vì mối lo lắng của họ không phải là chuyện người Việt Nam có làm ra nổi cái đinh ốc hay không. Không phải là các xí nghiệp Việt Nam làm ra được cái gì! Quanh năm, suốt tháng, cả ngày, suốt 24 giờ, họ chỉ lo làm sao bảo vệ quyền hành và lợi lộc cho bản thân và cho phe đảng. Họ sinh ra dưới một chế độ như vậy, được đào tạo như vậy. Trong tất cả các nước độc tài, cộng sản hay không cộng sản, hệ thống thăng tiến xã hội đều theo nền nếp đó. Những cuộc đấu đá trên mạng gần đây cho thấy, những phe Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang không một anh nào trình bày cho mọi người thấy phe mình có những chính sách nào tốt hơn phe bên kia. Bởi vì phe nào cũng vậy, họ không coi chuyện nước Việt Nam có sản xuất được đinh ốc là chuyện quan trọng. Ít nhất, không có thứ tự ưu tiên bằng vấn đề họ có còn giữ được địa vị và của cải hay không! Họ chỉ đem nhau ra chửi, bên này chửi bên kia tham nhũng hơn mình. Một phe tố cáo Trần Văn Truyền nhà cao cửa rộng thì phe bên kia tố giác Nguyễn Xuân Phúc còn nhiều nhà cửa hơn. Vì vậy, Hội nghị Trung Ương Ðảng chắc chắn không có thời giờ bàn chuyện những cái đinh ốc.
Còn quý vị kinh tế gia, khoa học gia họp tại Boston, họ cũng không bàn đến những cái đinh ốc nhưng vì lý do khác. Họ chỉ bàn các vấn đề lớn, gọi là kinh tế vĩ mô mà thôi. Việc sản xuất đinh ốc chắc chắn là chuyện nhỏ, kinh tế học gọi là vi mô. Lý do, không phải vì thân phận những cái đinh ốc quá nhỏ! Lý do chính là việc sản xuất và phân bố hàng hóa, dù nhỏ như cây đinh ốc, lớn như cái máy bay, đều thuộc phạm vi nghiên cứu kinh tế vi mô.
Môn kinh tế học vi mô khảo sát cơ cấu vận động xem các doanh nghiệp làm ăn theo những quy luật nào, cạnh tranh, trao đổi với nhau ra sao. Nếu sống trong môi trường theo đúng quy luật tự do cạnh tranh, trong khung cảnh pháp lý có luật pháp rõ ràng, công khai và công bằng, thì các tự nhiên doanh nghiệp phải chạy đua với nhau chế ra những thứ hàng tốt nhất với giá thành rẻ nhất. Còn trong khung cảnh kinh tế bao cấp xã hội chủ nghĩa thì các doanh nghiệp không được khích lệ một cách tự nhiên để làm ăn như vậy. Giám đốc các doanh nghiệp nhà nước không cần cải thiện về kỹ thuật hay quản trị hữu hiệu, cũng vẫn thăng quan tiến chức. Họ chỉ cần đứng trong phe đang lên là vững chân. Cho nên, như ông Trần Việt Thanh, thứ trưởng Bộ Khoa Học Công Nghiệp công nhận, “phần lớn doanh nghiệp Việt Nam đang dùng các kỹ thuật lạc hậu đi sau thế giới trung bình 2 đến 3 thế hệ.” Cũng vậy, không ai lo cải thiện năng suất lao động, cải tổ phương pháp quản lý. Vì chúng ta đã biết, cha chung thì không ai khóc!
Từ thập niên 1990, người ta đã nhận thấy một khuyết điểm của việc cải tổ kinh tế các nước cựu Cộng Sản là chỉ chú trọng các vấn đề vĩ mô. Bởi vì phần lớn các chuyên gia kinh tế được dùng ở ở Liên Xô cũ và Ðông Âu đều chuyên học ngành kinh tế vĩ mô. Rất hiếm người đào tạo trong ngành quản lý, ít người có kinh nghiệm về điều khiển các xí nghiệp thật sự, từ sản xuất đến tiếp thị. Thất bại ban đầu của những kế hoạch cải tổ kinh tế là do hành vi của các doanh nghiệp, phản ứng của họ không giống các thói quen trong kinh tế thị trường thực sự. Họ vẫn theo thói quen thời “bao cấp” chứ không hành động theo lối thị trường. Các chính sách vĩ mô trở thành vô hiệu vì cơ cấu vi mô chưa được cải tổ.
Câu chuyện hãng Samsung và những cây đinh ốc cho thấy trở ngại lớn nhất khiến kinh tế nước ta không tiến được là do một đảng chiếm độc quyền cả về chính trị lẫn kinh tế suốt 70 năm qua.
Cuối cùng, muốn vực dậy kinh tế Việt Nam trong năm, mười năm tới vấn đề quan trọng nhất không phải là những chính sách vĩ mô như tiền tệ, lạm phát, kích cung hay kích cầu. Quan trọng nhất là chấm dứt tình trạng độc quyền nắm cả nền kinh tế của một nhóm người gian tham và dốt nát. Muốn vậy, trước hết phải chấm dứt độc quyền cai trị của đảng cộng sản Việt Nam. Chấm dứt chế độ Cộng Sản rồi mới hy vọng sau ba năm, năm năm, có doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu sản xuất được những cái đinh ốc đúng với tiêu chuẩn của Samsung, Canon hay Sony!
01-06- 2015 3:06:29 PM
Ngô Nhân Dụng
Theo Người Việt
Hình ảnh Dân oan những ngày đầu năm tại Hà Nội
VRNs (07.01.2015) – Trong những ngày đầu năm 2015, bất chấp thời tiết giá lạnh của Miền Bắc, bà con dân oan khắp nơi, già trẻ vẫn ngày ngày xuống đường, cầm biểu ngữ đi qua các con phố, đứng trước cổng các cơ quan công quyền phản đối chính sách bất công của nhà cầm quyền qua việc cưỡng chế đất đai, nhà cửa bắt người bỏ tù. Việc làm của bà con dân oan ít nhiều đã gây được sự chú ý và thức tỉnh của người dân qua đường về tình trạng bất công đang diễn ra trên đất nước này.
Một số hình ảnh bà con dân oan biểu tình trên các con phố tại Hà Nội, trước Tòa án Thành phố và trước Phòng tiếp dân của Viện kiểm sát tối cao vào sáng ngày 06.01.2015.
Hình ảnh: FB Trịnh Bá Phương
Để bảo vệ các tù nhân lương tâm *
VRNs (06.01.2015) – FB Hoang Viet – Tôi là người đầu tiên đến “khai trương” khu An ninh của Trại giam Xuyên Mộc vào ngày 01/02/2013. Lúc đó việc xây dựng vừa hoàn tất nhưng vẫn còn đang làm hệ thống điện. Khu An ninh của Trại giam Xuyên Mộc có diện tích khoảng 20x50m, trong đó xây 10 phòng giam. Mỗi phòng giam chỉ giam 02 người với diện tích khoảng 3,8×4,5m ; phía ngoài mỗi phòng giam có một mảnh đất nhỏ khoảng 2,8×4,5 và lối đi 1,0m. Tất cả đều nằm trong tường ngăn và cửa sắt. Hai người tù chỉ có thể đi lại trong diện tích phòng giam và khu đất nhỏ vào ban ngày, ban đêm phải vào buồng giam. Việc liên lạc giữa phòng này và phòng kia chỉ có thể bằng tiếng nói. Nếu muốn nhìn thấy nhau thì phải leo lên bức tuòng cao hơn 3m bên trên có lưới B40 ngăn cách giữa các phòng và ngăn cả trên mái như một cái lồng kín bằng tường và lưới. Tôi bị giam ở đó một mình suốt 2 tháng, đến ngày 01/04/2013 có 10 người từ Trại Phú Yên chuyển vào, đó là các anh trong vụ “Đá Bia”. Họ bị giam ở 5 phòng phía ngoài nhưng phòng gần nhất vẫn cách tôi hai phòng. Họ vẫn cách ly tôi với những người tù khác vì sợ tôi lôi kéo tập hợp đấu tranh. Vì cách xa như vậy nên muốn nói chuyện phải la lớn anh em mới nghe được. Đến ngày 26/4/2013 họ chuyển tôi đi ra Thanh Chương Nghệ An Trại giam số 6 BCA.
Việc giam giữ như trên được thực hiện theo TT37BCA, đây là một văn bản dưới Luật nhưng có nhiều nội dung trái với Luật Thi hành án hình sự và vi phạm Nhân quyền. Nó đã tước đoạt nhiều quyền con người cơ bản đã được ghi trong Luật Thi hành án hình sự như:
Chế độ giam giữ
Chế độ học tập, học nghề, được thông tin
Chế độ lao động
Chế độ thăm gặp, nhận quà.vv…
Theo các điều 27-28… 48 Luật Thi hành án hình sự. Đề nghị những ai có điều kiện truy tìm thông tư TT37/BCA và so sánh với các điều nêu trên trong Luật Thi hành án hình sự sẽ thấy sự nham hiểm và vi phạm Nhân quyền của BCA Việt Nam để tố cáo ra dư luận quốc tế. Tại cuộc gặp với các vị ở Thượng viện Hoa Kỳ, ở BNG Hoa Kỳ, ở Cao uỷ Nhân quyền Liên Hợp Quốc tôi đã tố cáo những vi phạm Nhân quyền một cách có hệ thống của CSVN bằng hàng chục ngàn văn bản dưới Luật. Đặc biệt là các thông tư liên quan đến việc giam giữ tù nhân trong các nhà tù Việt Nam. Tôi mong rằng gia đình các tù nhân nên tìm đọc các Văn bản Luật sau đây để đấu tranh đòi hỏi quyền lợi cho thân nhân của mình đang bị giam giữ trong các nhà tù CS.
