Tuesday, November 18, 2014
PICS - Hình Ảnh Dân Cầm Cờ Vàng tại Sài Gòn 19/11/2014
Nguồn: FB Trang Lê
CỜ BAY, CỜ BAY OAI HÙNG TRÊN THÀNH PHỐ THÂN YÊU!
Cờ vàng tái xuất hiện trên đường phố Sài Gòn sáng nay lúc 7g15. 19/11/2014 tại Cầu Kinh Tẻ Q7. (Hình mượn từ Bà Ngoại Xì Tin)
PICS:Trộm lục tung trụ sở UBND TP Tam Kỳ
(Baodatviet) - Trộm đột nhập vào trụ sở làm việc của UBND TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam bẻ khóa phòng làm việc rồi lục tung hồ sơ.
Trao đổi nhanh với báo chí khi cơ quan công an đang tiến hành phong tỏa hiện trường để tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra xác minh, ông Nguyễn Minh Nam, Chánh văn phòng UBND TP Tam Kỳ, người phát ngôn cơ quan này cho biết:
"Khoảng 6h50’ sáng ngày 19/11, một số cán bộ của UBND TP Tam Kỳ đến cơ quan làm việc, bất ngờ phát hiện cửa phòng làm việc của một số ban ngành của UBND TP Tam Kỳ bị trộm đột nhập cắt đai bách khóa cửa phòng làm việc đột nhập vào bên trong lục tung đồ đạc, giấy tờ hồ sơ".
Kẻ trộm đã cắt đai bách khóa của một phòng làm việc của UBND TP Tam Kỳ. |
Ông Nguyễn Minh Nam cho biết thêm, ngay sau khi phát hiện sự việc, lãnh đạo UBND TP Tam Kỳ đã trình báo cho Công an TP Tam Kỳ để vào cuộc điều tra, xác minh.
Đây là vụ việc nghiêm trọng, phức tạp nên Công an tỉnh Quảng Nam đã cử một số phòng nghiệp vụ để hỗ trợ phối hợp với Công an TP Tam Kỳ tiến hành phong tỏa hiện trường để khám nghiệm hiện trường, điều tra xác minh truy bắt đối tượng.
Do cơ quan điều tra đang tiến hành làm nên chưa có con số cụ thể về tài sản hay hồ sơ bị mất. Nhưng ban đầu cho thấy hồ sơ trong phòng làm việc bị trộm lục tung, xáo trộn.
Cơ quan công an đang phong tỏa hiện trường để điều tra xác minh. |
Theo thông tin ban đầu, trộm có thể đã đột nhập khu dãy nhà 3 tầng bên hông đường Trưng Nữ Vương, khoảng 15 phòng làm việc của các phòng, ban UBND TP Tam Kỳ trong đêm ngày 18 rạng sáng ngày 19/11 như: Phòng Tài chính – kế hoạch, Phòng Lao động – Thương binh xã hội, Phòng Quản lý đô thị, Phòng Tài nguyên – Môi trường, Phòng Nội vụ…
Theo quan sát, trộm còn đột nhập phía bên ngoài cửa sổ của các phòng làm việc rồi dùng kìm cắt đai cửa và cắt khung cửa sắt để chui vào.
Trộm đã đột nhập bên ngoài phòng làm việc rồi bẻ khung cửa sổ để chui vào bên trong. |
Để phục vụ cho công tác điều tra, xác minh nên một số phòng ban làm dừng làm việc trong ngày hôm nay.
Được biết, trụ sở làm việc của UBND TP Tam Kỳ có 2 bảo vệ được phân công trực tại cơ quan này.
Trụ sở UBND TP.Tam Kỳ bị trộm đột nhập. |
Hiện vụ việc đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra làm rõ.
Ông Nguyễn Minh Nam, Chánh văn phòng UBND TP.Tam Kỳ trao đổi nhanh với phóng viên về vụ trộm. |
Trước đó, vào đêm ngày 7 rạng sáng ngày 8/11, trộm cũng đột nhập vào trụ sở làm việc của Thành ủy Huế (Thừa Thiên Huế) sau khi lục tung các giấy tờ rồi lấy đi một số tài sản có giá trị.
Hồng Sơn
Công chức lười nhác lại ham làm lãnh đạo?
(PL)- Bức xúc trước tình trạng người có năng lực chê cơ quan nhà nước, người kém năng lực lại gia tăng trong khu vực nhà nước đã làm gia tăng con người hành chính sáng cắp ô đi, tối cắp ô về, ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đưa ra câu hỏi khá hóc búa:
Rất nhiều vị khách la cà tán gẫu tại quán cà phê trong giờ làm việc là cán bộ, công chức nhà nước (Ảnh minh họa) - Dân Trí
“Vì sao số công chức tận tâm với công việc và sáng tạo trong công tác ngày càng ít nhưng số công chức lười nhác, chỉ một dạ hai vâng, lại ham muốn trở thành lãnh đạo ngày càng nhiều? Đây có phải là nguyên nhân chính làm gia tăng bộ máy hành chính, cũng là nguyên nhân của tội phạm tham nhũng?” - ĐB Đỗ Văn Đương, TP.HCM hỏi và đề nghị Bộ trưởng đưa ra giải pháp.
“Đây là một câu hỏi cũng rất khó”, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình nói và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này là do sử dụng cán bộ, công chức, viên chức chưa đúng với phẩm chất, trình độ, năng lực của từng người. Hơn nữa cơ chế thưởng, phạt chưa nghiêm trong khi chế độ đánh giá chưa đổi mới gắn với trách nhiệm của người đứng đầu. Ngoài ra, ông Bình cho rằng chế độ tiền lương và chế độ đãi ngộ chậm được cải thiện cùng với việc tuyển dụng chưa đáp ứng được nhiệm vụ, chưa thực sự tuyển được người có năng lực, có tâm huyết cũng là nguyên nhân dẫn đến nghịch lý nêu trên.
Từ đó Bộ trưởng Bình đưa ra giải pháp như đổi mới cơ chế đánh giá theo nguyên tắc cấp trên đánh giá cấp dưới; xây dựng nghị định về trọng dụng, đãi ngộ người có tài; thực hiện chế độ miễn nhiệm, chuyển vị trí công tác.
Thứ Tư, ngày 19/11/2014 - 07:30
NGUYỆT HẰNG
Mỹ triển khai hệ thống vũ khí laser đầu tiên ở vùng Vịnh
Hải quân Mỹ đã lắp đặt trên một tàu chiến ở vịnh Ba Tư loại vũ khí laser đầu tiên có khả năng tiêu diệt mục tiêu nhỏ ở xa.
Các quan chức cho biết, Hệ thống Vũ khí Laser công suất 30 kilowatt đã được lắp đặt trên tàu vận chuyển USS Ponce từ cuối tháng 8 năm nay. Hệ thống này được đặt hướng về phía mũi tàu và có thể khai hỏa theo nhiều chế độ, từ một luồng sáng cảnh cáo cho đến tia laser tiêu diệt, có thể khiến một máy bay không người lái hay thuyền nhỏ bốc cháy.
Hệ thống laser mới được gắn trên tàu USS Ponce của Mỹ. |
Theo Phó Đô đốc John Miller, chỉ huy Hạm đội Số 5, tàu USS Ponce “là nền tảng đặc biệt” để triển khai khả năng chiến đấu mới “tại một khu vực thích hợp để hoạt động”. Con tàu là trạm chỉ huy và theo dõi chiến dịch Hải quân chính của Hạm đội Số 5.
Kể từ năm 2011, Hải quân Mỹ đã tăng cường lực lượng ở vịnh Ba Tư và eo biển Hormuz, là cửa ngõ của 1/5 sản lượng dầu thô xuất khẩu ra thế giới. Đây là eo biển mà Iran thường đe dọa phong tỏa bằng thủy lôi và tàu nhỏ có kỹ thuật tấn công các tàu chiến lớn.
Tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc Jonathan Greenert trả lời một buổi phỏng vấn rằng, hệ thống laser của Hải quân không được trực tiếp thiết kế hay triển khai để chống lại dàn tàu chiến nhỏ của Iran.
Ông nói: “Tôi không lấy đất nước nào làm mục tiêu chỉ vì vũ khí họ có, và tôi cũng không lắp đặt hệ thống vũ khí để chống lại một đất nước nào đó”.
Frank Kendall, Thứ trưởng Quốc phòng Đặc trách Quân dụng, Kỹ thuật và tiếp liệu, trả lời báo Bloomberg vào tháng 4 năm nay rằng, việc triển khai hệ thống laser là “một thí nghiệm đáng giá” bởi “nó sẽ giúp chúng tôi xác định một số hạn chế trong tác chiến”, ví dụ như thiếu điện.
Tuy nhiên Kendall cũng nói thêm: “Tôi vẫn nghĩ về mặt công nghệ mà nói, chúng tôi vẫn còn nhiều việc phải làm”.
Greenert cũng cho biết, Hải quân Mỹ muốn biết nó hoạt động như thế nào với những điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, bụi và ngoài khơi trong khu vực đó. Nó phải di chuyển liên tục, như thế thì cần bao nhiêu năng lượng để cho nó hoạt động?
“Tôi muốn đưa nó ra và cho nó làm quen, và vịnh Ả Rập là một môi trường khá khắc nghiệt.”, ông nói.
Các kỹ sư của Bộ Tư lệnh đặc trách Hệ thống Hải lực Hải quân Mỹ đã phát triển phiên bản thử nghiệm trong vòng 7 năm với kinh phí khoảng 40 triệu USD.
Phát ngôn viên của Hạm đội Số 5 Kevin Stephens phát biểu rằng thủy thủ đoàn tàu USS Ponce đã được phép triển khai vũ khí sau khi tàu đã vượt qua hàng loạt bài kiểm tra ngoài khơi, bao gồm bắn hạ các mục tiêu tĩnh trên mặt biển.
Tàu USS Ponce, tàu được trang bị tia laser thử nghiệm. |
Theo một báo cáo của Ủy ban Nghiên cứu Quốc hội Mỹ, vào ngày 31/7, mẫu thử nghiệm hoạt động bằng cách tập trung ánh sáng từ 6 tia laser hàn công nghiệp vào một điểm cụ thể. Nó “có thể chống lại những tác nhân trên biển cũng như trên không, bao gồm thuyền nhỏ” và máy bay không người lái, và theo Hải quân thì việc khai hỏa sẽ mất 1 USD một phát bắn.
Người đúng đầu cơ quan nghiên cứu Hải quân, Chuẩn Đô đốc Matthew Klunder trả lời báo Bloomberg rằng, thiết bị laser có thể phát đi những tia mạnh dần theo ý muốn, ban đầu là để cảnh cáo phe địch, và sau đó là tiêu diệt nếu cần thiết.
Klunder cho biết, tia laser có thể được điều chỉnh nhằm bắn một tia sáng không chết người vào một tàu đang đến để họ biết tia “có thể nâng lên mức chết người”. Tầm xa của tia laser đến nay vẫn đươc giữ bí mật.
Công ty L-3 Communication Holdings ở New York và Trung tâm Điện quang học thuộc Đại học Bang Pennsylvania đã cung cấp linh kiện và hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho hệ thống.
Các kết quả trong thời gian hệ thống laser được lắp đặt trên tàu Ponce sẽ là dữ liệu phát triển hệ thống để cung cấp cho đội chế tạo thuộc các hãng BAE Systems, Tập đoàn Northrop Grumman và Công ty Raytheon để chế tạo vũ khí tối tân hơn, có thể sẽ ra mắt vào năm 2021.
Vũ khí này khắc hẳn những loại laser quân sự chuyên biệt để định hướng chính xác đầu đạn, thiết bị giải tán đám đông hay những hệ thống đã ngừng phát triển nhằm vô hiệu hóa cảm biến điện quang học của quân địch.
