Ngày 27/12, Trường Đại học Hà Nội đã tổ chức lễ gắn biển “Viện Khổng Tử” tại Trường với sự tham gia của các đại biểu cấp cao Việt Nam và Trung Quốc.
Tham gia lễ gắn biển, về phía Việt Nam có ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Trần Đắc Lợi, Phó trưởng Ban Đối ngoại Trung ương và ông Nguyễn Đình Luận, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội.
Về phía Trung Quốc có ông Du Chính Thanh, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (Chính hiệp); ông Vương Gia Thụy, Phó Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, Trưởng ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Trung Quốc; ông Lương Hồng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây...
Phó giáo sư tiến sỹ Khoa học Nguyễn Đình Luận, Hiệu trưởng Trường Đại học Hà Nội nêu rõ: Lễ gắn biển “Viện Khổng Tử” tại Trường Đại học Hà Nội là sự kiện quan trọng trong quá trình phát triển của nhà trường. Việc thành lập Viện Khổng Tử góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu, giảng dạy ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc tại trường, đồng thời góp phần củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.
Tại lễ gắn biển, hiệu trưởng của Trường Đại học Hà Nội và Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây (Trung Quốc) đã ký vào 2 bức cuốn thư với nội dung “Chúc tình hữu nghị hợp tác Việt Nam-Trung Quốc ngày càng phát triển.”
Nhân dịp này Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và Chủ tịch Ủy ban toàn quốc Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc Du Chính Thanh đã trồng cây lưu niệm tại khuôn viên của Viện Khổng Tử.
Được thành lập từ năm 1959, với bề dày 55 xây dựng và phát triển, Trường Đại học Hà Nội là một trong những trường đại học công lập hàng đầu đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học về ngôn ngữ, xã hội nhân văn, kinh tế và công nghệ thông tin. Tiếng Trung là một trong những ngôn ngữ được nghiên cứu và giảng dạy từ những ngày đầu thành lập trường. Các thế hệ sinh viên tiếng Trung tốt nghiệp, ra trường đã và đang đảm nhận nhiều vị trí công tác quan trọng trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam.
Trường Đại học Hà Nội đã thiết lập quan hệ hợp tác với hơn 50 trường đại học của Trung Quốc; trong đó Trường Đại học Sư phạm Quảng Tây là đối tác truyền thống./.
Saturday, December 27, 2014
Trung Quốc muốn Việt Nam ‘đồng thuận’ và ‘đi đúng hướng’
HÀ NỘI (NV) - Đó là điều mà ông Du Chính Thanh, chủ tịch Hội Nghị Chính Trị Hiệp thương Nhân Dân (Chính Hiệp) Trung Quốc nêu ra với ông Lê Hồng Anh, ủy viên thường trực Bộ Chính Trị Đảng CSVN.
Ông Du Chính Thanh (trái) hội đàm với ông Lê Hồng Anhtại Hà Nội hôm 25 tháng 12, 2014. (Hình: Tân Hoa Xã)
Ông Du Chính Thanh được xem là nhân vật đứng hàng thứ tư trong Bộ Chính Trị, Đảng Cộng Sản Trung Quốc, chỉ sau đứng sau chủ tịch Nhà Nước (Tập Cận Bình), thủ tướng (Lý Khắc Cường) và chủ tịch Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc (Quốc Hội-Trương Đức Giang).
Ông Thanh đột ngột đến Việt Nam hôm 25 tháng 12, 2014. Trước đó, Tân Hoa Xã loan báo điều này và giải thích chuyến thăm Việt Nam vốn nằm ngoài kế hoạch bang giao giữa hai bên là thể theo lời mời của Đảng CSVN.
Sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 đến thăm dò khai thác dầu khí ở phía nam khu vực quần đảo Hoàng Sa, quan hệ Việt-Trung trở nên căng thẳng chưa từng thấy kể từ lúc hai bên “bình thường hóa quan hệ.”
Sự kiện mới nhất cho thấy bất đồng giữa hai bên trở nên sâu rộng hơn là việc Việt Nam gửi thư bày tỏ lập trường cho Tòa Trọng Tài về Luật Biển, công khai khẳng định tòa này có thẩm quyền phân xử vụ Philippines kiện Trung Quốc, sau khi Trung Quốc tuyên bố Tòa Trọng Tài về Luật Biển vô năng. Thư bày tỏ lập trường gửi Tòa Trọng Tài về Luật Biển còn bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngay sau đó, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc không bao giờ chấp nhận việc Việt Nam đòi chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời kêu gọi Việt Nam tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển của Trung Quốc và giải quyết các bất đồng trên cơ sở bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế nhằm cùng gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông.
Mới rồi, tại Hà Nội, Tân Hoa Xã cho biết, ông Thanh bảo với ông Anh là ông được cử sang Việt Nam nhằm “củng cố lòng tin giữa hai quốc gia, thiết lập sự đồng thuận và thúc đẩy quan hệ Trung-Việt đi đúng hướng”!
Hồi tháng 11, 2014, ông Tập Cận Bình, chủ tịch Nhà Nước Trung Quốc cũng từng đề nghị Việt Nam hợp tác, xử lý bất đồng một cách ôn hòa và duy trì sự ổn định ở Biển Đông, khi gặp ông Trương Tấn Sang, chủ tịch Nhà Nước Việt Nam, bên kề Hội Nghị Thượng Đỉnh của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 22, diễn ra tại Bắc Kinh.
Tuy nhiên đối với Biển Đông, Trung Quốc luôn khẳng định, chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa là “không thể tranh biện.” Trung Quốc chỉ đàm phán, giải quyết các tranh chấp về chủ quyền ở quần đảo Trường Sa theo phương thức song phương (đàm phán trực tiếp với quốc gia có liên quan), không chấp nhận đàm phán đa phương (các bên có liên quan cùng thảo luận để giải quyết tranh chấp).
Trước nay, Trung Quốc luôn hứa hẹn, khuyến khích Việt Nam hợp tác, giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa để duy trì, phát triển quan hệ Việt-Trung. Những lời hứa, khuyến khích kiểu như vừa kể vốn đã được lập đi, lập lại hàng trăm lần và sau đó, Trung Quốc lại dấn thêm những bước sâu hơn, mạnh mẽ hơn trong việc khẳng định yêu sách về chủ quyền trên Biển Đông.
Chẳng hạn sau cuộc gặp bên lề APEC 22 giữa ông Bình và ông Sang, Trung Quốc loan báo đã hoàn thành việc mở rộng phi đạo trên đảo Phú Lâm, một hòn đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1974.
Trung Quốc cũng đã hoàn tất công việc biến nhiều bãi đá ở quần đảo Trường Sa - trong đó có bãi đá Gạc Ma mà Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1988, thành các hòn đảo nhân tạo để thiết lập những căn cứ quận sự mới ở Biển Đông.
Tuy chế độ Hà Nội chỉ trích Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nhiều hơn và mạnh mẽ hơn so với trước, song những chỉ trích này thường lắng xuống sau khi chính quyền Trung Quốc vỗ về, trấn an và kèm theo đó, các hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc lại trắng trợn hơn. (G.Đ)
12-26- 2014 5:05:47 PM
Ông Du Chính Thanh (trái) hội đàm với ông Lê Hồng Anhtại Hà Nội hôm 25 tháng 12, 2014. (Hình: Tân Hoa Xã)
Ông Du Chính Thanh được xem là nhân vật đứng hàng thứ tư trong Bộ Chính Trị, Đảng Cộng Sản Trung Quốc, chỉ sau đứng sau chủ tịch Nhà Nước (Tập Cận Bình), thủ tướng (Lý Khắc Cường) và chủ tịch Đại Hội Đại Biểu Nhân Dân Toàn Quốc (Quốc Hội-Trương Đức Giang).
Ông Thanh đột ngột đến Việt Nam hôm 25 tháng 12, 2014. Trước đó, Tân Hoa Xã loan báo điều này và giải thích chuyến thăm Việt Nam vốn nằm ngoài kế hoạch bang giao giữa hai bên là thể theo lời mời của Đảng CSVN.
Sau khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD981 đến thăm dò khai thác dầu khí ở phía nam khu vực quần đảo Hoàng Sa, quan hệ Việt-Trung trở nên căng thẳng chưa từng thấy kể từ lúc hai bên “bình thường hóa quan hệ.”
Sự kiện mới nhất cho thấy bất đồng giữa hai bên trở nên sâu rộng hơn là việc Việt Nam gửi thư bày tỏ lập trường cho Tòa Trọng Tài về Luật Biển, công khai khẳng định tòa này có thẩm quyền phân xử vụ Philippines kiện Trung Quốc, sau khi Trung Quốc tuyên bố Tòa Trọng Tài về Luật Biển vô năng. Thư bày tỏ lập trường gửi Tòa Trọng Tài về Luật Biển còn bác bỏ yêu sách về chủ quyền của Trung Quốc đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Ngay sau đó, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhấn mạnh, Trung Quốc không bao giờ chấp nhận việc Việt Nam đòi chủ quyền tại các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đồng thời kêu gọi Việt Nam tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển của Trung Quốc và giải quyết các bất đồng trên cơ sở bằng chứng lịch sử và luật pháp quốc tế nhằm cùng gìn giữ hòa bình và ổn định tại Biển Đông.
Mới rồi, tại Hà Nội, Tân Hoa Xã cho biết, ông Thanh bảo với ông Anh là ông được cử sang Việt Nam nhằm “củng cố lòng tin giữa hai quốc gia, thiết lập sự đồng thuận và thúc đẩy quan hệ Trung-Việt đi đúng hướng”!
Hồi tháng 11, 2014, ông Tập Cận Bình, chủ tịch Nhà Nước Trung Quốc cũng từng đề nghị Việt Nam hợp tác, xử lý bất đồng một cách ôn hòa và duy trì sự ổn định ở Biển Đông, khi gặp ông Trương Tấn Sang, chủ tịch Nhà Nước Việt Nam, bên kề Hội Nghị Thượng Đỉnh của Diễn Đàn Hợp Tác Kinh Tế Châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 22, diễn ra tại Bắc Kinh.
