(NLĐO) – Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, lực lượng quân đội Anh, Pháp, Đức đều bị cắt giảm quân số đáng kể. Ngược lại, ở khu vực châu Á, các nước như Myanmar, Iran ... đều có lực lượng quân đội lớn hơn Đức ít nhất 5 lần.
Không thể nhìn vào quân số để đánh giá sức mạnh quân đội của một nước. Chẳng hạn quân đội CHDCND Triều Tiên ước tính có khoảng 950.000 người, so với quân đội Anh chỉ có 102.000 người nhưng được trang bị vũ khí hiện đại và và khả năng tác chiến hoàn hảo nên về độ tinh nhuệ không thể so sánh.
Ngoài quân số, khí tài quân sự, để đánh giá sức mạnh quân đội một nước còn phải dựa vào vấn đề địa lý, chính trị, ngoại giao và tài chính.
Dưới đây là danh sách 5 quốc gia có lực lượng quân đội hùng mạnh nhất thế giới cho đến thời điểm hiện tại.
Mỹ
Quân đội Mỹ có tổng cộng 535.000 binh sĩ, được chia thành 10 sư đoàn bên cạnh một số lữ đoàn chiến đấu riêng biệt. Đội quân này được trang bị vũ khí hiện đại cùng khả năng hỗ trợ hậu cần mạnh mẽ.
Mỗi sư đoàn bao gồm 3 lữ đoàn tăng thiết giáp, bộ binh cơ giới, bộ binh nhẹ, Stryker và lữ đoàn tác chiến trên không, đằng sau là sự hỗ trợ của một số lữ đoàn pháo binh và không quân riêng biệt. Quân số của mỗi sư đoàn ở vào khoảng 14.000 – 18.000 binh sĩ.
Về trang bị vũ khí, quân đội Mỹ vẫn phụ thuộc vào hệ thống “Big 5”, trong đó có xe tăng chiến đấu chính M1 Abrams, xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley, trực thăng tấn công AH-64 Apache, hệ thống phóng rốc-két đa nòng M270 và hệ thống tên lửa Patriot.
Một thành phần không thể không nhắc đến của quân đội Mỹ, đó là lực lượng chiến đấu đặc biệt và biệt kích, khoảng 28.500 người.
Quân đội Mỹ là đội quân hùng mạnh nhất thế giới. Ảnh: Defense
Trung Quốc
Lực lượng bộ binh thuộc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAGF) được xem là đội quân lớn nhất khu vực châu Á. Với quân số lên tới 1,6 triệu người, PLAGF chủ yếu bảo vệ đường biên giới Trung Quốc và không ngừng gia tăng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.
Trong hai thập kỷ qua, quân đội Trung Quốc cắt giảm quân số, tăng chi tiêu quốc phòng và nâng cấp công nghệ vũ khí. Bên cạnh một số loại vũ khí tối tân như thế hệ xe tăng Type 99, trực thăng chiến đấu WZ-10, PLAGF vẫn còn sở hữu những vũ khí lạc hậu như xe tăng Type 59.
PLAGF có 3 sư đoàn không quân, 2 sư đoàn và 3 lữ đoàn đổ bộ, phụ trách bảo vệ khu vực biên giới với Ấn Độ ở dãy Himalaya, trên biển Đông và Hoa Đông hoặc Đài Loan. Ngoài ra, quân khu Thẩm Dương có thể nhanh chóng triển khai tới biên giới Triều Tiên, thậm chí là can thiệp nội bộ vào bán đảo.
Quân đội Trung Quốc có quân số đông và khả năng triển khai rộng. Ảnh: China Daily
Ấn Độ
Xếp sau Trung Quốc tại châu Á, Ấn Độ hiện có khoảng 1,12 triệu quân. Do bị kẹp giữa Trung Quốc và Pakistan, 4 quân đoàn của Ấn Độ phải chia ra 2 mặt để “nghênh địch”, trong đó 3 quân đoàn bên phía Pakistan và 1 quân đoàn phía biên giới Trung Quốc.
Ấn Độ còn có 2 lữ đoàn đổ bộ, 3 tiểu đoàn không quân và 8 tiểu đoàn hoạt động đặc biệt. Để đối phó kẻ thù truyền kiếp Pakistan, Ấn Độ mua xe tăng T-90 do Nga sản xuất và trực thăng chiến đấu AH-64 Apache của Mỹ, kết hợp với xe tăng Arjun trong nước chế tạo.
Ấn Độ rất tịch cực trang bị khí tài quân sự hiện đại cho quân đội của nước này. Ảnh: Wikipedia
Nga
Bộ binh Nga ra đời từ di sản quân đội Liên Xô (cũ). Sau khi tan rã vào năm 1991, nhiều đơn vị quân đội Liên Xô được chuyển giao cho quân đội Nga nên phần lớn bộ binh Nga vẫn được trang bị vũ khí từ thời Liên Xô sản xuất.
Bộ binh Nga có quân số 285.000 người, gần bằng một nửa quân đội Mỹ. Tuy trang bị tốt nhưng lực lượng mặt đất của Nga bị trải mỏng do mỗi người lính phải hoạt động trên phạm vi hơn 59 km vuông. Dù vậy, khả năng chiến đấu của bộ binh Nga thuộc hàng đáng nể, có nhiều kinh nghiệm tác chiến.
Các xe tăng T-72/80/90, xe chiến đấu bộ binh BMP và xe bọc thép BTR của bộ binh Nga sẽ sớm được thay mới hoặc cải tiến trong một vài năm tới để tăng cường sức mạnh cho quân đội.
Nhiều vũ khí của quân đội Nga kế thừa từ thời Liên Xô (cũ). Ảnh: Army Recognition
Anh
Quân số ít ỏi, chỉ có 102.000 quân nhưng bộ binh Anh là lực lượng tác chiến hiệu quả bậc nhất ở khu vực châu Âu. Dự kiến vào năm 2020, Anh sẽ cắt giảm số binh sĩ xuống còn 82.000 quân và gia tăng số lượng quân dự bị.
Lúc đó, quân đội Anh sẽ có 7 lữ đoàn: 1 lữ đoàn trên không, 3 lữ đoàn bộ binh – tăng thiết giáp và 3 lữ đoàn bộ binh cơ giới.
Giống như quân đội Mỹ, quân đội Anh nâng cấp trang thiết bị kế thừa từ thời Chiến tranh lạnh như xe tăng chiến đấu chủ lực Challenger II, xe chiến đấu bộ binh Warrior…
Hiện quân đội Anh sở hữu những đơn vị được huấn luyện và trang bị tốt. Có thể kể đến 3 tiểu đoàn lính dù, 8.000 lính thủy quân lục chiến Hoàng gia cùng 3 lữ đoàn biệt kích.
Quân đội Anh: "Quý hồ tinh bất quý hồ đa". Ảnh: The Guardian
Thứ Tư, 10:14 12/11/2014
P.Nghĩa (Theo National Interest)
Tuesday, November 11, 2014
Mỹ - Trung thỏa thuận tránh đối đầu quân sự
(NLĐO) – Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến công bố 2 thỏa thuận nhằm ngăn chặn đối đầu quân sự trong ngày 12-11, theo báo The Wall Street Journal.
Một trong các thỏa thuận quân sự sẽ cung cấp một cơ chế thông báo cho nhau về các hoạt động lớn bao gồm tập trận quân sự quy mô các loại. Cơ chế thứ hai đề cập tới một số quy tắc ứng xử mà quân đội Trung Quốc và Mỹ phải tuân theo trong trường hợp đụng độ trên biển và trên không.
Các quan chức Nhà Trắng từ chối cung cấp chi tiết về thỏa thuận dự kiến được ký kết vào ngày 12-11 khi ông Obama và ông Tập hội đàm nhân chuyến thăm Bắc Kinh của ông chủ Nhà Trắng.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trực tiếp tiết lộ chi tiết về thỏa thuận tránh đối đầu quân sự nhưng nói rằng chúng sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy lòng tin chiến lược Mỹ - Trung và xây dựng mối quan hệ quân sự mới.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau bên lề hội nghị APEC-ngày 11-11. Ảnh: REUTERS
Cũng trước cuộc gặp trên, Phó cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng Ben Rhodes hôm 11-11 nhấn mạnh trong trường hợp Bắc Kinh vượt ra ngoài giới hạn của các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh mạng và các vấn đề khác, Washington sẽ phản ứng rất rõ ràng với Trung Quốc.
Các bất đồng về vấn đề hoạt động gián điệp mạng lẫn nhau, tranh chấp lãnh hải và một loạt các vấn đề khác dự kiến sẽ được thảo luận trong cuộc hội đàm ngày 12-11 giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ - Trung. Bên cạnh đó, Tổng thống Obama được kỳ vọng sẽ đạt một thỏa thuận về biến đổi khí hậu với Trung Quốc.
Thứ Tư, 09:08 12/11/2014
H.Bình (Theo The Wall Street Journal, Reuters)
Một trong các thỏa thuận quân sự sẽ cung cấp một cơ chế thông báo cho nhau về các hoạt động lớn bao gồm tập trận quân sự quy mô các loại. Cơ chế thứ hai đề cập tới một số quy tắc ứng xử mà quân đội Trung Quốc và Mỹ phải tuân theo trong trường hợp đụng độ trên biển và trên không.
Các quan chức Nhà Trắng từ chối cung cấp chi tiết về thỏa thuận dự kiến được ký kết vào ngày 12-11 khi ông Obama và ông Tập hội đàm nhân chuyến thăm Bắc Kinh của ông chủ Nhà Trắng.
Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trực tiếp tiết lộ chi tiết về thỏa thuận tránh đối đầu quân sự nhưng nói rằng chúng sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với việc thúc đẩy lòng tin chiến lược Mỹ - Trung và xây dựng mối quan hệ quân sự mới.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gặp nhau bên lề hội nghị APEC-ngày 11-11. Ảnh: REUTERS
Cũng trước cuộc gặp trên, Phó cố vấn An ninh quốc gia Nhà Trắng Ben Rhodes hôm 11-11 nhấn mạnh trong trường hợp Bắc Kinh vượt ra ngoài giới hạn của các tiêu chuẩn quốc tế về an ninh mạng và các vấn đề khác, Washington sẽ phản ứng rất rõ ràng với Trung Quốc.
Các bất đồng về vấn đề hoạt động gián điệp mạng lẫn nhau, tranh chấp lãnh hải và một loạt các vấn đề khác dự kiến sẽ được thảo luận trong cuộc hội đàm ngày 12-11 giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ - Trung. Bên cạnh đó, Tổng thống Obama được kỳ vọng sẽ đạt một thỏa thuận về biến đổi khí hậu với Trung Quốc.
Thứ Tư, 09:08 12/11/2014
H.Bình (Theo The Wall Street Journal, Reuters)
Thanh Hoá:Khốn khổ vì con đường gần 4 năm vẫn nằm trên giấy
Con đường đau khổ đã được lên dự án nâng cấp 4 năm nhưng vẫn tan hoang. Ảnh: Xuân Hùng
Dự án nâng cấp, cải tạo tỉnh lộ 517 đoạn từ xã Đông Tân, huyện Đông Sơn đến thị tứ Nưa, xã Tân Ninh, huyện Triệu Sơn, Thanh Hoá đã được phê duyệt từ năm 2011. Theo đó, tổng số vốn chi cho công trình này là hơn 132 tỉ đồng, chưa tính phần đền bù, giải phóng mặt bằng. Tuy nhiên đến nay nó vẫn là “con đường đau khổ”. Cả đoạn tuyến gần 10km bị cày nát, tan hoang.
Gãy tay, vẹo hông vì đường
Đoạn đường này xuống cấp đã lâu, khi biết tin được nâng cấp, cải tạo, nhân dân hai bên đường rất phấn khởi. Tuy nhiên, đã gần 4 năm trôi qua, con đường vẫn còn dang dở, nhiều đoạn tuyến mới ở đâu đó… trên giấy. Suốt dọc tuyến đường chạy qua huyện Đông Sơn, không ai có thể hình dung đây là con đường huyết mạch nối các huyện Đông Sơn, Triệu Sơn… Ngay đầu tuyến, đoạn qua thôn Lê, thôn Lợi của xã Đông Tân, mặt đường bị phá nát. Không thể gọi những nơi mặt đường bị phá nát là “ổ gà” hay “ổ voi” được nữa vì nó quá to và quá khủng khiếp. Chỉ xe tải cao gầm mới đi qua, xe con và xe máy phải dò dẫm lựa đường mà đi.
Theo bà Nguyễn Thị Thuận, thôn Lê, xã Đông Tân: “Nhiều người qua đây đã bị ngã sóng xoài, chuyện gãy tay, gãy xương sườn vì con đường này là chuyện thường xuyên”. Khi trời mưa, hệ thống thoát nước bị tê liệt, cả đoạn đường trắng băng, người đi đường không biết đi đường nào.
“Bọn tôi ở đây còn biết đường mà lần chứ những ai chưa thạo đường này thì hầu hết sa xuống hố, ngã ướt sũng, nhiều người mặt mày bê bết máu lẫn bùn vì không những nó sâu mà còn lởm chởm đá” – bà Thuận cho biết thêm. Cứ hễ trơi mưa, người dân ở đây lại cử người ra hướng dẫn cho người đi đường khỏi sa xuống hố.
Theo bà Thuận cũng như nhiều hộ dân khác ven đường khốn khổ vì con đường chậm sửa sang này. Họ đã phải tự ý mua đất, vật liệu thải xây dựng về đổ nhưng không ăn thua vì tuyến đường này ngày đêm bị các loại xe quá khổ, quá tải chở cát, đá, quặng hoành hành. Ngay thời điểm phóng viên Lao Động ghi hình cũng có hàng đoàn xe quá khổ chạy rầm rầm. Đến nay thì người dân đành bất lực nhìn con đường tan nát.