1/ Luật Thi hành án hình sự
2/ Luật Phổ biến Giáo dục Pháp luật
3/ Luật Báo chí
4/ Công ước Quốc tế về các quyền Dân sự Chính trị
5/ Công ước Chống Tra tấn
Và một số Luật khác. Mặc dù biết rằng luật pháp của Việt Nam! vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp với các Công ước Quốc tế mà Việt Nam! đã tham gia ký kết nhưng điều quan trọng nhất vẫn là bổ sung kiến thức luật cho anh chị em tù nhân.
Căn cứ Luật Phổ biến Giáo dục Pháp luật buộc chúng phải cho anh em được nhận các văn bản Luật. Khi đã có đủ cơ sở Luật trong tay anh chị em sẽ dùng nó để đấu tranh trong tù. Bên ngoài gia đình sẽ hỗ trợ bằng cách hỏi anh chị em các quy chế sinh hoạt và ghi chép đầy đủ đưa lên internet để các luật sư tư vấn. Nếu gặp những trường hợp vi phạm pháp luật sẽ tổ chức khởi kiện trại giam với đầy đủ chứng cứ tại Toà và loan báo rộng rãi trên truyền thông để cho cộng đồng quốc tế biết những vi phạm nhân quyền cụ thể. Đồng thời tạo dựng những Hồ sơ mở về Vi phạm Nhân quyền của từng Trại giam mà chịu trách nhiệm không ai khác là những tên trong Ban Giám thị của các trại này. Ngay từ bây giờ, khi các gia đình tù nhân đi thăm nuôi về có tin tức vi phạm Nhân quyền của trại tù nào thì phải cập nhật ngay vào Hồ sơ của trại đó theo thứ tự thời gian. Chúng ta phải chọn ra Trại nào ác ôn nhất, tên nào ác ôn nhất. Những kẻ phạm tội ác chống lại loài người cần phải đưa ra toà án Nhân quyền và Toà án Hình sự Quốc tế.
Nếu chúng ta nghĩ rằng đó là sự việc đơn lẻ và không đáng đưa ra Quốc tế là sai lầm bởi khi chúng ta tập hợp lại mới thấy đuọc sự nham hiểm và số người, số vụ việc lớn và có hệ thống do chúng đã ban hành cả một hệ thống văn bản dưới luật cho phép bọn cai ngục tước đoạt quyền con người cơ bản của tù nhân.
Gần đây nhất là vụ giam riêng Tạ Phong Tần, đây là một hình thức biệt giam trái Luật mà họ đã từng thực hiện với tôi. Theo điều 38 của Luật Thi hành án Hình sự thì hình thức kỷ luật cao nhất không quá 10 ngày và phải có biên bản vi phạm. Trong vụ này Trại giam Số 5 đã không đưa ra được biên bản vi phạm mà nhốt riêng từng người sau bốn lần cửa là hoan toàn vi phạm pháp luật. Gia đình của Tần phải làm đơn gửi ngay đến VKSND Thanh Hoá để yêu cầu giải quyết những khiếu nại của Tần và các bạn.
Các bạn là Luật sư hãy giúp tư vấn cho gia đình Tần và mong bạn bè giúp đỡ kinh phí cho gia đình Tần ra gặp Tổng cục 8 để yêu cầu giải quyết.
Hiện nay Tần và các bạn đang mong mỏi chúng ta từng giây từng phút vì quỹ thời gian của một người tuyệt thực không phải là dài. Tôi khẩn thiết kêu gọi cộng đồng mạng và Mạng lưới Blogger lên tiếng cùng chuyển thông tin này đến các tổ chức Nhân quyền và tổ chức bảo vệ các nhà báo. Các hội đoàn và cộng đồng người Việt giúp đỡ đấu tranh cho Tần và các bạn.
Thông tin này chuyển đến tất cả bạn bè của Điếu Cày trên Fb.
Cà Phê Tối- Blogger Tạ Phong Tần và TNLT Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị biệt giam và tuyệt thực đến ngày thứ 15, ngày 05.01.2015
https://www.youtube.com/watch
( ghi theo lời kể của tù nhân Điếu Cày)
* Ban Biên Tập đặt lời tựa
Bản kê khai tài sản của Vũ Chí Hùng, con rễ PTT CSVN Nguyễn Xuân Phúc
rước thông tin đang gây xôn xao dư
luận về việc Vũ Chí Hùng, từ 2 bàn tay trắng, chỉ sau 5 năm (2009-2014)
làm rể Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã sở hữu khối tài sản lên tới hàng nghìn tỷ
khiến lòng tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng đang bị lung lay
dữ dội. Hiện nay đi khắp Hà Nội, Quảng Nam, Đà Nẵng và Tp. Hồ Chí Minh
đều nghe người dân bàn tán về số tài sản của Vũ Chí Hùng là đứng tên hộ
Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, chứ Hùng kiếm đâu ra cả nghìn tỷ trong
thời gian nhanh như thế? Để bảo vệ uy tín của Phó thủ tướng Nguyễn Xuân
Phúc và cũng là của Đảng Cộng sản Việt Nam, chúng tôi xin hệ thống lại
một phần tài sản đã được kiểm chứng của vợ chồng Vũ Chí Hùng để tiện cho
cơ quan chức năng mở cuộc điều tra, làm rõ.
1- Những tài sản nằm trong bản kê khai
Theo bản kê khai trên, Vũ Chí Hùng thừa nhận mình và vợ (Nguyễn Thị Xuân
Trang, con gái Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc) đang công khai đang sở
hữu những khối tài sản sau:
- Mảnh thứ hai: Diện tích 1.000m2 tại Q9, Tp.HCM.
(2) Tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng: 34,5 tỷ đồng.
(3) Cổ phiếu: 9 tỷ đồng.
(4) Tổng thu nhập trong năm (2013): 619 triệu đồng.
Nguồn: Thanh Tra Nhân Dân
Phải chăng nhờ tờ Giấy chứng nhận kết hôn này mà Vũ Chí Hùng từ 2 bàn tay trắng đã kiếm được khối tài sản nghìn tỷ chỉ trong vòng 5 năm? |
1- Những tài sản nằm trong bản kê khai
Trước hết, cần tham khảo và phân tích tại bản scan kê khai tài sản của
Vũ Chí Hùng, con rể Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được lập vào cuối năm
2013 khi chuẩn bị rời công ty PTSC về Hà Nội nhậm chức Phó Vụ trưởng,
Vụ Quản lý Thuế doanh nghiệp lớn thuộc Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính.
Bản kê khai tài sản của Vũ Chí Hùng (trang 1/3) |
Bản kê khai tài sản của Vũ Chí Hùng (trang 2/3) |
Bản kê khai tài sản của Vũ Chí Hùng (trang 3/3) |
(1) Bất động sản:
Về nhà ở: Vũ Chí Hùng khai mình đang sở hữu 5 nhà ở, cụ thể:
- Nhà thứ nhất: Căn hộ rộng 260m2 tại tại Khu căn hộ cao cấp 5 sao City Garden (số 59 Ngô Tất Tố, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh).
Căn thứ nhất của Vũ Chí Hùng rộng 260m2 tại khu căn hộ cao cấp 5 sao City Garden |
- Nhà thứ hai: Căn hộ rộng 180m2 tại Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính (Hoàng Đạo Thuý, Q. Cầu Giấy, Hà Nội).
Căn thứ 2 của Vũ Chí Hùng rộng 180m2 tại Khu căn hộ cao cấp Trung Hòa – Nhân Chính |
- Nhà thứ 3: Căn hộ rộng 127m2 tại Khu căn hộ cao cấp Parkson Hùng Vương (126 Hùng Vương, Q.5, Tp. Hồ Chí Minh)
Căn thứ 3 của Vũ Chí Hùng rộng 127m2 tại Khu căn hộ cao cấp Parkson Hùng Vương |
- Nhà thứ 4: Nhà mặt tiền số 29A Đồng Khởi, Q1, Tp. Hồ Chí Minh - khu đất kim cương đắt đỏ nhất Sài Gòn.
