Vietnam.net - Người tử vong được xác định là Trung úy Dương Duy Linh (SN 1984), hiện là cán bộ đang công tác tại Công an thị trấn huyện Đắk Mil (Đắk Nông).
Thông tin được Đại tá Lương Ngọc Lếp – Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông xác nhận với PV Báo VietNamNet trưa nay (3/12).
Theo đó, vào tối ngày 2/12, người dân phát hiện tại căn phòng trọ ở tổ dân phố 13, thị trấn Đắk Mil một người đàn ông chết trong tư thế treo cổ nên báo cơ quan chức năng.
Qua xác minh ban đầu, người tử vong là anh Dương Duy Linh, là Trung úy công an, cán bộ đang công tác tại Công an thị trấn Đắk Mil (đang thuê phòng ở trọ tại tổ dân phố 13), đã có vợ và hiện đang về quê để nghỉ sinh.
Theo Đại tá Lếp, hiện Công an tỉnh đang phối hợp với Công an huyện Đắk Mil tiến hành khám nghiệm hiện trường, tử thi để làm rõ nguyên nhân cái chết của Trung úy Linh.
03/12/2014 11:16
Trùng Dương
Tuesday, December 2, 2014
Tâm sự của những thanh niên biểu tình Hong Kong
Vnexpress.net-Thứ ba, 2/12/2014 | 17:41
Manni Ng, một nữ sinh Hong Kong 22 tuổi, cho biết cuộc biểu tình đã thay đổi cách suy nghĩ của cô về cuộc sống và nguyện sẽ theo đuổi điều cô tin tưởng, dù biết cơ hội thành công là nhỏ bé.
Nữ sinh Manni Ng nguyện theo đuổi điều mình tin tưởng, dù biết cơ hội thành công là nhỏ bé. Ảnh: New York Times
Tham gia biểu tình từ những ngày đầu tiên, Manni Ng từng bãi khóa, ngủ trong những căn lều dựng trên phố, thậm chí còn giúp dọn dẹp rác thải. Nhưng sau khi đoàn người biểu tình thất bại trong việc bao vây trụ sở chính quyền cuối tuần qua, cô không biết sẽ phải tiếp tục như thế nào nữa.
Cũng giống như rất nhiều học sinh, sinh viên tham gia biểu tình, Manni Ng sẽ phải nói thật với bố mẹ việc mình tham gia biểu tình. Cô đã giấu bố mẹ suốt thời gian qua vì họ phản đối biểu tình. Nhưng quan trọng hơn cả là cô và hàng nghìn thanh niên Hong Kong khác cảm nhận được việc phản đối một quyết định của chính phủ trung ương tại Bắc Kinh là khó khăn đến nhường nào. Hiện nay, mức độ đồng tình của dân chúng với học sinh cũng đang giảm dần.
Tuy nhiên, cuộc sống của cô đã trở nên phong phú hơn rất nhiều nếu như so sánh với thời điểm cuối tháng 9, trước khi người biểu tình xuống đường phản đối chính quyền. Trong hai tháng vừa qua, Manni Ng có thêm những người bạn thân thiết mới. Cô đã thay đổi cách suy nghĩ trước đây rằng "Hong Kong là một nơi lạnh lùng", sau khi tận mắt chứng kiến sự giúp đỡ vô tư của những người biểu tình khác. Cô gái 22 tuổi học ngành điện ảnh này nguyện rằng sẽ tiếp tục theo đuổi điều mình tin tưởng, dù phải dành trọn cuộc đời.
"Tôi rất lo cho nơi này, nhưng tôi không biết mình còn có thể làm gì được nữa", Manni Ng tâm sự. "Tôi biết cơ hội thành công là rất nhỏ, nhưng cuộc vận động này đã cho thấy sức mạnh của chúng tôi rất to lớn. Hong Kong thuộc về chúng tôi. Có thể chúng tôi sẽ phải tạm dừng, nhưng có một ngày chúng tôi sẽ quay trở lại".
Cuộc biểu tình đã bước sang tuần thứ 10. Cùng với việc cảnh sát ngày càng áp sát khu vực biểu tình, học sinh, nghị sĩ phe dân chủ cùng các học giả có quan điểm đồng tình đang tranh luận gay gắt về việc sẽ tiếp tục ra sao. Sáng sớm ngày 1/12, cảnh sát đã triển khai đợt dọn dẹp khu vực biểu tình lớn nhất trong hai tháng qua. Cuộc biểu tình được cho là rất có thể sẽ phải kết thúc sớm.
Sau thất bại vừa qua, hàng nghìn người biểu tình đều đang suy nghĩ về điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Nhưng mãi đến tận gần đây, họ mới nhận ra những chông gai phải đối mặt.
Trước sức ép của chính quyền và sự ủng hộ đang giảm dần của công chúng, phong trào biểu tình Hong Kong có khả năng phải chấm dứt sớm. Ảnh: New York Times
"Trên thực tế, cuộc biểu tình đang có xu hướng suy giảm", Jack Pun, một phiên dịch viên thương mại 47 tuổi, cho biết. "Việc duy trì một cuộc biểu tình quy mô lớn như thế này trong một thời gian dài là rất khó khăn. Cách tốt nhất là chúng tôi tự kết thúc nó". Trong suốt hơn một tháng qua, Jack Pu bày một gian hàng tại khu vực biểu tình, phân phát tranh ảnh và bưu thiếp có liên quan đến cuộc biểu tình.
Sau khi cảnh sát ném hơi cay vào đoàn người biểu tình hồi cuối tháng 9, phong trào biểu tình nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ dân chúng Hong Kong. Nhưng nay, sự ủng hộ ấy đang suy giảm. Căn cứ theo kết quả điều tra mới công bố hồi giữa tháng 11 của Đại học Hong Kong, 55% người dân được hỏi tỏ thái độ phản đối cuộc biểu tình, hơn bốn phần năm số người được hỏi mong muốn hoạt động biểu tình chấm dứt.
Mặc dù vậy, cũng giống như rất nhiều người biểu tình khác, Jack Pu cho biết sự kiện diễn ra vào mùa thu này khiến anh có thêm niềm tin mới. "Rất nhiều sự việc trong cuộc biểu tình đã vượt khỏi sức tưởng tượng của tất cả mọi người. Không ai nghĩ rằng chiếc ô đã trở thành biểu tượng của cuộc biểu tình".
Còn cô Nikki Lau, một nữ trợ lý đạo diễn 34 tuổi, là tình nguyện viên của phong trào biểu tình từ ngày đầu tiên. Khi đến ngày thứ 45, cô bắt đầu sốt và bệnh tình ngày một nghiêm trọng, nên không thể tham gia thường xuyên như trước nữa. Nhưng cô cho biết bản thân không thể ngờ rằng mình lại có thể đi xa đến thế. "Tất cả mọi người đều không ngờ đến", cô tâm sự.
Khi được hỏi về hướng đi tiếp theo của cuộc biểu tình, Nikki cho biết cô sẽ tiếp tục tham gia, nhưng cũng sẽ suy nghĩ đến đại cục để xem hoạt động này còn cần kéo dài bao lâu nữa.
Còn Manni Ng thì cho biết cô đã chuẩn bị cho một cuộc vận động trường kỳ, dù biết rằng cơ hội là rất nhỏ. "Đây là cuộc vận động suốt đời. Chúng tôi không thể từ bỏ, bởi chúng tôi thuộc về nơi đây. Nếu như chúng tôi hy vọng những điều tốt đẹp cho nơi đây, thì chúng tôi không thể ngừng vận động", Manni Ng chia sẻ.
Theo AFP, ba người sáng lập phong trào Chiếm Trung tâm, một trong những lực lượng chính trong cuộc biểu tình ở Hong Kong, hôm nay tuyên bố sẽ ra trình diện cảnh sát, đồng thời kêu gọi những người biểu tình còn trên đường phố rút lui.
Bắc Kinh cũng như chính quyền Hong Kong cho rằng những cuộc biểu tình này là bất hợp pháp. Lãnh đạo đặc khu Lương Chấn Anh hôm qua cảnh báo phong trào biểu tình sẽ không mang lại điều gì.
Đức Dương (theo New York Times)
Manni Ng, một nữ sinh Hong Kong 22 tuổi, cho biết cuộc biểu tình đã thay đổi cách suy nghĩ của cô về cuộc sống và nguyện sẽ theo đuổi điều cô tin tưởng, dù biết cơ hội thành công là nhỏ bé.
Nữ sinh Manni Ng nguyện theo đuổi điều mình tin tưởng, dù biết cơ hội thành công là nhỏ bé. Ảnh: New York Times
Tham gia biểu tình từ những ngày đầu tiên, Manni Ng từng bãi khóa, ngủ trong những căn lều dựng trên phố, thậm chí còn giúp dọn dẹp rác thải. Nhưng sau khi đoàn người biểu tình thất bại trong việc bao vây trụ sở chính quyền cuối tuần qua, cô không biết sẽ phải tiếp tục như thế nào nữa.
Cũng giống như rất nhiều học sinh, sinh viên tham gia biểu tình, Manni Ng sẽ phải nói thật với bố mẹ việc mình tham gia biểu tình. Cô đã giấu bố mẹ suốt thời gian qua vì họ phản đối biểu tình. Nhưng quan trọng hơn cả là cô và hàng nghìn thanh niên Hong Kong khác cảm nhận được việc phản đối một quyết định của chính phủ trung ương tại Bắc Kinh là khó khăn đến nhường nào. Hiện nay, mức độ đồng tình của dân chúng với học sinh cũng đang giảm dần.
Tuy nhiên, cuộc sống của cô đã trở nên phong phú hơn rất nhiều nếu như so sánh với thời điểm cuối tháng 9, trước khi người biểu tình xuống đường phản đối chính quyền. Trong hai tháng vừa qua, Manni Ng có thêm những người bạn thân thiết mới. Cô đã thay đổi cách suy nghĩ trước đây rằng "Hong Kong là một nơi lạnh lùng", sau khi tận mắt chứng kiến sự giúp đỡ vô tư của những người biểu tình khác. Cô gái 22 tuổi học ngành điện ảnh này nguyện rằng sẽ tiếp tục theo đuổi điều mình tin tưởng, dù phải dành trọn cuộc đời.
"Tôi rất lo cho nơi này, nhưng tôi không biết mình còn có thể làm gì được nữa", Manni Ng tâm sự. "Tôi biết cơ hội thành công là rất nhỏ, nhưng cuộc vận động này đã cho thấy sức mạnh của chúng tôi rất to lớn. Hong Kong thuộc về chúng tôi. Có thể chúng tôi sẽ phải tạm dừng, nhưng có một ngày chúng tôi sẽ quay trở lại".