Đoạn xa hơn, tại xã Đông Yên, mặt đường nham nhở, không có bất kỳ một mét nào bằng phẳng. Người dân cũng không biết phải làm gì ngoài việc chờ đợi dự án được triển khai. “Chúng tôi phải sống khổ sở vì con đường này, nắng thì bụi, mưa thì ngập, ra đường chỉ sợ tai nạn, vậy mà trông mãi chả thấy dự án triển khai đâu” – anh Nguyễn Văn Tùng (Yên Thành, Đông Yên) chia sẻ.
Con đường đau khổ. |
Bao giờ mới trả lại tên cho đường?
Theo ông Nguyễn Văn Hải – Phó Bí thư thường trực Huyện uỷ Đông Sơn - sở sĩ con đường này hiện vẫn còn tình trạng trên là do vướng khâu đền bù, giải phóng mặt bằng. “Nhiều nơi bà con chưa hiểu hết quy định của Nhà nước về giá đền bù nên không chịu giao mặt bằng, huyện phải mất rất nhiều công sức giải thích để người dân hiểu, đồng thuận” – ông Hải chia sẻ. Theo ông Hải, huyện Đông Sơn đã cố gắng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng để sớm triển khai dự án.
Người dân cũng rất sốt ruột vì không thể chờ đợi lâu hơn. “Nếu có phải mất một đoạn nhà chúng tôi cũng chấp nhận, chỉ mong nhanh có con đường” – bà Nguyễn Thị Vinh – thôn Lễ, Đông Tân nói. Tuy nhiên, theo bà Vinh, đến nay ở đây mới chỉ cắm cọc chứ chưa thấy kiểm kê, đền bù.
Theo tìm hiểu của phóng viên Lao Động, các đoạn tuyến khác, khâu giải phóng mặt bằng cũng đang gặp không ít khó khăn. Ban giải phóng mặt bằng của huyện Đông Sơn đang khá lúng túng trong việc tính toán đền bù để người dân đồng thuận trả mặt bằng. “Chúng tôi cũng rất sốt ruột, mong có con đường tử tế nhưng việc đền bù phải thoả đáng mới được, không thể áp đặt rồi bắt chúng tôi phải nghe được” – anh Nguyễn Văn Nga (Yên Thành, Đông Yên) nói.
Cty TNHH J-Tex Vina (TP.HCM): Cho công nhân nghỉ việc nhưng không trả lương
(LĐO) LÊ TUYẾT
Công nhân tập trung về Cty theo thời gian trên giấy hẹn nhưng không được giải quyết lương
Ngày 11.11, gần 70 công nhân từng làm việc tại Cty TNHH J-Tex Vina (ĐC: 63C Lò Lu, P.Trường Thạnh, Q.9, TP.HCM) đã tập trung về Cty để nhận lương như thông báo trên giấy hẹn nhưng không được giải quyếT, Cty tiếp tục hẹn đến ngày 22.11 mới trả.
Các công nhân trình bày, họ vào làm việc tại Cty J-Tex Vina bằng hợp đồng thời vụ 3 tháng, ăn lương theo sản phẩm. Theo đúng như thời gian ghi trên hợp đồng thì ngày 25.10.2014 hợp đồng mới hết hạn. Tuy nhiên, sau đó đơn hàng kết thúc sớm, nên từ đầu tháng 10.2014, Cty đã lần lượt yêu cầu Cty lên viết đơn xin thôi việc và hẹn đúng 10 giờ sáng ngày 11.11 đến trụ sở Cty để nhận lương. Nếu sau 3 ngày, công nhân không đến thì Cty sẽ không giải quyết.
Đúng hẹn, các công nhân tập trung về Cty đông đủ, những người ở các tỉnh xa như Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu…đã lặn lội lên Cty để nhận lương nhưng họ chỉ nhận được “một cái hẹn nữa” của Cty.
Theo đó, ông Kang Dae Kwang, người Hàn Quốc, quản lý trực tiếp của Cty, thông báo rằng ngày 22.11, Cty mới trả lương cho các công nhân này và yêu cầu các công nhân ra về. Về lý do Cty chưa trả lương được cho công nhân, bà Trần Thị Thanh Tâm, trưởng phòng nhân sự Cty cho biết do “Bộ phận tính lương của Cty chưa làm xong, giờ Cty liên lạc cũng không được!”.
Công nhân tập trung về Cty theo thời gian trên giấy hẹn nhưng không được giải quyết lương. |
“Mồ hôi nước mắt của chúng tôi mà Cty nói như giỡn chơi vậy. Chúng tôi phải từ 1, 2 giờ sáng, đi xe máy, bắt xe đò từ quê lên đây để nghe Cty nói một câu thôi. Sức của chúng tôi sao mà rẻ quá”, chị Hà, quê Cà Mau, bức xúc.
Không chấp nhận cách giải quyết của Cty, các công nhân đã ở lại Cty đến gần 19 giờ tối, yêu cầu Cty có hướng giải quyết khác cho công nhân.
Ông Lý Nguyễn Minh Phúc, cán bộ LĐLĐ quận 9, cho biết: “Pháp luật quy định, người lao động nghỉ việc sau 7 ngày, Cty phải thanh toán tất cả các khoản như lương, BHXH cho người lao động. Đằng này, Cty đã hẹn công nhân hơn 20 ngày, giờ hẹn thêm 10 ngày nữa là sai chồng sai. Bên cạnh đó, nhiều công nhân làm việc ở Cty đã 6 tháng nhưng Cty vẫn ký hợp đồng lao động thời vụ là trái pháp luật lao động”.
Đến hơn 19 giờ tối, phía Cty đưa ra hướng giải quyết là tạm ứng cho công nhân 500 ngàn đồng/người và hẹn đến 22.11 sẽ thanh toán lương. “Sau một ngày đói khát, lặn lội hàng trăm cây số lên đây mà nhận được bao nhiêu tiền đây, thiệt hết biết với cách hành xử của Cty”, chị Loan, công nhân Cty, bật khóc.
Hà Nội: Cháy lớn ở quán cà phê, khách hoảng loạn tháo chạy
(NLĐO)- Đang ngồi nhâm nhi ly cà phê sáng thì bất ngờ thấy tiếng nổ rồi đám cháy lớn bùng lên tại quán Upstairs trên đường Nguyễn Qúy Đức (Hà Nội) khiến nhiều khách hoảng loạn bỏ chạy.
Vào khoảng 9 giờ sáng nay 12-11, một đám cháy lớn bất ngờ xảy ra tại nhà hàng Upstairs tại số 1 đường Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân (Hà Nội).
Theo ghi nhận tại hiện trường vào lúc 9 giờ 30, ngọn lửa bùng phát dữ dội tại khu vực tầng 3 của tòa nhà, nơi có hàng chục khách hàng đang uống cà phê khiến mọi người hết sức hoảng loạn, tìm cách tháo chạy.
Một khách hàng uống cà phê tại quán lúc xảy ra vụ cháy vẫn chưa hết hoảng sợ cho biết: “Sau một tiếng nổ lớn, có thể do chập điện, ngọn lửa bất ngờ bốc cháy dữ dội, nhanh chóng lan sang khu vực nhà hàng kế bên, khói đen nghi ngút. Tôi vội vàng tìm đường chạy xuống tầng dưới, mọi người khi đó rất hoảng loạn”.
Ngay sau khi đám cháy xảy ra, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội đã điều 10 xe chữa cháy đến hiện trường để tiến hành khống chế ngọn lửa. Đến 10 giờ 20, ngọn lửa tại hiện trường cơ bản được dập tắt.
Rất may vụ cháy không có thiệt hại về người. Nguyên nhân chính xác của vụ hỏa hoạn đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, theo nhận định ban đầu, vụ cháy có thể do chập điện tại một quán karaoke kế bên, sau đó ngọn lửa bốc cháy và lan rộng sang khu vực nhà hàng Upstairs tại tầng 3 của toà nhà.
Dưới đây là một số hình ảnh được Báo Người Lao Động ghi nhận tại hiện trường vụ cháy lớn:
Vụ cháy lớn xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng nay tại nhà hàng Upstairs trên đường Nguyễn Qúy Đức
Vụ cháy xảy ra tại nhà hàng Upstairs trên tầng 3 của toà nhà
10 xe chữa cháy được điều đến hiện trường để tiến hành khống chế ngọn lửa
Nguyên nhân được xác định ban đầu là do chập điện tại quán karaoke kế bên, sau đó ngọn lửa bốc cháy và lan rộng sang khu vực tầng 3 của tòa nhà Upstairs
Khu vực xảy ra vụ cháy lớn nằm ở khu vực dân cư đông đúc
Thứ Tư, 12:22 12/11/2014
Tin - ảnh: Bá Tùng
Vào khoảng 9 giờ sáng nay 12-11, một đám cháy lớn bất ngờ xảy ra tại nhà hàng Upstairs tại số 1 đường Nguyễn Quý Đức, quận Thanh Xuân (Hà Nội).
Theo ghi nhận tại hiện trường vào lúc 9 giờ 30, ngọn lửa bùng phát dữ dội tại khu vực tầng 3 của tòa nhà, nơi có hàng chục khách hàng đang uống cà phê khiến mọi người hết sức hoảng loạn, tìm cách tháo chạy.
Một khách hàng uống cà phê tại quán lúc xảy ra vụ cháy vẫn chưa hết hoảng sợ cho biết: “Sau một tiếng nổ lớn, có thể do chập điện, ngọn lửa bất ngờ bốc cháy dữ dội, nhanh chóng lan sang khu vực nhà hàng kế bên, khói đen nghi ngút. Tôi vội vàng tìm đường chạy xuống tầng dưới, mọi người khi đó rất hoảng loạn”.
Ngay sau khi đám cháy xảy ra, lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Hà Nội đã điều 10 xe chữa cháy đến hiện trường để tiến hành khống chế ngọn lửa. Đến 10 giờ 20, ngọn lửa tại hiện trường cơ bản được dập tắt.
Rất may vụ cháy không có thiệt hại về người. Nguyên nhân chính xác của vụ hỏa hoạn đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, theo nhận định ban đầu, vụ cháy có thể do chập điện tại một quán karaoke kế bên, sau đó ngọn lửa bốc cháy và lan rộng sang khu vực nhà hàng Upstairs tại tầng 3 của toà nhà.
Dưới đây là một số hình ảnh được Báo Người Lao Động ghi nhận tại hiện trường vụ cháy lớn:
Vụ cháy lớn xảy ra vào khoảng 9 giờ sáng nay tại nhà hàng Upstairs trên đường Nguyễn Qúy Đức
Vụ cháy xảy ra tại nhà hàng Upstairs trên tầng 3 của toà nhà
10 xe chữa cháy được điều đến hiện trường để tiến hành khống chế ngọn lửa
Nguyên nhân được xác định ban đầu là do chập điện tại quán karaoke kế bên, sau đó ngọn lửa bốc cháy và lan rộng sang khu vực tầng 3 của tòa nhà Upstairs
Khu vực xảy ra vụ cháy lớn nằm ở khu vực dân cư đông đúc
Thứ Tư, 12:22 12/11/2014
Tin - ảnh: Bá Tùng
PICS:Cơ sở để Nhật Bản ‘dìm hàng’ Hải quân Trung Quốc
(Baodatviet) - Vừa qua cựu Tham mưu Trưởng lực lượng Phòng vệ Nhật (JSDF) Kazuya Natsukawa cho rằng chất lượng quân đội Trung Quốc hiện thấp hơn rất nhiều so với Nhật Bản.
Nhận định trên được ông Kazuya Natsukawa đưa ra khi trả lời báo Ming Pao, theo ông: “Một cuộc chiến tranh trên biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản vào thời điểm này là hoàn toàn bất lợi cho Bắc Kinh, mặc dù Bắc Kinh đã có những tăng cường đáng kể về mặt quân sự cho lực lượng Hải quân”. Trong ảnh: Chiến hạm DD-107 Ikazuchi.
Không chỉ quan chức Nhật Bản mà một quan chức cấp cao Nga cũng có chung nhận định trên. Chuyên gia Vasilii Cashin, Chủ nhiệm Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, chủ biên tờ “Tin vắn quốc phòng Moscow” phân tích: Rất có thể Trung Quốc sẽ thua đau đớn khi đối đầu với Nhật Bản vào thời điểm hiện tại. Trong ảnh: Chiến hạm DD-107 Ikazuchi.
Nhận định này được ông Vasilii Cashin đưa ra sau sự kiện ngày 31/10/2013, khi đó chiến hạm DD-107 Ikazuchi của Nhật Bản đã bất ngờ xông vào giữa đội hình tàu chiến Trung Quốc đang tập trận trên Tây Thái Bình Dương thì con tàu này mới bị phát hiện khiến cho cuộc tập trận bị gián đoạn.
DD-107 Ikazuchi là tàu khu trục lớp Murasame. Tàu có chiều dài 151m, rộng 17,4m. DD-107 Ikazuchi có khả năng đạt vận tốc tối đa 30 hải lý/h, phạm vi hành trình tối đa 6.000 hải lý, biên chế thủy thủ đoàn 170 người. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng săn ngầm SH-60J Sea Hawk. Tàu được trang bị 1 bệ pháo tự động 76mm Otto Melara.
Ikazuchi được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại với 2 bệ, mỗi bệ 4 ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, có tầm bắn 130km với vận tốc 0,9Mach, hoặc loại tên lửa chống hạm quốc nội SSM-1B thuộc Type 90, có tính năng tương đương RGM-84D của Mỹ. SSM-1B có chiều dài 5,09m, bán kính 0,35m, trọng lượng 667kg. Tên lửa có đầu đạn nặng 230kg, tầm bắn tối đa 150km với độ cao khoảng từ 5-30m so với mặt biển.
Về phòng không, tàu được trang bị 16 quả tên lửa phòng không tầm gần “Sea Sparrow”. Loại tên lửa phòng không tầm gần này có khả năng hạ sát các mục tiêu bay ở độ cao 1-18km, tầm bắn 14km, cơ số đạn dự trữ 32 quả. Hỗ trợ phòng không tầm thấp và đánh chặn tên lửa hành trình là 2 bệ pháo phòng không tầm gần 6 nòng, 20mm Vulcan Phalanx có tốc độ bắn cực cao 3.000 phát/phút.