Tuy nhiên đối với Biển Đông, Trung Quốc luôn khẳng định, chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa là “không thể tranh biện.” Trung Quốc chỉ đàm phán, giải quyết các tranh chấp về chủ quyền ở quần đảo Trường Sa theo phương thức song phương (đàm phán trực tiếp với quốc gia có liên quan), không chấp nhận đàm phán đa phương (các bên có liên quan cùng thảo luận để giải quyết tranh chấp).
Trước nay, Trung Quốc luôn hứa hẹn, khuyến khích Việt Nam hợp tác, giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa để duy trì, phát triển quan hệ Việt-Trung. Những lời hứa, khuyến khích kiểu như vừa kể vốn đã được lập đi, lập lại hàng trăm lần và sau đó, Trung Quốc lại dấn thêm những bước sâu hơn, mạnh mẽ hơn trong việc khẳng định yêu sách về chủ quyền trên Biển Đông.
Chẳng hạn sau cuộc gặp bên lề APEC 22 giữa ông Bình và ông Sang, Trung Quốc loan báo đã hoàn thành việc mở rộng phi đạo trên đảo Phú Lâm, một hòn đảo nằm trong quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1974.
Trung Quốc cũng đã hoàn tất công việc biến nhiều bãi đá ở quần đảo Trường Sa - trong đó có bãi đá Gạc Ma mà Trung Quốc cưỡng chiếm của Việt Nam năm 1988, thành các hòn đảo nhân tạo để thiết lập những căn cứ quận sự mới ở Biển Đông.
Tuy chế độ Hà Nội chỉ trích Trung Quốc xâm phạm chủ quyền của Việt Nam nhiều hơn và mạnh mẽ hơn so với trước, song những chỉ trích này thường lắng xuống sau khi chính quyền Trung Quốc vỗ về, trấn an và kèm theo đó, các hành vi xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc lại trắng trợn hơn. (G.Đ)
12-26- 2014 5:05:47 PM
Thanh Hóa: Tham nhũng cả tiền chính sách của học sinh
THANH HÓA (NV) - Không chỉ tham nhũng hàng tỷ đồng từ các khoản của trường, hiệu trưởng Trường trung học phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Thanh Hóa còn “chơi” luôn học bổng của các học sinh.
Bà Phạm Thị Hà, hiệu trưởng Trường THPT Dân Tộc Nội Trú tỉnh Thanh Hóa. (Hình: báo Lao Động)
Từ khi nhậm chức tháng 11, 2009 đến nay, bà Phạm Thị Hà (56 tuổi), hiệu trưởng Trường Trung Học Phổ Thông Dân Tộc Nội Trú tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo chi sai nguyên tắc hàng tỷ đồng. Nghiêm trọng hơn, hàng trăm triệu đồng học bổng của học sinh đã không đến tay các em theo quy định. Có dấu hiệu khá rõ ràng việc tham nhũng.
Theo tờ Lao Động, ngoài việc nhà trường đã mập mờ, bắt học sinh đóng góp bằng cách trừ thẳng vào học bổng cho việc may đồng hơn 21 triệu đồng/năm, trường này còn “tịch thu” tiền mua bảo hiểm y tế, chi mua sổ y tế, khám sức khỏe y tế thông thường hàng năm hơn 17 triệu đồng/năm, mà theo quy định ngay khi nhập trường học sinh đã được cấp miễn phí từ ngân sách nhà nước.
Theo thông tư liên tịch năm 2009 liên Bộ Tài Chính và Giáo Dục Đào Tạo, có tới 13 mục chi ưu tiên cho học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú. Chẳng hạn, quy định rõ chế độ thưởng “Học sinh nếu học tập, rèn luyện tốt, đạt kết quả từ khá trở lên (ở năm học trước đó) được nhà trường thưởng một lần/năm từ 400,000 đồng nếu đạt khá và 600,000 đồng nếu đạt giỏi...”
Nhưng thực tế, từ năm 2009 đến nay, chưa bao giờ học sinh trường này được nhận tiền thưởng theo đúng quy định này, mà chỉ được nhận từ 50,000-200,000 đồng. Theo bà Hà, nhà trường vẫn chi đủ số tiền thưởng cho học sinh theo quy định, bởi số tiền còn lại trường đã...“chuyển cho việc tham quan.”
Song thực tế, mỗi lần đi tham quan học sinh đều bị trừ vào tiền học bổng, ít nhất một chuyến tham quan, mỗi lớp cũng phải trừ từ học bổng hơn 3 triệu đồng.
Quỹ Hội phụ huynh là phần đóng góp tự nguyện, do cha mẹ học sinh nộp. Tuy nhiên, những năm qua, Trường Dân Tộc Nội Trú Thanh Hóa cứ thẳng thừng trừ vào tiền học bổng của học sinh. Mỗi năm, tùy từng lớp số tiền bị trừ có khác nhau, nhưng không dưới 8 triệu đồng.
Một khoản chi vô lý khác là “cây cảnh tặng trường” bằng cách trừ thẳng vào học bổng của học sinh: năm 2013 khối lớp 10 phải nộp 7.3 triệu đồng; một lớp 11 bị trừ 4 triệu đồng tiền này...
Chưa hết, học sinh đáng lẽ được nhận tiền học bổng hàng tháng thì ở đây, chỉ được nhận tiền ăn sáng, và cứ 4 tháng đại diện lớp chỉ lên ký xác nhận với thủ quỹ, mà không nhận được bất cứ đồng nào.
Trao đổi với báo Lao Động, bà Hà khẳng định, “Thu-chi như thế là sai rồi, tôi chưa hề biết chuyện này. Cái này là do tài vụ, kế toán, thủ quỹ làm ẩu”? Thế nhưng, bà Quách Thị Linh, thủ quỹ trường khẳng định, “Tôi chỉ thực hiện khi có chữ ký của hiệu trưởng và kế toán trưởng.”
Tính riêng những khoản trên, mỗi năm học sinh nhà trường bị “ăn chặn” hàng chục triệu đồng từ tiền của nhà cầm quyền trung ương đổ xuống. (Tr.N)
12-26-2014 3:56:47 PM
Du Chính Thanh sang Việt Nam, giới tranh đấu tại Sài Gòn bị CA bố ráp toàn diện
CTV Danlambao
- Liên tục trong hai ngày 26 và 27/12/2014, côn an cộng sản bất ngờ huy
động lực lượng kéo đến bao vây, khủng bố trước nhà riêng của hàng loạt
nhân vật từng tham gia đấu tranh chống Tàu cộng tại Sài Gòn.
Theo ghi nhận, đây là đợt bố ráp rất dữ dội, có quy mô trên toàn Sài Gòn
và các tỉnh lân cận. Lực lượng an ninh mật vụ được huy động với quân số
đông đảo hơn mọi lần, được lệnh tham gia đóng chốt 24/24 trước nhà
riêng của những người đấu tranh.
'Cấp trên' ra lệnh cấm
Hiện chưa ai biết rõ nguyên nhân thực sự đằng sau các vụ bố ráp, thậm
chí ngay cả những viên an ninh mật vụ cũng tỏ ra khá lúng túng do chỉ
biết làm theo lệnh một cách máy móc.
Vào sáng ngày 27/12/2014, không khí khủng bố tiếp tục gia tăng cường độ,
hàng loạt những người có tư tưởng chống Tàu cộng xâm lược bị CA dùng vũ
lực ngăn chặn và không cho ra khỏi nhà.
Ngoài các hành vi đe dọa, khủng bố bạo lực, đám côn an cộng sản còn ngang ngược ra lệnh miệng với nội dung: Cấm mọi người ra khỏi nơi cu trú cho đến hết ngày 27/12/2014.
Lệnh cấm rừng rú này được nói do 'cấp trên' ban hành.
Mật vụ cộng sản bao vây trước nhà blogger Huỳnh Công Thuận
Bố ráp toàn diện
Cho đến thời điểm này, những người bị an ninh, mật vụ CS bố ráp gồm có:
Bác sỹ Nguyễn Đan Quế, thầy Thích Thiện Minh, mục sư Nguyễn Mạnh Hùng,
nhà báo Phạm Chí Dũng, anh Huỳnh Công Thuận, chị Dương Thị Tân, Nguyễn
Trí Dũng, Nguyễn Hồ Nhật Thành, Lê Quốc Quyết, Nguyễn Nữ Phương Dung,
Đinh Quang Tuyến, Hoàng Văn Dũng, Nguyễn Hoàng Vi, Đinh Nguyễn Thảo
Quỳnh Như, Phan Thanh Hải, Bùi Thị Nhung, Huỳnh Phương Ngọc, chị Sương
Quỳnh...
Vụ bố ráp xảy ra trùng với thời điểm quan chức cấp cao của Tàu cộng là Du Chính Thanh sang Việt Nam.
Theo một số ý kiến phán đoán, nhà cầm quyền CSVN không muốn làm phật
lòng quan thầy Bắc Kinh nên đã chủ động ra tay trước đối với những người
dân có tư tưởng chống Tàu cộng xâm lược.
Ủy viên bộ chính trị Trung Cộng Du Chính Thanh và
thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.
Trong chuyến thăm 3 ngày, Du Chính Thanh nói rằng
Trung Cộng muốn "mối quan hệ Việt-Trung đi đúng hướng"
thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng.
Trong chuyến thăm 3 ngày, Du Chính Thanh nói rằng
Trung Cộng muốn "mối quan hệ Việt-Trung đi đúng hướng"
Cũng có ý kiến cho rằng, nguyên nhân vụ bố ráp là do nhà cầm quyền CSVN
lo sợ xảy ra biểu tình tại Sài Gòn, mục đích để đòi trả tự do nhà văn
Nguyễn Quang Lập.
Bọ Lập cũng được biết đến với hình ảnh là một blogger mạnh mẽ lên tiếng bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, chống bành trướng Bắc Kinh.
Sợ Tàu như sợ cọp
Hành vi khủng bố của côn an cộng sản tiếp tục phá hoại cuộc sống của nhiều người dân Sài Gòn.