Cuộc biểu tình đã bước sang tuần thứ 10. Cùng với việc cảnh sát ngày càng áp sát khu vực biểu tình, học sinh, nghị sĩ phe dân chủ cùng các học giả có quan điểm đồng tình đang tranh luận gay gắt về việc sẽ tiếp tục ra sao. Sáng sớm ngày 1/12, cảnh sát đã triển khai đợt dọn dẹp khu vực biểu tình lớn nhất trong hai tháng qua. Cuộc biểu tình được cho là rất có thể sẽ phải kết thúc sớm.
Sau thất bại vừa qua, hàng nghìn người biểu tình đều đang suy nghĩ về điều gì sẽ diễn ra tiếp theo. Nhưng mãi đến tận gần đây, họ mới nhận ra những chông gai phải đối mặt.
Trước sức ép của chính quyền và sự ủng hộ đang giảm dần của công chúng, phong trào biểu tình Hong Kong có khả năng phải chấm dứt sớm. Ảnh: New York Times
"Trên thực tế, cuộc biểu tình đang có xu hướng suy giảm", Jack Pun, một phiên dịch viên thương mại 47 tuổi, cho biết. "Việc duy trì một cuộc biểu tình quy mô lớn như thế này trong một thời gian dài là rất khó khăn. Cách tốt nhất là chúng tôi tự kết thúc nó". Trong suốt hơn một tháng qua, Jack Pu bày một gian hàng tại khu vực biểu tình, phân phát tranh ảnh và bưu thiếp có liên quan đến cuộc biểu tình.
Sau khi cảnh sát ném hơi cay vào đoàn người biểu tình hồi cuối tháng 9, phong trào biểu tình nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ dân chúng Hong Kong. Nhưng nay, sự ủng hộ ấy đang suy giảm. Căn cứ theo kết quả điều tra mới công bố hồi giữa tháng 11 của Đại học Hong Kong, 55% người dân được hỏi tỏ thái độ phản đối cuộc biểu tình, hơn bốn phần năm số người được hỏi mong muốn hoạt động biểu tình chấm dứt.
Mặc dù vậy, cũng giống như rất nhiều người biểu tình khác, Jack Pu cho biết sự kiện diễn ra vào mùa thu này khiến anh có thêm niềm tin mới. "Rất nhiều sự việc trong cuộc biểu tình đã vượt khỏi sức tưởng tượng của tất cả mọi người. Không ai nghĩ rằng chiếc ô đã trở thành biểu tượng của cuộc biểu tình".
Còn cô Nikki Lau, một nữ trợ lý đạo diễn 34 tuổi, là tình nguyện viên của phong trào biểu tình từ ngày đầu tiên. Khi đến ngày thứ 45, cô bắt đầu sốt và bệnh tình ngày một nghiêm trọng, nên không thể tham gia thường xuyên như trước nữa. Nhưng cô cho biết bản thân không thể ngờ rằng mình lại có thể đi xa đến thế. "Tất cả mọi người đều không ngờ đến", cô tâm sự.
Khi được hỏi về hướng đi tiếp theo của cuộc biểu tình, Nikki cho biết cô sẽ tiếp tục tham gia, nhưng cũng sẽ suy nghĩ đến đại cục để xem hoạt động này còn cần kéo dài bao lâu nữa.
Còn Manni Ng thì cho biết cô đã chuẩn bị cho một cuộc vận động trường kỳ, dù biết rằng cơ hội là rất nhỏ. "Đây là cuộc vận động suốt đời. Chúng tôi không thể từ bỏ, bởi chúng tôi thuộc về nơi đây. Nếu như chúng tôi hy vọng những điều tốt đẹp cho nơi đây, thì chúng tôi không thể ngừng vận động", Manni Ng chia sẻ.
Theo AFP, ba người sáng lập phong trào Chiếm Trung tâm, một trong những lực lượng chính trong cuộc biểu tình ở Hong Kong, hôm nay tuyên bố sẽ ra trình diện cảnh sát, đồng thời kêu gọi những người biểu tình còn trên đường phố rút lui.
Bắc Kinh cũng như chính quyền Hong Kong cho rằng những cuộc biểu tình này là bất hợp pháp. Lãnh đạo đặc khu Lương Chấn Anh hôm qua cảnh báo phong trào biểu tình sẽ không mang lại điều gì.
Đức Dương (theo New York Times)
Trộm cạy két UBND xã lấy đi hàng chục triệu đồng
Kẻ gian đột nhập ủy ban xã trong đêm mưa, phá két sắt lấy đi hàng chục triệu đồng tiền chính sách.
Chiều 2/12, ông Huỳnh Bình, chủ tịch UBND xã Lộc Điền, (Thừa Thiên - Huế) xác nhận 2 phòng ban của xã này vừa bị trộm đột nhập lấy đi 26 triệu đồng.
Theo vị chủ tịch, vụ trộm xảy ra vào đêm 30/11. Sáng 1/12, khi cán bộ viên chức đến trụ sở làm việc thì phát hiện phòng làm việc bị bẻ khóa.
Qua xác minh, kẻ gian đã cạy cửa phòng Kế toán, thủ qũy lục lọi đồ đạc trong phòng nhưng không lấy được gì. Riêng tại phòng Chính sách xã hội, trộm đã đục két sắt, lấy khoảng 26 triệu đồng.
"Kẻ trộm đã lấy đi toàn bộ số tiền chính sách vốn dùng để trao cho những hộ thuộc diện người già yếu, hộ chính sách của xã", ông Bình nói.
Công an huyện Phú Lộc đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, xác định các phòng làm việc trên bị kẻ gian dùng kìm cộng lực cắt khóa. Đây là một vụ trộm có tính toán kỹ. Thủ phạm chọn thời điểm trời mưa to để gây án.
Gần một tháng trước, trộm cũng đột nhập trụ sở Thành ủy Huế, cạy két sắt lấy đi số tiền hơn 10 triệu đồng. Sau vụ việc, Công an TP Huế đã lập chuyên án điều tra, truy tìm thủ phạm.
Thứ ba, 2/12/2014 | 16:42
Đắc Đức
Theo vnexpress.net
Chiều 2/12, ông Huỳnh Bình, chủ tịch UBND xã Lộc Điền, (Thừa Thiên - Huế) xác nhận 2 phòng ban của xã này vừa bị trộm đột nhập lấy đi 26 triệu đồng.
Theo vị chủ tịch, vụ trộm xảy ra vào đêm 30/11. Sáng 1/12, khi cán bộ viên chức đến trụ sở làm việc thì phát hiện phòng làm việc bị bẻ khóa.
Qua xác minh, kẻ gian đã cạy cửa phòng Kế toán, thủ qũy lục lọi đồ đạc trong phòng nhưng không lấy được gì. Riêng tại phòng Chính sách xã hội, trộm đã đục két sắt, lấy khoảng 26 triệu đồng.
"Kẻ trộm đã lấy đi toàn bộ số tiền chính sách vốn dùng để trao cho những hộ thuộc diện người già yếu, hộ chính sách của xã", ông Bình nói.
Công an huyện Phú Lộc đã tiến hành khám nghiệm hiện trường, xác định các phòng làm việc trên bị kẻ gian dùng kìm cộng lực cắt khóa. Đây là một vụ trộm có tính toán kỹ. Thủ phạm chọn thời điểm trời mưa to để gây án.
Gần một tháng trước, trộm cũng đột nhập trụ sở Thành ủy Huế, cạy két sắt lấy đi số tiền hơn 10 triệu đồng. Sau vụ việc, Công an TP Huế đã lập chuyên án điều tra, truy tìm thủ phạm.
Thứ ba, 2/12/2014 | 16:42
Đắc Đức
Theo vnexpress.net
Cầu vượt 200 tỷ đồng hư hỏng sau 10 tháng thông xe
Cầu vượt đường sắt trên quốc lộ 1A đi qua xã Phổ Khánh, huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) đang bị bong tróc, có hàng chục ổ gà lởm chởm đá nhọn.
Mặt đường cầu vượt đường sắt trên quốc lộ 1A đi qua xã Phổ Khánh có nhiều hố sâu nguy hiểm. Ảnh: Trí Tín.
Cầu vượt dài hơn 900 m, tính cả đường dẫn hai đầu cầu, được Tổng Công ty CP Công trình đường sắt thi công từ tháng 10/2012, hoàn thành thông xe vào tháng 1. Công trình có tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng (bao gồm chi phí giải tỏa, đền bù) được xây dựng nhằm xóa các điểm nóng giao cắt giữa đường bộ và đường sắt vốn ẩn chứa nguy cơ cao về tai nạn.
Trao đổi với VnExpress sáng 2/12, ông Phạm Kim Hoanh, Phó chủ tịch UBND xã Phổ Khánh cho biết, cầu vượt đường sắt này được xác định là công trình trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, chỉ 10 tháng sau khi đưa vào sử dụng mặt đường đã xuất hiện nhiều "ổ gà, ổ trâu" gây nguy hiểm cho người đi đường. Đã có không ít người gặp nạn do vấp phải hố sâu trên mặt cầu và đường dẫn lên cầu.
Nhà thầu nhiều lần đổ đá bụi sửa chữa, chắp vá nhưng gặp mưa lớn cùng với lưu lượng xe qua lại hàng ngày quá lớn nên mặt cầu bị nước cuốn trôi, đâu lại vào đấy. Chính quyền địa phương đã kiến nghị huyện, tỉnh yêu cầu chủ đầu tư công trình có giải pháp xử lý dứt điểm các điểm xuống cấp, hư hỏng để giải tỏa bức xúc của người dân.
Đơn vị thi công đang khắp phục những điểm bong tróc trên mặt cầu vượt. Ảnh: Trí Tín.
Trước tình hình này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Ban quản lý dự án đường sắt khu vực 2 đã tổ chức kiểm tra hiện trường tìm biện pháp xử lý, nguyên nhân dẫn đến mặt nền cầu hư hỏng.
Trước mắt, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện qua lại, chủ đầu tư sẽ bố trí cán bộ kỹ thuật và chỉ đạo nhà thầu xử lý những chỗ bong hỏng. Khi thời tiết nắng ráo sẽ tổ chức sửa chữa khắc phục triệt để, đảm bảo chất lượng công trình lâu dài.
Trí Tín
Theo vnexpress.net
Mặt đường cầu vượt đường sắt trên quốc lộ 1A đi qua xã Phổ Khánh có nhiều hố sâu nguy hiểm. Ảnh: Trí Tín.
Cầu vượt dài hơn 900 m, tính cả đường dẫn hai đầu cầu, được Tổng Công ty CP Công trình đường sắt thi công từ tháng 10/2012, hoàn thành thông xe vào tháng 1. Công trình có tổng vốn đầu tư gần 200 tỷ đồng (bao gồm chi phí giải tỏa, đền bù) được xây dựng nhằm xóa các điểm nóng giao cắt giữa đường bộ và đường sắt vốn ẩn chứa nguy cơ cao về tai nạn.
