Chuyện đáng bàn về văn hóa giao thông của người dân là không sợ, không nhường, không xếp hàng, không biết ngại; việc tổ chức, quản lý của nhà chức trách là không khoa học, không nhất quán, không nghiêm và không đàng hoàng
Chuyện giao thông ở các đô thị lớn của Việt Nam hiện nay cứ như là câu chuyện về đứa học trò bị mất căn bản môn toán. Càng nói càng bàn càng rối càng không hiểu nổi. Đã rối rồi mà lại còn phải nhận thêm không biết bao nhiêu lời góp ý, phàn nàn, có khi vô nguyên cớ và không hẳn đã liên quan. Rồi cuối cùng, chúng ta tự khái quát vấn đề thành cái chuyện văn hóa giao thông.
Đừng đổ lỗi, nói chung chung
Cứ mỗi lần có chuyện gì đó không vừa ý khi tham gia giao thông, dù đó là chuyện gì, người ta lại kêu lên “Ôi, văn hóa giao thông của người Việt”. Nhưng trong một chục cái sự kêu tên văn hóa giao thông ấy cũng phải hết hơn một nửa là không liên quan. Cuối cùng thì những chuyện gì được kể ra? Nào là đè đầu xe người khác để vượt đèn, nào là người này chạy xe đàng hoàng nhưng bị kẻ chạy xe ít đàng hoàng hơn chửi, nào là đi bộ nghênh ngang, nào là tạt nước ra đường... Nhất là ở đô thị lớn đất chật người đông xe cộ tấp nập đêm ngày, thực tế càng ngày càng đáng báo động.
Leo vỉa hè trong khi dừng chờ đèn đỏ là chuyện diễn ra thường xuyên đến mức trở thành bình thường. Ảnh chụp tại giao lộ Cao Thắng - Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3, TP HCM)Ảnh: Sỹ Đông
Văn hóa giao thông dường như là câu chuyện liên quan nhiều hơn đến sự kém cỏi trong thái độ ứng xử văn minh với môi trường sống bên ngoài ngôi nhà của mình, chứ không đơn giản là cách chạy xe sao cho đúng luật lệ. Có lẽ không nên tiếp tục nói chung chung và đổ lỗi cho văn hóa giao thông trừu tượng. Không nên cứ từ những chuyện rất cá biệt mà đổ lỗi cho văn hóa giao thông. Phải cố mà chỉ cho đích danh những điều xấu xí trong lối ứng xử của người Việt liên quan đến giao thông. Thêm nữa, lẽ nào cứ nói văn hóa giao thông là chỉ nói đến người dân? Nhà chức trách ở đâu trong câu chuyện này?
Bốn chữ “không”
Chuyện đáng bàn về văn hóa giao thông của người dân là 4 chữ “không”. Một là “không sợ”, hai là “không nhường”, ba là “không xếp hàng”, bốn là “không biết ngại”.
“Không sợ” là vấn đề nhận thức. Không sợ nên chạy xe bạt mạng, lạng lách đánh võng, băng qua đầu xe, quay đầu đột ngột, sang đường bất chợt, uống rượu lái xe...
“Không nhường” là vấn đề thái độ ứng xử. Đường của chung, ai nhanh hơn thì dấn tới, dù chỉ dấn tới để hơn nửa cái bánh xe rồi đè đầu xe người khác mà chạy, bất kể lịch sự, bất kể văn minh. Không nhường cho nên thấy chỗ trống nào cũng cố dí đầu xe vào, cho dù là phần đường bên nào cũng không quan trọng. Kết hợp với cái “không sợ”, thế là sẵn sàng dí đầu xe máy của mình vào ngay trước đầu xe hơi.
“Không xếp hàng” là vấn đề về hành vi. Hệ lụy không xếp hàng kéo dài từ nhà ra phố. Trong nhà mát mẻ, rộng rãi mà còn chưa chịu xếp hàng thì ra đường sẵn sàng tìm cách lấn làn, chèn đầu xe người khác khi chờ đèn đỏ cũng dễ trở nên phổ biến. Thế là xe sau chèn xe trước kiểu cài thế răng lược ở các nút giao thông, kẹt xe chỉ là chuyện trong tích tắc. Đường hẹp cũng kẹt mà đường rộng cũng kẹt.
“Không biết ngại” là vấn đề đạo đức. Chạy xe trời mưa cứ lao vào vũng nước với tốc độ cao, nước bẩn văng tung tóe, ai trúng ráng chịu. Chèn đầu xe lấn làn gây kẹt cho cả đám người, ai nhắc thì quay ra sửng cồ, to tiếng. Đường là của thiên hạ, nên cứ thế mà tạt nước, mà vứt rác, chả chết gì mình... Cái hành vi sai đã đáng phê, cái biểu hiện đạo đức còn đáng phê hơn nhiều.
Nhận thức thế, thái độ thế, hành vi thế, đạo đức thế…, biết làm sao mà gỡ?
Chuyện đáng bàn về văn hóa tổ chức, quản lý giao thông của nhà chức trách cũng là chuyện về 4 chữ “không”: Một là “không khoa học”, hai là “không nhất quán”, ba là “không nghiêm”, bốn là “không đàng hoàng”.
“Không khoa học” thì đã rõ, chỉ cần xem cách sử dụng đèn giao thông ở Việt Nam cũng đủ biết. Đèn xanh, hai dòng xe ngược chiều cùng xông tới, các làn xe rẽ trái, rẽ phải, đi thẳng cùng nhận lệnh xung phong. Xe nọ đè đầu xe kia, cài qua cài lại đến hết lượt đèn chỉ đi được vài chiếc. Trong tình cảnh đó, người tham gia giao thông sẵn sàng chơi trò liều mạng không sợ hoặc láu tôm láu cá bằng mọi cách để qua được nút đèn nhanh nhất.
“Không nhất quán” lại càng rõ. Mỗi chuyện đèn đỏ quẹo phải mà chỗ được phép chỗ không, lúc được phép lúc không, giờ cao điểm được giờ bình thường thì không. Vậy nên dân tình đi xe quen chơi trò hên xui, còn lực lượng làm nhiệm vụ thì tùy cơ hội thuận tiện mà thổi còi làm luật.
“Không nghiêm” là vì muốn nghiêm cũng không nghiêm nổi. Lúc cao điểm là lúc cần người dân tuân thủ luật lệ nhất thì lại là lúc gần như người dân được phép lấn làn xe, rướn đèn, chạy ngược chiều...vì cảnh sát giao thông kẹt nhiệm vụ điều khiển, có bắt có phạt nổi đâu. Thậm chí có trường hợp người điều khiển giao thông còn chủ động chỉ cho người chạy xe đi trái luật.
“Không đàng hoàng” là chuyện đạo đức thực thi công vụ của lực lượng chức năng. Núp và canh bắt những lỗi sơ suất không đáng của người đi đường để làm luật, trong khi những lỗi nghiêm trọng thì lại hầu như không xử lý được.
Câu hỏi về giải pháp cho vấn đề này trở nên nhức nhối và làm nản lòng những ai quan tâm nhưng không thể nói là không có câu trả lời. Càng không được nói là không thể trả lời.
Thứ Sáu, 23:32 07/11/2014
TS Huỳnh Văn Thông (Trưởng Khoa Báo chí và Truyền thông Đại học KHXH-NV)
Theo NLĐO
Friday, November 7, 2014
Du lịch Văn hóa Tâm linh: thực hay ảo?
Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, ảnh chụp hôm 12/02/2011.RFA PHOTO
Anh Vũ, thông tín viên RFA 2014-11-07
Sau việc Công ty cổ phần Đại Nam vừa ra thông báo về việc tạm đóng cửa hoạt động của Khu du lịch Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến, vấn đề các khu du lịch tâm linh ở Việt Nam được giới chuyên gia và những người làm công tác văn hóa cho rằng không có gì phải phàn nàn vì những khu du lịch gọi là tâm linh như Đại Nam, Bái Đính… lâu nay không tồn tại theo đúng nghĩa mà nó đã gieo rắc thẩm mỹ và văn hóa tâm linh lệch lạc. Thực trạng vấn đề này ra sao?
Mê tín di đoan?
Tâm linh và văn hóa tâm linh luôn đồng hành với đời sống thực tại của con người. Xã hội càng phát triển, đời sống vật chất được nâng cao, khi đời sống tinh thần càng phong phú thì đời sống tâm linh cũng nở rộ.
Tâm linh trước hết là niềm tin linh thiêng của con người vào thế giới vũ trụ đầy bí ẩn và đời sống xã hội mang nhiều màu sắc huyền bí. Nhưng mặt trái của tâm linh là vấn đề mê tín di đoan, nếu không được quản lý tốt sẽ mang lại nhiều hệ lụy khó lường.
Các khu du lịch tâm linh đó là những cái rất đáng báo động về sự tồi tệ, thể hiện ở mấy điểm. Đó là hệ thống thần thánh đưa vào điện thờ ở các khu đó lộn xộn, tùy tiện.
-TS Nguyễn Xuân Diện
Nhu cầu về văn hóa tâm linh của người Việt Nam là rất lớn, hàng năm vào những dịp lễ hội các khu du lịch Văn hóa Tâm linh ở Việt Nam đã có hàng chục triệu người đến thăm.
Đánh giá về các hoạt động du lịch văn hóa tâm linh ở Việt Nam hiện nay, TS. Giáo dục Vũ Thị Phương Anh thấy rằng trong tâm thức của người Việt vấn đề tâm linh đã thành nếp nghĩ, nếp sống, nếp sinh hoạt, góp phần làm nên bản sắc, diện mạo văn hóa của dân tộc. Tuy vậy hiện tại, vấn đề này đã xuống cấp ở mức đáng báo động.
Từ Sài Gòn, TS. Giáo dục Vũ Thị Phương Anh nhận định:
“Về mặt văn hóa, người ta kêu, than phiền rất nhiều về vấn đề xuống cấp văn hóa và hiện nay không chỉ ở các khu du lịch văn hóa Tâm linh như vậy, mà còn ở các chùa chiền. Rất nhiều người có đạo Phật, những Phật tử ngoan đạo rất là thuần thành họ nói rằng họ rất chán nản không muốn đi chùa nữa. Điều đó cho thấy là sự xuống cấp của đạo đức cũng do đến những nơi linh thiêng như vậy mà vẫn xô bồ, chen chúc và giành giật.”
Nói về các nhược điểm và tồn tại của các khu du lịch Văn hóa Tâm linh như Đại Nam ở Bình Dương và Bái Đính ở Ninh Bình, TS. Nguyễn Xuân Diện Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho biết:
“Các khu du lịch tâm linh đó là những cái rất đáng báo động về sự tồi tệ, thể hiện ở mấy điểm. Đó là hệ thống thần thánh đưa vào điện thờ ở các khu đó lộn xộn, tùy tiện, người ta đề thơ nhăng nhố, người ta dựng ra các tượng pháp này nọ ở đấy, không theo một quy chuẩn nào đấy là cái thứ nhất. Cái thứ hai là các hình tượng được khắc họa lên để làm cái việc thờ cúng đó lại mang đặc màu sắc của Trung Quốc. Từ các dáng nét của các công trình kiến trúc cho đến hệ thống tượng pháp, đồ thờ cúng cho đến những điện thờ… Đặc biệt là khu Bái Đính, nếu ta đứng ở khu Bái Đính ta không thể nhận ra là ta đang ở Việt Nam, mà ta có cảm giác đang đứng ở Trung Quốc, Đài Loan. Hơn nữa các khu đó không có vai trò gì trong việc định hướng về mặt tâm linh để cho đúng tính chất của thờ cúng tín ngưỡng, mà họ chỉ chiều theo cái thị hiếu vốn còn rất khiêm tốn và còn có nhiều hoang mang của người dân.”
TS. Giáo dục Vũ Thị Phương Anh tiếp lời:
“Có nhiều nơi hiện nay núp bóng cái gọi là văn hóa tâm linh để làm chuyện buôn thần bán thánh. Hai cái nơi tôi đã từng đến theo tôi tiêu biểu nhất cho vấn đề buôn thần bán thánh đó là khu du lịch Đại Nam và Bái Đính. Ở đây có sự lẫn lộn giữa các tôn giáo, giữa đạo Phật và đạo Lão, kể cả vấn đề đồng bóng, mê tín dị đoan, theo tôi những nơi đó là quá tệ”
Thương mại hóa?
Nói về nguyên nhân của sự xuống cấp, TS. Nguyễn Xuân Diện thấy rằng vấn đề văn hóa tâm linh đã bị các nhóm lợi ích thương mại hóa, trở thành một lĩnh vực kinh doanh với lợi nhuận khổng lồ. Từ Hà nội, TS. Nguyễn Xuân Diện nói với chúng tôi:
Những nơi mà nó quá tệ, thậm chí thực sự lầm lẫn giữa các tôn giáo và niềm tin như vậy thì tôi nghĩ đóng cửa là đúng. Mà tôi còn thấy ở khu du lịch Đại Nam vừa thờ Phật lại vừa thờ Hồ Chủ tịch thì tôi thấy rất là không hay.