Bà Nguyễn Thị Kim Liên cho biết, tối ngày 26/12/2014, lực lượng côn an
đông đảo kéo đến đòi khám xét nhà con gái bà là chị Đinh Nguyễn Thảo
Quỳnh Như.
“[Lúc đó] không có Quỳnh Như ở nhà, chỉ có bé My [con gái Quỳnh Như]
nói: mẹ không có nhà. Họ không tin, họ bắt nó mở cửa, nó sợ quá, nó khóc
quá", bà Kim Liên kể lại.
Mật vụ cộng sản cướp điện thoại của anh Huỳnh Công Thuận
Trong hoàn cảnh bị bao vây, blogger Huỳnh Công Thuận đã chụp ảnh, ghi
lại toàn bộ sự việc và tường thuật trực tiếp trên facebook. Lúc 08:30',
sáng ngày 27/12/2014, khi anh Thuận dẫn xe ra khỏi nhà thì lập tức bị
4-5 tên mật vụ bao vây chặn lại.
“Hiện tôi đang bị nhóm người lạ chặn, không cho ra khỏi nhà. Tôi sống
một mình, nhà không nấu nướng, muốn đi ăn họ không cho, còn nói để họ
mua cho (làm sao dám!). Xe của tôi vừa dẫn ra khỏi cửa bị xe của họ ép
chặn lại...”, blogger Huỳnh Công Thuận thông báo trên facebook.
Sau đó, anh Thuận đã bỏ xe lại để tự đi bộ ra ngoài ăn sáng. Đến 13 giờ
trưa, côn an tiếp tục ngăn chặn khi đi ăn trưa, anh Thuận liền gọi điện
thoại thì lập tức bị 2 tên mật vụ lao đến cướp điện thoại. Dù vậy, do đã
cảnh giác từ trước nên hành vi ăn cướp đã không thực hiện được.
Tương tự, anh Lê Quốc Quyết (em trai luật sư Lê Quốc Quân) sáng ngày
27/12/2014 có việc đi ra ngoài thì lập tức bị một nhóm mật vụ hung dữ
chặn lại. Khi bị chất vấn lý do, đám mật vụ này liền đe dọa: “Đ** cần lý do. Hôm nay ông phải ở nhà, không đi đâu hết”.
Blogger Nguyễn Hoàng Vi cũng cho biết cô bị ít nhất 6-7 viên mật vụ cộng
sản bao vây, đóng chốt trước nhà qua đêm. Trước việc côn an cộng sản
gia tăng bố ráp người dân, Nguyễn Hoàng Vi viết trên facebook:
“Du Chính Thanh cút khỏi Việt Nam!
Vì Trung Cộng mà biết bao nhiêu người dân Việt Nam mất tự do & bị cầm tù... Chúng tôi không hoan nghênh ông!
Nói với bọn tay sai Trung Cộng: dù có giam lỏng chúng tôi trong nhà,
chúng tôi vẫn có thể bày tỏ thái độ bằng cách này hay cách khác và thậm
chí nếu có thể, chúng tôi sẽ gửi mail bày tỏ thái độ của chúng tôi trực
tiếp với các cơ quan ngoại giao Trung Quốc.”
Theo một số so sánh, đợt bố ráp mới nhất của nhà cầm quyền CSVN trong
chuyến đi của Du Chính Thanh thậm chí còn gắt gao hơn cả những lần mà
các phái đoàn nhân quyền quốc tế đến Việt Nam.
“Chứng tỏ lũ chúng nó sợ Tàu như sợ cọp", một ý kiến nhận xét.
Quyền sống xứng đáng làm người
Ngày Chủ Nhật, 21 tháng 12 năm 2014, một nhóm thanh niên thiện nguyện đến phát quà Giáng Sinh tại Làng Chài, huyện Hưng Nguyên tỉnh Nghệ An. Họ đã quyên góp quần áo ấm và tiền mặt đem tặng cho 25 gia đình di cư từ Thái Lan về đã gần 30 năm nay, nhiều người vẫn chưa có nổi một ngôi nhà tạm trú.
Nhưng khi đoàn đến Làng Chài thì họ bị công an chặn lại. Công an giao thông và công an hình sự, mặc đồng phục và thường phục, vũ trang bằng dùi cui, đã ngăn cản không cho các bạn trẻ trao quà cho đồng bào, phải chạy lên huyện nhờ giải quyết. Chủ tịch xã nại lý do việc tặng quà Giáng Sinh chưa được “đăng ký” với chính quyền; còn cho công an chìm quay phim, chụp hình, để đe dọa các bạn trẻ đi làm việc thiện.
Khắp thế giới có dân nước nào phải đăng ký, phải xin phép trước khi đi giúp đỡ người thiếu thốn hay không? Lý do ngấm ngầm đằng sau hành vi “man rợ” này là chính quyền Cộng Sản vẫn theo dõi, ngăn cấm mọi hoạt động có tính cách tập thể của các tín đồ Công Giáo thuộc giáo phận Vinh, trong đó có giáo xứ Phù Long. Việc từ thiện diễn ra trong mùa Lễ Giáng Sinh, biểu dương tinh thần đoàn kết của người đồng đạo, càng bị nghi ngờ và cấm đoán mạnh hơn.
Biến cố trên xảy ra ở một xã hẻo lánh giữa những đụn cát biển tỉnh Nghệ An; nhưng chúng ta nên thông báo cho dư luận quốc tế biết đến. Vì hành động này tiêu biểu cho chủ trương và chính sách của Cộng Sản đối với tín đồ mọi tôn giáo, không riêng gì các giáo dân. Người Công Giáo hay Tin Lành, Phật Giáo Thống Nhất hoặc Phật Giáo Hòa Hảo đều có thể bị theo dõi, đàn áp. Các tăng ni ở Tu Viện Bát Nhã, Lâm Đồng đã bị đánh phá không khác gì các giáo dân ở Nam Đồng, Thái Hà. Trong bản tin mạng Mạch Sống, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết trước ngày Lễ Giáng Sinh các quan sát viên quốc tế đã được báo động để theo dõi tình trạng của các hội thánh Tin Lành tư gia của người Hmong ở các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Điện Biên và Đắk Nông. Tình hình Hội Thánh Lành Đấng Christ ở các tỉnh từ Dak Lak, Lâm Đồng, Kontum, xuống Quảng Ngãi, vào tới Sóc Trăng; sinh hoạt của Hội Thánh Đê Ga và cộng đồng Công Giáo Hà Mon ở Gia Lai, Hội Thánh Tin Lành Bụi Tre ở Đắk Nông, đều đang được chú ý. Tại các tỉnh vùng Tây Bắc, ông Nguyễn Đình Thắng báo tin Tòa Giám Mục Hưng Hóa yêu cầu cử hành lễ Giáng Sinh cho giáo dân các huyện Nậm Pồ, Mường Tè và Mường Nhé, cũng bị chính quyền địa phương bác bỏ.
Tại sao chúng ta cần theo dõi quyền tự do sinh hoạt của các nhóm tín đồ Tin Lành lẻ loi mới thành lập, hay mấy trăm đồng bào Công Giáo ở các xóm đạo xa xôi hẻo lánh? Bởi vì khi một chính quyền công khai ngăn cấm không cho người dân sống tôn giáo của mình thì họ cũng sẵn sàng xâm phạm các quyền tự do khác, của những công dân khác.
Những viên công an ngăn cản không cho các thanh niên đi làm việc thiện ở tại Làng Chài, Nghệ An cũng không khác gì những công an vừa mới bắt giam những bloggers Nguyễn Quang Lập và Người Lát Gạch. Cũng chính những công an như thế đã bắt giam, đánh đập người đến chết rồi ngụy tạo cảnh họ treo cổ tự tử. Hiện tượng “Chết trong đồn công an” đang diễn ra như bệnh ung thư lan ra khắp cơ thể nước ta. Nhưng còn rất nhiều thứ ung nhọt đang lên mủ trong thân xác dân tộc Việt. Hành động cấm các tu sĩ Bát Nhã ở Lâm Đồng, ngăn cản các tín đồ Hội Thánh Tin Lành Mennonite ở Bình Dương hành đạo, phá các cuộc hành lễ của tín đồ Hòa Hảo; những vụ án tử hình oan khốc; cả hành động bắt giam các bloggers, cũng đều thuộc cùng một chứng bệnh ung thư tàn phá dân tộc.
Những ung nhọt đó chưa giết chết được thân xác Việt Nam nhưng đang hủy hoại nền tảng tinh thần dân tộc, vì xúc phạm, hạ thấp nhân phẩm của mọi người Việt Nam. Khi trong một nước bất cứ ai cũng có thể bị đe dọa, bị sỉ nhục, mà không ai dám phản đối, không ai được lên tiếng, thì cả dân tộc mất phẩm giá.
Loài người hiện nay đã tiến bộ đến trình độ ai cũng đồng ý rằng bất cứ người nào, ở nước nào, nếu bị cảnh sát công an bắt đều phải được thông báo các quyền tư pháp của mình trước khi bị tống giam. Họ có quyền được đối xử công bằng theo đúng luật lệ, quyền có luật sư bào chữa. Mọi người được luật pháp bảo vệ, chỉ vì họ là con người, làm người tức là có giá trị. Quyền được xét xử theo luật pháp cũng không khác gì quyền được thờ phụng theo niềm tin của mình hay quyền giúp đỡ lẫn nhau. Người có tôn giáo phải được tự do hành lễ, tự do làm từ thiện, vì họ đều là những con người, có nhân phẩm. Những người bị bắt giam, bị đánh đập đến chết, họ đều chết trong oan ức, nhục nhã. Gia đình, bà con, bạn bè, hàng xóm đi đòi mạng, kêu oan, không ai thèm nghe. Cả họ, cả làng chịu sỉ nhục. Những tín đồ bị cấm đoán hành lễ, những bloggers bị cấm không được phát biểu ý kiến trên mạng cũng bị sỉ nhục không khác.
