(TNO) Phong trào bất tuân dân sự đã tạo ra một thế hệ người Hồng Kông ý thức chính trị mạnh mẽ nhưng lại đang mất dần sự ủng hộ của người dân, bạo lực leo thang, theo ông Đới Diệu Đình trong bài viết đăng trên The New York Times.
Tuy nhiên, Đới Diệu Đình cũng nhận định rằng cuộc biểu tình thành công vì nó làm thức tỉnh một thế hệ người Hồng Kông - Ảnh: AFP
The New York Times ngày 4.12 đăng tải bài viết của Đới Diệu Đình (Benny Tai), Phó Giáo sư luật tại Đại học Hồng Kông và là người khởi xướng phong trào Chiếm Trung Hoàn tại Hồng Kông. Trong bài viết, ông Đới lý giải tại sao đã đến lúc phong trào này chấm dứt.
Trái với quan điểm của nhiều người biểu tình rằng phong trào của họ hầu như chưa gặt hái được thành tựu gì, Đới Diệu Đình cho rằng cuộc biểu tình đã “thức tỉnh khát vọng chính trị của một thế hệ người Hồng Kông”. Ông gọi những người biểu tình là Thế hệ Dù (lấy từ cách gọi Phong trào Dù để chỉ cuộc biểu tình – NV).
So với cha ông họ, thế hệ này năng nổ, linh hoạt, sáng tạo và cứng cỏi hơn, vị phó giáo sư nhận định. Những người trẻ không xem sự an toàn về thân thể lẫn kinh tế là mối lo lớn nhất, họ quan tâm đến “quyền được biểu đạt, sự bền vững, sự ngay thẳng và công lý”.
Bạo lực leo thang - Ảnh: Reuters
Cũng theo ông Đới, thế hệ này chính là vũ khí tốt nhất Hồng Kông có thể trông đợi nếu muốn đạt được quyền bầu cử phổ thông đầu phiếu.
Ở mặt khác, Đới Diệu Đình cũng chỉ ra rằng cuộc biểu tình đang mất đi sự ủng hộ từ công chúng. Ông dẫn khảo sát mới nhất của Đại học Hồng Kông, theo đó 80% những người trả lời nói rằng họ không ủng hộ phong trào này tiếp tục.
Ngoài ra, rõ ràng có nhiều người đã không còn tuân thủ nguyên tắc bất bạo đồng ban đầu của phong trào này. Sự an toàn của người biểu tình cũng đang trở nên đáng lo hơn trong bối cảnh cảnh sát Hồng Kông mạnh tay hơn, còn người biểu tình thì mất kiểm soát, theo bài viết trên The New York Times.
Joshua Wong là ví dụ cho sự “cứng rắn” của thế hệ mới này. Bất chấp những lời kêu gọi rút lui, thủ lĩnh 18 tuổi này vẫn tuyệt thực - Ảnh: Reuters
Vì những lý do trên, Đới Diệu Đình kết luận cuộc chiếm đóng tại Hồng Kông đang trở thành một canh bạc lời ít mà rủi ro lại cao. Theo ông, đây là lúc người biểu tình cân nhắc đường đi nước bước mới. Một mặt họ cần thuyết phục những người dân khác đứng về phía mình, mặt khác gây áp lực tiếp lên chính quyền. Đới Diệu Đình đề xuất một vài phương án như từ chối đóng thuế, bất hợp tác,…
Ngoài ra, ông cũng cho rằng người biểu tình cần gánh chịu hậu quả pháp lý từ việc biểu tình, để chứng tỏ rằng họ về tổng thế vẫn tôn trọng luật pháp, và chỉ muốn thay đổi một vài điều luật bất công.
Cuối cùng, ông dự đoán rằng nếu gốc rễ của vấn đề người biểu tình đưa ra không được giải quyết hợp lý và thấu đáo, những cuộc khủng hoảng mới trước sau cũng sẽ nổ ra, và sẽ dữ dội hơn.
Ông Đới Diệu Đình (ở giữa) và 2 nhà đồng lãnh đạo nhóm Chiếm Trung Hoàn - Ảnh: Reuters
Trong một diễn biến khác, ngày 4.12, Joshua Wong (Hoàng Chi Phong), thủ lĩnh nhóm hoạt động học sinh Học dân Tư triều (Scholarism) không chấp nhận rút lui và vẫn tiếp tục tuyệt thực, theo South China Morning Post. Joshua Wong đã phải uống glucose sau khi lượng đường trong máu tụt xuống mức nguy hiểm.
Trong khi đó, một nhóm lãnh đạo khác của phong trào biểu tình là Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) đang cân nhắc việc rút lui hay ở lại. Lương Lệ Quắc, đại diện HKFS, nói rằng quyết định sẽ được đưa ra trong một tuần.
Hà Chi
Friday, December 5, 2014
Hồng Kông càng biểu tình, Trung Quốc càng lợi
(TNO) "Các nhà đầu tư Hồng Kông gần đây đã bán cổ phiếu họ sở hữu và chuyển sang Trung Quốc trong bối cảnh Thượng Hải là nơi liên tục tập hợp cổ phiếu đổ về", Alex Wong, Giám đốc Tập đoàn Tài chính Ample tại Hồng Kông nói với Reuters.
Lều trại sẽ thay bằng sự bất tuân chính quyền - Ảnh: Reuters
Chứng khoán Hồng Kông vừa hồi phục sau khi các đợt biểu tình tạm lắng do các thủ lĩnh tuyên bố đầu hàng, thì nay mọi thứ lại đứng trước nguy cơ rối tung trở lại. Trung Quốc đang hưởng lợi và có thể sẽ càng hưởng lợi hơn.
“Bất tuân” theo hướng mới
Benny Tai (Đới Diệu Đình), Phó Giáo sư luật tại Đại học Hồng Kông và là người khởi xướng phong trào Chiếm Trung Hoàn tại Hồng Kông, đã ra sức kêu gọi những sinh viên – học sinh biểu tình trở lại với một cách đấu tranh khác.
“Hãy ngăn chặn chính quyền, điều này còn tốt hơn là đi chiếm mấy con phố”, Reuters dẫn nội dung Benny Tai trên The New York Times. “Không trả tiền thuế, không đóng tiền nhà thuê công cộng... và làm một số hành động bất hợp tác khác, sẽ khiến chính quyền khó khăn hơn”.
Bất chấp Benny Tai đã ký thỏa thuận đầu hàng, dẫn đến cảnh tan rã của phong trào đấu tranh dân chủ, lúc này vẫn còn rất nhiều người muốn trụ lại trên đường để đấu tranh.
"Sau hơn hai tháng ở đây, nhiều người đã xem đây là nhà của họ", một nhà hoạt động 20 tuổi Louis Tong cho biết. "Chúng tôi không rời đi vì chúng tôi vẫn chưa đạt được kết quả nào cả. Phong trào đã đánh thức những khát vọng dân chủ của cả một thế hệ người Hồng Kông. Ở khía cạnh này, chúng tôi đã đạt được nhiều hơn kỳ vọng”.
Trung Quốc được lợi
Việc thay đổi cách biểu tình có thể là bước ngoặt mới cho một phong trào đang dần lụi tắt, như cách Reuters đánh giá từ tình hình số lượng người tham gia biểu tình, số lượng lều trại ở Hồng Kông. Thế nhưng, nó đang tiềm ẩn sự nguy hiểm cho chính đặc khu hành chính này.
Việc thủ lĩnh biểu tình đầu hàng khiến người Hồng Kông yên tâm đầu tư hơn – Ảnh: Reuters
Trong bài báo ngày 4.12, Reuters cho biết thị trường chứng khoán Hồng Kông đã có dấu hiệu hồi phục với việc giá cổ phiếu tăng trong phiên giao dịch hôm thứ Năm. Và theo Reuters, đây là động thái bắt nguồn từ việc các nhà đầu tư “hy vọng vào các biện pháp kích thích kinh tế từ Trung Quốc”.
Hồi 17.11 qua, Trung Quốc và Hồng Kông đã chính thức liên kết chứng khoán. Như vậy, những người đầu tư ở Thượng Hải và Hồng Kông có thể mua cổ phiếu của các công ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch này.
Sự kiện trên dẫn tới hiện tượng các nhà đầu tư Hồng Kông ngay lập tức mua cổ phiếu của các công ty Trung Quốc. "Các nhà đầu tư Hồng Kông gần đây đã bán cổ phiếu họ sở hữu và chuyển sang Trung Quốc trong bối cảnh Thượng Hải là nơi liên tục tập hợp cổ phiếu đổ về", Alex Wong, giám đốc Tập đoàn Tài chính Ampletại Hồng Kông nói với Reuters.
Đây được hiểu là tâm lý chung của nhà đầu tư, vì họ sợ sự bất ổn chính trị do nhóm biểu tình gây ra sẽ ảnh hưởng tới việc làm ăn của các công ty Hồng Kông. Việc “mở cửa” cho sàn giao dịch Thượng Hải vì thế cũng đồng nghĩa số cổ phiếu sẽ đổ sang Trung Quốc.
Chứng khoán Hồng Kông khởi sắc cũng đồng thời với việc các thủ lĩnh tuyên bố đầu hàng, kêu gọi chấm dứt biểu tình. Có điều với động thái của Benny Tai tới đây, nó hứa hẹn sẽ lấy đi cảm giác an tâm của các doanh nghiệp Hồng Kông.
05/12/2014 20:00
Nhật Đăng
Lều trại sẽ thay bằng sự bất tuân chính quyền - Ảnh: Reuters
Chứng khoán Hồng Kông vừa hồi phục sau khi các đợt biểu tình tạm lắng do các thủ lĩnh tuyên bố đầu hàng, thì nay mọi thứ lại đứng trước nguy cơ rối tung trở lại. Trung Quốc đang hưởng lợi và có thể sẽ càng hưởng lợi hơn.
“Bất tuân” theo hướng mới
Benny Tai (Đới Diệu Đình), Phó Giáo sư luật tại Đại học Hồng Kông và là người khởi xướng phong trào Chiếm Trung Hoàn tại Hồng Kông, đã ra sức kêu gọi những sinh viên – học sinh biểu tình trở lại với một cách đấu tranh khác.
“Hãy ngăn chặn chính quyền, điều này còn tốt hơn là đi chiếm mấy con phố”, Reuters dẫn nội dung Benny Tai trên The New York Times. “Không trả tiền thuế, không đóng tiền nhà thuê công cộng... và làm một số hành động bất hợp tác khác, sẽ khiến chính quyền khó khăn hơn”.
Bất chấp Benny Tai đã ký thỏa thuận đầu hàng, dẫn đến cảnh tan rã của phong trào đấu tranh dân chủ, lúc này vẫn còn rất nhiều người muốn trụ lại trên đường để đấu tranh.
"Sau hơn hai tháng ở đây, nhiều người đã xem đây là nhà của họ", một nhà hoạt động 20 tuổi Louis Tong cho biết. "Chúng tôi không rời đi vì chúng tôi vẫn chưa đạt được kết quả nào cả. Phong trào đã đánh thức những khát vọng dân chủ của cả một thế hệ người Hồng Kông. Ở khía cạnh này, chúng tôi đã đạt được nhiều hơn kỳ vọng”.
Trung Quốc được lợi
Việc thay đổi cách biểu tình có thể là bước ngoặt mới cho một phong trào đang dần lụi tắt, như cách Reuters đánh giá từ tình hình số lượng người tham gia biểu tình, số lượng lều trại ở Hồng Kông. Thế nhưng, nó đang tiềm ẩn sự nguy hiểm cho chính đặc khu hành chính này.