Có thể nói DD-107 có khả năng tấn công toàn diện khi được trang bị vũ khí chống ngầm rất mạnh, với 29 quả tên lửa chống ngầm ASROC, tầm phóng 20km, phóng trên hệ thống phóng thẳng đứng MK41 (16 đơn nguyên). Để bổ trợ chống ngầm, nó còn có 2 cụm, mỗi cụm 3 ống phóng ngư lôi 324mm Type 69, sử dụng ngư lôi Type Mk-46-5 có tầm phóng 11km, hoặc ngư lôi Mk-50, Mk-54, hay loại ngư lôi quốc nội Type 89 (tương đương Mk-46).
Về hệ thống điện tử chỉ huy trên tàu phần lớn là do nhật Bản tự sản xuất. DD-107 được trang bị sonar kiểu mảng kéo loại cải tiến của OQR-1, sonar kết hợp chủ/bị động gắn ở vỏ tàu OQS-5, sonar cố định ở mũi tàu OQS-102. Tàu sử dụng thiết bị tác chiến điện tử quốc nội NOLQZ, có tính năng tương đương với loại SLQ-32 của Mỹ.
Tàu được trang bị hệ thống chỉ huy-kiểm soát OYQ-7 áp dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ máy tính và điều khiển, có khả năng tự động hóa rất cao. Tàu khu trục chống ngầm lớp Murasame hợp với tàu khu trục phòng không trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis lớp Kongo hoặc Atago sẽ hợp thành lực lược tác chiến hạm đội chủ lực, bảo vệ các soái hạm là tàu đổ bộ trực thăng của hải quân Nhật.
Cùng ngày chiếc DD-107 Ikazuchi xâm nhập vào đội hình tập trận của Trung Quốc, Nhật Bản cũng tiến hành Lễ hạ thủy tàu ngầm SS-506 Kokuryu, đây là chiếc thứ 6 trong kế hoạch đóng 10 chiếc tàu ngầm lớp “Soryu” (con Rồng) đến năm 2015 của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản.
Tàu ngầm SS-506 Kokuryu thuộc thế hệ tàu ngầm được sử dụng hệ thống đẩy không phụ thuộc không khí (AIP). Tàu có chiều dài 84m, lượng giãn nước khi nổi là 2950 tấn, lượng giãn nước khi lặn là 3300 tấn, lượng giãn nước tối đa 4000 tấn. Nó được lắp đặt 4 động cơ Stirling, tốc độ dưới nước 20 hải lý/h.
Theo chuyên gia Vasilii Cashin, tình hình hiện nay của Trung Quốc tương tự Liên Xô vào cuối thập niên 50, đầu thập niên 60, bắt đầu xây dựng hạm đội tầm xa quy mô lớn. Nhưng, thứ nhất, cần đột phá vô số vấn đề công nghệ nhỏ trên phương diện này; Thứ hai, Trung Quốc sẽ tiến hành đột phá trên các phương diện huấn luyện tác chiến, chiến thuật và tổ chức. Trong ảnh: Tàu Type 054A
Điểm xuất phát xây dựng Hải quân Trung Quốc vào thập niên 80 là chiến lược phòng thủ biển gần (duyên hải), tức là một lực lượng hải quân tầm gần, số lượng tàu chiến cỡ lớn rất ít, chủ yếu là thuyền máy và rất nhiều pháo bờ biển. Sự phát triển thực sự của Hải quân Trung Quốc bắt đầu từ giữa thập niên 90, mãi đến vài năm trước mới có chất lượng, hiệu quả. Nhưng, họ căn bản không thể giúp bản thân xây dựng được tư tưởng và kinh nghiệm tự tin”. Trong ảnh: Tàu Type 054A
Thượng tá Sivkov, Phó viện trưởng Học viện các vấn đề địa-chính trị Nga đánh giá khá cao năng lực của Hải quân và Không quân Trung Quốc, cho rằng: “Về số lượng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc chiếm ưu thế tương đối lớn so với Nhật Bản. Trong thời bình, quân số của Quân đội Trung Quốc là 2,5 triệu quân, Nhật Bản khoảng 250.000 quân. Nhưng, chiến tranh đảo sẽ chủ yếu được triển khai giữa lực lượng hải quân và không quân. Trong ảnh: Tàu Type 054A
Để tranh đảo, Trung Quốc có thể điều 400-500 máy bay tác chiến, ít nhất 20 tàu ngầm diesel, có thể sẽ sử dụng 3 tàu ngầm hạt nhân. Do đảo Senkaku cách đất liền Trung Quốc không xa, vì vậy còn có thể sử dụng tàu tên lửa và tàu khu trục tên lửa có số lượng tương đối. Trong ảnh: Khu trục hạm Type 052D.
Để đối phó Trung Quốc, Nhật Bản có thể sử dụng khoảng 150 máy bay tiêm kích, khoảng 10 tàu ngầm diesel, 5-10 tàu khu trục tên lửa và tàu hộ vệ. Biên chế tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ khoảng 1/3 binh lực của Trung Quốc. Trung Quốc không có máy bay cảnh báo sớm đúng nghĩa, Nhật Bản có loại máy bay này, có thể bảo đảm năng lực theo dõi trên không và chỉ huy không chiến, từ đó giúp cho lực lượng hàng không tiêm kích Nhật Bản chiếm ưu thế tương đối lớn. Trong ảnh: Khu trục hạm Type 052D.
Về tổng thể có thể nói, trong lĩnh vực không chiến, thực lực giữa Trung-Nhật ngang sức với nhau, cho dù Trung Quốc chiếm ưu thế số lượng; còn về sức mạnh hải quân, tàu ngầm Trung Quốc có trình độ tương đương trình độ (Hải quân Liên Xô) đầu thập niên 70 về tính năng kỹ chiến thuật và công nghệ sản xuất, tiếng ồn tương đối lớn. Trong ảnh: Khu trục hạm Type 052D.
Người Nhật Bản có tàu ngầm tiên tiến hơn, mức độ tiếng ồn nhỏ hơn, có thể triển khai chiến đấu có hiệu quả với tàu ngầm Trung Quốc. Nhưng, lực lượng tàu chiến mặt nước của Trung Quốc chắc chắn sẽ vượt Nhật Bản về số lượng, hai bên cơ bản tương đương về số lượng và tầm phóng của vũ khí tên lửa”. Trong ảnh: Tàu Type 054A.
Xét về tương quan lực lược và năng lực chiến đấu giữa hai bên, chuyên gia Nga kết luận: Trung Quốc có thể “thua đau đớn” nếu xảy ra xung đột với Nhật Bản. Trong ảnh: Tàu Type 054A.
Không chỉ quan chức Nhật Bản mà một quan chức cấp cao Nga cũng có chung nhận định trên. Chuyên gia Vasilii Cashin, Chủ nhiệm Trung tâm phân tích chiến lược và công nghệ Nga, chủ biên tờ “Tin vắn quốc phòng Moscow” phân tích: Rất có thể Trung Quốc sẽ thua đau đớn khi đối đầu với Nhật Bản vào thời điểm hiện tại. Trong ảnh: Chiến hạm DD-107 Ikazuchi.
Nhận định này được ông Vasilii Cashin đưa ra sau sự kiện ngày 31/10/2013, khi đó chiến hạm DD-107 Ikazuchi của Nhật Bản đã bất ngờ xông vào giữa đội hình tàu chiến Trung Quốc đang tập trận trên Tây Thái Bình Dương thì con tàu này mới bị phát hiện khiến cho cuộc tập trận bị gián đoạn.
DD-107 Ikazuchi là tàu khu trục lớp Murasame. Tàu có chiều dài 151m, rộng 17,4m. DD-107 Ikazuchi có khả năng đạt vận tốc tối đa 30 hải lý/h, phạm vi hành trình tối đa 6.000 hải lý, biên chế thủy thủ đoàn 170 người. Tàu có khả năng mang theo 1 trực thăng săn ngầm SH-60J Sea Hawk. Tàu được trang bị 1 bệ pháo tự động 76mm Otto Melara.
Ikazuchi được trang bị hệ thống vũ khí hiện đại với 2 bệ, mỗi bệ 4 ống phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon, có tầm bắn 130km với vận tốc 0,9Mach, hoặc loại tên lửa chống hạm quốc nội SSM-1B thuộc Type 90, có tính năng tương đương RGM-84D của Mỹ. SSM-1B có chiều dài 5,09m, bán kính 0,35m, trọng lượng 667kg. Tên lửa có đầu đạn nặng 230kg, tầm bắn tối đa 150km với độ cao khoảng từ 5-30m so với mặt biển.
Về phòng không, tàu được trang bị 16 quả tên lửa phòng không tầm gần “Sea Sparrow”. Loại tên lửa phòng không tầm gần này có khả năng hạ sát các mục tiêu bay ở độ cao 1-18km, tầm bắn 14km, cơ số đạn dự trữ 32 quả. Hỗ trợ phòng không tầm thấp và đánh chặn tên lửa hành trình là 2 bệ pháo phòng không tầm gần 6 nòng, 20mm Vulcan Phalanx có tốc độ bắn cực cao 3.000 phát/phút.
Về hệ thống điện tử chỉ huy trên tàu phần lớn là do nhật Bản tự sản xuất. DD-107 được trang bị sonar kiểu mảng kéo loại cải tiến của OQR-1, sonar kết hợp chủ/bị động gắn ở vỏ tàu OQS-5, sonar cố định ở mũi tàu OQS-102. Tàu sử dụng thiết bị tác chiến điện tử quốc nội NOLQZ, có tính năng tương đương với loại SLQ-32 của Mỹ.
Tàu được trang bị hệ thống chỉ huy-kiểm soát OYQ-7 áp dụng những thành tựu mới nhất về công nghệ máy tính và điều khiển, có khả năng tự động hóa rất cao. Tàu khu trục chống ngầm lớp Murasame hợp với tàu khu trục phòng không trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis lớp Kongo hoặc Atago sẽ hợp thành lực lược tác chiến hạm đội chủ lực, bảo vệ các soái hạm là tàu đổ bộ trực thăng của hải quân Nhật.
Cùng ngày chiếc DD-107 Ikazuchi xâm nhập vào đội hình tập trận của Trung Quốc, Nhật Bản cũng tiến hành Lễ hạ thủy tàu ngầm SS-506 Kokuryu, đây là chiếc thứ 6 trong kế hoạch đóng 10 chiếc tàu ngầm lớp “Soryu” (con Rồng) đến năm 2015 của lực lượng tự vệ trên biển Nhật Bản.
Tàu ngầm SS-506 Kokuryu thuộc thế hệ tàu ngầm được sử dụng hệ thống đẩy không phụ thuộc không khí (AIP). Tàu có chiều dài 84m, lượng giãn nước khi nổi là 2950 tấn, lượng giãn nước khi lặn là 3300 tấn, lượng giãn nước tối đa 4000 tấn. Nó được lắp đặt 4 động cơ Stirling, tốc độ dưới nước 20 hải lý/h.
Điểm xuất phát xây dựng Hải quân Trung Quốc vào thập niên 80 là chiến lược phòng thủ biển gần (duyên hải), tức là một lực lượng hải quân tầm gần, số lượng tàu chiến cỡ lớn rất ít, chủ yếu là thuyền máy và rất nhiều pháo bờ biển. Sự phát triển thực sự của Hải quân Trung Quốc bắt đầu từ giữa thập niên 90, mãi đến vài năm trước mới có chất lượng, hiệu quả. Nhưng, họ căn bản không thể giúp bản thân xây dựng được tư tưởng và kinh nghiệm tự tin”. Trong ảnh: Tàu Type 054A
Thượng tá Sivkov, Phó viện trưởng Học viện các vấn đề địa-chính trị Nga đánh giá khá cao năng lực của Hải quân và Không quân Trung Quốc, cho rằng: “Về số lượng, sức mạnh quân sự của Trung Quốc chiếm ưu thế tương đối lớn so với Nhật Bản. Trong thời bình, quân số của Quân đội Trung Quốc là 2,5 triệu quân, Nhật Bản khoảng 250.000 quân. Nhưng, chiến tranh đảo sẽ chủ yếu được triển khai giữa lực lượng hải quân và không quân. Trong ảnh: Tàu Type 054A
Để tranh đảo, Trung Quốc có thể điều 400-500 máy bay tác chiến, ít nhất 20 tàu ngầm diesel, có thể sẽ sử dụng 3 tàu ngầm hạt nhân. Do đảo Senkaku cách đất liền Trung Quốc không xa, vì vậy còn có thể sử dụng tàu tên lửa và tàu khu trục tên lửa có số lượng tương đối. Trong ảnh: Khu trục hạm Type 052D.
Để đối phó Trung Quốc, Nhật Bản có thể sử dụng khoảng 150 máy bay tiêm kích, khoảng 10 tàu ngầm diesel, 5-10 tàu khu trục tên lửa và tàu hộ vệ. Biên chế tác chiến của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản chỉ khoảng 1/3 binh lực của Trung Quốc. Trung Quốc không có máy bay cảnh báo sớm đúng nghĩa, Nhật Bản có loại máy bay này, có thể bảo đảm năng lực theo dõi trên không và chỉ huy không chiến, từ đó giúp cho lực lượng hàng không tiêm kích Nhật Bản chiếm ưu thế tương đối lớn. Trong ảnh: Khu trục hạm Type 052D.
Về tổng thể có thể nói, trong lĩnh vực không chiến, thực lực giữa Trung-Nhật ngang sức với nhau, cho dù Trung Quốc chiếm ưu thế số lượng; còn về sức mạnh hải quân, tàu ngầm Trung Quốc có trình độ tương đương trình độ (Hải quân Liên Xô) đầu thập niên 70 về tính năng kỹ chiến thuật và công nghệ sản xuất, tiếng ồn tương đối lớn. Trong ảnh: Khu trục hạm Type 052D.