Bị nhục nhã vì không được đối xử như những con người. Tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do phát biểu, tự do bàu cử là điều kiện để sống xứng đáng làm người. Nhân quyền là quyền sống như những con người. Bảo vệ nhân quyền là đòi nhân phẩm được tôn trọng.
Những viên công an đánh đập người đến chết, đi bắt bớ các bloggers, hay đi ngăn cản các buổi hành lễ, họ chỉ nằm trong một bánh xe răng cưa trong cả guồng máy tư pháp thối nát và lạc hậu. Guồng máy đó được một đảng chuyên chế nặn ra và nuôi dưỡng từ hơn nửa thế kỷ nay, đóng vai trò “chó săn” bảo vệ quyền hành và lợi lộc của các kẻ cầm đầu. Những viên công an là tầng lớp “chó săn” ở dưới đáy, đứng vào hàng thấp nhất. Trong guồng máy đó còn cả những thẩm phán chỉ biết nghe lệnh “bí thư” mà không dám xét xử theo luật lệ cùng lương tri, lương tâm. Bên trên họ còn có những đại biểu “quốc hội bù nhìn” đã biểu quyết các điều luật như Điều 88, 258, 79 Bộ Luật Hình Sự, để chế độ độc tài dùng đàn áp bất cứ ai có thể làm họ lo bị mất quyền hành và lợi lộc. Tất cả guồng máy này đóng vai“chó săn” cho một nhóm tham nhũng chia chác quyền lợi.
Chỉ khi nào guồng máy bạo hành, giả trá đó tan rã người Việt Nam mới lấy lại được nhân phẩm. Khi thấy hai chục hoặc một trăm tín đồ của một giáo hội bị cấm làm Lễ Giáng Sinh chúng ta không thể làm ngơ. Cũng không thể làm ngơ khi một người bị đánh chết trong đồn công an, hoặc hai, ba bloggers bị bắt. Bởi vì quyền tự do của mỗi người và mọi con người đều nối kết chặt chẽ với nhau.
Tự do là một trạng thái không thể chia cắt. Tự do thể hiện như một toàn thể, trong cả xã hội. Không thể tách riêng, ban quyền tự do cho một số người này, những người khác không được hưởng. Cũng không thể cắt rời quyền tự do thuộc phạm vi này với quyền tự do trong phạm vi khác. Bởi vì khi một chính quyền tước bỏ tự do trong một phạm vi tôn giáo hay ngôn luận thì họ cũng coi thường thân thể và mạng sống của các công dân. Nếu một người bị tước đoạt tự do mà xã hội bỏ qua không phản ứng thì quyền tự do của tất cả mọi người khác bị đe dọa. Một xã hội hoặc có tự do hoặc không có tự do, không thể chỉ cởi trói cho tự do một chút, rồi sẽ phân phát cho tự do dần dần, như ban phát tem phiếu.
Tất cả các quyền tự do đều có giới hạn. Nhưng các giới hạn đó phải được minh định bằng luật lệ, mà luật lệ phải công bằng, không phân biệt đối xử, do đại biểu của người dân đặt ra, do các cuộc bàu cử tự do. Đó là nền tảng của văn minh hiện đại. Cả loài người đang tiến vào cuộc sống dân chủ tự do như thế, sau bao thế kỷ đấu tranh. Người Việt Nam không thể chấp nhận mình tụt hậu mãi mãi, cả về kinh tế lẫn chính trị. Đồng bào chúng ta lo cơm ăn áo mặc đã đủ khổ, cho nên cảnh tụt hậu kinh tế được quan tâm nhiều nhất.
Chúng ta phải cùng nhau đánh thức mối quan tâm về tự do, về quyền sống làm người. Bởi vì chính cái đảng chuyên chế khinh thường phẩm giá con người cũng dựng lên một guồng máy chuyên chế đưa dân tộc xuống cảnh nghèo khó, lạc hậu hèm kém nhất thế giới.
12-26-2014 5:02:47 PM
Ngô Nhân Dụng
Nhưng khi đoàn đến Làng Chài thì họ bị công an chặn lại. Công an giao thông và công an hình sự, mặc đồng phục và thường phục, vũ trang bằng dùi cui, đã ngăn cản không cho các bạn trẻ trao quà cho đồng bào, phải chạy lên huyện nhờ giải quyết. Chủ tịch xã nại lý do việc tặng quà Giáng Sinh chưa được “đăng ký” với chính quyền; còn cho công an chìm quay phim, chụp hình, để đe dọa các bạn trẻ đi làm việc thiện.
Khắp thế giới có dân nước nào phải đăng ký, phải xin phép trước khi đi giúp đỡ người thiếu thốn hay không? Lý do ngấm ngầm đằng sau hành vi “man rợ” này là chính quyền Cộng Sản vẫn theo dõi, ngăn cấm mọi hoạt động có tính cách tập thể của các tín đồ Công Giáo thuộc giáo phận Vinh, trong đó có giáo xứ Phù Long. Việc từ thiện diễn ra trong mùa Lễ Giáng Sinh, biểu dương tinh thần đoàn kết của người đồng đạo, càng bị nghi ngờ và cấm đoán mạnh hơn.
Biến cố trên xảy ra ở một xã hẻo lánh giữa những đụn cát biển tỉnh Nghệ An; nhưng chúng ta nên thông báo cho dư luận quốc tế biết đến. Vì hành động này tiêu biểu cho chủ trương và chính sách của Cộng Sản đối với tín đồ mọi tôn giáo, không riêng gì các giáo dân. Người Công Giáo hay Tin Lành, Phật Giáo Thống Nhất hoặc Phật Giáo Hòa Hảo đều có thể bị theo dõi, đàn áp. Các tăng ni ở Tu Viện Bát Nhã, Lâm Đồng đã bị đánh phá không khác gì các giáo dân ở Nam Đồng, Thái Hà. Trong bản tin mạng Mạch Sống, Tiến Sĩ Nguyễn Đình Thắng cho biết trước ngày Lễ Giáng Sinh các quan sát viên quốc tế đã được báo động để theo dõi tình trạng của các hội thánh Tin Lành tư gia của người Hmong ở các tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Điện Biên và Đắk Nông. Tình hình Hội Thánh Lành Đấng Christ ở các tỉnh từ Dak Lak, Lâm Đồng, Kontum, xuống Quảng Ngãi, vào tới Sóc Trăng; sinh hoạt của Hội Thánh Đê Ga và cộng đồng Công Giáo Hà Mon ở Gia Lai, Hội Thánh Tin Lành Bụi Tre ở Đắk Nông, đều đang được chú ý. Tại các tỉnh vùng Tây Bắc, ông Nguyễn Đình Thắng báo tin Tòa Giám Mục Hưng Hóa yêu cầu cử hành lễ Giáng Sinh cho giáo dân các huyện Nậm Pồ, Mường Tè và Mường Nhé, cũng bị chính quyền địa phương bác bỏ.
Tại sao chúng ta cần theo dõi quyền tự do sinh hoạt của các nhóm tín đồ Tin Lành lẻ loi mới thành lập, hay mấy trăm đồng bào Công Giáo ở các xóm đạo xa xôi hẻo lánh? Bởi vì khi một chính quyền công khai ngăn cấm không cho người dân sống tôn giáo của mình thì họ cũng sẵn sàng xâm phạm các quyền tự do khác, của những công dân khác.
Những viên công an ngăn cản không cho các thanh niên đi làm việc thiện ở tại Làng Chài, Nghệ An cũng không khác gì những công an vừa mới bắt giam những bloggers Nguyễn Quang Lập và Người Lát Gạch. Cũng chính những công an như thế đã bắt giam, đánh đập người đến chết rồi ngụy tạo cảnh họ treo cổ tự tử. Hiện tượng “Chết trong đồn công an” đang diễn ra như bệnh ung thư lan ra khắp cơ thể nước ta. Nhưng còn rất nhiều thứ ung nhọt đang lên mủ trong thân xác dân tộc Việt. Hành động cấm các tu sĩ Bát Nhã ở Lâm Đồng, ngăn cản các tín đồ Hội Thánh Tin Lành Mennonite ở Bình Dương hành đạo, phá các cuộc hành lễ của tín đồ Hòa Hảo; những vụ án tử hình oan khốc; cả hành động bắt giam các bloggers, cũng đều thuộc cùng một chứng bệnh ung thư tàn phá dân tộc.
Những ung nhọt đó chưa giết chết được thân xác Việt Nam nhưng đang hủy hoại nền tảng tinh thần dân tộc, vì xúc phạm, hạ thấp nhân phẩm của mọi người Việt Nam. Khi trong một nước bất cứ ai cũng có thể bị đe dọa, bị sỉ nhục, mà không ai dám phản đối, không ai được lên tiếng, thì cả dân tộc mất phẩm giá.
Loài người hiện nay đã tiến bộ đến trình độ ai cũng đồng ý rằng bất cứ người nào, ở nước nào, nếu bị cảnh sát công an bắt đều phải được thông báo các quyền tư pháp của mình trước khi bị tống giam. Họ có quyền được đối xử công bằng theo đúng luật lệ, quyền có luật sư bào chữa. Mọi người được luật pháp bảo vệ, chỉ vì họ là con người, làm người tức là có giá trị. Quyền được xét xử theo luật pháp cũng không khác gì quyền được thờ phụng theo niềm tin của mình hay quyền giúp đỡ lẫn nhau. Người có tôn giáo phải được tự do hành lễ, tự do làm từ thiện, vì họ đều là những con người, có nhân phẩm. Những người bị bắt giam, bị đánh đập đến chết, họ đều chết trong oan ức, nhục nhã. Gia đình, bà con, bạn bè, hàng xóm đi đòi mạng, kêu oan, không ai thèm nghe. Cả họ, cả làng chịu sỉ nhục. Những tín đồ bị cấm đoán hành lễ, những bloggers bị cấm không được phát biểu ý kiến trên mạng cũng bị sỉ nhục không khác.
