Sunday, May 31, 2015

Xe chữa cháy ... chết máy khi nhà dân đang bốc cháy

Vạn An - Chủ Nhật, ngày 31/5/2015 - 15:14
(PLO) -Đang lúc cho xe vào kiệt để tiếp nước cho xe chữa cháy đang làm nhiệm vụ chữa cháy xưởng làm quạt tre thì xe tiếp nước lại chết máy giữa chừng, không thể vào kiệt.
Thấy vậy nhiều người dân sống xung quanh đường Thánh Gióng, phường Tây Lộc đã cùng nhau đẩy xe một đoạn đường nhưng chiếc xe cung cấp nước cứu hỏa của lực lượng cảnh sát PCCC Công an tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng không nổ máy.

Chiếc xe cung cấp nước bị chết máy
Trước đó, vào lúc 14h30 ngày 30 – 5, xưởng sản xuất quạt tre của hộ ông Nguyễn Tuấn ( 45 tuổi ) tại 7b/8 đường Tú Xương, phường Tây Lộc, TP.Huế bốc cháy dữ dội do mu tơ mài tre bị chập điện và lây lan toàn xưởng.
Nhận được tin báo của người dân, phòng cảnh sát PCCC CA tỉnh Thừa Thiên – Huế đã huy động 3 xe chữa cháy cùng nhiều cán bộ, chiến sĩ có mặt tại hiện trường cùng với người dân tham gia chữa cháy.

Lực lượng cảnh sát PCCC CA tỉnh cùng người dân tham gia dập lửa
Sau hơn một giờ nỗ lực chữa cháy, lực lượng cảnh sát PCCC CA tỉnh Thừa Thiên – Huế cùng với sự giúp sức của người dân đã dập tắt đám cháy nhưng xưởng làm quạt tre đã bị thiêu rụi.
Vạn An

Tàu cá Bình Định bị cảnh sát biển Trung Quốc vô cớ tấn công

TẤN LỘC - Chủ Nhật, ngày 31/5/2015 - 16:31
(PLO)- Trong khi đang neo đậu trên vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, một tàu cá Bình Định bất ngờ bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc lao đến, dùng vòi rồng xịt vào cabin, gây hư hỏng, thiệt hại nặng.
Chiều 31-5, Đại tá Trương Minh Cường, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Định, cho biết đã tiếp nhận thông tin vụ một tàu cá của ngư dân tỉnh này bị tàu cảnh sát biển Trung Quốc vô cớ tấn công.
Theo trình báo của ông La Văn Quen (43 tuổi, ngụ thôn Thiện Chánh, xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn, Bình Định), lúc 7g ngày 27- 5, khi tàu cá của ông đang neo đậu trên vùng biển có tại tọa độ15 độ vĩ bắc, 112 độ kinh đông thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thì bất ngờ bị một tàu mang số hiệu của cảnh sát biển Trung Quốc lao đến, dùng vòi rồng tấn công liên tiếp ba lần vào tàu cá.
Sau đó, tàu cảnh sát biển Trung Quốc bỏ đi. Lúc bị tấn công, trên tàu cá có sáu ngư dân, do ông Quen làm thuyền trưởng. Vụ tấn công không gây thiệt hại về người. Tuy nhiên, toàn bộ thiết bị liên lạc, giàn câu, giàn đèn, mui tàu… đã bị hư hỏng nặng, thiệt hại ban đầu hơn 100 triệu đồng.
Sau khi bị tấn công, ông La Văn Quen điều khiển tàu cá về đất liền, hai ngày sau cập cảng Tam Quan, trình báo sự việc với Trạm Kiểm soát đồn biên phòng Tam Quan Nam, huyện Hoài Nhơn.
Hiện ông Quen đã đề nghị các cơ quan chức năng can thiệp, yêu cầu Trung Quốc bồi thường thiệt hại. “Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Bình Định đã ghi nhận sự việc, báo cáo các cơ quan chức năng để đấu tranh về đường ngoại giao, yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt ngay các hành động xâm hại đến ngư dân Việt Nam”- Đại tá Trương Minh Cường cho biết thêm.
TẤN LỘC

Tranh chấp tại Biển Đông: Những điều bạn cần biết

Bãi đá ngầm Chữ Thập trong quần đảo Trường Sa - Photo: Asia Maritime Transparency Initi

The Sydney Morning Herald * Nguyễn Hùng - Trần Hoài Nam (Danlambao) lược dịch - Trung cộng đang xây cất các đảo nhân tạo và thiết lập các cơ sở vật chất trong khu vực Biển Đông mặc dù nhiều quốc gia đang tuyên bố chủ quyền một phần của khu vực đó. Nhưng tại sao và bằng cách nào mà Trung cộng làm việc này? Dưới đây là các câu trả lời.

Trung cộng đang xây dựng những gì tại Biển Đông?

Dùng kỹ thuật nạo vét và bồi lấn đất, Trung cộng đã biến đổi những rạn san hô chìm tại quần đảo Trường Sa thành những hòn đảo nhân tạo có khả năng dùng làm các phi trường, cảng nước sâu và các cơ sở sẵn sàng cho các hoạt động quân sự. Những bức hình chụp từ vệ tinh đã cho thấy công tác xây cất bến tàu, các nhà máy làm xi măng và một bải đáp trực thăng, như các cấu trúc này trên rạn san hô Gạc Ma - Johnson Reef.






Chuyên viên phân tích thuộc Viên nghiên cứu Quốc phòng Jane đã đưa ra ý kiến rằng những hình ảnh cho thấy "một chiến dịch có bài bản và hoạch định kỹ lưỡng để tạo ra một chuổi pháo đài có khả năng phòng không và bảo vệ hải phận" xuyên suốt dãy các hòn đảo.

Điều gì đưa đến tình trạng tranh chấp Biển Đông?

Khu vực Biển Đông nắm giữ vị trí chiến lược rất to lớn do vị trí của nó - được bao bọc về phía Nam nước Tàu, phía Tây Phi Luât Tân, Bắc nước Mã Lai, phía Đông của Việt Nam và Cam Bốt - chiếm hơn phân nữa số lượng hàng hóa giao thương của Úc.

Vùng đó cũng chứa nhiều dầu và khí đốt thiên nhiên dưới lòng biển có khả năng khai thác cao.