Căn nhà mặt tiền của Vũ Chí Hùng tại số 29A Đồng Khởi đã cho công ty TNHH Asiana Link thuê với giá 3.800 USD/tháng |
- Nhà thứ 5: Căn biệt thự rộng 340m2 tại số HS04-29 Hoa Sữa, Vinhomes Riverside
(Sài Đồng, Long Biên, Hà Nội). Tại trang 3 của bản kê khai, Vũ Chí Hùng
xác nhận rõ: “Bố mẹ cho tặng nhà biệt thự Hoa Sữa”, tất nhiên căn biệt
thự này là do ông Nguyễn Xuân Phúc cho tặng vợ chồng Vũ Chí Hùng –
Nguyễn Thị Xuân Trang chứ vợ chồng ông Vũ Chí Kiên, bà Nguyễn Thị Ái
Xuân còn được Vũ Chí Hùng rút ruột tài sản Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để tặng nhà cửa cho họ, chứ tiền đâu mà họ tặng cho Hùng.
Căn biệt thự tại số HS04-29 (Hoa Sữa, Vinhomes Riverside) đã được vợ chồng Vũ Chí Hùng đập bỏ để xây dựng lại từ cuối năm 2013 |
Về quyền sử dụng đất: Vũ Chí Hùng khai mình đang sở hữu 02 mảnh đất, tổng diện tích 1.600m2 tại Quận 2 và Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh:
- Mảnh thứ nhất: Diện tích 600m2 tại Phường Thạnh Mỹ Lợi, Q2, Tp.HCM.
(2) Tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng: 34,5 tỷ đồng.
(3) Cổ phiếu: 9 tỷ đồng.
(4) Tổng thu nhập trong năm (2013): 619 triệu đồng.
Nhìn qua bản kê khai có vẻ minh bạch này, tổng giá trị tài sản của Vũ
Chí Hùng khoảng 122 tỷ đồng nhưng dễ dàng nhận thấy các bất động sản
được Vũ Chí Hùng kê khai giảm tối thiểu về giá trị, đơn cử căn nhà mặt
tiền tại khu đất kim cương số 29A Đồng Khởi (gần ngã 4 Đồng Khởi - Ngô Đức Kế) được Vũ Chí Hùng mua lại vào giữa năm 2013 với giá thật sự 20 tỷ đồng nhưng làm hợp đồng công chứng thành 9 tỷ đồng
để trốn thuế. Chúng tôi sẽ có bài phóng sự điều tra riêng về giá trị và
nguồn gốc từng hạng mục tài sản của Vũ Chí Hùng, nhưng sơ bộ cho thấy, giá trị khối tài sản công khai đứng tên vợ chồng Vũ Chí Hùng lớn hơn rất nhiều so với con số 122 tỷ đồng.
2- Những tài sản nằm ngoài bảng kê khai của Vũ Chí Hùng
Tiếp tục tìm hiểu những phần tài sản mà Vũ Chí Hùng không kê khai sẽ còn thấy còn nhiều điều khuất tất:
Về bất động sản, phát hiện vợ chồng Vũ Chí Hùng còn sở hữu 3 căn tại các khu căn hộ cao cấp, chi tiết cụ thể:
- Căn hộ số 1A12-5 rộng 133m2 tại Khu căn hộ cao cấp Garden Court II, Phú Mỹ Hưng (lô số CN72, đường Tôn Dật Tiên, phường Tân Phong, Q.7, Tp. HCM).
Vũ Chí Hùng sở hữu căn hộ số 1A12-5 rộng 133m2 tại Khu căn hộ cao cấp Garden Court II trong quần thể Phú Mỹ Hưng |
- Căn hộ số T1-0507, rộng 134m2 tại Khu căn hộ cao cấp Ruby, Saigon Pearl (Q.
Bình Thạnh, Tp.HCM). Căn hộ này đang được ông Trần Công Tấn, em vợ Phó
thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quản lý giúp, tiền cho thuê hàng tháng đều
chuyển về tài khoản của Nguyễn Thị Xuân Trang mang số 040000984614 tại
Tại Ngân hàng Sacombank chi nhánh Đà Nẵng.
Căn hộ số T1-0507 rộng 134m2 của Vũ Chí Hùng tại Khu căn hộ cao cấp Ruby, Saigon Pearl |
- Căn hộ số W511, rộng 219m2 tại Khu căn hộ cao cấp Golden West Lake (số
162A Hoàng Hoa Thám, Q. Ba Đình, Tp. Hà Nội). Căn hộ này cũng đang được
Nguyễn Thị Xuân Trang cho ông Lin Li, Trưởng văn phòng đại diện Tập
đoàn Central Trading & Development (CT&D) tại Việt Nam thuê với
giá 3.500 USD/tháng. Tiền thuê hàng tháng cũng chuyển vào tài khoản của
Nguyễn Thị Xuân Trang tại Ngân hàng Sacombank.
Căn hộ số W511 rộng 219m2 của Vũ Chí Hùng tại Khu căn hộ cao cấp Golden Westlake |
Về cổ phiếu, Vũ Chí Hùng khai trong bảng kê khai tài sản chỉ có 9
tỷ đồng, nhưng thực tế, giá trị cổ phiếu mà Hùng nắm giữ lớn hơn con số
trên rất nhiều, chúng tôi mới chỉ phát hiện một số thông tin có thể
kiểm chứng sau:
- Vũ Chí Hùng đứng tên tài khoản số 045-C-105986 tại Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI), tính đến thời điểm cuối tháng 8/2014, có tổng giá trị: 20,89 tỷ đồng, ngoài khoảng tiền mặt 2,36 tỷ, Hùng sở hữu các mã chứng khoán sau: DPM (khối lượng: 37.700 CP; trị giá: 1,22 tỷ); FIT (50.000 CP; trị giá: 705 triệu); MHC (564.820 CP; trị giá: 7 tỷ); TTF (100.000 CP; trị giá: 1 tỷ); VHG (850.140 CP; trị giá: 8,5 tỷ).
- Tháng 5/2012, Vũ Chí Hùng được Đặng Văn Thành (khi đó là Chủ tịch Sacombank) chuyển nhượng, thực chất là cho tặng 321.800 cổ phần của Công Ty Cổ Phần Nước Khoáng ĐaKai với tổng trị giá 22,6 tỷ đồng.
Như vậy, sơ lược cho thấy về cổ phiếu Vũ Chí Hùng sở hữu ít nhất là 43,49 tỷ đồng so với con số 9 tỷ như khai báo.
Về tiền mặt và các khoản gửi ngân hàng, Vũ Chí Hùng khai báo sở hữu 1.5 tỷ đồng tiền mặt và 33 tỷ đồng gửi các tổ chức tín dụng. Nhưng khi nhờ nhân viên tín dụng tra cứu theo số CIF 750226761 (Customer
Information File) đứng tên Vũ Chí Hùng tại ngân hàng Ocean Bank vào
tháng 4/2014 cho thấy, chỉ riêng tại ngân hàng này, Vũ Chí Hùng đã sở
hữu tới 28,67 tỷ đồng (gồm 500,000 USD và 18,2 tỷ đồng).
Như vậy, chỉ riêng tại Ocean Bank đã gần bằng số tiền mà Hùng đã kê
khai, còn tại các ngân hàng lớn khác như Sacombank, Vietcombank, ACB… Vũ
Chí Hùng và Nguyễn Thị Xuân Trang còn sở hữu bao nhiêu? Đó là chưa kể
các loại tài sản tương đương tiền có giá trị khác đô la, vàng, kim cương
mà Vũ Chí Hùng đang sở hữu.
Để bảo vệ uy tín cho Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cũng vạch trần việc bọn phản động “xuyên tạc, bôi nhọ”, đề nghị Ủy ban Kiểm tra TW mở cuộc điều tra ngay nguồn gốc các tài sản lên tới con số nghìn tỷ mà Vũ Chí Hùng và Nguyễn Thị Xuân Trang đang đứng tên sở hữu. Ngoài việc xác minh theo các thông tin mà Vũ Chí Hùng đã kê khai, đề nghị xác minh trạng thái, nguồn gốc các tài sản nằm ngoài mà chúng tôi liệt kê ở trên. Sau khi có kết luận, đề nghị đăng tải công khai lên các trang tin chính thống của Đảng để Nhân Dân được rõ.
Để bảo vệ uy tín cho Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và cũng vạch trần việc bọn phản động “xuyên tạc, bôi nhọ”, đề nghị Ủy ban Kiểm tra TW mở cuộc điều tra ngay nguồn gốc các tài sản lên tới con số nghìn tỷ mà Vũ Chí Hùng và Nguyễn Thị Xuân Trang đang đứng tên sở hữu. Ngoài việc xác minh theo các thông tin mà Vũ Chí Hùng đã kê khai, đề nghị xác minh trạng thái, nguồn gốc các tài sản nằm ngoài mà chúng tôi liệt kê ở trên. Sau khi có kết luận, đề nghị đăng tải công khai lên các trang tin chính thống của Đảng để Nhân Dân được rõ.
Đánh chết cũng chẳng người dân nào có thể tin Vũ Chí Hùng từ 2 bàn tay
trắng, chỉ sau 5 năm ngắn ngủi kết hôn cùng Nguyễn Thị Xuân Trang lại có
thể kiếm được nghìn tỷ trên một cách trong sạch!