-TS Vũ Thị Phương Anh
“Cách đây 10-15 năm, một số người giàu có kết hợp với các quan chức coi việc trùng tu hoặc nâng cấp mở ra các chùa chiền đấy là cách làm ăn của họ. Điều này có thể thấy ở tất cả các nơi, các tỉnh đều mở ra các khu du lịch tâm linh như thế, mà thực chất đằng sau nó là việc kinh doanh. Họ chỉ mượn các vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng để kinh doanh, đây là mối lợi béo bở giữa các thế lực chức sắc tôn giáo, các doanh nghiệp giàu có và các quan chức từ trung ương đến địa phương. Ba thế lực chân vạc này nó tạo nên những cái khu du lịch Bái Đính ở Ninh Bình và Đại Nam lạc cảnh ở Bình Dương”
Khi được hỏi ý kiến về giải pháp xử lý đối với các khu du lịch văn hóa Tâm linh, TS. Giáo dục Vũ Thị Phương Anh thấy rằng du lịch Văn hóa Tâm linh không phải là điều không tốt, tuy vậy sự quản lý chặt chẽ của nhà nước là vấn đề hết sức quan trọng không thể xem nhẹ.
TS. Giáo dục Vũ Thị Phương Anh khẳng định:
“Những nơi mà nó quá tệ, thậm chí thực sự lầm lẫn giữa các tôn giáo và niềm tin như vậy thì tôi nghĩ đóng cửa là đúng. Mà tôi còn thấy ở khu du lịch Đại Nam vừa thờ Phật lại vừa thờ Hồ Chủ tịch thì tôi thấy rất là không hay. Và tôi nghĩ như thế đóng cửa là cũng đúng.”
TS. Nguyễn Xuân Diện cho biết giải pháp đóng cửa các khu du lịch Văn hóa Tâm linh hoàn toàn không phải là vấn đề đơn giản, muốn mà làm được. TS. Nguyễn Xuân Diện nói:
“Nếu như nhà nước hoặc Bộ Văn hóa định đóng cửa các khu đó thì không ổn, vì các khu đó là của các doanh nghiệp tư nhân và họ mở ra thì dân thích thì dân đến, còn dân không thích thì họ không đến. Thế còn sửa chữa và điều chỉnh nó thì là vấn đề rất khó, vì các công trình đó được xây dựng nên rất là to lớn, lắm tiền, nhiều của và kiên cố rồi. Có thể nói nó là vấn đề thiên nan, vạn nan.”
Các khu du lịch Văn hóa Tâm linh như Đại Nam ở Bình Dương và Bái Đính ở Ninh Bình có quy mô xây dựng rất lớn, tiến hành trong nhiều năm được nhiều ngành nhiều cấp tham gia quản lý. Tuy vậy việc để xảy ra các sai sót lớn và đáng kể đó không được phát hiện và chấn chỉnh kịp thời là do lỗi của các nhà quản lý xem nhẹ và buông lỏng.
Đừng giao con cho “quỷ”
Bất cứ ai, dù ở độ tuổi nào cũng có thể trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục. Thậm chí, cả những người thân quen, họ hàng, huyết thống với nhau cũng trở thành “yêu râu xanh” khi thú tính nổi lên
Theo Trung tâm Tư vấn Nhịp cầu Hạnh phúc, dù được chăm sóc và điều trị tâm lý nhưng hầu hết trẻ bị xâm hại tình dục dễ rơi vào trầm cảm, tự kỷ, có em manh động sẵn sàng cầm dao chống trả để tự vệ, nhiều em lại sống dễ dãi vì tâm lý “không còn gì để mất”...
Dễ có xu hướng quan hệ đồng tính
Từ năm 2009 đến nay, Trung tâm Nhịp cầu Hạnh phúc phối hợp với tổ chức phi chính phủ Gia đình OBV đã tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và hỗ trợ tâm lý cho hơn 40 em từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, 10 em trở về gia đình, 10 em được chăm sóc tại gia, còn lại 21 em ở Gia đình OBV (quận 9, TP HCM). Bà Hồ Quỳnh Ngọc, người trực tiếp chăm sóc và là mẹ đỡ đầu của 21 em ở đây, cho biết: Hầu hết các em vào đây đều bị trầm cảm, tự kỷ, có em đêm nào cũng la hét, mất ngủ vì ám ảnh, sợ hãi. Cá biệt có những em bị xâm hại nhiều lần khi còn nhỏ nên sau 3-4 năm điều trị vẫn không kiểm soát được đường tiểu.
Bé H.Đ (8 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) vào Gia đình OBV khi mới 4 tuổi. Trong một lần mẹ đi làm, để bé ở nhà trọ một mình, con chủ nhà trọ đã dụ dỗ bé xem phim người lớn rồi giở trò đồi bại. Khi về Gia đình OBV, bé bị nhiễm trùng đường tiểu, viêm sưng vùng kín. Mất hơn 1 tháng điều trị, bệnh tình mới thuyên giảm nhưng đến nay, bé vẫn đái dầm vào ban đêm vì không kiểm soát được đường tiểu. Tương tự, bé A.L (quê tỉnh Đồng Tháp) bị hàng xóm cho 10.000 đồng rồi đưa ra ghe xâm hại khi mới 11 tuổi. Lúc mới vào trung tâm, A.L thường xuyên la hét vì ám ảnh. Bé cũng bị viêm đường tiểu, đến nay 14 tuổi vẫn tè dầm ban đêm.
Một buổi học tiếng Anh của trẻ bị xâm hại tình dục tại Gia đình OBV
Theo bà Ngọc, cũng có bé sức khỏe ổn nhưng tâm tính thất thường như trường hợp P.A (14 tuổi, quê TP Cần Thơ) bị hàng xóm giở trò làm bậy. Khi chuyện vỡ lở, P.A bị bạn bè chế giễu, hàng xóm cười chê nên em trở thành học sinh cá biệt, thường xuyên đánh bạn, thậm chí còn mang dao trong người để tự vệ. Ngược lại, có những em rất trầm cảm, bị tự kỷ trong thời gian dài, dù hơn 3 năm sống ở Gia đình OBV nhưng vẫn gặp khủng hoảng trước sự cố trong đời. Như em L. (15 tuổi, quê tỉnh Cà Mau) bị chính bố ruột xâm hại lúc 9 tuổi. “L. được mẹ đưa vô, em rất hiền nhưng trầm tính, ít nói chuyện, hầu như không phạm một nội quy nào của Gia đình OBV. Khi bạn bè vui chơi, em lại thu mình một chỗ. Những ca này làm chúng tôi đau đầu bởi chính tôi và các cô chăm sóc L. cũng không hiểu được em” - bà Ngọc nói.
ThS giáo dục Phạm Phúc Thịnh, chuyên viên tư vấn trung tâm, cho hay biểu hiện thường gặp ở các em bị xâm hại tình dục là sự khép kín, ngại tiếp xúc với người lạ và quay về mối quan hệ đồng tính. Những trẻ có cá tính yếu thường lo lắng, sợ hãi quá mức, cảm thấy xấu hổ, bất lực, bị ám ảnh và thường xuyên gặp ác mộng. Đôi lúc các trẻ vì cùng quẫn và tuyệt vọng do mất niềm tin vào người lớn sẽ dẫn đến việc tự hủy hoại bản thân.
Riêng những em có cá tính mạnh lại có khuynh hướng sống “bất cần đời”, dễ dàng quan hệ bừa bãi với nhiều người, xâm hại tình dục người khác hoặc có xu hướng tình dục đồng giới. Một số em mang tâm lý trả thù, quan hệ tình dục bừa bãi để gieo rắc căn bệnh xã hội cho người khác.
Cần mạnh dạn tố cáo
Nhiều năm tìm kiếm và hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục, Trung tâm Tư vấn Nhịp cầu Hạnh phúc khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên chủ quan giao con cho “quỷ dữ”. Bất cứ ai, dù ở độ tuổi nào cũng có thể trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục. Thậm chí, cả những người thân quen, họ hàng, huyết thống với nhau cũng trở thành “yêu râu xanh” khi thú tính nổi lên. Xâm hại tình dục không đơn thuần là hành vi xâm phạm cơ thể người khác mà là tội ác, hủy hoại cả nhân cách, tương lai và hạnh phúc của con người. Đừng để tội ác xảy ra, trẻ nhỏ phải gánh hậu quả thì có ân hận cũng đã muộn màng.
Chị Yên Thảo, người trực tiếp đi thăm các trường hợp bị xâm hại ở ĐBSCL, đau đớn cho biết: Hầu hết các em vì gia cảnh nghèo khó, cha mẹ ít chữ lo làm lụng không để mắt đến con cái. Đến khi sự việc xảy ra, họ cũng không ý thức hết hậu quả, chỉ dửng dưng nhận tiền bồi thường rồi cho qua chuyện. Đau lòng nhất là những trường hợp bị người thân trong gia đình xâm hại, do ngại sự việc đổ bể và sợ xấu hổ nên câm nín, che giấu tội ác.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, hiện nay, tình trạng xâm hại tình dục nam đối với nam, nữ đối với nữ đã bắt đầu xuất hiện nhưng pháp luật lại chưa ra các quy định điều chỉnh. Trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Hình sự sắp tới, chúng ta cần thiết phải đưa vấn đề này vào luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân. Những trường hợp trẻ em nam bị người đồng tính xâm hại dẫn đến bị lây nhiễm HIV thì gia đình cần làm đơn tố cáo tố giác tội phạm tới cơ quan cảnh sát điều tra tại địa phương để xử lý theo quy định pháp luật. Theo đó, người vi phạm sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại điều 118 Bộ Luật Hình sự.
Phòng ngừa trước khi quá muộn
Nếu con bị xâm hại tình dục, cha mẹ đừng lên án mà hãy chia sẻ nỗi đau cùng con và phải thẳng thắn đưa vụ việc ra trước pháp luật, đừng che giấu vì sĩ diện. Sự che giấu hành vi của kẻ xấu chính là tiếp tay cho kẻ xấu có cơ hội hành động tiếp. Đồng thời, cha mẹ dạy con tránh xa những ấn phẩm đen, luôn gần gũi để phát hiện những điều bất thường dù nhỏ nhất trong hành vi, cử chỉ, tâm lý của con.ThS giáo dục Phạm Phúc Thịnh
Thứ Sáu, 22:08 07/11/2014
Bài và ảnh: THU HỒNG
Theo NLĐO
Theo Trung tâm Tư vấn Nhịp cầu Hạnh phúc, dù được chăm sóc và điều trị tâm lý nhưng hầu hết trẻ bị xâm hại tình dục dễ rơi vào trầm cảm, tự kỷ, có em manh động sẵn sàng cầm dao chống trả để tự vệ, nhiều em lại sống dễ dãi vì tâm lý “không còn gì để mất”...
Dễ có xu hướng quan hệ đồng tính
Từ năm 2009 đến nay, Trung tâm Nhịp cầu Hạnh phúc phối hợp với tổ chức phi chính phủ Gia đình OBV đã tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và hỗ trợ tâm lý cho hơn 40 em từ nhiều tỉnh, thành trên cả nước. Trong đó, 10 em trở về gia đình, 10 em được chăm sóc tại gia, còn lại 21 em ở Gia đình OBV (quận 9, TP HCM). Bà Hồ Quỳnh Ngọc, người trực tiếp chăm sóc và là mẹ đỡ đầu của 21 em ở đây, cho biết: Hầu hết các em vào đây đều bị trầm cảm, tự kỷ, có em đêm nào cũng la hét, mất ngủ vì ám ảnh, sợ hãi. Cá biệt có những em bị xâm hại nhiều lần khi còn nhỏ nên sau 3-4 năm điều trị vẫn không kiểm soát được đường tiểu.
Bé H.Đ (8 tuổi, ngụ huyện Hóc Môn) vào Gia đình OBV khi mới 4 tuổi. Trong một lần mẹ đi làm, để bé ở nhà trọ một mình, con chủ nhà trọ đã dụ dỗ bé xem phim người lớn rồi giở trò đồi bại. Khi về Gia đình OBV, bé bị nhiễm trùng đường tiểu, viêm sưng vùng kín. Mất hơn 1 tháng điều trị, bệnh tình mới thuyên giảm nhưng đến nay, bé vẫn đái dầm vào ban đêm vì không kiểm soát được đường tiểu. Tương tự, bé A.L (quê tỉnh Đồng Tháp) bị hàng xóm cho 10.000 đồng rồi đưa ra ghe xâm hại khi mới 11 tuổi. Lúc mới vào trung tâm, A.L thường xuyên la hét vì ám ảnh. Bé cũng bị viêm đường tiểu, đến nay 14 tuổi vẫn tè dầm ban đêm.
Một buổi học tiếng Anh của trẻ bị xâm hại tình dục tại Gia đình OBV
Theo bà Ngọc, cũng có bé sức khỏe ổn nhưng tâm tính thất thường như trường hợp P.A (14 tuổi, quê TP Cần Thơ) bị hàng xóm giở trò làm bậy. Khi chuyện vỡ lở, P.A bị bạn bè chế giễu, hàng xóm cười chê nên em trở thành học sinh cá biệt, thường xuyên đánh bạn, thậm chí còn mang dao trong người để tự vệ. Ngược lại, có những em rất trầm cảm, bị tự kỷ trong thời gian dài, dù hơn 3 năm sống ở Gia đình OBV nhưng vẫn gặp khủng hoảng trước sự cố trong đời. Như em L. (15 tuổi, quê tỉnh Cà Mau) bị chính bố ruột xâm hại lúc 9 tuổi. “L. được mẹ đưa vô, em rất hiền nhưng trầm tính, ít nói chuyện, hầu như không phạm một nội quy nào của Gia đình OBV. Khi bạn bè vui chơi, em lại thu mình một chỗ. Những ca này làm chúng tôi đau đầu bởi chính tôi và các cô chăm sóc L. cũng không hiểu được em” - bà Ngọc nói.