Những vùng tranh chấp bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, cụ thể:

Fiery Cross Reef (được chụp theo thời gian: 

Add caption





Mischief Reef, được chụp ngày 17/03/2015:






Hughes Reef, được chụp ngày 14/11/2014:







Cuarteron Reef, được chụp ngày 15/11/2014 và theo thứ tự thời gian: 

Gaven Reef, ngày 15/11/2014 và theo thứ tự thời gian:


Có sáu quốc gia đòi chủ quyền trên các vùng biển bao gồm các đảo trùng lấp nhau: Trung cộng, Việt Nam, Phi Luật Tân, Đài Loan, Mã Lai và Brunei. Trung cộng, quốc gia đánh dấu vùng chủ quyền trên bản đổ của họ với đường lãnh hải "chín đoạn", dành chủ quyền đền gần 90% diện tích Biển Đông.

Tranh chấp lãnh hải, vốn bắt đầu từ nhiều thế kỷ qua, đã nhanh chóng gia tăng cường độ trong những tháng qua, phát xuất từ công tác bồi lấn đất  với qui mô lớn và nhanh chóng tại các rạn san hô ngầm trong quần đảo Trường Sa, làm cho các nước trong khu vực lo lắng rằng Bắc Kinh có ý đồ dùng chúng cho các mục đích quân sự.

Tại sao Trung cộng đang xây dựng trên Biển Đông?

Lý luận của Trung cộng thật là trơ trẻn: Họ bảo họ có quyền chủ quyền để xây dựng tại khu vực này. Bộ Quốc phòng TC đã so sánh việc xây dựng các đảo nhân tạo là những công tác xây dựng bình thường, như đang xảy ra tại những nơi khác trong nước Tàu.

Trung cộng cũng cho biết các đảo nhân tạo mới sẽ được sử dụng cho mục đích nhân đạo, bảo vệ môi trường, nghề cá và các mục đích khác.

Nhưng các nước đang tranh chấp chủ quyền khác trong khu vực, cũng như Mỹ và Úc, đã nêu lên câu hỏi về ý đồ thực sự của Trung cộng và coi việc cho tiếp tục xây dựng trong khi tuyên bố chủ quyền lãnh thổ chưa được giải quyết là việc làm không giúp giải quyết các tranh chấp. "Việc xây dựng các đảo nhân tạo chỉ gây thêm tình trạng tệ hại nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực trong khi chưa có giãi quyết rỏ ràng về tình trạng đòi chủ quyền", Bộ trưởng Quốc phòng Australia Dennis Richardson cho biết.

Trung cộng đã thường xuyên biện hộ rằng Việt Nam và Mã Lai Á cũng đã tiến hành bồi lấn đất tại các đảo họ đang kiểm soát, mặc dầu tầm mức các việc làm của Bắc Kinh vượt xa so với hai nước láng giềng này.

Công tác xây dựng (các đảo nhân tạo) được thực hiện ra sao?

Theo Cơ quan Minh Bạch về Hàng hải Á châu, trong một thí dụ, Rạn san hô Fiery Cross Reef, công tác tạo dựng thêm đất (bồi lấn đất) bắt đầu vào năm ngoái và đã mở rộng một vùng đất dài 3 km và rộng 200-300 m. Trước kia rạn san hô này nằm dưới mặt nước biển khi thủy triều lên "chỉ nhô hai mô đá". 

Đây là cấu trúc cũ nhất trên đảo này, cho thấy nó được xây trên mực nước biển trước khi công tác bồi lấn đất được thực hiện:


Và cùng một cấu trúc trong thời gian gần đây:






Không ảnh từ vệ tinh đã xác định vài nhà máy sản xuất xi măng trên đảo (nhân tạo)

Những cấu trúc hiện nay bao gồm lên đến 80% các tòa nhà cố định hay bán cố định và một đường băng máy bay dài 3110 mét có khả năng được các loại máy bay sử dụng kể cả các phi cơ chiến đấu: 

Các cơ sở bến cảng gồm năm bến tàu. 

Các hệ lụy gì từ việc tạo dựng các đảo nhân tạo?

Phi Luật Tân, một trong số các quốc gia giành chủ quyền khác ngoài Trung cộng đã lên tiếng lo ngại rằng, Trung cộng với sự to lớn về kinh tế và sức mạnh quân sự ngày càng tăng, đang sử dụng các hoạt động xây dựng của mình để áp đặt quyền kiểm soát quần đảo Trường Sa và Biển Đông, và nhự vậy nhằm bắt nạt các quốc gia láng giềng nhỏ hơn.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung cộng là Hoa Xuân Oánh đã phản pháo: "Đây là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng đến Philippines - Trung cộng sẽ không bắt nạt các nước nhỏ, trong khi đó, các nước nhỏ sẽ không được cố ý không ngừng làm cho tình hình rắc rối".

Theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, "hòn đảo" được công nhận quyền lãnh thổ quan trọng hơn nhiều so với mỏm đá hoặc hình dạng khác. Các nước láng giềng của Trung cộng lo sợ việc xây dựng hòn đảo nhân tạo của Trung cộng là nhằm củng cố hành động tuyên bố chủ quyền của TC, từ đó thể suy ra các quyền hàng hải và độc quyền khai thác tài nguyên năng lượng dưới lòng biển.

"Theo luật pháp quốc tế, rõ ràng là không có bất kỳ số lượng nạo vét, xây dựng sẽ làm thay đổi hoặc tăng cường sức mạnh pháp lý của yêu sách lãnh thổ của một quốc gia," Daniel Russel, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương cho biết. "Dù cho bạn có đổ bao nhiêu đống cát trên một rạn san hô ở Biển Đông, bạn không thể sản xuất ra chủ quyền lãnh thổ".

Tại sao Mỹ và Úc can dự vào?

Xuất phát từ số lượng hàng hóa di chuyền xuyên qua khu vực Biển Đông, Mỹ và các nước khác trong cộng đồng quốc tế nói rằng họ muốn bảo đảm không có những mối đe dọa tự do hàng hải trong khu vực. Đó cũng là một phần của chiến lược rộng lớn hơn của Mỹ "chuyển trục" hướng về châu Á.

Nhưng Bắc Kinh đã nổi giận trước sự can dự của Mỹ, gán cho hành động của Mỹ là "phá quẩy" thúc đẩy bởi lòng mong muốn của Washington nhằm hạn chế sự trỗi dậy của Trung cộng.

Giống như Mỹ, Úc cho biết họ không đứng về phía bên nào liên quan đến các yêu sách lãnh thổ, nhưng phản đối các hành động khiêu khích có thể làm mất ổn định đến hiện trạng của khu vực Biển Đông, lý do vì lợi ích quốc gia cần bảo đảm an toàn trên các tuyến đường hàng hải, cùng với sự ổn định và tự do hàng hải, và các đường bay xuyên ngang Biển Đông.