Nhiễm xạ do bị đầu độc
10:46:am 06/01/15 | Tác giả: Trần Quang Hạ
Tấm ảnh lan truyền trên mạng, được cho là của ông Nguyễn Bá Thanh. Ảnh CDQL
Dù theo dõi với sự dè dặt, tin ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc có lẽ được quan tâm nhiều trong những ngày cuối năm. Theo Blog Chân Dung Quyền Lực, ông Thanh được các bác sĩ Mỹ chuẩn đoán bị ARS. Vậy ARS là gì?
ARS là chữ tắt Acute Radiation Syndrome ( Hội Chứng Nhiễm Phóng Xạ Cấp). Chất phóng xạ thường là Polonium 210. Tùy theo cường độ, nạn nhân có biểu hiện sau vài giờ hoặc nhiều tháng sau khi phơi nhiễm. Các triệu chứng thông thường như nhức đầu, tiêu chảy, rụng tóc, tủy xương bị hủy hoại. Ở cường độ trên 120 rads có thể dẫn đến tử vong.
Theo thống kê, có nhiều trường hợp nhiễm xạ trên thế giới từ khi nguyên tử được khám phá. Nhà phát minh Nikola Tesla “thử” ngón tay vào tia xạ, Nhà bác học Marie Curie vô tình bỏ chất phóng xạ trong ngăn kéo, nhà khoa học Canada Louis P. Stotin vô ý làm rớt viên gạch trong lò thí nghiệm…
Ngoại trừ đánh bom nguyên tử, còn lại do tai nạn nghề nghiệp như nổ lò hạt nhân, thiên tai, động đất… Việc sử dụng phóng xạ để đầu độc thì mới xảy ra gần đây. Đầu độc phóng xạ không làm nạn nhân chết ngay nhưng sẽ chết sau thời gian nhất định, tùy thuộc vào lượng phóng xạ nhiễm phải.
Năm 2004, lãnh tụ Palestin Yasser Arafat bị nghi đầu độc khi các bác sĩ phát hiện một lượng đáng kể phóng xạ Polonium trong cơ thể ông. Sau đó các điều tra độc lập khác không cho thấy đủ bằng chứng. Nghi vấn tạm chìm vào quên lãng.
Một trường hợp đầu độc khác bằng Dioxin tại Ucraine cũng năm 2004. Viktor Yushchenko, tổng thống đời thứ ba của Ucraine bị biến dạng da mặt bởi chất độc dioxin. Ông may mắn phục hồi sau thời gian điều trị. Năm 2009, ông tố cáo kẻ tình nghi hãm hại mình là Volodymyr Satsyuk, một cựu tình báo Ucraine sau đó bỏ trốn qua Nga.
Trường hợp cựu điệp viên Nga Alexander Litvinenko bị đầu độc tương đối rõ ràng. Chất Polonium được bỏ vào một tách trà ở một khách sạn Luân Đôn. Litvinenko qua đời ngày 23/11/2006. Trước khi chết, anh tố cáo Putin và điện Kremlin đứng sau âm mưu đầu độc. Cơ quan điều tra Anh đã chỉ ra kẻ thủ ác là Andrei K. Lugovoi, một cựu bảo vệ KGB, hiện nay là dân biểu Quốc Hội Nga.
Như thế đầu độc đối thủ chính trị bằng phóng xạ là có thật. Thủ thuật tuy phải chuyên nghiệp nhưng đơn giản: một tách trà nóng, một bữa ăn tối… có thể kết liễu tính mạng địch thủ, kẻ thủ ác đủ thời gian cao bay xa chạy.
Khi một người biết mình sắp chết, họ chẳng còn gì để mất nên việc lên tiếng tố cáo kẻ đầu độc rất có khả năng xảy ra. Nếu cái chết của tướng CA Phạm Quí Ngọ xảy ra quá nhanh chóng, nạn nhân không kịp phản ứng, thì trường hợp ông Nguyễn Bá Thanh đang trở bịnh nặng là rất khác. Ông Thanh có thời gian nằm bệnh viện khá lâu để ôn lại những thước phim quá khứ: mình có thể đã bị đầu độc lúc nào, ở đâu và do ai?
Từng là người chơi bóng đá, ông Thanh là người vạm vỡ khỏe mạnh. Hình ảnh ông chơi thể thao, diễn thuyết còn đầy trên Youtube. Khó có thể tin một người như thế đột nhiên đổ bịnh ung thư tủy giai đoạn cuối. Chính bản thân ông Thanh cũng không tin mình mắc bịnh nan y khi có những triệu chứng ban đầu sau chuyến đi Trung Quốc. Vì tin mình khỏe mạnh, ông đã bỏ lỡ cơ hội điều trị sớm lẽ ra có thể cứu mạng mình.
Việc đưa hình ảnh tiều tụy của ông Thanh lên mạng giúp thuyết phục độc giả về độ khả tín, nhưng ở góc độ truyền thông, những hình ảnh như thế không được tử tế. Dù là người của cộng đồng, theo thiển ý của tôi, ông Thanh nên được bảo vệ hình ảnh ảm đạm khi nằm trong bịnh viện.
Việc nhà nước VN không minh bạch thông tin là căn bệnh cố hữu của chính quyền CS, nhưng ở đây ắt hẳn có nguyên nhân: Người ta không ngại một người bệnh sắp chết đưa về quê quán an dưỡng, nhưng lo ngại những giấy tờ gì đi theo sau đó. Nhưng những giấy tờ ấy đã viết ra từ “hang ổ Đế Quốc”, nơi mà CIA chắc cũng không bỏ lỡ cơ hội thủ đắc những thông tin cần thiết để sử dụng trong tương lai.
Nếu giả thiết ông Thanh bị đầu độc là thật, tôi tin ông ta đã làm những bản tố cáo cần thiết. Trước đây có thể ông Thanh đập chuột sợ vỡ bình, nhưng bây giờ hẳn ông đã nghĩ khác. Cái bình mới là nguyên nhân của mọi vấn đề. Cái bình Cộng Sản đã nuôi lũ chuột to béo. Chúng sẳn sàng cắn chết đồng loại và cắn chết một cách tàn nhẫn.
Cùng với nhân dân hãy đập vỡ chiếc bình ấy nếu thật lòng muốn diệt chuột.
© Đàn Chim Việt
“Con vua thì lại làm vua”?!
10:29:am 06/01/15 | Tác giả: Huỳnh Thục Vy
Lâu rồi tôi không viết về các cá nhân trong hệ thống lãnh đạo cộng sản. Bởi nghĩ rằng, con người ai cũng có khiếm khuyết và những tồi dở thô thiển mà họ mắc phải chỉ một phần do nhân cách, mà phần lớn hơn là do sự trói buộc của guồng máy độc tài. Không một ai thành công giữ mình trong sạch trong hệ thống đó, đặc biệt là khi đã bước đến địa vị cao cấp trong đảng cộng sản và chính quyền.
Tôi thấy nhiều người phương Tây, trừ những chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về các chế độ độc tài nói chung và Việt Nam nói riêng, đa số đều tin rằng sự quản lý đất nước tồi tệ dẫn đến nhiều quốc nạn hiện nay tại Việt Nam phần lớn là do sự thiếu kiến thức kỹ trị, văn hóa quản lý kém của những người lãnh đạo chính trị.
Từ suy nghĩ này, họ tìm thấy hy vọng giải quyết vấn đề bằng con đường giáo dục. Người phương Tây rất ủng hộ chính quyền Việt Nam trong nỗ lực đào tạo kỹ năng, cung cấp kiến thức cho đội ngũ công chức có tiềm năng lãnh đạo qua các chương trình học bổng liên chính phủ.
Họ hy vọng con cháu, thân nhân đảng viên cộng sản sau khi du học phương Tây về sẽ đổi mới tư duy quản lý, giúp điều hành hệ thống độc tài tốt hơn, cởi mở hơn và người dân Việt Nam sẽ…dễ thở hơn. Đây là một cách nghĩ thiện chí và đáng trận trọng.
Trong thời đại của nền kỹ nghệ tri thức này, kiến thức và kỹ năng là chìa khóa để giải quyết khá nhiều vấn đề trong các xã hội. Việc đề cao giáo dục là một quan điểm đúng đắn. Vì còn gì tốt hơn việc trang bị đầy đủ kiến thức cho con người, giúp họ có cơ hội sáng tạo và áp dụng những gì mình đã học, đã phát minh vào cuộc sống, để thay đổi thế giới tốt đẹp hơn?! Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ khác.
Cũng không ít người trong nước tin rằng sự “trẻ hóa” (theo cách gọi của họ) đội ngũ lãnh đạo này sẽ giúp thay thế những đảng viên già cỗi, dốt nát bằng những thanh niên tài giỏi, có học vị cao ở nước ngoài. Điều này theo họ ít ra cũng là thay đổi tích cực trong lúc chúng ta chưa làm được gì khác! Sự thể có đơn giản vậy không?