Người Nhật Bản có tàu ngầm tiên tiến hơn, mức độ tiếng ồn nhỏ hơn, có thể triển khai chiến đấu có hiệu quả với tàu ngầm Trung Quốc. Nhưng, lực lượng tàu chiến mặt nước của Trung Quốc chắc chắn sẽ vượt Nhật Bản về số lượng, hai bên cơ bản tương đương về số lượng và tầm phóng của vũ khí tên lửa”. Trong ảnh: Tàu Type 054A.
Xét về tương quan lực lược và năng lực chiến đấu giữa hai bên, chuyên gia Nga kết luận: Trung Quốc có thể “thua đau đớn” nếu xảy ra xung đột với Nhật Bản. Trong ảnh: Tàu Type 054A.
Việt Nam làm từ thiện cho nước ngoài: Đi ngược thế giới!
(Baodatviet) - Việt Nam đang có chính sách trợ cấp cho người tiêu dùng nước ngoài, nếu cứ tiếp tục bán rẻ thóc gạo như thế này.
Đó là nhận xét của TS Đào Thế Anh, thành viên của Liên minh nông nghiệp, Phó chủ tịch Hội khoa học phát triển nông thôn (PHANO), Phó Viện trưởng Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm, khi bàn về những chính sách hỗ trợ sản xuất lúa gạo.
Theo TS Đào Thế Anh, Việt Nam đã có nhiều chính sách hỗ trợ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp nhưng nông dân hiện lại không có năng lực mặc cả, tất cả đều phụ thuộc vào thương lái, doanh nghiệp xuất khẩu.
Việt Nam đi ngược thế giới
Từ trước tới nay, Việt Nam có rất nhiều chính sách trợ giúp đầu vào cho nông dân sản xuất lúa, như miễn thuế đất, miễn giảm thủy lợi phí, thúc đẩy cơ giới hóa hay đầu tư cho nghiên cứu... Những chính sách này phần nào giúp hạ chi phí sản xuất, tuy nhiên, hai yếu tố quan trọng là phân bón và thuốc trừ sâu, có chí phí chiếm tỷ trọng cao nhất, mỗi thứ chiếm 25-30% trong đầu vào thì nhà nước lại không trợ cấp cho nông dân.
Phân bón và thuốc trừ sâu đều nằm trong tay các công ty, mà hiện nay giá phân bón lại đang có xu hướng tăng, nông dân sử dụng ngày càng nhiều trong khi nhà nước lại không có giải pháp can thiệp về giá. Đó là chưa kể tới chất lượng phân bón Việt Nam cũng chưa quản lý được, phân bón giả, chất lượng kém góp phần làm tăng chi phí sản xuất của người nông dân.
TS Đào Thế Anh |
Trên thế giới, nhiều nước hỗ trợ giá thành cho sản xuất nông nghiệp bằng cách điều tiết giá, khống chế đầu vào, trong đó có giá phân bón, tuy nhiên, Việt Nam không làm điều này. Ở Thái Lan, để duy trì năng suất, chi phí giống của nông dân rất cao bởi họ mua giống xác nhận, chất lượng cao trong khi chi phí phân bón thấp hơn. Còn Việt Nam thì ngược lại, nông dân sử dụng giống phổ biến, giá rẻ còn chi phí phân bón lại cao để chạy theo năng suất.
Một vấn đề quan trọng khác đối với sản xuất lúa là nông dân cần các hỗ trợ để có thể bán được sản phẩm với giá có lợi nhất cho nông dân, tức là hỗ trợ đầu ra, thì tại Việt Nam trong thời gian qua hầu như chưa có giải pháp nào hữu hiệu.
Nông dân Việt Nam không có năng lực mặc cả do thiếu tổ chức, cho nên việc định giá đều phụ thuộc vào doanh nghiệp xuất khẩu, mà chủ yếu các doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam không chịu đầu tư để tìm kiếm thị trường gạo chất lượng cao mà chỉ chăm chăm vào những thị trường gạo đảm bảo an ninh lương thực chất lượng thấp, khi đấu thầu bao giờ cũng bỏ giá thấp để thắng thầu, bởi vậy không thể nào nâng cao giá bán trên thị trường.
Hiện nay, tại các nước sản xuất lương thực đều có các hợp tác xã hay hiệp hội trong đó nông dân đóng góp cổ phần để đầu tư vào sấy thóc, sau đó giữ trong kho chung, khi nào được giá thì bán chứ không ai chở thóc về nhà. Nông dân của họ được nhà nước hỗ trợ để làm chủ được sản phẩm của mình là thóc. Nông dân Việt thường quen với việc gặt xong bán lúa tươi ngay tại ruộng cho thương lái, không ai trữ thóc cả. Thóc nằm trên tàu của các thương lái, trong khi năng lực sấy của doanh nghiệp chưa đủ do vậy chất lượng giảm dần khi họ chưa bán được cho doanh nghiệp xay xát.
Cách đây mấy chục năm, nông dân ĐBSCL vẫn sấy hoặc tự phơi lúa, các hợp tác xã cũng có kho chứa thóc nhưng nay đã bỏ đi, chỉ có doanh nghiệp đầu tư vào khâu sấy. Hiện nay, doanh nghiệp chỉ lo dự trữ gạo cho phần xuất khẩu của họ chứ không thể đầu tư đủ năng lực để lo cho cả vùng sản xuất. Nếu cứ duy trì cách làm này sẽ không thay đổi được vị thế mặc cả của nông dân và giá lúa gạo lúc nào cũng thấp.
Để làm điều này cần có vốn nhưng các hợp tác xã hầu như không được vay vốn, họ không có quan hệ như doanh nghiệp tư nhân nên đành chịu. Ngân hàng thương mại hiện nay chỉ cho vay ngắn hạn (1 năm), các doanh nghiệp muốn đầu tư kho cũng rất khó khăn, phải đi huy động bên ngoài. Bản thân các ngân hàng thương mại ít chịu làm tín dụng với nông dân, nếu có chỉ là tín dụng ngắn hạn vì ít rủi ro hơn.
Chính sách mua lúa tạm trữ cũng ít tác động đến giá vì khối lượng mua quá ít so với tổng sản lượng. Kinh nghiệm chính sách của các nước cũng cho thấy nếu muốn sử dụng biện pháp này sẽ phải chi phí rất lớn đối với nhà nước và có lẽ không phù hợp với Việt nam vào lúc này.
Như vậy, có thể nói mục tiêu của trợ cấp sản xuất lúa để đem lại thu nhập cho nông dân không đạt được vì còn phụ thuộc đầu ra, đầu ra không giải quyết được nên nông dân không có thu nhập. Ngay cả mục tiêu duy trì giá thấp lương thực trong nước để đảm bảo an ninh lương thực cũng chưa chắc đạt được, người dân trong nước vẫn phải ăn gạo giá đắt hơn nhiều so với giá gạo xuất khẩu.
Vậy ai sẽ là người được hưởng lợi khi gạo Việt Nam bán giá rẻ trên thế giới? Đó là người tiêu dùng của các nước đang phát triển nhập gạo, nói cách khác Việt Nam đang làm nhiệm vụ đảm bảo an ninh lương thực cho thế giới.
Có một nghiên cứu quốc tế so sánh giá lúa gạo thế giới, trong đó cùng loại gạo 25% tấm thì gạo của Việt Nam giá thấp nhất và là đại diện cho biến động giá lương thực nội địa của các nước đang phát triển như châu Phi. Có thể nói là chúng ta đang có chính sách trợ cấp cho người tiêu dùng nước ngoài, nếu cứ tiếp tục bán rẻ thóc gạo của chúng ta như thế này.
Có một điều rất buồn cười trong cách làm tiếp thị gạo của Việt Nam. Trong khi Thái Lan luôn tách riêng tấm và gạo, gạo chất lượng cao được họ bán với giá cao, còn tấm bán riêng với giá rẻ, thậm chí tại châu Phi, giá tấm của Thái Lan gần bằng giá gạo 25% tấm.
Nhưng Việt Nam không làm thế. Mặc dù năng lực xay xát của Việt Nam thừa sức làm ra gạo 5% tấm nhưng vì hợp đồng của Vinafood mang về yêu cầu gạo 25% tấm, thế nên doanh nghiệp lại phải trộn thêm tấm vào gạo cho dễ bán, vô hình chung kéo tất cả giá xuống thấp. Sự ngược đời này cực kỳ sai lầm, cho thấy sự hạn chế về cách tổ chức chuỗi giá trị lẫn chiến lược thị trường của Việt Nam.
Hỗ trợ đầu ra cho nông dân
Nhiều ý kiến cho rằng phải tính đúng các giá đầu vào để nông dân không có cơ sở sản xuất lúa rẻ tiền nữa, thay vào đó phải hướng vào sản xuất lúa chất lượng cao và đắt tiền. Tuy nhiên, cách này rất khó thực hiện bởi lúa xuất khẩu chỉ chiếm 50% sản lượng lúa của ĐBSCL, 20% sản lượng lúa của toàn quốc. Trong khi đó, chính sách là chính sách chung, miền bắc, miền trung vẫn rất cần hỗ trợ đầu vào để đảm bảo an ninh lương thực trong nước.
Theo tôi, trước tiên, nhà nước cần điều tiết giá phân bón vì đó là yếu tố quan trọng nhất của đầu vào và khuyến nông cần thay đổi cách làm hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón hợp lý và các yêu cầu chất lượng của thị trường.
Nông dân Việt quen với việc gặt xong bán lúa tươi ngay tại ruộng cho thương lái |
Thứ hai, nhà nước tập trung hỗ trợ nông dân đầu ra và khâu sau thu hoạch để tăng vị thế mặc cả. Hãy đào tạo năng lực quản lý hợp tác xã cho nông dân, cho hợp tác xã vay vốn. Hiện công tác đào tạo nghề cho nông dân ở Việt Nam rất lúng túng, có tiền nhưng không biết đào tạo cái gì. Thay vì phải đào tạo nông dân làm gì sau thu hoạch, cách quản lý kho, máy sấy thế nào để trở thành nông dân chuyên nghiệp thì người ta lại đi đào tạo nông dân sửa chữa đồng hồ, xe máy...
Chúng ta cũng cần có những người lãnh đạo nông dân có kinh nghiệm, năng lực để tổ chức nông dân. Chúng ta cần những chương trình khuyến nông hỗ trợ về thị trường, về thương hiệu cho nông dân vì đây là những kỹ năng nông dân cần nhất hiện nay.
Thứ ba, phải chú trọng chiến lược marketing của cả chuỗi giá trị. Nghị định 109 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo khống chế các doanh nghiệp xất khẩu, trong đó đưa ra những tiêu chuẩn rất "to": phải có kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc (lúa) và một cơ sở xay xát thóc công suất tối thiểu 10 tấn/giờ.
Cái này chỉ phù hợp với các doanh nghiệp lớn, trong khi các doanh nghiệp xuất khẩu gạo chất lượng hiện nay hầu hết là doanh nghiệp nhỏ. Không ai như Việt Nam, vì sợ không quản lý được nên cấm tất, trong khi lẽ ra phải quản lý theo sản phẩm cuối cùng. Hãy cứ cho xuất khẩu gạo chất lượng cao, còn nếu thiếu gạo giá rẻ thì nhập, không thể vì thiếu mà đóng cửa gạo chất lượng.
Một nghiên cứu của Cần Thơ cho thấy, 75% doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam không đầu tư vào marketing, 25% còn lại đầu tư vào marketing rất ít. Đối với doanh nghiệp nhà nước, tôi đi khảo sát thấy họ rất mù mờ chuyện nghiên cứu marketing, ngoại ngữ, chỉ có một số thị trường quen thuộc cứ nhảy vào đấu thầu nên khó mà mở rộng ra các thị trường chất lượng. Vì thế, rất cần sự năng động các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Về quy mô sản xuất, phải tích tụ ruộng đất nhưng không phải theo hướng bán đất. Một nghiên cứu ở ĐBSCL gần đây cho thấy, nông dân có thể bỏ ruộng ra thành phố kiếm việc làm nhưng không ai muốn bán đất cả. Vì thế, để có có những cánh đồng lớn, cần hướng thúc đẩy thị trường cho thuê mượn ruộng đất và sẽ do hiệp hội nông dân và chính quyền địa phương tham gia quản lý công khai. Bên cạnh đó tăng quy mô sản xuất thông qua quản lý của các hình thức hợp tác của nông dân cũng là một hướng cần thúc đẩy mạnh.
- Thành Luân (ghi)
Phong tướng – Tranh giành cái danh hay mở đường tệ nạn?
Thiên Điểu
* Tác giả gửi bài cho VNTB
Phong hàm để cho có
Mấy năm gần đây, chính quyền liên tục mở các đợt phong hàm cho rất nhiều sĩ quan cao cấp. Nhiều đến nỗi có người nói "ra đường là gặp tướng" (!).
Ai cũng biết: Tưởng thưởng, vinh danh cho người có công là việc đúng. Nhưng đợt phong tướng lần này thì bên Công an và bên Quân đội lại có những phát ngôn thể hiện rõ ganh tỵ, sợ thua chị kém em…
Vấn nạn danh vị có lẽ đã có từ rất lâu, ngay khi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phong hàm vị tướng đầu tiên của chế độ lá phong hàm Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp năm 1948. Thực chất lần phong hàm này chính Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy đã lý giải “Đánh thắng Đại tá phong Đại tá; đánh thắng Thiếu tướng phong Thiếu tướng; thắng Trung tướng phong Trung tướng; thắng Đại tướng phong Đại tướng”. Nhưng chủ ý thực sự phía sau là để có “tướng ngồi với tướng”, chuẩn bị cho cuộc đàm phán Việt – Pháp sau đó. Nghĩa là để chứng tỏ một cái danh cho có thuần túy chính trị.