Việc thủ lĩnh biểu tình đầu hàng khiến người Hồng Kông yên tâm đầu tư hơn – Ảnh: Reuters
Trong bài báo ngày 4.12, Reuters cho biết thị trường chứng khoán Hồng Kông đã có dấu hiệu hồi phục với việc giá cổ phiếu tăng trong phiên giao dịch hôm thứ Năm. Và theo Reuters, đây là động thái bắt nguồn từ việc các nhà đầu tư “hy vọng vào các biện pháp kích thích kinh tế từ Trung Quốc”.
Hồi 17.11 qua, Trung Quốc và Hồng Kông đã chính thức liên kết chứng khoán. Như vậy, những người đầu tư ở Thượng Hải và Hồng Kông có thể mua cổ phiếu của các công ty niêm yết trên 2 sàn giao dịch này.
Sự kiện trên dẫn tới hiện tượng các nhà đầu tư Hồng Kông ngay lập tức mua cổ phiếu của các công ty Trung Quốc. "Các nhà đầu tư Hồng Kông gần đây đã bán cổ phiếu họ sở hữu và chuyển sang Trung Quốc trong bối cảnh Thượng Hải là nơi liên tục tập hợp cổ phiếu đổ về", Alex Wong, giám đốc Tập đoàn Tài chính Ampletại Hồng Kông nói với Reuters.
Đây được hiểu là tâm lý chung của nhà đầu tư, vì họ sợ sự bất ổn chính trị do nhóm biểu tình gây ra sẽ ảnh hưởng tới việc làm ăn của các công ty Hồng Kông. Việc “mở cửa” cho sàn giao dịch Thượng Hải vì thế cũng đồng nghĩa số cổ phiếu sẽ đổ sang Trung Quốc.
Chứng khoán Hồng Kông khởi sắc cũng đồng thời với việc các thủ lĩnh tuyên bố đầu hàng, kêu gọi chấm dứt biểu tình. Có điều với động thái của Benny Tai tới đây, nó hứa hẹn sẽ lấy đi cảm giác an tâm của các doanh nghiệp Hồng Kông.
05/12/2014 20:00
Nhật Đăng
Cách Trung Quốc từng bước biến Biển Đông thành sân sau nhà mình
Tinhhoa.net-06.12.2014
Theo một bài báo đăng trên trang Huffington Post (Mỹ) ngày 3/12, Trung Quốc đang từng bước thiết lập quyền bá chủ trên Biển Đông bằng một cuộc chiến thầm lặng, ngắn ngủi nhưng không ngừng nghỉ để biến vùng biển này thành sân sau nhà mình.
Theo một bài báo đăng trên trang Huffington Post (Mỹ) ngày 3/12, Trung Quốc đang từng bước thiết lập quyền bá chủ trên Biển Đông bằng một cuộc chiến thầm lặng, ngắn ngủi nhưng không ngừng nghỉ để biến vùng biển này thành sân sau nhà mình.
Biển Đông có thềm lục địa với trữ lượng dầu và khí đốt khổng lồ, là một trong những ngư trường lớn nhất, tuyến đường biển quốc tế quan trọng nhất nên không có gì ngạc nhiên khi tất cả các quốc gia đều muốn có phần nhưng Trung Quốc lại muốn tất cả.
Việc Trung Quốc xuất bản tấm bản đồ đường chín đoạn hình lưỡi bò trên Biển Đông và đơn phương tuyên bố chủ quyền trên đó được đánh giá là một kế hoạch chi tiết nhất, sự khiêu khích ghê gớm nhất cho việc sáp nhập tồi tệ nhất.
Theo đó, Trung Quốc sẽ có quyền kiểm soát 3 quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa cùng một số bãi ngầm nhỏ như Macclesfield và Scarborough. Giữa ba quần đảo này là khoảng 250 đảo nhỏ, đảo san hô, bãi ngầm, bãi cát. Rất ít trong số này có người sinh sống, một số bị ngập vĩnh viễn và số khác chỉ nổi khi thủy triều thấp.
Nếu Trung Quốc có thể sở hữu những hòn đảo trong tấm bản đồ mới của mình, nước này có thể sử dụng các đảo đó để mở rộng chủ quyền ra khu vực xung quanh. Đầu tiên, họ có thể tuyên bố phạm vi lãnh hải 12 hải lý xung quanh mỗi hòn đảo, tiếp đó tuyên bố một vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý từ những đảo này. Và cuối cùng Trung Quốc có thể kết nối các điểm đó lại với nhau để chiếm lấy một mảng rộng lớn của Biển Đông.
Trung Quốc đang âm thầm và công khai về chiến lược của mình. Một mặt nước này gia tăng giao dịch thương mại với các bên tranh chấp (trong một số trường hợp họ đóng góp hào phóng để phát triển cơ sở hạ tầng của những nước tranh chấp, nhưng không phải phát triển trên biển Đông), một mặt lại dùng các tàu hải giám (lực lượng bảo vệ bờ biển) để mở rộng việc chiếm đoạt và tiến dần từng bước để thống trị toàn bộ các hòn đảo trong tấm bản đồ 9 đoạn.
Theo ông Llewellyn King, nhà báo kiêm người sáng lập và điều hành chương trình Biên niên sử Nhà Trắng: “Chúng ta đang chứng kiến một loại chủ nghĩa đế quốc mới từ Trung Quốc, một sự sáp nhập dần dần bất cứ điều gì nó muốn; sự xâm chiếm yên tĩnh, một cuộc chiến ngắn ngủi nhưng không ngừng nghỉ. Đây là cách làm của đất nước này ở khu vực Đông Nam Á, Châu Phi và những nơi khác. Nó siết nhẹ nhàng và dần dần gia tăng sức mạnh, giống như kiểu quấn chết người của một con trăn”.
Các nước Đông Nam Á đang đẩy mạnh vũ trang, nhưng lực lượng hải quân của Trung Quốc còn phát triển nhanh hơn. Ngoài ra, nước này có thừa tiền và nhân lực đủ để làm những gì họ muốn. Trong khi chính sách chuyển phần lớn sức mạnh của hải quân Mỹ sang khu vực Châu Á – Thái Bình Dương lại được thực hiện quá ít ỏi và không đủ để trấn an các nước láng giềng. Liệu có điều gì có thể ngăn cản Trung Quốc chiếm lấy một số hòn đảo vô dụng và sau đó là toàn bộ Biển Đông?
“Trong lịch sử, các nước đã tìm cách mở rộng lãnh thổ bằng cách hối lộ, lừa gạt, cưỡng ép và dùng vũ lực. Từ Hy Lạp cổ đại hùng mạnh cho đến Đế quốc Anh, các nước này chỉ tìm cách thống trị các vùng biển, chẳng nước nào cố chiếm biển hay đại dương làm của riêng. Nhưng nay Trung Quốc đang tích cực làm điều đó khi từng bước biến Biển Đông thành sân sau của mình”, ông King nói.
Các khái niệm cổ xưa về đại dương là của chung đang bị đe dọa khi con rồng Trung Quốc đang tiến đến, tác giả bài báo kết luận.
Thủ lĩnh sinh viên Hồng Kông suy xét về việc chấm dứt biểu tình
Theo Tinhhoa.net-05.12.2014
Sinh viên biểu tình Hồng Kông thông báo hôm Thứ Năm (4/12) về việc cân nhắc vấn đề rút lui vì không đạt được mục tiêu buộc giới chức trách Trung Quốc xem xét lại chính sách đề cử ứng viên lãnh đạo thành phố.
Người biểu tình không còn lựa chọn nào khác sau khi cuộc tập hợp bao vây trụ sở chính phủ đầu tuần này không thành công dẫn đến những cuộc đụng độ trong đêm với lực lượng cảnh sát trang bị dùi cui và hơi cay. Sự ủng hộ của quần chúng đối với phong trào biểu tình cũng đã giảm khi chính quyền bày tỏ quan điểm rõ ràng về việc không nhượng bộ.
Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông và tổ chức Học dân Tư triều (Scholarism), tổ chức biểu tình của sinh viên, nhấn mạnh trong tuần tới, họ sẽ quyết định về việc có nên dừng cuộc vận động hay không.
“Một số người muốn ở lại đến phút cuối cùng và chúng tôi tôn trọng điều đó nhưng chúng tôi không thể tiếp tục phong trào mà không mang lại ý nghĩa gì. Chúng tôi sẽ quyết định về việc ở lại hay rút lui vào tuần tới”, Yvonne Leung, đại diện của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông thông báo trên đài phát thanh địa phương.
Tuy nhiên, thủ lĩnh của Học dân Tư Triều là Hoàng Chi Phong (Joshua Wong), 18 tuổi, cùng 4 thành viên khác trong nhóm đã bắt đầu tuyệt thực trong tuần này nhằm mục đích buộc chính phủ tiếp tục đàm phán về yêu cầu của sinh viên.
Giới chức Trung Quốc đã nhiều lần lên án phong trào biểu tình là bất hợp pháp và vô lý. Tờ Wall Street Journal nhấn mạnh, “tình hình bạo lực gia tăng tại những địa điểm biểu tình đã làm giảm sự ủng hộ của quần chúng” đối với phong trào Chiếm Trung tâm. “Bày tỏ quan điểm về cải cách Hiến pháp thông qua cách thức bất hợp pháp và đối đầu thì chắc chắn là vô ích. Chúng tôi hy vọng các sinh viên đang tuyệt thực có thể quan tâm hơn đến sức khỏe bản thân họ”, Wall Street Journal trích dẫn thông báo hôm Thứ Tư (3/12) của văn phòng Trưởng Đặc khu Hồng Kông.
Hồ Duyên – Theo Sputnik News
Bi Kịch Cộng sản - Bi kịch Hồng Lê Thọ
Kính Hòa, phóng viên RFA 2014-12-05
Học sinh tiểu học xếp hàng vào thăm Bảo tàng Quân đội tại Hà Nội vào ngày 07 tháng 11 năm 2014, dưới những tấm áp phích tuyên truyền.AFP photo
Bản án tử hình dành cho Hồ Duy Hải được hoãn lại.
Dòng tin này được hàng triệu người Việt nam vui mừng đón nhận vào ngày 4/12/2014. Trước đó nhà báo Huy Đức viết trên trang FB của mình một bài mang tựa đề Cần phải cứu một nền tư pháp, sau gần một tuần lễ công luận đưa vụ án có nhiều nghi vấn này ra bàn luận. Một vụ án mà tang vật được công khai mua từ chợ về để minh họa, dấu vân tay cũng không phải của người bị kêu án.
Minh bạch và Tham nhũng
Mọi tình tiết của vụ án đều mờ mờ ảo ảo trong sự không minh bạch, và hơn nữa của một nền tư pháp lệ thuộc vào đảng cầm quyền.
Nhà báo Huy Đức viết rằng trong hoàn cảnh chưa thể có tư pháp độc lập trong chế độ một đảng cầm quyền, thì ít nhất các quan tòa cũng nên là những người ngồi nghe các bên biện luận, thay vì làm chuyện kết án cùng với bên công tố, và hơn nữa lại lo ngại vụ án bị xử lại, mất hết những thành tích của họ.
Theo cách này, ngành tòa án sẽ có những con số đẹp (án ít bị cải, sửa hơn) nhưng mức oan sai thật - thì nếu không có áp lực kêu oan của gia đình (như trường hợp Hồ Duy Hải); thủ phạm thật không ra đầu thú (như trường hợp Nguyễn Thanh Chấn)... - chiếm tỉ lệ cỡ nào là không ai biết được.
Đó là điều mà người ta hay gọi là bệnh thành tích, mà bệnh thành tích mà hoành hành cả trong lĩnh vực tư pháp liên quan đến mạng sống của con người thì quả là tác hại sẽ không lường được.
Nếu tin vụ án Hồ Duy Hải được hoãn thi hành được công luận chào đón với không ít hy vọng, thì tin về tình trạng tham nhũng toàn cầu lại làm người Việt nam thất vọng. Tổ chức Minh bạch quốc tế tiếp tục xếp Việt nam vào hàng kém cỏi nhất thế giới dựa trên chỉ số nhận thức về tham nhũng. Nói nôm na là Việt nam là quốc gia có tham nhũng hàng đầu thế giới.