ThS giáo dục Phạm Phúc Thịnh, chuyên viên tư vấn trung tâm, cho hay biểu hiện thường gặp ở các em bị xâm hại tình dục là sự khép kín, ngại tiếp xúc với người lạ và quay về mối quan hệ đồng tính. Những trẻ có cá tính yếu thường lo lắng, sợ hãi quá mức, cảm thấy xấu hổ, bất lực, bị ám ảnh và thường xuyên gặp ác mộng. Đôi lúc các trẻ vì cùng quẫn và tuyệt vọng do mất niềm tin vào người lớn sẽ dẫn đến việc tự hủy hoại bản thân.
Riêng những em có cá tính mạnh lại có khuynh hướng sống “bất cần đời”, dễ dàng quan hệ bừa bãi với nhiều người, xâm hại tình dục người khác hoặc có xu hướng tình dục đồng giới. Một số em mang tâm lý trả thù, quan hệ tình dục bừa bãi để gieo rắc căn bệnh xã hội cho người khác.
Cần mạnh dạn tố cáo
Nhiều năm tìm kiếm và hỗ trợ trẻ bị xâm hại tình dục, Trung tâm Tư vấn Nhịp cầu Hạnh phúc khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên chủ quan giao con cho “quỷ dữ”. Bất cứ ai, dù ở độ tuổi nào cũng có thể trở thành nạn nhân của xâm hại tình dục. Thậm chí, cả những người thân quen, họ hàng, huyết thống với nhau cũng trở thành “yêu râu xanh” khi thú tính nổi lên. Xâm hại tình dục không đơn thuần là hành vi xâm phạm cơ thể người khác mà là tội ác, hủy hoại cả nhân cách, tương lai và hạnh phúc của con người. Đừng để tội ác xảy ra, trẻ nhỏ phải gánh hậu quả thì có ân hận cũng đã muộn màng.
Chị Yên Thảo, người trực tiếp đi thăm các trường hợp bị xâm hại ở ĐBSCL, đau đớn cho biết: Hầu hết các em vì gia cảnh nghèo khó, cha mẹ ít chữ lo làm lụng không để mắt đến con cái. Đến khi sự việc xảy ra, họ cũng không ý thức hết hậu quả, chỉ dửng dưng nhận tiền bồi thường rồi cho qua chuyện. Đau lòng nhất là những trường hợp bị người thân trong gia đình xâm hại, do ngại sự việc đổ bể và sợ xấu hổ nên câm nín, che giấu tội ác.
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, hiện nay, tình trạng xâm hại tình dục nam đối với nam, nữ đối với nữ đã bắt đầu xuất hiện nhưng pháp luật lại chưa ra các quy định điều chỉnh. Trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ Luật Hình sự sắp tới, chúng ta cần thiết phải đưa vấn đề này vào luật để bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân. Những trường hợp trẻ em nam bị người đồng tính xâm hại dẫn đến bị lây nhiễm HIV thì gia đình cần làm đơn tố cáo tố giác tội phạm tới cơ quan cảnh sát điều tra tại địa phương để xử lý theo quy định pháp luật. Theo đó, người vi phạm sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý truyền HIV cho người khác theo quy định tại điều 118 Bộ Luật Hình sự.
Phòng ngừa trước khi quá muộn
Nếu con bị xâm hại tình dục, cha mẹ đừng lên án mà hãy chia sẻ nỗi đau cùng con và phải thẳng thắn đưa vụ việc ra trước pháp luật, đừng che giấu vì sĩ diện. Sự che giấu hành vi của kẻ xấu chính là tiếp tay cho kẻ xấu có cơ hội hành động tiếp. Đồng thời, cha mẹ dạy con tránh xa những ấn phẩm đen, luôn gần gũi để phát hiện những điều bất thường dù nhỏ nhất trong hành vi, cử chỉ, tâm lý của con.ThS giáo dục Phạm Phúc Thịnh
Thứ Sáu, 22:08 07/11/2014
Bài và ảnh: THU HỒNG
Theo NLĐO
Ăn hối hộ, nhiều cán bộ hải quan Sài Gòn bị bắt
SÀI GÒN (NV) - Trong lúc thi hành công vụ, nhiều cán bộ hải quan đã làm trái luật để nhận hối lộ của chủ doanh nghiệp, làm thất thu của nhà nước CSVN hàng chục tỷ đồng.
Nhiều vụ buôn lậu đã lọt lưới ở Chi Cục Hải Quan Cảng Sài Gòn khu vực 4. (Hình: Dân Trí)
Ngày 5 tháng 11, 2014, cơ quan Cảnh Sát Điều Tra Công An Sài Gòn đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam hai cán bộ của Chi Cục Hải Quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 là Nguyễn Tiến Lộc (52 tuổi), cán bộ kiểm hóa Lê Hà (56 tuổi), về tội “Nhận hối lộ,” cùng Nguyễn Thanh Lâm (45 tuổi), cán bộ Hải Quan Cửa Khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang, về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”
Theo Dân Trí, mặc dù hàng hóa xuất khẩu trong các container của Công Ty Thực Phẩm Sài Gòn là trấu và mì ký nhưng trong tờ khai công ty này ghi là thuốc lá điếu hiệu Craven “A” để được hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT). Từ tháng 2, 2011 đến tháng 11, 2012, công ty này đã lập và ký khống 69 hợp đồng mua hàng tại Việt Nam, trị giá lên đến 892 tỷ đồng, với số tiền hoàn thuế 81 tỷ đồng.
Cùng thời điểm, công ty cũng lập và ký khống 17 hợp đồng ngoại thương xuất khẩu hàng cho hai công ty tại Campuchia với tổng trị giá hàng hóa gần 716.5 tỷ đồng, có thuế suất bằng 0 để tạo dựng 5 bộ hồ sơ xin hoàn thuế với số tiền đã được Cục Thuế Sài Gòn giải ngân hoàn thuế gần 92.6 tỷ đồng.
Trong vụ án này, ông Lộc đã tiếp tay cho công ty trong việc không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao kiểm hóa các lô hàng theo các tờ khai hải quan, đổi lại ông Lộc nhận được 514 triệu đồng. Tương tự, vì động cơ vụ lợi cá nhân Hà và Lâm đã cố ý giải quyết hồ sơ xuất khẩu thuốc lá theo các tờ khai hải quan xuất khẩu hàng hóa của công ty không đúng quy định.
Liên quan, còn có ông Huỳnh Dũng Tấn (52 tuổi), nguyên cửa hàng trưởng chi nhánh Bình Đông của Công Ty Thực Phẩm Sài Gòn, cũng bị bắt giam về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Đưa hối lộ.”
Theo cáo buộc vào đầu năm 2014, ông Tấn còn tham gia đưa 200 triệu đồng nhờ ông Lâm giúp đỡ cho những việc làm sai trái liên quan một vụ án buôn lậu gạo để chiếm đoạt tiền hoàn thuế VAT với thủ đoạn tương tự xảy ra tại công ty thực phẩm Sài Gòn, 9 bị can đã bị bắt tạm giam, trong đó có ông Lê Dũng, giám đốc công ty thực phẩm Sài Gòn. (Tr.N)
Nhiều vụ buôn lậu đã lọt lưới ở Chi Cục Hải Quan Cảng Sài Gòn khu vực 4. (Hình: Dân Trí)
Ngày 5 tháng 11, 2014, cơ quan Cảnh Sát Điều Tra Công An Sài Gòn đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam hai cán bộ của Chi Cục Hải Quan Cảng Sài Gòn khu vực 4 là Nguyễn Tiến Lộc (52 tuổi), cán bộ kiểm hóa Lê Hà (56 tuổi), về tội “Nhận hối lộ,” cùng Nguyễn Thanh Lâm (45 tuổi), cán bộ Hải Quan Cửa Khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang, về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.”
Theo Dân Trí, mặc dù hàng hóa xuất khẩu trong các container của Công Ty Thực Phẩm Sài Gòn là trấu và mì ký nhưng trong tờ khai công ty này ghi là thuốc lá điếu hiệu Craven “A” để được hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT). Từ tháng 2, 2011 đến tháng 11, 2012, công ty này đã lập và ký khống 69 hợp đồng mua hàng tại Việt Nam, trị giá lên đến 892 tỷ đồng, với số tiền hoàn thuế 81 tỷ đồng.
Cùng thời điểm, công ty cũng lập và ký khống 17 hợp đồng ngoại thương xuất khẩu hàng cho hai công ty tại Campuchia với tổng trị giá hàng hóa gần 716.5 tỷ đồng, có thuế suất bằng 0 để tạo dựng 5 bộ hồ sơ xin hoàn thuế với số tiền đã được Cục Thuế Sài Gòn giải ngân hoàn thuế gần 92.6 tỷ đồng.
Trong vụ án này, ông Lộc đã tiếp tay cho công ty trong việc không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao kiểm hóa các lô hàng theo các tờ khai hải quan, đổi lại ông Lộc nhận được 514 triệu đồng. Tương tự, vì động cơ vụ lợi cá nhân Hà và Lâm đã cố ý giải quyết hồ sơ xuất khẩu thuốc lá theo các tờ khai hải quan xuất khẩu hàng hóa của công ty không đúng quy định.
Liên quan, còn có ông Huỳnh Dũng Tấn (52 tuổi), nguyên cửa hàng trưởng chi nhánh Bình Đông của Công Ty Thực Phẩm Sài Gòn, cũng bị bắt giam về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Đưa hối lộ.”
Theo cáo buộc vào đầu năm 2014, ông Tấn còn tham gia đưa 200 triệu đồng nhờ ông Lâm giúp đỡ cho những việc làm sai trái liên quan một vụ án buôn lậu gạo để chiếm đoạt tiền hoàn thuế VAT với thủ đoạn tương tự xảy ra tại công ty thực phẩm Sài Gòn, 9 bị can đã bị bắt tạm giam, trong đó có ông Lê Dũng, giám đốc công ty thực phẩm Sài Gòn. (Tr.N)
11-07-2014 3:12:42 PM
Tin lời 'nhà nước,' mất trắng tiền gởi sau 30 năm
SÀI GÒN (NV) - Sau hơn 30 năm, chủ nhân sổ tiết kiệm số tiền tương đương 2 chỉ vàng chưa lấy lãi ngày nào quyết định đi lãnh tiền. Thế nhưng, đến lúc này bà mới biết tiền mình đã “bốc hơi.”
Đó là câu chuyện lạ lùng của bà Lê Thị Bích Thủy, ngụ quận Bình Thạnh, Sài Gòn có khoản tiền gửi tại Quỹ Tiết Kiệm Xã Hội Chủ Nghĩa của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN.
Hai cuốn sổ tiết kiệm từ năm 1983 trị giá 2 chỉ vàng của bà Lê Thị Bích Thủy, nay chỉ làm kỷ niệm. (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo báo Tuổi Trẻ, năm 1983, với sự vận động của tổ dân phố nơi sinh sống, để “xây dựng đất nước” bà Thủy đã gởi tiết kiệm 270 đồng (tương đương 2 chỉ vàng vào thời điểm đó) cho Quỹ Tiết Kiệm Chi Nhánh Bà Chiểu, địa điểm lãnh tiền tại Kho Bạc Nhà Nước ở đường Bạch Đằng, quận Bình Thạnh.
Theo sổ tiết kiệm bà Thủy vẫn còn giữ, số tiền gởi này được chia thành hai lần, lần thứ nhất vào ngày 17 tháng 9, 1983 trị giá 150 đồng và lần thứ hai vào ngày 1 tháng 10, 1983 là 120 đồng.
“Vào thời điểm đấy, vàng có giá 120-130 đồng/chỉ, nên số tiền đó mua được nhiều thứ. Sinh hoạt hằng ngày cho một gia đình 5-6 người chỉ mất 1-2 đồng. Tiêu chuẩn bán gạo mỗi đầu người chỉ có vài đồng/tháng. Lương của một cán bộ phường chỉ tầm 35-45 đồng/tháng,” bà Thủy nói.
Theo bà Thủy, tại thời điểm đó nhân viên ngân hàng đi cùng với tổ trưởng tới tận nhà vận động gởi tiền tiết kiệm để ủng hộ xây dựng đất nước, nhưng không có nhiều người muốn gởi, song do tổ vận động nên bà con cũng tham gia thấp nhất thì 1 đồng, cao lắm cũng chỉ vài chục đồng.
Ngày 8 tháng 10, 2014 bà Thủy đến cơ sở Bạch Đằng, hiện là Kho Bạc Nhà Nước quận Bình Thạnh, để lãnh tiền tiết kiệm theo quy định lúc bà làm sổ tiết kiệm, nhưng nơi đây cho biết, kho bạc không có nhiệm vụ này nữa mà hướng dẫn qua “Ngân Hàng Công Thương ở đường Đinh Tiên Hoàng.”