Ngày 31/05/2015

Nguồn:

The Sydney Morning Herald 
South China Sea dispute: What you need to know

"Tu*o*''.ng" Tau`-Khu*a. Ho^` Quang du*o.*c trang trong.canh. be^n nha` va(n hoa' thanh` Ho^`

Tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh với thiếu nhi trước trụ sở UBND TP HCM trước đây vừa được cung thỉnh về khuôn viên Nhà thiếu nhi thành phố (quận 3). 
Sáng 31/5, thay mặt Ban chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đã đến dâng hoa tại tượng đài "Bác Hồ với thiếu nhi" vừa được cung thỉnh về Nhà thiếu nhi thành phố.
Phát biểu tại buổi lễ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải cho biết, việc cung thỉnh tượng "Bác Hồ với thiếu nhi" - Tác phẩm của nhà điêu khắc Dương Minh Châu - về Nhà thiếu nhi thành phố thể hiện tình thương yêu bao la của Chủ tịch Hồ Chí Minh dành cho thiếu niên, nhi đồng; thể hiện lòng biết ơn của Đảng bộ, nhân dân thành phố với Bác Hồ kính yêu.
tuong-bac1-5846-1433049137.jpg
Tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi vừa được cung thỉnh về đặt tại khuôn viên Nhà văn hóa thiếu nhi thành phố. Ảnh: T.S.
"Đặc biệt là tạo thêm điều kiện thuận lợi để các cháu thiếu nhi đến với Bác, nuôi dưỡng tâm hồn, đạo đức trong sáng; nỗ lực học tập và làm theo 5 Điều Bác Hồ dạy", ông Hải nói.
Đại diện thế hệ măng non TP HCM, bé Nguyễn Dương Kim Hảo bày tỏ niềm vui khi tượng đài Bác Hồ được cung thỉnh về nhà thiếu nhi. "Thiếu nhi thành phố sẽ không ngừng học tập, rèn luyện để góp phần vào công cuộc xây dựng, phát triển đất nước", Hảo nói.
thieu-nhi-9936-1433049137.jpg
Thiếu nhi Thành phố quây quần bên tượng Bác. Ảnh: T.S.
Tượng "Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc" được nhà điêu khắc Diệp Minh Châu thực hiện bằng chất liệu đồng đỏ nặng gần 9 tấn, cao 3,3 m đặt trước trụ sở HĐND - UBND TP HCM nhân Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Từ đó đến nay, tượng đài được nhân dân thành phố gọi thân thiết là "Tượng Bác Hồ với thiếu nhi".
Mới đây, hôm 17/5, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh mới cao 7,2 m được đặt trước trụ sở UBND thành phố, trên quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ hướng về Bến Bạch Đằng (sông Sài Gòn) được khánh thành nhân dịp 125 năm ngày sinh Bác Hồ, thay thế tượng cũ.
Trước khi cung thỉnh tượng đài Bác Hồ với thiếu nhi, Thành đoàn TP HCM đã cải tạo, nâng cấp khuôn viên Nhà Thiếu nhi thành phố với tổng mức đầu tư hơn 197 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi của thiếu nhi với 14 phòng chức năng, 23 phòng năng khiếu, phòng chiếu phim 3D, hội trường 500 chỗ...

Quyền được im lặng là 'diễn biến hoà bình, chống lại nhân dân'

Bạn đọc Danlambao - Phát biểu trong phiên họp góp ý sửa đổi bộ luật tố tụng hình sự hôm 27/5/2015, đại biểu quốc hội Đỗ Văn Đương đã mạnh mẽ phản bác quy định về quyền im lặng trong việc hỏi cung, với lý do quyền im lặng là ‘diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân’

“Trong dự luật này gần như quy định quyền im lặng của người phạm tội. Luật không buộc phải khai, không buộc phải nhận tội, như vậy ngầm hiểu là im mồm rồi. Tội phạm không khai báo gì cả thì sao xử lý?” 

“Cái này phải làm rõ là bị can, bị cáo được phép trình bày ý kiến và quan trọng nhất là chống lại bức cung nhục hình. Chứ không phải cứ khăng khăng im mồm như thế, nếu cứ nghĩ như thế là diễn biến hòa bình, chống lại nhân dân…”, báoPháp Luật Online dẫn lời vị đại biểu quốc hội thuộc đoàn TP.HCM phát biểu.

Quyền im lặng đã được áp dụng tại nhiều nước văn minh trên thế giới. Theo đó, những người bị bắt giam hoàn toàn có quyền giữ im lặng trong quá trình hỏi cung và lấy lời khai.

Quy định này nhằm hạn chế tối đa tình trạng kết án oan sai, bức cung và bỏ tù người vô tội, đồng thời cũng cho phép quyền lợi bị cáo được đảm bảo trong thời gian giam giữ.

Trước tình trạng xảy ra khá nhiều vụ án oan sai tại Việt Nam trong thời gian vừa qua, quy định về quyền im lặng đã được đưa vào bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi.

Dù vậy, những biện pháp nhằm hạn chế bức cung, nhục hình đã ngay lập tức vấp phải phản đối từ những đại biểu quốc hội xuất thân từ ngành côn an.

Hồi năm 2014, trong một chương trình phát sóng trên truyền hình, ĐBQH Đỗ Văn Đương cũng từng gây xôn xao khi tuyến bố: “Quyền được im lặng không phải là quyền con người”.

Vị ĐBQH thuộc đoàn TP.HCM này sinh năm 1960, được giới thiệu có bằng tiến sỹ luật, hiện đang giữ vị trí uy viên thường trực ủy ban Tư pháp của Quốc hội cộng sản.



28/5/2015


Bạn đọc Danlambao 
danlambaovn.blogspot.com

Tham vọng và nỗi lo của Tập Cận Bình

Trần Trung Đạo (Danlambao) - Vào ngày 29 tháng 5, một viên chức Mỹ cho CNN biết các giàn pháo của Trung Cộng được tiết lộ trong bài báo của Wall Street Journal đã không còn thấy trên không ảnh nữa, có thể đã được tháo gỡ hay che giấu. 