Blogger Hiệu Minh nhìn sang lân bang Singapore, nơi được nhiều người Việt nam xem là cũng có một chế độ độc tài, để nói rằng bên xứ ấy có một nền chính trị trong sạch bậc nhất châu Á.
Sự “độc tài” của Singapore thực ra bị nhiều người lầm tưởng vì tính nghiêm khắc của pháp luật ở đảo quốc này. Sinh hoạt chính trị ở đây vẫn có sự cạnh tranh, và ngành tư pháp là độc lập.
Mà không phải chỉ có blogger Hiệu Minh mới nhìn sang Singapore, Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng cảm thán rằng tại sao đảo quốc ấy bé nhỏ như thế mà sạch sẽ như thế, sạch từ thiên nhiên tới con người! Báo chí chính thống và nhiều trang blog đều trích lại lời ông.
Còn Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy viết bài Vì sao tham nhũng?
Việc đồng nhất chính quyền và đảng với nhà nước (thực ra là với sở hữu) đã làm cho nhà nước cộng sản trở thành, có thể nói, nhà nước tự-tham-nhũng, nhất định kèm theo đặc quyền đặc lợi và những kẻ ăn bám.
Trong bài viết này tác giả lại đi tìm hiểu nguyên nhân của tham nhũng, tự hỏi phải chăng nó bắt nguồn từ những khiếm khuyết bất trị của dân tộc hay không! Và trên hành trình đó, bà tìm thấy Milovan Djilas, nhân vật từng đứng hàng thứ hai của đảng cộng sản Nam tư. Đây là đoạn trích nói về chính quyền cộng sản của Djilas:
Thói bon chen, xa hoa, hám quyền là không tránh được.[...] Đây là loại tham nhũng đặc biệt: khi quyền lực nằm dưới quyền kiểm soát của một đảng, mà đảng ấy lại là nguồn gốc của tất cả đặc quyền đặc lợi, thì việc “quan tâm đến các chiến hữu”, việc bổ nhiệm họ vào những chức vụ có lợi, việc phân phối phúc lợi các kiểu giữa các đảng viên với nhau phải trở thành việc đương nhiên. Việc đồng nhất chính quyền và đảng với nhà nước (thực ra là với sở hữu) đã làm cho nhà nước cộng sản trở thành, có thể nói, nhà nước tự-tham-nhũng, nhất định kèm theo đặc quyền đặc lợi và những kẻ ăn bám.
Và câu trích bên trên dường như đã trả lời câu hỏi mà Tiến sĩ Nguyễn Thị từ Huy đặt ra trong đầu đề Vì sao tham nhũng? Nguyên nhân đó là thể chế chứ không phải là từ tính cách của dân tộc.
Những người cộng sản cầm quyền ở Việt nam vẫn liên tục nói đến chuyện chống tham nhũng, và trong mấy năm vừa qua dường như người đứng đầu đảng là ông Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều cố gắng trong cuộc đấu trang giành sự trong sạch cho đảng của ông. Song blogger Hiệu Minh nhận xét rằng:
Xem bảng xếp hạng tham nhũng của Tổ chức Minh bạch Quốc tế thì hiểu tại sao chương trình nhóm lò của TBT Trọng vẫn đang nghi ngút khói vì củi ẩm. Độc tài như Singapore nhưng tham nhũng thấp thì cũng chấp nhận, nhưng độc tài mà để tham nhũng cao chót vót thì không có gì để biện minh.
Chủ tịch Trương Tấn Sang, như đã nói, cũng cảm thán về sự trong sạch của nước Singapore, nơi lý thuyết cộng sản bị cấm đoán một cách nghiêm ngặt nhất thế giới. Không rõ ông đã từng đọc Djilas, người đồng chí một thời ở Quốc tế cộng sản của ông hay chưa?
Bi kịch và Quyền lực
Cuộc đời Djilas là một bi kịch, từ một người cộng sản trẻ tuổi đầy lý tưởng, lên đến đỉnh cao quyền lực của đảng, ông lại từ bỏ tất cả vinh hoa phú quí đáng ra dành cho những người thuộc “Giai cấp mới” như ông, để trở thành người lên án và phê bình chủ nghĩa cộng sản.
Trong những ngày cuối tháng 11, người ta lại chứng kiến một bi kịch của một người từng ủng hộ hết mình chủ nghĩa cộng sản Việt nam, đó là giáo sư Hồng Lê Thọ, một trí thức Việt kiều hồi hương từ Nhật bản. Ông đã từng tham gia phản chiến chống sự can thiệp của người Mỹ tại miền Nam Việt nam.
Hồi năm 2006, ông Thọ viết trên báo Sài gòn Giải phóng của đảng cộng sản về cuộc đấu tranh phản chiến của ông tại Nhật bản trong một chiến dịch 50 ngày đêm ngăn cản không cho xe tăng Mỹ được vận chuyển sang chiến trường Việt nam.
Ông Hồng Lê Thọ bị bắt vào cuối tháng 11 với lời buộc tội rằng ông làm mất niềm tin của nhân dân vào nhà nước của đảng cộng sản, đảng phái chính trị mà ông hăng hái ủng hộ vào tuổi thanh niên sôi nổi của mình.
Vụ bắt bớ này lại không được báo chí chính thống Việt nam đưa tin mà chỉ có cổng thông tin điện tử của Bộ công an mà thôi. Vì thế trong không khí minh bạch 31 điểm do tổ chức Minh bạch quốc tế đánh giá, nhiều lời đồn đoán được đưa ra: nào là ông Thọ bị bắt vì xưa kia ông chống Mỹ cứu đảng, nay ông chống đảng cứu nước, nào là các phe phái chống nhau ông Thọ đột nhiên thành nạn nhân,… Blogger Kami thì cho rằng:
Bởi hơn ba mươi năm sống trượt dài trên đà tiến bộ loài người, cái mà người Việt Nam đang gánh chịu bây giờ là một xã hội vô hướng, vô hồn, tin vào cái ác cũng như tin vào những giá trị huyễn hoặc.
- Blogger Viết từ Sài gòn
Việc bắt GS. Hồng Lê Thọ là một toan tính chiến thuật hoàn toàn mang ý nghĩa chính trị, nhằm chuyển đi một thông điệp khẳng định rằng, mọi ý nghĩ cho rằng sẽ có các cải cách mạnh mẽ của phái cấp tiến, kể cả cải cách thể chế như thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là điều "viển vông.
Nhà nghiên cứu biển Đông Đinh Kim Phúc, một người bạn thân thiết của Giáo sưu Thọ thì nghĩ rằng vụ bắt bớ là lời cảnh báo rằng sự phản biện xã hội và chính trị của các trí thức trong nước đã làm phật lòng những người cộng sản có quyền lực.
Một tác giả người Anh là Bá tước John Dalberg-Acton nói rằng Quyền lực dẫn đến nhũng lạm, và quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến nhũng lạm tuyệt đối.
Blogger Viết từ Sài gòn so sánh thứ quyền lực tuyệt đối của đảng cộng sản Việt nam hiện nay như là khái niệm Số Má của giới giang hồ. Trong lúc giới giang hồ sử dụng đẳng cấp sát máu gọi là Số Má của mình thì các đảng viên cộng sản lại dùng thẻ đảng của mình để trục lợi trong những thương vụ làm ăn.
Có những vụ tham nhũng lớn mà các đảng viên dùng thẻ đảng để vay tiền trong ngân hàng rồi chiếm đoạt. Blogger Viết từ Sài gòn đặt ra vấn đề tại sao xã hội hiện nay lại đổ đốn ra như thế:
Vì cơ chế đảng trị đã cho các đảng viên quá nhiều thứ, họ như một ông vua, bà chúa trên xứ sở của họ. Lòng tham và sự thoả hiệp của đa phần người dân đã đẩy bản thân đa số này đến chỗ mù quáng, toa rập với cái ác, xem cái ác là một cơ hội cho bản thân. Và cái giá phải trả đã hiện ra trước mắt.
Nhưng câu chuyện không phải dừng ở đây, nó cho thấy đất nước đang thật sự lâm nguy bởi lòng người tan rã, niềm tin bị đánh tráo, giá trị phẩm hạnh bị băng hoại đến tận gốc. Bởi hơn ba mươi năm sống trượt dài trên đà tiến bộ loài người, cái mà người Việt Nam đang gánh chịu bây giờ là một xã hội vô hướng, vô hồn, tin vào cái ác cũng như tin vào những giá trị huyễn hoặc.
Trở lại vụ bắt giam Giáo sư Thọ, Giáo sư này cũng là một blogger và trước khi bị bắt trang blog Người lót gạch của ông đã đăng một bài mang tên “Vừa hợp tác vừa đấu tranh và … Vương Thúy Kiều.” Bài này của tác giả Hạ Đình Nguyên, một lãnh tụ sinh viên tranh đấu trước 1975, và nay lại thường xuyên có những ý kiến đối kháng với đường lối cai trị của đảng cộng sản. Trong bài viết này tác giả so sánh nước Việt nam với nhân vật Vương Thúy Kiều của đại thi hào Nguyễn Du, một thân phận yếu ớt nhỏ bé phải tìm sinh lộ bên cạnh kẻ xấu tàn ác và hung tợn. Điều mà nhiều người bàn tán về bài viết này là hình như nó châm chọc câu nói của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trước đó về quan hệ Việt nam Trung quốc rằng vừa Hợp tác vừa đấu tranh.
Nhưng ngay trong lời dẫn của bài viết, Hạ Đình Nguyên viết rằng ông không có ý đó. Nhiều người theo dõi bài viết này như nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc cũng nhận xét rằng bài viết không chỉ trích gì cá nhân ông Thủ tướng cả, mà là tâm sự của một kẻ sĩ ưu thời mẫn thế, quan tâm đến an nguy của quốc gia, và sự tồn vong của dân tộc.
Mối ưu tư ấy của Hạ Đình Nguyên dẫn đến một nỗi bi quan khi tác giả so sánh nhận xét của Thủ tướng Dũng về mối quan hệ Việt Trung với chủ trương “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng “ném chuột sợ bị vỡ bình.” Tức là rồi cũng chẳng phá vỡ được bế tắc nào, nước Việt nam và Trung quốc vẫn là hai quốc gia cộng sản cùng ý thức hệ, các quan chức tham nhũng là chuột cần phải diệt, nhưng cũng lại là cái bình quý mà đảng không thể làm vỡ đi.
Để kết thúc bài điểm blog này, xin mượn lời blogger Tiến sĩ Nguyễn Thị Từ Huy khi bà tìm thấy căn nguyên tên gọi là cộng sản của căn bệnh tham nhũng hôm nay,
Và điều đó có nghĩa là chế độ này trường tồn thì dân tộc sẽ tiêu vong.
Facebook: phải chăng là một sức mạnh mềm?
Tại Việt Nam, Facebook đang được sử dụng nhiều và lan rộng cùng khắp và người chơi với nó luôn có những thao tác gần như nắm tay nhau trong những vấn đề nóng xảy ra trong xã hội.
Tương tác giữa báo chí chính thống và Facebook đã xuất hiện vì ngày nay người theo dõi báo thường xuyên và cẩn thận không ai khác ngoài những người lấy Facebook làm thú vui hàng ngày thay cho cầm tờ báo mà đọc theo cung cách cũ.
Báo chí dựa vào sức mạnh của Facebook để chuyền tải thông tin của mình. Facebook dựa vào sự chuyên nghiệp của báo chí để đẩy bài báo rộng và xa hơn cho những tin tức mà dân nghiền Facebook quan tâm. Dù chỉ là một comment, hay like hoặc share bài báo, người chơi vẫn đang làm một công việc hết sức hiệu quả từ những thao tác đơn giản của mình.