Nội dung được thực hiện qua thảm khảo nguồn tin từ Bloomberg News. Bloomberg News cùng tờ BusinessWeek là hai chuyên trang về kinh tế, phân tích tài chính và cung cấp dữ liệu cho các đối tác doanh nghiệp của Tập đoàn truyền thông Bloomberg.
Thứ Ba, ngày 18/11/2014 - 10:08
Theo Anh Tuấn /Infonet
Học để thay đổi
VOA-18.11.2014
Scott McNealy, Chủ tịch hãng Sun Microsystems, đã chế nhạo Bill Gates về chuyện tỷ phú này không có bằng đại học. Trớ trêu thay, Scott McNealy mới chỉ là triệu phú, trong khi khối tài sản khổng lồ của Bill Gates bỏ xa những gì thuộc về Scott McNealy. Trong số những tỷ phú không có bằng đại học còn có Steve Jobs, vị CEO lừng lẫy đã qua đời của hãng Apple; tỷ phú Lawrence Ellision của hãng Oracle; tỷ phú Sheldon Adelson, người sở hữu mạng lưới khách sạn và sòng bạc khắp thế giới… và còn rất nhiều những tỷ phú không có bằng đại học khác. Chúng ta thường hay “động viên” lẫn nhau theo kiểu “Bill Gates có bằng đại học đâu mà vẫn giàu đó”, đại loại theo kiểu học cũng chỉ là hình thức chứ làm giàu thì cũng đâu nhất thiết phải đi học. Đó là kiểu động viên vô thưởng vô phạt nhưng từ những điều vô thưởng vô phạt đó thì lại có khi dẫn đến tâm lý chai ì, lười hoạch định và ỷ lại của người trẻ.
Nếu như tôi nói: “Thằng Tư đầu xóm nhà tôi cũng chẳng có bằng đại học như Bill Gates và đang chạy xe ôm kiếm vài đồng sống qua ngày”, thì câu chuyện lại khác. Thực tế là những trường hợp như Bill Gates, Steve Jobs, Lawrence Ellision hay Sheldon Adelson là những trường hợp đặc biệt, trong vạn người may ra có một người. Danh sách những tỷ phú không có bằng đại học đúng là nhiều thật nhưng danh sách những người nghèo không có bằng đại học lại gấp hàng ngàn lần số ấy. Nói như vậy không có nghĩa không có bằng đại học là không được hoặc có bằng đại học mới có cơ hội làm giàu. Vấn đề ở đây không phải việc sỡ hữu một tấm bằng đại học là nhất thiết mà là sự học mới là vấn đề quan trọng cần mỗi người ưu tiên.
Nếu như tôi nói: “Thằng Tư đầu xóm nhà tôi cũng chẳng có bằng đại học như Bill Gates và đang chạy xe ôm kiếm vài đồng sống qua ngày”, thì câu chuyện lại khác. Thực tế là những trường hợp như Bill Gates, Steve Jobs, Lawrence Ellision hay Sheldon Adelson là những trường hợp đặc biệt, trong vạn người may ra có một người. Danh sách những tỷ phú không có bằng đại học đúng là nhiều thật nhưng danh sách những người nghèo không có bằng đại học lại gấp hàng ngàn lần số ấy. Nói như vậy không có nghĩa không có bằng đại học là không được hoặc có bằng đại học mới có cơ hội làm giàu. Vấn đề ở đây không phải việc sỡ hữu một tấm bằng đại học là nhất thiết mà là sự học mới là vấn đề quan trọng cần mỗi người ưu tiên.
Khi nhắc đến học hành, trong đầu mỗi người gần như đều liên tưởng đến hình ảnh trường lớp, thầy cô, bục giảng, rất cứng nhắc và nhàm chán. Chúng ta cần thoát khỏi những hình ảnh đó mà hướng tâm trí đến sự đa dạng của hình thức học hành. Ngày nay với sự tiến bộ của công nghệ, chúng ta thậm chí còn có thể học tại nhà ở Việt Nam mà vẫn có bằng đại học chính quy của các trường đại học danh tiếng ở Mỹ. Việc học còn thông qua hình thức cơ bản nhất là quan sát và tự đúc kết. Do đó, sự học phong phú về hình thức và đa dạng về nhu cầu. Trong bài viết này, sở dĩ tôi nhắc nhiều đến vấn đề học là do tôi thấy việc học là yếu tố cơ bản nhất trong việc thay đổi nhận thức, tư duy và số phận của một con người. Có thể miêu tả như sau:
Học à thay đổi tư duy/nhận thức à thay đổi quyết định à thay đổi hành động à thay đổi số phận.
Những hình thức học làm thay đổi tư duy/nhận thức theo tôi là:
- Đọc sách:
Đọc sách là hình thức phổ biến nhất của việc học. Mặc dù đã có rất nhiều hình thức truyền tải thông tin khác nhưng đọc sách vẫn được nhiều người ưa chuộng. Tôi chẳng phải là người mê đọc sách, nói thẳng ra là lười, nhưng một khi tôi đã tự ép mình để đọc một cuốn sách thì sau cuốn sách đó, tư duy tôi thay đổi tương đối nhiều. Đọc sách cũng là hình thức khiến người ta phải động não nhiều hơn là xem TV hay nghe radio. Một số quyển sách kinh điển như The Toyota Way của John Shook hay Good To Great của Jim Collins… là những quyển sách hay mà vị CEO của nơi tôi làm việc đã giới thiệu cho tôi.
- Xem TV:
Đối với những ai đang học ngoại ngữ thì xem TV hay xem phim là hình thức tuyệt vời nhất để luyện nghe. Tôi từng là một sinh viên chuyên ngành Anh ngữ và tôi đã được chỉ dạy một bí quyết luyện nghe từ giáo sư của mình là cứ bật TV chương trình tiếng Anh lên và để đấy. Chẳng cần biết là bạn có chăm chú lắng nghe hay không, nhưng việc TV cứ ra rả suốt ngày các chương trình tiếng Anh thì não của bạn quen dần với việc nghe phong cách và ngữ điệu trong tiếng Anh. Đó cũng là một hình thức luyện cách nhấn nhá khi nói chuyện bằng tiếng Anh cho tự nhiên.
- Internet:
Internet là ứng dụng cuộc sống tuyệt vời nhất mà tôi từng biết. Không đến mức là nghiện nhưng ở nhà tôi nếu một ngày không có internet thì mọi thứ khó chấp nhận như việc đi ra ngoài mà bỏ quên điện thoại di động ở nhà vậy. Tôi tự học nhiều qua internet. Tôi học kỹ năng sử dụng Photoshop để chỉnh sửa ảnh và Adobe Audition để thu âm và xử lý âm thanh cũng qua Youtube từ internet. Các bạn nữ cũng có thể học cách nấu ăn, cách trang điểm qua internet.
- Đường phố
Đường phố chính là phản ánh một nét của xã hội, chính đường phố sẽ là phương tiện mà cũng là môi trường học tập tốt nhất và thực tế nhất. Quan sát đường phố, quan sát nhu cầu của cư dân qua lại và đúc kết ra cần phải kinh doanh một dịch vụ nào đó phục vụ cho nhu cầu của những cư dân đó, chẳng phải là một cách học hay sao?
- Công sở
Nhiều người nghĩ rằng một khi đã vào công sở làm việc thì chẳng có ai cho phép bản thân ngồi làm việc riêng (trong đó có việc học). Đúng là như vậy nhưng học bao gồm những hình thức chỉ cần sử dụng ngũ quan và một chút tư duy động não. Học cách điều hành từ cấp trên, học chị văn thư cách photo tài liệu, học cô tiếp tân cách nghe điện thoại (trong bao nhiêu hồi chuông là phải trả lời, từ chối cung cấp thông tin sao cho nhã nhặn). Ngay cả khi nhận một công việc mới cũng là cách để học. Chẳng hạn như bản thân tôi chuẩn bị phải đảm nhận thêm những công tác liên quan đến việc đặt phòng qua mạng của khách sạn 5 sao, tôi phải mua sách e-commerce về đọc và tự tìm hiểu thêm thông qua cấp trên và đồng nghiệp.
Giống như tiêu đề của bài viết này đã nói lên tất cả ý nghĩa và mục đích mà tôi muốn hướng đến: chúng ta hãy học để cùng nhau thay đổi. Thay đổi vì một tương lai tươi sáng hơn, vì một xã hội tốt đẹp hơn và vì một đất nước tiến bộ hơn. Trong tất cả mọi vấn đề, yếu tố con người vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Vì vậy, muốn thay đổi, hãy thay đổi từ chính con người. Và muốn như vậy, mỗi con người cần là một sinh viên đi học trong bất cứ ngõ ngách nào của cuộc sống.
* Blog của Cao Huy Huân là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Việt Nam nằm trong top 10 nước có du học sinh đông nhất ở Mỹ
Sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4,2% tổng số sinh viên nhập học tại các trường đại học ở Mỹ.
VOA-18.11.2014
Báo cáo hàng năm của Viện giáo dục quốc tế (IIE) và Bộ Ngoại giao Mỹ công bố cho biết Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 10 nước có đông du học sinh ở Mỹ nhất, xếp ở vị trí thứ tám.
Tổng số sinh viên Việt Nam hiện đang theo học tại các trường của Mỹ trong năm 2014 là 16.579 người, tăng 3% so với 16.098 người năm 2013.
Số lượng sinh viên Trung Quốc theo học tại các trường đại học của Mỹ đã tăng 75% trong ba năm qua, lên gần 275.000 người trong năm học 2013-2014.
Báo cáo hàng năm của Viện Giáo dục Quốc tế cho biết sinh viên đến từ Trung Quốc chiếm số lượng đông đảo nhất trong số 886.052 du học sinh nước ngoài ở Mỹ vào năm ngoái, ở mức 31%. Ấn Độ đứng thứ hai, chiếm 12% tổng số và thứ ba là Hàn Quốc với 7,7%.
Theo bản báo cáo, sinh viên quốc tế chiếm khoảng 4,2% của tổng số sinh viên nhập học tại các trường đại học của Mỹ.
Các trường có nhiều sinh viên nước ngoài là Đại học New York, Đại học Nam California và Đại học Illinois tại Urbana-Champaign.
Nguồn: IIE, VOA
Tính toán sai lầm của Trung Quốc ở Biển Đông
(Baodatviet) - Biển Đông đang ngày càng trở thành không gian cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc.
Đó là nhận định của nhiều chuyên gia tại Hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ 6 với chủ đề “Biển Đông: Hợp tác vì an ninh và phát triển khu vực” diễn ra trong hai ngày 17 và 18/11, tại TP Đà Nẵng.
Trung Quốc phạm sai lầm chiến lược nghiêm trọng
Đánh giá về các xu hướng môi trường địa chiến lược ở Biển Đông hiện nay, một số học giả nhận định rằng một mặt, Trung Quốc điều chỉnh nhãn quan khu vực, có các sáng kiến lớn về cấu trúc an ninh tương lai và hợp tác biển cho khu vực.
Mặt khác, Trung Quốc lại đẩy mạnh củng cố yêu sách chủ quyền và vùng biển thông qua việc xây dựng năng lực cho các lực lượng quân sự và bán quân sự, thực thi các hoạt động trên biển, xâm phạm lợi ích của các nước ven biển, làm gia tăng nghi ngại và suy giảm lòng tin chiến lược giữa các nước trong khu vực, tăng cạnh tranh giữa các nước lớn ở Biển Đông và tác động tiêu cực đến triển vọng giải quyết tranh chấp tại Biển Đông.