Con vua lại làm vua? Nguyễn Minh Triết – con út thủ tướng Dũng vừa được thăng chức
Gần đây, tin Nguyễn Minh Triết, con trai thủ tướng đương nhiệm, được bổ nhiệm chức Phó bí thư tỉnh đoàn Bình Định, nhiệm kỳ 2013 – 2017, được nhiều người quan tâm. “Con vua thì lại làm vua” là chuyện thường ở Việt Nam – một quốc gia vẫn nằm dưới chế độ đảng trị chuyên chế. Nhưng ảo ảnh mà nó tạo ra đủ làm cho nhiều thanh niên mơ mộng về một tương lai sáng sủa hơn.
Việc ngày càng xuất hiện nhiều “cô chiêu cậu ấm” nhân dạng sáng sủa, du học bằng cấp cao trở thành những người lãnh đạo trong guồng máy đã mang lại uy tín nhất định cho đảng cộng sản. Điều này được đề cao bởi giới trí thức thân chính quyền, chính giới phương Tây và giới thanh niên sinh viên. Theo thiễn nghĩ của người viết, đây là một ảo tưởng nguy hiểm!
Ngược về hậu bán thế kỷ trước, đến xứ Chùa Tháp – người láng giềng có duyên nợ khắc nghiệt với Việt Nam, chúng ta lục lại hồ sơ của hai cái tên Khmer Đỏ khát máu: Pol Pot và Ieng Sary. Họ đều từng du học ở Pháp, tuy không có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ nhưng ít nhất họ đã được giáo dục những giá trị phương và trải nghiệm môi trường cởi mở Tây; dù môi trường công quyền và xã hội Pháp chưa hẳn minh bạch như Anh quốc hay tự do như Hoa Kỳ. Thế nhưng, nếu quãng thời gian ở Pháp có thể tạo cho họ chút vẻ bề ngoài lịch lãm hơn những người dân Campuchia cùng khổ, thì ngược lại những giá trị Phương tây không thể ngăn chặn được những sắc lệnh diệt chủng đồng bào họ do chính họ ban ra.
Gần đây hơn, đến với Syria khói lửa và tang thương trong nội chiến và khủng bố, chúng ta nhìn thấy một tên độc tài khác, sắt máu không kém là Bashar al-Assad. Ông này là bác sĩ, từng du học hậu đại học ở Vương quốc Anh, sinh trưởng trong gia đình trí thức. Nhưng sau khi lên nắm quyền lực chính trị với vai trò Tổng thống xứ Trung Đông này, ông hiện nguyên hình là một tên độc tài. Đến nay, với sự tham quyền cố vị của mình, ông phải chịu phần lớn trách nhiệm vì đã đẩy Syria vào tình thế bị chiến tranh, bạo lực và khủng bố xâu xé mà chưa thấy được ánh sáng nào ở cuối đường hầm.
Chừng đó ví dụ đơn giản cũng đủ thấy bằng cấp cao và kinh nghiệm cuộc sống phương Tây chưa chắc có khả năng ngăn cản một người khỏi trở thành độc tài khi lên lãnh đạo đất nước. Như từng nói nhiều lần, tôi đặt nghi ngờ về con người vì nó là một tổng thể sinh học và xã hội phức tạp, không thể đoán định. Không một cá nhân nào thoát khỏi sự thao túng và định hướng của cái cơ chế họ đang làm việc. Không một nền dân chủ nào có thể phát triển dựa trên niềm tin vào những cá nhân đặc biệt nào đó. Muốn dân chủ hóa, cần có các định chế mang tính nền tảng và hỗ trợ.
Trở lại chuyện Việt Nam, tôi đồng ý là có nhiều người trẻ du học và đã thay đổi tư duy, trở nên phóng khoáng và yêu chuộng tự do dân chủ hơn. Nhưng việc họ có làm gì để hiện thực hóa sự yêu chuộng dân chủ đó hay không thì còn là việc nan giải. Có được mấy người du học rồi trở về, trở thành người đối lập và dấn thân cho tự do như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức…? Hay là họ trở về và tiếp tục phục vụ chế độ để tìm kiếm tương lai khanh tướng? Hoặc tìm cách ở lại nước ngoài sống an nhàn? Bởi vậy, một yếu tố quan trọng khiến phong trào dân chủ hiện nay chưa thể lớn mạnh là, phần lớn giới trí thức, dù hiểu ra vấn đề tự do dân chủ, nhưng chưa có động lực đủ mạnh để hy sinh những lợi ích hiện có.
Về anh Phó bí thư Nguyễn Minh Triết và những người bạn con ông cháu cha của anh, các anh chị ấy là con cái của những lãnh đạo đảng và tư bản đỏ; lớn lên trong môi trường của sự mua quan bán tước; của những mánh khóe tham nhũng, rửa tiền…; của nhiều hành động tội ác mờ ám khác, và đặc biệt là trưởng thành với ý thức rằng mình sẽ được đưa lên vị trí lãnh đạo vì cha mẹ mình đã tạo dựng được phe cánh vững chắc.
Vậy thì, dù vốn các anh chị ấy sinh ra ngây thơ, tốt đẹp, họ có thể giữ được sự trong sáng trong môi trường u tối đó không? Càng trưởng thành, ý thức coi thường người dân của họ sẽ càng lớn. Quyền lợi chính trị, tài nguyên quốc gia trong nhận thức của họ, chỉ là những thứ để họ chia chác với nhau, đâu đến lượt người dân thường chen vào, hoặc bày tỏ ý kiến ý voi…Họ lớn lên với tương lai quyền lực được sắp đặt sẵn từ cha mẹ, vậy lá phiếu bầu cử của cử tri sẽ không khác những tờ rơi bay ngoài phố.
Họ được thọ lãnh nhiều tri thức và giá trị phương Tây, thì đã sao? Họ về nước để lãnh đạo một vị trí có sẵn chứ đâu phải để thi thố tài năng, để được công chúng công nhận là xứng đáng. Và trong guồng máy độc tài đó, điều họ cần là khả năng tạo lập phe cánh, xử lý các mâu thuẫn lợi ích nội bộ, hiểu ý lãnh đạo để dễ bề thăng chức, và đặc biệt là biết …vâng lời quan thầy ở Trung Nam Hải; chứ đâu cần phải đem áp dụng kiến thức vào việc quản lý đất nước, đâu cần cố gắng sửa đổi hệ thống này làm gì?! Nếu họ là những con người tâm huyết đến độ muốn thay đổi những khiếm khuyết của chế độ, thì liệu họ có đủ thế lực để thực hiện ý muốn của mình không? Họ có thể chữa một con bệnh ung thư giai đoạn cuối? Họ có đủ can đảm để chống đối cấp trên, phe cánh và gia đình?
Nếu đặt quá nhiều “tâm tư” với những người này, chúng ta sẽ mất thời gian cần thiết để tập trung cho nỗ lực khác hữu ích hơn. Huống chi nó còn khiến chúng ta hy vọng hão huyền rằng đảng cộng sản có khả năng tự sửa đổi. Đó chỉ là suy nghĩ của những “trí thức thân cộng” hoặc những nhà quan sát tay mơ nước ngoài.
Dân Việt Nam ta nếu cứ thụ động chờ đợi những thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo sẽ làm thăng tiến đất nước theo hướng tích cực, thì có lẽ khi chúng ta chưa kịp thấy sự thay đổi thì đất nước này đã trở thành một tỉnh lẻ của Trung cộng rồi.
Đầu năm thật tiếc vì phải nói những điều nặng nề như thế!
Huỳnh Thục Vy
Buôn Hô 5/1/2015
Lâu rồi tôi không viết về các cá nhân trong hệ thống lãnh đạo cộng sản. Bởi nghĩ rằng, con người ai cũng có khiếm khuyết và những tồi dở thô thiển mà họ mắc phải chỉ một phần do nhân cách, mà phần lớn hơn là do sự trói buộc của guồng máy độc tài. Không một ai thành công giữ mình trong sạch trong hệ thống đó, đặc biệt là khi đã bước đến địa vị cao cấp trong đảng cộng sản và chính quyền.
Tôi thấy nhiều người phương Tây, trừ những chuyên gia nghiên cứu chuyên sâu về các chế độ độc tài nói chung và Việt Nam nói riêng, đa số đều tin rằng sự quản lý đất nước tồi tệ dẫn đến nhiều quốc nạn hiện nay tại Việt Nam phần lớn là do sự thiếu kiến thức kỹ trị, văn hóa quản lý kém của những người lãnh đạo chính trị.
Từ suy nghĩ này, họ tìm thấy hy vọng giải quyết vấn đề bằng con đường giáo dục. Người phương Tây rất ủng hộ chính quyền Việt Nam trong nỗ lực đào tạo kỹ năng, cung cấp kiến thức cho đội ngũ công chức có tiềm năng lãnh đạo qua các chương trình học bổng liên chính phủ.
Họ hy vọng con cháu, thân nhân đảng viên cộng sản sau khi du học phương Tây về sẽ đổi mới tư duy quản lý, giúp điều hành hệ thống độc tài tốt hơn, cởi mở hơn và người dân Việt Nam sẽ…dễ thở hơn. Đây là một cách nghĩ thiện chí và đáng trận trọng.