Bị nhục nhã vì không được đối xử như những con người. Tự do tôn giáo, tự do hội họp, tự do phát biểu, tự do bàu cử là điều kiện để sống xứng đáng làm người. Nhân quyền là quyền sống như những con người. Bảo vệ nhân quyền là đòi nhân phẩm được tôn trọng.
Những viên công an đánh đập người đến chết, đi bắt bớ các bloggers, hay đi ngăn cản các buổi hành lễ, họ chỉ nằm trong một bánh xe răng cưa trong cả guồng máy tư pháp thối nát và lạc hậu. Guồng máy đó được một đảng chuyên chế nặn ra và nuôi dưỡng từ hơn nửa thế kỷ nay, đóng vai trò “chó săn” bảo vệ quyền hành và lợi lộc của các kẻ cầm đầu. Những viên công an là tầng lớp “chó săn” ở dưới đáy, đứng vào hàng thấp nhất. Trong guồng máy đó còn cả những thẩm phán chỉ biết nghe lệnh “bí thư” mà không dám xét xử theo luật lệ cùng lương tri, lương tâm. Bên trên họ còn có những đại biểu “quốc hội bù nhìn” đã biểu quyết các điều luật như Điều 88, 258, 79 Bộ Luật Hình Sự, để chế độ độc tài dùng đàn áp bất cứ ai có thể làm họ lo bị mất quyền hành và lợi lộc. Tất cả guồng máy này đóng vai“chó săn” cho một nhóm tham nhũng chia chác quyền lợi.
Chỉ khi nào guồng máy bạo hành, giả trá đó tan rã người Việt Nam mới lấy lại được nhân phẩm. Khi thấy hai chục hoặc một trăm tín đồ của một giáo hội bị cấm làm Lễ Giáng Sinh chúng ta không thể làm ngơ. Cũng không thể làm ngơ khi một người bị đánh chết trong đồn công an, hoặc hai, ba bloggers bị bắt. Bởi vì quyền tự do của mỗi người và mọi con người đều nối kết chặt chẽ với nhau.
Tự do là một trạng thái không thể chia cắt. Tự do thể hiện như một toàn thể, trong cả xã hội. Không thể tách riêng, ban quyền tự do cho một số người này, những người khác không được hưởng. Cũng không thể cắt rời quyền tự do thuộc phạm vi này với quyền tự do trong phạm vi khác. Bởi vì khi một chính quyền tước bỏ tự do trong một phạm vi tôn giáo hay ngôn luận thì họ cũng coi thường thân thể và mạng sống của các công dân. Nếu một người bị tước đoạt tự do mà xã hội bỏ qua không phản ứng thì quyền tự do của tất cả mọi người khác bị đe dọa. Một xã hội hoặc có tự do hoặc không có tự do, không thể chỉ cởi trói cho tự do một chút, rồi sẽ phân phát cho tự do dần dần, như ban phát tem phiếu.
Tất cả các quyền tự do đều có giới hạn. Nhưng các giới hạn đó phải được minh định bằng luật lệ, mà luật lệ phải công bằng, không phân biệt đối xử, do đại biểu của người dân đặt ra, do các cuộc bàu cử tự do. Đó là nền tảng của văn minh hiện đại. Cả loài người đang tiến vào cuộc sống dân chủ tự do như thế, sau bao thế kỷ đấu tranh. Người Việt Nam không thể chấp nhận mình tụt hậu mãi mãi, cả về kinh tế lẫn chính trị. Đồng bào chúng ta lo cơm ăn áo mặc đã đủ khổ, cho nên cảnh tụt hậu kinh tế được quan tâm nhiều nhất.
Chúng ta phải cùng nhau đánh thức mối quan tâm về tự do, về quyền sống làm người. Bởi vì chính cái đảng chuyên chế khinh thường phẩm giá con người cũng dựng lên một guồng máy chuyên chế đưa dân tộc xuống cảnh nghèo khó, lạc hậu hèm kém nhất thế giới.
12-26-2014 5:02:47 PM
Ngô Nhân Dụng
Huế: Bỏ tiền tỷ xây 'nhà dịch vụ' rồi đập bỏ
HUẾ (NV) - “Lại quả” từ việc xây cầu chưa đủ, Ban Đầu Tư và Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên-Huế tiếp tục xây nhà dịch vụ để rút tiếp số tiền thừa. Tuy nhiên, nhà dịch vụ này vừa xây xong đã đập bỏ.
Ngôi nhà dịch vụ đã xây dựng sắp xong phải tháo dỡ. (Hình: Tuổi Trẻ)
Tờ Tuổi Trẻ cho biết, Ban Đầu Tư và Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên-Huế vừa tháo dỡ một phần ngôi nhà hai khối tại công viên phía nam cầu Dã Viên, thành phố Huế. Ngôi nhà này ở ngay sát ngã ba sông Hương và sông An Cựu, xây sắp xong phải tháo dỡ vì choán tầm nhìn, làm ảnh hưởng cảnh quan sông Hương.
Sau khi làm xong cầu Dã Viên còn thừa một khoản vốn, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đồng ý giao Sở Giao thông tiếp tục đầu tư hạng mục hoàn trả mặt bằng bờ sông Hương ven đường Bùi Thị Xuân ở phía nam cầu Dã Viên.
Khu đất này nằm ngay ngã ba sông Hương và sông An Cựu rộng 23,548m2, được Sở Giao Thông Vận Tải Giao Ban Đầu Tư và Xây Dựng Giao Thông lập dự án thành một điểm xanh có bố trí một số kiến trúc có thể khai thác dịch vụ.
Đến cuối năm 2013, trong số các hạng mục được xây, kiến trúc chính là ngôi nhà dịch vụ đúc hai khối, mái ngói rộng 165m2 đang trong giai đoạn hoàn thành thì nhận được rất nhiều phản ứng của các sở ngành.
Một số giám đốc sở và lãnh đạo thành phố Huế cho rằng tòa nhà quá xấu, choán tầm nhìn ra sông Hương và phá vỡ cảnh quan khu vực này. Tháng 11, 2013, tỉnh Thừa Thiên-Huế có văn bản đề nghị dừng thi công công trình, đề nghị Sở Giao Thông Vận Tải phối hợp với các ban ngành khác kiểm tra, nghiên cứu lại phương án kiến trúc phù hợp với vị trí vốn rất nhạy cảm về mặt cảnh quan đô thị để trình tỉnh xem xét.
Sau khi đưa ra nhiều phương án đều bị bác, Sở Giao Thông Vận Tải tiếp tục đề xuất theo hướng đập bỏ phần mái khối nhà sau của khu dịch vụ để biến thành mái bằng. Khối nhà trước cũng đập bỏ mái... Phương án này được lãnh đạo tỉnh chấp thuận và đang thực hiện.
Nhiều cán bộ và người dân đặt vấn đề số tiền đầu tư cho hai khối nhà này lên đến vài tỷ đồng, nay phải phá bỏ một phần gây lãng phí như vậy ai sẽ chịu trách nhiệm? (Tr.)
12-26-2014 3:42:06 PM
Ngôi nhà dịch vụ đã xây dựng sắp xong phải tháo dỡ. (Hình: Tuổi Trẻ)
Tờ Tuổi Trẻ cho biết, Ban Đầu Tư và Xây Dựng Giao Thông Thừa Thiên-Huế vừa tháo dỡ một phần ngôi nhà hai khối tại công viên phía nam cầu Dã Viên, thành phố Huế. Ngôi nhà này ở ngay sát ngã ba sông Hương và sông An Cựu, xây sắp xong phải tháo dỡ vì choán tầm nhìn, làm ảnh hưởng cảnh quan sông Hương.
Sau khi làm xong cầu Dã Viên còn thừa một khoản vốn, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đồng ý giao Sở Giao thông tiếp tục đầu tư hạng mục hoàn trả mặt bằng bờ sông Hương ven đường Bùi Thị Xuân ở phía nam cầu Dã Viên.
Khu đất này nằm ngay ngã ba sông Hương và sông An Cựu rộng 23,548m2, được Sở Giao Thông Vận Tải Giao Ban Đầu Tư và Xây Dựng Giao Thông lập dự án thành một điểm xanh có bố trí một số kiến trúc có thể khai thác dịch vụ.
Đến cuối năm 2013, trong số các hạng mục được xây, kiến trúc chính là ngôi nhà dịch vụ đúc hai khối, mái ngói rộng 165m2 đang trong giai đoạn hoàn thành thì nhận được rất nhiều phản ứng của các sở ngành.
Một số giám đốc sở và lãnh đạo thành phố Huế cho rằng tòa nhà quá xấu, choán tầm nhìn ra sông Hương và phá vỡ cảnh quan khu vực này. Tháng 11, 2013, tỉnh Thừa Thiên-Huế có văn bản đề nghị dừng thi công công trình, đề nghị Sở Giao Thông Vận Tải phối hợp với các ban ngành khác kiểm tra, nghiên cứu lại phương án kiến trúc phù hợp với vị trí vốn rất nhạy cảm về mặt cảnh quan đô thị để trình tỉnh xem xét.
Sau khi đưa ra nhiều phương án đều bị bác, Sở Giao Thông Vận Tải tiếp tục đề xuất theo hướng đập bỏ phần mái khối nhà sau của khu dịch vụ để biến thành mái bằng. Khối nhà trước cũng đập bỏ mái... Phương án này được lãnh đạo tỉnh chấp thuận và đang thực hiện.
Nhiều cán bộ và người dân đặt vấn đề số tiền đầu tư cho hai khối nhà này lên đến vài tỷ đồng, nay phải phá bỏ một phần gây lãng phí như vậy ai sẽ chịu trách nhiệm? (Tr.)
12-26-2014 3:42:06 PM
Thông tin từ Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương: Ông Nguyễn Bá Thanh đã bị đầu độc!
Tràn lan trên mạng hiện nay là các thông tin đồn đoán về tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Bá Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng ban Nội chính TW, có tin cho rằng ông đã từ Mỹ trở về và hiện đang nằm điều trị ở bệnh viện Ung thư Đà Nẵng, có tin ông đã chết, đã đưa về Việt Nam cho gia đình trong một quan tài kẽm, lại có tin đồn ông đã bị hạ độc bằng phóng xạ, ngay tại trung tâm y tế lớn nhất của Mỹ cũng vô phương chữa trị. Thực hư về nguyên nhân và tình trạng sức khỏe hiện nay của ông Nguyễn Bá Thanh ra sao?