Những vấn đề được công dân Facebook chuyền nhau thường có tác dụng khá tích cực và có lẽ bắt đầu từ những kết quả tích cực ấy vị trí của Facebook tại Việt Nam sẽ được nâng lên trong người sử dụng và ngược lại chính quyền phải ý thức sức mạnh của nó để đối phó hoặc thỏa hiệp.
Đối phó: nếu chính quyền biết mình có thể khống chế nó, mà điều này là không tưởng vì người chơi trong tối, ở khắp đất nước và ngay cả nhiều nước khác trên khắp thế giới. Người chơi được nói và ngay lập tức ít nhất vài ngàn người nghe, chính quyền nói không ai nghe vì không có nơi để nói. Người chơi đông hơn chính quyền gấp trăm lần và ở khắp thế giới. Chính quyền có súng nhưng không bắn được ai. Người chơi có bàn phím và lập luận sắc bén từ nhiều thành phần, những lập luận ấy mạnh và công phá sự lấp liếm, dấu giếm của chính quyền hiệu quả hơn súng đạn. Tóm lại, thất thế hoàn toàn và càng dấn sâu vào việc khống chế Facebook lại càng bế tắc.
Thỏa hiệp: để tạm thời lành mạnh bộ máy cầm quyền tuy sẽ mất những con sâu gộc nhưng bù lại xã hội sẽ bớt sức ép, quốc tế bớt theo dõi và nhất là chóp bu bớt bị ném trứng.
Thỏa hiệp mới nhất vừa được ông ông Lê Quang Hùng, Phó Chánh án TAND tỉnh Long An hoãn thi hành án tử hình Hồ Duy Hải vào trưa ngày 04 tháng 12 năm 2014.
Vụ án này có từ lâu nhưng chính Facebook làm nên chuyện lớn sau khi báo chí lên tiếng và cung cấp những chi tiết đáng ngờ của vụ án.
Tử hình thì Việt Nam có rất nhiều vụ nhưng mỗi vụ Hồ Duy Hải được xem là khác thường vì có nhiều chứng cứ cho thấy sự dối trá, mông muội và ngang tàng của pháp luật tại Long An.
Dấu vân tay tại hiện trường hoàn toàn không phải của Hồ Duy Hải. Vết máu không xác định được vì để quá lâu. Vật chứng là tấm thớt dùng dập dầu nạn nhân và con dao gây án tự nhiên biến mất.
Vân tay không phải của bị can nhưng công an vẫn buộc anh ta có tội qua việc ép cung. Viện kiểm sát và tòa án không hỏi tại sao, dấu vân tay của ai mà lại xuất hiện tại hiện trường trên cả thi thể hai nạn nhân.
Vết máu đến 4 tháng sau mới được gửi đi xét nghiệm nhưng do để quá lâu nên không thể làm xét nghiệm. Tại sao?
Và đây là cách mà công an, Viện kiểm sát, Tòa án Long An cáo buộc tội nhân:
Biên bản tòa án cho biết: “vết máu thu giữ tại hiện trường khi giám định không phải là của bị cáo, song các thiếu sót trên không lớn. Đặc biệt là vết máu thu không đủ lượng, thời gian để kéo dài nên không xác định được vết vân tay”
Và quan trọng hơn hết tấm thớt và con dao gây án, báo Lao Động tường thuật:
"Kết luận điều tra khẳng định: “Nạn nhân Hồng bị đẩy ngã xuống nền gạch, rồi Hải hai tay cầm tấm thớt gỗ đập xuống đầu Hồng 2 cái”. Thế nhưng, tấm thớt gỗ không được thu giữ. Hơn 5 tháng sau khi xảy ra vụ án, ngày 24.6.2008, theo yêu cầu của cơ quan điều tra, bà Lê Thị Thu Hiếu (bạn của hai nạn nhân) mới đi mua một tấm thớt gỗ khác tương tự về giao nộp cho cơ quan điều tra.
Cũng thế, khi dọn dẹp hiện trường, những dân phòng tham gia bảo vệ hiện trường đã phát hiện con dao (sau này được xác định Hải dùng để cắt cổ nạn nhân) và báo cho một công an viên, nhưng ông này bảo “có lẽ không liên quan đến vụ án” nên dân phòng đem đốt đi. CQĐT sau đó đã cho người khai thấy con dao đó đi mua một con dao khác có hình dáng, kích thước tương tự về nộp. Như vậy, cả con dao, cái thớt chỉ là vật mô phỏng chứ không phải tang vật, hung khí gây án".
Bao nhiêu tình tiết bất nhân này nếu không làm cho cộng đồng Facebook nổi giận thì mới là chuyện đáng bàn, vì nó quan trọng hơn bản án tử hình nhiều lần, nó cho thấy sự vô cảm tại Việt Nam đã thành quốc họa. Nhưng còn may, Facebook nổi sóng và những cơn sóng ấy ít nhất cũng vừa cứu một mạng người.
Và đâu đó trên Facebook đưa ra câu hỏi: quyết định hoãn thi hành án tử hình kéo dài bao lâu và sau đó là gì?
Bắt đầu kêu oan là gia đình nạn nhân. Vì máu thịt họ dã theo chân các cấp tòa án hơn 6 năm trời. Đơn độc và cô thế nhưng họ không nản lòng. Facebook không đơn độc, người này quên còn có người khác nhắc nhở, khêu gợi. Vụ án do đó khó thể ém nhẹm và dù sao thì một phiên Giám đốc thẩm cũng phải thành hình. Facebook theo dõi nó và chính quyền không thể làm ngơ.
Quay lại câu hỏi: Tại sao đội điều tra thấy hiện trường, biết thủ tục mình làm là sai với quy trình nhưng vẫn bất kể pháp luật gán ghép tội trạng vào một thanh niên như Hồ Duy Hải?
Có hai yếu tố thúc đẩy hành vi này: thứ nhất kẻ gây án thật sự đang nằm trong bóng tối có quyền lực rất lớn khiến cho tư pháp Long An bó tay không dám đưa ra sự thật. Nghi ngờ này là hợp lý và Facebook là nơi tiếp tục làm chiếc loa nhắc nhở cho báo chí tiếp tục điều tra.
Yều tố thứ hai hợp lý không kém: Ép cung vì bị chỉ tiêu và thành tích đè nặng trên vai của đội điều tra. Ép cung cũng có thể xuất phát từ sự liên hệ nho nhỏ nào đó của nạn nhân đối với vụ án. Là bạn bè nạn nhân, là người yêu hay có một vụ bất đồng nào đó. Vin vào những yếu tố này công an lười nhát hay thiếu nghiệp vụ đã dẫn cuộc điều tra rơi vào việc mớm cung hay ép cung.
Hai vụ án của Nguyễn Thanh Chấn và Huỳnh Văn Nén cho thấy sức ép của thành tích cộng với nghiệp vụ non nớt mạnh đến thế nào. Nạn nhân dù khai cách gì cũng không được yên thân nếu không nhận chính mình phạm tội thì có thể suốt cuộc đời bị thẩm vấn, tra khảo bằng các thủ đoạn tinh vi nhất mà công an nghĩ ra.
Viện kiểm sát là cánh tay nối dài của công an và do đó khó có đề nghị điều tra lại bất cứ hồ sơ nào được công an gửi qua yêu cầu làm thủ tục khởi tố.
Tòa án lại càng giữ im lặng gần như tuyệt đối dưới bất cứ sự tung hứng nào của công an và Viện kiểm sát.
Hội đồng xét xử cũng vậy, đối với các bản án hình sự có khả năng chung thân hay từ hình thì gồm hai thẩm phán và ba hội thẩm nhân dân. Tất cả họ gần như đều phải là đảng viên và vì là đảng viên họ không nhất thiết phải nghe theo chứng cứ hay lời bào chữa của luật sư. Họ nghe và làm theo đảng.
Hệ thống tòa án như vậy thì đừng mong công bằng và tôn trọng luật pháp. Luật là đảng và người thi hành nếu có sơ sót thì chẳng qua nhận thức chuyên môn, trình độ nghiệp vụ còn kém, sẽ được đảng cho đi tu nghiệp lại là xong.
Tuy nhiên mọi thứ không thể xong một cách đơn giản như vậy kể từ khi có Facebook.
Thử tưởng tượng: Sau khi hoãn thi hành án tử hình nhưng thay bằng án chung thân thì sao?
Vâng, Facebook lại tiếp tục lên tiếng và báo chí sẽ nương theo đấy mà làm cho hồ sơ không thể đóng lại. Chính quyền lại có cơ hội sửa sai và những con sâu tiếp tục biến thành bướm, thành tiên gì đó.
Facebook cũng sẽ biến đổi theo thái độ của chính quyền và quan trọng hơn hết khi người chơi biết được sức mạnh mềm của mình thì họ sẽ có các hành động khác nữa. Mạnh và hiệu quả. Sức mạnh của đám đông và hiệu quả của những bàn phím.
Thu, 12/04/2014 - 15:24 — canhco
canhco's blog
TQ bắt cựu trùm an ninh Chu Vĩnh Khang
BBC-8 giờ trước
Cựu trùm an ninh, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Chu Vĩnh Khang, đã bị bắt giữ và khai trừ khỏi Đảng, theo truyền thông nhà nước.
Ông là quan chức cấp cao nhất ở nước này bị điều tra tham nhũng trong chiến dịch "đả hổ, diệt ruồi" do đương kim Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Tập Cận Bình lãnh đạo vốn đang được tiến hành rộng rãi hiện nay.
Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, cơ quan truy tố hàng đầu của Trung Quốc, nói họ đã mở một cuộc điều tra chính thức kết tội ông.
Trước khi nghỉ hưu cách đây hai năm, ông Chu Vĩnh Khang đứng đầu bộ máy an ninh nội bộ rộng lớn của Trung Quốc được biết đến là Ủy ban Chính pháp.
Ông cũng từng là Bộ trưởng Bộ Công an từ năm 2000-2007.
Trước khi bị bắt, ông phải chịu sự điều tra của một ủy ban đặc biệt do người lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng Cộng sản chỉ đạo, trong một phần của một chiến dịch rộng lớn hơn, chống tham nhũng.
Kể từ khi lên nắm quyền, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã phát động một chiến dịch cấp cao để loại bỏ tệ nạn tham nhũng sâu rộng trong đảng và chính chính quyền.
Nhiều cá nhân được cho là có mối quan hệ gần gũi với ông Chu Vĩnh Khang cũng là mục tiêu điều tra của chiến dịch bài trừ tham nhũng trong năm qua.
Ông Chu bị cáo buộc mắc một số tội, trong đó có "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật đảng", "chấp nhận một khoản tiền hối lộ lớn", "tiết lộ bí mật đảng và nhà nước" và "phạm tội ngoại tình với một số phụ nữ" như là một phần của các giao dịch tham nhũng, theo hãng tin Tân Hoa Xã.
Vụ bắt giữ quan chức cao cấp này đã được công bố trong một tuyên bố của Viện kiểm sát nhân dân tối cao được loan báo vào cuối buổi tối ngày thứ Sáu, 05/12/2014.
Cô gái rút dao dọa chém cảnh sát giữa phố
07:21 AM, 06-12-2014
Không chấp nhận ký biên bản sau khi vi phạm luật giao thông, cô gái còn lăng mạ, rút dao đe dọa lực lượng lượng CSGT, CSCĐ.
Anh Minh Hoàng, người chứng kiến cho hay, ngày 4/12, trước khi xảy ra sự việc, cô gái mặc váy caro, áo khoác tối màu không đội mũ bảo hiểm điều khiển chiếc xe tay ga màu xanh không gương di chuyển từ Yên Phụ hướng về Hàng Đậu (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Khi di chuyển chỉ còn cách tổ công tác Y5 (lực lượng liên ngành 141 đang trực chốt) khoảng 15 m thì người này dừng xe vào cửa hàng 110 Yên Phụ mua mũ bảo hiểm.