Trao đổi với VnExpress sáng 2/12, ông Phạm Kim Hoanh, Phó chủ tịch UBND xã Phổ Khánh cho biết, cầu vượt đường sắt này được xác định là công trình trọng điểm quốc gia. Tuy nhiên, chỉ 10 tháng sau khi đưa vào sử dụng mặt đường đã xuất hiện nhiều "ổ gà, ổ trâu" gây nguy hiểm cho người đi đường. Đã có không ít người gặp nạn do vấp phải hố sâu trên mặt cầu và đường dẫn lên cầu.
Nhà thầu nhiều lần đổ đá bụi sửa chữa, chắp vá nhưng gặp mưa lớn cùng với lưu lượng xe qua lại hàng ngày quá lớn nên mặt cầu bị nước cuốn trôi, đâu lại vào đấy. Chính quyền địa phương đã kiến nghị huyện, tỉnh yêu cầu chủ đầu tư công trình có giải pháp xử lý dứt điểm các điểm xuống cấp, hư hỏng để giải tỏa bức xúc của người dân.
Đơn vị thi công đang khắp phục những điểm bong tróc trên mặt cầu vượt. Ảnh: Trí Tín.
Trước tình hình này, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Ban quản lý dự án đường sắt khu vực 2 đã tổ chức kiểm tra hiện trường tìm biện pháp xử lý, nguyên nhân dẫn đến mặt nền cầu hư hỏng.
Trước mắt, để đảm bảo an toàn cho các phương tiện qua lại, chủ đầu tư sẽ bố trí cán bộ kỹ thuật và chỉ đạo nhà thầu xử lý những chỗ bong hỏng. Khi thời tiết nắng ráo sẽ tổ chức sửa chữa khắc phục triệt để, đảm bảo chất lượng công trình lâu dài.
Trí Tín
Theo vnexpress.net
Thẻ đảng và số má giang hồ
Với giới giang hồ, tầm cỡ của một tay giang hồ được giới xã hội đen gọi là “có số có má”, nói cách khác là “số má giang hồ”, tay nào càng có số má càng chiếm vị trí cao trong giới xã hội đen và càng có cơ hội phát huy, mở rộng thế lực, địa bàn hoạt động. Với các đảng viên, số má của họ chính là chức vụ, quyền lực trong bộ máy nhà nước.
Trong giới giang hồ, số má cỡ như Năm Cam, Dung Hà, nếu đi vay tiền, cũng có thể vay vài chục tỉ đồng nhờ vào số má nhưng chẳng có cái thẻ nào để rút ra thị uy đối phương khi vay, và để có số má giang hồ, cả Năm Cam, Dung Hà cùng hàng loạt các đại ca khác phải đánh đổi rất nhiều thứ, kể cả sinh mạng. Nhưng để có thẻ đảng, những đảng viên chỉ cần bỏ ra vài chục ngàn đồng để làm thẻ, vẫn vay được mấy chục tỉ nhờ vào thẻ đảng.
Câu chuyện Nguyễn Thị Bích An chuyên viên ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Hòa Bình dùng 2 tấm thẻ đảng viên của mình để “cắm”, đã “ẵm” trọn hơn 6,4 tỷ đồng của gia đình ông, bà Việt - Tâm. Chưa hết, với cái “oai” chuyên viên, Nguyễn Thị Bích An cũng đã vay của bà Lê Thị Phương, chủ cửa hàng vật liệu sắt thép Hải Phương gần 600 triệu đồng. Nhưng, đây chưa phải là con số cuối cùng… Chuyện các đảng viên lừa gạt trong thời gian gần đây đã làm cho nhiều người bàng hoàng về thế lực xã hội đỏ, xã hội đen tại Việt Nam.
Tại sao người ta lại dễ dàng mang tài sản đi thế chấp, vay tiền đưa cho cán bộ đảng chỉ vì đảng viên đưa ra cho họ xem hai tấm thẻ đảng “làm bằng chứng danh dự”? Và có phải xã hội đỏ đã qua mặt xã hội đen trong hành xử giang hồ?
Ở câu hỏi thứ nhất, vấn đề được mở rộng sang một hướng khác, chủ nghĩa tuyên truyền, mị dân kèm theo thủ đoạn đe nẹt, trấn áp và khủng bố tinh thần những ai có ý hướng phản đối chủ nghĩa Cộng sản vô hình trung làm cho đa phần nhân dân đi đến chỗ khiếp sợ đảng và hùa theo đảng mặc dù không tin, mặt khác, nó cho thấy một thứ quyền uy đáng sợ từ phía đảng, khiến cho nhân dân không muốn tin vẫn phải tin vào thứ quyền lực của đảng. Hàng triệu ông bán bánh bao, bà bán phở ở các vỉa hè, đường phố, đầu hẻm muốn yên thân làm ăn phải nhờ cậy đến sức mạnh của đảng, phải đút lót từ anh dân phòng quèn cho đến tay nhân viên an ninh khu vực.
Mặc dù điều này cũng đáng thông cảm vì nhân dân thấp cổ bé miệng, không còn đường sống, phải cam chịu. Nhưng trên thực tế, người ta không dừng ở đó, những bà bán phở, ông giết lợn còn muốn phô trương thanh thế của mình với các đồng nghiệp bằng cách đút lót, mua chuộc càn bộ an ninh, cán bộ nhà nước để chiếm vị trí đắc địa so với đồng nghiệp… Tất cả những hành vi này nếu không gọi là thoả hiệp với Cộng sản thì gọi là gì? Và tất cả những hành vi này không mang “tính đảng” thì mang tính gì đây?
Thoả hiệp, toa rập, đút lót, tham nhũng, đội trên đạp dưới, đó là những biểu hiện mang đậm chất đảng mà người dân đang vấp phải. Và cũng bởi tính thoả hiệp này mà người ta ngày càng lún sâu vào chỗ u mê, hết thuốc chữa. Một tấm thẻ đảng, với những người có tư duy dân chủ, tiến bộ, nó chẳng đáng để đổi lấy một ổ bánh mì, thậm chí nó còn cho thấy một loại nhân cách không được bình thường đang nấp mình sau tấm thẻ đỏ, đằng sau tấm thẻ có thể là thủ đoạn, là máu lạnh, sẵn sàng đạp lên đồng loại để làm giàu… Nhưng có người (thậm chí nhiều người!) đã tin vào nó, đã mang cả tài sản của mình đi thế chấp cho đảng viên mượn, để bị lừa, ôm hận!
Điều này chỉ cho thấy đã đến lúc điểm số của đảng viên đã ngang hàng được với đại ca xã hội đen. Các đại ca xã hội đen dựa vào uy tín sát máu của họ để vay mượn, còn các đảng viên lại dựa vào uy tín đảng để lừa gạt. Tiền cho các đại ca xã hội đen mượn, chắc chắn sẽ lấy lại được vì đây là luật chơi của họ, họ có thể mất mạng nhưng không chấp nhận mất uy tín trong giới xã hội đen, trừ khi họ cùng đường và hết đất sống, phải bỏ xứ mà đi. Nhưng nếu bỏ xứ mà đi, khi có tiền, bọn họ cũng quay về trả lại cho “khổ chủ” và không quên trả lãi, xin lỗi. Nhưng với các đảng viên thì khác, không những bị mất tiền mà có khi còn mất thêm nhiều thứ khác, kể cả tính mạng.
Như vậy, kể ra thẻ đảng còn ghê hơn cả số má giang hồ. Nhưng vì sao người ta lại dễ dàng tin vào một cái thẻ đảng, lại chấp nhận đánh đổi tài sản với cái thứ mà bán nó chưa mua được một ổ bánh mì? Vì cơ chế đảng trị đã cho các đảng viên quá nhiều thứ, họ như một ông vua, bà chúa trên xứ sở của họ. Lòng tham và sự thoả hiệp của đa phần người dân đã đẩy bản thân đa số này đến chỗ mù quán, toa rập với cái ác, xem cái ác là một cơ hội cho bản thân. Và cái giá phải trả đã hiện ra trước mắt.
Nhưng câu chuyện không phải dừng ở đây, nó cho thấy đất nước đang thật sự lâm nguy bởi lòng người tan rã, niềm tin bị đánh tráo, giá trị phẩm hạnh bị băng hoại đến tận gốc. Bởi hơn ba mươi năm sống trượt dài trên đà tiến bộ loài người, cái mà người Việt Nam đang gánh chịu bây giờ là một xã hội vô hướng, vô hồn, tin vào cái ác cũng như tin vào những giá trị huyễn hoặc. Trong khi đó, kẻ ngoại xâm đang lăm le bờ cõi, đang ngày đêm rỉa rói lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam.
Còn có mối nguy nào hơn khi mà hành xử của xã hội đỏ đã không còn coi kỉ cương, pháp luật ra gì và mức độ giảo hoạt, xảo trá của họ ghê gớm hơn nhiều lần so với xã hội đen. Một xã hội mà xã hội đen lộng hành, xã hội đỏ bòn rút, áp bức thì xã hội đó nên gọi là gì?
Mon, 12/01/2014 - 16:57 — VietTuSaiGon
Việt Nam cần một "Ngày xin lỗi"
Có thể đây là một giấc mơ, nhưng là một giấc mơ đẹp cho nên cứ thả lỏng tâm hồn mà rung động với nó.
Nguồn cảm hứng bắt đầu từ "Thanksgiving, Lễ Tạ ơn" của Mỹ.
Người Mỹ có ngày lễ mà ý nghĩa của nó không cần phải bàn cãi cũng thấy tính nhân bản của xã hội Mỹ đã tác động lên văn hóa của một đất nước có hàng trăm chủng tộc khác nhau nhưng cách ứng xử hình như chỉ còn có một: chia sẻ và biết ơn.
Lễ Tạ ơn làm cho dân tộc này lớn mạnh. Nó san sớt những ân huệ mà thượng đế ban cho nó và người nhận được những ân huệ ấy hướng mắt lên chốn xa xăm mà tạ ơn một cách chân thành tự đáy lòng và sự chân thành ấy lan tỏa trong mỗi gia đình người Mỹ. Ý nghĩa thật của ngày lễ hòa vào mọi nhà, kể cả những di dân chân ướt chân ráo mới tới đất nước này biết được rằng họ đang hưởng thụ ân sủng của thượng đế và ân sủng ấy không kỳ thị bất cứ màu da nào trên xứ sở này. Mọi người đều bình đẳng chia sẻ niềm vui ấy.
Chưa có ai nói rằng sự lớn mạnh của đất nước do công của một cá nhân, lãnh tụ nào của nước Mỹ mặc dù quốc gia này không thiếu những lãnh tụ thực sự vĩ đại. George Washington vĩnh viễn là một vĩ nhân, được tôn trọng và biết ơn nhưng chưa bao giờ được tôn thờ hay đòi hỏi phải có những lễ lạc to lớn hầu vinh danh cho cá nhân ông. Lý do đơn giản: tôn sùng lãnh tụ làm cho đất nước, con người tụt hậu. Mãi ăn theo một nấm mồ, lăng tẩm sẽ quên mất rằng tương lai không thuộc về người đã chết.