Nhắc lại, một bài báo trên Wall Street Journal ngày trước đó trích dẫn lời của một viên chức Mỹ tố cáo Trung Cộng đặt hai giàn pháo trên một trong hai đảo nhân tạo thuộc khu vực biển đang tranh chấp ở Trường Sa. Khám phá trên tờ Wall Street Journal có kèm theo không ảnh cho thấy hàng trăm tàu bè Trung Cộng đang hoạt động trong vùng. Sau đó, hàng loạt các hãng tin và báo lớn của Mỹ đồng loạt đưa tin về sự hiện diện quân sự của Trung Cộng.

Nguồn ảnh: WSJ

Điều này xác định sự nghi ngờ của Mỹ về việc Trung Cộng xây dựng các đảo nhân tạo cho các mục đích quân sự là đúng. Cũng theo tờ Wall Street Journal, các giàn pháo Trung Cộng không đe dọa trực tiếp đối với các phi cơ hay tàu bè của Mỹ nhưng có khả năng bắn đến các quốc gia láng giềng đang tranh chấp với Trung Cộng. Trung Cộng không bình luận gì về những tố cáo do phía Mỹ đưa ra. 

Hành động của Trung Cộng cho thấy “Giấc mơ Trung Hoa” để làm chủ Á Châu của Tập Cận Bình và lãnh đạo CSTQ đang chuyển một giai đoạn mới.

Tham vọng Tập Cận Bình 

Tập Cận Bình sinh ngày 15 tháng 6, 1953 trong một gia đình cộng sản truyền thống. Họ Tập là con út của Tập Trọng Huân, nguyên là Trưởng ban Tuyên Truyền Trung Ương Đảng kiêm Phó Thủ tướng Trung Cộng. Trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa, Tập Trọng Huân bị thanh trừng xuống làm phó giám đốc một công ty sản xuất máy cày. Sau Cách Mạng Văn Hóa y được phục hồi và đảm nhiệm chức vụ Bí thư tỉnh Quảng Đông từ 1979 đến 1981. 

Tập Cận Bình gia nhập đoàn thanh niên CS Trung Quốc năm 18 tuổi tại một nhà máy ở tỉnh Thiểm Tây và cũng tại nơi này y được kết nạp vào đảng cộng sản Tàu năm 21 tuổi. Chức vụ cuối cùng của Tập Cận Bình tại nhà máy là Bí thư Đảng bộ Khu sản xuất. Khi Tập Cận Bình rời nhà máy ở Thiểm Tây năm 22 tuổi, y được trao bằng khen Cá Nhân Xuất Sắc Về Nghiên Cứu Tư Tưởng Mao Trạch Đông. 

Suốt thời gian trước khi gia nhập đảng CSTQ vào tháng Giêng 1974 đến cho khi nắm quyền chủ tịch đảng, Tập Cận Bình được trui rèn trong lý luận Mác Xít. Hầu hết hoạt động chính trị của y đều gắn liền với hệ thống đảng, từ chức vụ bí thư huyện ủy huyện Chính Định, tỉnh Hà Bắc năm 1982 cho đến Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Đảng cộng sản. Bằng tốt nghiệp đại học đầu tiên của y cũng về Tư tưởng và Lý luận Mác. Căn bản giáo dục Tập Cận Bình thừa hưởng từ gia đình cho đến xã hội đều được xây dựng trên nền tảng lý luận Cộng Sản. Trước khi đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch đảng và nhà nước Trung Cộng Tập Cận Bình là Hiệu trưởng Trường Đảng Trung Ương. Do đó, không lạ gì khi quan điểm chính trị tư tưởng họ Tập gần với Mao hơn là gần với Đặng.

Không giống như Giang Trạch Dân hay Hồ Cẩm Đào, những kẻ được Đặng Tiểu Bình chọn lựa và rèn luyện, Tập Cận Bình không muốn núp dưới bóng họ Đặng. Bằng chứng tham vọng chỉ đứng sau Mao của Tập Cận Bình thể hiện trong ngày kỷ niệm sinh nhật Đặng Tiểu Bình. Ngày sinh nhật của các lãnh đạo tối cao Trung Cộng thường được xem như là một ngày lễ lớn. Nhất là sinh nhật của họ Đặng, ngày 22 tháng 8 2014, càng quan trọng hơn vì đó là ngày kỷ niệm tròn 110 năm y ra đời tại Tứ Xuyên. Tháng trước đó báo chí Trung Cộng chuẩn bị lên khuôn các bài viết ca ngợi Đặng, lãnh đạo các cấp chuẩn bị các chương trình kỷ niệm rầm rộ để tưởng nhớ Đặng. Tuy nhiên, chỉ vài tuần trước ngày sinh nhật của Đặng, ngoại trừ trong nội bộ trung ương đảng, các chương trình kỷ niệm ngoài công chúng đều bị hủy bỏ. Tập Cận Bình, dĩ nhiên chưa dám phê bình hay chỉ trích các chính sách của Đặng Tiểu Bình nhưng trong các phát biểu cho thấy y muốn nhấn mạnh Đặng dù tài ba thao lược cũng chỉ là con người của một giai đoạn, một thời đại. Với y, họ Đặng thuộc về một giai đoạn của quá khứ và trong thời đại Trung Cộng ngày nay chỉ có Tập Cận Bình sau Mao Trạch Đông.

Nhưng cũng giống như Mao trong xung đột Đài Loan, Tập Cận Bình đang phải đối phó với chính sách ngăn chận (Containment) của Mỹ không chỉ trong lãnh vực chính trị, kinh tế mà cả quân sự như đã từng áp dụng đối với Liên Xô trong Chiến Tranh Lạnh. Để thoát ra khỏi vòng vây, Tập Cận Bình chủ trương quân sự hóa Biển Đông.

Tham vọng Tập Cận Bình qua bài học Hitler

Tham vọng của họ Tập là bản sao chủ trương của Hitler đã thực hiện tại châu Âu trong những năm đầu thập niên 1930. 

Học bài học Hitler để đương đầu với Trung Cộng là một điều cần thiết. Các điều kiện chính trị và phương tiện giúp Hitler nắm lấy quyền lực trong thập niên 1930 tại Đức và sự lớn mạnh của Trung Cộng hiện nay, có nhiều điểm giống nhau. Hai nguyên nhân đã được người viết trình bày trong nhiều bài trước, tham vọng bành trướng trên phạm vi thế giới của Hitler về căn bản không khác nhiều so với tham vọng của lãnh đạo Trung Cộng và chính sách nhân nhượng mà cố Thủ tướng Anh Neville Chamberlain đã áp dụng trong đàm phán với Hitler cũng tương tự như không khí chủ hòa trong nhiệm kỳ đầu của TT Obama là cơ hội tốt cho Trung Cộng gia tăng khả năng quân sự trong vùng Á Châu. 