Ông Nguyễn Bá Thanh, ứng cử viên Ủy viên Bộ Chính trị đã bị loại ngay tại vòng bỏ phiếu đầu tiên tại Hội nghị TW7 |
Theo nguồn tin đã được chứng thực từ Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TW, khoảng giữa tháng 05/2014, sau khi đóng sổ vụ án Dương Chí Dũng và hoàn tất hồ sơ vụ án Bầu Kiên, bàn giao cho Tòa án Nhân dân Tối cao, ông Nguyễn Bá Thanh đột nhiên bị choáng phải đưa đi cấp cứu, các bác sĩ chẩn đoán ông có triệu chứng rối loạn sinh tủy. Trước đó, khi rời Đà Nẵng ra Hà Nội nhậm chức Trưởng ban Nội chính TW, sức khỏe ông hoàn toàn bình thường và được đánh giá là sức khỏe tốt, đủ đảm đương công việc. Ông Thanh không tin vào kết quả chẩn đoán căn bệnh rối loạn sinh tủy từ Ban Bảo vệ Sức khỏe TW và tiếp tục làm việc bình thường, ai cũng thấy sắc mặt ông ngày một xám, nhìn gần thấy ẩn những mụn thâm đỏ dưới da. Sức khỏe ông Nguyễn Bá Thanh ngày một yếu và tiếp tục bị ngất xỉu trong chuyến công tác Thụy Điển đầu tháng 6/2014, khi đó ông mới đồng ý để Ban Bảo vệ Sức khỏe TW đưa đi Singapore chữa trị 02 lần vào trung tuần các tháng 6 và 7/2014. Tuy nhiên, dù Singapore có nền y tế hàng đầu khu vực vẫn không tìm ra nguyên nhân đích thực của căn bệnh, chỉ chẩn đoán là “Nhiễm độc xương, tủy” và đề xuất đưa ông Bá Thanh qua Trung tâm nghiên cứu ung thư Fred Hutchinson, Mỹ (nơi có kinh nghiệm hàng đầu về điều trị bệnh ung thư).
Được sự phê chuẩn của Ban Bí thư, ngày 16/8/2014, ông Nguyễn Bá Thanh đã được đưa sang Mỹ, ngay sau khi nhập viện, ông đã được chẩn đoán “Ngộ độc phóng xạ - ARS” và lập tức được chuyển đến Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore, Mỹ), đây là cơ quan chuyên nghiên cứu và điều trị mạnh nhất của Hoa Kỳ về các bệnh do nhiễm xạ gây ra. Sau ca phẫu thuật ghép tủy, ông có dấu hiệu phục hồi và được chuyển đến Trung tâm Y tế Đại học Washington (Washington University Medical Center) tiếp tục theo dõi và điều trị. Tính đến cuối tháng 10/2014, ông vẫn thường xuyên liên lạc về để báo cáo tình trạng sức khỏe với Ban Bí thư và chỉ đạo công việc của Ban Nội chính TW.
Bệnh viện Johns Hopkins Medicine (Baltimore, United States) |
Tuy nhiên, từ đầu tháng 11/2014 đến nay ông không còn báo cáo về Trung ương cũng như chỉ đạo công việc của Ban Nội chính. Khi Ban Bảo vệ Sức khỏe TW liên lạc được với ông Phan Văn Tâm, thư ký phụ trách tháp tùng chăm sóc ông Thanh, ông Tâm cho biết bệnh tình ông Nguyễn Bá Thanh bắt đầu trở nặng do biến chứng của ca phẫu thuật ghép tủy, người bắt đầu khô quắt, xám xịt toàn thân, ngoài ra ông Tâm cũng không biết gì hơn, nhất là vấn đề chuyên môn. Đầu tháng 12/2014, được sự đồng ý của Ban Bí thư, Ban bảo vệ Sức khỏe TW đã thành lập đoàn qua Mỹ gồm lãnh đạo Ban Tổ chức TW và Ban Bảo vệ Sức khỏe TW, đến thẳng Trung tâm Y tế Đại học Washington làm việc trực tiếp với các bác sĩ điều trị để tìm hiểu về bệnh tình ông Nguyễn Bá Thanh và tìm giải pháp.
Trung tâm Y tế Đại học Washington (1959 Northeast Pacific Street, Seattle, WA 98195, United States, Phone: +1 206-598-3300), nơi ông Nguyễn Bá Thanh đang điều trị |
Sau khi thăm ông Nguyễn Bá Thanh tại bệnh viện, đoàn công tác đã làm việc với Trung tâm Y tế Đại học Washington, theo các bác sĩ tại đây, dù đã cố gắng điều trị nhưng bệnh tình ông Nguyễn Bá Thanh ngày một trở nặng, lý do bệnh nhân được chuyển đến quá trễ, độc tố nhiễm trong xương không thể giải trừ hết. Dù ca phẫu thuật ghép tủy trước đó thành công nhưng các tế bào nhiễm độc phóng xạ ARS đã chuyển thành ung thư và đang lây lan rất nhanh, hiện không có liệu pháp ngăn chặn. Bác sĩ F. Marc Stewart, người trực tiếp điều trị ông Nguyễn Bá Thanh cho biết, ông Thanh vừa được hóa trị lần 3 nhưng chỉ có thể duy trì thêm một thời gian ngắn. Khoa Điều trị ung thư của thành phố Seattle (Seattle Cancer Care Alliance Clinic) do giáo sư, tiến sĩ Elihu Estey làm bác sĩ chính cũng đã vào cuộc, nhưng hi vọng rất mong manh, có thể nói, sự sống của ông Nguyễn Bá Thanh chỉ còn được tính bằng ngày…
Bác sĩ F. Marc Stewart (điện thoại +1 206-351-4514), người trực tiếp điều trị cho ông Nguyễn Bá Thanh tại Trung tâm Y tế Đại học Washington |
Như vậy, việc ông Nguyễn Bá Thanh bị đầu độc phóng xạ là sự thật minh xác, số phận ông dường như đã bị định đoạt bởi hành vi thấp hèn của đối thủ chính trị khi ông đang chuẩn bị ghi điểm quyết định nhằm tiến vào Bộ Chính trị khóa tới và khẳng định vai trò thủ lĩnh miền trung bằng cách âm thầm tiến hành điều tra tài sản tham nhũng của gia đình một Ủy viên Bộ Chính trị đương chức, cũng là người miền Trung theo chỉ thị trực tiếp của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thì bỗng nhiên ngã quỵ… Ai là kẻ đứng trong bóng tối giật dây cho hành vi tội ác này?
Xuất hiện nhiều tin đồn đoán cho rằng nhóm lợi ích đứng sau ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thực hiện, nhưng thực tế hoàn toàn khác và khác rất xa, việc ông Nguyễn Bá Thanh rớt khỏi Bộ Chính trị tại Hội nghị TW 7 do thiếu sự ủng hộ của ông Dũng là đúng một phần nhưng thực tế lí do chính mà ai cũng biết là ông Dũng không đồng tình với quyết định sai qui trình và độc đoán của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hơn nữa bản thân ông Dũng ủng hộ ông Bá Thanh vì ông Thanh là người làm được việc và ông Thanh đã biết rõ và rất vui vì được sự ủng hộ của cả tứ trụ triều đình, mở rộng cửa vào Bộ Chính trị trong Hội nghị TW 10 sắp tới. Còn việc ông Thanh bị triệt hạ uy tín, chặn đường vào Bộ Chính trị qua vụ Thanh tra chính phủ công bố kết quả thanh tra đất đai Đà Nẵng thì mọi người cần tham khảo bài Sự thật về thanh tra đất đai ở Đà Nẵng để có thông tin cụ thể hơn.
Vậy ai mới là thủ phạm đầu độc ông Nguyễn Bá Thanh? Có câu tiền nhân hậu quả, hãy xem ai là người bị đe dọa nhất trong việc nếu ông Nguyễn Bá Thanh vào Bộ Chính trị? Chúng tôi sẽ vạch mặt tên thủ phạm bỉ ổi này trong bài phóng sự tới.
Cầu mong trời phật phù hộ cho ông Nguyễn Bá Thanh vượt qua được kiếp nạn lần này.
Nguồn: Ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương
Hàng nghìn người dự tang lễ cảnh sát bị bắn chết ở New York
Hàng nghìn cảnh sát từ khắp nước Mỹ hôm nay đã đổ về thành phố New York để dự lễ tang một trong hai cảnh sát viên bị bắn chết trong một vụ tấn công ngay giữa ban ngày một tuần trước.
Hơn 2.500 cảnh sát mặc đồng phục đứng chật kín các con đường bên ngoài nhà thờ Christ Tabernacle ở địa hạt Queens để tưởng nhớ cảnh sát viên Rafael Ramos.
Tại lễ tang, Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thống đốc New York Andrew Cuomo và Thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio đã đọc điếu văn trước hàng trăm người tham dự trong nhà thờ, trong đó có bà góa phụ và hai người con trai của ông Ramos.
Ông Biden nói rằng việc giết hại hai cảnh sát viên đã ‘làm lay động cả đất nước’.
Trong khi đó, ông Cuomo nói rằng bang New York đã mất đi một người anh hùng, và ông de Blasio nói cảnh sát viên này sẽ luôn trong tâm trí mọi người.
Một số cảnh sát trong đám đông đã đứng quay lưng vào nhà thờ khi ông de Blasio đọc điếu văn.
Họ chỉ trích ông thị trưởng là đã có những phát biểu mà họ cho là đã kích động các vụ tấn công như vụ bắn ở tầm ngắn, làm thiệt mạng cảnh sát viên Ramos và đồng nghiệp cùng tuần tra là Wenjian Liu.
Hai cảnh sát viên này bị bắn chết trong xe tuần tra của cảnh sát tại Brooklyn hôm 20/12.