Việt Nam có rất nhiều lễ lạc nhưng cho tới nay chưa có một ngày lễ nào kết nối cả đất nước vào một ý nghĩa chung, ý nghĩa có thể thay đổi diện mạo một dân tộc vượt lên trên cái thường được người dân đồng tình và chính phủ thích thú: kinh doanh, hưởng thụ và tự sướng.
Sự phân rẽ ngay trong các ngày lễ cho thấy đất nước chưa bao giờ vượt qua được lằn ranh thù hận. Ngày quốc khánh nào hợp lý nhất của Việt Nam? Phải gọi ngày 30 tháng 4 là ngày gì mới đồng thuận cho cả trong lẫn ngoài? Sinh nhật của lãnh tụ có ý nghĩa gì khi chính cái tiểu sử của ông hay bà ấy có vấn đề nghiêm trọng bởi ý đồ làm mới và sửa đổi chi tiết nhân cách một cách không lương thiện? Tại sao lại có ngày Quân đội nhân dân khi quân đội chỉ là công cụ do người dân đóng góp tiền bạc xương máu để bảo vệ quốc gia đất nước?
Việt Nam thiếu một ngày lễ làm lành với nhau. Làm lành để tự chữa những vết thương lịch sử.
Làm lành để tự rửa sạch vết bẩn trong tâm hồn của mỗi công dân. Làm lành để ấp ủ và hâm nóng lại đạo đức trong đám đông. Làm lành với nhau để thấy rằng không có ai trong cộng đồng là hoàn hảo và vì vậy chỉ có làm lành mới có thể trám được vết nứt giữa người với người, nhất là đồng bào đồng chủng.
Làm lành không thể được thực hiện một cách chung chung, đại trà qua các phong trào ồn ào khoa trương và kệch cỡm. Làm lành không thể được đưa ra từ kẻ mạnh đối với người yếu đuối trong khi hai tay khoanh chặt trước ngực với tư thế chủ nhân.
Làm lành mà không xin lỗi thì vô ích. Một nụ cười cầu tài kiểu Trung Quốc chỉ làm người nhận quên trong một thời khắc mà không có bất cứ sự chia sẻ nào tự đáy lòng. Làm lành bằng nụ cười giống như lấy cát chà xóa vết dơ trên chén đĩa vừa mới ăn xong. Sạch bởi áo giác và vết dơ vẫn còn đó.
Xin lỗi là hành động thiết thực nhất chứng tỏ sự làm lành từ tâm nguyện.
Xin lỗi không những làm lành vết nứt giữa hai đối tượng mà nó còn tự hoàn thiện cho người nói tiếng xin lỗi trong việc làm, cách cư xử hàng ngày của mình. Xin lỗi làm cho người ta lương thiện hơn, cẩn thận hơn trong từng công việc hàng ngày.
Trong buổi sáng tinh mơ của Ngày xin lỗi, Việt Nam choàng dậy với người nông dân ở thôn quê khi vỗ vào đầu con trâu của mình và nói với nó rằng, xin lỗi con ta đã tận dụng sức lực của con nhiều quá, thôi thì mình ráng thêm chút nữa để mùa lúa năm nay tốt tươi mà con không quỵ ngã nửa chừng nhé.
Ngày xin lỗi làm tiếng rao hàng của người mua gánh bán bưng trong trẻo và yêu đời hơn vì trong thâm họ biết rằng chắc ai đó sẽ xin lỗi mình hôm nay khi lỡ miệng nói những điều không phải.
Quốc hội Việt Nam bắt đầu Ngày xin lỗi với cái cúi đầu tập thể thật sâu trước cử tri của mình. Xin lỗi về những sai sót, bất cẩn và vô trách nhiệm nằm sâu thẳm trong từng đại biểu. Cái cúi đầu ấy không làm cho Quốc hội nhỏ lại mà ngược lại dù bị o ép thế nào đi nữa trong lương tâm của họ sẽ tự gióng lên tiếng chuông tự trọng của lời xin lỗi.
Chính phủ bắt đầu Ngày xin lỗi trong tâm thế của người công chức chứ không phải là lãnh đạo theo ngữ nghĩa quan quyền. Hãy thật sự suy nghĩ trước khi xin lỗi về điều gì đang làm cho người dân đau khổ và trách nhiệm ấy phải được công khai nhận lãnh qua lời xin lỗi chân thành.
Trong Ngày xin lỗi, báo chí nghỉ nửa ngày vào buổi sáng như một cách tĩnh tâm, suy nghĩ và xin lỗi về trách nhiệm của mình đối với độc giả. Lời xin lỗi ấy sẽ được công khai trên trang nhất tờ báo vào bản tin buổi chiều sẽ cho thấy tầm cao và bản lĩnh của từng tờ báo.
Không những học sinh xin lỗi thầy cô giáo mà từng bậc cha mẹ cũng xin lỗi con cái về những hành xử bất công đối với chúng. Tu sĩ xin lỗi giáo dân, tín đồ. Người công nhân xin lỗi chủ nhân về những gì mình sai phạm.
Chủ nhân không phải là gỗ đá để không thấy rằng trong cả năm qua không làm gì quá đáng đối với công nhân và lời xin lỗi nếu không được đưa ra đáp trả họ sẽ nhận lại bằng những cái nhìn khinh bỉ.
Không có ai là không có lỗi trong xã hội và Ngày xin lỗi là cơ hội để từng người nhìn lại một năm đầy những lỗi lầm.
Người Kinh nếu có cơ hội lên vùng sâu vùng xa hãy thốt lời xin lỗi với đồng bào thiểu số của mình ngay cả khi trong mỗi cá nhân người Kinh không trực tiếp làm ra lỗi gì. Cái lỗi duy nhất mà trong mỗi người Kinh phải chịu là không tác động lên chính quyền đủ mạnh để có chính sách nâng đỡ những tộc người nghèo khó hơn họ, yếu ớt hơn họ và nhất là bị bao vây cô lập bởi núi rừng, dốt nát và lạc hậu hơn họ.
Và Ngày xin lỗi không thể thiếu những lời xin lỗi cần thiết và ý nghĩa nhất: Lời xin lỗi đối với hàng triệu đồng bào trực tiếp hay gián tiếp bị thúc đẩy, xua đuổi ra khỏi đất nước Việt Nam.
Lời xin lỗi từ những ai đã từng mù quáng hô hào các cuộc chiến tranh thần thánh gây ra cái chết cho hàng triệu chiến binh cả hai miền đất nước cũng như để lại hậu quả cho người còn sống. Xin lỗi cho người sống, kẻ chết là cách hàn gắn hố phân ly và khi ngày lễ ý nghĩa này trở thành truyền thống sẽ là niềm tự hào dân tộc chứ không phải từ những tự hào vớ vẩn nào khác.
Người Nhật có cái cúi đầu thật sâu, Người Mỹ gắn liền trên môi câu xin lỗi khi tiếp xúc với xã hội. Việt Nam mỗi năm chỉ có một ngày xin lỗi nhưng nếu cả nước cùng xin lỗi thì sự vượt qua được tâm lý tự kỷ ít nhiều trong mỗi con người không đáng là niềm tự hào hay sao?
12/01/2014 - 16:50 — canhco
canhco's blog
canhco's blog
Lương Chấn Anh đã hết kiên nhẫn, Joshua Wong bắt đầu tuyệt thực
NGUYỄN HƯỜNG 02/12/14 10:01
(GDVN) - Lương Chấn Anh hôm 1.12 tuyên bố sự kiên nhẫn của chính quyền đã đi tới giới hạn và báo hiệu một chiến dịch đàn áp mới chống lại phong trào biểu tình.
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh hôm 1.12 đưa ra tuyên bố mạnh mẽ chưa từng có khi cho biết, sự kiên nhẫn của chính quyền đã đi tới giới hạn. Đây có thể là sự báo hiệu của một chiến dịch đàn áp mới chống lại phong trào biểu tình của giới sinh viên.
Tuyên bố được đưa ra sau khi cảnh sát đụng độ với hàng trăm người biểu tình cố gắng phong tỏa văn phòng của ông Lương Chấn Anh. Những người biểu tình vẫn trụ lại trên con phố chính dẫn tới văn phòng này sau cuộc đụng độ, bất chấp lệnh rút lui.
Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh tuyên bố, cảnh sát đã kiềm chế, nhưng giờ sẽ "hành động kiên quyết".
"Một số người hiểu lầm về sự khoan dung của cảnh sát với sự nhu nhược. Tôi kêu gọi những sinh viên có kế hoạch quay trở lại địa điểm tập trung biểu tình tối nay không nên làm như vậy", ông Lương Chấn Anh nói.
Lương Chấn Anh cũng cảnh báo rằng, những cuộc biểu tình "không thể chấp nhận được" sẽ chẳng đi đến đâu. Ông đã từ chối trả lời phóng viên khi được hỏi liệu cảnh sát có dùng vũ lực để dọn dẹp các địa điểm biểu tình trong tối ngày 1/12 hay không.
Vài giờ sau đó, phát biểu trước đám đông sinh viên biểu tình tối ngày 1.12 bên cạnh trụ sở chính quyền, Joshua Wong tuyên bố sẽ cùng hai lãnh đạo phong trào khác bắt đầu tuyệt thực "không thời hạn" để gây áp lực với chính quyền Bắc Kinh cấp quyền dân chủ đầy đủ cho Hồng Kông.
"Hôm nay, chúng tôi đã quyết định làm điều này bởi vì chúng tôi cảm thấy không có con đường nào khác để đi", Wong (18 tuổi) nói trong trong sự ủng hộ nhiệt liệt của đám đông người biểu tình đứng trong mưa.
"Sống trong một thời điểm khó khăn, thì đó là nghĩa vụ của chúng ta. Hôm nay chúng tôi sẵn sàng trả giá, chúng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm. Tương lai của chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa nó trở lại", Wong viết trên Facebook sau đó.
Wong, người có thể được vinh dự là nhân vật của năm do Tạp chí TIME bình chọn, cũng kêu gọi chính quyền Hồng Kông mở lại cuộc đàm phán bị đình trệ với sinh viên và đối với Bắc Kinh để rút lại quyết định kiểm duyệt các ứng cử viên tranh cử lãnh đạo thành phố.
Lãnh đạo Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông Alex Chow cho biết, những người biểu tình sẽ tiếp tục làm tê liệt trụ sở chính quyền thành phố.
(GDVN) - Lương Chấn Anh hôm 1.12 tuyên bố sự kiên nhẫn của chính quyền đã đi tới giới hạn và báo hiệu một chiến dịch đàn áp mới chống lại phong trào biểu tình.
Đặc khu trưởng Hồng Kông Lương Chấn Anh hôm 1.12 đưa ra tuyên bố mạnh mẽ chưa từng có khi cho biết, sự kiên nhẫn của chính quyền đã đi tới giới hạn. Đây có thể là sự báo hiệu của một chiến dịch đàn áp mới chống lại phong trào biểu tình của giới sinh viên.
Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh.
Tuyên bố được đưa ra sau khi cảnh sát đụng độ với hàng trăm người biểu tình cố gắng phong tỏa văn phòng của ông Lương Chấn Anh. Những người biểu tình vẫn trụ lại trên con phố chính dẫn tới văn phòng này sau cuộc đụng độ, bất chấp lệnh rút lui.
Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh tuyên bố, cảnh sát đã kiềm chế, nhưng giờ sẽ "hành động kiên quyết".
"Một số người hiểu lầm về sự khoan dung của cảnh sát với sự nhu nhược. Tôi kêu gọi những sinh viên có kế hoạch quay trở lại địa điểm tập trung biểu tình tối nay không nên làm như vậy", ông Lương Chấn Anh nói.
Lương Chấn Anh cũng cảnh báo rằng, những cuộc biểu tình "không thể chấp nhận được" sẽ chẳng đi đến đâu. Ông đã từ chối trả lời phóng viên khi được hỏi liệu cảnh sát có dùng vũ lực để dọn dẹp các địa điểm biểu tình trong tối ngày 1/12 hay không.
Lãnh đạo biểu tình Hồng Kông Joshua Wong (Hoàng Chi Phong)
Vài giờ sau đó, phát biểu trước đám đông sinh viên biểu tình tối ngày 1.12 bên cạnh trụ sở chính quyền, Joshua Wong tuyên bố sẽ cùng hai lãnh đạo phong trào khác bắt đầu tuyệt thực "không thời hạn" để gây áp lực với chính quyền Bắc Kinh cấp quyền dân chủ đầy đủ cho Hồng Kông.
"Hôm nay, chúng tôi đã quyết định làm điều này bởi vì chúng tôi cảm thấy không có con đường nào khác để đi", Wong (18 tuổi) nói trong trong sự ủng hộ nhiệt liệt của đám đông người biểu tình đứng trong mưa.
"Sống trong một thời điểm khó khăn, thì đó là nghĩa vụ của chúng ta. Hôm nay chúng tôi sẵn sàng trả giá, chúng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm. Tương lai của chúng tôi, chúng tôi sẽ đưa nó trở lại", Wong viết trên Facebook sau đó.
Wong, người có thể được vinh dự là nhân vật của năm do Tạp chí TIME bình chọn, cũng kêu gọi chính quyền Hồng Kông mở lại cuộc đàm phán bị đình trệ với sinh viên và đối với Bắc Kinh để rút lại quyết định kiểm duyệt các ứng cử viên tranh cử lãnh đạo thành phố.
Lãnh đạo Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông Alex Chow cho biết, những người biểu tình sẽ tiếp tục làm tê liệt trụ sở chính quyền thành phố.
Quan chức LHQ tìm cách gặp người Thượng VN ở Campuchia
UNHCR, Logo
03.12.2014
Các quan chức chuyên trách về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc đang muốn gặp một số người Thượng Việt Nam ở đông bắc Campuchia, nhưng phải chờ chính quyền Phnom Penh “bật đèn xanh”.
Phát ngôn viên Khieu Sopheak của Bộ Nội vụ Campuchia cho biết họ “đang cân nhắc” một đề nghị của Cao ủy Tị nạn (UNHCR).
Một nhóm nhỏ người Thượng từ cao nguyên Việt Nam được phát hiện đang lẩn trốn trong rừng ở tỉnh Ratanakiri từ cuối tháng Mười. Họ cho biết bị đàn áp ở Việt Nam nên phải bỏ chạy sang Campuchia.
Ông Chhay Thy, điều phối viên của tổ chức nhân quyền Adhoc ở Campuchia, nói rằng giới hữu trách đã bắt đầu tìm kiếm nhóm người đó, dẫn tới các quan ngại rằng họ có thể bị trục xuất về nước trước khi có cơ hội để trình bày chi tiết vụ việc của mình với các quan chức tị nạn Liên Hiệp Quốc. Ông nói:
“Chúng tôi có thông tin về việc giới hữu trách đang đẩy mạnh điều tra, trao đổi với người dân sống dọc theo biên giới Việt Nam – Campuchia để tìm kiếm hai nhóm người, một nhóm có 8 người và một nhóm khác có 5 người”.
Trong khi đó, cảnh sát trưởng tỉnh Ratanakiri bác bỏ thông tin cho rằng những người Thượng Việt Nam sẽ bị trục xuất ngay lập tức nếu bị phát hiện.
Đài VOA hôm 1/12 không thể liên lạc được với các quan chức của UNHCR.
Tờ Cambodia Daily đưa tin rằng phía Hà Nội đã yêu cầu Campuchia bắt những người Thượng trên và trao trả cho Việt Nam. Phía Việt Nam chưa lên tiếng bác bỏ hay thừa nhận thông tin này.
Trong quá khứ, nhiều người Thượng, đa phần theo đạo Tin Lành, từ cao nguyên Trung Phần ở Việt Nam đã bỏ chạy sang Campuchia vì căng thẳng chính trị và tôn giáo ở trong nước.
Trong quá khứ, nhiều người Thượng, đa phần theo đạo Tin Lành, từ cao nguyên Trung Phần ở Việt Nam đã bỏ chạy sang Campuchia vì căng thẳng chính trị và tôn giáo ở trong nước.
Nhiều người đã bị bắt và đưa trở lại về Việt Nam trong khi cũng có một số người được cho đi tị nạn tại Hoa Kỳ và các quốc gia Tây Phương khác.
TT Obama có mạo hiểm khi chọn Ashton Carter làm Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ?
Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ Ashton Carter
Nếu được thông qua bởi thượng viện Mỹ, Carter sẽ được làm bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thay thế Chuck Hagel người đã từ chức đầu tuần trước.
Carter từng làm thứ trưởng bộ quốc phòng Mỹ trong hai đời bộ trưởng Leon Panetta và Chuck Hagel. Ông khi đó là người phụ trách thu mua vũ khí của Lầu Năm Góc. Ông được biết đến là người nhạy bén và làm việc hiệu quả trong Bộ Quốc phòng Mỹ.
AP đưa tin, một thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa cao cấp xác nhận ngày 2.12 rằng Obama đã chọn Carter cho vị trí bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Dù có một lý lịch học tập hoàn hảo khi ông lấy bằng cử nhân vật lý và lịch sử trung cổ của đại học Yale, bằng tiến sĩ vật lý lý thuyết đại học Oxford và ông còn là giảng viên của đại học Harvard. Nhưng Carter lại không mấy được biết đến ngoài lĩnh vực quốc phòng.
Tướng Martin Dempsey, tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ đã nói đùa trong cuộc chia tay Carter khi ông từ chức hồi năm 2013 là một người đứng sau "hậu trường" của Bộ Quốc phòng nhưng không nổi tiếng với truyền thông. Nhưng Dempsey cho biết Carter dành được sự tôn trọng của mọi người.
"Thật may mắn cho chúng tôi khi có được sự giúp đỡ vô tư từ hậu trường của Carter. Ông đã làm việc hiệu quả nhưng không mảy may quan tâm tới việc đánh bóng tên tuổi của mình", Dempsey nói với Carter tại chia tay.
Trước đây Carter rất có triển vọng làm bộ trưởng bộ quốc phòng nhưng Obama đã chọn Chuck Hagel. Ông từ chức năm 2013 vì bất đồng quan điểm với quốc hội Mỹ khi đó muốn thắt chặt chi tiêu của bộ quốc phòng Mỹ.
Kinh nghiệm trước đây của ông tại Bộ Quốc phòng sẽ cho phép, Carter dễ dàng nhận nhiệm vụ tại Bộ Quốc phòng Mỹ nhất là khi ông được sự ủng hộ của nhiều quan chức quốc phòng.
"Sự nghiệp của Carter đã chuẩn bị cho ông ta vào vị trí thích hợp tại Lầu Năm Góc", Michael O'Hanlon một nhà phân tích công nghiệp quốc phòng nói với CNN.
Thiên Hà (theo RT)
Chiêm ngưỡng căn nhà hoành tráng của Bí thư Huyện ủy Nông Cống
XUÂN THỦY 02/12/14 09:40
(GDVN) - Căn nhà của ông Bí thư Huyện ủy Nông Cống (Thanh Hóa) là niềm mơ ước của nhiều người dân quanh vùng…
Căn biệt thự của ông Bí thư Huyện ủy Nông Cống (Thanh Hóa) được khánh thành cách đây chưa lâu cũng là thời điểm người dân quanh vùng xì xào, bàn tán về giá trị kinh tế, thẩm mỹ của công trình này…
Theo quan sát, căn biệt thự hai tầng được thiết kế khá hoành tráng, tọa lạc trên diện tích đất khoảng 400m2, nằm ngay trên trục đường Quốc lộ 45 (thuộc địa phận thôn Thái Hòa 2, xã Minh Thọ, Nông Cống, Thanh Hóa). Chủ nhân của “dinh thự” này mang tên ông Phạm Minh Chính – Bí thư huyện ủy Nông Cống.
Theo quan sát, màu vàng là gam màu chủ đạo toàn của căn biệt thự. Xung quanh ngôi nhà được bao bọc bởi hệ thống tường rào bằng sắt, có độ thẩm mỹ cao và hết sức kiên cố. Phần khuôn viên được trang trí tương đối bắt mắt với nhiều loại cây cảnh có giá trị kinh tế. Cùng với đó là hệ thống chiếu sáng sử dụng bằng đèn cao áp hiện đại…
Theo quan sát, căn biệt thự hai tầng được thiết kế khá hoành tráng, tọa lạc trên diện tích đất khoảng 400m2, nằm ngay trên trục đường Quốc lộ 45 (thuộc địa phận thôn Thái Hòa 2, xã Minh Thọ, Nông Cống, Thanh Hóa). Chủ nhân của “dinh thự” này mang tên ông Phạm Minh Chính – Bí thư huyện ủy Nông Cống.
Theo quan sát, màu vàng là gam màu chủ đạo toàn của căn biệt thự. Xung quanh ngôi nhà được bao bọc bởi hệ thống tường rào bằng sắt, có độ thẩm mỹ cao và hết sức kiên cố. Phần khuôn viên được trang trí tương đối bắt mắt với nhiều loại cây cảnh có giá trị kinh tế. Cùng với đó là hệ thống chiếu sáng sử dụng bằng đèn cao áp hiện đại…
Căn biệt thự của Bí thư Huyện ủy Nông Cống nằm ngay trên trục đường Quốc lộ 45
Hiện tại, đây được coi là căn nhà có thiết kế, giá trị kinh tế vào loại bậc nhất của xã Minh Thọ nói riêng và huyện Nông Cống nói chung.Nhiều người dân sống quanh vùng cho biết, để hoàn thiện công trình, đi vào sử dụng, nhóm thợ địa phương đã tốn không ít công sức, thời gian: “ Ngôi nhà này đi vào sử dụng chưa được bao lâu, nhưng để hoàn thiện nó cũng phải mất nửa năm trời”, một người dân địa phương cho biết.