Trong thời đại của nền kỹ nghệ tri thức này, kiến thức và kỹ năng là chìa khóa để giải quyết khá nhiều vấn đề trong các xã hội. Việc đề cao giáo dục là một quan điểm đúng đắn. Vì còn gì tốt hơn việc trang bị đầy đủ kiến thức cho con người, giúp họ có cơ hội sáng tạo và áp dụng những gì mình đã học, đã phát minh vào cuộc sống, để thay đổi thế giới tốt đẹp hơn?! Nhưng vấn đề lại nằm ở chỗ khác.
Cũng không ít người trong nước tin rằng sự “trẻ hóa” (theo cách gọi của họ) đội ngũ lãnh đạo này sẽ giúp thay thế những đảng viên già cỗi, dốt nát bằng những thanh niên tài giỏi, có học vị cao ở nước ngoài. Điều này theo họ ít ra cũng là thay đổi tích cực trong lúc chúng ta chưa làm được gì khác! Sự thể có đơn giản vậy không?
Con vua lại làm vua? Nguyễn Minh Triết – con út thủ tướng Dũng vừa được thăng chức
Gần đây, tin Nguyễn Minh Triết, con trai thủ tướng đương nhiệm, được bổ nhiệm chức Phó bí thư tỉnh đoàn Bình Định, nhiệm kỳ 2013 – 2017, được nhiều người quan tâm. “Con vua thì lại làm vua” là chuyện thường ở Việt Nam – một quốc gia vẫn nằm dưới chế độ đảng trị chuyên chế. Nhưng ảo ảnh mà nó tạo ra đủ làm cho nhiều thanh niên mơ mộng về một tương lai sáng sủa hơn.
Việc ngày càng xuất hiện nhiều “cô chiêu cậu ấm” nhân dạng sáng sủa, du học bằng cấp cao trở thành những người lãnh đạo trong guồng máy đã mang lại uy tín nhất định cho đảng cộng sản. Điều này được đề cao bởi giới trí thức thân chính quyền, chính giới phương Tây và giới thanh niên sinh viên. Theo thiễn nghĩ của người viết, đây là một ảo tưởng nguy hiểm!
Ngược về hậu bán thế kỷ trước, đến xứ Chùa Tháp – người láng giềng có duyên nợ khắc nghiệt với Việt Nam, chúng ta lục lại hồ sơ của hai cái tên Khmer Đỏ khát máu: Pol Pot và Ieng Sary. Họ đều từng du học ở Pháp, tuy không có bằng Thạc sĩ, Tiến sĩ nhưng ít nhất họ đã được giáo dục những giá trị phương và trải nghiệm môi trường cởi mở Tây; dù môi trường công quyền và xã hội Pháp chưa hẳn minh bạch như Anh quốc hay tự do như Hoa Kỳ. Thế nhưng, nếu quãng thời gian ở Pháp có thể tạo cho họ chút vẻ bề ngoài lịch lãm hơn những người dân Campuchia cùng khổ, thì ngược lại những giá trị Phương tây không thể ngăn chặn được những sắc lệnh diệt chủng đồng bào họ do chính họ ban ra.
Gần đây hơn, đến với Syria khói lửa và tang thương trong nội chiến và khủng bố, chúng ta nhìn thấy một tên độc tài khác, sắt máu không kém là Bashar al-Assad. Ông này là bác sĩ, từng du học hậu đại học ở Vương quốc Anh, sinh trưởng trong gia đình trí thức. Nhưng sau khi lên nắm quyền lực chính trị với vai trò Tổng thống xứ Trung Đông này, ông hiện nguyên hình là một tên độc tài. Đến nay, với sự tham quyền cố vị của mình, ông phải chịu phần lớn trách nhiệm vì đã đẩy Syria vào tình thế bị chiến tranh, bạo lực và khủng bố xâu xé mà chưa thấy được ánh sáng nào ở cuối đường hầm.
Chừng đó ví dụ đơn giản cũng đủ thấy bằng cấp cao và kinh nghiệm cuộc sống phương Tây chưa chắc có khả năng ngăn cản một người khỏi trở thành độc tài khi lên lãnh đạo đất nước. Như từng nói nhiều lần, tôi đặt nghi ngờ về con người vì nó là một tổng thể sinh học và xã hội phức tạp, không thể đoán định. Không một cá nhân nào thoát khỏi sự thao túng và định hướng của cái cơ chế họ đang làm việc. Không một nền dân chủ nào có thể phát triển dựa trên niềm tin vào những cá nhân đặc biệt nào đó. Muốn dân chủ hóa, cần có các định chế mang tính nền tảng và hỗ trợ.
Trở lại chuyện Việt Nam, tôi đồng ý là có nhiều người trẻ du học và đã thay đổi tư duy, trở nên phóng khoáng và yêu chuộng tự do dân chủ hơn. Nhưng việc họ có làm gì để hiện thực hóa sự yêu chuộng dân chủ đó hay không thì còn là việc nan giải. Có được mấy người du học rồi trở về, trở thành người đối lập và dấn thân cho tự do như Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức…? Hay là họ trở về và tiếp tục phục vụ chế độ để tìm kiếm tương lai khanh tướng? Hoặc tìm cách ở lại nước ngoài sống an nhàn? Bởi vậy, một yếu tố quan trọng khiến phong trào dân chủ hiện nay chưa thể lớn mạnh là, phần lớn giới trí thức, dù hiểu ra vấn đề tự do dân chủ, nhưng chưa có động lực đủ mạnh để hy sinh những lợi ích hiện có.
Về anh Phó bí thư Nguyễn Minh Triết và những người bạn con ông cháu cha của anh, các anh chị ấy là con cái của những lãnh đạo đảng và tư bản đỏ; lớn lên trong môi trường của sự mua quan bán tước; của những mánh khóe tham nhũng, rửa tiền…; của nhiều hành động tội ác mờ ám khác, và đặc biệt là trưởng thành với ý thức rằng mình sẽ được đưa lên vị trí lãnh đạo vì cha mẹ mình đã tạo dựng được phe cánh vững chắc.
Vậy thì, dù vốn các anh chị ấy sinh ra ngây thơ, tốt đẹp, họ có thể giữ được sự trong sáng trong môi trường u tối đó không? Càng trưởng thành, ý thức coi thường người dân của họ sẽ càng lớn. Quyền lợi chính trị, tài nguyên quốc gia trong nhận thức của họ, chỉ là những thứ để họ chia chác với nhau, đâu đến lượt người dân thường chen vào, hoặc bày tỏ ý kiến ý voi…Họ lớn lên với tương lai quyền lực được sắp đặt sẵn từ cha mẹ, vậy lá phiếu bầu cử của cử tri sẽ không khác những tờ rơi bay ngoài phố.
Họ được thọ lãnh nhiều tri thức và giá trị phương Tây, thì đã sao? Họ về nước để lãnh đạo một vị trí có sẵn chứ đâu phải để thi thố tài năng, để được công chúng công nhận là xứng đáng. Và trong guồng máy độc tài đó, điều họ cần là khả năng tạo lập phe cánh, xử lý các mâu thuẫn lợi ích nội bộ, hiểu ý lãnh đạo để dễ bề thăng chức, và đặc biệt là biết …vâng lời quan thầy ở Trung Nam Hải; chứ đâu cần phải đem áp dụng kiến thức vào việc quản lý đất nước, đâu cần cố gắng sửa đổi hệ thống này làm gì?! Nếu họ là những con người tâm huyết đến độ muốn thay đổi những khiếm khuyết của chế độ, thì liệu họ có đủ thế lực để thực hiện ý muốn của mình không? Họ có thể chữa một con bệnh ung thư giai đoạn cuối? Họ có đủ can đảm để chống đối cấp trên, phe cánh và gia đình?
Nếu đặt quá nhiều “tâm tư” với những người này, chúng ta sẽ mất thời gian cần thiết để tập trung cho nỗ lực khác hữu ích hơn. Huống chi nó còn khiến chúng ta hy vọng hão huyền rằng đảng cộng sản có khả năng tự sửa đổi. Đó chỉ là suy nghĩ của những “trí thức thân cộng” hoặc những nhà quan sát tay mơ nước ngoài.
Dân Việt Nam ta nếu cứ thụ động chờ đợi những thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo sẽ làm thăng tiến đất nước theo hướng tích cực, thì có lẽ khi chúng ta chưa kịp thấy sự thay đổi thì đất nước này đã trở thành một tỉnh lẻ của Trung cộng rồi.
Đầu năm thật tiếc vì phải nói những điều nặng nề như thế!
Huỳnh Thục Vy
Buôn Hô 5/1/2015
Vụ 16 tấn vàng: Vì sao TT Thiệu được minh oan?
Nam Nguyên, phóng viên RFA 2015-01-05
Vàng thỏi, ảnh minh họa. AFP photo
Trước và sau ngày 30/4/1975 báo chí phương tây cũng như trong nước đưa nhiều tin bài với nghi vấn nhà lãnh đạo VNCH Nguyễn Văn Thiệu đã tẩu tán số vàng dự trữ 16 tấn của Nam Việt Nam. Phải mấy chục năm sau Lịch sử mới được làm sáng tỏ.