Tay súng có chỉ dấu cho thấy hắn ta đã hoạch định vụ tấn công trả thù việc cảnh sát bắn chết những người da đen không vũ khí trong thời gian gần đây ở Mỹ.
Thủ phạm Ismaaiyl Brinsley sau đó đã tự vẫn. Hắn ta có tiền sử tâm thần và từng bị bắt một vài lần.
Chưa rõ là tang lễ cho cảnh sát viên Liu khi nào diễn ra.
PIC : Bất ngờ về truyền thông cs !
Nghe nhà đài VTV ra rã hàng ngày nhà tớ cứ tưởng thông thái lắm té ra cái VTV4 kênh này thường ưu tiên phát cho nước ngoài , mà tiếng Anh lại hớ hênh kiểu này chắc nhà đài họ nghĩ ở nước ngoài ,tiếng Anh cũng ngu như dân trong nước hay sao ấy , rứa mà phát ra rã với cái ngu ra nước ngoài , Ới ời ơi ! Merry có 2 chử Rờ lận đó ,cơ mà nhà đài lại ghi có 1 thôi ,tiếng Anh thông thái vại ..
Vụ án Hồ Duy Hải - cháu phó chủ tich nước Trương Mỹ Hoa là hung thủ !
TIN NÓNG: Vì sao vụ án Hồ Duy Hải ở Long An: thêm một trận thua của truyền thông.
(Huỳnh Bá Hải)
…Khi đụng đến bức tường cấm của Bộ Chính trị thì 100 hay 1000 tờ báo hay cho dù có 1 vạn người như Luật sư Trần Văn Tạo cũng sẽ thất bại chứ xá gì một gia đình liệt sĩ như bà Nguyễn Thị Loan mẹ tử tù Hồ Duy Hải…
Trên trang Facebook của chị Thủy Cúc, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ đang đếm lùi thời hạn cho ngày sống còn của tử tù Hồ Duy Hải. Liệu lần này áp lực truyền thông có cứu được mạng sống cho anh thanh niên này?
Chúng ta trở lại Long An với vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại vì dám viết bài chống tiêu cực vào năm 2011. Sau những vụ án các nhà báo Nguyễn Văn Hải của Tuổi Trẻ, Nguyễn Việt Chiến của Thanh Niên bị bắt vì chống tiêu cực thì vụ án của nhà báo Hoàng Hùng là cơ hội cho báo chí lê đảng phục thù. Nhưng rồi thêm một trận thua đau tức tưởi cho làng báo. Cái đau đớn nhục nhã không chỉ dành cho Báo Người Lao động mà là một tang thương ê chề cho cả làng báo trong và ngoài ngoài nước. Các phiên tòa xét xử bà Liễu vợ cố nhà báo Hoàng Hùng diễn ra tại Long An như những tấn tuồng tấu hài. Tình nhân bà Liễu là ông Nguyễn Văn Tâm, một cán bộ Quản Lý thị trường của tỉnh Long An được cho là vô can trong cái chết của nhà báo Hoàng Hùng.
Giới nghiên cứu luật pháp và truyền thông của Việt Nam đang ngỡ ngàng bởi các quyết định của Tòa án tỉnh Long An về việc sát hại nhà báo Hoàng Hùng thì thêm một việc chấn động lần đầu tiên xảy ra trong ngành tố tụng Việt Nam : Tòa án tỉnh Long An trích xuất dẫn độ bà Liễu từ trong tù để tham gia vụ kiện dân sự đòi nợ của ông Nguyễn Văn Tâm dành cho bà Liễu.
Nhân thân của ông Nguyễn Văn Tâm là ai có quyền trên cả sự thật khách quan và pháp luật tại Việt Nam đang hiện hành?
Nguyễn Văn Tâm, cán bộ quản lý thị trường tỉnh Long An, là con trai của một cựu chủ tịch tỉnh Long An vừa mới về hưu trước đó.
Chỉ là con trai của một vị cựu chủ tịch, trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa X, mà ông Nguyễn Văn Tâm được cho là vô tội trong vụ án sát hại nhà báo Hoàng Hùng dù chứng cứ rành rành trong các tin nhắn hay thư từ trao đổi giữa ông Tâm và bà Liễu. Rồi ông Tâm còn yêu cầu trích xuất bà Liễu từ trong tù ra tham gia vụ kiện đòi nợ của ông.
Quay trở lại vụ án được cho là oan khiên chấn động hiện này: tử tù Hồ Duy Hải đang bị đếm lùi ngày chờ chết. Anh ta lẽ ra bị tiêm thuốc ngày 5/12/2014 vừa qua, nhưng nhờ dư luận lên tiếng nên thi hành án hình sự tỉnh Long An gia ân cho 30 ngày để báo chí cung cấp những tình tiết mới cho Viện kiểm sát tối cao và Tòa án tối cao để xem xét.
Ngày 13/1/2008 hai nhân viên bưu điện Cầu Voi ở Long An bị sát hại. Sau đó nghi can Hồ Duy Hải bị bắt và kết án tử hình vì bị kết án sát hại 2 nhân viên bưu điện này. Có nhiều tình tiết cho thấy quá trình điều tra vi phạm tố tụng : nạn nhận ra tòa khai bị ép cung, bị dùng nhục hình ép nhận tôi, từ chối luật sư, kết quả khám nghiệm hiện trường không khớp dấu vân tay bị cáo, các nhân chứng, vật chứng bị cho là ngụy tạo. Gia đình kêu oan suốt 6 năm trời. Khi truyền thông Chúa Cứu Thế vào cuộc cùng với mạng xã hội Facebook làm cho vụ án được quan tâm.
Người có công thổi vụ án này lên báo lề đảng là luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó giám đốc công an thành phố. Cái kích ban đầu này sẽ có hiệu quả hơn nếu ở trên trung ương mà cụ thể là trong Bộ chính trị hiện nay có một người chịu là " bà đỡ " cho vụ án. Vì ở Việt Nam không vụ án nào có hiệu quả khi không có 1 người trong Bộ Chính trị bật đèn cho đi tiếp. Truyền thông cũng bị cấm đề cập đến chứ nói chi là vụ án được xem xét thấu đáo.
Lần theo dấu vết về các quan hệ tình cảm của hai nạn nhân bị sát hại năm 2008 thì các phóng viên của một tờ báo công an trong nước cho biết là thủ phạm chính là cháu của một cựu Phó Chủ tịch nước. Thực chất là một vụ án tình. Hồ Duy Hải chỉ là vật tế thần. Y hệt bản chất trong vụ người đàn ông bị sát hại trong xe Lexus ở Hà Nội. Thủ phạm giết người là cháu nội của Nông đức Mạnh còn cô sinh viên Vũ Kim Anh chỉ là vật tế thần. Toàn bộ vụ án năm xưa được Dân Làm Báo phanh phui thì ngay sau đó trang Dân Làm Báo bị hacker trong nước đánh sập.
Một phóng viên của báo công an trong nước quá uất ức khi biết rõ bản chất vụ án Hồ Duy Hải bị oan lên facebook thở than. Ngay lập tức phóng viên này bị đe dọa và BBT của tờ báo dọa sẽ kỷ luật. Báo chí chỉ là công cụ thì làm sao mà thắng được ông chủ sử dụng thành thạo cái công cụ đó.
Thời hạn 30 ngày cho tử tù Hồ Duy Hải sắp hết. Khi đụng đến bức tường cấm của Bộ Chính trị thì 100 hay 1000 tờ báo hay cho dù có 1 vạn người như Luật sư Trần Văn Tạo cũng sẽ thất bại chứ xá gì một gia đình liệt sĩ như bà Nguyễn Thị Loan mẹ tử tù Hồ Duy Hải.
Anh nhà báo Hoàng Hùng của báo Người Lao động cũng con liệt sĩ đấy. Nhưng vụ án của anh chỉ gặp con của cán bộ tỉnh về hưu mà báo chí còn thua thì xá gì thủ phạm là cháu của cựu Phó chủ tich nước lại có họ hàng với ông bác đang làm chủ tịch nước hiện nay. Thêm một nén nhang tang thương nữa cho trận thua nhục nhã tiếp theo của báo lề đảng trong nước.
Huỳnh Bá Hải
(Huỳnh Bá Hải)
…Khi đụng đến bức tường cấm của Bộ Chính trị thì 100 hay 1000 tờ báo hay cho dù có 1 vạn người như Luật sư Trần Văn Tạo cũng sẽ thất bại chứ xá gì một gia đình liệt sĩ như bà Nguyễn Thị Loan mẹ tử tù Hồ Duy Hải…
Trên trang Facebook của chị Thủy Cúc, cựu phóng viên báo Tuổi Trẻ đang đếm lùi thời hạn cho ngày sống còn của tử tù Hồ Duy Hải. Liệu lần này áp lực truyền thông có cứu được mạng sống cho anh thanh niên này?
Chúng ta trở lại Long An với vụ nhà báo Hoàng Hùng bị sát hại vì dám viết bài chống tiêu cực vào năm 2011. Sau những vụ án các nhà báo Nguyễn Văn Hải của Tuổi Trẻ, Nguyễn Việt Chiến của Thanh Niên bị bắt vì chống tiêu cực thì vụ án của nhà báo Hoàng Hùng là cơ hội cho báo chí lê đảng phục thù. Nhưng rồi thêm một trận thua đau tức tưởi cho làng báo. Cái đau đớn nhục nhã không chỉ dành cho Báo Người Lao động mà là một tang thương ê chề cho cả làng báo trong và ngoài ngoài nước. Các phiên tòa xét xử bà Liễu vợ cố nhà báo Hoàng Hùng diễn ra tại Long An như những tấn tuồng tấu hài. Tình nhân bà Liễu là ông Nguyễn Văn Tâm, một cán bộ Quản Lý thị trường của tỉnh Long An được cho là vô can trong cái chết của nhà báo Hoàng Hùng.