Theo lời chỉ dẫn trên, bà Thủy tìm đến địa chỉ trên. Song nhân viên ở đây cho biết, quỹ tiết kiệm nơi bà Thủy gởi tiền được chuyển về Ngân Hàng Công Thương (VietinBank) chi nhánh 7, có phòng giao dịch trên đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh.
Chiều ngày 4 tháng 11, bà Thủy đến VietinBank 7 để biết số phận của cuốn sổ tiết kiệm. Tiếp nhận cuốn sổ, nhân viên giao dịch khá bất ngờ vì “chưa thấy bao giờ.”
Dù ngả màu vàng, nhưng nội dung ghi rõ là sổ tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng. Quy định cũng ghi rõ số tiền gởi ít nhất là 1 đồng, vì vậy số tiền bà Thủy gởi thời điểm đó chắc chắn khá lớn.
Trong phần quy định tiền lãi, tiền thưởng ghi: Cuối mỗi năm quỹ tiết kiệm tính lãi và nhập vào vốn của người gởi tiền. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau, người gởi cần đem sổ tiết kiệm đến nơi gởi tiền để quỹ tiết kiệm ghi nhập lãi vào vốn.
Đại diện chi nhánh ngân hàng này thừa nhận, “Tại đây đã tiếp nhận nhiều trường hợp gởi tiền ngân hàng lâu năm quay lại làm thủ tục, nhưng cũ như trường hợp bà Thủy thì chưa có! Tiền của khách hàng gởi ngân hàng phải trả là điều hiển nhiên, song có nhiều tài khoản ban đầu cũng có thể là vài trăm ngàn, nhưng cùng thời gian do lạm phát quá cao, lãi suất thấp nên giá trị đồng tiền giảm, số tiền đó không còn là bao, sau đó người gởi cũng bỏ luôn.”
Số tiền tương đương 2 chỉ vàng vào thời điểm 2014 vẫn là một gia tài chứ đừng nói vào năm 1983. Đáng lẽ những trường hợp này phải được trân trọng và cổ vũ, động viên, đằng này quyền lợi người gởi lại bị “bốc hơi” theo số tiền. (Tr.N)
11-07- 2014 3:30:28 PM
Đó là câu chuyện lạ lùng của bà Lê Thị Bích Thủy, ngụ quận Bình Thạnh, Sài Gòn có khoản tiền gửi tại Quỹ Tiết Kiệm Xã Hội Chủ Nghĩa của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN.
Hai cuốn sổ tiết kiệm từ năm 1983 trị giá 2 chỉ vàng của bà Lê Thị Bích Thủy, nay chỉ làm kỷ niệm. (Hình: Tuổi Trẻ)
Theo báo Tuổi Trẻ, năm 1983, với sự vận động của tổ dân phố nơi sinh sống, để “xây dựng đất nước” bà Thủy đã gởi tiết kiệm 270 đồng (tương đương 2 chỉ vàng vào thời điểm đó) cho Quỹ Tiết Kiệm Chi Nhánh Bà Chiểu, địa điểm lãnh tiền tại Kho Bạc Nhà Nước ở đường Bạch Đằng, quận Bình Thạnh.
Theo sổ tiết kiệm bà Thủy vẫn còn giữ, số tiền gởi này được chia thành hai lần, lần thứ nhất vào ngày 17 tháng 9, 1983 trị giá 150 đồng và lần thứ hai vào ngày 1 tháng 10, 1983 là 120 đồng.
“Vào thời điểm đấy, vàng có giá 120-130 đồng/chỉ, nên số tiền đó mua được nhiều thứ. Sinh hoạt hằng ngày cho một gia đình 5-6 người chỉ mất 1-2 đồng. Tiêu chuẩn bán gạo mỗi đầu người chỉ có vài đồng/tháng. Lương của một cán bộ phường chỉ tầm 35-45 đồng/tháng,” bà Thủy nói.
Theo bà Thủy, tại thời điểm đó nhân viên ngân hàng đi cùng với tổ trưởng tới tận nhà vận động gởi tiền tiết kiệm để ủng hộ xây dựng đất nước, nhưng không có nhiều người muốn gởi, song do tổ vận động nên bà con cũng tham gia thấp nhất thì 1 đồng, cao lắm cũng chỉ vài chục đồng.
Ngày 8 tháng 10, 2014 bà Thủy đến cơ sở Bạch Đằng, hiện là Kho Bạc Nhà Nước quận Bình Thạnh, để lãnh tiền tiết kiệm theo quy định lúc bà làm sổ tiết kiệm, nhưng nơi đây cho biết, kho bạc không có nhiệm vụ này nữa mà hướng dẫn qua “Ngân Hàng Công Thương ở đường Đinh Tiên Hoàng.”
Theo lời chỉ dẫn trên, bà Thủy tìm đến địa chỉ trên. Song nhân viên ở đây cho biết, quỹ tiết kiệm nơi bà Thủy gởi tiền được chuyển về Ngân Hàng Công Thương (VietinBank) chi nhánh 7, có phòng giao dịch trên đường Phan Đăng Lưu, quận Bình Thạnh.
Chiều ngày 4 tháng 11, bà Thủy đến VietinBank 7 để biết số phận của cuốn sổ tiết kiệm. Tiếp nhận cuốn sổ, nhân viên giao dịch khá bất ngờ vì “chưa thấy bao giờ.”
Dù ngả màu vàng, nhưng nội dung ghi rõ là sổ tiết kiệm không kỳ hạn có lãi và có thưởng. Quy định cũng ghi rõ số tiền gởi ít nhất là 1 đồng, vì vậy số tiền bà Thủy gởi thời điểm đó chắc chắn khá lớn.
Trong phần quy định tiền lãi, tiền thưởng ghi: Cuối mỗi năm quỹ tiết kiệm tính lãi và nhập vào vốn của người gởi tiền. Trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3 năm sau, người gởi cần đem sổ tiết kiệm đến nơi gởi tiền để quỹ tiết kiệm ghi nhập lãi vào vốn.
Đại diện chi nhánh ngân hàng này thừa nhận, “Tại đây đã tiếp nhận nhiều trường hợp gởi tiền ngân hàng lâu năm quay lại làm thủ tục, nhưng cũ như trường hợp bà Thủy thì chưa có! Tiền của khách hàng gởi ngân hàng phải trả là điều hiển nhiên, song có nhiều tài khoản ban đầu cũng có thể là vài trăm ngàn, nhưng cùng thời gian do lạm phát quá cao, lãi suất thấp nên giá trị đồng tiền giảm, số tiền đó không còn là bao, sau đó người gởi cũng bỏ luôn.”
Số tiền tương đương 2 chỉ vàng vào thời điểm 2014 vẫn là một gia tài chứ đừng nói vào năm 1983. Đáng lẽ những trường hợp này phải được trân trọng và cổ vũ, động viên, đằng này quyền lợi người gởi lại bị “bốc hơi” theo số tiền. (Tr.N)
11-07- 2014 3:30:28 PM
Tập đoàn nhà nước muốn được bơm tiền giải quyết thua lỗ
HÀ NỘI (NV) - Tập Đoàn Cao Su Việt Nam vừa đề nghị nhà cầm quyền Hà Nội cho phép dùng vốn nhà nước cấp cho tập đoàn để giải quyết thua lỗ của Công Ty Tài Chính Cao Su.
Sơ chế mủ cao su. Công Ty Tài Chính Cao Su của Tập Đoàn Cao Su Việt Nam vừa được đề nghị giải thể sau khi vứt đi hàng ngàn tỷ. (Hình: Tuổi Trẻ)
Công Ty Tài Chính Cao Su vừa bị đề nghị giải thể sau khi lỗ 1,770 tỷ. Theo Thanh Tra Chính Phủ CSVN, Công Ty Tài Chính Cao Su có tài sản trị giá 1,630 tỷ. Công ty này đã đem 1,900 tỷ cho vay và có tới 1,625 tỷ đồng trên tổng số 1,900 tỷ đồng đó đã cho vay (83%) không thể đòi lại cả vốn lẫn lãi.
Nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra bất bình khi Tập Đoàn Cao Su quốc doanh xem chuyện thua lỗ, mất trắng tài sản của Công Ty Tài Chính Cao Su là bình thường và tập đoàn này không trách nhiệm.
Trong văn bản gửi nhà cầm quyền trung ương CSVN, Tập Đoàn Cao Su Việt Nam chống chế, Công Ty Tài Chính Cao Su thua lỗ là vì Tập Đoàn Cao Su Việt Nam không có kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Bởi vậy, khi Công Ty Tài Chính Cao Su mở rộng quy mô không theo kịp diễn biến và chưa kiểm tra, giám sát kịp thời. Công Ty Tài Chính Cao Su thì còn “non trẻ” lại không được các cơ quan hữu trách “hỗ trợ, cảnh báo kịp thời.”
Tập Đoàn Cao Su Việt Nam chỉ là một trong hàng trăm tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm suy kiệt kinh tế Việt Nam. Theo một số thống kê, 13 tập đoàn và 96 tổng công ty của nhà cầm quyền CSVN đang nắm giữ khoảng 75% tài sản cố định của quốc gia, 60% tổng tín dụng ngân hàng và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước.
Kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục suy thoái nghiêm trọng. Hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản khiến hàng chục triệu người thất nghiệp, vật giá gia tăng, người nghèo càng ngày càng đông, càng lúc càng cơ cực, xã hội càng ngày càng hỗn loạn.
Nhiều chuyên gia kinh tế và nhiều viên chức trong hệ thống đảng, hệ thống chính quyền, khẳng định là hệ quả của chủ trương sai, quản lý tồi, điều hành kém và gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia được dồn hết cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong khi hệ thống này chỉ gây thất thoát,...
Tuy nhiên bất chấp thực tế đó, giới lãnh đạo Đảng CSVN vẫn khăng khăng xác định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò “chủ đạo” bởi Việt Nam đang xây dựng “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Việt Nam vừa ủy quyền cho ba ngân hàng ngoại quốc giới thiệu chương trình phát hành trái phiếu trị giá một tỷ Mỹ kim với giới đầu tư trái phiếu quốc tế.
Đây là lần thứ ba trong vòng chín năm vừa qua, Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế. Một tỷ Mỹ kim thu về từ đợt phát hành trái phiếu này nhằm để trả khoản nợ xấp xỉ một tỷ Mỹ kim với lãi suất cao. Tuy việc vay một tỷ Mỹ kim thông qua chuyện phát hành trái phiếu như vừa kể không giúp giảm nợ nhưng Việt Nam hy vọng sẽ giúp giảm lãi.
Năm 2005, lần đầu tiên Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu Mỹ kim, với kỳ hạn 10 năm, lãi suất 7.125%/năm và phải trả cả nợ gốc lẫn lãi vào năm 2016.
750 triệu Mỹ kim đó được giao cho Vinashin - một tập đoàn nhà nước. Vinashin vứt hết vào các dự án, kế hoạch vô bổ rồi phá sản nên nhà cầm quyền Hà Nội phải trả nợ thay.
Đến năm 2010, Việt Nam tiếp tục phát hành trái phiếu quốc tế tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Singapore để vay 1 tỷ Mỹ kim với kỳ hạn 10 năm, lãi suất danh nghĩa 6.75%/năm. Khoản vay này tiếp tục được giao cho Tập Đoàn Dầu Khí, Tập Đoàn Điện Lực và Vinalines... Vinalines chẳng khác gì Vinashin. (G.Đ)
11-07-2014 3:51:39 PM
Sơ chế mủ cao su. Công Ty Tài Chính Cao Su của Tập Đoàn Cao Su Việt Nam vừa được đề nghị giải thể sau khi vứt đi hàng ngàn tỷ. (Hình: Tuổi Trẻ)
Công Ty Tài Chính Cao Su vừa bị đề nghị giải thể sau khi lỗ 1,770 tỷ. Theo Thanh Tra Chính Phủ CSVN, Công Ty Tài Chính Cao Su có tài sản trị giá 1,630 tỷ. Công ty này đã đem 1,900 tỷ cho vay và có tới 1,625 tỷ đồng trên tổng số 1,900 tỷ đồng đó đã cho vay (83%) không thể đòi lại cả vốn lẫn lãi.
Nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra bất bình khi Tập Đoàn Cao Su quốc doanh xem chuyện thua lỗ, mất trắng tài sản của Công Ty Tài Chính Cao Su là bình thường và tập đoàn này không trách nhiệm.
Trong văn bản gửi nhà cầm quyền trung ương CSVN, Tập Đoàn Cao Su Việt Nam chống chế, Công Ty Tài Chính Cao Su thua lỗ là vì Tập Đoàn Cao Su Việt Nam không có kinh nghiệm về lĩnh vực tài chính-ngân hàng. Bởi vậy, khi Công Ty Tài Chính Cao Su mở rộng quy mô không theo kịp diễn biến và chưa kiểm tra, giám sát kịp thời. Công Ty Tài Chính Cao Su thì còn “non trẻ” lại không được các cơ quan hữu trách “hỗ trợ, cảnh báo kịp thời.”
Tập Đoàn Cao Su Việt Nam chỉ là một trong hàng trăm tập đoàn, tổng công ty nhà nước làm suy kiệt kinh tế Việt Nam. Theo một số thống kê, 13 tập đoàn và 96 tổng công ty của nhà cầm quyền CSVN đang nắm giữ khoảng 75% tài sản cố định của quốc gia, 60% tổng tín dụng ngân hàng và tổng vốn vay nước ngoài nhưng chỉ tạo ra khoảng 40% tổng sản phẩm trong nước.