Việc căn biệt thự hoành tráng vừa đi vào sử dụng khiến nhiều người dân hết sức tò mò, đồng thời nảy sinh nhiều nghi vấn: “Với mức lương công chức có hạn, không biết ông Chính lấy tiền ở đâu mà xây được ngôi nhà to thế! Dân chúng tôi có nằm mơ cũng không dám nghĩ mình sẽ xây căn nhà to và hoành tráng như thế”, một người dân cho biết.
Theo nhận định của một cán bộ hiện công tác tại xã Minh Thọ (xin giấu tên), để được sở hữu mảnh đất nói trên, chủ nhân của nó đã phải bỏ ra khá nhiều tiền: “ Để có mảnh đó, ông chủ nhà đã phải bỏ tiền mua một vài thửa đất liền kề. Như vậy, để sở hữu mảnh đất diện tích 400 m2, thì người mua phải chi ra số tiền lên tới cả tỷ đồng. Nếu tính tiền chi phí vật liệu, nhân công trong quá trình xây dựng thì số tiền phải chi phải lên tới tiền tỷ nữa”.
Vị cán bộ xã cho biết thêm: “Ngày xưa ông Chính có một cái nhà trong thị trấn, nhưng do sử dụng lâu năm nên tương đối ọp ẹp. Mới đây, căn nhà trên nằm trong diện giải tỏa, nên ông Chính mua đất và làm nhà tại thôn Thái Hòa 2”.
Việc căn biệt thự hoành tráng vừa đi vào sử dụng khiến nhiều người dân hết sức tò mò, đồng thời nảy sinh nhiều nghi vấn: “Với mức lương công chức có hạn, không biết ông Chính lấy tiền ở đâu mà xây được ngôi nhà to thế! Dân chúng tôi có nằm mơ cũng không dám nghĩ mình sẽ xây căn nhà to và hoành tráng như thế”, một người dân cho biết.
Theo nhận định của một cán bộ hiện công tác tại xã Minh Thọ (xin giấu tên), để được sở hữu mảnh đất nói trên, chủ nhân của nó đã phải bỏ ra khá nhiều tiền: “ Để có mảnh đó, ông chủ nhà đã phải bỏ tiền mua một vài thửa đất liền kề. Như vậy, để sở hữu mảnh đất diện tích 400 m2, thì người mua phải chi ra số tiền lên tới cả tỷ đồng. Nếu tính tiền chi phí vật liệu, nhân công trong quá trình xây dựng thì số tiền phải chi phải lên tới tiền tỷ nữa”.
Vị cán bộ xã cho biết thêm: “Ngày xưa ông Chính có một cái nhà trong thị trấn, nhưng do sử dụng lâu năm nên tương đối ọp ẹp. Mới đây, căn nhà trên nằm trong diện giải tỏa, nên ông Chính mua đất và làm nhà tại thôn Thái Hòa 2”.
Trước sự việc có liên quan, trao đổi với phóng viên, ông Phạm Minh Chính –Bí thư Huyện ủy Nông Cống khẳng định, số tiền ông dùng để xây dựng căn nhà nói trên là hoàn toàn hợp pháp: "Tôi cho rằng, việc xây dựng nhà để ở là chuyện bình thường. Nhà tôi xây chỉ có 2 tầng, không biết họ bịa đâu ra vài tỷ đồng khi định giá cho căn hộ. Tôi làm Bí thư mới được 3 năm trời, chưa bao giờ có chuyện khuất tất để trục lợi...".
Căn biệt thự hoành tráng được thiết kế tương đối bắt mắt
Được biết, Nông Cống cơ bản vẫn là một huyện thuần nông của tỉnh Thanh Hóa. Đến nay, thu nhập của người dân dù đã được cải thiện hơn trước, nhưng một bộ phận người dân đời sống vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Việc cán bộ “chơi trội” bằng những công trình xây dựng hoành tráng, phần nào đó tạo nên dư luận không mấy tích cực…
Báo điện tử Giáo dục Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.
Người mẹ VN đoàn tụ con trai TQLC tai nghia trang Arlington.
Có bà mẹ Việt Nam, gốc Long An, sinh quán Sài Gòn, lớp ngoài 50, đến Mỹ được 10 năm, diện đoàn tụ. Sở di trú hỏi rằng đoàn tụ với ai. Đoàn tụ với con trai. Con trai đâu rồi. Chết rồi. Chết ở đâu. Chết ở Iraq. Cháu là thủy quân lục chiến Mỹ. Tôi tên là Nguyễn Thị Kim Hoàn, con trai tên là Lê Ngọc Bình.
Tuy Kim Hoàn khai như vậy nhưng liên hệ mẹ con rất phức tạp. Hồ sơ được dân biểu đưa cả lên Quốc hội, sau cùng mới giải tỏa. Luật sư Hoa Kỳ do Thủy quân lục chiến (TQLC) Mỹ yêu cầu đã biện hộ cho bà mẹ Việt Nam. Xin vắn tắt nói cho gọn câu chuyện dài dòng.
Một hạ sĩ quan TQLC Mỹ gốc Việt anh hùng đã hy sinh tại Trung Đông để cứu đồng đội ngày 3 tháng 12.2004.
Anh đã xông ra cổng trại, hạ sát tài xế đang lái xe bom lao vào căn cứ. Bom nổ , anh bị thương nặng, cưa 1 chân, nhưng vẫn không cứu được.
Trước khi chết, hạ sĩ Lê Ngọc Bình trối trăng rằng hãy liên lạc với mẹ anh. Nguyễn Thị Kim Hoàn còn ở Việt Nam.
Bạn của Lê Bình khai rằng mộng ước của anh hạ sĩ trẻ gia nhập thủy quân lục chiến Hoa Kỳ là để trở thành công dân và sẽ lo đoàn tụ với mẹ tại Mỹ.
Bây giờ mỗi tuần, hàng tháng, qua nhiều năm. Mẹ con đoàn tụ tại nghĩa trang Arlington, VA.
Ngày giỗ cùa hạ sĩ Lê Bình cũng là ngày lịch sử trong nhật ký hành quân của căn cứ thủy quân lục chiến Mỹ thoát nạn xe bom 500 cân nổ ở cổng trại Terbil.
Đó là ngày 3 tháng 12 năm 2004, cách đây 10 năm.
Cũng như mọi năm, mùa lễ hội năm nay, trong lúc mọi gia đình gặp nhau từ lễ Tạ ơn đến Giáng sinh ở khắp nơi trên thế giới thì Kim Hoàn sẽ gặp con trai yêu quý của cô tại Arlington.
Cho con đi du học Hoa Kỳ
Cô Kim Hoàn họ Nguyễn lấy chồng họ Trần và sinh hạ được con trai duy nhất tên Bình. Trần Ngọc Bình.
Một buổi sáng mùa thu năm 1991 hai vợ chồng đưa cháu Bình 7 tuổi lên đường đi du học Hoa Kỳ. Gia đình vợ chồng trẻ, không có sự nghiệp lấy tiền đâu mà cho đứa con trai duy nhất đi Mỹ du học cấp tiểu học.
Câu chuyện rắc rối với giấc mơ Mỹ quốc bắt đầu. Cô em chồng họ Trần lấy anh chàng họ Lê vừa trúng số di dân được phép nhập cư vào Mỹ. Vợ chồng anh Lê không có con bèn nhận cháu Bình làm con nuôi. Như vậy là thằng Bình con cô Kim Hoàn từ họ Trần chuyển qua họ Lê để được đi du học theo diện tỷ phú Việt Nam.
Kim Hoàn không bao giờ quên được đứa con trai trong buổi tiễn đưa từ phi trường Tân Sơn Nhất. Cô chỉ có 1 con trai duy nhất. Đời sống vợ chồng đã bắt đầu không hợp. Chỉ có đứa con là niềm vui gia đình.
Thằng bé gầy ốm, ngoan ngoãn, hết lòng thương yêu mẹ, nay bỗng chốc trở thành xa cách. Tờ giấy viết tay đồng ý cho làm con nuôi người ta, ký trong nước mắt.
Cô không ngờ rằng sau này, dù còn sống cũng đã có lúc mất con. Sau cùng đứa con chỉ trở lại khi đã nằm sâu dưới lòng đất.
Nhưng ngay lúc chia tay ở phi trường, cùng với bao gia đình giàu có tiễn con đi Mỹ, Kim Hoàn cố vui trong niềm hy vọng tương lai.
Chẳng quản ngại những phiền phức về giấy tờ. Cô tin chắc rằng thằng Bình thương yêu của cô sẽ không bao giờ bỏ cô. Nó sẽ trở về hoặc cô sẽ ra đi. Mẹ con rồi sẽ gặp nhau. Đâu có ai ngờ rằng niềm vui đã nằm trong thiên tai.
Hạnh phúc thật gần
Cậu bé Trần Ngọc Bình của mẹ Kim Hoàn nay trở thành Bình Lê đi Mỹ được vài tuần là cu cậu nhớ mẹ, nhớ nhà.
Ở với các cô dượng, nhưng vẫn nhớ mẹ ngày đêm. Đứa bé 7 tuổi hý hửng lên đường đi Mỹ nhưng chim non vẫn chưa quen rời tổ mẹ. Mẹ con vẫn cố liên lạc qua điện thoại và những lá thư hiếm hoi.
Mẹ viết cho con rất nhiều nhưng chỉ nhận được rất ít. Ai cũng biết rằng thằng Bình 7 tuổi thì chữ nghĩa Việt ngữ được bao nhiêu.
Nhưng hạnh phúc biết bao, năm cháu 12 tuổi thì cô dượng về chơi cho Bình về thăm nhà. Trải qua 5 năm ở Mỹ nhưng Bình vẫn còn là con trai của mẹ Kim Hoàn.
Mẹ chiên khoai cho con trai ăn xem có khác gì khoai chiên của Mỹ. Con kể chuyện Hoa Kỳ và hứa hẹn có ngày khôn lớn sẽ đem mẹ qua Mỹ.
Mẹ con đều không biết rằng bây giờ đâu còn liên hệ thân quyến để sau này hợp lệ đoàn tụ. Con mình đã thành con người ta. Tuy nhiên đứa bé 12 tuổi vẫn giữ mãi quyết tâm.
Sau lần về thăm viếng rồi lại ra đi. Nước mắt mẹ con lại rơi xuống với niềm hy vọng vào tương lai đoàn tụ.
Vẫn là Tân sơn Nhất chia ly 5 năm trước, bây giờ giã biệt lần thứ hai. Chẳng biết đến bao giờ gặp lại.
Hạnh phúc rời xa
Sau khi cháu Lê Bình ra đi thì đời sống vợ chồng cô Kim Hoàn sóng gió. Anh chồng họ Trần là cha ruột của cháu Bình ly thân rồi ly dị với mẹ Kim Hoàn.