Cựu Phó Đô đốc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản Yoji Koda, Cố vấn Tập đoàn Liên hiệp Biển Nhật Bản nhấn mạnh, từ sau việc Trung Quốc sử dụng vũ lực xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974, nước Việt Nam thống nhất luôn tuyên bố chủ quyền đối với quần đảo này dù không phát động thêm bất kỳ hành động quân sự nào trong suốt 40 năm.
“Tháng 5/2014, Trung Quốc có lẽ đã hiểu sai khi coi sự im lặng tương đối suốt 40 năm qua đồng nghĩa với việc Việt Nam từ bỏ yêu sách đối với quần đảo Hoàng Sa nên đơn phương triển khai một giàn khoan dầu ra thăm dò ở khu vực này. Nhưng hành động đó đã vấp phải sự phản đối gay gắt, cả về quy mô và mức độ, ở Việt Nam.
Làn sóng phản đối phi quân sự chưa từng có này đã thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế và giới truyền thông – một điều mà có lẽ Bắc Kinh không hề muốn. Kết quả là họ đã miễn cưỡng dừng lại và rút giàn khoan sớm hơn nhiều so với dự kiến ban đầu. Như vậy, có thể Trung Quốc đã phạm một sai lầm chiến lược nghiêm trọng!” – ông Yoji Koda nói.
Quang cảnh buổi Hội thảo |
Đồng quan điểm, cựu Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ Anup Singh nhận định trong vụ giàn khoan Hải Dương 981, Trung Quốc nghĩ rằng lý tưởng nhất thì Việt Nam sẽ chấp nhận hiện trạng mới; và trong trường hợp xấu nhất thì phía Việt Nam cũng chỉ có những phản đối ngoại giao. Nhưng có lẽ Trung Quốc đã quên mất rằng các quốc gia phản ứng theo “cá tính” riêng của họ, giống với cá tính con người!
Theo ông, trong hơn một thập kỷ qua, Trung Quốc đã quá tự tin trong các hành động của mình. Họ thấy rằng thế giới đang sợ hãi trước sức mạnh kinh tế, quân sự của họ và họ có thể làm những gì họ muốn theo cách của họ. Tuy nhiên chỉ trong chưa đầy 5 tuần, họ đã phải rút giàn khoan Hải Dương 981 với lý do ngụy biện là thời tiết xấu. Từ đó ông đi đến nhận định: “Trung Quốc đã tính toán sai bước đi ban đầu!”.
Cựu Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ Anup Singh cho rằng, môi trường địa chính trị tại Biển Đông đã thay đổi theo hướng tệ hơn trong 5 năm qua. Nếu Trung Quốc tiếp tục cứng rắn trọng yêu sách và hung hăng trong các hành xử thì những căng thẳng của các nước láng giềng sẽ dẫn đến bất đồng, sợ hãi và thất vọng. Sự sợ hãi đang tràn ngập với việc Trung Quốc tiến trên con đường trở thành một cường quốc xét lại.
Đó là lý do tại sao các quốc gia tại đây bắt đầu chiến dịch hiện đại hóa và mở rộng các đơn vị quân sự. Dấu hiệu về một cuộc chạy đua vũ trang mới đang hiển hiện. Cách chọn con đường đi của Trung Quốc cũng sẽ dẫn đến việc có nhiều quốc gia tìm kiếm biện pháp pháp lý. Đồng thời cũng sẽ dẫn đến việc định hướng lại các liên minh, và khả năng xảy ra các cuộc cạnh tranh “không tốt đẹp” trên biển cũng sẽ cao hơn.
Nỗ lực kiềm chế
Tại Hội thảo, nhiều học giả nêu đề xuất giảm thiểu căng thẳng bằng cách thành lập những cơ chế quản lý khủng hoảng trên biển mới và khuyến khích tất cả các bên liên quan có thái độ hợp tác linh hoạt, tìm những cách áp dụng và giải thích luật pháp quốc tế phù hợp, được công nhận rộng rãi để giải quyết các tranh chấp, bất đồng trên Biển Đông.
Học giả Nông Hông, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Luật Biển, Viện Nghiên cứu Nam Hà, Trung Quốc cho rằng có nhiều bước để gia tăng hợp tác trong đó bảo vệ môi trường được coi là động lực. Chủ đề môi trường sẽ được quan tâm ở mức độ cao hơn và được đưa vào chương trình nghị sự và như thế, an ninh môi trường sẽ trở thành động lực để thúc đẩy hợp tác ở Biển Đông.
Trong bối cảnh tranh chấp giữa các nước trong khu vực liên quan đến việc giải thích và áp dụng luật pháp quốc tế khác nhau, các học giả đã tập trung phân tích chế độ pháp lý đối với các thực thể trên biển, các vùng biển, đặc biệt là vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, khu vực nhận diện phòng không tại các khu vực chồng lấn; kinh nghiệm áp dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp biển trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.
Các học giả đặc biệt nhấn mạnh, trong tình hình căng thẳng hiện nay, các bên liên quan cần nỗ lực kiềm chế, không thực hiện các chính sách đơn phương làm thay đổi nguyên trạng tại Biển Đông. Các hoạt động xây dựng, bồi đắp đảo nhân tạo với quy mô lớn nhằm biến các bãi ngầm, đảo đá thành các căn cứ quân sự trong khu vực tranh chấp tại Biển Đông, hoặc thành lập vùng nhận dạng phòng không để khẳng định yêu sách của mình, không chỉ trái với luật pháp quốc tế hiện hành mà còn làm gia tăng nghi kỵ khiến tình hình thêm phức tạp.
Cựu Phó Đô đốc Hải quân Ấn Độ Anup Singh cho rằng, hành động tốt nhất cho tất cả các quốc gia liên quan là tìm kiếm sự giải quyết công bằng thông qua Tòa Công lý Quốc tế hay Tòa Trọng tài Thường trực một khi các kênh nhằm tìm kiếm một cách giải quyết đa phương giữa các bên tranh chấp không có tác dụng. Bên cạnh đó, cộng đồng quốc tế cũng cần tăng cường tiếng nói phản đối nguy cơ đe dọa tới tự do trên biển và cho nền kinh tế thế giới.
- An Nhiên (Tổng hợp VOV, Infonet)
Ông Putin: Mỹ đừng hòng khuất phục Nga
(NLĐO) - Tổng thống Vladimir Putin hôm 18-11 phát biểu trong cuộc họp Mặt trận nhân dân toàn Nga rằng Washington muốn khuất phục Moscow nhưng sẽ không bao giờ đạt được kết quả.
“Họ (Mỹ) không muốn làm bẽ mặt chúng ta, họ muốn khuất phục chúng ta, đạt được mục đích bằng cách làm nước Nga mất uy tín. Nhưng trong lịch sử, chưa nước nào khuất phục được chúng ta và sẽ mãi mãi như vậy” – ông Putin phát biểu vào cuối cuộc họp kéo dài 4 giờ tại Moscow ngày 18-11, theo sau là một tràng pháo tay của các đại biểu tham dự.
Trong cuộc họp, nhà lãnh đạo Nga kêu gọi các công ty trong nước, kể cả thuộc lĩnh vực nông nghiệp, quốc phòng, tìm cách tăng doanh thu nội địa để đối phó với lệnh trừng phạt kinh tế do các nước phương Tây áp đặt.
Tổng thống Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp Mặt trận nhân dân toàn Nga hôm 18-11 tại Moscow.Ảnh: Reuters
Sau khi rời khỏi Hội nghị thượng đỉnh G20 ở TP Brisbane – Úc hồi tuần trước, Tổng thống Putin từng phát biểu có thể đạt được giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine, vấn đề đang làm quan hệ Nga – Mỹ đóng băng.
Bên cạnh đó, để xua tan thông tin bị cô lập tại hội nghị, ông Putin cho biết chính phủ Úc đã tạo ra một bầu không khí đặc biệt thân thiện để thảo luận về các giải pháp cho những thách thức kinh tế.
Nhà lãnh đạo Nga cũng không đề cập đến xích mích giữa ông và Thủ tướng Úc Tony Abbott liên quan đến vụ rơi máy bay MH17 mà Canberra muốn Moscow làm rõ vai trò của mình trong vụ việc. “Chúng tôi đã thảo luận từng chi tiết. Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng tất cả mọi thứ đều tốt và khá thân thiện” – ông nói.
Trong một diễn biến liên quan đến Nga, sáng 18-11, hàng chục thủy thủ nước này đã được phép bước lên tàu sân bay trực thăng lớp Mistral mang tên Vladivostok – do Moscow ký hợp đồng mua của Paris. Một nhà ngoại giao quân sự Nga nói với hãng tin Interfax-AVN: “Hàng chục thủy thủ Nga qua đêm trên tàu huấn luyện Smolny đã bước lên tàu Vladivostok”.
Sự kiện này được các nhà báo Pháp tận mắt chứng kiến ở cảng Saint-Nazaire, miền Tây nước Pháp. Trước đó, ngày 17-11, có thông tin cho rằng thủy thủ đoàn Nga không được phép lên con tàu.
Khoảng 400 thủy thủ Nga đến cảng Saint Nazaire ngày 30-6 để đợi chuyển giao 2 chiến hạm Vladivostok và Sevastopol nhưng tới nay Pháp chưa quyết định giao tàu cho Nga. Hồi tuần trước, một tờ báo địa phương Pháp thông báo tàu Vladivostok sẽ rời cảng vào ngày 21-11 tới, đi theo hướng “không xác định” nhưng thông tin trên đã bị gỡ bỏ hôm 13-11.
Trong khi đó, cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine chưa có hồi kết và Nga bị cáo buộc triển khai quân đội cùng vũ khí hạng nặng hỗ trợ cho phe ly khai.
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Anatoliyovych Klimkin hôm 18-11 phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Ngoại giao Quốc hội Châu Âu (EPCFA) ở Brussels – Bỉ rằng Kiev không có kế hoạch tiếp tục hoạt động quân sự ở miền Đông nhưng sẽ chờ viện trợ quân sự và kỹ thuật phi sát thương từ Liên minh châu Âu (EU).
Ông Klimkin nhấn mạnh Ukraine muốn giải quyết cuộc khủng hoảng thông qua đối thoại và Kiev “sẽ tiếp tục cung cấp năng lượng đầy đủ cho khu vực châu Âu”.
Cùng ngày, sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Na Uy Erna Solberg, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk kêu gọi Nga đàm phán tại "vùng lãnh thổ trung lập" với sự trung gian của Mỹ và EU.
Đáp lại lời kêu gọi trên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grygori Karasin tuyên bố Nga sẵn sàng tham gia mọi cuộc đối thoại với Ukraine nhưng phải có sự hiện diện của các đại diện khu vực Đông-Nam Ukraine.
Thứ Tư, 09:00 19/11/2014
P.Nghĩa (Theo Reuters, RT, ITAR-TASS)
“Họ (Mỹ) không muốn làm bẽ mặt chúng ta, họ muốn khuất phục chúng ta, đạt được mục đích bằng cách làm nước Nga mất uy tín. Nhưng trong lịch sử, chưa nước nào khuất phục được chúng ta và sẽ mãi mãi như vậy” – ông Putin phát biểu vào cuối cuộc họp kéo dài 4 giờ tại Moscow ngày 18-11, theo sau là một tràng pháo tay của các đại biểu tham dự.
Trong cuộc họp, nhà lãnh đạo Nga kêu gọi các công ty trong nước, kể cả thuộc lĩnh vực nông nghiệp, quốc phòng, tìm cách tăng doanh thu nội địa để đối phó với lệnh trừng phạt kinh tế do các nước phương Tây áp đặt.
Tổng thống Vladimir Putin phát biểu trong cuộc họp Mặt trận nhân dân toàn Nga hôm 18-11 tại Moscow.Ảnh: Reuters
Sau khi rời khỏi Hội nghị thượng đỉnh G20 ở TP Brisbane – Úc hồi tuần trước, Tổng thống Putin từng phát biểu có thể đạt được giải pháp cho cuộc khủng hoảng tại Ukraine, vấn đề đang làm quan hệ Nga – Mỹ đóng băng.