Kinh tế Việt Nam vẫn tiếp tục suy thoái nghiêm trọng. Hàng trăm ngàn doanh nghiệp phá sản khiến hàng chục triệu người thất nghiệp, vật giá gia tăng, người nghèo càng ngày càng đông, càng lúc càng cơ cực, xã hội càng ngày càng hỗn loạn.
Nhiều chuyên gia kinh tế và nhiều viên chức trong hệ thống đảng, hệ thống chính quyền, khẳng định là hệ quả của chủ trương sai, quản lý tồi, điều hành kém và gần như toàn bộ nguồn lực quốc gia được dồn hết cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, trong khi hệ thống này chỉ gây thất thoát,...
Tuy nhiên bất chấp thực tế đó, giới lãnh đạo Đảng CSVN vẫn khăng khăng xác định kinh tế nhà nước phải giữ vai trò “chủ đạo” bởi Việt Nam đang xây dựng “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”
Việt Nam vừa ủy quyền cho ba ngân hàng ngoại quốc giới thiệu chương trình phát hành trái phiếu trị giá một tỷ Mỹ kim với giới đầu tư trái phiếu quốc tế.
Đây là lần thứ ba trong vòng chín năm vừa qua, Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế. Một tỷ Mỹ kim thu về từ đợt phát hành trái phiếu này nhằm để trả khoản nợ xấp xỉ một tỷ Mỹ kim với lãi suất cao. Tuy việc vay một tỷ Mỹ kim thông qua chuyện phát hành trái phiếu như vừa kể không giúp giảm nợ nhưng Việt Nam hy vọng sẽ giúp giảm lãi.
Năm 2005, lần đầu tiên Việt Nam phát hành trái phiếu quốc tế tại thị trường chứng khoán New York để vay 750 triệu Mỹ kim, với kỳ hạn 10 năm, lãi suất 7.125%/năm và phải trả cả nợ gốc lẫn lãi vào năm 2016.
750 triệu Mỹ kim đó được giao cho Vinashin - một tập đoàn nhà nước. Vinashin vứt hết vào các dự án, kế hoạch vô bổ rồi phá sản nên nhà cầm quyền Hà Nội phải trả nợ thay.
Đến năm 2010, Việt Nam tiếp tục phát hành trái phiếu quốc tế tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán Singapore để vay 1 tỷ Mỹ kim với kỳ hạn 10 năm, lãi suất danh nghĩa 6.75%/năm. Khoản vay này tiếp tục được giao cho Tập Đoàn Dầu Khí, Tập Đoàn Điện Lực và Vinalines... Vinalines chẳng khác gì Vinashin. (G.Đ)
11-07-2014 3:51:39 PM
Bàn về sự cúi lạy
11/07/2014 - 00:52 — VietTuSaiGonGặp một đám tang qua đường, bạn dừng bước, ngả nón và cúi đầu trong im lặng để cầu nguyện cho linh hồn của người đã khuất được bình an, ấm áp. Việc cúi đầu được xem như một lần cúi lạy trước một đồng loại có thể là thân quen mà cũng có thể là không thân quen vừa từ giã cõi đời, đi về một phương trời vô định nào đó giữa vũ trụ mênh mông này. Sự cúi lạy trong tâm niệm này mang hàm ý lưu luyến và cung kính trước một sự ra đi...
Trước một vị cao niên hay một vị lãnh đạo tinh thần, người đã khai sáng cho bạn giữa cõi đời u minh và tăm tối, giữa những dằng co cơm áo gạo tiền, hình ảnh của những vị này giúp bạn nhận chân được sự vô thường của cuộc sống cũng như giá trị của tính điềm đạm trong địa hạt tinh thần, bạn có thể cúi lạy bằng tất cả cảm xúc và lòng ngưỡng mộ.
Trước một số phận éo le, cay đắng cần đến sự chia sẻ của bạn nhưng bạn đành bất lực bởi khả năng có hạn của mình, bạn có thể cúi lạy như một lời tạ lỗi và cũng là một sự chia sẻ, một chút ân cần, thương yêu mà chẳng còn cách nào giải bày, bạn cúi lạy.
Trước một nấm mộ hoang của đồng loại, bạn cám cảnh, lòng lân mẫn của bạn thôi thúc bạn thắp một nén tâm nhang và cúi lạy như một sự biết ơn giữa vô thường, giữa vòng quay sinh thành bại diệt, đồng loại vô danh đã giúp bạn thắp ngọn lửa bi tâm.
Bạn cúi lạy trước di ảnh của ông bà, cha mẹ, anh em bằng hữu, sự cúi lạy của mang mang thông điệp như một lời nhắn nhủ ân cần đến các vong linh rằng họ luôn sống trong tim bạn và sự ra đi của họ không làm bạn nguôi nhớ... Sự cúi lạy của bạn thay cho lời cầu chúc người trong di ảnh được vãng sanh cực lạc.
Bạn cúi lạy trước vẻ đẹp huyền nhiệm của tạo hóa vì khoảnh khắc bất chợt bạn đã hòa mình vào thiên nhiên và nhận chân được giá trị đích thực của đời sống cát bụi, nhận chân được sự bí nhiệm của đấng tạo hóa và nhận ra sự nhỏ nhoi, phiêu diêu của một hữu thể nói cười như bạn. Sự cúi lạy của bạn mang dấu ấn của lòng biết ơn và ngưỡng mộ một điều gì đó không thuộc về lý trí phán xét...
Tất cả sự cúi lạy của lòng kính ngưỡng, tri ân, chia sẻ, tính lân mẫn, tri đức và nhân tính đều mang lại sự thay đổi thế giới, ít nhất là thay đổi thế giới quan trong cái nhìn của bạn, giúp cho bạn biết khiêm cung và tôn trọng những giá trị tiền nhân, thế giới. Nhưng, cũng có nhiều sự cúi lạy khiến cho thế giới này trở nên chật chội và ngột ngạt, khiến cho người cúi lạy cũng như kẻ nhận lạy trở nên nhỏ bé, ti tiện, vô nhân tính.
Hành vi cúi lạy của một anh thanh niên Việt Nam với nước mắt giàn giụa bên cạnh cô bạn gái giữa một tiệm bán điện thoại di động tại Singapore vì tiệm này không chịu giải quyết cho anh ta trả lại điện thoại Iphone 6 sau những nhầm lẫn về thủ tục của anh ta đã khiến cộng đồng mạng bức xúc, khiến cho bất kì người Việt Nam nào đều cảm thấy mình bị xúc phạm bởi hình ảnh người Việt Nam, cộng đồng Việt Nam đã bị bôi bẩn, bị hạ nhục.
Vì sao một thanh niên Việt Nam không đến nỗi nghèo khổ, thiếu ăn, cũng không mang bất kì dị tật nào trên thân thể lại có hành xử kì cục và bệnh hoạn như thế trước đồng loại không cùng ngôn ngữ? Câu trả lời, có lẽ không phải riêng gì anh thanh niên này, chắc chắn là thế, bởi thói quen, tập khí nhược tiểu của một dân tộc đã bị kiềm chế trong bầu không khí ngột ngạt mấy mươi năm nay, trong đó các vấn đề văn hóa, giáo dục, kinh tế và chính trị đã tác động đến từng hành vi của người dân.
Xét về kinh tế, với nền kinh tế theo cơ chế tập thể một thời gian dài, con người đói khổ, chầu chực miếng ăn như súc vật, sau đó chuyển đổi thành kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một lần nữa manh nha và bùng nổ sự trí trá, hèn hạ, chịu nhục, chịu đấm ăn xôi của đa phần nhân dân lép vế, không có quyền lực bởi mọi thứ quyền lực cũng như đầu mối lợi lộc đã bị thâu tóm vào một nhóm nhỏ.
Về văn hóa, suốt mấy mươi năm sống trong văn hóa nói láo, chỉ điểm, đấu tố và khủng bố tinh thần đối với bất kì người dân nào dám nói lên sự thật, dám bày tỏ chính kiến đã khiến cho dũng khí của người Việt bị tiêu tan rất nhiều, khí chất của người Việt bị thay đổi theo chiều hướng nhút nhát, sợ hãi từng ngày từng giờ... dân khí Việt Nam càng lúc càng trở nên lụn bại và suy đồi.
Về giáo dục, nền giáo dục theo định hướng xã hội chủ nghĩa trong một cơ chế hoàn toàn thị trường, việc mua bán chữ, mua bán bằng giả, mua bán chức vị trong ngành giáo dục, đút lót, hối lộ để được đi dạy và hối lộ bằng sex cho các quan ngành giáo dục diễn ra nhan nhản, con người được nuôi dạy, đào luyện trong một sinh quyển tham lam, đánh mất lòng tự trọng và sa đọa. Với nền giáo dục như vậy, liệu con người có còn nhân cách hay không chứ đừng nói đến dũng khí với dân khí!
Và, trên hết là về chính trị, với nền chính trị độc đảng, độc tài, luôn hướng con người đến cái nhìn một chiều, nhìn thẳng vào miếng ăn và bất cứ sự suy tư nào cũng đều bị kiểm duyệt và hỏi tội. Sự sợ hãi, hèn nhát của người dân là mục tiêu của nhà cầm quyền, đương nhiên con người trở nên hèn mạt, rẻ rúng và họ cũng chẳng biết làm gì khác ngoài sự quì lụy nếu chưa kịp suy tư về bản thân, xã hội.
Hiện tượng người thanh niên Việt Nam quì lụy trên đất khách để xin xỏ chủ cửa hàng mà không nhất quyết báo cảnh sát ngay từ đầu cho thấy anh ta không tin tưởng vào công lý bằng sự quì lụy của mình. Bởi tin vào hiệu quả của sự quì lụy, van xin nên anh ta đã chọn cách này để thương lượng với cửa hàng điện thoại thay vì báo cảnh sát để sự việc được đưa ra ánh sáng pháp luật.
Điều này chỉ nói lên rằng anh ta đã sống trong một xã hội mà ở đó sự quì lụy, van xin có sức nặng hơn công lý, ở đó, công lý không giúp đỡ gì được cho người bị lừa/hại, hơn nữa kẻ lừa đảo là kẻ có tiền hơn anh ta, cũng đồng nghĩa với việc kẻ đó có dây mơ rễ má đến kẻ nắm quyền. Chính vì đụng đến kẻ có quyền lực sẽ mang lại thua thiệt, anh ta đã chọn cách tủi hổ nhất, đau khổ và nhục nhã nhất để lấy lại công bằng bản thân.
Đương nhiên, không ai nễ hành vi này, kể cả những người bạn Singapore đang bức xúc yêu cầu cửa hàng Air Mobile phải đóng cửa, thậm chí có một chút thương xót và hổ ngươi cho kiếp làm người. Nhưng điều đó không có nghĩa là người ta chê anh ta đốn hèn hay tệ mạt. Bởi lẽ, người đủ sâu sắc sẽ đặt vấn đề nhân cách của cá thể trong mối tương quan tập thể mà người đó đã sống chứ không vội vã chê người ta nếu chưa hiểu rõ bối cảnh lịch sử, chính trị, văn hóa, giáo dục mà con người đó phải thụ nhận hằng ngày.
Sự quì lạy của anh chàng thanh niên Việt Nam giữa cửa hàng điện thoại ở Singapore một lần nữa phản ánh với thế giới tiến bộ một thông điệp rõ ràng: Người Việt Nam, tuổi trẻ Việt Nam đã thật sự tuột dốc trên tiến trình trưởng thành của nhân loại. Và vì đâu người Việt trở nên hèn yếu? Câu trả lời cũng như biện pháp chữa trị "nhân cách Việt" không còn thuộc về dân tộc Việt Nam nữa mà đã đến lúc nó thuộc về lương tri nhân loại!
Bio-Rad hối lộ: phần nổi của tảng băng chìm
Trụ sở tập đoàn Bio-Rad tại California, Hoa Kỳ (Ảnh minh họa).Courtesy Bio-Rad
Nam Nguyên, phóng viên RFA 2014-11-07
Dư luận Việt Nam bàng hoàng về việc Hoa Kỳ công bố hồ sơ vụ Công ty Bio-Rad Laboratories Inc hối lộ quan chức Việt Nam 2,2 triệu USD, để dành được các hợp đồng cung cấp thiết bị xét nghiệm và chẩn đoán y tế trong thời gian 2005-2010.
2,2 triệu đô la còn quá nhỏ?
Hầu hết báo chí Việt Nam nhanh chóng đưa tin về vụ việc, mà qua đó cho thấy người dân Việt Nam phải trả chi phí y tế cao hơn do giá thành dịch vụ cuối cùng sẽ bao gồm các khoản hoa hồng, hay hối lộ cho các quan chức ngành y tế.
Sau các thông tin ban đầu, Báo Tuổi Trẻ Online cũng như các báo điện tử khác đã trích lời ông Nguyễn Văn Tiên, phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội trả lời báo chí hôm 6/11 bên hành lang Quốc hội rằng: “Trong 5 năm mà hối lộ có 2,2 triệu USD, có lẽ còn quá nhỏ. Nên chúng ta phải kiểm tra rõ xem thực tế đến mức nào.”