Từ đó tới nay, nhà nước Việt Nam đã phong hàm thêm cho rất nhiều tướng lĩnh. Không tính các tướng lĩnh đã nghỉ hưu thì trong Quân đội và Công an hiên nay thì mỗi bên đều có tới hàng trăm người mang hàm cấp tướng các loại.
Nếu nhìn nhận vấn đề phong hàm như một nhu cầu, một tưởng thưởng xứng đáng, hợp lý thì có vẻ như việc phong hàm thể hiện sự lớn mạnh vượt bậc của các lực lượng vũ trang. Nhưng với số lượng hơn 1.000.000 sĩ quan, binh sĩ cho cả hai lực lượng chính là Công an và Quân đội thì số lượng tướng của Việt Nam có lẽ đứng đầu thế giới về tỷ lệ tướng lĩnh trên tỷ lệ quân. Nếu đem đối chiếu với các quy định về việc phong hàm, thăng cấp thì hầu như 100% tướng lĩnh Việt Nam từ sau 1975 đến nay đều thăng hàm trước thời hạn. Đặc biệt là sau 1990 đến nay thì tốc độ phong hàm càng nhanh, một điều hết sức khó hiểu là nó lại được diễn ra trong thời bình hoàn toàn.
Ra đường gặp tướng!
Trước việc phong hàm một cách ồ ạt, thực trạng ngành vũ trang Việt Nam đang thật sự “loạn tướng” khi mà số lượng sĩ quan mang hàm tướng quá nhiều. Cấp bậc quân hàm càng cao, chức vụ càng cao, đương nhiên là chế độ bổng lộc cũng theo đó mà tăng lên. Trong khi quyền lực và trách nhiệm thì vẫn như cũ – vì biên chế và phạm vi quyền lực phụ thuộc ở vị trí trách nhiệm (chức vụ) chứ không phải ở quân hàm.
Điều đó mâu thuẫn với thực tế của một đất nước nhỏ bé, đói nghèo như Việt Nam hiện nay. Nó tạo ra một thứ hư danh vô nghĩa và đưa đến vấn nạn cạnh tranh quyền lực mà đặc biệt, với chính sách cho phép các lực lượng vũ trang tham gia hoạt động kinh doanh thì nó là một phần của nguyên nhân đẻ ra lợi dụng chức quyền, tham nhũng..
Một nghịch lý khác: Trong lúc kinh tế xã hội ngày càng đi xuống, nợ công và lạm phát đang xô đẩy toàn xã hội vào cơn khốn khó chưa tìm ra lối thoát thì bộ máy nhà nước lại “phát phì” nhân sự và phong hàm liên tục, đến mức nhiều người phải thốt lên: “Ra ngõ là gặp tướng” !
Phong tướng để làm gì? Vinh danh, tưởng thưởng hay chỉ là động tác phỉnh phờ mua lòng trung thành từ cái danh là tướng?
Phong tướng để làm gì khi mà ngay một sĩ quan cao cấp trong cơ quan chính trị Bộ Quốc phòng đi giảng chỉ kêu gọi “Phải kiên quyết bảo vệ sổ hưu” ?
Phong tướng làm gì khi mà biển đảo, chủ quyền quốc gia liên tục bị xâm hại nhưng không thấy một phát ngôn nào chính danh xứng đáng mặt một tướng lĩnh?
http://www.ijavn.org/2014/11/phong-tuong-tranh-gianh-cai-danh-hay-mo.html
* Tác giả gửi bài cho VNTB
Phong hàm để cho có
Mấy năm gần đây, chính quyền liên tục mở các đợt phong hàm cho rất nhiều sĩ quan cao cấp. Nhiều đến nỗi có người nói "ra đường là gặp tướng" (!).
Ai cũng biết: Tưởng thưởng, vinh danh cho người có công là việc đúng. Nhưng đợt phong tướng lần này thì bên Công an và bên Quân đội lại có những phát ngôn thể hiện rõ ganh tỵ, sợ thua chị kém em…
Vấn nạn danh vị có lẽ đã có từ rất lâu, ngay khi mà Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định phong hàm vị tướng đầu tiên của chế độ lá phong hàm Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp năm 1948. Thực chất lần phong hàm này chính Chủ tịch Hồ Chí Minh tuy đã lý giải “Đánh thắng Đại tá phong Đại tá; đánh thắng Thiếu tướng phong Thiếu tướng; thắng Trung tướng phong Trung tướng; thắng Đại tướng phong Đại tướng”. Nhưng chủ ý thực sự phía sau là để có “tướng ngồi với tướng”, chuẩn bị cho cuộc đàm phán Việt – Pháp sau đó. Nghĩa là để chứng tỏ một cái danh cho có thuần túy chính trị.
Từ đó tới nay, nhà nước Việt Nam đã phong hàm thêm cho rất nhiều tướng lĩnh. Không tính các tướng lĩnh đã nghỉ hưu thì trong Quân đội và Công an hiên nay thì mỗi bên đều có tới hàng trăm người mang hàm cấp tướng các loại.
Nếu nhìn nhận vấn đề phong hàm như một nhu cầu, một tưởng thưởng xứng đáng, hợp lý thì có vẻ như việc phong hàm thể hiện sự lớn mạnh vượt bậc của các lực lượng vũ trang. Nhưng với số lượng hơn 1.000.000 sĩ quan, binh sĩ cho cả hai lực lượng chính là Công an và Quân đội thì số lượng tướng của Việt Nam có lẽ đứng đầu thế giới về tỷ lệ tướng lĩnh trên tỷ lệ quân. Nếu đem đối chiếu với các quy định về việc phong hàm, thăng cấp thì hầu như 100% tướng lĩnh Việt Nam từ sau 1975 đến nay đều thăng hàm trước thời hạn. Đặc biệt là sau 1990 đến nay thì tốc độ phong hàm càng nhanh, một điều hết sức khó hiểu là nó lại được diễn ra trong thời bình hoàn toàn.
Ra đường gặp tướng!
Trước việc phong hàm một cách ồ ạt, thực trạng ngành vũ trang Việt Nam đang thật sự “loạn tướng” khi mà số lượng sĩ quan mang hàm tướng quá nhiều. Cấp bậc quân hàm càng cao, chức vụ càng cao, đương nhiên là chế độ bổng lộc cũng theo đó mà tăng lên. Trong khi quyền lực và trách nhiệm thì vẫn như cũ – vì biên chế và phạm vi quyền lực phụ thuộc ở vị trí trách nhiệm (chức vụ) chứ không phải ở quân hàm.
Điều đó mâu thuẫn với thực tế của một đất nước nhỏ bé, đói nghèo như Việt Nam hiện nay. Nó tạo ra một thứ hư danh vô nghĩa và đưa đến vấn nạn cạnh tranh quyền lực mà đặc biệt, với chính sách cho phép các lực lượng vũ trang tham gia hoạt động kinh doanh thì nó là một phần của nguyên nhân đẻ ra lợi dụng chức quyền, tham nhũng..
Một nghịch lý khác: Trong lúc kinh tế xã hội ngày càng đi xuống, nợ công và lạm phát đang xô đẩy toàn xã hội vào cơn khốn khó chưa tìm ra lối thoát thì bộ máy nhà nước lại “phát phì” nhân sự và phong hàm liên tục, đến mức nhiều người phải thốt lên: “Ra ngõ là gặp tướng” !
Phong tướng để làm gì? Vinh danh, tưởng thưởng hay chỉ là động tác phỉnh phờ mua lòng trung thành từ cái danh là tướng?
Phong tướng để làm gì khi mà ngay một sĩ quan cao cấp trong cơ quan chính trị Bộ Quốc phòng đi giảng chỉ kêu gọi “Phải kiên quyết bảo vệ sổ hưu” ?
Phong tướng làm gì khi mà biển đảo, chủ quyền quốc gia liên tục bị xâm hại nhưng không thấy một phát ngôn nào chính danh xứng đáng mặt một tướng lĩnh?
http://www.ijavn.org/2014/11/phong-tuong-tranh-gianh-cai-danh-hay-mo.html
Thêm 1 website bị phạt vì bài báo "Cấm yêu con gái Hải Phòng"
VNN-10/11/2014 11:24
Sở TT&TT An Giang vừa quyết định xử phạt Viễn thông An Giang 5 triệu đồng do lỗi đăng tải bài viết "Nếu có con trai, tôi cấm nó yêu con gái Hải Phòng".
Trang web http://angiang.vnpt.vn đã gỡ bỏ bài viết ngay sau khi có ý kiến từ Thanh tra Bộ
Theo Báo cáo vừa được Sở gửi về Thanh tra Bộ TT&TT, sau khi nhận được chỉ đạo từ Thanh tra Bộ về việc "xử lý việc đưa thông tin không đúng quy định" trên trang thông tin điện tử http://angiang.vnpt.vn của Viễn thông An Giang, Sở đã thành lập Đoàn thanh tra đột xuất đến đơn vị này.
Theo phản ánh của Thanh tra Bộ, đến 20h ngày 29/10, trên trang web nói trên có đăng tải bài viết "Nếu có con trai, tôi cấm nó yêu con gái Hải Phòng", với nội dung bị cho là "tạo ra sự kỳ thị giữa các vùng miền, gây dư luận không tốt trong xã hội".
Tại buổi làm việc, Lãnh đạo Viễn thông An Giang cho biết không chủ động đưa bài viết lên trang mà do sơ sót đã "không kiểm tra nội dung thông tin do đối tác của Viễn thông An Giang là Công ty Phần mềm & Truyền thông đa phương tiện (VASC) đăng tải. Đồng thời, VNPT An Giang cũng thừa nhận sai sót về việc không kịp thời gỡ bỏ bài viết cho đến khi Thanh tra Bộ kiểm tra và phát hiện.
Thanh tra Sở TT&TT tỉnh An Giang đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và Quyết định xử phạt Viễn thông An Giang 5 triệu đồng do vi phạm điều 64 Nghị định 174 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Trước Viễn thông An giang, đã có 2 website khác là Megafun (cũng thuộc công ty VASC) và Baomoi (thuộc công ty Cổ phần Công nghệ EPI) bị xử phạt vì hành vi đăng tải bài viết nói trên.
T.C
Sở TT&TT An Giang vừa quyết định xử phạt Viễn thông An Giang 5 triệu đồng do lỗi đăng tải bài viết "Nếu có con trai, tôi cấm nó yêu con gái Hải Phòng".
Trang web http://angiang.vnpt.vn đã gỡ bỏ bài viết ngay sau khi có ý kiến từ Thanh tra Bộ
Theo Báo cáo vừa được Sở gửi về Thanh tra Bộ TT&TT, sau khi nhận được chỉ đạo từ Thanh tra Bộ về việc "xử lý việc đưa thông tin không đúng quy định" trên trang thông tin điện tử http://angiang.vnpt.vn của Viễn thông An Giang, Sở đã thành lập Đoàn thanh tra đột xuất đến đơn vị này.
Theo phản ánh của Thanh tra Bộ, đến 20h ngày 29/10, trên trang web nói trên có đăng tải bài viết "Nếu có con trai, tôi cấm nó yêu con gái Hải Phòng", với nội dung bị cho là "tạo ra sự kỳ thị giữa các vùng miền, gây dư luận không tốt trong xã hội".
Tại buổi làm việc, Lãnh đạo Viễn thông An Giang cho biết không chủ động đưa bài viết lên trang mà do sơ sót đã "không kiểm tra nội dung thông tin do đối tác của Viễn thông An Giang là Công ty Phần mềm & Truyền thông đa phương tiện (VASC) đăng tải. Đồng thời, VNPT An Giang cũng thừa nhận sai sót về việc không kịp thời gỡ bỏ bài viết cho đến khi Thanh tra Bộ kiểm tra và phát hiện.
Thanh tra Sở TT&TT tỉnh An Giang đã tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính và Quyết định xử phạt Viễn thông An Giang 5 triệu đồng do vi phạm điều 64 Nghị định 174 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện.
Trước Viễn thông An giang, đã có 2 website khác là Megafun (cũng thuộc công ty VASC) và Baomoi (thuộc công ty Cổ phần Công nghệ EPI) bị xử phạt vì hành vi đăng tải bài viết nói trên.
T.C
Ninh Bình: Công trình nước sạch xuống cấp, dân bỏ tiền mua... nước bẩn
(Dân trí) - Để phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt của người dân, tỉnh Ninh Bình đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các công trình nước sạch. Nhưng hiện nay các công trình này đều xuống cấp, hư hỏng, khiến người dân phải “cắn răng” mua nước bẩn về dùng.
Theo thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 82 trạm cấp nước sạch nông thôn. Nhưng đến thời điểm này, đa phần các trạm cấp nước sạch này đều xuống cấp, thậm chí nhiều trạm còn ngừng hoạt động. Do không có nước dùng nên nhiều hộ dân đành nhắm mắt dùng nước từ các công trình nước sạch xuống cấp, hoặc dùng nước mưa và nước giếng khoan.
Trạm cấp nước sạch thuộc xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô bị xuống cấp từ lâu.
Phản ánh của người dân xã Yên Mỹ, huyện Yên Mô, về trạm cấp nước sạch bị xuống cấp một cách nghiêm trọng từ nhiều năm nay. Do bị xuống cấp, nên nguồn nước sinh hoạt từ nhà máy cung cấp cho người dân đã bị ô nhiễm nặng, việc này gây ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh hoạt và sức khỏe của người dân nơi đây.
Ông Nguyễn Văn Trí, xóm 9, xã Yên Mỹ bức xúc cho biết: “Trạm nước sạch cung cấp cho dân mà nước xả ra chậu thì có màu đục ngầu, phải lọc qua mới sử dụng được. Mà nước này có phải chúng tôi dùng miễn phí đâu, phải dùng tiền để mua. Chính vì bị ô nhiễm nên chúng tôi đã kiến nghị với các cấp chính quyền địa phương, để có biện pháp khắc phục, nhưng vẫn không thấy có cơ quan đơn vị nào đứng ra xử lý”.