Bên cạnh đó, để xua tan thông tin bị cô lập tại hội nghị, ông Putin cho biết chính phủ Úc đã tạo ra một bầu không khí đặc biệt thân thiện để thảo luận về các giải pháp cho những thách thức kinh tế.
Nhà lãnh đạo Nga cũng không đề cập đến xích mích giữa ông và Thủ tướng Úc Tony Abbott liên quan đến vụ rơi máy bay MH17 mà Canberra muốn Moscow làm rõ vai trò của mình trong vụ việc. “Chúng tôi đã thảo luận từng chi tiết. Tôi có thể đảm bảo với các bạn rằng tất cả mọi thứ đều tốt và khá thân thiện” – ông nói.
Trong một diễn biến liên quan đến Nga, sáng 18-11, hàng chục thủy thủ nước này đã được phép bước lên tàu sân bay trực thăng lớp Mistral mang tên Vladivostok – do Moscow ký hợp đồng mua của Paris. Một nhà ngoại giao quân sự Nga nói với hãng tin Interfax-AVN: “Hàng chục thủy thủ Nga qua đêm trên tàu huấn luyện Smolny đã bước lên tàu Vladivostok”.
Sự kiện này được các nhà báo Pháp tận mắt chứng kiến ở cảng Saint-Nazaire, miền Tây nước Pháp. Trước đó, ngày 17-11, có thông tin cho rằng thủy thủ đoàn Nga không được phép lên con tàu.
Khoảng 400 thủy thủ Nga đến cảng Saint Nazaire ngày 30-6 để đợi chuyển giao 2 chiến hạm Vladivostok và Sevastopol nhưng tới nay Pháp chưa quyết định giao tàu cho Nga. Hồi tuần trước, một tờ báo địa phương Pháp thông báo tàu Vladivostok sẽ rời cảng vào ngày 21-11 tới, đi theo hướng “không xác định” nhưng thông tin trên đã bị gỡ bỏ hôm 13-11.
Trong khi đó, cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine chưa có hồi kết và Nga bị cáo buộc triển khai quân đội cùng vũ khí hạng nặng hỗ trợ cho phe ly khai.
Ngoại trưởng Ukraine Pavlo Anatoliyovych Klimkin hôm 18-11 phát biểu tại phiên điều trần của Ủy ban Ngoại giao Quốc hội Châu Âu (EPCFA) ở Brussels – Bỉ rằng Kiev không có kế hoạch tiếp tục hoạt động quân sự ở miền Đông nhưng sẽ chờ viện trợ quân sự và kỹ thuật phi sát thương từ Liên minh châu Âu (EU).
Ông Klimkin nhấn mạnh Ukraine muốn giải quyết cuộc khủng hoảng thông qua đối thoại và Kiev “sẽ tiếp tục cung cấp năng lượng đầy đủ cho khu vực châu Âu”.
Cùng ngày, sau cuộc hội đàm với người đồng cấp Na Uy Erna Solberg, Thủ tướng Ukraine Arseny Yatseniuk kêu gọi Nga đàm phán tại "vùng lãnh thổ trung lập" với sự trung gian của Mỹ và EU.
Đáp lại lời kêu gọi trên, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Grygori Karasin tuyên bố Nga sẵn sàng tham gia mọi cuộc đối thoại với Ukraine nhưng phải có sự hiện diện của các đại diện khu vực Đông-Nam Ukraine.
Thứ Tư, 09:00 19/11/2014
P.Nghĩa (Theo Reuters, RT, ITAR-TASS)
Mỹ không thể ngồi im khi Biển Đông đang nóng
(Baodatviet) - Sau khi Nga đưa siêu hạm đến Biển Đông tập trận, Trung Quốc tăng cường tàu săn ngầm, Mỹ không thể ngồi im và đã có quyết định của mình.
Theo thông báo của Hải quân Mỹ, từ ngày 17/11, Mỹ quyết định triển khai tàu chiến USS Fort Worth đến Singapore và khu vực Thái Bình Dương, khởi động chiến lược hải quân mới.
Đợt triển khai kéo dài 16 tháng của tàu USS Fort Worth là sự khởi động cho một chiến lược mới của Hải quân Mỹ vốn được tuyên bố là sẽ tiết kiệm hơn và giúp duy trì sự hiện diện ở nước ngoài, bất chấp việc ngân sách ngày càng bị siết chặt.
Đại tá Randy Garner, Phó Đề đốc của Đội tàu chiến tuần duyên số 1, cho biết Hải quân Mỹ có kế hoạch thành lập ba nhóm thủy thủ đoàn cho mỗi cặp tàu chiến tuần duyên và luân chuyển bốn tháng một lần. Đây là một sự cắt giảm đáng kể so với quân số hiện nay vốn cho phép thủy thủ đoàn lưu lại tàu của họ.
Chiến hạm USS Fort Worth của Hải quân Mỹ. |
Tháng 3/2013, Hải quân Mỹ cũng đã điều chiến hạm tác chiến ven bờ USS Freedom (LCS-1) đến căn cứ hải quân Changi, Singapore. Thời gian lưu trú của tàu này tại căn cứ Changi là 1 năm. Trong thời gian đó, chiến hạm LCS-1 đã tham gia nhiều đợt diễn tập quân sự chung trên biển với các quốc gia Đông Nam Á.
USS Fort Worth trước đây cũng đã từng sử dụng để thử nghiệm máy bay không người lái (UAV) cỡ lớn MQ-8B. Tiến hành thử nghiệm UAV được tích hợp khả năng trinh sát và tấn công bố trí trên hạm tác chiến ven bờ là bước chuyển bị cho phép hải quân Mỹ tiến tới bố trí UAV thường xuyên trên các chiến hạm LCS.
Quyết định triển khai chiến hạm đến Biển Đông lần này của Hải quân Mỹ được đưa ra khi Nga đưa tuần dương hạm Moskva đến vùng biển này tập trận, trong khi Trung Quốc tăng cường tàu săn ngầm Chu Châu 594.
Chu Châu 594 là tàu hộ vệ hạng nhẹ Type 056 thứ 18 của Hải quân Trung Quốc được đưa vào sử dụng, mà cũng là tàu chiến đầu tiên trong kế hoạch của hải quân nước này được dùng để thực hiện tác chiến chống ngầm, Tạp chí Jane's Defence Weekly cho biết. Việc triển khai tàu Chu Châu 594 đến Biển Đông là nỗ lực rất lớn của Hải quân Trung Quốc nhằm lấp đầy lỗ hổng chống ngầm của Trung Quốc hiện nay.
Tuy nhiên, điều Mỹ thực sự lo ngại không phải là tàu săn ngầm Chu Châu 594 mà chính là việc khi Hải quân Nga đưa siêu hạm Moskva đến Biển Đông và tiến hành tập trận tại đây.
Tờ International Business Times của Mỹ ngày 6/11 dẫn lời chuyên gia quân sự Mỹ Eric Wertheim từ Viện Hải quân Mỹ cho rằng, mặc dù khu vực Biển Đông hoàn toàn không phải là khu vực hoạt động chính của Nga, nhưng lại là một phần "bành trướng" của Nga.
Eric Wertheim cho rằng, tàu tuần dương Moskva được triển khai là sự phô diễn hiếm thấy của Nga thể hiện sự hiện diện sức mạnh ở khu vực Biển Đông. Trước khi đến Biển Đông tiến hành diễn tập, tàu tuần dương Moskva cũng từng cập cảng Singapore, tiến hành tiếp tế và nghỉ ngơi.
Trang mạng Học viện Hải quân Mỹ dẫn lời Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ cho rằng, trong mấy năm qua, hoạt động quân sự của Nga tăng cường tập trung vào hàng không và tàu ngầm hơn là tàu nổi. Do vậy, ông khá ngạc nhiên khi Nga cho tàu nổi tập trận ở Biển Đông.
- Chúc Sơn
PICS:Hồng Kông-Người biểu tình “phá rào”, 4 người bị bắt
(NLĐO) - Sáng sớm 19-11, một nhóm nhỏ người biểu tình đòi dân chủ bất thần xông vào trụ sở Hội đồng Lập pháp Hồng Kông (LegCo) ở khu Admiralty (Kim Chung) qua cánh cửa bên hông, khiến 4 người bị cảnh sát bắt giữ.
Trong thông báo của cảnh sát, những thanh niên bị bắt giữ trong độ tuổi từ 18 đến 24. Ba sĩ quan cảnh sát bị thương và đã được đưa đến bệnh viện để điều trị.
Sự việc xảy ra lúc 1 giờ (theo giờ địa phương), tức không lâu sau khi các nhân viên thi hành án của tòa tháo dỡ một phần chướng ngại vật ở khu cắm trại đặt tại trung tâm Hồng Kông, nơi những người biểu tình đòi dân chủ chiếm đóng gần 2 tháng nay. Trong khi đó, các khu vực biểu tình chính vẫn còn nguyên vẹn.
Người biểu tình Hồng Kông xông vào tòa nhà chính quyền vào sáng ngày 19-11. Ảnh: REUTERS
Có thể có ít nhất một người biểu tình đã lẻn vào tòa nhà LegCo. Ảnh: REUTERS
Khoảng 100 cảnh sát chống bạo động với mũ bảo hộ, dùi cui và khiên đứng gác ở ngay phía ngoài tòa nhà chính quyền sáng sớm nay (ngày 19-11). Họ đứng đối diện với những người biểu tình đòi tổ chức cuộc bầu cử lãnh đạo một cách tự do vào năm 2017.
Theo lời kể lại của các nhân chứng, một nhóm nhỏ người biểu tình đứng đối diện với lực lượng cảnh sát đã dùng các vật bằng kim loại và gạch bê tông nện về phía cánh cửa kính của tòa nhà chính quyền này. Cuối cùng, cửa kính vỡ vụn và một số người xông vào bên trong tòa nhà.
Đây là lần đầu tiên những người tham gia phong trào biểu tình xông vào tòa nhà chính quyền. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với những nhận định của các chuyên gia phân tích chính trị. Họ dự đoán rằng phong trào biểu tình Hồng Kông sẽ từ từ hạ nhiệt trong thời gian tới.
Tai hiện trường, nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Fernando Cheung cho biết ông và nhiều người biểu tình đã cố gắng ngăn chặn nhóm nhỏ quá khích ấy. “Đó là một sự cố bộc phát. Quả là đáng tiếc và chúng tôi không hề muốn thấy xảy ra việc này vì đến nay, phong trào này rất yên bình”. Cũng theo lời ông này, có thể có ít nhất một người biểu tình đã lẻn vào tòa nhà LegCo.
Người biểu tình bỏ chạy khi bị cảnh sát truy đuổi. Ảnh: REUTERS
Cảnh sát kiểm tra một người biểu tình bị “ăn” tiêu cay. Ảnh: REUTERS
Đến 4 giờ 30 phút, người biểu tình tập hợp lại và đụng độ với cảnh sát một lần nữa. Lực lượng an ninh sử dụng bình xịt hơi cay và dùi cui để đẩy lùi những người biểu tình. Họ rút sang công viên Thiêm Mã (Tamar Park) gần đó.
Về phía Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông và nhóm Học dân tư triều (Scholarism), họ tuyên bố sẽ bám trụ ở các địa điểm biểu tình cho đến “phút giây cuối cùng”. Thủ lĩnh 17 tuổi Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) tuyên bố Scholarism sẽ cố thủ và chờ cảnh sát đến bắt họ.
Theo Minh báo, hoạt động dọn dẹp đường Argyle thuộc khu vực Mong Kok (Vượng Giác) dự kiến tiến hành trong ngày 19-11. Theo đó, 1.500 cảnh sát được huy động để giúp nhân viên thi hành án.