Từ đó gia đình cô em chồng bên Mỹ cũng như nhà chồng ở Việt Nam tuyệt giao không còn liên lạc. Không có địa chỉ mới, không có điện thoại. Mẹ Kim Hoàn hoàn toàn không có tin tức gì về đứa con trai thân yêu trong 4 năm dài.
Ở Việt Nam, mẹ đau thương khổ sở vì đứa con còn sống mà như là mất tích. Trong khi đó, suốt thời gian ở trung học Bình Lê tỏ ra rất xuất sắc.
Cháu là thành viên của ban nhạc thiếu nhi trong nhà thờ. Bình tập chơi tất cả các nhạc cụ. Trumpet, Key Board và Drump. Anh còn gia nhập đội Thiếu sinh quân trong trường và trở thành tiểu đoàn trưởng đơn vị Eagle. Con đường này sau này đã dẫn em theo binh nghiệp.
Nhưng thằng Bình của mẹ lớn dần và ngày đêm đòi cô dượng phải cho tin tức của mẹ. Lê Bình biết là mình không phải con mồ côi. Bình biết là mẹ còn chờ đợi ngày đêm ở Việt Nam. Cháu đòi phải liên lạc cho bằng được.
Sau cùng cậu thiếu niên 18 tuổi tốt nghiệp Edison High School ở Fairfax đã trở về Việt Nam thăm mẹ lần thứ hai. Nét mặt vẫn trẻ thơ nhưng Lê Ngọc Bình đã cao lớn, rắn rỏi và đầy nghị lực.
Mẹ con lại từ biệt trên sân bay Tân sơn Nhất. Mẹ Kim Hoàn thấy con trưởng thành đầy tương lai nhưng không hiểu sao chợt thấy nhiều lo ngại. Cô nói rằng tiễn con ra đi lần thứ 3, sau đó bị ốm mấy tháng.
Phần Lê Bình, anh thấy rõ con đường trước mặt. The Few, The Proud, The marine. Không cho mẹ biết, anh gia nhập Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ và lập tức được gửi qua Trung Đông đánh trận Iraq năm 2003.
Từ Iraq trở về đơn vị bên Okinawa, Bình mới điện về cho mẹ biết con đi lính. Con nói bây giờ bình yên rồi. Đánh trận Irag xong rồi. Mẹ con thời kỳ sau này liên lạc nhiều qua email.
Mẹ viết thư email lên tiếp, con trả lời vừa ngắn vừa thưa thớt. Tình yêu con tràn ngập tuôn trào trên máy điện toán. Quyết tâm sẽ đưa mẹ qua Mỹ, vào quân đội là con đường để sớm đạt mục đích.
Những lá thư
Trải qua nhiều tháng giữa hai kỳ dưỡng quân, mẹ con trao đổi email. Xấp bản sao những lá thư trong hồ sơ Lê Ngọc Bình tặng cho VietMuseum tràn đầy nước mắt.
Thất vọng về chuyện gia đình, mẹ Kim Hoàn trải dài tâm sự qua đứa con trai xa cách. Hôm nay là ngày sinh nhật của con. Con đang làm gì.
Giáng sinh năm nay con ở đâu. Năm con 5 tuổi mẹ dẫn còn đi xem đèn nhà thờ. Con biết không.
Thời kỳ mất liên lạc, mẹ tưởng chừng không sống nổi. Sao con đi lính mà không cho mẹ hay. Cô dượng ký tên cho con nhập ngũ cũng không cho mẹ biết.
Bình thân yêu của mẹ. Hôm nay mẹ ngồi viết email cho con lúc 12 giờ khuya. Thiên hạ đốt pháo đón giao thừa. Mẹ nhớ lúc con còn nhỏ ngồi bên mẹ. Hạnh phúc biết bao.
Bây giờ không biết đến bao gởi mẹ con mới đoàn tụ. Đến khi nào nhắm mắt, mẹ có con bên cạnh là mãn nguyện. Mẹ mới gửi quà cho con. Nhưng nghe có bão tuyết nên thư từ bị chậm.
Rồi mẹ Kim Hoan hết sức vui mừng nhận được thư của con. Mẹ thương của con. Bình viết. Con rất thương mẹ. Con mong mẹ vui và đừng lo cho con nữa. Con đã tự lo lấy từ năm 12 tuổi.
Bây giờ đi lính là con đường con lựa chọn. Trước hết phải đi lính. Sau này quân đội cho con tiền đi học, chính phủ cho con quốc tịch. Con đón mẹ qua. Con lập gia đình. Chắc chắn mẹ con sẽ đoàn tụ.
Đoạn kết một thảm kịch
Tiếng bom nổ ở trại lính bên Trung Đông đã làm tan nát giấc mơ đoàn tụ của cô Kim Hoàn ở Sài Gòn.
Lời trăn trối của hạ sĩ truy thăng Lê Ngọc Bình lập tức được thi hành. Trong một ngày tòa lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn làm giấy tờ và lấy vé máy bay cho cha mẹ anh qua Mỹ.
Hai vợ chồng cũ ngồi bên nhau trong chuyến bay theo diện “du lịch” Mỹ, mỗi người suy tư một ngả.
Kim Hoàn về tạm trú bên nhà em chồng là cô dượng nuôi cháu Bình. Những ngày đầu tiên trên đất Mỹ chắc chắn không phải là những ngày vui.
Phần đất nước xa lạ, phần thương con, lại thêm hoàn cảnh không hoà thuận với gia đình bên chồng cũ.
Thậm chí ngay khi thiên hạ đi đón xác Lê Bình về, Kim Hoàn cũng không được báo cho biết để tham dự.
Chỉ đến khi chôn cất cô mới có mặt tại giây phút đau thương. Sau đó. Người chồng cũ đã có gia đình mới ở Việt Nam, nên trở về. Kim Hoàn xin ở lại.
Vì không còn là mẹ chính thức của tử sĩ anh hùng Lê Ngọc Bình nên hồ sơ không hợp lệ. Thủy quân lục chiến phải tìm một luật sư tình nguyện và thỉnh cầu dân biểu địa phương trình một dự luật đặc biệt để người mẹ xấu số có được thẻ xanh.
Giấc mộng đoàn tụ bây giờ mới thực sự có kết quả.
Đoàn tụ ở Arlington
Kim Hoàn đến Mỹ theo điện du lịch, tất cả mọi thứ đều phải tự lo lấy. Quét nhà, trông em, phụ bếp. Cô đã trải qua tất cả.
Không nghề nghiệp, không Anh ngữ, không kinh nghiệm, cô phải làm bất cứ nghề gì để sinh tồn… Sau cùng cô đi học công việc sơn móng tay làm đẹp phụ nữ thủ đô Hoa Kỳ.
Cô nói, thì ít ra cũng gọi là một nghề. Làm Nail. Đó là công việc hàng ngày. Nghề riêng là đoàn tụ hàng tuần hàng tháng với con trai.
Mùa Xuân chim hót chào đón mùa hè nở hoa. Mùa thu lá rụng dọn đường cho tuyết rơi mùa đông. Nghĩa trang cho cô giấy phép lái xe vào khu 60 đến thăm con.
Nửa năm đầu nghĩa trang mở cửa đến 7 giờ chiều. Nửa năm sau 5 giờ đóng cửa sớm. Arlington mênh mông 250 mẫu với hàng trăm ngàn ngôi mộ từ trăm năm qua, ngày nay trở thành quen thuộc.
Ngày 3 tháng 12 năm nay tưởng nhớ ngày con trai tử trận, Kim Hoàn sẽ lại đến với cháu Lê Ngọc Bình. Người anh hùng mang huy chương anh dũng bội tinh với ngôi sao bạc.
Cô khấn vái. Bình thương yêu. Phải chi năm 7 tuổi mẹ không cho con đi Mỹ. Mẹ không bỏ con. Mẹ chỉ muốn con có tương lai. Mẹ cũng hy vọng một ngày sang Mỹ đoàn tụ với con ở thiên đường.
Cho con đi theo cô dượng, mẹ làm đúng hay sai. Năm con 20 tuổi, phải chi còn đừng đi lính. Con quyết định đi lính, để rồi đoàn tụ với mẹ ở đây. Con làm đúng hay sai.
Mẹ đang sống ở đây. Thiên đường hay địa ngục. Giữa buổi chiều lạnh vắng. Cô Kim Hoàn lấy tay soa trên bia mộ rồi đưa lên môi.
Người mẹ hôn đứa con nằm dưới ba thước đất, trong lòng nghĩa trang Arlington.
Giao Chỉ
Theo TGTT
Vì sao sinh viên Hong Kong xuống đường biểu tình
Bất mãn với sự phân hóa giàu nghèo và khao khát hiện thực hóa lý tưởng là lý do sâu xa khiến hàng trăm nghìn sinh viên Hong Kong xuống đường biểu tình phản đối chính phủ.
Người biểu tình bao vây khu hành chính Hong Kong hôm 30/11. Ảnh: Reuters
|
Theo Wall Street Journal, rất nhiều sinh viên cho biết lý do họ tham gia biểu tình một mặt là muốn phản đối sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của chính quyền trung ương với Hong Kong, mặt khác là bởi bất mãn với sự phân hóa giàu nghèo hiện nay, cũng như thất vọng về tương lai của bản thân.
Hong Kong được đánh giá là một trong những nơi có khoảng cách giàu nghèo lớn nhất, cũng là một trong những thành phố có giá nhà đất cao nhất trên thế giới. Trong khi đó, mức tiền lương không tăng trong nhiều năm khiến tầng lớp trung lưu và sinh viên ngày càng bất mãn.
Trong suốt 17 năm từ khi được trao trả về với Trung Quốc, mức lương khởi điểm của sinh viên mới ra trường tại Hong Kong chỉ tăng khoảng 1% mỗi năm, không thể đuổi kịp tỷ lệ lạm phát, cũng như giá nhà ngày một phi mã. Arnold Chung, một thanh niên 19 tuổi tham gia biểu tình, cho biết anh có lẽ sẽ còn phải sống với bố mẹ trong một thời gian dài nữa bởi giá nhà quá cao.
Đối tượng của sự bất mãn này tập trung vào giới nhà giàu, các tập đoàn lớn cũng như chính quyền đặc khu mà sinh viên coi là chỉ đại diện cho lợi ích của tầng lớp trên. "Hong Kong đang tồn tại vấn đề bất bình đẳng nghiêm trọng, mà giới nhà giàu được coi là đại diện cho tình trạng bất bình đẳng ấy", Giáo sư Jean-Pierre Lehmann thuộc Đại học Hong Kong cho biết.
Theo số liệu của Credit Suisse, năm 2000, 10% người giàu nhất Hong Kong sở hữu 65,6% giá trị tài sản của toàn thành phố. Đến năm 2007, tỷ lệ này tăng lên 69,3% và đến năm 2014 là 77,5%. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá Hong Kong là nơi có mức độ tập trung tài sản cao thứ hai trên thế giới.