Với hành vi đối phó, nữ tài xế bị yêu cầu dừng xe. Không xuất trình được giấy tờ, người này sau đó không chịu ký biên bản.
Thậm chí, cô còn có những lời lẽ thô túc lăng mạ rồi lôi con dao màu trắng dài khoảng 30 cm. Bản rộng 4 cm từ hốc xe trước để thách thức, dọa chém chiến sĩ CSGT.
Cô gái giơ dao lên thách thức, dọa chém chiến sĩ CSGT.
"Người này giải thích việc không thực hiện theo yêu cầu do chị ta không vi phạm luật và khẳng định có đầy đủ giấy phép lái xe, đăng ký phương tiện. Tuy nhiên, sau một hồi đôi co, người phụ nữ này đã được yêu cầu về phường Nguyễn Trung Trực làm việc", anh Hoàng nói.
Chiều 5/12, Công an phường Nguyễn Trung Trực cho hay, cô gái có hành vi dùng dao dọa CSGT được xác định là Kim Thanh Mai (36 tuổi) trú tại Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội). Sau khi lập biên bản sự việc, đơn vị đã làm báo cáo gửi Công an quận Đống Đa và công an TP Hà Nội để xin ý kiến chỉ đạo.
Trung tá Nguyễn Văn Quỹ, phụ trách xử lý vi phạm (đội CSGT số 1) cho hay, với hành vi trên, người vi phạm sẽ phạt từ 2-3 triệu đồng. Ngoài ra, người này còn phải tường trình sự việc nêu rõ nguyên nhân tại sao không ký biên bản, thực hiện theo yêu cầu của lực lượng chức năng.
"Theo quy định, nếu có căn cứ chứng minh hành vi của người chống đối, dùng những lời lẽ thô tục lăng mạ và sử dụng vũ khí nguy hiểm đe dọa lực lượng CSGT thì hành vi này là chống người thi hành công vụ. Dao là vũ khí nguy hiểm có thể sát thương, vì thế, người này sẽ bị truy cứu về hình sự", trung tá Quỹ cho biết.
THEO ZING
Không chấp nhận ký biên bản sau khi vi phạm luật giao thông, cô gái còn lăng mạ, rút dao đe dọa lực lượng lượng CSGT, CSCĐ.
Anh Minh Hoàng, người chứng kiến cho hay, ngày 4/12, trước khi xảy ra sự việc, cô gái mặc váy caro, áo khoác tối màu không đội mũ bảo hiểm điều khiển chiếc xe tay ga màu xanh không gương di chuyển từ Yên Phụ hướng về Hàng Đậu (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Khi di chuyển chỉ còn cách tổ công tác Y5 (lực lượng liên ngành 141 đang trực chốt) khoảng 15 m thì người này dừng xe vào cửa hàng 110 Yên Phụ mua mũ bảo hiểm.
Với hành vi đối phó, nữ tài xế bị yêu cầu dừng xe. Không xuất trình được giấy tờ, người này sau đó không chịu ký biên bản.
Thậm chí, cô còn có những lời lẽ thô túc lăng mạ rồi lôi con dao màu trắng dài khoảng 30 cm. Bản rộng 4 cm từ hốc xe trước để thách thức, dọa chém chiến sĩ CSGT.
Cô gái giơ dao lên thách thức, dọa chém chiến sĩ CSGT.
"Người này giải thích việc không thực hiện theo yêu cầu do chị ta không vi phạm luật và khẳng định có đầy đủ giấy phép lái xe, đăng ký phương tiện. Tuy nhiên, sau một hồi đôi co, người phụ nữ này đã được yêu cầu về phường Nguyễn Trung Trực làm việc", anh Hoàng nói.
Chiều 5/12, Công an phường Nguyễn Trung Trực cho hay, cô gái có hành vi dùng dao dọa CSGT được xác định là Kim Thanh Mai (36 tuổi) trú tại Khâm Thiên (Đống Đa, Hà Nội). Sau khi lập biên bản sự việc, đơn vị đã làm báo cáo gửi Công an quận Đống Đa và công an TP Hà Nội để xin ý kiến chỉ đạo.
Trung tá Nguyễn Văn Quỹ, phụ trách xử lý vi phạm (đội CSGT số 1) cho hay, với hành vi trên, người vi phạm sẽ phạt từ 2-3 triệu đồng. Ngoài ra, người này còn phải tường trình sự việc nêu rõ nguyên nhân tại sao không ký biên bản, thực hiện theo yêu cầu của lực lượng chức năng.
"Theo quy định, nếu có căn cứ chứng minh hành vi của người chống đối, dùng những lời lẽ thô tục lăng mạ và sử dụng vũ khí nguy hiểm đe dọa lực lượng CSGT thì hành vi này là chống người thi hành công vụ. Dao là vũ khí nguy hiểm có thể sát thương, vì thế, người này sẽ bị truy cứu về hình sự", trung tá Quỹ cho biết.
THEO ZING
Cuộc chiến giá dầu: Mỹ hại Nga hay OPEC hại Mỹ?
Hẳn những nhà làm phim Hoa Kỳ, khi sản xuất bộ phim nổi tiếng đã đạt giải Qủa cầu vàng năm 1990, sẽ chẳng bao giờ nghĩ rằng tựa đề bộ phim con cưng của họ sẽ trở thành một cái tít phản ánh đúng tình trạng mà đất nước của họ sẽ gặp phải hơn hai mươi năm sau, trong một cuộc chiến mới.
Cuộc chiến giá dầu. Vũ công Hoa Kỳ đang phải đơn độc chiến đấu với bầy sói dữ mang tên OPEC để quyết định tương lai thị trường dầu mỏ thế giới.
Cuộc họp diễn ra tại Vienna vào ngày 27/11 của OPEC được coi như phát súng báo hiệu cho cuộc chiến trên thị trường dầu mỏ thế giới chính thức bắt đầu, giữa hai nhân vật chính: OPEC - thế lực truyền thống chi phối thị trường dầu từ trước tới nay, và Hoa Kỳ - kẻ thách thức mới nổi.
Trong đó, biện pháp không cắt giảm sản lượng được các nhà lãnh đạo OPEC thông qua được coi như ngón đòn hiểm đầu tiên mà tổ chức đầy quyền lực này giáng vào Mỹ trong cuộc chiến mà theo họ là không cân sức này.
Không cân sức cũng phải, khi mà các nước OPEC hiện đang nắm tới gần một nửa trữ lượng dầu thế giới, ở mức trên 40%, và chi phí khai thác một thùng dầu của OPEC chỉ là gần 40 USD.
Trong khi đó, dầu đá phiến, thứ vũ khí chủ lực đưa Mỹ lên vị thế đất nước có khả năng khai thác dầu lớn nhất thế giới phải đạt mức giá 80 USD một thùng thì mới có lãi. Về tổng trữ lượng dầu, Mỹ không bằng OPEC, về giá dầu trên thị trường thế giới, Mỹ cũng kém xa OPEC, sẽ có bao nhiêu phần trăm cơ hội để cường quốc kinh tế số một thế giới đảo ngược tình hình.
Với việc giá dầu giảm xuống dưới mức 70 USD một thùng và có xu hướng tiếp tục giảm nữa trong thời gian sắp tới, OPEC muốn đánh mạnh vào khả năng khai thác dầu đá phiến của Mỹ.
Nếu giá dầu được giữ ở mức thấp như hiện tại một thời gian đủ dài, nó sẽ là đòn quyết định bóp chết hầu hết các doanh nghiệp khai thác dầu đá phiến của Mỹ và khiến ngành công nghiệp mới này của Mỹ sẽ cần một thời gian không nhỏ để hồi phục.
Một khi khả năng khai thác dầu đá phiến của Mỹ bị bóp chết, không những OPEC sẽ thâu tóm được thêm thị phần trên thị trường dầu thế giới, mà còn khiến giá dầu tăng trở lại, một mũi tên trúng hai đích của các nhà lãnh đạo OPEC.
Và thực tế, Mỹ đang đối mặt với khá nhiều hệ quả khôn lường từ sức ép của chính sách ghìm giá dầu của OPEC. Nền công nghiệp then chốt đang có tới gần 3 triệu người lao động này của Mỹ đang đối diện với nguy cơ bị chèn ép và thu hẹp khả năng sản xuất có thể tạo ra những hệ lụy khó lường.
Chính phủ Mỹ không thể công khai hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất dầu đá phiến trong cuộc chiến giá dầu với OPEC, người dân Mỹ cũng khó lòng chấp nhận tiêu thụ dầu đá phiến của các doanh nghiệp Mỹ nếu giá thành cao hơn giá dầu nhập khẩu, nhất là khi giá dầu thế giới đang thấp như hiện tại.
Nhưng điều đó không có nghĩa là OPEC chiếm lợi thế tuyệt đối trong cuộc chiến giá dầu. Bầy sói OPEC cũng đang có những vấn đề không dễ giải quyết trong nội bộ tổ chức, những vấn đề không cho phép họ có khả năng duy trì mức giá dầu thấp hiện nay quá lâu. Với Arab Saudi thì không sao, khi con sói đầu đàn trong OPEC đang có lượng dự trữ ngoại hối lên tới 750 tỷ USD và dư sức kéo dài thời gian dầu giảm giá lâu hơn nữa, nhưng với các con sói còn lại thì không. Khá nhiều thành viên của OPEC đang gặp khó khăn không nhỏ với kế hoạch ghìm giá dầu thấp khi hầu hết các nước OPEC đều phụ thuộc phần lớn vào hoạt động xuất khẩu dầu – nơi đem lại phần lớn thu nhập quốc gia.
Điển hình nhất là Iran, sản xuất dầu của nước này đã ở mức dưới hạn ngạch, chủ yếu do những lệnh trừng phạt của phương Tây, và đang cần tiền để giải quyết những khó khăn trong nước hơn bao giờ hết. Iraq và Lybia cũng đang ở trong những tình trạng tương tự. Một đặc điểm chung của hầu hết các quốc gia thuộc OPEC là những vấn đề nóng bỏng trong nước liên quan đến chính trị và tôn giáo, từ lâu dầu mỏ đã được xem như giải pháp mang lại nguồn thu quan trọng để xoa dịu những xung đột trong xã hội này.
Những xung đột xã hội này thậm chí cũng không kém cạnh ở các nước phát triển hơn trong OPEC, như UAE. Gía dầu giảm có thể khiến những chính sách an sinh xã hội với trợ cấp của nhà nước đóng vai trò chính yếu bị giảm sút, có thể khiến các phong trào xã hội bùng phát trở lại – một điều Arab Saudi lo ngại nhất. Một phong trào đối lập đủ mạnh để bùng phát ở một quốc gia có thể trở thành một làn sóng tràn ngập ngay cả chính Arab Saudi.
Saudi có thể xuất tiền hỗ trợ cho các chính phủ khác thuộc OPEC như một động thái cần thiết để duy trì chính sách ghìm giá dầu, nhưng không thể kéo dài.
Chính vì vậy, bản thân Arab Saudi và OPEC cũng đang trong thế tiến thoái lưỡng nan. OPEC không bao giờ quên việc cắt giảm sản lượng cuối thập kỷ 70 – đầu thập kỷ 80 của thế kỷ 20 đã khiến họ mất thị phần vào tay Liên Xô, một điều sẽ tái diễn nếu OPEC cắt sản lượng dầu ở thời điểm hiện tại.
Nhưng bản thân OPEC cũng có một giới hạn không thể vượt qua, họ không thể chịu đựng việc giá dầu giảm quá dài hoặc giá dầu giảm quá sâu. Một quan chức giấu tên của OPEC đã cho biết họ sẽ can thiệp nếu giá dầu xuống dưới mức 60 USD một thùng – một động thái thể hiện giới hạn mà OPEC không thể vượt qua. Cuộc chiến giữa vũ công Hoa Kỳ và bầy sói OPEC, vẫn chưa dễ ngã ngũ.