Thứ Tư, 08:42 19/11/2014
H.Bình (Theo SCMP, RTHK, Reuters)
Trong thông báo của cảnh sát, những thanh niên bị bắt giữ trong độ tuổi từ 18 đến 24. Ba sĩ quan cảnh sát bị thương và đã được đưa đến bệnh viện để điều trị.
Sự việc xảy ra lúc 1 giờ (theo giờ địa phương), tức không lâu sau khi các nhân viên thi hành án của tòa tháo dỡ một phần chướng ngại vật ở khu cắm trại đặt tại trung tâm Hồng Kông, nơi những người biểu tình đòi dân chủ chiếm đóng gần 2 tháng nay. Trong khi đó, các khu vực biểu tình chính vẫn còn nguyên vẹn.
Người biểu tình Hồng Kông xông vào tòa nhà chính quyền vào sáng ngày 19-11. Ảnh: REUTERS
Có thể có ít nhất một người biểu tình đã lẻn vào tòa nhà LegCo. Ảnh: REUTERS
Khoảng 100 cảnh sát chống bạo động với mũ bảo hộ, dùi cui và khiên đứng gác ở ngay phía ngoài tòa nhà chính quyền sáng sớm nay (ngày 19-11). Họ đứng đối diện với những người biểu tình đòi tổ chức cuộc bầu cử lãnh đạo một cách tự do vào năm 2017.
Theo lời kể lại của các nhân chứng, một nhóm nhỏ người biểu tình đứng đối diện với lực lượng cảnh sát đã dùng các vật bằng kim loại và gạch bê tông nện về phía cánh cửa kính của tòa nhà chính quyền này. Cuối cùng, cửa kính vỡ vụn và một số người xông vào bên trong tòa nhà.
Đây là lần đầu tiên những người tham gia phong trào biểu tình xông vào tòa nhà chính quyền. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với những nhận định của các chuyên gia phân tích chính trị. Họ dự đoán rằng phong trào biểu tình Hồng Kông sẽ từ từ hạ nhiệt trong thời gian tới.
Tai hiện trường, nhà lập pháp ủng hộ dân chủ Fernando Cheung cho biết ông và nhiều người biểu tình đã cố gắng ngăn chặn nhóm nhỏ quá khích ấy. “Đó là một sự cố bộc phát. Quả là đáng tiếc và chúng tôi không hề muốn thấy xảy ra việc này vì đến nay, phong trào này rất yên bình”. Cũng theo lời ông này, có thể có ít nhất một người biểu tình đã lẻn vào tòa nhà LegCo.
Người biểu tình bỏ chạy khi bị cảnh sát truy đuổi. Ảnh: REUTERS
Cảnh sát kiểm tra một người biểu tình bị “ăn” tiêu cay. Ảnh: REUTERS
Đến 4 giờ 30 phút, người biểu tình tập hợp lại và đụng độ với cảnh sát một lần nữa. Lực lượng an ninh sử dụng bình xịt hơi cay và dùi cui để đẩy lùi những người biểu tình. Họ rút sang công viên Thiêm Mã (Tamar Park) gần đó.
Về phía Liên đoàn Sinh viên Hồng Kông và nhóm Học dân tư triều (Scholarism), họ tuyên bố sẽ bám trụ ở các địa điểm biểu tình cho đến “phút giây cuối cùng”. Thủ lĩnh 17 tuổi Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) tuyên bố Scholarism sẽ cố thủ và chờ cảnh sát đến bắt họ.
Theo Minh báo, hoạt động dọn dẹp đường Argyle thuộc khu vực Mong Kok (Vượng Giác) dự kiến tiến hành trong ngày 19-11. Theo đó, 1.500 cảnh sát được huy động để giúp nhân viên thi hành án.
Thứ Tư, 08:42 19/11/2014
H.Bình (Theo SCMP, RTHK, Reuters)
Trung Quốc chuẩn bị cho tình huống xung đột với Mỹ
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, chuyên gia về Trung Quốc Michael Pillsbury cho biết giới quân sự nước này tin rằng Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc chiến tranh tiềm tàng với Bắc Kinh và điều này không gây bất ngờ.
Trong một bài báo đăng trên tờ Foreign Policy, ông Pillsbury viết rằng với kinh nghiệm nghiên cứu Trung Quốc 40 năm qua, ông không chỉ đọc số lượng lớn các tạp chí quân sự và báo Trung Quốc mà còn trực tiếp nói chuyện với các thành viên quân đội Trung Quốc.
Quân đội Trung Quốc |
Ông Pillsbury nói: "Các lãnh đạo quân sự và chính trị của Trung Quốc tin rằng đất nước họ đang là trung tâm trong kế hoạch quân sự của Mỹ."
Mức độ căng thẳng trong tình huống này vẫn cao, không chỉ bởi Bắc Kinh đã gia tăng ngân sách dành cho quân sự và cũng không chỉ bởi Mỹ đã đầu tư lượng lớn tiền bạc cho chính sách "thay đổi cán cân lực lượng" trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Vấn đề nghiêm trọng hơn là "sự thiếu minh bạch” của Trung Quốc trong quân sự.
Mối đe dọa về một cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ còn hiện hữu chừng nào hoạt động của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc vẫn trong vòng bí mật.
Theo nhận định của chuyên gia, thỏa thuận gần đây của Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, theo đó hai bên sẽ thông báo trước cho nhau về bất kỳ cuộc tập trận lớn, cũng không làm thay đổi tình hình.
18/11/2014 17:48
Theo Vietnam+
PICS:Khu biểu tình của sinh viên Hồng Kông trước giờ giải tán
Tinhhoa.net-18.11.2014
Hôm Thứ Hai (17/11), Tòa án Tối cao của Hồng Kông đã cho phép cảnh sát hỗ trợ thực thi mệnh lệnh chống lại người biểu tình tại Admiralty, trong đó có việc giải tỏa khu vực quanh tòa nhà Citec.
Cảnh sát được phép bắt giữ bất kì người nào cản trở thi hành công vụ, đồng thời thúc giục những người đang chiếm đóng các khu vực này nhanh chóng thực thi mệnh lệnh của tòa án, như tháo dỡ rào chắn, thu dọn đồ đạt, chấm dứt hoạt động bất tuân dân sự.
Theo tờ Minh Báo, nhân viên tòa nhà Citec lần đầu tiên đề nghị người biểu tình rời đi và tự mình thu dọn rào chắn vào sáng sớm Thứ Ba (18/11).
Những người biểu tình chủ yếu là sinh viên đã chiếm đóng khu vực này từ 28/9. Họ lập rào chắn và dựng lều trên các đại lộ lớn dẫn đến tòa nhà văn phòng chính phủ. Theo thống kê không chính thức trên facebook, số lều dựng tạm này lên đến 2.269 vào ngày 15/11.
Khi được hỏi về tuyên bố của cảnh sát, người biểu tình có tên là Kawai Yu cho biết, “Tôi cho rằng điều này phụ thuộc vào cách họ tiến hành. Tại Mong Kok, họ đã đánh người dân bằng dùi cui. Nếu cảnh sát thực thi nhiệm vụ một cách ôn hòa, thì có lẽ sẽ tốt hơn cho phong trào. Nhưng tôi lại nghĩ, rất có khả năng cảnh sát sẽ dùng đến vũ lực, vì họ chẳng nói gì đến việc họ làm”.
Mặc dù, cảnh sát có thể tiến hành giải tỏa khu biểu tình vào giữa đêm nhưng không có chuyện gì xảy ra tại đại lộ Thiêm Mỹ, trong khi đó người biểu tình cũng không có vẻ lo lắng thái qua trước động thái sắp tới của cảnh sát.
Không ai muốn đối mặt với nguy cơ bị bắt vì chiếm đường phố công cộng.
Khi được hỏi liệu anh có ở lại nếu ngày mai không phải đi làm, Thomas cho biết, “Tôi không nghĩ mình sẽ ở lại ngay chỗ này, nhưng tôi vẫn hiện diện tại khu vực chính của Admiralty. Tôi không muốn làm chuyện phạm pháp. Bất cứ ai ở lại chỗ này cũng nên hành động một cách khôn ngoan”.
Có một lệnh cấm khác từ tòa án áp đặt lên hai hiệp hội taxi và công ty xe buýt công cộng, nhưng hiện chưa được thông qua.
Một luật gia và thẩm phán cho biết, theo hiểu biết của họ thì mệnh lệnh từ tòa án Mong Kok là có vấn đề.
Tuy nhiên, có vẻ như mệnh lệnh này đã được thông qua, khi Tòa Phúc thẩm từ chối đơn của người biểu tình yêu cầu bãi bỏ lệnh cấm của tòa án Mong Kok hôm Thứ Bảy (15/11). Hãng TVB cho biết, lệnh cấm này sẽ được phê chuẩn vào Thứ Ba (18/11) và chính thức được công bố trên các báo chậm nhất là vào Thứ Tư (19/11).
Tuy nhiên, công chúng Hồng Kông không quan tâm đến việc người biểu tình có bị giải tán hay không.
Một cuộc thăm dò do trường Đại học Hồng Kông thực hiện từ 5/11 đến 11/11 cho thấy, khoảng 67,4% dân chúng nhận thấy người biểu tình nên kết thúc việc chiếm đóng ngay lập tức, trong khi đó tỉ lệ người phản đối phong trào này tăng lên 43,5% so với con số vào tháng 10 là 35,5%.
Hàn Mai – Theo Epoch Times
Tranh chấp đất với anh ruột, dùng xăng cố thủ giữ nhà
TTO - Ngày 18-11, cơ quan chức năng của thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đã tới hiện trường để cưỡng chế thi hành bản án tranh chấp đất đai giữa ông Đặng Xuân Đệ và bà Đặng Thị Thu Hiền.
Cả khu phố Bình Hòa náo loạn vì vụ cưỡng chế - Ảnh: XUÂN AN
Ngày 18-11, Chi cục thi hành án dân sự thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương phối hợp cùng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và lực lượng chức năng của thị xã tới hiện trường để cưỡng chế thi hành bản án tranh chấp đất đai giữa ông Đặng Xuân Đệ (51 tuổi) và bà Đặng Thị Thu Hiền (29 tuổi).
Bà Hiền là con gái ông Đặng Văn Vực (60 tuổi, anh ruột của ông Đặng Xuân Vệ).
Đây là lần cưỡng chế thứ hai, sau lần cưỡng chế đầu tiên vào ngày 31-10 bất thành do cũng bị gia đình ông Đệ phản ứng như lần này.
Tại hiện trường sáng 18-11, lực lượng chức năng đã huy động hơn 100 người cùng các phương tiện chữa cháy đến để tiến hành cưỡng chế ngôi nhà, hàng trăm người dân hiếu kỳ theo dõi vụ việc làm cả khu phố náo loạn.
Hệ thống điện tại khu vực này bị cắt từ sáng để phục vụ công tác thi hành án.
Lực lượng chức năng đã phát loa yêu cầu gia đình ông Đệ chấp hành.
Tuy nhiên ông Đệ cùng vợ con vẫn đóng cửa cố thủ trong nhà buộc lực lượng thi hành án phải phá cửa để vào bên trong.
Trong khu vực nhà ông Đệ, lực lượng cưỡng chế thu hồi 3 bình ga loại lớn, 1 can xăng 20 lít. Đây là các vật dụng ông Đệ mua sẵn để trong nhà phản đối cưỡng chế.
Các đồ dùng trong nhà được lực lượng thi hành án vận chuyển về một nhà trọ mới do bà Hiền thuê sẵn.
Đến hơn 11g cùng ngày, căn nhà trên đã được niêm phong. Hiện trường sự việc đã ổn định trở lại.