Người dân xã Yên Mỹ không chỉ bức xúc với tình trạng nước sạch bị ô nhiễm, đục ngầu, họ còn bức xúc vì phải mua “nước bẩn” với giá cao, theo ông Trí thì gia đình nào dùng từ 10m3/tháng trở xuống thì giá là 6.800đ/m3, từ 10m3 trở lên thì giá tiền là 8.000đ/m3. Để đảm bảo sức khỏe và sinh hoạt được đảm bảo, nhiều năm nay các hộ dân ở xã Yên Mỹ phải sử dụng nước mưa, nước giếng khoan.
Trao đổi về vấn đề này, ông Vũ Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND xã Yên Mỹ cho biết: “Đây là trạm cấp nước sạch do xã quản lý, nhưng từ nhiều năm nay, xã đã giao lại cho một doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn quản lý vận hành và thu tiền nước của người dân. Việc nhà máy xuống cấp và nguồn nước có bị ô nhiễm hay không chúng tôi cũng không nắm được”.
Là nơi cung cấp nước sạch, nhưng nhiều năm nay người dân phải mua nước sạch đục ngầu như nước sông.
Năm 2014 Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Ninh Bình phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh tiến hành kiểm tra, giám sát chất lượng nước tại các trạm cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh. Kết quả kiểm tra tại 74/82 trạm cấp nước sạch nông thôn trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó có 3 trạm đang tạm ngừng hoạt động, 45/71 trạm cấp nước đang hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước do thiếu biển báo giới hạn khu vực bảo vệ vệ sinh nguồn nước; 08/71 trạm cấp nước đang hoạt động có nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do có bến đò neo đậu và các hoạt động khác của người dân trong khu vực bảo vệ nguồn nước; 03/71 trạm có vệ sinh ngoại cảnh không đảm bảo, 46/71 trạm không có bộ phận kiểm soát chất lượng nước; 04/71 trạm có hóa chất xử lý nước đã hết hạn…
Trong quá trình công tác, đoàn kiểm tra cũng đã lấy 140 mẫu nước tại 70 trạm cấp nước sạch nông thôn để xét nghiệm. Kết quả cho thấy chỉ có 22/140 mẫu nước đạt chuẩn theo QCVN 02:2009/BYT - Chất lượng nước sinh hoạt. Tại 70 trạm cấp nước sạch nông thôn được đoàn kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm chỉ có 11/70 trạm cấp nước đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Hầu hết các trạm cấp nước được lấy mẫu xét nghiệm đều không đạt chuẩn, có nồng độ clo dư cao hoặc thấp hơn ngưỡng cho phép như: trạm cấp nước xã Yên Đồng, Mai Sơn, Yên Từ, huyện Yên Mô… một số trạm cấp nước có chỉ số Pemanganat cao như trạm cấp nước xã Yên Mỹ… Trong số 70 trạm cấp nước được lấy mẫu xét nghiệm thì có tới 59 trạm có kết quả không đạt như: trạm cấp nước xã Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Phú, Gia Trung, huyện Gia Viễn, trạm cấp nước xã Trường Yên, Ninh Vân, Ninh An, huyện Hoa Lư, trạm cấp nước xã Đồng Phong, Phú Lộc, Xích Thổ, huyện miền núi Nho Quan…
Người dân lo lắng trước nguồn nước ô nhiễm.
Để tìm hiểu rõ vấn đề trên, PV liên hệ với ông Tống Xuân Toán - Giám đốc Trung tâm nước sạch. Trao đổi qua điện thoại, ông Toán cho biết: “Về vấn đề này chúng tôi đang làm thông tư 54 để báo cáo lên UBND tỉnh Ninh Bình, hiện tại chúng tôi đang điều tra, vì vậy chúng tôi chưa thể phát ngôn. Bao giờ được UBND tỉnh nhất trí thì chúng tôi mới phát ngôn, vì ở đây có quy chế phát ngôn riêng”.
Với kết quả xét nghiệm 140 mẫu nước trên địa bàn tỉnh Ninh Bình do Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Ninh Bình công bố, chỉ có 22/40 mẫu đạt chuẩn theo QCVN 02:2009/BYT - Chất lượng nước sinh hoạt. Tại 70 trạm cấp nước sạch nông thôn được đoàn kiểm tra lấy mẫu xét nghiệm chỉ có 11/70 trạm cấp nước đạt tiêu chuẩn theo quy định. Với thực trạng như trên, người dân nơi đây thực sự rất lo lắng cho sức khỏe của bản thân mình khi phải dùng chất lượng nước không đảm bảo.
Thứ Tư, 12/11/2014 - 02:37
Đức Văn
Trung Quốc thúc đẩy hiệp định thương mại "đối chọi" với TPP
(Dân trí) - Hội nghị thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh hôm nay đã ủng hộ kế hoạch của Trung Quốc về một khu vực tự thương mại tự do mới, được xem là nhằm đối trọng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Mỹ đang theo đuổi.
Theo đó, hội nghị APEC - diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương gồm 21 nước thành viên - đã "thông qua lộ trình cho APEC để thúc đẩy và hiện thực hóa Khu vực thương mại tự do toàn châu Á-Thái Bình Dương (FTAAP)", một khu vực thương mại tự do mới được Bắc Kinh ủng hộ mạnh mẽ.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, người trước đó đã hối thúc các nền kinh tế APEC tăng cường quan hệ kinh tế, miêu tả sự ủng hộ đối với FTAAP là một quyết định "lịch sử".
Trong tuyên bố chung đưa ra vào hôm nay 11/11, APEC nói rằng việc nghiên cứu thành lập FTAAP có thể kéo dài 2 năm.
"Hiện đại, sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn đang đối mặt với nhiều nhân tố không chắc chắn và mất ổn định", ông Tập cho biết. "Đối mặt với tình hình mới, chúng ta nên thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác thương mại khu vực và tạo ra một mô hình mở vốn có lợi cho sự phát triển lâu dài".
APEC hiện chiếm hơn 50 GDP toàn cầu, gần một nửa thương mại và 40% dân số thế giới.
Mỹ hiện đang đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do riêng rẽ có tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một phần trong chính sách "xoay trục" sang châu Á của Washington, nhằm đảm bảo sự ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực để đáp trả sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Mỹ hiện đang đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do riêng rẽ có tên gọi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), một phần trong chính sách "xoay trục" sang châu Á của Washington, nhằm đảm bảo sự ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực để đáp trả sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
Sự kình địch về kinh tế hai bờ Thái Bình Dương
Tổng thống Mỹ Barack Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2014.
Một số người coi FTAAP là nhằm đối trọng với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), vốn bao gồm 12 quốc gia nhưng không có Trung Quốc và Nga.
FTAAP có thể hình thành dựa trên các sáng kiến khác, trong đó có TPP, nhưng sự ủng hộ mạnh mẽ của Trung Quốc đối với FTAAP đã làm gia tăng sự đối đầu thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.
Một số nhà phân tích và truyền thông nhà nước Trung Quốc coi TPP là một nỗ lực nhằm đề phòng sự ảnh hưởng kinh tế ngày càng gia tăng của Bắc Kinh. Washington đã bác bỏ các cáo buộc này.
Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bác bỏ các ý kiến của giới bình luận Trung Quốc nói rằng TPP là một cách thức nhằm chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin chính thức Xinhua của Trung Quốc, ông Obama cho hay Mỹ không tìm cách kiềm chế Trung Quốc.
Tại hội nghị thượng đỉnh APEC, ông Obama đã ca ngợi Trung vì tập trung sự chú ý vào vai trò của APEC trong kế hoạch việc đạt được FTAAP nhưng tái khẳng định rằng ưu tiên của Mỹ là TPP, một thỏa thuận nhỏ hơn.
"Nhiều sáng kiến khu vực sẽ đóng góp cho việc hiện thực hóa về sau. Chúng tôi coi sự tham gia của mình đối với TPP là một đóng góp cho nỗ lực đó", ông Obama nói.
Hội nghị thượng đỉnh APEC đã kết thúc vào hôm nay 11/11 sau 2 ngày họp tại Trung tâm Hội nghị quốc tế Hồ Nhạn Thê ở Bắc Kinh.
Vào tối nay, Chủ tịch Trung Quốc đã ăn tối riêng tư và có cuộc trò chuyện thân mật với Tổng thống Obama tại khu Trung Nam Hải, nơi ở của các lãnh đạo đảng và nhà nước Trung Quốc, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của ông chủ Nhà Trắng sau khi kết thúc APEC.
Nhà nhà lãnh đạo sẽ gặp lại nhau vào ngày mai 12/11.
Thứ Ba, 11/11/2014 - 22:08
An BìnhTổng hợp
Hà Nội vẫn sẽ khởi công đường “dát vàng” ở Long Biên
Chủ tịch UBND quận Long Biên khẳng định vẫn dự kiến khởi công tháng 12/2014 như theo kế hoạch nếu không sẽ rất lãng phí.
Chiều 11/11, tại cuộc thông tin giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, đại diện UBND quận Long Biên, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thông tin về Quy hoạch và Dự án tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến tả ngạn sông Hồng tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, được dư luận gọi là con đường “dát vàng”.
Thông tin về ý kiến một số hộ dân đối với đoạn 200 m của con đường nói trên qua các hộ dân tổ 14,15 Lâm Du, phường Bồ Đề bị “nắn cong” và gây lãng phí 250 tỷ đồng tiền GPMB, ông Đỗ Văn Hải Chủ tịch UBND quận Long Biên khẳng định, căn cứ các đồ án quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến Tả Ngạn sông Hồng đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5659/QĐ-UBND ngày 5/12/2011 để làm cơ sở triển khai dự án, cắm mốc giới, thu hồi đất, giao đất… Việc lập và phê duyệt dự án đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành.
Các mốc giới tuyến đường ngoài thực địa được triển khai xác định và bàn giao theo đúng quy trình, đảm bảo tuân thủ chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/500 đã được UBND thành phố phê duyệt. “Chúng tôi thực hiện đúng quy trình mở hội nghị lấy ý kiến nhân dân. Tuy nhiên, trong thực tiễn chỉ khi thực hiện dự án người dân mới quan tâm”- Chủ tịch UBND quận Long Biên khẳng định.
Đối với đoạn tuyến 200m ý kiến người dân cho rằng bị “nắn cong”, ông Đỗ Mạnh Hải khẳng định đoạn tuyến người dân nói bị nắn cong là đang thẳng. Còn trên tuyến đường để bảo đảm yếu tố kỹ thuật và yếu tố quốc phòng bị những khống chế của mặt kỹ thuật.
Giải thích về hướng tuyến của dự án, ông Đỗ Mạnh Hải cho biết, khi thực hiện UBND quận Long Biên bám sát vào các quy hoạch đã được duyệt. Với 1 đoạn tuyến của dự án có 1 số điểm bị khống chế. Đây là tuyến đường liên khu vực có chiều dài 18,1km chạy xung quanh quận Long Biên. Đoạn tuyến này bị không chế bởi 1 số điểm kỹ thuật. Điểm kỹ thuật đầu tiên là điểm dừng của đoạn đã thi công hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng là đầu đường bay của sân bay. Khi thực hiện chỉ giới đường đỏ của khu vực này Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Cục Hàng không, bộ phận quản lý bay kiểm tra chi tiết để xác định toàn bộ phần uốn cong ôm lấy khu làng xóm sát với khu đầu đường bay sân bay. Đây là yếu tố kỹ thuật khống chế thứ nhất đảm bảo yếu tố an ninh quốc phòng không thể đi khác được. Yếu tố khống chế thứ 2 là điểm giao cắt với đường Nguyễn Văn Cừ là điểm ngã tư của tuyến sẽ kéo tiếp sang phường Ngọc Thụy để nối với địa bàn bên kia đường Nguyễn Văn Cừ. Yếu tố khống chế thứ 3 là điểm này có 1 trận địa pháo. 3 điểm khống chế này từ Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tới Quy hoạch chi tiết quận Long Biên và Quy hoạch chung Thủ đô đều tuân thủ theo hướng tuyến này. Khi xây dựng chỉ giới đường đỏ, Sở Quy hoạch- Kiến trúc thẩm định phê duyệt cũng bám sát vào 3 yếu tố khống chế này. Với 3 điểm khống chế này hướng tuyến như trong đồ án là phù hợp, đảm bảo các yếu tố kinh tế xã hội, đặc biệt là an ninh, quốc phòng.
“Chúng tôi khẳng định đường hướng tuyến thẳng và không bị nắn chỉnh sai trong quá trình quy hoạch và thực hiện dự án”, ông Hải nói.
Về kinh phí GPMB theo dự án được duyệt khoảng 460 tỷ đồng. Hiện nay đã phê duyệt cho 392 hộ dân với kinh phí là 222 tỷ đồng. “Chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư đoạn 200 m này là hơn 53 tỷ đồng chứ không phải 250 tỷ đồng như thông tin nêu”, ông Đỗ Mạnh Hải khẳng định.
Ông Đỗ Mạnh Hải cho biết thêm, UBND quận Long Biên vẫn dự kiến khởi công tháng 12/2014 như theo kế hoạch. Vì đến nay toàn tuyến có 461 hộ thì đã có 324 hộ nhận tiền đền bù bàn giao mặt bằng. Trên hiện trường đã phá dỡ, có đất sạch và nguồn ngân sách đã bố trí nên vẫn thực hiện ở khu vực người dân bàn giao mặt bằng nếu để chậm chắc chắn sẽ rất lãng phí.
Theo Chủ tịch quận Long Biên, câu chuyện chi phí cho đầu tư xây dựng khác so với chi phí GPMB với đặc thù của quận Long Biên cũng như của TP Hà Nội và cả nước nói chung thì chi phí cho GPMB với tuyến đường nội đô thường là cao hơn so với giá trị xây lắp. Cụ thể với dự án này chỉ có khoảng 260 tỷ đồng tiền xây lắp.