Giới nghiên cứu luật pháp và truyền thông của Việt Nam đang ngỡ ngàng bởi các quyết định của Tòa án tỉnh Long An về việc sát hại nhà báo Hoàng Hùng thì thêm một việc chấn động lần đầu tiên xảy ra trong ngành tố tụng Việt Nam : Tòa án tỉnh Long An trích xuất dẫn độ bà Liễu từ trong tù để tham gia vụ kiện dân sự đòi nợ của ông Nguyễn Văn Tâm dành cho bà Liễu.
Nhân thân của ông Nguyễn Văn Tâm là ai có quyền trên cả sự thật khách quan và pháp luật tại Việt Nam đang hiện hành?
Nguyễn Văn Tâm, cán bộ quản lý thị trường tỉnh Long An, là con trai của một cựu chủ tịch tỉnh Long An vừa mới về hưu trước đó.
Chỉ là con trai của một vị cựu chủ tịch, trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa X, mà ông Nguyễn Văn Tâm được cho là vô tội trong vụ án sát hại nhà báo Hoàng Hùng dù chứng cứ rành rành trong các tin nhắn hay thư từ trao đổi giữa ông Tâm và bà Liễu. Rồi ông Tâm còn yêu cầu trích xuất bà Liễu từ trong tù ra tham gia vụ kiện đòi nợ của ông.
Quay trở lại vụ án được cho là oan khiên chấn động hiện này: tử tù Hồ Duy Hải đang bị đếm lùi ngày chờ chết. Anh ta lẽ ra bị tiêm thuốc ngày 5/12/2014 vừa qua, nhưng nhờ dư luận lên tiếng nên thi hành án hình sự tỉnh Long An gia ân cho 30 ngày để báo chí cung cấp những tình tiết mới cho Viện kiểm sát tối cao và Tòa án tối cao để xem xét.
Ngày 13/1/2008 hai nhân viên bưu điện Cầu Voi ở Long An bị sát hại. Sau đó nghi can Hồ Duy Hải bị bắt và kết án tử hình vì bị kết án sát hại 2 nhân viên bưu điện này. Có nhiều tình tiết cho thấy quá trình điều tra vi phạm tố tụng : nạn nhận ra tòa khai bị ép cung, bị dùng nhục hình ép nhận tôi, từ chối luật sư, kết quả khám nghiệm hiện trường không khớp dấu vân tay bị cáo, các nhân chứng, vật chứng bị cho là ngụy tạo. Gia đình kêu oan suốt 6 năm trời. Khi truyền thông Chúa Cứu Thế vào cuộc cùng với mạng xã hội Facebook làm cho vụ án được quan tâm.
Người có công thổi vụ án này lên báo lề đảng là luật sư Trần Văn Tạo, nguyên Phó giám đốc công an thành phố. Cái kích ban đầu này sẽ có hiệu quả hơn nếu ở trên trung ương mà cụ thể là trong Bộ chính trị hiện nay có một người chịu là " bà đỡ " cho vụ án. Vì ở Việt Nam không vụ án nào có hiệu quả khi không có 1 người trong Bộ Chính trị bật đèn cho đi tiếp. Truyền thông cũng bị cấm đề cập đến chứ nói chi là vụ án được xem xét thấu đáo.
Lần theo dấu vết về các quan hệ tình cảm của hai nạn nhân bị sát hại năm 2008 thì các phóng viên của một tờ báo công an trong nước cho biết là thủ phạm chính là cháu của một cựu Phó Chủ tịch nước. Thực chất là một vụ án tình. Hồ Duy Hải chỉ là vật tế thần. Y hệt bản chất trong vụ người đàn ông bị sát hại trong xe Lexus ở Hà Nội. Thủ phạm giết người là cháu nội của Nông đức Mạnh còn cô sinh viên Vũ Kim Anh chỉ là vật tế thần. Toàn bộ vụ án năm xưa được Dân Làm Báo phanh phui thì ngay sau đó trang Dân Làm Báo bị hacker trong nước đánh sập.
Một phóng viên của báo công an trong nước quá uất ức khi biết rõ bản chất vụ án Hồ Duy Hải bị oan lên facebook thở than. Ngay lập tức phóng viên này bị đe dọa và BBT của tờ báo dọa sẽ kỷ luật. Báo chí chỉ là công cụ thì làm sao mà thắng được ông chủ sử dụng thành thạo cái công cụ đó.
Thời hạn 30 ngày cho tử tù Hồ Duy Hải sắp hết. Khi đụng đến bức tường cấm của Bộ Chính trị thì 100 hay 1000 tờ báo hay cho dù có 1 vạn người như Luật sư Trần Văn Tạo cũng sẽ thất bại chứ xá gì một gia đình liệt sĩ như bà Nguyễn Thị Loan mẹ tử tù Hồ Duy Hải.
Anh nhà báo Hoàng Hùng của báo Người Lao động cũng con liệt sĩ đấy. Nhưng vụ án của anh chỉ gặp con của cán bộ tỉnh về hưu mà báo chí còn thua thì xá gì thủ phạm là cháu của cựu Phó chủ tich nước lại có họ hàng với ông bác đang làm chủ tịch nước hiện nay. Thêm một nén nhang tang thương nữa cho trận thua nhục nhã tiếp theo của báo lề đảng trong nước.
Huỳnh Bá Hải
VIDEO: CA Hải Phòng nổ súng, phóng hỏa đốt lều của mẹ con chị Nguyễn Thị Thúy giữa đêm
CTV Danlambao - Lúc 9:30 tối ngày 23/12/2014, căn lều tạm bợ của gia đình chị Nguyễn Thị Thúy trên khu vực cánh đồng Linh (phường Đằng Giang, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng) bất ngờ bị một số kẻ lạ mặt ném bom xăng, phóng hỏa và nổ súng nhằm thủ đoạn thiêu rụi nơi trú ngụ của 9 đứa trẻ giữa những ngày cuối năm giá rét.
Những kẻ thủ ác đã ra tay hết sức tàn độc khi cố tình ném bom xăng vào đúng gian lều có đặt bình gas và can xăng. Tại thời điểm bị phóng hỏa, bên trong căn lều có nhiều trẻ nhỏ.
Rất may, người nhà chị Thúy đã kịp đưa các cháu nhỏ chạy ra ngoài và di dời bình gas trước khi xảy ra cháy nổ, nếu không hậu quả sẽ vô cùng tàn khốc.
CA nổ súng, bao che và tiếp tay cho thủ phạm phóng hỏa
Như đã đưa tin trên Danlambao, trước đó một hôm - ngày 22/12/2014, gia đình chị Nguyễn Thị Thúy đã tiến hành sửa sang căn lều tạm bợ trên nền đất của ngôi nhà đã bị bọn quan tham CSVN tàn phá cách đây gần 4 năm.
Ngay lập tức, hàng chục viên côn an CS đã kéo đến đòi phá căn lều giữa lúc tiết trời giá rét. Quá phẫn nộ, chị Nguyễn Thị Thúy đã đã phải dội xăng khắp người, tay cầm bật lửa đứng bên bình gas, sẵn sàng liều chết để bảo vệ nơi trú ngụ duy nhất của các con chị.
Khi đó, lực lượng CA cộng sản mặc dù đã phải dừng tay, nhưng vẫn tiếp tục đóng chốt chung quanh chờ cơ hội ra tay.
Tối ngày 23/12/2014, con trai của chị Thúy đang học bài thì đột nhiên phát hiện một bóng đen lảng vảng bên ngoài. Anh này vội ra ngoài xem xét thì lực tức căn lều bị ném bom xăng phóng hỏa, ngọn lửa nhanh chóng bùng phát dữ dội. Thủ phạm đốt lều liền bỏ chạy ngay sau đó.
Toàn bộ vụ việc diễn ra trước mặt sự chứng kiến của hàng chục viên côn an, mật vụ đang theo dõi và chốt chặn từ nhiều ngày nay quanh căn lều tạm bợ của gia đình chị Nguyễn Thị Thúy.
Không những làm ngơ cho thủ phạm đốt lều chạy thoát, đám côn an mật vụ này cũng hoàn toàn không có bất cứ hành động hỗ trợ nào nhằm dập tắt đám cháy.
Sau khi phóng hỏa, ít nhất 2 kẻ thủ ác đã chạy thoát thân về phía đồng ruộng. Một số người trong gia đình chuẩn bị đuổi theo truy bắt thì bất ngờ nghe tiếng súng nổ từ phía ruộng – nơi bọn chúng đang chạy trốn.
Một lần nữa, nhà cầm quyền CSVN đã không từ bất cứ thủ đoạn nào, thậm chí là phóng hỏa giết người, nhằm thực hiện âm mưu cướp đoạt đất đai của gia đình chị Nguyễn Thị Thúy.
Gia đình chị Nguyễn Thị Thúy trong ngày giáng sinh
Con cái hoảng loạn
Trong đoạn video ghi lại hiện trường, có thể nghe được tiếng kêu gào thảm khốc và đầy phẫn uất của chị Nguyễn Thị Thúy.
Vụ cháy đã khiến căn lều làm bằng tre nứa bị hủy hoại 1/3. Các cháu nhỏ trong gia đình chị Thúy cũng rơi vào tình trạng hoảng loạn trước hành vi trả thù tàn ác của lực lượng côn an cộng sản.
Sau khi dập tắt đám cháy và dọn dẹp sơ qua, mẹ con chị Thúy đã phải co ro nằm ngủ trong một góc lều còn sót lại. Vụ cháy đã khiến nhiều mảnh tre bị bung ra, giữa đêm rắn rết bò vào. Tiết trời rét buốt cộng với gió lạnh khiến các con chị đều bị cảm lạnh và ho.
Từ nhiều năm nay, nhà cầm quyền CSVN đã liên tục trả thù gia đình chị Thúy vì các hoạt động đấu tranh chống tham nhũng. Hầu hết các con chị không có điều kiện đến trường, trong khi chỗ ở thì thường xuyên bị CA kéo đến khủng bố và phá hoại.
Trao đổi với CTV Danlambao, chị Nguyễn Thị Thúy một lần nữa kêu gọi sự quan tâm của dư luận trong và ngoài nước đối với gia đình chị trong hoàn cảnh hiện nay.