Nhàn Đàm (theo Blooberg)
Tòa án Tối cao Hồng Kông ra lệnh giải tỏa khu biểu tình trung tâm
Larry Ong 5 Tháng Mười Hai , 2014
Tòa án tối cao của Hồng Kông đã ban hành lệnh giải tỏa khu vực chính của người biểu tình Chiếm Trung Tâm vào hôm 1/12, sau đêm xảy ra cuộc đụng độ bạo lực giữa cảnh sát với người biểu tình ủng hộ dân chủ.
Lệnh cấm của Tòa án được đưa ra sau khi các các công ty Trách nhiệm Hữu hạn xe buýt Tốc hành Trung Quốc gửi đơn kiện chống lại người biểu tình chiếm đường Harcourt, Trung tâm Connaught và hầu hết đường Cotton Tree Drive tại quận Admiralty, Hồng Kông.
Sau buổi điều trần vào ngày 11 và 17/11, Thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao Thomas Au đã thông qua đơn khiếu nại của các nguyên đơn tố cáo những người biểu tình chiếm đóng các tuyến đường trong hơn hai tháng qua làm rối loạn trật tự công cộng và phê duyệt lệnh cấm tạm thời vào ngày 1/12.
Điều đáng nói ở đây, quyết định mới của tòa án được ban hành đúng với thời điểm vừa diễn ra cuộc đụng độ giữa cảnh sát với người biểu tình bên ngoài trụ sở Chính phủ ở Admiralty vào đêm hôm trước.
Vào khoảng 9 giờ tối (theo giờ Hồng Kông) hôm 30/11, các lãnh đạo của Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông (HKFS) đã kêu gọi người biểu tình tập trung tại các địa điểm biểu tình ở quận Admiralty, bao vây tòa nhà Chính phủ để ngăn Trưởng Đặc khu là ông Lương Chấn Anh và các viên chức đến làm việc vào buổi sáng hôm sau. Hàng nghìn người đã tràn xuống và chiếm đóng đường Lung Wo, con đường chính bị chiếm đóng gần hai tháng qua.
Cảnh sát nhanh chóng được điều đến để gây áp lực và bắt giữ người biểu tình, khiến cuộc chiếm đóng tiến thoái nhiều lần. Đường Lung Wo được giải tỏa vào khoảng 02:30 sáng, nhưng bị người biểu tình chiếm lại vào lúc 3:30 giờ sáng, lại bị giải tỏa vào 07:30 sáng, sau khi số lượng lớn cảnh sát dồn ép người biểu tình trở lại khu trại chính của họ trên đường Harcourt.
All banners hanging on Admiralty Centre - Government Office Bridge are cleared. #UmbrellaMovement #OccupyHK
Học Liên HKFS @ HKFS1958
Tất cả các biểu ngữ treo trên cầu bắc qua trụ sở Chính phủ ở Trung tâm Admiralty sẽ bị gỡ bỏ.
9:25 – 01 tháng 12 2014
Theo một tuyên bố của cảnh sát, 40 người đã bị bắt và ít nhất 40 người bị thương, 17 người trong số đó là các sĩ quan cảnh sát.
HKFS thừa nhận, họ đã không thành công trong nỗ lực nhằm tăng cường các cuộc biểu tình khi đánh mất các địa điểm biểu tình chính ở quận Mong Kok trong thời gian gần đây, cũng như việc ủng hộ của cộng đồng giảm xuống đối với việc tiếp tục chiếm đóng.
“Hành động này nhằm mục đích làm tê liệt hoạt động của Chính phủ”, AP dẫn lời Tổng thư ký HKFS Alex Chow. “Chính phủ đã phải ngừng hoạt động… Chúng tôi tin rằng cần phải tập trung gây áp lực lên trụ sở của Chính phủ, biểu tượng quyền lực của Hồng Kông”.
Tuy nhiên, Chow cũng lưu ý “kế hoạch này đã hoàn toàn thất bại, vì ngay cả những nơi đã chiếm đóng được đã ngay lập tức bị cảnh sát giải tỏa”, theo Reuters.
Sau đêm đó, HKFS và các lãnh đạo sinh viên của nhóm Scholarism đã xin lỗi đám đông ở Admiralty vì kế hoạch tùy tiện của họ. Joshua Wong cũng tuyên bố anh và hai thành viên nữ khác sẽ bắt đầu tuyệt thực cho tới khi Chính phủ đàm phán với những người biểu tình đòi cải cách dân chủ ở Hồng Kông.
Những người biểu tình đã hoài nghi về kết quả kế hoạch này vì cho rằng, cuộc chiếm đóng của họ đã diễn ra hơn 60 ngày qua song chính phủ vẫn kiên quyết từ chối tham gia vào cuộc đối thoại với sinh viên.
Gia tăng áp lực
Cùng lúc, Chính phủ Hồng Kông nắm lấy cơ hội để gia tăng áp lực lên những người biểu tình đang xuống tinh thần.
Sau khi Tòa án tối cao ban hành lệnh cấm, trong cuộc họp báo, Trưởng Đặc khu là ông Lương Chấn Anh đã ám chỉ cảnh sát cần có hành động mạnh mẽ hơn nữa. Ông nói:
“Trước đó tôi đã nhấn mạnh rằng, việc Chiếm Trung Tâm là hành động bất hợp pháp nhưng nó không có tác dụng. Bây giờ [công chúng] càng yêu cầu cảnh sát cần phải giải tỏa mặt bằng”.
“Từ bây giờ, cảnh sát sẽ thực thi luật pháp mà không cần phải do dự. Một số người đã hiểu nhầm việc nhẫn nại của cảnh sát là sự yếu đuối”.
Chính phủ cũng tái khẳng định mong muốn tham gia vào các kế hoạch của Bắc Kinh nhằm đạt được cải cách dân chủ cho Hương Cảng.
Trong một thông cáo báo chí, Chính phủ nhấn mạnh rằng “cải cách hiến pháp phải được hướng dẫn bởi các luật cơ bản và các quyết định của Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc”.
Chính phủ của ông Lương cũng bác bỏ lời kêu gọi nền dân chủ hoàn thiện hơn của sinh viên, cho rằng đó là việc “xây lâu đài trên cát” và tuyên bố, yêu cầu của họ đơn thuần chỉ làm “trì hoãn sự phát triển của hiến pháp và nền dân chủ của Hồng Kông”.
Bắt đầu từ cuối tháng 9, sinh viên đã baixk hóa biểu tình yêu cầu phổ thông đầu phiếu thực sự trong cuộc bầu cử chọn Trưởng Đặc khu vào năm 2017. Ngay sau đó, chính quyền Trung Quốc từ chối và đưa ra tuyên bố, các ứng cử viên phải được chọn lựa thông qua một ủy ban thân Bắc Kinh và người dân Hồng Kông có chỉ được chọn lựa trong số ít các đại biểu nói trên.
Samsung và cuộc “đổ bộ” 20 năm
Hàng loạt dự án tỉ đô của Tập đoàn Điện tử Samsung (Hàn Quốc) đã đưa Việt Nam trở thành một trong những cứ điểm sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới
Chỉ trong năm nay, Samsung đã rót thêm 5,4 tỉ USD vào Việt Nam, nâng tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp (DN) này lên hơn 11 tỉ USD và trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điểm đáng lưu ý là trong danh sách các dự án tỉ đô được cấp phép năm 2014, Samsung chiếm đến 3 dự án với tổng vốn 5,4 tỉ USD trong tổng số 17,33 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam.
Hàng loạt dự án tỉ đô
Ba dự án của Samsung được nhắc đến gồm dự án tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (giai đoạn 2 - SEVT2) do Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên làm chủ đầu tư, đặt tại KCN Yên Bình I, tổng vốn đăng ký 3 tỉ USD. Dự án Công ty TNHH Điện tử Samsung CE Complex (SECC) do nhà đầu tư Samsung Asia Pte.Ltd - Singapore đầu tư tại TP HCM trị giá 1,4 tỉ USD. Cuối cùng là dự án có tên gọi Samsung Display ở Bắc Ninh có vốn đăng ký 1 tỉ USD.
Việc Samsung vào Việt Nam đã giúp Hàn Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu trong số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong ảnh: Nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung ở Bắc Ninh Ảnh: LINH ANH
Trong đó, dự án 3 tỉ USD tại Thái Nguyên được xây dựng trên diện tích hơn 70 ha, thời gian hoạt động đến tháng 5-2062, dự kiến sử dụng khoảng 30.000 lao động. Tại TP HCM, Samsung cũng đang gấp rút triển khai dự án 1,4 tỉ USD trong Khu Công nghệ cao để nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm, thiết bị điện tử gia dụng công nghệ cao. Đây là dự án nối tiếp của Công ty TNHH Samsung Vina (Savina) sau khi giấy phép liên doanh của Savina hết hạn nhưng có quy mô lớn hơn nhiều và hướng đến thị trường toàn cầu.
Việc Samsung liên tiếp triển khai các dự án lớn đang giúp Việt Nam ghi rõ dấu ấn trên bản đồ thế giới về sản xuất và cung ứng các sản phẩm điện tử, di động. Việt Nam đã trở thành mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung. Năm 2013, chỉ tính riêng dự án Samsung Vietnam Electronics (SEV) ở Bắc Ninh đã đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 23 tỉ USD, góp phần giúp Việt Nam xuất siêu.
Thâm nhập bằng con đường… liên doanh
Năm 1994, Samsung bắt đầu bước chân vào Việt Nam bằng việc lập nhà máy liên doanh với doanh nghiệp (DN) trong nước có tên gọi Savina, chuyên sản xuất hàng điện tử, điện lạnh… chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.
Ông Nguyễn Văn Đạo, Phó Tổng Giám đốc Savina, một trong những thành viên của đoàn đàm phán phía Việt Nam với đối tác Samsung để lập liên doanh, nhớ lại: Đó là thời điểm của làn sóng đầu tư thứ nhất trong lĩnh vực điện tử đổ vào Việt Nam. Lúc đó, Việt Nam chuẩn bị tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) nên đã mở cửa kêu gọi đầu tư. Chính sách của Việt Nam là thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải thành lập liên doanh giữa DN nước ngoài và DN bản địa, tạo nền tảng cho nền công nghiệp trong nước bám vào để phát triển.
“Chính sách chủ yếu là dùng hàng rào thuế quan hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu. Khi đó, các công ty nước ngoài muốn thâm nhập thị trường Việt Nam phải xây nhà máy sản xuất vì nếu chỉ hoạt động thương mại thì hàng rào thuế quan sẽ rất cao” - ông Đạo nói. Các DN khi đó thành lập trên nguyên tắc góp vốn theo hình thức 7/3, trong đó DN nước ngoài góp 70% vốn. Với ngành điện tử, vốn góp của DN trong nước chủ yếu là đất hoặc một vài cơ sở sản xuất nho nhỏ có sẵn…
Liên tục từ năm 1993-1995, hàng loạt công ty liên doanh giữa DN trong nước với DN nước ngoài đến từ Nhật, Hàn Quốc được thành lập. Các “ông lớn” của Nhật gồm Sony, Panasonic, JVC, Toshiba lần lượt lập liên doanh với DN nội địa như Viettronics Tân Bình, Viettronics Thủ Đức... Phía Hàn Quốc, các “đại gia” gồm Samsung, LG, Daewoo cũng lần lượt có mặt và công ty con của Samsung là Savina cũng vào Việt Nam theo hình thức này. Tháng 1-1995, nhà máy sản xuất đầu tiên của Samsung ở Việt Nam đặt tại quận Thủ Đức, TP HCM chính thức đi vào hoạt động.