Mục đích của Hitler khi đưa quân vào vùng Rhineland năm 1936 là để thăm dò phản ứng của Anh và Pháp. Trước khi ra quân, Hitler chỉ thị các tướng lãnh Đức nếu quân đội Pháp can thiệp, không được đánh trả mà phải lập tức rút quân về. Quân Pháp không ngăn chận, và thử nghiệm của Hitler thành công. Sau đó y tiếp tục thử nghiệm Áo, rồi Tiệp cho đến khi Thế chiến thứ hai bùng nổ ngày 1 tháng 9, 1939. 

Câu hỏi mà nhiều sử gia, nhiều nhà phân tích đặt ra rằng Thế chiến thứ hai có thể đã tránh được không? Phần lớn các nhà phân tích cho rằng có thể tránh được nếu các lãnh đạo thế giới thời đó kịp thời ngăn chận tham vọng của Hitler. Các lãnh đạo châu Âu đã không ngăn chận Hitler nên sau đó phần lớn châu Âu bị tàn phá và khoảng 80 triệu người bị giết. Và tương tự, Trung Cộng sẽ thiêu đốt Á châu nếu tham vọng bành trướng của Tập Cận Bình và lãnh đạo CSTQ không kịp thời bị ngăn chận.

Thay đổi trong chính sách ngoại giao hai mặt của Mỹ đối với Trung Cộng (Dual-Track Policy)

Giáo sư Aaron L. Friedberg, thuộc đại học Princeton và nguyên Phụ tá An ninh Quốc gia tại văn phòng Phó Tổng Thống vào năm 2005, giải thích chính sách này gồm hai mặt: vừa hợp tác xuyên qua ngoại giao, mậu dịch, khoa học kỹ thuật và văn hóa giáo dục nhưng đồng thời cũng tăng cường quân sự để đáp ứng với sự gia tăng quân sự của Trung Cộng trong vùng Đông Á qua các hợp tác quân sự với Úc, Nhật, Nam Hàn và Philippines. 

Chính sách này bị phê bình vì trong giai đoạn đầu TT Barack Obama tỏ ra mềm dẻo, nghiêng nặng về phía đàm phán, thương thuyết trong khi Trung Cộng không hành xử với tư cách một cường quốc có trách nhiệm, cụ thể qua việc Bắc Hàn thử nghiệm hỏa tiễn tầm xa và việc Iran thí nghiệm nguyên tử. Ngoài ra, trong lúc Mỹ cắt giảm ngân sách quốc phòng, Trung Cộng lại gia tăng với mục đích nắm phần ưu thế, nhất là tại Á Châu. Trong thời gian qua, Mỹ đã điều chỉnh sách sách ngoại giao hai mặt và nghiêng về phần quân sự.

Tại đại học Queensland, Brisbane, Úc trong dịp họp Thượng Đỉnh G20 tháng 11 năm ngoái, TT Obama cam kết “Mỹ sẽ tiếp tục sự can thiệp bằng mọi phương tiện trong quyền lực Mỹ, ngoại giao, quân sự, kinh tế, phát triển, sức mạnh về giá trị lý tưởng Mỹ”. 

Sự kiện đưa máy bay thám thính tối tân nhất của Mỹ US P8-A Poseidon bay trên khu vực Trung Cộng đang xây đảo nhân tạo trên Biển Đông, bất chấp việc hải quân Trung Cộng khám phá và phát tín hiệu cảnh cáo 8 lần là một bằng chứng. Ngoài phi cơ thám thính, mới đây Khu trục hạm chiến đấu USS Forth Worth cũng tiến vào khu vực Trung Cộng cho rằng thuộc chủ quyền của họ. Mặc dù lên tiếng tố cáo Mỹ “khiêu khích”, Trung Cộng đã thấy Mỹ có sự chuyển hướng trong chính sách đối ngoại của Mỹ qua các biện pháp cứng rắn và cụ thể trước chính sách bành trướng thô bạo của Trung Cộng trên Biển Đông. 

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter cam kết Mỹ sẽ không giảm bớt các hoạt động quân sự chung quanh khu vực đảo nhân tạo thuộc phạm vi 600 dặm từ bờ biển Trung Quốc. Carter cũng nhấn mạnh Mỹ chẳng những tiếp tục hiện diện quân sự trong khu vực mà còn ủng hộ các quốc gia Đông Nam Á trong đó có đồng minh Philippines của Mỹ và Việt Nam.

Phản ứng trước những tuyên bố cứng rắn của Ashton Carter, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Cộng Hoa Xuân Oánh (Hua Chunying) cũng chỉ trả đũa bằng những lời quen thuộc: “Trung Quốc kêu gọi Mỹ nghĩ ba lần trước khi hành động, chấm dứt các phát biểu và hành động có tính khiêu khích và làm việc nhiều hơn cho lợi ích của hòa bình và ổn định khu vực thay vì làm ngược lại”. 

Tập Cận Bình lo ngại TPP

Nỗi lo lớn nhất trong nhận thức của các lãnh đạo Trung Cộng từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình là nỗi lo sợ bị bao vây, cả về quân sự lẫn kinh tế. Nỗi lo đó đã chi phối toàn bộ chính sách đối ngoại của Trung Cộng, không chỉ về chính trị, về kinh tế thương mại mà cả trong xung đột lãnh thổ, lãnh hải. Trung Cộng tố cáo Mỹ đang sử dụng TPP (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) như là phương tiện để áp dụng chính sách “Sức mạnh mềm” (Soft power) tại Á Châu. Shi Yinhong, giáo sư đại học Renmin University tại Bắc Kinh thừa nhận “quan hệ giữa hai nước chưa bao giờ căng thẳng hơn lúc này”.

Khác với các hiệp ước kinh tế quốc tế khác, TPP không chỉ giới hạn trong lãnh vực hàng hóa và dịch vụ mà còn bao gồm quyền tài sản trí tuệ, định chế chung về môi trường, tiêu chuẩn lao động và cơ sở kinh tế quốc doanh. Những điều khoản trong hiến chương sau khi được đàm phán và ký kết có thể làm thay đổi cấu trúc nền kinh tế của một số quốc gia thành viên. TPP giúp cho các quốc gia thành viên tăng khả năng cạnh tranh chống lại hàng hóa Trung Cộng và cũng giúp cho Mỹ tái cân bằng liên minh an ninh trong khu vực Á Châu Thái Bình Dương một cách chủ động. Những đặc điểm chính trị và an ninh đó của TPP là mối lo ngại hàng đầu cho Tập Cận Bình và lãnh đạo Trung Cộng. Trung Cộng vẫn có quyền tham gia nhưng Tập Cận Bình biết đã quá trễ để có thể thay đổi mục đích của TPP khi các cuộc đàm phán đã diễn ra quá nhiều vòng và nội dung đã được thỏa thuận quá sâu về chi tiết.