Trao đổi về thông tin các lô đất ngoài cánh đồng quận Long Biên bán cho doanh nghiệp, ông Hải khẳng định thẩm quyền của quận không được bán đất cho doanh nghiệp mà chỉ quản lý khi được giao nhiệm vụ sẽ phải tổ chức đấu thầu đúng quy định của luật.
Trả lời câu hỏi của báo chí về yêu cầu của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc rà soát xem xét lại theo kiến nghị của nhân dân, ông Trịnh Thế Hùng, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc nói: "Kiến nghị của nhân dân có thể là đúng và có thể là chưa đúng. Việc này cơ quan chuyên môn chúng tôi sẽ phải xem xét thận trọng. Phải hiểu rằng đây là con đường phục vụ cho nhân dân, cho kinh tế xã hội của quận, của Thủ đô nên quá trình tổ chức thực hiện lập quy hoạch này rất công phu, nghiên cứu đa chiều tất cả các mối quan hệ.
Đại bộ phận nhân dân ở đây đều đồng tình và đang có tiến độ triển khai rất tốt. Điều chúng ta hy vọng rằng sau 1 năm quận Long Biên, Hà Nội có 1 con đường để nhân dân đi lại và bộ mặt Thủ đô ngày càng đẹp hơn. Đó là ý chí của chúng ta được thể hiện qua các lần quy hoạch. Việc nhân dân có ý kiến, chúng tôi rất tôn trọng những người dân có ý kiến thì cũng đã được gặp và giải thích nhiều lần. Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét ý kiến của nhân dân theo chỉ đạo của thành phố, trên nội dung đồ án quy hoạch trong thời gian ngắn để bảo đảm lợi ích của thành phố, nhân dân và cộng đồng một cách tốt nhất"./.
Thứ ba, 11 Tháng mười một 2014, 21:42
Theo ViệtBáo
Chiều 11/11, tại cuộc thông tin giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, đại diện UBND quận Long Biên, Sở Quy hoạch - Kiến trúc thông tin về Quy hoạch và Dự án tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến tả ngạn sông Hồng tại phường Bồ Đề, quận Long Biên, được dư luận gọi là con đường “dát vàng”.
Thông tin về ý kiến một số hộ dân đối với đoạn 200 m của con đường nói trên qua các hộ dân tổ 14,15 Lâm Du, phường Bồ Đề bị “nắn cong” và gây lãng phí 250 tỷ đồng tiền GPMB, ông Đỗ Văn Hải Chủ tịch UBND quận Long Biên khẳng định, căn cứ các đồ án quy hoạch đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường nối từ đường Nguyễn Văn Cừ đến Tả Ngạn sông Hồng đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 5659/QĐ-UBND ngày 5/12/2011 để làm cơ sở triển khai dự án, cắm mốc giới, thu hồi đất, giao đất… Việc lập và phê duyệt dự án đảm bảo tuân thủ các quy định hiện hành.
Các mốc giới tuyến đường ngoài thực địa được triển khai xác định và bàn giao theo đúng quy trình, đảm bảo tuân thủ chỉ giới đường đỏ tỷ lệ 1/500 đã được UBND thành phố phê duyệt. “Chúng tôi thực hiện đúng quy trình mở hội nghị lấy ý kiến nhân dân. Tuy nhiên, trong thực tiễn chỉ khi thực hiện dự án người dân mới quan tâm”- Chủ tịch UBND quận Long Biên khẳng định.
Đối với đoạn tuyến 200m ý kiến người dân cho rằng bị “nắn cong”, ông Đỗ Mạnh Hải khẳng định đoạn tuyến người dân nói bị nắn cong là đang thẳng. Còn trên tuyến đường để bảo đảm yếu tố kỹ thuật và yếu tố quốc phòng bị những khống chế của mặt kỹ thuật.
Giải thích về hướng tuyến của dự án, ông Đỗ Mạnh Hải cho biết, khi thực hiện UBND quận Long Biên bám sát vào các quy hoạch đã được duyệt. Với 1 đoạn tuyến của dự án có 1 số điểm bị khống chế. Đây là tuyến đường liên khu vực có chiều dài 18,1km chạy xung quanh quận Long Biên. Đoạn tuyến này bị không chế bởi 1 số điểm kỹ thuật. Điểm kỹ thuật đầu tiên là điểm dừng của đoạn đã thi công hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng là đầu đường bay của sân bay. Khi thực hiện chỉ giới đường đỏ của khu vực này Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Cục Hàng không, bộ phận quản lý bay kiểm tra chi tiết để xác định toàn bộ phần uốn cong ôm lấy khu làng xóm sát với khu đầu đường bay sân bay. Đây là yếu tố kỹ thuật khống chế thứ nhất đảm bảo yếu tố an ninh quốc phòng không thể đi khác được. Yếu tố khống chế thứ 2 là điểm giao cắt với đường Nguyễn Văn Cừ là điểm ngã tư của tuyến sẽ kéo tiếp sang phường Ngọc Thụy để nối với địa bàn bên kia đường Nguyễn Văn Cừ. Yếu tố khống chế thứ 3 là điểm này có 1 trận địa pháo. 3 điểm khống chế này từ Quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tới Quy hoạch chi tiết quận Long Biên và Quy hoạch chung Thủ đô đều tuân thủ theo hướng tuyến này. Khi xây dựng chỉ giới đường đỏ, Sở Quy hoạch- Kiến trúc thẩm định phê duyệt cũng bám sát vào 3 yếu tố khống chế này. Với 3 điểm khống chế này hướng tuyến như trong đồ án là phù hợp, đảm bảo các yếu tố kinh tế xã hội, đặc biệt là an ninh, quốc phòng.
“Chúng tôi khẳng định đường hướng tuyến thẳng và không bị nắn chỉnh sai trong quá trình quy hoạch và thực hiện dự án”, ông Hải nói.
Về kinh phí GPMB theo dự án được duyệt khoảng 460 tỷ đồng. Hiện nay đã phê duyệt cho 392 hộ dân với kinh phí là 222 tỷ đồng. “Chi phí bồi thường hỗ trợ tái định cư đoạn 200 m này là hơn 53 tỷ đồng chứ không phải 250 tỷ đồng như thông tin nêu”, ông Đỗ Mạnh Hải khẳng định.
Ông Đỗ Mạnh Hải cho biết thêm, UBND quận Long Biên vẫn dự kiến khởi công tháng 12/2014 như theo kế hoạch. Vì đến nay toàn tuyến có 461 hộ thì đã có 324 hộ nhận tiền đền bù bàn giao mặt bằng. Trên hiện trường đã phá dỡ, có đất sạch và nguồn ngân sách đã bố trí nên vẫn thực hiện ở khu vực người dân bàn giao mặt bằng nếu để chậm chắc chắn sẽ rất lãng phí.
Theo Chủ tịch quận Long Biên, câu chuyện chi phí cho đầu tư xây dựng khác so với chi phí GPMB với đặc thù của quận Long Biên cũng như của TP Hà Nội và cả nước nói chung thì chi phí cho GPMB với tuyến đường nội đô thường là cao hơn so với giá trị xây lắp. Cụ thể với dự án này chỉ có khoảng 260 tỷ đồng tiền xây lắp.
Trao đổi về thông tin các lô đất ngoài cánh đồng quận Long Biên bán cho doanh nghiệp, ông Hải khẳng định thẩm quyền của quận không được bán đất cho doanh nghiệp mà chỉ quản lý khi được giao nhiệm vụ sẽ phải tổ chức đấu thầu đúng quy định của luật.
Trả lời câu hỏi của báo chí về yêu cầu của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc rà soát xem xét lại theo kiến nghị của nhân dân, ông Trịnh Thế Hùng, Giám đốc Sở Quy hoạch – Kiến trúc nói: "Kiến nghị của nhân dân có thể là đúng và có thể là chưa đúng. Việc này cơ quan chuyên môn chúng tôi sẽ phải xem xét thận trọng. Phải hiểu rằng đây là con đường phục vụ cho nhân dân, cho kinh tế xã hội của quận, của Thủ đô nên quá trình tổ chức thực hiện lập quy hoạch này rất công phu, nghiên cứu đa chiều tất cả các mối quan hệ.
Đại bộ phận nhân dân ở đây đều đồng tình và đang có tiến độ triển khai rất tốt. Điều chúng ta hy vọng rằng sau 1 năm quận Long Biên, Hà Nội có 1 con đường để nhân dân đi lại và bộ mặt Thủ đô ngày càng đẹp hơn. Đó là ý chí của chúng ta được thể hiện qua các lần quy hoạch. Việc nhân dân có ý kiến, chúng tôi rất tôn trọng những người dân có ý kiến thì cũng đã được gặp và giải thích nhiều lần. Chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét ý kiến của nhân dân theo chỉ đạo của thành phố, trên nội dung đồ án quy hoạch trong thời gian ngắn để bảo đảm lợi ích của thành phố, nhân dân và cộng đồng một cách tốt nhất"./.
Thứ ba, 11 Tháng mười một 2014, 21:42
Theo ViệtBáo
Tiền thuế của dân Mỹ cải tiến 'Kho Bạc Nhà Nước' Việt Nam
WASHINGTON DC (NV) .- Chính phủ Mỹ lặng lẽ xin ngân khoản rút từ ngân sách tài khóa tới, tức là từ tiền thuế của dân, giúp CSVN cải tiến kỹ thuật điều hành quản trị cho Kho Bạc Nhà Nước.
Ngân hàng Nhà nước trung ương ở Hà Nội. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/ GettyImages)
WND, một tổ chức thông tin độc lập, giám sát hoạt động chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ, vừa cho hay như thế sau khi nghiên cứu dự thảo ngân sách chi tiêu của chính phủ tài khóa 2015, các bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao, của Quốc Hội, cũng như một số cơ quan liên hệ.
Dựa vào những tài liệu đó, WND cho rằng nhiều phần sẽ không có bao nhiêu chống đối từ cả hai đảng Cộng Hòa cũng như Dân Chủ cho một việc tài trợ “nhân đạo” như thế. Một phần vì đó là những tài trợ từ thiện có giá trị nhỏ nên quốc hội sẽ không chống đối gì ở hai năm sau cùng của nhiệm kỳ 2 của tổng thống Obama.
Theo nguồn tin trên, Cục Phát Triển và Thương Mại Hoa Kỳ USTDA (U.S. Trade and Development Agency) một cơ quan độc lập của Tòa Bạch Ốc, gần đây phổ biến một bản gọi thầu cho một dự án nhỏ gọi là dự án nghiên cứu bỏ túi về kế hoạch kiểm toán và chi ngân sách của Kho Bạc Nhà nước CSVN, trong đó, họ muốn giúp cải tiến và hiện đại hóa hệ thống tài chính điện tử của chế độ Hà Nội.
Năm 2013, cơ quan trên của chính phủ Mỹ đã tài trợ một dự án được biết dưới cái tên là “Nhiệm vụ định nghĩa” đến xứ Việt Nam Cộng Sản theo nhu cầu các cơ hội tiềm năng của ngành kỹ thuật điện toán Hoa Kỳ.
Dựa trên phúc trình này, cơ quan USTDA đã bắt đầu cân nhắc thêm là có nên tài trợ hai dự án khác nghiên cứu khả thi sâu hơn hay không. Một dự án nhằm yểm trợ Kho Bạc Nhà Nước CSVN phát triển một hệ thống phần mềm của trung ương. Dự án kia nhằm phát triển một hệ thống kiểm toán tự động cho Việt Nam.
Dự án nghiên cứu bỏ túi, tốn kém bao nhiêu không thấy được tiết lộ, sẽ nghiên cứu và có thể đề nghị điều chỉnh lại những đề nghị đang có cho những hoạt động trong tương lai sẽ được chính phủ Mỹ tài trợ. Chính phủ Obama đã đồng ý tài trợ cuộc nghiên cứu theo yêu cầu của phía nhà cầm quyền Hà nội, theo tài liệu bản hợp đồng mà tổ chức WND tìm thấy khi khảo cứu kho dữ liệu.
Hồi Tháng 8 vừa qua, WND đã bật mí kế hoạch của Đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tìm kiếm một nhà thầu giúp cho VOA, với sự hợp tác của phía nhà cầm quyền Hà nội, một chương trình phát thanh lấy tên “Chào nước Mỹ” (Welcome to America) phát thanh ngay tại Việt Nam, cho thính giả là người ở Việt Nam. Các buổi phát thanh này là một tổng hợp về các mặt văn hóa, khoa học, giáo dục, xã hội, nghệ thuật và sinh hoạt đời sống trên nước Mỹ.
Dự án này hiện đang bị nhiều tổ chức và cá nhân người Mỹ gốc Việt chống đối nên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong một cuộc tiếp xúc với một số các tổ chức người Việt hồi tháng trước, cho hay dự án của Đài VOA sẽ không được thực hiện.
Tuy nhiên, dự án phát thanh tại Việt Nam của đài VOA chỉ là một trong hàng chục dự án cung cấp cho Việt Nam của chính phủ Obama nằm dưới cái dù của Bộ Ngoại Giao.
Các chương trình của USTDA dưới thời tổng thống Obama, thí dụ, cung cấp ngân khoản tài trợ và yểm trợ kỹ thuật cho Việt Nam liên quan đến nhiều lãnh vực kỹ nghệ khác nhau. Các dự án đó từ các vụ nghiên cứu bỏ túi chỉ tốn vài nghìn đô la đến những dự án nghiên cứu khả thi tốn kém hàng trăm ngàn đô la.
Dù cho các vụ nghiên cứu đó tốn không nhiều tiền, các nhà thầu của USTDA trong hầu hết các trường hợp bị đòi hỏi phải giúp cho những nước thụ hưởng (được giúp) như Việt Nam các thông tin tài chính của những định chế Hoa Kỳ như Ngân hàng Xuất Nhập cảng và Tập đoàn Đầu Tư Tư Nhân Hải Ngoại.