Nhà giáo Đỗ Việt Khoa hiện sống và làm việc tại Hà Nội trong tư cách một người dân, một người sử dụng dịch vụ y tế nhận định:
Tham nhũng trong lãnh vực y tế đúng là tội ác tày trời đối với nhân dân, họ sẵn sàng hút máu người dân để đút túi của họ.
-Đỗ Việt Khoa
“Tham nhũng trong lãnh vực y tế đúng là tội ác tày trời đối với nhân dân, họ sẵn sàng hút máu người dân để đút túi của họ. Những chuyện này không phải mới đây mà xảy ra lâu rồi ở các mức độ khác nhau, còn lần này được một công ty nước ngoài công khai nêu ra và lần đầu tiên lật mặt ra. Theo tôi nếu điều tra kỹ còn nhiều hợp đồng y tế khác cũng có tính cách hút máu dân như vậy, nhân dân chúng tôi thấp cổ bé họng đi bệnh viện cứ phải có tiền người ta mới chữa, mua thuốc thì giá rất đắt, dịch vụ y tế nhiều khi phải đợi, phải chi tiền ra mới chữa.”
Hối lộ chi hoa hồng triệu đô để dành những hợp đồng trị giá lớn xảy ra trên nhiều lãnh vực và Chính quyền Việt Nam thường bị động, chỉ khi nước ngoài công bố mới biết. Điển hình như vụ hợp đồng in tiền polymer của công ty Securency Úc; vụ bê bối nhận hối lộ bôi trơn dự án Đại lộ Đông Tây TP.HCM mà người nhận hối lộ 820.000 USD của phía Công ty Nhật là ông Huỳnh Ngọc Sỹ, một quan chức TP.HCM bị kết án 20 năm tù. Gần đây nhất là vụ Công ty Nhật Bản lại quả một số quan chức ngành đường sắt, để thắng thầu dự án Đường sắt đô thị Hà Nội. Tuy nhiên, đây lần đầu tiên ngành y tế bị nước ngoài phơi bày về tình trạng quan chức nhận hối lộ đối với các hợp đồng bán hàng.
Bộ trưởng Bộ Y tế Việt Nam bà Nguyễn Thị Kim Tiến, người chịu rất nhiều búa rìu dư luận về các bê bối của ngành y tế trong thời gian vừa qua. Lần này phản ứng nhanh chóng để làm sáng tỏ những vấn đề xảy ra mà Bộ Y tế lại chưa từng biết. Theo báo điện tử Tiền Phong Online và Thời báo Kinh tế Việt Nam, Bộ Y tế mong muốn Bộ Công an và phía Hoa Kỳ làm rõ nghi án hối lộ.
Được biết ngày 6/11/2014, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã gửi thư cho bà Claire Pierangel, Phó đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Hoa Kỳ tại Việt Nam về việc phối hợp với các cơ quan liên quan của Hoa Kỳ hỗ trợ điều tra làm rõ thông tin về chuyện Công ty Bio-Rad Laboratories Inc của Mỹ bị cáo buộc giả mạo chứng từ, để che dấu các khoản thanh toán và đã trả 7,5 triệu USD tiền hối lộ cho các quan chức tại Việt Nam, Thái Lan và Nga. Bà Bộ trưởng Y tế Việt Nam đã dẫn thông tin báo chí trong ngoài nước, theo đó trong khoảng từ năm 2005 đến cuối 2009, Văn phòng Việt Nam của Bio-Rad đã thanh toán sai trái 2,2 triệu USD cho các đại lý và các nhà phân phối và họ đã chuyển tiếp tiền hoa hồng này cho quan chức chính phủ Việt Nam. Bộ Y tế đề nghị Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam phối hợp với các cơ quan liên quan tại Hoa Kỳ hỗ trợ điều tra làm rõ thông tin để xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân có hành vi sai phạm.
Trả lời Nam Nguyên, Tiến sĩ Bác sĩ Đinh Đức Long từ Saigon nói rằng, vấn đề lại quả, hối lộ để giành hợp đồng này xảy ra không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới. Những người trong ngành y như cá nhân ông, hàng ngày trực tiếp khám chữa bệnh cho bệnh nhân và không tham gia quản lý nên không biết được những bí mật bên trong. Nếu có tham nhũng thì ở những người có chức có quyền tham gia quản lý, chữ ký của họ giá trị quyết định trong đấu thầu, tức là họ sẽ có cơ hội tham nhũng. Nhưng như Quốc hội nói tại sao 90% công trình đấu thầu chỉ riêng người Trung Quốc trúng thầu thôi, thì đây rõ ràng là không bình thường. Cần tăng chức năng giám sát của Quốc hội cũng như Ban Nội chính Trung ương về chuyện giám sát chống tham nhũng. Tiến sĩ Bác sĩ Đinh Đức Long nhấn mạnh:
“Tốt nhất là chúng ta chờ kết quả điều tra của Bộ Công an, hy vọng họ sẽ làm sáng tỏ việc này. Tất nhiên đây không phải là một trường hợp cá biệt mà nhiều vụ xảy ra rồi nhưng chỉ phát hiện nhờ nước ngoài, như vụ đường sắt vốn của Nhật từ nước ngoài phát hiện ra. Có lẽ đây là một cái đặc biệt chung của mô hình Đảng trị của đất nước chúng tôi, một đảng cầm quyền và hầu như không có đối trọng không có giám sát. Hậu quả thì chắc chắn đất nước và nhân dân phải chịu rồi, cái đó không cần tranh luận và muốn giảm bớt cái này thì chỉ có minh bạch thôi, minh bạch công khai.”
Khó kiểm soát?
Xin nhắc lại, báo chí Việt Nam đã dựa vào bản tin của báo San Jose Mercury News ở Bắc California và hãng tin AP Hoa Kỳ và đưa tin cặn kẽ về vụ bê bối Bio-Rad. Theo VnExpress và Tuổi Trẻ Online bản tin trên mạng ngày 5/11/2014, Công ty thiết bị và nghiên cứu y tế Mỹ Bio-Rad trụ sở ở California chấp thuận nộp phạt 55 triệu USD để dàn xếp các cáo buộc hình sự và dân sự về hành vi hối lộ quan chức chính phủ nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Thông tin này được Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và Bộ Tư pháp Hoa Kỳ công bố ngày 3/11/2014.
Quyền được cung cấp thông tin, tự do báo chí nếu được triển khai trong một thể chế như thế này và người dân có những quyền đó, thì đó cũng là những phương tiện rất tốt để bóc tách những người tham nhũng.
-LS Trần Quốc Thuận
Hồ sơ điều tra của SEC cho thấy từ 2005 đến cuối 2009 Bio-Rad mở một văn phòng đại diện tại Việt Nam. Giám đốc chi nhánh Việt Nam quản lý mọi hoạt động của văn phòng và thông qua hàng loạt hợp đồng, mỗi hợp đồng trị giá 100.000 USD thì chi tiền hoa hồng hối lộ là 20.000 USD tương đương 20%. Giám đốc này cảnh báo Bio-Rad sẽ mất 80% doanh số ở Việt Nam nếu không đưa hối lộ, mặc dù việc trả tiền cho bên thứ ba là vi phạm đạo đức kinh doanh của Bio-Rad. Viên chức này đề xuất giải pháp đưa hối lộ qua trung gian để tránh nguy cơ pháp lý. Theo đó Bio-Rad Singapore sẽ bán sản phẩm cho một nhà phân phối Việt Nam với mức giá ưu đãi. Nhà phân phối này sẽ bán sản phẩm lại cho các bệnh viện Việt Nam với giá gốc. Một phần tiền ưu đãi trong các hợp đồng của Bio-Rad là dành cho hối lộ. Nhờ các vụ hối lộ tổng trị giá 2,2 triệu USD trong thời gian 5 năm, Bio-Rad văn phòng Việt Nam đã đạt doanh số 23,7 triệu USD cho Bio-Rad Singapore. Văn phòng Bio-Rad Việt Nam che đậy hành vi hối lộ bằng cách khai các khoản tiền đút lót là tiền hoa hồng, phí quảng cáo và phí đào tạo.
Trở lại cuộc họp báo “bỏ túi” sáng 6/11/2014 của ông Nguyễn Văn Tiên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội tại hành lang Quốc hội, ông Tiên nhìn nhận ở các nước như Mỹ thì họ có cơ chế kiểm soát ngay từ các công ty, xem danh sách chi hoa hồng cho ai, trong trường hợp nào do đó cơ quan hữu trách mới phát hiện được. Còn ở Việt Nam cũng muốn kiểm soát nhưng rất khó.
Ông Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội không giải thích tại sao kiểm soát để phát hiện hối lộ lại quá khó. Được biết Việt Nam theo chế độ một đảng toàn trị và đương nhiên không áp dụng thể chế tam quyền phân lập trong đó hành pháp, lập pháp, tư pháp độc lập với nhau và giám sát nhau.
Dầu vậy các bản Hiến pháp của Việt Nam kể cả Hiến pháp 2013 đều có qui định các quyền căn bản của công dân mà nếu có luật để thi hành thì cũng giúp sự giám sát có ý nghĩa hơn. LS Trần Quốc Thuận, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội từ Hà Nội nhận định:
“Vấn đề đặt ra ở đây là những luật những quyền, nhân quyền ở Chương II của Hiến pháp phải triển khai, nhưng mà triển khai rất chậm. Kể cả Luật biểu tình cũng nói đi nói lại mãi, quyền Lập hội cũng treo ở đó. Rồi quyền được cung cấp thông tin, tự do báo chí… Tất cả những quyền đó nếu được triển khai trong một thể chế như thế này và người dân có những quyền đó, thì đó cũng là những phương tiện rất tốt để bóc tách những người tham nhũng, tham ô ra khỏi bộ máy công quyền, thì người dân đỡ khổ hơn.”
Những người dân bình thường như nhà giáo Đỗ Việt Khoa nghĩ gì về việc người dân có những cơ chế để giám sát chính quyền thông qua quyền được tiếp cận thông tin hay tự do báo chí, một khi Hiến pháp được thực thi. Ông nói:
“Nói chung chúng tôi mong muốn quyền đầu tiên là tự do bầu cử trực tiếp quan chức, quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do biểu tình. Nhưng mà tôi không tin, không bao giờ tôi tin trong thời gian ngắn tới đây mà người ta lại cho dân mình được những quyền ấy. Những nước cộng sản trên thực tế chưa bao giờ cho phép người dân được những quyền tự do đó. Cho nên là không tin được, xin lỗi là không tin được người ta sẽ cho người dân những quyền ấy đâu.”
Trước vụ Bio-Rad hối lộ quan chức y tế Việt Nam, báo chí từng phanh phui những hoạt động mờ ám của lãnh vực nhập khẩu phân phối dược phẩm, vấn đề bác sĩ kê toa được hãng dược trả hoa hồng. Điều mà ông Nguyễn Văn Tiên Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội nói là một chuyện khá phổ biến và là một vấn đề lớn của ngành y tế.
Vụ phía Hoa Kỳ phát hiện công ty thiết bị và nghiên cứu y tế Bio-Rad hối lộ quan chức Việt Nam 2,2 triệu USD có lẽ chỉ là phần nổi của tảng băng chìm về quốc nạn tham nhũng của Việt Nam và nó cũng được xem là một lỗi hệ thống của chế độ toàn trị.
PICS:Giao thông dưới 'bóng' tử thần
(TNO) Sau vụ tai nạn tại công trường đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (Hà Nội) làm chết 1 người sáng 6.11, Bộ GTVT đã đình chỉ thi công trên toàn tuyến nhưng những người buộc phải đi qua con đường này vẫn không khỏi nơm nớp lo sợ như đi dưới "bóng" tử thần.
Chia sẻ với Thanh Niên Online, chị Trần Thanh Dung, 34 tuổi, nhà ở đầu phố Triều Khúc cho biết, nơi làm việc ở phố Tây Sơn nên ngày nào cũng ít nhất 2 lượt trên đường Nguyễn Trãi. “Tức là ngày nào cũng đi qua dưới công trường đường sắt đô thị 2 lượt. Bắt đầu nổ máy đi là sợ, kể cả từ hôm chưa xảy ra tai nạn cũng lo sợ chiếc cần cẩu đổ sập xuống, hay vật liệu rơi từ trên xuống thì có chạy đằng trời”, chị Dung nói.
Cũng phải đi làm thường xuyên qua cung đường “tử thần” này, anh Bùi Văn Trường ở đường Trần Phú, quận Hà Đông cho hay, cảm giác người đi bên dưới mà phía trên là công trình thi công cứ đập chan chát rất sợ. Nhỡ công nhân sơ ý đánh rơi cái đinh, cán búa hay viên gạch thì rất nguy hiểm cho người đi đường.
Anh Trường cho biết, trong sáng 6.11 anh may mắn thoát chết vì vừa đi qua khoảng 100 mét thì chiếc cần cẩu làm rơi thanh thép khiến 1 người chết, 3 người bị thương. Hoảng hồn, từ sau đó anh Trường không dám đi qua công trường thi công đường sắt trên cao, tìm đường khác đi làm.