Đồ dùng trong nhà được vận chuyển ra ngoài - Ảnh: XUÂN AN
Hiện trường vụ cưỡng chế sáng 18-11 - Ảnh: XUÂN AN
Lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế căn nhà - Ảnh: XUÂN AN
Vụ tranh chấp trên từng được Tuổi Trẻ phản ánh trong bài viết Anh em sứt mẻ vì một miếng đất đăng ngày 11-9.
Tóm tắt sự việc như sau:
Hai anh em ruột ông Đặng Xuân Đệ và người anh Đặng Văn Vực cùng từ quê nhà vào Bình Dương lập nghiệp.
Người anh vào trước, tới năm 1997 người em vào sau nên có nhận của người anh một miếng đất rộng 137,5 m2 tại khu phố Bình Hòa, P.Lái Thiêu, thị xã Thuận An và dựng nhà ở cho tới nay.
Khi cất nhà, người anh còn cho em 10 cây đòn tay để làm.
Sau này, người em tiếp tục xây thêm được 5 phòng trọ trên miếng đất đó.
Tính giá trị miếng đất hiện nay theo giá thị trường cũng tới hơn 1,5 tỷ đồng.
Theo bản án của tòa, người em thì cho rằng miếng đất này là do người em đã mua lại của người anh từ năm 1997 với giá 10 triệu đồng, chưa làm giấy tờ là do anh em ruột nên tin tưởng nhau. Hơn nữa, do người em mới trả được một nửa, còn nợ lại 5 triệu đồng nên chưa dám đòi người anh làm giấy.
Gia đình người anh lại cho rằng chỉ cho người em mượn đất để ở nhờ và phủ nhận đã nhận 5 triệu đồng của gia đình người em. Tới năm 2006, người anh làm “sổ đỏ”cho con gái mình là Đặng Thị Thu Hiền đứng tên, nói đã tặng đất cho con gái nên yêu cầu người em trả đất.
Hai bên không thống nhất được, cô cháu gái đã kiện chú mình.
Bị thua kiện, người em bị tuyên buộc phải trả lại miếng đất cho cô cháu gái, đồng thời sẽ được cô cháu gái “bồi hoàn” giá trị nhà cửa mà người chú đã xây dựng trên đất là 98,2 triệu đồng; kèm 5 triệu đồng cô cháu gái “tự nguyện” hỗ trợ gia đình chú để làm chi phí di dời.
Cô cháu gái cũng cho phép gia đình chú ruột của mình được ở lại ngôi nhà trên miếng đất 3 tháng trước khi tìm được chỗ ở mới.
Tuy nhiên, cho rằng mình bị xử ép, chỉ vì tình anh em tin tưởng nhau mà giờ bị xử thua nên gia đình người em Đặng Xuân Đệ không đồng ý với bản án.
18/11/2014 14:48
Cả khu phố Bình Hòa náo loạn vì vụ cưỡng chế - Ảnh: XUÂN AN
Ngày 18-11, Chi cục thi hành án dân sự thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương phối hợp cùng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và lực lượng chức năng của thị xã tới hiện trường để cưỡng chế thi hành bản án tranh chấp đất đai giữa ông Đặng Xuân Đệ (51 tuổi) và bà Đặng Thị Thu Hiền (29 tuổi).
Bà Hiền là con gái ông Đặng Văn Vực (60 tuổi, anh ruột của ông Đặng Xuân Vệ).
Đây là lần cưỡng chế thứ hai, sau lần cưỡng chế đầu tiên vào ngày 31-10 bất thành do cũng bị gia đình ông Đệ phản ứng như lần này.
Tại hiện trường sáng 18-11, lực lượng chức năng đã huy động hơn 100 người cùng các phương tiện chữa cháy đến để tiến hành cưỡng chế ngôi nhà, hàng trăm người dân hiếu kỳ theo dõi vụ việc làm cả khu phố náo loạn.
Hệ thống điện tại khu vực này bị cắt từ sáng để phục vụ công tác thi hành án.
Lực lượng chức năng đã phát loa yêu cầu gia đình ông Đệ chấp hành.
Tuy nhiên ông Đệ cùng vợ con vẫn đóng cửa cố thủ trong nhà buộc lực lượng thi hành án phải phá cửa để vào bên trong.
Trong khu vực nhà ông Đệ, lực lượng cưỡng chế thu hồi 3 bình ga loại lớn, 1 can xăng 20 lít. Đây là các vật dụng ông Đệ mua sẵn để trong nhà phản đối cưỡng chế.
Các đồ dùng trong nhà được lực lượng thi hành án vận chuyển về một nhà trọ mới do bà Hiền thuê sẵn.
Đến hơn 11g cùng ngày, căn nhà trên đã được niêm phong. Hiện trường sự việc đã ổn định trở lại.
Đồ dùng trong nhà được vận chuyển ra ngoài - Ảnh: XUÂN AN
Các bình ga được lấy trong nhà ông Đệ - Ảnh: XUÂN AN
Hiện trường vụ cưỡng chế sáng 18-11 - Ảnh: XUÂN AN
Lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế căn nhà - Ảnh: XUÂN AN
Vụ tranh chấp trên từng được Tuổi Trẻ phản ánh trong bài viết Anh em sứt mẻ vì một miếng đất đăng ngày 11-9.
Tóm tắt sự việc như sau:
Hai anh em ruột ông Đặng Xuân Đệ và người anh Đặng Văn Vực cùng từ quê nhà vào Bình Dương lập nghiệp.
Người anh vào trước, tới năm 1997 người em vào sau nên có nhận của người anh một miếng đất rộng 137,5 m2 tại khu phố Bình Hòa, P.Lái Thiêu, thị xã Thuận An và dựng nhà ở cho tới nay.
Khi cất nhà, người anh còn cho em 10 cây đòn tay để làm.
Sau này, người em tiếp tục xây thêm được 5 phòng trọ trên miếng đất đó.
Tính giá trị miếng đất hiện nay theo giá thị trường cũng tới hơn 1,5 tỷ đồng.
Theo bản án của tòa, người em thì cho rằng miếng đất này là do người em đã mua lại của người anh từ năm 1997 với giá 10 triệu đồng, chưa làm giấy tờ là do anh em ruột nên tin tưởng nhau. Hơn nữa, do người em mới trả được một nửa, còn nợ lại 5 triệu đồng nên chưa dám đòi người anh làm giấy.
Gia đình người anh lại cho rằng chỉ cho người em mượn đất để ở nhờ và phủ nhận đã nhận 5 triệu đồng của gia đình người em. Tới năm 2006, người anh làm “sổ đỏ”cho con gái mình là Đặng Thị Thu Hiền đứng tên, nói đã tặng đất cho con gái nên yêu cầu người em trả đất.
Hai bên không thống nhất được, cô cháu gái đã kiện chú mình.
Bị thua kiện, người em bị tuyên buộc phải trả lại miếng đất cho cô cháu gái, đồng thời sẽ được cô cháu gái “bồi hoàn” giá trị nhà cửa mà người chú đã xây dựng trên đất là 98,2 triệu đồng; kèm 5 triệu đồng cô cháu gái “tự nguyện” hỗ trợ gia đình chú để làm chi phí di dời.
Cô cháu gái cũng cho phép gia đình chú ruột của mình được ở lại ngôi nhà trên miếng đất 3 tháng trước khi tìm được chỗ ở mới.
Tuy nhiên, cho rằng mình bị xử ép, chỉ vì tình anh em tin tưởng nhau mà giờ bị xử thua nên gia đình người em Đặng Xuân Đệ không đồng ý với bản án.
18/11/2014 14:48
XUÂN AN - BÁ SƠN
Sập bờ kè tiền tỷ, nước biển nuốt dần một xóm ở Phú Yên
PHÚ YÊN (NV) - Sóng biển vẫn liên tục đánh mạnh vào bờ dọc khu dân cư xóm Rớ, phường Phú Ðông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, nhiều đoạn đường ven biển bị cát lấp dày, nguy cơ kè 12 tỷ đồng tiếp tục sạt lở, đe dọa trực tiếp đến mạng sống người dân.
Một nhà dân bị sóng biển đánh sập hoàn toàn. (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo tờ Tuổi Trẻ, từ tối 17 đến sáng ngày 18 tháng 11, sóng lớn tiếp tục xâm thực vào đất liền khoảng 5m đất và đánh sập hơn 30m kè chắn sóng bằng đá hộc, nhà vệ sinh và bọng giếng xi măng của cơ sở chế biến cá Ðại Nam.
Ông Phạm Văn Quề, người dân ở đây cho biết, với cường độ gió và sóng biển mạnh như hiện nay, rất có thể triều cường sẽ còn tiếp tục xảy ra cuốn trôi nhiều đoạn kè chắn sóng khác, uy hiếp các hộ dân sống ven biển. Buộc những hộ dân sống dọc bờ biển cũng tự làm đê bao chắn sóng bằng bao cát, chằng chống nhà cửa đề phòng sóng giữ uy hiếp.
Cách đây hơn một tháng, từ tối 12 đến rạng sáng ngày 13 tháng 10, triều cường cũng đã xuất hiện tại xóm Rớ với những cột sóng cao từ 3-4m, đánh sập nhà ông Trương Tấn Hùng, làm sập tường hàng chục nhà dân ven bờ biển và một cơ sở sản xuất tôm giống.
Gần 200m đường Ðinh Tiên Hoàng bị cát biển bồi lấp dày hơn 50cm, gây khó khăn cho các phương tiện vận tải đến cảng cá Ðông Tác, nơi có khoảng 300 tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân đang neo đậu tại đây.
Từ năm 2003 đến nay năm nào xóm Rớ cũng bị triều cường và nước biển xâm thực vào đất liền khoảng 300m, uy hiếp cuộc sống của hàng trăm hộ dân.
Ðiều đáng nói là vào tháng 8, 2013, tỉnh Phú Yên đã đầu tư 12 tỷ đồng để xây dựng kè chắn sóng dài 690m nhằm bảo vệ 180 hộ dân đang sinh sống dọc bờ biển. Tuy nhiên, từ mùa mưa năm 2013 đến nay, đoạn kè trên liên tục bị sóng biển, triều cường đánh sập.
Cụ thể, thời điểm tháng 11, 2013 và tháng 1, 2014, triều cường cũng đánh sập nhiều đoạn kè chắn sóng dài 170m vừa xây xong ở xóm Rớ trong tổng số 690m kè. Nước băng qua đường, tràn vào nhà dân, khiến vài chục hộ phải di dời đi nơi khác tránh trú. Tỉnh Phú Yên phải huy động hàng trăm người dân, quân đội... đến xóm Rớ để cùng người dân làm bao cát, đắp thành bờ bao dọc biển để bảo vệ khu dân cư.
Hiện nay, các bờ biển miền Trung Việt Nam như Sơn Trà, thành phố Ðà Nẵng; Hội An, Quảng Nam, xóm Rớ, Phú Yên... đang bị biển xâm thực nghiêm trọng, mặc dù nhà cầm quyền CSVN có đổ tiền tỷ vào xây bờ kè chắn sóng, nhằm hạn chế thiên tai. Tuy nhiên, phần lớn các công trình này đều bị nhà thầu xây dựng bắt tay với chính quyền địa phương “rút ruột” công trình nên chất lượng không đảm bảo, có cũng như không. (Tr.N)
11-18-2014 2:21:37 PM
Một nhà dân bị sóng biển đánh sập hoàn toàn. (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo tờ Tuổi Trẻ, từ tối 17 đến sáng ngày 18 tháng 11, sóng lớn tiếp tục xâm thực vào đất liền khoảng 5m đất và đánh sập hơn 30m kè chắn sóng bằng đá hộc, nhà vệ sinh và bọng giếng xi măng của cơ sở chế biến cá Ðại Nam.