Không phải đến nay mới có chuyện hậu thuẫn của chính phủ Obama cho nhà cầm quyền CSVN. Ngay như thời tổng thống George W. Bush cũng đã từng có yểm trợ của cơ quan USTDA năm 2006. Hồi đó, chính phủ Bush đã cấp $453,000 USD cho dự án nghiên cứu xác định các hệ thống tài chính và điện toán cần thiết để giúp Tập đoàn Đầu tư Tài Chính quốc doanh điều hành các tài sản của nhà nước.
Năm sau, cấp hai ngân khoản tổng cộng $800,000 giúp cho Việt Nam “đạt tiêu chuẩn sáng kiến thương mại điện tử toàn cầu cho kỹ nghệ hàng không và giúp thực hiện hệ thống thông tin thống kê tài chính toàn quốc”.
Dưới thời tổng thống Obama, USTDA cấp cho Việt Nam gần $600,000 năm 2012 giúp công ty cấp nước ở Sài Gòn phát triển hệ thống thông tin và liên lạc. Năm 2013 cấp $50,000 cho một nhà thầu tới Việt Nam khảo sát các cơ hội cung cấp chương trình điện toán cho ngành ngân hàng mặc dù đã có nhiều đại công ty tư nhân hiện diện nơi đây như IBM, Oracle, Cisco, HP. (TN)
11-10-2014 5:54:58 PM
Ngân hàng Nhà nước trung ương ở Hà Nội. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/ GettyImages)
WND, một tổ chức thông tin độc lập, giám sát hoạt động chi tiêu của chính phủ Hoa Kỳ, vừa cho hay như thế sau khi nghiên cứu dự thảo ngân sách chi tiêu của chính phủ tài khóa 2015, các bản phúc trình của Bộ Ngoại Giao, của Quốc Hội, cũng như một số cơ quan liên hệ.
Dựa vào những tài liệu đó, WND cho rằng nhiều phần sẽ không có bao nhiêu chống đối từ cả hai đảng Cộng Hòa cũng như Dân Chủ cho một việc tài trợ “nhân đạo” như thế. Một phần vì đó là những tài trợ từ thiện có giá trị nhỏ nên quốc hội sẽ không chống đối gì ở hai năm sau cùng của nhiệm kỳ 2 của tổng thống Obama.
Theo nguồn tin trên, Cục Phát Triển và Thương Mại Hoa Kỳ USTDA (U.S. Trade and Development Agency) một cơ quan độc lập của Tòa Bạch Ốc, gần đây phổ biến một bản gọi thầu cho một dự án nhỏ gọi là dự án nghiên cứu bỏ túi về kế hoạch kiểm toán và chi ngân sách của Kho Bạc Nhà nước CSVN, trong đó, họ muốn giúp cải tiến và hiện đại hóa hệ thống tài chính điện tử của chế độ Hà Nội.
Năm 2013, cơ quan trên của chính phủ Mỹ đã tài trợ một dự án được biết dưới cái tên là “Nhiệm vụ định nghĩa” đến xứ Việt Nam Cộng Sản theo nhu cầu các cơ hội tiềm năng của ngành kỹ thuật điện toán Hoa Kỳ.
Dựa trên phúc trình này, cơ quan USTDA đã bắt đầu cân nhắc thêm là có nên tài trợ hai dự án khác nghiên cứu khả thi sâu hơn hay không. Một dự án nhằm yểm trợ Kho Bạc Nhà Nước CSVN phát triển một hệ thống phần mềm của trung ương. Dự án kia nhằm phát triển một hệ thống kiểm toán tự động cho Việt Nam.
Dự án nghiên cứu bỏ túi, tốn kém bao nhiêu không thấy được tiết lộ, sẽ nghiên cứu và có thể đề nghị điều chỉnh lại những đề nghị đang có cho những hoạt động trong tương lai sẽ được chính phủ Mỹ tài trợ. Chính phủ Obama đã đồng ý tài trợ cuộc nghiên cứu theo yêu cầu của phía nhà cầm quyền Hà nội, theo tài liệu bản hợp đồng mà tổ chức WND tìm thấy khi khảo cứu kho dữ liệu.
Hồi Tháng 8 vừa qua, WND đã bật mí kế hoạch của Đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) tìm kiếm một nhà thầu giúp cho VOA, với sự hợp tác của phía nhà cầm quyền Hà nội, một chương trình phát thanh lấy tên “Chào nước Mỹ” (Welcome to America) phát thanh ngay tại Việt Nam, cho thính giả là người ở Việt Nam. Các buổi phát thanh này là một tổng hợp về các mặt văn hóa, khoa học, giáo dục, xã hội, nghệ thuật và sinh hoạt đời sống trên nước Mỹ.
Dự án này hiện đang bị nhiều tổ chức và cá nhân người Mỹ gốc Việt chống đối nên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong một cuộc tiếp xúc với một số các tổ chức người Việt hồi tháng trước, cho hay dự án của Đài VOA sẽ không được thực hiện.
Tuy nhiên, dự án phát thanh tại Việt Nam của đài VOA chỉ là một trong hàng chục dự án cung cấp cho Việt Nam của chính phủ Obama nằm dưới cái dù của Bộ Ngoại Giao.
Các chương trình của USTDA dưới thời tổng thống Obama, thí dụ, cung cấp ngân khoản tài trợ và yểm trợ kỹ thuật cho Việt Nam liên quan đến nhiều lãnh vực kỹ nghệ khác nhau. Các dự án đó từ các vụ nghiên cứu bỏ túi chỉ tốn vài nghìn đô la đến những dự án nghiên cứu khả thi tốn kém hàng trăm ngàn đô la.
Dù cho các vụ nghiên cứu đó tốn không nhiều tiền, các nhà thầu của USTDA trong hầu hết các trường hợp bị đòi hỏi phải giúp cho những nước thụ hưởng (được giúp) như Việt Nam các thông tin tài chính của những định chế Hoa Kỳ như Ngân hàng Xuất Nhập cảng và Tập đoàn Đầu Tư Tư Nhân Hải Ngoại.
Không phải đến nay mới có chuyện hậu thuẫn của chính phủ Obama cho nhà cầm quyền CSVN. Ngay như thời tổng thống George W. Bush cũng đã từng có yểm trợ của cơ quan USTDA năm 2006. Hồi đó, chính phủ Bush đã cấp $453,000 USD cho dự án nghiên cứu xác định các hệ thống tài chính và điện toán cần thiết để giúp Tập đoàn Đầu tư Tài Chính quốc doanh điều hành các tài sản của nhà nước.
Năm sau, cấp hai ngân khoản tổng cộng $800,000 giúp cho Việt Nam “đạt tiêu chuẩn sáng kiến thương mại điện tử toàn cầu cho kỹ nghệ hàng không và giúp thực hiện hệ thống thông tin thống kê tài chính toàn quốc”.
Dưới thời tổng thống Obama, USTDA cấp cho Việt Nam gần $600,000 năm 2012 giúp công ty cấp nước ở Sài Gòn phát triển hệ thống thông tin và liên lạc. Năm 2013 cấp $50,000 cho một nhà thầu tới Việt Nam khảo sát các cơ hội cung cấp chương trình điện toán cho ngành ngân hàng mặc dù đã có nhiều đại công ty tư nhân hiện diện nơi đây như IBM, Oracle, Cisco, HP. (TN)
11-10-2014 5:54:58 PM
Giả chữ ký Thủ tướng , lừa đảo gần 100 tỷ đồng
Với những tập hồ sơ, tài liệu được làm giả con dấu và chữ ký của Thủ tướng Chính phủ, chỉ trong vòng vài tháng, Quyết và Thực đã lừa đảo, chiếm đoạt gần 100 tỷ đồng của các doanh nghiệp.
Theo hồ sơ vụ án, Trần Ngọc Quyết, SN 1953, trú tại Liễu Đề, Nghĩa Hưng, Nam Định, hiện sống tại Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, vốn làm nghề tự do nên luôn trong tình trạng túng thiếu.
Để có tiền, Quyết cấu kết với Phan Ngọc Thực, SN 1971, trú tại Thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ, Hà Giang, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Bạch Diệp, hiện đang tạm trú tại phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, để cùng thực hiện các phi vụ lừa đảo tiền tỷ.
Đối tượng Quyết (trái), Thực (phải)
Sau khi cùng bàn bạc, Quyết nhận nhiệm vụ làm giả các giấy tờ như: Giấy chứng nhận cán bộ quản lý dự án, Hồ sơ tài liệu về việc thành lập ban quản lý dự án An sinh xã hội, các giấy tờ, con dấu giả của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng… trong khi đó, Thực nhận nhiệm vụ đi các tỉnh khảo sát, tìm các dự án đang cần huy động vốn rồi báo lại cho Quyết.
Nắm được thông tin, Quyết và Thực cùng nhau đi mua lại 4 chiếc xe ô tô BKS 80B để thuận tiện trong việc đi lại, và đánh lừa các bị hại.
Sau đó, hai “siêu lừa” này đến tìm các chủ đầu tư, Quyết giới thiệu là Trưởng ban dự án của Chính phủ, còn Thực là cán bộ dự án. Với chức năng, quyền hạn của một Trưởng ban dự án, Quyết có thẩm quyền phê duyệt dự án và trình Thủ tướng Chính phủ ký giải ngân nguồn vốn vay quốc tế (vốn ODA) hỗ trợ không hoàn lại.
Giấy tờ giả của Phan Ngọc Thực được làm giả có con dấu và chữ ký giả của Thủ tướng Chính phủ giống... y như thật
Khi đã tạo được lòng tin, Quyết và Thực yêu cầu chủ đầu tư hối lộ tiền để Quyết làm thủ tục giải ngân. Mặc khác, hai đối tượng này đến gặp các nhà thầu, đề nghị các nhà thầu xây dựng muốn tham gia dự án phải đưa tiền cho Quyết và Thực để được ưu tiên.
Với hàng loạt các hồ sơ, tài liệu, giấy tờ được làm giả… y như thật, cho đến khi bị bắt, hai đối tượng đã lừa đảo gần 100 tỷ đồng của các bị hại.
Nhận được đơn trình báo, Đội điều tra hình sự - CAQ Hoàng Mai, Hà Nội, đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ thủ phạm, đồng thời thu hồi 2 xe ô tô “biển xanh”, các máy móc, thiết bị có liên quan: 1 máy tính xách tay, 1 máy in màu, 2 máy in đen trắng, 1 máy scan, 2 con dấu vuông, các loại tài liệu giả danh Ban Quản lý dự án của Chính phủ, các Quyết định giả, tờ trình, danh sách nhân sự, tài liệu giả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ… liên quan đến 35 dự án trên toàn quốc.
Đây có thể coi là bài học cảnh tỉnh cho các chủ đầu tư, các nhà thầu trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường của các loại tội phạm.
(Theo T.Anh/ANTĐ)
Theo hồ sơ vụ án, Trần Ngọc Quyết, SN 1953, trú tại Liễu Đề, Nghĩa Hưng, Nam Định, hiện sống tại Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, vốn làm nghề tự do nên luôn trong tình trạng túng thiếu.
Để có tiền, Quyết cấu kết với Phan Ngọc Thực, SN 1971, trú tại Thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ, Hà Giang, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Bạch Diệp, hiện đang tạm trú tại phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, để cùng thực hiện các phi vụ lừa đảo tiền tỷ.
Đối tượng Quyết (trái), Thực (phải)
Sau khi cùng bàn bạc, Quyết nhận nhiệm vụ làm giả các giấy tờ như: Giấy chứng nhận cán bộ quản lý dự án, Hồ sơ tài liệu về việc thành lập ban quản lý dự án An sinh xã hội, các giấy tờ, con dấu giả của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng… trong khi đó, Thực nhận nhiệm vụ đi các tỉnh khảo sát, tìm các dự án đang cần huy động vốn rồi báo lại cho Quyết.
Nắm được thông tin, Quyết và Thực cùng nhau đi mua lại 4 chiếc xe ô tô BKS 80B để thuận tiện trong việc đi lại, và đánh lừa các bị hại.
Sau đó, hai “siêu lừa” này đến tìm các chủ đầu tư, Quyết giới thiệu là Trưởng ban dự án của Chính phủ, còn Thực là cán bộ dự án. Với chức năng, quyền hạn của một Trưởng ban dự án, Quyết có thẩm quyền phê duyệt dự án và trình Thủ tướng Chính phủ ký giải ngân nguồn vốn vay quốc tế (vốn ODA) hỗ trợ không hoàn lại.
Giấy tờ giả của Phan Ngọc Thực được làm giả có con dấu và chữ ký giả của Thủ tướng Chính phủ giống... y như thật
Khi đã tạo được lòng tin, Quyết và Thực yêu cầu chủ đầu tư hối lộ tiền để Quyết làm thủ tục giải ngân. Mặc khác, hai đối tượng này đến gặp các nhà thầu, đề nghị các nhà thầu xây dựng muốn tham gia dự án phải đưa tiền cho Quyết và Thực để được ưu tiên.
Với hàng loạt các hồ sơ, tài liệu, giấy tờ được làm giả… y như thật, cho đến khi bị bắt, hai đối tượng đã lừa đảo gần 100 tỷ đồng của các bị hại.
Nhận được đơn trình báo, Đội điều tra hình sự - CAQ Hoàng Mai, Hà Nội, đã nhanh chóng vào cuộc điều tra, làm rõ thủ phạm, đồng thời thu hồi 2 xe ô tô “biển xanh”, các máy móc, thiết bị có liên quan: 1 máy tính xách tay, 1 máy in màu, 2 máy in đen trắng, 1 máy scan, 2 con dấu vuông, các loại tài liệu giả danh Ban Quản lý dự án của Chính phủ, các Quyết định giả, tờ trình, danh sách nhân sự, tài liệu giả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ… liên quan đến 35 dự án trên toàn quốc.
Đây có thể coi là bài học cảnh tỉnh cho các chủ đầu tư, các nhà thầu trước những thủ đoạn ngày càng tinh vi, khó lường của các loại tội phạm.
(Theo T.Anh/ANTĐ)