Nam Nguyên phỏng vấn ông Huỳnh Bửu Sơn, người đã quản lý và chuyển giao số tài sản quốc gia đó cho chế độ mới. Trong biến cố lịch sử tháng 4/1975, ông Huỳnh Bửu sơn mới 29 tuổi tốt nghiệp Cao học Kinh tế Đại học Luật khoa Saigon. Ông Sơn thuộc nhóm lãnh đạo Nha Phát hành Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và là người giữ chìa khóa hầm vàng. Từ Saigon trước hết ông Huỳnh Bửu Sơn phát biểu:
Ông cũng biết, số lượng vàng có trong hầm như thế nào, thì khi được tiếp quản và chuyển giao cho Ủy ban Quân quản của Ngân hàng Nhà nước lúc đó được giao toàn vẹn không thiếu một nút vàng nào cả. Chúng tôi thường gọi là nút vàng vì ngoài những thoi vàng tính cách ra, còn có những đồng tiền cổ, những đồng tiền vàng Napoleon nhưng mà buôn lậu sang Việt Nam bị bắt dưới hình thức những cái nút cài áo. Cho nên là khi được giao lại cho Ủy ban Quân quản thì toàn bộ vàng trong hầm bạc bao gồm cả những đồng tiền cổ đó được giao đầy đủ hết.
Số lượng vàng có trong hầm như thế nào, thì khi được tiếp quản và chuyển giao cho Ủy ban Quân quản của Ngân hàng Nhà nước lúc đó được giao toàn vẹn không thiếu một nút vàng nào cả.
- Ông Huỳnh Bửu Sơn
Nam Nguyên: Thưa sau này ông có được nghe nói là chính phủ mới đã sử dụng lượng vàng đó như thế nào hay không? Bởi vì 16 tấn vàng vào thời ký đó rất là lớn có thể giúp phát triển kinh tế, hay chính phủ lại dung để trả nợ các nước bạn có quân viện giúp cho việc thống nhất đất nước.
Ông Huỳnh Bửu Sơn: Thật ra lúc đó có rất nhiều tin đồn về việc sử dụng số vàng đó. Nhưng tôi không ở trong một vị trí mà biết được những thông tin như vậy và xin được phép không dám nói về những lời đồn xung quanh chuyện sử dụng số vàng đó. Tôi nghĩ là Chính phủ Việt Nam thì cũng sử dụng số vàng đó cho những mục tiêu rất thiết yếu về kinh tế hay cho mục tiêu nào khác của chính phủ.
Nam Nguyên: Thưa ông là người quản lý cuối cùng và chuyển giao qua chính phủ mới. Lúc đó ở Việt Nam có tin đồn là Tổng thống Thiệu đã mang số vàng đó đi, thời gian đó ông có nghe tin này hay không ?
Ông Huỳnh Bửu Sơn: Có tôi cũng có nghe chuyện đó, chính BBC trong thời gian đó cũng có một loạt bài về chuyện này, cũng có nói tôi đã minh oan cho ông Thiệu (cười). Thật ra có thể ông Thiệu lúc đi có mang theo một số vàng của riêng ông ấy thôi, còn số vàng của quốc gia thì vẫn còn tại hầm vàng của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
Nam Nguyên: Thưa quản lý vàng của chế độ cũ trong Ngân hàng Quốc gia có chặt chẽ và khoa học hay không?
Ông Huỳnh Bửu Sơn: Mình không dám dùng những tĩnh từ để nói rằng chặt chẽ hay khoa học, nhưng riêng việc cuối cùng toàn bộ những thoi vàng đó được giữ rất là chu đáo, đầy đủ và không thiếu như tôi nói là một cái nút vàng, theo đúng như sổ sách và được giao lại cho chính phủ mới. Điều đó cũng cho thấy cách quản lý của Ngân hàng Quốc gia, không riêng gì vàng mà đối với các tài sản khác đều có kỷ luật rất tốt.
Nam Nguyên: Thưa ông có thể mô tả chút ít về cách quản lý khoa học như thế?
Ông Huỳnh Bửu Sơn: Tôi nghĩ nếu mà so với kỹ thuật quản lý hiện nay của những Ngân hàng Trung ương trên thế giới thì nó cũng không phải là có cái gì đặc sắc lắm. Tuy nhiên vàng được cất giữ trong những hầm trong đó có thể vừa chứa vàng vừa chứa tiền chưa được phát hành và có thể nói là được quản lý, kiểm kê khá là thường xuyên. Chắc chắc mỗi năm đều có việc kiểm kê đó và tất nhiên việc ra vào hầm bạc cũng rất nghiêm ngặt, chỉ những người có trách nhiệm thôi.
Việc giữ chìa khóa hầm bạc không phải chỉ một người mà giữ được. Tức là có hai bộ chìa khóa, một bộ thuộc về bên kiểm soát, một bộ thuộc về bên điều hành; phải có hai bộ chìa khóa đó và thêm một người giữ mật mã của cửa ra vào hầm vàng hầm bạc đó thì mới có thể mở cửa được. Như ông biết các cửa hầm vàng của Ngân hàng Trung ước các nước là rất kiên cố có độ dày lên tới 8 tấc hay một thước, phải nói là rất kiên cố chưa kể việc giữ an ninh bên ngoài rất là chặt chẽ. Tôi nghĩ đây là việc bình thường của bất cứ Ngân hàng Trung ương nào có kho trữ vàng trữ tiền.
Thật ra có thể ông Thiệu lúc đi có mang theo một số vàng của riêng ông ấy thôi, còn số vàng của quốc gia thì vẫn còn tại hầm vàng của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam.
- Ông Huỳnh Bửu Sơn
Nam Nguyên: Thưa hồi đó chưa có kỹ thuật điện toán (computer) thì sổ sách kế toán ghi chép có chặt chẽ và bảo đảm hay không?
Ông Huỳnh Bửu Sơn: Thật ra lúc đó cũng đã có điện toán rồi, tất nhiên không mạnh và nhanh như hiện nay. Nhưng đã có sử dụng điện toán để theo dõi tài sản đó và ghi rõ trên các bảng kê, chúng tôi gọi là listing. Những bảng kê đó được đối chiếu nhiều lần mỗi khi có trường hợp đột xuất về vàng. Vì thật ra hồi xưa Ngân hàng Quốc gia cũng có sử dụng số vàng trong kho bán ra để bình ổn thị trường vàng vào lúc đó.
Nam Nguyên: Thưa trong những ngày cuối cùng cho đến 30/4/1975 ông có thấy chính quyền cũ có nỗ lực nào để chuyển số vàng đó đi hay không. Dẫn tới tin đồn là đã chuyển ra ngoại quốc.
Ông Huỳnh Bửu Sơn: Thật sự là có và cũng đã dự kiến là chuyển sang gởi ở tại Mỹ, tôi nhớ không lầm là gởi tại một ngân hàng ở Mỹ và đã có sự chuẩn bị đó rồi. Chính vì sự chuẩn bị đó cho nên một hãng bảo hiểm ở Bỉ là nơi được hợp đồng bảo hiểm số vàng chuyển đi đã tiết lộ ra. Nhưng cuối cùng của chính phủ quyết định giữ lại số vàng đó cho nên nó không được chuyển đi.
Nam Nguyên: Đối với tư cách công dân Việt Nam một người chịu trách nhiệm quản lý, nói chung là của đất nước và ông đã chuyển giao không suy suyển thì ông có cảm nhận gì vào ngày hôm đó?
Ông Huỳnh Bửu Sơn: Lúc đó từ việc kiểm kê số vàng đó và giao lại cho Ủy ban Quân quản thì tôi nghĩ tôi cũng chỉ hành động như một nhân viên bình thương của Ngân hàng Quốc gia mà thôi. Tức là làm cho tròn trách nhiệm mình được giao phó, chứ lúc đó tôi cũng không nghĩ ngợi gì cả…mà cũng khá lo vì nếu lỡ mà thiếu một cái gì thì có khi chính mình phải chịu trách nhiệm oan đấy (cười) mà may quá đã không thiếu gì cả.
Nam Nguyên: Cảm ơn ông Huỳnh Bửu Sơn đã trả lời RFA.
Hội nghị Trung ương 10 có gì mới?
Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ 2015-01-06
Ông Du Chính Thanh, một thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng tại Hà Nội hôm 26/12/2014. AFP photo
Hội nghị Trung ương 10 Đảng Cộng sản Việt Nam đang diễn ra ở Hà Nội nhằm quyết định một số vấn đề quan trọng cho Đại hội lần thứ 12 sẽ diễn ra vào năm tới. Sự kiện này có những gì đáng chú ý và có thể đáp ứng kỳ vọng phát triển và bảo vệ độc lập- chủ quyền của đất nước hay không?
Vẫn như cũ
Đối với những người quan tâm đến tình hình chính trị tại Việt Nam thì Hội nghị Trung ương 10 bắt đầu từ ngày 5 tháng giêng và kéo dài trong một tuần lễ đến ngày 12 tháng giêng này cũng không có gì mới mẻ.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, nói về điều này như sau:
Theo tôi cũng như từ trước đến nay thôi, Hội nghị Trung ương là để xác định những văn kiện đưa ra Đại hội 12 thôi, đồng thời để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 12. Chỉ có 2 vấn đề thế thôi.