Tập Cận Bình và các lãnh đạo Trung Cộng cho rằng Mỹ sử dụng TPP như là một vũ khí nhắm thẳng vào Trung Cộng, đe dọa nghiêm trọng đến các chính sách kinh tế của Trung Cộng. Trung Cộng thiệt hại không chỉ về giá cả hàng hóa, tiêu chuẩn hàng hóa, chính sách đầu tư, xuất nhập cảng mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến cả vai trò lãnh đạo của đảng CS. TT Obama không giấu diếm điều nay khi tuyên bố “Nếu Mỹ không tiến hành tự do mậu dịch với Á Châu, rồi Trung Quốc sẽ chế ngự khu vực này”. 

Tranh chấp Biển Đông là cuộc tranh chấp vô cùng phức tạp. Mỗi quốc gia trong cuộc đều có những khó khăn riêng. Quan hệ kinh tế rất lớn giữa Mỹ và Trung Cộng mang đặc tính phụ thuộc vào nhau sâu sắc, khác với quan hệ giữa Mỹ và Nhật hay giữa Mỹ và Đức trong thế chiến thứ hai. Đồng ý rằng nước nào cũng có khó khăn nhưng Trung Cộng là nước đương đầu với nhiều khó khăn nhất, không phải chỉ đối ngoại mà quan trọng hơn là khó khăn nội bộ. Nếu có xung đột quân sự, các quốc gia dân chủ dù thiệt hại bao nhiêu vẫn có cơ hội phục hồi nhưng Trung Cộng thì khác, cơ chế chính trị Trung Cộng sẽ sụp đổ và lục địa Trung Hoa có nguy cơ vỡ thành nhiều mảnh nhỏ.

Trung Cộng theo đuổi chính sách đối ngoại chuột đồng

Để tiếp tục bành trướng nhưng tránh né các biện pháp cứng rắn của Mỹ, Trung Cộng có thể sẽ phải trở lại với chính sách đối ngoại như cách loài chuột đồng tàn phá mùa màng như họ đã áp dụng nhiều năm qua. Trung Cộng không đánh chiếm những vùng lớn, phát động những trận đánh lớn như trong chiến tranh biên giới 1979 mà chỉ từ từ gặm nhấm dần mòn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam như cách đám chuột đồng gặm nhấm từng bụi lúa. 

Một mặt Trung Cộng lớn tiếng với quốc tế là luôn theo đuổi chính sách “hòa bình” và “ổn định” nhưng mặt khác lấn chiếm từng bãi san hô, từng hòn đảo nhỏ trên Biển Đông, đặt những giàn khoan trong thềm lục địa Việt Nam. Những hành vi ăn cắp vặt này không đủ va chạm quyền lợi nặng đến mức các cường quốc phải đặt vấn đề và các biến cố do loài chuột đồng Trung Cộng gây ra không đủ tác hại an ninh khu vực đến mức quốc tế phải quan tâm. 

Thật vội vã khi chỉ nhìn vài hành vi quân sự nhỏ như máy bay thám thính của Mỹ US P8-A Poseidon bay trên khu vực đảo đang tranh chấp rồi kết luận rằng chiến tranh sắp sửa xảy ra nhưng rõ ràng Mỹ đang áp dụng chính sách ngăn chận và Trung Cộng sẽ phải làm tất cả những gì họ phải làm để thoát khỏi vòng vây. Bài học Liên Xô vẫn còn rất mới, không thoát được vòng vây, cơ chế chính trị sớm muộn cũng sẽ sụp đổ. Thế chiến thứ nhất làm tan rã hàng loạt nhiều đế quốc và thế chiến thứ hai phân chia thế giới thành hai cực. Thật khó có thể tiên đoán một thời điểm chính xác cho sự bùng vỡ các mâu thuẫn đối kháng tại Á Châu nhưng nhiều nhà phân tích đồng ý một trật tự mới đang hình thành. 

“Việt Nam tôi đâu?”

Như người viết đã phân tích chính luận Tranh chấp Mỹ - Trung, một cảnh giác cho lòng yêu nước đăng trên talawas 5 năm trước, nhìn vào bản đồ Á châu, chúng ta không khỏi nghĩ đến chiến tranh Trung-Mỹ rồi sẽ phải xảy ra. Các nhà bình luận có thể cho rằng quyền lợi của các siêu cường ngày nay đã phụ thuộc, quyện lẫn vào nhau đến mức độ không thể có một bên thắng, một bên bại nếu chiến tranh bùng nổ. Sau Thế chiến thứ nhất đã có nhiều người nói như thế nhưng chưa đầy 20 năm sau, nhân loại lại phải lao vào cuộc chém giết với hậu quả trầm trọng gấp nhiều lần hơn trước.

Cuộc Chiến tranh Lạnh Mỹ và Liên Xô vừa qua để lại nhiều bài học quý giá về số phận của những sân sau, tiền đồn và vùng độn. Có những tiền đồn chìm đắm trong chiến tranh hận thù nghèo đói như Cu Ba, Việt Nam, Bắc Hàn, Afghanistan nhưng cũng có những tiền đồn nhờ xung đột đã trở nên giàu có như Nam Hàn, Tây Đức, Đài Loan.

Đặc điểm chung rõ nét của những quốc gia vượt qua được số phận sân sau, tiền đồn và vùng độn để trở nên thăng tiến giàu mạnh chính là dân chủ. Dân chủ là đôi cánh thời đại đã giúp cho nhiều vượt qua những vị trí địa lý chính trị khó khăn và trở thành những nước giàu mạnh, được kính trọng, có tiếng nói độc lập trong bang giao quốc tế.

Không ai có thể tiên đoán một ngàn năm nữa Việt Nam sẽ ra sao. Nhưng dù ra sao thì đó cũng là trách nhiệm của các thế hệ sau này. Trách nhiệm của thế hệ hôm nay là giữ nguyên vẹn được mảnh đất mà tổ tiên để lại và xây dựng trên đó một căn nhà thương yêu, đoàn kết, tự do, dân chủ và giàu mạnh. Dân chủ sẽ là vũ khí hữu hiệu nhất để ngăn chận những đe dọa từ Trung Cộng và đồng thời cũng là phương tiện giúp Việt Nam thăng tiến cùng thế giới. 