Ông Trần Ngọc Hùng, Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam cho rằng, trình độ lao động của công nhân ta chưa cao nhưng ý thức lại rất kém. Bên cạnh đó, những người làm công tác quản lý công trường cũng rất thiếu trách nhiệm nên chuyện xảy ra tai nạn trong những công trình không phải hiếm. Nhất là những công trình lớn thì khó tránh được chuyện có người thiệt mạng.
Thanh Niên Online ghi lại những hình ảnh được người đi đường cho là nguy hiểm.
Sau vụ tai nạn gây chết người đi đường, toàn tuyến đường sắt đô thị đoạn Cát Linh - Hà Đông đã dừng thi công nhưng những chiếc cần cẩu vẫn đứng sừng sững bên đường khiến người dân không khỏi lo sợ - Ảnh: Đan Hạ Không ít người lo lắng khi buộc phải đi dưới những lớp dàn giáo, cần cẩu khi công trình này tiếp tục được thi công - Ảnh: Đan Hạ Công trường đầy cần cẩu nâng vật liệu đoạn đi qua đường Láng... ...tại nút giao với phố Thái Hà là nơi có mật độ phương tiện đi lại rất nhiều, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn cao - Ảnh: Đan Hạ Trên phố hay trong các khu dân cư nội đô đông đúc vẫn có những công trường thi công sát đường nhưng thiếu lưới chắn an toàn như công trình ở đầu ngõ 131 phố Thái Hà này - Ảnh: Đan Hạ |
07/11/2014 19:40
Đan Hạ
Ân xá Quốc tế đòi Bắc Kinh thả người bị bắt vì ủng hộ biểu tình Hồng Kông
RFI-Mai Vân
Ngày 07-11-2014 15:03
Các nhà hoạt động Trung Quốc ủng hộ phong trào biểu tình ở Hồng Kông (ảnh chụp ngày 29/09/2014)(Amnesty International.org)
Tổ chức Ân xá Quốc tế vào hôm nay, 07/11/2014, đã lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho 76 người bị bắt giam tại Trung Quốc, vì đã ủng hộ phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông. Lời kêu gọi của tổ chức bảo vệ nhân quyền được đưa ra vào lúc Bắc Kinh chuẩn bị đón Hội Nghị Thượng đỉnh APEC vào đầu tuần tới, và trong lúc các cuộc họp trù bị đang được tiến hành.
Bà Roseann Rife, Giám đốc nghiên cứu của Ân xá Quốc tế phụ trách Đông Á, đánh giá là các « lãnh đạo APEC phải lên tiếng về hành vi đàn áp những người tại Hoa lục đã ủng hộ phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông ».
Theo bà, các lãnh đạo phải nắm lấy cơ hội này để yêu cầu ông Tập Cận Bình làm thế nào để trả tự do ngay và vô điều kiện những người bị bắt giam, chỉ vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận và tâp họp ôn hòa.
Bà Roseann Rife tỏ ra rất gay gắt đối với chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc là đã tăng cường các biện pháp an ninh nhân dịp đón Hội nghị Thượng đỉnh. Một số nhà ly khai, như ông Hồ Thạch Căn (Hu Shigen), đã bị buộc rời thành phố.
Đợt bắt người gần đây, theo Ân xá Quốc tế, là một chiến dịch « tấn công có chủ ý vào quyền tự do cơ bản từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền », do đó, những tuyên bố vừa qua của Chủ tịch Trung Quốc theo đó các nguyên tắc luật pháp và quyền con người hoàn toàn được tôn trọng ở Trung Quốc từ đây đến năm 2020 chỉ là « một sự lừa phỉnh ».
Ngày 07-11-2014 15:03
Các nhà hoạt động Trung Quốc ủng hộ phong trào biểu tình ở Hồng Kông (ảnh chụp ngày 29/09/2014)(Amnesty International.org)
Tổ chức Ân xá Quốc tế vào hôm nay, 07/11/2014, đã lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho 76 người bị bắt giam tại Trung Quốc, vì đã ủng hộ phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông. Lời kêu gọi của tổ chức bảo vệ nhân quyền được đưa ra vào lúc Bắc Kinh chuẩn bị đón Hội Nghị Thượng đỉnh APEC vào đầu tuần tới, và trong lúc các cuộc họp trù bị đang được tiến hành.
Bà Roseann Rife, Giám đốc nghiên cứu của Ân xá Quốc tế phụ trách Đông Á, đánh giá là các « lãnh đạo APEC phải lên tiếng về hành vi đàn áp những người tại Hoa lục đã ủng hộ phong trào đòi dân chủ ở Hồng Kông ».
Theo bà, các lãnh đạo phải nắm lấy cơ hội này để yêu cầu ông Tập Cận Bình làm thế nào để trả tự do ngay và vô điều kiện những người bị bắt giam, chỉ vì họ thực hiện quyền tự do ngôn luận và tâp họp ôn hòa.
Bà Roseann Rife tỏ ra rất gay gắt đối với chính quyền Trung Quốc bị cáo buộc là đã tăng cường các biện pháp an ninh nhân dịp đón Hội nghị Thượng đỉnh. Một số nhà ly khai, như ông Hồ Thạch Căn (Hu Shigen), đã bị buộc rời thành phố.
Đợt bắt người gần đây, theo Ân xá Quốc tế, là một chiến dịch « tấn công có chủ ý vào quyền tự do cơ bản từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền », do đó, những tuyên bố vừa qua của Chủ tịch Trung Quốc theo đó các nguyên tắc luật pháp và quyền con người hoàn toàn được tôn trọng ở Trung Quốc từ đây đến năm 2020 chỉ là « một sự lừa phỉnh ».
Trung Quốc: dùng tiền bịt miệng người khiếu nại trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh APEC Bởi: Luo Ya 7 Tháng Mười Một , 2014
Nhiều người dân khiếu kiện ở Trung Quốc đã được chính phủ trả tiền để giữ im lặng trong thời gian diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC). Họ là những người từng lớn tiếng yêu cầu chính quyền nước này phải bồi thường cho những tổn thất mà các quan chức tham nhũng gây ra cho họ.
Trong thời gian diễn ra Hội nghị từ ngày 5 đến ngày 11 tháng 11 tại Bắc Kinh, chính quyền thành phố Thượng Hải hứa hàng ngày sẽ trả tiền mặt cho người khiếu nại ở địa phương với điều kiện họ không được tới Bắc Kinh để trình bày vấn đề.
Trong cuộc phỏng vấn qua điện thoại, ông Gu Guoping – một người khiếu nại tại Thượng Hải, nói với tờ Đại Kỷ Nguyên rằng, anh trai ông đã nhận được một cú điện thoại từ văn phòng khiếu nại thành phố vào ngày 30/10 và được đề nghị trả 200 tệ/ngày (tương đương 33 Đô la Mỹ) từ 1/11 đến 11/11 nếu ông không đi Bắc Kinh khiếu nại.
Khoản chi trả trong 11 ngày với tổng số tiền 2200 tệ (363 Đô la Mỹ) cho mỗi người được gọi là “khoản trợ cấp cho người có hoàn cảnh khó khăn”, nhưng thật ra đây là chi phí để “duy trì sự ổn định”, ông Gu cho biết. Theo một nghiên cứu năm 2013 của trường Đại học Bắc Kinh, thu nhập bình quân của một gia đình tại Trung Quốc là 13.000 tệ nên số tiền “hỗ trợ” này tương đương với 1/6 thu nhập trung bình của cả gia đình.
“Duy trì sự ổn định” là một biệt ngữ của Đảng được sử dụng rộng rãi trong các chính sách, mà chủ yếu là chính sách đàn áp biểu tình khắc nghiệt tại Trung Quốc.
Gu cho biết Phòng khiếu nại không gọi ông lần này bởi họ đã từng cố gắng làm điều tương tự vào trước kỳ họp Quốc hội thứ 4 nhưng bị ông từ chối và tiết lộ cho báo chí. Cuộc họp của những quan chức cấp cao trong Đảng Cộng Sản Trung Quốc diễn ra từ ngày 20 đến 23/10 tại Bắc Kinh.
Nhiều người dân Trung Quốc đã khiếu kiện lên chính quyền Trung Ương đòi giải quyết khiếu nại nhưng không được vì gặp phải các quan chức tham nhũng.
Những người đi theo cách này thường bị đối xử tồi tệ, và rất nhiều người khiếu nại đã tiết lộ với báo giới rằng họ bị giam giữ trái phép và thậm chí bị đánh đập tàn nhẫn để ngăn không cho khiếu kiện.
Gu chỉ ra rằng người dân Trung Quốc đang mất lòng tin vào các quan chức Cộng sản. “Đa số đơn khiếu nại tại Thượng Hải đều tập trung vào các quan chức tham nhũng. Bí thư thành ủy thành phố Thượng Hải Hàn Chính và Thị trưởng thành phố Yang Xiongyang thường phát biểu những lời sáo rỗng mà không có bất kỳ biện pháp gì [để chống tham nhũng]. Ông Tập (Nhà lãnh đạo Đảng Cộng Sản Trung Quốc và ông Lý (Thủ tướng Lý Khắc Cường) cũng chẳng kiểm soát nổi. Các quan chức Cộng sản Trung Quốc đã khoác lác cả chục năm nay và người dân không còn tin họ nữa”.
Sau khi vượt qua tất cả “rào chắn” dựng lên bởi chính quyền, 129 người khiếu nại Thượng Hải đã tập trung tại Cục Đơn thư và Khiếu nại tại Bắc Kinh – cơ quan khiếu nại trung ương – để thúc giục các nhà chức trách giải quyết những trường hợp khiếu nại và yêu cầu thành phố Thượng Hải thực hiện tinh thần thượng tôn pháp luật – theo trang tin tiếng Trung tại Hoa Kỳ Boxun.
Vào ngày 1/11, một nhóm khác gồm 30 người khiếu nại Thượng Hải đã cầm biểu ngữ trước điểm diễn ra hội nghị APEC – Trung tâm thương mại thế giới Bairong – bày tỏ khiếu nại của mình với các đại biểu hội nghị.
Các bức ảnh từ Boxun cho thấy người khiến kiện giơ cao biểu ngữ viết: “Đại biểu APEC, xin chú ý đến những vấn đề của người khiếu nại Trung Quốc “ và “Trả tự do cho những người khiếu kiện bảo vệ pháp luật, tuân thủ nguyên tắc thượng tôn pháp luật”.
Hành động trả tiền để bit miệng người khiếu nại là một trong những bước đi của chính quyền nhằm tạo dựng ấn tượng tốt nhất có thể đối với các quốc gia tham dự APEC.
Một kỳ nghỉ kéo dài từ 7 đến 12/11 đã được áp dụng cho mọi cơ quan tại Bắc Kinh như trường học, cơ quan Nhà nước, tổ chức phi lợi nhuận, v.v. Các doanh nghiệp và tập đoàn sẽ tự quyết định việc cho nhân viên nghỉ. Người dân Bắc Kinh được chính phủ khuyến khích rời khỏi thành phố đi du lịch trong thời gian này.
Trong các ngày luân phiên, ô tô có biển số chẵn hoặc lẻ sẽ bị cấm lưu hành nhằm giảm ùn tắc giao thông và khói bụi.
Theo truyền thông nhà nước, Bắc Kinh cấm mua bán các bình ga tại các cây xăng trong thời gian hội nghị APEC vì lo ngại sự tấn công khủng bố. Cảnh sát vũ trang và cảnh sát mặc thường phục canh gác bên ngoài hội trường và kiểm tra an ninh đối với khách du lịch vào Bắc Kinh được tăng cường.
Theo vietdaikynguyen
VIDEO: Hơn 10 cảnh sát bắt người biểu tình một cách thô bạo tại Mong Kok, Hồng Kông
Epoch Times Staff 7 Tháng Mười Một , 2014
Một đoạn video quay được cảnh cảnh sát bắt người biểu tình phong trào Chiếm Trung Tâm một cách thô bạo vào ngày 6/11.
Tại phố Argyle, Mong Kok tại Hồng Kông, cảnh sát và người biểu tình ủng hộ dân chủ đã cùng lâm vào thế giằng co từ khoảng 11h đêm theo giờ Hồng Kông, 5/11.
Trong cuộc chạm chán vào khoảng 2h sáng giờ Hồng Kông, cảnh sát đột nhiên bắt một người biểu tình mặc áo đen đứng ngay đầu đám đông, và kéo anh này về sau hàng rào cảnh sát.
Đám đông la hét “Cảnh sát đang đánh người!” nhưng họ không thể tiếp sức cho người đàn ông kia do cảnh sát đang tiến tới.
Vụ việc được quay lại và tải lên Youtube.
Theo China Uncensored (Trung Quốc Không Kiểm Duyệt), nguyên nhân thế giằng co không phải là do nỗ lực muốn làm quang phố Argyle của chính quyền, mà phần nào vì những người biểu tình “dải băng xanh” phản đối phong trào Chiếm Trung Tâm gây sự với cảnh sát, và cũng vì sự hiểu lầm về mặt nạ Guy Fawkes “V for Vendetta” mà những người biểu tình đang đeo.
Những người biểu tình đeo mặt nạ như trong phim vào ngày mùng 5/11 để tham dự cuộc diễu hành Million Mask March, một sự kiện để tưởng nhớ ngày Guy Fawkes Day được tổ chức bởi nhóm hacker hoạt động chính trị Anonymous.