Giới nhà giàu một thời từng được người dân Hong Kong coi là biểu tượng cho sự thành công và sức ảnh hưởng không ngừng nâng cao của thành phố, nhưng nay đang phải đối diện với làn sóng phê phán mạnh mẽ bởi chính sự giàu có của họ, trong khi những tầng lớp cư dân khác đang bị bỏ lại đằng sau.
"Vấn đề của Hong Kong không phải nằm ở mối quan hệ giữa Hong Kong và Bắc Kinh, mà là bởi thanh niên ở đây đã không còn có chút hy vọng nào", Mã Vân, chủ tịch Tập đoàn Alibaba, bình luận. "Các ông chủ lớn đã chiếm đoạt những gì tốt đẹp nhất".
Không ít người biểu tình cho rằng giới nhà giàu hưởng lợi từ tốc độ phát triển kinh tế của Trung Quốc đại lục, vì vậy có chung lợi ích với Bắc Kinh mà xa rời lợi ích của người biểu tình. "Mọi người cho rằng họ kiếm được rất nhiều tiền là bởi sự giúp đỡ của chính phủ Trung Quốc", Giáo sư Trịnh Vũ Thạc thuộc Đại học Thành thị Hong Kong bình luận.
Trước khi cuộc biểu tình nổ ra, lãnh đạo chính quyền trung ương đã triệu tập đại diện của giới doanh nghiệp Hong Kong đến Bắc Kinh, nhằm yêu cầu giới này công khai ủng hộ phương án bầu cử trưởng đặc khu mới. Theo đó, từ năm 2017, chức danh trưởng đặc khu hành chính Hong Kong có thể tiến hành bầu cử. Ứng viên để bầu vào chức danh này giới hạn từ hai đến ba người, do Ủy ban đề cử mang tính giới thiệu, mỗi ứng cử viên ít nhất phải được một nửa trong tổng số các thành viên của ủy ban tán thành.
Hiện thực hóa lý tưởng
Các lãnh đạo sinh viên phát biểu trước người biểu tình. Đứng vị trí thứ hai và thứ năm (từ phải sang trái) là Joshua Wong và Chu Vĩnh Khang, hai thủ lĩnh chủ chốt của phong trào biểu tình Hong Kong. Ảnh: New York Times
|
Quy định mới này chính là ngòi nổ cho cuộc biểu tình kéo dài nhiều tháng qua tại khu trung tâm Hong Kong, bởi giới sinh viên cho rằng phương án bầu cử mới về thực chất không khác gì hình thức bầu cử hiện nay. Theo quy định hiện hành, trưởng đặc khu do 1.200 thành viên của Ủy ban bầu cử bầu ra, với đại diện được chính quyền trung ương lựa chọn từ các hội đoàn thương mại.
Giáo sư Lâm Hòa Lập thuộc Đại học Trung văn Hong Kong cho rằng Bắc Kinh dựa vào sự hợp tác của giới nhà giàu để quản lý Hong Kong, vì vậy không thể có chuyện chuyển giao quyền kiểm soát Ủy ban bầu cử cho các nhóm thân dân chủ.
Trong khi đó, lãnh đạo phong trào biểu tình sinh viên yêu cầu công dân có quyền trực tiếp đề cử ứng viên. "Công dân trực tiếp đề cử không chỉ là một sự sắp xếp về cơ chế bầu cử, mà còn là một nhu cầu chính trị. Điều này sẽ trao cho mỗi công dân quyền quyết định tương lai của thành phố này", New York Times dẫn lời Chu Vĩnh Khang, một trong những lãnh đạo chủ chốt của phong trào biểu tình, cho biết.
Khi được hỏi về lý do Hội liên hiệp sinh viên Hong Kong (HKFS) là tổ chức đầu tiên phát động phong trào biểu tình, chứ không phải là các chính trị gia lão thành của phe dân chủ, Chu Vĩnh Khang cho biết: "Đó là bởi họ sợ thua, họ đã thua quá nhiều rồi".
Cùng chung quan điểm trên, Phó giáo sư La Vĩnh Sinh của Đại học Lĩnh Nam cho rằng những người của thế hệ trước đều theo chủ nghĩa thực dụng, đấu tranh để giành thêm quyền tự do, trong khi thế hệ thanh niên Hong Kong ngày nay "kiên trì mục tiêu thuần túy lý tưởng hơn".
"Hiện nay có rất nhiều sinh viên ưu tú tham gia biểu tình, vận dụng nhuần nhuyễn các kỹ năng chính trị. Những sinh viên này được xem là phải có thái độ trung dung hơn, nhưng nay lại đứng ra phản kháng. Điều này phản ánh sự phân cực ngày càng sâu sắc trong xã hội Hong Kong", chuyên gia La nhận định.
Trước phong trào biểu tình của sinh viên Hong Kong, phản ứng của chính phủ trung ương tại Bắc Kinh là kiên quyết phản đối. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đăng tải một loạt bài bình luận cho rằng hành động biểu tình là phạm pháp, vi phạm Luật Cơ bản và không đại diện cho ý nguyện của người dân Hong Kong. Tuy nhiên, những nỗ lực giải tán biểu tình của Bắc Kinh và chính quyền đặc khu không làm nguội đi tình hình. Vào giờ cao điểm sáng hôm qua, hàng trăm người biểu tình nỗ lực bao vây các trụ sở chính quyền, sau khi tràn ra con phố chính Lung Wo, nối phía đông và tây Hong Kong.
Trước cuộc đụng độ mới nhất giữa cảnh sát và người biểu tình, Joshua Wong, một thủ lĩnh trẻ tuổi khác của phong trào biểu tình, tuyên bố tuyệt thực vô thời hạn nhằm kêu gọi nhà chức trách Hong Kong nối lại đối thoại sinh viên và thực hiện cải cách bầu cử. "Đây là trách nhiệm khi sống trong thời buổi phức tạp này. Hôm nay chúng tôi sẵn sàng trả giá, chúng tôi sẵn sàng chịu trách nhiệm", AFP dẫn thông tin Joshua Wong cùng sinh viên Isabella, 18 tuổi, và học sinh trung học Prince Wong, 17 tuổi, viết trên Facebook trước khi tuyên bố tuyệt thực tại khu vực biểu tình. "Tương lai của chúng ta, chúng ta sẽ giành lại".
Thanh niên này cũng từng lý giải về lý do sinh viên đứng ra phát động phong trào biểu tình là bởi: "Học sinh kiên trì với nguyên tắc và kiên định với lý tưởng. Nếu học sinh không đứng ra phía trước thì ai sẽ đứng ra đây".
Joshua Wong là tiêu điểm của truyền thông quốc tế khi phát động và dẫn đầu phong trào biểu tình của thanh niên sinh viên Hong Kong khi tuổi đời mới 17. "Joshua Wong và những sinh viên cùng thế hệ với cậu ấy đã kết hợp chủ nghĩa lý tưởng với kỹ năng tổ chức, vượt xa chính quyền Hong Kong cũng như các chính trị gia phe dân chủ vốn quá cẩn thận", Giáo sư Trần Doãn Trung thuộc Đại học Lĩnh Nam đánh giá về Wong.
Các nhà quan sát cho rằng cho dù cuộc biểu tình kết thúc ra sao, cục diện chính trị Hong Kong sẽ có những thay đổi cơ bản, với lực lượng thân dân chủ chính là lớp thanh niên có trình độ cao. "Đây sẽ là lực lượng chính trị mà chính quyền trung ương tại Bắc Kinh và giới tài phiệt Hong Kong khó lòng khống chế", Phó giáo La Vinh Sinh bình luận. “Họ là những người trẻ tuổi, đầy sức sống, không chùn bước”.
Thứ ba, 2/12/2014 | 14:36
Đức Dương
Nguồn: vnexpress.net
Anh nói Trung Quốc ‘sai lầm’ khi cấm nghị sĩ đến Hong Kong
Thủ tướng Anh David Cameron cho rằng việc Trung Quốc cấm các nghị sĩ Anh đến Hong Kong để đánh giá việc thực hiện một tuyên bố chung giữa hai
“Quan điểm của Thủ tướng là quyết định cấm các đại diện của Ủy ban Đối ngoại Hạ viện đến Hong Kong là một quyết định sai lầm, lý do là vì nó phản tác dụng. Điều này chỉ làm tăng lo ngại về tình hình ở Hong Kong, chứ không làm giảm bớt”, Independent dẫn lời phát ngôn viên văn phòng Thủ tướng Anh Cameron nói hôm qua.
Anh có “mối lo ngại chính đáng” và “mong muốn có thể hiểu được” việc thực hiện Tuyên bố Trung – Anh của Trung Quốc. Đây là thỏa thuận về “một nước, hai hệ thống chính trị” hai bên ký chung hồi năm 1984, cơ sở để Anh trao trả Hong Kong về cho Trung Quốc. Anh sẽ tiếp tục đối thoại với nhà chức trách Trung Quốc về biểu tình ở Hong Kong, thông qua cả kênh ngoại giao với Đại sứ quán Trung Quốc tại London và thông qua sứ quán Anh tại Bắc Kinh, người phát ngôn nhấn mạnh.
Tờ Financial Times bình luận quan hệ Anh – Trung đang “leo thang căng thẳng” sau bình luận từ văn phòng Thủ tướng Cameron. Theo Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh Richard Ottaway, phó phái đoàn ngoại giao Trung Quốc tại London hôm qua nói nếu phái đoàn nghị sỹ Anh khăng khăng đến Hong Kong thì chính phủ Trung Quốc sẽ phải có những biện pháp ngăn chặn.Ông Ottaway và các nghị sĩ khác định tới Hong Kong vào cuối tháng 12.
Ngoại trưởng Anh Philip Hammond từng nêu vấn đề biểu tình Hong Kong với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị tuần trước khi họp bàn về vấn đề hạt nhân của Iran.
Các nghị sĩ Anh đang xem xét việc thảo luận khẩn cấp về tình hình biểu tình ở Hong Kong sau tuyên bố của Bắc Kinh.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm qua cho biết những sự việc xảy ra ở Hong Kong thuần túy là “việc nội bộ” của Trung Quốc. Bắc Kinh không chào đón và không cho phép ai đến để can thiệp vào nội bộ nước này.
Cuộc biểu tình đòi dân chủ của người Hong Kong hôm qua lại bùng phát khi hàng nghìn người bao vây các trụ sở chính quyền và đụng độ với cảnh sát. Nhiều người ở cả hai phía bị thương khi lực lượng an ninh phải huy động dùi cui, hơi cay và vòi rồng để giải tán đám đông. Trưởng đặc khu Lương Chấn Anh cảnh báo nếu người biểu tình không rút lui, cảnh sát sẽ “hết kiên nhẫn”.
Thứ ba, 2/12/2014 | 10:27
Khánh Lynh – Hồng Hạnh
Nguồn: vnexpress.net