Ông Phạm Văn Quề, người dân ở đây cho biết, với cường độ gió và sóng biển mạnh như hiện nay, rất có thể triều cường sẽ còn tiếp tục xảy ra cuốn trôi nhiều đoạn kè chắn sóng khác, uy hiếp các hộ dân sống ven biển. Buộc những hộ dân sống dọc bờ biển cũng tự làm đê bao chắn sóng bằng bao cát, chằng chống nhà cửa đề phòng sóng giữ uy hiếp.
Cách đây hơn một tháng, từ tối 12 đến rạng sáng ngày 13 tháng 10, triều cường cũng đã xuất hiện tại xóm Rớ với những cột sóng cao từ 3-4m, đánh sập nhà ông Trương Tấn Hùng, làm sập tường hàng chục nhà dân ven bờ biển và một cơ sở sản xuất tôm giống.
Gần 200m đường Ðinh Tiên Hoàng bị cát biển bồi lấp dày hơn 50cm, gây khó khăn cho các phương tiện vận tải đến cảng cá Ðông Tác, nơi có khoảng 300 tàu câu cá ngừ đại dương của ngư dân đang neo đậu tại đây.
Từ năm 2003 đến nay năm nào xóm Rớ cũng bị triều cường và nước biển xâm thực vào đất liền khoảng 300m, uy hiếp cuộc sống của hàng trăm hộ dân.
Ðiều đáng nói là vào tháng 8, 2013, tỉnh Phú Yên đã đầu tư 12 tỷ đồng để xây dựng kè chắn sóng dài 690m nhằm bảo vệ 180 hộ dân đang sinh sống dọc bờ biển. Tuy nhiên, từ mùa mưa năm 2013 đến nay, đoạn kè trên liên tục bị sóng biển, triều cường đánh sập.
Cụ thể, thời điểm tháng 11, 2013 và tháng 1, 2014, triều cường cũng đánh sập nhiều đoạn kè chắn sóng dài 170m vừa xây xong ở xóm Rớ trong tổng số 690m kè. Nước băng qua đường, tràn vào nhà dân, khiến vài chục hộ phải di dời đi nơi khác tránh trú. Tỉnh Phú Yên phải huy động hàng trăm người dân, quân đội... đến xóm Rớ để cùng người dân làm bao cát, đắp thành bờ bao dọc biển để bảo vệ khu dân cư.
Hiện nay, các bờ biển miền Trung Việt Nam như Sơn Trà, thành phố Ðà Nẵng; Hội An, Quảng Nam, xóm Rớ, Phú Yên... đang bị biển xâm thực nghiêm trọng, mặc dù nhà cầm quyền CSVN có đổ tiền tỷ vào xây bờ kè chắn sóng, nhằm hạn chế thiên tai. Tuy nhiên, phần lớn các công trình này đều bị nhà thầu xây dựng bắt tay với chính quyền địa phương “rút ruột” công trình nên chất lượng không đảm bảo, có cũng như không. (Tr.N)
11-18-2014 2:21:37 PM
Nhân viên không lưu Việt Nam kém vì ‘toàn con cháu’
HÀ NỘI (NV) - Ðó là nhận định của ông Ðinh Việt Thắng, tổng giám đốc tổng công ty Quản Lý Bay Việt Nam (VATM). Nhân vật này tiết lộ nhiều chi tiết đáng ngại về an toàn hàng không ở Việt Nam.
Theo ông Thắng, hiện nay, hệ thống cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay của VATM vẫn như giai đoạn cuối thập niên 1990, chưa tiếp cận được trình độ tiên tiến trên thế giới.
Kiểm soát viên không lưu của Việt Nam. (Hình: Thanh Niên)
Tổng giám đốc VATM thú nhận, nguồn nhân lực của cơ quan này hiện kém cả về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, lẫn tính kỷ luật và mức độ chuyên nghiệp. Ðã có không ít kiểm soát viên không lưu cãi nhau, đánh nhau khi đang điều hành bay hoặc... bỏ trực.
Ðáng ngại là khối Kiểm Soát Không Lưu có đến 40% nhân viên mà năng lực chỉ ở mức trung bình và yếu. Cả năng lực lẫn kinh nghiệm đều hạn chế, chưa theo kịp mức độ tăng trưởng hoạt động bay và tốc độ thay đổi của công nghệ, kỹ thuật.
Một điểm đáng ngại nữa được chính tổng giám đốc VATM cảnh báo là ý thức về trách nhiệm nghề nghiệp của nhiều kiểm soát viên không lưu còn hạn chế, chưa thấy hết được tầm quan trọng vốn là sự sống còn của VATM trong việc bảo đảm an toàn nên khi làm việc hết sức chủ quan.
Ông Thắng than rằng, VATM thiếu đội ngũ có trình độ cao ở các lĩnh vực trọng yếu như tổ chức vùng trời, phân tích đánh giá và lập kế hoạch phát triển hệ thống.
Ông Thắng thừa nhận, thực trạng vừa kể một phần là do trước đây, trong một thời gian dài, việc đầu tư cho đào tạo, huấn luyện nhân lực chưa hợp lý. Lẽ ra phải từ 10% đến 15% chi phí đầu tư chung nhưng tại Việt Nam lại chưa tới 1%. Phần khác là do các tổng công ty quản lý cảng, quản lý bay nhận toàn... con cháu!
Tuy chưa xảy ra tai nạn nghiêm trọng nhưng càng ngày, lĩnh vực hàng không Việt Nam càng nhiều scandal, khiến người ta lo ngại về thảm họa hàng không.
Theo một thống kê của Cục Hàng Không Việt Nam, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2014, lĩnh vực hàng không tại Việt Nam đã xảy ra 173 sự kiện bất thường đe dọa an toàn hàng không, tăng 32 vụ so với cùng kỳ năm 2013.
Ngoài những sự kiện bất thường do các phi công gây ra (đáp lộn phi đạo, không tuân lệnh kiểm soát không lưu nên phi cơ suýt đâm vào nhau,...), lực lượng kiểm soát không lưu của Việt Nam cũng phạm vô số sai lầm, đe dọa an toàn hàng không.
Chỉ trong vòng một tháng, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7, hệ thống kiểm soát không lưu của Việt Nam phạm ba lỗi không thể tưởng tượng.
Hôm 23 tháng 7, một phi cơ của hãng Jetstar Pacific phải lượn hai vòng trên phi trường Vinh vì phi công bị mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu. Sau đó, Cục Hàng Không Việt Nam cho biết, sở dĩ liên lạc giữa phi công với đài kiểm soát không lưu của phi trường Vinh bị gián đoạn là do kiểm soát viên không lưu bấm... nhầm nút tắt liên lạc với phi cơ.
Trước đó, vào ngày 27 tháng 6, trong khi một phi cơ của Vietnam Airlines vừa đáp xuống phi trường Ðà Nẵng và đang chạy từ phi đạo vào bãi đậu thì một kiểm soát viên không lưu ra lệnh cho một phi cơ khác của Jetstar Pacific cất cánh ngay trên phi đạo đó.
Trong vòng 4 giây, các phi công của cả hai phi cơ phát giác kiểm soát viên không lưu nhầm lẫn và báo lại cho đài kiểm soát không lưu Ðà Nẵng, yêu cầu hủy lệnh cất cánh. Nhờ vậy tai nạn thảm khốc do hai phi cơ đâm vào nhau ngay trên phi đạo đã không xảy ra. (G.Ð)
11-18- 2014 2:14:34 PM
Theo ông Thắng, hiện nay, hệ thống cung cấp các dịch vụ bảo đảm hoạt động bay của VATM vẫn như giai đoạn cuối thập niên 1990, chưa tiếp cận được trình độ tiên tiến trên thế giới.
Kiểm soát viên không lưu của Việt Nam. (Hình: Thanh Niên)
Tổng giám đốc VATM thú nhận, nguồn nhân lực của cơ quan này hiện kém cả về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, lẫn tính kỷ luật và mức độ chuyên nghiệp. Ðã có không ít kiểm soát viên không lưu cãi nhau, đánh nhau khi đang điều hành bay hoặc... bỏ trực.
Ðáng ngại là khối Kiểm Soát Không Lưu có đến 40% nhân viên mà năng lực chỉ ở mức trung bình và yếu. Cả năng lực lẫn kinh nghiệm đều hạn chế, chưa theo kịp mức độ tăng trưởng hoạt động bay và tốc độ thay đổi của công nghệ, kỹ thuật.
Một điểm đáng ngại nữa được chính tổng giám đốc VATM cảnh báo là ý thức về trách nhiệm nghề nghiệp của nhiều kiểm soát viên không lưu còn hạn chế, chưa thấy hết được tầm quan trọng vốn là sự sống còn của VATM trong việc bảo đảm an toàn nên khi làm việc hết sức chủ quan.
Ông Thắng than rằng, VATM thiếu đội ngũ có trình độ cao ở các lĩnh vực trọng yếu như tổ chức vùng trời, phân tích đánh giá và lập kế hoạch phát triển hệ thống.
Ông Thắng thừa nhận, thực trạng vừa kể một phần là do trước đây, trong một thời gian dài, việc đầu tư cho đào tạo, huấn luyện nhân lực chưa hợp lý. Lẽ ra phải từ 10% đến 15% chi phí đầu tư chung nhưng tại Việt Nam lại chưa tới 1%. Phần khác là do các tổng công ty quản lý cảng, quản lý bay nhận toàn... con cháu!
Tuy chưa xảy ra tai nạn nghiêm trọng nhưng càng ngày, lĩnh vực hàng không Việt Nam càng nhiều scandal, khiến người ta lo ngại về thảm họa hàng không.
Theo một thống kê của Cục Hàng Không Việt Nam, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2014, lĩnh vực hàng không tại Việt Nam đã xảy ra 173 sự kiện bất thường đe dọa an toàn hàng không, tăng 32 vụ so với cùng kỳ năm 2013.
Ngoài những sự kiện bất thường do các phi công gây ra (đáp lộn phi đạo, không tuân lệnh kiểm soát không lưu nên phi cơ suýt đâm vào nhau,...), lực lượng kiểm soát không lưu của Việt Nam cũng phạm vô số sai lầm, đe dọa an toàn hàng không.
Chỉ trong vòng một tháng, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 7, hệ thống kiểm soát không lưu của Việt Nam phạm ba lỗi không thể tưởng tượng.
Hôm 23 tháng 7, một phi cơ của hãng Jetstar Pacific phải lượn hai vòng trên phi trường Vinh vì phi công bị mất liên lạc với đài kiểm soát không lưu. Sau đó, Cục Hàng Không Việt Nam cho biết, sở dĩ liên lạc giữa phi công với đài kiểm soát không lưu của phi trường Vinh bị gián đoạn là do kiểm soát viên không lưu bấm... nhầm nút tắt liên lạc với phi cơ.
Trước đó, vào ngày 27 tháng 6, trong khi một phi cơ của Vietnam Airlines vừa đáp xuống phi trường Ðà Nẵng và đang chạy từ phi đạo vào bãi đậu thì một kiểm soát viên không lưu ra lệnh cho một phi cơ khác của Jetstar Pacific cất cánh ngay trên phi đạo đó.
Trong vòng 4 giây, các phi công của cả hai phi cơ phát giác kiểm soát viên không lưu nhầm lẫn và báo lại cho đài kiểm soát không lưu Ðà Nẵng, yêu cầu hủy lệnh cất cánh. Nhờ vậy tai nạn thảm khốc do hai phi cơ đâm vào nhau ngay trên phi đạo đã không xảy ra. (G.Ð)
11-18- 2014 2:14:34 PM
Ðằng sau cuộc bỏ phiếu tín nhiệm
Quốc Hội Việt Nam bỏ phiếu tín nhiệm đối với 50 chức danh do Quốc Hội bầu và phê chuẩn trong phiên họp sáng ngày 15 Tháng Mười Một, 2014.