Nếu Savina được thành lập từ làn sóng đầu tư thứ nhất thì dự án tiếp theo với 100% vốn ngoại của Samsung là Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) được xem là làn sóng đầu tư điện tử thứ hai ở Việt Nam. Trong khi Savina thời điểm 1994 có vốn đầu tư 11,8 triệu USD thì dự án SEV ở Bắc Ninh tổng mức đầu tư ban đầu lên tới 670 triệu USD (hoạt động từ tháng 10-2009). Đến năm 2012, Samsung nâng tổng mức đầu tư đăng ký SEV lên 2,5 tỉ USD và phát triển thành khu tổ hợp công nghệ cao sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới.
Thứ Năm, 22:49 04/12/2014
THÁI PHƯƠNG
Theo NLDO
Chỉ trong năm nay, Samsung đã rót thêm 5,4 tỉ USD vào Việt Nam, nâng tổng vốn đầu tư của doanh nghiệp (DN) này lên hơn 11 tỉ USD và trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Theo Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, điểm đáng lưu ý là trong danh sách các dự án tỉ đô được cấp phép năm 2014, Samsung chiếm đến 3 dự án với tổng vốn 5,4 tỉ USD trong tổng số 17,33 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam.
Hàng loạt dự án tỉ đô
Ba dự án của Samsung được nhắc đến gồm dự án tổ hợp công nghệ cao Samsung Thái Nguyên (giai đoạn 2 - SEVT2) do Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên làm chủ đầu tư, đặt tại KCN Yên Bình I, tổng vốn đăng ký 3 tỉ USD. Dự án Công ty TNHH Điện tử Samsung CE Complex (SECC) do nhà đầu tư Samsung Asia Pte.Ltd - Singapore đầu tư tại TP HCM trị giá 1,4 tỉ USD. Cuối cùng là dự án có tên gọi Samsung Display ở Bắc Ninh có vốn đăng ký 1 tỉ USD.
Việc Samsung vào Việt Nam đã giúp Hàn Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu trong số 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Trong ảnh: Nhà máy sản xuất điện thoại của Samsung ở Bắc Ninh Ảnh: LINH ANH
Trong đó, dự án 3 tỉ USD tại Thái Nguyên được xây dựng trên diện tích hơn 70 ha, thời gian hoạt động đến tháng 5-2062, dự kiến sử dụng khoảng 30.000 lao động. Tại TP HCM, Samsung cũng đang gấp rút triển khai dự án 1,4 tỉ USD trong Khu Công nghệ cao để nghiên cứu, phát triển và sản xuất các sản phẩm, thiết bị điện tử gia dụng công nghệ cao. Đây là dự án nối tiếp của Công ty TNHH Samsung Vina (Savina) sau khi giấy phép liên doanh của Savina hết hạn nhưng có quy mô lớn hơn nhiều và hướng đến thị trường toàn cầu.
Việc Samsung liên tiếp triển khai các dự án lớn đang giúp Việt Nam ghi rõ dấu ấn trên bản đồ thế giới về sản xuất và cung ứng các sản phẩm điện tử, di động. Việt Nam đã trở thành mắt xích chiến lược trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung. Năm 2013, chỉ tính riêng dự án Samsung Vietnam Electronics (SEV) ở Bắc Ninh đã đem về kim ngạch xuất khẩu hơn 23 tỉ USD, góp phần giúp Việt Nam xuất siêu.
Thâm nhập bằng con đường… liên doanh
Năm 1994, Samsung bắt đầu bước chân vào Việt Nam bằng việc lập nhà máy liên doanh với doanh nghiệp (DN) trong nước có tên gọi Savina, chuyên sản xuất hàng điện tử, điện lạnh… chủ yếu phục vụ thị trường nội địa.
Ông Nguyễn Văn Đạo, Phó Tổng Giám đốc Savina, một trong những thành viên của đoàn đàm phán phía Việt Nam với đối tác Samsung để lập liên doanh, nhớ lại: Đó là thời điểm của làn sóng đầu tư thứ nhất trong lĩnh vực điện tử đổ vào Việt Nam. Lúc đó, Việt Nam chuẩn bị tham gia Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) nên đã mở cửa kêu gọi đầu tư. Chính sách của Việt Nam là thu hút nhà đầu tư nước ngoài nhưng phải thành lập liên doanh giữa DN nước ngoài và DN bản địa, tạo nền tảng cho nền công nghiệp trong nước bám vào để phát triển.
“Chính sách chủ yếu là dùng hàng rào thuế quan hạn chế nhập khẩu, khuyến khích xuất khẩu. Khi đó, các công ty nước ngoài muốn thâm nhập thị trường Việt Nam phải xây nhà máy sản xuất vì nếu chỉ hoạt động thương mại thì hàng rào thuế quan sẽ rất cao” - ông Đạo nói. Các DN khi đó thành lập trên nguyên tắc góp vốn theo hình thức 7/3, trong đó DN nước ngoài góp 70% vốn. Với ngành điện tử, vốn góp của DN trong nước chủ yếu là đất hoặc một vài cơ sở sản xuất nho nhỏ có sẵn…
Liên tục từ năm 1993-1995, hàng loạt công ty liên doanh giữa DN trong nước với DN nước ngoài đến từ Nhật, Hàn Quốc được thành lập. Các “ông lớn” của Nhật gồm Sony, Panasonic, JVC, Toshiba lần lượt lập liên doanh với DN nội địa như Viettronics Tân Bình, Viettronics Thủ Đức... Phía Hàn Quốc, các “đại gia” gồm Samsung, LG, Daewoo cũng lần lượt có mặt và công ty con của Samsung là Savina cũng vào Việt Nam theo hình thức này. Tháng 1-1995, nhà máy sản xuất đầu tiên của Samsung ở Việt Nam đặt tại quận Thủ Đức, TP HCM chính thức đi vào hoạt động.
Nếu Savina được thành lập từ làn sóng đầu tư thứ nhất thì dự án tiếp theo với 100% vốn ngoại của Samsung là Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam (SEV) được xem là làn sóng đầu tư điện tử thứ hai ở Việt Nam. Trong khi Savina thời điểm 1994 có vốn đầu tư 11,8 triệu USD thì dự án SEV ở Bắc Ninh tổng mức đầu tư ban đầu lên tới 670 triệu USD (hoạt động từ tháng 10-2009). Đến năm 2012, Samsung nâng tổng mức đầu tư đăng ký SEV lên 2,5 tỉ USD và phát triển thành khu tổ hợp công nghệ cao sản xuất điện thoại di động hàng đầu thế giới.
Đều đặn xây nhà máy
Trong khi các DN Nhật Bản vào Việt Nam với mục đích chiếm lĩnh thị trường nội địa, thời hạn liên doanh là 10 năm (định hướng là sau khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường theo AFTA vào năm 2006, thuế nhập khẩu sẽ về dưới 5% giúp hoạt động thương mại, nhập khẩu hàng hóa dễ dàng) thì các DN Hàn Quốc, trong đó có Samsung, đều đặn xây nhà máy, thời hạn là 20 năm và không chỉ đơn thuần nhắm đến thị trường nội địa. Ngay khi đặt chân vào, Samsung đã đánh giá Việt Nam là thị trường tiềm năng khi gia nhập AFTA và có lộ trình đàm phán WTO nên đã định hướng đầu tư lâu dài. “Nếu chỉ để thâm nhập thị trường nội địa, Samsung chỉ cần thời hạn liên doanh 10 năm, sau đó có thể chuyển sang làm thương mại, nhập khẩu hàng về bán chứ không cần xây mới hoàn toàn” - ông Đạo phân tích.
THÁI PHƯƠNG
Theo NLDO
Vụ công an dùng nhục hình: Đòi thu hồi chứng chỉ hành nghề của LS bên bị hại!
Ba cơ quan tố tụng ở TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên đề nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề đối với luật sư Võ An Đôn, người bào chữa cho phía bị hại trong vụ công an dùng nhục hình dẫn đến chết người
Chiều 4-12, luật sư (LS) Nguyễn Hương Quê, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, cho biết đã yêu cầu các cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa cung cấp các chứng cứ, tài liệu để xem xét theo quy định. Trước đó, liên ngành Công an - VKSND - TAND TP Tuy Hòa có văn bản gửi đến Đoàn Luật sư và Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên, kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề của LS Võ An Đôn (Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên).
“Họ muốn loại tôi khỏi phiên tòa”!
Văn bản của liên ngành Công an - VKSND - TAND TP Tuy Hòa cho rằng khi tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ Nguyễn Thân Thảo Thành cùng các đồng phạm dùng nhục hình (từ ngày 26-3 đến 3-4), LS Võ An Đôn (bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều) đã có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng vụ án và nhiều lãnh đạo đương nhiệm trong các ngành nội chính.
Luật sư Võ An Đôn cùng gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều tại phiên tòa sơ thẩm xử vụ công an dùng nhục hình
Văn bản này cũng nói rõ sau khi kết thúc phiên tòa đến nay, LS Đôn tiếp tục có nhiều lời nói, bài viết, trả lời phỏng vấn, bình luận đăng tải trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn trong nước và quốc tế cung cấp nhiều thông tin, nội dung sai lệch, không đúng sự thật khách quan của vụ án... “Ông Đôn đã có những phát ngôn không đúng với quy định. Ông Phạm Văn Hóa (nguyên Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên) làm gì mà LS Đôn đề nghị từ chức? Rồi lại nói ông Lê Đức Hoàn đi uống bia ôm hay đi đâu. LS mà ra công chúng nói như thế ai mà chịu được” - ông Lê Minh Chánh, Viện trưởng VKSND TP Tuy Hòa, nói.
“Đấy là một văn bản không đúng sự thật, mang tính quy chụp với mục đích nhằm loại tôi khỏi tham gia bào chữa cho gia đình bị hại tại phiên tòa sơ thẩm lần hai sắp tới” - LS Đôn bức xúc. LS Đôn cho rằng tại phiên tòa sơ thẩm lần 1, ông có yêu cầu giám đốc Công an tỉnh Phú Yên nên từ chức vì đã để cấp dưới dùng nhục hình dẫn đến chết người. Đó là yêu cầu chính đáng.
LS Đôn cũng cho rằng mình chưa bao giờ tham gia các trang mạng xã hội, cũng không có Facebook, không tham gia bất kỳ diễn đàn nào trong và ngoài nước. Còn về việc tạo dư luận không tốt, LS cho rằng: “Dư luận bức xúc vì hành vi các bị cáo đánh người đến chết chứ không phải do tôi tạo ra. Văn bản này làm mất uy tín, danh dự của tôi. Tôi sẽ yêu cầu họ phải thu hồi và xin lỗi tôi về việc này” - LS Đôn bức xúc.
Chưa đủ cơ sở
Ông Huỳnh Công Trí, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên, xác nhận đã nhận được văn bản của 3 cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa, hiện đang xem xét giải quyết vụ việc. Một lãnh đạo thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên cho rằng: “Họ yêu cầu thu hồi chứng chỉ hành nghề nhưng có lý gì đâu mà thu hồi. Còn Đoàn Luật sư cũng không có thẩm quyền thu hồi giấy phép hành nghề được. Có vi phạm thì mới thu hồi chứ không có vi phạm mà thu hồi thì họ sẽ kiện tới bến”.
Còn LS Nguyễn Khả Thành, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, cho rằng: “Tôi chưa thấy có bài viết nào của LS Đôn. LS Đôn có trả lời báo chí trong nước nhưng chẳng có gì sai. Hầu hết phản hồi của bạn đọc đều ủng hộ LS Đôn”. Ông Thành cho rằng trong phiên tòa, các ý kiến của LS Đôn đều xác đáng, HĐXX không có ý kiến nhắc nhở LS Đôn. Các đề nghị của LS Đôn về việc khởi tố ông Hoàn hay khởi tố ông Lê Minh Chánh đều có cơ sở. Sự thật là cáo trạng sau khi điều tra lại mới đây của VKSND Tối cao đã truy tố ông Hoàn.