Tại sao Mỹ xoay trục

Cánh dù lộng gió (Danlambao) - Trước đây khi Liên Sô còn tồn tại, Mỹ và khối CS Sô Viết vẫn gờm nhau. Hai đối thủ nặng cân này đã có thời chiến tranh lạnh khá lâu. đã có lần tưởng nổ ra thế chiến thứ 3 khi Liên Sô đặt tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tại Cuba, sát nách tiểu bang Florida của Mỹ. TT Kenedy ra lệnh trong vòng 24 tiếng nếu khối Liên Sô không gỡ những tên lửa mang đầu đạn hạt nhân này ra khỏi Cuba thì Mỹ sẽ đồng loạt bấm nút bom nguyên tử, Liên Sô đã phải rút đi những giàn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân đó, sau này. Một số hỏa tiễn SAM Liên Sô để lại sau này viện trợ cho CSVN khi B52 Mỹ oanh tạc 12 ngày đêm miền Bắc.

Mỹ cho CIA lấy tin tức trong nội bộ đảng CS Liên Sô, cài người gây phân hóa, chia rẽ nội bộ khối Sô Viết, nhưng vẫn sợ Trung Cộng thừa cơ hội nhảy vào cuộc để tiếp sức với phe Liên Sô, vì thế Mỹ quyết định bắt tay với Trung Cộng, trao tối huệ quốc, bỏ cấm vận cho Trung Cộng, giúp Trung Cộng phục hồi nền kinh tế kiệt quệ vì bế quan tỏa cảng đã lâu không tiếp xúc với thế giới bên ngoài. 

Đặc biệt hơn cả là Mỹ đã giúp Trung Cộng bằng cách bật đèn xanh cho Hải quân Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa do VNCH lúc bấy giờ quản lý, trong khi Hạm Đội 7 Mỹ neo gần đó. Đây là món quà Mỹ tặng Trung Cộng sau món quà ép VNCH ký kết hiệp định ngưng bắn trên bàn hội nghị. Mà phe CSVN coi đó là món hời để sau này được đà xua quân lấn chiếm luôn miền Nam. 

Mỹ đã nhượng bộ phe CS như thế, lẽ nào Trung Cộng không đáp lễ lại, và những hiệp ước thương mại 2 chiều giữa 2 bên được ký kết nhanh chóng. 

Chính phủ Mỹ nhắm tới thị trường tiềm ẩn trên 1 tỷ dân của Trung Cộng, và Mỹ là nước chính thức nhảy vào thị trường này đầu tiên, tuy trước đây có một số nước không chính thức từng giao thương mua bán những mặt hàng cần thiết với Trung Cộng. 

Trung Cộng vì muốn nhanh chóng có một khu vực tự trị nhưng trực thuộc Đại Quốc, nên thông báo cho CSVN biết trong cuộc họp giữa Mỹ và Trung Cộng, Mỹ đã tuyên bố sẽ rút hết quân đội khỏi Nam VN, sau đó cắt viện trợ toàn bộ cho VNCH. Nên sau đó CSVN đã yêu cầu Trung cộng tiếp tay để đánh trận sống còn chiếm miền Nam VN. Trung Cộng đã gởi nhiều sư đoàn qua trà trộn với các đơn vị chính quy Bắc Việt, vì cùng trang bị quân trang, quân dụng giống nhau, cùng giống nhau tuy khác nòi. Vì thế cưỡng chiếm miền Nam công đầu là do người và vũ khí Trung Cộng viện trợ cho CSVN, tù binh CSVN bị bắt đã khai báo là có sự giúp sức của Bộ đội Trung Cộng, sau khi cưỡng chiếm VNCH, các sư đoàn này đã rút nhanh gọn không để lại dấu vết. 

Nước cờ của Mỹ đi sai lệch, nên càng ngày Trung Cộng càng muốn bành trướng. Bắc Kinh đã dồn hết kinh phí cho Quốc Phòng và cho gián điệp Hoa Nam móc nối mua lại những tài liệu chế tạo máy bay, vũ khí của các công ty Mỹ, vì chúng nổi tiếng là nhái hàng, nhưng hàng chúng sản xuất ra thì chất lượng rất kém so với hàng Mỹ chế tạo một Trời một vực. 

Khi đã tạm trang bị những vũ khí mua được của Nga, như máy bay, tàu ngầm Kilo thế hệ mới, và sản xuất nhiều loại vũ khí hàng nhái, Trung Cộng đã lộ nguyên hình con thú đói tham lam, muốn độc chiếm và nuốt trọn Biển Đông trong đó có các nước như Việt Nam, Nhật, Phi, Đài, Indonesia. v.v... 

Tuyên bố đường lưỡi Bò và quyền kiểm soát biển Đông của Trung Cộng đã làm cho Mỹ thức tỉnh, vì quyền lợi của Mỹ và phe Đồng Minh bị đe dọa trầm trọng. Mỹ đã quyết định đưa tàu chiến vào lại biển Đông, cho máy bay do thám các đảo mà Trung Cộng lấn chiếm trái phép và đang xây dựng các sân bay dã chiến và đài quan sát, cũng như mới đây chúng đã kéo các loại vũ khí lên đảo Trường Sa chiếm được của CSVN. 

Khi Mỹ quyết định xoay trục lại Đông Nam Á thì không biết việc gì sẽ xảy ra với Trung Cộng, và Trung Cộng có dám tiếp tục thách thức lòng kiên nhẫn của Mỹ và các nước có quyền lợi chung tại biển Đông nữa hay không. 

31.05.2015

Tượng đứng tượng ngồi: bác Hồ hay bạc Đô

Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - Người không biết cứ tưởng các chú ấy đặt bác ngồi đứng lung tung xòe khắp nơi như vậy là do lòng kính trọng tôn thờ Bác Hồ, nhưng thực chất là chẳng phải vì Bác Hồ mà vì Bạc Đô! Một tượng bác được nặn ra, bác "ăn" thì ít mà các chú ấy ăn thì nhiều. Từ khâu nặn bác, đúc bác, các chú ấy đã có ăn, rồi đến khâu soạn chỗ cho bác ngồi, lại có ăn, nay dẹp bác đi cũng có ăn, để sau đó thay bác đứng lại càng ăn to hơn vì bệ bác đứng cao to hơn, thân mình bác vĩ đại hơn; nói chung tượng bác ngồi chuyển sang tượng bác đứng, các chú ấy đều có "chuyển khoản".