“Giờ là lúc chào đón ‘Nhóm có tầm ảnh hưởng lớn nhất trên thế giới’, Anonymous đã thu hút được sự chú ý của hàng triệu người. Với sự kiện thường niên được vào ngày 5/11 được biết đến với cái tên Million Mask March (để tưởng niệm ngày Guy Fawkes), chúng tôi đã từng tổ chức “Cuộc Biểu Tình Lớn Nhất Thế Giới” trong hai năm liên tiếp, Nhóm viết trên trang web của mình.
Trong bộ phim của Wachowski, V là một người đấu tranh cho tự do đang tìm cách lật đổ chính phủ Anh chuyên chế.
Theo vietdaikynguyen
TT Obama chuẩn bị đối mặt với TQ trong lúc đang yếu thế về chính trị
U.S. President Barack Obama holds a news conference in the East Room of the White House in Washington, Nov. 5, 2014.
Luis Ramirez
VOA-07.11.2014
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama sẽ đi dự các hội nghị thượng đỉnh kinh tế ở Trung Quốc, Miến Điện và Australia vào chủ nhật này trong chuyến đi 1 tuần lễ nhắm mục đích cải thiện quan hệ với Bắc Kinh, tăng cường hàng xuất khẩu của Mỹ, và trấn an các đối tác Châu Á trước thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong vùng. Ông Obama sẽ đối mặt với những câu hỏi về quyết định của Hoa Kỳ chuyển trọng tâm quân sự qua Châu Á, trong đó có một số câu có liên quan đến chuyện liệu việc tái quân bình đó đã xảy ra hay chưa. Với quyền hạn bị giảm thiểu sau những thất bại của đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử quốc hội, các nhà phân tích cho rằng bất kỳ lời hứa hẹn hay trấn an nào mà tổng thống đưa ra với các đối tác Châu Á đều sẽ vấp phải sự hoài nghi. Thông tín viên VOA Luis Ramirez tại Toà Bạch Ốc ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.
Chuyến đi diễn ra tại một thời điểm lúng túng cho Tổng thống Obama. Với sự trỗi dậy mau chóng về kinh tế và các khả năng quân sự đang bành trướng ở vùng Thái Bình Dương, Trung Quốc ở thế sẵn sàng thách thức thêm nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nay đang bị yếu thế bởi các cuộc bầu cử.
Vài ngày trước khi lên đường đi dự một hội nghị thượng đỉnh kinh tế Châu Á ở Bắc Kinh và đối diện với một Quốc hội mới do đảng Cộng hoà chế ngự, ông Obama nói với các phóng viên rằng một trong các sứ mạng của ông ở Châu Á là thúc đẩy hàng xuất khẩu của Mỹ để tạo công ăn việc làm trong nước.
“Chúng ta cũng có thể hợp tác để tăng cường xuất khẩu và mở ra các thị trường mới cho các nhà sản xuất của chúng ta bán thêm hàng hoá do Mỹ chế tạo cho phần còn lại của thế giới. Đó là điều tôi sẽ tập trung vào khi đi Châu Á vào tuần tới.”
Nhưng thúc đẩy nghị trình ấy với phía Trung Quốc sẽ không phải là dễ dàng.
Trước khi đến Bắc Kinh, đã có những dấu hiệu thách thức sự khả tín đang chờ đợi tổng thống Hoa Kỳ. Một nhật báo chính thức của Trung Quốc nói một cách ngạo mạn rằng những thất bại bầu cử của đảng Dân chủ và quyền hạn bị giảm thiểu là hậu quả của những thất bại của ông Obama – và còn mô tả ông là yếu kém và tầm thường.
Các nhà phân tích nói đối với tổng thống Mỹ, Trung Quốc với quân đội đang bành trướng và những khẳng định về hàng hải trong các vùng biển Hoa Đông và Hoa Nam, tiêu biểu cho mối thách thức lớn nhất về an ninh khi nói về các yếu tố quốc gia.
Năm ngoái ở California, Tổng thống Obama và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý rằng họ cần có một mô hình mới về quan hệ giữa một thế lực đang tồn tại và một thế lực đang nổi lên.
Ông Tom Donilon, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia của ông Obama, nói rằng cuộc hội kiến sắp tới giữa hai nhà lãnh đạo mang tính cách rất cấp thiết.
“Theo phán đoán của tôi đây là cuộc họp song phương quan trọng nhất mà tổng thống sẽ có trong năm nay.”
Nhưng nhà cựu ngoại giao Robert Daly trông đợi sẽ chẳng có gì ngoài những cuộc thảo luận lịch sự.
“Cho đến nay, không bên nào muốn nói rõ sẽ sẵn sàng đưa ra các thay đổi nào. Hoặc trong trường hợp Trung Quốc, họ sẽ không nói rõ họ không thích gì về tập hợp những sắp xếp hiện thời ở vùng tây Thái Bình Dương. Trung Quốc chưa hề đưa ra lời giải đáp rằng họ muốn đạt được những gì mà họ chưa đạt được trong tập hợp các sắp xếp hiện thời.”
Sau Trung Quốc, Tổng thống Obama sẽ lên đường đi Myanmar, tức Miến Điện, nơi ông sẽ gặp các nhà lãnh đạo nước này và người đứng đầu phe đối lập, bà Aung San Suu Kyi, người ông đã gặp ở Hoa Kỳ trong một chuyến thăm trước đây.
Tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á và tại một cuộc họp với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á, ông Obama sẽ đối phó với các vấn đề về cam kết của Hoa Kỳ chuyển trọng điểm các lực lượng quân sự của Mỹ qua Châu Á.
Chuyến đi sẽ kết thúc ở Brisbane, Australia. Ông Obama sẽ tham dự một hội nghị thượng đỉnh của nhóm G-20, nơi ông tính sẽ phát biểu về vai trò liên tục của Hoa Kỳ trong tư cách lãnh đạo ở Châu Á.
Mỹ thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn tên lửa Aegis
(ĐSPL) – Mỹ ngày 6/11 đã thử nghiệm thành công hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo Aegis với việc gần như đồng thời 3 đầu đạn bị phá hủy trên Thái Bình Dương.
Theo tin tức từ RT, vụ thử tên lửa đánh chặn diễn ra tại khu vực quần đảo Hawaii, với mục đích kiểm tra quá trình nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis do tập đoàn Lockheed Martin phát triển.
Tên lửa SM-3 được phóng đi từ tàu chiến lớp Arleigh Burke với sự dẫn đường của hệ thống Aegis.
Sau khi thử nghiệm thành công, hệ thống mới sẽ được lắp đặt trên các tàu khu trục lớp Aegis của hải quân Mỹ và sẽ được đưa đến hoạt động tại Romania vào năm sau.
Khi được triển khai, Aegis trên bờ sẽ giúp bảo vệ một số khu vực tại châu Âu khỏi các vụ tấn công của tên lửa đạn đạo.
Trong lần đánh chặn vừa qua, một tên lửa dẫn đường SM-3 Block IB của Raytheon đã đánh chặn thành công một mục tiêu là tên lửa đạn đạo tầm ngắn. Trong khi đó hai tên lửa hành trình mục tiêu tầm thấp khác bị đánh chặn gần như đồng thời bởi các tên lửa dẫn đường SM-2 Block IIIA, MDA xác nhận.
Đây là lần thử nghiệm bắn đạn thật đầu tiên có sự tham gia của một mục tiêu là tên lửa đạn đạo cùng một số mục tiêu là tên lửa hành trình. MDA khẳng định đây là lần đánh chặn thành công 29 trong tổng số 35 thử nghiệm đối với hệ thống Aegis từ năm 2002 đến nay.
Cuộc thử nghiệm tiến hành trong bối cảnh căng thẳng giữa Mỹ và Nga liên quan đến tình hình Ukraine. Trong khi đó, Nga đã liên tiếp thử nghiệm tên lửa liên lục địa có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân được phóng đi từ tàu ngầm.
ĐĂNG NGUYỄN
18:21 PM, 07-11-2014
PICS:Sắt trên cao rơi xuống đường, nhiều người thương vong
HÀ NỘI (NV) - Sắt dùng cho xây dựng nhà ga tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Ðông bất ngờ rơi xuống dòng người đang lưu thông phía dưới, khiến nhiều người thương vong.
Các báo Việt Nam đưa tin, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 10h sáng ngày 6 tháng 11 tại khu vực đối diện Viện Y Học Dân Tộc Tuệ Tĩnh trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Tại hiện trường, ba chiếc xe máy nằm ngổn ngang và bị các thanh sắt đè lên. (Hình: VNExpress)
Tại hiện trường, ba chiếc xe máy nằm ngổn ngang và bị các thanh sắt đè lên. Phía trên là dàn giáo bằng thép cỡ lớn của công trường thi công nhà ga đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Ðông.
Bà Thơm, người bán hàng nước trên vỉa hè đối diện với hiện trường cho biết, khi công nhân vận chuyển thép xây dựng lên phía trên để lắp đặt thì bất ngờ bị đứt dây cáp, khiến bó thép rơi xuống dòng người đang di chuyển phía dưới đường, làm ông Nguyễn Như Ngọc (23 tuổi) chết ngay tại chỗ. Bốn người khác bị thương, trong đó một người bị rất nặng được đưa đi cấp cứu.
Nạn nhân Nguyễn Trọng Phong (54 tuổi) và vợ là Lê Thị Hằng (49 tuổi), hai người may mắn thoát chết kể lại: sáng 6 tháng 11, ông chở vợ tới Viện Y Học Cổ Truyền để thăm con gái. Khi tới đầu hệ thống cốt pha sắt, cách cổng bệnh viện 20m thì bị bó thép rơi sượt qua trán, ông bị thanh sắt rơi trượt qua đầu, xuống vai và ngã ra đường bất tỉnh. Khi tỉnh lại đã thấy nằm trong bệnh viện.
Theo ông Hà Văn Thanh, đội cảnh sát giao thông số 7, cho biết, trước đó một vụ tai nạn tương tự cũng xảy ra ở công trường thi công của tuyến đường này tại phố Quang Trung, quận Hà Ðông. Người dân còn rất bực tức về việc lửa hàn từ công trường phía trên thường xuyên bắn xuống đường gây nguy hiểm cho người đi đường.
Mặc dù đã gây ra sự cố chết người nghiêm trọng, nhưng ông Cấn Hồng Lai, tổng giám đốc tổng công ty Cienco 1 - đơn vị chủ quản của xí nghiệp cầu 17 vừa gây ra tai nạn đã né trách nhiệm bằng cách đổ lỗi cho cấp dưới: “Chắc chắn có lỗi nào đó. Có thể do lỗi của lái cẩu hoặc người xi nhan cẩu,” ông Lai nhận định. (Tr.N)
11-06-2014 4:31:18 PM
Các báo Việt Nam đưa tin, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 10h sáng ngày 6 tháng 11 tại khu vực đối diện Viện Y Học Dân Tộc Tuệ Tĩnh trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Tại hiện trường, ba chiếc xe máy nằm ngổn ngang và bị các thanh sắt đè lên. (Hình: VNExpress)
Tại hiện trường, ba chiếc xe máy nằm ngổn ngang và bị các thanh sắt đè lên. Phía trên là dàn giáo bằng thép cỡ lớn của công trường thi công nhà ga đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Ðông.
Bà Thơm, người bán hàng nước trên vỉa hè đối diện với hiện trường cho biết, khi công nhân vận chuyển thép xây dựng lên phía trên để lắp đặt thì bất ngờ bị đứt dây cáp, khiến bó thép rơi xuống dòng người đang di chuyển phía dưới đường, làm ông Nguyễn Như Ngọc (23 tuổi) chết ngay tại chỗ. Bốn người khác bị thương, trong đó một người bị rất nặng được đưa đi cấp cứu.
Nạn nhân Nguyễn Trọng Phong (54 tuổi) và vợ là Lê Thị Hằng (49 tuổi), hai người may mắn thoát chết kể lại: sáng 6 tháng 11, ông chở vợ tới Viện Y Học Cổ Truyền để thăm con gái. Khi tới đầu hệ thống cốt pha sắt, cách cổng bệnh viện 20m thì bị bó thép rơi sượt qua trán, ông bị thanh sắt rơi trượt qua đầu, xuống vai và ngã ra đường bất tỉnh. Khi tỉnh lại đã thấy nằm trong bệnh viện.
Theo ông Hà Văn Thanh, đội cảnh sát giao thông số 7, cho biết, trước đó một vụ tai nạn tương tự cũng xảy ra ở công trường thi công của tuyến đường này tại phố Quang Trung, quận Hà Ðông. Người dân còn rất bực tức về việc lửa hàn từ công trường phía trên thường xuyên bắn xuống đường gây nguy hiểm cho người đi đường.
Mặc dù đã gây ra sự cố chết người nghiêm trọng, nhưng ông Cấn Hồng Lai, tổng giám đốc tổng công ty Cienco 1 - đơn vị chủ quản của xí nghiệp cầu 17 vừa gây ra tai nạn đã né trách nhiệm bằng cách đổ lỗi cho cấp dưới: “Chắc chắn có lỗi nào đó. Có thể do lỗi của lái cẩu hoặc người xi nhan cẩu,” ông Lai nhận định. (Tr.N)
11-06-2014 4:31:18 PM