Thứ Năm, 23:14 04/12/2014
Bài và ảnh: Hồng Ánh
Theo NLDO
Chiều 4-12, luật sư (LS) Nguyễn Hương Quê, Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, cho biết đã yêu cầu các cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa cung cấp các chứng cứ, tài liệu để xem xét theo quy định. Trước đó, liên ngành Công an - VKSND - TAND TP Tuy Hòa có văn bản gửi đến Đoàn Luật sư và Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên, kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề của LS Võ An Đôn (Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên).
“Họ muốn loại tôi khỏi phiên tòa”!
Văn bản của liên ngành Công an - VKSND - TAND TP Tuy Hòa cho rằng khi tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ Nguyễn Thân Thảo Thành cùng các đồng phạm dùng nhục hình (từ ngày 26-3 đến 3-4), LS Võ An Đôn (bảo vệ quyền lợi cho gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều) đã có lời lẽ thiếu văn hóa, xúc phạm đến người tham gia tố tụng vụ án và nhiều lãnh đạo đương nhiệm trong các ngành nội chính.
Luật sư Võ An Đôn cùng gia đình nạn nhân Ngô Thanh Kiều tại phiên tòa sơ thẩm xử vụ công an dùng nhục hình
Văn bản này cũng nói rõ sau khi kết thúc phiên tòa đến nay, LS Đôn tiếp tục có nhiều lời nói, bài viết, trả lời phỏng vấn, bình luận đăng tải trên các trang mạng xã hội, các diễn đàn trong nước và quốc tế cung cấp nhiều thông tin, nội dung sai lệch, không đúng sự thật khách quan của vụ án... “Ông Đôn đã có những phát ngôn không đúng với quy định. Ông Phạm Văn Hóa (nguyên Giám đốc Công an tỉnh Phú Yên) làm gì mà LS Đôn đề nghị từ chức? Rồi lại nói ông Lê Đức Hoàn đi uống bia ôm hay đi đâu. LS mà ra công chúng nói như thế ai mà chịu được” - ông Lê Minh Chánh, Viện trưởng VKSND TP Tuy Hòa, nói.
“Đấy là một văn bản không đúng sự thật, mang tính quy chụp với mục đích nhằm loại tôi khỏi tham gia bào chữa cho gia đình bị hại tại phiên tòa sơ thẩm lần hai sắp tới” - LS Đôn bức xúc. LS Đôn cho rằng tại phiên tòa sơ thẩm lần 1, ông có yêu cầu giám đốc Công an tỉnh Phú Yên nên từ chức vì đã để cấp dưới dùng nhục hình dẫn đến chết người. Đó là yêu cầu chính đáng.
LS Đôn cũng cho rằng mình chưa bao giờ tham gia các trang mạng xã hội, cũng không có Facebook, không tham gia bất kỳ diễn đàn nào trong và ngoài nước. Còn về việc tạo dư luận không tốt, LS cho rằng: “Dư luận bức xúc vì hành vi các bị cáo đánh người đến chết chứ không phải do tôi tạo ra. Văn bản này làm mất uy tín, danh dự của tôi. Tôi sẽ yêu cầu họ phải thu hồi và xin lỗi tôi về việc này” - LS Đôn bức xúc.
Chưa đủ cơ sở
Ông Huỳnh Công Trí, Phó Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên, xác nhận đã nhận được văn bản của 3 cơ quan tố tụng TP Tuy Hòa, hiện đang xem xét giải quyết vụ việc. Một lãnh đạo thanh tra Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên cho rằng: “Họ yêu cầu thu hồi chứng chỉ hành nghề nhưng có lý gì đâu mà thu hồi. Còn Đoàn Luật sư cũng không có thẩm quyền thu hồi giấy phép hành nghề được. Có vi phạm thì mới thu hồi chứ không có vi phạm mà thu hồi thì họ sẽ kiện tới bến”.
Còn LS Nguyễn Khả Thành, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Phú Yên, cho rằng: “Tôi chưa thấy có bài viết nào của LS Đôn. LS Đôn có trả lời báo chí trong nước nhưng chẳng có gì sai. Hầu hết phản hồi của bạn đọc đều ủng hộ LS Đôn”. Ông Thành cho rằng trong phiên tòa, các ý kiến của LS Đôn đều xác đáng, HĐXX không có ý kiến nhắc nhở LS Đôn. Các đề nghị của LS Đôn về việc khởi tố ông Hoàn hay khởi tố ông Lê Minh Chánh đều có cơ sở. Sự thật là cáo trạng sau khi điều tra lại mới đây của VKSND Tối cao đã truy tố ông Hoàn.
Thứ Năm, 23:14 04/12/2014
Bài và ảnh: Hồng Ánh
Theo NLDO
Cảnh báo đáng lo về Trung Quốc
Chuyên gia Mỹ nhận định việc Trung Quốc thử nghiệm vũ khí siêu thanh đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng
Tư lệnh không quân Ấn Độ Arup Raha cảnh cáo đến năm 2050, Trung Quốc sẽ sáp nhập Đài Loan, bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, những vùng lãnh thổ mà Nga và Mông Cổ tuyên bố chủ quyền cũng như chiếm trọn biển Đông.
“Tình hình hiện nay không hề ổn định bởi việc kêu gọi Trung Quốc thiết lập nền hòa bình chỉ là giấc mơ xa vời. Thái độ lấn tới của Trung Quốc được thể hiện qua việc đầu tư mạnh cho quân sự, nhất là năng lực hàng không vũ trụ, đơn phương tuyên bố chủ quyền trên hải phận quốc tế, trên các quần đảo và không phận thuộc biển Đông và Hoa Đông” - hãng tin Indo-Asian News Service (IANS) của Ấn Độ dẫn lời ông Raha. Ông này cho rằng “không còn lựa chọn nào khác là chuẩn bị tinh thần để đối phó với thách thức này trong tương lai gần”.
Binh lính Trung Quốc trên tàu sân bay Liêu NinhẢnh: REUTERS
Tuy nhiên, ông Hàn Húc Đông, Trường ĐH Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc, gọi những lời của ông Raha trong buổi thuyết trình hôm 29-11 là “cường điệu hóa” mối đe dọa từ Trung Quốc nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của không quân Ấn Độ và che mắt việc New Delhi tăng ngân sách quốc phòng.
Những lời lẽ trên của ông Hàn không đủ xoa dịu quan ngại của các nước láng giềng về một Trung Quốc trỗi dậy quá mức. Phát biểu tại cuộc họp của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong ngày 3 và 4-12, Chủ tịch Tập Cận Bình còn kêu gọi phát triển nhanh chóng các thiết bị quân sự tiên tiến mới để xây dựng quân đội hùng mạnh. Theo Reuters, Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa chống vệ tinh, đưa tàu sân bay vào hoạt động và lập nhiều kế hoạch quân sự tham vọng hơn. Để đáp ứng mục tiêu trên, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không ngừng tăng mạnh.
Trong bước đi mới nhất thể hiện tham vọng trên, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm vũ khí siêu thanh (có tên WU-14) lần thứ ba hôm 2-12. Loại vũ khí này có độ chính xác cao và nhanh gấp 8 lần tốc độ âm thanh. Trang tin The Washington Free Beacon dẫn lời giới chức quốc phòng Mỹ cho biết cuộc thử nghiệm là một phần trong chương trình phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược mới của Bắc Kinh nhằm đối phó Washington. Hai vụ thử vũ khí siêu thanh trước đó của Trung Quốc diễn ra ngày 5-1 và 7-8 năm nay, tất cả đều được các cơ quan tình báo Mỹ giám sát chặt chẽ.
Ông Lora Saalman, chuyên gia về chính sách hạt nhân tại Tổ chức Hòa bình quốc tế Carnegie, cho biết vụ thử nghiệm Wu-14 lần thứ ba trong năm nay cho thấy một xu hướng quân sự hóa mới đang diễn ra. Trong khi đó, ông Mark Schneider, cựu chuyên gia lực lượng chiến lược Lầu Năm Góc - nhận định với đài RT rằng việc Trung Quốc thử nghiệm vũ khí tấn công siêu thanh là một mối đe dọa nghiêm trọng.
Thứ Sáu,23:23 05/12/2014
HUỆ BÌNH
Theo NLDO
Tư lệnh không quân Ấn Độ Arup Raha cảnh cáo đến năm 2050, Trung Quốc sẽ sáp nhập Đài Loan, bang Arunachal Pradesh của Ấn Độ, quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, những vùng lãnh thổ mà Nga và Mông Cổ tuyên bố chủ quyền cũng như chiếm trọn biển Đông.
“Tình hình hiện nay không hề ổn định bởi việc kêu gọi Trung Quốc thiết lập nền hòa bình chỉ là giấc mơ xa vời. Thái độ lấn tới của Trung Quốc được thể hiện qua việc đầu tư mạnh cho quân sự, nhất là năng lực hàng không vũ trụ, đơn phương tuyên bố chủ quyền trên hải phận quốc tế, trên các quần đảo và không phận thuộc biển Đông và Hoa Đông” - hãng tin Indo-Asian News Service (IANS) của Ấn Độ dẫn lời ông Raha. Ông này cho rằng “không còn lựa chọn nào khác là chuẩn bị tinh thần để đối phó với thách thức này trong tương lai gần”.
Binh lính Trung Quốc trên tàu sân bay Liêu NinhẢnh: REUTERS
Tuy nhiên, ông Hàn Húc Đông, Trường ĐH Quốc phòng Quốc gia Trung Quốc, gọi những lời của ông Raha trong buổi thuyết trình hôm 29-11 là “cường điệu hóa” mối đe dọa từ Trung Quốc nhằm nhấn mạnh tầm quan trọng của không quân Ấn Độ và che mắt việc New Delhi tăng ngân sách quốc phòng.
Những lời lẽ trên của ông Hàn không đủ xoa dịu quan ngại của các nước láng giềng về một Trung Quốc trỗi dậy quá mức. Phát biểu tại cuộc họp của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) trong ngày 3 và 4-12, Chủ tịch Tập Cận Bình còn kêu gọi phát triển nhanh chóng các thiết bị quân sự tiên tiến mới để xây dựng quân đội hùng mạnh. Theo Reuters, Trung Quốc đang phát triển máy bay chiến đấu tàng hình, tên lửa chống vệ tinh, đưa tàu sân bay vào hoạt động và lập nhiều kế hoạch quân sự tham vọng hơn. Để đáp ứng mục tiêu trên, ngân sách quốc phòng của Trung Quốc không ngừng tăng mạnh.
Trong bước đi mới nhất thể hiện tham vọng trên, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm vũ khí siêu thanh (có tên WU-14) lần thứ ba hôm 2-12. Loại vũ khí này có độ chính xác cao và nhanh gấp 8 lần tốc độ âm thanh. Trang tin The Washington Free Beacon dẫn lời giới chức quốc phòng Mỹ cho biết cuộc thử nghiệm là một phần trong chương trình phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược mới của Bắc Kinh nhằm đối phó Washington. Hai vụ thử vũ khí siêu thanh trước đó của Trung Quốc diễn ra ngày 5-1 và 7-8 năm nay, tất cả đều được các cơ quan tình báo Mỹ giám sát chặt chẽ.
Ông Lora Saalman, chuyên gia về chính sách hạt nhân tại Tổ chức Hòa bình quốc tế Carnegie, cho biết vụ thử nghiệm Wu-14 lần thứ ba trong năm nay cho thấy một xu hướng quân sự hóa mới đang diễn ra. Trong khi đó, ông Mark Schneider, cựu chuyên gia lực lượng chiến lược Lầu Năm Góc - nhận định với đài RT rằng việc Trung Quốc thử nghiệm vũ khí tấn công siêu thanh là một mối đe dọa nghiêm trọng.
Thứ Sáu,23:23 05/12/2014
HUỆ BÌNH
Theo NLDO