Từ Đà Lạt, tiến sĩ Hà Sĩ Phu cũng có một số nhận định về Hội nghị Trung ương 10 đang diễn ra ở Hà Nội như sau:
Dư luận cũng nói đến việc họp chậm so với kế hoạch, và người ta cũng chú ý đến chuyến thăm của ông Du Chính Thanh- chủ tịch Ủy ban Chính Hiệp Đảng Cộng sản Trung Quốc. Và chắc chắn điều đó có liên quan đến việc bố trí nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Điều đó thật đáng buồn. Đại hội nào vấn đề nhân sự cũng phải thông qua Trung Quốc hết! Ít nhất nói một cách khiêm tốn là chịu ảnh hưởng rất nặng nề của phía Trung Quốc.
Đó là một chuyện và chuyện thứ hai theo như thông báo là đề cử nhân sự cho Đại hội 12. Kỳ này ngay trong Đảng, các ông cũng không dân chủ gì cả: giới thiệu từ trên xuống; ở cấp nào thì phải theo Ban Chấp hành cũ của cấp đó giới thiệu mới được chứ đâu có quyền tự ứng cử. Theo tôi nghĩ, các vị ấy không dám dân chủ ngay trong Đại hội Đảng chứng tỏ sự áp đặt rất nặng nề mà có thể sự áp đặt nặng nề đó có sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Theo tôi cũng như từ trước đến nay thôi, Hội nghị Trung ương là để xác định những văn kiện đưa ra Đại hội 12 thôi, đồng thời để chuẩn bị nhân sự cho Đại hội 12.
- Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh
Theo thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh thì cũng như những kỳ đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam trước đây, phía Trung Quốc bao giờ cũng cử những quan chức của họ sang trước kỳ đại hội nhằm có những tác động có lợi cho họ, và lần này cũng thế. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phát biểu về điều này:
Chúng ta đều biết từ trước đến nay, cứ Việt Nam sắp có đại hội- Đại hội Đảng lần thứ 10, 11, 12 gì, đều có dồn dập các chuyến của cán bộ cao cấp, lãnh đạo cao cấp Trung Quốc sang, mục đích không khỏi là để thăm dò xem cơ cấu nhân sự như thế nào và ai sẽ là tổng bí thư. Tất nhiên họ không phải chỉ thăm dò xem xét mà họ cũng có cách của họ để gây sức ép phải bố trí tổng bí thư hợp với họ. Họ đều có mưu đồ ấy. Nhưng vấn đề này còn tùy Hội nghị Trung ương bỏ phiếu như thế nào.
Đấu đá nội bộ
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh cũng cho rằng lý do hội nghị lần này diễn ra chậm vì có sự thiếu nhất trí trong Bộ Chính Trị Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây cũng là điểm được chia sẻ bởi tiến sĩ Hà Sĩ Phu:
Đấu đá thì rất rõ rồi. Các ông ấy muốn giấu cũng không giấu được. Người ta đùa nói rằng lúc Cụ Hồ viết di chúc nói phải bảo vệ sự đoàn kết của Đảng như bảo vệ con ngươi (trong mắt); nhưng người ta thấy ‘con ngươi’ chẳng ngon lành gì cả. Tức cũng muốn che đậy sự mất đoàn kết nhưng không thể che đậy được nữa rồi; nhất là qua cái chết của một số người đặc biệt bệnh nặng của ông Nguyễn Bá Thanh kỳ này không che giấu được sự mâu thuẫn nội bộ một cách rất gay gắt.
Mong đợi
Trước một sự kiện chính trị như Hội nghị Trung ương 10 sẽ ra những quyết định quan trọng về nhân sự điều hành đảng và đất nước trong thời gian tới, dư luận tại Việt Nam cũng đã có những đồn đoán. Tuy nhiên theo tiến sỹ Hà Sĩ Phu đây là vấn đề phức tạp khó lường nhưng ông không mấy tin tưởng vì theo ông thì ai đi chăng nữa cũng sẽ vì quyền lợi cá nhân và phe nhóm của họ. Tiến sỹ Hà Sĩ Phu có ý kiến:
Từ nay cho đến Đại hội diễn biến còn rất phức tạp. Chính các vị ấy trong nội bộ cũng chưa có thể dám chắc khả năng nào cả. Huống chi mình là người ngoài chỉ có nghe thông tin gián tiếp thôi, làm sao có thể có những nhận định chắc chắn gì được vì còn tùy theo tương quan ‘các vị đấu đá nhau’, bên nào thắng gần đến cuối cùng mới rõ ra được. Chỉ có điều hy vọng sẽ có một lực lượng ‘vì dân, vì nước’ thay đổi quĩ đạo; nhưng khả năng đó rất ít, rất ít! Trước hết vì quyền lợi của họ đã gắn chặt với thể chế này rồi.
Theo tôi nghĩ, các vị ấy không dám dân chủ ngay trong Đại hội Đảng chứng tỏ sự áp đặt rất nặng nề mà có thể sự áp đặt nặng nề đó có sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
- Tiến sĩ Hà Sĩ Phu
Dù họ đứng nhóm này hay nhóm khác cũng chỉ để bảo vệ nhóm của họ mà thôi; chứ tôi nghĩ trong hệ thống cộng sản mà có một người vì dân, vì nước thật sự thì ít lắm. Người tử tế có chăng là đảng viên ở dưới, không có quyền chức gì thì còn có tấm lòng; chứ lên đến cấp cao quyền lợi rất lớn rồi thì chả có người nào tử tế cả. Tôi nói thật với ông như thế. Đó là về phía nội bộ, chứ còn điều to lớn hơn nữa là bị sự khống chế bởi phía Trung Quốc.
Ví dụ như có một nhân vật nào đó mà có ích lợi cho dân cho nước thì Trung Quốc họ sẽ diệt ngay, không ‘mọc’ lên được. Do có áp lực rất lớn từ bên ngoài như thế nên theo tôi khả năng còn ‘tốt’ cho dân tộc ít lắm; không dám nói không có nhưng khả năng đó, xác suất ít.
Một điểm được thông báo là trong kỳ hội nghị trung ương 10 sẽ có việc lấy phiếu tín nhiệm các vị trong Bộ Chính trị, Ban Bí Thư. Việc làm này cũng không được mấy tin tưởng như quốc hội từng làm. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh phát biểu về điều này:
Đây đúng là điểm mới nhưng còn chờ xem bởi vì nói thế nhưng rồi có công bố không và bỏ phiếu tín nhiệm những ai thì điều đó còn giữ bí mật, chưa biết như thế nào.
Hướng đi
Đối với những người quan tâm đến tình hình đất nước như thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh và tiến sĩ Hà Sĩ Phu thì cần phải có những thay đổi cần thiết và triệt để chứ không thể cứ nói suông và làm theo cách như bấy lâu nay.
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh có ý kiến như sau:
Chính phủ có tuyên bố đẩy mạnh phát triển kinh tế, không biết kết quả như thế nào. Nhưng từ trước đến nay do sai lầm cho nên mới tụt hậu như bây giờ.Tình hình kinh tế và mọi mặt của đất nước sa sút như bây giờ là do sai lầm từ trước cho đến nay.
Tình hình đất nước Việt Nam hiện nay được nhìn nhận là ‘vô vàn khó khăn’ trong tất cả mọi lĩnh vực, người dân trông chờ vào khả năng lèo lái của những người nắm quyền lãnh đạo. Tuy nhiên theo nhận định của những vị quan tâm đến tình hình đất nước mà quí thính giả vừa nghe thì khó có thể lạc quan vào lúc này.
Việt Nam phá giá tiền đồng
RFA 06.01.2015
Việt Nam hạ giá tiền đồng 1% kể từ hôm nay 7/1/2015.
Theo đó tỷ giá đô la chính thức đạt mức tối đa 21.658 đồng/1 đô la. Trong thông cáo phổ biến chiều tối hôm qua, Ngân hàng Nhà nước cho biết tỷ giá bình quân liên ngân hàng sẽ có tỷ giá trần là 21.673 đồng đổi một đô la và tỷ giá sàn tức mức thấp nhất là 21.458 đồng.
Vào cuối năm 2014, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cam kết sẽ chỉ phá giá đồng bạc Việt Nam tối đa 2% trong năm 2015. Điều này được Thống đốc Bình nêu ra tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành Ngân hàng năm 2015 tổ chức tại Hà Nội vào trung tuần tháng 12 năm ngoái.
Theo các chuyên gia, việc phải hạ giá tiền đồng 1% ngay trong tuần lễ đầu năm được xem như để kích thích nguồn cung ngoại tệ cần thiết cho thị trường cũng như để trả nợ nước ngoài đáo hạn. Mỗi khi các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải thanh toán ngoại tệ cho đối tác nước ngoài, bên cạnh nguồn tín dụng ngoại tệ từ ngân hàng, doanh nghiệp phải moi vét đô la trên thị trường tự do, làm giá đô la trên thị trường tự do nhảy vọt.