Vào Tháng Năm, 2013, lần đầu tiên trong lịch sử, Quốc Hội Việt Nam triển khai thực hiện nghị quyết số 35 của Quốc Hội về việc lấy phiếu, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc Hội, Hội Ðồng Nhân Dân bầu hoặc phê chuẩn.
Việc bỏ phiếu tín nhiệm của Quốc Hội Việt Nam chỉ mang tính trình diễn, không đúng với ý nghĩa của nó. Ở một Quốc Hội dân chủ do dân bầu ra, ít ai bỏ phiếu tín nhiệm chung chung cho các chức danh, mà thông thường đối với một nhân vật lãnh đạo cụ thể hay cả nội các khi xảy ra scandal nào đó. Số phiếu tín nhiệm sẽ quyết định người bị bỏ phiếu hay cả chính phủ có tiếp tục ngồi lại hay không.
Quốc Hội Việt Nam đề ra ba tiêu chuẩn, tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp, có nghĩa là những người bị (được) bỏ phiếu ai cũng có tín nhiệm cả, chỉ cao hay thấp mà thôi! Và bỏ phiếu xong thì huề cả làng, chẳng một ai bị sứt mẻ gì.
Trong đợt 2013, ông Nguyễn Tấn Dũng có số tín nhiệm thấp khá cao, 160, chiếm 32.13%, còn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, mặc dù đã tổ chức đi “mua” phiếu tại các tỉnh, nhưng có kết quả thảm hại nhất, tới 209 phiếu tín nhiệm thấp, chiếm 41.97%.
Thực ra, trong hệ thống chính trị độc đảng hiện thời, Quốc Hội Việt Nam không có quyền lực gì. Hiến Pháp của CHXHCN Việt Nam đã xác định trong điều 4 rằng Ðảng Cộng Sản Việt Nam (ÐCSVN) lãnh đạo toàn diện nhà nước và xã hội. Quốc Hội là cơ quan quyền lực cao nhất trong một nhà nước chỉ về danh nghĩa, trong thực tế chịu sự lãnh đạo của ÐCSVN.
Hơn 90% đại biểu Quốc Hội là đảng viên ÐCSVN, thuộc diện “đảng cử dân bầu.” Bộ Chính Trị ÐCSVN là cơ quan tối thượng đưa ra mọi chủ trương, chính sách, kể cả vấn đề nhân sự cao nhất của bộ máy nhà nước. Quốc Hội trở thành công cụ chỉ để hành chính hóa, hợp thức hóa các quyết định của đảng.
Quốc Hội thực chất chỉ là một công cụ trang điểm cho bộ máy công quyền của ÐCSVN, đúng như câu tục ngữ của người Mỹ “Trát son vào con heo thì nó vẫn chỉ là con heo” mà thôi.
Tuy nhiên, người đứng đầu Quốc Hội là ủy viên Bộ Chính Trị Trung Ương ÐCSVN và một số thủ tục vẫn phải đưa qua nó bàn bạc, dù chỉ là hình thức, ví dụ như duyệt các dự án đầu tư lớn, phê chuẩn các chức danh trong nội các của chính phủ, hay thông qua ngân sách, v.v... nên Quốc Hội vẫn được sử dụng như một diễn đàn trong cuộc tranh giành ảnh hưởng quyền lực và lợi ích trong bộ tứ, tổng bí thư-chủ tịch nước-chủ tịch Quốc Hội-thủ tướng.
Quốc Hội mới vừa bỏ phiếu tín nhiệm hồi Tháng Năm năm 2013 nay lại làm tiếp nhằm mục đích gì?
Người ta không thể bỏ qua sự kiện gần đây, khi Chủ Tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng đã thẳng thắn phê phán, nếu không nói là phủ nhận, báo cáo về kinh tế của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng.
Trong phiên họp thường kỳ, chính phủ đã đánh giá tình hình kinh tế xã hội với nhiều gam màu hồng. Rằng, khả năng tăng trưởng kinh tế cả năm có thể đạt 5.9% và năm 2015 dự tính đạt 6.1%; thu ngân sách vượt 9%, xuất siêu hơn 5 tỷ USD, ngoại tệ dự trữ tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm, v.v...
Thế nhưng, hai tờ Thanh Niên, Tuổi Trẻ đã đưa tin dường như trái ngược, qua lời của ông Nguyễn Sinh Hùng. Ông Hùng có những phát biểu mạnh gây hoang mang dư luận, như:
“Phải cân bằng thu-chi. Thu lấy mà chi, chứ bây giờ cứ phát hành trái phiếu lu bù, vay lu bù để chi thì chết thôi.”
“Thu được đồng nào các đồng chí đem xài hết, chi đầu tư các đồng chí hãm lại, rồi cứ vay nợ ào ào. Như vậy thì làm sao phát triển được đất nước, rồi trả nợ không được thì sụp đổ.”
Nói về sự yếu kém trong việc điều hành về tài chính, tiền tệ gây ra nợ công cao, ông Hùng nói: “Tôi thấy xấu lắm rồi. Trước đây chúng ta vay hạn 10, 15, 20 năm. Bây giờ các đồng chí phát hành trái phiếu chỉ có 2, 3 năm và thậm chí chỉ 1 năm. Vậy cái việc trả nợ đè lên đầu lên cổ làm sao mà sống được...”
Ông Nguyễn Sinh Hùng nói không sai. Bức tranh nền kinh tế Việt Nam bế tắc và ảm đạm chứ không như báo cáo của chính phủ. Nhưng thái độ của ông Nguyễn Sinh Hùng được xem là sự phản ứng trước việc công an bắt giam Tổng Giám đốc Tập đoàn Bảo Việt Trần Trọng Phúc, một thân hữu của ông, và tiếp theo là Hà Văn Thắm, chủ tịch Ocean Bank, người được cho là cùng với Nguyễn Hồng Phương, em gái của Nguyễn Sinh Hùng, thôn tính ngân hàng Bảo Việt, với sự trợ giúp của Nguyễn Sinh Hùng.
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc Hội lần này không có nội dung nào khác ngoài sát hạch dư luận, nhằm hạ uy tín của Nguyễn Tấn Dũng và nội các, xử lý những xung đột lợi ích, đồng thời chuẩn bị cho ý đồ nhân sự trong đại hội đảng 12 của Nguyễn Sinh Hùng. Nếu kết quả tương tự như trong 2013, Nguyễn Sinh Hùng sẽ có con bài quan trọng để mặc cả, thỏa hiệp trong cuộc tranh giành ảnh hưởng với Nguyễn Tấn Dũng.
Tuy nhiên, điều mà Nguyễn Sinh Hùng mong muốn đã không thực hiện được. Với Nguyễn Tấn Dũng, số phiếu tín nhiệm cao lần này tăng lên 110 phiếu, tức 320 phiếu, chiếm 64.39% số đại biểu Quốc Hội. Số phiếu tín nhiệm thấp cũng giảm 92 phiếu, còn 68 phiếu, chiếm 13.68% số đại biểu Quốc Hội.
Các nhân vật khác trong chính phủ của Nguyễn Tấn Dũng nói chung đều tăng mức tín nhiệm cao, đặc biệt Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, một nhân vật đang cùng với Nguyễn Tấn Dũng khuynh đảo khu vực tài chính-ngân hàng, đạt 323 phiếu tín nhiệm cao.
Ông Ðinh La Thăng, bộ trưởng Giao Thông Vận Tải, phiếu tín nhiệm cao từ 186 tăng lên gần gấp đôi, đạt 362 phiếu, chiếm 72.84% số đại biểu Quốc Hội, cho dù các dự án mà Bộ Giao Thông Vận Tải đảm trách đều bê bối, nhất là đường cao tốc.
Trừ bà Nguyễn Kim Tiến, bộ trưởng Bộ Y Tế, số phiếu tín nhiệm cao từ 108 của 2013 giảm xuống còn 97 phiếu, chiếm 19.52% số đại biểu Quốc Hội, số phiếu tín nhiệm thấp từ 146 cũng tăng lên 192 phiếu chiếm 38.63% số đại biểu Quốc hội.
Thắng lợi của kỳ bỏ phiếu tín nhiệm này của Nguyễn Tấn Dũng là tiếp tục thắng lợi của Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa 11 vào Tháng Năm, 2013. Trong kỳ bỏ phiếu tại Trung Ương Ðảng, Nguyễn Tấn Dũng đã đè bẹp cuộc phản công của Nguyễn Phú Trọng-Trương Tấn Sang bằng cách lôi kéo được sử ủng hộ về phía mình đa số trong 175 ủy viên trung ương, cứu một bàn thua tưởng như nắm chắc, lật ngược thế cờ và củng cố vị thế.
Nguyễn Tấn Dũng từ lâu đã trở thành chủ chăn của các con tin/ủy viên trung ương trong một hệ thống mafia nhà nước. Dũng phân phối các lợi ích vật chất cho họ thông qua chức vụ, quyền lực được ân huệ ban phát. Sự tồn tại của Nguyễn Tấn Dũng là mối quan hệ sống còn của rất nhiều quan chức trong bộ máy. Có thể vận dụng câu “còn đảng còn mình” thành “còn Dũng còn mình.”
Trong cuộc chơi này, ông Nguyễn Sinh Hùng khó có thể chiếm lợi thế vì không những chỉ là chủ chăn, Nguyễn Tấn Dũng còn kiểm soát cả sân sau là an ninh, tình báo công an và quân đội.
Tới đại hội 12 trong năm 2016, Nguyễn Tấn Dũng đã đạt ngưỡng 65 tuổi để về hưu, nhưng nếu đặc cách trong đảng, ông ta có thể tại nhiệm với chức vụ tổng bí thư. Ðây là một trong những dự đoán có nhiều khả năng xảy ra.
Cấu trúc quyền lực hiện nay không tập trung vào một cá nhân mà dường như được phân chia trong đó lợi ích của phe này tương đối ngang bằng với phe khác. Tuy vậy, Nguyễn Tấn Dũng, mặc dù có nhiều lợi thế, vẫn chưa thể kiêm nhiệm chủ tịch nước như lời đồn, nhưng người được đặt vào ghế thủ tướng sẽ nằm trong phe cánh của ông ta.
Nguyễn Sinh Hùng, một con người cơ hội, ích kỷ, khôn lỏi và tráo trở, sẽ lãnh phần thất bại, nếu vẫn giữ ý đồ đối đầu với phe cánh Nguyễn Tấn Dũng và mơ ngồi vào ghế thủ tướng trong đại hội đảng lần thứ 12.
Như vậy, đất nước Việt Nam sẽ tiếp tục chìm đắm, không lối thoát, trong sự cai quản của tập đoàn mafia nhà nước Nguyễn Tấn Dũng.
Rồi những Vinashine, Vinalines với thất thoát và nợ hàng tỷ USD, những kiểu dự án như an toàn giao thông giữa đường bộ và đường sắt được duyệt kinh phí 521.5 tỷ đồng, thực chất chỉ cần 57 tỷ, hay dự án Làng Văn Hóa Dân Tộc Việt Nam với 3,200 tỷ đồng nay bỏ hoang phế, sẽ còn tiếp diễn.
Và trái phiếu quốc tế sẽ được phát hành hàng loạt để đảo nợ. Nợ chồng lên nợ. Còn Viet Capital, công ty của Nguyễn Thanh Phượng, con gái của Nguyễn Tấn Dũng, không chỉ chiếm 10% cổ phần của Vietcombank, một ngân hàng lớn có và uy tín, mà sẽ tiến tới thâu tóm luôn.
11-17-2014 1:00:35 PM
Lê Diễn Ðức
Theo Người Việt