Thể phách là tượng Bác Hồ
Tinh anh là tượng Bạc Đô rõ ràng
Cu Tèo đó hả,

Lâu lắm rồi, nay bác cháu ta mới lên mạng gặp nhau. Bác Hồ hồ hởi phấn khởi cách chi. Cảm ơn Tèo đã tạo cơ hội cho bác cháu mình giao lưu để trút bầu tâm sự. Như Bác đã bày tỏ nguyện vọng của bác trong meo gửi Tèo khoảng mười năm trước, rằng Tèo, tuy đã bỏ khăn đỏ chạy mặt bác để lấy (người) Cu đã sáu mươi năm cuộc đời rồi, nhưng là người ăn ở có hậu, vẫn chấp nhận cho bác làm chỗ dựa tinh thần trong lúc cô đơn lạnh lẽo trong cái mã lớn gọi là Lăng Ba Đình.

Bác báo cáo, à quên, bác thú thật, rằng thì là, đọc meo Cu gửi bác vừa rồi, Bác không cầm được nước mắt vì thấy bác tội nghiệp hết sức: nay thì bị bắt ngồi xõa giữa chợ bế em, mai thì phải đứng nghiêm đưa tay chào ông đi qua bà đi lại, bất chấp mưa nắng nóng lạnh đêm ngày, chẳng có được cái nón rách che đầu, manh chiếu sờn bọc thân.

Mà nào bác phải ngồi một nơi, đứng một chỗ cho cam; đàng này các chú ấy bắt bác đứng, ngồi khắp mọi nơi; hễ có chỗ nào đặt được bác là các chú ấy cứ dí bác vào đấy. Người không biết cứ tưởng các chú ấy đặt bác ngồi đứng lung tung xòe khắp nơi như vậy là do lòng kính trọng tôn thờ Bác Hồ, nhưng thực chất là chẳng phải vì Bác Hồ mà vì Bạc Đô! Một tượng bác được nặn ra, bác "ăn" thì ít mà các chú ấy ăn thì nhiều. Từ khâu nặn bác, đúc bác, các chú ấy đã có ăn, rồi đến khâu soạn chỗ cho bác ngồi, lại có ăn, nay dẹp bác đi cũng có ăn, để sau đó thay bác đứng lại càng ăn to hơn vì bệ bác đứng cao to hơn, thân mình bác vĩ đại hơn; nói chung tượng bác ngồi chuyển sang tượng bác đứng, các chú ấy đều có "chuyển khoản".

Như Tèo biết, tục ngữ ta có câu "vải thưa đòi che mắt thánh", trong khi mắt cáo còn tinh hơn cả mắt thánh, nên bác biết tỏng hết việc các chú ấy hết bắt bác ngồi bế em - con Phượng Yêu bây giờ đã có quốc tịch Mỹ, gọi là "Bê bi xít tơ xít lụa" gì đó (Babysitter) - nay lại bắt bác đứng nghiêm giơ tay chào ông đi qua bà đi lại 24 giờ trên 24 giờ, 7 ngày một tuần, tuần trên tuần, tháng trên tháng... cho đến khi chú Trọng Lú xây dựng xong CNXH không biết cuối thế kỷ này đã xong chưa. 

Cu Tèo ơi, rõ ràng là như thế, rành rành là như kia. "Chứ còn gì nữa", như chú Bú L...í đã nói.

Nếu các đồng chí cháu ấy thương bác Hồ thật tình, thì việc cần làm ngay bây giờ là, thay vì xây dựng tượng đài bác, ca hót bác tận mây xanh, các cháu ấy tập trung vào công tác phản biện lại những tài liệu đang phổ biến rộng rãi trên mạng lưới thông tin toàn cầu. 

Chẳng hạn như băng Video "Sự thật về Hồ Chí Minh". Bác không đòi hỏi các chú ấy thanh minh thanh nga hiệu quả mọi chi tiết không tốt cho bác, Bác chỉ cần vài điều thôi. Chẳng hạn như làm cách nào để chứng minh rằng, Đơn bác xin Thực dân Tây cho học Trường Bảo Hộ để sau này được phục vụ nước Pháp là giả tạo; chứng minh việc cha bác là Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thôi việc là tự ý chứ không phải bị đuổi do tội say rượu đánh chết dân; mời ông Vũ Kỳ đang sống phây phây ở Hà Nội lên Truyền hình VTV đính chính ông không hề nuôi hộ con bác Hồ với cô Nông Thị Xuân là Nguyễn Tất Trung; thử DNA của Trung và đem so sánh với DNA của bác để chứng tỏ Nguyễn Tất Trung là con của tên cha căng chú kiết nào đó chứ không phải là con của bác Hồ là vị thánh dưới đất thánh trên trời, không hề biết tơ vương mùi đời, suốt một đời hy sinh vì nước vì dân, đồng trinh sạch sẽ, không biết lá đa nó mọc sau gáy, mọc dưới nách hay mọc ở khu vựa nối hai chân đàn bà con gái nói chung, chứ nói chi đến mấy cô gái Mường Thị Xuân, Thị Ngát mẹ thằng đức Nông mà cu Mạnh. Hoặc là kiện ông giáo sư Lê Hữu Mục nào đó đã dám viết sách chứng minh rằng Nhật Ký Trong Tù là hàng do bác chôm chĩa của một người Tàu. 

Nhưng mà muộn quá rồi Tèo ơi, Tèo à. Các chú ấy cũng thừa biết tượng bác đứng hay ngồi đó sẽ chẳng còn được mấy hơi, nhưng cũng chính vì thế mà các chú ấy tranh thủ ăn thịt bác. Bác dư biết thị trường địa ốc ở Cali, Seattle... đang nóng hổi vì các chú ấy đang chuẩn bị di tản chiến... lược, Bác Hô` không bằng Bạc Đô.

Thôi nhé, ai mà còn giấu được Mặt Thật khi Đêm Giữa Ban Ngày, lại còn thêm dưới bóng Đèn Cù nó chạy vòng vòng phơi tới, phơi lui hết cả ruột gan.

Đảng CS cũng đang chạy vòng vòng, chạy vòng vo. Theo vè Nghệ Tịnh thì: 

Chạy đi mô cho được
Trốn nơi mô mà được 

Tèo ơi!

30.05.2015